Luận án Tiếp nhận M. Sôlôkhôp ở Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TẠ HOÀNG MINH TIẾP NHẬN M. SÔLÔKHÔP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TẠ HOÀNG MINH TIẾP NHẬN M. SÔLÔKHÔP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Văn học Nga Mã số: 62 22 02 45 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HÀ THỊ HOÀ HÀ NỘI - 2014 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. "Trong lịch sử nhân loại nói chung, mỗi thế kỉ qua đi chỉ để lại ba, bốn hoặc nă

doc178 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Tiếp nhận M. Sôlôkhôp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m, sáu người được tôn vinh như thiên tài. Thế kỉ này, với chúng ta, với nước Nga - càng để lại rất ít Và Sôlôkhôp được xếp vào danh sách những người được chọn lọc này" [13, 11]. Đó là nhận định của giới phê bình dành cho Mikhain Sôlôkhôp (1905 - 1984) - nhà văn hiện đại xuất sắc có vị trí quan trọng trong nền văn học Nga và văn học thế giới thế kỉ XX. Đến với văn chương vào thời kì bùng phát những tranh cãi gay gắt nhất về nền văn học cách mạng nhưng M. Sôlôkhôp đã "trưởng thành, trụ vững và luận bàn về cuộc sống bằng chính giọng văn hào sảng, độc đáo của mình" [324, 65]. Ông đem đến nền văn học thế kỉ XX một thế giới nghệ thuật rộng lớn của những số phận con người, những cuộc đấu tranh khốc liệt, những tâm hồn với nhiều khúc rẽ quanh co, phức tạp đan xen các sắc thái tình cảm cao quí, những khát vọng: tự do, hạnh phúc, công bằng Nối tiếp truyền thống L.Tônxtôi, với lối viết sáng tạo kết hợp sử thi - bi kịch - trữ tình, các tác phẩm Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang, Số phận con người của M. Sôlôkhôp đã nhen nhóm niềm tin, tiếp thêm sức mạnh cho con người đấu tranh giành lấy cái mới, dạy con người có thái độ sống tích cực đối với thế giới Sự trong sáng và tính triết lí trong các trang sách của ông có sức lan toả mãnh liệt trong đời sống văn hóa tinh thần của nhiều dân tộc. 1.2. Ý nghĩa thế giới các sáng tác của M. Sôlôkhôp được độc giả khắp năm châu ghi nhận. Tuy nhiên, việc tiếp nhận các tác phẩm của ông lại là vấn đề không đơn giản. Sông Đông êm đềm - cuốn tiểu thuyết từng đem lại vinh quang cho M. Sôlôkhôp - giải Nobel Văn chương năm 1965 của Viện Hàn lâm Thụy Điển cũng là tác phẩm gắn với một trong những nghi án văn chương lớn nhất thế kỉ XX. Số phận con người khi xuất hiện từng được đánh giá là truyện ngắn đánh dấu một mốc lớn trong sự phát triển của văn học Xô Viết và là hiện tượng văn học đặc biệt nhất trong nền văn học thế giới cũng từng có thời gian dài rơi vào danh sách các tác phẩm thuộc "chủ nghĩa xét lại". Nhiều thập kỉ đã qua, độc giả vẫn khó có thể quên được những cuộc chiến tranh luận khắc nghiệt mà các tác phẩm của M. Sôlôkhôp đã phải đương đầu và giành chiến thắng vẻ vang. Đến nay, họ vẫn tiếp tục tìm đọc và tiếp nhận M. Sôlôkhôp từ nhiều phương diện. Việc nghiên cứu tiếp nhận, ảnh hưởng của M. Sôlôkhôp vẫn đang là vấn đề được chú ý quan tâm trong nghiên cứu văn học. 1.3. Ở Việt Nam, M. Sôlôkhôp là tác giả văn học Nga - Xô Viết được biết đến từ sớm, chiếm vị trí cao trong lòng người đọc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Không ai có thể không yêu Sôlôkhôp. Chỉ kẻ nào không yêu cuộc sống mới tự cho phép mình không yêu Sôlôkhôp. Sôlôkhôp là cô đọng của cuộc sống với tất cả những mặt sáng tối vô cùng của nó, với nước mắt và những bài ca, với sự ra đời và cái chết. Các dân tộc Nga có thể tự hào là họ đã trao cho thế giới một Sôlôkhôp, đã mở ra trong sáng tác của ông nguồn nước trong vô tận mà mọi dân tộc trên thế giới đều có thể uống" [204, 3]. Tuy nhiên, quá trình tiếp nhận sáng tác của M. Sôlôkhôp ở nước ta cũng khá phức tạp, không thuần nhất, do sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử - chính trị - xã hội và đặc điểm văn hoá dân tộc. Cho đến nay, việc tìm hiểu lịch sử tiếp nhận M. Sôlôkhôp ở Việt Nam mới chỉ là những phác thảo hoặc những giới thiệu chung chung ở một số bài viết. Trên cơ sở ứng dụng một vấn đề lí luận đang được nhiều người quan tâm: mối quan hệ nhà văn - tác phẩm - người đọc vào việc nghiên cứu sự tiếp nhận M. Sôlôkhôp ở Việt Nam, chúng tôi mong muốn xác định và tái hiện tầm đón nhận, thị hiếu thẩm mĩ của các thế hệ độc giả Việt Nam gần 70 năm qua. Trong bối cảnh toàn cầu hoá nói chung và quá trình giao lưu văn hoá nói riêng, nghiên cứu những mối liên hệ, sự ảnh hưởng giữa các tác giả, các nền văn học đang là tiêu điểm chú ý của giới nghiên cứu văn hoá, văn học hiện nay. 1.4. Đề tài có liên quan tới công việc trực tiếp giảng dạy văn học của người viết luận án, chúng tôi hi vọng qua việc tìm hiểu đặc điểm, quá trình tiếp nhận M. Sôlôkhôp trong dòng chảy lịch sử của nó sẽ thấy được vai trò, vị trí ảnh hưởng của nhà văn trong tiến trình đổi mới - hiện đại hoá văn học Việt Nam, góp một tiếng nói trong nghiên cứu, giảng dạy M. Sôlôkhôp ở giai đoạn giao lưu, hội nhập toàn cầu của đất nước hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Tiếp nhận văn học là sự tiếp xúc và tri nhận của người đọc đối với một hiện tượng văn học, chủ yếu là tác phẩm. Với văn học nước ngoài, sự tiếp nhận văn học còn là sự giao lưu văn hoá, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, góp phần củng cố sự đoàn kết quốc tế và giữ gìn hoà bình cho nhân loại. Với ý nghĩa đó, luận án hướng tới một cây bút xuất sắc của văn học Nga thế kỉ XX: M. Sôlôkhôp - người có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn học thế giới, trong đó có Việt Nam. Thực hiện đề tài này, nhiệm vụ cụ thể của chúng tôi là: 2.1. Khái quát lịch sử tiếp nhận M. Sôlôkhôp ở Việt Nam để xác định mối quan hệ gắn bó tích cực trên cơ sở đối thoại giữa nhà văn - tác phẩm với người đọc, nhấn mạnh chức năng xã hội của văn học. 2.2. Tìm hiểu quá trình tiếp nhận M. Sôlôkhôp ở Việt Nam trong 2/3 thế kỉ qua trên các bình diện: dịch thuật - xuất bản, nghiên cứu phê bình - ảnh hưởng sáng tác và giảng dạy trong nhà trường. 2.3. Vận dụng lý thuyết tiếp nhận văn học để tìm hiểu cách tiếp nhận của công chúng Việt Nam đối với sáng tác của M. Sôlôkhôp, lí giải nguyên nhân dẫn đến cách tiếp nhận đó nhằm khẳng định vị trí, vai trò của M. Sôlôkhôp đối với đời sống tinh thần của con người Việt Nam, ảnh hưởng đối với quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Tình hình dịch thuật, xuất bản tác phẩm của M. Sôlôkhôp ở Việt Nam từ năm 1946 đến năm 2012. 3.1.2. Quá trình tiếp nhận M. Sôlôkhôp trong nghiên cứu - phê bình và những ảnh hưởng của ông trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam. 3.1.3. Việc dạy và học M. Sôlôkhôp trong nhà trường từ năm 1960 đến năm 2012 ở bậc đại học và THPT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Những tác phẩm của M. Sôlôkhôp đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam từ năm 1946 đến năm 2012. 3.2.2. Những công trình nghiên cứu, chuyên luận về M. Sôlôkhôp đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, gồm những bài viết của người Việt Nam và các bài viết của người nước ngoài đã được dịch ra tiếng Việt. 3.2.3. Một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam ảnh hưởng từ tác phẩm của M. Sôlôkhôp. 3.2.4. Những bài viết về M. Sôlôkhôp trong các giáo trình, chuyên đề, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo ở Việt Nam. 3.2.5. Một số công trình lý luận có liên quan đến Mỹ học tiếp nhận của các tác giả trong và ngoài nước. 4. Cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lí thuyết Trước đây, ở phương Tây đã xuất hiện một số "công trình nghiên cứu về thị hiếu, về độc giả"[38, 23]. Tiếp thu thành tựu các công trình có trước, từ những năm 60 của thế kỉ XX, trường phái Konstanz (Đức) đứng đầu là Hans Robert Jauss đã xây dựng một công trình nghiên cứu sự tiếp nhận văn học. H. R. Jauss đề nghị: "một văn học sử mà bản chất là mang tính chủ quan, được xây dựng trên nguyên tắc và sự kiện của sự tác động" [47, 194]. Theo Jauss: "đã đến lúc chúng ta phải có một nền văn học sử của độc giả để hoàn thiện các khâu của quá trình văn học" [36, 50]. Mĩ học tiếp nhận của H. R. Jauss ra đời tạo một bước ngoặt lớn cho lịch sử nghiên cứu phê bình. Với Mĩ học tiếp nhận: "hành trình của một tác phẩm văn học thực sự bắt đầu khi có người đọc nó [47, 376]. Theo Jauss: tác phẩm đồng thời bao gồm hai phương diện: văn bản với tư cách là một cấu trúc cho sẵn và sự tiếp nhận của người đọc đối với văn bản. Như vậy, giá trị của tác phẩm không chỉ phụ thuộc vào phẩm chất nội tại của bản thân tác phẩm mà còn phụ thuộc vào trình độ, cách đọc, môi trường đọc của các thế hệ độc giả. "Những tác phẩm có cuộc sống dài lâu không chỉ đối diện với người đọc đương thời mà còn với người đọc của thế hệ tương lai" [214, 197]. Phạm trù cơ bản của Mĩ học tiếp nhận là phạm trù công chúng tiếp nhận (người đọc). Người đọc với tư cách là chủ thể tiếp nhận chiếm lĩnh thẩm mĩ bằng văn bản. "Sự tồn tại lịch sử của tác phẩm văn học không thể có được nếu thiếu sự tham gia tích cực của người đọc" [47, 396]. Trong đời sống văn học, người đọc có vai trò chủ động tích cực. Họ đọc văn không phải chỉ để tri âm kí thác mà "là người cùng tham gia vào tiến trình sáng tạo để xây dựng ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật, là người đồng sáng tạo, là chủ thể thực hiện quá trình đọc như một hành động sáng tạo có tính chất xây dựng" [214, 206]. Sự hiện diện của người đọc chi phối cả quá trình: sáng tạo - biên tập - phổ biến - thưởng ngoạn - phê bình. "Họ làm nên một mắt xích không thể thiếu được để hoàn thiện một chu trình khép kín: nhà văn - tác phẩm - người đọc" [166, 10]. Xét về mặt cơ cấu xã hội thì người đọc (công chúng tiếp nhận) là thành phần không đồng nhất về nghề nghiệp, tuổi tác, trình độ văn hoá, địa vị xã hội cho nên tầm đón nhận (tầm văn hoá) của họ cũng khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố khác nhau do đặc điểm riêng của từng loại người tiếp nhận, nhìn chung công chúng sống cùng một xã hội cũng có một tầm văn hoá chung, vì họ chịu sự chi phối của những điều kiện kinh tế, chính trị của xã hội đó. Ở mỗi nền văn học, mỗi giai đoạn lịch sử, công chúng văn học luôn biến đổi và sự biến đổi đó phụ thuộc vào một nhân tố quan trọng được Mĩ học tiếp nhận gọi là "tầm đón nhận" (chân trời chờ đợi, tầm đón đợi) của công chúng. Tầm đón nhận là tầm văn hoá, tầm hiểu biết về văn học của người đọc. Nó là "một tập hợp các qui chuẩn thẩm mĩ có thể tái lập được của một công chúng văn học xác định, nó có thể và cần phải điều chỉnh được về mặt xã hội học tuỳ theo những khuynh hướng đặc thù của các tập đoàn, tầng lớp hoặc giai cấp khác nhau và có thể đối chiếu được với những quyền lợi và nhu cầu của tình trạng lịch sử, kinh tế chi phối chúng" [38, 23]. "Quyết định số phận tác phẩm văn học mỗi thời kì là do tầm đón nhận của người đọc" [166, 12]. H. R. Jauss còn đưa ra một khái niệm mới xung quanh tầm đón nhận đó là khoảng cách thẩm mĩ. "Khoảng cách thẩm mĩ là khoảng cách chênh lệch giữa tầm đón nhận có trước của độc giả với tác phẩm nghệ thuật mới mà sự tiếp nhận nó có thể kéo theo một sự thay đổi tầm đón nhận, làm cho những kinh nghiệm mới được biểu hiện lần đầu thâm nhập vào ý thức người tiếp nhận" [38, 24]. Khoảng cách thẩm mĩ được đo bằng phản ứng của công chúng và thái độ đánh giá của giới phê bình Khoảng cách thẩm mĩ sẽ qui định giá trị nghệ thuật của một tác phẩm nghệ thuật. Nếu khoảng cách này càng giãn rộng ra, tạo được một cái nhìn mới, dẫn đến hệ quả là sự thay đổi tầm thì tác phẩm đó có giá trị nghệ thuật cao. Ngược lại, "nếu khoảng cách này bị thu hẹp, ý thức tiếp nhận không bị buộc phải thay đổi theo tầm của kinh nghiệm chưa biết đến thì tác phẩm sẽ tiến gần đến lĩnh vực của nghệ thuật nấu nướng, hay nghệ thuật giải trí" [313, 65]. Là sáng tạo của nhà văn, tác phẩm được hình thành trong quá trình sáng tác, nhưng năng lượng thẩm mĩ của nó không phải là một cái gì nhất thành bất biến. Mỗi tác phẩm nghệ thuật đích thực như một dòng sông chảy qua không gian, thời gian, nó mang theo những năng lượng mới do lịch sử thổi vào. "Muốn đánh giá đầy đủ sức sống của một tác phẩm cần phải tìm hiểu lịch sử sáng tác và cả lịch sử tiếp nhận nó" [214, 206]. Giáo sư Trần Đình Sử cũng cho rằng: "không thể hiểu được nghệ thuật nếu chỉ nhìn đến tác phẩm và hành vi sáng tạo ra nó. Nghĩa là phải hiểu nghệ thuật trong mối liên hệ không tách rời với tiếp nhận, trong sự tiếp nhận" [243, 18]. Quan hệ tác giả - tác phẩm và công chúng có hai chiều "tác động của tác phẩm đến công chúng, làm thay đổi tầm đón nhận của công chúng, làm cho công chúng có sự đánh giá lại tác phẩm, qui định lại số phận của tác phẩm"[36, 51]. Điều đó lí giải tại sao có những tác phẩm lúc mới xuất hiện được công chúng chấp nhận ngay, nhưng sau bị lãng quên; lại có những tác phẩm khi ra đời bị phản đối, gây tranh cãi, về sau mới được nhận hiểu, khám phá chân giá trị và ý nghĩa to lớn của nó. Jauss cho rằng: "Việc tái lập tầm đón nhận cho phép ta nhận rõ sự khác biệt giải thích học giữa sự hiểu trước đây và sự hiểu ngày nay về một tác phẩm làm cho ý thức được lịch sử tiếp nhận nó" [313, 37]. Tóm lại, Mĩ học tiếp nhận "đặt ưu tiên ở mối quan hệ giữa văn học và người đọc, mối quan hệ chẳng những có hàm ý thẩm mĩ mà còn có hàm ý lịch sử" [313, 56]. Mĩ học tiếp nhận "vừa nhấn mạnh chức năng xã hội của văn học, lại vừa chú trọng đến việc xây dựng đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm" [36, 52]. Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử thì: "Việc phát hiện ra tầm đón nhận đã cho phép nhận ra rất nhiều kiểu tiếp nhận và thái độ tiếp nhận khác nhau phản tiếp nhận là một cách tiếp nhận dưới một hệ hình mới" [243, 18]. Theo ông: "Lí luận tiếp nhận giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng trong đời sống lịch sử của tác phẩm văn học"[243, 18]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân cũng đề cao: "Quan điểm về tầm đón nhận trong lí thuyết Mĩ học tiếp nhận có một ý nghĩa thực tiễn, nó giúp ta hiểu được vai trò và tầm văn hoá của công chúng trong việc tiếp nhận văn học nghệ thuật" [38, 26]. Tuy nhiên, "lí thuyết này không phải là vạn năng. Chính bản thân Jauss cũng đã tuyên bố rằng, Mĩ học tiếp nhận là "một phương pháp với những cơ sở vẫn còn chưa hoàn toàn chắc chắc nó không thể một mình đóng góp vào cái mới hiện tại của công việc nghiên cứu nghệ thuật" [38, 24]. Từ lí thuyết tiếp nhận, chúng tôi nhận thấy sự tiếp nhận M. Sôlôkhôp ở Việt Nam được qui định bởi đặc điểm lịch sử và văn hoá dân tộc. Quá trình tiếp nhận M. Sôlôkhôp và các tác phẩm của ông có là sự lựa chọn - có chủ đích và hoàn toàn tự nguyện của các chủ thể tiếp nhận... Tuy nhiên, sự tiếp nhận đó như đã nói ở trên không thuần nhất, bị gián đoạn, đặc biệt có sự biến đổi sâu sắc về công chúng tiếp nhận, nhất là giai đoạn đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Vận dụng lí thuyết tiếp nhận, căn cứ vào lịch sử tiếp nhận và những tác động giao thoa trong quá trình tiếp nhận, luận án cấu trúc theo chiều dài lịch sử của ba giai đoạn tiếp nhận M. Sôlôkhôp trên ba phương diện chủ yếu nhằm phân tích sự tương tác giữa các bình diện tiếp nhận; những đặc điểm của sự tiếp nhận ở mỗi thời kì; thấy được bước tiến của quá trình tiếp nhận M. Sôlôkhôp ở Việt Nam hơn 70 năm qua. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Từ đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của luận án, đề tài ứng dụng lí thuyết Mĩ học tiếp nhận và một số phương pháp sau đây: Phương pháp lịch sử chức năng: giúp hỗ trợ việc xác định lại những điều kiện lịch sử - xã hội - chính trị - kinh tế làm phát sinh, phát triển sự vật hiện tượng. Cụ thể là: văn học Nga và trường hợp M. Sôlôkhôp được tiếp nhận ở Việt Nam trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có tác động gì tới việc tiếp thu tư tưởng nghệ thuật của Sôlôkhôp. Phương pháp xã hội học: giúp chúng tôi xác định lại tầm đón nhận, nhu cầu, thị hiếu thẩm mĩ của các thế hệ độc giả khác nhau; xác lập được tiềm năng - sức sống các sáng tác của một nhà văn nước ngoài trong lòng xã hội Việt Nam gần 70 năm qua. Phương pháp so sánh và đối chiếu: giúp chúng tôi tiến hành những so sánh tương đồng giữa một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam với các sáng tác của M. Sôlôkhôp; chỉ ra những vênh lệch trong các bản dịch tác phẩm của ông ở Việt Nam. Việc thống kê, phân tích - tổng hợp: giúp chúng tôi nhìn sự vật hiện tượng trong một hệ thống, không sa vào chi tiết vụn vặt mà vẫn làm nổi bật được những đặc điểm của nó. Các phương pháp này sẽ được vận dụng kết hợp linh hoạt theo yêu cầu nội dung cụ thể từng phần, từng chương. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Về lí luận: Tái hiện lịch sử tiếp nhận M. Sôlôkhôp trong gần 70 năm ở Việt Nam, luận án góp phần làm rõ qui luật tiếp nhận văn học luôn chịu sự chi phối của môi trường tiếp nhận. Đề xuất cách tiếp cận mới khi đối chiếu diễn trình cập nhật hoá cách đọc, cách hiểu M. Sôlôkhôp trên nguyên tắc đối thoại để thấy vai trò quyết định của chủ thể tiếp nhận và khoảng cách thẩm mĩ dẫn đến sự thay đổi tầm đón nhận giữa các thế hệ độc giả của Sôlôkhôp ở Việt Nam. 5.2. Về thực tiễn: Từ việc so sánh, đối chiếu giữa nguyên tác và các bản dịch ở Việt Nam, luận án đã chỉ ra những vênh lệch trong quá trình dịch tác phẩm của Sôlôkhôp. Gợi mở một số vấn đề về dịch thuật nhan đề tác phẩm và phiên âm tên nhân vật trong tác phẩm. Làm rõ tình thế tiếp nhận - chất lượng tiếp nhận của một số tác giả (Chu Văn, Nguyễn Trung Thành, Bảo Ninh) để xác định những ảnh hưởng từ các sáng tác của M. Sôlôkhôp đối với một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 và sau 1975 đến nay. 5.3. Về tư liệu: luận án là công trình sưu tầm, thống kê, hệ thống những bài giới thiệu, nghiên cứu về M. Sôlôkhôp, những tác phẩm được dịch ở Việt Nam, được học trong nhà trường Việt Nam. Trên cơ sở phân tích và đánh giá vấn đề tiếp nhận, tái tạo và sáng tạo, luận án cung cấp những cứ liệu đáng tin cậy về ảnh hưởng của M. Sôlôkhôp ở nước ta. 5.4. Về giảng dạy: luận án là công trình khảo sát chương trình - giáo trình giảng dạy, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về M. Sôlôkhôp ở bậc THPT và đại học; điều tra thực tế tiếp nhận của hơn nghìn độc giả nhà trường. Từ những số liệu thu thập được, chúng tôi rút ra một số kết luận thực tiễn về việc giảng dạy và học tập M. Sôlôkhôp trong nhà trường Việt Nam, kiến nghị nhu cầu tiếp nhận của độc giả nhà trường, góp phần nâng cao tầm văn hoá của người đọc trong quá trình giao lưu - hội nhập quốc tế hiện nay. Với những ý nghĩa trên, kết quả nghiên cứu của luận án hi vọng sẽ là một trong những nguồn tư liệu thiết thực, tin cậy cho những người quan tâm, tìm hiểu về văn học Nga nói chung và về sáng tác của M. Sôlôkhôp nói riêng. Trên cơ sở đó, chúng tôi mong muốn góp phần làm rõ hơn vai trò, vị trí và ảnh hưởng to lớn của nhà văn Nga thiên tài trong quan hệ giao lưu văn hoá, văn học với người đọc Việt Nam, đồng thời đặt ra những yêu cầu mới trong việc tiếp nhận các tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài, góp phần khảng định bản lĩnh, trình độ và qui luật tiếp nhận của văn học Việt Nam. 6. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 150 trang chính văn. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình của tác giả, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Tiếp nhận M. Sôlôkhôp qua dịch thuật - xuất bản ở Việt Nam. Chương 3: Tiếp nhận M. Sôlôkhôp qua nghiên cứu phê bình và ảnh hưởng sáng tác. Chương 4: Tiếp nhận M. Sôlôkhôp trong nhà trường Việt Nam. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Tiếp nhận văn học có vai trò to lớn trong quá trình hoàn thiện bức tranh lí luận văn chương hiện đại thế kỉ XX và là xu hướng nghiên cứu chiếm ưu thế trong thế kỉ XXI. Tiếp nhận để giao lưu, tiếp nhận là chiếc cầu nối giữa các dân tộc trên thế giới, tiếp nhận là phương tiện để những giá trị văn hoá lan toả toàn cầu. Ở nước ta, việc nghiên cứu sự tiếp nhận, ảnh hưởng của một nền văn học hay tác giả văn học đã xuất hiện từ những năm 60 - 70 của thế kỷ XX. Có thể kể tên rất nhiều công trình như: Maiacôpxki ở Việt Nam (Hoàng Ngọc Hiến - 1974); Bước đầu tìm hiểu quá trình phổ biến văn học Xô Viết ở Việt Nam (Thuý Toàn - 1977); Đạo đức nhân vật trong văn học Xô Viết và văn học Việt Nam hiện đại (Lưu Liên - 1987); Ảnh hưởng to lớn của văn học Xô Viết ở Việt Nam (Nguyễn Hải Hà – 1987); Giao lưu văn hoá Nga - Việt Nam dưới góc độ văn hoá (Phạm Vĩnh Cư - 1993); Văn học Nga - Xô Viết tại thành thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 (PhạmThị Phương - 1998); Về vấn đề nghiên cứu ảnh hưởng của văn học nghệ thuật Xô Viết tới văn học nghệ thuật ở ta (Hoàng Ngọc Hiến - 1996); Thơ Pushkin trong đời sống văn học Việt Nam từ góc độ dịch nghệ thuật và tiếp nhận văn học (Vũ Xuân Hương - 2000); Hemingway ở Việt Nam (Bùi Thị Kim Hạnh - 2001); Sự tiếp nhận kịch Xô Viết ở Việt Nam (Tất Thắng - 2001); Suy nghĩ từ việc tiếp nhận văn học Nga thời Xô Viết ở Việt Nam (Nguyễn Văn Kha - 2001); Sự tiếp nhận văn xuôi tự sự Trung Quốc trong văn học trung đại Việt Nam (Đinh Phan Cẩm Vân - 2002); Vấn đề tiếp nhận Dostoievski tại Việt Nam (Phạm Thị Phương - 2002); Đọc Chekhov - sự tiếp nhận đa diện (Trần Thị Phương Phương - 2004); Văn học Việt Nam tiếp nhận văn học Xô viết (Vũ Hồng Loan - 2005); Bước đầu tìm hiểu thơ ca Nga ở Việt Nam (Thúy Toàn - 2005); Tiếp nhận Gogol ở Việt Nam qua bản dịch "Những linh hồn chết" và Tiếp nhận văn học Nga - Xô viết ở Việt Nam qua trường hợp A. Solzenitsyn (Đào Tuấn Ảnh - 2009, 2011); Tiếp nhận văn xuôi Nga thế kỉ XIX ở Việt Nam (Trần Thị Quỳnh Nga - 2010); Cách mạng tháng Mười Nga và việc tiếp nhận Văn học Xô viết ở Việt Nam từ sau 1945 (Phong Lê - 2010); Tiếp nhận văn học Nga và Liên Xô ở Việt Nam những năm 1945 - 1985 (Nguyễn Bá Thành - 2011) và Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam (Hoàng Kim Oanh - 2011); Quan hệ giữa văn học Viêt Nam và văn học Nga - Xô Viết thế kỷ XX (Đào Tuấn Ảnh - 2011) Có thể nói, nghiên cứu ảnh hưởng, sự tiếp nhận văn học Nga - Xô Viết ở Việt Nam đã được đề cập từ sớm. Qua việc khảo sát tình hình du nhập, cách dịch, cách đọc tác phẩm, chỉ ra những nét tương đồng hay giao thoa giữa các tác phẩm văn học Xô Viết, trong văn học Việt Nam các nhà nghiên cứu đã từng bước khảng định vị trí, vai trò của của cả một nền văn học lớn cũng như từng tác giả Nga - Xô Viết trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam, của văn học Việt Nam. Những phương thức tiếp cận vấn đề từ các công trình trên có ý nghĩa định hướng giúp chúng tôi triển khai để tài Tiếp nhận M. Sôlôkhôp ở Việt Nam. 1.2. Tài liệu tiếng Việt Sáng tác của M. Sôlôkhôp được dịch và giới thiệu ở Việt Nam từ năm 1946. Trong hoàn cảnh đất nước ta phải trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ suốt 30 năm (1945 - 1975) và bị chia cắt, nên tình hình tiếp nhận M. Sôlôkhôp không thuần nhất, bị gián đoạn ở hai miền Nam - Bắc. Sự tiếp nhận sáng tác của M. Sôlôkhôp đã được cải thiện sau ngày thống nhất đất nước (sau 1975). Tính từ năm 1946 đến năm 2012, ở Việt Nam 29 sáng tác của M. Sôlôkhôp đã được dịch và có 132 bài viết, công trình giới thiệu, nghiên cứu về nhà văn vĩ đại này. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu tiếp nhận M. Sôlôkhôp ở Việt Nam. Sau đây chúng tôi sẽ điểm qua các bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu: tiếp nhận và ảnh hưởng của M. Sôlôkhôp ở Việt Nam. Độc giả nước ta biết đến M. Sôlôkhôp trước khi có bản dịch sáng tác đầu tiên của nhà văn ở Việt Nam (1946). Theo một số nhà văn (Như Phong, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu), tiểu thuyết Đất vỡ hoang của M. Sôlôkhôp đã đến với một bộ phận độc giả Việt Nam từ những năm 30 của thế kỉ XX. Nhà văn Vũ Ngọc Phan không thể nào quên: "Chúng tôi có quyển Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp bằng tiếng Pháp chép tay dày sụ, chữ viết chân phương, nhiều trang giấy nứa đã vàng khè lại rách, phải dán ngang dọc, có trang lại bị tàn thuốc làm cháy, vết mồ hôi tay cũng rất nhiều, chứng tỏ quyển sách đã qua không biết bao nhiêu độc giả" [201, 592]. Năm 1946, tiểu thuyết Sông Đông êm đềm (từ đầu đến hết phần 2 quyển 1) là tác phẩm đầu tiên của M. Sôlôkhôp được Hồng Hà dịch từ bản tiếng Pháp ra tiếng Việt và giới thiệu trên báo Cứu quốc. Cùng năm đó, Học Phi dịch truyện ngắn Khoa học căm thù của M. Sôlôkhôp từ bản tiếng Anh ra tiếng Việt. Qua lời giới thiệu của dịch giả Hồng Hà, M. Sôlôkhôp mới được biết đến như là một "người Cô dăc thế hệ mới do chiến tranh và cách mạng tạo nên" [223, 3], tiểu thuyết Sông Đông êm đềm là "tác phẩm đồ sộ, vĩ đại, được người ta so sánh với Chiến tranh và Hoà bình của L.Tônxtôi". Vấn đề tiếp nhận M. Sôlôkhôp chưa được đặt ra. Trong một khoảng thời gian khá dài (1947 - 1956) tác phẩm của M. Sôlôkhôp vắng bóng ở Việt Nam do miền Bắc dồn toàn lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Từ năm 1957, tác phẩm của M. Sôlôkhôp tiếp tục được dịch và giới thiệu ở nước ta. Các bài nghiên cứu về M. Sôlôkhôp và các sáng tác của ông cũng tăng theo từng giai đoạn lịch sử. Từ những năm 60 đến những năm 70 của thế kỉ XX, ngoài lời giới thiệu trong các tác phẩm dịch còn có 39 bài viết về M. Sôlôkhôp. Nhà văn được nghiên cứu ở góc độ chân dung - nghệ sĩ trong một số công trình của cả hai miền Nam - Bắc: Lời giới thiệu "Truyện sông Đông" (Xuân Thương - 1958); Lời giới thiệu "Sông Đông êm đềm" (Nguyễn Thụy Ứng - 1959); "Thử tìm hiểu Sôlôkhôp một nghệ sĩ của cuộc sống và của thời đại" (Hoàng Trinh - 1960); "M. Sôlôkhôp giải Noben Văn chương 1965" (Tràng Thiên - 1965); "Cholokhov và văn chương hiện đại của Nga-Sôviết" (Đào Đăng Vỹ -1965); "M. Sôlôkhôp và giải thưởng Văn chương Noben 1965" (Bùi Ngọc Dung - 1965) Một số tác phẩm của Sôlôkhôp cũng được giới phê bình đề cập trong: Lời giới thiệu về Sông Đông êm đềm của Nguyễn Thụy Ứng (1959), Lời giới thiệu về Số phận con người (1959) của Mạnh Cầm, bài viết Đavưđôp - một nhân vật xuất sắc trong tác phẩm Đất vỡ hoang của Hoàng Trinh năm 1960, bài viết Nhân vật Đavưđốp trong Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp của Chu Nga năm 1962 Tuy nhiên, những ý kiến, nhận xét về tác phẩm, nhân vật và tác giả M. Sôlôkhôp nói trên trong thời kì này chủ yếu mang tính xã hội học. Từ những năm 80 của thế kỉ XX, các sáng tác của M. Sôlôkhôp được chú ý nhiều hơn trong nghiên cứu phê bình. Ngoài những bài viết tiếp tục nghiên cứu Sôlôkhôp dưới góc độ tác gia văn học như Nhà văn Xô Viết lỗi lạc M. Sôlôkhôp của Lê Thành Nghị (1984), đã có những công trình nghiên cứu chuyên sâu từ góc độ thi pháp. Tiêu biểu là Tìm hiểu một vài đặc điểm về thi pháp Sôlôkhôp trong bộ tiểu thuyết sử thi "Sông Đông êm đềm" của Huy Liên (1984); Mối quan hệ giữa cái bi kịch và cái anh hùng trong tiểu thuyết "Họ chiến đấu vì Tổ quốc" của Nguyễn Huy Hoàng (1987); Một số đặc điểm của không gian - thời gian nghệ thuật trong "Sông Đông êm đềm" của Lê Ngọc Mai (1988), Thi pháp nhân vật trong "Sông Đông êm đềm" của M. Sôlôkhôp (Nguyễn Thị Vượng - 2006) Về xu hướng nghiên cứu sáng tác M. Sôlôkhôp theo thi pháp học, như nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Hà thì: "ba công trình ở Việt Nam về Sôlôkhôp giữa thế kỷ trước đều dựa trên quan điểm các nhà nghiên cứu Xô Viết những năm 50" trong cách nghiên cứu và đánh giá hình tượng Grigôri Mêlêkhôp, thì "vào những năm 80, giáo trình Văn học Xô Viết ở Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học Sư phạm Hà Nội, đã phân tích Sông Đông êm đềm bằng thi pháp học" [80, 13]. Trong gần 70 năm qua, M. Sôlôkhôp và các sáng tác của ông được giới thiệu, phân tích, nhận định khá đầy đủ, rõ nét ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu quá trình tiếp nhận M. Sôlôkhôp chưa được chính thức đặt ra. Hướng nghiên cứu tiếp nhận M. Sôlôkhôp mới chỉ được đề cập tới từ các góc độ tiếp nhận. Quá trình dịch thuật và giới thiệu tác phẩm của M. Sôlôkhôp ở Việt Nam tuy đã có một bề dày đáng nể nhưng cho đến nay cũng chưa có công trình nào tiến hành hệ thống một cách cụ thể. Người đọc chỉ có thể tìm hiểu vấn đề này trong những bài tổng kết về quá trình dịch và xuất bản văn học Xô Viết ở Việt Nam. Trong các bài viết: Điểm qua tình hình dịch thuật và giới thiệu văn học Xô Viết ở nước ta trong mười lăm năm (1960); Bước đầu tìm hiểu quá trình phổ biến văn học Xô Viết ở Việt Nam (1977); Vài nét về văn học Xô Viết ở Việt Nam (1977); Điểm qua công việc dịch, giới thiệu văn học cổ điển Nga ở Việt Nam (1994); Nhà xuất bản Văn học giới thiệu văn học Nga Xô Viết ở Việt Nam (1994) Thuý Toàn nhận định: "những năm 30, M. Sôlôkhôp đã dần dần đến với các tầng lớp người đọc Việt Nam" [276, 109]. Tác giả Việt Hùng nhấn mạnh: "cuốn tiểu thuyết lớn của M. Sôlôkhôp lần đầu tiên được dịch và in thành nhiều tập với số lượng trên một vạn bản, đã được độc giả hoan nghênh nhiệt liệt" [112, 23]. Tiểu thuyết Đất vỡ hoang cũng được "dịch và xuất bản giữa lúc phong trào hợp tác hoá nông nghiệp của ta đương trên đà phát triển là một đóng góp thiết thực và đáng quí. Độc giả Việt Nam, nhất là cán bộ trực tiếp làm công tác hợp tác hoá đã đón cuốn sách như đón một người thày" [112, 23]. Số phận con người, truyện ngắn nổi tiếng của Sôlôkhôp cũng được "độc giả Việt Nam đặc biệt chú ý" [112, 23]. Đây là những tư liệu quí, giúp chúng ta thấy rõ hành trình dịch thuật và giới thiệu M. Sôlôkhôp với độc giả Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể. Việc đánh giá về chất lượng bản dịch các tác phẩm của M. Sôlôkhôp ở Việt Nam cũng được đề cập khá sớm. Ngay sau khi bản dịch Sông Đông êm đềm của Nguyễn Thụy Ứng phát hành, trong bài Đọc Sông Đông êm đềm (1959), tác giả Trúc Đình đã đưa ra những nhận xét về bản dịch này. Ông cho rằng: "độc giả hoan nghênh việc xuất bản Sông Đông êm đềm", và ca ngợi: "Nguyễn Thụy Ứng cố gắng dịch hết không bỏ xót đoạn nào, và căn cứ theo nguyên văn từ năm 1957, Thuỵ Ứng lại đối chiếu với bản dịch tiếng Pháp, tiếng Trung văn dịch giả lại tham khảo, nghiên cứu ngạn ngữ, tục ngữ, tiếng địa phương mà Sôlôkhôp đã sử dụng tóm lại, bản dịch đảm bảo là tốt". Nhưng Trúc Đình lại băn khoăn: "Sông Đông êm đềm của Thuỵ Ứng có rất nhiều tên dài, khó nhớ, chỉ nên nêu một lần cả họ lẫn tên, rồi sau cứ gọi tắt cho dễ nắm" [56, 3]. Ông đề xuất: "dịch được càng nhiều càng tốt nhưng phải tôn trọng âm điệu tiếng Việt Nam thì độc giả mới tiếp thu được" [56, 3]. Mặc dù tác giả bài biết coi đây là những đối thoại rất nhỏ với dịch giả Thuỵ Ứng, nhưng chúng tôi nhận thấy, vấn đề dịch thuật tác phẩm của M. Sôlôkhôp đã được đưa ra trao đổi từ rất sớm - mà cụ thể là vấn đề Việt hóa ngôn từ. Trên cơ sở tài liệu đã thu thập được trong quá trình làm luận án, chúng tôi bước đầu đưa ra những nhận xét: Về việc dịch nhan đề các truyện ngắn của M. Sôlôkhôp ở Việt Nam; Về việc dịch nhan đề các tiểu thuyết của M. Sôlôkhôp ở Việt Nam và khái quát Bức tranh dịch thuật M. Sôlôkhôp ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975; Bức tranh dịch thuật M. Sôlôkhôp ở Việt Nam giai đoạn sau 1975 đến nay trên các tạp chí khoa học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Vấn đề kĩ thuật dịch cũng đã được nhắc tới trong trong Lời giới thiệu "Sông Đông êm đềm" của Nguyễn Thụy Ứng (1959); Tôi đã dịch M. Sôlôkhôp với tất cả tấm lòng của Hồ Tôn Trinh (1984) và Dịch giả Nguyễn Thụy Ứng - Nhập vai những nhân vật của Solokhov của Nguyễn Thành Phong (2000). Nguyễn Thụy Ứng là người đầu tiên khái quát việc dịch và phát hàn...ên thế giới, bên cạnh văn học dân tộc, "văn học dịch" là bộ phận không thể thiếu. Phan Ngọc nhận xét "một điều có thể khẳng định rõ ràng không một nền văn học dân tộc nào có thể phát triển, thậm chí có thể hình thành mà không có sự giao lưu, sự tiếp thu ảnh hưởng, sự tác động qua lại dưới dạng này hay dạng khác, ở qui mô này hay qui mô khác với các nền văn học, với các thành tựu văn học thế giới" [173, 185]. Thông qua các tác phẩm dịch, các nền văn học có thể xâm nhập vào đời sống tinh thần và có những ảnh hưởng nhất định đến nhau. Đặc biệt là những dân tộc có nhiều nét tương đồng về văn hoá, lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc... Ở Việt Nam, tác động của văn học dịch đối với văn học dân tộc là không thể phủ nhận. Từ lâu, các tác phẩm xuất sắc của văn học Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước Tây Âu như Pháp, Anh, Mĩ đã được du nhập và có những ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền văn học nước nhà. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, văn học Nga - Xô Viết bắt đầu xuất hiện ở nước ta. Theo hồi ức của nhà văn Như Phong, trong thời kì Mặt trận Dân chủ (1936 - 1939), đã có một số tác phẩm nổi tiếng như: Người mẹ của M. Gorki, Misa của B. Pôlêvôi, Khoa học căm thù của M. Sôlôkhôp, Tỉnh uỷ bí mật của Phêđôrôp... được dịch ra tiếng Việt. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, tác phẩm văn học Nga - Xô Viết được dịch sang tiếng Việt nhiều hơn và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của độc giả nước ta. Năm 1967, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã đưa ra con số: "hơn 300 tác phẩm của các nhà văn Liên Xô và cổ điển Nga đã được dịch và xuất bản tại nước Việt Nam dân chủ cộng hoà" [257, 92]. Mười năm sau thống nhất đất nước, nhà thơ Chính Hữu đã đưa ra con số ấn tượng "đến giữa những năm 1985, Việt Nam đã dịch và xuất bản 739 tác phẩm văn học cổ điển Nga và Liên Xô" [257, 93]. Đến 1989, dịch giả Thuý Toàn đã tổng kết: "Chỉ trong vòng 40 năm, từ khi Nhà xuất bản Văn học đi vào thực hiện kế hoạch xuất bản có quy củ đã có hàng trăm tên sách của tác giả Nga, Xô Viết ra đời, nhiều tác phẩm được tái bản, mỗi lần tái bản đều được sửa chữa, bổ sung, thậm chí được dịch lại một bản mới" [277, 130]. Những con số biết nói phần nào tái hiện hành trình dịch thuật - xuất bản văn học Nga - Xô Viết ở Việt Nam. Những năm cuối của thế kỉ XX, từ sau "nốt trầm" 1991 của chính quyền Liên Xô, ở nước ta, văn học Nga vẫn có một bộ phận độc giả nhất định. Ứng dụng lí thuyết Mĩ học tiếp nhận, chúng tôi sẽ triển khai nghiên cứu sự tiếp nhận M. Sôlôkhôp từ phương diện dịch thuật và xuất bản để "phục dựng" tầm đón nhận của độc giả Việt Nam qua các thời kì lịch sử cụ thể. 2.2. Tình hình dịch thuật và xuất bản tác phẩm của M. Sôlôkhôp ở Việt Nam Theo trí nhớ của các nhà văn Tô Hoài, Như Phong, Thế Lữ, những năm 30 của thế kỉ XX, giới văn nghệ sĩ Việt Nam đã được tiếp cận tác phẩm Đất vỡ hoang của M. Sôlôkhôp qua bản dịch tiếng Pháp. Sau cách mạng tháng Tám 1945, những biến đổi của đời sống chính trị - xã hội và sự vận động của nhu cầu thị hiếu công chúng độc giả, việc dịch thuật và xuất bản các sáng tác của Sôlôkhôp trở thành sự lựa chọn tất yếu. Căn cứ vào số liệu thu thập được từ việc dịch thuật và xuất bản các tác phẩm của M. Sôlôkhôp ở Việt Nam trong gần 70 năm qua, chúng tôi đưa bảng thống kê để có cái nhìn toàn cảnh về hoạt động tiếp nhận đặc biệt này. Bảng 2.2: Thống kê các tác phẩm của M. Sôlôkhôp đã dịch và xuất bản ở Việt Nam (từ 1946 đến 2012) Giai đoạn Tiểu thuyết Truyện ngắn Tham luận, Thơ Số lần XB Dịch mới Trước 1954 1 1 0 2 2 1954 - 1975 Miền Bắc 12 9 3 24 13 (1TT, 10TN, 2 T.luận) Miền Nam 1 3 1 6 1 thơ Sau 1975 1976 1 0 0 1 0 1983 - 1987 4 5 0 9 12 TN 1993 - 2012 6 14 1 20 1T.luận Tổng số lượt dịch và xuất bản 25 32 5 62 29 (3TT, 22TN, 1 Thơ, 3T.luận) Có thể phác họa tình hình dịch thuật - xuất bản tác phẩm của M. Sôlôkhôp trong ba giai đoạn qua biểu đồ: Biểu đồ tóm tắt tác phẩm của M. Sôlôkhôp đã dịch và xuất bản từ 1946 - 2012 Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy, vấn đề chọn dịch tác phẩm ở mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng biệt. Nó phản ánh sự thay đổi tầm đón nhận M. Sôlôkhôp của các thế hệ độc giả Việt Nam. Chúng tôi sẽ đi vào từng giai đoạn cụ thể để lí giải những hiện tượng tiếp nhận M. Sôlôkhôp trong 2/3 thế kỷ qua. 2.2.1. Giai đoạn trước 1954 40 năm đầu thế kỉ XX, nhất là sau cách mạng tháng Tám 1945, văn học Việt Nam có những thay đổi tích cực trước sự bùng nổ của văn học dịch. M. Sôlôkhôp là một trong những nhà văn Xô Viết đầu tiên đến với bộ phận độc giả trí thức Việt Nam từ những năm 30 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, thời điểm tác phẩm đầu tiên của M. Sôlôkhôp được dịch ra tiếng Việt là dấu mốc mở đầu cho quá trình tiếp nhận tác phẩm của M. Sôlôkhôp với đông đảo độc giả Việt Nam. 2.2.1.1. Tiểu thuyết "Sông Đông êm đềm" - tác phẩm đầu tiên được dịch ra tiếng Việt từ bản tiếng Pháp Nhà văn Tô Hoài hồi tưởng: "ngay từ tháng Tám 1945, ở Hà Nội trên báo Cứu quốc đã in tiểu thuyết Sông Đông êm đềm, mỗi ngày một kỳ" [109, 3]. Chúng tôi tìm đọc báo Cứu quốc để xác minh thông tin trên. Thật may mắn, số báo 231 ra ngày 4 tháng 5 năm 1946 ở trang 3 xuất hiện dòng tít lớn "Trường thiên Tiểu thuyết của báo Cứu quốc", tên tác phẩm dịch "Trên Sông Đông êm đềm", người viết: Michel Cholokhov và người dịch: Hồng Hà. Như vậy, tác phẩm đầu tiên của M. Sôlôkhôp được dịch từ bản tiếng Pháp sang tiếng Việt là tiểu thuyết Sông Đông êm đềm. Sự xuất hiện của tác phẩm này trên một tờ báo nổi tiếng của Việt Nam thời bấy giờ đánh dấu sự có mặt của M. Sôlôkhôp ở một đất nước có bề dày đấu tranh. Mỗi ngày một số, độc giả Việt Nam dần dần được làm quen với tác phẩm đã được cả thế giới ngưỡng mộ. Đáng tiếc "món ăn tinh thần" hàng ngày này chỉ được duy trì trong gần 4 tháng. Trong số báo 362 ra ngày 1- 10 - 1946, cũng tại trang 3 quen thuộc, dịch giả Hồng Hà đã nói lời tạm biệt: "Báo Cứu quốc muốn hiến độc giả một truyện dài, chúng tôi liền chọn bộ tiểu thuyết Trên Sông Đông êm đềm của M. Cholokhov đó là một bộ tiểu thuyết vĩ đại và vô cùng đồ sộ. Theo bản dịch Pháp văn của Payot xuất bản phải in tới 3 cuốn lớn, dày mỗi cuốn trên dưới 500 trang với các chỗ nhỏ hẹp mà báo Cứu quốc dành cho truyện dài thì ít ra phải đến mấy năm mới xong. Bởi vậy tới kỳ này đã hết phần thứ 3, quyển 1 chúng tôi xin dừng ở đây xin hẹn bao giờ có đủ điều kiện sẽ dịch tiếp và xuất bản nó". Để xác nhận lời giới thiệu của Hồng Hà "đã dịch hết phần 3 quyển 1", chúng tôi tìm đến nguyên bản tiếng Nga và phát hiện những dòng cuối cùng của bản dịch Trên Sông Đông êm đềm chính là phần kết thúc của chương 21 phần 2 quyển 1 “Тихий Дон”. Như vậy, trong 130 số của báo Cứu quốc (213 - 361) kéo dài gần 4 tháng (từ 4 - 5 - 1946 đến 30 - 9 - 1946), tiểu thuyết Sông Đông êm đềm lần đầu tiên được giới thiệu ở Việt Nam với bản dịch chưa hoàn chỉnh. 2.2.1.2. "Khoa học căm thù" - truyện ngắn đầu tiên được dịch từ bản tiếng Anh Trong trí nhớ của nhà văn Tô Hoài, ngoài Sông Đông êm đềm, " năm 1945, ở Hà Nội đã dịch và in truyện Căm thù của M. Sôlôkhôp" [109, 3]. Nhà nghiên cứu Thuý Toàn viết "Cũng khoảng ấy, nhà xuất bản Hiên Nam đã cho ra đời tác phẩm Căm thù của Sôlôkhôp do Học Phi dịch" [273, 70]. Huy Liên bổ sung: "Khoa học căm thù là nhan đề một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Sôlôkhôp thời kì đó, thiên truyện này đã được dịch và xuất bản dưới dạng một cuốn sách nhỏ" [144, 105] Sau này, chính nhà văn, nhà viết kịch Học Phi kể lại: sau chuyến đi công tác nước ngoài trở về, đồng chí Trường Chinh đã yêu cầu ông dịch cuốn sách của M. Sôlôkhôp bằng tiếng Anh. Trước nhiệm vụ khẩn cấp, ông đã dịch nhanh để nhà xuất bản Hiên Nam phát hành ngay trong năm 1946 dưới nhan đề Căm thù. Được một lãnh đạo cấp cao của nhà nước trực tiếp đem từ nước ngoài về, Khoa học căm thù đã trở thành một trong những tác phẩm văn học Xô Viết có ý nghĩa quan trọng đối với độc giả Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Pháp, có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của các chiến sĩ. Tiếc rằng, bản dịch lịch sử này đến nay không còn được lưu giữ. Như vậy, trước 1954, cụ thể là trong năm 1946, đã có hai tác phẩm của M. Sôlôkhôp là Sông Đông êm đềm và Khoa học căm thù được dịch và giới thiệu ở Việt Nam. Mặc dù chỉ mới được tiếp nhận gián tiếp qua bản dịch tiếng Pháp và tiếng Anh, nhưng các dịch giả đã thể hiện sự chủ động chuyển tải nội dung, nghệ thuật và tinh thần tác phẩm gốc. Độc giả Việt Nam được làm quen với một nhà văn lỗi lạc, hiểu rõ hơn về đất nước và con người Xô Viết. Rất tiếc, ngay trong khi báo Cứu quốc đang giới thiệu Sông Đông êm đềm thì nhân dân miền Bắc lại phải tiến hành cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc dịch thuật và xuất bản tác phẩm của M. Sôlôkhôp tạm ngưng trong 10 năm (1947 - 1956). Con số 2 dịch phẩm của M. Sôlôkhôp thời kì này là dấu ấn cho cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa nhà văn với độc giả Việt Nam. 2.2.2. Giai đoạn 1954 - 1975 Sau hiệp nghị Giơnevơ năm 1954, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Sự đối lập về thể chế chính trị, xã hội tạo nên sự tiếp nhận văn học không đồng nhất, đặc biệt là trong tiếp nhận tác phẩm văn học nước ngoài. Việc dịch và xuất bản các tác phẩm văn học Xô Viết nói chung và tác phẩm của M. Sôlôkhôp nói riêng được quy định bởi thành phần độc giả, hệ tư tưởng của từng miền. 2.2.2.1. Sáng tác của M. Sôlôkhôp được dịch nhiều nhất ở miền Bắc những năm 1957 - 1964 Hiệp định Hợp tác hữu nghị Văn hoá Việt - Xô được kí kết năm 1957 mở ra thời kỳ mới cho giao lưu hai nước trên nhiều mặt: chính trị - kinh tế - văn hoá, xã hội. Mọi rào cản trước đây dần bị đẩy lùi, một khối lượng lớn sách báo, tài liệu tiếng Nga đã đến Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó, rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu của Liên Xô được dịch và giới thiệu với độc giả miền Bắc, trong đó có các sáng tác của M. Sôlôkhôp. Năm 1957, bản dịch truyện ngắn "Số phận con người" đánh dấu sự trở lại của M. Sôlôkhôp sau thời gian gián đoạn (từ 1947 đến 1956). Chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp nghị Giơnevơ được kí kết đã tạo điều kiện để các tác phẩm văn học Xô Viết được dịch trở lại. Đáng chú ý là bản dịch Số phận một con người của Nguyễn Thụy Ứng trên số 8, tạp chí Văn nghệ Quân đội. Đây là một tuyệt tác với số trang cực ngắn nhưng bao chứa sức khái quát sâu sắc về số phận nhân dân qua số phận một con người. Vì vậy, ngay sau khi phát hành, truyện ngắn đã được độc giả miền Bắc đón nhận nồng nhiệt. Tập truyện dịch đầu tiên của M. Sôlôkhôp - Truyện sông Đông được xuất bản ngay sau đó - năm 1958, nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức của nhiều độc giả. Dù chỉ trích dịch 6 truyện ngắn nhưng tập truyện dịch của Xuân Thương là những giới thiệu đầu tiên về tâm hồn nhạy cảm và kĩ năng viết văn sáng tạo của M. Sôlôkhôp trong những ngày lập nghiệp. Mỗi truyện ngắn là một bông hoa trên thảo nguyên mênh mông: nhỏ xinh nhưng tràn đầy sức sống. Tiểu thuyết "Sông Đông êm đềm" có bản dịch hoàn chỉnh đầu tiên từ tiếng Nga. Năm 1959, tác phẩm Sông Đông êm đềm (tập 1- 4) do Nguyễn Thụy Ứng dịch đã đem tới cho độc giả Việt Nam những trải nghiệm và sự hiểu biết tường tận về những khó khăn, xung đột trong cơn bão tố cách mạng và Nội chiến ở nước Nga. Con người Việt Nam như được tiếp thêm sức mạnh của lý tưởng cách mạng, hun đúc thêm tình cảm và chí khí đấu tranh cho một cuộc sống mới, tự do. Sự "mẫn cảm" đến tinh tế của Nguyễn Thụy Ứng trong Sông Đông êm đềm qua phiên bản Việt đã đem tới cho độc giả cảm giác gần gũi, thân thương. Truyện ngắn "Số phận con người" được Mạnh Cầm dịch mới năm 1959. Xuất hiện dưới nhan đề Số phận con người thay cho Số phận một con người của Nguyễn Thuỵ Ứng. Tiểu thuyết "Đất vỡ hoang" lần đầu tiên được dịch ra tiếng Việt. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, một số trí thức nước ta đã được tiếp cận với tập 1 của tiểu thuyết này qua bản dịch tiếng Pháp, nhưng phải đến năm 1959, toàn văn tiểu thuyết Đất vỡ hoang mới được nhóm dịch giả: Trúc Thiên, Văn Hiến, Hoàng Trinh, Đình Tùng dịch từ bản tiếng Pháp sang tiếng Việt. Độc giả Việt Nam, nhất là những cán bộ trực tiếp làm công tác hợp tác hoá nông nghiệp, đã đón nhận tác phẩm này như một cuốn sách giáo khoa. Họ tìm thấy những bài học bổ ích cho công tác của mình. Đất vỡ hoang trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều các bộ quản lí ở các địa phương. Những chương tiểu thuyết "Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc" cũng được dịch và giới thiệu trên số 11, tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1959. Lấy nhan đề Giữ vững trận địa, Từ Bích Hoàng đã chọn dịch một đoạn trích (7 trang) miêu tả khí thế chiến đấu của những chiến sĩ trung đoàn Hồng quân giữ vững một cao điểm, chặn đường không cho quân địch chọc thủng tới bờ sông Đông Sự có mặt của tác phẩm này trên tờ báo của quân đội nhân dân Việt Nam mang ý nghĩa lớn lao. Nó góp phần củng cố, động viên tinh thần cho bộ đội ta trong những tháng ngày chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Vào đầu những năm 1960, lĩnh vực dịch thuật - xuất bản văn học nước ngoài được đẩy mạnh cả về quy mô lẫn tốc độ. Chỉ trong thời gian rất ngắn, độc giả Việt Nam đã được biết tới hầu hết các tác giả và tác phẩm tiêu biểu của văn học Nga - Xô Viết. Cùng với Anna Karênina, Chiến tranh và Hoà Bình của L. Tônxtôi những bản dịch Đất vỡ hoang, Sông Đông êm đềm, Số phận con người của M. Sôlôkhôp được độc giả Việt Nam đón nhận nhiệt tình. Trong vòng 4 năm (1959 - 1962), nhà xuất bản Văn hóa đã xuất bản liên tiếp 7 lần các tác phẩm Sông Đông êm đềm (tập 5-8), Số phận con người (Tái bản lần 2), Đất vỡ hoang (tập 2, 3, 4). Ngoài nhà xuất bản Văn hoá, các tác phẩm của M. Sôlôkhôp còn có sức hút lớn với nhiều nhà xuất bản khác. Năm 1961, Số phận con người (Mạnh Cầm) được nhà xuất bản Phổ Thông tái bản và đạt đỉnh cao về số lượng in ấn - 20.150 cuốn. Ngay năm sau, 1962, khi "cơn khát Đất vỡ hoang" được đẩy lên đỉnh điểm, nhà xuất bản này đã chọn những trích đoạn hay nhất của tiểu thuyết để tập hợp thành ba tập sách mỏng nhằm hỗ trợ số lượng lớn độc giả không được đọc toàn bộ 4 tập Đất vỡ hoang. Hai tác phẩm Khoa học căm thù (1960) và Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc (1963) do Nguyễn Thụy Ứng dịch từ nguyên tác tiếng Nga được nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành đã tạo được làn sóng dư luận rất tốt. Những truyện ngắn "Con trai người Hồng quân" (Giang Hồng Triều dịch năm 1962) và "Con đường" (Nguyễn Thụy Ứng dịch năm 1964) được nhà xuất bản Kim Đồng chọn đưa vào tủ sách cho thiếu niên, nhi đồng. Tình yêu quê hương đất nước, những ước mơ cao đẹp từ những tác phẩm của M. Sôlôkhôp đã góp phần bồi dưỡng nhân cách, đạo đức của nhiều thế hệ người Việt Nam ngay từ thời niên thiếu. Các sáng tác của M. Sôlôkhôp cũng được các tạp chí Văn nghệ Quân đội (từ những năm 1957, 1959), tạp chí Văn nghệ (1958, 1960, 1962) và báo Văn học (tiền thân của báo Văn nghệ) đăng tải. Trong hai năm 1960 - 1961, độc giả miền Bắc Việt Nam còn được biết đến quan điểm, tư tưởng của M. Sôlôkhôp về nghệ thuật, về chủ nghĩa Cộng sản qua tham luận của nhà văn tại lễ nhận giải thuởng Lênin (Nguyễn Thụy Ứng dịch) đăng trên số 109, báo Văn học và tham luận của ông tại Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 22 trên báo Văn học số 171, 176 (Việt Lương, Hoài Lam dịch). Năm 1962, số 211, báo Văn học còn đăng truyện ngắn Ilưukha do Huyền Kiêu dịch từ tiếng Pháp. Như vậy, trong giai đoạn 1954 - 1975, ở miền Bắc đã có 11 truyện ngắn, 3 tiểu thuyết của M. Sôlôkhôp được dịch và xuất bản. Chưa đầy 10 năm đã có 24 lần xuất bản, trong đó có 13 tác phẩm được dịch lần đầu, 10 bản dịch của dịch giả mới. Có thể nói, các chủ thể tiếp nhận tác phẩm của M. Sôlôkhôp tiếp tục được mở rộng vì khả năng nghệ thuật của ông phù hợp với nhiều lứa tuổi và các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Độc giả say mê, đắm đuối lạc vào thế giới nhân vật phong phú đa dạng, thế giới thiên nhiên lung linh sắc màu, những sự kiện lịch sử sôi động của nước Nga được tái hiện chân thực và sinh động qua các tác phẩm của nhà văn. Từ 1965 - 1975, miền Bắc nước ta bước vào một giai đoạn lịch sử mới, vừa chống Mỹ để bảo vệ thành quả Cách mạng, vừa là hậu phương vững chắc tiếp viện cho miền Nam. Do vậy, trong khoảng thời gian 10 năm này, việc tiếp nhận các tác phẩm của M. Sôlôkhôp dường như chững lại, toàn lực lượng xã hội dành cho nhiệm vụ hàng đầu là chống Mĩ cứu nước. 2.2.2.2. Sáng tác của M. Sôlôkhôp được dịch muộn mằn ở miền Nam những năm 1963 - 1967 So với văn học Trung Quốc và văn học Tây Âu, văn học Nga - Xô Viết đến với độc giả miền Nam muộn mằn hơn, nhưng cũng có một vị trí nhất định. Năm 1976, trong cuốn Văn học thực dân mới Mỹ ở miền Nam những năm 1954 - 1975, Trần Trọng Đăng Đàn đã thống kê ở 4 thư viện và 8 tạp chí lớn ở Sài Gòn: văn học Pháp - 499 cuốn, văn học Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan và Hồng Kông) - 399 cuốn, văn học Mỹ - 273 cuốn, văn học Nga - Xô Viết - 120 cuốn, văn học Anh - 97 cuốn, văn học Nhật - 71 cuốn, văn học Đức - 57 cuốn Như vậy, số lượng sách dịch văn học Nga - Xô Viết chiếm một tỉ lệ đáng kể trong văn học dịch ở miền Nam. Các tác giả Nga - Xô Viết được giới thiệu ở miền Nam phong phú và đa dạng: từ các nhà văn cổ điển như A. Puskin, L. Tônxtôi, P. Đôtxtôiepxki, A. Sêkhôp đến các nhà văn hiện đại như M. Gorki, B. Paxternac và M. Sôlôkhôp Tuy nhiên, ở Sài Gòn lúc này chưa có chuyên gia văn học Nga, cũng rất ít người biết tiếng Nga, vì vậy, các tác phẩm Nga - Xô Viết phần lớn được dịch lại từ bản dịch tiếng Anh, tiếng Pháp. Văn học Nga - Xô Viết đến với đô thị miền Nam muộn mằn và chưa đủ để tạo thành bức tranh toàn diện, nhưng M. Sôlôkhôp lại là một trong những tác giả được chú ý ở miền Nam. "Đất vỡ hoang" là tiểu thuyết duy nhất được dịch ở miền Nam. Từ bản tiếng Pháp "Terres Defrichee", Võ Lang đã dịch ra tiếng Việt và lấy nhan đề là Vỡ đất hoang (1963 - 1964). Với lời giới thiệu, Đất vỡ hoang là "Sự kháng địa và sự toàn thắng của người dân Cô dăc, chống lại công cuộc tập thể hoá điền địa và sự toàn thắng của chương trình Ngũ niên, bản thánh kinh mới của Mạc Tư Khoa, thái độ đặc biệt của người Cô dăc, qua phạm vi cải cách điền địa. Một vấn đề bi thảm liên quan đến định mệnh trớ trêu của các nhân vật đều được mô tả một cách kiên nhẫn say mê" [139, 3] phải chăng, miền Nam chọn dịch Đất vỡ hoang chỉ để "vén tấm màn thép" hay khám phá một "vùng đất xa lạ, đầy bí ẩn"? Từ những giới thiệu và cách chuyển thể tác phẩm của dịch giả có thể nhìn thấy trong cách hiểu, cách dịch, cách cảm nhận đã có những khoảng cách với cách tiếp nhận Đất vỡ hoang ở miền Bắc. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thái độ tiếp nhận của độc giả miền Nam đối với tiểu thuyết Đất vỡ hoang và tác giả M. Sôlôkhôp. Truyện ngắn "Số phận con người" được chọn dịch và giới thiệu sau sự kiện nhà văn đoạt giải Nobel Văn chương năm 1965. Từ bản tiếng Pháp "Destin d'un Homme" của Serge Maximov, Bửu Ý đã dịch và lấy nhan đề Phần số của một người đăng trên số 47, tạp chí Văn Sài Gòn. Được giới thiệu là "tân truyện rất nổi tiếng" [229, 35] của M. Sôlôkhôp, nhưng khi chuyển ngữ, bản dịch của Bửu Ý chưa tạo được sự liên kết giữa nội dung và hình thức tác phẩm Đây là thiệt thòi lớn cho độc giả miền Nam khi phải tiếp cận với bản dịch chưa phù hợp với tầm chờ đợi của nguyên tác. "Người chăn bò" là truyện ngắn thứ hai của M. Sôlôkhôp được dịch ở miền Nam. Từ bản tiếng Pháp "Le Berger", Bửu Ý dịch dưới nhan đề Gã mục đồng (số 47, tạp chí Văn Sài Gòn) với lời giới thiệu "đoản thiên này là một trong số ít tác văn không được phổ biến ra ngoại ngữ của Cholokhov. Đây là bài viết thời trẻ tuổi 25 tuổi cho in câu chuyện quê này có vẻ bồng bột hơi thật thà lướt qua truyện" [228, 23]. Cùng năm 1965, trên số 50, tạp chí Văn học - Sài Gòn, Trần Liên Chi cũng dịch truyện ngắn này từ bản tiếng Pháp của Serge Maximov lấy tên là Chú mục đồng. Đáng lưu ý là cả hai bản dịch của Bửu Ý và Trần Liên Chi có những đoạn lược dịch phần giữa truyện giống nhau. Đặc điểm này có bắt nguồn từ bản dịch trung gian "Le Berger"? Dưới góc độ của người tiếp nhận, chúng tôi nhận thấy 02 bản dịch truyện ngắn này có nhiều khác biệt với bản dịch miền Bắc (1958). "Vĩnh biệt cha già" - bài thơ hiếm hoi của M. Sôlôkhôp được dịch với một lí do đặc biệt. Trong bài báo Bộ mặt thực của nhà văn Sholokhov trong vụ án văn học Sinyavsky - Daniel của Bùi Ngọc Dung đăng trên số 78, tạp chí Văn học Sài Gòn (1967), có in 6 đoạn trong bài thơ nhằm chứng minh cho quan hệ "thân Stalin" của nhà văn M. Sôlôkhôp. Nhìn lại, cùng thời điểm Stalin mất, ở miền Bắc, bài thơ này tuy không được dịch nhưng trên số 40, tạp chí Văn nghệ (1953) đã có hơn 20 bài thơ, bài báo thể hiện niềm tiếc thương Stalin. Trong đó có bài của chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà thơ Chế Lan Viên, Huy Cận, Tố Hữu, Xuân Diệu, Hoàng Trung Thông và một số nhà văn Nguyên Hồng, Phan Khôi Dùng bài thơ viếng khóc người đã mất để biện minh cho lí lẽ của mình, Bùi Ngọc Dung đã bộc lộ một thái độ tiếp nhận sai lệch khi nhìn nhận về một tác giả thuộc dòng chủ lưu trong văn học Xô Viết. Và chính điều đó tạo thành rào cản, làm ảnh hưởng rất lớn tới sự tiếp nhận của độc giả miền Nam đối với nhân cách và những sáng tác của M. Sôlôkhôp. Nhìn lại bức tranh dịch thuật các tác phẩm của M. Sôlôkhôp ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 có mấy điểm đáng chú ý. Về số lượng, chỉ có 4 tác phẩm được giới thiệu trong đó 2 truyện ngắn, 1 tiểu thuyết, 1 bài thơ. Giới thiệu M. Sôlôkhôp là nhà văn đoạt giải Nobel, nhưng tiểu thuyết mang lại giải thưởng cao quý cho ông vẫn chưa được dịch! Các bản dịch tác phẩm của M. Sôlôkhôp ở miền Nam cũng có nhiều vấn đề cần bàn: từ nhan đề, văn phong đến nội dung tác phẩm đều có sự vênh lệch so với nguyên tác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Song, có hai lý do cơ bản sau: Một là, các tác phẩm đều dịch lại từ các bản tiếng Pháp, tiếng Anh. Việc phải chuyển ngữ qua trung gian là một bất lợi lớn, chưa kể chính bản dịch trung gian đã tồn tại những vênh lệch so với nguyên ngữ tiếng Nga. Vì vậy, chuyện dịch vênh, dịch chưa sát, thậm chí dịch sai là điều khó tránh. Hai là, do thành kiến “bài Xô chống Cộng” – một đặc điểm của chế độ Sài Gòn khi đó, nên sự tiếp nhận các sáng tác của M. Sôlôkhôp không mấy mặn mà với các độc giả miền Nam. Việc giới thiệu và dịch tác phẩm của M. Sôlôkhôp sau sự kiện Sông Đông êm đềm đoạt giải Nobel xuất phát từ nhu cầu tiếp nhận theo thị hiếu thời đại. Giai đoạn tiếp theo, những năm 1967 - 1975, ở miền Nam không có một tác phẩm nào của Sôlôkhôp được dịch thêm. Sự đứt quãng bắt đầu từ khi đế quốc Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh ở cả hai miền Nam - Bắc. Những năm tháng đó đòi hỏi toàn quân, toàn dân phải chung tay chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Những bản dịch ở miền Nam tuy còn ít ỏi nhưng cũng đã góp phần bổ sung cho bức tranh dịch thuật sáng tác của Sôlôkhôp ở Việt Nam. Như vậy, trong giai đoạn 1954 - 1975, việc tiếp nhận M. Sôlôkhôp có sự gián đoạn do hoàn cảnh lịch sử chi phối. Song đây vẫn được coi là giai đoạn hoàng kim của M. Sôlôkhôp ở Việt Nam. Hầu hết các tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Việt, nhiều bản dịch thành công như Sông Đông êm đềm của Nguyễn Thuỵ Ứng, Số phận con người của Mạnh Cầm Trong 20 năm ấy, sáng tác của Sôlôkhôp có những tác động không nhỏ đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam. 2.2.3. Giai đoạn sau 1975 Chiến thắng vang dội năm 1975 đưa đất nước qui về một mối. Cùng một thể chế chính trị - xã hội, cùng một định hướng phát triển, sau chặng đường tìm kiếm sự đổi mới (1975 - 1985), Đại hội VI của Đảng (1986) là bước ngoặt về nhiều mặt, trong đó có văn hoá, văn học Việt Nam. Cuộc sống mới đầy lạc quan, nhu cầu văn hoá tinh thần đối với mọi tầng lớp nhân dân ngày càng cao. Việc giao lưu văn hoá diễn ra khắp các vùng miền của Tổ quốc. Từ năm 1976 đến đầu những năm 1980, các tác phẩm văn học Xô Viết vẫn chiếm ưu thế trong quá trình tiếp nhận văn học dịch trên toàn quốc. Lần đầu tiên, độc giả miền Bắc được làm quen với những tên tuổi và tác phẩm mới. Độc giả miền Nam được biết tới dòng chủ lưu rộng lớn của văn học Xô Viết ở miền Bắc. Có thể nói, bức tranh dịch thuật văn học Xô Viết nói chung và các sáng tác của M. Sôlôkhôp nói riêng ở Việt Nam sau 1975 có những bước tiến mới. Đặc biệt, ở giai đoạn này, tất cả các tác phẩm của Sôlôkhôp đều được dịch trực tiếp từ tiếng Nga. 2.2.3.1. Sự trở lại "ngoạn mục"của M. Sôlôkhôp trong những năm 1983 - 1987 Từ năm 1968 - 1982, tác phẩm của M. Sôlôkhôp không có thêm bản dịch mới nào ở Việt Nam ngoài tiểu thuyết Đất vỡ hoang được tái bản ở miền Nam năm 1976. Đây là lần đầu tiên độc giả miền Nam được tiếp xúc với bản dịch Đất vỡ hoang của miền Bắc những năm 1960 (Trúc Thiên, Văn Hiến, Hoàng Trinh dịch). Nếu đem so sánh với bản dịch của Võ Lang (1963), độc giả miền Nam sẽ rất bất ngờ bởi giữa hai bản dịch có quá nhiều vênh lệch. Sau 22 năm (1961 - 1983), từ kỷ lục 20.150 cuốn, Số phận con người bị "gom" vào với những tác phẩm chịu ảnh hưởng của "chủ nghĩa xét lại", rồi "biến mất" trên văn đàn. Sự tiếp nhận đứt quãng một tác phẩm từng được đón nhận nồng nhiệt ở miền Bắc như Số phận con người hoàn toàn có thể lí giải được. Trong hơn 20 năm đất nước sống trong các cuộc chiến tranh ác liệt, người ta không muốn động chạm đến những nỗi đau, sự mất mát. Để cũng cố niềm tin, cổ vũ tinh thần cho toàn quân, toàn dân, những tác phẩm đề cao tinh thần chiến đấu, những tấm gương anh hùng được lựa chọn. Đầu những năm 1980, Số phận con người được tiếp nhận trở lại bởi lớp độc giả mới. Họ đã nhìn thấy chủ nghĩa anh hùng ẩn sau những bi kịch, đau thương, đã công nhận Số phận con người là một "bi kịch lạc quan", bởi tác phẩm viết về sự bất hạnh của con người, viết về những tổn thất, hi sinh nhưng họ vẫn đứng dậy bằng tình yêu và niềm tin. Như vậy, sự biến đổi cơ cấu và sự nâng cao thị hiếu thẩm mĩ của độc giả đã đưa chân trời chờ đợi của tác phẩm - tác giả và người đọc tiến gần nhau hơn. Đồng thời nó có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của quá trình dịch thuật và xuất bản sáng tác của M. Sôlôkhôp. M. Sôlôkhôp trở lại Việt Nam với những con số ấn tượng: Tiểu thuyết "Sông Đông êm đềm" lần đầu được tái bản với số lượng 30.200 cuốn (1983). Cũng giống như "số phận" của truyện ngắn Số phận con người, sau lần xuất bản đầu tiên (1958 - 1959), tiểu thuyết đoạt giải thưởng Nobel hoàn toàn vắng bóng trên văn đàn Việt Nam. Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, loạn lạc, kiểu nhân vật đứng giữa ngã ba đường như Grigôri Mêlêkhôp không còn phù hợp. Vì vậy, trong lần xuất bản thứ 2 này, Nguyễn Thụy Ứng "rất sung sướng" khi được chuẩn bị bản dịch Sông Đông êm đềm để phục vụ bạn đọc của hai miền Nam - Bắc. Ông bỏ ra rất nhiều công sức để sửa chữa bản dịch cũ. Nhiều độc giả miền Bắc coi đây là cơ hội hiếm có để họ được đọc lại và sở hữu cuốn tiểu thuyết nổi tiếng. Còn độc giả miền Nam, đây là lần đầu tiên họ được tiếp cận với cuốn tiểu thuyết đoạt giải Nobel. Tiểu thuyết "Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc" có bản dịch mới sau 20 năm (1962 - 1983). Những chương của tiểu thuyết dang dở này do Nguyễn Duy Bình dịch lại. Chiến tranh đã qua đi, nhưng kí ức về một thời kì lịch sử hào hùng không bao giờ mất đi trong tâm thức con người Việt Nam. Một tác phẩm viết về tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của những người lính trong Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc vẫn được nhiều thế hệ độc giả đón nhận nồng nhiệt. Năm 1984, tập "Truyện sông Đông" được dịch trọn vẹn từ nguyên bản "Tuyển tập M. Sôlôkhôp" của nhà xuất bản Pravda, Matxcơva năm 1975. 20 truyện ngắn được nhóm dịch giả Trần Vĩnh Phúc, Nguyễn Duy Bình, Hà Ngọc, Nguyễn Thị Thìn chuyển ngữ. Bên cạnh 10 truyện ngắn đã được dịch lẻ tẻ ở giai đoạn trước, còn có 10 truyện ngắn mới được dịch lần đầu. Đặc biệt, truyện ngắn Số phận con người có thêm bản dịch mới của Nguyễn Duy Bình. Đáng tiếc, "tập truyện chưa kịp tới tay độc giả thì nhà văn M. Sôlôkhôp đã vĩnh viễn ra đi". Năm 1985, tiểu thuyết "Đất vỡ hoang" có bản dịch mới của Vũ Trấn Thủ. So với 2 bản dịch từ tiếng Pháp trước năm 1975 của nhóm Trúc Thiên, Văn Hiến, Hoàng Trinh (miền Bắc) và Võ Lang (miền Nam), bản dịch của Vũ Trấn Thủ đã khắc phục được nhiều vênh lệch giữa bản dịch với nguyên tác. Độc giả vẫn còn nhớ cuốn sách Đất vỡ hoang dày dặn, giấy trắng, được in ấn cẩn thận với tranh bìa ấn tượng và giá rẻ. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa nhà xuất bản Việt Nam với nhà xuất bản Cầu Vồng của Liên Xô, nó hỗ trợ việc phát hành sáng tác của M. Sôlôkhôp đến tay đông đảo độc giả. Cùng năm 1985, Sở Văn hoá Thông tin Nghĩa Bình xuất bản tuyển tập truyện Liên Xô với nhan đề Số phận con người. Việc những nhà xuất bản địa phương tham gia in ấn và phát hành tác phẩm văn học Xô Viết, chứng tỏ nhu cầu thị hiếu thẩm mĩ của độc giả Việt Nam rất rộng rãi. Năm 1987, nhà xuất bản Cầu Vồng tiếp tục tài trợ phát hành cuốn M. Sôlôkhôp - Tuyển tập gồm 21 tác phẩm. Ngoài 20 truyện ngắn có trong cuốn Truyện sông Đông, còn có những chương tiểu thuyết Họ chiến đấu vì Tổ quốc do Nguyễn Duy Bình dịch. Những cuốn sách ra đời từ sự hợp tác của Việt Nam - Liên Xô đánh dấu những tháng ngày độc giả Việt Nam được hưởng sự ưu ái trong tiếp nhận văn học Nga, Xô Viết. Với những bản dịch có chất lượng tốt, giấy in đẹp, giá rẻ là điều kiện tối ưu để văn học Nga - Xô Viết nói chung và M. Sôlôkhôp nói riêng đến gần hơn với công chúng độc giả Việt Nam. Có thể nói, những năm 1983 - 1987 là "sự trở lại ngoạn mục" của M. Sôlôkhôp ở Việt Nam. Trong 5 năm trên cả nước, tác phẩm của ông được 9 lần xuất bản, trong đó có 12 truyện ngắn được dịch thêm và 9 bản dịch của các dịch giả mới. Tất cả các lần xuất bản đều có số lượng phát hành rất lớn. Đặc biệt, sự kiện hai tác phẩm Số phận con người và Sông Đông êm đềm được tái bản trở lại có một ý nghĩa rất lớn trong việc tiếp nhận M. Sôlôkhôp ở Việt Nam. Trong Mĩ học tiếp nhận, Jauss từng nhấn mạnh: "chỉ nhờ sự trung giới của độc giả, tác phẩm mới hoà hợp với tầm kinh nghiệm biến đổi của một truyền thống nào đó mà trong khuôn khổ của nó liên tục diễn ra từ sự phát triển của tiếp nhận từ thụ động, đơn giản đến hiểu một cách có phê phán, tích cực, từ chỗ dựa vào các chuẩn mực thẩm mỹ được thừa nhận đến chỗ thừa nhận các chuẩn mực mới" [120, 102]. 2.2.3.2. M. Sôlôkhôp "hồi sinh" từ năm 1993 đến nay Những năm 1988 - 1992 là thời kỳ Liên Xô và Đông Âu khủng hoảng, sụp đổ. Trong hoàn cảnh ấy, việc tiếp nhận các tác phẩm văn học Nga - Xô Viết ở Việt Nam chững lại. Thay vào đó là sự "đổ bộ" ồ ạt của văn hoá phương Tây từ nhiều con đường. T... 80 - 87. 94. Hoàng Ngọc Hiến (1987), "Văn xuôi Xô Viết hiện đại trên con đuờng khảng định sự thật và con đường chủ nghĩa nhân đạo", Văn học Xô Viết đương đại, Nxb ĐH & THCN, Hà Nội, tr. 27 - 89. 95. Hoàng Ngọc Hiến (1992), "M. Sôlôkhôp", SGK Văn học 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 96. Hoàng Ngọc Hiến (1992), "M. Sôlôkhôp", SGV Văn học 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 50 - 53. 97. Hoàng Ngọc Hiến (1997), "M. Sôlôkhôp", Văn học 12, tập 2, Ban KHXH, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 98. Hoàng Ngọc Hiến (2000), "Số phận con người", Văn học 12, tập 2, phần Văn học nước ngoài và Lí luận văn học (sách giáo khoa chỉnh lí - hợp nhất), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 99. Hoàng Ngọc Hiến (2000), "Số phận con người", Văn học 12, tập 2, phần Văn học nước ngoài và Lí luận văn học (sách giáo viên), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 100. Hà Thị Hoà (1990), "Acxinhia", Almanach Người mẹ và phái đẹp, Nxb Văn hoá, tr. 155. 101. Hà Thị Hoà (1994), "Từ quan điểm dịch thuật của B. Paxternak nghĩ về việc giảng dạy văn học nước ngoài ở Phổ thông Trung học", Thông báo Khoa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, (1), tr. 117 - 121. 102. Hà Thị Hoà (1997), "Số phận con người", Giảng văn Văn học nước ngoài 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 55 - 62. 103. Hà Thị Hoà (2007), Tiểu thuyết Nga, Chuyên đề Sau đại học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 104. Hà Thị Hoà (2007), "M. Sôlôkhôp", Văn học Nga trong nhà trường, Nxb Giáo dục, tr. 103 - 114. 105. Hà Thị Hoà (2008), "Số phận con người", SGK Ngữ văn 12 Nâng cao (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 106. Hà Thị Hoà (2008), "Số phận con người", SGV Ngữ văn 12 Nâng cao (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 107. Hà Thị Hoà (2011), "Số phận con người", Học tốt Ngữ văn 12, chương trình chuẩn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 84 - 88. 108. Tô Hoài (1960), "Quan hệ anh em giữa văn học Việt Nam và văn học Liên Xô ngày càng phát triển", Báo Văn học (123), tr. 3. 109. Tô Hoài (1984), "Sôlôkhôp không còn nữa", Báo Văn nghệ (10), tr. 3. 110. Nguyễn Huy Hoàng (1987), "Mối quan hệ giữa cái bi kịch và cái anh hùng trong tiểu thuyết Họ chiến đấu vì Tổ quốc của M. Sôlôkhôp", Tạp chí Văn học (6), tr. 108 - 112. 111. Nguyễn Huy Hoàng (1996), "Những thử thách của việc giảng dạy, nghiên cứu văn học Nga trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, (384), tr. 81 - 85. 112. Việt Hùng (1960), "Điểm qua tình hình dịch thuật và giới thiệu văn học Xô Viết ở nước ta trong mười lăm năm", Tạp chí Nghiên cứu văn học, (10), tr. 19-27. 113. Nguyễn Minh Hùng (2010), "Số phận con người", Bài tập Ngữ văn 12- Tập 2, Nxb Giáo dục VN, tr. 86 - 93. 114. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 115. Nguyễn Thanh Hùng (2009), Kĩ năng đọc hiểu Văn, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 116. Phạm Thị Thu Hương (2008), "Số phận con người", Thiết kế bài học Ngữ văn 12, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 114 - 122. 117. Đoàn Tử Huyến (1996), "Một số vấn đề của việc dịch và xuất bản văn học Nga, Xô viết", Dịch văn học và văn học dịch, Nxb Văn học, Hà Nội, tr. 192 - 604. 118. Đoàn Tử Huyến (2007), "M. Sôlôkhôp", Các nhà văn Nga giải Nobel, Nxb Lao động, tr. 338 - 352. 119. Đoàn Tử Huyến (2007), "Sông Đông êm đềm", 108 tác phẩm văn học thế kỷ XX - XIX, Nxb Lao động, tr. 35. 120. Ilin I. P và Tzurganova (2003), Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX, (Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 121. Karelski A (1996), "Cá tính sáng tạo của dịch giả và thính giác tu từ", Hà Minh Thắng dịch, Tạp chí Văn học nước ngoài, (3). 122. Kessel Joseph (1965), "Giải Nobel cho một người Cosaque", N.T.Q.H dịch, Tạp chí Văn, Sài Gòn, (47), tr.19 - 22. 123. Khơutrsôp N.X. (1959), "Phục vụ nhân dân là sứ mệnh cao quý của các nhà văn Xô viết", Những nhiệm vụ của văn học Xô Viết, Nxb văn học, Hà Nội. 124. Khoa Văn học - ĐHKHXH&NV Hà Nội (2011), Người đọc và công chúng nghệ thuật đương đại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 125. Khrapchenkô M. B. (1985), Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực con người, Nxb KHXH, Hà Nội. 126. Khrapchenkô M. B. (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.ng``Kết thúc một sự vu cáo 127. Kofemyko V. (2000), "Kết thúc một sự vu cáo văn chương thế kỉ XX", Đức Thuần lược dịch, Báo Văn nghệ (29), tr. 11- 19. 128. Kudơnhetxôp M. (1961), "Một số ý kiến về vấn đề tiểu thuyết hiện đại", Nguyễn Văn Sỹ dịch, Tạp chí Văn nghệ (52), tr. 115. 129. Kuznesov F. (2007), "Văn học Nga trên đường phục hồi nhân bản", Lê Sơn dịch, Báo Văn nghệ (44), tr. 12. 130. Trần Khuyến (1997), "Dịch là một quá trình sáng tạo", Tạp chí VHNN (1), tr. 229. 131. Nguyễn Xuân Lạc (2008), "Số phận con người", Giúp em tự học Ngữ văn 12, tập 2, Nxb Giáo dục, tr. 66 - 73. 132. Chu Lai (1999), "Văn học và điện ảnh cuộc hôn phối chưa thành", Văn nghệ Quân đội(6), Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (6), tr. 109 - 112. 133. Phạm Gia Lâm (1982), "Mấy vấn đề lý lụân gần đây ở Liên Xô", Tạp chí Văn học, (1). 134. Phạm Gia Lâm (1989), "Những truyền thống của L. Tônxtôi trong sáng tác của M. Sôlôkhôp", Tạp chí Khoa học (5), Đại học Tổng Hợp. 135. Phạm Gia Lâm (1995), "Tiểu thuyết chiến tranh Nga Xô Viết hiện đại: những vấn đề thi pháp của thể loại", Tạp chí Văn học, (11), tr. 37- 40. 136. Phạm Gia Lâm (1997), "Những chuyển biến của tư duy nghệ thuật trong văn xuôi Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX", Tạp chí Văn học, (11), tr. 13 - 16. 137. Phạm Gia Lâm (2003), "M. Sôlôkhôp", "Sông Đông êm đềm", Tác giả, tác phẩm Văn học nước ngoài trong nhà trường, Nxb Giáo dục, tr. 410 - 414. 138. Trần Mai Lan (1966), "Vụ án văn nghệ Nga Sô", Tạp chí Văn Sài Gòn, (54), tr. 55 - 61. 139. Võ Lang (1967), "Lời giới thiệu", Vỡ đất hoang, Nxb Sống mới, Sài Gòn, tr. 2 - 6. 140. Phong Lê (1984), "Văn học chiến tranh và đề tài chiến tranh", Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (8), tr. 114 - 120. 141. Phong Lê (2007), 'Từ sự nghiệp đổi mới nhìn lại lịch sử các mối giao lưu với văn học phương Tây hiện đại", Tạp chí Nghiên cứu văn học, (1), tr. 52 - 77. 142. Phong Lê (2010), "Cách mạng tháng Mười Nga và việc tiếp nhận Văn học Xô viết ở Việt Nam từ sau 1945", Phong Lê tuyển chọn, Nxb KHXH, tr. 597 - 610. 143. Phong Lê (2011), "Một phác thảo về mối quan hệ văn học Xô viết và văn học Việt Nam thế kỷ XX", Quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học Nga - Xô Viết thế kỷ XX, Viện KHXHVN - VVH. 144. Huy Liên (1980), "Chiến công vẻ vang của văn học Xô viết trong chiến thắng phát xít", Tạp chí Văn học, (3), tr. 101 - 108. 145. Huy Liên (1984), "Tìm hiểu một vài đặc điểm về thi pháp Sôlôkhôp trong bộ tiểu thuyết sử thi Sông Đông êm đềm", Tạp chí Văn học, (5), tr. 31- 43. 146. Huy Liên, Kim Đính, Hoàng Ngọc Hiến (1985), "M. Sôlôkhôp", Lịch sử văn học Xô viết (tập 2), Nxb ĐH & THCN, Hà Nội, tr. 197 - 300. 147. Lưu Liên (1977), "Chủ đề giai cấp công nhân trong văn học Xô viết", Tạp chí Văn học, (5), tr. 56- 66. 148. Lưu Liên (1983), "Một đường lối văn nghệ nhân đạo khoa học nhất", Tạp chí Văn học, (2), tr. 45 - 49. 149. Lưu Liên (1987), Đạo đức nhân vật trong văn học Xô viết và Việt Nam hiện đại, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 13. 150. Nguyễn Trường Lịch (1996), "M. Sôlôkhôp", Tác phẩm văn 12, Nxb Giáo dục, tr. 112 - 137. 151. Litvinov V. M. (1995), "Sự thật về Sôlôkhôp", Văn hoá Nga: hiện thực và triển vọng, Nguyễn Hồng Vân lược thuật, Viện TTKHXH, Hà Nội, tr. 92 - 112. 152. Vũ Hồng Loan (2005), Văn học Việt Nam tiếp nhận văn học Xô Viết, Luận án Tiến sĩ, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 153. Mai Luân (1959), "Từ con người Cách mạng tháng Mười đến con người tiến lên Cộng sản chủ nghĩa trên màn ảnh Xô viết", Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (11). 154. Mai Thúc Luân (1961), "Một vài đặc điểm của tiểu thuyết Xô Viết", Tạp chí Nghiên cứu văn học, (11), tr. 25-39. 155. Phan Trọng Luận (2008), "Số phận con người", Ngữ văn 12 (Tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 118 - 124. 156. Vũ Đình Lưu (1973), "Nghĩ về phong trào Dịch thuật ở miền nam Việt nam hiện nay", Tạp chí Văn, Sài Gòn, (13), tr. 12 - 23. 157. Phương Lựu (chủ biên) (2012), Lí luận văn học, tập 1 (Văn học, nhà văn, bạn đọc), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 158. Manhêvích I. & Tuliacốp V. (1977), "Những nguyên tắc chủ yếu việc chuyển thể tác phẩm văn học lên màn ảnh", Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (11), Tô Hoàng dịch, tr. 84 - 90. 159. Maria Vơxêvôlôt (1980), "Phỏng vấn Sôlôkhôp", Báo Văn nghệ, (29), tr. 2. 160. Lê Ngọc Mai (1988), "Một số đặc điểm của không gian - thời gian nghệ thuật trong Sông Đông êm đềm của M. Sôlôkhôp", Tạp chí Khoa Học (3), Đại học Tổng hợp. 161. Tú Mỡ (2008), "Phát biểu ý kiến về bức thư của nhà văn Cholokhov", Tú Mỡ toàn tập, tập 3, Nxb Văn học, tr. 121 - 123. 162. Lê My (2002), "Số phận nhân vật trong Sông Đông êm đềm của Sôlôkhôp", Báo Văn nghệ, (10), tr. 13. 163. Giang Nam (1983), "65 năm văn học Xô viết", Tạp chí Văn học, (2), tr. 23 - 28. 164. Bảo Ninh (2006), Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Văn học, Hà Nội. 165. Chu Nga (1962), "Nhân vật Đavưđốp trong Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp", Tạp chí Nghiên cứu văn học, (3), tr. 80 - 90. 166. Trần Thị Quỳnh Nga (2010), Tiếp nhận văn xuôi Nga thế kỉ XIX ở Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, thành phố HCM. 167. Trần Thị Quỳnh Nga (2010), Văn học Nga - Xô Viết ở trường Trung học phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 168. Lê Thành Nghị (1982), "Phép biện chứng của anh hùng và lý tưởng trong văn xuôi Xô viết những năm 70 viết về chiến tranh", Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (11), tr. 115 - 122. 169. Lê Thành Nghị (1983), "Vài nét về văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa", Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (6), tr. 112 - 117. 170. Lê Thành Nghị (1984), "Nhà văn Xô Viết lỗi lạc M. Sôlôkhôp", Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (4) tr. 115 - 120. 171. Nguyên Ngọc (1959), "Thêm đôi suy nghĩ về tháng phim Liên Xô", Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (1), tr. 72 - 73. 172. Nguyên Ngọc (1965), Rừng xà nu, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 173. Phan Ngọc (1996), "Dịch thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển văn hoá và ngôn ngữ của các dân tộc", Tạp chí Văn học nước ngoài (1). 174. Phùng Hoài Ngọc (2005), "M. Sôlôkhôp", Giáo trình Văn học Nga - Đại học An Giang. 175. Mai Ngữ (1962), "Xem phim Đất vỡ hoang", Tạp chí Văn nghệ, (56), tr. 102- 104. 176. Lã Nguyên (1986), "M. Sôlôkhôp và nghiên cứu, phê bình văn học Xô viết", Báo Văn nghệ, (9), tr. 10. 177. Phạm Xuân Nguyên (1987), "Về xu hướng thể hiện: Sự vận động của lịch sử trong con người ở tiểu thuyết sử thi hiện đại", Tạp chí Văn học, (5), tr. 27 - 33. 178. Vương Trí Nhàn (1981), "Vài nét về tủ sách Tiểu thuyết chiến tranh Xô Viết", Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (8). 179. Hoàng Xuân Nhị (1960), Khái quát về văn học Xô Viết, Nxb Tổng hợp Sư phạm, Hà Nội. 180. Hoàng Xuân Nhị (1964), Lịch sử văn học Nga, Nxb ĐH & THCN, Hà Nội. 181. Thái Bảo Hạo Nhiên (2000), "Số phận con người", Để học tốt văn 12, Nxb Đà Nẵng, tr. 208 - 212. 182. Nhiều tác giả (1999), "Số phận con người", Ôn tập văn học 12, Nxb Giáo dục, tr. 186 - 192. 183. Nhiều tác giả (2006), "M. Sôlôkhôp", 100 nhà văn thế giới thế kỷ XX, Nxb Hà Nội, tr. 302 - 304. 184. Nhiều tác giả (1983), Số phận của tiểu thuyết, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 185. Nhiều tác giả (1984), "Sôlôkhôp", "Sông Đông êm đềm", "Đất vỡ hoang", Từ điển văn học tập 2, Nxb Khoa học xã hội, tr. 197 - 198; tr. 305 - 306; tr. 309 - 310. 186. Nhiều tác giả (2001), "Số phận con người", Kiến thức cơ bản Văn học PTTH 12, Nxb Đại học Quốc gia HCM, tr. 326 - 366. 187. Nhiều tác giả (2004), "Sôlôkhôp", "Sông Đông êm đềm", "Đất vỡ hoang", Từ điển Văn học (Bộ mới), Nxb Thế giới, tr. 1553 - 1555; 1556 - 1557; 398 - 399. 188. Nhiều tác giả (2006), "Sông Đông êm đềm", Những kiệt tác văn chương thế giới, Nxb Thanh niên, tr 333 - 335. 189. Hoàng Trung Nho (1958), "Số phận một con người", Tạp chí Tạp chí Văn nghệ, (18), tr. 113- 116. 190. Nicôliukin A. (1960), "Văn học Xô Viết ở nước ngoài", Tạp chí Nghiên cứu văn học, (11), tr. 71 - 73. 191. Niculin N.I. (1977), "Cách mạng tháng Mười vĩ đại và văn học xã hội chủ nghĩa của các nước Á - Phi trong giai đoạn hiện nay", Lê Vĩnh dịch, Tạp chí Văn học, (5), tr. 80 - 97, 127. 192. Nubarôp M. (1961), "Vấn đề điển hình và vấn đề thể hiện tính cách của con người trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa", K. Thế dịch, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (1) tr. 1-16. 193. Nubarôp M. (1961), Lịch sử văn học Xô Viết, Nxb ĐH & THCN, Hà Nội. 194. Lê Lưu Oanh (1999), "Số phận con người", Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 198 - 208. 195. Ôganốp Grigôri (1984), "Vị trí của nghệ sĩ trong thế giới hiện đại", Thành Nguyên dịch, Báo Văn nghệ Hồ Chí Minh, (322), tr. 3. 196. Osterling A. (2002), "Nhà văn của người Côdăc", Tân Đôn dịch, Báo Văn nghệ, (24), tr. 14. 197. Ôxipốp Valentin (1996), "Những điều chưa biết về Sôlôkhôp" , Báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, (234), Trần Hậu giới thiệu, tr. 27 - 28. 198. Ôzêrôp (1962), "Chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa", Nguyễn Viết Lãm dịch, Tạp chí Văn nghệ, (59), tr. 80 - 86. 199. Parkhomenko M. (1982), "Sử thi của sự đổi mới, cách mạng đối với thế giới", Cách mạng tháng Mười và sự phát triển của Văn học Xô Viết hiện đại, Lại Nguyên Ân lược thuật, Viện TTKHXH, Hà Nội. 200. Perus Jean (1957), Giới thiệu văn học Xô Viết, Nxb Văn hoá, Hà Nội. 201. Vũ Ngọc Phan (2011), Vũ Ngọc Phan toàn tập (tập 5), Nxb Văn học, Hà Nội, tr. 592. 202. Nguyễn Khắc Phi chủ biên (2010), "Số phận con người", Kiến thức bổ trợ Ngữ văn 12 nâng cao - Tập 2, Nxb GDVN, tr. 130 - 136. 203. Hoàng Phê, Vũ Xuân Lương (2009), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, Hà Nội. 204. Phêđôxiêva L. (1986), "Đất nước của chủ tịch Hồ Chí Minh và văn học Xô Viết" (Hoài Nam dịch), Báo Văn nghệ, (20), tr. 3. 205. Phêđôxiêva L. (1991), "Văn học Xô Viết trong thế giới hiện đại: những vấn đề về sự tiếp thụ của bạn đọc nước ngoài", Nguyễn Hồng Vân dịch, Văn học, nghệ thuật và sự tiếp nhận, Viện TTKHXH, Hà Nội, tr. 86 - 90. 206. Nguyễn Hồng Phong (1961), “Mấy cảm nghĩ về tuyển tập văn Việt Nam 1945 - 1960”, Báo Văn học (7), tr.11. 207. Như Phong (1967), "Nhớ lại buổi đầu gặp gỡ", Báo Văn nghệ, (236), tr 6,7,19; (237), tr. 12, 13. 208. Nguyễn Thành Phong (2000), "Dịch giả Nguyễn Thụy Ứng - nhập vai những nhân vật của Sôlôkhôp", Báo Văn nghệ, (31), tr. 15. 209. Đỗ Hải Phong (2002), "M. Sôlôkhôp", Chân dung các nhà văn thế giới, tập 4, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 210. Đỗ Hải Phong, Hà Thị Hoà (2011), "M. Sôlôkhôp", Văn học Nga, Nxb Giáo dục Việt Nam. 211. Đỗ Hải Phong (2012), "M. A. Sôlôkhôp", Giáo trình Văn học Nga, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr. 173 - 216. 212. Đỗ Hải Phong (2012), Tiếp nhận văn học Nga ở Việt Nam, chuyên đề Nghiên cứu sinh, Đại học Sư phạm Hà Nội. 213. Phạm Thị Phương (2002), Vấn đề tiếp nhận Dostoievski tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Viện khoa học xã hội TP Hồ Chí Minh. 214. Huỳnh Như Phương (2010), "Người đọc và tiếp nhận văn học", Lí luận văn học, Nxb ĐHQG tp HCM, tr. 187 - 205. 215. Trần Vĩnh Phúc (2004), "M. Sôlôkhôp: phản kháng và chân tình", Vẻ đẹp Nga trong ngôn ngữ và thơ ca, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr. 375 - 391. 216. Phòng Thông tin Liên xô tại Matxcơva (1959), "Đến thăm nhà văn Sôlôkhôp", Báo Văn học, (68), tr. 11. 217. Pospelov G.N. (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 218. Pukhốp I. (1960), "Đất vỡ hoang một kiệt tác của nền văn học Xô Viết", Quốc Tịch, Vĩnh Cát dịch, Tạp chí Văn nghệ, (37), tr. 117 - 119. 219. Hồng Thanh Quang (2004), "Huyền thoại về tác giả Sông Đông êm đềm", Báo Công an nhân dân, (66). 220. Đỗ Quyên (2001), "Gia cảnh nhà văn Sôlôkhôp", Báo Văn nghệ, (11), tr. 11. 221. Rev M. (1991), "Những vấn đề của sự tiếp nhận văn học Xô Viết đầu những năm 80", Văn học, nghệ thuật và sự tiếp nhận, Nguyễn Văn Dân lược dịch, Viện TTKHXH, Hà Nội, tr. 98 - 106. 222. Riftin B. (1991), "Cuộc gặp gỡ Thiên Tân 1981", Văn học, nghệ thuật và sự tiếp nhận, Lý Thế Vọng lược dịch, Viện TTKHXH, Hà Nội, tr. 91 - 97. 223. Sôlôkhôp M. A (1946), "Trên sông Đông êm đềm" (Hồng Hà dịch), Báo Cứu quốc, số 231 - 361, tr. 3. 224. Sôlôkhôp M. A (1958), Truyện sông Đông (Xuân Thương dịch), Nxb Nhân dân lao động, Hà Nội. 225. Sôlôkhôp M. A (1959), Đất vỡ hoang, 4 tập (Trúc Thiên, Hoàng Trinh, Văn Hiến dịch), Nxb Văn hoá, Hà Nội. 226. Sôlôkhôp M. A (1961), Số phận con người (Mạnh Cầm dịch và sửa chữa), Nxb Phổ thông, Hà Nội. 227. Sôlôkhôp M. A (1967), Vỡ đất hoang (Võ Lang dịch), Nxb Sống mới, Sài Gòn. 228. Sôlôkhôp M. A. (1965), "Gã mục đồng", Bửu Ý dịch, Tạp chí Văn, Sài Gòn (47), tr. 23 - 34. 229. Sôlôkhôp M. A. (1965), "Phần số của một người", Bửu Ý dịch, Tạp chí Văn, Sài Gòn, (47), tr. 35 - 70. 230. Sôlôkhôp M. A. (1965), "Chú mục đồng", Trần Liên Chi dịch, Tạp chí Văn học, Sài Gòn, (50), tr. 48 - 57. 231. Sôlôkhôp M. A. (1965), "Định mệnh một người", (Hoàng Ngọc Biên dịch), Tạp chí Văn học, Sài Gòn, (50), tr. 58 - 66 232. Sôlôkhôp M. A (1983), "Số phận con người" (Nguyễn Thuỵ Ứng dịch và sửa), Tạp chí Văn nghệ Quân đội (11), tr. 74 - 102. 233. Sôlôkhôp M. A (1987), "Số phận con người", Nguyễn Duy Bình dịch, . M. Sôlôkhôp - tuyển tập, Cầu Vồng, Matxcơva. 234. Sôlôkhôp M. A (1987), "Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc", Nguyễn Duy Bình dịch, M. Sôlôkhôp - tuyển tập, Cầu Vồng, Matxcơva. 235. Sôlôkhôp M. A (1985), Đất vỡ hoang (Vũ Trấn Thủ dịch), Nxb Cầu vồng, Matxcơva. 236. Sôlôkhôp M. A (2004), "Số phận con người" (Trần Vĩnh Phúc dịch), Nét đẹp Nga trong thơ văn và ngôn ngữ Nga, Nxb Đại học Sư phạm, tr. 165 - 214. 237. Sôlôkhôp M. A (2009), "Tình yêu đối với con người", Những bài diễn thuyết nổi tiếng trong lịch sử thế giới, Nxb Quân đội nhân dân, tr. 133 - 134. 238. Trung Sơn (1963), "Truyện Sôlôkhôp lên màn ảnh - "Chú bé bướng bỉnh", Báo Văn học, (7), tr. 17. 239. Lê Sơn (1965), "Ngọn lửa chiến đấu của văn học Xô Viết trong thời kì chiến tranh vệ quốc 1941- 1945", Tạp chí Văn học, (12). 240. Lê Sơn (1981) ,"Văn học Xô Viết hiện đại trong đời sống tinh thần của chủ nghĩa xã hội phát triển", Thông tin Khoa học xã hội, (11). 241. Lê Sơn (1983), "Văn học Xô Viết trong cuộc đấu tranh vì hoà bình chống chiến tranh", Tạp chí Văn học, (9). 242. Sonia Lescau V. (1965), "Cholokov giải Noben", Nguyễn Mạnh Côn dịch và chú thích, Tạp chí Văn, Sài Gòn, (47), tr. 3 - 11. 243. Trần Đình Sử (1991), "Mấy vấn đề lí luận tiếp nhận văn học", Văn học, nghệ thuật và sự tiếp nhận, Viện thông tin KHXH, Hà Nội, tr. 5 - 20. 244. Trần Đình Sử (1997), "M. Sôlôkhôp và Số phận con người", Để học tốt văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 245. Trần Đình Sử (2005), "Tiếp nhận - bình diện mới của lý luận văn học", "Đối thoại - hệ hình mới của phê bình văn học", Trần Đình Sử tuyển tập, tập 2, Nxb Giáo dục, tr. 300 - 315; tr. 321 - 329. 246. Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 247. Trần Đình Sử (2011), "Từ ý đồ đến tác phẩm (qua một số sáng tác của L. Tônxtôi, M. Gorki, M. Solokhov)", Giáo trình Lí luận văn học, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm, tr. 150 - 156. 248. Giang Tân (1984), "M. Sôlôkhôp, nhà văn của nhân dân", Báo Văn nghệ - thành phố Hồ Chí Minh, (318), tr. 13. 249. Tạp chí Nghiên cứu văn học (1961), "Văn học Xô Viết sau đại hội Đảng cộng sản Liên xô lần thứ 20 và 21", (11). 250. Tạp chí Văn nghệ (1959), "Những mẩu chuyện về nhà văn Sôlôkhôp", Nguyễn Văn Sỹ dịch, (26), tr. 113- 116. 251. Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1959), Lời giới thiệu Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc (11), tr. 46. 252. Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1980), "Chung quanh một số vấn đề ở tiểu thuyết viết về chiến tranh", Vương Trí Nhàn trích dịch, (7), tr.136 - 141. 253. Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1980), "Viết về đề tài chiến tranh", Bùi Việt Thắng dịch, (8), tr. 124 - 136. 254. Tạp chí Văn, Sài Gòn (1965), "Tuyên dương của Viện hàn lâm Thuỵ Điển", (47), tr. 2. 255. Bùi Việt Thắng (1994), Tiểu thuyết đương đại, Nxb Văn học, Hà Nội. 256. Hồ Thành (1985), "10 năm xuất bản sách văn học ở thành phố Hồ Chí Minh", Báo Văn nghệ tp Hồ Chí Minh, (381), tr. 11. 257. Nguyễn Bá Thành (2011), "Tiếp nhận văn học Nga và Liên Xô ở Việt Nam những năm 1945 - 1985", Hội thảo Tiếp nhận văn học nghệ thuật ở Việt Nam thời kỳ hội nhập, Đại học KHXH & NV, ĐHQG HN, tr. 85 - 94. 258. Nguyễn Đình Thi (1984), "Nhà văn lớn của Liên Xô, nhà văn lớn của chúng ta", Báo Văn nghệ - Hồ Chí Minh, (318), tr. 5. 259. Tràng Thiên (1965), "M. Sôlôkhôp giải Noben Văn chương 1965", Bách khoa Thời đại, Sài Gòn, (212), tr .81 - 85. 260. Tràng Thiên (1966), "Một vụ án văn nghệ ở Mạc Tư Khoa", Bách khoa Thời đại, Sài Gòn, (28), tr. 47 - 56. 261. Tràng Thiên (1966), "Ái tình của Ông già", Bách khoa Thời đại, Sài Gòn (234), tr. 85. 262. Trúc Thiên, Văn Hiến, Hoàng Trinh (1959), "Lời giới thiệu", Đất vỡ hoang, Nxb Văn hoá, tr. 5 - 10. 263. Hoàng Trung Thông (1967), "Văn học Xô Viết với chúng ta", Tạp chí Văn học, (11), tr 78-79. 264. Lê Đức Thụ (1997), "Đề tài chiến tranh cách mạng trong văn xuôi Nga thế kỷ XX", Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (11). 265. Lý Hoài Thu (2001), "Tiểu thuyết - tầm vóc hiện thực và số phận con người" Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (2). 266. Xuân Thương (1958), "Lời giới thiệu", Truyện sông Đông, Nxb Nhân dân lao động, tr. 3 - 20. 267. Trần Mạnh Thường (2007), "M. Sôlôkhôp", Danh nhân thế giới, Nxb Văn hoá - Thông tin, tr. 466 - 467. 268. Cao Thuỵ (1994), "Nhà văn và đạo diễn", Báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, (152) tr. 19, 24. 269. Cao Thuỵ (1996), "Số phận con người", Báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, (242), tr. 20. 270. Khuất Quang Thuỵ (1999), "Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh chặng đường chẳng dễ dàng", Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (6). 271. Lộc Phương Thuỷ (2003), "50 năm giới thiệu và nghiên cứu văn học nước ngoài ở Viện văn học", Tạp chí Văn học (11), tr. 73 - 81. 272. Lộc Phương Thuỷ (2005), "Tác động của lí luận văn học nước ngoài đối với lí luận văn họ Việt Nam", Tạp chí Văn học nước ngoài, (3). 273. Thuý Toàn (1977), "Bước đầu tìm hiểu quá trình phổ bíên văn học Xô Viết ở Việt nam", Tạp chí Văn học, (5), tr. 67- 79. 274. Thuý Toàn (1987), "Cuộc gặp gỡ lần thứ VII của những người dịch văn học Nga, văn học Xô Viết", Tạp chí Văn học, (5), tr. 23- 26. 275. Thuý Toàn (1994), "Vài nét về văn học Xô Viết ở Việt Nam", Cỗ xe tam mã Nga, Nxb Văn học, Hà Nội, tr. 101- 106. 276. Thuý Toàn (1994), "Điểm qua công việc dịch, giới thiệu văn học cổ điển Nga ở Việt nam", Cỗ xe tam mã Nga, Nxb Văn học, Hà Nội, tr. 107- 128. 277. Thuý Toàn (1994), "Nhà xuất bản Văn học giới thiệu văn học Nga Xô Viết ở Việt Nam", Cỗ xe tam mã Nga, Nxb Văn học, Hà Nội, tr. 129 - 133. 278. Thuý Toàn (1998), "Bản dịch trong giảng dạy văn học nước ngoài ở nhà trường", Tạp chí Văn học nước ngoài, (1). 279. Thuý Toàn (2011), "Như Phong, người Việt Nam đầu tiên dịch Sông Đông êm đềm", Những con ngựa thồ, Nxb Tri thức, tr. 102 - 106. 280. Tơriphơnôva T. (1960), "Về văn học Xô Viết hiện đại", Tạp chí Nghiên cứu.văn học, (7), tr. 67-72. 281. Tôriphônôva T. (1959), "Sôlôkhôp - nhà văn tiếp tục những truyền thống vĩ đại của văn học cổ điển Nga", Báo Văn học, (23), tr. 14. 282. Tréchencô C.U (1985), "Khảng định chân lý cuộc sống và những lý tưởng cao cả của chủ nghĩa xã hội", Báo Văn nghệ tp Hồ Chí Minh, (373). 283. Hoàng Trinh (1960), "Đavưđôp - một nhân vật xuất sắc trong tác phẩm Đất vỡ hoang", Báo Văn học, (88), tr. 10. 284. Hoàng Trinh (1960), "Thử tìm hiểu Sôlôkhôp một nghệ sĩ của cuộc sống và của thời đại", Tạp chí Nghiên cứu văn học, (5), tr. 73-89. 285. Hoàng Trinh (1962), "Lời giới thiệu", Đất vỡ hoang, Nxb Phổ thông, tr. 3 - 6. 286. Hồ Tôn Trinh (1959), "Đất vỡ hoang - một tác phẩm về nông thôn Xô viết trong cuộc đấu tranh giữa hai con đường", Báo Văn học, (63), tr. 3. 287. Hồ Tôn Trinh (1984), "Tôi đã dịch M. Sôlôkhôp với tất cả tấm lòng", Báo Văn nghệ, (10), tr. 2. 288. Từ Đức Trịnh (1961), "Thử tìm hiểu quá trình tìm tòi của các nhà văn Liên Xô trong việc xây dựng nhân vật tích cực", Tạp chí Nghiên cứu văn học, (11), tr. 13-24. 289. Anh Trúc (1983), "Lời giới thiệu", Họ chiến đấu vì Tổ quốc, Nxb Văn học, Hà Nội, tr. 1- 4. 290. Doãn Trung (1967), "Giới thiệu vài nét về sáng tác văn học của quân đội Xô viết trong thời kì chiến thanh giữ nước vĩ đại", Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (11), tr. 128 - 131. 391. Lê Khánh Trường (2008), "Văn học Nga sẽ khởi sắc", Báo Văn nghệ, (11), tr. 11. 292. Đăng Trường (2010), "Sông Đông êm đềm", Từ điển văn học phổ thông, Nxb Văn hoá Thông tin, tr. 208 - 209. 293. Nguyễn Thị Ngọc Tú (1977), "Kỷ niệm tháng Mười", Tạp chí Văn học, (5), tr. 142-143. 294. Nguyễn Thanh Tú (2005), Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết sử thi về đề tài chiến tranh cách mạng, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (5). 295. Nguyễn Tuân (1959), "Con người Xô Viết, con người Nga trong phim Liên Xô", Tạp chí Văn nghệ, (30), tr. 87 - 94. 296. Bùi Anh Tuấn (1980), "Nhìn qua những chặng đường của tiểu thuyết Xô Viết sau cách mạng tháng Mười", Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (10), tr. 109 - 116. 297. Vương Anh Tuấn (1990), "Xung quanh việc tiếp nhận văn học hiện nay", Tạp chí Văn học, (6), tr. 16 - 21. 298. Hoàng Phong Tuấn (2010), "Về sự khác nhau giữa Lý thuyết tiếp nhận và Mỹ học tiếp nhận của Hans Robert Jaub", Vanhoanghean.vn 299. Vũ Anh Tuấn (2006), "M. Sôlôkhôp", 101 vẻ đẹp văn chương Việt Nam và thế giới, Nxb Văn hoá Thông tin, tr. 613 - 616. 300. Đằng Tiểu Tùng (2004), "M. Sôlôkhôp" (Đoàn Huy Trác dịch), 100 năm giải Nobel văn học, Nxb Văn hoá - Thông tin, tr. 127. 301. Phùng Văn Tửu (1999), "Sôlôkhôp", Ôn tập văn học 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 186 - 192. 302. Phùng Văn Tửu (2003), Cảm thụ và giảng dạy Văn học nước ngoài, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 303. Dương Tường (1988), "Người dịch đồng tác giả", Báo Văn nghệ (11), Hà Nội. 304. Mai Thục (1991), "Hội thảo văn học dịch trong nền văn học dân tộc", Tạp chí Văn học (2), tr. 91. 305. Umberto Eco (2003), "Về một vài chức năng của văn học", Tạp chí Văn học, (5), tr. 41 - 48. 306. Nguyễn Thụy Ứng (1958), "Sông Đông êm đềm", Tạp chí Văn nghệ (18), tr. 44 - 94. 307. Nguyễn Thụy Ứng (1959), "M. Sôlôkhôp và Sông Đông êm đềm", Sông Đông êm đềm, Tập 1, Nxb Văn hoá, tr. 1 - 26. 308. Nguyễn Thuỵ Ứng (1963), "Lời giới thiệu", Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 309. Nguyễn Thụy Ứng (1983), "Lời giới thiệu", Sông Đông êm đềm, Nxb Tác phẩm mới, tr. 3 - 35. 310. Kiến Văn (2010), "Sông Đông êm đềm", 100 danh tác kinh điển có ảnh hưởng đến tuổi thơ, Nxb Lao động, tr. 193 - 196. 311. Chu Văn (1978), Bão biển, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội. 312. Chu Văn (1978), Bão biển, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội. 313. Huỳnh Vân (2009), "Vấn đề tầm đón đợi và xác định tính nghệ thuật trong mỹ học tiếp nhận của Hans Robert Jauss", Nghiên cứu văn học (3), tr. 55 - 71. 314. Huỳnh Vân (2010), "Hans Robert Jauss: lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận", Nghiên cứu văn học (3), tr. 36 - 57. 315. Vũ Việt (2000), "Đã tìm thấy bản thảo cuốn Sông Đông êm đềm", Tạp chí Sách (10), tr. 32. 316. Vôrônôp Vaxili (1982), "Ánh sáng không bao giờ lụi tắt", Các nhà văn Xô viết, Nxb Tác phẩm mới, HNV, Hà Nội, tr. 152 - 158. 317. Đình Vĩnh (2005), "Tác động của văn học dịch đối với quá trình hiện đại hoá văn học Việt nam nửa đầu thế kỷ XX", Tạp chí Văn học nước ngoài, (4). 318. Đào Vũ (1972), Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm, Nxb Văn học, Hà Nội. 319. Nguyễn Thị Vượng (2008), Thi pháp nhân vật trong Sông Đông êm đềm của M. Sôlôkhôp. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 320. Đào Đăng Vỹ (1965), "Cholokhov và văn chương hiện đại của Nga - Xô Viết", Bách khoa Thời đại, Sài Gòn, (213), tr. 61 - 64. 321. Xuôccôp A. A (1959), "Hiện đại tính - Linh hồn của văn học Xô Viết", Hà Châu dịch, Tạp chí Văn nghệ, (26), tr. 35. B - TÀI LIỆU TIẾNG NGA 322. Академия наук СССР (1981). Словарь русского языка. В 4-х томах, Издательство “Русский язык”, Москва. 323. Аликанов К.М., Иванов В.В., Мальханова И.А. (1977), Русско - вьетнамский словарь, Издательство “Русский язык”, Москва. 324. Гура В. (1975), “Мир Шолохова и современный мир”, Вопросы литературы (4), cтр. 64 - 92. 325. Ершов Л. Ф. (1976), “Польская периодика о Шолохове (К 70‒летию писателя)”, Русская литература (3), cтр. 209‒213. 326. Эржебет Каман (1970), “Шолохов в венгерской критике 30‒х годов”, Русская литература (4), cтр. 202‒208. 327. Новичкова Т. А. (1985), “Судьба человека М. Шолохова в Югославии”, Русская литература (2), cтр. 182‒200. 328. То Хоай (1975), “Всегда с нами”, Вопросы литературы (4), cтр. 25 - 27. 329. Тхе Лы (1975), “Его книги были с нами в боях”, Вопросы литературы (4), cтр. 27-29. 330. Фам Зья Лям (1987), “К проблеме влияния творчества М. А. Шолохова на вьетнамских писателей”, Вестник Харьковского университета (10), cтр. 18 - 22. 331. Фам Зья Лям (1988), “Тема родины и патриотизма в советской и вьетнамской литературах (на материале военной прозы М. Шолохова и Нгуен Минь Тяу, Нгуен Нгока)”, Автореферат диссертации на соискание ученой степени кандидата филологических наук, Москва, cтр. 1-15. 332 Шолохов М. А. (1978), Тихий Дон - книги первая и вторая, Издательство “Советская Россия”, Москва. 333. Шолохов М. А. (1978), Тихий Дон - книги третья и четвертая, Издательство “Советская Россия”, Москва. 334. Шолохов М. А. (2007), “Пастух”, Они сражались за Родину, Издательство “ЭКСМО”, Москва, cтр. 239 - 250. 335. Шолохов М. А. (2007), “Нахаленок”, Они сражались за Родину, Издательство “ЭКСМО”, Москва, cтр. 341 - 368. 336. Шолохов М. А. (2007), “Судьба человека”, Они сражались за Родину, Издательство “ЭКСМО”, Москва, cтр. 606 - 638. 337. Шолохов М. А. (2007), “Родинка”, Они сражались за Родину, Издательство “ЭКСМО”, Москва, cтр. 229 - 239. 338. Якименко Л. (1964), Творчество М. А. Шолоховa 1–е издание, Издательство “Советский писатель”, Москва. 339. Якименко Л. (1977), Творчество М. А. Шолоховa 3–е издание, Издательство “Советский писатель”, Москва. Интернет-ресурсы: Михаил Шолохов

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_tiep_nhan_m_solokhop_o_viet_nam.doc
  • docbản TÓM TẮT LUẬN ÁN - tiếng Việt.doc
  • doctóm tắt tiếng anh - bản sửa mới.doc
  • docTTmoi LA - TV.doc
Tài liệu liên quan