Mối quan hệ giữa kinh tế & chính trị trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay

B. Nội dung Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay I. Đặt vấn đề: Kinh tế và chính trị là hai mặt lớn nhất của đời sống xã hội trong điều kiện đất nước ta hiện nay còn nghèo nàn lạc hậu thì đổi mới nền kinh tế đất nước là điều hết sức cần thiết. Muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa thành công thì điều kiện tiên quyết là phải có một nền kinh tế vững chắc ổn định, đáp ứng đầy đủ mọi điều kiện cho đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa thành công. Nền kinh tế của

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Mối quan hệ giữa kinh tế & chính trị trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một đất nước có thể coi là sức mạnh lớn nhất của đất nước đó, nó là thành phần cơ bản của cơ sở hạ tầng, trên đó quyết định hình thành nên một thể chế chính trị tương ứng phù hợp với hình thái kinh tế đó. Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là mối quan hệ biện chứng và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Không có một chế độ nào mà hoạt động kinh tế lại độc lập với hoạt động chính trị hình thái kinh tế quyết định tới chế độ chính trị, nhưng ngược lại chính trị cũng có tác động to lớn tới kinh tế. Sự ổn định về chính trị là tiền đề, là điều kiện để phát triển kinh tế. Một nền kinh tế muốn phát triển mạnh mẽ và ổn định đòi hỏi phải có sự ổn định về chính trị. Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị có ảnh hưởng to lớn đến mọi mặt của hoạt động, đời sống xã hội mọi hoạt động khác có diễn ra thuận lợi hay không đỏi hỏi phải dựa trên mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị có diễn ra bình thường hay không. Việc nghiên cứu đề tài " Mối quan hệ giữa nền kinh tế và chính trị trong cuộc cuộc đổi mới nền kinh tế ở nước ta hiện nay" là rất hay, rất cần thiết như đã biết kinh tế và chính trị chính là hai mặt lớn nhất của đời sống xã hội. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa chúng có thể giúp ta hiểu biết về thực trạng của nền kinh tế hướng phát triển của nền kinh tế trong tương lại, nó giúp cho những người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế có cái nhìn khái quát lớn về đời sống kinh tế chính trị của đất nước. Mặc dù nước ta mới bước vào công cuộc đổi mới nền kinh tế nhưng đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn góp phần vào giữ vững ổn định về chính trị đồng thời qua đó cũng cho thấy những chính sách hết sức đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định đổi mới nền kinh tế đất nước. Qua việc nghiên cứu đề tài cũng giúp chúng ta hiểu biết hơn tiếp cận nhanh hơn đối với các chính sách, kinh tế mà Đảng và Nhà nước đưa ra nhằm phát triển nền kinh tế đất nước, giúp chúng ta chủ động tham gia vào các hoạt động kinh tế góp phần xây dựng chế độ XHCN vững mạnh. Việc nghiên cứu giúp chúng ta hiểu rằng kinh tế và chính trị là hai mặt không thể tách rời, đồng thời thể chế chính trị phải luôn phù hợp với hình thái kinh tế bởi vì nếu thể chế chính trị không phù hợp không sớm thì muộn nó cũng bị thay đổi thể chế chính trị mới phù hợp hơn để tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thực tế trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia bị sụp đổ hoặc xảy ra tình trạng bất ổn kéo dài về đời sống xã hội do nền kinh tế bị suy thoái trầm trọng học có đường lối phát triển kinh tế đưa ra không đúng đắn, không phù hợp. Hiện nay ở nước ta hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở còn thấp kém, các khu vực kinh tế phát triển rất cân đối nghiêm trọng, các khu vực thành thị được đầu tư quá nhiều nên đã có bước phát triển mạnh mẽ và tiến xa so với khu vực nông thôn, miền núi và các căn cứ cách mạng cũ, nơi tập trung phần lớn dân số cả nước. Chính thực trạng này làm cho bất bình đẳng trong cuộc sống ngày càng tăng lên có thể dễ dàng gây ra những mâu thuẫn giữa các khu vực trong nước. Do đó chính sách đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay đóng vai trò cực kỳ quan trọng nó điều chỉnh một cách đồng đều sự phát triển của các khu vực kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định đồng bộ nhằm nâng cao đời sống người dân, xoá bỏ khoảng cách giữa các khu vực nhằm giữ vững ổn định về an ninh và chính trị. Việc nghiên cứu đề tài giúp cho nắm bắt được về mối quan hệ mật thiết giữa kinh tế và chính trị nói chung và đặc biệt là mối quan hệ đó được đặt trong hoàn cảnh đất nước ta đang đổi mới nền kinh tế hiện nay. Nó sẽ giúp ta hiểu được một cách sát thực nhất về đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và chính phủ, đồng thời có thể biết được quá trình đổi mới đang diễn ra như thế nào. Trên cơ sở đó ta có thể đưa ra những dự đoán của bản thân về nền kinh tế đất nước trong tương lai đây chính là một vấn đề rất tốt cho những người quan tâm đến hoặc là hoạt động trong lĩnh vực kinh tế. Những người mà phải trực tiếp tiếp xúc và vận dụng các đường lối và chính sách đổi mới của Đảng. II. Giải quyết vấn đề 1. Trình bày về thực trạng nền kinh tế nước ta và công cuộc đổi mới nền kinh tế Sau năm 1975, khi đất nước hoàn toàn giải phóng thì nước ta lại phải đứng trước một thử thách vô cùng khó khăn, nền kinh tế đất nước bị tàn phá kiệt quệ, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực nền công nghiệp rất lạc hậu so với các nước trên thế giới. Thêm vào đó là cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp trong thời chiến đã không còn phù hợp nữa. Chính cơ chế này đã trở thành rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Một đường lối phát triển kinh tế mới, đáp ứng được tình hình là đòi hỏi cấp bách lúc này trên cơ sở đó đại hội VI của Đảng (1986) đã kịp thời phân tích nhận định tình hình để đưa ra đường lối đổi mới nền kinh tế đó là xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ khi đưa ra chính sách đổi mới nền kinh tế, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng cao góp phần giữ vững sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy chính sách đưa ra là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng Đảng đã sáng suốt trong việc lấy thành phần kinh tế Nhà nước làm nòng cốt, kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo định hướng cho các thành phần kinh tế khác phát triển theo, tránh nền kinh tế bị phát triển theo hướng sai lệch làm ảnh hưởng tới tình hình chính trị của đất nước. Cuông cuộc đổi mới nền kinh tế ở nước ta do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo vì thế mọi mục tiêu kinh tế đều hướng vào việc phục vụ cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của nước ta. Mọi hoạt động kinh tế, chính trị đều không được xa rời con đường mà Đảng và Nhà nước ta đã chọn. Sau hơn 15 năm đổi mới nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn về mặt kinh tế, văn hoá xã hội.... Về lĩnh vực kinh tế đời sống nhân dân ngày một nâng cao, công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đang đưa nước ta dần trở thành một nước công nghiệp, hoạt động nông nghiệp đang giảm dần trong cơ cấu của nền kinh tế. Một số lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam xếp ở vị trí cao trên thế giới như: gạo, chè, hạt tiêu, đồ may mặc... Tuy nhiên thành quả to lớn mà đổi mới kinh tế mang lại là góp phần ổn định chính trị, củng cố lòng tin của người dần vào chế độ vào con đường chúng ta đang đi. Đảng chủ trương chuyển sang kinh tế thị trường song phải có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới, kết hợp sự kiên định về mục tiêu nguyên tắc với linh hoạt trong giải pháp. Ngay từ đầu Đảng đã xác định chủ trương phát triển lực lượng sản xuất phải đi đôi với xây dựng quan hệ sản xuất, đặc biệt là những yếu kém về quản lý và phân phối xây dựng quan hệ giữa con người với con người, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, khuyến khích làm giầu phải đi đôi với xoá đói giảm nghèo làm cho thị trường mang tính nhân văn hơn, những ý tưởng đó đã thực sự đi vào cuộc sống và có sức thuyết phục được nhân dân đồng tình ủng hộ. Thành công trong lãnh đạo kinh tế của Đảng ta là đổi mới kinh tế nhưng giữ vững được mục tiêu, con đường, chỉ có đổi mới nguyên tắc, trung thành với lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới kinh tế đi trước một bước, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế. Đổi mới kinh tế không có nghĩa là làm trái, làm khác mà trở về quy luật khách quan. Có thể thấy rất rõ mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong giai đoạn đổi mới ở nước ta. Trước hết hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa đã hình thành nên chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta đồng thời những hoạt động chính trị, các chính sách, luật định quy định và sự điều hành của Đảng và Nhà nước đã và đang làm cho công cuộc đổi mới diễn ra rất thành công và đạt được những kinh tế thắng lợi vô cùng quan trọng. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển với những đặc thù riêng Đảng ta có tư tưởng độc lập tự chủ trong việc xác định chiến lược đường lối phát triển kinh tế nhưng rất coi trọng học tập tinh hoa nhân loại nhất là quản lý kinh tế thị trường một lĩnh vực còn nhiều mới mẻ, phức tạp. Có thể nói, sự lãnh đạo của công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta tuy nhiên quá trình vận động và phát triển đã và đang đặt ra nhiều vấn đề phải hoàn thiện, thách thức lớn nhất hiện nay là tình trạng nền kinh tế kém phát triển, năng suất lao động thấp lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt do đó có nguy cơ tụt hậu xa so với các nước. Làm thế nào đẻ phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội khắc phục được rối loạn, phân hoá bất công, khắc phục được sự tách rời giữa công nghiệp và nông nghiệp, thành thị với nông thôn, chống thói tham nhũng, quan liêu trong bộ máy Đảng và Nhà nước ....tất cả những bài toán trên mà đứng trên góc độ lãnh đạo ở tầm chiến lược đảng ta phải tiếp tục tìm lời giải đáp. Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới phát triển kinh tế và coi đó là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phân tích những tác dụng cơ bản ta càng thấy rõ vai trò trung tâm của đổi mới kinh tế. Đổi mới kinh tế ở nước ta trước hết là quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Đó là quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải tiến một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Nền kinh tế tăng trưởng và phát triển nhờ thành tựu đổi mới là cơ sở kinh tế để củng cố khối liên minh vững chắc giữa giải cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa đặc biệt góp phần tăng cường quyền lực sức mạnh và hiệu quả của bộ máy quản lý kinh tế của Nhà nước. Góp phần không nhỏ củng cố chính trị, an ninh đất nước, tạo cơ sở vững chắc cho toàn Đảng toàn dân thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. 2. Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là mối quan hệ biện chứng. Chúng là hai mặt của đời sống xã hội. Chúng thống nhất biện chứng với nhau, trong đó kinh tế có ảnh hưởng quyết định tới chính trị. Mối quan hệ kinh tế và chính trị là mối quan hệ cơ bản nhất của biện chứng giữ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Quan hệ sản xuất được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất tạo thành quan hệ vật chất của xã hội. Trên cơ sở quan hệ sản xuất hình thành nên các quan hệ về chính trị, trong xã hội, hai mặt đó được hình thành khái quát nên cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. C. Mác viết: " Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tanàg pháp lý và chính trị nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó". Cơ sở hạ tầng của xã hội bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ mầm mống tương lai. Trong đó quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo chi phối các quan hệ sản xuất khác. Quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế xã hội. Xét trong tổng thể các quan hệ xã hội thì các quan hệ sản xuất "hợp thành" cơ sở kinh tế của xã hội, tức là cơ sở hiện thực, trên đó hình thành nên thể chế chính trị và pháp lý tưng ứng. Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có một đặc điểm riêng, quy luật vận dụng và phát triển riêng, nhưng có tác động qua lại với nhau và đều hình thành trên một cơ sở hạ tầng trong đó chính trị có quan hệ trực tiếp tới cơ sở hạ tầng, nói cụ thể hơn là chính trị có quan hệ trực tiếp tới kinh tế. ở nước ta hiện nay quan hệ sản xuất thống trị là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa nó có vai trò dẫn dắt nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó hình thành nên chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân lãnh đạo thông qua Đảng cộng sản Việt Nam. Ta có thể thấy mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là mối quan hệ biện chứng, có tác động qua lại với nhau. Kinh tế (hình thái kinh tế) hình thái nên thể chế chính trị đồng thời chế độ chính trị có tác động trở lại tới sự phát triển của kinh tế. Một đất nước ổn định thì đòi hỏi phải có sự ổn định về chính trị và vững chắc về kinh tế. 2.1. Vai trò quyết định của nền kinh tế đối với chính trị Vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị thể hiện ở chổ: mỗi hình thái kinh tế sẽ quyết định hình thành nên một thể chế chính trị tương ứng với nó. Cụ thể ở nước ta hiện nay chế độ xã hội chủ nghĩa được hình thành trên cơ sở hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trong xã hội có giai cấp nếu giai cấp nào giữ được vị trí về kinh tế thì đồng thời cũng giữ địa vị thống trị về chính trị và đời sống xã hội. Các mâu thuẫn trong chính trị, tư tưởng xét đến cùng đều nảy sinh từ các mâu thuẫn về kinh tế. Cuộc đấu tranh về chính trị tư tưởng là biểu hiện của những đối kháng trong đời sống kinh tế tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng như: Nhà nước, pháp quyền tôn giáo... đều trực tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và do cơ sở hạ tầng quyết định. Vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị còn thể hiện ở chỗ khi một nền kinh tế thay đổi thì sớm hay muộn chính trị cũng bị thay đổi theo như C. Mác viết " cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ ấy cũng bị ít nhiều đảo lộn nhanh chóng". Quá trình này không chỉ diễn ra trong giai đoạn thay đổi từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác mà diễn ra trong bản thân mỗi hình thái kinh tế xã hội. Nói chung sự thay đổi của cơ sở hạ tầng dẫn tới sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp trong đó có thể thấy khi kinh tế thay đổi thì yếu tố chính trị là yếu tố bị thay đổi theo nhanh nhất. Trong xã hội có giai cấp thì sự thay đổi ấy diễn ra thông qua cuộc cách mạng xã hội. 2.2. Sự tác động trở lại của chính trị đối với kinh tế. Trong thời đại ngày nay việc nâng cao vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước là một xu hướng khách quan đối với tất cả mọi nước. Nền kinh tế thị trường có hiệu quả hiện nay là nền kinh tế hỗn hợp trong đó " bà, tay vô hình " của tự do canh tranhvà bàn tay hữu hình của chính phủ đóng vai trò quyết định tới sự hoạt động và tăng trưởng của nền kinh tế. Cơ chế, hoạt động là sự đan xen, thúc đẩy và hạn chế lẫn nhau của ba yếu tố cấu thành là cạnh tranh, độc quyền và điều tiết chính phủ. Chính phủ đóng vai trò thiết lập khuôn khổ pháp luật, quyết định về toàn bộ lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội, bảo đảm tính công bằng, tính cạnh tranh, quyễn sởhữu và lợi ích xã hội. Chính phủ giữ vai trò ổn định và phát triển kinh tế đảm bảo phúc lợi cho mọi tầng lớp dân cư. Khắc phục những thất bại và hoàn thiện sự hoạt động của thị trường Chính phủ là nơi giữ vai trò chủ yếu cung cấp thông tin cho thị trường hoạt động. Một số hiện tượng thể hiện một cách roc nét sự thất bại của bàn tay vô hình trong việc dẫn dắt nèen kinh tế đòi hỏi phải có các hoạt động chính trị của chính phủ can thiệp và như: Thất nghiệp, lạm phát, mất cân đối nghiêm trọng. Đó là những căn bệnh không trnhs khỏi trong nền kinh tế cạnh tranh mà tự nó không thể diều chỉnh Chính sự can thiệp ở mức độ thích hợp của chính phủ vào nền kinh tế đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Thành tựu của nền kinh tế Việt nam trong những năm gần đây là một chứng minh rõ nét cho điều này. Hiện nay không có một nước nào đặt hoạt động chính trị táh biệt khỏi hoạt động kinh tế của đất nưóc. Nhà nước không còn ở quan niệm giản đơn là người giữ trật làm trọng tài mà Nhà nước nằm trong cơ cấu, điều tiết từ bên trong nền kinh tế. Trong xã hội có giai cấp thì chính trị lá yếu tố có tác động mạnh nhất tới nền kinh tế, vì đó là bộ máy bạo lực tập chung của giai cấp thống trị về mặt kinh tế. Chức năng cơ bản của chính trị xây dựng bảo vệ và phát triển cơ sở hạ tầng, cụ thể là nền kinh tế đã sinh ra nó, chống mọi phá hoại và mọi nguy cơ làm suy yếu nền kinh tế đó. Một giai cấp chỉ có thể giữ vững sự thống trị về kinh tế khi mà xác lập và củng cố sự thống trị về mặt chính trị tư tưởng. Sự tác động của chính trị tới nền kinh tế diễn ra theo hai chiều. Nếu chính trị mà tác động phù hợp tới sự hoạt động của nền kinh tế, phù hợp với các quy luật kinh tế khachá quan thì nó sẽ là động lực để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế diễn ra mạnh mẽ. Nếu tác dộng ngược trở lại nó sẽ là rào cản kìm hãm sự phát triển của kinh tế. Nói chung chính trị có tác động mạnh mẽ tới kinh tế nhưng bản thân nó không làm thay đổi được tiêns trình phát triển khách quan của xã hội nếu các hoạt động của chính trị làm kìm hãm sự phát triển của kinh tế sớm hay muộn nó cũng bị thay bằng một thể chế chính trị mới phù hợp hơn Trong mỗi biện pháp can thiệp của chính phủ đều có mặt lợi và mặt hại do đó cần phải quyết định cái lợi và cái hại một cách tương đối trong hành động của chính phủ. Kinh tế và chính trị phải hài hoà và phù hợp với nhau. Thị trường không thể hoạt động có hiệu quả nếu không có sự can thiệp của chính phủ. Chính phủ phải đưa ra các quy tắc, chính sách, phải làm các hợp đồng có hiệu lực phải nhập cuộc khi thị trường thất bại trong việc cung cấp những hàng hoá và dịch vụ nhất định. Như vậy khi nói tới vai trò của chính trị thì chúng ta cũng phải nhận thấy thị trường cũng có những ưu thế lớn như vậy xét một cách tổng thể thì chính trị và kinh tế phải bổ sung cho nhau. Có những lúc thị trường thất bại nhưng chính phủ can thiệp chưa hẳn đã thành công. Còn ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh tế thị trường như đảm bảo sự ổn định về tiền tệ, bảo vệ sở hữu tư nhân, đảm bảo an ninh xã hội và công bẵng xã hội. Đây là những hoạt động có tính quyết định của chính phủ tới việc ổn định thị trường và đảm bảo cho nền kinh tế phát triển. 3. Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở nước ta hiện nay trong quá trình đổi mới nền kinh tế. Kinh tế và chính trị ở nước ta có mối quan hệ hết sức chặt chẽ, chúng có tác động qua lại với nhau một cách tích cực, các hoạt động về kinh tế và chính trị đều có chung mục đích đưa đát nước xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Nói chung mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở nước ta về cơ bản là giống so với các nước khác. Song mặt khác nước ta thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế từ xuất phát điểm là một nền kinh tế kém phát triển, chứa nhiều đặc thù riêng: Đảng ta xác định tư tưởng độc lập tự chủ trong việc xây dựng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới này diễn ra dưới sự chỉ huy của một thể chế chính trị khác hẳn so với các nước đó là nhà nước xã hội chủ nghĩa do đó mối quan hệ kinh tế chính trị ở nước ta còn chứa đựng nhiều điểm riêng đặc trưng. Quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội ta hiện nay là quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa, với hai thành phần kinh tế chủ đạo là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Từ đó trên cơ sở quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa hình thành nên nhà nước Việt nam với thể chế chính trị là một nhà nước xã hội chủ nghĩa. ở nước ta hiện nay liên minh giữa công nhân và nông dân, giữ địa vị thống trị về kinh tế do đó cũng nắm vững sự thống trị, Nhà nước Việt nam là nhà nước của dân do Đảng cộng sản Việt nam là Đảng được thành lập bởi giai cấp công nhân lãnh đạo. Hiện nay muốn tiếp tục đi theo con đường xã hội chủ nghĩa thì đòi hỏi nước ta phải có một nền kinh tế vững chắc để làm chỗ dựa phục vụ cho các mục đích chính trị lâu dài. Sức mạnh mẽ về kinh tế sẽ là bàn đạp cho mọi hoạt động chính trị vì sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa diễn ra thành công. Ngày nay khi đất nước thực sự bước vào xây dựng và phát triển kinh teứe, trung tâmlãnh đạo của Đảng là mặt trận kinh tế. Với tư cách là đội tiền phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng phải gánh vác sứ mệnh lãnh đạo công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế của đất nước. Toàn bộ lãnh đạo hoạt động kinh tế đều hướng vào mục tiêu: ổn định chính trị phục vụ dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh , xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa. Chính sách đổi mới kinh tế của Đại hội ĐảngVI ( 1986 ) Có thể coi là bước ngoặt trong đường lối phát triển kinh tế ở nước ta. Đảng ta đã đánh giá đúng thực trạng kinh tế – xã hội của đất nước tìm ra những sai lầm khuyết điểm trong lãng đạo kinh tế, bám sát tổng kết thực tiễn trung thành với chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng rất coi trọng bổ sung phát triển cho phù hợp với điều kiện mới. Trong giai đoạn đổi mới nền kinh tế ( từ năm 1886) Nước ta đã có sự thay đổi căn bản về chế độ kinh tế gắn liền với nó nó là nhu cầu tất yếu về đổi mới hệ thống chính trị nhưng Đảng ta không nóng vội bản lĩnh chính trị ( kiên định mục tiêu, con đường) Sự thận trọng trong việc lựac chọn bước đi trong đó sự ổn định về chính trị là điều kiện tiền đề để đổi mới kinh tế có hiệu quả. Chính trị là biểu hiệntập chung của kinh tế nhưng không phải là gương soi của kinh tế. bản lĩnh chính trị ở chỗ không phản ánh nhu cầu kinh tế ở cấp độ cá biệt với tính đa dạng ngẫu hứng của nó mà là phản ánh lợi ích một gia cấp một dân tôcj, phản ánh xu hương mang tính bản chất của đời sống kinh tế. Nhà nước tự ý thức rằng chuyển sang cơ chế thị trường là một tất yếu, một cơ hội đồng thời cũng là một thách thức. Nếu bản lĩnh chính trị không đủ vững để lãnh đạo kinh tế vượt qua mọi thách thức thì rõ ràng đây là một nguy cơ cho đát nước bởi sự cạnh tranhtàn khốc của nền kinh tế thị trường. Đảng ta chủ chương chuyển sang kinh tế thị trường xong phải giữ vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn liền với chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta không coi thị trường là mục tiêu mà coi nó như là một phương tiện quan trọng để phát triển kinh tế. Cần nhận thức rõ ràng mỗi thành phần kinh tế ở nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội có bản chất kinh tế xã hội riêng chịu sự tác động của các quy luật kinh tế riêng. Bên cạnh sự thông nhất về kinh tế còn chứa đựg nhiều mâu thuẫn và khác biệt khiến cho nền kinh tế thị trường ở nước ta có khả năng phát triển theo những chiều hướng khác nhau. Để tránh nảy sinh những phát triển của kinh tế theo hướng tiêu cực thì đòi hỏi mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị phải hết sức chặt chẽ. Phải có một chế độ chính trị ổn định, vững chắc để định hướng cho nền kinh tế đúng theo con đường mà Đảngvà nhà nước ta đang đi theo đó là con đường xây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý cuả nhà nước Sự ổn địh về chính trị là tiền đề quyết định sự thắng lợi của công cuộc đổi mới nền kinh tế ở nước ta hiện nay. Đặt trong sự nghiệp chung của toàn đảng, toàn dân trong giai đoạn mới đấu tranh trên các mặt chính trị văn hoá tư tưởng cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì công cuộc đổi mới kinh tế là một quá trình diễn ra lâu dài, gian khổ và phức tạp. Dĩ nhiên đó là sự nghiệp chung của toàn dân nhưng nó đòi hỏi phải mang tính tự giác, phải có một đảngcộng sản tiên phong,dày dạn kinh ngiệm,biết không ngừng đổi mới lãnh đạo.Công cuộc đổi mới kinh tế ơ nước ta gắn liền với đường lối đổi mới của đảng.Trước hết là quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, giải phóng sức sản xuất xã hội, dân chủ hoá đời sống kinh tế, từ đại hội VI. Cơ chế quản lý kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô luôn được đổi mới cho sát với sự thay đổi của tình hình trên cơ sở so sánh các cuôc thử nghiệm của hai cơ chế tồn tại song trùng. Hai cơ chế chở thành đối chứng Đảng và nhà nước ta đã đi đến quyết định xoá bỏ cơ chế tập trung quan niệm để chuyển sang cơ chế kế hoạch hoá và hạch toá kinh doanh. Ngoài ra chính trị còn đóng vai trò to lớn trong quá trình đổi mới nền kih tế nước ta hiện nay. Trên cơ sở coi kinh tế thị trường là trung tâm của hoạt động kinh tế chính phủ đã chọn cải cách giá nhà nước sang giá thị trường, ban hành các quy định một cáhc nhanh gọn hơn tạo điều kiện cho việc làm kinh tế thuận lợi hơn không quá nhiều thủ tục. Sự ổn định về chính trị trong nhiều năm qua ở Việt nam đã giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt nam ngày một tăng lên. Việt nam được coi là mổttong những thị trường ổn định nhất trên thế giới, luôn tạo cảm giác yên tâm cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước Có thể nói chính trị có vai trò to lớn trong công cuộc đổi mới Kinh tế ở nước ta góp phần quan trọng trong những thắng lợi của đổi mới những chính trị không làm thay đổi được tiến trình phát triển khách quan của xã hội. Ngược lại những đổi mới trong kinh tế cũng có tác động mạnh mẽ ngược trở lại đối với nền chính trị nước ta. Từ khi kết quả đổi mới nền kinh tế góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân đã tạo ra sự tin tưởng của người dân vào sự nghiệp lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng ta góp phần ổn định về chính trị. Khác với các nước khác sự thất thường của nền kinh tế thường dẫn tới việc thay đổi về chính trị, thì đối với nước ta sự ổn định về kinh tế đã duy trì được sự lãnh đạo đất nước của Đảng cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa. Một nền kinh tế phát triển sẽ làm cho đời sống người dân cao hơn, dân trí cao hơn, các phương tiện truyền thông đến người dân tốt hơn do đó tình hình hoạt động chính trị trong nước được người dân nắm cụ thể hơn. Thuận lợi cho việc tuyên truyền các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Nói tóm lại kinh tế và chính trị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay biểu hiện mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có tác động, tích cực tới nhau bằng văn minh, phấn đấu hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. 4. Những tồn tại và giải pháp khắc phục - Hiện nay trong quá trình đổi mới nền kinh tế thì hoạt động chính trị còn tồn tại nhiều bất cập, tác động xấu tới nền kinh tế. Trước hết phải nói tới việc Nhà nước thọc tay quá sâu vào công việc làm ăn của các cơ sở kinh tế. Nhà nước ta vẫn còn tồn tại thói quan liêu làm cho cơ sở kinh tế không mạnh bạo trong quá trình làm kinh tế. Các đơn vị kinh tế Nhà nước thường làm ăn không có hiệu quả nhưng vì mục đích chính trị như để định hướng nền kinh tế, sản xuất các sản phẩm phục vụ cho an ninh quốc phòng hoặc dùng làm công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế nên vẫn được duy trì dù làm ăn thua lỗ gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế. - Các chính sách, luật định, các quy luật về hoạt động kinh tế còn nhiều rắc rối, gây phiền nhiễu cho các hoạt động kinh tế làm các nhà đầu tư ái ngại. Hệ thống luật pháp còn nhiều kẽ hở, mâu thuẫn giữa các điều khoản tạo điều kiện cho tham ô tham nhũng, chiếm đoạt tài sản gây ra bất ổn về kinh tế kéo theo là hàng loạt những bất ổn về đời sống chính trị và xã hội làm giảm lòng tin của người dân vào chế độ. - Để khắc phục những tồn tại trên và đẩy mạnh đổi mới phát triển kinh tế thì có thể áp dụng một số giải pháp sau: Giữ vững sự ổn định về chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp: sự ổn định về chính trị bao giờ cũng là nhân tố quan trọng đầu tiên nó là điều kiện để các nhà sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước yên tâm đầu tư. Muốn giữ vững sự ổn định về chính trị ở nước ta hiện nay cần phải giữ và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp một cách triệt để, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước. Nhà nước thực hiện định hướng sự phát triển kinh tế, có hệ thống chính sách nhất quán triệt để tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho hoạt động kinh tế, hạn chế và khắc phục những tiêu cục của thị trường. Nhà nước thực hiện đúng chức năng quản lý về kinh tế, không can thiệp vào chức năng quản lý kinh doanh để các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động không hiệu quả. Để đảm bảo cho nền kinh tế ổn định thì Nhà nước cần phải ban hành các chính sách, luật định về việc bảo vệ sở hữu tư nhân. Bởi vì nếu không có sở hữu tư nhân thì không có doanh nghiệp tư nhân do đó cũng đồng nghĩa với không có cạnh tranh có hiệu quả. Sở hữu tư nhân không chỉ có nguy cơ bị mất do trộm cắp, cướp giật mà còn do nguy cơ nghiệm trọng từ phí Chính phủ. Điều này không chỉ xảy ra khi chính phủ áp dụng các biện pháp tước đoạt do luật pháp quy định mà còn nghiêm trọng hơn khi có những thay đổi đột ngột trong pháp chế. Sự thay đổi đột ngột đó có thể gây ra những thay đổi to lớn đến những điều kiện trên thị trường. Bảo vệ sở hữu tư nhân cũng phải được chú ý trong sở hữu tri thức và thương mại như bằng sáng chế, quy trình công nghệ, quyền tác giả.... cần có các chính sách nhằm đưa ra các khu vực kinh tế phát triển một cách đồng đều như giữa thành thị với nông thôn khu vực đồng bằng với khu vực miền núi. Mặc dù hiện nay đã có nhiều ưu đãi, chế độ cho nững người về hoạt động kinh tế ở vùng nông thôn, miền núi, những ưu tiên cho con em các dân tộc nhưng vẫn còn chưa tạo được động lực mạnh mẽ để các khu vực kinh tế này phát triển mạnh mẽ nhằm thu hẹp khoảng cách với thành thị đồng thời nâng cao đời sống của nhân dân đồng thời để đổi mới kinh tế có hiệu quả thì Đảng và Nhà nước phải đẩy mạnh các hoạt động chính trị như: thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần tuy nhiên phải phát huy tính chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, trên cơ sở đó đẩy mạnh phân công lao động xã hội. Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường đồng thời cần phải mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, về việc này chính phủ đóng vai trò quan trọng các hoạt động chính trị ngoại giao sẽ là điều kiện tốt để tìm đối tác đầu tư và tìm thị trường cho các doanh nghiệp trong nước. Nhà nước có vai trò đứng ra giải quyết các tranh chấp quốc tế khi xảy ra vấn đề kiện tụng. Ngoài ra Nhà nước còn phải điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô đảm bảo sự ổn định về kinh tế, giảm lạm phát chống độc quyền và các tiêu cực nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế. III. Kết luận Có thể nói: Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là đại diện tiêu biểu cho mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Một đất nước chỉ có thể có cơ sở hạ tầng vững chắc khi có một nền kinh tế phát triển và ổn định. Trên cơ sở hạ tầng đó sẽ hình thành một kiến trúc thượng tầng tương ứng gồm: chính trị, pháp luật, tôn giáo.... do đó, kiến._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docU0460.doc
Tài liệu liên quan