Màu sắc và chất liệu - Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì

MỤC LỤC PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lời nói đầu………………………………………………………………2 1.2. Lý do chọn đề tài………………………………………………………..2 1.3. Mục đích ,nhiệm vụ, giới hạn của đề tài……………………………....3 PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ BAO BÌ 1.1. Khái lược về bao bì…………………………………………...…………5 1.2. Quan niệm về thiết kế bao bì……………………….………………….6 1.3. Tầm quan trọng của thiết kế bao bì……………………..…………….7 1.4. Những chuẩn mực đánh giá một thiết kế bao bì thành công…...……8 CHƯƠNG HAI: MÀU S

doc56 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3205 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Màu sắc và chất liệu - Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẮC VÀ CHẤT LIỆU-NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG THIẾT KẾ BAO BÌ 2.1. MÀU SẮC 2.1.1.Tìm hiểu chung về màu sắc……………………………………...12 2.1.2.Một số đặc tính của màu sắc………………………………….....13 2.1.3.Cảm giác với màu sắc…………………………………………….13 2.1.4.Phối màu và hoà sắc……………………………………………..17 2.1.5.Màu sắc trong thiết ké bao bì…………………...………………18 2.2.CHẤT LIỆU 2.2.1.Vai trò của chất liệu trong thiết kế bao bì……………………..24 2.2.2.Phân loại và ứng dụng chất liệu trong thiết kế bao bì……...…25 2.3.NHỮNG YẾU TỐ ĐỒ HOẠ KHÁC TRONG THIẾT KẾ BAO BÌ 2.3.1.yếu tố chữ trong thiết kế bao bì……………………………...….32 2.3.2.yếu tố hình ảnh trên bao bì và các hình thức thể hiện………...36 2.3.3.hình dáng –kết cấu của bao bì……………………………....…..39 PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – SÁNG TẠO 3.1. Tổng hợp quá trình nghiên cứu……………………………………….43 3.2. Tính hệ thống và đồng bộ trong cụm bài thiết kế……………………43 3.3. Sáng tạo dựa trên nghiên cứu…………………………………………44 3.3.1.Vài nét về công ty mì Miliket……………………………………44 3.3.2.Nội dung bài thể hiện………………………………….………..45 PHẦN 4: KẾT LUẬN………………………………………………………51 PHẦN 1:PHẦN MỞ ĐẦU 1.1.Lời nói đầu Việt Nam đang chuyển mình trong công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Có thể nói, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần cùng với sự mở cửa hội nhập của Việt Nam ra ngoài thị trường thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Hàng loạt các sản phẩm mới ra đời cùng với muôn vàn sản phẩm ngoại nhập mẫu mã đa dạng phong phú đã thực sự làm nên một cuộc cạnh tranh quyết liệt chiếm lĩnh thị trường. Một tất yếu xảy ra là hàng hoá nào có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp sẽ chiếm được sự yêu thích, trở thành sự chọn lựa của khách hàng. Các nghiên cứu cho thấy rằng: 85% khách hàng mua sản phẩm là do những động lực thúc đẩy nhất thời. Chính vì thế mà vấn đề thiết kế bao bì càng được các nhà sản xuất coi trọng hơn. Bao bì phải chuyển tải được mục đích công tác truyền thông của thương hiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bao bì sản phẩm là thứ duy nhất hữu hình - mang sản phẩm và thương hiệu tới người tiêu dùng một cách rõ ràng nhất. Bao bì phải đáp ứng được ý thích của người tiêu dùng ở mọi nơi và phải truyền tải được một cách chính xác thông điệp thương hiệu nhằm khuyến khích quyết định mua hàng. Bao bì ngày càng có ảnh hưởng lớn tới việc thành công hay thất bại của một sản phẩm hay một thương hiệu. Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng: thiết kế bao bì chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong việc xây dựng thương hiệu. 1.2. Lý do chọn đề tài Sự thể hiện của bao bì chính là những giao tiếp ban đầu đối với khách hàng… Bao bì ít khi được đánh giá một mình, nó thường phải cạnh tranh trực tiếp với bao bì khác của các đối thủ được đặt ngay cạnh trên giá. Bởi vậy, có thể thấy được công việc thiết kế bao bì có một tầm quan trọng rất to lớn. Các yếu tố chính góp phần xây dựng nên sự thành công trong thiết kế bao bì đó là: Màu sắc, chất liệu, hình dáng-kết cấu, thông tin (chữ) và hình ảnh. Qua tìm hiểu các sản phẩm hàng hoá trên thị trường và tham khảo tài liệu, người viết nhận thấy rằng: trong những yếu tố nói trên thì màu sắc và chất liệu là hai yếu tố quan trọng nhất làm nên sự thành công trong thiết kế bao bì. Tại sao vậy? Đó là do màu sắc có sức thu hút thị giác rất lớn, mắt chúng ta thường nhạy cảm với màu sắc hơn hình khối. Các hiện tượng màu sắc thường có tác động mạnh đến tâm lý và cảm xúc của con người, là phương tiện hữu hiệu giúp khách hàng tiếp cận một cách nhanh chóng tới sản phẩm đang được bày bán. Còn chất liệu? Hàng hoá trên thị trường bao gồm rất nhiều chủng loại phong phú: đó có thể là hàng điện tử, hàng thực phẩm, mỹ phẩm… Mỗi mặt hàng lại có những tính chất riêng nên cũng đòi hỏi phải có những chất liệu bao bì phù hợp. Ta không thể đựng nước trái cây trong bao bì bằng bìa carton cũng như không thể đựng hàng điện tử trong bao bì bằng thuỷ tinh… Cũng chính nhờ chất liệu mà từ đó, ta có thể tạo cho bao bì những hình dáng kích cỡ khác nhau, góp phần cho công việc thiết kế thêm hoàn chỉnh. Chính vì những lý do nói trên người viết đã quyết định chọn đề tài : “Màu sắc và chất liệu - những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì” cho phần lý luận tốt nghiệp của mình. 1.3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài Bằng sự nghiên cứu của mình về bao bì, thông qua những buổi thực tế tìm hiểu hệ thống bao bì sản phẩm trong nước và hàng ngoại nhập có mặt trên thị trường, qua bài lý luận tốt nghiệp, người viết muốn đưa ra những quan niệm về bao bì, vai trò, chức năng của bao bì trong việc tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thương hiệu của mỗi công ty. Quan trọng hơn cả, người viết muốn góp phần xây dựng bổ sung những kiến thức về thiết kế bao bì. Trong đó đi sâu vào nghiên cứu hai yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công của thiết kế đó là màu sắc và chất liệu. Qua đó cũng thấy được vai trò to lớn và tầm quan trọng của việc thiết kế mẫu mã bao bì đối với mỗi sản phẩm. PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ BAO BÌ 1.1 Khái lược về bao bì Nhân loại đã biết sử dụng bao bì từ hàng ngàn năm trước đây. Đầu tiên là do nhu cầu trực tiếp, người ta cần bao bì để đựng đồ ăn thức uống, sau đó là giữ khô, bảo quản sạch sẽ và vận chuyển. Bao bì ngày nay đã trở nên cần thiết và ngày càng quen thuộc với chúng ta. Nó hiện diện trong công việc, trong cuộc sống và mức độ thiết yếu của nó tăng dần theo thời gian. Vậy bao bì là gì? Trong suy nghĩ của mọi người, bao bì có thể hiểu nôm na là “cái vỏ bọc bên ngoài” ám chỉ vật liệu dùng để bọc hay phủ lên hàng hoá với các chức năng sau: Một là: bao bì dùng để chứa đựng sản phẩm, để sản phẩm không bị rò rỉ, thất thóat, không thay đổi, biến dạng. Hai là: bao bì dùng để bảo vệ sản phẩm, làm cho sản phẩm không bị hư hỏng trong những điều kiện thay đổi bất lợi như: nhiệt độ, không khí, độ ẩm, ánh sáng... Ba là: bao bì dùng để trưng bầy, mô tả, quảng cáo cho sản phẩm. Trên bao bì có hướng dẫn sử dụng, qui định thời hạn sử dụng, mô tả thành phần cấu tạo, nêu lên những lưu ý đặc biệt. Tất cả những yếu tố trên được trình bầy một cách hấp dẫn, đẹp đẽ... Từ ba chức năng của bao bì: chứa đựng, bảo vệ, trưng bày quảng cáo, các nhà sản xuất bao bì sẽ phải suy nghĩ nhiều điều cho công việc của mình. Để đáp ứng chức năng chứa đựng sản phẩm , bao bì được phân loại thành: Bao bì cấp 1: là những bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm: lon, chai thuỷ tinh, hộp giấy, bao bì nhựa.... Bao bì cấp 2: là bao bì đóng gói các sản phẩm có bao bì cấp một riêng rẽ lại với nhau (thùng carton là một điển hình). Bao bì cấp 3: là những container, những kiện lớn chứa bao bì cấp 2. Để đáp ứng chức năng này, sản phẩm bao bì cần phải được thiết kế tạo nên sự hấp dẫn, nổi bật sản phẩm bên trong, phân biệt dễ dàng sản phẩm của nhà sản xuất này với nhà sản xuất khác... Mầu sắc, hình ảnh, phải đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất, màu phải bền với thời gian, với ánh sáng, phải giống nhau giữa các đợt in. Khi thiết kế bao bì phải thể hiện đầy đủ các thông tin về sản phẩm bên trong, đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng: Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sản phẩm, thành phần, hướng dẫn sử dụng... Trong một số trường hợp yêu cầu này cực kỳ nghiêm khắc (đối với bao bì dược phẩm). 1.2. Quan niệm về thiết kế bao bì “Thiết kế bao bì” là sự kết hợp giữa nguyên liệu, cấu trúc, cách trình bày, hình ảnh, màu sắc và những thành phần khác, tạo ra sự thu hút thị giác nhằm mục đích truyền thông và chiến lược marketing của một thương hiệu hay sản phẩm. Một thiết kế thành công sẽ tạo ra mối quan hệ vững chắc, có ý nghĩa giữa khách hàng với sản phẩm bằng cách truyền tải lời hứa của thương hiệu đến với người tiêu dùng. “Thiết kế bao bì” tức là tận dụng “bao bì” để hỗ trợ mục tiêu tiếp thị sản phẩm. Mục tiêu của “thiết kế bao bì” không chỉ đáp ứng được về tính công năng, tính thẩm mỹ mà cũng giúp thu hút khách hàng. Không giống với hội hoạ thông thường, thiết kế bao bì thuộc lĩnh vực thương phẩm, nó có những yếu tố đặc trưng, giá trị sử dụng và hạn chế trong công nghệ in ấn. Vì vậy, người thiết kế buộc phải có những hiểu biết nhiều mặt về văn hoá xã hội, ý đồ kinh doanh của công ty, thị hiếu thẩm mỹ của khách hàng, am hiểu nghệ thuật tạo hình và cả công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại. Để thiết kế bao bì, người hoạ sỹ thiết kế cần nẵm rõ những nguyên tắc sau: Ngôn ngữ thiết kế phải đơn giản nhằm mục đích thông tin tới khách hàng nhanh nhất (lượng thông tin, màu sắc, hình ảnh…). Bao bì nào cũng có ngôn ngữ thiết kế riêng, dù nó là loại bao bì chỉ nhỏ trong lòng bàn tay như bao diêm, hộp dao cạo…đến những bao bì cồng kềnh, đồ sộ như TV, tủ lạnh… Ngôn ngữ thiết kế phải phù hợp và tạo cảm giác gần gũi với người tiêu dùng. Người thiết kế cần hiểu rõ thị hiếu, tâm lý khách hàng để đưa ra các thiết kế phù hợp với từng đối tượng tiêu dùng khác nhau. Người miền xuôi khác với người miền núi, người miền Nam khác với người miền Bắc, người nông thôn khác với người thành thị v.v… Ngoài yếu tố thẩm mỹ, tính ứng dụng của thiết kế cũng rất cần thiết, nhưng cần phải thuận tiện trong việc vận chuyển và quá trình sử dụng. 1.3. Tầm quan trọng của việc thiết kế bao bì Ngoài chức năng bao gói, vận chuyển, bao bì còn là một “người bán hàng thầm lặng”, góp phần vào việc tiêu thụ sản phẩm xây dựng thương hiệu cho mỗi công ty. Thời nguyên thuỷ, bao bì đơn thuần chỉ là vật chứa đựng bằng vỏ cây, lá cây, da thú… Khi con người biết làm ra của cải, vật chất, nhu cầu đời sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu về thẩm mỹ, thưởng thức cái đẹp cũng được nảy sinh. Trên thực tế, trong một gian hàng có hàng trăm sản phẩm thì loại sản phẩm nào có bao bì đẹp, phù hợp, tiện dụng, thể hiện sự nghiêm túc trong thiết kế sẽ thu hút và tạo được thiện cảm cho người tiêu dùng hơn, vì thế, sản phẩm sẽ tiêu thụ được nhiều hơn. Bao bì đẹp cũng góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần nâng cao khả năng tri giác, tinh tế và thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh của con người. Trong thập kỷ vừa qua, bao bì chiếm vai trò cực kỳ quan trọng trong quảng cáo sản phẩm. Khi mua một món hàng, người tiêu dùng không chỉ trả tiền cho sản phẩm của mình cần mua mà còn phải thanh toán một khoản chi phí không nhỏ cho bao bì, nhưng người mua vẫn vui lòng chấp nhận. Vì sao vậy? Khi nhu cầu của con người nảy sinh, họ sẵn sàng trả nhiều hơn một chút cho sự tiện lợi, hình thức bên ngoài, độ tin cậy và vẻ lịch sự cho sản phẩm. Chính vì vậy, bao bì đã làm tăng mức giàu sang cho người tiêu dùng. Bao bì đẹp kích thích người tiêu dùng “muốn dùng thử, ” “muốn khám phá”. Qua đó để thấy bao bì là một yếu tố góp phần lớn vào thành công của các thương hiệu. Bao bì có ảnh hưởng trực tiếp đến người mua. Đó có thể là ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu là ảnh hưởng tiêu cực, nó sẽ lái khách hàng tiềm năng đi hướng khác. Việc mất khách là không tránh khỏi. Còn nếu đó là ảnh hưởng tích cực thì sẽ hướng được sự chú ý của khách hàng đến thương hiệu hay sẽ ra quyết định mua sản phẩm. Sự phát triển của bao bì mang tính sáng tạo sẽ nâng cao thương hiệu của sản phẩm trong mắt khách hàng. nhiều nhà hoạt động thị trường đã không sai khi gọi bao bì là “bước cơ bản thứ 5 của Maketing”, bổ sung cho giá cả, phân phối và khuyến mại sản phẩm. 1.4. Những chuẩn mực đánh giá một thiết kế bao bì thành công Vai trò của bao bì ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc xây dựng thương hiệu mạnh và nhất quán. Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ, mô tả và giới thiệu sản phẩm mà nó còn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến khách hàng và việc quyết định lựa chọn mua hàng của họ. Để luôn là lựa chọn số một của khách hàng trước những đối thủ cạnh tranh, thì đâu là yếu tố chính trong việc thiết kế bao bì? Dựa trên cơ sở những nhân tố tác động đến khách hàng khi lựa chọn và so sánh những sản phẩm cùng loại, chúng ta hãy tham khảo 8 yếu tố cơ bản đánh giá một thiết kế bao bì thành công, đó là: Sự phối hợp nhất quán: Đây là tiêu chuẩn cốt lõi của một bao bì thành công.Sự phối hợp nhất quán là phải thể hiện được một phong cách riêng của thương hiệu sản phẩm. Màu sắc , bố cục , phông nền là những yếu tố giúp cho việc nhận dạng hình ảnh thương hiệu nhanh hơn nhiều lần, và giúp cho khách hàng có thể nhớ riêng được những đặc tính riêng của từng sản phẩm mặc dù họ có thể mua hàng ở nhiều nơi khác nhau. Một sản phẩm có thể thay đổi màu sắc bao bì theo từng giai đoạn để tạo sự hấp dẫn, nhưng nó phải tuân theo nguyên tắc nhất quán trong việc nhận diện thương hiệu sản phẩm đó. Sự ấn tượng Khi tặng quà cho một ai đó thì món quà được gói đẹp và chăm chút trước hết đã gây được một ấn tượng ban đầu tốt đẹp với người nhận, cho dù chưa biết món quà bên trong như thế nào. Bao bì của sản phẩm cũng vậy, cách thiết kế và đóng gói bao bì cũng đã thể hiện được một phần sản phẩm bên trong nó. Tính ấn tượng còn đặc biệt có ý nghĩa với những bao bì cao cấp dành cho những sản phẩm sang trọng. Việc thiết kế bao bì cho những mặt hàng đắt giá đòi hỏi phải có sự chọn lựa kỹ từ chất liệu đến màu sắc thiết kế, thông qua đó, thể hiện được “đẳng cấp” của người mua. Sự nổi bật Trên một kệ trưng bày không chỉ có sản phẩm của chúng ta mà còn có các sản phẩm khác cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, sự nổi bật là rất quan trọng để tạo sự khác biệt. Nhà thiết kế phải hiểu rằng sản phẩm sẽ được người tiêu dùng so sánh, nhận định với hàng loạt những sản phẩm khác. Và để có thể cạnh tranh được đòi hỏi nhà sản xuất phải nghiên cứu kỹ thị trường từ bước định vị sản phẩm đầu tiên đến việc xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả. Khả năng sáng tạo cao, cũng sẽ giúp việc thiết kế bao bì tránh được những lối mòn quen thuộc đến nhàm chán của các bao bì ngoài thị trường, để thực sự trở thành một điểm nhấn giữa hàng trăm các sản phẩm cùng loại. Sự hấp dẫn. Trong một số ngành hàng, đặc biệt trong ngành mỹ phẩm, bao bì phải thể hiện được sự hấp dẫn, lôi cuốn, gây thiện cảm và nhấn mạnh các đặc tính của sản phẩm. Bao bì trong những ngành này có thể được xem như một phần của sản phẩm tạo ra những giá trị cộng thêm cho khách hàng. Sản phẩm thiết kế dành cho nam giới, bao bì phải thể hiên được sự nam tính, khác hẳn những sản phẩm dành cho nữ giới với những nét mềm mại, quyến rũ. Sự đa dụng Thông thưòng, người ta chỉ nghĩ bao bì dùng để đựng sản phẩm và sử dụng xong rồi bỏ rất lãng phí. Vì vậy trong cuộc cạnh tranh ngày nay người ta thường tìm cách thêm giá trị sử dụng cho bao bì. Những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt đôi khi cũng là một lợi thế cạnh tranh lớn của sản phẩm so với các đối thủ khác. Bao bì sữa tắm ngày nay thường có thêm móc để treo trong phòng tắm, hình dáng thon để cầm nắm được dễ dàng, nắp đậy của những chai comfort làm mềm vải có thêm chức năng làm mức đo lượng sử dụng. Tất cả những điều này giúp cho sản phẩm trở nên thông dụng và phù hợp hơn trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng. Chức năng bảo vệ: Đã là bao bì thì luôn phải có chức năng bảo vệ sản phẩm bên trong. Tuy nhiên không thiếu những bao bì đã không xem trọng chức năng này. Bao bì phải được thiết kế làm sao để bảo vệ đuợc sản phẩm một cách an toàn nhất. Người ta ưa thích dùng bao bì kín hoặc hút chân không để giúp sản phẩm để được lâu hơn, nhất là đối với bao bì dành cho thực phẩm và đồ uống. Sự hoàn chỉnh Yếu tố này giúp cho việc thiết kế kiểu dáng bao bì phù hợp với sản phẩm bên trong và điều kiện sử dụng sản phẩm đó. Bao bì dành cho thức ăn phải để được vào tủ lạnh vừa vặn và không tốn không gian. Bút viết để kẹp trên áo khác với bút cất trong cặp. Sẽ có sự lựa chọn nên cần phải biết nhấn mạnh điểm nào giữa sự tiện lợi, nổi bật hay đa dụng để tạo ra sự hoàn chỉnh cho sản phẩm. Sự cảm nhận qua các giác quan. Một bao bì tốt phải thu hút được cảm nhận tốt của người tiêu dùng về sản phẩm thông qua việc nhìn ngắm tiếp xúc bằng xúc giác với sản phẩm. Chúng ta thường không chú ý đến xúc giác của ngưới tiêu dùng nhưng nó lại có vai trò quan trọng cảm nhận về kích cỡ, kết cấu sản phẩm, chất liệu bao bì và từ đó ảnh hưởng đến việc nhận xét chất lượng sản phẩm. Để xây dựng được ấn tượng tốt trong tâm lý khách hàng, đánh bại các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm cần đạt được những chuẩn mực như đã nêu trên. Tất cả được ấn định trong 5 yếu tố đồ hoạ: Màu sắc, chất liệu, hình dáng - kết cấu, chữ và hình ảnh. Trong đó, màu sắc và chất liệu là hai yếu tố quan trọng cho sự thành công của thiết kế bao bì. CHƯƠNG 2: MÀU SẮC VÀ CHẤT LIỆU – NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG THIẾT KẾ BAO BÌ. 2.1 MÀU SẮC 2.1.1 Tìm hiểu chung về màu sắc Hình vẽ tạo hình thù cho các vật, màu sắc tạo cho chúng sự sống. Đó là hơi thở thần thánh làm cho chúng có sinh khí. Vạn vật trong thế giới dưới con mắt nhìn của chúng ta trở nên sống động, tươi đẹp như vậy sở dĩ là do màu sắc. Vậy màu sắc là gì? Màu sắc là hiện tượng vậy lý mà mắt ta có thể nhìn thấy được do ánh sáng tác động tới các vật thể, các vật thể hấp thụ hoặc phản xạ lại với sóng ánh sáng kích thích vào cơ quan thị giác giúp con người cảm nhận được màu sắc từ thế giới xung quanh. Vòng màu quang phổ gồm 7 màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Trong đó, có 3 màu cơ bản hay còn gọi là màu gốc là: đỏ, vàng và lam. Đây là 3 màu mà không màu nào có thể pha được nhưng chúng lại là nguồn phát sinh vô số màu sắc mới. Sắp xếp theo một trật tự vòng tròn ta sẽ thấy rõ các mối quan hệ màn tính quy luật của màu sắc. Từ 3 màu gốc sẽ tạo ra các màu hữu sắc. Mỗi màu hữu sắc đưa lại những cảm nhận nhất định.Đen và trắng là màu vô sắc. Vòng màu quang phổ 2.1.2. Một số đặc tính của màu sắc Sắc loại là đặc trưng tiêu biểu của màu hữu sắc. Sắc của các màu gốc là sắc nguyên, sắc của những màu còn lại là sắc trung tính Độ bão hoà là độ thuần khiết của màu. Màu có độ bão hoà thấp sẽ đục hơn. Ngược lại, màu có độ bão hoà cao sẽ sáng và sạch hơn. Độ chói hay độ rực : là cường độ kích thích của màu đối với cơ quan thị giác. những màu có độ chói lớn sẽ gây hiệu quả với thị giác mạnh, gây cảm giác động, có tính va đập. Độ căng của màu: là lượng hạt màu trong một đơn vị diện tích. Độ sáng tối của màu sắc được đánh giá bằng sự chênh lệch với màu trắng. Ví dụ: vàng sáng hơn đỏ, đỏ sáng hơn tím. Tính đối sánh của màu sắc: khi hai màu đặt cạnh nhau hoặc bao quanh nhau thì bản thân của mỗi màu có sự biến đổi, màu này tác động đến màu khác. Ví dụ: cùng một sắc độ ghi, khi ta đặt lên nền trắng, nó lại có vẻ đậm và nhỏ hơn đặt lên nền đen. Sắc độ từ đen chuyển sang trắng Tính đối sánh của màu 2.1.3 Cảm giác với màu sắc: Một ngày, khi màu sắc của thế giới đã được phân chia. Tất cả cùng tranh cãi nhau, ai cũng cho mình là màu đẹp, quan trọng nhất, hữu dụng nhất. Xanh lá cây nói :“ Rõ ràng là tớ quan trọng nhất. Tớ là màu của sự sống, của hi vọng. Tớ được chọn cho cỏ cây, hoa lá. Không có tớ, các loài động vật sẽ chết hết. Nhìn những vùng đồng quê kia kìa, rồi cậu sẽ thấy tớ quan trọng thế nào.” Xanh dương cắt ngang :“ Cậu chỉ nghĩ về đất đai thôi, hãy nghĩ về bầu trời và biển cả. Nước là sự sống và được tạo bởi những đám mây. Bầu trời tạo khoảng cách, hòa bình và sự yên tĩnh. Không có tớ, cậu chẳng là gì cả.” Màu vàng lắc đầu :“Cả hai cậu đều nghiêm trọng quá. Tớ mang tiếng cười sự hân hoan và ấm áp đến thế giới này. Mặt trời màu vàng, Cả các vì sao cũng màu vàng nốt. Mỗi khi nhìn môt bông hoa hướng dương như là cả thế giới đang cười. Không có tớ hả, sẽ chẳng có sự vui tươi” Màu cam la lớn :“ Tớ là màu sắc của sức khỏe và sự mạnh mẽ. Tớ có thể hiếm nhưng quý giá, tớ tạo ra những thứ cần thiết cho con người. Tớ mang những sinh tố quan trọng nhất. Thử nghĩ về cà rốt, bí đỏ, cam, xoài và đuđủ xem. Tớ không ở ngoài suốt ngày, nhưng khi tớ xuất hiện lúc bình minh hay hoàng hôn,vẻ đẹp của tớ hấp dẫn đến nỗi chẳng ai nghĩ đến các cậu.” Màu đỏ không chịu nổi và hét to: “ Tớ mới là người đúng đầu đây nè. Tớ là màu- máu của sự sống! Tớ là màu của nguy hiểm và dũng cảm. Tớ sẵn sàng đấu tranh cho mục đích của mình. Tớ mang lửa và máu. Không có tớ, cả thế giới này sẽ trống trải như mặt trăng áy. Tớ màu của tình yêu nồng cháy, của nụ hồng đỏ thắm, của ngọn lửa mãnh liệt” Màu tím đúng dậy và trịnh trọng nói:“ Tớ là màu của hoàng gia và sức mạnh. Các vị vua, thủ lĩnh hay các giám mục luôn luôn chọn tớ là biểu tượng của quyền lực và sự khôn ngoan. Người ta không hỏi tớ! Họ chỉ lắng nghe và tuân theo” Cuối cùng là màu chàm lên tiếng nhỏ nhẹ hơn những màu khác, nhưng với sự cứng rắn hơn trong từng lời nói: “Coi tớ đây. Tớ là màu của sự im lặng. Khó có thể nhận ra tớ, nhưng nếu không có tớ các cậu sẽ trở nên nông cạn. Tớ tượng trưng cho suy nghĩ và phản xạ, lúc tảng sáng hay về chiều và màu nước thẳm. Các cậu cần tớ cho sự cân bằng và tương phản, trong cầu nguyện và sự hòa bình.” Và như vậy mỗi màu sắc đều quả quyết cho mình là đẹp nhất. Họ tranh cãi nhau lớn hơn và lớn hơn. Đột nhiên, một tiếng sét lớn bất chợt vang lên. Mưa bắt đàu rơi nặng hạt. Các màu sắc rung rẩy, xích lại gần nhau để bớt sợ. Giữa lúc tiếng sét ầm ĩ, mưa lên tiếng: “ Lũ màu sắc các ngưoi thật ngu ngốc, đấu đá lẫn nhau để chứng tỏ mình trội hơn người khác. Các người không biết rằng mỗi một cá thể đều đựơc tạo ra với lý do đặc biệt, duy nhất và khác biệt ư? Hãy nắm lấy nhau và đến đây.” Làm theo lời của mưa, các màu sắc liên kết lại và nắm lấy tay nhau. Mưa tiếp tục:“Bắt đầu từ bây giờ, mỗi khi trời mưa, mỗi màu sắc sẽ được trải dài dọc bầu trời theo một cái vồng lớn để nhắc nhở các người nên chung sống với nhau hòa bình. Cầu vồng là sự hiên diện của hy vọng cho ngày mai.” Thông qua câu chuyện trên ta có thể thấy: Màu sắc, tự bản thân mỗi màu đều mang trong mình những ý nghĩa khác nhau. Có lẽ đó là do việc tiếp xúc với màu và do chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội mà dẫn đến những ý niệm trừu tượng. Tuy nhiên, những liên tưởng về màu của con người có nhiều điểm chung trong cách tư duy. Câu chuyện nhỏ đầy ý nghĩa ở trên đã phần nào thay người viết nói nên được điều đó. Không những thế, màu sắc còn đem lại rất nhiều cảm giác cho con người. Đó là sự liên tưởng về cảm giác xa gần. Thực tế cho thấy, những màu nóng như màu đỏ, màu vàng đem lại cảm giác gần hơn, mang tính động hơn. Còn những màu lạnh, như màu xanh, màu tím lại đem đến cảm giác sâu, tĩnh và xa hơn. Màu sắc có sự liên quan nhất định tới hình khối. Các hình khối mang màu nóng gây cảm giác va đập thị giác rất mạnh, nó làm cho hình khối có vẻ phát triển hơn lên. Ngược lại, những màu lạnh, trầm lại có khả năng nhấn mạnh hình khối, tạo tính ổn định, vững chãi. Màu sắc dẫn đến những liên tưởng về nhiệt độ. Các màu đỏ, cam, vàng là màu nóng, làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến không gian xung quanh, làm tăng huyết áp, kích động hệ thần kinh và lôi cuốn sự chú ý. Còn các màu lạnh: lục, lam, tím lại gây cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng, lạnh lẽo. Màu sắc được cảm nhận bằng mắt, nhưng có lẽ chúng ta không để ý rằng nó lại gợi được những liên tưởng về âm thanh. Màu vàng và các màu rực sáng có khả năng gây tiếng vang lớn. Những màu trầm biểu thị những âm thanh trầm đục. Căn cứ vào chất âm và sắc âm của nhạc cụ, mà người ta tạo ra màu sắc cho các lọai nhạc cụ: bộ thổi có màu vàng, đàn dây có màu trà… Không những thế, màu sắc còn gợi những liên tưởng về vị giác. Khi nhìn màu vàng chanh, ta tự nhiên có cảm giác của vị chua, nhìn màu nâu đậm, ta lại có cảm giác vị ngọt hơi đắng của Sôcôla, hay màu cam khiến ta thấy vị ngọt ngào. Khi muốn tạo cảm giác ngon miệng cho các sản phẩm ăn uống, nhà thiết kế thường sử dụng màu nóng, tươi sáng và tránh các màu xanh, trầm vì nó gây cảm giác đắng, chát. Ngoài ra, qua màu sắc, chúng ta còn có những liên tưởng về tình cảm. Các màu nóng được coi là tích cực, kích thích sự hưng phấn. Những màu lạnh trầm lại tạo cảm giác buồn, nhàn hạ, thư thái… Sự liên tưởng về màu đặc biệt ảnh hưởng tới công việc thiết kế, vì đồ hoạ là phục vụ cuộc sống, con người, đáp ứng nhu cầu tình cảm, tâm lý con người. Cao hơn sự liên tưởng là tính tượng trưng của màu sắc. Con người có thị hiếu về màu sắc khác nhau. Sự ưa thích này chịu ảnh hưởng của văn hoá, dân tộc, xã hội, hình thành trên cơ sở tuổi tác, tính cách, trình độ mỗi người. Ví dụ, ở phương Đông, màu đỏ tượng trưng cho may mắn, đại hỷ thì ở phương Tây lại là lễ tế nguy hiểm. Màu trắng ở phương Đông thể hiện sự tang tóc nên thường được dùng trong ma chay, thì ở phương Tây nó lại được sử dụng trong ngày cưới vì nó tượng trưng cho sự tinh khiết, trong trắng… Đối với hoạ sỹ nói chung và hoạ sỹ thiết kế đồ hoạ nói riêng, màu sắc là đối tượng sử dụng quan trọng trong các tác phẩm của mình. Để đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao trong sáng tác, người sử dụng phải có sự cảm nhận tốt, ứng dụng một cánh hợp lý và sáng tạo để mang lại sự thành công cho tác phẩm, truyền đạt được mong muốn của chính mình thông qua tác phẩm đó. 2.1.4 Phối màu và hoà sắc Hòa sắc phải mang sức sống, bởi lẽ màu sắc chính là biểu hiện sự vận động của cuộc sống. Cấu trúc của một hoà sắc đẹp là cáI quyết định vẻ đẹp của hình thức biểu hiện. Cấu trúc màu bao gồm những tính chất nội tại, biểu hiện trong quan hệ tự thân của màu sắc. Còn sức căng giữa các màu, vị trí, diện tích, phương hướng, tương quan là những biểu hiện bên ngoàI của màu sắc. Trong bố cục có cấu trúc thị giác trên nhẹ, dưới nặng, bên tráI nhẹ, bên phảI nặng. Nó có quan hệ với độ sáng và đặc tính của màu. Màu đỏ đặt ở phía trên gây cảm giác nặng nề nhưng đặt ở phía dưới lại cho cảm giác vững chắc. Màu lam trong trẻo đặt phía trên cho cảm giác nhẹ nhàng, đặt phía dưới sẽ gây sức nặng. Căn cứ vào tương quan của màu thì những màu đối chọi gây sức nặng tập trung sự chú ý và ngược lại. Tương quan màu kết hợp với cấu trúc thị giác sẽ đem lại sự cân bằng chung trong hoà sắc. Ngoài ra, hoà sắc còn phải chú ý đến quan hệ hình, nền, sắc điệu chung trong quan hệ tổng thể của phối hợp màu sắc. Biết được những vấn đề cơ bản trong nguyên lý hoà sắc để đưa vào các dạng hoà sắc cơ bản. Có hai dạng chính là hoà sắc tương phản và hoà sắc tương đồng. Hoà sắc tương phản bao gồm tương quan của màu nóng và màu lạnh, các cặp quan hệ của những màu bổ túc mang tính kích thích và đối lập mạnh nhất. Tương quan về sắc độ, sắc điệu, độ rực của màu chênh lệch nhau nhiều. Hoà sắc tương đồng gồm tương quan của những màu cùng họ nóng hoặc lạnh. Tương quan của những màu cùng tông là êm ái nhất. Hoà sắc của những màu vô sắc thì thuần khiết và giản dị. 2.1.5 Màu sắc trong thiết kế bao bì. Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các hãng, các công ty, các sản phẩm ngày càng trở nên quyết liệt, nó quyết định sự sống còn của mỗi sản phẩm, công ty đó. Thông qua bao bì, các nhà sản xuất đã tiếp cận với người tiêu dùng một cách trực tiếp và nhanh nhất. Màu sắc tạo ra sự thu hút thị giác rất lớn. Có thể nói, nó là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thu hút khách hàng. Bởi vậy, ứng dụng của màu sắc vào bao bì luôn được các nhà thiết kế không ngừng quan tâm, tìm tòi và ứng dụng. Để thiết kế được một bao bì nhãn mác đẹp, đòi hỏi người hoạ sỹ thiết kế phải có những hiểu biết thấu đáo về màu sắc. Bản thân màu sắc mang rất nhiều ý nghĩa, liên tưởng về cảm xúc khác nhau, cho nên nó rất thuận lợi cho các nhà thiết kế ứng dụng vào từng lĩnh vực sản phẩm hàng hoá. Trong thiết kế bao gói phục vụ sản phẩm ăn uống, các tông màu nâu, vàng, đỏ, cam, trắng hay được sử dụng bởi nó tạo cảm giác hấp dẫn, sạch sẽ, ngon miệng. Trong lĩnh vực này, thì các màu sắc mang sắc thái tự nhiên, gần gũi với sản phẩm, đặc biệt trở thành thế mạnh. Ví dụ: khi thiết kế bao bì cho sản phẩm sữa, bao bì thường có màu trắng ngà, bao bì nước hoa quả thường có màu cam, vàng chanh, đỏ, giống như màu sắc của trái cây đó. Hay khi sản phẩm là kẹo sôcôla, thì bao bì lại được phủ một màu nâu đậm, đem tới cảm giác ngọt ngào, đậm đà. Với các sản phẩm của ngành y tế, thì màu sắc bao bì cần phải được đơn giản để tạo cảm giác an toàn, tin cậy cho khách hàng, tránh việc sử dụng nhiều màu sắc rực rỡ, loè loẹt, vì nó có thể gây hiểu nhầm cho khách hàng. Các tông màu thường được sử dụng trong lĩnh vực này là xanh lục, lơ, đỏ vàng… Còn trong lĩnh vực hàng mỹ phẩm thì sao? Các chuyên gia thiết kế luôn lựa chọn những tông màu nhẹ như tím, hồng, xanh nhạt… cho mặt hàng này, bởi vì nó tạo được cảm giác lôi cuốn, quyến rũ uyển chuyển, nhẹ nhàng, đầy sang trọng. Sản phẩm cho ngành thể thao thì ngược lại với tính chất khoẻ khắn, năng động, bao bì trong lĩnh vực này cần những màu rực rỡ, đối lập, chói gắt đặt cạnh nhau tạo nên sự tương phản mạnh mẽ. Các màu hay được sử dụng là: tím, vàng, đỏ, đen, xanh… tượng trưng cho những yếu tố được coi trọng hàng đầu trong thi đấu, khẳng định sự tự tin, mạnh mẽ, táo bạo… Bao bì chứa các sản phẩm công nghiệp như TV, tủ lạnh, máy tính thường lớn, vỏ hộp phải cấu tạo vững chãi. Việc sử dụng những tông màu ghi kết hợp với màu của bao bì sẽ tạo thuận lợi trong quá trình in ấn và gia công sản phẩm, đồng thời cũng tránh cho sản phẩm bị nặng nề bởi màu sắc choáng ngợp, sặc sỡ. Việc sử dụng những mảng màu đơn giản như: xanh, ghi, đen, đỏ… sẽ đem lại cho những sản phẩm này một sự rõ ràng, mạch lạc, đầy chất công nghiệp. Màu sắc đem lại cho con người nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau (vui, buồn, trẻ trung, sôi nổi). Các lứa tuổi khác nhau cũng có những sở thích, cảm nhận màu sắc khác nhau. Bởi vậy, khi thiết kế bao bì, việc sử dụng màu sắc còn biểu đạt tâm tư, tình cảm đối với người tiêu dùng. Tuỳ theo từng trường hợp mà lựa chọn cho hợp lý. Trẻ em thường thích những màu sắc rực rỡ, vui tươi. những sắc màu tươi sáng thường giúp trẻ phát triển trí óc và khả năng sáng tạo. Với độ tuổi thanh niên thì màu sắc phải trẻ trung, sôi động, hưng phấn, đặc biệt là các màu nóng như đỏ, hay các màu chói hoặc xanh tươi thường phù hợp với thị hiếu trẻ trung, mới lạ của lứa tuổi này. Người cao tuổi thì ngược lại, họ thường có sở thích ổn định nên thương lựa chọn những màu trầm tối như nâu, nnâu đen vì nó mang lại cảm giác tĩnh lặng, suy tư. Đa số đối với phái nữ thì những màu tím nhạt, hồng phấn là lựa chọn hàng đầu vì nó đem tới cảm xúc lãng mạn, hẹ nhàng. Còn đối với phái nam, thì bao bì thường sử dụng màu xanh đậm, đỏ đun… bởi nó tượng trưng cho sức mạnh và nam tính. Màu sắc bao bì có thể tác động rất lớn đến nhận thức của khách hàng, mỗi sản phẩm đều có liên hệ nhất định với màu sắc nào đó, nhất là các sản phẩm nổi tiếng thường được nhớ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2357.doc
Tài liệu liên quan