Luận án Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay

Tài liệu Luận án Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, ebook Luận án Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay

pdf194 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Mai Phú Hợp MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận chung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình hội nhập quốc tế 6 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng và giải pháp thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay 19 1.3. Giá trị của các công trình đã nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm 22 Chương 2: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 24 2.1. Trách nhiệm xã hội, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và vai trò của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 24 2.2. Hội nhập quốc tế và những yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay 44 2.3. Những nhân tố tác động đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay 59 Chương 3: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 73 3.1. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay - thành tựu và nguyên nhân 73 3.2. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay - hạn chế và nguyên nhân 98 Chương 4: NHỮNG NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 123 4.1. Hoàn thiện khung pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho điều kiện kinh doanh và thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay 126 4.2. Doanh nghiệp Nhà nước cần nâng cao nhận thức và biện pháp thực hiện trách nhiệm xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay 142 4.3. Nâng cao vai trò của các hội tổ chức xã hội - nghề nghiệp nhằm tác động thúc đẩy các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện tốt trách nhiệm xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay 148 4.4. Nâng cao vai trò của người lao động và người tiêu dùng nhằm tác động thúc đẩy các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện tốt trách nhiệm xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay 151 KẾT LUẬN 156 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 PHỤ LỤC 172 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANQP : An ninh quốc phòng ASXH : An sinh xã hội CT1TV : Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên DNNN : Doanh nghiệp nhà nước NN : Nhà nước Nxb : Nhà xuất bản TNXH : Trách nhiệm xã hội TNXHDN : Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp TNXHDNNN : Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhà nước DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH Trang Biểu đồ 3.1: Thống kê số lượng doanh nghiệp nhà nước 76 Biểu đồ 3.2: Tốc độ phát triển vốn của doanh nghiệp 77 Biểu đồ 3.3: Đóng góp của doanh nghiệp nhà nước vào ngân sách 77 Biểu đồ 3.4: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của doanh nghiệp nhà nước 89 Biểu đồ 3.5: Thu nhập bình quân 89 Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ tham gia các loại hình bảo hiểm 89 Biểu đồ 3.7: Cơ cấu vốn đầu tư và đóng góp GDP của các thành phần kinh tế 98 Biểu đồ 3.8: Hiệu quả đầu tư trung bình theo khối doanh nghiệp của Bảng xếp hạng VNR500 năm 2014 99 Biểu đồ 3.9: Tốc độ tăng trưởng kinh tế 99 Biểu đồ 3.10: Giảm lượng lao động trong các doanh nghiệp nhà nước 103 Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ tạo ra việc làm mới 104 Biểu đồ 3.12: Mức độ người tiêu dùng hiểu quyền của mình 120 Hình 2.1: Mô hình kim tự tháp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của Carroll 31 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) ra đời vào những năm 1950 của thế kỷ 20, và kể từ đó cho đến nay đã có nhiều cách định nghĩa của các học giả khác nhau về thuật ngữ này. Tuy nhiên, dù cách thể hiện, hình thức diễn đạt ngôn từ có khác nhau, song nội hàm phản ánh của TNXHDN về cơ bản có điểm chung là nhằm tuyên truyền và kêu gọi các doanh nhân bên cạnh lợi nhuận không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại mà các doanh nghiệp (DN) gây ra cho xã hội cũng như môi trường, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội (TNXH) sẽ góp phần bảo đảm cho DN và xã hội cùng phát triển bền vững. Ngày nay, TNXHDN đã trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết mà hầu hết các quốc gia và DN trên thế giới phải tuân thủ. Đối với các nước phát triển, TNXHDN được xem là một trong những chiến lược quan trọng cho sự phát triển bền vững, là cơ sở giảm chi phí và tăng năng suất; Tăng doanh thu, nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của DN; Thu hút được nguồn lao động giỏi; Sản phẩm và hàng hóa dịch vụ dễ tiếp cận được với thị trường thế giới; Bảo vệ tốt môi trường tự nhiên, môi trường xã hội... và nó cũng được xem là "triết lý" kinh doanh của các DN. Chính lý do đó, áp dụng TNXH đối với các DN là nguyên tắc bắt buộc. Đồng thời, những nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì mỗi DN trong hoạt động kinh doanh luôn là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế xã hội, những hành vi quyết định hướng kinh doanh cũng như phương thức kinh doanh của họ đều tuân theo những tiêu chuẩn và quy định của xã hội trên cả phương diện luật pháp cũng như đạo đức. Trong đó, chuẩn mực đạo đức trở thành phẩm chất không thể thiếu đối với mỗi người kinh doanh và đối với từng DN. Bên cạnh các chuẩn đạo đức, là hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đã giữ vai trò chủ yếu trong việc ngăn chặn hoạt động kinh doanh vi phạm những chuẩn mực đạo đức. Hệ thống các thể chế, cùng đạo đức kinh doanh hoàn chỉnh và việc tuân thủ nghiêm túc chính là điều kiện để các DN dễ dàng thực hiện TNXH. Trong khi đó tại các nước đang phát triển, do hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện nên cơ hội phát triển kinh tế và xã hội bị hạn chế bởi độc quyền, tham nhũng và những lợi ích nhóm... Vì lẽ đó, nên từ nhận thức cho đến thực hiện trách nhiệm đối với xã hội của các DN không phải là việc dễ dàng. Với Việt Nam, tuy là quốc gia đi sau trong việc 2 tiếp cận vấn đề TNXHDN của thế giới. Mặc dù đã có những thay đổi ngày càng tích cực hơn, tuy nhiên cả về nhận thức lẫn thực tiễn thể hiện, cần thấy đây vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ đối với không ít DN. Phần nhiều DN nhận thức sai ý nghĩa và thực chất về TNXHDN - TNXH chỉ đơn giản là xây dựng hình ảnh của DN để thu hút các nhà đầu tư, khách hàng hoặc làm từ thiện. Quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam phải tuân thủ những "luật chơi" nhất định, nếu không sẽ bị loại, trong đó TNXHDN là một trong những luật chơi mà các DN cần phải tuân thủ. Các DN Việt Nam nói chung, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói riêng buộc phải đáp ứng được những yêu cầu khắc khe về quan hệ lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường Nếu DN không thực hiện thì các đối tác - khách hàng sẽ tẩy chay. Hơn nữa, trong quá trình hội nhập kinh tế, các hàng rào thuế quan được bãi bỏ thay vào đó là những hàng rào phi thuế quan như kỹ thuật, an ninh, con người, được các nước lập ra nhằm bảo hộ cho hàng nội địa. DN Việt Nam phải vượt qua để xuất khẩu hàng hóa sang các nước đó, cũng là điều kiện để cạnh tranh ngay trên "sân nhà". Đó là xu thế tất yếu, nếu không thực hiện tốt, không vượt qua được thì Việt Nam sẽ bị lệ thuộc cả về kinh tế cho đến các vấn đề khác của xã hội. Với vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế, mang đến thịnh vượng của Việt Nam, hơn bao giờ hết, DNNN đang có những cơ hội và trách nhiệm chứng tỏ vị thế của mình như một thiết chế kinh tế, một thực thể, một chủ thể quan trọng trong xã hội để tăng GDP, giải quyết những vấn đề của xã hội, tạo ra việc làm, cùng với đó là đem lại cho nó sự phồn vinh. Tuy nhiên, nhận thức sai về TNXH, cố tình vi phạm TNXH - với những hành vi kinh doanh thiếu trách nhiệm của nhiều DNNN thời gian qua đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: Hiệu quả kinh doanh thấp, còn nhiều DN thua lỗ làm thất thoát nguồn vốn rất lớn đã đẩy nợ công tăng cao; Khai thác thiếu khoa học làm kiệt quệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường; Nhiều quyền lợi của người lao động không được bảo đảm; Gian lận kinh doanh, không rõ ràng trong báo cáo tài chánh Đó là những vấn nạn ở Việt Nam, gây mất lòng tin trong nhân dân. Những thành tựu đạt được, cùng bên cạnh đó với những hạn chế yếu kém của các DNNN đã đặt ra nhiều vấn đề khách quan cần phải nghiên cứu, bên cạnh những vấn đề chung về DNNN cũng rất cần một cách nhìn định vị xem DNNN đã thực hiện được những trách nhiệm gì cho xã hội. TNXHDN đã được tiếp cận từ các góc nhìn kinh tế 3 học, luật học, đạo đức học, khoa học về môi trường Song vẫn rất cần một tiếp cận triết học để khái quát hóa vấn đề trên ở tầm nhận thức xã hội, xây dựng định hướng thực hiện TNXHDN một cách hệ thống. Do vậy, lựa chọn "Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay" cho Luận án tiến sỹ triết học của mình nó có ý nghĩa lý luận cũng như cả về thực tiễn đang đặt ra. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu đã thôi thúc tác giả chọn nội dung này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Luận án phân tích những thành tựu, hạn chế của các DNNN ở Việt Nam trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của quá trình hội nhập quốc tế; Đề xuất, luận giải những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và hiệu quả thực hiện TNXHDNNN ở Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan các công trình nghiên cứu về TNXHDN và TNXHDNNN. - Phân tích những vấn đề lý luận về TNXHDN và TNXHDNNN. - Phân tích những thành tựu, hạn chế trong thực hiện trách nhiệm đối với xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam và chỉ ra các nguyên nhân của chúng. - Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện TNXHDNNN ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: TNXHDNNN ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về thời gian: Từ 2011 đến nay. - Phạm vi về không gian: Ở Việt Nam. - Phạm vi về nội dung: Từ cách tiếp cận và luận giải TNXHDNNN dưới góc nhìn triết học, luận án phân tích kết quả, hạn chế trong việc thực hiện TNXHDNNN ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số định hướng, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện TNXHDNNN ở Việt Nam trong thời gian tới. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận Mác - Lênin 4 nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng. Trong đó, phép biện chứng duy vật cũng như phép biện chứng duy vật về lịch sử, mà chủ yếu là biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Đồng thời, quán triệt chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của NN Việt Nam về phát triển đất nước, nhất là về xây dựng NN pháp quyền dựa trên nền tảng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập quốc tế. Luận án cũng được thực hiện trên cơ sở tiếp thu kết quả của những công trình trong và ngoài nước thời gian qua có liên quan đến vấn đề TNXHDN nói chung và TNXHDNNN nói riêng. - Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận biện chứng duy vật với việc sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Thống nhất lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, diễn dịch - quy nạp, so sánh - đối chiếu, khái quát hóa, thống kê, 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án trình bày cơ sở lý luận về TNXH và TNXHDNNN, những yêu cầu bắt buộc các DNNN thực hiện TNXH. Mô tả những TNXHDNNN, trên cơ sở đó phân tích những thành tựu và hạn chế về việc thực hiện TNXHDNNN ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay dưới góc độ Triết học. Từ phân tích chỉ ra những hạn chế, luận án đề xuất một số khuyến nghị đối với NN, DN, các hội tổ chức xã hội - nghề nghiệp, người lao động và người tiêu dùng phải thực hiện để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện TNXHDNNN trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa về lý luận Luận án đã cụ thể hóa những vấn đề TNXHDN nói chung và TNXHDNNN nói riêng trong quá trình hội nhập quốc tế. Làm sáng tỏa các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện TNXHDNNN. Đề xuất một số định hướng, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện TNXHDNNN ở Việt Nam trong thời gian tới. 6.2. Ý nghĩa về thực tiễn Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và 5 nghiên cứu về đạo đức và văn hóa kinh doanh trong DN ở các trường đại học, cao đẳng. Luận án cũng đưa ra một số kiến nghị là tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý kinh tế, các chủ DN, các hội tổ chức xã hội - nghề nghiệp, người lao động và người tiêu dùng quan tâm đến vấn đề TNXHDN. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương, 12 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan những vấn đề lý luận chung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp * Những công trình nghiên cứu liên quan đến khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nghiên cứu về khái niệm TNXHDN tại Việt Nam cũng khá phong phú bởi nhiều tác giả dưới những góc độ khác nhau như: "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế" của Lê Thanh Hà [61]; "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" của Michel Capron và Françoise Quairel-Lanoizelée (Dịch giả: Lê Minh Tiến, Phạm Như Hồ) [27]; "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" của Nguyễn Ngọc Thắng [118]; "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý nhà nước ở Việt Nam" của Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức [39]; "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Nhận thức và thực tế ở Việt Nam" của Trần Hồng Minh [92]; "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam theo khung tham chiếu của Hiệp ước Toàn cầu (Global Compact)" của Nguyễn Văn Thắng [122]; "Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cá thể đối với người lao động: Nghiên cứu trường hợp ở thành phố Hồ Chí Minh" của Nguyễn Thị Minh Châu [30]; "Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" của Nguyễn Thị Lan Hương [72]; "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Hãy hành động, thôi hô "khẩu hiệu"" của Hà Tôn Vinh [165]; "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam" của Trương Nam Thắng, Margaret Mckee [116] Những tác giả trên chưa đưa ra khái niệm riêng của mình về TNXHDN, họ chỉ dẫn giải những khái niệm phổ biến nhất hiện nay của các đơn vị, tổ chức, cá nhân như: Hội đồng thương mại thế giới, Ngân hàng thế giới, Liên hiệp quốc, Tổ chức 7 hợp tác và phát triển kinh tế (OEDC), Ủy ban Thương mại thế giới về phát triển bền vững (WBCSD), một số tổ chức phi chính phủ (NGO), một số công ty đa quốc gia Điểm chung của các tác giả đều cho là khái niệm TNXHDN được hiểu theo nhiều cách khác nhau, do: Phụ thuộc vào truyền thống, điều kiện văn hóa của quốc gia yêu cầu đối với các DN; Do không gian, thời gian tranh luận. Và các tác giả đều thống nhất là nội hàm khái niệm TNXHDN bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của DN đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động. Các ứng xử bao gồm: Trách nhiệm với khách hàng; Trách nhiệm với nhân viên; Trách nhiệm với đối tác kinh doanh; Trách nhiệm với môi trường; Trách nhiệm với cộng đồng; Trách nhiệm với các nhà đầu tư. Có thể nói, đó là những công trình tham khảo có ý nghĩa quan trọng đối với tác giả luận án trong việc nghiên cứu lịch sử và nội hàm của khái niệm TNXHDN. - "Một số vấn đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam" của Lê Đăng Doanh [45] đã cho rằng, TNXHDN được coi là thước đo cơ bản của các DN tại các quốc gia phát triển, và phần lớn các DN thực hiện phong trào này một cách tình nguyện và luôn chủ động. Còn ở Việt Nam, TNXHDN được nhận thức và bước đầu thực hiện đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, còn nhiều hạn chế đòi hỏi các DN phải tiếp tục nhận thức và hoạt động thực tiễn tích cực. Từ việc dẫn giải nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm TNXHDN, tác giả cho rằng: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể được định nghĩa ngắn gọn như một sự cam kết của công ty trong ứng xử phù hợp với lợi ích của xã hội trong các hoạt động liên quan đến lợi ích của khách hàng nhờ cung ứng nhân viên, cổ đông, cộng đồng, môi trường. Trong đó trách nhiệm xã hội được coi là một phạm trù của đạo đức kinh doanh có liên quan đến mọi hoạt động kinh doanh của DN [45, tr.202]. - "Trách nhiệm doanh nghiệp ở Việt Nam: Sự thách thức đối với doanh nghiệp, chính phủ và xã hội dân sự" của Gerd Mutz [57] cho là, sự phát triển của xã hội sẽ dần xóa bỏ ranh giới giữa lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội, kinh tế và xã hội không thể xem là những lĩnh vực độc lập và không liên hệ gì với nhau. Những yêu cầu về tính công bằng trong thương mại, điều kiện lao động và nền sản xuất thân thiện với môi trường đã trở thành những nội dung trọng tâm TNXHDN. Từ đó tác giả cho rằng: 8 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm cả trách nhiệm xã hội lẫn trách nhiệm với môi trường, đề cập tới các hoạt động được tiến hành trong phạm vi kinh doanh cốt lõi (trọng tâm) của doanh nghiệp - đó là các hoạt động kinh tế của DN, bao gồm các lĩnh vực xã hội, như công bằng thương mại, cải thiện các điều kiện làm việc, kiểm soát chuỗi giá trị gia tăng và những vấn đề như (quy trình) sản xuất thân thiện với môi trường ở các cơ sở trong và ngoài nước [57]. - "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam" của Phạm Văn Đức [55] đã cho rằng, thuật ngữ TNXHDN đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng nhìn chung có hai quan điểm đối lập nhau: Quan điểm thứ nhất cho rằng, DN không có trách nhiệm gì đối với xã hội mà chỉ có trách nhiệm với cổ đông và người lao động của DN, còn NN phải có trách nhiệm với xã hội, DN đã có trách nhiệm nộp thuế cho NN. Quan điểm thứ hai cho rằng, với tư cách là một trong những chủ thể của nền kinh tế thị trường, các DN đã sử dụng các nguồn lực của xã hội, khai thác các nguồn lực tự nhiên và trong quá trình đó, họ gây ra những tổn hại không tốt đối với môi trường tự nhiên. Vì vậy, ngoài việc đóng thuế, DN còn có trách nhiệm bảo vệ môi trường, cộng đồng, người lao động, v.v Tác giả cho là, ở Việt Nam trong những năm gần đây, người ta thường sử dụng định nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới về TNXHDN. Theo đó, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội. Nói cách khác, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân theo những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng [55, tr.18-19]. Từ phân tích các định nghĩa thì ông đã kết luận, TNXHDN thể hiện ở các yếu tố: 1, bảo vệ môi trường; 2, đóng góp cho cộng đồng xã hội; 3, thực hiện trách nhiệm cho nhà cung cấp; 4, bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng; 5, quan hệ tốt với người lao động; 6, đảm bảo lợi ích cho cổ đông và người lao động trong DN [55, tr.19]. 9 Có thể nói đây là bài viết khá phong phú về lịch sử hình thành và phát triển khái niệm TNXHDN, tác giả cũng đã dẫn giải nhiều khái niệm về TNXHDN của các nhà khoa học, các tổ chức kinh tế. Và nội dung khái niệm của ông nội hàm cũng rất rộng và bao quát những vấn đề xã hội mong muốn các DN thực hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội. - "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam và những vấn đề còn bất cập" của Võ Khắc Thường [137] đã nhận định, ở Việt Nam đa phần các học giả đều đồng ý TNXHDN có hai ý chính: Một là, phát triển kinh doanh của chính DN để tạo ra giá trị thặng dư lớn cho xã hội; Hai là, có trách nhiệm với xã hội, cụ thể là môi trường xung quanh. Từ đó tác giả cho rằng "TNXHDN là nghĩa vụ của DN vừa phải hành động, bảo vệ cải thiện phúc lợi cho xã hội cũng như lợi ích của DN" [137, tr.77]. * Những công trình nghiên cứu liên quan đến cấu trúc TNXHDN - "Vai trò của Nhà nước và vấn đề Trách nhiệm xã hội" của Nguyễn Văn Thức [136] đã cho rằng, TNXH bao gồm ba nội dung cơ bản: 1, quan hệ giữa người với người cùng chung sống, hợp tác khoan dung với nhau trong xã hội; 2, sự gắn bó (đoàn kết, cấu kết) giữa cá nhân với cộng đồng xã hội; 3, đóng góp vào bảo vệ và phát triển của cộng đồng và xã hội. Sự đóng góp này thể hiện ở 3 mức độ "Tự nhiên, tự nguyện và nghĩa vụ" [136, tr.17]. - "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Nhận thức và thực tế ở Việt Nam" của Trần Hồng Minh [92] đã cho rằng, DN hiện đại chỉ được xem là có TNXH khi: Đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất, đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng; Phải biết quan tâm đến người lao động, người làm công cho mình không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, buộc người lao động làm việc đến kiệt sức hoặc không có giải pháp giúp họ tái tạo sức lao động là điều hoàn toàn xa lạ với TNXHDN; Phải tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ, không được phân biệt đối xử về mặt giới tính trong tuyển dụng lao động và trả lương mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi người; Không được phân biệt đối xử, từ chối hoặc trả lương thấp giữa người bình thường và người bị khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ; Phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt, không gây tổn hại đến sức khoẻ người tiêu dùng, đây cũng là một tiêu chí rất 10 quan trọng thể hiện trách nhiệm của DN đối với người tiêu dùng; Dành một phần lợi nhuận của mình đóng góp cho các hoạt động trợ giúp cộng đồng. Vì cộng đồng và san sẻ gánh nặng với cộng đồng đang là một mục tiêu mà các DN có TNXH đang hướng tới bên cạnh mục tiêu phát triển lợi nhuận của mình, như các chương trình hỗ trợ châu Phi, châu Á trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của nhà tỷ phú Bill Gates là một ví dụ tiêu biểu. Quả thực, sẽ có nhiều trẻ em được cứu sống hơn, nhiều trẻ em được đến trường hơn, nếu các DN sẵn sàng chia sẻ lợi ích với cộng đồng. - "Ô nhiễm môi trường - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam" của Phạm Thị Tuyết [153] cho là, ở Việt Nam có không ít DN hiểu chưa đúng về TNXHDN. Họ thường hiểu TNXH theo nghĩa "truyền thống", tức là DN thực hiện TNXH như là một hoạt động tham gia "giải quyết các vấn đề xã hội" mang tính nhân đạo, từ thiện. Với cách hiểu này, TNXHDN không mang tính bắt buộc mà là DN "tự nguyện" thực hiện. Từ đó tác giả cho rằng DN có TNXH thể hiện trên các phương diện: Đóng thuế đầy đủ; Đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp cho người lao động; Bình đẳng trong đối xử với người lao động; Thực hiện tốt vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm; Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Thực hiện nghiêm túc vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Tham gia vào các hoạt động từ thiện và trợ giúp xã hội [153, tr.49]. - "Từ thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tiến tới tạo lập giá trị chung trong hội nhập kinh tế toàn cầu" của Bùi Loan Thùy [134] đã cho rằng, việc thực hiện TNXH là yêu cầu tất yếu đối với những DN muốn xây dựng, giữ vững thương hiệu, khẳng định vị thế của mình trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt. DN muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo, phát triển nhân lực và đóng góp phát triển cộng đồng [134, tr.55]. - "Trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường" của Đặng Hữu Toàn [139] đã viết: Phát triển kinh tế thị trường với tư tưởng làm giàu bằng mọi giá, khi lợi nhuận và tiền bạc có sức hấp dẫn đến mức như C.Mác nói không có tội ác nào mà con người không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ, thì chính lợi nhuận, 11 tiền bạc đó, đã trở thành chất kích thích mạnh mẽ, không gì cưỡng nổi khiến cho các thói hư, tật xấu, vô đạo đức, vô trách nhiệm, vô cảm trước đồng loại ngày càng nảy nở, phát sinh và phát triển. Do vậy, trong phát triển kinh tế thị trường, khi mọi người đều lấy người khác làm phương tiện để lợi dụng cho mục đích cá nhân, vị kỷ, như C.Mác đã nói, lợi ích cá nhân đó đã khiến cho lương tâm con người trở nên lu mờ, trách nhiệm và nghĩa vụ đạo đức bị che khuất, nghĩa vụ và TNXH bị lãng quên. Và mỗi khi con người trở nên vô cảm, vô tâm, vô đạo đức, vô trách nhiệm trước những hiểm họa đang đe dọa trực tiếp đến sự sống, sự an nguy tính mạng con người, họ sẵn sàng sản xuất, kinh doanh những sản phẩm, những hàng hóa không chỉ bất chấp sự hủy hoại môi trường sống, mà còn bất chấp cả tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, dẫu vẫn biết đó là cái cần thiết cho sức khỏe con người [139, tr.37-38]. - "Trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường" của Đỗ Hoài Nam [94] cho là, TNXHDN được thể hiện một cách cụ thể trên các yếu tố, các mặt, như: 1, bảo vệ môi trường; 2, đóng góp cho cộng đồng xã hội; 3, thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; 4, bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng; 5, quan hệ tốt với người lao động; 6, đảm bảo lợi ích cho cổ đông và người lao động trong DN. Trong đó, bốn yếu tố đầu tiên thể hiện trách nhiệm bên ngoài DN, còn hai yếu tố cuối thể hiện trách nhiệm bên trong, nội tại của DN [94, tr.22]. - "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề sinh thái và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay" của Trần Nguyên Việt [162] đã viết: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là chủ trương đúng đắn của Đảng và NN, song việc thực hiện nó như thế nào lại đòi hỏi các cấp các ngành phải hướng tới sự đồng bộ và hài hòa của ba mục tiêu: Tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Điều đó hoàn toàn phù hợp với trách nhiệm của DN, bất kể đó là DN lớn, nhỏ hay vừa, với ba nội dung cơ bản sau: 1, trách nhiệm về kinh tế, tức là bảo đảm cho việc sản xuất kinh doanh của DN có lãi; 2, trách nhiệm trả công cho người lao động thỏa đáng, đồng thời đóng góp phần mình vào việc giải quyết các vấn đề ASXH và sự phát triển phồn vinh của xã hội; 3, trách nhiệm sinh thái, tức là hoạt động của DN không dẫn đến khủng hoảng và những thảm họa sinh thái [162, tr.305]. - "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và Nhà nước trong việc bảo đảm công bằng xã hội" của Nguyễn Ngọc Hà [59] đã viết: Những lợi nhuận chỉ chính 12 đáng khi DN không gây ra sự bất công bằng. Các DN cần phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm về mặt pháp luật đối với NN và đối với người lao động trong DN. Trên thực tế, không phải DN nào cũng hoàn thành trách nhiệm về mặt pháp luật của mình và không phải mọi DN trốn tránh trách nhiệm về mặt pháp luật đều bị pháp luật trừng phạt. Đó là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra sự bất công bằng. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm bắt buộc về mặt pháp luật, thì DN vẫn chưa thực hiện đầy đủ TNXH của mình trong việc bảo đảm công bằng. Bên cạnh việc phải hoàn thành trách nhiệm về mặt pháp luật để bảo đảm công bằng, DN còn phải thực hiện trách nhiệm mà pháp luật không bắt buộc đối với người lao động trong DN và đối với xã hội. Những việc làm thể hiện trách nhiệm đó là tăng lương, giảm giờ làm, trợ cấp cho người lao động trong DN [59, tr.139]. - "Doanh nghiệp xã hội sẽ là giải pháp vững bền cho các vấn đề toàn cầu" của Richard Welford [110] đã cho rằng, TNXHDN không chỉ là một ý tưởng được chào đón về khía cạnh đạo đức. TNXH còn giúp tăng cường sức mạnh của thương hiệu, danh tiếng, sự nhận biết và lòng trung thành. Khởi điểm từ khía cạnh cơ bản như người lao động, với những chính sách tạo dựng môi trường làm việc tốt, an toàn, đảm bảo sức khỏe và bảo vệ quyền lợi, DN không khó có được sự chung thủy của công nhân viên trong ngành, qua đó còn cải thiện hình ảnh DN, thu hút đầu tư, tạo dựng quan hệ đối tác. Việc tiết kiệm năng lượng, tài nguyên sẽ giúp cắt giảm chi phí, tăng uy tín cạnh tranh, hướng đến gia tăng tính bền vững trong phát triển DN. Tóm lại, dù có nhiều cách luận giải khác nhau về cấu trúc TNXHDN, thế nhưng điểm chung của các tác giả thì cấu trúc đó bao hàm 7 vấn đề DN phải thực hiện như sau: 1, DN phải đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất, hoạt động kinh doanh của mình; 2, phải biết quan tâm đến người làm công cho mình và người thân của họ không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần; 3, phải tôn trọng quyền bình đẳng giới tính, không được phân biệt đối xử về mặt giới tính trong tuyển dụng lao động và trả lương mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi người; 4, không được phân biệt đối xử về mặt sắc tộc, giữa người bình thường và người bị khiếm khuyết về...ong quá trình điều chỉnh lợi ích của cá nhân với tư cách thành viên xã hội. Con người sống và thực hiện lợi ích của mình trong một cộng đồng, một xã hội nhất định. Lợi ích của mỗi người chỉ có thể thực hiện được trong một tương quan nhất định với lợi ích của người khác, của xã hội. Cụ thể hơn, để thực hiện lợi ích của mình, mỗi người phải đáp ứng, ở một mức độ nào đó, lợi ích của người khác, lợi ích của xã hội. Cũng như vậy, lợi ích của xã hội chỉ có thể được thực hiện khi xã hội có những bảo đảm nhất định cho lợi ích của cá nhân với tư cách thành viên xã hội. Do đó, căn cứ vào đặc trưng hoạt động của chủ thể thì chúng ta có trách nhiệm cá nhân và TNXH. * Khái niệm trách nhiệm xã hội Về khái niệm "Trách nhiệm xã hội", theo Palmer và Karen thì "TNXH là một lý thuyết đạo đức mà một thực thể (tổ chức hay cá nhân) thực hiện các nghĩa vụ nhằm 26 đem lại lợi ích cao nhất cho xã hội. TNXH là nhiệm vụ của mỗi cá nhân cần phải thực hiện để duy trì sự cân bằng giữa nền kinh tế và hệ sinh thái" [173, tr.119-132]. Nguyễn Thị Kim Chi trong luận án tiến sỹ Triết học: "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay" cho rằng: TNXH là phạm trù phản ánh sự nhận thức và hành động vì mục tiêu lợi ích, giá trị xã hội của một chủ thể xã hội theo bổn phận là một thành viên xã hội [31, tr.38]. Từ những định nghĩa trên có thể khái quát: TNXH là năng lực, bổn phận của con người ý thức được những hậu quả do hành động của mình đưa lại. Cụ thể hơn, đó là năng lực xác định được lợi ích và tác hại trong hành động của mình đối với người khác, đối với xã hội. Dưới góc độ Triết học, TNXH là khái niệm phản ánh quan hệ giữa con người với thế giới và con người với con người trên nguyên tắc tự nguyện hay được luật hóa. Do đó TNXH vừa là phạm trù đạo đức vừa là phạm trù pháp lý. Nói đến yếu tố đạo đức trong TNXH là nói đến những nguyên tắc đã được xã hội thừa nhận, quy định hành vi quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội nhưng nó chưa được luật pháp quy định. Nó là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và với tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội. Còn yếu tố pháp lý, đó là những nguyên tắc quy định những hành vi của con người bằng những văn bản pháp luật. Cả đạo đức và pháp luật đều có tác dụng điều chỉnh hành vi của con người và đều hướng đến chân, thiện, mỹ, chống lại cái ác, làm điều thiện, xây dựng cuộc sống bình yên, tươi đẹp. Như vậy, khái niệm TNXH dùng để chỉ những điều mà cá nhân, tổ chức phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình đối với xã hội. TNXH là sự phản ánh nhận thức và hoạt động của chủ thể về những bổn phận đạo đức và pháp luật cần phải thực hiện trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, vì sự phát triển lành mạnh và bền vững của toàn xã hội. Do đó, TNXH là sự ràng buộc và tác động lẫn nhau giữa yếu tố pháp lý và đạo đức, nên suy cho cùng TNXH có tác dụng điều chỉnh hành vi cá nhân, tập thể, xã hội, là cơ sở để gắn kết các cá nhân với xã hội. Và khi con người thực hiện tốt TNXH, nó sẽ mang lại 27 lợi ích cho bản thân mình, đồng thời cũng mang lại lợi ích cho xã hội. Do đó, TNXH có vị trí và vai trò rất quan trọng không thể thiếu đối với hành vi của con người: Là cơ sở, là nền tảng để cá nhân và xã hội tồn tại, phát triển bền vững. Và tùy thuộc vào sự phát triển nhận thức về xã hội của con người ở mỗi giai đoạn khác nhau mà nội dung của khái niệm TNXH có sự phát triển và mở rộng. Trong nền kinh tế thị trường của quá trình hội nhập quốc tế, khái niệm TNXH được tiếp nhận, mở rộng ở nhiều nội dung cụ thể, trong đó có khái niệm TNXHDN. 2.1.2. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và cấu trúc của nó * Khái niệm doanh nghiệp và khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Khái niệm doanh nghiệp: Trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế ở bất kì quốc gia nào, thì DN luôn có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước; Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động; Phát triển DN tác động đến giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội Quá trình phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, đã làm cho các hình thức tổ chức DN cũng ngày càng đa dạng, cùng với nó là các loại hình sở hữu của DN cũng ngày càng phong phú hơn. Do đó, nếu đứng trên quan điểm khác nhau thì chúng ta có thể định nghĩa về DN cũng khác nhau: Nếu đứng trên quan điểm tổ chức thì: DN là một tổng thể các phương tiện, máy móc thiết bị và con người được tổ chức lại nhằm thực hiện mục đích đề ra. Nếu trên quan điểm chức năng thì: DN là một đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện một hoặc một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ nhằm mục đích kiếm lời. Còn theo Steven M. Sheffrin (nhà Kinh tế và Giám đốc Viện Murphy) thì: "DN là đơn vị sản xuất kinh doanh được tổ chức nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trên thị trường, thông qua đó để tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nhà nước và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng" [176, tr.29]. Ở Việt Nam, tại khoản 7 điều 4 Luật Doanh nghiệp, luật số: 68/2014/QH13 thì: "DN là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh" [108]. Những năm gần đây DN đã 28 có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo... Để phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, nên ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại hình DN với các loại hình kinh doanh khách nhau như: Công ty trách nhiệm hữu hạn, DNNN, công ty cổ phần, công ty hợp danh, DN tư nhân, nhóm công ty Và việc thành lập DN để kinh doanh cũng trở lên đơn giản hơn bởi pháp luật đã được cụ thể và là một chủ thể được NN đặc biệt quan tâm khuyến khích đầu tư thành lập. Cùng với đó là các dịch vụ tư vấn thành lập DN rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Doanh nghiệp thành lập thường có những mục tiêu cơ bản là: Lợi nhuận, an toàn, vị thế của DN, góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội... Để đạt các mục tiêu đó một cách bền vững, thì một trong những nguyên tắc cơ bản mà các DN cần phải thực hiện, đó là phải thực hiện tốt các TNXHDN. - Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility) có lịch sử phát triển lâu dài và nội hàm của khái niệm này cũng rất đa dạng. Nó là mối quan tâm của cộng đồng DN đối với xã hội và xã hội đối với DN trong nhiều thế kỷ. Quay về lịch sử hình thành, thì nó chính thức xuất hiện và sử dụng phổ biến vào những năm 50 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, thuật ngữ này đã manh nha sớm hơn, cụ thể nó đã được đề cập vào những năm 1930 - 1940, trong các tác phẩm của Chester Barnard 1938 "Chức năng của điều hành" (The Functions of the Executive), J. M. Clark’s 1939 "Kiểm soát xã hội của các doanh nghiệp" (Social Control of Business), và Theodore Kreps’s 1940 "Đo lường hiệu quả xã hội của các doanh nghiệp" (Measurement of the Social Performance of Business), các tác phẩm đã đề cập đến một số mặt vấn đề TNXHDN. Tuy nhiên, giai đoạn này nội hàm còn hạn chế và chưa phải là chủ đề được nhiều người quan tâm. Sang những năm 1950 nền kinh tế phát triển mạnh, sự tích lũy tư bản đã hình thành những tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn. Tính chất của nền sản xuất kinh doanh hiện đại, với việc sử dụng lao động theo kiểu 29 dây chuyền của mô hình Fredericl Winslow Taylor và Henry Ford (Xem phụ lục 1) trong quản trị DN và đặc biệt là sự tiêu ngốn một lượng tài nguyên khổng lồ cùng với việc phát thải lượng phế thải cũng tương tự là nguyên nhân của những mối hiểm họa hủy hoại sinh quyển, sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng đe dọa kết cấu xã hội, tổn hại đến sức khỏe cộng đồng Mặt khác, chính sự phản ứng của các hội đoàn, tổ chức phi chính phủ, của xã hội dân sự nói chung, đã tạo nên trào lưu xã hội gây áp lực khiến các DN - đặc biệt là các tập đoàn, các công ty đa quốc gia phải có hành động thể hiện trách nhiệm của mình với xã hội. Trước thực tiễn đó đòi hỏi cần phải có những cách thức giải thích mới về TNXHDN, và năm 1953 Howard R. Bowen (1908-1989) công bố quyển sách mang tính bước ngoặt: Social Responsibilities of the Businessman - Trách nhiệm xã hội của doanh nhân. Nội dung là nhằm tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại mà các DN gây ra cho xã hội [118, tr.18]. Tác phẩm đã đánh dấu sự khởi đầu của thời kỳ hiện đại về cách hiểu cũng như những luận giải về khái niệm TNXHDN. Bowen cho rằng, hàng trăm DN lớn tại thời điểm đó với những hoạt động đã chạm vào nhiều vấn đề cuộc sống của người dân. Trước thực tế, trong số rất nhiều câu hỏi của xã hội đặt ra cho DN, Bowen chú ý đặc biệt là: DN có những trách nhiệm gì để có thể đáp ứng những kỳ vọng của xã hội? [175, tr.3]. Câu hỏi này là xuất phát điểm và hướng sự chú ý của nhân loại từ đó cho đến nay. Trả lời của Bowen là, mong muốn DN nên hướng mục tiêu hoạt động đến các giá trị của xã hội. Hay có thể nói cách khác, đó là sự mong đợi của cộng đồng đối với DN trong việc thực hiện các hoạt động nằm ngoài DN hướng đến những vấn đề xã hội. Bowen nói TNXHDN là "ý thức xã hội" của các doanh nhân, nhà quản lý, bên cạnh lợi nhuận cần phải chú ý nhiều đến việc chịu trách nhiệm về những hậu quả hoạt động của mình gây ra cho xã hội cũng như môi trường. Và đó là điều thú vị khi bài viết của Bowen đăng trên tạp chí Fortune có đến 93,5% [175, tr.3] các doanh nhân đồng ý với ý tưởng này. Từ đây, Bowen được mọi người xem là "cha đẻ" của khái niệm TNXHDN [167, tr.24]. Và kể từ đó cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau, mỗi chính phủ, tổ chức, công ty, nhà nghiên cứu nhìn nhận TNXHDN dưới những góc độ và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện luật 30 pháp, đặc điểm và trình độ phát triển văn hóa của mình (Xem phụ lục 2). Và liên quan đến khái niệm TNXHDN theo tôi có những điểm cơ bản sau: Một là, mỗi DN có cách trả lời độc đáo riêng, tùy thuộc vào năng lực cốt lõi của nó và lợi ích với các bên liên quan, phụ thuộc vào truyền thống văn hóa của quốc gia yêu cầu đối với các DN. Hai là, TNXHDN về cơ bản là một triết lý hay một tầm nhìn về mối quan hệ của DN và xã hội, một trong những yêu cầu lãnh đạo thực hiện và duy trì nó theo thời gian. Ba là, TNXHDN được cải tiến liên tục, không phải là một mốt nhất thời, bắt đầu ít và phát triển mở rộng theo thời gian. Bốn là, nó gắn bó chặt chẽ với lợi nhuận, không thể có TNXH nếu không có lợi nhuận. Do đó, TNXH lớn nhất của DN là làm để được lợi nhuận. Năm là, bên cạnh lợi nhuận, để phát triển DN phù hợp với pháp luật hiện hành thì đều phải gắn kết với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội. Hay hiệu quả kinh doanh để phát triển DN phải đóng góp cho cân bằng, hài hòa với mục tiêu phát triển xã hội. Đây là một trong những yêu cầu cơ bản để DN phát triển bền vững. Và trong nhiều khái niệm, theo chúng tôi thì khái niệm của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (Xem phụ lục 2) là hoàn chỉnh, rõ ràng và dễ hiểu nhất. Trong đó, yêu cầu TNXHDN phải gắn liền với vấn đề phát triển bền vững - một yêu cầu khách quan cấp thiết có tính toàn cầu của sự phát triển hiện nay. Khi cạnh tranh thương trường ngày càng khốc liệt, những yêu cầu, đòi hỏi từ khách hàng ngày càng cao và xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe hơn đối với DN về bổn phận, trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội thì DN muốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ không chỉ những chuẩn mực về bảo đảm sản xuất - kinh doanh phải có lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận mà cả những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, về thực hiện bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, quyền lợi đào tạo và phát triển nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng, bao hàm cả các hoạt động thực hiện ASXH như nhân đạo, từ thiện Cũng thông qua sự phong phú các khái niệm cho thấy, TNXHDN bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của DN đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động. Các ứng xử bao gồm: DN với khách hàng - Customers; 31 DN với người lao động - Laborers; DN với nhân viên - Employees; DN với đối tác kinh doanh - Business partners; DN với môi trường - The environment; DN với cộng đồng - Communities; DN với các nhà đầu tư - Investors. Và để DN ứng xử có trách nhiệm với các chủ thể và đối tượng có liên quan thì DN cần phải thực hiện nghiêm túc các trách nhiệm: Kinh tế; Pháp lý; Đạo đức và từ thiện. Do đó, cấu trúc cơ bản TNXHDN cũng gồm bốn yếu tố này. * Cấu trúc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Hiện nay khi nói về các yếu tố cơ bản trong TNXHDN, thì mọi người thường đề cập đến mô hình tháp Carroll. Hình 2.1: Mô hình kim tự tháp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của Carroll Nguồn: Tác giả tự tổng hợp. Nếu đi từ lớp nền của kim tự tháp thì: Tầng thứ nhất là trách nhiệm kinh tế - Economic Responsibilities, nghĩa là DN phải tạo ra lợi nhuận đó là nền tảng quan trọng nhất. Tầng thứ 2 là trách nhiệm pháp lý - Legal Responsibilities, là việc tuân thủ luật pháp của DN. Tầng thứ 3 là trách nhiệm đạo đức - Ethical Responsibilities, nghĩa là DN phải có nghĩa vụ đạo đức làm những điều đúng và công bằng, tránh làm điều xấu. Và trách nhiệm từ thiện - Philanthropic Responsibility, ở đỉnh của kim tự tháp, đó là những hoạt động thiện nguyện của DN. Trong đó, yếu tố kinh tế và pháp lý là việc bắt buộc (Must), còn đạo đức và từ thiện là nên làm (Nice to do). - Trách nhiệm kinh tế - Economic Responsibilities: Trách nhiệm kinh tế chính là việc tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh, hiệu quả. Là điều kiện tiên quyết, bởi DN được thành lập trước hết từ động cơ tìm kiếm lợi nhuận của doanh nhân. Vì vậy, chức năng kinh doanh phải luôn đặt lên hàng đầu, đó là mục đích của các doanh nhân. Do đó, C.Mác cho rằng: 32 Tư bản sợ tình trạng không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận quá ít, cũng như giới tự nhiên sợ chân không. Với một lợi nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can đảm. Được đảm bảo 10% lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được, được 20% thì nó hoạt bát hẳn lên, được 50% thì nó trở nên thật sự táo bạo, được 100% thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người, được 300% thì không còn tội ác nào mà nó không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ [85, tr.1056]. Trong kinh tế thị trường, kể cả kinh tế thị trường hiện đại, vẫn rất dễ làm nảy sinh ở con người tư tưởng làm giàu bằng mọi giá, khi đồng tiền và lợi nhuận có sức hấp dẫn mạnh mẽ, khi con người xem lợi nhuận là trên hết thì tiền bạc, lợi nhuận là những chất kích thích cho các thói hư, tật xấu, vô đạo đức, vô cảm, vô trách nhiệm trước đồng loại. Do vậy, C Mác có nói, trong kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, mỗi người đều coi người khác là phương tiện để mình lợi dụng. Bởi vì, một khi mà lợi ích của cá nhân làm lu mờ lương tâm, che khuất trách nhiệm và nghĩa vụ đạo đức, nghĩa và TNXH, thì sự khôn ngoan, sự nhạy bén sẽ lại càng là một tai họa khó lường và không tránh khỏi tình trạng xem thường các chuẩn mực đạo đức, chuẩn pháp lý, dẫm đạp lên các giá trị chân chính. Nó dễ dàng thúc đẩy con người thực hiện các hoạt động theo những cách thức trái với luân lý, đi ngược lại các chuẩn mực đạo đức mà mọi xã hội đều tôn trọng [36]. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn nhận đơn giản khi cho rằng DN hoạt động duy nhất vì lợi nhuận và bù đắp lại chi phí xã hội, cũng như "trả tiền" cho các dịch vụ công mà DN hưởng lợi thông qua đóng thuế, thì chúng ta sẽ thấy những ô nhiễm môi truờng và chi phí xã hội DN gây ra có thể lớn hơn rất nhiều lần lợi ích mà DN này mang lại từ tiền thuế hay tạo việc làm (như trường hợp công ty Vedan Việt Nam (năm 2008) hay gần đây là Formosa (năm 2016)... Do đó, không thể tách rời hoàn toàn giữa tính chất kinh tế và xã hội khi nhìn nhận bản chất và hoạt động của DN. Trách nhiệm, là đáp ứng những điều mà xã hội mong muốn và trông đợi ở DN như một thành viên đầy đủ trong đó. TNXHDN chính là lực cản cuối cùng giúp giữ DN không đi quá đà vì lợi ích kinh tế mà vi phạm các chuẩn mực đạo đức, bỏ quên những tác động tiêu cực của mình đến các thành phần khác trong xã hội. Do vậy, trách nhiệm kinh tế là cơ sở cho các hoạt động của DN. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hóa 33 thành các nghĩa vụ pháp lý như: Đối với xã hội đó là sự đóng góp, bảo vệ, phát triển cộng đồng, xã hội loài người, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; Đối với người tiêu dùng là phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần, đảm bảo chất lượng; Đối với người lao động là tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng, cơ hội việc làm, cơ hội phát triển nghề nghiệp, điều kiện làm việc an toàn; Đối với chủ sở hữu DN là bảo tồn và phát triển các giá trị tài sản được ủy thác; Đối với các bên liên đới khác là mang lại lợi ích tối đa và công bằng cho họ. Vì vậy, để đảm bảo lợi nhuận của mình, các DN ý thức rằng không thể phát triển mà phớt lờ sức ép của dư luận vốn vừa là khách hàng, công nhân viên hoặc cả các đối tác, chủ đầu tư trong nước lẫn quốc tế. Các nhà quản lý DN quốc tế không những cần biết cách làm tăng tối đa lợi nhuận cho DN, mà còn phải ý thức rõ việc tạo nên những điều kiện để duy trì và phát triển bền vững những lợi ích kinh tế đó. - Trách nhiệm pháp lý - Legal Responsibilities: Khía cạnh pháp lý trong TNXHDN là DN phải thực hiện đầy đủ những quy định của pháp luật. Các nghĩa vụ pháp lý được thể chế hóa trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm những nội dung sau: Một là, điều tiết cạnh tranh: Cạnh tranh là sức mạnh của nền kinh tế thị trường tự do dựa vào để đảm bảo các DN thoả mãn được các nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Tuy nhiên, do cạnh tranh có thể dẫn đến độc quyền làm thiệt hại người tiêu dùng, cho xã hội. Do vậy, khuyến khích cạnh tranh và đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh là cách thức cơ bản và quan trọng để điều tiết quyền lực độc quyền. Để giải quyết vấn đề này thì luật pháp sẽ làm công cụ hỗ trợ. Do đó, luật cạnh tranh là yêu cầu tất yếu khách quan, nó quy định các hành vi cạnh tranh và các hành vi khác liên quan của thương nhân và nó có những nhiệm vụ cơ bản như sau: - Khẳng định và bảo hộ quyền tự do kinh doanh của doanh nhân. - Duy trì và ổn định trật tự cạnh tranh. - Góp phần hình thành ý thức cạnh tranh lành mạnh. - Góp phần khơi thông dòng chảy và điều tiết cạnh tranh. Hai là, bảo vệ người tiêu dùng: Luật pháp quy định các tổ chức kinh doanh phải cung cấp các thông tin chính xác về sản phẩm và dịch vụ, thực hiện đúng các cam kết với người tiêu dùng trước, trong và sau khi bán hàng. 34 Ba là, bảo vệ môi trường: Pháp luật bảo vệ môi trường là một lĩnh vực pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác, quản lí, bảo vệ môi trường. Bốn là, an toàn và bình đẳng: Luật pháp cũng quan tâm đến việc đảm bảo quyền bình đẳng, quyền được sống và làm việc, quyền có cơ hội lao động như nhau của mọi đối tượng khác nhau với tư cách là người lao động. Bảo vệ người lao động trước tình trạng phân biệt đối xử vì tuổi tác, giới tính, dân tộc, thể chất, ngăn chặn việc sa thải người lao động tùy tiện và bất hợp lý. Năm là, khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái: Do những người phát hiện tố giác sai trái thường xuyên phải chịu những rủi ro và bất hạnh. Vì vậy, bảo vệ người phát giác là một trong những biện pháp có tác dụng quan trọng nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật, và vi phạm những giá trị đạo đức của DN. Tóm lại, thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình. Vì vậy, những quy định pháp luật là rất quan trọng giúp tăng cường các hoạt động nhằm ngăn chặn, và loại trừ những hành vi sai trái của DN như trên. - Trách nhiệm đạo đức - Ethical Responsibilities: Trách nhiệm đạo đức là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận nhưng chưa được thể chế hóa thành luật. Cho nên, tuân thủ luật pháp chỉ được xem là chuẩn mực tối thiểu mà xã hội đặt ra. Do đó, DN còn cần phải thực hiện cả các cam kết ngoài luật. Trách nhiệm đạo đức là tự nguyện, tuy nhiên trong nền kinh tế hiện đại nó có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển DN. Trách nhiệm đạo đức thể hiện ở việc ứng xử với người lao động đó là những tiêu chuẩn sử dụng lao động, quyền lợi người lao động (lương, thưởng, đãi ngộ, bố trí lao động hợp lý, được đào tạo và có cơ hội phát triển chuyên môn nghề nghiệp, môi trường làm việc...). Đây là mối quan tâm hàng đầu của người điều hành DN, nó là cơ sở quan trọng giúp tăng năng suất lao động, tạo sự gắn kết của các thành viên trong các DN. Trách nhiệm đạo đức thể hiện đối với người tiêu dùng đó là các cam kết về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hậu mãi, tính trung thực trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm, sự bảo đảm an toàn sức khỏe cho cộng đồng. 35 Trách nhiệm đạo đức trong việc ứng xử đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội đó là DN cần ưu tiên trong đầu tư các công nghệ mới, thiết bị mới, sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu, năng lượng, tìm kiếm các vật liệu mới trong sản xuất, để hạn chế rác thải Về môi trường xã hội, các DN cần lựa chọn các phương án sản xuất, tối thiểu hóa kinh doanh những sản phẩm có tính chất nguy hại đến lối sống đạo đức xã hội, định hướng tiêu dùng cho lối sống lành mạnh; Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa DN với khách hàng và cộng đồng dân cư. - Trách nhiệm từ thiện - Philanthropic Responsibility: Trách nhiệm từ thiện được xác định là những cách thức và những chiến lược của DN ảnh hưởng đến các bên liên quan, như môi trường tự nhiên - xã hội nơi DN hoạt động. Bản chất xã hội của trách nhiệm từ thiện đó là những nỗ lực tự nguyện của các DN để cải thiện các vấn đề môi trường tự nhiên, xã hội, liên quan hoặc không liên quan đến hoạt động kinh doanh, trong đó nó đòi hỏi DN phải bỏ ra một khoản chi phí cho hoạt động thiện nguyện. "Trách nhiệm từ thiện là những hoạt động của DN đóng góp cho xã hội vượt quá mong đợi của pháp luật, đạo đức, thương mại của DN" [169, tr.274-275]. Trách nhiệm từ thiện mặc dù không bắt buộc (Nice to do) nhưng các nhà kinh tế cho rằng: Nền kinh tế hiện đại nó không thể thiếu với các chiến lược và thực tiễn của DN, đây là khía cạnh cao nhất, nhân văn nhất trong các khía cạnh TNXHDN. Ở phương Tây, công tác nhân đạo, từ thiện thường được nhìn nhận như một hoạt động để nâng cao tính chính danh cũng như uy tín của DN, và nó được xem như là hình thức "bảo hiểm" DN [170, tr.131-144]. Các hoạt động nhân đạo, từ thiện không mang tính một chiều. Từ thiện, cùng với các cam kết lâu dài nhắm đến giải quyết các vấn đề xã hội có thể không mang lại các kết quả trực tiếp, hữu hình, nhưng lại là những khoản đầu tư chiến lược mang lại những lợi ích đáng kể trong dài hạn cho DN. Vấn đề nền tảng ở đây là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa DN và xã hội - để DN phát triển thịnh vượng thì cần có một xã hội lành mạnh. Do đó, DN phải đầu tư cho xã hội để phát triển môi trường mà trong đó họ đang hoạt động, vì chính sự tồn tại của bản thân họ. Hoạt động nhân đạo, từ thiện của DN được thực hiện qua các hình thức như: Quyên góp tiền hoặc hiện vật, sử dụng các tiện ích, tài sản, hoặc dịch vụ; Đóng góp 36 bằng thời gian làm việc của nhân viên, có thể hợp tác với các đối tác bên ngoài như các tổ chức phi chính phủ hoặc chính quyền địa phương để đạt được những kết quả xã hội tối ưu từ những đóng góp của họ. Hiệu quả xã hội mà hoạt động từ thiện sẽ mang lại trên 4 phương diện: 1, nâng cao chất lượng cuộc sống; 2, chia sẻ bớt gánh nặng cho NN; 3, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên; 4, phát triển nhân cách của người lao động. Nếu trách nhiệm kinh tế và pháp lý phản ánh quan hệ hợp đồng xã hội kiểu truyền thống giữa DN và xã hội nói chung thì trách nhiệm về đạo đức, nhân đạo và từ thiện là tương đối mới, phản ánh quan hệ hợp đồng xã hội rộng hơn giữa DN với xã hội. Tuy nhiên, nếu làm nhân đạo, từ thiện mang tính chiến lược, thì đó là cách làm hiệu quả nhất để tạo ra lợi ích xã hội lâu dài và bền vững, đồng thời giúp nâng cao uy tín DN và động lực cho nhân viên của DN. 2.1.3. Vai trò thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp * Tăng doanh thu, đóng góp thiết thực vào xây dựng thương hiệu doanh nghiệp Nếu thương hiệu mạnh được nhìn nhận như công cụ tạo lợi thế cạnh tranh đặc thù cho DN, thì "niềm tin" càng trở nên cần thiết. Đạo đức kinh doanh - TNXH sẽ là nền tảng cho việc xây dựng "niềm tin" để thương hiệu thật sự mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc DN phải có được sự sâu đậm trong việc "chia sẻ tâm trí" với người tiêu dùng song hành với việc "chiếm lĩnh thị phần". Tôn trọng những giá trị đạo đức, tinh thần trách nhiệm, trung thực của nhà đầu tư với người tiêu dùng là cách tốt nhất để đánh bóng thương hiệu một cách chuyên nghiệp và thực chất. Uy tín xã hội ngày càng có ảnh hưởng lớn tới thương hiệu của các DN, lớn hơn cả quảng cáo và những chính sách tài chính. Để chiếm được "niềm tin" khách hàng, thì chất lượng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu mà DN phải chú ý. Chất lượng, là sự phù hợp tốt nhất các yêu cầu và mục đích của người tiêu dùng. Do đó, bước đầu tiên của quá trình sản xuất kinh doanh phải là việc nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng về các loại sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ mà DN định cung cấp trên thị trường. Tuy nhiên, nhu cầu của thị trường - người tiêu dùng luôn luôn thay đổi nên đòi hỏi DN phải liên tục đổi mới cải tiến chất lượng, đáp ứng kịp thời những nhu cầu mới. Đây là đặc trưng của nền kinh tế thị trường, là nguyên tắc chủ yếu nhất trong sản xuất kinh doanh hiện đại và là một đòi hỏi tất yếu mang tính chất thời đại và lịch sử. 37 Theo mô hình kinh tế cổ điển, nếu DN thực hiện tốt TNXH, thì sẽ tốn thêm chi phí so với những DN không thực hiện, và những chi phí sẽ làm cho sản phẩm có giá cao hơn so với các DN khác không đầu tư. Phần lớn do nhận thức và thói quen, người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm có giá thấp. Cuối cùng, những DN không tuân thủ TNXH có thể đẩy đối thủ cạnh tranh của nó ra khỏi ngành, hoặc buộc DN phải giảm chi phí thực hiện TNXH. Thế nhưng, kinh tế thị trường hiện đại có quy luật của nó, nó không cho phép tăng giá nếu chất lượng sản phẩm không tăng. Tuy vậy, chi phí cho TNXH sẽ thu lại từ chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, sự hài lòng của người tiêu dùng Do đó, các chi phí tăng thêm sẽ được người tiêu dùng chấp nhận trả thông qua giá cả, chất lượng sản phẩm và cách thức làm ra sản phẩm. Người tiêu dùng nếu biết sản phẩm mà họ mua đã không được sản xuất bằng sức lao động "nô lệ", DN tôn trọng bảo vệ môi trường, quyền người lao động cũng như cộng đồng địa phương được bảo vệ, vv Thực tế: Theo điều tra của Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp nông thôn, tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về ngành hàng thịt lợn và rau, thì người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn 30% giá trị sản phẩm nếu biết đó là sản phẩm được sản xuất an toàn và có nguồn gốc [146]. Hay theo khảo sát của Nielsen, có tới khoảng 80% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua các sản phẩm có nguyên liệu đảm bảo thân thiện với môi trường và 79% người dân sẵn sàng trả thêm tiền để mua các sản phẩm không chứa các nguyên liệu mà họ không mong muốn [67]. Nếu xét trong chiến lược đầu tư ngắn hạn khi áp dụng những nguyên tắc cho TNXH, thì DN phải bỏ ra một khoản chi phí. Tuy nhiên, nếu DN có tầm nhìn xa thì nó trở thành lợi thế trong cạnh tranh, vì khi đầu tư những công nghệ hiện đại sẽ giúp tiết kiệm nguyên vật liệu và đó cũng là cơ sở tăng năng suất lao động và đồng nghĩa tăng doanh thu. Minh chứng cho thực tế này là rất nhiều DN khi sản xuất sạch và cam kết đem lại sản phẩm xanh và sạch có mức tăng trưởng cao gấp 4 lần so với DN cùng ngành, nếu những DN cùng ngành tăng trưởng 1% thì họ tăng trưởng 4%. Đặc biệt, trong ngành thực phẩm nước giải khát, mức tăng trưởng từ 2% - 11%. Một số nhãn hàng của Việt Nam như bóng đèn điện quang, Ecopark, Unilever đã có mức tăng trưởng cao nhờ sản xuất xanh, như Unilever tăng trưởng 30% khi thể hiện cam kết của mình về sản phẩm sạch [67]. 38 Honda Việt Nam với việc liên tục đầu tư cải tiến chất lượng sản phẩm cùng với thực hiện các chương trình xã hội như: "Tôi yêu Việt Nam", "Quỹ phát triển cộng đồng"... giá trị thương hiệu của Honda Việt Nam đã tăng lên đáng kể, các sản phẩm của Honda đã được đa số người tiêu dùng Việt Nam đón nhận. Năm 2015 chiếm 70% thị phần xe máy tại Việt Nam [69]. John Kotter và James Heskett - Trường Đào tạo quản lý kinh doanh thuộc Harvard, tác giả sách "Văn hóa công ty và chỉ số hoạt động hữu ích" (Corporate Culture and Performance), đã phân tích những kết quả khác nhau ở các công ty có truyền thống đạo đức khác nhau cho thấy, trong vòng 11 năm, những công ty "đạo đức cao" đã nâng được thu nhập của mình lên tới 682% (trong khi những công ty đối thủ thường thường bậc trung về chuẩn mực đạo đức chỉ đạt được 36%). Giá trị cổ phiếu của những cô...quân đạt 7,8 triệu đồng/người/tháng). Năm 2015, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân - Bộ Quốc phòng - Doanh thu: 525.415.801.397 đồng. - Lợi nhuận trước thuế: 34.526.123.868 đồng. - Lợi nhuận sau thuế: 29.051.067.348 đồng. - Nộp ngân sách Nhà nước: 351.999.030.190 đồng. - Thu nhập bình quân: 11.798.000 đồng/người/tháng). Năm 2015, Tổng Công ty 28 đã đạt doanh thu. - Doanh thu: 4.800 tỷ đồng. - Lợi nhuận trên: 120 tỷ đồng. - Nộp ngân sách Nhà nước: 165 tỷ đồng. - Thu nhập bình quân: 8,5 triệu đồng/người/tháng. Cùng với tăng trưởng về sản xuất, kinh doanh, Tổng Công ty 28 luôn thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người lao động, xây dựng cảnh quan môi trường "Xanh, Sạch, Đẹp" cũng như quan tâm đến các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, ASXH, chính sách đối với người lao động, hậu phương người lao động và địa phương nơi đơn vị đóng quân tạo việc làm ổn định cho gần 1 vạn lao động. Năm 2015, Tổng công ty Đông Bắc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt; lợi nhuận, thu nhập bình quân đều vượt kế hoạch và cao hơn so với năm 2014, cụ thể: Lợi nhuận đạt 103% so với kế hoạch, bằng 103% so với năm 2014; Thu nhập bình quân người lao động đạt 104% kế hoạch năm, bằng 105% kế hoạch năm 2014. - Doanh thu: 9.852,155 tỷ đồng. - Lợi nhuận trước thuế: 225,455 tỷ đồng. - Lợi nhuận sau thuế: 176,443 tỷ đồng. - Nộp ngân sách nhà nước: 1.270,970 tỷ đồng. Doanh thu năm 2015 của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam. - Doanh thu đạt: 2.000 tỷ đồng. - Lợi nhuận: 300 tỷ đồng. - Nộp ngân sách: trên 200 tỷ đồng. Doanh thu năm 2015 của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn. 179 - Doanh thu: 14.930 tỷ đồng. - Lợi nhuận trước thuế: 1.825 tỷ đồng. - Nộp ngân sách nhà nước: 407 tỷ đồng. Đây là đơn vị góp phần quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Tổng công ty Xăng dầu Quân đội (Mipecorp). Từ năm 2012, hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào ổn định, tăng trưởng khá ấn tượng, luôn vượt mức kế hoạch trên giao, trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường xăng dầu trong nước. Doanh thu bình quân hằng năm của Mipecorp khoảng 12.000 tỷ đồng. Năm 2012 lãi 18 tỷ đồng và năm 2013 lãi 71 tỷ đồng. Đặc biệt năm 2014, trong khi nhiều doanh nghiệp đầu mối liên tục gặp khó khăn, thậm chí thua lỗ thì Mipecorp lãi 143 tỷ đồng. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2015, Mipecorp đã đạt lợi nhuận 150 tỷ đồng. Từ năm 2010 đến 2014, Mipecorp nộp ngân sách NN tổng số tiền 6.204 tỷ đồng, thu nhập của người lao động đạt bình quân 7 triệu đồng/người/tháng. Bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định cho 1.200 lao động, nộp ngân sách NN hơn 1.500 tỷ đồng/ năm. Ngân hàng Quân đội lãi 2.278 tỷ đồng trong năm 2013, năm 2015 lãi sau thuế hơn 2.500 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2014. Ngoài thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng đơn vị, các doanh nghiệp ANQP còn tham gia tích cực vào các chương trình ASXH, đóng góp vào các "Quỹ đền ơn đáp nghĩa"; xây tặng 200 nhà tình nghĩa cho các thương binh, gia đình liệt sĩ; tham gia tôn tạo nghĩa trang liệt sỹ trên 1,2 tỷ đồng và hơn 1.000 ngày công lao động Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng đã triển khai 33 dự án đầu tư ra nước ngoài trên các lĩnh vực như: viễn thông, trồng rừng, khai thác khoáng sản Nguồn: Tác giả tổng hợp. Phụ lục 9 An sinh xã hội trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người Được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua năm 1948, Điều 25 "Mọi người dân và hộ gia đình đều có quyền có mức sống tối thiểu về sức khoẻ và các phúc lợi xã hội bao gồm ăn, mặc, chăm sóc y tế, dịch vụ xã hội thiết yếu và có quyền được an sinh khi có các biến cố về việc làm, ốm đau, tàn tật, goá phụ, tuổi già hoặc các trường hợp bất khả kháng khác". Nguồn: Tác giả tổng hợp. Phụ lục 10 Những đóng góp quan trọng của doanh nghiệp nhà nước cho an sinh xã hội Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) từ năm 2008 đến nay đã thực hiện các chương trình ASXH với trị giá gần 1.300 tỷ đồng. Với những đóng cho ASXH đã được cộng đồng ghi nhận, được các cơ quan quản lý đánh giá tốt. Vì vậy, lần thứ 4 liên tiếp BIDV được nhận giải thưởng "Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và phát triển cộng đồng" (từ năm 2012-2015). 180 Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (Viettinbank) đã dành trên 5.000 tỷ đồng, được trích từ quỹ phúc lợi, tiết giảm chi phí hoạt động kinh doanh cùng nguồn đóng góp tự nguyện của gần 20 ngàn cán bộ nhân viên để hỗ trợ xây dựng nhà ở, công trình dân sinh, y tế, giáo dục, đền ơn đáp nghĩa tại hầu hết 63 tỉnh, thành trên cả nước. Đạm Cà Mau, đã dành trên 170 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng nhà ở, công trình dân sinh, y tế, giáo dục, đền ơn đáp nghĩa, trên nhiều địa phương trong cả nước. Công ty Viễn thông quân đội (Viettel) đã chú trọng đến thị trường nông thôn, hướng đến người nghèo vì mục tiêu phát triển bền vững quốc gia. Đầu tư hạ tầng mạng lưới tới mọi miền của đất nước (cả nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo), với giá "bình dân", phù hợp với khả năng của người nghèo, góp phần nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - xã hội, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền. Cùng với kinh doanh hướng đến người nghèo, Tập đoàn còn đầu tư và cung cấp dịch vụ internet miễn phí cho 39.500 trường học và cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; triển khai internet đến 98,6% học viện, nhà trường Quân đội. Hoạt động này đã tạo ra hiệu ứng xã hội tích cực, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về viễn thông và công nghệ thông tin. Hàng loạt chương trình được Viettel thực hiện hoặc tài trợ thực hiện, như: "Trái tim cho em", "Phẫu thuật nụ cười", "Nối vòng tay lớn", "Như chưa hề có cuộc chia ly", "Chúng tôi là chiến sĩ", "Quỹ tấm lòng Việt"... Đó là những hoạt động thiết thực, mang ý nghĩa xã hội to lớn và giá trị nhân văn sâu sắc, được Chính phủ và công chúng đánh giá cao. Đặc biệt, quán triệt Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27-12-2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo, Tập đoàn đã nhận hỗ trợ 3 huyện nghèo (Bá Thước, Mường Lát - Thanh Hóa và Đakrông - Quảng Trị) thoát nghèo trong giai đoạn 2010 - 2015. Agribank năm 2012, tổng số tiền dành cho ASXH là 333 tỷ đồng, năm 2013 trên 400 tỷ đồng, chủ yếu dành hỗ trợ ASXH trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xây nhà tình nghĩa cho người nghèo, hỗ trợ các em nhỏ đồng bào dân tộc miền núi, trao tặng sổ tiết kiệm cho các cựu nữ Thanh niên Xung phong có hoàn cảnh khó khăn Năm 2015, Agribank tiếp tục triển khai nhiều chương trình ASXH, tập trung mạnh mẽ vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, xây nhà đại đoàn kết, cứu trợ thiên tai, tặng quà tết cho đồng bào nghèo, đường giao thông nông thôn Với nhận thức đúng đắn và trách nhiệm cao đối với cộng đồng và xã hội, thực hiện các giải pháp của Chính phủ theo chỉ đạo tại Nghị quyết 11/NQ-CP, Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, mặc dù hoạt động kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn nhưng Agribank đã tiết giảm chi phí hoạt động, vận động cán bộ trong toàn hệ thống đóng góp tiền lương và sử dụng các nguồn khác, chi gần 350 tỷ đồng cho công tác từ thiện, ASXH. Với việc thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh. Đến nay, Agribank đã cho vay hỗ trợ lãi suất với 42 huyện thuộc 17 tỉnh với dư nợ 2.324 tỷ đồng, số khách hàng còn dư nợ là 54.947 khách hàng. Riêng với hai huyện Mường Ảng và Tủa Chùa - Điện Biên, Agribank đã triển khai hỗ trợ 160 tỷ đồng góp phần đem đến cuộc sống mới cho người dân nơi đây. 181 Những hoạt động thiện nguyện của Agribank được cộng đồng xã hội ghi nhận và các cơ quan quản lý đánh giá cao. Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), từ 2009-2015, đã dành gần 600 tỷ đồng cho công tác ASXH. Năm 2015, mặc dù phải đối mặt với những thách thức hết sức to lớn do cuộc khủng hoảng suy giảm giá dầu thô trên thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến hoạt động, doanh thu và lợi nhuận, nhưng PVEP và các đơn vị thành viên, liên doanh tiếp tục nỗ lực tham gia công tác ASXH và đã triển khai 27 chương trình, dự án tại các địa phương, tới các cơ quan, tổ chức trên cả nước với tổng số kính phí trên 100 tỷ đồng trải rộng trên nhiều mặt hoạt động. Trong năm 2014, PVEP tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương tổ chức tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, hoạt động vì người nghèo, quyên góp, trích quỹ phúc lợi, tích cực ủng hộ, giúp đỡ đồng bào nghèo có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền gần 91 tỉ đồng và hơn 377.000USD. Trong đó, tính đến tháng 11-2014, tổng số tiền mà cán bộ công nhân viên người lao động quyên góp ủng hộ là: 7,840 tỉ đồng, trong đó: ủng hộ các ngày làm thêm là 6,850 tỉ đồng, ủng hộ Biển đảo là 905 triệu đồng, ủng hộ Quỹ Phụ nữ khó khăn 85 triệu đồng. Trong năm 2015, đóng góp số tiền khoảng 100 tỉ đồng Nguồn: Tác giả tổng hợp. Phụ lục 11 Nghị định thư Kyoto Nghị định về cắt giảm khí thải nhà kính được các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc ký ngày 11-12-1997 tại Kyoto (Nhật Bản), có hiệu lực từ ngày 16-02-2005. Nguồn: Tác giả tổng hợp. Phụ lục 12 Những doanh nghiệp nhà nước điển hình trong việc bảo vệ môi trường Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP), trong quá trình triển khai các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài là PVEP cùng với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam luôn thực hiện các giải pháp nhằm mục tiêu tiết kiệm năng lượng, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý như: Ưu tiên sử dụng các nguyên/nhiên liệu thân thiện hơn với môi trường; Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý môi trường theo chu trình khép kín; Xây dựng chương trình quản lý chất thải, quan trắc môi trường cho các dự án, nghiên cứu đầu tư và phát triển các dự án theo cơ chế phát triển sạch (CDM)... CT1TV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong, được giao quản lý và bảo vệ hơn 7.000 hecta rừng Cần Giờ, với các nhiệm vụ chính là trồng mới, chăm sóc, chống việc xâm hại tài nguyên và chiếm đất rừng... đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới đồng thời nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam, là "lá phổi" đồng thời là "quả thận" có chức năng làm sạch không khí và nước 182 thải từ các thành phố công nghiệp trong thượng nguồn sông Ðồng Nai - Sài Gòn đổ ra biển Ðông. Năm 1989, Thành phố Hồ Chí Minh giao cho CT1TV Dịch vụ Du lịch Phú Thọ quản lý khai thác khu du lịch Đầm Sen, trước năm 1975, mảnh đất thuộc Công viên Văn hoá Đầm Sen hiện nay là một khu đầm lầy hoang hoá, nhưng hiện tại khu có quy mô lớn và hiện đại, trải rộng gần 50ha, bao gồm hơn 60% diện tích là cây xanh, hoa cảnh và 20% diện tích mặt hồ, trở thành một ốc đảo xanh giữa lòng Thành Phố Hồ Chí Minh. CT1TV Cao su Dầu Tiếng, bên cạnh đóng góp về hiệu quả kinh tế thì đơn vị luôn chú ý bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý nước thải trong chế biến được đầu tư hiện đại, thông số nước thải luôn đạt tiêu chuẩn cột A. Công ty xi măng Chinfon, thực hiện tốt các giải pháp bảo vệ môi trường trong những năm qua không chỉ xuất phát từ trách nhiệm bảo vệ môi trường do luật pháp quy định mà còn xuất phát từ mục tiêu phát triển bền vững của công ty theo tiêu chí "Sản xuất kinh doanh hiệu quả gắn liền với trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ của cán bộ công nhân viên và trách nhiệm với cộng đồng, thực hiện nghĩa vụ công dân". Chính sách bảo vệ môi trường của công ty luôn được khẳng định và phổ biến rộng rãi toàn công ty về: Cam kết bảo vệ môi trường; Tuân thủ quy định của pháp luật; Toàn thể cán bộ công nhân viên cùng hợp sức thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Công ty đã sớm chủ động xây dựng và liên tục cập nhật Hệ thống quản lý Môi trường ISO 14001 từ năm 2003 cho đến nay. Với tổng diện tích nhà máy là 85.000m2, công ty đã sử dụng 20% tổng diện tích cho việc xanh hóa, cảnh quan môi trường công ty ngày càng Xanh - Sạch - Đẹp. Trong suốt những năm qua, Công ty đã luôn chấp hành luật pháp về lĩnh vực Bảo vệ môi trường và là đơn vị luôn đi đầu thành phố trong việc nộp thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường. Do đó doanh nghiệp được trao giải thưởng: "Thương hiệu xanh bền vững" (do Hội khoa học và kỹ thuật Việt nam trao tặng ngày 5/6/2008), "Công nghệ xanh" (do Bộ Công thương trao tặng ngày 24/9/2009) Nguồn: Tác giả tổng hợp. Phụ lục 13 Nợ của nhiều doanh nghiệp nhà nước do thực hiện nhiều hình thức vay Vay (ngắn hạn và dài hạn) từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng là 355.819 tỷ đồng (Đứng đầu là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (134.014 tỷ đồng); Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (42.743 tỷ đồng); Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (29.997 tỷ đồng); Tập đoàn Viettel (16.313 tỷ đồng); Vinalines (14.734 tỷ đồng)...); Phát hành trái phiếu DN là 29.852 tỷ đồng; Vay nước ngoài là 348.189 tỷ đồng. Chính vì vậy các tập đoàn, tổng công ty NN hiện có tổng số nợ phải trả lên đến 1.547.859 tỷ đồng (Chính Phủ. Số 428/BC-CP. Báo cáo về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2015, 17/10/2016.trg8) 183 Phụ lục 14 Nhiều doanh nghiệp nhà nước được bảo lãnh nhưng kinh doanh kém hiệu quả, chậm trả nợ Xi măng Hạ Long (52,21 triệu EUR), Xi măng Thái Nguyên (30,79 triệu EUR), Xi măng Sông Thao, Nhà máy Giấy Phương Nam (60,42 triệu EUR)... Tình hình nợ cho thấy sự dứt khoát với việc ưu đãi cho các DNNN vẫn chưa đúng như chủ trương của Chính phủ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ công (bao gồm nợ của DNNN, nợ của chính quyền địa phương) của Việt Nam đã chiếm 61,8% GDP. Nguồn: Tác giả tổng hợp. Phụ lục 15 Báo cáo tài chính của Kiểm toán nhà nước về quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước năm 2014 của 234 doanh nghiệp, thuộc 38 tập đoàn, tổng công ty Vinalines lỗ 3.478,48 tỷ đồng (chỉ tính riêng các công ty con của Vinalines đã âm vốn tới gần 20.000 tỷ đồng); Tổng công ty 15 lỗ 471,1 tỷ đồng, Vinaincon lỗ 131,96 tỷ đồng, Tổng công ty Mía đường II lỗ 15,18 tỷ đồng, CT1TV In Đắc Lắc lỗ 2,95 tỷ đồng. Một số tập đoàn, tổng công ty sử dụng tài sản sau đầu tư không hiệu quả, gây lãng phí vốn, thua lỗ, mua sắm, thanh lý tài sản không đúng quy định, còn nhiều đơn vị đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp Công ty Đầu tư tài chính Công đoàn Dầu khí lỗ 71,2 tỷ đồng; 7/24 Công ty do Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) đầu tư lỗ lũy kế 339,6 tỷ đồng; 6/57 Công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam lỗ 118,3 tỷ đồng Ngoài ra, hàng loạt công ty khác cũng trong tình trạng thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu nhiều năm như Công ty Xi măng Hạ Long âm vốn 1.655 tỷ đồng; CT1TV Xi măng Quang Sơn (-665,39 tỷ đồng); CT1TV Xây lắp hóa chất (-23,4 tỷ đồng); Công ty Mê Kông (-54,02 tỷ đồng); Công ty Thủy sản Đông Nam (-156,46 tỷ đồng); 3/10 công ty thuộc Cienco 5 (-53,7 tỷ đồng); Công ty Thực phẩm miền Bắc thuộc Tổng công ty Thuốc lá (-166,74 tỷ đồng); Công ty Cổ phần Tổng công ty Miền Trung (-724,72 tỷ đồng); Petro Vietnam đầu tư 800 tỷ đồng vào Ocean Bank và sau đó bị mất toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông; EVN, đến cuối năm 2014, tổng tài sản công ty mẹ đạt 576,133 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 161,190 tỷ. Hệ số nợ phải trả/vốn NN đạt 2,64 lần, tương ứng số nợ phải trả vượt 425,000 tỷ đồng. Nợ nước ngoài của EVN cũng vượt 162,000 tỷ đồng; Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, có 5 công ty con lỗ lũy kế 19,1 tỷ đồng, 6 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 54,7 tỷ đồng và 657,218 USD; Tại Hapro, có 7 công ty con lỗ lũy kế 26,9 tỷ đồng, 15 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 94,5 tỷ đồng, 3 khoản đầu tư dài hạn khác lỗ lũy kế 69,4 tỷ đồng; Vinataba - Công ty Thực phẩm Miền Bắc lỗ 1.066 tỷ đồng Nguồn: Tác giả tổng hợp. 184 Phụ lục 16 Những Vi phạm của Công ty 75 Cụ thể như việc đền bù cho Campuchia hơn 9 tỷ đồng ngoài dự toán sản xuất kinh doanh của đơn vị; tự ý quyết định vượt giá trần mua cây giống cao su hơn 12 tỷ đồng hiện vẫn chưa được thanh toán; không khảo sát thực tế trước khi ký hợp đồng mua đất tại Campuchia khiến Công ty 75 nhiều khả năng mất hơn 3,3 nghìn ha đất, tương đương 39 tỷ đồng; ký kết hợp đồng không rõ ràng với doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Phúc chế biến mủ cao su SVR10 gây nợ kéo dài, nhiều khả năng không thể thu hồi hơn 2,1 tỷ đồng... Nguồn: Tác giả tổng hợp. Phụ lục 17 Báo cáo số: 428/BC-CP của Chính phủ Về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn NN tại DN trong phạm vi toàn quốc năm 2015 (DN ANQP) Tổng Công ty 15 lỗ lũy kế lên tới 718,209 tỷ đồng; Xi măng X18 lỗ 38,5 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty Đông Bắc nợ phải thu 5.782,997 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty 36 nợ phải thu 2.727,882 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô nợ phải thu 1.759,380 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty Thái Sơn nợ phải thu 1.637,280 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng Cty Xây dựng Trường Sơn, lỗ 72,199 tỷ đồng, nợ phải thu 1.454,215 tỷ đồng; Công ty mẹ - Công ty CT1TV Ứng dụng và sản xuất nợ phải thu 593,596 tỷ đồng; Tổng công ty Xăng dầu quân đội lỗ 69,188 tỷ đồng; Công ty CT1TV 622 lỗ 16,458 tỷ đồng Nguồn: Tác giả tổng hợp. Phụ lục 18 Phân phối thu nhập bất hợp lý trong nhiều doanh nghiệp nhà nước Như tại EVN năm 2015, tập đoàn này chi khoảng 8,63 tỷ đồng trả lương cho các viên chức quản lý. Do đó mỗi lãnh đạo nhận 600 triệu/năm, trong khi mức nợ của doanh nghiệp này hiện nay khá cao. Vinalines nợ phải trả hiện tại lên tới 3.580 tỷ. Tuy nhiên, năm 2015, Tổng giám đốc có thu nhập trên 880 triệu đồng, tương ứng 73 triệu đồng/tháng. Hai Phó tổng giám đốc có thu nhập lần lượt ở mức 751,721 triệu đồng, tương ứng trên 60 triệu đồng/tháng. Công ty lương thực Miền Nam - Vinafood 2, theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ có hàng loạt những sai phạm trong quản lý điều hành, đầu tư gây thất thoát vốn, thua lỗ Trong đó đáng chú ý là công ty mẹ đã thực hiện cho vay và bảo 185 lãnh vay vốn trái quy định cho một số đơn vị với số tiền lên tới hơn 1.700 tỷ đồng. Hậu quả là Vinafood 2 phải trả nợ thay cho một số khoản của đơn vị thành viên... với tổng số lên tới khoảng 258 tỷ đồng. Số lỗ lũy kế đến cuối 2015 hơn 948 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đề xuất biểu báo cáo quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng năm 2015, dành hơn 4 tỷ đồng cho 11 lãnh đạo. Bình quân, mỗi lãnh đạo nhận 363,6 triệu đồng/người/năm. Như vậy, mỗi lãnh đạo đã nhận 30,3 triệu đồng/người/tháng. Trong khi đó năm 2015 quỹ lương 197,7 tỷ đồng dành cho 2.850 nhân viên. Bình quân, mỗi người nhận 69,4 triệu đồng/năm, tương ứng 5,78 triệu đồng/tháng. Và kế hoạch 2016 nâng lên 45 triệu đồng/người/tháng, tăng hơn 15 triệu đồng so với năm 2015. Lãnh đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn Xổ số kiến thiết Bình Thuận, Tiền Giang, hưởng lương 730 triệu đồng/năm Nguồn: Tác giả tổng hợp. Phụ lục 19 Được hưởng nhiều ưu thế, đặc quyền, đặc lợi nhưng một bộ phận doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội Trong nông nghiệp, Đảng và Chính phủ đã có những quyết sách cùng những biện pháp để cố gắng cho nông dân có được lợi nhuận 30% trong sản xuất lúa gạo, cải thiện đời sống của nông dân. Tuy nhiên đến nay mục tiêu đó không đạt được. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do DNNN thiếu trách nhiệm với nông dân. Cụ thể, hai thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) là Vinafood1 và Vinafood2 được nhiều "ưu ái", nắm lượng gạo xuất khẩu chiếm hơn 50% thị phần. Tuy nhiên, năng lực của hai Tổng công ty này còn nhiều vấn đề bất cập. Khâu xúc tiến thương mại, dự đoán thị trường, dự báo giá thầu của hai tổng công ty rất kém. Vì thiếu TNXH, vì lợi ích nhóm. Hai Tổng công ty này lại đi bỏ thầu giá gạo thấp rồi tự định giá thu mua lúa hàng hóa của nông dân với giá thấp khiến nông dân bị thiệt thòi. Hay như VFA chỉ cấp quota xuất khẩu gạo chủ yếu cho Vinafood1 và Vinafood2, trong khi một số đơn vị khác độc lập làm lại không được xuất trực tiếp. Ví dụ trường hợp của Công ty Cổ phần đầu tư Vinh Phát sản xuất gạo hữu cơ xuất khẩu qua Mỹ với giá hàng nghìn USD một tấn, lại bị VFA yêu cầu phải ủy thác, nhưng khách hàng không chịu nên mất hợp đồng. Hay Công ty Trung An ở Cần Thơ được Malaysia đặt hàng 85.000 tấn gạo, nhưng VFA giao cho họ chỉ có 35.000 tấn còn 50.000 tấn thì giao cho các công ty khác. Nhưng phần của các công ty khác thì bên Malaysia cắt hợp đồng vì khi vào kiểm tra, thẩm định họ không biết đến các doanh nghiệp đó. Cách làm thiếu trách nhiệm này đã trực tiếp trúc gánh nặng lên vai người nông dân. Nguồn: Tác giả tổng hợp. Phụ lục 20 Doanh nghiệp nhà nước làm ảnh hưởng xấu tới môi trường Như ngành khai thác than đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Để sản xuất 1 tấn than, DN cần bóc đi từ 8 đến 10 m³ đất phủ và thải từ 1 đến 3 m³ nước thải mỏ. Chỉ tính riêng năm 2006, các mỏ than của Tập đoàn Công 186 nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đã thải ra môi trường 182,6 triệu m³ đất đá, khoảng 70 triệu m³ nước thải mỏ dẫn đến một số vùng thuộc tỉnh Quảng Ninh bị ô nhiễm đến mức báo động như Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm phả Khai thác đã phá huỷ hàng trăm km2 rừng, tạo ra xói mòn, bồi lấp ở các sông suối và làm ô nhiễm Vịnh Hạ Long. Một số mỏ than còn sử dụng công nghệ khai thác lạc hậu, thiếu chương trình khoa học tổng thể để xác định sự cần thiết về tăng trưởng công suất cho phù hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường. Do đó, môi trường đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những tác động xấu, nước bị ô nhiễm nặng bởi chất thải rắn lơ lửng, vi trùng và bụi trong không khí v.v Nguồn: Tác giả tổng hợp. Phụ lục 21 Nhiều doanh nghiệp nhà nước vì lợi ích đã phá rừng, xả thải ra môi trường không qua xử lý CT1TV lâm nghiệp Gia Nghĩa trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, được giao hơn 22.000ha rừng tự nhiên trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa và huyện Đắk G’long để quản lý, sản xuất kinh doanh. Nhưng, tính từ năm 2009 đến nay, đã có 2.218ha bị chặt phá, biến thành trang trại, đất nông nghiệp. Công ty Than Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) với hành vi phá 7.812m2 rừng phòng hộ tại khu 6, tiểu khu 62 rừng phòng hộ hồ Yên Lập, thuộc xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ. CT1TV Lâm nghiệp Sơn Ðộng (Công ty Lâm nghiệp Sơn Động) lợi dụng việc được giao thực hiện dự án cải tạo rừng tự nhiên để nhập nhèm phá, bán hơn 20ha rừng trên địa bàn xã Bồng Am - Sơn Ðộng (Bắc Giang). CT1TV Lâm trường Cư M’Lanh (Công ty Lâm nghiệp Cư M’Lanh), huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk được tỉnh giao bảo vệ, quản lý 14.700 ha đất rừng. Thế nhưng công ty đã để cho hàng trăm hộ dân di cư tự do vào lấn chiếm dựng nhà, lập làng giữa rừng, để các hộ dân tự do sang nhượng hàng ngàn héc ta đất rừng mà không có biện pháp xử lý. Không chỉ để mất rừng, công ty này còn đầu tư nhiều dự án không mang lại hiệu quả gây thất thoát hàng tỷ đồng. CT1TV Lâm nghiệp Trà Tân tỉnh Quảng Nam, đã xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng làm mất rừng, mất đất và cả vốn của NN Công ty Môi trường đô thị thành phố Hạ Long xả nước thải trực tiếp ra vịnh Hạ Long. Xử lý rác thải không đúng quy trình gây gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. CT1TV xử lý và chế biến chất thải Phú Thọ (tỉnh Phú Thọ) đã nhiều lần bị các ngành chức năng của tỉnh Phú Thọ xử phạt hành chính vì gây ô nhiễm môi trường, những biểu hiện bất minh khi thuê vận chuyển chất thải độc hại (bụi lò thép). CT1TV Phát triển nhà và Công trình đô thị thành phố Tuy Hòa - Phú Yên đã xả thải trực tiếp ra môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của hàng chục hộ dân. Nhà máy đạm Phú Mỹ, thuộc Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí, khu công nghiệp Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bị phạt 128,5 triệu đồng, do xả thải không qua xử lý ra môi trường. Nguồn: Tác giả tổng hợp. 187 Phụ lục 22 Còn nhiều DNNN vẫn đầu tư không đúng quy định, chưa thực hiện nghiêm việc thoái vốn theo chủ trương của Chính phủ Tập đoàn Petrolimex đã đầu tư tài chính ngoài ngành với tổng số tiền trên 2.255 tỉ đồng, Tổng công ty Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là 791 tỷ đồng Tính đến cuối năm 2015 còn hơn 17.000 tỷ đồng chưa thoái lại, nhưng lại có 8.000 tỷ đồng đầu tư tăng thêm. 8 tháng năm 2016, các DN mới thoái vốn đầu tư ngoài ngành được 2.921 tỷ đồng. Như vậy, số vốn đầu tư ngoài ngành của các DNNN cần phải thoái trong thời gian tới vẫn rất lớn. Nguồn: Tác giả tổng hợp. Phụ lục 23 Trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu của nhiều doanh nghiệp nhà nước Ngành khai thác Than, mặc dù được xác định là một trong những ngành đóng góp tích cực vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng tối đa nhu cầu than phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngày 04/12/2008, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 159/2008/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn 2025". Nhưng nhìn chung, cho đến nay trình độ công nghệ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam còn đang ở mức độ thấp và trung bình so với các nước trên thế giới . Ngành sản xuất xi măng, phần lớn các DN vẫn sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu (công nghệ sản xuất từ lò đứng, lò quay có công suất nhỏ, công nghệ Trung Quốc ). Hệ lụy như: phụ thuộc nhiên liệu, chi phí sản xuất tăng (nhiên liệu và năng lượng chiếm 45-50%. Trong khi đó cơ cấu này ở các nước trong khu vực khoảng 30-35%), chất lượng sản phẩm không đảm bảo, sức cạnh tranh thấp, sử dụng không hiệu quả tài nguyên, ô nhiễm môi trường Ngành Đường sắt Việt Nam đang trong tình trạng lạc hậu so với thế giới, hầu như đường sắt hiện nay đều do Pháp để lại. Đường đơn khổ 1m, đầu máy diezen tốc độ trung bình thấp, công nghệ điều hành thủ công, lạc hậu, mạng lưới thiếu kết nối, hầu như không kết nối với các đầu mối giao thông, cảng biển, sân bay, khu kinh tế. Năng lực kinh doanh yếu, tư duy bao cấp, chất lượng dịch vụ kém, doanh thu sản lượng và thị phần vận chuyển ngành đường sắt suy giảm nghiêm trọng. Do đó, thị phần vận tải đường sắt chỉ chiếm 0,7% trong khi vận tải đường bộ chiếm 62%, hành khách lại chọn loại hình đường sắt thấp, chiếm 0,4% tổng số hành khách, khoảng 11 triệu người/năm . Trong nông nghiệp, điển hình hiện nay là Tổng công ty Lương thực miền Nam và miền Bắc đang chỉ đóng vai trò "nhà buôn" mà chưa nghĩ đến chuyện tạo thành doanh nghiệp khoa học, bao tiêu từ vùng nguyên liệu, đầu tư tiền vào vật tư, công nghệ để giải quyết đầu ra cho bài bản. Việt Nam nói nhiều về chế biến sau 188 thu hoạch nhưng cho đến nay chưa đầu tư được gì. Ví như, đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch hiện nay mới được 6% trong khi kế hoạch đề ra phải là 20%... Vì thế nên tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất lúa gạo với tỷ lệ khoảng 10%/năm, trái cây hiện nay khoảng 20% so tổng sản lượng Nguồn: Tác giả tổng hợp. Phụ lục 24 Lý do người tiêu dùng e ngại khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, yêu cầu bồi thường thiệt hại khi mua hàng hóa Khảo sát người tiêu dùng của Cục Quản lý cạnh tranh phối hợp với Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương) và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) thực hiện từ năm 2011 đến 2015 với 3.000 bản phiếu khảo sát gởi đến 12 tỉnh, thành phố lớn của cả nước thì có 56% với tư cách là người tiêu dùng đã từng bị xâm phạm quyền lợi. Nhưng có tới 44% số người được hỏi chọn phương án "im lặng và bỏ qua vụ việc"; 20% chọn phương án "yêu cầu hỗ trợ từ cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng"; 36% thực hiện việc "khiếu nại đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ". Lý do được người tham gia khảo sát đưa ra cho việc im lặng, bỏ qua vụ việc là vì giá trị tranh chấp nhỏ (38,56%); thấy thủ tục khiếu nại, khiếu kiện tới cơ quan có thẩm quyền phức tạp (22,05%); cho rằng đơn vị kinh doanh sẽ không giải quyết (15,2%); không biết đến quy định pháp luật có liên quan (11,1%); không biết đến cơ quan, tổ chức hỗ trợ giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng (41,20%) Nguồn: Tác giả tổng hợp. Phụ lục 25 Kết luận số 50-KL/TW 06 định hướng về tái cấu trúc các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước (i) Thoái vốn: "sớm chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải ngoài ngành và hoàn thành việc thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có dưới 50% vốn nhà nước", (ii) Quản trị tiên tiến: "áp dụng chế độ quản trị tiên tiến phù hợp với kinh tế thị trường và thực hiện chế độ kiểm toán, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch trên cơ sở mở rộng diện niêm yết trên thị trường chứng khoán"; (iii) Minh bạch chức năng điều tiết chính sách: "chức năng hỗ trợ điều tiết vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội của doanh nghiệp phải được đổi mới và thay thế bằng cơ chế đặt hàng của Nhà nước, được hạch toán theo cơ chế thị trường"; (iv) Kết thúc thí điểm tập đoàn: "kết thúc việc thực hiện chủ trương thí điểm tập đoàn kinh tế nhà nước; xem xét chuyển một số tập đoàn KTNN thành tổng công ty. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn phải được cơ cấu lại; được kiểm toán hằng năm; tăng cường vai trò và sự giám sát, kiểm tra của đại diện chủ sở hữu nhà nước, nhất là trong việc 189 phê duyệt điều lệ, quyết định chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh, quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; (v) Tăng trách nhiệm của các hội đồng quản trị: "nêu cao vai trò và trách nhiệm của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và ban thường vụ đảng ủy’, (vi) Thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước: "nghiên cứu hình thành tổ chức thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Trước mắt, tập trung soát xét, điều chỉnh sự phân cấp, phân công giữa Chính phủ và các bộ, ngành, chính quyền các địa phương trong việc thực hiện chức năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước cấp trên của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên mà không trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp". Nguồn: Tác giả tổng hợp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_trach_nhiem_xa_hoi_cua_cac_doanh_nghiep_nha_nuoc_o_v.pdf
  • pdfTom tat Anh.pdf
  • pdfTom tat Viet.pdf
  • pdfTrang thong tin Mai Phu Hop.pdf
Tài liệu liên quan