Một số biện pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm tại Công ty Mai Động - Nhà máy sản xuất ống gang cầu

Lời nói đầu Trong điều kiện hiện nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng CNXH. Bối cảnh nền kinh tế thị trường với các quy luật kinh tế khách quan tác động đặc biệt là quy luật cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp tự bản thân phải vươn lên giành chỗ đứng trên thị trường. Để làm được điều này các doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả kinh tế, đảm bảo lấy thu để bù đắp chi và mang lại một khoản lợi nhuận đáng kể. Để đạt được mục tiêu hoạt động c

doc98 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm tại Công ty Mai Động - Nhà máy sản xuất ống gang cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó hiệu quả kinh tế, mục tiêu có lợi nhuận thì một trong những biện pháp tối ưu là các doanh nghiệp phải biết hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ và tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tăng hiệu quả kinh tế, từ đó mới đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận mới tăng một cách đáng kể. Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của việc hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp nên trong thời gian thực tập tại Công ty Mai Động- Nhà máy sản xuất ống gang cầu, em đã mạnh dạn đi nghiên cứu về chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm để hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Một số biện pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm tại Công ty Mai Động- Nhà máy sản xuất ống gang cầu” Bố cục bài luận văn ngoài lời nói đầu và kết luận gồm 3 phần: Phần I: Lý luận chung về chi phí kinh doanh, giá thành sản phẩm và một số biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Phần II: Thực trạng công tác quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm tại công ty Mai Động- nhà máy sản xuất ống gang cầu. Phần III: Một số biện pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm tại công ty Mai Động- nhà máy sản xuất ống gang cầu Với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình đưa ra một số biện pháp hữu hiệu nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm cho Công ty Mai Động- Nhà máy sản xuất ống gang cầu. Qua đó trau dồi nhiều hơn những kiến thức bổ ích cho bản thân và hoàn thành luận văn tốt nghiệp tốt nhất. Luận văn này của em được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ tận của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hạnh cùng các cán bộ nhân viên phòng kế toán tài chính và ban lãnh đạo Công ty Mai Động, Nhà máy sản xuất ống gang cầu. Em xin chân thành cảm ơn! Phần I: Lý luận chung về chi phí kinh doanh, giá thành sản phẩm và một số biện pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất A. Chi phí sản xuât kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất. I. Khái niệm, nội dung, phạm vi chi phí sản xuất kinh doanh. 1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh. Một trong những mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Bởi vậy, doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, hoạt động của họ là tổ chức sản xuất sản phẩm hàng hoá và tiêu thụ những hàng hoá đó trên thị trường nhằm thu được lợi nhuận. Để sản xuất được sản phẩm, doanh nghiệp phải huy động, sử dụng các nguồn tài lực, vật lực (lao động, vật tư, tiền vốn...) để thực hiện việc sản xuất, chế tạo sản phẩm. Trong quá trình sản xuất đó doanh nghiệp phải tiêu hao vật tư như nguyên vật liệu, nhiên liệu, hao mòn tài sản cố định, thiết bị, công cụ dụng cụ và tiền lương trả cho người lao động, và các chi phí này đều được biểu hiện bằng tiền. Như vậy: Chi phí sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về vật chất và lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Sau khi sản xuất được hàng hoá, việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường là hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ ảnh hưởng quyết định đến quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp cũng phải bỏ ra những chi phí nhất định gọi là chi phí lưu thông sản phẩm. Chi phí lưu thông sản phẩm bao gồm chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm; chi phí hỗ trợ Marketing và phát triển bao gồm: chi phí điều tra nghiên cứu thị trường, chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm, chi phí bảo hành sản phẩm; chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm bao gồm: chi phí chọn lọc, chia nhỏ, bao gói, chi phí bao bì vận chuyển, bảo quản, chi phí thuê kho, bến bãi...; Tỷ trọng các chi phí này có xu hướng tăng lên trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển. Bên cạnh các chi phí sản xuất sản xuất sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp muốn kinh doanh đạt hiệu quả cao thì phải kết hợp nhịp nhàng mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Đây chính là công tác quản lý doanh nghiệp, công tác này đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí gọi là chi phí quản lý doanh nghiệp. Đó là các chi phí phục vụ bộ phận quản lý như tiền lương của ban giám đốc, chi phí về hành chính, đồ dùng văn phòng...các chi phí có tính chất chung cho toàn doanh nghiệp mà không thể bóc tách riêng cho từng bộ phận như các khoản thuế, chi phí trả lãi vay, lãi thuê tài sản... Trong nền kinh tế thị trường, tất cả các chi phí nêu trên được biểu hiện bằng tiền và nguyên tắc hoạt động đầu tiên của các doanh nghiệp là phải đảm bảo bù đắp các chi phí đã chi ra bằng doanh thu trong kỳ. Do vậy, có thể hiểu “ Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền của những hao phí về vật chất, sức lao động và các chi phí bằng tiền khác có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định và được bù đắp bằng doanh thu trong một thời kỳ nhất định. Tuy nhiên, một thời kỳ nhất định có nhiều loại chi phí phát sinh không phục vụ kinh doanh trong kỳ hoặc không được bù đắp bằng doanh thu trong kỳ, nên chúng ta cần đi nghiên cứu giữa khái niệm chi phí và chi tiêu. *Phân biệt chi phí và chi tiêu: Chi phí kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh trong một kỳ kinh doanh và được bù đắp bằng doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp. Vậy chỉ được tính là chi phí kinh doanh những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến hoạt động kinh doanh trong kỳ chứ không phải là mọi khoản đã chi ra trong kỳ. Chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần của các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Phân biệt chi phí và chi tiêu để làm rõ chi phí kinh doanh và thấy được ý nghĩa của việc tính đúng, tính đủ chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm, từ đó việc tính giá thành mới có tác dụng trong công tác quản lý, kiểm tra và giám sát quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Nội dung của chi phí sản xuất kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều khoản chi phí khác nhau. Đối với chi phí sản xuất kinh doanh ( tính cho một kỳ hoặc một năm nhất định) nó bao gồm các khoản chi ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh đó, bao gồm các yếu tố chi phí sau: Chi phí nguyên liệu, vật liệu: gồm toàn bộ các chi phí chi ra cho nguyên liệu chính, vật liệu phụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm. Vật liệu phụ: là đối tượng lao động chỉ có tác dụng phụ, bổ trợ cho vật liệu chính. Chi phí nhiên liệu, động lực: là giá trị toàn bộ nhiên liệu, động lực doanh nghiệp đã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương: Chi phí tiền lương của doanh nghiệp bao gồm các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định, chế độ hiện hành. Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: Chi phí này được tính trên cơ sở quỹ tiền lương của doanh nghiệp theo các chế độ hiện hành của Nhà nước: BHXH 15%, BHYT 2%, KPCĐ 2% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Chi phí khấu hao TSCĐ: Đó là số trích khấu hao của toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ đó.Số khấu hao TSCĐ được tính trích theo các phương pháp tính khấu hao mà Nhà nước đã ban hành. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các khoản chi phí trả cho các tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp về các dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của doanh nghiệp như vận chuyển, điện nước, điện thoại, sửa chữa TSCĐ, tư vấn, kiểm toán, quảng cáo, bảo hiểm tài sản, đại lý, môi giới, uỷ thác xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác. Chi phí bằng tiền khác: bao gồm thuế môn bài; thuế sử dụng đất; thuế tài nguyên; thuế nhà đất; chi tiếp khách, khánh thành, hội nghị; giao dịch đối ngoại; chi bảo hộ lao động; chi lãi tiền vay vốn kinh doanh; khoản trích nộp hình thành quỹ quản lý của cấp trên và các chi phí bằng tiền khác. 3. Phạm vi chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất kinh doanh là bộ phận chi phí có vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. Mà mục đích cuối cùng của doanh nghiệp mong muốn đạt được là tối đa hoá lợi nhuận. Vì vậy xác định đúng đắn phạm vi của chi phí sản xuất kinh doanh có ý nghĩa lớn đối với công tác quản lý chi phí kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Phạm vi chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được xác định như sau: 3.1. Chỉ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh những khoản chi phí phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất đinh và phải được bù đắp bằng doanh thu tiêu thụ hàng hoá trong kỳ. Các chi phí này bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Chi phí nguyên liệu, vật liệu là giá trị toàn bộ nguyên liệu, vật liệu doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí nhiên liệu, động lực: Là giá trị toàn bộ nhiên liệu, động lực doanh nghiệp đã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương: Chi phí tiền lương của doanh nghiệp bao gồm các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định, chế độ hiện hành. Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: Chi phí này được tính trên cơ sở quỹ tiền lương của doanh nghiệp theo quy định, chế độ hiện hành. Chi phí khấu hao TSCĐ: Là số khấu hao TSCĐ trích theo các phương pháp tính khấu hao mà Nhà nước đã ban hành. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các khoản chi phí trả cho các tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp về các dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của doanh nghiệp như dịch vụ vận chuyển, điện, nước, điện thoại, sửa chữa TSCĐ, tư vấn, kiểm toán, quảng cáo, bảo hiểm tài sản, đại lý, môi giới, uỷ thác xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác. Chi phí bằng tiền khác: Là các chi phí như chi phí trả lãi vay, thuế, phí, lệ phí, chi hội nghị, tiếp khách, khánh thành. Các khoản chi khác được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: Trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Là khoản giảm giá vật tư hàng hoá tồn kho dự kiến xảy ra trong kỳ kinh doanh tiếp theo. Dự phòng phải thu khó đòi: Là những khoản nợ quá hạn 2 năm trở lên kể từ ngày đến hạn thu nợ đối với các con nợ không có khả năng thanh toán. Trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của luật hiện hành. Chi phí nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi sáng kiến cải tiến, chi đào tạo lao động, nâng cao tay nghề, năng lực quản lý, hỗ trợ giáo dục… 3.2. Những khoản chi được bù đắp từ nguồn vốn khác mà không được bù đắp bằng doanh thu trong kỳ không được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Các chi phí này bao gồm: Chi phí đầu tư dài hạn: Liên quan đến khoản chi phí này gồm có chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ, chi đào tạo dài hạn các cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiên cứu khoa học. Nhóm chi phí này được bù đắp bằng chi phí đầu tư dài hạn của doanh nghiệp nên không thuộc chi phí kinh doanh. Các khoản chi phí phúc lợi, xã hội: Đó là các chi phí về văn hoá, thể thao, y tế, vệ sinh, tiền thưởng, trợ cấp khó khăn, ủng hộ, nhân đạo… lấy từ nguồn vốn chuyên dùng cũng không thuộc chi phí kinh doanh. Các khoản tiền vi phạm pháp luật như: vi phạm luật giao thông, thuế, môi trường, lao động, chế độ báo cáo thống kê, tài chính kế toán và các luật khác. Chi phí đi công tác vượt mức quy định. 3.3. Việc xác định chi phí sản xuất kinh doanh phải phù hợp với chế độ quy định. Việc xác định chi phí sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp phải phù hợp với chế độ, quy định của Nhà nước. Cụ thể là việc xác định chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải theo các văn bản quy định về chi phí sản xuất kinh doanh của Nhà nước như thông tư số 63/199/TT- BTC ngày 07/06/1999 ban hành hướng dẫn việc quản lý doanh thu, chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ tại các doanh nghiệp Nhà nước. *.ý nghĩa của việc xác định đúng đắn phạm vi chi phí kinh doanh. Chi phí kinh doanh là bộ phận chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của một kỳ hạch toán trong doanh nghiệp sản xuất, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ đó. Vì vậy, xác định đúng đắn phạm vi chi phí kinh doanh có ý nghĩa kinh tế to lớn đối với công tác quản lý chi phí kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp biểu hiện như sau: Làm cơ sở để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ và chi phí kinh doanh trong kỳ đó, để giúp doanh nghiệp xác định chính xác lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của mình. Làm cơ sở để định giá bán cạnh tranh của doanh nghiệp để mở rộng doanh thu, tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Làm căn cứ để các doanh nghiệp lập kế hoạch kiểm tra, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh, phấn đấu giảm chi phí kinh doanh trên cơ sở thực hiện tốt nhất kế hoạch doanh thu kinh doanh cho kế hoạch lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ đó. Xác định đúng đắn phạm vi chi phí kinh doanh sẽ giúp cơ quan thuế kiểm soát được quá trình chi phí của doanh nghiệp, xác định đúng đắn thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập chính xác tránh thất thu thuế cho nhà nước. II. Phân loại chi phí kinh doanh. 1. Vai trò, tác dụng của việc phân loại Trong quá trình hoạt động sản xuất, các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến các thông tin về chi phí vì chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận.Để đáp ứng nhu cầu quản lý chi phí, xác định đúng đắn phương hướng phấn đấu tiết kiệm chi phí kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng các nguòn vật tư tiền vốn và lao động Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kết cấu chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Để quản lý được chi phí, các doanh nghiệp cần phải làm rõ các cách phân loại chi phí khác nhau, vì mỗi cách phân loại chi phí đều cung cấp những thông tin dưới nhiều góc độ để các nhà quản trị ra quyết định phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tính chất ngành nghề kinh doanh và các mục tiêu quản lý chi phí mà có thể phân loại chi phí kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau. Đối với doanh nghiệp sản xuất có thể phân loại chi phí kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau. 2. Các tiêu thức phân loại chi phí kinh doanh: 2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. Theo tiêu thức phân loại nay, chi phí sản xuất được chia thành các loại như sau: Chi phí vật tư: bao gồm toàn bộ chi phí về các đối tượng lao động như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế. Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp và các khoẩn trích trên tiền lương theo qui định của toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Chi phí khấu hao TSCĐ: số trích khấu hao trong kỳ của toàn bộ TSCĐ trong doanh nghiệp. Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các khoản chi trả về dịch vụ mua ngoài, thuế ngoài phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp như điện nước, vận chuyển, sửa chữa TSCĐ... Chi phí bằng tiền khác: là toàn bộ chi phí bằng tiền chi cho hoạt động của doanh nghiệp ngoài các khoản chi phí kể trên. Tác dụng của phương pháp phân loại này: Phân loại chi phí theo các yếu tố chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra và cũng là căn cứ để lập thuyết minh báo cáo tài chính, cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp và phân tích tình hình dự toán chi phí.Là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất làm cơ sở cho việc dự trù hay xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư tiền vốn, huy động sử dụng lao động... 2.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mục đích công dụng của chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành các loại như sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu chính( kể cả nửa thành phẩm mua ngoài), vật liệu phụ,nhiên liệu...sử dụng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí về tiền lương,phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí sản xuất chung:là những chi phí dùng vào việc quản lý, phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất ( phân xưởng, đội, trại) bao gồm các khoẩn mục: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Tác dụng của phương pháp phân loại này: Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng kinh tế của chi phí có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo mức, là cơ sở cho két toán tập hợp chi phí và tình hình thực hiện kế hoạch giá thàn và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau: 2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất biến đổi của chi phí với mức độ hoạt động. Theo cách phân loại này chi phí được phân thành biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. Biến phí ( chi phí biến đổi ): Là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động. Biến phí tính cho một đơn vị thì ổn định, không thay đổi, biến phí khi không có hoạt động bằng không. Biến phí có hai đặc điểm:Tổng các biến phí thay đổi khi sản lượng thay đổi. Biến phí đơn vị giữ nguyên không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Chi phí là biến phí sẽ biến đổi theo căn cứ được xem là nguyên nhân phát sinh ra chi phí đó- thường được gọi là hoạt động căn cứ. Các hoạt động căn cứ thường được dùng gồm: sản lượng sản xuất, số giờ máy hoạt động, số giờ lao động trực tiếp, số km vận chuyển, mức tiêu thụ sản phẩm....Xét về tính chất tác động, biến phí được chia là hai loại: biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc. Biến phí tỷ lệ: Là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với biến động của mức độ hoạt động căn cứ, như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.... Biến phí cấp bậc: Là những khoản chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng. Biến phí loại này không thay đổi khi mức độ hoạt động căn cứ thay đổi ít. Nói cách khác, biến phí loại này có quan hệ tỷ lệ nhưng không tuyến tính với mức độ hoạt động thay đổi cho phép chi phí thay đổi để tương ứng với mức độ hoạt động mới. Biến phí cấp bậc gồm những khoản chi phí như chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo trì.. Trong công tác quản lý chi phí kinh doanh, các nhà quản trị cần phải phân biệt rõ chi phí biến đổi tỷ lệ và chi phí biến đổi cấp bậc để tránh khuynh hướng huy động quá nhiều so với nhu cầu, sẽ gây khó khăn khi nhu cầu bị giảm sau đó. Định phí (chi phí cố định ): Định phí là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Định phí chỉ giữ nguyên trong phạm vi phù hợp của doanh nghiệp. Phạm vi phù hợp là phạm vi giữa khối lượng sản phẩm tối thiểu và khối lượng sản phẩm tối đa mà doanh nghiệp dự định sản xuất. Định phí có hai đặc điểm: Tổng định phí giữ nguyên khi sản lượng thay đổi trong phạm vi phù hợp và định phí trên một đơn vị sản phẩm thay đổi khi sản lượng thay đổi. Một số yếu tố của chi phí sản phẩm được xếp vào loại định phí như: chi phí thuê nhã xưởng, chi phí khấu hao nhà xưởng, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, lương nhân viên phân xưởng, thuế bất động sản của phân xưởng, chi phí bảo hiểm chống trộm và chống cháy của phân xưởng. Định phí được chia thành các loại sau: Định phí tuyệt đối: Là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi của khối lượng hoạt động được thực hiện. Định phí tương đối: Trường hợp trữ lượng của các yếu tố sản xuất tiền tàng đã khai thác hết, muốn tăng được khối lượng hoạt động cần phải bổ xung, đầu tư các khả năng sản xuất tiềm tàng mới, trường hợp này sẽ xuất hiện định phí tương đối. Định phí bắt buộc: Là định phí không thể thay đổi một cách nhanh chóng vì chúng thường liên quan đến TSCĐ và cấu trúc tổ chức cơ bản của một doanh nghiệp. Định phí bắt buộc có hai đặc điềm: có bản chất sử dụng lâu dài; không thể giảm bớt đến số 0 trong thời gian ngắn. Định phí tuỳ ý: Là định phí có thể thay đổi một cách nhanh chóng bằng các quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp. Các chi phí này có thể được cắt giảm trong những trường hợp đặc biệt cần thiết. Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân của nó bao gồm các yếu tố của định phí và biến phí như chi phí điện thoại, điện, chi phí sửa chữa bảo trì... Nói tóm lại, khi mức độ hoạt động thay đổi sẽ làm cho tổng chi phí thay đổi. Tuy nhiên, sự tác động của các mức độ hoạt động đến các bộ phận chi phí không giống nhau.Do đó, ta có đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động như sau: Đồ thị: Định phí Biến phí Tổng chi phí Chi phí Mức độ hoạt động Tác dụng của phương pháp phân loại này:Việc phân loại định phí, biến phí và chi phí hỗn hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế, xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận, xác định điểm hoà vốn và các quyết định quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, việc phân biệt định phí và biến phí còn giúp nhà quản trị xác định đúng đắn phương hướng hoạt động để nâng cao hiệu quả của chi phí. Đối với biến phí: phương hướng chính là tiết kiệm tổng chi phí và chi phí cho một đơn vị khối lượng hoạt động. Đối với định phí: Cần phải nâng cao hiệu lực của chi phí trong sản xuất kinh doanh. 2.4. Các tiêu thức phân loại khác. 2.4.1. Phân loại chi phí theo đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Theo cách phân loại này thì chi phí được phân thành hai loại: chi phí ban đầu và chi phí luân chuyển nội bộ. Chi phí ban đầu: Là các chi phí doanh nghiệp phải lo liệu, mua sắm, chuẩn bị từ lúc đầu để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí luân chuyển nội bộ: Là các chi phí phát sinh trong quá trình hiệp tác trong nội bộ doanh nghiệp. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh thành chi phí ban đầu và chi phí luân chuyển nội bộ có ý nghĩa quan trọng đối với quản lý vĩ mô cũng như quản trị doanh nghiệp. Chi phí ban đầu là cơ sở để lập và kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, là cơ sở để lập các kế hoạch cân đối trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như từng doanh nghiệp. Là cơ sở để xác định mức tiêu hao vật chất và tính thu nhập quốc dân của doanh nghiệp, ngành và toàn bộ nền kinh tế. 2.4.2. Phân loại theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành hai loại: chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Chi phí sản phẩm: là chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Chi phí thời kỳ: là chi phí để hoạt động kinh doanh trong kỳ gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 2.4.3. Phân loại chi phí căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với quy trình, công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh. Theo cách phân loại này chi phí được chia thành chi phí cơ bản và chi phí chung. Chi phí cơ bản: là chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình sản xuất sản phẩm. Chi phí chung: là chi phí dùng vào tổ chức, quản lý phục vụ sản xuất có tính chất chung. Cách phân loại này giúp các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được phương hướng và các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Đối với chi phí cơ bản thì không thể cắt giảm, loại bỏ mà phải phấn đấu hạ thấp các định mức tiêu hao vật liệu, lao động...Ngược lại đối với các chi phí chung cần phải tiết kiệm, hạn chế thậm chí loại trừ chi phí không cần thiết. 2.4.4. Phân loại theo thẩm quyền ra quyết định. Theo thẩm quyền ra quyết định chi phí được chia thành chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được. 2.4.5. Phân loại căn cứ vào chi phí được sử dụng trong lựa chọn các phương án. Theo cách phân loại này chi phí được phân thành các loại sau: Chi phí cơ hội: Là chi phí mất đi do lựa chọn các phương án và hành động này thay vì chọn các phương án và hành động khác. Chi phí chênh lệch: Là những chi phí có ở phương án này nhưng không có hoặc có một phần ở phương án khác. Chi phí chìm: Là chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu bất kể đã lựa chọn phương án hay hành động nào. III. Một số chỉ tiêu cơ bản về chi phí sản xuất kinh doanh. Để quản lý tốt chi phí kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch sử dụng chi phí kinh doanh. Lập kế hoạch chi phí kinh doanh thực chất là việc tiền tệ hoá các chỉ tiêu chi phí kinh doanh trong kỳ kế hoạch, xác định các mục tiêu phấn đấu của đơn vị, cải tiến kinh doanh, thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần, tăng lợi nhuận. Để lập được kế hoạch chi phí kinh doanh phải sử dụng các phương pháp và các chỉ tiêu thích hợp. Một số chỉ tiêu dùng để lập kế hoạch và quản lý chi phí kinh doanh bao gồm: 1. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh: Là toàn bộ số tiền doanh nghiệp chi ra để thực hiện quá trình kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Tổng chi phí kinh doanh là một chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh toàn bộ chi phí kinh doanh được xác định trên cơ sở tính toán và tổng hợp mọi chi phí cụ thể phát sinh trong kỳ. F = Fđk + F ps - F ck Trong đó: F: Tổng chi phí kinh doanh Fđk: số dư chi phí đầu kỳ Fps: Tổng chi phí phát sinh trong kỳ Fck: Số chi phí phân bổ cho hàng hoá dự trữ cuối kỳ Chỉ tiêu tổng mức chi phí kinh doanh phản ánh quy mô tiêu dùng vật chất, tiền vốn và mức kinh doanh để phục vụ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và xác định số phải bù đắp từ thu nhập trong kỳ của doanh nghiệp. 2. Tỷ suất chi phí sản xuất kinh doanh: Là chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa chi phí kinh doanh với doanh thu kinh doanh hoặc thu nhập trong kỳ của doanh nghiệp. F F’ = M Trong đó: F’: Tỷ suất chi phí kinh doanh F: Tổng mức chi phí kinh doanh M: Tổng doanh thu hoặc thu nhập của doanh nghiệp. Chỉ tiêu tỷ suất chi phí kinh doanh là một chỉ tiêu tương đối phản ánh một đồng doanh thu hay thu nhập trong kỳ thì mất bao nhiêu đồng chi phí. Tỷ suất chi phí kinh doanh nói lên trình độ, chất lượng của công tác quản lý chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong đó chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả quản lý và sử dụng chi phí này càng được nâng cao. 3. Mức độ tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí kinh doanh: Do chỉ tiêu tỷ suất chi phí kinh doanh phản ánh hiệu quả quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Nên để biết được hiệu quả quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tăng hay giảm giữa kỳ thực hiện với kỳ kế hoạch ta có công thức: DF’ = F’1 - F’0 Trong đó: DF’: Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí kinh doanh. F’1: Tỷ suất chi phí sản xuất kinh doanh kỳ so sánh. F’0: Tỷ suất chi phí sản xuất kinh doanh kỳ gốc. 4. Tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí sản xuất kinh doanh: Để so sánh tốc độ tăng hay giảm tỷ suất chi phí giữa hai doanh nghiệp với nhau trong cùng một kỳ, hoặc giữa hai thời kỳ của một doanh nghiệp, ta sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí kinh doanh. Công thức: DF’ T = F0 Trong đó: T: Tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí kinh doanh DF’: Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí kinh doanh. F0: Chi phí kinh doanh kỳ gốc. 5. Mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí kinh doanh: Mức độ tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất kinh doanh là kết quả của việc phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh hoặc làm tăng tỷ suất chi phí sản xuất kinh doanh. Công thức: STK = M1 x DF’ Trong đó: STK: Số tiền tiết kiệm được do hạ thấp chi phí SXKD. M1: Doanh thu kỳ so sánh. DF’: Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí SXKD. Đây là một chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh chi phí kinh doanh tăng hoặc giảm bao nhiêu kỳ này so với kỳ kia. Chi phí kinh doanh được hạ thấp sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và ngược lại. 6. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh. Công thức: L T = F Trong đó: T: Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh. L: Lợi nhuận đạt được trong kỳ F: Tổng chi phí được quyết toán trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh là một chỉ tiêu tương đối phản ánh bình quân trong một kỳ một đồng chi phí đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua chỉ tiêu này có thể thấy được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trình độ, chất lượng quản lý, sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Các chỉ tiêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để phân tích đánh giá chi phí kinh doanh cần phải đi sâu phân tích các chỉ tiêu đó và từng khoản mục chi phí cụ thể của chi phí kinh doanh, đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp để đánh giá chính xác tình hình quản lý chi phí kinh doanh của doanh nghiệp đó. B. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. I. Khái niệm, nội dung và chức năng của giá thành sản phẩm. 1. Khái niệm giá thành sản phẩm. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh chỉ là một mặt của quá trình sản xuất. Để thấy được chất lượng của quá trình đó thì chi phí kinh doanh phải được xem xét trong mối quan hệ với mặt thứ hai của nó là kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Xem xét mặt thứ hai ở đây chính là xem xét, khảo sát và tính toán giá thành sản phẩm. Vì giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nhất để đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tính chất lượng của chỉ tiêu này thể hiện ở chỗ: thông qua nó người ta đánh giá được hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Chứng minh được khả năng ph._.át triển hay sử dụng các yếu tố vật chất đã thực sự được tiết kiệm và hợp lý chưa. Tính tổng hợp của chỉ tiêu này được thể hiện ở chỗ: thông qua nó người ta có thể đánh giá được toàn bộ các biện pháp kinh tế, tổ chức kỹ thuật mà doanh nghiệp đã đầu tư trong quá trình kinh doanh, bởi mọi biện pháp đầu tư đều tác động đến việc sử dụng các yếu tố vật chất để thực hiện quá trình kinh doanh và xét cho cùng thì đều được biểu hiện tổng hợp trong nội dung của chỉ tiêu giá thành. Vậy giá thành được định nghĩa là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm nhất định hoàn thành. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản xuất, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giá thành còn là căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất. Định nghĩa trên cho thấy giữa chi phí sản xuất và giá thành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình kinh doanh. Chi phí sản xuất hợp thành giá thành sản phẩm, nhưng không phải toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt thống nhất của một quá trình nên chúng có bản chất giống nhau. Cả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều bao gồm những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy vậy giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau trên phương diện sau: Nói đến chi phí sản xuất là xét các hao phí trong một thời kỳ, còn nói đến giá thành sản phẩm là đề cập đến quan hệ của chi phí với quá trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm ( đã hoàn thành ). Đó là hai mặt của một quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Về mặt lượng, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể khác khi có sản phẩm dở dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ. Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tổng quát sau: Giá thành Trị giá sản Tổng chi phí Giá trị sản = phẩm dở dang + sản xuất phát - phẩm dở sản phẩm đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ 2. Nội dung của giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh lượng giá trị hao phí lao động sống và lao động vật hóa đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và các khoản chi tiêu khác có liên quan đến việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống. Nội dung cơ bản của giá thành sản phẩm chứa đựng hai nội dung cơ bản là giá thành sản xuất sản phẩm và giá thành toàn bộ (giá thành tiêu thụ sản phẩm). 2.1. Giá thành sản xuất sản phẩm Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm các khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm các chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí tiền lương, tiền công, các khoản trích của công nhân viên trực tiếp tạo ra sản phẩm, các khoản trích nộp theo quy định như BHXH, BHYT, KPCĐ. Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất, chế biến của phân xưởng trực tiếp tạo ra hàng hoá. 2.2. Giá thành toàn bộ sản phẩm đã tiêu thụ: Giá thành toàn bộ sản phẩm đã tiêu thụ bao gồm: Giá thành sản xuất sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ. Chi phí bán hàng: là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm các chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp. 3. Chức năng của giá thành sản phẩm Để có căn cứ xem xét tính quan trọng của chỉ tiêu giá thành trong công tác quản lý kinh tế nói chung và công tác quản lý chi phí kinh doanh nói riêng, chúng ta sẽ nghiên cứu những chức năng vốn có của giá thành sản phẩm. 3.1. Chức năng thước đo bù đắp chi phí: Giá thành sản phẩm biểu hiện những hao phí vật chất mà các doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Những hao phí vật chất này được bù đắp một cách đầy đủ, kịp thời để đảm bảo yêu cầu tái sản xuất. Như vậy, việc đi tìm căn cứ để xác định bù đắp những gì mình đã bỏ ra để tạo nên sản phẩmvà thực hiện được giá trị của sản phẩm là yêu cầu khách quan trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu giá thành được xác định một cách chính xác, các doanh nghiệp sẽ đảm bảo được khả năng bù đắp theo yêu cầu kinh doanh. Bù đắp được chi phí kinh doanh là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp bởi hiệu quả kinh tế được biểu hiện trước hết ở chỗ doanh nghiệp có khả năng bù đắp lại những gì mình đã bỏ ra hay không. Đủ bù đắp là khởi điểm của hiệu quả và được xem là yếu tố đầu tiên để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2. Chức năng lập giá: Sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra là sản phẩm, hàng hoá được thực hiện giá trị trên thị trường thông qua giá cả. Giá cả sản phẩm được xây dựng trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Khi xây dựng giá cả thì yêu cầu đầu tiên là giá cả phải có khả năng bù đắp hao phí vật chất để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho các doanh nghiệp trong điều kiện sản xuất bình thường có thể bù đắp được hao phí để thực hiện quá trình tái sản xuất. Xây dựng giá phải căn cứ và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp không phải là cơ sở để xây dựng giá. Để xây dựng giá người ta phải căn cứ vào giá thành bình quân của nghành, của địa phương được sản xuất trong điều kiện trung bình. Giá cả là biểu hiện mặt giá trị của sản phẩm, chứa đựng trong nó nội dung bù đắp hao phí vật chất dùng để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nếu việc lấy giá thành làm căn cứ lập giá là một yêu cầu khách quan vốn có trong nền sản xuất hàng hoá và được biểu hiện đầy đủ trong nền kinh tế thị trường. Dù có dựa vào loại giá thành nào để làm căn cứ lập giá thì việc xác định giá thành cá biệt ở từng doanh nghiệp đều có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi không có chính sách và biện pháp vĩ mô nào có thể điều tiết các hoạt động vi mô mà lại không bắt nguồn từ những hoạt động và kết quả cụ thể của các doanh nghiệp. 3.3. Chức năng đòn bẩy kinh tế: Doanh lợi của các doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào giá thành sản phẩm. Hạ thấp giá thành sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng cường doanh lợi, tạo nên tích luỹ nhằm tái sản xuất mở rộng. Cùng với các phạm trù kinh tế khác như giá cả, lãi suất, chất lượng, thuế… giá thành sản phẩm thực tế đã trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả kinh tế quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả kinh doanh phù hợp với các nguyên tắc hạch toán kinh doanh trong điều kiện cơ chế thị trường. Phấn đấu hạ thấp giá thành bằng các phương pháp cải tiến tổ chức và quản lý, hoàn thiện công nghệ sản xuất, tổ chức lao động khoa học, tiết kiệm chi phí sản xuất là hướng cơ bản để các doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong điều kiện kinh tế có cạnh tranh. Chức năng đòn bẩy kinh tế của giá thành khi được vận dụng cần thấy rõ từng yếu tố chi phí, từng loại giá thành chỉ phát sinh và xuất hiện dưới dạng riêng biệt của một yếu tố giá thành toàn bộ. Do vậy khi đánh tính chất đòn bẩy của giá thành cần gắn theo từng loại giá thành, từng yếu tố chi phí so với tổng thể của nó. II. Phân loại giá thành sản phẩm: Để đáp ứng yêu cầu của quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá người ta phân loại giá thành hàng hoá theo các tiêu thức sau 1. Phân loại theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành. Theo tiêu thức này giá thành được phân chia thành 3 loại: giá thành kế hoạch, giá thành định mức, giá thành thực tế. a. Giá thành kế hoạch. Giá thành kế hoạch là giá thành được tính toán trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được thực hiện trước khi quá trình sản xuất bắt đầu. Giá thành kế hoạch là một chỉ tiêu quan trọng trọng kế hoạch sản xuất, là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp và là cơ sở để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Là căn cứ quan trọng để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan tác động tới việc thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời chỉ ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan tác động tới việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. b. Giá thành định mức. Cũng giống như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức được tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất giúp cho doanh nghiệp đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. c. Giá thành thực tế. Giá thành thực tế là giá thành được tính trên cơn sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và được tập hợp trong kỳ cũng như sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. Giá thành thực tế là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụngcác giải pháp kinh tế, kỹ thuật, tổ chức, công nghệ… để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước cũng như với đối tác liên doanh. 2. Phân loại theo phạm vi các chi phí cấu thành. Theo phạm vi chi phí cấu thành, giá thành được chia thành các loại: giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ. a. Giá thành sản xuất: Bao gồm các chi phí sản xuất (nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung) tính cho một khối lượng sản phẩm nhất định hoàn thành. Giá thành sản xuất được thể hiện theo sơ đồ sau: Biến phí sản xuất + Định phí trực tiếp Định phí gián tiếp Biến phí gián tiếp Biến phí trực tiếp Biến phí gián tiếp Biến phí trực tiếp ghjhhgđhhh + Định phí trực tiếp Định phí sản xuất + Định phí gián tiếp Giá thành sản xuất Giá thành sản xuất đóng vai trò chủ yếu mang trong các quyết định mang tính chiến lược dài hạn b. Giá thành tiêu thụ: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được xác định bằng công thức sau: Giá thành Giá thành Chi phí bán Chi phí quản lý toàn bộ sản = sản xuất + hàng phân bổ + doanh nghiệp phân phẩm sản phẩm cho khối lượng bổ cho khối lượng SP đã tiêu thụ SP đã tiêu thụ III. Các phương pháp tính giá thành áp dụng trong các doanh nghiệp Các phương pháp tính giá thành là phương pháp kỹ thuật, sử dụng số liệu chi phí đã tập hợp được và các tài liệu có liên quan để tính tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành theo đối tượng tính giá thành đã xác định. Các phương pháp tính giá thành thường áp dụng trong một số loại hình doanh nghiệp gồm: 1. Phương pháp tính giá thành trực tiếp Phương pháp tính giá thành trực tiếp thường áp dụng đối với quy trình sản xuất khép kín và chu kỳ sản xuất ngắn, đặc điểm của sản phẩm đơn giản, ổn định. Tổng giá thành Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản thực tế của SP = xuất dở dang + xuất phát sinh - xuất dở dang hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Giá thành Tổng giá thành thực tế = đơn vị Số lượng sản phẩm hoàn thành 2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ san xuất phức tạp kiểu liên tục hoặc song song. Tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ hoặc theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là theo đơn đặt hàng. Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ sản xuất, nghĩa là khi nào sản xuất hoàn thành thì mới tiến hành tính giá thành sản phẩm. Theo phương pháp này khi một đơn đặt hàng được đưa vào sản xuất, kế toán mở ngay một bảng tính giá thành cho đơn đặt hàng đó. Cuối mỗi tháng, căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được ghi sang bảng tính giá thành đã mở. 3. Phương pháp tính giá thành theo hệ số. Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có cùng một quy trình công nghệ sản xuất, cùng một loại nguyên vật liệu nhưng kết quả sản xuất thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. 4. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ. Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sản xuất cùng một loại sản phẩm nhưng có nhiều quy cách sản phẩm khác nhau. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của nhóm sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong đó. 5. Phương pháp tính giá thành có loại trừ chi phí sản xuất phụ Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có cùng quy trình công nghệ sản xuất nhưng đồng thời với việc chế tạo ra sản phẩm chính còn thu thêm được các sản phẩm phụ. Để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đối tượng tính giá thành chỉ là sản phẩm chính, sản phẩm hoàn thành và các sản phẩm phục vụ cho các bộ phận khác không phải là sản xuất phụ. 6. Phương pháp tính giá thành phân bước: Phương pháp tính giá thành phân bước thường áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, quy trình công nghệ chia ra làm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Mỗi giai đoạn chế biến ra một bán thành phẩm và bán thành phẩm đó lại là đầu vào của giai đoạn sau. Tổ chức sản xuất nhiều và ổn định. Chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí là quy trình công nghệ sản xuất của từng giai đoạn (từng phân xưởng, đội sản xuất). Đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng. Kỳ tính giá thành định kỳ vào cuối tháng phù hợp với kỳ báo cáo. Phương pháp này do việc xác định đối tượng tính giá thành có hai trường hợp khác nhau nên phương pháp tính giá thành cũng có hai phương án khác nhau. Thứ nhất, phương án tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm, áp dụng trường hợp xác định đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm và thành phẩm. Thứ hai, phương án tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm, áp dụng trong trường hợp xác định đối tượng tính giá thành chỉ là sản phẩm sản xuất hoàn thành ở giai công nghệ cuối cùng. 7. Phương pháp tính giá thành theo định mức. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau: Quy trình sản xuất đã định hình và sản phẩm đã đi vào sản xuất ổn định. Các loại định mức kinh tế kỹ thuật đã tương đối hợp lý, chế độ quản lý đã được kiện toàn và đi vào nề nếp thường xuyên Trình độ tổ chức và trình độ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẳm tương đối vững vàng. Đặc biệt là phương pháp hạch toán ban đầu được tổ chức chặt chẽ. Ngoài các phương pháp tính giá thành kể trên, trong thực tế các doanh nghiệp vẫn còn sử dụng kết hợp các phương pháp này vào tính giá thành sản phẩm. IV. Các chỉ tiêu cơ bản về giá thành sản phẩm. 1. Mức hạ giá thành đơn vị hàng năm. Mức hạ giá thành đơn vị hàng năm là một chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả hạ thấp giá thành của doanh nghiệp ở thời kỳ này so với thời kỳ khác, giữa thực tế so với kế hoạch. Chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số giữa giá thành kỳ so sánh với kỳ gốc. Công thức: DZ = Z1- Z0 Trong đó: DZ: Mức hạ giá thành đơn vị. Z1: Giá thành sản phẩm kỳ so sánh. Z0: Giá thành sản phẩm kỳ gốc. 2. Tốc độ giảm giá thành. Là tỷ lệ phần trăm giữa mức giảm giá thành sản phẩm hàng năm so với giá thành kỳ gốc. Công thức: DZ DZ’ = Z0 Trong đó: DZ’: Tốc độ giảm giá thành. DZ: Mức hạ giá thành đơn vị. Z0: giá thành sản phẩm kỳ gốc. 3. Mức tiết kiệm do hạ thấp giá thành. Là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp tiết kiệm được do hạ thấp giá thành sản phẩm trong kỳ. Công thức: DQ = DZ x M1 Trong đó: DQ: Tổng mức hạ thấp giá thành DZ: Mức hạ thấp giá thành sản phẩm M1: Doanh thu kỳ so sánh 4. Tỷ trọng các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm. CPBH + CPQL Đối với CPBH và CPQL = x 100% Z TB Chi phí vật tư Đối với chi phí vật tư = x 100% Z TB CPNCTT Đối với chi phí NCTT = x 100% Z TB Đối với chi phí Chi phí SXC = x 100% sản xuất chung Z TB 5. Mức hạ thấp chi phí trên một đơn vị sản phẩm. Công thức: DP = T1 - T2 Trong đó: T1: Tỷ trọng các yếu tố chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm kỳ so sánh. T2: Tỷ trọng các yếu tố chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm kỳ gốc. 6. Hệ số lợi nhuận trên giá thành. Hệ số này là chỉ tiêu phản ánh với một đồng chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau một kỳ kinh doanh nhất định. Hệ số lợi nhuận Tổng lợi nhuận SXKD = trên giá thành Tổng giá thành SP Thông qua hệ thống chỉ tiêu này chúng ta có thể thấy được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trình độ quản lý các nguồn tài lực, vật lực của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. C. Một số biện pháp nhằm hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. I. Sự cần thiết phải hạ thấp chi phí và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng phải luôn luôn quan tâm đến hiệu quả kinh tế hay lợi nhuận. Vì hiệu quả kinh tế ngày càng cao, lợi nhuận ngày càng nhiều, các doanh nghiệp ngày càng có lợi thế cạnh tranh. Dưới góc độ nền kinh tế thì hiệu quả kinh tế hay lợi nhuận chính là chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan hệ giữa kết quả đạt được về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Vì vậy, việc hạ thấp chi phí cũng có nghĩa là nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên hạ thấp chi phí kinh doanh ở đây không có nghĩa là cắt giảm chi phí kinh doanh mà hạ thấp chi phí kinh doanh là luôn quán triệt nguyên tắc tiết kiệm gắn liền với việc xem xét kỹ lưỡng tính hợp lý của chi phí kinh doanh. Hạ thấp chi phí kinh doanh còn là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp hạ thấp giá thành sản phẩm. Đối với từng loại doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa kinh tế to lớn, biểu hiện ở các mặt chủ yếu sau: Hạ thấp giá thành sản phẩm là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm. Khi thị trường hàng hoá phong phú, đa dạng và cạnh tranh gay gắt, để tiêu thụ được sản phẩm các doanh nghiệp buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặt khác, phải tìm mọi biện pháp hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm để có thể hạ giá bán sản phẩm, tạo lợi thế cho doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốn nhanh. Hạ thấp giá thành sản phẩm cũng là yếu tố để doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận. Vì giá bán của sản phẩm được hình thành trên thị trường, nếu giá thành sản phẩm của doanh nghiệp càng thấp so với giá bán thì doanh nghiệp càng thu được nhiều lợi nhuận hơn. Mặt khác, như đã nêu trên khi hạ thấp giá thành sản phẩm doanh nghiệp có thể hạ giá bán sản phẩm để tiêu thụ sản phẩm với khối lượng lớn hơn và sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Hạ thấp giá thành sản phẩm còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm bớt lượng vốn lưu động sử dụng vào sản xuất hoặc mở rộng sản xuất. Vì khi hạ được giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp đã tiết kiệm đựơc các chi phí về nguyên vật liệu và chi phí quản lý, với khối lượng sản xuất như cũ, nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất giảm bớt. Trong điều kiện đó doanh nghiệp có thể rút bớt lượng vốn lưu động dùng trong sản xuất hoặc mở rộng sản xuất, tăng thêm lượng sản phẩm tiêu thụ. Xét ở góc độ xã hội, hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm góp phần tiết kiệm vốn cho nền kinh tế, là điều kiện để tăng tích luỹ cho Nhà nước. Hạ giá bán sản phẩm hàng hoá do đó kích thích cạnh tranh và kích thích tiêu dùng. Tóm lại: Những phân tích ở trên cho ta thấy hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm là hết sức cần thiết đối với từng doanh nghiệp và với nền kinh tế quốc dân. Nhưng để hạ thấp được chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất trước hết chúng ta phải tìm hiểu các nhân tố tác động đến chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. II. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1. Các nhân tố khách quan. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. Trong đó, các nhân tố khách quan biểu hiện là những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể kiểm soát mà chỉ thích ứng với nó để tồn tại và phát triển. 1.1. Sự tác động của cơ chế quản lý kinh tế đến chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước theo định hướng XHCN. Khi vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, tức là chúng ta đã chấp nhận sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả… Những quy luật này trở thành điều kiện ràng buộc đối với từng doanh nghiệp khi lựa chọn phương án kinh doanh. Do đó, nó tác động trực tiếp đến các đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Nói cách khác nó tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất kinh doanh và vì vậy tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm của từng doanh nghiệp. Bên cạnh những quy luật kinh tế nói trên, nền kinh tế nước ta hiện nay được phát triển theo định hướng XHCN nên hoặc ta bắt đầu hoặc đã có mầm mống sự hoạt động của các quy luật kinh tế XHCN, mà biểu hiện của nó là việc đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế, đảm bảo công bằng, đảm bảo tiết kiệm chi phí xã hội… Bởi vậy, để điều tiết nền kinh tế Nhà nước thể chế hoá sự điều tiết thông qua các luật định, các chính sách, chế độ quản lý kinh tế - tài chính gắn liền với từng giai đoạn nhất định. Trong đó, có quản lý chi phí và giá thành. Như vậy đối với các doanh nghiệp những tác động trên chính là sự tác động của cơ chế quản lý kinh tế đến chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. 1.2. Sự tác động của khoa học kỹ thuật đến chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay phát triển hết sức mạnh mẽ tác động đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội. Cuộc cách mạng công nghiệp như vi tính, điện tử, tin học, sinh học, vật liệu mới…đã làm thay đổi điều kiện cơ bản của sản xuất. Biểu hiện như: Khoa học kỹ thuật tác động đến đổi mới TSCĐ nhằm hiện đại hoá và tăng cường sức sản xuất đòi hỏi lượng chi phí phát sinh ban đầu lớn. Do đó, giai đoạn đầu có thể làm tăng chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. Song đổi mới TSCĐ sẽ không ngừng đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh, và cùng với việc sử dụng triệt để công suất của TSCĐ mới thì xét về lâu dài sẽ hạ thấp được chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. Khoa học kỹ thuật tác động đến đối tượng lao động làm tăng cường chất lượng của đối tượng lao động hoặc tạo ra nhiều loại đối tượng lao động có chi phí thấp hơn thay thế cho đối tượng lao động cũ. Do đó, giá thành sản phẩm cũng thấp hơn. Khoa học kỹ thuật cũng tác động đến người lao động đòi hỏi chuyên môn hoá cao và nguồn lao động phải có trình độ. Nên chi phí đào tạo sẽ phát sinh trong những giai đoạn mà doanh nghiệp đổi mới kỹ thuật một cách triệt để. Điều đó làm cho chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm có xu hướng tăng nhưng với trình độ lành nghề và chuyên môn hoá cao sẽ làm năng suất lao động tăng lên một cách nhanh chóng. Vì vậy, chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm có xu hướng giảm. Khoa học kỹ thuật tác động đến việc thay đổi hoặc hoàn thiện quy trình công nghệ. Để đổi mới hoặc hoàn thiện quy trình công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều loại chi phí khác nhau thuộc về các nội dung kinh tế, tổ chức kỹ thuật sản xuất. Như vậy đã làm cho các đầu vào thay đổi một cách toàn diện nhằm mục tiêu đạt được các đầu ra tối ưu nhất. Sự thay đổi mới đầu làm chi phí tăng lên nhưng hao phí trên một đơn vị sản lượng lại được hạ thấp một cách tuyệt đối và tương đối. Khoa học kỹ thuật làm cho hệ thống quản lý được tăng cường và được hoàn thiện kể cả về mặt tổ chức lẫn việc trang bị các phương tiện kỹ thuật phục vụ. Do vậy, hiệu quả quản lý được tăng cường nhanh chóng dẫn đến việc tiết kiệm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm. 2. Các nhân tố chủ quan tác động. 2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp đòi hỏi từng doanh nghiệp phải có sự lựa chọn đầu vào khác nhau. Bởi vậy, chi phí cho đầu vào khác nhau dẫn đến giá thành sản phẩm khác nhau. Để hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm doanh nghiệp cần hết sức quan tâm đến đặc điểm kinh doanh của mình. 2.2. Quy mô sản xuất. Quy mô của doanh nghiệp lớn hay nhỏ, kinh doanh chuyên doanh hay tổng hợp đều có tác động đến chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, chuyên doanh, thông thường khả năng chuyên môn hoá cao, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý tốt, do đó dễ tiết kiệm được chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. Ngược lại kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng, nguồn hàng làm cho kết cấu chi phí hết sức phức tạp. Nếu trình độ quản lý không cao, quy mô càng lớn khó cho việc hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. 2.3. Sự tác động của việc tổ chức lao động, sử dụng con người. Nâng cao năng suất lao động nhằm làm tiết kiệm chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm nói chung và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nói riêng là biện pháp hữu hiệu để hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. Việc tổ chức lao động một cách khoa học và hợp lý sẽ loại trừ được tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy, thúc đẩy được việc nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Quan trọng hơn trong công tác quản lý là yếu tố con người. Nếu biết khơi dậy tiềm năng trong mỗi con người, khiến họ gắn bó, cống hiến lao động, tài năng cho doanh nghiệp điều đó sẽ tạo ra một khả năng lớn để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành. 2.4. Sự tác động của việc tổ chức sản xuất và tài chính. Tổ chức quản lý tốt sản xuất và tài chính là nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Thứ nhất, tổ chức sản xuất đạt trình độ cao có thể giúp cho doanh nghiệp xác định mức sản xuất tối ưu và phương án sản xuất tối ưu. Do đó, hạ thấp được chi phí và giá thành là nhờ vào việc bố trí hợp lý các khâu sản xuất nên hạn chế sự lãng phí nguyên vật liệu, giảm tỷ lệ phế phẩm, chi phí ngừng sản xuất… Thứ hai, tổ chức tốt công tác tài chính doanh nghiệp góp phần tích cực vào tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm. Vì tổ chức tốt tài chính giúp doanh nghệp đảm bảo kịp thời và đầy đủ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở lựa chọn các hình thức và phương thức thích hợp để khai thác, thu hút vốn, tổ chức tốt tài chính đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm vốn và có hiệu quả nhờ đó tiết kiệm được chi phí và chi phí lãi tiền vay, tăng cường hiệu quả kinh tế, hạ thấp giá thành sản phẩm. II. Một số biện pháp chung nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và giá thành sản phẩm để đưa ra các biện pháp phấn đấu hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. Qua việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm chúng ta có thể đưa ra một số biện pháp sau. 1. Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường và các chế độ chính sách của Nhà nước về quản lý kinh tế – tài chính. Nghiên cứu thị trường là một đòi hỏi tất yếu và thường xuyên đối với từng doanh nghiệp. Có thể nói nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên để doanh nghiệp bắt đầu sản xuất kinh doanh một cái gì đó. Và trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh việc nghiên cứu thị trường tốt sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm được đầu vào thích hợp với đầu ra mà doanh nghiệp đã xác định. Do đó, có thể tiết kiệm được một lượng đáng kể chi phí và hạ được giá thành. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn phải tổ chức nghiên cứu thấu đáo các chính sách của Nhà nước về quản lý chi phí và giá thành để làm căn cứ quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. 2. áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Để hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất, tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của từng doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp có thể áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cải tiến TSCĐ nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm hay đổi mới đối tượng lao động nhằm tạo ra đối tượng lao động mới có giá thành thấp hơn. áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào bộ máy quản lý nhằm hoàn thiện cả về mặt tổ chức lẫn nâng cao chất lượng quản lý. áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất. 3. Tổ chức quản lý và sử dụng nguồn nguyên vật liệu ._.này là rất cần thiết đối với công ty vì nó có ý nghĩa trong việc làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đặc biệt là đối với hàng Trung Quốc, góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty. Qua bảng phân tích trên cho thấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm ống gang cầu chiếm trên 90% tổng doanh thu. Giá thành sản xuất sản phẩm ống gang cầu cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành. Tình hình thực hiện giá thành sản xuất qua ba năm như sau: năm 2002 so với năm 2001 giá thành sản xuất ống giảm 47.195.060 (giảm 0,17%), năm 2003 so với năm 2002 tăng 53.162.573 (tăng 1,87%). Trong khi đó sản lượng năm 2002 so với năm 2001 tăng 2,94%, doanh thu năm 2002 tăng so với năm 2001 là 58.711.497 đồng tương ứng với tốc độ tăng 0,19% do đó kế hoạch giá thành được thực hiện tốt. Sản lượng năm 2003 so với năm 2002 tăng 3,49%, doanh thu tăng 1.125.267.425 đồng tương ứng với số tương đối là 3,58% như vậy tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí điều này cho thấy chi phí được sử dụng có hiệu quả và làm cho giá thành đơn vị sản xuất giảm đi. Giá thành đơn vị sản xuất qua các năm giảm: năm 2002 so với năm 2001 giá thành đơn vị giảm 185 đồng tương ứng với số tương đối là 5,77%. Bên cạnh đó giá thành sản xuất của sản phẩm ống cũng giảm so với giá thành kế hoạch 401 đồng tương ứng với số tương đối là 5,04% cho phép công ty tiết kiệm được 1.509.688.409 đồng. Năm 2003 so với năm 2002 giá thành đơn vị giảm 115 đồng tương ứng với tốc độ giảm 1,57% nên đã tiết kiệm được một lượng chi phí năm 2003 là 152.147.600 đồng tương ứng với số tương đối là 9,53%. Ngoài ra giá thành sản xuất cũng giảm so với giá thành kế hoạch là 436 đồng tương ứng với số tương đối là 4,99% cho phép công ty tiết kiệm được 1.478.899.332 đồng. Giá thành đơn vị toàn bộ qua ba năm có xu hướng giảm. Năm 2002 so với năm 2001 giảm 241 đồng (giảm 3,11%) nên đã cho phép công ty tiết kiệm được 93.402.251 đồng. Năm 2003 so với năm 2002 giảm 125 đồng (giảm 1,67%) nên đã tiết kiệm được 501.404.625 đồng. 3.2. Tình hình thực hiện giá thành sản phẩm phụ kiện. Sản phẩm phụ kiện của công ty sản xuất không nhiều nhưng việc sản xuất phụ kiện là quan trọng không thể thiếu vì đây là việc sản xuất đồng bộ sản phẩm ống và phụ kiện kèm theo. Vì vậy việc hạ giá thành sản phẩm phụ kiện là rất cần thiết. Theo bảng số liệu phân tích ở trên ta thấy: doanh thu tiêu thụ sản phẩm phụ kiện chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu ( chưa đến 10%). Giá thành sản xuất phụ kiện cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá thành. Tình hình thực hiện giá thành sản xuất qua ba năm như sau: năm 2002 so với năm 2001giá thành sản xuất giảm 49.380.453 (giảm 2,15%) trong khi đó sản lượng tăng 10,01%, doanh thu tăng 0,56% điều này cho thấy kế hoạch giá thành được thực hiện tốt. Năm 2003 so với năm 2002 giá thành sản xuất tăng 50.850.849 đồng (tăng 2,26%) trong khi đó sản lượng tăng 15,58%, doanh thu tăng 2,64% như vậy doanh nghiệp đã thực hiện tốt kế hoạch giá thành. Giá thành đơn vị sản xuất qua các năm giảm. Năm 2002 so với năm 2001 giảm 759 đồng (giảm 11,12%), năm 2003 so với năm 2002 giảm 11,52%, đồng thời giá thành sản xuất giảm so với kế hoạch đặt ra cụ thể năm 2002 so với năm 2001, năm 2003 so với năm 2002 đã giảm lần lượt là: 496 đồng tương ứng với tốc độ giảm 6,49%; 949 đồng tương ứng với tốc độ giảm là 14,45% nên đã tiết kiệm được chi phí lần lượt là: 159.534.432 đồng, 362.982.225 đồng,388.437.088 đồng. Giá thành toàn bộ qua các năm cũng hạ làm cho năm 2002 tiết kiệm được chi phí so với năm 2001 là 303.842.682 đồng, năm 2003 tiết kiệm được 316.807.488 đồng. 4. Đánh giá chung về tình hình chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm của công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu. Nhìn chung tình hình thực hiện chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm tại công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu là rất tốt. Chi phí kinh doanh có xu hướng giảm dần, đây là một dấu hiệu tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và nhà máy. Có được kết quả trên là nhờ doanh nghiệp đã quản lý và sử dụng tốt chi phí sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Cụ thể, để quản lý các bộ phận chi phí, trước các kỳ kinh doanh công ty đều lập các kế hoạch chi phí tiền lương, kế hoạch khấu hao TSCĐ, kế hoạch chi phí sản xuất chung. Đồng thời cũng tiến hành lập các định mức chi phí đối với một số khoản mục chi phí quan trọng như chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu. Căn cứ vào các kế hoạch chi phí, các định mức chi phí và tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm kỳ trước để tiến hành tính toán giá thành kế hoạch cho kỳ kế hoạch, tính toán giá thành định mưc theo yêu cầu của cấp quản lý. Phần III: Một số biện pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành tại công ty Mai Động – nhà Máy sản xuất ống gang cầu I. Đánh giá những mặt thuận lợi và khó khăn của công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu. 1. Những thuận lợi. Nhà máy sản xuất ống gang cầu thuộc công ty Mai Động tuy là một doanh nghiệp mới được thành lập nhưng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển đã đạt được những thành công nhất định. Có được điều này là do sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên của nhà máy, và đồng thời cũng là do tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy đã biết phát huy, khai thác những những thế mạnh, những điều kiện thuận lợi của mình. Trong đó, một số mặt thuận lợi nổi bật của công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu đó là: Nhà máy được đầu tư một dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất hiện đại, nhờ có sự nỗ lực trong đổi mới hoàn thiện dây chuyền công nghệ này mà đã rút ngắn được thời gian sản xuất, tăng năng suất lao động. Và cũng nhờ dây chuyền công nghệ sản xuất mới mà chi phí nguyên vật liệu đã giảm đáng kể vì vậy mà tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn, tránh được những lãng phí không cần thiết. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng, uy tín chất lượng hàng hoá ngày càng được nâng cao. Nhà máy đã bắt tay vào sản xuất hàng hoá để xuất khẩu. Số lượng đơn đặt hàng ngày càng nhiều nên lãnh đạo của công ty đã quyết định nâng năng suất lên 4,5 tấn trong những năm sắp tới. Bên cạnh đó nhà máy luôn duy trì được cơ cấu sản phẩm hợp lý tạo nên sự ổn định trong sản lượng tiêu thụ. Đội ngũ lao động được đào tạo thường xuyên để nâng cao tay nghề, thích ứng được với những đổi mới về trang thiết bị sản xuất. Đội ngũ cán bộ trình độ cao, thường xuyên được bồi dưỡng để có thể cập nhật được với các thay đổi về cơ chế chính sách của Nhà nước. Trang thiết bị dùng trong công tác quản lý ngày càng được hiện đại hoá giúp cho việc cập nhật, khai thác, sử dụng thông tin nhanh chóng kịp thời cung cấp cho lãnh đạo công ty từ đó ra được quyết định đúng đắn kịp thời. Đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Môi trường làm việc được cải thiện nhiều để người lao động có thể an tâm làm việc. Có các chính sách khen thưởng khích lệ để động viên cán bộ công nhân viên. Các chế độ về BHXH, BHYT, KPCĐ được thực hiện đầy đủ. 2. Những khó khăn. Mặc dù có thị trường tương đối lớn nhưng sản phẩm của công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ông gang cầu mới chỉ xuất hiện ở miền Bắc chưa xuất hiện ở miền Trung và miền Nam. Do giá cả các yếu tố đầu vào thường xuyên có sự biến động nên mặc dù có chính sách thu mua nguên vật liệu từ nhiều nguồn nhưng do biến động chung của thị trường nên nhà máy gặp không ít khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chi phí và giá thành. Một mặt nữa là hoạt động tuyên truyền quảng cáo cho sản phẩm và cho công ty chưa được nhiều, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. II. Một số biện pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm tại công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu. Qua thời gian thực tập tại công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu, với vốn kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập tại nhà trường, căn cứ vào tình hình thực tế của nhà máy tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh tại Nhà máy sản xuất ống gang cầu. Để hạ thấp chi phí kinh doanh trước hết nhà máy sản xuất ống gang cầu nên chú trọng đến việc tiết kiệm chi phí, trên cơ sở đó đẩy mạnh tiêu thụ, mở rộng doanh thu, tăng lợi nhuận và tăng hiệu quả kinh tế. 1. Biện pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu. Trong quá trình sản xuất sản phẩm ống gang cầu và phụ kiện, chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí kinh doanh của công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu. Bởi vậy, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu là đòi hỏi đầu tiên và cần thiết để hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh. Nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm là gang, oxy, sô đa, chất cầu hoá… một số được thu mua từ trong nước, một số phải mua hàng của nước ngoài. Do đó, ngoài việc tìm kiếm nguồn thu mua ổn định, giá cả phù hợp công ty cần phải quản lý tiêu hao nguyên vật liệu bằng cách tổ chức hệ thống kho hợp lý và đảm bảo chất lượng, xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho chuẩn xác hơn. Việc xây dựng các định mức tiêu hao nguyên vật liệu giúp cho người công nhân có tinh thần trách nhiệm, có ý thức bảo quản tiết kiệm nguyên vật liệu. Do đó, công ty nên có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những người có sáng kiến tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất, ngược lại cũng nên có chế độ phạt nghiêm khắc với những người cố tình làm sai làm ẩu dẫn tới làm hỏng và lãng phí nguyên vật liệu. Về định mức tiêu hao nguyên vật liệu: thực tế nhà máy đã tiến hành xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu song do sự biến động thường xuyên của thị trường đôi khi định mức của nhà máy không phản ánh hết tính thời sự của thị trường. Điều đó đòi hỏi nhà máy phải thường xuyên nghiên cứu thị trường và tiến hành xây dựng những định mức sát với thị trường. 2. Biện pháp hoàn thiện quy trình công nghệ của nhà máy. Có thể nói quy trình công nghệ là chìa khoá vàng để hạ thấp chi phí kinh doanh. Mặc dù quy trình công nghệ của nhà máy sản xuất ống gang cầu được đánh giá là quy trình công nghệ hiện đại trong ngành. Song quy trình công nghệ này là chưa hẳn hoàn hảo, so với quy trình sản xuất của các nước thì quy trình sản xuất của nhà máy còn lạc hậu. Ngoài ra, trải qua thời gian sẽ có rất nhiều quy trình công nghệ sản xuất mới hiện đại hơn ra đời do vậy công ty nên thường xuyên có kế hoạch cải tiến, đổi mới, đầu tư nhiều hơn nữa cho công nghệ sản xuất. Việc đổi mới và đầu tư cho quy trình công nghệ đòi hỏi công ty phải luôn chú ý tới sự đồng bộ nhằm tiết kiệm năng lực sản xuất của các máy móc dây chuyền công nghệ. Hiện nay nhà máy đang xây dựng thêm một phân xưởng sản xuất nữa và đang đầu tư vào một dây chuyền máy móc hiện đại với công suất lớn hiện đại. Tuy nhiên với xu hướng chuyển giao công nghệ đòi hỏi công ty phải có sự thận trọng trong việc đầu tư, cải tiến quy trình công nghệ. Tốt nhất là công ty nên mua những dây chuyền công nghệ của các nước như Nhật Bản, Pháp, Đức… chúng ta biết rằng việc đổi mới máy móc thiết bị là một chiến lược lâu dài mà công ty cần phải có xu hướng đầu tư đúng đắn. Tuy nhiên cần phải xem xét được hiệu quả của sự đầu tư mang lại. Để có thể thực hiện được chiến lược đổi mới dây chuyền sản xuất doanh nghiệp có thể huy động bằng các nguồn vốn sau: Trước hết, sử dụng ngay nguồn vốn hiện có của công ty chính là số lợi nhuận được trích vào quỹ đầu tư phát triển, số trích khấu hao TSCĐ ở công ty. Khi những nguồn vốn trên chưa đủ thì công ty có thể huy động thêm từ bên ngoài như đi vay, liên doanh. Sử dụng vốn vay có thể huy động từ cán bộ công nhân viên, các tầng lớp dân cư thông qua các hình thức như phát hành trái phiếu công ty. Để huy động được nguồn vốn này công ty nên đưa ra các mức lãi suất cao hơn mức lãi suất gửi tiết kiệm. Chẳng hạn, mức lãi suất hiện nay mà cán bộ công nhân viên và các tầng lớp dân cư gửi vào ngân hàng hiện nay là 0,65%/tháng (kỳ hạn 1 năm) thì công ty có thể đưa ra mức lãi suất là 0,7%/tháng vẫn thấp hơn mức lãi suất mà công ty vay của ngân hàng. Giải pháp cuối cùng mới là vay ngân hàng vì lãi suất vay ngân hàng cao và khá mạo hiểm. 3. Biện pháp nâng cao năng suất lao động. Năng suất lao động là một trong những biện pháp để giảm chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm. Để tăng năng suất lao động, công ty phải thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ của công nhân, đào tạo, bồi dưỡng đôi ngũ cán bộ quản lý có năng lực và trình độ nghiệp vụ cao, có như vậy thì công ty mới theo kịp guồng vận hành của cơ chế thị trường. Công ty nên bố trí người lao động vào những vị trí thích hợp với năng lực của họ, để có thể phát huy được những khả năng tiềm tàng cũng như vận dụng kiến thức kiến thức của họ, hạn chế những sai phạm trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động thì yếu tố kích thích người lao động cũng không thể thiếu được bởi nó không chỉ gây niềm say mê nghề nghiệp cho người lao động trong công ty mà nó còn mang đậm tính chất xã hội. Vì vậy mà ban giám đốc cũng như các phòng ban đoàn thể khác trong công ty cần phải có những giải pháp cụ thể để kích thích sáng tạo, lòng say mê nghề nghiệp của công nhân trong công ty như tạo lập các quỹ khen thưởng, quỹ trợ cấp khó khăn, tổ chức bình bầu tập thể, cá nhân lao động suất sắc, xây dựng các mức lương thưởng, và các hình thức khác. Tích cực sử dụng các đòn bẩy kinh tế để nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với cán bộ công nhân viên trong quản lý và sử dụng chi phí. 4. Biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí bán hàng. Bán hàng là khâu quan trọng, nó quyết định việc tái sản xuất hay không. Trong chi phí bán hàng có khoản chi phí có thể giảm trừ được như chi phí công cụ đồ dùng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Lãnh đạo công ty cần nhắc nhở cán bộ công nhân viên ở bộ phận bán hàng tự giác tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí không cần thiết. 5. Biện pháp tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp. Để tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp công ty nên khắc phục sự chồng chéo trong công tác quản lý. Công ty nên tổ chức bộ máy quản lý thích hợp và gọn nhẹ. Hiện nay công ty đã áp dụng tự động hoá trong công tác quản lý đó là điều kiện thuận lợi để công ty tổ chức tốt bộ máy quản lý. Tuy nhiên bộ máy quản lý của công ty chưa thực sự khoa học, vẫn có những bộ phận bị chồng chéo, có bộ phận cần thiết nhưng lại chưa được thực sự quan tâm. Chẳng hạn phòng tài chính kế toán, toàn bộ công tác tài chính do kế toán trưởng đảm nhận, không có cán bộ tài chính hay đồng nghĩa với cán bộ tài chính và cán bộ kế toán không có ranh rới rõ ràng. Cũng như việc công ty thực hiện cả kế toán quản trị và kế toán tài chính nhưng không có nhân viên kế toán quản trị. Thực hiện tinh giảm, chọn lọc bớt bộ máy quản lý góp phần giảm bớt chi phí hoạt động kinh doanh ở đơn vị. Nên thực hiện khoán chi phí điện thoại, điện báo ở bộ phận văn phòng để giảm bớt các chi phí dịch vụ mua ngoài. Ngoài ra cần khoán và xây dựng những quy định cụ thể đối với các khoản chi phí hành chính như chi phí tiếp khách, hội họp, công tác phí, văn phòng phí… để thuận tiện cho việc theo dõi kiểm tra và hạch toán chi phí, giảm được những khoản chi phí không hợp lý. 6. Biện pháp nhằm tổ chức công tác tài chính doanh nghiệp. Công tác tài chính doanh nghiệp hiện nay ngày càng có vai trò to lớn trong công tác quản trị doanh nghiệp và việc hạ thấp chi phí kinh doanh. Do đó, tổ chức tốt công tác tài chính doanh nghiệp là một trong những biện pháp cần thiết để hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. Hiện nay công tác tài chính của công ty còn nhiều hạn chế biểu hiện như sau: Cơ cấu bộ máy tài chính không rõ ràng, bộ máy tài chính gộp chung với bộ máy kế toán. Toàn bộ công tác tài chính do kế toán trưởng đảm nhận và bàn bạc trực tiếp với giám đốc. Nhân viên làm công tác tài chính kế toán chủ yếu làm công tác kế toán, ít quan tâm đến các nghiệp vụ tài chính. Hoạt động tài chính của công ty chưa giao lưu linh động với môi trường bên ngoài. Thị trường vốn vẫn là một lĩnh vực bỏ ngỏ đối với công ty. Tất cả những hạn chế đó đòi hỏi công ty phải tổ chức tốt hơn công tác tài chính doanh nghiệp. Muốn vậy, công ty phải cơ cấu lại bộ máy tài chính kế toán, phân định rõ ràng các nghiệp vụ tài chinh và nghiệp vụ kế toán, giao trách nhiệm cụ thể đến từng nhân viên. Công ty phải mở rộng hoạt động tài chính ra bên ngoài thị trường và tận dụng các nguồn tài chính để có thể chiếm dụng từ thị trường hay dùng tiềm lực tài chính của mình để đầu tư thông qua thị trường…có như vậy công tác tài chính của công ty mới thực sự có ý nghĩa trong công tác quản trị nói chung và trong công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm nói riêng. 7. Một số biện pháp thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty nhằm rút ngắn vòng quay vốn, hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm cho công ty. Tiêu thụ sản phẩm đối với công ty là một công tác quan trọng, nó quyết định toàn bộ doanh thu, lợi nhuận trong kỳ của công ty, đồng thời nó cũng quyết định đến việc tái sản xuất của công ty. Để tiêu thụ được sản phẩm công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau đây: Tổ chức mở rộng tị trường: Mở rộng thị trường tiêu thụ có vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm, để làm được điều này cần phải sản xuất ra sản phẩm có chất lượng đạt yêu cầu của các nhà thầu trong và ngoài nước, hiện nay công ty đang mở rộng thị trường sang Lào tuy nhiên thị phần chưa lớn. Nguyên nhân của vấn đề này không phải là ở chất lượng của công ty mà chủ yếu là công ty chưa tổ chức được mạng lưới phân phối rộng rãi, công tác quảng cáo sản phẩm chưa đạt được kêt quả tốt. Để có thể vươn ra được thị trường thế giới công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm, cần đầu tư nhiều cho nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới có chất lượng tốt hơn mà giá lại rẻ hơn, cần đẩy mạnh công tác quảng cáo giới thiệu sản phẩm qua các hội chợ trong và ngoài nước. Thực hiện chính sách giá cả hợp lý: giá cả là một trong những yếu tố hấp dẫn người tiêu dùng. Công ty cần áp dụng những hình thức chiết khấu bán hàng để khuyến khích khách hàng mua với khối lượng lớn, trả tiền ngay hoặc trả tiền trước... Đây là một vấn đề cần quan tâm để tiêu thụ được nhiều hơn. Trên đây là một số biện pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm tại công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu. Mặc dù chưa hoàn toàn đúng đắn nhưng tôi hy vọng nó có ý nghĩa phần nào đối với công ty Mai Động và nhà máy sản xuất ống gang cầu. Kết luận Trong quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu, tôi đã có thêm một số hiểu biết thêm về lý thuyết cũng như có những bài học bổ ích về thực tế. Đồng thời tôi càng nhận thấy rõ hơn vai trò, vị trí của công tác quản lý tài chính trong việc xác định chi phí kinh doanh, giá thành sản phẩm và các biện pháp hạ thấp chi phí kinh doanh, giá thành sản phẩm cũng như ảnh hưởng của nó tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt trong thời kỳ giá cả là vũ khí cạnh tranh sắc bén, đóng vai trò quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Do hạn chế về thời gian cũng như khả năng phân tích nên trong quá trình hoàn thành Luận văn này, tôi không thể tránh khỏi các thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp từ nhiều phía nhằm hoàn thiện hơn kiến thức của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hạnh, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú, các anh, chị tại công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu để tôi hoàn thành bài Luận văn. Hà Nội, tháng 5 năm 2004 Sinh viên Dương Thị Thu Hiền Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Tài chính 2. Kế toán quản trị - NXB Tài chính, Hà Nội 2000 3. Kế toán tài chính - NXB Tài chính, Hà Nội 2001. 4. Giáo trình Kế toán 5. Kế toán sản xuất - NXB Tài chính, Hà Nội 2002 Mục lục Trang Bảng 1: Phân tích một số chỉ tiêu về tình sản xuất kinh doanh của công ty Mai Động- nhà máy sản xuất ống gang cầu qua ba năm 2001, 2002, 2003 Đơn vị tính: đồng. STT Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh 02/01 So sánh 03/02 Số tiền TL% Số tiền TL% 1 Tổng doanh thu 38.619.757.271 38.990.088.495 40.339.338.541 370.331.226 0,96 1.349.250.056 3,46 Doanh thu hoạt động SXKD 34.711.599.139 34.961.052.147 36.162.802.967 249.453.010 0,72 1.201.750.826 3,44 Thu nhập tài chính 3.866.870.967 3.985.643.132 4.128.916.536 118.772.165 3,07 143.273.431 3,59 Thu nhập khác 41.287.185 43.393.216 47.619.048 2.106.031 5,10 4.225.832 9,74 2 Tổng chi phí 35.445.149.663 35.428.531.046 36.136.667.112 -16.618.623 -0,047 708.136.076 1,99 Chi phí hoạt động SXKD 31.565.482.611 31.429.437.445 31.995.603.399 -136.045.302 -0,43 566.165.954 1,80 Chi phí tài chính 3.861.346.163 3.979.621.834 4.120.602.193 118.275.671 3,06 140.980.359 3,54 Chi phí khác 18.320.989 19.471.767 20.461.520 1.150.778 6,28 989.753 5,08 3 Tổng lợi nhuận trước thuế 220.991.521 339.439.193 664.505.595 118.447.672 53,59 325.066.402 95,76 Lợi nhuận hoạt động SXKD 192.500.521 309.496.446 629.033.724 116.995.925 60,78 319.573.278 103,02 Lợi nhuận tài chính 5.524.804 6.021.298 8.314.343 496.494 8,98 2.293.045 38,08 Lợi nhuận khác 22.966.196 23.921.449 27.157.528 955.253 4,16 3.236.079 13,53 4 Nộp ngân sách Nhà Nước 3.015.216.143 3.321.156.994 3.734.352.035 305.940.851 10,14 413.195.041 12,44 5 Tổng lợi nhuận sau thuế 150.274.234 230.818.651 451.863.804 80.544.417 53,59 221.045.153 95,70 6 Thu nhập BQ đầu người/năm 12.105.010 12.441.634 12.870.803 336.624 2,78 429.169 3,45 Bảng 2: Phân tích tổng quát tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu qua ba năm 2001, 2002, 2003 Đơn vị tính: đồng STT Năm Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 So sánh 02/01 So sánh 03/02 Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TL% Số tiền TL% 1 Chi phí SXSP 30.718.996.923 97,31 30.622.421.410 97,43 31.204.897.990 97,52 -96.575.507 -0,30 582.476.580 1,91 2 Chi phí bán hàng 175.152.940 0,56 160.428.314 0,51 153.236.367 0,48 -14.734.626 -8,41 -7.181.947 -4,48 3 Chi phí QLDN 671.322.748 2,13 646.597.721 2,06 637.469.042 1,99 -24.743.927 -3,68 -9.128.679 -1,41 Tổng chi phí 31.565.482.611 100 31.429.437.445 100 31.995.603.399 100 -136.045.066 -0,43 566.165.954 1,80 Bảng 3: Phân tích chi phí sản xuất sản phẩm cuả công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu qua ba năm 2001, 2002, 2003. Đơn vị tính: đồng. STT Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh 02/01 So sánh 03/02 Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TL% Số tiền TL% 1 Chi phí NVL 21.125.206.146 68,86 21.049.473.655 68,88 21.521.677.959 68,97 -57.732.489 -0,28 427.204.304 2,03 2 Chi phí tiền lương 1.607.341.437 5,23 1.678.731.077 5,48 1.689.424.594 5,41 71.389.640 4,44 10.693.517 0,64 3 BHXH, BHYT, KPCĐ 305.394.873 0,99 318.958.905 1,04 320.990.673 1,03 13.564.032 4,34 2.031.768 0,64 4 Khấu hao TSCĐ 6.825.612 22,22 6.885.914.703 22,49 6.979.757.260 22,37 60.109.091 0,88 93.842.557 1,36 5 Chi phí CCDC 191.287.143 0,62 188.326.731 0,61 190.589.240 0,61 -2.960.412 -1,55 2.262.509 1,20 6 Chi phí DV mua ngoài 140.520.971 0,46 138.402.992 0,45 143.947.279 0,46 -1.884.826 -1,34 5.544.287 3,01 7 Chi phí bằng tiền khác 321.520.973 1,05 318.613.367 1,04 317.163.977 1,02 -2.907.604 -0,91 -1.449.390 -0,45 Tổng chi phí sản xuất SP 30.718.996.923 100 30.622.421.410 100 31.204.897.990 100 -96.575.507 -0,32 582.476.580 1,91 Bảng 4: Phân tích chi phí bán hàng cuả công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu qua ba năm 2001, 2002, 2003 Đơn vị tính: đồng STT Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh 02/01 So sánh 03/02 Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TL% Số tiền TL% 1 Chi phí nhân viên 46.214.854 26,39 47.841.454 30,97 47.453.426 30,97 1.599.600 3,46 -388.028 -0,81 2 BHXH, BHYT, KPCĐ 8.780.823 5,01 9.089.877 5,67 9.016.151 5,89 309.054 3,52 -73.726 -0,82 3 Khấu hao TSCĐ 68.125.481 38,89 63.548.112 39,61 63.106.782 41,18 -4.577.369 -6,72 -441.330 -0,69 4 Chi phí CCĐD 12.131.468 6,93 11.431.816 7,12 11.203.405 7,31 -699.652 -5,77 -209.411 -1,83 5 Chi phí DV mua ngoài 18.932.413 10,81 13.705.515 8,54 11.654.306 7,61 -5.226.898 -27,61 -2.060.209 -15,03 6 Chi phí bằng tiền khác 20.967.901 11,97 14.801.540 9,23 10.802.297 7,05 -6.166.361 -29,41 -3.999.243 -27,02 Tổng chi phí bán hàng 175.152.940 100 160.418.314 100 153.236.367 100 -14.734.626 -8,41 -7.181.947 -4,48 Bảng 5: Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu qua ba năm 2001, 2002, 2003. Đơn vị tính: đồng. STT Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh 02/01 So sánh 03/02 Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TL% Số tiền TL% 1 Chi phí nhân viên 479.468.560 475.160.981 474.275.842 -4.307.579 -0,89 -885.139 -0,19 2 BHXH, BHYT, KPCĐ 90.133.226 90.280.586 90.112.410 -852.640 -0,94 -168.176 -0,19 3 Khấu hao TSCĐ 45.491.154 41.215.410 38.359.114 -4.275.744 -9,39 -2.856.296 -6,93 4 Chi phí CCĐD 17.048.985 12.021.133 11.107.832 -5.027.852 -29,49 -913.301 -7,59 5 Phí, lệ phí 15.108.235 12.871.037 10.511.308 -2.237.198 -14,81 -2.359.729 -18,33 6 Chi phí DV mua ngoài 7.692.703 4.989.311 3.999.289 -2.703.392 -35,14 -990.022 -19,84 7 Chi phí bằng tiền khác 15.209.885 10.058.263 9.105.283 -5.151.622 -33,87 -952.980 -9,47 Tổng chi phí QLDN 671.322.748 646.597.721 637.649.042 -24.734.927 -3,68 -9.128.679 -1,41 Bảng 6: Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố STT Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh 02/01 So sánh 03/02 1 Chi phí nguyên vật liệu 21.152.206.146 21.094.473.655 21.521.677.959 -57.732.489 -0,28 427.204.304 2,03 2 Chi phí tiền lương 2.133.024.887 2.201.733.602 2.211.153.862 68.708.715 1,23 9.420.260 0,43 3 BHXH, BHYT, KPCĐ 405.308.922 418.329.384 420.119.234 13.020.462 1,73 1.789.850 0,43 4 Khấu hao TSCĐ 6.939.422.247 6.990.678.225 7.081.223.156 51.255.978 0,78 90.544.931 1,30 5 Chi phí CCDC, đồ dùng 220.467.596 211.779.600 206.242.835 8.687.996 3,94 5.536.765 2,61 6 Phí, lệ phí 15.108.235 12.871.037 10.511.308 -2.237.198 -14,81 -2.359.729 -18,33 7 Chi phí DV mua ngoài 167.146.087 157.097.818 159.600.874 -10.048.269 -6,01 2.503.056 1,60 8 Chi phí bằng tiền khác 357.698.757 343.473.170 337.071.557 -14.225.587 -3,98 6.431.613 1,87 Tổng chi phí SXKD 31.565.482.611 31.429.437445 31.995.603.399 -136.045.066 -0,43 566.165.954 1,81 Bảng 7: Phân tích hiệu quả quản lý chi phí sản của công ty Mai Động – nhà Máy sản xuất ống gang cầu qua ba năm 2001, 2002, 2003 Đơn vị tính: đồng STT Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003338 So sánh 02/01 So sánh 03/02 Số tiền TL% Số tiền TL% 1 Tổng doanh thu 38.619.757.271 38.990.088.495 40.339338541 370.331.226 0,96 1.349.250.056 3,46 2 Tổng chi phí 35.445.149.663 35.428.531.046 36.136.667.112 -16.618.623 -0,047 708.136.076 1,99 3 Tổng lợi nhuận 150.274.243 230.818.651 451.863.804 80.544.417 53,59 221.045.153 95,76 4 Tỷ suất chi phí (F’) 91,78 90,86 93,65 5 Mức độ tăng, giảm F’ -0,92 -1,28 6 Tốc độ tăng, giảm F’ -1,002 -1,41 7 Mức tiết kiệm hay lãng phí CF 358.708.814 516.343.533,31 8 Hệ số lợi nhuận / chi phí 0,0042 0,0069 0,0137 0,0025 0,0068 Bảng 8: Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản phẩm của công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu qua ba năm 2001, 2002, 2003. STT Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh 02/01 So sánh 03/02 Số tiền TL% Số tiền TL% I Tổng doanh thu 38.619.757.271 38.990.088.495 40.339.338.541 370.331.226 0,96 1.349.250.056 3,46 II Tổng ZSX các loại SP 30.718.052.681 30.622.421.410 31.204.897.990 -96.575.571 -0,31 582.476.580 1,91 III Tổng Z toàn bộ 31.565.482.611 31.429.437.445 31.995.603.399 -136.045.302 -0,43 566.165.954 1,80 IV Tổng sản lượng (kg) 4.086.451 4.229.740 4.420.549 143.289 3,51 190.809 4,51 V Sản phẩm ống 1 Doanh thu tiêu thụ 31.310.153.137 31.368.864.624 32.494.132.049 58.711.485 0,19 1.125.267.425 3,58 2 Z sản xuất 28.420.543.191 28.373.348.131 28.904.973.862 -47.195.060 -0,17 53.162.573 1,87 3 Z toàn bộ 29.150.916.117 29.074.833.724 29.590.895.399 -76.082.387 -0,26 516.061.675 1,77 4 Sản lượng (kg) 3.764.809 3.875.611 4.011.237 110.802 2,94 135.626 3,49 5 Z đơn vị kế hoạch 7.950 7.733 7.642 -271 -2,73 -91 -1,07 6 Z đơn vị sản xuất 7.549 7.321 7.206 -185 -2,45 -115 -1,57 7 Z đơn vị toàn bộ 7.743 7.502 7.377 -241 -3,11 -125 -1,67 * Mức hạ Z đvsx so với kế hoạch -401 -412 -436 * Tốc độ hạ Z so với kế hoạch -5,04 -5,32 -4,99 8 Mức tiết kiệm CF do hạ ZSX -1.509.688.409 -1.596.751.732 -1.748.899.332 -87.063.323 -5,77 -152.147.600 -9,53 9 Mức tiết kiệm CF do hạ ZTB -934.022.251 -501.404.625 STT Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh 02/01 So sánh 03/02 Số tiền TL% Số tiền TL% VI Sản phẩm phụ kiện 1 Doanh thu tiêu thụ 3.4010446.362 3.592.187.523 3.668.670.014 19.047.087 0,56 76.482.491 2,64 2 Z sản xuất 2.298.453.732 2.249.073.279 2.299.294.128 -49.380.453 -2,15 50.850.849 2,26 3 Z toàn bộ 2.414.566.494 2.354.603.721 2.404.708.000 -59.962.773 -2,48 50.104.279 2,13 4 Sản lượng (kg) 321.642 354.129 409.312 32.487 10,01 55.183 15,58 5 Z đơn vị kế hoạch 7.642 7.376 6.568 -266 -3,48 -808 -10,95 6 Z đơn vị sản xuất 7.146 6.351 5.619 -795 -11,12 -732 -11,52 7 Z đơn vị toàn bộ 7.507 6.649 5.875 -858 -11,43 -774 -11,64 * Mức hạ ZĐVSX so với KH -496 -1.025 -949 * Tốc độ hạ Z so với KH -6,49 -13,89 -14,45 8 Mức tiết kiệm CF do hạ ZSX -159.534.432 -362.982.225 -388.437.088 9 Mức tiết kiệm CF do hạ ZTB -303.842.682 -316.807.488 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36157.doc
Tài liệu liên quan