Luận án Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất của trường đại học Phú Yên

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN MINH CƯỜNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC TP. Hồ Chí Minh, 2020 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN MINH CƯỜNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁ

doc312 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất của trường đại học Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
P NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Tiên Tiến 2. TS. Lê Hồng Sơn TP. Hồ Chí Minh, 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Tiên Tiến và TS. Lê Hồng Sơn. Trong công trình nghiên cứu này, các cơ sở số liệu và tài liệu tham khảo được sử dụng là hoàn toàn đảm bảo trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Nguyễn Minh Cường MỤC LỤC Lời cam đoan Danh mục các ký hiệu viết tắt trong luận án Danh mục các biểu bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các phụ lục DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Viết tắt Thuật ngữ tiếng Việt CBQL Cán bộ quản lý CG Chuyên gia CTNC Công trình nghiên cứu ĐHPY Trường Đại học Phú Yên GDTC Giáo dục thể chất GP Giải pháp GS.TS Giáo sư, Tiến sĩ GV Giảng viên HK Học kỳ NC Nghiên cứu NDGP Nội dung giải pháp NH Năm học N.TN Nhóm thực nghiệm N.ĐC Nhóm đối chứng N.SS Nhóm so sánh SD Độ lệch chuẩn SE Sai số tương đối S.TN Sau thực nghiệm SV Sinh viên TC Tiêu chí TCNC Tiêu chí nghiên cứu TDTT Thể dục thể thao T.TN Trước thực nghiệm DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG BẢNG NỘI DUNG TRANG Bảng 3.1. Số công trình nghiên cứu đã sử dụng các tiêu chí đánh giá thực trạng công tác GDTC ở các cơ sở giáo dục và đào tạo 60 Bảng 3.2 Các tiêu chí đánh giá công tác GDTC theo đề xuất của chuyên gia 61 Bảng 3.3 Tần suất trả lời cho từng tiêu chí phỏng vấn Sau 62 Bảng 3.4 Kết quả thống kê mô tả của các tiêu chí đánh giá 63 Bảng 3.5 Hệ số tin cậy tổng thể (Reliability Statistics) 63 Bảng 3.6 Độ tin cậy và mối tương quan từng biến với biến tổng (Item-Total Statistics) 64 Bảng 3.7 Lượng mẫu phỏng vấn thực trạng công tác GDTC của Trường ĐHPY 67 Bảng 3.8 Mức độ quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với công tác GDTC và chất lượng quản trị công tác GDTC (Descriptives) 67 Bảng 3.9 Thực trạng quản trị công tác GDTC của Trường ĐHPY giai đoạn 2010 – 2015 68 Bảng 3.10 Thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy GDTC của Trường ĐHPY giai đoạn 2010 – 2015 Sau 69 Bảng 3.11. Kết quả đánh giá về đội ngũ giảng viên GDTC (Descriptives) 70 Bảng 3.12 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC của Trường ĐHPY giai đoạn năm 2010 - 2015 Sau 70 Bảng 3.13 Kết quả đánh giá cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC của Trường ĐHPY 71 Bảng 3.14 Thực trạng kinh phí dành cho công tác GDTC của Trường ĐHPY giai đoạn năm 2010 – 2015 72 Bảng 3.15 Thực trạng chương trình GDTC của Trường ĐHPY giai đoạn năm 2010 – 2015 73 Bảng 3.16 Kết quả đánh giá nội dung, chương trình giảng dạy GDTC và giờ học GDTC (Descriptives) 74 Bảng 3.17 Các môn thể thao phù hợp phát triển thể lực của sinh viên 75 Bảng 3.18 Thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của trường giai đoạn năm 2010 – 2015 Sau 76 Bảng 3.19 Kết quả đánh giá của GV, CBQL về hoạt động TDTT ngoại khóa của trường 77 Bảng 3.20 Các môn thể thao mà sinh viên của trường đã có nhu cầu tập luyện 78 Bảng 3.21 Sự hứng thú và sự hài lòng của SV về tập luyện TDTT 80 Bảng 3.22 Kết quả kiểm tra thể lực của sinh viên ở Trường ĐHPY (Descriptives) Sau 80 Bảng 3.23 Kết quả xếp loại thể lực chung của SV (Crosstabulation) Sau 81 Bảng 3.24 Điểm học tập môn GDTC của sinh viên ở Trường ĐHPY 82 Bảng 3.25 So sánh điểm học tập môn GDTC của sinh viên ở Trường ĐHPY qua các năm học 83 Bảng 3.26 Xếp loại kết quả học tập môn GDTC của sinh viên ở Trường ĐHPY Sau 83 Bảng 3.27 Kết quả thu thập thông tin xác định các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC Sau 90 Bảng 3.28 Kết quả phỏng vấn xác định các giải pháp nâng cao công tác GDTC (Item Statistics) Sau 91 Bảng 3.29 Độ tin cậy tổng thể của các giải pháp (Reliability Statistics) Sau 91 Bảng 3.30 Độ tin cậy của từng giải pháp GDTC (Item-Total Statistics) Sau 91 Bảng 3.31 Kết quả phỏng vấn lựa chọn từng nội dung cho các giải pháp nâng cao công tác GDTC 92 Bảng 3.32 Lượng mẫu phỏng vấn và kiểm tra sư phạm cho quá trình thực nghiệm 107 Bảng 3.33 Kết quả kiểm tra thể lực của các nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm (Descriptives) Sau 109 Bảng 3.34 Kết quả so sánh thể lực của các nhóm sinh viên trước thực nghiệm (Multiple Comparisons) 110 Bảng 3.35 Kết quả xếp loại đánh giá trình độ thể lực chung của sinh viên các nhóm trước thực nghiệm (Crosstabulation) 111 Bảng 3.36 Kết quả kiểm nghiệm so sánh thể lực của nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm Sau 111 Bảng 3.37 So sánh kết quả đánh giá mức độ quan tâm của lãnh đạo và công tác quản trị lĩnh vực GDTC tại thời điểm HK 3 112 Bảng 3.38 Đội ngũ giảng viên giảng dạy GDTC của trường Đại học Phú Yên sau thực nghiệm Sau 113 Bảng 3.39 Cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC của trường Đại học Phú Yên sau thực nghiệm Sau 113 Bảng 3.40 So sánh kết quả đánh giá nguồn lực phục vụ cho công tác GDTC tại thời điểm HK 3 114 Bảng 3.41 Kết quả phỏng vấn và so sánh các nhóm sinh viên về nguồn lực phục vụ cho giảng dạy GDTC Sau 115 Bảng 3.42 So sánh kết quả đánh giá việc thực hiện chương trình giảng dạy GDTC tại thời điểm HK 3 Sau 117 Bảng 3.43 Hoạt động TDTT ngoại khóa của Trường Đại học Phú Yên sau thực nghiệm Sau 117 Bảng 3.44 Kết quả phỏng vấn và so sánh các nhóm sinh viên về việc thực hiện chương trình giảng dạy GDTC Sau 119 Bảng 3.45 So sánh các nhóm sinh viên về hứng thú tập luyện TDTT Sau 121 Bảng 3.46 So sánh sự hài lòng về môn học GDTC của các nhóm sinh viên Sau 122 Bảng 3.47 Kết quả kiểm tra thể lực của các nhóm trước và sau thực nghiệm (Descriptives) Sau 123 Bảng 3.48 Kết quả xếp loại và so sánh thể lực của các nhóm sinh viên trước và sau thực nghiệm (Descriptives) Sau 125 Bảng 3.49 Kết quả kiểm tra thể lực các nhóm sau thực nghiệm và nhóm so sánh (Descriptives) Sau 127 Bảng 3.50 Kết quả so sánh các nhóm SV sau thực nghiệm Sau 128 Bảng 3.51 Kết quả xếp loại thể lực chung của các nhóm sau thực nghiệm và nhóm so sánh (Crosstabulation) Sau 128 Bảng 3.52 Kết quả kiểm nghiệm Chi-Square Tests so sánh các nhóm sau thực nghiệm với nhóm so sánh 129 Bảng 3.53 Điểm trung bình của các nhóm sau thực nghiệm và nhóm so sánh (Descriptives) 130 Bảng 3.54 So sánh điểm trung bình của các nhóm sau thực nghiệm và nhóm so sánh (Multiple Comparisons) Sau 130 Bảng 3.55 Xếp loại và so sánh kết quả học tập môn GDTC của các nhóm (Crosstabulation) Sau 130 Bảng 3.56 Kết quả đánh giá hiệu quả tác động của các nội dung ở các giải pháp nâng cao chất lượng GDTC Sau 131 Bảng 3.57 Kết quả đánh giá tổng hợp về hiệu quả tác động của các nội dung giải pháp nâng cao chất lượng GDTC sau thực nghiệm (Descriptive Statistics) Sau 131 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ BIỂU ĐỒ NỘI DUNG TRANG Biểu đồ 3.1 Các môn thể thao phù hợp phát triển thể lực của sinh viên 76 Biểu đồ 3.2 Nhu cầu tập luyện TDTT của sinh viên 79 Biểu đồ 3.3 Kết quả xếp loại thể lực chung của sinh viên Sau 81 Biểu đồ 3.4 Kết quả học tập môn GDTC của sinh viên Sau 83 Biểu đồ 3.5 Kết quả xếp loại thể lực chung của sinh viên các nhóm theo giới tính Sau 111 Biểu đồ 3.6 Kết quả xếp loại thể lực chung của sinh viên N.TN và N.ĐC Sau 111 Biểu đồ 3.7 Đánh giá đội ngũ giảng viên giảng dạy GDTC Sau 115 Biểu đồ 3.8 Đánh giá cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy GDTC 116 Biểu đồ 3.9 Kết quả đánh giá giờ học GDTC của SV các nhóm Sau 118 Biểu đồ 3.10 Kết quả đánh giá chương trình giảng dạy GDTC của SV các nhóm Sau 118 Biểu đồ 3.11 Kết quả đánh giá hoạt động TDTT ngoại khóa của SV các nhóm Sau 118 Biểu đồ 3.12 Sự hứng thú tập luyện TDTT của các nhóm sinh viên Sau 121 Biểu đồ 3.13 Sự hài lòng của các nhóm sinh viên về môn học GDTC Sau 122 Biểu đồ 3.14 Nhịp tăng trưởng W% thể lực của các nhóm phân theo giới tính trước và sau thực nghiệm 124 Biểu đồ 3.15 Kết quả so sánh trình độ thể lực của các nhóm theo giới tính trước và sau thực nghiệm Sau 125 Biểu đồ 3.16 So sánh trình độ thể lực của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm 126 Biểu đồ 3.17 Kết quả xếp loại các nhóm sau thực nghiệm với nhóm so sánh Sau 128 Biểu đồ 3.18 Xếp loại kết quả học tập môn GDTC của các nhóm 131 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC PHỤ LỤC NỘI DUNG PHỤ LỤC 1 Phiếu thu thập thông tin (P1) về xác định các tiêu chí đánh giá thực trạng công tác GDTC PHỤ LỤC 2 Phiếu phỏng vấn (P2) xác định các tiêu chí đánh giá thực trạng công tác GDTC PHỤ LỤC 3 Phiếu phỏng vấn (P3) thực trạng công tác GDTC của Trường Đại học Phú Yên PHỤ LỤC 4 Phiếu phỏng vấn (P4) thực trạng công tác GDTC PHỤ LỤC 5 Phiếu thu thập thông tin nghiên cứu (P5) về công tác GDTC PHỤ LỤC 6 Phiếu thu thập thông tin nghiên cứu (P6) về các giải pháp nâng cao công tác GDTC của Trường Đại học Phú Yên PHỤ LỤC 7 Phiếu phỏng vấn (P7) về xác định các giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC của Trường Đại học Phú Yên PHỤ LỤC 8 Phiếu phỏng vấn (P8) về xác định các nội dung của từng giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC của Trường Đại học Phú Yên PHỤ LỤC 9 Phiếu phỏng vấn (P9) sau thực nghiệm các giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC PHỤ LỤC 10 Phiếu phỏng vấn (P10) sau thực nghiệm các giải pháp nâng cao chất lượng GDTC PHỤ LỤC 11 Phiếu phỏng vấn (P11) đánh giá hiệu quả tác động của các giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC của Trường Đại học Phú Yên PHỤ LỤC 12.1 Số liệu phỏng vấn GV, CBQL và GC về thực trạng công tác GDTC PHỤ LỤC 12.2 Số liệu phỏng vấn GV, CBQL và GC về thực trạng công tác GDTC PHỤ LỤC 13.1 Số liệu phỏng vấn Sinh viên về thực trạng công tác GDTC PHỤ LỤC 13.2 Số liệu phỏng vấn Sinh viên về thực trạng công tác GDTC PHỤ LỤC 14 Số liệu kiểm tra thực trạng thể lực và kết quả học tập GDTC của sinh viên trường ĐHPY giai đoạn 2011 – 2015 PHỤ LỤC 15.1 Kết quả phỏng vấn xác định các giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC PHỤ LỤC 15.2 Kết quả phỏng vấn 2 lần về xác định nội dung của các giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC PHỤ LỤC 16 Số liệu kiểm tra thể lực của sinh viên trước thực nghiệm PHỤ LỤC 17 Số liệu kiểm tra thể lực và kết quả học tập sinh viên sau thực nghiệm PHỤ LỤC 18 Số liệu phỏng vấn giảng viên, cán bộ quản lý và chuyên gia trước và sau thực nghiệm tại thời điểm SV ở HK3 năm 2 PHỤ LỤC 19 Số liệu phỏng vấn sinh viên trước và sau thực nghiệm tại thời điểm SV ở HK3 năm 2 PHỤ LỤC 20 Dữ liệu kết quả phỏng vấn đánh giá hiệu quả tác động của các nội dung giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC PHẦN MỞ ĐẦU Đảng và Nhà nước định hướng mục tiêu của giáo dục cho nước ta là: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có lý tưởng, đạo đức, có tính tổ chức và kỷ luật, có ý thức cộng đồng và tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức hiện đại, có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp và có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện mục tiêu đó, nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện gồm: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn trên cơ sở đảm bảo chất lượng, điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập. Phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh. Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vị trí con người, nguồn lực con người là động lực của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, là chủ thể của mọi sự sáng tạo, chủ thể của mọi của cải vật chất và văn hóa, chủ thể để xây dựng một xã hội công bằng, nhân ái. Như vậy con người cần phát triển toàn diện, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và có đạo đức. Để con người phát triển toàn diện, thì GDTC có vai trò đặc biệt quan trọng. Mục tiêu của GDTC trong nhà trường gắn liền với mục tiêu đào tạo nhân lực, nâng cao trí tuệ, bồi dưỡng nhân tài, GDTC giữ vị trí quan trọng then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và Thể dục Thể thao (TDTT) nói riêng. Vì vậy, ngày 24/03/1994, chỉ thị 36 Bí thư TW Đảng có viết: “Sự phát triển TDTT và rèn luyện thể chất trong các trường Đại học – Cao Đẳng – Trung học là một bộ phận trong chính sách kinh tế – xã hội của Đảng nhằm bồi dưỡng nhân tố con người” [3] và thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chỉ thị số 12/2005/TC-BGD&ĐT [6] về việc tăng cường công tác GDTC và hoạt động thể thao, việc nâng cao hiệu quả công tác GDTC bằng các hoạt động thể thao ngoại khóa và nâng cao chất lượng công tác giảng dạy chính khóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng của GDTC để phát triển các tố chất thể lực và năng lực vận động của học sinh, sinh viên. Trong Chiến lược phát triển thể thao Việt Nam đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt bằng Quyết định 2198/QĐ-TTg, ngày 03/12/2010; Nghị quyết 08- NQ/TW của Bộ Chính trị, Luật Thể dục, thể thao đã chỉ rõ: Các chính sách của Nhà nước đã thể hiện quan điểm của Đảng về phát triển Thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, thể lực, đời sống văn hóa tinh thần, đặc biệt cho thế hệ trẻ, góp phần thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Trong những năm qua, công tác GDTC trong trường học nói chung, trong các trường đại học nói riêng đã có những tiến bộ nhất định [31], [57]. Tuy nhiên, “Công tác GDTC trong nhà trường và các hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh, sinh viên chưa được coi trọng, chưa đáp ứng nhu cầu duy trì và nâng cao sức khỏe cho học sinh, sinh viên là một trong số nguyên nhân khiến cho thể lực và tầm vóc người Việt Nam thua kém rõ rệt so với một số nước trong khu vực” [57]. Nhiệm vụ của GDTC trong nhà trường, một mặt trang bị cho học sinh, sinh viên những kỹ năng, kỹ xảo vận động. Song, mặt khác quan trọng hơn là phát triển ở họ những tố chất thể lực cần thiết. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là muốn công tác GDTC có hiệu quả hơn, phải thông qua tìm kiếm những biện pháp khác nhau phù hợp để nâng cao chất lượng GDTC. Bên cạnh đó, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả của thể thao học đường, nhiều tác giả đã đề cập đến việc nghiên cứu cải tiến công tác đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, giảng viên GDTC, đồng thời một số báo cáo còn đề cập đến các vấn đề về cơ sở vật chất, kinh phí dành cho GDTC hết sức hạn chế. Các kết quả nghiên cứu của một số tác giả cũng làm rõ các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại của công tác GDTC, trong đó có nguyên nhân quan trọng chính là công tác GDTC trường học còn yếu và kém hiệu quả, bởi vì chưa được quan tâm đúng mức, xứng tầm với xu thế phát triển của thời đại. Quyết định số: 641/QĐTTg ngày 28 tháng 4 năm 2011 về việc phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đề án cũng đã đưa ra các nhóm giải pháp như: nhóm giải pháp về cơ chế chính sách (7 giải pháp); nhóm giải pháp huy động nguồn lực (5 giải pháp); nhóm giải pháp giáo dục truyền thông (4 giải pháp). Đó chính là những cơ sở định hướng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác GDTC trong trường học. Hòa chung với thực trạng công tác GDTC ở các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước nói chung cũng như trường Đại học Phú Yên và một số trường đại học, học viện và cao đẳng ở địa bàn tỉnh Phú Yên nói riêng cho đến thời điểm này đa phần vẫn còn nhiều bất cập như: thiếu thốn về cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện; chất lượng và số lượng đội ngũ giảng viên; nội dung, chương trình chưa phù hợp; các hoạt động ngoại khóa chưa được phát triển mạnh Chính vì những điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác GDTC. Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC tại cho trường và nhằm giúp cho các nhà chuyên môn, các nhà quản lý giáo dục có cơ sở nhìn nhận và định hướng thay đổi trong thời gian tới một cách toàn diện góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC ở Trường Đại học Phú Yên. Với ý nghĩa, tầm quan trọng và hiện trạng thực tế của vấn đề, luận án tiến hành nghiên cứu với đề tài: “Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC của Trường Đại học Phú Yên”. Mục đích nghiên cứu: Thông qua đánh giá thực trạng công tác GDTC ở Trường Đại học Phú Yên nhằm xác định những ưu điểm, những tồn tại, những hạn chế trong công tác GDTC của Trường. Từ đó, làm cơ sở để xây dựng một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC cho Trường Đại học Phú Yên ngày càng tốt hơn trong giai đoạn hiện tại và tương lai. Mục tiêu nghiên cứu: Để đánh giá thực trạng và xây dựng được các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC cho Trường Đại học Phú Yên, luận án tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác GDTC của Trường Đại học Phú Yên trong giai đoạn 2010 – 2015. Mục tiêu 2: Xây dựng một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC Trường Đại học Phú Yên. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả thực nghiệm một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC Trường Đại học Phú Yên. Giả thuyết khoa học: Nếu Luận án xây dựng được các giải pháp phù hợp và ứng dụng thực nghiệm thành công thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC của Trường Đại học Phú Yên trong giai đoạn hiện tại và tương lai tốt hơn, đáp ứng mục tiêu đào tạo toàn diện của nhà Trường. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC và thể thao trong trường học Công tác GDTC trong trường học là một mặt của nền giáo dục, nhằm đào tạo những lớp người “Phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Đó là mục tiêu của Đảng và nhà nước, cũng là ước nguyện của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ Việt Nam, thế hệ sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Việc duy trì và tăng cường thể chất của giống nòi Việt Nam phải bắt đầu từ thế hệ trẻ, cũng như Bác Hồ đã từng dạy “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi nhân tố phát triển xã hội là con người. Bác khẳng định, TDTT là phương thức đào tạo phát triển con người toàn diện, nó là phương tiện phục vụ lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội. Theo Bác có sức khỏe là có tất cả, muốn có sức khỏe phải tập luyện thể dục thể thao, “vì nó cũng là công tác trong công tác cách mạng khác” và Bác cho rằng: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công”[38]. Tư tưởng đó đã cho thấy tầm quan trọng của TDTT trong việc nâng cao sức khỏe toàn dân phục vụ cho sự nghiệp cách mạng trong từng giai đoạn. Bởi vì, muốn có sức khỏe thì không có cách nào khác hơn là phải tập luyện TDTT. Trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 điều 14 qui định:“Nhà nước thống nhất sự nghiệp quản lý thể dục thể thao, qui định chế độ GDTC bắt buộc trong nhà trường, khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức TDTT tự nguyện của nhân dân, tạo điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động TDTT quần chúng, chú trọng hoạt động TDTT chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao”[48]. Chỉ thị 36/CT-TW ngày 24 tháng 3 năm 1994 Ban Bí Thư TW Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới đã nêu lên vai trò của TDTT đối với việc nâng cao sức khỏe cho mọi người, đổi mới chương trình đào tạo vận động viên để nâng cao thành tích thể thao, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật TDTT và nâng cao uy tín TDTT nước ta trên trường quốc tế. Về GDTC và thể thao trường học, Chỉ thị có đoạn viết: “Cải tiến trường học các cấp, tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học”[3]. Ngày 07/03/1995, Chính phủ có chỉ thị số 133/TTg về công tác TDTT trong giai đoạn mới, có đoạn ghi: “Bộ GD&ĐT đặc biệt coi trọng việc GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khóa, ngoại khóa, có quy chế bắt buộc các nhà trường, nhất là các trường đại học phải có sân bãi, phòng tập TDTT, có định biên hợp lý. Bộ GD&ĐT bổ nhiệm một thứ trưởng chuyên trách chỉ đạo công tác GDTC trường học”[54]. Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII 1996 đã khẳng định: “Giáo Dục và Đào tạo cùng với Khoa học và Công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu” và đã nhấn mạnh đến việc chăm lo GDTC con người là “Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh không chỉ có con người phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức, lối sống mà còn có con người cường tráng về thể chất, chăm lo con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội”. Luật giáo dục được Quốc hội khóa IX Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 2 tháng 12 năm 1998 quy định: “Nhà nước coi trọng TDTT trường học, nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh thiếu niên, nhi đồng. GDTC là nội dung bắt buộc đối với học sinh, sinh viên, được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân, từ mầm non đến đại học”[46]. Pháp lệnh TDTT được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa X thông qua ngày 25 tháng 9 năm 2000 ở điều 14 chương III quy định “TDTT trường học bao gồm GDTC và hoạt động ngoại khóa cho người học. GDTC trong trường học là chế độ GDTC bắt buộc, nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho người học. Nhà nước khuyến khích thể dục thể thao ngoại khóa trong nhà trường”[47]. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC và thể thao trường học, Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản pháp quy để chỉ đạo thực hiện đến các cơ sở. Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành chương trình mục tiêu: “Cải tiến nâng cao chất lượng GDTC, sức khỏe, phát triển và bồi dưỡng tài năng thể thao học sinh, sinh viên trong nhà trường các cấp, giai đoạn 1996 - 2000 và định hướng đến 2025”. Trong chương trình mục tiêu, đã nêu lên đầy đủ những điều kiện đảm bảo công tác GDTC và thể thao trong trường học ổn định và phát triển đến năm 2025.[14] Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về GDTC và thể thao trường học được thể hiện rõ và nhất quán trong hiến pháp, luật, pháp lệnh, chỉ thị, nghị quyết, quyết định, thông tư của Đảng, chính phủ, quốc hội và các bộ, ngành, đoàn thể chính trị xã hội có liên quan. Đó là quan điểm coi GDTC là một mặt quan trọng của giáo dục toàn diện cho thế hệ con người Việt Nam có thể lực cường tráng, có trí tuệ phát triển cao, có đạo đức trong sáng để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để công tác thể thao học đường thực sự có vị trí quan trọng trong việc góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng, cần phải xây dựng nhà trường thành những cơ sở phong trào TDTT quần chúng của học sinh, sinh viên. Trước tình trạng giảm sút sức khỏe, thể lực của học sinh, sinh viên hiện nay, hai ngành giáo dục và TDTT đã thống nhất những nội dung, biện pháp và hợp đồng trách nhiệm và chỉ đạo nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng GDTC của học sinh, sinh viên: “Hai ngành nhất trí xây dựng chương trình mục tiêu, cải tiến nâng cao chất lượng GDTC, bồi dưỡng năng khiếu trong học sinh, sinh viên,kiến nghị với Nhà nước phê duyệt chương trình quốc gia và được đầu tư kinh phí thích đáng”. 1.2. Khái lược về các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và đánh giá chất lượng GDTC 1.2.1. Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Để tiếp tục giải quyết các vấn đề nghiên cứu tiếp theo cần thiết phải làm sáng tỏ và thống nhất một số khái niệm cơ bản có liên quan. - Thể dục thể thao: “Là một bộ phận của nền văn hóa – xã hội, TDTT là sự tổng hợp của những thành tựu của xã hội trong sự nghiệp sáng tạo nên và sử dụng hợp lý những phương tiện, phương pháp và các biện pháp chuyên môn để nâng cao sức khỏe, bồi dưỡng thể lực, trí lực của nhân dân góp phần giáo dục và phát triển con người toàn diện TDTT là một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực”[60]. - Thể chất: Nguyễn Toán cho rằng “Thể chất là chỉ chất lượng thân thể con người. Đó là đặt trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (trong đó có giáo dục và rèn luyện). Thể chất bao gồm thể hình, khả năng chức năng thích ứng”[60]. - GDTC: Theo Nguyễn Toán đã mô tả GDTC và khái niệm: “GDTC là một bộ phận của thể dục thể thao. GDTC còn là một trong những hoạt động cơ bản, có định hướng rõ của thể dục thể thao trong xã hội, một quá trình tổ chức để truyền thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người”[50]. Theo quan điểm của A.M.Macximenko; B.C.Kyznhetxop và Xokholop cho rằng: “GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học động tác, giáo dục các tố chất thể lực, lĩnh hội các tri trức chuyên môn về TDTT và hình thành nhu cầu tập luyện tự giác ở con người. [1] GDTC là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. GDTC được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”. GDTC cũng như loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh, sinh viên với nguyên tắc sư phạm [60]. - Giáo dưỡng thể chất: Theo P.Ph.Lexgaphoto (1837-1909), là nhà bác học, nhà sư phạm, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng người Nga. Ông là người sáng lập ra học thuyết về giáo dưỡng thể chất, ông cho rằng: “Bản chất của giáo dưỡng thể chất là làm sao để học, tách riêng các cử động ra và so sánh chúng với nhau, điều khiển có ý thức các cử động đó và thích nghi với các trở ngại, đồng thời khắc phục các trở ngại đó sao cho khéo léo và kiên trì nhất” [44]. - Phát triển thể chất: “Là quá trình biến đổi và hình thành các tố chất tự nhiên về hình thái và chức năng cơ thể trong đời sống tự nhiên và xã hội. Hay nói cách khác, phát triển thể chất là một quá trình hình thành biến đổi tuần tự theo quy luật trong cuộc đời từng người về hình thái, chức năng kể cả những tố chất thể lực và năng lực vận động”[59]. Phát triển thể chất phụ thuộc nhiều vào yếu tố tạo thành và sự biến đổi của nó diễn ra theo quy luật di truyền và các quy luật phát triển sinh học tự nhiên theo lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp phương pháp và biện pháp giáo dục cũng như môi trường sống. - Năng lực thể chất: Năng lực thể chất chủ yếu liên quan tới những khả năng chức năng của hệ thống cơ quan trong cơ thể và biểu hiện chủ yếu qua hoạt động vận động. Năng lực thể chất bao gồm kỹ năng vận động kết hợp với tố chất thể lực. Nói một cách ngắn gọn năng lực thể chất bao gồm: “Hình thái khả năng chức năng và khả năng thích ứng”. - Hoàn thiện thể chất: Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn cũng đưa ra khái niệm “Hoàn thiện thể chất là mức tối ưu (tương đối) với một giai đoạn lịch sử nhất định của trình độ chuẩn bị thể lực toàn diện và phát triển thể chất cần thiết khác trong đời sống; Phát huy cao độ, đầy đủ những năng khiếu bẩm sinh về thể chất của từng người; phù hợp với những quy luật phát triển toàn diện nhân cách và giữ gìn, nâng cao sức khỏe để hoạt động tích cực lâu bền và có hiệu quả”[60]. - Thể lực: “Là sức lực của con người”. Theo Nguyễn Mạnh Liên: “thể lực là một nội dung nằm trong định nghĩa chung về sức khỏe”. Tác giả cho rằng, để đánh giá thể lực cần có các chỉ tiêu về, hình thái, giải phẫu và sinh lý con người trong đó có hai chỉ tiêu cơ bản là chiều cao đứng và cân nặng [41]. Thể lực là một loại năng lực hoạt động vận động của thân thể người, chỉ năng lực sức nhanh, sức mạnh, sức bền, linh hoạt và các năng lực khác của con người biểu hiện trong vận động, lao động và trong đời sống. Thể lực chia làm hai nhóm chính trong vận động là thể lực chung và thể lực chuyên môn. Thể lực chung đáp ứng các hoạt động chung trong vận động, lao động và đời sống; thể lực chuyên môn là các hoạt động thể lực phù hợp cho một môn thể thao nhất định. - Sức khỏe: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khái niệm sức khỏe như sau: “Sức khỏe là một trạng thái thỏa mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải đơn thuần là không có bệnh tật, cho phép mọi người thích ứng nhanh chóng với các biến đổi của môi trường, giữ được lâu dài khả năng lao động và lao động có kết quả” [60]. - Giải pháp: “Là cách giải quyết một vấn đề nào đó”. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thực hiện công tác GDTC ở các trường còn rất nhiều bất cập, hạn chế, nên việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp để giải quyết vấn đề này là điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn [52]. 1.2.2. Khái lược về chất lượng và đánh giá chất lượng công tác GDTC Chất lượng: Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông: “Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản cùa sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác”; Theo Oxford Pocket Dictionary: “Chất lượng là mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản”; Còn theo Tiêu chuẩn Pháp NF X 50 – 109 thì “Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu người sử dụng” [52]. Tuy nhiên, không nhải chất lượng là một khái niệm quá trừu tượng đến mức mà người ta không thể đi đến một cách diễn giải tương đối thống nhất, mặc dù sẽ còn luôn luôn thay đổi. Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO 9000:2000, đã đưa ra định nghĩa như sau: Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay qúa trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên liên, đáp ứng các nhu cầu và mong đợi được công bố, ngụ ý hay bắt buộc theo tập quán. Từ khái niệm trên có thể rút ra một số đặc điểm sau đây của khái niệm chất lượng: Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phầm vì lý do nào đó mà không đáp ứng được nhu cầu, chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho... tuệ, thể chất, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Vì thế, Bộ GD&ĐT đã ban hành qui chế số 931/RLTC về công tác GDTC trong trường học là: “Các trường từ mầm non đến đại học phải đảm bảo thực hiện dạy môn thể dục cho học sinh, sinh viên”. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng trường như: lứa tuổi, giới tính, đặc điểm cá nhân, trang thiết bị, sân bãi mà sắp xếp các môn thể thao thích hợp để làm phương tiện GDTC cho học sinh, sinh viên. “Nhà trường phải có kế hoạch, hướng dẫn học sinh, sinh viên tập luyện TDTT, thường xuyên tổ chức ngày hội thể thao của trường và xây dựng thành nề nếp truyền thống. Kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn phát triển thể lực cho học sinh, sinh viên theo quy định của chương trình GDTC”. [7] Nhưng hiện nay đa số các trường chỉ thực hiện giảng dạy môn GDTC chính khóa là chủ yếu, còn hoạt động ngoại khóa của sinh viên thì hầu như không trường nào quan tâm. Sinh viên muốn hoạt động TDTT ngoại khóa thì chủ yếu tìm đến những câu lạc bộ bên ngoài trường. Khó khăn chính hiện nay là ở các trường còn thiếu sân bãi, cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện TDTT. Việc học tập GDTC của sinh viên trường phải thuê. Việc kiểm tra rèn luyện thân thể hàng năm cho sinh viên thì hầu như các trường không quan tâm thực hiện. Công tác thực hiện hoạt động ngoại khóa cho sinh viên cũng không có do không đủ giáo viên chuyên trách hướng dẫn [33]. 1.5. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của sinh viên lứa tuổi 18 – 22 Tố chất thể lực của con người là tổng hòa các chất lượng của cơ thể biểu hiện trong điều kiện cụ thể của cuộc sống, lao động, học tập và hoạt động TDTT. Khả năng vận động là biểu hiện bên ngoài của tố chất thể lực, TDTT là phương tiện (qua các bài tập) để nâng cao khả năng vận động góp phần cải tạo thể chất con người. Các nhân tố về trạng thái chức năng của hệ thần kinh, chất lượng của các cơ quan vận động và chức năng của các cơ quan đảm bảo năng lượng cho cơ thể có ảnh hưởng rất lớn đến tố chất thể lực. Hoạt động thể lực có thể phát triển các mặt khác nhau của năng lực hoạt động thể lực. Các mặt khác nhau đó của khả năng hoạt động thể lực được gọi là tố chất vận động [43], [60]. Có 5 tố chất thể lực cơ bản là: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo (năng lực phối hợp vận động) và độ mềm dẻo. Dựa trên cơ sở sinh lý, lý luận và phương pháp TDTT về tố chất thể lực, có thể đi sâu vào tìm hiểu từng tố chất. 1.5.1. Tố chất sức nhanh Sức nhanh là một tố chất quan trọng, là năng lực của cơ thể vận động tốc độ nhanh, là năng lực thực hiện động tác trong khoảng thời gian ngắn nhất, là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người. Nó quy định chủ yếu và trực tiếp các đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động. Các hình thức đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập nhau. Đặc biệt những chỉ số về thời gian phản ứng vận động hầu như không tương quan với tốc độ động tác. Những hình thức trên là thể hiện các năng lực hầu như không tương quan với tốc độ động tác. Những hình thức trên là thể hiện các năng lực tốc dộ khác nhau. Các hình thức phức tạp của sức nhanh là thời gian thực hiện các hoạt động thể thao phức tạp khác nhau, như chạy cự ly ngắn (20m, 30m, 60m, 100m), tốc độ đập bóng trong bóng chuyền, tốc độ sút bóng trong bóng đá, tốc độ ra đòn trong các môn võ Các hình thức sức nhanh đơn giản liên quan chặt chẽ đến kết quả sức nhanh phức tạp. Sức nhanh là kết quả của cả ba yếu tố cấu thành, đó là: tốc độ phản ứng, tốc độ động tác và tần suất động tác. Yếu tố quyết định của tất cả các hình thức sức nhanh là độ linh hoạt của quá trình thần kinh và tốc độ co cơ. Độ linh hoạt của quá trình thần kinh thể hiện ở khả năng biến đổi nhanh chóng giữa hưng phấn và ức chế trong các trung khu thần kinh. Sự thay đổi nhanh giữa hưng phấn và ức chế, làm cho cá nơron vận động có khả năng phát xung đột với tầng số cao và làm cho đơn vị vận động thả lỏng nhanh, đó là các yếu tố tăng cường tốc độ và tần số của động tác. Tốc độ co cơ phụ thuộc trước tiên vào tỉ lệ sợi cơ nhanh và sợi cơ chậm trong bó cơ. Các cơ có tỉ lệ sợi cơ nhanh, đặc biệt là sợi cơ nhóm II – A có khả năng tốc độ cao hơn. Tốc độ co cơ chịu ảnh hưởng của hàm lượng ATP( Adenozin Triphophat) và CP (Creatin photphat). Đây là nguồn năng lượng có sẵn trong cơ thể để giúp cho các hoạt động tốc độ được thực hiện. Tố chất nhanh mang tính di truyền, phụ thuộc vào các quá trình hóa học trong cơ và vào tần số động tác đơn và yếu tố tâm lý. Tố chất nhanh phát triển tương đối sớm, chủ yếu ở lứa tuổi 10-13, nếu không được tập luyện tốt thì đến giai đoạn 16-18 tuổi sẽ rất khó nâng cao. Vì vậy, khi ở lứa tuổi này không có điều kiện tập luyện thường xuyên, thì sang lứa tuổi 18-22, cần phải chú ý trong quá trình tập luyện sao cho phù hợp. Nhất là ở lứa tuổi trưởng thành, nếu không thường xuyên rèn luyện, sẽ càng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, học tập và làm việc. Các phương pháp phát triển sức nhanh: [37] trong quá trình tập luyện phát triển sức nhanh thường sử dụng các bài tập có tác dụng phát triển năng lực phản ứng, có tần số cao hoặc thông qua các trò chơi vận động hoặc các bài tập. Trong huấn luyện sức nhanh cần chú ý đến cấu trúc của lượng vận động với các yêu cầu sau: - Cường độ vận động cần được sắp xếp trong khoảng thời gian gần tối đa đến tối đa. Người tập phải có sự nỗ lực hết sức (với tần số và biên độ động tác phù hợp) để đạt tốc độ vận động lớn nhất và cố gắng vượt qua vận tốc đó. - Thời gian nghỉ giữa các lần lặp lại cần đạt được sự phục hồi tối ưu (từ 4-6 phút). - Khối lượng vận động nhỏ. - Thời gian vận động ngắn. Trong tập luyện sức nhanh, cần đảm bảo khởi động đầy đủ, góp phần tạo được trạng thái tâm lý và cơ bắp hưng phấn tối ưu nhằm đạt được mục đích tập luyện và hạn chế chấn thương. Đặc biệt, với các VĐV trẻ phải chú ý: khi tập luyện sức nhanh, cần sử dụng các phương tiện đa dạng và toàn diện. Một số lưu ý khi tập luyện sức nhanh: - Chỉ cần luyện tập đến gần mức mệt mỏi và có quãng nghỉ đầy đủ. - Thực hiện tốt các động tác thả lỏng trong khi thực hiện bài tập. - Tập luyện trong điều kiện giảm nhẹ (chạy từ trên dốc xuống). - Phải thực hiện chính xác kỹ thuật động tác. - Cần được chuẩn bị đầy đủ về mặt tâm lý, tinh thần. 1.5.2. Tố chất sức mạnh Sức mạnh là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng nỗ lực của cơ bắp. Trong bất kỳ hoạt động nào của con người, đều có sự tham gia hoạt động của cơ bắp. Cơ bắp có thể sinh ra lực trong các trường hợp như: không thay đổi chiều dài của cơ (chế độ tĩnh), giảm độ dài cơ (chế độ khắc phục), tăng độ dài cơ (chế độ nhượng bộ). Trong chế độ hoạt động như vậy, cơ bắp có thể sinh ra lực cơ học, các trị số khác nhau, cho nên có thể coi chế độ hoạt động của có là cơ sở phân biệt các loại sức mạnh. [60] Bằng thực nghiệm và phân tích khoa học, người ta đi đến một số kết luận các yếu tố cơ bản trong phân loại sức mạnh. Trị số lực sinh ra trong các hoạt động chậm hầu như không khác biệt so với các trị số lực phát huy trong điều kiện tĩnh. Trong các động tác nhanh, các trị số lực giảm dần theo chiều tăng tốc độ. Khả năng sinh lực trong các động tác nhanh tuyệt đối (tốc độ) và khả năng sinh lực trong các động tác tĩnh tối đa (sức mạnh tĩnh), không có tương quan nhau. Trên cở sở đó, sức mạnh được chia ra thành sức mạnh đơn thuần (khả năng sinh lực trong các động tác chậm hoặc tĩnh) sức mạnh tốc độ (khả năng sinh lực trong các động tác nhanh). Sức mạnh tốc độ còn được chia nhỏ tùy theo chế độ vận động thành sức mạnh động lực và sức mạnh hoãn xung. Trong hoạt động vận động nói chung và hoạt động thể thao nói riêng, sức mạnh luôn có mối quan hệ với các tố chất thể lực khác, nhất là sức nhanh và sức bền. Do đó, năng lực sức mạnh được phân chia thành ba hình thức: năng lực sức mạnh tối đa, năng lực sức mạnh nhanh (sức mạnh tốc độ), năng lực sức mạnh bền. Sức mạnh là tiền đề rất quan trọng để nâng cao thành tích TDTT. Ở lứa tuổi 18 - 22, lứa tuổi thuận lợi cho cơ bắp phát triển tốt nhất. Vì vậy, trong quá trình rèn luyện tố chất này cần chú ý sao cho phù hợp để phát huy một cách tốt nhất. Trong giáo dục tố chất sức mạnh, người ta sử dụng các bài tập gồm các động tác với lực đối kháng. Về mặt tác động chức năng, bản chất của các loại lực đối kháng không có gì khác biệt nhau nhiều lắm. Vấn đề cơ bản của phương pháp rèn luyện sức mạnh là cần phải định lượng trọng lượng theo ba cách: Theo tỉ lệ trọng lượng tốt đa, theo hiệu số so với trọng lượng tối đa, theo số lần lặp lại trong một lượt tập. Trong thực tế, có ba cách tạo ra sự kích thích lớn đối với hoạt động của cơ, gây nên sự căng cơ tối đa: - Lặp lại cực hạn đối với lượng đối kháng chưa tới mức tối đa. - Sử dụng lượng đối kháng tối đa. - Sử dụng trọng lượng chưa tới mức tối đa với tốc độ cực đại. Trong tập luyện sức mạnh, có thể dẫn tới sự mệt mỏi hoặc mệt mỏi quá sức. Vì vậy, cần xác định đúng lượng vận động theo đặc điểm sinh lý lứa tuổi, để đưa ra những bài tập phù hợp nhằm tránh những rủi ro xảy ra. Phương pháp cơ bản để phát triển sức mạnh: - Tiếp thu và hoàn thiện khả năng thực hiện các hình thức sức mạnh cơ bản. - Phát triển cân đối sức mạnh của tất cả các nhóm cơ trong hệ vận động. - Phát triển năng lực sử dụng hợp lý sức mạnh trong các điều kiện khác nhau. Trong giáo dục tố chất sức mạnh, người ta sử dụng các bài tập gồm các động tác với lực đối kháng. Vấn đề cơ bản của phương pháp rèn luyện sức mạnh là, cần phải định lượng trọng lượng, tạo sự kích thích lớn đối với hoạt động của cơ, gây nên sự căng cơ tối đa. Có 3 hình thức: - Lặp lại cực hạn lượng đối kháng chưa tới mức tối đa. - Sử dụng lượng đối kháng tối đa. - Sử dụng trọng lượng chưa tới mức tối đa với số lần lặp lại cực hạn. 1.5.3. Tố chất sức bền Sức bền là khả năng khắc phục sự mệt mỏi nhằm hoạt động trong thời gian dài với cường độ nhất định và có hiệu quả. Sức bền đảm bảo cho người tập luyện đạt được một cường độ nhất định (tốc độ, dùng lực, nhịp độ thi đấu) trong thời gian vận động kéo dài. Sức bền còn đảm bảo chất lượng động tác cao và giải quyết hoàn hảo các hành vi động tác phức tạp và vượt qua khối lượng vận động lớn trong tập luyện chuyên môn nhất định. [60] Trong sinh lý TDTT, sức bền thường được đặc trưng cho khả năng thực hiện các hoạt động thể lực kéo dài liên tục từ 2-3 phút trở lên, với sự tham gia của một khối lượng lớn cơ bắp, nhờ sự hấp thụ oxy để cung cấp năng lượng cho cơ thể chủ yếu hoặc hoàn toàn bằng con đường ưa khí. Sức bền được chia làm nhiều loại. Sức bền chung: thể hiện khả năng của con người trong các hoạt động kéo dài, có thể từ vài chục phút tới hàng giờ, có cường độ thấp, có sự tham gia phần lớn của hệ cơ. Sức bền chuyên môn: là khả năng duy trì hoạt động cao trong những loại hình bài tập chuyên môn nhất định. Sức bền trong từng loại bài tập có tính chuyên biệt, phụ thuộc vào những nhân tố khác nhau, đặc biệt là phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện kỹ thuật. Sức bền tốc độ: là khả năng duy trì nhịp vận động cao để chuyển động nhanh nhất trong một thời gian nhất định. Sức mạnh bền: là thời gian duy trì hoạt động với trọng lượng mang vác lớn. Nói chung, sức bền là nhân tố tất yếu của thành phần thể lực, nên nó có mối liên hệ chặt chẽ với các tố chất thể lực khác nhau như: sức nhanh, sức mạnh. Ở lứa tuổi 18-22, khi tập luyện sức bền, đòi hỏi sự nỗ lực lớn không ngừng bằng cơ bắp, mà còn bằng ý chí khắc phục khó khăn, ngại khó, lười biếng Ở tuổi này, có sự thuận lợi trong nhận thức tự giác tập luyện, hiểu rõ tác dụng, lợi ích khi tập luyện một cách khoa học. Cho nên, giáo viên cần lưu ý giáo dục nhận thức cho sinh viên hiểu và nắm rõ được chức năng tác dụng của bài tập khi tham gia tập luyện. Phát triển sức bền với mục đích mở rộng và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống tim mạch, các chức năng trao đổi chất trong điều kiện đủ oxy và phát triển sức bền chung cho các nhóm cơ lớn. Nâng cao sức bền thực chất là quá trình làm cho cơ thể thích nghi dần dần với lượng vận động ngày một lớn, cần phải có sự tích lũy, thích nghi dần và kéo dài liên lục trong nhiều năm, chính vì thế, trong quá trình tập luyện sức bền, đòi hỏi sinh viên phải có ý chí kiên trì, khắc phục cảm giác mệt mỏi và nặng nề, nhàm chán do tính đơn điệu của bài tập. Để phát triển sức bền, cần phải nâng cao khả năng ưa khí lẫn khả năng yếm khí của sinh viên. Để nâng cao khả năng ưa khí, cần giải quyết ba nhiệm vụ: Nâng cao khả năng hấp thụ oxy tối đa. Nâng cao khả năng kéo dài duy trì mức hấp thụ oxy tối đa. Làm cho hệ tuần hoàn và hệ hô hấp nhanh chóng đạt được mức hoạt động với hiệu suất cao. Trong khi đó, nhiệm vụ chính của nâng cao khả năng yếm khí của cơ thể là tăng cường khả năng giải phóng năng lượng nhờ các phản ứng phân hủy photphocreatin và phân hủy glucoza, đồng thời nâng cao khả năng nợ oxy ở mức cao. Phương pháp tập luyện và phát triển sức bền: Phương pháp kéo dài: có đặc điểm là hoạt động trong thời gian dài và không có thời gian nghỉ giữa. Việc nâng cao khả năng hấp thụ oxy có thể thực hiện theo 2 cách khác nhau: có thể là nâng thông qua một lượng vận động liên tục trong điều kiện đủ oxy. Cách thứ hai là thông qua một lượng vận động kéo dài nhưng thay đổi cường độ vận động để tạo nên quá trình trao đổi năng lượng thiếu oxy trong một khoảng thời gian nhất định. Phương pháp tập luyện có thể thực hiện theo các hình thức sau: - Phương pháp liên tục: duy trì tốc độ vận động trong thời gian dài. Cường độ vận động có thể xác định dễ dàng thông qua mạch đập. Cường độ vận động tùy theo yêu cầu của từng môn thể thao có thể giao động trong khoảng từ 140-170 lần/phút. Nếu sử dụng mạch đập để xác định cường độ vận động của VĐV, cần chú ý đặc điểm là các trẻ khi thực hiện các lượng vận động thường có mạch đập cao hơn các VĐV trưởng thành (tăng thể tích phút chủ yếu bằng nhịp tim). Phương pháp thay đổi tốc độ vận động một cách có kế hoạch trong quá trình thực hiện lượng vận động, khi tăng tốc độ vận động làm cho hoạt động của các cơ quan cung cấp năng lượng bị căng thẳng, tạo nên quá trình trao đổi thiếu oxy trong khoảng thời gian nhất định. - Phương pháp giãn cách: là phương pháp luyện tập mà trong đó sự luân phiên một cách hệ thống giữa các giai đoạn vận động ngắn, trung bình và dài với các quãng nghỉ ngắn làm cho cơ thể chưa kịp hồi phục và hồi phục vượt mức đã tiến hành những bài tập tiếp theo. Tốc độ vận động, thời gian vận động và thời gian nghỉ được xác định trên cơ sở nhiệm vụ tập luyện. Việc phân chia các phương án của các giai đoạn vận động (giãn cách thời gian ngắn, giãn cách thời gian trung bình, giãn cách thời gian dài), hoặc có thể căn cứ vào thời gian vận động. Tóm lại, sức bền rất cần thiết cho con người trong cuộc sống, trong lao động và học tập. Đối với hoạt động thể thao, nó là cơ sở thiết yếu giúp cho VĐV trong hoạt động chuyên môn, đồng thời đó cũng là khả năng dẻo dai để sinh viên học tập và làm việc. 1.5.4. Tố chất mềm dẻo Mềm dẻo là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn. Biên độ tối đa của động tác là thước đo của năng lực mềm dẻo. Thông thường, độ linh hoạt của các khớp càng lớn thì khả năng mềm dẻo của cơ thể càng lớn. [60] Mềm dẻo là tiền đề quan trọng để đạt được yêu cầu về số lượng và chất lượng động tác. Tố chất này được phát triển rất sớm phù hợp với lứa tuổi thiếu niên nhi đồng. Đặc biệt là lứa tuổi 11-14, trước khi hệ vận động phát triển chưa hoàn chỉnh. Có thể tập mềm dẻo khi tập thể dục buổi sáng, trong giờ khởi động, các động tác chân làm tăng độ linh hoạt của khớp, đồng thời là động tác khởi động, có tác dụng tích cực với tập luyện kỹ thuật ở phần cơ bản, ngăn ngừa chấn thương. Còn ở tuổi trưởng thành, tố chất mềm dẻo tập luyện rất khó khăn, vì các cơ, khớp xương, hệ thần kinh đã phát triển tương đối hoàn chỉnh. Vì vậy, khi rèn luyện tố chất mềm dẻo cần chú ý đến biên độ động tác, những yêu cầu khi thực hiện cần phải phù hợp với lứa tuổi để đề phòng chấn thương có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu năng lực mềm dẻo không được phát triển một cách đầy đủ sẽ dẫn đến những hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển các năng lực thể thao, cũng như trong cuộc sống. Phương pháp chính để phát triển năng lực mềm dẻo: đó là phương pháp kéo giãn cơ bắp và dây chằng. Người ta thường sử dụng phương pháp này dưới các hình thức sau: - Kéo giãn trong thời gian dài, duy trì sự kéo giãn cho đến khi có cảm giác đau tới hạn chịu đựng. - Tăng sự đàn hồi và kéo giãn đến khi đạt mức tối đa, các nhóm cơ tham gia được kéo giãn đạt tới biên độ lớn nhất. - Phát triển độ mềm dẻo (tăng biên độ động tác) có thể bằng các bài tập tay không, hoặc với dụng cụ như gậy, dây, dây chun. - Các trò chơi vận động cũng mang lại hiệu quả cho việc phát triển tố chất mềm dẻo. Các bài tập mềm dẻo cần được phối hợp với các bài tập củng cố các khớp, dây chằng và cơ bắp, tập luyện mềm dẻo phải thường xuyên liên tục và có hệ thống. 1.5.5. Tố chất khéo léo (khả năng phối hợp vận động) Khéo léo là khả năng thực hiện động tác phức tạp và khả năng hình thành nhanh những động tác phù hợp với yêu cầu vận động. Về bản chất, sự khéo léo là khả năng hình thành những đường liên hệ tạm thời đảm bảo cho việc thực hiện những động tác vận động phức tạp, vì vậy nó liên quan đến việc hình thành kỹ năng vận động. Năng lực phối hợp vận động là một phức hợp các tiền đề của vận động (cần thiết ít hoặc nhiều), để thực hiện thành công một hoạt động thể thao nhất định. Năng lực này được xác định trước hết ở khả năng điều khiển động tác (xử lý thông tin) và được hình thành, phát triển trong tập luyện. Năng lực phối hợp vận động có mối quan hệ chặt chẽ với các phẩm chất tâm lý và các năng lực khác như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền. Năng lực khéo léo còn thể hiện ở mức độ tiếp thu nhanh chóng và có chất lượng cũng như việc hoàn thiện, củng cố và vận dụng kỹ xảo về kỹ thuật thể thao. Tuy nhiên, giữa năng lực phối hợp vận động và kỹ xảo thể thao có điểm khác nhau cơ bản. Trong kỹ xảo thể thao, chỉ nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể, thì năng lực phối hợp vận động là tiền đề cho rất nhiều hoạt động vận động khác. Khéo léo thường được coi là tố chất vận động loại hai, phụ thuộc vào mức độ phát triển của các tố chất khác như: sức nhanh, sức mạnh, và sức bền. Mức độ phát triển khéo léo liên quan chặt chẽ với trạng thái chức năng của hệ thần kinh trung ương. Tập luyện khéo léo lâu dài làm tăng độ linh hoạt của quá trình thần kinh, làm cho cơ hưng phấn hoặc thả lỏng nhanh hơn. Tập luyện các bài tập chuyên môn có thể làm tăng sự phối hợp các vùng não khác nhau. Do đó, hoàn thiện sự phối hợp với các nhóm cơ hưởng ứng cũng như nhóm cơ đối kháng. Các phương pháp, biện pháp nhằm phát triển năng lực phối hợp vận động: Phương pháp chủ yếu để phát triển khả năng phối hợp vận động là tập luyện thường xuyên các bài tập thể chất (bài tập kỹ thuật) với thay đổi kết cấu, độ khó, tốc độ, nhịp điệu bài tập, rèn luyện các năng lực cảm giác không gian và thời gian. Đa dạng hóa việc thực hiện động tác, thay đổi điều kiện bên ngoài, thay đổi cách thu nhận thông tin. Cũng như góp phần giáo dục có hiệu quả khả năng phối hợp động tác. 1.6. Đặc điểm giải phẫu sinh lý, tâm lý sinh viên lứa tuổi 18-22 1.6.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý sinh viên lứa tuổi 18-22 - Hệ thần kinh: Kích thước não và hành tủy đạt tới mức người trưởng thành. Hành động phân tích và tổng hợp của vỏ não tăng lên, tư duy trừu tượng đã hình thành tốt, điều khiển thần kinh chiếm vai trò chủ đạo, khả năng định hướng trong không gian đạt tới mức trưởng thành, khả năng điều chỉnh về lực của tác động đến mức hoàn chỉnh. [18] - Hệ cơ xương: Ở lứa tuổi này, cơ thân mình phát triển nhất. Sau khi kết thúc thời kỳ tăng trưởng cơ thể, chiều cao cơ thể phát triển chậm lại, độ dày cơ bắp bắt đầu phát triển nhanh, sợi cơ dày lên rõ rệt, trọng lượng cơ thể tăng lên, sức mạnh cơ bắp phát triển đáng kể, sức mạnh tối đa của các nhóm cơ khác tăng từ 9-14 lần. -Trao đổi chất và năng lượng: Chu kỳ hô hấp và độ sâu hô hấp tăng lên, sức bền ưa khí tăng mạnh, sức bền được đánh giá qua khả năng hấp thụ ox tối đa tăng 3,5 lần/p ở lứa tuổi 18-22. - Hệ tuần hòan: Mạch bắt đầu ổn định khoảng 70-80 l/phút - Huyết áp: Bắt đầu ổn định, huyết áp tối đa do vận động với công suất lớn tăng khoảng 50mmHg. 1.6.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 18-22 - Tri giác: Ở lứa tuổi 18-22 tri giác chính xác. Đặc biệt là động tác với nhịp điệu. Khi làm sai động tác, sinh viên có thể tự nhận thấy và tìm cách hoàn thiện nó. [5] - Khả năng tập trung chú ý: Ở lứa tuổi này chú ý có chủ định chiếm ưu thế, sự tập trung ý chí cao và linh hoạt. Khối lượng chú ý lớn, sự phân phối ý thức đúng mức. - Trí nhớ: Ở lứa tuổi này, trí nhớ phát triển cao, tính chủ động chiếm ưu thế, tiếp thu động tác có phê phán và biết tự so sánh các động tác gần giống nhau. - Tư duy: Tư duy trừu tượng là chủ yếu, vì vậy khi giảng dạy động tác nên sử dụng lời nói sinh động, có hình ảnh mô tả động tác, lời phân tích ngắn gọn, rõ ràng, chính xác thì sinh viên sẽ tiếp thu kỹ thuật động tác nhanh hơn. - Tưởng tượng: Quá trình tưởng tượng sinh động (phản ánh cả khách quan lẫn chủ quan). Trong quá trình tập luyện và vui chơi, trí tưởng tượng ngày càng được phát triển. - Cảm xúc: Lứa tuổi sinh viên có tình cảm phong phú và đa dạng. Trạng thái cảm xúc của lứa tuổi này sâu hơn so với tuổi thiếu niên, đôi khi thanh niên nam nữ cũng có cảm xúc mâu thuẫn trong lĩnh vực tế nhị này. Vì vậy, giáo viên cần có sự giúp đỡ, chia sẻ, khuyên nhỏ một cách đúng đắn để sinh viên tự ý thức và tu dưỡng đạo đức, hình thành nếp sống lành mạnh. - Ý thức nhân cách: Ở lứa tuổi này biểu hiện trước hết ở sự tự ý thức. Chính điều đó khiến cho sinh viên quan tâm đến phẩm chất nhân cách và năng lực của mình. Trong quá trình tập luyện, giảng viên cần giúp đỡ một cách phù hợp, khéo léo đối với từng sinh viên, để hình thành ở họ một biểu tượng khách quan, dúng đắn về mình, vẫn tế nhị, thể hiện sự tôn trọng nhân cách sinh viên. Tóm lại, các đặc tính giải phẫu sinh lý lứa tuổi 18-22 nói chung là các đặc tính của người trưởng thành. Do vậy, ở trường ĐH, CĐ, THCN cần chú ý: Phải được tiếp tục GDTC một cách khoa học để nâng cao thể lực cho sinh viên, góp phần hòan thiện các chức năng và các hệ thống cơ quan trong cơ thể. Phát triển đầy đủ các tố chất thể lực làm tiền đề phát triển thể lực chung rộng rãi và phát triển thể lực chuyên môn cần thiết sau này cho sinh viên. 1.7. Đặc điểm công tác GDTC và hoạt động TDTT học đường tại Trường Đại học Phú Yên 1.7.1. Quá trình hình thành và kết quả đạt được của công tác GDTC Trường Đại học Phú Yên Ngày 25 tháng 9 năm 1995, Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Yên được thành lập, cũng vào thời gian này Khoa Thể dục – Nhạc – Họa đã ra đời với cơ cấu 3 tổ chuyên môn: tổ Thể dục, tổ Nhạc và tổ Họa.[81] Năm 1998, Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Yên liên kết với các Trường Cao đẳng sư phạm TDTT Trung ương 2 Tp. HCM (nay là Trường Đại học Sư phạm TDTT TW2 Tp. Hồ Chí Minh), Trường Cao đẳng Nhạc, Họa Huế (nay là Học viện Âm nhạc Huế và Trường Đại học Nghệ thuật Huế) mở các ngành Giáo dục Thể chất, Giáo dục Âm nhạc, Giáo dục Mỹ thuật trình độ cao đẳng hệ chính quy. Tháng 7 năm 1998, Nhà trường đã tuyển sinh 3 chuyên ngành: Giáo dục Thể chất – Sinh, Giáo dục Âm nhạc – Công tác Đội, Giáo dục Mỹ thuật – Công tác Đội trình độ cao đẳng hệ chính quy. Tiếp theo những năm sau đó, Khoa đã tiếp nhận mỗi ngành nói trên từ 1 – 2 lớp. Đến năm 2001, Trường cao đẳng Sư phạm Phú Yên đã chính thức đào tạo các ngành trên. Đây là bước ngoặc chứng minh sự phát triển của Khoa nói riêng và của nhà trường nói chung. Vào tháng 1 năm 2007, với sự nâng cấp của trường Cao đẳng Sư phạm Phú Yên thành trường Đại học Phú Yên, Khoa Thể dục – Nhạc – Họa sáp nhập vào Khoa Sư phạm thành tổ Bộ môn Giáo dục Thể chất - Quốc phòng. Đến tháng 6 năm 2009, Khoa chính thức thành lập và lấy tên Khoa Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng. Khoa được Nhà trường giao nhiệm vụ đào tạo GV Trung học cơ sở ngành GDTC, giảng dạy Giáo dục Thể chất cho các bậc học đại học, cao đẳng và trung cấp; Giáo dục Quốc phòng cho trình độ trung cấp. Năm học 2010 - 2011 Nhà trường đã tuyển sinh ngành Giáo dục Thể chất trình độ cao đẳng, Khoa đã có lớp đào tạo với chuyên ngành Giáo dục Thể chất – Sinh học, Giáo dục Thể chất – Đoàn Đội. Ngoài ra, trong thời gian qua Nhà trường đã liên kết với Trường ĐHSP TDTT TW2 Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo được 3 lớp đại học sư phạm TDTT hệ VLVH. Hiện Khoa đang xây dựng mã ngành đào tạo giáo viên THPT ngành Giáo dục Thể chất để tiến đến năm học 2019 – 2020 chính thức đào tạo ngành Giáo dục Thể chất, trình độ đại học. Kết quả của Hoạt động đào tạo: Năm học 2010-2011, đào tạo lớp chuyên ngành Giáo dục Thể chất – Sinh học, trình độ cao đẳng khóa 2013 – 2016 với số lượng 21 sinh viên, tốt nghiệp được 19 sinh viên, đạt 90,5%. Trong năm này, Khoa và nhà trường đã liên kết với trường Đại học sư phạm TDTT TP. Hồ Chí Minh cũng đã đào tạo lớp chuyên ngành Giáo dục Thể chất, trình độ đại học với 31 học viên và đã tốt nghiệp 100%. Năm học 2011- 2012, đào tạo lớp chuyên ngành Giáo dục Thể chất – Công tác Đội, trình độ cao đẳng với số lượng 19 sinh viên, tốt nghiệp được 19 sinh viên, đạt 100%. Năm học 2012-2013, đào tạo lớp chuyên ngành Giáo dục Thể chất – Sinh học, trình độ cao đẳng với số lượng 18 sinh viên, hiện tốt nghiệp được 10 sinh viên, đạt 55,6%, thời gian các sinh viên chưa tốt nghiệp phải trả nợ môn đến hết năm học 2017 - 2018. Kết quả của Hoạt động nghiên cứu khoa học: Trong nhiều năm qua lĩnh vực nghiên cứu khoa học về thể dục thể thao (TDTT) tại Khoa GDTC&GDQP trường Đại học Phú Yên thật sự chưa khởi sắc. Nhìn chung, chưa có công trình nào ở cấp tỉnh, cấp bộ hay cấp nhà nước. So với các lĩnh vực nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, môi trường thì lĩnh vực nghiên cứu khoa học về lĩnh vực thể dục thể thao còn rất ít và hạn chế. Giai đoạn năm 2007 – 2011 có 2 đề tài đã nghiệm thu và có 4 bài báo đăng trên tạp chí trong nước và 1 sáng kiến kinh nghiệm trong thời gian trên. Giai đoạn 2012 - 2017 là giai đoạn mà cán bộ trẻ của Khoa GDTC&GDQP có sự phát huy vai trò NCKH cao hơn giai đoạn trước, vì đứng trước những quy định về học tập nâng cao trình độ, đồng thời các quy định đặt ra về xét thi đua, xét thăng hạng giảng viênlà những tiêu chí mà các giảng viên trẻ khoa không ngừng học tập và phấn đấu cho chính bản thân mình. Chính vì thế mà các đề tài cấp trường và các bài báo khoa học trong những năm gần đây tăng lên hơn so với các năm trước. Trong những năm qua Khoa GDTC & GDQP đã không ngừng nổ lực phấn đấu thực hiện tốt công tác chuyên môn và tích cực tham gia các phong trào trong và ngoài trường nên đã thành tích đáng kể và đã được nhà trường phong tặng các danh hiệu thi đua lao động tiên tiến và được Hiệu trưởng khen từ năm 2007 đến 2016. Xây dựng đội ngũ giảng viên GDTC: Giảng viên GDTC tham gia công tác giảng dạy tại trường đều có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, yêu nghề. Tuy nhiên, với xu thế ngày càng phát triển của nhà trường, có thể thấy rằng lực lượng giảng viên Khoa GDTC&GDQP tại trường ĐHPY còn mỏng, tỉ lệ hiện nay cao hơn so với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (150 sinh viên/giảng viên). Do vậy việc nâng cao chất lượng GDTC tại trường còn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất, dụng cụ học tập là nhu cầu thiết yếu nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy trong môn học GDTC, nó luôn luôn là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả, chất lượng đào tạo. Những trang thiết bị đúng và đủ chuẩn, nếu được đáp ứng đầy đủ sẽ tạo điều kiện tốt cho giảng viên phát huy hết năng lực chuyên môn của mình trong quá trình lên lớp. Trong những năm vừa qua, nhà trường luôn quan tâm và trang bị cơ sở vật chất, các trang thiết bị – dụng cụ học tập GDTC, TDTT cho giảng viên và sinh viên sử dụng, song thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế giảng dạy. Sau đây là bảng thống kê thực trạng trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy GDTC tại Trường Đại học Phú Yên đang được sử dụng trong mỗi năm học được thể hiện như sau: Diện tích phục vụ cho công tác GDTC và hoạt động TDTT rộng lớn, với tổng diện tích sân tập TDTT khoảng: 10.561m2, bình quân 2,95m2/1SV so với chuẩn qui định là 3,5m2/1 SV đến 4m2/1 SV thì còn thiếu. Trong số đó gồm có: 01 nhà tập đa năng diện tích 2.965m2 sử dụng thi đấu, giảng dạy và tập luyện các môn (bóng đá mini, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, võ, đá cầu...); 01 nhà tập diện tích 1.210m2 sử dụng giảng dạy và tập luyện các môn (cầu lông, bóng bàn, võ, đá cầu...) và các công trình khác. Tuy nhiên, để phục vụ giảng dạy cho sinh viên toàn trường có khoảng hơn 2500 sinh viên thì vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng và thiếu một số công trình quan trọng để giảng dạy và các hoạt động TDTT, nên việc giảng dạy và phát triển các phong trào ở những môn này còn gặp nhiều khó khăn. 1.7.2. Định hướng phát triển công tác GDTC của Trường Đại học Phú Yên Đội ngũ giảng viên TDTT: Quy hoạch đội ngũ phù hợp với yêu cầu phát triển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 về chất lượng và quy mô. Tăng cường đội ngũ cho Khoa bảo đảm chất lượng và quy mô tuyển sinh cho ngành đào tạo GDTC. Tham mưu xây dựng chính sách thu hút và sử dụng cán bộ có trình độ cao về Trường. Sử dụng nguồn nhân lực có hiệu suất và hiệu quả. Nâng cao chất lượng cuộc sống của đội ngũ thông qua việc tạo ra các công việc có thu nhập cao, cải thiện môi trường làm việc thân thiện, áp dụng các chính sách mang lại cơ hội phát triển và cống hiến cho đội ngũ. [81] Nghiên cứu khoa học: Tiếp tục định hướng kế hoạch NCKH, vấn đề này đã triển khai nhiều trong chi bộ, chính quyền, công đoàn, và các tổ chuyên ngành. Trong những năm sau giảng viên Khoa GDTC&GDQP phấn đấu đăng ký các đề tài cấp cao hơn như: đề tài cấp Tỉnh, cấp Bộ, các bài tạp chí quốc tếĐó là những hy vọng và đòi hỏi cán bộ phải quyết tâm và nghiên cứu định hướng trong tương lai đáp ứng với thời kỳ hội nhập. Giảng viên Khoa GDTC&GDQP trường Đại học Phú Yên cũng tiếp tục đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học theo hướng đổi mới mạnh mẽ về tư duy, tăng cường tổng kết thực tiễn; nghiên cứu khoa học phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, tăng cường dân chủ, sáng tạo, phát huy các sáng kiến, những kinh nghiệm, khuyến khích các đề tài đi vào nghiên cứu vấn đề mới, xây dựng và ban hành quy chế dân c...4 628 1 2 4 31.8 18 186 5.9 11.79 795 1 2 4 32.8 17 193 5.7 11.46 855 2 2 4 26.48 14 155 6.67 12.64 707 1 2 4 28.96 16 174 6.09 12.13 855 2 2 4 25.53 13 147 6.86 13.09 648 1 2 4 27.87 16 175 6.07 12.05 776 1 2 4 29.84 17 179 6.01 12.03 770 1 2 4 25.34 11 137 6.97 11.41 853 2 2 4 29.06 15 154 6.64 12.63 695 1 2 4 32.25 19 194 5.69 13.44 632 1 2 4 32.14 17 187 5.86 11.7 790 1 2 4 24.58 13 149 6.83 12.88 667 1 2 4 29.22 17 183 6 11.99 866 2 2 4 27.55 13 149 6.81 12.87 665 1 2 4 25.39 15 165 6.45 12.35 865 2 2 4 27.39 14 162 6.6 12.6 714 1 2 4 30.02 17 183 5.95 11.82 855 2 2 4 27.27 14 150 6.8 12.31 751 1 2 4 27.48 15 169 6.42 12.82 769 1 2 4 26.48 14 156 6.58 12.58 725 1 2 4 25.7 12 137 6.92 11.8 859 2 2 4 28.59 18 182 5.94 11.81 765 1 2 4 30.41 16 184 5.93 13.34 732 1 2 4 24.35 11 135 6.93 13.35 735 1 2 4 24.41 12 142 6.91 13.33 633 1 2 4 31.97 18 188 5.86 11.72 860 2 2 4 31.5 18 188 5.83 11.53 795 1 2 4 26.93 14 159 6.57 12.46 725 1 2 4 24.05 11 134 7 11.41 876 2 2 4 28.38 19 192 5.51 13.58 640 1 2 4 32.07 18 191 5.77 11.53 853 2 2 4 28.58 14 169 6.28 12.31 740 1 2 4 27.85 12 142 6.91 13.34 632 1 2 4 25.48 13 142 6.89 13.21 647 1 2 4 24.03 12 142 6.89 13.21 650 1 2 4 24.15 13 155 6.75 13.21 686 2 2 4 25.59 14 161 6.72 13.07 667 1 2 4 26.46 17 179 5.92 11.77 755 1 PHỤ LỤC 17: Số liệu kiểm tra thể lực và kết quả học tập sinh viên sau thực nghiệm N.TĐ G L N B C3 C4 C5 Đ.TL Đ X.KQ 1 1 43.25 23 245 5.11 11.15 945 2 8 2 1 1 53.35 24 238 4.24 10.58 1075 3 7.5 2 1 1 41.3 21 224 4.62 10.85 989 2 3.5 1 1 1 42.38 22 238 4.42 10.55 990 2 7 2 1 1 40.3 21 242 4.72 10.55 985 2 6 2 1 1 44.05 22 228 4.71 10.68 999 2 8 2 1 1 52.35 20 243 4.63 11.02 910 1 7.5 2 1 1 40.25 22 241 4.49 10.89 965 2 8 2 1 1 52.2 23 239 4.01 10.31 1110 3 9 2 1 1 45.75 22 238 4.59 10.93 975 2 8 2 1 1 42.55 20 224 4.78 10.87 985 2 7.5 2 1 1 44.38 22 229 3.82 10.12 1185 3 3.5 1 1 1 42.45 22 230 3.89 10.16 995 2 7 2 1 1 51.3 20 243 4.62 10.57 995 2 6 2 1 1 51.35 22 251 3.98 10.12 1045 2 8 2 1 1 53.42 24 255 3.89 10.11 1105 3 7.5 2 1 1 44.35 21 235 4.72 10.75 930 1 8 2 1 1 42.48 20 224 4.92 10.73 935 1 9 2 1 1 52.05 22 257 4.06 10.44 1015 2 8 2 1 1 51.45 22 259 4.22 10.4 1025 2 7.5 2 1 1 45.89 23 221 4.66 11.01 930 1 3.5 1 1 1 51.45 22 239 4.02 10.03 1195 3 7 2 1 1 45.75 22 248 4.07 10.36 1125 3 6 2 1 1 53.45 22 254 4.25 10.42 1035 2 8 2 1 1 42.32 23 229 4.92 10.94 978 2 7.5 2 1 1 52.05 22 259 4.55 10.39 1020 2 8 2 1 1 50.52 24 230 4.42 10.86 965 2 9 2 1 1 45.35 21 244 4.14 10.56 1085 3 8 2 1 1 51.25 23 251 3.98 10.25 1145 3 7.5 2 1 1 40.45 22 218 4.88 11.04 985 2 3.5 1 1 1 51.35 21 241 4.45 10.65 995 2 7 2 1 1 49.7 21 249 4.1 10.42 1015 2 6 2 1 1 49.52 20 228 4.52 10.64 1085 3 8 2 1 1 49.78 25 231 4.59 10.77 923 1 7.5 2 1 1 52.3 25 239 4.72 11.02 985 2 8 2 1 1 42.5 20 229 5.05 10.97 945 2 9 2 1 1 43.45 20 225 4.52 10.52 1005 2 8 2 1 1 44.76 20 242 4.39 10.75 995 2 7.5 2 1 1 45.7 21 226 4.37 10.42 1150 3 3.5 1 1 1 46.25 22 229 4.52 10.89 975 2 7 2 1 1 48.8 23 245 3.98 10.42 1054 3 6 2 1 1 44.35 21 228 4.25 10.37 1045 2 8 2 1 1 43.37 25 234 4.39 10.73 995 2 7.5 2 1 1 45.35 21 242 4.63 10.85 933 1 8 2 1 1 50.38 20 229 4.8 11.01 965 2 9 2 1 1 50.25 22 224 4.57 10.75 970 2 8 2 1 1 46.35 24 221 4.62 10.72 995 2 7.5 2 1 1 42.45 23 228 4.47 10.73 995 2 3.5 1 1 1 46.35 22 232 3.86 10.18 1095 3 7 2 1 1 48.35 24 223 4.49 10.77 1020 2 6 2 1 1 44.35 21 228 4.25 10.37 1045 3 8 2 1 1 43.37 25 234 4.39 10.73 933 1 7.5 2 1 1 51.35 21 241 4.45 10.65 995 3 8 2 1 1 49.7 21 249 4.1 10.42 1015 1 9 2 1 1 45.35 21 242 4.63 11.01 933 1 8 2 1 4 30.74 21 184 5.65 12.04 953 3 7.5 2 1 4 26 16 150 6.85 14.11 805 1 8 2 1 4 28.68 19 172 6.09 12.67 913 2 3 1 1 4 31.33 22 191 5.56 11.92 975 3 7 2 1 4 28.84 19 173 6.06 12.66 919 2 6 2 1 4 27.11 17 161 6.69 13.8 837 1 8 2 1 4 27.96 18 167 6.35 13.27 887 2 8 2 1 4 31.87 23 199 5.5 11.59 1008 3 8 2 1 4 28.02 18 167 6.27 13.2 889 2 6 2 1 4 27.95 18 165 6.41 13.28 885 2 7 2 1 4 28.82 19 172 6.08 12.67 917 2 5 2 1 4 27.38 17 163 6.58 13.61 850 1 8 2 1 4 27.16 17 162 6.68 13.79 839 1 3 1 1 4 29.5 20 176 5.85 12.46 926 2 7 2 1 4 30.38 21 181 5.74 12.11 944 3 6 2 1 4 27.39 17 164 6.53 13.61 856 1 8 2 1 4 30.91 22 188 5.6 11.97 973 3 8 2 1 4 28.07 18 168 6.25 13.19 893 2 8 2 1 4 25.94 16 148 6.98 14.13 802 1 6 2 1 4 26.68 17 160 6.71 13.86 829 1 8 2 1 4 31.6 22 192 5.51 11.78 992 3 5 2 1 4 29.09 20 173 6.01 12.65 919 2 7 2 1 4 30.07 20 177 5.8 12.28 928 2 6 2 1 4 29.32 20 175 5.94 12.56 923 2 8 2 1 4 27.12 17 162 6.63 13.64 841 1 8 2 1 4 26.65 17 157 6.72 13.88 828 1 8 2 1 4 32.24 23 197 5.5 11.71 994 3 6 2 1 4 28.88 20 173 5.99 12.59 921 2 7 2 1 4 26.01 17 151 6.82 14.06 809 1 6 2 1 4 31.3 22 191 5.55 11.82 982 3 8 2 1 4 30.77 22 184 5.65 12.08 951 3 9 2 1 4 28.48 18 170 6.12 13.01 906 2 3.5 1 1 4 27.73 17 164 6.48 13.36 881 2 7 2 1 4 25.74 16 147 7.12 14.29 797 1 6 2 1 4 28.77 19 172 6.08 12.67 915 2 8 2 1 4 30.83 22 184 5.64 12 962 3 9 2 1 4 30.6 21 184 5.64 12.02 954 3 3.5 1 1 4 28.52 18 171 6.09 12.93 908 2 7 2 1 4 26.23 17 151 6.77 14.05 815 1 6 2 1 4 26.59 17 156 6.73 13.89 827 1 8 2 1 4 28.08 18 168 6.24 13.17 898 2 7.5 2 1 4 29.37 20 175 5.86 12.49 923 2 3.5 1 2 2 44.28 21 211 5.27 11.25 910 1 8.5 2 2 2 46.52 21 225 5.07 11.21 892 1 5 2 2 2 42.2 20 228 5.07 11.19 922 1 6 2 2 2 43.2 20 232 4.77 11.17 947 2 6 2 2 2 44.35 18 210 5.17 11.4 922 1 3 1 2 2 42.22 22 232 4.77 11.14 955 2 9 2 2 2 47.55 20 240 4.62 10.7 1022 2 3 1 2 2 13 22 210 5.22 11.2 932 1 9 2 2 2 41.33 19 205 4.97 11.19 930 1 7 2 2 2 49.01 22 245 4.72 10.66 991 2 3 1 2 2 38.5 21 220 4.77 10.61 1047 2 7 2 2 2 39.06 20 222 4.77 10.99 937 1 8 2 2 2 52.2 23 232 4.32 10.37 1030 2 8 2 2 2 44.5 20 202 4.44 10.38 1062 3 7 2 2 2 45.65 19 240 5.27 11.19 897 1 7 2 2 2 43.2 21 235 4.92 11.04 947 2 3 1 2 2 40.15 20 205 4.98 11.04 927 1 9 2 2 2 44.5 20 235 4.47 10.49 1030 2 4 2 2 2 46.55 21 225 4.83 11.2 937 1 7 2 2 2 53.25 22 255 4.7 10.79 957 2 3 1 2 2 47.5 20 250 4.98 10.95 947 2 7 2 2 2 42.22 18 235 5.14 11.06 962 2 6 2 2 2 42.02 23 231 4.27 10.63 980 2 7 2 2 2 40.25 21 215 5.09 11.15 917 1 3.5 1 2 2 44.5 22 235 4.59 10.83 937 1 7 2 2 2 43.15 19 240 5.28 10.85 945 2 8 2 2 2 51.25 22 235 5.15 11.1 917 1 7.8 2 2 2 49.35 22 220 4.32 10.44 1007 2 3 1 2 2 42.32 19 225 4.82 10.95 1035 2 8 2 2 2 52.25 20 255 4.21 10.6 1037 2 3 1 2 2 43.5 20 245 4.24 11.03 932 1 7 2 2 2 44.15 20 220 5.03 11.17 927 1 5 2 2 2 42.25 19 230 5.16 11.06 947 2 7 2 2 2 49.3 23 240 4.21 10.37 1100 3 3 1 2 2 52.15 22 240 4.41 10.77 1072 3 7 2 2 2 47.25 20 235 4.51 10.87 1022 2 8 2 2 2 44.25 22 230 4.8 10.96 972 2 8 2 2 2 44.15 21 235 4.37 10.65 1007 2 7 2 2 2 42.05 19 215 4.72 10.77 1017 2 6 2 2 2 50.25 21 240 4.19 10.38 1052 3 9 2 2 2 48.23 19 225 4.88 11.22 927 1 3 1 2 2 43.25 21 220 5.02 11.08 935 1 9 2 2 2 38.85 21 215 5.37 11.13 927 1 8 2 2 2 39.15 22 210 5.1 11.16 920 1 3 1 2 2 45.5 22 252 4.17 10.67 1002 2 6 2 2 2 40.25 22 215 4.72 10.8 970 2 8.5 2 2 2 39.1 19 225 4.68 11.06 897 1 5 2 2 2 43.13 21 215 4.22 10.39 1032 2 9 2 2 2 39.1 22 225 4.81 10.98 927 1 3 1 2 2 44.12 20 235 4.23 10.5 1027 2 9 2 2 2 39.15 22 210 5.1 11.16 920 1 5 2 2 2 45.5 22 252 4.17 10.67 1002 2 7 2 2 5 28.36 22 173 5.6 13 870 2 3 1 2 5 29.61 21 165 6.08 12.31 916 2 7 2 2 5 32.57 16 147 6.94 13.91 803 1 3 1 2 5 26.96 19 174 6.48 13.28 861 1 7 2 2 5 27.21 20 168 6.28 12.96 885 2 3 1 2 5 28.53 18 168 6.19 12.49 907 2 9 2 2 5 30.3 16 148 6.94 13.96 796 1 5 2 2 5 31.85 17 149 6.94 13.99 795 1 7 2 2 5 26.46 22 173 5.56 12.32 840 1 8 2 2 5 26.46 18 176 5.29 12.45 835 1 8 2 2 5 27.18 19 187 5.35 13 968 3 5 2 2 5 26.15 18 165 6.7 13.57 836 1 9 2 2 5 27.63 16 148 6.95 14 794 1 3 1 2 5 26.56 18 186 5.71 12.27 928 2 9 2 2 5 30.12 18 166 6.58 13.43 851 1 5 2 2 5 30.02 19 174 6.43 13.04 872 2 7 1 2 5 28.97 16 149 6.95 14.02 794 1 3 1 2 5 26.1 19 174 6.47 13.12 872 2 8.5 2 2 5 29.19 19 176 6.34 12.98 884 2 5 2 2 5 27.61 17 150 6.78 13.71 814 1 7 2 2 5 27.53 19 178 6.36 13.01 878 2 8 2 2 5 25.9 17 151 6.75 13.71 814 1 8 2 2 5 29.96 20 167 5.68 12.21 929 2 7 2 2 5 32.06 20 177 5.31 13 971 3 8 2 2 5 28.67 18 166 6.58 13.48 846 1 8 2 2 5 26.3 17 152 6.78 13.82 813 1 8 2 2 5 26.94 18 167 6.61 13.56 840 1 8 2 2 5 32.52 19 195 5.62 12.02 939 2 3.5 1 2 5 26.75 20 179 6.22 12.76 892 2 5 2 2 5 27.87 19 180 6.19 12.65 903 2 3 1 2 5 29.26 18 168 5.66 12.13 938 2 9 2 2 5 29.05 18 172 6.52 13.31 855 1 7 2 2 5 30.08 21 178 5.47 11.8 968 3 8 2 2 5 26.49 19 176 5.66 12.14 933 2 8 2 2 5 26.86 18 188 5.31 12.45 870 2 8.5 2 2 5 32.7 21 198 5.26 12.6 845 1 5 2 2 5 29.74 20 182 6.16 12.45 909 2 8 2 2 5 29.66 16 147 6.97 13.57 831 1 3.5 1 2 5 28.39 19 182 6.12 12.42 914 2 8 2 2 5 30.59 21 189 5.52 12.6 888 2 7 2 2 5 26.53 18 181 5.92 12.27 919 2 3 1 3 3 39.49 21 218 4.89 11.24 955 1 6 2 3 3 43.35 24 228 4.96 11.28 965 2 7 2 3 3 42.63 19 208 5.36 11.61 1104 3 9 2 3 3 36.52 21 223 4.46 10.88 1022 2 7.5 2 3 3 39.28 19 213 5.19 11.72 1045 2 7.8 2 3 3 44.14 23 208 5.1 11.43 960 2 3 1 3 3 36.17 21 218 4.65 11 915 1 5 2 3 3 47.27 21 218 4.69 10.76 880 1 3 1 3 3 42.94 22 218 5.03 11.73 955 1 5 2 3 3 44.31 24 228 4.57 11.62 886 1 5 2 3 3 36.99 23 228 5.1 11.44 970 2 8 2 3 3 44.66 22 208 4.6 11.44 898 1 6 2 3 3 44.66 19 208 5.2 10.95 895 1 6 2 3 3 41.68 22 228 4.66 11.01 915 1 6 2 3 3 44.55 20 218 5.12 11.49 1105 3 9 2 3 3 46.93 21 223 4.77 11.08 932 1 3.5 1 3 3 41.28 21 218 4.64 10.98 869 1 3 1 3 3 41.21 21 218 4.83 11.16 893 1 3.5 1 3 3 38.19 19 200 5.19 11.62 1045 2 7 2 3 3 36.1 21 211 4.96 11.29 972 2 8 2 3 3 43.27 22 226 4.93 11.27 971 2 8 2 3 3 47.63 18 203 5.47 10.58 855 1 3.5 1 3 3 43.69 19 218 5.24 11.8 917 1 5 2 3 3 37.59 20 218 5.16 11.53 1045 2 8 2 3 3 42.76 18 208 5.36 11.72 934 1 6 2 3 3 47.71 23 232 4.29 11.8 1128 3 9 2 3 3 37.93 21 218 4.85 11.15 945 1 3 1 3 3 37.09 23 233 4.43 11.04 918 1 5 2 3 3 48.61 21 220 5.34 11.7 874 1 5 2 3 3 42.97 23 228 4.52 10.88 878 1 6 2 3 3 45.42 22 218 4.47 10.7 865 1 3.5 1 3 3 45.08 23 233 4.38 10.86 1007 2 8 2 3 3 42.08 23 238 4.45 10.76 865 1 6 2 3 3 43.82 18 208 5.37 11.75 965 2 8 2 3 3 44.42 24 238 4.32 10.65 865 1 6 2 3 3 48.62 20 213 4.82 11.12 850 1 6 2 3 3 39.05 23 228 4.81 11.08 997 2 8 2 3 3 41.03 20 228 5.12 11.51 1058 2 8 2 3 3 47.09 19 218 5.18 11.48 910 1 3 1 3 3 46.45 22 230 4.56 10.95 1079 3 9 2 3 3 41.62 19 223 5.18 11.59 1025 2 8 2 3 3 45.61 23 203 4.7 11.05 962 2 7.5 2 3 3 42.71 20 221 4.6 10.97 889 1 6.5 2 3 3 47.14 20 219 4.98 11.3 955 1 6 2 3 3 37.79 20 218 5.37 11.64 1088 3 9 2 3 3 47.15 20 210 5.06 11.41 1041 2 8 2 3 3 44.03 23 233 4.73 11.06 1035 2 8.5 2 3 3 44.94 22 200 4.62 10.97 1078 3 9 2 3 3 45.08 23 228 4.52 11.02 875 1 6 2 3 3 42.7 21 218 5.03 11.49 854 1 5 2 3 3 45.02 18 208 5.18 11.56 877 1 6 2 3 3 46.78 18 208 5.31 11.7 1099 3 9 2 3 3 39.38 21 213 4.53 10.88 872 1 6 2 3 3 46.75 21 212 4.85 11.06 909 1 7 2 3 3 43.69 18 208 5.28 11.25 1020 2 8.5 2 3 3 45.55 18 218 5.27 11.65 1041 2 8.5 2 3 3 37.79 23 228 4.46 10.78 870 1 5 2 3 3 43.7 24 233 4.3 10.75 918 1 6 2 3 3 37.06 23 223 4.28 10.57 902 1 6 2 3 3 42.58 22 228 4.57 10.96 895 1 3 1 3 3 44.89 20 218 5.4 10.6 1115 3 9 2 3 3 38.27 21 228 4.85 11.22 870 1 3 1 3 3 41.04 21 213 4.9 11.24 1018 2 9 2 3 3 44.62 20 218 5.11 11.48 895 1 5 2 3 3 43.09 24 238 4.29 11.77 906 1 3 1 3 3 39.38 18 208 5.28 11.75 941 1 3 1 3 3 40.78 22 227 4.58 10.96 898 1 5 2 3 3 48.28 22 238 4.51 11.77 973 2 8 2 3 3 40.53 21 219 4.72 11.22 880 1 6 2 3 3 47.86 23 233 4.47 10.82 872 1 5 2 3 3 42.73 22 228 4.58 10.96 905 1 7.5 2 3 3 37.3 18 218 5.4 10.86 874 1 3.5 1 3 3 45.05 20 211 4.95 11.36 915 1 7 2 3 3 41.15 22 205 5 11.29 940 1 5 2 3 3 41.15 22 205 5 11.29 940 1 5 2 3 6 30.49 16 170 6.36 13.31 720 1 3.5 1 3 6 27.16 14 155 5.97 12.4 700 1 3.5 1 3 6 30.74 15 175 6.36 13.33 747 1 3.5 1 3 6 28 14 155 5.48 11.41 872 2 8 2 3 6 25.95 14 145 5.59 11.71 700 1 5 2 3 6 30.08 16 170 6.32 13.24 740 1 5 2 3 6 29.57 16 165 6.26 12.96 736 1 3.5 1 3 6 27.6 14 160 5.98 12.48 702 1 3 1 3 6 31.65 16 170 6.46 13.96 881 2 8 2 3 6 32.31 16 185 6.57 14.18 750 1 6 2 3 6 28.76 15 165 6.01 12.53 707 1 6 2 3 6 30.82 17 170 6.25 12.93 733 1 7 2 3 6 32.24 16 180 6.84 14.65 750 1 3 1 3 6 33.3 17 180 6.8 14.57 755 1 6 2 3 6 29.11 15 165 6.24 12.92 769 1 7 2 3 6 30.53 16 173 6.37 13.43 756 1 6 2 3 6 33.46 17 190 6.82 14.61 760 1 6 2 3 6 26.48 15 150 5.66 11.8 710 1 6 2 3 6 27 14 160 5.47 11.31 875 2 8 2 3 6 27.94 14 150 5.86 12.22 693 1 6 2 3 6 25.82 13 145 5.47 11.33 699 1 3.5 1 3 6 28.62 16 170 6.48 13.98 781 1 7 2 3 6 31.98 16 180 6.57 14.19 775 1 7 2 3 6 27.66 14 155 5.87 12.25 694 1 7 2 3 6 30.18 15 170 6.24 12.93 739 1 7.5 2 3 6 31.18 16 180 6.55 14.05 695 1 5 2 3 6 28 14 165 5.66 11.81 872 2 9 2 3 6 27.75 15 150 5.88 12.26 697 1 6 2 3 6 25.97 14 150 5.6 11.78 710 1 6 2 3 6 30.89 16 170 6.36 13.34 875 2 9 2 3 6 31.37 16 173 6.44 13.59 745 1 8 2 3 6 28.7 15 160 6.09 12.71 712 1 8 2 3 6 32.44 16 180 6.62 14.22 740 1 8 2 3 6 27.72 14 155 5.88 12.33 698 1 6 2 3 6 32.91 15 175 6.76 14.34 755 1 7 2 3 6 30.27 15 170 6.32 13.26 742 1 7 2 3 6 30.39 16 173 6.33 13.27 746 1 7 2 3 6 28 13 170 5.5 11.55 870 2 9 2 3 6 25.59 14 150 5.54 11.64 671 1 3 1 3 6 27 17 185 6.58 14.21 789 1 5 2 3 6 28.86 15 160 6.18 12.74 729 1 3 1 3 6 26.92 14 155 5.68 11.9 674 1 5 2 3 6 28.5 16 175 6.54 14.02 782 1 8 2 3 6 28.87 15 165 6.19 12.75 872 2 9 2 3 6 29.88 15 155 6.27 13.1 737 1 7 2 3 6 29 14 175 6.28 13.16 744 1 7 2 3 6 31.28 16 170 6.44 13.61 876 2 9 2 3 6 32.2 16 180 6.8 14.58 760 1 7 2 3 6 28.01 14 165 5.98 12.49 702 1 6.5 2 3 6 28.27 15 160 6.01 12.56 729 1 7 2 3 6 28.55 16 160 6.15 12.72 700 1 7 2 3 6 32.94 16 155 6.77 14.48 755 1 8 2 3 6 33.27 17 180 6.82 14.62 879 2 9 2 3 6 26.23 14 180 5.47 11.35 872 2 9 2 3 6 26.24 14 140 5.59 11.77 866 1 8 2 3 6 28.01 16 170 6.29 13.2 738 1 5 2 3 6 29.03 16 165 6.21 12.8 730 1 3 1 3 6 28.67 15 160 6.18 12.74 867 1 5 2 3 6 28.17 14 155 6.02 12.57 708 1 3.5 1 3 6 31.35 16 170 6.44 13.72 778 1 6 2 3 6 32.6 16 180 6.71 14.27 792 1 6 2 3 6 25.66 15 145 5.57 11.7 653 1 3.5 1 3 6 26.98 14 140 5.75 11.93 677 1 3.5 1 PHỤ LỤC 18: Số liệu phỏng vấn giảng viên, cán bộ quản lý và chuyên gia trước và sau thực nghiệm tại thời điểm SV ở HK3 năm 2 N.T QL QT NL CS KP CT ND NK HDNK 1 4 5 2 2 2 2 4 3 1 1 4 4 2 2 2 2 4 4 2 1 3 3 2 2 2 2 2 3 2 1 4 4 2 2 2 2 4 4 1 1 4 4 2 2 2 2 4 3 2 1 3 3 1 1 2 2 3 3 2 1 4 4 1 2 2 2 3 4 2 1 3 3 1 1 2 1 4 3 1 1 4 4 2 2 2 2 3 4 2 1 4 4 2 2 2 2 4 4 2 1 3 3 1 1 2 2 3 4 2 1 4 4 2 2 2 2 4 4 2 1 2 2 1 1 2 2 3 2 2 1 3 3 2 2 2 2 4 3 1 1 4 4 1 1 2 2 4 4 2 1 4 4 1 1 1 1 3 4 1 1 4 4 1 1 2 2 4 4 2 2 4 4 2 2 2 3 5 5 3 2 5 5 3 3 3 3 4 4 3 2 5 4 2 3 3 3 4 4 3 2 4 5 3 3 2 3 4 4 3 2 4 4 3 3 2 2 4 5 2 2 4 4 3 3 3 3 4 4 3 2 4 4 2 3 3 3 5 4 3 2 4 4 3 2 2 3 4 4 2 2 5 3 3 3 3 3 4 4 3 2 5 5 2 3 3 3 5 5 3 2 4 5 3 3 2 3 4 3 2 2 4 4 3 3 2 2 3 4 3 2 4 4 2 3 3 2 4 5 3 2 4 4 3 3 3 3 4 4 3 2 4 4 2 3 2 2 5 4 2 2 4 4 3 2 2 2 5 4 2 2 4 4 3 3 2 2 4 4 3 PHỤ LỤC 19: Số liệu phỏng vấn sinh viên trước và sau thực nghiệm tại thời điểm SV ở HK3 năm 2 G GH CT NK ĐN CS HT HL 1 3 3 2 2 3 4 4 1 2 2 2 2 2 5 4 1 2 2 2 2 2 3 4 1 2 2 3 2 2 5 4 1 3 3 2 2 3 4 4 1 3 3 2 3 3 5 4 1 2 2 2 2 2 3 5 1 2 2 3 2 2 4 5 1 2 2 3 2 2 5 4 1 3 3 2 3 3 3 4 1 3 3 2 3 3 3 5 1 3 3 2 2 3 4 4 1 3 3 3 2 3 4 5 1 2 2 3 2 2 3 3 1 2 2 3 3 2 4 5 1 2 2 3 3 1 4 4 1 2 1 2 3 2 3 5 1 2 2 2 3 2 4 3 1 3 2 3 2 2 2 4 1 2 3 2 2 2 4 5 1 3 2 2 3 2 5 3 1 2 2 2 2 2 3 3 1 2 2 3 2 2 5 4 1 2 3 3 2 2 4 4 1 3 3 2 3 2 5 3 1 3 2 2 3 2 3 4 1 3 2 2 2 2 4 4 1 3 2 3 2 2 5 3 1 2 3 3 2 2 3 4 1 2 3 3 3 3 3 4 1 2 3 3 3 2 4 5 1 3 3 2 3 2 4 3 1 2 2 2 3 2 3 5 1 2 2 2 3 3 4 4 1 2 2 2 2 3 4 5 1 3 3 3 2 2 3 3 1 2 2 2 2 2 4 4 1 2 2 2 3 2 4 5 1 2 2 2 3 3 5 3 1 3 3 3 2 3 3 3 1 3 3 3 2 3 5 4 1 3 2 2 2 3 4 4 1 2 3 2 3 2 5 3 1 2 2 2 3 2 3 4 1 2 2 3 3 2 4 4 1 2 2 3 3 2 5 3 1 3 3 3 3 2 3 4 1 2 3 3 2 2 3 4 1 2 2 2 2 2 4 5 1 2 2 2 2 2 4 3 1 2 2 1 3 2 3 5 1 2 3 2 3 3 4 4 1 2 3 2 2 2 4 5 1 2 3 2 2 2 3 3 1 3 3 1 2 2 4 4 1 3 2 1 3 3 4 5 1 3 2 3 3 3 5 3 1 2 2 3 3 2 3 3 1 2 2 2 3 2 5 4 1 3 2 2 2 2 4 4 1 2 2 2 2 3 5 3 1 3 3 3 2 3 3 4 1 2 3 3 2 3 4 4 1 2 2 2 3 3 5 3 1 3 2 2 2 2 3 4 1 2 2 2 2 2 3 2 1 2 3 3 2 3 4 3 1 2 3 3 3 2 4 4 1 2 3 3 3 2 3 5 1 3 3 3 2 2 4 3 1 3 2 2 2 3 4 5 1 3 2 2 2 3 4 4 1 2 2 2 3 2 5 5 1 2 2 3 3 2 3 3 1 2 2 3 3 2 5 4 1 2 2 3 3 3 4 5 1 3 3 3 2 3 5 3 1 2 2 2 2 3 3 3 1 2 2 2 3 3 4 4 1 2 2 2 2 2 5 4 1 3 3 2 2 2 3 3 1 2 3 2 2 3 3 4 1 2 2 2 3 2 4 4 1 2 2 2 3 2 4 3 1 3 2 3 2 3 3 4 1 3 3 2 2 2 4 4 1 3 3 2 2 2 4 5 1 2 3 2 3 2 3 3 1 2 3 3 3 3 4 5 1 2 2 3 3 3 4 4 1 2 2 2 3 2 5 5 1 2 2 2 2 2 3 3 1 2 3 2 2 2 5 4 1 2 2 3 1 3 4 5 1 2 2 3 1 3 5 3 1 3 2 3 3 3 3 3 1 2 3 3 1 3 4 4 2 2 3 2 2 2 5 4 2 2 2 2 2 2 3 3 2 2 2 1 3 3 3 4 2 2 2 2 2 2 4 4 2 2 3 2 2 2 4 3 2 2 3 2 2 2 3 4 2 2 3 2 3 3 4 2 2 2 3 2 3 3 4 2 2 2 2 2 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 4 3 2 2 2 3 2 2 4 3 2 2 1 2 3 3 5 4 2 3 3 2 3 3 3 4 2 2 1 2 3 3 5 3 2 2 2 3 3 3 4 3 2 2 2 3 2 2 5 4 2 2 2 2 2 2 3 4 2 1 3 2 2 2 4 2 2 2 2 2 3 2 5 4 2 2 2 3 2 2 3 2 2 2 2 3 2 2 3 4 2 2 3 3 2 2 4 5 2 2 3 3 3 2 4 3 2 2 2 2 3 2 4 5 2 2 2 2 2 2 5 4 2 2 2 1 2 2 3 5 2 2 3 1 2 2 5 3 2 3 3 3 3 2 4 4 2 2 3 2 3 1 5 5 2 2 3 2 3 3 3 3 2 2 2 2 3 2 4 3 2 2 2 2 2 2 5 4 2 3 2 1 2 2 3 4 2 2 2 2 1 2 3 3 2 2 1 3 1 3 4 4 2 2 2 2 3 2 4 4 2 2 2 2 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 4 4 2 2 2 3 2 3 4 2 2 2 2 3 2 3 3 2 2 1 1 2 2 2 4 2 2 2 1 2 2 2 4 2 2 3 3 2 1 2 5 2 2 1 1 3 1 3 3 3 2 2 2 3 3 3 5 2 2 2 2 3 1 3 4 3 2 2 2 3 2 3 5 3 2 1 1 2 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 4 4 2 2 2 2 2 2 5 4 2 2 2 2 2 2 3 3 2 1 1 1 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 4 4 2 2 2 2 1 2 4 4 2 2 2 2 2 1 3 2 2 1 1 1 2 3 4 2 2 2 1 1 2 2 4 2 2 3 3 3 1 2 3 3 2 2 2 2 1 2 4 4 2 2 2 2 2 2 2 3 2 2 2 2 2 1 2 3 2 2 2 2 2 2 3 3 2 1 1 1 2 2 4 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 1 2 3 3 2 2 2 2 2 2 4 2 2 2 2 2 2 2 5 2 2 2 2 2 2 2 4 4 2 2 2 2 2 2 4 5 2 2 2 2 2 2 4 4 2 2 1 1 2 2 4 4 2 2 1 1 2 2 3 3 2 3 3 3 1 2 2 3 2 2 1 1 1 2 2 3 2 2 1 1 3 2 2 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 4 4 2 2 2 2 2 2 4 5 2 2 2 2 2 2 4 4 2 2 1 2 2 2 4 4 2 2 1 2 2 2 3 3 2 3 3 3 2 2 2 3 2 1 1 1 2 2 2 3 2 2 1 2 3 2 2 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 5 4 2 2 2 2 2 1 3 4 2 2 2 2 2 2 5 4 2 2 2 2 2 1 3 4 3 2 1 2 2 2 3 2 3 2 2 2 2 2 4 3 3 2 2 2 2 2 3 2 3 2 2 2 2 2 3 3 3 1 1 2 2 2 4 4 3 2 2 2 2 2 2 3 3 2 2 2 2 2 3 3 3 2 2 2 2 2 4 3 3 2 2 2 2 2 3 4 3 2 1 2 2 2 2 2 3 2 2 2 2 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 2 3 1 1 2 2 2 2 2 3 1 1 1 1 1 3 4 3 3 3 3 3 3 4 5 3 1 1 2 2 2 4 4 3 2 2 2 2 2 2 4 3 2 2 2 2 2 4 3 3 2 2 2 2 2 3 3 3 1 1 1 1 1 2 3 3 2 2 2 2 2 2 3 3 2 2 2 2 2 3 2 3 2 2 2 2 2 4 2 3 1 1 1 1 1 2 2 3 2 2 2 2 2 3 2 3 2 2 2 2 2 4 2 3 2 2 2 2 2 4 3 3 1 1 1 1 2 3 3 3 1 1 2 2 2 3 3 3 3 3 3 3 2 4 3 3 2 2 2 2 2 4 3 3 2 2 2 2 2 3 4 3 2 2 2 2 2 2 4 3 2 2 2 2 2 2 3 3 1 1 2 2 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 4 3 2 2 2 2 2 2 4 3 2 2 2 2 2 2 2 3 2 2 2 2 2 3 2 3 2 2 2 2 1 4 4 3 2 1 2 2 3 5 3 3 2 2 2 2 2 2 4 3 1 1 1 1 2 2 3 3 1 1 1 1 2 2 3 3 3 3 3 3 2 2 3 3 1 1 1 1 1 2 2 3 2 2 2 2 2 3 2 3 2 2 2 2 2 5 3 3 2 2 2 2 2 4 2 3 1 1 2 2 1 5 2 3 2 2 2 2 2 3 4 3 2 2 2 2 2 4 5 3 2 2 2 2 2 5 4 3 1 1 1 1 2 2 4 3 2 2 2 2 2 2 3 3 2 2 2 2 2 3 3 3 2 2 2 2 2 2 3 3 1 1 2 2 2 2 3 3 1 1 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 2 2 2 3 2 2 2 2 2 3 2 3 2 2 2 2 2 4 2 3 2 2 2 2 2 2 2 3 2 2 2 2 2 2 3 3 1 1 1 1 2 2 4 3 2 2 2 2 1 2 3 3 2 2 2 2 3 2 3 3 2 2 2 2 2 2 3 3 2 2 2 2 2 3 4 3 2 2 2 2 2 4 4 3 2 2 2 2 2 2 3 3 2 2 2 2 1 3 3 3 1 1 2 2 2 4 4 3 1 1 2 2 2 5 4 3 3 3 3 3 2 4 2 3 1 1 1 1 1 4 2 3 2 2 2 2 2 4 2 3 2 1 2 2 2 4 3 3 2 2 2 2 2 3 4 3 1 1 1 1 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 2 3 1 1 1 1 2 2 2 3 2 2 2 2 2 2 3 3 2 2 2 2 2 3 2 3 2 2 2 2 2 4 2 3 1 1 1 1 2 5 4 3 1 1 1 1 2 2 5 3 3 3 3 3 2 2 4 3 2 2 2 2 2 2 4 3 2 2 2 2 1 2 3 3 2 2 2 2 3 2 3 3 2 2 2 2 2 3 3 3 1 1 1 1 2 5 3 3 2 2 2 2 2 4 2 3 2 2 2 2 2 5 2 3 2 2 2 2 1 3 2 3 2 1 1 1 2 4 2 3 2 2 2 2 2 5 2 3 2 2 2 2 2 2 3 3 2 2 2 2 1 2 2 3 1 1 1 1 2 3 3 3 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 2 2 3 3 1 1 1 1 2 2 4 3 2 2 2 2 2 2 4 3 2 2 2 2 2 3 3 3 2 2 2 2 2 4 3 3 1 1 2 2 2 2 4 3 2 2 2 2 2 2 4 3 2 2 2 2 2 2 2 3 2 2 2 2 2 2 2 3 1 1 1 1 2 2 2 3 2 2 2 2 2 2 3 3 2 2 2 2 2 3 4 3 2 2 2 2 2 4 3 3 1 1 1 1 1 2 3 3 1 1 1 1 3 3 3 3 3 3 3 3 2 4 2 3 2 2 2 2 2 5 2 3 2 2 2 2 2 4 3 3 2 2 2 2 2 4 2 3 2 2 2 2 1 4 2 3 1 1 1 1 2 4 4 3 2 2 2 2 2 3 5 3 2 2 2 2 2 2 4 3 2 2 2 2 1 2 4 3 2 2 2 2 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 3 3 1 1 1 1 2 3 2 3 1 1 1 1 2 4 2 3 3 3 3 3 2 5 2 3 1 1 2 2 2 2 2 3 2 2 2 2 2 2 2 3 2 2 2 2 2 2 3 PHỤ LỤC 20: Dữ liệu kết quả phỏng vấn đánh giá hiệu quả tác động của các nội dung giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC KTPV N1 N2 N14 N16 N17 N18 N21 N24 N25 N27 N29 1 4 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 2 5 4 5 4 5 5 4 4 4 4 4 3 4 5 4 5 3 5 5 5 5 5 4 4 5 3 5 5 5 5 3 5 5 5 5 5 4 5 4 4 4 4 5 4 4 4 5 6 4 4 5 4 4 4 5 4 4 4 5 7 4 5 4 4 4 3 5 4 5 5 4 8 4 4 5 4 4 4 4 4 4 4 4 9 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 10 5 5 5 5 5 5 4 5 5 5 4 11 3 5 5 3 5 5 4 5 4 5 4 12 5 4 4 5 4 4 4 4 5 3 4 13 3 5 5 3 5 5 5 5 5 5 5 14 5 5 5 5 3 4 5 5 5 4 5 15 3 3 4 5 5 5 3 4 3 4 5 16 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 17 4 4 4 4 4 4 5 4 4 4 5 KTPV N30 N31 N34 N35 N36 N37 N38 N42 N43 N44 N45 1 5 5 4 4 4 4 4 4 5 4 4 2 5 5 4 4 4 4 4 4 5 4 5 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5 5 4 4 4 5 4 4 4 4 4 5 4 4 5 4 4 4 4 4 4 4 4 6 5 5 4 4 4 4 4 4 4 3 4 7 5 5 4 4 4 4 4 4 4 4 4 8 4 5 5 5 5 5 5 5 4 5 5 9 5 4 5 5 5 4 5 5 4 5 5 10 5 5 5 5 4 5 3 5 4 3 3 11 4 4 5 4 5 3 5 3 5 5 5 12 5 4 5 5 5 5 5 5 5 4 5 13 4 5 4 4 5 5 3 5 5 5 3 14 5 5 5 5 5 5 5 5 3 5 5 15 5 5 5 5 4 4 4 4 5 4 4 16 5 3 4 4 5 4 4 4 3 4 4 17 5 5 4 5 4 4 4 4 5 4 5 KTPV N47 N49 N53 N54 N55 N57 N58 N59 N60 N61 N62 N64 1 4 5 5 5 4 4 5 4 4 4 4 4 2 5 5 5 3 4 4 4 4 4 4 4 4 3 4 4 4 4 5 3 5 5 5 5 4 5 4 4 5 4 4 3 5 3 5 5 5 4 5 5 4 4 4 5 5 3 3 5 4 4 4 4 6 4 4 5 4 5 5 5 4 5 5 5 5 7 4 3 4 5 3 5 5 5 4 4 3 5 8 5 4 5 4 5 5 5 5 5 5 5 5 9 5 5 4 5 3 5 5 5 5 5 5 5 10 5 4 4 5 4 4 4 4 4 4 5 4 11 3 5 5 4 4 4 4 4 4 4 5 4 12 3 5 4 5 4 4 4 4 4 4 5 4 13 5 5 5 3 5 5 5 5 4 4 4 4 14 5 4 3 3 3 5 3 4 5 5 5 5 15 4 5 5 5 5 3 5 5 4 4 5 3 16 4 5 3 3 5 5 5 3 3 5 5 5 17 5 4 5 4 5 5 5 5 5 5 5 5 KTPV N65 N66 N67 N68 N70 N71 N72 N73 N75 N76 N80 N82 1 4 4 4 4 5 5 5 5 4 4 5 4 2 4 4 4 4 5 5 5 3 4 4 4 4 3 5 5 4 4 4 4 4 4 5 5 5 5 4 5 5 4 4 4 5 4 4 5 5 4 3 5 4 4 4 4 5 4 4 5 4 3 5 5 6 5 5 5 5 4 4 5 4 5 5 5 4 7 3 3 5 4 4 3 4 5 4 5 4 5 8 5 5 4 5 5 4 5 4 5 3 5 3 9 5 5 5 4 5 5 4 5 5 5 5 5 10 4 4 3 5 5 4 4 5 4 4 4 4 11 4 4 5 4 4 5 5 4 4 4 4 4 12 5 5 5 5 5 5 4 5 4 4 4 4 13 4 4 4 4 5 5 5 3 5 5 5 5 14 5 5 5 5 4 4 5 5 5 5 5 4 15 5 3 5 4 4 5 5 5 4 5 4 3 16 5 5 5 5 5 5 5 5 5 4 5 4 17 5 5 5 4 5 4 5 4 3 5 4 5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nghien_cuu_xay_dung_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_l.doc
  • pdfToan van LATS NGUYEN MINH CUONG.pdf
  • docTom tat LATS NGUYEN MINH CUONG.doc
  • docTrang thong tin ve Luan an cua NCS Nguyễn Minh Cường.doc
Tài liệu liên quan