Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu

Mục lục: A, Lời mở đầu: Bước vào thế kỷ 21, vị thế nước ta trên thế giới là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, thu nhập bình quân trên đầu người được xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập thấp (<825$ / người / năm). Trong cơ cấu kinh tế, tỉ trọng ngành nông nghiệp còn cao, tỉ trọng ngành công nghiệp và ngành dịch vụ còn thấp. Kĩ thuật công nghệ sản xuất chưa tiên tiến, thậm chí lạc hậu, không theo kịp đà phát triển của khoa học công nghệ thế giới. GDP bình quân đầu người thấp, ch

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉ đạt 400$/ người / năm (năm 2000). Vì các lẽ đó, việc phát triển nền kinh tế là vô cùng cần thiết. Chính phủ đã đề ra định hướng, chiến lược phát triển kinh tế đất nước, được thể hiện bằng những biện pháp, chính sách cụ thể thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển phù hợp với từng giai đoạn khác nhau. Kết quả trong giai đoạn 10 năm vừa qua 2000-2009 cho thấy, định hướng phát triển kinh tế nước ta là đúng đắn. Điều đó thể hiện ở tốc độ tăng trưởng hàng năm cao, trung bình giai đoạn 2000-2009 là 7,5%/ năm. Cơ cấu kinh tế được cải thiện, tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm dần, nhường chỗ cho ngành công nghiệp và dịch vụ. Kĩ thuật công nghệ sản xuất dần được hiện đại hoá. GDP hang năm tăng. GDP bình quân đầu người năm 2009 đạt 1074$/người, chính thức đưa nước ta thoát khỏi nhóm các quốc gia có thu nhập thấp. Có được những thành công đó là nhờ đóng góp lớn của hoạt động đầu tư phát triển. Nhưng bên cạnh những thành công đó vẫn còn một số tồn tại. Câu hỏi đặt ra là hoạt động đầu tư phát triển trong giai đoạn vừa qua đã đạt hiệu quả cao nhất chưa? Nếu chưa thì có thể tăng hiệu quả đầu tư lên nữa được không? Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cần phải nghiên cứu hoạt động đầu tư phát triển. Nếu phân loại đầu tư phát triển theo tính chất hoạt động đầu tư, thì chia ra thành 2 khía cạnh là hoạt động đầu tư theo chiều rộng và hoạt động đầu tư theo chiều sâu. 2 hoạt động đầu tư này tuy khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mối quan hệ đó rất quan trọng và quyết định đến hiệu quả đầu tư. Vì vậy, chúng em – nhóm 14 lớp kinh tế Đầu tư 49B, đã chọn đề tài: “ Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu” để cùng các bạn tìm hiểu, nghiên cứu và thảo luận về vấn đề này. B, Nội dung: I, Chương I: Lý luận chung về đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu. I.1,Những vấn đề cơ bản về đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu. I.1.1, Những vấn đề cơ bản về đầu tư, đầu tư phát triển: I.1.1.1, Khái niệm: + Đầu tư : Là việc hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Trên phương diện hoạch định tài chính cá nhân, đầu tư là sự hy sinh của một cá nhân trong việc tiêu dùng hiện tại để tích lũy tài sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong tương lai. + Đầu tư phát triển : là một phương thức của đầu tư trực tiếp, trong đó người bỏ vốn nhằm gia tăng giá trị của tài sản, thực chất sự gia tăng trong đầu tư phát triển là nhằm tạo ra năng lực sản xuất mới và cải tạo, mở rộng, nâng cấp năng lực sản xuất hiện có. I.1.1.2, Đặc điểm của đầu tư phát triển : + Quy mô nguồn lực sử dụng cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn.Quy mô vốn lớn đòi hỏi phải có các chính sách về kế hoạch đầu tư chính xác, hợp lý, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm. + Thời gian thực hiện đầu tư dài. Cần phải bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư, hạn chế thiếu vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản. + Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài. Cần quản lý tốt quá trình vận hành để nhanh chóng đưa các thành quả đầu tư vào sử dụng. Nhanh chóng hoạt động ở mức tối đa nhanh nhất để gia tăng năng suất, giảm hao phí. Chú ý đến yếu tố trễ thời gian đầu tư. + Các kết quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy các tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kì vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng. + Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kì đầu tư kéo dài và có thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài … nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao. Cần nhận diện rủi ro, xem xét đánh giá mức độ rủi ro và xây dựng các biện pháp phòng chống rủi ro. I.1.1.3,Vai trò đầu tư phát triển đối với nền kinh tế, đối với doanh nghiệp: I.1.1.3.1, Đối với nền kinh tế: - Tác động đến tổng cầu: Vấn đề đầu tiên để tạo ra sản phẩm cho xã hội là cần có đầu tư. Đầu tư chiếm tỉ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế.Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm 24 đến 28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới.Tác động của đầu tư đối với tổng cầu thể hiện rõ trong ngắn hạn. Xét theo mô hình kinh tế vĩ mô, đầu tư là bộ phận chiếm tỉ trọng lớn trong tổng cầu. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tăng đầu tư I làm cho tổng cầu AD tăng (nếu các yếu tố khác không đổi). AD = C + I + G + X - M Trong đó : C : Tiêu dùng I : Đầu tư G : Tiêu dùng của chính phủ X : Xuất khẩu M : Nhập khẩu - Tác động đến tổng cung : Cung trong nước là bộ phận chủ yếu của tổng cung nền kinh tế, nó là một hàm của các yếu tố như : vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ ... Q= F (K, L, T, R ...) Trong đó : K : Vốn đầu tư L : Lao động T : công nghệ R : Nguồn tài nguyên -> Tăng quy mô vốn đầu tư trục tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế ( nếu các yếu tố khác không đổi). Mặt khác, đầu tư còn gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh té thông qua các hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ... - Tác động đến tăng trưởng kinh tế: Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng . Tăng qui mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là những nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư ,tăng năng suất nhân tố tổng hợp ,tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá ,nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…do đó nâng cao chất lượng của nền kinh tế. Biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế thẻ hiện ở công thức tính hệ số ICOR. Hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio - tỷ số gia tăng của vốn so với sản lượng) là tỉ số giữa quy mô đầu tư tăng thêm với mức gia tăng sản lượng, hay là suất đầu tư cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng (GDP) tăng thêm. ICOR = (Vốn đầu tư tăng thêm) / (GDP tăng thêm) = (Đầu tư trong kì) / (GDP tăng thêm) Chia cả tử và mẫu cho GDP : ICOR = (Tỉ lệ vốn đầu tư/GDP) / (Tốc độ tăng trưởng kinh tế) -> Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP phụ thuộc hoàn toàn vào vốn đầu tư. - Đầu tư phát triển tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế : Cơ cấu kinh tế là cơ cấu của tông thể các yếu tố cấu thành nên kinh tế, có quan hệ chặt chẽ với nhau, được biểu hiện cả về mặt chất và mặt lượng, tùy thuộc mục tiêu của nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỉ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Sự dịch chuyển xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về quy mô, tốc độ giữa các ngành, vùng. Đầu tư có tác động quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp quy luật và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kì, tạo ra sự cân đối mới trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng, phát huy nội lực của nền kinh tế, trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực. I.1.1.3.2, Đối với doanh nghiệp: - Tác động đến việc phân bổ vốn đầu tư của các doanh nghiệp: Doanh nghiệp có 2 nguồn vốn chính : Nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài. Nguồn vốn bên trong chủ yếu là từ phần tích luỹ của nội bộ doanh nghiệp (vốn góp ban đầu, thu nhập giữ lại ) và phần khấu hao hàng năm.Nó có ưu điểm là đảm bảo tính độc lập chủ động không phụ thuộc vào chủ nợ, hạn chế rủi ro về tín dụng. Nguồn vốn bên ngoài xuất phát từ việc vay nợ hoặc phát hành chứng khoán ra công chúng. - Tác động đến khoa học công nghệ: Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát triển khoa học công nghệ của 1 doanh nghiệp và 1 quốc gia.Công nghệ bao gôm các yếu tố cơ bản : phần cứng ( máy móc thiết bị ), phần mềm ( các văn bản tài liệu các bí quyết…),yếu tố con người, yếu tố tổ chức … Muốn có công nghệ phải đầu tư vào các yếu tố cấu thành. Việc đầu tư này sẽ quyết định rất lớn đến các công nghệ sẽ được dùng trong sản xuất. I.1.1.4, Phân loại đầu tư phát triển : - Theo bản chất của đối tượng đầu tư: Đầu tư cho các đối tượng vật chất (Đầu tư tài sản vật chất hoặc tài sản thực như nhà xưởng ,máy móc thiết bị…) và đầu tư cho các đối tượng phi vật chất (đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực như đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế…) - Theo phân cấp quản lý: Đầu tư phát triển được chia thành đầu tư theo các dự án quan trọng quốc gia,dự án nhom A,B,C - Theo lĩnh vực hoạt động của các kết quả đầu tư: Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. - Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư: Đầu tư cơ bản và đầu tư vận hành. - Theo thời gian hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội: Đầu tư thương mại và đầu tư sản xuất. - Theo thời gian thực hiện và phat huy tác dụng của các kết quả đầu tư: Đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn. - Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. - Theo nguồn vốn trên phạm vi quốc gia: Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước và đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài. - Theo vùng lãnh thổ: Đầu tư phát triển của các vùng lãnh thổ, các vùng kinh tế trọng điểm, đầu tư phát triển khu vực thành thị và nông thôn… I.1.1.5, Hiệu quả đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư : I.1.1.5.1, Khái niệm : - Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế - xã hội đã đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kì nhất định. I.1.1.5.2, Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của đầu tư: - Thu nhập phản ánh được lượng hàng hoá mà doanh nghiệp đó bán được cũng như lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về.Khi thu nhập tăng thì nhu cầu đời sống của người dân tăng lên, doanh nghiệp có thể tiêu thụ được nhiều lợi nhuân hơn, hiệu quả đầu tư tăng lên. Và ngược lại nếu doanh nghiệp không bán được hàng, không thu được lợi nhuận thì tức là đang đầu tư không hiệu quả. - Chi phí đầu tư sản xuất là biểu hiện bằng tiền của các chi phí mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra để tiến hành sản xuất trong 1 chu kì kinh doanh. Chi phí đầu tư sản xuất phụ thuộc vào 2 yếu tố quan trọng là lãi suất và thuế. Một dự án đầu tư trước tiên là phải cần có vốn đầu tư. Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Lãi suất chính là cầu nối giữa cung và cầu về vốn đầu tư. Nếu lãi suất quá cao thì sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động vốn, hiệu quả đầu tư sẽ không cao. Thuế cũng là một nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.Nhiều quốc gia trên thế giới đang phải tích cực thay đổi các chính sách về thuế để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào trong nước. - Môi trường đầu tư cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đầu tư. Một môi trường đầu tư tốt sẽ mang lại lợi ích rất lớn đối với nhà đầu tư. Khi đầu tư vào một quốc gia có chính trị ổn định, chính sách thông thoáng, cơ sở hạ tầng, kĩ thuật hiện đại … chắc chắn sẽ cho hiệu quả đầu tư cao hơn là khi đầu tư vào những nước kém ổn định và lạc hậu. I.1.2, Những vấn đề cơ bản về đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu: I.1.2.1, Đầu tư theo chiều rộng: I.1.2.1.1, Khái niệm : - Theo quan điểm của Mác, đầu tư theo chiều rộng là đầu tư nhằm mở rộng quy mô sản xuất nhưng không làm tăng năng suất lao động. - Theo quan điểm hiện đại, đầu tư theo chiều rộng là đầu tư trên cơ sở cải tạo và mở rộng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có, xây dựng mới các cơ sở vật chất với những kĩ thuật công nghệ hầu hết là giữ nguyên. I.1.2.1.2, Nội dung đầu tư theo chiều rộng: - Mở rộng quy mô sản xuất mà không làm tăng năng suất lao động. Cả 4 yếu tố đầu vào ( lao động, vốn, công nghệ và tài nguyên) đều được đầu tư như nhau. - Mua sắm máy móc thiết bị mới thay thế cho những thiết bị cũ, lạc hậu. - Xây dựng mới cơ sở hạ tầng, nhà xưởng theo thiết kế ban đầu làm tăng thêm lượng tài sản vật chất tham gia vào quá trình sản xuất. Những công trình đó vẫn dựa trên những thiết kế có sẵn, không được cải tạo hay hiện đại hóa. => Đầu tư theo chiều rộng thực chất là đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất nhờ đó sản xuất được nhiều sản phẩm hơn : mở rộng nhà xưởng, thuê thêm nhân công … I.1.2.1.3, Ưu và nhược điểm của đầu tư theo chiều rộng : - Ưu điểm: + Nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản xuất nhưng không thay đổi công nghệ hiện tại. + Giải quyết được vấn đề thiếu việc làm cho người lao động vì luôn mở rộng quy mô sản xuất. - Nhược điểm: + Thời gian thực hiện đầu tư và huy động vốn lâu. Việc xây dựng mới nhiều hạng mục công trình thường mất nhiều thơi gian, dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như thiên tai, địa hình … + Đầu tư theo chiều rộng không làm tăng năng suất lao động, không tiết kiệm được nguyên vật liệu. + Đòi hỏi các nhà đầu tư cần có 1 sự nghiên cứu thì truòng kĩ càng trược khi đầu tư do cần một lượng vốn lớn mà lại luôn nằm khê đọng trong suốt quá trình đầu tư. + Đầu tư theo chiều rộng có tính chất phức tạp và độ mạo hiểm cao. Xây mới, lắp đặt nhiều công trình, máy móc mới gây trở ngại cho quá trình đầu tư. Xây dựng nhiều công trình mới rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác tác động tiêu cực như thiên tai, bất ổn trong nước … I.1.2.1.4, Vai trò của đầu tư theo chiều rộng : - Đối với nền kinh tế : + Góp phần giúp cho nền kinh tế tăng trưởng với quy mô lớn hơn trên co sở mở rộng hệ thông cơ sở hạ tầng, mở rộng các khu công nghiệp, vùng kinh tế … + Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế, hỗ trợ cho các vùng chậm phát triển, vùng sâu vùng xa hòa nhịp được với nhịp độ phát triển của cả nền kinh tế. - Đối với doanh nghiệp : Việc xây dựng, mở rộng nhà xưởng sản xuất làm cho quy mô sản xuất của doanh nghiệp tăng lên. Doanh nghiệp tạo thêm được nhiều công ăn việc làm cho người dân, giảm các vấn đề tệ nạn xã hội, tăng thu nhập của người dân, tăng ngân sách nhà nước.Nếu biết đầu tư có hiệu quả thì doanh nghiệp càng có điều kiện thuận lợi về vốn, lao động để phát triển sản xuất. I.1.2.2, Đầu tư theo chiều sâu : I.1.2.2.1, Khái niệm : - Theo quan điểm của Mác, đầu tư theo chiều sâu là đầu tư nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sự dụng các nguồn lực. - Theo quan điểm hiện đại, đầu tư theo chiều sâu là hoạt động đầu tư được thực hiện trên cơ sở cải tạo nâng cao, đồng bộ hóa, hiện đại hóa, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có, hoặc xây dựng lại, đầu tư mới một dây chuyền công nghệ hiện đại hơn những kĩ thuật công nghệ hiện tại hoặc kĩ thuật trung bình của ngành, vùng nhằm duy trì năng lực đã có. I.1.2.2.2, Nội dung của đầu tư theo chiều sâu : - Tăng cường khối lượng sản xuất bằng cách xây dựng thêm cơ sở hạ tầng hoặc mua sắm thêm trang thiết bị máy móc. - Do đầu tư dây chuyền sản xuất mới nên cần bố trí lại các dây chuyền sản xuất ở cơ sở cho phù hợp. - Thực hiện một loạt các biện pháp kĩ thuật nhằm hiện đại hóa các bộ phần sản xuất đang hoạt động, thay nhưng thiết bị cũ kĩ, lạc hậu bằng những máy móc mới, hiện đại, cho năng suất cao hơn. - Duy trì năng lực hiện tại của các cơ sở đang hoạt động nhằm bù đắp cho phần các tài sản đã bị loại bỏ do hao mòn, lạc hậu. I.1.2.2.3, Ưu và nhược điểm của đầu tư theo chiều sâu : - Ưu điểm : + Tác động làm giảm chi phí sản xuất, năng suất lao động cũng như hiệu quả đầu tư tăng cao. + Khối lượng đầu tư không lớn. Do đầu tư theo chiều sâu thường được thực hiện theo trọng điểm nên chỉ tập trung vào một số yếu tố nhất định, khối lượng vốn đầu tư không cần nhiều, dễ triển khai. + Thời gian thực hiện đầu tư theo chiều sâu tương đối ngắn hơn so với đầu tư theo chiều rộng do không phải dàn trải trên nhiều công việc. Vì thế mà đầu tư theo chiều sâu thường ít mạo hiểm và có độ rủi ro thấp hơn so với đầu tư theo chiều rộng. + Khả năng thu hồi vốn nhanh. Do khối lượng vốn đầu tư tương đối nhỏ, cộng với việc trong quá trình triển khai đầu tư vẫn có thể sản xuất song song nên thu hồi vốn nhanh chóng. - Nhược điểm : + Tốc độ tăng vốn lớn hơn tốc độ tăng lao động. Trong điều kiện hiện tại, vấn đề về lao động đang gặp rất nhiều khó khăn nên không thể đáp ứng kịp. I.1.2.2.4, Vai trò của đầu tư theo chiều sâu : - Đối với nền kinh tế nói chung: + Trong điều kiện hiện nay, đầu tư theo chiều sâu là điều kiện không thể thiếu trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa nền kinh tế. Đầu tư theo chiều sâu nâng cao mặt chất của nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động trên cơ sở cải tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ nhân công, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là các nguồn lực khan hiếm. Nghiên cứu tìm các nguyên liệu mới để thay thế các nguồn lực này, tăng cường hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm của nền kinh tế trên cơ sở sử dụng máy móc công nghệ mới. + Đầu tư theo chiều sâu còn ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế : g = Di + DI + TFP Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng GDP Di là phần đóng góp của vốn đầu tư vào tăng trưởng GDP DI là phần đóng góp của lao động vào tăng trưởng GDP TFP là phần đóng góp của tổng các yếu tố năng suất vào tăng trưởng GDP ( Gồm đóng góp của công nghệ,cơ chế chính sách…) Thông qua chỉ tiêu TFP có thể phản ánh được hiệu quả của đầu tư. TFP là quan hệ giữa tổng đầu ra với đầu vào bao gồm cả các yếu tố không định lượng được như quản lí và khoa học công nghệ. Xét hàm sản xuất Cobb-Douglas : Y=A x Ka x L1-a ó A =Y / (Ka x L1-a ) = TFP Từ công thức trên cho thấy nâng cao TFP đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả sản xuất với các yếu tố đầu vào không đổi, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước. - Đối với doanh nghiệp: Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì bắt buộc phải đầu tư theo chiều sâu. Đầu tư theo chiều sâu, nâng cấp, cải tạo máy móc trang thiết bị đã bị hao mòn sau một quá trình sản xuất liên tục sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp tục cạnh tranh sau này nhờ nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó đầu tư theo chiều sâu còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh. I.1.2.3, Các chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu: - Thông qua chỉ tiêu TFP có thể phản ánh được hiệu quả của đầu tư. TFP là quan hệ giữa tổng đầu ra với đầu vào bao gồm cả các yếu tố không định lượng được như quản lí và khoa học công nghệ. Nâng cao TFP đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả sản xuất với các yếu tố đầu vào không đổi, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước. - Gần đây, khi đề cập đến hiệu quả đầu tư các chuyên gia thường dùng hệ số ICOR.hệ số ICOR càng lớn thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại. - Hiệu quả đầu tư còn được tính theo cách lấy GDP chia cho vốn đầu tư hàng năm (đều tính theo giá thực tế). I.2, Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu: I.2.1, Đầu tư theo chiều rộng là nền tảng để đầu tư theo chiều sâu: - Trên quy mô của nền kinh tế: Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế, các nước cần tập trung đầu tư theo chiều rộng bởi cơ sở hạ tầng và máy móc trang thiết bị còn thiếu thốn nhiều,nguồn vốn đầu tư lại quá eo hẹp,do đó yêu cầu cần đầu tư theo chiều rộng để tạo dựng cơ sở hạ tầng cần thiết ban đầu cho quá trình phát triển sau này.Khi đầu tư theo chiều rộng đạt đến một quy mô nhất định nếu vẫn tiếp tục đầu tư theo chiều rộng thì hiệu quả của đồng vốn đầu tư sẽ giảm dần ,nền kinh tế tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.Thưc tiễn đòi hỏi muốn tiếp tục phát triển thì cần phải chuyền sang đầu tư phát triển theo chiều sâu. Theo đó trong dài hạn cần từ bỏ quan điểm phải đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh theo mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, tăng trưởng nhờ tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên thiên nhiên và sức lao động mà chuyển dần sang mô hình tăng trưởng dựa vào tri thức và công nghệ. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Trước hết là đầu tư cho khoa học công nghệ nhằm nâng cao trình độ khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn. Quá trình đầu tư phát triển theo chiều sâu tiếp theo này dựa trên những kết quả mà quá trình đầu tư theo chều rộng trước đó đã làm được. Để nền kinh tế thực sự nâng cao tốc độ tăng trưởng đạt mức tiềm năng và cải thiện chất lượng tăng trưởng, cần phải nỗ lực tạo ra và củng cố những nền tảng tăng trưởng đó. Đây chính là tầm nhìn dài hạn trong tăng trưởng, cũng là nội dung quan trọng hàng đầu của yêu cầu tiếp tục đổi mới tư duy và chuyển hướng tiếp cận đến mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế đặt ra bức bách. Tăng trưởng từng bước chắc chắn nhưng cũng không thể quá chậm trễ chuyển sang mô hình dựa trên nguyên lý phân phối nguồn lực do thị trường đóng vai trò quyết định, tuân theo quy luật cạnh tranh tự do lành mạnh, khuyến khích sự tham gia tối đa của khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt dựa càng nhiều hơn vào 2 yếu tố công nghệ cao, nguồn nhân lực kỹ năng cao và hội nhập quốc tế. Cách thức tối ưu nhất trong giai đoạn đầu là tập trung ưu tiên cho nhiệm vụ tạo lập và củng cố nền tảng tăng trưởng, thay cho nỗ lực tăng vốn đầu tư lên cực đại để đạt được mục tiêu tốc độ. - Trên quy mô doanh nghiệp: Quá trình đầu tư theo chiều rộng đã tạo dựng được một nền tảng trình độ công nghệ và một lượng vốn tích lũy ban đầu ở một mức độ nhất định cho doanh nghiệp.Các doanh nghiệp bước đầu đi vào hoạt động để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần đầu tư theo chiều rộng.Cụ thể như mua sắm dây chuyền máy móc trang thiết bị,chuẩn bị nguồn nguyên liệu,tuyển lựa cán bộ công nhân viên,xây dựng nhà xưởng...Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tích lũy để vốn tiếp tục đầu tư. Ban đầu tích lũy vốn bẳng cách mở rộng sản xuất bẳng công nghệ ban đầu, tích lũy vốn để nghiên cứu công nghệ, thay đổi sản phẩm để nó có vị thế trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm khác, hoặc thay đổi bộ máy quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ... Đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp đã có vị thế trên thị trường, công ty đã có quy mô lớn thì việc kết hợp giữa đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu một cách hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cho hoạt động của mình. Qua đó chúng ta có thể thấy vai trò rất quan trọng của đầu tư phát triển theo chiều rộng trong giai đọan đầu phát triển của doanh nghiệp.Các doanh nghiệp đi sau có thể trực tiếp đi sâu, đầu tư thẳng vào những công nghệ mới hiện đại hơn công nghệ mà các doanh nghiệp hiện tại đang sử dụng để tạo cho mình một lợi thế cạnh tranh ngay từ đầu chứ không nhất thiết phải trải qua các giai đoạn công nghệ lạc hậu hơn. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tích lũy vốn để tiếp tục đầu tư. Khi đầu tư theo chiều rộng trong doanh nghiệp đã đạt đến một quy mô nhất định thì cần chuyển trọng tâm sang đầu tư theo chiều sâu. Đầu tư theo chiều rộng để mở rộng về quy mô: thay thế máy móc cũ, mở rộng hoặc xây dựng mới nhà xưởng, mở rộng nâng cao năng lực sản xuất, như xây dựng thêm nhà máy mới (trình độ sản xuất tương đương với nhà máy cũ)....Nhưng để tiếp tục tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh đầy khắc nghiệt như hiện nay đồng thời với đầu tư phát triển theo chiếu rộng doanh nghiệp cần phải triển khai đầu tư theo chiều sâu để tăng tiềm lực của bản thân doanh nghiệp mình: đầu tư mua quy trinh sản xuất hiện đại,tiến hành hợp lý hóa các hoạt động sản xuất,đào tạo nâng cao trình độ của cả công nhân trực tiếp sản xuất lẫn các cán bộ quản lý ...nhằm tăng năng suất ,tăng thêm tính năng mới, đặc điểm mới cho những sản phẩm đã có,tạo ra những sản phẩm mới,giảm chi phí sản xuất. Đầu tư theo chiều rộng sẽ phát huy hiệu quả rõ rệt khi mới ở trong những bước đầu của mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.Cũng giống như trên phạm vi nền kinh tế,nếu chỉ đầu tư theo chiều rộng mà không đầu tư theo chiều sâu thì sẽ dẫn đến hậu quả là làm cho doanh nghiệp bị giảm tính cạnh tranh trên thị trường .Đầu tư chiều rộng tràn lan , không đồng bộ, không có trọng tâm, trọng điểm sẽ làm hạn chế vốn và nguồn lực của doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư chiều sâu. I.2.2, Đầu tư theo chiều sâu tạo điều kiện để đầu tư theo chiều rộng ở cả những khía cạnh cũ và mới: Khi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đầu tư theo chiều sâu đúng hướng và đạt hiệu quả cao thì sẽ thu được lợi nhuận rất lớn tạo ra được một lượng vốn lớn làm nền tảng vững chắc, thuân lợi để tiến hành hoạt động đầu tư theo chiều sâu ở bước tiếp theo.Đồng thời nó còn giúp đưa công nghệ của doanh nghiệp lên một mặt bằng trình độ công nghệ mới, hiện đại hơn. Ngoài ra, đầu tư theo chiều sâu còn có thể giúp doanh nghiệp phát hiện ra các mảng thị trường mới giàu tiềm năng, hứa hẹn đem về một khoản lợi nhuận lớn mà các doanh nghiệp khác chưa khám phá ra hoặc đang còn bỏ ngỏ. Nếu doanh nghiệp tận dụng thành công cơ hội này thì nó sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô, lĩnh vực hoạt động, tạo ra lợi thế của người đi trước trong các mảng thị trường mới đó. Tuy hoạt động nghiên cứu phát triển nếu thành công thì sẽ đem lại lợi nhuận rất cao nhưng nó cũng đòi hỏi vốn rất lớn yêu cầu đầu tư theo chiều sâu. Sau quá trình đầu tư theo chiều sâu doanh nghiệp áp dụng khoa học tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng, mẫu mã tốt,nhiều cải tiến, .. Khi đầu tư chiều sâu có hiệu quả , những sản phẩm tạo ra được khách hàng đánh giá tốt, doanh nghiệp rất kì vọng khả năng tiêu thụ sản phẩm trong tương lai. Vì vậy đó là động lực để doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất những sản phẩm đó để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đầu tư theo chiều sâu không hiệu quả cũng ảnh hưởng đến đầu tư theo chiều rộng. Sự chênh lệch về trình độ công nghệ quá lớn có thể sẽ dẫn đến tình trạng không phát huy được hiêu quả, gây thất thoát, lãng phí.Đầu tư chiều sâu không hiệu quả sẽ làm cho các doanh nghiệp không có đủ điều kiện để tiếp tục mở rộng sản xuất . Nhiều trang thiết bị máy móc không phù hợp với điều kiện địa lý, khí hậu . Những trang thiết bị hiện đại nhập từ nước ngoài thì chi phí sẽ rất cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao. Hoặc máy móc quá hiện đại tạo ra những sản phẩm cũng hiện đại không kém nhưng người tiêu dùng thì không sử dụng hết các tính năng của nó. Dù trong trường hợp nào thì sản phẩm của doanh nghiệp cũng khó tiêu thụ, do đó hiệu quả đầu tư là không có, không thu hồi được vốn, gây lãng phí vốn đầu tư.      I.2.3, Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu là hai hình thức đầu tư đan xen, bổ sung lẫn nhau trong hoạt động đầu tư. Đầu tư theo chiều sâu là định hướng lâu dài. Tăng trưởng theo chiều rộng là dựa vào sự tăng đầu tư, khai thác tài nguyên, sức lao động giá rẻ và một số yếu tố lợi thế khác. Tăng trưởng theo chiều sâu là dựa vào trình độ công nghệ, quản lý, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đầu tư chiều rộng sẽ tạo ra cơ sở, nền tảng để tiến hành đầu tư chiều sâu. Bên cạnh đó đầu tư chiều sâu thúc đẩy hoạt động đầu tư chiều rộng. Do đó, doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp vào từng thời điểm cụ thể,kết hợp giữa hai hình thức đầu tư một cách linh hoạt để có được một chính sách đầu tư đúng đắn nhằm đạt được hiệu quả đầu tư cao nhất. Khi lượng cầu trên thị trường tăng cao thì doanh nghiệp nên đầu tư theo chiều rộng để mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu cho thị trường. Quá trình phát triển kinh tế sẽ làm nâng cao mức thu nhập của người dân.Lượng cầu đối với hàng hoá cấp thấp và hàng hoá thông thường sẽ giảm dần,người dân sẽ có điều kiện tiêu dùng những hàng hoá, dịch vụ hàng hoá cấp cao, hàng hoá xa xỉ, những hàng hóa có giá cả và chất lượng sản phẩm cao hơn. Khi đó cần tập trung đầu tư theo chiều sâu. Hai hình thức đầu tư này tuy có những khác biệt tương đối song chúng luôn gắn liền với nhau, đi kèm thúc đẩy lẫn nhau. Đầu tư theo chiều rộng thường được tiến hành khi bắt đầu kinh doanh hoặc trong quá trình kinh doanh muốn mở rộng quy mô. Đến một lúc nào đó dây chuyền công nghệ đã cũ, khó có thể duy trì năng suất hiện có, chúng ta nên tiến hành đầu tư theo chiều sâu.Không một doanh nghiệp nào có thể sử dụng một trong hai phương thức riêng lẻ, mà phải kết hợp giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu để đạt được hiệu quả tối đa. Định hướng thay đổi mô hình tăng trưởng của nền kinh tế theo chiều sâu, có giá trị gia tăng cao. Nếu không đi theo hướng này, thì nguy cơ lỡ nhịp "chuyến tàu thời đại" trong cuộc đua nâng cao thứ hạng cạnh tranh của nền kinh tế trong thời gian tương lai là đáng ngại, bởi nền kinh tế các nươc đang phát triển vẫn chủ yếu phát triển theo bề rộng, với đặc trưng là dựa nhiều vào khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong khi đó, nguồn lực này đang ngày càng cạn kiệt, nên không còn con đường nào khác,phải chuyển hướng sang phát triển nền kinh tế theo chiều sâu với hàm lượng chất xám cao. Về phần mình, bản thân các doanh nghiệp cũng cần năng động, sáng tạo triển khai tái cơ cấu. Hầu hết doanh nghiệp đi lên bằng khai thác tài nguyên thiên nhiên, đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro và mang lại lợi nhuận trong ngắn hạn, thiếu các doanh nghiệp có giá trị cốt lõi vững chắc, thiết lập được triết lý phát triển dài hơi, bài bản theo hướng chủ yếu dựa vào chất xám, có giá trị gia tăng cao. Với vai trò là động lực chính cho sự tăng trưởng của nền kinh tế, nếu các doanh nghiệp không sớm có chiến lược tái cơ cấu theo hướng trên, thì sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững của nền kinh tế cả ở giai đoạn trước mắt, cũng như lâu dài. II, Chương II: Thực trạng phát triển đầu tư theo chiều rộng, đầu tư theo chiều sâu và sự kết hợp giữa chúng tại Việt Nam: II.1,Thực trạng đầu tư theo chiều rộng. Trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam thì ngành dệt may luôn đóng vai trò hết sức hết sức quan trọng. Từ buôn bán, sản xuất các sản phẩm hàng da, len của Anh vào thế kỉ 15,16 đã đem lại cho tư bản Anh nguồn lợi nhuận khổng lồ giúp cho quá trình công nghiệp hóa đem lại vị trí thống trị về kinh tế của Anh :đến lần lượt Pháp ,Đức …rồi đến Mĩ và gần đây ._.nhất là Hàn Quốc những năm 50 ,60 của thế kỉ trước.Ngành dệt may là ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động ,vốn đầu tư thấp,khả năng thu hồi vốn nhanh rất thích hợp cho qua trình phát triển kinh tế ở nước ta.Vai trò của của ngành dệt may ngày càng quan trọng đóng góp vào giá trị sản xuất cả nước. Kim ngạch xuất khẩu dệt may chiếm từ 15-17% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Năm 2007, ngành đạt kim ngạch xuất khẩu 7,78 tỷ USD, tăng 33,4% so với năm 2006, tăng hơn năm 2006 gần 2 tỉ USD.Vì vậy khi nghiên cứu về đề tài “Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu”, trong phần thực trạng đầu tư theo chiều rộng em sẽ trình bày về một ngành cụ thể đó là ngành dệt may. II.1.1, Thành tựu ngành dệt may: Trong hơn 10 năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng bình quân 23.8%/ năm, vươn lên đứng thứ 2 trong cả nước về kim ngạch xuất khẩu, sau ngành dầu khí. Nếu như năm 1990 hàng dệt may Việt Nam mới chỉ có mặt ở gần 30 nước trên thế giới thì đến nay đã hiện diện ở hầu khắp các châu lục với trên 100 nước và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng. Năm 1998 xuất khẩu hàng dệt may đạt 1,45 tỷ USD, tới năm 1999 đã tăng lên 1,76 tỷ USD và năm 2000 xuất gần 1,89 tỷ USD, gấp 16 lần so với năm 1990. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 2,7 tỷ USD, tăng 30,7% so với năm 2001, vượt kế hoạch 12,5%. Năm 2003 là 3,6 tỷ USD và vượt hơn 400 triệu USD so với mục tiêu đề ra, điều này không chỉ góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu nói chung của cả nước tăng 20% mà còn tạo cở sở vững chắc cho sự tăng trưởng xuất khẩu cho những năm sau. Về chất lượng, chất lượng tăng trưởng vẫn đang là vấn đề lớn đặt ra đối với ngành dệt may Việt Nam. Với những cơ hội do hội nhập mang lại, ngành dệt may Việt Nam hiện chủ yếu tham gia vào khâu gia công sản phẩm cuối cùng với giá trị gia tăng thấp. Do vậy việc thâm nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu là hết sức cần thiết để ngành dệt may phát huy hơn nữa vai trò trong phát triển nền kinh tế đất nước. Theo một đánh giá gần đây nhất của ngành, chuỗi giá trị dệt may được chia làm 4 giai đoạn, cụ thể là: - (1) Ý tưởng thiết kế là khâu có tỷ suất lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị thì lại là khâu yếu nhất của ngành may mặc Việt Nam. Chỉ khoảng 30% giá trị xuất khẩu của ngành dưới dạng FOB (tức là có tham gia vào khâu ý tưởng và thiết kế) còn lại xuất khẩu dưới hình thức gia công. - (2) Công nghiệp phụ trợ, đến nay hơn 70% nguyên vật liệu đầu vào phải nhập khẩu, theo đó ngành may mặc Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với nhiều khó khăn; chi phí nguyên liệu cao dẫn đến giá thành sản xuất cao, giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm may mặc thông qua công cụ giá cả, không chủ động trong kế hoạch kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất chịu sức ép đáng kể từ các nhà cung cấp nguyên phụ liệu. - (3) Sản xuất (gia công), khâu sản xuất có tỉ suất lợi nhuận thấp nhất chỉ chiếm 5-10%. Song những năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang tập trung khai thác các lợi thế ở công đoạn này. Đứng trên giác độ của các chuyên gia kinh tế cho thấy, mặc dù tạo giá trị gia tăng không cao nhưng giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có sức cạnh tranh hơn bởi các “cường quốc may mặc”, họ cạnh tranh nhau khốc liệt ở giai đoạn thiết kế và phát triển phụ trở mà tạo ra nhiều thị trường ngách cho các nước trong đó có Việt Nam. Với việc hội nhập sâu rộng của nước ta đã tạo cho ngành Dệt may Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để phát triển và khai tháctriệt để các lợi thế trong khâu này. - (4) Thương mại hoá, đây là khâu dệt may Việt Nam mới thực sự mạnh về khâu phân phối trong nước, thương mại hoá ở các thị trường xuất khẩu còn rất yếu. Do vậy,để tăng giá trị gia tăng cho toàn ngành, việc chú trọng vào khâu thương mại hoá nhằm tăng giá trị cảm nhận của sản phẩm, tăng khối lượng tiêu thụ, kích thích tiêu dùng thực sự cần chuyên môn hoá và chuyên nghiệp hoá. II.1.2, Thực trạng đầu tư chiều rộng của ngành dệt may: - Thiết bị công nghệ của ngành dệt: Thiết bị công nghệ ngành Dệt may Việt Nam vừa lạc hậu vừa thiếu đồng bộ, sản phẩm làm ra không có năng lực cạnh tranh. Theo chương trình phát triển Liên hợp quốc ngành Dệt may Việt Nam đang ở trình độ 2/7 của thế giới, thiết bị máy móc lạc hậu 3-3 thế hệ. Điều này làm cho năng lực sản xuất của ngành Dệt may còn nhiều hạn chế. Máy móc thiết bị ngành Dệt phần lớn là cũ kỹ, lạc hậu và có xuất xứ từ nhiều nước. Ngành Dệt có gần 50% thiết bị đã sử dụng trên 25 năm nên hư hỏng nhiều, mất tính năng vận hành tự động nên năng suất thấp, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao.Trong nhiều năm qua, hầu hết các doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn tự có, vốn vay trung hạn, dài hạn để mua sắm thiết bị, góp phần nâng cao chất lượng công nghệ, đa dang hoá sản phẩm. Hàng ngàn máy dệt không thoi, có thoi khổ rông đã được nhập về, nhiều bộ đồ mắc mới , hiện đại đã được trang bị thay thế cho những thiết bị quá cũ. Tuy ngành Dệt đã có nhiều cố gắng trong đầu tư đổi mới công nghệ nhưng cho đến nay trình độ kỹ thuật của ngành vẫn còn lạc hậu so với khu vực và thế giới. Trong 5 năm gần đây , toàn ngành đã tranh bị thêm được gần 20.000 máy may hiện đại các loại để sản xuất các mặt hàng sơ mi, jacket, đồ bảo hộ lao động, áo phông các loại… cải thiện một bước chất lượng hàng may xuất khẩu và nội địa. Ngành may liên tục đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới thiết bị để đáp ứng yêu cầu chất lượng của thị trường thế giới. Các máy may được sử dụng hiện nay phần lớn là hiện đại, có tốc độ cao (4.000-5.000 vòng/phút), có bơm dầu tự động, đảm bảo vệ sinh công nghiệp. Một số doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền đồng bộ, sử dụng nhiều máy chuyên dùng sản xuất một mặt hàng như đây chuyền may sư mi của May 10, đây chuyền may quần đứng có thao tác bộ phận tự động theo chương trình, đây chuyền sản xuất quần Jean có hệ thống máy giặt mài. Việc sản xuất nguyên liệu bông từ các nguồn trong nước hiện đang thu hút sự quan tâm đặc biệt. Hiện nay, Việt Nam chỉ có t5hể sản xuất hơn 3.000 tấn bông/năm, đáp ứng được 5% nhu càu của ngành Dệt trong nước. Sợi tổng hợp phải nhập khẩu hoàn toàn và sợi bong cho sản xuất hàng dệt kim cũng phải nhập khẩu với số lượng lớn hàng năm. Hơn nữa, dù ngành hoá chất trong nước tương đối phát triển nhưng 100% hoá chất nhuộm và hơn 80%hoá chất khác vẫn phải nhập khẩu. Như vậy vấn đề nguyên liệu chính là vấn đề nan giải cho ngành dệt. Cho đến nay mặc dù cây bông Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng cơ chế và tổ chức thực hiện còn lúng tong. Có tới 95% nguyên liệu chính(bông) phải nhập khẩu với giá không ổn đinh. Hiện tại các doanh nghiệp Dệt vẫn phải chạy theo thị trường mua bông theo kiểu mớ món, giá cả thất thường làm cho sản xuất kinh doanh ở thế bị động và bất lợi. - Nguyên liệu của ngành dệt may: Đầu ra của dệt chính là đầu vào cho may hay nói cách khác là sản phẩm của ngành Dệt chính là nguyên liệu cho ngành May. Nhưng nguyên vật liệu trong nước (ngành Dệt) chưa đáp ứng được do chất lượng thấp, nên phải nhập do đó rất bị động , thường không đồng bộ.Các sản phẩm Dệt thường không đạt tiêu chuẩn về chất lượng và có tính chất đơn điệu. Vải sợi sản xuất trong nước phần lớn được sử dụng ở các doanh nghiệp địa phương để sản xuất quần áo cho nông thôn và vùng xa, chỉ thoả mãn một số nhu cầu của thành thị. Điều này chính là nguyên nhân gây khó khăn cho các nhà chế tạo may mạc và thời trang, cũng như các nhà thiết kế để nâng cao hiệu suất sử dụng các nguồn nguyên liệu trong nước.Trên 80% vải sẵn có trong nước hiẹn nay đều phải nhập khẩu. Thậm chí các doanh nghiêp may thuộc Tổng công ty Dệt may cũng không sử dụng vải do các công ty trong nước sản xuất, có tới 90% nguyên vật liệu để sản xuất hàng may mặc xuất khẩu phải nhập từ nước ngoài nên bị phụ thuộc vào khách hàng bên ngoài. Vì vậy giá trị xuất khẩu của ngành may lớn nhưng nguyên liệu chính và phụ phần lớn phải nhập khẩu nên hiệu quả thấp. - Mặt hàng dệt may: Trước đây, các mặt hàng sợi được sản xuất chủ yếu là các loại sợi bông chải thô, cung cấp cho thị trường nội địa, dệt các mặt hàng phổ thông như vải bạt quân dụng, vải bảo hộ lao động, ka ki. Những năm gần đây mặt hàng sợi đa dạng và phong phú hơn. Tuy các mặt hàng đã được phát triển và nâng cao chất lượng một cách rõ rệt, mang lại những kết quả khả quan trong xuất khẩu và tiêu thụ nội địa nhưng tỷ lệ sản lượng mặt hàng có hiệu quả chưa cao làm cho việc phục hồi vốn đầu tư chem., kéo dài việc trả nợ.Hơn nữa công tác nghiên cứu các mặt hàng chưa được khuyến khích, thiếu chủ động trong việc tìm hang mới… nên chưa thay thế được các mặt hàng mà ngành May phải nhập để tái xuất, chưa hình thành được mối liên hệ vững chắc giữa Dệt và May trên thị trường nội địa. Sản phẩm của ngành May rất đa dạng và phong phú, có tính chất thời trang, vừa có tính quốc tế, vừa có tính dân tộc. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, yêu cầu hàng may lại càng phong phú và chất lượng cao hơn. Bên cạnh những mặt hàng truyền thống nhân dân mặc hàng ngày, thông qua gia công cho các nước, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện làm quen với công nghệ may phức tạp, thời trang của thế giới. Có nhiều chủng loại mặt hàng các doanh nghiệp đang sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như: + Nhóm mặt hàng lót. + nhóm mặt hàng mặc thương ngày: sơ mi, quần âu,áo váy… + Nhóm quần áo thể thao: quần áo vải thun, quần áo Jean. + Nhóm thời trang hiện đại + Nhóm trang phục đặc biệt: Quân đội, Nội vụ, bảo hộ lao động cho các loại ngành nghề. Các chủng loại mặt hàng trên với nhiều chất liệu và phụ liệu, các doanh nghiệp may đang thực hiện đơn hàng với nước ngoài và của các ngành trong nước với tay nghề tốt, khéo léo nên sản phẩm sản xuất ra đạt yêu cầu chất lượng của khách hàng. Tuy vậy, do còn thiếu các máy chuyên dùng hiện đại phải dùng nhiều thao tác thủ công nên năng suất còn thấp so với nhiều nước trên thế giới.Một số sản phẩm đòi hỏi máy móc chuyên dụng tuy nhiên chúng ta chưa đầu tư mua sắm nên hạn chế trong khâu sản xuất: về quy mô, chất lượng… - Lao động ngành dệt may. Nghề dệt may không đòi hỏi kĩ thuật cao siêu, điêu luyện nên ngành rất dễ thu hút nhiều lao động. Đến nay cac doanh nghiệp Dêt may đã thu hút hơn 500.000 lao động góp phần đáng kể trong việc giải quyết khó khăn về việc làm cho người lao động. Tuy rằng lao động Việt Nam có đôi bàn tay khéo léo, tiếp thu kiến thức mới nhanh nhưng do chưa được đào tạo bài bản, hệ thống nên trình độ của họ còn rất hạn chế. Hơn nữa, do điều kiện làm việc chuyên môn hoá cao nên cường độ lam việc căng thẳng trong khi tiền lương nói chung còn thấp và có sự chênh lệch lớn giữa các doanh nghiệp nên có nhiều biến động lớn trong đội ngũ lao động ngành. Thực tế cho thấy rằng các công ty sản xuất phát triển, đủ việc làm, thu nhập cao, biến động lao động nhỏ, công nhân gắn bó với công ty, thậm chí nhiều người xin vào làm việc. Ngược lai ở những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, sản xuất đình trệ, thiếu việc làm, thu nhập thấp sẽ nảy sinh tinh trạng “ đất không lành, chim không đậu”, công nhân lành nghề, công nhân mới đào tạo sau thơi gian quen việc cung sẽ dần chuyển sang công ty khác. Bên cạnh đó ngành đang có tình trạng thiếu nguồn lao động quản lý và kĩ thuật, nghiệp vụ. Hầu hết, các cán bộ quản lý chủ chốt trong các doanh nghiệp Dệt may đều có trinh độ đại học hoặc cao đẳng, chuyên môn khá nhưng trình độ quản lý theo phong cánh công nghiệp còn yếu, tiếp cận với phương thức quản lý hiện đại còn ít. Cán bộ kĩ thuật chủ yếu trưởng thành từ công nhân bậc cao nên chỉ giỏi về chuyên môn của nhưng sản phẩm cụ thể con như việc sáng tác mẫu, tạo dang sản phảm còn rất kém. Các doanh nghiệp rất cần những kỹ sư có bằng cấp, công nhân kĩ thuật và các nhà quản lý- những người có khả năng nắm bắt công nghệ hiện đại. Có một thực tế là nhiều doanh nghiệp bỏ ra một số tiền lớn để mua thiết bị và công nghệ hiện đại, giá cao để chuẩn bị cho việc sản xuất các mặt hàng cao cấp, song người vận hành các thiết bị này lại có trình độ chuyên môn thấp. Hiện nay các doanh nghiệp mới chỉ gia tăng sản lượng sản phẩm thông qua việc gia tăng số lượng máy móc, sử dụng nhiều lao động và nguyên vật liệu đầu vào trrong khi chưa có sự đổi mới dây chuyền máy móc .,đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ để có thể tiếp thu khoa học kĩ thuật góp phần tăng năng suất lao động.Đặc biệt trong công tác quản lí còn nhiều hạn chế ,đó là trong việc điều hành, xây dựng tác phong công nghiệp, tìm hiểu thị trường… II.2, Thực trạng đầu tư theo chiều sâu: II.2.1, Đầu tư nguồn nhân lực. Khi nói đến nguồn nhân lực, ai cũng biết rằng đó là một trong những thế mạnh của nước ta và luôn được các nước trên thế giới quân tâm đến. Bởi ở Việt Nam luôn sẵn có một lực lượng nhân công hùng hậu nhưng vô cùng rẻ mạt, chính điều này đã giúp Việt Nam cạnh tranh được với các môi trường đầu tư khác và kích thích các nhà đầu tư trên toàn thế giới đầu tư vào nước ta. Nghe qua có vẻ lấy làm vui mừng khi Việt Nam trở thành 1 trong số những sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư trên toàn thế giới khi họ muốn lựa chọn cho mình một điểm đến. Nhưng nếu nghĩ sâu xa thì chúng ta cần phải đặt ra một câu hỏi rằng tại sao nhân công nuớc ta lại rẻ như thế, tại sao không nâng tầm nhân lực nước ta lên tầm cao hơn để sánh ngang với nhân công của các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, để trả lời các câu hỏi này, phải tìm hiểu xem nguồn nhân lực ở Việt Nam xuất phát từ đâu và đang trong tình trạng nào? - Nguồn nhân lực từ nông dân:  Tính đến nay, số dân của cả nước vào khoảng 86 triệu người, trong đó, nông dân chiếm khoảng hơn 61 triệu người, bằng khoảng 71% dân số của cả nước. Số liệu trên đây phản ánh một thực tế là nông dân nước ta chiếm tỷ lệ cao về lực lượng lao động xã hội. Theo các nguồn số liệu thống kê được, hiện nay, cả nước có khoảng 113.700 trang trại, 7.240 hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản; có 217 làng nghề và 40% sản phẩm từ các ngành, nghề của nông dân được xuất khẩu đến hơn 100 nước. Như vậy, so với trước đây, nông thôn nước ta đã có những chuyển biến tích cực.  Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong nông dân ở nước ta vẫn chưa được khai thác, chưa được tổ chức, vẫn bị bỏ mặc và từ bỏ mặc đã dẫn đến sản xuất tự phát, manh mún. Người nông dân chẳng có ai dạy nghề trồng lúa. Họ đều tự làm, đến lượt con cháu họ cũng tự làm. Có người nói rằng, nghề trồng lúa là nghề dễ nhất, không cần phải hướng dẫn cũng có thể làm được. Ở các nước phát triển, họ không nghĩ như vậy. Mọi người dân trong làng đều được hướng dẫn tỷ mỷ về nghề trồng lúa trước khi lội xuống ruộng. Nhìn chung, hiện có tới 90% lao động nông, lâm, ngư nghiệp và những cán bộ quản lý nông thôn chưa được đào tạo. Điều này phản ánh chất lượng nguồn nhân lực trong nông dân còn rất yếu kém. Sự yếu kém này đẫ dẫn đến tình trạng sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn còn đang trong tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, sản xuất theo kiểu truyền thống, hiệu quả sản xuất thấp. Việc liên kết "bốn nhà" (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) chỉ là hình thức. Tình trạng đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, làm cho một bộ phận lao động ở nông thôn dôi ra, không có việc làm. Từ năm 2000 đến năm 2007, mỗi năm nhà nước thu hồi khoảng 72 nghìn ha đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp, xây dựng đô thị và rơi vào túi những ông có chức, có quyền ở địa phương, gây nên bất hợp lý trong chính sách đối với người nông dân. Chính vì nguồn nhân lực trong nông thôn không được khai thác, đào tạo, nên một bộ phận nhân dân ở nông thôn không có việc làm ở các khu công nghiệp, công trường. Tình trạng hiện nay là các doanh nghiệp đang thiếu nghiêm trọng thợ có tay nghề cao, trong khi đó, lực lượng lao động ở nông thôn lại dư thừa rất nhiều.  Vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn Việt Nam đang rất đáng lo ngại. Nông dân ở những nơi bị thu hồi đất thiếu việc làm; chất lượng lao động thấp, nhưng cho đến nay vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chính sách đối với nông dân, nông thôn, nông nghiệp chưa rõ ràng.  - Nguồn nhân lực từ công nhân:  Về số lượng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay có khoảng dưới 5 triệu người, chiếm 6% dân số của cả nước, trong đó, công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ thấp, khoảng gần 2 triệu người, bằng khoảng 40% so với lực lượng công nhân nói chung của cả nước; lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước có khoảng 2,70 triệu, chiếm gần 60%. Xu hướng chung là lực lượng công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước ngày càng ít đi, trong khi đó, lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước ngày càng tăng lên. Công nhân có tay nghề cao chiếm tỷ lệ rất thấp so với đội ngũ công nhân nói chung. Trình độ văn hóa, tay nghề, kỹ thuật của công nhân còn thấp. Số công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam có khoảng 150 nghìn người, chiếm khoảng 3,3% so với đội ngũ công nhân nói chung ở Việt Nam. Số công nhân xuất khẩu lao động tiếp tục tăng, tuy gần đây có chững lại. Từ năm 2001 đến năm 2006, Việt Nam đã đưa được gần 375 nghìn người lao động đi làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ, tăng gấp 4 lần so với thời kỳ 1996-2000 (95 nghìn người). Hiện nay, lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài có khoảng 500 nghìn người, làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề. Vì đồng lương rẻ mạt, công nhân không thể sống trọn đời với nghề, mà phải kiêm thêm nghề phụ khác như đi làm xe ôm trong buổi tối và ngày nghỉ, làm nghề thủ công, buôn bán thêm, cho nên đã dẫn đến tình trạng nhiều người vừa là công nhân, vừa không phải là công nhân. Trong các ngành nghề của công nhân, tỷ lệ công nhân cơ khí và công nghiệp nặng còn rất thấp, khoảng 20% trong tổng số công nhân của cả nước, trong khi đó, công nhân trong các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm lại chiếm tỷ lệ cao, khoảng 40%. Sự già đi và ít đi của đội ngũ công nhân Việt Nam đã thấy xuất hiện. Với tình hình này, công nhân khó có thể đóng vai trò chủ yếu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về mặt chính trị, thực chất, công nhân Việt Nam chưa có địa vị bằng trí thức, công chức, viên chức, rất khó vươn lên vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội và trong sản xuất, kinh doanh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do sự quan tâm chưa đầy đủ và chưa có chính sách có hiệu quả trong việc xây dựng giai cấp công nhân. - Nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức:  Nếu tính sinh viên đại học và cao đẳng trở lên được xem là trí thức, thì đội ngũ trí thức Việt Nam trong những năm gần đây tăng nhanh. Riêng sinh viên đại học và cao đẳng phát triển nhanh: năm 2000, cả nước có 899,5 nghìn người; năm 2002: 1.020,7 nghìn người; năm 2003: 1.131 nghìn người; năm 2004: 1.319,8 nghìn người. Năm 2005: 1,387,1 nghìn người; năm 2006: 1,666, 2 nghìn người,… Cả nước đến nay có 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; 1.131 giáo sư; 5.253 phó giáo sư; 16 nghìn người có trình độ thạc sĩ; 30 nghìn cán bộ hoạt động khoa học và công nghệ; 52.129 giảng viên đại học, cao đẳng, trong đó có 49%  của số 47.700 có trình độ thạc sĩ trở lên, gần 14 nghìn giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 11.200 giáo viên dạy nghề và 925 nghìn giáo viên hệ phổ thông; gần 9.000 tiến sĩ được điều tra, thì có khoảng 70% giữ chức vụ quản lý và 30% thực sự làm chuyên môn. Đội ngũ trí thức Việt Nam ở nước ngoài, hiện có khoảng 300 nghìn người trong tổng số gần 3 triệu Việt kiều, trong đó có khoảng 200 giáo sư, tiến sĩ đang giảng dạy tại một số trường đại học trên thế giới. Số trường đại học tăng nhanh. Tính đến đầu năm 2007, Việt Nam có 143 trường đại học, 178 trường cao đẳng, 285 trường trung cấp chuyên nghiệp và 1.691 cơ sở đào tạo nghề. Cả nước hiện có 74 trường và khối trung học phổ thông chuyên với tổng số 47,5 nghìn học sinh tại 63/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 7 trường đại học chuyên. Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông chuyên so với tổng dân số của cả nước đạt 0,05%, còn chiếm rất thấp so với thế giới. Cả nước có 1.568/3.645 học sinh đọat giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông năm học 2007-2008. Đầu năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã trình lên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam dự án đào tạo 20 nghìn tiến sĩ trong giai đoạn 2007-2020 ở cả trong nước và ngoài nước.  Nhà nước đã dành một khoản ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo là 76.200 tỷ đồng, chiếm 20% tổng chi ngân sách nhà nước, tăng 14,1% so với thực hiện năm 2007.  Bên cạnh nguồn nhân lực là trí thức trên đây, nguồn nhân lực là công chức, viên chức (cũng xuất thân từ trí thức) công tác tại các ngành của đất nước cũng tăng nhanh:  + Tổng số công chức, viên chức trong toàn ngành xuất bản là gần 5 nghìn người làm việc tại 54 nhà xuất bản trong cả nước (trung ương 42, địa phương 12).  + Tổng số nhà báo của cả nước là 14 nghìn phóng viên chuyên nghiệp và hàng nghìn cán bộ, kỹ sư, nghệ sĩ, nhân viên làm việc trong các cơ quan báo chí và hàng chục nghìn người khác là cộng tác viên, nhân viên, lao động tham gia các công đoạn in ấn, tiếp thị quảng cáo, phát hành, làm việc tại 687 cơ quan báo chí, hơn 800 báo, tạp chí, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình.  Đội ngũ công chức, viên chức của ngành thuế Việt Nam hiện có gần 39 nghìn người; ngành hải quan của Việt Nam là 7.800 người, ngành kho bạc là 13.536 người.   Tính đến tháng 6-2005, đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách pháp luật của các cơ quan trung ương là 824 người, trong đó có 43 tiến sĩ luật (chiếm 5,22%), 35 tiến sĩ khác (chiếm 4,25%), 89 thạc sĩ luật (chiếm 10,08%), 43 thạc sĩ khác (chiếm 5,22%), 459 đại học luật (chiếm 55,70%), 223 đại học khác (chiếm 27,06%), 64 người có 2 bằng vừa chuyên môn luật, vừa chuyên môn khác (chiếm 7,77%),… Cả nước có 4.000 luật sư (tính ra cứ 1 luật sư trên 24 nghìn người dân).  Trí thức, công chức, viên chức trong các ngành nghề khác của các cơ quan trung ương và địa phương cũng tăng nhanh.  Tổng nhân lực các hội, liên hiệp hội, viện, trung tâm (NGO) hiện có 52,893 người.  Bên cạnh sự tăng nhanh từ nguồn nhân lực trí thức, công chức, viên chức đã dẫn ra trên đây, thấy rằng, ở Việt Nam hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức còn quá yếu. Có người tính rằng, hiện vẫn còn khoảng 80% số công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan công quyền chưa hội đủ những tiêu chuẩn của một công chức, viên chức như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc. Có 63% tổng số sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm, không ít đơn vị nhận người vào làm, phải mất 1-2 năm đào tạo lại. Trong số 37% sinh viên có việc làm, thì cũng không đáp ứng được công việc. Bằng cấp đào tạo ở Việt Nam chưa được thị trường lao động quốc tế thừa nhận. Năm 2007, số sinh viên tốt nghiệp đại học là 161.411. Theo ước tính, mỗi tấm bằng đại học, người dân bỏ ra 40 triệu đồng, còn nhà nước đầu tư khoảng 30 triệu đồng. Như vậy, với tỷ lệ 63% số sinh viên ra trường chưa có việc làm, cho thấy kinh phí đầu tư của sinh viên thất nghiệp (161.411 sinh viên x 63% x 70 triệu), ít nhất thất thoát 7.117 tỷ đồng (trong đó, 4.067 tỷ đồng của dân và 3.050 tỷ đồng của nhà nước). Việt Nam có khoảng 2,6 triệu người có trình độ đại học trở lên. Con số này có thể nói tương đương với 2,6 triệu trí thức nước nhà. Tóm lại, nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức (trong đó có công chức, viên chức) ở Việt Nam, nhìn chung, còn nhiều bất cập. Sự bất cập này đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đầu tư theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu ở nước ta, và sâu xa hơn là làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế của cả đất nước. Từ đó có thể rút ra mấy điểm về thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam:  - Nguồn nhân lực ở Việt Nam khá dồi dào, nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức, chưa được quy hoạch, chưa được khai thác, còn đào tạo thì nửa vời, nhiều người chưa được đào tạo.  - Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất.  - Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức,… chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng nhau thực hiện mục tiêu chung là xây dựng và bảo vệ đất nước. II.2.2, Đầu tư khoa học công nghệ: - Thành tựu: KH- CN đã tập trung vào sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Đã áp dụng các công nghệ và phương pháp nghiên cứu tiên tiến : viễn thám, địa vật lý… vào công tác điều tra, thăm dò tài nguyên thiên nhiên. Nhiều kết quả nghiên cứu môi trường được đánh giá cao : nghiên cứu chính sánh và biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái và xử lý ô nhiễm nước, không khí ở các khu công nghiệp tập trung, các thành phố lớn… các biện pháp trồng rừng, chống suy thái đất, cải tạo đất… KH- CN đã chú ý phát triển các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ cao. Nhiều thành tựu toán học, cơ học, vất lý của ta… được đánh giá cả ở nước ngoài. Công nghệ thông tin đã phát triển và mở rộng ứng dụng trong hệ thống ngân hàng, quản lý hành chính, sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, công nghệ chế tạo vật hiệu mới, công nghệ sinh học, tự động hoá… đã từng bước được quan tâm. Trong nông nghiệp. Nhờ áp dụng những tiến bộ KH- CN về giống cây trồng, quy trình kỹ thuật thâm canh và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chúng ta đã tuyển chọn, lai tạo hàng chục giống lúa mới, phù hợp các vùng sinh thái khác nhau, tạo mức tăng trưởng quan trọng. Nghiên cứu và tạo nhiều loại giống gia súc, gia cầm, có giá trị kinh tế cao, thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Hơn 10 năm qua, năng suất lúa bình quân đã tăng hơn 2 lần. Tổng sản lượng lương thực 1998 đạt hơn 31 triệu tấn. Nhiều loại phân vi sinh, thuốc trừ sâu vi sinh, chất kích thích tăng trưởng thực vật … đã được sử dụng vào sản xuất, bảo vệ, phát triển các loại cây lương thực. Cơ cấu cây trồng đã được thay đổi cơ bản. Trước năm 1989, từ chỗ còn thiếu lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới sau Thái Lan và Mĩ. Về thuỷ sản, nhờ áp dụng kỹ thuật mới, nhiều năm nay, nuôi ba ba, sinh sản đã thành nghề giàu có ở nông thôn. Đặc biệt, kỹ thuật nuôi tôm đã được ứng dụng khắp nơi, tạo công ăn việc làm cho 350.000 ngư dân ven biển góp phần cải thiện và tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản, năm 1993 đạt 368 triệu USD, 1994 : 551,2 triệu, 1996 : 670 triệu, 1997 : 750 triệu và 2000 : 1000 triệu, tăng kơn 10 lần so với 1980. Việc nuôi trồng hải sản đã có sự đầu tư khoa học thích đáng trong việc tận dụng mặt nước ao, hồ, nước biển, nước lợ, kết hợp sản xuất nông nghiệp với nuôi tôm cá, phát triển nuôi trồng với giữ gìn môi trường, môi sinh, nuôi xen ghép, quảng canh, chọn giống tốt… toàn ngành hiện có 59 cơ sở đủ tiêu chuẩn sản xuất hàng xuất khẩu. Trong công nghiệp, hàng loạt kỹ thuật tiên tiến được áp dụng, tạo nhiều sản phẩm chất lượng cao : hàng may mặc, thuốc lá, đồ nhựa, cao su, đồ điện máy, điện tử… nhất là trong chế tạo máy móc, thiết bị phụ tùng và đổi mới công nghệ, kinh doanh sản xuất ô tô, xe máy, nhằm giải quyết nguyên vật kiệu, thiết bị thay thế. Trong công nghiệp đầu khí… đội ngũ cán bộ khoa học trong nước, đã có khả năng tiếp thu và làm chủ công nghệ mới. CN chế biến nông- lâm- hải sản cũng được đẩy mạnh một bước. Trong lĩnh vực năng lượng, nhiều công trình, nghiên cứu KH- CN đã tập trung vào công tác quy hoạch, sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng. Đổi mới CN xây dựng các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, nghiên cứu các phương pháp giảm tổn thất năng lượng trong truyền tải điện và đổi mới CN. Hệ thống năng lượng đã phát triển nhanh chóng : 80% địa bàn xã ở khu vực nông thôn, hơn 50% hộ gia đình đã có điện sử dụng. Trong giao thông vận tải, KH- CN đã góp phần quan trọng vào việc nâng cấp và phát triển mạng lưới, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường sông… đã xây dựng một số công trình quan trọng bằng việc áp dụng các CN mới : đóng tàu biển trọng tải 3.000 tấn, công trình hạ tầng cất cánh sân bay Tân Sơn Nhất, thắng thầu nhiều công trình giao thông ở Lào, Campuchia… với việc áp dụng CN mới trong gia cố nền móng và thi công mặt đường. Trong viễn thông, đã xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thông tin hiện đại bằng việc áp dụng kỹ thuật số, thông tin vệ tinh, cáp sợi quang… đủ mạnh để hoà nhập mạng thông tin quốc tế và khu vực. Viễn thông nước ta hiện được xếp vào một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Bên cạnh mạng lưới hữu tuyến điện phát triển rộng khắp với các loại hình dịch vụ đa dạng, các hệ thống thông tin di động, máy sóng ngắn, cực ngắn, cũng phát triển mạnh, được các tổ chức kinh tế, cơ quan trọng và ngoài nước sử dụng. Thị trường tin học nước ta những năm qua, có tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm khoảng 40-50%. Hiện các cơ quan Đảng, chính phủ đang sử dụng hàng vạn chiếc máy vi tính, trong đó lưu giữ nhiều thông tin, số liệu bí mật quan trọng. Liên quan đến kinh tế, quốc phòng và an ninh quốc gia. Trên đà ấy, việc sử dụng máy vi tính ở nước ta bắt đầu chuyển từ giai đoạn sử dụng riêng lẻ, sang hình thức sử dụng mạng cục bộ và mạng diện rộng. Trong y tế, hàng loạt các thành tựu chăm sóc sức khoẻ ban đầu, miễn dịch học, cắt giảm, tỷ lệ mắc các chứng bệnh nguy hiểm : lao, phong, sốt rét, ho gà, bại liệt, sởi… Kết hợp y học truyển thống với y học hiện đại, sản xuất nhiều mặt hàng thuốc mới. Nâng cao trình độ trong phòng và chuẩn đoán bệnh, ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm : viêm gan, viêm não Nhật Bản… Đến nay nước ta đã có đội ngũ cán bộ KH- CN hơn 800.000 người trình độ đại hoc, 8.775 phó tiến sĩ- tiến sĩ, gần 3.000 giáo sư- phó giáo sư, hơn 45.000 cán bộ nghiên cứu triển khai thuộc hơn 300 viện nghiên cứu- trung tâm và hơn 20.000 nhà khoa học vừa nghiên cứu, vừa giảng dạy trong 105 trường đại học, cao đẳng, hơn 80 cơ sở đào tạo sau đại học. Đây thực sự là một vốn quý cho sự nghiệp CNH, HĐH, được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau . - Hạn chế: + Đầu tư cho khoa học công nghệ còn ở mức thấp. Việt Nam chưa có chính sách khoa học dông nghệ nhất quán thể hiện bằng hệ thống pháp luật như các quốc gia khác. Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều cố gắng tạo nguồn tài chính để đầu tư cho khoa học và công nghệ nhưng chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển. Theo số liệu thống kê từ năm 1965 đến nay, mức đầu tư tài chính từ ngân sách nhà nước dành cho hoạt đông nghiên cứu và triển khai chiếm ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25618.doc