Luận án - Yếu tố lãng mạn trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về Đề tài chiến tranh cách mạng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nông Tiến Dũng YẾU TỐ LÃNG MẠN TRONG HỘI HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 9210101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Văn Dƣơng Hà Nội - 2020 i Lời cam đoan Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Yếu tố lãng mạn trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 197

pdf222 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án - Yếu tố lãng mạn trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về Đề tài chiến tranh cách mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
75 về đề tài chiến tranh cách mạng là công trình do tôi nghiên cứu, thực hiện. Những vấn đề nghiên cứu cùng những ý kiến tham khảo, tƣ liệu đều có chú thích nguồn đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án ii DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT CTCM : Chiến tranh cách mạng ĐH : Đại học H : Hình NCS : Nghiên cứu sinh Nxb : Nhà xuất bản tr : trang YTLM : Yếu tố lãng mạn iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU........................................................................................................ 01 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT HỘI HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945-1975 VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG..................................... 08 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 08 1.2. Giới thuyết yếu tố lãng mạn trong tác phẩm hội họa về đề tài chiến tranh cách mạng............................................................................................. 19 1.3. Cơ sở lý thuyết và luận điểm vận dụng trong luận án........................... 27 1.4. Khái quát hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài chiến tranh cách mạng ............................................................................................ 36 1.5. Nhân tố hình thành yếu tố lãng mạn trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài chiến tranh cách mạng ............................... 41 Tiểu kết ........................................................................................................... 51 Chƣơng 2: BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ LÃNG MẠN TRONG TÁC PHẨM HỘI HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG................................................................... 53 2.1. Yếu tố lãng mạn biểu hiện qua nội dung tác phẩm.................................. 53 2.1.1. Đề tài tình quân dân .............................................................................. 53 2.1.2. Đề tài ngƣời chiến sĩ trên đƣờng ra trận................................................ 62 2.1.3. Đề tài sinh hoạt của ngƣời chiến sĩ........................................................ 72 2.2. Yếu tố lãng mạn biểu hiện qua hình thức nghệ thuật............................... 81 2.2.1. Không gian nghệ thuật.......................................................................... 82 2.2.2. Màu sắc........................................................................................ .......... 95 Tiểu kết ........................................... 107 Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA CÁC TÁC PHẨM HỘI HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG CÓ YẾU TỐ LÃNG MẠN...................... 108 3.1. Đặc điểm nghệ thuật của các tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài chiến tranh cách mạng có yếu tố lãng mạn................. 108 3.2. Giá trị nghệ thuật của các tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài chiến tranh cách mạng có yếu tố lãng mạn.......................... 134 Tiểu kết........................................................................................................... 151 KẾT LUẬN................................................................. ................................... 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ............................. ....... 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... ......... 157 PHỤ LỤC....................................................................................................... 169 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc. Thời đại Hồ Chí Minh đã viết tiếp trang sử hào hùng ấy bằng chiến thắng vang dội, đánh bại hai cƣờng quốc hùng mạnh nhất thế giới, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc. Đóng góp chung cho thành công ấy, phải kể đến vai trò của hội họa phản ánh đề tài chiến tranh cách mạng (CTCM) giai đoạn 1945 - 1975. Trong đó, nổi bật là yếu tố lãng mạn (YTLM) thể hiện ở cả nội dung và hình thức biểu đạt của tác phẩm. Có thể khẳng định, CTCM là mảng đề tài xuyên suốt trong hầu hết lĩnh vực nghệ thuật ở Việt Nam, từ văn học, thi ca, sân khấu, điện ảnh cho đến mỹ thuật tạo hình. Đề tài CTCM đã làm nên những đỉnh cao nghệ thuật, đặc biệt là hội họa, gắn với nhiều tên tuổi lớn trong lịch sử Mỹ thuật hiện đại, mang đậm giá trị lịch sử, tƣ tƣởng và văn hóa dân tộc. Ở đó, YTLM biểu hiện trong tác phẩm hội họa rất rõ nét. Phải chăng, YTLM góp phần tạo nên một tinh thần lạc quan, lý tƣởng hóa hiện thực, tin tƣởng vào thắng lợi của cuộc cách mạng? YTLM đã chắp cánh cho ý tƣởng nghệ thuật thăng hoa, hƣớng con ngƣời sống có giá trị nhân văn? Vậy đặc trƣng về tạo hình, ý nghĩa, vai trò của YTLM trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 phản ánh CTCM nhƣ thế nào? Có ảnh hƣởng đến sáng tác hiện nay ra sao? 1.2. Qua khảo sát tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 có thể thấy, những tác phẩm phản ánh CTCM có số lƣợng lớn với sự phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu sáng tác, nhƣng đều có chung một phƣơng pháp thể hiện: Phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa - đây là giai đoạn minh chứng cho một thể loại tranh hiện thực xã hội mang đặc điểm văn hóa, thẩm mĩ riêng của Việt Nam. Nền mỹ thuật của các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là châu Âu, đề tài CTCM thƣờng đƣợc diễn tả một cách khốc liệt, trực diện, thì trong mỹ thuật Việt Nam hầu hết đƣợc đề cập một cách gián tiếp, nhẹ nhàng, lãng mạn từ tên gọi tác phẩm cho đến hình thức biểu hiện. Lối nhìn này đã làm lãng mạn hóa sự khốc liệt của chiến 2 tranh trong hội họa Việt Nam. Vậy, do tâm lý, truyền thống hay do văn hóa của ngƣời Việt? Đó là những vấn đề không dễ dàng phân giải nhƣng lại đầy lý thú. 1.3. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc nghiên cứu, đánh giá giá trị thẩm mĩ của YTLM trong các tác phẩm hội họa cũng nhƣ khẳng định phong cách mỹ thuật phản ánh CTCM giai đoạn 1945 - 1975 đang trở nên cấp thiết. Vì vậy, nghiên cứu YTLM trong hội họa về đề tài CTCM Việt Nam dƣới góc nhìn mỹ thuật học là cần thiết để đƣa ra những nhìn nhận, đánh giá khoa học về biểu hiện của YTLM đã làm nên giá trị riêng ở nội dung, hình thức nghệ thuật cũng nhƣ thể hiện tinh thần chung của ngƣời họa sĩ, chiến sĩ, quần chúng nhân dân giai đoạn 1945 - 1975. Tuy nhiên cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, hệ thống vấn đề này, do đó luận án đã chọn hƣớng nghiên cứu phân tích, đánh giá, chỉ ra những đặc điểm tạo hình của YTLM cách mạng trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 làm nội dung chính của đề tài. Là một họa sĩ chuyên sáng tác về đề tài lịch sử, CTCM, quan trọng hơn là sự yêu thích khát khao tìm hiểu đề tài này để tích lũy một số kiến thức nhất định, cùng những nhận thức và nhu cầu cấp bách của tình hình nghiên cứu hiện nay đã thôi thúc nghiên cứu sinh (NCS) chọn nghiên cứu luận án: Yếu tố lãng mạn trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài chiến tranh cách mạng. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục đích tổng quát Mục đích chính của luận án là phân tích, chứng minh, tìm ra đặc điểm nghệ thuật, đánh giá giá trị nghệ thuật và lý giải về vai trò, ý nghĩa văn hóa, lịch sử của YTLM trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM qua nội dung và hình thức nghệ thuật. 2.2. Mục đích cụ thể Tổng hợp, phân tích các luận điểm, khái niệm liên quan đến lãng mạn để xây dựng khái niệm YTLM trong tác phẩm hội họa về đề tài CTCM. Sử dụng, kết hợp các tài liệu khoa học để tìm hiểu bối cảnh lịch sử, nhân tố hình thành YTLM trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM. 3 Nghiên cứu biểu hiện của YTLM trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM qua nội dung và hình thức nghệ thuật. Nhận diện YTLM bằng phƣơng pháp so sách với tác phẩm hội họa ở các giai đoạn khác và một số tác phẩm hội họa Liên Xô cùng thời. Chứng minh giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử của YTLM trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM và việc phát huy cách thể hiện này trong tác phẩm hội họa về ngƣời chiến sĩ ở những giai đoạn sau. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là YTLM biểu hiện ở nội dung và hình thức nghệ thuật trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM, chỉ ra sự hiện diện của YTLM thông qua các yếu tố tạo hình. Nhận định giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử cũng nhƣ tinh thần ngƣời họa sĩ, chiến sĩ và nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ. Bên cạnh đó luận án đi sâu tìm hiểu ý nghĩa của YTLM ở tác phẩm hội họa giai đoạn 1945 - 1975 trong việc cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân - dân thông qua quá trình bàn luận và phát triển các vấn đề nghiên cứu. Luận án so sánh YTLM trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 với các giai đoạn khác nhau, khẳng định đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm, vai trò của YTLM cách mạng trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mĩ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian Phạm vi nghiên cứu của luận án là các tác phẩm hội họa tiêu biểu Việt Nam sáng tác ở giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM. Ngoài ra, luận án còn so sánh YTLM trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 với một số tác phẩm hội họa giai đoạn trƣớc và sau năm 1945 - 1975. Phạm vi không gian Luận án nghiên cứu các tác phẩm hội họa tiêu biểu Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM, hiện đang đƣợc lƣu giữ tại một số Bảo tàng của Nhà nƣớc, Tƣ nhân và các Nhà sƣu tập trong nƣớc. Luận án so sánh tác phẩm hội họa Việt 4 Nam với một số tác phẩm hội họa Liên Xô giai đoạn 1945 - 1975 phản ánh CTCM, để nhận diện đặc điểm riêng về nền hội họa phản ánh CTCM Việt Nam. 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học Câu hỏi nghiên cứu Nhìn nhận nền hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM cho thấy, đại đa số các tác phẩm đều thể hiện YTLM, điều này ít có ở các tác phẩm hội họa vẽ cùng đề tài trên thế giới, vậy do nguyên nhân, mục đích gì? Làm thế nào để nhận diện YTLM trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn này cũng nhƣ vai trò, ý nghĩa của nó trong lịch sử mỹ thuật, lịch sử CTCM? Còn đƣợc sáng tác trong những tác phẩm hội họa vẽ về ngƣời chiến sĩ ngày nay không? Giả thuyết khoa học YTLM trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM luôn hƣớng tới tinh thần lạc quan, lý tƣởng hóa hiện thực và nhìn về tƣơng lai tƣơi sáng của cuộc cách mạng. YTLM trong tác phẩm hội họa phản ánh CTCM giai đoạn này chứa đựng đặc điểm nghệ thuật riêng biệt, là sự kết hợp phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa và tƣ duy, mĩ cảm ngƣời Việt, phản ánh diện mạo nền hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, qua đó thúc đẩy tinh thần chiến đấu của ngƣời chiến sĩ, quần chúng nhân dân và cũng là tinh thần chung của dân tộc trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp - Mĩ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án đƣợc thực hiện thông qua công việc điền dã, thu thập tƣ liệu và xử lý thông tin khoa học. Trên cơ sở những quan điểm của phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, phƣơng pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, liên ngành, phân tích, so sánh, tổng hợp... Luận án xem xét, đánh giá các vấn đề về nội dung - hình thức nghệ thuật của YTLM trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM. Từ phạm vi nghiên cứu để đƣa ra những nhận định, đánh giá khách quan. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Sử dụng, tham khảo những thành tựu trong nghiên cứu của một số ngành khoa học có mối liên hệ với Mỹ thuật nhƣ: Văn hóa, Văn học, Khoa học xã hội, 5 tâm lý học, Lịch sử... Để làm sáng rõ vai trò của YTLM trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM. Bằng phƣơng pháp này, luận án tiếp cận trên cơ sở tổng hợp, hệ thống các tƣ liệu mang tính tri thức của nhiều lĩnh vực có sự tƣơng tác qua lại từ các ngành khoa học. Qua đó tạo điều kiện nhìn nhận đánh giá các vấn đề nghiên cứu logic và hệ thống, thông qua việc nghiên cứu hình tƣợng nghệ thuật, yếu tố tạo hình với nội dung cần phản ánh. Phương pháp phân tích Trên cơ sở hệ thống các luận điểm khoa học, khái niệm nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố tạo hình của tác phẩm. Phƣơng pháp này áp dụng để bóc tách, chứng minh sự hiện diện của YTLM thông qua nội dung và hình thức trong tác phẩm hội họa giai đoạn 1945 - 1975 phản ánh CTCM, làm tiền đề cho việc so sánh chỉ ra đặc điểm nghệ thuật, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Phương pháp so sánh Phƣơng pháp nghiên cứu so sánh từ góc nhìn YTLM trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM, nhìn nhận tƣ tƣởng lý tƣởng hóa hiện thực, hƣớng tới tinh thần lạc quan, nhìn về tƣơng lai tƣơi sáng của cuộc cách mạng. Xét từ tổng thể các mối quan hệ hình tƣợng nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật và nội dung cần phản ánh nhƣ: tƣơng tác với tình hình xã hội lúc bấy giờ, thời điểm, hoàn cảnh và mục đích sáng tác, nhằm diễn giải sự phù hợp và mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức nghệ thuật. Áp dụng phƣơng pháp này tạo điều kiện thuận lợi để đƣa ra những nhận định hoặc chỉ ra những điểm tƣơng đồng, khác biệt của YTLM với giai đoạn trƣớc và sau năm 1945 - 1975. Phƣơng pháp so sánh đặc điểm nghệ thuật thực hiện trong luận án nhằm hạn chế những phỏng đoán trong quá trình nghiên cứu, luận giải các vấn đề khoa học. Phương pháp tổng hợp Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc áp dụng trên cơ sở đã nghiên cứu, phân tích tác phẩm, luận án tổng hợp những thành tựu đạt đƣợc của YTLM trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM, thấy đƣợc vai trò, đóng góp của YTLM trong các tác phẩm hội họa về đề tài CTCM. Từ đó đƣa ra đánh giá, nhận 6 xét YTLM góp phần không nhỏ về giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử, cũng nhƣ thúc đẩy tinh thần đấu tranh của dân tộc. Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để nhìn nhận nội dung nghiên cứu một cách khoa học, logic và thuận tiện trong quá trình theo dõi luận án. Để triển khai thực hiện nội dung luận án còn tiếp thu các học thuyết, lý luận, luận điểm, chắt lọc khía cạnh khoa học từ kho tàng tri thức, kết hợp với phƣơng pháp luận nhƣ đối chiếu, so sánh, liên hệ, quy nạp, diễn dịch, kiểm chứng, nhận thức, đánh giá... khẳng định đặc điểm nghệ thuật, giá trị nghệ thuật YTLM trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM. 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu, chuyên biệt, đánh giá các vấn đề khoa học của tác phẩm hội họa phản ánh CTCM giai đoạn 1945 - 1975 qua góc nhìn của YTLM. Từ kết quả nghiên cứu đóng góp các luận cứ, luận điểm cơ bản nhƣ: 6.1. Đóng góp sự nhận diện nguồn gốc hình thành và biểu hiện của YTLM ở hình tƣợng nghệ thuật, yếu tố tạo hình trong hội họa phản ánh CTCM Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 mà các nghiên cứu trƣớc chƣa có. Chứng minh tinh thần lãng mạn làm chủ đạo trong hội họa, góp phần nhìn nhận chân thực nền hội họa phản ánh CTCM Việt Nam giai đoạn này. 6.2. Luận án chỉ ra những đặc điểm tạo hình và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM có YTLM, là hiệu quả của sự kết hợp phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa và tƣ duy, thẩm mĩ ngƣời Việt. Tác phẩm hội họa phản ánh CTCM giai đoạn này là bằng chứng về tƣ tƣởng lạc quan, lãng mạn cách mạng của ngƣời họa sĩ, chiến sĩ và quần chúng nhân dân trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp và Mĩ. Là chìa khóa góp phần khẳng định tinh thần chung của dân tộc, tinh thần lãng mạn cách mạng trong hai cuộc chiến chống giặc ngoại xâm qua tác phẩm hội họa. 6.3. Luận án góp phần bổ sung kiến thức, thông tin khoa học về lý luận mỹ thuật, là tƣ liệu nghiên cứu cho các họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật, giảng viên, NCS, học viên, sinh viên chuyên ngành mỹ thuật. Bổ sung nguồn tƣ liệu chuyên 7 biệt về YTLM cách mạng trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. 7. Kết cấu của luận án Đề tài bao gồm phần mục lục (1 trang), mở đầu (7 trang), kết luận (4 trang). Phần nội dung của đề tài gồm ba chƣơng. Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài chiến tranh cách mạng (45 trang). Chƣơng 2. Biểu hiện của yếu tố lãng mạn trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài chiến tranh cách mạng (55 trang). Chƣơng 3. Đặc điểm và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài chiến tranh cách mạng có yếu tố lãng mạn (44 trang). Ngoài ra đề tài còn có: Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến đề tài luận án (1 trang), Tài liệu tham khảo (12 trang) và Phụ lục (48 trang). 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT HỘI HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, luôn tự hào về một kho tàng phong phú các tác phẩm hội họa, đặc biệt những tác phẩm phản ánh đề tài CTCM giai đoạn 1945 - 1975. Những tác phẩm này là minh chứng lịch sử hào hùng trong thời kỳ CTCM và nền mỹ thuật Việt Nam. Hầu hết các tác phẩm hội họa phản ánh CTCM giai đoạn này YTLM đƣợc biểu hiện đậm nét và cô đọng ở cả nội dung và hình thức nghệ thuật, nó là sự kết tinh của nền mỹ thuật Đông - Tây, phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa và tâm lý, văn hóa, nghệ thuật truyền thống của ngƣời Việt. Giai đoạn 1945 - 1975, những tác phẩm hội họa đƣợc trƣng bày đã có không ít lời khen ngợi ở cả trong và ngoài nƣớc. Nền nghệ thuật chân chính, nằm trong chính trị, ca ngợi Đảng, cách mạng, nêu cao tinh thần chiến đấu kiên cƣờng của dân tộc. Giai đoạn này đánh dấu sự thay đổi quan điểm sáng tác của các họa sĩ, họ đã bắt nhịp cùng cuộc chiến tranh của đất nƣớc, tạo nên lịch sử chói lọi cho nền hội họa Việt Nam hiện đại. Qua tác phẩm cho thấy, hội họa về đề tài CTCM Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 không phản ánh trực diện cuộc chiến, mà các họa sĩ tiếp cận ở góc nhìn tế nhị, nhẹ nhàng, lãng mạn, tạo nên ý tứ sâu xa cho tác phẩm. Lịch sử nghiên cứu vấn đề đã chỉ ra, năm 1968, tác giả Peter Weiss là họa sĩ, nhà văn, nhà soạn kịch ngƣời Đức xuất bản cuốn Ghi chép về đời sống văn hóa ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nxb Suhrkamp - Tây Đức, là tài liệu đầu tiên nhận xét tinh thần lãng mạn trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM qua màu sắc nghệ thuật. Sau này, ngày càng có nhiều công trình đánh giá về YTLM nhƣ khẳng định giá trị nghệ thuật của YTLM trong tác phẩm hội họa phản ánh đề tài CTCM Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, cùng với nhận định, đánh giá tinh thần lạc quan, lãng mạn cách mạng trong tác phẩm. Đây là nguồn tƣ liệu cần thiết khi nhìn nhận chân thực nền Mỹ thuật Việt Nam giai đoạn này, giúp NCS có định hƣớng đúng cho đề tài luận án. 9 Các công trình nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam hiện đại nói chung và YTLM trong hội họa Việt Nam về đề tài CTCM nói riêng, đã có một số nghiên cứu tìm hiểu về lĩnh vực này, nhƣng chủ yếu mới chỉ ở bƣớc mô tả, đánh giá đơn lẻ mà chƣa trở thành công trình nghiên cứu chuyên biệt. Có thể chia thành hai nhóm sau. Nhóm tài liệu tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử và nhân tố hình thành yếu tố lãng mạn Đây là nguồn tham khảo cần thiết, làm cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích những nhân tố hình thành YTLM trong tác phẩm hội họa về đề tài CTCM giai đoạn 1945 - 1975. Cung cấp thông tin, luận điểm đến lãng mạn, xu hƣớng lãng mạn, kiểu sáng tác lãng mạn, những thành quả kiến thức nhất định, từ đó đƣa ra đánh giá khoa học, khách quan và tổng thể. Tác giả Б ящuнa, (1959), với cuốn Изобразительное искусство Вьиетнама, (Nghệ thuật tạo hình Việt Nam), Nxb Советский Художник (Mỹ thuật Xô Viết). Tài liệu giới thiệu khái quát về nghệ thuật tạo hình Việt Nam qua cuộc triển lãm 12 nƣớc xã hội chủ nghĩa ở Matxcơva vào tháng 12 năm 1958. Nội dung sách ca ngợi tinh thần chiến đấu của quân và dân Việt Nam đƣợc thể hiện trong tác phẩm: “Nền nghệ thuật mạnh vì nó trung thực, có tƣ tƣởng cao, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp của nhân dân lao động và đƣợc quảng đại quần chúng ủng hộ, nền nghệ thuật đó góp phần quý giá, rực rỡ bản sắc dân tộc vào kho tàng hiện thực xã hội chủ nghĩa”, [163, tr.10], ngoài ra tài liệu giới thiệu nghệ thuật tạo hình Việt Nam bằng hình ảnh, đặc biệt có những tác phẩm trong tài liệu mà ở Bảo tàng trong nƣớc không có. Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, Viện Triết học, Viện Lịch sử nghệ thuật (1961) xuất bản cuốn Nguyên lý Mỹ học Mác - Lênin - Tính nhân dân, tính giai cấp và tính Đảng trong nghệ thuật [147], tài liệu viết: Trong sự nghiệp phát triển làm giàu thêm nền văn hóa tinh thần của xã hội chủ nghĩa, văn học nghệ thuật giữ một vai trò quan trọng. Văn học nghệ thuật đang tích cực góp phần vào việc hình thành con ngƣời của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Không có nhiệm vụ nào vinh quang và cao cả hơn nhiệm vụ đang đặt ra trƣớc nền nghệ thuật của chúng ta - khắc ghi 10 chiến công anh hùng của nhân dân một nƣớc đang xây dựng chủ nghĩa cộng sản [147, tr. 80]. Nhƣ vậy, song song với lực lƣợng vũ trang, những ngƣời trực tiếp chiến đấu trên khắp chiến trƣờng thì văn nghệ sĩ cũng đóng một vai trò quan trọng, họ dùng sức mạnh chiến đấu bằng ngòi bút, tƣ duy sáng tạo, bằng kiến thức đã đƣợc học để thể hiện tác phẩm, nhằm giáo dục chủ trƣơng cộng sản cho những ngƣời lính trên mọi mặt trận và ngƣời lao động, các tác phẩm nghệ thuật tuyên truyền, ca ngợi đạo đức cộng sản, phát triển nền văn hóa của nhiều dân tộc góp phần xây dựng Chủ nghĩa xã hội vững mạnh về mọi mặt. Cuốn Mỹ học tập 2B của G.F.W. Hegel (1972), do Nhữ Thanh (dịnh). Toàn bộ sách viết về hình thức của nghệ thuật lãng mạn, là nguồn tài liệu bổ ích khi tìm hiểu sâu sắc về chủ nghĩa Lãng mạn trong quá trình phân tích nội dung và hình thức biểu hiện của nghệ thuật lãng mạn “Nghệ thuật lãng mạn phải biểu hiện không chỉ những cái nội dung bên trong mà cả những mặt sâu kín nhất của tâm hồn” [54, tr. 289]. Nhƣ vậy, hình thức diễn đạt của chủ nghĩa lãng mạn phải đƣợc cụ thể hóa thành hình tƣợng nghệ thuật, nó phản ánh ý tƣởng và nội dung sâu kín của tác phẩm. Đây là công trình lý luận khoa học nghiên cứu về hình thức và nội dung biểu hiện của chủ nghĩa lãng mạn, đƣa ra nguyên nhân, cách thức thể hiện tác phẩm, củng cố chắc chắn cơ sở lý luận, phƣơng pháp luận cho đề tài luận án. Năm 1979 Viện Mỹ thuật - Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam dịch cuốn Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa và các truyền thống nghệ thuật của Vraum Noi. Trong tài liệu viết, trƣớc khi có nền nghệ thuật Hiện thực xã hội chủ nghĩa, ở Nga đã xuất hiện Chủ nghĩa hiện thực vào thế kỷ XIX, về bản chất Chủ nghĩa hiện thực ở Nga là sự vƣợt qua những nguyên mẫu lý tƣởng hóa của Chủ nghĩa cổ điển và ý tƣợng trƣng của Chủ nghĩa lãng mạn. Nghĩa là Chủ nghĩa hiện thực ở Nga là sự kết hợp và phát triển của Chủ nghĩa cổ điển và lãng mạn vì vậy trong tác phẩm có nhiều tính thơ. Nền nghệ thuật Hiện thực xã hội chủ nghĩa là nguồn cách tân của các họa sĩ Hiện thực trƣớc sự biến chuyển xã hội vĩ đại xảy ra trong thế giới hiện tại, nảy sinh tƣ tƣởng mới đòi hỏi phải có những hình thức thể hiện mới tƣơng ứng với nội dung sâu sắc của nền nghệ thuật này. Họ là ngƣời đồng cảm với nhân dân, 11 thể hiện trên nghệ thuật những chí hƣớng tình cảm của những ngƣời cùng thời. Các họa sĩ Hiện thực xã hội chủ nghĩa vừa là ngƣời họa sĩ vừa là chiến sĩ đấu tranh cho lý tƣởng cộng sản, giúp đỡ nhân dân nhận thức chân lý, mục đích, ý nghĩa của cuộc sống, bằng sự sáng tạo chân thành của mình cổ vũ hàng triệu ngƣời đứng lên đấu tranh cho chủ nghĩa Cộng sản. Đó là một nền nghệ thuật thấm nhuần lý tƣởng công dân cao cả, niềm tin trong sáng về tình yêu đối với con ngƣời. Hội họa Hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Nga đƣợc tài liệu phân tích chứng minh về nguồn gốc hình thành từ chủ nghĩa hiện thực và lý tƣởng của chủ nghĩa lãng mạn, mục đích đấu tranh cho lý tƣởng cộng sản bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Nhân kỷ niệm lần thứ 15 năm thành lập Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (1966 - 1981), tác giả Vƣơng Nhƣ Chiêm biên tập cuốn kỷ yếu Viện Bảo tàng Mỹ thuật, (1983). Sách tập hợp những bài viết giới thiệu về bảo tàng trong 15 năm, trong đó có bài viết “Lịch sử mỹ thuật cận đại Việt Nam qua các tác phẩm trƣng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật” của tác giả Nguyễn Hải Yến, giới thiệu những tác phẩm hội họa trƣớc Cách mạng tháng 8, tác giả nhận xét: Giai đoạn 1930 - 1945 là giai đoạn phát triển cao nhất trong lịch sử mỹ thuật cận đại. Hai xu hƣớng sáng tác hiện thực và lãng mạn đã đƣợc các họa sĩ, phần lớn là sinh viên của trƣờng Mỹ thuật Đông Dƣơng thể hiện bằng nhiều chất liệu khác nhau và đã có những thành công đáng kể” [18, tr. 28] Bài viết nhắc đến xu hƣớng lãng mạn đƣợc các họa sĩ thể hiện trên tác phẩm, để bộc lộ rung cảm của trái tim trƣớc sự quyến rũ của cái đẹp, đây là luận điểm cần thiết khi phân tích sự chuyển biến của YTLM trong hội họa trƣớc năm 1945 vào những tác phẩm ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Cuốn Việt Nam ở thế kỷ XX Nghệ thuật tạo hình và nghe nhìn từ 1925 đến nay, (1998), Hội đồng biên tập Bertrand De Hartingh, Michèle Lachowshy, Joel Benzakin, Ngô Phƣơng Lan, Lƣu Yên. Là cuốn sách giới thiệu về nghệ thuật tạo hình, trong sách nhận xét từ tháng 12 - 1946 hầu nhƣ đối với tất cả các họa sĩ ở thời kỳ này, cuộc chiến tranh đã đem lại cho nghệ thuật một diện mạo mới, họ kiên quyết đi theo đƣờng lối nghệ thuật yêu nước, vì nền nghệ thuật phải nằm trong 12 chính trị, phục vụ chính trị. Tài liệu khẳng định nền nghệ thuật Việt Nam từ khi có cách mạng đã đƣợc chuyển biến, thay đổi kịp thời phục vụ cho cách mạng, lấy chính trị làm thống soái, vẽ theo phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, ca ngợi ngƣời tốt việc tốt, anh hùng trong chiến đấu. Tác giả M.F. Ốp-Xi-An-Nhi-Cốp viết trong cuốn Mỹ học cơ bản và nâng cao, năm (2001): “Kiểu sáng tác lãng mạn trong chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đƣợc thi vị hóa giá trị tự thân của con ngƣời” [103, tr.766], nghĩa là trong nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức thể hiện, trong đó lãng mạn là một kiểu sáng tác của nghệ thuật này, nó đƣợc thi vị hóa để xây dựng thành hình tƣợng và hình tƣợng nghệ thuật đó tạo nên yếu tố lãng mạn trong tác phẩm. Đây là luận điểm quan trọng giúp NCS nhìn nhận về YTLM trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM. Tác giả Đỗ Huy viết trong cuốn Cơ sở triết học của văn hóa nghệ thuật Việt Nam, (2002), nhƣ sau: “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là cơ sở triết học của nền văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam” [70, tr. 4]. Đúng nhƣ vậy, ở tình hình đất nƣớc trong giai đoạn 1945 - 1975, chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, bệ đỡ cho nghệ thuật Việt Nam, phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa đƣợc tiếp cận, tác phẩm hội họa có sự thay đổi nhanh chóng, phù hợp với tình hình xã hội và thời đại, tạo nên những dấu ấn về văn hóa, lịch sử. Cuốn Tác phẩm mỹ thuật sưu tầm của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, (2002) Trần Nguyên Đán (chủ biên). Giới thiệu những tác phẩm Mỹ thuật Việt Nam hiện đại qua các thời kỳ lịch sử, nằm trong bộ sƣu tập của Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam. Ở giai đoạn 1930 - 1945, sách viết: “Hai xu hƣớng sáng tác chính là lãng mạn và hiện thực đã khẳng định diện mạo của nền hội họa cận đại Việt Nam với những đại diện xứng đáng, tiêu biểu” [40, tr. 32], xu hƣớng lãng mạn đƣợc thể hiện ở nhiều thể loại tranh và chủ đề sáng tác, là thời kỳ có nhiều biến động và phân hóa, đánh dấu sự khởi đầu phát triển của hội họa Việt Nam, phản ánh xã hội trƣớc bƣớc ngoặt quan trọng của lịch sử khi cách mạng tháng tám thành công, và nối tiếp hai cuộc kháng chiến trƣờng kỳ của dân tộc. 13 Năm 2010, Quang Việt biên tập cuốn Mỹ thuật hiện đại Việt Nam sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Mỹ thuật. Tài liệu giới thiệu bằng hình ảnh về những tác phẩm mỹ thuật hiện đại Việt Nam, chủ yếu là những tác phẩm của họa sĩ miền Nam. Phần Mỹ thuật thời kỳ 1945 - 1975 sách giới thiệu về tác phẩm hội họa đƣợc các tác giả ghi lại thời kỳ khó khăn, gian khổ nhƣng cũng rất tự hào, họ đã sống, chiến đấu và sáng tác dƣới làn bom rơi đạn nổ cho đến ngày đất nƣớc thống nhất. Tài liệu nhận xét đến lòng can đảm trong khó khăn gian khổ của ngƣời họa sĩ, tình nguyện đi ra chiến trƣờng, các tác phẩm của họ nhƣ những trang nhật ký sống động về những tấm gƣơng kiên cƣờng chiến đấu, phút giây nghỉ ngơi sau trận đánh hay giờ học tại căn cứ. Cuốn Mỹ thuật Hà Nội thế kỷ XX, (2012), biên tập Quang Việt. Là tài liệu tập hợp những bài nghiên cứu về Mỹ thuật Hà Nội thể kỷ XX, đặc biệt ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp có nhiều bài viết phân tích hoàn cảnh lịch sử, khi cách mạng tháng tám thành công những họa sĩ trẻ lên đƣờng đi kháng chiến, họ mang trong mình niềm tin, tinh thần lãng mạn, lạc quan tin tƣởng vào sự dẫn dắt của Đảng và Bác Hồ kính yêu, tạo nên một nền nghệ thuật chân chính, nghệ thuật phục vụ cách mạng, phục vụ tầng lớp Công - Nông - Binh và quần chúng nhân dân lao động, dùng nghệ thuật tham gia công tác vận động quần chúng. Với tuổi trẻ đầy lạc quan lãng mạn, họ đã thay đổi khuynh hƣớng sáng tác, góp sức mình vào công cuộc cách mạng chung của dân tộc. Cuốn Ký họa kháng chiến, sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, tập 2, (2014), biên tập Quang Việt. Tài liệu giới thiệu tác phẩm ký họa của những họa sĩ miền Nam trong những năm 1945 - 1975, tác phẩm đƣợc thể hiện bằng ý thức sáng tạo, tƣ duy, kỹ năng thể hiện của ngƣời họa sĩ, những tác phẩm lấy tƣ liệu từ thực tế hai cuộc kháng chiến trƣờng kỳ của dân tộc. Tài liệu nhận xét về ngƣời phụ nữ, ...văn hóa tính cách dân tộc. Thuyết nhân cách đƣợc NCS tiếp cận dƣới góc độ tâm lý xuyên văn hóa, liên ngành để hiểu đƣợc tính cách dân tộc qua đặc trƣng, đặc điểm chung của những thành viên trong xã hội, qua đó so sánh với phƣơng Tây, Phƣơng Đông và bản địa. Cách tiếp cận này sẽ làm nổi bật nền văn hóa truyền thống Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp và Mĩ. Lý thuyết chỉ ra nét đặc thù văn hóa, nhân cách bản địa đƣợc hình thành trong môi trƣờng xã hội “Theo nhiều cách, con ngƣời hoàn thành các dự báo và kỳ vọng của mình thông qua định kiến - những ý kiến, ý tƣởng đã đƣợc hình thành từ trƣớc. Các định kiến này ảnh hƣởng tới những tƣơng tác của cá nhân họ với môi trƣờng văn hóa - xã hội” [79, tr. 277], các nền văn hóa khác nhau sẽ tạo nên nhân cách con ngƣời khác nhau, nó đƣợc hình thành và phát triển theo 28 môi trƣờng sống, sự tƣơng đồng trong cùng một nền văn hóa, quốc gia nhƣ vậy đƣợc gọi là tính cách dân tộc. Phƣơng Đông văn hóa gắn liền với tƣ tƣởng Phật giáo, Khổng giáo , Nho giáo, các tƣ tƣởng này đề cao đạo đức, và tầm quan trọng của mối quan hệ cá nhân nhƣ: quan niệm huyết thống trong gia đình, cá nhân đƣợc coi là sự tiếp nối của cha mẹ, ông bà và tổ tiên, con phải có hiếu với cha mẹ, có trách nhiệm với bản thân, bạn bè và phải trung với nƣớc... đây là đặc điểm nổi bật về văn hóa, tâm lý, nhân cách con ngƣời phƣơng Đông. Ở phƣơng Tây nhân cách đƣợc hiểu dƣới hình thức là một bản sắc cá nhân bền vững, mỗi cá nhân có khả năng tự độc lập cao và đƣợc tự do trong môi trƣờng sống. Nhƣ vậy, điểm khác biệt về tâm lý, văn hóa của cá nhân, tập thể rất rõ giữa phƣơng Đông và phƣơng Tây, qua đó hình thành quan điểm sống, tính cách cũng nhƣ nền văn hóa quốc gia, châu lục. Việt Nam nằm ở vị trí Đông Nam Á với nền văn minh nông nghiệp lúa nƣớc - cộng đồng - làng - xã, ngƣời dân đoàn kết chặt chẽ với nhau trong sản xuất và những công việc chung của làng; đề cao văn hóa làng - xã, Tình làng nghĩa xóm họ bàn bạc lập ra những hƣơng ƣớc, luật lệ riêng mà ai cũng phải tuân theo phép vua thua lệ làng. Cùng với tƣ tƣởng Phật giáo, Khổng giáo, Nho giáo đã ăn sâu vào tâm thức cá nhân. Trải qua hàng nghìn năm phát triển với chiều dài lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, nhân dân Việt Nam không mất đi bản sắc văn hóa mà ngƣợc lại, phát triển ngày một cao. Điều này đƣợc chứng minh qua kho tàng ca dao tục ngữ, truyện cổ tích, văn học, lễ hội truyền thống và phong tục tập quán, nó nhƣ những viên ngọc quý hình thành, nuôi dƣỡng và phát triển nhân cách cá nhân trong cộng đồng, tạo nên tiếng nói chung của dân tộc, phản ánh tâm tƣ, tình cảm, suy nghĩ của nhân dân, trƣớc thiên nhiên và sự biến thiên của lịch sử. Đặc biệt khi có chiến tranh nhân dân Việt Nam lại đồng lòng, đoàn kết đánh đuổi giặc ngoại xâm nhƣ quân Tần, Tống, Nguyên... Lịch sử dân tộc đã chứng minh, trong giá trị truyền thống của bản sắc văn hóa dân tộc, tinh thần yêu nƣớc đƣợc đƣa lên hàng đầu, là trung tâm - nền tảng tinh thần cho nhân dân, tinh thần yêu nƣớc trở thành động lực cao nhất “Động lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc, đồng thời là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc ta” [47, tr. 102]. Giai đoạn 1945 29 - 1975 chủ nghĩa yêu nƣớc trở thành giá trị văn hóa to lớn trong xã hội và tầng lớp nhân dân Việt Nam, là tiêu chí để soi chiếu nhân cách, phƣơng châm sống của nhân dân. Thời kỳ chiến tranh chống Pháp và Mĩ một lần nữa đã chứng minh nền văn hóa dân tộc qua tinh thần đoàn kết, đồng lòng, tạo nên sức mạnh to lớn - sức mạnh dân tộc, với một ý chí anh dũng kiên cƣờng, tinh thần lạc quan, lãng mạn cách mạng đã đƣa quân và dân ta vƣợt khó khăn, gian nan cho đến ngày toàn thắng. Tại Văn kiện Hội nghị Trung ƣơng lần thứ năm khóa VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã viết: Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đƣợc vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc. Đó là lòng yêu nƣớc nồng nàn, ý chí tự cƣờng dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng sử, tính giản dị trong lối sống... [42, tr. 56]. Nhƣ vậy, tinh thần - tình cảm - lý trí yêu nƣớc đã trở thành chủ nghĩa yêu nƣớc, là giá trị bền vững qua sự thăng trầm của lịch sử, trong đó hội tụ tinh thần đoàn kết, chủ nghĩa anh hùng, đức tính cần cù, chịu thƣơng, chịu khó vƣợt lên trong khó khăn, cùng với lối sống lành mạnh, yêu đời, yêu quê hƣơng đất nƣớc, lạc quan, lãng mạn cách mạng đã hình thành cốt cách con ngƣời Việt Nam. Đây là tiêu chí cơ bản tạo nên nhân cách, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam khác với các nƣớc khác. Qua tìm hiểu, nghiên cứu cho thấy, việc áp dụng lý thuyết nhân cách với góc độ tiếp cận liên ngành giúp NCS so sánh nhân cách cá nhân và nền văn hóa phƣơng Tây - Đông - bản địa, từ đó nổi bật nền văn hóa Việt Nam với sự phát triển cá nhân trong gia đình tạo nên nền văn hóa cộng đồng - làng - xã - quốc gia; mọi sự phát triển cá nhân đều nằm trong khuôn khổ cộng đồng - xã hội. Vì vậy giá trị về nhân cách đƣợc xem xét dƣới góc độ văn hóa cộng đồng, đánh giá nhân cách theo tiêu chí do cộng đồng lập nên qua kinh nghiệm sống. Đặc biệt khi có giặc ngoại xâm họ cùng chung nhiệm vụ, đứng lên đánh đuổi quân thù tạo thành bản 30 sắc văn hóa dân tộc với trung tâm là chủ nghĩa yêu nƣớc. Đây là nhân tố quan trọng tác động đến chủ thể - khách thể trong sáng tác hội họa, việc đề cao giá trị văn hóa, chủ nghĩa yêu nƣớc tạo thành sức mạnh cho toàn dân tộc trong suốt ba mƣơi năm kháng chiến, các tác phẩm hội họa ca ngợi cuộc chiến tranh thần thánh của quân - dân, xây dựng nhân vật điển hình trong chiến đấu - sản xuất. Do đó yếu tố lạc quan, lãng mạn cách mạng hiện diện, tô thắm bề dày lịch sử chủ nghĩa yêu nƣớc của dân tộc Việt Nam. Luận điểm triết học, mỹ học Triết học và mỹ học là khoa học của các loại hình nghệ thuật, lý giải về bản chất, phạm trù, hình thức, nhận thức, mối quan hệ, tác động qua lại và các khái niệm trong hội họa. Việc vận dụng quan điểm triết học và mỹ học để giải thích những vấn đề mâu thuẫn trong trƣờng hợp cụ thể là cần thiết, từ hoàn cảnh lịch sử, chủ thể sáng tạo, khách thể sáng tạo, đến hình tƣợng nghệ thuật biểu hiện trên tác phẩm. Nhƣ vậy, vận dụng luận điểm này để nghiên cứu YTLM trong tác phẩm hội họa về đề tài CTCM giai đoạn 1945 - 1975 đƣợc lý giải một cách cụ thể, triệt để trên quan điểm khoa học. Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX ở châu Âu, triết học cổ điển Đức và chủ nghĩa lãng mạn Pháp cùng xảy ra tại một thời điểm, biểu hiện xu thế của một thời đại, xong mức độ và lĩnh vực khác nhau. Ăngghen nhận xét “Chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức, tự bản thân nó, cũng là một trào lƣu lãng mạn trong triết học” [80, tr.97], đặc biệt chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Kant đã nâng tâm linh con ngƣời lên địa vị làm chủ sáng tạo thế giới, về mặt mỹ học Kant và Max Scheler đi sâu nghiên cứu các phạm trù cao thƣợng, tự do, thiên tài. Chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hegel khẳng định con ngƣời là tuyệt đối vô hạn, là đỉnh cao trong sự phát triển của tinh thần thế giới, bản thân ông đã đƣa ra lập luận sâu sắc về chủ nghĩa lãng mạn qua cuốn Mỹ học, tập 2. Những quan điểm triết học và mỹ học đề cao con ngƣời, khẳng định ý thức tự chủ và phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong môi trƣờng sống. Tuy nhiên những quan điểm trên lại tách con ngƣời khỏi những mối quan hệ phức tạp của thực tế xã hội và lịch sử. Đến chủ nghĩa Mác - Lênin phát triển, bổ khuyết thế giới quan duy vật biện chứng của Hegel và 31 Feuerbach, đặc biệt hệ triết học của Mác - Lênin giúp văn nghệ sĩ phân biệt rõ ràng những cái đƣợc coi là bề bộn, phức tạp của cuộc sống, cái tiến bộ, đang sinh thành, tƣơng lai với cái phản tiến bộ, đang xuống dốc và quá khứ. Cũng nhƣ các hình thái ý thức khác, nghệ thuật nhằm hiểu biết và khám phá con ngƣời trong xã hội trên lịch sử, lập trƣờng quan điểm nhất định, khám phá bản chất xã hội và những cá thể sống trong môi trƣờng đó. Đây là điểm giống nhau của nghệ thuật với triết học, chính trị để phản ánh bản chất của hình thái ý thức xã hội. Ở Việt Nam, Đảng đã xây dựng Đề cương văn hóa, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho nghệ thuật, tác giả Đỗ Huy viết trong cuốn Cơ sở triết học của văn hóa nghệ thuật Việt nam: “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là cơ sở triết học của nền văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam” [70, tr. 4]. Đúng nhƣ vậy, tình hình đất nƣớc trong giai đoạn 1945 - 1975, việc sử dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng cho nghệ thuật Việt Nam là cần thiết và đạt nhiều thành quả to lớn. Các tác phẩm hội họa giai đoạn này, đánh dấu sự xuất hiện dòng tranh hiện thực xã hội phản ánh CTCM của dân tộc, trong đó YTLM cách mạng trở thành nòng cốt trong tác phẩm để ca ngợi những con ngƣời tham gia cách mạng. Tác giả B.A. E-Ren-Grôxx viết trong cuốn Mỹ học - khoa học diệu kỳ “Trong quá trình tri giác cảm tính các hiện tƣợng của cuộc sống ở con ngƣời đã nảy sinh mối quan hệ cảm xúc đối với các hiện tƣợng đó. Mối quan hệ này đƣợc biểu hiện trong những cảm xúc nhất định (thán phục, thƣơng xót, buồn rầu, tức giận, khoái trá, lãng mạn...)” [46, tr. 11], nghĩa là các rung động mạnh mẽ về cảm xúc của con ngƣời gắn liền với cái đẹp hoặc cái xấu, song những cảm xúc mang YTLM thƣờng thiên về cái đẹp hiện hữu trong thế giới khách quan, hoặc lạc quan về một tƣơng lai tƣơi sáng ở phía trƣớc. Đây là cảm xúc đặc biệt trong hội họa, khác hẳn với những cảm xúc bình thƣờng ở mối quan tâm về cuộc sống, nó đƣợc thanh lọc, chắt lọc từ cuộc sống để trở thành hình tƣợng nghệ thuật. Cũng ở nội dung này Hêghen nhận định “Nghệ thuật lãng mạn phải biểu hiện không chỉ những cái nội dung bên trong mà cả những mặt sâu kín nhất của tâm hồn” [54, tr. 289]. Nhƣ vậy, hình thức diễn đạt của nghệ thuật lãng mạn phải đƣợc cụ thể hóa, xây dựng thành hình tƣợng nghệ thuật, hình tƣợng đó sẽ 32 phản ánh ý tƣởng ngƣời họa sĩ thông qua nội dung của tác phẩm nghệ thuật. Các tƣ tƣởng của Mác - Angghen thúc đẩy một nền văn hóa nghệ thuật có khuynh hƣớng cách mạng phát triển “Học thuyết về chủ nghĩa cộng sản, một xã hội có sự gặp gỡ của cái chân, cái thiện, cái mỹ” [70, tr. 20] và chính học thuyết này đƣợc loài ngƣời đón nhận nhƣ một lý tƣởng, một ngọn cờ, một chân lý. Dựa trên nền tảng triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Đảng và Nhà nƣớc đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào nền văn hóa nghệ thuật theo phƣơng châm dân tộc - khoa học - đại chúng, có nghĩa sự tuân thủ chủ nghĩa Mác - Lênin, phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa là chân lý đời sống và mang tính nhân dân về mặt nội dung cũng nhƣ đối tƣợng phục vụ, tác phẩm phải mang lý tƣởng cộng sản chủ nghĩa, có sự thống nhất cao giữa nội dung và hình thức nghệ thuật. Dƣới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, với một phƣơng pháp sáng tác mới đƣa nền hội họa Việt Nam đến nhiều thành công nhất định, mang tính thời đại, ghi lại lịch sử cách mạng bằng tranh, khẳng định tên tuổi cho nền mỹ thuật nƣớc nhà. Luận điểm phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa Ở Liên Xô, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển trong văn học sớm hơn các loại hình nghệ thuật khác, nó đƣợc đẩy lên thành phƣơng pháp sáng tác, là kết quả của một số khuynh hƣớng đã hình thành từ lâu. Sau cánh mạng tháng 10 phƣơng pháp này đƣợc phát triển rõ rệt qua tác phẩm của Maksim Gorky, Mayakovski, Sholokov... Thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa hình thành trên những sáng tác phong phú và kết quả lâu dài. Giai đoạn này một số ý kiến đề nghị đặt tên cho chủ nghĩa hiện thực mới nhƣ: ý kiến của Gơ- lát-cốp là chủ nghĩa hiện thực vô sản, Mayakovski là chủ nghĩa hiện thực có khuynh hƣớng, Lev Tolstoy đề nghị gọi là chủ nghĩa hiện thực hùng vĩ, cũng có một số đề nghị gọi là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa cách mạng, hay chủ nghĩa hiện thực cộng sản chủ nghĩa... Ngày 26 - 10 - 1932 trong cuộc họp với các nhà văn, Stalin đã bày tỏ ý kiến của mình: “Nếu nghệ sĩ trình bày cuộc sống một cách chân thực, thì anh ta không thể không thấy và không nêu lên rằng cuộc sống dẫn đến chủ nghĩa xã hội. Và đó sẽ là nghệ thuật xã hội chủ nghĩa. Và đó sẽ là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” [97, tr. 93]. Từ đây thuật ngữ chủ nghĩa hiện 33 thực xã hội chủ nghĩa đƣợc lấy tên và phổ biến cho toàn giới văn nghệ sĩ với phƣơng châm “phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa yêu cầu miêu tả cuộc sống một cách chân thực, cụ thể lịch sử, trong quá trình phát triển cách mạng của nó và trên cơ sở miêu tả ấy có nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho những ngƣời lao động” [80, tr. 197], nền tảng của phƣơng pháp này là sự thống nhất và tác động lẫn nhau giữa lý luận và thực tiễn, nó dần trở thành một phƣơng pháp sáng tác chủ đạo của những nƣớc thuộc khối xã hội chủ nghĩa, để lại những thành tựu nhất định, trong đó có Việt Nam. Phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa đƣợc hình thành trên cơ sở phục vụ công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa, với nội dung ca ngợi Đảng, cách mạng, xây dựng tấm gƣơng điển hình trong chiến đấu sản xuất, tác phẩm không đƣợc tùy tiện đƣa ý đồ riêng, phải vẽ cho dễ hiểu, có tƣ tƣởng, lý tƣởng tốt đẹp, lạc quan, tin yêu cuộc sống. Hội họa hiện thực xã hội chủ nghĩa đánh dấu một giai đoạn nghệ thuật mới mà nền tảng là sự kết hợp giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn, nhƣng không lặp lại đơn thuần mà đƣợc phát triển và sáng tạo. Do đó chủ nghĩa lãng mạn không chỉ tồn tại nhƣ một nét bản chất mà còn nằm trong phƣơng pháp sáng tác của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Phƣơng pháp này đƣợc trình bày tại đại hội nhà văn toàn Liên Xô năm 1934, do những tác giả Andrey Jdanov, Nikolai Ivanovich Bukharin, Maksim Gorky và Alexander Fadeyev. Nội dung do Đảng lãnh đạo, kế thừa truyền thống chủ nghĩa hiện thực và lãng mạn, miêu tả hiện thực trong tiến trình phát triển cách mạng chủ nghĩa xã hội, kết hợp với giáo dục tƣ tƣởng chủ nghĩa cho quần chúng nhân dân, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền chính trị. Phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa giúp tác giả luận án hiểu đƣợc sự chuyển biến của hội họa Việt Nam ở giai đoạn trƣớc năm 1945, từ nền hội họa vẽ theo xu hƣớng lãng mạn và hiện thực, nội dung trong sáng, bình lặng và thơ mộng. Các tác phẩm chủ yếu ca ngợi vẻ đẹp yêu kiều của thiếu nữ thành thị, chân dung, sinh hoạt, và phong cảnh thanh bình ở nông thôn... chuyển sang nền hội họa phản ánh CTCM. Có thể nói nền hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 là sự chuyển biến bản lề khi tiếp xúc với phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, lấy phƣơng pháp này làm kim chỉ nam cho sáng tác, giúp hội họa Việt Nam bắt nhịp cùng với 34 các nƣớc trong phe xã hội chủ nghĩa nhƣng vẫn mang đặc điểm riêng qua văn hóa, con ngƣời và phong cảnh bản địa. Quá trình học hỏi phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa giai đoạn 1945 - 1975 đƣợc đánh dấu từ năm 1943, khi Đảng xây dựng Đề cương văn hóa với mục đích cơ cấu lại nền văn hóa Việt Nam theo lập trƣờng văn hóa Mác xít “dân tộc - khoa học - đại chúng” [70, tr. 24]. Chủ trƣơng của Đảng đến các họa sĩ, nghệ sĩ tạo hình cùng các văn nghệ sĩ khác thông qua Đại hội văn hóa toàn quốc năm 1948, và hội nghị tranh luận về văn nghệ năm 1949. Nội dung tập trung vào việc chỉ huấn chính trị, tƣ tƣởng của Đảng cho các văn nghệ sĩ, nhằm nâng cao nhận thức vai trò nghệ thuật và ý thức trách nhiệm của nghệ sĩ trƣớc Đảng và Nhà nƣớc. Để làm tốt, các họa sĩ, nghệ sĩ đã cố gắng thay đổi tƣ tƣởng chủ đề sáng tác, tháp ngà nghệ thuật đƣợc gác lại. Thay vào đó, những tác phẩm gắn bó thiết thực với cuộc kháng chiến, họ thay đổi quan niệm thẩm mỹ, tƣ tƣởng thẩm mỹ, đối tƣợng thể hiện hƣớng tới hiện thực cách mạng, ca ngợi những nhân vật điển hình, công - nông - binh và ngƣời lao động, qua đó nổi bật lên nội dung con ngƣời trong xã hội chủ nghĩa. Tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai năm 1957, Tổng Bí thƣ Trƣờng Trinh tiếp tục đề cập đến phƣơng pháp sáng tác của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa với nội dung: Kiên quyết chặt bỏ những xiềng xích của quan niệm nghệ thuật cũ, mạnh dạn đi vào con đƣờng hiện thực xã hội chủ nghĩa và đừng hiểu lầm rằng hiện thực xã hội chủ nghĩa không cho phép chúng ta sáng tạo và mơ mộng, bởi vì hiện thực xã hội chủ nghĩa bao hàm chủ nghĩa lãng mạn cách mạng ở trong, nói cách khác hiện thực xã hội chủ nghĩa đứng trên đời sống thực, nhƣng vƣơn mình lên lý tƣởng của tƣơng lai [80, tr. 201]. Tổng Bí thƣ Trƣờng Chinh đặc biệt nhấn mạnh tính lãng mạn cách mạng, coi đó là một nét quan trọng và tiêu biểu của phƣơng pháp này, nó thể hiện tinh thần luôn luôn vƣơn lên trong cuộc sống, những mơ ƣớc của hôm nay nhƣng là hiện thực của ngày mai. Tác giả M.F. Ốp-Xi-An-Nhi-Cốp viết: “Kiểu sáng tác lãng mạn trong chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đƣợc thi vị hóa giá trị tự thân của con ngƣời” 35 [103, tr. 766], nghĩa là, nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa có nhiều cách thức thể hiện, trong đó lãng mạn là một cách thức sáng tác của nghệ thuật này, nó đƣợc thi vị hóa để xây dựng thành hình tƣợng và hình tƣợng đó tạo nên YTLM trong tác phẩm. Đây là luận điểm quan trọng để nhìn nhận về YTLM trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM. YTLM, tinh thần lãng mạn luôn xuất hiện khi có sự biến động của lịch sử để nuôi dƣỡng ƣớc mơ cao cả đang đƣợc thực hiện, cùng với chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng nhiệt tình đấu tranh của quần chúng nhân dân đã tạo nên tinh thần lãng mạn cách mạng. “Chủ nghĩa hiện thực kết hợp với chủ nghĩa lãng mạn chính là phƣơng pháp tốt nhất để diễn đạt cảm hứng của thời đại. Đứng ở đỉnh cao của tƣơng lai mà đón trƣớc thực tại” [80, tr. 401], nhƣ vậy luận điểm đã khẳng định đến sự nhìn đón trƣớc tƣơng lai của phƣơng pháp này. Giai đoạn 1945 -1975 các họa sĩ Việt Nam sáng tác và hoạt động mỹ thuật sôi nổi, thể hiện tinh thần lạc quan, lãng mạn, không tách rời hiện thực cuộc chiến, những chiến công và kỳ tích của nhân dân, thể hiện tinh thần nhìn đón tƣơng lai trên hiện thực cuộc chiến, đó chính là sự hợp thành của chủ nghĩa lãng mạn vào phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. Việc áp dụng phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa của hội họa Việt Nam rất rõ, từ nội dung ca ngợi Đảng, ca ngợi cách mạng đến cách xử lý bố cục, xây dựng hình tƣợng, màu sắc và bút pháp nghệ thuật. Song khi đặt chúng cùng nhau ta vẫn nhận ra tác phẩm hội họa của Việt Nam hoặc Liên Xô, nhận biết đƣợc nhƣ vậy do đặc điểm văn hóa của từng dân tộc, vùng miền khác nhau, từ đó dẫn đến hình thức thể hiện khác nhau. Ngoài đặc điểm về văn hóa và ngoại cảnh tác động thì hình thức thể hiện trong tranh Việt Nam có sự giản lƣợc chi tiết, không gian thiên về ƣớc lệ, màu sắc gợi tâm lý, nhân vật diễn tả khái quát, chất liệu thể hiện phong phú... Đặc biệt YTLM xuất hiện cô đọng trong tác phẩm, thúc đẩy lòng yêu nƣớc của ngƣời chiến sĩ và quần chúng nhân dân. Nhƣ vậy, luận điểm của phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa đã tạo nên những điểm khác biệt cho tác phẩm, trong đó đề cao lý tƣởng tốt đẹp ở tƣơng lai thông qua hình tƣợng nhân vật, cảnh vật; hình thức thể hiện chân thực; màu sắc tƣơi sáng; không gian hiện thự và bám sát vào cuộc CTCM. Nền hội họa Việt Nam 36 giai đoạn 1945 - 1975 đã áp dụng triệt để phƣơng pháp trên, song do đặc điểm tâm lý văn hóa; sự kế thừa và phát huy nghệ thuật truyền thống; thể hiện tinh thần chung của dân tộc và hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, nên tạo hình của các tác phẩm hội họa giai đoạn này có sự thay đổi. Trong tác phẩm, ca ngợi cảnh đẹp quê hƣơng, đất nƣớc, ca ngƣợi ngƣời chiến sĩ - ngƣời dân tham gia làm cánh mạng, do vậy YTLM làm chủ đạo, đây cũng là nét riêng biệt, là đặc điểm nhận diện nền hội họa phản ánh CTCM Việt Nam. 1.4. Khái quát hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài chiến tranh cách mạng 1.4.1. Bối cảnh lịch sử, hoạt động mỹ thuật giai đoạn 1945 - 1975 Bối cảnh lịch sử Cách mạng tháng tám thành công, ngày 02 - 9 - 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bảng Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhƣng đêm ngày 22 - 9 - 1945 thực dân Pháp nổ súng tại trụ sở Ủy ban nhân dân Nam bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam lần thứ hai. Ngày 20 - 12 - 1946 Hồ Chủ Tịch ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, cuộc kháng chiến kéo dài chín năm và kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 07 - 5 - 1953, buộc Pháp phải ký hiệp định Genever công nhận quyền độc lập của Việt Nam. Tuy nhiên theo hiệp định này đất nƣớc bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc ở vĩ tuyến 17, sau hai năm cùng tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nƣớc. Nhƣng không đƣợc bao lâu Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc, cả nƣớc dồn sức ngƣời, sức của cho cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và đây cũng là cuộc chiến tranh bi tráng nhất, hào hùng nhất ở Việt Nam. Ngày 30 - 4 - 1975 miền Nam đƣợc giải phóng, đất nƣớc hoàn toàn thống nhất. Hoạt động mỹ thuật giai đoạn 1945 - 1975 Nền hội họa Việt Nam trƣớc năm 1945 chủ yếu vẽ theo xu hƣớng: lãng mạn và hiện thực. Các tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp yêu kiều của thiếu nữ thành thị bên hoa, trong vƣờn, phong cảnh thanh bình ở nông thôn... Khi đất nƣớc bị xâm chiếm, đêm ngày 20 tháng 12 năm 1946 đã đi vào lịch sử dân tộc, Đài tiếng nói Việt Nam truyền đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nhân dân cả 37 nƣớc. Hƣởng ứng lời kêu gọi trên, nhiều họa sĩ hăng hái tham gia lên đƣờng nhập ngũ, họ tỏa đi khắp nơi: Tây Bắc, Việt Bắc, khu ba, khu bốn cũ... Trong số đó có ngƣời đã trở thành anh hùng, là tấm gƣơng sáng cho nhiều thế hệ họa sĩ trẻ noi theo. Đại hội văn hóa toàn quốc năm 1948, và hội nghị tranh luận về văn nghệ năm 1949 đã tác động mạnh mẽ đến quan điểm sáng tác và hoạt động mỹ thuật thời kỳ 1945 - 1975. Giai đoạn đầu, những năm 1946 họa sĩ sáng tác nhiều tranh cổ động, áp phích, tuyên truyền tƣ tƣởng, nhằm nâng cao nhận thức đấu tranh của quân - dân, làm tốt vai trò của nghệ sĩ trƣớc Đảng - Nhà nƣớc, đúng nhƣ lời động viên của Bác, “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” [96, tr. 26], cũng nhƣ lời khẳng định của Tổng Bí thƣ Trƣờng Chinh “Nghệ sĩ - Chiến sĩ” [2, tr. 72]. Nhƣ vậy, cùng với lực lƣợng vũ trang, những ngƣời trực tiếp chiến đấu trên khắp chiến trƣờng thì văn nghệ sĩ cũng đóng một vai trò quan trọng, họ dùng sức mạnh chiến đấu bằng ngòi bút, tƣ duy sáng tạo, kiến thức để thể hiện tác phẩm nghệ thuật, nhằm truyền tải chủ trƣơng cộng sản cho những ngƣời lính trên mọi mặt trận và ngƣời lao động. Các tác phẩm ca ngợi đạo đức cộng sản, những chiến công, lao động giỏi, qua đó phát triển nền văn hóa của nhiều dân tộc góp phần xây dựng Chủ nghĩa xã hội vững mạnh về mọi mặt. Giai đoạn này hoạt động mỹ thuật sôi nổi với những cuộc triển lãm lƣu động, khu vực và triển lãm mỹ thuật toàn quốc... Các tác phẩm có sự thay đổi phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, tạo nên không khí sáng tác và thƣởng thức mỹ thuật sôi động. Ở các cuộc triển lãm, rất đông chiến sĩ và quần chúng nhân dân đến xem, họ thƣởng thức nghệ thuật và bình luận, đƣa đến phút thƣ giãn, giải trí, nâng cao tinh thần hăng say chiến đấu - sản xuất và tinh thần này tác động ngƣợc trở lại với ngƣời nghệ sĩ - chiến sĩ giúp họ cố gắng hơn trong công việc và trên con đƣờng sáng tạo nghệ thuật. Nhƣ vậy, một nền văn hóa tƣ tƣởng mới đã đƣợc họa sĩ Việt Nam tiếp thu học hỏi, đáp ứng phù hợp với nhu cầu thời đại, nó đƣợc vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo. Giai đoạn đầu cách mạng, đa phần họa sĩ chƣa bắt nhịp với thời cuộc, song quá trình tự ý thức ra khỏi tháp ngà nghệ thuật đã giúp họa sĩ hòa nhập nhanh chóng, tạo nên phong trào sôi nổi vẽ tranh phục vụ kháng chiến, để lại nhiều 38 tác phẩm có giá trị về nội dung, hình thức nghệ thuật cao, mục đích ca ngợi quân - dân, quần chúng lao động với một tƣ tƣởng lạc quan, lãng mạn cách mạng để tiếp thêm tinh thần, sức mạnh đến các chiến sĩ và nhân dân trong cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm. 1.4.2. Khái quát tác phẩm hội họa giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài chiến tranh cách mạng Trong thời gian 1945 - 1953 họa sĩ tham gia kháng chiến chủ yếu vẽ ký họa, tranh cổ động và áp phích để cổ vũ trực tiếp đến ngƣời chiến sĩ ở các mặt trận, chiến trƣờng. Song cũng để lại một số tác phẩm nhƣ: Chạy giặc trong rừng (sơn mài, 1948), Du kích bảo vệ làng (lụa, 1948), Xưởng quân giới (sơn dầu, 1951), Nghỉ chân bên đồi (sơn mài, 1953) của Tô Ngọc Vân; tác phẩm Du kích tập bắn, Làm kíp lựu đạn, Buổi luyện quân (bột màu, 1947) của Nguyễn Đỗ Cung; tác phẩm Bộ đội thổi sáo, Tiểu đội pháo (sơn mài, 1947), Trạm gác (sơn mài, 1949) của Nguyễn Tƣ Nghiêm; tác phẩm Hành quân qua đèo (màu nƣớc, 1948) của Nguyễn Nhƣ Huân; tác phẩm Tình quân dân (sơn mài, 1949) của Nguyễn Sĩ Ngọc... Năm 1954 khi miền Bắc đƣợc giải phóng, họa sĩ có nhiều thời gian để thể hiện những tác phẩm có chiều sâu về nội dung và hình thức nghệ thuật. Trong tác phẩm cho thấy sự thấm nhuần tƣ tƣởng cách mạng, nêu cao tính dân tộc và thời đại, bám sát, đi sâu vào cuộc chiến tranh của dân tộc, tạo nên tinh thần hăng say sản xuất, lao động và chiến đấu của quân - dân. Tại triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1962 Bác Hồ đến xem và khen ngợi “Các tranh đã nói lên đƣợc tình ngƣời, tả chân thật những ngƣời lao động bình thƣờng. Anh chị em cố gắng đi sâu vào đời sống thế là tốt” [2, tr. 103], lời nhận xét của Bác vừa động viên, vừa khẳng định sự phát triển của nền hội họa Việt Nam giai đoạn này. Nhìn chung, giai đoạn 1945 - 1975 các tác phẩm hội họa Việt Nam phản ánh CTCM có số lƣợng lớn, với sự phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, đƣợc đông đảo quần chúng nhân dân biết đến, tạo nhiều dấu ấn trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình. Giai đoạn này nền hội họa tập trung vẽ theo một số chủ đề xoay quanh cuộc CTCM nhƣ: tình quân dân, ngƣời chiến sĩ hành quân và đề tài sinh hoạt của ngƣời chiến sĩ cụ thể nhƣ: 39 Đề tài tình quân dân đã đƣợc họa sĩ xây dựng trở thành hình tƣợng thiêng liêng, cao cả, lắng đọng khoảnh khắc ân tình, hạnh phúc, họ gặp gỡ vui mừng, phấn khởi để rồi chính tình cảm đó trở thành sức mạnh tinh thần cho ngƣời chiến sĩ lên đƣờng làm nhiệm vụ, có thể kể đến tác phẩm: tác phẩm Gặp gỡ (bột màu, 1954) của Mai Văn Hiến; tác phẩm Con đọc bầm nghe (lụa, 1954), của Trần Văn Cẩn; Gặt ở Việt Bắc (sơn mài, 1955) của Phan Kế An; tác phẩm Qua bản cũ (sơn mài, 1957) của Lê Quốc Lộc; tác phẩm Ghé thăm nhà, (lụa, 1958) của Nguyễn Trọng Kiệm; tác phẩm Bộ đội nghỉ trưa trên đồi (sơn mài, 1959), Tân binh vùng du kích (lụa, 1959) của Nguyễn Sáng; tác phẩm Dân quân chiến dịch Điện Biên Phủ (lụa, 1960) của Nguyễn Thanh Ngọc; tác phẩm Đêm hậu cứ (sơn mài, 1966) của Hoàng Tích Chù; tác phẩm Em hát các anh nghe (sơn dầu, 1968) của Trần Huy Oánh; tác phẩm Ghé qua bản (lụa, 1970) của Nguyễn Thụ; tác phẩm Gặp gỡ (sơn mài, 1974) của Dƣơng Viên; tác phẩm Bộ đội về bản (lụa, 1975) của Trần Lƣu Hậu; tác phẩm Nắng tháng năm (bột màu, 1975), Sài Gòn giải phóng (sơn mài, 1975 - 1982) của Quách Văn Phong... Nhƣ vậy, tình quân dân đƣợc thể hiện phong phú ở những hoàn cảnh, khung cảnh khác nhau. Đặc biệt hai hình tƣợng ngƣời chiến sĩ - nhân dân luôn ở tƣ thế nghỉ ngơi thoải mái, đặt trong không gian yên bình, tiết trời tƣơi đẹp, tạo nên sự gắn kết mật thiết của quân đội - quần chúng nhân dân trong những ngày khó khăn, gian khổ chống Pháp, Mĩ. Đề tài ngƣời chiến sĩ trên đƣờng ra trận diễn tả đến tinh thần - khí thế - địa điểm hành quân của quân đội Việt Nam, các anh luôn lạc quan trong từng nhịp bƣớc với ý chí quyết tâm quét sạch bóng quân thù, giai đoạn này có tác phẩm: tác phẩm Nhớ một chiều Tây Bắc, (sơn mài, 1955) của Phan Kế An; tác phẩm Qua cầu khỉ (sơn mài, 1957) của Nguyễn Hiêm; tác phẩm Kéo pháo ở Điện Biên Phủ (sơn mài, 1957) của Dƣơng Hƣớng Minh; tác phẩm Hành quân mưa (lụa, 1958) của Phan Thông; tác phẩm Trú mưa (sơn mài, 1960) của Nguyễn Sáng; tác phẩm Hành quân qua suối (sơn mài, 1960) của Nguyễn Khang; tác phẩm Tuần tra bảo vệ làng (lụa, 1964) của Nguyễn Trọng Hợp; tác phẩm Qua Bình Thuận (màu nƣớc, 1966) của Huỳnh Phƣơng Đông; tác phẩm Mùa xuân (lụa, 1967) của Nguyễn Quang Thọ; tác phẩm Đường mòn Hồ Chí Minh (lụa, 1972) của Nguyễn Thụ, Vũ Giáng 40 Hƣơng; tác phẩm Hành quân đêm (sơn mài, 1974) của Trần Đình Thọ; tác phẩm Vượt trọng điểm (sơn mài, 1974) của Lê Trí Dũng; tác phẩm Hành quân qua Trường Sơn (lụa, 1974) của Vũ Giáng Hƣơng; tác phẩm Tới bến năm xưa (sơn mài, 1975) của Lê Quốc Lộc... Thông qua tác phẩm ta thấy, hình tƣợng ngƣời chiến sĩ luôn trong tinh thần hăng hái, vui vẻ và đƣợc đặt trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, dƣới ánh trăng, buổi chiều vàng, ánh sáng của bình minh, hoàng hôn... Bên cạnh đó có những tác phẩm nội dung ca ngợi ý chí kiên trung, tinh thần quyết tâm để đến đƣợc chiến trƣờng dù trong tiết trời mƣa giông - bão tố, trèo đèo - lội suối. Nhƣ vậy, ngƣời chiến sĩ hành quân đƣợc thể hiện trên mọi tuyến đƣờng của tổ quốc, họ ra đi để bảo vệ quê hƣơng, gìn giữ mảnh đất hùng thiêng của dân tộc. Đề tài sinh hoạt của ngƣời chiến sĩ diễn tả khoảng thời gian yên bình, nghỉ ngơi sau ngày hành quân vất vả, những trận đánh lịch sử, là thời gian giải trí để tiếp thêm tinh thần, sức lực cho công việc tiếp theo, giai đoạn này có tác phẩm: Xuân trong hầm pháo Điện Biên Phủ (lụa, 1954) của Phạm Thanh Tâm; tác phẩm Đội tuyên truyền giải phóng quân (lụa, 1960) của Nguyễn Bích; tác phẩm Giờ học tập (sơn mài, 1960), Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ (sơn mài, 1963) của Nguyễn Sáng; tác phẩm G...hình, Viện Mỹ thuật - Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 102. Lê Lƣu Oanh (2011), Văn học và các loại hình nghệ thuật, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội. 103. M. F. Ốp - Xi - An - Nhi - Cốp (2001), Mỹ học cơ bản và nâng cao, bản dịch Phạm Văn Bích, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 104. Peter Weiss (1979), Ghi chép về đời sống văn hóa ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tƣ liệu dịch, Viện Mỹ thuật - Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 105. Vũ Ngọc Phan (2004), Tục ngữ ca giao dân ca Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 106. Hoàng Phê (chủ biên) (2016), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, thành phố Hồ Chí Minh. 164 107. Quang Phòng (biên tập), (1985), Tuyển tập tranh tượng Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 1945 - 1985, Nxb Nhà máy in Tiến Bộ, Hà Nội. 108. Vũ Đình Phòng (dịch) (2002), Từ điển Bách khoa văn hóa học, Viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, Nxb Công ty Mỹ thuật Trung Ƣơng, Hà Nội. 109. Quang Phòng (chủ biên), (2000), Mỹ thuật thủ đô Hà Nội thế kỷ 20, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 110. Quang Phòng, Quang Việt, (2015), Trường Mỹ thuật Đông Dương lịch sử và nghệ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 111. Mai Ly Quang, (1996), 100 họa sĩ và nhà điêu khắc Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Thế giới, Hà Nội. 112. Nguyễn Quân (1982), Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 113. Nguyễn Quân (1985), Tiếng nói của hình và sắc, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 114. Lê Phục Quốc (biên soạn) (2010), Bách khoa thư Kiến trúc, Hội họa, Điêu khắc, Đồ họa, Nghệ thuật trang trí, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 115. Roger Ga Rau Di (1980), Chủ nghĩa hiện thực không bờ bến, tƣ liệu dịch, Viện Mỹ thuật - Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 116. M. Rô-den-ta và P. I-U-Đin (1960), Từ điển Triết học, Nxb Sự thật, Hà Nội. 117. A. M. Ru-mi-an-txép (chủ biên), (1986), Chủ nghĩa cộng sản khoa học từ điển, Nxb Sự thật Hà Nội. 118. Phƣớc Sanh (1979), Bám lấy cuộc sống để sáng tác, Sách tƣ liệu Viện Mỹ thuật - Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 119. Lê Văn Sửu (2007), Chất hội họa trong thơ và chất thơ trong hội họa Việt Nam, (luận án Tiến sĩ), Viện văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam. 120. Tập đoàn Sunwah (2010), Mỹ thuật Việt Nam kết nối xưa và nay, in tại Công ty TNHH thiết kế và quảng cáo Kim Nam. 121. Tô Ngọc Thành, (1995), Thế giới qua những bức tranh, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 122. Nguyễn Nam Thắng (2014), Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 165 123. Uông Quốc Thắng (dịch), Nghệ thuật Lãng mạn chủ nghĩa của nước Pháp thế kỷ 19, sách tƣ liệu Viên Mỹ thuật - Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam, mã số D10-HĐ. 124. Vũ Duy Thông (1998), Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 - 1975, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 125. Nguyễn Thụ (chủ biên), (1990), Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Nxb Nhà máy in Tiến Bộ, Hà Nội. 126. Đào Thu Thủy, Vi Kiến Thành (2003), Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20, Nxb Văn hóa, Thông tin, Hà Nội. 127. Phan Cẩm Thƣợng (2014), Nguyễn Thụ, Nxb Thế giới, Hà Nội. 128. Phan Cẩm Thƣợng (2015), Hội họa Việt Nam một diện mạo khác, (trong sƣu tập Nguyễn Minh), Nxb Thế giới, Hà Nội. 129. Trần Thức (1979), Hội họa chuyên nghiệp năm 1969, tài liệu nghiên cứu, Viện Mỹ thuật - Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 130. Trung tâm từ điển Bách khoa Quân sự Bộ Quốc phòng (1996), Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 131. Trung tâm từ điển học (2015), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 132. Phạm Quốc Trung (2014), Chủ nghĩa hiện thực Xã hội chủ nghĩa trong Mỹ thuật Việt Nam - Phác thảo về vai trò và thành tựu, Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 133. Trƣờng Đại học Mỹ thuật Hà Nội, (1998), Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội - Tác giả tác phẩm, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 134. Trƣờng Đại học Mỹ thuật Hà Nội, (2000), Kỷ yếu hội thảo Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 135. Trƣờng Đại học Mỹ thuật Hà Nội, (2005), Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 1925-2005, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 136. Phạm Văn Tuyến, (2016), Cảm hứng nghệ thuật của người họa sĩ Việt Nam trong hội họa đương đại, (luận án Tiến sĩ), Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam. 166 137. Vƣơng Miên Tử (1979), Thưởng thức Mỹ thuật, Uông Quốc Thắng dịch, tƣ liệu dịch, Viện Mỹ thuật - Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 138. Nguyễn Văn Tỵ (1979), Tranh Lụa Việt Nam, sách tƣ liệu, Viện Mỹ thuật - Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 139. Ủy ban Khoa học xã hội, Viện Văn học, (1976), Mấy vấn đề lý luận Văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 140. B.V. Vay, Ma Lu. Đ. Kon Pin Xki (1979), Lịch sử Mỹ thuật thế giới, Hoài Lam dịch, tƣ liệu dịch, Viện Mỹ thuật - Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 141. Lê Anh Vân, Nguyễn Hải Phong, Phạm Trung, Nguyễn Văn Dƣơng, Nguyễn Thanh Mai, (hội đồng biên tập), (2007), Nghiên cứu mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 142. Thái Bá Vân (1998), Tiếp xúc với nghệ thuật, Viện Mỹ thuật. 143. Dƣơng Viên, Trần Lƣu Hậu, Hoàng Công Luận, Vũ Giáng Hƣơng, Trần Khánh Chƣơng, Trƣơng Hạnh, (hội đồng biên tập), (1997), Tranh lụa Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 144. Viện Bảo tàng Mỹ thuật, (1985), Kỷ yếu số 3 - 1985, Nxb trƣờng Đại học Tổng hợp, Hà Nội. 145. Viện Bảo tàng Mỹ thuật, (1993), Kỷ yếu số 8 - 1993, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 146. Viện Hàn lâm khoa học Liên - Xô, Viện Triết học, Viện Lịch sử nghệ thuật (1961), Nguyên lý Mỹ học Mác - Lenin - Nghệ thuật và vai trò của nó trong đời sống xã hội, Nxb Văn hóa, nghệ thuật. 147. Viện Hàn lâm khoa học Liên - Xô, Viện Triết học - Viện Lịch sử triết học, (1961), Nguyên lý Mỹ học Mác - Lenin - Tính nhân dân, Tính giai cấp và Tính Đảng trong nghệ thuật, Nxb Văn hóa, nghệ thuật. 148. Viện Mỹ thuật (1979), Tọa đàm phương pháp sáng tác Hiện thực Xã hội chủ nghĩa trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam, sách tƣ liệu, Viện Mỹ thuật - Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 149. Viện Mỹ thuật (1981), Hội họa Việt Nam sưu tầm ở miền Nam, sách tƣ liệu, Viện Mỹ thuật - Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 167 150. Viện Mỹ thuật (1981), Phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa trong nghệ thuật tạo hình, sách tƣ liệu, Viện Mỹ thuật - Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 151. Viện Mỹ thuật (1986), Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ nghệ sĩ tạo hình cách mạng, sách tƣ liệu, Viện Mỹ thuật - Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 152. Viện Văn hóa - Bộ Văn hóa (1987), Thỏa mãn nhu cầu văn hóa và nâng cao thị hiếu nghệ thuật, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 153. Quang Việt, Tô Ngọc Thành (biên tập), (2006), Tô Ngọc Vân cuộc đời và sự nghiệp, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 154. Quang Việt (biên tập), (2010), Những tác phẩm quan trọng và vô giá của hội họa Việt Nam hiện đại, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 155. Quang Việt, Đức Hòa, Hải Yến, (hội đồng biên tập), (2012), Mỹ thuật Hà Nội thế kỷ 20, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 156. Quang Việt (biên tập), (2014), Triển lãm mỹ thuật toàn quốc đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng (2009 - 2014), Nxb Công ty Cổ phần in Truyền thông Việt Nam. 157. Vũ Thanh Việt (2000), Thơ mới lãng mạn những lơi bình, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 158. Hoa Luân Vũ (dịch), Lấy chính trị làm thống soái sáng tác, Sách tƣ liệu Viện mỹ thuật - Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 159. Vraum Noi (1979), Chủ nghĩa hiện thực Xã hội chủ nghĩa và các truyền thống nghệ thuật, sách dịch, Viện Mỹ thuật - Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 160. Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên), (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, thành phố Hồ Chí Minh. 161. Nguyễn Hải Yến (1985), Nghệ thuật tạo hình Việt Nam giai đoạn 1930-1945, tài liệu nghiên cứu, Viện Mỹ thuật - Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 162. Nguyễn Hải Yến (2010), Hội họa Hà Nội những ký ức còn lại, Nxb Picture art Foundation. 168 Tài liệu nƣớc ngoài 163. Б ящuнa (Редактор), (1959), Изобразительное искусство Вьиетнама, (Mỹ thuật tạo hình Việt Nam), Nxb Советский Художник, (Nxb Mỹ thuật Xô Viết). 164. Caroline Turner (chủ biên), (2001), Art and Social Change, (Nghệ thuật và thay đổi xã hội), The Autralian National University, Autralia. 165. Corinne de Ménonville (2003), Vietnamese Painting, (Hội họa Việt Nam) Nxb Les Editions d’ Art et d’ Histoire. 166. I. F. Murian (1980), Visal arts socialism Vietnam, (Nghệ thuật tạo hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam), Nxb Matxcơva-Visual arts, sách tƣ liệu của Viện mỹ thuật - Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 169 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM YẾU TỐ LÃNG MẠN TRONG HỘI HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 921.01.01 PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2020 170 MỤC LỤC Trang PHỤ LỤC 1. DANH SÁCH TÁC PHẨM HỘI HỌA ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN............................................................................................................................................ 171 1.1. Bảng 1. Danh sách tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài chiến tranh cách mạng đƣợc phân tích ở luận án............................................. 171 1.2. Bảng 2. Danh sách một số tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn trƣớc năm 1945............................................................................................................................... 173 1.3. Bảng 3. Danh sách một số tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn sau năm 1975......................................................................................................................................... 173 1.4. Bảng 4. Danh sách một số tác phẩm hội họa hiện thực xã hội chủ nghĩa Liên Xô giai đoạn 1945 - 1975........................................................................................ 175 PHỤ LỤC 2. YẾU TỐ LÃNG MẠN BIỂU HIỆN QUA NỘI DUNG TÁC PHẨM.............. 176 2.1. Đề tài tình quân dân.................................................................................................... 176 2.2. Đề tài ngƣời chiến sĩ trên đƣờng ra trận................................................................ 180 2.3. Đề tài sinh hoạt của ngƣời chiến sĩ ......................................................................... 184 PHỤ LỤC 3. YẾU TỐ LÃNG MẠN BIỂU HIỆN QUA HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT....... 188 3.1. Không gian nghệ thuật............................................................................................... 188 3.2. Màu sắc.......................................................................................................................... 193 PHỤ LỤC 4. MỘT SỐ TÁC PHẨM HỘI HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TRƢỚC NĂM 1945.......................................................................................................................................... 198 PHỤ LỤC 5. MỘT SỐ TÁC PHẨM HỘI HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN SAU NĂM 1975.......................................................................................................................................... 204 PHỤ LỤC 6. MỘT SỐ TÁC PHẨM HỘI HỌA HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA LIÊN XÔ GIAI ĐOẠN 1945 - 1975........................................................................................ 216 171 PHỤ LỤC 1 DANH SÁCH TÁC PHẨM HỘI HỌA ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN BẢNG 1. DANH SÁCH TÁC PHẨM HỘI HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG ĐƢỢC PHÂN TÍCH Ở LUẬN ÁN STT TÊN TÁC PHẨM TÊN TÁC GIẢ CHẤT LIỆU KÍNH THƢỚC NĂM SÁNG TÁC NGUỒN ẢNH 1 Tình quân dân Nguyễn Sĩ Ngọc Sơn mài 60 x 80 cm 1949 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 2 Qua bản cũ Lê Quốc Lộc Sơn mài 93 x 130 cm 1957 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 3 Gặp gỡ Mai Văn Hiến Bột màu 70 x 90 cm 1954 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 4 Dân công chiến dich Điện Biên Phủ Trần Thanh Ngọc Lụa 65 x 90 cm 1960 66, tr. 126 5 Bên chiến hào Vĩnh Linh Đào Đức Lụa 47 x 59 cm 1971 102, tr. 236 6 Em hát các anh nghe Trần Huy Oánh Sơn dầu 70 x 96 cm 1968 Thƣ viện Đại học Mỹ thuật Việt Nam 7 Gặp gỡ Dƣơng Viên Sơn mài 80 x 100 cm 1974 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 8 Nắng tháng năm Quách Văn Phong Bột màu 38 x 49 cm 1975 72, tr. 125 9 Hành quân mƣa Phan Thông Lụa 44 x 62 cm 1958 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 10 Hành quân đêm Trần Đình Thọ Sơn mài 125 x 165 cm 1974 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 11 Hành quân qua suối Nguyễn Khang Sơn mài 92 x 273 cm 1960 68, tr. 30 12 Trú mƣa Nguyễn Sáng Sơn mài 70 x 105 cm 1960 72, tr. 70 13 Nẻo đƣờng kháng chiến Đào Đức Sơn dầu 1955 68, tr. 55 14 Hành quân qua Trƣờng Sơn Vũ Giáng Hƣơng Lụa 53 x 75,4 cm 1974 40, tr. 30 15 Qua cầu khỉ Nguyễn Hiêm Sơn mài 100 x 150,2 cm 1957 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 16 Mùa xuân Nguyễn Quang Thọ Lụa 40 x 60 cm 1967 Nguyễn Quang Hải 17 Đội tuyên truyền giải phong quân Nguyễn Bích Lụa 65 x 100 cm 1960 155, tr. 246 18 Xuân trong hầm pháo Điện Biên Phủ Phạm Thanh Tâm Lụa 60 x 70 cm 1954 64, Tr. 84 19 Giờ học tập Nguyễn Sáng Sơn 80 x 120,5 1960 Bảo tàng Mỹ 172 mài cm thuật Việt Nam 20 Nữ pháo binh Ngƣ Thủy Hoàng Trầm Sơn mài 70 x 120 cm 1974 Thƣ viện Đại học Mỹ thuật Việt Nam 21 Thƣ nhà Dƣơng Viên Sơn mài 60 x 90 cm 1974 155, Tr. 253 22 Hoa phong lan Vũ Giáng Hƣơng Lụa 52 x 72 cm 1975 38, tr. 90 23 Một trận đánh đƣợc hình thành Nguyễn Quang Thọ Lụa 40 x 59.5 cm 1972 Nguyễn Quang Hải 24 Đọc tin chiến thắng Nguyễn Văn Chung Lụa 68 x 112 cm 1968 23, tr. 12 25 Nhớ một chiều Tây Bắc Phan Kế An Sơn mài 70 x 110 cm 1955 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 26 Tiếng đàn bầu Nguyễn Sĩ Tốt Sơn dầu 120 x 180 cm 1962 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 27 Ghé qua bản Nguyễn Thụ Lụa 46.5 x 66 cm 1970 135, tr. 111 28 Tuần tra bảo vệ làng Nguyễn Trọng Hợp Lụa 58 x 87 cm 1971 109, tr. 197 29 Trăng trên cồn cát Nguyễn Văn Chung Lụa 53 x 89 cm 1970 23, tr. 13 30 Đƣờng mòn Hồ Chí Minh Nguyễn Thụ, Vũ Giáng Hƣơng Lụa 60 x 200 cm 1974 154, tr. 264 31 Vƣợt trọng điểm Lê Trí Dũng Sơn mài 90 x 120 cm 1974 110, tr. 220 32 Suối rừng Tây Nguyên Nguyễn Quang Thọ Lụa 35 x 55 cm 1972 Nguyễn Quang Hải 33 Đêm hậu cứ Hoàng Tích Chù Sơn mài 98 x 165 cm 1966 Thƣ viện Đại học Mỹ thuật Việt Nam 34 Nghỉ chân bên đồi Tô Ngọc Vân Sơn mài 35 x 50 cm 1953 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 35 Gánh lúa Hoàng Tích Chù Sơn mài 100 x 150 cm 1961 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 36 Nghỉ trƣa Nguyễn Sáng Sơn mài 70 x 100 cm 1959 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 37 Kéo pháo ở Điện Biên Phủ Dƣơng Hƣớng Minh Sơn mài 99,7 x 199,5 cm 1957 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 38 Bộ đội về bản Trần Lƣu Hậu Lụa 68 x 80 cm 1975 155, tr. 162 39 Ghé thăm nhà Nguyễn Trọng Kiệm Lụa 45 x 65 cm 1958 155, tr. 106 40 Hà Nội đêm giải phóng Lê Thanh Đức Bột màu 55 x 60 cm 1954 8, tr. 89 41 Tới bến năm xƣa Lê Quốc Lộc Sơn mài 69,2 X 79,2 cm 1975 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 173 42 Ơ bố! Nguyễn Sĩ Tốt Sơn dầu 120 x 175 cm 1974 8, tr. 120 43 Giải phóng Sài Gòn Quách Văn Phong Sơn mài 120 x 240 cm 1975- 1982 Thƣ viện Đại học Mỹ thuật Việt Nam BẢNG 2. DANH SÁCH MỘT SỐ TÁC PHẨM HỘI HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TRƢỚC NĂM 1945 STT TÊN TÁC PHẨM TÊN TÁC GIẢ CHẤT LIỆU KÍNH THƢỚC NĂM SÁNG TÁC NGUỒN ẢNH 1 Chơi ô ăn quan Nguyễn Phan Chánh Lụa 63 x 85 cm 1931 2, tr. 48 2 Thiếu nữ Mai Chung Thứ Sơn dầu 52 x 80 cm 1934 111, tr. 36 3 Thiếu nữ trong vƣờn Nguyễn Gia Trí Sơn mài 160 x 400 cm 1939 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 4 Thiếu nữ và biển Nguyễn Văn Tỵ Sơn mài 68 x 150 cm 1940 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 5 Phong cảnh Nguyễn Gia Trí Sơn mài 155,5 x 400 cm 1939 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 6 Đình Chèm Nguyễn Văn Tỵ Sơn mài 100 x 148.5 cm 1940 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 7 Gió mùa hạ Phạm Hậu Sơn mài 68 x 150 cm 1940 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 8 Thiếu nữ bên hoa huệ Tô Ngọc Vân Sơn dầu 102 x 71.8 cm 1943 153, tr. 53 9 Em Thúy Trần Văn Cẩn Sơn dầu 45 x 60 cm 1943 111, tr. 60 10 Hai thiếu nữ Nguyễn Tiến Chung Sơn mài 95 x 98 cm 1943 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 11 Đi chợ tết Nguyễn Tiến Chung Lụa 89 x 55 cm 1944 2, tr. 46 12 Hai thiếu nữ và em bé Tô Ngọc Vân Sơn dầu 102 x 71.8 cm 1944 153, tr. 45 BẢNG 3. DANH SÁCH MỘT SỐ TÁC PHẨM HỘI HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN SAU NĂM 1975 STT TÊN TÁC PHẨM TÊN TÁC GIẢ CHẤT LIỆU KÍNH THƢỚC NĂM SÁNG TÁC NGUỒN ẢNH 1 Tuổi trẻ Hà Nội đi đánh Mĩ Nguyễn Kim Điệp Sơn mài 74,5 x 115 cm 1976 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 2 Làng ven núi Nguyễn Thụ Lụa 80 x 120 cm 1976 68, tr. 58 174 3 Trong lán dân quân Nguyễn Văn Chung Lụa 58 x 93 cm 1979 23, tr. 14 4 Tình quân dân Hoàng Trầm Sơn mài 95,6 x 122,3 cm 1980 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 5 Hoa biển Đỗ Sơn Sơn dầu 139 x 149 cm 1980 68, tr. 58 6 Trên chặng đƣờng chiến dịch Nguyễn Thanh Châu Lụa 63 x 87 cm 1980 Thƣ viện Đại học Mỹ thuật Việt Nam 7 Chiến lũy Lê Anh Vân Sơn dầu 100 x 129.5 cm 1980 68, tr. 107 8 Gặp gỡ ở Trƣờng Sơn Dƣơng Hƣớng Minh Sơn mài 90 x 120 cm 1980 110, tr. 172 9 Từ trong bóng tối Lê Quốc Lộc Sơn mài 120 x 120 cm 1982 111, tr. 125 10 Bƣớm dọc đƣờng Mai Văn Hiến Sơn dầu 71 x 86 cm 1984 Thƣ viện Đại học Mỹ thuật Việt Nam 11 Chiến tranh và cây dừa Nguyễn Thế Vinh Sơn mài 59,8 x 80,2 cm 1990 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 12 Mùa thu năm ấy Vũ Duy Nghĩa Sơn mài 78 x 105,2 cm 1994 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 13 Kéo pháo ở Điện Biên Trần Đình Thọ Sơn mài 60 x 80 cm 1994 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 14 Bếp lửa rừng chiều Vũ Giáng Hƣơng Lụa 70 x 90 cm 1994 68, tr. 59 15 Ký ức những ngọn đèn Lê Anh Vân Sơn dầu 119 x 163 cm 2000 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 16 Nhân dân Tây Bắc mừng chiến thắng Mai Văn Hiến Sơn dầu 110 x 155 cm 2001 31, tr. 118 17 Nắm cơm vắt Phan Văn Thăng Lụa 60 x 80 cm 2003 15, tr. 259 18 Ba Đình một sáng tháng Năm Nguyễn Đức Thọ Sơn dầu 95 x 135 cm 2008 32, tr. 172 19 Đêm tối qua rồi giã từ Angkor Nguyễn Thanh Châu Sơn dầu 100 x 120 cm 2009 32, tr. 62 20 Trƣớc giờ lên đƣờng Lê Văn Sửu Lụa 68 x 138 cm 2010 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 21 Bình minh Nguyễn Tƣờng Linh Sơn mài 150 x 200 cm 2014 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 22 Khúc hát quê hƣơng Nugyễn Phú Hậu Sơn dầu 80 x 100 cm 2014 156, tr. 21 23 Nhịp dẫn Nguyễn Việt Dũng Lụa 85 x 115 cm 2014 156, tr. 48 24 Dân quân Dƣơng Ánh Lụa 84 x 124 cm 2014 156, tr. 30 175 BẢNG 4. DANH SÁCH MỘT SỐ TÁC PHẨM HỘI HỌA HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA LIÊN XÔ GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 STT TÊN TÁC PHẨM TÊN TÁC GIẢ CHẤT LIỆU KÍNH THƢỚC NĂM SÁNG TÁC NGUỒN ẢNH 1 Bảo vệ Sebastopol Alexander Alexandrovich Deyneka Sơn dầu 200 x 400 cm 1942 Thƣ viện Đại học Mỹ thuật Việt Nam 2 Bão lửa trên núi Sapun, Sebastopol Peter Maltsev Sơn dầu 750 x 413 cm 1958 Thƣ viện Đại học Mỹ thuật Việt Nam 3 Bài hát quê hƣơng Alexei Leonidovich Glanndin Sơn dầu 1957 Thƣ viện Đại học Mỹ thuật Việt Nam 4 Nghỉ ngơi sau trận chiến Yuri Mikhailovich Neprintsev Sơn dầu 192 x 300 cm 1955 Thƣ viện Đại học Mỹ thuật Việt Nam 5 Bình minh của ngƣời lính xe tăng Boris Fedorov Sơn dầu 1952- 1954 Thƣ viện Đại học Mỹ thuật Việt Nam 6 Tình quân dân Neprintsev Yuri Mikhailovich Sơn dầu 132 x 152 cm 1957 Thƣ viện Đại học Mỹ thuật Việt Nam 176 PHỤ LỤC 2. YẾU TỐ LÃNG MẠN BIỂU HIỆN QUA NỘI DUNG TÁC PHẨM 2.1. Đề tài tình quân dân Hình 2.1.1. Nguyễn Sĩ Ngọc - Tình quân dân, 1949, Sơn mài, 60 x 80 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hình 2.1.2. Lê Quốc Lộc - Qua bản cũ, (1957), Sơn mài, 93 x 130 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 177 Hình 2.1.3. Mai Văn Hiến - Gặp gỡ, (1954), Bột màu, 70 x 90 cm Nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hình 2.1.4. Trần Thanh Ngọc - Dân công chiến dịch Điện Biên Phủ, 1960, Lụa, 65 x 90 cm, Nguồn ảnh: [66, tr. 126] 178 Hình 2.1.5. Đào Đức - Bên chiến hào Vĩnh Linh, 1971, Lụa, 47 x 59 cm, Nguồn ảnh: [126, tr. 236] Hình 2.1.6. Trần Huy Oánh - Em hát các anh nghe, 1968, Sơn dầu, 70 x 96 cm, Nguồn ảnh: Thƣ viện Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam 179 Hình 2.1.7. Dƣơng Viên - Gặp gỡ, 1974, Sơn mài, 80 x 100 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hình 2.1.8. Quách Văn Phong - Nắng tháng năm, (1975), Bột màu, 38 x 49 cm, Nguồn ảnh: [72, tr. 125] 180 2.2. Đề tài ngƣời chiến sĩ trên đƣờng ra trận Hình 2.2.1. Phan Thông - Hành quân mưa, 1958, Lụa, 44 x 62.3 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hình 2.2.2. Trần Đình Thọ - Hành quân đêm, 1974, Sơn mài, 125 x 165 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 181 Hình 2.2.3. Nguyễn Khang - Hành quân qua suối, 1960, Sơn mài, 92 x 273 cm, Nguồn ảnh: [68, tr. 30] Hình 2.2.4. Nguyễn Sáng - Trú mưa, 1960, Sơn mài, 70 x 105 cm, Nguồn ảnh: [72, tr. 70] 182 Hình 2.2.5. Đào Đức - Nẻo đường kháng chiến, 1955, Sơn dầu, Nguồn ảnh: [68, tr. 55] Hình 2.2.6. Vũ Giáng Hƣơng - Hành quân qua Trường Sơn, 1974, Lụa, 53 x 75.4 cm, Nguồn ảnh: [40, tr. 30] 183 Hình 2.2.7. Nguyễn Hiêm - Qua cầu khỉ, 1957, Sơn mài, 100 x 150,5 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hình 2.2.8. Nguyễn Quang Thọ - Mùa xuân, 1967, Lụa, 40 x 60 cm, Nguồn ảnh: Nguyễn Quang Hải 184 2.3. Đề tài sinh hoạt của ngƣời chiến sĩ Hình 2.3.1. Nguyễn Bích - Đội tuyên truyền giải phóng quân, 1960, Lụa, 65 x 100 cm, Nguồn ảnh: [155, tr. 246] Hình 2.3.2. Phạm Thanh Tâm - Xuân trong hầm pháo Điện Biên Phủ, 1954, Lụa, 60 x 70 cm, Nguồn ảnh: [64, Tr. 84] 185 Hình 2.3.3. Nguyễn Sáng - Giờ học tập, 1960, Sơn mài, 80 x 120,5 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hình 2.3.4. Hoàng Trầm - Nữ pháo binh Ngử Thủy, 1974, Sơn mài, 70 x 120 cm, Nguồn ảnh: Thƣ viện Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam 186 Hình 2.3.5. Dƣơng Viên - Thư nhà, 1974, Sơn mài, 60 x 90 cm, Nguồn ảnh: [155, Tr. 253] Hình 2.3.6. Vũ Giáng Hƣơng, - Hoa phong lan, 1975, Lụa, 52 x 72 cm, Nguồn ảnh: [38, tr. 90] 187 Hình 2.3.7. Nguyễn Quang Thọ - Một trận đánh được hình thành, 1972, Lụa, 40 x 59.5 cm, Nguồn ảnh: Nguyễn Quang Hải Hình 2.3.8. Nguyễn Văn Chung - Đọc tin chiến thắng, 1968, Lụa, 68 x 112 cm, Nguồn ảnh: [23, tr. 12] 188 PHỤ LỤC 3. YẾU TỐ LÃNG MẠN BIỂU HIỆN QUA HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT 3.1. Không gian nghệ thuật Hình 3.1.1. Phan Kế An - Nhớ một chiều Tây Bắc, 1955, Sơn mài, 110 x 70 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hình 3.1.2. Nguyễn Sĩ Tốt - Tiếng đàn bầu, (1962), Sơn dầu, 180 x 120 cm Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 189 Hình 3.1.3. Nguyễn Thụ - Ghé qua bản, 1970, Lụa, 46.5 x 66 cm, Nguồn ảnh: [135, tr. 111] Hình 3.1.4. Nguyễn Trọng Hợp - Tuần tra bảo vệ làng, 1971, Lụa, 58 x 87 cm, Nguồn ảnh: [109, tr. 197] 190 Hình 3.1.5. Nguyễn Văn Chung - Trăng trên cồn cát, 1970, Lụa, 53 x 89 cm, Nguồn ảnh: [23, tr. 13] Hình 3.1.6. Nguyễn Thụ, Vũ Giáng Hƣơng - Đường mòn Hồ Chí Minh, 1974, Lụa, 60 x 200 cm, Nguồn ảnh: [154, tr. 264] 191 Hình 3.1.7. Lê Trí Dũng - Vượt Trọng Điểm, 1974, Sơn mài, 90 x 120 cm, Nguồn ảnh: [110, tr. 220] Hình 3.1.8. Nguyễn Quang Thọ - Suối rừng Tây Nguyên, 1972, Lụa, 35 x 55 cm, Nguồn ảnh: Nguyễn Quan Hải 192 Hình 3.1.9. Hoàng Tích Chù - Đêm hậu cứ, 1966, Sơn mài, 98 x 165 cm, Nguồn ảnh: Thƣ viện Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam 193 3.2. Màu sắc Hình 3.2.1. Tô Ngọc Vân - Nghỉ chân bên đồi, 1953, Sơn mài, 35 x 50 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hình 3.2.2. Hoàng Tích Chù - Gánh lúa, 1961, Sơn mài, 100 x 150 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 194 Hình 3.2.3. Nguyễn Sáng - Nghỉ trưa, 1959, Sơn mài, 70 x 100 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hình 3.2.4. Dƣơng Hƣớng Minh - Kéo pháo ở Điện Biên Phủ, 1957, Sơn mài, 99,7 x 199,5 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 195 Hình 3.2.5. Trần Lƣu Hậu - Bộ đội về bản, 1975, Lụa, 68 x 80 cm, Nguồn ảnh: [155, tr. 162] Hình 3.2.6. Nguyễn Trọng Kiệm - Ghé thăm nhà, 1958, Lụa, 45 x 65 cm, Nguồn ảnh: [155, tr. 106] 196 Hình 3.2.7. Lê Thanh Đức - Hà Nội đêm giải phóng, 1954, Bột màu, Nguồn ảnh: [8, tr. 89] Hình 3.2.8. Lê Quốc Lộc - Tới bến năm xưa, 1975, Sơn mài, 69,2 x 79,2 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 197 Hình 3.2.9. Nguyễn Sĩ Tốt - Ở Bố!, 1974, Sơn dầu, 120 x 175 cm, Nguồn ảnh: [8, tr. 120] Hình 3.2.10. Quách Văn Phong - Giải phóng Sài Gòn, 1975-1982, Sơn mài, 120 x 240 cm, Nguồn ảnh: Thƣ viện Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam 198 PHỤ LỤC 4. MỘT SỐ TÁC PHẨM HỘI HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TRƢỚC NĂM 1945 Hình 4.1. Nguyễn Phan Chánh - Chơi ô ăn quan, 1931, Lụa, 63 x 85 cm, Nguồn ảnh: [2, tr. 48] Hình 4.2. Mai Trung Thứ - Thiếu nữ, 1934, Sơn dầu, 52 x 80 cm, Nguồn ảnh: [111, tr. 36] 199 Hình 4.3. Nguyễn Gia Trí - Thiếu nữ trong vườn, 1939, Sơn mài, 160 x 400 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hình 4.4. Nguyễn Văn Tỵ - Thiếu nữ và biển, 1940, Sơn mài, 68 x 150 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 200 Hình 4.5. Nguyễn Gia Trí - Phong cảnh, 1939, Sơn mài, 155,5 x 400 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hình 4.6. Nguyễn Văn Tỵ - Đình Chèm, 1940, Sơn mài, 100 x 148.5 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 201 Hình 4.7. Phạm Hậu - Gió mùa hạ, 1940, Sơn mài, 68 x 150 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hình 4.8. Tô Ngọc Vân - Thiếu nữ bên hoa huệ, 1943, Sơn dầu, 102 x 71.8 cm, Nguồn ảnh: [153, tr. 53] 202 Hình 4.9. Trần Văn Cẩn - Em Thúy, 1943, Sơn dầu, 45 x 60 cm, Nguồn ảnh: [111, tr. 60] Hình 4.10. Nguyễn Tiến Chung - Hai thiếu nữ, 1943, Sơn mài, 95 x 98 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 203 Hình 4.11. Nguyễn Tiến Chung - Đi chợ tết, 1944, Lụa, 89 x 55 cm, Nguồn ảnh: [2, tr. 46] Hình 4.12. Tô Ngọc Vân - Hai thiếu nữ và em bé, 1944, Sơn dầu, 102 x 71.8 cm, Nguồn ảnh [153, tr. 45] 204 PHỤ LỤC 5. MỘT SỐ TÁC PHẨM HỘI HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN SAU NĂM 1975 Hình 5.1. Nguyễn Kim Điệp - Tuổi trẻ Hà Nội đi đánh Mỹ, 1976, Sơn mài, 74,5 x 115 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hình 5.2. Nguyễn Thụ - Làng ven núi, 1976, Lụa, 80 x 120 cm, Nguồn ảnh: [68, tr. 58] 205 Hình 5.3. Nguyễn Văn Chung - Trong lán dân quân, 1979, Lụa, 58 x 93 cm, Nguồn ảnh: [23, tr. 14] Hình 5.4. Hoàng Trầm - Tình quân dân, 1980, Sơn mài, 95,6 x 122,3 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 206 Hình 5.5. Đỗ Sơn - Hoa biển, 1980, Sơn dầu, 139 x 149 cm, Nguồn ảnh: [68, tr. 58] Hình 5.6. Nguyễn Thanh Châu - Trên chặng đường chiến dịch, 1980, Lụa, 63 x 87 cm, Nguồn ảnh: Thƣ viện Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam 207 Hình 5.7. Lê Anh Vân - Chiến lũy, 1980, Sơn dầu, 100 x 129,5 cm, Nguồn ảnh: [68, tr. 107] Hình 5.8. Dƣơng Hƣớng Minh - Gặp gỡ ở Trường Sơn, 1980, Sơn mài, 90 x 120 cm, Nguồn ảnh: [110, tr. 172] 208 Hình 5.9. Lê Quốc Lộc - Từ trong bóng tối, 1982, Sơn mài, 120 x 120 cm, Nguồn ảnh: [111, tr. 125] Hình 5.10. Mai Văn Hiến - Bướm dọc đường, 1984, Sơn dầu, 71 x 86 cm, Nguồn ảnh: Thƣ viện Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam 209 Hình 5.11. Nguyễn Thế Vinh - Chiến tranh và những cây dừa, 1990, Sơn mài, 59,8 x 80,2 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hình 5.12. Vũ Duy Nghĩa - Mùa thu năm ấy, 1994, Sơn mài, 78 x 105,2 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 210 Hình 5.13. Trần Đình Thọ - Kéo pháo Điện Biên, 1994, Sơn mài, 60 x 80 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hình 5.14. Vũ Giáng Hƣơng - Bếp lửa rừng chiều, 1994, Lụa, 70 x 90 cm, Nguồn ảnh: [68, tr. 59] 211 Hình 5.15. Lê Anh Vân - Ký ức những ngọn đèn, 2000, Sơn dầu, 119 x 163 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hình 5.16. Mai Văn Hiến - Nhân dân Tây Bắc mừng chiến thắng, 2001, Sơn dầu, 110 x 155 cm, Nguồn ảnh: [31, tr. 118] 212 Hình 5.17. Phan Văn Thăng - Nắm cơm vắt, 2003, Lụa, 60 x 80 cm, Nguồn ảnh: [15, tr. 259] Hình 5.18. Nguyễn Đức Thọ - Ba Đình một sáng tháng Năm, 2008, Sơn dầu, 95 x 135 cm, Nguồn ảnh: [32, tr. 172] 213 Hình 5.19. Nguyễn Thanh Châu - Đêm tối qua rồi giã từ Angkor, 2009, Sơn dầu, 100 x 120 cm, Nguồn ảnh: [32, tr. 62] Hình 5.20. Lê Văn Sửu - Trước giờ lên đường, 2010, Lụa, 68 x 138 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 214 Hình 5.21. Nguyễn Tƣờng Linh - Bình minh, 2014, Sơn mài, 150 x 200 cm, Nguồn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hình 5.22. Nguyễn Phú Hậu - Khúc hát quê hương, 2014, Sơn dầu, 80 x 100 cm, Nguồn ảnh: [156, tr. 21] 215 Hình 5.23. Nguyễn Việt Dũng - Nhịp dẫn, 2014, Lụa, 85 x 115 cm, Nguồn ảnh: [156, tr. 48] Hình 5.24. Dƣơng Ánh - Dân quân, 2014, Lụa, 84 x 124 cm, Nguồn ảnh: [156, tr. 30] 216 PHỤ LỤC 6. MỘT SỐ TÁC PHẨM HỘI HỌA HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA LIÊN XÔ GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 Hình 6.1. Alexander Alexandrovich Deyneka - Bảo vệ Sebastopol, (1942), Sơn dầu, 200 x 400 cm Ngồn ảnh: Thƣ viện tƣờng ĐH Mỹ thuật Việt Nam Hình 6.2. Peter Maltsev - Bão lửa trên núi Sapun, Sebastopol, (1958), Sơn dầu, 750 x 413 cm, Ngồn ảnh: Thƣ viện tƣờng ĐH Mỹ thuật Việt Nam 217 Hình 6.3. Alexei Leonidovich Glanndin - Bài hát quê hương, (1957), Sơn dầu, Nguồn ảnh: Thƣ viện trƣờng ĐH Mỹ thuật Việt Nam Hình 6.4. Yuri Mikhailovich Neprintsev - Nghỉ ngơi sau trận chiến, (1955), Sơn dầu, 192 x 300 cm Gallery Tretyakok, Matxcova, Nga, Nguồn ảnh: Thƣ viện trƣờng ĐH Mỹ thuật Việt Nam 218 Hình 6.5. Boris Fedorov - Bình minh của người lính xe tăng, (1952-1954), Sơn dầu, Nguồn ảnh: Thƣ viện trƣờng ĐH Mỹ thuật Việt Nam Hình 6.6. Neprintsev Yuri Mikhailovich - Tình quân dân, (1957), Sơn dầu, 132 x 152 cm, Nguồn ảnh: Thƣ viện trƣờng ĐH Mỹ thuật Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_yeu_to_lang_man_trong_hoi_hoa_viet_nam_giai_doan_194.pdf
  • pdftom tat ket luan moi luan an tieng anh.pdf
  • pdftom tat ket luan moi luan an.pdf
  • pdfTom tat luan an.pdf
  • pdfTrich yeu luan an tieng Anh.pdf
  • pdfTrich yeu luan an tieng Viet.pdf
Tài liệu liên quan