Luận án Phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nghiên cứu sinh. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Tạ Hữu Hùng MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 10 1.2. Khái quát kết quả

doc209 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết 25 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM TRONG CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI KỲ MỚI 31 2.1. Quan niệm phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới 31 2.2. Nhân tố cơ bản quy định phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới 72 Chương 3 TÌNH HÌNH VÀ YÊU CẦU PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM TRONG CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI KỲ MỚI 87 3.1. Tình hình phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam sẵn sàng cho chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới 87 3.2. Yêu cầu phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới 115 Chương 4 GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM TRONG CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI KỲ MỚI 128 4.1. Kế thừa, phát triển và giáo dục giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam đáp ứng yêu cầu chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới 128 4.2. Lựa chọn phương thức phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới 136 4.3 Tích cực hóa nhân tố chủ quan của các chủ thể phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới 143 4.4 Tạo lập các điều kiện thuận lợi cho phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới 152 KẾT LUẬN 158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161 PHỤ LỤC 173 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Đối với một dân tộc mà dựng nước đi đôi với giữ nước đã trở thành quy luật sinh tồn và phát triển như dân tộc ta, thì nghệ thuật quân sự - do bản chất và mối liên hệ tất yếu của nó quy định - luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng, có lúc quyết định đến thành bại của các cuộc chiến tranh cách mạng. Vai trò của nghệ thuật quân sự Việt Nam được kết tinh ở những giá trị độc đáo, sáng tạo mang đặc trưng riêng của dân tộc Việt Nam và ở những điều kiện lịch sử khác nhau, sức sống của một nền nghệ thuật quân sự chính là ở khả năng phát huy vai trò những giá trị ấy của các chủ thể và trong thời kỳ mới đó là nhiệm vụ hết sức cần thiết. Với tính cách là hệ thống tri thức, quan điểm lý luận, thực tiễn chuẩn bị và thực hành chiến tranh đạt tới trình độ khái quát cao, nghệ thuật quân sự Việt Nam được hình thành, lưu truyền, không ngừng được bổ sung, phát triển, vận dụng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Những thập kỷ vừa qua, Đảng, Nhà nước, các tầng lớp nhân dân và lực lượng vũ trang có nhận thức đúng đắn, sâu sắc hơn và vận dụng một cách sáng tạo, có hiệu quả giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ và trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, so với yêu cầu của tình hình thực tiễn, phát huy giá trị nghệ thuật quân sự sẵn sàng cho chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập; nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân, lực lượng vũ trang về nghệ thuật quân sự còn chưa sâu sắc, có biểu hiện thờ ơ, thiếu quan tâm; có nhiều nội dung vận dụng chưa tốt; cơ chế, cách thức, tổ chức thực hiện chưa hiệu quả. Trong những năm tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó dự báo, ảnh hưởng đến độc lập dân tộc, chủ quyền và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Không những chúng ta cần thường xuyên tiến hành phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” kết hợp bạo loạn chính trị, ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, bảo vệ nền hòa bình mà còn phải sẵn sàng đánh bại mọi hình thái chiến tranh xâm lược kiểu mới của các thế lực thù địch nếu xảy ra. Chính vì vậy, càng đặt ra yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi Đảng, Nhà nước, nhân dân và lực lượng vũ trang phải phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện, sáng tạo kinh nghiệm và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc; phải nghiêm túc nghiên cứu, kế thừa, phát triển nền nghệ thuật quân sự Việt Nam và phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam vào giải quyết những vấn đề mới mà cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới đặt ra. Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, những khía cạnh chỉ ra trên đây là những vấn đề cần tiếp tục được đầu tư nghiên cứu hơn nữa về mặt khoa học, đặc biệt là luận giải dưới góc độ triết học cơ sở lý luận, thực tiễn và hệ thống giải pháp phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới. Theo đó, việc nghiên cứu vấn đề: Phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới” thực sự là một đề tài có tính cấp thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp cơ bản phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Luận giải quan niệm và nhân tố cơ bản quy định phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới. Đánh giá tình hình và xác định yêu cầu phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới. Đề xuất giải pháp cơ bản phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề bản chất, quy luật phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung luận giải một số vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới - cuộc chiến tranh mà nhân dân ta có thể phải tiến hành, chống lại sự xâm lược của các thế lực thù địch trong tương lai. Giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam được luận án tập trung nghiên cứu là trong thời kỳ có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên cơ sở kế thừa giá trị nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc và nghệ thuật quân sự vô sản. Giá trị nghệ thuật quân sự được bàn trong luận án chủ yếu ở quy mô chiến lược quân sự trong toàn bộ giá trị lý luận, thực tiễn quân sự Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu, khảo sát thực tiễn chủ yếu thông qua việc chuẩn bị xây dựng lực lượng, thế trận, tổ chức huấn luyện, diễn tập sẵn sàng cho chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới. Phạm vi đề xuất giải pháp tầm nhìn đến 2030. Phạm vi khảo cứu, điều tra thực trạng ở một số địa phương và cán bộ, chiến sĩ trong quân đội (chủ yếu ở miền Bắc). 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội; tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến tranh cách mạng; các chỉ thị, nghị quyết về chiến tranh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc và công tác quân sự, quốc phòng. Đồng thời, luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài dưới góc độ triết học. Cơ sở thực tiễn Thực tế quá trình phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các cuộc chiến tranh và trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; quá trình chuẩn bị xây dựng lực lượng, thế trận, tổ chức huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, diễn tập của các lực lượng. Đồng thời, dựa vào nhận định, đánh giá trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng, của Quân đội; các số liệu của các cơ quan chức năng, báo cáo sơ kết, tổng kết của Bộ Quốc phòng, các cơ quan, đơn vị và dựa vào kết quả điều tra, khảo sát của tác giả ở một số cơ quan, đơn vị cơ sở trong và ngoài quân đội. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cùng với các phương pháp như: phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgíc, hệ thống và cấu trúc, phương pháp tiếp cận thực tiễn. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của các khoa học cụ thể: phương pháp tiếp cận giá trị - văn hóa - quân sự, điều tra xã hội học, khái quát hóa, trừu tượng hóa, so sánh và phương pháp chuyên gia 5. Những đóng góp mới của luận án Luận giải nội dung giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới góc độ triết học; đưa ra quan niệm và luận giải nhân tố cơ bản quy định phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới Cung cấp các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận Góp phần bổ sung và làm rõ hơn về góc độ triết học giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong hệ giá trị văn hoá quân sự Việt Nam, một nội dung còn ít được đề cập đến hoặc đề cập chưa tương xứng với vai trò của nó. Kết quả nghiên cứu góp phần khái quát về mặt lý luận và giải pháp xây dựng lực lượng, thế trận, tạo sức mạnh tổng hợp tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới trên cơ sở phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần tạo sự thống nhất nhận thức và hành động cho các tổ chức, cá nhân; cung cấp luận cứ để lãnh đạo, chỉ huy các cấp, các ngành tham khảo chỉ đạo hoạt động thực tiễn giữ gìn, phát triển, vận dụng giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam và nâng cao hiệu quả phát huy giá trị đó trong chuẩn bị và tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập, huấn luyện, diễn tập, giáo dục quốc phòng an ninh ở các địa phương, đơn vị, nhà trường quân đội, hệ thống giáo dục quốc dân và những người quan tâm đến vấn đề này hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (10 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến chiến tranh và chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Quan điểm về chiến tranh và chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc đã được các tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, tổng kết và thường xuyên bổ sung, phát triển. Nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất chiến tranh, mối quan hệ chiến tranh và chính trị, tác giả I.N.Lêvanôp (chủ biên) với công trình “Chủ nghĩa Mác - Lênin bàn về chiến tranh và quân đội” [63]. Trên cơ sở phân tích các cuộc chiến tranh trên thế giới do chủ nghĩa đế quốc gây ra cũng như các cuộc nội chiến trong nước, công trình đã khái quát những vấn đề về tính chất, mục đích của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đó là: “chiến tranh giải phóng, cách mạng và chính nghĩa. Tiến hành những cuộc chiến tranh ấy là vì mục đích quốc tế và quốc gia có tính chất giai cấp, tiến bộ, không một nhà nước bóc lột nào đã từng có và có thể có được những mục đích đó” [63, tr.31]. Về đặc điểm cơ bản của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, các tác giả cho rằng: “là cuộc chiến tranh nhân dân thực sự, quần chúng tham gia một cách có ý thức, đầy lòng hy sinh, với tinh thần phấn khởi yêu nước chưa từng thấy; kết hợp hoạt động quân sự chính quy với phong trào du kích có tính chất quần chúng; sự ủng hộ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước tư bản, thuộc địa” [63, tr.49]. Bàn về chiến tranh trong giai đoạn hiện nay, các tác giả V.Ostankov với bài viết “Chiến lược quân sự: Quan điểm cho tương lai” [91]. Trên cơ sở thực tiễn chiến lược quân sự các nước và các cuộc chiến tranh, xung đột vũ trang trong thời gian gần đây, tác giả đã làm rõ tính chất, đặc điểm của chiến tranh tương lai. Theo tác giả: “trong thế kỷ 21, đặc điểm của bất kỳ cuộc chiến tranh nào sẽ được xác định bởi chính trị. Chính trị sẽ đóng vai trò quyết định các mục tiêu chiến lược của chiến tranh, quy mô, phương pháp gây chiến và tiến hành chiến tranh” [91, tr.5]. Tác giả dự báo những chiến lược quân sự trong chiến tranh tương lai như: chiến tranh khu vực quy mô lớn; khía cạnh mới của chủ nghĩa khủng bố; vấn đề chiếm lĩnh thông tin chứ không phải lãnh thổ; chiến lược đấu tranh vũ trang trong thế kỷ 21 từ đó, tác giả đi đến kết luận “sự thay đổi về chất là tất yếu trong tất cả quá trình, các phương pháp và hình thức đấu tranh vũ trang” [91, tr.18]. Kết luận về khả năng giành thắng lợi trong chiến tranh tương lai, tác giả lại hướng đến nhấn mạnh, đề cao yếu tố vũ khí, trang bị kỹ thuật là nhân tố quyết định. Cuốn sách “Tư tưởng chiến tranh nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp giữ nước của dân tộc Việt Nam” [104] do tác giả Văn Đức Thanh và Nguyễn Mạnh Hưởng đồng chủ biên đã khái quát toàn diện lịch sử hình thành, phát triển của tư tưởng chiến tranh nhân dân Việt Nam. Các tác giả cho rằng: tư tưởng chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc hình thành gắn với quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc, trở thành di sản truyền thống quý báu, mang tính chỉ đạo xuyên suốt qua các thời đại. Tư tưởng về mục tiêu, tính chất chính trị - xã hội, lực lượng, sức mạnh, phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân ngày càng được bổ sung, phát triển qua các giai đoạn lịch sử. Các tác giả khẳng định, một trong những điểm xuất phát của toàn bộ chiến lược quân sự cách mạng của Đảng để đánh bại những tên thực dân, đế quốc sừng sỏ với tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh hơn ta gấp nhiều lần là "tư tưởng phát huy phương thức gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại và nghệ thuật quân sự tiên tiến trong tiến hành chiến tranh" [104, tr.131]. Công trình cũng chỉ ra, trong tình hình mới không chỉ đòi hỏi phải nghiên cứu làm sáng tỏ những giá trị tư tưởng chiến tranh nhân dân Việt Nam trong lịch sử dân tộc mà còn phải dự báo tình hình và phát triển tư tưởng đó lên một tầm cao mới. Công trình "Chiến tranh trong thời đại ngày nay và việc chuẩn bị tinh thần cho quân đội trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [120] do Lê Văn Quang làm chủ nhiệm. Trên quan điểm, lập trường mácxít, các tác giả cho rằng, ngày nay “bản chất chiến tranh là không thay đổi, dù đó là chiến tranh hạt nhân, chiến tranh công nghệ cao hay chiến tranh hiện đại dưới bất kỳ hình thức nào vẫn là sự kế tục chính trị bằng thủ đoạn bạo lực” [120, tr.152]. Đồng thời, các tác giả khẳng định, trong điều kiện mới chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là tất yếu với những đặc điểm cơ bản: đó là cuộc chiến tranh nhân dân hiện đại, tính toàn dân cao, diễn ra toàn diện, kẻ thù có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh và tư duy chiến lược trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới là tư duy quân sự mới với một nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân độc đáo, sáng tạo trong điều kiện mới, đó là “sự kết hợp chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và thời đại, quốc gia và quốc tế ở một trình độ cao” [120, tr.157]. Công trình khoa học “Một số vấn đề về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới” [132] của tập thể tác giả Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự tiếp cận làm rõ tính tất yếu, tính chất, nội dung, yêu cầu của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới. Công trình khẳng định: trước những âm mưu, thủ đoạn mới của các thế lực thù địch, từ thực tiễn đặt ra của các cuộc chiến tranh gần đây trên thế giới; từ đặc điểm lịch sử chiến tranh của dân tộc và bản chất cách mạng, chính nghĩa, tiến bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thì trong điều kiện mới, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là tất yếu. Về tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đó là cuộc chiến tranh: toàn dân, toàn diện, chính nghĩa, hiện đại và mang tính quốc tế Công trình đã đề xuất nhiều nội dung, biện pháp đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới, trong đó tập trung vào xây dựng các tiềm lực quân sự, xây dựng và tăng cường sức mạnh quân sự quốc gia và kế thừa, phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam Tiếp cận chiến tranh nhân dân Việt Nam dưới góc độ văn hóa quân sự, tác giả Phan Ngọc với công trình “Ba vấn đề cơ bản của truyền thống quân sự Việt Nam” [89]. Công trình tập trung luận giải ba vấn đề lớn đó là: Tư tưởng chỉ đạo tác chiến, đường lối chiến tranh nhân dân và trách nhiệm người lãnh đạo. Về đường lối chiến tranh nhân dân ở góc độ văn hóa quân sự, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa với những “nét riêng” chỉ có ở Việt Nam, trở thành truyền thống tiến hành chiến tranh của dân tộc. Theo tác giả, những đặc điểm tiêu biểu dưới góc độ văn hóa quân sự đó là: chiến tranh vì dân, do toàn dân tiến hành; chiến tranh bảo vệ quyền lợi toàn dân, trong đó có nông dân; chiến tranh không chỉ ở đồng bằng mà ở cả miền núi; chiến tranh toàn dân với sự tham gia tích cực của phụ nữ; kết hợp đánh và đàm, sử dụng chính sách “tâm công”. Những đặc điểm, giá trị đó trở thành động lực, nền tảng tinh thần khơi dậy lòng yêu nước, động viên, khích lệ mọi người nêu cao ý chí quyết tâm, khắc phục khó khăn, chủ động, sáng tạo để giành thắng lợi trong chiến tranh và là cơ sở nền tảng để tiếp tục vận dụng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Tác giả Nguyễn Như Huyền trong công trình "Đặc điểm của chiến tranh kiểu mới - Vũ khí công nghệ cao" [46] đã đưa ra những yếu tố cơ bản hình thành chiến tranh kiểu mới là: Chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc; đấu tranh giai cấp, dân tộc diễn ra phức tạp, quyết liệt; khoa học, công nghệ phát triển và cuộc cách mạng quân sự mới; nhận thức về chiến tranh kiểu mới. Trong công trình, tác giả đã khái quát đặc điểm của chiến tranh kiểu mới, chiến tranh công nghệ cao và khảo sát đặc điểm một số cuộc chiến tranh trong những năm gần đây về mục đích, tính chất chiến tranh; chuẩn bị chiến tranh; phương thức, thủ đoạn chiến tranh; một số điểm mạnh và hạn chế của các lực lượng tiến công trong các cuộc chiến tranh vừa qua. Đồng thời, tác giả còn đề xuất một số giải pháp phòng, chống chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao. Nghiên cứu về chiến tranh trong giai đoạn hiện nay, tác giả Nguyễn Xuân Thảo với công trình “Đặc điểm chủ yếu của chiến tranh, xung đột ngày nay” [112]. Bằng nghiên cứu thực tiễn các cuộc chiến tranh, xung đột gần đây, nhất là các cuộc chiến tranh, xung đột vũ trang do Mỹ và các nước Phương Tây gây ra, tác giả nhận định: đây là một thời kỳ điều chỉnh chiến lược, học thuyết quân sự, các cuộc cách mạng quân sự ngày càng đi vào chiều sâu, hình thái chiến tranh có sự phát triển hơn, chính vì thế đặc điểm của chiến tranh ngày càng có sự thay đổi. Đặc điểm chủ yếu của chiến tranh, xung đột ngày nay được tác giả khái quát: tính đối đầu có hệ thống trở thành hình thức cơ bản trong chiến tranh, xung đột quân sự; tiến công chính xác tầm trung, tầm xa dần trở thành hình thức tác chiến mang tính quyết định; không gian mạng ngày càng có vai trò quan trọng trong tác chiến; hợp nhất hỏa lực và thông tin trở thành phương thức tác chiến chủ yếu; không gian tác chiến được mở rộng từ ba chiều sang năm chiều; nhịp độ tác chiến lấy “nhanh khắc chế chậm”. Những kết quả nghiên cứu của công trình, nhất là những đặc điểm cơ bản được khái quát từ thực tiễn các cuộc chiến tranh, xung đột vũ trang gần đây là cơ sở quan trọng gợi ý cho tác giả tham khảo, nghiên cứu dự báo điều kiện, nội dung, hình thức mới của cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Tác giả Nguyễn Hồng Quân, với công trình “Biến động quốc phòng - an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn từ 2009 đến nay và một số tác động tới Việt Nam” [97]. Bài viết điểm lại một số biến động chủ yếu liên quan đến quốc phòng - an ninh, nhất là sự thay đổi chiến lược và những hoạt động trực tiếp của các nước lớn trên tất cả các lĩnh vực, điển hình là: Trung Quốc điều chỉnh và triển khai các chiến lược biển và các hoạt động với thái độ kiên quyết, độc quyền kiểm soát biển Đông; Mỹ thay đổi phương thức tác chiến, tận dụng ưu thế của vũ khí công nghệ cao, thúc đẩy “diễn biến hòa bình” kích động bạo loạn lật đổ, tập kích hỏa lực từ xa, hạn chế sử dụng bộ binh; tranh chấp chủ quyền biển, đảo và vai trò của ASEAN trong giữ vững hòa bình, ổn định khu vực và trên biển Đông; vấn đề an ninh không gian mạng Theo tác giả, những biến động đó tác động trực tiếp đến quốc phòng - an ninh của nước ta cả thuận lợi và khó khăn, trong đó nổi lên những thách thức lớn về xây dựng tiềm lực quốc phòng - an ninh, thế phòng thủ chiến lược, nguy cơ về chủ quyền biển đảo và nguy cơ an ninh mạng. Những nội dung bài viết trình bày có giá trị rất lớn trong định hình và dự báo những tác động đến nước ta trong thời kỳ mới. Là cơ sở khoa học để tác giả vận dụng nghiên cứu các vấn đề đặt ra trong luận án. Sách chuyên khảo “Thời kỳ đầu chiến tranh và những vấn đề đặt ra đối với quốc phòng Việt Nam” [18] của tác giả Nguyễn Đình Chiến, trên cơ sở phương pháp luận quân sự mácxít, công trình tập trung tiếp cận thời kỳ đầu chiến tranh với luận điểm chủ chốt: chiến tranh là sự kế tục chính trị bằng thủ đoạn khác - thủ đoạn bạo lực vũ trang mang tính nhà nước. Đồng thời dựa trên phương pháp tiếp cận lôgic - lịch sử, tác giả cho rằng, tính chất và đặc trưng quân sự thời kỳ đầu chiến tranh đối với chiến tranh nhân dân chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra) là “địch rất mạnh, tiến công bất ngờ, giữ thế chủ động Chúng thường tiến hành tiến công tổng lực, tác chiến liên hợp, phi đối xứng, thực hành tác chiến trên tất cả các môi trường với không gian rộng, kết hợp nhiều hình thức, thủ đoạn như chính trị, kinh tế, tư tưởng, tâm lý, ngoại giao” [18, tr.45]. Từ đó, tác giả hướng toàn bộ nghiên cứu của mình đến việc khái quát bước đầu những vấn đề đặt ra cho quốc phòng Việt Nam trong bối cảnh thế giới đương đại, tập trung vào các vấn đề xây dựng tiềm lực, lực lượng, thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng phương thức vận hành và chuẩn bị tác chiến chiến lược trong thời kỳ đầu của chiến tranh. 1.1.2. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến nghệ thuật quân sự và giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Với tính cách là lý luận, thực tiễn chuẩn bị và thực hành đấu tranh vũ trang - đặc trưng bản chất của hoạt động quân sự, nghệ thuật quân sự luôn được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau. V.E.Xapkin, với công trình “Những nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật quân sự” [137]. Thông qua phân tích những tư tưởng quân sự nổi tiếng trong lịch sử, tác giả cho rằng: nghệ thuật quân sự phải tuân thủ theo các nguyên tắc: cơ động và nhịp độ tác chiến cao; tập trung nỗ lực chủ yếu, tạo ưu thế cần thiết về lực lượng, phương tiện vào địa điểm và thời gian quyết định bất ngờ; tích cực chiến đấu... Đặc biệt, tác giả đánh giá những cống hiến xuất sắc của nhân dân và lực lượng vũ trang Việt Nam trong phát triển các nguyên tắc nghệ thuật quân sự. Tác giả khẳng định: nghệ thuật quân sự Việt Nam là nghệ thuật quân sự Mác - Lênin được vận dụng sáng tạo trong điều kiện cụ thể Việt Nam và “Nhân dân Việt Nam đã đóng góp vào phát triển nghệ thuật quân sự theo hai hướng: thứ nhất, là làm giàu thêm nội dung của nghệ thuật quân sự “cổ điển”; thứ hai, là phát hiện những nguyên tắc nghệ thuật quân sự mới qua quá trình thực hành tác chiến” [137, tr.357]. Dưới góc độ triết học giải quyết mối quan hệ quy luật đấu tranh vũ trang và nguyên tắc nghệ thuật quân sự, tác giả I.A.Gruđinhin với công trình "Phép biện chứng và lĩnh vực quân sự hiện đại" [35]. Trong cuốn sách, tác giả đã trình bày một số vấn đề của phép biện chứng duy vật trong lĩnh vực quân sự, đặc biệt quan tâm luận giải sự tác động lẫn nhau giữa nhân tố khách quan và chủ quan của chiến tranh, những nguyên tắc nghệ thuật quân sự và việc áp dụng những nguyên tắc ấy. Khi giải quyết mối quan hệ giữa các quy luật của đấu tranh vũ trang và các nguyên tắc của nghệ thuật quân sự, tác giả hướng đến giải quyết bằng phương pháp luận triết học mối quan hệ cái riêng và cái chung trong lĩnh vực quân sự. Tác giả cho rằng: Các quy luật của đấu tranh vũ trang và nguyên tắc của nghệ thuật quân sự liên hệ khăng khít nhau "Quy luật đấu tranh vũ trang xác nhận sự tồn tại của những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất yếu, bền vững các hiện tượng của nó hay bên trong chúng. Còn các nguyên tắc thì chỉ ra con đường giành thắng lợi, phương hướng hành động của bộ đội, sự lãnh đạo chính trị và quân sự đối với bộ đội” [35, tr.420]. Những nghiên cứu của công trình chỉ ra cách tiếp cận toàn diện, khoa học về chiến tranh, nghệ thuật quân sự, đặc biệt khẳng định mối quan hệ khăng khít vai trò của nghệ thuật quân sự đối với các quy luật của đấu tranh vũ trang, một phương pháp chủ yếu trong chiến tranh. Tác giả Chen Ya Tien, trong công trình “Lý thuyết quân sự Trung Hoa xưa và nay” [119], tiếp cận dưới góc độ triết học đã nghiên cứu một cách toàn diện nguồn gốc, lịch sử phát triển của tư tưởng, truyền thống quân sự; các nguyên tắc, nghệ thuật quân sự, chiến lược và chiến thuật chiến tranh nhân dân Về vai trò, tác giả khẳng định: “nếu có một tư tưởng thích ứng hướng dẫn, việc điều động các lực lượng, hiệu năng có thể lên cao và có thể đánh bại một lực lượng địch trang bị tối tân hơn nhưng thiếu tư tưởng hay chiến lược quân sự” [119, tr.7]. Về “tính liên tục”, “tính kế thừa” của truyền thống quân sự, truyền thống đánh giặc giữ nước, tác giả cho rằng: Sự phát triển của nghệ thuật quân sự từ thời cổ đại cho đến ngày nay là một quá trình “phủ định biện chứng”, là kết quả của sự kế thừa có chọn lọc, bổ sung, phát triển sáng tạo những tư tưởng, học thuyết, khoa học, nghệ thuật quân sự của dân tộc bám sát điều kiện mới của lịch sử. Tác giả Phạm Hồng Sơn với công trình khoa học “Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” [100] gồm 3 tập, nghiên cứu về nghệ thuật quân sự trong đánh giặc giữ nước theo tiến trình lịch sử của dân tộc. Tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau: lịch sử, văn hóa, triết học, xã hội học, tác giả đã khái quát những vấn đề cốt lõi, những nét tiêu biểu nhất về nghệ thuật đánh giặc giữ nước với tổng quan về giá trị, về tư tưởng, kế sách, nghệ thuật, phương châm chỉ đạo, nghệ thuật chiến lược, chiến dịch Từ thực tiễn lịch sử, tác giả đã khái quát nên những nét tiêu biểu về nghệ thuật đánh giặc giữ nước và trở thành truyền thống quân sự Việt Nam đó là: lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh; tinh thần yêu nước nồng nàn; cả nước chung sức đánh giặc, chiến tranh toàn dân và nghệ thuật quân sự độc đáo. Đồng thời tác giả khẳng định: nghệ thuật đánh giặc giữ nước có sự phát triển qua từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử, do đó cần phải nghiên cứu những vấn đề bảo tồn, vận dụng, phát huy nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta vào tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa giai đoạn mới. Cùng góc độ tiếp cận, tác giả Hồ Đệ trình bày trong công trình khoa học “Góp phần tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật quân sự trong lịch sử giữ nước” [30]. Tác giả cho rằng: trải qua những cuộc khởi nghĩa vũ trang để giành lại độc lập tự do cho đất nước, các cuộc chiến tranh chống lại các thế lực xâm lược bảo vệ Tổ quốc, dân tộc ta đã hình thành và ngày càng phát triển một nền nghệ thuật quân sự trong chiến tranh nhân dân rất độc đáo và ưu việt. Theo tác giả, những đặc điểm nổi bật của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong lịch sử dụng nước đó là: dựa vào dân, lấy dân làm gốc để đánh giặc cứu nước và giữ nước; xây dựng lực lượng, xây dựng hậu phương, xây dựng căn cứ vùng vững chắc; nghệ thuật sử dụng lực lượng, các hình thức và phương thức tiến hành chiến tranh; nghệ thuật tiến công, tư tưởng tích cực, chủ động tiến công; nghệ thuật chọn địa hình, sử dụng và kiến tạo địa hình tạo ra môi trường tác chiến thuận lợi để tiêu diệt địch; phát huy tính mưu trí, sáng tạo, nắm thời cơ, giành chủ động đánh bất ngờ để tiêu diệt địch; kết hợp tác chiến với binh vận, địch vận làm tan rã ý chí tinh thần của kẻ thù; nghệ thuật khởi đầu và kết thúc chiến tranh... Những vấn đề lược khảo về đặc điểm nghệ thuật quân sự Việt Nam trong lịch sử giữ nước là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả tiếp tục kế thừa, nghiên cứu những vấn đề lý luận của luận án, nhất là rút ra những nội dung cơ bản về giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam cần được phát huy trong thời kỳ mới. Các công trình nghiên cứu về nghệ thuật quân sự Việt Nam của tác giả Hoàng Minh Thảo, tiêu biểu như: “Về cách dùng binh” [107]; “Bàn về nghệ thuật quân sự” [111]; “Một số vấn đề về nghệ thuật quân sự” [108]. Bằng cách tiếp cận lịch sử - lôgic, các công trình bàn sâu những vấn đề lý luận được rút ra từ thực tiễn chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc trong thế kỷ XX. Trong các công trình khoa học, tác giả đề cập đến nhiều vấn đề lớn về nghệ thuật quân sự như: nghệ thuật chỉ đạo chiến lược, chỉ đạo quân sự, tác chiến chiến dịch, chiến thuật, địch vận, đấu tranh vũ trang và ngoại giao trong chiến tranh, nghệ thuật chỉ đạo nhân dân vũ trang; nghệ thuật “lấy ít địch nhiều, lấy yếu trị mạnh, lấy đoản chống trường"... Về vai trò của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, tác giả khẳng định: Nghệ thuật quân sự là một nhân tố quan trọng trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, quân nhỏ muốn đánh quân lớn phải thiên về dùng mưu kế; phải đấu mưu, tạo thế, đấu trí với địch... Từ những vấn đề đó, tác giả đi đến kết luận một trong những vấn đề có tính quy luật: “do nhận thức được chiến tranh và có phương pháp lãnh đạo chiến tranh một cách biện chứng nên trong lịch sử giữ nước của dân tộc từ xa xưa đến thời đại Hồ Chí Minh đã giải quyết mâu thuẫn vô cùng gay gắt là "nhỏ đánh lớn, ít địch nhiều" một cách thành công” [107, tr.98], từ đó đi đến thắng lợi. Công trình“Về học thuyết quân sự Việt Na...nh nhân dân phát triển lên một trình độ mới, một chất lượng cao hơn, trở thành chiến tranh toàn dân, toàn diện với tính chất triệt để, cách mạng, mục tiêu cao cả, hình thức phong phú và sức mạnh vô địch. Quan điểm về chiến tranh nhân dân đã được Đảng ta khẳng định trong chính cương của Đảng, không ngừng bổ sung, phát triển theo từng giai đoạn của lịch sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rõ tư tưởng chiến tranh nhân dân trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: "Bất kỳ đàn ông hay đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc". [76, tr.534]. Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam định nghĩa chiến tranh nhân dân như sau: “Chiến tranh nhân dân, chiến tranh do đông đảo quần chúng nhân dân tiến hành, vì lợi ích của nhân dân, có lực lượng vũ trang làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của giai cấp tiến bộ, bằng mọi hình thức và vũ khí có trong tay chống các thế lực xâm lược từ bên ngoài câu kết với lực lượng phản động từ bên trong” [126, tr.231]. Chiến tranh nhân dân Việt Nam do toàn dân Việt Nam tiến hành một cách toàn diện nhằm giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, xuất hiện từ lâu trong lịch sử dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của các vương triều phong kiến tiến bộ hoặc phát triển từ các cuộc khởi nghĩa của nông dân, liên tục chiến thắng những đội quân xâm lược của các tập đoàn phong kiến nước ngoài lớn mạnh hơn gấp bội. Chiến tranh nhân dân Việt Nam kế thừa những tinh hoa quân sự của lịch sử nhân loại và phát triển sáng tạo thành những truyền thống quân sự độc đáo của dân tộc mà nổi bật là "cả nước một lòng chung sức đánh giặc", "lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch nhiều", "lấy yếu chống mạnh"... Trong thời đại mới, trên cơ sở kết hợp đúng đắn học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội với di sản, truyền thống quân sự của dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đưa chiến tranh nhân dân phát triển lên một trình độ mới, một chất lượng mới cao hơn, trở thành cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện. Mục tiêu giải phóng dân tộc kết hợp chặt chẽ với mục tiêu giải phóng triệt để nhân dân lao động, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, làm cho chiến tranh nhân dân mang tính chất "của dân, do dân, vì dân" đầy đủ và sâu sắc nhất. Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới được luận án tiếp cận là cuộc chiến tranh nhân dân phát triển ở trình độ cao, kế thừa tinh hoa quân sự của nhân loại và phát triển sáng tạo truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, nhằm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Ở đây, tác giả tiếp cận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới từ góc độ chính trị - xã hội của chiến tranh, một cuộc chiến tranh được định vị về mọi phương diện từ mục đích, tính chất, lực lượng, sức mạnh, phương thức tiến hành chiến tranh, các quy luật quyết định đến tiến trình và kết cục của chiến tranh. Do vậy, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới được xem là một phương thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong điều kiện chiến tranh. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một quy luật, một trong những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Ngày nay, công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải vận dụng và phát triển sáng tạo những nguyên lý phổ biến, những vấn đề có tính nguyên tắc trong học thuyết của V.I.Lênin về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vận dụng và phát triển cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử; điều kiện, trình độ phát triển kinh tế, xã hội; vị trí địa - chính trị, quân sự; truyền thống đấu tranh của dân tộc Dù các mục tiêu, nhiệm vụ và những vấn đề cơ bản khác của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc đã được xác định đúng, song vấn đề đó có được thực hiện khi có chiến tranh hay không lại phụ thuộc vào việc xác định và thực hiện phương thức đấu tranh, tiến hành chiến tranh, phương thức tác chiến. Do vậy, quan niệm chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới luôn phải gắn chặt với mục tiêu, tính chất, nhiệm vụ, nguyên tắc, phương châm bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới đã được khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và tiếp tục được thể hiện đầy đủ, toàn diện, có bước phát triển mới trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta, có thể khẳng định: Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới là cuộc chiến tranh chính nghĩa do toàn thể nhân dân Việt Nam tiến hành, lực lượng vũ trang làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và quản lý, điều hành của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện trong điều kiện mới; thực hiện tổng hợp các nội dung, hình thức, biện pháp mới trong tác chiến và tiến hành chiến tranh, làm thất bại chiến tranh xâm lược kiểu mới của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới. Mục đích chính trị của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới là thực sự "vì dân" với nội dung, ý nghĩa đầy đủ nhất và mục đích đó được thấm nhuần sâu sắc trong quần chúng nhân dân, được quy định bởi mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới đã được Đảng ta xác định: Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội [29, tr.147-148]. Theo đó, mục tiêu chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới, nói một cách khái quát là nhằm trực tiếp bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đó là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Các nội dung mục tiêu nêu trên quan hệ chặt chẽ với nhau trong chỉnh thể thống nhất, tác động biện chứng với nhau, phản ánh đầy đủ các yếu tố về mặt tự nhiên - lịch sử, chính trị - xã hội, cả giá trị bên trong và những lợi ích bên ngoài, giá trị quá khứ và hiện tại, giá trị quốc gia dân tộc và giá trị con người trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới mang tính chất chính nghĩa, tự vệ, cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nội dung tính chất chính nghĩa, tự vệ, cách mạng có sự phát triển mới do có sự chi phối, quy định bởi đặc điểm, tình hình nhiệm vụ cách mạng giai đoạn mới. Được biểu hiện tập trung nhất ở mục tiêu tiến hành chiến tranh: đó là nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân; bảo vệ chủ nghĩa xã hội với tính cách là chế độ xã hội tiên tiến trong lịch sử; đó là cuộc chiến tranh chống các thế lực đế quốc, hiếu chiến, phản động trên thế giới, góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh trên thế giới. Trong thời kỳ mới, trước những diễn biến phức tạp của cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, của tình hình chính trị - quân sự, cuộc chiến tranh của nhân dân ta không còn sự giúp đỡ, hậu thuẫn của hệ thống chủ nghĩa xã hội và các lực lượng cách mạng, tiến bộ như trước kia, do đó, phải nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của toàn dân tộc, phát huy cao độ sức mạnh nội lực, kết hợp sức mạnh thời đại để giành thắng lợi trong chiến tranh. Chủ thuyết tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới là dựa vào sức mạnh tổng hợp tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện. Chủ thuyết tiến hành chiến tranh được luận án tiếp cận đó là hệ thống các quan điểm, tư tưởng, nguyên tắc, phương châm cơ bản nhất mang tính chỉ đạo xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta về tiến hành chiến tranh nhân dân trong thời kỳ mới. Chủ thuyết tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới được hình thành trên cơ sở Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, tiềm lực mọi mặt của đất nước; kế thừa và phát triển toàn diện truyền thống toàn dân đánh giặc của dân tộc Việt Nam; kế thừa và phát triển kinh nghiệm chiến tranh nhân dân trong chiến tranh giải phóng vào điều kiện mới phù hợp với xu thế của thời đại. Đây là cơ sở lý luận quan trọng của Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược quân sự, Chính sách quân sự của quốc gia trong thời kỳ mới. Chủ thuyết tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới phản ánh quy luật cơ bản nhất, bao trùm nhất để hướng đến giành thắng lợi trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới, là nội dung chỉ đạo xuyên suốt việc tổ chức, động viên, phối hợp các lực lượng và phương tiện, vận dụng các mặt, các hình thức và phương pháp đấu tranh, tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn hơn địch để đánh thắng địch, thực hiện mục đích chính trị của chiến tranh hoặc mục đích của từng giai đoạn của chiến tranh. Các quan điểm, đường lối của Đảng, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và phương châm, phương thức tiến hành, nhất là chủ thuyết tiến hành chiến tranh vừa là cơ sở, vừa là nội dung phản ánh tập trung nhất của nghệ thuật quân sự trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới. Chủ thuyết phát huy sức mạnh tổng hợp, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện là quan điểm quần chúng sâu sắc của Đảng ta và là nội dung chủ yếu nhất của phương châm tiến hành chiến tranh, trở thành "đặc trưng riêng" của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Trong thời kỳ mới, chủ thuyết chỉ ra, cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là cuộc chiến tranh của nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân tiến hành với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Sức mạnh tiến hành chiến tranh là sức mạnh tổng hợp, phải huy động được tổng thể lực lượng vật chất và tinh thần của toàn dân tộc; sức mạnh của cả nước, của toàn dân và toàn quân; kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, truyền thống với hiện đại; sức mạnh tổng hợp tất cả các yếu tố quân sự, chính trị, kinh tế trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lực lượng tiến hành chiến tranh là lực lượng toàn dân tộc, bao gồm cả lực lượng quân sự, lực lượng chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó lực lượng vũ trang, quân đội nhân dân làm nòng cốt. Tiến hành chiến tranh toàn diện, thực hiện đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực, vận dụng các hình thức, biện pháp đấu tranh, kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, văn hóa và tư tưởng, lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là quyết định. Kết hợp đấu tranh vũ trang với phi vũ trang trong tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới. Cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới diễn ra trong điều kiện mới, với nội dung mới và hình thức mới Trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, đặc biệt là tư duy mới của Đảng ta về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, có thể khẳng định, cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa do nhân dân ta tiến hành chống chiến tranh xâm lược mang những đặc điểm, tính chất của các cuộc chiến tranh ngày nay nói chung, vừa có những đặc thù “rất Việt Nam”, nhưng sẽ diễn ra trong điều kiện mới, với nội dung mới và bằng hình thức mới so với các cuộc chiến tranh chúng ta đã tiến hành trước đây, đó cũng là những yếu tố, những vấn đề mới tác động thường xuyên và đặt ra đòi hỏi trực tiếp phải có sự thay đổi về chất của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới, trong đó nổi bật: Một là, cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới diễn ra trong điều kiện mới Tình hình thế giới, khu vực và trong nước tác động đến cách mạng nước ta nói chung, đến xây dựng lực lượng, thế trận chuẩn bị và tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc nói riêng một cách mạnh mẽ và sâu sắc, vừa tạo thời cơ, vận hội mới, vừa phản ánh những nguy cơ và thách thức mới. Về tình hình thế giới: Thế giới phát triển theo xu hướng đa cực, đa trung tâm, nhất là sau khi Liên Xô tan rã, chế độ xã hội chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu sụp đổ làm thay đổi căn bản bối cảnh chính trị, quân sự trên thế giới. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược theo hướng đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, hiếu chiến phản động đang tạm thời chiếm ưu thế. Việc lợi dụng và thao túng Liên Hợp quốc, núp dưới nhiều chiêu bài làm cho việc đánh giá tính chất chính trị xã hội phức tạp hơn. Xu thế chạy đua vũ trang, tăng cường hiện đại hóa quân đội của các nước vẫn tiếp diễn những năm gần đây. Nguy cơ chiến tranh còn hiện hữu: nguy cơ đó xuất phát từ tham vọng giành bá quyền thế giới của thế lực hiếu chiến, đứng đầu là chiến lược bá chủ toàn cầu của Mỹ; nguy cơ xuất phát từ mâu thuẫn ý thức hệ vẫn là mâu thuẫn cơ bản của thời đại, do đó các nước đế quốc vẫn không ngừng tấn công về chính trị, tư tưởng, kết hợp lật đổ, ly khai, gây sức ép "dân chủ", "nhân quyền" đối với các nước, lực lượng cách mạng, tiến bộ; nguy cơ từ mâu thuẫn lợi ích "cốt lõi" giữa các nước lớn tại nhiều khu vực quan trọng trên thế giới có liên quan đến nước ta, trong đó nổi lên là tranh giành tài nguyên thiên nhiên, lãnh thổ, biển, đảo; nguy cơ từ mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, tôn giáo dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, kích động chia rẽ; "những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền áp đặt, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa bảo hộ ngày càng nổi lên trong quan hệ quốc tế [14, tr.11]. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được áp dụng trong lĩnh vực quân sự tạo tiền đề vật chất - kỹ thuật cho sự phát triển mới về các loại hình chiến tranh. "Sự xuất hiện của các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại đã làm thay đổi cơ bản tổ chức quân đội, hình thái, phương thức tiến hành chiến tranh [14, tr.12]. Cùng với tác chiến môi trường trên bộ, trên không, trên biển, vũ trụ, không gian mạng đã trở thành môi trường thứ năm đã tác động sâu sắc đến quốc phòng, an ninh thế giới, khu vực và mỗi quốc gia. Trong những năm tới, chiến tranh xâm lược của địch đối với Việt Nam là sự kế tục kết quả của chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ bằng chiến tranh cục bộ, quy mô lớn, cường độ cao, sử dụng tối đa vũ khí và phương tiện chiến tranh công nghệ cao kết hợp với chiến tranh kinh tế, ngoại giao, tình báo, thông tin và tâm lý Mục đích cuối cùng của cuộc chiến tranh vẫn là vấn đề chính quyền nhà nước, song mục tiêu cụ thể có những thay đổi. Chiến tranh xâm lược trong tương lai là lừa bịp thế giới về nhân quyền, có thể phát động chiến tranh khi đã tạo dựng được ngọn cờ của lực lượng đối lập làm tay sai, khuất phục, lật đổ chính quyền nhà nước ta, lập chính quyền bù nhìn thân họ, khống chế, chiếm giữ các khu vực chiến lược về chính trị, kinh tế, chiếm đoạt tài nguyên, khoáng sản... Thành phần, lực lượng quân sự tham chiến là liên minh quân sự của nhiều quốc gia, do một nước đứng đầu, trong đó có thể có các quốc gia lân cận. Kết hợp lực lượng tiến công từ bên ngoài với lực lượng phản động trong nội địa và từ nước ngoài về giúp, phụ họa cho địch tạo cớ phát động chiến tranh, trực tiếp tham gia chiến tranh và thiết lập chính quyền thân địch. Vũ khí công nghệ cao được sử dụng phổ biến hoặc chúng là vũ khí chủ yếu, quyết định. Đây là những vũ khí có sự nhảy vọt về chất và làm thay đổi căn bản tính năng kỹ chiến thuật như: tính chính xác cao, tầm hoạt động xa, không phụ thuộc vào địa hình thời tiết, hỏa lực, tầm bắn, tốc độ, sức sát thương lớn... Thực tế các cuộc chiến tranh gần đây, mức độ vũ khí công nghệ cao của chiến tranh ngày càng tăng: Chiến dịch “Con cáo sa mạc” ở I-Rắc (12/1998) sử dụng 50% vũ khí công nghệ cao; đến chiến tranh Nam Tư (1999) sử dụng 90% ở giai đoạn đầu; chiến tranh Ap-ga-ni-xtan (2001) và I-Rắc (2003) sử dụng 60% (vì khả năng phòng không yếu kém)[19, tr.5]. Chúng ta phải đối phó với nhiều phương thức tiến hành chiến tranh mới: chiến tranh phi tiếp xúc, chiến tranh trực tiếp tiếp xúc, chiến tranh thông tin, tác chiến không gian mạng và sẵn sàng đối phó với chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh hóa và xu hướng tiến hành chiến tranh trong vũ trụ. Các hình thức đấu tranh phi vũ trang được sử dụng rộng rãi và có vai trò ngày càng lớn. Kết hợp tấn công hỏa lực và xung lực với “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, tiến công tâm lý, bao vây, cấm vận, phong tỏa về chính trị, kinh tế, ngoại giao cô lập, phân hóa nội bộ, chia rẽ các nước có quan hệ ngoại giao tốt đã ủng hộ ta trên nhiều lĩnh vực để cô lập ta Tuy nhiên, chiến tranh hiện đại mà chúng ta phải đối phó cũng có những mặt trái, hạn chế của nó. Trước hết, đó là tính chất phi nghĩa của chiến tranh đi ngược với xu thế của thời đại. Vũ khí công nghệ cao đòi hỏi yêu cầu rất cao về chuẩn bị chiến trường, chủ yếu dựa vào thông tin nên không hoàn toàn tạo được bí mật ý đồ tác chiến. Chiến tranh liên hợp đòi hỏi tạo dư luận, tạo cớ và liên kết đồng minh nên rất khó che đậy được bản chất phi nghĩa và yếu tố bất ngờ. Yêu cầu cao về tính hệ thống, đồng bộ, việc chỉ huy, kiểm soát, trinh sát chủ yếu dựa vào phương tiện kỹ thuật, chi phí cực kỳ tốn kém nên không thể kéo dài mãi Những thay đổi lớn về quy mô, phương thức, phương tiện tiến hành chiến tranh đặt ra việc phòng, chống và đánh thắng cuộc chiến tranh này là mục tiêu xuyên suốt nghệ thuật quân sự Việt Nam, là nhiệm vụ trọng yếu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới. Trong khi đó, vũ khí trang bị của ta thường kém hiện đại hơn so với đội quân xâm lược. Vì vậy, khi có chiến tranh xảy ra, thắng lợi chỉ thuộc về bên có trí tuệ, ý chí quyết tâm cao, có tính chủ động, tính kế hoạch, tính khoa học, có nghệ thuật, cách đánh linh hoạt, phù hợp, kết hợp vũ khí trang bị thô sơ, tương đối hiện đại và hiện đại (với khả năng cao nhất của ta) để đánh trả quân địch. Do đó, nghệ thuật quân sự phải làm rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn phát động chiến tranh của đối phương, nhận thức và xử lý sớm các nguyên cớ gây ra chiến tranh; có định hướng trong xây dựng, phát triển thế và lực của đất nước; xây dựng, bổ sung, hoàn thiện kế hoạch, phương án tác chiến; tổ chức các hoạt động huấn luyện, diễn tập để nâng cao khả năng chuyển hóa thế và lực của đất nước từ thời bình sang thời chiến, từ chuẩn bị đến hành động thực tiễn để phòng, chống và đánh thắng cuộc chiến tranh này. Tình hình khu vực có những diễn biến phức tạp, đây là nơi hội tụ nhiều mâu thuẫn về địa - chính trị và địa - kinh tế và là "điểm nóng hạt nhân". Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương còn tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn cả truyền thống và phi truyền thống, tranh chấp chủ quyền biên giới, lãnh thổ, biển, đảo phức tạp hơn, dễ xảy ra va chạm, xung đột và chiến tranh, đe dọa sự ổn định, hòa bình và phát triển khu vực; nguy cơ mất ổn định, chạy đua vũ trang gia tăng. Những năm tới, Đảng ta đã nhận định: "Đây là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, có nhiều yếu tố bất ổn. Tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên biển Đông tiếp tục diễn biến gay gắt, phức tạp" [29, tr.73]. Tình hình đó buộc các quốc gia trong khu vực gia tăng sức mạnh quân sự với những mục đích chiến lược khác nhau. Tình hình trong nước có sự phát triển mới tác động mạnh mẽ đến chuẩn bị và tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới. Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế làm gia tăng sức mạnh của đất nước cả về vị thế và tiềm lực, khả năng và sức mạnh quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. “Sự phát triển của đất nước và công cuộc xây dựng, củng cố quốc phòng đã làm cho tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ, quân sự và chính trị tinh thần của nền quốc phòng nước ta được gia tăng đáng kể” [96, tr.184]. Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đã và đang cải biến tận gốc cơ sở hạ tầng (giao thông, bưu chính viễn thông, y tế, công nghiệp chế tạo) sẽ là thuận lợi lớn cho các hoạt động quân sự, quốc phòng, xây dựng lực lượng, thế trận trong thời bình cũng như khi chiến tranh. Cơ sở vật chất của nền kinh tế được tăng cường, tình hình chính trị và xã hội ổn định; môi trường hòa bình, sự hợp tác liên kết quốc tế và những xu hướng tích cực trên thế giới tạo cho chúng ta tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực Đó là cơ hội lớn để dân tộc ta bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới. Với tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Đảng, Nhà nước đã có những quyết sách cơ bản về đường lối quân sự, nhiệm vụ quốc phòng, “thế trận quốc phòng toàn dân gắn kết chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân tiếp tục được tăng cường, củng cố, nhất là trên các địa bàn chiến lược quan trọng; sức mạnh về mọi mặt của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân được tăng cường” [29, tr.146]. Nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, từng bước hiện đại đã được triển khai toàn diện, rộng khắp, có chiều sâu, vững mạnh cả về tiềm lực và thế trận, các khu vực phòng thủ đã và đang được xây dựng, hệ thống kế hoạch tác chiến phòng thủ, chiến đấu trị an, kế hoạch bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới được xây dựng hoàn chỉnh Lực lượng vũ trang nhân dân đã được chú trọng xây dựng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng được tăng cường về bản chất giai cấp công nhân, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở. Đã có nhiều đổi mới về huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, diễn tập các phương án tác chiến phòng thủ, bảo đảm vũ khí trang bị cho quân đội nên chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu được nâng lên một bước, là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, chúng ta tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới trong điều kiện hệ thống chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào, tương quan lực lượng thay đổi có lợi cho chủ nghĩa tư bản. Tình hình và những điều kiện quốc tế đã khác nhiều so với khi chúng ta tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trước đây. Chúng ta tiến hành cuộc chiến tranh khi không còn nguồn viện trợ, giúp đỡ to lớn của các nước, bởi vậy, chúng ta phải phát huy tối đa nội lực, tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường làm xuất hiện nhiều vấn đề mới, phức tạp tác động sâu sắc đến quốc phòng, xây dựng lực lượng, thế trận, thay đổi cơ cấu dân cư, bố trí lực lượng, xây dựng công trình quốc phòng, phương án tác chiến khu vực phòng thủ Sự xuất hiện của nhiều thành phần kinh tế và sự tác động của cơ chế thị trường, lợi ích kinh tế ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực vật chất, con người của các doanh nghiệp, động viên nguồn lực kinh tế cho hoạt động quân sự là bài toán khó. Bên cạnh đó, sự chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch ngày càng quyết liệt với những âm mưu, thủ đoạn mới. Những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", "suy thoái" của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ. Hai là, cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới sẽ có nhiều nội dung và hình thức mới. Trước hết, nội dung bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới có sự phát triển toàn diện, đầy đủ hơn, nội hàm của vấn đề bảo vệ Tổ quốc được mở rộng, thể hiện tính toàn diện hơn, đó là sự thống nhất giữa hai mặt tự nhiên - lịch sử và chính trị - xã hội, phản ánh những giá trị bên trong và những lợi ích bên ngoài, giá trị quá khứ và hiện tại, giá trị quốc gia dân tộc và giá trị của con người Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Trong xử lý những vấn đề nhạy cảm, phức tạp hiện nay phải trên tinh thần coi mục tiêu tối thượng là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và đi liền với đó là phải giữ vững được môi trường hòa bình, ổn định để tranh thủ mọi nguồn lực (cả nội lực và ngoại lực) nhằm xây dựng, phát triển đất nước bền vững hơn. Trong thời kỳ mới, cần thấy thêm rằng, thực hiện từng mục tiêu, nội dung bảo vệ Tổ quốc gặp không ít khó khăn, thách thức mới như: Việc thực hiện các mục tiêu bảo vệ Tổ quốc diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội trên thế giới chưa tạo thành lực lượng thống nhất, bị chống phá từ nhiều phía; bảo vệ chủ quyền lãnh thổ những năm tới chủ yếu là bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ trong điều kiện gặp nhiều thách thức (nguy cơ chệch hướng, sự chống phá của các thế lực thù địch, mặt trái cơ chế thị trường và đặc biệt là sự suy giảm lòng tin đối với Đảng và chế độ trong một bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên). Điều đó dễ diễn ra tình trạng chỉ quyết tâm bảo vệ đất nước, chủ quyền, lãnh thổ, biển, đảo mà xem nhẹ, thậm chí từ bỏ vấn đề bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, lợi ích quốc gia, dân tộc nhất là trong điều kiện chiến tranh uy lực của vũ khí công nghệ cao và tiến công tâm lý của kẻ thù. Phương châm chỉ đạo, phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới có những nội dung, hình thức mới. Đó là những phương hướng có tính nguyên tắc, các phương pháp, cách thức cơ bản trong tổ chức, chuẩn bị, xây dựng lực lượng, tiến hành đấu tranh trên các mặt trận. Về phương thức tiến hành chiến tranh là tổng thể các hình thức, biện pháp tiến hành chiến tranh của toàn dân, của tất cả các lực lượng, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, trên tất cả các lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới trong mọi tình hướng, mọi hoàn cảnh. Chiến tranh thời kỳ mới được kế thừa những tinh hoa quân sự của nhân loại, phát huy truyền thống và nghệ thuật quân sự độc đáo của dân tộc; yếu tố truyền thống và hiện đại được kết hợp chặt chẽ với nhau, đảm bảo hiệu quả cao nhất. Trên cơ sở đánh giá đúng chỗ mạnh và yếu của địch, vận dụng linh hoạt mọi lực lượng, mọi hình thức và quy mô tác chiến, cách đánh, mọi thứ vũ khí trang bị có thể có thực hiện tiến công địch một cách liên tục, mọi lúc, mọi nơi, đánh địch trên tất cả các mặt trận: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, tâm lý, tư tưởng Kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, trong đó đấu tranh vũ trang ngày càng có vai trò quan trọng, đấu tranh quân sự vẫn là nhân tố quyết định thắng lợi của chiến tranh. Kết hợp đánh địch bằng chiến tranh nhân dân địa phương và chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực. Chiến tranh nhân dân địa phương giữ vai trò quyết định trong việc đập tan bạo loạn lật đổ diễn ra ở địa phương, cùng lực lượng an ninh duy trì an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cơ quan Đảng, chính quyền các cấp ở địa phương; Chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực giữ vai trò quyết định tiêu diệt vừa và lớn quân địch, làm thất bại mọi âm mưu, chiến lược của địch. Kết hợp tác chiến của lực lượng toàn dân trong khu vực phòng thủ địa phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực cơ động Về lực lượng tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới là toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, bao gồm lực lượng quân sự và lực lượng chính trị của quần chúng, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân đóng vai trò nòng cốt. Các lực lượng này dựa trên cơ sở giác ngộ sâu sắc về hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và mục đích chính trị vì dân một cách triệt để. Nhân dân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới có nội hàm rất rộng, đó không chỉ là các thành phần cơ bản trong nhân dân lao động, mà còn tất cả các giai cấp, tầng lớp xã hội khác, cả người dân ở trong nước, cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Lực lượng toàn dân đánh giặc có sự phát triển về chất so với trước kia. Chất lượng đó dựa trên cơ sở giác ngộ giai cấp, giác ngộ dân tộc, sự hiểu biết về nguyên nhân xảy ra chiến tranh, về âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, về tính chất phi nghĩa, phản nhân đạo của cuộc chiến xâm lược của chủ nghĩa đế quốc. Trình độ nhận thức và năng lực của quần chúng nhân dân ngày càng cao theo sự phát triển của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lực lượng vũ trang ngày càng trưởng thành, phát triển về tri thức quân sự, kỹ năng chiến đấu, vũ khí trang bị Về sức mạnh chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới là sức mạnh tổng hợp của toàn dân, mọi người đều góp sức, góp công, góp của, mọi tầng lớp đều tham gia, không phân biệt đảng phái, dân tộc, tôn giáo, phát huy hết sức mạnh vật chất và tinh thần của đất nước, kết hợp sức mạnh truyền thống của dân tộc và sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh của dân tộc và sức mạnh thời đại, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng với những biểu hiện, hình thức và khả năng mới để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Trong thời kỳ mới, nhân dân được tổ chức, thống nhất hành động theo một định hướng chính trị xác định - đó là sự lãnh đạo của Đảng - nhân tố quyết định huy động lực lượng và sức mạnh toàn dân của chiến tranh. 2.1.2. Quan niệm giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam và vai trò của nó trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới Quan niệm về giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam Logic của vấn đề đòi hỏi phải có khái lược về giá trị. Dễ thấy, giá trị (Value) là một khái niệm của nhiều bộ môn khoa học. Tùy góc độ nghiên cứu của các chuyên ngành mà khái niệm này mang những hàm nghĩa khác nhau. Triết học tiếp cận giá trị trên hai mặt cả tích cực và tiêu cực: “giá trị là những định n...hính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới 04 3 Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 04 4 Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới 04 5 Phòng, chống chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam 02 6 Biên giới quốc gia và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia; quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới 04 7 Nội dung cơ bản của các Luật: Quốc phòng, An ninh quốc gia, Nghĩa vụ quân sự, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Dân quân tự vệ, Biên giới quốc gia, Biển Việt Nam; Pháp lệnh Dự bị động viên 04 8 Viết thu hoạch 02 9 Cơ động 04 + Tổng 32 5. Chương trình khung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho chức sắc tôn giáo, nhà hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật a) Khối lượng kiến thức: 04 ngày. b) Cấu trúc chương trình: TT Nội dung 1 Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh quốc gia, xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân 2 Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng trong tình hình mới 3 Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới 4 Phòng, chống chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam. 5 Nội dung cơ bản của Luật: Quốc phòng, An ninh quốc gia, Nghĩa vụ quân sự, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Dân quân tự vệ, Biên giới quốc gia, Biển Việt Nam; Pháp lệnh Dự bị động viên 6 Một số vấn đề về kết hợp phát triển kinh tế, xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh 7 Viết thu hoạch 6. Chương trình khung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho chức việc tôn giáo, già làng, trưởng họ tộc a) Khối lượng kiến thức: 02 ngày. b) Cấu trúc chương trình: TT Nội dung 1 Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới 2 Phòng, chống chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam 3 Nội dung cơ bản của Luật: Quốc phòng, An ninh quốc gia, Nghĩa vụ quân sự, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Dân quân tự vệ, Biên giới quốc gia, Biển Việt Nam; Pháp lệnh Dự bị động viên 4 Một số vấn đề về kết hợp phát triển kinh tế, xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh 5 Xây dựng thôn, bản vững mạnh đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa 6 Viết thu hoạch Phụ lục 4 KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG TOÀN QUỐC NĂM 2019 TT Đơn vị Đối tượng 1 Đối tượng 2 Đối tượng 3 Đối tượng 4 Chức sắc, chức việc các tôn giáo Đối tượng khác Học sinh, sinh viên Chức sắc Chức việc 1 (1) 3.067 4.386 10.200 2 (2) 228 1.044 23.872 3 (3) 276 3.520 27.872 342.677 2.778 10.797 64.365 4 (4) 276 6.815 33.302 376.749 2.778 10.797 64.365 3.464.910 Ghi chú: - (1): Trong Quân đội nhân dân - (2): Trong Công an nhân dân - (3): Các đối tượng theo Thông tư 38/TT-BQP - (4): Toàn quốc (Nguồn: Theo Báo cáo số 64/BC-HĐGDQP&ANTW ngày 23 tháng 01 năm 2020 của Hội đồng giáo dục Quốc phòng và An ninh Trung ương) Phụ lục 5 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Đồng chí thân mến! Để góp phần nâng cao chất lượng của một đề tài khoa học, đề nghị đồng chí vui lòng cho ý kiến về các nội dung câu hỏi mà chúng tôi đưa ra dưới đây. Đồng ý với phương án nào, đồng chí đánh dấu (x) vào ô trống tương ứng bên cạnh. 1. Đồng chí có quan tâm đến những giá trị nghệ thuật quân sự của dân tộc Việt Nam? - Rất quan tâm £ - Quan tâm £ - Bình thường £ - Không quan tâm £ 2. Theo đồng chí, những yếu tố nào sau đây là cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam? - Vị trí địa - chính trị xung yếu của Việt Nam £ - Nước nhỏ, dân ít, thường xuyên đối phó với các thế lực ngoại xâm lớn hơn £ - Sớm hình thành dân tộc gắn với nền văn minh lúa nước £ - Truyền thống đánh giặc của tổ tiên £ - Chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc £ - Yếu tố khác (ghi cụ thể) .. 3. Theo đồng chí, những nội dung cơ bản nào sau đây thuộc giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam? - Nghệ thuật xây dựng, chuẩn bị lực lượng theo hướng vũ trang toàn dân. £ - Nghệ thuật huy động sức mạnh tổng hợp tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện £ - Nghệ thuật nắm vững quyền chủ động chiến lược, tư tưởng tích cực tiến công £ - Nghệ thuật tập trung lực lượng để “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” £ - Nghệ thuật mở đầu và kết thúc chiến tranh £ - Nghệ thuật kết hợp các yếu tố lực, thế, thời, mưu £ - Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn £ - Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận £ - Kết hợp tiêu hao, tiêu diệt địch với bảo vệ vững chắc các mục tiêu £ - Xây dựng hậu phương vững chắc £ - Rút lui, phòng ngự bảo vệ mục tiêu là chủ yếu £ - Nội dung khác 4. Theo đồng chí, cần hướng đến những yếu tố nào để phòng, chống và đánh thắng chiến tranh trong thời kỳ mới? - Quan tâm xây dựng, phát triển các tiềm lực tạo nên sức mạnh quân sự quốc gia £ - Nắm vững âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với nước ta £ - Nghiên cứu, phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam đáp ứng yêu cầu mới £ - Xây dựng, bổ sung, luyện tập các phương án phòng, chống và đánh thắng chiến tranh trong thời kỳ mới. £ - Bổ sung, hoàn thiện chiến lược xây dụng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam £ - Quan tâm xây dựng các yếu tố tạo nên sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam £ - Tổ chức tốt các hoạt động huấn luyện, diễn tập, vận dụng nghệ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu phòng, chống, đánh thắng chiến tranh trong thời kỳ mới. £ 5. Theo đồng chí, vai trò giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới như thế nào? - Rất quan trọng £ - Quan trọng £ - Bình thường £ - Không quan trọng £ 6. Theo đồng chí, xu hướng nhận thức về giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới ở mức nào? - Ngày càng tốt hơn £ - Ngày càng xấu đi £ - Không tốt hơn cũng không xấu đi £ - Khó trả lời £ 7. Theo đồng chí, phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc được hiểu ở những khía cạnh nào dưới đây? - Kế thừa nguyên xi, không bổ sung, phát triển £ - Phủ định sạch trơn các giá trị đã có £ - Giữ lại yếu tố tích cực, loại bỏ yếu tố lạc hậu £ - Tiếp tục bổ sung, phát triển và sáng tạo ra giá trị mới £ - Vận dụng sáng tạo vào chuẩn bị và thực hành chiến tranh £ - Ý kiến khác (ghi cụ thể) .. 8. Theo đồng chí, nhận thức về sự cần thiết phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới như thế nào? - Rất cần thiết £ - Cần thiết £ - Không cần thiết £ - Khó trả lời £ 9. Theo đồng chí, những nhân tố nào sau đây quy định phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới? - Chất lượng giáo dục và kế thừa, phát triển giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam £ - Chất lượng nội dung và phương thức phát huy £ - Nhân tố chủ quan của các chủ thể phát huy £ - Điều kiện thực tiễn của đất nước và thực tiễn chiến tranh bảo vệ Tổ quốc £ - Nhân tố khác (ghi cụ thể) 10. Tình cảm, lòng tự hào của đồng chí về những giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam đang ở mức độ nào? - Sâu sắc £ - Bình thường £ - Khó trả lời £ 11. Động cơ, trách nhiệm của đồng chí trong tiếp nhận các giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện nay như thế nào? - Tốt £ - Bình thường £ - Chưa tốt £ - Khó trả lời £ 12. Đồng chí đánh giá như thế nào về chương trình, nội dung giáo dục giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện nay? - Đã có sự kế thừa, đổi mới, phát triển theo hướng gắn kết giữa truyền thống và hiện đại £ - Chưa có sự kế thừa, đổi mới, phát triển, còn chắp vá, chưa có tính hệ thống, tính thực tiễn chưa cao £ - Đã đảm bảo được tính hệ thống, tính cơ bản và tính thực tiễn £ - Đã có sự lồng ghép nội dung giáo dục giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong sinh hoạt, công tác, học tập, huấn luyện £ - Khó trả lời £ 13. Đồng chí đánh giá như thế nào về hình thức, phương pháp giáo dục giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam? - Phù hợp với khả năng nhận thức và tâm lý của các đối tượng £ - Chưa phù hợp với khả năng nhận thức và tâm lý các đối tượng £ - Đã kết hợp được các hình thức, phương pháp trong giáo dục giá trị nghệ thuật quân sự £ - Hình thức, phương pháp giáo dục chưa phong phú, đa dạng £ - Đã lồng ghép giáo dục giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam vào các hoạt động phong trào, hội thi, hội thao... £ - Khó trả lời £ 14. Theo đồng chí, thái độ, động cơ, hành động thực tiễn của các chủ thể khơi dậy, phát triển, vận dụng giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam ở mức độ nào?(Chọn 1 phương án) - Rất tốt £ - Tốt £ - Bình thường £ - Chưa tốt £ 15. Chất lượng, hiệu quả xây dựng các yếu tố vật chất, tinh thần hướng tới phòng, chống và đánh thắng chiến tranh thời kỳ mới trên cơ sở phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam ở mức độ nào? Nội dung phát huy Tốt Chưa tốt Khó trả lời - Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại - Trong xây dựng lực lượng, sức mạnh quân sự - Trong xây dựng lực lượng, thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ - Trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân 16. Theo đồng chí, chất lượng khơi dậy, phát triển, vận dụng nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện nay sẵn sàng cho chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới ở mức độ nào? Nội dung phát huy Tốt Chưa tốt Khó trả lời - Phát huy nghệ thuật xây dựng, chuẩn bị lực lượng vào xây dựng, phát triển tiềm lực, sức mạnh đất nước - Phát huy nghệ thuật huy động sức mạnh tổng hợp tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện - Phát huy nghệ thuật nắm vững quyền chủ động chiến lược, tư tưởng tích cực tiến công - Phát huy nghệ thuật tập trung lực lượng để “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” - Phát huy nghệ thuật mở đầu và kết thúc chiến tranh 17. Theo đồng chí, những nguyên nhân nào sau đây dẫn đến hạn chế, khuyết điểm của phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam sẵn sàng cho chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới? - Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới chưa diễn ra trong thực tế, chỉ mang tính dự báo nên gặp khó khăn £ - Nhận thức, trách nhiệm, trình độ năng lực và tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các chủ thể trong quá trình phát huy có mặt còn hạn chế. £ - Chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động giáo dục và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam £ - Việc lựa chọn nội dung giá trị và đột phá về phương thức phát huy còn có mặt hạn chế, chưa theo kịp với tình hình thực tiễn £ - Những tác động tiêu cực của quá trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế £ - Những hạn chế trong xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách, đầu tư cơ sở vật chất chưa tương xứng, đồng bộ gây cản trở cho hoạt động phát huy £ - Do tác động của âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch £ - Nguyên nhân khác (ghi cụ thể) .. 18. Theo đồng chí, để phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới, cần thực hiện các giải pháp nào dưới đây? - Tạo sự thống nhất đồng bộ về nhận thức và hành động giữa các chủ thể trong quá trình phát huy £ - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới £ - Hoạt động tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận nghệ thuật quân sự. £ - Phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam đáp ứng yêu cầu chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới £ - Tích cực hóa nhân tố chủ quan của các chủ thể trong quá trình phát huy £ - Lựa chọn nội dung, nâng cao hiệu quả phương thức phát huy £ - Thực hiện đồng bộ các khâu kế thừa, bổ sung, phát triển giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam £ - Tận dụng và tạo lập những điều kiện thuận lợi về kinh tế, chính trị, cơ sở xã hội của đất nước £ - Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ngân sách cho hoạt động phát huy £ 19. Đồng chí vui lòng cho biết thông tin về bản thân: Đồng chí là? - Quân đội £ - Công an £ - Dân sự £ - Nam £ - Nữ £ - Tuổi £ - Đảng viên £ - Đoàn TN £ - Khác £ - Sĩ quan £ - Chiến sĩ £ - Chỉ huy £ - Cán bộ £ - Lãnh đạo £ - Quản lý £ - Nhân viên £ - Sinh viên £ - Chức vụ khác . Kết quả công tác của đồng chí năm vừa qua? - Tổt £ - Khá £ - Trung bình £ - Yếu £ Xin cảm ơn sự cộng tác của đồng chí! Phụ lục 6 TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT 6.1. Khối lực lượng vũ trang - Số đơn vị: 21. Khối học viện, nhà trường: 300 phiếu (Học viện Quốc phòng: 50; Học viện Chính trị 50; Trường Sĩ quan Lục quân 1: 50; Trường Sĩ quan Chính trị: 50; Trường sĩ quan Thông tin: 50; Trường quân sự Quân khu 4: 50). Khối quân khu, quân đoàn: 150 phiếu (Sư đoàn 3/Quân khu 1: 50; Sư đoàn 324/Quân khu 4: 50; Quân đoàn 1: 50). Khối quân, binh chủng: 150 phiếu (Sư đoàn 361/Quân chủng Phòng không - Không quân: 50; Vùng 2/Quân chủng Hải quân: 50; Lữ đoàn 139/Binh chủng Thông tin liên lạc: 50). Khối quân sự địa phương: 150 phiếu (Bộ Chỉ huy quân sự Thành phố Lạng Sơn/Quân khu 1: 50; Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh Nghệ An/Quân khu 4; 50; Bộ chỉ huy quân sự huyện Diễn Châu/Quân khu 4: 50). Khối cơ quan Bộ Quốc phòng: 150 phiếu (Viện Chiến lược Quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam/Bộ Quốc phòng: 75; Cơ quan Tổng cục Chính trị và Bộ Tổng Tham mưu/Bộ Quốc phòng: 75). Khối Công an nhân dân: 100 phiếu (Công an Tỉnh Nghệ An: 50; Trung đoàn cảnh sát cơ động Bắc Trung Bộ: 50). - Số lượng người thăm dò ý kiến: 1000 (Nam: 925, Nữ: 75). - Lứa tuổi: Dưới 25: 536; từ 26 - 35: 255; từ 36 - 50: 145; trên 51: 64. - Trình độ: Phổ thông: 412; cao đẳng: 66; đại học: 425; sau đại học: 97. - Đảng viên: 419; đoàn thanh niên: 568; khác: 13. - Sĩ quan: 278 (chỉ huy tham mưu: 158, chính trị: 82, hậu cần: 24, kỹ thuật: 11, khác: 3; trong đó, cấp úy: 145, cấp tá: 133); cán bộ giảng dạy: 75; cán bộ nghiên cứu: 15; học viên sĩ quan: 150; hạ sĩ quan, chiến sĩ: 415; quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng: 67. - Vùng cư trú: Miền Bắc: 600; miền Trung: 300; miền Nam: 100. - Thời gian điều tra, khảo sát: Từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 9 năm 2019. 6.2. Khối dân sự - Số đơn vị: 12. Khối học viện, nhà trường: 150 phiếu (Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Khu vực 1: 50; Trung tâm Giáo dục Quốc phòng An ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội: 50; Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh: 50). Khối huyện, quận: 200 phiếu (TP Lạng Sơn/Tỉnh Lạng Sơn: 50; TX Sơn Tây/Thành phố Hà Nội: 50; Huyện Tân Kỳ/Tỉnh Nghệ An: 50; Quận Ninh Kiều/Thành phố Cần Thơ: 50). Khối các đoàn thể chính trị - xã hội: 250 phiếu (Vụ Giáo dục Quốc phòng An ninh, Bộ Giáo dục và Đào tạo: 50; Đoàn thanh niên Tỉnh Lạng Sơn: 50; Hội nông dân Tỉnh Bắc Giang: 50; Hội Cựu chiến binh Tỉnh Nghệ An: 50; Hội phụ nữ Thành phố Đà Nẵng: 50). - Số lượng người thăm dò ý kiến: 600 (Nam: 346, Nữ: 254). - Lứa tuổi: Dưới 25: 114; từ 26 - 35: 228; từ 36 - 50: 146; trên 51: 112. - Trình độ: Phổ thông: 213; cao đẳng: 124; đại học: 225; sau đại học: 38. - Nghề nghiệp: Trí thức: 210; doanh nghiệp: 30; công nhân: 135; nông dân: 75; học sinh, sinh viên: 135; khác: 15. - Tham gia tổ chức chính trị - xã hội: Đảng viên: 266; đoàn thanh niên: 216; cựu chiến binh: 75; khác: 83. - Vùng cư trú: Miền Bắc: 350; miền Trung: 100; miền Nam: 150. - Thời gian điều tra, khảo sát: Từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 9 năm 2019. Phụ lục 7 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NHẬN THỨC VỀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUÂT QUÂN SỰ VIỆT NAM VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM SẴN SÀNG CHO CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI KỲ MỚI 7.1. Mức độ quan tâm của các đồng chí về giá trị nghệ thuật quân sự của dân tộc Việt Nam Mức độ quan tâm Kết quả đánh giá Khối lực lượng vũ trang Khối dân sự Trung bình % Số phiếu % Số phiếu % Rất quan tâm 804 80.4 458 76,33 78,37 Quan tâm 113 11,3 61 10,16 10.73 Bình thường 83 8,3 67 11,2 9,75 Không quan tâm 0 0 14 2,40 1,20 7.2. Nhận thức về các yếu tố hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam Nội dung đánh giá Kết quả đánh giá Khối lực lượng vũ trang Khối dân sự Trung bình % Số phiếu % Số phiếu % - Vị trí địa - chính trị xung yếu của Việt Nam 810 81,0 382 63,67 72,34 - Nước nhỏ, dân ít, thường xuyên đối phó với các thế lực ngoại xâm lớn hơn. 534 53,4 303 50,05 51,72 - Sớm hình thành dân tộc gắn với nền văn minh lúa nước. 485 48,5 280 46,67 47,56 - Truyền thống đánh giặc của tổ tiên 950 95,0 574 95,67 95,33 - Chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc. 634 63,4 352 58,67 61,03 - Yếu tố khác: 81 8,1 96 16 12,05 7.3. Nhận thức về sự hiểu biết đối với giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam Nội dung đánh giá Kết quả đánh giá Khối lực lượng vũ trang Khối dân sự Trung bình % Số phiếu % Số phiếu % - Nghệ thuật xây dựng, chuẩn bị lực lượng theo hướng vũ trang toàn dân. 963 96,3 461 76,9 86,6 - Nghệ thuật huy động sức mạnh tổng hợp tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện. 947 94,7 493 82,1 88,4 - Nghệ thuật nắm vững quyền chủ động chiến lược, tư tưởng tích cực tiến công. 804 80,4 432 72,0 76,2 - Nghệ thuật tập trung lực lượng để “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều”. 928 92,8 508 84,6 88,7 - Nghệ thuật mở đầu và kết thúc chiến tranh. 780 78,0 427 71,2 74,6 - Nghệ thuật kết hợp các yếu tố lực, thế, thời, mưu. 682 68,2 371 61,8 65,4 - Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn. 585 58,5 331 55,1 56,8 - Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận. 663 66,3 339 56,5 61,4 - Kết hợp tiêu hao, tiêu diệt địch với bảo vệ vững chắc các mục tiêu. 630 63,0 256 42,6 52,8 - Xây dựng hậu phương vững chắc. 353 35,3 292 48,7 42 - Rút lui, phòng ngự bảo vệ mục tiêu là chủ yếu. 11 1,1 85 14,1 7,6 - Nội dung khác 34 3,4 68 11,4 7,4 7.4. Nhận thức về những yếu tố cần thiết để phòng, chống và đánh thắng chiến tranh trong thời kỳ mới. Nội dung đánh giá Kết quả đánh giá Khối lực lượng vũ trang Khối dân sự Trung bình % Số phiếu % Số phiếu % - Quan tâm xây dựng, phát triển các tiềm lực tạo nên sức mạnh quân sự quốc gia 947 94,7 541 90,17 92,43 - Nắm vững âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với nước ta 884 88,4 458 76,33 82,36 - Nghiên cứu, phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam đáp ứng yêu cầu mới 964 96,4 530 88,33 92,37 - Xây dựng, bổ sung, luyện tập các phương án phòng, chống và đánh thắng chiến tranh trong thời kỳ mới. 896 89,6 470 78,3 83,95 - Bổ sung, hoàn thiện chiến lược xây dụng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam 917 91,7 504 84,0 87,85 - Quan tâm xây dựng các yếu tố tạo nên sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam 768 76,8 445 74,17 75,45 - Tổ chức tốt các hoạt động huấn luyện, diễn tập, vận dụng nghệ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu phòng, chống, đánh thắng chiến tranh trong thời kỳ mới. 877 87,7 508 84,67 86,19 7.5. Nhận thức về vị trí, vai trò giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới Mức độ quan tâm Kết quả đánh giá Khối lực lượng vũ trang Khối dân sự Trung bình % Số phiếu % Số phiếu % Rất quan trọng 808 80,8 348 58,0 69,4 Quan trọng 76 7,6 135 22,5 15,05 Bình thường 62 6,2 29 4,83 5,53 Không quan trọng 54 5,4 88 14,6 10,0 7.6. Xu hướng nhận thức về giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới Phương án trả lời Kết quả đánh giá Khối lực lượng vũ trang Khối dân sự Trung bình % Số phiếu % Số phiếu % - Ngày càng tốt hơn 786 78,6 439 73,2 75,9 - Ngày càng xấu đi 91 9,1 75 12,5 10,8 - Không tốt hơn cũng không xấu đi 116 11,6 74 12,33 11,96 - Khó trả lời 7 0,7 12 2,0 1,35 7.7. Nhận thức về sự cần thiết phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới Phương án trả lời Kết quả đánh giá Khối lực lượng vũ trang Khối dân sự Trung bình % Số phiếu % Số phiếu % - Rất cần thiết 708 70,8 412 68,67 69,74 - Cần thiết 245 24,5 135 22,5 23,5 - Không cần thiết 34 3,4 53 8,83 6,12 - Khó trả lời 13 1,3 0 0,0 0,65 7.8. Nhận thức về quá trình phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Phương án trả lời Kết quả đánh giá Khối lực lượng vũ trang Khối dân sự Trung bình % Số phiếu % Số phiếu % - Kế thừa nguyên xi, không bổ sung, phát triển 87 8,7 159 26,5 17,6 - Phủ định sạch trơn các giá trị đã có 16 1,6 126 21,0 11,3 - Giữ lại yếu tố tích cực, loại bỏ yếu tố lạc hậu 856 85,6 312 51,92 68,76 - Tiếp tục bổ sung, phát triển và sáng tạo ra giá trị mới 814 81,4 403 67,2 74,3 - Vận dụng sáng tạo vào chuẩn bị và thực hành chiến tranh 928 92,8 408 68,0 80,4 - Ý kiến khác .. 12 1,2 52 8,67 4,94 Nguồn: Tác giả luận án điều tra thực tế tháng 9 năm 2019 Phụ lục 8 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NHẬN THỨC VỀ TÌNH HÌNH THỰC TIỄN PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM SẴN SÀNG CHO CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI KỲ MỚI 8.1. Mức độ tình cảm, lòng tự hào về những giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam Phương án trả lời Kết quả đánh giá Khối lực lượng vũ trang Khối dân sự Trung bình % Số phiếu % Số phiếu % - Sâu sắc 885 88,5 411 68,42 78,46 - Bình thường 96 9,6 96 16 12,8 - Khó trả lời 19 1,9 93 15.5 8,7 8.2. Động cơ, trách nhiệm tiếp nhận các giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện nay Phương án trả lời Kết quả đánh giá Khối lực lượng vũ trang Khối dân sự Trung bình % Số phiếu % Số phiếu % - Tốt 554 55,4 183 30,5 42,95 - Bình thường 313 31,3 256 42,67 36,99 - Chưa tốt 132 13,2 161 26,83 20,01 - Khó trả lời 01 0,1 0 0,0 0,05 8.3. Đáng giá thực trạng chương trình, nội dung giáo dục giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện nay Phương án trả lời Kết quả đánh giá Khối lực lượng vũ trang Khối dân sự Trung bình % Số phiếu % Số phiếu % - Đã có sự kế thừa, đổi mới, phát triển theo hướng gắn kết giữa truyền thống và hiện đại 626 62,6 321 53,56 58,08 - Chưa có sự kế thừa, đổi mới, phát triển, còn chắp vá, chưa có tính hệ thống, tính thực tiễn chưa cao 496 49,6 320 53,43 51,52 - Đã đảm bảo được tính hệ thống, tính cơ bản và tính thực tiễn 664 66,4 357 59,44 62,92 - Đã có sự lồng ghép nội dung giáo dục giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong sinh hoạt, công tác, học tập, huấn luyện 613 61,3 551 58,56 59,93 - Khó trả lời 82 8,2 98 16,26 12,23 8.4. Thực trạng hình thức, phương pháp giáo dục giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện nay Phương án trả lời Kết quả đánh giá Khối lực lượng vũ trang Khối dân sự Trung bình % Số phiếu % Số phiếu % - Phù hợp với khả năng nhận thức và tâm lý của các đối tượng 627 62,7 392 65,28 63,69 - Chưa phù hợp với khả năng nhận thức và tâm lý các đối tượng 364 36,4 224 37,36 36,88 - Đã kết hợp được các hình thức, phương pháp trong giáo dục giá trị nghệ thuật quân sự 658 65,8 330 55,08 60,44 - Hình thức, phương pháp giáo dục chưa phong phú, đa dạng 424 42,4 329 54,94 48,67 - Đã lồng ghép giáo dục giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam vào các hoạt động phong trào, hội thi, hội thao... 627 62,7 322 53,72 58,21 - Khó trả lời 86 8,6 109 18,1 13,35 8.5. Đánh giá thái độ, động cơ, hành động thực tiễn của các chủ thể khơi dậy, phát triển, vận dụng giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện nay Phương án trả lời Kết quả đánh giá Khối lực lượng vũ trang Khối dân sự Trung bình % Số phiếu % Số phiếu % - Rất tốt 525 52,5 267 44,5 48,5 - Tốt 276 27,6 184 30,67 29,14 - Bình thường 123 12,3 93 15,5 13,9 - Chưa tốt 76 7,6 56 9,35 8,47 8.6. Chất lượng, hiệu quả xây dựng các yếu tố vật chất, tinh thần hướng tới phòng, chống và đánh thắng chiến tranh thời kỳ mới trên cơ sở phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam Nội dung xây dựng Kết quả đánh giá (Số lượng/ %) Khối lực lượng vũ trang Khối dân sự Tốt Chưa tốt Khó trả lời Tốt Chưa tốt Khó trả lời - Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại 82,9 12,6 4,5 78,4 18,6 3,0 - Trong xây dựng lực lượng, sức mạnh quân sự 89,4 10,6 81,6 14,3 4,1 - Trong xây dựng lực lượng, thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ 91,3 8,7 88,7 11,3 - Trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân 86,4 8,3 5,3 77,2 18,5 4,3 8.7. Đánh giá chất lượng khơi dậy, phát triển, vận dụng các giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện nay sẵn sàng cho chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới Nội dung giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam Kết quả đánh giá (Số lượng/ %) Khối lực lượng vũ trang Khối dân sự Tốt Chưa tốt Khó trả lời Tốt Chưa tốt Khó trả lời - Phát huy nghệ thuật xây dựng, chuẩn bị lực lượng vào xây dựng, phát triển tiềm lực, sức mạnh đất nước 86,78 13,22 76,45 20,3 3,25 - Phát huy nghệ thuật huy động sức mạnh tổng hợp tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện 78,6 20,2 1,2 78,14 19,86 2,02 - Phát huy nghệ thuật nắm vững quyền chủ động chiến lược, tư tưởng tích cực tiến công 76,34 22,4 1,26 72,68 22 5,32 - Phát huy nghệ thuật tập trung lực lượng để “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” 84,3 15,7 86,12 13,88 - Phát huy nghệ thuật mở đầu và kết thúc chiến tranh 81,8 15,9 2,3 71,89 21,33 6,78 8.8. Kết quả điều tra nguyên nhân dẫn đến hạn chế, khuyết điểm của phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam sẵn sàng cho chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới Phương án trả lời Kết quả đánh giá Khối lực lượng vũ trang Khối dân sự Trung bình % Số phiếu % Số phiếu % - Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới chưa diễn ra trong thực tế, chỉ mang tính dự báo nên gặp khó khăn 784 78,4 423 70,5 74,45 - Nhận thức, trách nhiệm, trình độ năng lực và tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các chủ thể trong quá trình phát huy có mặt còn hạn chế. 673 67,3 395 65,83 66,56 - Chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động giáo dục và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam 656 65,6 412 68,67 67,13 - Việc lựa chọn nội dung giá trị và đột phá về phương thức phát huy còn có mặt hạn chế, chưa theo kịp với tình hình thực tiễn 745 74,5 386 64,33 69,41 - Những tác động tiêu cực của quá trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế 629 62,9 418 69,67 66,28 - Những hạn chế trong xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách, đầu tư cơ sở vật chất chưa tương xứng, đồng bộ gây cản trở cho hoạt động phát huy 757 75,7 329 54,83 65,27 - Do tác động của âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch 568 56,8 457 76,17 66,49 - Nguyên nhân khác 29 2,9 67 11,16 7.03 Nguồn: Tác giả luận án điều tra thực tế tháng 9 năm 2019 Phụ lục 9 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NHẬN THỨC VỀ NHÂN TỐ QUY ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP HUY GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM SẴN SÀNG CHO CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI KỲ MỚI 9.1. Nhận thức về nhân tố quy định phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới Phương án trả lời Kết quả đánh giá Khối lực lượng vũ trang Khối dân sự Trung bình % Số phiếu % Số phiếu % - Chất lượng giáo dục và kế thừa, phát triển giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam 946 94,6 574 95,67 95,08 - Chất lượng nội dung và phương thức phát huy 963 96,3 581 96,83 96,56 - Nhân tố chủ quan của các chủ thể phát huy 956 95,6 585 97,5 96,55 - Điều kiện thực tiễn của đất nước và thực tiễn chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 942 94,2 567 94,5 94,35 - Nhân tố khác . 9.2. Nhận thức về giải pháp phát huy giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới Phương án trả lời Kết quả đánh giá Khối lực lượng vũ trang Khối dân sự Trung bình % Số phiếu % Số phiếu % - Tạo sự thống nhất đồng bộ về nhận thức và hành động giữa các chủ thể trong quá trình phát huy 955 95,5 576 96,0 95,75 - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới 936 93,6 569 94,83 94,21 - Hoạt động tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận nghệ thuật quân sự. 925 92,5 552 92,0 92,25 - Phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam đáp ứng yêu cầu chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới 948 94,8 572 95,33 95,06 - Tích cực hóa nhân tố chủ quan của các chủ thể trong quá trình phát huy 954 95,4 577 96,16 95,78 - Lựa chọn nội dung, nâng cao hiệu quả phương thức phát huy 938 93,8 560 93,33 93,56 - Thực hiện đồng bộ các khâu kế thừa, bổ sung, phát triển giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam 917 91,7 567 94,5 93,1 - Tận dụng và tạo lập những điều kiện thuận lợi về kinh tế, chính trị, cơ sở xã hội của đất nước 946 94,6 564 94,0 94,3 - Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ngân sách cho hoạt động phát huy 953 95,3 575 95,83 95,56 Nguồn: Tác giả luận án điều tra thực tế tháng 9 năm 2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_huy_gia_tri_nghe_thuat_quan_su_viet_nam_trong_c.doc
  • docBIA LUAN AN.doc
  • docBIA TOM TAT TIENG ANH.doc
  • docBIA TOM TAT TIENG VIET.doc
  • docTHONG TIN MANG TIENG ANH.doc
  • docTHONG TIN MANG TIENG VIET.doc
  • docTOM TAT TIENG ANH.doc
  • docTOM TAT TIENG VIET.doc
Tài liệu liên quan