Một số biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải ở Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Trong thời gian qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam không ngừng tăng lên. Điều này đã tác động tới sự phát triển của dịch vụ vận tải giao nhận ở nước ta. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực giao nhận vận tải, phát triển ngày càng đa dạng các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực này. Điều này đã phần nào đáp ứng nhu cầu trong giao nhận, vận chuyển hàng hoá của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu. Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế giới WTO và dần dần từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, dịch vụ giao nhận vận tải nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Song, cũng giống như các ngành kinh tế khác, dịch vụ giao nhận vận tải của Việt Nam cũng phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ bên ngoài. Điều này đòi hỏi hoạt động giao nhân vận tải Việt Nam phải hoạt động có hiệu quả hơn nữa trong lĩnh vực thương mại nội địa và quốc tế. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, đòi hỏi các doanh nghiệp giao nhận vận tải phải áp dụng và phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải, cung cấp một chuỗi các hoạt động từ nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá. Có phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải, các doanh nghiệp Việt Nam mới nâng cao được sức cạnh tranh trước sự tấn công ồ ạt của các doanh nghiệp vận tải nước ngoài. Logistics là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam, với kinh nghiệm còn rất hạn chế của mình, em chỉ xin nêu ra một vài hiểu biết của mình về lĩnh vực này trong đề án môn học : “Một số biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải ở Việt Nam” Đề án gồm 3 phần chính : Chương I : Cơ sở lí luận về phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải ở Việt Nam. Chương II: Thực trạng về phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải ở Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải ở Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Thương Mại đã cung cấp cho em những kiến thức trong suốt 3 năm học vừa qua, đặc biệt em xin cảm ơn PGS.TS Phan Tố Uyên đã giúp đỡ tận tình trong quá trình em làm đề án. Mặc dù đã rất cố gắng, song đề án chắc chắn còn thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô giáo để có thể hoàn chỉnh hơn đề án của mình. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI Ở VIỆT NAM Cơ sở lí luận về logistics. 1.1.1 Khái niệm về logistics. Sau cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 2 sản xuất vật chất của xã hội đã đạt năng suất cao do áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, song, muốn tối ưu hoá quá trình sản xuất,tăng năng suất lao động,hạ giá thành sản phẩm,nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị truờng chỉ có cách cải tiến và hoàn thiện hệ thống quản lý phân phối vật chất, có như vậy mới giảm được thấp nhất thiệt hại do tồn kho, ứ đọng nguyên vật liệu,bán thành phẩm và thành phẩm trong quá trình sản xuất và lưu thông. Hệ thống phân phối vật chất này còn gọi là “logistics”. Vậy logistics là gì? Đây là một khái niệm còn mới mẻ đối với phần lớn người Việt Nam tuy nhiên trên thế giới thuật ngữ logistics đã xuất hiện từ lâu. Lúc mới đầu du nhập vào Việt Nam, nhiều người cho rằng logistics là hậu cần hay tiếp nhận hoặc tổ chức dịch vụ cung ứng…Tuy nhiên những thuật ngữ đó chưa phán ánh một cách đầy đủ và đúng đắn bản chất của logistics. Do vậy cũng giống như thuật ngữ “Marketing”, cách tốt nhất là giữ nguyên thuật ngữ này và bổ sung chúng vào tiếng Việt. Logistics được đưa ra lần đầu tiên với tư cách là một thuật ngữ bởi một nhà quân sự người Thuỵ Sỹ Baron Antonie Henry. Trong tác phẩm “Tổng kết lịch sử quân sự” xuất bản năm 1838, ông này lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ logistics với ý nghĩa là nghệ thuật điều chuyển quân đội. Từ điển bách khoa Webster cũng định nghĩa logistics là: “ một nhánh của khoa học quân sự thực hiện các hoạt động thu thập, bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, nhân sự và phương tiện. Theo hội đồng quản trị logistics Mỹ- 1988: Logistics là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thoả mãn những yêu cầu của khách hàng. Theo quan điểm “5 đúng” (5 rights) thì : logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đến đúng vị trí , vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm. Logistics được uỷ ban quản lý logistics của Mỹ định nghĩa như sau: logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất vè thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hoá đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ Logistics (CLM) quốc tế (Hội đồng này thiết lập các nguyên tắc, thể lệ, nội dung mà các DN cung cấp dịch vụ Logistics các nước thường áp dụng và chịu quy chế của Hội đồng này) “Logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu giữ các loại hàng hoá, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng” Theo Logistics and Supply Chain Management của MA Shuo,(World Maritime University,1999) thì logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp,qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Theo định nghĩa này, thì logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một quá trình gồm một chuỗi các hoạt động có liên quan, được thực hiện khoa học và tác động lên nhau. Logistics gồm hoạt động xây dựng chiến lược cũng như thực hiên chiến lược. Logistics không chỉ đơn thuần liên quan đến nguyên nhiên vật liệu mà còn liên quan tới tất cả nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu vào như vốn, nhân lực, vật lực cũng như thông tin, bí quyết công nghệ, dịch vụ.... Đây là những yếu tố cần thiết để tạo nên sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Logistics bao trùm cả hai cấp độ hoạch định và tổ chức. Cấp độ thứ nhất các vấn đề được đặt ra là phải lấy nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, dịch vụ…ở đâu? vào khi nào? và vận chuyển chúng đi đâu? Cấp độ thứ hai là việc làm thế nào để đưa được nguồn tài nguyên/các yêu tố đầu vào từ điểm đầu đến điểm cuối dây chuyện cung ứng. Luật Thương Mại Việt Nam năm 2005 không đưa ra khái niệm “logistics” mà đưa ra khái niệm “dịch vụ logistics” như sau: Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao (Điều 233- Luật Thương mại Việt Nam năm 2005) Qua các khái niệm trên, ta thấy rằng tuy có sự khác nhau về từ ngữ và cách diễn đạt, nhưng các tác giả đều cho rằng: logistics là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối đến tay người tiêu dùng. Mục đích là giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với một thời gian ngắn nhất trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hoá một cách kịp thời ( Just in time). 1.1.2.Một số loại hình dịch vụ logistics. 1.1.2.1. Giao nhận hàng hoá. Khái niệm chung về giao nhận: Trong buôn bán quốc tế là người bán và người mua thuờng ở cách xa nhau. Do đó người vận tải đảm nhận việc di chuyển hàng hoá giữa người mua và người bán, đây là một khâu rất quan trọng, bảo đảm hàng hoá đến tay người mua,việc hợp đồng mua bán có thực hiện được hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu này. Hoạt động nghiệp vụ này bao gồm một loạt các công việc như : đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, tổ chức xếp dỡ, giao hàng cho người nhận ở nơi đến… liên quan đến quá trình vận chuyển. Tất cả các công việc này được gọi chung là “ Nghiệp vụ giao nhận- Forwarding”. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ giao nhận: Nghiệp vụ giao nhận truyền thống: Chủ yếu là các khâu nghiệp vụ do chủ hàng trực tiếp thực hiên theo nghĩa vụ của mình được quy định trong hợp đồng, bao gồm: Tổ chức chuyên chở ,xếp dỡ, hàng hoá từ nơi sản xuất đến các điểm đầu mối vận tải và ngược lại. Lập các chứng từ có liên quan đến giao nhận vận chuyển nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ hàng. Theo dõi và giải quyết những khiếu nại về hàng hoá trong quá trình giao nhận vận tải, đồng thời thanh toán các chi phí có liên quan đến giao nhận. Nghiệp vụ giao nhận quốc tế- Dịch vụ giao nhận: Trừ trường hợp người gửi hàng (hoặc người nhận hàng muốn tự mình thực hiện bất cứ khâu thủ tục và chứng từ nào), còn lại thông thường người giao nhận thay mặt chủ hàng lo liệu quá trình vận tải qua các cung đoạn. Người giao nhận có thể trực tiếp thực hiện các dịch vụ thông qua các đại lý của họ hoặc thông qua những người ký hợp đồng phục vụ). Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá có thể thay mặt người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu hoặc thay mặt cả hai để thực hiện các dịch vụ: Nhận uỷ thác giao nhận vận tải trong và ngoài nước bằng các phương tiện khác nhau với các loại hàng hoá XNK, hàng nội chợ, hàng triển lãm ngoại giao, quá cảnh , công trình, hàng tư nhân đóng trong Container, hàng bao kiện rời. Làm đầu mối vận tải đa phương thức: kết hợp sử dụng nhiều phương tiện vận tải để đưa hàng đi bất cứ nơi nào theo yêu cầu của chủ hàng. Thực hiện mọi dịch vụ có liên quan đến giao nhận vận tải như: Lưu cước tàu chợ, thuê tàu chuyến, thuê các phương tiện vận tải khác, mua bảo hiểm cho hàng hoá XNK, bảo quản hàng, tái chế, đóng gói, thu gom hoặc chia lẻ hàng. Thuê hoặc cho thuê vỏ Container, giao hàng đến tận cơ sở sản xuất, hoặc địa điểm tiêu thụ. Làm thủ tục tư vấn cho các nhà kinh doanh XNK về mọi vấn đề liên quan đến giao nhận vận tải và bảo hiểm… Nhận uỷ thác và thu gom hàng XNK. 1.1.2.2. Kho bãi. Khái niệm: Kho bãi là một bộ phận của hệ thống logistics, là nơi cất giữ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm… trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu giữ và vị trí của các hàng hoá được lưu kho. Vai trò của kho bãi : Giúp có vai trò quan trọng, là một yếu tố giúp tiết kiệm đựơc chi phí vận tải. Kho là nơi có thể gom nhiều lô hàng nhỏ thành một lô hàng lớn để vận chuyển 1 lần, tiết kiệm chi phí vận tải. Giúp vượt qua những khác biệt về không gian và thời gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Giúp thoả mãn được nhu cầu của khách hàng với chi phí logistics thấp nhất. Hỗ trợ cho các chương trình JIT ( Just in time) của các nhà cung cấp và của khách hàng. Thoả mãn nhu cầu của khách bằng cách cung cấp cho họ những sản phẩm đồng bộ Kho bãi gồm các chức năng sau: Hỗ trợ cho sản xuất: Nhà kho đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho sản xuất.Thông thường trong quá trình sản xuất cần nhiều nguyên vật liêu, linh kiện khác nhau, được mua từ các xí nghiệp khác nhau. Do đó, khi mua nguyên vật liệu về , vật tư được chuyển về kho theo các phương thức khác nhau. Ở đây, nguyên vật liệu đươc bảo quản để sử dụng dần cho quá trình sản xuất, bảo đảm cho sản xuất được diễn ra liên tục không bị gián đoạn. Gom hàng: Trong trường hợp khách hàng cần những lô hàng lớn, hàng sẽ được vận chuyển theo các phương thức khác nhau và được đưa từ các nhà cung cấp về kho của công ty. Hàng được tập trung thành những lô hàng lớn tại kho của công ty để cung cấp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tách hàng thành nhiều lô nhỏ: Đối với những khách hàng cần những lô hàng nhỏ, hàng sẽ được vận chuyển từ nhà cung cấp về kho của công ty. Tại kho sẽ chia tách lô hàng lớn thành nhiều lô hàng nhỏ, đủ số lượng, đảm bảo về chất lượng và vận chuyển đến khách hàng. Các loại kho: Cross docking ( kho đa năng) : Kho đa năng được bố trí trong khoảng giữa nhà sản xuất và nguời tiêu thụ nhằm mục đích phân loại , tổng hợp hàng hoá , hoàn thiện hàng hoá để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Sản phẩm được đưa về kho đa năng theo những lô hàng lớn và tại kho đa năng,doanh nghiệp sẽ tách hàng, chuẩn bị theo những yêu cầu của khách hàng, rồi gửi cho khách. Kho đa năng rất phát triển và phục vụ chủ yếu cho hệ thống siêu thị và các nhà bán lẻ. Kho thuê theo hợp đồng: Một sự lựa chon mà các công ty có thể quan tâm đó là “ thuê kho theo hợp đồng”: hợp đồng thuê kho là sự thoả thuận giữa 2 bên: bên đi thuê kho và bên cho thuê kho về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên, bên cho thuê kho sẽ phải đảm bảo cung cấp những dịch vụ kho bãi theo đúng những thoả thuận giữa 2 bên, bên đi thuê phải bảo đảm thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê kho. Các loại kho công cộng: Nhiều loại kho công cộng như: kho hàng tổng hợp, kho hải quan, kho đông lạnh, kho gửi hàng cá nhân, kho đặc biệt, kho hàng rời, kho hàng lỏng. Kho bảo thuế: Là kho của chủ hàng dùng để chứa hàng hoá nhập khẩu đã đựoc thông quan nhưng chưa nộp thuế Kho ngoại quan: Kho đựơc thiết lập trên lãnh thổ Việt Nam và được thành lập theo quy định pháp luật, hoạt động của kho chịu sự giám sát, và quản lý của hải quan. Kho ngoại quan lưu giữ hàng hoá sau: hàng hoá đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hoá từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật. Chủ kho ngoại quan có thể làm một loạt dịch vụ như: lưu giữ, bảo quản, vận chuyển hàng hoá, môi giới tiêu thụ hàng hoá gửi trong kho hoặc khai báo hải quan, giám định, bảo hiểm, tái chế và gia cố hàng hoá trước khi xuất hoặc nhập khẩu. 1.1.2.3. Vận tải. Vận tải biển. Vận tải đường biển có vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ với nhau. Trên thế giới có khoảng 85% tổng khối luợng hàng hoá buôn bán quốc tế vận chuyển bằng đường biển. Đặc điểm của vận tải đường biển. Năng lực vận chuyển lớn, với sức chứa không bị hạn chế Các tuyến đường vận tải hầu hết là tuyến đường giao thông tự nhiên. Giá cước vận tải biển rất thấp do tận dụng các tuyến đường giao thông tự nhiên. Quy trình tổ chức chuyên chở khá phức tạp, tốc độ chậm. Tác dụng của vận tải đường biển: Góp phần quan trọng làm thay đổi cơ cấu mặt hàng, nguồn hàng trong buôn bán quốc tế. Thông qua vận tải đường biển mà quan hệ buôn bán với các nước được mở rộng Cảng biển là đầu mối giao thông, là một mắt xích quan trọng và một bộ phận quan trọng của vận tải đường biển. Vận tải Container. Container là loại công cụ chứa hàng, khối hộp chữ nhật được làm bằng gỗ hoặc bằng kim loại, có kích thước tiêu chuẩn hoá, dùng được nhiều lần và có sức chứa lớn. Đặc điểm: Container là một loại thiết bị vận tải. Có tính bền chắc, đáp ứng nhu cầu sử dụng nhiều lần. Có cấu tạo riêng biệt thuận lợi cho chuyên chở hàng bằng nhiều phương thức vận tải mà không phải dỡ hàng ra và đóng gói lại dọc đường. Được thiết kế thuận tiên, để dễ dàng cho việc bốc dỡ, chuyền tải. Có thể chứa bên trong 1m3 hoặc hơn. Các yếu tố kỹ thuật của hệ thống vận tải Container: Ga, cảng Container : Các điểm vận tải phục vụ chuyên chở Container phải có diện tích rộng, có các trang thiết bị chuyên dụng để xếp dỡ, sắp đặt Container. Trạm Container là nơi giao nhận, bảo quản hàng hoá, bảo quản Container, là nơi tiến hành các thủ tục hải quan, kiểm tra hàng hoá XNK. Công cụ xếp dỡ Container: so với quy trình xếp dỡ hàng hoá thông thường, quy trình kỹ thuật xếp dỡ Container lên xuống phương tiện vận tải hoặc ở các kho bãi có sự khác biệt. Xét theo công dung, ta có thể chia thành 3 nhóm: Công cụ phục vụ xếp dỡ Container lên xuống các phương tiện vận tải. Công cụ phục vụ việc sắp xếp Container tại các kho bãi Container. Công cụ xếp dỡ phục vụ việc xếp, dỡ hàng hoá ra, vào Container tại các trạm CFS ( Container Frieght Station) Vận tải đa phương thức: Khái niệm: Vận tải đa phương thức là một phương pháp vận tải, trong đó hàng hoá được vận chuyển bằng hai hay nhiều phương thức vận tải khác nhau, trên cơ sở một chứng từ vận tải, một chế độ trách nghiệm và chỉ một người chịu trách nghiệm về hàng hoá trong suốt quá trình vận chuyển chở từ một địa điệm nhận hàng để chở ở nuớc này đến một địa điểm giao hàng ở nuớc khác. Các hình thức vận tải đa phương tiện chủ yếu: Sea/ air: Vận tải đường biển gắn với vận tải hàng không. Air/Road: Sự kết hợp giữa vận tải hàng không và vận tải ô tô. Rail/Road: Sự kết hợp giữa tốc độ của vận tải đường sắt với tính cơ động của ôtô. Mini/ Bridge: Container được vận chuyển từ cảng này đến cảng khác, sau đó đuợc chuyển bằng đường sắt cảng thứ 2 của nước đến theo một vận đơn đi suốt do người chuyên chở đường biển cấp. 1.1.2.4. Dịch vụ tư vấn ngoại thương. Dịch vụ tư vấn pháp lý: ký kết và thực hiện hợp đồng là công việc chủ yếu trong kinh doanh ngoại thương. Hoạt động ngoại thương chị sự quản lý của luật quốc gia, luật quốc tế, tập quán thương mại quốc tế. Hợp đồng ngoại thương là một loại hợp đồng kinh tế, có chủ thể đăng ký kinh doanh ở tất cả các quốc gia khác nhau, có khách thể chính là mối quan hệ mua bán, quan hệ dịch chuyển sở hữu về hàng hoá. Dịch vụ tư vấn pháp lý ra đời nhằm cung cấp những thông tin, những lời khuyên, những kinh nghiệm trong quá trình soạn thảo, giao dịch, ký kết các hợp đồng và giải quyết những tranh chấp hợp đồng (nếu có). Dịch vụ tư vấn trong hoạt động xuất ,nhập khẩu thiết bị máy móc, thiết bị toàn bộ. Đây là những công việc phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp cần thiết phải thuê dịch vụ tư vấn kỹ thuật và xuất, nhập khẩu máy móc thiết bị phù hợp với yêu cầu của sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ trọn gói hoặc chỉ một khâu trong hệ thống công việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ. 1.1.3. Vai trò của logistics: Những năm cuối thế kỷ XX và buớc vào thế kỷ XXI, kinh tế thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc, đặc biết là xu huớng toàn cầu hoá các hoạt động kinh tế quốc tế, vai trò của logistics hết sức quan trọng.Vai trò của logistics thể hiện như sau: Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế như cung cấp, sản xuất , lưu thông phân phối; mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế. Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở của thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thờì gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hoá chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện…tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng.Các cuộc khủng hoảng năng lượng đòi hỏi các nhà sản xuất quan tâm đến chi phí vận chuyển. Các giai đoạn lãi suất ngân hàng cao cũng khiến các doanh nghiệp nhận thức sâu sắc hơn về vốn, vì vốn bị đọng lại do việc duy trì hàng tồn kho. Vì vậy muốn tối ưu hoá quá trình sản xuất phải cắt giảm tất cả các chi phí không chỉ trong hoạt động sản xuất mà cả trong các lĩnh vực khác như vận tải, lưu kho phân phối hàng hoá. Làm thế nào để cắt giảm được những chi phí này trong chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh. Tât cả các hoạt động này chỉ có thể kiểm soát được bằng hệ thống logistics tiên tiến có sử dụng công nghệ thông tin hiện đại. Logistics đóng vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục đích của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Muốn đạt được lợi nhuận như mong muốn phải đưa ra được những phương án sản xuất kinh doanh tối ưu. Nhưng quá trình thực hiện, người sản xuất kinh doanh còn phải đối mặt với nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, để giải quyết được phải có cơ sở để đưa ra những quyết định chính xác. Nguồn nguyên liệu cung ứng ở đâu, thời gian nào, phương tiện vận tải nào sẽ được lựa chọn để vận chuyển, địa điểm kho chứa nguyên liệu, hàng hoá…tất cả những vấn đề này muốn được giải quyết hiệu quả không thể thiếu được vai trò của logistics. Logistics cho phép người quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác những vấn đề như vật liệu cung ứng, lưu trữ trong kho, thời gian địa điểm cung ứng, phương thức vận chuyển… để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi và hoàn thiện dịch vụ vận tải giao nhận, đảm bảo yếu tố đúng thời gian - địa điểm ( just in time).Quá trình toàn cầu hoá kinh tế đã làm cho hàng hoá và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận. Đồng thời để tránh đọng vốn, các doanh nghiệp tìm cách duy trì một lượng hàng hoá trong kho nhỏ nhất. Kết quả là hoạt động vận tải giao nhận nói riêng và lưu thông phân phối nói chung, một mặt phải đảm bảo yêu cầu giao hàng kịp thời đúng lúc (Just in time), mặt khác phải tăng cường vận chuyển thực hiện mục tiêu không để hàng tồn kho. Để đáp ứng yêu cầu này, giao nhận vận tải phải nhanh, thông tin kịp thời chính xác và sự ăn khớp giữa các quá trình trong vận chuyển giao nhận. Mặt khác sự phát triển mạnh mẽ của tin hoc, cho phép kết hợp chặt chẽ các quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hoá, tiêu thụ với hoạt động vận tải giao nhận có hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và phức tạp hơn. Nó cho phép người giao nhận vận tải nâng cao hơn chất lượng dịch vụ đối với khách hàng. Phát triển các dịch vụ truyền thống càng cao bao nhiêu, người vận tải giao nhận càng có khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường và mở rộng thị trường bấy nhiêu. Logistics cho phép các nhà kinh doanh vận tải giao nhận cung cấp các dịch vụ đa dạng, phong phú hơn ngoài dịch vụ giao nhận vận tải đơn thuần. Logistics là sự phối hợp, gắn kết các hoạt động, các khâu trong dòng lưu chuyển của hàng hoá qua các giai đoạn cung ứng - sản xuất- lưu thông phân phối. Vì vậy lúc này người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận không chỉ đơn thuần là người giao nhận vận chuyển nữa, mà thực tế họ đã tham gia cùng với người sản xuất đảm nhận thêm các khâu liên quan đến quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá như: lắp ráp, đóng gói, gom hàng ,xếp hàng , cung cấp kho hàng, lưu trữ hàng, xử lý thông tin… thậm chí cả những hoạt động khác trong quá trình sản xuất như cung cấp thông tin hay tạo ra những sản phẩm phù hợp cho các thị trường cụ thể hay các quốc gia… Hoạt động vận tải giao nhận thuần tuý đã dần chuyển sang hoạt động tổ chức quản lý toàn bộ dây chuyền phân phối vật chất và trở thành một bô phận khăng khít của chuỗi mắt xích cung cầu.Xu hướng đó không những đòi hỏi phải phối hợp liên hoàn tất cả các phương thức vận tải (dịch vụ vận tải đa phương thức) mà còn fải kiểm soát đựoc các lượng thông tin, luồng hàng hoá…Chỉ khi tối ưu được quá trình này mới giải quyết được vấn đề đặt ra là: vừa làm tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận, đảm bảo lợi ích chung. . Logistics là sự phát triển tất yếu của dịch vụ vận tải giao nhận. Sự phát triển của sản xuất đã kéo theo sự phát triển của giao nhận vận tải: Do sự phát triển của công nông nghiệp và thương mại, người bán hàng hoá không nhất thiết phải là người sản xuất trực tiếp, và người mua hàng hoá không nhất thiết là người tiêu dùng cuối cung. Việc hàng hoá đi từ nơi sản xuất, qua các trung gian thương mại, rồi mới đến người tiêu dùng cuối cùng đã tạo nên sự phức tạp trong lưu thông, trao đổi hàng hoá. Tính chất phong phú của hàng hoá và sự phức tạp của chúng đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ trong vận tải. Để tránh việc ứ đọng vốn trong kho các nhà sản xuất luôn duy trì lượng dự trữ nhỏ nhất, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu giao hàng đúng lúc của khách hàng, các nhà sản xuất phải tăng cường vận chuyển những chuyến hàng nhỏ lẻ. Sự kịp thời và đúng lúc của các chuyến hàng này phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống thiết bị xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá nhanh, luồng thông tin kịp thời, chính xác và sự ăn khớp giữa các quá trình. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ cho phép các quá trình vận tải, lưu kho, tiêu thụ sản phẩm hoạt động một cách nhịp nhàng và ăn khớp với nhau hơn do đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Cho đến nay, quá trình vận tải giao nhận có thể chia làm 3 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Trước đây hàng hoá đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng qua nhiều người vận tải với nhiều phương thức vận tải khác nhau. Người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng vận tải riêng biệt với nhiều người vận tải. Mỗi người vận tải chỉ chịu trách nghiệm với hàng hoá trong khoảng thời gian anh ta đảm nhiệm vận chuyển. Do đó rủi ro mất mát hàng hoá thường xuyên xảy ra, tạo nên sự phức tạp trong khâu vận chuyển hàng hoá. Trong giai đoạn này người kinh doanh vận tải giao nhận chỉ đơn thuần là người vận chuyển hàng hoá. Giai đoạn2: Cách mạng Container hoá đã khiến cho việc vận chuyển hàng hoá được an toàn và đảm bảo hơn. Người gửi hàng chỉ cần ký hợp đồng vận tải với người kinh doanh vận tải đa phương thức, người này sẽ có trách nghiệm bảo đảm việc vận chuyển hàng hoá bằng một hợp đồng duy nhất. Người kinh doanh vận tải giao nhận đảm nhận việc vận chuyển hàng hoá từ điểm đầu đến điểm cuối. Họ đảm đương tất cả các dịch vụ của một số người vận tải và cung cấp dịch vụ. Người kinh doanh vận tải cũng sẽ đảm nhận việc thông quan cho hàng hoá và thương thảo với cảng với tư cách là một người ký hợp đồng độc lập với cảng để thực hiện một số công việc cần thiết. Lúc này, người kinh doanh vận tải là người đứng ra cung cấp dịch vụ cho chủ hàng. Họ trở thành một người chủ trong dây chuyền vận tải với tư cách là một bên chính, phát hành chứng từ vận tải đa phương thức và chịu trách nghiệm đối với hàng hoá trong suốt quá trình vận chuyển từ khi nhận hàng để chở cho tới khi giao hàng xong cho người nhận hàng, kể các việc chậm giao hàng ở nơi đến. Giai đoạn 3 : Hiện nay người kinh doanh vận tải giao nhận ở các nước phát triển trên thế giới đang tiến hành công việc của mình vượt ra ngoài khuôn khổ của vận tải đa phương thức, đó là cung cấp dịch vụ logistics và quản lý dây chuyền cung cấp. Toàn bộ hợp đồng vận tải được tiến hành theo một hoạt động vận tải đa phương thức và sự phối hợp mọi chu chuyển hàng hóa do người tổ chức dịch vụ logistics đảm nhiệm. Trên cơ sở có nhiều hợp đồng giữa người mua và người bán, người tổ chức dịch vụ logistics sẽ nhận hàng tại cơ sở của người bán, gom hàng tại các nhà kho hay xếp dỡ hàng trước khi gửi đến những phương tiện vận tải khác. Tại nơi đến, người tổ chức dịch vụ logistics sẽ tách các lô hàng đó thành các lô hàng theo yêu cầu của khách hàng và phân phối tới các địa chỉ thích hợp. Người tổ chức dịch vụ logistics không chỉ giao nhận mà còn làm các công việc như: lưu kho, dán nhãn hiệu, đóng gói bao bì, thuê phương tiện vận tải, làm thủ tục hải quan, mua hộ bảo hiểm cho chủ hàng. Khi sử dụng chuỗi dịch vụ logistics, các chủ hàng sẽ tiết kiệm đựơc chi phí đầu vào trong khâu vận chuyển, lưu kho, lưu bãi và phân phối hàng hoá. Người kinh doanh vận tải giao nhận ngày nay không còn làm các công việc đơn thuần của giao nhận vận chuyển mà đảm nhận nhiều hơn công việc khác của khách hàng đồng thời kết hợp các công việc có liên quan thành chuỗi dịch vụ cung cấp và trở thành người cung cấp dich vụ logistics. . Lợi ích của Logistics mang lại cho người kinh doanh giao nhận vận tải. Bước vào thời đại công nghệ- thông tin, sản xuất và lưu thông đã có những bước phát triển mới và những yêu cầu mới, điều này đòi hỏi người kinh doanh vận tải không thể duy trì hoạt động nhỏ lẻ như trước kia mà phải có sự phát triển hoạt động của mình lên tầm cao hơn, tức là phải áp dụng logistics trong giao nhận vận tải. Đây là sự phát triển tất yếu, việc áp dụng công nghệ logistics không chỉ đem lại lợi ích cho khách hàng mà còn với chính bản thân doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Giảm được chi phí trong hoạt động kinh doanh vận tải giao nhận: Thật vậy, khi áp dụng logistics, người kinh doanh vận tải giao nhận đảm bảo các điều kiện: về cơ sở vật chất, hạ tầng, phương tiện vận chuyển, hệ thống kho bãi… đặc biệt là có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Các điều kiện trên sẽ tạo thành một chuỗi khép kin, các doanh nghiệp logistics sẽ tập hợp hàng hoá ở các công đoạn, thực hiện vận chuyển hàng hoá, làm các thủ tục hải quan, gom hàng về kho và vận chuyển đến nơi quy đinh. Doanh nghiệp giao nhận tập hợp các kế hoạch riêng lẻ thành một kế hoạch thống nhất, phối hợp tất cả các hoạt động phân tán thành một hoạt động thống nhất, giúp cho vận chuyển được nhanh chóng, bảo đảm giao hàng hóa đúng thời gian, đúng địa điểm với chất lượng đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng. Do đó, áp dụng logistics trong giao nhận hàng hoá sẽ đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch, tiết kiệm chi phí lưu kho lưu bãi trong điểm đầu điểm cuối và điểm chuyển tải của quá trình giao nhận, phát huy đuợc ưu điểm và hạn chế được các nhược điểm của các phương tiện vận chuyển, giảm chi phí và thời gian vận chuyển, đảm bảo chất lượng hàng hoá, nâng cao hiệu quả cao hoạt động giao nhân. Nâng cao tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh vận tải giao nhận: Trước nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng như kho bãi tập kết hàng, phương tiện vận chuyển fải hiện đại, gom hàng, giấy tờ thủ tục, đại lý phân phối trả hàng... đòi hỏi người giao nhận phải áp dụng logistics trong kinh doanh, bởi logisitics là một chuỗi các dịch vụ được cung cấp và liên kết chặt chẽ với nhau, giúp các doanh nghiệp kinh doanh vận tải chủ động hơn trong hoạt động của mình.. Chính logistics đã tạo ra khả năng cho ngưòi kinh doanh vận tải giao nhận hiểu biết đựoc sản phẩm dịch vụ mình sẽ cung cấp và yêu cầu của dịch vụ mà khách hàng đòi hỏi được cung cấp để tạo nên tính linh hoạt và năng động trong kinh doanh. Tăng cường chất lượng dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp. Sự canh tranh trong ngành giao nhận vận tải rất gay gắt, đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự canh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp vận tải giao nhận trong nuớc, với các doanh nghiệp vận tải giao nhận nuớc ngoài, và giữa các doanh nghiệp vận tải trong ._.nước với nhau….Để giành lấy thị trường, khách hàng, không còn cách nào khác các doanh nghiệp giao nhận vận tải phải nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Áp dụng logistics trong giao nhận vận tải sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ, thông qua đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên. Chất lượng dịch vụ là một căn cứ quan trọng để dựa vào đó, khách hàng lựa chọn người giao nhận vận tải cho mình. Chính vì vậy, nhờ nâng cao chất lượng dịch vụ, doanh nghiệp giao nhận vận tải sẽ mở rộng được thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Logistics làm tăng nhanh thời gian giao nhận và vận chuyển hàng hoá, giảm tối đa những chi phí phát sinh trong quá trình giao nhận vận chuyển hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường, tăng tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong hoạt động kinh doanh, khẳng định uy tín của mình trước khách hàng. Tất cả những lợi ích mà logistics mang lại cho doanh nghiệp trên đã mở ra cơ hội tốt cho các doanh nghiệp vận tải giao nhận tăng doanh thu cũng như lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác nếu quy mô hoạt động cũng như dịch vụ cung cấp càng lớn, càng đa dạng phong phú thì càng làm tăng lợi thế của doanh nghiệp bấy nhiêu. Chi phí trong vận tải giao nhận một lô hàng lớn bao giờ cũng rẻ hơn rất nhiều chi phí vận tải giao nhận cho nhiều lô hàng nhỏ, lẻ. Việc thu gom các lô hàng lẻ của nhiều chủ gửi để hình thành một lô hàng lớn hơn đã tạo cho doanh nghiệp vận tải giao nhận khai thác triệt để nguồn hàng trong vận tải giao nhận, tiết kiệm thời gian, tận dụng tối đa phương tiện vận chuyển và kết quả là lợi nhuận tăng lên. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI Ở VIỆT NAM 2.1 Những thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải ở Việt Nam. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý. Việt Nam có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics. Vùng biển Việt Nam rộng 1 triệu km2 gấp hơn 3 lần diện tích đất liền. Bờ biển Việt Nam trải trên 3.260 km, trung bình khoảng 100km đất liền có 1 km bờ biển( cao gấp 6 lần tỷ lệ này của thế giới), và không một nơi nào trên đất nước ta cách xa biển hơn 500km. Hình thể đất nước hẹp chiều ngang, trải dài theo bờ biển, nếu so với quốc gia khác có vùng lục địa rộng hơn, toàn bộ lãnh thổ đất liền của Việt Nam có thể xem như “vùng duyên hải”. Không chỉ có vậy, Biển Đông là một trong những con đường giao thương hàng hải quốc tế nhộn nhịp nhất thế giới nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Sự phát triển của nhiều nền kinh tế ở khu vực Đông Á gắn liền với đường biển này. Như vậy, thiên nhiên đã rất ưu đãi cho Việt Nam một điều kiện lý tưởng để phát triển vận tải đường biển. Việt Nam ngoài việc thuận lợi trong việc buôn bán với các nước khác, còn có thể trở thành nơi trung chuyển hàng hoá trong khu vực. Hệ thống sông ngòi của Việt Nam dày đặc, đặc biệt ở đồng bằng Nam Bô, tạo điều kiện cho phát triển giao thông đường thuỷ. Việt Nam có 2372 sông với chiều dài từ 10km trở lên, trong đó có 109 sông chính. Tổng diện tích các lưu vực sông là 1.167.000km2, trong đó, phần lưu vực nằm ngoài lãnh thổ là 835.422km2, chiếm 72%. Nếu phân loại theo diện tích lưu vực thì có 13 sông có diện tích lưu vực lớn hơn 10.000km2, bao gồm: 9 sông chính (Hồng, Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và sông Cửu Long) và 4 sông nhánh (Đà, Lô, Sê San, Srê Pôk). Trong 13 sông chính, sông nhánh lớn đó, có 10 sông liên quốc gia, với phần diện tích lưu vực ở ngoài nước gấp 3,3 lần phần lưu vực ở trong nước. Tổng diện tích lưu vực 9 sông chính nêu trên xấp xỉ 93% tổng diện tích lưu vực của toàn bộ hệ thống sông, phần lưu vực nằm trong lãnh thổ xấp xỉ 77% tổng diện tích nước ta. Như vậy khi hàng hoá được dỡ khỏi cảng biển, có thể tiếp tục theo đường sông đi sâu vào trong đất liền để giao hàng, mạng lưới sông hồ nước ta thông với các sông trong khu vực vì vậy cũng có thể chuyên chở hàng hoá từ nước ta sang các nứơc trong khu vực theo đường sông. Với 2 đồng bằng lớn là đồng bằng Châu Thổ Sông Hông và đồng bằng Châu Thổ Sông Cửu Long bằng phẳng, rộng lớn, được nối với dẻo đất Trung bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường sắt và ôtô - một mắt xích không thể thiếu trong vận tải đa phương thức. Như vậy Việt Nam có đầy đủ điều kiện để áp dụng và phát triển hoạt động logistics. 2.1.2. Cơ sở hạ tầng. Điều kiện tự nhiên thuận lợi là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển và ứng dụng dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải , tuy nhiên khả năng này có trở thành hiện thực không còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có việc phát triển cơ sở hạ tầng của ngành giao thông vận tải. Trong giao nhận vận tải, cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng, bao gồm: hệ thống cảng biển, sân bay, đường sắt, đường ôtô, đường sông và các công trình, trang thiết bị khác như hệ thống kho bãi, phương tiện xếp dỡ hệ thống thông tin liên lạc 2.1.2.1. Hệ thống cảng biển. Hiện nay nước ta có khoảng 300 cảng biển trong đó có khoảng 14 cảng chuyên dụng. Ngoài việc nâng cấp, sửa chữa, cải tạo một số cảng truyền thống như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn… nhiều cảng mới đã được xây dựng như cảng Cái Lân, Chân Mây, Dung Quất, Thị Vải,… trải đều để phục vụ các khu vực kinh tế của đất nước. Các loại cảng mới như cảng nước sâu, cảng container chuyên dụng với số vốn hàng chục triệu USD đã và đang được đầu tư xây dựng như cảng Cái Mép- Thị Vải ở phía Nam, cũng như Hải Phòng ở phía Bắc. Một số cảng thông quan nội địa chính (ICD) ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Việt Nam( bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu ) Bảng 1: Một số cảng thông quan nội địa ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tên cảng Vị trí Phương tiện Thiết bị ICD Phước Long Phía bắc thành phố Hồ Chí Minh, khoảng 4km từ Tân Cảng và 7km từ trung tâm thành phố Tổng diện tích 70,000m2 trong đó 55,000m2 là bãi container.Có một kho hàng lẻ (CFS) rộng 2,000m2 và 2 kho rộng 4,000m2. Có 6 bến với tổng chiều dài 350m 10 xe chụp 45 tấn, 50 đầu kéo, 100chassis, 12 cầu 75 tấn, 50 tấn xà lan tải trọng 1,000 tấn (36 TEUs/ xà lan) ICD Sóng Thần Nằm ở tây bắc thành phố Hồ Chí Minh, cách Tân Cảng khoảng 18km và trung tâm thành phố 20km Tổng diện tích 500,000m2 trong đó có 83,000 m2 là bãi container. Tổng diện tích kho là 12,000m2. ICD này không có cầu tàu vì là một cảng cạng không có kết nối với đuờng thuỷ nội địa 2 xe chụp 42 tấn, 1 xe xếp dỡ container rỗng, 10 đầu kéo ICD Biên Hoà Nằm ở đông bắc thành phố Hồ Chí Minh, cách Tân Cảng khoảng 22km và trung tâm thành phố 33km Tổng diện tích 50,000m2 trong đó có 2,800m2 là bãi container. Có 2 kho ngoại quan diện tích 4,100m2 .Chỉ có một bến dài 25m 21 đầu kéo, 44 chassis, 1 cẩu 150 tấn, 2 xà lan 350 tấn ICD Transimex phía bắc thành phố Hồ Chí Minh, đối diện ICD Phước Long, khoảng 4km từ Tân Cảng và 7km từ trung tâm thành phố tổng diện tích 90,422m2 trong đó có 48,595m2 là bãi container. Có 3 kho hàng lẻ (CFS) tổng diện tích 12,748m2. Có 2 bến với tổng chiều dài 100m 3 cẩu 42 tấn, 3 xe chụp 42 tấn, 2 xe xếp dỡ container rỗng, 7 xe nâng hàng ,10 đầu kéo/ chassis, trạm cung cấp điện 1500KVA ICD Đồng Nai Nằm ở đông bắc thành phố Hồ Chí Minh, cách Tân Cảng khoảng 3km và trung tâm thành phố 44km tổng diện tích 200,000m2. Có 1 kho hàng 2,100m2. Không có bến nào vì đây là một cảng cạn. Nguồn: Vietnam shipper 1/2006 Năng suất bốc xếp bình quân của các cảng tổng hợp quốc gia đạt 2500 tấn /m cầu tàu / năm. Có cảng đạt năng suất bốc xếp rất cao như cảng Sài Gòn 3.500 tấn/m, các cảng địa phương đạt 1000 tấn/m. Phương tiện vận chuyên (đội tàu) những năm gần đây phát triển mạnh. Tính đến 31/12/2000 đội tàu biển Viêt Nam mới chỉ có 679 chiếc, với tổng trọng tải khoảng 1,6 triệu DWT, xếp thứ 60/144 nước có đội tàu vận tải biển thì đến hết tháng 10/2005, đội tàu biển Việt Nam đã có 1084 chiếc với tổng trọng tải là 3.115.489 DWT. Cơ cấu đội tàu dần được cải thiện, trọng tải tàu chuyên dụng phát triển gần bằng tàu chở hàng khô, tàu container dã có 20 chiếc với tổng trọng tải 197.871 DWT. Trang thiết bị của đội tàu ngày càng được nâng cao, đảm bảo an toàn cho tàu và hàng trong chuyên chở. Tính đến ngày 31/8/2007 Việt Nam đã có 1.194 tàu biển với tổng dung tích hơn 2,5 triệu tấn đăng ký và trọng tải toàn phần hơn 4 triệu tấn; trong đó có 432 tàu hoạt động tuyến quốc tế với tổng dung tích gần 1,95 triệu tấn đăng ký và trọng tải toàn phần gần 2,86 triệu tấn. Lượng hàng hoá thông qua các cảng mỗi năm liên tục tăng lên kể cả hàng hoá xuất nhập khẩu cũng như hàng hoá vận chuyển nội địa. Bảng 2: Khối Lượng hàng hoá thông qua cảng (Đơn vị 103 T) TT Tên Cảng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 % tăng bình quân 1 Quảng Ninh 1526 1560 1748 2476 3185 3499 18.88 2 Cẩm Phả 4171 6164 7200 10105 12930 15500 30.55 3 Hải Phòng 8575 10350 10518 11250 10511 11151 5.76 4 Đà Nẵng 1710 2074 2179 2284 2256 2371 7.01 5 Qui Nhơn 1360 1548 2037 2526 2450 2671 16.03 6 Đồng Nai 985 1127 1421 1614 1612 1814 13.3 7 Xăng dầu Cát Lái 1106 1200 1428 1567 1208 1306 4.49 8 Tân Cảng Sài Gòn 5097 5589 7500 8465 14570 20000 33.22 9 Cảng Sài Gòn 10022 11633 10889 11715 10744 11127 2.51 10 Xăng dầu Nhà Bè 3800 3781 3682 3636 4012 3900 0.64 11 Bến Nghé 3400 2700 3006 2637 3384 3680 3.11 12 Cảng khác 7360 8512 12271 16343 18479 25547 28.86 Tổng cộng 49058 56238 63879 74618 85314 102566 15.92 Nguồn: Tạp chí Kinh Tế Phát Triển 7/2007 Từ bảng số liệu trên ta thấy: lượng hàng hoá bình quân thông qua cảng tăng 15,92% /1 năm. Đây là tốc độ tương đối cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Lượng hàng hoá qua cảng chủ yếu tập trung vào 2 khu vực của cả nước phía Bắc chiếm 27, 5 %; phía Nam chiếm 38% 2.1.2.2. Hệ thống đường sông. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường sông cũng được chứ trọng và phát triển. Đường sông có 17,702km có thể lưu thông; hơn 5,149km được lưu thông liên tục bởi tàu có mớn nước tới 1.8m. Ở khu vực phía Bắc đã cải tạo các luồng vận chuyển chính đạt tiêu chuẩn đường sông cấp II, III, đảm bảo vận chuyển 24h/24h bao gồm : Quảng Ninh - Hải Phòng – Hà Nội, Quảng Ninh - Hải Phòng –Nam Định, Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Bắc. Khu vực phía Nam đã cải tạo hoàn thành 2 tuyến đường sông quan trọng là Sài Gòn – Kiên Lương ; Sài Gòn – Cà Mau. Cùng với việc cải tạo các tuyến sông, hệ thống cảng sông cũng được cải tạo ở các vùng trong cả nước, đảm bảo vận chuyển liên vận giữa các phương thức vận chuyển thuận tiện. Cũng như vận tải đường biển, vận tải đường sông năng lực chuyên chở cũng khá lớn và chi phí tương đối thấp so với phương thức vận tải khác cho nên góp phần giảm chi phí trong vận chuyển. 2.1.2.3. Hệ thống đường bộ. So với các nước trong khu vực, hệ thống đường sắt và đường ôtô ở Việt Nam khá phát triển. Theo thống kê năm 2001 cho thấy hệ thống đường bộ ở Việt Nam có tổng chiều dài khoảng 106,000km. Chúng ta đã xây dựng được một số công trình giao thông quan trọng, có tiêu chuẩn kỹ thuật cao : Cầu Mỹ Thuận, đường Cầu Rẽ - Pháp Vân, đường 1 B Hà Nội- Lạng Sơn, đường Nội Bài - Hạ Long....Hoàn thành một số đầu mối giao thông quan trọng ở các đô thị lớn. Số xã có đường ôtô đến trung tâm xã đạt tỷ lệ 94.6%, trong đó: Đồng bằng sông Hồng đạt 99.9%, Đông Nam Bộ 99.4%, Tây Nguyên 72.4%. Các tuyến giao thông huyết mạch của các vùng kinh tế đã được cải tạo và mở rộng như: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Quốc lộ 1A là tuyến giao thông chiến lược quan trọng, đã hoàn thành khôi phục trong giai đoạn 1996-2002 gồm các đoạn : Lạng Sơn- Bắc Ninh-Hà Nội- Ninh Bình-Thanh Hóa. Quốc lộ 5 đã nâng cấp toàn tuyến theo tiêu chuẩn đường cấp I, năm 1994-2000. Quốc lộ 10 hoàn thành nâng cấp cơ bản toàn tuyến theo tiêu chuẩn đường cấp III, năm 1998-2003. Đoạn Bãi Cháy- Móng Cái nâng cấp theo tiêu chuẩn cấp IV trong thời kỳ 1998-2003. Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung: Đoạn quốc lộ từ Thừa Thiên Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam- Quảng Ngãi đang được nâng cấp theo tiêu chuẩn cấp III, 2 làn xe quốc lộ 14 đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III-IV. Các quốc lộ 14 B, 14D, 14E, 24 ,24B đạt tiêu chuẩn cấp IV, cấp V Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Quốc lộ 1A đã được nâng cấp các đoạn sau: Đồng Nai đã được nâng cấp với 4 làn xe, hoàn thành năm 2000. Đoạn Thủ Đức – An Sương nâng lên cấp 1 quy mô 6 làn xe, từ An Lạc- Long An quy mô 4 làn xe. Quốc lộ 51 đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn cấp3. Với hệ thống giao thông được nâng cấp và xây dựng như vậy, hàng hoá ngày nay có thể vận chuyển bằng ôtô theo các tuyến đường bộ đi sâu vào ngõ ngách để giao hàng. Ngoài ra các tuyến đường ôtô nối liền nước ta với các nước trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương với các nước trong khu vực và thế giới. Hệ thống đường sắt ở Việt Nam dài khoảng 2,600km, và đang được cải thiện cả về cơ sở vật chất cũng như quản lý. Hệ thống cầu trên tuyến đường sắt Thống Nhất đã được cải tạo, rút ngắn thời gian vận chuyển đường Bắc Nam từ 56 giờ xuống còn 30 giờ. Phương tiện vận chuyển được nâng cấp từ chỗ đầu máy hơi nước là chủ yếu thì nay đầu máy diezen dùng trong chạy tàu là chủ yếu.. Hệ thống đường sắt Việt Nam được nối với đường sắt liên vận quốc tế theo hiệp đinh SMGS càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hoá và hành khách trên tuyến đường sắt liên vận. Tuyến đường sắt xuyên Á đang xây dựng sẽ mở ra cho đường sắt Việt Nam cơ hội mới trong quá trình hội nhập và tham gia sâu rộng vào hoạt động vận tải đường sắt trong khu vực và quốc tế. 2.1.2.4. Hệ thống cảng hàng không. Hệ thống cảng hàng không của Việt Nam trong thời gian qua cũng có bước phát triển. Nước ta có khoảng 48 cảng hàng không (1994 ước tính). 36 cảng hàng không với đường lát đá và 12 cảng hàng không với đường không lát đá. Các cụm cảng hàng không trên khu vực được hình thành trên ba miền Bắc Trung Nam với ba sân bay quốc tế: Nội Bài –Tân Sơn Nhất – Đà Nẵng là trung tâm của từng miền và hệ thống các sân bay vệ tinh cho 3 sân bay quốc tế như Miền Bắc có Cát Bi, Nà Sỏm, Mường Thanh, sân bay Vinh. Miền Trung có sân bay Phú Bài, Phú Cát, sân bay Cam Ranh, sân bay Pleiku. Miền Nam có Buôn Mê Thuột, Liên Khương, Phú Quốc, Rạch Giá và Cần Thơ. Mạng lưới đường băng ngày càng đuợc mở rộng , khai thác 23 tuyến đường bay nội địa tới 16 sân bay trong cả nước và kết nối 26 thành phố trên thế giới bằng 41 tuyến đường bay quốc tế với tần suất trung bình là 180 chuyến bay 1 tuần. Phương tiện vận chuyển được cải thiện rõ rệt về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Tính đến đầu 2007 đội bay của VNA có 43 máy bay, bao gồm 9 máy bay ATR 72, 2 máy bay Fokker 70, 10 máy bay A320, 9 máy bay A321, 10 máy bay B777 và 3 máy bay A330. Đặc biệt máy bay B777 và A320 đều là những loại máy bay mới sản xuất, với trang thiết bị hiện đại. Luợng hành khách và hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không được tăng dần qua thời gian. Tuy hiện nay về cơ sở hạ tầng còn nhiều vấn đề bất cập song cùng với sự phát triển đi lên của đất nước chắc chắn cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành giao thông vận tải sẽ phát triển và hoàn thiện đáp ứng yêu cầu về vận chuyển giao nhận. 2.1.3. Nguồn nhân lực cho lĩnh vực logistics. Nguồn nhân lực đối với bất cứ doanh nghiệp dịch vụ nào cũng đều là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp đó trên thương trường. Trong những năm gẩn đây, ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh chóng, từ một vài doanh nghiệp giao nhận quốc doanh của đầu thập niên 90 đến nay đã có hơn 600 công ty được thành lập và hoạt động từ Nam, Trung, Bắc. Theo thông tin từ Sở kế hoạch đầu tư TP.HCM thì trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận, logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics. Do phát triển nóng nên nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường logistics tại Việt Nam hiện nay trở nên thiếu hụt trầm trọng.Theo VIFFAS, hiện chưa có thống kê chính xác về nguồn nhân lực phục vụ. Nếu chỉ tính riêng các công ty thành viên Hiệp hội (có đăng ký chính thức), tổng số nhân viên vào khoảng 5000 người. Đây là lực lượng được coi là chuyên nghiệp. Ngoài ra ước tính có khoảng 4000–5000 người thực hiện dịch vụ giao nhận vận tải bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp khác nhưng chưa tham gia hiệp hội. Các nguồn nhân lực nói trên được đào tào từ nhiều nguồn khác nhau. Ở trình độ cấp đại học, được đào tạo chủ yếu từ trường đại học Kinh tế và đại học Ngoại thương. Ngoài ra, nguồn nhân lực còn được bổ sung từ những ngành đào tạo khác như hàng hải, giao thông, vận tải, ngoại ngữ…Với thuận lợi là một nước có dân số trẻ, Việt Nam có nguồn lực dồi dào để phát triển các ngành kinh tế, trong đó việc áp dụng mô hình logistics trong giao nhận vận tải. 2.1.4. Môi trường pháp lý. Môi trường pháp lý là môi trường vĩ mô, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong mọi lĩnh vưc, trong đó có lĩnh vực logistics. Thật vậy doanh nghiệp chỉ hoạt động có hiệu quả khi có một hệ thống pháp lụât đầy đủ và chặt chẽ. Trong thời gian qua, Nhà nước và Quốc Hội đã xây dựng và ban hành một loạt các văn bản pháp luật như : Luật Hàng hải, luật Dân sự, luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luât Đầu tư, luật Bảo Hiểm, luật Hải Quan, luật Giao thông đường bộ... Ngoài ra, các Bộ, các ban ngành còn đưa ra các văn bản dưới dạng pháp lênh, quy chế, thông tư... có tính chất bổ sung và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật. Một số luật khác đang được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để ban hành trong thời gian không xa. Ngoài ra, Chính phủ còn tham gia phê chuẩn ,ký các hiệp định, công ước quốc tế liên quan đến các hoạt động buôn bán , giao nhận vận tải,...nhằm tạo điều kiện cho quá trình phát triển đáp ứng yêu cầu hội nhâp của nền kinh tế với thế giới. 2.1.5. Công nghệ thông tin và thương mại điện tử ở Việt Nam. Mạng thông tin toàn cầu làm thay đổi căn bản nền kinh tế thế giới và cùng với nó là các hoạt động hậu cần kinh doanh. Công nghệ thông tin cho phép doanh nghiệp kết nối dễ dàng và nhanh chóng tới các nhà cung ứng và khách hàng của mình. Khai thác hiệu quả công nghệ thông tin sẽ làm tăng khả năng hiện thực việc tối ưu hoá các quá trình nghiệp vụ logistics, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách linh hoạt , chủ động với số lượng khách hàng lớn hơn và đa dạng hơn. Từ đó đạt được mục tiêu của logistics : cân đối giữa dịch vụ khách hàng và chi phí để có được lợi nhuận cao nhất trong khi vẫn duy trì được sự hài lòng của khách hàng. Ở Việt Nam, công nghệ thông tin và thương mại điện tử còn mới mẻ, song lại có tốc độ phát triển nhanh so với khu vực và thế giới. Số người dân sử dụng máy tính kết nối internet ngày một tăng. Các trường đại học, các cơ quan hành chính sự nghiệp, các đơn vị kinh doanh đều đã sử dụng máy tính và internet phục vụ cho hoạt động của mình, và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao . Một số đơn vị giao nhận vận tải đã áp dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực như marketing, ký kết hợp đồng mua bán, giao nhận vận tải hàng hoá, bảo hiểm, thánh toán...Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực logistics là rất quan trọng, vì vị trí của logistics trong toàn bộ quá trình phân phối vật chất là sử dụng và xử lý thông tin để tổ chức và quản lý chu trình vận chuyển của hàng hoá qua nhiêù công đoạn, chặng đường, phương tiên, địa điểm khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu kịp thời đúng lúc, nên nhờ áp dụng công nghệ thông tin sẽ nâng cao được chất lượng phục vụ khách hàng. 2.2. Khái quát thực trạng ứng dụng và phát triển dịch vụ logistics ở các doanh nghiệp Việt Nam. Theo Datamonitor, Global Logistics 5/2006 thì thị truờng dịch vụ logistics của Việt Nam có tổng giá trị khoảng 0.16 tỷ USD năm 2005 chiểm khoảng 0.3%GDP,phần lớn là dịch vụ vận chuyển. Mặc dù thị trường Logistics Việt Nam có quy mô tương đối nhỏ so với các nước Châu Á- Thái Bình Dương, nhưng có tốc độ tăng trưởng khoảng 20%-25%/ năm và đạt giá trị 0.36 tỷ USD vào năm 2009. Bảng 3:Quy mô thị trường Logistics và tốc độ tăng trưởng Việt Nam và thế giới năm 2005 Thị trường Trị giá ( tỷ USD) Tốc độ tăng trưởng Thế giới 591.1 5.1% Khu vực Bắc Mỹ 198.61 4.6% Khu vực Châu Âu 191.52 1.1% Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương 201.35 8.1% -Trung Quốc 81.40 24% -Nhật Bản 67.10 0.20% -Úc+ Ấn Độ+ Hàn Quốc + Đài Loan 52.30 --- -Việt Nam 0.16 20%-25% Nguồn: Datamonitor, Gobal Logistics, 5/2006 Giá trị thị trường Logistics được tạo ra chủ yếu từ 4 ngành gồm ngành bán lẻ hàng tiêu dùng, hàng thiết bị công nghệ cao, thiết bị ôtô và dược phẩm. Theo một tổng hợp và ước tính dựa trên sự tương đồng với thị trường Logistics Trung Quốc thì ngành bán lẻ chiếm khoảng 90% giá trị thị trường logistics, đạt khoảng 0.114 tỷ USD, có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 14.72%/1năm. Sau đó là ngành hàng thiết bị công nghệ chiếm khoảng 6% giá trị, đạt 0.0096 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng trung bình 5.72%/năm, còn lại là ngành thiết bị ôtô và dược phẩm. Tuy nhiên 2 ngành này sẽ là những ngành tiềm năng cho dịch vụ logistics Việt Nam trong tương lai với tốc độ tăng trưởng trên 10%/1năm trong giai đoạn 2005-2009. Phát triển logistics ở Việt Nam vẫn còn trong ý tưởng quy hoạch và triển khai một số dự án phát triển các cảng Container .Tuy nhiên chưa có một hệ thống mang tính quy hoạch và chưa hình thành được cơ chế chính sách khuyến khích, huớng dẫn phát triển hệ thống mặc dù chính phủ đã có những nghị định về vận tải đa phương thức. Theo tính toán mới nhất của Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển thì DN trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các DN nước ngoài. Điều này thực sự là một thua thiệt lớn cho DN Việt Nam khi có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển. Năm 2006 lượng hàng qua các cảng biển Việt Nam là 153 triệu tấn và tốc độ tăng trưởng lên đến 19,4%. Nếu dịch vụ logistics chiếm khoảng 15-20% GDP thì trong năm 2006 chi phí hậu cần đạt khoảng 8,6 đến 11,1 tỷ USD. Đây là một thị trường rất tiềm năng. Nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất trong dịch vụ logistics là vận tải chiếm từ 40-60% chi phí thì cũng là một thị trường dịch vụ khổng lồ. Cho đến nay, nước ta đã có trên một ngàn DN đăng ký làm logistics, nhưng chỉ có khoảng 800 DN thực sự có tham gia hoạt động, trong đó DN Nhà nước chiếm khoảng 20%, Công ty TNHH, DN cổ phần chiếm 70%, còn 10% là các gia đình, tư nhân làm nhỏ lẻ, tham gia làm từng phần, từng công đoạn….Một số doanh nghiệp nhà nước tham gia trong lĩnh vực logistics như : Vosco- kinh doanh vận tải giao nhận đường biển; Vietfracht – công ty vận tải, môi giới thuê tàu ; Vosa- công ty cung ứng tàu biển (làm các dịch vụ tại cảng) ; Vicoship – công ty container (làm dịch vụ container), Vitalco- làm dịch vụ kiểm đếm...Nổi lên là các doanh nghiệp lớn có vai trò chủ đạo trong hoạt động hậu cần và giao nhận vân tải đường biển là Tổng công ty Hàng hải –Vinaline với hơn 30 thành viên hoạt động trên mọi lĩnh vực hàng hải. Bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước còn có các doanh nghiệp cổ phần như Gemandept, Safi, Vinatrans ... Một số chủ hàng lớn cũng mở cảng, làm đại lý cho hãng tàu như Vinacoal, Petrolimex,. Các doanh nghiệp của địa phương cũng ra đời như Shipchano của Hải phong, Danasco của Đà Nẵng...Các doanh nghiệp do các cơ quan nhà nước và lực lượng vũ trang quản lý như Masc...Các công ty tư nhân như công ty Đông Á, Oceanway, Kiến Hưng, Sao Bắc Đẩu, Tân Tiền Phong...Cùng với số lượng các doanh nghiệp tăng lên, quy mô của các doanh nghiệp cũng đựoc mở rộng. Các doanh nghiệp như Vietfracht, Germatrans, Vosco... cung ứng dịch vụ vận chuyển và giao nhận. Tuy nhiên các doanh nghiệp kinh doanh logistics hiện nay, chưa có doanh nghiệp nào hoạt động đúng nghĩa một ngành công nghiệp dịch vụ logistics. Quy mô hoạt động dịch vụ logistics cũng rất rộng, nó không phải chỉ là hoạt động vận tải biển hay một công đoạn của cảng sếp dỡ hàng hóa và kho bãi, nó cũng không phải chỉ là việc phân phối thông qua các đại lý, tổng đại lý bán buôn, bán lẻ, mà nó là cả một quá trình tổng hợp của tất cả các khâu… Tuy nhiên, hoạt động logistics của chúng ta mới dừng lại ở khâu dịch vụ nội địa, chứ chưa vươn dược ra các nước khu vực và trên thế giới. Hoạt động Logistics của chúng ta cũng mới “giải quyết” được một vài công đoạn trong cả chuỗi dịch vụ Logistics khép kín…Các doanh nghiệp Logistics hiên nay của chúng ta chủ yếu cung cấp một số dịch vụ chủ yếu sau đây: Dịch vụ vận tải giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Kể từ khi đất nước mở cửa, cùng với quá trình “container hoá” trong vận tải đường biển, hoạt động kinh doanh vận tải giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu thực sự phát triển mạnh. Ở việt nam hiện nay, vận tải giao nhận chủ yếu phát triển trên lĩnh vực đường biển và đường hàng không, trong đó đường biển chiếm ưu thế tuyệt đối hơn cả vì hàng hoá xuất nhập khẩu chủ yếu đi bằng đường biển. Luợng hàng hoá thông qua các cảng biển ngày càng gia tăng và trải rộng ở nhiều cảng, nhièu cửa khẩu khác nhau chứ không phải chỉ được thực hiện ở một số cảng chính như trước kia, trong đó có nhiều cảng mới được xây dựng, cảng chuyên dụng được xây dựng. Điều này đã giúp cho việc lưu thông hàng hoá không bị ứ đọng ùn tắc và tốc độ giải phóng hàng nhanh chóng hơn, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh trong các lĩnh vực vận tải, giao nhân, bốc xếp lưu kho bãi, thu hút tàu cập cảng. Cơ sở vật chất kỹ thụât tại các cảng biển đươc tăng cường đặc biệt là hệ thống cầu cảng, trang thiết bị xếp dỡ và hệ thống kho bãi... Đến năm 2002 cả nước có tổng diên tích đất dành cho kho bãi và hoạt động của cảng đã lên tới hơn 10 triệu m2. Tổng chiều dài cầu cảng cả nước đạt trên 24000m, năng suất bình quân cầu cảng đạt 3,500 T/M. Các cảng đã đón 54062 lượt tàu ra vào tưong duơng với 202.858.000 GT. Những năm qua, ngành hàng hải Việt Nam đã đầu tư xây dựng mới và đưa vào khai thác có hiệu quả các công trình cảng như: nâng cấp và cải tạo phát triển cho các cảng biển trọng điểm như Hải phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cân Thơ,Cửa Lò, Nha Trang, Quy Nhơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của hàng hoá thông qua cảng biển. Đồng thời xây dựng mới một số cảng biển đáp ứng cho các tàu có trong tải lớn từ 10.000DWT đến 40000ĐWT cập và làm hàng như :cầu cảng 5-6-7 cảng Cái Lân; cầu số 1 cảng Đình Vũ, Nghi Sơn ; cầu số 1 cảng Chân Mây; cầu số 1 Vũng Áng, Dung Quất Đến nay, ngành hàng hải đã có 126 bến cảng và 266 cầu cảng nên đã đáp ứng kịp thời yêu cầu hàng hoá thông qua cảng biển, đóng góp tích cực vào sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu và trao đổi hàng hoá qua các vùng miền. Khối lượng hàng hoá thôgn qua hệ thống cảng Việt Nam trong 5 năm (2001-2005) đạt 575.286.000 tấn, trong đó hàng container là 10.452.870 TEUs, hàng lỏng là 170.962.000 tấn tăng 8,91% so với nămg 2004 trong đó hàng khô là 60.584.571 tấn tăng 9,9% so với nămg 2004 hàng con tainer là 2.910.793 TEUs tăng 19.4% so với năm 2004. Đặc biệt trong những năm gần đây, ngành hàng hải thực hiện cải cách hành chính theo quyết định sos 178/2002/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 13/12/2002 thì thời gian làm thủ tục của tàu, hàng khi qua cản đã rút ngắn đáng kể, tối đa không quá 60phút. Các chứng từ thể hiện dưới hình thức photo , fax, thư điện tử... liên quan tới hồ sơ, giấy tờ của tàu, hàng hoá do chủ tàu và người khai hải quan cung cấp đều được các cơ quan liên quan chấp nhận. Điều này tạo điều kiện cho việc ứng dụng thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong lĩnh vực giao nhận vận tải phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường sắt và đưòng ôtô cũng dần khôi phục và phát triển nhưng với sản lượng không nhiều và chủ yếu là hàng hoá vào Việt Nam từ các nước lân cận như Trung Quốc, Lào, Campuchia. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá thực hiện bằng đường hàng không cũng dần tăng với tốc độ khá nhanh tại các cửa khẩu Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng làm cho hoạt động giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không phát triển mạnh. Các tuyến đường bay vận chuyển mới được hình thành trong đó có cả các đường bay chuyên chở hàng như Tân Sơn Nhất- Đài loan với tần suất chuyến/ tuần được thực hiện bằng máy bay Boing 757. Các chuyến bay chở hàng đột xuất theo yêu cầu khách hàng cũng được phát triển như Việt Nam- Nga hay một số nước khác. Dịch vụ vận tải giao nhận nội địa và phân phối hàng: Vận tải giao nhận nội địa ở Việt Nam thời gian qua chủ yếu là đưòng sắt và đưòng ôtô vì đường sắt và ôtô có cơ sở hạ tầng, bến bãi tương đối hoàn chỉnh. Hàng hoá được vận chuyển chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản..nên xe thùng đựoc phổ biến hơn cả. Các doanh nghiệp giao nhận đều có các đội xe tham gia vận tải nội địa, đồng thời để vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu từ các cảng, các sân bay về kho của khách hàng và ngược lại từ kho của khách hàng ra các sân bay, cảng để bắt đầu hành trình. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đựơc cải thiện cho nên vận tải giao nhận hàng hoá bằng container nội địa cũng đựoc phát triển. Ngoài các đội xe vận tải truyền thống thông thường, các doanh nghiệp đã trang bị xe chuyên dụng chở container đi từ Hải Phòng đi các tỉnh phía Bắc, Đà Nẵng đi các tỉnh miền Trung và Sài Gòn đi các tỉnh đồng bằng Nam Bộ. Ngoài ôtô, ngành đường sắt cũng tổ chức chuyên chở hàng hoá dọc tuyến bắc nam tạo nên sự liên kết chặt chẽ cho các địa phương, các vùng, các miền trong lưu thông hàng hoá và tích cực tham gia vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Về phân phối hàng hoá, nếu các doanh nghiệp nhà nước có thế mạnh trong việc vận chuyển hàng hoá có khối lượng lớn, hàng siêu trọng thì doanh nghiệp tư nhân có thế mạnh trong việc vân chuyển hàng thông thường như hàng bách hoá, hàng rời, hàng container có số lượng nhỏ và đặc biệt là thầu việc phân phối các sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ trong nội địa cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như: hãng xe máy VMEP, hãng nước ngọt Coca Cola, Pepsi... hoặc vận chuyển máy móc thiết bị hàng công trình ra vào các cảng Viêt Nam theo yêu cầu của khách hàng. Dịch vụ đấu thầu phân phối có thời gian từng quý, từng năm và lượng hàng vận tải giao nhận khá ổn định cho nên hiệu quả kinh doanh cao. Dịch vụ phân._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDa-49 (Logistic).doc
  • docDa-49.doc
Tài liệu liên quan