Một số biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu (81tr)

Lời mở đầu Nước ta từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung chuyển sang nền kinh tế thị trường, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Nền kinh tế thoát khỏi trạng thái trì trệ, suy thoái, bước sang giai đoạn tăng trưởng liên tục tốc độ cao, sức sản xuất và tiêu dùng lớn, cường độ cạnh tranh cao và ngày càng gay gắt. Các đối thủ cạnh tranh nhau bằng mọi cách, với mọi hình thức. Trong đó nổi bật là cạnh tranh về sản phẩm, giá cả, chất lượng, mẫu mã, ba

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu (81tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o bì, phân phối, khuếch trương... Để đứng vững trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực đổi mới, năng động trong sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp hoàn toàn lo liệu đầu vào, đầu ra, hoạch toán kinh doanh, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình . Đối với Công ty Bánh kẹo Hải Châu, từ khi thành lập (1965) đến nay đã trải qua những biến động thăng trầm của nền kinh tế. Vật lộn, trụ vững nhờ tích cực đổi mới năng động trong sản xuất kinh doanh, không ngừng tăng quy mô sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, đặc biệt là vấn đề duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn được coi là vấn đề bức súc và hết sức quan trọng mà các cấp lãnh đạo, những nhà hoạch định chính sách sản xuất kinh doanh của Công ty luôn quan tâm . Trong thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu. Em đã nhận thấy sản phẩm của Hải Châu tuy đã tạo dựng được uy tín chất lượng sản phẩm trên thị trường và được đông đảo khách hàng ưa chuộng. Nhưng hiện nay, sản phẩm Hải Châu đang đối mặt cạnh tranh gay gắt, thị trường có nơi bị thu hẹp, nguy cơ giảm thị phần. Các đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh và nhiều thêm. Điều đó sẽ gây khó khăn, cản trở cho việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm . Nhận thức được tầm quan trọng, cần thiết của vấn đề trên và cũng là vấn đề đang được sự quan tâm hết sức của nhà quản trị. Em đã tập chung nghiên cứu đề tài : Một số biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu, làm đề tài tốt nghiệp. Mục đích nghiên cứu đề tài là : Trên cơ sở phản ánh và phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bánh kẹo Hải Châu từ đó phát hiện tồn tại, phân tích nguyên nhân tồn tại ảnh hưởng đến duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường sản phẩm trong thời gian tới . Nội dung chuyên đề gồm ba phần : Phần I: Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là nhân tố cơ bản tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường . Phần II: Phân tích thực trạng về công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu . Phần III: Một số biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu . Phần I Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là nhân tố cơ bản tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường . I. Quan điểm cơ bản về thị trường 1. Các khái niệm về thị trường : Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Từ đó đến nay, nền sản xuất hàng hoá đã phát triển và trải qua nhiều thế kỷ. Đứng ở mỗi góc độ khác nhau, người ta có định nghĩa khác nhau về thị trường. Có thể hiểu một cách chung nhất : Thị trường - đó là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán. Thị trường là một phạm trù riêng có của nền sản xuất hàng hoá. Hoạt động cơ bản của thị trường được thể hiện qua ba nhân tố có mối quan hệ hữu cơ với nhau : - Nhu cầu về hàng hoá dịch vụ - Cung ứng về hàng hoá dịch vụ - Giá cả về hàng hoá dịch vụ Qua thị trường, chúng ta có thể xác định được mối tương quan giữa cung và cầu, Phạm vi và quy mô của việc thực hiện cung cầu dưới hình thức mua, bán hàng hoá dịch vụ trên thị trường.Thị trường là nơi kiểm nghiệm giá trị hàng hoá - dịch vụ, xem nó có được thị trường chấp nhận hay không. Do vậy, các yếu tố có liên quan đến hàng hoá dịch vụ đều phải tham gia vào thị trường . Theo Các-Mác : Khái niệm thị trường không thể tách rời khái niệm phân công lao động xã hội. Sự phân công này là cơ sở chung của mọi nền sản xuất hàng hoá. ở đâu và khi nào có sự phân công lao động xã hội và có nền sản xuất hàng hoá thì ở đó có thị trường.Thị trường chẳng qua chỉ là sự biểu hiện của phân công lao động xã hội và do đó nó có thể phát triển vô cùng tận . Theo quan điểm Marketing: Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó (Philip Kotler). Như vậy, tác giả đã nhấn mạnh thị trường trong kinh doanh. Nó gồm tập hợp các khách hàng có quan tâm, thu nhập, có khả năng tiếp xúc về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, họ thực sự muốn tham gia trao đổi để có sản phẩm, dịch vụ. Người sản xuất cần lấy thị trường làm trung tâm, sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng yêu cầu thị trường . 2. Cách phân loại thị trường Phân loại thị trường sản phẩm là: phân chia thị trường tổng thể thành các đoạn thị trường nhất định, đảm bảo trong cùng một đoạn thị trường mang những đặc điểm, tiêu dùng giống nhau hay các đoạn thị trường tương xứng với các loại sản phẩm khác nhau. - Phân đoạn theo địa lý: Thị trường tổng thể sẽ được chia cắt thành nhiều đơn vị địa lý : Thị trường nội địa, thị tường khu vực, thị trường quốc tế . Các vùng trong nước : nông thôn, thành thị, đồng bằng, miền núi. Đây là cơ sở phân đoạn được áp dụng phổ biến vì sự khác biệt về nhu cầu thường gắn với yếu tố địa lý . - Theo dân số - xã hội: Nhóm tiêu thức thuộc loại này bao gồm: Giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, quy mô gia đình, tình trạng hôn nhân, thu nhập, giai tầng xã hội, tín ngưỡng, sắc tộc, dân tộc. Đây là cơ sở chính tạo ra sự khác biệt về nhu cầu và hành vi mua của người tiêu dùng . - Phân đoạn theo tâm lý học: Cơ sở phân đoạn này được biểu hiện hình thành các tiêu thức như : thái độ động cơ, lối sống, sự quan tâm, quan điểm, giá trị văn hoá. Các yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn và mua sắm hàng hoá của người tiêu dùng . - Phân đoạn thị trường theo hành vi của người tiêu dùng: Theo cơ sở này, thị trường người tiêu dùng sẽ được phân chia ra làm nhiều nhóm đồng nhất về các đặc tính: Lý do mua sắm, lợi ích tìm kiếm, tính trung thành, số lượng và tỷ lệ sử dụng . - Phân đoạn theo quy mô Công ty: Nhỏ, trung bình, lớn so sánh với nghành. - Phân loại theo mức độ sử dụng: ít, nhiều, trung bình . - Phân loại theo ứng dụng sản phẩm: Bao bì, sản xuất, là một thành phần để hoàn tất sản phẩm. - Phân loại theo loại hình tổ chức: Nhà sản xuất, bán buôn, bán lẻ. - Phân loại theo tình trạng người mua: Thỉnh thoảng, thường xuyên, khách hàng mới Phân đoạn thị trường trong công nghiệp có thể được xem xét tốt nhất bằng khái niệm hai giai đoạn. Trong giai đoạn thứ nhất, khách hàng được phân đoạn bởi các tính chất địa lý, nhân khẩu. Đây là quá trình phân đoạn tầm vĩ mô. Giai đoạn hai, phân đoạn tầm vi mô, liên quan vào phân đoạn trong một tổ chức. Phân đoạn tầm vi mô cố gắng tìm sự tương tự giữa các đơn vị bằng quan điểm các quá trình mua, các phong cách ra quyết định . Để chọn được thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần thực hiện theo trình tự sau: Bước 1: Đánh giá tất cả các phân đoạn dựa trên những đặc điểm sau : Quy mô và tăng trưởng của phân đoạn Tính hấp dẫn của phân đoạn Mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp Bước 2: Lựa chọn phân đoạn thích hợp Sau khi đã đánh giá những phân đoạn khác nhau, doanh nghiệp phải quyết định chọn phân đoạn nào và bao nhiêu phân đoạn. Công ty cần xem xét 5 mô hình trong việc lựa chọn mục tiêu : +Tập chung vào một phân đoạn +Chuyên môn hoá có tính chọn lọc + Chuyên môn hoá sản phẩm + Chuyên môn hoá thị trường +Bao quát toàn bộ thị trường . 3. Chức năng của thị trường : Thị trường gồm các chức năng chủ yếu sau : - Chức năng thừa nhận của thị trường : Chức năng này được thể hiện ở chỗ hàng hoá hay dịch vụ của doanh nghiệp có bán được hay không, nếu bán được có nghĩa là được thị trường chấp nhận.Thị trường thừa nhận tổng khối lượng hàng hoá, dịch vụ, chuyển giá trị riêng biệt thành giá trị xã hội. Sự phân phối và phân phối lại các nguồn lực nói lên sự thừa nhận của thị trường . - Chức năng thực hiện của thị trường : Chức năng này được thể hiện ở chỗ thị trường là nơi diễn ra các hành vi mua bán hàng hoá dịch vụ. Người bán cần giá trị của hàng hoá, còn người mua cần giá trị sử dụng của hàng hoá. Nhưng theo trình tự, thì sự thực hiện về giá trị xảy ra khi nào thực hiện được giá trị sử dụng. Bởi vì hàng hoá hay dịch vụ dù được tạo ra với chi phí thấp nhưng không phù hợp với nhu cầu thị trường và xã hội thì cũng không tiêu thụ và bán được. Như vậy thông qua chức năng thực hiện của thị trường các loại hàng hoá và dịch vụ hình thành nên giá trị trao đổi của mình làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực . - Chức năng điều tiết và kích thích của thị trường : +Chức năng điều tiết: Thông qua nhu cầu thị trường, người sản xuất sẽ di chuyển hàng hoá, tiền vốn, vật tư, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác nhằm thu lại lợi nhuận cao hơn. Chính vì vậy người sản xuất sẽ củng cố địa vị của mình trong sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao, tăng cường sức mạnh của doanh nghiệp trong cạnh tranh . + Chức năng kích thích: Thể hiện ở chỗ thị trường chỉ chấp nhận những hàng hoá, dịch vụ với những chi phí sản xuất lưu thông thấp hoặc bằng mức bình thường, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm . - Chức năng thông tin của thị trường : Thị trường chỉ cho người sản xuất biết nên sản xuất hàng hoá, dịch vụ nào, với khối lượng là bao nhiêu để đưa sản phẩm ra thị trường với thời điểm nào là thích hợp và có lợi nhất, chỉ cho người tiêu dùng biết nên mua những loại hàng hoá và dịch vụ nào ở thời điểm nào là có lợi cho mình, chức năng có được là do nó chứa đựng các thông tin về tổng số cung, tổng số cầu, cơ cấu của cung, cầu, quan hệ giữa cung và cầu đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ, chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, các điều kiện tìm kiếm hàng hóa và dịch vụ, các đơn vị sản xuất và phân phối. Đây là những thông tin rất cần thiết đối với người sản xuất và người tiêu dùng để đề ra những quyết định thích hợp đem lại lợi ích và hiệu quả cho mình . II. Vai trò của thị trường đối với các mặt hoạt động SXKD của các doanh nghiệp 1. Trong cơ chế thị trường, thị trường là động lực, là điều kiện, là thước đo kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp . - Thị trường là tiêu chuẩn căn cứ, tác động đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các vấn đề cung cầu, cạnh tranh trên thị trường điều chỉnh sản lượng, phương hướng xây dựng chiến lược sản phẩm và chiến lược mở rộng thị trường. Từ chỗ nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường, doanh nghiệp mới có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp. Các vấn đề sản xuất bao nhiêu, ở đâu, chất lượng như thế nào, đa dạng hoá theo hướng nào, mở rộng thị trường theo hướng nào, đều xuất phát từ thị trường. Như vậy, việc thực hiện các chức năng của thị trường giúp doanh nghiệp có phương án SXKD hợp lý, giải quyết các vấn đề cơ bản . -Thị trường đảm bảo các hoạt động bình thường của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Trao đổi là khâu quan trọng và phức tạp của quá trình tái sản xuất diễn ra trên thị trường. Hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường nếu diễn ra tốt, lành mạnh sẽ giúp cho việc trao đổi hàng hoá được tiến hành nhanh chóng, đều đặn. Ngược lại khi thị trường không ổn định, hoạt động trao đổi hàng hoá bị trì trệ hoặc không thực hiện được sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, thị trường có vai trò quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp . Công tác tiêu thụ sản phẩm 1. Khái niệm tiêu thụ : - Theo nghĩa rộng : Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất phân phối và một bên là tiêu dùng . - Theo nghĩa hẹp : tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá từ hàng hoá sang tiền tệ giữa các chủ thể kinh tế nhằm thực hiện gía trị trong quá trình sản xuất kinh doanh Các hình thức tiêu thụ : - Công ty sử dụng các hình thức tiêu thụ sau : +Bán buôn +Bán lẻ +Bán trực tiếp cho người tiêu dùng, hoặc thông qua hệ thống đại lý của mình. +Thực hiện chính sách phân phối sản phẩm vô hạn : Bán hàng tự do, sẵn sàng ký các hợp đồng mua bán và lập đại lý ở mọi thành phần kinh tế trong nước theo quy định hiện hành . 3.Vai trò của tiêu thụ : -Tiêu thụ hàng hoá giúp cho doanh nghiệp CN kết thúc một vòng luân chuyển của đồng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh : T H sx H’ T’. ở công thức này, hoạt động tiêu thụ giúp cho doanh nghiệp CN chuyển hoá vốn dưới dạng các sản phẩm hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra (H’) thành tiền mặt và các dạng khác của tiền (T’) . -Tiêu thụ hàng hoá giúp cho doanh nghiệp tạo ra doanh thu đối với sản phẩm của mình. Đồng thời doanh nghiệp cũng thu được lợi nhuận từ khoản doanh thu đó (Bởi mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận ) do đó doanh nghiệp càng thu được nhiều lợi nhuận thì nguồn vốn của doanh nghiệp không ngừng được tăng lên, khả năng mở rộng của doanh nghiệp cả về chiều rộng và chiều sâu ngày càng tăng lên. Doanh nghiệp ngày càng có nhiều điều kiện không những chỉ đứng vững mà còn phát triển . -Tiêu thụ hàng hoá giúp doanh nghiệp giải quyết mâu thuẫn trong quá trình sản xuất. Trong khâu sản xuất Doanh nghiệp luôn luôn gặp mâu thuẫn giữa chất lượng, mẫu mã sản phẩm với giá thành của sản phẩm. Chất lượng của hàng hoá phải cao, mẫu mã, hình thức phải đẹp song giá bán phải rẻ. Đây là mâu thuẫn mà bất kỳ DNCN nào cũng gặp phải trong quá trình sản xuất. Khi sản phẩm được tiêu thụ, có nghĩa là thị trường đã chấp nhận mối tương quan giữa chất lượng, mẫu mã và giá bán. Và khi đó, sự mâu thuẫn trên đã được giải quyết . *Mối quan hệ giữa công tác tiêu thụ với việc duy trì và mở rộng thị trường . Tiêu thụ hàng hoá là nhân tố quan trọng giữ vững và nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với xã hội, góp phần duy trì và mở rộng thị trường, mở rộng phát triển thị trường mới cả trong nội địa và quốc tế, dần dần xoá bỏ tâm lý sùng bái hàng ngoại trong nhân dân . - Công tác tiêu thụ thực hiện tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình duy trì và mở rộng thị trường đối với các doanh nghiệp công nghiệp. Các nhà hoạch định chính sách thường dựa vào các chỉ tiêu kinh tế thông qua kết quả tiêu thụ để phân tích và đưa ra quyết định có nên mở rộng thị trường hay không . +Nếu hàng hoá tiêu thụ kém thì sẽ là mối đe doạ đối với các doanh nghiệp. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới việc duy trì và mở rộng thị trường . +Nếu hàng hoá tiêu thụ tốt nó sẽ là tiền đề, điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng thị trường. Nó là cầu nối để tham gia và thực hiện các quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đi sâu và khám phá môi trường kinh doanh từ đó có những chỉ tiêu kinh tế để phân tích các yếu tố có liên quan đến việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm . Mở rộng thị trường và các nhân tố tác động tới mở rộng thị trường sản phẩm của doanh nghiệp . Các khái niệm mở rộng thị trường : Mở rộng thị trường hiểu theo nghĩa trực tiếp, đó là quá trình mở rộng khách hàng và khối lượng tiêu thụ hàng hoá bằng cách lôi kéo khách hàng về phía mình hoặc khai thác khách hàng tiềm năng . Theo cách khác, mở rộng thị trường là doanh nghiệp dùng mọi bịên pháp để thâm nhập sang thị trường của đối thủ cạnh tranh làm thu hẹp thị trường của đối thủ cạnh tranh và có khả năng khai thác thị trường mới . Mở rộng thị trường là tạo thêm cơ hội kinh doanh, tăng cường thế và lực cho doanh nghiệp trong cạnh tranh. Doanh gnhiệp không thể mở rộng tuỳ tiện mà phải căn cứ vào năng lực mọi mặt của bản thân doanh nghiệp và phù hợp với chính sách nhà nước .Mở rộng thị trường phải gắn với việc tăng lợi thì việc mở rộng thị trường mới có ý nghĩa. Bởi vì xét cho cùng mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận. Mở rộng thị trường bao hàm trong đó là duy trì thị trường hiện có rồi mới phát triển thêm các đoạn thị trường mới, lôi kéo thêm khách hàng . Duy trì và mở rộng thị trường được hiểu là giữ vững thị trường hiện có và mở rộng thị trường tiềm năng của doanh nghiệp bằng nhiều hình thức. Để duy trì thị trường hiện có, doanh nghiệp cần xem xét những vấn đề sau về thị trường hiện tại : quy mô, số lượng khách hàng rời bỏ và gia nhập thị trường, thị phần tương đối và thị phần tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh doanh, các nhân tố vi mô và vĩ mô tác động trong thời gian tới. Từ đó đưa ra kế hoạch cụ thể để duy trì và mở rộng thị trường. Nếu nhận thấy có cơ hội khai thác thị trường dưới nhiều hình thức thì doanh nghiệp trả lời các câu hỏi sau : - Nó có khả năng mở rộng thị trường không ? Về hướng nào ? Sản lượng bao nhiêu ? Tốc độ mở rộng ? - Doanh nghiệp có đáp ứng không? - Đánh giá các nguy cơ sẽ xảy ra khi doanh nghiệp mở rộng thị trường - Đánh giá đối thủ cạnh tranh mạnh hay yếu, xử sự của họ - Hiệu quả đạt được nếu mở rộng thị trường . Như vậy, duy trì nghĩa là giữ vị trí của doanh nghiệp trên thị trường được như cũ, không có sự thay đổi lại, sản lượng tiêu thụ, dân số tiêu thụ tương đối ổn định và khách hàng tiêu dùng vẫn tiếp tục tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Còn phát triển thị trường nghĩa là dùng nhiều biện pháp để lôi kéo thêm khách hàng (có thể là khách hàng tiềm ẩn hay khách hàng của đối thủ cạnh tranh ) hoặc mở rộng khu vực tiêu thụ sang vùng khác tuỳ theo cách lựa chọn con đường mở rộng thị trường của doanh nghiệp . 2. Tính tất yếu khách quan phải mở rộng thị trường : Nhu cầu người tiêu dùng không ngừng tăng lên, dẫn đến cung không ngừng tăng. Trong kinh tế bao cấp, người tiêu dùng chỉ cần những sản phẩm thiết yếu và cung luôn trong tình trạng thiếu hụt. Cơ chế kinh tế cũ kìm hãm sản xuất. Trong kinh tế thị trường, người tiêu dùng được lựa chọn hàng hoá thích ứng nhu cầu, giá cả phù hợp. Khoa học kỹ thuật cho phép tạo ra hàng hoá ưu việt hơn. đáp ứng nhu cầu chuyên đa dạng, khác biệt.Đời sống được cải thiện, người tiêu dùng có khả năng chi trả cao nên có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hoá đặc thù.Kinh tế trị trường được khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đã tạo được sản phẩm chất lượng cao, đa chủng loại mẫu mã với giá thành hạ. Do chính sách của nhà nước về cổ phần hoá, tăng cường độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh nên nhà sản xuất phải nhanh nhậy, năng động, tìm tòi nhiều hơn và chịu trách nhiệm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Sự tăng lên các nhà sản xuất do họ nắm bắt thời cơ, đều dẫn đến tăng lượng cung, tạo lên thị trường đa dạng, cạnh tranh gay gắt. Người sản xuất không cách nào khác phải nắm bắt được nhu cầu, coi khách hàng là mục tiêu đáp ứng. Và vì có rất nhiều các nhà sản xuất khác nhau cùng cạnh tranh nên cung về hàng hoá không ngừng tăng và ngày càng đa dạng . - Doanh nghiệp mở rộng thị trường mới, mở rộng doanh thu, đạt lợi nhuận, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Doanh nghiệp luôn tiềm ẩn nguy cơ thất bại nếu không theo sát nắm bắt thị trường. Khách hàng được phép yêu cầu đòi hỏi đáp ứng tốt nhu cầu thường xuyên, nhu cầu thay đổi, cả những nhu cầu tiềm ẩn. Khách hàng được đặt vào vị trí trọng tâm là mục tiêu nỗ lực đáp ứng của các doanh nghiệp. Tiếng nói của họ chi phối phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó bắt buộc các doanh nghiệp luôn nỗ lực, tìm mọi biện pháp, không ngừng cải tiến để giữ vững thị trường. Đồng thời tiến xa hơn là mở rộng thị trường, chiến thắng đối thủ cạnh tranh, tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp . - Trong kinh tế thị trường, sức ép của cạnh tranh rất lớn. Để thắng thế trong cạnh tranh, mở rộng thị trường, doanh nghiệp phải thực thi đổi mới công nghệ phát triển chất lượng sản phẩm hàng hoá, tạo sự khác biệt để chống lại sự cạnh tranh mạnh mẽ, duy trì chỗ đứng trên thị trường. Mặt khác giữa các doanh nghiệp trong nghành cũng tạo lên sức ép, sự giành giật lẫn nhau phần thị trường .Vì thế điều hết sức cần thiết là doanh nghiệp cần mở rộng thị trường khi thấy có cơ hội. 3. Các nhân tố tác động đến mở rộng thị trường : - Nhân tố chủ quan : +Chu kỳ sống của sản phẩm : Nếu sản phẩm đang ở giai đoạn suy thoái, bão hoà thì khả năng thay thế cao, nỗ lực của doanh nghiệp về mở rộng thị trường sẽ kém hiệu quả. Doanh nghiệp chỉ nên mở rộng thị trường nếu sản phẩm đang trong giai đoạn phát triển hay trưởng thành. Có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất, với sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật nên chu kỳ sống của sản phẩm có nhiều nguy cơ bị rút ngắn lại. Bởi vậy, doanh nghiệp có thể kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm bằng cách: cải tiến, đa dạng hoá mẫu mã, chủng loại. + Khả năng tài chính: Đây là điều kiện quan trọng hàng đầu mà doanh nghiệp từ khi doanh nghiệp có ý tưởng đầu tiên trên thị trường sản phẩm cho đến quá trình thực hiện đánh giá kinh doanh đều lưu tâm đến khả năng chính, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh: chất lượng, tiến độ cung cấp, dự trữ nguyên vật liệu, tình trạng máy móc đầu vào chuẩn bị tốt là cơ sở để có một sản phẩm chất lượng, giữ được uy tín và nâng cao được uy tín đối với khách hàng. Khả năng tài chính còn cho phép thực hiện các hoạt động thu nhập thông tin, tìm hiểu, đánh giá người tiêu dùng về ưu nhược điểm sản phẩm của doanh nghiệp, mong muốn của họ, xu hướng tiêu dùng, tìm ra đoạn thị trường cho doanh nghiệp, xây dựng chiến lược sát hợp nhu cầu thị trường. Các doanh nghiệp lớn có nhiều khả năng huy động vốn thường có lợi hơn về điểm này và vì thế có cơ hội cao hơn để mở rộng thị trường. -Trình độ điều hành doanh nghiệp: Có được tiềm lực tài chính, nhưng làm cách nào để phát huy nguồn vốn sản xuất kinh doanh hiệu quả là nhiệm vụ của nhà quản trị. Nó thể hiện ở việc hoạch định chiến lược, quá trình thực hiện phản ứng của nhà quản trị trước những biến đổi của thị trường. Đội ngũ cán bộ trong sạch, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm năng động sẽ đưa doanh nghiệp vượt qua thách thức, nguy cơ bị thu hẹp và chớp thời cơ để mở rộng thị trường. Doanh nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại, nó cho phép triển khai kế hoạch sản xuất đã đề ra, đồng thời tạo ra nhiều ưu thế cho sản phẩm so với đối thủ. Trình độ công nghệ bắt kịp với thời đại và biết cách quản lý sử dụng máy móc hiệu quả sẽ đảm bảo cho sản phẩm được sự ưa chuộng của khách hàng . - Nhà cung ứng : Là nhà doanh nghiệp hoặc cá nhân đảm bảo cung ứng các yếu tố cần thiết cho Công ty và các đối thủ cạnh tranh để có thể kinh doanh các loại hàng hoá, dịch vụ nhất định. Bất kỳ sự thay đổi nào từ phía nhà cung ứng đều ảnh hưởng tới quá trình sản xuất, thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu nguồn nguyên vật liệu đầu vào không có hoặc hiếm hoi, gía cả đắt, khó tìm kiếm nguyên vật liệu thay thế thì buộc doanh nghiệp phải nghĩ đến phương án khác . - Các trung gian môi giới : Các doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp tổ chức tốt tiêu thụ hàng hoá dịch vụ của mình tới người tiêu dùng cuối cùng. Doanh nghiệp có các trung gian môi giới tin cậy, nhanh nhậy thì sẽ thúc đẩy tiêu thụ . Nhân tố khách quan : Đây là nhân tố bên ngoài doanh nghiệp nhưng có tác động tới phương hướng kinh doanh, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ nên tận dụng những điểm có lợi cho hoạt động kinh doanh của mình chứ không lên chống đối . - Đường lối chính sách nhà nước Nhà nước có chủ trương khuyến khích hỗ trợ cho ngành nghề nào thì doanh nghiệp phải nắm được để hưởng ưu đãi về thuế, hỗ trợ vấn đề thị trường tiêu thụ, về quảng cáo . Doanh nghiệp cần chú ý hỗ trợ của nhà nước có thể là chỉ trên một vùng, một phạm vi nào đó hay lớn hơn là quan hệ kinh tế giữa các quốc gia. Nếu Việt Nam là thành viên của hiệp hội, khối liên minh hoặc được tài trợ bởi các tổ chức thì có nhiều cơ hội xâm nhập và mở rộng thị trường hơn. - Bối cảnh chung nền kinh tế : Kinh tế đang ở giai đoạn suy thoái hay tăng trưởng sẽ làm nền cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp biến động hay ổn định - Trình độ khoa học kỹ thuật Khoa học kỹ thuật tạo cơ hội cho doanh nghiệp ứng dụng vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng cũng đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng cạnh tranh gay gắt . -Yếu tố văn hoá xã hội : Bao gồm phong tục tập quán, thói quen, lối sống của dân cư trong vùng văn hoá. Nhân tố này có tính ấn định tương đối song khác nhau giữa các vùng, các tôn giáo nên các doanh nghiệp cần hết sức chú ý mỗi khi có ý định khai thác vùng thị trường mới. Nếu không nắm bắt được, doanh nghiệp có thể gặp thất bại bất ngờ, đảo lộn mọi hoạt động kinh doanh. - Khách hàng : Là người tiêu dùng mà doanh nghiệp phục vụ, khách hàng có tiếng nói cuối cùng quyết định thành công hay thất bại doanh nghiệp. Khách hàng tạo nên thị trường. Quy mô khách hàng tạo lên quy mô thị trường. Nhu cầu khách hàng quyết định chiến lược phát triển thị trường, phát triển của doanh nghiệp . - Nhu cầu thị trường Nhà sản xuất không thể để sản xuất sản phẩm không thay đổi theo thời gian cho dù hàng đó tương đối tốt. Nhà quản trị doanh nghiệp không thể chỉ nhìn vào hàng hoá và thị trường hiện có của mình. Nếu thực sự nghiên cứu kỹ thị trường hiện tại, doanh nghiệp sẽ khai thác mặt mạnh, đón đầu các triển vọng. Nhà quản trị phải luôn theo dõi các biến động thị trường, nghiên cứu hàng hoá các đối thủ cạnh tranh, thu thập thông tin thị trường bằng nhiều con đường khác nhau. Trên cơ sở nắm bắt cơ hội thị trường doanh nghiệp sẽ lựa chọn thị trường chiến lược mở rộng thị trường với kinh nghiệm vốn có của doanh nghiệp. - Mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp : Nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế toàn cầu đa quốc gia khu vực thị trường rộng lớn. Nền kinh tế dựa trên tổng hợp các mối quan hệ chứ không phải chỉ doanh nghiệp với khách hàng. Doanh nghiệp luôn phải chịu sức ép cạnh tranh lớn và không cách nào khác là phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Mục đích: Công ty có chính sách đúng đắn tấn công lại đối thủ cạnh tranh, bảo vệ mình trước các đợt tấn công của đối thủ. Đánh bại các đối thủ cạnh tranh không phải là một nhiệm vụ đơn giản vì nó bao gồm các đối thủ hiện tại và số lượng lớn đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn . Những biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường đối với các doanh nghịêp . Có nhiều biện pháp để thực hiện mở rộng thị trường, thông thường các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp sau : 1. Giữ nguyên số lượng chủng loại sản phẩm nhưng tăng cường hoạt động marketing : Doanh nghiệp chọn sản phẩm là thế mạnh tập chung toàn bộ nỗ lực vào sản phẩm đó thông qua các hoạt động marketing để mở rộng quy mô thị trường. Nhiệm vụ của marketing là thực hiện tốt các hình thức khuyến mại định giá, phân phối dịch vụ sau khi bán và dịch vụ kèm theo. Mục tiêu là khiến các khách hàng hiện có hài lòng. Bản thân họ sẽ là hình thức quảng cáo tích cực cho doanh nghiệp. Điều kiện áp dụng chiến lược tăng trưởng theo chiều sâu với phương hướng giữ nguyên sản phẩm và thị trường hiện có, tăng cường biện pháp marketing, đó là : +Thị trường hiện tại không bị bão hoà với các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp +Khi nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp có thể coi tăng cao +Khi thị phần của đối thủ cạnh tranh còn giảm sút +Việc tăng chi phí cho hoạt động marketing của doang nghiệp có tác dụng , tăng lên về doanh thu, tăng lên về lợi nhuận . +Có lợi thế về cạnh trạnh so với các doanh nghiệp khác . 2. Giữ nguyên sản phẩm truyền thống nhưng đa dạng hoá theo chiều sâu Qua nghiên cứu thị trường, sau khi phát hiện ra đoạn thị trường tiềm năng, doanh nghiệp tập chung mọi nỗ lực vào nghiên cứu sản phẩm, cải tiến tạo tính năng mới, tạo tính khác biệt để khách hàng chú ý và ưa thích sản phẩm của doanh nghiệp. Điều kiện để doanh nghiệp áp dụng phương hướng này là : + Kênh phân phối để doanh nghiệp tăng lợi nhuận . +Thị trường mới chưa có hoặc chưa bão hoà về sản phẩm mà doanh nghiệp định xâm nhập +Doanh nghiệp có đủ tiềm lực để mở rộng thị trường 3. Kết hợp duy trì mở rộng thị trường hiện tại đồng thời nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới để mở rộng danh mục sản phẩm : Hướng mở rộng thị trường này được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Do sự phát triển khoa học kỹ thuật, phân công lao động sâu sắc nên xuất hiện trang thiết bị hiện đại, công nghệ mới cho sản phẩm tính năng ngày càng ưu việt và đa dạng mẫu mã chủng loại. Điều đó cũng làm chu kỳ sống sản phẩm rút ngắn lại .Và nếu doanh nghiệp cần giữ lại sản phẩm hiện có thì chắc chắn tiêu thụ giảm thị phần và lợi nhuận sẽ giảm, rủi ro tăng do bị thay thế . Điều kiện doanh nghiệp thực hiện phương hướng này là : +Khi DN có sản phẩm thành công ở giai đoạn chín muồi của vòng đời sản phẩm +Các doanh nghiệp kinh doanh nghành luôn thay đổi công nghệ mới + Khi đối thủ cạnh tranh đưa ra nhiều sản phẩm có lợi thế hơn +Khi tốc độ tăng trưởng của nghành nhanh. Phần II Phân tích thực trạng về công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Hải Châu . I. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ở Công ty bánh kẹo Hải Châu có ảnh hưởng đến duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm . 1. Quá trình hình thành và phát triển ở Công ty bánh kẹo Hải Châu. Công ty bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng Công ty mía đường I-Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Được sự giúp đỡ của hai tỉnh Thượng Hải và Quảng Châu (Trung Quốc). Nên mới có tên gọi là Hải Châu.Thành lập ngày 02/09/1965. Quá trình hình thành và phát triển có thể được tóm tắt như sau : 1.1 Thời kỳ thành lập (1965-1975) -Vốn đầu tư : do chiến tranh đánh phá của đế quốc Mỹ nên Công ty không còn lưu giữ được số liệu ban đầu. -Năng lực sản xuất gồm: +Phân xưởng sản xuất mỳ sợi : Gồm 6 dây chuyền máy bán cơ giới công suất 2.5-3 tấn/ca.Sản phẩm chính là mỳ sợi. +Phân xưởng bánh: Gồm 1 dây chuyền máy cơ giới, công suất 2.5 tấn/ca. Sản phẩm chính: quy bơ(Hương thảo, quy dứa, quy bơ quýt), bánh lương khô(phuc vụ quốc phòng). +Phân xưởng kẹo: Gồm 2 dây chuyền máy cơ giới, công suất mỗi dây là 2.5 tấn/ca. Sản phẩm chính là kẹo cứng và kẹo mềm. +Số CBCNVC: Bình quân 850 người/năm.Trong thời kỳ này do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1972) nên một phần nhà xưởng máy móc, thiết bị hư hỏng, Công ty được bộ tách phân xưởng kẹo sang nhà máy miến Hà Nội thành lập nhà máy Hải Hà (nay là Công ty bánh kẹo Hải Hà - Bộ công nghiệp). 1.2 Thời kỳ (1976-1985). -Sang thời kỳ này Công ty đã khắc phục những thiệt hại sau chiến tranh và đi vào hoạt động bình thường. Năm 1976 bộ công nghiệp thực phẩm cho nhập nhà máy sữa Mậu Sơn (Lạng Sơn) thành lập phân xưởng giấy phun. Phân xưởng này sản xuất hai mặt hàng là sữa đậu nành công suất 2.4-2.5 tấn/ngày và bột canh công suất 3.5 - 4tấn/ngày. Năm 1978 bộ công ng._.hiệp thực phẩm cho điều động 4 dây chuyền mỳ ăn liền từ Công ty Sam Hoa (TPHCM) thành lập phân xưởng mì ăn liền với công suất dây chuyền là 2.5 tấn/ngày . Năm 1982 do khó khăn về bột mỳ và nhà nước bỏ chế độ độn mỳ sợi thay lương thực, Công ty được bộ công nghiệp thực phẩm cho ngừng hoạt động phân xưởng mỳ lương thực. Trong thời kỳ này, Công ty đã tận dụng mặt bằng và lao động, đồng thời đầu tư 12 lò sản xuất bánh kem xốp công suất 240kg/ca. Bánh kem xốp là sản phẩm đầu tiên ở nước ta . Số CBCNVC Là: 250 người/năm. 1.3 Thời kỳ (1986-1991). Trong thời gian (1986-1990).Tận dụng nhà xưởng của phân xưởng sấy phun, Công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất bia với công suất 2000 lít/ngày. Từ 1990-1991 Công ty lắp đặt một dây chuyền sx bánh quy Đài Loan nướng bằng lò điện tại khu nhà xưởng cũ, công xuất 2.5-2.8 tấn/ca . Số CBCNV bình quân 950 người/năm . 1.4 Thời kỳ 1992 đến nay Công ty đẩy mạnh sản xuất đi sâu vào các mặt hàng truyền thống (bánh kẹo), mua thêm thiết bị mới thay thế mẫu và hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng . Năm 1993 Công ty mua thêm một dây chuyền bánh kem xốp của CHLB Đức công suất là 1tấn/ca, giá trị dây chuyền là 9 tỷ đồng VN, đây là dây chuyền sản xuất bánh hiện đại nhất tại VN. Năm 1994 Công ty mua thêm 1 dây chuyền phủ sôcôla của CHLB Đức công suất 500kg/ca, dây chuỳên trị giá 3.5 tỷ VND. Năm 1996 Công ty liên doanh với Bỉ thành lập một Công ty liên doanh sản xuất sôcôla, sản phẩm chủ yếu là xuất khẩu. Cùng trong năm 1996 này Công ty đã mua sắm và lắp đặt hai dây truyền bánh kẹo của CHLB Đức công suất 2400kg/ca (kẹo cứng ) và 3000kg/ca (kẹo mềm). - Số CBCNV bình quân là 705 người /năm . Năm 1998 tập chung hoàn thiện thiết bị, công nghệ hiện đại hai dây chuyền kẹo cứng và kẹo mềm của CHLB Đức. Công suất 3400 tấn /năm. Năm 1998-1999 xây đựng và triển khai thực hịên dự án đầu tư chiều sâu nâng công suất chất lượng dây chuyền bánh bích quy thiết Đài Loan từ 2.1 tấn/ca lên 3.2 tấn/ca và bổ xung thêm thiết bị hoàn thiện các dây chuyền sản xuất bánh lương khô tổng hợp. Năm 2000 đầu tư nâng cao công suất chất lượng sản phẩm dây chuyền thiết bị sản phẩm bánh kem xốp của cộng hòa liên bang Đức từ 800kg/ca đến 1600kg/ca Năm 2001 xây dựng và triển khai đầu tư dây chuyền sản xuất sôcôla thanh và viên từ công nghệ của Tây Âu công suất 400kg/ca . Năm 2001-2002 .Công ty tiếp tục đẩy mạnh thêm một bước mới trong công tác đầu tư phát triển sx với quy mô lớn hơn, đã nghiên cứu khảo sát xây dựng dự án khả thi đầu tư một dây chuyền sản xuất bánh mềm cao cấp Custard Cake của Tây Âu, dự án đã được bộ chủ quản thẩm định phê duyệt với tổng mức đầu tư về thiết bị đầu tư và xây dựng trên 60 tỷ đồng. Công ty đã thực hiện đấu thầu thiết bị và xây dựng với giá trị thiết bị trên 47 tỷ đồng xây lắp nên 6.5 tỷ đồng hiện nay công trình xây dựng lắp đặt thiết bị xí nghiệp bánh mềm cao cấp đã cơ bản hoàn thành, đang triển khai kế hoạch đưa vào sx chính thức trong dịp cuối năm dự kiến đưa sản phẩm bánh mềm cao cấp mới đầu tư cùng với sản phẩm hiện có để phục vụ nhân dân trong dịp tết nguyên đán Quý mùi 2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty có ảnh hưởng đến việc duy trì và mở rộng thị trường sản phẩm . 2.1.Tính chất và nhiệm vụ SX của Công ty: Hiện nay Công ty bánh kẹo Hải Châu có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu là : -Kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo -Kinh doanh các sản phẩm bột gia vị -Kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn và không có cồn -Kinh doanh các sản phẩm mỳ ăn liền -Kinh doanh vật tư nguyên liệu, bao bì nghành công nghiệp thực phẩm -Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng của Công ty được phép kinh doanh theo giấy phép kinh doanh ngày 29/09/1994. * Mặt hàng của Công ty bao gồm : -Bánh các loại : Bánh Hương Thảo , bánh Hướng Dương , bánh Lương Khô , bánh Hải Châu, bánh Hải Châu hương cam, bánh Hải Châu hương dừa, bánh quy bơ, bánh quy kem, bánh milk, bánh kem xốp các loại và bánh kem xốp phủ các loại . -Kẹo các loại: Kẹo hoa quả, kẹo cam, kẹo côca, kẹo cốm, kẹo sữa dừa, kẹo sữa cứng sôcôla, kẹo taggo, kẹo sữa mềm sôcôla, kẹo cứng nhân sôcôla, kẹo sôcôla. -Bột canh các loại : Bột canh thường, bột canh iôt. -Mỳ các loại, mỳ gói, mỳ gà. -Nước uống các loại: Bia hơi, nước khoáng, rượu. Nhìn lại bước đường phát triển của Công ty ta thấy được bước thăng trầm của Công ty theo sự biến động của Công ty theo sự biến động của thị trường trong cơ chế kế hoạch hóa tập chung bao cấp, Công ty thực hiện theo kế hoạch của cấp trên giao nên nhìn chung không có gì biến động lớn. Bước đầu chuyển sang cơ chế thị trường Công ty có phần nào chững lại do trang bị máy móc cũ nát, công nghệ lạc hậu, trình độ công nhân hạn chế.Trong những năm gần đây 1998-2002.Với sự đổi mới về phương thức kinh doanh nên hiệu quả kinh doanh được tăng rõ rệt. Như vậy Công ty đã đi đúng đường lối để tồn tại và phát triển trong sự tác động của thị trường VN, tiến tới hòa nhập với tốc độ tăng trưởng của đất nước và khu vực trên thế giới. Công ty đã định hướng đúng đắn nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình dựa vào tiềm năng sẵn có của Công ty để tạo ra những sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng. Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa chủng loại, đổi mới mẫu mã, bao bì trên cơ sở đảm bảo uy tín về chất lượng, phấn đấu ổn định giá thành trong cả năm, là cơ sở để duy trì và phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Mô hình tổ chức quản lý Phòng KHVT Phòng HC-ĐS Phân xưởng cơ điện Phân xưởng bột canh Phân xưởng kẹo Phân xưởng bánh II Phân xưởng bánh I Phòng KHVT Ban XDCB Phòng tổ chức Ban bảo vệ Phòng kỹ thuật Phó giám đốc kinh doanh Kế toán trưởng Phó giám đốc kỹ thuật Giám Đốc Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận Toàn bộ hoạt động HĐSX kinh doanh của Công ty đặt dưới sự chỉ đạo của giám đốc.Giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc: Phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc kỹ thuật, kế toán trưởng phụ trách tài chính. Các phòng ban trực thuộc gồm 5phòng và 2 ban. - Giám đốc: Phụ trách các mặt công tác sau: + Chỉ đạo phòng kế hoạch vật tư, phụ trách KHVT và tiêu thụ +Chỉ đạo phòng tổ chức, phụ trách công tác cán bộ, tiền lương, lao động . +Chỉ đạo phòng tài vụ phụ trách công tác tài chính - kế toán +Chỉ đạo phòng kỹ thuật và ban xây dựng cơ bản và phụ trách công tác kỹ thuật và đầu tư XD-CB. +Chỉ đạo ban bảo vệ phụ trách công tác, bảo vệ nội bộ, công tác phòng cháy nổ, thực hiện các nghĩa vụ quân sự . --Phó giám đốc kinh doanh: Giúp việc cho giám đốc phụ trách các công tác: +Chỉ đạo phòng kế hoạch vật tư, phụ trách về kế hoạch vật tư và tiêu thụ +Chỉ đạo phòng HC-ĐS : Ban bảo vệ phụ trách công tác hành chính quản trị và bảo vệ - Kế toán trưởng: Giúp việc cho giám đốc về các mặt công tác kinh doanh, tài chính, kiểm tra, kiểm soát với mọi thu chi của Công ty. - Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất: Giúp việc giám đốc phụ trách công tác sau: +Chỉ đạo phòng kỹ thuật phụ trách công tác kỹ thuật +Phụ trách công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ công nhân +Phụ trách công tác bảo hộ lao động +Phụ trách công tác điều hành kế hoạch tác nghiệp của phân xưởng +Kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, nguyên vật liệu sửa chữa trang thiết bị, trang bị công nghệ mới … - Phòng tổ chức lao động: Tham mưu cho giám đốc các công tác: +Tổ chức cán bộ, lao động tiền lương +Soạn thảo nội quy, quy chế quản lý, các quyết định, công văn, chỉ thị của Công ty +Điều động tuyển dụng lao động +Đào tạo nhân lực +Bảo hộ lao động +Giải quyết các chế độ chính sách +Quản lý hồ sơ nhân sự - Phòng kế hoạch vật tư có các nhiệm vụ: +Kế hoạch tổng hợp ngắn hạn và dài hạn +Kế hoạch tác nghiệp, điều độ sản xuất hàng ngày +Kế hoạch giá thành +Kế hoạch cung ứng vật tư, nguyên liệu +Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm -Phòng kỹ thuật có các nhiêm vụ: +Công tác tiến bộ kỹ thuật +Quản lý quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất +Nghiên cứu mặt hàng mới mẫu mã bao bì . +Quản lý xây dựng kế hoạch sửa chữa, thay thế thiết bị +Soạn thảo quy trình, quy phạm +Giải quyết các sự cố máy móc, công nghệ sản xuất +Tham gia đào tạo nhân lực, an toàn lao động +Kiểm tra chất lượng sản phẩm và nguyên liệu đầu vào -Phòng kế toán- tài vụ: Tham mưu cho giám đốc các công tác : Kế toán thống kê tài chính, lập các chứng từ sổ sách thu chi với khách hàng nội bộ, theo dõi dòng lưu chuyển tiền tệ của Công ty.Báo cáo với giám đốc về tình hình kết quả HĐ-SXKD và lỗ lãi của Công ty. - Phòng HC-ĐS có nhiệm vụ: Tham mưu cho giám đốc về công tác hành chính, đời sống, nhà ytế, nhà trẻ. có 4 phân xưởng sản xuất chính và 1 phân xưởng phụ trợ: PX bánh I: Gồm 2 dây chuyền SX PX bánh II: Gồm 2 dây chuyền SX PX kẹo : Gồm 2 dây chuyền SX PX bột canh: Gồm 2 dây chuyền SX PX cơ điện : Gồm có tổ cơ khí và tổ điện 1 2 3 4 5 Mô hình tổ chức sản xuất - Sơ đồ dây chuyền SX bánh Hải Châu 1: Trộn nguyên liệu 2: Cán thành hình 3: Lò nướng điện 4: Chọn 5: Bao gói đóng hộp Các sản phẩm của dây chuyền là bánh HC, bánh quy bơ và bánh quy kem.Công suất thiết kế là 2.5 tấn/ca: Công suất thực tế 2-2.5 tấn/ca.Đây là dây chuyền mới, nhập của Đài Loan năm 1991, vận hành chủ yếu tự động, công đoạn thủ công chỉ bao gồm chọn, đóng gói . -Sơ đồ dây chuyền bánh kem xốp: 8 7 6 5 4 3 2 1 1: Trộn bột nước 5: Phết kem 2: Trộn bột nước + bánh vụn 6: Làm lạnh 3: Trộn nguyên liệu phụ 7: Chọn cắt 4: ép bánh 8: Bao gói đóng hộp Các sản phẩm dây chuyền là bánh kem xốp các loại 125g, 150g, 500g … Công suất thiết kế 1tấn/ca.Công suất thực tế 750kg/ca. Đây là dây chuyền hiện đại mua của CHLB Đức năm 1993, vận hành tự động, bao gói bằng tay. -Sơ đồ dây chuyền SX bánh kem xốp phủ sôcôla: 4 7 6 5 3 2 1 1: Đun mỡ 2: Trộn nguyên liệu phụ 3: Giữ nhiệt 4: Đánh kem xốp 5: Bơm phủ sôcôla 6: Làm lạnh 7: Bao gói đóng hộp Công suất thiết kế 500kg/ca.Công suất thực tế 350kg/ca.Đây là dây chuyền hiện đại của CHLB Đức nhập 1994 vận hành các công đoạn hoàn toàn tự động Sơ đồ dây chuyền SX kẹo cứng. 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 1: Phối trộn 6: Máy vuốt 2: Nấu 7: Máy cắt 3: Hòa trộn hương liệu 8: Bàn tải làm nguội 4: Quật 9: Chọn kẹo 5: Bàn gia nhiệt 10: Máy bao gói 11: Đóng gói thành phẩm Dây chuyền này được nhập và lắp đặt song song với dây chuyền SX kẹo mềm. Công ty nhập của CHLB Đức, vận hành hoàn toàn tự động. Công suất đạt 3000kg/ca. Các sản phẩm kẹo là kẹo cứng sữa, kẹo cứng sôcôla, kẹo cứng nhân sôcôla sữa, kẹo tanggô -Sơ đồ dây chuyền SX bột canh thường. 6 5 4 3 2 1 1: Nhập muối 4: Sàng lọc 2: Rang muối 5: Trộn muối + phụ gia 3: Xay nghiền 6: Bao bì, đóng hộp Công suất : 17.5tấn/ngày.Công suất thực tế 10-12tấn/ngày -Sơ đồ dây chuyền SX bột canh iốt 7 6 5 4 3 2 1 1: Nhập muối 5: Trộn với iốt 2: Rang muối 6: Trộn với phụ gia 3: Xay nghiền 7: Bao gói đóng hộp 4: Sàng lọc Công suất 2-4tấn /ngày . Công suất thực tế 10-15tấn /ngày . Cả hai dây chuyền sản xuất bột canh trên đều có công nghệ đơn giản, máy móc thô sơ các công đoạn chủ yếu đều tiến hành thủ công riêng chỉ có công đoạn trộn iốt là dùng máy của Oxtralia. 2.2. Đặc điểm về lao động: - Do biến đổi của yêu cầu nhiệm vụ SX theo từng thời kỳ mà nguồn lực của Công ty luôn biến động +Trước năm 1976 : Công ty có khoảng 850 lao động. +Trong những năm 1976-1985 con số này tăng lên 1250 lao động +Giai đoạn 1986-1990 lực lượng lao động giảm xuống còn 950 lao động Hiện nay Công ty có số cán bộ, công nhân viên là 705 người lao động biên chế của Công ty tập chung chủ yếu ở các phòng ban. Tỷ lệ lao động nữ của Công ty cao : 490/705 chiếm 70%, trình độ đại học 9.15%, bậc thợ bình quân 3.5. Cơ cấu lao động của Công ty. Đơn vị : người . Phân loại Năm 2002 Năm 2003 Năm2004 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số lao động 850 100 940 100 1020 100 -Theo giới tính +Nam 253 29.8 280 29.8 316 30.98 +Nữ 597 70.2 660 70.2 704 69.02 -Theo hình thức làm việc +Lao động gián tiếp 128 15.1 124 13.2 130 12.7 +Lao động trực tiếp 722 84, 9 816 86.8 890 87.25 +Trong đó nhân viên quản lý 53 6.2 58 6.1 65 6.4 Theo trình độ +Đại học cao đẳng 46 5.4 52 5.5 60 5.88 +Trung cấp 13 1.5 16 1.7 18 1.76 +PTTH 791 93.1 872 92.8 942 92.36 Chính sách đào tạo nhân lực: Trong những năm gần đây Công ty có chủ trương đào tạo đổi mới đội ngũ, cán bộ quản lý cho toàn Công ty. Các nhân viên có chí hướng, có khả năng đều được ưu tiên đào tạo, đây là một chính sách tuyển dụng nội bộ, kích thích tính sáng tạo trong Công ty. Hiện tại nhân viên tại các phòng ban đều có bằng cấp đại học, cao đẳng, hoặc đang học đại học, và có cả trình độ cao học. Với công nhân, Công ty tổ chức thi tay nghề hàng năm, tỷ lệ bậc thợ bình quân năm 1993 là 2,8 nay đã nâng lên 3,5 qua đó tạo thêm sự gắn bó của công nhân với Công ty, tạo cho họ niềm tin và hi vọng về sự phát triển ổn định của Công ty . Phân bổ nguồn nhân lực Việc phân bổ nguồn nhân lực do phòng tổ chức sắp xếp theo yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận và các phân xưởng theo yêu cầu của công nghệ. Phòng kỹ thuật lên kế hoạch số lượng, chất lượng lao động và phòng tổ chức lao động căn cứ vào đó để phân bổ. Cũng do các dây chuyền SX không thường xuyên liên tục nên lao động tại từng phân xưởng có sự chuyển đổi biến động. Hiện tại phân bổ lực lượng cho các ca sản xuất của các dây chuyền như sau: - Phân xưởng bánh I: +Dây chuyền Trung Quốc: 31người/ca, bâc thợ bình quân 3,5 +Dây chuyền Đài Loan: 23 người/ca, bậc thợ bình quân 3,7 - Phân xưởng bánh II: +Dây chuyền bánh kem xốp 24 người/ca, bậc thợ bình quân là 3,85 +Dây chuyền bánh kem xốp phủ sôcôla 11 người/ca , bậc thợ bình quân là 4,2 -Phân xưởng bột canh: +Dây chuyền bột canh thường 70 người/ngày, bậc thợ bình quân là 3,27 +Dây chuyền bột canh iốt 85 người/ngày, bậc thợ bình quân là 3,27 -Phân xưởng kẹo +Dây chuyền kẹo là 15 người/ca, bậc thợ bình quân là 4,1 +Dây chuyền kẹo cứng 12 người/ca, bậc thợ bình quân là 4,4 2.3.Đặc điểm về trang thiết bị máy móc của Công ty : Trong suốt quá trình phát triển kinh doanh, Công ty bánh kẹo Hải Châu luôn quan tâm tới việc đổi mới công nghệ. Công ty xác định công nghệ là một yếu tố có tính chất quyết dịnh tới chất lượng sản phẩm khi mới thành lập, công nghệ sản xuất (máy móc, thiết bị, kiến thức, kỹ năng ) đều được nước bạn tài trợ. Đến nay những công nghệ đó đã được thay thế bằng những công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại . Bảng : Tình trạng máy móc thiết bị của Công ty : TT Tên máy móc thiết bị Nơi chế tạo Năm chế tạo Năm sử dụng Trình độ CSTK t/ca CSSD t/ca 1 Dây chuyền sx bánh quy Trung Quốc 1960 1965 Cơ khí 2, 5 1, 7 2 Dây chuyền sx bánh quy Đài Loan 1991 1991 1/2 cơ khí 2, 5 2, 2 3 Dây chuyền sx bột canh Việt Nam 1978 1978 Thủ công 2, 0 1, 5 4 Dây chuyền sx bột canh iốt Việt Nam 1996 1996 Thủ công 2, 0 1, 5 5 Dây chuyền sx bánh kem xốp CHLB Đức 1994 1994 Tự động 1, 0 0, 75 6 Dây chuyền phủ sôcôla CHLB Đức 1994 1995 Tự động 0, 7 0, 5 7 Dây chuyền sx kẹo cứng CHLB Đức 1996 1997 Tự động 3, 0 2, 2 8 Dây chuyền sx kẹo mềm CHLB Đức 1996 1997 Tự động 1, 5 1, 0 Qua bảng trên ta thấy tình hình máy móc thiết bị tương đối hiện đại, trong đó có những dây chuyền hiện đại nhất Việt Nam (dây chuyền sản xuất bánh kem xốp). Tuy nhiên không vì thế mà Công ty không quan tâm tới việc đổi mới công nghệ. Hàng năm Công ty có các kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ để liên tục sản xuất 3 ca để sản phẩm của Công ty đáp ứng được nhu cầu khách hàng trên thị trường tạo thuận lợi cho việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm . 2.4. Đặc điểm về cung ứng NVL: Là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập. Công ty bánh kẹo Hải Châu phải tự lo liệu nguồn hàng. Cung cấp NVL đầu vào là một khâu quan trọng trong kế hoạch SXKD. Nguyên vật liệu cho chế biến sản phẩm bao gồm: Bột mỳ, đường kính, dầu ăn, mỳ chính, muối, trứng, sữa, sôcôla, hương liệu hóa chất, phẩm mầu và một số gia vị khác. Một số nguyên liệu chính như bột mỳ, sôcôla, hương liệu, dầu Hải Châu, phải nhập ngoại nên giá cả đắt và chịu nhiều biến động lớn trên thị trường thế giới, điều này cũng là trở ngại đối với Công ty, nhưng về đường kính thì có nhiều thuận lợi do Công ty là thành viên của tổng Công ty mía đường I. Các nguyên liệu khác đều được mua từ cơ sở trong nước. Chi phí nguyên liệu chiếm từ 35-70% giá thành sản phẩm do vậy khi có sự biến động nhỏ về đầu tư vào thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành, dẫn đến công tác tiêu thụ ảnh hưởng và sẽ tác động trực tiếp tới việc duy trì và mở rộng thị trường . Vật liệu bao bì, bao gói theo đơn chiếc (đơn vị sản phẩm) bao gói túi, hộp và thùng. Một số bao bì của Hải Châu phải nhập ngoại cho các sản phẩm cao cấp, đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của bao bì, mặt khác để chống thất thoát bao bì ra ngoài cho các tư nhân làm giả, làm hàng nhái.Chi phí bao bì chiếm ít nhất 10% giá thành . Nhiên liệu phục vụ cho sản xuất là điện và than. Điện mua ở sở điện lực Hà Nội, ngoài ra Hải Châu còn phải trang thiết bị máy nổ riêng, phòng khi cần thiết. Than mua ở Công ty than Quảng Ninh chủ yếu phục vụ cho lò nướng bánh thô sơ . Nguyên liệu đầu vào thường xuyên bị biến động cho nên để duy trì SX ổn định, đáp ứng tình hình tiêu thụ luôn luôn biến động theo nhu cầu thị trường, Công ty phải luôn dự trữ nguyên vật liệu 1 tháng, 1 quý(có khi cả năm). 1.5. Đặc điểm về thị trường : Thị trường bánh kẹo xu thế chung đang phát triển với tốc độ nhanh, cạnh tranh ngày càng gay gắt, mâu thuẫn trong khâu bán hàng ngày càng tăng. Do đặc tính cuả sản phẩm quyết định cầu trên thị trường bánh kẹo đó là thị trường có tính chất mùa vụ, sản lượng bánh kẹo sản xuất ra tăng giảm theo mùa, việc tiêu dùng bánh kẹo bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tập tính thói quen và thị hiếu của từng vùng thị trường. Do đó cần phải tìm hiểu và thu thập thông tin để phân tích một cách chính xác trước khi đưa ra quyết định mở rộng thị trường . Thị trường trong nước được chia làm hai loại thị trường : Đó là thị trường thành thị và thị trường nông thôn, miền núi * Thị trường thành thị : Tuy số lượng dân cư thành thị hiện nay chỉ chiếm khoảng 25%, song mức sống của bộ phận dân cư thành thị lại cao hơn nhiều so với các vùng nông thôn, miền núi, cũng như so với mức sống chung trong toàn quốc. Tính riêng hai thành phố lớn Hà Nội và TP HCM, thu nhập bình quân đầu người lần lượt cao gấp 2, 7 - 3, 5 lần so với thu nhập bình quân đầu người toàn quốc. Vì thế nhu cầu bánh kẹo cũng tăng lên rất nhiều, chất lượng đòi hỏi cao, thẩm mỹ phải đẹp . Có thể xác định thị trường thành thị là thị trường trọng tâm của Công ty. Chủng loại sản phẩm đáp ứng thị trường này chủ yếu là sản phẩm có chất lượng cao và sản phẩm mới lạ. Ngoài ra còn phải chú ý đến bao bì, mẫu mã, kiểu dáng sao cho phù hợp, đẹp mắt và tiện lợi sử dụng. Làm được như vậy khách hàng thành thị mới chấp nhận và số lượng tiêu thụ sẽ không nhỏ và là yếu tố khả thi đối với doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp duy trì và mở rộng thị trường. Nếu Công ty có chính sách giá cả hợp lý và chú trọng đến công tác tiếp thị thì sẽ loại dần được những sản phẩm nhập ngoại cùng loại và cạnh tranh thắng lợi. *Thị trường nông thôn : Dân số nông nghiệp hiện nay chiếm đại bộ phận dân số cả nước. Thành phần chủ yếu là nông dân, thu nhập bình quân thuộc loại thấp, nhu cầu đơn giản và dễ tính. Với chính sách đổi mới trong nông nghiệp, ưu tiên phát triển miền núi, mục tiêu đặt ra là phát triển nông thôn, miền núi dần tiến kịp với thành thị, thu hẹp dần khoảng cách. Đặc biệt với chủ trương công nghiệp hoá nông thôn thì chắc chắn trong một thời gian không xa nữa mức sống của dân cư trong thị trường này sẽ đổi khác và phân hoá. Khi đó đời sống sẽ tăng lên. Làm cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày về bánh kẹo cũng tăng lên. Sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường này chủ yếu là sản phẩm có chất lượng trung bình và số ít sản phẩm có chất lượng cao . Do đó cần phải đi sâu, tìm hiểu , thu thập để có biện pháp mở rộng thị trường vùng này. 1.6. Đặc điểm về tài chính: Tình hình tài chính của Công ty được trình bày dưới bảng sau: Bảng phân tích kết quả hoạt động tổng hợp toàn bộ quá trình SXKD của Công ty. STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1. Doanh thu bán hàng 150156 165117 168000 2. Các khoản giảm trừ 13481 16407 1902 3. Doanh thu thuần 136625 148710 148998 4. Giá vốn hàng bán 102678 115326 119462 5. Lãi gộp 33947 33384 29536 6. Chi phí bán hàng 28847 31584 27108 7. Lợi nhuận trước thuế 5100 1800 2428 8. Kết quả từ hoạt động khác - - - -Thu bất thường + + + -Chi bất thường + + + 9. Lợi nhuận trước thuế 5100 1800 2428 10. Thuế lợi tức 1650 550 750 11. Lợi nhuận sau thuế 3450 1250 1678 * Qua bảng trên ta thấy: Lợi nhuận của Công ty giảm từ năm 2002đến năm 2003 Nếu xét về số tuyệt đối năm 2000 Công ty thu được 3450 triệu đồng nhưng đến năm 2003Công ty giảm xuống còn 1250 triệu đồng tương ứng giảm 32,63%. Nguyên nhân là do giá đường tăng 2000 đồng/kg và một số nguyên nhân khác. Nhưng đến năm 2004lợi nhuận của Công ty tăng đáng kể từ 1250 triệu đồng năm 2003lên tới 1678 triệu đồng . Điều đó chứng tỏ Công ty đã phấn đấu để đạt được kết quả lợi nhuận cao hơn. Phân tích thực trạng về thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bánh kẹo hải châu . 1.Ta có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Châu. Trong những năm qua tình hình sản xuất của Công ty đã có những thay đổi tích cực .Công ty đã ngừng sản xuất một số sản phẩm không được thị trường chấp nhận, tập chung nâng cao một số sản phẩm truyền thống của Công ty đẫ được người tiêu dùng tín nhiệm . Mặt khác, Công ty đã có những biến đổi tích cực về phương hướng sản xuất, phương án sản phẩm và bố trí lại lao động hợp lý , Công ty cũng đã từng bước đầu tư chiều sâu và đầu tư phát triển, tích cực trang bị dây chuyền công nghệ và thiết bị hiện đại, tiên tiến . Bảng dưới đây cho ta biết kết quả hoạt động SXKD của một số năm gần đây. Bảng tổng hợp kết quả SXKD (2002-2004) Đơn vị : Tr . đồng STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 KH TH % KH TH % KH TH % 1 Giá trị SXCN 109785 119520 106,9 124355 137448 110,5 142126 152000 105,6 2 Doanh thu 136274 150106 110,1 157235 165117 105,0 163030 168000 103.05 3 Nộp NSNN 7263 7275 100,2 7275 6200 85,2 6400 6500 102 4 Lợi nhuận 3205 3450 107,6 3500 1250 13,7 1250 1678 134,24 5 Thu nhập BQ tháng/người 950 1000 105,3 1050 1100 104,8 1100 1200 105 Từ bảng trên ta thấy : Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra từng năm về các mặt doanh thu hàng năm, các khoản nộp ngân sách, lợi nhuận đến lương bình quân của từng CBCNV hàng tháng. Ta thấy doanh thu năm 2002cog ty đặt kế hoạch 136274 triệu đồng và đã thực hiện được 150106 triệu đồng đạt 110,1% kế hoạch . Năm 2003 đặt kế hoạch 157235 và đã thực hiện được 165117 đạt 105%. Năm 2004 cũng đạt 103,05% kế hoạch doanh thu. Từ đó ta có thể nhận thấy Công ty đang hoạt động, làm ăn có hiệu quả trong những năm gần đây. Bên cạnh đó giải quyết việc làm cho công nhân viên trong Công ty đạt mức thu nhập cao với mức trung bình là hơn 1 triệu đồng/tháng mỗi người . Chi tiết là 1100000 đồng/tháng năm 2003 và 1200000 đồng năm 2004. 2. Tình hình tiêu thụ từng mặt hàng của Công ty bánh kẹo Hải Châu năm (2002-2004). - Về sản phẩm bánh quy các loại: Bánh quy vốn là sản phẩm truyền thống của Công ty bánh kẹo Hải Châu với hơn 30 năm phát triển, sản phẩm này đã có chỗ đứng vững chắc trong đông đảo người tiêu dùng như vậy sản phẩm này của Công ty bánh kẹo Hải Châu có sức cạnh tranh mạnh hơn so với các sản phẩm cùng loại . - Về sản phẩm bánh kem xốp: Đây là sản phẩm truyền thống của Công ty bánh kẹo Hải Châu, do có dây truyền sản xuất hiện đại hơn, nên sản phẩm này có sức cạnh tranh mạnh hơn so với các sản phẩm cùng loại của đơn vị sản xuất khác và do đó tiêu thụ mạnh hơn . -Về sản phẩm bột canh các loại: đây là sản phẩm riêng của Công ty bánh kẹo Hải Châu.Hiện nay sản phẩm này có sức cạnh tranh cao so với các sản phẩm của các đơn vị sản xuất khác và được tiêu thụ rất mạnh, đặc biệt trên thị trường Hà Nội . -Kẹo các loại của Công ty do còn sản xuất bằng các nồi nấu thủ công nên chất lượng chưa cao, do đó phần lớn thường đem tiêu thụ ở các vùng xa trung tâm. Mới đây Công ty đã nhập công nghệ hiện đại của CHLB Đức, sản xuất kẹo mềm và kẹo cứng chất lượng cao do đó đã tiêu thụ khá tốt trên thị trường . Bảng tiêu thụ từng hàng hoá của Công ty. đơn vị : tấn Sản Phẩm Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 So sánh % 2003/2002 So sánh % 2004/2003 1. Bánh quy các loại 3241,48 2208,19 7102 68,12 321,16 -Hương thảo 897,12 522 1640,14 58,19 314,20 -Hải Châu 2135,8 1525,67 3232,26 71,43 211,86 -Hướng Dương 13,54 12,87 14,98 95,05 116 -Quy kem 135,73 137,65 249,75 101,15 181,44 -Quy hoa quả 2,1 1 3 47,6 300 -Quy saltenis 4 1 2 25 200 -Bánh marie 36,32 2 4 5,5 200 -Bánh pettit 7,29 1 9 13,7 900 -Quy cao cấp 9,18 10 12 108,93 120 2.Kẹo các loại 1446 1446 1840 100 127,25 -Kẹo cứng 996 996 1320 100 132,53 -Kẹo mềm 450 450 520 100 115,56 3.Lương khô 1586 1979,37 2142,7 124,80 108,25 4.Kem xốp các loại 860 1140,33 1250,24 132,60 109,64 -Kem xốp thỏi 38,99 79,04 82,08 202,72 103,8 -Kem xốp thường 689,91 802,22 901,72 116,28 112,4 -Kem xốp phủ sôcôla 52,76 100,64 110,25 90,75 109,55 -Kem xốp thượng hạng 67,28 127,32 130,8 204,1 102,73 -Chocobis 11,06 21,11 25,39 190,87 120,27 5.Bột canh các loại 7168 8003 8485 111,65 106,02 -Bột canh thường 3342 3759 3998 112,48 106,358 -Bôt canh iốt 3826 4244 4487 110,93 105,725 Qua bảng trên ta thấy số lượng sản phẩm thị trường tăng giảm qua các năm như sau: -Số lượng bánh tiêu thụ năm 2003 giảm xuống 31, 88% so với năm 2002(.Do số lượng bánh không đủ cung cấp trên thị trường). Nhưng đến năm 2004 tổng sản lượng bánh tiêu thụ rất tốt, từ 2208, 19 tấn lên tới 7102 tấn với mức tăng gấp 3 lần so với năm 2003. Điều đó chứng tỏ Công ty đã có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm rất tốt đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng .Công ty cần phát huy yếu tố này. +Bánh Hương thảo và Hải châu : Tình hình tiêu thụ năm 2003 giảm 897, 12 tấn xuống còn 522 tấn so với năm 2002 đôí với bánh Hương Thảo và từ 2135, 8 tấn xuống 1525, 67 tấn đối với bánh Hải Châu. Nhưng đến năm 2004 khối lượng bánh tăng lên rất cao đạt 314, 20% đối với bánh Hương thảo và 211, 86% đối với bánh Hải Châu. Điều đó Công ty đã điều chỉnh một cách nhanh chóng về số lượng để cung cấp ra thị trường, đáp ứng người tiêu dùng. Công ty cần phát huy đối với hai loại bánh này. +Có một số bánh mới được Công ty đưa vào sản xuất như quy hoa quả, quy saltenis, bánh marie, bánh pettit. Do còn lạ với thị trường nên lượng tiêu thụ trên thị trường còn rất ít , không đáng kể .Công ty cần phải có chính sách quảng cáo phù hợp đối với loại sản phẩm này. +Mặt hàng quy kem và quy cao cấp cũng tăng qua các năm.Cụ thể là: Năm 2003 lượng tiêu thụ bánh quy cao cấp tăng 8, 93% so với năm 2002 và năm 2004 tăng 20% so với năm 2003. Từ đó cần có chính sách thích hợp để nâng cao sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ đối với hai loại bánh này. +Lương khô cũng là mặt hàng được tiêu thụ mạnh ở Công ty. Lượng lương khô tăng liên tục qua các năm. Năm 2003 tăng 24, 8% so với năm 2002 và năm 2004 tăng 8, 25%. Khối lượng tiêu thụ cũng rất lớn so với tổng lượng bánh tiêu thụ trong năm. +Sản phẩm kẹo : Chững lại trong 2 năm (2002-2003). Nhưng đến năm 2004 đã tăng lên đáng kể với mức là 27, 25%. Điều đó là yếu tố tích cực Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa. +Bánh kem xốp : Năm 2003 lượng kem xốp các loại tiêu thụ rất mạnh tăng 32, 60% so với năm 2002 và năm 2004 tăng 9, 64% so với năm 2003. Loại kem xốp thường là loại tiêu thụ lớn trong tổng khối lượng kem xốp. Cụ thể là năm 2003 tiêu thụ được 802, 22 tấn, năm 2004 đã tiêu thụ được 901, 72 tấn, tăng 12, 4% so với năm 2003. Loại kem xốp phủ sôcôla và kem xốp thượng hạng hiện nay đang là sản phẩm chất lượng cao và được ưa chuộng trên thị trường. Lượng ba loại sản phẩm này tăng liên tục trong vài năm trở lại đây, cần có biện pháp tốt để đẩy mạnh tiêu thụ ba loại sản phẩm này. +Sản phẩm bột canh luôn là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong khối lượng hàng hoá tiêu thụ của Công ty. Sản phẩm bột canh là sản phẩm tiêu biểu của Công ty hiện nay, hàng năm lượng tiêu thụ sản phẩm bột canh vẫn không ngừng tăng lên. Năm 2003 tăng 11, 65% so với năm 2002 và năm 2004 tăng 6, 02% so với năm 2003. Đặc biệt là bột canh iốt để tăng cường sức khoẻ. Bột canh là sản phẩm thế mạnh, tạo lập uy tín cho Công ty trên thị trường. Do đó Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm bột canh để đẩy mạnh tiêu thụ, giữ vững thị trường. *Để làm rõ hơn ta đi vào phân tích cụ thể tình hình tiêu thụ sản phẩm của từng năm . Phân tích tình hình tiêu thụ của năm 2002 Tên sản phẩm Tồn đầu kỳ(tấn) Sản xuất trong kỳ(tấn) Tiêu thụ trong kỳ (tấn) Tồn cuối kỳ (Tấn) Doanh thu(Tr. đồng) Bánh quy các loại 790,25 3228,42 3241,48 777,19 36913 Kẹo các loại 216,75 1393,02 1446,00 163,77 21905 Lương khô 36,86 1578,45 1586,00 29,31 22674 Kem xốp các loại 6,32 863,56 860,00 9,87 23090 Bột canh các loại 77,01 7193,95 7168,00 102,96 45524 ( Nguồn : Phòng KH – VT cung cấp ) Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2002 như sau : Tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2002 là khá tốt, tổng doanh thu đạt 150.106 triệu đồng , đây là kết quả tốt đối với Công ty bánh kẹo Hải Châu . Nhìn chung tất cả các sản phẩm sản xuất ra đều tương đối tốt . Cụ thể là : - Sản phẩm bánh quy các loại tiêu thụ tốt , lượng sản phẩm sản xuất ra đến đâu đều tiêu thụ hết đến đó , nhờ vậy làm giảm bánh quy các loại tồn kho và thúc đẩy được sản xuất . Doanh thu của sản phẩm bánh quy các loại cũng khá cao đạt 36913 triệu đồng chiếm khoảng 25% doanh thu các loại sản phẩm năm 2002. Có dược kết quả này là do Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng lớn với khách hàng . - Sản phẩm kẹo các loại và lương khô các loại cũng có lượng tiêu thụ khá tốt . Lượng tiêu thụ của hai loại sản phẩm này sản xuất ra đến đâu tiêu thụ đến đó , do đó lượng sản phẩm t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT2102.doc
Tài liệu liên quan