Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới

lời mở đầu Khu vực hoá và toàn cầu hoá là xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế thế giới. Lịch sử đã chứng minh rằng, không một quốc gia nào bằng chính sách “đóng cửa” với nước ngoài lại phát triển có hiệu quả nền kinh tế trong nước. Muốn phát triển nhanh, mỗi nước không thể đơn độc dựa vào nguồn lực của mình mà phải biết tận dụng có hiệu quả tất cả những thành tựu kinh tế, khoa học kỹ thuật của loài người đã đạt được. Nền kinh tế “mở cửa” sẽ mở ra những tiềm năng sẵn có của một nước

doc39 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhằm sử dụng sự phân công lao động một cách có lợi nhất. Ngay cả một nước như Trung Quốc tự coi mình là “một quốc gia xã hội chủ nghĩa vĩ đại,... với nguồn lao động to lớn, với nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có và một thị trường trong nước khổng lồ, có mọi phương tiện trong tay để xây dựng đất nước và phát triển kinh tế từ bên trong” coi “nguyên tắc độc lập và tự lực cánh sinh là nguyên tắc cơ bản cho xây dựng kinh tế” mà cuối cùng đã phải thốt lên rằng: “chính vì sự biệt lập kéo dài đó với thế giới bên ngoài, Trung Quốc đã lỡ mất nhiều cơ hội có lợi trong bối cảnh quốc tế thuận lợi. Hố ngăn cách về công nghệ giữa Trung Quốc và các nước ngày càng tăng. Do thiếu sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế nên sản phẩm nội địa của Trung Quốc ngày càng giảm sức cạnh tranh. Một số sản phẩm công nghiệp không thể nâng cao được chất lượng và số lượng vì những hạn chế của thị trường trong nước”. Tình trạng cấm chợ ngăn sông, hạn chế cạnh tranh kinh tế quốc tế, thực hiện chế độ bảo hộ dưới mọi hình thức khác nhau gây thiệt hai to lớn, lãng phí cho nền kinh tế thế giới ở phương diện tổng thể. Thật vô lý khi người ta phải mua những hàng hoá đắt hơn hoặc chất lượng thấp hơn, xấu hơn trong khi vẫn có người sẵn sàng bán những hàng hoá đó với giá rẻ hơn chất lượng tốt hơn. Điều đó cũng có nghĩa rằng tham gia vào thị trường thế giới, các nước phải chấp nhận sự cạnh tranh quyết liệt. Với chính sách đổi mới mở cửa, Việt Nam sẽ trở thành thị trường cạnh tranh của các công ty đa quốc gia và Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các nước khác để đi ra thị trường thế giới. Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN. Tiến tới Việt Nam sẽ tham gia vào Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) và tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Đó là những thuận lợi và cơ hội rất tốt để Việt Nam hoà nhập vào kinh tế thế giới. Bởi vì, nhờ tham gia vào các tổ chức này Việt Nam sẽ tham gia vào sự phân công, hiệp tác quốc tế, sẽ mở rộng được thị trường nước ngoài, sẽ đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh và nâng cao khả năng cạnh tranh các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới. Nhưng hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực, Việt Nam phải đương đầu với thách thức lớn lao là: sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với hàng hoá nước ngoài trên thị trường quốc tế và ngay trên thị trường trong nước. Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là phải nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu để đứng vững trên thị trường, và ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Xuất phát từ đó, em chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới” làm đề tài nghiên cứu. Bố cục của Đề án gồm các phần sau: Lời mở đầu Phần I : Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh trong thương mại quốc tế. Phần II : Vai trò của xuất khẩu gạo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở việt nam. Đánh giá sức cạnh tranh của gạo việt nam trên thị trường gạo thế giới. Phần III : Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của xuất khẩu gạo Việt Nam. Đây là đề tài nội dung nghiên cứu rộng, song với sự cố gắng của bản thân, đề tài đã được hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong rằng sẽ nhận được nhiều sự đóng góp ý kiến của thầy cô cùng toàn thể các bạn để Đề án được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Phần I tính tất yếu và vai trò của cạnh tranh trong thương mại quốc tế 1-/ Tính tất yếu của cạnh tranh trong thương mại quốc tế: Kinh tế thị trường là nền kinh tế chủ yếu được điều tiết bởi thị trường. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề cơ bản: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, và nó đều chịu sự tác động của các quan hệ cung cầu, quan hệ cạnh tranh và giá cả thị trường. Một điều tất yếu và là đặc trưng cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường đó là: bất kỳ một chủ thể nào tham gia vào thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh. Khi nói tới cạnh tranh là nói tới thị trường và ngược lại, nói tới thị trường là nói tới cạnh tranh. Ngược lại, thị trường mà không có cạnh tranh thì không còn là thị trường nữa. Mặt tích cực của thị trường cũng là mặt tích cực của cạnh tranh. Mặt tiêu cực của thị trường, tồn tại theo quan niệm của nhiều người; cũng là mặt tiêu cực của cạnh tranh. ý đồ tạo thị trường không có cạnh tranh, “thị trường có tổ chức” đã sụp đổ hoàn toàn vì nó không tạo ra được cơ chế phân phối tối ưu các nguồn lực của xã hội. Triệt tiêu cạnh tranh là làm mất tính năng động, sáng tạo của mỗi con người cũng như của toàn xã hội, nền sản xuất xã hội sẽ không còn hiệu quả - nguồn gốc của việc nâng cao đời sống nhân dân. Cạnh tranh phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Vậy cạnh tranh là gì? Theo Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Còn theo cuốn từ điển kinh doanh (xuất bản 1992 ở Anh), cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình”. Như vậy, hiểu theo một nghĩa chung nhất, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trong việc giành giật thị trường và khách hàng. Thực chất của cạnh tranh là sự tranh giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường. Đối với người mua, họ muốn mua được loại hàng hoá có chất lượng cao, với một mức giá rẻ. Còn ngược lại, người bán bao giờ cũng muốn tối đa hoá lợi nhuận của mình. Vì mục tiêu lợi nhuận, họ phải giảm chi phí và tìm cách giành giật khách hàng và thị trường về phía mình. Và như vậy cạnh tranh sẽ xảy ra. Cạnh tranh là một điều tất yếu của thị trường. Các chủ thể tham gia thị trường bắt buộc phải chấp nhận cạnh tranh ganh đua với nhau, phải luôn không ngừng tiến bộ để giành được ưu thế tương đối so với đối thủ. Nếu như lợi nhuận là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cạnh tranh bắt buộc họ phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả cao nhất nhằm thu được lợi nhuận tối đa. Do vậy cạnh tranh là tất yếu của nền kinh tế thị trường, là một phương thức vận động của thị trường. Nói đến thị trường cũng có nghĩa là nói tới sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế. Do vậy, quá trình sản xuất và kinh doanh buộc phải tuân theo những quy luật cạnh tranh. Quy luật cạnh tranh là cơ chế vận động của thị trường hay có thể nói. Cơ chế thị trường là vũ đài cạnh tranh, là nơi gặp gỡ của các đối thủ cạnh tranh, mà kết quả sẽ là một số bị thua cuộc và bị gạt ra khỏi thị trường, trong khi một số khác vẫn tồn tại và phát triển hơn nữa. Quy luật chọn lọc nghiệt ngã thông qua cạnh tranh của thị trường đã chia các chủ thể tham gia thị trường thành hai nhóm: nhóm năng động và nhóm trì trệ. Điều đó đặt ra cho những chủ thể đang yếu kém và lúng túng phải nhanh chóng thích nghi, vì nếu thích nghi được thì đó là cơ hội để phát triển và ngược lại, nếu không thích nghi được thì đó là dấu hiệu của sự phá sản. Vì vậy, trong quá trình kinh doanh, nâng cao được khả năng cạnh tranh là con đường đảm bảo chắc chắn cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, mỗi đất nước. 2-/ Vai trò của cạnh tranh: - Cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Cội nguồn của sự cạnh tranh là sự tự do trong sản xuất kinh doanh, đa dạng kiểu dáng, nhiều chủ thể tham gia. Cạnh tranh thực chất là một cuộc chạy đua không có đích. Ai cảm nhận thấy đích thì người đó trở thành nhịp cầu cho các đối thủ vượt lên phía trước. Chạy đua về mặt kinh tế phải luôn luôn ở phía trước để tránh những trận đòn của người chạy phía sau, và không phải chỉ để thắng một trần tuyết giữa các đối thủ mà là để thắng trên hai trận tuyến. Đó là cạnh tranh giữa những nước mua với nước bán và cạnh tranh giữa những người bán với nhau. - Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh giữ vai trò làm cho giá cả hàng hoá dịch vụ giảm xuống, nhưng chất lượng hàng hoá dịch vụ ngày càng cao, phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng. - Cạnh tranh sẽ loại bỏ các nước có chi phí cao trong sản xuất kinh doanh hàng hoá và khuyến khích các nước có chi phí thấp. Điều này đã tạo áp lực buộc các nước phải giảm chi phí đầu vào trong sản xuất kinh doanh. Mặc dù điều này là phù hợp với lợi ích lâu dài của xã hội, song cũng làm cho một số nước thất bại đau đớn, nạn thất nghiệp, nghèo đói gia tăng. - Cạnh tranh là công cụ để tước quyền thống trị về kinh tế trong lịch sử. - Cạnh tranh buộc các nước phải không ngừng đầu tư, nghiên cứu khoa học, công nghệ để đưa vào ứng dụng sản xuất. Đồng thời cạnh tranh cũng buộc các nước phải nghiên cứu thị trường thế giới, nắm bắt được thông tin, bắt được những thời cơ hấp dẫn, chú trọng công tác khuyếch trương, quảng cáo sản phẩm và thanh thế nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu vươn tới những thị trường đầy triển vọng. Phải tham gia các hoạt động trong hiệp hội ngành hàng để cập nhật thông tin mới về tình hình giá cả, cung cầu trên thị trường cạnh tranh. Tóm lại, cạnh tranh không phải là huỷ diệt mà là sự thay thế, thay thế những nước làm ăn thua lỗ, không có hiệu quả, sử dụng lãng phí những nguồn lực của xã hội bằng các nước hoạt động có hiệu quả, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội, thúc đẩy sự phát triển của nhân loại. Có thể nói rằng cạnh tranh lành mạnh là động lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trên thế giới các nước tìm mọi cách để tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của đất nước mình bằng chất lượng sản phẩm, và giá cả. Nếu như trước kia, giá cả được coi là yếu tố quan trọng nhất trong cạnh tranh thì ngày nay nó đã phải nhường chỗ cho chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. Trên thực tế, cạnh tranh bằng giá là “biện pháp nghèo nàn” nhất vì nó làm giảm lợi nhuận thu được, mà ngược lại, cùng một loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm nào tốt đáp ứng được yêu cầu thì người tiêu dùng cũng sẵn sàng mua với một mức giá cao hơn một chút cũng không sao, nhất là trong thời đại ngày nay khi mà khoa học kỹ thuật đang trong giai đoạn phát triển mạnh, đời sống của nhân loại được nâng cao rất nhiều so với trước. Chất lượng sản phẩm là hệ thống nội tại của sản phẩm được xác định bằng các thông số có thể đo đưọc hoặc so sánh được thoả mãn những điều kiện kỹ thuật và những yêu cầu nhất định của người tiêu dùng và xã hội. Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản xuất và ngay cả sau khi tiêu thụ hàng hoá và chịu tác động của nhiều yếu tố: công nghệ dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, trình độ tay nghề lao động, trình độ quản lý,... Chất lượng sản phẩm là một vấn đề sống còn đối với một quốc gia, một khi chất lượng sản phẩm không được đảm bảo thì cũng có nghĩa là họ đang đứng trước sự đe doạ, bị mất khách hàng, mất thị trường. Hiện nay, khi nền kinh tế thế giới phát triển như vũ bão, một quan niệm mới về chất lượng đã xuất hiện: Chất lượng sản phẩm không chỉ là tốt bền, đẹp mà nó còn do khách hàng quyết định. Quản lý chất lượng sản phẩm là yếu tố chủ quan còn sự đánh giá của khách hàng mang tính khách quan, ở đây nhân tố khách quan đã tác động, chi phối yếu tố chủ quan. Đây là một quan niệm mới xuất phát từ thực tế là mức độ cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Chất lượng sản phẩm thể hiện tính quyết định sức cạnh tranh của một nước ở chỗ: + Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng hoá bán ra. + Sản phẩm chất lượng cao sẽ làm tăng uy tín, thu hút được khách hàng và mở rộng thị trường. + Chất lượng sản phẩm cao làm tăng khả năng sinh lời, thu được nhiều ngoại tệ về cho đất nước. 3-/ Các hình thái cạnh tranh trong kinh doanh thương mại: (Phân loại thị trường theo mức độ cạnh tranh) Đây là dạng phân loại thị trường gắn liền với phương thức hình thành và vận động giá cả thị trường. Theo cách phân loại này có các dạng thị trường sau: 3.1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà ở đó có rất nhiều người bán mà không có người nào có ưu thế để cung ứng một số lượng sản phẩm lớn ảnh hưởng đến giá cả. Các sản phẩm mua bán trên thị trường này là sự đồng nhất, tức là nó rất ít khác nhau về quy cách, mẫu mã, phẩm chất. Điều kiện tham gia và rút khỏi thị trường rất dễ dàng. Những người bán tham gia trên thị trường chỉ có cách thích ứng với giá thị trường. Họ không có khả năng định giá. Do đó, các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên thị trường này chủ yếu tìm biện pháp giảm thấp chỉ phí tới mức thấp nhất. 3.2. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: Đây là một thị trường mà phần lớn sức mạnh thị trường thuộc về một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn. Các doanh nghiệp trên thị trường này kinh doanh hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Sự khác nhau giữa hàng hoá và dịch vụ này là ở nhãn hiệu. Mặc dù sự khác biệt giữa các sản phẩm chỉ là sự khác biệt trong tâm trí của người tiêu dùng, nhưng mỗi nhãn hiệu hàng hoá đều mang hình ảnh với những uy tín khác nhau. Có hai hình thái thị trường cạnh tranh không hoàn hảo sau: a-/ Độc quyền tập đoàn: Đây là một thị trường mà ở đó có một vài doanh nghiệp đáp ứng hầu hết nhu cầu về một loại hàng hoá dịch vụ cụ thể nào đó. Những doanh nghiệp này rất nhạy cảm với các hoạt động kinh doanh của nhau. Thế nhưng, một điều cần chú ý ở đây là các doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau trong mức định giá, và lượng hàng bán ra. Bởi vì, khi một doanh nghiệp trong nhóm độc quyền giảm giá hàng hoá bán ra thì họ không bao giờ cảm thấy tin tưởng rằng có thể đạt được kết quả lâu dài vì sẽ có một số doanh nghiệp khác có thể sẽ giảm giá xuống mức thấp hơn; và ngược lại khi một doanh nghiệp tăng giá, các doanh nghiệp khác không tăng giá thì sẽ dẫn đến doanh nghiệp tăng giá phải trở lại giá cũ hoặc có nguy cơ bị mất khách hàng. b-/ Cạnh tranh độc quyền: Chính vì đặc điểm của thị trường độc quyền là số lượng doanh nghiệp tham gia trên thị trường này tương đối lớn cho nên mỗi doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng tương đối lớn đến các quyết định về sản xuất và kinh doanh của riêng mình. Trên thị trường cạnh tranh độc quyền, sản phẩm của các doanh nghiệp là khác nhau, người tiêu dùng phân biệt được các sản phẩm của doanh nghiệp thông qua nhãn hiệu, quảng cáo, bao bì và các dịch vụ khác. Trên thị trường này, doanh nghiệp có quyền định giá hàng hoá nhưng không hoàn toàn tuỳ ý của mình, và các điều kiện mua hàng hoá cũng khác nhau. Doanh nghiệp có thể có uy tín độc đáo khác nhau đối với khách hàng. Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trạng thái thị trường độc quyền hầu như rất khó đạt được và nếu nó xuất hiện thì xem xét nó như trạng thái cạnh tranh độc quyền để giải quyết. Và như vậy là, mức độ khốc liệt của cạnh tranh giảm dần từ cạnh tranh hoàn hảo đến cạnh tranh độc quyền. 3.3. Thị trường độc quyền: Thị trường độc quyền là thị trường mà ở đó có một hay nhiều người bán độc nhất có thể kiểm soát thị trường. Điều kiện gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường độc quyền có rất nhiều trở ngại do đầu tư vốn lớn hoặc do độc quyền kỹ thuật, công nghệ,... Vì vậy mà thị trường này không có cạnh tranh về giá mà người bán hoàn toàn quyết định giá. Trên thị trường độc quyền, đường cầu của toàn xã hội về một loại hàng hoá dịch vụ cũng chính là đường cầu của hãng độc quyền. Doanh nghiệp độc quyền có thể chi phối và quyết định giá cả và lượng hàng hoá bán ra trên thị trường bằng các biện pháp ứng xử của mình. Để gây trở ngại cho người tiêu dùng, doanh nghiệp độc quyền có thể tạo ra sự khan hiếm hàng hoặc bán hàng với giá cao. Do vậy, nhiều nước đã có luật chống độc quyền. Tuy nhiên, độc quyền cũng có mặt tích cực của nó, đó là độc quyền đem lại lợi ích cho xã hội nhờ đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển. Doanh nghiệp độc quyền thường có trình độ tập trung hoá sản xuất cao, mở rộng được quy mô sản xuất nên giảm được chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm. Phần II vai trò của xuất khẩu gạo, thực trạng xuất khẩu gạo và sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường gạo thế giới 1-/ Vai trò của xuất khẩu gạo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: Việt Nam là một nước nông nghiệp dựa vào sản xuất lúa gạo là chính. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó đóng góp khoảng 42% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). 71,9% lượng lao động của cả nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đối với Việt Nam, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa gạo nói riêng là một lợi thế. Xuất khẩu nông sản là một trong những biện pháp nhằm khai thác lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh để thu hút nguồn lợi trong thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế các sản phẩm nông nghiệp giữ một vị trí vô cùng to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Nó là bộ phận hết sức quan trọng trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và chương trình xuất khẩu của đất nước. Trong suốt thời gian qua, khoảng trên dưới 50% sản phẩm quốc dân hàng năm được thực hiện thông qua con đường xuất khẩu. Xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng cao từ 30-40% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Trong đó xuất khẩu gạo chiếm tỷ trọng từ 40-50% tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Sản lượng gạo xuất khẩu bình quân hàng năm kể từ năm 1990 đến nay là trên 2 triệu tấn và xuất khẩu gạo vươn lên chiếm một vị trí quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Gạo xuất khẩu của Việt Nam không ngừng tăng lên cả về chất lượng lẫn số lượng. Do đó kim ngạch xuất khẩu gạo không ngừng tăng lên từ 274,6 triệu USD năm 1990 đến năm 1996 kim ngạch là 868,4 triệu USD, năm 1997 đạt 891,3 triệu USD năm 1998 lên đến trên 1 tỷ USD (1.006 triệu USD). Và tháng đầu năm 1999 kim ngạch là 750 triệu USD. Với lượng ngoại tệ này chúng ta đã nhập các loại máy móc thiết bị hiện đại của nước ngoài phù hợp với điều kiện của Việt Nam xây dựng các nhà máy chế biến gạo, xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, đầu tư nghiên cứu các loại giống lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt. Ngoài ra, xuất khẩu gạo tạo ra ngoại tệ góp phần không nhỏ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Mặt khác, cũng nhờ có xuất khẩu gạo bộ mặt nông thôn đã dần dần thay đổi: một số ngành nghề mới xuất hiện như thương mại dịch vụ, công nghiệp chế biến... đã tạo ra công ăn việc làm cho người dân, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn. 2-/ Vài nét về thị trường gạo thế giới: 2.1. Xuất khẩu: Gạo là lương thực được tiêu dùng tại chỗ là chủ yếu. Những nước sản xuất lúa gạo nhiều chưa hẳn đã là những nước xuất khẩu lúa gạo lớn, mà đôi khi còn là nước nhập khẩu. Lượng gạo đưa ra trao đổi trên thị trường từ năm 1989 - 1998 dao động trên dưới 15 triệu tấn, chiếm 4 - 5% sản lượng gạo trên thế giới. So với lúa mì và ngô, mậu dịch buôn bán gạo thấp hơn nhiều, lúa mì chiếm từ 20 - 22% sản lượng và chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu lương thực ngô đưa ra buôn bán chiếm từ 16 - 18% sản lượng. Lượng gạo đưa ra trao đổi rất bấp bênh, năm thấp nhất có 11,4 triệu tấn đó là năm 1990. Năm cao nhất là năm 1998 đạt 25,7 triệu tấn, đạt kỷ lục từ trước đến nay. Xuất khẩu gạo thế giới tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Suốt thời nhiều thập niên qua, các nước đang phát triển vẫn thường chiếm 75-80% tổng lượng xuất khẩu gạo toàn thế giới. Từ năm 1994, phần gạo xuất khẩu của các nương công nghiệp phát triển có tăng lên nhưng cũng chỉ ở mức 23,5%. Những năm gần đây xuất khẩu gạo của các nước đang phát triển chiếm trên 80% phần còn lại của các nước phát triển chiếm gần 20%. Theo phạm vi từng đại lục thì Châu á trong thời gian gần đây xuất khẩu lớn nhất, chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 75% so với tỷ trọng nhập khẩu trung bình 56%, thứ đến Châu Mỹ, xuất khẩu gạo chiếm trung bình trên 20% so với tỷ trọng nhập khẩu trung bình trên 17%. Cả ba châu còn lại là Châu Âu, Châu Đại Dương, Châu Phi chỉ chiếm khoảng 5% tổng xuất khẩu gạo thế giới. Ngoài phần trao đổi nội bộ Châu á xuất siêu lớn nhất, trung bình 3,5-4 triệu tấn hàng năm, Châu Mỹ có xuất siêu nhưng rất không ổn định. Châu Đại Dương không đáng kể. Như vậy hàng năm, dòng gạo thế giới lớn nhất chảy từ Châu á sang Châu Phi, trung bình từ 2,5-3 triệu tấn, sau đó là dòng gạo từ Châu á chảy sang Châu Âu, khoảng gần 1 triệu tấn. Nếu xét chung tình hình xuất khẩu trong suốt giai đoạn 1989-1994, có thể xếp đội ngũ các nước xuất khẩu gạo theo trật tự sau: Thái Lan, Mỹ, Việt Nam, Pakistan, Trung Quốc, ấn Độ. Từ năm 1995-1996 tương quan lực lượng giữa các nước xuất khẩu gạo có sự thay đổi theo trật tự mới: Thái Lan, ấn Độ, Việt Nam, Mỹ, Pakistan. Năm 1996 đến 1997 Việt Nam đã vượt lên ở vị trí thứ hai sau Thái Lan và giữ vị trí đó cho đến nay. Thái Lan: với vị trí đứng đầu xuất khẩu gạo. Thái Lan hàng năm luôn luôn chi phối sâu sắc tình hình biến động cung cầu và giá cả trên thị trường gạo thế giới. Giá chuẩn quốc tế thường căn cứ vào giá gạo xuất khẩu của Thái Lan. Chất lượng gạo cũng được khách hàng ưa chuộng tin cậy với nhiều cấp, loại, hạng: Gạo trắng 100% hạng A,B,C nhưng chủ yếu là hạng B, gạo trắng 5% tấm, 10%, 15%,... gạo tấm A1 super, gạo đồ, gạo nức, gạo nếp, gạo thơm, đặc sản. Thái Lan rất quan tâm phát triển xuất khẩu gạo đặc sản, loại “Jasmine” hay “Dawk Mali”. Gạo Thái Lan đã được xuất khẩu đi hầu khắp các Đại lục á, Phi, Mỹ, Châu Đại Dương trong đó Châu á vẫn là chủ yếu, chiếm khoảng 60-70%, thứ đến là Châu Phi. Qua nhiều thập kỷ xuất khẩu gạo, Thái Lan có nhiều khách hàng truyền thống gồm những nước phát triển Tây Âu, Nhật Bản,... cũng như những nước đang phát triển Châu á, Phi, Mỹ Latinh. Để đẩy mạnh sản xuất trong nước và không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu gạo ở nước ngoài. Thái Lan đã chú trọng nhiều chính sách như bảo hộ nông phẩm cho người sản xuất, điều hoà cung cầu khi giá cả gạo biến động, cho vay thế chấp bằng gạo khi giá cả gạo trong nước bị giảm mạnh để người nông dân giữ thóc chờ lên giá,... Bên cạnh sản xuất Thái Lan còn có những chính sách hỗ trợ xuất khẩu như cho nhà xuất khẩu vay vốn dài hạn, lãi suất thấp; Nhà nước mua lại gạo của các nhà xuất khẩu, chịu chi phí lưu kho, bảo quản, vận chuyển khi giá gạo thế giới giảm. Nhà nước trực tiếp đàm phán các hiệp định gạo với Chính phủ nước ngoài nhằm mở rộng thị trường. Để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu Nhà nước rất chú trọng tiêu chuẩn hoá các cơ sở xay xát, đầu tư công nghệ chế biến như hệ thống kho tàng, bảo quản, bao bì, mã hiệu, vận chuyển, cầu càng bốc xếp. Mỹ: chỉ chiếm 1,5% tổng sản lượng lúa toàn cầu và đứng thứ 11 về sản xuất, nhưng Mỹ lại giữ vị trí xuất khẩu thứ hai trong suốt nhiều năm. Từ năm 1989 đến năm 1994 lượng gạo xuất khẩu trung bình của Mỹ đạt 2,6 triệu tấn/năm, bằng khoảng 53% xuất khẩu gạo của Thái Lan. Năm 1989 và 1998 xuất khẩu của Mỹ đạt mức 3,0 triệu tấn. Năm 1995 đạt mức cao nhất là 3,1 triệu tấn. Năm 1995 xuất khẩu gạo của ấn Độ đã vượt Mỹ. Tiếp đó năm 1996 Mỹ lại tụt xuống hàng thứ tư trong xuất khẩu gạo, sau Thái Lan, ấn Độ, và Việt Nam. Cho đến năm 1997, 1998 thì Mỹ vượt lên đứng hàng thứ ba sau Thái Lan và Việt Nam. Mỹ là nước xuất khẩu gạo truyền thống từ nhiều thập kỷ nay. Mỹ vẫn xuất khẩu gạo đi tất cả các thị trường truyền thống Châu Mỹ latinh và Châu á (Trung Đông và Đông Nam á), thứ đến Châu Phi và Châu Âu. Tuy thị phần trong xuất khẩu gạo của Mỹ những năm gần đây chỉ đạt trên 13% nhưng khả năng chi phối của Mỹ đối với thị trường gạo thế giới vẫn rất lớn. Mỹ cạnh tranh và chi phối xuất khẩu gạo bằng chất lượng ưu việt so với gạo Thái Lan vì Mỹ có lợi thế hơn hẳn về khoa học - công nghệ trong khâu chế biến và kho tàng bảo quản,... hơn nữa, Mỹ sử dụng gạo xuất khẩu như một vũ khí chính trị để thực hiện mục tiêu đối ngoại của mình trong các quan hệ kinh tế quốc tế. ở Mỹ, gạo được coi là “nông phẩm chính trị” theo công luận 450 và được đặt trong” cơ chế bảo hộ” với nhiều chính sách như: chính sách trợ cấp thu nhập (khi có thiên tai hay khi Nhà nước yêu cầu thu hẹp diện tích canh tác để điều chỉnh quan hệ cung cầu), chính sách trợ giá xuất khẩu, chính sách cấp tín dụng dài hạn ưu đãi xuất khẩu gạo, chính sách viện trợ gạo nhằm thao túng các nước tiêu thụ gạo của Mỹ,... Với chiến lược toàn cầu, Mỹ dùng ngân sách trợ cấp để có thể xuất khẩu gạo với giá chỉ bằng 60% giá thành vì chi phí sản xuất gạo của Mỹ rất cao. Bình quân năm 1984-1986 khoản ngân sách dành cho “cơ chế bảo hộ” lên tới 66 tỷ USD. Tỷ lệ trợ cấp của Chính phủ trong giá thành thường rất cao đặc biệt đối với gạo. Năm 1988, tỷ lệ trợ cấp này đối với gạo là 86%, còn đối với lúa mỳ và đậu tương chỉ là 40% và 23%. Chính phủ Mỹ thực hiện chính sách can thiệp mạnh vào giá cả gạo, từ giá bán của các trang trại đến giá của các nhà kinh doanh trong nước và giá xuất khẩu. Riêng nông dân Mỹ đã được hưởng mức trợ cấp tối thiểu trên 100 USD/tấn gạo. Tóm lại xuất khẩu gạo của Mỹ thường không tách rời mục đích chính trị: nó không phải là hoạt động kinh tế thương mại thuần tuý. ấn Độ: xuất khẩu gạo phần lớn sang các nước thuộc khu vực Châu á, Châu Phi, thứ đến Châu Âu và Mỹ latinh, mức xuất khẩu gạo tăng vọt của ấn Độ năm 1995 là 4,2 triệu tấn đã góp phần quyết định đưa tổng sản lượng xuất khẩu gạo thế giới từ 16,7 triệu tấn năm 1994 lên mức kỷ lục 21 triệu tấn vào năm 1995. Xuất khẩu gạo của ấn Độ đã giảm khoảng 0,6 triệu tấn trong năm 1996 và giảm tiếp 1 triệu tấn vào năm 1997. Năm 1998 xuất khẩu gạo của ấn Độ là 2,2 triệu tấn. Cùng với gạo đại trà, ấn Độ còn xuất khẩu gạo thơm đặc sản “Basmati”. Tuy nhiên theo FAO, chủng loại gạo thơm “Basmati” xuất khẩu của ấn Độ không bằng chất lượng gạo thơm đặc sản của Thái Lan. Pakistan: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, Pakistan đã có mặt trên thị trường gạo thế giới. Từ đó đến nay, Pakistan vẫn là nước xuất khẩu gạo truyền thống mặc dù lượng xuất khẩu hàng năm không lớn, trung bình trên 1 triệu tấn gạo. Kể từ năm 1989 xuất khẩu gạo của nước này vẫn duy trì tương đối ổn định. Riêng năm 1991, Pakistan đã vượt lên đứng vị trí thứ ba thế giới trong xuất khẩu gạo, sau Thái Lan và Mỹ. Suốt nhiều năm qua, nước này vẫn giữ được vị trí thứ năm của mình về xuất khẩu gạo. Năm 1998 xuất khẩu gạo của nước này đạt mức 2 triệu tấn và dự đoán sẽ giảm xuống 1,75 triệu tấn năm 1999. Với diện tích lúa trong nước 2,2 triệu ha, sản lượng hàng năm 6 triệu tấn, trong khi đó dân số là 141 triệu người (đang phải tiêu dùng lúa mì nhiều), Pakistan khó có thể tăng xuất khẩu gạo nhiều hơn nữa. Gạo của Pakistan chủ yếu được xuất sang các nước bạn hàng truyền thống Châu á, thứ đến Châu Phi. Pakistan xuất khẩu phần nhiều cấp loại gạo trung bình 15-20% tấm. Ngoài gạo nói chung, Pakistan cũng xuất khẩu gạo thơm đặc sản “Basmati”. Cũng theo FAO chất lượng gạo thơm đặc sản của nước này được đánh giá gần bằng gạo thơm của Thái Lan và tốt hơn gạo thơm đặc sản của ấn Độ. Ngoài ra còn một số nước khác cũng tham gia xuất khẩu gạo cụ thể: Ôxtrâylia xuất khẩu 0,6-0,7 triệu tấn/năm, hiện đứng thứ sáu thế giới. Mianmar đứng thứ sáu thế giới, năm 1995 cũng xuất khẩu với 0,7 triệu tấn gạo nhưng đã giảm đáng kể. Trung Quốc xuất khẩu 1,6 triệu tấn và xếp thứ 4 thế giới năm 1994. Dự đoán năm 1999 xuất khẩu gạo của Trung Quốc chỉ đạt 1 triệu tấn. Urugoay xuất khẩu 0,5 triệu tấn/năm. Achentina: 0,4 triệu tấn. Ai cập 0,3 triệu tấn,... 2.2. Nhập khẩu: Nếu căn cứ vào số liệu chính thức năm 1998, có thế xếp vị trí những nước nhập khẩu gạo lớn theo thứ tự sau: Inđonexia, Trung Quốc, Philippin, Iran, Bangladesh,... Inđonexia: trước năm 1989 nhập khẩu gạo của nước này thường tương đương với mức nhập khẩu của Iran, dao động trên dưới 1 triệu tấn/năm. Trong thập niên 70, mức nhập khẩu đạt 1,66 triệu tấn năm 1973 và 1,45 triệu tấn năm 1977. Từ năm 1989 nhờ những nỗ lực trong sản xuất nên nhập khẩu tiếp tục giảm và chỉ còn ở mức 0,1 triệu tấn trong năm 1990. Tuy nhiên đầu thập niên 90, vì sản xuất lúa gạo giảm sút trong những năm 1992-1994 do thiên tai nên Inđonexia phải tăng nhập khẩu với mức 0,6 triệu tấn/năm. Đặc biệt năm 1995 nhập khẩu gạo của nước này tăng vọt tới mức 3,2 triệu tấn. Đến năm 1998 nhập khẩu của nước này lên tới 5,7 triệu tấn. Nguyên nhân chính của đột biến này một phần do dân số tăng nhanh ở một quốc gia gần 200 triệu dân, phần quan trọng hơn là do Nhà nước tăng cường dự trữ trước quan hệ cung cầu trên thị trường gạo thế giới đang căng thẳng. Số liệu năm 1998 đã khẳng định Inđonexia đứng vị trí số 1 trong đội ngũ những nước nhập khẩu gạo. Trung Quốc: suốt nhiều năm qua, Trung Quốc vừa xuất khẩu đồng thời vừa nhập khẩu gạo. Riêng năm 1995, buôn bán gạo của nước này có biến động lớn: Trung Quốc mất vị trí xuất khẩu thứ tư sau Thái Lan, Mỹ, Việt Nam và trở thành nước nhập khẩu thứ hai sau Inđonexia. Đó cũng là mức nhập khẩu gạo kỷ lục (2 triệu tấn) của Trung Quốc kể từ năm 1989 đến nay. Nguyên nhân chính của tình hình này là: Thứ nhất: Trung Quốc tăng cường dự trữ lương thực do quan hệ cung cầu lương thực thế giới căng thẳng, an ninh lương thực toàn cầu bị đe doạ. Thứ hai: Dân số Trung Quốc tăng. Năm 1994 dân số Trung Quốc là 1.209 triệu người, năm 1995:1.222 triệu người, năm 1996 là 1.232 triệu người. Trên thực tế Trung Quốc đã huy động mọi khả năng có thể của mình trong sản xuất. Do vậy năng xuất lúa năm 1995 đến năm 1999 đều đạt trên 60 tạ/ha. Tuy nhiên diện tích lúa không tăng mà còn bị giảm. Sản lượng lúa tuy đứng đầu trên thế giới nhưng vấn chưa đáp ứng được nhu cầu lương thực ở quốc gia không lỗ về dân số. Về lâu dài Trung Quốc vẫn phải duy trì nhập khẩu gạo nói riêng và lương thực nói chung. Iran: khác với 2 nước trên, Iran nhập khẩu gạo khá ổn định trong nhiều năm nay, trung bình đạt gần 1 triệu tấn/năm. Lượng nhập khẩu 1,1 và 1,3 triệu tấn năm 1993 và 1995 là những mức cao điển hình của nước này. Từ năm 1990 - 1993, Iran thường xuyên đứng đầu thế giới trong nhập khẩu gạo. Ngoài hai năm 1994, 1995 nhập khẩu gạo của Iran gần đây (1996, 1997, 1998) lại tiếp tục duy trì ở mức cao. Trong tương lai xét về sản xuất lương thực và dân số trong nước với gần 70 triệu người, Iran vẫn là nước nhập khẩu chủ yếu, tương đối ổn định, khả năng thanh toán khá cao. Bangladesh: Suốt 6 năm liên tục từ 1989 - 1994 do có những cố gắng trong sản xuất, nước này chỉ nhập khẩu trung bình từ 0,2 - 0,3 triệu tấn gạo mỗi năm. Do sản lượng lúa trong nướ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0733.doc
Tài liệu liên quan