Luận án Sư trụ trì trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phật giáo ở Việt Nam

Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Thanh Bình SƯ TRỤ TRÌ TRONG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA PGS.TS Lương Hồng Quang BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Thanh Bình SƯ TRỤ TRÌ TRONG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM Chuyên ng

pdf205 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Sư trụ trì trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phật giáo ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gành: Quản lý văn hóa Mã số: 9319042 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Người hướng dẫn khoa học: Hà Nội - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ Sư trụ trì trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo ở Việt Nam là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lương Hồng Quang. Các trích dẫn, số liệu và kết quả của Luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Nguyễn Thanh Bình ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN .................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN ................................................... iv MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN . 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 9 1.2. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 26 Tiểu kết .................................................................................................................. 53 Chương 2 SƯ TRỤ TRÌ TRONG VIỆC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ VÀ DI SẢN TƯ LIỆU ............................................. 54 2.1. Bảo tồn, phát huy giá trị di tích ...................................................................... 54 2.2. Bảo tồn, phát huy giá trị các di vật, cổ vật, bảo vật tại cơ sở thờ tự............... 63 2.3. Bảo tồn, phát huy giá trị di sản tư liệu ............................................................ 71 Tiểu kết .................................................................................................................. 76 Chương 3 SƯ TRỤ TRÌ TRONG VIỆC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ............................................................................ 78 3.1. Bảo vệ và phát huy đạo đức Phật giáo ............................................................ 78 3.2. Tổ chức các nghi lễ Phật giáo và lễ hội chùa ................................................. 88 Tiểu kết ................................................................................................................ 100 Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA SƯ TRỤ TRÌ TRONG BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO............. 102 4.1. Những vấn đề về vai trò của sư trụ trì trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo .......................................................................................... 102 4.2. Các nguyên tắc trong việc nâng cao vai trò của sư trụ trì ............................ 111 4.3. Các giải pháp trong việc nâng cao vai trò của sư trụ trì ............................... 123 Tiểu kết ................................................................................................................ 134 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 136 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ .................. 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 142 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 160 iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Cb : Chủ biên DSVH : Di sản văn hóa DSVHPG : Di sản văn hóa Phật giáo GHPG : Giáo hội Phật giáo GHPGVN : Giáo hội Phật giáo Việt Nam NCS : Nghiên cứu sinh Nxb : Nhà xuất bản UBND : Ủy ban nhân dân STT : Số thứ tự tr : Trang VHTTDL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch iv DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Số trang Bảng 1 Nấc thang mô tả mức độ tham gia của người dân của Arnstein 44 Bảng 2 Mô hình hóa các bên liên quan có tác động đến di sản văn hóa Phật giáo 45 Bảng 3 Thống kê một số công trình được sửa chữa ở chùa Vĩnh Nghiêm 55 Bảng 4 Thống kê di vật, cổ vật tại chùa Bổ Đà bị mất trong những năm gần đây 66 Bảng 5 Một số khóa tu mùa hè tổ chức tại chùa Bằng 84-85 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Di sản văn hóa (DSVH) là những tài sản văn hóa có giá trị, được thẩm định, lắng đọng qua hàng ngàn năm sáng tạo và thực hành văn hóa của con người, “là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác” [138, tr. 8]. Ngày nay, DSVH còn là nguồn lực cho phát triển du lịch, đặt trong mối quan hệ hữu cơ, tương hỗ với hoạt động du lịch: DSVH là lý do và động lực hút khách du lịch; du lịch là phương tiện để khai thác lợi nhuận, cung cấp việc làm cho người dân địa phương, thúc đẩy kinh tế địa phương nơi có DSVH; góp phần nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ di sản và tăng cường hỗ trợ nguồn lực tài chính cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị DSVH. Phật giáo là một tôn giáo lớn, được truyền bá vào Việt Nam những năm đầu của Công nguyên. Với tính phù hợp trong hệ tư tưởng, giáo lý và con đường truyền đạo, Phật giáo đã nhanh chóng được tiếp nhận, biến đổi và dần thâm nhập vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng người dân bản địa. Gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước, cũng có lúc thịnh, suy như một sự vận động tự nhiên của thời cuộc, nhưng có một điều có thể khẳng định, Phật giáo Việt Nam luôn sống và được nuôi dưỡng trong cộng đồng làng xã. Đặc biệt, dưới thời Lý - Trần, Phật giáo trở thành quốc giáo, ảnh hưởng và chi phối sâu sắc tới tình hình chính trị, văn hóa, xã hội Đại Việt thế kỷ XI-XIV. Với những giá trị văn hóa, đạo đức, khả năng gắn đạo với đời và sự thích ứng nhuần nhuyễn với văn hóa Việt Nam, Phật giáo Việt Nam đã chứng tỏ được khả năng trường tồn và đồng hành cùng sự phát triển của xã hội. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, văn hóa Phật giáo đã tạo dựng được những giá trị riêng và trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống DSVH dân tộc, góp phần tạo nên bản sắc, tính đa dạng, phong phú, độc đáo của văn hóa Việt Nam. Nói đến di sản văn hóa Phật giáo (DSVHPG) là nói đến hệ thống các DSVH vật thể (ngôi chùa, tượng Phật, bảo vật, cổ vật tại chùa), DSVH phi vật thể (đạo đức Phật giáo, nghi lễ, âm nhạc Phật giáo, lễ hội chùa), di sản tư liệu (mộc bản kinh Phật, hệ thống các văn bia tại chùa). 2 Từ sau đổi mới đến nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị DSVHPG nhận được sự quan tâm của Nhà nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), cộng đồng, các nhà khoa học. Thực tế cũng cho thấy, rất nhiều những thành tố thuộc hệ thống DSVHPG đang được bảo tồn, phát huy một cách tích cực, phục vụ đời sống kinh tế, văn hóa, bao gồm cả những hoạt động về du lịch, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của các cộng đồng. Nhiều điểm du lịch văn hóa nổi tiếng gắn liền với các cơ sở thờ tự của Phật giáo, mang lại những hiệu quả cao về mặt kinh tế cho đơn vị quản lý và cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, trên mặt bằng chung, công tác bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPG còn chưa đạt được tính hiệu quả như sự kỳ vọng dựa trên tiềm năng vốn có. Hiện nay, một vấn đề được đặt ra đó là câu chuyện xoay quanh vai trò của chủ sở hữu, chủ thể quản lý các DSVH. Điều 10, Luật Di sản văn hóa quy định: “Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị DSVH” [138, tr. 12]. Đối với DSVHPG mang tính đặc thù riêng biệt thì sư trụ trì phải có nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng trong việc bảo vệ, phát huy giá trị DSVHPG, đặt trong mối quan hệ phân chia vai trò, trách nhiệm với các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng địa phương, khách du lịch Vai trò của sư trụ trì đối trong hoằng dương Phật pháp, điều hành công việc của ngôi chùa cũng như quản lý đệ tử là những yêu cầu bắt buộc cũng như những yêu cầu về kiến thức, đạo hạnh của vị trụ trì. Tuy nhiên, trong việc phát huy giá trị di sản của chùa hiện nay, vai trò của sư trụ trì được thể hiện như thế nào? Sự tương tác về vai trò với chính quyền và cộng đồng ra sao? Cần cơ chế, chính sách gì đối với sư trụ trì trong bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPG để vừa tạo ra sự quản lý DSVHPG hiệu quả, vừa để di sản tham gia tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội bền vững của các địa phương. Thông qua đó, trụ trì có thể thay mặt Giáo hội Phật giáo (GHPG) kiến thiết mối quan hệ với cộng đồng và chính quyền, đồng thời, thực hiện công việc quản trị nội bộ, tham gia vào hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPG. 3 Cho đến nay, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu về vai trò của chủ cơ sở thờ tự, trong trường hợp này là các vị trụ trì với việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPG. Vì thế, việc khảo sát, tìm hiểu, đưa ra những nhận định, đánh giá và đề xuất những gợi ý về mô hình, chính sách để sư trụ trì có thể phát huy hiệu quả vai trò của mình đối với DSVHPG trong đời sống đương đại là một công việc hết sức cần thiết. Trước thực trạng và sự cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở khoa học, thực tiễn, những công trình khoa học trước đây làm tài liệu tham thảo, nghiên cứu sinh (NCS) đã lựa chọn đề tài Sư trụ trì trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo ở Việt Nam làm nội dung nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu các hoạt động của sư trụ trì - một chủ thể văn hóa trong mối liên hệ với các bên liên quan khác, đề tài đi sâu phân tích vai trò của sư trụ trì trong việc bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPG, trên các khía cạnh của DSVH vật thể, DSVH phi vật thể và di sản tư liệu. Từ đó, đề tài đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao vai trò của sư trụ trì trong việc bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPG trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan cơ sở lý luận về bảo tồn, phát huy giá trị di sản cùng lý thuyết về vai trò và các bên liên quan trong bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPG. - Nghiên cứu thực trạng hoạt động của các sư trụ trì trong việc bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPG, cụ thể: DSVH vật thể; DSVH phi vật thể; di sản tư liệu. - Đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm nâng cao vai trò của sư trụ trì trong việc bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPG. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu các hoạt động thực tiễn của sư trụ trì trong việc bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPG. Khách thể nghiên cứu là 11 nhà sư đang trụ trì, quản lý 11 ngôi chùa ở miền Bắc Việt Nam. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Nghiên cứu khảo sát một số ngôi chùa tại miền Bắc thông qua những tiêu chí về tính vấn đề, như: những ngôi chùa mà sư trụ trì có đóng góp tích cực vào hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPG; cũng như những ngôi chùa với tính hạn chế về vai trò của sư trụ trì. Cụ thể, NCS lựa chọn khảo sát 11 sư trụ trì đang quản lý 11 ngôi chùa ở miền Bắc Việt Nam. Các đối tượng khảo sát được lựa chọn dựa trên tính đa dạng về đặc điểm cơ sở tu hành và thực tiễn hoạt động trong bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPG. Thứ nhất, về cơ sở tu hành là các ngôi chùa có tính đa dạng, gồm sư trụ trì các ngôi chùa thuộc sở hữu của sơn môn (chùa Bổ Đà - Bắc Giang), chùa thuộc sở hữu của cộng đồng làng xã (chùa Vĩnh Nghiêm - Bắc Giang; chùa Đồng Vàng, chùa Quýt, chùa Diên Phúc, chùa Hương, chùa Tảo Sách, chùa Trăm Gian, chùa Bằng A - Hà Nội; chùa Đồng Kỵ, chùa Phật Tích - Bắc Ninh). Tại ngôi chùa của sơn môn, sư trụ trì là người có vai trò chủ thể, quyết định toàn bộ việc quản lý, điều hành các hoạt động của chùa. Trong khi đó, sư trụ trì tại các ngôi chùa của cộng đồng thì ngôi chùa không thuộc sở hữu của nhà sư, đó là nơi nhà sư tu hành, có trách nhiệm cùng cộng đồng quản lý, bảo vệ ngôi chùa. Mặt khác, trong 11 cơ sở tu hành của các sư trụ trì được lựa chọn đặt trong các bối cảnh không gian khác nhau: chùa ở vùng trung du (Bổ Đà, Vĩnh Nghiêm), ở ven đô thị (chùa Đồng Vàng, chùa Quýt, chùa Đồng Kỵ, chùa Phật Tích, chùa Diên Phúc, chùa Hương, chùa Trăm Gian), chùa đô thị (chùa Tảo Sách, chùa Bằng A). Trong số các cơ sở chùa này cũng có sự phân biệt dựa trên các tiêu chí về chùa đã được xếp hạng di tích cấp Quốc gia đặc biệt (chùa Bổ Đà, Vĩnh Nghiêm, chùa Hương, chùa Phật Tích), di tích quốc gia (chùa Tảo Sách, chùa Bằng A, chùa Diên Phúc, chùa Đồng Kỵ, chùa Trăm Gian), chùa chưa được xếp hạng (chùa Đồng Vàng, chùa Quýt). Thực tế cho thấy, tại các ngôi chùa đã được xếp hạng di tích, các hoạt động bảo tồn, trùng tu đa dạng hơn với nhiều chương trình, dự án của Nhà nước, các nguồn xã hội hóa Vì thế, vai trò của sư trụ trì các ngôi chùa cũng có sự khác biệt, để đối chiếu với các nhà sư đang trụ trì tại các ngôi chùa chưa được xếp hạng di tích. 5 Thứ hai, việc lựa chọn 11 sư trụ trì làm đối tượng khảo sát cũng có tính đa dạng về vai trò trong thực tiễn: có những sư trụ trì đã làm tốt, phát huy được vai trò tích cực của mình; ngược lại có sư trụ trì còn có những hạn chế trong việc bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPG. Thông qua việc tìm hiểu các mâu thuẫn, xung đột trong việc xác định vai trò chủ sở hữu, quản lý, bảo vệ, phát huy tại các cơ sở thờ tự này của các sư trụ trì để từ đó có cái nhìn tổng thể, toàn diện về vai trò của các sư trụ trì trong bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPG. - Thời gian: Đề tài nhấn mạnh vai trò của sư trụ trì với bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPG trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại. Mốc thời gian được xác định là từ sau năm 1986 đến nay. Mặt khác, để có cái nhìn đầy đủ hơn, đề tài kết hợp so sánh, phân tích những đóng góp của sư trụ trì với việc bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPG trong lịch sử. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên góc độ tiếp cận Phật giáo là một bộ phận của DSVH dân tộc, Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính gồm: phương pháp điền dã, phương pháp chuyên gia, phương pháp mô hình hóa, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tài liệu, cụ thể:  Phương pháp điền dã: Do các dữ liệu thu thập ngoài tài liệu lưu trữ còn có các tài liệu liên quan đến thực tiễn bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPG, liên quan tới vai trò của các bên mà trọng tâm của luận án là sư trụ trì. Phương pháp này giúp cho NCS có cái nhìn trực quan nhất đối với hệ thống DSVHPG tại các chùa, các địa phương, trên các khía cạnh về loại hình, hiện trạng, vị trí không gian, tiềm năng phát triển... Để có một cái nhìn khách quan, đa chiều đối với vấn đề nghiên cứu, đề tài triển khai thâm nhập thực tế, quan sát và phỏng vấn đối với các chủ thể, như: nhà quản lý, cộng đồng, nhà khoa học và sư trụ trì. Phương pháp này giúp cho tác giả với những thông tin có chiều sâu dựa trên quan điểm, suy nghĩ của các chủ thể, đặc biệt là các sư trụ trì đối với vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPG hiện nay. Cụ thể, tác giả đã trực tiếp đến các ngôi chùa nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài 6 để quan sát tham dự các hoạt động thường nhật của các trụ trì cũng như các bước chuẩn bị cho các nghi lễ nhà Phật. Bên cạnh đó, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các sư trụ trì về những hoạt động trong việc trùng tu, tu bổ di tích, bảo vệ chùa, cổ vật trong chùa, phát triển an sinh xã hội...  Phương pháp chuyên gia: Tham khảo xin ý kiến chuyên gia về các vấn đề có liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị DSVH, sản phẩm văn hóa, sản phẩm du lịch gắn liền với sản phẩm văn hóa, bao gồm chuyên gia của tỉnh và trung ương.  Phương pháp thống kê: Phương pháp này được tác giả sử dụng để thu thập các số liệu, tài liệu cần thiết làm cơ sở để chứng minh cho một số giả thuyết nghiên cứu của luận án.  Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Các tài liệu sử dụng gồm các tài liệu liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị di sản, tài liệu liên quan đến địa bàn nghiên cứu. Các tài liệu này được thu thập, khai thác từ hệ thống thư viện, các cơ sở lưu trữ khác, tài liệu tại địa phương; Các tài liệu là các văn bản quản lý, chính sách của Nhà nước liên quan đến vấn đề tôn giáo cũng như Phật giáo hiện nay. Bên cạnh đó, đề tài khai thác một lượng thông tin hữu ích thông qua các trang thông tin điện tử, báo mạng đã từng đưa những vấn đề, những câu chuyện thực tiễn liên quan đến nội dung nghiên cứu. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra gồm: - Sư trụ trì đã có những hoạt động thực tiễn như thế nào trong việc bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPG? - Các nhân tố nào đã tác động đến hoạt động của sư trụ trì trong việc bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPG? - Cần có những định hướng, giải pháp như thế nào để nâng cao vai trò của sư trụ trì trong việc bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPG? DSVHPG là một bộ phận quan trọng của DSVH dân tộc Việt Nam. Hiện nay, việc bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPG đã nhận được sự quan tâm của các bên liên quan khác nhau bao gồm Nhà nước, GHPGVN, các tăng ni, Phật tử, các nhà 7 nghiên cứu, các nhà khoa học. Từ thực tế đó, luận án đặt ra giả thuyết nghiên cứu là: Trong việc bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPG, bên cạnh những hoạt động tích cực, nhiều sư trụ trì chưa nhận thức được vai trò, vị trí của mình, dẫn đến những hạn chế trong việc quản lý, sử dụng, tổ chức các hoạt động làm ảnh hưởng tiêu cực đến các DSVHPG. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực tiễn, cần có những định hướng, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của sư trụ trì trong việc bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPG. 6. Đóng góp khoa học và thực tiễn của đề tài - Trên phương diện lý luận: Luận án đóng góp, làm hoàn thiện hơn hệ thống lý thuyết về vai trò của các bên liên quan, cụ thể ở đây là sư trụ trì với vai trò là chủ thể quản lý tại các cơ sở thờ tự. Đánh giá được vai trò khác nhau giữa các bên liên quan trong việc bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPG. Từ đó, Luận án tiếp tục củng cố, hệ thống và bổ sung cơ sở lý luận về di sản, quản lý di sản, bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong quản lý DSVH. - Trên phương diện thực tiễn: + Luận án khẳng định được sư trụ trì có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị DSVHPG nói chung, tại các ngôi chùa là mẫu nghiên cứu nói riêng; + Luận án đưa ra được các giải pháp về mặt chính sách nhằm phát huy hơn nữa vai trò của các sư trụ trì; + Những thông tin trong luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo để các cấp các ngành xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPG, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là nâng cao vai trò của sư trụ trì. 7. Bố cục Luận án Ngoài phần Mở đầu (8 trang), Kết luận (5 trang), Tài liệu tham khảo (12 trang), Phụ lục (39 trang), Luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận (45 trang). 8 Chương 2: Sư trụ trì trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và di sản tư liệu (24 trang). Chương 3: Sư trụ trì trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (24 trang). Chương 4: Định hướng nâng cao vai trò của sư trụ trì trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo (34 trang). 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Văn hóa Phật giáo và những vấn đề xoay quanh nó vẫn luôn là đề tài có sức hút lớn đối với các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn dưới những góc độ tiếp cận khác nhau như lịch sử, tôn giáo, văn hóa, triết học... Trong phạm vi đề tài này, NCS không có tham vọng tiếp cận tất cả các nghiên cứu về văn hóa Phật giáo Việt Nam mà chỉ tổng quan trên một số phương diện phù hợp với mục đích nghiên cứu đặt ra. 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về lịch sử và vai trò của Phật giáo Việt Nam Lịch sử Phật giáo Việt Nam là đối tượng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều học giả trong và ngoài nước. Trước năm 1975, ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo tiêu biểu như: Việt Nam Phật giáo sử lược của tác giả Thích Mật Thể [156], Việt Nam Phật giáo đấu tranh sử của Tuệ Giác [50], Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỉ XIII của Trần Văn Giáp [55]... Các công trình này đã giới thiệu sơ lược lịch sử Phật giáo Việt Nam từ thời kỳ du nhập, trải qua các giai đoạn phát triển với những thăng trầm, thịnh suy của Phật giáo gắn liền với tiến trình lịch sử dân tộc. Từ sau năm 1975 đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam dưới nhiều góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau. Về lịch sử Phật giáo có Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang [98], Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Tài Thư [167], Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Đăng Thục [163], Lược sử Phật giáo Việt Nam của Thích Minh Tuệ [183] đã tiếp cận dưới góc độ lịch sử, trình bày bao quát toàn bộ tiến trình lịch sử Phật giáo từ khi du nhập cho đến thời hiện đại, góp phần làm sống lại không khí cũng như diện mạo cụ thể của sinh hoạt Phật giáo trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Cùng một chủ đề lớn như các công trình trên, Lê Mạnh Thát (2001) có Lịch sử Phật giáo Việt Nam [152], [153], [154] gồm 3 tập đã hệ thống tư liệu từng niên đại, từng nhân vật, từng sự kiện tiêu biểu của Phật giáo trong suốt hơn 2.000 năm 10 tồn tại và phát triển ở Việt Nam. Tác giả nhìn nhận lịch sử Phật giáo như một bộ phận của cuộc vận động chung của dân tộc, gồm các thời kỳ: thời kỳ Phật giáo quyền năng, thời kỳ Phật giáo vận động độc lập, thời kỳ Phật giáo thế sự, thời kỳ Phật giáo cư trần lạc đạo và thời kỳ Phật giáo quần chúng. Tác giả cũng đã đề cập đến một số thiền sư tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển của Phật giáo Việt Nam như thiền sư Vạn Hạnh, Pháp Loa, Huyền Quang không chỉ là những cố vấn cho triều đình phong kiến những vấn đề về chính trị, ngoại giao, quân sự, văn hóa... mà còn có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng chùa tháp, phát triển tư tưởng, đạo đức Phật giáo Nguyễn Duy Hinh là một tác giả có nhiều công trình nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam, trong đó Lịch sử đạo Phật Việt Nam là công trình đặc sắc, giới thiệu các giai đoạn phát triển của Phật giáo từ thời kỳ truyền nhập đến thời kỳ canh tân (thế kỷ XX) [68]. Tác giả cũng đã làm rõ một số đóng góp của các thiền sư trong việc phát triển tông phái, văn hóa, xã hội trong các giai đoạn phát triển khác nhau của Phật giáo Việt Nam. Đạo Phật Việt Nam là công trình tập hợp một số bài nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam của Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, được xuất bản năm 1995 tại Thành phố Hồ Chí Minh [116]. Tác giả đã nêu lên một số khía cạnh của Phật giáo như: sự phát triển của đạo đức Phật giáo, ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa, nghệ thuật, lối sống của con người Việt Nam. Vai trò, tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu. Tác giả Hà Văn Tấn có một số bài viết như “Chùa Việt Nam”, “Về ba yếu tố của Phật giáo Việt Nam: thiền, tịnh, mật”, “Vấn đề văn bản học, các tác phẩm văn học Phật giáo Việt Nam”, “Chùa Vua và tín ngưỡng Đế Thích” in trong Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam [147]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh và Lê Đức Hạnh trong công trình Phật giáo trong văn hóa Việt Nam xuất bản năm 2011 đã trình bày những vấn đề lịch sử tư tưởng Phật giáo Việt Nam qua kinh sách; Bồ Tát Quán thế âm - một hình tượng thể hiện tư tưởng Phật giáo trong 11 văn hóa Việt Nam; về Phật giáo trong văn hóa Việt Nam; Phật giáo và vấn đề hiện đại hóa Phật giáo hiện nay [69]. Phật giáo nhập thế và phát triển là công trình tập hợp hơn 20 bài viết của nhiều tác giả nhìn nhận về tinh thần nhập thế của Phật giáo trong giai đoạn hiện nay [155], khẳng định Phật giáo không tách mình khỏi thế sự mà còn dấn thân một cách tích cực vào cuộc đời, vào nếp sống của con người ở từng địa phương để chuyển hóa, xây dựng cuộc sống con người cao đẹp hơn, thánh thiện hơn, hoàn hảo hơn. Đó là đặc tính nhập thế của Phật giáo trong mọi thời đại, mọi không gian. Cùng chủ đề về tinh thần nhập thế của Phật giáo, tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc có bài viết “Phật giáo dân gian: Con đường nhập thế của Phật giáo Việt Nam”. Theo tác giả, thông qua các hình thức cúng lễ như cúng cầu an, cúng sao giải hạn, cúng cầu siêu, lễ bán khoán, cúng cắt tiền duyên, Phật giáo dân gian đã biểu hiện tính nhập thế của mình, đi sâu vào đời sống tâm linh, góp phần “điều chỉnh hành vi xã hội và xã hội hóa”, “làm thay đổi một vài thói quen, nếp sống truyền thống của người Việt Nam” [119, tr. 32]. Tác giả Bồ đề Tân Thanh - Nguyễn Đại Đồng với công trình Phật giáo Việt Nam (từ khởi nguyên đến 1981) đã giới thiệu một cách khái quát về lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến năm 1981 nói chung và các danh tăng, cư sĩ tiêu biểu nói riêng. Tác giả cho rằng: Ngay từ khi xuất hiện, đạo Phật đã được người Việt chấp nhận và nhanh chóng phát triển, đến nửa cuối thế kỷ thứ II, ở Việt Nam đã hình thành những trung tâm Phật giáo. Với tư tưởng “nhập thế”, “phật pháp bất ly thế gian giác” và “đại hùng, đại lực, đại từ bi”, giáo lý đạo Phật đã hòa quyện với tín ngưỡng văn hóa bản địa, là cơ sở, động lực để Phật giáo gắn bó, đồng hành với dân tộc và có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam [47, tr. 5]. Tác giả Hà Thúc Minh trong nghiên cứu Lịch sử tư tưởng Việt Nam và vấn đề Phật giáo khẳng định trong tiến trình lịch sử của mình, Phật giáo Việt Nam đã gắn liền với vận mệnh của dân tộc qua từng thời kỳ lịch sử. Tại những thời kỳ khó 12 khăn nhất khi đất nước đối diện với những thách thức ngoại xâm thì “nhiều tăng ni, Phật tử sẵn sàng “cởi cà sa, khoác chiến bào” cùng toàn dân đánh tan mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù” [110, tr. 47]. Lý giải về sự tham gia của các thiền sư vào công cuộc chống ngoại xâm nói riêng, vào các vấn đề khác của đời sống xã hội nói chung, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Lang, có 4 lý do chính: Thứ nhất, họ là những người có học, có ý thức quốc gia, sống gần gũi với quần chúng và biết được những khổ đau của người dân bị đô hộ và bóc lột hà khắc; Thứ hai, họ không muốn tranh ngôi vua, không giành quyền bính và địa vị ngoài đời nên được vua tin tưởng; Thứ ba, họ không cố chấp vào thuyết trung quân, nên họ có thể cộng tác với bất cứ ông vua nào đem lại hạnh phúc cho dân; Thứ tư, các vua cần sức học của họ, nhất là trong thời Đinh - Tiền Lê, các vua đều không phải thuộc giới trí thức. Nho sĩ cũng không có mấy người, lại chỉ trung thành được với một triều đại [98, tr. 185-186]. Bài viết “Những ảnh hưởng của Phật giáo đối với xã hội ta trước đây” [16] của nhà nghiên cứu Minh Chi đã luận giải về sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với xã hội Việt Nam trong lịch sử, đặc biệt là trong thời đại Lý - Trần. Theo tác giả, trong tiến trình lịch sử, Phật giáo đã ảnh hưởng đến văn hóa, đến tư duy của cộng đồng thông qua lối sống, hành vi ứng xử hàng ngày của tăng ni, Phật tử. Tác giả nhấn mạnh đến vai trò của thiết chế tăng đoàn, ni đoàn, Phật tử tại gia và cho rằng “những tư tưởng cơ bản của đạo Phật, mà chúng ta vốn ca ngợi là cao đẹp nhân từ, từ bi, trí dũng, vô ngã, vị tha sẽ chỉ là từ ngữ suông nếu không có những tăng, ni, Phật tử biến chúng thành thực tế sống động trong sinh hoạt và việc làm thường nhật của họ” [16, tr. 74]. Dưới triều đại nhà Lý - Trần, Phật giáo đã có nhiều đóng góp tích cực không chỉ đối với sự ổn định, thống nhất của quốc gia - dân tộc trong bối cảnh phải chống lại sự xâm lược của các đế chế phương Bắc mà còn trên nhiều phương diện khác của đời sống xã hội. Tác giả Tăng Xuân Dẫn trong công trình nghiên cứu Vai trò của các thiền sư trong văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần và ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay [24] đã phân tích vai trò của các thiền sư trong xây dựng và phát triển văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần trên một số lĩnh vực chính như: chính trị - xã hội, tư 13 tưởng tôn giáo, đạo đức, văn học, nghệ thuật, và rút ra ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay. Tác giả cho rằng: Không chỉ trong thời Lý - Trần, mà trong mọi thời đại, với sự phát triển của Phật giáo, các thiền sư đều có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp xây dựng văn hóa, kinh tế, xã hội, phát triển đất nước. Các thiền sư với vị thế là những nhà tu hành, chức sắc tôn giáo, đã luôn là những người chăm lo cho nhân dân trong cả việc “đạo” và việc “đời”. Vừa hướng đạo nhưng đồng thời cũng giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa và đạo đức, lối sống cho quần chúng nhân dân [24, tr. 7]. Tác giả Đỗ Ngây đã bàn về triết lí nhập thế của Phật giáo trong công trình Triết lí nhập thế của Phật giáo Việt Nam thời Lý - Trần [114]. Tác giả khẳng định, trong thời đại Lý - Trần, thông qua hoạt động của các thiền sư đạt đạo, “bằng sự giác ngộ và tài năng xuất chúng, họ đã có những cống hiến lớn lao trong việc phát triển Phật giáo nói riêng và cho nền độc lập dân tộc nói chung. Nơi họ không còn chỗ cho cái ta vị kỷ mà chỉ có tấm lòng phụng sự trọn vẹn cho tha nhân, mọi hành động của họ hoàn toàn vì dân, vì nước” [114, tr. 153-154]. Luận án Vai trò của Phật giáo đối với tín ngưỡng người Việt (qua thời Trần), tác giả Nguyễn Thúy Thơm [161] đã làm rõ vai trò của Phật giáo với tín ngưỡng người Việt thời Trần ở hai phương diện: Tín ngưỡng triều đình và tín ngưỡng dân gian, góp phần tạo nên bản sắc của văn hóa riêng biệt của dân tộc Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, Phật giáo vẫn đóng vai trò quan trọng trên các phương diện văn hóa, đạo đức, lối sống, góp phần hoàn thiện đạo đức cá nhân, lành mạnh hóa quan hệ xã hội của con người Việt Nam. Luận điểm này được tác giả Nguyễn Khắc Đức đề cập trong bài viết “Vai trò của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay”, phân tích vai trò của Phật giáo ở Việt Nam trên một số phương diện chủ...ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác” [138, tr. 8-9]; DSVH vật thể là “sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” [138, tr. 9]. Cùng với DSVH vật thể, DSVH phi vật thể, trong hệ thống DSVH còn có một loại hình DSVH quan trọng nhưng chưa được đề cập đến trong Luật DSVH của Việt Nam là di sản tư liệu. Di sản tư liệu, theo định nghĩa của UNESCO, một tư liệu là những thông tin được lưu giữ lại với giá trị về mặt trí tuệ có chủ đích. Một tư liệu được đề cập gồm hai thành phần: nội dung thông tin và sự xác nhận về sự ghi chép thông tin đó. Cả hai yếu tố này có thể bao gồm nhiều loại hình khác nhau và chúng có tầm quan trọng như nhau của những ký ức [240]. Được tạo ra trong các khuôn khổ hoạt động của con người, những tư liệu có thể là những biểu tượng/ký hiệu có những điểm đặc trưng liên quan đến tập hợp ký ức của một cộng đồng, quốc gia, dân tộc hoặc xã hội. Thông qua sự xác nhận về mặt thông tin và nội dung thông tin, các tư liệu đã phản ánh sự đa dạng của dân tộc, văn hóa và ngôn ngữ, và trở thành một bộ phận của di sản nhân loại. Theo sự hướng dẫn của chương trình Ký ức thế giới, những di sản tư liệu bao gồm những thành phần sau: sự cơ động/lưu động; gồm: những ký hiệu/mật mã, âm thanh và/hoặc hình ảnh; Có thể tái sản xuất/mô phỏng lại và vận chuyển; là kết quả của quá trình tư liệu hóa có chủ đích. Cách phân loại này đã loại bỏ những yếu tố là một phần của một cấu trúc cố định (như di tích công trình hoặc tự nhiên), những hiện vật là những ký hiệu/mật mã nhưng là thành phần thứ yếu 28 trong chức năng của các yếu tố đó hoặc một phần/mảnh được coi là nguyên bản nhưng không thể phục hồi, như tác phẩm nghệ thuật [240]. 1.2.1.2. Di sản văn hóa Phật giáo Phật giáo là một tôn giáo lớn và có vị trí đặc biệt đối với lịch sử dân tộc cũng như đời sống văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm (khoảng thế kỷ thứ III TCN), qua con đường hòa bình. Tư tưởng của Phật giáo có nhiều nét phù hợp với đời sống văn hóa dân gian của người Việt. Bên cạnh đó, Phật giáo Việt Nam gắn bó sâu sắc với lịch sử dân tộc: các nhà thiền sư có vai trò quan trọng cho việc sáng lập vương triều Lý; Phật giáo cũng phát triển tới đỉnh cao và trở thành bệ đỡ tư tưởng xã hội vào thời đại Lý - Trần (thế kỷ XI - XIV); Các tăng ni, Phật tử đóng vai trò to lớn đối với sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đặc biệt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ... Tuy nhiên, theo khách quan, Phật giáo khi vào xã hội Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa bản địa và biến đổi một số mô thức nhằm phù hợp với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt. Điều này, đã làm cho Phật giáo càng tạo ra được sợi dây gắn kết, gần gũi với văn hóa Việt Nam và trở thành một bộ phận quan trọng của DSVH dân tộc. Căn cứ theo các khái niệm đã được nêu ở trên, chúng ta có thể xác định được DSVHPG là loại hình DSVH hỗn hợp bao gồm các sản phẩm vật thể, phi vật thể, tư liệu có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; gắn với quá trình hình thành, phát triển của Phật giáo ở Việt Nam. DSVHPG của Việt Nam gồm những yếu tố sau: về DSVH vật thể (ngôi chùa, hệ thống tượng Phật, cổ vật của ngôi chùa/cơ sở thờ tự); về DSVH phi vật thể (hệ thống tư tưởng; nghi lễ, lễ hội; âm nhạc, nghệ thuật); về di sản tư liệu (mộc bản, văn bia). Một số thành tố thuộc DSVHPG: + Về hệ tư tưởng: Phật giáo luôn hướng con người đến tính khoan dung, tinh thần dân chủ, bình đẳng. Với tư tưởng “nhập thế”, “phật pháp bất ly thế gian giác” và “đại hùng, đại lực, đại từ bi”, giáo lý đạo Phật đã hòa quyện với tín ngưỡng văn hóa bản địa, là cơ sở, động lực để Phật giáo gắn bó, đồng hành với dân tộc và có 29 những đóng góp to lớn cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam [45]. Phật giáo với hệ thống giáo lý “Tứ diệu đế”, “Lục hòa”, “Bát nhã” góp phần hướng con người đến các giá trị chân - thiện - mỹ. + Về nghi lễ Phật giáo: Có khá nhiều các nghi lễ tồn tại, gắn bó với văn hóa Việt Nam nằm trong hệ thống văn hóa Phật giáo như: các nghi lễ hàng ngày, các đại lễ Phật giáo (lễ Phật Đản, lễ Vu Lan); các nghi lễ theo nhu cầu của Phật tử (cầu an, giải hạn, gửi vong lên chùa, lễ hằng thuận, cầu siêu). + Lễ hội chùa: tại một số làng quê, địa phương có tổ chức hội chùa, nổi tiếng như: lễ hội chùa Hương, lễ hội chùa Yên Tử, lễ hội chùa Keo, lễ hội chùa Thầy, lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm, lễ hội chùa Bổ Đà + Về di tích và hệ thống tượng Phật: Di tích, chủ yếu là ngôi chùa thờ Phật trở thành một bộ phận quan trọng trong cấu trúc văn hóa của làng quê Việt Nam. Bên cạnh chức năng phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân, ngôi chùa Việt còn là một sản phẩm thuộc về tâm thức, tình cảm của người dân làng xã. Đặc biệt, nhiều ngôi chùa được xây dựng ở những vị trí có cảnh quan đẹp, tạo sự hấp dẫn về mặt không gian, phục vụ nhu cầu tham quan, thưởng lãm của du khách. Cùng với đó, hệ thống tượng Phật trong những ngôi chùa ở Việt Nam vô cùng sinh động, bất kỳ pho tượng nào cũng là một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật, phản ánh suy nghĩ, tâm tưởng của chúng sinh. Ở khu vực phía Bắc, trong lịch sử phát triển của các ngôi chùa, có 3 trường hợp: Thứ nhất, chùa làng (do làng gom góp mời sư trụ trì, chủ sở hữu là làng, đồng quản lý là sư trụ trì và làng); Thứ hai, chùa của sơn môn, hệ phái (chùa hệ phái xây dựng, theo phương pháp kế truyền, quản lý là sư trụ trì, không liên quan đến làng, cộng đồng không phải là người quản lý, sở hữu của chùa); Thứ ba, chùa do sư trụ trì tự xây dựng dựa vào công quả của Phật tử, nhà hảo tâm, sư trụ trì vừa là chủ, vừa là quản lý ngôi chùa. + Ngoài ra, chúng ta cũng có thể chỉ ra một số DSVH thuộc về Phật giáo khác, như: âm nhạc Phật giáo, kiến trúc nghệ thuật, hệ thống tri thức của nhà Phật, giá trị về cổ vật Tất cả những yếu tố DSVHPG này đều có ý nghĩa quan trọng 30 trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của làng xã, các tín đồ. Mặt khác, hệ thống DSVHPG có thể trở thành một nguồn lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương nếu chúng ta có kế hoạch, xây dựng chính sách bảo tồn, phát huy một cách có hiệu quả. Di sản văn hóa Phật giáo thuộc các ngôi chùa đề tài khảo sát Nhìn nhận DSVHPG gồm các yếu tố văn hóa vật thể, phi vật thể và tư liệu như trình bày ở trên thì tại 11 ngôi chùa ở miền Bắc Việt Nam: gồm các chùa Vĩnh Nghiêm, Bổ Đà (tỉnh Bắc Giang); chùa Phật Tích, Tây Am (tỉnh Bắc Ninh); chùa Hương, chùa Bằng, chùa Tảo Sách, chùa Diên Phúc, chùa Trăm Gian, chùa Đồng Vàng, chùa Quýt (Hà Nội) - nơi các nhà sư đang trụ trì có một hệ thống DSVHPG phong phú, đa dạng. Về DSVH vật thể: Ngôi chùa là DSVH vật thể tiêu biểu của DSVHPG, được biểu hiện qua kiến trúc, cảnh quan, không gian chùa Chùa Vĩnh Nghiêm thuộc địa phận xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, được xây dựng thế kỷ XIII, là trung tâm Phật giáo lớn nhất vào thời Trần, nơi ba vị Trúc Lâm Tam tổ là Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang từng trụ trì và mở trường thuyết pháp. Kiến trúc chùa gồm các hạng mục chính: tam quan, tiền đường, thượng điện, nhà tổ đệ nhất, gác chuông, nhà tổ đệ nhị, tăng phòng, các công trình phụ, vườn tháp... Năm 2015, chùa được Nhà nước công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Chùa Bổ Đà thuộc địa phận xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa ở miền Bắc Việt Nam, đó là kiến trúc “nội thông ngoại bế” tạo vẻ u tịch, thanh vắng, xung quanh được bao bọc bởi núi đồi, làng xóm, cách biệt với không gian bên ngoài. Chùa có gần một trăm gian liên hoàn được xây dựng bằng các vật liệu như gạch nung, ngói, tiểu sành... Các bức tường, cổng và một số công trình khác được làm hoàn toàn bằng đất nện theo lối trình tường. Vườn tháp chùa Bổ Đà được bố trí theo những quy định riêng và rất chặt chẽ của thiền môn, với gần 100 ngôi tháp lưu xá lị, tro cốt của các vị tăng ni. Năm 2016, chùa được Nhà nước công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. 31 Chùa Phật Tích thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, được xây dựng từ thời Lý. Chùa có lối kiến trúc “nội công ngoại quốc”, gồm 7 gian tiền đường, 5 gian tam bảo, 8 gian nhà tổ và 7 gian thờ thánh Mẫu. Sau sân nền của chùa có các ngọn tháp được xây dựng từ thế kỷ XVII, nơi cất giữ xá lị của các nhà sư từng trụ trì tại chùa. Năm 2014, chùa Phật Tích được Nhà nước công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội với nhiều công trình kiến trúc dọc suối Yến, trong đó tiêu biểu có chùa Thiên Trù, chùa Hương Tích Năm 2018, chùa được Nhà nước công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Chùa Tây Am thuộc phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, là ngôi chùa nổi tiếng vùng Kinh Bắc gắn với nhiều sự kiện lịch sử của Việt Nam. Chùa gồm có các công trình như: Gác chuông, tam bảo, hậu đường, nhà tổ, nhà khách, vườn tháp, hệ thống tượng thờ phong phú. Đây cũng là cơ sở hoạt động cách mạng quan trọng trong thời kỳ Tiền khởi nghĩa (1940-1945), với sự tham gia tích cực của sư trụ trì. Chùa Bằng thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai (Hà Nội) được xây dựng từ thời Hậu Lê, gồm một số công trình kiến trúc nghệ thuật như tòa tam bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, Khu Tháp Tổ... Đặc biệt, trong khuôn viên chùa có tháp Báo Ân với chiều cao 54,66m (tính từ mặt tháp lên ngọn tháp), đạt kỷ lục Tháp Phật giáo cao nhất Việt Nam năm 2007. Năm 2010, tháp xác lập kỷ lục Việt Nam lần hai với tiêu chí tháp có nhiều tượng Phật bằng đồng nhất Việt Nam (có 104 tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng ngồi trên bệ đá). Chùa Trăm Gian thuộc xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Theo một số tài liệu, chùa được xây dựng từ thời Lý Cao Tông (1176-1210). Chùa có 3 cụm kiến trúc chính: Cụm thứ nhất ở cửa vào, gồm 2 quán; Cụm thứ hai là tòa gác chuông có hai tầng mái, tầng trên treo quả chuông đồng đúc năm Cảnh Thịnh thứ hai (1794); Cụm thứ ba là ngôi chùa chính, gồm bái đường, nhà thiêu hương và thượng điện. Ngoài ra các ngôi chùa khác như chùa Tảo Sách, chùa Diên Phúc, chùa Đồng Vàng, chùa Quýt cũng là những công trình kiến trúc đặc sắc, góp phần tạo nên diện mạo đa dạng, phong phú của di tích Phật giáo Việt Nam. 32 Mặt khác, các ngôi chùa kể trên hiện còn lưu giữ được nhiều hiện vật, cổ vật quý có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử, kiến trúc và mỹ thuật, phản ánh lịch sử phát triển của Phật giáo Việt Nam. Tiêu biểu tại chùa Phật Tích có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam còn được lưu giữ tới ngày nay. Ngoài ra, nhiều tác phẩm điêu khắc thời nhà Lý còn được giữ tại chùa cho đến nay như 10 tượng thú bằng đá cao 10m, gồm sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa, mỗi loại hai con, nằm trên bệ hoa sen tạc liền bằng những khối đá lớn. Ở chùa còn có những di vật thời Lý khác như đá ốp tường, đấu kê...trên đó chạm khắc các hình Kim Cương, Hộ pháp, thần điểu, các nhạc công, vũ nữ Tại chùa Bổ Đà có hệ thống tượng Phật, cây đèn bằng gỗ thời Lê; 1 choé cao 0,60m, 1 lọ độc bình, 1 quả chuông đồng cao 1m, đường kính 0,60m có niên hiệu Tự Đức Chùa Bằng có 18 pho tượng La Hán thẳng hàng được kiến trúc theo dáng mẫu của các vị La Hán chùa Tây Phương (Hà Nội). Tiếp đó là Quan Âm viên, được tôn trí bởi 45 pho tượng được làm bằng đá trắng cùng kích cỡ, thể hiện tinh hoa văn hóa của nghệ thuật tạc tượng Việt Nam; Chùa Trăm Gian có hơn 150 pho tượng, phần lớn bằng gỗ, một ít đắp bằng đất thể hiện sự phong phú, đa dạng về DSVH vật thể của Phật giáo Việt Nam. Về DSVH phi vật thể tiêu biểu nhất là các lễ hội chùa. Chùa Hương khai hội vào ngày mồng sáu tháng Giêng và kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch, là một trong những lễ hội chùa kéo dài và lớn nhất nước ta. Vào dịp lễ hội, hàng triệu phật tử cùng du khách khắp cả nước về trẩy hội chùa Hương - nơi được lưu truyền trong dân gian là có Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành. Tại lễ hội chùa Hương còn diễn ra các sinh hoạt văn hóa như bơi thuyền, leo núi, hát chèo, hát văn Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được tổ chức vào ngày 14 tháng 2 âm lịch hàng năm tại chùa Vĩnh Nghiêm. Đây là một lễ hội lớn trong vùng, với nhiều làng, xã tham gia; phản ánh ảnh hưởng to lớn của Phật giáo trong đời sống xã hội, đặc biệt là sự sùng bái của nhân dân địa phương đối các vị tam Tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là Giác hoàng Điều ngự Trần Nhân Tông - Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang. Hội chùa Bổ Đà được tổ chức từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 2 âm lịch hàng năm, thu hút sự tham gia đông đảo của người dân quanh vùng và du khách thập 33 phương. Hội chùa Phật Tích diễn ra từ ngày mồng 4 đến mồng 5 tháng Giêng âm lịch, gắn với huyền tích về câu chuyện Từ Thức gặp tiên Về di sản tư liệu: Hiện nay, tại các ngôi chùa còn lưu giữ được nhiều di sản tư liệu quý giá, có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, văn hóa. Trong đó, tiêu biểu là kho mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà. Kho mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm gồm 34 đầu sách với gần 3.000 bản khắc, mỗi bản có hai mặt, mỗi mặt 2 trang sách (âm bản) khoảng 2.000 chữ Nôm, chữ Hán, thể hiện tư tưởng của Phật phái Trúc Lâm. Kho mộc bản chùa Bổ Đà gồm 2.000 bản khắc, nội dung đề cập đến nét đặc trưng của Phật giáo Trung Quốc khi truyền vào Việt Nam kết hợp với văn hóa bản địa đã có những sự thay đổi để thích nghi. Trọng tâm của bộ kinh nói đến nỗi khổ của con người và sự giải thoát. Phần nội dung trong kinh Tứ Diệu Đế có nêu rõ 4 chân lý kỳ diệu của đạo Phật gồm: Khổ đế, Nhân đế, Diết đế và Đạo đế Trên các mộc bản không chỉ có văn tự mà còn có nhiều hình ảnh chạm khắc rất tinh xảo như hình ảnh Đức Phật Thích Ca tọa trên đài sen, Quán Thế Âm Bồ Tát, các vị La Hán Năm 2012, mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO vinh danh là di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2017, mộc bản chùa Bổ Đà được nhà nước công nhận là bảo vật Quốc gia. 1.2.1.3. Giá trị và giá trị di sản văn hóa Phật giáo Khái niệm giá trị, “theo cách mô tả chúng ta có thể nói rằng, tất cả những gì ích lợi, đáng ham chuộng hoặc đáng kính phục đối với con người hoặc nhóm, đều là có một giá trị” [88, tr. 173]; “là những quan niệm thầm kín hay bộc lộ về các điều ao ước riêng của cá nhân hay của nhóm. Những quan niệm ấy chi phối sự lựa chọn các phương thức, phương tiện và mục tiêu của hành động” [49]; “là cái quy định mục đích của hoạt động và động cơ thúc đẩy hoạt động đạt được mục đích đó” [61]. Bên cạnh đó, cũng có thể hiểu: Giá trị là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con người về bất cứ một hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những cái đó là cần, là tốt, là hay, là đẹp, nói theo cách của các nhà triết học phương Tây một thời, đó chính là chân, thiện, mỹ, giúp khẳng định và 34 nâng cao bản chất người. Một khi những nhận thức giá trị ấy đã hình thành và định hình thì nó chi phối cách suy nghĩ, niềm tin, hành vi, tình cảm của con người [157, tr. 22]. Giá trị DSVH: Là một bộ phận của giá trị văn hóa, là yếu tố cốt lõi của một DSVH được sáng tạo và kết tinh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng, tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội nhất định. Cũng như giá trị văn hóa, giá trị DSVH hướng đến thỏa mãn những nhu cầu và khát vọng của cộng đồng về những điều tốt đẹp (chân, thiện, mỹ), từ đó bồi đắp và nâng cao bản chất người, góp phần điều tiết sự phát triển xã hội [157, tr. 23]. Nói đến giá trị DSVH chính là nói tới yếu tố nội tại, tổng hòa, định hình nên đặc điểm, tính đặc thù của DSVH đó, bao gồm cả giá trị về mặt vật thể và phi vật thể. Bên cạnh đó, văn hóa luôn vận động, biến đổi với xã hội, chính vì vậy, hệ giá trị của văn hóa nói chung cũng cần được nhìn nhận một cách tương đối, không phải là một thứ “bất biến”. Mọi sự vật đều có thể có những giá trị riêng khi được cá nhân, xã hội thừa nhận, gắn với nhu cầu trong đời sống của họ. Theo cách hiểu này thì giá trị của một sự vật, hiện tượng mang tính chủ quan của con người và xã hội cụ thể, ngược lại, khi những hệ giá trị đó được hình thành (được con người, xã hội thừa nhận) thì nó sẽ chi phối trở lại về suy nghĩ, hành vi, niềm tin của con người trong xã hội đó. Từ đây ta có thể hiểu, giá trị DSVHPG là một bộ phận của giá trị DSVH dân tộc gắn liền trực tiếp với những cộng đồng cụ thể là những chức sắc, tín đồ của Phật giáo nói riêng, cộng đồng nói chung. Ngoài ra, Phật giáo Việt Nam có sự gắn kết chặt chẽ với tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, văn hóa Phật giáo hòa đồng, giao thoa với văn hóa dân tộc. Chính vì lẽ đó, nhiều giá trị tốt đẹp của văn hóa Phật giáo trở thành một phần trong giá trị văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, văn hóa Phật giáo vẫn đang đóng góp những giá trị, đồng hành với sự phát triển chung của xã hội Việt Nam. 35 1.2.1.4. Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Khái niệm bảo tồn: Trong Hiến chương Venice về bảo tồn và trùng tu di tích và di chỉ (1964) chỉ ra: Việc bảo tồn một di tích bao hàm bảo tồn một khung cảnh nằm trong phạm vi liên quan tới di tích. Khi hãy còn một khung cảnh truyền thống thì khung cảnh đó phải được bảo vệ. Không một công trình xây dựng gì mới, một sự phá huỷ hoặc sửa sang nào mà làm biến đổi mối tương quan giữa khối hình và màu sắc được phép tiến hành [219]. Công ước của UNESCO năm 2003 đã giải thích bảo tồn (đối với DSVH): Là các biện pháp có mục tiêu đảm bảo khả năng tồn tại của DSVH phi vật thể, bao gồm việc nhận diện, tư liệu hoá, nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ, phát huy, củng cố, chuyển giao, đặc biệt là thông qua hình thức giáo dục chính thức hoặc phi chính thức cũng như việc phục hồi các phương diện khác nhau của loại hình di sản này [238]. Bảo tồn DSVH được xem là biện pháp để giữ gìn di sản sống cùng cuộc sống của nhân loại. Tác giả Nguyễn Chí Bền có xây dựng các hoạt động cụ thể trong công tác bảo tồn di sản, bao gồm: nghiên cứu phát hiện giá trị; tìm kiếm giải pháp kỹ thuật gìn giữ lâu dài; khai thác giá trị phục vụ phát triển văn hóa, xã hội [8]. Hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau về bảo tồn DSVH, nhưng có ba quan điểm chính đang được nghiên cứu và áp dụng là bảo tồn nguyên vẹn, bảo tồn kế thừa và bảo tồn phát triển. Khái niệm phát huy: Phát huy giá trị DSVH cũng cần được hiểu một cách cụ thể đó là phát huy những giá trị mang tính tích cực, có ích cho thời đại, có nghĩa là sử dụng có hiệu quả các giá trị vốn có của di sản vào việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ, khoa học. Coi đó như một nguồn lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đồng thời, tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ DSVH của cộng đồng [8]. Phát huy giá trị là những hoạt động cụ thể góp phần đưa DSVH vào trong đời sống thực tiễn, coi DSVH như nguồn nội lực, tiềm năng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội. 36 Trong lĩnh vực DSVH, công tác bảo tồn và phát huy là hai khâu tổ chức trong cùng một quá trình vận hành. Nếu bảo tồn là một hoạt động với mục tiêu bảo vệ, giữ gìn sự tồn tại lâu dài của di sản thì phát huy chính là bước làm cho di sản sống được trong xã hội đương đại, để nhiều người cùng biết đến, khai thác những giá trị của nó. Hai bước này vừa là chuỗi hành động vừa là sự tương tác hỗ trợ nhau giúp di sản tồn tại, phát triển lâu dài. Bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPG có thể được hiểu một cách khái quát nhất chính là quá trình gìn giữ, bảo vệ lâu dài các giá trị DSVHPG cũng như khai thác những giá trị tích cực của DSVHPG phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng, thông qua các chính sách, chương trình hoạt động và sự tham gia của các bên liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị DSVH nói chung, DSVHPG nói riêng đang đối diện với nhiều vấn đề hay chính là sự xung đột về vai trò của các lĩnh vực trong xã hội. Cụ thể là câu chuyện giữa bảo tồn và phát triển, hay, làm thế nào để khai thác hiệu quả giá trị của các DSVH mà không làm ảnh hưởng đến tính nguyên gốc cấu thành nên di sản đó? Sự mâu thuẫn/xung đột vai trò của các bên liên quan trong việc gắn trách nhiệm, vai trò vào mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản, xác định chủ sở hữu của các DSVH... Vấn đề này trong DSVHPG chính là việc xác định các bên liên quan cũng như vai trò của các bên liên quan, đặc biệt là vai trò của sư trụ trì trong bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPG. 1.2.1.5. Sư trụ trì Hiện nay, trụ trì tại các chùa ở Việt Nam là tăng hoặc ni, bởi vậy, trong đề tài này, tác giả sử dụng cụm từ mang tính đại diện là sư trụ trì. Đây là một khái niệm, một cách gọi dân gian, chỉ đối tượng là trụ trì một cơ sở thờ tự của Phật giáo, phổ biến là các ngôi chùa. Khái niệm này mặc dù không bao hàm hết thực tiễn và chưa hoàn hảo, nhưng thể hiện ngắn gọn, cô đọng cho một thực thể, một đối tượng nghiên cứu. 37 Chức vị sư trụ trì xuất hiện lần đầu tiên dưới thời nhà Đường (Trung Quốc), thời điểm Phật giáo Trung Quốc phát triển hưng thịnh nhất, với tên gọi Trưởng lão. Sách Bách Trượng tòng lâm thanh quy cho rằng: Trụ trì gọi là chủ trì Phật Pháp; lập trụ trì ở Tòng Lâm là mượn người gìn giữ Pháp làm cho tồn tại lâu ở đời không diệt. Luận về Pháp là đạo của bậc đại thánh; có Giới - Định - Tuệ để duy trì được Pháp; người làm việc trong tăng viện, duy trì là việc giữ Pháp. Gốc có đứng vững thì mọi việc mới yên; việc yên nên gốc càng bền chắc. Cho nên người trụ trì có quan hệ rất trọng đại đối với Phật pháp [221]. Tương tự, sách Sắc tu Bách Trượng thanh quy viết: Giáo pháp là trụ trì. Tại sao thế? Bởi vì trụ trì là nương người mà giữ pháp, khiến cho Phật pháp mãi trụ vững chứ không bị sụp đổ, tan hoại. Này giới, định, tuệ là công cụ trì pháp (giữ pháp); còn Tăng chúng, ruộng vườn, các vật dụng là tư tài để trì pháp. Pháp ấy là đạo của bậc đại Thánh (Phật). Tư tài và khí cụ đợi người xứng đáng để sử dụng tốt công cụ ấy, không sử dụng tốt tư tài là không được đâu. Chỉ sử dụng tốt tư tài mà không sử dụng tốt công cụ thì cũng không thể được, nếu sử dụng tốt cả hai thì có thể trì (giữ) để trụ lâu dài vậy [75, tr. 403]. Tại Việt Nam, trong Nội quy Ban Tăng sự Trung ương của GHPGVN đã có những quy định rõ về vai trò, nhiệm vụ của sư trụ trì “là người thay mặt Giáo hội quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở tự viện theo đúng Hiến chương Giáo hội và pháp luật Nhà nước. Về mặt luật pháp, trụ trì chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động Phật sự tại cơ sở tự viện” [211]. Cũng theo Nội quy này, quá trình tiến hành thủ tục bổ nhiệm trụ trì phải đăng ký với chính quyền ở cấp tỉnh (nếu bổ nhiệm ra khỏi quận, huyện cư trú); hoặc chính quyền quận, huyện (nếu bổ nhiệm trong cùng quận, huyện). Sau khi được sự thống nhất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh sẽ ban hành quyết định bổ nhiệm trụ trì. Việc bổ nhiệm trụ trì cần có sự lựa chọn những tăng, ni với những tiêu chuẩn như sau: Về Phật học, có trình độ Tốt nghiệp Trung cấp Phật học 38 trở lên; về thế học, tốt nghiệp Phổ thông Trung học (tú tài) trở lên; về mặt đạo, đã thọ giới Tỳ kheo ít nhất là 5 năm (hoặc có hạ lạp từ 5 năm) trở lên, có tăng phong phẩm hạnh và đơn phát nguyện trụ trì. Về danh xưng hàng giáo phẩm Phật giáo cũng được quy định cụ thể: Đối với Tăng có 2 bậc: Hòa thượng; Thượng tọa. Đối với Ni gồm: Ni trưởng; Ni sư. Về danh xưng hàng Đại chúng có 2 bậc (đối với Tăng): Đại đức (đã thọ giới Tỳ kheo); Tăng sinh (đã thọ giới Sa di). Đối với Ni có 2 bậc: Sư cô (đã thọ giới Tỳ kheo); Ni sinh (đã thọ giới Sa di ni, Thức xoa). Hiến chương GHPGVN cũng quy định cụ thể về việc tấn phong hàng giáo phẩm Hòa thượng và Thượng tọa [213]: tấn phong hàng giáo phẩm Hòa thượng đối với Thượng tọa tuổi đời từ 60 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 40 hạ lạp trở lên; tấn phong giáo phẩm Thượng tọa đối với Đại đức tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên. Bên cạnh đó là những tiêu chí về đạo hạnh, đạo pháp, những đóng góp cho sự phát triển GHPG và đất nước. Hiện nay, theo báo cáo của GHPGVN tại Việt Nam (2017) có 18.466 tự viện. Phân theo hệ phái có Phật giáo Bắc Tông, Nam Tông Khmer (hệ phái chính); phân chia theo khu vực nông thôn, đô thị và vùng núi, trong đó, khu vực nông thôn chiếm số lượng lớn nhất. Trên góc độ quản lý nhà nước về DSVH, nhiều ngôi chùa thờ Phật được vinh danh theo các cấp như Di tích Quốc gia đặc biệt, di tích cấp Quốc gia, di tích cấp tỉnh... Việc chỉ ra những số liệu trên nhằm khẳng định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của sư trụ trì tại các cơ sở thờ tự. Trụ trì là linh hồn ngôi chùa, là người giữ vai trò quan trọng trong việc trao truyền Phật pháp, là người chịu trách nhiệm trước GHPG về việc hướng dẫn tăng ni, Phật tử tại cơ sở tu học đúng pháp, đúng luật. Chính vì vậy, các vị sư trụ trì phải hiểu rõ tất cả văn kiện, nghị quyết liên quan đến Giáo hội Phật giáo. Bên cạnh đó, sư trụ trì cần nắm vững chính sách tôn giáo và chủ trương của Nhà nước để truyền đạt cho Phật tử hiểu rõ, tạo được sinh hoạt hài hòa với chính quyền, làm lợi ích cho đạo và tốt đẹp cho đời [215]. Trên góc độ DSVH, sư trụ trì là chủ sở hữu (đối với các chùa do hệ phái xây dựng) hoặc một 39 bên liên quan quan trọng (chùa do cộng đồng xây dựng) trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị DSVHPG. 1.2.2. Lý thuyết vai trò Thuật ngữ vai trò là một quan điểm được sử dụng trong nghiên cứu xã hội học và tâm lý học, xuất hiện vào những năm 1920 và 1930, đặc biệt phổ biến trong suốt khoảng giữa thế kỷ XX, với các đại biểu như Herbert Mead, Jacob L. Moreno, Talcott Parsons và Linton Có thể hiểu vai trò là một “tập hợp những kỳ vọng ở trong một xã hội gắn với hành vi của những người mang địa vị... ở mức độ này thì mỗi vai trò riêng là một tổ hợp hay nhóm kỳ vọng hành vi” (Dahrendorf) [49]. Nhiều nhà nghiên cứu đã làm rõ ba phương diện của khái niệm vai trò: vai trò như là phương diện động lực của vị thế/địa vị, mẫu hành vi và như là tổ hợp kỳ vọng hướng vào chủ nhân của địa vị. Lý thuyết vai trò được phát triển từ hai hướng tiếp cận vi mô và vĩ mô của một quan sát xã hội học. Trong lý thuyết vai trò, trước tiên là những bổ sung có tính phân tích tổng thể các vai trò (bộ vai trò) trong một địa vị (Merton); khoảng cách vai trò - năng lực giải quyết sáng tạo và phản chiếu của vai trò (Goffmann) và xung đột vai trò - xung đột như là những kỳ vọng khó hoặc không nhất quán được hai vai trò (Merton, Dahrendorf), xung đột giữa hai vai trò; xung đột bên trong vai trò như là những kỳ vọng khác nhau ở một vai trò [49]. Hiểu một cách đơn giản nhất, vai trò chính là tập hợp của những sự kỳ vọng cũng như các quyền và nghĩa vụ của một cá nhân hay tổ chức, căn cứ vào vị trí/vị thế của cá nhân/tổ chức đó trong xã hội. Các hành vi của cá nhân hay tổ chức trong xã hội được định hướng, tác động bởi chính vị trí của họ. Trong hệ thống của xã hội, mỗi cá nhân, tổ chức đều có những vai trò riêng và căn cứ vào năng lực của từng đối tượng. Khi nhiều vai trò cùng được hướng đến một đối tượng có thể dẫn đến xung đột hoặc mâu thuẫn vai trò nếu không được điều hòa, giải quyết một cách thỏa đáng. Theo quan điểm duy vật biện chứng, lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua 5 giai đoạn, gắn với mỗi hình thái kinh tế - xã hội đặc thù. Việc tổ chức 40 sinh hoạt và lao động mang tính cộng đồng là đặc tính quan trọng của xã hội loài người. Cũng chính trong yếu tố đặc thù đó, công tác quản lý (tổ chức, xã hội) được hình thành. Theo quan điểm của Marx, ứng với mỗi hình thái kinh tế, xã hội có một tổ chức xã hội riêng với những hoạt động mang tính đặc thù. “Hoạt động quản lý là một sự phản ánh khách quan về tổ chức xã hội mà tổ chức xã hội chính là bộ xương hay là một bộ khung của hoạt động xã hội, hoạt động xã hội sẽ tạo cho xã hội tồn tại” [136, tr. 41]. Đối với hoạt động quản lý, lý thuyết vai trò được áp dụng trong việc xác định vị trí, chức năng của mỗi đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị, xã hội. Ở phạm vi nhỏ hơn đối với từng đơn vị, quá trình xác định vị trí việc làm, chức năng của mỗi cá nhân, thành viên của đơn vị được đánh giá qua năng lực, sở trường của họ có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình giao nhiệm vụ và ra quyết định. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả của mỗi chương trình, kế hoạch cũng như sự vận hành của tổ chức. Việc xây dựng tổ chức, phân chia các bộ phận từ đó tuyển dụng hoặc đào tạo vị trí việc làm phù hợp cho từng vị trí, thông qua các chương trình mục tiêu cũng như sự kỳ vọng của nhà quản lý chính là quá trình xây dựng và xác lập vai trò đối với mỗi cá nhân, bộ phận cấu thành. Ví dụ, đối với các đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa thì vai trò của họ là quản lý, xây dựng và vận hành các chương trình về văn hóa, nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng, dân tộc, cũng như bài trừ các hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Việc xác định vai trò, chức năng chung của tổ chức sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hành, hoạt động và hành vi của các thành viên bên trong tổ chức đó. Trên cơ sở đó, nhà quản lý sẽ giao nhiệm vụ, phân chia chức năng cho từng bộ phận, thành viên của đơn vị. Sự thành công hay thất bại; hoạt động hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào quá trình triển khai về mặt xác định vai trò của mỗi nhân sự và bộ phận thông qua định hướng của nhà quản lý. Nhìn một cách tổng thể, vĩ mô nhất, một quốc gia muốn phát triển bền vững, năng động, ổn định cần sự đóng góp vai trò của tổng thể các lĩnh vực như kinh tế, 41 chính trị, văn hóa, xã hội... Mỗi lĩnh vực giữ những vai trò riêng đặt trong mối liên hệ, tương tác với các lĩnh vực khác. Vi...h Nghiêm, tỉnh Bắc Giang (Nguồn: NCS - 2017) 170 Ảnh 3: Phòng lưu mộc bản, chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang (Nguồn: NCS - 2017) Ảnh 4: Đại đức Thích Thanh Vịnh - Trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm đang giới thiệu về quy hoạch không gian chùa (Nguồn: NCS - 2017) 171 Ảnh 5: Một khóa lễ giải hạn cho Phật tử ở chùa Vĩnh Nghiêm (Nguồn: NCS - 2017) Ảnh 6: Đại đức Thích Thanh Vịnh đang giới thiệu mộc bản cho khách du lịch (Nguồn: Sưu tầm trên website: 172 Ảnh 7: Cổng chùa Bổ Đà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (Nguồn: NCS - 2017) Ảnh 8: Một góc chùa Bổ Đà (Nguồn: NCS - 2017) 173 Ảnh 9: Đại đức Tự Tục Vinh, trụ trì chùa Bổ Đà giới thiệu cho du khách về bức tường làm bằng đất có gần 300 năm bao quanh chùa (Nguồn: Sưu tầm trên website: Ảnh 10: Đại đức Tự Tục Vinh, trụ trì chùa Bổ Đà giới thiệu cho du khách về mộc bản chùa Bổ Đà (Nguồn: Sưu tầm trên website: 174 Ảnh 11: Xây dựng tam quan chùa Bổ Đà (Nguồn: NCS - 2017) Ảnh 12: Xây dựng tam quan chùa Bổ Đà (Nguồn: NCS - 2017) 175 Ảnh 13: Một số bằng khen của Đại đức Tự Tục Vinh (Nguồn: NCS - 2017) 176 Ảnh 14: Một góc chùa Tây Am, Bắc Ninh (Nguồn: NCS - 2017) Ảnh 15: Lễ bổ nhiệm Đại đức Thích Thanh Anh làm trụ trì chùa Đồng Kỵ (Nguồn: Sưu tầm trên website: https://giacngo.vn) 177 Ảnh 16: Đại đức Thích Thanh Anh - Trụ trì chùa Tây Am tích cực làm công tác từ thiện (Nguồn: Sưu tầm) Ảnh 17: Đại đức Thích Thanh Anh - Trụ trì chùa Tây Am tích cực làm công tác từ thiện (Nguồn: Sưu tầm) 178 Ảnh 18: Chùa Quýt - nơi đại đức Thích Thiên Ân trụ trì (Nguồn: NCS - 2017) Ảnh 19: Khóa tu mùa hè do Đại đức Thích Thiên Ân tổ chức tại chùa Quýt, xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (Nguồn: Sưu tầm trên website: 179 Ảnh 20: Các hoạt động từ thiện, nhân đạo của Đại đức Thích Thiên Ân - trụ trì chùa Quýt (Nguồn: Sưu tầm) Ảnh 21: Đại đức Thích Thiên Ân - trụ trì chùa Quýt tham gia hoạt động từ thiện, nhân đạo (Nguồn: Sưu tầm) 180 Ảnh 22: Chùa Bằng - nơi Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm trụ trì (Nguồn: Sưu tầm trên webiste: Ảnh 23: Trang trí đại lễ Phật Đản chùa Bằng (Nguồn: NCS - 2018) 181 Ảnh 24: Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm chủ trì tổ chức Đại lễ Phật Đản tại chùa Bằng (Nguồn: Sưu tầm trên website: 182 Ảnh 25: Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm chủ trì tổ chức lễ hằng thuận tại chùa Bằng (Nguồn: Sưu tầm trên website: 183 Ảnh 26: Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm chủ trì tổ chức khóa tu an lạc tại chùa Bằng (Nguồn: Sưu tầm trên website: Ảnh 27: Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm chủ trì tổ chức khóa tu mùa hè tại chùa Bằng (Nguồn: Sưu tầm trên website: 184 Ảnh 28: Chùa Diên Phúc - Đông Anh - Hà Nội, nơi Ni sư Thích Minh Thịnh trụ trì (Nguồn: NCS - 2018) Ảnh 29: Ngoại khóa: Ngoại ngữ và kỹ năng sống do Ni sư Thích Minh Thịnh tổ chức tại chùa Diên Phúc (Nguồn: Sưu tầm) 185 Ảnh 30: Lễ hội chùa Hương, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (Nguồn: Sưu tầm trên website: Ảnh 31: Thượng tọa Thích Minh Hiền - Trụ trì chùa Hương đánh trống khai hội Chùa Hương năm 2017 (Nguồn: Sưu tầm trên website: https://bnews.vn) 186 Ảnh 32: Nghiêm Hương pháp đường chùa Hương (Nguồn: NCS - 2017) Ảnh 33: Nghiêm Hương pháp đường chùa Hương (Nguồn: NCS - 2017) 187 Ảnh 34: Chùa Trăm Gian, nơi Ni sư Thích Đàm Khoa trụ trì (Nguồn: Sưu tầm trên website: https://mytour.vn) Ảnh 35: Công trình xây dựng trái phép tại chùa Trăm Gian (Nguồn: Sưu tầm trên website: 188 Ảnh 36: Chùa Đồng Vàng, nơi sư cô Thích Đàm Thân trụ trì (Nguồn: sưu tầm) Ảnh 37: Người dân đang làm lễ tại chùa Đồng Vàng (Nguồn: Sưu tầm) 189 Ảnh 38: Chùa Tảo Sách - nơi Thượng tọa Thích Nguyên Hạnh trụ trì (Nguồn: Sưu tầm trên website: 190 Phụ lục 5: Một số điều quy định trong Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam liên quan đến sư trụ trì QUỐC HỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Luật số: 02/2016/QH14 Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2016 LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Luật này quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo. 2. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. 2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. 3. Lễ hội tín ngưỡng là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng. 4. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác. 5. Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. 6. Tín đồ là người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận. 7. Nhà tu hành là tín đồ xuất gia, thường xuyên thực hiện nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật và quy định của tổ chức tôn giáo. 191 8. Chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức. 9. Chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức. 10. Sinh hoạt tôn giáo là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo. 11. Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo. 12. Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo. 13. Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo. 14. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo. 15. Địa điểm hợp pháp là đất, nhà ở, công trình mà tổ chức hoặc cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật. 16. Người đại diện là người thay mặt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tín ngưỡng, sinh hoạt tôn giáo tập trung, hoạt động tôn giáo của nhóm người hoặc tổ chức mà mình đại diện. Điều 3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo 1. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân. 3. Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo. Điều 4. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 1. Tập hợp đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không theo tín ngưỡng, tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Phản ánh kịp thời ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của Nhân dân về các vấn đề có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật. 192 4. Tham gia tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ, người theo tín ngưỡng, tôn giáo, các tổ chức tôn giáo và Nhân dân thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. 5. Giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. 2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo. 4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo: a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. 5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi. Chương II QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Điều 6. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người 1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. 2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo. 3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. 4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác. 5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo. 6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này. Điều 7. Quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc 1. Hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và văn bản có nội dung tương tự (sau đây gọi chung là hiến chương) của tổ chức tôn giáo. 193 2. Tổ chức sinh hoạt tôn giáo. 3. Xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tôn giáo. 4. Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo. 5. Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo. 6. Nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho. 7. Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều 8. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam 1. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 2. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền: a) Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; b) Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung; c) Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo; d) Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam; đ) Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam. 3. Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam. Điều 9. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo 1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật. Chương III HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG Điều 10. Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng 1. Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 2. Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường. Điều 11. Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng 194 1. Cơ sở tín ngưỡng phải có người đại diện hoặc ban quản lý để chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động diễn ra tại cơ sở tín ngưỡng. 2. Người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có uy tín trong cộng đồng dân cư. 3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức để cộng đồng dân cư bầu, cử người đại diện hoặc thành viên ban quản lý. Căn cứ kết quả bầu, cử và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản công nhận người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bầu, cử. 4. Việc bầu, cử người đại diện hoặc thành lập ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. 5. Việc bầu, cử người đại diện hoặc thành lập ban quản lý nhà thờ dòng họ không phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này. Điều 12. Đăng ký hoạt động tín ngưỡng 1. Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ. 2. Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật này. Văn bản đăng ký nêu rõ tên cơ sở tín ngưỡng, các hoạt động tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do. 3. Hoạt động tín ngưỡng không có trong văn bản đã được đăng ký thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm đăng ký bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều này chậm nhất là 20 ngày trước ngày diễn ra hoạt động tín ngưỡng. Điều 13. Tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ 1. Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra định kỳ chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau đây: a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã); b) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là huyện); 195 c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh). 2. Văn bản thông báo nêu rõ tên lễ hội tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức, dự kiến thành viên ban tổ chức và các điều kiện cần thiết để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong lễ hội. 3. Việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ tại cơ sở tín ngưỡng là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. 4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm bảo đảm việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng theo nội dung thông báo. Điều 14. Tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng được khôi phục hoặc lễ hội tín ngưỡng định kỳ nhưng có thay đổi 1. Trước khi tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng được khôi phục sau thời gian gián đoạn hoặc lễ hội tín ngưỡng được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian, địa điểm thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội. Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ hội, nội dung lễ hội hoặc nội dung thay đổi so với trước, quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức, dự kiến thành viên ban tổ chức và các điều kiện cần thiết để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong lễ hội. 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do. Điều 15. Quản lý, sử dụng khoản thu từ việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng 1. Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm quản lý và sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch khoản thu từ việc tổ chức lễ hội. 2. Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc lễ hội, người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về khoản thu, mục đích sử dụng khoản thu đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này. Chương IV ĐĂNG KÝ SINH HOẠT TÔN GIÁO TẬP TRUNG, ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Điều 16. Điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung 1. Tổ chức tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ tại những nơi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho những người thuộc tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo; b) Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có người đại diện là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; 196 c) Nội dung sinh hoạt tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này. 2. Những người theo tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điều kiện sau đây: a) Có giáo lý, giáo luật; b) Tên của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc. Điều 17. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung 1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo hoặc người đại diện của nhóm người theo tôn giáo trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này gửi hồ sơ đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo. 2. Hồ sơ đăng ký gồm: a) Văn bản đăng ký nêu rõ tên tổ chức đăng ký; tên tôn giáo; họ và tên, nơi cư trú của người đại diện; nội dung, địa điểm, thời gian sinh hoạt tôn giáo, số lượng người tham gia; b) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để làm nơi sinh hoạt tôn giáo; c) Sơ yếu lý lịch của người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung; d) Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật đối với việc đăng ký quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này. 3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do. Điều 18. Điều kiện để tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 1. Có giáo lý, giáo luật, lễ nghi; 2. Có tôn chỉ, mục đích, quy chế hoạt động không trái với quy định của pháp luật; 3. Tên của tổ chức không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc; 4. Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; 5. Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở; 6. Nội dung hoạt động tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này. Điều 19. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo 197 1. Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 18 của Luật này gửi hồ sơ đăng ký hoạt động tôn giáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này. 2. Hồ sơ đăng ký gồm: a) Văn bản đăng ký nêu rõ tên tổ chức; tên tôn giáo; tôn chỉ, mục đích; nội dung, địa bàn hoạt động; nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển ở Việt Nam; họ và tên người đại diện tổ chức; số lượng người tin theo; cơ cấu tổ chức, địa điểm dự kiến đặt trụ sở; b) Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức; c) Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi; d) Quy chế hoạt động của tổ chức; đ) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở. 3. Thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo: a) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo (sau đây gọi là cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh) cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ chối cấp chứng nhận đăng ký phải nêu rõ lý do; b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ chối cấp chứng nhận đăng ký phải nêu rõ lý do. Điều 20. Hoạt động của tổ chức sau khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo 1. Tổ chức sau khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được thực hiện các hoạt động sau đây: a) Tổ chức các cuộc lễ tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo, giảng đạo, bồi dưỡng giáo lý; b) Bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc; c) Sửa chữa, cải tạo trụ sở; d) Tham gia hoạt động từ thiện, nhân đạo; đ) Tổ chức đại hội thông qua hiến chương. 2. Khi thực hiện hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan. 198 GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘ CHỦ NGHĨA VIÊT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ BAN TĂNG SỰ NỘI QUI BAN TĂNG SỰ TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM (Ban hành kèm theo Quyết định số 243/2013/QĐ.HĐTS ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt nam) CHƯƠNG VIII TRỤ TRÌ - BỔ NHIỆM TRỤ TRÌ ĐIỀU 41: Tại mỗi đơn vị cơ sở Tự viện có Tăng, Ni cư trú, Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh bổ nhiệm Trụ trì. Trụ trì là người thay mặt Giáo hội quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở Tự viện theo đúng Hiến chương Giáo hội và pháp luật Nhà nước. Về mặt luật pháp, trụ trì chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động Phật sự tại cơ sở Tự viện. ĐIỀU 42: Cơ sở Tự viện tại các địa phương do Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh và Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện quản lý theo quy định tại điều 16, 17, 18 chương V của Nội quy này. Các hoạt động Phật sự tại Tự viện, trụ trì phải tuân thủ sự hướng dẫn của GHPGVN cấp tỉnh, cấp huyện và Pháp luật Nhà nước. Các cơ sở chưa có trụ tri, GHPGVN cấp huyện thực hiện việc đăng ký bổ nhiệm trụ trì với GHPGVN cấp tỉnh và Cơ quan Nhà nước cùng cấp. Những cơ sở đã có trụ trì nhưng chưa có quyết định bổ nhiệm trụ trì, Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh ra quyết định hợp thức hóa trụ trì cho cơ sở đó. ĐIỀU 43: Những cơ sở Tự viện khuyết nhiệm trụ trì, tùy theo tình hình cơ sở đó, được giải quyết theo các trường hợp: 1. Trường hợp Giáo hội có đủ nhân sự là Tăng hay Ni để bổ nhiệm trụ trì thì sẽ bổ nhiệm Tăng hay Ni (có hộ khẩu thường trú) trong địa phương thuộc phạm vi tỉnh, thành phố liên hệ cơ sở đó. Chỉ có Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh mới có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm trụ trì, thông qua ý kiến đề xuất của Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện sau khi tham khảo ý kiến nội bộ cơ sở Tự viện đó; nếu có liên quan các Hệ phái, thì phải được sự thống nhất của chư vị Giáo phẩm Hệ phái. Quá trình tiến hành thủ tục bổ nhiệm trụ trì phải đăng ký với chính quyền ở cấp tỉnh (nếu bổ nhiệm ra khỏi quận, huyện cư trú); hoặc chính quyền quận, huyện (nếu bổ nhiệm trong cùng quận, huyện). Sau khi được sự thống nhất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh sẽ ban hành quyết định bổ nhiệm trụ trì. Việc bổ nhiệm Trụ trì cần có sự lựa chọn những Tăng, Ni với những tiêu chuẩn như sau: Về Phật học, có trình độ Tốt nghiệp Trung cấp Phật học trở lên; về thế học, tốt nghiệp Phổ thông Trung học (tú tài) trở lên; về mặt đạo, đã thọ giới Tỳ kheo ít nhất là 5 năm (hoặc có hạ lạp từ 5 năm) trở lên, có tăng phong phẩm hạnh và đơn phát nguyện trụ trì. 2. Trong trường hợp cần thiết phải bổ nhiệm nhân sự Tăng hay Ni từ tỉnh, thành phố này đến trụ trì cơ sở Tự viện thuộc tỉnh, thành phố khác phải có sự trao đổi nhất trí giữa Ban Thường trực Hội đồng Trị sự với Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, các cơ 199 quan chức năng chính quyền tỉnh, thành phố liên hệ (nơi đi và nơi đến); Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh nơi đến ký quyết định bổ nhiệm trụ trì. Trường hợp Tăng hay Ni là giáo phẩm của Giáo hội thuyên chuyển vùng sinh hoạt tôn giáo hoặc bổ nhiệm công tác, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự sẽ tham khảo ý kiến Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh và đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương. Đối với việc bổ nhiệm trụ trì hoặc giới thiệu đương sự chuyển vùng sinh hoạt tôn giáo được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định của Chính phủ. 3. Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh có quyền ra quyết định bãi miễn và thu hồi quyết định bổ nhiệm Trụ trì đối với cơ sở Tự viện, khi vị trụ trì cơ sở đó gây mất đoàn kết nội bộ, vi phạm Giới luật, Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Pháp luật Nhà nước. Việc cư trú của đương sự bị bãi miễn và thu hồi quyết định trụ trì được giải quyết theo quy định của pháp luật. 4. Trường hợp không có nhân sự là Tăng hay Ni để bổ nhiệm trụ trì, Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện nơi đó triệu tập phiên họp, lập các thủ tục theo luật định, đăng ký với cơ quan Nhà nước cùng cấp để thực hiện việc quản lý điều hành cơ sở Tự viện, theo hai trường hợp: a) Nếu cơ sở Tự viện có đông tín đồ thì công cử một Ban Hộ Tự gồm 05 thành viên: Một Trưởng ban, một Phó ban, một Thư ký, một Thủ quỹ và một Kiểm soát cho đến khi GHPGVN cấp tỉnh bổ nhiệm Tăng hay Ni làm trụ trì. Chức năng của Ban Hộ tự là đại diện cho tín đồ Phật giáo, đảm nhận vai trò quản lý, điều hành sinh hoạt tín ngưỡng tại cơ sở Tự viện theo đúng đường lối, chủ trương, Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chịu trách nhiệm về các sinh hoạt tại cơ sở Tự viện trước Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện, Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh và pháp luật Nhà nước. b) Nếu xét thấy không cần lập Ban Hộ tự, thì thành lập Ban Trụ trì lâm thời do Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện quản lý và hỗ trợ về mặt tín ngưỡng cho đến khi GHPGVN cấp tỉnh bổ nhiệm Trụ trì. 5. Những cơ sở Tự viện đã có trụ trì được giải quyết theo các trường hợp: a) Không lập Ban Hộ tự. b) Nếu trước đây đã thành lập Ban Hộ tự do chưa có Trụ trì, sau khi bổ nhiệm trụ trì thì Ban Hộ tự kết thúc chức năng và nhiệm vụ đã được phân công; hoặc có thể chuyển thành Ban Hộ trì Tam bảo, do Trụ trì quyết định tùy theo nhu cầu. c) Đối với các chùa Phật giáo Nam tông (Nam tông Khmer và Nam tông Kinh), theo truyền thống của Hệ phái thì Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh ban hành quyết định công nhận Ban Quản trị chùa. 6. Đối với các Tổ đình hay cơ sở lớn của các Tổ chức, Hệ phái thì có thể bổ nhiệm 01 Ban Quản Trị gồm Viện chủ, Trụ trì, Phó Trụ trì v.v... 7. Tăng, Ni thuyên chuyển hoạt động tôn giáo từ địa phương này đến địa phương khác, thực hiện theo Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo, phải được chính quyền cấp huyện châp thuận việc đăng ký hoạt động tôn giáo đương sự mới thực hiện việc đăng ký cư trú. Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện phải báo cáo bằng văn bản với Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh để thống nhất trong quản lý. ĐIỀU 44: Bất động sản của cơ sở Tự viện là tài sản của Giáo hội theo quy định tại điều 63 chương XI Hiến chương GHPGVN và được Pháp luật bảo hộ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_su_tru_tri_trong_bao_ton_va_phat_huy_gia_tri_di_san.pdf
  • pdfthong tin tom tat ket luan moi tieng anh.pdf
  • pdfthong tin tom tat ket luan moi tieng Viet.pdf
  • pdftom tat luan an.pdf
  • pdftrich yeu tieng Anh.pdf
  • pdftrich yeu tieng Viet.pdf
Tài liệu liên quan