Luận án Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa phăn (Lào) và tỉnh Thanh hóa (Việt Nam) từ năm 1986 đến năm 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LƯU THỊ KIM QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH HỦA PHĂN (LÀO) VÀ TỈNH THANH HÓA (VIỆT NAM) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2017 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGHỆ AN - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LƯU THỊ KIM QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH HỦA PHĂN (LÀO) VÀ TỈNH THANH HÓA (VIỆT NAM) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2017 Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số 9229011 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS BÙI VĂN HÀO 2. G

pdf231 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa phăn (Lào) và tỉnh Thanh hóa (Việt Nam) từ năm 1986 đến năm 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GS. TS. ĐỖ THANH BÌNH NGHỆ AN - 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, các vấn đề trình bày trong luận án là trung thực, nguồn tài liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về công trình nghiên cứu của mình. Tác giả Lưu Thị Kim ii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................. 3 5. Đóng góp của luận án ................................................................................... 4 6. Bố cục luận án .............................................................................................. 4 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................... 5 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án .................................. 5 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt - Lào có nội dung đề cập đến quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa ........ 5 1.1.2. Các bài viết, công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa ................................. 12 1.2. Nhận xét chung về tình hình cứu nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho luận án ..................................................................................................... 18 1.2.1. Nhận xét chung các công trình đã nghiên cứu liên quan đến đề tài .......... 18 1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết .................................. 20 Chương 2. CƠ SỞ VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ GIỮA TỈNH HỦA PHĂN VÀ TỈNH THANH HÓA TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2017 ..................................................... 21 2.1. Cơ sở địa - chính trị, kinh tế .................................................................... 21 2.2. Cơ sở dân cư, văn hóa ............................................................................. 26 2.2.1. Cơ sở dân cư ..................................................................................... 26 2.2.2. Cơ sở văn hóa .................................................................................... 28 2.3. Cơ sở lịch sử............................................................................................ 31 2.3.1. Quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa trước năm 1975 ...... 31 2.3.2. Quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1975 đến năm 1986 .......................................................................................... 36 2.4. Cơ sở lợi ích ............................................................................................ 39 iii 2.5. Tình hình Lào, Việt Nam và đường lối, chính sách của hai nước trong những năm từ 1986 đến 2017 ................................................................ 41 2.5.1. Khái quát tình hình Lào và Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2017 .... 41 2.5.2. Chủ trương, chính sách của Lào và Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2017 trong quan hệ với nhau. .................................................... 44 2.6. Tình hình kinh tế - xã hội, chủ trương đối ngoại của tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 .............................................. 48 2.6.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội ................................................... 48 2.6.2. Chủ trương đối ngoại và nhu cầu quan hệ hợp tác ............................. 52 2.7. Bối cảnh thế giới và khu vực ................................................................... 54 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 58 Chương 3. NỘI DUNG QUAN HỆ HỢP TÁC TOÀN DIỆN GIỮA TỈNH HỦA PHĂN VÀ TỈNH THANH HÓA TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2017 ............................................................... 60 3.1. Chính trị đối ngoại ................................................................................... 60 3.1.1. Quan hệ hợp tác cấp Tỉnh .................................................................. 60 3.1.2. Quan hệ hợp tác cấp Huyện (của các huyện biên giới)....................... 68 3.1.3. Quan hệ cấp Xã, Đồn và khu vực biên giới........................................ 69 3.2. An ninh quốc phòng và công tác biên giới ............................................... 71 3.2.1. An ninh quốc phòng .......................................................................... 71 3.2.2. Công tác biên giới ............................................................................. 75 3.3. Quan hệ kinh tế ....................................................................................... 84 3.3.1. Nông - lâm nghiệp ............................................................................. 85 3.3.2. Công nghiệp, đầu tư, xây dựng cơ bản và giao thông vận tải ............. 89 3.3.3. Thương mại ....................................................................................... 97 3.4. Hợp tác văn hóa và giáo dục - đào tạo ................................................... 101 3.4.1. Văn hóa ........................................................................................... 101 3.4.2. Giáo dục - đào tạo ........................................................................... 103 3.5. Hợp tác trong các lĩnh vực khác ............................................................ 107 3.5.1. Y tế ................................................................................................. 107 3.5.2. Chuyên gia ...................................................................................... 109 iv 3.5.3. Công tác tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ ........................................ 110 3.5.4. Hoạt động viện trợ ........................................................................... 112 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 113 Chương 4. NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH HỦA PHĂN VÀ TỈNH THANH HÓA TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2017 ............................................................................... 116 4.1. Những thành tựu và hạn chế .................................................................. 116 4.1.1. Những thành tựu chủ yếu ................................................................ 116 4.1.2. Một số hạn chế ................................................................................ 120 4.2. Đặc trưng .............................................................................................. 123 4.2.1. Nằm trong dòng chảy của quan hệ Lào - Việt Nam, từ năm 1986 đến năm 2017, quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa mang đầy đủ nội dung, tính chất và đặc điểm của mối quan hệ “hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện”. ....................................... 123 4.2.2. Cơ chế hợp tác chặt chẽ, từ cấp tỉnh đến huyện, xã, đồn, quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 thể hiện sinh động chủ trương “đối ngoại nhân dân” và đường lối đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. ............................. 128 4.2.3. Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa là mối quan hệ hai tỉnh láng giềng của hai nước có chung đường biên giới, chứa nhiều yếu tố thuận lợi, trở thành điển hình trong việc cụ thể hóa quan hệ đặc biệt giữa hai nước....................................... 129 4.2.4. Mặc dù có nhiều điểm tương đồng với quan hệ Hủa Phăn - Sơn La và Hủa Phăn - Nghệ An nhưng quan hệ Hủa Phăn - Thanh Hóa có sự nổi trội hơn về quy mô lẫn mức độ hợp tác. ................... 131 4.3. Một số bài học kinh nghiệm .................................................................. 137 KẾT LUẬN 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 150 PHỤ LỤC _Toc69643002 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN : (Association of South East Asian Nations) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BCH TƯ : Ban chấp hành Trung ương BCHQS : Bộ chỉ huy quân sự CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân CHXHCNVN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐCSVN : Đảng Cộng sản Việt Nam CTQG : Chính trị quốc gia ĐHSP HN : Đại học Sư phạm Hà Nội ĐNA : Đông Nam Á HĐBT : Hội đồng Bộ trưởng HTKT - VH : Hợp tác Kinh tế - Văn hóa KHXH : Khoa học xã hội NDCM : Nhân dân Cách mạng NXB : Nhà xuất bản UBCQ : Ủy ban chính quyền UBND : Ủy ban nhân dân USD : Đồng đô la Mỹ UVBCT : Ủy viên Bộ chính trị XHCN : Xã hội chủ nghĩa vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG Biểu đồ: Biểu đồ 2.1. Bình quân GDP của Lào và Việt Nam trong các giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2017 ............................................................. 44 Biểu đồ 3.1. Giá trị hợp đồng các doanh nghiệp Thanh Hóa thực hiện tại các tỉnh Hủa Phăn từ năm 1992 - 2017 ....................................... 96 Biểu đồ 3.2. Xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Hủa Phăn và Thanh Hóa từ năm 1992 đến năm 2017 ........................................................... 100 Bảng Bảng 3.1. Thống kê số lượng các cuộc hội đàm các cấp giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa, từ năm 1986 đến năm 2017 ................. 64 Bảng 3.2. Thống kê số lượng các hoạt động phối hợp tuần tra song phương giai đoạn 1990 - 2017 .................................................... 73 Bảng 3.3. Thống kê về số người vượt biên trái phép hai tỉnh trao trả cho nhau giai đoạn 1990 - 2000 .................................................. 81 Bảng 3.4. Bảng thống kê số lượng lưu học sinh Hủa Phăn được tỉnh Thanh Hóa tiếp nhận và đào tạo từ năm 1986 - 2017 ................ 106 Bảng 3.5. Bảng số lượng bệnh nhân thuộc tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế của nhau, giai đoạn 1992 - 2017 ....................................................................................... 108 Bảng 3.6. Thống kê số lượng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam tại Lào được quy tập ................................................................. 111 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng, núi liền núi, sông liền sông, có mối quan hệ truyền thống lâu đời, được nhân dân dày công vun đắp và đã trở thành tài sản vô giá của cả hai dân tộc. Mối quan hệ giữa Lào và Việt Nam hiện đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, các ngành; từ trung ương cho đến các địa phương (nhất là các địa phương có chung đường biên giới giữa hai nước). Tỉnh Hủa Phăn của Lào tiếp giáp với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa và Nghệ An của Việt Nam và có quan hệ với cả ba tỉnh này. Tuy nhiên, tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa không chỉ gần gũi về địa lý, có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên, văn hoá xã hội, có vị trí địa - chiến lược, nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sự hợp tác mà còn là hai tỉnh kết nghĩa với nhau từ những năm 60 của thế kỷ XX. Chính vì vậy, trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm cũng như trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, quan hệ giữa hai tỉnh luôn giữ vị trí quan trọng và có tác động to lớn đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Lào, Việt Nam cũng như quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước. Từ năm 1986 đến năm 2017, theo dòng chảy của quan hệ Lào - Việt Nam, tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa không ngừng củng cố, tăng cường “quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện” để giữ vững sự ổn định chính trị; củng cố quốc phòng - an ninh, làm tốt công tác biên giới; phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác. Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều thay đổi, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, còn Lào cũng như Việt Nam đang nỗ lực mở cửa để hội nhập khu vực, quốc tế, quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa có nhiều cơ hội, thuận lợi để phát triển, song cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Việc tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nâng cao hiệu quả quan hệ chính trị - đối ngoại, an ninh quốc phòng và công tác biên giới, kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế cũng như các lĩnh vực khác để xây dựng quê hương, đất nước là những vấn đề hết sức cần thiết. Vì vậy, đi sâu làm rõ những cơ sở, nhân tố tác động; thực trạng của quan hệ toàn diện giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017, trên cơ sở đó, rút ra những thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm nhằm tiếp tục tăng cường sự hợp tác giữa hai bên trong các giai đoạn tiếp theo có ý nghĩa cả về khoa học lẫn thực tiễn. 2 Về khoa học, nghiên cứu quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 không chỉ làm sáng tỏ những nội dung quan trọng trong hợp tác giữa hai bên, mà còn làm phong phú thêm tư liệu cụ thể, minh chứng cho quan hệ hữu nghị đặc biệt, sự hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thời kỳ đổi mới. Về thực tiễn, nghiên cứu quan hệ giữa giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa trong những năm từ 1986 đến 2017 giúp mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, nhận thức sâu sắc mối quan hệ đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước cũng như hai tỉnh. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các cấp lãnh đạo của tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa trong việc hoạch định chiến lược hợp tác giữa hai bên những năm tiếp theo cũng như các nhà nghiên cứu, giáo viên và học sinh, sinh viên tìm hiểu, giảng dạy, học tập lịch sử địa phương. Với những ý nghĩa nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề “Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn (Lào) và tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) từ năm 1986 đến năm 2017” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Lịch sử. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa từ năm 1986 đến hết năm 2017. Từ năm 1986, Lào, Việt Nam đề ra và bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới đất nước. Năm 2017 đánh dấu 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5/9/1962 - 5/9/2017) và 40 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa hai nước (18/7/1977 - 18/7/2017). Đặc biệt, năm 2017 cũng mốc đánh dấu 50 năm ngày ký thỏa thuận kết nghĩa giữa tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (02/5/1967 - 02/5/2017). Đây là những sự kiện quan trọng, có ý nghĩa đối với quan hệ Lào - Việt Nam nói chung và các tỉnh Hủa Phăn, Thanh Hóa nói riêng. Về không gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu các vấn đề diễn ra ở tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017. Ngoài ra, đề tài còn đề cập đến quan hệ giữa một số tỉnh khác của Lào và Việt Nam để nhận xét và so sánh. 3 Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực: chính trị đối ngoại; an ninh quốc phòng và công tác biên giới; kinh tế; văn hóa, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những cơ sở, nhân tố tác động và thực trạng quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017, trên cơ sở đó, rút ra những thành tựu, hạn chế, đặc trưng và một số bài học kinh nghiệm nhằm góp phần tăng cường quan hệ của hai bên trong những năm tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ đề tài được xác định như sau: - Phân tích những cơ sở và nhân tố tác động đến quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa. - Phân tích thực trạng quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 trên các lĩnh vực: Chính trị đối ngoại; an ninh quốc phòng và công tác biên giới; kinh tế; văn hóa, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác. - Rút ra những thành tựu, hạn chế; đặc trưng và một số bài học kinh nghiệm của quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu - Tài liệu gốc: Luận án dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu như: các văn kiện của Đảng NDCM Lào và Đảng CSVN; các bài viết, bài phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ hai nước Lào và Việt Nam; các văn kiện của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017; các hiệp định hợp tác giữa hai nước (Lào và Việt Nam), các biên bản ghi nhớ, biên bản hội đàm, biên bản làm việc, thỏa thuận giữa hai tỉnh từ năm 1986 đến năm 2017; các báo cáo tổng kết, sơ kết quá trình hợp tác giữa các ban, ngành và địa phương của tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa. - Tài liệu tham khảo: Cùng với nguồn tài liệu gốc nêu trên, trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi đã khai thác các nguồn tài liệu bổ trợ khác như: 4 sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu chuyên khảo và một số báo điện tử, báo in, trang Website uy tín có liên quan đến đề tài, tài liệu điền dã. 4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu và lý giải các vấn đề liên quan đến đề tài luận án chủ yếu dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng CSVN về các vấn đề quốc tế, nhất là tư tưởng và quan điểm của Đảng CSVN, nhà nước Việt Nam về quan hệ Lào - Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, trong quá trình khai thác, xử lý tư liệu, còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ khác như: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, lập biểu đồ, xây dựng biểu bảng, điền dã, phỏng vấn... 5. Đóng góp của luận án - Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017. Nội dung của luận án đã làm sáng rõ những cơ sở, nhân tố tác động, thực trạng quan hệ hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa, từ đó rút ra đặc trưng, bài học kinh nghiệm của mối quan hệ này. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp lãnh đạo của tỉnh Hủa Phăn, tỉnh Thanh Hóa trong việc hoạch định chiến lược hợp tác giữa hai bên và là tài liệu tham khảo để giảng dạy, học tập lịch sử địa phương. 6. Bố cục luận án Ngoài Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án được trình bày trong 4 chương Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Chương 2. Cơ sở và nhân tố tác động đến quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 Chương 3. Nội dung quan hệ hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 Chương 4. Nhận xét về quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 5 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt - Lào có nội dung đề cập đến quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa 1.1.1.1. Các công trình của các tác giả Lào Quan hệ Lào - Việt, Việt - Lào là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Vì vậy đây là đề tài luôn được các nhà lãnh đạo cũng như các nhà nghiên cứu Lào quan tâm. Lịch sử Đảng NDCM Lào là công trình nghiên cứu của Ban Chỉ đạo lý luận và thực tiễn Đảng NDCM Lào [15]. Công trình này đã khái lược quá trình phát triển, trưởng thành của Đảng kể từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời cho đến khi Đảng NDCM Lào kế thừa và trực tiếp lãnh đạo cách mạng từng bước đánh bại thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và kết quả công cuộc xây dựng đất nước Lào từ năm 1976 đến năm 2005. Nội dung của công trình cũng đã đề cập tới quá trình Việt Nam giúp Lào xây dựng cơ sở kháng chiến tại Việt Nam, trong đó có căn cứ kháng chiến tại hang Hón Lòn (Lang Chánh, Thanh Hóa). Từ căn cứ kháng chiến này, Việt Nam giúp Lào mở rộng các căn cứ cách mạng, tổ chức tập hợp lực lượng đứng lên đấu tranh giành chính quyền. Từ thực tiễn quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của cách mạng hai nước qua các thời kỳ lịch sử, Chủ tịch Khămtày Xiphănđon đã có bài viết “Tình đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện và liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam trong thời kỳ cách mạng mới “[91; tr.22 - 34 ]. Bài viết khẳng định, tình đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện và liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam là tài sản quí báu của hai dân tộc và yếu tố đảm bảo thắng lợi của cách mạng hai nước. Góp phần quan trọng cho hợp tác liên minh, ông nhấn mạnh vai trò của căn cứ kháng chiến của cách mạng Lào trên lãnh thổ Việt Nam, được nhân dân Việt Nam đùm bọc, giúp đỡ, đặc biệt là căn cứ kháng chiến tại Sơn La và Thanh Hóa. Nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Lào - Việt Nam (1962 - 2007), Thủ tướng Buaxỏn Búpphảvăn đã có bài viết “Gắn bó keo sơn, hỗ trợ vô tư, hợp tác hiệu quả” [190]. Bài viết khẳng định quan hệ đặc biệt hiếm có giữa hai dân 6 tộc Lào - Việt, vạch ra phương hướng và một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai nước trong những chặng đường tiếp theo. Các biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế được tác giả phân tích và chỉ ra tương đối cụ thể, rõ ràng. Trong số những biện pháp đưa ra tác giả đề cập tới có việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các tỉnh có chung đường biên giới của hai nước, trong đó có Hủa Phăn và Thanh Hóa. Trong bài viết Đánh giá truyền thống quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam [119; tr.18], Thoonglun Xixulít, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Đảng NDCM Lào đã khắc họa lại lịch sử sản sinh ra mối quan hệ truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt Lào - Việt. Tác giả cho rằng, tình đoàn kết đặc biệt đó xuất phát từ trong chiến đấu, hi sinh của quân dân hai nước từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, lãnh đạo cách mạng ba nước trên bán đảo Đông Dương đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành độc lập cho nhân dân ba nước Lào - Việt Nam và Căm pu chia. Trong bài viết, tác giả cũng đã đề cập tới sự giúp đỡ của nhân dân hai bên biên giới Lào - Việt, đặc biệt là địa bàn các tỉnh Bắc Lào và các tỉnh Thanh Hóa, Sơn La - nơi đóng quân của cách mạng Lào. Trong số các luận án Tiến sĩ về quan hệ Lào - Việt Nam, đáng chú ý nhất là luận án Những nhân tố chi phối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam từ năm 1986 - 2011 của nghiên cứu sinh người Lào Nhótkhămmani Xuphanuvông [101]. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ sự vận động của quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam từ giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc đến giai đoạn củng cố, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Đồng thời, luận án còn đi sâu phân tích quá trình hình thành những nền tảng của quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam cũng như những nhân tố chi phối quan hệ đặc biệt giữa hai nước (lịch sử, địa lý, văn hóa - tộc người; quan hệ giữa các vương triều phong kiến; hệ tư tưởng và lợi ích quốc gia thời kỳ đổi mới, lợi ích an ninh và phát triển kinh tế hai bên; bối cảnh quốc tế, khu vực; sự tác động của các nước lớn đến quan hệ đặc biệt Lào - Việt). Đặc biệt, trong chương 2 luận án, tác giả đã phân tích rõ các nhân tố lịch sử, địa lý và văn hóa - tộc người, đề cập khá nhiều đến sự gần gũi về địa lý, sự tương đồng về văn hóa giữa nhân dân hai bên biên giới. Đây là tiền đề, cơ sở để luận án đề cập, phân tích những cơ sở và nhân tố tác động đến quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn, và tỉnh Thanh Hóa. 7 1.1.1.2. Các công trình của các tác giả Việt Nam Cho đến nay, đã có rất nhiều bài viết của các vị lãnh đạo của Việt Nam đề cập đến quan hệ đặc biệt Lào - Việt, Việt - Lào. Năm 1996, Tổng Bí thư Đỗ Mười có bài viết Mãi mãi trân trọng mối quan hệ chí cốt có ý nghĩa chiến lược Việt - Lào [99; tr.3 - 5]. Bài viết đã phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng của quan hệ đặc biệt Việt - Lào trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong thời kỳ hai nước đang tiến hành sự nghiệp đổi mới. Vun đắp cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, nở hoa kết trái [92; Tr.12]; Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, những chặng đường vinh quang và thắng lợi vẻ vang [195] là những bài viết của Phạm Gia Khiêm, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam. Trong các bài viết này, tác giả khẳng định tình hữu nghị đoàn kết giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt - Lào, sự gắn bó thủy chung, keo sơn giữa dân tộc Việt Nam và dân tộc Lào qua những chặng đường lịch sử từ giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc đến thời kỳ xây dựng đất nước trong hòa bình và quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, bài viết còn đưa ra 5 nhóm giải pháp để nâng quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam lên tầm cao mới. Đó các giải pháp về nâng tầm, mở rộng làm sâu sắc hơn tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt xuống các cấp địa phương, cơ sở, nhất là thế hệ trẻ; đẩy mạnh hợp tác kinh tế; tăng cường phối hợp tăng cường hợp tác mọi mặt giữa các tỉnh có chung đường biên giới; thúc đẩy hợp tác giáo dục; và phối hợp tham gia các diễn đàn quốc tế có hiệu quả. Trong bài viết “Tính chất đặc biệt trong quan hệ Việt - Lào” tác giả Nguyễn Huy Quang1 đã khẳng định: quan hệ hợp tác Lào - Việt là mối quan hệ có tính chất “đặc biệt” duy nhất trong gần 170 mối quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới. Tính chất “đặc biệt” thể hiện qua 2/3 thế kỷ chung lưng đấu tranh đánh thực dân đế quốc giành độc lập dân tộc, ủng hộ, giúp đỡ nhau cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. . Tính chất đặc biệt đó còn được tác giả tổng 1 Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Lào 8 kết qua 4 đặc trưng: cách mạng hai nước đều bắt nguồn từ một lãnh tụ chung; từ một đảng chung là Đảng Cộng sản Đông Dương; có chung 2/3 thế kỷ liên tục cùng nhau chiến đấu chống kẻ thù chung; đó là mối quan hệ trong sáng, thủy chung, không bị phá vỡ bởi nội bộ hay các thế lức thù địch. Tính chất đặc biệt đó là nền tảng quyết định đảm bảo cho mối quan hệ được liên tục, bền vững trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Tác giả khẳng định rõ, để có được đặc điểm, tính chất đặc biệt đó, phải kể đến vai trò của các căn cứ kháng chiến của Lào tại Việt Nam, và căn cứ Thanh Hóa như là một trong những căn cứ quan trọng nhất. Mối quan hệ giữa các địa phương của hai nước, trong đó có tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa đã được đề cập ít nhiều trong các công trình nghiên cứu về Lào, Việt Nam cũng như quan hệ giữa hai nước. Có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu và bài viết sau: Lịch sử Lào do Trung tâm KHXH & NV Quốc gia xuất bản năm 1997 [136] là công trình đã nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện quá trình xây dựng và phát triển đất nước Lào. Công trình này cũng đã đề cập đến mối quan hệ đặc biệt, liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào qua các thời kỳ lịch sử; đánh giá các thành quả, vai trò to lớn của mối quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc, nhất là các khu căn cứ của Lào tại Việt Nam, trong đó có căn cứ tại Sơn La, Thanh Hóa. Lịch sử Lào hiện đại của Nguyễn Hùng Phi - Buasi Chalơnsuc [103] đã tổng kết, đánh giá những đặc điểm của mối quan hệ đặc biệt, những thắng lợi, thành tựu nhân dân hai nước đã đạt được trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam và Đảng NDCM Lào. Đồng thời tác phẩm cũng đã đề cập đến quan hệ hợp tác giữa các địa phương của hai nước, trong đó, Thanh Hóa là địa bàn quan trọng, là căn cứ kháng chiến có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đấu tranh giành độc lập của cách mạng Lào. Cuốn sách “Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong giai đoạn 1954 - 2000” của Lê Đình Chỉnh [54] đã đi sâu tìm hiểu lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng, lịch sử Quân đội của Lào và Việt Nam, trong đó, cũng đã đề cập đến mối quan hệ giữa hai nước, giữa các địa phương của hai nước, nhất là 9 các địa phương vùng biên giới giữa Lào - Việt và vai trò hậu phương, căn cứ kháng chiến của nhân dân các tỉnh Hủa Phăn, Thanh Hóa, Sơn La, Nghệ An... Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 - 2007 [64] đã đề cập một cách có hệ thống, sâu sắc, toàn diện và khách quan quá trình xây dựng và phát triển của mối quan hệ đặc biệt, liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào trong đấu tranh giành độc lập, cũng như đánh giá các thành quả, vai trò to lớn của mối quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc. Công trình đã tổng kết, đánh giá những những thành tựu nhân dân hai nước đã đạt được trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng và đã đề cập tới vai trò của nhân dân Thanh Hóa đối với cách mạng Lào. Cuốn sách “Vai trò và những đóng góp của cộng đồng người gốc Việt ở Campuchia, Lào, Thái Lan trong giai đoạn hiện nay” [192] của Phan Thị Hồng Xuân đã phản ánh một cách khá đầy đủ và hệ thống về cộng đồng người Việt ở Lào. Trong đó, tác giả đã đề cập một cách khái quát sự gần gũi về địa lý, điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa của đất nước Lào và Việt Nam, cũng như các “con đường” cư dân hai nước tập trung buôn bán và quá trình di cư của người Việt sang Lào trong suốt chiều dài lịch sử (từ thời kỳ phong kiến đến năm 2018), trong đó “con đường” từ Thanh Hóa sang Hủa Phăn là một trong những con đường quan trọng. Luận án Tiến sĩ Quan hệ Việt Nam - Lào từ 1975 đến 2005 của Nguyễn Thị Phương Nam [100] đã phân tích thực trạng quan hệ Lào Việt trong giai đoạn 1975 - 2005, rút ra một số đặc điểm; thành tựu, hạn chế và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Lào - Việt Nam nói chung và các địa phương có chung đường biên giới nói riêng. Luận án Tiến s...n trọng trong việc tạo hòa bình ổn định giữa hai nước và khu vực. Hủa Phăn trở thành cửa ngõ để Thanh Hóa mở rộng giao thương dễ dàng sang Lào và các vùng Đông Nam Á khác, Thanh Hóa trở thành cửa ngõ của Hủa Phăn mở rộng giao thương ra khu vực biển Đông. Giao thông xuyên suốt, bao gồm đường 217 chạy từ Thành phố Thanh Hóa đến Thị xã Sầm Nưa dài 315 km; đường Thường Xuân - Sầm Tớ; đường Quan Hóa - Xốp Hào. Đây là những con đường huyết mạch nối liền hai tỉnh. Đặc biệt đường 217 là tuyến đường quan trọng được hình thành thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua Lào gọi là đường 6, tiếp nối với Quốc lộ 6A, 6B - tỉnh Hủa Phăn của Lào, kết nối vùng Đông Bắc Lào với Việt Nam. Ngày nay, khi quan hệ hai tỉnh ngày càng phát triển thì đường 217 không chỉ mang ý nghĩa quân sự, mà còn mang ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội, thúc đẩy việc phát triển kinh tế, giao lưu thương mại giữa hai bên. Vị trí địa lý gần gũi, giao thông thuận lợi là điều kiện hình thành mối quan hệ giao lưu, buôn bán trên dọc biên giới của hai tỉnh. Biên giới hai tỉnh có hai cửa khẩu: Na Mèo (Quan Hóa), Mường Cân (Sầm Tớ), là hai cửa khẩu quan trọng nhất, có vị trí trọng yếu trong an ninh - quốc phòng của tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa, góp phần đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác trước mắt cũng như lâu dài đối với hai tỉnh nói riêng cũng như Lào và Việt Nam nói chung. 23 Không chỉ gần gũi về địa lý, Hủa Phăn và Thanh Hóa còn có một số điểm tương đồng về tự nhiên. Do cả hai tỉnh đều nằm trong vùng địa chất nhiều biến động thay đổi, nên địa hình của Hủa Phăn và Thanh Hóa rất đa dạng, phức tạp và chia cắt nhiều. Địa hình chủ yếu là đồi núi và trung du. Tỉnh Hủa Phăn có diện tích đồi núi và trung du chiếm 2/3 tổng diện tích, trong đó diện tích rừng là 645.400 ha, diện tích đồng cỏ tự nhiên là 37.600 ha. Toàn tỉnh có hơn 20 ngọn núi cao trên 1000 m, như phu Lơi ở huyện Viêng Thoong cao 2257m, Phu Huột ở Xăm Nửa 2.452m, Phu Phẳn 2.452m Tỉnh Thanh Hóa với địa hình thấp dần từ Tây sang Đông: phía tây bắc có những đồi núi cao trên 1000m đến 1500m, thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía đông nam. Đồi núi chiếm ¾ diện tích đất tự nhiên của cả tỉnh. Trong tổng diện tích 11.113,2 km2, miền núi và trung du chiếm 7.064,12km2, chiếm 71,84% ở 3 mặt Bắc, Tây, Nam, phân bố ở 11 huyện, địa hình núi có độ cao trung bình 600-700m, độ dốc trên 250, đỉnh núi cao nhất là Tà Leo (1.560m) ở hữu ngạn sông Chu, Bù Ginh (1.291m) ở tả ngạn sông Chu. Trung du có độ cao trung bình 150 -200 m, độ dốc từ 150 - 200 chủ yếu là đồi thấp, đỉnh bằng, sườn thoải; đồng bằng chỉ có 1.906,97 km2, chiếm 17,11% [108]. Chính sự tương đồng của đặc điểm địa hình đã chi phối đến sự phát triển kinh tế, văn hóa của Hủa Phăn và Thanh Hóa. Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa nằm trong vùng nội chí tuyến, nên Hủa Phăn và Thanh Hóa đều có nhiệt độ trung bình và độ ẩm tương đối cao. Điều này, chi phối mạnh mẽ đến đặc điểm kinh tế của hai tỉnh. Tuy nhiên, do vùng đồng bằng Thanh Hóa nằm trong vị trí chịu ảnh hưởng trực tiếp của hệ thống hoàn lưu gió mùa, nên mùa đông ít lạnh hơn, lượng mưa lớn nhất vào tháng 9, ít nhất vào tháng 2 và tháng 3; từ tháng 7 đến tháng 11 có nhiều cơn bão xuất hiện, mưa nhiều, lượng mưa trung bình phổ biến là 1.700mm, vùng trung du như khu vực Như Thanh, Lang Chánh, Thường Xuân lượng mưa có thể đạt trên 2.000mm. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 đến 230c, song phân hóa khác nhau theo từng mùa, từng vùng, mùa hè nhiệt độ cao có thể lên tới 410c, mùa động nhiệt độ vùng núi có thể xuống 20c [193]. Đối với Hủa Phăn, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm; nhiệt độ trung bình 20-250c, nhiệt độ cao nhất từ 30- 350c, thấp nhất từ 100c- 150c, lượng mưa phổ biến khoảng 1.400mm, có nơi 1.200mm/năm [208]. 24 Hủa Phăn và Thanh Hóa có hệ thống sông ngòi dày đặc, trong đó có hai con sông cùng chảy qua địa phận 2 tỉnh là sông Nậm Má và sông Nậm Xăm: Sông Nậm Má (sông Mã) chảy qua Mường Ét, Xiềng Khọ, Sốp Bâu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam về Thanh Hóa qua Mường Lát, Quan Hóa, Cẩm Thủy và đổ ra cửa Hới (Sầm Sơn). Sông Nậm Xăm (Sông Chu) bắt nguồn từ Xiềng Khọ chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua Hủa Xiềng, Sầm Tớ, chảy về Thường Xuân (Thanh Hóa) rồi đổ ra Ngã Ba Đầu hợp lưu cùng sông Mã. Điều này tạo nên hai tuyến vận tải đường sông xuyên suốt nối liền tỉnh Hủa Phăn với tỉnh Thanh Hóa. Nhiều con sông của Lào nối liền với các tỉnh biên giới của Việt Nam đã tạo nên hệ thống giao thông đường thủy quan trọng, tạo điều kiện cho quan hệ kinh tế, đầu tư, thương mại giữa hai nước. Ngoài ra, hệ thống sông suối dày đặc cộng với độ cao chênh lệch giữa các vùng miền sẽ tạo nên tiềm năng thủy điện khá phong phú cho cả hai tỉnh. Hủa Phăn và Thanh Hóa đều là những tỉnh có tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế để bổ sung hỗ trợ cho nhau. Thanh Hóa có 102 km đường bờ biển, có cảng biển sâu, đây là yếu tố quan trọng có thể bổ sung thiếu hụt của Hủa Phăn về giao thông đường thủy và kinh tế biển. Hủa Phăn với hệ thống rừng, thảm thực vật phong phú, rất nhiều loại gỗ quý hiếm, rất nhiều lâm thổ sản có giá trị kinh tế cao như sa nhân, cánh kiến, hạt có tinh dầu, các loại dược liệu quý và có tiềm năng để phát triển các loại cây công nghiệp, lâm nghiệp, sẽ trở thành tỉnh có thế mạnh về trao đổi các mặt hàng nông, lâm sản với Thanh Hóa. Cả hai tỉnh đều có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú. Hủa Phăn có mỏ kẽm ở bản Xăm Nửa, mỏ quặng ở Ta Ẹm, Ta Puôm, mỏ ngọc ở bản Đon, mỏ vàng ở Na Năng [208]. Thanh Hóa có mỏ quặng sắt ở Tam Quy (Hà Trung), Thanh Kỳ (Như Xuân), Làng Sam (Ngọc Lặc), quặng chì - kẽm ở Tân Thường (Tĩnh Gia), mỏ vàng ở Như Xuân, Thường Xuân, Ngọc Lặc, thạch anh tinh thể, các loại đá quý như topaz ở Thường Xuân. Điều này sẽ tạo tiềm năng cho hai tỉnh hợp tác trao đổi, buôn bán, hợp tác khoa học - kỹ thuật, khai thác khoáng sản. Hủa Phăn và Thanh Hóa đều có tiềm năng phát triển du lịch. Với nhiều hình thức, xu thế mới như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng Hủa Phăn không chỉ có gần 500 hang động tự nhiên như hang động Viêng Xay, nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có giá trị, mà còn có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nên văn hóa phong phú, độc đáo, giàu bản sắc. Thanh Hóa có nhiều 25 rừng nguyên sinh đồ sộ như Pu Luông (Bá Thước), Hải Vân (Như Thanh), nhiều hang động nổi tiếng như hang Ngọc, hang Lò Cao, Con Moong, các di tích lịch sử như Lam Kinh (Thọ Xuân), Thành Nhà Hồ; nhiều bãi biển đẹp như Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa sẽ là thế mạnh để phát triển đa dạng các loại hình du lịch và tạo nên những con đường du lịch quan trọng với Hủa Phăn các nước trong khu vực Đông Nam Á. Sự ban tặng từ thiên nhiên cho Hủa Phăn và Thanh Hóa đã tạo ra tiềm năng kết nối du lịch giữa hai tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch của hai tỉnh trong tương lai. Đặc biệt, Hủa Phăn và Thanh Hóa là hai tỉnh có vị trí trọng yếu trong chiến lược quốc phòng, an ninh của Lào và Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Hủa Phăn là căn cứ địa cách mạng của Lào. Vào tháng 3/1949, Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị “tăng cường công tác xây dựng các khu căn cứ du kích ở Bắc Lào, trong đó nhấn mạnh việc thanh lập căn cứ địa Sầm Nưa để làm bàn đạp tấn công các vùng khác” [132]. Từ chỉ thị đó, căn cứ Sầm Nưa đã được hình thành và trở thành nơi đứng chân của các cơ quan Trung ương, Chính phủ kháng chiến, Mặt trận, Bộ Chỉ huy tối cao Lào. Đồng thời, Sầm Nưa là nơi ra đời Quân đội Itxala, Mặt trận Neo Lao Hắc Xạt (Mặt trận Lào yêu nước), nơi diễn ra các đại hội, hội nghị cán bộ toàn quốc. Là tỉnh có đường biên giới dài nhất với Việt Nam, cộng với địa hình phần lớn là đồi núi, giúp cho Hủa Phăn có thế mạnh về quân sự, an ninh quốc phòng, là địa bàn chiến lược trọng yếu. Thanh Hóa với 3 vùng tự nhiên (biển, đồng bằng, rừng núi), có đường biên giới chung với nước bạn Lào, nối với miền núi Tây Bắc Việt Nam, ba mặt Tây, Bắc, Nam là núi rừng trùng điệp, được xem như là những bức tường thành hiểm trở, ngăn cản các đội quân xâm lược. Với tài nguyên thiên nhiên phong phú đã tạo nên cho Thanh Hóa một nền kinh tế tổng hợp, đầy đủ các loại lương thực, thực phẩm của biển, của rừng, của đồng bằng. Vì vậy, Thanh Hóa trở thành căn cứ hậu phương vững chắc trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Thanh Hóa là nơi ra đời của Đại đoàn chủ lực thứ hai của quân đội Việt Nam, sau Đại đoàn 308 Quân Tiên Phong, đó là Đại đoàn 304 (sau được vinh dự mang tên là Đại đoàn Vinh Quang). Thanh Hóa còn đóng góp nhiều lực lượng để tổ chức Đại đoàn 320 (Đại đoàn Đồng Bằng), còn là nơi đứng chân của Đại đoàn 316 trước khi tiến lên Tây Bắc tham gia chiến dịch Điện Biên 26 Phủ. Khi đánh giá vai trò hậu phương vững chắc của Thanh Hóa sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó” [97]. Như vậy, Hủa Phăn và Thanh Hóa đều nằm trong vùng có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của hai nước Lào - Việt Nam. Đây là hai tỉnh có chung nhiều cửa khẩu quan trọng giúp hai bên nối liền giao lưu văn hóa, buôn bán hàng hóa, là cầu nối giao thương giữa Thanh Hóa với thị trường Lào với vùng Đông - Bắc Thái Lan, đến với các nước ASEAN. Đặc biệt, Na Mèo được đánh giá không chỉ là cửa khẩu quốc gia mà còn là cửa khẩu quốc tế, là cửa ngõ phía tây của Thanh Hóa với Lào. Từ sự gần gũi về địa lý, điều kiện tự nhiên, lịch sử tương đồng nên trong suốt chiều dài lịch sử tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa luôn gắn bó, nương tựa vào nhau trong đấu tranh chống kẻ thù chung cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Chính phủ Kháng chiến Lào, Mặt trận Itxala, Trung ương Đảng NDCM Lào nhiều lần đóng căn cứ trên đất Thanh Hóa. Xã Sơn Thủy huyện Quan Hóa thuộc địa phận huyện Quan Sơn ngày nay là nơi Đảng NDCM Lào được thành lập và là nơi diễn ra Đại hội đổi tên Mặt trận Dân tộc thống nhất Lào thành Mặt trận Neo Lao Hắc Xạt. Trong kháng chiến, Thanh Hóa đã phối hợp với lực lượng của Hủa Phăn giúp Lào xây dựng và mở rộng căn cứ cách mạng. Khu căn cứ và vùng giải phóng Lào mở rộng đến đâu thì Thanh Hóa chi viện lương thực, vũ khí cho bạn đến đó. Hai bên đã phối hợp xây dựng các tuyến đường giao thông chiến lược nối liền các cơ quan trung ương, các cơ sở cách mạng, từng bước giúp Lào giành thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Mối quan hệ đặc biệt đó ngày càng thắt chặt trong thời kỳ hòa bình, xây dựng quê hương, đất nước góp phần giữ vững quan hệ giữa hai dân tộc. 2.2. Cơ sở dân cư, văn hóa 2.2.1. Cơ sở dân cư Hủa Phăn và Thanh Hóa là địa bàn cư trú của nhiều tộc người khác nhau. Hủa Phăn có 10 dân tộc, đa số là người Lào Lùm theo Phật giáo Tiểu thừa. Trong 27 khối Lào Lùm thì người Phu Thay (người Thái ở Lào) có số lượng đông nhất. Theo số liệu thống kê năm 1971, toàn tỉnh Hủa Phăn có 148.242 người, thì người Phu Thay có khoảng 94.000 người, chiếm 65% [114]. Đến năm 2015 dân số của tỉnh Hủa Phăn là 298.436 người, gồm 9 bộ tộc, trong đó, người Phu Thay chiếm 36%. Theo số liệu năm 2017, Thanh Hóa có số dân là 3.528.253 người, mật độ dân số 317,02 người/km2 [58]. Thanh Hóa có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 82,11%, Mường chiếm 10,05%, Thái chiếm 7,16%, Khơme chiếm 0,14%, Tày 0,13%, các dân tộc khác 0,41% 3. Người Kinh chủ yếu sống ở vùng đồng bằng, ven biển, các dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở vùng núi, trung du và biên giới giáp Lào. Về lịch sử cư trú, người Kinh có mặt ở đây từ rất sớm. Thanh Hóa là một trong những chiếc nôi hình thành dân tộc Việt Nam từ thời kỳ đồ đá cũ (văn hóa núi Đọ), thời kỳ đồ đá giữa (vùng Ngọc Lặc, Lang Chánh, Vĩnh Lộc), thời kỳ đồ đá mới (văn hóa Đa Bút), thời kỳ đồ đồng (di chỉ Hoa Lộc), thời đại đồng thau (di chỉ Đông Sơn). Còn các tộc người khác lại có mặt muộn hơn trên đất Thanh Hóa. Lịch sử phát triển cho thấy, trong quá trình sinh sống, các dân tộc trên đất Thanh Hóa cùng chung lưng đấu cật, đoàn kết, nương tựa vào nhau, cùng nhau xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Hầu hết người Đông Nam Á đều bắt nguồn từ chủng cổ Mã Lai. Chính đều đó đã tạo nên tính thống nhất của con người và văn hóa vùng Đông Nam Á nói chung, Lào, Việt Nam nói riêng. Các tộc người nơi đây đều có mối quan hệ gần gũi, gắn bó, như tộc người Thái ở tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa. Tuy người Thái ở Thanh Hóa không chiếm số đông chỉ 7,16% nhưng địa bàn sinh sống của họ lại chủ yếu nằm ở các huyện có chung đường biên giới với Lào. Tộc người Thái hai tỉnh có nhiều mối quan hệ nguồn cội với nhau, họ chung một tổ tiên từ vùng Tây - Nam Trung Quốc, họ đến Thanh Hóa sau hai cuộc thiên di lớn vào thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên và cuối thiên kỷ thứ nhất sau Công nguyên4. “Ở miền núi Thanh Hóa, người Thái được chia làm hai nhóm là Tày và 3 Số liệu do Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa cung cấp (phỏng vấn trực tiếp) 4 Đợt thiên di lớn nhất của Người Thái vào Việt Nam khoảng đầu thiên niên kỷ thứ 2 sau CN, bắt đầu là ngành Thái trắng, tiếp theo là Thái đen và các ngành khác. Vào Việt Nam, đầu tiên họ cư trú ở Tây Bắc. Sinh sống ở Tây Bắc một thời gian, với nhiều lý do, đa số ở lại, một nhóm qua Lào; một nhóm qua Hoà Bình, Thanh Hoá rồi vào nghệ An (theo Viện Dân tộc học (1978), “Các dân tộc ít người ở 28 Tày Dọ. Danh xưng Tày Dọ có thể có mối liên hệ với các địa danh của tổ tiên như Mường Do (Vân Nam - Trung Quốc) xưa kia” [77]. Hệ thống sông Mã và sông Chu qua địa phận Hủa Phăn và Thanh Hóa không chỉ là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nền nông nghiệp lúa nước, mà còn là con đường chuyển cư chính của người Thái từ Việt Nam sang Lào và ngược lại. Một số nhà nghiên cứu cho rằng: thế kỷ XVIII và XIX, diễn ra nhiều đợt di cư người Thái từ miền Tây Thanh Hóa và Tây Bắc Việt Nam sang Hủa Phăn. Người Thái ở Mường Xăm, Mường Pua, Xiềng Khọ, Mường Xòn nói rằng tổ tiên của họ vốn từ mường Ca Da (Quan Hóa - Thanh Hóa) chạy giặc sang Lào. Người Thái đỏ, ở Mường Ó, huyện Hủa Mương cho rằng nguồn gốc của họ từ mường Ca Da, đến vùng Xiêng Men, sau đó đi vào mường Ó, còn người Thái Đỏ ở Sốp Hào huyện Xiêng Khọ lại có nguồn gốc từ Mường Khoòng (Bá Thước - Thanh Hóa) [89]. Tuy nhiên, trong quá trình thiên di phức tạp đó cũng có một bộ phận không nhỏ người Thái di cư theo chiều ngược lại từ Lào sang Việt Nam. Ở mường Ca Da (nay là các xã Hồi Xuân, Phú Nghiêmhuyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa), dòng họ quý tộc Lò Khăm cũng có nguồn gốc từ Mường Bua, Mường Xà của Lào di cư đến [78]. Với sự gần gũi, sinh sống xen cài, cùng khai thác, chia sẻ các nguồn lợi tự nhiên, đã hình thành nên những mối quan hệ đa chiều. Đặc biệt, những hiện tượng một tộc người sống xuyên biên giới quốc gia hai nước, cùng với sự bảo lưu những giá trị truyền thống, yếu tố đồng tộc của họ đã chi phối mạnh mẽ đến đặc điểm, mối quan hệ gắn bó, nguồn cội của cư dân tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa. 2.2.2. Cơ sở văn hóa Do sự gần gũi về địa lý, điều kiện tự nhiên, cư dân cho nên từ hoạt động kinh tế đến đời sống vật chất tinh thần của người dân hai tỉnh có nhiều nét tương đồng, giống nhau. Xuất phát từ nghề nông, với nền nông nghiệp lúa nước nên văn hóa tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa nhìn chung đều mang trong mình sự ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước. Việt Nam - các tỉnh phía Bắc”, Nhà xuất bản KHXH - HN. 29 Những cư dân sống bên lưu vực sông Nậm Má (sông Mã), sông Nậm Xăm (sông Chu) là những cư dân làm nông nghiệp lúa nước lâu đời. Cư dân ở đây sử dụng sức kéo động vật (trâu, bò) là chính; công cụ lao động của họ bằng cày, bừa; phương thức canh tác cấy hái truyền thống là thủ công; sản xuất theo mùa vụ; phương thức trị thủy của họ là làm thủy lợi, điều chỉnh dòng chảy “dẫn thuỷ nhập điền” đạt đến trình độ cao. Đặc biệt, là hệ thống thủy lợi (Mương, Phai, Cọn nước) của tộc người Thái được xem như một trong những hệ thống thủy lợi điển hình của khu vực Đông Nam Á. Cư dân thuộc các tộc người thiểu số vùng trung du miền núi Hủa Phăn và Thanh Hóa chủ yếu là canh tác nương rẫy theo tập tục du canh du cư, sử dụng phương thức hỏa canh, chọc lỗ và tra hạt. Ngoài ra, các hoạt động kinh tế đánh bắt, hái lượm, chăn nuôi và các nghề thủ công nhằm đáp nhu cầu cuộc sống hằng ngày cũng được phát triển sớm ở hai khu vực, tạo nên một nền văn minh hỗn hợp, đa dạng giữa nông, lâm, ngư nghiệp. Từ những tác động của yếu tố tự nhiên, địa hình phức tạp, phương thức canh tác thủ công, quá trình trị thủy, làm thủy lợi, phòng chống lũ lụt, thiên tai khốc liệt, nên tính cộng đồng được hình thành rất sớm. Cư dân Hủa Phăn và Thanh Hóa chủ yếu cư trú tập trung thành xóm, làng, bản nên xây dựng tập quán văn hóa xóm làng, thôn, bản, với mối quan hệ huyết thống, dòng họ là chủ yếu. Nền văn hóa đó mang đặc trưng nền văn minh lúa nước, có đủ sắc thái “ nửa đồng bằng, nửa đồi, nửa rừng với đủ các dạng kết cấu đan xen phức tạp nhưng mẫu số chung là văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, văn hóa xóm làng” [56] Về kiến trúc nhà ở, nhà sàn là kiến trúc nhà ở chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, nhà sàn của người Thái ở Thanh Hóa có nhiều nét tương đồng và có nhiều ảnh hưởng của văn hóa Lào. Nếu nét đặc sắc của mái nhà Thái Tây Bắc là cái “khau cút”, là hình tượng rắn thần Naga, cầu mong mưa thuận gió hòa, ngăn chặn hỏa tai [104; tr.35 - 38], thì mái nhà của người Thái Thanh Hóa là cái “hủa méo đủ nộc hươn” (đầu mèo ở hồi nhà), một vài nơi giáp Lào gọi là “huống trạng” (vòi voi) [76]. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Khăm Pheng Thíp Mutaly thì nhà sàn của người Phu Thay ở Hủa Phăn có 4 dạng: dạng cổ truyền gọi là nhà có đà; dạng nhà quá giang, cột chôn; dạng nhà kê quá giang và thứ tư là dạng nhà kê 30 hạ (hươn kê hạ) đây là dạng mới du nhập, nó gần giống ngôi nhà kê của người Mường [89]. Về trang phục, trang phục của người phụ nữ Thái là những sản phẩm do chính bàn tay khéo léo của họ tự dệt nên. Tuy mỗi địa phương đều có những sắc thái riêng, nhưng nhìn chung đều có sự tiếp thu lẫn nhau. Nét giống nhau nổi bật nhất trong trang phục của phụ nữ Thái ở Thanh Hóa và phụ nữ Thay Đeng (Thái đỏ) ở Hủa Phăn là đều mặc áo xẻ ngực, phần thân và chân váy được thêu hoa văn theo chiều ngang như hình con rồng, hươu, con voi, con nai, quả trámrất giống nhau. Và rất “khó phân biệt một cách rành mạch trong số sản phẩm này đâu là của người Thái, đâu là của người Lào, bởi vì từ xa xưa hai nền văn hóa này đã có sự giao lưu và tiếp thu ảnh hưởng của nhau một cách sâu sắc [79]. Về văn hóa ẩm thực, do là cư dân của nền văn hóa lúa nước, chịu sự chi phối của điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, hệ sinh thái đa dạng, nên các món ăn của cư dân ở Hủa Phăn và Thanh Hóa chủ yếu là từ thực vật. Thành phần chính trong bữa ăn thường là cơm, rau, cá và một ít thịt các loài động vật họ tự chăn, nuôi. Trước đây, họ chủ yếu là trồng lúa nếp và ăn cơm nếp, nhưng nay đã biết trồng lúa tẻ, ăn cơm tẻ là chủ yếu. Các dịp tết, lễ thức uống chủ yếu là rượu trắng làm từ gạo, men lá chưng cất bằng phương pháp cách thủy và uống rượu cần. Đàn ông hút thuốc Lào, đàn bà ăn trầu là tập tục lâu đời của cư dân hai tỉnh. Về văn hóa tinh thần, do ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước nên cư dân Hủa Phăn và Thanh Hóa có đời sống tinh thần rất phong phú, giàu văn hóa nghệ thuật dân gian, nhiều lễ hội, tín ngưỡng. Họ sùng bái tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, các tín ngưỡng phồn thực, thờ thần, thờ mẫu... trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ [113]. Là cư dân nông nghiệp nên lễ hội của người dân hai vùng này đều gắn liền với sản xuất, liên quan đến mùa màng, gieo cấy, đến lao động sản xuất như: lễ hội của đồng bào Thái ở Thanh Hóa khi nghe tiếng sấm vào đầu năm mới; lễ hội Gầu Tào của người Mông bắt đầu từ sau vụ thu hoạch cuối năm; lễ hội Nàng Han cầu cho nhân khang, vật thịnh của đồng bào xứ Thái mường Chiềng Ván xưa (nay là xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân); lễ hội Làng Giáp Mai tổ chức cấy cày, đưa cây mạ xuống đồng đầu tiên; lễ hội té nước cầu mưa, lễ hội cầu an cho bản, vun thóc trên sân của người Lào Tất cả đều phản ánh lên đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh, gắn bó, đoàn kết và trọng tình của cư dân trồng lúa nước. 31 Hủa Phăn và Thanh Hóa đều là những vùng chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Phật giáo. Văn hóa Phật giáo ăn sâu vào đời sống tinh thần của người dân, tín ngưỡng Phật giáo được bản địa hóa, dung hòa với tín ngưỡng dân gian, trở thành nét văn hóa tâm linh độc đáo trong đời sống hằng ngày của họ. Lối sống trọng tình, mộc mạc, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống của cư dân ở đây ít nhiều có sự ảnh hưởng của tư tưởng văn hóa Phật giáo. Như vậy, với một nền văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc, vừa có đặc điểm riêng biệt vừa mang nhiều nét tương đồng, ảnh hưởng lẫn nhau, tạo điều kiện thuận lợi để hai bên tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xích lại gần nhau trong quá trình hợp tác và phát triển. 2.3. Cơ sở lịch sử. 2.3.1. Quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa trước năm 1975 Từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và điều kiện lịch sử đã đặt ra nhu cầu gắn kết giữa Hủa Phăn và Thanh Hóa với nhau. Vì thế, hai tỉnh đã hình thành mối quan hệ hợp tác từ rất sớm, cùng đồng cam cộng khổ chống giặc ngoại xâm, xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Từ thế kỷ XV, khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh (1418- 1427) của Lê Lợi rơi vào tình thế khó khăn, bị quân Minh phản công, nghĩa quân Lam Sơn đã dời quân lên vùng đất Lư Sơn (vùng biên giới giữa Hủa Phăn và Thanh Hóa), Mường Thôi (Hủa Phăn) để khôi phục quân binh, xây dựng căn cứ và nhờ Ai Lao giúp đỡ. Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì “Tháng 5 vua đóng quân ở Lư Sơn, Ai Lao đem binh giúp” [61; tr.478]. Nhờ sự giúp đỡ của Ai Lao, nghĩa quân Lam Sơn đã khôi phục được lực lượng, đảo ngược tình thế, đánh thắng giặc Minh. Thời kỳ Lê Trung Hưng, thế kỷ XVI, sau khi nhà Lê bị nhà Mạc xóa bỏ và cướp ngôi, bề tôi cũ nhà Lê là An Thanh hầu Nguyễn Kim được Ai Lao đã cho nương náu ở Sầm Châu (tức Sầm Nưa ngày nay) để khôi phục lực lượng, xây dựng căn cứ khôi phục lại nhà Lê trên đất Ai Lao, lập con của Chiêu Tôn là Ninh ở Ai Lao. Đại Việt sử ký toàn thư bàn rằng “vua Lê tuy lên ngôi ở bên ngoài, ẩn mình ở nước láng giềng, mà vẫn chép làm chính thống”[61; tr.830] Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thực hiện chủ trương của Đảng, nhiều chiến sĩ cách mạng của Thanh Hóa đã sang Lào để 32 giúp Lào xây dựng căn cứ và tổ chức cách mạng, mở các lớp huấn luyện, tiến tới thành lập các tổ chức cách mạng, các chi bộ cộng sản đầu tiên tại Lào. Để bảo vệ vị trí chiến lược trọng yếu của cách mạng, “Đoàn vũ trang công tác Miền Tây” (Đoàn vũ trang Tây Tiến) đã được thành lập để thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở cách mạng vùng biên giới Thanh Hóa - Sầm Nưa (từ Vạn Mai đến các xã giáp ranh với Lào trong khu vực biên giới Quan Hóa); đưa lực lượng tiến sâu vào Sầm Nưa, phối hợp với nhân dân địa phương tổ chức các cuộc khởi nghĩa. Tháng 12/1949 quân dân Thanh Hóa đã giải phóng miền Tây, đồng thời phối hợp với quân dân Lào giải phóng Mường Xôi, Sầm Tớ, thành lập chính quyền cách mạng ở Sốp Hào, xây dựng khu căn cứ Bắc Lào. Năm 1950, Chính phủ Kháng chiến Lào chuyển từ Tuyên Quang về Thanh Hóa, đóng ở huyện Thọ Xuân, sau đó chuyển về huyện Lang Chánh. Từ đây, Đảng bộ, nhân dân Thanh Hóa không chỉ cung cấp, vận chuyển lương thực, thực thực phẩm cho khu căn cứ tại Hủa Phăn của Lào mà còn giúp đỡ Chính phủ Kháng chiến Lào. Thanh Hóa trở thành căn cứ trực tiếp của cách mạng Lào, chi viện to lớn cho chiến trường Lào. Đặc biệt, trong chiến dịch Thượng Lào, chỉ tính từ tháng 5 đến tháng 12/1953, Thanh Hóa đã chi viện cho căn cứ Hủa Phăn 6.000 tấn muối, 1.000 tấn lương thực, 15.000 xếp giấy, 6.000 dao, rìu thuổng và nhiều loại hàng hóa khác [131; tr.290]. Sự giúp đỡ của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã góp phần ổn định đời sống nhân dân, tăng cường sức mạnh đối với tiền tuyến Lào, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi cuối cùng, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ, lập lại hòa bình ở ba nước Đông Dương. Tại các điều khoản Hiệp định, phái đoàn Việt Nam đã đấu tranh cho lực lượng kháng chiến của Lào được tập kết ở tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalỳ. Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc Việt Nam được giải phóng, Mỹ vào chiếm đóng miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia âm mưu biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Trước tình hình đó, miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện nhiệm vụ hậu phương cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Vì vậy, Thanh Hóa một lần nữa thực hiện vai trò căn cứ hậu phương cho cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào. Năm 1955, tại xã Sơn Thủy (trước thuộc Quan Hóa cũ, nay thuộc huyện 33 Quan Sơn) đã diễn ra Hội nghị thành lập Đảng NDCM Lào. Tại đây, Ban Chấp hành Đảng NDCM Lào đã đề ra nhiều chủ trương, nghị quyết quan trọng của cách mạng. Sơn Thủy trở thành cơ sở kháng chiến, địa bàn lập căn cứ của cách mạng Lào nói chung và Hủa Phăn nói riêng. Năm 1959, trước sự tấn công của Mỹ, Trung ương Đảng và Chính phủ Lào đã chuyển về làm việc tại trụ sở Nông trường Lam Sơn Thanh Hóa. Nhiều gia đình cán bộ, bộ đội và nhân dân ở Sầm Nưa đã sơ tán sang tỉnh Thanh Hóa. Chỉ tính riêng trong tháng 10/1959 đã có 23 gia đình cán bộ, bộ đội chuyển sang huyện Thường Xuân, 33 gia đình chuyển sang huyện Lang Chánh, 100 gia đình chuyển sang huyện Quan Hóa [132; tr.104]. Trong bối cảnh đó, yêu cầu chi viện cho lực lượng kháng chiến trong khu tập kết Lào ngày càng lớn. Tháng 10/1955, Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam quyết định mở tuyến đường 217 từ Thanh Hóa qua biên giới Na Mèo. Đây là tuyến đường nối liền hai tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa. Tuyến đường có ý nghĩa rất quan trọng nối liền cách mạng hai nước, ý nghĩa đặc biệt hơn đối với vùng tập kết Lào. Trên tuyến đường này, trong 3 năm (1955 - 1957) Thanh Hóa đã cung cấp và vận chuyển cho khu tập kết của Lào ở Sầm Nưa 6.584 tấn gạo, 252 tấn muối, 170 tấn cá khô, 45 tấn mắm các loại, 34 tấn đường, 9 tấn thuốc lá, 40 tấn thóc, 86 ngàn bánh xà bông[10; tr.26]. Đáp ứng yêu cầu để phục vụ kháng chiến, Thanh Hóa đã tổ chức trường đào tạo cán bộ y tế và dạy văn hóa cho con em cán bộ Lào, đặt trụ sở tại Cẩm Thủy. Trường đã đào tạo được 300 thiếu niên là con em cán bộ Lào, chủ yếu là chuyên ngành nghiệp vụ y tá, bác sỹ. Đây là đội ngũ cán bộ y tế nòng cốt của Lào sau này. Cũng trong thời gian này, Thanh Hóa đã giúp Hủa Phăn xây dựng trường đào tạo cán bộ Xuân Thiên (Thọ Xuân), hỗ trợ Hủa Phăn đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quân sự và cán bộ chính trị từ trung ương đến địa phương. Bước sang năm 1965, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Lào có những bước phát triển mới, Lào đã giải phóng được 2/3 đất đai và 1 triệu dân. Sầm Nưa trở thành căn cứ địa đặc biệt quan trọng của cách mạng Lào. Để đáp ứng yêu cầu của Lào và thực hiện Thông tri số 192 của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về công tác giúp Lào, ngày 27/10/1966, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ra Nghị quyết số 13 - NQ/TU về việc “tổ chức giúp tỉnh Sầm Nưa”. Nghị 34 quyết đã chỉ rõ: “Việc giúp tỉnh bạn phải dựa trên cơ sở nắm vững đường lối của Trung ương Đảng ta và đường lối của Trung ương Đảng bạn, giúp bạn khắc phục những khó khăn trước mắt. Nhưng chủ yếu là giúp một cách cơ bản lâu dài, tạo điều kiện cho bạn thực sự tăng cường thực lực, tăng cường cơ sở kinh tế, tăng cường đoàn kết dân tộc” [132; tr.109]. Theo đó, Thanh Hóa tập trung giúp bạn xây dựng bộ máy ở tỉnh và các ngành, cung cấp thiết bị và cán bộ kỹ thuật, xây dựng cơ quan chỉ đạo, tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tăng cường giao lưu kết nghĩa các huyện chung đường biên giới, hình thành quan hệ mậu dịch hai tỉnh (26/8/1965). Trên nền tảng tình đoàn kết hữu nghị vốn có giữa hai tỉnh, từ ngày 26/4/1967 đến ngày 2/5/1967, đoàn cán bộ tỉnh Hủa Phăn do ông Na Khặng Phăn Phi Thum - Bí thư Tỉnh ủy Hủa Phăn làm trưởng đoàn sang hội đàm với Tỉnh ủy Thanh Hóa về hợp tác kinh tế, văn hóa. Hai bên nhất trí đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp để tự túc, tự cấp lương thực. Tại cuộc hội đàm, hai bên đã ký kết văn bản nghĩa. Đây là cuộc hội đàm đầu tiên của lãnh đạo hai tỉnh, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt trong quan hệ hai bên, là động lực thúc đẩy quan hệ hai tỉnh trong các giai đoạn sau. Sau khi hai tỉnh kết nghĩa anh em, ngày 20/5/1968, đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa do ông Võ Nguyên Lượng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn sang thăm và dự lễ kỷ niệm ngày Sầm Nưa hoàn toàn giải phóng. Trong chuyến thăm, hai bên đã tọa đàm và ký kết bản thỏa thuận mới, thể hiện rõ quyết tâm tăng cường tình đoàn kết gắn bó giữa hai tỉnh. Thanh Hóa có nhiệm vụ giúp đỡ Hủa Phăn phát triển toàn diện trên tất cả các mặt về kinh tế, văn hóa - xã hộivới phương châm giúp đỡ Hủa Phăn một cách cơ bản, toàn diện, liên tục, lâu dài, vững chắc và hiệu quả thiết thực. Thực hiện chủ trương, Thanh Hóa đã giúp Hủa Phăn tổ chức chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp ở 20 điểm thuộc các huyện Mường Xôi, Sầm Tớ, Xiềng Khọ, Mường Xẩm theo hướng thâm canh, tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi đào tạo cho Hủa Phăn hàng ngàn học sinh, cán bộ, công nhân kỹ thuật. Đặc biệt, Thanh Hóa giúp Hủa Phăn xây dựng hệ thống bệnh viện, trường học rộng khắp trên toàn tỉnh, cử hàng ngàn cán bộ, công nhân, thanh niên xung phong giúp Hủa Phăn xây dựng các tuyến đường giao thông, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, quốc phòng [10; tr.281- 35 282]. Nhờ sự giúp đỡ chí tình của Thanh Hóa, giai đoạn 1...ແທງຮວາ ແຫ່ງ ສສ ຫວຽດນາມ ແລະ ຄະນະຜູ້ແທນເຂດຊາຍແດນແຂວງຫົວພັນ ແຫ່ງ ສປປ ລາວ, ທ່ີຊໍາເໜືອ, ລະຫວ່າງວັນທີ 25- 28/5/1993, ເອກະສານຢູ່ພະແນກການຕ່າງປະ ເທດແຂວງຫົວພັນ. Biên bản kỳ họp giữa đoàn đại biểu biên giới tỉnh Thanh Hóa nước CHXHCN Việt Nam và đoàn đại biểu biên giới tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào, tại Sầm Nưa, từ ngày 25- 28/5/1993, tài liệu khai thác tại Sở Ngoại vụ Tỉnh Hủa Phăn. 207. ບົດບັນທຶກການເປັນເອກະພາບເຫັນດີກ່ຽວກັບລາຍຊ່ືຜູ້ອົບພະຍົບແບບເສລີ ແລະ ແຕ່ງງານບ່ໍຈົດທະບຽນໃນເຂດຊາຍແດນແຂວງຊຽງຂວາງ ແລະ ແຂວງຫົວພັນ, ເອ ກະສານຢູ່ພະແນກການຕ່າງປະເທດແຂວງຫົວພັນ. Biên bản thống nhất chấp nhận danh sách người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn, tài liệu khai thác tại Sở Ngoại vụ Tỉnh Hủa Phăn. 208. ຄະນະພັກແຂວງຫົວພັນ (1999), ປະຫວັດສາດມູນເຊ້ື ອຕ່ໍສູ້ປະຕິວັດແຂວງຫົວພັນ ເຫ້ັຼ ມ I, ສໍານັກພີມຈໍາໜ່າຍ ຊໍາເໜືອ. Đảng bộ tỉnh Hủa Phăn (1999), Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng tỉnh Hủa Phăn tập I, NXB Sầm Nưa. 209. ຄໍາໃບ ດໍາລັດ, ຄຸ້ນຄ່າວັດທະນາທໍາອັນລໍາຄ່າຂອງບັນດາເຜ່ົ າ ດໍາລົງຊິວີດລຽບຕາມ ຊາຍແດນລາວ-ຫວຽດນາມ, ການບັນທຶກສ່ິ ງສໍາຄັນໃນກອງປະຊຸ ມສໍາມະນາ “ສຶບຕ່ໍ ເພ່ີ ມຄູນພູມສ້າງສາຍພົວພັນສາມັກຄີອັນຍ່ິ ງໃຫຍ່ລະຫວ່າງຫວຽດນາມ - ລາວ, ລາວ - ຫວຽດນາມ” ຈັດຂ້ຶ ນຢູ່ນະຄອນວີງ ສົກປີ 2019. Khămbay Đămlắt, giá trị văn hóa vô giá của các dân tộc sinh sống dọc theo biêu giới Lào - Việt Nam, kỷ yếu hội thảo “Tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam” tổ chức tại Thành phố Vinh năm 2019. 210. ຄໍາຮຸ່ງ ເຮືອງວົງສີ, ບົດປາໃສ ການມອບຫຼຽນໄຊຂອງລັດຖະບານລາວ ໃຫ້ແກ່ລວມ ໝູ່ແລະບຸກຄົນແຂວງແທງຮວາ ຄ້ັ ງວັນທີ 28/01/2013, ລະຫວ່າງແຂວງແທງຮວາ, ແຫ່ງ ສສ ຫວຽດນາມ ແລະ ແຂວງຫົວພັນ, ແຫ່ງ ສປປ ລາວ, ເອກະສານຢູ່ພະແນກ ການ ຕ່າງປະເທດແຂວງແທງຮວາ. Khămhùng Hương Vông Sỉ, bài phát biểu trao tặng các huân chương của Chính Phủ lào cho tập thể và cá nhân tỉnh Thanh Hóa ngày 28/01/2013, Tài liệu khai thác tại Sở Ngoại vụ Tỉnh Thanh Hóa. 171 211. ພະແນກສຶກສາ ແລະ ກິລາ ແຂວງຫົວພັນ (2014), ສະຫຸຼ ບການຈັດຕ້ັ ງປະຕິບັດແຜນ ພັດທະນາການສຶກສາແຂວງ ໃນໄລຍະ 2009 - 2014 ແລະແຜນການພັດທະນາການ ສຶກສາໃນໄລຍະແຕ່ສົກປີ 2015- 2019, ຫົວພັນ, ເອກະສານ ທ່ີ ພະແນກສຶກສາ ແລະ ກິລາ ແຂວງຫົວພັນ. Sở Giáo dục tỉnh Hủa Phăn (2014), Tổng kết việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục tỉnh trong thời kỳ 2009 - 2014 và kế hoạch phát triển giáo dục trong thời kỳ từ năm 2015- 2019, Tài liệu khai thác tại Sở Giáo dục Tỉnh Hủa Phăn. 212. ພະແນກແຜນການ ແລະ ການລົງທຶນ ແຂວງຫົວພັນ (2006), ແຜນການພັດທະນາ ເສດຖະກິດ-ສັງຄົມ 5 ປີ ໄລຍະ 2006 -2010, ເອກະສານຢູ່ພະແນກການຕ່າງປະເທດ ແຂວງຫົວພັນ. Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hủa Phăn (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 -2010, tài liệu Sở Ngoại vụ Tỉnh Hủa Phăn. 213. ພະແນກແຜນການ ແລະ ການລົງທຶນ ແຂວງຫົວພັນ (2015) ແຜນການພັດທະນາ ເສດຖະກິດ-ສັງຄົມໃນ 5 ປີ ຄ້ັ ງທີ VIII (2016 - 2020), ຫົວພັນ, ເອກະສານທ່ີ ພະແນກ ແຜນການ ແລະ ການລົງທຶນ ແຂວງຫົວພັນ. Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hủa Phăn (2015) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm lần thứ VIII (2016 - 2020), tài liệu khai thác tại Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hủa Phăn. 214. ພະແນກກະສີກໍາ ແລະ ປ່າໄມ້ ແຂວງຫົວພັນ (2014), ສະຫຸຼ ບການຈັດຕ້ັ ງປະຕິບັດ ແຜນການພັດທະນາກະສີກໍາ, ປ່າໄມ້ ໃນ 5 ປີ ໄລຍະແຕ່ 2010 - 2014 ແລະ ແຜນວິທີ ການພັດທະນາໃນ 5 ປີ 2015 - 2020, ເອກະສານທ່ີ ພະແນກກະສີກໍາ ແລະ ປ່າໄມ້ ແຂວງຫົວພັນ. Nông lâm và Lâm nghiệp tỉnh Hủa Phăn(2014), tổng kết triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển công tác nông, lâm nghiệp 5 năm từ năm 2010 - 2014 và phương hướng kế hoạch phát triển 5 năm 2015 - 2020, tài liệu khai thác tại Sở Nông lâm và Lâm nghiệp Tỉnh Hủa Phăn. 215. ພະແນກສາທາລະນະສຸກແຂວງຫົວພັນ (2014), ສະຫຸຼ ບ 5 ປີ ແຕ່ 2010 - 2014 ແລະ ແຜນວິທີການພັດທະນາໃນ 5 ປີ 2015 - 2020, ເອກະສານທ່ີ ພະແນກ ສາທາລະນະ ສຸກແຂວງຫົວພັນ Y tế tỉnh Hủa Phăn (2014), Tổng kết 5 năm từu 2010 - 2014 và phương hướng kế hoạch phát triển 5 năm 2015 2020, Tài liêu khai thác tại Sở Y tế Tỉnh Hủa Phăn. 172 216. ສົນທິສັນຍາວ່າດ້ວຍການຮ່ວມມືດ້ານເສດຖະກິດ-ສັງຄົມ, ການປ້ອງກັນຊາດ- ປ້ອງ ກັນຄວາມສະຫງົບ ລະຫວ່າງແຂວງແທງຮວາ, ແຫ່ງ ສສ ຫວຽດນາມ ແລະ ແຂວງ ຫົວພັນ, ແຫ່ງ ສປປ ລາວ ເຊັນກັນໃນປີ 2017, ເອກະສານຢູ່ພະແນກການຕ່າງປະ ເທດແຂວງຫົວພັນ. Thỏa thận hợp tác 2017 về kinh tế - xã hội, quốc phòng- an ninh giữa tỉnh Thanh Hóa, nước CHXHCN Việt Nam và tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào, tài liệu khai thác tại Sở Ngoại vụ Tỉnh Hủa Phăn 217. ບົດບັນທຶກການຮ່ວມມື ສົກປີ 2014 - 2015 ລະຫວ່າງຄະນະຜູ້ແທນຂ້ັ ນສູງແຂວງຫົວ ພັນ, ແຫ່ງ ສປປ ລາວ ແລະ ຄະນະຜູ້ແທນຂ້ັ ນສູງແຂວງແທງຮວາ, ແຫ່ງ ສສ ຫວຽດ ນາມ, ເອກະສານຢູ່ພະແນກການຕ່າງປະເທດແຂວງຫົວພັນ. Thỏa thuận hợp tác năm 2014 - 2015 giữa Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào và Đoàn Đại biểu cấp cao tỉnh Thanh Hóa, nước CHXHCN Việt Nam, Tài liệu khai thác tại Sở Ngoại vụ Tỉnh Hủa Phăn 218. ອົງການພັກແຂວງ, ອໍານາດການປົກຄອງແຂວງແທງຮວາ-ອົງການພັກແຂວງ, ອໍາ ນາດການປົກຄອງແຂວງຫົວພັນ,ສົນທິສັນຍາວ່າດ້ວຍການຮ່ວມມືດ້ານເສດຖະກິດ- ສັງຄົມ, ການປ້ອງກັນຊາດ- ປ້ອງກັນຄວາມສະຫງົບ ລະຫວ່າງແຂວງແທງຮວາ, ແຫ່ງ ສສ ຫວຽດນາມ ແລະ ແຂວງຫົວພັນ, ແຫ່ງ ສປປ ລາວ ໄລຍະ 2011 - 2015, ເອ ກະສານຢູ່ອໍານາດການປົກຄອງແຂວງຫົວພັນ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa - Tỉnh ủy, UBCQ tỉnh Hủa Phăn, Thỏa thuận hợp tác kinh tế - văn hóa, quốc phòng - an ninh giữa hai tỉnh Thanh Hóa và Hủa Phăn, giai đoạn 2011 - 2015, tài liệu khai thác tại Ủy ban chính quyền Tỉnh Hủa Phăn. 219. ອົງການພັກແຂວງ, ອໍານາດການປົກຄອງແຂວງແທງຮວາ-ອົງການພັກແຂວງ, ອໍາ ນາດການປົກຄອງແຂວງຫົວພັນ, ສົນທິສັນຍາວ່າດ້ວຍການຮ່ວມມືດ້ານເສດຖະ ກິດ-ສັງ ຄົມ, ການປ້ອງກັນຊາດ- ປ້ອງກັນຄວາມສະຫງົບ ລະຫວ່າງແຂວງຫົວພັນ, ແຫ່ງ ສປ ປ ລາວ ແລະ ແຂວງແທງຮວາ, ແຫ່ງ ສສ ຫວຽດນາມ, ໄລຍະ 2016 - 2020, ເອກະ ສານຢູ່ອໍານາດການປົກຄອງແຂວງຫົວພັນ. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa - Tỉnh ủy, UBCQ tỉnh Hủa Phăn, Thỏa thuận hợp tác kinh tế - văn hóa, quốc phòng - an ninh giữa tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào và tỉnh Thanh Hóa, nước CHXHCN Việt Nam, giai đoạn 2016 - 2020, tài liệu khai thác tại Ủy ban chính quyền Tỉnh Hủa Phăn. 173 220. ອົງການພັກແຂວງ, ອໍານາດການປົກຄອງແຂວງແທງຮວາ-ອົງການພັກແຂວງ, ອໍາ ນາດການປົກຄອງແຂວງຫົວພັນ, ສົນທິສັນຍາວ່າດ້ວຍການຮ່ວມມືດ້ານເສດຖະ ກິດ-ສັງ ຄົມ, ການປ້ອງກັນຊາດ- ປ້ອງກັນຄວາມສະຫງົບ ລະຫວ່າງແຂວງຫົວພັນ, ແຫ່ງ ສປ ປ ລາວ ແລະ ແຂວງແທງຮວາ, ແຫ່ງ ສສ ຫວຽດນາມ, ໄລຍະ 1986 - 1990, ຂ້ໍມູນເອ ກະສານ 163 (1990), ກົມສໍາເນົາແຂວງແທງຮວາ. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa - Tỉnh ủy, UBCQ tỉnh Hủa Phăn, Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa và quốc phòng, an ninh giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn từ 1986 - 1990, Hồ sơ 163 (1990), Chi Cục Văn thư - Lưu trữ Tỉnh Thanh Hóa. 221. ສົນທິສັນຍາວ່າດ້ວຍການຮ່ວມມືດ້ານເສດຖະກິດ-ສັງຄົມ, ການປ້ອງກັນຊາດ- ປ້ອງ ກັນຄວາມສະຫງົບ ລະຫວ່າງແຂວງແທງຮວາ, ແຫ່ງ ສສ ຫວຽດນາມ ແລະ ແຂວງ ຫົວພັນ, ແຫ່ງ ສປປ ລາວ ເຊັນກັນໃນປີ 2018, ເອກະສານຢູ່ພະແນກການຕ່າງປະ ເທດແຂວງຫົວພັນ. Thỏa thận hợp tác 2018 về kinh tế - xã hội, quốc phòng- an ninh giữa tỉnh Thanh Hóa, nước CHXHCN Việt Nam và tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào, tài liệu khai thác tại Sở Ngoại vụ Tỉnh Hủa Phăn 222. ງຄະນະພັກແຂວງຫົວພັນ(ປີ1999),ປະຫວັດສາດມູນເຊ້ື ອການຕ່ໍ ສູ້ປະຕິວັດອງ ແຂວງຫົວພັນ ເຫ້ັຼ ມທີ I, ໂຮງພິມຈໍາຫນ່າຍ ຊໍາເໜືອ Tỉnh ủy Hủa Phăn (1999), Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng tỉnh Hủa Phăn Tập I, Nxb Sầm Nưa. PL 1 PHỤ LỤC PL 2 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: GDP bình quân đầu người của Lào và Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2017 Phụ lục 2: Thống kê thời gian hoàn thành các mốc biên giới giữa Hủa Phăn - Thanh Hóa Phụ lục 3: Giá trị hợp đồng các doanh nghiệp Thanh Hóa thực hiện tại các tỉnh Hủa Phăn từ năm 1992 - 2010 Phụ lục 4: Xuất nhập khẩu hàng hóa từ năm 1992 đến 2017 Phụ lục 5: Danh sách công ty Trung Quốc, công ty Trung Quốc liên doanh đầu tư trên địa bàn tỉnh Hủa Phăn - Lào 2014 Phụ lục 6: Một số bản thỏa thuận hợp tác các giai đoạn hợp tác hai tỉnh Phụ lục 7: Đại sự ký biên giới Việt Nam - Lào tỉnh Thanh Hóa Phụ lục 8: Hình ảnh bản đồ hai tỉnh qua vệ tinh Phụ lục 9: Một số hình ảnh hoạt động hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa Phụ lục 10: Một số hình ảnh điền dã của nghiên cứu sinh Phụ lục 11: Hình ảnh một số tài liệu NCS khai thác trong quá trình nghiên cứu luận án. PL 3 PHỤ LỤC 1 GDP bình quân đầu người của Lào và Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2017 Nước Năm Lào Việt Nam 1986 468,31 422,78 1987 278,39 575,46 1988 148,97 390,41 1989 172,52 94,56 1990 203,26 95,19 1991 234,76 138,45 1992 250,60 139,20 1993 287,39 182,31 1994 325,94 221,13 1995 363,88 276,81 1996 378,43 324,15 1997 345,92 348,02 1998 248,84 348,32 1999 277,81 362,92 2000 325,19 390,09 2001 326,94 404,81 2002 320,06 430,05 2003 326,82 480,58 2004 417,93 546,91 2005 475,61 687,48 2006 590,63 784,37 2007 710,34 906,28 2008 900,32 1.149,42 2009 948,65 1.217,27 2010 1.140,60 1.317,89 2011 1.378,86 1.525,12 2012 1.581,40 1.735,14 2013 1.825,67 1.886,67 2014 1.998,34 2.030,26 2015 2.134,71 2.085,10 2016 2.308,80 2.192,21 2017 2.423,85 2.365,62 Tổng hợp số liệu từ [201] PL 4 PHỤ LỤC 2 Thống kê thời gian hoàn thành các mốc biên giới giữa Hủa Phăn - Thanh Hóa Thời gian hoàn thành Tên mốc 18/5/1981 G3 24/1/1981 H1 14/5/1981 G4 28/1/1981 H2 20/5/1981 G5 23/2/1981 H3 24/5/1981 G6 6/3/1981 H4 30/5/1981 G7 21/5/1982 H5 12/3/1984 G8 21/3/1981 H6 31/5/1981 G9 20/2/1982 H7 17/8/1984 G10 01/5/1984 H8 20/8/1984 G11 24/1/1981 I1 22/8/1984 G12 Tổng hợp số liệu từ nguồn: [161] PL 5 PHỤ LỤC 3 Giá trị hợp đồng các doanh nghiệp Thanh Hóa thực hiện tại các tỉnh Hủa Phăn từ năm 1992 - 2010 ĐVT:USD Năm/giai đoạn Giá trị hợp đồng 1992 - 1995 503.500 1996 - 2000 17.430.000 2001 - 2005 11.495.119 2006 - 2010 660.25810 2011- 2015 5.336.00511 2016-2017 31.673.38712 Tài liệu tổng hợp từ nguồn:[147]; [20]; [43]; [216]; [218][219];[221]. 10 2006 - 2010 Giá trị hợp đồng các doanh nghiệp Thanh Hóa thực hiện tại các tỉnh Hủa Phăn đạt 12.500.000.000 đồng tương đương 660.258 (tính theo tỷ giá Đô la năm 2010 là 18.932 VNĐ/USD 11 Giai đoạn 2011 - 2015 Giá trị hợp đồng các doanh nghiệp Thanh Hóa thực hiện tại các tỉnh Hủa Phăn đạt 114.500.000.000 đồng tương đương 5.336.005 (tính theo tỷ giá Đô la năm 2015 là 21.458 VNĐ/USD ) 12 Giai đoạn 2016 - 2017 Giá trị hợp đồng các doanh nghiệp Thanh Hóa thực hiện tại các tỉnh Hủa Phăn đạt 17.000.000.000 đồng tương đương 31.673.387 (tính theo tỷ giá Đô la năm 2017 là 21.890 VNĐ/USD PL 6 PHỤ LỤC 4 Xuất nhập khẩu hàng hóa từ năm 1992 đến 2017 ĐVT: 1.000 USD Năm/ Nội dung Thanh Hóa XK Hủa Phăn XK Tổng cộng 1992 - 1995 530.400 498.400 1.028.800 1996 - 2000 5.499.000 5.022.000 10.521.000 2001 - 2005 7.478.000 8.295.000 15.773.000 2006 - 2010 6.615.205 11.880.704 18.495.729 2011 - 2015 38.873.495 23.978.102 62.851.597 2016 - 2017 23.246.993 3.402.605 26.649.598 Tài liệu tổng hợp từ nguồn :[147]; [20];[43]; [218]; [219]; [217] PL 7 PHỤ LỤC 5 Danh sách công ty Trung Quốc, công ty Trung Quốc liên doanh đầu tư trên địa bàn tỉnh Hủa Phăn - Lào 2014 12 Tên công ty Tổng số công nhân Số GPĐT Thời hạn đầu tư Địa bàn đầu tư Địa bàn đứng chân Diển tích Vốn đầu tư Lĩnh vực đầu tư 1 Hồng Sơn 47 (người Trung Quốc) 025/ Bộ KH&ĐT ký ngày 06/8/2007 50 năm (từ 08/2007 đến 08/2057) Huyền Sầm nửa tinh Hủa Phăn Bản Phôn Xay - Sầm Nưa -Hủa Phăn 01 ha 1.090.46 6USD (100% vốn nước ngoài) Chợ thương mại Trung tâm Hủa Phăn 2 Zu xi 55 (lào: 48; Trung Quốc: 07) KHĐT tỉnh ký ngày 10/11/2004 10 năm 11/2004 đến 11/2014 toàn tỉnh Hủa Phăn Bản Na Xa Cang - Sầm Nưa - Hủa Phăn 500.000 USD (100% vốn nước ngoài) Xây dựng cơ sở hạ tầng và sữa chưa nâng cấp đường bộ 3 Tu Quang Tả 31 (Lào: 19 Trung Quốc: 12) 030/ Sở KHĐT tỉnh ký ngày 28/11/2005 15 năm từ 11/2005 đến 11/2020 toàn tỉnh Hủa Phăn Na Thoong - Sầm Nưa -Hủa Phăn 120.000 USD (100% vốn nước ngoài) Cung cấp thiết bị truyền hình 4 Di Shao 45 (Lào: 32; Trung Quốc: 13) 049/ Bộ KH&ĐT ký ngày 15/12/2006 10 năm từ 12/2006 đến 12/2016 toàn tỉnh Hủa Phăn Na Lưu - Sầm Nưa - Hủa Phăn 100.000 USD (100% vốn nước ngoài) Sản xuất đá xây dựng và bê tông 5 Sản xuất bánh kẹo và nước ngọt 36 (Lào: 25 Trung Quốc: 11) 016/ Bộ KH&ĐT ký ngày 28/6/2007 20 năm từ 06/2007 đến 06/2027 toàn tỉnh Hủa Phăn và các tỉnh lân cận Mường Ngà - Sầm Nưa -Hủa Phăn 100.000 USD (100% vốn nước ngoài) Sản xuất bánh kẹo và nước ngọt 6 Zuôn Zuôn 52 (Lào: 40; Trung Quốc 12) 021/ Bộ KH&ĐT ký ngày 2/12/2006 15 năm từ 07/2007 đến 7/2022 Sầm Nứa - Hủa Phẳn Xay - Sầm Nưa -Hủa Phăn 100.000 USD (100% vốn nước ngoài) Sản xuất và chế biến chè 7 Hua Long 07 (khi khai thác thuê công nhân địa phương) 011/Bộ KLH&ĐT ký ngày 25/7/2009 05 năm từ 2009 đến 2014 Bản Xiềng Luồng - Viêng Xay - Hủa Phăn Bản Xiềng Luông - Viêng Xay - Hủa Phăn 2.400 ha 3.000.00 0USD (100% vốn nước ngoài) Khảo sát tìm kiếm quặng sắt 8 THHH Xan Ze 40 (Lào: 32; Trung Quốc: 08) 015/Bộ KH&ĐT ký ngày 04 năm từ 06/2006 đến 2010. Huyện Viêng Thoong - Huyện Viêng Thoong 625.000 USD (100% Trồng và sản xuất nhựa cao PL 8 28/6/2007 Đã gia hạn tiếp tục đầu tư 05 năm Hủa Phăn Hủa Phăn vốn nước ngoài) su 9 A Xay 04 người Trung Quốc 12 tỉnh Hủa Phăn cấp ngày 12/11/2007 10 năm từ 2007 đến 1017 Bản Mường Liệt - Viêng Xay - Hủa Phăn Bản na Cay - Viêng Xay - Hủa Phăn 200 ha 268.315 USD (100% vốn nước ngoài) Sản xuất thức ăn gia súc 10 Chế biến nhựa thông 20 (Lào: 7; Trung Quốc: 13) 007/Bộ KH&ĐT ký ngày 11/6/2003 15 năm từ 6/2003 đến 6/2018 Huyện Hủa Mường Hủa Phăn Huyện Hủa Mường - Hủa Phăn 250 ha 300.000 USD (trung Quốc 60%;Lào 40%) Kinh doanh chế biến nhựa thông xuất khẩu 11 Lao Phu Dinh 34 (Lào 14; Trung Quốc: 20) 1117/Bộ NL Lào ký ngày 20/11/2006 05 năm từ 2006 đến 2011 đã gia hạn 05 năm Bản Phiêng Nhăm - Xiềng Khọ - Hủa Phăn Bản Phiêng Xiêng Khọ - Hủa Phăn 49.65 0 ha 10.000.0 00 USD (Trung Quốc 70%; Lào 30%) Khai thác quặng 12 Văn Châu 17 (Lào: 06 Trung Quốc: 11) 027/Bộ KH &ĐT ký ngày 04/9/2007 15 năm từ 09/2007 đến 8/2022 Huyện Xiềng Khọ, Mường Ét/ Hủa Phăn Mường Ét - Hủa Phăn 100.000 USD (Trung Quốc 50%; Lào 50%) Sản xuất giấy vở học sinh Tài liệu tổng hợp từ nguồn: [47] PL 9 PHỤ LỤC 6 Một số bản thỏa thuận hợp tác giữa hai tỉnh HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ QUỐC PHÒNG, AN NINH GIỮA TỈNH THANH HÓA VÀ HỦA PHĂN 1986-1990 ------------------ Theo lời mời của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Đoàn đại biểu Tỉnh ủy, Ủy ban chính quyền tỉnh Hủa Phăn do đồng chí Thoong Phăn, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban chính quyền tỉnh Hủa Phăn làm trưởng đoàn sang thăm Thanh Hóa từ ngày 10 tháng 4 đến 19 tháng 4 năm 1985. Trong thời gian thăm Thanh Hóa, Đoàn đại biểu tỉnh Hủa Phăn đã đến chào Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, thăm một số cơ sở kinh tế, văn hóa và các tổ chức đoàn thể nhân dân trong tỉnh, đoàn đã được đồng chí Hà Trọng Hòa, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy và cán bộ, quân dân các dân tộc trong tỉnh Thanh Hóa đón tiếp rất nồng nhiệt thắm tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt anh em. Đoàn đại biểu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Hà Văn Ban phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dẫn đầu và đoàn đại biểu Tỉnh ủy, Ủy ban chính quyền tỉnh Hủa Phăn do đồng chí Thoong Phăn, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban chính quyền tỉnh Hủa PHăn dẫn đầu đã hội đàm để đánh giá tình hình thực hiện Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa và quốc phòng, an ninh giữa hai tỉnh trong những năm 1983-1985 và ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa và quốc phòng an ninh giữa hai Tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn trong năm 1986-1990. Dự hội đàm về phía tỉnh Thanh Hóa còn có các đồng chí: 1. Trần Đình Long, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kiêm chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch tỉnh, Phó trưởng đoàn. 2. Lê Ngọc Đồng, Ủy viên Ban chấp hành Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó trưởng đoàn. 3. Tống Xuân Nhuận, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc công an tỉnh, Đoàn viên. PL 10 4. Nguyễn Xuân Trung Ủy viên dự khuyết ban chấp hành Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Liên hiệp xã Thủ công nghiệp tỉnh, đoàn viên. 5. Nguyễn Khắc Dương, Đại tá, Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, đoàn viên. 6. Tạ Quang Đản, Ủy viên ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lâm nghiệp, đoàn viên. 7. Lưu Ngọc Khải, Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công nghiệp, đoàn viên. 8. Nguyễn Thất, Giám đốc Công ty Liên hiệp xuất nhập khẩu, đoàn viên. 9. Hữu Dụng, Giám đốc cục Hải quan, đoàn viên 10. Nguyễn Kim Khuê, Chánh văn phòng UBND tỉnh, đoàn viên 11. Trưởng ban giáo dục chuyên nghiệp, đoàn viên 12. Nguyễn Xuân Tân. Phó giám đốc Sở Thủy lợi, đoàn viên 13. Lê Ngọc Quê, Phó Giám đốc Sở xây dựng, đoàn viên 14. Hoàng Giáp, Phó tiến sĩ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp, đoàn viên 15.Trần Văn Tiến, Phó ban Hợp tác kinh tế - văn hóa, đoàn viên Dự hội đàm về phía tỉnh Hủa Phăn còn có các đồng chí: 1. Thắt Tha Vông, Ủy v iên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ nhiệm Ủy ban chính quyền tỉnh, phó trưởng đoàn. 2. Thao Ọi, Ủy viên Ban chấp hành Tỉnh ủy, Ủy viên Ủy ban chính quyền Tỉnh, Trưởng ty Nông nghiệp - Thủy lợi và hợp tác xã đoàn viên. 3. Khăm Phăn, Ủy viên Ủy ban chính quyền tỉnh, Trưởng ty thương nghiệp, đoàn viên. 4. Xinh Khăn, Ủy viên Ủy ban chính quyền tỉnh, Trưởng ty công nghiệp, Lâm nghiệp và thủ công nghiệp, đoàn viên. 5. Chăn Di, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch tỉnh, đoàn viên 6. Thoong Xúc, Thiếu tá, chỉ huy phó, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, đoàn viên 7. Son Chay, Trung úy, Phó ty Công an tỉnh, đoàn viên 8. Chăn Thi, Phó văn phòng Ủy ban chính quyền tỉnh, đoàn viên 9. Thoong Phỉu, Phó ban hợp tác kinh tế - văn hóa với nước ngoài, đoàn viên Quán triệt Nghị quyết 10 của Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về Nghị quyết 33 của Bộ chính trị trung ương Đảng NDCM Lào; căn PL 11 cứ nội dung thông báo chung giữa hai đồng chí Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa- Hủa Phăn, ký ngày 3/12/1984 tại Sầm Nưa và nội dung hội nghị giữa các tỉnh kết nghĩa Việt Nam - Lào họp tại Viêng Chăn, ngày 14/2/1985. Hai đoàn đã tiến hành hội đàm trong không khí thắm tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Thanh Hóa - Hảu Phăn và đã nhất trí những vấn đề sau: I. TIẾP TỤC HOÀN THÀNH CÁC PHẦN VIỆC CÒN LẠI CỦA HIỆP ĐỊNH NĂM 1983 - 1985 - Hoàn thành xây dựng bệnh viện tỉnh Hủa Phăn như hai tỉnh đã ký kết. - Thanh Hóa giúp Hủa Phăn xây dựng trạm Công an và Hải quan Na Mèo. - Hảu Phăn đảm nhiệm san ủi mặt bằng, cung cấp tranh, tre, luồng, nứa và gỗ tròn đến địa điểm xây dựng. - Do nguồn vốn khó khăn, Tỉnh Hủa Phăn đề nghị hoãn việc xây dựng công trình thủy lợi Mường Xôi II. KẾ HOẠCH HỢP TÁC KINH TẾ - VĂN HÓA VÀ QUỐC PHÒNG AN NINH GIỮA HAI TỈNH THANH HÓA - HỦA PHĂN 1986-1990 1. Về hợp tác Trong kế hoạch 5 năm 1986-1990 Tỉnh Thanh Hóa và Tỉnh Hủa Phăn hợp tác các công việc sau đây: - Khẩn trương nghên cứu, khảo sát rừng gỗ Lông Lênh kể cả các loại gỗ mọc xen ở khu vực Na Hàn huyện Viêng Xay và Phù Lịu huyện Sầm Nưa, khảo sát cả đường vận xuất - Nghiên cứu khảo sát rừng gỗ thông và cây thông có nhựa ở khu vực Xa Lới, Mường Pơn và Sầm Tớ kể cả đường vận xuất. Hai bên cùng bỏ vốn vào việc nghiên cứu, khảo sát: khi làm xong sẽ báo cáo lên hai Trung ương xin ý kiến, được hai trung ương đồng ý, hai tỉnh sẽ bàn phương thức khai thác sau: Tỉnh Hủa Phăn chịu trách nhiệm chuẩn bị và bảo vệ cho lực lượng đi làm nhiệm vụ này. 2. Về nhận thầu Tỉnh Huản Phăn dự kiến trong những 1986-1990 sẽ đề nghị Tỉnh Thanh Hóa nhận thầu khảo sát, thiết kế và xây dựng một số công trinh như sau: - Nhà nghỉ mát tại xã Sốp Hào, huyện Xiềng Khọ. - Nhà ở và làm việc của chuyên gia PL 12 - Bể chứa xăng từ 100 đến 800 tấn - Công trình thủy lợi, thủy điện Nậm Sạt, huyện Viêng Thoong - Công trình thủy lợi, thủy điện Na Po, Mường Son. huyện Viêng Thoong - Công trình thủy lợi, thủy điện Xổm Nhua, xã Sốp Hào, huyện Xiềng Khọ - Công trình thủy lợi Phiêng Thìn, huyện Sầm Tớ. - Công trình thủy điện Huội Hèn, huyện Sầm Nưa - Sửa chữa công trình thủy điện Sốp Loọng, huyện Xiềng Khọ - Khảo sát, quy hoạch nông trường trồng mía và xây dựng cơ sở sản xuất đường loại nhỏ tại Sốp Ban, Sốp Loọng, huyện Xiềng Khọ. Căn cứ khả năng của mình, Thanh Hóa sẽ nhận thầu toàn bộ hoặc một phần của công trình trong những công trình nêu trên. Trong quá trình thi công, xây dựng tỉnh Hủa Phăn có thể cử một số cán bộ, công nhân tham gia học tập bồi dưỡng tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ. Vấn đề trên sẽ được ghi rõ trong hợp đồng nhận thầu. 3. Về trao đổi hàng hóa Hai tỉnh thống nhất trong những năm tới cả hai bên cần phấn đấu mở rộng mặt hàng và khối lượng hàng hóa không ngừng tăng lên nhằm đảm bảo kim ngạch xuất nhập từ 20 triệu đồng Việt Nam/ năm trở lên. Tỉnh Thanh Hóa sẽ trao đổi với tỉnh Hủa Phăn các mặt hàng do địa phương và do Việt Nam sản xuất như: Tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng và một phần hàng của nước thứ ba như: Xăm lốp ô tô, máy khâu, phích nước, vải, sợi, xe đạp. Tỉnh Hủa Phăn trao đổi với tỉnh Thanh Hóa các mặt hàng như: sa nhân, cánh Kiến Trắng, cánh kiến đỏ, các loại hạt có dầu, cây dược liệu, xương động vật, da súc vật, bò, ngựa, lạc Giá cả do hai bên thỏa thuận và phải ổn định trong vòng 6 tháng đầu 1 năm. Nếu do yêu cầu đột xuất và có những mặt hàng cần qua giúp, bán giúp thì hai tỉnh tạo điều kiện giúp đỡ nhau giải quyết, nhưng phải tập trung vào ngành ngoại thương, kể cả mua giúp và bán giúp đối với nước thứ ba. Hàng năm hai ngành ngoại thương của hai tỉnh sẽ ký kết hợp đồng cụ thể một lần và hợp đồng bổ sung khi cần 4. Về giúp đỡ không hoàn lại PL 13 Trong những năm 1986- 1990 tỉnh Thanh Hóa sẽ giúp tỉnh Hủa Phăn như sau: Xây dựng 01 trạm giống lúa huyện Sầm Nưa Xây dựng 01 trạm bảo vệ thực vật huyện Sần Nứa Xây dựng 01 trạm thú ý huyện Sần Nứa 02 chuồng bò F1 02 lợn giống Về trang bị dung cụ thiết bị cho các trạm, trại trên, Thanh Hóa sẽ cung cấp những thứ mà Việt Nam sản xuất, còn các thiết bị phải mua của nước thứ 3 thì tỉnh Hủa Phăn đảm nhiệm - Nhận đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật cho tỉnh Hủa Phăn 30 người/ năm. + Năm 1985 tỉnh Thanh Hóa nhận 40 học sinh mà trước đây tỉnh Hủa Phăn đã ký v ới tỉnh Sơn La, trong đó có 20 học cao đẳng nâng lên và 20 học trung học kế hoạch lao động tiền lương. Số học sinh trung học cần có trình độ văn hóa hết lớp 10 sức khỏe tốt, mỗi ngành học có từ 10 người trở lên. - Tỉnh Thanh Hóa nhận điều trị cho cán bộ và công nhân tỉnh Hủa Phăn tại bệnh viện tỉnh 10 người/ năm. - Tỉnh Thanh Hóa sẽ cử cán bộ và cung cấp thuốc phòng chống dịch người và gia súc khi tỉnh Hủa Phăn yêu cầu. 5. Về chuyên gia Tỉnh Thanh Hóa sẽ cử số chuyên gia sau đây sang công tác tại tỉnh Hủa Phăn từ năm 1985 trở đi. + 2 chuyên gia lâm nghiệp (1 về quy hoạch, 1 về khai thác rừng ), thời gian 3 năm. + 2 chuyên gia thủy lợi (1 khảo sát địa hình, 1 thiết kế), thời gian 3 năm. + 2 chuyên gia trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, thời gian 3 năm. + 2 chuyên gia đan hàng mây, tre xuất khẩu, thời gian 3 năm. + 2 chuyên gia giao thông đường bộ (1 thiết kế dự toán, 1 số tổ chức chỉ đạo thi công và duy tu bảo dưỡng) thời gian 3 năm. - Căn cứ đề nghị của tỉnh Hủa Phăn trong từng việc và từng thời gian, tỉnh Thanh Hóa sẽ cử chuyên gia sang công tác theo yêu cầu. - Tỉnh Hủa Phăn sẽ thực hiện chế độ trả lương cho chuyên gia của tỉnh Thanh Hóa như quy định của Trung ương Lào và tạo điều kiện giúp đỡ về sinh hoạt. PL 14 - Tỉnh Hủa Phăn sẽ bán một phần lương thực, thực phẩm cho cán bộ, công nhân và bộ đội của Tỉnh Thanh Hóa sang công tác tại tỉnh Hủa Phăn. 6. Về Việt Nam trao đổi kinh nghiệm Hai tỉnh xúc tiến cho các huyện cùng chung biên giới đẩy mạnh các nội dung hoạt động kết nghĩa để giúp nhau trong sản xuất, bảo vệ đường biên giới hữu nghị về bảo vệ quê hương của mỗi bên theo tinh thần xây dựng vùng hậu phương chiến lược trên địa bàn hai tỉnh. + Huyện Quan Hóa kết nghĩa với huyện Xiêng Khọ + Huyện Quan Hóa kết nghĩa với huyện Viêng Xay + Huyện Thường Xuân kết nghĩa với huyện Sần Tớ - Hàng năm các huyện kết nghĩa gặp nhau một lần để triển khai công việc đã làm và bàn biện pháp đẩy mạnh mọi mặt hoạt động trong thời gian tới. Địa điểm họp luân phiên. - Cuối quý II năm 1985, hai tỉnh mở hội nghị gồm các huyện kết nghĩa, các xã và các đồn biên phòng để triển khai nội dung kết nghĩa giữa hai bên theo tinh thần mới, địa điểm tại Thanh Hóa. - Hàng năm hai tỉnh sẽ mời các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, các đoàn đại biểu các ngành, các đoàn thể sang thăm quan, trao đổi kinh nghiệm và nghỉ mát. - Hai tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công nhân và bộ đội thường xuyên qua lại, có nơi ăn nghỉ khách tạm trú trực tiếp thanh toán với nơi đón tiếp. 7. Về quốc phòng an ninh - Thanh Hóa cử 3 chuyên gia quân sự cấp tỉnh sang giúp tỉnh Hủa Phăn. - Căn cứ nội dung xây dựng vùng hậu phương chiến lược do hai Trung ương Việt Nam - Lào đề ra, hai tỉnh có kế hoạch cụ thể trong việc phối hợp chiến đấu và xây dựng lực lượng chủ yếu là lực lượng dân quân du kích. Trước hết hai bên cùng phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch hợp đồng chiến đấu và xây dựng lực lượng như đã ký kết trong năm 1984. - Lực lượng vũ trang và an ninh hai tỉnh phối hợp bảo vệ tốt đường biên giới hai nước trên địa bàn hai tỉnh, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, công tác của cán bộ, công nhân và nhân dân hai bên theo nội dung 14 điều quy định tạm thời của ủy ban liên hợp biên giới của hai nước Việt Nam - Lào nhằm bảo vệ tốt an ninh trật tự vùng biên giới hai tỉnh. PL 15 - Hàng năm đại diện quốc phòng an ninh hai tỉnh họp một lần để kiểm điểm việc thi hành các điều đã thỏa thuận và bàn kế hoạch phối hợp chiến đấu, xây dựng lực lượng cho năm sau. Địa điểm họp luân phiên. - Trường hợp đột xuất thì hai bên gặp nhau bất thường để trao đổi. 8. Tổ chức chỉ đạo thực hiện Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện Hiệp định hai tỉnh đã ký kết có ý nghĩa hết sức quan trọng. - Hàng năm đại diện Tỉnh ủy, Ủy ban hai tỉnh gặp nhau một lần vào cuối năm, trường hợp đặc biệt có một bên đề nghị thì có thể gặp sớm hơn hoặc muộn hơn. - Sáu tháng đại diện Ban hợp tác của hai tỉnh gặp nhau một lần để bàn biện pháp xúc tiến các công việc trong Hiệp định. Địa điểm luân phiên. - Để tham gia theo dõi việc thực hiện Hiệp định và quản lý lực lượng cán bộ, công nhân, lưu học sinh, mỗi tỉnh đồng ý cho Ban hợp tác kinh tế, văn hóa cử từ 1-2 cán bộ sang công tác tại tỉnh bạn, cán bộ thuộc bên nào bên đó đảm nhiệm việc ăn, ở và trả lương. Hai tỉnh sẽ tạo điều kiện về nơi ở, làm việc cho số cán bộ trên theo khả năng của mình. - Những đề mục kế hoạch hợp tác kinh tế, văn hóa năm 1986-1990 trên đây mới là dự kiến của hai tỉnh, khi được hai Trung ương Việt Nam - Lào chấp nhận ghi vào kế hoạch, hai tỉnh sẽ bàn phương thức hợp đồng cụ thể kể cả vấn đề vay vốn. - Ủy ban kế hoạch cùng với Bản hợp tác kinh tế, văn hóa của mỗi tỉnh căn cứ nội dung hiệp định, cân đối kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm về vốn, vật tư, lao động cho các ngành liên quan của tỉnh mình tổ chức thực hiện. Hiệp định này làm tại Thị xã Thanh Hóa, ngày 15 tháng 4 năm 1985 bằng hai thứ tiếng Việt Nam - Lào, hai thứ tiếng Việt Nam - Lào đều có giá trị ngang nhau./. TRƯỞNG ĐOÀN TRƯỞNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU TỈNH THANH HÓA ĐẠI BIỂU TỈNH HỦA PHĂN (Đã ký) (Đã ký) Hà Văn Ban Thoong Phăn PL 16 PL 17 PL 18 PL 19 PL 20 PL 21 PL 22 PL 23 PL 24 PL 25 PL 26 PL 27 PL 28 PL 29 PL 30 PL 31 PHỤ LỤC 7 Đại sự ký biên giới Việt Nam - Lào tỉnh Thanh Hóa PL 32 PL 33 PL 34 PL 35 PHỤ LỤC 8 Hình ảnh bản đồ hai tỉnh qua vệ tinh PL 36 PHỤ LỤC 9 Một số hình ảnh hoạt động hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa Hủa Phăn - Thanh Hóa tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ký hợp tác hữu nghị tỉnh Hủa Phăn - Thanh Hóa (2/5/1967 - 2/5/1967). Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN BCHQS tỉnh Thanh Hóa hội đàm, ký kết hợp tác thực hiện nhiệm vụ với BCHQS tỉnh Hủa Phăn (Lào). Ảnh PL 37 Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh giữa tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Lào), năm 2018. Ảnh: truyenhinhthanhhoa.vn Đoàn Hủa Phăn và Thanh Hóa tổ chức hội đàm ngày 25/8/2017. Ảnh Phong Sắc/Báo Thanh Hóa PL 38 Hủa Phăn - Thanh Hóa ký kết thỏa thuận cho giai đoạn 2016 - 2020. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa Hủa Phăn - Thanh Hóa ký kết thỏa thuận năm 2018. Ảnh TruyenhinhThanhHoa.vn PL 39 PHỤ LỤC 10 Một số hình ảnh điền dã của nghiên cứu sinh Điền dã và khai thác tư liệu tại Cửa khẩu Na Mèo Gặp gỡ, làm việc với đồng chí Phu xôn Thăm Mạ Vi Xay, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn Gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu qua đồng chí Bun tộn - Chăn thạ phon, Bí thư Tỉnh ủy, tỉnh trưởng tỉnh Xiêng Khoảng PL 40 Trụ sở Công an tỉnh Hủa Phăn Phòng giao dịch một cửa Công an tỉnh Hủa Phăn Cánh đồng Chum Khu di tích liên minh chiến đấu PL 41 Trao đổi, tìm hiểu với các đồng chí Phòng An ninh biên giới, Công an tỉnh Hủa Phăn Tìm hiểu, nghiên cứu tại Sở Ngoại vụ tỉnh Hủa Phăn Trao đổi, tìm hiểu với đồng chí Vong say, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Hủa Phăn PL 42 Khai thác tư liệu tại Sở Ngoại vụ tỉnh Hủa Phăn Trường Nội trú tỉnh Hủa Phăn, công trình do tỉnh Thanh Hóa đầu tư PL 43 Biểu tượng Suan Keo Lak Meung Công viên Hủa Phăn - Quảng Ninh Hang căn cứ kháng chiến Viêng Xay PL 44 PHỤ LỤC 11 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TÀI LIỆU NCS KHAI THÁC TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU PL 45 PL 46 PL 47 PL 48 PL 49 PL 50

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_he_hop_tac_giua_tinh_hua_phan_lao_va_tinh_thanh.pdf
  • pdf2a. Tóm tắt LA - TV.pdf
  • pdf2b. Tóm tắt LA - TA.pdf
Tài liệu liên quan