Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cơ khí ở Công ty cổ phần công nghiệp môi trường Phú Minh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ --------------------- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CƠ KHÍ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG PHÚ MINH Hà Nội 5 / 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ --------------------- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CƠ KHÍ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG PHÚ MINH Sinh viên th

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cơ khí ở Công ty cổ phần công nghiệp môi trường Phú Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện : PHẠM VĂN PHẤN. Lớp : QUẢN LÝ KINH TẾ - K37. Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS.LÊ THỊ ANH VÂN. Hà Nội 5/ 2009 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan những điều em viết trong chuyên đề thực tập này là hoàn toàn trung thực và chính xác, xuất phát từ tình hình thực tế trong công tác mở rộng tiêu thụ sản phẩm cơ khí ở Công ty Cổ phần Công nghiệp Môi trường Phú Minh. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày …. tháng ….. năm 2009. Sinh viên Phạm Văn Phấn MỤC LỤC BẢNG KÊ NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung 1 SXKD Sản xuất kinh doanh 2 BD – Sửa chữa Bảo dưỡng – Sửa chữa 3 MTĐT Môi trường đô thị 4 SL Số lượng 5 (c) Chiếc 6 Tỷ đ Tỷ đồng 7 Trđ Triệu đồng DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức hoạt động của Công ty. 22 Bảng 2.1: Nguồn nhân lực của Công ty. 30 Bảng 2.2: Tình hình tài chính của Công ty. 30 Bảng 2.3: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. 32 Bảng 2.4: Giá trị tổng sản lượng sản xuất kinh doanh. 39 Bảng 2.5: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm cơ khí của Công ty. 40 Bảng 2.6: Phân tích giá trị tiêu thụ của từng nhóm công việc. 41 Bảng 2.7: Cơ cấu sản xuất tiêu thụ hàng hoá các năm. 41 Sơ đồ 2.2: Mạng lưới phân phối sản phẩm của Công ty. 44 Bảng 3.1: Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 54 Bảng 3.2: Kế hoạch sản xuất cơ khí của Công ty năm 2009 - 2012. 56 Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu hoạt động của Công ty trong những năm tới. 57 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. các ngành kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc hoà nhịp cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới và đạt được những thành tựu to lớn. Để đáp ứng được các yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập, việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng và là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu chú ý đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu về năng lực và kinh nghiệm so với các doanh nghiệp trong khu vực trên thế giới. Do chính sách đổi mới về kinh tế của Đảng và Nhà nước ta chuyển nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với chủ trương khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, với nhu cầu khách quan của thị trường mà các doanh nghiệp tư nhân, các công ty liên doanh, liên kết được thành lập ngày càng nhiều cả về số lượng và chất lượng tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Chính vì vậy, vấn đề làm thế nào để tiêu thụ được nhiều sản phẩm, để đạt được lợi nhuận cao nhất là một trong vấn đề quan trọng mà hầu hết các doanh nghiệp hiện nay phải quan tâm và chú trọng trong sản xuất kinh doanh. Chính vì các yếu tố trên, việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp để duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay. Công ty Cổ phần Công nghiệp Môi trường Phú Minh được thành lập từ ngày 24 tháng 9 năm 2008, trên cơ sở cũ là Xí nghiệp Cơ khí dịch vụ Môi Trường thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Môi Trường Đô Thị. Mới được hoạt động độc lập theo cơ chế thị trường, Công ty gặp không ít khó khăn và bỡ ngỡ trong công tác tìm kiếm khách hàng và tiêu thụ sản phẩm. Để góp phần nghiên cứu biện pháp tháo gỡ khó khăn trên, trong quá trình thực tập tại Công ty em đã thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cơ khí ở Công ty Cổ phần Công nghiệp Môi trường Phú Minh”. Chuyên đề tốt nghiệp đi sâu tìm hiểu thực tế công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty thời gian vừa qua và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian tới. Chuyên đề này đề cập đến các nội dung chính sau: Chương I: Lý luận thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Cổ phần Công nghiệp Môi trường Phú Minh. Chương III: Biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường Phú Minh Vì điều kiện thời gian và trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên bản chuyên đề không tránh khỏi sai sót, kính mong các thầy cô giáo cho ý kiến đóng góp để chuyên đề của em được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo. Sinh viên thực hiện Phạm Văn Phấn CHƯƠNG I LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỊ TRƯỜNG Khái niệm về thị trường. Thông thường thị trường là một vị trí địa điểm cụ thể, là nơi diễn ra việc mua bán trao đổi hàng hoá dịch vụ như các trung tâm thương mại, một khu chợ, một trụ sở giao dịch, . . . mà ở đó có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa người sản xuất và người tiêu dùng, mỗi bên theo đuổi một mục đích riêng (người sản xuất muốn tiêu thụ nhiều sản phẩm hàng hoá của mình với lợi nhuận cao nhất, người mua muốn mua được những sản phẩm thoả mãn nhu cầu sử dụng lớn nhất với giá thấp nhất). Thị trường có thể được coi như người môi giới đóng vai trò trung gian điều tiết sở thích tiêu dùng với các hạn chế của nhà sản xuất, là trung tâm, là nơi liên hệ, tiếp xúc, so sánh giữa người bán với người mua, giữa người bán với người bán, giữa người mua với người mua. Về lý luận: Thị trường là phạm trù riêng của sản xuất hàng hoá ở đó các hoạt động cơ bản được thể hiện qua 3 yếu tố: Cung - cầu - giá cả. Thông qua thị trường người ta có thể thấy được mối quan hệ giữa cung và cầu (giữa người sản xuất kinh doanh với người tiêu dùng sản phẩm hàng hoá) hay nói cách khác thông qua thị trường có thể đánh giá được mức độ thoả mãn nhu cầu của thị trường về một loại hàng hoá dịch vụ nào đó, có thể đánh giá được quy mô, hình thức của các loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ thì nơi kiểm nghiệm giá trị của hàng hoá dịch vụ và ngược lại hàng hoá dịch vụ phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Do vậy mọi yếu tố liên quan đến việc sản xuất kinh doanh và dịch vụ đều phải tham gia vào thị trường. Về người tiêu dùng: Thị trường là một nhóm người đang có nhu cầu về một luợng hàng hoá dịch vụ nào đó mà mức mua chưa được đáp ứng với cách hiểu này thiên về góc độ người tiêu dùng. Dung lượng thị trường lớn hay nhỏ là do người mua quyết định. Về cách hiểu khác coi thị trường là khái niệm để chỉ lĩnh vực mua bán, trao đổi hàng hoá mà ở đó người mua hàng và người bán gặp nhau để mua bán, trao đổi hàng hoá. Theo cách hiểu này có thể thấy rõ sự vận động của thị trường, có thể coi thị trường là quá trình vận động trong đó có người mua và người bán tác động qua lại trao đổi với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá cần trao đổi mua bán. * Kết luận tổng quát: Thị trường là tổng hợp các điều kiện cụ thể có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cả về yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ có mối liên hệ khăng khít với nhau đan xen vào nhau. Việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá được các nhà sản xuất tính toán ngay từ khi bắt đầu bắt tay vào sản xuất do vậy nó không thể tách rời điều kiện thị trường. Vai trò của thị trường. Thị trường đóng một vai trò quan trọng trong quản lý kinh tế và sản xuất kinh doanh hàng hoá. Chu trình hàng hoá bao gồm: Sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng. Trong đó thị trường nằm trong móc xích lưu thông hàng hoá. Do đó thị trường là một khâu tất yếu trong việc sản xuất hàng hoá. Nó chỉ bị triệt tiêu khi không có sản xuất và ngược lại nếu sản xuất sản phẩm hàng hoá mà không có thị trường thì sớm muộn cũng bị tiêu diệt. Thị trường là cầu nối trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng, là mục tiêu của quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá, là khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất sản phẩm hàng hoá, là nơi kiểm duyệt các chi phí sản xuất và thực hiện quy luật tiết kiệm cho xã hội. Thị trường không những là nơi để các hoạt động mua bán hàng hoá diễn ra mà còn là nơi thể hiện các quan hệ trao đổi, quan hệ hàng hoá tiền tệ. Vì vậy thị trường là môi trường của kinh doanh, nó là yếu tố khách quan ngoài ý muốn con người, các nhà sản xuất kinh doanh không có khả năng làm thay đổi thị trường mà ngược lại phải tiếp cận, thích ứng với thị trường. Hay nói cách khác thị trường làm tấm gương soi để nhìn vào nó các nhà sản xuất kinh doanh nhận biết được các nhu cầu của xã hội về các loại sản phẩm hàng hoá. Từ những yếu tố trên người ta chia thị trường ra 4 chức năng chính sau: Chức năng thừa nhận. Các nhà sản xuất sản phẩm hàng hoá muốn sản xuất được nhiều sản phẩm hàng hoá dịch vụ thì ngoài việc mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất đòi hỏi phải quan tâm đến việc mức độ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của mình sản xuất ra. Việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá sản xuất phải được thực hiện qua thị trường, để tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá sản xuất thì sản phẩm hàng hoá phải được thị trường chấp nhận. Thị trường không những thừa nhận kết quả của quá trình sản xuất mua bán mà thông qua các quy luật kinh tế thị trường còn tham gia vào quá trình kiểm tra, kiểm nghiệm quá trình tái sản xuất mua bán trao đổi các sản phẩm hàng hoá. Chức năng thực hiện: Mua bán sản phẩm hàng hoá là hoạt động lớn bao trùm cả thị trường. Nó là cơ sở quan trọng mang tính quyết định đối với việc thực hiện các quan hệ và các hoạt động khác trong xã hội. Qua chức năng thực hiện của thị trường các sản phẩm hàng hoá được hình thành lên giá trị trao đổi, là cơ sở quan trọng để hình thành lên cơ cấu của sản phẩm, các quan hệ về tỷ lệ kinh tế thị trường. Chức năng điều tiết, kích thích kinh tế. Trong quá trình sản xuất nhu cầu thị trường là mục đích chính, thị trường là nơi tập hợp lên các hoạt động của các quy luật kinh tế thị trường. Do vậy thị trường vửa là mục tiêu, vừa là động lực để thực hiện các mục tiêu kinh tế, là cơ sở quan trọng để phát huy chức năng điều tiết. Nó được thể hiện qua nhu cầu thị trường người sản xuất chủ động lựa chọn tư liệu sản xuất, nguồn lực, nguồn vốn, lao động sản phẩm sản xuất phù hợp với khả năng của mình để sản xuất các sản phẩm hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường, mang lại lợi ích cao nhất qua hoạt động các quy luật kinh tế của thị trường, người sản xuất kinh doanh có cơ sở để cạnh tranh, tận dụng mọi khả năng lợi thế của mình để phát triển sản xuất kinh doanh. Đối với những sản xuất chưa được lợi thế của mình về sản phẩm, kinh doanh có thể qua thị trường học hỏi rút kinh nghiệm để tự mình vươn lên thoát khỏi khủng hoảng và nguy cơ phá sản. Đây là động lực của thị trường tạo ra cho các nhà sản xuất kinh doanh. Đối với người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm: Qua thị trường người tiêu dùng có quyền so sánh lựa chọn cân nhắc các nhu cầu của mình đối với các loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ nhà sản xuất cung cấp có thể sử dụng các sản phẩm thay thế để thoả mãn yêu cầu sử dụng nhưng đảm bảo lợi ích tiêu dùng. Nhờ chức năng trên thị trường có vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí, tiết kiệm lao động vì trong quá trình tái sản xuất không phải người sản xuất tự đặt ra mức chi phí bao nhiêu đối với sản phẩm hàng hoá cũng được người tiêu dùng chấp nhận. Người tiêu dùng chỉ chấp nhận tiêu dùng hàng hoá ở mức thấp hơn hoặc bằng mức giá trung bình ở xã hội. Chức năng thông tin. Trong thị trường có nhiều mối quan hệ: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,... song xét về góc độ thị trường kinh tế thì thông tin kinh tế là quan trọng nhất để ra quyết định sản xuất một loại sản phẩm hàng hoá nào nhà sản xuất kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào các thông tin của thị trường về loại sản phầm hàng hoá mình dự định sản xuất kinh doanh. Qua các thông tin của thị trường các nhà sản xuất kinh doanh nghiên cứu các mặt về sản phẩm qua đó hoạch định được các phương án sản xuất tối ưu cho sản phẩm của mình nhằm đạt được yêu cầu mong muốn. Phân loại và phân đoạn thị trường. Phân loại thị trường: Hiểu biết và nắm bắt cặn kẽ về thị trường là một trong những bí quyết dẫn đến thành công của các nhà sản xuất và kinh doanh. Phân loại thị trường là công việc chia thị trường theo các góc độ khác nhau. Đó là điều kiện cần thiết và khách quan để nhà sản xuất kinh doanh nắm chắc thị trường. Phân loại thị trường trong sản xuất kinh doanh có nhiều cơ sở phân loại khác nhau, tuỳ theo từng tiêu thức phân loại khác nhau mà mỗi cách phân loại mang ý nghĩa khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng đều chung một mục đích nhằm đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh lớn nhất. Căn cứ vào quan hệ mua và bán giữa các nước người ta chia thị trường làm 2 loại: Thị trường trong nước và thị trường thế giới. Căn cứ theo mức độ xã hội hoá của thị trường thì thị trường được chia làm 2 loại: Thị trường thống nhất toàn quốc và thị trường khu vực. Căn cứ theo tính chất lưu thông hàng hoá trên thị trường thì thị trường được chia làm 2 loại: Thị trường tự liệu sản xuất và thị trường tiêu dùng sản phẩm. Căn cứ theo vai trò của nhà cung cấp sản phẩm và người sử dụng sản phẩm thị trường được phân làm 2 loại: Thị trường người bán và thị trường người mua (sản xuất kinh doanh và khách hàng). Căn cứ theo vai trò từng khu vực thì có thị trường chính và thị trường phụ. Căn cứ theo số lượng người mua và người bán thì có thị trường cạnh tranh và thị trường độc quyền (hoàn hảo và không hoàn hảo). Phân đoạn thị trường: Phân đoạn thị trường là căn cứ mục đích nghiên cứu và các tiêu thức cụ thể để người ta chia thị trường ra thành các đơn vị nhỏ (các khúc nhỏ) khác nhau theo thời gian nhưng đồng nhất với nhau để các nhà sản xuất kinh doanh có các đối sách các kế hoạch chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn sản xuất kinh doanh của mình nhằm khai thác triệt để thị trường của mình. Thị trường là tổng hợp các yếu tố nhu cầu của con người về tuổi tác, trình độ văn hoá, giới tính, sở thích, phong tục tập quán tiêu dùng và điều kiện kinh tế xã hội, . . . khác nhau. Điều kiện này làm ảnh hưởng đến việc mua bán trao đổi sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Mặt khác các nhà sản xuất kinh doanh không thể không có các chính sách riêng biệt cho các sản phẩm sản xuất kinh doanh của mình nếu muốn tồn tại và phát triển. Việc phân đoạn thị trường phải đảm bảo tính chất cơ bản: Tính chính xác và tính hiện thực. Tiêu thức phân đoạn thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác và tính hiện thực của phân đoạn thị trường các tiêu thức để phân đoạn thị trường rất đa dạng và phong phú, về mặt lý thuyết bất kỳ các đặc tính nào của thị trường cũng là cơ sở để sử dụng làm tiêu chuẩn phân đoạn thị trường. Song một số thuộc tính cơ bản của thị trường thường được sử dụng là cơ sở để phân đoạn thị trường là: các tập tính và thái độ đối với sản phẩm hàng hoá dịch vụ, giới tính, lứa tuổi, địa lý, dân số, trình độ văn hoá, thu nhập. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ rất phong phú và đa dạng vì vậy phải bất kỳ một thị trường nào cũng phải phân đoạn thị trường tuỳ theo từng loại sản phẩm, từng nhóm sản phẩm khác nhau mà các nhà sản xuất kinh doanh lựa chọn các phương pháp phân đoạn thị trường sản phẩm khác nhau. Phân đoạn thị trường có 2 phương pháp: Phương pháp tập hợp: Là lập thành từng nhóm các cá nhân trong toàn bộ thị trường theo các đặc tính giống nhau. Các nhóm được xác định bằng phương pháp đo lượng sự khác nhau theo một tiêu thức nhất định, có nghĩa là phương pháp lựa chọn sự giống nhau của một hoặc một số đặc điểm tiêu dùng để phân đoạn thị trường theo phương pháp này đảm bảo được tính chính xác nhưng kém tính hiện thực. Phương pháp phân chia: Dựa vào các tiêu thức nhất định người ta chia thị trường ra từng đoạn tương ứng với từng tiêu thức sau đó tập hợp các tiêu thức đó vào trong từng đoạn thị trường phương pháp này đảm bảo hai tính chất trên nếu là các sản phẩm có ít tiêu thức. Để đảm bảo tính chính xác và tính hiện thực các nhà sản xuất kinh doanh khi phân đoạn thị trường thường kết hợp cả 2 phương pháp trên. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Để nghiên cứu, nắm chắc các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường nhà sản xuất kinh doanh phải phân loại các yếu tố ảnh hưởng đó: Dựa vào tác động của các lĩnh vực thị trường người ta chia các nhân tố ảnh hưởng tác động đến thị trường là: Các nhân tố thuộc về chính trị. Các nhân tố thuộc về kinh tế. Các nhân tố thuộc về xã hội. Các nhân tố thuộc về tâm sinh lý. Trong 4 nhân tố trên nhân tố thuộc về kinh tế là quan trọng nhất, vì nó tác động trực tiếp đến cung cầu và giá cả, quan hệ tiền tệ, rất đa dạng. Nhân tố thuộc về chính trị được thể hiện qua các chính sách tiêu dùng của Nhà nước, của quốc gia, nó tác động trực tiếp đến nền kinh tế của mỗi quốc gia, thể hiện mầu sắc kinh tế, tác động trực tiếp tới thị trường tâm sinh lý, được thể hiện thông qua tác động trực tiếp của người tiêu dùng do đó có tính lan truyền, tác động mạnh mẽ tới cung cầu của thị trường. Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trên người ta chia các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường thành các yếu tố quản lý vĩ mô và quản lý vi mô. Quản lý vĩ mô là các văn bản pháp luật các chủ trương đường lối của nhà nước và các cấp có thẩm quyền tác động vào thị trường. Qua đó thể hiện sự quản lý của nhà nước đối với thị trường thể hiện vai trò điều tiết của nhà nước với nền kinh tế. Căn cứ vào từng điều kiện cụ thể về kinh tế, chính trị của từng nước, từng quốc gia và từng khu vực, từng thị trường với các thời kỳ khác nhau, các nhà quản lý vĩ mô có các chủ trương chính sách phát triển kinh tế tác động vào thị trường khác nhau. Nhưng đều có vai trò tác động trực tiếp tới sản xuất kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm. Do vậy tác động trực tiếp tới giá cả (cung - cầu - giá) đó là 3 yếu tố quan trọng của thị trường, những yếu tố quản lý vĩ mô là những yếu tố quan trọng mang tính chiến lược của nhà nước, quốc gia là cơ sở các nhà sản xuất kinh doanh thực thi theo. Các nhà sản xuất kinh doanh không thể quản lý chi phối được những yếu tố vi mô là những chính sách, chiến lược của các nhà sản xuất kinh doanh đưa ra và được áp dụng trong doanh nghiệp của mình nhằm thực hiện theo các chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước, mỗi quốc gia, đảm bảo phát triển sản xuất kinh doanh. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CƠ KHÍ. Sản phẩm. Khái niệm sản phẩm - sản phẩm cơ khí. Sản phẩm là kết quả cuối cùng của quá trình lao động sản xuất được thực hiện một cách có chủ ý của con người để phục vụ cho nhu cầu mục đích của con người. Sản phẩm bao gồm sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình. Sản phẩm cơ khí là những sản phẩm được sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn vật liệu là các kim loại được sản xuất trên các thiết bị gia công cơ khí. Phân loại sản phẩm cơ khí. Sản phẩm cơ khí thủ công: Các loại sản phẩm cơ khí dễ gia công, dễ chế tạo, độ chính xác không cao, được sản xuất trên phương tiện thô sơ, không có tính lắp lẫn. Sản phẩm cơ khí công nghiệp: Các loại sản phẩm cơ khí đã được tiêu chuẩn hoá, được gia công chế tạo trên các máy móc thiết bị công nghiệp đòi hỏi có độ chính xác cao, có tính lắp lẫn,… Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm. Lưu thông tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là cầu nối trung gian giữa nhà sản xuất phân phối hàng hoá và người tiêu dùng sản phẩm hàng hoá. Việc tiêu thụ lưu thông hàng hoá phụ thuộc chủ yếu vào nhà sản xuất và người tiêu dùng. Hai mảng luôn luôn có mâu thuẫn nhau về mặt lợi ích nhưng luôn luôn phải tồn tại với nhau. Những ảnh hưởng thuộc về bản thân nhà sản xuất kinh doanh. Khả năng đáp ứng của nhà sản xuất và kinh doanh về số lượng, thời gian hoàn toàn phục thuộc vào năng lực, máy móc thiết bị, nguồn nhân lực. Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định giúp nhà sản xuất kinh doanh đứng vững trên thị trường - tạo được lòng tin với khách hàng. Các chính sách Maketing của nhà sản xuất kinh doanh có tác dụng làm thay đổi linh hoạt mức độ thích ứng của sản phẩm của nhà sản xuất kinh doanh đến thái độ khách hàng. Để làm tốt vấn đề này trước tiên các nhà sản xuất kinh doanh phải được chiến lược Maketing chung sau khi được thông qua, các chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối và giao tiếp được hình thành chi tiết dựa trên các nội dung cơ bản sau: Chính sách sản phẩm: Xác định gam và đặc tính sản phẩm (tên gọi, mẫu mã, bao bì đóng gói và các dịch vụ sau bán hàng). Chính sách giá cả: Quy định biên độ giá sàn, giá trần các loại hàng hóa, các điều kiện bán hàng và các chính sách cước phí. Chính sách bán hàng: Lựa chọn các kênh phân phối, các cấp trung gian, phương thức thanh toán trả công, biện pháp giám sát quản lý kênh bán hàng. Chính sách giao tiếp khách hàng: Lựa chọn phương tiện thông tin để gây ảnh hưởng hình ảnh của sản phẩm và nhà sản xuất kinh doanh với khách hàng (là các phương tiện thông tin quảng bá). Những ảnh hưởng thuộc về người tiêu dùng. Khách hàng là người luôn lựa chọn và tiêu dùng các sản phẩm hàng hoá đạt yêu cầu họ mong muốn. Họ là người góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà sản xuất kinh doanh. Để thúc đẩy hoạt động mua hàng của khách hàng về sản phẩm hàng hoá dịch vụ thì các nhà sản xuất kinh doanh phải tạo nên được hình ảnh đẹp của mình với khách hàng thông qua các hoạt động Maketing như: Tăng cường quảng cáo, nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, chất lượng phục vụ bán hàng có chính sách giá cả hấp dẫn. Các đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh là yếu tố tất yếu trong nền kinh tế thị trường biểu hiện qua sự cạnh tranh giữa người sản xuất với người sản xuất, người mua với người mua, người bán với người mua. Các nhà sản xuất kinh doanh cạnh tranh vì lợi ích kinh tế, các nhà tiêu dùng cạnh tranh vì thoả mãn lợi ích tiêu dùng. Vì vậy để duy trì và phát triển sản xuất các nhà sản xuất kinh doanh phải thường xuyên quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh và các khách hàng mục tiêu của mình. Để đạt hiệu quả các nhà sản xuất kinh doanh phải biết đối thủ cạnh tranh của mình là ai, mục tiêu của họ là gì, điểm mạnh, điểm yếu của họ là gì, chiến lược phát triển của họ là gì? quy mô năng lực của họ ra sao?. Để phát triển được sản xuất và tiêu thụ được nhiều sản phẩm đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh luôn phải quan tâm tìm hiểu phân tích rõ các yếu tố ảnh hưởng có lợi, có hại liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh của mình để từ đó có các kế hoạch chiến lược phát triển bền vững. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM. Kiểm tra nghiên cứu thị trường. Là việc điều tra xác định thị trường then chốt, chủ yếu của nhà sản xuất kinh doanh, đặc điểm của khách hàng, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp từ đó rút ra được thị phần để khai thác, đề ra các chính sách sản phẩm hợp lý Chiến lược sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. Do nhu cầu thay đổi, ý thức tiêu dùng sản phẩm của người tiêu dùng, các nhà sản xuất kinh doanh luôn mong muốn sản phẩm hàng hoá dịch vụ của mình luôn được cải tiến để đáp ứng được yêu cầu lợi ích người tiêu dùng. Điều này chỉ được thực hiện nếu các nhà sản xuất king doanh có được chiến lược phát triển sản phẩm đúng đắn đó là các quyết định linh hoạt, nhạy bén, kịp thời để thực hiện bán cái người ta cần chứ không bán cái người ta có. Vì vậy phải đầu tư đích đánh vào công tác nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, sử dụng công nghệ hiện đại, vận dụng công cụ sắc bén để xây dựng chiến lược và thực hiện mục tiêu khai thác hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm của nhà sản xuất kinh doanh. Lập kế hoạch sản xuất - tiêu thụ sản phẩm. Với phương châm thông qua thị trường thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, nhà sản xuất kinh doanh làm thế nào để đưa được sản phẩm đến người tiêu dùng. Đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh phải hoạch định được chương trình tiêu thụ sản phẩm một cách tỉ mỉ chính xác , cụ thể hoá các chính sách, chiến lược ứng xử cho từng yếu tố trong mỗi giai đoạn của thị trường. Thiết lập, mở rộng kênh phân phối. Phân phối tiêu thụ sản phẩm là sự kết hợp giữa người sản xuất với người trung gian tổ chức vận động dịch chuyển hàng hoá hợp lý nhằm thoả mãn nhu cầu cao nhất của khách hàng. Trong một kênh phân phối bao giờ cũng có người sản xuất, trung gian, các khách hàng. Các phương thức phân phối: Phân phối trực tiếp: NGƯỜI SẢN XUẤT NGƯỜI TIÊU DÙNG CUỐI CÙNG Ưu điểm: Tốc độ nhanh, thu lợi nhuận cao. Nhược điểm: Trình độ chuyên môn hoá không cao, chu chuyển vốn chậm chỉ phù hợp với các nhà sản xuất có quy mô nhỏ. Phân phối gián tiếp: NGƯỜI SẢN XUẤT TRUNG GIAN NGƯỜI TIÊU DÙNG CUỐI CÙNG Ưu điểm: Giải phóng người sản xuất chức năng lưu thông. Nhược điểm: Hạn chế trình độ xã hội hoá của lưu thông chỉ phù hợp với các nhà sản xuất lớn. Hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Quảng cáo: Sử dụng các thông tin tuyên truyền quảng bá hình ảnh sản phẩm của mình làm cho sản phẩm của mình được khách hàng chú ý nhiều hơn, được tiêu thụ nhanh hơn và nhiều hơn. Xúc tiến bán hàng: Hoạt động người bán hành tác động vào tâm lý người mua hàng để nắm bắt cụ thể chính xác nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hàng hoá dịch vụ cung cấp. Hoạt động yểm trợ tiêu thụ sản phẩm: Thông qua việc thành lập các hiệp hội kinh doanh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, hội chợ, triển lãm, bảo hành,… làm cho khách hàng chú ý, tin tưởng vào sản phẩm của mình nhiều hơn. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm tại các điểm tiêu thụ: Thông qua việc thực hiện các hợp đồng mua bán và từng khách hàng hoặc đáp ứng nhanh yêu cầu người mua hàng, trên cơ sở thực tế có kế hoạch chuẩn bị về số lượng hàng hoá và nhân viên bán hàng cho phù hợp với từng đối tượng nhu cầu khách hàng. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DUY TRÌ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG PHÚ MINH ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, KỸ THUẬT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG PHÚ MINH. Quá trình hình thành và phát triển. Cùng với tốc độ phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu, với quá trình hội nhập kinh tế trong thời kỳ đổi mới. Với sự phát triển của đất nước nhất là sau Đại hội Đảng VI, với chủ trương phát triển nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Đường lối phát triển kinh tế Việt Nam là mở cửa tạo điều kiện khuyến khích 5 thành phần kinh tế phát triển dưới 3 hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh là: Sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Các thành phần kinh tế càng phát triển thì việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ. Nhu cầu về các sản phẩm cơ khí công nghiệp phục vụ công tác vệ sinh môi trường của toàn xã hội ngày càng cao. Trong điều kiện thuận lợi trên, Công ty Cổ phần Công nghiệp Môi Trường Phú Minh được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại, nâng cấp Xí nghiệp cơ khí dịch vụ môi trường, là đơn vị thành viên của Công ty Trách nhiệm Hữu Hạn Nhà nước Một thành viên Môi Trường đô thị. Với nhiệm vụ chính là chuyên môn sửa chữa bảo dưỡng các phương tiện vận tải, gia công cơ khí chế tạo thiết bị chuyên dùng phục vụ công tác vệ sinh môi trường.. Công ty Cổ phần Công nghiệp Môi Trường Phú Minh được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo giấy phép theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103026934 ngày 24/9/2008. Trụ sở chính của Công ty: 179 Đường La Thành - Đống Đa – Hà Nội Công ty Cổ phần Công nghiệp Môi Trường Phú Minh được thành lập với vốn điều lệ là: 20.000.000.000 trong đó: 16.000.000.000 VNĐ là vốn góp của Công ty Trách nhiệm Hữu Hạn Nhà nước Một thành viên Môi Trường đô thị (80%), 2.000.000.000 VNĐ là vốn góp của tập thể lao động Công ty URENCO (người lao động Xí nghiệp cơ khí dịch vụ Môi Trường cũ) (10%), 200.000.000 VNĐ vốn góp của Giám đốc Công ty (1%). Công ty được nhà nước công nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của Công ty bên cạnh các hình thức doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường cùng với việc sinh lời hợp pháp của nó trong sản xuất kinh doanh. Công ty có quyền quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển các nguồn vốn do chủ sở hữu giao quản lý bao gồm: Tài sản, đất đai, tài nguyên, và các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổ chức bộ máy quản lý công ty, các đơn vị trực thuộc Công ty nhằm tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu của Công ty. Đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý của Công ty ở trong nước và nước ngoài. Kinh doanh các ngành nghề được Nhà nước cho phép. Tìm kiếm thị trường, trực tiếp giao dịch ký kết hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước. Quyết định giá cả mua bán nguyên liệu, vật tư, sản phẩm và dịch vụ trừ các sản phẩm và dịch vụ do nhà nước quy định giá. Bảo hộ về sở hữu công nghiệp. Đầu tư liên doanh, góp vốn. Tuyển chọn, sử dụng đào tạo lại lao động. Mang đặc thù là công ty cổ phần nên Công ty Cổ phần Công nghiệp Môi Trường Phú Minh có các ưu thế và hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh của Công ty như sau: Nhân tố thuận lợi. Công ty Cổ phần Công nghiệp Môi Trường Phú Minh là doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong việc sửa chữa bảo dưỡng các phương tiện vận tải, gia công cơ khí chế tạo thiết bị chuyên dùng phục vụ ngành môi trường. Được sự hỗ trợ, giúp đỡ tạo điều kiện của các đơn vị trong công ty mẹ (Công ty Trách nhiệm Hữu Hạn Nhà Nước Một Thành Viên Môi Trường đô thị), được công ty mẹ luôn tạo điều kiện về việc làm. Máy móc thiết bị của Công ty đã được trang bị tương đối đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất. Là đơn vị được Công ty mẹ phân cấp quản lý tài chính và hạch toán độc lập trong Tổng Công ty nên Công ty đã có thời gian chuẩn bị và hoàn thiện trước khi chuyển sang hoạt động kinh doanh theo mô hình công ty cổ phần. Công ty có nguồn lao động tương đối phù hợp với nhu cầu sản xuất của Công ty. Do xuất thân từ Xí nghiệp cơ khí dịch vụ môi trường, sản phẩm của Công ty Cổ phần Công nghiệp Môi Trường Phú Minh có uy tín chiếm lĩnh trong Hội Môi Trường đô thị và Công nghiệp Việt Nam, chất lượng có uy tín trên thị trường. Có bề dày trong lĩnh vực gia công cơ khí, chế tạo thiết bị môi trường nên sản phẩm cơ khí của Công ty sản xuất ra đã được sử dụng rộng rãi và có thời gian để kiểm nghiệm theo dõi quá trình sử dụng, rút ra kinh nghiệm cải tiến kỹ thuật từ đó sản phẩm của Công ty ngày càng phù hợp hơn. Nhu cầu về sản phẩm cơ khí và dịch vụ phục vụ công tác vệ sinh môi trường ngày càng lớn. Hiện nay Công ty có bộ máy quản lý kỹ thuật trẻ, năng động, sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhân t._.ố khó khăn. Việc tổ chức sản xuất của Công ty chưa có tính chuyên nghiệp cao, quy trình công nghệ sản xuất chưa hoàn chỉnh. Trình độ quản lý của người làm công tác quản lý chưa cao. Năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm của Công ty còn cao. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp trên toàn quốc cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh với Công ty nên sức ép cạnh tranh trên thị trường ngày càng khó khăn. Tình hình lạm phát trong nền kinh tế ngày càng gia tăng làm ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Công tác mở rộng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty còn yếu chưa được quan tâm thoả đáng, mới có một cửa hàng giới thiệu sản phẩm chính tại 179 Đường La Thành, mạng lưới tiếp thị còn mỏng. Còn có thói quen cũ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch Công ty mẹ giao chưa đi sâu tìm hiểu nắm bắt thị trường một cách triệt để. Đặc điểm về lao động và tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Công nghiệp Môi Trường Phú Minh. Là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiết bị cơ khí chuyên dùng nên lao động chủ yếu của Công ty bao gồm 2 loại chủ yếu sau: Lao động quản lý: Bao gồm những người làm công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, là yếu tố bên trong của doanh nghiệp, là cầu nối giữa người sản xuất với Giám đốc doanh nghiệp. Là người đưa ra các quyết định, hướng dẫn cho toàn công ty và cá nhân họ. Là những nhân tố cấu thành nên cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty. Căn cứ vào chức trách nhiệm vụ, vị trí của từng người có thể chia bộ máy quản lý thành từng nhóm sau: Nhóm cán bộ lãnh đạo công ty: Ngoài Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty họ có nhiệm vụ xây dựng tập thể những người lao động dưới quyền thành một hệ thống đoàn kết, năng động có chất lượng để phấn đấu vì mục đích chung của toàn Công ty. Nhóm cán bộ chuyên môn nghiệp vụ: Có nhiệm vụ hỗ trợ các đơn vị thực hiện được mục đích của Công ty. Nhóm nhân viên: Có nhiệm vụ nắm bắt ý đồ cấp trên, tự giác thực hiện nghiêm túc các phần việc được giao đồng thời là người trực tiếp giám sát mọi hoạt động của người lao động, phát hiện những biến động trong quá trình sản xuất kinh doanh của các bộ phận thuộc phạm vi quản lý, có biện pháp xử lý kịp thời, đúng đắn. Lao động trực tiếp. Các đơn vị sản xuất cơ khí nên lao động trực tiếp đa số là công nhân lao động nam, số lao động nữ chiếm ít chủ yếu ở bộ phận sơn hoàn thiện sản phẩm. Với ưu thế là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành gia công cơ khí phục vụ vệ sinh môi trường. Trong một giai đoạn dài được sự bảo trợ của Công ty mẹ (Công ty Trách nhiệm Hữu Hạn Nhà Nước Một Thành Viên Môi trường đô thị) đại đa số công nhân có việc làm ổn định, mức lương tương đối so với các doanh nghiệp cơ khí khác ngoài Công ty, nên Công ty đã thu hút được lực lượng lao động có tay nghề cao ở các nghề như: Thợ gò hàn, thợ nguội, gia công cắt gọt, thợ phay bào, . . . phần lớn đã học qua các trường công nhân kỹ thuật trong nước. Để góp phần giảm giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí, bên cạnh đội ngũ công nhân chính của Công ty. Công ty còn thường xuyên sử dụng các loại lao động thời vụ, lao động phổ thông nhưng có sức khoẻ, có tinh thần yêu nghề nghiệp vào làm việc trong Công ty với các công việc hợp lý không đòi hỏi nhiều về chuyên môn kỹ thuật. Đại đa số lực lượng lao động này là những học sinh mới ra trường đã học qua phổ thông trung học. Để xây dựng chiến thuật phát triển lâu dài và bền vững, để chủ động trong sản xuất Công ty thường xuyên có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng trực tiếp nâng cao tay nghề cho công nhân bằng cách thường xuyên bố trí người có bậc thợ cao đi kèm và làm việc cùng với người có tay nghề thấp để rèn rũa kèm cặp nâng cao tay nghề. Nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức lao động. Mô hình tổ chức Công ty Cổ phần Công nghiệp Môi trường Phú Minh PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PHÒNG KÝ THUẬT CÔNG NGHỆ PHÒNG KINH DOANH VÀ THỊ TRƯỜNG PHÒNG VẬT TƯ THIẾT BỊ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BAN GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT XÍ NGHIỆP CHẾ TẠO THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG XÍ NGHIỆP SỬA CHỮA ÔTÔ & THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY LẮP Phân xưởng cơ hoá(2 tổ) Phân xưởng cơ khí chế tạo(4 tổ) Đội xây lắp công nghiệp (2 đội) Đội thi công cơ khí (2 đội) Phân xưởng sửa chữa cơ khí (2 tổ) Phân xưởng đại tu ôtô (2 tổ) Sơ đồ tổ chức bộ máy Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức hoạt động của Công ty. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận của Công ty Cổ phần Công nghiệp Môi trường Phú Minh. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ sau : Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch hàng năm của Công ty. Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại. Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán từng loại, quyết định huy động vốn theo hình thức khác. Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của Công ty. Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư thuộc thẩm quyền và giới hạn theo quy định. Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ thông qua hợp đồng mua bán, vay - cho vay và các loại hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc và người quản lý quan trọng khác trong điều lệ Công ty quy định. Quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó, cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở Công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó. Giám sát, chỉ đạo giám đốc và người quản lý khác trong công tác điều hành công việc sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty. Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần ở doanh nghiệp khác. Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ đại hội cổ đông, triệu tập họp đại hội cổ đông hoặc lấy ý kiến để đại hội cổ đông thông qua quyết định. Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức, hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Kiến nghị tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty. Các quyền và nghĩa vụ khác theo yêu cầu của pháp luật. Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị là 5 năm. Ban Giám đốc Công ty: Giám đốc Công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm là người đại diện theo pháp luật của Công ty, trực tiếp điều hành công việc sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc Công ty có quyền và nghĩa vụ sau: Quyết định các vân đề liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty mà không cần phải có quyết định của hội đồng quản trị. Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị. Tổ chức thực hiện các hế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty. Kiến nghị phương án, cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của Công ty. Bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm các chức danh quản lý của Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị. Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) của người lao động trong Công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc. Quyết định tuyển dụng lao động. Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc phải điều hành công việc sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ của Công ty, hợp đồng lao động ký với Công ty. Nếu điều hành trái với quy định mà gây thiệt hại cho Công ty thì giáo đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho Công ty. Phòng Kỹ thuật Công nghệ: Chức năng chính là quản lý kỹ thuật, tổ chức nghiên cứu thiết kế sản phẩm, xây dựng chiến lược thiết kế các sản phẩm có quyền và nghĩa vụ sau: Tiếp nhận và triển khai công việc theo kế hoạch. Tiếp nhận và sử lý các thông tin liên quan đến kỹ thuật sản xuất và kỹ thuật chế tạo. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các sản phẩm mới. Tham gia các chương trình, các dự án của Công ty. Quản lý hồ sơ kỹ thuật. Xây dựng quy trình công nghệ, giám sát kiểm tra nghiệm thu các sản phẩm. Lập dự toán tia lượng vật tư cho các sản phẩm mới. Có quyền đình chỉ thi công khi thấy không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và quy trình công nghệ. Phòng kinh doanh thị trường: Chức năng chính là xây dựng kế hoạch sản xuất, triển khai thực hiện, đánh giá toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng và phát triển thị trường của Công ty có nhiệm vụ sau: Tham mưu cho giám đốc công ty trong lĩnh vực kinh doanh. Tổ chức thực hiện việc cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Tổ chức quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Lập hồ sơ dự thầu theo kế hoạch công ty. Thực hiện chăm sóc khách hàng. Quản lý dịch vụ thuê địa điểm. Trực tiếp giao dịch với các đối tác hợp tác kinh doanh. Phòng Tài chính Kế toán: Có chức năng chính là huy động vốn có hiệu quả, quản lý công tác tài chính theo quy định, có nhiệm vụ sau: Lập kế hoạch tài chính và kế hoạh huy động vốn theo thời kỳ. Trực tiếp quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước về tài chính. Thanh toán công nợ, lương, bảo hiểm, thuế. Hàng tháng, quý báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, doanh thu, quỹ cho giám đốc. Có quyền không thanh toán những khoản chi không hợp lý đảm bảo theo luật quản lý tài chính của nhà nước. Phòng Vật tư Thiết bị: Chức năng chính lập kế hoạch mua sắm và cung ứng vật liệu phụ tùng thiết bị phục vụ sản xuất theo quy định, có nhiệm vụ sau: Theo dõi quản lý, khai thác các đối tác cung cấp, sử dụng vật tư thiết bị. Triển khai mua sắm vật tư thiết bị. Thống kê quản lý kho phụ tùng vật liệu, viết phiếu nhập xuất vật liệu. Cung cấp phục vụ tại chân công trình. Tham mưu cho giám đốc Công ty về kế hoạch mua sắm dự trữ nguyên liệu khan hiếm. Phòng Tổ chức Hành chính: Chức năng chính là quản lý nhân sự, thực hiện chế độ chính sách cho người lao động, quản lý công tác hành chính của Công ty, có nhiệm vụ sau: Theo dõi quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên công ty. Quản lý nhân sự , tuyển dụng, nâng bậc, nghĩa vụ quân sự, thi đua, an toàn - bảo hộ lao động. Thực hiện chế độ người lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, . . . Thực hiện công tác văn thư, thống kê thi đua, theo dõi kiểm tra công tác vệ sinh công nghiệp, thực hiện công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cán bộ công nhân viên. Lập kế hoạch mua sắm, quản lý trang thiết bị văn phòng. Tham mưu cho giám đốc về kế hoạch, chiến lược phát triển nhân sự của Công ty. Xí nghiệp chế tạo thiết bị chuyên dùng: Chức năng chính là quản lý điều hành trực tiếp các phân xưởng, tổ sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ thu chứa, các sản phẩm chuyên dùng có nhiệm vụ sau: Triển khai kế hoạch sản xuất cơ khí, chế tạo các sản phẩm chuyên dùng. Xây dựng quy trình công nghệ, định mức lao động cho sản xuất. Thảo các nội quy, quy định sử dụng an toàn các thiết bị. Đảm bảo việc làm, thu nhập cho cán bộ công nhân viên Xí nghiệp. Theo dõi giám sát quá trình sản xuất. Tập hợp chi phí thanh toán báo cáo Giám đốc Công ty. Làm các thủ tục thanh toán chế độ cho người lao động. Tham gia cùng phòng kỹ thuật công nghệ đề xuất phương án sản xuất sản phẩm. Chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về các hoạt động sản xuất của Xí nghiệp. Xí nghiệp sửa chữa ôtô và thiết bị chuyên dùng: Chức năng chính là quản lý điều hành trực tiếp các phân xưởng, tổ đại tu bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, sửa chữa lớn phương tiện có nhiệm vụ sau: Triển khai kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng, sửa chữa lớn các phương tiện. Xây dựng quy trình công nghệ định mức lao động. Xây dựng nội quy làm việc của Xí nghiệp. Đề ra các phương án giải pháp kỹ thuật sửa chữa bảo dưỡng thiết bị, phương tiện. Tham mưu cho giám đốc giải pháp nâng cao năng lực phương tiện thiết bị, tiết kiệm tiêu hao nguyên liệu. Làm các thủ tục thanh toán cho người lao động. Xí nghiệp công nghiệp và xây lắp môi trường: Có chức năng chính là thực hiện công tác xây dựng cơ bản có nhiệm vụ sau: Tổ chức triển khai điều hành thi công các hạng mục công trình công ty giao. Tổ chức kế hoạch tiến độ, kế hoạch vật tư cho các công trình. Mua sắm, thanh quyết toán vật tư phục vụ thi công công trình. Xây dựng nội quy quy chế làm việc đảm bảo an toàn trong thi công. Tham gia cùng công ty dựthảo, lập hồ sơ dự thầu các công trình theo xây dựng cơ bản. Thanh toán các chế độ cho cán bộ công nhân viên. Chịu trách nhiệm trước công ty về công tác xây dựng cơ bản. Với cơ cấu bộ máy như trên Giám đốc Công ty là người điều hành trực tiếp các bộ phận chức năng và các Xí nghiệp trong Công ty và được sự hỗ trợ trực tiếp của các bộ phận chức năng giúp Giám đốc chuẩn bị đưa ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh. Giám đốc Công ty là người theo dõi việc thực hiện các quy định của Công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị Công ty về công việc sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Đồng thời Giám đốc cũng là người trực tiếp giải quyết các khó khăn vướng mắc giữa các bộ phận trong công ty với các Xí nghiệp thành viên của Công ty. Nguồn hiện có của Công ty. Nguồn nhân lực. Tổng số lao động: 187 người, trong đó: Lao động trực tiếp: 151 người. Lao động gián tiếp: 36 người. Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành công ty luôn quan tâm khuyến khích động viên người lao động học tập nâng cao trình độ. Với phương châm nâng cao chất lượng nhân lực là nguồn động lực lớn để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ kỹ thuật luôn được quan tâm tuyển dụng và đào tạo. Năm 2009 tổng số cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học là 27 người tăng 27% so với năm 2005, bên cạnh đó công ty còn nhiều biện pháp nâng cao chất lượng tay nghề cho công nhân như chọn lọc, bồi dưỡng nâng cao tay nghề lên lượng công nhân có tay nghề thấp đến năm 2009 đã giảm đáng kể so với năm 2005. Đến nay cơ cấu chất lượng lao động của Công ty đã được cải tiến đáng kể, thể hiện ở bảng thống kê sau: Bảng 2.1: Nguồn nhân lực của Công ty. Đơn vị tính: người STT TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số 230 203 200 194 187 1 Đại học và trên đại học 10 16 20 26 27 2 Cao đẳng 6 2 2 3 3 3 Trung cấp 6 8 10 12 14 4 Tốt nghiệp phổ thông 13 14 14 16 16 5 Công nhân kỹ thuật - 7/7 0 0 1 2 2 - 5+6/7 7 18 21 23 23 - 2+4/7 188 145 132 112 102 (Nguồn: Báo cáo phát triển nhân lực Công ty năm 2005 - 2009) Tình hình tài chính của Công ty Công ty cổ phần Công nghiệp Môi trường Phú Minh những năm gần đây. Tình hình tài chính trong những năm gần đây được thể hiện trong báo cáo hàng năm, theo bảng sau: Bảng 2.2: Tình hình tài chính của Công ty. Đơn vị tính: tỷ VNĐ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Quý I/2009 Vốn kinh doanh 29,048 29,245 26,527 20,0 Vốn lưu động 18,543 16,536 14,943 4,80 Vốn cố định 10,505 12,709 11,584 15,20 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty năm 2006, 2007,2008, quý I/2009) Trong những năm về trước năm 2009 Công ty còn là đơn vị trực thuộc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Nhà nước một thành viên Môi Trường Đô Thị vốn hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào Công ty mẹ cấp nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào chi phối của Công ty. Từ năm 2008 Công ty được thành lập thành công ty cổ phần với loại hình là góp vốn kinh doanh với vốn pháp định là 20 tỷ VNĐ. Do các cổ đông góp vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh Công ty có quyền tăng giảm vốn sản xuất kinh doanh nhưng không được phép giảm mức vốn đầu tư dưới mức vốn pháp định. Trước đây vốn lưu động hàng năm của Công ty được Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Nhà nước một thành viên Môi Trường Đô Thị cấp ngày một giảm do vậy để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo hạch toán công tác tổ chức quản lý cần phải được bố trí, sắp xếp hợp lý để sử dụng có hiệu quả tài sản cố định và nguồn vốn lưu động do công ty cấp bằng cách tận dụng tối đa công suất các máy móc thiết bị nhà xưởng, đồng thời đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn có kế hoạch hậu cần dự trữ nguyên vật liệu chính xác. Có phương án sản xuất và dự trữ sản phẩm tối ưu để tránh ứ đọng vốn đồng thời vẫn đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh đều đặn. Thực hiện tốt công tác duy trì bán hàng và thanh toán công nợ, có kế hoạch huy động vốn kịp thời khi cần thiết. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được trong những năm gần đây. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong mấy năm qua được thể hiện trong báo cáo tổng hợp hàng năm theo bảng kê sau: Bảng 2.3: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. CHỈ TIÊU ĐV tính THỰC HIỆN 2005 2006 2007 2008 Quý I/2009 1. Tổng doanh thu: Tỷ đồng 31,203 35,251 38,022 47,935 13,108 Trong đó - SX cơ khí Tỷ đồng 9,070 10,031 9,608 9,827 3,929 - Đóng xe chuyên dùng Tỷ đồng 8,253 8,900 10,010 17,003 3,222 - BDSC phương tiện Tỷ đồng 5,5 7,4 11 12,74 2,295 - Sửa chữa lớn Tỷ đồng 2,2 1,8 1,3 2,45 2,425 - Xây lắp Tỷ đồng 5,7 6,7 5,474 5,095 0,857 - Thực hiện dịch vụ Tỷ đồng 0,3 0,42 0,63 0,82 0,38 2. Thu nhập bình quân LĐ người/tháng Tr. đồng 2 2 2,3 2,5 3,5 3. Lợi nhuận Tr. đồng 340 380 400 456 147 4. Lao động bình quân Người 230 203 200 194 188 5. Giá trị sản xuất bình quân 1 LĐ/năm Tỷ đồng 0,1356 0,1736 0,190 0,247 0,069 Tổng quỹ lương Tỷ đồng 4,05 4,238 5,501 5,82 2,1 (Nguồn: Báo cáo công tác kinh doanh Công ty năm 2005, 2006, 2007, 2008, quý I/2009) Tính chất và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Với ngành nghề kinh doanh đã đăng ký và được cấp phép là: Sửa chữa, bảo dưỡng xe máy thiết bị chuyên ngành môi trường đô thị và công nghiệp, ôtô và các phương tiện vận tải khác. Sản xuất, gia công, đóng mới, kinh doanh sản phẩm cơ khí và các sản phẩm ngành công nghiệp môi trường. Xuất nhập khẩu các sản phẩm công ty kinh doanh. Xây lắp các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, môi trường và công nghiệp. Thiết kế mới, thiết kế cải tạo, chế tạo sản phẩm cơ khí, thiết bị chuyên dùng cho ngành môi trường đô thị và công nghiệp và các phương tiện cơ giới đường bộ. Thi công lắp đặt, quản lý, quy trì, sửa chữa và cải tạo công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, cấp nước, thoát nước, hè đường, chiếu sáng. Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, nhà xưởng. Khai thác điểm đỗ xe; cho thuê xe vận tải; dịch vụ làm sạch thiết bị chuyên dùng và phương tiện vận tải. Dịch vụ vệ sinh làm sạch nhà cửa, công trình công cộng, cải tạo môi trường sinh thái. Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hoá từ nguồn gốc phế thải, tái chế, tái sử dụng phế thải. Tư vấn đầu tư, xây dựng công trình dân dụng, đô thị và công nghiệp. Nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ ngành môi trường đô thị và công nghiệp. Công ty thực hiện đăng ký, kinh doanh các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm theo quyết định của Hội đồng quản trị Công ty. Tại Công ty cổ phần Công nghiệp môi trường Phú Minh tính chất ngành nghề đa dạng mang đặc thù của ngành cơ khí công nghiệp môi trường, gia công cơ khí các sản phẩm thu chứa phục vụ công tác vệ sinh môi trường như: Các xe gom chở rác, các thùng rác, các container phục vụ vệ sinh môi trường như các loại xe chuyên dùng phục vụ vệ sinh môi trường như các hệ chuyên dùng Hooklip container, các xe cuốn ép rác, xe bơm hút, xe chở chất thải công nghiệp, xe quét hút, xe tưới rửa đường, thi công các hạng mục công trình phục vụ công tác vệ sinh môi trường như các trạm ép rác, các trạm xử lý nước rác, các lò đốt rác công nghiệp, rác y tế, . .. Các sản phẩm cơ khí của Công ty có những sản phẩm đơn thuần như các loại xe gom rác, các thùng rác được gia công sản xuất hàng loạt theo mộtdây truyền sản xuất nhất định. Công việc tuy đơn giản nhưng số lượng lớn, sản xuất theo dây truyền công việc, vì vậy chỉ cần một sai sót trong một khâu công việc cũng làm hỏng sản phẩm gây lãng phí cho công ty. Nên việc theo dõi kiểm tra quy trình sản xuất trong gia công bán thành phẩm được đề ra rất nghiêm ngặt. Ngoài ra công ty còn chuyên nghiên cứu thiết kế sản xuất cơ khí các loại xe chuyên dùng cho ngành môi trường đặc thù của công việc này là sản xuất đơn chiếc, vừa sản xuất vừa nghiên cứu thiết kế, giá trị tài sản lớn do vậy mọi công việc, mọi khâu phải được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo chính xác tuyệt đối, gia công chi tiết phải được thực hiện trên phương tiện máy móc thiết bị hiện đại, đội ngũ công nhân kỹ thuật phải có tay nghề cao, trình độ chuyên môn giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong gia công. Đối tượng phục vụ của Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường Phú Minh là các đơn vị thực hiện công tác vệ sinh môi trường trên toàn quốc. Ngoài ra công ty còn có chương trình hướng tới cung cấp các thiết bị chuyên ngành môi trường cho các nước trong khu vực như Campuchia, Lào, . . .. Chiến lược của Công ty là duy trì phát huy các sản phẩm truyền thống của Công ty. Nâng cao năng lực kỹ thuật nghiên cứu chế tạo các sản phẩm mới để đưa ra thị trường các sản phẩm phục vụ vệ sinh môi trường mang tính công nghiệp cao phù hợp với xu thế hiện nay của ngành môi trường. Do vậy trong thời gian qua Công ty vẫn duy trì các hoạt động sản xuất liên tục, không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố khách quan mang lại. Đặc điểm máy móc thiết bị của Công ty. Là doanh nghiệp sản xuất gia công cơ khí nên máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản cố định của Công ty. Tuy mới được thành lập những xuất phát của công ty là đơn vị phục vụ hậu cần chuyên sửa chữa, sản xuất cơ khí của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Nhà nước Một thành viên Môi Trường Đô Thị, công ty có một thời gian dài được công ty mẹ đầu tư trang bị đầy đủ các phương tiện thiết bị máy móc cho đến nay hệ thống máy móc thiết bị phục vụ gia công cơ khí, sửa chữa của Công ty tương đối hoàn chỉnh. Cho tạo phôi: công ty có máy cắt tôn tấm dài 3m, máy cưa thép, máy cắt sắt góc, sắt tròn, máy cắt bằng đá, . . Cho gia công áp lực: Công ty có máy gấp tôn cỡ lớn, máy đột dập, máy ép thuỷ lực. Cho gia công bản mã: Công ty có các loại máy phay, bào vạn năng, máy khoan đứng, khoan cần cỡ lớn, máy mài hai đá, máy tiện, máy mài súppáp, máy doa xi lanh, máy mài mặt phẳng, máy cân bơm cao áp, máy bơm mỡ, máy vam vòng bi. Cho công tác kiểm tra: Công ty có máy đo nồng độ khí thải, máy đo kiểm độ chụm bánh xe, máy kiểm tra phanh, thiết bị kiểm tra thuỷ lực. Phần lớn các máy móc thiết bị được đầu tư từ các nguồn tài trợ của Nhật Bản và được bổ xung trang bị dần bằng các máy đã qua sử dụng của các nước tư bản có giá trị đầu tư thấp nhưng độ bền cao, tính năng phù hợp với yêu cầu sản xuất của Công ty nền tiết kiệm được chi phí sản xuất góp phần hạ giá thành sản phẩm cho Công ty. Hàng năm nhu cầu sản xuất cơ khí các mặt hàng truyền thống như: xe gom rác, thùng rác vụn, . . . phục vụ thị trường ngày càng nhiều (trung bình 7.000 sản phẩm/năm). Phần lớn nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm này là các loại tôn, thép mỏng. Để giải quyết công nghệ hàn phức tạp cho các mặt hàng này công ty đã đầu tư trang bị nhiều loại máy hàn như: Máy hàn bấm, máy hàn bán tự động bảo vệ bằng khí CO2. Để đảm bảo chất lượng các sản phẩm cơ khí của Công ty như các loại xe cuốn ép, các loại xe tưới rửa đường, các loại xe bơm hút chất thải công nghiệp, các hệ chuyên dùng container cỡ lớn, trong nghiên cứu chế tạo sản xuất công ty luôn quan tâm đến vấn đề ăn mòn kim loại, yêu cầu nghiêm ngặt trong việc cung ứng vật liệu phục vụ cho sản xuất các loại sản phẩm này cụ thể như nhập từ nước ngoài về các loại tôn Q345B (loại tôn chống mài mòn cao, chống sự ăn mòn của axit), công ty còn đầu tư máy nén khí, máy phun cát, máy phun sơn. Ngoài ra công ty còn liên doanh liên kết với các đơn vị chuyên ngành khác như chuyên sơn tĩnh điện, chuyên chế tạo thiết bị thuỷ lực. Việc liên doanh liên kết này giúp Công ty vừa giảm bớt nguồn vốn đầu tư, không tốn mặt bằng sản xuất, quản lý chi phí máy móc thiết bị vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu. Như vậy từ khâu gia công, chuẩn bị nguyên vật liệu đến hoàn thiện sản phẩm Công ty Cổ phần Công nghiệp Môi trường Phú Minh đều có tương đối đầy đủ máy móc thiết bị để gia công. Điều này giúp cho công ty có nhiều thế mạnh để cạnh tranh với các đơn vị khác trên thị trường cung cấp sản phẩm hàng hoá cho ngành môi trường. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty, để đảm bảo chất lượng sản phẩm và để chủ động trong công tác sản xuất Công ty vẫn cần phải trang bị thêm một số thiết bị phục vụ sản xuất hoàn thiện sản phẩm nữa như: Máy lốc tôn, máy mạ kẽm, máy mạ crôm, máy nâng hạ, thiết bị nhúng sơn (hiện nay Công ty mới có máy phun sơn), máy cắt thép plasma. Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Sản phẩm của Công ty Cổ phần công nghiệp môi trường Phú Minh là sản phẩm đa dạng phục vụ ngành môi trường. .Đáp ứng nhu cầu sử dụng của các cá nhân và các doanh nghiệp của thị trường theo đúng nội dung đăng ký kinh doanh của Công ty đã được phép. Căn cứ vào đặc tính nhu cầu thị trường có thể chia sản phẩm của Công ty ra thành các dạng chính sau : Các loại sản phẩm cơ khí truyền thống (các xe gom rác, thùng rác vụn) phục vụ cho sản xuất các doanh nghiệp môi trường và các doanh nghiệp khác. Đây là loại mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn về số lượng và có tỷ trọng nhỏ (30 - 40%) về sản lượng so với đóng xe chuyên dùng nhưng vốn đầu tư thấp quay vòng nhanh, thị trường tiêu thụ rộng, đa dạng nên luôn được Công ty chú ý đáp ứng kịp thời về thời gian và chất lượng như : Các loại xe gom rác Công ty có khả năng đáp ứng yêu cầu cung cấp cho khách hàng 400xe/tháng. Các loại thùng rác vụn Công ty có khả năng cung cấp cho khách hàng 600thùng/tháng. Các mặt hàng cơ giới chuyên ngành như các loại xe cuốn ép rác , các loại xe bơm hút, xe chở chất thải công nghiệp, xe chở chất thải lỏng: Là những mặt hàng chiến lược và lâu dài của Công ty. Đây là các sản phẩm được sản xuất để cung cấp cho các đơn vị tham gia thực hiện công tác vệ sinh môi trường. Mặt hàng này có tỷ trọng nhỏ về số lượng nhưng chiếm tỷ trọng lớn về giá trị so với các mặt hàng khác. Việc sản xuất đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đầu tư thoả đáng, sản xuất đảm bảo chất lượng, quy trình, tiến độ đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Với phương châm đa dạng hoá ngành nghề, sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, làm chủ các phương tiện thiết bị phục vụ vệ sinh môi trường, bên cạnh đó công ty còn thường xuyên có các bộ phận chuyên sửa chữa cơ khí các thiết bị vệ sinh môi trường, trung đại tu phương tiện vận tải. Đây là một phần đóng góp không nhỏ vào việc tiếp thu cải tiến hoàn thiện các sản phẩm cơ khí của Công ty về sau. Do có sản phẩm đa dạng, được thừa hưởng thương hiện URENCO của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Nhà nước Một thành viên Môi Trường Đô Thị, cùng với đội ngũ maketing nhanh nhạy với quan hệ rộng rãi của Ban giám đốc Công ty mà thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Công nghiệp Môi trường Phú Minh rất phong phú và rộng lớn. Tại thị trường Hà Nội Công ty có cửa hàng bán hàng và giới thiệu sản phẩm tại 179 Đê La Thành cùng các đại lý môi giới bán hàng khác hầu hết ở các Xí nghiệp vệ sinh môi trường các quận. Cạnh tranh trên thị trường này rất gay gắt, có nhiều đối thủ cạnh tranh cùng sản xuất các mặt hàng này như: Công ty chiếu sáng, công ty Hoà Phát, cơ khí Mai Động, cơ khí Yên Viên, các cơ sở sản xuất tư nhân, các cơ sở kinh doanh nhập hàng nước ngoài về, . . .. nhưng do có ưu thế về chất lượng cũng như tiến độ phục vụ khách hàng nên sản phẩm của Công ty Cổ Phần Công nghiệp Môi Trường Phú Minh vẫn chiếm ưu thế hơn so với các doanh nghiệp, nhà sản xuất khác. Công ty rất trú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra các khu vực khác ngoài Hà Nội. Hiên nay Công ty đã có các cửa hàng đại lý tại Hưng Yên, Đông Anh, Hà Tây, Thanh Hoá một số tỉnh Miền Nam. Khách hàng của Công ty còn là các Công ty môi trường tại các thị xã, thị trấn mới thành lập như Môi trường Gia Lâm, Môi trường Lạng Sơn, Môi Trường Lạng Sơn, Môi Trường Thanh Hoá, Môi trường Sơn Tây, Môi trường Thanh Trì, các khu chế xuất công nghiệp, các dự án công trình công cộng,…. Đây là các thị trường tiềm ẩn của Công ty. Để khai thác triệt để ở thị trường này đòi hỏi Công ty phải cố gắng mạnh mẽ hơn nữa dựa vào nội lực của mình vươn lên cả về số lượng và chất lượng. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CƠ KHÍ CỦA CÔNG TY. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của Công ty. Là Công ty cổ phần mục tiêu sản xuất kinh doanh là để tồn tại và phát triển, sự gia tăng về giá trị sản xuất hàng năm của Công ty là chỉ tiêu cần đạt được, đảm bảo cho sự tồn tại của Công ty. Theo kết quả tổng hợp cho thấy mức độ gia tăng giá trị sản lượng sản xuất của Công ty như sau: Bảng 2.4: Giá trị tổng sản lượng sản xuất kinh doanh. Đơn vị: tỷ đồng 2005 2006 2007 2008 QUÝ I/2009 Thực hiện % Thực hiện % 2006 2005 Thực hiện % 2007 2006 Thực hiện % 2008 2007 Thực hiện % so với BQ QI/2008 31,203 100 35,251 112,97 38,022 107,86 47,935 126,07 13,108 109,4 (Nguồn: Báo cáo thực hiện kế hoạch các năm của Công ty) Như vậy sau mối năm hoạt động tổng giá trị sản lượng của Công tynăm nay cao hơn năm trước nhưng mức độ tăng trưởng chưa cao do những năm gần đây thị trường có nhiều biến đổi, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, việc sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào Công ty mẹ. Sang năm 2009 khi bắt đầu chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty hoạt động độc lập, có phần chủ động hơn, sản lượng của công ty đã dần đi vào cuộc sống, được thị trường chấp nhận nên giá trị sản lượng tiêu thụ đã tăng hơn so với cùng kỳ năm 2008. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cơ khí của Công ty. Các sản phẩm cơ khí của Công ty làm ra đến đâu đựơc tiêu thụ đến đấy. Sản phẩm của năm nay không có tồn đọng sang năm sau. Thể hiện trong bảng doanh thu tiêu thu sản phẩm cơ khí như sau: Bảng 2.5: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm cơ khí của Công ty. Đơn vị: Tỷ đồng 2005 2006._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26533.doc
Tài liệu liên quan