Luận án Quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục giai đoạn 1986 - 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ------------------ SOULATPHONE BOUNMAPHETH QUAN HỆ HỢP TÁC LÀO - VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 1986-2016 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ: 9 31 02 06 Hà Nội - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ------------------ SOULATPHONE BOUNMAPHETH QUAN HỆ HỢP TÁC LÀO - VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 1986-2016 Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Mã số: 9310

pdf206 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục giai đoạn 1986 - 2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
206 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN VŨ TÙNG Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án “Quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục giai đoạn 1986-2016” là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và các kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố. Hà Nội, ngày..thángnăm 2020 Tác giả luận án LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước hai nước Lào-Việt Nam, Bộ Giáo dục của hai nước, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Đại sứ quán nước CHDCND Lào tại Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được sang Việt Nam học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô của Học viện Ngoại giao, đặc biệt là các thầy cô trong Phòng Đào tạo sau đại học, Ban Đào tạo và các Thầy Cô trong các hội đồng cấp bộ môn, cấp cơ sở đã luôn tạo điều kiện, chia sẻ, đóng góp những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm để tôi có thể hoàn thành luận án của mình một cách tốt nhất. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Vũ Tùng, người đã nhiệt tình trực tiếp chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án, hướng dẫn tôi xác định được hướng đi, khắc phục được những hạn chế, và giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành luận án đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra. Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ của cơ quan quản lý trực tiếp và các đồng nghiệp; gia đình và bạn bè đã luôn động viên, cổ vũ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Việt Nam. Một lần nữa, tôi xin chúc lãnh đạo của hai nước Lào-Việt Nam, các Bộ, Ban, Ngành, cơ quan, tổ chức của hai nước, Hội đồng chấm Luận án, các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Chúc cho tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam, Việt Nam-Lào ngày càng phát triển. Hà Nội, ngàytháng. năm 2020 Tác giả luận án DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ASEAN Association of South East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CLV Campuchia - Lào - Việt Nam CLMV Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam CNTB Chủ nghĩa tư bản CNXH Chủ nghĩa xã hội CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ĐCS Đảng Cộng sản ĐHQG Đại học quốc gia GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GD&TT Giáo dục và thể thao GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GMS Greater Mekong Subregion Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người LHS Lưu học sinh MRBC Mekong River Basin Countries Các nước tiểu vùng sông Mê Công NDCM Nhân dân Cách mạng NXB Nhà xuất bản UN United Nations Liên hợp quốc SEAMEO SEAMEO Regional Training Trung tâm đào tạo khu vực của Tổ RETRAC Centre chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á UNDP United Nations Development Programme Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Danh mục biểu đồ Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ về trình độ học vấn của Lào năm 1986 ............................. 55 Biểu đồ 2.1. Số lượng LHS Lào học tại Việt Nam thời đoạn 1986 – 2005 .... 72 Biểu đồ 2.2. Số lượng LHS Lào học hệ ngắn hạn và dài hạn tại Việt Nam thời đoạn 1991 – 2005 ............................................................................................ 73 Biểu đồ 2.3. Số vốn Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam viện trợ không hoàn lại cho CHDCND Lào trong lĩnh vực giáo dục từ 2001 đến 2005 ........ 82 Biểu đồ 2.4. Số lượng LHS Lào học tập tại Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2016 ......................................................................................................... 91 Biểu đồ 2.5. Số lượng LHS Lào diện Hiệp định được tiếp nhận mới tại Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2016 .................................................................... 92 Biểu đồ 2.6. Số vốn Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam viện trợ không hoàn lại cho CHDCND Lào trong lĩnh vực giáo dục từ 2006 đến 2016 ...... 104 Danh mục bảng Bảng 2.1. Số lượng LHS Lào lĩnh vực chính trị, hành chính được tiếp nhận tại Việt Nam thời đoạn 2006 - 2016 ..................................................................... 98 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................ iii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ .......................................................................... v MỤC LỤC ............................................................................................................vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ HỢP TÁC LÀO - VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 1986-2016 ................................................................ 27 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 27 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến hợp tác giáo dục Lào – Việt Nam ......... 27 1.1.1.1. Khái niệm hợp tác trong quan hệ quốc tế ..................................... 27 1.1.1.2. Khái niệm giáo dục và hợp tác giáo dục ....................................... 28 1.1.2. Các lý thuyết quan hệ quốc tế liên quan đến hợp tác giáo dục Lào – Việt Nam ........................................................................................................ 30 1.1.2.1. Chủ nghĩa hiện thực ...................................................................... 30 1.1.2.2. Chủ nghĩa tự do ............................................................................. 32 1.1.2.3. Chủ nghĩa kiến tạo ........................................................................ 34 1.1.2.4. Chủ nghĩa Mác – Lênin ................................................................. 36 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 39 1.2.1. Tình hình thế giới và khu vực .............................................................. 39 1.2.1.1. Tình hình thế giới .......................................................................... 39 1.2.1.2. Tình hình khu vực .......................................................................... 42 1.2.2. Lợi ích của Lào và Việt Nam trong bối cảnh mới từ 1986 đến 2016 .. 46 1.2.3. Nhu cầu hợp tác giáo dục giữa hai nước ............................................. 53 1.2.4. Quan hệ hợp tác giáo dục Lào - Việt Nam trước năm 1986 ............... 58 Tiểu kết ................................................................................................................ 64 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI HỢP TÁC LÀO - VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 1986-2016 ... 66 2.1. Thời đoạn 1986 - 2005 ............................................................................. 66 2.1.1. Nội dung hợp tác giáo dục Lào – Việt Nam ........................................ 66 2.1.2. Thực tiễn hợp tác giáo dục Lào – Việt Nam ....................................... 69 2.1.2.1. Về cơ chế phối hợp ........................................................................ 69 2.1.2.2. Về số lượng và các hệ đào tạo ...................................................... 71 2.1.2.3. Về loại hình và lĩnh vực đào tạo ................................................... 74 2.1.2.4. Về hình thức hợp tác và chất lượng đào tạo ................................. 78 2..1.2.5. Về kinh phí, chương trình, giáo trình và cơ sở vật chất, hạ tầng giáo dục ...................................................................................................... 81 2.2. Thời đoạn 2006-2016................................................................................ 84 2.2.1. Nội dung hợp tác giáo dục Lào – Việt Nam ........................................ 84 2.2.2. Thực tiễn hợp tác giáo dục Lào – Việt Nam ....................................... 87 2.2.2.1. Về cơ chế phối hợp ........................................................................ 87 2.2.2.2. Về số lượng và các hệ đào tạo ...................................................... 90 2.2.2.3. Về loại hình và lĩnh vực hợp tác đào tạo ...................................... 94 2.2.2.4. Về hình thức hợp tác và chất lượng đào tạo ................................. 99 2.2.2.5. Về kinh phí, chương trình, giáo trình và cơ sở vật chất, hạ tầng giáo dục .................................................................................................... 104 Tiểu kết .............................................................................................................. 109 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG HỢP TÁC GIÁO DỤC LÀO - VIỆT NAM .................................. 110 3.1. Đánh giá hợp tác Lào - Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục giai đoạn 1986 – 2016 ..................................................................................................... 110 3.1.1. Những đặc điểm hợp tác .................................................................... 110 3.1.2. Những thành tựu và hạn chế còn tồn tại ............................................ 118 3.1.2.1. Thành tựu..................................................................................... 118 3.1.2.2. Hạn chế ........................................................................................ 130 3.2. Một số bài học kinh nghiệm trong hợp tác giáo dục Lào – Việt Nam giai đoạn 1986-2016 ....................................................................................... 139 3.2.1. Luôn phải biết thích ứng với bối cảnh mới ....................................... 139 3.2.2. Nâng cao chất lượng hợp tác giáo dục song phương là yếu tố sống còn ...... 141 3.2.3. Hợp tác toàn diện nhưng có trọng tâm trọng điểm ............................ 143 Tiểu kết .............................................................................................................. 145 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .................... 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 151 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 170 Phụ lục 1 ............................................................................................................ 170 Phụ lục 2 ............................................................................................................ 175 Phụ lục 3 ............................................................................................................ 180 Phụ lục 4 ............................................................................................................ 191 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng chung sống trên bán đảo Đông Dương, hai dân tộc Lào – Việt vốn có mối quan hệ láng giềng thân thiết lâu đời, gắn bó tự nhiên do điều kiện địa lý và cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Hơn nửa thế kỷ qua, Lào và Việt Nam đã luôn coi trọng và không ngừng phát triển mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, tạo nền tảng thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực giữa hai đất nước. Trong đó, giáo dục là lĩnh vực hợp tác chiến lược có bề dày lịch sử lâu đời và được xem là một lĩnh vực hợp tác thành công giữa hai nước. Trong 30 năm qua kể từ khi hai nước cùng thực hiện đổi mới đất nước vào năm 1986 đến năm 2016, hợp tác giáo dục tiếp tục trở thành lĩnh vực được ưu tiên tăng cường và đẩy mạnh trong quan hệ hợp tác Lào – Việt với nhiều kết quả tích cực và chuyển biến mới, đã không chỉ góp phần xây dựng nguồn nhân lực quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của mỗi nước, mà còn cung cấp nguồn nhân lực chất lượng thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng bền vững, đi vào chiều sâu, phục vụ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) và hội nhập quốc tế. Hợp tác giáo dục là lĩnh vực hợp tác đặc thù, trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng con người với những hoạt động hợp tác gắn kết về tư tưởng, văn hóa, xã hội, chính trị của hai dân tộc, từ đó nhân rộng, tác động đến tâm tư, tình cảm của các tầng lớp nhân dân hai nước, có giá trị lan tỏa đến các mối quan hệ hợp tác song phương khác như hợp tác về kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì vậy, hợp tác giáo dục Lào – Việt đã và đang góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, nâng cao nhận thức của nhân dân về mối quan hệ đặc biệt Lào – Việt không thể tách rời, tạo cơ sở thuận lợi cho hợp tác song phương trên các lĩnh vực khác giữa hai nước. Sự đoàn kết chặt chẽ và giúp đỡ lẫn nhau trong hợp tác giáo dục giữa hai nước đã mang lại hiệu quả vượt trội, hun đúc nên truyền thống, lịch sử đoàn kết hữu nghị, góp phần quan trọng để cách mạng hai nước đạt được những 2 thành quả to lớn, tạo nên sức mạnh chống lại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, chia rẽ quan hệ hai nước thông qua diễn biến hòa bình. Qua bề dày lịch sử hợp tác giữa hai nước, hai nước Lào – Việt càng nhận thức rõ vai trò tiền đề, xương sống của giáo dục và hợp tác giáo dục trong quan hệ song phương. Đáng chú ý, trong thời kỳ kinh tế tri thức hiện nay, nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc đã có bước chuyển cơ bản từ tài nguyên, sức lao động là chính sang nguồn lực con người có tri thức. Giáo dục càng có vai trò quan trọng trong vận mệnh của mỗi quốc gia và trở thành yếu tố quyết định hàng đầu đối với sự phát triển bền vững. Vì vậy, giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu của Việt Nam, trong khi Lào chủ trương coi giáo dục là điểm mấu chốt trong việc xây dựng xã hội Lào văn minh hiện đại. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực, kinh nghiệm, đa dạng về chuyên môn, có hiểu biết sâu sắc đối với sự biến đổi, phát triển của xã hội càng được đặt ra hết sức cấp thiết đối với Đảng và Nhà nước Lào nhằm đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong quá trình xây dựng và phát triển hiện nay. Trong khi, so với Lào, hệ thống giáo dục của Việt Nam có bước phát triển đi trước hơn, có khả năng bổ sung và hỗ trợ Lào trong lĩnh vực này. Vì thế, hợp tác tốt trong lĩnh vực giáo dục sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế của thời hậu Chiến tranh lạnh cùng với địa vị quốc tế của mỗi nước từ sau đổi mới, mở cửa đã xuất hiện những nhân tố mới tác động đến mối quan hệ truyền thống hữu nghị giữa Lào và Việt Nam nói chung, hợp tác giáo dục song phương nói riêng với cả cơ hội và thách thức. Thực tế cũng cho thấy, thời gian qua, dù lĩnh vực này đã đạt được nhiều kết quả to lớn, song cũng bộc lộ những hạn chế cần phân tích để làm rõ nguyên nhân, tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác trong tương lai, đáp ứng được mong muốn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời đại mới của hai nước. Hơn nữa, trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng, việc nâng cao chất 3 lượng và hiệu quả hợp tác giáo dục là vấn đề cấp thiết trong hợp tác Lào – Việt Nam, qua đó góp phần thiết thực vun đắp mối quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam, Việt Nam - Lào. Đặc biệt, trong xu thế hợp tác hiện nay, các nước lớn và các nước phát triển ngày càng tăng cường hợp tác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhất là với các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng, góp phần tạo nên diện mạo mới cho khu vực. Từ một nước tương đối biệt lập với bên ngoài do không có biển, Lào dần trở thành điểm trung chuyển và là bước đệm quan trọng của khu vực Đông Nam Á lục địa, là nơi các nước lớn và các nước láng giềng đang tìm mọi cách gia tăng ảnh hưởng chính trị và kinh tế, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm thực hiện các chiến lược phát triển lâu dài của họ. Điều này càng đặt mối quan hệ đặc biệt Lào – Việt nói chung, hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục trước những thách thức to lớn. Trong khi, dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ Lào – Việt nói chung, hợp tác giáo dục giữa hai nước nói riêng, song vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về vấn đề này tiếp cận từ góc độ quan hệ quốc tế trong một giai đoạn dài 30 năm (1986-2016) kể từ khi hai nước tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước. Vì vậy, trước bối cảnh mới của quốc tế, khu vực cũng như của Lào – Việt Nam, việc đánh giá, tổng kết, nghiên cứu nghiêm túc, đầy đủ về quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục từ đổi mới đến nay là rất cần thiết để hai bên kịp thời có những điều chỉnh phù hợp trong hợp tác song phương, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng hợp tác Lào – Việt trong lĩnh vực giáo dục, một điểm nhấn trong quan hệ hữu nghị đặc biệt Lào – Việt Nam. Xuất phát từ những lý do trên, người viết đã chọn đề tài “Quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục giai đoạn 1986-2016” làm đề tài nghiên cứu sinh, chuyên ngành quan hệ quốc tế. Tuy vậy, do giai đoạn nghiên cứu dài, lại trong thời kỳ hai nước thực hiện chuyển đổi nhiều mặt về kinh tế - xã hội nên 4 nguồn số liệu về hợp tác giáo dục song phương không được cập nhật đầy đủ và thiếu tính hệ thống, vì vậy, người viết gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai đề tài. Song với những thông tin có được, người viết đã cố gắng phân tích thực trạng, đánh giá tình hình và rút ra một số đặc điểm tiêu biểu, bài học kinh nghiệm, góp phần thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa hai nước ngày càng phát triển, góp phần tích cực phục vụ sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, không ngừng vun đắp cho truyền thống đoàn kết hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào – Việt Nam ngày càng đơm hoa kết trái. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Quan hệ Lào - Việt Nam là mối quan hệ lâu đời, gắn bó, đặc biệt và hiếm có trong lịch sử quan hệ quốc tế. Chính vì thế, nghiên cứu về quan hệ Lào - Việt Nam cùng với những nội dung hợp tác giữa hai nước, trong đó có lĩnh vực hợp tác giáo dục là đề tài hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các học giả trong và ngoài nước triển khai thực hiện. 2.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1.1. Một số công trình nghiên cứu về quan hệ Lào - Việt Nam Nghiên cứu về quan hệ song phương giữa hai nước Lào và Việt Nam không thể không nhắc đến công trình nghiên cứu “Lịch sử quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào (1930 - 2007)” (2012), do Bộ Chính trị (khóa X), Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam và Bộ Chính trị (khóa VIII), Ban Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào cùng tổ chức hợp tác, nghiên cứu, biên soạn. Công trình gồm có 12 cuốn: 1. Văn kiện (5 tập, 3.141 trang); 2. Biên niên sự kiện (2 tập, 1.957 trang); 3. Bài viết của lãnh đạo Đảng và Nhà nước (546 trang); 4. Hồi ký các các chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam giúp Lào qua các thời kỳ (2 tập, 1.271 trang); 5. Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam (915 trang); 6. Sách, ảnh (195 trang) và bộ phim “Bản anh hùng ca quan hệ Việt – Lào”. 5 “Lịch sử quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào (1930 - 2007)” là công trình nghiên cứu công phu của các tác giả Việt Nam và Lào nhằm tổng kết, đánh giá, đúc kết những bài học lịch sử về quan hệ giữa hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước trong tiến trình phát triển cách mạng của hai nước dưới sự lãnh đạo của ĐCS Đông Dương trước đây và ĐCS Việt Nam, Đảng NDCM Lào sau này. Đây là công trình chứa đựng nhiều tư liệu lịch sử quý giá và mới về chặng đường lịch sử đoàn kết, gắn bó keo sơn của hai dân tộc Lào – Việt; là công trình quy mô lớn nhất từ trước tới nay về lịch sử quan hệ đặc biệt hai nước từ năm 1930 đến năm 2007. Các sản phẩm này đã phác họa một cách hệ thống, sâu sắc, toàn diện và khách quan quá trình xây dựng và phát triển của mối quan hệ đặc biệt, liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào qua các thời kỳ lịch sử trên các lĩnh vực trong giai đoạn 1930-2007, trong đó có bao gồm nội dung hợp tác về lĩnh vực giáo dục giữa hai nước. Đáng chú ý, trong bộ sách này, có một số bài viết phân tích chuyên sâu về một số khía cạnh trong hợp tác giáo dục Lào - Việt như hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giữa hai nước, hợp tác giữa một số cơ sở giáo dục của hai bên như bài viết “Sự hợp tác giữa Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Lào với Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (Việt Nam) không ngừng phát triển” của Kikẹo Khảy Khămphithun, hay bài viết “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng và Nhà nước Lào tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh” của Lê Hữu Nghĩa và quá trình mở rộng và phát triển của hợp tác giáo dục song phương từ những ngày đầu liên minh chiến đấu đến năm 2007 của Nguyễn Thiện Nhân với bài viết “Mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Lào”. Cuốn song ngữ Việt - Lào “50 năm quan hệ Việt Nam – Lào: Sáng mãi tình anh em” do Tạp chí Vietnam Business Forum phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào cùng các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức biên soạn, được Nhà xuất bản (Nxb) Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản năm 2012. Cuốn sách được chia thành 4 phần gồm: Quan hệ Việt Nam – Lào: Tài sản vô giá; Hợp tác giữa các địa phương; 6 Hợp tác giữa các doanh nghiệp và phần hình ảnh hợp tác Việt Nam – Lào. Trong đó đã đề cập đến hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục. Cuốn sách tiếp tục khẳng định quan điểm, đường lối, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước trong việc duy trì, củng cố và tăng cường quan hệ đặc biệt song phương, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong củng cố, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị Lào – Việt. Cầu nối để doanh nghiệp, nhà đầu tư hai nước tìm kiếm thông tin và cơ hội hợp tác. Tuy nhiên, cuốn sách mới chỉ giới thiệu được một số tỉnh, cơ quan doanh nghiệp có quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa, giáo dục... với Lào, còn nhiều tỉnh, thành phố, doanh nghiệp, cơ quan cũng có quan hệ hợp tác song chưa có điều kiện đưa vào cuốn sách. Cuốn sách “Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào (1930 - 2017) - Tài liệu tuyên truyền kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1962 - 2017) và 40 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (1977 - 2017)” do Ban Tuyên giáo Trung ương ĐCS Việt Nam biên soạn, được Nxb Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản năm 2017. Trên cơ sở kế thừa tài liệu tuyên truyền “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam (1930-2007)”, đây là công trình nghiên cứu cả chặng đường lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào (1930- 2017), chỉ rõ vai trò to lớn của mối quan hệ giữa hai dân tộc đối với tiến trình cách mạng mỗi nước, suốt quá trình đấu tranh cách mạng, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cuốn sách gồm 4 chương, đi sâu phân tích quan hệ hai nước từ giai đoạn 1930-1945 cùng hợp tác đấu tranh giành độc lập, tự do đến liên minh chiến đấu Việt – Lào trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc 1945-1975 và hợp tác toàn diện song phương từ 1975 đến 2017; và trên cơ sở phân tích các giai đoạn hợp tác đó, cuốn sách đánh giá bản chất, thành quả, bài học và triển vọng quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào. Trong cuốn sách, hợp tác giáo dục là một nội dung quan trọng được trình bày trong chương 3 về hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào (1975-2017) và chương 4 về quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào bản chất, thành quả, bài học và triển vọng, nhưng nội dung nghiên cứu lĩnh vực giáo dục trong hợp tác giữa hai nước được trình bày trong cuốn 7 sách mới chỉ mang tính chất giới thiệu và điểm lại những kết quả chủ yếu đạt được trong giai đoạn này, chưa có những đánh giá cụ thể về những mặt được, chưa được trong hợp tác giữa hai bên. Quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Lào – Việt Nam còn được đề cập ở các công trình, đề tài, luận án, tạp chí nghiên cứu của các tác giả ở các cơ quan, đơn vị, các nhà khoa học Lào, Việt Nam và nước ngoài. Với các cấp độ, cách thức tiếp cận, phương pháp nghiên cứu khác nhau, nhiều công trình đã góp phần gìn giữ những giá trị lịch sử, vun đắp mối quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước, đáng chú ý có những công trình sau: - Các công trình nghiên cứu của tác giả Lào: Cuốn “Thành tựu 25 năm hợp tác giữa Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam (1975 – 2000)” của tác giả Outhoumphone Sithideth, do Nxb Viêng Chăn phát hành tháng 10/2000. Cuốn sách đã tổng hợp, đánh giá về những thành tựu trong hợp tác của Lào và Việt Nam trên một số lĩnh vực chủ chốt như chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa và giáo dục. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cuốn sách cũng nêu ra những hạn chế trong hợp tác giữa hai nước. Trong đó, nội dung về hợp tác giáo dục giữa hai nước đã phản ánh được những kết quả cơ bản mà hai bên đạt được từ năm 1975 đến năm 2000. Cuốn “Tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào truyền thống và triển vọng” của Xỉlửa Bunkhăm, Nxb Chính trị quốc gia năm 2005. Cuốn sách đã phân tích và làm rõ mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào một điển hình mẫu mực, hiếm có về tình đoàn kết thủy chung, trong sáng và hiệu quả trong lịch sử cũng như hiện tại. Hai dân tộc Việt Nam – Lào luôn gắn bó bền chặt bên nhau, đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội. Sự nghiệp đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế đã đặt ra những yêu cầu khách quan đối với hai nước Việt – Lào nhằm tiếp tục tăng cường vun đắp mối quan hệ hữu nghị đặc biệt với nội dung và phương thức mới cho phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa. 8 Bài viết “Chủ tịch Hồ Chí Minh với mối quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt Lào – Việt Nam” của Xamản Vinhakệt đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 5 năm 2010. Tác giả nhấn mạnh công lao to lớn của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Lào, từ việc xây dựng tổ chức, bộ máy đến huấn luyện thế hệ cán bộ đầu tiên cho Đảng NDCM Lào. Tác giả khẳng định vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đặt nền móng cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào. Từ khi có chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ĐCS Đông Dương, trực tiếp lãnh đạo hai nước đứng lên, đấu tranh giải phóng dân tộc, tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai nước Việt Nam – Lào lại ngày càng phát triển liên tục và mạnh mẽ, trên tinh thần quốc tế cao cả, vì lợi ích sống còn của mỗi nước. Bài viết “Thành tựu trong hợp tác ngoại giao Việt Nam - Lào từ 1990 - 2010” của tác giả Lomsavath Sonthilath, đăng trên Tạp chí đối ngoại số 10 năm 2011. Trong nghiên cứu này, tác giả đã trình bày những thành tựu chính trong hợp tác ngoại giao giữa hai nước giai đoạn 1990-2000, trong đó có đề cập đến một số kết quả hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục. Bài viết “Lào – Việt Nam, mối quan hệ mẫu mực trong quan hệ quốc tế” của Xổmphon Xỉchạlơn, trên Tạp chí đối ngoại số 3 năm 2014. Tác giả nhấn mạnh, thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ý nguyện của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihẳn, cùng sự nỗ lực của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, chúng ta tin tưởng rằng mối quan hệ đoàn kết Việt Nam – Lào sẽ không ngừng phát triển, ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và thiết thực vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Bài viết “55 năm hợp tác và hữu nghị Lào - Việt Nam: Những thành tựu và hạn chế” của tác giả Feuangsy LaoFoung, trong Kỷ yếu hội thảo Khoa học quốc tế “55 quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào” xuất bản năm 2017 nhân dịp hai nước kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao song phương (5/9/1962-5/9/2017). Trong bài viết, tác giả đã phân tích 9 những kết quả đạt được trong hợp tác giữa hai nước ở cả cấp độ song phương và đa phương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, an ninh quốc phòng, nông nghiệp, công nghiệp, viễn thông, thể thao, văn hóa, du lịch cũng như hợp tác giữa các địa phương. Đồng thời, bài viết cũng đã phân tích những hạn chế trong hợp tác giữa hai nước và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác song phương, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Bài viết “Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam: Triển vọng, giải pháp và tầm nhìn 2030” của tác giả Bountheng Souksavatd, trong Kỷ yếu hội thảo Khoa học quốc tế “55 quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào” xuất bản song ngữ năm 2017. Trên cơ sở 55 năm quan hệ hữu nghị đặc biệt Lào – Việt Nam, tác giả đã phân tích triển vọng hợp tác giữa hai nước trên cả cấp độ song phương và đa phương; đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới. Cuối cùng, tác giả đã phân tích về bối cảnh thế giới, khu vực trong những năm tới để thấy được tầm nhìn quan hệ Lào - Việt đến năm 2030. - Các công trình nghiên cứu của tác giả Việt Nam: Cuốn “Quan hệ đặc biệt Việt – Lào” do tác giả Vũ Dương Huân (chủ biên), và được Nxb Học Viện Ngoại giao xuất bản năm 2003. Cuốn sách trình bày những nét cơ bản về hai nước Lào, Việt Nam, cơ sở hình thành mối quan hệ hai nước, một số nội dung hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực chính trị, an ...c thông tin, sự kiện xử lý bằng logic. Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng để tập hợp lại, phân loại và chọn lọc xử lý thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu và viết luận án thông qua tài liệu thu thập được nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luận và tổng hợp các số liệu phục vụ cho việc hoàn thành nội dung nghiên cứu. Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp phân tích nội dung: quan sát, nghiên cứu tài liệu, áp dụng những lý thuyết về quan hệ quốc tế (hợp tác và hội nhập, các quan điểm về cân bằng quyền lực, quyền lực mềm, chủ thể và lợi ích hợp tác trong quan hệ quốc tế.) để phân tích, đánh giá vấn đề. 6. Tƣ liệu nghiên cứu Luận án tham khảo và sử dụng những nguồn tài liệu gốc và tài liệu chuyên khảo sau: Thứ nhất là các tài liệu, các văn kiện Đại hội Đảng của Lào, Việt Nam, các hiệp định ký kết giữa hai Chính phủ; các báo cáo, tổng kết của các bộ, ban ngành của Lào cũng như Việt Nam. Thứ hai là các công trình nghiên cứu bằng cả tiếng Lào, tiếng Việt, tiếng Anh của các tác giả đi trước, bao gồm các công trình nghiên cứu về vấn đề liên quan như các bài thảo luận trong hội thảo khoa học, các nghiên cứu trên báo, tạp 25 chí, và một số luận án tiến sĩ nhằm mang đến những thông tin phong phú và hữu ích cho việc nghiên cứu luận án. 7. Những đóng góp của luận án Luận án “Quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục giai đoan 1986-2016” được nghiên cứu dưới góc nhìn của một nghiên cứu sinh Lào. Qua đó luận án sẽ có một số đóng góp sau: - Luận án là công trình nghiên cứu được tiếp cận từ góc độ quan hệ quốc tế với việc vận dụng các lý thuyết cơ bản để làm sáng tỏ hơn hợp tác Lào – Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục, từ đó giúp hiểu rõ mối quan hệ hai nước trong thời gian qua. - Thông qua phân tích quá trình triển khai hợp tác giáo dục trong 30 năm qua 1986-2016, luận án cũng là công trình đầu tiên nghiên cứu, tổng kết thực trạng hợp tác giáo dục song phương giữa Lào và Việt Nam trong một giai đoạn dài với những kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại, từ đó rút ra những đặc điểm và bài học kinh nghiệm trong hợp tác giáo dục song phương hai nước. - Những nội dung nghiên cứu trong luận án, do đó có những đóng góp tích cực cho công tác xây dựng, hoạch định chính sách đối ngoại nói chung, chính sách hợp tác trong lĩnh vực giáo dục nói riêng giữa Lào và Việt Nam, đây là nền tảng để góp phần nâng cao quan hệ hợp tác giữa hai nước. Ngoài ra, luận án là sự kế thừa từ nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, trong luận án sử dụng các số liệu, tư liệu từ các nguồn chính thống khác nhau. Do đó, luận án là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, đồng thời cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho các bộ, ban, ngành của hai nước trong hợp tác giáo dục song phương. 8. Bố cục luận án Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm có 3 chương: 26 Chương 1: “Cơ sở hợp tác Lào - Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục giai đoạn 1986-2016” làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hợp tác giáo dục Lào - Việt Nam từ đổi mới đến 2016. Chương 2: “Nội dung và qúa trình triển khai hợp tác Lào - Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục giai đoạn 1986-2016” đi sâu phân tích nội dung và thực tiễn hợp tác giáo dục song phương giữa hai nước theo hai thời đoạn là từ 1986 đến 2005 và từ 2006 đến 2016. Chương 3: “Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm trong hợp tác giáo dục Lào – Việt Nam” đánh giá những đặc điểm hợp tác tiêu biểu trong hợp tác giáo dục song phương giai đoạn 1986 – 2016, cùng những thành tựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quan hệ hợp tác giáo dục Lào - Việt Nam. 27 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ HỢP TÁC LÀO - VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 1986-2016 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến hợp tác giáo dục Lào – Việt Nam 1.1.1.1. Khái niệm hợp tác trong quan hệ quốc tế “Hợp tác” theo Từ điển tiếng Việt 2010 của Viện Ngôn ngữ học, Nxb Từ điển Bách khoa tháng 2/2011 là “cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó, nhằm một mục đích chung”, còn “quốc tế” có nghĩa là “các nước trên thế giới trong quan hệ với nhau”. GS,TS Hoàng Khắc Nam thì cho rằng: “Hợp tác là một dạng hoạt động xã hội đã tồn tại ngay từ đầu lịch sử loài người trong quá trình chung sống để tồn tại” [60, tr.8]. Hợp tác cũng là một tính chất và trạng thái trong quan hệ quốc tế, vừa là cách thức, vừa là mục đích mà nhân loại phấn đấu để đạt được, nhưng ngược lại với tính chất xung đột. Khi xuất hiện các chủ thể quan hệ quốc tế là khi quốc gia và dân tộc hình thành, hợp tác đã trở thành hợp tác quốc tế. Đến nay, hợp tác quốc tế trở thành một dòng chảy lớn trong đời sống quốc tế, lôi cuốn các quốc gia và con người trên khắp thế giới cùng tham gia. “Hợp tác quốc tế là sự phối hợp hòa bình giữa các chủ thể quan hệ quốc tế nhằm thực hiện các mục đích chung” [60, tr.14]. Chủ thể quan hệ quốc tế là những thực thể đóng một vai trò có thể nhận thấy được trong quan hệ quốc tế, được chia thành ba loại, gồm: chủ thể quốc gia, chủ thể phi quốc gia và chủ thể dưới quốc gia. Không có các chủ thể cùng tham gia sẽ không có hợp tác. Hợp tác quốc tế là một hình thức tương tác trong quan hệ quốc tế. Về mặt hành vi, đó là sự tương tác hòa bình giữa các chủ thể quan hệ quốc tế. Về mặt mục đích, đó là cách thức phối hợp nhằm thực hiện các mục đích, lợi ích chung. Về mặt kết quả, hợp tác thường đem lại kết quả như nhau cho các bên tham gia hợp tác (hoặc cùng được, hoặc cùng không thỏa mãn...) [60, tr.13]. 28 1.1.1.2. Khái niệm giáo dục và hợp tác giáo dục Giáo dục học có một hệ thống các khái niệm có mối liên hệ với nhau. Về mặt từ nguyên, “education” trong tiếng Anh có gốc La-tinh ēducātiō (“nuôi dưỡng, nuôi dạy”) gồm ēdūcō (“tôi giáo dục, tôi đào tạo”), liên quan đến từ đồng âm ēdūcō (“tôi tiến tới, tôi lấy ra; tôi đứng dậy”). Trong tiếng Việt, “giáo” có nghĩa là dạy, “dục” có nghĩa là nuôi (không dùng một mình); “giáo dục” là “dạy dỗ gây nuôi đủ cả trí-dục, đức-dục, thể-dục” [46, tr.1]. Có nhiều khái niệm khác nhau về giáo dục, tùy thuộc vào từng góc nhìn, cấp độ. Hiểu một cách khái quát thì giáo dục là sự đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ kế tục nhau để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người [79]. Về bản chất, giáo dục là quá trình truyền đạt và tiếp thu những kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người. Về hoạt động, giáo dục là quá trình tác động đến các đối tượng giáo dục để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách. Về mặt phạm vi, khái niệm giáo dục bao hàm nhiều cấp độ khác nhau: Ở cấp độ rộng nhất, giáo dục được hiểu đó là quá trình xã hội hoá con người. Quá trình xã hội hoá con người là quá trình hình thành nhân cách dưới ảnh hưởng của tác động chủ quan và khách quan, có ý thức và không có ý thức của cuộc sống, của hoàn cảnh xã hội đối với các cá nhân. Ở cấp độ thứ hai, giáo dục có thể hiểu là giáo dục xã hội. Đó là hoạt động có mục đích của xã hội, với nhiều lực lượng giáo dục, tác động có hệ thống, có kế hoạch đến con người để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách. Ở cấp độ thứ ba, giáo dục được hiểu là quá trình sư phạm. Quá trình sư phạm là quá trình tác động có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của các nhà sư phạm trong nhà trường tới học sinh nhằm giúp học sinh nhận thức, phát triển trí tuệ và hình thành những phẩm chất nhân cách. Ở cấp độ này, giáo dục bao gồm: Quá trình dạy học và quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp. Ở cấp độ thứ tư, giáo dục được hiểu là quá trình bồi dưỡng để hình thành những phẩm chất đạo đức cụ thể, thông qua việc tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu [55, tr.1]. 29 Điều 2 trong Luật Giáo dục Lào được sửa đổi vào tháng 4/2016 đã coi: “Giáo dục là phong trào sự dạy, việc học về mặt chính trị và hành vi thực tiễn về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và công nghệ để phát triển nguồn nhân lực và phát triển toàn diện” [98, tr.15]. Tại Việt Nam, giáo dục được coi là một quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho họ tham gia vào đời sống xã hội, lao động sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người. Giáo dục được hiểu dưới hai góc độ: 1) Giáo dục được xem như là tập hợp các tác động sư phạm đến người học với tư cách là một đối tượng đơn nhất; 2) Giáo dục là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động; Giáo dục theo nghĩa hẹp, là một quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của một người (hay một nhóm người) nhằm tác động vào hệ thống nhận thức của người đó, để phát triển trí thông minh, phát triển khả năng nhận thức phù hợp với thế giới khách quan, và làm phát triển nhận thức của người đó lên; qua đó tạo ra một con người mới, có những phẩm chất phù hợp với yêu cầu được đặt ra [84, tr.17]. Qua các khái niệm trên có thể rút ra, giáo dục có các tính chất sau đây: i) Giáo dục là một hiện tượng đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Giáo dục xuất hiện, phát triển gắn bó cùng loài người. Ở đâu có con người, ở đó có giáo dục – giáo dục mang tính phổ biến. Khi nào còn loài người lúc đó còn giáo dục – giáo dục mang tính vĩnh hằng; ii) Giáo dục là một hình thái ý thức xã hội, là hiện tượng văn minh của xã hội loài người. Về bản chất, giáo dục là sự truyền đạt và tiếp thu kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người; iii) Về mục đích, giáo dục là sự định hướng của thế hệ trước cho thế hệ sau; Về phương thức, giáo dục là cơ hội giúp mỗi cá nhân đạt tới hạnh phúc và là cơ sở đảm bảo cho sự kế thừa, tiếp nối và phát triển những thành quả văn hoá của xã hội loài người; iv) Giáo dục là hiện tượng có tính lịch sử: Giáo dục ra đời theo nhu cầu của lịch sử xã hội, một mặt nó phản ánh trình độ phát triển của lịch sử, bị quy định bởi trình độ phát triển của lịch sử, mặt khác nó lại tác động tích cực vào sự phát triển của 30 lịch sử; v) Giáo dục có tính giai cấp: Trong xã hội có giai cấp, giáo dục được sử dụng như công cụ của giai cấp cầm quyền nhằm duy trì quyền lợi của mình thông qua mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục; vi) Giáo dục có tính dân tộc: Mỗi quốc gia đều có một truyền thống lịch sử, có nền văn hoá riêng, cho nên giáo dục ở mỗi nước cũng có những nét độc đáo, những sắc thái đặc trưng. Tính dân tộc của giáo dục được thể hiện trong mục đích nội dung, phương pháp và sản phẩm giáo dục của mình. Như vậy có thể rút ra kết luận: Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của giáo dục là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hoá nhân loại và dân tộc được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội loài người không ngừng tiến lên. Hợp tác giáo dục giữa hai quốc gia là quá trình phối hợp hòa bình giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục nhằm đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra. 1.1.2. Các lý thuyết quan hệ quốc tế liên quan đến hợp tác giáo dục Lào – Việt Nam 1.1.2.1. Chủ nghĩa hiện thực Theo các nhà hiện thực chủ nghĩa, chủ thể chính yếu của quan hệ quốc tế là các quốc gia. Quốc gia được quan niệm là một đơn vị chính trị thuần nhất, đơn nhất, hành động thống nhất và duy lý. Chỉ có các quốc gia, thông qua các chính phủ đại diện, có cơ sở hợp pháp và nắm giữ các nguồn lực cần thiết để ký kết các hiệp định, tuyên bố chiến tranh và tiến hành các hoạt động khác, tạo nên bản chất của nền chính trị quốc tế [40, tr.76]. Chủ nghĩa hiện thực khẳng định vô chính phủ là bản chất của quan hệ quốc tế. Do trong quan hệ quốc tế thiếu vắng một chính quyền tối cao có độc quyền về cưỡng chế hợp pháp nên “tự cứu lấy mình” là nguyên tắc hành xử căn bản của quốc gia trên trường quốc tế. Trong hành động của mình, mỗi chủ thể của quan hệ quốc tế, trước hết đều căn cứ vào những lợi ích của riêng mình. “Lợi 31 ích quốc gia” là động lực thúc đẩy căn bản và tác nhân kích thích chủ yếu đối với chính sách của quốc gia trên trường quốc tế. Vì vậy, chủ nghĩa hiện thực nhấn mạnh quyền lực, chính trị học quyền lực, sử dụng quyền lực như một cách tiếp cận để giải quyết hàng loạt các vấn đề trong quan hệ quốc tế. Chủ nghĩa hiện thực coi quyền lực là phương tiện đảm bảo an ninh, chủ quyền quốc gia qua việc ngăn chặn, phòng thủ trước sự can thiệp hay kiểm soát của nước khác. Chủ nghĩa hiện thực cũng coi quyền lực là phương tiện để thực hiện lợi ích quốc gia ngày càng mở rộng ngoài phạm vi lãnh thổ, là cách thức rất quan trọng để duy trì sức mạnh, hòa bình, đem lại ổn định cho mỗi nước. Theo chủ nghĩa hiện thực, trong môi trường cạnh tranh, mối đe dọa đến an ninh, ổn định và phát triển của quốc gia không chỉ đến từ bên ngoài biên giới mà còn từ bên trong quốc gia như các vấn đề phi quân sự, phi truyền thống. Để giải quyết vấn đề này, các quốc gia đều buộc phải mưu tìm quyền lực, kể cả quyền lực cứng và quyền lực mềm nhằm theo đuổi lợi ích của mình, làm cho mình mạnh lên trong quan hệ quốc tế. Biện pháp duy nhất ngăn chặn sự thống trị hay vượt trội quyền lực của một quốc gia, duy trì hòa bình, buộc các nước hợp tác với nhau là tạo sự cân bằng quyền lực giữa các quốc gia bằng sức mạnh. Cân bằng quyền lực bên trong giúp xây dựng sức mạnh quốc gia bằng năng lực bản thân. Cân bằng quyền lực bên ngoài là kết hợp sức mạnh của mình với sức mạnh của nước khác bằng cách hợp tác, liên minh. Để tránh bị các nước lớn hơn chèn ép, các nước vừa và nhỏ liên kết với nhau, tạo thế cân bằng hoặc liên minh, liên kết với ngay chính cường quốc đó, nhằm đảm bảo lợi ích của mình khi đối mặt với các vấn đề toàn cầu. Như vậy, vì lợi ích quốc gia dân tộc, hợp tác giữa các nước được mở ra dưới nhiều hình thức, nhiều cấp độ và trên nhiều lĩnh vực. Trong quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, các quốc gia ngày càng tùy thuộc lẫn nhau về nhiều mặt. Chủ nghĩa hiện thực từ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chính trị, giữ vững độc lập trong lĩnh vực chính trị, kiên trì nguyên tắc quyền lực quy định lợi ích, sau này, 32 chủ nghĩa hiện thực đã quan tâm nhiều hơn vào các lĩnh vực khác do sự tương tác lẫn nhau ngày càng tăng. Hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực khác như kinh tế, văn hóa, giáo dục... nhằm nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia và từ đó hướng tới phục vụ mục tiêu quyền lực chính trị. Hợp tác và hội nhập được coi như cách thức phát huy ảnh hưởng tốt đẹp. Còn phát triển văn hóa, giáo dục chính là cách thức góp phần xây dựng quyền lực mềm. Vì vậy, theo cách lý giải của chủ nghĩa hiện thực, việc các nước vừa và nhỏ như Lào và Việt Nam, liên minh, cân bằng quyền lực bên ngoài sẽ tạo nên nguồn sức mạnh quan trọng nhất định. Vì lợi ích của chính Lào và Việt Nam, cùng với sự can dự đan xen của mâu thuẫn và lợi ích của các đối tác bên ngoài khiến hai nước tăng cường hợp tác trong một lĩnh vực là rất cần thiết. Hợp tác giáo dục và đào tạo giúp hai nước Lào – Việt Nam liên minh, liên kết, tạo nên sức mạnh quyền lực mềm, tạo thêm thế và lực khi đàm phán, nhằm đạt được mục tiêu trong quan hệ quốc tế. Thông qua lăng kính chủ nghĩa hiện thực, hợp tác giáo dục giữa hai nước Lào – Việt Nam là hành vi hợp tác tự nguyện ở cấp độ quốc gia giữa hai Chính phủ, góp phần tăng cường sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước vì lợi ích quốc gia dân tộc của hai nước. 1.1.2.2. Chủ nghĩa tự do Là một trong những mô hình lý thuyết quan hệ quốc tế lớn, chủ nghĩa tự do thừa nhận quan điểm của chủ nghĩa hiện thực là hiện nay các quốc gia đang sống trong môi trường vô chính phủ, nhưng chủ nghĩa tự do cho rằng có thể khắc chế tình trạng vô chính phủ bằng nhiều giải pháp. Bởi theo chủ nghĩa tự do, trong quan hệ quốc tế ngoài quốc gia còn có các chủ thể phi quốc gia với sự đan xen đa lợi ích nên quan hệ quốc tế rất đa dạng và không thể quy nạp thành hai trạng thái là hòa bình và chiến tranh hay thậm chí là hợp tác và xung đột. Tất cả các quá trình này đều có nhưng với vai trò ngày càng quyết định của hợp tác quốc tế thì khuynh hướng chủ đạo của quan hệ quốc tế là sự tùy thuộc lẫn nhau 33 ngày càng gia tăng và việc hình thành một cộng đồng thế giới thống nhất bên cạnh những lợi ích chung cũng vẫn đang đối mặt với nhiều vấn đề chung. Do đó, chủ nghĩa tự do cho rằng, hoàn toàn có khả năng hòa hợp lợi ích giữa các quốc gia với nhau, nhất là những lợi ích quan trọng như hòa bình (chính trị) và thịnh vượng (kinh tế) nên sự hợp tác giữa các quốc gia là quá trình chính trong quan hệ quốc tế [59, tr.19]. Chủ nghĩa tự do cho rằng, thời kỳ hiện đại, hợp tác và hội nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới, không chỉ về bề rộng mà còn về chiều sâu. Tuy nhiên, hợp tác chỉ diễn ra khi các bên nhận thấy họ có lợi ích chung để làm việc cùng nhau hoặc cộng tác một cách tối ưu nhằm đạt được mục đích đó. Điều này lý giải tại sao chủ nghĩa tự do đề cao và thúc đẩy hợp tác, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, tạo sự đan xen lợi ích ở các lĩnh vực khác nhau trong nhiều mối quan hệ, nâng tầm hội nhập, từ đó tạo nên lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong quá trình hợp tác, một quốc gia có “quyền lực mềm” sẽ khiến các nước khác muốn chia sẻ các giá trị và thể chế của mình, có được sự ủng hộ bên ngoài đối với các chính sách của quốc gia đó. Những nhà tự do chủ nghĩa như Joseph Nye luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền lực mềm. Đó là khả năng một nước thuyết phục và tác động đến các nước khác không phải bằng cách sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực mà thông qua sự lôi cuốn của xã hội, của các giá trị văn hóa và thể chế, dưới nhiều kênh hợp tác như văn hóa đại chúng, ngoại giao nhân dân và chính phủ, các diễn đàn đa phương. Vì vậy, hợp tác giữa Lào và Việt Nam ở các cấp độ, lĩnh vực, trong đó có giáo dục là cần thiết và phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa tự do. Hợp tác giáo dục Lào – Việt Nam là lĩnh vực hợp tác truyền thống, lâu dài trong mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị từ những ngày đầu cùng một chiến hào chống kẻ thù chung, giành độc lập tự do. Nếu hai nước không coi trọng hợp tác giáo dục giữa nhân dân hai nước thì sẽ không có tình Việt – Lào anh em từ quá khứ để vun đắp, gìn 34 giữ mối quan hệ trong hiện tại. Dù trong tương lai mỗi nước đều có chính sách đối ngoại riêng để theo đuổi lợi ích quốc gia, hơn ai hết, hai nước luôn nhận thức lợi ích chung để tiếp tục chia sẻ và hợp tác với nhau. Hợp tác giáo dục song phương giữa Lào và Việt Nam sẽ giúp hai nước đan xen lợi ích, lan tỏa, tạo sức mạnh mềm tác động hài hòa sang các lĩnh vực hợp tác khác. Theo chủ nghĩa tự do, hiện đa nguyên về chủ thể được nhìn ở cả hai phương diện cấp độ quốc tế như các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, phong trào đấu tranh, các tổ chức khủng bố, tội phạm quốc tế, tôn giáo... trên thế giới và ở cấp độ trong nước. Vì trong thời đại ngày nay, nhóm nào cũng muốn lợi ích của mình là lợi ích của dân tộc, dẫn đến thực tế là sự thỏa hiệp, nhân nhượng giữa các nhóm lợi ích. Do vậy, trong quan hệ quốc tế, không chỉ cần xem xét, tính toán các yếu tố bên ngoài mà cũng cần quan tâm đến các yếu tố đối nội, yếu tố bên trong. Như vậy, lý thuyết này cũng cho thấy, trong nghiên cứu và phân tích quan hệ hợp tác Lào – Việt Nam nói chung và hợp tác giáo dục song phương nói riêng, cần chú ý thêm cấp độ phân tích trong nước, những đặc điểm, tình hình có khả năng ảnh hưởng và tác động đến quan hệ hợp tác song phương giữa Lào và Việt Nam bên cạnh tình hình và bối cảnh của thế giới và khu vực. 1.1.2.3. Chủ nghĩa kiến tạo Nếu chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa Mác – Lênin đều cho rằng hiện thực khách quan là không thể thay đổi thì chủ nghĩa kiến tạo lại cho rằng nhận thức của con người kiến tạo ra thế giới, thực tại khách quan có thể bị thay đổi do nhận thức của con người. Theo chủ nghĩa kiến tạo, chủ thể chính trong quan hệ quốc tế là các cá nhân, tầng lớp tinh hoa elite, phong trào xã hội, quốc gia...., trong đó tầng lớp tinh hoa elite như các nhà tài phiệt, các nhà tư tưởng, lãnh tụ chính trị... có tác động đặc biệt lớn đến chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế. Cách thức ứng xử và kiến tạo chính sách của các chủ thể bị ảnh hưởng rất nhiều từ quan điểm cá nhân và lợi ích của con người. Chủ nghĩa kiến tạo xem lợi ích như một nhân tố 35 quan trọng để điều chỉnh hành vi, hành động của chủ thể, góp phần hình thành bản sắc, chuẩn mực chung. Ngược lại bản sắc, nhận thức... lại có tác động đến lợi ích, bản sắc chung. Thông qua quá trình tương tác trên các lĩnh vực, các chủ thể dần hiểu nhau hơn, từ đó điều chỉnh, xây dựng thể chế chung, tạo nên ứng xử phù hợp trong quan hệ quốc tế. Vì vậy, các yếu tố ý thức được hình thành từ sự tiếp thu qua tương tác như tri thức (giáo dục), văn hóa, bản sắc xã hội, chuẩn mực tập thể... cũng góp phần quy định chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế. Vì quan hệ quốc tế không phải là một hiện thực khách quan nằm ngoài tư duy chủ quan của con người mà quan hệ quốc tế chịu ảnh hưởng bởi con người nên con người có thể tác động và thay đổi quan hệ quốc tế. Do đó, theo chủ nghĩa hiện thực, khi quan hệ hai nước được xây dựng trên cơ sở nhận thức và bản sắc chung qua các cơ chế tương tác thì nhận thức và bản sắc đó sẽ chi phối sự phát triển của mối quan hệ ấy, chứ không phải là hiện thực khách quan. Vậy nên, dưới góc nhìn của chủ nghĩa kiến tạo, hợp tác Lào – Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục là rất quan trọng, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, gắn kết chặt chẽ giữa nhân dân hai nước, tạo nên những điểm tương đồng, những giá trị, chuẩn mực, bản sắc chung, nhận thức chung, giúp tình đoàn kết giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước ngày một sâu đậm. Đặc biệt, chủ nghĩa kiến tạo cũng đã đưa ra những biến số thuộc về tư tưởng, nhận thức như các quy chuẩn, bản sắc, văn hóa và vai trò của giới tinh hoa trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài hợp tác giáo dục Lào – Việt Nam, nhất là từ việc coi trọng và đánh giá cao vai trò và sự tương tác giữa các cá nhân thuộc tầng lớp tinh hoa để thay đổi nhận thức chủ quan, hướng đến xây dựng bản sắc, chuẩn mực chung (lợi ích chung) trong chủ nghĩa kiến tạo, nội dung hợp tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo các cấp trong hợp tác giáo dục Lào – Việt Nam cũng được hết sức chú trọng. 36 1.1.2.4. Chủ nghĩa Mác – Lênin Cùng với sự ra đời của chủ nghĩa Mác vào giữa thế kỷ XIX, mô hình học thuyết mác xít về quan hệ quốc tế cũng được hình thành do Mác – Ăngghen khởi xướng, Lênin kế thừa, bổ sung và hoàn chỉnh trong học thuyết về thời đại ngày nay. Mô hình mác xít được xây dựng trên cơ sở lý luận cho rằng quan hệ quốc tế cũng như quan hệ xã hội nói chung bị chi phối không phải bởi “cuộc đấu tranh giành quyền lực” chung chung giữa các quốc gia – dân tộc, có nguồn gốc từ bản chất “xấu xa” ham muốn quyền lực vô độ của con người như quan niệm của thuyết hiện thực chủ nghĩa hay bởi “lý tưởng và giá trị tự do” siêu hình vốn được xem là bản chất “tốt đẹp” nổi trội của con người theo quan niệm của các nhà tự do chủ nghĩa, mà bởi cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các giai cấp chính yếu của xã hội và tính chất của cuộc đấu tranh này tùy thuộc vào phương thức sản xuất ra của cải vật chất của xã hội ở thời đại tương ứng. Theo chủ nghĩa Mác, quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp (ý thức hệ) được nhấn mạnh và trở thành nền tảng tư tưởng – chính trị để xem xét, đánh giá tình hình thế giới và quan hệ quốc tế cũng như hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của các nước xã hội chủ nghĩa. Quan hệ quốc tế là dạng thức đặc thù của quan hệ xã hội, là mối quan hệ “phát sinh”, “chuyển hóa”, “cấp hai và cấp ba” ở hai nghĩa. Thứ nhất, mối quan hệ này là một trong các thành tố của thượng tầng kiến trúc, được quy định bởi tổng hòa quan hệ sản xuất thống trị hay nói cách khác, được quy định bởi hạ tầng cơ sở kinh tế. Thứ hai, quan hệ quốc tế phản ánh đặc thù của tương tác giữa các giai cấp chính yếu trong xã hội trong khuôn khổ các quốc gia dân tộc, nghĩa là quan hệ quốc tế mang bản chất giai cấp (giai cấp cẩm quyền) [40, tr.81]. Trong thời đại mới này, quan hệ quốc tế có những nét khác biệt so với thời đại đế quốc chủ nghĩa. Về chủ thể, bên cạnh giai cấp tư sản và vô sản toàn thế giới, giờ đã xuất hiện thêm lực lượng mới là các nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), là chính quyền của giai cấp vô sản. Vì vậy, quan hệ quốc tế bây giờ mang tính chất quá độ, được thể hiện qua sự đối kháng giữa chủ nghĩa đế quốc 37 đã bước vào giai đoạn khủng hoảng toàn diện nhưng vẫn còn mạnh và chủ nghĩa xã hội (CNXH) đã ra đời nhưng còn non yếu. Vì vậy, quan điểm về chủ nghĩa quốc tế vô sản là quan điểm về sự cần thiết đoàn kết của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản (CNTB). Theo Mác, giai cấp vô sản thế giới cần đoàn kết để tiến hành cách mạng thế giới, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản. Sau này, Lênin tiếp tục đề cao chủ nghĩa quốc tế vô sản khi cho rằng giai cấp tư sản là một lực lượng quốc tế, để chiến thắng CNTB cần phải có sự liên minh và đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, do các thế lực phản động và đế quốc còn mạnh nên để tồn tại và phát triển, các nước XHCN phải triệt để “lợi dụng mâu thuẫn” giữa các nước đế quốc, tìm mọi cách hòa hoãn, “thỏa hiệp” với các nước tư bản. Đây là chiến lược lâu dài, chứ không chỉ là sách lược tạm thời, mặc dù mối quan hệ giữa CNXH và CNTB xét về bản chất giai cấp là mối quan hệ đối kháng. Về vấn đề này, Lênin đã đưa ra quan điểm chung sống hòa bình giữa các nước có ý thức hệ khác nhau. Ngoài những luận điểm nêu trên, Lênin còn phát triển và làm rõ hơn một loạt các quan điểm về quan hệ quốc tế như tính chất hệ thống của quan hệ quốc tế, mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị, mâu thuẫn về thời đại, mối quan hệ giữa chính sách đối nội và đối ngoại, trong đó chính sách đối nội có vai trò quyết định và chính sách đối ngoại là sự tiếp tục của chính sách đối nội, và cũng như chính sách đối nội, chính sách đối ngoại thuộc thượng tầng kiến trúc chính trị, bị chế định bởi các lợi ích kinh tế, hoàn cảnh kinh tế của các giai cấp thống trị, bởi bản chất của chế độ kinh tế - xã hội[40, tr.74-75] Như vậy, chủ nghĩa Mác – Lênin đã lý giải rõ về việc cần thiết tăng cường đoàn kết, tình nguyện giúp đỡ nhau, hợp tác toàn diện trên tinh thần anh em, đồng chí của hai nước Lào – Việt Nam. Đó là mối quan hệ giữa hai nước XHCN do giai cấp công nhân cầm quyền, có chung hệ tư tưởng (Mác – Lênin), có chung chế độ kinh tế - chính trị (chuyên chính vô sản và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất), chung mục tiêu (xóa bỏ mọi áp bức giai cấp và dân tộc, xây dựng chủ 38 nghĩa cộng sản), được xây dựng trên các nguyên tắc của “chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa quốc tế XHCN” – “bình đẳng hoàn toàn, cùng có lợi và tương trợ theo tinh thần đồng chí”. Trong hợp tác giữa hai nước, Lào và Việt Nam luôn coi trọng hợp tác giáo dục từ buổi ban đầu của thời kỳ cách mạng cho đến nay. Bởi theo C.Mác, tư tưởng căn bản không thể hiện được gì hết, muốn thực hiện tư tưởng cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn. Vì vậy, vấn đề hợp tác về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, nhất là lực lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý được đặt ra hết sức cấp thiết để đáp ứng yêu cầu bảo vệ và phát triển chế độ của hai nước. Nhưng đồng thời, Lào và Việt Nam cũng chủ trương xây dựng mối quan hệ với các nước khác trên “các nguyên tắc chung sống hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau” như tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại trong hòa bình. Điều này thể hiện rõ nét trong chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của hai nước kể từ sau khi tiến hành đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay. Tóm lại, nhìn chung, chủ nghĩa hiện thực đã giải thích rõ động cơ hợp tác, xác định mục tiêu chính của hai nước, theo đuổi lợi ích quốc gia, tối đa hóa quyền lực (chủ nghĩa hiện thực tấn công), vấn đề tồn tại và an ninh (chủ nghĩa hiện thực phòng thủ), hướng tới hệ thống cân bằng quyền lực dựa trên nguyên tắc tự cứu và xây dựng liên minh. Chủ nghĩa tự do đề cao hợp tác giáo dục giữa hai nước và xem đó là xu thế tất yếu của thời đại hợp tác và hội nhập quốc tế. Chủ nghĩa kiến tạo nhấn mạnh vai trò của tầng lớp tinh hoa và thúc đẩy tương tác giáo dục, tư tưởng chính trị, xây dựng các cộng đồng văn hóa – tri thức liên quốc gia. Chủ nghĩa Mác – Lênin kêu gọi tình đoàn kết Lào – Việt Nam, hợp tác trên tinh thần cách mạng vô sản, thúc đẩy tiến trình phát triển cách mạng chuyển biến cả về lượng và chất. Rõ ràng, cả bốn lý thuyết quan hệ quốc tế trên đều có những luận điểm quan trọng trong phát triển quan hệ hợp tác quốc tế với các nước láng giềng ở mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục đào tạo nguồn nhân lực. 39 Mỗi lý thuyết đều chứa đựng nhiều quan điểm, xu hướng và sự đa dạng cơ bản khác nhau, góp phần làm rõ phần nào các khía cạnh của quan hệ hợp tác Lào – Việt Nam, làm sâu sắc thêm bản chất hợp tác song phương giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục (1986-2016). Tuy nhiên, trong luận án này, tác giả thiên về cách tiếp cận dựa trên điểm đồng giữa mạch lý luận chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa Mác xít tập trung lý giải mối quan hệ hợp tác giữa hai nhà nước XHCN, theo đuổi lợi ích quốc gia trong sự trùng hợp với lợi ích giai cấp trên tinh thần đồng chí. Theo đó, luận án sẽ nghiên cứu mối quan hệ hợp tác giáo dục Lào – Việt trước hết từ góc độ chính sách đối ngoại của từng nước, sự triển khai hợp tác giáo dục của các cơ quan chức năng trong hệ thống chính trị và chính quyền, và đặt tr...c tiêu chiến lược khác với các giai đoạn trước, và Việt Nam cũng vậy. Do vậy, chúng ta đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là để có thêm điều kiện lãnh đạo, chỉ đạo thắng lợi sự nghiệp này, nên nội dung chương trình đào tạo cũng phải được xây dựng cho phù hợp. Hơn nữa, giờ đội ngũ cán bộ gửi sang đào tạo ở 2 nước trình độ mọi mặt cũng đã được nâng cao hơn trước nên phương pháp đào tạo cũng phải được đổi mới, hình thức đào tạo, khung thời gian độ dài ngắn của chương trình cũng phải được cân nhắc rất cụ thể. Theo tôi, kế thừa những kinh nghiệm từ quá khứ là rất cần thiết nhưng chúng ta phải đổi mới từ nội dung chương trình, phương pháp đào tạo và các vấn đề khác thì mới nâng cao được chất lượng đào tạo. Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trong thời gian qua đã rất tích cực triển khai nhiều chương trình đào tạo cho nhau nhưng mặt khác cũng phải thành thật kiểm điểm là nội dung chương trình, phương pháp đào tạo chưa được đổi mới ngang tầm và như hai bên đòi hỏi. Tinh thần này lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước đã chỉ đạo rất nhiều lần nhưng các cơ sở đào tạo, các cơ quan ban ngành Lào gửi cán bộ sang Việt Nam cũng chưa thật đáp ứng được những điều này. Trong những năm qua, tôi phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các đồng chí Lào ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tôi yêu cầu tất cả các viện và các cơ quan chức năng phải biên soạn nội dung chương trình phù hơp với các cán bộ Lào, chứ không thể bê nguyên xi những nội dung đào tạo cán bộ Việt Nam áp cho cán bộ Lào. Để làm được điều đó, chúng tôi đề nghị các ban, bộ, ngành bên Lào gửi nhu cầu nội dung đào tạo sang Học viện để xây dựng, thiết kế nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phù hợp cho các bạn Lào với chủ trương thời gian ngắn gọn nhưng chuyển tải nội dung phải tối đa. Học viện cũng chỉ đạo trong đào tạo, bồi dưỡng cho 183 cán bộ Lào phải trình bày cả những thành tựu của Việt Nam, đồng thời cần trình bày đầy đủ, rõ ràng, thậm chí nhấn mạnh những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm, sai lầm của Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam làm được cái gì, chưa làm tốt cái gì phải trao đổi rất thẳng thắn, đầy đủ để các bạn Lào không mắc phải những hạn chế, khuyết điểm, sai sót mà Việt Nam đã mắc phải. Có thể thấy, đây là tinh thần hợp tác giáo dục đào tạo giữa hai Đảng, hai Nhà nước anh em. Đương nhiên là đói với các đối tác quốc tế khác, chúng tôi không thể trình bày hết như thế này được, nhưng với các bạn lào, các đồng chí Lào phải nói đầy đủ, thẳng thắn, thậm chí tôi còn yêu cầu nói về hạn chế, khuyết điểm nhiều hơn thành tựu, kết quả đạt được. Tóm lại, Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói riêng, công tác hợp tác giáo dục giữa hai nước nói chung cần đổi mới cả nội dung chương trình, phương pháp đào tạo và các vấn đề khác để thích ứng với bối cảnh mới và yêu cầu nhiệm vụ mới. Bởi chỉ đổi mới thì mới làm tốt hơn được công tác hợp tác giáo dục giữa hai nước. 3. Có thể thấy, cùng với việc mở cửa đất nước và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, cả Lào và Việt Nam đều đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Vì vậy, cả Lào và Việt Nam có những đối tác mới cần quan tâm nên sự suy giảm tầm quan trọng của mỗi bên đối với nhau là không tránh khỏi. Vậy từ góc nhìn của một chuyên gia quan hệ quan tế, theo đồng chí, làm thế nào để hai nước vừa đạt được những lợi ích của mình, vừa gìn giữ được mối quan hệ đặc biệt song phương? Trả lời: Hiện nay, Việt Nam đang đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Ở Lào, chúng tôi hiểu các bạn cũng làm tương tự. Điều này là tất yếu và đáng hoan nghênh, nhưng trong bối cảnh này Lào và Việt Nam cần tiếp tục khẳng định những lợi ích chiến lược song trùng. Nhân dân hai nước chúng ta, hai Đảng, hai Nhà nước chúng ta chỉ có thể thành công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nếu chúng ta biết phối hợp, hợp tác, chiến đấu bên nhau, không chỉ trong quá khứ mà cả trong hiện tại và tương lai. 184 Việt Nam luôn luôn coi mối quan hệ với Lào là mối quan hệ hàng đầu, chiến lược hàng đầu, sống còn hàng đầu. Đương nhiên để phát triển được, cả Việt Nam và Lào cũng rất cần quan hệ với các đối tác khác, trong đó có các nước phương tây, các nước tư bản chủ nghĩa, Trung Quốc, Thái Lan và nhiều quốc gia khác. Vì chúng ta rất cần những nguồn lực, kinh nghiệm, sức mạnh của các đối tác ấy. Trong hoàn cảnh này, tôi thấy rất cần thiết, hai nước Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam xác định cho thật rõ, quán triệt cho thật sáng tỏ trong toàn Đảng, toàn dân những lợi ích chiến lược sống còn, song trùng giữa hai nước và chúng ta tập trung mọi nguồn lực của chúng ta vào hợp tác trên các lĩnh vực để phục vụ lợi ích chiến lược sống còn đó. Chắc là chúng ta không đủ điều kiện để làm thật tốt, thật sâu trên mọi lĩnh vực, mọi dự án vì nguồn lực chúng ta có hạn nhưng chúng ta phải biết ưu tiên những dự án, lĩnh vực để củng cố mối quan hệ chiến lược, mối quan hệ hữu nghị truyền thống đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt – Lào, Lào – Việt. Tôi nghĩ là rất cần để tiếp tục tư duy, quyết sách và hành động có trọng tâm, trọng điểm. Quan hệ là toàn diện nhưng trong thực hiện các chương trình, dự án hợp tác phải có trọng tâm, trọng điểm và dứt khoát phải đảm bảo được hiệu quả, chất lượng. Không ít dự án công trình Việt Nam làm ở Lào, tôi biết hiệu quả chất lượng không cao. Nếu chúng ta cứ chạy theo số lượng thôi thì chúng ta không những không đạt dược mục tiêu như hai bên mong muốn mà còn rất bất lợi, chúng ta sẽ mất rất nhiều lợi thế dành cho nhau. Cho nên, mở rộng hợp tác là đương nhiên nhưng phải biết xác định, nhìn rõ trọng tâm, trọng điểm, và đảm bảo hiệu quả, chất lượng phải cao, phải là mẫu mực trong các dự án hợp tác quốc tế của các bạn Lào. Thế thì chúng ta mới xứng đáng với quan hệ đặc biệt song phương. Nếu tình trạng cứ dự án, chương trình của Việt Nam thua kém các chương trình, dự án các nước khác làm cho Lào thì có tuyên truyền mấy cũng không thuyết phục được nhân dân hai nước. Tôi sang Lào nhìn thấy một số dự án của Việt Nam làm cho Lào mà không có chất lượng, tôi đau lòng lắm. Tôi không chỉ xót cho của cải của Việt Nam mang sang đấy mà tôi thực sự xót xa cho mối quan hệ chiến lược giữa hai nước. Làm như vậy là 185 không được. Công trình Việt Nam ở Lào phải là mẫu mực về hiệu quả và chất lượng, bằng mọi cách chúng ta phải làm như vậy, đặc biệt là từ phía Việt Nam chúng tôi. Như thế mới củng cố được tính chiến lược của mối quan hệ, mới thấy tính mẫu mực của mối quan hệ. Để các đối tác khác của Lào nhìn vào, nhân dân Lào nhìn vào đấy thấy được mối quan hệ và lợi ích chiến lược đặc biệt giữa Lào – Việt, Việt – Lào. 4. Vậy lợi ích và nhu cầu của Lào và Việt Nam trong hợp tác giáo dục Lào – Việt trong thời gian qua là gì? Đâu là nhân tố cốt lõi để thúc đẩy hợp tác giáo dục Lào – Việt trong hơn 30 năm qua (1986 đến nay)? Trả lời: Lợi ích chiến lược trong hợp tác giáo dục giữa hai nước trong thời gian qua là rất rõ, không chi để xây dựng phát triển kinh tế - xã hội thuần túy mà lợi ích chiến lược trong hợp tác giáo dục giữa hai nước là để xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc chế độ chủ nghĩa xã hội ở hai nước. Sự nghiệp cách mạng mà các lãnh tụ, nhân dân hai nước đã hy sinh xương máu để có được như ngày hôm nay. Có thể trong tuyên truyền công khai, hai nước không tiện nói điều này nhưng trong luận án nghiên cứu chuyên sâu và trong đội ngũ cán bộ đảng viên dứt khoát phải nói điều đó. Lào có thể hợp tác với các đối tác khác để phát triển kinh tế-xã hội nhưng để xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa trước các thách thức lớn của thời đại thì chúng ta dứt khoát phải hợp tác với nhau, cũng như là hợp tác với trung quốc và các lực lượng xã hội chủ nghĩa khác trên thế giới. 5. Cạnh tranh trong hợp tác giữa các nước với Lào và Việt Nam là một xu hướng ngày càng rõ nét, trong đó nhân tố Trung Quốc và Thái Lan có tác động lớn đến mối quan hệ Lào – Việt nói chung, hợp tác giáo dục song phương nói riêng. Đồng chí đánh giá như thế nào về quan điểm này? Trả lời: Quan hệ nào trên thế giới hiện nay cũng đều nằm trong hoàn cảnh cạnh tranh rất lớn. Đó là chuyện rất tất yêu. Xét riêng trong mối quan hệ giữa chúng ta, những nhân tố như Trung Quốc, Thái Lan và 1 số nhân tố khác đương nhiên họ có rất nhiều lợi thế. Và như tôi vừa nói lúc nãy, cả hai nước Việt Nam và Lào cũng cần hợp tác với họ, với Trung Quốc, Thái Lan và các ước khác trong khu vực để chúng ta có thêm điều kiện, kinh nghiệm, nguồn lực, sức mạnh phát triển và bảo vê Tổ quốc. 186 Hơn nữa, cũng phải nói thêm. Trung Quốc và Thái Lan có nhiều nguồn lực, thậm chí lợi thế để xác lập và phát triển quan hệ với Việt Nam và với Lào. Hiểu như vậy thì rõ ràng là họ đang đặt ra sự cạnh tranh rất lớn với quan hệ Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. Tất nhiên, trong từng mối quan hệ hợp tác đều phải tính toán tính hiệu quả và tính khả thi. Do đó, có thể đáng ra trong dự án này Lào hợp tác với Việt Nam nhưng nếu thấy hợp tác với Trung Quốc, Thái Lan hoặc đối tác khác mà hiệu quả chắc chắn hơn thì đương nhiên Lào sẽ lựa chọn đối tác khác và lựa chọn như vậy theo tôi là hợp lý. Trong bối cảnh có sự cạnh tranh như hiện nay, từ phía Việt Nam và Lào, chúng ta phải xác định thật rõ những chương trình, dự án khả thi, có hiệu quả cao nhất với tinh thần nội dung thì hợp tác toàn diện nhưng khi thiết kế các chương trình, dự án thì phải tính toán có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo hiệu quả cao nhất. Chứ chúng ta không nên vì cạnh tranh mà hợp tác tràn lan, cuối cùng không cái gì thực hiện tốt, thì bất lợi càng thêm bất lợi. Trong khi, nếu chúng ta biết xác định trọng tâm, trọng điểm, chuẩn bị thật tốt cho từng chương trình, từng dự án thì hiệu quả sẽ được cải thiện ngay và như vậy thì chất lượng hợp tác Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam mới được nâng cao. Do đó, chúng ta cần rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc trong hợp tác giáo dục là “nâng cao quan hệ hợp tác nhờ chất lượng, chứ không phải nhờ bề rộng”. 6. Theo đồng chí, nét đặc điểm hay đặc thù trong hợp tác giáo dục giữa Lào và Việt Nam so với các quan hệ hợp tác giáo dục khác là gì? Trả lời: Là một người đã từng đi đào tạo dài hạn ở nước ngoài, tôi cho rằng đặc điểm trong hợp tác giáo dục giữa Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam là Việt Nam đào tạo cán bộ, sinh viên như thế nào thì cũng làm như vậy với các học viên Lào. Đây là điểm thật sự đặc biệt vì ở các nước người ta thường dạy cho lưu học sinh một chương trình riêng, lớp học riêng. Nhưng từ khi quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước được hình thành, các bạn Lào sang Việt Nam học thì đều học chung với người Việt Nam, ở cùng chung một ký túc xá, chia sẻ với nhau tất cả các điều kiện mà Việt Nam có. Tôi cho rằng đây là nét rất hay, rất đặc sắc và rất đáng quý trong quan hệ Việt Nam – 187 Lào, Lào – Việt Nam. Nhờ đó, chúng ta rất hiểu nhau và thương nhau, yêu quý nhau, bởi chúng ta hiểu nhau trong từng thuận lợi cũng như khó khăn, trong từng thành tựu và trong từng vấp váp, hạn chế, thiếu sót. Tôi cho rằng đặc điểm này rất đáng quý. Đương nhiên, trong hợp tác về giáo dục-đào tạo, chúng ta trong quá khứ và cũng nên trong tương lai không bao giờ được tính về lỗ lãi. Đây là nét đặc điểm rất cần được lưu ý. Nói như ngôn ngữ hiện nay trên thế giới, hợp tác giáo dục là hợp tác phi lợi nhuận. Vì vậy, chúng ta không tính toán tiền nong trong hợp tác song phương ở lĩnh vực này mà chúng ta chỉ tính đến hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực cho nhau, hiệu quả trong chính trị, tinh thần, tư tưởng, tình cảm giữa hai bên. Đây là nét rất đặc thù trong hợp tác giáo dục - đào tạo, khác với hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư – những lĩnh vực hợp tác phải tính toán lợi nhuận. Tất nhiên là chúng ta vẫn phải có hạch toán để tính toán chi phí, làm dự toán kinh phí, chế độ chính sách để chuẩn bị các điều kiện phục vụ hợp tác giáo dục song phương tốt nhất, chứ không phải để tính lỗ lãi. 7. Qua nghiên cứu và thực tiễn công tác nhiều năm trong lĩnh vực giáo dục, đồng chí đánh giá như thế nào về những kết quả đã đạt được trong hợp tác giáo dục song phương từ năm 1986 đến nay, trong đó có hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ? Nguyên nhân của những kết quả đó? Trả lời: Không chỉ chúng tôi, mà chúng tôi đi tiếp xúc với các cơ sở đào tạo khác của Việt Nam thì chúng tôi rất phấn khởi, trong hơn 30 năm qua, từ ngày hai nước đổi mới, chúng ta vẫn duy trì, phát triển, mở rộng, nâng cao các mối quan hệ, trong đó có quan hệ hợp tác giáo dục – đào tạo, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, sau đại học, giáo dục nghề nghiệp và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý. Cá nhân tôi thấy rằng, quy mô hợp tác giáo dục song phương ngày càng mở rộng, lĩnh vực ngày càng đa dạng. Tôi ở Học viện năm nay là năm thứ 32, tôi vô cùng phấn khởi, hạnh phúc, tự hào khi thấy ngày càng có nhiều anh chị em học viên Lào có mặt tại Học viện. Đây là mái trường Đảng không phải chỉ cho cán bộ đảng viên Việt Nam mà tôi đã nhiều lần nói với các bạn đây là mái trường Đảng cho cả các bạn Lào. Hai 188 Đảng chúng ta là cùng 1 đảng trước kia, Đảng Cộng sản Đông Dương. Chúng ta có chung các lãnh tụ, lãnh tụ Hồ Chí Minh và lãnh tụ Cayxỏn Phônvihẳn. Nhân dân chúng ta yêu quý như nhau. Cho nên, trường này là trường Đảng Trung ương không chỉ cho người Việt Nam mà còn cho các bạn Lào. Đây là kết quả lớn nhất chúng ta không chỉ duy trì mà còn mở rộng rất là rõ rệt. Chiều sâu của các mối quan hệ đào tạo cũng được nâng cao rõ rệt. Các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước Lào đều có mặt ở Học viện, từ cán bộ dự nguồn, cán bộ đương chức, cán bộ các ban đảng đều qua đây đào tạo, bồi dường. Tôi sang Lào đi đâu từ cấp Trung ương đến cơ sở cũng gặp các cán bộ lãnh đạo, quản lý rất thông thạo tiếng Việt. Cái đó phản ánh chất lượng, quy mô đào tạo giữa hai nước phải rất lớn thì mới như thế. Chắc bạn phải biết rõ hơn tôi, hiện nay trong Trung ương Đảng Lào hiện nay hầu hết các đồng chí đều nói được tiếng việt, trong Bộ Chính trị thì các đồng chí đều thành thạo tiếng Việt. Trên lĩnh vực giáo dục đại học, cũng rất đa dạng hóa, Thậm chí giờ các trường đại học ở các tỉnh, các trường chính trị ở địa phương cũng mở rộng quan hệ song phương với các tỉnh cua Lào. Dù các bạn cũng đã gửi học viên Lào đi học ở các nước rất nhiều nhưng sinh viên Lào, học viên Lào ở Việt Nam rất đông và được đào tạo trên tất cả các ngành nghề. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải thành thật nhìn nhận vào sự thật, chất lượng đào tạo học viên Lào tại Việt Nam thật sự chưa được cao. Trong đó có nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân mà chúng tôi cứ tự phê bình nhau là: đội ngũ giảng viên Việt Nam chưa thật nghiêm khắc với học viên Lào vì rất thương yêu nhau, quý mến nhau, nể nang nhau cho nên không thật khắt khe trong chất lượng. Có thể là yêu cầu với sinh viên Việt Nam phải thế này mới được nhưng với các bạn Lào nếu chưa được thế thì chúng tôi hay châm chước, cái đó tôi đã nhiều lần giải thích với các đồng nghiệp Việt Nam, như thế là chúng ta vô tình hại nhau. Thương nhau, yêu quý nhau là phải nghiêm khắc với nhau trong học tập, đào tạo, nhưng nói thì dễ, làm thì khó lắm. 189 Hơn nữa, chúng tôi đã đề nghị đầu vào khi gửi sang Việt Nam phải chuẩn. Hiện nay thì có những học viên Lào được cử sang đào tạo, bồi dưỡng rất giỏi, nhưng cũng có những học viên rất khó khăn trong tiếp thu chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Việt Nam. Đáng lý ra, các học viên còn khó khăn trong tiếp thu thì học riêng một lớp và sang Việt Nam học chương trình bồi dưỡng, cập nhật, bổ túc kiến thức trước khi vào chương trình chính nhưng phía Lào lại không phân loại trình độ và chuẩn hóa đầu vào ngay từ đầu, gây khó khăn cho quá trình triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại Việt Nam. Tôi nói lại, tình cảm ý chí chúng ta không thiếu, nhưng chúng ta thiếu sự nghiêm khắc, kỷ cương trong học tập và đánh giá. Chúng ta phải sẵn sàng đánh trượt, cho học lại những học viên Lào nào không chăm chỉ học tập, không đủ trình độ và bao giờ chúng ta làm được thế thì chất lượng mới được nâng cao. Với tư cách là người trực tiếp làm việc trong lĩnh vực này, tô cho rằng, việc học viên Lào chưa thật đạt chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đề ra mà vẫn tạo điều kiện cho học viên đó tốt nghiệp thì một mặt cũng tạo thuận lợi cho cá nhân đồng chí Lào tiếp tục công tác và phát triển nhưng về lâu dài thì không lợi cho cả hai phía, nhất là cho quan hệ đặc biệt Lào – Việt, Việt – Lào. 8. Từ thực tiễn hơn 30 năm hợp tác giáo dục song phương Lào – Việt (1986-nay) và thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Lào của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, xin đồng chí rút ra một số bài học kinh nghiệm trong hợp tác giáo dục song phương nói chung và hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nói riêng? Những kiến nghị, đề xuất của đồng chí để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai bên? Trả lời: Tôi nghĩ để ngày càng phát triển mối quan hệ hợp tác giáo dục thì việc tuyên truyền về Lào ở Việt Nam và tuyên truyền về Việt Nam ở Lào cần phải làm tốt hơn. Người đi học phải hiểu, phải có cảm tình, có yêu thích thì mới sẵn sàng sang Lào hay sang Việt Nam học. Hiện rất ít người Việt Nam sang Lào học tập, bồi dưỡng, và rất ít người Việt Nam nói được tiếng Lào. Đây là hạn chế, khuyết điểm của Việt Nam cần phải khắc phục. Hai nước là anh em của nhau thì ca hai nước phải hiểu 190 nhau mà để hiểu nhau thì phải qua giáo dục – đào tạo. Người Việt Nam phải sang Lào học, người Lào phải sang Việt Nam học thì mới hiểu nhau sâu sắc được. Để thúc đẩy được quan hệ hợp tác giáo dục thì người Việt Nam phải hiểu Lào hơn, phải tăng cường sang Lào học tập, nghiên cứu nhiều hơn. Thứ hai, Việt Nam phải nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo bồi dưỡng cho các bạn Lào. Nâng cao chất lượng là giải pháp tối ưu để mở rộng hợp tác. Không được dễ dãi, nể nang. Thứ ba, cũng cần phải xác định xem những ngành gì là ngành Lào đang cần thiết nhất, ưu tiên vào những lĩnh vực ấy, chứ không đào tạo theo những gì mà Việt Nam đang có, hay mời các bạn Lào sang đào tạo những lĩnh vực mà các bạn chưa có nhu cầu. Chúng ta phải nghiên cứu thật kỹ nhu cầu của Lào và sau đó hai nước mới giới thiệu cho nhau những khả năng đào tạo, bồi dưỡng của nhau. Đương nhiên, cái cần thiết cuối cùng là lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước phải tiếp tục có sự quan tâm chỉ đạo sát sao, thường xuyên. Tôi cho rằng đây là cái cực kỳ quan trọng. Lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước đã quan tâm rồi tiếp tục quan tâm, đã quan tâm rồi quan tâm hơn nữa, sâu sắc rồi phải sâu sắc hơn nữa thì ở dưới mới có chuyển động, chứ vấn đề này kkhông phải là chuyện các trường tự quyết được. Các trưởng lẻ tẻ tự quyết chỉ ở một tầm nào đó thôi, chứ ở tầm vĩ mô cần có sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước./. 191 Phụ lục 4 Xin ý kiến đồng chí Nguyễn Ngọc Tha ng, Bí thu thứ nha t phụ trách lĩnh vu c giáo dục, Ph ng Kinh tế, va n hóa, giáo dục, Đại sứ quán Vi t Nam tại Lào 1. Là người đang trực tiếp làm việc trong lĩnh vực hợp tác giáo dục giữa Lào và Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, đồng chí đánh giá như thế nào về chính sách và thực tiễn triển khai các nội dung hợp tác giáo dục song phương giữa hai nước trong thời gian qua, nhất là từ 1986 đến nay? Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó? Trả lời: Việt Nam đã đáp ứng cơ bản cho Lào về đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực bậc cao. Như những năm 1990 -2000, Việt Nam đào tạo cho Lào hàng năm từ 350-550 người/năm thì giai đoạn 2000-2010 con số là 550- 650/năm và giai đoạn 2010-2020 là 1000 học bổng/năm. Cụ thể: Nếu năm học 2010- 2011 chỉ có chưa đến 6000 LHS Lào học tập tại 70 cơ sở giáo dục của Việt Nam thì trong năm học 2019-2020 tổng số lưu học sinh Lào đang học tập tại Việt Nam là 16.075 người, trong đó diện Hiệp định là 4.480 người, diện ngoài Hiệp định là 11.595 người, gồm tất cả các bậc học Trung cấp, Cao đẳng, Đại học và Sau đại học: Học sinh tự túc: 5.110 người; học sinh do các tỉnh của Việt Nam tài trợ: 6.480 người; các Tổ chức tài trợ: 05 người, được phân bổ học tập nghiên cứu tại 185 cơ sở giáo dục của Việt Nam. Nguyên nhân của thành tựu trên là: Việt Nam luôn luôn coi trọng và ưu tiên trong hợp tác giáo dục, từ đó nhằm củng cố mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với nhân dân và đất nước Lào anh em trong suốt chiều dài lịch sử cũng như tương lai. Hạn chế: Chất lượng đào tạo học bổng các diện ngoài Hiệp định còn chưa cao, ngành nghề đào tạo còn chưa theo phân bố nguồn nhân lực tổng thể của Lào, phần lớn theo nhu cầu người học. Nguyên nhân: Do các địa phương hai nước còn chưa thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục hai nước như, chất lượng đầu vào còn thấp, học sinh –sinh viên trước khi đi học Việt Nam còn chưa được học dự bị 192 tiếng Việt tại Lào (theo quy định cần học 4 tháng) và học bổng ngoài Hiệp định được đào tạo ở các trường của địa phương, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng. Trong những năm qua chúng tôi đã tham mưu để có những chính sách hiệu quả như: Trong giai đoạn 2011-2020, Bộ GDĐT đã rà soát, nghiên cứu, xây dựng, tham mưu chỉnh sửa, ban hành hoặc trực tiếp ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn, thỏa thuận hợp tác với những chính sách đổi mới nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho Lào. Các văn bản được ban hành đã đưa ra các yêu cầu chặt chẽ về tuyển chọn sinh viên Lào, về trình độ tiếng Việt khi sang học dự bị, về trình độ tiếng Việt khi vào học chuyên ngành, tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đào tạo LHS Lào, quy định về công tác quản lý toàn diện LHS Lào của Bộ GDĐT, mức chi cho LHS Lào ...Cụ thể: Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 05/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực giúp Lào; Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT ngày 01/9/2015 ban hành Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài; Thông tư số 30/2018/TT- BGDĐT ngày 24/12/2018 ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam; Thông tư số 24/2018/TT-BTC ngày 12 tháng 3 năm 2018 hướng dẫn quản lý kinh phí đào tạo cho lưu học sinh Lào và Campuchia (diện Hiệp định) học tập tại Việt Nam; Nghị định thư về hợp tác đào tạo giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký ngày 26/4/2017 cho giai đoạn 2017-2022; Các kế hoạch hợp tác hàng năm (2011-2020) giữa Bộ GDĐT nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ GDTT nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 2. Theo đồng chí, những khó khăn và thách thức mà quan hệ hợp tác Lào – Việt nói chung, hợp tác giáo dục song phương nói riêng phải đối mặt khi hai nước tiến hành mở cửa và hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới từ năm 1986 đến nay là gì? Trả lời: Giáo dục đào tạo làm sao đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế và khu vực, hai nước Việt Nam -Lào đều đứng trước 193 những khó khăn thách thức lớn vì so với sự phát triển giáo dục của các nước trên thế giới và khu vực hai nước còn nhiều khó khăn. Vậy cần phải nghiên cứu và cải cách chương trình giáo dục quốc gia cho phù hợp với khu vực và quốc tế, hai bên phải tạo điều kiện cho các cơ quan, các cơ sở đào tạo hợp tác luôn trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu khoa học giáo dục nhiều ngành, lĩnh vực với nhau. 3. Có thể thấy, cùng với việc mở cửa đất nước và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, cả Lào và Việt Nam đều đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Vì vậy, cả Lào và Việt Nam có những đối tác mới cần quan tâm nên sự suy giảm tầm quan trọng của mỗi bên đối với nhau là không tránh khỏi. Vậy từ góc nhìn của mình, theo đồng chí, làm thế nào để hai nước vừa đạt được những lợi ích của mình, vừa gìn giữ được mối quan hệ đặc biệt song phương? Trả lời: Nhằm tăng cường hợp tác giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, hai Đảng, hai chính phủ và nhân dân hai nước phải tiếp tục phát huy tinh thần hữu nghị vĩ đại đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện, có chính sách chiến lược và kế hoạch hợp tác từng giai đoạn, hai bên luôn tạo điều kiện cho các cơ quan, các sở ban ngành hợp tác với nhau từ Trung ương đến địa phương đảm bảo lợi ích của hai bên 4. Vậy lợi ích và nhu cầu của Lào và Việt Nam trong hợp tác giáo dục Lào – Việt trong thời gian qua là gì? Đâu là nhân tố cốt lõi để thúc đẩy hợp tác giáo dục Lào – Việt trong hơn 30 năm qua (1986 đến nay)? Trả lời: Việt Nam giúp Lào trong lĩnh vực GDĐT với tình cảm hoàn toàn trong sáng, thủy chung, gắn bó giữa hai nước trong suốt chiều dài lịch sử, sự giúp đỡ nhau này không vì lợi ích, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Giúp bạn là giúp minh”. 5. Liệu lĩnh vực hợp tác đào tạo và chất lượng đào tạo lưu học sinh trong hợp tác giáo dục giữa hai nước đã đáp ứng được kỳ vọng và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của hai nước? Trả lời: Hoàn toàn đáp ứng được, như chúng ta đã từng biết tới các Lãnh đạo cấp cao của Lào cùng các nhà kinh doanh có tiếng của Lào ngày nay đã từng 194 được đào tạo tại Việt Nam. Ngoài ra, các LHS được chứng kiến thực tế sự hăng say lao động, tính cần cù chịu khó của người Việt Nam từ đó có tác động tích cực tới bản tính và nét văn hóa của người Lào vốn dĩ cuộc sống dễ dàng khi được thiên nhiên ưu đãi trong quá khứ, để phấn đấu lao động, thích nghi với điều kiện ngày càng khó khăn hơn. 6. Theo đồng chí, tại sao trong những năm gần đây có sự gia tăng nhanh chóng và đột phá số lượng lưu học sinh Lào diện ngoài Hiệp định sang Việt Nam học tập và nghiên cứu? Theo thống kê năm 2016, có tới hơn 10.000 lưu học sinh Lào diện ngoài Hiệp định trong tổng số 14.209 lưu học sinh Lào học tập tại Việt Nam. Xu hướng này phản ánh điều gì và cũng đặt ra những vấn đề gì trong hợp tác giáo dục Lào – Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới? Trả lời: Như nêu trên, số lượng ngày càng nhiều LHS Lào đăng ký sang học tại VN phản ánh sự quan tâm nhất quán từ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục và nhân dân hai nước đồng tình ủng hộ. Vì vậy, chúng tôi cần làm tốt hơn những hạn chế nêu trên như: Quan tâm về chế độ chính sách (ăn ở,nuôi dưỡng); kiểm soát tốt chất lượng đào tạo, tìm ta giải pháp để tăng cường chất lượng như tăng cường việc học tiếng Việt cho cán bộ học sinh, sinh viên Lào tại Lào để LHS vượt qua rào cản ngôn ngữ từ đó tiếp thu kiến thức chuyên ngành được tốt hơn. Vì vậy, các LHS diện Hiệp định có kết quả ngang bằng sinh viên Việt Nam. Ngoài ra, giáo dục Việt Nam có sự phát triển trong những năm gần đây, nhiều cơ sở đào tạo, có nhiều ngành nghề phù hợp với khả năng học tập cảu LHS Lào và chi phí học tập không cao phù hợp với khả năng kinh tế của người học về văn hóa có nhiều tương đồng, có lẽ vậy mà Việt Nam là địa chỉ tin cậy thu hút LHS Lào. 7. Cạnh tranh trong hợp tác giữa các nước với Lào và Việt Nam là một xu hướng ngày càng rõ nét, trong đó nhân tố Trung Quốc và Thái Lan có tác động lớn đến mối quan hệ Lào – Việt nói chung, hợp tác giáo dục song phương nói riêng. Qua thực tiễn công tác của mình, đồng chí đánh giá như thế nào về tác động của hai nhân tố này? 195 Trả lời: Chúng tôi giúp các bạn Lào bằng tình cảm bằng tấm lòng chân thành, sự cảm thông và chia sẻ, có lẽ vì thế mà các bạn Lào tin tưởng ủng hộ. 8. Theo đồng chí, nét đặc điểm hay đặc thù trong hợp tác giáo dục giữa Lào và Việt Nam so với các quan hệ hợp tác giáo dục khác là gì? Trả lời: Vẫn là tình cảm như đã nêu trên và Đồng chí Bun-nhăng Vô-la-chít, trong chuyến thăm Việt Nam năm 2007 trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đã tổng kết: “Lịch sử mối quan hệ Lào – Việt Nam trong thế kỷ qua không chỉ minh chứng cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng của hai dân tộc, mà còn thể hiện một mối quan hệ trong sáng và hiếm có trong quan hệ quốc tế của thời đại hiện nay. Trong điều kiện mới này, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Lào – Việt Nam ngày càng không ngừng được vun đắp và mãi mãi xanh tươi”. 9. Qua thực tiễn công tác nhiều năm trong lĩnh vực giáo dục, xin đồng chí rút ra một số bài học kinh nghiệm trong hợp tác giáo dục song phương giữa hai nước? Những kiến nghị, đề xuất của đồng chí để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai bên? Trả lời: Như Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản đã căn dặn: “Chúng ta phải nhận thức mối quan hệ giữa Lào và Việt Nam tuy là quý hơn ngọc quý nhất, song cũng phải thường xuyên chăm lo, vun đắp cho trong sáng hơn nữa”. Trong bối cảnh thế giới, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang đối mặt với nhiều thách thức cả truyền thống và phi truyền thống, ở cả hai nước đều có những thay đổi lớn lao, hai nước chúng ta cần không ngừng vun đắp và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đặc biệt này, đưa hợp tác toàn diện trong lĩnh vực giáo dục đào tạoViệt - Lào đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn để hai nước anh em chúng ta sánh vai tiến bước vững vàng vào thời đại mới, hiện thực hóa ước mong của các vị Lãnh đạo tiền bối. Các đề xuất kiến nghị của riêng cá nhân tôi vẫn là sự quan tâm của Lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào, Lào –Việt Nam, để tăng cường đào tạo thế hệ trẻ hai nước hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu sắc lịch sử mối quan hệ 196 hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam từ đó không ngừng xây dựng, vun đắp và phát triển lên tầm cao mới; Tiếp tục đề nghị Chính phủ Việt Nam tăng mức sinh hoạt phí cho LHS Lào nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng quan tâm hơn đến các chính sách cho LHS như về miễn phí Visa lưu trú và bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho LHS học diện ngoài Hiệp định để các em an tâm trong học tập nghiên cứu./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_he_hop_tac_lao_viet_nam_trong_linh_vuc_giao_duc.pdf
  • pdfTóm tắt luận án_NCS Soulatphone Bounmapheth.pdf
  • docTrang thông tin luận án_Soulatphone Bounmaphet.doc
Tài liệu liên quan