Luận án Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với Tiếng Việt

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THANH MINH SỰ TÌNH PHÁT NGÔN TRONG TIẾNG ANH, ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học so sánh,đối chiếu Mã số: 9 22 20 24 LUẬN ÁN TIỄN SĨ NGÔN NGỮ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Hƣớng dẫn 1: GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp Hƣớng dẫn 2: PGS.TS. Hoàng Tuyết Minh HÀ NỘI, 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận kh

pdf167 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oa học của luận án chưa được công bố trong bất kì công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thanh Minh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾTLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................... 6 1.1. Tình hình nghiên cứu sự tình phát ngôn .............................................................. 6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu sự tình phát ngôn trên thế giới ........................................... 6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu sự tình phát ngôn trong nước ............................................ 9 1.2. Cơ sở lí thuyết liên quan đến luận án ................................................................. 11 1.2.1. Ngữ pháp chức năng với vấn đề ba bình diện của câu ....................................... 11 1.2.1.1. Khái quát về lí thuyết ba bình diện của câu ..................................................... 12 1.2.1.2. Mối quan hệ giữa ba bình diện ngữ pháp - ngữ nghĩa - ngữ dụng ................... 23 1.2.2. Khái quát về sự tình và sự tình phát ngôn .......................................................... 25 1.2.2.1. Khái quát về sự tình ......................................................................................... 25 1.2.2.2. Về các kiểu sự tình ........................................................................................... 26 1.2.2.3. Khái quát về sự tình phát ngôn ........................................................................ 30 1.2.2.4. Đặc trưng của sự tình phát ngôn ..................................................................... 34 1.2.2.5. Các kiểu sự tình phát ngôn............................................................................... 38 1.2.3. Khái quát về ngôn ngữ học so sánh đối chiếu .................................................... 38 1.3. Tiểu kết .................................................................................................................. 41 CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM VỊ TỐ TRONG SỰ TÌNH PHÁT NGÔN TIẾNG ANH, ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT ..................................................................... 43 2.1. Khái quát về vị tố phát ngôn trong sự tình phát ngôn tiếng Anh .................... 43 2.1.1. Đặc trưng của vị tố tiếng Anh ............................................................................. 43 2.1.2. Phân loại vị tố phát ngôn trong sự tình phát ngôn tiếng Anh ............................. 45 2.2. Đặc điểm của vị tố phát ngôn trong sự tình phát ngôn tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................................................................................ 46 2.2.1. Vị tố phát ngôn trong sự tình phát ngôn tiếng Anh ............................................. 50 2.2.1.1. Vị tố phát ngôn tiếng Anh được biểu thị bằng động từ nói năng chính danh .. 50 2.2.1.2. Vị tố phát ngôn tiếng Anh được thể hiện bằng động từ nói năng không chính danh ............................................................................................................................... 71 2.2.2. Vị tố phát ngôn trong sự tình phát ngôn tiếng Việt ............................................. 89 2.2.2.1. Vị tố phát ngôn tiếng Việt được biểu thị bằng động từ nói năng chính danh .. 89 2.2.2.2. Vị tố phát ngôn tiếng Việt được thể hiện bằng động từ nói năng không chính danh ............................................................................................................................. 108 2.2.3. Đối chiếu vị tố của sự tình phát ngôn tiếng Anh và sự tình phát ngôn tiếng Việt .............................................................................................................................. 113 2.2.3.1. Những điểm giống nhau ................................................................................. 113 2.2.3.2. Những điểm khác nhau ................................................................................... 115 2.3. Tiểu kết ................................................................................................................ 117 CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM THAM THỂ TRONG SỰ TÌNH PHÁT NGÔN TIẾNG ANH, ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT ..................................................... 119 3.1. Khái quát về tham thể trong cấu trúc sự tình phát ngôn tiếng Anh ............. 119 3.2. Đặc điểm của các tham thể trong sự tình phát ngôn tiếng Anh và tiếng Việt119 3.2.1. Đặc điểm của các tham thể trong sự tình phát ngôn tiếng Anh ........................ 119 3.2.1.1. Tham thể cơ sở ............................................................................................... 119 3.2.1.2. Vấn đề chu cảnh trong sự tình phát ngôn tiếng Anh ...................................... 133 3.2.2. Đặc điểm của các tham thể trong sự tình phát ngôn tiếng Việt ........................ 135 3.2.2.1. Tham thể cơ sở ............................................................................................... 135 3.2.2.2. Vấn đề chu cảnh trong sự tình phát ngôn tiếng Việt ...................................... 140 3.2.3. Tương quan giữa các thành tố trong cấu trúc STPN và cấu trúc ngữ pháp của câu ............................................................................................................................... 140 3.2.4. Đối chiếu tham thể của sự tình phát ngôn tiếng Anh và sự tình phát ngôn tiếng Việt ..................................................................................................................... 143 3.2.4.1. Những điểm giống nhau ................................................................................. 143 3.2.4.2. Những điểm khác nhau ................................................................................... 145 3.3. Tiểu kết ................................................................................................................ 146 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ...................... 151 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 152 DANH MỤC VIẾT TẮT STT Viết tắt Nghĩa 1. BN Bổ ngữ 2. CC Chu cảnh 3. CN Chủ ngữ 4. ĐNT Đích ngôn thể 5. ĐTNN Động từ nói năng 6. HĐNN Hành động nói năng 7. HĐNT Hành động ngôn từ 8. HVNN Hành vi ngôn ngữ 9. NT Ngôn thể 10. NPCN Ngữ pháp chức năng 11. PNT Phát ngôn thể 12. SSĐC So sánh đốichiếu 13. STPN Sự tình phát ngôn 14. STPNTA Sự tình phát ngôn tiếng Anh 15. STPNTV Sự tình phát ngôn tiếng Việt 16. TNT Tiếp ngôn thể 17. TTCS Tham thể cơ sở 18. VT Vị tố 19. VTPN Vị tố phát ngôn 20. VTPNTA Vị tố phát ngôn tiếng Anh 21. VTPNTV Vị tố phát ngôn tiếng Việt 22. VN Vị ngữ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngữ pháp chức năng ra đời đã đem đến cho ngôn ngữ thêm một cách tiếp cận mới, tiếp cận ngôn ngữ trên cả ba bình diện vừa độc lập vừa tương tác với nhau là bình diện ngữ pháp, bình diện ngữ nghĩa và bình diện ngữ dụng. Mô hình lí thuyết này được dùng để soi sáng nhiều hiện tượng ngôn ngữ ở nhiều cấp độ vốn được coi là nan giải đối với các khuynh hướng ngữ pháp hình thức. Từ góc nhìn của ngữ pháp chức năng, những hiện tượng nan giải này được lý giải một cách hiệu quả hơn, hợp lí hơn. Thực tế nghiên cứu cho thấy rằng trong số các vấn đề được ngữ pháp chức năng quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây có vấn đề các loại hình sự tình trong các ngôn ngữ khác nhau. Việc nghiên cứu các loại sự tình trong tiếng Anh nói chung được một số tác giả theo hướng chức năng quan tâm nghiên cứu, như: S. Dik (1997), W.L. Chafe (1981), M.A.K Halliday (1985, 1994), M.A.K Halliday và M.I.M Matthiessen (2004), C. Cobuild (1990), G. Thompson (1996, 2004)... Các công trình nghiên cứu trước đây đã đưa ra được mô hình chung của sự tình phát ngôn nói chung như số lượng các thành tố trong sự tình phát ngôn, vị trí các thành tố trong sự tình phát ngôn. Tuy nhiên, sự tình phát ngôn trong tiếng Anh vẫn chưa quan tâm nghiên cứu sâu nên còn nhiều vấn đề mới được đưa ra mà chưa được giải quyết sâu, như vấn đề về vị tố phát ngôn, vấn đề các tham thể và chu cảnh của sự tình phát ngôn, sự giống và khác nhau giữa sự tình phát ngôn tiếng Anh và sự tình phát ngôn tiếng Việt... Ở Việt Nam, công trình nghiên cứu sự tình phát ngôn trong tiếng Việt được nhiều tác giả bàn đến như Cao Xuân Hạo (1991), Nguyễn Thị Quy (1995), Diệp Quang Ban (2012), Hoàng Văn Vân (2005). Ngoài ra, sự tình phát ngôn tiếng Việt còn là đề tài của một số luận văn luận án, tiêu biểu là Lê Thị Thơm (2012). Trong luận án này, tác giả đã cung cấp một bức tranh tổng quát về sự tình 2 phát ngôn trong tiếng Việt từ góc nhìn ngữ nghĩa - ngữ pháp - ngữ dụng. Như vậy, chưa có công trình nào nghiên cứu sự tình phát ngôn tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt, dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt của loại sự tình này trong hai ngôn ngữ. Là kiểu sự tình có vai trò quan trọng và xuất hiện nhiều trong giao tiếp cũng như trong một số loại hình văn bản, sự tình phát ngôn tiếng Anh cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn, nhất là trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay. Trong sử dụng và giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường, giáo viên và học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định các vị tố phát ngôn, cấu trúc ngữ nghĩa của các tham thể. Vì vậy, việc nghiên cứu tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt là việc làm cần thiết trong quá trình dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam, trong đó có vấn đề nghiên cứu các loại sự tình từ góc độ so sánh đối chiếu. Chính vì các lí do trên, chúng tôi lựa chọn “Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt” dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng làm đối tượng nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ đặc điểm của sự tình phát ngôn trong tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt của các vị tố, các tham thể trong sự tình phát ngôn (STPN) tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc nhìn của ngữ pháp chưc năng hệ thống (NPCNHT). Để đạt được các mục đích trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ sau: - Khảo sát cơ sở lý luận về ngữ pháp chưc năng hệ thống theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới và ở Việt Nam để từ đó xác lập khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài; - Khảo sát, thống kê, phân loại và miêu tả đặc trưng của các vị tố, các tham thể trong STPN tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc nhìn của NPCNHT. - So sánh đối chiếu để tìm ra những tương đồng và khác biệt của các vị tố, các tham thể trong STPN tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc nhìn của NPCNHT. 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là vị tố, tham thể và các chu cảnh trong sự tình phát ngôn tiếng Anh và sự tình phát ngôn tiếng Việt. Phạm vi nghiên cứu của luận án là đặc điểm ngữ pháp, đặc điểm ngữ nghĩa và đặc điểm ngữ dụng của các vị tố và các tham thể trong sự tình phát ngôn tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt. Tư liệu của luận án là 2411 câu chứa sự tình phát ngôn tiếng Anh được thu thập từ 08 tác phẩm văn học Anh - Mỹ, bao gồm: The thorn birds (Colleen Mccullough); Harry Potter and the Philosopher‟s Stone (J. K. Rowling); Harry Potter Chamber of and the Secrets (J. K. Rowling); Harry Potter and the Prisoner of Azkaban (J. K. Rowling); Harry Potter and the Goblet of Fire (J. K. Rowling); Harry Potter and the Order of the Phoenix (J. K. Rowling); Gone with the wind (Margaret Mitchell) và If Tomorrow Comes (Sidney Sheldon) (1985). Bản dịch tiếng Việt của tác phẩm The thorn birds mà chúng tôi lựa chọn là bản dịch "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" của Phạm Mạnh Hùng. Tuyển tập Harry Potter chúng tôi lựa chọn các bản dịch của Lý Lan. Tiểu thuyết Gone with the wind chúng tôi chọn bản dịch của Dương Tường. Tiểu thuyết If Tomorrow Comes chúng tôi chọn bản dịch của Nguyễn Bá Long. Tư liệu tiếng Việt được thu thập được từ trong các tác phẩm văn học sau: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và cô gái đến từ hôm qua (Nguyễn Nhật Ánh); tuyển tập Nam Cao; tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Công Hoan; tuyển tập truyện ngắn Chu Lai, tuyển tập truyện ngắn Vũ Trọng Phụng; truyện ngắn nữ đặc sắc Việt Nam từ 1986 đến nay, ăn mày dĩ vãng (Chu Lai). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Khi tiến hành công việc nghiên cứu về sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt, luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng khi miêu tả 4 các đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của các vị tố, tham thể và chu cảnh trong sự tình phát ngôn tiếng Anh, và sự tình phát ngôn tiếng Việt. - Phương pháp so sánh đối chiếu: Phương pháp này được sử dụng để đối chiếu tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa sự tình phát ngôn tiếng Anh và sự tình phát ngôn tiếng Việt và chỉ ra các đặc điểm đặc trưng của sự tình phát ngôn trong hai ngôn ngữ này. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng các thủ pháp sau: - Thủ pháp phân tích thành tố nghĩa: Thủ pháp này được dùng để phân tích các thành tố nghĩa biểu hiện của sự tình phát ngôn tiếng Anh và các tham thể, đặc biệt là phân tích đặc điểm của động từ nói năng với vai trò là vị tố của sự tình phát ngôn tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt. - Thủ pháp thống kê phân loại: Thủ pháp này được sử dụng để thống kê các loại các vị tố, các tham thể và phân loại các loại này trong sự tình phát ngôn tiếng Anh và tiếng Việt. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đã chỉ ra các đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của vị tố, các tham thể và chu cảnh trong sự tình phát ngôn tiếng Anh, đối chiếu với sự tình phát ngôn tiếng Việt. Những kết quả nghiên cứu này có thể góp phần vào việc giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường và góp phần tìm hiểu thêm về văn hóa của người Anh trong giao tiếp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về lý luận: Luận án làm sáng tỏ các đặc điểm của sự tình phát ngôn tiếng Anh và tiếng Việt trên các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Trên cơ sở đó làm sáng tỏ những tương đồng và khác biệt trong sự tình phát ngôn tiếng Anh và tiếng Việt ở các bình bình diện nói trên. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể áp dụng vào trong quá trình giảng dạy sự tình phát ngôn tiếng Anh (STPNTA) và sự tình phát ngôn tiếng Việt (STPNTV), giúp giáo viên có cơ sở để giảng dạy các đặc 5 trưng cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc nghĩa biểu hiện của các phát ngôn tiếng Anh và tương đương của chúng trong tiếng Việt. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết liên quan đến luận án Trong chương này, chúng tôi trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước của sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, nhấn mạnh đến tình hình nghiên cứu động từ nói năng trong tiếng Anh và tiếng Việt. Cơ sở lí thuyết liên quan đến luận án gồm: lý thuyết về ngữ pháp chức năng, lý thuyết về sự tình (khái quát về khái niệm liên quan đến sự tình, sự tình phát ngôn và những đặc trưng cơ bản của sự tình phát ngôn trong tiếng Anh và tiếng Việt, phân loại sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt), lý thuyết về ba bình diện của câu là ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng; lí thuyết về so sánh đối chiếu. Chương 2: Đặc điểm vị tố trong sự tình phát ngôn tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt Trong chương này, luận án phân loại và miêu tả các vị tố phát ngôn của tiếng Anh và tiếng Việt. Thông qua miêu tả, luận án chỉ ra những tương đồng và khác biệt của vị tố phát ngôn trong hai ngôn ngữ này. Chương 3: Đặc điểm tham thể trong sự tình phát ngôn tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt Chương này miêu tả các tham thể trong sự tình phát ngôn tiếng Anh trên cả 3 bình diện (ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng). Thông qua miêu tả, luận án chỉ ra những tương đồng và khác biệt của các tham thể phát ngôn trong hai ngôn ngữ này. Cuối cùng là phần Phụ lục của luận án. 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu sự tình phát ngôn 1.1.1. Tình hình nghiên cứu sự tình phát ngôn trên thế giới Ngữ pháp chức năng (NPCN) là một hướng tiếp cận mới của ngôn ngữ học cuối thế kỷ XX. Ngữ pháp chức năng đã nghiên cứu các quy tắc chi phối hoạt động của ngôn ngữ trên các bình diện hình thức và nội dung trong mối liên hệ có tính chức năng thông qua việc quan sát cách sử dụng ngôn ngữ. Các loại sự tình nói chung là một trong những trọng tâm nghiên cứu của NPCN. Qua văn liệu, có thể thấy việc nghiên cứu động từ và câu trong tiếng Anh theo ngữ pháp chức năng đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm. Có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Các tác giả tiêu biểu gồm: M.A.K. Halliday (1985, 1994); S.C Dik, Simon (1989, 1997, 2005); A. Siewierska (1991); Alice Caffarel (2006), T.Givón (1984, 1990), J.R. Martin& et al (1985, 1997), S.C Dik (1997, 2005)... Các công trình này đã cho những kết quả quan trọng trên bình diện tổng thể về câu nói chung và câu với động từ nói năng nói riêng. Trong số các tác giả tiêu biểu của ngữ pháp chức năng trong tiếng Anh thì S. C. Dik (1989, 1997, 2005), M.A.K Halliday (1985, 1994) và T.Givón (1984, 1990) được xem là những đại diện tiêu biểu và người có công lớn trong việc đề xuất một mô hình các kiểu sự tình phù hợp cả về phương diện lí luận và thực tiễn. S. C. Dik coi động từ là thành phần tạo nên kết cấu vị ngữ hạt nhân, mà kết cấu vị ngữ hạt nhân là một chỉnh thể chỉ định của một lớp các sự tình.Theo ông, loại sự tình [- động] (- dynamic) là loại sự tình không bao hàm bất kỳ sự biến đổi nào, và được gọi là tình huống (situation). Tất cả những sự tình không phải là tình huống là những sự tình [+động] (+dynamic), là các sự kiện (event). Giữa tình huống và sự kiện, Dik phân biệt chúng với thông số [+ chủ ý] 7 (controlled/ uncontrolled), khi mà các thực thể tham gia có khả năng quyết định sự tình đó tồn tại được hay không. Sự tình được cho là [-chủ ý] là sự tình không kiểm soát được, tức khi mà các thực thể tham gia trong đó không có khả năng quyết định sự tồn tại của sự tình. Với quan điểm về cấu trúc ngữ nghĩa của câu, W.L Chafe (1970) cho rằng câu được “cấu tạo xung quanh yếu tố vị ngữ tính nào đó” [71, tr.69] và “bản chất của động từ sẽ quy định cái sẽ hiện diện làm phần còn lại của câu” [71, tr.69]. Theo tiêu chí xác định đặc trưng ngữ nghĩa của các vị từ, ông chia cấu trúc nghĩa của câu thành ba loại cơ bản: (1) Trạng thái; (2) Quá trình; (3) Hành động. Trong cách phân loại các sự tình của S. Dik (1997) hay cấu trúc nghĩa câu của W.L. Chafe (1970), chúng tôi thấy các tác giả không đề cập đến sự tình phát ngôn hay sự tình nói năng, mà chỉ xem chúng thuộc về kiểu sự tình hành động nói chung mà thôi. Tuy nhiên, cách phân chia của hai tác giả này đã được chúng tôi sử dụng làm cơ sở để xác lập nên đặc trưng của sự tình phát ngôn, đặc biệt là dựa trên hai thông số [+ động] và [+ chủ ý] của S. Dik. Trong khung lí thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống, M.A.K Halliday (1985), (1994) M.A.K Halliday và M.I.M Matthiessen (2004) đặt động từ trong các mối quan hệ giữa ngữ nghĩa và ngữ pháp. Đó là mối quan hệ hiện thực hóa đồng thời các loại nghĩa (hay chức năng, bởi lẽ trong ngữ pháp chức năng hệ thống, nghĩa được đồng nhất với chức năng), đó là nghĩa ý niệm (ideal meaning), liên nhân (interpersonal meaning) và văn bản (textual meaning). M.A.K Halliday (2004) xác định chức năng ý niệm của câu “là sự biểu hiện kinh nghiệm”, “là nghĩa hiểu như là “nội dung”, là “sự biểu hiện của những cái mà trong nghĩa bao quát nhất chúng tôi có thể gọi là quá trình (process): những hành động, những biến cố, những quá trình nhận thức và những mối quan hệ”; chức năng liên nhân của câu là “sự thay đổi các vai trò trong những cách tác động lẫn nhau bằng ngôn từ: những sự trình bày, những sự hỏi, những sự đề nghị và ra những mệnh lệnh, cùng với những tình thái 8 kèm theo”; chức năng văn bản là “tính thích hợp đối với ngữ cảnh vừa là phần văn bản đi trước (và đi sau) vừa là ngữ cảnh của tình huống” và “là xây dựng một thông điệp”. Dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng hệ thống, M.A.K Halliday (1985), (1994), (2004) đã phân chia các sự tình thế giới thành ba miền chính: thế giới vật chất, thế giới tinh thần và thế giới các mối quan hệ trừu tượng. Tương ứng với chúng là sáu kiểu quá trình: quá trình vật chất (material process), quá trình hành vi (behavioural process), quá trình tinh thần (mental process), quá trình quan hệ (relational process), quá trình tồn tại (existentialprocess) và quá trình phát ngôn (verbal process) (trong luận án của chúng tôi, chúng tôi sẽ dùng thuật ngữ sự tình phát ngôn). Quan điểm nghiên cứu của M.A.K Halliday và M.I.M Matthiessen chủ yếu đề cập đến chức năng nghĩa biểu hiện của các quá trình, trong đó có phản ánh các chức năng cú pháp. Tuy nhiên, hệ thống kinh nghiệm của các tác giả là hệ thống mang tính khái quát hóa cao, các học giả xem ý nghĩa của quá trình như ý nghĩa biểu thị kinh nghiệm của cú/ mệnh đề, chứ không xem xét đến ý nghĩa biểu hiện của bản thân các động từ hiện thực hóa lõi quá trình. Do đó, bản thân cấu trúc cú pháp của các tiểu loại động từ hiện thực hóa lõi các quá trình cũng như các vai nghĩa ngữ pháp của các thành tố tham gia các quá trình chưa được đề cập đến một cách chi tiết và đó cũng là mục tiêu mà luận án này muốn thực hiện. Trong khoảng hai ba chục năm gần đây, một loạt các công trình nghiên cứu về ngữ pháp chức năng theo quan điểm của M.A.K Halliday đã ra đời. Các công trình thể hiện những kiến thức được chi tiết và cụ thể hóa về ngữ pháp chức năng, như C. Cobuild (1990), G. Thompson (2014). Trên quan điểm của ngữ pháp chức năng kết hợp với việc nghiên cứu các điển dạng ngữ nghĩa của các Động từ nói năng theo nghĩa dụng học (theo nghĩa rộng), các nhà ngữ pháp học chức năng cho rằng chính động từ “làm nên hạt nhân ngữ nghĩa (semantic core) của mệnh đề” [93, tr.19] và “điển dạng của động từ mà 9 chúng đóng vai trò hạt nhân ngữ nghĩa của mệnh đề sẽ xác định điển dạng mệnh đề” [93, tr.32], “động từ chính là thành tố trung tâm của mệnh đề” [110, tr.50] hay “đặc trưng của động từ sẽ qui định các thành tố còn lại nào được phép đi theo động từ” [111, tr.34]. Với những quan điểm trên, các tác giả T. Givón [93] và R. Huddleston et al [111] đi theo hướng kết hợp giữa các mặt nội dung và mặt hình thức của động từ bằng việc miêu tả các điển dạng mệnh đề đơn và cấu trúc của chúng. Các tác giả miêu tả đồng thời: “(a) điển dạng ngữ nghĩa của động từ, (b) điển dạng cú pháp của mệnh đề đơn, (c) các vai nghĩa của người tham gia, (d) vai trò cú pháp và tính đánh dấu của chúng, bao gồm: trật tự từ, hình thái học, và các đặc trưng khác” [93, tr.90]. Như có thể thấy, trong các công trình nghiên cứu trước đây của các nhà ngôn ngữ học về động từ nói năng (ĐTNN), do sự hữu hạn của các thông số ngữ nghĩa dùng để phân loại các kiểu sự tình, hầu hết các tác giả đều chưa tách riêng nhóm ĐTNN riêng thành một nhóm mà gộp chung vào cùng nhóm với các động từ khác nói chung. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu sự tình phát ngôn trong nước Trong trào lưu ngữ pháp chức năng, động từ nói năng cũng như sự tình phát ngôn bắt đầu được quan tâm nghiên cứu. Đã có những nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến động từ nói năng - thành phần đóng vai trò cốt lõi - vị tố trong sự tình phát ngôn tiếng Việt. Có thể kể đến các tác giả sau: Nguyễn Lai (2001), Bùi Minh Toán (2012), Cao Xuân Hạo (1991, 2004); Hoàng Văn Vân (2005); Diệp Quang Ban (2012); Nguyễn Văn Hiệp (2009, 2012)... Động từ chỉ hành vi nói năng (Động từ nói năng - ĐTNN) có số lượng lớn, nhóm động từ này bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống văn hóa xã hội. Trong các công trình trước đây, một số nhà ngôn ngữ học như Nguyễn Kim Thản, Bùi Minh Toán, Nguyễn Hữu Quỳnh, Diệp Quang Ban, Nguyễn Anh Quế, Đái Xuân Ninh và Hoàng Văn Thung, Nguyễn Thị Quy... thường xếp ĐTNN vào nhóm với các động từ khác có cùng cơ cấu nghĩa như: Động 10 từ tác động, động từ hành động, động từ đánh giá nhận xét, động từ cảm nghĩ – nói năng, động từ phát nhận, động từ hướng ngoại, động từ gây khiến. Nguyễn Hữu Quỳnh, Bùi Minh Toán cho rằng Động từ gây khiến chính là thuộc trong nhóm những ĐTNN và ĐTNN chính là thuộc nhóm Động từ hướng ngoại, Động từ tác động và chúng có vị trí ngang bằng nhau. Các tác giả Nguyễn Kim Thản (2008), Bùi Minh Toán (2012), Diệp Quang Ban (2005, 2012)... đã phân loại ĐTNN dựa vào mặt hình thức ngữ pháp, khả năng kết hợp của từ và các tiểu loại động từ khác. Vì các tác giả coi trọng vấn đề hình thức nên đã phân chia ĐTNN vào các nhóm của tiểu động từ khác có cùng cơ cấu hình thức. Điều này dẫn đến sự không nhất quán vì có nhiều ĐTNN có những đặc điểm ngữ nghĩa ngữ pháp giống nhau lại được xếp vào các bậc khác nhau. Ở góc độ từ vựng học và ngữ dụng học, tác giả Đỗ Hữu Châu (2001, 2007) đã có cách tiếp cận mới hơn và hợp lí hơn trong cách phân chia nhóm ĐTNN. Tác giả đã xếp ĐTNN trong một tiểu loại riêng, phân chia và sắp xếp ĐTNN trong sự phân biệt với động từ Nói và động từ Cảm nghĩ và lập mô hình ngữ nghĩa cho các ĐTNN. Dựa theo cách phân chia nhóm ĐTNN theo cách hành vi ở lời theo cách phân chia của Searle và trên cơ sở của phân tích đặc tính cú pháp của ĐTNN trong phát ngôn ngữ vi mà xác định động từ ngữ vi và động từ không ngữ vi (động từ ngữ vi: xin lỗi, cảm ơn, ...; động từ không phải ngữ vi: chửi, cãi, dọa, nịnh, ...) Hai đại diện tiêu biểu của ngữ pháp chức năng là Dik và Halliday đã có tác động mạnh mẽ tới các nhà Việt ngữ học. Vì vậy, nhiều nhà Việt ngữ học đã quan tâm nghiên cứu tiếng Việt từ góc nhìn ngữ pháp chức năng. Trong Việt ngữ học, ngữ pháp chức năng được nghiên cứu trong các công trình tiêu biểu như Tiếng Việt - sơ thảo ngữ pháp chức năng (Cao Xuân Hạo (1991)); Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (Cao Xuân Hạo (chủ biên, 2004)); Vị từ tiếng Việt và các tham tố của nó (so sánh với tiếng Nga và tiếng Anh) (Nguyễn Thị Quy (1995)); Ngữ pháp tiếng Việt (Diệp Quang Ban (2012)). 11 Sự tình phát ngôn tiếng Việt (STPNTV) được tiếp tục bàn đến trong công trình Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt: Mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống (2005) của Hoàng Văn Vân. Trong công trình này, tác giả bàn về quá trình phát ngôn bao gồm các tiêu chí định nghĩa, nhận diện quá trình, cấu trúc nghĩa biểu hiện. Tuy nhiên, những vấn đề được tác giả đặt ra mới chỉ dừng lại ở những nhận xét tổng quan, tác giả chưa khảo sát, xử lí và phân tích cụ thể các vấn đề về Sự tình phát ngôn tiếng Việt. Cụ thể hơn và chuyên biệt hơn, nghiên cứu về sự tình phát ngôn, trong tiếng Việt có thể kể đến một số luận văn, luận án, tiêu biểu là Sự tình phát ngôn tiếng Việt (Lê Thị Thơm (2012)). Luận án trên đã cung cấp một bức tranh tổng quát về sự tình phát ngôn trong tiếng Việt từ góc nhìn ngữ nghĩa - ngữ pháp - ngữ dụng. Đây là cơ sở để chúng tôi đối chiếu với STPN tiếng Anh. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào đề cập chuyên sâu toàn diện dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng về sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, cũng như đối chiếu sự tình phát ngôn giữa tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt của loại sự tình này trong hai ngôn ngữ. Đây chính là nhiệm vụ mà chúng tôi đặt ra trong luận án này. 1.2. Cơ sở lí thuyết liên quan đến luận án 1.2.1. Ngữ pháp chức năng với vấn đề ba bình diện của câu Có nhiều mô hình nghiên cứu ngôn ngữ, trong đó có hai cách tiếp cận đối tượng khác nhau là tiếp cận theo mô hình hình thức và tiếp cận theo mô hình chức năng. Cách tiếp cận mô hình hình thức có từ rất sớm, ở cách tiếp cận này, ngôn ngữ được coi như là một đối tượng và chức năng chủ yếu của ngôn ngữ là biểu hiện tư duy. Câu của một ngôn ngữ được miêu tả độc lập với ngữ cảnh (free-context), cú pháp độc lập với nghĩa học, dụng học... Ngược lại, cách tiếp cận theo mô hình chức năng coi ngôn ngữ là một tương tác xã hội, chức năng chủ yếu của ngôn ngữ là giao tiếp. Câu của một ngôn ngữ phải được miêu tả trong ngữ cảnh (sensitive-context), chiều ưu tiên đi từ dụng học đến nghĩa học và cú pháp. Nói như vậy có nghĩa là trong ba bình 12 diện nghiên cứu thì dụng học giữ vai trò quyết định: nghĩa học phụ thuộc vào dụng học và cú pháp thì phụ thuộc vào nghĩa học và dụng học. Nghiên cứu ngôn ngữ theo mô hình chức năng được hình thành khoảng giữa những năm 80 của thế kỉ XX, được gọi chung là ngữ pháp chức năng (Functional Grammar). Ngữ pháp chức năng khác với các khuynh hướng ngữ pháp trước nó ở chỗ cách tiếp cận này lấy chức năng giao tiếp của ngôn ngữ là chức năng chủ yếu là và điểm xuất phát để xây dựng hệ thống lý thuyết của mình. Mô hình lí thuyết ba bình diện của câu có nguồn gốc từ lý thuyết tín hiệu học của Ch.W.Morris (1938), đó là quan điểm cho rằng cần nghiên cứu các hệ thống tín hiệu ở các mặt trong một thể thống nhất, đó là kết học (syntactics), nghĩa học (semantics) và dụng học (pragmatics). Vận dụng lí thuyết này, các nhà ngữ pháp chức năng đã phân biệt ba bình diện khác nhau của ngôn ngữ là bình diện nghĩa học, bình diện ngữ pháp và bình diện ngữ dụng. Đại diện nghiên cứu ngôn ngữ theo hướng ngữ pháp chức năng nổi bật nhất là Halliday, với lí thuyết ngữ pháp chức n... thức riêng biệt của trạng thái tồn tại của chúng ta” [49, tr.19]. Halliday phân chia quá trình tinh thần thành 4 tiểu loại: (1) Tinh thần tri giác (perceptive) như nghe thấy (hearing), cảm thấy (feeling), ... (2) Quá trình tinh thần tri nhận (cognitive) như nghĩ (thinking), hiểu (understanding), biết (knowing), ... (3) Quá trình tinh thần tình cảm (affective), như yêu (loving), ghét (hating), ,... và (4) quá trình tinh thần mong muốn (desiderative), như mong muốn (wanting), mong ước (wishing), ... . Quá trình quan hệ được xác định là quá trình tồn tại, sở hữu và định vị, “chúng ta học để khái quát hóa - để liên hệ mảng này với mảng kia của thế giới kinh nghiệm”, là “kiểu quá trình phân loại và đồng nhất” (2001, 2005). Quá trình hành vi là quá trình thể hiện hành vi tâm sinh lí, như khóc, than, rên, cười, thở, .... Đây là quá trình có tính trung tính, thường thì chỉ có một tham thể cố hữu được gọi là Ứng thể (behaver). Quá trình tồn tại là quá trình giải thích đặc điểm chuyển tác của sự hiện hữu hay biến mất, nó là quá trình thể hiện kinh nghiệm bằng cách thừa nhận rằng một vật hay một thực tế nào đó tồn tại hay xảy ra được thể hiện ở dạng tĩnh. Trong kiểu quá trình này, thường chỉ có một tham thể và một hoặc hai thành tố chu cảnh, ví dụ: There is a man in the room. Quá trình phát ngôn là quá trình thể hiện bằng lời nói, nhưnói, bảo, khuyên, phát biểu, tâm sự, .... Ngoài ra, quá trình phát ngôn còn bao gồm các kiểu trao đổi ý nghĩa tượng trưng khác nhau như chỉ, ra hiệu, nháy... Không giống như quá trình tinh thần và quá trình hành vi, quá trình phát ngôn không yêu cầu tham thể thứ nhất. Phát ngôn thể (sayer) phải là người hay thực thể có ý thức. Theo Halliday, các quá trình này tạo thành một vòng tròn khép kín biểu thị mô hình kinh nghiệm. Từ hình tròn về các kiểu quá trình của Halliday, có thể thấy rằng cách phân loại của ông đã bao quát hết được các hiện tượng có quan hệ với ngôn ngữ và chỉ ra được sự chuyển tiếp giữa các lĩnh vực sử dụng ngôn ngữ khác 30 nhau một cách rành mạch. Halliday đã chỉ rõ, trong quá trình phát ngôn, các mối quan hệ tượng trưng được thiết lập trong ý thức của con người và được thể hiện dưới hình thức ngôn ngữ, như sự phát ngôn và thể hiện ý nghĩa. 1.2.2.3. Khái quát về sự tình phát ngôn Như phần 1.1 đã nói, trong trào lưu ngữ pháp chức năng, sự tình phát ngôn đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu. Đã có những nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến động từ nói năng - thành phần đóng vai trò cốt lõi - vị tố trong sự tình phát ngôn, những nghiên cứu về sự tình phát ngôn trong tiếng Anh. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào đề cập chuyên sâu toàn diện dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng về sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, cũng như đối chiếu sự tình phát ngôn giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Theo ngữ pháp kinh nghiệm của M.A.K Halliday, đối với các kiểu quá trình trong tiếng Anh thì gốc lõi của sự tình phát ngôn phải là phát ngôn, tức “saying”, chứ không phải thuật ngữ lời nói (verbal) nói chung, và ta phải đặt phát ngôn (saying) tương đương về cấp độ với tình cảm (feeling), suy nghĩ (thinking), tượng trưng hóa (symbolizing) ..... Sự tình phát ngôn có thể được hiểu là hoạt động nói năng, hoạt động phát ra lời nói để thể hiện ý nghĩa, để trao đổi thông tin giữa người với người. Halliday (1985) đã làm rõ và phân biệt PHÁT NGÔN dùng cho VERBAL và “phát ngôn” dùng cho “saying”. Từ “saying” được M.A.K Halliday dùng trong nhiều văn cảnh cụ thể; theo M.A.K Halliday thì “nói" phải được giải thích trong ý nghĩa rộng hơn; nó bao gồm bất kì các kiểu trao đổi ý nghĩa tượng trưng nào, chẳng hạn “Bảng thông báo đề nghị bạn im lặng; đồng hồ của tôi báo mười rưỡi”. (“saying” has to be enterpreted in a rather broad sense; it covers any kind of symbolic exchange of meaning; like “The notice tells you to keep quiet; or my watch says it‟s half past ten” [98, tr.140] Như đã trình bày ở trên, MAK Halliday (1985) đã làm rõ “phát ngôn” 31 với “sự tình phát ngôn”. Quan điểm này đã được Hoàng Văn Vân chỉ ra trong "Dẫn luận ngữ pháp chức năng": trên đường ranh giới giữa quá trình tinh thần và quá trình quan hệ là phạm trù của những quá trình PHÁT NGÔN (VERBAL process): các mối quan hệ tượng trưng được thiết lập trong ý thức của con người và được thể hiện dưới hình thức ngôn ngữ, như là sự phát ngôn và thể hiện ý nghĩa.[49, tr.206] (On the borderline of mental and relational is the category of Verbal process: symbolic relationships constructed in human conciousness and enacted in the form of language, like saying and meaning.) [100, tr.107]. Như vậy, chúng tôi quan niệm phát ngôn trong “sự tình phát ngôn” tương ứng từ “saying”, không phải “verbal” (thuộc lời nói, thuộc ngôn từ). Vì thế, đối tượng nghiên cứu của luận án này chỉ là saying không bao gồm miền suy nghĩ (thinking), tượng trưng hóa, sự biểu trưng (symbolizing). Theo Beverly Derewianka (2012) thì “những trải nghiệm không chỉ được diễn đạt một cách trực tiếp mà còn được diễn đạt qua hành động lời nói”. [66, tr.29] Ông cũng liệt kê những hành động lời nói sau thuộc về những gì mà Halliday gọi là sự tình phát ngôn: Ask (hỏi) Deny (phủ nhận) Plead (cãi) Respond (trả lời) Stammer (nói lắp) Claim (đòi hỏi) Explain (giải thích) Promise (hứa) Say (nói) Suggest (gợi ý) Continue (tiếp tục) Imply (ngụ ý) Reply (trả lời) Scream (thét) Tell (kể, bảo) Cry (khóc) Murmur (lẩm bẩm) Report(tường trình) Shout (la, hét) Whisper (thì thầm) Cũng theo Beverly (2012) thì có thể kiểm chứng xem động từ đó có thuộc nhóm động từ nói năng (phát ngôn) hay không bằng cách xem xét xem động từ đó có đi kèm với những từ như “that”, whether”, hoặc là “what” như trong các ví dụsau: "She promised that she would come back. She claimed that it was a plot. 32 She explained what had been troubling her. She asked whether she could go home." [65, tr.30] Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra sự khác biệt về sự tình của những động từ chỉ hành động nói năng trên dựa vào ngữ cảnh (“context”) của lời nói như trong các ví dụ sau: “He screamed that he was hungry”: thuộc về sự tình phát ngôn (saying verb – saying process. „The baby didn‟t stop screaming‟: thuộc về sự tình vật chất hay sự tình hành vi. (action/behavioural verb – process of material/ behaviour)). Một quy định nữa là xem xét động từ này có người tiếp nhận (receiver) hay không: ví dụ: She promised him ; She explained to her mother; She asked the teacher Theo Graham Lock (1996) sự tình phát ngôn được diễn đạt bởi những hành động nói năng như: say, ask, tell, reply, suggest. Theo Rivka Shemesh (2012) trong bài viết “About “Speaking” that is not “saying”: a Survey of verbs of speech production”, thì “Hành động nói năng là những động từ có chứa hành động nói “saying”, đó là hành động truyền nội dung của lời nói bằng lời từ phía người nói tới người nghe trong một hoạt động giáo tiếp. Hành động nói năng bao gồm một số yếu tố như: phát ngôn thể (the addresser), tiếp ngôn thể (the addressee). Ngôn ngữ nói và một số đặc điểm về chu cảnh khác như mục đích của hành động nói năng, trạng thái của giao tiếp mà hành động nói năng đó được thể hiện. Để xác lập thêm các quan điểm về sự tình phát ngôn tiếng Anh, M.A.K. Halliday (1994) đã dẫn chứng trong một số ví dụ sau: What did you say? – I said it‟s noisy here. (Bạn nói gì? – mình nói ở đây ồn ào). [101, tr.252] Trong ví dụ trên, I (nhân vật ngôi thứ nhất, số ít đang tham gia giao tiếp) đã thực hiện hoạt động phát ra ngôn ngữ, phát ra chuỗi âm thanh (với 33 hình thức là) “it‟s noisy here” (ở đây ồn ào), chuỗi âm thanh này có ý nghĩa – đó là ở nơi mà người tham gia giao tiếp “I” đang xuất hiện có nhiều âm thanh, sự ồn ào, ảnh hưởng tới tâm lí, thái độ của người nghe; ý nghĩa này ở ngoài thế giới khách quan nơi người nói “I” đang xuất hiện nhưng nó đang tồn tại trong đầu của người đưa ra hành động nói “I”, trong ý thức của “I”. Và do đó, nhờ ngôn ngữ, người tham gia giao tiếp trong ngữ cảnh này “I” đã đưa thông điệp đó ra bên ngoài qua hình thức, hành động phát ngôn, nói năng. M.A.K.Halliday khẳng định sự tình (quá trình) phát ngôn là sự tình (quá trình) nói năng (these are processes of saying) [94, tr.140]. Nhưng “nói năng phải được giải thích theo nét nghĩa rộng hơn; nó bao hàm bất kì kiểu trao đổi ý nghĩa tượng trưng nào” [101, tr.252]. Tiếp theo quan điểm của M.A.K. Halliday về sự tình phát ngôn, Hoàng Văn Vân (2005) cũng cho rằng: “giống với quá trình tinh thần, các động từ trong sự tình được cho là thể hiện một kiểu “ý thức của con người”. Tuy nhiên, đặc điểm làm cho chúng ta dường như khác với các quá trình tinh thần thể hiện ở chỗ là trong khi các động từ trong qua trình tinh thần được cho là giải thích nhiều kiểu “cảm giác” hay nhiều loại hình “ý thức nội tâm của tư duy con người” khác nhau, thì những động từ trong sự tình phát ngôn có thể được cho là mô tả một kiểu “hành động hữu ngôn” hay một “hành đông phát ngôn”, một kiểu hành động mà Shore (1992) và Matthiessen (1995) gọi là “ngoại ngôn của ý thức”. Hoàng Văn Vân (2005) kết luận: Trong lý thuyết chức năng hệ thống, các quá trình như vậy được gọi là quá trình “phát ngôn”, trên bình diện ngữ nghĩa, quá trình phát ngôn có thể được định nghĩa khái quát như quá trình giải thích “hành động hữu ngôn” hay “hành động phát ngôn”. Ông cũng lưu ý thêm “hành động hữu ngôn không bị hạn chế vào sự hiện thực hóa của các động từ như các động từ trong sự tình nói năng. Trái lại, nó chứa đựng “bất kì kiểu trao đổi ý nghĩa tượng trưng nào” trong giao tiếp như chỉ, ra hiệu, báo hiệu, điểm. [53, 244]. Tuy nhiên, trên thực tế của các sự tình diễn ra trong thế giới khách 34 quan, chủ thể của “saying” (nói) chỉ có thể là con người. Vì vậy những trường hợp đặc biệt như the notice tells you to keep quiet (bảng thông báo đề nghị bạn im lặng), hay my watch says it‟s half part ten (đồng hồ của tôi báo mười rưỡi) chỉ là cách nói mang ý biểu trưng, mang tính nhân hóa như một biện pháp tu từ, không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án này. Trong phạm vi luận án này, chúng tôi theo quan điểm của tác giả Lê Thị Thơm, quan niệm sự tình phát ngôn là: “Sự tình phát ngôn là hoạt động nói năng, hoạt phát ra lời nói của con người để biểu hiện ý nghĩa, để trao đổi thông tin. Đó là hoạt động bằng ngôn ngữ của con người khi giao tiếp” [48, tr.63] 1.2.2.4. Đặc trưng của sự tình phát ngôn Từ việc phân tích, khẳng định những ưu điểm cũng như thừa nhận những điểm cần bổ sung hoặc chi tiết hóa trong một số công trình có đề cập đến sự tình phát ngôn tiếng Anh theo quan điểm của M.A.K Halliday, kết hợp với việc khảo sát, thống kê và phân tích ngữ liệu trong tiếng Anh, chúng tôi nhận thấy STPNTA có những đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, số lượng thành tố cốt lõi của sự tình phát ngôn tiếng Anh. Theo M.A.K. Halliday (1994), số lượng thành tố cốt lõi của sự tình phát ngôn tiếng Anhlà vị tố phát ngôn (VTPN) và các tham thể. Các tham thể gồm: phát ngôn thể (PNT – Sayer), tiếp ngôn thể (TNT – recipient), đích ngôn thể (ĐNT – target) và ngôn thể (NT – verbiage). She told John to stay at home PNT QT: phát ngôn TNT Chu cảnh: vấn đề [101, tr.133] Matthiessen (1997) đã liệt kê và làm rõ các tham thể trong sự tình phát ngôn “Một hành động phát ngôn thường bao gồm (i) một người nào đó hay một “nguồn tượng trưng” nào đó phát ra lời nói được gọi là Phát ngôn thể 35 (PNT), (ii) kẻ tiếp nhận phát ngôn được gọi là Tiếp ngôn thể (TNT), cái đích mà hành động phát ngôn hướng tới được gọi là Đích ngôn thể (ĐNT), cái được nói ra hay tên gọi của phát ngôn đó được gọi là Ngôn thể (NT)." [124, 281] Cũng theo ông thì, một quá trình (sự tình) phát ngôn điển hình có thể được trình bày bằng cấu trúc dưới đây: PNT + sự tình: phát ngôn + TNT + NT + ĐNT Khi được diễn đạt trong câu, năm thành tố của STPNTA cũng được hiện thực hóa, tuy rằng cũng có lúc, do ngữ cảnh, do tình huống hoặc do nhiệm vụ thông báo mà một hay một số thành tố trên bị tỉnh lược đi. Tuy nhiên, thành tố bị tỉnh lược luôn luôn được giả định trong ý nghĩa của vị tố, trong cấu trúc nghĩa của sự tình. Từ những phân tích trên, có thể khẳng định: số lượng thành tố cốt lõi trong STPNTA gồm có năm thành tố (PNT, VTPN, TNT, ĐNT và NT). Thứ 2, STPN cũng là một loại sự tình hành động STPN có những đặc trưng chung của sự tình hành động. Đó là, STPN nói chung, STPNTA nói riêng có những đặc trưng chung là [± tính động] (dynamism), [± tính chủ động] (tính kiểm soát, chủ ý) (control) và [± tính thành quả] (telicity) Giữa sự tình hành động (vật lí) với sự tình hành động phát ngôn đều có VT mang các tham thể chủ thể tạo hành động (hành thể trong sự tình hành động, PNT trong STPN) và đối thể chỉ tác động của hành động (tham thể trong sự tình hành động; tham thể TNT, ĐNT trong STPN). Tuy nhiên giữa sự tình hành động (vật lí) với sự tình hành động phát ngôn có sự khác nhau. Trong STPN, kết quả là NT – lời nói. Còn sự tình hành động vật lí cho kết quả là các hành động khác. Vì vậy, ngoài các tham thể giống sự tình hành động (vật lý), thì STPN bắt buộc phải có nội dung của phát ngôn – tham thể NT. Do đó, bản chất ngữ nghĩa của tham thể NT sẽ khu biệt với sự tình hành động với sự tình hành động phát ngôn. 36 Ví dụ: (a) Sự tình hành động [1]: The boy (Thằng bé) hit (đánh) the dog. (con chó) Hành thể Vị tố hành động Đối thể (Hoàng Văn Vân, 1999, tr.34) (b) Sự tình phát ngôn [2]: They Họ asked đã hỏi him anh ấy a lot of questions. nhiều câu hỏi PNT VTPN TNT/ĐNT NT (tham thể cơ sở) (Muhammad RayhanBustam, 2011) Ngoài ra, theo chúng tôi, STPN còn có các đặc trưng sau: 1/ Đặc trưng về chức năng nghĩa của thành tố trong sự tình phát ngôn tiếng Anh. 2/ Khả năng kết hợp của vị tố trong STPN với từ chỉ cách thức nói năng. 3/ NT trong STPNTA có khả năng bao trùm hết tất cả vật, việc, hiện tượng của thế giới khách quan và đời sống tinh thần. 1/ Đặc trưng về chức năng nghĩa của thành tố trong sự tình phát ngôn tiếng Anh. Về mặt hình thức, M.A.K Halliday (1994), Matthieussen (1997), và Hoàng Văn Vân (2004), đều đồng nhất khi mô hình hóa cấu trúc cốt lõi của STPNTA như sau: PNT – VTPN – TNT/ĐNT – NT Trong đó, Vị tố (VT) là thành tố làm nên đặc trưng của sự tình phát ngôn tiếng Anh. Thành phần thực hiện vai trò VTPN tiếng Anh thực tế rất đa dạng nhưng có thể khái quát thành 2 nhóm sau: 1/ Những vị từ mang nghĩa nói năng chính danh như nói (say), bảo (tell), báo (inform), 2/ những yếu tố ngôn ngữ không chính danh, trong ngữ cảnh cho phép nét nghĩa nói năng được phát lộ. Về tham thể trong sự tình phát ngôn, Có bốn tham thể như đã dẫn. PNT và TNT thông thường là người, trong đó PNT là người phát ra ngôn 37 thể, TNT là người tiếp nhận phát ngôn. ĐNT là cái đích để hành động phát ngôn hướng tới. NT trong STPN là cái được nói ra hoặc gọi tên hành động phát ngôn. Trong cấu trúc của câu biểu hiện STPNTA, có thể thiếu các thành phần khác nhưng không thể thiếu được thành phần NT. Như vậy, NT là thành phần bắt buộc trong STPN. 2/ Khả năng kết hợp của vị tố trong STPN với từ chỉ cách thức nói năng. Từ chỉ cách thức nói năng là những từ thể hiện cách thức nói, cách thức tạo lời nói như tốc độ nói, cường độ nói, cao độ nói. VTPN luôn tiềm tàng khả năng kết hợp với từ chỉ cách thức nói năng đặc biệt là các từ chỉ âm thanh, tiếng động. [3]: She said softly, "I'll never forget you. See you Monday." (Cô nói khẽ: "Tôi sẽ không dám quên ông. Hẹn gặp ông vào thứ hai.") (If Tomorrow Comes, tr.118). [4]: "Every bit of jewelry I owned was in that jewel case," she screamed. "And none of it was insured!" ("Tất cả số nữ trang mà tôi có đều nằm trong cái hộp đó", cô ta gào thét. "Và lại không được bảo hiểm gì cơ chứ?") (If Tomorrow Comes, tr.280) Các từ chỉ cách thức nói năng này trong một số hoàn cảnh được dùng như vị tố trong các STPNTA. Ví dụ: [5]: "What a shame," Tracy murmured. "It's such a beautiful dress." She could have slapped the man for degrading his wife. She deserves every carat of jewelry she has, Tracy thought, and more. “Thật đáng tiếc". Tracy lẩm nhẩm. "Một bộ váy áo đẹp đến thế, Nàng chỉ muốn tát vào mặt gã đàn ông vì đã hạ nhục người vợ. Cũng là đáng với số nữ trang mà cô ta nhận được, Tracy nghĩ. (If Tomorrow Comes, tr.277) 3/NT trong STPNTA có khả năng bao trùm hết tất cả vật, việc, hiện tượng của thế giới khách quan và đời sống tinh thần. Ngôn ngữ có khả năng ghi lại, chụp lại tất cả sự vật, hiện tượng trong 38 thế giới khách quan cũng như các trạng thái, diễn biến thuộc đời sống tinh thần. Vì thế, nội dung của NT có thể đề cập đến tất cả các loại hình sự tình khác nhau trong thế giới kinh nghiệm, đó có thể là NT thuộc sự tình vật chất, sự tình tinh thần, sự tình quan hệ 1.2.2.5. Các kiểu sự tình phát ngôn Để phân loại sự tình phát ngôn (STPN) nói chung, STPNTA nói riêng cần dựa vào các nhân tố sau: (1) thành phần tham gia làm Vị tố phát ngôn (VTPN); (2) tham thể ngôn thể (NT) trong STPN; (3) mối quan hệ giữa các tham thể trong sự tình. Tuy nhiên, thành phần tham gia làm VTPN rất đa dạng, tham thể STPN thuộc nhiều dạng và mối quan hệ giữa các thành phần phức tạp vì vậy việc phân loại STPN trở nên phức tap. Tuy nhiên có thể phân loại STPN dựa trên các tiêu chí sau: - Dựa vào cách thể hiện NT có NT biểu hiện dạng nguyên văn và NT biểu hiện không nguyên văn. - Dựa vào ngữ nghĩa của NT, có thể phân STPN thành các loại sau: NT biểu hiện sự tình vật chất; quan hệ, tinh thần, phát ngôn, ứng xử, tồn tại. - Dựa vào TNT/ĐNT có sự tình độc thoại và sự tình đối thoại. - Dựa vào đích ở lời có STPN thực hiện Hành động nói năng (HĐNN) trực tiếp và STPN thực hiện HĐNN gián tiếp. - Dựa vào chức năng của ĐTNN với vai trò VT trong sự tình có: STPN có tính chất ngôn hành và STPN có tính chất miêu tả. 1.2.3. Khái quát về ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu (SSĐC) là ngành ngôn ngữ học có nhiệm vụ so sánh hai hoặc hơn hai ngôn ngữ bất kì nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các ngôn ngữ, trên quan điểm đồng đại. Phương pháp so sánh đối chiếu bắt đầu được nhắc đến trong các cuốn sách ngữ pháp ở Tây Âu thời kỳ Phục hưng. Đến thế kỷ 20, xuất hiện một số công trình nghiên cứu theo hướng ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, tiêu biểu là “Ngôn ngữ học đại cương và một số vấn đề tiếng Pháp” của tác 39 giả Ch. Bally (1932). Trong công trình này, tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để miêu tả và làm nổi bật đặc trưng tiếng Pháp trong quan hệ với tiếng Đức. Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu nổi bật ứng dụng phương pháp so sánh đối chiếu trong nghiên cứu khoa học như: E.D. Polivanov, L.V. Shcherba, N.S. Trubeckoj, R. Filipovio, J. Fisiak, Skalievka, Lottko, Believkova, Fries, R. Lado, R.L. Polizer, R.P.Stockwell, J.B. Carrol, F. Capell (Mỹ). Ở Việt Nam, Lê Quang Thiêm (1980) là tác giả đầu tiên sử dụng phương pháp SSĐC với đề tài “Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ” ứng dụng trên ngữ liệu là tiếng Việt và tiếng Bungary”. Lê Quang Thiêm cũng đã nhấn mạnh đến vai trò đặt biệt của phương pháp so sánh đối chiếu trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật. Tiếp đến Nguyễn Văn Chiến cũng đã ứng dụng phương pháp so sánh đối chiếu trong tác phẩm “Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á”. Có thể nói, đây là những công trình khoa học đầu tiên cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp cho phân ngành ngôn ngữ học đối chiếu phát triển ở Việt Nam. Theo Bùi Mạnh Hùng (2008) thì ngôn ngữ học đối chiếu xét về mặt lí thuyết giúp điều chỉnh những nguyên lí của ngôn ngữ học đại cương, mở rộng phạm vi bao quát của lí luận và khẳng định sức mạnh lí luận của ngôn ngữ. Ngôn ngữ học đối chiếu còn cung cấp tư liệu về cấu trúc và hoạt động của ngôn ngữ cùng loại và khác loại, chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau của các ngôn ngữ, nhờ đó chỉ ra được đặc trưng của các loại hình ngôn ngữ. Theo ông, để đối chiếu ngôn ngữ cần tuân thủ 5 nguyên tắc là: 1/ Các phương tiện trong ngôn ngữ đối chiếu phải được miêu tả chính xác, đầy đủ, sâu sắc; 2/ Đối chiếu ngôn ngữ phải đặt trong hệ thống; 3/ Đối chiếu phải đặt trong giao tiếp; 4/ Nhất quán trong việc vận dụng các khái niệm và mô hình lí thuyết để miêu tả các ngôn ngữ; 5/ Mức độ gần gũi về loại hình của các ngôn ngữ được đối chiếu. Về xác định phạm vi đối chiếu, tác giả Bùi Mạnh Hùng (2008) cho 40 rằng các bình diện đối chiếu cần được mở rộng tương ứng với đối chiếu ngôn ngữ của ngôn ngữ học nói chung. Theo đó, tác giả cho rằng, phạm vi đối chiếu cần dựa trên cơ sở phân biệt các bình diện phân tích ngôn ngữ gồm ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa. Việc sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu giúp chúng ta nhìn nhận được sự đa dạng của các ngôn ngữ trên thế giới. Qua đó cũng nhìn nhận được những điều các ngôn ngữ trên thế giới có thể có hoặc không có. Từ đó giúp chúng ta hiểu rõ ngôn ngữ của mình hơn. Ngoài ra, ngôn ngữ học so sánh đối chiếu đã miêu tả và giải thích được các hiện tượng giống và khác nhau trong các ngôn ngữ, qua đó giúp cho việc nhận diện, xác định loại hình ngôn ngữ; từ đó phát triển được các định hướng cho việc nghiên cứu ngôn ngữ tiếp theo. So sánh đối chiếu cũng giúp làm sáng tỏ được những đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ cần nghiên cứu; đặc biệt là những điểm khác biệt. Nhờ vậy, mà chỉ ra được những nét đặc trưng riêng của ngôn ngữ đó. Nhờ tính ứng dụng cao mà ngôn ngữ học so sánh đối chiếu đã phát triển trở thành một bộ phận quan trọng trong ngành ngôn ngữ học hiện đại. Phương pháp này đáp ứng được những đòi hỏi của lý luận ngôn ngữ học trong thời kỳ mới và cho phép sử dụng tri thức ngôn ngữ học vào những ứng dụng trong thực tiễn. Hiện nay ngôn ngữ học so sánh đối chiếu được hình thành và tồn tại như một tất yếu do nhu cầu của xã hội trong thời đại hội nhập hiện nay đặt ra và nó sẽ góp phần không nhỏ trong việc giải quyết những nhu cầu đó. Trong luận án, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa sự tình phát ngôn tiếng Anh và sự tình phát ngôn tiếng Việt và chỉ ra các đặc điểm đặc trưng của sự tình phát ngôn trong hai ngôn ngữ này. Cụ thể, sau khi miêu tả đặc điểm sự tình phát ngôn tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi tiến hành đối chiếu đặc điểm của vị 41 tố và các tham thể nhằm tìm ra sự giống nhau và khác nhau của vị tố và tham thể trong sự tình phát ngôn ở hai ngôn ngữ Anh và Việt. Như vậy, việc vận dụng lí thuyết so sánh đối chiếu trong nghiên cứu sự tình phát ngôn tiếng Anh và sự tình phát ngôn tiếng Việt sẽ giúp tìm ra được những điểm tương đồng và khác biệt về mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa, và ngữ dụng trong nghiên cứu hai loại sự tình này. Qua đó, giúp cho việc học ngoại ngữ và tìm hiểu văn hóa của hai nền văn hóa Anh, Việt sẽ hiệu quả hơn. 1.3. Tiểu kết Trong chương 1, chúng tôi đã tổng kết tình hình nghiên cứu sự tình phát ngôn tiếng Anh trong nước và ngoài nước. Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp những vấn đề lí thuyết liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Qua khảo sát tình hình nghiên cứu sự tình phát ngôn tiếng Anh nói riêng và sự tình phát ngôn nói chung, chúng tôi nhận thấy sự tình phát ngôn được quan tâm nghiên cứu ở góc độ chính là vị tố, thành tố trung tâm của sự tình phát ngôn. Theo đó, vị tố thường do động từ nói năng đảm nhiệm. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều chưa tách riêng nhóm động từ nói năng riêng thành một nhóm mà gộp chung vào cùng nhóm với các động từ khác nói chung. Trong tiếng Việt, sự tình phát ngôn đã được một số tác giả bàn đến và có được những thành công nghiên cứu bước đầu. Còn nghiên cứu riêng về sự tình phát ngôn tiếng Anh hiện nay chưa có một công trình nào bàn đến. Tuy nhiên, những nghiên cứu bước đầu đã có cũng đã đặt nền tảng quan trọng để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu thêm Sự tình phát ngôn tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt. Trong chương này, chúng tôi đã khái quát những vấn đề lí thuyết có liên quan đến luận án là lí thuyết về ba bình diện của câu; lí thuyết về sự tình phát ngôn, lí thuyết về so sánh đối chiếu. Ngữ pháp chức năng cho rằng ba bình diện của câu là ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng mặc dù được phân giới với nhau một cách rạch ròi nhưng lại có mối quan hệ biện chứng và tương tác với nhau. Vì vậy, theo quan điểm của ngữ pháp chức năng, các hiện tượng 42 ngôn ngữ phải được quan tâm nghiên cứu trên cả ba bình diện này. Luận án xác định, sự tình phát ngôn tiếng Anh bao gồm vị tố và 4 thực thể tham gia Phát ngôn thể (PNT), Tiếp ngôn thể (TNT), Đích ngôn thể (ĐNT) và Ngôn thể (NT). Các thành tố này, có thể kết hợp và xuất hiện đầy đủ trong một phát ngôn, cũng có thể bị tỉnh lược đi trong những ngữ cảnh cụ thể. Trong cấu trúc nghĩa thì VT là thành tố làm nên đặc trưng của sự tình phát ngôn, diễn đạt nội dung trong giao tiếp. Các tham thể trong sự tình phát ngôn có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện. PNT là thực thể có khả năng phát ra lời nói, thông thường là người. TNT là tham thể tiếp nhận phát ngôn, là người tiếp nhận một lời nói. ĐNT là cái đích để hành động phát ngôn hướng tới. NT là nội dung của phát ngôn. Vị tố trong sự tình phát ngôn có khả năng kết hợp với các từ chỉ cách thức nói năng, đặc biệt là các từ chỉ âm thanh, tiếng động. 43 CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM VỊ TỐ TRONG SỰ TÌNH PHÁT NGÔN TIẾNG ANH, ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT 2.1. Khái quát về vị tố phát ngôn trong sự tình phát ngôn tiếng Anh 2.1.1. Đặc trưng của vị tố tiếng Anh Ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp hình thức thường nghiên cứu câu theo cấu trúc chủ - vị (câu có hai đỉnh), nhưng với ngữ pháp chức năng thì việc nghiên cứu lại được quan tâm đến một thành tố cốt lõi và các tham thể xung quanh thành tố đó (câu có một đỉnh). Thành tố quan trọng nhất trong mỗi câu, hạt nhân cho mỗi sự tình và quyết định đặc trưng và bản chất của sự tình đó chính là Vị tố. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khái niệm vị tố có thể được hiểu theo nhiều cách rất khác nhau. Trong phạm vi luận án này, chúng tôi quan niệm vị tố phát ngôn (vị tố trong sự tình phát ngôn) là yếu tố ngôn ngữ được dùng để biểu thị hoạt động nói năng của con người và dùng để biểu hiện ý nghĩa, để trao đổi thông tin của con người, có quan hệ chi phối các tham thể trong cấu trúc nghĩa của sự tình phát ngôn. Trên cơ sở chấp nhận vị từ bao gồm trong đó có động từ, kết hợp với quan niệm vị từ là những từ có thể làm vị tố, trong phạm vi luận án này, chúng tôi quan niệm động từ nói năng là những động từ thực hiện chức năng vị tố phát ngôntrong sự tình phát ngôn. Như vậy, có thể nói khái quát vị tố phát ngôn (VTPN) do động từ nói năng đảm nhiệm. Theo chúng tôi, động từ nói nănglà các động từ chỉ hoạt động nói hoặc các hành động thay thế cho hành động nói trong sự tình phát ngôn,như “say” (nói), “tell” (bảo, kể), “promise” (hứa), “advise” (khuyên), “order” (ra lệnh), “admonish” (khuyên), Các hành động thay thế cho hành động nói như sigh (thở dài), laugh (cười to), shrug (nhún vai), stare (nhìn chằm chằm), beam (cười rạng rỡ), stroke (xoa tay), hesitate (lưỡng lự), clap (vỗ vai), surmise (phỏng đoán), 44 nod (gật đầu), eye (quan sát) thực hiện chức năng của vị tố phát ngôn trong sự tình phát ngôn nên chúng tôi cũng coi là các vị tố phát ngôn. Từ những điều trên, có thể khái quát những đặc trưng chung của động từ nói năng như sau: Thứ nhất, động từ nói năng kết hợp dễ dàng với từ ngữ chỉ cách thức nói năng. Trong tiếng Anh, đi kèm động từ nói năng để làm ranh giới cho việc bắt đầu một ngôn thể có thể là các từ dùng để thể hiện cách thức nói, cách thức tạo ra lời nói. Để xác định các từ chỉ cách thức nói năng (trong đó có sự kết hợp với các cụm từ diễn đạt cách thức). [6]:“You are not attending”, said the Mouse to Alice severely. “What are you thinking of?” [67, tr.57] (“Bạn đang không tập trung”, con Chuột nói với Alice một cách nghiêm trọng”) Và chính các từ chỉ cách thức này là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết động từ nói năng. Thứ hai, động từ nói năng tiếng Anh thường đi cùng với PNT và TNT/ĐNT; phân biệt với NT bằng dấu phẩy (,) và đặt trong ngoặc kép (“”) hoặc bằng dấu hai chấm (:). [7]: "Get undressed," she ordered. (If Tomorrow Comes, tr.60) (“Thay đồ ra” Bà ta ra lệnh) Thứ ba, động từ nói năng tiếng Anh là một trong 5 thành phần tạo nên cấu trúc của sự tình phát ngôn. [8]:"I am," Jeff assured her. (If Tomorrow Comes, tr.210) (Là tôi, Jeff cam đoan với cô ấy). Thứ tư, tùy thuộc vào các điều kiện sử dụng, động từ nói năng có thể dùng trong hai chức năng là miêu tả và ngôn hành. - Miêu tả 45 [9]: "No, thank you. I don't want the limelight. That's not for me," Tracy had told him.” (If Tomorrow Comes, tr.66) (Tracy đã nói với hắn “Không, xin cảm ơn, điều đó không hợp với tôi. Tôi không muốn trở thành diễn viên”) - Ngôn hành [10]:"I must make a call," Tracy said. (If Tomorrow Comes, tr.32) (“Tôi cần gọi điện, Tracy nói.”) 2.1.2. Phân loại vị tố phát ngôn trong sự tình phát ngôn tiếng Anh Dựa vào ngữ liệu khảo sát và dựa vào cách phân chia vị tố phát ngôn của Lê Thị Thơm, trong phạm vị luận án này, chúng tôi phân chia vị tố phát ngôn tiếng Anh thành các loại sau: - Dựa vào hình thức từ ngữ và mức độ đáp ứng các tiêu chí của một động từ nói năng có thể phân động từ nói năng thành động từ nói năng chính danh và động từ nói năng không chính danh Động từ nói năng chính danh là những động từ được thực hiện đúng chức năng của mình. Động từ nói năng không chính danh là những từ mà bản thân nó không phải là động từ nhưng được dùng lâm thời như động từ. Đó là những từ chỉ cách thức nói năng, từ chỉ âm thanh, từ chỉ điệu bộ khi nói, từ chỉ tiếng k... ngữ trong câu. Bổ ngữ tương đương với TNT, tương đương với NT hoặc tương đương với ĐNT. 3.2.4.2. Những điểm khác nhau Trong STPNTA và STPNTV, tùy vào mục đích giao tiếp, NT có thể đứng ở bất kì vị trí nào trong câu, trước, giữa hoặc cuối câu. Tuy nhiên, NT trong tiếng Việt thường đứng cuối câu, trong khi đó NT trong tiếng Anh thường đứng đầu câu. NT trong STPNTA được phân biệt với các thành phần khác trong STPN thường là bằng dấu phẩy, hoặc từ that. Trong khi đó, NT trong STPNTV được phân biệt với các thành phần khác trong câu bằng dấu hai chấm hoặc bằng từ rằng/là. Giữa TNT/ĐNT trong tiếng Việt và tiếng Anh thường có sự giống nhau. Tuy nhiên, trong tiếng Anh, cấu trúc bị động sử dụng tham tố TNT làm chủ ngữ và chủ ngữ giả (dummy subject) được sử dụng phổ biến, tiếng Việt ít có hiện tượng tương ứng này, nhất là trong các ĐTNN. Động từ tiếng Anh qui định chặt chẽ khả năng hoạt động của khung vị ngữ đơn trị nên các cấu trúc đơn trị thuộc dạng“he told” không được xem là chuẩn tắc. Trong tiếng Việt tham tố xuất hiện linh động hơn tùy vào ngữ cảnh. Tuy nhiên, trong STPNTA, PNT và VTPN có thể hoán đổi vị trí cho nhau và xuất hiện sau tham tố NT. Nhưng trong STPNTV không có điều này. Nghĩa là trong STPNTV, giữa PNT và VTPN không thể thay đổi vị trí cho nhau và thường xuất hiện trước NT. Như vậy, có thể thấy, trong STPNTA, vị trí của các thành tố linh hoạt hơn so với các thành tố trong STPNTV. Đặc biệt, giữa PNT và VTPN có sự linh hoạt đổi thay như đã nói ở trên. Trong tiếng Việt, chu cảnh trong STPN là trạng ngữ thì các chu cảnh trong STPN tiếng Anh lại là các thông tin nền bổ sung. Các thông tin nền này có thể là cụm giới từ, là trạng từ, là kết cấu V - ing hoặc To + Verb và có thể là thành phần trạng ngữ hoặc bổ ngữ, định ngữ. 146 3.3. Tiểu kết Qua khảo sát, nghiên cứu tham thể trong STPNTA, đối chiếu với tiếng Việt, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: Cùng với vị tố phát ngôn, còn có các tham thể cùng tham gia trong sự tình phát ngôn. Các tham thể này bao gồm phát ngôn thể, tiếp ngôn thể, đích ngôn thể và ngôn thể. Ngôn thể là thành phần không thể thiếu trong sự tình phát ngôn. Còn các thành phần khác trong tham thể có thể cùng xuất hiện hoặc vắng mặt trong sự tình phát ngôn tiếng Anh. Thuộc về tham thể cơ sở, ngôn thể là nội dung của phát ngôn cũng có thể là tên gọi của phát ngôn. Ngôn thể là thành phần bổ ngữ trong câu, bổ sung ý nghĩa cho vị tố. Về mặt ngữ nghĩa, ngôn thể thuộc về tất cả các sự tình trong đời sống như vật chất, tinh thần, quan hệ, hành vi... Về ngữ dụng, ngôn thể có thể biểu thị nhiều hành động khác nhau. PNT trong STPN có thể là người cũng có thể là vật. Về vị trí trong sự tình phát ngôn thì phát ngôn thể có vị trí đa dạng, có thể có vị trí đầu tiên, có thể đứng sau ngôn thể, hoặc đứng giữa ngôn thể. ĐNT/TNT trong STPN là người tiếp thoại. ĐNT/TNT có thể đứng sau vị tố, trước ngôn thể, cũng có thể đứng trước phát ngôn thể. Khác với tham thể cơ sở, chu cảnh trong sự tình phát ngôn là những thành tố không bắt buộc và không chịu sự chi phối của vị tố. Chu cảnh có thể có chu cảnh thời gian, chu cảnh địa điểm, chu cảnh nguyên nhân, chu cảnh điều kiện, chu cảnh nguyên nhân... chu cảnh có thể là cụm giới từ, có thể là trạng từ cũng có thể có cá dạng khác. Cũng như các chu cảnh khác, vị trí của chu cảnh rất đa dạng, có thể trước PNT, có thể trước VT, cũng có thể sau PNT/TNT hoặc sau NT. Qua nghiên cứu về STPNTA cũng cho thấy, các thành tố trong cấu trúc nghĩa của STPN có sự tương ứng với các thành phần ngữ pháp trong câu. PNT và TNT trong phát ngôn có thể tương ứng với thành phần chủ ngữ trong câu hoặc tương ứng với bổ ngữ chỉ đối tượng tiếp nhận trong câu. Vị tố trong phát ngôn có thể tương ứng với vị ngữ trong tâm trong câu. Ngôn thể trong phát ngôn tương ứng với bổ ngữ nội dung trong câu. Đích ngôn thể trong sự tình phát ngôn tương ứng với bổ ngữ chỉ đối tượng mà phát ngôn hướng tới. Chu cảnh trong sự tình phát ngôn tương ứng với trạng từ hoặc cụm giới từ trong câu. 147 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu, khảo sát STPN tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt, luận án rút ra một số kết luận sau: 1. Ba bình diện của câu là ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng của câu vừa có mối quan hệ biện chứng và tương tác với nhau vừa có sự phân định rõ ràng với nhau. Vì vậy, theo quan điểm của ngữ pháp chức năng, khi nghiên cứu các hiện tượng ngôn ngữ cần phải quan tâm cả ba bình diện này của câu. Lí thuyết của ngữ pháp chức năng đã thể hiện rõ tính ưu việt khi sử dụng vào nghiên cứu STPNTA đối chiếu với tiếng Việt, nhờ vậy mà STPNTA được nghiên cứu trên bình diện tổng thể của cả bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. 2. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vị trí của động từ nói năng trong STPN rất linh động, có thể sau PNT trước TNT/ĐNT; có thể đứng trước NT, có thể đứng ở cuối câu. Đặc điểm quan trọng của sự tình phát ngôn nói chung, STPNTA và STPNTV nói riêng là đặc điểm đồng định vị chặt chẽ giữa quá trình phát ngôn với chu cảnh chỉ vấn đề. Ngoài ra, đặc điểm riêng của STPN chính là tiềm năng phóng chiếu. Phóng chiếu trong sự tình phát ngôn có thể thuộc một trong hai hình thức là trích nguyên và thông báo lại. Tuy nhiên, có động từ nói năng có thể phóng chiếu được cả hai hình thức nhưng có động từ nói năng chỉ được phóng chiếu ở một trong hai hình thức. Nghiên cứu cũng cho thấy, STPN là một loại sự tình đặc biệt bởi STPN có khả năng bao chứa các sự tình khác trong NT của mình. Trong nội dung NT có thể bao chứa tất cả các sự tình như vật chất, quan hệ, tồn tại... và có khả năng bao chứa cả sự tình phát ngôn. Như vậy STPN về cấu trúc được cấu tạo là một sự tình và kèm theo một sự tình khác. 3. Cũng như các STPN khác, STPNTA thường có 5 thành tố là VT, PNT, TNT, ĐNT và NT. Các thành tố này, có thể kết hợp và xuất hiện đầy đủ 148 trong một phát ngôn, hoặc không đầy đủ trong những ngữ cảnh cụ thể. Tuy nhiên, Vị tố và ngôn thể là 2 thành tố xuất hiện hầu hết trong các STPNTA, đặc biệt là trong STPN không thể thiếu NT. Trong cấu trúc nghĩa thì VT là thành tố làm nên đặc trưng của STPN. Nếu PNT là thực thể có khả năng phát ra lời nói, thông thường là người thì TNT là tham thể tiếp nhận phát ngôn, là người tiếp nhận một lời nói. NT là nội dung của phát ngôn. Như vậy, Ngôn thể là thành phần bắt buộc phải có trong một STPN. PNT và TNT/ĐNT có thể có hoặc không có. 4. VTPN trong STPNTA bao gồm 2 nhóm là VTPN được biểu thị bằng ĐTNN chính danh và VTPN được biểu thị bằng ĐTNNkhông chính danh. ĐTNN không chính thường chỉ xuất hiện trong giao tiếp sinh hoạt, trong văn chương nghệ thuật, ít xuất hiện trong văn bản khoa học, hành chính. Các ĐTNN chính danh có thể xuất hiện trong nhiều loại hình, phong cách khác nhau. Tuy nhiên, nhóm các ĐTNN biểu lộ thuộc các ĐTNN chính danh cũng chỉ xuất hiện trong những tình huống sinh hoạt, trong văn chương nghệ thuật mà không xuất hiện trong các văn bản hành chính, văn bản khoa học. Đối với mỗi nhóm ĐTNN có một nội dung cơ bản khác nhau. Nội dung cơ bản mà các ĐTNN nhóm tái hiện phải thực hiện là thông báo những hiểu biết về những việc đã, đang hoặc sẽ xảy ra trong hiện thực. HĐNN kết ước có chung nét nghĩa cam đoan làm đúng những điều đã hứa, khẳng định sẽ làm việc gì đó theo nội dung đã thỏa thuận, đã cam đoan. HĐNN nhóm tuyên bố thường được thực hiện trong một nghi thức trang trọng. Trong tiếng Anh, HĐNN biểu lộ dùng để thể hiện các tình cảm của PNT đối với các TNT/ĐNT. Bên cạnh STPN có ĐTNN chính danh, có những STPN có vị tố phát ngôn là những ĐTNN không chính danh. Đó là những từ ngữ mặc dù không phải là ĐTNN chính danh trong STPN nhưng được dùng có ý nghĩa chỉ sự nói năng. Vị tố phát ngôn tiếng Anh được biểu thị bằng động từ nói năng chính 149 danh chiếm tỷ lệ lớn hơn Vị tố phát ngôn tiếng Anh được biểu thị bằng động từ nói năng không chính danh. Trong các Vị tố phát ngôn tiếng Anh được biểu thị bằng động từ nói năng chính danh, chiếm tỷ lệ cao nhất là động từ nói năng chính danh tham gia biểu thị, gọi tên hành động nói năng tái hiện; tiếp đến là động từ nói năng chính danh tham gia biểu thị, gọi tên hành động nói năng nhóm điều khiển; sau đó là động từ nói năng chính danh tham gia biểu thị, gọi tên hành động nói năng và động từ nói năng chính danh tham gia biểu thị, gọi tên hành động nói năng kết ước; cuối cùng là động từ nói năng chính danh tham gia biểu thị, gọi tên hành động nói năng tuyên bố. Trong các Vị tố phát ngôn tiếng Anh được biểu thị bằng động từ nói năng không chính danh, chiếm tỷ lệ cao nhất là Vị tố phát ngôn tiếng Anh được biểu thị bằng từ chỉ cách thức nói năng; tiếp đến là Vị tố phát ngôn tiếng Anh được biểu thị bằng động từ chỉ hành động vật lý, tâm lý kèm theo lời nói; cuối cùng là Vị tố trong sự tình phát ngôn tiếng Anh được biểu thị bằng động từ chỉ tiếng kêu của động vật. Như vậy, ngoài động từ nói năng được sử dụng làm vị tố phát ngôn thì còn có các từ thuộc các nhóm khác được dùng với nghĩa chuyển chỉ sự nói năng. Điều này thêm lần nữa khẳng định sự linh hoạt trong sử dụng ngôn ngữ của người Anh và người Việt. 5. Tham thể cơ sở trong STPN bao gồm: NT, PNT, TNT và ĐNT. Ngôn thể là đề tài của cái được nói ra, có thể là nội dung của phát ngôn cũng có thể là tên gọi của phát ngôn. PNT có thể là người cũng có thể là vật, là đối tượng phát ra NT. ĐNT/TNT trong sự tình phát ngôn là người tiếp thoại. Về hình thức cấu tạo, NT có thể là từ, ngữ, đoạn, câu, là thành phần bổ ngữ trong câu, bổ sung ý nghĩa cho VT. PNT, ĐNT/TNT có thể là một từ cũng có thể là cụm từ, có thể là danh từ riêng, hoặc đại từ nhân xưng hoặc cụm danh từ. NT là thành phần là nên sự đặc biệt cho STPN, bởi nội dung của 150 NT có thể bao chứa tất cả các vấn đề trong hiện thực, nghĩa là có thể chứa tất cả các loại sự tình khác. Về vị trí thì các tham thể cơ sở có vị trí đa dạng. PNT có thể có vị trí đầu tiên, có thể đứng sau ngôn thể, hoặc đứng giữa ngôn thể. ĐNT/TNT có thể đứng sau VT trước NT, cũng có thể đứng trước PNT. Các thành tố trong STPN có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tùy vào vị thế giao tiếp mà các PNT sẽ lựa chọn các VT thích hợp trong nội dung NT đối với ĐNT/TNT. Ngoài ra, NT không chỉ khớp ghép với hiện thực mà còn phải tương thích với PNT và ĐNT/TNT.Cùng với tham thể cơ sở, trong STPN còn có các chu cảnh.Chu cảnh trong sự tình phát ngôn là những thành tố không bắt buộc và không chịu sự chi phối của VT, bao gồm chu cảnhthời gian, địa điểm, nguyên nhân, điều kiện, nguyên nhân... Nghiên cứu cũng cho thấy có mối tương quan giữa sự tình phát ngôn và câu. Thông thường, PNT trong STPN thường đảm nhận chức năng làm chủ ngữ trong câu. VTPN trong STPN đảm nhận chức năng làm vị ngữ trong câu. TNT/ ĐNT trong STPN thường đảm nhận chức năng làm bổ ngữ trong câu. Chu cảnh trong STPN thường đảm nhận chức năng làm trạng ngữ trong câu. 6. Qua nghiên cứu cũng cho thấy, dù STPNTA và STPNTV có nhiều nét tương đồng nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt. Trước hết là sự khác biệt trong vị trí xuất hiện các thành phần của STPN, trong tiếng Anh cấu trúc thường theo mô hình lần lượt là ngôn thể, phát ngôn thể, vị tố phát ngôn, tiếp ngôn thể/ đích ngôn thể. Trong tiếng Việt, cấu trúc thường theo mô hình lần lượt là phát ngôn thể, vị tố phát ngôn, tiếp ngôn thể/ đích ngôn thể, ngôn thể. Trong tiếng Anh giữa ngôn thể và các thành phần khác thường được phân biệt bằng dấu phẩy, trong tiếng Việt là dấu hai chấm. Ngoài ra, thứ tự xuất hiện giữa PNT và VTPN có thể linh hoạt thay đổi trong tiếng Anh nhưng trong tiếng Việt thì không có sự thay đổi vị trí linh hoạt như vậy. 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thanh Minh (2015), Khảo lược về động từ nói năng và sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, Tạp chí Từ điển học bách khoa thư, số 01, từ trang 31 - 37. 2. Nguyễn Thanh Minh (2015), Về sự tình phát ngôn trong tiếng Anh và những đặc trưng của sự tình phát ngôn tiếng Anh, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 12, từ trang 96 - 101. 3. Nguyễn Thanh Minh (2019), Các đặc trưng của ngôn thể và phát ngôn thể trong sự tình phát ngôn tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt, Tạp chí Từ điển học bách khoa thư, số 5, từ trang 31 – 37. 4. Nguyễn Thanh Minh (2019), Đặc điểm của vị tố phát ngôn được biểu thị bằng động từ nói năng chính danh trong sự tình phát ngôn tiếng Anh. Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội, số 62 - tháng 12, từ trang 70 - 75. 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Lê Thị Lan Anh (2014), Câu quan hệ tiếng Việt dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 2. Diệp Quang Ban (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục 3. Diệp Quang Ban (2002), Ngữ pháp Tiếng Việt, tập 1, Nxb Giáo dục. 4. Diệp Quang Ban (2003), Chức năng văn bản, chức năng giao tiếp (liên nhân), chức năng biểu hiện trong câu, Tạp chí khoa học ĐHQG ĐHNN. 5. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 6. Diệp Quang Ban, (2008), Mạng mạch, mạch lạc, liên kết với việc dạy ngôn ngữ. Tạp chí khoa học ĐHQG ĐHNN. 7. Diệp Quang Ban (2012), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 8. Lê Biên (1998), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục. 9. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp Tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia. 10. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục. 13. Nguyễn Văn Chiến (1992), Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á, Nxb ĐHQG, Hà Nội. 14. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2001), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 15. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Nguyễn Thị Bạch Dương (2011), “Nhóm động từ Ngôn hành thể hiện hành động cam kết trong văn bản hành chính”, Từ điển học & Bách khoa thư, tr. 49 – 52 17. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ Pháp tiếng Việt, Từ loại, Nxb ĐHQG Hà Nội. 153 18. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học việt ngữ, Nxb ĐHQG Hà Nội. 19. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, Quyển 1, Nxb Khoa học xã hội. 20. Cao Xuân Hạo (2004), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng , Nxb Giáo dục. 21. Nguyễn Văn Hiệp (2006), Ngữ nghĩa học dẫn luận (dịch từ: Lyons, J. (1995), Linguistic Semantics – An Introduction, Cambridge University Press), NXB Giáo dục. 22. Nguyễn Văn Hiệp (2009), Cú pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục. Hà Nội. 23. Nguyễn Văn Hiệp (2012), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục. 24. Nguyễn Chí Hòa (2006), Ngữ pháp tiếng Việt thực hành, Nxb ĐHQGHN. 25. Phạm Thị Hòa, Sự nghiên cứu động từ nói năng trong tiếng Việt, Ngữ dụng học với nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt. 26. Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, Nxb KHXH, Hà Nội. 27. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản, Nxb Khoa học xã hội. 28. Nguyễn Lai (1996), Những bài giảng về ngôn ngữ học đại cương, tập 1. Nxb ĐGQG Hà Nôi. 29. Nguyễn Lai (2001), Ngữ nghĩa nhóm động từ chỉ hướng vận động tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH 30. Nguyễn Văn Lai (1998), Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ (dịch từ: Bản dịch tiếng Nga có tham khảo tiếng Anh, W. L Chafe), Nxb Giáo dục. 31. Đào Thanh Lan (2009), Ngữ nghĩa ngữ pháp của lời cầu khiến tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội. 32. Đỗ Thị Kim Liên (2005), Giáo trình ngữ dụng học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 33. Trần Hữu Mạnh (2007), Ngôn ngữ học đối chiêu: Cú pháp tiếng Anh – tiếng Việt, Nxb ĐHQGHN. 34. Hoàng Tuyết Minh (2008), Đặc điểm cú pháp ngữ nghĩa của động từ quan hệ tiếng Anh, Luận án tiến sỹ ngôn ngữ, Viện Ngôn ngữ học. 154 35. Hoàng Tuyết Minh (2012), Đặc điểm cú pháp ngữ nghĩa của động từ quan hệ tiếng Anh. Nxb KHXH. 36. Nguyễn Thị Thanh Ngân (2009), Bàn thêm về thuận ngữ “Động từ ngôn hành”, Ngôn ngữ và Đời sống, tr. 6-8. 37. Trần Kim Nở (1994), Từ điển Anh Việt, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 38. Hoàng Phê (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 39. Trần Kim Phượng (2001), Về các điều kiện của động từ ngôn hành tiếng Việt, Ngôn ngữ (02), tr. 39 – 44. 40. Võ Đại Quang (2007). Tình thái trong câu - phát ngôn: một số vấn đề lý luận cơ bản. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 23. 41. Nguyễn Quang (2000). Giao thoa văn hóa nhìn từ góc độ hoạt động giao tiếp lời nói. 42. Nguyễn Thị Quy (1995). Vị từ hành động Tiếng Việt và các tham tố của nó. Nxb Khoa học Xã hội. 43. Lê Xuân Thại (1999), Tiếng Việt trong trường học, Nxb ĐHQG Hà Nội. 44. Nguyễn Kim Thản (1977), Động từ trong tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 45. Nguyễn Kim Thản (2008), Cơ sở cú pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội 46. Lê Quang Thiêm (1989), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb ĐH và Giáo dục chuyên nghiệp. 47. Lê Quang Thiêm (2004), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 48. Lê Thị Thơm (2012), Sự tình phát ngôn trong tiếng Việt, Luận án tiến sỹ ngữ văn, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 49. Nguyễn Minh Thuyết (cb.) và Nguyễn Văn Hiệp (1999), Tiếng Việt thực hành, Nxb ĐHQG Hà Nội. 50. Nguyễn Minh Thuyết (cb.) và Nguyễn Văn Hiệp (2004), Thành phần câu tiếng Việt, Nxb Giáo dục 155 51. Bùi Minh Toán (2012), Câu trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, Nxb giáo dục VN. 52. Hoàng Văn Vân (2001), Dẫn luận ngữ pháp chức năng (dịch từ: M.A.K Halliday (1998), An Introduction to Functional Grammar), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 53. Hoàng Văn Vân (2005), Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt, mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. TIẾNG ANH 54. Adrienne Lehrer, (1988), Check list for verbs of speaking. Acta Linguistca Hungarica, Vol 38. 55. Alexander, L. G, (1992), Longman English grammar, (9th imp.,) Longman. 56. Alice Caffarel, (2006), A Systemic Functional Grammar of French: From Grammar to Discourse, Continuum 57. Alice Caffarel. (2006). A Systemic Functional Grammar of French. Refine Catch Limited, Bungay, Suffolk 58. Amy C. Neale, (2002), More Delicate TRANSITIVITY: Extending the PROCESS TYPE system networks for English to include full semantic classifications. Cardiff University. 59. Andreas H. Jucker, (2008), Speech Acts in the History of English. John Benjamins Publishing Company. 60. Anna Wierzbicka (1987), English Speech Act Verbs, Australia National University: Canberra. 61. Austin, (1962) How to do things with words.At the clarendon Press. 62. Azar, B. S. (1989), Understanding and using English grammar, (2nd ed.) Prentice Hall Regents. 63. Azar, B. S. (1989), Understanding and using English grammar, (2nd ed.) Prentice Hall Regents. 156 64. Bach, K., Harnish, R.M., (1979), Linguistics communication & speech acts, MIT Press, Cambridge, MA. 65. Beverly Derewianka, (2012), A new grammar companion for teachers - 2 nd ed. National Library of Australia Cataloguing-in-Publication entry. 66. Beverly Derewianka. (2012). A new grammar companion for teachers. 2nd ed. National Library of Australia Cataloguing-in-Publication. 67. Bloor, T & Bloor, M. (1995), The Functional Analysis of English. London: Arnold. 68. Bloor, T. and Bloor, M. (1985), The Functional Analysis of English: A Hallidayan Approach. London: Arnold. 69. Butler, Christopher S (2003), Structure and Function: A Guide to Three Major Structural Functional Theories, Part 1]: Approaches to the Simplex Clause. Amsterdam: John Benjamins. 70. Cartford, J.C. (1965). A Linguistic Theory of Translation. Oxford University Press. 71. Chafe, W. L. (1970), Meaning and the Structure of Language, University of Chicago Press, 72. Charles L.N and Sandra A Thomson. (1981) Mandarin Chinese: A functional Reference Grammar, University of California Press. 73. Chomsky, N. (1957), Syntactic Structure, Mouton, Paris. 74. Cobuild, C. (1990), English grammar, Collins publishers, London. 75. Cole, P and J, Morgan (1975), Syntax and Semantics: Speech Acts, Academic Press, New York. 76. Croft, William (1994), Speech act classification, language typology and cognition, Tsohatzidis, (ed.). 77. Deborah Schiffrin, Deborah Tannen, and Heidi E. Hamilton (2001) The Handbook of Discourse Analysis. Black Well Publisher. 78. Dik, S. C. (1983). Advances in Functional Grammar. Foris Publication – Dordrecht. 157 79. Dik, S. C. (1989), The theory of functional grammar, Part I: The structure of the clause. Foris Publications Dordrecht. 80. Dik, S. C. (1997),The theory of Functional Grammar. 2 Vols. Berlin: Mouton de Gruyter. 81. Dik, S. C.(2005),Functional Grammar (Ngữ pháp chức năng – bản dịch tiếng Việt). NXB DHQG HCM. 82. Dik, S.C. (1981), Functional Grammar, 3rd ed., Foris Publication, Dordrecht. 83. Dixon, R.M.W. (1991), A new approach to English grammar on semantic principles, Clarendon press, Oxford. 84. Downing, A & P. Locke (1992), A University Course in English grammar, Prentice Hall. 85. Eastwood, J. (1994), Oxford guide to English grammar, Oxford University Press. 86. Eggins, S. (1994), An Introduction to Systemic Functional Linguistics. London: Pinter. 87. Farzaneh Haratyan (2011), Halliday‟s SFL and Social Meaning, University Malaya - Islamic Azad University, 2nd International Conference on Humanities, Historical and Social Sciences IPEDR vol.17 (2011), IACSIT Press, Singapore. 88. Fillmore, C.J, (1968), The case for case, In: E. Bach & R. Harms, Universal in Linguistic theory, New York Holt. 89. Geoff Thomson (1996), Introducing Functional Grammar, Edward Arnold. 90. Geoff Thomson (2014), Introducing Functional Grammar, Edward Arnold. 91. George Yule (1996), Pracmatics, Oxford University Press. 92. Geoff Thomson (1996), Reporting, Harper Collins publishers Ltd. 93. Givón, T (1993), English Grammar – A function – based introduction, 158 John Benjamins publishing company, Amsterdam/ Philadelphia. 94. Givón, T. (1993), English grammar,Vol.1, John Benjamins publishing company, Amsterdam/ Philadelphia. 95. Givón,T. (1984), Syntax – A functional-typological introduction, Vol.1, John Benjamins publishing Co., Amsterdam/ Philadelphia. 96. Givón,T. (1990), Syntax – A functional-typological introduction, Vol.2, John Benjamins publishing Co., Amsterdam/ Philadelphia. 97. Graham Lock (1996), Functional English Grammar – An Introduction for second language teachers. Cambridge University Press. 98. Graham Lock, (1996). Functional English Grammar – An Introduction for Second Language Teachers, Cambridge University Press, 1996. 99. Halliday, M.A.K & Hasan, R. (1985), Language, Text and Context: a social semiotic perspective. Vic. Gleelong: Deakin University Press. 100. Halliday, M.A.K (1985), An introduction to functional grammar, Edward Arnold. 101. Halliday, M.A.K (1994), An introduction to functional grammar, 2nd ed. Edward Arnold. 102. Halliday, M.A.K and Christian M.I.M Matthiessen (2004), An introduction to functional grammar, 3 rd ed. Edward Arnold. 103. Halliday, M.A.K and Matthiessen, C. (1997), Systemic Functional Grammar: A First Step into the Theory. Sydney: Macquarie University. 104. Halliday, M.A.K, (1966). Explorations in Functions of Language. London (John Benjamins publishing company, Amsterdam/ Philadelphia). 105. Halliday, M.A.K. (1970), Language Structure and Language Function. (In) New Horizon in Linguistics. Lyons, J. (Ed.). Hamondsworth: Penguin. 106. Halliday, M.A.K. (1978), Language as Social Semiotic. London and Baltimore: Edward Arnold. 159 107. Hengeveld, K; Mackenzie, J. L. (2006). Functional Discourse Grammar. In: Brown, K. (Ed.) Encyclopedia of Language and Linguistics, 2.ed, v.4. Oxford: Elsevier, p.668-676. 108. Hengeveld, Kees, Jan Rijkhoff & Anna Siewierska (2004), Parts of speech systems as a basic typological parameter. Journal of Linguistics 40.2]: P. 527-570. 109. Hoàng Văn Vân (1999), Introducing Discourse Analysis. Hanoi Open University. Hanoi 110. Hollmann, Willem B. & Anna Siewierska (2007). A construction grammar account of possessive constructions in Lancashire dialect: some advantages and challenges. English Language and Linguistics 11]: P. 407-424. 111. Huddleston, R. & G. K. Pullum (2002), The Cambridge grammar of the English language, Cambridge University press. 112. J.L.G.Dietz, (1991), Speech Acts or Communicative Action. the second European Conference on Computer. Amsterdam, TheNetherlands 113. John R. Searle, (1979), Expression and meaning, Cambridge (Mass),. 114. James, W. (2005), The Teacher's Grammar Book. Lawrence Erlbaum. 115. John Conway (1997), A Course in Functional Analysis, Springer, New York. 116. John Lyons (1995). Linguistic Semantics: An Introduction. Cambridge University Press. 117. John R. Searle (1981), Expression and meaning. Cambridge University Press. 118. Kees Hengeveld (2004), Working Papers in Functional Grammar: Morphology in Functional Discourse Grammar. University of Amsterdam. 119. Kessler, C. (1966) The Acquisition of Syntax in Bilingual Children. Georgetown University Press, Massachusetts. 120. Lesley Jeffries (1998), Meaning in English: An Introduction to Language Study, Palgrave Macmillan Press Ltd. 160 121. M. A. K. Halliday (2003), On Language and Linguistics, Continuum, New York. 122. Mackenzie, J. Lachlan, and Maria L. A. Gomez-Gonzalez, eds (2004), A New Architecture for Functional Grammar. Functional Grammar Series 24. Berlin: Mouton de Gruyter. 123. Marize Mattos Dall‟Aglio Hattnher. (2008). Functional Discourse Grammar. Oxford: Oxford University Press. 124. Marry J. Schleppegrell, (2014). The Grammar of History: Enhancing Content-Based Instruction Through a Functional Focus on Language. Teachers of English to Speakers of Other Languages, Inc. (TESOL). 125. Martin, J.R & Rose, D. (2003), Working with Discourse: Meaning beyond the Clause. 126. Martin, J.R, Matthiessen, C. & Painter, C (1997), Working with Functional Grammar. London: Arnold. 127. Martin, J.R. & et al. (1997), Working with Functional Grammar. London: Arnold. 128. Martin, J.R. (1985), Systemic Functional Linguistics and an Understanding of written texts. Department of Linguistics, University of Sydney. 129. Martin, J.R. and P.R.R. White (2005) The Language of Evaluation: Appraisal in English. New York, Palgrave MacMillan. 130. Muhammad Rayhan Bustam, S.S (2011), Analyzing Clause by Halliday‟s Transivity System. Jurnal Ilmu Sastra Vol. 6 No.1, Mei 2011. Hal 22-34 131. Oxford (1992), Oxford advanced learner‟s encyclopedic dictionary, Oxford University press. 132. Oxford Advanced Learner‟s Dictonary (2015), Oxford University Press. 133. Palmer, F. R. (1965), The English verb, Longman. 134. Palmer, F. R. (1971), Grammar, Penguin books. 161 135. Peter Wilfred Hesling Smith (1991), Speech Act Theory, Discourse Structure and Indirect Speech Acts. University of Leed 136. Quirk, R. & S. Greenbaum (1974), A university grammar of English, Workbook. Longman. 137. Quirk, R. et al (1985), A comprehensive grammar of the English language, Longman. 138. Quirk, R. et al(1972), A grammar of contemporary English, Longman. 139. Quirk, R. et al. (1985), A Comprehensive Grammar of the English Language, London: Lonman. 140. Richard W. Schmidt and Jack C. Richards (1980), Speech Acts and Second Language Learning, University of Hawaii and Chinese University, Hongkong. 141. Rodney H. Jones and Graham Lock (2011) Functional Grammar in the ESL Classroom. Palgrave Macmillan. 142. Searle, J.R., (1969), Speech acts, Cambridge University Press, Cambridge. 143. Siewierska, A. (1991), Functional grammar, London and New York. 144. Stockwell, R. P. (1977), Foundations of syntactic theory, Prentice Hall. 145. Suzanne Eggins (2004), An Introduction to Systemic Functional Linguistics, Continuum international Publishing Group. 146. Teich, E. (1999), Systemic functional grammar in natural language generation: linguistic description and computational representation. Continuum International Publishing Group. 147. Thompson, G (1996), Introducing Functional Grammar. London: Arnold. 148. Thomson, A. J & A. V. Martinet (1998), A Practical English Grammar, 4 th ed., Danang Publishing House, Danang. 149. Tulloch, S. (1994), Wordfinder, Oxford University press. 150. http: dictionary.cambridge.org 162 NGỮ LIỆU KHẢO SÁT TIẾNG VIỆT 151. Nguyễn Nhật Ánh (2008), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Nxb Trẻ. 152. Nguyễn Nhật Ánh (2017), Cô gái đến từ hôm qua, Nxb Trẻ. 153. Nam Cao (2002), Tuyển tập Nam Cao, Nxb Văn học 154. Nguyễn Công Hoan, Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Nxb Văn học. http: sachvui.com 155. Chu Lai (2004), Ăn mày dĩ vãng, Nxb Hội nhà văn 156. Chu Lai, Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học. http: sachvui.com 157. Vũ Trọng Phụng, Tuyển tập truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn học. http: sachvui.com 158. Nhiều tác giả (2014), Truyện ngắn nữ đặc sắc Việt Nam từ 1986 đến nay, Nxb Phụ nữ. TIẾNG ANH 159. Colleen Mccullough (1977), The thorn birds, Harper & Row Publishers 160. J. K. Rowling (1997), Harry Potter and the Philosopher‟s Stone, Bloomsbury Publishing 161. J. K. Rowling (1998), Harry Potter Chamber of and the Secrets, Bloomsbury Publishing 162. J.K. Rowling (1999), Harry Potter and the Prisoner of Azkaban, Bloomsbury Publishing 163. J. K. Rowling (2000), Harry Potter and the Goblet of Fire, Bloomsbury Publishing 164. J. K. Rowling (2003), Harry Potter and the Order of the Phoenix, Bloomsbury Publishing 165. Margaret Mitchell (1936), Gone with the wind, Macmillan Publishers 166. Sidney Sheldon (1985), If Tomorrow Comes, Warner Books Publishers

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_su_tinh_phat_ngon_trong_tieng_anh_doi_chieu_voi_tien.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenThanhMinh.pdf
Tài liệu liên quan