Mối quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế

A - Mở Đầu Ngày nay đất nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc xác định các loại hình sở hữu và phân định các thành phần kinh tế là cần thiết để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế nói chung và cho việc phát triển từng thành phần kinh tế nói riêng nhằm không phải để phân định đối sử mà để có chính sách đúng, giải phóng mọi năng lực sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế, nước ta đã vấp ph

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Mối quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải sai lầm và nhiều lúng túng trong việc xây dựng chế độ sở hữu mới và phân định các thành phần kinh tế. Vì vậy sở hữu và thành phần kinh tế là một trong những vấn đề lớn được giới nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn quan tâm. Vấn đề này được Đại hội IX đặc biệt quan tâm; đã đưa ra các biện pháp cụ thể cho từng loại hình sở hữu và từng thành phần kinh tế. Văn kiện Đại hội IX của Đảng còn nêu thêm một thành phần kinh tế thứ sáu nữa là “kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”. Việc phân loại bộ phận vốn do nước ngoài đầu tư vào nước ta thành một thành phần là rất cần thiết, vì nó có đặc điểm riêng, đòi hỏi có chính sách thích hợp. Nghiên cứu văn kiện Đại hội IX của Đảng cho chúng ta thấy có sự phát triển sâu sắc về lý luận và thực tiễn. Những lý do trên khiến em đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này. B- Nội dung I. Sở hữu và cơ cấu sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 1, Sở hữu và tầm quan trọng của sở hữu về tư liệu sản xuất . 1.1 Khái niệm về sở hữu và các khái niệm có liên quan. - Chiếm hữu: Con ngùơi sinh ra từ tự nhiên, để tồn tại và phát triển, để sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mình, con ngừơi phải chiếm hữu (chinh phục) tự nhiên. Đây là hành vi đầu tiên, nếu không có nó thì con người không thể tiến hành hoạt động lao động sản xuất đựơc. Do vậy chiếm hữu biểu hiện quan hệ giữa người với tự nhiên, là hành vi gắn liền với sự tồn tại và phát triển của con người, là phạm trù vĩnh viễn trong tất cả các giai đoạn khác nhau của nhân loại. Chủ đề của chiếm hữu là cá nhân, tập thể, xã hội. Đối tựơng của sự chiếm hữu buổi ban đầu của loài người là những cái có sẵn trong tự nhiên, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, các chủ thể không chỉ chiếm hữu tự nhiên mà cả xã hội tư duy (trí tuệ), thân thể, chiếm hữu những cái hữu hình và cả chiếm hữu vô hình. - Sở hữu: Sở hữu là hình thức xã hội của chiếm hữu trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, gắn liền với một tổ chức xã hội nhất định. Hay nói một cách khác, sở hữu là quan hệ giữa ngời với ngời trong sự chiếm hữu tự nhiên, là phạm trù lịch sử, thay đổi cùng với sự thay đổi các hình thái xã hội trong lịch sử. Như vậy, sở hữu là phương thức chiếm hữu mang tính lịch sử cụ thể của con người, những đối tượng dùng vào mục đích sản xuất và phi sản xuất. Sở hữu là vấn đề căn bản nhất của chế độ kinh tế xã hội trên cơ sở giải quyết đúng đắn vấn đề sở hữu mới có căn cứ để giải quyết các vấn đề động lực lợi ích kinh tế, chính trị, pháp quyền và xã hội. Đảng ta cũng đã khẳng định: sở hữu vừa là mục đích để đạt CNXH. Vì "Sở hữu nói riêng, QHSX nói chung không chỉ giản đơn là phương tiện như mọi phương tiện thông thường có thể tuỳ tiện thay phương tiện này bằng phương tiện khác, mà là một bộ phận cấu thành hữu cơ của một hình thái KTXH nhất định. CNXH có những đặc trưng riêng về sở hữu, nhưng QHSX và phân phối nẩy sinh từ chế độ sở hữu đó" - Chế độ sở hữu: Là phạm trù sở hữu khi đợc thể chế hoá thành quyền sở hữu được thực hiện thông qua một chế độ nhất định. - Quan hệ sở hữu: Quan hệ sở hữu có thể là những quan hệ về kinh tế và pháp lý. Là sự tổng hoà các QHSX, tức là các quan hệ của các giai đoạn tái sản xuất xã hội. Những phương tiện sống, bao gồm những QHSX trực tiếp, phân phối, trao đổi lưu thông và tiêu dùng được xét trong tổng thể của chúng. 1.2 Tầm quan trọng của sở hữu về tư liệu sản xuất trong đời sống KTXH. Sở hữu về TLSX là yếu tố hàng đầu quyết định các mối QHSX, quyết định chế độ phân phối và chế độ quản lý. QHSX, đến lượt nó, với tư cách là hạ tầng cơ sở, lại quyết định thượng tầng kiến trúc. Vì thế, vấn đề về TLSX từ xa đến nay luôn luôn là một trong những đề cơ bản và sâu xa của mọi cuộc mạng xã hội. Ngày nay trong nền kinh tế thị trờng bên cạnh sự quan tâm của sở hữu TLSX còn quan tâm đến hình thức giá trị hình thái tiền của TLSX như vốn tự có, vốn cho vay, vốn cổ phần... có đặc tính là bảo tồn vốn và sinh lợi là hình thái phổ biến của kinh tế thị trường, nhất là trong thời kỳ xuất hiện và phát triển của công ty cổ phần, thời kỳ thống trị của TB tài chính thay cho thống trị của TB công nghiệp. Dưới sự tác động của tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại, phạm trù sở hữu không chỉ giới hạn trong phạm vi TLSX (mặc dù đó là cơ bản) mà còn có sự phát triển và biểu hiện cao hơn, mới hơn và ngày càng có vai trò quan trọng hơn về các yếu tố khác, chẳng hạn: Sở hữu lao động, đất đai, sở hữu khoa học công nghệ, sở hữu lao động trí tuệ, sở hữu công nghệ, sở hữu vô hình (uy tín) của Doanh nhgiệp là tài sản vô giá trong nền kinh tế thị trường. 2, Cơ cấu sở hữu ở nước ta hiện nay. Cơ cấu sở hữu ở nứơc ta hiện nay bao gồm 6 loại hình sở hữu là sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư bản tư nhân, sở hữu cá thể tiểu chủ, sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài. Sáu loại hình sở hữu này là cơ sở để hình thành và phát triển các thành phần kinh tế trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nớc ta hiện nay. Mỗi hình thức sở hữu có vị trí và vai trò riêng của chúng. Đại vị lịch sử của chúng phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ quản lý và tiến trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN. 2.1 Sở hữu nhà nước. Sở hữu nhà nước bao gồm tất cả các lực lượng kinh tế vật chất trong các doanh nghiệp nhà nước, trong các ngân hàng, kho bạc ngân sách, dự trữ quốc gia... mà nhà nước là người chủ sở hữu. Trong các xã hội còn tồn tại nhà nước tất yếu tồn tại sở hữu nhà nước. Trong tính đa dạng của các hình thái sở hữu, sở hữu nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Khái nịêm sở hữu nhà nớc có nội dung và phạm vi rộng lớn trong đó có doanh nghiệp nhà nước. Sở hữu nhà nước có thể tồn tại dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn của nhà nước, hoặc dới hình thức doanh nghiệp mà vốn của nhà nước nắm đa số hay nắm hàm lượng cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt hoặc có cổ phần trong các hình thức doanh nghiệp khác với hàm lượng chưa nhiều. 2.2 Sở hữu tập thể. Sở hữu tập thể là sở hữu của những chử thể kinh tế (cá nhân người lao động) tự nguyện tham gia. Sở hữu tập thể biểu hiện ở sở hữu tập thể các hợp tác xã trong nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, vận tải …ở các nhóm, tổ, đội và các công ty cổ phần. 2.3 Sở hữu tư bản tư nhân. Đây là hình thức sở hữu mà tái sản, vốn liếng thuộc về các chủ thể tư nhân, tư bản một chủ, hoặc nhiều chủ như trong đó chủ thể tư bản chiếm tỉ trọng khống chế dựa trên lao động làm thuê. Hình thức sở hữu này, sau nhiều năm hầu như bị xoá bỏ đã được khôi phục và phát triển. Ngày nay kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển không hạn chế về quy mô trong những ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn mà pháp luật không cấm, khuyến khích hợp tác, liên doanh với nhau và với doanh nghiệp nhà nước, chuyển thành doanh nghiệp cổ phần và bán cổ phần cho người lao động. 2.4 Sở hữu cá thể, tiểu thủ. Đây là sở hữu về tư liệu sản xuất của bản thân người lao động. Chủ thể của sở hữu này là nông dân, cá thể, thợ thủ công, tiểu thương. Họ vừa là chủ sở hữu đồng thời là người lao động. Hiện nay, kinh tế cá thể, tiểu chủ được khuyến khích phát triển thuận lợi; có quan hệ chặt chẽ với kinh tế hợp tác xã vì thế có quan hệ chặt chẽ với hình thức sở hữu tập thể. 2.5 Sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài. Là cơ sở để hình thành nên thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta hiện nay. Những nguồn vốn có khác nhau về chủ sở hữu, nhưng tất cả đều là chủ sở hữu người nước ngoài, họ đầu tư vốn vào Việt Nam nhằm thu được lợi nhuận, các nguồn vốn đó có thể là đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp, Việt Nam đang khuyến khích loại hình sở hữu này, vì thế tạo nhiều điều kiện cho phát triển kinh tế hiện nay, nhu giải quyết việc làm, tệ nạn xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên... 2.6 Sở hữu hỗn hợp: Sở hữu hỗn hợp là hình thức sở hữu có sự tham gia của nhiều loại chủ thể khác nhau về tính chất. Có thể nói dây là một loại hình kinh tế trung gian có tính chất đan xen giữa các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa và thành phần kinh tế XHCN… Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang có nhiều biến đổi, nhìn chung các nước trên thế giới, trong đó có nước ta thường có 3 loại chủ thể kết hợp với nhau để tạo ra các hình thức sở hữu hỗn hợp khác nhau: Đó là sự kết hợp, liên kết giữa các chủ thể: Nhà nước, tập thể và tư nhân... Thực chất đây cũng là các xí nghiệp (hoặc công ty) cổ phần, chỉ có sự khác biệt ở chỗ các chủ thể không đồng nhất về tính chất. Đó là các hình thức tổ chức kinh tế không thuộc hẳn vào một thành phần kinh tế nào - hình thức kinh tế hỗn hợp nhiều loại sở hữu dưới dạng công ty, xí nghiệp cổ phần hùn vốn liên doanh hai bên và nhiều bên, ở trong nước với nước ngoài. Các thành phần kinh tế trong sở hữu hỗn hợp có mối liên hệ nội tại và tác động qua lại lẫn nhau, nó là kết quả của công cuộc cải tạo và xây dựng kinh tế theo định hướng XHCN. II . Cơ cấu thành phần kinh tế trong thời kì qúa độ ở nước ta. 1.Tính tất yếu tồn tại các thành phần kinh tế trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta. 1.1 Khái niệm thành phần kinh tế : Thành phần kinh tế là một bộ phận của nền kinh tế quốc gia và nằm trong một hệ thống kinh tế thống nhất dưới sự quản lý của Nhà nước. Phát huy mọi tiềm lực hiện có để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1.2 Các thành phần kinh tế ở Việt Nam : Vận dụng tư tưởng của Lê-Nin, khi bắt tay vào khôi phục và phát triển kinh tế thời kì đầu những năm 50, Bác Hồ đã nêu rõ: Hiện nay kinh tế nước ta có những thành phần sau : - Kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô - Kinh tế quốc doanh có tính chất CNXH... - Các hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cung cấp, có tính chất nữa CNXH... - Kinh tế cá nhân của nông dân và của thủ công nghệ ... - Kinh tế tư bản tư nhân ... - Kinh tế tư bản quốc gia là nhà nước hùn vốn với tư nhân để kinh doanh do nhà nước lãnh đạo. Trong loại này tư bản tư nhân là chủ nghĩa tư bản, tư bản nhà nước là CNXH. Theo nguyên lý chung, trong thời kì quá độ có ba thành phần kinh tế cơ bản: Kinh tế XHCN, kinh tế SX hàng hoá nhỏ, KTTB tư nhân.Tuy vậy, tuỳ điều kiện, hoàn cảnh lịch sử mà xác định cơ cấu các thành phần kinh tế cho phù hợp. Trên cơ sở cương lĩnh và pháp lý, đồng thời dựa vào kết quả tổng kết thực tiễn đổi mới qua các kỳ đại hội trước, Đại hội IX của Đảng đã xác định, hiện nay ở Việt Nam có 6 thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 1.3 Tính tất yếu khách quan có nhiều thành phần, trong nền kinh tế quá độ. Trước đây nước ta đã từng xoá bỏ một cách nóng vội các thành phần kinh tế khi xã hội chủ nghĩa, tạo dựng bức tường ngăn cách giữa kinh tế công hữu XHCN và các thành phần kinh tế tư bản tư nhân, cá thể, dẫn đến khuynh hướng tiêu cực LLXS xã hội bị lãng phí, kinh tế hàn hoá bị kìm hãm và do đó, đời sống kinh tế-xã hội gặp nhiều khó khăn. - Chỉ có phát triển nền kinh tế nhiều thành phần mới phù hợp với thực trạng của lực lượng sản xuất cha đồng đều ở Việt Nam. - Nó phù hợp với xu thế phát triển kinh tế khách quan của thời đại ngày nay - thời đại các nớc đều hướng về phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Sự phù hợp này sẽ giúp nước ta có thêm thế và lực để phát triển kinh tế nhanh hơn. - Phù hợp với lòng mong muốn thiết tha của nhân dân ta là được đem hết tài năng, sức lực để lao động làm giầu cho đất nước và cho cả bản thân mình. Có thu nhập ngày càng cao làm cho cuộc sống ngày càng ấm no và hạnh phúc. Nó cho phép có điều kiện thuận lợi để khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng hiện có và đang còn tiềm ẩn ở trong nước, có thể tranh thủ tốt nhất sự giúp đỡ, hợp tác từ bên ngoài. Chỉ có nhiều thành phần kinh tế, chúng ta mới có khả năng huy động mọi tiềm năng về vốn, kỹ thuật mới phát huy đựơc mọi tiềm năng của con người,Việt Nam mới áp dụng nhanh nhạy các thành tựu khoa học và công nghệ, mới vận dụng sáng tạo có hiệu quả các thành phần kinh tế “các mắt xích trung gian các nấc thang hợp lý, các nhịp cầu thích hợp” vào trong quá trình quản lý và phát triển kinh tế-xã hội”. - Chỉ có phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, chúng ta mới có khả năng giải quyết đuợc vấn đề việc làm trên đất nuớc chúng ta. Bí mật giàu có của một quốc gia là lao động thặng dư chứ không phải là lao động tất yếu. 2. Cơ cấu các thành phần kinh tế ở nuớc ta hiện nay. Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ :"Từ các hình thúc sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và hữu tư nhân, hình thành nhiều thành phần kinh tế với nhũng hình thúc tổ chúc kinh doanh đa dạng, đan xen, hiện nay ở Việt Nam có 6 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nuớc; kinh tế có vốn đầu tư nuớc ngoài. Kinh tế nhà nuớc: Là thành phần kinh tế bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các tài nguyên quốc gia và tài sản thuộc sở hữu nhà nước như đất đai, hầm mỏ, rừng, biển, ngân sách các quỹ dự trữ, ngân hàng nhà nuớc, hệ thống bảo hiểm nhà nuớc, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, phần vốn nhà nước góp vào các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác. Kinh tế nhà nước rộng và mạnh hơn doanh nghiệp Nhà nước. Xây dựng khu vực kinh tế nhà nước để thực sự giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, tạo súc mạnh cần thiết để nhà nước thục hiện chức năng định huớng kinh tế -xã hội. Nghị quyết Đại hội 9 nhấn mạnh : kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định huớng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt, đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế -xã hội và chấp hành pháp luật. Kinh tế tập thể: Là thành phần kinh tế của đông đảo những nguời lao động, sản xuất nhỏ, bao gồm: thợ thủ công, nguời buôn bán nhỏ và làm dịch vụ nhỏ cùng nhau làm ăn tập thể. Họ tự nguyện góp vốn, tư liệu sản xuất và lao động để cùng nhau sản xuất kinh doanh, cùng hưởng thu nhập theo lao động và theo cổ phần, qua đó góp phần phát triển nền kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống vật chất văn hoá ở địa phương. Kinh tế tư nhân: Là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, sở hũu tư bản tư nhân bao gồm cả doanh nghiệp của các nhà tư sản và các đơn vị kinh tế mà phần lớn vốn do một hoặc một số tư nhân góp lại thuê lao động sản xuất kinh doanh dưới hình thức xí nghiệp tư doanh hoặc công ty cổ phần tư nhân, nó cũng bao gồm cả hình thúc kinh tế tư bản tư nhân nước ngoài đầu tư 100% vốn, hoặc nắm giũ tỷ lệ khống chế.Trong thời kỳ quá độ, phương thúc sản xuất tu bản chủ nghĩa không còn nguyên vẹn nữa. Bởi thế kinh tế tư bản tư nhân ở nước ta chỉ hoạt động với tư cách là một thành phần kinh tế trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần được bảo vệ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp. Các giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005 nêu rõ: kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển mạnh, thực hiện quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mỗi công dân nhằm phát huy tối đa nội lực, phát triển lực lượng sản xuất. 2.4 Kinh tế cá thể, tiểu chủ. Kinh tế cá thể, tiểu chủ bao gồm những đơn vị kinh tế và những hoạt động kinh doanh dựa vào nguồn vốn và sức lao động của mỗi cá nhân, nhóm nhỏ là chủ yếu đang chiếm một vị trí quan trọng trong nhiều nghành nghề ở nông thôn cũng như ở thành thị. Đó là điều kiện phát huy nhanh và có hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động tay nghề của từng nhóm và từng cá nhân. Thành phần kinh tế này cũng luôn chịu sự tác động của những quy luật kinh doanh và luôn bị phân tán, vì thế cần phải có biện pháp kinh tế để tác động, hướng dẫn và biến nó theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2.5 Kinh tế hỗn hợp: Bao gồm các hình thức hợp tác liên doanh giũa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản nuớc ngoài. Làm được việc này vừa là phương tiện tăng lực lượng sản xuất, vừa đảm bảo mục tiêu xây dựng quan hệ sản xuất mới, phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2.6 Kinh tế có vốn đầu tư nuớc ngoài Nền kinh tế nước ta những năm qua đã xuất hiện một tập hợp nguồn vốn do nước ngoài đầu tư tham gia hoạt động kinh tế. Những nguồn vốn đó có khác nhau về chủ sở hữu cụ thể, nhưng tất cả đều là nguồn đầu tư của nuớc ngoài, nhằm thực hiện lợi ích của những người nước ngoài trong vốn đầu tư vào Việt Nam. Những năm gần đây bộ phận này đã tăng lên với tốc độ nhanh và chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu kinh tế nước ta. Tóm lại. Chính vì sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế là một hiện tượng khách quan cho lên chúng đều có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của lực lựợng sản xuất. Sự phân định các thành phần kinh tế một cách cụ thể là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng để đề ra những chính sách kinh tế- chính trị-xã hội thích hợp đối với từng thành phần kinh tế trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của nuớc ta. 3. Thực tiễn giải quyết quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế ở nước ta vừa qua. Đại hội IX khẳng định "trong hoàn cảnh đó toàn đảng và toàn dân ta ra sức thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, đạt được những thành tựu quan trọng" đánh giá đó dựa vào những căn cứ sau: kinh tế tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trong nước ( GDP) tăng bình quân 7%. Nông nghiệp phát triển liên tục, cụ thể là giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 5,7%. Công nghiệp và xây dựng vượt qua những khó khăn, thách thức đạt được nhiều tiến bộ; Thực tế cụ thể là nhịp độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm là 13,5%. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển trong điều kiện khó khăn hơn trước, góp phần tích cực cho tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời sống; cụ thể là giá trị các ngành dịch vụ tăng 6,8%/năm. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực. Cơ cấu thành phần kinh tế đã có sự dịch chuyển theo huớng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế nhà nước phát huy tiềm năng kinh tế ngoài quốc doanh. Đến năm 2000, tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước trong GDP vào khoảng 39%; khu vực kinh tế tập thể 8,5%; khu vực kinh tế tư nhân 3,3%; khu vực kinh tế cá thể 32%, khu vực kinh tế hỗn hợp 3,9% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13,3%. Các vùng kinh tế gắn với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, các đô thị, các địa bàn, lãnh thổ, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm ở 3 miền đang được xây dựng và hình thành từng bước. Đến năm 2000, các tỉnh vùng núi phía bắc đóng góp khoảng trên 9% GDP của cả nước; vùng đồng bằng Sông Hồng khoảng 19%; Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung khoảng gần 15%; vùng Tây nguyên gần 3%và Đông nam bộ khoảng 35%và đồng bằng Sông Cửu long khoảng 19%; các vùng kinh tế trọng điểm đóng góp khoảng 50%giá trị GDP của cả nước 75-80% giá trị gia tăng công nghiệp và 60-65% giá trị gia tăng khu vực dịch vụ. Nhịp độ tăng trưởng của các vùng trọng điểm đều đạt trên mức trung bình cả nước, đóng vai trò tích cực lôi cuốn và kích thích các vùng khác cùng phát triển. - Bên cạnh những thành tựu đạt được còn có những yếu kém khuyết điểm sau. Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Nhìn chung, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao. Nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp , thủ công nghiệp thiếu thị trường tiêu thụ cả ở trong nước, nước ngoài, một phần do thiếu sức cạnh tranh. Xuất khẩu hàng nông sản thô, nguyên liệu thô còn chiếm tỉ trọng lớn. Nhiều mặt hàng còn phải xuất khẩu qua trung gian hoặc chỉ là gia công, nên hiệu quả không cao. Rừng và tài nguyên khác bị xâm hại nghiêm trọng . Nạn buôn lậu, làm hàng giả, gian lận thương mại tác động xấu đến tình hình kinh tế - xã hội. Hệ thống tài chính-ngân hàng còn yếu kém và thiếu lành mạnh, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm, trong khi công tác quản lý, điều hành lĩnh vực này còn nhiều vướng mắc và thiếu sót. Quan hệ sản xuất trên một số mặt chưa phù hợp. Kinh tế nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo, chưa có chuyển biến đáng kể trong việc sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước .Kinh tế tập thể chưa mạnh Để giải quyết những mặt còn hạn chế cần: Giải quyết vấn đề sở hữu để tạo động lực phát triển kinh tế trong sự nghiệp đổi mới. Nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Các chủ thể kinh doanh bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, tập thể, tư nhân, xuất hiện và cạnh tranh nhau trên thị trường. Trong điều kiện đó mọi doanh nghiệp cần phải thay đổi phương thức hoạt động chuyển thành những chủ thể kinh tế hàng hoá độc lập tương đối. Đặc biệt, nhờ sự tách biệt quyền sở hữu và quyền quản lý kinh doanh mà có cơ sở để cải cách đưa một bộ phận lớn doanh nghiệp nhà nước vào vận động theo cơ chế thị truờng. Nhờ đó, quan hệ sở hữu tiếp tục vận động biến đổi mà vẫn hoàn toàn có thể theo định huớng xã hội chủ nghĩa được. - Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu. Đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau. Mọi doanh nghiệp, mọi công dân được đầu tư kinh doanh theo các hình thức do luật định và được pháp luật bảo vệ. Mọi tổ chức kinh doanh theo các hình thức sở hữu khác nhau hoặc đan xen hỗn hợp đều đuợc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị truờng định huớng XHCN, phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từng buớc hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh. Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Đổi mới cơ chế quản lý, phân biệt quyền của chủ sở hữu và quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Chuyển các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh sang hoạt động theo cơ chế công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần ... Các bước đi định hướng của nhà nước trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế phải dựa trên sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nắm bắt được tình hình môi trường quốc tế, sự phát triển của KHCN và tình hình thực tế của đất nước ta để tìm ra những bước đi thật đúng đắn để tận dụng những lợi thế của đất nước ta. III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế ở nước ta. 1. Tiếp tục đổi mới kinh tế nhà nước: Kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội và một số cơ sở công nghiệp quan trọng. Doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt trong nền kinh tế, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nêu gương và năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế-xã hội và chấp hành pháp luật. Phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những nghành sản xuất và dịch vụ quan trọng, xây dựng các tổng công ty nhà nước đủ mạnh để làm nòng cốt trong những tập đoàn kinh tế lớn, có năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế như dầu khí, điện, than, hàng không, đường sắt, vận tải, viễn thông, cơ khí, luyện kim, hoá chất, vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán... Đối mới cơ chế quản lý, phân biệt quyền của chủ sở hữu và quyền kinh doanh của doanh nghiệp, chuyển các doanh nghiệp nhà nuớc kinh doanh sang hoạt động theo cơ chế công ty tránh nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu tránh nhiệm đầy đủ trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật, xoá bỏ bao cấp của nhà nước đối với các doanh nghiệp. Thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ 10% vốn để huy động thêm vốn, tạo động lực và cơ chế quản lý năng động thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, ưu tiên cho ngời lao động được mua cổ phần và từng bước mở rộng bán cổ phần cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Thực hiện việc giao bán, khoán, cho thuê các doanh nghiệp loại nhỏ và nhà nước không cần nắm giữ. Sát nhập, giải thẻ, phá sản những doanh nghiệp không hiệu quả và không thực hiện được các biện pháp trên. Phấn đấu trong khoảng 5 năm cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; củng cố và hiện đại hoá một bước các tổng công ty nhà nước. 2 - Mở rộng và phát triển kinh tế tập thể trong đó hợp tác xã (HTX) là nòng cốt . Phát triển kinh tế tập thể với các hình thức hợp tác đa dạng. Chuyển đổi HTX cũ theo luật HTX đạt hiệu quả thiết thực, phát triển HTX kinh doanh tổng hợp đa nghành hoặc chuyên nghành, sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh phù hợp quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong công nghiệp, trên cơ sở phát huy tính tự chủ của hộ gia đình chú trọng phát triển các hình thức hợp tác và HTX cung cấp dịch vụ, vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ gia đình và trang trại. Mở rộng các hình thức kinh tế hỗn hợp, liên kết, liên doanh giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhà nước, giúp hợp tác xã đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kĩ thuật và quản lý, mở rộng thị trường, ứng dụng công nghệ mới, phát triển vốn tập thể, giải quyết nợ tồn đọng của HTX cũ. Điều kiện để kinh tế tư nhân tư bản chủ nghĩa phát triển trong các ngành nghề luật pháp không cấm. Những chủ trương và giải pháp lớn phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2001-2010 được nêu trong văn kiện Đại hội IX, trong đó vấn đề kinh tế TBTN được khuyến khích phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển trên những hướng ưu tiên của nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; Chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động; liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Xây dựng mối quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp và người lao động. 4. Phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ;nhất là kinh tế trang trại. Kinh tế cá thể, tiểu chủ được khuyến khích phát triển mạnh. Thực hiện quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mỗi công dân nhằm phát huy tối đa nội lực, phát triển lực lượng sản xuất. Sửa đổi-bổ sung hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân thuộc thành phần kinh tế. Xoá bổ mọi hình thức phân biệt đối sử, bảo đảm cơ hội và khả năng lựa chọn bình đẳng của các thành phần kinh tế trong tiét kiệm về vốn, đất đai, lao động, công nghệ, trong sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu. Tiếp tục phát huy những tác động tích cực của luật doanh nghiệp, tiến tới xây dựng một luật áp dụng thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp khác thuộc các thành phần kinh tế. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhỏ, kinh tế trang trại. Tạo những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại bởi vì quá trình phát triển kinh tế trang trại gắn liền với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và thực hiện sự phân công lao động theo vùng và trong nông thôn. Sự phát triển kinh tế trang trại theo các xu hướng sau : Khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế trang trại nhưng đặc biệt quan tâm đến hình thức trang trại gia đình. Khuyến khích mọi hình thức kinh doanh của trang trại, nhưng tập trung phát triển các lâm trại, các trang trại chuyên môn hoá cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc ... ở các trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm, gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến ... Đối với vùng ven biển khuyến khích các trang trại nuôi trồng thuỷ, hải sản. Khuyến khích các hình thức trang trại tư nhân phát triển ở các vùng đất trồng, đồi núi trọc, đất hoang hoá ở trung du miền núi và vùng ven biển. 5. Mở rộng và nâng cao hiệu quả thu hút dầu tư trực tiếp nước ngoài Hiện nay trên thế giới mọi người đều nhìn nhận rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế của các nước và khu vực. Để thu hút vốn FDI nhiều hơn và có hiệu quả hơn, nắm bắt được các cơ hội quý giá, chúng ta cần phải thực hiện một số giải pháp cơ bản sau: - Thứ nhất, kiện toàn đội ngũ cán bộ vì đây là vấn đề cấp bách. Sự hay, dở mà ở nơi con người. Những ách tắc xuất hiện mà có được xoá bỏ hay không cũng là bởi con người quyết định. Bản chất của vốn FDI là lợi nhuận tối đa, chỉ có ai biết làm ăn giỏi thì mới đạt yêu cầu hai bên cùng có lợi. Đầu mối FDI có đợc sử dụng hiệu quả hay lãng phí cũng do con ngời quản lý nó, nếu quản lý không tốt sẽ không thoát khỏi cảnh đã nghèo, lạc hậu... lại càng nghèo, lạc hậu hơn...Vì vậy cần đặc biệt quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ làm việc quản lý đầu tư nước ngoài, từ những người làm công tác hoạch định chính sách quản lý dự án đến những đội ngũ tham gia liên doanh.Chính những con người đó sẽ khơi thông dòng chảy FDI để hướng nó phục vụ mục tiêu CNH, HĐH đất nước. -Thứ hai, đẩy mạnh cải cách hành chính. Hướng tới sự ổn định lâu dài của hệ thống luật lệ là hết sức cần thiết cho một môi trường đầu tư hấp dẫn, điều này cũng có nghĩa là việc soạn thảo luật phải mang tính chất chuyên nghiệp. Đồng thời phải điều chỉnh vai trò và trách nhiệm của nhà nước, nhà nước phải là (nhà nước phục vụ) coi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là thành phần hữu cơ trong đại gia đình các doanh nghiệp Việt Nam và cần được đối sử bình đẳng. -Thứ ba, hướng dòng chảy FDI vào đúng chỗ. Kinh nghiệm của các nước cũng nhu Việt Nam cho thấy, việc thu hút vốn FDI chỉ mang lại hiệu quả khi nước chủ nhà ở thế chủ động tiếp nhận đầu tư. Do đó, rất cần định hướng rõ các vùng, các địa phương, các lĩnh vực nghành nghề đuợc ưu tiên đầu tiên để hướng dòng vốn FDI chảy vào đúng chỗ. Điều đó đòi hỏi công tác quy hoặch tổng thể kinh tế vùng địa phương và từng nghành phải đi truớc một buớc trên cơ sở đó mà gọi vốn đầu tư. -Thứ tư, nhà nước cần sớm ban hành những luật lệ cần thiết như luật chống độc quyền, luật cạnh tranh...để tạo một khung pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ v à ổn định cho việc thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài,nhung vẫn chua ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35258.doc
Tài liệu liên quan