Mô hình định giá tài sản vốn CAPM và ứng dụng cho một số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Mục lục Mở đầu Nội dung chính của Toán Kinh Tế là trình bày lý thuyết kinh tế dưới dạng toán học (Các phương trình và bất phương trình), nếu thiếu các mô hình toán học thì không thể đo hoặc kiểm tra bằng thực nghiệm lý thuyết kinh tế. Kinh tế lượng chủ yếu quan tâm đến kiểm định về mặt thực nghiệm các lý thuyết kinh tế. Kinh tế lượng thường sử dụng các phương trình toán học do các nhà toán kinh tế đề xuất và đặt các phương trình dưới dạng phù hợp để kiểm định bằng thực nghiệm. Trong quá trình

doc46 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2124 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Mô hình định giá tài sản vốn CAPM và ứng dụng cho một số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học tập và rèn luyện tại Khoa Toán Kinh Tế – Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân em đã được tiếp xúc với các phương pháp phân tích kinh tế dưới dạng toán học. Nhưng đó chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết được đưa vào trường học. Để hoàn thiện hơn việc học và hành em đã được cử đến thực tập tại công ty TNHH chứng khoán NHNO&PTNT Việt Nam.Trong thời gian thực tập tại công ty em đã quyết định chọn đề tài: “Mô hình định giá tài sản vốn CAPM và ứng dụng cho một số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam” nhằm đối chiếu những kiến thức đã học ở trường vào thực tế. Chuyên đề của em tập trung vào nhưng nội dung chính sau: - Chương I: Lý luận chung về thị trường chứng khoán và tổng quan về công ty TNHH chứng khoán NHNO&PTNT Việt Nam. - Chương II: Mô hình định giá tài sản vốn CAPM và ứng dụng cho một số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Để thực hiện được đề tài này em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Thái Ninh và các anh chị ở phòng kinh doanh công ty TNHH chứng khoán NHNO&PTNT Việt Nam đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em hoàn thành bài viết này. Chương I : Lý luận chung về thị trường chứng khoán và tổng quan về công ty TNHH chứng khoán NHNO&PTNT Việt Nam. A-Lý luận chung về thị trường chứng khoán. I-Khái niệm và bản chất của thị trường chứng khoán Hiện nay, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về thị trường chứng khoán Quan điểm thứ nhất cho rằng thị trường chứng khoán (TTCK) và thị trường vốn là một, chỉ là tên gọi khác nhau của cùng một khái niệm: Thị trường tư bản (Capital Market). Nếu xét về mặt nội dung, thì thị trường vốn biểu hiện các quan hệ bản chất bên trong của quá trình mua bán các chứng khoán.TTCK là biểu hiện bên ngoài, là hình thức giao dịch vốn cụ thể. Do đó, các thị trường này không thể phân biệt, tách rời nhau mà thống nhất và cùng phản ánh các quan hệ bên trong và bên ngoài của thị trường tư bản. Quan điểm thứ hai của đa số các nhà kinh tế học cho rằng: “Thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi thị trường vốn chứ không phải đồng nhất là một”. Như vậy, theo quan điểm này, TTCK và thị trường vốn khác nhau, trong đó TTCK chỉ giao dịch, mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn như trái phiếu chính phủ, cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các công cụ tài chính ngắn hạn được giao dịch trên thị trường tiền tệ, không thuộc phạm vi của TTCK. Quan điểm thứ ba dựa trên những gì quan sát được tại đa số các Sở giao dịch chứng khoán lại cho rằng “Thị trường chứng khoán là thị trường cổ phiếu”, hay là nơi mua bán các cổ phiếu, cổ phần được các công ty phát hành ra đẻ huy động vốn. Theo quan điểm này, thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi thị trường mua bán các công cụ tài chính mang lại quyền tham gia sở hữu. Các quan niệm trên đều được khái quát dựa trên những cơ sở thực tiễn và trong từng điều kiện lịch sử nhất định. Tuy nhiên, quan điểm đầy đủ và rõ ràng, phù hợp với sự phát triển chung của TTCK hiện nay là “Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán”. Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng. Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thẻ diễn ra ở thị trường sơ cấp( Primary Market) hay thị trường thứ cấp (Secondary Market), tại sở giao dịch (Stock Exchange) hay thị trường chứng khoán phi tập trung (Over- The Counter Market), ở thị trường giao ngay (Spot Market) hay thị trường có kỳ hạn(Future Market). Các quan hệ mua bán trao đổi này làm thay đổi chủ sở hữu chứng khoán. Như vậy, thực chất đây chính là quá trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kimh doanh. Thị trường chứng khoán không giống với thị trường các hàng hoá thông thường khác vì hàng hoá của thị trường chứng khoán lá một loại hàng hoá đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản. Loại hàng hoá này cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Như vậy, có thể nói bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá. II-Vai trò của thị trường chứng khoán Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực với sự ra đời của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), của liên minh Châu Âu, của khối thị trường chung, đòi hỏi các quốc gia phải thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ và hiệu quả cao. Thực tế phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới đã khẳng định vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán trong phát triển kinh tế: Thứ nhất, thị trường chứng khoán với việc tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ , tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế. Yếu tố thông tin và yếu tố cạnh tranh trên thị trường sẽ đảm bảo cho việc phân phối vốn một cách có hiệu quả. Thị trường tài chính là nơi tiên phong áp dụng công nghệ mới và nhạy cảm với môi trường thường xuyên thay đổi. Thực tế trên thị trường chứng khoán, tất cả các thông tin được cập nhật và được chuyển tải tới tất cả các nhà đầu tư, nhờ đó, họ có thể phân tích và định giá cho các chứng khoán. Chỉ những công ty có hiệu quả bền vững mới có thể nhận được vốn với chi phí rẻ trên thị trường. Thị trường chứng khoán tạo một sự cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường tầi chính, điều này buộc các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính phải quan tâm tới hoạt động của chính họ và giảm chi phí tài chính. Việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán có thể làm tăng vốn tự có của các công ty và giúp họ tránh khỏi các khoản vay có chi phí cao cũng như sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng thương mại. Thị trường chứng khoán khuyến khích tính cạnh tranh của các công ty trên thị trường. Sự tồn tại của thị trường chứng khoán cũng là yếu tố quyết định để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây chính là các yếu tố đảm bảo cho sự phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong một quốc gia cũng như phạm vi quốc tế. Thứ hai, thị trường chứng khoán góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn, thông qua việc buộc các tập đoàn gia đình trị phát hành chứng khoán ra công chúng, giải toả sự tập trung quyền lực kinh tế của các tập đoàn, song vẫn tập trung vốn cho phát triển kinh tế. Việc tăng cường tầng lớp trung lưu trong xã hội, tăng cường sự giám sát của xã hội đối với sư phân phối đã giúp nhiều nước tiến xa hơn tới một xã hội công bằng và dân chủ. Việc giải toả tập trung quyền lực kinh tế cũng tạo điều kiện cạnh tranh công bằng hơn, qua đó tạo hiệu quả và tăng trưởng kinh tế. Thứ ba, thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc tách biệt giữa sở hữu và quản lý doanh nghiệp. Khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên, môi trường kinh doanh trở lên phức tạp hơn, nhu cầu về quản lý chuyên trách cũng tăng theo. Thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc tiết kiệm vốn và chất xám, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Cơ chế thông tin hoàn hảo tạo khả năng giám sát chặt chẽ của thị trường chứng khoán đã làm giảm tác động của các tiêu cực trong quản lý, tạo điều kiện kết hợp hài hoà giữa lợi ích của chủ sở hữu, nhà quản lý và những người làm công. Thứ tư, hiệu quả quốc tế hoá thị trường chứng khoán. Việc mở cửa thị trường chứng khoán làm tăng tính lỏng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều này cho phép các công ty có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn, tăng cường đầu tư từ nguồn tiêt kiệm bên ngoài, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng các cơ hội kinh doanh của các công ty trong nước. Thứ năm, thị trường chứng khoán tạo cơ hội cho Chính phủ huy động các nguồn tài chính mà không tạo áp lực về lạm phát, đồng thời tạo công cụ cho việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ. Thứ sáu, thị trường chứng khoán cung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu kỳ kinh doanh trong tương lai. Việc thay đổi giá chứng khoán có xu hướng đi trước chu kỳ kinh doanh cho phép Chính phủ cũng như các công ty đánh giá kế hoạch đầu tư cũng như việc phân bổ các nguồn lực của họ. Thị trường chứng khoán cũng tạo điều kiện tái cấu trúc nền kinh tế. Ngoài những tác động tích cực trên đây, thị trường chứng khoán cũng có những tác động tiêu cực nhất định. Thị trường chứng khoán hoạt động trên cơ sở thông tin hoàn hảo. Song ở thị trường mới nổi, thông tin được chuyển tải tới các nhà đầu tư không đầy đủ và không giống nhau. Việc quyết định giá cả, mua bán chứng khoán của các nhà đầu tư không dựa trên cơ sở thông tin và xử lý thông tin. Như vậy , giá cả chứng khoán không phản ánh giá trị kinh tế cơ bản của công ty và không trở thành cơ sở để phân phối một cách có hiệu quả các nguồn lực. Một số tiêu cực khác của thị trường chứng khoán như hiện tượng đầu cơ, hiện tượng xung đột quyền lực làm thiệt hại cho quyền lực của các cổ đông thiểu số, việc mua bán nội gián, thao túng thị trường, làm nản lòng các nhà đầu tư và như vậy nó sẽ tác động tiêu cực tới tiết kiệm và đầu tư. Nhiệm vụ của các nhà quản lý thị trường là giảm thiểu các tiêu cực của thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư vầ đảm bảo cho tính hiệu quả của thị trường. III. Chứng khoán và phân loại chứng khoán. 1. Khái niệm và đặc điểm của chứng khoán. *Khái niệm Chứng khoán là những giấy tờ có giá và có khả năng chuyển nhượng, xác định số vốn đầu tư (tư bản đầu tư); chứng khoán xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ hợp pháp, bao gồm các điều kiện về thu nhập và tài sản trong một thời hạn nào đó. *Đặc điểm - Tính thanh khoản (Tính lỏng): Chứng khoán có tính lỏng cao hơn so với các tài sản khác, thẻ hiện qua khả năng chuyển nhượng cao trên thị trường và nói chung, các chứng khoán khác nhau là có khả năng chuyển nhượng khác nhau. - Tính rủi ro: Chứng khoán là các tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác động lớn của rủi ro, bao gồm rủi ro có hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Các nhà đầu tư thường quan tâm tới việc xem xét, đánh giá các rủi ro liên quan, trên cơ sở đó đề ra các quyết định trong việc lựa chọn, nắm giữ hay bán các chứng khoán. Điều này phản ánh mối quan hệ giữa lợi tức và rủi ro hay sự cân bằng về lợi tức. - Tính sinh lợi: Chứng khoán là một tài sản tài chính mà khi sở hữu nó, nhà đầu tư mong muốn nhận được thu nhập lớn hơn trong tương lai. Thu nhập này được bảo đảm bằng lợi tức được phân chia hàng năm và việc tăng giá chứng khoán trên thị trường. Khả năng sinh lợi bao giờ cũng quan hệ chặt chẽ với rủi ro của tài sản, thể hiện trong nguyên lý- mức độ chấp nhận rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn. - Hình thức của chứng khoán: Hình thức của các loại chứng khoán có thu nhập (Cố định hoặc biến đổi) thường bao gồm phần bìa và phần bên trong. Ngoài bìa ghi rõ quyền đòi nợ hoặc quyền tham gia góp vốn. Số tiền ghi trên chứng khoán được gọi là mệnh giá của chứng khoán. Đối với giấy tờ có giá với lãi suất cố định bên trong có phiếu ghi lợi tức (Coupon)- ghi rõ lãi suất hoặc lợi tức sẽ được hưởng. Đối với giấy tờ có giá mang lại cổ tức (cổ phiếu) bên trong chỉ ghi phần thu nhập nhưng không ghi xác định số tiền được hưởng, nó chỉ đảm bảo cho người sở hữu quyền yêu cầu về thu nhập do kết quả kinh doanh cuẩ công ty và được phân phối theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Ngoài phiếu ghi lợi tức còn kèm theo phiếu ghi phần thu nhập bổ sung (xác nhận phần thu nhập luỹ kế). 2. Phân loại chứng khoán. *Phân loại chứng khoán theo tính chất. - Chứng khoán vốn là chứng thư xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu phần vốn góp và các quyền hợp pháp khác đối với tổ chức phát hành. Đại diện cho chứng khoán vốn là cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư. Cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn đưc phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với tầi sản hoặc vốn của một công ty cổ phần. Cổ phiếu là công cụ tài chính có thời hạn thanh toán là vô hạn. Khi tham gia mua cổ phiếu, các nhà đầu tư trở thành các cổ đông của công ty cổ phần. Cổ đông có thể tiến hành mua bán, chuyển nhượng các cổ phiếu trên thị trường thứ cấp theo quy định của pháp luật. - Chứng khoán nợ, điển hình là trái phiếu, tín phiếu lầ một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người đi vay) phải trả cho người đứng tên sở hữu chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền nhất định bao gồm cả gốc và lãi trong những khoảng thời gian cụ thể. - Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có nguồn gốc tờ chứng khoán và có quan hệ chặt chẽ với các chứng khoán gốc. *Phân loại chứng khoán theo khả năng chuyển nhượng. - Chứng khoán vô danh (Giấy xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ không ghi tên chủ sở hữu). Loại chứng khoán này được chuyển nhượng dễ dàng, không cần những thủ tục xác nhận của công ty hoặc cơ quan công chứng. Người mua có trách nhiệm chi trả cho người bán theo giá cẩ đã được xác định. - Chứng khoán ghi danh (Giấy xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền ghi nợ có ghi tên chủ sở hữu). Loại chứng khoán này được phép chuyển nhượng nhưng phải tuân theo những quy định pháp lý cụ thể. *Phân loại chứng khoán theo thu nhập. - Chứng khoán có thu nhập cố định là loại chứng khoán có quyền yêu cầu thu nhập cố định không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của nhà phát hành. - Chứng khoán có thu nhập biến đổi. - Chứng khoán hỗn hợp. B-Tổng quan về công ty TNHH Chứng khoán NHNo&PTNT Việt Nam. I. Quá trình thành lập và hoạt động kinh doanh của công ty. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty được đánh dấu bằng một số điểm mốc chính sau: - Ngày 16/12/1999, Tổng Giám đốc NHNO&PTNT Việt Nam ra quyết định số 969 – NHNO – 02 thành lập ban trù bị thành lập công ty chứng khoán của NHNO&PTNT Việt Nam gồm 10 người. - Ngày 20/12/1999, bắt đầu vạch kế hoạch triển khai. - Ngày 28/08/2000, NHNO&PTNT Việt Nam thông qua điều lệ và đề án thành lập; Ngân hàng nhà nước và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận việc thành lập. - Ngày 20/12/2000, Chủ tịch HĐQT NHNO&PTNT Việt Nam ký quyết định số 269/QĐ - HĐQT v/v thành lập công ty TNHH chứng khoán NHNO&PTNT Việt Nam. - Ngày 09/01/2001, NHNO&PTNT Việt Nam quyết định giao vốn điều lệ cho công ty. - Ngày 04/05/2001, Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh số 08/GPHĐKD cho phép Công ty TNHH chứng khoán NHNO&PTNT Việt Nam tham gia hoạt động trong cả 5 hoạt động theo quy định tại Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán, kèm theo là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104000024 của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội. - Ngày 08/06/2001, một tháng sau khi được cấp giấy phép hoạt động, Công ty đã ký hợp đồng mua lại từ 4 tập đoàn công nghiệp của Trung Quốc các giấy nhận nợ do các ngân hàng thương mại Việt Nam phát hành để bảo lãnh mua chịu các thiết bị mía đường. Giá trị hợp đồng 11.617.404 USD. - Ngày 11/07/2001, Công ty tiến hành mua lại từ NHNO&PTNT Việt Nam số công trái xây dựng Tổ quốc do Bộ Tài Chính phát hành năm 1999, mệnh giá 50 tỷ đồng, trị giá thanh toán là 60.416 tỷ đồng. - Ngày 05/11/2001, công ty chính thức được khai trương hoạt động dưới sự điều hành của ông Hà Huy Toàn – Giám đốc Công ty TNHH Chứng khoán NHNO&PTNT Việt Nam. - Ngày 23/11/2001. Chủ tịch HĐQT NHNO&PTNT Việt Nam ký quyết định số 443/QĐ/HĐQT – TCCB v/v mở chi nhánh Công ty TNHH Chứng khoán NHNO&PTNT Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chịu trách nhiệm chính ở đây là ông Lê Văn Minh – Phó Giám đốc Công ty kiêm Giám đốc chi nhánh Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Ngày 01/01/2003, hội nghị tổng kết, bảo vệ kế hoạch kinh doanh, hội nghị triển khai kinh doanh. - Ngày 01/04/2003, Ban hành quy trình tự doanh cổ phiếu. - Ngày 16/04/2003, hoàn thành xây dựng chiến lược kinh doanh và lộ trình phát triển. - Ngày 30/10/2003, Quyết định mở phòng giao dịch Ngọc Khánh. Là một thành viên của NHNO&PTNT Việt Nam, ARISECO có nhiều lợi thế trong hoạt động kinh doanh: + Kinh nghiệm tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ. Điều đó có thể xây dựng các quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là sự phối kết hợp các phòng, các bộ phận trong Công ty. Trên thực tế mô hình tổ chức các hoạt động của Công ty được xây dựng trên cơ sở mô hình tổ chức kinh doanh của một chi nhánh. + Lợi thế về mặt khách hàng, đây là lợi thế quan trọng, bởi vì Công ty có thể tiếp cận các khách hàng của NHNO&PTNT Việt Nam để thực hiện tư vấn cổ phần hoá, bảo lãnh phát hành chứng khoán,......Như vậy, hệ thống NHNO&PTNT Việt Nam có thể đáp ứng tất cả nhu cầu về tài chính của khách hàng. +Lợi thế về khả năng mở rộng dịch vụ, với hơn 1700 chi nhánh của NHNO&PTNT Việt Nam trên toàn quốc, công ty thuận lợi trong việc xay dựng hệ thống các đại lý nhận lệnh khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. II. Vai trò, nhiệm vụ và các nguyên tắc hoạt động của Công ty TNHH chứng khoán NHNO&PTNT Việt Nam. Theo giấy phép kinh doanh được UBCKNN cấp Công ty chứng khoán NHNO&PTNT Việt Nam được phép thực hiện tất cả các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Đó là các hoạt động: + Môi giới chứng khoán: ARISECO sẽ hoạt động với tư cách là nhà trung gian đại diện mua và bán chứng khoán cho khách hàng. Các lệnh mua và bán chứng khoán của khách hàng sẽ được công ty chuyển vào thị trường ngay sau khi khách hàng yêu cầu. + Tự doanh chứng khoán: Thực hiện kinh doanh chứng khoán cho công ty bằng chính nguồn vốn của công ty. + Bảo lãnh phát hành hoặc làm đại lý cho các tổ chức. Với hoạt động này ARISECO giúp các doanh nghiệp, các tổ chức thực hiện các thủ tục để phát hành chứng khoán, tổ chức thực hiện việc phát hành, chào bán chứng khoán ra công chúng, hoặc nhận mua, nhận làm đại lý cho các tổ chức đó. + Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư: ARISECO thực hiện quản lý vốn uỷ thác của khách hàng để đầu tư vào các loại chứng khoán khác nhau trên thị trường theo nguyên tắc phân tán, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất và gia tăng lợi nhuận ở mức tối đa. + Lưu ký chứng khoán: ARISECO là một thành viên lưu ký của TTGDCK. Do đó, ARISECO sẽ thực hiện lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng và giúp khách hàng thực hiện quyền của mình đối với chứng khoán. Với các hoạt động trên, ARISECO đóng vai trò quan trọngtrong phát triển của NHNO&PTNT Việt Nam với định hướng trong 8 đên 10 năm tới tiếp tục giữ vững vị thế ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam và trở thành ngân hàng tiên tiến trong khu vực, có uy tín trên trường quốc tế. Đối với thị trường chứng khoán ARISECO đã và đang góp phần vào việcc phát triển chung của thị trường, vai trò đó thể hiện trên các khía cạnh sau: - Góp phần tạo một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho thị trường tài chính. - Tạo điều kiện thúc đẩy quá trình cổ phần hoá, góp phần vào việc đổi mới và cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước theo chủ trương của Chính phủ. - Góp phần vào việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán. Để thực hiện đầy đủ vai trò của mình công ty đã đề ra các nguyên tắc trong hoạt động kinh doanh của mình. Các nguyên tắc hoạt động của ARISECO là + Kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật của nha nước và các quy định về kinh doanh chứng khoán của UBCKNN. + Kinh doanh phù hợp với chiến lược, kế hoạch hoạt động và lợi ích của NHNO&PTNT Việt Nam. + Từng bước phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. + Phát huy nội lực, sử dụng sức mạnh tối đa của toàn hệ thống NHNO&PTNT Việt Nam, đồng thời từng bước phát triển các mối quan hệ hợp tác với các công ty trong và ngoài nước. + Tổ chức và thực hiện công tác thanh tra kiểm soát nội bộ để đảm bảo hoạt động của công ty và nhân viên của công ty phù hợp với quy định của pháp luật. Trên thực tế, các nguyên tắc trên được thực hiện một cách rất nghiêm túc. Và đó cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo lập uy tín ban đầu của công ty trên thị trường chứng khoán. III. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH chứng khoán NHNO&PTNT Việt Nam. Thị trường chứng khoán hoạt động đã được 3 năm, song nhìn chung, kinh doanh chứng khoán vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam, lượng hàng hoá còn rất đơn điệu, quy mô thị trường còn nhỏ bé. Những yếu tố đó đã tác động đến việc xác định các quy trinh nghiệp vụ cụ thể trong hoạt động kinh doanh và tác động đến việc tổ chức bộ máy của các công ty chứng khoán. ARISECO cũng không là ngoại lệ. Trong thời gian đầu mới đi vào hoạt động, việc tổ chức bộ máy của công ty còn đơn giản, với phương châm tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với tình hình kinh doanh của thị trường. Hiện nay, công ty có 39 nhân viên, trong đó các nhân viên nghiệp vụ đều đã được cấp giấy phép hành nghề trong hoạt động kinh doanh chứng khoán. Cơ cấu hoạt động thể hiện ở sơ đồ B.3 Trụ sở chính của công ty tại Hà Nội có 22 người, trong đó các bộ phận chia thành: - Phòng kinh doanh: Tong đó phòng kinh doanh được chia thành 4 bộ phận chính gồm: bộ phận kinh doanh trái phiếu, bộ phận kinh doanh cổ phiếu, bộ phận môi giới, bộ phận tư vấn, hoạt động kinh doanh liên quan đến lĩnh vực nào thì bộ phận đó sẽ phụ trách, gồm các mảng hoạt động: tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn , môi giới. Chức năng chủ yếu của phòng kinh doanh là thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán. - Phòng kế toán – Lưu ký: Thực hiện thanh toán tiền và chứng khoán cho khách hàng, hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Phòng tổng hợp: Thực hiện các nhiệm vụ văn thư, hành chính, tổ chức nhân sự và quản lý tài sản. Tại chi nhánh thàn phố Hồ Chí Minh gồm 13 người. - Phòng kinh daonh: Có các chức năng giống như chức năng của phòng kinh doanh tậi Hà Nội. Tuy vậy, do trung tâm giao dịch chứng khoán đặt tại thành phố Hồ Chí Minh nên phòng kinh doanh của chi nhấnh còn có thêm 2 đại diện giao dịch. Họ có nhiệm vụ chuyển lệnh của công ty lên hệ thống ghép lệnh của TTGDCK. - Phòng kế toán – Lưu ký: Thực hiện chức năng thanh toán tiền cho khách hàng, hạch toán kế toán các chứng từ do phòng kinh doanh chuyển tới. Chi nhánh của ARISECO tại Hà Nội thực hiện nhận lệnh và chuyển tới TTGDCK Thành pjố Hồ Chí Minh. Trong các hoạt động, hội sở chính và chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh tương đối độc lập nhau. Tuy nhiên, giữa hội sở chính và chi nhánh thường xuyên liên hệ trong việc cung cấp thông tin các giao dịch và diễn biến của thị trường. Tóm lại, trong thời gian hoạt động, ARISECO đã gặp rất nhiều thuận lợi và có nhiều lơi thế hơn so với các công ty chứng khoán khác. Đó là sự giúp đỡ về tài chính và kinh nghiệm tổ chức hoạt độngcủa NHNO&PTNT Việt Nam, một ngân hàng lớn có mạng lưới hoạt động rộng và có tiềm lực tài chính mạnh. Chương II:Mô hình Capm và ứng dụng cho một số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam. A. Cơ sở lý thuyết về mô hình CAPM Mô hình giá tài sản vốn (thường gọi là CAPM) được coi là cốt lõi của lý thuyết kinh tế tài chính hiện đại. Harry Markowitz là người đầu tiên đặt nền móng cho lý thuyết đầu tư hiện đại này vào năm 1952. Mười hai năm sau, mô hình CAPM được phát triển bởi William Sharp, John Lintner và Jan Mossin. Mô hình cho chúng ta khả năng dự đoán được mối quan hệ giữa rủi ro và thu nhập kỳ vọng. Việc nghiên cứu CAPM có những ý nghĩa quan trọng như: - Nó cung cấp cho chúng ta một lãi suất chuẩn dùng để đánh giá và lựa chọn các phương án đầu tư. - Mô hình giúp chúng ta có thể phán đoán được lãi suất kỳ vọng đối với những tài sản chưa được giao dịch trên thị trường. Ví dụ: Làm thế nào chúng ta có thể định giá được cổ phiếu lần đầu tiên phát hành ra thị trường. ảnh hưởng của một quyết định đầu tư đối với thu nhập của nhà đầu tư thể hiện trên cổ phiếu của công ty như thế nào? Mặc dù mô hình CAPM không phải hoàn toàn không đúng trong mọi trường hợp quan sát, nó vẫn được coi là phương pháp phổ biến nhất do khả năng cho kết quả chính xác trong nhiều ứng dụng phân tích. I. Những giả thuyết kinh tế cho thị trường vốn. Những học thuyết về kinh tế là sự trừu tượng hoá hiện thực và vì vậy chúng nhất thiết phải được dựa trên một số những giả thuyết. Mặc dù có một số giả thuyết được đưa ra là phi thực tế nhưng những giả thuyết này làm đơn giản hoá việc tính toán. Trong mô hình nghiên cứu CAPM, các giả thuyết được chia ra làm 2 loại: các giả thuyết về tâm lý của các nhà đầu tư và các giả thuyết của thị trường vốn. Những giả thiết về tâm lý của các nhà đầu tư - Giả thiết 1: Các nhà đầu tư khi đưa ra quyết định của mình đều dựa trên việc phân tích 2 yếu tố: thu nhập kỳ vọng và độ sai lệch của thu nhập. Điều này giải thích tại sao học thuyết về danh mục đầu tư được mô tả trong các chương trước được gọi là mô hình hai tham số. Giả thiết này cho chúng ta biết rằng những nhân tố dẫn tới quyết định đầu tư. Một nguyên tắc trong việc lựa chọn các phương án đầu tư là nếu mức độ rủi ro càng cao thì thu nhập càng lớn để bù đắp cho các rủi ro phải gánh chịu. Người ta thường gọi các nhà đầu tư như vậy là những nhà đầu tư thận trọng. - Giả thiết 2: Các nhà đầu tư sẽ tìm cách giảm thiểu rủi ro bằng cách kết hợp nhiều chứng khoán khác nhau trong tập hợp danh mục đầu tư của mình. - Giả thiết 3: Các quyết định đầu tư được đưa ra và kết thúc trong khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian này không nhất thiết phải quy định cụ thể. Nó có thể được tính bằng 6 tháng, 1 năm, 2 năm….Trong thực tế, các quyết định đầu tư thì phức tạp hơn nhiều và thường không chỉ là một chu kỳ thời gian. Giả thiết rằng quyết định đầu tư kéo dài và kết thúc trong một giai đoạn chỉ là sự cần thiết cho việc đơn giản hoá trong khi tính toán và phân tích. - Giả thiết 4: Các nhà đầu tư có chung các kỳ vọng về các thông số đầu vào sử dụng để tạo lập danh mục đầu tư hữu hiệu Markovitz. Đó là các thông số như: mức thu nhập, độ sai lệch của thu nhập hay các quan hệ tương hỗ. Giả thiết này được gọi là giả thiết kỳ vọng đồng nhất. Những giả thiết về thị trường vốn - Giả thiết 1: Thị trường vốn là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Điều này có nghĩa là trên thị trường có rát nhiều người bán và người mua. Năng lực của một nhà đầu tư thì rất nhỏ so với cả thị trường và vì vậy hoạt động của họ không làm ảnh hưởng đến thị trường. Giá cả trên thị trường chỉ chịu sự quyết định bởi mối quan hệ cung cầu. - Giả thiết 2: Không tồn tại các loại phí giao dịch trên thị trường hay bất kỳ một sự cản trở nào trong môi trường cung và cầu một loại tài sản. - Giả thiết 3: Trên thị trường tồn tại loại tài sản không có rủi ro (Risk-free Asset) mà nhà đầu tư có thể đầu tư. Hơn thế nữa, nhà đầu tư có thể vay với lãi suất đúng bằng lãi suất không có rủi ro đó. Nói một cách khác, lãi suất vay và lãi suất cho vay cùng bằng nhau và bằng lãi suất không rủi ro. II. Danh mục đầu tư thị trường (Market portfolio) Một danh mục đầu tư có thể bao gồm tất cả các chứng khoán đang được giao dịch trên thị trường. Chúng có thể là cổ phiếu, trái phiếu, hay bất động sản…Tuy nhiên, một danh mục đầu tư thị trường là một danh mục đàu tư bao gồm tất cả các tài sản có nguy cơ rủi ro trên thị trường và mỗi tài sản trong danh mục này chiếm một tỷ lệ đúng bằng giá trị thị trường của tài sản đó trong tổng giá trị của toàn bộ thị trường. Một thí dụ đơn giản như sau: Nừu IBM chiếm 2% của toàn bộ tài sản có nguy cơ rủi ro thì danh mục đầu tư thị trường, giá trị cổ phiếu của IBM sẽ chiếm 2%. Một nhà đầu tư nếu nắm trong tay danh mục đầu tư thị trường sẽ dùng 2% của tổng số tiền dùng vào việc đầu tư vào các chứng khoán có nguy cơ rủi ro để đầu tư vào cổ phiếu của công ty IBM. Để việc nghiên cứu được đơn giản, khi chúng ta nhắc đến khái niệm tài sản có nguy cơ rủi ro (Risky Assets) thường ngầm định là các cổ phiếu. Tỷ lệ của mỗi cổ phiếu trong danh mục đầu tư thị trường được xác định bằng cách láy tổng giá trị thị trường của cổ phiếu đó chia cho tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường. Thực tế trên thị trường chứng khoán, trị giá của danh mục thị trường không được xuất bản hàng ngày. Chỉ có các chỉ số cho các chứng khoán chủ yếu là có thể kiếm được. Một trong các chỉ số rát phổ thông là S & P 500, tập hợp giá trị của 500 cổ phiếu lớn và chủ yếu giao dịch trên thị trường. Chỉ số này có thể coi là đại diện cho toàn bộ thị trường cổ phiếu đang giao dịch. Ngoài các chỉ số như Wilshire 5000 hay DJIA cũng có khi được dùng để phân tích. III. Đường thị trường vốn Trong nghiên cứu trước đây, chúng ta đã phân tích được những tài sản có nguy cơ rủi ro và những tài sản không có rủi ro. Như vậy, bất kỳ một nhà đầu tư nào cũng có thể tạo ra một danh mục đầu tư cho riêng mình căn cứ vào khả năng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư đó. Rõ ràng, với quan điểm trên, chúng ta sẽ ngoại trừ khả năng xây dựng một danh mục đầu tư tối ưu bằng cách chỉ lựa chọn những tài sản không có rủi ro (đó là những tài sản mà ta biết được thu nhập sẽ là bao nhiêu). Trường hợp trên thị trường không tồn tại lãi suất an toàn (Risk-free Rate), một danh mục đầu tư tối ưu theo mô hình Markovitz sẽ được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa thu nhập kỳ vọng và độ sai lệch của thu nhập của danh mục đầu tư đó. Nếu thị trường tồn tại loại tài sản có lãi suất không rủi ro và giả thiết rằng cá nhân nhà đầu tư có thể vay và mượn không hạn chế. PA PB CML Markowwitz effient fronter Risk- free rave Std(Rp) Chúng ta làm một sự so sánh giữa hai danh mục đầu tư: một nằm trên đường thẳng (Pb) và một nằm trên đường cong tối ưu của Markovitz(Pa). Hai danh mục đầu tư này có cùng khả năng rủi ro như nhau. Pb là sự kết hợp của phương án đầu tư giữa tài sản có lãi suất an toàn và danh mục đầu tư tối ưu M. Dễ dàng nhận ra rằng với cùng khả năng rủi ro như nhau, Pb hứa hẹn đem lại lãI suất cao hơn Pa. Những nhà đầu tư không thích rủi ro nhất định lựa chọn danh mục Pb để đầu tư. Điều này thì mang một ý nghĩa là danh mục đầu tư Pb sẽ hiệu quả hơn danh mục đầu tư Pa. Thực tế điều này là hoàn toàn đúng cho bất kỳ điểm nào trên đường thẳng đó chỉ duy nhất trừ điểm M. Danh mục đầu tư M thì nằm trên đường cong tối ưu của Markovitz. Từ kết quả trên đây, chúng ta rút ra một kết luận về lý thuyết lựa chọn danh mục đầu tư là nhà đầu tư sẽ chọn những danh mục đầu tư nằm trên đường cong tối ưu trong mô hình của Markovitz. Vấn đề lựa chọn danh mục nào trong số đó phụ thuộc vào khả năng chấp nhận rủi ro của mỗi nhà đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư có thể._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4677.doc
Tài liệu liên quan