Mở rộng Thị trường tiêu thụ xi măng của Công ty xi măng hoàng Thạch

Tài liệu Mở rộng Thị trường tiêu thụ xi măng của Công ty xi măng hoàng Thạch: ... Ebook Mở rộng Thị trường tiêu thụ xi măng của Công ty xi măng hoàng Thạch

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1898 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Mở rộng Thị trường tiêu thụ xi măng của Công ty xi măng hoàng Thạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------------------------ CHUY ÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ XI MĂNG CỦA CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH Giáo viên hướng dẫn: ThS Mai Xuân Được Sinh viên thực tập : Trần Thị Nhung Lớp : QTKD CN & XD - K 38 Hệ : Tại chức Địa điểm : Trường Đại học công nghiệp Quảng Ninh Mạo Khê: Tháng 02 năm 2009 LỜI MỞ ĐẦU Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, điều này đồng nghĩa với việc mỗi doanh nghiệp trở thành một chủ thể kinh tế độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh và phải chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của mình. Cơ chế mới đã mở ra cho các doanh nghiệp nhiều vận hội nhưng cũng không ít thách thức, rủi ro. Để có thể tồn tại và phát triển được, doanh nghiệp cần trả lời tốt ba câu hỏi: Sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào? Sản xuất bao nhiêu và sản xuất cho ai? Tiêu thụ là một khâu rất quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tiêu thụ sản phẩm có vai trò rất quan trọng, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp bởi vì có tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp mới có tiền để bù đắp các chi phí sản xuất và tích lũy để từ đó có thể tái sản xuất mở rộng. Để thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần phải thực hiện một loạt các công việc đa dạng liên quan đến các chức năng khác và diễn ra ở phạm vi rất rộng như: Tiến hàng các hoạt động Marketing, tổ chức mạng lưới tiêu thụ, các biện pháp xúc tiến bán hàng, nói cách khác Doanh nghiệp phải mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Qua thời gian thực tập tại Công ty xi măng Hoàng Thạch em nhận thấy việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề rất được Công ty quan tâm, chính vì vậy em đã đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt của công ty và chọn chuyên đề tốt nghiệp với chủ đề: “Mở rộng thị trường tiêu thụ xi măng của Công ty xi măng Hoàng Thạch” Chuyên đề gồn 3 chương: Chương I: Tổng quan về Công ty xi măng Hoàng Thạch Chương II: Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty xi măng Hoàng Thạch. Chương III: Một số giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty xi măng Hoàng Thạch. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ, công nhân viên Công ty xi măng Hoàng Thạch, thầy hướng dẫn ThS. Mai Xuân Được, cùng các thầy cô trong khoa QTKD đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập chuyên đề tốt nghiệp của mình. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH 1.1. Quá trình hình thành và phát triển - Tên công ty: Công ty xi măng Hoàng Thạch - Trụ sở chính: Thị trấn Minh Tân – Kinh Môn – Hải Dương - Tên Giám đốc: Đào Ngọc Bình - Điện thoại: 03203.821092 FAX: 03203.821098 - Sản phẩm chính: Sản xuất xi măng bao và Clinker - Nơi mở tài khoản: Chi nhánh Ngân hang công thương Nhị Chiểu – Kinh Môn – Hải Dương. - Công ty có vốn điều lệ 6,5 tỷ đồng, trong đó cổ phân Nhà nước là 3,3545 tỷ đồng (51,61%), cổ phần ưu đãi 1,375 tỷ đồng (21,15%) cổ phần nhân viên 1,7705 tỷ đồng (27,24%). Sau khi có Quyết định về việc của Thủ tướng chính phủ về việc xây dựng nhà máy xi măng Hoàng Thạch (nay là Công ty xi măng Hoàng Thạch) ban chuẩn bị sản xuất được thành lập. Nhà máy xi măng Hoàng Thạch được xây dựng theo công nghệ là phương pháp khô hiện đại do hãng FLSmidth - Đan Mạch cung cấp thiết bị chuyển giao công nghệ sản xuất, thiết bị chính của Nhà máy là do chính hãng này sản xuất và cung cấp, ngoài ra các thiết khác do Nhật bản, Cộng Hòa Liên Bang Đức, Pháp chế tạo, riêng thiết bị khai thác mỏ do Thụy Điển cung cấp. Công suất thiết kế là 3100 tấn Clinker/ ngày đêm tương ứng 1,1 triệu tấn xi măng/ năm, với tổng vốn đầu tư ban đầu là: 73,683.000 USD. Đây là nhà máy sản xuất xi măng hiện đại vào hàng tầm cỡ thế giới với công nghệ tiên tiến đều bằng tự động hóa và cơ khí hóa toàn phần. Nhà máy xi măng (nay là công ty xi măng Hoàng thạch) khởi công xây dựng từ năm 1977 đến tháng 11/ 1983 cho ra lò những tấn Clinker đầu tiên, đến ngày 16/11/ 1984 bao xi măng Hoàng thạch mang nhãn hiệu con “Sư Tử” được xuất xưởng sau khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định và cũng từ đó thương hiệu xi măng Hoàng Thạch nhận được sự mến mộ, tin dùng của khách hàng trên khắp mọi miền của tổ quốc. Do nhu cầu sử dụng xi măng ngày càng cao, dự án xây dựng dây truyền 2 được chính phủ Quyết định đầu tư xây dựng vào năm 1933 với công xuất thiết kế 3.300 tấn Clinker/ ngày đêm, tương đương 1,2 triệu tấn xi măng/năm với tổng số vốn xấp xỉ 1.600 tỷ đồng Việt nam. Ngày 12/8/ 1993 Công ty xi măng Hoàng Thạch được thành lập trên cơ sở sát nhập của hai đơn vị là nhà máy xi măng Hoàng Thạch và Công ty kinh doanh xi măng Hoàng Thạch. Đến tháng 8/ 1996 dây chuyền hai được khánh thành và đưa vào sản xuất ổn định và nhiều ngày đạt được công suất thiết kế, với chất lượng tốt, sản lượng sản xuất năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm luôn chiếm được uy tín trên thị trường và được khách hàng ưa chuộng. Hiện nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh nội bộ ngành và các đối thủ cạnh tranh bên ngoài. Để tăng tiềm lực, nâng cao lợi thế cạnh tranh của Công ty xi măng Hoàng thạch trên thị trường góp phần đáp ứng đủ nhu cầu xi măng cho phát triển kinh tế của đất nước. Dự án xây dựng dây chuyền Hoàng Thạch 3 được Chính phủ phê duyệt ngày 16/01/ 2003 và do tình hình thực tế mãi đến tháng 9/ 2007 mới được khởi công với công suất tương đương dây chuyền hai. 1.2. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty xi măng Hoàng Thạch 1.2.1. Chức năng: - Công ty xi măng Hoàng Thạch là một doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam - Bộ xây dựng có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạch toán kinh tế độc lập, được phép mở tài khoản tại Ngân hàng và sử dụng con dấu riêng theo mẫu qui định. 1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn Công ty xi măng Hoàng Thạch có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh sản phẩm xi măng theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước thông qua Tổng công ty xi măng Việt Nam, sản phẩm chủ yếu của công ty xi măng Hoàng Thạch gồm: Clinker thương phẩm, xi măng PC30- TCVN - 2682 - 1992, xi măng Poóc Lăng hỗn hợp PCB30 - TCVN- 2660 - 1997, xi măng PC40 - TCVN - 2682 - 1992 và xi măng Poóc Lăng hỗn hợp PCB40- TCVN - 1999, xi măng bền sunfát BS: 12- 71; BS 12- 78, đang lưu thông trên thị trường được người tiêu dùng tín nhiệm, sản phẩm của công ty đã được Nhà nước công nhận sản phẩm hàng hóa cấp I và được tặng thưởng huy chương vàng tại hội trợ triển lãm kinh tế kỹ thuật toàn quốc và hiện nay đã được cấp chứng chỉ chất lượng ISO - 9001: 2004 và hệ thống quản lý môi trường ISO - 14000: 2001. Công ty xi măng Hoàng Thạch có nhiệm vụ cung ứng đủ xi măng cho người tiêu dùng trên địa bàn được phân công thông qua hệ thống các văn phòng đại diện, các cửa hàng, đại lý thuộc Công ty và các Công ty chuyên kinh doanh xi măng. Công ty có nhiệm vụ nhập khẩu Clinker hoặc xi măng để điều tiết thị trường cung cầu xi măng, dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty, chấp hành các qui định về quản lý, sử dụng cải tiến và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm không ngừng nâng cao năng xuất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động theo qui định của Nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo tài chính theo qui định của Nhà nước, đồng thời chịu trách nhiệm về chế độ chính xác của báo cáo. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ Nhà nước giao, tự chịu trách nhiệm trước Nhà nước về sử dụng nguồn vốn và kinh doanh có hiệu quả. Kể từ khi đi vào sản xuất đến nay Công ty đã luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch Nhà Nước giao, đã góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và ổn định kinh tế xã hội ở địa phương. 1.3. Một số đặc điểm của công ty xi măng Hoàng Thạch. 1.3.1. Đặc điểm về tổ chức Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng thạch xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý theo trực tuyến chức năng, theo trực tuyến có các cấp quản lý chức năng, theo trực tuyến có các cấp quản lý, mỗi cấp có một thủ trưởng toàn năng, chịu toàn diện các cấp mình phụ trách, cấp quản lý càng cao tập trung quản lý giải quyết nhiều hơn các vấn đề chiến lược như: Hoạch định chiến lược, tổ chức cán bộ… Với hình thức này bên cạnh các cán bộ phận phòng ban tham mưu cố vấn cho giám đốc Công ty đưa ra các quyết định có tính chất chuyên môn cao. Đặc biệt các vấn đề chuyên môn sâu, thông qua đó các lãnh đạo công ty sẽ lựa chọn, quyết định và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện các quyết định đó trong phạm vi doanh nghiệp. Việc truyền mệnh lệnh vẫn theo tuyến đã qui định, các lãnh đạo ở bộ phận chức năng ra mệnh lệnh trực tiếp cho người thừa hành các bộ phận sản xuất, mọi hoạt động sản xuất của công ty đều thông qua phòng kỹ thuật sản xuất và phòng điều hành trung tâm với cơ cấu quản lý này Giám đốc công ty có thể chỉ đạo chung, vừa tận dụng khai thác trình độ chuyên môn, do đó Giám đốc Công ty vừa cớ thể quản lý dài hạn bằng các chức năng vừa quản lý ngắn hạn bằng các quyết định thừa hành. Cơ cấu quản lý của công ty xi măng Hoàng Thạch hiện nay được thể hiện qua sơ đồ. Gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc ®Çu t­ x©y dùng Phã gi¸m ®èc kiªm gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc kinh doanh Phã gi¸m ®èc khai th¸c má Phã gi¸m ®èc c¬ ®iÖn Phã gi¸m ®èc s¶n xuÊt Chi nh¸nh L¹ng S¬n Chi nh¸nh TP-Hå ChÝ Minh Chi nh¸nh H¶i D­¬ng Chi nh¸nh B¾c Ninh Chi nh¸nh Qu¶ng Ninh Phßng kinh doanh Phßng ®êi sèng Phßng y tÕ Phßng hµnh chÝnh qu¶n trÞ X­ëng Xe M¸y X­ëng Khai Th¸c Phßng kü thuËt Má Tæ thÈm ®Þnh Phßng b¶o vÖ qu©n sù Phßng kÕ to¸n thèng kª tµi chÝnh Phßng vËt t­ Phßng kÕ ho¹ch Phßng tæ chøc lao ®éng X­ëng n­íc Tæng kho Phßng ThÝ nghiÖm - KCS X­ëng §ãng bao X­ëng xi m¨ng X­ëng lß nung X­ëng nguyªn liÖu Phßng ®iÒu hµnh trung t©m Phßng Kü thuËt s¶n xuÊt Phßng kü thuËt an toµn Ban kü thuËt an toµn X­ëng c¬ khÝ X­ëng §iÖn - §iÖn tö Nhµ m¸y vËt liÖu chÞu löa kiÒm tÝnh Ban qu¶n lý dù ¸n d©y chuyÒn 3 X­ëng X©y dùng c¬ b¶n Ban qu¶n lý dù ¸n Phã gi¸m ®èc x©y dùng c¬ b¶n - KÕ ho¹ch - KÕ to¸n Thèng kª Tµi chÝnh - Tæ chøc lao ®éng - B¶o vÖ qu©n sù - Phßng vËt t­ - Phßng thÈm ®Þnh 1.3.2. Đặc điểm về lao động: 1.3.2.1. Đặc điểm về chất lượng và kết cấu lao động Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu của quá trình sản xuất. Đây là yếu tố đặc bịêt, vì nó liên quan đến con người. Do vậy việc phân tích lao động và tiền lương có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế và xã hội. Kết cấu lao động và chất lượng lao động của Công ty được trình bầy trong Bảng 1.1. Qua đó ta thấy trong năm 2008 tỷ trọng cán bộ lãnh đạo tăng 6% ( bằng 12 người), công nhân kỹ thuật tăng 0,96% (bằng 15 người), nhân viên nghiệp vụ tăng 0,15% (nằng 1 người), lao động phổ thông giảm 17% (bằng 13 người) TT Tên đơn vị Tổng số CBCNV Trong đó Phụ nữ Cán bộ lãnh đạo CB NV Nghiệp vụ NV khác (BV, Tự vệ và khác) CN Kỹ thuật LĐ phổ thông Đại học, cao đẳng Ban Giám Đốc 6 6 6 1 Xưởng khai thác 224 7 8 19 8 148 41 18 2 Xưởng nguyên liệu 193 18 15 10 168 25 3 Xưởng lò nung 198 14 12 18 168 25 4 Xưởng xi măng 179 15 14 9 148 8 16 5 Xưởng đóng bao 269 20 13 7 218 31 13 6 Xưởng cơ khí 118 6 7 8 103 11 7 Xưởng Điện tử - Điện lạnh 168 25 21 66 81 77 8 Xưởng xe máy 168 9 8 11 3 141 5 14 9 Xưởng nước 79 18 8 3 68 5 10 X.Sửa chữa công trình 113 31 6 4 3 59 41 5 11 P.điều hành trung tâm 45 1 5 31 9 36 12 Phòng kỹ thuật mỏ 7 0 2 5 0 7 13 P. KTSX 9 0 3 6 0 9 14 Phòng TK cơ điện 10 1 2 8 0 10 15 Văn phòng 96 31 5 38 5 30 18 7 16 Phòng kế toán TKTC 29 16 3 26 0 15 17 Phòng kế hoạch 9 2 2 7 0 8 18 Trung tâm TT xi măng 56 19 9 22 24 1 10 19 Phòng vật tư 44 9 3 18 23 4 20 Phòng thí nghiệm KCS 91 30 8 18 65 21 21 Phòng tổ chức lao động 16 4 3 13 0 12 22 Phòng y tế 15 6 2 13 0 2 23 Phòng đời sống 73 61 6 13 2 52 3 24 Phòng bảo vệ - Quân sự 154 9 7 4 136 7 5 25 Phòng kỹ thuật AT- MT 7 0 2 5 0 5 26 Phòng XDCB 13 0 2 11 0 10 27 Ban quản lý DAXMHT 3 9 4 0 9 0 2 28 Tổng kho 83 12 11 17 47 0 8 43 29 Đoàn thể 83 28 3 8 7 45 20 4 30 Phòng thẩm định 10 3 7 3 0 8 31 VP. Đại diện tại Lạng Sơn 9 1 2 7 0 9 32 VP. Đại diện tỉnh Bắc Ninh 8 3 1 0 7 1 33 VPĐD tỉnh Hải Dương 11 3 2 5 4 2 34 VPĐD tỉnh Quảng Ninh 14 4 2 8 4 3 35 VPĐD tại TP. HCM 8 1 1 2 5 1 36 Ban quản lý chất lượng (27 3 0 1 2 0 1 Tổng cộng 2627 411 212 454 211 1577 173 453 Qua bảng thống kê cho ta thấy tổng số cán bộ và công nhân viên năm 2008 của công ty xi măng Hoàng Thạch là: 2.627 người. Trong đó: + Nữ: 411 người, chiếm 15,64% + Độ tuổi: 20 – 24 là 36 người, chiếm 1,37% 25 – 29 là 156 người, chiếm 5,94% 30 – 34 là 231 người, chiếm 8,79% 35 – 39 là 729 người, chiếm 27,75% 40 – 44 là 923 người, chiếm 35,14% 45- 49 là 339 người, chiếm 12,9% 50 – 54 là 153 người, chiếm 5,82% 55 – 60 là 60 người, chiếm 2,28%. 1.3.2.2. Đặc điểm về sử dụng lao động của Công ty Tình hình sử dụng lao động Công ty nhằm đánh giá trình độ tận dụng tiềm năng về lao động, thông qua các công tác kiểm tra chấm công, vắng mặt,. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỜI GIAN LAO ĐỘNG Bảng 1.2. TT Chỉ tiêu ĐVT TH 2007 TH 2008 TH 07/ TH 08 ± % 1 Tổng số CNV trong danh sách người 2.503 2.627 124 105.0 2 Tổng số ngày công theo lịch Ngày 913.595 958.855 45.260 105.0 3 Tổng số ngày công có hiệu quả Ngày 736.293 774.600 38.307 105.2 4 Tổng số giờ công có hiệu quả Giờ 5.368.935 5.634.915 265.980 105.0 5 Số ngày làm việc BQ của 1 CN/ năm Ngày 294.16 294.86 0.70 100.2 6 Số giờ làm việc BQ của 1 CN/ngày Giờ 279 727 - 0.02 99.8 7 Số giờ làm việc cả năm của 1 CN Giờ 2.105 2.138 33 101.6 1.3.2.3. Đặc điểm về năng suất lao động của Công ty Năng suất lao động là một chỉ tiêu quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh, nó phản ánh hiệu quả của công tác tổ chức lao động mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều quan tâm. Tăng năng suất lao động là một trong những biện pháp hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Qua bảng 1.3 ta thấy năng suất lao động của công nhân viên trong Công ty tăng bởi vì: Tổng sản lượng sản xuất trong năm 2008 tăng 0,9%, có được điều này là do hệ số huy động tài sản cố định bằng hiện vật tăng 4,4%. Như vậy sản lượng tăng chủ yếu là do năng suất lao động tăng. BẢNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY Bảng 1.3. TT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện 2007 Năm 2008 So với 2007 So với KH 2008 Kế hoạch Thực hiện số tuyệt đối tỷ lệ (%) số tuyệt đối tỷ lệ (%) 1 Sản lượng Tấn 3575857 3500000 3607527 31670 100,89 107527 103,07 2 Giá trị sản xuất Tr đồng 2258628 2141800 2349020 90393 104,00 207220 109,68 3 Tổng số lao động Người 2503 2670 2627 124 104,95 - 43 98,39 CNVSXCN Người 2170 2250 2242 72 103,32 - 8 99,64 4 NSLĐ tính bằng hiện vật Cho 1 CNV T/ người 1429 1311 1373 -55 96,12 62 104,76 Cho 1 CNVSXCN T/ người 1648 1556 1609 - 39 97,65 54 103,44 5 NSLĐ tính bằng giá trị Tr. đ/ ng.n Cho 1 CNV Tr. đ/ ng.n 902 802 894 - 8 99,09 92 111,47 Cho 1 CNVSXCN Tr. đ/ ng.n 1041 952 1048 7 100,66 96 110,07 1.3.2.4. Đặc điểm về tiền lương. Tiền lương là một khoản thù lao trả cho người lao động để tái sản xuất sức lao động. Khi phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương phải phù hợp với 2 yêu cầu đó là kinh tế và xã hội. Tiền lương là yấu tố quan trọng, chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm. Do vậy phải sử dụng quỹ tiền lương là một trong những giải pháp nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. QUỸ TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY NĂM 2008 Bảng 1.4. TT Chỉ tiêu ĐVT TH 2007 TH 2008 Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ lệ (% 1 Tổng DT Tr.đ 2.262.137 2.363.061 100.942 104.46 2 Tổng quỹ lương Tr.đ 125.267 171.873 46.606 137.21 3 Đơn giá tiền lương/ 1000đ DT Đ/ 1000đ 55 73 17.36 131.35 4 Tổng số CNV Người 2.503 2.627 124.00 104.95 5 CNV SX CN Người 2170 2.242 72.00 103.32 6 Tiền lương BQ 1 CNV Tr.đ/ th 4.17 5.45 1.28 130.73 7 Tiền lương BQ 1 CNV SX CN Tr.đ/ th 4.81 6.39 1.58 132.80 Qua bảng 1.4 nhận thấy hầu hết các chỉ tiêu tăng giảm như sau: Tổng quỹ tiền lương năm 2008 tăng so với năm 2007 là 46.606 triệu đồng. Tền lương bình quân của mỗi lao dộng tăng lên 1,28 triệu dồng/ người/ tháng so với năm 2007. Kích thích được công nhân yên tâm ssản xuất, đảm bảo ổn định thu nhập cho người lao động. Tổng quỹ tiền lương tăng lên là do nguyên nhân đơn giá tiền lương cho 1000đ doanh thu tăng 31,35% 1.3.3.Đặc điểm về vật tư thiết bị Thiết bị của hai dây chuyền sản xuất đa số là được nhập khẩu từ nước ngoài do hãng F.L.Smidth (Đan Mạch) với vai trò là người thiết kế và tổng thầu công trình đã chọn mua và đặt hàng chế tạo thiết bị tại nhiều nước theo yêu cầu, gồm các nhóm chủ yếu sau: - Thiết bị cơ khí có kích thước và trọng lượng lớn như: lò nung, máy nghiền, máy đập, quạt gió, gầu nâng được chế tạo tại Nhật Bản. Các bộ phận cơ khí chính xác được chế tạo từ Đan Mạch. - Các động cơ cao thế có công suất từ 1.200 đến 6.800 kW của hãng AISA Thụy Điển và hãng YASKAWA Nhật Bản. - Thiết bị trạm điện cao thế của hãng CALOR - EMAG, bơn bột liệu FULLER và thiết bị cấp liệu định lượng SHENCHK từ Tây Đức. - Máy nén khí loại lớn của ATLAS - COPCO Thụy Điển, loại nhỏ của BEBICON Nhật Bản. - Máy tính điện tử SOLAR của Pháp. - Máy phân tích quang phổ bằng X - Ray của Thụy Sĩ. - Khớp nối thuỷ lực và lọc bụi tay áo Dalamatic của Anh. - Thiết bị truyền hình công nghiệp của hãng điện tử Phillips Hà Lan. - Thiết bị khai thác và vận chuyển đá vôi, đá sét được nhập từ các hãng ATLAS - COPCO và KOCKUMS của Thụy Điển, KOMATSU và KAWASAKI của Nhật Bản và AKERMAN của Thuỵ Điển... BẢNG MÁY MÓC THIẾT BỊ DÙNG VÀO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CHÍNH Bảng 1.5 TT Tên thiết bị Năng suất (Tấn/h) Công suất (kW) Đặc điểm kỹ thuật Hệ số thời gian 1 Đập và vc đá vôi A1 750 1.200 0,21 Đập và vc đá vôi A2 1000 1.200 0,21 2 Đập và vc đá sét chung cho cả HT1, HT2 210 2x110 0,21 3 Lò nung W1 129 f 5,5m x 89m 0,89 Lò nung W2 138 f 4,15m x 64m 0,89 4 Máy nghiền liệu R1 248 3.920 f 5,6x7+3,6m 0,82 Máy nghiền liệu R2 300 4.850 f 5,4m x 15m 0,82 5 Máy nghiền xi măng Z1 176 6.500 f 5,2 x 14m 0,82 Máy nghiền xi măng Z2 200 6.800 f 5,4m x 15m 0,82 6 Máy nghiền than K1 25 500 f3,2x4,4+2,8m 0,75 Máy nghiền than K2 40 750 0,75 7 Máy đóng bao (8 máy) 90 0,27 1.3.4. Đặc điểm về quản lý chất lượng sản phẩm Nâng cao chất lượng sản phẩm là mục tiêu quan trọng của Công ty đã được đề ra trong hoạt động sản xuất nhằm nâng cao niềm tin trong người tiêu dùng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm luôn được Công ty chú trọng bằng việc áp dụng công nghệ mới: - Giám sát chặt chẽ từ khâu nguyên liệu bán thành phẩm đến thành phẩm, quy hoạch và tổ chức khai thác đá vôi, đá sét phù hợp để luôn đảm báo chất lượng, số lượng ổn định. Thực hiện nghiêm túc quy trình công nghệ như: Duy trì ổn định các hệ số chế tạo của bột liệu để sản xuất Clinker mác cao, thực hiện tốt việc đồng nhất sơ bộ, tổ chức vệ sinh tòan bộ hệ thống si lô chứa đồng nhất, phát huy tính năng tác dụng của thiết bị, đảm bảo sự đồng nhất và ổn định của phối liệu. - Nghiên cứu sử dụng chất trợ nghiền để tăng năng suất máy nghiền, ổn định khâu cấp liệu cho lò nung Clinker hoạt động dài ngày và đạt mác Clinker cao - Nghiên cứu tìm nguồn phụ gia tại chỗ và chất lượng ổn định để nâng cao tỷ lệ phụ gia, duy trì màu sắc truyền thống của xi măng. - Nghiên cứu các chất trợ nung để hỗ trợ qúa trình nung luyện Clinker đảm bảo cho lò nung hoạt động ổn định dài ngày vớ năng suất cao chất lượng tốt. - Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm và triển khai sản xuất xi măng đặc chủng đáp ứng nhu cầu thị trường. - Thực hiện nghiêm túc các quy trình quy phạm của hệ thống quản lý chất lượng và quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO14001, duy trì ổn định chất lượng xi măng để giữ vững uy tín thương hiệu sản phẩm trên thị trường. - Công ty còn đầu tư cơ sở vật chất cho thí nghiệm, đào tạo nâng cao trình độ công nhân viên. Ngoài ra Công ty áp dụng biện pháp gắn việc trả lương sản phẩm vói chất lượng sản phẩm cũng như cơ chế thưởng phạt với cá nhân tập thể thực hiện tốt chất lượng sản phẩm. BẢNG THỰC HIỆN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Bảng 1.6 STT Các chỉ tiêu ĐVT Theo TCVN Thực hiện 1 Cường độ N/mm2 >30 33,5 2 Độ mịn % khối lượng <12 8 Các chỉ tiêu của Công ty thực hiện đối với sản phẩm đều cao hơn so với tieu chuẩn quy định của Việt Nam, điều này cho thâý Nhà máy đã có nhứng cố gắng vượt bậc trong việc tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất. Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty còn chú trọng đến chất lượng nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất để tạo nêm được sự đồng bộ từ nguyên liệu đầu vào cho đến khi sản phẩm được hoàn thành. Sau đây là tiêu chuẩn kỹ thuật nguyên vật liệu : TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT NGUYÊN VẬT LIỆU 1. Đá vôi Bảng 1.7 Nguyên liệu Hàm lượng ( % ) Kích thước ( mm ) CaO MgO Trước khi vào Sau khi vào Đá vôi 60-67 <2,5 350 25 2. Đất sét Nguyên liệu Hàm lượng ( % ) Độ ẩm ( W ) Kích thước ( mm ) SiO2 Al2O3 Fe2O3 MKN Trước Sau Trước Sau Đất sét 60-70 13-18 6-9 <6 15 3 100 20 3. Quặng sắt : Nguyên liệu Hàm lượng ( % ) Độ ẩm ( W ) Kích thước ( mm ) Fe2O3 Trước Sau Quặng sắt >70 <10 <5 2-10 4. Barit Nguyên liệu Hàm lượng ( % ) Kích thước ( mm ) BaSO4 Vào Ra Barit >75 <200 <20 5. Than Nguyên liệu Hàm lượng ( % ) Độ ẩm ( % ) Đ. Tro ( Ak ) C. Bốc (V ) N. lượng (Kcal/kg) Than QN < 18 5-9 6500 < 11 < 7.5 Than KH < 18 6-12 6000 < 10 < 10 Than Núi Hồng < 25 9-15 5000 < 25 < 25 6. Thạch cao Nguyên liệu Hàm lượng ( % ) Kích thước ( mm ) SO3 Vào Ra Thạch cao >37 < 300 < 30 7. Xỉ lò cao Nguyên liệu Độ ẩm ( % ) Kích thước ( mm ) < 3 Vào Ra Xỉ lò cao < 300 < 20 Qua việc thực hiện tiêu chuẩn kỹ thuật nguyên vật liệu ta thấy Công ty đã thực hiện chát lượng sản phẩm một cách khoa học và đúng quy định của viện khoa học kiểm định chất lượng Việt Nam, đến từng khâu nhỏ trong công nghệ sản xuất xi măng. 1.3.5.Đặc điểm về môi trường kinh doanh 1.3.5.1. Môi trường bên trong Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo của Công ty cùng sự đoàn kết nhất trí, quyết tâm cao của Đảng bộ và Ban giám đốc Công ty đồng tâm hợp sức tháo dỡ khó khăn, xây dựng Công ty ngày càng bền vững. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhiệt tình có năng lực, trình độ đã góp phần nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm khi tham gia vào thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, Công ty đã có định hướng đúng đắn, phù hợp, đầu tư đúng hướng, các biện pháp kỹ thuật, công nghệ mới được áp dụng vào quá trình sản xuất và tiêu thụ. Tất cả điều đó đã giúp Công ty mở rộng, nâng cao uy tín; nhiều bạn hàng, đối tác tín nhiệm. `Tuy nhiên, Công ty cũng mắc phải những khó khăn cơ bản về trình độ đội ngũ công nhân kỹ thuật chưa tương xứng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và định hướng phát triển của Công ty. Đặc biệt, sự biến động về giá cả trên thị trường: giá điện tăng, giá nguyên vật liệu tăng... làm giá thành sản xuất sản phẩm đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động tiêu thụ của Công ty. 1.3.5.2. Môi trường bên ngoài Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ nên sự cạnh tranh là rất gay gắt. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cả về giá thành sản phẩm, về trình độ chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm công tác trong ngành... là rất mạnh mẽ. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, đất nước gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đòi hỏi toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty phải nỗ lực hết mình phấn đấu để nâng cao năng lực trình độ chuyên môn kỹ thuật, nâng cao uy tín cho Công ty... đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của ngành. 1.4. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bảng các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của công ty xi măng Hoàng Thạch năm 2008 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện năm 2007 Năm 2008 So sánh thực hiện 2008 với Kế hoạch Thực hiện Thực hiện 2007 Kế hoạch 2008 (±) (%) (±) (%) 1 Sản lượng sản xuất Tấn - Clinker Tấn 2 068 158 1 950 000 2 120 067 51 909 102,51 170.067 108,72 - Xi măng Tấn 3 575 857 3 500 000 3 607 527 31 670 100,89 107.527 103,07 + Tại Hoàng Thạch Tấn 2 968 604 2 900 000 3 103 070 134 466 104,53 203.070 107,00 + Tại Hải Vân Tấn 607 253 600 000 504 457 504 457 83,07 -95.543 84,08 2 Sản lợng tiêu thụ Tấn 3 567 911 3 500 000 3 614 937 47 026 101,32 114.937 103,28 3 Giá trị sản xuất Triệu đồng 2 258 628 2 141 800 2 349 020 90 393 104,00 207.220 109,68 4 Tổng doanh thu thuần Triệu đồng 2 262 137 2 150 000 2 363 061 100 924 104,46 213.061 109,91 - Doanh thu xi măng, Triệu đồng 2 253 609 2 141 800 2 353 845 100 237 104,45 212.045 109,90 - Doanh thu SX khác Triệu đồng 8 528 8 200 9 216 688 108,06 1.016 112,38 5 Giá trị gia tăng Triệu đồng 337 858 349 299 11 441 103,39 6 Tổng số vốn kinh doanh Triệu đồng 1 335 184 1 555 227 220 043 116,48 - Vốn cố định Triệu đồng 412 419 458 119 45 700 111,08 - Vốn lu động Triệu đồng 922 765 1 097 108 174 344 118,89 7 Tổng số lao động Người 2 503 2 670 2 627 124 104,95 -43 98,39 CNVSXC. Người 2 170 2 250 2 242 72 103,32 -8 99,64 8 Hao phí vật t chủ yếu - Than cám Kg/tấn Clinker 136,879 136,00 135,511 -1,368 99,00 -0,489 99,64 - Dầu MFO Kg/tấn Clinker 1,272 4,00 1,582 0,310 124,37 -2,418 39,55 - Điện năng Kg/tấn Clinker 78,197 79,00 77,254 -0,943 98,79 -1,746 97,79 9 NSLĐ bình quân a Bằng chỉ tiêu hiện vật - Tính cho 1 CNV toàn DN T/ng-năm 1429 1311 1373 -55 96,12 62 104,76 - Tính cho 1 CNVSXC T/ng-năm 1648 1556 1609 -39 97,65 54 103,44 b Bằng chỉ tiêu giá trị - Tính cho 1 CNV toàn DN Trđ/ng-năm 902,4 802,2 894,2 -8 99,09 92 111,47 - Tính cho 1 CNVSXC Trđ/ng-năm 1040,8 951,9 1047,7 7 100,66 96 110,07 10 Giá bán Đ/Tấn 631 633 611 943 651 144 19.512 103,09 39.201 106,41 11 Giá thành 1ĐV SP Đ/Tấn 392 074 410 000 409 075 17 001 104,34 -925 99,77 12 L.nhuận thuần từHĐSXKD Triệu đồng 357 995 400 000 433 010 75 016 120,95 33.010 108,25 13 Lợi nhuận trớc thuế Triệu đồng 360 963 380 000 433 880 72 917 120,20 53.880 114,18 14 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 266 858 285 000 306 604 39 746 114,89 21.604 107,58 15 Nộp ngân sách nhà nớc Triệu đồng 200 000 175 000 225 000 25 000 112,50 50.000 128,57 Thưc tế trong năm 2008 công ty xi măng Hoàng Thạch có nhiều lỗ lực trong viêc tô chưc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nâng cao chât lượng sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Để thấy rõ hơn tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2008 ta phân tích các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu. Căn cứ vào bảng số liêu ta thấy :Trong năm 2008 Công ty đã cơ bản hoàn thành vượt mức kế hoạch các chỉ tiêu như sau: sản lượng sản xuất vượt 3,07% tương ứng vơi 107.067 tấn, sản lượng tiêu thụ tăng 14,937% tương ứng 114.937 tấn, doanh thu tăng 9,9% tương ứng 213,061 tỷ đồng, năng suất lao động theo hiện vật tăng 4,8% tương ứng 62 tân/ngừơi-năm, năng suât lao động băng giá trị tăng 11,5% tương ướng với 9,2 triệu đồng/người-năm, nôp ngân sách tăng 28,6% tương ứng với 50 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 7,6% tương ứng 21,604 tỷ đồng,Công ty đã tìm cách hạ giá thành đơn vị nhưng do chi phí nguyên vật liệu biến động thất thường theo chiều tăng cho nên đã làm cho giá thành đơn vị tăng 0,8% tương ứng 5.384 đồng/tấn. So với năm 2007: sản lượng sản xuất tăng 0,9% tương ứng 31.670 tấn, sản lượng tiêu thụ tăng 1,3% tương ứng 47.026 tấn vì vây đã làm cho doanh thu tăng nên 4,5% tương ứng 924 triệu đồng. năng suất lao động theo hiện vật giảm 3,9% bằng 55 tấn/người-năm, năng xuất lao đông băng giá tri giảm 2,4% bằng 3,9 triệu đồng/người-năm vì số lượng lao đông năm 2008 tăng nhanh hơn mức tăng sản lượng , nộp ngân sách tăng 12,5% bằng 25 tỷ đồng, giá thành đơn vị sản phẩm tăng 1,8% băng 12.311 đồng/tấn. Đó là những thành tích to lơn mà toàn bô cán bộ công nhân viên trong Công ty đã lỗ lưc phấn đấu đat được trong năm 2008. BIỂU ĐỒ NĂNG LỰC SẢN XUẤT XI MĂNG CH ƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ XI MĂNG CỦA CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH 2.1. Kết quả tiêu thụ xi măng của Công ty xi măng Hoàng Thạch thời gian qua. Tiêu thụ sản phẩm là khau cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiêu thụ tốt hay không sẽ quyết định đến kết quả sản xuất kinh daonh của Công ty. Quá trình tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ kích thích và tạo điều kiện tốt cho quá trình sản xuất và phát triển. Phân tích tình hình tiêu thụ dựa trên tính cân đối giữa khả năng sản xuất sản phẩm đối với nhu cầu thị trường. Khối lượng , chất lượng mặt hàng tiêu thụ sao cho đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh là tốt nhất . Để hiểu rõ tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty ta đi phân tích số liệu các bảng sau : KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM THEO MẶT HÀNG Bảng 2.1 Tên sản phẩm Thực hiện năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Kế hoạch Thực hiện TH 2008/TH 2007 TH 08/KH 08 ( + , - ) % ( + , - ) % Clinker 0 0 0 0 0 0 0 Xi măng bột 3 567 911 3 500 000 3 614 937 47 026 101,3 114.937 103,3 Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy tình hình tiêu thụ của nhà máy năm 2008 nhìn chung là tốt. Tổng sản phẩm tiêu thụ tăng 3,3% bằng 114.937 tấn so với kế hoạch và tăng 1,3 % bằng 47.026 tấn so với thực hiện năm 2007. Xét về mặt hàng clinker năm 2007 Công ty dùng để phục vụ Cho sản xuất xi măng nên Công ty không có clinker tiêu thụ ra thị trường và năm 2008 công ty cũng không đủ clinker clinker để sản xuất xi măng nên Công ty cũng không đề ra kế hoạch tiêu thụ clinker. Với tình hình thực tế của việc phát triển kinh tế xã hội hiện nay thì nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường rất có tiềm năng, do đó việc tiêu thụ sản phẩm có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên do không có clinker để tiêu thụ ra thị trường nên Công ty để mất thị trường tiêu thụ clinker cho các công ty khác. Vì vậy năm 2009 Công ty tiếp tục xây dựng thêm một dây chuyền sản xuất c._.linker nữa vơí công suất 1,1 tấn/năm để có đủ clinker để sản xuất xi măng và tiêu thụ ra thị trường. Để hiểu rõ hơn tình hình tiêu thụ sản phẩm ta đi phân tích quá trình tiêu thụ theo khu vực, được thể hiện qua bảng sau: KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM THEO KHU VỰC Bảng 2-2 TT Khu vực ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Khối lượng Tỷ trọng ( % ) Khối lượng Tỷ trọng ( % ) Tuyệt đối ( + ; - ) Tương đối % 1 Miền Bắc 2.470.778 69,25 2.479.124 68,58 8.346 0,337 2 Miền Trung 967.618 27,12 1.048.331 29 80.713 8,34 3 Miền Nam 129.515 3,63 87.482 2,42 -42.033 -32,4 Tổng 3.567.911 100 3.614.937 47.026 1,32 Năm 2008 sản lượng tiêu thụ ở các khu vực đều tăng hơn so với năm 2007, đặc biệt là khu vực phía Bắc chiếm 68,58% sản lượng tiêu thụ tăng 0,337% , đây chính là khu vực tiêu thụ ổn định của Công ty và sẽ ngày một tăng với nhu cầu xi măng để đáp ứng cho quá tình xây dựng và phát triển đô thị hóa hiện đại hóa hiện nay. Bên canh đó khu vực miền Trung có mức tiêu thụ tăng rất lớn so với năm 2007 tăng 8,34% vì do điều kiện thời tiết, khí hậu năm 2008 ổn định hơn ít ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm . Vì vậy Công ty nên có chiến lược phù hợp với thị trường này để sao cho việc tiêu thụ đạt kết quả tốt nhất và giữ được khách hàng, tránh được sự mất cân đối giữa các khu vực trong những năm tiếp theo. Còn khu vực Miền Nam sản lượng tiêu thụ giảm đi rất nhiều giảm 32,4% so vơí năm 2007 vi năm 2008 Công ty tập trung tiêu thụ sản phẩm ở thị trường phía Bắc và thị trương Miền Trung. Để tăng trưởng và phát triển Công ty cần có những biện pháp chiến lược ổn định đối với khu vực có nhu cầu cao và những khu vực tiềm năng đẻ mở rộng thị trường sao cho đạt được kết quả kinh tế cao nhất. Để đạt được kết quả cao Công ty hoàn thiện mô hình tiêu thụ sản phẩm, vận dụng phương thức bán hàng mới phù hợp với tình hình thực tế thị trường, góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả hơn, tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giữ vững thị phần trong các địa bàn truyền thống. Tiếp cận , mở rộng sang các địa bàn mới tại miền Trung và miền Nam. Thực hiện ký kết hợp đồng gia công xi măng Hoàng Thạch với một số đối tác có khả năng đáp ứng được yêu cầu chất lượng của Công ty nhằm mở rộng địa bàn tiêu thụ, đồng thời duy trì và giữ vững uy tín trên thị trường. Để nâng cao hiệu quả quản lý và tiêu thụ sản phẩm Công ty đã thay đỏi mo hình tiêu thụ xi măng từ hình thức đại lý sang hình thức nhà phân phối, bước đầu dã đem lại hiệu quả cao cho Công tyc ũng như các nhà phân phối. Điều này đã giúp Công ty giảm bớt chi phí quản lý trong việc tiêu thụ sản phẩm, thủ tục mua bán thuận lợi quản lý tốt và hiện quả hơn các địa bàn tiêu thụ xi măng, khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà phân phối chủ động hơn về mặt thị trường tiêu thụ. Công ty đã chuyển các chi nhánh thành cac văn phòng đại diện làm nhiệm vụ quản lý thị trường và đx thành lập xong trung tâm tiêu thụ xi măng, bắt đầu đi vào hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả quản lý việc tiêu thụ sản phẩm và phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay. Trong điều kiện thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều thương hiệu xi măng cùng tham gía với giá hết sức cạnh tranh và cơ chế linh hoạt. Bên canh đó giá xăng dầu và một số vật tư đầu vào không ngừng tăng cao ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm. Công ty thường xuyên khảo sát các thị trường tiêu thj mới, kiểm tra giám sát các thị trường truyền thống để nắm bắt tâm lý nhu cầu của khách hàng, biến động về giá cả, trên cơ sở đó đưa ra cơ chế, chínhsách bán hàng phù hợp. Công ty đã tiến hành tổ chức hội nghị khách hàng để thảo luận, bàn bạc với các nhà phân phối. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó Công ty đã tổ chức cho các nhà phân phối đi tham quan du lịch, học hỏi kinh nghiệm, kịp thời khuyến khích động viên các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm xi măng ổn định và gắn bó lâu dài với Công ty. Trong năm Công ty đã tiến hành giải quyết thỏa đáng các khiếu nại của các khách hàng liên quan đến chất lượng xi măng. Qua đó chất lượng và thương hiệu xi măng của Công ty ngày càng được khẳng định là thương hiệu mạnh trên thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn cho các công trình. * Phân tích Tình hình tiêu thụ xi măng của công ty xi măng Hoàng Thạch Vừa qua nước ta vừa trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức thương mại thế giới WTO, theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế một làn sóng đầu tư vào Việt Nam sẵp diễn ra, như vậy nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng cho sự phát triển các khu công nghiệp các cụm công nghiệp là ngày càng tăng lên. Hơn nữa cơ sở vật chất, đường sá, nhà cửa của đất nước đang trong quá trình xây dựng, cả nước là một công trường xây dựng. Khi nhu cầu về xây dựng tăng lên như vậy thì hệ quả tất yếu là phải dùng rất nhiều vật liệu xây dựng trong đó có xi măng - vật liệu không thể thiếu trong các kết cấu xây dựng. Do đó có thể khẳng định đựơc rằng trong thời gian tới nhu cầua về xi măng sẽ tăng mạnh. Mức tăng lượng xi măng này là do sự biến động hay thời gian đầu tư xây dựng cơ sở hạn tầng, các công trình dân dụng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. * Phần tích quá trình sản xuất và tiêu thụ: Một quá trình sản xuất được gọi là nhịp nhàng nếu trong kỳ phân tích luôn luôn đảm bảo cho Công ty hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, nhưng công tác lập kế hoạch phải sát với tình hình thực tế của Công ty. Tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân sản xuất nhịp nhàng là biểu hiện của việc sử dụng máy móc thiết bị, sức lao động có hợp lý hay không. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ XI MĂNG THEO THÁNG NĂM 2008 Bảng2.3 Đơn vị: Tấn Tháng Kế hoạch Thực hiện So sánh (±) (%) 1 310 000 275 438 - 34 562 88,9 2 150 000 138 890 - 11 110 92,6 3 340 000 306 918 - 33 082 90,3 4 370 000 390 243 20 243 105,5 5 380 000 332 134 - 47 866 87,4 6 260 000 258 584 - 1 416 99,5 7 250 000 285 423 35 423 114,2 8 270 000 309 959 39 959 114,8 9 270 000 296 710 26 710 109,9 10 300 000 299 345 - 655 99,8 11 300 000 337 736 37 736 112,6 12 300 000 383 557 83 557 127,9 Cả năm 3 500 000 3 614 937 114 937 103,3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT XI MĂNG THEO THÁNG NĂM 2008 Bảng2-4 Đơn vị: Tấn Tháng Kế hoạch 2008 Thực hiện 2008 So sánh (±) (%) 1 310 000 268 471 - 41 529 86,6 2 150 000 140 645 - 9 355 93,8 3 340 000 311 053 - 28 947 91,5 4 370 000 387 721 17 721 104,8 5 380 000 332 825 - 47 175 87,6 6 260 000 259 515 - 485 99,8 7 250 000 291 149 41 149 116,5 8 270 000 300 177 30 177 111,2 9 270 000 295 291 25 291 109,4 10 300 000 299 372 - 628 99,8 11 300 000 337 736 37 736 112,6 12 300 000 383 572 83 572 127,9 Cả năm 3 500 000 3 607 527 107 527 103,1 Từ số liệu bảng 2.3 và bảng 2.4 cho ta thấy tình tình sản suất và tiêu thụ của từng tháng trong năm 2008 so với kế hoạch của Công ty biến động rất thất thường, nó phản ánh đúng thực tế của thị trường. Nói chung trong năm 2008 vừa qua Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch trong cả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nên có thể nói quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là nhịp nhàng. Về sản xuất qua từng tháng vượt từ 4,8 - 28,9% tháng vượt cao nhất là tháng 7 và tháng 12 vượt từ 16,5 - 27,9%. Đó là những tháng cuối năm khi nhu cầu xây dựng tăng cao, những tháng sản xuất không đạt kế hoạch là tháng 1, tháng 2, tháng 3, do trùng vào tháng tết và là những tháng có mưa dầm ẩm ướt, nên việc sản xuất có giảm đi. Tháng 5 và tháng 6 sản xuất cũng không đạt kế hoạch do nguyên nhân những tháng này là tháng vào mùa mưa. Từ tháng 9 đến tháng 12 Công ty sản xuất thường là vượt kế hoạch vì đây là những tháng cuối năm thời thiết khô ráo rất thuận lợi cho việc sản xuất. Tuy nhiên tháng 10 không đạt kế hoạch là do Công ty phải dùng sủa chữa máy móc thiết bị Có thể nói rằng công tác lập kế hoạch tiêu thụ của công ty là chưa sát với thực tế, điều đó thể hiện ở % hoàn thành tiêu thụ có sự biến động không đồng đều, điều này sẽ được thể hiện rõ hơn ở những phân tích dưới đây: Để thấy rõ hơn tình hình tiêu thụ của Công ty có nhịp nhàng hay không ta sử dụng hai phương pháp sau: * Phương pháp xác định hệ số nhịp nhàng K 100 x n0 = ∑ mi i = 1 Áp dụng công thức : Hn = 100 x n Trong đó:- Hn : Là hệ số nhịp nhàng - n0: Là số tháng trong năm mà Công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch - n: Là tổng số tháng trong kỳ phân tích + Hệ số nhịp nhàng trong việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ 100 x 6 + 8,89 + 92,6 +90,3 +87,4 +99,5 + 99,8 Hn1 = = 0,96 100 x 12 Với kết quả tính toán ta thấy hệ số nhịp nhàng gần bằng 1 chứng tỏ tính nhịp nhàng của quá trình tiêu thụ là rất khá. * Phương pháp đồ thị (dùng số tuyệt đối) Hình 1.1. Biểu đồ nhịp nhàng quá trình tiêu thụ sản phẩm Qua biểu đồ thị tính nhịp nhàng của quá trình tiêu thụ cho ta thấy quá trình tiêu thụ trong năm 2008 là nhịp nhàng, nó thể hiện cả hai đường biểu diễn quá trình tiêu thụ nằm sát trên đường kế hoạch. 2.2. Công tác mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty xi măng Hoàng Thạch 2.2.1. Công tác nghiên cứu thị trường của công ty. Khách hàng và thói quen, tập quán tiêu dùng của khách hàng là rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong những năm qua, công ty cổ phần Xi măng Hoàng Thạch đã rất coi trọng hoạt động điều tra, nghiên cứu thị trường, coi đó là căn cứ quan trọng để lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ và các chính sách về sản phẩm, phân phối, xúc tiến, giá cả, đảm bảo cho công ty có thể duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Công tác nghiên cứu thị trường được ban lãnh đạo của công ty thực hiện. Trong khoảng thời gian nhất định (tháng, quý, năm) Tổng giám đốc công ty triệu tập các cán bộ lãnh đạo, các Trưởng phòng, Phó phòng ở các phòng ban để họp bàn về nghiên cứu thị trường, đề ra phương hướng phát triển thị trường trong thời gian tới. Trên cơ sở những thông tin về môi trường kinh doanh bên ngoài, các phản ánh của các bạn hàng và các đại lý tiêu thụ của công ty, ban lãnh đạo trực tiếp nghiên cứu về cơ cấu, cung cầu thị trường, cấu trúc thị trường, đối thủ cạnh tranh và nghiên cứu thị hiếu của khách hàng. Trên cơ sở nghiên cứu về thị trường của ban lãnh đạo công ty và các phòng ban thực hiện công tác nghiên cứu thị trường chi tiết. Thực hiện công tác này có hai phòng ban chức năng là: Phòng Kinh doanh và Phòng Kế hoạch. Các nhân viên ở hai phòng này có trách nhiệm theo dõi tình hình tiêu thụ của các đại lý, từ các báo cáo của các đại lý về hàng nhập - xuất- tồn sẽ lập ra kế hoạch về khả năng tiêu thụ của khách hàng ở từng khu vực, nhu cầu và khả năng mà sản phẩm mang lại cho khách hàng. Nghiên cứu, thăm dò thị trường các tỉnh và mối quan hệ với bạn hàng các tỉnh, nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của khách hàng thông qua các phiếu điều tra, bạn hàng buôn bán thường xuyên, thông tin trên Internet. Tuy nhiên việc điều tra thị trường của công ty nhiều khi còn mang tính hình thức và thường dựa vào các số liệu của các năm trước và các kì tiêu thụ trước. Điều đó không phản ánh được đầu đủ các yêu cầu mới của thị trường. 2.2.2. Xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ xi măng. * Căn cứ lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm - Các chỉ tiêu hướng dẫn của Tổng công ty xi măng Sản lượng sản xuất Clinke: 2.100.000 tấn/ năm Sản lượng sản xuất xi măng: 3.200.000 tấn/ năm Sản lượng xi măng tiêu thụ: 3.200.000 tấn/ năm - Dự báo về thị trường, kết quả Marting Trong tình hình hiện nay, thị trường luôn biến động nên phần nào cũng ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty cần phải nắm bắt được các thông tin về thị trường để có thể đáp ứng nhu cầu một cách nhanh nhất theo tổng sơ đồ phát triển của ngành xi măng đến năm 2015 nhu cầu về xi măng dự báo là: BẢNG DỰ BÁO VỀ THỊ TRƯỜNG Bảng 2.5 Năm 2009 2010 2015 xi măng (triệu tấn) 7,5 7,5 10 Qua đây ta thấy: Nhu cầu về xi măng sẽ đạt mức sản lượng cao năm 2009 đến năm 2015 đạt tới mức 10 triệu tấn. Phương châm là: Tận dụng tối đa năng lực sản xuất dần dần đổi mới công nghệ, hoàn thiện các dây chuyền sản xuất, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận. Nhu cầu về xi măng sẽ ổn định ở các năm 2008 đến 2010. Tuy nhiên sản lượng xi măng có thể sẽ thay đổi để đáp ứng với nhu cầu của thị trường trong từng năm. - Các chỉ tiêu pháp lệnh và nhu cầu thị trường thông qua hợp đồng kinh tế Khách hàng của Công ty phân tán ở các tỉnh. Những khách hàng tiêu thụ lớn nhất của Công ty là các khách hàng ở phía Bắc chiếm 70% tổng sản lượng công ty, khách hàng khu vực Miền Trung chiến 26% tổng sản lượng công ty, khách hàng ở khu vực Miền Nam chiếm 4% tổng sản lượng của công ty. HỢP ĐỒNG TIÊU THỤ VỚI CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH Bảng: 2.6 TT Tên sản phẩm ĐVT Sản lượng tiêu thụ Khách hàng tiêu thụ 1 xi măng tổng số Tấn 3.200.000 - Khách hàng thuộc khu vực phía bắc: Công ty vật tư kỹ thuật xi măng, Công ty vận tải xi măng, chi nhánh Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Phú Thọ, Lào Cai, Công ty Sơn Hoàng, Công ty CPTM Giang Sơn, Công ty XNK Trường Xuân, Xí nghiệp Hồng Linh, Công ty CP Thái Hà, Doanh nghiệp Hồng Linh, Công ty CP Đông Duyên. - Khu vực Miền Trung: Công ty vật liệu xây dựng Đà Nẵng, Công ty kinh doanh Thạch Cao, Công ty xi măng Hải Vân, Cong ty TNHH Nghĩa Thành, Công ty cổ phần TMDV Thuận Hải - Khu vực Miền Nam/: Chi nhánh TP. HCM, Công ty kinh doanh nhà QNDN. - Các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật chủ yếu về sản xuất sản phẩm của Công ty. Căn cứ vào bài toán phối kĩ thuật công nghệ sản xuất xi măng của Công ty và số liệu phân tích thực hiện qua các năm ta có biểu chỉ tiêu các định mức kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty hiện nay đang thực hiện như sau: BẢNG CÁC ĐỊNH MỨC CHỦ YẾU Bảng 2.7 TT Chỉ tiêu ĐVT Định mức 1 Đá vôi Tấn/ tấn XM 1,058 2 Đá sét Tấn/ tấn XM 0,221 3 Quặng sắt Tấn/ tấn XM 0,019 4 Bô xít Tấn/ tấn XM 0,019 5 Thạch cao Tấn/ tấn XM 0,037 6 Phụ gia Tấn/ tấn XM 0,120 7 Vỏ bao Tấn/ tấn XM 20,025 8 Than cám Tấn/ tấn XM 0,105 9 Điện năng Kwh/ tấn XM 39,50 10 Clinker Tấn/ tấn XM 0,760 11 Bi đạn, tấm lót Tấn/ tấn XM 0,00023 - Tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng trong một số năm gần đây của Công ty xi măng Hoàng Thạch BẢNG THỐNG KÊ SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT QUA CÁC NĂM T Ừ 2004- 2008 Bảng 2.8 Năm Xi măng (tấn) Clinker (tấn) Bột liệu sống Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện 2004 2.800.000 2.840.000 1.850.000 2.000.123 3.800.000 3.287.465 2005 2.800.000 2.848.830 1.900.000 2.005.163 3.290.000 3.300.456 2006 2.850.000 2.876.962 1.900.000 2.062.282 3.300.000 3.320.123 2007 2.900.000 2.972.056 1.920.650 2.068.158 3.335.000 3.346.090 2008 2.950.000 3.110.750 1.950.000 2.102.067 3.340.000 3.422.135 2.2.3. Xây dựng chiến lược tiêu thụ xi măng * Chiến lược phân phối sản phẩm. Cơ chế thị trường đã tạo ra bước ngoặt lớn trong công tác tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp nhà nước trong đó có công ty cổ phần Xi măng Hoàng Thạch Trước đây trong cơ chế bao cấp, việc phân phối sản phẩm được nhà nước chỉ định địa chỉ, Công ty chỉ lo việc sản xuất sao cho đảm bảo kế hoạch. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, công ty được quyền tự chủ, tự mình tiến hành toàn bộ các hoạt động tiêu thụ. Mặc dù bước đầu còn gặp nhiều khó khăn song Công ty đã từng bước tháo gỡ, đổi mới đến nay công tác tiêu thụ của công ty cho thấy những dấu hiệu đáng khích lệ. Chính sách phân phối sản phẩm là một nội dung mà công ty hết sức quan tâm Các công ty xây dựng Người tiêu dùng Nhà máy sản xuất (kho thành phẩm) Đại lý Bán lẻ (Cửa hàng giới thiệu sản phẩm) Sơ đồ phân phối tiêu thụ xi măng Một đặc điểm tốt là cách tiêu thụ này rất năng động và nhậy bén trong việc xác định nhu cầu tiêu thụ và có khả năng cung ứng nhanh và kịp thời theo yêu cầu của người sử dụng. Kết hợp cả việc bán buôn và bán lẻ cho khách hàng. Người tiêu dùng có thể trực tiếp mua sản phẩm tại cửa hàng của công ty, hoặc qua các đại lý. Tức là phương châm của công ty là đa dạng hoá hình thức bán sản phẩm nhằm tận dụng triệt để các phương pháp bán hàng khác nhau đề tăng số lượng việc tiêu thụ sản phẩm. Cách thức hoạt động của hình thức tiêu thụ này là Công ty có thể ký các hợp đồng tiêu thụ đối với các Đại lý tiêu thụ này trong vòng một tháng, một quý hay một năm. Hàng ngày căn cứ vào lượng đặt hàng, Công ty có thể trực tiếp cử đội xe vận chuyển đến tận nơi hoặc giao hàng tại kho cho các Đại lý có phương tiện vận chuyển. Tuy nhiên hình thức công ty vận chuyển đến tận địa điểm cần vẫn được các đại lý quan tâm vì giá cước vận chuyển rẻ hơn thuê ngoài hoặc có trường hợp công ty miễn cước vận chuyển. Công ty có đội ngũ thường xuyên theo dõi quản lý hoạt động kinh doanh, kết quả tiêu thụ tránh tình trạng chiếm dụng vốn, mất khả năng thanh toán. Hàng tháng công ty thực hiện quyết toán một lần vào cuối tháng, đại lý có thể thanh toán hết một lần hoặc một phần, phần còn lại thanh toán bổ xung vào tháng sau. * Chiến lược về giá của công ty. Việc lập giá bán phù hợp với nhu cầu thị trường sẽ giúp công ty đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình như: tối đa hoá lượng bán, tối đa hoá lợi nhuận và tăng uy tín của công ty trên thị trường. Bên cạnh đó công cụ giá trong kinh doanh cũng rất phức tạp và hay biến động do còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: chính trị, văn hoá và chính sách của nhà nước...Với đặc điểm riêng của sản phẩm xi măng công ty có chính sách giá như sau: + Định giá theo chi phí. Công ty xác định giá thành công xưởng cho một đơn vị sản phẩm Zcx-1sp theo công thức. Zcx-1sp= GNL + Chi phí khác + Tiền lương Chi phí khác = VLP + KHTSCĐ + NLSC + Điện nước + CPQLDN + Thuế Thuế = Thuế vốn + Thuế đất + Thuế môn bài Tiền lương (công nhân) = Đơn giá lương 1sp + Bảo hiểm Khấu hao tài sản cố định phân bổ theo chi phí Bảo hiểm = 22% VLP: Vật liệu phụ NLSC: Nguyên liệu sửa chữa CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp Từ Zcx-1sp công ty sẽ định ra giá bán đối với sản phẩm đó + Giá sản phẩm. Việc định giá bán sản phẩm ở Công ty xi măng Hoàng Thạch dựa vào chi phí đầu vào, tình hình biến động giá trên thị trường, giá của các đối thủ cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của công ty. Công ty tính giá thành toàn bộ căn cứ vào giá thành công xưởng theo công thức: ZTB-1sp = ZCX-1sp + CPTTBH Trong đó: ZTB-1sp: Giá thành toàn bộ một đơn vị sản phẩm CPTTBH: Chi phí tiếp thị bán hàng Giá bán một đơn vị sản phẩm được xác định dựa vào ZTB-1sp P1sp = ZTB-1sp 3 (1+x) X là tỷ lệ lợi nhuận công ty định ra. Giá thanh toán = P1sp 3 (10+% thuế xuất VAT) Trên cơ sở đó công ty xác định giá bán cho từng loại sản phẩm của mình như sau: Đơn vị: Đồng/ tấn Tên sản phẩm Giá thành công xưởng Chi phí tiếp thị bán hàng Giá thành toàn bộ Giá bán Thuế VAT Giá thanh toán 1. Xi măng Xi măng rời 700.000 5.000 705.000 740.000 74.000 814.000 Xi măng bao 750.000 5.500 755.500 810.000 81.000 891.000 Ta thấy giá sản phẩm của công ty tương đối cố định, giá chỉ thay đổi chút ít trong quá trình tiêu thụ. Nếu giá bán bình quân trên thị trường thấp hơn hoặc bằng chi phí sản xuất sản phẩm của công ty công ty sẽ ngừng việc tiêu thụ sản phẩm. Giá bán sản phẩm của công ty không phân biệt giá với các khu vực, các mức thu nhập khác nhau trong cùng một thời điểm. Hiện tại công ty áp dụng chế độ chiết khấu với khách mua khối lượng lớn, mua thường xuyên... Đầu tư vốn cho các đại lý (đầu năm cấp vốn cuối năm thu hồi). * Chiến lược sản phẩm: Xi măng là sản phẩm có ảnh hưởng gần như là quyết định tới chất lượng công trình. Cụ thể là nó ảnh hưởng tới độ bền, tuổi thọ, chịu rung, mức độ chịu lực, ... Vậy nên nó có yêu cầu rất cao về mặt chất lượng. Từ đó công ty luôn chú trọng đặc biệt tới việc nâng cao chất lượng của sản phẩm. Công ty đề ra một quy trình theo dõi chất lượng sản phẩm rất khắt khe qua nhiều công đoạn sản xuất của sản phẩm. Kiên quyết loại bỏ các sản phẩm không đạt yêu cầu. Mục tiêu của công ty là sản phẩm phải luôn luôn đạt loại một. * Chiến lược xúc tiến hỗn hợp. Trong chiến lược marketing hỗn hợp của công ty từ năm 2007 tới năm 2010 có chỉ rõ: Công ty ngày càng phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến của mình để làm sao theo kịp được các đôi thủ cạnh tranh của mình. Công ty sẽ đưa các biện pháp xúc tiến như: Tổ chức hội nghị khách hàng, bán hàng trực tiếp và chiết khấu người tiêu dùng hoặc các đơn vị xây dựng mua với khối lượng lớn như chiết khấu 1% trên tổng số giá trị mua hàng, đối với khách hàng thường xuyên mua với khối lượng lớn thì triết 2% trên tổng giá trị mua hàng, tiến hành quảng cáo sản phẩm của công ty. Năm 2007 - 2010 Công ty có đưa thêm các biện pháp xúc tiến như chiết khấu chi phí cho các khách hàng mua sản phẩm xi măng của công ty vào mùa mưa (đặc biệt là các công trình thuỷ lợi phục vụ cho nông nghiệp) chiết khấu khoảng 1% trên tổng số giá trị mua hàng. Nếu khách hàng mua vào mùa mưa, là khách hàng thường xuyên mua với khối lượng lớn thì chiết giá khoảng 2% trên tổng giá trị mua, chiết giá cho các khách hàng mua mà thanh toán ngay thì khoảng 1% tổng giá trị mua hàng. Như vậy chính sách chiết khẩu của doanh nghiệp là rất linh động tạo điều kiện cho khách hàng lớn, khách hàng thường xuyên. Tất cả các chiến lược trên của công ty là nhằm mục đích mở rộng hơn nữa thị trường. Trong chiến lược phát triển thị trường của công ty từ năm 2007 tới năm 2010 Công ty đề ra như sau: Mục tiêu phát triển của công ty là đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sang các tỉnh lân cận như: Hà Nội, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn,... bằng kênh phân phối gián tiếp thông qua các Đại lý phân phối. Cụ thể là làm sao năm 2007 - 2009 công ty phải đặt được nền móng ở thị trường này với lượng thiêu thụ trên từng thị trường phải chiếm từ 15-20% doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty. Năm 2007 - 2010 công ty phải đặt được nền móng vững chắc trên từng thị trường này với doanh thu tiêu thụ sản phẩm phải chiếm từ 25% trở lên trong tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm xi măng ra bên ngoài thị trường. Chiến lược chỉ rõ là phải tập trung vào chinh phục các đơn vị xây dựng để họ dùng sản phẩm sản xuất xi măng của doanh nghiệp cho các công trình xây dựng của họ. Đồng thời cũng phải tập trung hơn nữa vào việc chinh phục người tiêu dùng (là các hộ gia đình có nhu cầu xây dựng). 2.2.4.. Tổ chức thực hiện chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ xi măng BẢNG CHIẾN LƯỢC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ XI MĂNG TT Khu vực ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Khối lượng Tỷ trọng ( % ) Khối lượng Tỷ trọng ( % ) Tuyệt đối ( + ; - ) Tương đối % 1 Miền Bắc 2.470.778 69,25 2.479.124 68,58 8.346 0,337 2 Miền Trung 967.618 27,12 1.048.331 29 80.713 8,34 3 Miền Nam 129.515 3,63 87.482 2,42 -42.033 -32,4 Tổng 3.567.911 100 3.614.937 47.026 1,32 Từ năm 2008 công ty đã bước đầu xâm nhập được vào thị trường các tỉnh lân cận. Năm 2008 tổng doanh thu tiêu thụ trên thị trường các tỉnh lân cận đạt 12% trên tổng doanh thu . Như vậy công ty đã thực hiện đúng chiến lược mở rộng thị trường đề ra. * Tổ chức thực hiện chiến lược marketting hỗn hợp. - Chiến lược phân phối Công ty thực hiện việc phân phối theo đúng chiến lược đã đề ra như sau: Mặt hàng xi măng là sản phẩm công nghiệp chính hàng năm đem lại nguồn thu lớn, nhưng tiêu thụ vẫn gặp nhiều khó khăn. Công ty đã có các đại lý tiêu thụ nằm rải rác ở các tỉnh như: Hà Nội, Hà Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang,... với tổng số đại lý là 50 nhưng chủ yếu vẫn là khu vực trong tỉnh. Các đại lý này là các hộ gia đình tham gia vào kinh doanh vật liệu xây dựng. Hiện nay trong tỉnh công ty có mạng lưới tiêu thụ dầy đặc hàng năm tiêu thụ lượng lớn lượng sản phẩm sản xuất ra. Bên cạnh đó công ty còn trực tiếp ký các hợp đồng tiêu thụ với các công ty xây dựng và trực tiếp giao hàng đến tận địa điểm thi công. - Chiến lược giá cả Từ năm 2008 tới nay công ty luôn thực hiện đúng chính sách giá đặt ra. Nhưng phải nói là đây là chính sách giá không năng động trong cơ chế thị trường, nó có thế hạn chế rất lớn khả năng cạnh tranh của công ty. Vậy nên công ty vẫn cần phải xem xét sửa đổi chiến lược về giá những năm sau. - Chiến lược sản phẩm: Công ty đã thực hiện theo đúng chiến lược đã đề ra. Công ty đã thường xuyên tiến hành sửa chữa lớn để đảm bảo cho toàn bộ dây truyền luôn hoạt động bình thường. Có như vậy, thì sản phẩm xi măng sản xuất ra mới có chất lượng ổn định. Công ty đã nhập khẩu một số máy móc, thiết bị nghiền để thay thế cho một số bộ phận trong dây truyền sản xuất xi măng - Chiến lược xúc tiến hỗn hợp. Công ty xi măng Hoàng Thạch còn tồn tại một thực tế là hầu hết các cán bộ công nhân viên đều là người từ cơ chế bao cấp chuyển sang. Do vậy hầu hết chưa qua một khoá đào tạo về Marketing, sự hiểu biết của họ về Marketing rất hạn chế điều này dẫn đến một thực trạng là các biện pháp xúc tiến hỗn hợp (khuyến mãi) của công ty mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa thực hiện được như chiến lược đề ra. Gần đây công ty mới chỉ thực hiện được một vài biện pháp xúc tiến như: + Tổ chức hội nghị khách hàng: Định kỳ hàng năm, công ty tiến hành tổ chức hội nghị khách hàng để thu thập các ý kiến của khách hàng về: Sản phẩm của công ty (chất lượng, mẫu mã, bao bì...), về các vấn đề khác như chất lượng phục vụ, phương thức thanh toán, phương thức giao nhận...qua đó đánh giá thấy được những yếu kém để khắc phục. Khách hàng được mời đến dự là đại diện của các nhà máy xi măng, các công ty xây dựng, ngoài ra còn có đại diện của các đại lý tiêu thụ sản phẩm của công ty. + Tiếp thị bán hàng: Công ty cử nhân viên đến các công ty xây dựng khác để chào hàng sau đó ký kết các hợp đồng tiêu thụ xi măng 2.3. Đánh giá việc thực hiện chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty xi măng Hoàng Thạch. Công ty xi măng Hoàng Thạch là doanh nghiệp nhà nước mới chuyển sang cổ phần. Khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường công ty đã chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Năm 2006 công ty đã xây dựng cho mình một chiến lược hoạt động kinh doanh. Vì Công ty mới chuyển sang hoạt động theo hình thức tự chủ nên khi xây dựng chiến lược cũng như thực hiện chiến lược còn nhiều sai sót .Qua gần ba năm thực hiện chiến lược ta thấy, mặc dù công ty đã đạt được một số chỉ tiêu trong chiến lược nhưng cũng có rất nhiều chỉ tiêu trong chiến lược công ty không đạt được. 2.3.1. Những thành tựu đạt được Sau gần 30 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, bằng nỗ lực của ban lãnh đạo, của cán bộ công nhân viên trong triển khai thực hiện các chiến lược, chính sách đề ra. Trong những năm qua công ty đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc và dần khẳng định vị thế trong ngành xi măng cả nước được Đảng và Nhà nước, cán bộ ngành ở Trung ương, được tỉnh uỷ, UBND 2 tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh tặng nhiều huân, huy chương và bằng khen, giấy khen, năm 2005 Công ty được đảng và Nhà nước tặng danh hiệu cao quý đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới - Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt từ 15% trở lên Sản phẩm của công ty đã thâm nhập mạnh hơn vào thị trường, mở rộng thị phần, nâng cao uy tín, tạo điệu kiện thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo thực hiện các mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của công ty - Công ty đã quan tâm đến việc nghiên cứu thị trường làm tiền đề cho sản xuất cũng như nghiên cứu phát triển cải tiến sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường. - Công ty tạo được mối quan hệ chặt chẽ với các đại lý tiêu thụ. Những thành tích của công ty đạt được là nhờ vào kết quả đạt được của các đại lý, góp phần phát triển thị trường đưa sản phẩm của công ty bao phủ nhiều nơi. Đạt được kết quả đó là do: + Công ty đã phát triển các hình thức dịch vụ nhằm tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Với ưu thế về năng lực vận, công ty đã tổ chức tốt hoạt động vận chuyển sản phẩm xi măng của công ty đến từng địa điểm tiêu thụ theo yêu cầu với giá cước thấp và tiến tới xoá bỏ cước phí đối với khách hàng mua với khối lượng lớn và đã có quan hệ làm ăn lâu dài với công ty. + Công ty đã chú trọng đầu tư theo chiều sâu, mua sắm máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất hiện đại, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm xi măng của công ty. + Công ty biết huy động và sử dụng hợp lý lực lượng lao động của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty coi trọng và luôn tạo mọi điều kiện để công nhân phát huy khả năng sáng tạo trong lao động sản xuất, có các biện pháp để phát triển lực lượng lao động. + Công ty có các chính sách hợp lý khuyến khích hoạt động kinh doanh của các phần tử trung gian nhằm hướng các phần tử này thực hiện mục tiêu của công ty, thực hiện tốt các chức năng của họ trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. 2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục. Bên cạnh những mặt đã đạt được, Công ty còn nhiều hạn chế cần khắc phục như: - Sức cạnh tranh còn kém do trình độ khoa học công nghệ . - Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty chưa hợp lý ( tỷ lệ giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp còn khá cao so với doanh nghiệp sản xuất), vấn đề phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận và các cá nhân còn chưa thống nhất làm giảm sức mạnh tổng hợp của toàn công ty. Cán bộ quản lý cần được đào tạo nâng cao trình độ - Sự liên kết giữa công ty và các đại lý chưa chặt chẽ gây ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm. - Công ty chưa đáp ứng được các dự án có quy mô một phần vì nguồn vốn, mặt khác do các cán bộ quản lý chưa đủ năng lực đáp ứng yêu cầu. 2.3.3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tácmở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty xi măng Hoàng Thạch Cũng như nhiều hoạt động khác trong sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, công tác tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Qua phân tích tình hình tiêu thụ tại Công ty xi măng Hoàng Thạch em nhận thấy được một số nguyên nhân chủ yếu sau ảnh hưởng tới công tác t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7827.doc
Tài liệu liên quan