Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn quận Long Biên

Lời mở đầu Ngày nay, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đưa nước ta có những chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt kinh tế – xã hội. Đới sống nhân dân ngày càng được cải thiện cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Để có thể đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải tập trung nhiều tư liệu sản xuất, trong đó đất đai là nguồn lực hết sức quan trọng, không thể thiếu. Nhu cầu về đất ngày càng cao, đặc biệt là đất đô thị. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá dẫn tới quá trình đô

doc53 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn quận Long Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị hoá. Nhiều khu vực trước đây là đồng ruộng, làng xóm nay trở thành những khu nhà ở mới, khu đô thị mới… làm cho đất đai ngày càng trở nên có giá trị. Cùng với đó là sự hình thành và phát triển của thị trường bất động sản, đất đai trở thành một loại hàng hoá đặc biệt trên thị trường. Tất cả các hoạt động như mở rộng đô thị, mua – bán đất đai, lấn chiếm đất đai…. làm cho đất đai nói chung, đất ở đô thị nói riêng liên tục biến động. Đặc điểm đất đai nước ta thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước giao đất cho các cá nhân, tổ chức sử dụng theo quy định của Nhà nước. Bởi vậy, với vai trò ngày càng quan trọng của đất đai thì hoạt động quản lý đất đai của các cơ quan chức năng Nhà nước ngày càng trở nên cần thiết. Để đất đai sử dụng có hiệu quả thì sự quản lý đất đai của Nhà nước cũng phải chặt chẽ và có hiệu quả. Một trong những hoạt động quản lý của Nhà nước về đất đai là công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị. Trong những năm vừa qua, để quản lý đất ở đô thị, Thủ đô Hà Nội đã tiến hành công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước thành phố đã đạt được một số kết quả khả quan – là địa phương dẫn đầu cả nước về công tác này. Tuy nhiên theo đánh giá của Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố, tiến độ đăng ký, cấp giấy chứng nhận còn chậm, chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và yêu cầu của công tác quản lý. Trong đó công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở còn nhiều vướng mắc nhất. Long biên là một quận mới được thành lập của Thủ đô Hà Nội và là quận có tiến độ cấp giấy chứng nhận chậm nhất so với các quận của Hà Nội. Được tách từ một huyện ngoại thành với cơ sở hạ tầng chưa phát triển đầy đủ, thiếu quy hoạch. Để xứng tầm là một quận nội thành của Thủ đô Hà Nội, Long Biên đang được đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở nơi đây với hàng loạt các khu đô thị mới đã được quy hoạch và đi vào xây dựng…. Cũng bởi vậy, đất đai ở quận Long Biên có sự biến động rất lớn, gồm có cả đất ở đô thị. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai nói chung, cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nói riêng tại quận Long Biên. Sau một thời gian thực tập tại phòng Đăng ký đất và nhà (trực thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường) quận Long Biên, em đã thấy được phần nào những vướng mắc, bất cập của công tác này. Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế và quản lý đô thị, nhận thấy vấn đề này liên quan tới chuyên ngành của mình, do vậy em đã chọn để tài “1 số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn quận Long Biên” Qua đề tài, em mong muốn tìm hiểu một số lý luận chung về công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hiện trạng công tác này tại quận Long Biên, những kết quả đạt được, những tồn tại, khó khăn, các nhân tố ảnh hưởng cũng như các vấn đề liên quan đến công tác này. Từ đó em đề xuất 1 số giải pháp với mong muốn có thể đóng góp giúp đẩy nhanh tiến độ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn quận Long Biên. Góp phần giúp cho công tác quản lý đất đai hiệu quả hơn, người dân dễ dàng hơn trong việc đăng ký cấp giấy chứng nhận. Kết cấu của đề tài nay ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung gồm 3 chương sau: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị Chương II: Thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn quân Long Biên qua 2 năm thành lập 2004 - 2005 Chương III: 1 số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn quận Long Biên Để thực hiện được đề tài này, em xin chân thành cảm ơn sự tận tình hướng dẫn của thầy giáo – ThS Nguyễn Hữu Đoàn. Chân thành cảm ơn các cô, các chú và các anh chị tại phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình làm đề tài. Nội dung Chương I:Những vấn đề lý luận chung về công tác đăng ký, cấp GCN QSD đất ở đô thị I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân loại đất đô thị Khái niệm Có rất nhiều khái niệm khác nhau về đất đô thị tương ứng với những cách hiểu, cách nhìn nhận khác nhau về nó. Trên quan điểm pháp lý, có thể hiểu một cách tổng quát về đất đô thị như sau: Đất đô thị là đất thuộc các khu vực nội thành, nội thị xã, thị trấn được quy hoạch sử dụng để xây dựng nhà ở, trụ sở các cơ quan, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng an ninh và các mục đích khác. Ngoài ra, theo quy định các loại đất ngoại thành, ngoại thị xã đã có quy hoạch của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để phát triển đô thị thì cũng được tính vào đất đô thị. Đặc điểm của đất đô thị Ngoài những đặc điểm chung của đất thì đất đô thị có những đặc điểm riêng so với các loại đất khác, nó có sự khác biệt giữa các vùng, các quốc gia gắn với trình độ phát triển kinh tế – xã hội nhất định. Như bất cứ loại đất nào khác, đất đô thị là một tư liệu sản xuất đặc biệt. Tính đặc biệt của đất nói chung, đất đô thị nói riêng được thể hiện ở các khía cạnh: Một là, đất đô thị có tính cố định. Theo Điều 181 Luật Dân sự quy định đất đai là một loại tài sản đặc biệt - bất động sản – tức là loại tài sản không thể di rời. Con người không thể tác động để di chuyển đất tới nơi mà mình mong muốn. Con người chỉ có thể sử dụng các đặc tính của đất để tạo ra của cải và các giá trị sử dụng phục vụ các nhu cầu của mình. Tính cố định về vị trí gắn liền với khả năng tiếp cận và khoảng cách tới trung tâm, do đó tạo ra cho mỗi khu vực đất đai một giá trị và khả năng sinh lời riêng. Hai là, đất đô thị có giới hạn nhất định. Đất đai là sản vật của tự nhiên, sinh ra hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn của con người. Cũng bởi đặc trưng này nên đất đô thị có độ khan hiếm cao, vì vậy nó là nguồn tài sản quý giác của mỗi quốc gia, mỗi vùng đòi hỏi phải có kế hoạch sử dụng hợp lý để mang lại hiệu quả cao nhất, đồng thời có kế hoạch bồi hoàn, gìn giữ các đặc trưng của đất phục vụ cho nhu cầu phát triển bền vững sau này. Ba là, đất đô thị có giá trị và giá trị sử dụng cao. Trên cùng một mảnh đất có thể sử dụng vào các chức năng khác nhau đem lại lợi ích cho nhiều đối tượng. Giá đất đô thị cao hơn nhiều so với đất tại nông thôn và có sự khác biệt giữa các vị trí khác nhau tại đô thị do sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các vùng và kì vọng về thu nhập do đất mang lại trong tương lai. Ngoài những đặc điểm trên, đất đô thị nước ta cũng có những đặc điểm khác so với các nước cũng như so với các loại đất khác. cụ thể là: Thứ nhất, đất đô thị nước ta có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu. Việt Nam được xếp vào một trong những quốc gia có tỷ trọng dân số đô thị thấp trên thế giới với khoảng 23% dân số chính thức sống ở các đô thị. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá tăng nhanh vừa kéo theo sự gia tăng của dân số đô thị chính thức và nhiều hơn là sự gia tăng của dân số đô thị phi chính thức. Chính sự gia tăng nhanh chóng của dân số đô thị trong khi các điều kiện cơ sở hạ tầng đô thị tăng chậm đang tạo ra những sức ép lớn về giải quyết các nhu cầu sinh hoạt đô thị, một trong những điều kiện cơ bản là khả năng đáp ứng về diện tích đất đai cho phát triển đô thị đang gặp phải nhiều giới hạn: giới hạn về quỹ đất hiện có có thể mở rộng; giới hạn về địa hình bề mặt và nhất là giới hạn cho phép phát triển quy mô đô thị. Chính những giới hạn trên đang làm tăng thêm mâu thuẫn giữa cung và cầu về đất đai các đô thị ở nước ta. Thứ hai, đất đô thị nước ta có sự đan xen nhiều hình thức và chủ thể sử dụng đất. Do điều kiện đặc thù về lịch sử, đất đai ở đô thị nước ta hiện đang sử dụng phân tán về mục đích sử dụng và chủ thể sử dụng. Sự đan xen giữa đất đai các khu dân cư với đất phát triển các hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các cơ quan hành chính sự nghiệp. Sự đan xen về mục đích sử dụng cũng dẫn đến sự đan xen về chủ thể sử dụng đất đô thị. Sự đan xen về chủ thể và mục đích sử dụng làm tăng thêm tính bất hợp lý trong việc sử dụng đất của các đô thị ở nước ta hiện nay. Sự đan xen trên cũng đang là lực cản cho việc quy hoạch phát triển đô thị theo hướng văn minh hiện đại. Riêng với đất ở đô thị cũng đan xen nhiều hình thức và chủ thể sử dụng như: đất ở xây dựng nhà ở của các cá nhân hộ gia đình, tổ chức, đất ở nhà chung cư do tư nhân hoặc Nhà nước xây dựng, đất biệt thự….. Vì vậy cũng có nhiều loại hình sử dụng: của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, sử dụng chung, sử dụng riêng, thẩm chí vô chủ hoặc có chủ sử dụng không rõ ràng. Đặc điểm này là nhân tố gây khó khăn cho công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị. Thứ ba, đất đô thị nói chung và đất ở đô thị nói riêng ở nước ta đang trong tình trạng sử dụng không theo quy hoạch Việc phát triển đô thị nước ta vốn dĩ đã thiếu quy hoạch thống nhất, thêm vào đó sự đan xen về chủ thể sử dụng và mục đích sử dụng, nên tình trạng sử dụng đất đô thị hiện nay không theo quy hoạch là vấn đề nổi cộm phổ biến ở các đô thị. Do thiếu quy hoạch và sử dụng không theo quy hoạch nên việc sử dụng đất đô thị hiện nay đang thể hiện nhiều điều bất hợp lý cả về bố trí kết cấu không gian, địa điểm và lợi ích mang lại. Tình trạng lấn chiếm trái phép đất công ở đô thị diễn ra khá phổ biến, người sử dụng đất ở đô thị bất chấp pháp luật lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, hành lang an toàn bảo về các công trình đê điều, đường dẫn điện, vệ sinh, nhà ở, công sở, làm rối loạn trật tự và làm mất mỹ quan kiến trúc đô thị. Thậm chí có trường hợp tuỳ tiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở đô thị.... Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị. Vai trò của đất đô thị Đất đai nói chung, đất đô thị nói riêng có vai trò to lớn đối với mọi mặt của đời sống con người. Ngay trong lời nói đầu tiên của Luật Đất đai 2003, vai trò to lớn đó của đất đai đã được khẳng định: “Đất đai là tài sản vô giá của xã hội, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng”. - Đất đai là tài sản vô giá của xã hội, là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đúng vậy, đất đai tham gia vào mọi hoạt động kinh tế đóng vai trò là tư liệu sản xuất. Giá trị của đất đai được tính vào chi phí sản xuất của các hoạt động kinh tế. Với giá trị của mình đất đai còn có thể tạo ra nguồn vốn sản xuất kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức sử dụng đất. Đất đai không chỉ có tác dụng đem lại nguồn thu nhập cho các cá nhân, tổ chức mà còn đem lại nguồn thu nhập tương đối lớn hàng năm cho quốc gia từ thuế, lệ phí mà Nhà nước giao đất, cho thuê đất cho các đối tượng sử dụng đất. - Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Các tài nguyên thiên nhiên và rất nhiều các sinh vật tồn tại và phát triển trên đất, trong lòng đất, gắn bó chặt chẽ với đất. Có đất mới có sự sống. Đối với đất đô thị, nó là nơi phân bố các khu dân cư, là nơi xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng và các hoạt động khác của con người. Thiếu các yếu tố này thì không thể gọi là đât đô thị. Ngày nay, trong sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, vai trò của đất đai, đất đô thị ngày càng trở nên quan trọng. Con người bằng khoa học, kỹ thuật tác động khai thác triệt để quỹ đất đai, làm cho giá trị sử dụng và giá trị của đất đai ngày càng cao. Riêng với các đô thị, đất đai càng trở nên quan trọng bởi tính đặc thù riêng của mình. Quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạng mẽ trong khi đất đai có giới hạn. Vì vậy, con người, nhất là tại các đô thị cần có kế hoạch sử dụng hợp lý để bảo tồn nguồn tài nguyên quan trọng này. Phân loại đất đô thị Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đô thị được phân chia thành các loại đất chủ yếu sau: - Đất ở dân cư: bao gồm cả diện tích đất dùng để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ sinh hoạt và khoảng không gian theo quy định về xây dựng và thiết kế nhà ở. - Đất dành cho các công trình công cộng: như đường giao thông, các công trình giao thông tĩnh, các nhà ga, bến bãi; các công trình cấp thoát nước, các đường dây tải điện, thông tin liên lạc. - Đất dùng vào mục đích an ninh quốc phòng, các cơ quan ngoại giao và các khu vực hành chính đặc biệt. - Đất chuyên dùng: xây dựng trường học, bệnh viện, các công trình văn hoá, vui chơi giải trí, các công sở và khu vực hành chính, các trung tâm thương mại, buôn bán; các cở sở sản xuất kinh doanh. - Đất nông lâm, ngư nghiệp đô thị: gồm diện tích các hồ nuôi trồng thuỷ sản, các khu vực trồng cây xanh, trồng hoa, cây cảnh, các phố vườn…. - Đất chưa sử dụng đến: là đất được quy hoạch để phát triển đô thị nhưng chưa sử dụng. Việc xác định và phân loại đúng các loại đất đô thị có ý nghĩa rất quan trọng, vì yêu cầu về quản lý và sử dụng các loại đất đô thị có những quy định và đặc trưng hoàn toàn khác với quản lý và sử dụng đất nông nghiệp và đất nông thôn. Phân loại đất căn cứ vào mục đích sử dụng nhằm đảm bảo sự tách bạch về chế độ sử dụng đất tại đô thị và nông thôn, gắn mục đích sử dụng đất với các biện pháp bảo vệ môi trường. Việc phân chia đất đô thị không chỉ tạo điều kiện cho chính quyền đô thị quản lý chặt chẽ vốn đất đai, hiện trạng sử dụng cũng như quản lý những biến động của đất đai đô thị mà còn giúp chính quyền đô thị quản lý tốt công tác sử dụng đất đai, trong đó có công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị. II. Một số lý luận về đăng ký, cấp GCN QSD đất ở đô thị Khái niệm, đặc điểm , mẫu GCN QSD đất đô thị. Theo Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 thì: - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Đặc điểm của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: căn cứ theo Điều 48 Luật đất đai năm 2003, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có các đặc điểm sau: + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người sử dụng đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về đăng ký bất động sản. + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành. + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng. Trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho từng cá nhân, từng hộ gia đình, từng tổ chức đồng quyền sử dụng. Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng dân cư thi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cộng đồng dân cư và trao cho người đại diện hợp pháp của cộng đồng dân cư đó. Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn giáo thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cơ sở tôn giáo và trao cho người có trách nhiệm cao nhất của cơ sở tôn giáo đó. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo Điều 2 văn bản “Quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” thì mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một (01) tờ có bốn (04) trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, bao gồm các đặc điểm và nội dung sau đây: a) Trang 1 là trang bìa; đối với bản cấp cho người sử dụng đất thì trang bìa mầu đỏ gồm Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” mầu vàng, số phát hành của giấy chứng nhận mầu đen, dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường; đối với bản lưu thì trang bìa mầu trắng gồm Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” mầu đen, số phát hành của giấy chứng nhận mầu đen, dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường; b) Trang 2 và trang 3 có đặc điểm và nội dung sau: - Nền được in văn hoa trống đồng mầu vàng tơ ram 35%; - Trang 2 được in chữ mầu đen gồm Quốc hiệu, tên UBND cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; in chữ hoặc viết chữ gồm tên người sử dụng đất, thửa đất được quyền sử dụng, tài sản gắn liền với đất, ghi chú; - Trang 3 được in chữ in hình hoặc viết chữ, vẽ hình mầu đen gồm sơ đồ thửa đất, ngày tháng năm ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chức vụ, họ tên của người ký giấy chứng nhận, chữ ký của người ký giấy chứng nhận, dấu của cơ quan cấp giấy chứng nhận, số vào sổ cấp giấy chứng nhận; c) Trang 4 mầu trắng in bảng, in chữ hoặc viết chữ mầu đen để ghi những thay đổi về sử dụng đất sau khi cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất; Trường hợp trang 4 của giấy chứng nhận quyến sử dụng đất hết chỗ ghi thì lập trang bổ sung. Trang bổ sung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có kích thước, nội dung như trang 4, in hoặc viết thêm số hiệu thửa đất, số phát hành giấy chứng nhận và số vào sổ cấp giấy chứng nhận ở trên cùng của trang; trang bổ sung phải được đánh số thứ tự và đóng dấu giáp lai với trang 4 của giấy chứng nhận; d) Nội dung quy định tại các điểm a,b và c khản này được thể hiện cụ thể trên Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban hành kèm theo quy định này. * Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp theo từng thửa đất gồm 2 bản, một bản cấp cho người sử dụng đất và một bản lưu tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của cơ quan Tài nguyên và môi trường trực thuộc UBND cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đăng ký QSD đất đô thị, khái niêm và mục đích của công tác cấp GCN QSD đất ở đô thị - Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất xác định vào hồ sở địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một hoạt động quản lý của Nhà nước về đất đai nhằm xác lập quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất xác định cùng với việc xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. * Mục đích của công tác cấp GCN QSD đất ở đô thị: Thứ nhất, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị là cở sở bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Xuất phát từ tính chất của đất đai nước ta là “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý”. Nhà nước giao đất cho các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sử dụng đất theo những quy định của pháp luật. Những đối tượng này khi sử dụng đất được hưởng những quyền lợi từ đất đem lại, nhưng đồng thời họ cũng phải thực hiện các nghĩa vụ về đất đai theo quy định của pháp luật. Do vậy, việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp Nhà nước giám sát các đối tượng sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ về đất đai nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước và của toàn xã hội trong việc sử dụng đất. Thứ hai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị là cơ sở cho Nhà nước quản lý chặt chẽ quỹ đất đai, đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả quỹ đất ở đô thị. Cùng với công tác lập hồ sơ địa chính, đăng ký thống kê đất đai, công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị là một trong các biện pháp Nhà nước tiến hành để quản lý quỹ đất của Nhà nước. Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị kết hợp với các công tác quản lý đất đai khác sẽ giúp cơ quan quản lý Nhà nước nắm được các thông tin chi tiết, đầy đủ của từng thửa đất: thông tin về vị trí, hình dáng kích thước, diện tích, mục đích sử dụng đất…. cùng các thông tin liên quan tới thửa đất.Từ đó giúp cho Nhà nước có thể nắm rõ tình hình sử dụng đất, những biến động về đất…. Do vậy, các công tác này luôn được kết hợp với nhau và công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận là một mắt xích quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý đất đai. Vì thế, để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai phải thực hiện tốt công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận và ngược lại. Thứ ba, việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị là cơ sở đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất. Khi Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, tổ chức, hộ gia đình tức là Nhà nước thừa nhận quyền sử dụng hợp pháp cho đối tượng đó. Các đối tượng được hưởng quyền lợi từ việc sử dụng mảnh đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật. Khi có tranh chấp xâm phạm thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất trước pháp luật. Giấy chứng nhận còn bảo đảm cho người sử dụng thực hiện các giao dịch về đất trên thị trường bất đông sản, thực hiện các quyền cho, tặng quyền sử dụng đất…. Ngoài ra, việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm xác lập các mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Chủ sử dụng đất được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và ngược lại, người sử dụng đất phải thực hiện các nghĩa vụ về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị 3.1. Trình độ phát triển kinh tế – xã hội Trình độ phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị. Khi một nền kinh tế phát triển ở mức thấp, nhu cầu về đất ở và đất ở đô thị là không cao. Các quan hệ về đất đai không phức tạp, các biến động về đất đai là không nhiều. Việc quản lý đất đai và công tác cấp giấy chứng nhận sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi nền kinh tế – xã hội kém phát triển lại ảnh hưởng đến đầu tư cho vấn đề tổ chức thu thập thông tin, trang thiết bị phục vụ cho công tác này… Trái lai, khi nền kinh tế – xã hội càng phát triển cũng có những tác động 2 mặt tới công tác này. Với nền kinh tế phát triển cao, nhu cầu về đất đai, đặc biệt là đất ở đô thị tăng lên. Các quan hệ và các biến động về đất ngày càng phát sinh và độ phức tạp càng lớn. Sự đan xen về mục đích sử dụng và đan xen về chủ sở hữu ngày càng nhiều. Điều đó có tác động gây khó khăn và làm chậm công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận. Bên cạnh đó, kinh tế – xã hội phát triển thì việc đóng góp của các trang thiết bị hiện đại, sự hoàn thiện của công tác tổ chức cũng như sử dễ dàng trong việc thu thập thông tin sẽ đẩy nhanh công tác này. Sự phát triển kinh tế – xã hội của một đất nước có ảnh hưởng tới mức độ tập trung của các đô thị, quy mô của các đô thị. Từ đó ảnh hưởng tới quy mô đất ở đô thị. Kinh tế – xã hội phát triển kéo theo sự phát triển của nhiều loại hình nhà ở: hộ gia đình, tập thể, chung cư, biệt thư…., từ đó ảnh hưởng tới công tác cấp giấy chứng nhận đất ở đô thị. Kinh tế – xã hội phát triển làm dân số đô thị tăng. Với thu nhấp cao hơn, người dân đô thị mong muốn có được mảnh đất tốt hơn, làm cho nhu cầu về đất ở đô thị tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu của mình, người dân tìm cách có được mảnh đất họ muốn, làm cho các giao dịch về đất ngày càng nhiều, trong đó có các giao dịch “ngầm” của thị trường phi chính thức. Điều này có ảnh hưởng tới công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị. Hơn nữa, một mặt của quá trình phát triển kinh tế – xã hội là quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và quá trình đô thị hoá. Nó dẫn đến sử chuyển biến tính chất của đất đai, chuyển từ đất nông thôn sang đất thành thị, từ đất nông nghiệp sang đất ở đô thị. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 3.2. Hệ thống pháp luật về đất đai, nhà ở Hoạt động đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong các hoạt động quản lý của Nhà nước được tiến hành theo những quy trình, thủ tục và những quy định, hướng dẫn của pháp luật về đất đai, nhà ở. Vì vậy, nó chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật về đất đai, nhà ở. Từ đối tượng đăng ký cấp giấy chứng nhận, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho đến trình tự tiến hành cấp giấy chứng nhận đều được quy định trong Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Một khi hệ thống pháp luật có được sử hoàn chỉnh, mức độ ổn định lớn thì việc hành pháp nói chung, việc cấp giấy chứng nhận nói riêng sẽ rất thuận lợi và trôi chảy. Công tác cấp giấy chứng nhận còn phụ thuộc vào định hướng phát triển đất đai, nhà ở, phụ thuộc vào đường lối chủ trương của Nhà nước về quy hoạch đất đai, nhà ở…. 3.3. Trình độ hiểu biết và ý thức pháp luật của người dân Các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình là chủ sử dụng đất ở cần được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Họ là người trực tiếp tham gia vào công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận. Do vậy, hành vi tham gia của họ ảnh hưởng đến công tác này. trình độ hiểu biết và ý thức pháp luật của người dân được hiểu là sự nắm bắt pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Khi người dân đã nắm được trình tự, các công việc phải làm, cùng với thái độ chấp hành cao thì sẽ rất thuận tiện cho việc đăng ký cấp giấy chứng nhận. Với ý thức pháp luật cao, các vụ tranh chấp đất đai, lấn chiếm đất đai, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất sẽ rất hạn chế, điếu đó cũng giúp cho công tác này được tốt hơn, dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cần phải thấy được ý thức pháp luật của nhân dân có được khi mặt bằng phát triển kinh tế – xã hội đạt tới một trình độ nhất định, hoạt động của hệ thống cơ quan Nhà nước thật sự hiệu quả. Nó chịu ảnh hưởng vào sự chặt chẽ của pháp luật, khả năng tiếp cận và hưởng thụ của người dân đối với các thành quả xã hội, đặc biệt là hệ thống pháp luật đó phải được sự ủng hộ, chấp thuận của người dân, vì lợi ích của nhân dân. 3.4. Năng lực và phẩm chất của cán bộ làm công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cán bộ làm công tác này là người đại diện cho Nhà nước trực tiếp thực hiện thẩm quyền cấp giấy chứng nhận. Họ là những người trực tiếp tiếp nhận hố sơ, xét duyệt hồ sơ, là người đo đạc, kê khai các thửa đất cần cấp giấy chứng nhận,…. Do vậy vai trò của họ là rất quan trọng. Trình độ, phẩm chất của người cán bộ trong hoạt động cấp giấy chứng nhận là nhân tố quyết định tới chất lượng của công tác này. Để hoạt động cấp giấy chứng nhận đạt hiệu quả cao trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu đối với người cán bộ là có năng lực, trình độ,chuyên môn làm việc tốt, có tư duy làm việc mới theo tác phong công nghiệp, co khả năng tự đổi mới thich nghi. Nội dung của công tác đăng ký, cấp GCN QSD đất ở đô thị trên điạ bàn thành phố Hà Nội 4.1. Các loại đất được cấp GCN QSD đất Theo Điều 2 của văn bản “Quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội” ( Ban hành kèm theo quyết định số 23/2005/QĐ-UB ngày 18 tháng 02 năm 2005 của UBND thành phố Hà Nội) quy định các loại đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở (gọi tắt là giấy chứng nhận) gồm các trường hợp sau: - Đất ở có đủ điều kiện theo quy định điều 50 Luất Đất đai 2003; - Đất của hộ gia đình cá nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao để xây dựng nhà ở; - Đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất cho tổ chức để xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên theo quy định của Luật Đất đai; - Đất ở, nhà ở của các hộ gia đình, cá nhân được tái định cư giải phóng mặt bằng; - Đất của người trúng đấu giá được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép đấu giá quyền sử dụng đất ở; - Đất có nhà ở mua theo Nghị định 61/CP ngày 07-7-1994 của Chính phủ; - Nhà ở, đất ở của hộ gia đình, cá nhân mua của tổ chức được Nhà nước giao đất để kinh doanh nhà ở và nhà ở của hộ gia đình chính sách mua thuộc quỹ nhà của thành phố (kể cả nhà chung cư); - Đất khu nhà ở gia đình quân đội do Cục quản lý Nhà đất – Xây dựng (Bộ Quốc phòng) thực hiện theo sự thống nhất giữa UBND thành phố Hà Nội và Bộ Quốc phòng; - Đất ở của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng mà trước đây Nhà nước đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai, nhưng thực tế Nhà nước chưa quản lý và hộ gia đình, cá nhân đó vẫn đang quản lý, sử dụng, đã có quyết định giải quyết của UBND thành phố; - Đất ở thuộc các trường hợp là nhà cải tạo, nhà vắng chủ, nhà công tư hợp doanh, nhà người Hoa, nhà trên đất quản lý theo thông tư 73/TTg ngày 07-7-1962 của Thủ tướng Chính phủ, đã có quyết định giải quyết của UBND thành phố; - Đất thuộc các trường hợp được xác lập quyền sử hữu nhà ở theo Nghị định số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20-8-1998 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà được xác lập trước ngày 01-7-2001 và Quyết định 41/2001/QĐ-UB ngày 15-6-2001 của UBND thành phố. 4.2. Điều kiện về hộ khẩu khi xét cấp GCN QSD đất ở Căn cứ Điều 4 của văn bản “Quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội” ( Ban hành kèm theo quyết định số 23/2005/QĐ-UB ngày 18 tháng 02 năm 2005 của UBND thành phố Hà Nội) điều kiện về hộ khẩu khi xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị như sau: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, đất có vườn ao nêu tại điều 2 của văn bản này (Mục 3.1. Các loại đất được cấp GCN QSD đất ở trên) được xét cấp giấy chứng nhận phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, trừ các trường hợp khác theo quy định của UBND thành phố. 4.3. Những trường hợp được xét cấp GCN QSD đất ở Theo Điều 50 Luất Đất đai năm 2003, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất trong các trường hợp sau: * Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất: - Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm q._.uyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; - Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; - Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã,phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; - Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật; - Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. * Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày luật này có hiệu quả thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. * Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. * Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định trước ngày15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. * Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. * Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 thang 10 năm 1993 đến trước ngày luật này có hiệu lực thi hành, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ. * Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật. * Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau: - Có đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đât sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp. 4.4 Những trường hợp không cấp GCN QSD và xử lý các trường hợp không được cấp GCN Theo Điều 6 của văn bản “Quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở” (Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2005/QĐ-UB ngày 18/2/2005 của UBND thành phố Hà Nội) quy định những trường hợp sau không được cấp GCN và hình thức xử lý như sau: Không cấp GCN QSD đất ở cho các trường hợp sau: a) Lấn chiếm đất công, đất chưa sử dụng kể từ ngày Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn tiếp nhận,quản lý hồ sơ, quản lý diện tích đất công, đất chưa sử dụng; b) Tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng nhà ở sau ngày 09/4/2002 Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành chỉ thị số 17/2002/CT-UB; c) Đã có quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án theo quy hoạch; d) Thuộc đối tượng sử dụng đất quy định tại khoản 5, 6 Điều 5 có thửa đất nằm hoàn toàn trong phạm vi không được quy hoạch là đất ở, đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố trước thời điểm sử dụng đất; Thời điểm sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn xác nhận; e) Thuộc đối tượng sử dụng đất theo quy định tại khoản 5,6 Điều 5 có thửa đất nằm hoàn toàn trong phạm vi hành lang bảo vệ các công trình: đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật, cầu cống, đê, điện, di tích lịch sử, văn hoá, an ninh quốc phòng mà thời điểm sử dụng đất sau ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định về phạm vi hành lang bảo vệ công trình nói trên. Thời điểm sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận; f) Các trường hợp mua bán, chuyển nhượng cho, tặng mà đất đó nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, cầu cống, đê, điện, di tích lịch sử, văn hoá, an ninh quốc phòng tại thời điểm sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định về phạm vi hành lang bảo vệ công trình nói trên. Thời điểm sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận; g) Các trường hợp mua bán, chuyển nhượng cho, tặng mà đất đó nằm trong phạm vi quy hoạch kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được quy hoạch không phải là đất ở tại thời điểm sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố. Thời điểm mua bán, chuyển nhượng cho, tặng do Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn xác nhận. 2. Xử lý các trường hợp không được cấp giấy chứng nhận: a) Các trường hợp quy định tại Mục a, b Khoản 1/ Điều này, Uỷ ban nhân dân quận, huyện, phưỡng, xã, thị trấn phải cương quyết xử lý theo quy định của pháp luật để trả lại hiện trạng ban đầu; công bố danh sách công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn, cụm dân cư để nhân dân kiểm tra, giám sát. Uỷ ban nhân dân quận, huyện căn cứ vào quy hoạch được phê duyệt, lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật; b) Các trường hợp không đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quy định tại Mục c, d, e, f, g Khoản 1/ Điều này, Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn lập hồ sơ, công bố danh sách chủ sử dụng, địa điểm, vị trí, diện tích, lý do khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấ, cụm dân cư để nhân dân biết; đồng thời báo cáo Văn phòng đăng ký đất và nhà ( thuộc Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đât) ghi vào hồ sơ địa chính. 4.5 Trình tự, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một hoạt động hết sức quan trọng trong công tác quản lý đất đai. Vì vậy, để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng cho công tác này đã có rất nhiều văn bản quy định và hướng dẫn thi hành về trình tự, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để thi hành luật Đất đai, cụ thể là để tiến hành đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thuận lợi thì Chính phủ đã ban hành Nghị định 181/2004/NĐ-CP. Tại Nghị định này trình tự, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các loại đất trong cả nước đã được quy định cụ thể. Tuy nhiên, đất đai nói chung, đất ở đô thị nói riêng có những đặc điểm, tính chất rất phức tạp không giống nhau đối với tứng loại đất và từng thửa đất, hơn nữa đất đai ở từng địa phương cũng có những sự khác biệt. Do vậy, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Nghị định 181 của Chính phủ là rất kho áp dụng đối với Hà Nội nói chung, quận Long Biên nói riêng. Trong năm 2004 và phần lớn năm 2005, trình tự đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở quận Long Biên được tiến hành theo cả 2 Quyết định là Quyết định 69/1999/QĐ-UB ngày18/8/1999 và Quyết định 65/QĐ-UB ngày 29/8/2001 của UBND thành phố Hà Nội (Đến khi có Quyết định 23/QĐ-UB về việc hướng dẫn cấp GCN QSD đất của UBND thành phố Hà Nội, căn cứ theo Nghị định 181 của Chính phủ và Luật Đất đai 2003). Cụ thể có 4 phường là Ngọc Lâm, Đức Giang, Sài Đồng và phường Gia Thuỵ áp dụng theo quyết định 69 còn lại 10 phường áp dụng theo quyết định số 65. Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định 69/QĐ - UB như sau: Theo Quyết định 69 /1999/ QĐ-UB ngày 18/8/1999 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành sửa đổi “ Quy định kê khai đăng ký nhà ở đất ở và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị Hà Nội. Quy trình cấp GCN quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở tại đô thị bao gồm các bước sau đây. Bước 1 : Thực hiện kê khai đăng ký - UBND cấp phường phát mẫu đơn kê khai , hướng dẫn và tổ chức cho nhân dân thực hiện kê khai đăng ký đất ở , nhà ở. - Chủ sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở thực hiện kê khai đầy đủ , rõ ràng nội dung theo mẫu quy định , sao chụp các giấy tờ có liên quan về nhà , đất và nộp hồ sơ tại UBND phường , thị trấn. Hồ sơ kê khai được thành lập 3 bộ để quản lý ở 3 cấp : phường , quận và thành phố. - UBND cấp phường tiếp nhận hồ sơ kê khai đăng ký của các chủ sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở, kiểm tra nội dung kê khai và vào sổ kê khai đăng ký để thực hiện công tác quản lý. Bước 2 : Phân loại hồ sơ : Hội đồng đăng ký nhà ở , đất ở cấp phường phân loại hồ sơ như sau : 1/ Hồ sơ có đủ các điều kiện cấp đổi ngay Giấy chứng nhận cho dân : nhà ở chính chủ đang quản lý có đủ giấy tờ hợp pháp , hợp lệ theo quy định tại điều 4 của Quyết định 69/1999/QĐ-UB ; nhà ở của cán bộ công nhân viên tự xây dựng trên đất được cơ quan , đơn vị phân theo quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền để xây dựng nhà ở cho CBCNV ; nhà ở mua của các đơn vị có tư cách pháp nhân được cơ quan có thẩm quyền giao đất để xây dựng nhà ở bán.UBND phường ( thị trấn ) có trách nhiệm xác nhận hồ sơ kê khai đăng ký với các nội dung sau : - Khuôn viên diện tích nhà ở , đất ở thực tế đang sử dụng (m2) ; không có tranh chấp , khiếu kiện Sau khi xác nhận UBND phường có thể trả lại chủ nhà để tự nộp đơn xin cấp đổi Giấy chứng nhận tại Sở Địa chính – Nhà đất hoặc có công văn gửi thẳng Sở Địa chính – Nhà đất đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận. Chú ý không xác nhận nhiều lần cho một hồ sơ. 2/ Hồ sơ tương tự như trên nhưng không phải chính chủ đang quản lý sử dụng (gồm các trường hợp mua bán chuyển nhượng, chia cho thừa kế ... chưa đăng ký sang tên trước bạ tại cơ quan quản lý nhà đất của Thành phố hoặc chưa được xác nhận tại phường), Hội đồng kê khai đăng ký phường xem xét từng trường hợp cụ thể phân loại và xác nhận: Khuôn viên diện tích nhà ở, đất ở thực tế đang sử dụng; không có tranh chấp, khiếu kiện. Phần diện tích đất, nhà tăng thêm (nếu có) ngoài diện tích trong giấy tờ hợp pháp, sẽ xác nhận như 3 mục dưới đây. Sau khi xác nhận UBND phường lập biên bản phân loại hồ sơ, lập trích ngang hồ sơ kê khai cho các hộ đồng thời lập tờ trình Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận của quận, huyện xét duyệt. 3/ Hồ sơ không có giấy tờ hợp lệ về nhà ở, đất ở, Hội đồng kê khai đăng ký cấp phường xem xét từng trường hợp cụ thể phân loại và xác nhận: - Khuôn viên diện tích nhà ở, đất ở thực tế đang sử dụng ổn định, không có tranh chấp, khiếu kiện. - Thời gian chủ nhà thực tế sử dụng thửa đất (trước 18/12/1980, từ 19/12/1980 đến 14/10/1993, từ 15/10/1993 đến nay). Sau khi xác nhận UBND phường lập biên bản phân loại hồ sơ, lập trích ngang hồ sơ kê khai cho các hộ đồng thời lập tờ trình Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận của quận, huyện xét duyệt. 4/ UBND cấp phường công khai kết quả phân loại hồ sơ của Hội đồng kê khai đăng ký cấp phường trong thời gian 10 ngày tại các tổ dân phố để nhân dân đóng góp ý kiến, nếu không có khiếu nại UBND phường lập tờ trình kèm theo danh sách trích ngang, hồ sơ kỹ thuật thửa đất và hồ sơ kê khai đăng ký chuyển lên quận, huyện xét duyệt. 5/ Các hồ sơ có vướng mắc hoặc khiếu kiện sẽ được phân loại tương tự như trên và chỉ xét sau khi đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý hoặc sau khi đã rút lại khiếu nại. Bước 3: Xét duyệt hồ sơ cấp quận, huyện: 1/ Phòng Địa chính – Nhà đất cấp quận, huyện có trách nhiệm tổng hợp, kiểm tra hồ sơ kỹ thuật thửa đất và hồ sơ kê khai đăng ký do UBND cấp phường chuyển lên để thẩm định, kiến nghị việc cấp hay chưa đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận, kiến nghị các khoản phải nộp theo quy định được ghi nợ để được cấp Giấy chứng nhận. 2/ Các trường hợp đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận, phòng Địa chính - Nhà đất lập danh sách đề nghị cấp Giấy chứng nhận (phụ lục 3), tờ trình (phụ lục số 2) và bản thảo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (phụ lục 4) để Chủ tịch UBND quận ký trình Thành phố. 3/ Các trường hợp có vướng mắc phải xử lý, phòng địa chính nhà đất tập hợp hồ sơ báo cáo hội đồng xét cấp giấy chứng nhận cấp quận xem xét và quyết định từng trường hợp cụ thể. Sau khi xét duyệt hội đồng lập biên bản kiến nghị trường hợp nào được cấp, trường hợp nào để lại bổ xung hồ sơ và trường hợp nào không cấp giấy chứng nhận. Các trường hợp được hội đồng thông qua, phòng địa chính nhà đất lập danh sách đề nghị cấp Giấu Chứng nhận, tờ trình và bản thảo Giấu Chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đề chủ tịch UBND quận lý trình thành phố 4/ phòng địa chính nhà đất cấp quận có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ kê khai đăng k, biên bản xét duyệt, tờ trình, bản thảo giấy chứng nhận của các trường hợp được đề nghị cấp cho sở địa chính – nhà đất để thẩm định và hoàn tất thủ tục trình ubnd thành phố phê duyệt cấp giấy chứng nhận 5/ Riêng những trường hợp chủ sử dụng đất, sở hữu nhà có nhu cầu sớm được cấp giấy chứng nhận mà không phải chờ theo đợt phân loại và xem xét của hội đồng cấp phường có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng địa chính – nhà đất quận, huyện nhưng các hội phải cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước theo quy định. Phòng địa chính nhà đất quận, huyện phối hợp với ubnd cấp phường, thị trấn thẩm tra nguồn gốc đất và các điều kiện cấp giấy chứng nhận theo quy định, lập biên bản thẩm tra, tổng hợp hồ sơ để UBND quận, huyện trình ubnd thành phố cấp giấy chứng nhận theo cách thức như trên. Bước 4: Trình UBND thành phố ký giấy chứng nhận Sở địa chính nhà đất thẩm định hồ sơ kê khai đăng ký và xét duyệt do quận, huyện chuyển lên và trình ubnd thành phố phê duyệt cấp giấy chứng nhận. Những trường hợp không đủ diều kiện sẽ chuyển trả lại quận, huyện thông báo rõ những nội dung cần sửa đổi bổ xung để hoàn thiện hồ sơ và thời gian thực hiện Đối với những trường hợp có đầy đủ giấy tờ hợp lệ xin cấp đổi giấy chứng nhận sở địa chính – nhà đất trực tiếp thẩm định và làm thủ tục trình ubnd thành phố ký cấp giấy chứng nhận Sở địa chính nhà đất có trách nhiệm lưu trữ và quản lý toàn bộ các hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận và bản lưu giấy chứng nhận đã được ký Bước 5: Phương thức giao Giấy chứng nhận 1/ Các trường hợp hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận sẽ được sở địa chính nhà đất giao giấy chứng nhận cho chủ nhà ngay tại văn phòng sở Trường hợp chủ nhà nộp ngay các khoản thu theo quy định, sở địa chính nhà đất sẽ có thông báo chuyển cục thuế thành phố để chủ nhà đi nộp. Sau khi có biên lai Sở địa chính nhà đất sẽ thu lại các giấy tờ gốc và giao giấy chứng nhận cho chủ nhà, chủ nhà được thực hiện các quyền theo luật định Trường hợp chủ nhà có đơn xin chậm nộp, Sở địa chính nhà đất sẽ đóng dấu “chưa hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, khi thực hiện các quyền theo luật phải nộp đủ theo quy định” vào giấy chứng nhận. Chủ nhà phải có trách nhiệm nộp khi thực hiện các quyền theo luật định. Sau khi nộp, chủ nhà tới sở địa chính – nhà đất để đăng ký xác nhận “đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính” vào Giấy chứng nhận vào sổ đăng ký quản lý. 2/ Đối với các trường hợp do UBND quận, huyện trình, sau khi Giấy chứng nhận chưa được UBND Thành phố ký, Sở Địa chính – Nhà đất vào sổ đăng ký tại Sở, đóng dấu “chưa hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, khi thực hiện các quyền theo luật phải nộp đủ theo quy định” đối với các trường hợp phải nộp các khoản thu theo quy định vào Giấy chứng nhận (cả bản giao cho chủ nhà và bản lưu) và chuyển trả Giấy chứng nhận (bản cấp cho chủ nhà) cho UBND quận, huyện. UBND quận, huyện có trách nhiệm tổ chức việc trao Giấy chứng nhận cho người được cấp và vào sổ theo dõi. Trường hợp chủ nhà muốn được nộp ngay, UBND quận, huyện phối hợp với Cục thuế Hà Nội và Kho bạc Nhà nước Thành phố tổ chức cho các hộ nộp các khoản thu theo quy định tại địa điểm thuận tiện cho người dân trên địa bàn quận. Sau khi nộp, chủ nhà tới Sở Địa chính – Nhà đất để đăng ký xác nhận “đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính ” vào Giấy chứng nhận và vào sổ đăng ký quản lý. 3/ Sở Địa chính – Nhà đất, phòng Địa chính – Nhà đất quận, huyện và UBND cấp phường có trách nhiệm lập hồ sơ địa chính gồm: bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp Giấy chứng nhận và theo dõi biến động nhà, đất theo mẫu quy định, đồng thời tổ chức nghiệm thu để đưa vào quản lý. Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định 65/QĐ - UB Căn cứ quyết định số 65/QĐ-UB ngày 29/8/2001 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất ao và vườn liền kề khu dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quy trình cấp GCN quyền sử dụng đất được thực hiện theo các bước sau đây. Bước 1: Thành lập Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận: UBND huyện quyết định thành lập Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận theo đề nghị của UBND xã , bao gồm các thành viên: - Chủ tịch UBND xã : Chủ tịch Hội đồng; - Chủ tịch HĐND xã : Phó chủ tịch Hội đồng; - Cán bộ Địa chính xã : Uỷ viên thường trực; - Chủ tịch MTTQ xã : Uỷ viên; - Cán bộ Tư pháp ; Thống kê : Uỷ viên; Khi xét cấp Giấy chứng nhận cho thôn nào thì mời Trưởng thôn đó làm Uỷ viên. Hội đồng thành lập 1 tổ công tác gồm những người có trình độ chuyên môn, hiểu biết pháp luật do cán bộ Địa chính làm tổ trưởng để giúp hội đồng phân loại hồ sơ trước khi đưa ra xét duyệt. Bước 2: Tổ chức kê khai đăng ký quyền sử dụng đất 1/ UBND xã tổ chức cho nhân dân kê khai đăng ký quyền sử dụng đất. Hội đồng xét cấp GCN chuẩn bị tài liệu hướng dẫn và tổ chức việc kê khai đăng ký quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình đang sử dụng đất tại địa bàn xã. Hồ sơ kê khai đăng ký gồm: - Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu). - Hồ sơ kỹ thuật thửa đất hoặc sơ đồ thửa đất được UBND xã xác nhận. - Các giấy tờ có liên quan về quyền sử dụng đất (nếu có). 2/ Phân loại và xét duyệt hồ sơ kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận. Tổ công tác của Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận phân loại hồ sơ kê khai và trình Hội đồng xét duyệt theo các loại sau: - Các trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định. - Các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận, cần xem xét và có biện pháp xử lý đối với từng trường hợp cụ thể. 3/ Niêm yết công khai kết quả phân loại, xét duyệt. Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận niêm yết công khai kết quả phân loại, xét duyệt hồ sơ cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn 10 ngày tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã hoặc các thôn để nhân dân kiểm tra, phát hiện những trường hợp phân loại, xét duyệt chưa đúng. Sau thời gian công khai hồ sơ, Hội đồng tổ chức xác minh và giải quyết các khiếu nại (nếu có), lập Tờ trình và Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận; các trường hợp cần xử lý trước khi cấp Giấy chứng nhận, trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt. Bước 3: Phòng Địa chính – Nhà đất có trách nhiệm thẩm định và báo cáo cấp thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận: 1/ Nội dung thẩm định: - Kiểm tra danh sách các trường hợp đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận. - Thẩm định tính đầy đủ và chính xác của các loại Hồ sơ, Tờ trình về việc cấp Giấy chứng nhận. 2/ Báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ, trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt, kèm theo báo cáo thẩm định gồm: - Trích ngang của các trường hợp đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận. - Dự thảo Quyết định cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận cho các trường hợp đủ điều kiện, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện ký. 3/ Thống nhất với uỷ ban nhân dân xã báo cáo chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện quyết định biện pháp xử lý đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận 4/ Tham mưu giúp uỷ ban nhân dân huyện báo cáo uỷ ban nhân dân thành phố (qua sở địa chính – nhà đất) phê duyệt cấp giấy chứng nhận với các trường hợp thuộc thẩm quyền uỷ ban nhân dân thành phố (kèm theo hồ sơ của các trường hợp và danh sách trích ngang) Bước 4: Tổ chức giao giấy chứng nhận. Trong thời gian không quá 30 ngày kể từ khi UBND huyện hoặc UBND thành phố phê duyệt cấp Giấy Chứng nhận, UBND xã tiến hành 1/ Thông báo công khai cho nhân dân biết các nội dung sau - Danh sách các trường hợp được cấp Giấy Chứng nhận. - Các khoản tiền phải nộp (hoặc được chuẩn nộp) ngân sách nhà nước theo quy định trước khi nhận Giấy Chứng nhận - Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp Giấu Chứng nhận, lý do và hướng giải quyết. 2/ Tổ chức giao giấy chứng nhận cho từng hộ tại UBND xã hoặc từng thôn, vào sổ theo dõi cấp Giấy Chứng nhận 3/ Lập và hoàn thiện hồ sơ địa chính Phòng địa chính – nhà đất huyện có trách nhiệm hướng dẫn và phối hợp với UBND các xã để lập và hoàn thiện hồ sơ địa chính bao gồm: bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê và sổ cấp Giấy Chứng nhận quy định tại thông tư số 346/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của tổng cục địa chính hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất 4.6 Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận Căn cứ theo Điều 52 Luật Đất đai 2003 quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bao gồm các cơ quan tổ chức sau: 1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn biển với quyền sử dụng đất ở. 3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này được uỷ quyền cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp. Chính phủ quy định điều kiện được uỷ quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chương II: Thực trạng công tác đăng ký cấp GCN QSD đất ở trên địa bàn quận Long Biên qua 2 năm thành lập 2004 – 2005 Giới thiệu chung về quận Long Biên Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Quận Long Biên được thành lập và hoạt động từ ngày 1/1/2004 theo nghị định số 132/NĐ-CP ngày 6/11/2003 trên cơ sở tách từ toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thuỵ, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thuỵ, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khôi và các khối thị trấn: Gia Lâm, Sài Đồng, Đức Giang, thuộc huyện Gia Lâm.Tuy mới được thành lập, nhưng quận Long Biên có đặc điểm về điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay Quận Long Biên có 14 phường: Gia Thuỵ, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khôi, Sài Đồng, Đức Giang, Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thuỵ, Việt Hưng, Ngọc Lâm, Phúc Đồng, Phúc Lợi với tổng diện tích tự nhiên 6038,24 ha; dân số 170.706 người. Bảng diện tích tự nhiên các phường Quận Long Biên ( Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên) Phường Diện tích (ha) Phường Diện tích (ha) 1. Gia Thuỵ 120,32 8. Ngọc Thuỵ 898,99 2. Ngọc Lâm 113,04 9. Việt Hưng 383,44 3. Bồ Đề 379,92 10. Long Biên 723,13 4. Phúc Đồng 494,76 11. Thạch Bàn 527,21 5. Phúc Lợi 619,69 12. Cự Khôi 486,94 6.Thượng Thanh 488,09 13. Đức Giang 240,64 7. Giang Biên 471,41 14. Sài Đồng 90,67 Vị trí địa lý: Quận Long Biên là cửa ngõ phía Đông Bắc thủ đô Hà Nội. Phía Đông giáp huyện Gia Lâm; phía Tây giáp quận Hoàn Kiếm; phía Nam giáp huyện Thanh Trì; Phía Bắc giáp huyện Đông Anh,Gia Lâm. Quận Long Biên thuộc tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc, theo quy hoạch chung được xây dựng là một trong những trung tâm công cộng lớn của thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Diện tích quận Long Biên rộng, trên địa bàn tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng như Quốc lộ 1, Quốc lộ 5 nối liền các tỉnh phía Bắc, Cảng Hải Phòng, Cái Lân, sân bay Nội Bài và có nhiều loại hình giao thông thuận tiện nối với trung tâm thành phố. Vì vậy Quận Long Biên trong tương lai sẽ trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và là đầu mối giao thông quan trọng của cửa ngõ Đông Bắc Hà Nội. Do được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích của 3 thị trần Gia Lâm, Sài Đồng, Đức Giang và 11 xã hiện nay quận Long Biên có diện tích đất tự nhiên là 5993,02 ha, chiếm 6,55% diện tích đất tự nhiên toàn thành phố và chiếm 34,47% huyện Gia Lâm cũ, trong đó đất đô thị chiếm 83,42% vì thế quận Long Biên hứa hẹn sẽ là một thị trường đầy tiềm năng. Cơ cấu sử dụng đất quận Long Biên tính đến ngày 1/1/2005 như sau: + Tổng diện tích tự nhiên là: 5993.02 ha. Trong đó. - Đất nông nghiệp: 2004.02 ha, chiếm 33.44 % Tổng diện tích tự nhiên toàn quận. - Đất phi nông nghiệp: 3819.7 ha, chiếm 63.74% Tổng diện tích tự nhiên toàn quận. - Đất chưa sử dụng: 169.31 ha, chiếm 2.82% Tổng diện tích tự nhiên toàn quận. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất quận Long Biên năm 2004 Quận Long Biên có nhiều ao, hồ, đầm tự nhiên và có hệ thống sông kênh rạch dồi dào thuận lợi cho việc tưới tiêu thuỷ lợi và điều hoà môi trường sinh thái. Quận giáp với 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Đuống, trong đó sông Hồng chảy qua là 30 km, sông Đuống chảy qua la 17,5 km. Đất của quận Long Biên chủ yếu có 3 loại: đất phù sa đê, đất phù sa ngoài đê và đất bạc màu. phần lớn đất đai của Quận thuộc đất phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Đuống bồi đắp. Đây là loại đất rất thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Nhóm đất phù sa phân bố đều ở khắp nơi các phường trong Quận, nhóm đất bạc mầu tập trung chủ yếu ở giáp huyện Đông Anh. Về khí hậu, nhìn chung Quận Long Biên có điều kiện khí hậu chung với khí hầu Hà Nội, thuộc vùng Đồng băng sông Hồng mang tính chất nhiệt đới và cận nhiệt đới, là vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa vùng Đông á (gió mùa Đông Bắc) từ tháng 10 đến tháng 4 và gió mùa Đông Nam xuất hiện trong mùa hè. Nhiệt độ trung bình cả năm 23,40C, độ ẩm trung bình cả năm là 84,5%, lượng mưa trung bình cả năm là 1802 mm, khá thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong tháng 7 và 8 thường xảy ra bão là điều kiện bất lợi cho sản xuất nông nghiệp nói riêng và đời sống người dân nói chung. Về quốc phòng an ninh, đất đai sử dụng cho mục này chiếm 1 tỷ lệ lớn trong cơ cấu sử dụng đất của quận gồm khu sân bay Gia Lâm, khu trại pháo quân đội…. Nhìn chung tuy mới đi lên từ một huyện ngoại thành nhưng quân Long Biên bước đầu đã có nhiều mặt thuận lợi về điều kiện tự nhiên. Đây là nền tảng quan trọng để quận Long Biên đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân xứng đáng là cửa ngõ Đông Bắc, tạo điều kiện cho kinh tế thủ đô ngày càng mở rộng theo hướng Đông Bắc. Điều kiện kinh tế – xã hội Là một quận được tách ra từ một huyện nông thôn ngoại thành, trong đó diện tích đất đô thị hiện tại chiếm 83,42% diện tích đất đô thị huyện cũ, Quận Long Biên đã có nhiều nền tảng cho phát triển kinh tế -xã hội. Là cửa ngõ Đông Bắc Hà Nội, cửa ngõ tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, với nhiều tuyến đường giao thông huyến mạch (Đường 5, Quốc lộ 1) và thuận tiện nối liền với trung tâm thủ đô, sân bay Nội Bài, Cảng Hải Phòng, Quảng Ninh Quận Long Biên càng có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển về mọi mặt cũng như lưu thông hàng hoá dịch vụ. Về phát triển kinh tế Những năm qua, thực hiện quy hoạch phát triển thủ đô về phía Bắc, Trung ương và thành phố đã tập trung đầu tư nhiều dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật trọng điểm, xây dựng nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mới làm cho diện mạo Quận Long Biên có những bước thay đổi căn bản và nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho Quận Long Biên phát triển công nghiệp, xuất nhập khẩu, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Hiện trên địa bàn Quận có nhiều khu công nghiệp: khu công nghiệp Sài Đồng B, khu công nghiệp Hanel, khu công nghiệp Đài Tư, khu công nghiệp Đức Giang. Trong đó khu công nghiệp Sài Đồng B là một trong những khu công nghiệp làm ăn có hiệu quả nhất của thủ đô và cả nước. Địa bàn Quận Long Biên cũng là nơi tập trung 202 cơ quan đơn vị Trung ương và thành phố, 398 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và kinh tế hợp tác. Vì vậy Quận Long Biên có nhiều nền tảng thuận lợi của một trung tâm kinh tế hành chính, kỹ thuật tổng hợp. Năm 2004 các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ có mức tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn Quận: Về công nghiệp duy trì tốc độ tăng giá trị sản xuất 17%, đạt kế hoạch. Định hướng phát triển công nghiệp của Quận trong tương lai được điều chỉnh với yêu cầu của Quận mới, trong đó khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, ít ô nhiễm môi trường. Về thương mại tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 17%, vượt 1% so với kế hoạch được thành phố giao, nhiều ngành dịch vụ chất lượng cao hiện nay đã bắt đầu hình thành và phát triển: dịch vụ y tế, dịch vụ Ngân hàng, bưu chính viễn thông, các dịch vụ phục vụ khu công nghiệp. Ngoài ra với những điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, sông ngòi cùng với truyền thống kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp từ lâu đời của người dân nơi đây, với nguồn nhân lực dồi dào Quận Long Biên cũng hứa hẹn là thị trường nông nghiệp phát triển ngày càng hiệu quả. Quận có quy chế khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp sinh thái với dịch vụ du lịch, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng: trồng rau an toàn, nuôi trồng thuỷ sản, trồng hoa và cây cảnh. Đặc điểm xã hội So với nhiều Quận nội thành khác trong thành phố hiện nay Long Biên có mức dân số chưa cao chỉ khoảng 170.706 người. Với diện tích tự n._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32325.doc
Tài liệu liên quan