Một số biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại Công ty cổ phần cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ======*====== LỜI CAM ĐOAN Họ tên sinh viên: Lê Thanh Thuỷ Lớp; HCKT – QTNL Khoa: Kinh tế & Quản lý nguồn nhân lực Trường: Đại học kinh tế quốc dân Trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp. Em xin cam đoan không sao chép bất kỳ một tài liệu, chuyên đề hay luận văn nào. Tất cả các tài liệu đó chỉ mang tính chất là tài liệu tham khảo giúp em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp của mình. Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2008 Ngườ

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2481 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại Công ty cổ phần cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i viết cam đoan Sinh viên Lê Thanh Thuỷ MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT 1. Công ty CPCK4&XDTL (Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long) 2. BHLĐ (Bảo hộ lao động) 3. ĐKLĐ (Điều kiện lao động) 4. ATLĐ (An toàn lao động) 5. VSLĐ (Vệ sinh lao động) 6. PCCN (Phòng chống cháy nổ) 7. ATVVS (An toàn viên vệ sinh) 8. ATVSLĐ (An toàn vệ sinh lao động) 9. KTAT (Kỹ thuật an toàn) 10. CBCNV (Cán bộ công nhân viên) 11. CB KCS (Cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm) 12. NSLĐ (Năng suất lao động) DANH MỤC BẢNG BIỂU - SƠ ĐỒ TT Tên Diễn giải Trang 1 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 16 2 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ 22 3 Bảng 3.2 Bảng kết quả sản xuất kinh doanh 24 4 Bảng 4.1.1 Bảng phân công lao dộng theo chức danh 29 5 Bảng 4.1.2 Bảng phân công lao động theo trình độ chuyên môn ngành nghề đào tạo 29 6 Bảng 4.1.3 Bảng phân công lao động theo trình độ ngành nghề 30 7 Bảng 1.4.7 Bảng tổng hợp các mẫu đo về môi trường lao động 40 8 Bảng 2.1.1 Bảng kế hoạch mua sắm KTAT - PCCN 41 9 Bảng 2.1.2 Bảng kế hoạch mua sắm trang thiết bị BHLĐ 46 10 Bảng 2.1.3 Bảng kế hoạch chăm sóc sức khoẻ cho người lao động 46 LỜI MỞ ĐẦU Con người sinh ra muốn tồn tại và phát triển phải trải qua quá trình lao động. Lao động tạo ra của cải vật chất nuôi sống con người. Tuy nhiên, để quá trình lao động diễn ra được liên tục thì phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó Điều kiện lao động được coi là một trong những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến quá trình lao động của con người. Điều kiện lao động tốt làm cho quá trình lao động diễn ra thuận lợi và liên tục tạo ra năng suất lao động cao, tăng thu nhập cho người lao động, ngược lại Điều kiện lao động không thuận lợi sẽ làm giảm năng suất lao động, thu nhập thấp và ảnh hưởng đến quá trình lao động sản xuất của đơn vị. Ngày nay khi khoa học kỹ thuật, công nghệ ngày càng phát triển, điều kiện lao động cũng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, mặt trái của nó lại là sự độc hại, nguy hiểm, ô nhiễm môi trường khiến cho điều kiện lao động vẫn trở thành mối lo ngại của toàn xã hội. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Pháp lệnh Bảo hộ lao động năm 1991 và Bộ luật lao động được sửa đổi, bổ sung năm 2006 đã dành hẳn một chương (chương IX) nói về An toàn lao động và vệ sinh lao động, đây chính là hình thức biểu hiện của điều kiện lao động. Để góp một phần rất nhỏ vào việc cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. Bằng kiến thức đã học và trải nghiệm thực tế 3 tháng tại Công ty Cổ phần cơ khí và Xây dựng Thăng Long, em xin được mạnh dạn đưa ra chuyên đề báo cáo thực tập của mình là: “Một số biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại Công ty Cổ phần cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long” Nội dung Báo cáo gồm 3 phần: Lời mở đầu Phần I: Sự cần thiết phải cải thiện điều kiện lao động tại Công ty Cổ phần cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long. Phần II: Phân tích về điều kiện lao động tại Công ty Cổ phần cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long. Phần III: Một số biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại Công ty Cổ phần cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long. Kết Luận. Đây là lần đầu tiên em viết về lĩnh vực này cho nên bài viết còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo của các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn. PHẦN I SỰ CẨN THIẾT PHẢI CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM: Quá trình lao động của con người bao giờ cũng diễn ra trong một môi trường sản xuất nhất định. Mỗi một môi trường sản xuất khác nhau có các nhân tố khác nhau tác động đến người lao động. Tổng hợp các nhân tố ấy chính là điều kiện lao động. Điều kiện lao động là tổng hợp các nhân tố của môi trường sản xuất có ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng làm việc của người lao động. (Trích trong giáo trình Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp-Trường Đại học Kinh tế quốc dân -xuất bản năm 1994) - Môi trường lao động bao gồm: Phương tiện lao động, đối tượng lao động và điều kiện tự nhiên tạo nên môi trường lao động. Đây là yếu tố quan trọng nhất của điều kiện lao động. - Bảo hộ lao động: là hệ thống các văn bản pháp luật và các biện pháp tương ứng về tổ chức Kinh tế - Xã hội, Khoa học - Kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoả và khả năng làm việc của con người trong quá trình lao động. (Trích trong Giáo trình Bảo hộ lao động – Trường Cao đẳng Lao động Xã hội – Nhà xuất bản LĐXH năm 2001). - Cải thiện điều kiện lao động: Là các biện pháp để giảm bớt sự tác động gây hại của các yếu tố điều kiện lao động đến con người trong quá trình lao động sản xuất nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động và cộng đồng. (Tham khảo Giáo trình Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp của trường ĐH-KTQD-năm 1994) II. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG: Điều kiện lao động trong thực tế rất phong phú và đa dạng chúng có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình lao động. (Qua tham khảo giáo trình Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp của trường ĐH-KTQD-1994 và Giáo trình Bảo hộ lao động - trường Cao đẳng LĐXH-2001) thì điều kiện lao động được chia thành 05 nhóm cơ bản sau; 1. Nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động - Nhóm yếu tố các phương tiện việc làm: đó là các loại máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ, bàn ghế, bút mực, đèn, quạt…Nơi làm việc nếu có đầy đủcác phương tiện trên sễ tạo thuận lợi cho công việc, giảm bớt thời gian đi lại, tìm kiếm của người lao động. - Nhóm yếu tố về tâm sinh lý lao động: Đó là sự căng thẳng về thể lực, căng thẳng về thần kinh, tư thế lao động, nhịp độ lao động và tính đơn điệu của quá trình lao động. Loại điều kiện này ảnh hưởng rất lớn đế sức khoẻ người lao động đồng thời rất dễ gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. 2. Nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường Bao gồm các yếu tố thuộc về môi trường xung quanh có ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, khi làm việc ở môi trường vượt quá giới hạn về sinh lý con người sẽ bị mệt mỏi, sức khoẻ giảm sút và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động. Nhóm yếu tố này chịu ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên của vùng địa lý đồng thời cũng chịu ảnh hưởng từ quá trình sản xuất gây nên. Chúng gồm những loại sau + Yếu tố vi khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động không khí, bức xạ nhiệt… + Môi trường không khí (Nồng độ hoá chất trong không khí) + Tia hồng ngoại, ion hoá và chiếu sáng. + Tiếng ồn, rung động, siêu âm + Tiếp xúc với các hoá chất độc. + Các yếu tố sinh học như:Vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng gây hại… 3. Nhóm điều kiện thẩm mỹ trong lao động Nhóm yếu tố này tuy không tác động trực tiếp đến sức khoẻ của con người nhưng lại có tác động đến trạng thái tâm sinh lý của họ. nó tạo cho con người cảm giác hưng phấn, rễ chịu hay khó chịu, chán nản, chẳng hạn như: - Màu sắc khác nhau gây cho con người những cảm giác khác nhau. Tâm lý thần kinh, trạng thái sức khoẻ và khả năng làm việc của công nhân trong một chừng mực nào đó phụ thuộc vào màu sắc tại nơi làm việc. Màu sắc hài hoà, không gian làm việc tạo cảm giác dễ chịu cho người lao động, màu sắc gay gắt hoặc trầm tối khiến cho tâm lý con người bức bối, khó chịu, buồn phiền u uất. - Âm nhạc: được sử dụng để kích thích hoạt động lao động, giảm mệt mỏi và tăng khả năng làm việc nhất là trong môi trường sản xuất đơn điệu, nhàm chán. Tuy nhiên việc sử dụng âm nhạc chức năng trong sản xuất phải dựa trên cơ sở khoa học, nếu không sẽ gây nên tác hại xấu cho người lao động. - Cây xanh: có ba chức năng sau: + Vệ sinh môi trường sản xuất, tạo không khí trong lành, mát mẻ, ngăn bụi và ngăn tiếng ồn. + Tạo tâm lý thoải mái và dễ chịu cho công nhân sau giờ làm việc hay lúc nghỉ ngơi. + Tạo môi trường cảnh quan đẹp… Từ những chức năng trên mà việc trồng cây xanh trong đơn vị, Doanh nghiệp là công việc đầu tiên phải làm để cải thiện điều kiện lao động . 4. Nhóm điều kiện về tâm lý xã hội: - Bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động. - Tác phong, phong cách lãnh đạo của người quản lý. - Các chế độ về khen thưởng, kỷ luật - Trình độ khoa học, Kỹ thuật, trình độ quản lý của đơn vị - Cơ cấu tuổi đời, tuổi nghề, giới tính của người lao động. - Sự động viên , khuyến khích thi đua lao động sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. - Tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, vị thế của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tất cả những yếu tố trên sẽ tác động đến người lao động khiến họ nhiệt tình hay chán nản, tin tưởng hay không tin tưởng vào sự phát triển của công ty. 5. Nhóm điều kiện về chế độ làm việc, nghỉ ngơi: Chế độ làm việc và nghỉ ngơi là trật tự luân phiên và độ dài thời gian của các giai đoạn làm việc, nghỉ giải lao được thành lập đối với mỗi dạng lao động. Chế dộ làm việc, nghỉ ngơi trong sản xuất bao gồm: - Chế độ làm việc nghỉ ngơi trong ca - Chế độ làm việc , nghỉ ngơi trong tuần, trong tháng. - Chế độ làm việc, nghỉ ngơi trong năm. Việc xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý sẽ làm giảm mệt mỏi, tăng năng suất lao động, duy trì và bảo vệ sức khoẻ con người. III. CÁC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG: Tiêu chuẩn đo lường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường. “Theo tiêu chuẩn cho phép tại Quyết định số:3733 ngày 10/10/2002 của Bộ y tế” và tham khảo từ Giáo trình Bảo hộ lao động -Trường Cao đẳng LĐXH 2001; Giáo trình Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp của Trường ĐH-KTQD năm1994. Ta có các mức tiêu chuẩn và giới hạn về điều kiện lao động như sau: 1. Tiêu chuẩn về Yếu tố vi khí hậu: - Nhiệt độ: Là yếu tố khí tượng quan trọng trong sản xuất của quá trình sản xuất như: sấy, đốt nóng, phản ứng hoá học… Đơn vị tính: (oC), Tiêu chuẩn cho phép(TCCP) <= 30oC - Độ ẩm: Là lượng hơi nước có trong không khí biểu thị bằng gam trong 1m3 không khí hoặc bằng sức trương hơi nước tính bằng mm cột thuỷ ngân. Về mặt vệ sinh, thường lấy độ ẩm tương đối là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối ở một thời điểm nào đó so với độ ẩm tối đa để biểu thị độ ẩm cao hay thấp. Đơn vị (%), TCCP <= 80% - Tốc độ chuyển động không khí: Đơn vị:(m/s), TCCP <= 0.5m/s–5m/s - Bức xạ nhiệt: là những hạt năng lượng truyền trong không khí dưới dạng dao động sóng điện từ, gồm tia hồng ngoại, tia sáng thường và tia tử ngoại. Đơn vị tính: (calo/cm2/phút), TCCP: 1calo/cm2/phút 2. Tiêu chuẩn về các yếu tố vật lý: - Ánh sáng: Là những bức xạ photon có bước sóng trong khoảng từ 380nm – 760nm . Đơn vị: (LUX) Tiêu chuẩn cho phép (TCCP): > 100 LUX - Tiếng ồn: Đơn vị (dBA), Tiêu chuẩn cho phép(TCCP) <=85dBA 3. Tiêu chuẩn về bụi: * Bụi khối lượng: - Bụi hô hấp: Đơn vị (mg/m3), TCCP <= 2mg/m3 - Bụi toàn phần: Đơn vị (mg/m3), TCCP <= 4mg/m3 - Hàm lượng silic: Đ ơ n vị (%), TCCP <= 100% 4. Tiêu chuẩn về hơi khí độc - CO từng lần tối đa: <= 40mg/m3 - CO2 từng lần tối đa: <= 1.800mg/m3 - HC từng lần tối đa: <= 300mg/m3 - C6H6 từng lần tối đa: <= 15mg/m3 5. Tiêu chuẩn về tiếng ồn phân tích giải tần: Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh khác nhau về cường độ và tần số, biến đổi theo thời gian và gây cho con người cảm giác khó chịu. Con người có thể cảm nhận được những âm thanh có mức áp suất âm Lp từ 0 đến 140 dB. Theo tiêu chuẩn hiện hành của nước ta thì mức âm tại nơi làm việc không vượt quá 90 dB trong khi làm việc và mức áp suất trong dải ốcta là Vị trí lao động Mức âm dBA Mức áp suất âm cho phép (dB) ở các dải ôcta (HZ) Tại chỗ làm việc của công nhân 90 63 125 250 500 1000 2000 4000 8000 103 96 91 88 85 83 81 80 Nếu thời gian tiếp xúc tiếng ồn ngắn hơn thì mức âm cho phép lớn hơn. Với tiếng ồn xung, mức áp suất âm cho phép nhỏ hơn 5dB so với các giá trị đã nêu trên. Tài liệu tham khảo: (Giáo trình Bảo hộ lao động Trường Cao đẳng LĐXH-2001) 6. Tiêu chuẩn về vận tốc dung chuyển: Rung động của một vật thể là sự chuyển dịch có tính tuần hoàn của trọng tâm vật đó khỏi vị trí cân bằng. Rung động được đặc trưng bởi các thông số sau: Biên độ, gia tốc, vân tốc… - Rung chuyển cục bộ dụng cụ cầm tay <= 1,10cm/s - Các giải tần số rung: <= 100HZ 7. Tiêu chuẩn về chế độ làm việc, nghỉ ngơi: 7.1. Khả năng làm việc của con người được đánh giá trên điều kiện lao động như: Sự căng thẳng về thể lực, thần kinh, nhịp độ làm việc…Chỉ tiêu cơ bản của khả năng làm việc là trình độ năng suất lao động tức là: Số lượng sản phẩm sản suất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian của công nhân hao phí để hoàn thành một đơn vị sản phẩm với một chất lượng nhất định. Khả năng làm việc của con người không phải cố định mà nó thay đổi theo các thời kỳ làm việc khác nhau do tác động của hàng loạt nhân tố và nguyên nhân chủ yếu là những thay đổi các chức năng sinh lý trong sơ thể con người. 7.2. Thời gian nghỉ ngơi được xác định xuất phát từ chính những tài liệu của bản thân chế độ là việc nghỉ ngơi và những điều kiện lao động thực tế. Bảng tiêu chuẩn thời gian nghỉ ngơi (Tính bằng % so với thời gian tác nghiệp) phụ thuộc vào điều kiện lao động. Số TT Các Yếu tố Tính chất công việc Đặc điểm của lao động TGNN % so với TGTN Trọng lượng di chuyển hay lực cần huy động Tỷ trọng thời gian thực hiện 1 Sự căng thẳng về thể lực Công việc nhẹ,trung bình, nặng,rất nặng 5-15 kg 16-30 kg 16-30 kg 31-50 kg 51-80 kg <0,5 >0,5 <0,5 >0,5 <0,5 1 2 3 4 5 (Nguồn tham khảo: Bảng số 07 chương VI Giáo trình Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp - Trường ĐH-KTQD-1994) IV. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG LÀM VIỆC CỦA CON NGƯỜI: Mỗi nhân tố khác nhau đều có mức độ ảnh hưởng khác nhau đế sức khoẻ, khả năng làm việc của con người trong quá trình lao động. Chúng gồm những loại tác động sau: 1.Tác động của vi khí hậu nóng lạnh: Làm việc trong nhiệt độ nóng làm thay đổi sinh lý bệnh lý, say nắng, mất nước, sụt cân…ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương: giảm sự chú ý, nhận biết, giảm quá trình kích thích và tốc độ phản xạ, dễ gây ra Tai nạn lao động. Với nhiệt độ lạnh sễ làm giảm nhịp tim, nhịp thở, cơ vân, cơ trơn bị co lại sinh đau cơ, viêm cơ, viêm giay thần kinh, viêm đường hô hấp và bệnh thấp khớp. 2.Tác động của các tia: Gây cho con người cảm giác khó chịu, mắt mờ, thị lực giảm, da bị tổn thương, nặng hơn có thể dẫn tói viêm da. 3.Tác động của chiếu sáng: Chiếu sáng trong sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, đến sức khoẻ và an toàn lao động của công nhân. Gây tác hại lớn cho mắt 4.Tác động của tiếng ồn: Tiến ồn có ảnh hưởng xấu đến thính giác và có thể gây điếc nghề nghiệp. Không chỉ thế tiếng ồn còn có tác hại đến cơ quan khác của cơ thể như: Hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hô hấp… 5. Tác động của độ rung: Rung trong sản xuất gây cho con người cảm giác mệt mỏi, khó chịu, rối loạn tuần hoàn não, mất cảm giác, ảnh hưởng đến bài tiết, cơ thể sút cân, thần kinh mệt mỏi, gây đau cơ, tổn thương đến các khớp… 6. Tác động của độ ẩm: Người lao động làm việc ở nơi có độ ẩm cao, không thích hợp thường gặp những bệnh về ngoài da như ghẻ, lở, hắc lào, nấm … 7. Tác hại của bụi: Bụi có rất nhiều loại và có tác hại lớn đến sức khoẻ của người lao động. Chúng gây nên những bệnh về đường hô hấp như: Viêm phổi, bụi phổi, viêm loét lòng khí phế quản…Gây nên những bệnh ngoài da Như: Nhiễm trùng da, khô da. Gây chấn thương về mắt: Viêm màng tiếp hợp, viêm mí mắt, mộng thịt.Các bệnh về đường tiêu hóa: Tổn thương niêm mạc dạ dầy sâu răng, hỏng răng, rối loạn tiêu hoá… V. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG: Như chúng ta đã biết, điều kiện lao động có ảnh hưởng rất lớn đến người lao động. Được làm việc trong điều kiện lao động tốt, thuận lợi. Sức khoẻ của người lao động được đảm bảo, họ sẽ hăng hái tham gia lao động sản xuất, làm cho năng suất lao động cao. Ngược lại, điều kiện lao động không tốt, không thuận lợi làm cho sức khoẻ của công nhân bị giảm sút, quá trình lao động bị ngưng chệ, năng suất lao động thấp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải chủ doanh nghiệp nào cũng nhận thức rõ vấn đề này để cải thiện tốt điều kiện lao động. Trên thực tế không ít chủ doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến điều kiện lao động khiến cho chúng trở thành những yếu tố nguy hại đến sức khoẻ của người lao động Theo báo Kinh tế và đô thị số 32 ra ngày 25/2/2008 thì “Năm 2007 cả nước đã xảy ra 5.951 vụ tai nạn lao động với tổng số người bị nạn là 6.337 người. Trong đó:có 621 người chết và 2553 người bị thương nặng. Tổng thiệt hại về vật chất do TNLĐ gây ra là hơn 48 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 10 tỷ đồng. Năm 2007có 23.872 người mắc bệnh nghề nghiệp. Trong 800 ngành nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm thì ngành công nghiệp chiếm trên 500 nghề”. Từ những số liệu cụ thể trên cho thấy vấn đề cải thiện điều kiện lao động tại các ngành cơ khí và xây dựng là vô cùng cần thiết và cấp bách, đòi hỏi không chỉ người sử dụng lao động, người lao động mà cả các cấp, các ngành phải quan tâm. 1. Sự cần thiết đối với người lao động: Người lao động là người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ điều kiện lao động. Điều kiện lao động thuận lợi thì sức khoẻ của người lao động được đảm bảo, họ có thể an tâm lao động sản xuất, tăng thu nhập đồng thời nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bản thân và gia đình. Ngược lại, ĐKLĐ không tốt, không đảm bảo làm cho sức khoẻ của người công nhân giảm sút, sản xuất bị ngưng chệ, thu nhập của họ thấp, đời sống vật chất, tinh thần gặp nhiều khó khăn do đó cải thiện ĐKLĐ đối với người lao động là vô cùng cần thiết. 2. Sự cần thiết đối với chủ doanh nghiệp: Mục tiêu cuối cùng của chủ doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Lợi nhuận chỉ có được khi quá trình lao động được đảm bảo và liên tục, muốn vậy chủ đơn vị phải thực hiện tổ chức lao động khoa học, trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân, tiến hành hiện đại hoá, tự động hoá công nghệ và dây chuyền sản xuất, môi trường vi khí hậu:(to, độ ẩm, ánh sáng….) phải phủ hợp theo tiêu chuẩn quy định. Nếu thực hiện được tất cả những điều trên tức là cải thiện được ĐKLĐ thì mục tiêu của Doanh nghiệp sẽ nhanh chóng đạt được. 3. Sự cần thiết đối với xã hội: Khi điều kiện lao động được cải thiện. Điều đó có nghĩa là: Tai nạn lao đông -Bệnh nghề nghiệp sẽ giảm hẳn, tính mạng của người lao động được bảo vệ làm giảm chi phí của quỹ BHXH về việc chi trả trợ cấp cho TNLĐ-BNN. Mặt khác khi môi trường lao động an toàn, sản xuất diễn ra liên tục, năng suất lao động tăng cao tạo ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội kéo theo các khoản thu về thuế của nhà nước cũng được tăng lên, điều cơ bản hơn cả là tạo ra một xã hội công nghiệp phát triển an toàn và bền vững. PHẦN II PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ 4 VÀ XÂY DỰNG THĂNG LONG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ 4 VÀ XÂY DỰNG THĂNG LONG: 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long: Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long, tiền thân là công ty Cơ giới được thành lập theo Quyết định số: 2077/BGTVT ngày 26 tháng 08 năm 1974 của Bộ Giao thông Vận tải Việt nam với chức năng, nhiệm vụ: Quản lý, vận hành lưới điện 35KW và toàn bộ máy móc thiết bị phục vụ cho việc thi công, xây dựng cầu Thăng Long – khu vực bờ bắc Thăng long. Năm 1993, Công ty được đổi tên là: Nhà máy Cơ khí Thăng Long trực thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long theo Quyết định số 499/QĐ-BGTVT ngày 27 tháng 03 năm 1993 của Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ chủ yếu là: Chế tạo, lắp dựng kết cấu thép và thiết bị như: Dầm đặc, dầm dàn khẩu độ lớn hơn 100m, vì kéo thép định hình, cột vi ba, cột truyền hình có độ cao đến 150m, cần trục chạy trên ray có sức nâng đến 120 tấn và các loại kết cấu thép phi tiêu chuẩn khác. Năm 2000 một lần nữa Công ty được đổi tên thành Công ty Cơ khí và Xây dựng Thăng Long theo Quyết định số 1886/2000/QĐ-BGTVT ngày 29/09/2000 của Bộ Giao thông Vận tải. Năm 2006, thực hiện chính sách cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, ngày 21/11/2006 Bộ Giao thông Vận tải ra Quyết định số 2110/QĐ-BGTVT chuyển đổi Công ty Cơ khí và xây dựng Thăng Long thành Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long Trong quá trình xây dựng và phát triển của mình Công ty đã được cấp giấy phép kinh doanh số 112363/DNNN ngày 28/10/1993 và được bổ sung lại ngày 7/05/2004 của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Chứng chỉ hành nghề sản xuất kết cấu thép và dầm thép số: 2904/1997/QĐ-BGTVT ngày 14/10/1997 của Bộ Giao thông Vận tải. Quyết định cho phép kinh doanh xuất nhập khẩu phục vụ ngành GTVT số 4296/QĐ-BGTVT ngày 19/12/2002… Từ ngày 01 tháng 07 năm 2007 công ty chính thức chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty Cổ phần lấy tên là: Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long viết tắt là: (Công ty CPCK 4 & XDTL) Công ty CPCK 4 & XDTL là một đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, có tài khoản tiền gửi ngân hàng, có con dấu pháp quyền riêng để hoạt động tự chủ trong việc ký kết hợp đồng kinh tế. Công ty chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của Tổng công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long. - Trụ sở chính của công ty ở phía bắc cầu Thăng Long, thuộc xã Hải Bối - huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội - Tổng diện tích:86.490m2 - Điện thoại: 04.9516678, 04.9516679, 04.9515108 - Fax: (84-4) 9516680 - Email: Tmctl @hn.Vnn.VN - Tên giao dịch quốc tế: “Thang long – Mechanical and contruction Joinht stock company” Nhiêm vụ chủ yếu của công ty là: Quản lý, vận hành, sửa chữa các thiết bị và chế tạo các kết cấu thép để phục vụ cho việc thi công cầu. Từ năm 1985 đến nay theo sự chuyển đổi chung của nền kinh tế đất nước, Trên cơ sở bộ thiết bị của Liên Xô, Trung Quốc để phục vụ việc thi công cầu Thăng Long, công ty đã từng bước sắp xếp tổ chức lại sản xuất. chuyển từ một đơn vị làm ăn theo chế độ bao cấp sang một doanh nghiệp tự hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Những sản phẩm chủ yếu mà công ty đã thực hiện trong những năm qua đó là: - Chế tạo dàn dầm cầu thép phục vụ cho cầu đường sắt với tải trọng T26 nhịp đến 100m - Chế tạo dàn cầu thép phục vụ cầu đường bộ tải trọng H30 –XB80 - Chế tạo các loại cột thép phục vụ thu, phát sóng truyền hình cao trên 100m - Chế tạo vì kèo thép khẩu độ lớn đến 60m - Chế tạo các máy móc phi tiêu chuẩn phục vụ cho xây dựng cơ bản như: Trạm trộn bê tông nhựa nóng 80T/h điều khiển tự động. Tram trộn bê tông tươi công suất 15/45T/h, xe đúc cầu bê tông dự ứng lực, Máy li tâm đúc cộc ống cống bê tông cốt thép đường kính từ phi 50 đến phi 2000 dài 2m – 10m.... Từ những thành tựu và kết quả trên trong những năm qua công ty CPCK & XDTL đã được nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý đó là: * Huân chương lao động hạng ba năm 1982 và năm 1990 * Huân chương lao động hạng nhì năm 1985,1994 * Huân chương lao động hạng nhất năm 1999 * Huy chương sản phẩm chất lượng cao năm 1993 * Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 1976 * Cúp vàng thương hiệu và nhãn hiệu năm 2005 Bằng khen của Bộ Giao thông vận tải cùng nhiều bằng khen, giấy khen của các tỉnh, Thành phố trao tặng cho công ty. Trải qua một quá trình dài xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long đã gặp không ít những khó khăn, thử thách nhưng bên cạnh đó cũng đã đạt được những thành tích đáng kể và trong tương lai công ty vẫn sẽ vững bước trên con đường hội nhập và phát triển của mình. 2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty: 2.1- Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty CPCK 4 & XDTL: Phó tổng giám đốc kinh doanh Phó tổng GĐ sản xuất công nghiệp Hội đồng quản trị Tổng Giám đốc Kỹ sư trưởng Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kinh tế kế hoạch Phòng thiết bị vật tư Phòng quản lý chất lượng Phòng kỹ thuật Phòng tài chính kế toán Nhà máy dầm thép Xí nghiệp cơ khí và xây dựng số 2 Xí nghiệp cơ khí và xây dựng số 3 Xí nghiệp xây lắp công tình số 3 Xí nghiệp xây dựng công trình số 5 2.2- Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban * Hội đồng quản trị: Hoạch định những chính sách chiến lược cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. * Tổng giám đốc: là người đại diện theo pháp luật của công ty, là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ được giao. * Phó Tổng giám đốc kinh doanh: Là người giúp việc cho Tổng giám đốc trong các hoạt động về kinh tế, công tác thị trường, xúc tiến, tiếp cận các dự án của công ty đồng thời báo cáo định kỳ cho Tổng giám đốc. * Phó Tổng giám đốc công nghiệp; Giúp việc cho Tổng giám đốc về các lĩnh vực sau: - Định mức vật tư, vật liệu, nhiên liệu và vật liệu phụ. - Quản lý thiết bị vật tư luân chuyển - Đăng kiểm, kiểm định thiết bị, phương tiện - Quản lý công tác ATLĐ-VSLĐ và PCCN - Công tác xã hội ở cum dân cư * Kỹ sư trưởng: Có nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý toàn bộ công tác kỹ thuật công nghệ, chế tạo sản phẩm. Phê duyệt các kế hoạch triển khai công nghệ, các sản phẩm, công trình trong toàn công ty. Đồng thời trực tiếp làm chỉ huy trưởng của các công trình xây lắp do Tổng giám đốc phân công. * Phòng Tổ chức hành chính: Là phòng quản lý về nhân sự của công ty, tham mưu cho Giám đốc về tổ chức cán bộ lao động, các chế độ chính sách đối với người lao động, vấn đề BHLĐ, đào tạo giáo dục, thi đua khen thưởng, thanh tra pháp chế… Phòng có nhiệm vụ làm các thủ tục để giải quyết các chế độ nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc thôi việc cho người lao động. Phòng cũng chịu trách nhiệm về việc chăm lo đời sống sức khoẻ cho người lao động, tổ chức khám chữa bệnh định kỳ hàng năm, cấp phát thuốc chữa bệnh thông thường và quản lý công tác vệ sinh phòng bệnh. Phòng Tổ chức hành chính của công ty định viên 12 người gồm 04 nữ, 8 nam trong đó có 1 trưởng phòng, 6 nhân viên, 4lái xe và 1 tạp vụ Về trình độ học vấn, Phòng có 4 người có trình độ Cao đẳng, Đại học. 2 người có trình độ trung học chuyên nghiệp, 5 công nhân kỹ thuật và 1 ngư ời có trình độ phổ thông Với đội ngũ cán bộ trẻ, khoẻ, năng động, nhiệt tình trong mọi công việc Phòng tổ chức hành chính của công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong bộ máy quản lý của công ty. * Phòng Kinh tế kế hoạch: Là phòng có nhiệm vụ kinh tế quan trọng trong công ty trong việc quan hệ với khách hàng để tìm việc làm cho công nhân đồng thời xây dựng kế hoạch sản xuất, lập hồ sơ dự thầu các dự án thi công công trình, giám sát thực hiện tiến độ sản xuất ở các phân xưởng, lập quyết toán khối lượng với các đơn vị trong và ngoài công ty, lập bản giao khoán sản lượng đến từng đơn vị trong công ty, trực tiếp thanh quyết toán khối lượng công trình dở dang và công trình đã hoàn thành, theo dõi tình hình công nợ để có kế hoạch thu hồi nợ tồn đọng. Hàng tháng, hàng quý phải lập báo cáo với Tổng giám đốc về sản lượng đã đạt được cũng như kế hoạch sản xuất cho những tháng tiếp theo. * Phòng Thiết bị vật tư: Có nhiệm vụ quản lý các loại máy móc, thiết bị, lên kế hoạch duy tu, thay thế, bảo dưỡng định kỳ cũng như đảm bảo cho toàn bộ các thiết bị máy móc trong công ty hoạt động một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Có trách nhiệm tham mưu cho Ban giám đốc mua sắm, đầu tư có hiệu quả phù hợp với nhu cầu sản xuất Có nhiệm vụ mua sắm các loại vật tư, hàng hoá kịp thời, đầy đủ, đúng phẩm chất, chất lượng để phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng phải chủ động làm việc với các nhà cung cấp vật tư, lập kế hoạch dự trữ vật tư cho các công việc tiếp theo, kiểm tra kho tàng, bãi chứa nơi cất giữ vật tư, quản lý chặt chẽ lượng vật tư thu hồi và luân chuyển trong công ty cũng như lượng vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất. Hạn chế tối thiểu lượng vật tư thất thoát. * Phòng Quản lý chất lượng: Chịu trách nhiệm về công tác chất lượng sản phẩm, công trình của công ty. Tiến hành nghiệm thu sản phẩm, kiểm tra công tác quản lý chất lượng theo hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO;9001-2000 đã được cấp chứng chỉ của Tổ chức Bảo vệ quốc tế. * Phòng Kỹ thuật: Là phòng có nhiệm vụ bóc tách các bản vẽ để triển khai sản xuất, lập phương án thi công tối ưu nhất cho công trình, xây dựng định mức vật tư và tiêu hao vật tư đối với công trình, sản phẩm. Thiết kế chỉ đạo thi công các công trình trong phạm vi cho phép, xác định chính xác khối lượng thực tế thi công để hoàn chỉnh hồ sơ cho các hạng mục công trình thi công. * Phòng Tài chính kế toán: Tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính, hạch toán chi phí giá thành vật liệu, hạch toán thu chi, chia lương và cấp phát tiền lương cho cán bộ công nhân viên, quản lý các quỹ vốn của công ty. Mở sổ theo dõi sản phẩm, vật tư trong kho và theo dõi công tác kiểm kê hàng năm. Phòng còn có nhiệm vị là kết hợp với phòng Vật tư để quyết toán vật tư- hàng hoá của các xí nghiệp và nhà máy trực thuộc công ty. * Nhà máy dầm thép: Chuyên sản xuất các sản phẩm kết cấu thép và dầm cầu khẩu độ lớn, Dây chuyền sản xuất bắt đầu từ khâu nhận vật tư tại kho của công ty, triển khai lấy dấu hạ liệu, gá ghép hàn, lắp thử tại xưởng, chuyển sang bộ phận sơn, sơn xong đóng kiện nhập kho. Riêng nhà máy dầm thép hạ liệu trên dây truyền tự động mang lại năng suất lao động cao. * Xí nghiệp Cơ khí và xây dựng số 2: Gia công cơ khí kết cấu thép chi tiết tinh như Bulông, chốt, bánh xe, khe co giãn, tiện bích. Dây chuyền sản xuất cũng nhận thép từ kho vật tư về cắt thành phôi – vào rèn rập Bulông – đưa về máy tiện – đưa sang máy Taro tạo bước ren – hoàn thiện thành Bulông đem nhập kho, đồng thời Xí nghiệp còn có nhiệm vụ phụ trách mạng lưới điện phục vụ toàn công ty, bơm nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, quản lý đội xe và sửa chữa xe. * Xí nghiệp Cơ khí và xây dựng số 3: Sản xuất các sản phẩm kết thép, tương tự như nhà máy dầm thép sau khi gia công lắp thử thì đưa vào mạ, mạ xong đóng kiện nhập kho *Xí nghiệp xây lắp công trình số 3 và Xí nghiệp xây dựng công trình số 5: Chuyên thi công các công trình cầu giao thông. Đây là đơn vị thường xuyên phải lưu động ở các công trình. Công việc tiến hàn._.h thi công theo từng bước: Nhận mặt bằng – khoan cọc nhồi – đan cốt thép - đổ bê tông dầm cầu hay mặt cầu. Tiến hành thi công theo bản vẽ ký thuật theo hình thức khoán nọn công trình từ khâu mua vật tư cho đến khi nghiệm thu bàn giao công trình cho khách hàng. 2.3- Mối quan hệ giữa các bộ phận, phòng ban trong công ty Có thể thấy, Công ty CPCK & XDTL có quy mô sản xuất lớn và đa dạng ngành nghề nên có một cơ cấu tổ chức hoàn thiện và đồng bộ từ trên xuống, được quản lý theo 2 cấp thuộc mô hình cơ cấu trực tuyến tham mưu.Theo mô hình này: Bộ phận tham mưu chỉ có quyền tham mưu, tư vấn cho thủ trưởng đơn vị mà không có quyền đưa ra các quyết định cho cấp dưới. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất, có quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Tổng giám đốc công ty là người điều hành mọi hoạt động của công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Tiếp theo là 2 Phó tổng giám đốc và Kỹ sư trưởng sẽ phụ trách 3 lĩnh vực khác nhau về sản xuất, về kỹ thuật và về xây lắp. Bên dưới là các bộ phận giúp việc và các phòng ban chức năng. Mỗi phòng ban này giữ một vai trò, nhiệm vụ nhất định và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cụ thể là: + Phòng Kế hoạch ký hợp đồng sản xuất, nhận bản vẽ giao cho phòng Thiết bị vật tư + Phòng Thiết bị vật tư tìm nguồn từ các nhà cung cấp, lấy báo giá được duyệt rồi chuyển sang phòng Tài chính kế toán. + Phòng Tài chính kế toán dựa vào định mức kỹ thuật và báo giá rồi duyệt mua, cắt séc và giám sát việc mua vật tư cho từng sản phẩm. + Phòng Vật tư mua vật tư về nhập kho + Phòng Quản lý chất lượng sẽ kiểm tra xuất sứ, nguồn gốc vật tư mua về đảm bảo quy cách, tiêu chuẩn, chất lượng để đưa vào sản xuất + Phòng Tổ chức hành chính sắp xếp nhân lực đủ để đi vào sản xuất Nhờ vào sự phân công nhiệm vụ, chức năng rõ dàng và thống nhất mà trong những năm qua Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Thăng Long đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận tạo tiền đề vững chắc cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của công ty trong những năm tới. 3. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 3.1- Quy trình công nghệ sản suất kinh doanh a>Sơ đồ quy trình công nghệ Vật tư Hạ liệu Khoan lỗ Đính hàn Nắn sửa Nắp thử Tẩy rỉ Mạ kẽm hóa chất Tháo dỡ Nghiêm Thu nhập kho Phun cát Sơn b> Thuyết minh dây chuyền sản xuất kinh doanh - Chuẩn bị sản xuất: Đây là công đoạn đầu tiên không thể thiếu được trong công nghệ chế tạo các sản phẩm của công ty.Từ bản vễ tổng thể - Bóc tách ra bản vẽ chi tiết và sơ đồ hạ liệu để có cơ sở tính toán từng loại vật liệu - Kiểm tra các loại vật tư, vật liệu trước khi đưa vào sản xuất: Kiểm tra nhãn mác, nguồn gốc suất xứ, quy cách có phù hợp với đơn đặt hàng không. Nếu đúng thì đưa vào sản xuất còn không thì loại bỏ ngay. - Giai đoạn hạ liệu: gồm các công đoạn sau: + Lấy dấu trước khi cắt hay phóng dạng trên dưỡng + Cắt theo hình dạng chi tiết được cấu tạo từ thép hình hay thép tấm đã được lấy dấu. + Cắt bằng máy thuỷ lực, hay máy cưa đĩa, máy đột hay cắt bằng oxy+gas. + Cắt xong phải làm sạch mét cắt. Nếu chi tiết dài thì phải đính ghép và hàn nối tôn - Khoan lỗ: Lấy dấu rồi khoan lỗ theo yêu cầu của từng chi tiết và loại Bulông. - Đính hàn: sau khi kiểm tra các kích thước theo đúng yêu cầu của giai đoạn hạ liệu thì ta cho phép ghép với nhau. Các chi tiết được ghép xong theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật thì cho hàn theo đường hàn chỉ định của kỹ thuật. Chú ý: Phải kiểm tra loại mác thép phù hợp với que hàn hay dây thuốc hàn theo yêu cầu của công nghệ. - Nắn sửa: Các sản phẩm sau khi hàn thường bị biến dạng, không đúng với kích thước ban đầu. Vì vậy ta phải nắn sửa bằng phương pháp nhiệt hoặc bằng máy nắn sau đó kiểm tra lại xem còn sai sót thì cho chế sửa lại đảm bảo kỹ thuật. - Lắp thử: Sản phẩm sau khi đã chế sửa xong sẽ được lắp thử để phát hiện sai sót, lệch vị trí đồng thời lắp thử các Bulông vào lỗ đã khoan xem có vừa không. Nếu sai cần sửa ngay để đảm bảo chất lượng, đảm bảo kỹ thuật. Cán bộ KCS sẽ nghiệm thu phần gia công kết cấu thép. - Tháo dỡ và phân loại: Nếu sản phẩm lắp thử đạt yêu cầu thì được tháo dỡ và phân loại theo các chi tiết và đưa sang bộ phận tẩy rỉ. - Từ công đoạn này thì theo yêu cầu của khách hàng mà các công đoạn tiếp theo sẽ được tiếp tục hay không. Nếu khách hàng yêu cầu sản phẩm phải được tẩy rỉ bằng hoá chất và mạ kẽm thì công đoạn này sẽ được sử dụng. Khi mạ xong cán bộ KCS nghiệm thu sản phẩm nếu đảm bảo chất lượng thì cho đóng gói nhập kho và xuất cho khách hàng. Nếu khách hàng yêu cầu sản phẩm phải được phun cát và sơn thì sau khi sơn xong cán bộ KCS nghiệm thu đảm bảo chất lượng cho đóng gói và nhập kho rồi xuất cho khách hàng. Qua sơ đồ quy trình công nghệ trên ta thấy, đây là một quy trình sản xuất chi tiết , đồng bộ và hoàn hảo. Các công đoạn đều rõ dàng , đều phai được kiểm tra kỹ lưỡng nhờ đó sản phẩm của công ty luôn đản bảo chất lượng và được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá rất cao. 3.2- Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2005, 2006, 2007 của công ty CPCK 4 & XDTL Với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty, trong những năm qua công ty CPCK & XDTL đã không ngừng đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhờ đó kết quả sản xuất hàng năm của công ty luôn ổn định và cao hơn so với năm trước. Điều đó được cụ thể hoá ở bảng sau: TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Số lượng sản phẩm, công trình Sản phẩm 17 18 22 2 Giá trị sản lượng thực hiện Tỷ đồng 122.791 126.808 129.598 3 Doanh thu Tỷ đồng 85.544 86.123 99.773 4 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 0,770 0,908 1.140 5 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 0,555 0,785 0,821 6 Vốn lưu động bình quân Tỷ đồng 128.830 130.188 138.119 7 Tổng chi phí sản xuất trong năm Tỷ đồng 109.312 113.523 115.821 8 Số lao động bình quân Người 800 409 445 9 Thu nhập bình quân 1000đ 1.070 1.295 1.312 Bảng: 3.2 Nhận xét: Qua số liệu trên ta thấy: Nhìn chung các chỉ tiêu trong 3 năm đều tăng. Năm 2005 có 17sản phẩm, công trình được hoàn thành. Năm 2006 có 18 công trình và đến năm 2007 là 22 sản phẩm, công trình đã hoàn thành. Giá trị sản lượng thực hiện của năm 2007 tăng so với năm 2005 là 6,807 tỷ đồng, so với năm 2006 tăng là 2,79 tỷ đồng. Mặc dù năm 2006 là năm bước ngoặt của công ty, thay đổi hình thức sở hữu song công ty vẫn duy trì hoạt động một cách thường xuyên, liên tục và ổn định Doanh thu năm 2005 là 85,544 tỷ đồng. Đến năm 2006 là 86,123 tỷ và năm 2007 là 99,733 tỷ đồng chiếm 76,96% giá trị sản lượng. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng dần qua các năm từ 555 triệu đồng tăng lên 821 triệu đồng. Có được kết quả này là vì trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn những với sự quyết tâm của từng CBCNV trong công ty đã giúp công ty không những vượt qua được những khó khăn đó mà còn ổn định để phát triển. Tổng số vốn lưu động bình quân của các năm tăng lên đáng kể: Từ 128,380 tỷ đồng năm 2005 lên đến 109,312 tỷ năm 2007. Tổng chi phí cho sản xuất nhờ đó cũng tăng. Năm 2005 là 109,312 tỷ, năm2006 là 113,532 tỷ và năm 2007 là: 115,821 tỷ đồng. Riêng về lực lượng lao động của công ty lại giảm đáng kể từ chỗ công ty có 800 CBCNV năm 2005 xuống còn 445 CBCNV năm 2007. Sở dĩ có sự giảm lao động nhiều như vậy là vì. Sau khi cổ phần hoá, toàn bộ Bộ máy quản lý và đội ngũ lao động được sắp xếp lại cho phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, một số lượng lao động được nghỉ theo Nghị định 41/CP của chính phủ là: 219 người, một số người đến tuổi về hưu (62 người), một số khác đã hết hợp đồng. Mặt khác, do công ty thực hiện tự động hoá một số các dây truyền sản xuất nên không cần phải nhiều người vận hành vì vậy một số công nhân bị thiếu việc làm, thu nhập không đủ. Họ tự nguyện xin rút khỏi công ty và chờ hưởng theo Nghị định 41/CP để đi làm ngoài, tăng thu nhập cho gia đình. Hiện nay mức thu nhập bình quân của công nhân trong công ty là 1.312.000đ/ người / tháng. đây là sự cố gắng của lãnh đạo công ty nhằm ổn định cuộc sống cho người lao động. Riêng năm 2007 công ty đã có được kết quả đáng kể ở những mặt cụ thể sau: * Về các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh - Giá trị sản lượng thực hiện:129,589 tỷ đồng So với năm 2005 đạt 91,51% So với kế hoặch đạt 99,43% Trong đó: + Sản lượng công nghiệp: 116630 tỷ chủ yếu là các sản phẩm Dầm super, dự án SG-TL, cung cấp BT thương phẩm đạt 40,877 tỷ đồng, chế tạo Dầm cầu suối đạt trên 7 tỷ; chế tạo các loại ván khuôn đạt 4,383 tỷ đồng; chế tạo cột Anten vi ba các loại đạt 14,425 tỷ … + Sản lượng xây lắp: 12,430 tỷ đồng chủ yếu là các dự án: cầu Thanh Trì; cầu Cúc Phương III; thi công cọc khoan nhồi cầu Đông Trù…. + Sửa chữa thiết bị và xây dựng cơ bản: 0,538 tỷ đồng. - Doanh thu cả năm 2007 là 99,733 tỷ đồng đạt 76,96% giá trị sản lượng - Số thu năm 2007 là: 110,501 tỷ đồng trong đó: + Thu trực tiếp: 92,444 tỷ đồng + Bù trừ công nợ: 18,057 tỷ đồng - Tổng số lao động bình quân năm 2007 là 445 người trong đó; + Số lao động trong danh sách là 405 người + Lao động hợp đồng thuê ngời là 40 người - Thu nhập bình quân là 1.312.000đồng/người/ tháng. * Các công trình sản phẩm đã hoàn thành và bàn giao trong năm 2007 - 04 cột Anten tại tỉnh Tiền Giang - Nhà trạm kiểm soát điều khiển từ xa của cục tần số tại Củ Chi – TPHCM, Bến Đức – Long An. - Thi công và lắp dựng hoàn thiện công trình Dầm cầu thép qua suối Chiến. - Chế tạo ván khuôn thi công dầm hợp cho công ty Cổ phần công trình đường sắt. - Chế tạo dầm cầu trục cho công ty Cơ khí Đức Giang - Hoàn thiện công tác lắp 10 phiến dầm Prebeam cầu B1A5, B1A4. Hiện công ty đang thi công phần bê tông 20 phiến dầm cho Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1- dự án mở rộng đường Nội bài - Bắc Ninh * Công tác nghiệm thu, thanh toán: - Giá trị nghiêm thu/ giá trị sản lượng thực hiện là 120,590 tỷ đồng/129,598 tỷ đồng đạt 93,05% cụ thể: + Phần sản xuất Công nghiệp đạt 110.682 tỷ/116,630 tỷ đạt 94,9%. + Sản lượng xây lắp đạt 9,733 tỷ/ 12,430 tỷ đạt 78,35. * Công tác thị trường Với tình hình khó khăn chung cho toàn ngành Giao thông Vận tải, nên số dự án lớn của ngành không thể triển khai trong năm 2007 như; Dự án cầu phả lại, cầu đường sắt thống nhất giai đoạn III. Với định hướng ngoài việc củng cố và phát huy các sản phẩm truyền thống như:Chế tạo và lắp đặt các loại Dầm thép mọi khẩu độ; cột An tên vi ba truyền hình; Ván khuôn đà giáo, khung nhà tiền chế…Để tránh rủi ro, công tác thị trường đã được tích cực triển khai và mở rộng thị trường sang một số lĩnh vực mới như: + Chế tạo kết cấu thép cho các nhà máy xi măng và công trình thuỷ điện. + Tham gia đấu thầu thi công các dự án viễn thông, phát thanh truyền hình. + Tiến tới đa dạng hoá sản phẩm. Công ty sẽ cố gắng đi vào chế tạo các sản phẩm có yêu cầu cao mà công ty có ưu thế như: Chế tạo khe co giãn thép, chế tạo thiết cần trục, chế tạo và lắp dựng kết cấu thép của các dự án nhà cao tầng… * Hoạt động Makettinh: Sản phẩm chính của Công ty bao gồm sản phẩm sản xuất công nghiệp và sản phẩm xây lắp. Trong đó lấy sản phẩm công nghiệp là chủ yếu và sản phẩm xây lắp hỗ trợ để thúc đẩy sản phẩm công nghiệp do đó mục tiêu của hoạt động maketting sẽ là: + Từng bước chuẩn hoá các sản phẩm sản xuất công nghiệp trên cơ sở tự công bố tiêu chuẩn chất lượng để xây dựng sản phẩm truyền thống, xây dựng thương hiệu. + Tập chung vào các khách hàng có tiềm năng lớn, đầy đủ vốn và các chủ đầu tư quản lý các dự án có sử dụng nguồn vốn trung ương đặc biệt là các chủ đầu tư của Bộ Giao thông vận tải, chú trọng đế khách hàng là các nhà đầu tư nước ngoài. + Tập chung cho các khách hàng thực hiện các công trình xây lắp gắn liền với việc tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp. 4-Đặc điểm về lao động, điều kiện lao động, máy móc thiết bị: 4.1 Đặc điểm về lao động: a> Quy mô lao động Từ chỗ 1000 công nhân năm 2000. Sau khi cổ phần hoá năm 2007, công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Thăng long chỉ còn 445 Cán bộ công nhân viên trong đó: + Lao động gián tiếp là 109 người, chiếm 24,50% tổng lao động. + Lao động trực tiếp: 336 người chiếm 75,50% lao động toàn công ty. b. Sự phân công lao động trong công ty - Phân công lao động theo chức danh được thể hiện qua bảng sau: TT Chức danh Tổng số Trong đó nữ 1 Giám đốc – Phó giám đốc 4 0 2 Trưởng, phó các phòng ban 16 2 3 Đội trưởng 11 0 4 Nhân viên 60 23 5 Bảo vệ 10 0 6 Giáo viên mầm non 1 1 7 Quét dọn, vệ sinh 7 7 8 Công nhân 336 84 Tổng cộng 445 117 Bảng 4.1.1 (Nguồn: Bản báo cáo về lực lượng lao động phân theo chức danh quý 2 năm 2007 của công ty CPCK & XDTL) Nhận xét: Qua đây ta thấy, do đặc thù của ngành nên tỷ lệ lao động trực tiếp và gián tiếp chênh lệch nhau đáng kể. Công việc của ngành cơ khí và xây dựng thường nặng nhọc, vất vả và thường xuyên phải xa nhà nên số lao động nữ thấp hơn lao động nam là điều hợp lý. - Phân công lao động theo trình độ chuyên môn, ngành nghề đào tạo TT Trình độ chuyên môn, ngành nghề đào tạo CĐ, ĐH. trên đại học Trung học Công nhân kỹ thuật, THPT Tổng cộng Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ 1 Ngành điện lực 3 0 0 0 5 0 8 2 Ngành cơ khí 15 0 1 0 205 72 221 3 Ngành xây dựng 34 7 2 0 2 0 38 4 Ngành kinh tế 17 6 7 7 0 0 24 5 Ngành khai thác, luyện kim 2 0 0 0 61 5 63 6 Ngành nghề khác 5 2 3 3 83 15 91 Tổng cộng 76 15 13 10 356 92 445 Bảng 4.1.2 (Nguồn: Báo cáo về Lực lượng lao dộng theo ngành nghề đào toạ quý2/2007 của công ty CPCK & XDTL) - Phân công lao động theo trình độ lành nghề: TT Chức danh theo nghề đào tạo Tổng số Nữ Cấp bập công nhân 1 2 3 4 5 6 7 CBCV 1 Công nhân Điện 8 2 2 1 1 1 3 5,25 2 Công nhân Tiện 6 2 1 3 2 4,17 3 Công nhân rèn 5 1 2 3 5,60 4 Công nhân tạo ren 1 1 1 6,00 5 Công nhân nguội 2 0 1 1 4,04 6 Công nhân vận hành 3 3 3 6,00 7 Công nhân sắt 83 20 35 20 21 4 3 4,00 8 Công nhân Hàn 105 42 9 33 33 25 3 2 3,87 9 Công nhân sửa chữa 5 0 1 1 3 4,00 10 Công nhân kích kéo 61 0 1 37 18 3 2 3,48 1 CN khảo sát, đo đạc 1 0 1 4,00 12 Công nhân lái xe con 4 0 1 1 2 2,75 13 Công nhân lái xe tải 3 0 1 1 1 2,00 14 Công nhân mạ kẽm 18 6 16 1 1 1,33 15 Công nhân lái cẩu 14 3 7 5 1 1 3,71 16 Công nhân lái máy xúc 2 0 2 3,00 17 CN phun cát, tẩy rỉ 5 0 1 1 2 1 4,20 18 CN lao động phổ thông 10 4 9 1 1,20 Tổng cộng 336 84 27 14 122 85 60 20 8 3.68 Bảng 4.1.3 (Nguồn: Báo cáo Lực lượng lao động trực tiếp quý 2/2007 của công ty CPCK & XDTL) Nhận xét: Qua sự phân công lao động trên đây ta thấy, nhìn chung sự phân công lao động trong công ty CPCK & XDTL là hợp lý và rõ dàng. Tuy theo chức năng, nhiệm vụ và hoạt động sản xuất của từng phòng, ban, mà phân bổ nguồn lao động theo trình độ chuyên môn theo cấp bậc, theo độ tuổi và giới tính cho phù hợp nhằm mục đích cuối cùng là năng suất và hiệu quả. Công ty đã có được đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề với số lượng là 336 người trên tổng số 445 người chiếm 73,25% cán bộ toàn công ty. Đội ngũ công nhân này tập chung chủ yếu ở các nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng trực tiếp sản xuất ( Bảng 4.1.1) Cũng để đáp ứng nhu cầu sản xuất, Công ty đã tuyển dụng một đội ngũ cán bộ thuộc nhiều ngành nghề khác nhau trong đó ngành cơ khí chiếm tỷ trọng lớn nhất 221 người chiếm 49,66%. Ngành xây dựng là 38 người chiếm 8,5%. Ngành khác chiếm 20,45%. Số công nhân có trình độ Cao đẳng, đại học và trên đại học là 76 người chiếm 17,08% tổng lao động của toàn công ty. Trình độ trung học là 13 người chiếm 2,92%. Còn lại là 356 người có trình độ từ THPT và công nhân kỹ thuật chiếm 80% (Bảng 4.1.2). Theo Bảng 4.1.3 ta có : Theo cấp bậc công nhân thì công nhân bậc 1 là 27 người, công nhân B2 là 14 người, công nhân B3 là 122 người, bậc 4: 85 người, bậc 5: 60 ngqười, bậc 6 là: 20 người và bậc 7 là:8 người trong đó: Công nhân bậc 3 chiếm tỷ trọng cao nhất 122 người chiếm 36,31%, tiếp theo là bậc 4: 85 người chiếm 25,30%. Thấp nhất là bậc 7 có 8 người. Theo cấp bậc công việc thì hiện công ty có số công nhân Hàn chiếm tỷ trọng cao nhất 31,25%(105 người). Số còn lại được phân đều cho các ngành nghề khác. Có thể thấy rằng, trong những năm qua, Công ty CPCK & XDTL đã tạo mọi điều kiện để cán bộ công nhân viên của mình được học tập năng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, trình độ lành nghề. Song do nhiều yếu tố khách quan, phần lớn người lao động của công ty đều xuất thân từ nông nghiệp. Bản thân họ đều từ các tỉnh khác đến đây định cư và làm việc nên họ phải tự túc mọi vấn đề từ nơi ăn chốn ở, tự lập gia đình. Vì thế, họ không có điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn lành nghề của mình. Đây chính là vấn đề mà lãnh đạo công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Thăng Long đã và đang quan tâm hơn cả. 4.2- Đặc điểm về máy móc, thiết bị nhà xưởng Theo kết cấu sản xuất, hiên công ty có các bộ phận sản xuất trực tiếp bao gồm các nhà máy, các xí nghiệp – các đơn vị xây lắp, các đội cầu. Các bộ phận này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của công ty. Thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng và theo yêu cầu sản xuất của công ty. Đồng thời có một bộ phận hoạt động theo cơ chế độc lập trích % lợi nhuận Toàn công ty hiện có 05 bộ phận sản xuất trực tiếp bao gồm: - Nhà máy dầm thép - Xí nghiệp xây lắp công trình số số 03 (Đóng Tại miền nam) - Xí nghiệp cơ khí và xây dựng số 2 - Xí nghiệp cơ khí và xây dựng số3 - Xí nghiệp xây dựng công trình số 5 Riêng nhà máy dầm thép có 3 phân xưởng trong đó: + Phân xưởng II, gồm có tổ sắt 2, tổ sắt 3 và tổ rèn rập Bulông ecu + Phân xưởng III, gồm có nhà phun cát, tẩy rỉ và xưởng cơ khí. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Ngoài hệ thống máy móc thiết bị cũ của Liên xô. Công ty đã đầu tư và trang bị thêm các máy móc, thiết mới với công nghệ tiên tiến của Pháp , Đài Loan và của Việt Nam như: Máy cắt tôn tự động IMI (25107) của Việt Nam Máy lăn răng của Đài Loan Máy hàn tự động của Pháp Máy ép ma sát của Trung Quốc Nhờ có hệ thống máy móc thiết bị đa dạng với nhiều chủng loại đã tạo điều kiên thuận lợi để công ty mở rộng sản xuất và tăng năng suất lao động. 4.3 - Đặc điểm về điều kiện lao động Nhìn chung, trong những năm gần đây, Công ty Cổ phần cơ khí và Xây dựng Thăng Long đã thấy rõ được tầm quan trọng của điều kiện lao động trong sản xuất và đã có nhiều biện pháp thiết thực để cải thiện điều kiện lao động tốt hơn song do nhiều nguyên nhân bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan mà điều kiện lao động tại công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Thăng Long hiện vẫn còn là vấn đề cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Do phần này nằm trong chuyên đề chuyên sâu nên em xin được trình bày kỹ ở phần chuyên đề sau đây; II. PHÂN TÍCH VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ 4 VÀ XÂY DỰNG THĂNG LONG: 1/ Điều kiện lao động chung tại công ty: Trong quá trình lao động, hàng ngày người lao động phải thường xuyên tiếp xúc với hệ thống máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc, môi trường làm việc, nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn, bụi ... hoá chất, khí độc ... Tất cả đều có tác động đến sức khoẻ của người lao động. Vì vậy một trong những nhu cầu cấp thiết của những người lao động là được làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh. Là một doanh nghiệp với 2 nhiệm vụ vừa chế tạo cơ khí gia công vật liệu, vừa thực hiện xây dựng công trình cho nên hoạt động sản xuất kinh doanh bị phân tán, nhu cầu về lao động trực tiếp rất lớn, hệ thống máy móc thiết bị rất đa dạng phức tạp có yêu cầu về an toàn- vệ sinh lao động nghiệm ngặt, có mức độ nguy hiểm cao gây hại đến sức khoẻ của người lao động. Xác định rõ đặc thù sản xuất kinh doanh của mình, trong những năm qua Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Thăng Long đã rất chú trọng và ưu tiên cải thiện điều kiện lao động. Song tình hình mới hiện nay vấn đề này còn gặp rất nhiều khó khăn. 1.1. Công tác tổ chức mặt bằng nhà xưởng: Nhìn chung mặt bằng nhà xưởng của công ty tương đối thoáng mát và sạch sẽ, được xây dựng kiên cố khung sắt mái tôn để hở, mặt sàn vững chắc, được láng xi măng đảm bảo an toàn. Tuy nhiên với diện nhỏ 86.490m2 của toàn công ty lại bao gồm văn phòng làm việc (khu hành chính, 3 xưởng lớn chia làm 5 tổ sản xuất), ngoài ra còn phân 1 nhà ăn, 3 sân bãi để nguyên vật liệu, nhà xe... Tất cả đều tập trung trong 86.490m2 diện tích. Vì vậy việc bố trí sắp xếp các thiết bị máy móc gặp nhiều khó khăn, đường đi lại, ranh giới lưu không không thuận tiện, các xưởng và tổ sản xuất phải bố trí gần nhau khiến cho người lao động tại các phân xưởng phải chịu ảnh hưởng môi trường của nhau. Tại nhà máy dầm thép phân xưởng I có độ bụi và tiếng ồn lớn, nhiệt độ cao cũng làm ảnh hưởng đến phân xưởng II, còn phân xưởng II có nhiều khí CO2 từ việc hàn, gò rỉ, máy cắt khoan cũng ảnh hưởng tới phân xưởng I, bởi vì nếu ngăn cách hoặc xây dựng khép kín các phân xưởng này thì sẽ không thể bố trí hệ thống hút khí độc hết và ảnh hưởng cáng lớn đến sức khoẻ của người lao động. 1.2. Địa bàn hoạt động: Trụ sở chính của công ty đóng trên địa bàn khu dân cư Bắc Thăng Long thuộc xã Hải Bối, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Với dân cư hoạt động đông đúc, ở nhiều tỉnh khác đến lại hoạt động trên tất cả các thành phần kinh tế khác nhau, do đó tình hình an ninh trật tự rất phức tạp. Bên cạnh việc thuận lợi là gần cầu Thăng Long tạo điều kiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hoá vật tư nhưng việc trở ngại là khi đi vào đến khu dân cư đường xá trật hẹp, dân cư đông đúc, người qua lại nhiều mà hàng hoá của công ty đều là các thiết bị phụ kiện thuộc ngành cơ khí nên vận chuyển rất khó khăn. Công ty phải thực hiện vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu vào ban đêm để giảm tổn thất về tính mạng và tài sản. Tuy nhiên trong khi vận chuyển mặc dù rất cẩn thận nhưng vẫn có những sơ xuất xảy ra như va chạm vào cột điện gây chập điện, sạt tường nhà dân. Mặc dù không gây chết người nhưng đã làm thiệt hại lớn đến tài sản của dân và tiền của công ty. 1.3. Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc kỹ thuật: Với đặc thù sản xuất của mình hiện công ty đã có một hệ thống máy móc, thiết bị rất đa dạng thuộc nhiều chủng loại, có yêu cầu kỹ thuật cao, cụ thể là: - 01 máy mài 2 đá (của Việt Nam) - 01 máy Bavia - 01 máy phun cát tẩy rỉ bằng bi - 01 máy phun sơn - 01 máy cắt tôn tự động 25107IMI (Việt Nam) - 02 máy khoan tự động - 01 máy lăn răng của Đài Loan - 03 máy hàn tự động, hàn cắt hơi và hàn điện - 01 máy ép ma sát - 03 búa máy của Liên Xô - 02 máy rèn gò thủ công - 01 búa rèn dập bulông - 01 máy cẩu - 01 máy cưa sắt Tổng cộng công ty có 14 loại máy với 20 cái, mỗi loại đều có công dụng và lợi ích khác nhau. Ngoài những máy mới được trang bị như máy cắt tôn tự động IMI 25107 của Việt Nam, máy cẩu, máy lăn răng (Đài Loan) ... thì hầu hết các loại máy trên đều được trang bị từ những năm 70 của Liên Xô, Trung Quốc nhằm phục vụ cho việc thi công cầu Thăng Long. Trải qua hơn 30 năm sử dụng mặc dù đã được công ty nâng cấp, sửa chữa song không thể tránh khỏi độ nhão, độ ì và nhiều tác hại tiềm ẩn bên trong của nó. Hiện công ty đã thấy được điều này nhưng do bước đầu mới đi vào ổn định sản xuất nên kinh phí còn hạn hẹp mà chi phí cho các loại máy móc này lại khá cao nên công ty cần phải từng bước khắc phục khó khăn này. *Riêng điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị: Hàng năm công ty đều có kế hoạch mua sắm trang thiết bị với tổng kinh phí lên tới gần chục tỷ đồng. Cụ thể: - Tại văn phòng làm việc của công ty: 100% các phòng ban đều được trang bị tủ, bàn, bình nước, quạt, máy điều hoà và máy vi tính. Hiện công ty có 25 Bộ dàn vi tính được nối mạng nội bộ, một số máy được lập trình nhằm phục vụ tốt nhất cho cán bộ phòng ban. Công ty luôn cung cấp đầy đủ các thiết bị văn phòng phẩm, những trang thiết bị phục vụ cá nhân đảm bảo các nhân viên có đầy đủ điều kiện làm việc đạt hiệu quả. Có thể nói khu làm việc hành chính của công ty rộng rãi, thoáng mát, khang trang các bộ phận phòng ban được bố trí hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối kết hợp giữa các phòng ban. - Tại các xưởng sản xuất: Khắc phục hạn chế về diện tích, công ty đã có những biện pháp nhằm tận dụng tiện tích đảm bảo cho sản xuất được liên tục và đồng bộ. Toàn bộ các công nhân trực tiếp sản xuất đều có quần áo bảo hộ lao động, mũ và giầy mỗi người được cấp 2 bộ/năm. Tuy nhiên những trang thiết bị bảo hộ cá nhân đặc thù như mo hàn của thợ hàn, kính bảo vệ mắt của thợ khoan, thợ gò, thợ rèn dập bulông, quần áo chống nhiệt của thợ nung bulông, lò rèn thủ công có được trang thiết bị nhưng rất thô sơ và mang tính thủ công, độ an toàn là thấp. Điều này rất nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ cho người lao động. 1.4. Điều kiện lao động đặc trưng tại công ty: Với đặc thù sản xuất của ngành cơ khí và xây dựng nên các yếu tố thuộc về môi trường như t0, độ ẩm, độ bụi, tiếng ồn và hơi khí độc có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Theo kết quả kiểm tra môi trường lao động tại công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Thăng Long vào tháng 03/2007 đã cho kết quả cụ thể về từng loại như sau. “Sử dụng mẫu số 1: ban hành kèm theo TT số 13/BYT-TT ngày 21/10/1996 của Bộ Y tế. *Các yếu tố vi khí hậu: Qua bảng phụ lục 1.4.1 ta thấy nếu theo tiêu chuẩn cho phép về nhiệt độ trong tổng số 44 vị trí đo thì cả 44 vị trí đều có nhiệt độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép là 30oC. Toàn bộ 44 vị trí đều có nhiệt độ trên 35oC trong đó đặc biệt lưu ý là ở số TT 30 (vị trí công nhân đứng tại lò rèn đốt than thủ công có nhiệt độ 38,6oC vượt quá tiêu chuẩn cho phép là 8,6oC, có thể thấy vị trí này là vô cùng nóng. Công nhân phải tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa, bởi đây là lò rèn thủ công nên mọi thao tác cử động đều cần có sự tác động của người công nhân. Vị trí này rất nguy hiểm, nếu theo Kít-can biến đổi về cảm giác nhiệt theo nhiệt độ da trán thì >33,5oC nhiệt độ của da trán có cảm giác nóng và làm việc trong điều kiện nóng cơ thể phải tiết nhiều mồ hôi từ 5-7 lít nước do đó cơ thể có thể bị sút cân từ 0,4-4 kg trong 8 giờ lao động --> tim phải làm việc nhiều hơn và còn nhiều tác hại xấu khác đến cơ thể con người. - Về độ ẩm: Theo tiêu chuẩn cho phép là ≤ 80%. Ở đây cả 44 vị trí đều có độ ẩm đạt yêu cầu dưới 70%. Đây là kết quả đáng mừng và cần được duy trì thường xuyên liên tục. - Tốc độ gió: do đây là hoạt động chế tạo thiết bị cơ khí cần nhiệt độ cao nên tốc độ gió trong các phân xưởng và tại các vị trí làm việc của người lao động đều nằm trong khoảng tiêu chuẩn cho phép là ≤ 0,1 – 1,5 m/s. *Các yếu tố vật lý: Qua bảng phụ lục 1.4.2 ta thấy rằng: Cả 29 vị trí đo đều có tốc độ phân giải của mắt đạt tiêu chuẩn cho phép là > 100 LUX. Ở đây các vị trí đều có tốc độ phân giải của mắt 500 LUX. Ở đây ta thấy tại các vị trí của công nhân hàn tốc độ phân giải của mắt là thấp chỉ có trên 500 LUX. Trong khi tốc độ phân giải của mắt ở các vị trí ngoài phân xưởng lại rất cao trên 6000 LUX. - Về tiếng ồn: Trong 29 vị trí đo về tiếng ồn thì có 11 vị trí đạt tiêu chuẩn cho phép đó là các vị trí ngoài phân xưởng, các vị trí công nhân hàn, công nhân sơn. Còn lại 18 vị trí không đạt tiêu chuẩn và đều có mức áp suất âm trên 85 dBA. Đặc biệt quan tâm ở 4 vị trí sau: + Vị trí công nhân đứng búa máy 1.500kg và 1.000kg có tiếng ồn trên 100 dBA. + Vị trí công nhân phun tẩy rỉ trong nhà kín: 115 dBA. + Vị trí công nhân phun cát tẩy rỉ trong nhà kín: 101 dBA. Đây là những vị trí có tiếng ồn lớn do đặc thù công việc. Nó ảnh hưởng tới độ nhạy cảm của thính giác và về lâu dài có thể dẫn đến điếc hẳn. Trên thực tế công ty đã trang bị phương tiện bảo hộ như nút tai chống ồn. Song biện pháp này không thể thực hiện lâu dài mà cần phải tiến hành tự động hoá máy móc thiết bị. * Các yếu tố về bụi các loại: Bụi được coi là một trong những nhiệm vụ chính của vệ sinh lao động, trong các ngành giao thông vận tải, ngành xây dựng khai khoáng... chống bụi sẽ góp phần bảo vệ môi trường. Theo bảng phụ lục 1.4.3 thì tại công ty CPCK & XDTL. Nồng độ bụi tương đối cao song chỉ tập trung ở một số vị trí như Đứng Bavid, đứng máy hàn, máy, máy cưa, lò rèn, gò rỉ, phun sơn đặc biệt là tại các vị trí phun cát tẩy rỉ thì nồng độ bụi lên tới 15,5mg/m3 vượt quá tiêu chuẩn cho phép 13,5mg/m3. Qua đây có thể thấy theo tính chất của từng công việc hầu hết công nhân trực tiếp của công ty phải làm việc trong môi trường và điều kiện lao động không đảm bảo. Tuy nhiên vấn đề này cũng không hoàn toàn do phía công ty. Bởi lẽ đây là đặc thù công việc mà đã là đặc thù thì ở doanh nghiệp nào cũng vậy không thể khắc phục hoàn toàn mà chỉ bằng biện pháp bảo hộ lao động để giảm tối thiểu sự nguy hại của những điều kiện bất lợi này. Phía công ty cũng đã có trang bị khẩu trang, kính và quần áo để chống lại nồng độ bụi trên. *Hơi khí độc: Chất độc công nghiệp là những chất có trong sản xuất khi xâm nhập vào cơ thể dù chỉ một lượng nhỏ cũng gây nên tình trạng bệnh lý và gọi là nhiễm độc nghề nghiệp. Ở bảng phụ lục 1.4.4 ta thấy chất CO có tại 6 vị trí kiểm tra đều đạt tiêu chuẩn cho phép nhưng chất CO2 thì có tới 5 vị trí vượt quá tiêu chuẩn đều > 18.000 mg/m3, đó là các vị trí hạn điện, hàn thường, rèn búa, rèn thủ công, tại vị trí công nhân phun sơn trong nhà kín lại có chất HC vượt quá tiêu chuẩn là 303 mg/m3, chất C6H6 cũng vượt quá tiêu chuẩn là 15mg/m3. * Tiếng ồn phân tích giải tần: Theo bảng phụ lục 1.4.5 thì, Trong tổng số mẫu đo 29 mẫu có 13 mẫu tiếng ồn chung vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép chiếm 44,83%. Trong đó vị trí có tiếng ồn vượt tiêu chuẩn nhiều là vị trí công nhân phun tẩy rỉ bằng bi trong nhà 115 dBA, vị trí công nhân đứng búa máy 100kg, 1500kg. Đặc biệt khi thiết bị hoạt động phát ra tiếng ồn lớn có mức áp âm cao ở các giải tần số 200-4000Hz, công nhân làm việc ở vị trí đó có nguy cơ bị giảm sức nghe, nặng hơn sẽ bị điếc hoàn toàn. * Đo vận tốc rung chuyển: Ở bảng phụ lục 1.4.6: Đo vận tốc rung chuyển ta nhận thấy trong 4 mẫu đo chỉ có 1 mẫu đạt tiêu chuẩn cho phép ≤ 1,100m/s là 0,52m/s. Còn 3 mẫu vượt quá tiêu chuẩn đều trên 1,0 cm/s. Như ta đã biết ru._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc30481.doc