Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về sở hữu và các thành phần kinh tế. Kinh tế nhà nước và vấn đề cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước

Lời nói đầu Phần II: Nội dung I- Lý luận của chủ nghịa Mac_Lênin về sở hữu và các thành phần kinh tế 1- Bản chất của vấn đề sở hữu Sở hữu là quan hệ nhất định được hình thành trong lịch sử về sự chiếm hựu của cảI vật chất xã hội. Để tồn tại và phát triển con người phảI chinh phục tự nhiên .Vì thế chiêm hữu là phạm trù vĩnh viễn trong tất cả các giai đoạn của lịch sử nhân loại. Còn sở hữu là hình thức xã hội của sự chiếm hữu.Nó được hình thành trong những hình tháI kinh tế- xã hội nhất định g

doc26 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về sở hữu và các thành phần kinh tế. Kinh tế nhà nước và vấn đề cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắn liền với những kiểu tổ chức xã hội nhất định. Phạm trù sở hựu khi được thể chế hoá thành quyền sở hựu được thông qua một cơ chế nhất định gọi là chế độ sở hữu. Quan hệ sở hựu là quan hệ giửa người với người, quan hệ giửa các giai cấp với nhau, biểu hiện thông qua các mối quan hệ giửa vật với vật. Sở hựu về mặt pháp lý được xem là mối quan hệ giưã người với người về đối tượng sở hựu. Thông thường về mặt pháp lý, sở hữu đựoc gi trong hiến pháp, nó khẳng định ai là chủ của đối tượng sở hữu. sở hữu về mặt kinh tế biểu hiện thông qua thu nhập, thu nhập ngày càng cao, sở hữu về mặt kinh tế càng được thực hiện. Sở hữu luôn hướng tới lợi ích kinh tế Đối tượng của sở hữu: Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ đối tương sở hựu là nhửng cái có sẵn trong tự nhiên. Đến xã hội nô lệ, cùng với sở hữu vật còn có thêm sở hữu người. đối với xã hội phong kiến đối tương sở hữu là tư liệu sản xuất. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, đối tượng sở hữu không chỉ về mặt hiên vật mà còn về mặt giá trị. Ngày nay, cùng với sở hữu về mặt hiện vật và giá trị của tư liệu sản xuất, người ta chú trọng nhiều đến sở hữu trí tuệ, giáo dục… Các hình thức sở hữu: -công hữu - tư hữu Đó là hai hình thức sở hữu cơ bản thê hiện ở mức độ, quy mô và phạm vi sở hữu khác nhau, phụ thuộc vào trinh độ phát triển của lực lượng sản xuất và lợi ích của chủ sở hữu chi phối . ở nước ta có các hình thức sở hữu sau: + Sở hữu nhà nước: là hình thức sở hữu mà nhà nước là đại diện cho nhân dân sở hữu những tàI nguyên, tàI sản, những tư liệu sản xuất chủ yếu và của cảI của đất nước + Sở hữu tập thể là sở hựu của những chủ thể kinh tế tự nguyện tham gia + Sở hữu hỗn hợp: là hình thức phù hợp, linh hoạt hiệu quả trong thời kì quá độ. Mội chủ thể có thể tham gia một hoặc nhiều đơn vị tổ chức kinh tế, khi thấy có lợi. Sở hựu tư nhân của ngườ sản xuất nhỏ là sở hữu về tư liệu sản xuất của bản thân người lao động. Chủ thể của sở hữu này là nông dân, cá thể, thợ thủ công, tiểu thương. + Sở hữu tư nhân tư bản là hình thức sở hữu của các nhà tư bản vào các nghành, lịnh vực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. 2- Cơ cấu các thành phần kinh tế trong thời kì quá độ 3-Vai trò, đặc điểm của thành phần kinh tế nhà nước trong việc đIều tiết nền kinh tế vĩ mô Khu vực kinh tế Nhà nước được hiểu là khu vực kinh tế bao gồm “ những doanh nghiệp do Nhà nước nắm toàn bộ hoặc một phần sở hữu và Nhà nước kiểm soát tới một mức độ nhất định quá trình ra quyết định của doanh nghiệp”. Kinh tế Nhà nước có hầu hết ở các quốc gia trên thế giới và đã trở thành một bộ phận quan trọng, thiết thực trong cơ cấu kinh tế của mỗi nước. Tuy nhiên, tuỳ đặc đIểm của mỗi nước mà khu vực kinh tế Nhà nước có phạm vi, vai trò khác nhau. ở các nước tư bản phát triển. Dựa vào học thuyết kinh tế của Keynes để thực hiện một hệ thống chính sách can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế nhằm đIều tiết chu kỳ phát triển. Khu vực kinh tế Nhà nước ở các nước tư bản phát triển tuy chiếm tỷ trọng thấp trong nền kinh tế quốc dân nhưng đã đóng góp quan trọng và duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định trong thời kỳ dàI của những năm 1960 – 1970. ở các nước xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ( XHCN). Theo mô hình kinh tế chỉ huy và kế hoạch hoá tập trung đã vận dụng học thuyết Mác – Lênin để thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất mà Nhà nước là đại diện , coi đó là nền tảng kinh tế để xoá bỏ sự phân hoá giàu nghèo, bất công trong xã hội do cơ chế thị trường và chế độ tư hữu gây ra và xây dựng một xã hội công bằng do nhân dân làm chủ. ở các nước đang phát triển. Sau khi đã thoát khỏi chế độ thực dân kiểu cũ và giành được độc lập về chính trị, thì sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước thông qua quốc hữu hoá các cơ sở kinh tế của tư bản nước ngoàI và xây dựng các cơ sở công nghiệp quốc doanh trở nên phổ biến. Khu vực kinh tế Nhà nước là công cụ quan trọng để Nhà nước đIều tiết vĩ mô nền kinh tế chống lại sự phát triển mạnh mẽ của CNTB với chế độ tư hữu được coi là nguyên nhân của sự nghèo khổ bất bình đẳng, sự bóc lột và áp bức thực dân. Như vậy, sự tồn tại của kinh tế Nhà nước ở hầu hết các nước trên thế giới và vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế quốc dân chứng tỏ sự cần thiết khách quan của khu vực kinh tế này trong bối cảnh kinh tế hiện đại. Khi các hoạt động kinh tế vĩ mô đòi hỏi Nhà nước phảI đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế. Có thể nói, khu vực kinh tế Nhà nước giữ vai trò như một công cụ kinh tế của Nhà nước, vừa thực hiện chức năng kinh tế, vừa làm một phần chức năng xã hội, góp phần thực hiện sự tăng trưởng và ổn định nền kinh tế mỗi nước. ở nước ta, sau Đại hội VI ( 1986) chúng ta đã chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Tuy nhiên, Đảng ta luôn xác định kinh tế Nhà nước là thành phần kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân đảm bảo định hướng XHCN. 4- Thực chất của cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước- Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là sự lựa chọn tất yếu. Hầu hết trong các tài liệu của các học giả nước ngoài khi xem xét vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đều bắt đầu từ nhân hoá theo nghĩa rộng và tư nhân hoá theo nghĩa hẹp. Liên hợp quốc có đưa ra định nghĩa về tư nhân hoá theo nghĩa rộng: “Tư nhân hoá là sự biến đổi tương quan giữa Nhà nước và thị trường trong đời sống kinh tế của một nước theo hướng ưu tiên thị trường”. Theo cách hiểu này thì toàn bộ những chính sách luật lệ, thể chế nhằm khuyến khích, mở rộng và phát triển kinh tế tư nhân hay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, giảm bớt sự can thiệp trực tiếp Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở, dành cho thị trường vai trò điều tiết đáng kể qua tự do hoá giá cả… đều có thể coi là biện pháp tư nhân hoá. Tư nhân hoá theo nghĩa hẹp thường dùng để chỉ quá trình giảm bớt quyền sở hữu Nhà nước hoặc sự kiểm soát của Chính phủ trong một xí nghiệp, việc giảm bớt quyền sở hữu, quyền kiểm soát của Chính phủ có thể thông qua nhiều biện pháp và nhiều phương thức khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là biện pháp cổ phần hoá. Xét về mặt hình thức cổ phần hoá là việc Nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá trị cổ phần của mình trong xí nghiệp cho các đối tượng tổ chức hoặc tư nhân trong và ngoài nước hoặc cho cán bộ quản lý và công nhân của xí nghiệp bằng đấu giá công khai hay thông qua thị trường chứng khoán để hình thành các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Xét về mặt thực chất, cổ phần hoá chính là phương thức thực hiện xã hội hoá sở hữu, chuyển hình thái kinh doanh một chủ với sở hữu Nhà nước trong doanh nghiệp thành công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu để tạo ra một mô hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường và đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh hiện đại. Mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn hiện nay Theo “đề án thí điểm chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần” ban hành theo quyết định 202- HĐBT của chủ tịch HĐBT (nay là thủ tướng Chính phủ) thì mục tiêu của cổ phần hoá bao gồm: - Chuyển một phần quyền sở hữu về tài sản của Nhà nước thành sở hữu của các cổ đông nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Huy động một khối lượng vốn nhất định ở trong và ngoài nước để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. - Tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp. Như vậy, quá trình thực hiện các mục tiêu cổ phần hoá các DNNN sẽ tạo ra các mô hình công ty cổ phần trong đó cổ phần của Nhà nước chiếm những tỷ lệ khác nhau. Về cơ bản sẽ đi đến hai loại: công ty cổ phần hỗn hợp Nhà nước tư nhân và Công ty cổ phần tư nhân cũng giống như ở các nước số doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta đó là mô hình và phương thức đổi mới hữu hiệu để đặt các DNNN trên cơ sở thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời Nhà nước vẫn thực hiện được sự kiểm soát và điều tiết định hướng hoạt động nền kinh tế. Đây thực sự là một xu hướng khách quan trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta. II - Kinh tế nhà nước thực trạng và các vấn đề đặt ra 1- Thực trạng hoạt động của hệ thống doanh nhiệp nhà nước Cũng giống như các nước XHCN, trước đây chúng ta thực hiện mô hình kế hoạch hoá tập trung, lấy việc mở rộng và phát triển kinh tế nhà nước bao trùm toàn bộ nền kinh tế quốc dân, làm mục tiêu cho công cuộc caỉ tạo và xây dựng CNXH. Vì vậy khu vực kinh tế Nhà nước được phát triển một cách nhanh chóng rộng khắp trong tất cả các lịnh vực cơ bản với tỉ trọng tuyệt đối trong nền kinh tế bất kể hiệu quả đích thực mà nó đem lại, trong đó phảI kể đến sự ra đời tràn lan của các danh nghệp do các địa phương quản lí. Theo số liệu thống kê, đến ngày 1-1-1990, cả nước có 12.084 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có 1695 doanh nghiệp do trung ương quản lí 10389 doanh nghiệp do cấp địa phương quản lí. Khu vực kinh tế nhà nước có số vốn trị giá 10 tỷ USD,chiếm 85% tổng giá trị tàI sản toàn xã hội. Tuy nhiên, khu vực này chỉ mới tạo ra khoảng từ 30 – 38% giá trị tổng sản phẩm toàn xã hội (GDP) và thu nhập quốc dân khoảng 25 –30% . Hiện nay, tỷ trọng của kinh tế Nhà nước trong tổng sản phẩm xã hội của từng ngành tương ứng là: xây dựng 76%; trồng rừng trong lâm nghiệp 35%; nông nghiệp 3%; trong các ngành bưu chính viễn thông, vận tảI đường sắt, hàng không chiếm 100%, viễn dương chiếm 98%, đường bộ 80%. Trong nhiều ngành sản xuất công nghiệp: dầu khí, đIện than, khai thác quặng, hầu hết các ngành chế tạo, hoá chất cơ bản, xi măng, thuốc lá… là khu vực Nhà nước vẫn nắm chủ yếu. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tín dụng, ngân hàng… hầu hết là do kinh tế Nhà nước nắm giữ. Hàng năm, kinh tế Nhà nước vẫn là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước ( chiếm 60 – 70% tổng thu ngân sách). Tuy nhiên, so với khối lượng vốn đầu tư vào khoản trợ cấp ngầm qua tín dụng ưu đãI của ngân hàng, cũng như phần khấu hao cơ bản và một phần rất lớn thuế tiêu thụ đặc biệt cộng với các loại thuế gián thu khác đánh vào người tiêu dùng mà Nhà nước thu qua doanh nghiệp thì mức độ đóng góp trên thì chưa tương xứng. Các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta được hình thành và phát triển trên cơ sở nguồn vốn cấp phát của Ngân sách Nhà nước và do đó tất cả các hoạt động đều chụi sự kiểm soát và chi phối trực tiếp cuả Nhà nước. Do đó, không phát huy được tính chủ động sáng tạo cuả các doanh nghiệp dẫn tới hậu quả là hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước đều hoạt động hết sức kém hiệu quả. Có thể minh hoạ nhận xét này qua các chỉ tiêu cụ thể sau: + Tỷ trọng tiêu hao vật chất trong tổng sản phẩm xã hội của khu vực kinh tế Nhà nước cao gấp 1.5 lần và chi phí để tạo ra một đồng thu nhập quốc dân thường cao gấp 2 lần so với kinh tế tư nhân. Mức tiêu hao vật chất của các DNNN trong sản xuất cho một giá trị đơn vị tổng sản phẩm xã hội ở nước ta thường cao gấp 1.3 lần so với mức trung bình trên thế giới. + Chất lượng sản phẩm của nhiều DNNN thường rất thấp và không ổn định. Trung bình khu vực kinh tế Nhà nước chỉ có khoảng 15% đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, 20% số sản phẩm kém chất lượng. Do đó, hiện tượng hàng hoá ứ đọng với khối lượng lớn và chiếm hơn 10% số vốn lưu động của toàn xã hội. + Hệ số sinh lời của khu vực kinh tế Nhà nước rất thấp. Ví dụ, hệ số sinh lời của vốn lưu động tính chung chỉ đạt 7% trên một năm, trong đó ngành giao thông đạt 2% trên 1 năm, ngành công nghiệp đạt khoảng 3% trên 1 năm, ngành thương nghiệp đạt 22% trên 1 năm. + Hiệu quả khai thác vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước hết sức thấp. Cụ thể là trong mấy năm gần đây, hàng năm Nhà nước dành vốn 70% vốn đầu tư ngân sách của toàn xã hội cho các doanh nghiệp Nhà nước, tuy nhiên chúng chỉ tạo ra từ 34 - 35% tổng sản phẩm xã hội. Hơn nữa khu vực này lại sử dụng hầu hết lao động có trình độ đại học, công nhân kỹ thuật. + Số các doanh nghiệp thua lỗ chiếm tỷ trọng lớn. Theo số liệu thống kê thì trong số 12084 cơ sở quốc doanh thì có tới 4584 đơn vị sản xuất kinh doanh thua lỗ, chiếm 34% tổng số các doanh nghiệp Nhà nước. Trong đó, quốc doanh trung ương có 501 cơ sở thua lỗ, bằng 29.6% số cơ sở trung ương quản lý; quốc doanh địa phương có 4083 cơ sở thua lỗ, chiếm 39.95% số đơn vị do địa phương quản lý. Các số liệu trên cho thấy việc làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp Nhà nước đã gây tổn thất rất nặng nề cho ngân sách Nhà nước và là một trong các nguyên nhân gây ra bội chi ngân sách trong những năm qua. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hoạt động kém hiệu quả của khu vực kinh tế Nhà nước là do cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp mấy chục năm qua. Trước đây do đất nước có chiến tranh, nền kinh tế được quản lý sẽ được đảm bảo được huy động ở mức cao nhất mọi tiềm lực cho kháng chiến thắng lợi mà không cần tính tới hiệu quả. Tuy nhiên, khi đất nước chuyển sang thời kỳ hoà bình thì việc kéo dàI quá lâu cơ chế quản lý này đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất và đẩy nền kinh tế tới khủng hoảng. Tử 1989 đến nay, nền kinh tế nước ta đã thực sự bước sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Một số doanh nghiệp đã thích ứng với cơ chế thị trường làm ăn có hiệu quả, nhưng phần lớn các doanh nghiệp nhà nước vẫn ở trong tình trạng làm ăn kém hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do tư tưởng bao cấp trong đầu tư vẫn còn rất nặng nề, tất cả các doanh nghiệp được thành lập đều được cấp toàn bộ vốn từ ngân sách Nhà nước, hàng năm trên 85% vốn tín dụng với lãI suất ưu đãI đã được dành cho các doanh nghiệp Nhà nước vay. Dẫn tới thực trạng là việc thất thu vốn cho Nhà nước; vấn đề nợ nần vòng vo mất khả năng thanh toán còn diễn ra khá nghiêm trọng; việc buông lỏng quản lý của Nhà nước dẫn tới nạn tham nhũng, lãng phí diễn ra ở mức báo động, đời sống của cán bộ công nhân chậm được cảI thiện.Từ đó làm suy yếu nghiêm trọng khu vực kinh tế Nhà nước trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là các cơ sở kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Để đảm bảo vai trò chủ đạo trong nên kinh tế quốc dân, và là công cụ đắc lực trong việc đIều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước, yêu cầu khách quan đặt ra cần phảI đổi mới, sắp xếp lại khu vực kinh tế Nhà nước. Vì sao doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ – GiảI pháp nào cho doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay: Các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta đã có lịch sử hơn 50 năm phát triển, có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong các giai đoạn lịch sử. Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các doanh nghiệp Nhà nước đã từng bước được đổi mới, sắp xếp tổ chức lại. Số doanh nghiệp Nhà nước đã giảm đI khá nhiều ( từ hơn 12000 doanh nghiệp đến còn hơn 5000 doanh nghiệp) nhưng vẫn là một lực lượng kinh tế mạnh ở nước ta hiện nay( năm 1999, các doanh nghiệp Nhà nước làm ra 40.2% GDP, trên 50% giá trị xuất khẩu, đóng góp 39.25% tổng nộp ngân sách Nhà nước). Việc tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước là vấn đề có ý nghĩa lớn, vừa để phát huy một phần nội lực quan trọng của đất nước, vừa là một yếu tố quan trọng để bảo đảm định hướng phát triển XHCN của kinh tế đất nước. Hiện nay, mặc dù đã qua nhiều lần tổ chức, sắp xếp lại, đã thực hiện nhiều cơ chế đổi mới trong quản lý, kể cả được những hỗ trợ: khoanh nợ, xoá nợ, cấp bổ sung vốn, miễn giảm thuế, cấp tín dụng ưu đãi… của Nhà nước, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp Nhà nước vẫn ở trong tình trạng có rất nhiều khó khăn, yếu kém, hiệu quả sản xuất kinh doanh quá thấp và có xu hướng giảm dần. Năm 1995 một đồng vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước tạo ra được 3.46 đồng doanh thu và 0.19 đồng lợi nhuận, nhưng năm 1998 chỉ còn làm được 2.98m đồng doanh thu và 0.14 đồng lợi nhuân ( nếu tính riềng trong nền công nghiệp thì một đồng vốn chỉ làm ra 0.024 đồng lợi nhuận). Theo nhiều đánh giá, số doanh nghiệp Nhà nước thực sự có lãI chỉ khoảng trên dưới 20%; số doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ phảI chiếm tới 20% tổng số doanh nghiệp. Nếu tính đúng, tính đủ khấu hao, không có sự hỗ trợ dưới nhiều hình thức từ phía Nhà nước thì số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ còn lớn hơn. Số doanh nghiệp còn lại ở trong trạng tháI không ổn định, không vững chắc. Công nợ trong các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay quá lớn, nợ phảI thu chiếm hơn 60%, nợ phảI trả bằng 124% tổng số vốn trong các doanh nghiệp. Với tình trạng thua lỗ và nợ nần như vây nếu không có sự bảo trợ của Nhà nước để cho cơ chế thị trường sàng lọc, đào thảI, thì nhiều doanh nghiệp Nhà nước từ lâu đã tuyên bố phá sản. Vì sao lại có tình trạng như vây? Đã có nhiều phân tích về những nguyên nhân này. Có thể cho rằng những yếu kếm đó là do: + Quy mô của các doanh nghiệp Nhà nước nước ta quá nhỏ, lại chồng chéo về ngành nghề, và cơ quan quản lý ( vốn bình quân của các doanh nghiệp Nhà nước gần 22 tỷ đồng, 65.45% số doanh nghiệp có vốn chiếm 5 tỷ đồng, ở nhiều địa phương có nhiều doanh nghiệp có vốn chiếm dưới 6 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước cùng ngành nghề, thuộc nhiều cấp quản lý cạnh tranh lẫn nhau trên cùng một địa bàn.) + Các doanh nghiệp phổ biến là ở trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng ( 60% doanh nghiệp không đủ vốn pháp định theo quy định. Trên 50% doanh nghiệp chưa đủ vốn lưu động tương ứng với quy mô hoạt động kinh doanh phảI vay vốn hoạt động. Với số vốn lưu dộng hiện có cũng chỉ huy động cho kinh doanh được 50%, còn lại nằm trong vật tư mất mát, hàng hoá kém phẩm chất, công nợ không thu hồi được…). + Trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu ( phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước được trang bị máy móc thiết bị từ nhiều nước khác nhau thuộc nhiều thế hệ khác nhau). + Lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước dôI dư nhiều mà việc bố trí sắp xếp lại rất khó khăn ( theo các báo cáo chính thức số lao động dôI dư, không có việc làm chiếm hơn 4% tổng lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước. Nhiều doanh nghiệp có số lao động dư thừa cao hơn nhiều mức bình quân chung này…). Những vấn đề trên đúng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng yếu kém, thua lỗ của nhiều doanh nghiệp Nhà nước. Song cần phảI đặt ra câu hỏi là vì sao hầu hết các doanh nghiệp lại ở trong tình trạng nay? Vì sao tình trạng các doanh nghiệp thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, lao động dư thừa… đã kéo dàI nhiều năm, đã được phát hiện thấy từ lâu, đã có nhiều cố gắng tìm tòi, thử nghiệm nhiều giảI pháp nhưng vẫn chưa làm thay đổi được tình hình. Vì vây, cần phảI tìm ra những nguyên nhân sâu xa hơn, nguyên nhân của những nguyên nhân trực tiếp này. Có như vậy mới hy vọng giảI quyết được tình hình. Đi sâu nghiên cứu thấy rằng cần phảI làm rõ các nguyên nhân lớn sau đây: + Trước hết là nguyên nhân về đầu tư, về cơ chế quyết định đầu tư và tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng doanh nghiệp Nhà nước. Đầu tư là khâu mở đầu, khai sinh ra doanh nghiệp. Quyết định đầu tư đúng ( đúng thời gian, đúng địa đIểm, đúng địa đIểm hoạt động, đúng quy mô…) là yếu tố đầu tiên quyết định hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau này. Ngược lại, quyết định đầu tư sai thì những khó khăn, thua lỗ của doanh nghiệp khi hoạt động là đIều được báo trước, dù lãnh đạo doanh nghiệp có tàI ba, năng động bao nhiêu cũng khó xoooay chuyển được tình hình. Một quyết định đầu tư đúng đòi hỏi phảI đúng trên nhiều mặt nhưng cần chỉ sai ở một mặt hay một số mặt ) thì đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau nay. Chính vì vậy, để có được những quyết định đầu tư đúng, phải có những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm, theo dõi hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh trong một thời gian dàI, phân tích và dự báo được tình hình cung, cầu, cạnh tranh thị trường đối với sản phẩm sẽ đầu tư sản xuất, kinh doanh… ngay cả như vậy vẫn chưa phải đã hết những rủi ro, thua lỗ khi đầu tư. ở nước ta, tư khi có doanh nghiệp Nhà nước đến nay, do nguồn vốn lấy từ ngân sách Nhà nước, nên việc đầu tư xây dựng các doanh nghiệp đều do các cơ quan quản lý Nhà nước quyết định ( quyết định ngành, nghề hoạt động, sản phẩm sản xuất kinh doanh, thời gian và địa đIểm xây dựng…). Tuỳ theo quy mô và tầm quan trọng của doanh nghiệp mà việc xây dựng đầu tư được phân cấp, do Thủ tướng chính phủ quyết định, hay do các Bộ trưởng, các Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định. Đây là các cấp quản lý Nhà nước, nhiều cơ quan không chỉ quản lý kinh tế mà còn quản lý nhiều mặt của đời sống xã hội. Các quyết định đầu tư bị chi phối bởi cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, bởi cơ chế xin cho và nhiều yếu tố phi kinh tế khác. Chúng ta đã biết có không ít trường hợp một địa phương, một ngành xây dựng, một nhà máy chỉ bởi xin được vốn trên cấp mà nếu không xây dựng thì cũng mất, không được gì ( vậy tội gì mà không xây dựng), hay bởi muốn một nhiệm kỳ lãnh đạo phảI làm được một cáI gì đó cho địa phương, cho ngành… còn cấp trên, vì nhiều mối quan hệ, nên mặc dù còn có nhiều băn khoăn, nghi ngờ về tính hiệu quả của các dự án xin cấp vốn đầu tư nhưng vẫn chấp nhận. Trong cơ chế đó đầu tư phân tán, chồng chéo, lãng phĩ lớn là đIều không tránh khỏi ở khâu tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng nhà máy, mua sắm thiết bị cũng không hiếm trường hợp tổ chức xây dựng nhà máy, mua sắm thiết bị là do một người, một cơ quan làm, làm xong bàn giao cho người khác. Cơ quan quản lý vận hành sử dụng. Người quản lý quá trình xây dựng không phảI là người sẽ quản lý sử dụng sau này. Lại có không ít những tiêu cực trong quá trình xây dựng: Làm không đúng thiết kế, không đúng quy trình để ăn bớt vật tư, nguyên liệu; mua sắm máy móc thiết bị sai yêu cầu do yếu kém về năng lực bị người bán ( mà chủ yếu là phía nước ngoàI) lừa hoặc thông đồng với người bán để kiếm lời… Cũng đã có không ít những trường hợp có những người tích cực xin vốn đầu tư chỉ để được làm chủ dự án xây dựng, kiếm lời trong quá trình xây dựng. Còn ít quan tâm đến chất lượng xây dựng và hiệu quả của doanh nghiệp khi nó đI vào hoạt động, vì nó là công việc của người khác. Với cơ chế quyết định đầu tư và tổ chức thực hiện đúng như vậy, thì sẽ có những doanh nghiệp Nhà nước ngay từ khi mới bước vào hoạt động đã ở vào tình huống rất khó khăn. Khó có thể đứng vững được nếu không tiếp tục được sự hỗ trợ, ưu đãI dưới nhiều hình thức của Nhà nước. Nhà nước thật sự ở vào tình thế “ bỏ thì thương, mà vương thì tội”, bỏ đI thì tiếc, còn để hoạt động thì càng thua lỗ, càng trở thành gánh nặng cho Nhà nước. Bởi vậy, nếu không đổi mới bắt đầu từ lĩnh vực đầu tư thì khó có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước. Thứ hai là những nguyên nhân về tổ chức quản lý doanh nghiệp. - Có nhiều ý kiến cho rằng, quản lý là yếu tố quyết định nhất hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thực tế có những doanh nghiệp thua lỗ kéo dàI, chỉ cần thay giám đốc là thay đổi được tình hình, nhưng quản lý là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi người giám đốc phải có trình độ chuyên môn cao, phải được đào tạo, rèn luyện, giám đốc phải là một nghề được chuyên nghiệp hoá. Đến nay mặc dù nền kinh tế đã chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, nhưng giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa được xem là một nghề chuyên môn mà vẫn còn làm một bộ phận, một cấp trong bộ máy quản lý Nhà nước; việc tìm giám đốc cho các doanh nghiệp vẫn còn là việc bố trí, phân công công tác cho cán bộ do cấp uỷ Đảng và các cơ quan quản lý Nhà nước quyết định. Việc bố trí, phân công công tác này do nhiều yếu tố và quan hệ chi phối. Thậm chí còn có nhiều trường hợp giám đốc yếu kém, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ nhưng việc thay thế giám đốc vẫn rất khó khăn. Tình hình tuyển dụng, bố trí công việc, cho thôI việc cán bộ quản lý khác và người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước tương tự như vậy. - Việc các doanh nghiệp sau nhiều năm hoạt động vẫn không vươn lên trở thành các tập đoàn kinh tế mạnh còn có nhiều nguyên nhân từ chính sách tàI chính, cơ chế thu kiểu “ hớt ngọn” của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Không phảI chỉ trong thời gian quản lý tập trung bao cấp Nhà nước mới thu hết lợi nhuận của doanh nghiệp ( còn khi lỗ Nhà nước bù), mà đến nay khi đã chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà nước vẫn bằng nhiều cách ( thuế lợi tức, thuế lợi tức bổ sung…) để huy động hầu hết lợi nhuận của doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước để rồi khi cần thiết mới đầu tư trở lại cho các doanh nghiệp ( song thực tế thì thu thì dễ, còn đầu tư trở lại thì rất khó khăn), lợi nhuận để lại cho doanh nghiệp để táI đầu tư mở rộng thì rất hạn hẹp. 3- Cổ phần hoá - Biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả và đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước ở nước ta: 4- Kinh nghiệm cổ phần hoá DNNN của một số nước Để có thể hình dung những vấn đề gì được đặt ra và giải quyết trong quá trình cổ phần hoá DNNN chúng ta đi sâu xem xét kinh nghiệm của một số nướoc sau. Xem xét những vấn đề cụ thể thông qua khảo cứu các trường hợp cổ phần hoá DNNN của nhật bản và Hàn Quốc vì có sự tương đồng và tiêu biểu cho các nước có những điều kiện quan niệm kiểu châu á. 4.1. Quá trình thực hiện cổ phần hoá ở Nhật Bản Giống như các nước tư bản khác, Nhật Bản cũng có khu vực các DNNN sở hữu toàn phần hay từng phần của Nhà nước. Đến năm 1985 khi bước vào quá trình cổ phần hoá rộng khắp ỏ Nhật Bản khu vực này có khoảng 120 DNNN lớn thuộc trung ương và gần 1000 DNNN thuộc địa phương, chiếm 11% tư bản cố định và 9,2 tổng số lao động trong toàn bộ nền kinh tế. Các doanh nghiệp Nhà nước có 100% vốn gồm các doanh nghiệp trực thuộc Bộ hoặc các tổ chức tự quản địa phương; loại DNNN có một phần vốn góp dưới hình thức Công ty cổ phần hỗn hợp Nhà nước tư nhân Quá trình cổ phần hoá DNNN ở Nhật Bản có một phong cách riêng so với các nước tây âu. Đầu những năm 1980 ở Nhật Bản đã thành lập uỷ ban lâm thời trực thuộc thủ tướng. + Tiến hành cổ phần hoá của Công ty NTT Công ty NTT cũng làm ra một lợi nhuận đáng kể ngay cả trước khi nóđược cổ phần hoá. Sự thu lợi này dựa trên địa vị độc quyền mà nó có được nhờ quy định của Nhà nước trong ngành thông tin viễn thông. Trước tiên để nâng cao hiệu quả hoạt động cuât ngành này Nhà nước đã bãi bỏ các quy định về độc quyền vào năm 1985 cho phép ra đời các đối thủ cạnh tranh của NTT. Ba đối thủ cạnh tranh của NTT tronglĩnh vực điện thoại từ năm 1986 gọi là các cơ sở tải thông tin mới (Newcommon caviers - Nccs). Cacs Công ty mới thâm nhập thị trường gây ra tác động kiến thiết cạnh tranh và buộc NTT phải giảm giá cước đàm thoại vì các Công ty mới này đã định giá trên các thuyến đặc biệt thấp hơn 20% so với NTT. Vì vậy trong năm gần đây sau khi tiến hành cải tổ và cổ phần hoá giá cước phí song lợi nhuận thường kỳ khoảng 500 tỷ yên, đứng hàng thứ 2 ở Nhật Bản. Để có được thành tích này là do sự thay đổi là do sự thay đổi quy chế NTT thành Công ty cổ phần cho phép Công ty được quyền tự chủ tiến hành những cải cách về tổ chức như áp dụng hệ thống các chi nhánh tự chủ, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm bằng việc xây dựng các Công ty nhánh và khai thác các hình thức dịch vụ mới sắp xếp và tổ chức lại ccs chi nhánh và các viện nghiên cứu khoa học công nghệ, áp dụng các nguyên tắc trả theo khả năng . Ngoài ra thi hành các biện pháp giảm chi phí như tổ chức lại lso động hợp lý và tinh giảm chế biến được 6000 công nhân; tiến kiệm vốn đầu tư bằng việc mua sắm các thiết bị có hiệu quả cao như tổ chức mạng lưới dịch vụ thông tin hợp lý… theo luật pháp thành lập Công ty việc cổ phần hoá Công ty NTT phải có một phần ba tổng số vốn của Công ty (khoảng 780.000 tỷ yên) thuộc sở hữu chính phủ, số còn lại được bán cho các đối tượng tư nhân. Trong các năm 1986-1988 với 3 đợt phát hành Chính phủ đã bán được 5,4 triệu cổ phần trong tổng số 16,5 triệu cổ phần tương đương khoảng 35% tổng số cổ phần củ Công ty NTT nhờ việc bán này Nhà nước đã thu về 1.200 tỷ yên. nếu đem so sánh ngân sách Nhật Bản trong năm tài chính 1991 khoảng 70.000 tỷ yên, thì nó chiếm khoảng 15% ngân sách. Số tiền này dùng thanh toán các khoản nợ Nhà nước trả nợ cho các hoạt động công cộng và kích thích hoạt động kinh doanh tư nhân. ngoài ra, chính phủ còn có nguồn thu nhập dưới hình thức lợi tức twf các cổ phần của mình trong Công ty NTT, chưa kể một khoản thuế tawng do hoạt động kinh doanh có hiệu quả của Công ty. Nhờ việc bãi bỏ các quy định độc quyền và tiến hành cổ phần hoá để chuyển Công ty NTT sang hình thức Công ty côt phần đã thúc đầy chúng tôi đầu tư mạnh hơn trươcs: năm 1988 là 1.713 tỷ yên, năm 1989 là 1.736 tỷ yên và năm 1990 là 1823 tỷ yên. điều này gián tiếp góp phần tácđộng đến việc phát triển mạnh mẽ Công ty và tăng trưởng chung của đất nước mà không phải dựa vào nguồn vốn tài trợ của ngân sách. Cổ phần hoá nhằm đạt được các mục tiếu sau: Thứ nhất: phân phối lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhà nước cho quần chúng có thu nhập thấp nhằm đạt đến sự công bằng hơn giữa các tầng lớp nhân dân. Thứ hai: Nhờ cách thực hiện trên Chính phủ muốn nhằm hữu sản hoá người lao động tạo cho họ cơ hội cải thiện thu nhập của mình. Thứ ba: Tăng cường sức tham gia của quần chúng vào quản lý các doanh nghiệp Nhà nước. Thứ tư : Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp được cổ phần hoá hoàn toàn vì chúng là những công ty lớn có vị trí chiến lược trong công nghiệp và trong tiêu dùng công cộng của xã hội. Trong các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá Thứ 5: Với quá trình cổ phần hoá thúc đẩy sự phát triển vững chắc của thị trường chứng khoán trong nưóc tạo điều kiện cho quá trình phân phối vốn một cách hợp lý, hiệu quả trong các khu vực, các ngành kinh tế của đất nước Thứ 6: Một mục tiêu quan trọng nữa của chương trình này là ngăn ngừa khả năng gia tăng tập trung quyền lực của một vài nhóm kinh doanh lớn nếu các doanh nghiệp Nhà nước quan trọng này nằm trong tay các nhóm tư nhân có nguồn lực và sức mạnh tài chính chi phối. 4.2. Một số điểm rút ra từ kinh nghiệm cổ phần hoá ở các nước trên thế giới Kinh nghiệm cổ phần hoá ở các nước trên thế giới có thể gợi ý một số vấn đề có tính chất chung cho quá trình tiến hành cổ phần hoá Các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta. Thứ nhất: Tính phổ biến của quá trình cổ phần hoá Thứ hai : Tính đặc thù của quá trình cổ phần hoá Thứ ba : Tính chiến lược của quá trình thực hiện Cổ phần hoá Thứ tư : Tính quá trình của việc thực hiện cổ phần hoá: Thứ năm: môi trường pháp lý của việc thực hiện cổ phần hoá Thứ sáu : phí tổn của quá trình thực hiện cổ phần hoá. III - Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là giải ph._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34596.doc
Tài liệu liên quan