Luận án Triết lý hành động Hồ Chí Minh

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH YÊN NGỌC TRUNG TRIẾT LÝ HÀNH ĐỘNG HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH YÊN NGỌC TRUNG TRIẾT LÝ HÀNH ĐỘNG HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC Mã số: 62 31 02 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. BÙI ĐÌNH PHONG 2. PGS.TS. LÊ VĂN TÍCH HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các

pdf161 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Triết lý hành động Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Yên Ngọc Trung MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6 1.1. Nghiên cứu triết lý 6 1.2. Nghiên cứu triết lý Hồ Chí Minh 11 1.3. Nghiên cứu triết lý hành động Hồ Chí Minh 16 1.4. Kết quả nghiên cứu và vấn đề đặt ra cho luận án 30 Chương 2: KHÁI NIỆM, CƠ SỞ HÌNH THÀNH, BẢN CHẤT TRIẾT LÝ HÀNH ĐỘNG HỒ CHÍ MINH 33 2.1. Một số khái niệm 33 2.2. Cơ sở hình thành triết lý hành động Hồ Chí Minh 43 2.3. Bản chất triết lý hành động Hồ Chí Minh 67 Chương 3: NỘI DUNG CƠ BẢN TRIẾT LÝ HÀNH ĐỘNG HỒ CHÍ MINH 78 3.1. Triết lý về mục tiêu hành động 78 3.2. Triết lý về động lực hành động 88 3.3. Triết lý về phương pháp hành động 102 Chương 4: GIÁ TRỊ DÂN TỘC VÀ THỜI ĐẠI TRIẾT LÝ HÀNH ĐỘNG HỒ CHÍ MINH 123 4.1. Giá trị đối với sự phát triển dân tộc 123 4.2. Giá trị thời đại triết lý hành động Hồ Chí Minh 137 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Bằng hành động thực tiễn, nghiên cứu lý luận, trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ, Hồ Chí Minh đã hình thành triết lý hành động của mình từ rất sớm, trở thành chủ đề nhất quán xuyên suốt đến tận cuối đời. Cùng với tư tưởng, đạo đức, phong cách, phương pháp, triết lý hành động Hồ Chí Minh được thực hiện trên thực tế đã đem lại thắng lợi cho cách mạng Việt Nam. Những thắng lợi đã đưa nhân dân một nước nghèo nàn, lạc hậu, bị thực dân, đế quốc đô hộ trở thành người làm chủ, đất nước được độc lập, hòa bình, nhân dân được tự do, hạnh phúc. Triết lý hành động Hồ Chí Minh hình thành trước nhu cầu lựa chọn con đường cách mạng để giải phóng và phát triển dân tộc. Đi ra thế giới, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Triết lý hành động Hồ Chí Minh chỉ ra độc lập dân tộc, quyền độc lập dân tộc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và tự do, hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu hành động. Nội dung mục tiêu hành động Hồ Chí Minh là những giá trị bất biến, mục tiêu bất biến được thể hiện bằng những hành động phong phú, mạnh mẽ của Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo, thực hiện hóa các mục tiêu cách mạng. Triết lý về mục tiêu hành động Hồ Chí Minh còn nguyên giá trị, góp phần định hướng hành động cho Đảng, nhân dân ta trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Qua lăng kính chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh không chỉ chọn lọc được các giá trị triết lý của dân tộc, của phương Đông, phương Tây mà còn nhận thấy và phát triển các động lực cho hành động cách mạng. Triết lý về sức mạnh của quần chúng, vai trò của quần chúng nhân dân được quán triệt trong hành động. Dân là điểm mấu chốt, cốt lõi của mọi hành động, triết lý hành động Hồ Chí Minh. Lòng yêu nước và tinh thần yêu nước của nhân dân trong truyền thống dân tộc được Hồ Chí Minh xác định như các thứ của quý, Người bằng hành động cụ thể, thiết thực khơi dậy và phát huy các thứ của quý đó phục vụ 2 cho sự nghiệp cách mạng. Lòng yêu nước được phát huy bằng thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua, cùng tinh thần đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết dân tộc và quốc tế, tạo ra động lực hành động mạnh mẽ quyết định cho những thắng lợi cách mạng. Trong sự nghiệp cách mạng, phương pháp dân chủ, phong cách dân chủ được thực hành đã trở thành cái chìa khóa vạn năng để có thể giải quyết mọi khó khăn. Triết lý về động lực hành động thể hiện trong triết lý hành động Hồ Chí Minh có cơ sở lý luận khoa học, có kết quả thực tiễn phong phú khẳng định, đã và đang là những nội dung định hướng cho hành động của Đảng trong hoạch định chủ trương, xây dựng chính sách nhằm phát huy tốt nhất các động lực cho sự nghiệp cách mạng trong điều kiện mới của đất nước. Triết lý về phương pháp hành động Hồ Chí Minh thể hiện trong sự nghiệp cách mạng phong phú và sâu sắc. Triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” là phương pháp hành động, chỉ đạo hành động số một của Hồ Chí Minh. Quán triệt triết lý này trong hành động đảm bảo kiên định mục tiêu độc lập của dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân, đồng thời thể hiện tính linh hoạt, sáng tạo trong phương pháp hành động cụ thể nhằm hoàn thành các mục tiêu mà cách mạng đặt ra. Trước thực trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, nói không đi đôi với làm, nói một đằng, làm một nẻo,... trong đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, các triết lý về phương pháp hành động miệng nói tay làm, nêu gương trong hành động, đảng viên đi trước làng nước theo sau, đảng viên là đầu tàu gương mẫu trong triết lý hành động Hồ Chí Minh càng khẳng định giá trị mạnh mẽ của việc vận dụng, thực hành triết lý. Triết lý hành động Hồ Chí Minh về nói đi đôi với làm, nêu gương, làm gương trong hành động là một giá trị cần được phát triển, mở rộng, trở thành các tiêu chí quan trọng trong đánh giá phẩm chất đạo đức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên hiện nay. Với những kết quả đạt được trong thực tế hành động cách mạng, triết lý hành động Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển triết lý hành động có trong chủ nghĩa Mác - Lênin, phát triển triết lý hành động của dân tộc lên tầm cao mới. Nội 3 dung triết lý định hướng hành động cho Đảng, định hướng xây dựng phẩm chất, chuẩn mực hành động, chiến đấu, lao động học tập cho cán bộ, đảng viên. Đồng thời những thắng lợi của cách mạng Việt Nam, của triết lý hành động Hồ Chí Minh đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa trên thế giới. Thực hiện triết lý hành động của mình, Hồ Chí Minh cho thấy tấm gương người chiến sĩ cộng sản quốc tế trong sáng, thủy chung, khẳng định triết lý hành động nhân văn của dân tộc Việt Nam. Triết lý hành động Hồ Chí Minh, với những nội dung khoa học và sâu sắc, các giá trị của nó làm phong phú di sản Hồ Chí Minh, tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, giá trị lý luận và thực tiễn của triết lý có ý nghĩa đối với sự phát triển của dân tộc và thời đại. Vì những lý do đó tôi chọn Triết lý hành động Hồ Chí Minh làm luận án tiến sĩ với mong muốn được hiểu biết và góp phần làm sáng tỏ kho tàng di sản Hồ Chí Minh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Luận án nghiên cứu làm rõ về khái niệm, cơ sở hình thành, bản chất, nội dung cơ bản; giá trị dân tộc và thời đại triết lý hành động Hồ Chí Minh. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích, luận án giải quyết những nhiệm vụ sau đây: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra những kết quả và xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ. - Xác định khái niệm; cơ sở hình thành triết lý hành động Hồ Chí Minh. - Phân tích nội dung, xác định bản chất triết lý hành động Hồ Chí Minh. - Đánh giá giá trị dân tộc và thời đại triết lý hành động Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Triết lý hành động Hồ Chí Minh bao gồm các khía cạnh cơ sở hình thành, nội dung, bản chất, giá trị dân tộc và thời đại của triết lý. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu Dưới góc độ Hồ Chí Minh học, về tư liệu, luận án phân tích hành động, việc làm, bài viết, bài nói, chỉ đạo thực tiễn của Hồ Chí Minh; về nội dung là những quan điểm, hành động thực tiễn; về thời gian chủ yếu từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến năm 1969, để làm rõ nội dung, giá trị của triết lý. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận án là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con đường, mục tiêu, động lực, phương pháp hành động cách mạng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp cụ thể như: phương pháp logic và phương pháp lịch sử trong phân tích, đánh giá các sự kiện, hành động của Hồ Chí Minh; sử dụng phương pháp trừu tượng hóa và khái quát hóa để làm rõ triết lý hành động Hồ Chí Minh biểu đạt trên các lĩnh vực, đồng thời sử dụng một số phương pháp cụ thể khác như phân tích, so sánh, tổng hợp, để hoàn thành mục đích luận án đặt ra. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 5.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài góp phần làm rõ khái niệm, xác định bản chất triết lý hành động Hồ Chí Minh. - Đề tài làm rõ cơ sở hình thành, nội dung triết lý hành động Hồ Chí Minh. - Xác định giá trị dân tộc và thời đại của triết lý hành động Hồ Chí Minh; góp phần khẳng định tính toàn diện của di sản Hồ Chí Minh. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài góp phần là cơ sở khoa học định hướng hành động cho các chủ thể lãnh đạo tiến trình cách mạng, đảm bảo sự thống nhất, xuyên suốt trong mọi hành động. Định hướng xây dựng mục tiêu hành động, lựa chọn phương pháp hành động, xác định động lực và phát huy động lực cách mạng. Triết lý góp phần làm căn cứ khoa học trong xây dựng, 5 cũng như đánh giá đội ngũ cán bộ, đảng viên. Góp phần truyền cảm hứng hành động đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, hình thành nên một đội ngũ cán bộ, đảng viên có tâm, có đức, có tài trong xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án góp phần gia tăng tri thức về khoa học chính trị nói chung, Hồ Chí Minh học nói riêng và là cơ sở lý luận để khai thác tốt hơn di sản Hồ Chí Minh vào quá trình phát triển xã hội. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập trong các chuyên ngành của khoa học chính trị như: Hồ Chí Minh học, chính trị học, xây dựng Đảng cũng như vận dụng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương, 12 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. NGHIÊN CỨU TRIẾT LÝ Triết lý là khái niệm có lịch sử ra đời sớm và được bàn luận nhiều trong các công trình nghiên cứu liên quan đến nhân sinh quan, thế giới quan. Nhưng cho đến nay, chưa có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu triết lý. Khái niệm triết lý chỉ được luận bàn trong mối quan hệ với triết học hoặc minh triết, cũng có thể được bàn đến trong các nghiên cứu liên quan đến một số triết lý cụ thể như: triết lý phát triển, triết lý giáo dục, triết lý nhân sinh, Trong những công trình này, các tác giả bước đầu đưa ra khái niệm triết lý, đặc điểm nhận biết, phân biệt giữa triết lý, triết học hay minh triết. Mặc dù còn có những quan điểm chưa thống nhất về vị trí của triết lý trong mối quan hệ với minh triết, triết học nhưng cơ bản các nhà nghiên cứu dần đi đến sự thống nhất về đặc điểm, nội dung, bản chất để xác định vị trí của các khái niệm này trong mối quan hệ với nhau. Nghiên cứu khái niệm triết lý, có thể kể đến Những dị biệt giữa hai nền triết lý Đông Tây [11] của Kim Định. Trong tiểu luận này, tác giả so sánh cả ba khái niệm triết lý, minh triết và triết học. Qua nghiên cứu, ông cho rằng triết lý và minh triết giống nhau ở đối tượng, cả hai lấy cứu cánh con người làm trọng tâm suy nghĩ, lấy sự thực hiện đến rốt ráo cái tính bản nhiên của con người làm mục tiêu. Triết lý và minh triết khác nhau ở phương pháp, minh triết nhìn thẳng trực nghiệm không đưa ra lý sự biện chứng, bàn giải như triết lý. Ông đi đến kết luận, xét về nội tại triết lý thấp hơn minh triết, nhưng lại có giá trị hơn minh triết ở chỗ nó gần với quảng đại quần chúng nhân dân, phần nào giúp quần chúng nhân dân hiểu được minh triết. So sánh triết lý và triết học, tác giả nhận định triết học khác triết lý ở ba điểm: Thứ nhất, triết học không lấy con người mà lấy thiên nhiên sự vật làm trung tâm suy tư. Thứ hai, triết học theo lối khoa học phê phán và phân tích cố gắng tìm ra những ý niệm độc đáo và tích lũy sự kiện để kết thành những hệ thống mạch lạc chặt chẽ. Về mục tiêu, triết học lấy tri thức làm cùng đích, vì thế nó không nhằm 7 thực hiện vào bản thân như triết lý mà nhằm tìm biết sự khách quan. Thứ ba, phương Đông thiên về minh triết và triết lý còn phương Tây thiên về triết học. Như vậy, trong Tiểu luận nghiên cứu Những dị biệt giữa hai nền triết lý Đông Tây, tác giả không xác định các khái niệm triết học, triết lý, minh triết mà là đưa ra các đặc điểm để phân biệt các khái niệm này. Cuốn Triết lý phát triển ở Việt Nam mấy vấn đề cốt yếu [74], một công trình nghiên cứu của nhiều học giả về phát triển xã hội. Cuốn sách trình bày khái niệm triết học, triết lý và phân tích mối quan hệ về bản chất giữa hai khái niệm. Trong sách, các tác giả trích dẫn quan điểm của Trần Văn Giàu cho rằng, triết học và triết lý không giống nhau, “triết học chủ yếu là lý luận về nhận thức Còn triết lý chủ yếu hướng về đạo lý; hướng về đạo lý, chứ không chỉ là đạo lý” [74, tr.20-21]. Triết lý chủ yếu đặt vấn đề tốt hay xấu, nên hay không nên chứ không đặt vấn đề đúng hay sai, phải hay không phải. Giữa hai loại vấn đề ấy tuy có quan hệ với nhau, nhưng có khác nhau. Quan hệ với nhau của hai vấn đề có thể hiểu đều là những nội dung của tư tưởng, nhưng phạm trù và nội dung cần tìm hiểu của mỗi vấn đề là khác nhau. Trên cùng mạch luận giải vấn đề, các tác giả trích dẫn quan điểm của Vũ Khiêu, “Triết lý là triết học khiêm tốn nói về mình. Triết lý không thể hiện tầm khái quát vũ trụ quan và nhân sinh quan mà thể hiện ý nghĩ và hành vi có ý nghĩa chỉ đạo cuộc sống con người” [74, tr.21]. Như vậy, triết lý cũng giống như triết học, đều đề cập những vấn đề thuộc phạm trù tư tưởng, nhưng triết lý ở mức độ khiêm tốn hơn triết học về tầm khái quát. Quan điểm này phản ánh sự thâm trầm nhưng hết sức sâu sắc, ý nghĩa của triết lý. Không thể hiện là một hệ thống như triết học nhưng chứa đựng những giá trị quan trọng, cốt lõi của tư tưởng, của đạo lý, trực tiếp chỉ đạo cuộc sống của con người. Cũng bàn về vấn đề này, Hoàng Trinh cho rằng, Triết lý là những nguyên lý đầu tiên, những ý tưởng cơ bản được dùng làm nền tảng cho sự tìm tòi và suy lý của con người về cội nguồn, bản chất và các hình thái tự nhiên, xã hội và bản thân, làm phương châm 8 cho sự xử thế và xử sự của con người trong các hành động sống hàng ngày, Có những dân tộc đã có những triết lý từ lâu mặc dầu chưa có triết học với hệ thống các khái niệm của nó [93, tr.8]. Như vậy, Hoàng Trinh cùng quan điểm với Vũ Khiêu khi cho rằng triết lý là những ý tưởng cơ bản, nền tảng cho sự tìm tòi. Quan điểm này có điểm tương đồng với quan điểm triết lý là triết học khiêm tốn nói về mình. Tuy nhiên, ở đây ông lại quan niệm đó là những nguyên lý đầu tiên, cơ bản, nền tảng cho sự tìm tòi và suy lý. Và đi đến khẳng định có những dân tộc có triết lý từ lâu mặc dù chưa có triết học. Từ quan điểm của các giáo sư, cùng với sự phân tích, ví dụ minh chứng cụ thể để so sánh sự khác biệt giữa triết học và triết lý, các tác giả của cuốn sách đi đến nhận định và đưa ra một cách hiểu khác về triết lý. Các tác giả không hướng tới việc đánh giá triết học và triết lý cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào cao hơn cái nào mà chỉ đánh giá về tính hệ thống, mức độ khái quát của các khái niệm. Trong quan niệm của các tác giả, triết lý ở khía cạnh là những kết luận được rút ra, suy ra từ một triết thuyết, một hệ thống các nguyên lý triết học nhất định, như vậy, triết lý cô đọng hơn triết học. Chính đặc điểm này của triết lý tạo nên cảm quan về sự rời rạc của những nội dung triết lý. Khó có thể thấy tính hệ thống khi mỗi nội dung được cô đọng theo một cách và ở mức sâu sắc nhất có thể. Các tác giả còn chỉ ra triết lý là những kết luận được rút ra, triết lý còn là những tư tưởng, những quan niệm, “là kết quả của sự suy ngẫm, chiêm nghiệm và đúc kết thành những quan điểm, luận điểm, phương châm cơ bản và cốt lõi nhất về cuộc sống cũng như về những hoạt động thực tiễn rất đa dạng của con người trong xã hội” [74, tr.31]. Đưa đến một cách hiểu về triết lý như vậy, cũng cho thấy sự phù hợp trong quá trình phát triển của triết học và triết lý. Rõ ràng, khi các trường phái triết học đã phát triển, được phổ biến sâu rộng nhưng không làm hạn chế hay đánh mất cơ hội ra đời của triết lý, các triết lý vẫn tiếp tục được đúc kết, ra đời và phát huy những giá trị của nó trong đời sống xã hội. Và nó thể hiện rõ nghiên cứu triết học hay triết lý thì đều trên cùng một cấp độ là nghiên 9 cứu tư tưởng, chỉ khác ở góc độ triết học và triết lý hướng đến cái gì, hình thành như thế nào trên cùng một chủ thể tư tưởng. Bài viết Mấy suy nghĩ về triết học và triết lý [83] của Hồ Sỹ Quý chứa đựng những suy nghĩ, nghiền ngẫm có chiều sâu về mối quan hệ giữa triết học và triết lý. Hồ Sỹ Quý đồng quan điểm với Trần Văn Giàu khi cho rằng triết lý và triết học là hai khái niệm khác nhau. Nhưng trong bài viết, Hồ Sỹ Quý quan niệm “nếu có thể đem so sánh với triết học thì triết lý luôn luôn ở trình độ thấp hơn về tính hệ thống, độ toàn vẹn và khả năng nhất quán trong việc giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy” [83, tr.57]. Quan điểm này thống nhất với quan điểm của các nhà nghiên cứu khác khi so sánh về tính hệ thống, đặc điểm hình thức của triết học và triết lý. Tuy nhiên, khi chỉ ra trong “đa số các trường hợp, triết lý thường thiếu chặt chẽ hơn, phiến diện hơn và có nhiều khả năng chứa đựng mâu thuẫn hơn so với triết học” [83, tr.57], thì đã cho thấy một cách đánh giá vừa có sự thống nhất vừa có sự khác biệt với quan điểm triết lý là triết học khiêm tốn nói về mình của Vũ Khiêu, hay triết lý là những nguyên lý đầu tiên, những ý tưởng cơ bản của Hoàng Trinh. Về mặt hình thức thể hiện triết lý, Hồ Sỹ Quý cũng cho rằng “triết lý có thể và nên được hiểu là những tư tưởng, quan điểm hay quan niệm, mang tính khái quát cao; được phản ánh một cách cô đúc dưới dạng các mệnh đề hoặc các cách phán đoán thường là trau chuốt về mặt ngữ pháp” [83, tr.57] và nó cũng có giá trị định hướng cho hoạt động của con người trong đời sống xã hội về mặt thế giới quan, phương pháp luận hoặc nhân sinh quan. Quan điểm này hoàn toàn đồng nhất với quan điểm của các nhà khoa học khi nghiên cứu về triết lý. Trong sách Triết lý phát triển Hồ Chí Minh - giá trị lý luận và thực tiễn [2] do Phạm Ngọc Anh chủ biên, các tác giả phân tích, lý giải rõ hơn về mối quan hệ giữa triết học và triết lý. Về mặt hình thức thể hiện, giá trị của triết lý, các tác giả đồng quan điểm với nhận định trong các nghiên cứu trước đó của các nhà khoa học. Trên cơ sở nhận định của các nhà nghiên cứu, các tác giả vừa bổ sung và hệ thống các đánh giá, đưa ra nhận định về triết lý, triết học. Các tác giả nhận định, 10 Triết lý là kết quả của sự kết tinh trên cơ sở những nguyên lý triết học, hay cơ sở thực tiễn của con người, được thể hiện dưới dạng những luận điểm, những mệnh đề, những tư tưởng được coi là cốt lõi nhất về cuộc sống, về con người và về xã hội, được nhiều người thừa nhận, coi đó là nguyên tắc xử thế, phương châm sống và hành động [2, tr.27-28]. Điểm khác trong quan điểm của các tác giả so với các nhà nghiên cứu trước đó khi khẳng định triết lý là kết quả của sự kết tinh trên cơ sở những nguyên lý triết học rõ ràng, dứt khoát. Đây là cách một số triết lý được hình thành sau khi khoa học triết học đã ra đời và được biết đến rộng rãi. Quan điểm này có hơi hướng từ những quan điểm của các nhà nghiên cứu trước triết lý là triết học khiêm tốn nói về mình, hay triết lý là những nguyên lý đầu tiên, những ý tưởng cơ bản nhưng chưa khẳng định rõ. Trong sách Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam [21] của Phạm Minh Hạc, nhắc đến ba khái niệm triết học, triết lý, minh triết. Cả ba khái niệm được dẫn theo các cuốn từ điển. Tác giả không đi sâu tìm chỗ giống nhau và điểm khác biệt mà dẫn người đọc hiểu đại thể triết lý là triết học đã được vận dụng vào một trường hợp cụ thể, gắn với cuộc sống thực ở một cấp độ nào đó, trong một phạm vi nào đó. Hay sách, Văn hóa và triết lý phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh [50], các tác giả hiểu về triết lý theo quan điểm nêu trong Từ điển tiếng Việt [77] do Hoàng Phê chủ biên, Triết lý là lý luận về triết học hoặc là quan niệm chung của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội. Tóm lại, nghiên cứu về triết lý không nhiều, một số công trình nghiên cứu có bàn đến triết lý chỉ nhằm thống nhất nhận thức về triết lý, làm cơ sở nghiên cứu nội dung một triết lý cụ thể. Tổng quan tình hình nghiên cứu triết lý cho thấy nhận thức về khái niệm, đặc điểm nhận biết trong mối quan hệ với triết học của các nhà nghiên cứu là tương đối thống nhất. Các nghiên cứu cũng cho thấy điểm chưa thống nhất trong nhận định về triết lý, nhưng các điểm đó không mâu thuẫn mà chỉ thể hiện khía cạnh quan sát khác nhau. Đặc biệt, các nghiên cứu luôn đặt triết lý trong mối quan hệ với triết học, so sánh, phân biệt các khái niệm, cũng như 11 quan hệ bổ sung cho nhau của các khái niệm. Các công trình nghiên cứu về sau có kế thừa và bổ sung cho các công trình công bố trước đó, ngày càng làm sáng rõ mối quan hệ hay cách hiểu về mối quan hệ giữa triết học và triết lý. Dựa vào tổng quan nghiên cứu triết lý, tác giả luận án có thêm cơ sở để xác định rõ khái niệm, bản chất của triết lý hành động Hồ Chí Minh, hoàn thành mục tiêu luận án đặt ra. 1.2. NGHIÊN CỨU TRIẾT LÝ HỒ CHÍ MINH Trước những vấn đề đặt ra trong phát triển xã hội, trong nghiên cứu di sản Hồ Chí Minh, nghiên cứu triết lý Hồ Chí Minh thời gian gần đây được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tần suất xuất hiện các khái niệm triết lý, triết lý phát triển trên các sách, báo, tạp chí, phương tiện truyền thông ngày càng nhiều. Lựa chọn cho mình một triết lý phát triển không chỉ đặt ở cấp độ quốc gia mà còn là vấn đề của từng địa phương, vùng miền, từng doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, Tuy nhiên, các công trình chuyên biệt nghiên cứu triết lý Hồ Chí Minh không nhiều. Triết lý Hồ Chí Minh, cách thức tiếp cận triết lý được đề cập sớm trong các công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh của Trần Văn Giàu. Trong sách Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh [19], Trần Văn Giàu không bàn về triết lý Hồ Chí Minh nhưng đưa ra một gợi ý hết sức quan trọng cho nghiên cứu triết lý Hồ Chí Minh. Đó là, “Đạo đức học Hồ Chí Minh là một bộ phận lớn của triết lý Hồ Chí Minh” [19, tr.164]. Bộ phận lớn ấy chính là, “Tận tụy quên mình, vì đời, vì người, vì nước, vì dân, và suốt đời như vậy đó chỉ có thể là nhân cách của một bậc thánh, một nhà hiền triết hành động” [19, tr.170]. Trong sách Vĩ đại một con người [20], Trần Văn Giàu “xem việc lấy hành động mà xét tư tưởng, như là một phương pháp để nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Mà đó cũng là phương pháp của Nguyễn Ái Quốc sẽ dùng để đi tìm tư tưởng đích thực của một người hay một tổ chức” [20, tr.226]. Tuy nhiên, để lấy hành động mà xét tư tưởng có những trở ngại nhất định, vì thế: Thực ra thì vẫn căn cứ vào tư liệu viết, nhưng khi cần phải theo phương châm xưa “ý tại ngôn ngoại” mới tiếp cận nổi những chỗ thâm thúy nhất của tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh. Lại phải xem toàn 12 bộ cuộc đời hoạt động trước sau như một của Cụ Hồ như là kho tư tưởng triết học phong phú nhất [20, tr.284]. Đây là chỉ dẫn hết sức quý báu trong nghiên cứu triết lý Hồ Chí Minh, đặc biệt nghiên cứu triết lý hành động Hồ Chí Minh. Trần Văn Giàu thêm một gợi ý khi nghiên cứu triết lý Hồ Chí Minh, Cụ Hồ là mácxít, thế giới quan của Cụ là duy vật biện chứng. Nhưng chủ nghĩa Mác chưa hề cấm cản người mácxít uyên bác đóng góp tư tưởng triết lý vào vũ trụ quan mácxít làm cho nó phong phú thêm lên. Một chiến sĩ cách mạng Đông phương sao lại không thể, trong lúc mình là mácxít hay chính vì mình là mácxít có kế thừa và làm cho duy vật biện chứng càng có tác dụng tích cực trong nhận thức luận và hành động thực tiễn ở Đông phương [20, tr.285]. Nhận định này lý giải điều đặc biệt, Hồ Chí Minh không có công trình đồ sộ bàn về triết học nhưng về mặt nào đó triết lý Hồ Chí Minh thực tiễn hơn triết học. Thấy rõ Hồ Chí Minh là nhà triết học hành động, Người chỉ thâu nạp những gì cần thiết, hữu ích cho cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân. Đây là những định hướng quan trọng cho nghiên cứu triết lý Hồ Chí Minh. Triết lý phát triển xã hội Hồ Chí Minh không là trọng tâm nghiên cứu trong cuốn Triết lý phát triển ở Việt Nam - mấy vấn đề cốt yếu [74] do Phạm Xuân Nam chủ biên, nhưng sách có một chương bàn về Triết lý phát triển xã hội của Hồ Chí Minh. Các tác giả khẳng định, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ ra cơ sở khoa học để xác định, xây dựng triết lý phát triển cho đất nước. Phải lấy triết lý phát triển đó làm “một trong những công cụ định hướng hành động quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” [74, tr.41-42]. Từ việc nhận định nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở khoa học để xác định, xây dựng triết lý phát triển đất nước, các tác giả tiến đến bàn về triết lý Hồ Chí Minh. Các tác giả khẳng định, “Triết lý Hồ 13 Chí Minh nặng về những chiêm nghiệm làm người và ở đời những quan niệm gắn liền với cách sống, lối sống, với hành vi và phẩm chất của hành vi, với hoạt động cách mạng giải phóng con người và giải phóng dân tộc” [74, tr.463]. Nhận định này, cùng quan niệm về triết lý Hồ Chí Minh của các nhà nghiên cứu ở các công trình khác. Trong sách, các tác giả đồng tình với Trần Văn Giàu trong quan điểm triết lý Hồ Chí Minh mang thế giới quan triết học mácxít, bổ sung làm phong phú triết học mácxít. Các tác giả chỉ ra, “điều vừa nói không cản trở việc tiếp thu, vận dụng và phát triển phong cách duy lý của các trường phái tư tưởng phương Tây cũng như tinh hoa của các trường phái tư tưởng mà Hồ Chí Minh đã từng lĩnh hội” [74, tr.463]. Đây cũng là quan niệm có sự thống nhất với một số nhà nghiên cứu khác. Trong sách Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh [3], Hoàng Chí Bảo không luận bàn về một triết lý cụ thể của Hồ Chí Minh, nhưng đề cập đến tên gọi của nhiều triết lý: triết lý nhân sinh, triết lý thân dân, triết lý sống, triết lý hành động, triết lý hạnh phúc, triết lý phát triển, triết lý giáo dục, triết lý đạo đức, và nhận định về triết lý Hồ Chí Minh, đó là triết lý về lẽ sống ở đời và đạo làm người, triết lý đó có nền tảng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng và nhân sinh quan cách mạng. Tác giả khẳng định, “Đó là triết lý hành động chủ động, tích cực và sáng tạo để thực hiện khát vọng giải phóng con người, phát triển xã hội nhằm đạt tới những giá trị đích thực của cuộc sống: Độc lập, Tự do và Hạnh phúc” [3, tr.177]. Mục tiêu Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, nhưng nội dung sách không chỉ là nét phác thảo cơ bản về một số triết lý Hồ Chí Minh mà còn sử dụng một số khái niệm như: triết học hành động; triết học chính trị thực tiễn; triết học nhân sinh và cách mạng, đồng thời nhận định: Triết học mang hình hài, sắc thái, diện mạo của những triết lý Hồ Chí Minh, nó chính là linh hồn của Hồ Chí Minh học - triết học để hành động và phát triển, triết lý nhân sinh quy tụ ở chữ Dân, nó hướng tới Đạo đức Thân Dân và Chính Tâm, nó trở thành lẽ sống và đạo lý ở đời và làm người [3, tr.304]. 14 Việc đưa các khái niệm, đặt ra yêu cầu giải quyết, làm rõ mối quan hệ giữa triết học và triết lý trong nghiên cứu triết lý Hồ Chí Minh theo xu hướng triết học làm nền tảng hình thành triết lý của Hoàng Chí Bảo trùng với quan điểm Trần Nhâm trong sách: Hồ Chí Minh nhà tư tưởng thiên tài [76]. Trong sách này, Trần Nhâm nhận định, Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng lớn, nhà tư tưởng thiên tài, mà “là nhà tư tưởng, không thể không lấy tư tưởng triết học làm điểm xuất phát cho hệ thống lý luận của mình. Hệ tư tưởng với tư duy triết học của một nhà tư tưởng gắn với nhau như hình với bóng. Không có nhà tư tưởng nào lại không có hệ tư tưởng triết học của riêng mình” [76, tr.470]. Với những nhận định về mối quan hệ giữa triết học và triết lý ở Hồ Chí Minh, cho thấy Hồ Chí Minh khá đặc biệt khi nắm hệ thống quan điểm, hệ tư tưởng triết học của mình - triết học mácxít, nhưng không trình bày các quan điểm tư tưởng của mình thiên về cách mà các nhà triết học làm. Hồ Chí Minh thể hiện hầu hết các quan điểm, tư tưởng phong phú và toàn diện dưới hình hài, màu sắc, diện mạo của triết lý. Đây cũng chính là điều tạo nên sự gần gũi, dễ hiểu, tính khoa học và sâu sắc của triết lý Hồ Chí Minh, cũng như phản ánh đặc điểm hình thành triết lý. Nghiên cứu triết lý Hồ Chí Minh đáng kể nhất có hai công trình: Triết lý “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh [25] của Nguyễn Hùng Hậu; Triết lý phát triển Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn [2] của Phạm Ngọc Anh chủ biên được xuất bản. Sách Triết lý “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh [25], tác giả khẳng định “dĩ bất biến, ứng vạn biến” là đỉnh cao phương pháp hành động Hồ Chí Minh. Tác giả tập trung nghiên cứu làm rõ cái bất biến trong tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ ra là độc lập của dân tộc, tự do, hạnh phúc, dân chủ cho nhân dân. Mọi sự vạn biến trong hành động, chỉ đạo cách mạng của Hồ Chí Minh suốt cuộc đời xoay quanh cái bất biến xác định. Tác giả cho thấy sự vạn biến trong hành động, chỉ đạo của Hồ Chí Minh không phải là những thay đổi giản đơn mà nó chứa đựng sự sâu sắc của tri thức, kinh nghiệm và vốn sống. Tìm hiểu cụ thể từng sự kiện, từng hành động thấy rõ nó mang tính nghệ thuật, thể 15 hiện rõ sự thâu thái tinh hoa văn hóa, nắm chắc thời cuộc và vạn biến - thay đổi để giàn...iển xã hội, đặc biệt là linh hồn của triết lý phát triển đó - kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội nhằm phát triển theo hướng nhân văn, phát triển bền vững - chính là quan điểm phát triển khoa học, đúng đắn và tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại ngày nay [74, tr.124]. Trong sách, Triết lý phát triển Hồ Chí Minh giá trị lý luận và thực tiễn, các tác giả khẳng định: “Triết lý phát triển Hồ Chí Minh - cơ sở lý luận xác lập và hoàn thiện triết lý phát triển Việt Nam hiện đại” [2, tr.226]. Những cơ sở lý luận được các tác giả chỉ ra trước đó trong nội dung triết lý phát triển Hồ Chí Minh là lý luận về mục tiêu trên ba phương diện cơ bản: phương diện vật chất - kinh tế; phương diện chính trị; phương diện văn hóa - xã hội và con đường phát triển Việt Nam: xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Lý luận về mô thức phát triển đất nước, giữa phát triển đồng đều, toàn diện các mặt đời sống của xã hội Việt Nam với xử lý mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong phát triển, cũng như mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế trong triết lý phát triển Hồ Chí Minh. Đây là những nội dung, giá trị nổi bật của triết lý phát triển Hồ Chí Minh được các tác giả chỉ ra phương hướng vận dụng trong điều kiện phát triển hiện nay của đất nước. Tác giả luận án tổng quan một số công trình đánh giá về giá trị triết lý Hồ Chí Minh nhằm có cơ sở, cũng như cách tiếp cận khi đánh giá triết lý hành động Hồ Chí Minh về giá trị đối với dân tộc và thời đại của triết lý này. Tóm lại, nghiên cứu triết lý hành động Hồ Chí Minh chưa nhiều, các nghiên cứu có đề cập triết lý hành động Hồ Chí Minh còn ở mức độ là những nét vẽ đầu tiên chưa hoàn thiện. Trong các công trình nghiên cứu triết lý Hồ Chí Minh, các tác giả có sự kế thừa kết quả của những công trình nghiên cứu trước đó, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu làm rõ triết lý hành động Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ đặt ra trong nghiên cứu Triết lý hành động Hồ Chí Minh là tiếp tục làm rõ cơ sở hình thành, chỉ ra bản chất, nội dung cơ bản, giá trị và ý nghĩa thời đại của triết lý. 30 1.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO LUẬN ÁN 1.4.1. Kết quả các công trình nghiên cứu đạt được Qua tìm hiểu, đánh giá kết quả nghiên cứu của những công trình được công bố có đề cập đến triết lý, triết lý Hồ Chí Minh, triết lý hành động Hồ Chí Minh, tác giả luận án nhận thấy các công trình nghiên cứu đã đề cập những vấn đề sau: Thứ nhất, qua các công trình, các tác giả cơ bản thống nhất khái niệm triết lý, triết lý Hồ Chí Minh, triết lý phát triển Hồ Chí Minh. Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa triết học và triết lý Hồ Chí Minh, mối quan hệ giữa triết lý hành động Hồ Chí Minh với các triết lý khác của Hồ Chí Minh. Không trình bày cụ thể, nhưng các công trình đều đánh giá mối quan hệ giữa triết lý, triết học hay các triết lý với nhau trên cùng một cấp độ là nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Thứ hai, các nhà nghiên cứu khẳng định Hồ Chí Minh có nhiều triết lý như triết lý phát triển, triết lý về dân, triết lý nhân sinh, triết lý đạo đức, triết lý giáo dục, và khẳng định có triết lý hành động Hồ Chí Minh. Ở Hồ Chí Minh, triết lý về mọi vấn đề được thể hiện bằng hành động cụ thể, hình thành nên triết lý hành động, thông qua triết lý hành động Hồ Chí Minh để biểu đạt cho các triết lý khác. Triết lý hành động Hồ Chí Minh hòa quyện trong các triết lý khác. Thứ ba, các nhà nghiên cứu nhận định triết học Mác - Lênin là nền tảng cơ bản hình thành triết lý Hồ Chí Minh. Các nhà nghiên cứu thống nhất, Hồ Chí Minh là nhà triết học thực hành. Người vận dụng các nguyên lý, quy luật, các cặp phạm trù triết học Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam theo cách người Việt Nam, người phương Đông, thực hiện cải tạo và phát triển xã hội theo đúng tinh thần Mác - Lênin, hình thành nên triết lý hành động Hồ Chí Minh. Thứ tư, các công trình nghiên cứu khẳng định có triết lý hành động Hồ Chí Minh, nêu ra một số khía cạnh nội dung, biểu hiện của hình thức, mối quan hệ của triết lý hành động với các phạm trù đạo đức, nhân văn, hay mối quan hệ giữa triết lý hành động với triết lý phát triển Hồ Chí Minh nhưng chưa đầy đủ và chỉ đặt trong mục tiêu nghiên cứu nội dung khác. 31 Thứ năm, các công trình nghiên cứu khi đề cập đến triết lý Hồ Chí Minh, vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm và tần suất xuất hiện nhiều là: triết lý về dân, triết lý thân dân, mục tiêu hành động là giải phóng nhân dân, giải phóng con người, giải phóng xã hội; lý luận gắn liền với thực tiễn là nguyên tắc tối cao, là cái đích cho hành động; lời nói đi đôi với việc làm là một trong những nội dung thể hiện đặc trưng phong cách, phương pháp Hồ Chí Minh; dĩ bất biến ứng vạn biến là nguyên tắc xem xét hành động số một, đỉnh cao phương pháp hành động Hồ Chí Minh. Đây là những vấn đề sẽ được tác giả luận án luận giải từ góc độ tiếp cận triết lý hành động Hồ Chí Minh. 1.4.2. Những vấn đề đặt ra cho Luận án tiếp tục nghiên cứu Trên cơ sở kết quả các nghiên cứu, các gợi ý, luận án tiếp thu, kế thừa và tiếp tục nghiên cứu triết lý hành động Hồ Chí Minh trên một số nội dung sau: Thứ nhất, tiếp thu và trình bày hệ thống các khái niệm liên quan đến triết lý, triết lý hành động Hồ Chí Minh. Hình thành khái niệm Triết lý hành động Hồ Chí Minh. Khẳng định Triết lý hành động Hồ Chí Minh là cơ sở để xác định nội dung mục tiêu, động lực, phương pháp hành động cho các triết lý khác của Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là phương pháp cơ bản để biểu đạt cho các triết lý của Hồ Chí Minh trong thực tiễn cách mạng. Thứ hai, luận án nghiên cứu tìm hiểu cơ sở hình thành, xác định bản chất triết lý hành động Hồ Chí Minh. Thứ ba, từ các gợi ý, lập luận trong các công trình nghiên cứu về thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, về nói đi đôi với làm, về dĩ bất biến ứng vạn biến, tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội dung triết lý hành động Hồ Chí Minh, các vấn đề về mục tiêu, động lực, phương pháp hành động trong nội dung triết lý hành động Hồ Chí Minh. Thứ tư, từ xác định cơ sở hình thành, bản chất, nội dung cơ bản, luận án xác định giá trị đối với dân tộc và thời đại của triết lý hành động Hồ Chí Minh. 32 Tiểu kết Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, nghiên cứu triết lý, triết lý Hồ Chí Minh, triết lý hành động Hồ Chí Minh đã đạt được một số kết quả bước đầu. Các nhà nghiên cứu thống nhất có triết lý hành động Hồ Chí Minh. Triết lý này thể hiện trong các bài viết, bài nói, hành động của Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. Trong các công trình, các nhà nghiên cứu chỉ nêu ra một hoặc một số khía cạnh nội dung của triết lý hành động Hồ Chí Minh, không có công trình nào lấy triết lý hành động Hồ Chí Minh làm đối tượng nghiên cứu. Tiếp cận nghiên cứu triết lý hành động Hồ Chí Minh, luận án chỉ ra một số nội dung của triết lý đã được các công trình đề cập, trên cơ sở đó đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu đạt được và những vấn đề đặt ra cho luận án tiếp tục nghiên cứu. Tổng quan tình hình nghiên cứu là cơ sở để luận án hoàn thành mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu triết lý hành động Hồ Chí Minh. 33 Chương 2 KHÁI NIỆM, CƠ SỞ HÌNH THÀNH, BẢN CHẤT TRIẾT LÝ HÀNH ĐỘNG HỒ CHÍ MINH 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 2.1.1. Khái niệm “Triết học” Triết học là thuật ngữ có gốc xuất phát từ tiếng Hy Lạp, chữ Philosophia có nghĩa là yêu mến sự thông thái, anh minh. Theo truyền thuyết, Pythagoras là người đầu tiên sử dụng khái niệm triết học, nhưng ở thời kỳ này các nhà triết học không gọi học thuyết của mình là triết học mà gọi là sử học. Đến thế kỷ IV trước công nguyên, các học trò của Socrates mới sử dụng danh từ triết học. Trong quá trình phát triển của khoa học triết học, ở phương Tây và phương Đông, triết học được dùng với nghĩa phổ biến là môn khoa học nghiên cứu những vấn đề chung nhất của tự nhiên, xã hội và con người, mối quan hệ của con người nói chung, của tư duy con người nói riêng với thế giới xung quanh. Triết học cung cấp thế giới quan và phương pháp luận tổng quát cho các khoa học khác. Về hình thức, triết học là một dạng đặc biệt của ý thức và nhận thức, được thể hiện bằng một hệ thống các nguyên lý, quan điểm có tính trừu tượng, tính khái quát hóa cao với logic nội tại tương đối chặt chẽ. Nó là hệ thống tri thức về những cơ sở và những nguyên tắc cơ bản của quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội và đời sống tinh thần, là sự biểu thị một kiểu nhận thức duy lý đặc biệt về hệ thống những vấn đề cơ bản của tồn tại người. “Triết học một trong những hình thái ý thức xã hội, hệ thống các quan điểm chung nhất của con người về thế giới và sự nhận thức thế giới ấy” [41]. Tuy nhiên, cùng là nghiên cứu về triết học nhưng triết học phương Tây chú ý đến sự mạch lạc của hệ thống lý luận, chú ý đến nhận thức thế giới xung quanh, tìm những hiểu biết về thế giới xung quanh, tìm chân lý ở bên ngoài con người bằng suy luận logic và thực nghiệm, thí nghiệm khoa học còn triết học 34 phương Đông, nổi bật là triết học Trung Quốc và Ấn Độ, là triết lý của đời sống, là đạo sống của con người. Ngay từ khi ra đời, triết học đã phân làm hai phe đối lập nhau là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, sự đấu tranh giữa hai phe làm cho triết học phát triển. Cùng với sự phát triển của triết học, hay đúng hơn là sự phát triển của phương pháp tư duy về thế giới và con người của hai phe làm cho sự mâu thuẫn giữa hai phương pháp tư duy biện chứng và tư duy siêu hình ngày càng đối lập. Cuộc đấu tranh của giữa hai trường phái thể hiện tính tiến bộ, của lực lượng tiến bộ, giai cấp tiến bộ, đặc biệt trong nhận thức về quy luật phát triển xã hội. Theo Ph.Ăngghen, vấn đề cơ bản của mọi triết học là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, ý thức và vật chất. Khi đề cập đến vấn đề cơ bản của triết học, hai câu hỏi lớn luôn được các nhà triết học đặt ra là: Giữa tư duy và tồn tại, ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau và cái nào quyết định? Tư duy của con người có thể nhận thức được thế giới hiện thực hay không? Tùy theo cách giải đáp hai câu hỏi đó mà các nhà triết học đặt mình vào trường phái duy vật hay duy tâm, khả tri hay bất khả tri. Đồng thời với sự phát triển lực lượng sản xuất, sự mâu thuẫn ngày càng lớn trong quan hệ sản xuất, quan hệ phân phối triết học mácxít đã ra đời. Sự ra đời của triết học mácxít góp phần quyết định lý giải nguyên nhân các mâu thuẫn xã hội và chỉ ra con đường, quy luật tất yếu đi đến xóa bỏ những mâu thuẫn đó. Triết học mácxít ra đời trên cơ sở kế thừa những di sản quý báu trong lịch sử phát triển của triết học và văn minh nhân loại, trên cơ sở khái quát thực tiễn xã hội hiện đại, là triết học duy vật biện chứng - khoa học về những mối liên hệ phổ biến và các quy luật vận động và phát triển chung nhất của cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết học mácxít là thế giới quan, đồng thời là vũ khí lí luận của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh giải phóng bản thân và giải phóng những người lao động khỏi áp bức và bóc lột [41, tr.585]. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy vũ khí lý luận, nhận ra con đường để giải phóng và phát triển dân tộc. Thế giới quan, nhân sinh 35 quan Hồ Chí Minh là duy vật biện chứng. Nền tảng cơ bản tư duy triết học Hồ Chí Minh là triết học mácxít - vũ khí lý luận của chiến sĩ cách mạng vô sản Hồ Chí Minh. Nghiên cứu triết lý hành động Hồ Chí Minh phải thấy rõ lập trường, quan điểm triết học mácxít trong tư tưởng và hành động Hồ Chí Minh. 2.1.2. Khái niệm “Triết lý” Ở phương Tây, châu Âu, do những điều kiện hình thành nền văn minh cổ đại, để tồn tại và phát triển con người phải khắc chế, chinh phục tự nhiên. Khám phá khoa học và phát triển kỹ thuật là những vấn đề được quan tâm hàng đầu, đóng vai trò quyết định cho sự phát triển xã hội. Khoa học và tính duy lý khoa học đóng vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội. Đặc điểm này tác động đến mọi loại hình tư duy và bản thân các nhà triết học chính là các nhà khoa học, nhà bác học. Triết học gắn liền với những thành tựu khoa học, đặc biệt khoa học tự nhiên như vật lý, toán học, thiên văn học,... Trong buổi đầu hình thành và phát triển, triết học đóng vai trò quan trọng cho sự khám phá, tìm tòi của các ngành khoa học khác. Ảnh hưởng của nó dẫn đến quan niệm coi triết học như khoa học về các quy luật chung nhất cho sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người, khoa học của mọi khoa học. Quá trình hình thành các nền văn minh cổ đại, tùy theo điều kiện địa lý - tự nhiên, mỗi nền văn minh có những đặc điểm văn hóa, xã hội khác nhau. Sự khác biệt về điều kiện, hoàn cảnh sống dẫn tới sự khác biệt trong lối tư duy, ứng xử và hành động. Nếu như tư duy của người phương Tây lấy sự vật, hiện tượng trong tự nhiên làm đối tượng để khám phá, tìm hiểu, tìm chân lý ở bên ngoài con người bằng suy luận logic và thực nghiệm khoa học thì ngược lại người phương Đông lấy suy nghĩ và hành động của con người làm đối tượng, mọi hành động đều hướng vào con người làm thay đổi cách suy nghĩ, ứng xử và hành động của con người. Tư duy của người phương Tây thiên về logic chặt chẽ, khoa học thực nghiệm hướng vào các sự vật, hiện tượng bên ngoài con người. Còn tư duy của người phương Đông thường là triết lý về đời sống, đạo sống của con người. Tư duy phương Tây thiên về lý tính, còn tư duy phương Đông nặng về cảm tính, trực giác. 36 Có thể phần nào lý giải điều này, bởi điều kiện địa lý - tự nhiên của các nền văn minh cổ đại phương Đông khá thuận lợi cho cuộc sống của con người. Vấn đề của xã hội phương Đông không phải là khắc chế, chinh phục tự nhiên mà là vấn đề quan hệ giữa người với người. Xử lý mối quan hệ con người với con người trong tập thể, cộng đồng hướng tới sự cố kết gắn bó để cùng nhau sản xuất và chiến đấu. Người phương Đông, về cơ bản sống hài hòa với tự nhiên, thuận theo tự nhiên. Vì thế, đặc trưng nổi bật trong xử lý mối quan hệ của con người là những suy ngẫm về các mối quan hệ giữa người với người hằng ngày, những vấn đề về luân lý, đạo đức, nghệ thuật,... chứ không phải là xử lý mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Từ những đặc trưng của điều kiện sống mà sự hình thành nền văn minh phương Đông khác với phương Tây. Văn minh phương Tây đánh giá mối quan hệ giữa con người với con người cơ bản là bình đẳng, chỉ trong mối quan hệ với tự nhiên con người mới thể hiện vai trò làm chủ và chinh phục. Lấy sự vật, hiện tượng tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu, các nhà khoa học phương Tây mong muốn mở rộng hiểu biết của con người về vạn vật xung quanh. Triết học phương Tây được xem xét dựa vào các tri thức khoa học, những khám phá về tự nhiên, vạn vật tồn tại trong thế giới. Hệ quả của nó là nhiều kết quả nghiên cứu trong thời đại này phải đến những thời đại sau mới được công nhận và sử dụng, cũng có những kết quả nghiên cứu hiện vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải. Cũng như triết học phương Tây nhiều khi là khá trừu tượng so với tư duy triết học phương Đông. Phương Đông lấy con người làm đối tượng, làm trọng tâm nghiên cứu nên biết không chỉ để biết, mà biết để làm ngay, điều chỉnh ngay mối quan hệ, hành vi xã hội của con người. Thậm chí, ngay trong cái cần biết, cái hướng tới cũng là cái để nhằm điều chỉnh hành vi con người, ứng xử giữa người với người, giải quyết cụ thể một mối quan hệ trong xã hội. Đây là lý do mà cùng một thuật ngữ philosophia khi dịch ra tiếng Việt hay tiếng Trung Quốc thành triết học như môn triết học, khoa triết học, trường phái triết học, nhưng bên cạnh thuật ngữ triết học còn có thuật ngữ triết lý. 37 Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ do Hoàng Phê chủ biên [77], triết lý được hiểu theo ba nghĩa: là lý luận triết học, quan niệm chung của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội, thuyết lý về những vấn đề nhân sinh và xã hội. Còn trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam [49] định nghĩa triết lý theo kiểu chiết tự: triết là sự sáng suốt, lý là lẽ, lý lẽ, ví dụ, lý luận về triết học. Như vậy có thể hiểu triết lý là lý lẽ sáng suốt phù hợp với quy luật của tự nhiên, xã hội. Trong Đại từ điển tiếng Việt [96] triết lý được coi là lý luận triết học và còn được hiểu là quan niệm chung và sâu sắc nhất của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội, Các cách định nghĩa này đúng về một khía cạnh nào đó của triết lý nhưng vẫn không làm thỏa mãn những đòi hỏi cần lý giải của các nhà khoa học. Vì vậy, khi nghiên cứu về triết lý có nhiều cách hiểu, cách lý giải khác nhau. Trong các công trình nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam có những cách lý giải khá phong phú về khái niệm triết lý. Trần Văn Giàu cho rằng, “triết lý chủ yếu hướng về đạo lý; hướng về đạo lý, chứ không chỉ là đạo lý. Nó chủ yếu đặt vấn đề tốt hay xấu, nên hay chăng, chứ không đặt vấn đề đúng hay sai, phải hay không phải” [74, tr.20-21]; hay Vũ Khiêu quan niệm: “Triết lý là triết học khiêm tốn nói về mình.” [74, tr.21]; còn Hoàng Trinh quan niệm, “Triết lý là những nguyên lý đầu tiên, những ý tưởng cơ bản” [74, tr.21-22]. Quan niệm về triết lý của các nhà khoa học luôn đặt trong mối quan hệ với triết học. Ngay trong cách hiểu về triết lý, nói về triết lý dù không đề cập đến khái niệm triết học thì bóng dáng của triết học vẫn còn tồn tại, vẫn như khẳng định mối quan hệ của triết học và triết lý. Khái niệm triết lý ở mức độ độc lập nhất được hiểu là những luận điểm, mệnh đề, kết quả của sự suy ngẫm, chiêm nghiệm về những hoạt động thực tiễn rất đa dạng của con người trong xã hội. Triết lý sinh ra trong tư tưởng, trong sự suy ngẫm, đúc kết, tổng kết những điều cơ bản nhất về các mối quan hệ trong đời sống của cộng đồng xã hội. Với tư cách là những luận điểm, mệnh đề nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội, triết lý tất yếu phản ánh tính giai cấp. Bởi “trong xã hội có giai cấp không thể nào có một khoa học xã hội vô tư, 38 và tính chất tiến bộ hay lạc hậu, phản động của khoa học xã hội tùy thuộc ở việc phục vụ giai cấp nào” [55, tr.130]. Hay nói khác, bất kể triết lý nào, học thuyết triết học nào nhằm điều chỉnh nhận thức, hành vi con người trong hoạt động xã hội cũng phản ánh quan điểm giai cấp, ý thức, hệ tư tưởng của một giai cấp nhất định, hiện thực khách quan của đời sống xã hội trong một giai đoạn nhất định. Nghiên cứu về triết học hay triết lý vì thế xét đến cùng là nghiên cứu về tư tưởng. Có khác chăng chính là ở phương cách tiếp cận, nhu cầu tìm hiểu vấn đề, cách thức biểu hiện vấn đề của xã hội, của chủ thể sản sinh ra nó. Và như thế, chúng ta nên thừa nhận rằng: “Nếu triết học thế giới thực sự tồn tại, thì chỉ tồn tại dưới hình thức kế thừa, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hành vi, kết quả, phương pháp và phong cách triết lý độc đáo, không lặp lại, bao giờ cũng nằm trong bối cảnh văn hóa dân tộc, khu vực, lịch sử độc đáo” [31, tr.55]. Chính trên cùng một cấp độ là nghiên cứu về tư tưởng mà thấy rõ mối quan hệ qua lại giữa triết học và triết lý. Trên mỗi khía cạnh của mối quan hệ, trước - sau, chi phối - hay không chi phối, mà hình thành nên những đặc trưng của triết lý, triết học đó. Và “Mỗi nền triết học đều có thể có những đóng góp quý giá của mình cho việc xây dựng hệ giá trị chung nhân loại như những định hướng thế giới quan của loài người” [31, tr.44]. Bối cảnh văn hóa, dân tộc, khu vực quy định tính không lặp lại của triết học hay triết lý, đồng nghĩa với việc triết học và triết lý không ngừng phát triển, nó luôn luôn được bổ sung bằng những cơ sở thực tiễn mới, những thành tựu khoa học mới. Trong xã hội hiện đại, một dân tộc, một quốc gia hay một cá nhân có thể không xây dựng hệ thống quan điểm triết học của mình nhưng luôn đứng trên một triết thuyết nhất định để xây dựng các triết lý của mình. Điều này hoàn toàn đúng với trường hợp Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh không chỉ biết đến triết học Mác - Lênin mà Người còn nghiên cứu nhiều trường phái triết học, tư tưởng triết học, có tư tưởng triết học, nhưng không bàn về, nghiên cứu về triết học với tính chất hệ thống và logic mà chủ yếu hình thành các triết lý. Các triết lý Hồ Chí Minh sống động hơn, thực tiễn hơn trong sự nghiệp cách mạng, định hướng ngay cho hành động cách mạng. 39 Trong triết lý Hồ Chí Minh không chỉ có những tinh túy triết lý Việt Nam, phương Đông, phương Tây mà còn có cả những tinh túy của triết học Mác - Lênin. Nghiên cứu triết lý Hồ Chí Minh cho thấy Hồ Chí Minh thâu thái tất cả những gì hữu ích cho lý tưởng đấu tranh giành độc lập, tự do, những gì phù hợp cho phát triển xã hội Việt Nam trên nền tảng cơ bản và chủ đạo là phương pháp, tinh thần chủ nghĩa Mác - Lênin. Nghiên cứu triết lý Hồ Chí Minh hay nghiên cứu tư tưởng triết học Hồ Chí Minh chính để làm sáng tỏ những giá trị của di sản tư tưởng Hồ Chí Minh theo những hướng tiếp cận khác nhau. Tóm lại, từ những quan điểm về triết lý, cùng với những luận giải trên, có thể hiểu: Triết lý là những mệnh đề được cô đúc từ sự trải nghiệm, chiêm nghiệm của con người mang tính hướng về đạo lý trong quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, con người với xã hội, trở thành phương châm sống và hành động của con người. Với cách hiểu triết lý như trên, cho thấy mối quan hệ giữa triết lý với triết học được xem xét là những bộ phận, những cách thể hiện khác nhau của tư tưởng. Triết học ở mức độ nào đó thể hiện một nội dung tư tưởng theo cách có hệ thống, lớp lang chặt chẽ. Ngược lại triết lý thể hiện nội dung tư tưởng ở mức độ cô đúc, khái quát sâu sắc. Cách hiểu này lý giải cho việc nghiên cứu triết lý luôn đặt trong mối quan hệ với triết học. Mối quan hệ giữa triết lý và triết học cần phải được xem như hai mặt của một vấn đề, hai hình thức quan trọng thể hiện tư tưởng. 2.1.3. Khái niệm “triết lý hành động Hồ Chí Minh” Khi nghiên cứu về tư tưởng, phương pháp, phong cách cũng như sự nghiệp Hồ Chí Minh, các nhà khoa học khẳng định tư duy Hồ Chí Minh là tư duy cách mạng được hình thành sớm. Chính vì vậy, ngay từ khi chưa biết đến chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước, đến nơi sinh ra của khẩu hiệu Tự Do - Bình Đẳng - Bác Ái. Bằng hành động cụ thể của mình, Người tìm hiểu, lý giải cho những vấn đề đặt ra trong tư duy, trả lời cho những mâu thuẫn trong thực tế của xã hội. 40 Trong hoạt động tìm đường cứu nước và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh trở thành nhà lý luận. Lý luận cách mạng được Hồ Chí Minh thể hiện trong hành động, bằng hành động để nói lên lý luận. Vì vậy, nhiều người nhà nghiên cứu khẳng định Hồ Chí Minh là nhà lý luận hành động, nhà triết học ứng dụng, triết học hành động. Hồ Chí Minh nghiên cứu triết học, lý luận cổ, kim, Đông, Tây nhằm mục đích vận dụng, sáng tạo sao cho phù hợp với hoàn cảnh cách mạng Việt Nam, giành độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, làm cho đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Mọi hành động của Hồ Chí Minh luôn ăn nhập với triết học. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng hết sức phong phú là quá trình Người thực hành các nguyên lý, quy luật nhằm cải tạo và phát triển xã hội theo tinh thần triết học Mác - Lênin. Hành động của Người mang đặc điểm triết lý truyền thống dân tộc nhưng được bổ sung, phát triển bằng triết lý hành động của chủ nghĩa Mác - Lênin. Hồ Chí Minh nhận xét: “Nếu đưa một lý luận rất đúng ra nói, rồi xếp nó lại một xó, không đưa ra thực hành, thì lý luận ấy thành lý luận suông” [64, tr.127]. Nghiên cứu lý luận không chỉ dừng lại ở nhận thức, chiêm ngưỡng mà điều cốt yếu là phải chuyển thành hành động. Hồ Chí Minh khẳng định: “Lý luận sở dĩ quan trọng là vì nó dạy ta hành động” [64, tr.127]. Để hành động, con người nói chung và đặc biệt với người làm cách mạng nói riêng cần có sự soi sáng của lý luận. Hồ Chí Minh gắn lý luận với thực tiễn một cách nhuần nhuyễn, thực tiễn hóa lý luận và lý luận hóa thực tiễn. Thực tiễn là cái cuối cùng duy nhất kiểm tra tính đúng đắn của tư tưởng. Chính hoạt động thực tiễn nói lên tư tưởng. Đồng chí Phạm Văn Đồng nhận định: “Hồ Chủ tịch bao giờ cũng khái quát lý luận từ trong thực tiễn. Do đó, Người không chỉ vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin mà còn phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin một cách thiết thực” [13, tr.23]. Hồ Chí Minh thấm nhuần sâu sắc quan điểm lịch sử cụ thể và chú trọng hành động thực tiễn. Người luôn chủ trương hành động và bằng hành động để cải tạo thực tiễn, nói luôn đi đôi với làm, thậm chí nói ít làm nhiều. Bản thân Hồ 41 Chí Minh là một tấm gương thuyết phục, là người truyền lửa hành động, người đi thức tỉnh quần chúng công nông, thức tỉnh các tâm hồn người nô lệ, bị áp bức, bóc lột. Người làm cho quần chúng noi theo vì kết quả và tác dụng từ những việc làm thiết thực của tấm gương sống là minh chứng mạnh mẽ. Trong hành động, Hồ Chí Minh cho thấy sự nhất quán giữa động cơ với hành động, từ việc lớn đến việc nhỏ, từ việc gần đến việc xa tất cả đều rõ ràng, thấu đáo, cụ thể, có kế hoạch, chương trình, biện pháp, cách làm với bước đi hợp lý. Hành động của Hồ Chí Minh không chỉ nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trước mắt, những đòi hỏi bức thiết của cách mạng mà còn là những trù tính, dự liệu cho tương lai phát triển của dân tộc. Triết lý hành động Hồ Chí Minh trên mọi lĩnh vực luôn đặt vị trí của dân lên trên hết, xem lực lượng của dân là quan trọng nhất, dân quyết định sự tồn vong của đất nước, sự phát triển của phong trào cách mạng. Dân là chủ của nước và là chủ xã hội, là chủ vận mệnh của chính mình. Từ đó, đặt ra trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong mọi hành động đối với dân, phải được lòng dân, luôn yêu dân, tin dân, kính dân, đặt quyền lợi của dân lên trên hết thảy, phải có tinh thần chí công vô tư, phải làm lợi cho dân, tránh việc có hại đối với dân. Triết lý hành động Hồ Chí Minh được biểu hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Chủ yếu nhất là qua những hoạt động thực tiễn, cùng với một số bài viết, bài nói của Người. Chúng ta còn thấy triết lý hành động Hồ Chí Minh thể hiện qua các tác phẩm thơ ca, ký họa, qua tác phong, phong cách, lối sống, thái độ, cử chỉ, cách đối nhân xử thế của Người. Với những hình thức cụ thể của hành động đều toát lên triết lý uyên sâu, tinh tế rất riêng của một tâm hồn có cốt cách, truyền thống mà hiện đại, yêu nước mà rất cộng sản, bình dị mà vô cùng vĩ đại - Hồ Chí Minh. Di sản Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc là vô cùng phong phú, cả di sản thành văn cũng như không thành văn. Nếu như giới nghiên cứu, những nhà lý luận, chính trị biết đến Hồ Chí Minh, khai thác tư liệu về Hồ Chí Minh qua những tài liệu thành văn và không thành văn, thì đại bộ phận nhân dân biết đến Hồ Chí Minh chủ yếu qua những tài liệu không thành văn, qua câu chuyện kể từ 42 những người được tiếp xúc, làm việc với Hồ Chí Minh, qua những hành động thực tiễn, cụ thể của Hồ Chí Minh mà mình có cơ hội được chứng kiến. Nguồn tư liệu không thành văn phong phú hơn, lặp đi lặp lại nhiều lần và chứa đựng những nội dung sâu sắc hơn rất nhiều so với những tài liệu thành văn. Đó là những hoạt động cụ thể, những sự kiện, những lần tiếp xúc trực tiếp của Hồ Chí Minh với nhân dân; những câu chuyện, hồi tưởng của những người có cơ hội được làm việc với Người, những người may mắn và có vinh dự được gặp gỡ Người. Qua đó nó đi thẳng vào lòng người, đọng lại trong trái tim, khối óc của quần chúng và được lưu giữ, truyền bá trong đời sống tinh thần của nhân dân, trở thành một bộ phận, một giá trị của văn hóa dân tộc. Tóm lại, triết lý hành động Hồ Chí Minh là những mệnh đề được cô đúc, khái quát sâu sắc từ những hành động của Hồ Chí Minh, thể hiện mục tiêu, động lực, phương pháp hành động trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp độc lập của dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân và phát triển của đất nước. Với cách hiểu khái niệm như trên, triết lý hành động Hồ Chí Minh được tiếp cận ở phạm vi rộng nhất, với tính cách là một chỉnh thể, một đối tượng nghiên cứu độc lập và chỉ ra những nội dung cơ bản của triết lý hành động Hồ Chí Minh. Thứ nhất, triết lý hành động Hồ Chí Minh là những mệnh đề được cô đúc, khái quát sâu sắc từ những hành động, việc làm của Hồ Chí Minh thể hiện mục tiêu, động lực, phương pháp hành động cách mạng của Hồ Chí Minh. Thứ hai, triết lý hành động Hồ Chí Minh vì sự nghiệp độc lập của dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân và phát triển của đất nước, sự nghiệp vĩ đại đó là duy nhất, sự thể hiện các mệnh đề, các khái quát của Hồ Chí Minh xuyên suốt, thống nhất trong cả sự nghiệp, do đó có thể sắp xếp các mệnh đề triết lý thành hệ thống với những nội dung tương đối chỉnh thể để hiểu rõ hơn giá trị triết lý hành động Hồ Chí Minh. Thứ ba, triết lý hành động Hồ Chí Minh thể hiện chủ yếu qua hành động, việc làm trong sự nghiệp cách mạng, trong thực tế dẫn dắt, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, vì thế để hiểu rõ triết lý cần khai thác toàn bộ di sản thành 43 văn cũng như không thành văn của Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. Thứ tư, nội dung triết lý thể hiện mục tiêu, động lực, phương pháp hành động Hồ Chí Minh vì thế không nằm ngoài việc thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh, ở mức độ là triết lý nó phản ánh cô đúc và khái quát sâu sắc giá trị tư tưởng trên những nội dung này. Từ những triết lý nhất định, có thể mở rộng nội dung để hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng không phải tư tưởng nào của Hồ Chí Minh cũng là triết lý, thể hiện thành triết lý. Triết lý hành động Hồ Chí Minh thống nhất với tư tưởng, thuộc loại triết lý giải phóng và phát triển. 2.2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TRIẾT LÝ HÀNH ĐỘNG HỒ CHÍ MINH 2.2.1. Cơ sở khách quan 2.2.1.1. Triết lý hành động trong truyền thống tư tưởng - văn hóa Việt Nam Điều kiện ra đời, xuất hiện nền văn hóa, văn minh ở mỗi khu vực trên thế giới quyết định đến phong cách số... hùng chân chính của thời đại chúng ta,... một lãnh tụ được những người lao động, các sinh viên, các tầng lớp nhân dân và các dân tộc ở khắp mọi nơi trên thế giới giương cao hình ảnh, coi hình ảnh của Người là tiêu biểu cho sự chiến thắng đế quốc, cho khả năng của các dân tộc đánh thắng giặc Mỹ xâm lược [40, tr.122-123]. Hồ Chí Minh, triết lý hành động Hồ Chí Minh với những thắng lợi trong thực tiễn sự nghiệp cách mạng, không chỉ đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ lên địa vị người làm chủ, đưa nước Việt Nam từ mất tự do trở thành nước độc lập, tự do mà còn là tác nhân khởi xướng, người đi đầu giương cao ngọn cờ giải phóng các dân tộc thuộc địa, người mở rộng quyền của con người thành quyền của các dân tộc. Trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, vấn đề dân tộc thuộc địa không còn, nhưng những hình thức mới, nguy cơ của việc phụ thuộc, lệ thuộc vào các nước lớn, tham vọng bành trướng của các nước lớn vẫn còn. Trong thực tế, triết lý về mục tiêu hành động Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị. Không chỉ là kim chỉ nam hành động cho dân tộc Việt Nam, cho nhân dân Việt Nam mà vẫn còn giá trị bài học trong giữ vững độc lập chủ quyền, trong đảm bảo quyền độc lập và phát triển của bất cứ dân tộc nào trên thế giới. “Người đã thành công trong việc gieo trồng những giá trị văn minh nhất, nhân đạo nhất” [40, tr.106], những giá trị trường tồn với sự tồn tại và phát triển của con người. 143 4.2.3. Lôi cuốn, thúc đẩy hành động cách mạng của những chiến sĩ vô sản trên khắp thế giới Triết lý hành động Hồ Chí Minh có sức lan tỏa mạnh mẽ bởi nó không chỉ hình thành từ lòng thương dân, yêu Tổ quốc của Hồ Chí Minh, mà trong quá trình bôn ba qua nhiều châu lục, Người chứng kiến sự cùng khổ của nhân dân, người lao động trên khắp thế giới. Người học tập, rèn luyện không chỉ với những đồng chí, đồng tâm, những chiến sĩ cộng sản quốc tế, những người yêu nước và cách mạng trên khắp thế giới mà còn chính trong cuộc sống, cuộc chiến đấu cùng với những người lao động nghèo khổ, những người bị áp bức bóc lột. Người học tập và rèn luyện trong cuộc đấu tranh chống lại ách áp bức, nạn bóc lột đến cùng cực ở khắp nơi trên thế giới. Người xây dựng triết lý phát triển xã hội, triết lý hành động của mình chính trong lòng nhân dân lao động nhằm giải phóng nhân dân lao động, đem đến tự do, hạnh phúc, sự phát triển cho mọi người lao động. Hồ Chí Minh cho thấy một khả năng đặc biệt trong việc lôi cuốn người khác vào những hành động, cùng chung một mục đích hướng đến con người. Sự hiểu biết về văn hóa, những giá trị triết lý cốt lõi về sống ở đời và làm người của nhiều dân tộc trên thế giới, của các nền văn hóa, truyền thống triết lý khác nhau giúp cho Hồ Chí Minh nắm bắt tọa độ cảm xúc, chiều sâu văn hóa của đối tượng để có những hành động hợp lý, hiệu quả hướng đến xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Thể hiện trong hành động của Người, nhất quán và thuyết phục tinh thần không muốn dùng giải pháp bạo lực trong giải quyết các vấn đề xung đột quốc tế. Hồ Chí Minh là hiện thân của nhà cách mạng với một hình ảnh hoàn toàn trái ngược trong sự tưởng tượng của các nhà ngoại giao, các nhà báo phương Tây với một “hình ảnh đã được tiêu chuẩn hóa ở phương Tây về một nhà cách mạng hung hăng, mị dân và giống như người lính” [40, tr.108]. Hồ Chí Minh nhận thức rõ dù văn hóa Pháp hay văn hóa Việt Nam thì cũng chung nhau ở một điểm là những gì mình không muốn thì cũng đừng làm cho người khác. Người không ngừng hành động, thúc đẩy mối quan hệ cũng như sự hiểu biết lẫn nhau giữa các 144 dân tộc, giữa những người tiến bộ và cách mạng khắp nơi trên thế giới. Người là hiện thân của sự kết hợp nhuần nhuyễn các giá trị triết lý tiến bộ Đông - Tây, “dù vóc dáng mảnh khảnh, Người tạo ra một sức mạnh to lớn vượt qua mọi trở ngại. Người là hiện thân của những phẩm chất tốt đẹp nhất của một nhà cách mạng, một người nhìn xa trông rộng và một nhà nhân văn vĩ đại” [40, tr.100], đó là sự hiện thân của những giá trị tốt đẹp mà con người, loài người tiến bộ hướng tới. Hồ Chí Minh là người tiêu biểu cho sự thống nhất hài hòa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Các nhà tư tưởng, các lãnh tụ trên thế giới đã dành nhiều lời ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, nó không chỉ cho thấy những gì Hồ Chí Minh đã làm được cho dân tộc, cho phong trào mà còn là một sự vị nể, kính trọng, tôn vinh đặc biệt. Jules Archer người Mỹ cho rằng “Cụ Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ đi vào lịch sử với tư cách là một nhà yêu nước vĩ đại nhất, một trong những con người kỳ diệu của thế kỷ” [40, tr.11]. Còn David Halberstam khẳng định: “Ông là một người yêu nước nhất của dân tộc trong thế kỷ này. Nhưng ảnh hưởng của Ông còn to lớn hơn nhiều. Ở châu Âu thắng lợi của Ông dạy cho người Pháp biết rằng thời đại thực dân đã kết thúc và ở Hoa Kỳ, thậm chí ảnh hưởng của Ông còn lớn hơn nữa” [40, tr.12]. Khẳng định: “Cụ vừa là người quốc gia nhất, đồng thời là người quốc tế nhất trong số các lãnh tụ cộng sản” [40, tr.13]. Hay nhận xét “Đối với Hồ Chí Minh thì cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam được thống nhất trên hai nhiệm vụ dân tộc và quốc tế nhằm bảo vệ hòa bình và làm suy yếu hệ thống của chủ nghĩa tư bản” [40, tr.17]. Đối với Hồ Chí Minh, “nếu chiến lược thực dân là việc phân chia thuộc địa giữa các nước tư bản, thì chiến lược chống chủ nghĩa thực dân và giải phóng dân tộc sẽ là sự đoàn kết tất cả các dân tộc thuộc địa theo con đường CNXH và chủ nghĩa quốc tế” [40, tr.46]. Và “Chủ nghĩa thực dân đã bị quét sạch khỏi mặt đất. Người là một tấm gương của lòng nhân hậu, tính giản dị và khiêm tốn. Đồng thời Người còn là tấm gương của tính kiên quyết và táo bạo cách mạng” [40, tr.46], chỉ là một trong số rất nhiều những nhận xét của các lãnh tụ, nhà nghiên cứu trên thế giới dành để nói về Hồ Chí Minh, ca ngợi Hồ Chí Minh. 145 Bản chất triết lý hành động Hồ Chí Minh thể hiện mục tiêu không chỉ dừng lại ở độc lập, ở tự do, hạnh phúc mà chiều sâu hơn của nó là thực hiện dân chủ, thực hiện hợp tác và phát triển giữa các quốc gia trên thế giới vì sự tiến bộ và phát triển chung của loài người. “Những tư tưởng của Hồ Chí Minh, chiến thắng của Việt Nam là cống hiến quí báu vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và tấm gương cho tất cả các dân tộc bị áp bức” [40, tr.44]. Hồ Chí Minh trong hành động luôn hướng tới thiết lập, xây dựng các mối quan hệ hữu hảo, cùng nhau phát triển giữa các quốc gia. Người “vẫn tìm mọi cách duy trì mối quan hệ hữu nghị với nhân dân Pháp. Người muốn có những quan hệ tốt với nước Pháp trong tương lai, và phải nói rằng, Người có một tầm nhìn xa trông rộng về tương lai rất đặc biệt” [40, tr.40]. Trong hành động xây dựng, thiết lập quan hệ luôn thể hiện thái độ trân trọng và am hiểu về văn hóa, phong tục tập quán của đối tác, luôn để lại những tình cảm vô cùng tốt đẹp trong lòng nhân dân các quốc gia mà Người đã đến thăm, thiết lập quan hệ ngoại giao. Những giá trị triết lý hành động Hồ Chí Minh, giá trị từ những hành động nêu gương của Hồ Chí Minh được nhiều người nước ngoài quan tâm và đánh giá cao, coi đó là một trong những giá trị văn hóa, đạo đức mà con người phải học tập, phải làm theo. Nhà văn Úc, Allan Asbolt viết: Chúng ta phải học ở Hồ Chí Minh bằng cách phát triển những phẩm chất đã thể hiện trong suốt cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài của Người: kiên nhẫn và vững vàng theo đuổi mục đích và bình tĩnh trong những lúc khó khăn; linh hoạt về tư duy và chính trị khi xây dựng khối đại đoàn kết XHCN; khiêm tốn và gần gũi với nhân dân, nhất là đối với công nhân và nông dân; có sự đồng cảm để đạt đến sự hòa giải dân tộc; có tinh thần quốc tế mạnh mẽ, sự sáng tạo và nhạy bén về lịch sử, đặc biệt là cách thức mà những biến đổi lịch sử đã diễn ra: mà phẩm chất Hồ Chí Minh có một cách dồi dào - đó là sự lạc quan của ý chí [40, tr.110]. Như vậy, triết lý hành động Hồ Chí Minh không chỉ là hiện thân của tính cách, tư tưởng con người Việt Nam, của Hồ Chí Minh mà còn là sự kết tinh, sự phát 146 triển các giá trị chủ nghĩa Mác - Lênin và các giá trị văn hóa nhân loại tiến bộ khác. Hành động, chiến đấu vì phẩm giá con người, vì quyền và lợi ích của con người, Hồ Chí Minh không chỉ đem đến cho dân tộc mà còn đem đến những giá trị bất diệt cho cuộc đấu tranh của loài người tiến bộ. Thực hiện, thực hành triết lý hành động Hồ Chí Minh, Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc, ngày càng đổi mới và phát triển, nhân dân thế giới biết đến dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng. Và thế giới biết đến Hồ Chí Minh, tôn vinh Hồ Chí Minh người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa Việt Nam, người khơi lên ngọn lửa đấu tranh, giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Ở phương diện cá nhân, Người không chỉ là lãnh tụ vĩ đại, người cha, người bác, người anh của nhân dân Việt Nam mà đối với nhân dân thế giới Người là người bạn, người đồng chí tin cậy, người chiến sĩ cộng sản trung kiên và mẫu mực, một tấm gương để học tập. Tiểu kết Chương 4 Đánh giá, định vị giá trị của một quan điểm đã khó thì đối với một triết lý hành động được hình thành bởi cả hệ thống các quan điểm, luận điểm cốt lõi được cô đúc dưới dạng các mệnh đề lại càng khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều lần. Đối với những đánh giá, nhận định về giá trị triết lý hành động Hồ Chí Minh như trên cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ nhất định, là những khái quát mang tính cảm nhận là chủ yếu. Trong thực tiễn vận dụng, thực hành triết lý hành động Hồ Chí Minh còn có thể có những khía cạnh giá trị mà từ những góc quan sát khác mới có thể đánh giá được. Đặc biệt, triết lý hành động Hồ Chí Minh thể hiện giá trị cận biên ngày càng gia tăng chính trong quá trình thực hiện, thực hành triết lý. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, triết lý hành động Hồ Chí Minh dù quan sát ở góc độ nào thì nó cũng mang giá trị đối với dân tộc, cho dân tộc trên cả hai mặt thực tiễn và lý luận. Đồng thời còn có giá trị thời đại, mang tầm vóc quốc tế khi không chỉ phát triển làm phong phú triết lý hành động Mác - Lênin, mà còn thúc đẩy một phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc rộng lớn trên thế giới, thúc đẩy sự hiểu biết, hợp tác và phát triển giữa các quốc gia trên thế giới. 147 Đối với dân tộc, triết lý hành động Hồ Chí Minh không chỉ đưa ra một hệ thống các luận điểm cốt lõi cho hành động hiện thực hóa các mục tiêu cách mạng, hay nói khác là để thực hiện triết lý phát triển xã hội Việt Nam mà nó còn thúc đẩy, tạo ra động lực hành động mạnh mẽ đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên. Những nội dung của triết lý còn trở thành những tiêu chuẩn để xác định, để đánh giá cán bộ, đảng viên trong quá trình phấn đấu, rèn luyện, trong thực hiện công việc, trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. Trên cơ sở mục tiêu, định hướng hành động của Đảng mà mỗi cán bộ, đảng viên thực hiện, hành động đảm bảo nền độc lập dân tộc, vì sự đổi mới, phát triển không ngừng của đất nước. Triết lý hành động Hồ Chí Minh không chỉ mang giá trị đối với sự nghiệp giải phóng, đổi mới, phát triển của đất nước, như ngọn hải đăng cho cuộc chiến đấu ngày nay mà nó còn thể hiện những giá trị của đạo đức và văn hóa. Giá trị của một tấm gương đạo đức thể hiện trong hành động, một tấm gương nhân văn chủ nghĩa. Hồ Chí Minh là tấm gương lớn về tình đoàn kết, về mong muốn hòa bình, đấu tranh vì hòa bình, sáng tạo và nhạy bén về văn hóa,... Những giá trị, nội dung kết tinh trong triết lý hành động Hồ Chí Minh thể hiện là giá trị văn hóa khi nó thúc đẩy ham muốn hành động để thực hiện những giá trị của tự do, phát triển một cách khoa học và cách mạng. Giá trị dân tộc và thời đại của triết lý hành động Hồ Chí Minh cần tiếp tục có sự vận dụng, đặc biệt phát huy các giá trị đó trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước hiện nay. Những giá trị này cần được tiếp tục nghiên cứu, mở rộng và đánh giá chính xác hơn để phát huy giá trị, khẳng định giá trị di sản Hồ Chí Minh. Đồng thời khẳng định sự đúng đắn con đường phát triển mà Hồ Chí Minh định hướng cho Đảng và dân tộc trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. 148 KẾT LUẬN Xuất phát điểm hình thành triết lý hành động Hồ Chí Minh là từ tấm lòng yêu nước thương dân. Vì yêu nước, thương dân Hồ Chí Minh đi ra thế giới tìm đường cứu nước, cứu dân. Chính trong quá trình tìm đường cứu nước Người học tập, nghiên cứu, lĩnh hội các giá trị văn hóa, tư tưởng tiến bộ của nhân loại. Trong đó, đặc biệt quyết định hình thành triết lý hành động Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ giúp Hồ Chí Minh lựa chọn con đường đúng đắn để cứu nước và giải phóng dân tộc mà còn chỉ ra phương pháp để thực hiện mục tiêu đó. Kết hợp triết lý hành động có trong chủ nghĩa Mác - Lênin với triết lý hành động truyền thống của dân tộc, phương Đông và phương Tây, Hồ Chí Minh hình thành cho mình một triết lý hành động khoa học và sâu sắc. Triết lý này thể hiện rõ bản chất khoa học, nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, thể hiện được cả tính mềm dẻo, linh hoạt của triết lý hành động phương Đông. Triết lý hành động Hồ Chí Minh thể hiện bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn, gắn với thực tiễn một cách sâu sắc. Bản chất đó có được không chỉ do kế thừa một cách khoa học các giá trị triết lý dân tộc, nhân loại từ góc nhìn chủ nghĩa Mác - Lênin mà còn phát triển sáng tạo, nâng tầm các triết lý ấy phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới mang đặc điểm, dấu ấn cá nhân Hồ Chí Minh. Nội dung triết lý hành động Hồ Chí Minh thể hiện rõ mục tiêu của mọi hành động, động lực cho hành động, phương pháp để hành động. Mục tiêu hành động Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, là giải phóng và phát triển, củng cố, giữ vững nền độc lập, phát triển và giải phóng triệt để con người. Mục tiêu của mọi hành động đều vì Dân, xem độc lập của dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân là cao nhất, duy nhất. Một mục tiêu đi tìm độc lập, tự do, hạnh phúc và phát triển của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Hướng tới Dân, vì Nhân Dân thể hiện rõ trong các quan điểm về phát huy các động lực để phát triển, hình thành triết lý về động lực hành động Hồ Chí Minh. Thực hành triết lý về động lực hành động Hồ Chí Minh trước hết tạo nên sức 149 mạnh vật chất và tinh thần quyết định cho những thắng lợi trong cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Tiếp tục phát huy, bồi dưỡng các động lực cách mạng theo triết lý hành động Hồ Chí Minh còn là cơ sở để phát triển đất nước bền vững, thực hiện triệt để giải phóng con người. Mục tiêu, động lực, phương pháp hành động là một thể thống nhất, làm nên triết lý hành động Hồ Chí Minh. Thực hành, thực hiện triết lý hành động Hồ Chí Minh góp phần đem lại những thắng lợi có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh và sự phát triển của dân tộc Việt Nam, với những thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. Triết lý hành động Hồ Chí Minh góp phần nâng tầm triết lý hành động của dân tộc lên tầm cao mới. Sự vận dụng các triết lý chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh góp phần hoàn chỉnh và làm phong phú triết lý hành động của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực hành, thực hiện triết lý hành động Hồ Chí Minh trong cuộc sống, trong công việc, trong xử lý các mối quan hệ là một yêu cầu đặt ra đối với Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và cũng là cách thức để rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thông qua việc quán triệt mục tiêu, phương pháp, cách thức phát huy các động lực mà có căn cứ để đánh giá tư cách, phẩm chất, đạo đức của mỗi cán bộ, đảng viên. Nội dung cơ bản của triết lý hành động Hồ Chí Minh trở thành một hệ tiêu chí góp phần để rèn luyện và đánh giá cán bộ, đảng viên. Thực tiễn cách mạng Việt Nam minh chứng cho tính đúng đắn, khoa học lý luận hành động Hồ Chí Minh, triết lý hành động Hồ Chí Minh. Sự nghiệp cách mạng Hồ Chí Minh khởi đầu vẫn đang tiếp tục, nhân dân Việt Nam đang sống trong thời đại Hồ Chí Minh. Vận dụng, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, triết lý hành động Hồ Chí Minh là biện pháp, là con đường rút ngắn và hiệu quả để hiện thực hóa những mục tiêu hành động, mục tiêu phát triển xã hội Hồ Chí Minh chỉ ra. Nội dung và giá trị triết lý hành động Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa đối với Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế,... mà nó có ý nghĩa đối với từng cá nhân với tư cách là chủ thể hành động. Triết lý hành động Hồ Chí Minh, ngày càng trở nên sâu sắc và được hiểu sâu sắc trong 150 chính quá trình thực hành, thực hiện triết lý. Triết lý hành động Hồ Chí Minh thông qua quá trình vận dụng, thực hành không còn là một triết lý về lý luận cách mạng, về phát triển xã hội mà nó còn có ý nghĩa văn hóa, trở thành một giá trị văn hóa, đạo đức mới. Có thể thấy rằng, triết lý hành động Hồ Chí Minh soi đường, định hướng cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự do, hạnh phúc. Với các mục tiêu, động lực, phát huy động lực có phương pháp, triết lý định hướng hành động cho con người trong quá trình hiện thực hóa các giá trị mục tiêu. Con người hướng tới văn hóa một cách có văn hóa, có định hướng khoa học, đó cũng là mục tiêu sâu xa của triết lý hành động Hồ Chí Minh. Triết lý hành động Hồ Chí Minh không chỉ là kết quả từ việc giải quyết một vấn đề cụ thể, mà còn là kết quả của quá trình hoạt động lâu dài, giải quyết nhiều vấn đề trong thực tiễn cách mạng được đúc rút lại. Triết lý hành động Hồ Chí Minh đem lại những thắng lợi cho cách mạng, cho dân tộc Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Triết lý hành động Hồ Chí Minh cần được thực hiện, quán triệt trên từng lĩnh vực thực tiễn của đời sống để đạt tới, hoàn thành những mục tiêu Hồ Chí Minh nêu ra, đã thực hiện và đạt được những thắng lợi, thành công bước đầu trong công cuộc gải phóng dân tộc, giải phóng con người, phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội ở Việt Nam. Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam mang tầm vóc nhân loại chắc hẳn phần lớn bởi giá trị những hành động và giá trị văn hóa thể hiện trong triết lý hành động của Người. 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Yên Ngọc Trung (2014), "Quan điểm Hồ Chí Minh về lời nói đi đôi với việc làm và sự vận dụng để rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay", Tạp chí Giáo dục Lý luận, (208), tr.3-6. 2. Yên Ngọc Trung (2014), "Triết lý hành động Hồ Chí Minh trong vận động thành lập Đảng", Tạp chí Giáo dục Lý luận, (211), tr.3-5. 3. Yên Ngọc Trung, Hà Thị Mỹ Hạnh (2016), "Thực hiện quan điểm "lời nói đi đôi với việc làm" của Hồ Chí Minh trong rèn luyện cán bộ, đảng viên hiện nay", Tạp chí Lịch sử Đảng, (303), tr.32-35. 4. Yên Ngọc Trung (2016), "Triết lý về Dân trong mục tiêu hành động Hồ Chí Minh", Tạp chí Giáo dục Lý luận, (247), tr.11-13. 5. Yên Ngọc Trung (2016), "Bản lĩnh tiếp biến văn hóa Hồ Chí Minh", Tạp chí Giáo dục Lý luận, (250), tr.3-5. 6. Yên Ngọc Trung (2016), "Ảnh hưởng của triết lý Phật giáo trong văn hóa chính trị Việt Nam", in trong Văn hóa và ngôn ngữ các dân tộc trong sự giao thoa giữa các quốc gia Đông Nam Á, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, Nxb Đại học Thái Nguyên, tr.100-101. 7. Yên Ngọc Trung (2017), "Tầm quan trọng của lý luận và giáo dục lý luận theo quan điểm Hồ Chí Minh", Tạp chí Giáo dục Lý luận, (255), tr.13-17. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (2009), Hồ Chí Minh, văn hoá và phát triển, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 2. Phạm Ngọc Anh (chủ biên) (2009), Triết lý phát triển Hồ Chí Minh, giá trị lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Hoàng Chí Bảo (2002), Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Phạm Văn Bính (2007), Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Doãn Chính (2010), Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Doãn Chính (2015), Lịch sử triết học phương Đông, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Thành Duy (2002), Tư Tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Thành Duy (2008), Về chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 10. Nguyễn Đức Đạt (2007), Biện chứng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Kim Định (1960), "Những dị biệt giữa hai nền triết lý Đông Tây", tại trang [truy cập ngày 20/8/2016]. 12. Lê Quý Đôn (2007), Vân đài loại ngữ, tập 3, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 13. Phạm Văn Đồng (1970), Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại, Nxb Sự thật, Hà Nội. 14. Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh - Một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội. 153 15. Võ Nguyên Giáp (1969), Từ nhân dân mà ra, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 16. Võ Nguyên Giáp (chủ biên) (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Trần Văn Giàu (1996), “Triết lý Hồ Chí Minh” trong sách Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Trần Văn Giàu, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18. Trần Văn Giàu (1996), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, tập I, Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Trần Văn Giàu (1997), Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Trần Văn Giàu (2010), Vĩ đại một con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Phạm Minh Hạc (2013), Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tập 1, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 23. Nguyễn Hùng Hậu (2004), Triết lý trong văn hóa phương Đông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 24. Nguyễn Hùng Hậu (2007), “Suy nghĩ về triết học Việt Nam và triết học Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý luận chính trị, (5), tr.8. 25. Nguyễn Hùng Hậu (2011), Triết lý “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Nguyễn Hùng Hậu (2015), Suy ngẫm về triết Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Hoàng Ngọc Hiến (2011), Luận bàn minh triết và minh triết Việt, Nxb Tri thức, Hà Nội. 28. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2010), “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1980 - 19-5-2010), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 154 29. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2015), Tư tưởng Hồ Chí Minh giá trị nhân văn và phát triển, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 30. Tô Duy Hợp (2007), Khinh - Trọng - Một quan điểm lý thuyết trong nghiên cứu triết học và xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội. 31. Đỗ Minh Hợp (2014), Lịch sử triết học phương Tây, tập 1, Triết học cổ đại, triết học trung cổ, triết học phục hưng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Đỗ Minh Hợp (2014), Lịch sử triết học phương Tây, tập 2, Triết học phương Tây cận hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Đỗ Minh Hợp (2014), Lịch sử triết học phương Tây, tập 3, Triết học phương Tây hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Quang Hùng, Minh Nguyệt (2007), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 35. Vũ Ngọc Khánh (1999), Minh triết Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 36. Vũ Khiêu, Thành Duy (2000), Đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 37. Vũ Khiêu (2013), Hồ Chí Minh, ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Không rõ tác giả (1975), Từ điển triết học, Bản dịch ra tiếng Việt có sửa chữa và bổ sung của Nxb Tiến bộ và Nxb Sự thật, Hà Nội. 39. Không rõ tác giả (1987), Lịch sử phép biện chứng mác-xít giai đoạn Lênin, Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va. 40. Không rõ tác giả (1993), Chương trình KX.02 “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, Đề tài KX.02.09: Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay (Qua sách báo nước ngoài), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, Viện Thông tin khoa học xã hội - Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Xưởng in Đại học Sư phạm Hà Nội I, Hà Nội. 41. Không rõ tác giả (2005), Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 4, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 155 42. Không rõ tác giả (2009), Mãi mãi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Không rõ tác giả (2010), Hồ Chí Minh, tấm gương sáng trung với nước, hiếu với dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44. Đặng Xuân Kỳ (2004), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 45. Đặng Xuân Kỳ (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. Vũ Kỳ (2005), Thư ký Bác Hồ kể chuyện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 47. Phùng Hữu Lan (2013), Lịch sử triết học Trung Quốc, tập 1, Thời đại Tử học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 48. Phùng Hữu Lan (2013), Lịch sử triết học Trung Quốc, tập 2, Thời đại Kinh học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 49. Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 50. Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong (2008), Văn hóa và triết lý phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 25, Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va. 52. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va. 53. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va. 54. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va. 55. Phan Ngọc Liên (1999), Hồ Chí Minh từ nhận thức lịch sử đến hành động cách mạng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 56. Phan Ngọc Liên (2010), Chiến sĩ quốc tế Hồ Chí Minh hoạt động thực tiễn và lý luận cách mạng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 58. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 59. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 60. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 156 61. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 62. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 63. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 64. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 65. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 66. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 67. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 68. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 69. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 70. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 71. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 72. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 73. Hồ Chí Minh (1990), Nhà nước và pháp luật Việt Nam. Nxb Pháp lý, Hà Nội. 74. Phạm Xuân Nam (chủ biên) (2002), Triết lý phát triển ở Việt Nam mấy vấn đề cốt yếu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 75. Lê Hữu Nghĩa (2000), Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, Nxb Lao động, Hà Nội. 76. Trần Nhâm (2011), Hồ Chí Minh, nhà tư tưởng thiên tài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 77. Hoàng Phê (chủ biên) (1988), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 78. Bùi Đình Phong (2011), Hồ Chí Minh học và minh triết Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 79. Bùi Đình Phong (2011), Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 80. Bùi Đình Phong (2015), Hồ Chí Minh sáng tạo, đổi mới, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 81. Phùng Hữu Phú, Thích Minh Trí (1997), Hồ Chí Minh với Phật giáo Việt Nam (1945-1969), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 82. Nguyễn Trọng Phúc (2011), Hồ Chí Minh, từ hoạt động thực tiễn đến tư duy lý luận, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 157 83. Hồ Sỹ Quý (1998), "Mấy suy nghĩ về triết học và triết lý", Tạp chí Triết học, (3), tr.56-59. 84. Song Thành (2005), Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 85. Đoàn Duy Thành (2011), Một số cảm nhận về tư tưởng - hành động của Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 86. Mạch Quang Thắng (2009), Hồ Chí Minh, nhà cách mạng sáng tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 87. Mạch Quang Thắng (chủ biên) (2010), Nhân cách Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 88. Mạch Quang Thắng (2014), Hồ Chí Minh con người của sự sống, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh phố Hồ Chí Minh. 89. Lê Mạnh Thát (2001), Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, tập 2, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 90. Lê Văn Tích (chủ biên) (2006), Đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 91. Nguyễn Đài Trang (2010), Hồ Chí Minh, tâm và tài của một người yêu nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 92. Nguyễn Đài Trang (2013), Hồ Chí Minh, nhân văn và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 93. Hoàng Trinh (2000), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa trong văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 94. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, viện nghiên cứu tôn giáo (1996), Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 95. Hồ Kiếm Việt (2002), Góp phần tìm hiểu đặc sắc tư duy triết học Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 96. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_triet_ly_hanh_dong_ho_chi_minh.pdf
  • pdfTrang thong tin Yen Ngoc Trung.pdf
  • pdfTT _ Ngoc Trung _Bao ve cap HV.pdf
  • pdfTT dich _ Ngoc Trung _Bao ve cap HV.pdf
Tài liệu liên quan