Lý luận Mác-Lênin về kinh tế thị trường và sự vận dụng lý luận đó để xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

A- Lời mở đầu Như chúng ta đã biết, lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau và nền kinh tế thế giới đã trải qua nhiều mô hình kinh tế khác nhau như : kinh tế tự nhiên , kinh tế hàng hoá , kinh tế kế hoạch hoá , kinh tế thị trường. Trong số các mô hình kinh tế đó , kinh tế thị trường , mặc dù còn có những hạn chế và khuyết tật nhưng lại tỏ ra năng động , phù hợp với trình độ phát triển kinh tế hiện nay của nhiều nước trên thế giới . Có thể nói , hầu hết các nước t

doc29 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Lý luận Mác-Lênin về kinh tế thị trường và sự vận dụng lý luận đó để xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rên thế giới hiện nay đều hướng nền kinh tế của mình theo mô hình kinh tế thị trường hiện đại với những đặc trưng riêng phù hợp điều kiện của từng nước như kinh tế thị trường mang màu sắc của Trung Quốc , kinh tế thị trường tự do ở Mỹ, kinh tế thị trường xã hội của Đức...Rõ ràng là , kinh tế thị trường đã trở thành trào lưu , thành xu hướng chung của nền kinh tế thế giới ngày nay . Ngay từ lúc mới phát triển , chủ nghĩa Mac-Lênin cũng đưa ra các lý luận của mình về kinh tế thị trường , mặc dù những lý luận đó còn chưa đầy đủ và còn nhiều hạn chế. Tuy vậy , chủ nghĩa Mac-Lênin cũng chỉ ra rằng : kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa không có gì mâu thuẫn với nhau; kinh tế thị trường không phải là một chế độ chính trị xã hội và do đó , kinh tế thị trường không phải là tiêu thức để phân biệt chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản . Cả Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội đều sử dụng những ưu điểm của kinh tế thị trường để phát triển kinh tế, kinh tế thị trường giống như một bánh xe của lịch sử mà cả Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội đều dùng. Nắm bắt được xu hướng vận động chung của nền kinh tế thế giới và vận dụng lí luận của chủ nghĩa Mac-Lênin về kinh tế thị trường , Đảng cộng sản Việt Nam đã công bố và tiến hành chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu làm cho dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng , văn minh . Đường lối phát triển kinh tế này đã được thể hiện rõ trong phương hướng, mục tiêu của các văn kiện Đại hội Đảng từ Đại hội V đến nay.Do đó , em đã chọn đề tài nghiên cứu là : “Lí luận Mac-Lênin về kinh tế thị trường và sự vận dụng lí luận đó để xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam”. Do trình độ hiểu biết và nhận thức có hạn nên trong bài làm còn mắc phải nhiều sai sót , em mong cô chỉ bảo và lượng thứ ! . B- Lí luận của Mac-Lênin về kinh tế thị trường và sự vận dụng lí luận đó vào Việt Nam . I/.Sự hình thành và phát triển của kinh tế thị trường . 1/.Qúa trình chuyển từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá . 1.1/Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá. Lịch sử nhân loại đã chứng kiến nhiều mô hình kinh tế khác nhau mà kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá là hai trong số những hình thức tổ chức kinh tế xã hội đã tồn tại trong lịch sử . Hai hình thức này được hình thành trên cơ sở trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, trình độ phân công lao động xã hội , trình độ phát triển và qui mô của sự trao đổi. Kinh tế tự nhiên là loại hình kinh tế tiến hành sản xuất sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của bản thân người sản xuất . Các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế tự nhiên đều mang hình thái “quan hệ trực tiếp vật với vật “. Trong nền kinh tế tự nhiên, người sản xuất cũng đồng thời là người tiêu dùng . Mục đích của sản xuất là tạo ra những giá trị sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất và như vậy , quá trình sản xuất của kinh tế tự nhiên chỉ bao gồm sản xuất – tiêu dùng . Kinh tế hàng hoá đối lập với kinh tế tự nhiên là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó hình thái phổ biến của sản xuất là “sản xuất ra sản phẩm để bán , để trao đổi trên thị trường”.1 Kinh tế chính trị Mac lênin trang 68 NXB GD năm 1998 Trong nền kinh tế hàng hoá , mục đích của sản xuất là để trao đổi hoặc để bán và mục đích đó được xác định trước quá trình sản xuất và có tính khách quan . Sản xuất và toàn bộ quá trình sản xuất đều gắn với thị trường. So với kinh tế tự nhiên, kinh tế hàng hoá có những ưu điểm sau đây : Một là, trong kinh tế hàng hoá, cạnh tranh rất gay gắt đòi hỏi người sản xuất phải nâng cao năng suất lao động, nâng cao trình độ kĩ thuật...làm cho lực lượng sản xuất có những bước tiến dài . Hai là, thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất nhanh chóng, phân công chuyên môn hoá sản xuất sâu rộng, hình thành thị trường trong nước và thị trường thế giới. Ba là, thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung sản xuất .Biểu hiện của quá trình đólà hình thành các xí nghiệp, công ty cổ phần không những ở phạm vi trong nước mà trên phạm vi toàn thế giới . 1.2/.Những tiền đề của quá trình chuyển từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá. Sự ra đời của kinh tế hàng hoá là một tất yếu khách quan. Đó là bởi vì kinh tế tự nhiên phát triển đến một trình độ nào đó sẽ làm xuất hiện những tiền đề của kinh tế hàng hoá. Mỗi bước phát triển của kinh tế hàng hoá là một bước khẳng định chính nó và là một bước phủ định kinh tế tự nhiên. Như vậy, trong quá trình ra đời , vận động và phát triển , kinh tế hàng hoá đã phủ định dần dần kinh tế tự nhiên và tự khẳng định mình là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội độc lập, tách rời khỏi kinh tế tự nhiên. Kinh tế hàng hoá ra đời và phát triển dựa trên những điều kiện, những tiền đề cơ bản sau đây: -Phân công lao động xã hội. -Sự độc lập một cách tương đối giữa những người sản xuất. -Lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ. -Hệ thống thông tin và giao thông vận tải. Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hoá sản xuất, mỗi người chỉ sản xuất được một hoặc một số loại sản phẩm nhất định nhưng nhu cầu của cuộc sống thì lại cần nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thoả mãn những nhu cầu đó, người sản xuất này phải trao đổi với người sản xuất khác, từ đó, nảy sinh mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất với nhau. Vì có chế độ tư hưũ về tư liệu sản xuất và sản phẩm nên những người sản xuất hàng hoá độc lập với nhau có quyền đem bán sản phẩm của mình để trao đổi với sản phẩm của người khác.Do vậy, phân công lao động xã hội làm cho những người sản xuất phụ thuộc vào nhau còn chế độ tư hữu làm cho họ độc lập với nhau. Họ vừa liên hệ, phụ thuộc vào nhau, vừa độc lập với nhau. Đó là mâu thuẫn của nền sản xuất hàng hoá, nó chỉ được giải quyết thông qua trao đổi. Khi trao đổi trở thành tập quán và mục đích của sản xuất thì sản xuất hàng hoá ra đời. Phân công lao động xã hội phát triển dẫn tới thủ công nghiệp ra đời và tách khỏi nông nghiệp, hình thành xu hướng công nghiệp thành thị tách dần ra khỏi nông nghiệp nông thôn . Phân công lao động xã hội cũng dẫn tới sự ra đời của ngành thương nghiệp. Thương nhân bắt đầu xuất hiện và họ là người mua hàng hoá của người sản xuất rồi sau đó đem bán cho người tiêu dùng. Thông qua hoạt động mua bán của mình, thương nhân đã thực hiện việc nối liền sản xuất với tiêu dùng. Thương nghiệp phát triển làm sản xuất và lưu thông hàng hoá cùng với lưu thông tiền tệ cùng phát triển. Quan hệ trao đổi giữa cácvùng được mở rộng, những người sản xuất bị cuốn hút vào kinh tế hàng hoá. Sự ra đời của thương nghiệp đòi hỏi hệ thống giao thông vận tải phải mở rộng và phát triển. Sự hoàn thiện và phát triển của hệ thống giao thông vận tải lại có tác động trở lại làm sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển cao hơn dẫn tới sự ra đời của các ngành dịch vụ, làm cho dân cư càng chịu sự chi phối của các qui luật sản xuất và lưu thông hàng hoá. 2/.Chuyển từ kinh tế hàng hoá sang kinh tế thị trường. 2.1/.Kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của kinhtế hàng hoá. Kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường có cơ sở chung của sự ra đời và tồn tại nhưng khác nhau về trình độ phát triển. Kinh tế thị trường chính là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá . Kinh tế hàng hoá phát triển, các phạm trù hàng hoá, tiền tệ , thị trường được phát triển và mở rộng, hàng hoá không chỉ còn là những sản phẩm đầu ra của sản xuất mà nó còn bao gồm cả các yếu tố đầu vào của sản xuất . Qui mô thị trường, cơ cấu thị trường, loại thị trường được phát triển.Mọi quá trình kinh tế trong xã hội đều được tiền tệ hoá, lúc đó kinh tế hàng hoá chuyển thành kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường đã trải qua ba giai đoạn phát triển: " Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn chuyển từ kinh tế hàng hoá giản đơn sang kinh tế thị trường - đây còn gọi là giai đoạn kinh tế thị trường sơ khai. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát triển của kinh tế thị trường tự do. Đặc trưng quan trọng của giai đoạn này là sự phát triển kinh tế diễn ra theo tinh thần tự do, Nhà nước không can thiệp vào các hoạt động kinh tế. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại. Đặc trưng của giai đoạn này là Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài " 2 Tạp chí Cộng sản số 18 năm 1998 trang 27 .Sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường thông qua việc xây dựng các hình thức sở hữu Nhà nước, các chương trình khuyến khích đầu tư và tiêu dùng cùng với việc sử dụng các công cụ kinh tế như tài chính, tín dụng, tiền tệ...để điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Sự phối hợp giữa Chính phủ và thị trường trong nền kinh tế nhằm đảm bảo sự phát triển có hiệu quả, tăng trưởng nhanh của nền kinh tế. 2.2/.Những điều kiện hình thành kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường được hình thành dựa trên những điều kiện sau : Một là, sự xuất hiện của hàng hoá sức lao động và thị trường lao động.Trên thị trường, hàng hoá bán theo giá trị xã hội, ngưòi sản xuất hàng hoá nào có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội sẽ thu được nhiều lãi. Họ mua thêm máy móc, thuê thêm thợ để mở rộng sản xuất và trở thành ông chủ.Ngược lại, những người sản xuất có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ bị lỗ,phá sản, muốn sống, họ phải đi làm thuê tức là bán sức lao động.Điều này làm nảy sinh hàng hoá sức lao động và thị trường lao động. Sự xuất hiện của hàng hoá sức lao động dẫn tới sự hình thành của kinh tế thị trường bởi vì : -Sự xuất hiện của hàng hoá sức lao động là một tiến bộ lịch sử bởi vì hàng hoá sức lao động được sử dụng sẽ tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó. Sức lao động chỉ có thể trở thành hàng hoá khi lực lượng sản xuất và kĩ thuật sản xuất phát triển, năng suất lao động cũng được nâng cao.Điều đó phản ánh sự phát triển cao của nền kinh tế, tức là đã chuyển sang kinh tế thị trường trong đó năng suất lao động đã lên cao. -Nhờ có sự xuất hiện của hàng hoá sức lao động và thị trường sức lao động mà tiền tệ không chỉ còn là phương tiện lưu thông mà còn trở thành phương tiện làm tăng giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đảy tăng trưởng và phát triển kinh tế. -Sự xuất hiện của hàng hoá sức lao động đã dẫn tới sự hình thành thị trường các yếu tố sản xuất một cách hoàn chỉnh và kinh tế thị trường ra đời. Hai là, phải có sự tích tụ và tập trung tư bản bởi vì để tiến hành sản xuất kinh doanh thì cần tập trung được một lượng vốn lớn để đàu tư máy móc, thuê nhân công để sản xuất hàng hoá, thu lợi nhuận. Ba là, sự hình thành nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối phát triển trên cơ sở đó mới bảo đảm cho việc lưu thông và mua bán hàng hoá được thuận lợi, dễ dàng. Bốn là, sự hình thành nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có hệ thống tài chính ngân hàng tương đối phát triển. Bởi vì kinh tế thị trường là kinh tế tiền tệ, vai trò của tiền tệ rất quan trọng và không thể phát triển kinh tế thị trường nếu hệ thống tài chính, tín dụng quá yếu kém, không đáp ứng được yêu càu ngày một cao của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Năm là, tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước. Nhà nước tạo môi trường pháp lý cho thị trường phát triển lành mạnh.Đồng thời, Nhà nước sử dụng những công cụ pháp luật và công cụ kinh tế để phát huy ưu thế và hạn chế tiêu cực của kinh tế thị trường. Nhà nước thực hiện việc kết hợp hài hoà giũa mục tiêu phát triển kinh tế và công bằng xã hội. 3/.Những đặc trưng của cơ chế thị trường. 3.1/.Những đặc trưng chung của kinh tế thị trường. Nước ta đã tiến hành chuyển nền kinh tế sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là đúng đắn, phù hợp với xu thế thời đại và nguyện vọng của nhân dân ta. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu rõ những đặc trưng của kinh tế thị trường. Ta thấy rằng, ở mỗi nước, kinh tế thị trường đều có những đặc điểm riêng , phù hợp với điều kiện mỗi nước. Tuy nhiên, những đặc trưng chung nhất, phổ biến nhất của kinh tế thị trường đó là : Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường, tính độc lập, tự chủ của các chủ thể kinh tế như cá nhân và xí nghiệp rất cao. Các chủ thể kinh tế tự đề ra quyết sách kinh tế, tự bù đắp những chi phí và tự chịu trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Họ được tự do liên kết, tự do sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ qui định của pháp luật. Đây là đặc trưng rất quan trọng của kinh tế thị trường và nó xuất phát từ những điều kiện khách quan của việc tồn tại nền kinh tế hàng hoá . Đặc trưng này có tác dụng khai thác những tiềm năng, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế và hạn chế bao cấp thực hiện hạch toán kinh doanh. Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường, giá cả được hình thành ngay trên thị trường. Giá cả thị trường là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị và nó chịu tác động của quan hệ cung-cầu, quan hệ cạnh tranh.Trên thị trường, người bán luôn muốn bán với giá cao để bù đắp được những chi phí và có lãi , còn người mua luôn muốn mua với giá thấp và giá cả phải phù hợp với ích lợi giới hạn của họ. Sự thoả thuận giữa người mua và người bán sẽ hình thành nên giá cả thị trường và nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường sẽ thấp, nếu cung nhỏ hơn cầu , giá cả sẽ cao hơn giá trị,nếu cung bằng cầu thì giá cả sẽ bằng giá trị. Thứ ba, nền kinh tế thị trường hình thành rất nhiều loại thị trường như thị trường lao động, thị trường hàng hoá, thị trường các yếu tố sản xuất...Điều này làm cho hàng hoá trên thị trường rất phong phú về số lượng và chủng loại. Người ta tự do mua, bán hàng hoá và trong đó người mua tự chọn lấy hàng hoá mà mình cần, người bán sẽ tìm gặp người mua và họ gặp nhau ở giá cả thị trường. Đặc trưng này phản ánh trình độ cao của năng suất lao động xã hội, nói lên mức độ phát triển của phân công lao động xã hội và của thị trường, phản ánh trình độ cao của lực lượng sản xuất xã hội. Thứ tư, nền kinh tế thị trường diễn ra quá trình cạnh tranh vô cùng gay gắt. Do sự hoạt động của qui luật giá trị, những người bán phải sản xuất hàng hoá trên cơ sở là lượng hao phí lao động xã hội cần thiết. Muốn có nhiều lợi nhuận, những nhà sản xuất phải cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động để giảm hao phí lao động cá biệt xuống thấp hơn lao động xã hội cần thiết. Thứ năm, kinh tế thị trường là một hệ thống kinh tế mở mà trong đó hợp tác và giao lưu quốc tế rất phát triển. Việc hợp tác kinh tế đối ngoại phải tuân thủ những qui tắc và tập quán thông dụng trong giao lưu kinh tế quốc tế. Thứ sáu, xây dựng cơ chế khống chế và điều tiết kinh tế vĩ mô có hiệu quả, thực hiện chỉ đạo và giám sát vận hành thị trường, bù đắp những nhược điểm thiếu sót của kinh tế thị trường, có luật lệ hoàn chỉnh về kinh tế, bảo đảm pháp chế hóa vận hành kinh tế. 3.2/.Những đặc trưng riêng của kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong điều kiện xã hội chủ nghĩa ,kinh tế thị trường là sự kết hợp vận hành với các hệ thống cơ bản xã hội chủ nghĩa, do đó tất nhiên bản thân kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng sẽ hình thành một số đặc điểm riêng.”Chế độ xã hội cơ bản của chủ nghĩa xã hội , xét về kinh tế , coi chế độ công hữu là chủ thể , xét về chính trị , chịu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Hai yếu tố trên đèu coi thực hiện giàu mạnh chung là mục tiêu của xã hội , kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được vận hành trong điều kiện xã hội như vậy”.3 Hỏi đáp về KTTT XHCN, NXB Chính trị QG trang 16 Trước hết,Kinh tế thị trường XHCN coi chế độ công hữu là chủ thể ,bao gồm các loại thành phần kinh tế khác, trong đó có kinh tế tư nhân ,được vận hành trong điều kiện cùng nhau phát triển. Hiện nay , hình thức kinh tế công hữu là đa dạng , chế độ quốc hữu, chế độ sỡ hữu tập thể, chế độ cổ phần của các hình thức công hữu khác nhau cùng bỏ vốn.Nước ta coi chế độ công hữu là chủ thể của kết cấu sở hữu hỗn hợp, đặc biệt l à các xí nghiệp lớn chủ chốt lớn và vừa thuộc sở hữu nhà nước và nhà nước khống chế cổ phiếu sẽ có sức sống mạnh hơn và hiệu quả cao hơn , phát huy được ưu thế đặc biệt của mình .Đây là một trong số đặc trưng khác với KTTT trong điều kiện coi chế độ tư hữu là chủ thể. Hai là , KTTT định hướng XHCN cần phải thực hiện nguyên tắc của CNXH là cùng giàu mạnh.KTTT trong XHCN góp phần khuyến khích cạnh tranh hợp lý đồng thời không dẫn đến phân hoá giàu nghèo.Sở dĩ như vậy là vì : -Coi chế độ công hữu là chủ thể , sự khuếch trương của tư bản tư nhân sẽ bị chế độ công hữu kiềm chế tư bản tư nhân tham gia vào phân phối sẽ bị hạn chế trong một phạm vi nhất định . -Khoa học kỹ thuật phát triển thị trường sức lao động đầy đủ và lưu chuyển tự do sức lao động, giúp ích quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động , giảm bớt chênh lệch về thu nhập. -Chính quyền mang tính chất xã hội chủ nghĩa sẽ đảm bảo công bằng xã hội , đảm bảo phát triển hài hoà giữa các vùng,xoá đói nghèo. Tóm lại ,kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa cho phép có sự chênh lệch vê thu nhập hợp lý, nhưng cũng tránh phân hoá giàu nghèo, cuối cùng sẽ thực hiện cùng giàu mạnh. Nguyên tắc phân phối và mục tiêu kinh tế này cũng là một đặc trưng riêng . Ba là, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết và khống chế vĩ mô mạnh mẽ của nhà nước , có ưu thế chính trị lớn mạnh, chính phủ sẽ tạo ra môi trường xã hội ổn định , an ninh và công bằng để đảm bảo kinh tế thị trường vận hành có trật tự bằng chính sách kinh tế xã hội, luật lệ kinh tế... II/.Thị trường và cơ chế thị trường. 1/.Thị trường và cạnh tranh. 1.1/. Thị trường-phân loại thị trường. Theo nghĩa hẹp, thị trường gắn liền với một địa điểm nhất định, nó là nơi mà người mua và người bán gặp nhau để trao đổi hàng hoá. Sau này lượng sản phẩm hàng hoá lưu thông ngày càng dồi dào và phong phú nên thị trường được mở rộng. Theo nghĩa rộng thì thị trường là lĩnh vực mà ngươi mua và bán tác động lẫn nhau để xác địng giá cả, sản lượng của hàng hoá và dịch vụ nhằm giải quyết ba vấn đề của nền kinh tế là : cái gì? bằng cách nào? cho ai? ở trên thị trường. Nói tới thị trường thì phải nói tới chủ thể của thị trường, đó là người mua và người bán. Nói tới thị trường là phải nói tới cung cầu hàng hoá là khái quát của hai lực lượng người mua và người bán. Nói tới thị trường thì phải nói tới đối tượng của thị trường là các loại hàng hoávà dịch vụ. Nói tới thị trường phải nói tới tự do kinh doanh, tư do mua bán, thuận mua vừa bán, tự do giao dịch. Quan hệ giữa các chủ thể kinh tế rất bình đẳng. Trong lịch sử đã xuất hiện nhiều cách phân loại thị trường khác nhau. Chẳng hạn dựa vào mức độ độc quyền của thị trường có thể chia thành:thị trường cạnh tranh hoàn toàn,thị trường độc quyền hoàn toàn,thị trường cạnh tranh không hoàn toàn,thị trường độc quyền của một số ít người... Hiện nay nước ta đang chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên việc nghiên cứu và phân loại thị trường có ý nghĩa quan trọng. Thị trường được phân chia thành: Một là,thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ: "Thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ là thị trường trên đó người ta mua bán vật phẩm tiêu dùng và dịch vụ. Hàng hoá tiêu dùng là những vật phẩm tiêu dùng như lương thực,thực phẩm,quần áo...,các hàng hoá dịch vụ như sửa chữa,du lịch , chữa bệnh ...loại hàng này không phải là sản phẩm vật chất nhưng có ý nghĩa hoàn thiện sản phẩm vật chất và thoã mãn nhu cầu văn hoá của con người. Nền kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển,thị trường tiêu thụ ngày càng tăng lên”4 KTCT Mac lênin NXB GD năm 1998 . Thị trường này được gọi là thị trường “đầu ra”. Hai là, “thị trường các yếu tố sản xuất bao gồm thị trường vốn, thị trường sức lao động và thị trường các điều kiện vật chất khác cho quá trình sản xuất. Có thị trường này mới có các yếu tố để sản xuất ra hàng hoá, mới có hàng hoá dịch vụ và tiêu dùng hay mới có thị trường đầu ra. Số lượng, chất lượng đa dạng của thị trường đầu ra do thị trường đầu vào qui định. Tuy nhiên, thị trường đầu ra cũng ảnh hưởng tới thị trường đầu vào." Vai trò của thị trường được biểu hiện ở những đặc điểm sau : Thứ nhất, thị trường là điều kiện và môi trường của kinh tế hàng hoá. Trên thị trường, các chủ thể kinh tế mua và bán các sản phẩm làm cho quá trình tái sản xuất được tiến hành bình thường, thông suốt. Thứ hai, thị trường là trung tâm của toàn bộ quá trình sản xuất.Những vấn đề cơ bản của nền kinh tế là sản xuất ra mặt hàng gì, với số lượng bao nhiêu và bằng phương pháp nào đều phải xác định qua thị trường. Thị trường là nơi kiểm tra về số lượng và chủng loại cũng như chất lượng của hàng hoá. Thị trường kiểm nghiệm tính phù hợp của sản xuất đối với tiêu dùng xã hội. Đó là nơi cuối cùng để chuyển lao động tư nhân cá biệt thành lao động xã hội. Trên ý nghĩa đó, thị trường điều tiết sản xuất và kinh doanh. Thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy cải tiến, phát huy sáng kiến, làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng. Thứ ba, thông qua việc mua bán hàng hoá trên thị trường, tiền tệ được dùng làm môi giới giúp cho các chủ thể kinh tế có được thu nhập. Lượng thu nhập của mỗi chủ thể nhiều hay ít thể hiện sự phân phối có lợi cho ai. Vì vậy, thị trường thực hiện các chức năng phân phối của quá trình tái sản xuất. 1.2/.Cạnh tranh trên thị trường. Về bản chất, kinh tế thị trường là loại kinh tế kiểu cạnh tranh và cạnh tranh là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành phần sản xuất và tiêu thụ hàng hoá có lợi cho mình để thu lợi nhuận cao. Để làm được điều đó, người sản xuất phải cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm nhằm thu lợi nhuận cao. Tuy vậy, cạnh tranh quá mức cũng làm tổn hại tới sự phát triển lành mạnh của kinh tế. Cho nên, ở một số nước, kinh tế thị trường đã sử dụng các biện pháp luật và hành chính để hạn chế cạnh tranh quá mức và cạnh tranh không chính đáng, khuyến khích cạnh tranh hiệu quả như ban hành luật chống độc quyền, luật chống cạnh tranh không lành mạnh... Xét về mặt cơ cấu thị trường, những dấu hiệu chính của cạnh tranh là : -Trên thị trường có khá nhiều người mua và người bán. -Những người bán và người mua đèu chưa chiếm thị phần rất lớn. -Bất kỳ tập đoàn mua và tập đoàn bán nào đều không có hành động mưu tính chung. -Những xí nghiệp mới có thể đi vào thị trường. Xét về mặt hiệu quả của thị trường, tiêu chuẩn đánh giá chủ yếu của nó là : -Tồn tại sức ép thị trường do đó phải cải tiến liên tục sản phẩm và công nghệ. -Khi chi phí sản xuất hạ xuống thì giá cả có thể hạ xuống. -Sản xuất tập trung tiến hành trong những xí nghiệp qui mô thích hợp, có hiệu quả nhất. -Không có thiết bị thừa ra trong thời gian dài, tức khả năng sản xuất phù hợp với sản lượng thực tế. -Có thể tránh được lãng phí tài nguyên trong hoạt động tiêu thụ. Các nhà sản xuất có thể sử dụng nhiều biện pháp để cạnh tranh trên thị trường như : -Cạnh tranh về giá cả tức là đảm bảo thu được nhiều lợi nhuận nhất, đồng thời hạn chế nhiều xí nghiệp đi vào thị trường. -Cạnh tranh phi giá cả tức là cạnh tranh về mặt kĩ thuật, sản phẩm và tiêu thụ như quảng cáo... -Sát nhập xí nghiệp để mở rộng qui mô, thu nhiều lợi nhuận hơn. 2/.Cơ chế thị trường. 2.1/.Vài nét về cơ chế thị trường. Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về cơ chế thị trường, có thể ví dụ như:”cơ chế thị trường là thiết chế kinh tế chi phối ý chí và hành động của người sản xuất và người tiêu dùng, người bán và người mua thông qua thị trường và giá cả”5 Tạp chí nghiên cứu lý luận số 4 trang 34 hay “cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó cá nhân người tiêu dùng và các doanh nghiệp tác động qua lại lẫn nhau trên thị trường để xác định vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế là sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai.”6 Lý thuyết hiện đại về KTTT NXB Hà nội 1992 Nói chung, cơ chế thị trường là những nhân tố, những quan hệ, những công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động đến nền kinh tế hàng hoá làm cho nó vận động theo những qui luật vốn có của mình để đạt được những mục tiêu đã xác định .Vậy, cơ chế thị trường bao gồm những bộ phận nào? “ Theo tư tưởng cua Mác, cơ chế kinh tế thị trường gồm những bộ phận sau: +Quan hệ cung cầu là quan hệ trung tâm của giá cả. +Giá cả thị trường là cốt lõi của cơ chế thị trường. +Cạnh tranh là sức sống của cơ chế thị trường.”7 Tạp chí Cộng sản số 19 trang 23 2.2-Cung, cầu, giá cả thị trường và quy luật giá trị -Cầu là đại biểu cho người tiêu dùng. Nhu cầu của con người có nhiều nhưng chỉ có những nhu cầu có khả năng thanh toán mới trở thành cầu. -Cung là đại biểu cho người sản xuất. Nó biểu hiện số lượng hàng hoá mà người sản xuất đã,đang và sẽ cung cấp cho thị trường với một giá cả nhất định. -Giữa cung, cầu và giá cả thị trường có quan hệ vơí nhau. Nếu giá cả của loại hàng hoá nào đó giảm xuống, nó sẽ kích thích cầu làm cho mức cầu về hàng hoá này tăng lên.Đồng thời,giá cả giảm xuống sẽ làm cho mức cung giảm xuống. Ngược lại, nếu giá cả của hàng hoá nào đó tăng lên, nó sẽ làm cho mức cung tăng lên đồng thời nó cũng làm cho mức cầu giảm xuống.Như vậy,cung cầu và giá cả thị trườnh có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trên thị trường,người bán muốn bán hàng hoá với giá cao, người mua muốn mua với giá thấp. Người mua và người bán tác động với nhau tạo ra giá cả thị trường. Giá cả thị trường chính là giá cả thoả thuận giữa người mua và người bán trên cơ sở thị trường, nó điều hoà quan hệ giữa người mua và người bán. -Trong kinh tế thị trường thì quy luật giá trị là một quy luật rất quan trọng nó có tác dụng điều tiết nền kinh tế thị trường và sự hoạt động của quy luật giá trị biểu hiện ở chỗ: giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị thị trường của hàng hoá nghĩa là việc hình thành giá cả thị trường phải dựa trên cơ sở giá trị thị trường. Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường sẽ nhỏ hơn giá trị thị trường. Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường sẽ lớn hơn giá trị thị trường. Nếu cung bằng cầu thì giá cả thị trường sẽ bằng giá trị thị trường. Và thông qua sự biến động của giá cả thị trường, quy luật giá trị có tác dụng điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. Điều tiết hàng hoá được hiểu theo nghĩa là điều tiết tư liệu sản xuất và sức lao động vào từng ngành kinh tế. Khi một loại hàng hoá nào đó có cung nhỏ hơn cầu thì giá cả lớn hơn giá trị nên người sản xuất có nhiều lợi nhuận. Vì vậy, nhiều tư liệu sản xuất và lao động được tập trung vào ngành dó để sản xuất. Ngược lại, khi một hàng hoá nào đó có cung lớn hơn cầu thì giá cả nhỏ hơn giá trị nên một bộ phận sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất hàng hoá đó sẽ chuyển sang sản xuất hàng hoá khác. Nhưvậy các khu vực sản xuất sẽ giữ được một tỷ lệ nhất định trong sản xuất. Thông qua sự biến động của giá cả thị trường, quy luật giá trị cũng điều tiết lưu thông hàng hoá tức là chi phối luồng vận động của hàng hoá. Hàng hoá bao giờ cũng vận động từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao. -Trong những giai đoạn khác nhau của sản xuất và lưư thông hàng hoá, sự hoạt động của quy luật giá trị cũng có những biểu hiện khác nhau : + Trong nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa tự do cạnh tranh thì giácả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất ( Giá cả sản xuất = chi phí sản xuất + lợi nhuận bình quân ), do quy luật giá trị thì tổng giá cả bằng tổng giá trị. +Trong giai doạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, giá cả xoay quanh giá cả độc quyền (Giá cả độc quyền = chi phí sản xuất + lợi nhuận độc quyền ), song vẫn không thoát khỏi sự hoạt động của quy luật giá trị vì tổng giá cả độc quyền vẫn bằng tổng giá cả hàng hoá. 3/. Những ưu thế và khuyết tật của cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường có những ưu điển sau: Một là cơ chế thị trường có thính năng động, mềm dẻo và thích nghi nhanh chóng. Nó kích thích hoạt động của các chủ thể kinh tế khiến các chủ thể kinh đáp ứng nhucầu của thị trườnh một cách nhanh nhất. Hai là trong nền kinh tế thị trường, hàng hoá rất phong phú và đa dạng. Do vậy nó tạo diều kiện cho việc thoả mãn nhu cầu ngày càng nhiều của cácthành viên trong xã hội. Ba là cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường buộc những người sản xuất phải nâng cao năng xuất lao động, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, áp dụng những cách quản lý mới nhằm hạ hao phí lao dộng cá biệt của mình xuống tới mức thấp nhất có thể để hạ giá thành sản phẩm. Điều này đã thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển và nâng cao trìng độ xã hội hoá sản xuất. - Cơ chế thị trường có những nhược điểm sau : Một là do mục đích chạy theo lợi nhuận, các doanh nghiệp tàn phá và gây ô nhiễm môi trường sống của con người mà hậu quả của nó khiến cho cả xã hội phải gánh chịu. Hai là do sự tác động của cơ chế thị trường đưa đến sự phân hoá giàu nghèo, tác động xấu đến đạo đức và tình người. Nó dẫn đến đối kháng về lợi ích kinh tế và dẫn tới đấu tranh giai cấp. Ba là cơ chế thị trường sẽ tạo ra khủng khoảng kinh tế có tính chu kỳ. Người ta nhận thấy rằng một nền kinh tế hiện đại đang đứng trước một vấn đề nan giải của kinh tế vĩ mô không một nước nào trong một thời gian dài lại có được tỷ lệ lạm phát thấp, tỷ lệ thất nghiệp thấp và công ăn việc làm đầy đủ. - Cơ chế thị trường có tác dụng điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá, chiphốisự vận động của kinh tế thị trường nhưng cũng có một loạt những nhược điểm như khủng khoảng kinh tế chu kỳ, tỷ lệ thất nghiệp cao, lạm phát cao ... Do vậy, Nhà nước phải tiến hành can thiệp vào nền kinh tế thị trường nhằm hạn chế những khuyết tật của kinh tế thị trường, tiến hành ổn định nền kinh tế, phát triển và nâng cao hiệu quả của cơ chế thị trường, nhằm giải quyết các vấn đề công bằng xã hội và thực thi các chính sách xã hội. Nhà nước thực những diều này bằng cách sử dụng các công cụ diều tiết vĩ mô như luật pháp, các chính sách thuế, kế hoạch hoá, tài chính tín dụng và các công cụ khác. 4/. Lí luận của Lê- nin về kinh tế thị trường. Trong thời kỳ nội chiến năm 1918 - 1920, Lê- nin đã áp dụng chính sách cộng sản thời chiến. Nội dung của chính sách này là trưng thu lương thực thừa của nông dân, xoábỏ quan hệ hàng hoá tiền tệ, thực hiện chế độ cung cấp hiện vật cho quân đội và nhà nước... Chính sách này đã đóng góp vai trò quan trọng trong thắng lợi của nhà nước Xô Viết. Tuy nhiên khi hoà bình được lập._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35028.doc
Tài liệu liên quan