Luận án Nghiên cứu xây dựng chương trình các môn thể thao tự chọn theo mô hình câu lạc bộ trong đào tạo tín chỉ của sinh viên trường đại học Sài Gòn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------------------- TRẦN NGỌC CƯƠNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CÁC MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN THEO MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC TP.Hồ Chí Minh - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -----------------------------

docx426 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu xây dựng chương trình các môn thể thao tự chọn theo mô hình câu lạc bộ trong đào tạo tín chỉ của sinh viên trường đại học Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- TRẦN NGỌC CƯƠNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CÁC MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN THEO MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN Chuyên ngành: Giáo dục thể chất Mã số: 62 14 01 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1.PGS.TS Nguyễn Viết Ngoạn 2.GS.TS Lê Nguyệt Nga TP.Hồ Chí Minh - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án. Trần Ngọc Cương DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Các chữ viết tắt AUN-QA ASEAN University Network – Quality Assurance BGH Ban Giám hiệu BXTC Bật xa tại chỗ BGDĐT Bộ giáo dục đào tạo CT Chỉ thị CP Chính phủ CĐ Cao đẳng CLB Câu lạc bộ CNH Công nghiệp hóa CTĐT Chương trình đào tạo ĐT Đào tạo ĐH Đại học ĐC Đối chứng ĐHSG Đại học Sài Gòn ĐVHT Đơn vị học trình GD Giáo dục GV Giảng viên GS.TS Giáo sư, tiến sĩ GDTC Giáo dục thể chất GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDQP-AN Giáo dục quốc phòng an ninh HĐH Hiện đại hóa HSSV Học sinh, sinh viên HPNC Học phần nâng cao LVĐ Lượng vận động NĐ Nghị định NQ Nghị quyết NXB Nhà xuất bản NNGB Nằm ngửa gập bụng PGS.TS Phó giáo sư, tiến sĩ QĐ Quyết định SV Sinh viên SL Số lượng STN Sau thực nghiệm TB Trung bình TC Tín chỉ TN Thực nghiệm TS Tiến sĩ TT Thông tư TW Trung ương ThS Thạc sỹ TTg Thủ tướng TTN Trước thực nghiệm TCTL Tố chất thể lực TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở THCN Trung học chuyên nghiệp TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân nhân dân VN Việt nam V/v Về việc XPC Xuất phát cao XHCN Xã hội chủ nghĩa. 2. Đơn vị đo lường cm Centimét g Gam kg Kilôgam m Mét s Giây p Phút. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1.Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục - đào tạo và công tác Thể dục Thể thao trường học 5 1.2. Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 11 1.2.1.Khái niệm Giáo dục thể chất 11 1.2.2.Khái niệm chương trình, đánh giá chương trình ..13 1.2.2.1.Khái niệm chương trình 13 1.2.2.2.Những nguyên tắc xây dựng chương trình 16 1.2.2.3.Quy trình đánh giá chất lượng chương trình 18 1.2.2.4.Đánh giá chất lượng chương trình theo bộ tiêu chuẩn ASEAN University Netwok – Quality Assurance 25 1.2.2.5.Khái niệm về học phần, tín chỉ 26 1.2.3.Khái niệm về Câu lạc bộ thể thao 28 1.2.3.1.Khái niệm mô hình 28 1.2.3.2.Mô hình câu lạc bộ thể thao thao trường học 28 1.2.3.3.Khái niệm về Câu lạc bộ ở Việt Nam 31 1.3. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi sinh viên 33 1.3.1. Đặc điểm sinh lý 33 1.3.2. Đặc điểm tâm lý 34 1.3.3.Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của sinh viên 36 1.4.Giới thiệu đôi nét về trường Đại học Sài Gòn 37 1.4.1.Quá trình hình thành và phát triển 37 1.4.2.Công tác giáo dục thể chất tại trường Đại học Sài Gòn 38 1.5.Các công trình nghiên cứu liên quan 39 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 45 2.1.Đối tượng nghiên cứu 45 2.1.1.Đối tượng nghiên cứu 45 2.1.2.Khách thể nghiên cứu 45 2.2.Phương pháp nghiên cứu 45 2.2.1.Phương tổng hợp và phân tích tài liệu 45 2.2.2.Phương pháp quan sát sư phạm 46 2.2.3.Phương pháp phỏng vấn 46 2.2.3.1.Phương pháp phỏng vấn trực tiếp 46 2.2.3.2.Phương pháp phỏng vấn gián tiếp 47 2.2.4.Phương pháp kiểm tra sư phạm 47 2.2.4.1.Đánh giá thể lực chung 47 2.2.5.Phương pháp thực nghiệm sư phạm 49 2.2.6.Phương pháp phân tích SWOT 49 2.2.7.Phương pháp toán thống kê 50 2.3.Tổ chức nghiên cứu 52 2.3.1.Phạm vi nghiên cứu 52 2.3.2.Kế hoạch nghiên cứu 52 2.3.3.Địa điểm nghiên cứu 53 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 54 3.1.Đánh giá thực trạng chương trình các học phần thể thao tự chọn của sinh viên trường Đại học Sài Gòn 54 3.1.1.Đánh giá chung về chương trình giáo dục thể chất ở học phần thể thao tự chọn của sinh viên trường Đại học Sài Gòn 54 3.1.1.1.Thực trạng thực hiện chương trình 54 3.1.1.2.Kết quả học tập toàn khóa của sinh viên Đại học Sài Gòn giai đoạn 2010 2014 56 3.1.1.3.Đánh giá thực trạng thể lực của sinh viên trường Đại học Sài Gòn 56 3.1.2.Đánh giá thực trạng các điều kiện đảm bảo về chương trình giáo dục thể chất ở học phần tự chọn của trường Đại học Sài Gòn 59 3.1.2.1.Công tác chỉ đạo và tổ chức quản lý 59 3.1.2.2.Chất lượng cán bộ giảng dạy 60 3.1.2.3.Cơ sở vật chất 62 3.1.2.4.Tài chính phục vụ chương trình 65 3.1.3.Đánh giá nhu cầu của sinh viên về chương trình giáo dục thể chất ở học phần tự chọn của trường đại học Sài Gòn 66 3.1.4.Đánh giá kết quả khảo sát của giảng viên, chuyên gia giáo dục thể chất về thực trạng chất lượng chương trình các môn thể thao tự chọn trường Đại học Sài Gòn 70 3.2.Xây dựng và ứng dụng chương trình các môn thể thao tự chọn theo mô hình câu lạc bộ trong đào tạo tín chỉ của trường Đại học Sài Gòn 74 3.2.1. Cơ sở pháp lý để thực hiện chương trình 74 3.2.1.1.Quán triệt mục tiêu 75 3.2.1.2.Đảm bảo tính khoa học 75 3.2.1.3.Lựa chọn nội dung giảng dạy 75 3.2.1.4.Sắp xếp nội dung chương trình 76 3.2.1.5.Đảm bảo tính thống nhất 76 3.2.1.6.Đảm bảo tính thực tiễn 76 3.2.1.7.Đảm bảo tính sư phạm 76 3.2.1.8.Đảm bảo tính cập nhật 77 3.2.1.9.Đảm bảo tính khả thi 77 3.2.2.Xây dựng mô hình câu lạc bộ thể dục thể thao nội khóa trong đào tạo tín chỉ trường Đại học Sài Gòn 78 3.2.2.1.Xác định các tiêu chí mô hình câu lạc bộ nội khóa trường Đại học Sài Gòn 78 3.2.2.2.Xây dựng nội dung cụ thể các tiêu chí mô hình câu lạc bộ thể dục thể thao nội khóa trường Đại học Sài Gòn 79 3.2.3.Phân tích SWOT về cơ sở thực tiễn khi thực hiện chương trình 81 3.2.4.Xác định mục tiêu để xây dựng nội dung chương trình các môn thể thao tự chọn theo mô hình câu lạc bộ trong đào tạo tín chỉ trường Đại học Sài Gòn 83 3.2.5.Nghiên cứu lựa chọn nội dung và xây dựng chương trình các môn thể thao tự chọn theo mô hình Câu lạc bộ trong đào tạo tín chỉ trường Đại học Sài Gòn 86 3.2.6.Những nội dung mới trong chương trình thể thao tự chọn theo mô hình câu lạc bộ so với chương trình cũ 100 3.2.7.Ứng dụng thực nghiệm chương trình các môn thể thao tự chọn theo mô hình Câu lạc bộ trong đào tạo tín chỉ 102 3.3.Đánh giá hiệu quả ứng dụng chương trình các môn thể thao tự chọn theo mô hình câu lạc bộ trong đào tín chỉ trường Đại học Sài Gòn 106 3.3.1. Kết quả đánh giá thể lực của 2 nhóm nam và nữ đối chứng, thực nghiệm sau khi thực nghiệm chương trình 106 3.3.1.1.Môn bóng đá 106 3.3.1.2. Môn bóng chuyền 110 3.3.1.3.Môn bóng bàn 114 3.3.1.4.Môn bóng rổ 118 3.3.1.5.Môn cầu lông 122 3.3.2.Phân loại thể lực của nhóm thực nghiệm nam, nữ năm thứ 2 với tiêu chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo 127 3.3.3.Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên sau thực nghiệm 137 3.3.4.Đánh giá mức độ hài lòng của giảng viên, chuyên gia giáo dục thể chất về chất lượng chương trình các môn thể thao tự chọn theo mô hình câu lạc bộ trong đào tạo tín chỉ của trường Đại học Sài Gòn 142 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC: Phụ lục 1.Cơ sở pháp lý thực hiện chương trình. Phụ lục 2.Bộ tiêu chuẩn ASEAN University Netwok – Quality Assurance. Phụ lục 3.Mẫu phiếu phỏng vấn và khảo sát. Phụ lục 4.Kết quả phỏng vấn lựa chọn nội dung giảng dạy của các môn thể thao tự chọn Phụ lục 5.Chương trình các môn thể thao tự chọn theo mô hình câu lạc bộ. Phụ lục 6.Bảng tổng kết thành tích thể lực trước và sau thực nghiệm. DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG Trang Bảng 3.1 Cấu trúc và nội dung chương trình các học phần tự chọn trong đào tạo tín chỉ của trường Đại học Sài Gòn Sau 54 Bảng 3.2 Kết quả học tập toàn khóa của sinh viên Đại học Sài Gòn giai đoạn 2010 – 2014. Sau 56 Bảng 3.3 Thực trạng thể lực Nam sinh viên năm thứ 2 theo tiêu chuẩn phân loại của Bộ giáo dục và Đào tạo thời điểm năm 2015. Sau 56 Bảng 3.4 Thực trạng thể lực Nữ sinh viên năm thứ 2 theo tiêu chuẩn phân loại của Bộ giáo dục và Đào tạo thời điểm năm 2015. Sau 57 Bảng 3.5 Đội ngũ giảng viên môn GDTC tại trường Đại học Sài Gòn giai đoạn 2010 – 2014. Sau 61 Bảng 3.6 Tỷ lệ sinh viên/giảng viên. Sau 62 Bảng 3.7 Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy các học phần tự chọn trường Đại học Sài Gòn giai đoạn 2010 – 2014. Sau 64 Bảng 3.8 Diện tích tập luyện các học phần tự chọn của sinh viên. Sau 64 Bảng 3.9 Tài liệu giảng dạy Sau 65 Bảng 3.10 Thực trạng sử dụng tài chính phục vụ cho chương trình giai đoạn 2010 – 2014. Sau 65 Bảng 3.11 Tổng hợp kết quả khảo sát nhu cầu của sinh viên về chương trình GDTC các học phần tự chọn. Sau 67 Bảng 3.12 Kết quả khảo sát của giảng viên và cán bộ quản lý về thực trạng chương trình các môn thể thao tự chọn trường Đại học Sài Gòn Sau 70 Bảng 3.13 Xác định mục tiêu mô hình CLB TDTT nội khóa trường ĐH Sài Gòn Sau 78 Bảng 3.14 Tổng hợp nội dung cụ thể các tiêu chí xác định mô hình CLB TDTT nội khóa Sau 79 Bảng 3.15 Bảng tổng hợp phiếu khảo sát của giảng viên, chuyên gia, cán bộ quản lí và cộng tác viên, điều phối viên về mục tiêu chương trình các môn thể thao tự chọn theo mô hình câu lạc bộ trường Đại học Sài Gòn Sau 85 Bảng 3.16 Cấu trúc và nội dung chương trình các học phần thể thao tự chọn theo mô hình Câu lạc bộ trong đào tạo tín chỉ trường Đại học Sài Gòn Sau 87 Bảng 3.17 Kết quả phỏng vấn về việc lựa chọn nội dung và cấu trúc chương trình bóng đá tự chọn theo mô hình CLB trong đào tạo tín chỉ Sau 87 Bảng 3.18 Khung chương trình giảng dạy môn bóng đá tự chọn đổi mới cho sinh viên không chuyên trường Đại học Sài Gòn. Sau 90 Bảng 3.19 Học phần bóng đá cơ bản Sau 93 Bảng 3.20 Học phần bóng đá nâng cao 1 Sau 96 Bảng 3.21 Học phần bóng đá nâng cao 2 Sau 98 Bảng 3.22 Nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nam ĐC và TN sau khi học môn thể thao tự chọn bóng đá Sau 106 Bảng 3.23 Nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nữ ĐC và TN sau khi học môn thể thao tự chọn bóng đá Sau 108 Bảng 3.24 Nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nam ĐC và TN sau khi học môn thể thao tự chọn bóng chuyền Sau 110 Bảng 3.25 Nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nữ ĐC và TN sau khi học môn thể thao tự chọn bóng chuyền Sau 112 Bảng 3.26 Nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nam ĐC và TN sau khi học môn thể thao tự chọn bóng bàn Sau 114 Bảng 3.27 Nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nữ ĐC và TN sau khi học môn thể thao tự chọn bóng bàn Sau 116 Bảng 3.28 Nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nam ĐC và TN sau khi học môn thể thao tự chọn bóng rổ Sau 118 Bảng 3.29 Nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nữ ĐC và TN sau khi học môn thể thao tự chọn bóng rổ Sau 120 Bảng 3.30 Nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nam ĐC và TN sau khi học môn thể thao tự chọn cầu lông Sau 122 Bảng 3.31 Nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nữ ĐC và TN sau khi học môn thể thao tự chọn cầu lông Sau 124 Bảng 3.32 Phân loại thể lực của nhóm TN nam sinh viên năm 2 học phần tự chọn bóng đá với tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ giáo dục và Đào tạo. Sau 127 Bảng 3.33 Phân loại thể lực của nhóm TN nữ sinh viên năm 2 học phần tự chọn bóng đá với tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ giáo dục và Đào tạo. Sau 128 Bảng 3.34 Phân loại thể lực của nhóm TN nam sinh viên năm 2 học phần tự chọn bóng chuyền với tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ giáo dục và Đào tạo. Sau 129 Bảng 3.35 Phân loại thể lực của nhóm TN nữ sinh viên năm 2 học phần tự chọn bóng chuyền với tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ giáo dục và Đào tạo. Sau 130 Bảng 3.36 Phân loại thể lực của nhóm TN nam sinh viên năm 2 học phần tự chọn bóng bàn với tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ giáo dục và Đào tạo. Sau 132 Bảng 3.37 Phân loại thể lực của nhóm TN nữ sinh viên năm 2 học phần tự chọn bóng bàn với tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ giáo dục và Đào tạo. Sau 133 Bảng 3.38 Phân loại thể lực của nhóm TN nam sinh viên năm 2 học phần tự chọn bóng rổ với tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ giáo dục và Đào tạo. Sau 134 Bảng 3.39 Phân loại thể lực của nhóm TN nữ sinh viên năm 2 học phần tự chọn bóng rổ với tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ giáo dục và Đào tạo. Sau 134 Bảng 3.40 Phân loại thể lực của nhóm TN nam sinh viên năm 2 học phần tự chọn cầu lông với tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ giáo dục và Đào tạo. Sau 135 Bảng 3.41 Phân loại thể lực của nhóm TN nữ sinh viên năm 2 học phần tự chọn cầu lông với tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ giáo dục và Đào tạo. Sau 136 Bảng 3.42 Tổng hợp kết quả khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên nhóm thực nghiệm các môn thể thao tự chọn sau khi áp dụng chương trình mới Sau 138 Bảng 3.43 Kết quả khảo sát của giảng viên, cán bộ, cộng tác viên, điều phối viên, cố vấn học tập quản lý về thực trạng chương trình mới của trường Đại học Sài Gòn Sau 142 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT TÊN BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1 So sánh nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nam đối chứng và thực nghiệm sau khi kết thúc học phần Bóng đá Sau 108 Biểu đồ 3.2 So sánh nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nữ đối chứng và thực nghiệm sau khi kết thúc học phần Bóng đá Sau 110 Biểu đồ 3.3 So sánh nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nam, nữ đối chứng và thực nghiệm sau khi kết thúc học phần Bóng chuyền Sau 112 Biểu đồ 3.4 So sánh nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nữ đối chứng và thực nghiệm sau khi kết thúc học phần Bóng chuyền Sau 114 Biểu đồ 3.5 So sánh nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nam đối chứng và thực nghiệm sau khi kết thúc học phần Bóng bàn Sau 116 Biểu đồ 3.6 So sánh nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nữ đối chứng và thực nghiệm sau khi kết thúc học phần Bóng bàn Sau 118 Biểu đồ 3.7 So sánh nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nam đối chứng và thực nghiệm sau khi kết thúc học phần Bóng rổ Sau 120 Biểu đồ 3.8 So sánh nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nữ đối chứng và thực nghiệm sau khi kết thúc học phần Bóng rổ Sau 122 Biểu đồ 3.9 So sánh nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nam đối chứng và thực nghiệm sau khi kết thúc học phần Cầu lông Sau 124 Biểu đồ 3.10 So sánh nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nữ đối chứng và thực nghiệm sau khi kết thúc học phần Cầu lông Sau 126 PHẦN MỞ ĐẦU Giáo dục thể chất (GDTC) là một bộ phận cơ bản trong hệ thống giáo dục của nhà trường xã hội chủ nghĩa. Muốn phát triển phong trào thể dục thể thao (TDTT), thì không thể thiếu được vai trò của GDTC trong nhà trường. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác TDTT nói chung và công tác GDTC trong nhà trường nói riêng.[30]. Tại hội nghị trực tuyến triển khai Nghị quyết 08 ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020”[13] và Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/04/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực và tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030”[45]. Theo đó, GDTC là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho mọi người thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu phát triển tinh thần và thể chất cho học sinh, sinh viên. Không những thế, GDTC và thể thao trường học phải là nền tảng để phát triển thể thao thành tích cao. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự đổi mới căn bản, toàn diện về chương trình giáo dục là một trong những chủ trương đã đề ra. Chương trình đào tạo của các trường cũng sẽ được thiết kế theo những hướng khác nhau. Chương trình đào tạo sắp tới sẽ rất mềm dẻo phụ thuộc vào năng lực đội ngũ của từng trường, làm sao chất lượng đầu ra không thấp hơn ngưỡng quy định. Điều này sẽ khuyến khích các trường cạnh tranh nâng cao chất lượng đào tạo. Những trường có đội ngũ giáo viên giỏi sẽ thiết kế được chương trình hay, chất lượng đào tạo sẽ cao, tăng uy tín và tạo được sức hút đối với người học. Từ đây, chương trình đào tạo cần phải được tổ chức xây dựng (đối với chương trình mới) và điều chỉnh (đối với chương trình cũ) theo đúng hướng tiếp cận năng lực thực hiện mà bản chất là dạy gắn kết giữa lý luận và thực tiễn. Tiến tới, Bộ GD&ĐT sẽ không quy định chương trình khung như trước đây mà chỉ quy định thời gian đào tạo, khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp. Hệ thống giáo dục đại học thay đổi theo mục tiêu đào tạo để đáp ứng nhu cầu nhân lực đa dạng theo tinh thần của Nghị quyết số 29 NQ/TW khóa XI ngày 04/11/2013 về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”[7]. Việc nắm vững các cơ sở lý luận để xây dựng chương trình là nhân tố quyết định việc xây dựng chương trình đào tạo khoa học và phù hợp với đặc điểm người học. Đại học Sài Gòn là cơ sở giáo dục Đại học công lập trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, chịu sự quản lý Nhà Nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có chức năng đào tạo đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực, từ trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Hiện nay trường đang tổ chức đào tạo 30 chuyên ngành cấp độ Đại học, 24 chuyên ngành cấp độ cao đẳng, 4 chuyên ngành cấp độ trung cấp thuộc lĩnh vực: Kinh tế - kỹ thuật - văn hóa - xã hội - chính trị - nghệ thuật và sư phạm với số lượng hơn 10.000 sinh viên. Ngoài ra trường còn có các khoa đào tạo các môn chung. Trong đó nổi bật là khoa Giáo dục quốc phòng-An ninh và Giáo dục thể chất. Khoa GDQP-AN&GDTC hiện đang quản lý các công tác GDTC, QP-AN cho trường trong nhiều năm qua. Ngoài những thành tựu đã đạt được, còn đó những vấn đề khó khăn chưa giải quyết triệt để, đặc biệt là chương trình các môn thể thao tự chọn sau khi chuyển qua hình thức đào tạo tín chỉ theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 “V/v Ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”.[14] Chương trình GDTC các môn thể thao tự chọn của trường Đại học Sài Gòn sau năm năm triển khai theo hình thức đào tạo tín chỉ đã bộc lộ những bất cập và khó khăn. Trước tình hình đó, căn cứ theo Nghị định số 185/2007 ngày 25/12/2007 của Thủ tướng chính phủ, V/v qui định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, quy định mẫu về tổ chức và hoạt động của câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở [43], Quyết định 2653/QĐ/BGD-ĐT ngày 25/7/2014 về kế hoạch hành động của ngành giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 9/6/2014[19], Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/04/2015, Ban hành qui định về kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học, và qui trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo [82]. Ban giám hiệu trường ĐHSG đã đồng ý phê duyệt, thông qua đề cương luận án tiến sĩ của NCS Trần Ngọc Cương với tên gọi: “Nghiên cứu xây dựng chương trình các môn thể thao tự chọn theo mô hình Câu lạc bộ trong đào tạo tín chỉ của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn”. Đây chính là ý tưởng mà tôi chọn để nghiên cứu trong bậc học tiến sĩ của mình, nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC cho trường Đại học Sài Gòn. Mục đích nghiên cứu. Xây dựng chương trình các môn thể thao tự chọn theo mô hình Câu lạc bộ trong đào tạo tín chỉ để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Sài Gòn. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu 1. Đánh giá chương trình môn thể thao tự chọn của sinh viên trường Đại học Sài Gòn. - Đánh giá chung về chương trình các môn thể thao tự chọn của trường Đại học Sài Gòn. - Đánh giá các điều kiện đảm bảo về chương trình GDTC các môn thể thao tự chọn của trường Đại học Sài Gòn. - Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về chương trình các môn thể thao tự chọn của trường Đại học Sài Gòn. - Đánh giá kết quả khảo sát của giảng viên và cán bộ quản lý về thực trạng chương trình các môn thể thao tự chọn trường Đại học Sài Gòn. Mục tiêu 2. Xây dựng và ứng dụng chương trình GDTC các học phần tự chọn theo mô hình câu lạc bộ trong đào tạo tín chỉ. - Cơ sở pháp lý để thực hiện chương trình GDTC các học phần tự chọn theo mô hình câu lạc bộ trong đào tạo tín chỉ của trường Đại học Sài Gòn. - Xây dựng mô hình câu lạc bộ (CLB) TDTT nội khóa trong đào tạo tín chỉ trường Đại học Sài Gòn. - Cơ sở thực tiễn khi thực hiện chương trình mới. - Xác định mục tiêu để xây dựng nội dung chương trình các môn thể thao tự chọn theo mô hình câu lạc bộ trong đào tạo tín chỉ của trường Đại học Sài Gòn. - Nghiên cứu lựa chọn nội dung và xây dựng chương trình các môn thể thao tự chọn theo mô hình CLB trong đào tạo tín chỉ của trường Đại học Sài Gòn. - Những nội dung mới trong chương trình các môn thể thao tự chọn theo mô hình CLB so với chương trình cũ. - Tổ chức ứng dụng thực nghiệm chương trình các môn thể thao tự chọn theo mô hình CLB trong đào tạo tín chỉ. Mục tiêu 3. Đánh giá hiệu quả chương trình chương trình GDTC các môn thể thao tự chọn theo mô hình câu lạc bộ trong đào tạo tín chỉ Trường Đại học Sài Gòn. - Đánh giá sự tăng trưởng về thể lực của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm trước và sau khi thực nghiệm chương trình. - Phân loại thể lực của nhóm ĐC và TN năm thứ 2 với tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT. - Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên sau thực nghiệm. - Đánh giá mức độ hài lòng của cán bộ, giảng viên, chuyên gia GDTC chất lượng chương trình các môn thể thao tự chọn theo mô hình câu lạc bộ trong đào tạo tín chỉ của Trường Đại học Sài Gòn. Giả thiết khoa học của luận án. Từ những nguyên nhân hạn chế và khó khăn về thực trạng chương trình các môn thể thao tự chọn của sinh viên trường Đại học Sài Gòn. Giả thiết mà luận án đưa ra là xây dựng một chương trình mới và nếu ứng dụng đạt hiệu quả cao sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập môn GDTC cho sinh viên. Trên cơ sở đó, luận án nghiên cứu xây dựng một chương trình các môn thể thao tự chọn theo mô hình CLB thể thao cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn. Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục - đào tạo và công tác TDTT trường học. Giáo dục đào tạo là một vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội, là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi Quốc gia. Đảng và Nhà nước ta đã xác định GD&ĐT là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Nghị quyết Đại hội Đảng khóa IX (2001) cũng nêu rõ: “Tiếp tục nâng cao chất lượng GD toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa xã hội, xã hội hóa”.[2] Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2010 với mục tiêu“Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ”.[42] Đến Đại hội Đảng khóa X (2006), Đảng tiếp tục khẳng định “Đường lối phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, quán triệt quan điểm coi giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu”.[4] Đại hội Đảng khóa XI (2011) của Đảng xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền GD Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý GD, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng GD, ĐT, coi trọng GD đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp ”.[5] Nghị quyết số 29-NQ/TW khóa XI ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, với quan điểm chỉ đạo: “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện, đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD và ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng xã hội và bản thân người học, đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.”.[7] Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII ( 2016 ). Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:“GD là quốc sách hàng đầu. Phát triển GD và ĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình GD chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển GD và ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học-công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động”.[8] Luận án tiếp thu những quan điểm của Đảng, Nhà nước về GD và ĐT, đó là sự đổi mới toàn diện về con người với những tri thức, năng lực và phẩm chất đạo đức, chính sách phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, ứng dụng khoa học công nghệ với thực tiễn xã hội, rèn luyện sức khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những quan điểm trên làm cơ sở cho việc nghiên cứu xây dựng chương trình các môn thể thao tự chọn theo mô hình Câu lạc bộ trong đào tạo tín chỉ của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn. Đường lối quan điểm của Đảng về công tác TDTT, được hình thành ngay từ những năm đầu của cách mạng nước ta, đã từng bước được bổ sung, hoàn chỉnh phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng và luôn luôn là kim chỉ nam cho sự phát triển của nền TDTT nước nhà. Chỉ thị 17- CT/TW ngày 23/10/2002 về phát triển TDTT đến năm 2010, Ban chấp hành Trung ương Đảng chỉ đạo: “Đẩy mạnh hoạt động TDTT trong trường học. TDTT trường học là bộ phận quan trọng của phong trào TD, TT, một mặt của giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên, cần được quan tâm đầu tư đúng mức”.[3] Nghị quyết TW8 ngày 01/12/2011 về tăng cường sự lãnh đạo mạnh mẽ của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020 đã nhấn mạnh: “Phát triển TD, TT là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, đồng thời, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và của mỗi người dân. Các cấp ủy đảng có trách nhiệm thường xuyên lãnh đạo công tác TD, TT, bảo đảm cho sự nghiệp TD, TT ngày càng phát triển”.[6] Chủ trương xã hội hóa các hoạt động của chính phủ thông qua Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2005 về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và TDTT với quan điểm “Thực hiện xã hội hoá nhằm hai mục tiêu lớn: thứ nhất là phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, TDTT; thứ hai là tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả giáo dục, y tế, văn hoá, TDTT ở mức độ ngày càng cao”. [41] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 641/QĐ-TTg ngày 28/04/2011, V/v phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011- 2030 với nhiệm vụ: “Nâng cao chất lượng giờ học thể dục chính khóa; tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa, hướng dẫn học sinh tự luyện tập TDTT để tăng cường thể lực, cải thiện chiều cao thân thể”.[45] Thông tư số 07/2015/TT-BGD&ĐT ngày 16/04/2015, Ban hành qui định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Tại Thông tư này, “Bộ cũng qui định rõ về khối lượng kiến thức tối thiểu đối với các trình độ đào tạo, cụ thể, trình độ đào tạo đại học là 120 tín chỉ. Trong đó, một tín chỉ tương ứng với 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận và 15 tự học. Đồng thời, người học sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo đại học phải có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo”[82] Thông tư số 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14/10/2015, Qui định về chương trình môn học GDTC thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học, cụ thể như sau: + “Về mục tiêu chương trình là nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen tập luyện thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện”. + “Khối lượng kiến thức của chương trình môn học Giáo dục thể chất mà người học cần tích lũy tối thiểu là 3 (ba) tín chỉ. Cơ sở giáo dục đại học quy định cụ thể khối lượng kiến thức môn học này phù hợp với yêu cầu của từng ngành đào tạo” + “Tổ chức xây dựng chương trình là Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học (sau đây gọi chung là Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học) quyết định số lượng thành viên tham gia và ra quyết định thành lập tổ soạn thảo chương trình môn học Giáo dục thể chất (sau đây gọi là Tổ soạn thảo)”.[83] Thông tư 04/2016/ TT-BGDĐT ngày 14/03/2016, ban hành qui định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ đại học được thể hiện như sau: + Tiêu chuẩn 1: “Mục tiêu của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại học quy định tại Luật giáo dục đại học” + Tiêu chuẩn 2: “Bản mô tả chương trình đào tạo đầy đủ thông tin và cập nhật, Đề cương các học phần đầy đủ thông tin và cập nhật, Bản mô tả chương trình đào tạo và đề cương các học phần được công bố công khai và các bên liên quan dễ dàng tiếp cận”. + Tiêu chuẩn 3: “Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra. Đóng góp của mỗi học phần trong việc đạt được chuẩn đầu ra là rõ ràng. Chương trình dạy học có cấu trúc, trình tự logic; nội...á chương trình cần có các phương pháp phù hợp. Carter Mc Namara đã đưa ra một số gợi ý về việc lựa chọn, sử dụng phương pháp đánh giá như sau: + Lựa chọn, sử dụng phương pháp đánh giá (Carter McNamara, 1998). [65] Mục tiêu của việc lựa chọn các phương pháp đánh giá là nhằm thu được thông tin hữu ích, thực tế, hiệu quả và ít tốn kém nhất cho những người ra quyết định chủ chốt. Cân nhắc các câu hỏi dưới đây khi lựa chọn phương pháp đánh giá. 1.Những thông tin nào cần cho việc ra quyết định hiện thời về một chương trình ? 2.Đối với loại thông tin này, có thể thu thập và phân tích bao nhiêu với chi phí thấp và có giá trị thực tế nhất, ví dụ sử dụng bảng hỏi, điều tra hay bảng liệt kê ? 3.Tính chính xác của thông tin ra sao ? 4.Các phương pháp sử dụng có thu được tất cả những thông tin cần thiết không ? 5.Cần sử dụng thêm các phương pháp nào để thu thập thêm được những thông tin cần thiết ? 6.Những thông tin thu được có đáng tin cậy cho các nhà ra quyết định, nhà tài trợ hoặc các nhà quản lý cấp cao ? 7.Các phương pháp có phù hợp với đối tượng điều tra không ? Họ có điền đầy đủ các thông tin một cách cẩn thận trong bảng hỏi, có khớp với phỏng vấn và làm việc theo nhóm không..? 8.Hiện tại, ai có thể thực hiện các phương pháp hay cần được đào tạo ? 9.Thông tin có thể được phân tích như thế nào ? Lý tưởng nhất là người đánh giá sử dụng phối hợp các phương pháp, ví dụ như một bảng an két để thu thập nhanh chóng một khối lượng lớn thông tin từ nhiều người, sau đó phỏng vấn để thu được các thông tin sâu sắc hơn từ một số người nhất định đã trả lời an két. Nghiên cứu tình huống có thể được sử dụng tiếp theo để phân tích sâu hơn những trường hợp riêng, đáng chú ý...thí dụ những người đã được hưởng lợi hoặc không từ chương trình hoặc những người từ bỏ chương trình. 1.2.2.4.Đánh giá chương trình theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA.[18] Với mục đích phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đại học trong khu vực ASEAN, năm 1995, Mạng lưới các trường đại học khu vực Đông Nam Á đã được thành lập. Tính đến nay, đã có 27 trường đại học đến từ 10 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của tổ chức này. Nhằm đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng bên trong các trường ĐH trong khu vực, AUN-QA đã đưa ra sáng kiến đánh giá chất lượng giáo dục đại học theo những tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng chung của khu vực ASEAN (ASEAN University Network-Quality Assurance, viết tắt là AUN-QA). Đây cũng là cách mà mạng lưới các trường đại học ASEAN nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau về chất lượng đào tạo giữa các trường trong khu vực cũng như với các trường đại học đối tác trên thế giới, từng bước góp phần thúc đẩy sự công nhận thành quả học tập và phát triển hợp tác giữa các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á. Chuẩn kiểm định chất lượng AUN-QA đang là cái đích mà nhiều trường ĐH tại Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á hướng tới. Mục tiêu của các trường ĐH không chỉ là thu hút học viên mà còn khẳng định chất lượng đào tạo và dần tiến tới là việc xây dựng văn hóa chất lượng của một trường ĐH. Bộ 15 tiêu chuẩn của AUN-QA. (Phụ lục 2) Tiêu chuẩn 1. Kết quả học tập mong đợi Tiêu chuẩn 2. Chương trình chi tiết Tiêu chuẩn 3. Nội dung và cấu trúc chương trình. Tiêu chuẩn 4. Chiến lược giảng dạy và học tập Tiêu chuẩn 5. Đánh giá sinh viên Tiêu chuẩn 6. Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy Tiêu chuẩn 7. Chất lượng cán bộ hỗ trợ Tiêu chuẩn 8. Chất lượng sinh viên Tiêu chuẩn 9. Hỗ trợ và tư vấn sinh viên Tiêu chuẩn 10. Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng Tiêu chuẩn 11. Đảm bảo chất lượng quá trình giảng dạy và học tập Tiêu chuẩn 12. Hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ Tiêu chuẩn 13. Lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan Tiêu chuẩn 14. Đầu ra Tiêu chuẩn 15.Sự hài lòng của các bên liên quan. Luận án sử dụng các tiêu chuẩn 1, 2, 3, 5, 8, 11, 13, 15 của bộ tiêu chuẩn AUN-QA, từ đó lựa chọn ra các tiêu chí phù hợp với đặc thù thể thao để kiểm định và đánh giá chất lượng chương trình. 1.2.2.5.Khái niệm về học phần, tín chỉ.[14] Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007, “về việc ban hành. Qui chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”. Các khái niệm được hiểu như sau: Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường quy định. Có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn. + Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy. + Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết,nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tuỳ ý để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình. Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp. Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. Hiệu trưởng các trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường. Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị học trình, thì 1,5 đơn vị học trình (ĐVHT) được quy đổi thành 1 tín chỉ. Một tiết học được tính bằng 50 phút. Việc triển khai CTĐT theo học chế tín chỉ là để tạo điều kiện thuận lợi nhiều cho người học, tạo nhiều cơ hội học tập cho các đối tượng học khác nhau làm cho người học chủ động hơn trong hoạt động học tập. Có thể khẳng định phương thức đào tạo theo tín chỉ là học chế mềm dẻo hướng về sinh viên, tăng cường tính chủ động, khả năng, động cơ tự học, tự nghiên cứu của SV. [14] 1.2.3.Khái niệm về Câu lạc bộ thể thao. 1.2.3.1.Khái niệm mô hình Mô hình là sự mẫu mực, là tiêu chuẩn, cơ cấu tái tạo, mô phỏng, cấu tạo, chức năng, hành động của một cơ cấu khác nào đó khi thử nghiệm, ví dụ như: Hình ảnh, sự tương tự, lược đồ của một mảng nào đó của hiện thực, của khách thể văn hóa, của nhận thức, của nguyên mẫu, sự lý giải. Xét từ góc độ nhận thức mô hình là cái thay thế cho nguyên mẫu trong nhận thức, thực tiễn. Xét góc độ logic học: Mô hình là cái hiển thị khách thể có quan hệ đồng hình hay đẳng cấu của nó, hoặc có cái quan hệ chung hơn như quan hệ ngang nhau, là hệ thống các yếu tố vật chất hoặc trong tư duy. Hệ thống mô hình được xây dựng gần giống với đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở tái hiện lại những mối liên hệ cơ cấu - chức năng, mối liên hệ nhân quả của các yếu tố trong đối tượng. Đặc tính quan trọng của mô hình là sự tương ứng của nó với nguyên bản, mô hình thay thế đối tượng và bản thân nó lại trở thành đối tượng để nghiên cứu, chính mô hình là phương tiện để thu nhận thông tin mới. Mô hình là sự tái hiện đối tượng nghiên cứu dưới dạng trực quan. Tri thức thu được từ nghiên cứu các mô hình là cơ sở để chuyển sang nghiên cứu nguyên bản sinh động, phong phú và phức tạp hơn. Mô hình lý thuyết là hệ thống tư tưởng và bằng mô hình tư tưởng đó ta có thể sắp xếp được thực tiễn và làm nổi bật các yếu tố cơ bản, các yếu tố bản chất chung cho tất cả các hiện tượng. [81] 1.2.3.2.Mô hình câu lạc bộ thể thao thao trường học Có thể nói giới trẻ hiện nay ngày càng ít tham gia các hoạt động TDTT cũng như xem nhẹ tầm quan trọng của GDTC trong Nhà trường.Sự đi xuống về ý thức này là điều đáng báo động cho một thế hệ trẻ - nguồn nhân lực chủ đạo của đất nước sau này.Vì vậy vấn đề xã hội hóa TDTT hiện đang là vấn đề được nhiều trường lựa chọn để nâng cao tầm quan trọng của GDTC. Tuy nhiên để quá trình xã hội hóa được phát triển mạnh mẽ, có hai yếu tố quan trọng cần được nhắc đến là sự tham gia một cách chủ động của người tập và loại hình thể thao nào phù hợp cho từng đối tượng cũng như lịch sử, văn hóa, chính trị ở từng khu vực điển hình. Để minh họa cho vấn đề này, Coakley (2007),( 2009) đã phát triển hai mô hình câu lạc bộ TDTT với hai tính chất đặc thù khác biệt, đó là mô hình theo “ham muốn và tập luyện” và “quyền lực và hướng tới đối tượng người sử dụng”. Mô hình đầu tiên nhấn mạnh đến các yếu tố như sự ham thích khi tham gia tập luyện, ý kiến cá nhân, có sức khỏe tốt, có các mối quan hệ xã hội và các yếu tố môi trường tập luyện. Ngược lại, mô hình thứ hai đề cao các vấn đề như có các tiêu chuẩn cao hơn đối thủ cạnh tranh, thôi thúc người tập đạt thành công cao, mạo hiểm với sức khỏe nhằm nâng cao các tố chất thể lực cho người tập như sức mạnh, sức bền, tốc độ[66],[67] Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là cả hai mô hình đều có những thành công nhất định trong thực tiễn (Coakley, 2009), tuy nhiên mỗi mô hình thể hiện sự tương phản về tư tưởng và phát triển thành công ở từng “khu vực” khác nhau trong xã hội. (Rinehart, 2005) đã nghiên cứu và cho rằng mô hình thứ hai vốn đề cao sự phát triển các tố chất vận động thường phù hợp cho đối tượng nam vận động viên nhiều hơn và nhược điểm cũng xuất phát từ chính điểm mạnh của mô hình là rất nhiều đối tượng cả nam và nữ không có thời gian, sự kiên nhẫn cũng như cơ hội để tham gia.[66] Nhược điểm của mô hình hai cũng được (Garrett, 2004) thể hiện đó cũng chính là thực trạng trong việc giảng dạy GDTC trường học các cấp. Điều này thể hiện rất rõ trong việc giảng dạy GDTC trong trường học ở Việt Nam, vốn đặt nặng việc vấn đề phát triển các tố chất vận động. Do đó việc phát triển mô hình câu lạc bộ trong trường học (vốn rất thịnh hành ở Mỹ và Châu Âu) theo mô hình đầu tiên hiện đang được nhiều nước Châu Á áp dụng như Thái Lan, Malaysia, Singapore.[69] Trong mô hình thứ nhất này, sinh viên khi tham gia CLB thể thao nào đó cũng được coi như hoàn thành các khóa học ở các học phần GDTC. Câu hỏi đặt ra là liệu cách đánh giá trong các học phần GDTC hiện nay được “chuyển thể” sang mô hình câu lạc bộ trường học có thành công hay thất bại? Sapon-Shevin (2010) đã chỉ rõ mô hình đã “nắm bắt” được mối quan tâm và trình độ của người tham gia, từ đó tạo ra nhiều “cơ hội” cho các đối tượng ham muốn tham gia do có cùng giới tính, tín ngưỡng, ngôn ngữ “vận động”, khả năng đồng đều, xu hướng giới tính và hoàn cảnh gia đình.[73] Hơn thế nữa, Rebecca (2011) phân tích được 3 tiêu chí từ các số liệu thống kê (đó là: cảm giác vui vẻ, cảm hứng tự tin và khả năng kết nối) trong mô hình này khác biệt so với cách thức giảng dạy GDTC truyền thống (đó là kiểm tra và điểm số). Chẳng hạn như yếu tố vui vẻ và tận hưởng không khí trong lành đã giúp cho người tập hoàn thành bài tập chạy 1 dặm trong thời gian cho phép tốt hơn so với giảng dạy GDTC trong lớp học để lấy thành tích rồi qui ra điểm số. Ngoài ra, kết quả của đề tài cũng chỉ ra một khác biệt rõ ràng về nhận thức từ phía sinh viên, đó là việc mô tả lớp học rất vui vẻ, sôi động, tự tin và khác biệt hoàn toàn với những kinh nghiệm có được từ các lớp học GDTC truyền thống là sinh viên phải lựa chọn các môn có sẵn, tập luyện theo bài một cách khiên cưỡng và trách nhiệm hoàn thành môn học đó. Một chỉ số chỉ có trong mô hình CLB đó chính là yếu tố sự tương tác (hoạt động nhóm, trao đổi thẳng thắn giữa sinh viên và giáo viên, và các kinh nghiệm thực tế) và lôi kéo được nhiều đối tượng tập luyện tham gia là nữ.[72] Rõ ràng mô hình CLB thể thao trường học theo mô hình “ ham muốn và tập luyện ” thật sự đã cho thấy sự khác biệt và lôi kéo người tập TDTT nhiều hơn so với các lớp học GDTC truyền thống. Tuy nhiên, sự “thành công” này đòi hỏi phải tương thích với sự “thỏa mãn” từ phía sinh viên, điều mà khó có thể đánh giá do có nhiều yếu tố tác động như giới tính, trình độ tập luyện, hoàn cảnh. Theo T.A Corwin: Điều gây ngạc nhiên nhất cho nhóm tác giả nghiên cứu đó chính là yếu tố chính yếu quyết định lựa chọn CLB để rèn luyện không phải là sự đam mê, có điểm số cao hay có cơ hội làm quen nhiều bạn bè, mà lại là từ các yếu tố “môi trường tập luyện ”, vốn không được quan tâm trong các phương pháp giảng dạy truyền thống. Rõ ràng sự thành công của mô hình CLB TDTT trong trường học theo hướng “ham muốn và tập luyện” chỉ khi sinh viên được “trao cơ hội” để làm như vậy. [74] Whitehead (2010) đã chỉ rõ, cơ hội phải sẵn sàng cho cả nam giới và nữ giới (đối tượng vốn rất “sợ” các học phần GDTC truyền thống). Để mô hình thành công còn phải đòi hỏi giáo viên giảng dạy GDTC phải giàu kinh nghiệm, ngoài ra phải nắm bắt được sự khác biệt ở từng sinh viên về trình độ, giới tính, giai cấp, dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, khuynh hướng giới tính. [79]. 1.2.3.3.Khái niệm về Câu lạc bộ ở Việt Nam. - Căn cứ nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ qui định chức năng nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch,quy định mẫu về tổ chức và hoạt động của CLB TDTT cơ sở.[43] - CLB thể thao sinh viên được hiểu như là nơi tập hợp những sinh viên có cùng sở thích,cùng nhu cầu và đam mê về TDTT. - CLB thể thao sinh viên vừa là một loại hình tổ chức,vừa là một phương thức hoạt động của Hội Sinh viên, nhằm giải quyết những vấn đề rèn luyện thân thể, phát triển những kĩ năng vận động, sức khoẻ, giải trí, thư giãn, thi đấu, giao lưu học hỏi, đáp ứng những nhu cầu chính đáng của sinh viên. - CLB thể thao phải có địa điểm tập luyện, có qui chế, điều lệ riêng dành cho sinh viên. - Cơ cấu tổ chức của CLB thể thao gồm: Ban chủ nhiệm, ban chức năng ( tuyên truyền cổ động, nội dung, hậu cần, quan hệ đối ngoại ), thành viên câu lạc bộ. - CLB thể thao hoạt động phải có nguồn kinh phí riêng từ sự hỗ trợ của đơn vị, thành viên, nhà tài trợ, mạnh thường quân, tổ chức xã hội v.v. - CLB thể thao cơ sở là tổ chức tự nguyện, được thành lập tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ quan) . - CLB thể thao cơ sở chịu sự quản lý nhà nước về thể dục, thể thao của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); - CLB thể thao cơ sở được đề nghị làm con dấu để giao dịch và mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật. - Chức năng của CLB thể thao là tuyên truyền, vận động những người có cùng sở thích để tự nguyện tổ chức, phổ biến, hướng dẫn hoạt động thể dục, thể thao nhằm thoả mãn nhu cầu rèn luyện thân thể, vui chơi giải trí, nâng cao sức khoẻ, cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần và nâng cao thành tích thể thao cho người tập. - Nhiệm vụ của câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở: + Vận động những người có cùng sở thích, tự nguyện tham gia hoạt động thể dục, thể thao. + Tổ chức thường xuyên tập luyện TDTT nhằm nâng cao sức khỏe,thể lực và tầm vóc, tăng cường sự hợp tác, giao lưu, nâng cao sự hiểu biết về thể dục, thể thao cho người tập. + Tổ chức, tham gia các giải thể thao quần chúng, các hoạt động văn hoá, thể thao ở địa phương, đơn vị. + Tuyên truyền, giáo dục, vận động để hội viên chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. + Quản lý và phát triển hội viên. + Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. + Xây dựng quy chế hoạt động, trình cấp ra quyết định thành lập phê duyệt và tổ chức thực hiện. Phương thức hoạt động của Câu lạc bộ: Công nhận và giải thể CLB TDTT cơ sở Công nhận câu lạc bộ TDTT cơ sở Tổ chức của câu lạc bộ TDTT cơ sở Hoạt động của CLB TDTT cơ sở Tổ chức thực hiện Khảo sát, lựa chọn địa điểm nơi thành lập. Xây dựng kế hoạch thành lập CLB. Vận động tham gia thành lập, xây dựng dự thảo Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của CLB và ra quyết định thành lập CLB. Vận động tham gia thành lập CLB. Xây dựng dự thảo Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của CLB. Quyền và nghĩa vụ của Chủ nhiệm, Ban chủ nhiệm CLB. Quyền và nghĩa vụ của hội viên Ra quyết định thành lập CLB: Tổ chức Lễ ra mắt CLB Về hoạt động của CLB Về phương thức tổ chức hoạt động của CLB. Về việc duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của CLB thể thao. Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm. Cử cán bộ phụ trách, theo dõi hoạt động của CLB. Xây dựng lực lượng cộng tác viên Xây dựng tủ sách cho CLB. Thường xuyên đổi mới các phương thức sinh hoạt để thu hút các hội viên tham gia. [43] 1.3.Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi sinh viên (18-22 tuổi).[[ 1.3.1.Đặc điểm sinh lý. - Hệ xương: Vẫn tiếp tục được cốt hoá mãi tới năm 24 - 25 tuổi mới hoàn thiện, các cơ tăng khối lượng và đạt 43 - 44% trọng lượng toàn thân. Sự cốt hoá bộ xương có nghĩa là đã chấm dứt sự phát triển chiều dài. Quá trình đó xảy ra do các màng xương được phát triển dày lên bao bọc quanh sụn. - Hệ thần kinh: Được phát triển một cách hoàn thiện, khả năng tư duy, phân tích tổng hợp và trừu tượng hoá được phát triển thuận lợi tạo điều kiện tốt cho việc hình thành phản xạ có điều kiện. Ngoài ra do hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên, làm cho quá trình hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế. Giữa hưng phấn và ức chế không cân bằng, ảnh hưởng đến hoạt động thể lực, cho nên phải sử dụng các bài tập sao cho phù hợp. - Hệ cơ: Riêng cơ bắp, cơ lớn phát triển nhanh (cơ đùi) và các cơ co phát triển sớm hơn cơ duỗi. Vì vậy, sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh, sức bền là hợp lý, nhưng các bài tập phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức và đảm bảo cho tất cả các loại cơ. - Hệ tuần hoàn: Đã phát triển hoàn thiện, mạch đập của nam vào khoảng 70 - 75 lần/phút và nữ khoảng 75 - 80 lần/phút. Sau vận động mạch và huyết áp hồi phục tương đối nhanh, cho nên phù hợp với,những bài tập có khối lượng cường độ tương đối lớn. - Hệ hô hấp: Đã hoàn thiện, vòng ngực trung bình của nam là 75-80cm và nữ là 80-85cm, diện tiếp xúc của phổi khoảng 120-150cm2, dung lượng phổi khoảng 4-5lít, tần số hô hấp 10 -20 lần/phút. Vì vậy tập các bài tập phát triển sức mạnh và sức mạnh tốc độ rất phù hợp với lứa tuổi này. - Nói tóm lại: Đây là giai đoạn thuận lợi nhất cho việc hoàn thiện các tố chất thể lực. Do sức mạnh cơ bắp và sức bền đã được phát triển rất lớn, khả năng phối hợp vận động tốt lên rõ rệt. Vì vậy, ở tuổi này có thể áp dụng tất cả các bài tập dùng sức mạnh và sức bền, tham gia tập luyện và thi đấu tất cả các môn thể thao rất tốt. Vấn đề giáo dục sức bền ở lứa tuổi này đặc biệt thuận lợi vì khối lượng tim và mạch máu đều đã đến mức tiêu chuẩn, hoạt động của tim ổn định, hệ thần kinh phát triển đầy đủ. Hệ thống tín hiệu thứ hai đã đạt tới mức hoàn chỉnh, ngôn ngữ bên trong và bên ngoài rất phong phú. Trong khi hệ thần kinh phát triển đầy đủ thì cấu trúc nội tế bào của não lại trở nên phức tạp hơn nhiều so với thời kỳ trước, số các sợi thớ liên hiệp tăng lên, các quá trình hưng phấn và ức chế cũng như mối liên hệ giữa chúng được hoàn thiện. Tất cả những điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho ta áp dụng các phương tiện và phương pháp tập luyện để giáo dục các tố chất thể lực. Sự phát triển các tố chất thể lực theo lứa tuổi, quá trình hình thành và phát triển các tố chất thể lực luôn có mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành các kỹ năng vận động và mức độ phát triển của cơ quan và hệ cơ của cơ thể.[31] 1.3.2.Đặc điểm tâm lý. Lứa tuổi thanh niên có những đặc điểm tâm lý khác với các lứa tuổi khác. Tuổi thanh niên là thời kỳ định hình của nhân cách. Đứng trước nhà giáo dục, tuổi này là tuổi cống hiến, tuổi chuẩn bị làm chủ nước nhà, tuổi mà lịch sử và xã hội sẽ giao phó cho họ những nhiệm vụ nặng nề. Vì thế họ là vốn quý của xã hội. Xét về phương diện tâm lý, ở lứa tuổi nào trong đời sống tâm lý cũng đều có mặt mạnh và yếu. Muốn làm công tác đào tạo, giáo dục thanh niên trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải tìm hiểu một số đặc điểm tâm lý thanh niên như: - Đặc điểm về khả năng nhận thức: Sự phát triển hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh và các giác quan, sự phong phú thêm về tri thức và kinh nghiệm, sự yêu cầu ngày càng cao của hoạt động học tập, lao động, công tác xã hội đã giúp cho hoạt động học tập, lao động, công tác xã hội đã giúp cho hoạt động nhận thức của thanh niên có những bước phát triển mới về cảm giác, tri giác, trí nhớ, khả năng chú ý, khả năng tư duy, trí trưởng tượng. - Một số đặc điểm cơ bản của sự phát triển trí tuệ: + Thanh niên có khuynh hướng đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng. + Thanh niên thường đặt ra câu hỏi “Tại sao?”và thường tỏ ra nghi ngờ tính chất đầy đủ và đúng đắn của các lời giải thích (hoài nghi khoa học). + Thanh niên hoạt động tư duy tích cực và độc lập: + Thanh niên suy nghĩ một cách độc lập, có khả năng khái quát hóa, thích tìm kiếm những quy luật và nguyên tắc đứng đằng sau các hiện tượng hàng ngày. + Tính chọn lọc của trí tuệ: Chỉ lựa chọn, sử dụng những phẩm chất trí tuệ của mình có ý nghĩa và có giá trị năng lực sáng tạo. + Khuynh hướng phát triển trí tuệ liên quan chặt chẽ đến năng lực sáng tạo. - Đặc điểm về tính cách : + Tính cách là những đặc tính tương đối ổn định trong thanh niên.Nó biểu hiện thái độ đối với hiện thực và được thể hiện qua hành vi. + Thanh niên có ý chí tốt đẹp và hành động ý chí đang độ phát triển. Do biểu hiện ở tính kiên quyết, không ngại gian khổ, không sơ hy sinh, xả thân vì trách nhiệm. Đó là đặc tính nổi bật ở tuổi trẻ, đặc tính ấy biểu hiện trong thái độ đấu tranh không khoan nhượng, dám nghĩ, dám làm, kiên trì chịu đựng, nỗ lực vượt mọi khó khăn muốn khẳng định sức mạnh và vai trò của mình. + Thanh niên ngày nay có tính tự tin, tự chủ, tự tôn tự trọng phẩm chất, trọng danh dự. Họ hiểu rõ giá trị và vai trò của tuổi trẻ trong xã hội, họ muốn có một sự đối xử bình đẳng và sự tôn trọng con người. Họ căm ghét thái độ coi thường, cách đối xử bất công và hành vi gia trưởng, thái độ quan liêu. - Tuổi trẻ quá tin ở mình và muốn tự quyết công việc của mình, vì họ giàu lòng tự tôn và tự trọng, tự chủ nhưng do thiếu kinh nghiệm sống cho nên những quyết định của họ không phải lúc nào cũng đúng. Vì vậy tuổi trẻ cần có sự chỉ dẫn một cách thông minh và tâm phúc của những người đi trước. - Tuổi trẻ phát triển đặc tính quý nhất, đó là đức tính kiên trì, nhẫn nại, đức tính này biểu hiện ở lòng mong muốn đạt được và biết cách hoàn thành nhiệm vụ. Đó là tình cảm, động lực, năng lực phẩm chất ý chí phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm của người thanh niên. Thanh niên còn có đức tính trung thực, thẳng thắn, táo bạo và cần cù, chất phác, giản dị.Thanh niên vốn có lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội và ý chí thực hiện lẽ sống của mình. Chính vì vậy họ sẵn sàng hy sinh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hạnh phúc tương lai của mình.[53] 1.3.3.Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của sinh viên Phát triển các tố chất thể lực (TCTL) là một trong hai đặc điểm cơ bản, nổi bật của quá trình giáo dục thể chất. Trong lý luận và phương pháp thể dục thể thao, tố chất thể lực (tố chất vận động) là những đặc điểm tương đối riêng biệt trong thể lực của con người và thường được chia thành năm loại cơ bản: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và mềm dẻo. Sức mạnh Sức mạnh phụ thuộc vào hệ vận động vì nó có liên hệ mật thiết với các tổ chức xương, cơ, dây chằng, năng lực khống chế và điều hòa cơ. Ở tuổi trưởng thành, sự phát triển của các nhóm cơ không đồng đều nên tỷ lệ sức mạnh của các nhóm cơ cũng thay đổi theo lứa tuổi. Trong khi đó sức mạnh của các nhóm cơ duỗi phát triển hơn nhóm cơ co, cơ hoạt động nhiều sẽ phát triển nhanh hơn cơ hoạt động ít, ở độ tuổi 18-21 thì sức mạnh cơ bắp có sự phát triển với nhịp độ cao và có tính chất đột biến. Sức nhanh Tốc độ là một tố chất vận động đặc trưng bởi thời gian tiềm tàng của phản ứng, tần số động tác và tốc độ động tác đơn lẻ. Trong hoạt động thể lực, tốc độ biểu hiện một cách tổng hợp. Tốc độ của động tác đơn lẻ, biến đổi rõ rệt trong quá trình phát triển. Sức bền Sức bền phát triển đến 21-22 tuổi thì đạt đỉnh cao, sức bền có liên quan mật thiết đến chức năng hệ thống tuần hoàn, hô hấp và khả năng ổn định của cơ thể, tố chất sức bền cũng biến đổi đáng kể trong hoạt động tĩnh lực cũng như động lực. Sức bền ưa khí phát triển mạnh vào độ tuổi 18-22, trong khi sức bền yếm khí phát triển mạnh ngay ở lứa tuổi 12-17. Khả năng phối hợp vận động Thể hiện khả năng điều khiển các yếu tố thể lực, không gian và thời gian của động tác. Một trong các yếu tố quan trọng là định hướng chính xác trong không gian. Khả năng này phát triển cao nhất ở lứa tuổi 7-10 tuổi, từ 10-12 tuổi khả năng này ổn định và ở tuổi 14-15 giảm xuống, đến 16-17 tuổi khả năng định hướng trong không gian sẽ đạt mức người lớn. Mềm dẻo Tố chất mềm dẻo là góc độ hoạt động của các khớp cơ của cơ thể con người, nó là khả năng kéo dài dây chằng và cơ bắp. Độ mềm dẻo không phát triển động đều theo sự phát triển của lứa tuổi. Độ linh hoạt của cột sống ở nam tuổi từ 7-14 nâng cao rõ rệt và đạt chỉ số lớn nhất vào tuổi 15. Khi lớn lên phát triển chậm lại. Độ linh hoạt phát triển cao vào độ tuổi 12-13, biên độ khớp hông lớn nhất và độ tuổi 7-10, sau đó phát triển chậm lại. Sự phát triển các TCTL cho sinh viên thông qua việc học tập chương trình các môn thể thao tự chọn, giúp cho sinh viên hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận động, phát triển toàn diện về thể chất, kích thích hoạt động các cơ quan trong cơ thể, đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể, tăng cường sức đề kháng và làm giảm bệnh tật. [30] 1.4.Giới thiệu đôi nét về trường Đại học Sài Gòn. 1.4.1.Quá trình hình thành và phát triển. Đại học Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 478/QĐ-TTT ngày 25/04/07 của Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng. Đại học Sài Gòn là cơ sở giáo dục Đại học công lập trực thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh, Đại học Sài Gòn chịu sự quản lý Nhà nước về Giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đại học Sài Gòn là trường đào tạo đa ngành đa cấp, đa lĩnh vực. Đại học Sài Gòn đào tạo từ trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Đại học Sài Gòn đào tạo theo 2 phương thức: chính quy và không chính quy (vừa làm vừa học, tại chức, chuyên tu, liên thông). Tốt nghiệp Đại học Sài Gòn người học được cấp các bằng cấp: trung cấp chuyên nghiệp, cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ. Hiện nay Đại học Sài Gòn đang tổ chức đào tạo cho 30 chuyên ngành cấp độ đại học, 24 chuyên ngành cấp độ cao đẳng, 4 chuyên ngành cấp độ trung cấp thuộc các lãnh vực: kinh tế-kỹ thuật; văn hoá-xã hội;chính trị-nghệ thuật;và sư phạm. Ngoài việc đào tạo cấp bằng, Đại học Sài Gòn còn được phép đào tạo cấp các chứng chỉ tin học và ngoại ngữ. ĐHSG cũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc I, bậc II. Đại học Sài Gòn cũng đào tạo và cấp các chứng chỉ về ứng dụng Công nghệ thông tin và ứng dụng các nghiệp vụ khác. 1.4.2.Công tác GDTC tại trường Đại học Sài Gòn. Trường Đại học Sài Gòn hiện có Khoa GDQP-AN&GDTC. Trong đó bộ môn GDTC thực hiện công tác giảng dạy GDTC cho sinh viên các khoa nhằm giáo dục đạo đức, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật , lối sống tích cực lành mạnh , xây dựng niềm tin, duy trì và củng cố sức khỏe cho sinh viên, tham gia hoạt động câu lạc bộ thể thao, đảm bảo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Xây dựng cơ sở mới của trường Đại học Sài Gòn tại Quận 7 với qui mô gần 30 hécta.Trong đó có sân vận động, nhà thi đấu, hồ bơi, sân tennis. Đánh giá chất lượng chương trình GDTC theo tiêu chuẩn AUN-QA. Xây dựng và cải tiến chương trình GDTC mới phù hợp với điều kiện thực tiễn. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên chất lượng cao. Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, cử nhân sự tham gia học tập nghiên cứu sinh, dự kiến năm 2020 đạt 30% cấp độ tiến sĩ và 70% thạc sĩ. Đầu tư phát triển phong trào TDTT với sự hình thành của 7 CLB bao gồm: bóng đá, bóng bàn, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông. Hình thành đội tuyển, CLB đội nhóm, tham gia các giải thi đấu trong và ngoài trường. Xã hội hóa thể thao, kinh doanh thể thao, tạo nguồn thu phát triển phong trào. Truyền thông quảng bá thông qua các hoạt động giao lưu và thi đấu thể thao tạo dựng hình ảnh của trường. 1.5.Các công trình nghiên cứu liên quan. GDTC là một trong những lĩnh vực quan trọng được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng chương trình như: Nguyễn Văn Toàn (2014), “Nghiên cứu giải pháp và đánh giá hiệu quả giáo dục thể chất theo hệ thống tín chỉ cho sinh viên cao đẳng sư phạm giáo dục thể chất trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa” [51]. Luận án đã xây dựng và ứng dụng các giải pháp một cách hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo GTDC theo hệ thống tín chỉ cho sinh viên khoa sư phạm GDTC trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa. Nguyễn Gắng (2015), “Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết thể dục thể thao giữa Đại học Huế và các tổ chức thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Huế” [28], Luận án xây dựng và ứng dụng mô hình liên kết TDTT giữa Đại học Huế và các tổ chức TDTT trên địa bàn thành phố Huế. Từ đó đẩy mạnh phong trào TDTT ngoại khóa cho toàn trường, hình thành các tổ chức xã hội hóa tham gia vào các hoạt động thể thao, thu hút nguồn đầu tư cho cơ sở vật chất cho trường. Đỗ Ngọc Cương (2016), “Nghiên cứu xây dựng chương trình thể thao nâng cao cho sinh viên Đại học Thái Nguyên ”[21]. Dựa trên chương trình thể thao cơ bản của trường, luận án đã thiết kế và xây dựng được chương trình nâng cao để đáp ứng nhu cầu của xã hội, học tập và tập luyện TDTT của sinh viên, nâng cao thể chất, đào tạo con người toàn diện. Nguyễn văn Hòa (2017), Cải tiến chương trình giảng dạy các môn thể thao tự chọn cho sinh viên không chuyên trường Đại học Cần Thơ [33]. Luận án xây dựng được một chương trình mới với thời lượng là 90 tiết bao gồm 9 môn và ứng dụng cho sinh viên không chuyên. Kết quả đạt được sự tăng trưởng về hình thái và thể lực, phân loại thể lực với tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT đại loại tốt. Ngoài ra luận án còn tham khảo thêm một số tài liệu và nhóm các nghiên cứu về các giải pháp và định hư...% tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 15 16 6.45 19.68 15.09 16.19 7.03 10.93 0.58 3.85 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 5.91 5.81 1.71 3.94 5.88 5.68 3.46 8.46 1.75 5.65 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 161.13 166.13 3.06 6.11 161.94 168.94 4.23 7.71 1.17 3.36 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 805.94 835.94 3.65 11.93 807.19 862.19 6.59 24.13 2.94 10.35 P < 0.05 HPNC1 Nội dung HPCB HPNC1 W% tĐC HPCB HPNC1 W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 16 17 6.06 7.38 16.19 17.31 6.69 11.27 0.63 6.37 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 5.81 5.61 3.50 2.005 5.68 5.48 3.58 8.62 0.08 5.76 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 166.13 169.13 1.79 4.10 168.94 173.94 2.92 5.51 1.13 5.76 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 835.94 845.94 1.19 10.79 862.19 880.19 2.07 7.90 0.88 13.51 P < 0.05 HPNC2 Nội dung HPNC1 HPNC2 W% tĐC HPNC1 HPNC2 W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 17 17.22 1.29 4.26 17.31 17.47 1.62 6.50 0.33 6.10 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 5.61 5.47 2.53 2.53 5.48 5.33 2.78 8.13 0.25 9.18 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 169.13 175.28 3.57 5.34 173.94 183.13 5.15 11.45 1.58 11.84 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 845.94 890.16 5.09 7.01 880.19 929.69 5.47 21.30 0.38 18.12 P < 0.05 Nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nam ĐC và TN sau khi học môn tự chọn bóng chuyền Học Phần Nội dung Nhóm đối chứng n = 32 Nhóm thực nghiệm n = 32 d t p d Cv% d Cv% TTN Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 16.13 1.62 10.06 16.25 2.30 14.15 0.12 1.36 P > 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 4.83 0.17 3.49 4.81 0.43 8.87 -0.02 1.38 P > 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 216.72 10.67 4.92 216.00 16.12 7.47 -0.72 1.19 P > 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 950.00 86.79 9.14 955.16 105.31 11.03 5.00 1.21 P > 0.05 HPCB Nội dung TTN HPCB W% tĐC TTN HPCB W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 16.13 16.44 1.90 4.32 16.25 17.03 4.69 7.66 2.79 6.71 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 4.83 4.75 1.67 10.04 4.81 4.71 2.10 5.14 0.43 2.79 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 216.72 221.72 2.28 10.59 216 223 3.19 9.82 0.91 2.12 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 950 980 3.11 7.82 955.16 992.5 3.83 7.65 0.72 2.77 P < 0.05 HPNC1 Nội dung HPCB HPNC1 W% tĐC HPCB HPNC1 W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 16.44 17.44 5.70 14.03 17.03 18.03 5.90 9.76 0.20 6.72 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 4.75 4.7 1.06 6.11 4.71 4.61 2.15 5.14 1.09 6.32 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 221.72 226.72 2.23 10.59 223 235 5.24 16.81 3.01 13.72 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 980 1020 4.00 10.42 992.5 1033.75 4.07 8.16 0.07 3.08 P < 0.05 HPNC2 Nội dung HPNC1 HPNC2 W% tĐC HPNC1 HPNC2 W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 17.44 17.81 2.10 5.38 18.03 20.09 10.81 22.05 8.71 30.36 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 4.7 4.68 0.43 2.08 4.61 4.57 0.87 2.20 0.45 7.60 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 226.72 227.06 1.03 0.70 235 236.41 1.48 2.32 0.45 19.13 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 1020 1036.88 1.64 4.72 1033.75 1066.25 3.10 5.96 1.46 6.19 P < 0.05 Nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nữ ĐC và TN sau khi học môn tự chọn bóng chuyền Học Phần Nội dung Nhóm đối chứng n = 32 Nhóm thực nghiệm n = 32 d t p d Cv% d Cv% TTN Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 15.63 1.50 9.58 15.53 1.10 7.22 -0.1 1.72 P > 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 6.00 0.66 11.04 6.02 0.55 9.15 0.02 0.74 P > 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 163.34 19.33 11.83 164.59 20.97 12.44 1.25 1.40 P > 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 745.22 55.62 7.46 747.66 50.72 6.78 2.44 1.04 P > 0.05 HPCB Nội dung TTN HPCB W% tĐC TTN HPCB W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 15.63 16.63 6.20 15.00 15.53 16.81 7.92 29.85 1.72 3.06 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 6 5.8 3.39 6.75 6.02 5.7 5.46 12.93 2.07 3.76 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 163.34 173.19 5.85 11.54 164.59 178.59 8.16 15.10 2.31 6.07 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 745.22 795.22 6.49 20.34 747.66 807.66 7.72 26.76 1.22 5.29 P < 0.05 HPNC1 Nội dung HPCB HPNC1 W% tĐC HPCB HPNC1 W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 16.63 17.28 3.83 9.78 16.81 17.91 6.34 27.54 2.50 10.80 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 5.8 5.7 1.74 3.38 5.7 5.62 1.41 3.12 0.33 3.03 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 173.19 183.25 5.64 11.78 178.59 185.59 3.84 7.55 1.80 2.63 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 815.22 855.22 4.79 16.26 807.66 867.66 7.16 26.75 2.37 5.29 P < 0.05 HPNC2 Nội dung HPNC1 HPNC2 W% tĐC HPNC1 HPNC2 W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 17.28 17.41 0.75 2.17 17.91 18.13 4.05 14.41 3.30 13.19 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 5.7 5.55 2.67 5.55 5.62 5.42 3.62 8.55 0.95 5.74 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 183.25 186.88 1.96 5.24 185.59 190 2.35 5.97 0.39 6.49 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 855.22 898.44 4.93 19.79 867.66 923.13 6.20 23.78 1.27 11.42 P < 0.05 Nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nam ĐC và TN sau khi học môn tự chọn bóng bàn Học Phần Nội dung Nhóm đối chứng n = 32 Nhóm thực nghiệm n = 32 d t p d Cv% d Cv% TTN Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 16.84 2.26 13.41 16.88 2.55 15.11 0.04 0.38 P > 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 4.81 0.41 8.45 4.80 0.39 8.09 -0.01 0.57 P > 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 204.22 15.56 7.62 204.81 11.59 5.66 0.59 0.97 P > 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 913.44 86.61 9.48 920.41 87.66 9.52 6.97 1.81 P > 0.05 HPCB Nội dung TTN HPCB W% tĐC TTN HPCB W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 16.84 17.84 5.77 9.92 16.88 17.95 6.14 6.28 0.37 2.37 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 4.81 4.79 0.42 1.08 4.8 4.65 3.17 8.48 2.75 8.12 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 204.22 209.22 2.42 7.27 204.81 216.81 5.69 23.40 3.27 12.53 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 913.44 953.44 4.29 10.45 920.41 961.41 4.36 14.00 0.07 2.07 P < 0.05 HPNC1 Nội dung HPCB HPNC1 W% tĐC HPCB HPNC1 W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 17.84 17.91 0.39 0.67 17.95 18.19 1.33 2.20 0.94 3.19 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 4.79 4.78 0.21 0.54 4.65 4.63 0.43 2.04 0.22 10.54 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 209.22 214.22 2.36 7.27 216.81 222.81 2.73 11.69 0.37 14.24 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 953.44 993.44 4.11 13.90 961.41 1011.41 5.07 12.89 0.96 4.02 P < 0.05 HPNC2 Nội dung HPNC1 HPNC2 W% tĐC HPNC1 HPNC2 W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 17.91 18.09 1.00 1.67 18.19 18.94 4.04 7.15 3.04 11.32 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 4.78 4.72 1.26 3.27 4.63 4.56 1.52 5.29 0.26 11.05 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 214.22 219.16 2.28 6.85 222.81 229.06 2.77 12.69 0.49 20.26 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 993.44 1014.06 2.05 6.13 1011.41 1042.19 3.00 6.90 0.95 5.93 P < 0.05 Nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nữ ĐC và TN sau khi học môn tự chọn bóng bàn Học Phần Nội dung Nhóm đối chứng n = 32 Nhóm thực nghiệm n = 32 d t p d Cv% d Cv% TTN Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 15.09 1.00 6.60 15.03 1.09 7.27 -0.06 1.30 P > 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 6.04 0.41 6.76 6.02 0.51 8.53 -0.02 0.98 P > 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 160.59 14.15 8.81 160.84 19.53 12.14 0.25 0.33 P > 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 739.91 55.38 7.49 743.47 46.65 5.79 3.56 1.57 P > 0.05 HPCB Nội dung TTN HPCB W% tĐC TTN HPCB W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 15.09 16.13 6.66 23.49 15.03 16.31 8.17 26.43 1.45 3.88 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 6.04 5.74 5.09 16.36 6.02 5.7 5.46 14.06 0.37 1.996 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 160.59 170.59 6.04 15.99 160.84 181 11.79 23.04 5.75 13.70 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 739.91 799.91 7.79 24.51 743.47 820.47 9.85 37.34 2.06 9.09 P < 0.05 HPNC1 Nội dung HPCB HPNC1 W% tĐC HPCB HPNC1 W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 16.13 17.06 5.60 21.15 16.31 17.31 7.68 23.23 2.08 4.29 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 5.74 5.7 0.70 2.13 5.7 5.62 3.50 8.62 2.80 3.03 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 170.59 175.59 2.89 7.99 181 186 3.28 6.90 0.39 11.69 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 799.91 859.91 7.23 24.52 820.47 885.47 7.62 31.52 0.39 10.87 P < 0.05 HPNC2 Nội dung HPNC1 HPNC2 W% tĐC HPNC1 HPNC2 W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 17.06 17.31 1.45 5.81 17.31 17.69 2.17 7.07 0.72 6.96 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 5.7 5.65 0.88 2.66 5.62 5.32 5.48 13.68 4.60 14.57 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 175.59 177.5 1.08 3.30 186 189.34 1.78 4.76 0.70 24.64 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 859.91 882.19 2.56 8.28 885.47 917.19 3.52 16.08 0.96 16.19 P < 0.05 Nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nam ĐC và TN sau khi học môn tự chọn bóng rổ Học Phần Nội dung Nhóm đối chứng n = 32 Nhóm thực nghiệm n = 32 d t p d Cv% d Cv% Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 17.78 2.72 15.3 17.78 1.68 9.45 0 0.01 P > 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 4.69 0.17 3.57 4.68 0.3 6.46 -0.01 0.93 P > 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 218.13 16.7 7.66 218.34 15.81 7.24 0.21 0.3 P > 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 970.78 67.4 6.94 973.44 96.04 9.87 2.66 0.72 P > 0.05 HPCB Nội dung TTN HPCB W% tĐC TTN HPCB W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 17.78 18.13 1.95 2.90 17.78 19.13 7.32 16.72 5.37 9.51 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 4.69 4.6 1.94 11.63 4.68 4.55 2.82 12.06 0.88 4.96 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 218.13 227.97 4.41 13.29 218.34 230.06 5.23 16.31 0.82 2.90 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 970.78 990.78 2.04 6.71 973.44 1003.44 3.04 8.18 1.00 3.45 P < 0.05 HPNC1 Nội dung HPCB HPNC1 W% tĐC HPCB HPNC1 W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 18.13 18.16 0.17 0.24 19.13 19.19 0.31 1.996 0.15 9.45 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 4.6 4.58 0.44 2.58 4.55 4.38 3.81 12.61 3.37 18.56 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 227.97 229.63 0.73 2.10 230.06 232.19 0.92 3.51 0.19 3.31 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 990.78 1010.78 2.00 6.71 1003.44 1031.56 2.76 6.66 0.76 5.71 P < 0.05 HPNC2 Nội dung HPNC1 HPNC2 W% tĐC HPNC1 HPNC2 W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 18.16 18.22 0.33 0.55 19.17 19.31 0.68 2 0.35 11.27 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 4.58 4.54 0.88 5.81 4.38 4.26 2.78 8.62 1.90 26.34 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 229.63 232.19 1.11 3.25 232.19 238.13 2.53 8.63 1.42 8.42 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 1010.78 1046.88 3.51 12.85 1031.56 1069.69 3.63 9.05 0.12 5.38 P < 0.05 Nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nữ ĐC và TN sau khi học môn tự chọn bóng rổ Học Phần Nội dung Nhóm đối chứng n = 32 Nhóm thực nghiệm n = 32 d t p d Cv% d Cv% TTN Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 15.78 1.13 7.15 15.81 0.78 4.93 0.03 0.61 P > 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 5.92 0.19 3.27 5.9 0.67 11.41 -0.02 1.04 P > 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 170.59 17.34 10.16 171.22 12.52 7.31 0.63 0.94 P > 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 782.03 41.31 5.28 785.41 50 6.37 3.38 1.67 P > 0.05 HPCB Nội dung TTN HPCB W% tĐC TTN HPCB W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 15.78 16.2 2.75 10.57 15.81 16.53 4.45 18.36 1.82 6.76 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 5.92 5.72 3.44 23.82 5.9 5.67 3.98 7.71 0.54 2.38 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 170.59 175.92 3.07 8.58 171.22 179.22 4.57 14.45 1.49 4.96 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 782.03 832.03 6.20 27.39 785.41 856.41 8.65 31.81 2.45 12.18 P < 0.05 HPNC1 Nội dung HPCB HPNC1 W% tĐC HPCB HPNC1 W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 16.2 17.03 5.00 21.69 16.53 17.53 5.87 22.93 0.87 11.43 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 5.72 5.52 3.56 23.82 5.67 5.47 3.59 6.61 0.03 2.30 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 175.92 180.59 2.62 7.53 179.22 184.22 2.75 9.03 0.13 5.43 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 832.03 860.03 3.31 15.34 856.41 900.41 5.01 19.33 1.70 19.92 P < 0.05 HPNC2 Nội dung HPNC1 HPNC2 W% tĐC HPNC1 HPNC2 W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 17.03 17.16 0.76 2.40 17.53 18.06 2.98 11.97 2.22 16.53 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 5.52 5.34 3.31 24.41 5.47 5.23 4.49 9.98 1.18 9.57 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 180.59 192.03 6.14 17.80 184.22 196.56 6.48 28.39 0.34 11.51 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 860.03 885.31 2.90 12.21 900.41 932.81 3.53 1.996 0.63 22.73 P < 0.05 Nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nam ĐC và TN sau khi học môn tự chọn cầu lông Học Phần Nội dung Nhóm đối chứng n = 32 Nhóm thực nghiệm n = 32 d t p d Cv% d Cv% TTN Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 16.44 2.3 13.99 16.28 1.85 11.38 0.16 1.69 P > 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 4.78 0.45 9.46 4.77 0.38 8.07 -0.01 0.45 P > 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 208.22 13.46 6.46 208.69 12.2 5.85 0.47 0.83 P > 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 951.99 103.46 10.87 954.38 96.45 10.11 2.38 0.54 P > 0.05 HPCB Nội dung TTN HPCB W% tĐC TTN HPCB W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 16.44 17 3.35 6.05 16.28 17.22 5.61 11.61 2.26 2.42 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 4.78 4.76 0.42 0.99 4.77 4.61 3.41 9.40 2.99 8.66 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 208.22 213.22 2.37 8.40 208.69 219.69 5.14 20.32 2.77 11.41 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 951.99 971.99 2.08 4.37 954.38 982.06 2.86 6.50 0.78 2.28 P < 0.05 HPNC1 Nội dung HPCB HPNC1 W% tĐC HPCB HPNC1 W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 17 17.91 5.21 10.04 17.22 18.25 5.81 12.80 0.60 3.78 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 4.76 4.74 0.42 0.97 4.61 4.58 0.65 2.01 0.23 8.98 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 213.22 215.22 0.93 3.36 219.69 224.69 2.25 9.20 1.32 16.70 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 971.99 981.99 1.02 2.19 982.06 1001.38 1.95 4.53 0.93 4.39 P < 0.05 HPNC2 Nội dung HPNC1 HPNC2 W% tĐC HPNC1 HPNC2 W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 17.91 18.09 1.00 1.88 18.25 18.94 3.71 10.25 2.71 11.32 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 4.74 4.7 0.85 2.01 4.58 4.52 1.32 3.76 0.47 9.58 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 215.22 225.84 4.82 17.87 224.69 236.88 5.28 25.12 0.46 21.51 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 981.99 1020 3.80 9.08 1001.38 1050.94 4.83 12.64 1.03 8.47 P < 0.05 Nhịp độ tăng trưởng thể lực của nhóm nữ ĐC và TN sau khi học môn tự chọn cầu lông Học Phần Nội dung Nhóm đối chứng n = 32 Nhóm thực nghiệm n = 32 d t p d Cv% d Cv% TTN Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 15.03 1 6.65 15 1.19 7.94 -0.03 0.64 P > 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 5.99 0.4 6.61 5.97 0.4 6.74 -0.02 1.28 P > 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 162.25 23.3 14.36 163 18.29 11.22 0.75 0.95 P > 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 772.19 54.44 7.05 775.56 40.65 5.24 3.37 1.69 P > 0.05 HPCB Nội dung TTN HPCB W% tĐC TTN HPCB W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 15.03 15.22 1.26 4.67 15 16 6.45 18.92 5.19 17.40 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 5.99 5.89 1.68 5.00 5.97 5.71 4.45 12.99 2.77 10.44 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 162.25 172.09 5.89 9.55 163 175.84 7.58 15.51 1.69 3.98 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 772.19 812.5 5.09 16.60 775.56 820.56 5.64 25.05 0.55 3.75 P < 0.05 HPNC1 Nội dung HPCB HPNC1 W% tĐC HPCB HPNC1 W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 15.22 16 5.00 23.33 16 17 6.06 18.92 1.06 21.71 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 5.89 5.79 1.71 5.00 5.71 5.61 1.77 5.66 0.06 10.18 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 172.09 181.78 5.48 9.39 175.84 185.84 5.53 12.32 0.05 4.36 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 812.5 851.25 4.66 15.63 820.56 870.56 5.91 27.83 1.25 8.85 P < 0.05 HPNC2 Nội dung HPNC1 HPNC2 W% tĐC HPNC1 HPNC2 W% tTN d % tTN.ĐC p Nằm ngửa gập thân ( sl/30s ) 16 16.5 0.19 0.73 17 17.8 4.60 16.01 1.52 26.24 P < 0.05 Chạy 30m XPC ( giây ) 5.79 5.73 1.04 3.35 5.61 5.51 1.80 6.10 0.76 13.22 P < 0.05 Bật xa tại chỗ ( cm ) 181.78 183.44 0.91 1.87 185.84 189.38 1.89 5.40 0.98 10.06 P < 0.05 Chạy 5 phút tùy sức ( m ) 851.25 890.94 4.56 15.51 870.56 920.31 5.56 30.78 1.00 14.01 P < 0.05 Phân loại thể lực của nhóm TN nam sinh viên năm 2 học phần tự chọn bóng đá với tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ giáo dục và Đào tạo. Nội dung các test Tiêu chuẩn Bộ GD&ĐT Giai đoạn Giá trị Phân loại Giai đoạn Giá trị Phân loại Tốt Đạt K.đạt Đối chứng Tốt Đạt Không đạt Thực nghiệm Tốt Đạt Không đạt n % n % n % n % n % n % Nằm ngửa gập bụng ( số lần /30s ) >23 >18 <17 TTN 16.91 0 0 13 40.62 19 59.38 TTN 16.88 0 0 14 43.75 18 56.25 STN 18.47 0 0 19 59.38 13 40.62 STN 19.46 0 0 32 100 0 0 Chạy 30m XPC (giây) <4.60 <5.60 >5.60 TTN 4.61 19 59.38 13 40.62 0 0 TTN 4.61 9 28.12 23 71.88 0 0 STN 4.5 25 78.12 7 21.88 0 0 STN 4.43 31 96.87 1 3.13 0 0 Bật xa tại chỗ (cm) >227 >209 < 207 TTN 217.44 11 34.38 13 40.62 8 25 TTN 218.91 7 21.88 16 50 9 28.13 STN 227.19 18 56.25 11 34.38 3 9.38 STN 237.53 28 87.50 3 9.37 1 3.13 Chay tùy sức 5 phút (m) >1070 >960 < 960 TTN 973.44 0 0 20 62.50 12 37.50 TTN 974.19 7 21.88 13 40.63 12 37.50 STN 1050.31 10 31.25 18 56.25 4 12.50 STN 1130 16 50.00 15 46.87 1 3.13 Phân loại thể lực của nhóm TN nữ sinh viên năm 2 học phần tự chọn bóng đá với tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ giáo dục và Đào tạo. Nội dung các test Tiêu chuẩn Bộ GD&ĐT Giai đoạn Giá trị Phân loại Giai đoạn Giá trị Phân loại Tốt Đạt K.đạt Đối chứng Tốt Đạt Không đạt Thực nghiệm Tốt Đạt Không đạt n % n % n % n % n % n % Nằm ngửa gập bụng ( số lần /30s ) > 20 > 17 < 16 TTN 16.00 0 0 9 28.13 23 71.87 TTN 15.09 0 0 9 28.12 23 71.88 STN 17.22 0 0 25 78.13 7 21.87 STN 17.47 0 0 32 100 0 0 Chạy 30m XPC (giây) < 5.60 < 6.60 > 6.60 TTN 5.81 12 37.50 19 59.38 1 3.13 TTN 5.88 12 37.50 16 50 4 12.50 STN 5.69 14 43.75 16 50 2 6.25 STN 5.33 21 65.63 11 34.37 0 0 Bật xa tại chỗ (cm) > 170 > 155 < 155 TTN 166.13 12 37.50 13 40.63 7 21.87 TTN 161.94 10 31.25 9 28.12 13 40.63 STN 178.28 26 81.25 6 18.75 0 0 STN 183.13 27 84.38 3 9.38 2 6.25 Chay tùy sức 5 phút (m) > 950 > 890 < 890 TTN 835.94 1 3.13 1 3.13 30 93.75 TTN 807.19 0 0 4 12.50 28 87.50 STN 920.78 10 31.25 14 43.75 8 25 STN 929.69 10 31.25 18 56.25 4 12.50 Phân loại thể lực của nhóm TN nam sinh viên năm 2 học phần tự chọn bóng chuyền với tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ giáo dục và Đào tạo. Nội dung các test Tiêu chuẩn Bộ GD&ĐT Giai đoạn Giá trị Phân loại Giai đoạn Giá trị Phân loại Tốt Đạt K.đạt Đối chứng Tốt Đạt Không đạt Thực nghiệm Tốt Đạt Không đạt n % n % n % n % n % n % Nằm ngửa gập bụng ( số lần /30s ) >23 >18 <17 TTN 16.13 0 0 6 18.75 26 81.25 TTN 16.25 0 0 15 46.88 17 53.12 STN 17.81 0 0 21 65.63 11 34.37 STN 20.09 0 0 24 75.00 8 25.00 Chạy 30m XPC (giây) <4.60 <5.60 >5.60 TTN 4.83 3 9.38 29 90.63 0 0 TTN 4.81 12 37.50 17 53.13 3 9.37 STN 4.62 13 40.63 19 59.37 0 0 STN 4.57 22 68.75 10 31.25 0 0 Bật xa tại chỗ (cm) >227 >209 < 207 TTN 216.72 6 18.75 20 62.50 6 18.75 TTN 216 7 21.88 19 59.38 6 18.74 STN 227.06 20 62.50 12 37.50 0 0 STN 236.41 30 93.74 1 3.13 1 3.13 Chay tùy sức 5 phút (m) >1070 >960 < 960 TTN 950 1 3.13 13 40.63 18 56.25 TTN 955.16 4 12.50 14 43.75 14 43.75 STN 1036.88 8 25 19 59.37 5 15.63 STN 1066.25 17 53.12 11 34.38 4 12.50 Phân loại thể lực của nhóm TN nữ sinh viên năm 2 học phần tự chọn bóng chuyền với tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ giáo dục và Đào tạo. Nội dung các test Tiêu chuẩn Bộ GD&ĐT Giai đoạn Giá trị Phân loại Giai đoạn Giá trị Phân loại Tốt Đạt K.đạt Đối chứng Tốt Đạt Không đạt Thực nghiệm Tốt Đạt Không đạt n % n % n % n % n % n % Nằm ngửa gập bụng ( số lần /30s ) > 20 > 17 < 16 TTN 15.63 0 0 9 28.11 23 71.88 TTN 15.53 0 0 14 43.75 18 56.25 STN 17.41 2 6.25 25 78.13 5 15.62 STN 18.13 2 6.25 30 93.75 0 0 Chạy 30m XPC (giây) < 5.60 < 6.60 > 6.60 TTN 6.00 10 31.25 18 56.25 4 12.50 TTN 6.02 7 21.88 19 59.38 6 18.74 STN 5.55 19 59.37 11 34.38 2 6.25 STN 5.42 23 71.88 9 28.12 0 0 Bật xa tại chỗ (cm) > 170 > 155 < 155 TTN 163.34 12 37.50 10 31.25 10 31.25 TTN 164.59 13 40.63 6 18.74 13 40.63 STN 186.88 31 96.88 1 3.13 0 0 STN 190.00 32 100 0 0 0 0 Chay tùy sức 5 phút (m) > 950 > 890 < 890 TTN 745.22 0 0 0 0 32 100 TTN 747.66 0 0 1 3.13 31 96.87 STN 898.44 7 21.88 16 50 9 28.12 STN 923.13 8 25 16 50 8 25 Phân loại thể lực của nhóm TN nam sinh viên năm 2 học phần tự chọn bóng bàn với tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ giáo dục và Đào tạo. Nội dung các test Tiêu chuẩn Bộ GD&ĐT Giai đoạn Giá trị Phân loại Giai đoạn Giá trị Phân loại Tốt Đạt K.đạt Đối chứng Tốt Đạt Không đạt Thực nghiệm Tốt Đạt Không đạt n % n % n % n % n % n % Nằm ngửa gập bụng ( số lần /30s ) >23 >18 <17 TTN 16.84 0 0 12 37.50 20 62.50 0 16.88 0 0 17 53.12 15 46.88 STN 18.09 0 0 17 53.13 15 46.87 STN 18.94 1 3.13 27 84.37 4 12.50 Chạy 30m XPC (giây) <4.60 <5.60 >5.60 TTN 4.81 10 31.25 21 65.62 1 3.13 TTN 4.80 15 46.88 15 46.88 2 6.24 STN 4.72 15 46.87 16 50 1 3.13 STN 4.56 18 56.25 13 40.62 1 3.13 Bật xa tại chỗ (cm) >227 >209 < 207 TTN 204.22 2 6.25 11 34.38 19 59.38 TTN 204.81 2 6.25 21 65.63 9 28.13 STN 219.16 10 31.25 17 53.15 5 15.62 STN 229.06 19 59.38 12 37.50 1 3.13 Chay tùy sức 5 phút (m) >1070 >960 < 960 TTN 913.44 1 3.13 5 15.63 26 81.25 TTN 920.41 0 0.00 9 28.13 23 71.88 STN 1014.06 5 15.63 19 59.37 8 25 STN 1042.19 11 34.38 16 50 5 15.63 Phân loại thể lực của nhóm TN nữ sinh viên năm 2 học phần tự chọn bóng bàn với tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ giáo dục và Đào tạo. Nội dung các test Tiêu chuẩn Bộ GD&ĐT Giai đoạn Giá trị Phân loại Giai đoạn Giá trị Phân loại Tốt Đạt K.đạt Đối chứng Tốt Đạt Không đạt Thực nghiệm Tốt Đạt Không đạt n % n % n % n % n % n % Nằm ngửa gập bụng ( số lần /30s ) > 20 > 17 < 16 TTN 15.09 0 0 3 9.38 29 90.62 TTN 15.03 0 0 11 34.37 21 65.63 STN 17.31 0 0 26 81.25 6 18.75 STN 17.69 0 0 32 100 0 0 Chạy 30m XPC (giây) < 5.60 < 6.60 > 6.60 TTN 6.04 0 0 29 90.62 3 9.38 TTN 6.02 7 21.87 20 62.50 5 15.63 STN 5.65 19 59.37 12 37.50 1 3.13 STN 5.32 22 68.74 9 28.13 1 3.13 Bật xa tại chỗ (cm) > 170 > 155 < 155 TTN 160.59 9 28.13 12 37.50 11 34.37 TTN 160.84 7 21.88 13 40.62 12 37.50 STN 177.50 25 78.13 5 15.62 2 6.25 STN 189.34 31 96.87 1 3.13 0 0 Chay tùy sức 5 phút (m) > 950 > 890 < 890 TTN 739.91 0 0 0 0 32 100 TTN 743.47 0 0 0 0 32 100 STN 882.19 4 12.50 11 34.38 17 53.12 STN 917.19 2 6.25 27 84.38 3 9.37 Phân loại thể lực của nhóm TN nam sinh viên năm 2 học phần tự chọn bóng rổ với tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ giáo dục và Đào tạo. Nội dung các test Tiêu chuẩn Bộ GD&ĐT Giai đoạn Giá trị Phân loại Giai đoạn Giá trị Phân loại Tốt Đạt K.đạt Đối chứng Tốt Đạt Không đạt Thực nghiệm Tốt Đạt Không đạt n % n % n % n % n % n % Nằm ngửa gập bụng ( số lần /30s ) >23 >18 <17 TTN 17.78 0 0 16 50 16 50 TTN 17.78 0 0 27 84.37 5 15.63 STN 18.22 0 0 20 62.50 12 37.50 STN 19.30 0 0 32 100 0 0 Chạy 30m XPC (giây) <4.60 <5.60 >5.60 TTN 4.69 11 34.38 21 65.62 0 0 TTN 4.68 10 31.25 22 68.75 0 0 STN 4.54 24 75 8 25 0 0 STN 4.26 25 78.13 7 21.87 0 0 Bật xa tại chỗ (cm) >227 >209 < 207 TTN 218.13 12 37.50 13 40.62 7 21.88 TTN 218.34 8 25 19 59.37 5 15.63 STN 232.19 26 81.25 2 6.25 4 12.50 STN 238.13 30 93.75 0 0 2 6.25 Chay tùy sức 5 phút (m) >1070 >960 < 960 TTN 970.78 2 6.25 13 40.63 17 53.12 TTN 973.44 5 15.63 10 31.24 17 53.13 STN 1046.88 11 34.38 18 56.24 3 9.38 STN 1069.69 14 43.75 13 40.62 5 15.63 Phân loại thể lực của nhóm TN nữ sinh viên năm 2 học phần tự chọn bóng rổ với tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ giáo dục và Đào tạo. Nội dung các test Tiêu chuẩn Bộ GD&ĐT Giai đoạn Giá trị Phân loại Giai đoạn Giá trị Phân loại Tốt Đạt K.đạt Đối chứng Tốt Đạt Không đạt Thực nghiệm Tốt Đạt Không đạt n % n % n % n % n % n % Nằm ngửa gập bụng ( số lần /30s ) > 20 > 17 < 16 TTN 15.78 0 0 9 28.13 23 71.87 TTN 15.81 0 0 19 59.38 13 40.63 STN 17.16 1 3.13 22 68.75 9 28.12 STN 18.06 0 0 32 100 0 0 Chạy 30m XPC (giây) < 5.60 < 6.60 > 6.60 TTN 5.92 1 3.13 31 96.88 0 0 TTN 5.90 12 37.50 18 56.25 2 6.25 STN 5.34 30 93.75 2 6.25 0 0 STN 5.23 29 90.63 3 9.38 0 0 Bật xa tại chỗ (cm) > 170 > 155 < 155 TTN 170.59 15 46.88 15 46.88 2 6.24 TTN 171.22 17 53.13 14 43.75 1 3.13 STN 192.03 32 100 0 0 0 0 STN 196.56 32 100 0 0 0 0 Chay tùy sức 5 phút (m) > 950 > 890 < 890 TTN 782.03 0 0 1 3.13 31 96.87 TTN 785.41 0 0 1 3.13 31 96.88 STN 895.00 4 12.50 14 43.75 14 43.75 STN 932.81 4 12.50 27 84.38 1 3.13 Phân loại thể lực của nhóm TN nam sinh viên năm 2 học phần tự chọn cầu lông với tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ giáo dục và Đào tạo. Nội dung các test Tiêu chuẩn Bộ GD&ĐT Giai đoạn Giá trị Phân loại Giai đoạn Giá trị Phân loại Tốt Đạt K.đạt Đối chứng Tốt Đạt Không đạt Thực nghiệm Tốt Đạt Không đạt n % n % n % n % n % n % Nằm ngửa gập bụng ( số lần /30s ) >23 >18 <17 TTN 16.44 0 0 9 28.12 23 71.88 TTN 16.28 0 0 16 50 16 50 STN 18.09 0 0 19 59.37 13 40.63 STN 18.94 0 0 32 100 0 0 Chạy 30m XPC (giây) <4.60 <5.60 >5.60 TTN 4.78 13 40.62 15 46.88 4 12.50 TTN 4.77 15 46.88 15 46.87 2 6.25 STN 4.70 14 43.75 16 50 2 6.25 STN 4.52 23 71.88 9 28.12 0 0 Bật xa tại chỗ (cm) >227 >209 < 207 TTN 208.22 3 9.37 14 43.75 15 46.88 TTN 208.69 1 3.13 18 56.24 13 40.63 STN 229.84 23 71.28 6 18.75 3 9.38 STN 236.88 30 93.74 1 3.13 1 3.13 Chay tùy sức 5 phút (m) >1070 >960 < 960 TTN 951.99 5 15.63 3 9.37 24 75 TTN 954.38 2 6.25 14 43.75 16 50 STN 1040 11 34.37 13 40.63 8 25 STN 1050.94 15 46.87 14 43.75 3 9.38 Phân loại thể lực của nhóm TN nữ sinh viên năm 2 học phần tự chọn cầu lông với tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ giáo dục và Đào tạo. Nội dung các test Tiêu chuẩn Bộ GD&ĐT Giai đoạn Giá trị Phân loại Giai đoạn Giá trị Phân loại Tốt Đạt K.đạt Đối chứng Tốt Đạt Không đạt Thực nghiệm Tốt Đạt Không đạt n % n % n % n % n % n % Nằm ngửa gập bụng ( số lần /30s ) >23 >18 <17 TTN 15.03 0 0 2 6.25 30 93.75 TTN 15.00 0 0 11 34.37 21 65.63 STN 17.09 1 3.13 22 68.74 9 28.13 STN 17.80 0 0 32 100 0 0 Chạy 30m XPC (giây) <4.60 <5.60 >5.60 TTN 5.99 1 3.13 27 84.37 4 12.50 TTN 5.97 4 12.50 27 84.37 1 3.13 STN 5.73 17 53.13 15 46.87 0 0 STN 5.51 19 59.38 13 40.62 0 0 Bật xa tại chỗ (cm) >227 >209 < 207 TTN 162.25 10 31.25 12 37.50 10 31.25 TTN 163 13 40.62 14 43.75 5 15.63 STN 183.44 28 87.50 1 3.13 3 9.37 STN 189.39 32 100 0 0 0 0 Chay tùy sức 5 phút (m) >1070 >960 < 960 TTN 772.19 0 0 1 3.13 31 96.87 TTN 775.56 0 0 0 0 32 100 STN 890.94 7 21.88 11 34.37 14 43.75 STN 920.31 5 15.62 24 75.00 3 9.38

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nghien_cuu_xay_dung_chuong_trinh_cac_mon_the_thao_tu.docx
Tài liệu liên quan