Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí

Lời mở đầu Quản trị tài chính là một trong những nhiệm vụ kinh doanh rất phức tạp nhưng lại đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh luôn biến động – thậm chí hỗn loạn và từ đó cũng luôn nẩy sinh những cơ hội kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận hoặc rủi ro mà các nhà quản trị phải có khả năng nắm bắt được chúng. Chính vì vậy vai trò của mọi nhà quả trị tài chính trở nên đặc biệt quan trọng, họ vừa hoạch định nguồn vốn kinh doanh,

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vừa sử dụng một cách có hiệu quả cao nhất để nắm bắt những cơ hội và tránh được những rủi ro. Việt Nam đang hoạt động với một nền kinh tế thị trường, thế nhưng đáng tiếc hầu hết các doanh nghiệp nước ta chưa thực sự quan tâm “làm thế nào để quản lí và sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất”. Hầu hết tài chính ở các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ dừng lại ở kế toán và sử dụng vốn một cách tự phát chứ chưa hoạch định và có biện pháp quản lí vốn theo kế hoạch hữu hiệu. Nguyên nhân này một phần do giai đoạn chuyển đổi cơ chế mới bắt đầu, các doanh nghiệp nước ta còn nhiều bỡ ngỡ với nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn thấp kém cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Xuất phát từ những suy nghĩ trên, sau một thời gian thực tập tại Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí, em quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí “. Vốn lưu động là một bộ phận nằm trong vốn kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng nó chính là mạch máu, quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với sự luân chuyển biến đổi hình thái liên tục của nó, công tác quản trị vốn lưu động trở nên khó khăn, phức tạp đói hỏi tốn công sức. Tuy nhiên hiệu quả của công tác này đối với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là rất quan trọng. Do kiến thức và thời gian hạn chế, đề tài khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong được sự góp ý của thày cô và các bạn để hoàn thành ý tưởng này tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Vũ Minh Trai cùng toàn thể cô chú trong Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí đã giúp em hoàn thành đề tài này. Nội dung đề tài được chia làm 3 phần: Phần I: Vốn lưu độn và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp Phần II: Thực trạng về sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí PhầnIII: Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí . Phần I Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp I. Khái niệm, hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Khái niệm, đặc điểm vốn lưu động 1.1.Khái niệm. Một doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh ngoài tư liệu lao động phải có đối tượng lao động. Đối tượng lao động trong doanh nghiệp được thể hiện thành các bộ phận. Một bộ phận là vật tư dự trữ cho quá trình sản xuất làm cho quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên liên tục ( như nguyên, nhiên, vật liệu...), một bộ phận khác là vật tư đang trong quá trình chế biến, sản phẩm dở dang, thành phẩn, hàng hoá. Mặt khác doanh nghiệp nào cũng gắn liền với lưu thông, do đó trong lưu thông lại hình thành nên một số khoản hàng hoá, tiền tệ và vốn trong thanh toán. Như vậy, doanh nghiệp nào cũng phải có vốn thích đáng để đầu tư mua sắm các tài sản ấy, số tiền ứng trước về những tài sản đó gọi là vốn lưu động trong doanh nghiệp. Hay nói một cách tổng quát: Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, được biểu hiện bằng giá trị của tài sản lưu động bao gồm tiền mặt, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu, dự trữ tồn kho và các tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng một năm trở lại mà không làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. Đặc điểm vốn lưu động - Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của phần tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá tình sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào giá trị hàng hoá và thông qua lưu thông toàn bộ giá trị của chúng được hoàn lại một lần sau một chu kì sản xuất kinh doanh. - Vốn lưu động khi được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ luân chuyển không ngừng và mang nhiều hình thái khác nhau. Vòng luân chuyển của vốn lưu động được thể hiện qua sơ đồ tổng quát sau. Vốn bằng tiền ban đầu Vốn bằng tiền thu hồi Vốn vật chất + Vốn lưu động bằng tiền ban đầu, ở dạng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tương tiền... + Khi doanh nghiệp sử dụng tiền để mua sắm nguyên, vật liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm đầu vào...Vốn bằng tiền chuyển sang vốn vật chất. Vốn vật chất này khi tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm sẽ biểu hiện tiếp tục ở dạng vốn vật chất dưới hình thức: sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm... + Khi thành phẩm được tiêu thụ, vốn vật chất trở về hình thái vốn bằng tiền ban đầu kết thúc một vòng luân chuyển vốn lưu động và bắt đầu vòng luân chuyển mới... Quá trình trên được diễn ra liên tục và thường xuyên lập lại theo chu kì và được gọi là quá trình tuần hoàn và chu chuyển của vốn lưu động. Trong thực tế, quá trình vận động của vốn lưu động diễn biến phức tạp hơn nhiều bởi vì ngoài các giai đoạn cơ bản như trên, vốn lưu động có khi còn phải chuyển hoá qua một hoặc nhiều giai đoạn trung gian như: công nợ phải thu của người mua vật tư hàng hoá chưa trả tiền, công nợ phải trả của người bán đã nhận tiền nhưng chưa giao hàng, các khoản tiền tạm ứng cho công nhân viên chưa được thanh toán, các khoản vốn phải thu khác... - Trong quá trình vận động, các giá trị của vốn lưu động có thể được biểu diện qua các chỉ tiêu kinh tế khác nhau. + Khi vốn lưu động được đầu tư vào chu kì sản xuất kinh doanh, giá trị của vốn lưu động được biểu hiện qua chi phí biến đổi (như chi phí nguyên vật liệu, chi phí cho lao động trực tiếp, chi phí thuê ngoài chế biến, hoa hồng bán hàng...) + Khi vốn lưu động được hoàn lại, một phần giá trị vốn lưu động được biểu hiện qua doanh thu bán hàng sau mỗi chu kì sản xuất kinh doanh. Cơ cấu vốn lưu động Để quản lí và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Thông thường có các cách phân loại sau đây: 2.1.Căn cứ vào quá trình tuần hoàn và luân chuyển của vốn lưu động: Người ta chia vốn lưu động thành 3 loại: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất gồm giá trị các khoản: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao động nhỏ. - Vốn lưu động trong khâu sản xuất gồm các khoản: giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển... - Vốn lưu động trong khâu lưu thông gồm: thành phẩm, svốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, các khoản thế chấp, kí cược, kí quỹ ngắn hạn. Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng công đoạn sản xuất. Nó giúp cho doanh nghiệp có biện pháp kịp thời để điều chỉnh cơ cấu vốn sao cho có hiệu quả nhất ( như việc hạn chế vật liệu và thành phẩm tồn kho...) 2.2. Căn cứ vào nguồn tài trợ * Nguồn tài trợ dài hạn: Là những nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng trên một năm gồm những khoản sau. Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm: + Nguồn vốn do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách. + nguồn vốn cổ phần do phát hành cổ phiếu. + Nguồn vốn có do liên doanh, liên kết. + Nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận giữ lại. Nguồn vốn nợ dài hạn: Là những khoản nợ dài hạn của danh nghiệp, thường là trên một năm hoặc phải trả sau một kỳ kinh doanh, không phân biệt đối tượng và mục đích cho vay. Nợ dài hạn có thể là vay ngân hàng hoặc phát hành các loại trái phiếu dài hạn. * Nguồn tài trợ ngắn hạn: Là những khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng một chu kỳ kinh doanh, thông thường là một năm. Nguồn ngắn hạn bao gồm những khoản sau: Nợ dài hạn đến hạn trả. Tín dụng thương mại: Đây là nguồn vốn ngắn hạn thường hay được các doanh nghiệp khai thác nhất. Nó còn được gọi là tín dụng nhà cung cấp. Nguồn vốn này được khai thác một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp. Nguồn vốn tín dụng thương mại có ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ đối với toàn doanh nghiệp mà đối với toàn bộ nền kinh tế. Trong một số công ty, nguồn vốn tín dụng thương mại dưới dạng các khoản phải trả có thể chiếm tới 20% thậm chí 30% trong tổng nguồn vốn. Có thể nói, đây là một phương pháp tài trợ tiện lợi trong kinh doanh, mặt khác nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Các điều kiện ràng buộc cụ thể có thể được ấn định khi hai bên ký kết hợp đồng kinh tế nói chung. Tuy nhiên cần nhận thấy tính chất rủi ro của nguồn vốn này khi quy mô tài tọ vượt quá giới hạn an toàn. Đó là mức chi phí cho các khoản trả chậm. Khi mua bán hàng hoá trả chậm, chi phí này thương được ấn định dưới hình thức thay đổi mức giá (nâng đơn giá cao hơn để bao hàm lãi suất tín dụng trong đó). Tốt nhất, tuỳ theo lãi suất và thời hạn, doanh nghiệp phải xác định quy mô khoản tín dụng này ở mức an toàn nhất. Tín dụng ngân hàng: Trong một khoảng thời gian ngắn nhất, đây là nguồn tài trợ quan trọng đối với doanh nghiệp. Các ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất theo các phương thức sau: + Cho vay theo món: Theo phương thức này, khi phát sinh nhu cầu bổ sung vốn với một lượng nhất định và thời gian xác định, doanh ngihệp làm đơn xin vay. Nếu được ngân hàng chấp nhận, ngân hàng sẽ ký khế ước nhận nợ và sử dụng tiền vay. Việc trả nợ được thực hiện theo các kỳ hạn nợ hoặc trả một lần vào ngày đáo hạn. + Cho vay luân chuyển: Phương pháp này được áp dụng khi doanh nghiệp có nhu cầu vốn bổ sung thường xuyên trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh và đáp ứng những điều kiện nhất định mà ngân hàng đặt ra. Theo phương thức này, doanh nghiệp và ngân hàng thoả thuận một hạn mức tín dụng cho một thời gian nhất định (ví dụ 1 năm). Hạn mức tín dụng được xác định trên nhu cầu vốn bổ sung của doanh nghiệp và mức cho vay tối đa mà ngân hàng có thể chấp nhận được. Căn cứ vào hạn mức tín dụng đã thoả thuận, doanh nghiệp có thể nhận tiền vay nhiều lần, nhưng tổng các món nợ không được vượt quá hạn mức đã xác định. Các khoản nợ ngắn hạn khác: Bao gồm các khoản như lương và phụ cấp phải trả cho công nhân viên, thuế phải nộp cho Nhà nước, tiền ứng trước của khách hàng, các khoản chi phí chưa chi... Tài sản lưu động Vay ngắn hạn Vay dài hạn Vốn chủ sở hữu Sơ đồ 3: Các nguồn vốn tài trợ cho tài sản lưu động Việc phân loại vốn lưu động theo cách này sẽ giúp doanh nghiệp luôn biết được cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của mình. Từ đó có thể đưa ra cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm tối đa chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp 2.3. Căn cứ vào hình thái biểu hiện ta có: Vốn bằng tiền: Bao gồm tiền mặt hiện có trong két, tiền gửi ngân hàng và các khoản tiền đang chuyển. Nó được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngay lập tức của doanh nghiệp. Tiền bản thân nó là loại tài sản không sinh lãi. Do vậy, trong công tác quản lý tiền thì việc tối thiểu hoá lượng tiền phải giữ là mục tiêu quan trọng nhất. Tuy nhiên, việc giữ tiền trong kinh doanh cũng hết sức cần thiết bởi những lý do sau: - Giữ đủ tiền mặt giúp doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội trong kinh doanh, chủ động trong các hoạt động thanh toán chi trả. - Khi mua hàng hoá dịch vụ, nếu có đủ tiền mặt, công ty có thể được hưởng lợi thế chiết khấu. - Khi có đủ tiển mặt doanh nghiệp có thể đối phó với những tình huống khẩn cấp như hỏa hoạn, đình công... Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Do tiền không sinh lãi nên những doanh nghiệp muốn duy trì một lượng tài sản có tính lỏng cao thường để chúng dưới dạng đầu tư tài chính ngắn hạn. Chúng thường là những chứng khoán như trái phiếu hoặc cổ phiếu dễ dàng mua và bán trên thị trường tài chính theo mức giá đã định. Khác với việc giữ tiền, đầu tư tài chính mang lại một khoản thu nhập cho doanh nghiệp. Sự chuyển dịch từ tiền sang chứng khoán ngắn hạn tuỳ theo khả năng của các nhà quản lý tài chính và tuỳ thuộc vào lãi suất thị trường. Các khoản phải thu: Đây là một trong những bộ phận quan trọng của vốn lưu động. Khi doanh nghiệp bán hàng hoá của mình cho doanh nghiệp khác, thông thường người mua sẽ không trả tiền ngay lúc giao hàng. Các hoá đơn chưa được trả tiền này thể hiện quan hệ tín dụng thương mại và chúng tạo nên những khoản phải thu khách hàng. Các khoản phải thu khách hàng có tính “lỏng” ở mức trung bình, thường được chuyển thành tiền trong từ 30-60 ngày. Tuy nhiên cũng có những trường hợp rủi ro do khách hàng không trả tiền. Do vậy khi xem xét thực hiện chính sách tín dụng thương mại, doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ. Ngoài ra còn có một số khoản phải thu khác như thu nội bộ, tiền ứng trước cho người bán, tiền thế chấp... Hàng dự trữ: Bao gồm vật tư, hàng hoá, thành phẩm, giá trị sản phẩm dở dang. Đây là loại tài sản có tính “lỏng” thấp nhưng rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Do vậy, doanh nghiệp cần có phương pháp quản lý hiệu quả để tránh thiếu hay tồn đọng quá lớn gây khó khăn cho sản xuất. Tài sản lưu động khác: Đây là những khoản tồn tại của vốn lưu động mà người ta khó có thể phân loại chúng vào một nhóm nào đó. Nó bao gồm: tạm ứng, chi phí trả trước chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản ký quỹ, ký cược... Tạm ứng là những khoản tiền doanh nghiệp giao cho cán bộ công nhân viên nhận tạm để thực hiện nhiệm vụ nào đó cho doanh nghiệp. Chi phí trả trước là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và sẽ được kết chuyển sau này. Dựa vào cách phân loại này, doanh nghiệp có cơ sở để thanh toán, kiểm tra kết cấu tối ưu của vốn lưu động, từ đó có những quyết định để việc tận dụng số vốn lưu động đã bỏ ra. 1.4. Căn cứ vào phương pháp xác định Có thể chia vốn lưu động làm 2 loại: Vốn lưu động định mức: là số vốn lưu động cần thiết tối thiểu, thường xuyên trong hoạt động kinh doanh, bao gồm có: vốn dự trữ, vốn trong sản xuất và thành phẩm, hàng hoá mua ngoài cần cho tiêu thụ sản phẩm, vật tư thuê ngoài chế biến. Vốn lưu động không định mức: là số vốn lưu độn phát sinh trong quá trình kinh doanh nhưng không có căn cứ để tính toán định mức được. Mặc dù có thể phân loại vốn lưu động theo nhiều tiêu thức khác nhau, song về cơ bản,vốn lưu động được cấu thành từ các khoản mục nhất định mà mỗi một trong số đó đều có vị trí và tầm quan trọng riêng. Vì vậy việc hiểu rõ từng bộ phận của vốn lưu động nhằm sử dụng chúng một cách có hiệu quả nhất là đòi hỏi tất yếu được đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp. hiệu quả sử dụng vốn lưu động 3.1. Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động Đặc trưng cơ bản nhất của vốn lưu động là sự luân chuyển liên tục trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào sản phẩm trong chu kì kinh doanh. Do vậy khi đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động, người ta chủ yếu đánh giá về tốc độ luân chuyển của nó. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt công tác, mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp hợp lí hay không hợp lí, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay không tốt, các khoản phí tổn trong sản xuất kinh doanh cao hay thấp, tiết kiệm hay không tiết kiệm. Ngoài mục tiêu sử dụng cho mua sắm, dự trữ, vốn lưu động còn được sử dụng trong thanh toán. Bởi vậy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn thể hiện ở khả năng đảm bảo lượng vốn lưu động cần thiết để thực hiện thanh toán. Đảm bảo đầy đủ vốn lưu động trong thanh toán sẽ giúp doanh nghiệp tự chủ hơn trong kinh doanh, vừa tạo uy tín với bạn hàng và khách hàng. Tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ và năng lực quản lí vốn lưu động của doanh nghiệp, đảm bảo vốn lưu động được luân chuyển với tốc độ cao, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp luôn ở tình trạng tốt và mức chi phí vốn bỏ ra là thấp nhất. 3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 3.2.1.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh *Sức sản xuất của vốn lưu động : Là chỉ số được tính bằng tỷ lệ giữa tổng doanh thu tiêu thụ trong một kì chia cho vốn lưu động bình quân trong kì của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhanh hay chậm, trong một chu kì kinh doanh vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng Sức sản xuất của vốn lưu động = Tổng doanh thu tiêu thụ Vốn lưu động bình quân Nếu chỉ số này tăng so với những kì trước thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động luân chuyển vốn có hiệu quả hơn và ngược lại. *Thời gian của một vòng chu chuyển Thời gian một vòng chu chuyển Thời gian của kì phân tích Số vòng quay của vốn lưu động trong kì = Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho một vòng quay của vốn lưu động trong kì phân tích. Thời gian luân chuyển của vốn lưu động càng ngắn thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động rất linh hoạt, tiết kiệm và tốc độ luân chuyển của nó sẽ càng lớn. *Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Vốn lưu động bình quân Tổng số doanh thu tiêu thụ = Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh để được một đồng doanh thu tiêu thụ thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn lưu động tiết kiệm được càng lớn. *Sức sinh lợi của vốn lưu động: Sức sinh lợi của vốn lưu động Lợi nhuận trước thuế Vốn lưu động bình quân trong kì = Chỉ tiêu này đánh giá một đồng vốn lưu động hoạt động trong kì kinh doanh thì tạo tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. 3.2.2. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động a. Các khả năng về khả năng thanh toán Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện khá rõ nét qua một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kì với các khoản phải thanh toán trong kì. Do tính chất “lỏng” cao, vốn lưu động được coi là nguồn chủ yếu để thực hiện thanh toán của doanh nghiệp. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán gồm: *Hệ số thanh toán hiện hành: Là tỷ lệ được tính bằng cách chia tài sản lưu động cho nợ ngắn hạn. Tài sản lưu động thường bao gồm tiền, các khoản chứng khoán ngắn hạn bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng, tín dụng thương mại và các khoản phải trả khác. Cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều có một thời hạn tồn tại rất ngắn (thường < 1 năm ). Tỷ lệ này là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn các khoản nợ đó. Hệ số thanh toán hiện hành Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn = Tuỳ thuộc vào từng ngành kinh doanh và từng thời kỳ kinh doanh mà hệ số này được đánh giá là tốt hay xấu. Tuy nhiên, chủ nợ sẽ tin tưởng hơn nếu chỉ số này của doanh nghiệp > 1. *Hệ số thanh toán nhanh: Là tài sản được tính bằng cách chia tài sản quay vòng nhanh cho nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Tài sản dự trữ (tồn kho), là những tài sản khó chuyển đổi thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu được đem bán. Do vậy, hệ số thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ và được xác định bằng cách lấy tài sản lưu động trừ đi phần dự trữ và chia cho nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh Tài sản lưu động- dự trữ Nợ ngắn hạn = = Tiền mặt + CK ngắn hạn + phải thu Nợ ngắn hạn Nếu chỉ số này >1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá là khả quan, ngược lại doanh nghiệp sẽ có nguy cơ rơi vào tình trạng vỡ nợ. *Hệ số thanh toán tức thời: Tỷ lệ này phản ánh khả năng thanh toán ngay lập tức tại thời điểm xác định tỷ lệ không phụ thuộc vào các khoản phải thu và dự trữ. Nó được tính bằng tỷ lệ giữa tổng số vốn bằng tiền hiện có và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tổng số vốn bằng tiền được xác định là toàn bộ số tiền mặt và chứng khoán thanh khoán có khả năng thanh khoản cao mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Hệ số thanh toán tức thời Tiền mặt + CK ngắn hạn Nợ ngắn hạn = Chỉ số này thường > 0,5 đối với các doanh nghiệp được đánh giá là có tình hình thanh toán tương đối tốt. Ngược lại thì doanh nghiệp khó khăn trong tiền mặt dự trữ. Tuy nhiên, nếu suất này quá cao thì nó lại phản ánh tình hình không tốt vì lượng vốn bằng tiền quá lớn gây rủi ra chi phí cơ hội cao, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. b. Nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng hoạt động của các bộ phận của vốn lưu động. Vốn lưu động được hợp thành từ nhiều bộ phận cấu thành. Do vậy, khi xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta cần đánh giá đến những chỉ tiêu hoạt động của bộ phận cấu thành nên vốn lưu động. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: *Vòng quay tiền mặt: Vòng quay tiền mặt Tổng doanh thu tiêu thụ Tiền mặt và CK ngắn hạn bình quân = Vòng quay tiền mặt phản ánh một dòng tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn tạo được mấy đồng doanh thu trong kì nghiên cứu hay nó quay được bao nhiêu vòng. Chỉ số này nói lên hiệu quả sử dụng tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng có hiệu quả tài sản này. *Vòng quay hàng tồn kho: Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng đánh giá hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vòng quay dự trữ được xác định bằng tỷ lệ giữa doanh thu tiêu thụ trong năm và giá trị tài sản dự trữ (nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hoá) bình quân. Vòng quay hàng tồn kho = Tổng doanh thu tiêu thụ Dự trữ bình quân Thông thường chỉ tiêu này > 9 thì được đánh giá là tương đối tốt. *Thời gian một vòng quay hàng tồn kho: Thời gian một vòng quay hàng tồn kho = Thời gian kì phân tích Số vòng quay hàng tồn kho trong kì Chỉ tiêu này cho biết trong một chu kì kinh doanh, hàng dự trữ quay hết một vòng tốn bao nhiêu thời gian. Chỉ tiêu này có thể lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào ngành kinh doanh và tính chất của sản phẩm. Tuy nhiên, dù thế nào thì nó vẫn rất quan trọng đối với quản lí hàng tồn kho. Doanh nghiệp có khả năng quản lí vốn dự trữ tốt thì chỉ tiêu này thường nhỏ hơn sơ với chỉ tiêu trung bình của ngành, nó phản ánh đông vốn lưu động của doanh nghiệp rất linhh hoạt không bị ứ đọng ở khâu dự trữ. *Vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay của các khoản phải thu = Tổng doanh thu tiêu thụ Các khoản phải thu bình quân Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng thu hồi vốn từ các khoản phải thu của doanh nghiệp. Nó xác định trong một chu kì kinh doanh các khoản phải thu của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. *Kì thu tiền bình quân: Trong phân tích tài chính, chỉ tiêu này đực sử dụng để đánh giá khả năng thu hồi vốn trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân một ngày. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng của doanh nghiệp và các khoản trả trước. Kì thụ tiền bình quân = Các khoản phải thu Doanh thu bình quân một ngày Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để doanh nghiệp thu được nợ từ các khoản phải thu trong một ngày là bao nhiêu. Nó cũng đánh giá thể hiện rõ chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp (thoáng hay chặt chẽ). Chỉ tiêu này nằm vào khoảng từ 20-30 ngày là có thể chấp nhận được. II. các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Các chỉ tiêu trên đã cho thấy sự đánh giá khá đầy đủ về tình hình sử dụng vốn lưu động trong một doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động quản kinh doanh vốn rất đa dạng. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động không chỉ được đánh giá từ giác độ định lượng tài chính. Muốn thực hiện tốt công tác phân tích, đánh giá quản lí để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì cần xem xét dưới một góc độ nhìn tổng thể. Do đó, để có kết quả đánh giá chính xác thì cần xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này. ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động có rất nhiều nhân tố, tuy nhiên để tiện lợi cho việc nghiên cứu ta có thể chia làm hai nhóm: nhóm nhân tố chủ quan. Quản trị vốn tiền mật. Tiền mặt tại quỹ là một bộ phận quan trọng cấu thành vốn bằng tiền của doanh nghiệp . Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn có nhu cầu dự trữ tiền mặt hay tiền mặt tương đương( các chứng khoán có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt dẽ dàng ) ở một quy mô nhất định. Nhu cầu dự trữ tiền mặt trong doanh nghiệp thông tường là để đáp ứng nhu cầu giao dịch hằng ngày như mua sắm hàng hoá, vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và động lực “ đầu cơ ‘ trong việc dự trữ tiền mặt để có thể sử dụng ngay khi xuất hiện các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc duy trì một mức tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp cơ hội thu được chiết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Quy mô vốn tiền mặt là kết quả thực hiện nhiều quyết định kinh doanh trong các thời kỳ trước, song việc quản trị vốn tiền mặt không phải là một việc thụ động. Nhiệm vụ quản trị vốn tiền mặt do đó không chỉ là đảm bảo cho doanh nghiệp có đầy đủ lượng vốn tiền mặt cần thiết để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán mà quan trọng hơn là tối ưu hoá số ngân quỹ hiện có, giảm tối đa các rủi ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái và tối ưu hoá việc đi vay ngắn hạn hoặc đầu tư kiếm lời. Nội dung quản trị vốn tiền mặt trong doanh nghiệp thông thường bao gồm: - Xác định mức tồn tối thiểu. Mức tồn quỹ tối thiểu cần được xác định sao cho doanh nghiệp có thể tránh được . + Rủi ro do không có khả năng thanh toán ngay, phải ra hạn thanh toán nên phải trả lãi cao hơn. + Mất khả năng mua chịu của doanh nghiệp + Không có khả năng tận dụng các cơ hội kinh doanh tốt. Phương pháp thường dùng để xác định mức tồn quỹ tối thiểu là lấy mức xuất quỹ trung bình hằng ngày nhân với số lượng ngày dự trữ tồn quỹ. - Dự đoán và quản lý các nguồn nhập xuất ngân quỹ . - Dự đoán ngân quỹ là tập hợp các dự kiến về nguồn và sử dụng ngân quỹ. Ngân quỹ hằng năm được lập vừa tổng quát vừa chi tiết cho từng tháng và tuần.. Dự đoán các nguồn nhập ngân quỹ bao gồm luồng thu nhập thu nhập từ kết quả kinh doanh, luồng đi vay và các nguồn tăng vốn khác. Trong các luồng thu nhập ngân quỹ kể trên, luồng nhập ngân quỹ từ kết quả kinh doanh là quan trọng nhất. Nó được dự đoán dựa trên cơ sở các khoản doanh thu bằng tiền mặt dự kiến trong kỳ. Dự đoán các nguồn xuất ngân quỹ thường bao gồm các khoản chi cho hoạt động kinh doanh như mua sắm tài sản, trả lương, các khoản chi cho hoạt động đầu tư theo kế hoạch của doanh nghiệp, các khoản chi trả tiền lãi phải chia, nộp thuế và các khoản chi khác. Trên cơ sở so sánh các luồng thu nhập và luồng xuất ngân quỹ, doanh nghiệp có thể thấy được mức dư hay thâm hụt ngân quỹ. Từ đó thực hiện các biện pháp cân bằng thu chi ngân quỹ như tăng tốc độ thu hồi các khoản nợ phải thu, đồng thời giảm tốc độ xuất quỹ nếu có thể thực hiện được hoặc có nghệ thuật sử dụng các khoản nợ đang trong quá trình thanh toán. Doanh nghiệp cũng có thể huy động các khoản vay thanh toán của ngân hàng. Ngược lại khi luồng nhập ngân quỹ lớn hơn luồng xuất ngân quỹ thì doanh nghiệp có thể sử dụng phần dư ngân quỹ để thực hiện các khoản đầu tư trong thời hạn cho phép để nâng cao hiệu quả sử dụng số vốn tạm thời nhàn rỗi của mình . Quản trị các khoản phải thu. Trong quá trình sản xuất kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau thường tồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán: các khoản phải thu, phải trả. Tỷ lệ các khoản phải thu phải trả trong các doanh nghiệp có thể khác nhau, thông thường chúng chiếm từ 15% - 20% trên tổng tài sản của daonh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô các khoản phải thu thường là: - Khối lượng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ bán chịu cho khách hàng: trong một số trường hợp để khuyến kích người mua, doanh nghiệp thường áp dụng phương thức bán chịu ( giao hàng trước, trả tiền sau ) đối với khách hàng. Điều này có thể làm tăng thêm một số chi phí do việc tăng thêm các khoản nợ phải thu của khách hàng ( chi phí quản lý khoản phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro ...). Đổi lại, doanh nghiệp cũng có thể tăng thêm được lợi nhuận nhờ mở rộng số lượng sản phảm tiêu thụ . - Sự thay đổi theo thời vụ của doanh thu: Đối với các doanh nghiệp sản xuất có tính chất thời vụ, trong những thời kỳ sản phảm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu dùng lớn, cần khuyến khích tiêu thụ để thu hồi vốn.-- Giới hạn của lượng vốn thu hồi : Nếu lượng vốn phải thu quá lớn thì không thể tiếp tục bán chịu vì sẽ làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp . - Thời hạn bán chịu và chính sách tín dụng của mỗi doanh nghiệp, Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm có đặc điểm sử dụng lâu bền thì kỳ thu tiền bình quân thường dài hơn các doanh nghiệp ít vốn, sản phẩm dễ hư hao, mất phẩm chất , dễ bảo quản. - Một điều dễ nhận thấy, hầu như các doanh nhgiệp lamm vào tình cảnh phá sản đều mắc một sai làm nghiêm trọng là quá dễ dãi trong vấn đề bán chịu. Trong thương mại, hình thức bán chịu không thể bị loại bỏ mà buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận sự tồn tại của nó song song với các hình thứ bán sản phẩm khác. Bạn muốn có nhiều cơ may phát triển thì phương thức bán “ đồng trả đồng chịu “ phải được coi như là một chính sách, một điều tất yếu trong hoạt động kinh doanh của bạn nhưng có điều bán hàng thiếu chịu cho ai? đều phải được xử lý thận trọng. Doanh nghiệp chỉ nên cho thiếu chịu những người xét thấy có khả năng được hưởng sự tín dụng, đó là những người “tâm huyết với nghề” đều trả những khoản nợ đúng hẹn. Họ không thuộc những thành phần hay khuếch chương về doanh thu và đặc biệt họ không bao giờ chấp nhận giá cả một cách tuỳ tiện. Không ít doanh nghiệp cho bạn hàng thiếu chịu, sau đó không thể thu hồi được đồng vốn, mà trong số các lý do không chỉ đơn thuần là việc tin tưởng khách hàng ngay lần gặp gỡ đầu. Có những khách hàng thời gian đầu thanh toán rất đúng hẹn nhưng đến một lúc nào đó số nợ tăng lên lớn quá, với tốc độ gia tăng rất nhanh và chủ doanh nghiệp buộc phải đến ngân hàng vay tiền vì số tiền thu về đã ít lại chậm không đủ để trang trải cho khoản chi cần thiết. Trong trường hợp này chủ doanh nghiệp là người phải chịu trách nhiệm trước nhất. Các doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng chủ yếu do những nguyên nhân sau: - Cả nể và dễ tin vào lời hẹn của khách hàng . - Sợ mất một bạn hàng. - Muốn khuếch chương thực lực của m._.ình. Trong trường hợp này, phía khách hàng thường đưa ra những nguyên nhân dẫn đến chậm thanh toán . - Hàng hoá không bán được, tốc độ lưu thông chậm. - Chưa thu được nợ của bạn hàng. - Những biến cố bất ngờ Và để kết thúc cuộc trao đổi thông tin, phía bên cho nợ sẽ tự biện hộ cho mình: - Cứ suất hàng để kịp giao cho khách rồi ngày một ngày hai sẽ thanh toán số tiền còn lại . - Số nợ như vậy không đáng kể gì so với thực lực kinh tế của doanh nghiệp đang cho nợ. Để giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, hạn chế việc phát sinh các chi phí không cần thiết hoặc rủi ro, doanh nghiệp cần coi trọng các các biện pháp chủ yếu sau đây: - Phải mở sổ theo rõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp và thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng hạn. - Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán ( lựa chọn khách hàng, giới hạn giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần giá trị đơn hàng, bán nợ .)... - Có chính sách bán chịu đúng đắn đối với từng khách hàng. Khi bán chịu cho khách hàng phải xem xét kĩ khả năng thanh toán trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã ký kết. - Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt quá giới hạn thanh toán theo hợp đồng thì doanh nghiệp được thu lãi suất tương ứng như lãi suất quá hạn của ngân hàng. - Phân loại các khoản nợ quá hạn: Tìm nguyên nhân của từng khoản nợ ( khách quan, chủ quan) để có biện pháp xử lý thích hợp như gia hạn nợ; thoả ước xử lý nợ, xoá một phần nợ cho khách hàng hoặc yêu cầu toà án kinh tế giải quyết theo thủ tục phá sản doanh nghiệp. 1.3. Quản trị vốn tồn kho dự trữ. *Tồn kho dự trữ và các nhân tố ảnh hưởng đến vốn tồn kho dự trữ. Hàng dự trữ là một tronmg những tài sản có giá trị lớn trong doanh nghiệp. Thông thường giá trị hàng dự trữ của các doanh nghiệp chiếm 40-50% tổng giá trị tài sản của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc quản lý kiểm soát tốt hàng dự trữ có một ý nghĩa kinh tế vô cùng quan trọng, nó góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành liên tục, có hiệu quả. Bản thân vấn đề quản lý hàng dư trữ có hai mặt trái ngược nhau là, để đảm bảo sản xuất liên tục, tránh đứt quãng trên dây chuyền sản xuất, đảm bảo sản xuất đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người tiêu dùng trong bất kỳ tình huống nào, doanh nghiệp có ý định tăng dự trữ. Ngược lại, dự trữ tăng lên, doanh nghiệp lại phải tốn thêm những chi phí khác có liên quan đến dự trữ chung. Vì vậy, bản thân doanh nghiệp cần phải tìm cách xác định mức độ cân bằng giữa mức độ đầu tư cho hàng dự trữ và lợi ích do thoả mãn nhu cầu của sản xuất và nhu cầu người tiêu dùng với chi phí tối thiểu nhất. Hàng dự trữ bao gồm các nguyên vật liệu, bán thành phẩm dụng cụ phụ tùng, thành phẩm tồn kho... Tuỳ theo các loại hình doanh nghiệp khác nhau mà các dạng hàng dự trữ cũng khác nhau và nội dung hoạch định, kiểm soát hàng dự trữ cũng khác nhau. Mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp nhiều hay ít chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Tuỳ theo theo từng loại tồn kho dự trữ mà các nhân tố ảnh hưởng có đặc điểm riêng. Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu, thường phụ thuộc vào: + Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh nghiệp. Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp thường bao gồm 3 loại : dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ ( đối với doanh nghiệp sản xuất có tính thời vụ ) . + Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường . + Chu kỳ giao hàng quy định trong hợp đồng giưuã đơn vị cung ứng nguyên vật liệu với doanh nghiệp . + thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp. + Giá cả của các nguyên vật liệu, nhiên liệu được cung ứng. Đối với mức tòn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, các nhân tố ảnh hưởng gồm: + đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, ccong nghhệ trong quá trình chế tạo sản phẩm . + Độ dài thời gian, chu kỳ sản xuất snr phẩm. + Trình độ quá trình sản xuất của doanh nghiệp . Đối với tồn kho dự trữ sản phẩm, thành phẩm , thường chịu ảnh hưởng các nhân tố đó : + sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm . + Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và khách hàng . + Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp . * các phương pháp quản trị vốn tồn kho dự trữ Mô hình đặt hàng kinh tế cơ bản ( EOQ ). Khi sử dụng mô hình này người ta dựa vào các giả thiết quan trọng sau: + Nhu cầu phải biết trước và nhu cầu không đổi + Phải biết trước thời gian kể từ khi đặt hàng cho tới khi nhận được hàng và thời gian đó không đổi. + Lượng hàng của mỗi đơn hàng được thực hiện trong một chuyến hàng và được thực hiện ở một thời điểm đã định trước. + Chỉ có duy nhất hai loại chi phí là chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng. + Sự thiếu hụt trong kho hoàn toàn không xảy ra nếu như dơn đặt hàng được thực hiện đúng thời gian. Nếu ta gọi : D – nhu cầu hàng năm về loại hàng dự trữ . Q – lượng hàng dự trữ cho một đơn hàng. S – chi phí đặt hàng tính trên một đơn hàng . H – Chi phí tồn trữ trung bình trên một đơn vị dự trữ trong năm . D – nhu cầu hằng ngày về nguyên vật liệu. d = D / số ngày sản xuất trong năm. P – mức độ cung ứng hàng ngày. L – thời gian vận chuyển một đơn hàng. Với giả thiết trên đây sơ đồ biểu diễn mô hình sử dụng hàng dự trữ cơ bản có dạng như sau: Q* Q=Q*/2 Thời gian Khi đó Ctt (chi phí tồn trữ) =Q x H/2. Cdh (chi phí đặt hàng) =D xS/Q. Như vậy có hai loại chi phí là chi phí là biến đổi khi lượng dự trữ thay đổi là Ctt và Cdh . Mục tiêu của doanh nghiệp là tối thiểu hoá tổng các chi phí này. Có TC = Ctt + Cđh = QxH/2 +DxS/Q. Lấy đạo hàm 2 vế theo Q ta được: (TC)’ =H/2 – DxS/Q2 Để TCmin thì (TC)’ =0 ÛH/2 =DxS/Q2 ÛQ*= chưa gõ công thức căn bậc 2 *Mô hình sản lượng theo đơn đặt hàng sản xuất (POQ) Trong mô hình EOQ, chúng ta giả định toàn bộ lượng hàng của một đơn hàng được nhận ngay trong một chuyến hàng. Tuy nhiên, có những trường hợp doanh nghiệp sẽ nhận hàng dần dần trong một thời gian nhất định. Trong trường hợp như thế chúg ta hãy nghiên cứu mô hình POQ. Trong mô hình này, các giả thiết giống như mô hình EOQ, điểm khác biệt duy nhất là hàng được đưa đến nhiều chuyến. Cũng bằng phương pháp tương tự như trên ta tính được: Q* =gõ công thức vào *Mô hình khấu trừ theo số lượng Để tăng doanh thu bán hàng, nhiều Công ty thường đưa ra chính sách bán hàng theo giá giảm khi số lượng mỗi lần mua cao lên. Chính sách bán hàng như vậy được gọi là mô hình bán hàng khấu trừ theo số lượng bán. Nếu chúng ta mua với số lượng lớn sẽ được hưởng giá thấp. Nhưng số lượng dự tữ sẽ cao và do đó, lượng chi phí tồn trữ sẽ tăng. Xét về mức chi phí đặt hàng thì lượng đặt hàng tăng lên, sẽ dẫn đến chi phí đặt hàng giảm đi. Mục tiêu đặt ra là chọn mức đặt hàng sao cho tổng chi phí về dự trữ hàng năm là bé nhất. Tổng chi phi được tính như sau: TCdt =Pr xD xS/Q + Q xH/2 Trong đó: Pr xD là chi phí mua hàng Để xác định được lượng đơn hàng tối ưu phù hợp với các mức bán hàng khác nhau, ta tiến hành 4 bước sau đây: Bước 1: Xác định lượng đặt hàng tối ưu Q* ở từng mức khấu trrừ theo công thức: Q* = Gõ ciing thức Trong đó: Chi phí tồn trữ bằng tỷ lệ (%) chi phí tồn trữ tính theo giá mua một đơn vị hàng. I -là tỷ lệ % chi phí tồn trữ tính theo giá mua một đơn hàng. Pr -là giá mua một đơn hàng. Bước 2: Xác định lượng đơn hàng tối ưu điều chỉnh Q* theo mỗi mức khấu trừ khác nhau, ở mỗi mức khấu trừ khác nhau, nếu sản lượng đơn hàng đã tính ở bước 1 quá thấp đến nỗi không đủ điều kiện để hưởng mức giá khấu trừ, chúng ta điều chỉnh sản lượng của đơn hàng lên đến mức sản lượng tối thiểu để được hưởng giá khấu trừ. Bước 3: Sử dụng công thức tính tổng chi phí của hàng dự trữ nêu trên để tính toán tổng chi phí cho các mức sản lượng đã được xác định ở bước 1 và bước 2. Bước 4: Chọn Q* nào có tổng cho phí của hàng dự trữ thấp nhất đã xác định ở bước 3. Đó chính là sản lượng tối ưu của đơn hàng. 3.1.Nhóm các nhân tố khách quan. Là nhóm các nhân tố do môi trường bên ngoài doanh nghiệp gây ra. Nó không phụ thuộc vào hoạt động của doanh nghiệp và không nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Đối với các nhân tố này, doanh nghiệp chỉ có thể tận dụng hay tự điều chỉnh nhằm phù hợp với quy luật của chúng. Ta sẽ xem xét một số nhân tố sau: *Các chính sách vĩ mô: Trên cơ sở luật pháp, các chính sách kinh tế, Nhà nước tạo ra môi trường cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Sự thay đổi trong chế độ chính sách đều có tác động tốt hoặc xấu đối với doanh nghiệp. Đối với hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì các chính sách thuế, chính sách tín dụng của Nhà nước sẽ có tác động rất lớn. Lãi suất và thuế suất thay đổi sẽ có thể làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần nắm bắt đúng đắn pháp luật để từ đó lợi dụng làm lợi cho mĩnh từ những sự ưu tiên hay những kẽ hở của luật pháp. *Nhu cầu tiêu dùng: Thị trường đầu ra là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, có tác động trực tiếp lên hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu như cầu tiêu dùng lớn, doanh thu tiêu thụ cao, doanh nghiệp sẽ tận dụng được tối đa công suất của vốn lưu động, giảm tối thiểu thời gian ứ đọng vốn. Ngược lại, những biến động bất lợi về nhu cầu sẽ gây nên ứ đọng vốn lớn, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Do vậy, để có hoạt động tốt, doanh nghiệp cần tiến hành nắm bắt thị trường thông qua nghiên cứu. Có như vậy doanh nghiệp mới lập được kế hoạch sử dụng vốn lưu động có hiệu quả nhất. *Tình hình cung ứng đầu vào: Biến động về thị trường đầu vào về lượng, về giá đều làm hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng hay giảm. Giá cả nguyên vật liệu tăng, cung về nguyên vật liệu giảm đều sẽ có những tác động nhất định đến lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vấn đề của doanh nghiệp là phải nắm bắt kĩ tình hình thị trường đầu vào để có kế hoạch mua sắm phù hợp. Ngoài ra thái độ người bán cũng cần được chú ý đối với quản lí vốn lưu động. Chính sách bán của người bán (bán chịu, chiết khấu) ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động huy động vốn lưu động trong doanh nghiệp. Với bạn hàng, doanh nghiệp nên tận dụng tốt nhất nguồn vốn chiếm dụng để quay vòng, nhưng cũng cần chú ý tới những thay đổi từ phía bạn hàng để có những ứng phó kịp thời với những bất ngờ. *Tiến bộ khoa học công nghệ: Ngày nay, khoa học đang tiến bộ không ngừng, nhiều phát minh mới ra đời thay thế những cái cũ, lạc hậu. Công nghệ có tác động rủi rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Công nghệ mới sẽ làm rút ngắn thời gian vốn lưu động bị ứ đọng trong sản xuất, tăng thêm vòng quay cho nó. Do đó, doanh nghiệp cần phải thường xuyên cập nhật những công nghệ mới để cải tiến quy trình sản xuất của mình thì mới nâng cao được hiệu quả hoạt động quản lí vốn lưu động. 3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Như chúng ta đã biết, vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng cần cho quá trình sản xuất như máu cần cho cơ thể con người. Nếu như con người cần hấp thụ máu để tồn tại thì vốn đóng vai trò không thể thiếu được trong việc làm lưu thông các mạch máu trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất, duy trì và đẩy nhanh tốc độ phát triển của toàn thể doanh nghiệp. Vốn là nhân tố hàng đầu tạo ra sức bật cho doanh nghiệp tiến từng bước vững chắc. Tóm lại, tầm quan trọng của vốn nói chung và tầm quan trọng của vốn lưu động nói riêng được mặc nhiên thừa nhận. Trong giai đoạn hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đang phải đối diện trực tiếp với vấn đề nan giải của sự “đói vốn”. Tuy vậy, điều đáng lo ngại và đáng nói hơn đó là việc họ đã và đang sử dụng nguồn vốn lưu động của mình đã thật sự có hiệu quả hay chưa. Bởi vì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ đưa lại cho doanh nghiệp những lợi ích to lớn, cụ thể là: + Vốn lưu động được sử dụng cho sản xuất kinh doanh càng có hiệu quả cao thì năng lực sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm càng lớn. Vì việc không ngừng tiết kiệm trong việc sử dụng vốn lưu động sẽ từng bươc shạn chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, tăng doanh thu, từ đó dem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp. + Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động chính là đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động, làm cho nó quay được nhiều vòng hơn và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ một đồng vốn bỏ ra. Thêm vào đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng góp một phần rất lớn vào việc giảm đi những chi phí huy động những nguồn vốn có chi phí cao vào sử dụng, từ đó giảm tối đa được chi phí sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + Vốn lưu động được sử dụng hợp lí, có hiệu quả còn góp phần cải thiện tình hình thanh toán cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng chi trả cho các khoản nợ vay. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều phải vay vốn của ngân hàng hay của các đối tượng khác để bù đắp phần thiếu hụt của đơn vị mình dẫn đến một thực trạng là riêng số tiền lãi phải trả hàng năm đã chiếm một tỷ trọng đáng kể trong chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì những lí do trên mà mỗi doanh nghiệp phải tiến hành thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động thông qua các chỉ tiêu như vòng quay vốn lưu động, hiệu suât sử dụng vốn lưu động, hệ số nợ ...Cho đến nay, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu và tính tất yếu khách quan của nó trong việc nâng cao sức cạnh tranh và góp phần làm tăng mức doanh lợi cho doanh nghiệp, tạo cơ sở cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Phần ii thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Dụng cụ Cắt và đo lường Cơ khí I. tổng quan về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí là một doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập vào ngày 25 tháng 3 năm 1968, khi dó Công ty mang tên là Nhà máy Dụng cụ cắt gọt thuộc Bộ cơ khí luyện kim. Ngày 17/8/1970 Nhà máy dụng cụ cất gọt đổi tên là Nhà máy dụng cụ số I Ngày 22/5/1993 Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng quyết định thành lập lại nhà máy dụng cụ số I theo quyết định số 292 QĐ/TCNSDT Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng số 102/TCBĐ ngày. Ngày12/7/1995 Nhà máy dụng cụ số I được đổi tên thành Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí thuộc Tổng công ty máy thiết bị công nghiệp Bộ công nghiệp, Tên viết tắt của Công ty là DUFUDOCO, tên giao dịch tiếng anh là: Cutting and Measuring Tools.Co Trụ sở chính: 26 Nguyễn Trãi –Thanh Xuân – Hà Nội . Điện thoại :8448583074-8448584337 Fax:8448584094 Giám đốc công ty: Kĩ sư Trần Lâm Tổng vốn kinh doanh ban đầu của Công ty khi đi vào hoạt động là 8.000.000.000 ( tám tỷ) Là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên sản xuất dụng cụ cắt, có những đặc điểm đặc thù về thiết bị, công nghệ, vật tư, cơ cấu sản phẩm và lao động nên ít có thuận lợi về đa dạng hoá sản phẩm cũng như tốc độ tăng trưởng. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty có thể được chia ra 2 giai đoạn như sau: Giai đoạn (1968-1989) hay còn gọi là giai đoạn cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Đặc điểm chủ yếu của Công ty trong giai đoạn này là quan hệ của nó với các doanh nghiệp cung ứng và các doanh nghiệp thương mại lưu thông,mà trong đó Nhà nước giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực. Các doanh nghiệp cung ứng vật tư nhận từ Nhà nước chỉ tiêu pháp lệnh về địa chỉ và số lượng các loại vật tư chủ yếu cần cung ứng cho Công ty. Các doanh nghiệp thương mại nhận từ Nhà nước chỉ tiêu pháp lệnh về số lượng và cơ cấu mặt hàng cần tiêu thụ cho Công ty. Như vậy cả người mua lẫn người bán đều thực hiện chỉ thị mênh lệnh từ Nhà nước. Cơ chế này đã hạn chế tính chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của Công ty. Do đó hoạt động của Công ty trong giai đoạn này chỉ thuần tuý mang tính chất sản xuất, chứ không mang tính kinh doanh. Vấn đề đặ ra dối với Công ty không phải là lợi nhuận hay chất lượng mà chính là hoàn thành và hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu pháp lệnh mà Nhà nước giao cho, bất kể là có hiệu quả hay không. Chính nhờ sự quyết tâm đó mà Công ty đã đạt được một số thành tích sau : Huân chương lao động hạng hai về phong trào sáng kiến 1976- 1980. Huân chương lao động hạng ba về thành tích sản xuất 1972- 1976. Cờ luân lưu của Chính phủ tặng đơn vị dẫn đầu hi dua ngành CKLK 1976. Đơn vị dẫn đầu thi đua ngành CKLK 1980. Cờ thi xuất sắc của Bộ CNN 1981, 1983, 1985. - Cờ thi đua xuất sắc của LĐLĐViệt Nam tặng nhà máy có nhiều sản phẩm mang dấu chất luợng Việt Nam 1981- 1985. Giai đoạn 1990 đến nay hay còn gọi là giai đoạn cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đặc điểm chủ yếu của Công ty trong giai đoạn này là quyền chủ động và tính tự chịu trách nhiệm của Công ty được đề cao. Công ty thực sự trở thành chủ thể kinh tế của quá trình tái sản xuất xã hội. Nó phải vận động trên thị trường tìm mua các yếu tố cần thiết cho sản xuất và khách hàng tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra. Nhà nước chỉ định hướng hoạt động cho Công ty và tổ chức thị trường. Chính vì lẽ đó mà hoạt động của Công ty trong giai đoạn này không chỉ mang tính chất sản xuất mà còn mang tính chất kinh doanh. Một nhiệm vụ nặng nề đặt ra cho ban lãnh đạo cùng toàn thể anh em công nhân trong Công ty là phải tiến tới hạch toán kinh tế đảm bảo kinh doanh có lãi và bước đầu Công ty đã thực hiện một phần nhiệm vụ đó. Điều này được thể hiện rất rõ qua đoạn trích trong quyển giới thiệu về công ty. “ Cuối những năm 80 do mới chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, sản phẩm của Công ty tiêu thụ chậm và giảm sút do trình độ công nghệ thấp, thiết bị sử dụng đã quá lâu, sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao so với hàng nhập ngoại và giá thành còn chưa hợp lý. Trước tình hình đó, Công ty nghiên cứu thay thế một số thiết bị cũ bằng thiết bị mới. Nghiên cứu cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, vì vậy hoạt động của Công ty trong cơ chế thị trường đã nhanh chóng ổn dịnh, thu nhập bình quân đầu người lao động ngày càng tăng”. 2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật. * Nhiệm vụ kinh doanh của Công ty . Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, bao gồm từ khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo , gia công, sửa chưa, dịch vụ xuất nhập khẩu, cung ứng dụng cụ cắt gọt kim loại , dụng cụ phụ tùng cơ khí, dung cụ đo lường , dụng cụ cầm tay, vật tư thiết bị công nghiệp, tiến hành các hoạt động kinh doanh – dịch vụ khác theo pháp luật-mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, theo sự phân cấp của tổng Công ty và theo nhu cầu của thị trường. Thị trường chính tiêu thụ sản phẩm của Công ty là ở rong nước. Bên cạnh đó thị trường nước ngoài cũng được Công ty rất quan tâmđến khi có cơ hội. Cụ thể là trước năm 1990, khi nền kinh tế của Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế của các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, thì sản phẩm của Công ty đã từng được xuất khẩu sang các nước như: Tiệp, Balan...từ khi hệ thống XHCN bị tan rã, cùng với sự mở cửa của nền kinh tế Việt Nam thì thị trường nước ngoài tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu lại là cường quốc kinh tế Nhật Bản. Sản phẩm của Công ty phần lớn là tư liệu sản xuất cho các doanh nghiệp khác. do đó kết quả tiêu thụ sản hẩm của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đó. Nếu các doanh nghiệp này làm ăn có hiệu quả thì xu hướng mở rộng quy mô sản xuất tăng lên cũng như cường độ sản xuất cao sẽ làm cho sản phẩm của Công ty tiêu thụ nhanh hơn với khối lượng lớn hơn. Nhìn chung trải qua quá trình hoạt động gần 33 năm với nhiều biến động, đặc biệt là trong thời buổi kinh tế thị trường. Khi mà nhu cầu của xã hội ngày càng cao, phong phú và đa dạng thì nhiệm vuh sản xuất - kinh doanh của Công ty không có những thay đổi lớn nào được coi là bước đột phá trong quá trình đáp ứng như cầu thị trường. Sản phẩm chính hiện tại của Công ty vẫn là các loại dụng cụ cắt gọt kim loại như bàn ren, ta rô, mũi khoan, dao phay, dao tiện, lưỡi cưa, ca líp. Bên cạnh đó, Công ty còn phải sản xuất thêm một số loại sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường như tấm sàn chống trượt, leo cầu, dao cắt tấm lợp, thanh trượt và gần đâylà máy sản xuất bánh kẹo. Nhưng khối lượng rất ít và thường bị động, có nghĩa là Công ty chỉ sản xuất mặt hàng này khi có đơn đặt hàng của khách hàng mà không chủ động sản xuất để giới thiệu với khách hàng. Hơn nữa trong tình hình hiện nay, Công ty đang đứn trước ngưỡng cửa của sự cổ phần hoá thì trong một vài năm tới việc mở rông danh mục sản phẩm của Công ty sẽ rất khó thực hiện được. Đây chính là sự trì trệ của Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí nói riêng và của các doanh nghiệp Cơ khí nói chung trong cả nước. Hy vọng là Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí sẽ sớm có những thay đổi cần thiết, để hoạt đông sản xuất- kinh doanh của Công ty có thể trở lại thời kì hoàng kim của mình khi được mênh danh là Nhà máy Dụng cụ số 1. * Đặc điểm công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị của Công ty. + Công nghệ sản xuất KHO Thép 20tấn/năm PX Khởi phẩm Rèn dâp cưa, cắt tiện hàn, nối PX cơ khí I -bàn ren, -tarô -mũi khoan PX cơ khí II -dao phay -dao tiện -dao doa, dao xoáy, dao tiện lưỡi cưa PX Dụng Cụ Dụng cụ cắt gá, lắp để phục vụ cho các phân xưởng khác PX Cơ Điện Sản xuất các chi tiết thay thế cho nhà máy. m PX nhiệt luyện Tôi , ram , tẩy , rửa , nhuộm đen sơn Bao gói 130 tấn/năm Thép vào vaovào + Đặc điểm máy móc thiết bị của Công ty STT Tên máy móc, thiết bị Số lượng (cái) Nước sản xuất, chế tạo 1 Máy tiện các loại 61 Liên Xô (chủ yếu), Việt Nam, Tiệp Khắc 2 Máy khoan các loại 18 Liên Xô (chủyếu), Việt Nam, Đức 3 Máy mài các loại 115 Liên Xô (chủ yếu), Việt Nam,Tiệp Khắc , Đức 4 Máy phay 54 Liên Xô(chủ yếu), Đức, Hung 5 Máy ép, máy lăn số, máy cán cắt, máy xọc. 21 Liên Xô( chủ yếu), Việt Nam, Đức 6 Máy cưa 8 Việt Nam (chủ yếu), Liên Xô, Nhật Bản 7 Máy dập 9 Việt Nam (chủ yếu), Liên Xô 8 Máy cắt tôn 2 Việt Nam, Liên Xô 9 Máy búa 2 Trung Quốc, Liên Xô 10 Máy nén khí 2 Liên Xô 11 Lò tôi 12 Liên Xô( chủ yếu), Đức 12 Nồi luộc 3 Việt Nam 13 Các thiết bị khác 136 Nhìn vào bảng trên ta thấy, máy móc của Công ty được nhập từ nhiều nước khác nhau. Nếu như trước đây thiết bị công nghệ của Công ty được đánh giá là hiện đại nhất Việt Nam so với các doanh nghiệp cùng ngành và vào loại khá so với các nước thuộc hệ thống Xã hội Chủ Nghĩa, thì bấy giờ nó chỉ thuộc loại trung bình kém so với doanh nghiệp cùng ngành và với các nước trong khu vực. Nguyên nhân là phần lớn các máy móc, thiết bị được nhập từ các nước Xã hội Chủ Nghĩa trước đây như: Liên Xô, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Hung...cho đến bây giờ vẫn chưa được đổi mới. Hầu hết các máy móc thiết bị này đã khấu hao hết và tiếp tục đưa vào tái khấu hao. Trong khi đó ở các nước phát triển việc đổi mới máy móc thiết bị được thực hiện từ 3 đến 4 năm một lần. Như vậy từ khi thành lập Công ty đến bây giờ đáng ra Công ty phải tiến hành đổi mới từ 7 đến 8 lần thì thay vào đó số lần đổi mới là con số không. Những thay đổi máy móc thiết bị của Công ty chỉ mang tính bổ xung, thay thế máy móc thiết bị không thể sử dụng được nữa, chứ không mang tính chất cách mạng mà đáng ra Công ty phải làm từ lâu rồi. * Đặc điểm sản phẩm Về cơ cấu sản phẩm :(báo cáo tổng kết năm 2000) Dụng cụ cắt : Công ty có chủ trương tăng dần sản phẩm truyền thống, cả về giá trị tuyệt đối cả về tỷ lệ % trong tổng sản lượng. Vì vậy đầu năm công ty xây dựng kế hoạch bằng 31% tổng giá trị sản lượng. Chú trọng nâng cao sản lượng lưỡi cưa máy chế tạo từ thép của CHLB Đức và dao tiện gắn hợp kim WIDIA của Đức đồng thời thực hiện một số giải pháp để mở rộng thị trường như tăng cường quảng cáo chào mời giới thiệu khách hàng sử dụng lưỡi cưa máy và dao tiện đồng thời xúc tiến mở chi nhánh của công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh để tiêu thụ các loại DC thông dụng, phát hiện và khai thác nhu cầu dụng cụ cắt đặc biệt và nhu cầu về các sản phẩm khác. Kết quả sản xuất dụng cụ cắt năm 2000: Về giá trị tổng sản lượng theo giá cố định chỉ đạt xấp xỉ năm 1999, hụt 300 triệu so với kế hoạch. Riêng lưỡi cưa máy sản lượng hụt so với KH là 9.757 cái, dao tiện hợp kim vì bán còn chậm nên giảm lượng sản xuất 3.300 cái. Các sản phẩm khác: 2.1) Máy chế biến kẹo và phụ tùng: Ngay từ đầu năm công ty đã có những nhận định đúng về diễn biến của thị trường - đánh giá nhu cầu máy chế biến kẹo và phụ tùng diễn biến theo xu thế giảm- kế hoạch đề ra là 1,9 tỷ bằng kết quả thực hiện năm 1999. Thực hiện năm 2000 là 1.814,2 triệu đồng bằng 95,5% KH và bằng 95% thực hiện năm 1999. Tuy nhiên, lãnh đạo công ty cho rằng đạt được kết quả như vậy là thành tích đáng kể. So với thực hiện năm 1999 tuy có thấp hơn chút ít nhưng nếu phân tích kỹ số liệu với sự lưu ý năm 1999 chúng ta đã bán một máy lăn côn và một máy gói EW5 khai thác với giá bán ~700 triệu thì thực chất, năm 2000 chúng ta đã làm được một lượng thiết bị kẹo và phụ tùng nhiều hơn so với năm 1999. 2.2) Hàng dầu khí: Năm 2000: Công ty đã tập trung đầu tư nhiều để giữ được và phát triển thêm ở thị trường Dầu khí từ việc chắp nối thông tin để tiếp nhận đơn đặt hàng, tổ chức khai thác thông tin về giá, chỉ đạo tính giá, lập hồ sơ dự thầu, đôn đốc thông tin gọi chào cuối cùng đều được quan tâm chỉ đạo tập trung nên đã ký được số lượng hợp đồng nhiều hơn năm trước (năm 99:10 hợp đồng; năm 2000 kí được 16 hợp đồng trên 27 hồ sơ dự thầu ) Kế hoạch năm 2000 đề ra là 2.150 tr, Công ty đã đạt được 2250 tr tăng 5% so với kế hoạch và tăng 41% so với thực hiện năm 1999 Ngoài ra còn khoảng 1,4 tỷ giá trị hợp đồng chuyển sang năm 2001. Chúng tôi cho rằng mặc dù còn những khiếm khuyết nhưng ở khu vực dầu khí , công ty chúng ta đã thành công trong năm 2000. Nếu như trong quá trình tổ chức chỉ đạo sản xuất tốt hơn nữa, sự phối hợp giữa các phòng ban phân xưởng nhịp nhàng hơn nữa thì giá trị sản lượng sản phẩm cung cấp cho dầu khí không dừng ở mức nói trên mà còn có thể tăng thêm khoảng 200 triệu . 2.3 ) Các sản phẩm khác Trong cơ cấu SP của công ty ngoài các mảng sản phẩm chính của công ty như DCC, dụng cụ phụ tùng phục vụ thăm dò và khai thác dầu khí - Máy chế biến kẹo và phụ tùng thì các mảng sản phẩm khác có cơ cấu đáng kể ( dao động từ 28 đến 35% hàng năm) KH năm 2000 xây dựng là 2.850 tr bằng 28,5% tổng sản lượng và xấp xỉ bằng thực hiện năm 1999 Công ty chủ trương tăng tỷ trọng của hai sản phẩm là neo cầu truyền thống dùng cho thép cường độ cao và neo cáp bê tông dự ứng lực công ty đã đầu tư nhiều cả về kĩ thuật, vât tư và chế thử khảo nghiệm, xây dựng tiêu chuẩn ngành cho neo cáp bê tông dự ứng lực nhưng phần vì Bộ GTVT để kéo dài thời hạn ban hành tiêu chuẩn ngành phần vì chất lượng sản phẩm của công ty chưa đáp ứng yêu cầu kĩ thuật của khách hàng, sự đồng đều về chất lượng không đạt nên đã hạn chế kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm này . Trong năm qua số lần khách hàng có ý kiến phản ảnh chất lượng sản phẩm này đã tăng lên. Công ty đang đặt nhiều hy vọng sẽ có bước chuyển mạnh mẽ về giá trị TSL cũng như doanh số đối với sản phẩm nói trên vì nhu cầu đang lớn và cho đến nay công ty chúng ta là đơn vị trong nước duy nhất sản xuất neo cáp bê tông dự ứng lực. Cơ hội có sự đột biến của công ty đang được mở. Việc biến cơ hội thành hiện thực đòi hỏi có sự đóng góp cả về sức lực của toàn thể CNVC và những đồng chí lãnh đạo chủ chốt của công ty có mặt hôm nay. * Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí * Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trực tiếp và là người điều hành chung mọi hoạt động trong Công ty, giúp việc cho giám đốc có 3 Phó giám đốc. -Phó giám đốc kĩ thuật: Là người giúp Giám đốc về mặt kĩ thuật của quá trình sản xuất là người chỉ đạo các phòng ban kĩ thuật trong Công ty. -Phó giám đốc sản xuất: Giúp giám đốc về mặt sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quản lí máy móc thiết bị và nguyên liệu đưa vào chế biến cho đến khi tạo ra sản phẩm. -Phó giám đốc kinh doanh: Là người chịu trách nhiệm chỉ đạo việc nắm bắt nhu cầu thị trường, có nhiệm vụ quảng cáo giới thiệu sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, quản lí trực tiếp và cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh. - Phòng thiết kế: (gồm 8 người) nhận nhiệm vụ của giám đốc thông qua Phòng kế hoạch để thiết kế sản phẩm mới. Hiệu chỉnh lại bản vẽ sản phẩm cũ, tiến hành kiểm tra theo dõi quá trình sản xuất xem có phù hợp không. Các bản vẽ sau khi hoàn thành sẽ giao cho Phòng công nghệ. - Phòng công nghệ: ( 12 người) lập quy trình công nghệ chuẩn bị dụng cụ phương tiện để gia công từ khâu đầu đến khâu cuối. - Phòng vật tư: ( 15 người) tổ chức thu mua vật tư, nguyên, nhiên vật liệu đảm bảo cho sản xuất thường xuyên liên tục.Phòng này còn có nhiệm vụ tạo mối quan hệ với bạn hàng, nhận hàng đảm bảo nguồn vật tư ổn định về chất lượng, quy cách và chủng loại phối hợp đồng bộ vơíi phòng kế hoạch khi thực hiện các hợp đồng nhằm đáp ứng kịp thời nguồn vật tư phục vụ cho sản xuất. - Phòng cơ điện: (Có 11 người) quản lí tất cả các thiết bị, lập kế hoạch sửa chữa, sản xuất các chi tiết thay thế. - Phòng kế hoạch kinh doanh: (Có 11 người) tìm nguồn hàng làm hợp đồng, lập kế hoạch sản xuất theo năm, tháng. - Phòng hành chính quản trị: (Có 14 người) thực hiện công tác liên quan đến văn thư, quản lí con dấu theo chế độ hiện hành. -Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác hạch toán kế toán tại Công ty: Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí có địa bàn hoạt động tập trung tại một địa điểm. Thêm vào đó với đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất kinh doanh như trên nên Công ty tổ chức công tác kế toán tập trung. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh qua Phòng kế toán của Công ty, tại các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế phân xưởng làm nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra và lập các chứng từ lập các chứng từ nộp phòng kế toán của Công ty. Hình thức này rất phù hợp với Công ty để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tập trung thống nhất trực tiếp của kế toán trưởng cùng với sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo doanh nghiệp đối với toàn bộ hộat động sản xuất kin._. chế số nợ. - Tồn kho dự trữ cao và tăng đột ngột vào năm 2001. Chiếm phần lớn trong tồn kho dự trữ là nguyên vật liệu tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm tồn kho. + Nguyên vật liệu tồn kho nhiều xuất phát từ kế hoạch sản xuất sản phẩm không rõ ràng, công tác định mức không chính xác, phế liệu trong quá trình sản xuất nhiều và chính sách dự trữ vật liệu không linh hoạt làm cho Công ty luôn phải mua thừa nguyên vật liệu ra rất nhiều + Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cao xuất phát từ sự mất cân đối giữa các khâu và trong nội bộ từng khâu của quá trình thực hiện kế hoạch tác nghiệp. + Thành phẩm tồn kho cao xuất phát từ sự phối hợp kém hiệu quả giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty thì trước hết ta phải khắc phục được những nguyên nhân chủ yếu trên. Phần III Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí Giải pháp I: Tăng cường hoạt động Marketing trên thị trường Trong một nền kinh tế thị trường như hiện nay mang đầy tính cạnh tranh thì hoạt động Marketing là không thể thiếu được để một doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động của đồng vốn bỏ ra. Hoạt động Marketing của doanh nghiệp sẽ trả lời cho doanh nghiệp 3 câu hỏi cơ bản trong nền kinh tế thị trường: Sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất bằng cách nào? Hoạt động Marketing là một chuỗi các hoạt động tiến hành phân tích khả năng thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, soạn thảo các chương trình Marketing mix với các chính sách Marketing (sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến) tác động mạnh đến hoạt động sử dụng vốn của Công ty. Thông qua hoạt động Marketing Công ty sẽ biết nhu cầu của người tiêu dùng đối với từng loại sản phẩm, từ đó Công ty sẽ có những đầu tư thích hợp đối với lượng vốn của mình. Mặt khác hoạt động Marketing sẽ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận và tốc độ chu chuyển vốn. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua Công ty chưa chú trọng đúng mức đến công tác này, hoạt động chỉ đơn thuần là tiêu thụ sản phẩm theo đơn hàng, chưa có sự kích thích tìm hiểu nhu cầu của khách hàng thường xuyên. hơn nữa trên mô hình bộ máy Công ty chưa có phòng Marketing tách ra hoạt động độc lập mà có một bộ phận nhỏ nằm trong phòng kế hoạch kinh doanh. Chính vì hoạt động Marketing chưa được chú trọng một cách đúng đắn đã dẫn đến tính kém hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. Để khắc phục được tình trạng trên thì cần phải tăng cường hoạt động Marketing trên thị trường, trước hết Công ty phải nhanh chóng tách công tác Marketing thành riêng một phòng hoạt động độc lập, chuyên trách nghiên cứu và lập chính sách Marketing cho toàn Công ty. Sau đó, ban lãnh đạo của Công ty cần tạo mọi điều kiện thuận lợi về con người (tuyển thêm cán bộ trẻ) về vật chất (phương tiện làm việc và đi lại) để phòng Marketing sớm đi vào hoạt động có hiệu quả. Có thể nói, ngoài mục tiêu là đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty, thì đây còn là một trong những bộ phận quan trọng nhất để xây dựng kế hoạch cho các bộ phận khác như kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, kế hoạch tài chính...Bởi vậy, sau khi phòng Marketing đi vào hoạt động ổn định thì mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty sẽ được mở rộng, các chính sách hỗ trợ tiêu thụ và dịch vụ sau khi bán sẽ phong phú, đa dạng hơn rất nhiều giúp Công ty sớm giải quyết được số thành phẩm tồn kho hiện nay. Ngoài ra, phòng Marketing còn có thể giúp Công ty trong việc tìm kiếm nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết kế sản phẩm gọn nhẹ hơn, nhiều tính năng hơn để đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường và tiết kiệm nguyên vật liệu. Do đó, trong thời gian tới phòng Marketing nên cử các nhân viên của mình đi nghiên cứu tìm hiều thị trường để xâm nhập vào thị trường mới, mở rộng thị phần tiêu thụ và có những thông tin chính xác phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất nhằm tạo sự gắn bó chặt chẽ giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ để giảm thành phẩm tồn kho xuống mức thấp nhất có thể được. Trong các thị trường mới, Công ty cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các thị trường nông thôn nơi có các ngành nghề truyền thống đang phát triển.ở đây người nông dân rất mong được áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhưng họ lại không biết bắt đầu từ đâu và chỉ có các nhà nghiên cứu thị trường của Công ty mới nhận biết được họ cần những loại máy móc thiết bị gì cho công việc của mình để biến ước mơ của họ thành sự thực. Không đâu xa ngay ở Bắc Ninh, nơi có hai ngành nghề truyền thống nổi tiếng đang sử dụng rất nhiều loại máy móc nằm trong khả năng chế tạo của Công ty. Đó là Đồng Kị, Phù Khê và Đa Hội, ở Đồng Kỵ, Phù Khê hiện có tới gần một vạn máy các loại như Máy cưa, Máy bào, máy toán và gần đây mới xuất hiện một số máy móc mới như Máy vanh, Máylấy nền. Cũng chính ở đây mỗi ngày tiêu thụ tới vài trăm chiếc lưỡi cưa lớn nhỏ, sản phẩm mà Công ty đang sản xuất khá nhiều. Còn ở Đa Hội, vài năm gần đây nhờ sự phát triển của ngành xây dựng mà nghề sắt thép rất phát đạt. Người dân sử dụng các loại máy cán sắt, máy tuốt sắt...Có giá mua rất cao tới vài trăm triệu một chiếc. Nhưng rất tiếc, cả hai Thị trường này đều không thấy có mặt sản phẩm của Công ty xuất hiện, thay vào đó là các sản phẩm của nước ngoài và Công ty trong nước khác. Về đại lí tiệu thụ sản phẩm Công ty nên mở rộng ra hơn nữa vì theo như biết thì hiện nay Công ty chỉ có duy nhất một đại lí tiêu thụ ở trong TP Hồ Chí Minh ( vừa mở năm 2000) và 3 cửa hàng đặt ở tại Công ty. Riêng 3 cửa hàng này Công ty xem xét lại và chỉ nên giữ lại một cửa hàng để giới thiệu sản phẩm còn hai cửa hàng kia cho thuê hoặc sử dụng vào việc khác hợp lí hơn. Giải pháp 2: Đổi mới công nghệ và cân đối lại giữa sản xuất chính và phục vụ sản xuất. -Công nghệ sản xuất là một yếu tố quan trọng đối với bất kì một doanh nghiệp sản xuất nào. Việc có được một công nghệ hiện đại cũng như việc có được một loại vũ khí lợi hại để giúp Công ty giành được thắng lợi trong bất kì cuộc cạnh tranh nào. Bởi vì, công nghệ hiện đại sẽ đi đôi với việc năng suất cao, số sản phẩm hỏng ít, tiết kiệm nguyên vật liệu và làm tăng chất lượng sản phẩm. Để cho ra đời những sản phẩm có giá thành thấp, được sự tin cậy của đông đảo người tiêu dùng. Điều này thì không ai thấu hiểu bằng những người lãnh đạo trong Công ty. So với tình trạng máy móc thiết bị như hiện nay, cùng với việc các quỹ khấu hao, quỹ đầu tư phát triển thậm chí cả quỹ xây dựng cơ bản đều như gần như bằng không trong suốt 4 năm qua thì việc đổi mới đổi mới một số máy móc thiết bị đã khó huống chi là việc đổi mới toàn bộ dây truyền sản xuất. Nói như vậy, không có nghĩa là Công ty không còn cách nào để xoa dịu được nỗi bứt dứt về công nghệ. Mà điều quan trọng là cán bộ lãnh đạo trong Công ty có đủ mạnh dạn và nhiệt huyết để thực hiện hay không? đó mới là điều quan trọng. Với sự phát triển của nền kinh tế Thị trường, hiện nay đã xuất hiện một hình thức gọi là “ chính sách thay thế tín dụng bằng thuê mua”. Đó là việc doanh nghiệp tạo vốn bằng cách thuê trang bị, vật tư công cụ và tài sản cố định khác sử dụng trong kinh doanh. Với hình thức này, doanh nghiệp được sử dụng vốn như chính mình là người sở hữu với giá thuê định trước trong hợp đồng. Sau thời hạn hợp đồng thuê mua, doanh nghiệp có quyền trả lại tài sản đã thuê hoặc mua với giá còn lại hoặc tiếp tục thuê với giá thấp hơn. Với hình thức này Công ty sẽ có mấy điều lợi sau: Trong điều kiện Thị trường vốn chưa phát triển, thuê mua là hình thức dể thực hiện hơn, nhất là đối với các Công ty nhỏ, khó có khẳ năng vay tín dụng dài hạn để đầu tư tài sản cố định. Thuê mua tài sản thường chi phí sau khi trừ thuế nhỏ hơn là vay mua, vì thuế đánh vào gia trị thuê mua thấp hơn thuế đánh vào giá trị vay mua ( nếu vay mua, thuế đánh vào cả khấu hao, tiền lãi và chi phí bảo dưỡng). Cuối cùng, việc thuê mua không cần có bảo lãnh như khi vay mua và nó không làm tăng hệ số nợ của Công ty, làm cho Công ty có cơ hội tốt hơn để huy động các nguồn vốn khác khi cần thiết. Bên cạnh đó hình thức thuê mua mặc dù tạo điều kiện cho Công ty giải quyết tốt khó khăn về vốn song Công ty thường phải chịu giá thuê cao, gây khó khăn cho cạnh tranh về giá, mặt khác tổ chức hình thức này rất phức tạp và khi có sự cố vi phạm hợp đồng, Công ty có thể phá sản rất nhanh do bên cho thuê tín dụng đòi lại tài sản. Các tổ chức kinh doanh tín dụng thuê mua thường có được lợi nhờ tín dụng cho thuê cao. Do đó Công ty cần lưu ý một số vấn đề trong hợp đồng sau: Giá thuê mua: Để có căn cứ xây dựng giá cả thuê mua, Công ty phải xác định được giá trị tài sản thuê mua, doanh thu dự kiến, chi phí trên một đơn vị sản phẩm có sự tham gia của tài sản thuê mua. Thời hạn thuê mua: Nhân tố tác động trực tiếp đến giá cả thuê mua là thời hạn thê mua. Thông thường nếu thời hạn thuê mua ngắn thì giá cao và ngược lại. Thời điểm tính giá thuê mua: Có hai thời điểm là thời điểm kí hợp đồng hoặc thời điểm thiết bị đã lắp đặt song. Nói tóm lại hình thức nào cũng có mặt tốt mặt xấu của nó. Thông qua hình thức này ban lãnh đạo Công ty có thể tham khảo và quyết định nên chọn loạ i công nghệ nào để thuê. Việc chọn công nghệ để thuê phải là những công nghệ quan trọng trong trong dây truyền sản xuất quyết định đến chất lượng và tính đặc thù đối với sản phẩm của Công ty. Muốn vậy, Công ty phải lên kế hoạch cụ thể về đổi mới công nghệ, tránh việc thuê một cách tràn lan và không có trọng điểm. Đây là một cơ hội tốt cho Công ty để Công ty thoát khỏi tình trạng như hiện nay, vững bước vào một giai đoạn mới. Một giai đoạn của sự cạnh tranh khốc liệt không thương tiếc giữa các Công ty trong nước với nhau và với các nước trong khu vực khi Việt Nam chính thức thực hiện AFTA vào năm 2006. Có thể kể ra đây phương thức thuê máy móc thiết bịcủa Công ty Savimex ở TP Hồ Chí Minh: năm 1992 khi Nhà nước cấm xuất gỗ sẻ, Savimex tưởng chừng đã tưởng chừng đứng bên bờ vực phá sản. Nhờ Công ty Shin Nippon Kokko (Nhật) cho thuê máy chế biến gỗ ghép trong 7 năm, trong hai năm đầu không phải trả tiền để làm quen với kĩ thuật mới, Công ty Sivimex đã trở thành một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực chế biến gỗ cao su xuất khẩu. Sau đó sự thành công trong kinh doanh đã mở đường cho Sivimex thuê được cả công nghệ sấy và ghép gỗ bằng vi tính, bằng ro bốt hiện đại nhất của Nhật. Nhờ giỏi khai thác công nghệ mới, Savimex đã trở thành một doanh nghiệp lớn chuyên về hàng gỗ trang trí nội thất xuất khẩu. Năm 1996 doanh số xuất khẩu gỗ của Savimex đã đạt tới 10 triệu USD. Sau khi đã thuê được máy móc thiết bị, Công ty cần cân đối lại giữa sản xuất chính và phục vụ sản xuất. Việc bảo đảm cân đối giữa sản xuất chính và phục vụ sản xuất chỉ được thực hiện nếu trong dây truyền công nghệ, sản phẩm và lao vụ của bộ phẩn trước bảo đảm cho bộ phận sau được tiến hành thuận lợi, đúng kĩ thuật, chu kì sản xuất sản phẩm ngắn nhất. Đây chính là sự cân đối về công suất (sản lượng) giữa các bộ phận sản xuất chính trên cùng một dây truyền sản xuất, giữa sản xuất chính và phục vụ sản xuất. Trong tình hình hiện nay, Công ty cần chú ý và coi trọng những vấn đế sau đây trong quá trình đảm bảo sự cân đối sản xuất chính và phục vụ sản xuất với hiệu quả cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu của Thị trường về hàng hoá và dịch vụ. + Nâng cao trình độ cơ giới hoá của bộ phận phục vụ sản xuất, nhờ đó mà tác động tích cực đến năng suất, hiệu quả sử dụng công suất của máy móc thiết bị và nâng cao chất lượng sản phẩm của sản xuất chính. + Để đảm bảo sự cân đối giữa các bộ phận trong tình hình có sự thay đổi về cơ cấu mặt hàng sản phẩm thì phải hết sức coi trọng việc cải tiến, hoàn thiện các hình thức tổ chức bố trí các bộ phận sản xuất. Nói tóm lại công nghệ được đổi mới, dây truyền sản xuất được cân đối lại sẽ rút ngắn được chu kì sản xuất. Mà độ dài chu kì sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sản phẩm dở dang, đến việc sử dụng công suất thiết bị, máy móc, diện tích sản xuất, đến tình hình luân chuyển vốn lưu động và đến việc hoàn thiện nhiệm vụ sản xuất theo hợp đồng đã kí kết. Giải pháp 3: Xác định vốn lưu động của Công ty. Có hai khái niệm cần quan tâm khi xem xét tới nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, đó là: * Nhu cầu vốn lưu động: Là tổng số tài sản lưu động mà doanh nghiệp phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại bất kì thời điểm nào. Việc xác định nhu cầu vốn lưu động có thể căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp để xác định nhu cầu vốn lưu động cho từng khâu rồi tổng hợp lại toàn bộ nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp. Phương pháp tính toán này đảm bảo được hợp lí, tránh lãng phí vốn lưu động nhưng khá phức tạp trong khâu tính toán. Để cho đơn giản hơn, doanh nghiệp có thể dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động ở thời kì trước để xác định cho thời kì tiếp theo, đồng thời có xem xét tới sự thay đổi quy mô sản xuất, sự cải tiến tổ chức sử dụng vốn lưu động cũng như các dự đoán về những biến động của thị trường và giá cả ...từ đó thấy được nhu cầu cụ thể về vốn lưu động của mình. Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động là cơ sở cho việc huy động và sử dụng các nguồn tài trợ có hiệu quả nhất và đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. * Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên: Là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động là hàng tồn kho và các khoản phải thu (không phải là tiền). Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Tồn kho và các khoản phải thu Nợ ngắn hạn = - Trên thực tế, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí trong 3 năm luôn dương chứng tỏ việc sử dụng vốn ngắn hạn lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn huy động được từ bên ngoài. Vì vậy, giải pháp hữu ích nhất là Công ty cần nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho và các khoản phải thu, đồng thời có kế hoạch tài trợ cho phần chênh lệch bằng nguồn vốn dài hạn. Giải pháp 4: Giảm vốn lưu động sử dụng bình quân hàng năm. Từ việc xác định nhu cầu vốn lưu động ở trên ta cần có biện phá hữu hiêu nhất để giảm vốn lưu động sử dụng bình quân hàng năm. Qua phân tích ở phần thực trạng ta thấy vốn lưu động sử dụng hàng năm ở Công ty là khá cao lại có xu hướng tăng dần mấy năm gần đây nên năm tới Công ty phải đưa ra biện pháp hữu hiệu nhất để giảm vốn lưu động sử dụng bình quân xuống mà muốn làm được như vậy thì ta phải từng khoản mục cấu thành vốn lưu động. Khoản mục các khoản phải thu và hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong trong vốn lưu động. ở đây em xin đưa ra biện pháp để giảm khoản mục này: * Công ty cần có những biện pháp mạnh để đẩy nhanh công tác thu hồi nợ và quản lí chặt chẽ các khoản nợ đã thu: Trong hoạt động kinh doanh thường xuyên nảy sinh việc Công ty xuất giao thành phẩm cho khách hàng và sau một thời gian nhất định mới được thu tiền. Xuất phát từ thực tế đó làm nảy sinh khoản nợ phải thu từ khách hàng. việc tăng nợ phải thu do tăng thêm lượng hàng hoá bán chịu sẽ kéo theo việc tăng thêm một số khoản chi phí như: Chi phí thu hồi nợ, chi phí quản lí nợ...Tăng nợ phải thu đòi hỏi Công ty phải tìm thêm nguồn vốn vay để đáp ứng nhu cầu cho quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo, do đó phải trả thêm lãi vay, tăng nợ phải thu đồng thời tăng rủi ro đối với Công ty. Do vậy để đảm bảo sự ổn định, lành mạnh và tự chủ về mặt tài chính, tránh ứ đọng vốn và sự chiếm dụng vốn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, từ đó góp phần sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả, Công ty cần có những biện pháp hữu hiệu, xiết chặt kỉ luật thanh toán nhằm hạn chế đến mức tối đa tình trạng nợ dây dưa. Để làm được điều đó Công ty cần có các biện pháp sau: *Đối với khoản nợ hiện tại: - Công ty cần tìm mọi biện pháp thu hồi nợ càng sớm càng tốt, điều động nhân viên trực tiếp đi thu nợ, tăng chi phí cho việc thu hồi nợ, quản lí chặt chẽ các khoản đã thu được và tính toán chi tiết các khoản khách hàng đang nợ (làm căn cứ để tính lãi hoặc tính tiền phạt sau này). -Nhắc nhở những khách hàng sắp đến hạn trả nợ. -Xử lí nghiêm, chặt chẽ đối với những khách hàng cố tình không trả nợ, thậm chí có thể đưa ra hội đồng trọng tài. * Đối với các khoản thanh toán trong tương lai: Trong công tác bán hàng: Trước khi kí kết hợp đồng tiêu thụ Công ty cần phải xem xét từng đối tượng khách hàng. Cần từ chối các khách hàng khi phát hiện ra họ không có khả năng thanh toán. Trong hợp đồng tiêu thụ sản phẩm Công ty cần quy định rõ ràng thời gian thanh toán, phương thức thanh toán...yêu cầu các bên phải chịu trạch nhiệm đầy đủ, nghiêm túc các điều khoản, quy định ghi trong hợp đồng. - Sử dụng chiết khấu bán hàng, giảm giá bán hàng nhằm khuyến khích khách hàng mua hàng với khối lượng lớn, thanh toán nhanh, hạn chế nợ dây dưa. Vì vậy tỷ lệ chiết khấu phải tính sao cho thích hợp và phát huy hiệu quả. Trước mắt, việc định ra tỷ lệ chiết khấu bán hàng của Công ty có thể căn cứ vào lãi suất vay vốn ngân hàng vì khi cho khách hàng trả chậm, trong thời gian đợi khách hàng trả tiền Công ty sẽ phải đi vay vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh. Vậy bớt cho khách hàng một số tiền nhỏ hơn (hoặc bằng) tiền lãi vay vốn để có thể thu được tiền ngay vẫn có lợi hơn là đợi khách hàng trả toàn bộ số tiền trong thời gian đó Công ty phải đi vay và chịu lãi suất. - Công ty cũng có thể dùng hình thức hàng đổi hàng để bù trừ công nợ và Công ty cũng có thể dùng hàng để đổi nguyên vật liệu để sản xuất (áp dụng hình thức thanh toán bù trừ ) - Công ty cần duy trì và năng động hơn trong việc thực hiện đa dạng hoá các hình thức thanh toán, tăng cường kỉ luật thanh toán. Công ty có thể áp dụng các hình thức thanh toán bằng tiền mặt, séc ngân phiêú, tín phiếu, ngoại tệ mạnh.. .tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Muốn làm được việc này Công ty phải có đội ngũ cán bộ thanh toán năng động, có trình độ chuyên môn sâu, xây dựng hệ thống nắm bắt thông tin về tỷ giá, lãi suất tín dụng, chiết khấu tín dụng, chính xác nhanh nhậy từng ngày, từng giờ. Nói tóm lại, trong việc chấn chỉnh lại chính sách bán hàng, thanh toán tiền hàng và thu hồi công nợ, Công ty cần quan tâm đến vấn đề chiết khấu, giảm giá hàng bán. Vấn đề này cần phải được ghi thật rõ trong hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa khách hàng và Công ty. Có như vậy hàng tồn kho của Công ty sẽ giảm, kì thu tiền sẽ rút ngắn, vốn luân chuyển nhanh, tiết kiệm được nhiều vốn hơn và do đó việc sử dụng vốn nói chung và sử dụng vốn lưu động nói riêng sẽ đạt hiệu quả cao. Hàng tồn kho dự trữ: Ta thấy hàng tồn kho của Công ty trong những năm gần đây là rất cao, chiếm chủ yếu trong vốn lưu động. Do đó việc giảm hàng tồn kho xuống là điều rất quan trọng và khó khăn. Để giảm tồn kho xuống Công ty cần phải làm: Giảm nguyên vật liệu tồn kho. + Trên cơ sở hoàn thiện hệ thống định mức và công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng năm, Công ty sẽ tính được lượng NVL chính, lượng NVL phụ, nhiên liệu dùng trong năm kế hoạch theo nguyên tắc tính riêng cho từng loại và mỗi loại phải tíh riêng cho từng thứ đồng thời NVL chính tính riêng, NVL phụ tính riêng, nhiên liệu tính riêng. Lượng NVL chính cần dùng: Có hai cách tính lượng NVL chính là cách tính dựa vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao và cách tính dựa theo tỷ lệ chế thành. Nhưng xem ra cách tính dựa vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao là phù hợp hơn cả. Gõ công thuéc Si là sản lượng sản phẩm sử dụng nguyên liệu i Dvi là định mức tiêu hao nguyên liệu i cho 1 sản phẩm Pdi là số lượng phế liệu loại i dùng lại Kpi là hệ số phế phẩm cho phép Kdi là hệ số phế liệu dùng lại Pi là số lượng sản phẩm cho phép loại sản phẩm i kì kế hoạch Xác định lượng NVL phụ cần dùng. Có hai cách tính: Tính trực tiếp: Lấy định mức x sản lượng Tính khái quát theo tỷ lệ thuận với việc tăng sản lượng Tính lượng nhiên liệu cần dùng (than) Trong thực tế hiện nay nhiên liệu than cho công nghiệp được cung cấp bởi nhiều địa phương, nhiều vùng khác nhau. ở mỗi vùng nhiệt lượng toả ra khác nhau cho nên tiện cho việc lập kế hoạch cung ứng người ta quy đổi than từ nhiều vùng khác nhau ra than tiêu chuẩn (7.000kcl/kg) Hệ số quy đổi Ki =Ni/7.000 Ki là hệ số tính đổi của than vùng i Nilà nhiệt lượng toả ra của than vùng i NLcd= =than tiêu chuẩn Dnilà định mức tiêu hao nhiên liệu loại i cho một đơn vị sản phẩm Silà số lượng sản phẩm sử dụng nhiên liệu i Ki là hệ số tính đổi Sau khi đã tính được lượng NVL chính, lượng NVL phụ, nhiên liệu cần dùng Công ty sẽ lập bảng phân tích tình hình nhập nguyên vật liệu và chính sách dự trữ NVL như sau: Qua bảng trên Công ty sẽ tiến hành tính toán và quyết định nên chọn loại mô hình dự trữ nào, đối với loại NVL nào cho phù hợp. + Tiếp theo NVL về tới Công ty, Công ty phải tổ chức bảo quản NVL sao cho đảm bảo: Sắp xếp NVL vào kho đáp ứng được yêu cầu dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau. Định kì 10 hoặc 15 ngày thủ kho phải thông báo lượng tồn kho và tình hình còn lại trong kho để Phòng vật tư, Phòng kinh doanh biết làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tiến độ mua NVL. Trong kho phải có đầy đủ hệ thống nội quy, quy chế. Đặc biệt là hệ thống nội quy khen thưởng kỉ luật và tiến tới phương thức hạch toán kho. + Cuối cùng việc sử dụng NVL trong Công ty phải hợp lí và tiết kiệm NVL. Muốn vậy, Công ty phải: Phấn đấu hạ thấp mức tiêu hao NVL thông qua đổi mới công nghệ và trực tiếp nhất là công tác thiết kế. Phải sử dụng NVL thay thế theo hướng nhẹ, rẻ tiền sẵn có ở trong nước nhưng vẫn đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Tăng cường công tác quản lí để xoá bỏ mọi sự mất mát hư hỏng hao hụt NVL. Đối với những NVL ứ đọng, kém, mất phẩm chất, chậm luân chuyển thì tích cực giải phóng. Để từ đó có thể tận dụng được số vốn đáng kể đưa vào sản xuất. -Giảm công cụ, dụng cụ trong kho. Công việc này thuộc về bộ phận cơ điện, bộ phân cơ điện sẽ có nhiệm vụ mở hồ sơ theo dõi các loại máy móc, thiết bị trong Công ty. Xác định và dự đoán xem trong thời gian tới có những loại máy móc, thiết bị nào cần bảo dưỡng, sửa chữa (lớn, vừa, nhỏ) và cần tới những loại chi tiết, phụ tùng nào thay thế. Sau đó bộ phận này lập một bản báo cáo trình lên Phó giám đốc kĩ thuật để có kế hoạch mua dự trữ. Những loại chi tiết, phụ tùng nào không cần thiết phải dự trữ nhiều thì có thể bán bớt. Giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (liên quan đến các giải pháp đã nêu ở trên) Giảm thành phẩm tồn kho. Công ty phải xác định cho được những loại sản phẩm nào tồn kho nhiều. Nguyên nhân tồn kho là gì? Do giá cả, do chất lượng hay do lạc hậu. ... Cho dù có là nguyên nhân nào đi nữa thì Công ty vẫn phải giảm thành phẩm tồn kho. Bởi sản phẩm của Công ty rất khó bảo quản, nhanh lạc hậu so với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Song việc nắm được nguyên nhân chính xác sẽ giúp Công ty có phương án ứng xử mềm dẻo hơn. Ví như hàng tồn kho do giá cả thì Công ty có thể giảm giá hay hàng tồn kho do lạc hậu thì Công ty nên chuyển đổi thị trường tiêu thụ. Trên đây là các phương hướng giảm vốn lưu động cho Công ty, chắc chắn rằng trong một số phương hướng sẽ dẫn đến những thiệt hại trước mắt cho Công ty. Thiết nghĩ, nếu Công ty không chịu hy sinh một chút lợi ích trước mắt thì những thiệt hại sau này mà Công ty phải gánh chịu còn lớn hơn nhiều. Một lần nữa, mong rằng Công ty cố gắng giảm vốn lưu động xuống mức thấp nhất có thể được mà vãn đảm bảo đủ vốn lưu động cho chu kì sản xuất kinh doanh. Giảm được vốn lưu động, Công ty sẽ giảm được các khoản vay ngân hàng. Nói như vậy không có nghĩa là Công ty không biết tận dựng đòn bẩy tài chính, mà đúng ra Công ty chẳng có cơ hội để lợi dụng đòn bẩy tài chính vì các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của Công ty hàng năm đều bằng không. *một số kiến nghị với Nhà nước Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ vốn. Ngày 26-8-2000 văn phòng Chính phủ có công văn thông báo ý kiến của Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng về chủ trương hỗ trợ phát triển ngành Cơ khí. Theo đó, Chính phủ giao cho Bộ Công nghiệp chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Quỹ hỗ trợ phát triển sớm công bố danh mục các dự án, sản phẩm cơ khí được hưởng ưu đãi theo Nghị Quyết Chính Phủ số 11/2000/NQ-CPA Hà Nội ngày 31-7-2000. Các doanh nghiệp Cơ khí có dự án, sản phẩm theo danh mục công bố sẽ được vay tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển với lãi suất ưu đãi là 3,5%/năm (bằng 50% lãi suất tín dụng Nhà nước), với thời gian vay là 12 năm, 2 năm đầu không phải trả lãi và bắt đầu trả nợ từ năm thứ 5. Có thể nói đây là một dịp may hiếm có của các doanh nghiệp Cơ khí nói chung và của Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí nói riêng. Nhưng từ khi quỹ này đi vào hoạt, Công ty vẫn chưa nhận được một đồng vốn ưu đãi nào từ Nhà nước. Nguyên nhân thì có nhiều, cả từ phía Công ty lẫn từ phía Nhà nước. Cụ thể là dự án của Công ty lập xin vay vốn còn rất sơ sài, thiếu tính khả thi hoặc sai thực tế, mang nặng tính đầu tư ôc ạt, coi nhẹ hiệu quả đồng vốn. Còn từ phía Nhà nước thì sao?. Thứ nhất: Quy định chưa hợp lý từ một vài cơ quan chức năng của Nhà nước. Chẳng hạn, mức vốn cho vay theo quy định ( thông thường từ 50 % đến 70 % trên tổng vốn đầu tư của dự án ) là chưa phù hợp với thực tế, vì hiện giờ vốn tự có của Công ty không đủ để tham ia vào các dự án. Thứ hai: Cơ chế hoạt động của quỹ còn phức tạp và mang nặng tính bao cấp. Với lộ trình khép kín vừa xem xét hồ sơ, thẩm định dự án vừa đưa tiền cho vay rồi lại tự mình thu hồi nợ, Quỹ HTPT đang “ vừa đá bóng, vừa thổi còi “. Nên chăng cần có thêm cơ quan kiểm tra, giám sát cũng như tiến hành thẩm định các dự án được đầu tư từ Quỹ HTPT để đảm bảo tính khách quan. Trong điều kiện hiện nay, sự tham dự từ phía Nhà nước đối với Công ty có hạn. Công ty phải tự thân vận động trong vòng quay của cơ chế thị trường đầy sóng gió. Do đó, Công ty phải tự cứu mình trước, trước khi đợi người khác cứu, nhưng dù sao được sự giúp đỡ từ phía Nhà nước thì vẫn hơn. Qua đây em mong rằng quý cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp tục cải tiến và hoàn thiện hơn nữa cơ chế và chính sách của Quỹ HTPT để quỹ này đi vào hoạt động có hiệu quả, thực sự trở thành một động lực giúp Công ty vượt qua thời kỳ khó khăn này. Hoàn thiện chính sách cho thuê tài chính Phương thức cho thuê máy móc thiết bị tỏ ra khá thích hợp đối với Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí trong điều kiện thiếu vốn hiện nay. Tuy nhiên, muốn tạo ra một kênh dẫn vốn từ phương thức này, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích để cho nó thực sự phát triển. Thực vậy, sau 4 năm chuẩn bị, tháng 10/1995 Nghị định về cho thuê tài chính đã ra đời mở đầu cho một dịch vụ hết sức mới mẻ ở nước ta. Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam ( VILC ) ra đời với chức năng mua thiết bị theo yêu cầu doang nghiệp và cho doanh nghiệp thuê, sử dụng trong dài hạn, hết thời hạn thuê, doanh nghiệp có thể mua lại các thiết bị thuê theo giá thoả thuận. Tiếp đến Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam ( VB I D ) cũng cho ra mắt dịch vụ này để thuê các thiết bị trong ngành xây dựng và cho thuê các máy vi tính cho các doanh nghiệp Nhà nước khu vực phía Bắc. Qua thực tế hoạt động của các đơn vị này ta thấy rõ lối ra cho đồng vốn chưa được khai thông do còn khá nhiều vướng mắc: _ Vốn của các Công ty cho thuê tài chính ( thường hơn 15 % năm ), cao hơn lãi suất vay ngân hàng. Nguyên nhân là do Bộ Thương mại chưa cấp giấy phép “ được nhập khẩu thiết bị để cho thuê lại “ của VILC và VBID, vì vậy các đơn vị này phải nhập uỷ thác với chi phí từ 0,5 % - 1%, cùng những phí không tên khác đã đội phí cho thuê nên cao. Bên cạnh đó, nguyên tắc đề ra “ không cần phải có tài sản thế chấp cũng có thể thuê tài chính “ lại trở thành vướng mắc cho chính các Công ty các công ty cho thuê tài chính vì chế độ kiểm toán không rõ ràng khiến cho việc thẩm định sức mạnh tài chính của doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại.. . Như vậy, chính Nhà nước đã mở lối cho phương thức thuê tài chính nhằm góp phần tháo gỡ những bế tắc về vốn cho doanh nghiệp, nhưng cũng chính cơ chế quản lý của Nhà nước lại trở thành rào cản lớn nhất. Rõ ràng biện pháp hữu hiệu nhất ở đây là Nhà nước phải cởi bỏ nhữn trói buộc của cơ chế nhằm tạo ra thêm một kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu đổi mới kỹ thuật công nghệ một nhu cầu hết sức cấp thiết hiện nay. Kết luận Tài chính là vấn đề muôn thủa đối với hầu hết các doanh nghiệp, có ảnh hưởng mạnh đến sự tồn vong hay phát triển của doanh nghiệp đó. Trong cơ chế thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong nhiều biện pháp cần thiết để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào guồng máy hoạt động. Nâng cao hiệu quả vốn lưu động không chỉ mang lại hiệu quả đối với kinh doanh mà nó còn có tác động thúc đẩy đến toàn bộ các hoạt động khác như : marketing, sản xuất, nhân sự.. . Sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp cũng chính là hiệu quả cao nhất mà doanh nghiệp mong muốn. Nhìn chung giải pháp về tài chính đặc biệt là vốn lưu động, rất muôn hình muôn vẻ, khó có thể đánh giá một cách tuyệt đối đến hiệu quả. Do vậy những giải pháp trong phạm vi bài viết chỉ xin dừng lại ở ý nghĩa nghiên cứu, nhưng cũng hy vọng có thể mang lại cho Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí một chút ý tưởng nào đó để hoàn thiện công tác sử dụng vôn lưu động ở Công ty. Chúc Công ty sẽ luôn có được hiệu quả kinh doanh vững chắc trên thương trường. Do điều kiện và thời gian có hạn, những phân tích và giải pháp trong bài viết khó tránh khỏi được những khiếm khuyết. Em rất mong sự đóng góp của thầy cô và các bạn. Một làn nữa em xin chân thành cảm ơn thầy TS Vũ Minh Trai đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề này. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Giám đốc P. Tài vụ K.toán trưởng Trạm y tế Kho tạp phẩm K dầu hoá chất Kho.Kim khí P. bảo vệ P. tổ chức LĐ P. kế toán Kho TP CHGTS phẩm TTKĐC & VT P. Hành chính P. Vật tư PGĐKD FX. Bao gói FX. N. Luyện FX. Mạ FX cơ điện FX. Dụng cụ FX.CK II FX. CKI PX. Khởi phẩm PGĐ sản xuất Kho xử lý Kiểm tra thép Nghiệm thu Đo lường Trạm biến thế Kho dụng cụ P. TKCB P. KCS P. Cơ điện Thư viện P. công nghệ P. thiết kế PGĐ. kỹ thuật ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28745.doc
Tài liệu liên quan