Một số biện pháp Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương khu vực 2 - Hai Bà Trưng

Chương I Những vấn đề lý luận chung về thẩm định dự án đầu tư A. một số vấn đề chung về thẩm định dự án đầu tư I.thẩm định dự án 1. Khái niệm. Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của dự án để ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư. Như vậy thẩm định dự án là làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan tới tính khả thi của dự án như: Thị trường, công nghệ kỹ thuật, khả năng tài chính của dự án .. .

doc50 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương khu vực 2 - Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để đảm bảo dự án được thực hiện tốt tránh rủi ro cho Ngân hàng khi đầu tư vào dự án đó. Đồng thời đánh giá xem dự án có đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội hay không. 2. Mục đích, ý nghĩa của việc thẩm định dự án Ngân hàng thẩm định dự án đầu tư nhằm mục đích: - Rút ra các kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư, khả năng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra để ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay một cách đúng đắn. - Tham gia góp ý kiến cho các chủ đầu tư, tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ cả gốc và lãi đúng hạn, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. - Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Công việc thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng như: - Giúp chủ đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất - Giúp các cơ quan quản lý của nhà nước đánh giá được sự cần thiết và tính phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển chung của ngành, địa phương và cả nước trên các mục tiêu - quy mô - quy hoạch - và hiệu quả. - Thông qua thẩm định giúp ta xác định được sự lợi hại của dự án khi đi vào hoạt động trên các khía cạnh: Công nghệ, ô nhiễm môi trường và các lợi ích kinh tế xã hội khác. - Giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hoặc tài trợ dự án. - Giúp xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư. 3.Yêu cầu của việc thẩm định dự án đầu tư. Yêu cầu của việc thẩm định dự án đầu tư bao gồm: - Nắm vững các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước, ngành địa phương và quy chế quản lý kinh tế, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước. - Nắm chắc tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp, các mối quan hệ làm ăn của doanh nghiệp. - Nắm bắt được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới, khu vực, của nước có liên quan đến việc thực hiện dự án. - Nghiên cứu và kiểm tra một cách khách quan, khoa học và toàn diện về nội dung dự án và tình hình đơn vị vay vốn, có sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn và chuyên gia để đưa ra các nhận xét và kết luận, kiến nghị chính xác. 4. Biện pháp thực hiện. Để công tác thẩm định đạt chất lượng tốt cần thực hiện các biện pháp: - Phải thu thập thông tin, tình hình số liệu một cách đầy đủ, từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh đối chiếu, xử lý thông tin. - Phối hợp với các cơ quan chuyên gia để kiểm tra các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật quan trọng của dự án. - Tiến hành thẩm định, kiểm tra nhiều lần trong suốt quá trình từ khi có chủ trương đầu tư, xây dựng dự án tiền khả thi, xây dựng luận chứng kinh tế kĩ thuật cho đến khi luận chứng kinh tế kĩ thuật được duyệt. Mối lần thẩm định có văn bản trả lời chủ đầu tư để chủ đầu tư biết mà triển khai công việc cần thiết, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.. ., và báo cáo lãnh đạo chi nhánh và Ngân hàng cấp trên (nếu vượt quá mức phán quyết) để lãnh đạo chi nhánh và Ngân hàng cấp trên biết nhằm chỉ đạo kịp thời. II.Cơ sở của việc thẩm định dự án Để tiến hành thẩm định tốt một dự án, biết được hiệu quả dự án .. . thì quá trình tiến hành thẩm định dự án dựa trên các cơ sở nhất định đó là thu thập số liệu và xử lý thông tin. 1. Thu thập số liệu. (bao gồm ) a. Hồ sơ đơn vị. b. Hồ sơ dự án c. Tài liệu tham khảo. Các văn bản luật đầu tư, luật công ty, luật đất đai.. . và các tài liệu liên quan tới dự án. 2. Xử lý thông tin. Sau khi thu thập thông tin, tiến hành xắp xếp lại các loại thông tin, áp dụng các phương pháp đối chiếu, so sánh để xử lý, đánh giá phân tích một cách có hệ thống. Tóm lại : Vài nét trên đã khắc hoạ cho ta thấy sự cần thiết và nhu cầu phải thẩm định dự án đầu tư đối với xã hội nói chung và đối với Ngân hàng nói riêng. Trong thời buổi nền kinh tế thị trường việc làm ăn càng khó khăn khiến cho khách hàng (DN) đến vay vốn tìm mọi cách, thậm chí còn lừa Ngân hàng để có thể vay được. Vậy để tránh được điều đó không có gì khác là phải thực hiện thật tốt công tác thẩm định dự án đầu tư để loại bỏ các dự án không tốt. B.Trình tự nội dung công tác thẩm định dự án I. Trình tự tiến hành thẩm định dự án Quá trình tiến hành thẩm định dự án bao gồm: 1. Thẩm định sơ bộ. Khi tiếp nhận hồ sơ dự án cần tìm hiểu xem nó đã đầy đủ chưa, nếu thiếu yêu cầu bổ sung ngay. Tiếp đó cán bộ tín dụng tiến hành tìm hiểu xem uy tín của đơn vị, động lực thúc đẩy doanh nghiệp đề suất dự án, kiểm tra các số liệu tài chính, so sánh với chứng từ gốc để kiểm tra độ chính xác. Nếu thấy có sai lệch yêu cầu doanh nghiệp phải sửa đổi kịp thời. 2. Bước thẩm định chính thức. Thẩm định chính thức là bước thẩm định quan trọng nhất trong quá trình thẩm định dự án đầu tư. Sau khi thẩm định sơ bộ các số liệu và hồ sơ đầy đủ, hoàn tất. Cán bộ tín dụng đi vào thẩm định chính thức trên cơ sở các nội dung sau: * Thẩm định doanh nghiệp vay vốn * Thẩm định dự án đầu tư: Gồm 6 bước. - Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư - Thẩm định về phương diện thị trường - Thẩm định về phương diện kĩ thuật - Thẩm định về tính khả thi của dự án, về nội dung kinh tế tài chính ( gọi là thẩm định về phương diện tài chính ) - Thẩm định về khía cạnh tổ chức quản lý - Thẩm định về phương diện hiệu quả kinh tế xã hội. Tổng hợp và đưa ra kết quả thẩm định, lập báo cáo thẩm định trình lãnh đạo. Trên đây là các nội dung mà cán bộ tín dụng phải xem xét khi tiến hành bước thẩm định chính thức. Các vấn đề cụ thể sẽ được trình bày trong phần nội dung của công tác thẩm định dự án đầu tư dưới đây II. Nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư Như đã trình bày trên nội dung công tác thẩm định dự án bao gồm nhiều vấn đề khác nhau, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thẩm định một cách chi tiết không được bỏ qua một nội dung nào vì chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, liên quan tới việc quyết định có cho vay với dự án đó hay không. Nó bao gồm các nội dung: 1. Thẩm định về doanh nghiệp vay vốn 1.1 Thẩm định tư cách pháp nhân, sơ lược các giai đoạn phát triển Công việc này được cán bộ tín dụng thực hiện trên các khía cạnh: + Mức độ tin cậy về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp + Sở trường và uy tín kinh doanh của doanh nghiệp + Sơ lược các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp Qua số liệu thống kê, báo cáo quyết toán hàng năm của doanh nghiệp (ít nhất là 3 năm gần đây). Cán bộ tín dụng phải đưa ra nhận xét về các mặt: - Quan hệ vốn và uy tín của doanh nghiệp trong những năm gần đây. - Sản xuất kinh doanh có ổn định lâu dài không. ( về lợi nhuận thực hiện ? doanh số bán ? chênh lệch lợi nhuận có tăng không ? chi phí ? .. .) - Tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp như thế nào ? - Khó khăn hiện nay của doanh nghiệp. *Về khả năng tự cân đối tài chính: Có 2 chỉ tiêu để đánh giá là: Hệ số tài trợ và năng lực đi vay trong đó : Nguồn vốn hiện có của DN ( Vốn tự có ) * Hệ số tài trợ = Tổng nguồn vốn DN đang sử dụng ( Tổng TS nợ) Hệ số này > kỳ trước > 0,5 là tốt Nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp(vốn tự có ) * Năng lực đi vay = Vốn thường xuyên ( Vốn lưu động ) Đây là khả năng kêu gọi xin vay vốn của doanh nghiệp, một doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao thường có năng lực đi vay lớn Hệ số này > 0,5 thì được Ngân hàng chấp nhận. * Về khả năng thanh toán của doanh nghiệp: Cán bộ tín dụng dựa trên 3 chỉ tiêu để đánh giá. Số tiền dùng thanh toán * Khả năng thanh toán chung = Số tiền doanh nghiệp phải thanh toán Vốn bằng tiền + Phải thu ngắn hạn * Khả năng thanh toán ngắn hạn = Nợ ngắn hạn + Các khoản phải trả Tài sản có Tài sản thiếu Chênh lệch tỷ giá lưu động chờ sử lý mà chỉ số giá chưa xử lý * Khả năng thanh = toán cuối cùng Nợ ngắn hạn Các khoản phải trả Các chỉ tiêu này được tính ra ³ 1 là bình thường và càng cao càng tốt. Ngược lại nếu chúng 0,5 là tốt. Còn chỉ tiêu khả năng thanh toán cuối cùng mà < 1 thì có thể kết luận là tình hình tài chính của doanh nghiệp rất xấu. Bên cạnh việc đánh giá khả năng tự cân đối tài chính và khả năng thanh toán thì xác định tình hình công nợ cũng là một đòi hỏi đối với cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng sẽ phải xem xét đánh giá tình hình quan hệ tín dụng, tình hình thanh toán với người mua, người bán và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách của đơn vị vay vốn để từ đó đưa ra nhận xét về tình hình công nợ của đơn vị. Từ kết quả của việc đánh giá tình hình hoạt động sản suất kinh doanh cán bộ tín dụng sẽ đưa ra bảng kết luận thẩm định doanh nghiệp vay vốn, trong đó nêu rõ các ưu nhược điểm của doanh nghiệp trên các mặt quan trọng như: Khả năng tài chính, khả năng quản lý điều hành kinh doanh, uy tín và năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Thẩm định dự án đầu tư 2.1 Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư Việc mỗi dự án được đầu tư sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường, cụ thể là tác động đến cung cầu hàng hoá, tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu..v.v. Vì vậy việc thẩm định sự cần thiết phải đầu tư là rất quan trọng. Chính vì vậy phải xem xét sự cần thiết phải đầu tư của dự án trên các khía cạnh: - Mục tiêu của dự án có phù hợp và đáp ứng mục tiêu phát triển của ngành, của địa phương và cả nước không. - Sự cần thiết về việc tồn tại và phát triển doanh nghiệp? Dự án có mang lại lợi ích cho chủ đầu tư, cho nền kinh tế, cho xã hội không ? - Đánh giá quan hệ cung cầu của sản phẩm hiện tại và dự đoán trong tương lai. - Nếu đầu tư để cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp hiện có thì đánh giá về trình độ sản xuất, chất lượng, quy cách, giá cả. Thực chất là đánh giá năng lực máy móc thiết bị, quy mô sản xuất hiện có của doanh nghiệp so với nhu cầu thị trường cũng như mối quan hệ cung cầu sản phẩm của doanh nghiệp trong tương lai khi dự án đi vào hoạt động. Biện pháp đánh giá cụ thể mà cán bộ tín dụng thường sử dụng trong bước thẩm định này là tìm và nắm được động lực thúc đẩy sự hình thành dự án đầu tư của chủ đầu tư, để kịp thời phát hiện những trường hợp đầu tư tự phát chạy theo lợi ích trước mắt. 2.2 Thẩm định dự án về phương diện thị trường. Do hiệu quả hoạt động của dự án phụ thuộc vào sản phẩm của dự án trên thị trường. Chính vì vậy phải xem xét trên các mặt sau: + Tình hình tiêu thụ sản phẩm cùng loại trong thời gian qua. Kinh nghiệm của đơn vị trong quan hệ thị trường về sản phẩm. Khả năng nắm bắt các thông tin về thị trường quản lý xuất nhập khẩu của các nước đã có quan hệ. + Các hợp đồng tiêu thụ hoặc bao tiêu sản phẩm về số lượng, chủng loại, giá cả, thời gian và phương thức thanh toán. + Các văn bản giao dịch về sản phẩm như đơn đặt hàng, hiệp định đã ký, các biên bản đàm phán .. . Phải chú ý đến tính hợp pháp, hợp lý và mức độ tin cậy của các văn bản nói trên, tránh các trường hợp giả mạo.. . Không nên bán hàng cho một thị trường hoặc một nhà tiêu thụ duy nhất mà cần nhiều thị trường, nhiều mối tiêu thụ để chủ động, tránh ép giá và ứ đọng hàng. Sau khi kiểm tra cung cầu của sản phẩm và nghiên cứu khả năng cạnh tranh của dự án thì bước thẩm định thị trường coi như hoàn tất. Cán bộ tín dụng có thể đưa ra những đề xuất hoặc đưa ra những vấn đề mà đơn vị cần bổ sung để nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm. Những đề xuất thường xoay quanh các vấn đề: - Chiến lược sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng - Chiến lược giá cả - Biện pháp thiết lập hoặc mở rộng quan hệ với thị trường dự kiến - Công tác tổ chức hệ thống phân phối, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm - Vấn đề quảng cáo và các biện pháp khác. 2.3 Thẩm định về phương diện kỹ thuật Các vấn đề kỹ thuật cần kiểm tra bao gồm: 2.3.1 Quy mô của dự án Thường được kiểm tra dưới các khía cạnh : + Quy mô công suất dự án có phù hợp khả năng tiêu thụ của thị trường không ? + Có phù hợp khả năng nguồn vốn, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, khả năng quản lý của doanh nghiệp không ? 2.3.2 Công nghệ và trang thiết bị Dây chuyền công nghệ và thiết bị là những vấn đề sống còn đối với hiệu quả của dự án đầu tư bởi chúng quyết định cả năng suất và chất lượng của sản phẩm. Để xác định dây chuyền công nghệ và lựa chọn trang thiết bị cho dự án có hiệu quả, người ta đưa ra một số quy định. - Công nghệ sản xuất được lựa chọn phải đảm bảo đã qua kiểm chứng thực tế và đã đạt được thành công ở quy mô sản xuất đại trà. - Các hợp đồng về chuyển giao công nghệ và mua bán thiết bị mới phải rõ ràng, chặt chẽ về nội dung. Trong đó chú trọng trách nhiệm của bên chuyển giao công nghệ trên các mặt: Có chuyên gia lắp đặt, vận hành sản xuất thử, bảo hành chất lượng, đào tạo và huấn luyện công nhân sử dụng. Có như vậy mới hạn chế được rủi ro của việc áp dụng công nghệ mới. - Tất cả các vấn đề có liên quan đến thiết bị như công suất, mức tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, tuổi thọ trung bình, các yếu tố liên quan đến bảo dưỡng và sửa chữa, khả năng cung cấp phụ tùng thay thế.. . đều phải được kiểm tra, tính toán đồng bộ trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật mới nhất. - Nguồn cung ứng thiết bị cũng là một điểm quan trọng cần lưu ý vì: theo kinh nghiệm các nhà sản xuất có uy tín thường cung cấp thiết bị hoạt động với độ tin cậy cao hơn. Do vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải có các phương án để lựa chọn công nghệ, thiết bị, thấy rõ ưu nhược điểm của từng phương án. - Thẩm định số lượng, quy cách chủng loại, công suất, danh mục thiết bị đầu tư, tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất, năng lực hiện có của doanh nghiệp so sánh với quy mô dự án. - Riêng đối với các thiết bị nhập khẩu ngoài những vấn đề trên, còn phải kiểm tra, xem xét các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu có đúng với thông lệ ngoại thương không. Trước khi nhập khẩu cần qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế hoặc chọn thầu nhằm đảm bảo chất lượng và giá cả. Phải xét tính pháp lý và trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng, tránh để thiệt hại cho chủ đầu tư và Ngân hàng. 2.3.3 Thẩm định về cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác Nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm tính liên tục của dự án. Dự án sẽ bị đình trệ nếu nguồn nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác gặp khó khăn. Do vậy khi thẩm định vấn đề này cần phải xem xét: - Tổng nhu cầu hàng năm về nguyên vật liệu chủ yếu, năng lực điện nước .. . trên có sở xác định mức kinh tế kỹ thuật, so sánh với mức tiêu hao thực tế. - Đối với nguyên vật liệu mang tính thời vụ, cần tính toán mức dự trữ hợp lý để đảm bảo cung cấp thường xuyên tránh lãng phí . - Đối với vật liệu nhập khẩu hoặc khan hiếm cần xem xét khả năng cung ứng thực tế trong và ngoài nước thông qua các hợp đồng hoặc các văn bản cam kết của các doanh nghiệp, nhà nước cung cấp. Không nên lệ thuộc vào một nhà cung cấp do dễ bị ép giá và khan hiếm nguồn lực. - Đối với các dự án khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản, phải kiểm tra đúng đắn của các tài liệu điều tra, thăm dò, khảo sát, đánh giá, phân tích trữ lượng, hàm lượng, chất lượng tài nguyên, kiểm tra giấy phép khai thác khoáng sản của cấp có thẩm quyền để đảm bảo cho dự án có thể hoạt động lâu dài. 2.3.4 Thẩm định quy mô phương pháp và kết cấu xây dựng Công tác kiểm định xuất phát từ yêu cầu tận dụng tối đa các hạng mục công trình đã có, tiết kiệm vốn đầu tư và thời gian thi công. - Về quy mô xây dựng: Quy mô xây dựng hợp lý sẽ là sự kết hợp của quy mô xây dựng dự án với quy mô của các hạng mục công trình còn sử dụng được. - Về kết cấu xây dựng: Xem xét kỹ các phương án về kết cấu xây dựng để đảm bảo tính hợp lý giữa kết cấu các công trình và tuổi thọ kinh tế, đặc điểm sản xuất cũng như điều kiện tự nhiên, khí hậu của dự án để tránh những lãng phí do thiết kế quá phô trương, hình thức. 2.3.5 Thẩm định về lựa chọn địa điểm xây dựng dự án Yêu cầu của việc lựa chọn địa điểm là phải gần nơi cung cấp nguyên liệu chủ yếu hoặc gần nơi tiêu thụ chính, giao thông thuận tiện, chi phí vận chuyển và bốc dỡ hợp lý. Nơi làm việc phải thuận tiện cho việc đi lại của cán bộ, công nhân viên nhà máy và phải tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có như (đường xá, bến cảng, điện nước ) Về mặt bằng: Mặt bằng phải lựa chọn cho phù hợp với quy mô hiện tại và dự phòng cho phát triển mở rộng trong tương lai, đạt yêu cầu vệ sinh công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường, phòng cháy chữa cháy. Địa điểm xây dựng phải tuân thủ các văn bản quy định của nhà nước về quy hoạch đất đai, kiến trúc xây dựng ( có giấy phép của cấp có thẩm quyền), tính toán chi phí đền bù, di dân, giải phóng mặt bằng, nền móng. Tránh xây dựng ở những nơi có chi phí nền móng quá lớn. 2.4 Thẩm định về phương diện tổ chức, quản lý và vận hành dự án Yêu cầu: + Xem xét về các đơn vị thiết kế, thi công: Phải chọn đơn vị có đủ năng lực và tư cách hành nghề, có giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp. + Xem xét về chủ dự án: Chủ dự án đã có sẵn kinh nghiệm về tổ chức quản lý thi công, quản lý sản xuất vận hành và đã có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề chưa ? Nếu chưa phải có chuyên gia hướng dẫn và có chương trình đào tạo huấn luyện. 2.5 Thẩm định về môi trường xã hội Hiện nay tiêu chuẩn về môi trường ở các nước phát triển được quy định rất khắt khe, buộc các nhà sản xuất phải chi tiền cho vấn đề ô nhiễm môi trường. Trước tình hình đó nhiều nhà sản xuất tìm cách giảm chi phí sản xuất bằng cách chuyển những công nghệ độc hại sang các nước kém phát triển để đầu tư. Do vậy vấn đề môi trường ở các nước kém phát triển phải hết sức quan tâm. Khi thẩm định phải xem xét khả năng tác động đến môi trường của dự án và phân tích các biện pháp xử lý chống ô nhiễm môi trường, trong đó phải tính toán chi phí cho biện pháp này. 2.6 Thẩm định về các khoản đảm bảo tín dụng 2.7 Thẩm định về phương diện tài chính Khi thẩm định về phương diện tài chính cấn bộ tín dụng cần xem xét trên các khía cạnh sau: 2.7.1 Kiểm tra việc tính toán xác định vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn Vốn được chia ra làm 2 loại: Vốn cố định và vốn lưu động, trong đó cần chú ý đến vốn lưu động vì một số dự án trước đây do chỉ quan tâm đến vốn cố định mà ít quan tâm đến vốn lưu động nên nhà máy xây dựng xong lại không hoạt động được vì thiếu nguyên vật liệu hoặc tiền để trả lương cho công nhân. Đối với các dự án có thời gian xây dựng dài, vốn sẽ được phân bố theo từng quý và tiến độ bỏ vốn phải được xác định sao cho phù hợp với tiến độ thực hiện dự án. 2.7.2 Kiểm tra về cơ cấu vốn và nguồn vốn Có 2 cách xác định cơ cấu vốn: Cách I: Vốn được chia làm 3 loại: Vốn xây lắp, vốn thiết bị và vốn thiết kế cơ bản khác. Thông thường khi tỷ lệ vốn thiết bị lớn hơn tỷ lệ vốn xây lắp là biểu hiện của 1 cơ cấu vốn hợp lý. Riêng đối với dự án đầu tư chiều sâu hoặc mở rộng thiết bị thì đòi hỏi tỷ lệ vốn thiết bị phải đạt 60%. Tuy nhiên đây không phải là một đòi hỏi cức nhắc, nó hết sức linh hoạt tuỳ theo điều kiện từng dự án cụ thể. Cách II. Vốn đầu tư được chia làm 2 loại: Nội tệ và ngoại tệ. Dự án có sử dụng ngoại tệ phải xác định những chi phí đầu tư và chi phí sản xuất bằng ngoại tệ để quy đổi thành nội tệ. Mặt khác sự phân định rõ chi phí bằng ngoại tệ còn giúp xác định nguồn vốn ngoại tệ thích hợp đáp ứng nhu cầu dự án. Sở dĩ chúng ta tìm hiểu cơ cấu của nguồn vốn là để có cơ sở tìm hiểu khả năng thực hiện của từng nguồn, đồng thời cũng lấy nó làm căn cứ để xác định mức thuyết phục của dự án, nghĩa là tổng nguồn vốn huy động từ bên ngoài không vượt quá 50% tổng vốn đầu tư của dự án. Ngoài ra khi phân tích cơ cấu nguồn vốn, người ta còn xác định phần vốn ngắn hạn và nguồn vốn vay dài hạn. Nếu vốn cố định của dự án được tài trợ bằng vốn vay ngắn hạn thì hoạt động của dự án sẽ gặp khó khăn trong việc cân đối tiền mặt vì phải trả những khoản vốn gốc lớn hơn, sớm hơn trong lúc các khoản thu của giai đoạn đầu chưa thể trang trải nhưng khoản nợ đó. 2.7.3 Kiểm tra xác định doanh thu và lợi nhuận của dự án * Tính toán giá thành và chi phí của sản xuất. Chi phí của dự án bao gồm: - Chi phí vật chất: Nguyên vật liệu (chính, phụ), nhiên liệu, năng lượng, phụ tùng, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị. - Chi phí nhân công: Lương, phụ cấp BHXH, trợ cấp và các khoản thu nhập khác của công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí quản lý. - Chi phí sử dụng vốn gồm các khoản trả lãi vay. - Chi phí khấu hao TSCĐ. - Chi phí khác: Quảng cáo, lưu thông, các khoản thiệt hại về sản xuất kinh doanh và chi phí khác. Để kiểm tra tính toán giá thành sản phẩm phải căn cứ vào bảng tính giá thành đơn vị sản phẩm. Nhìn vào bảng này cán bộ tín dụng có thể đi sâu vào kiểm tra các vấn đề: + Sự đầy đủ của các yếu tố chi phí. + Cách tính tỷ lệ khấu hao, phân bổ khấu hao và giá thành sản phẩm. + Kiểm tra chi phí nhân công trên cơ sở nắm được số lượng công nhân vận hành dự án và lương của mỗi người trong một đơn vị sản phẩm. + Kiểm tra việc tính toán phân bổ chi phí về lãi vay ngân hàng và giá thành sản phẩm, kể cả lãi vay ngắn hạn và dài hạn. Sau khi xem xét giá thành đơn vị sản phẩm, cán bộ tín dụng sẽ so sánh nó với giá của sản phẩm cùng loại trên thị trường hoặc sản phẩm thay thế, đồng thời lấy đó làm cơ sở tính toán doanh thu và lợi nhuận của dự án. * Tính toán doanh thu và lợi nhuận của dự án . Doanh thu và lợi nhuân của dự án chính là tổng giá trị bán ra của hàng hoá và dịch vụ. Trong những năm đầu dự án đưa vào hoạt động, công suất thiết kế thường thấp hơn dự tính ( 60% á 80% ) do những nguyên nhân khác nhau dẫn đến doanh thu trong các năm này thường thấp. Lợi nhuận của dự án được đầu tư bằng liên doanh, liên kết phải trả nợ Ngân hàng sau đó mới trích lập quỹ trả cho chủ nguồn vốn liên doanh, liên kết mà đơn vị đã huy động. 2.7.4 Thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư được thực hiện thông qua việc tính toán rất nhiều chỉ tiêu có liên quan tới hiệu quả của dự án như các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn. Để thực hiện được công việc này có hai phương pháp. 2.7.4.1. Phương pháp tài chính đơn giản Phương pháp này sử dụng khá rộng rãi trong công tác thẩm định dự án của Ngân hàng. Phương pháp này đòi hỏi phải tính toán các chỉ tiêu sau. b. Lợi nhuận ròng: Là tổng lợi nhuận thu được trong thời gian hoạt động của dự án. Nếu gọi : ồ D : Tổng doanh thu của dự án. ồ C : Tổng chi phí liên quan tới HĐSX - KD , dịch vụ. ồ T : Tổng thuế dự kiến phải nộp. Ta có công thức: LN = ồ D - ồC - ồT Khi tính toán nếu: LN >0: Dự án có lãi LN >0: Dự án lỗ Tuy nhiên do không tính tới yếu tố thời gian của tiền tệ cho nên chỉ tiêu này không có tính chính xác cao, thường được áp dụng cho dự án có thời gian hoạt động ngắn, trong môi trường kinh doanh và đồng tiền thanh toán ổn định. b. Thời gian thu hồi vốn đầu tư ( T ): Là thời gian cần thiết để dự án hoàn lại tổng vốn đầu tư đã bỏ ra bằng các khoản thực lãi và bằng tiền mặt. Như vậy thời hạn thu hồi vốn đầu tư là số năm trong đó dự án sẽ tích luỹ đủ các khoản lãi thực để bù đắp tổng vốn đầu tư bỏ ra. ồ V T = LN - KH ồ V : Tổng vốn đầu tư. LN : Lợi nhuận ròng trước thuế hàng năm của dự án. KH : Khấu hao hàng năm của dự án. b. Thời gian thu hồi vốn vay ( Tv) Tổng vốn vay Tv = Khấu hao TSCĐ Lợi nhuận dự Nguồn khác dùng hình thành + án dùng để + để trả nợ từ vốn vay trả nợ nếu có Thời gian thu hồi vốn vay ( Tv ) càng ngắn càng tốt. b. Tỷ suất lợi nhuận giản đơn: Được tính bằng tử số mà tử số là tổng lợi nhuận của một năm hoạt động tiêu biểu và mẫu số là tổng chi phí đầu tư của dự án. Tỷ suất này càng cao thì dự án càng có hiệu quả. Nếu tỷ suất lợi nhuận giản đơn cao hơn lãi suất phổ biến trên thị trường vốn thì dự án có tính khả thi. Tuy vậy, việc xác định chỉ tiêu này thường là không chính xác vì: - Khó xác định được năm có lợi nhuận điển hình. - Không tính tuổi thọ dự án - Trào lưu tiền tệ thu được không được đưa vào b. Điểm hoà vốn: Điểm hoà vốn là điểm tại đó doanh thu bằng chi phí bỏ ra. Điểm hoà vốn được tính cho một năm và thường tính ở năm đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Điểm hoà vốn cho biết khả năng sinh lời và mức độ an toàn của dự án thông qua các chỉ tiêu. b. Điểm hoà vốn lý thuyết ( Đlt ) Trong đó: D : Doanh thu Đ Đ : Tổng định phí Đlt = B : Tổng biến phí D - B b. Sản lượng hoà vốn ( q ). Đ q = p - b b. Doanh thu hoà vốn ( Dhv ) Đ Dhv = 1 - B /D b. Điểm hoà vốn tiền tệ. ( Đtt ) Đ - KHCB Đtt = D - B b. Điểm hoà vốn trả nợ. ( Đtn ) Đ - KH - Nợ gốc - Ttt ( Ttt : Thuế lợi tức ) Đtn = D - B Phân tích điểm hoà vốn trả nợ cho biết từ điểm này trở đi, xí nghiệp có đủ tiền trả nợ vay và nộp thuế chưa. Tất cả các điểm hoà vốn tính ở trên càng thấp thì tính khả thi của dự án càng cao, rủi ro về thua lỗ càng thấp. b. Thời gian hoàn vốn: Với giả định mức doanh thu thực hiện đều đặn hàng tháng, tức tỷ lệ theo thời gian trong năm đó. 12 tháng ´ Doanh số hoà vốn Thời gian hoà vốn = Tổng doanh số cả năm 12 tháng ´ Tổng định phí ( Hoặc ) Thời gian hoà vốn = Tổng lãi gộp cả năm Tuy nhiên trên thực tế việc phân tích điểm hoà vốn trên đây thường chỉ phù hợp với dự án nhỏ, sự xuất hiện của dự án ít hoặc không ảnh hưởng đến giá trị đầu vào hoặc đầu ra. Trong trường hợp ngược lại, phân tích điểm hoà vốn cho kết quả có độ chính xác thấp . 2.7.4.2 Phân tích tài chính bằng giá trị hiện tại Đây là phương pháp thẩm định tính khả thi của dự án có tính tới yếu tố thời gian của tiền, nghĩa là khi sử dụng phưng pháp này, toàn bộ thu nhập và chi phí của dự án trong suốt đời hoạt động được quy đổi thành một giá trị tương đương ở hiện tại. a.Giá trị hiện tại ròng. Giá trị hiện tại ròng là tổng lãi ròng của cả đời dự án quy về thời điểm bắt đầu đầu tư. Giá trị hiện tại ròng được tính bằng cách lấy hiệu số giữa tổng hiện giá thu nhập ròng qua các năm và tổng vốn đầu tư của dự án. NPV = ồ PV - ồ V NPV : Giá trị hiện tại ròng của dự án. ồ PV: Tổng hiện giá thu nhập ròng. ồ V : Tổng vốn đầu tư của dự án quy về thời điểm bắt đầu đầu tư Giá trị hiện tại ròng còn được tính theo cách sau: n ( Bi - Ci ) NPV = ồ i = 0 ( 1+ r )i Bi : Thu nhập của năm i Ci : Thu nhập của năm i CFi = Bi - Ci : Là số dư thu hoặch chi ở năm thứ i n : Thời gian hoạt động của dự án r : Tỷ lệ chiết khấu được chọn Khi tính toán : Nếu NPV >0 thì dự án hoạt động có lãi. Nếu NPV < 0 dự án lỗ Nếu NPV = 0 dự án hoà vốn Dưới góc độ là nhà Ngân hàng với mục tiêu lợi nhuận là hàng đầu thì Ngân hàng chỉ chọn NPV >0 để đầu tư. Ngoài ra bên cạnh việc xác định giá trị hiện tại ròng của dự án người ta còn xác định thêm tỷ lệ giá trị hiện tại ròng. Tỷ lệ này được biểu hiện bằng công thức: NPV NPVR = ồ V NPVR: Tỷ lệ giá trị hiện tại ròng Tỷ lệ này cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị hiện tại thực hiện dự án. b.Tỷ suất hoàn vốn nội bộ ( IRR ) Đây là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV của dự án bằng không. Tỷ lệ IRR dùng để thẩm định và ra quyết định đầu tư. Dự án được lựa chọn để đầu tư phải có IRR > lãi suất chiết khấu. Trong đó lãi suất chiết khấu bao gồm lãi cho vay của Ngân hàng cộng với tỷ lệ lạm phát và rủi ro của khoản cho vay. Có nhiều cách tính IRR, trong đó người ta thường dùng cách tính nội suy để tính dựa vào công thức tính NPV. NPV1 IRR = R1 + ( R2 - R1 ) NPV1 - NPV2 R1 : là lãi suất làm cho NPV1 tiến gần đến 0+ R2 : là lãi suất làm cho NPV2 tiến gần đến 0- R2 > R1 : R2- R1 Ê 0,5 % Lưu ý: Các tiêu chuẩn để chấp nhận dự án ở đây cũng phụ thuộc vào điều kiện không gian, thời gian cụ thể và có thể thay đổi khi không gian và thời gian phân tích thay đổi. c. Phân tích độ nhạy cảm của dự án. Thực chất là việc phân tích những thay đổi bất lợi cho dự án ( giá cả, chi phí đầu tư, doanh thu.. .) làm ảnh hưởng đến IRR và NPV Trong thực tế, khi tính độ nhạy cảm của dự án, người ta cho các biến số thay đổi1% so với phương án lựa chọn ban đầu và tính NPV và IRR thay đổi bao nhiêu % - ý nghĩa của việc phân tích độ nhậy cảm của dự án là giúp cho Ngân hàng có thể khoanh được hành lang an toàn cho sự đầu tư của doanh nghiệp. 2.8 Thẩm định về khả năng trả nợ của dự án Tín dụng là quan hệ vay trả. Việc cạnh tranh giữa các Ngân hàng trong việc thu hút khách hàng nhằm dành lấy thị trường ngày càng gia tăng, nên vấn đề lôi kéo khách hàng vay tiền của Ngân hàng mình mà vẫn đảm bảo an toàn về vốn là một bài toán vô cùng khó khăn. Do vậy mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng là phải biết được khả năng thanh toán của dự án trong quá trình quyết định cho vay. Cán bộ thẩm định dự án sẽ đánh giá khả năng trả nợ của dự án thông qua chỉ tiêu. Tỷ lệ đảm bảo nợ Các nguồn tiền dùng để trả nợ hàng năm đối với dự án Tỷ lệ đảm = bảo nợ Số nợ phải trả hàng năm đối với chủ dự án( gốc và lãi ) Tỷ lệ đảm bảo nợ này càng cao càng tốt và ngược lại. Tính tỷ lệ này để thấy được mức độ tin cậy của dự án hoặc phương án về mặt tài chính để Ngân hàng xác định mức độ tin cậy của dự án hoặc phương pháp thu nợ một cách hợp lý và có kế hoạch đôn đốc kịp thời. Để đánh giá đúng khả năng trả nợ thì cán bộ tín dụng phải kiểm tra tính chính xác, tính hợp lý của các số liệu đưa vào bảng dự trù doanh thu lời lãi của dự án qua các năm. 3. Tổng hợp và đưa ra kết quả thẩm định, lập tờ trình thẩm định trình lãnh đạo. Sau khi đã thẩm định đầy đủ các phương diện nêu trên cán bộ tín dụng sẽ đưa ra kết luận và ra quyết định cho vay ( hoặc trình lên nếu vượt mức phán quyết) hoặc lập công văn để trả lời khách hàng nếu thấy dự án không đủ điều kiện vay vốn. Đồng thời cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định dự án vay vốn đầu tư theo mẫu Ngân hàng quy định. Chương II Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương khu vực II - Hai Bà Trưng I. Vài nét về ngân hàng công thương khu vực II - Hai Bà Trưng Khái quát chung về ngân hàng. Chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực II - Hai Bà Trưng thuộc hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam, hoạt động chủ yếu trên hai lĩnh vực Công nghiệp và Thương nghiệp. Có nhiều đơn vị kinh tế quốc doanh lớn như: Xí nghiệp liên hợp sợi dệt kim Hà Nội, nhà máy dệt 8 /3, công ty bánh kẹo Hải Hà, xí nghiệp đóng tầu Hà Nội, tổng công ty Xăng dầu .. . và nhiều công ty tư._. nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã. Ngoài ra quận Hai Bà Trưng còn là nơi tập trung đông dân cư, quận có 3 khu chợ thuộc loại lớn của thành phố, nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh khá phát triển như Chợ Hôm, Chợ Mơ, Chợ Trương Định. Cho nên có thể nói chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực II - Hai Bà Trưng có rất nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh. Về cơ cấu tổ chức, chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực II - Hai Bà Trưng gồm có 10 phòng: + Phòng tổ chức hành chính + Phòng kinh doanh + Phòng kinh doanh đối ngoại + Phòng thông tin điện toán + Phòng kế toán + Phòng kho quỹ + Phòng kiểm soát + Phòng nguồn vốn + Phòng tiếp dân + Tổ cân đối tổng hợp + Phòng giao dịch ( ở chợ Hôm, chợ Mơ và Trương Định ). Ngoài ra hoạt động của chi nhánh Ngân hàng còn được thực hiện thông qua 11 quỹ tiết kiệm và 3 của hàng vàng bạc đá quý. Cùng với đội ngũ cán bộ hơn 300 người với hơn 60% có trình độ đại học và cao đẳng, trong những năm qua hoạt động của chi nhánh đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Song song với quá trình đổi mới toàn diện hệ thống Ngân hàng, chi nhánh Ngân hàng công thương - Hai Bà Trưng đã không ngừng phấn đấu để tự khẳng định vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng thường xuyên tăng cường mở rộng quy mô nguồn vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, từng bước thay đổi tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như nâng cao về mặt trình độ, nghiệp vụ nhằm hoà nhập với hệ thống Ngân hàng thế giới. 2. Tình hình hoạt động chung của chi nhánh trong những năm vừa qua 2.1 Tình hình huy động vốn tại ngân hàng công thương Hai Bà Trưng Thực hiện phương châm đi vay để cho vay, ban Giám đốc chi nhánh luôn luôn coi trọng công tác huy động vốn để đảm bảo qui mô nguồn vốn tiếp tục tăng trưởng theo kế hoạch đã định. Ngân hàng công thương - Hai Bà Trưng đã và đang mở rộng mạng lưới giao dịch một cách mạnh mẽ từ các khu trung tâm kinh tế cho tới các địa bàn mới. Kết hợp với các biện pháp đổi mới linh hoạt, đa dạng hoá các hình thức huy động, tạo điều kiện cho khách hàng tham gia vào Ngân hàng thông qua nhiều hình thức như: Tiền gửi tiết kiệm, mua tín phiếu, trái phiếu.. . Trong công tác thanh toán chi nhánh cũng rất nỗ lực cải tiến đơn giản hoá các thủ tục thực hiện, thực hiện tốt chính sách khách hàng, cùng với thái độ phục vụ văn minh lịch sự chi nhánh đã tạo dựng một hình ảnh tương đối tin cậy và uy tín trong con mắt khách hàng. Đó là những tiền đề cơ bản, tạo điều kiện cho chi nhánh những năm vừa qua luôn đảm bảo được nguồn vốn dồi dào, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng đồng thời còn đảm bảo nguồn vốn điều chuyển về Ngân hàng công thương Việt Nam theo kế hoạch. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng có thể khái quát qua bảng sau: Nguồn vốn huy động Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001 Tăng giảm % 1999 với 1998 2001 với 2000 * Tổng nguồn vốn huy động 825691 932000 1211000 12,9% 29,9% - Tiền gửi các tổ chức kinh tế 344302 342000 399000 - 0,7% 16,7% - Tiền gửi dân cư 481389 590000 812000 22,6% 37,6% - Huy động bằng VNĐ 810167 869200 993000 7,3% 14,2% - Huy động bằng ngoại tệ ( quy đổi ) 15524 62800 218000 304,6% 247,1% ( Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 1999,2000,2001 ) Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được tình hình huy động vốn của Ngân hàng khá tốt, luôn tăng đều qua các năm. Như tổng nguồn huy động năm 2000 hơn 96 là 12,9%, tổng năm 2001 hơn năm 2000 là 29,9 %. * Công tác quản lý tiền gửi dân cư: Được thực hiện nghiêm túc thường xuyên bằng nhiều hình thức kiểm tra, đối chiếu công khai.. . Thông qua đó đã kịp thời chỉ đạo các quỹ tiết kiệm thực hiện đúng quy trình chế độ nghiệp vụ, khắc phục các sai sót đảm bảo an toàn tuyệt đối nguồn tiền gửi dân cư và các giấy tờ quan trọng, nâng cao uy tín của Ngân hàng với khách hàng. * Từ tình hình huy động vốn của Ngân hàng nêu trên ta thấy được Ngân hàng đã thực hiện tốt nghiệp vụ huy động vốn của mình, tạo được lòng tin với người dân, tạo được vị trí của mình trên thị trường, đảm bảo được nguồn dồi dào, đáp ứng thoả mãn nhu cầu hoạt động kinh doanh tín dụng của chi nhánh. Ngoài ra thường xuyên thực hiện vượt mức kế hoạch điều chuyển vốn về Ngân hàng Công thương Việt Nam để hỗ trợ cho các địa phương có nhu cầu phát triển tín dụng nhưng thiếu vốn. 2.2. Hoạt động cho vay và đầu tư tại Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng. Thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ đạo của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước và của Tổng giám đốc Ngân hàng công thương Việt Nam, trong những năm vừa qua hoạt động tín dụng tại chi nhánh đã vượt qua được những khó khăn thử thách để ổn định và tiếp tục phát triển. Hoạt động của hội đồng tín dụng đã được chú trọng và tích cực hơn, vì vậy tín dụng tăng trưởng lành mạnh, chất lượng tín dụng đã được nâng lên, không có nợ quá hạn mới phát sinh. Chi nhánh đã tập trung đầu tư vốn có hiệu quả, đúng hướng, đúng đối tượng cho các thành phần kinh tế nhất là kinh tế quốc doanh, thực sự đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Ta có thể thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm vừa qua: Doanh số cho vay năm 2001 giảm 20.545 triệu đồng tức ( -2,9% ) so với năm 97, và tổng doanh số cho vay trung dài hạn chiếm tỷ lệ 4,5% tức 31.004 triệu đồng trong tổng doanh số cho vay. Như vậy có thể thấy rõ tình hình cho vay trung dài hạn của Ngân hàng không cao, mặc dù Ngân hàng đã chú trọng đến việc nâng cao doanh số cho vay trung dài hạn nhưng do năm vừa qua nền kinh tế có nhiều biến động mạnh, hơn nữa việc đầu tư trung dài hạn bị hạn chế bởi lý do các xí nghiệp bị nợ đọng quá lớn hoặc thiếu các dự án khả thi.. . lý do thứ hai là chính sách tài chính của Nhà nước thông qua công cụ chính sách thuế và chính sách lãi suất chưa khuyến khích được doanh nghiệp tập chung đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới công nghệ. Bảng dư nợ và nợ quá hạn cho ta thấy đến 31/12/2001 dư nợ trung dài hạn là 34.108 triệu đồng, chiếm 10,1% trong tổng dư nợ, giảm so với năm 2000 là 19.494 triệu đồng ( do khoanh nợ trung hạn của công ty dệt 8/3 theo quyết định của chính phủ là 1.182.224 USD ) Tuy nợ quá hạn đã giảm ( năm 2001 chỉ chiếm 4,4% trong tổng dư nợ) nhưng doanh số cho vay và tổng dư nợ trong năm qua giảm và tình hình cho vay trung - dài hạn chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng dư nợ. Vậy nguyên nhân tại sao và làm thế nào để có giải pháp chấn chỉnh kịp thời là một hoạt động cần thiết. 3. Hoạt động thẩm định dự án tại Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng Trong thời kỳ bao cấp Ngân hàng hoàn toàn thực hiện nghiệp vụ cấp phát vốn cho các dự án, công trình đã được bố trí theo kế hoạch đầu tư hàng năm của Nhà nước. Ngân hàng luôn được các cơ quan cung ứng nguồn đảm cân đối vững chắc về mặt tài chính. Đối với các dự án này Ngân hàng chỉ tham gia vào việc thẩm định với tư cách là một thành viên cùng các bộ các ngành chủ quản. Như vậy việc thẩm định chưa được coi trọng về phía Ngân hàng, không xác định được sự phụ thuộc trực tiếp giữa việc cấp phát vốn và việc tính toán hiệu quả vốn đầu tư, mọi việc hoàn toàn dựa vào kế hoạch của Nhà nước rót từ trên xuống. Lúc này Ngân hàng chỉ đóng vai trò một máy bơm thực hiện việc cấp phát vốn theo kế hoạch mà không gắn liền với hiệu quả kinh tế. - Từ khi thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập được ban hành và áp dụng thì cũng là lúc Ngân hàng được giao toàn quyền sử dụng vốn, tổ chức kinh doanh gắn liền với hiệu quả kinh tế. Mọi dự án đầu tư đều được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi, thu hẹp đối tượng cấp phát vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước, coi trọng hiệu quả đầu tư, quy định rõ trách nhiệm hoàn trả vốn đầu tư, xác định rõ hơn chủ đầu tư để đảm bảo thu hồi vốn và lãi. Chính vì vậy sau khi thực hiện cơ chế cho vay có hoàn trả này Ngân hàng phải tăng cường nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư về cả tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - chủ đầu tư cũng như các khía cạnh đầu tư của dự án để từ đó đưa ra quyết định cho vay có lãi, góp phần nâng cao tính tự chủ linh hoạt cho các hoạt động của mình, từng bước hoà nhập với cơ chế mới. Hiện nay mục tiêu góp phần đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển sản xuất ngày càng cao của nền kinh tế. Việc đầu tư vốn trung và dài hạn cho các thành phần kinh tế là tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc tăng trưởng kinh tế của từng doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế. Chi nhánh rất quan tâm đến lĩnh vực này và sẵn sàng đầu tư vốn cho dự án có hiệu quả, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của Nhà nước và địa phương, trên nguyên tắc tất cả các dự án xin vay đều phải được thẩm định kỹ càng trước khi duyệt cho vay. Tuy nhiên tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng vẫn đến mức đáng quan tâm, chiếm tới 6,1% tổng dư nợ năm 2000. Tuy năm 2001 đã giảm xuống 4,4% nhưng hãy còn cao. Chính vì lẽ đó đòi hỏi chi nhánh phải luôn tăng cường đổi mới nâng cao chất lượng thẩm định góp phần đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Do đặc điểm trên địa bàn phục vụ của chi nhánh có nhiều doanh nghiệp quốc doanh trung ương cũng như địa phương hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Công ty thuộc ngành dệt, sản xuất bánh kẹo, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, các công ty xây dựng và sửa chữa .. . Nhu cầu vốn ở khu vực này lớn cả về vốn trung và dài hạn lẫn vốn ngắn hạn. Nên vốn của chi nhánh đầu tư vào khu vực này chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, ngoài việc đầu tư vốn cho các doanh nghiệp quốc doanh chi nhánh cũng rất quan tâm cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh. Nhưng để đảm bảo an toàn vốn và thực hiện cơ chế tín dụng hiện hành, tốc độ đầu tư vốn cho khu vực này đang chững lại có xu hướng giảm dần. Chi nhánh đã và đang chú trọng đầu tư trung dài hạn cho các xí nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả nhằm nâng dần cơ cấu vốn đầu tư trung và dài hạn tăng lên trong tổng dư nợ. Vốn của chi nhánh đã thực sự góp phần tăng trưởng về mặt kinh tế và đạt hiệu quả về mặt xã hội. Dưới đây có một số dự án mà chi nhánh có tham gia đầu tư vốn trong những năm gần đây: + Với xí nghiệp liên hiệp sợi dệt kim Hà Nội Ngân hàng đã đầu tư 10,438 tỷ VNĐ để xây dựng nhà máy may thêu Đông Mỹ đã đi vào sản xuất cuối quý IV/ 1998 + Với công ty bánh kẹo Hải Hà Ngân hàng đã đầu tư một dây chuyền sản xuất bánh quy dòn của ITALYA với số vốn 855.000 USD và một dây chuyền sản xuất đường Glucoxiro trị giá 1,425 tỷ VNĐ và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1999 + Công ty cầu đường 56 được đầu tư 4,5 tỷ VNĐ để mua máy móc thiết bị đổi mới công nghệ dây chuyền nghiền đá vào năm 2000 .. . .. . Chúng ta thấy các dự án đầu tư thuộc diện quản lý và xem xét của Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng chủ yếu là hình thức trang bị lại thiết bị kỹ thuật, cải tạo và mở rộng sản xuất kinh doanh nên thời hạn đầu tư thường ngắn từ 3 á 5 năm ( thuộc diện tín dụng trung hạn ). Phương thức này giúp cho Ngân hàng có khả năng thu hồi vốn nhanh, tính an toàn và chính xác của món vay đầu tư là tương đối cao. Mặt khác do quy mô dự án đầu tư không lớn nên cũng có tác động đến quy trình, nội dung và chỉ tiêu thẩm định các dự án đầu tư của Ngân hàng. Quá trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng công thương khu vực II - Hai Bà Trưng sẽ được minh hoạ thông qua việc xem xét quá trình thẩm định một dự án cụ thể. II. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng công thương khu vực II - Hai Bà Trưng Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng, em đã tìm hiểu thực trạng công tác thẩm định dự án của Ngân hàng qua nhiều dự án, đã nắm được các thành tựu đạt được của Ngân hàng và bên cạnh đó cũng có những tồn tại và nguyên nhân của nó. Em xin trình bày ở phần sau. Còn phần thực trạng do hạn chế của một luận văn vì vậy em xin trình bày một dự án theo em là cơ bản nhất khái quát thực trạng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng. Dưới đây là minh hoạ về quá trình thẩm định một dự án đầu tư ở Chi nhánh Ngân hàng công thương II - Hai Bà Trưng để giúp ta có phần nào hiểu thêm công tác thẩm định tại chi nhánh: Tên dự án: Đầu tư thiết bị lẻ một dây chuyền nghiền sàng đá. Thẩm định về hồ sơ xin vay. Khi lập hồ sơ vay vốn công ty xây dựng công trình 56 gửi tới Ngân hàng các tài liệu sau: + Đơn xin vay vốn đầu tư phát triển sản xuất. + Công văn số 336 CV ngày 12/5/2000 của công ty 56 có xác nhận của cấp chủ quản. + Quyết định số 672 QĐ/QPKT ngày 20/8/1999 của tổng cục CNQP và kinh tế. + Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác số 597/HĐKT. + Dự án vay vốn 33/TC 20/1/97. + Hợp đồng số 56/CM 2/2000 ngày 28/5/2000 ký giữa công ty COMEC và tổng công ty Thành An. + Dự án tổng thể dây chuyền khai thác chế biến đá tổng 14.760 tỷ số 354 KH ngày 1/7/1999 của XN 897 + Và một vài tài liệu khác. 2.Thẩm định doanh nghiệp vay vốn. Sau khi nghiên cứu bộ hồ sơ xin vay của công ty dây dựng công trình 56 và các tài liệu có liên quan cán bộ thẩm định đưa ra kết luận. - Công ty xây dựng công trình 56 thuộc tổng công ty Thành An - Bộ quốc phòng, được thành lập từ năm 1959. Năm 1999 được sát nhập và đổi tên theo QĐ số 464 ngày 17/4/1999 của bộ quốc phòng. - Đăng ký kinh doanh số 110786 ngày 10/6/1999 do uỷ ban kế hoạch thành phố Hà Nội cấp. - Giấy phép hành nghề xây dựng số 292 ngày 1/11/1996 do bộ xây dựng cấp. - Ngành nghề kinh doanh: Xây lắp và nhận thầu thi công các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông vận tải, thuỷ lợi, thuỷ điện, SXKD vật liệu xây dựng và vận tải hàng hoá. Công ty có các đơn vị thành viên sau. * Xí nghiệp 31: Xây dựng công trình. Trụ sở: Xã Thanh Trì - huyện Thanh Trì - Hà Nội. * Xí nghiệp 32: Xây dựng công trình giao thông. Trụ sở: Xã Phú Cường huyện Sóc Sơn - Hà Nội. * Xí nghiệp vật liệu xây dựng 897. Trụ sở: Xã Mông Hoá - Kỳ Sơn - Hoà Bình. * Đội 2: Vận tải hàng hoá. Trụ sở: Tại công ty. * Đội 5: Sửa chữa thiết bị xe máy công trình, thi công mặt đường giao thông Trụ sở: Tại công ty. Mặt khác căn cứ vào số liệu trong bảng tổng kết tài sản của công ty qua các năm 1997,1998,1999 cán bộ tín dụng đã tổng hợp thành bảng số liệu sau để có thể đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của công ty. Tình hình hoạt động tài chính của công ty XD 56 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT Trđ 1999 2000 2000/1999 2001 2001/2000 6t (2002) I.Tình hình SXKD 1. Sản lượng “ 2. Giá trị TSL “ 14991 20307 + 35,5% 28617 + 40,9% 22487 3. GTSL hàng tiêu thụ “ 14958 15725 + 5,1% 21410 + 36,2% 12513 4. Tổng chi phí “ 14291 15104 + 5,7% 20738 + 37,3% 12204 5. Kết quả SXKD “ 666 721 + 8,3% 672 - 6,8% 309 6. GT hàng tồn kho ứ đọng “ II. Tình hình tài chính “ 1. Vốn tự có: - Vốn LĐ “ 300 1250 +316,7% 1250 0% 1250 - Vốn CĐ “ 1867 1685 - 9,7% 4499 + 167% 4459 2. Vốn huy động “ 3. Vốn vay “ - Vay ngắn hạn: “ 3299 3972 + 20,4% 12534 + 215,5% 11558 Trong đó: + NHCT II “ 1600 2126 1300 2900 + NH QĐội “ 1000 8199 6800 + Nội bộ “ 34 25 940 1858 - Vay trung hạn “ 1264 702 - 44,5% 142 - 79,8% 0 - Vay dài hạn “ 401 119 - 70,3% 1953 + 1541% 1671 NHĐTXD, cục đầu tư “ 6725 8130 + 20,9% 13710 + 68,6% 15558 -Nợ khó đòi “ 4.Các khoản phải trả “ 4085 7952 +94,7% 14336 + 80,3% 18099 5. Tổng tài sản có “ 10853 16234 + 49,6% 31421 + 93,6% 37545 a. Nguyên giá “ 15660 16811 + 7,3% 20615 + 22,6% 21915 Đã khấu hao “ 12891 14188 +10,06% 14980 + 5,6% 15411 b. Tài sản lưu động “ 1118 5429 +385,5% 11716 + 115,8% 14663 6. Số lượng LĐ 372 345 343 329 7. Thu nhập B/Q năm 1000 395 480 +21,5% 560 + 16,7% 693 (Báo cáo tình hình tài chính doanh nghiệp) Qua kết quả sản xuất kinh doanh 3 năm ta thấy công ty xây dựng 56 là đơn vị làm ăn có lãi. Về chi tiết cán bộ thẩm định dự án lần lượt tính toán các chỉ tiêu có liên quan: * Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của xí nghiệp qua chỉ tiêu: + Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận: Trên doanh thu = Lợi nhuận của công ty / doanh thu của công ty Trên vốn = Lợi nhuận của công ty / Nguồn vốn của công ty * Đánh giá khả năng tự cân đối tài chính của công ty qua các chỉ tiêu: Hệ số tài trợ, khả năng thanh toán chung, khả năng thanh toán ngắn hạn. Từ các cách tính trên ta có bảng sau: Chỉ tiêu 1997 1998 1999 Tỷ suất lợi nhuận trên - Doanh thu 0,04 0,04 0,03 - Vốn 0,3 0,24 0,11 Hệ số tài trợ 0,2 0,18 0,18 Khả năng thanh toán chung 1,06 1,13 1,02 Khả năng thanh toán ngắn hạn 1,22 0,77 0,69 Tóm lại: Qua quá trình thẩm định doanh nghiệp vay vốn cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn, cũng như tình hình tài chính của công ty không được khả quan lắm, nhưng đây là doanh nghiệp xây lắp công trình nên có các khoản nợ trong các công trình chưa thanh toán lớn và trong các năm vừa qua doanh nghiệp làm ăn có lãi, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước đầy đủ, có quan hệ tín dụng với Ngân hàng và khách hàng tốt. Hơn nữa nhu cầu xây dựng đang ngày càng ra tăng và công ty đã có được uy tín tốt trên thị trường nên được khách hàng tin tưởng. Chính vì vậy có thể chấp nhận được. 3. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư Trước khi đi vào thẩm định sự cần thiết phải đầu tư ta đi vào thẩm định đôi chút cơ sở pháp lý của dự án. - Dự án đầu tư tăng năng lực khai thác SX đá của đơn vị đã được các cấp chủ quản thông qua. - Dự án của đơn vị đã có trong danh mục đầu tư theo chỉ định của chính phủ: QD 237 KTTH ngày 20/9/1999 của thủ tướng chính phủ. Các hợp đồng thương mại đã có. - Hợp đồng mua bán hàng hoá số 56 CM 2-2000 được ký kết giữa công ty COMEC S.P.A ITALY và công ty xây dựng công trình 56. - Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác số 597/ HĐKT giữa đơn vị và tổng công ty Thành An. Từ đó ta thấy cơ sở pháp lý của dự án là hợp lý ta đi vào thẩm định sự cần thiết phải đầu tư. Sự cần thiết phải đầu tư. Giá trị sản lượng công ty ngày càng tăng qua các năm do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng cao nhất là các đường địa phương và cầu cống, và chuẩn bị xây dựng xa lộ Bắc Nam. Do đó nhu cầu sản xuất đá phục vụ cho các công trình xây dựng và làm đường cũng ngày càng tăng. Song do sự cạnh tranh của cơ chế thị trường thôi thúc công ty phải đầu tư thêm máy móc thiết bị để chủ động trong công việc. Nhất là phục vụ trong công việc thi công một lúc ở nhiều nơi và nhiều công trình khác nhau tạo nên việc làm ổn định để khẳng định sự tồn tại của doanh nghiệp. Năm 2000 giá trị sản lượng KH là 50 tỷ, tăng so với năm 1999 là 78,57% trong đó tuyến đường trọng điểm Láng - Hoà Lạc là 20 tỷ. Công ty là đơn vị được thành lập từ năm 1959 do đó các loại tài sản cố định cũ đã khấu hao gần hết, hiện tai máy móc thiết bị của đơn vị vừa lạc hậu vừa cũ nát ( Trừ một số máy mới đầu tư ) thể hiện qua số liệu sau: TSCĐ ( 1999 ). ĐVT: Triệu đồng. Nguyên giá: 20615 Đã khấu hao: 14980 GT còn lại : 5635 Trong đó nguyên giá TSCĐ cũ là 16885, giá trị còn lại là 2112 tương ứng 12,5% giá trị còn lại. Do đó việc đầu tư nâng cấp thiết bị là cần thiết. Song theo dự án đã được duyệt tổng nhu cầu của đơn vị là đầu tư một dây chuyền sản xuất đá gồm nhiều thiết bị (11 loại và nhà xưởng .. .) tổng giá trị là 14760 triệu. Nhưng theo danh mục đầu tư, theo chỉ định của chính phủ đơn vị chỉ được đầu tư 4,5 tỷ trong năm 2000 do đó đơn vị đã đề nghị đầu tư trước máy chủ lực nhập ngoại là một dây chuyền nghiền sàng đá không thể sản xuất được trong nước. Các thiết bị khác như máy khoan đá, máy ép khí, máy xúc, ô tô vận chuyển, trạm biến áp.. . đơn vị sẽ tận dụng trên cơ sở thiết bị hiện có và vốn vay khác, đảm bảo tuy đầu tư không đồng bộ song vẫn sản xuất được đá, vì hiện tại đơn vị đã có 3 dây chuyền nghiền sàng đá vẫn hoạt động bình thường với công suất thấp 30 tấn/ h, sản lượng thấp không đáp ứng được nhu cầu. Nay xin đầu tư máy nới nhập ngoại của ITALY công suất 100 á 130 tấn/h đảm bảo thi công các công trình của công ty, còn lại sản phẩm bán ra thị trường. 4. Thẩm định dự án về phương diện thị trường Năm 1999 công ty đã và đang thi công các công trình sau: - Công trình nền đường lăn đầu tây sân bay quốc tế Nội Bài. - Đường 21 A Bình Lục - Nam Hà. - Nâng cấp đường 47 Thanh Hoá. - Đường cao tốc Láng Hoà - Lạc. - Công trình đắp nền đường bê tông xi măng của trường bắn Yên Sở Quân khu thủ đô.. . Như vậy nhu cầu về nâng cấp đường các sân bay, quốc lộ các địa phương và nhu cầu khác về XDCB ngày càng tăng. Song có nhiều đơn vị cùng tham gia trong lĩnh vực XDCB do đó sự canh tranh cũng gay gắt, thúc đẩy đơn vị phải đổi mới thiết bị công nghệ, chủ động trong sản xuất mới tồn tại được trong nền kinh tế thị trường. Hiện nay có nhiều đơn vị sản xuất đá do đó thế độc quyền của đơn vị là không có. Xong phương án giá đầu ra của đơn vị tại thị trường Hà Nội so với đơn vị bạn qua tham khảo 1 số đơn vị là: Công ty 56 Giao thông 3 Bê tông Hà Nội Công ty XD bảo tàng HCM Đá 0,5 ´ 1= 110.000đ/m3 85.000 97.000 97.000 1´ 2 = 110.000 90.000 95.000 95.000 2 ´ 4 = 105.000 85.000 95.000 95.000 4 ´ 6 = 85.000 73.700 80.000 80.000 Đơn vị đã ký hợp đồng nguyên tắc cung ứng cho công ty bê tông Hà Nội ( BT chèm cũ ) trong năm 2000. HĐ số 77/ HĐKT ngày 30/6/2000 công ty 56 cung ứng cho công ty BT xây dựng Hà Nội trong quý 3/2000 tổng số 8000m3 đá. Tuy nhiên nếu tính theo giá bình quân 95000đ/m3 loại đá tiêu thụ tại Hà Nội thì đơn vị vẫn có lãi. ( Cơ sở tính theo bảng giá ca máy QĐ 57 BXD - VKT ngày 30/3/94 của bộ XD) - Nếu vận chuyển bằng ô tô Kpa 3256 cước là 48.543 đ/m3 - Nếu vận chuyển bằng Ma 335549 cước là 50256 đ/m3 Nhưng nếu bán theo các đơn vị khác thì đơn vị vẫn có lãi. Loại đá Giá bán Giá thành Lãi Đá 0,5 ´ 1 và 1´ 2 - Nếu v/c bằng Kpa 3256 95000đ/m3 89531 5469 - Nếu v/c bằng Ma 335549 95000đ/m3 91244 3756 Sản lượng đá sản xuất ra có tỷ lệ 40% là đá 0,5 ´ 1 và đá 1 ´ 2 (tính thấp vì dây chuyền không đồng bộ) dùng để đổ bê tông phục vụ cho các công trình XD, đơn vị đã và đang cung cấp cho công ty bê tông Hà Nội, các công ty cầu đường 1,2,3.. . Sản lượng đá còn lại phục vụ thi công các công trình xây dựng đường bê tông xã, huyện và phục vụ các công trình nội bộ như Láng - Hoà Lạc đường thuộc địa bàn Hà Nội, Hà Tây, Hoà Bình.. . Như vậy đơn vị có lợi thế là đơn vị làm đường nên sản lượng đá có thể tự tiêu thụ được một phần, mặt khác nếu sản xuất bằng máy chuẩn (Mới 100% và nhập ngoại) - chất lượng đá và giá bán phù hợp với mặt bằng sẽ cạnh tranh được. 5. Địa điểm đầu tư và nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào. Theo dự án ban đầu ở mỏ Bờ Đầm - Thanh Thuỷ - Thanh Liêm - Nam Hà song do chưa đồng bộ cả dây chuyền nên công ty đưa về mở đá Thành Lập - Lương sơn - Hoà Bình để sản xuất thay hai máy cũ. Tổng công ty Thành An và tổng cục CNQP và kinh tế - Bộ Quốc phòng đã chấp nhận việc chuyển địa điểm này tại văn bản số 336 CV ngày 12/5/2000 của công ty 56. Theo hợp đồng thuê đất ngày 4/3/1999 được ký kết giữa 3 bên. - Công ty 56 ( XN 897 ) - Sở địa chính Hoà bình - UBND huyện Lương Sơn Đơn vị được khai thác 10.000 m2 diện tích núi đá, trữ lượng đá là 1.080.000m3 đủ để khai thác trong 9 năm ( Đây là mỏ khai thác tạm thời trong thời gian chờ đợi đầu tư hoàn chỉnh dây chuyền ). Sau đó chuyển về Nam Hà, do có trữ lượng đá đảm bảo được lượng đã khai thác của dây chuyền SX đá. 6. Thẩm định dự án về phương diện kỹ thuật Nguồn gốc của công ty là sát nhập từ 4 xí nghiệp trong đó có XN vận tải thi công cơ giới và XN 897 đã sản xuất từ nhiều năm trước. Công ty có đội ngũ công nhân và thợ sửa chữa xe và lái máy 190/290 ( lao động chuyên sử dụng máy thi công ) do đó sau khi mua sẽ đưa máy vào sử dụng được ngay. Tuy đầu tư không đồng bộ song do tham khảo đơn vị bạn, máy đầu tư là máy chủ lực trong hệ thống dây chuyền SX đá và không sản xuất được trong nước. Mặt khác công ty đã được cấp chủ quản chấp nhận đầu tư thiết bị lẻ dây chuyền sản xuất đá trên tại công văn số 336/CV ngày 12/5/2000 Nhu cầu đầu tư: Một dây chuyền nghiền sàng đá bao gồm: TT Tên máy Số lượng 1 Máy nghiền cấp 1 loại GPT - P90 - 65 có thể di chuyển được, có gắn sống trượt. 01 2 Bộ phận rung loại VV 1554 có gắn sống trượt 01 3 Máy nghiền côn IDGOGIR 900N có gắn sống trượt 01 4 Trạm phân phối điện có công suất KW 200 01 7. Thẩm định về phương diện tài chính. Cán bộ tín dụng tính toán sự thành công của việc đầu tư thêm máy và đưa ra số liệu ở bảng sau: Dây chuyền sản xuất đá Đơn vị: 1000đ TT Chỉ tiêu Đơn vị Trước đầu tư Sau đầu tư Chênh lệch 1 Giá trị sản lượng 1000đ 1487988 3401085 1913097 2 Khối lượng sản phẩm m3 36000 82285 46285 3 Lợi nhuận 1000đ 180216 231702 51486 4 Tổng GTMMTB trong đó 3866000 8345000 4479000 _ Máy khoan đá 4c 160000 160000 _ Máy dập đá 1c 120000 120000 _ Máy ép hơi 2c 140000 140000 _ Máy ủi 2c 350000 350000 _ Máy xúc 2c 1500000 1500000 _ Ô tô vận chuyển 2c 156000 156000 _ Trạm nghiền 1c 640000 5119000 4479000 _ Trạm biến thế _ Sân bãi 800000 800000 5 Lao động Người 35 53 + 18 7.1 Thẩm định hiệu quả kinh tế chung của dây chuyền mới - Với số máy mới, thiết bị mới trên được đầu tư sản lượng hàng năm sẽ tăng 46.285 m3 - Hiện tại với số lượng 3 máy cũ năng suất đạt: 30 T/h một năm sản xuất được: 3 máy ´ 30 T ´ 7 h ´ 240 ngày ´50%công suất = 54.000 m3 1,4 tấn - Đầu tư máy mới thay 2 máy cũ năng xuất đạt ( Vì đầu tư chưa đồng bộ nên công suất máy chưa đủ, chỉ tính 60% công suất với ngày lao động bình quân 20 ngày/ tháng ) 100 T ´ 8 h ´ 240 ngày ´ 60% công suất = 82.285 m3 1,4 tấn - Giá thành bình quân 1m3 đó tại mỏ 36.327 đ/m3 - Giá bán bình quân 1m3 đó tại mỏ 41.333 đ/m3 - Giá trị sản lượng tăng so với 2 máy cũ. 82.285m3 - [ ( 54.000 m3 : 3 ) x 2 máy ] x 41.333đ = 1.913.097.905 đ -Lợi nhuận tăng so với 2 máy cũ: m3 ´ ( 41.333 đ - 36.327 đ ) = 231.702.710 đ 7.2 Thẩm định hịệu quả kinh tế riêng do vốn vay ngân hàng đem lại Phần lợi nhuận do vốn đầu tư mang lại. 231.702.710 đ ´ 4.450.000.000 = 123.556.268 đ 8.345.000.000 Phân phối lợi nhuận: 123.556.268 đ Trong đó: - Nộp Ngân sách nhà nước: đ ´ 25% = 30.889.067 đ - Nộp bộ quốc phòng. ( 123.556.268 đ - 30.889.067 ) ´ 20% = 18.533.440 - Trích quỹ đầu tư phát triển. ( 123.556.268 - 30.889.067 - 18.533.440 ) ´ 50% = 37.066.880 -Trích 2 quỹ dự phòng. - 30.889.067 - 18.533.440 ) ´ 25% =11.120.064 - Quỹ khen thưởng phúc lợi. (123.556.268 - 30.889.067 - 18.533.440 -37.006.880 - 11.120.064) = 25.946.817. Phần trả nợ ngân hàng từ phân phối lợi nhuận. + 11.120.064 = 48.186.944 đ Như vậy đầu tư máy đã góp phần tăng sản lượng 46.285 m3, tăng giá trị sản lượng 1.913.097, tăng lợi nhuận 231.702.710 đ, nộp ngân sách tăng 49.422.507đ 7.3 Thẩm định việc dự toán vốn đầu tư Để thẩm định việc dự toán vốn đầu tư cán bộ tín dụng đã dự vào các tài liệu sau. Danh mục đầu tư theo chỉ định của chính phủ ; QĐ 237 KTTH ngày 20/9/1999 của thủ tướng CP. Hợp đồng mua bán hàng hoá số 56 CM 2 - 2000 được ký kết giữa công ty COMEC SPA ITALY và công ty xây dựng công trình 56. Và các tài liệu khác. ( Với tỷ giá 1USD = 11.690VNĐ theo tỷ giá ngày 11/7/2000 ) TT Danh mục đầu tư VNĐ USD 1 Dây truyền nghiền sàng chính 4.238.794.000 362.600 2 Phụ tùng thay thế 151.970.000 13000 3 Phí vận tải đến nơi lắp đặt 49.098.000 4.200 4 Tổng cộng 4.439.862.000 379.800 5 Chi phí khác 750.000.000 Với tổng số tiền 4.439.862.000 cán bộ tín dụng tính tròn số là 4.450.000.000 VNĐ và khi phát tiền vay sẽ tính theo giá cụ thể của ngày vay. * Về nguồn vốn đầu tư: Tổng 5,2 tỷ Trong đó: Vay NH 4,450 tỷ chiếm tỷ trọng 85,58% Vốn đơn vị: 0,75 tỷ chiếm tỷ trọng 14,42% - Nguồn vốn vay Ngân hàng đã có trong danh mục bổ sung ( QĐ 327 ngày 20/9/1999 của thủ tướng chính phủ là 4,5 tỷ ) - Nguồn vốn đơn vị: Trích từ quỹ phát triển sản xuất năm 1999 là 200 triệu, quỹ đầu tư XDCB là 200 triệu, số còn lại thiếu 350 triệu sẽ lấy từ nguồn vốn KHCB - TSCĐ năm 2000. * Xem xét công nghệ nhập. - Nhập ngoại mới 100% của ITALY dây chuyền nghiền sàng đá. 7.4 Thẩm định phương án hoàn trả vốn Ngân hàng - Giá mua thiết bị Ngân hàng cho vay là: 4.450.000.000 đ - Nguồn trả nợ Ngân hàng. + Từ KHCB - TSCĐ mới đầu tư; 5.200.000.000đ: 7năm: 5.200.000.000 đ ´ 4.450.000.000 đ = 635.714.285 + Từ lợi nhuận: 48.186.944 Tổng = 683.901.229 đ 683.901.229 Vậy: Bình quân mỗi tháng trả nợ là: = 56.991.769 12 Số tháng trả nợ. 4.450.000.000 = 78,08 tháng ằ 6 năm 5 tháng 56.991.769 + Thời gian ân hạn : 3 tháng. + Thời gian vay vốn: 6 năm 8 tháng. + Thời gian thu nợ : Từ tháng 11/2000 đén tháng 4/2004 7.5 Tài sản thế chấp Theo văn bản hướng dẫn số 572/NHCT - DA ngày 26/3/2000 đối với các dự án đầu tư theo chỉ định của chính phủ, các doanh nghiệp nhà nước không phải thế chấp tài sản. 8. Đánh giá chung Căn cứ vào kết quả thẩm định đã nêu ở trên cho thấy việc đầu tư dây chuyền nghiền sàng đá của công ty là cần thiết. Công ty là đơn vị có quan hệ tín dụng với Ngân hàng đã nhiều năm và là đơn vị có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng. Mặt khác công ty đã và đang sản xuất đá do đó đầu tư máy là sản xuất được ngay. Công ty là đơn vị làm đường nên bao tiêu được một phần sản phẩm. Trong các năm qua giá trị sản lượng của công ty luôn luôn tăng, thể hiện qua số liệu sau; Năm 1998 tăng 5,12 % so với năm 1997. Năm 1999 tăng 36,15 % so với năm 1998. Năm 2000 tăng 78,57% so với năm 1999. Do đó nhu cầu đổi mới thiết bị cũng như nhu cầu vốn ngắn hạn ngày càng tăng. Về vấn đề đầu tư chưa đồng bộ và thay đổi địa điểm - cơ quan chủ quản đã chấp nhận và xác nhận với dự án của đơn vị theo văn bản số 336/CV ngày 12/5/97. Trong quan hệ vay vốn với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội, phòng kinh doanh đã đi xác minh tại NHTM cổ phần Quân Đội và đơn vị đã xác nhận tốt trong quan hệ tín dụng là vay trả sòng phẳng và không có nợ quá hạn ( Tại văn bản số 433/ TC ngày 30/7/2000 ). Theo tôi dự án này khả thi, đầu tư được và có khả năng trả được nợ Ngân._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0239.doc
Tài liệu liên quan