Một số cách tiếp cận về yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách

130 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật MỘT SỐ CÁCH TIẾP CẬN VỀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH Ngô Hoài Sơn* TÓM TẮT Tuỳ theo cách tiếp cận khác nhau mà các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách cũng không giống nhau. Nghiên cứu này trình bày yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách từ nhiều cách tiếp cận (mô hình) khác nhau như mô hình hợp lý, mô hình quản lý, mô hình phát triển tổ chức, mô hình thư lại, mô hình chính trị và mô hình nhận thức. Từ khoá: Yếu tố ảnh hưởng; th

pdf7 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số cách tiếp cận về yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện chính sách; mô hình. FACTORS INFLUENCE ON POLICY IMPLEMENTATION ABSTRACT Different approaches indicate variety of factors that influence on policy implementation. This paper carries out a literature review about factors of policy implementation from variety of approaches (models) such as rationale model; management model; organisation development model, bureaucratic model, political model and cognitive model. Keywords: Influencing factors; policy implementation; model. * ThS. Giảng viên Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Tp. HCM, 1. MỞ ĐẦU Là một ngành mới được nghiên cứu và giảng dạy ở Việt Nam nên hệ thống lý thuyết về chính sách công nói chung và thực hiện chính sách nói riêng bằng tiếng Việt hết sức nghèo nàn và đơn điệu. Nhiều vấn đề lý thuyết phong phú và đa dạng của chính sách công chưa được chạm tới. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách hiện nay đang là chủ đề bị bỏ ngỏ. Đa phần các tác giả khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách thường liệt kê một cách chung chung các yếu tố mà họ cho rằng có ảnh hưởng. Tuy nhiên, bản chất của khoa học là đa dạng và phong phú trong cách tiếp cận, nên thật khó khĕn để có thể đưa ra một danh sách thống nhất các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách trong mọi bối cảnh, mọi chính sách. Ngược lại với xu hướng này ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu ở nước ngoài cố gắng cụ thể hoá và gắn nghiên cứu của họ vào từng bối cảnh thực hiện chính sách khác nhau. Nhờ đó, mỗi tác giả có cách tiếp cận khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách. Điều này đúng với bản chất của khoa học chính sách công là mỗi chính sách với quá trình thực hiện riêng, đặc thù, nên các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện ấy cũng rất khác nhau, với mức độ ảnh hưởng khác nhau. Với mong muốn góp phần làm phong phú thêm lý thuyết về thực hiện chính sách công bằng tiếng Việt, bài viết tiến hành tổng thuật một số cách tiếp cận với các nhóm yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách. 2. KHÁI NIỆM THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH Là một bước của quy trình chính sách, thực hiện chính sách được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm với nhiều cách hiểu khác. Ferman (1990) quan niệm thực hiện chính sách “là những gì xảy ra giữa sự mong đợi của chính sách và kết quả chính sách thu được”. Khi bình luận về cách hiểu này, Wheat (2010) cho rằng đây là cách hiểu “không còn gì để bàn cãi” vì quá chung chung và mơ hồ. Theo đó, Wheat (2010) ủng hộ quan niệm của Mazmanian và Sabatier (1983, 131 Một số cách tiếp cận... tr.1): “thực hiện chính sách là việc công chức triển khai một quyết định chính sách đã được thông qua để thực hiện quyền lực chính thống”. Một số tác giả quan niệm thực hiện chính sách gắn với việc hình thành có chủ đích các bộ phận của nhà nước để làm hoặc để ngừng làm việc gì đó (Mazmanian và Sabatier 1989); thực hiện chính sách còn là tác động thực tế của các hành động của nhà nước (Mazmanian và Sabatier 1989). Cách tiếp cận này như tác giả O’toole (2000) phê phán là không những đã đồng nhất giữa chủ thể chính sách với hành động của chủ thể đó mà còn quá nhấn mạnh đến mối quan hệ nhân quả giữa những nỗ lực của chủ thể và tác động đầu ra (outcomes) của chính sách. Trên thực tế, việc thực hiện chính sách đòi hỏi cần có sự nhìn nhận tính chất đa chủ thể của hành động chính sách như khách hàng, nhà chính trị, và các chủ thể khác có ảnh hưởng từ bên ngoài chính sách (O’toole, 2000). Nói cách khác, quá trình thực hiện chính sách cần phải nhấn mạnh đến sự phối hợp giữa các chủ thể hoặc các bên (O’toole, 2000). Ramesh (2008) hiểu thực hiện chính sách gồm hai quá trình ở hai cấp độ vĩ mô và vi mô. Ở cấp độ vĩ mô, thực hiện chính sách chỉ những hành động của chính quyền liên bang nơi mà chính sách được ban hành. Ở cấp độ vi mô là việc thực hiện chính sách ở chính quyền bang, chính quyền cơ sở nơi mà chính sách tạo ra kết quả trên thực tế. Với quan niệm này, thực hiện chính sách là dòng chảy một chiều từ trên xuống dưới; thực hiện chính sách là kết quả tiếp nối của quá trình hoạch định chính sách. Bởi quá trình thực hiện chính sách cũng chính là quá trình hoặc ít nhất góp phần vào giai đoạn hình thành chính sách (Hupe & Hill, 2007). Cách tiếp cận này có nhược điểm là đơn giản hóa vai trò của giai đoạn thực hiện chính sách trong toàn bộ quy trình chính sách. Lane (2000) có vẻ toán học khi cho rằng thực hiện chính sách như một hàm số trong đó thực hiện chính sách là y và các biến số là chính sách, đầu ra, chủ thể hình thành chính sách, người thực hiện, và người khởi động các chương trình. Mục đích hướng tới của phương trình này là tìm ra lợi ích từ đầu ra của chính sách. Đây là cách tiếp cận phù hợp với mong đợi của các nhà đánh giá chính sách vì họ luôn hướng tới những lợi ích có thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, hạn chế của cách tiếp cận này là trên thực tế việc thực hiện chính sách còn mang lại những giá trị vô hình như bài học rút ra từ sự thất bại của một chính sách, sự tĕng lên về nĕng lực của tổ chức cũng như nĕng lực lãnh đạo. Khan và Khandaker (2016) quan niệm thực hiện chính sách là việc triển khai pháp luật mà trong đó các chủ thể và tổ chức khác nhau làm việc cùng nhau để sử dụng các thủ tục và kỹ thuật nhằm đưa chính sách vào thực tế để đạt được mục tiêu. Từ khái niệm này, có thể rút ra ba vấn đề. Thứ nhất, thực hiện chính sách gắn với việc thực hiện pháp luật. Thứ hai, thực hiện chính sách gắn với quá trình tương tác giữa các chủ thể có liên quan cùng với những thủ tục và kỹ thuật phù hợp. Thứ ba, thực hiện chính sách hướng đến việc đạt được mục tiêu chính sách trên thực tế. Nói cách khác, tác giả cho rằng thực hiện chính sách là một quy trình bao gồm đầu vào, đầu ra, các chủ thể tham gia và các quy trình thủ tục. Đó chính là sự tương tác của các chủ thể với hướng đích là các mục tiêu của chính sách trên thực tế. Nguyễn Hữu Hải (2016, tr. 127) đề xuất “Tổ chức thực thi chính sách đưa ra là toàn bộ quá trình hoạt động của các chủ thể theo các cách thức khác nhau nhằm thực hiện hóa nội dung chính sách công một cách hiệu quả”. Với cách tiếp cận này, tổ chức thực hiện chính sách là yêu cầu tất yếu khách quan để duy trì sự tồn tại của chính sách với tư cách là công cụ vĩ mô theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Nhược điểm của cách tiếp cận này nằm ở chỗ tác giả mặc định quá trình thực hiện chính sách đương nhiên là “hiệu quả”. Trên thực tế việc thực hiện chính sách hàm chứa nhiều rủi ro có thể dẫn đến 132 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật không thành công. Cụm từ “toàn bộ quá trình hoạt động của các chủ thể” mà tác giả sử dụng tương đối rộng khi đề cập đến vấn đề tổ chức thực hiện chính sách của các chủ thể thực hiện. Tóm lại thực hiện chính sách là việc tổ chức những nguồn lực đang có một cách có chủ đích để đưa một chính sách của nhà nước (do chính cơ quan mình hoặc cơ quan khác ban hành) vào thực tế. 3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH Tác giả Nguyễn Hữu Hải (2016, tr. 139- 145) đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách như tính chất của vấn đề chính sách; môi trường thực hiện chính sách; mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách; tiềm lực của các đối tượng chính sách; đặc tính của đối tượng chính sách; nĕng lực thực hiện chính sách của cán bộ, công chức; mức độ tuân thủ các bước trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách; các điều kiện vật chất để thực hiện chính sách; và sự đồng tình, ủng hộ của người dân. Smith (1973) liệt kê một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách như bản thân của chính sách ban hành, nhóm tham gia, cơ quan thực hiện và các yếu tố thuộc về môi trường chính sách. Bản thân chính sách ban hành là mức độ phức tạp, rộng hẹp và nội dung, nội hàm của chính sách. Nhóm tham gia là những đối tượng liên quan và tương tác với nhau trong quá trình thực hiện chính sách. Cơ quan thực hiện là những chủ thể chính đưa chính sách vào thực tế với những nội hàm quan trọng như cơ cấu tổ chức và nhân sự, sự lãnh đạo trong cơ quan nhà nước, khả nĕng đạt được mục tiêu và các chương trình thực hiện chính sách hay còn gọi là nĕng lực thực hiện chính sách. Yếu tố thuộc về môi trường bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Môi trường bên trong như các nhà hoạch định chính sách, nhóm tham gia, kỹ thuật áp dụng trong việc hoạch định và thực hiện chính sách. Môi trường bên ngoài liên quan đến môi trường chính trị, kinh tế, quốc tế và môi trường khoa học công nghệ. Hai cách tiếp cận trên có điểm chung là mong muốn hình thành nên một danh sách đồng nhất các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách cho mọi chính sách. Tuy nhiên, điều này vốn không thể xảy ra trong nghiên cứu khoa học vốn hết sức đa dạng và phong phú và cũng hết sức cụ thể với từng bối cảnh chính sách cụ thể. Một yếu tố nào đó có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình thực hiện chính sách A nhưng hoàn toàn không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách B. Hơn nữa, trong quá trình nghiên cứu, thật khó khĕn cho một tác giả nào đó lại đưa tất cả các yếu tố ảnh hưởng (có thể có) vào mô hình nghiên cứu. Vì như vậy sẽ làm mất trọng tâm, trọng điểm trong nghiên cứu. Lập luận này cho thấy cần thiết phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách theo từng bối cảnh, từng cách tiếp cận khác nhau. Tuỳ theo cách tiếp cận khác nhau ở nhiều mô hình thực hiện chính sách khác nhau, các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách cũng khác nhau. Có một số mô hình thực hiện chính sách như mô hình hợp lý (Rationale Model), mô hình quản lý (Management Model), mô hình phát triển tổ chức (Organisational Development Model), mô hình thư lại (Bureucratic Model), và mô hình chính trị (Political Model) (Khan & Khandaker 2016). Mỗi mô hình, tùy theo cách tiếp cận mà đưa ra các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách. Trước hết là Mô hình hợp lý nhấn mạnh đến sự hợp lý của toàn bộ quá trình thực hiện chính sách. Theo mô hình này, quá trình thực hiện chính sách phải đảm bảo tính hợp lý từ chính sách hợp lý đến kế hoạch, sự phân công hơp lý. Theo đó, yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách là sự rõ ràng của mục tiêu chính sách. Mục tiêu chính sách rõ ràng là cĕn cứ quan trọng cho toàn bộ hoạt động thực hiện chính sách; đồng thời cũng là cĕn cứ để đánh giá hiệu quả quá trình thực hiện này. Ngoài ra, tính chính xác và nhất quán của kế 133 Một số cách tiếp cận... hoạch, sự phân công nhiệm vụ rõ ràng và chi tiết, các tiêu chuẩn phù hợp, và sự giám sát hợp lý cũng là các yếu tố tác động tích cực đến việc thực hiện chính sách. Trong khi đó, Mô hình quản lý nhất mạnh các yếu tố thuộc về quản lý. Mô hình này cho rằng các yếu tố thuộc về quản lý mới tác động và ảnh hưởng đến thực hiện chính sách. Các yếu tố đó gồm ngân sách, cấu trúc tổ chức, giao tiếp, sự tham gia của mọi người, thiết bị và công nghệ phù hợp, và địa điểm phù hợp. Mô hình phát triển tổ chức lại nghiêng về các khía cạnh liên quan đến phát triển tổ chức như sự lãnh đạo hiệu quả, động cơ, sự tham gia của mọi người, xây dựng nhóm, và tính đúng đắn của quyết định. Mô hình thư lại nhấn mạnh đến cách thức tầng bậc trong thực hiện chính sách. Mô hình này cho rằng những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thực hiện chính sách bao gồm sự phân quyền hợp lý cho cấp cơ sở; khả nĕng của cấp dưới; vấn đề kiểm soát hành vi; và sự cam kết của cấp cơ sở. Những yếu tố “thư lại” ấy mới quyết định hiệu quả của quá trình thực hiện chính sách. Mô hình chính trị đề cập đến những yếu tố liên quan đến chính trị trong tổ chức trong quá trình thực hiện chính sách. Sự phức tạp trong liên đới hành động, khả nĕng thương lượng, hài hòa giữa các nhà chính trị, động cơ chính trị, và khả nĕng tối thiểu hóa áp lực chính trị là những yếu tổ ảnh hưởng đến thực hiện chính sách. Ở Mô hình nhận thức (Cognitive model), những yếu tố liên quan đến nhận thức, hiểu biết về chính sách quyết định đến thành công việc quá trình thực hiện chính sách. Mô hình này cho rằng, các mô hình vừa trình bày ở trên có đưa ra các yếu tố tác động đến thực hiện chính sách như vậy là hoàn toàn có ý nghĩa. Tuy nhiên, những yếu tố trên chỉ dừng lại ở vấn đề thiết chế (Conventional Account) vốn hàm chứa nhiều hạn chế (Spillane và ctg, 2002). Sự hạn chế này nằm ở hai khía cạnh: (1) Các nhà hoạch định chính sách luôn hướng đến giả định mang tính chất mặc nhiên rằng các nhà thực hiện chính sách hiểu được thông điệp gói ghém trong chính sách đó (Spillane và ctg, 2002); (2) Các nhà hoạch định xem bản thân chính sách như một yếu tố “kích tạo” dành cho các nhà thực hiện. Khi quá trình thực hiện chính sách không thành công, họ cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do thông điệp của chính sách không rõ ràng hoặc tính “kích tạo” của chính sách chưa đủ mạnh, không phù hợp với mong đợi, lợi ích của chủ thể thực hiện chính sách, vì chủ thể thực hiện cho rằng họ không nhận được lợi ích gì từ quá trình thực hiện chính sách đó (Spillane và ctg, 2002). Thế nhưng thật bất ngờ, các nhà nghiên cứu đều khẳng định rằng người thực hiện chính sách luôn có khuynh hướng làm việc chĕm chỉ, hết mình để đảm bảo chính sách được thực hiện mà không quan tâm đến những cái lợi do chính sách mang đến cho họ (Spillane và ctg, 2002). Hơn nữa, việc mặc định chủ thể thực hiện hiểu được thông điệp được các nhà hoạch định chuyển tải trong chính sách là biểu hiện của khuynh hướng đơn giản hóa vấn đề. Những nhà hoạch định khi đó đã bỏ qua sự phức tạp của “con người cảm xúc” (human sense-making) trong chủ thể thực hiện chính sách (Spillane và ctg, 2002). Những người làm chính sách chỉ tập trung vào những vấn đề “có vẻ” hợp lý hoặc theo họ là hợp lý, chẳng hạn như sự phù hợp về mặt tổ chức, nguồn lực, kỹ thuật và mức độ rõ ràng của các mục tiêu mà quên đi khả nĕng hiểu biết về chính sách, niềm tin, và thái độ của người thực hiện chính sách (Spillane và ctg, 2002) mới là yếu tố quyết định. Vì hiểu biết, niềm tin và thái độ của người thực hiện chính sách quyết định cách họ cắt nghĩa về chính sách và hành động thực hiện chính sách của họ. Khi đó, thúc đẩy sự hiểu biết của chủ thể thực hiện chính sách về chính sách mà họ đang thực hiện mới là yếu tố cốt lõi quyết định thành công của thực hiện chính sách. Chính vì lẽ đó mà các tác giả (Spillane và ctg, 2002) đề xuất khung phát triển sự hiểu biết giành cho người thực hiện 134 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật chính sách nhằm giúp họ hiểu đúng hơn, rõ hơn về chính sách mà đang họ thực hiện. Theo đó, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực chiện chính sách gồm: - Mức độ thay đổi mà chính sách tạo ra. Spillane và ctg (2002) cho rằng chính sách bản thân nó tạo ra sự thay đổi. Tuy nhiên thay đổi có thể chia thành 03 mức độ: thay đổi từng bước, thay đổi mạnh mẽ, và thay đổi hoàn toàn. Chủ thể thực hiện chính sách thường có khuynh hướng cắt nghĩa chính sách mới bằng cách liên kết với những nhiệm vụ, những gì mà họ đang thực hiện. Cho nên với những chính sách không tạo ra sự thay đổi rõ nét, chủ thể thực hiện có khuynh hướng hiểu theo kiểu “đánh đồng” với những nhiệm vụ họ đang thực hiện, làm cho quá trình thực hiện có thể bị sai lệch. Khi mức độ thay đổi của chính sách lớn, họ có thể bị “sốc” nhưng nhờ đó, họ cảnh giác hơn, tìm hiểu kỹ chính sách mới hơn Nhờ đó mà hiểu biết của họ về chính sách mới tốt hơn, quá trình thực hiện vì vậy hiệu quả hơn. - Sự giao tiếp giữa chủ thể hoạch định hoạch định và chủ thể thực thi. Sự giao tiếp giữa hai chủ thể này càng tĕng, sự hiểu biết của chủ thể thực thi càng tĕng. - Cơ hội học tập, tập huấn về chính sách trước khi thực hiện. Chủ thể thực hiện chính sách cần học tập về chính sách mà họ chuẩn bị thực hiện. Không những vậy các đợt tập huấn cũng hết sức có ý nghĩa với chủ thể thực hiện, góp phần làm tĕng hiểu biết, gắn bó và cam kết của họ đối với chính sách. Nhờ vậy mà quá trình thực hiện chính sách hiệu quả hơn. - Mức độ nhìn thấy hạn chế từ thực tế của chủ thể thực hiện chính sách. Khi tiếp cận một chính sách mới, chủ thể thực hiện chính sách có khuynh hướng “dè chừng” với chính sách mới đó. Để hạn chế sự “dè chừng” này, chủ thể ban hành chính sách cần làm sao để cho chủ thể thực hiện thấy rằng, chính sách ấy không phải xuất phá từ trên đưa xuống mà nó xuất phát từ chính hạn chế của lĩnh vực mà chủ thể thực hiện đang vụ trách. Làm được như vậy, chủ thể thực hiện chính sách sẽ cảm thấy “dễ chịu” và “thiện cảm” với chính sách hơn vì họ hiểu rằng, chính sách đó được thiết kế, xây dựng là để giải quyết vấn đề của chính họ, và họ đang thực hiện chính sách là đang làm cho vấn đề của họ tốt hơn. 4. Thảo luận và ứng dụng Như đã trình bày ở trên, mỗi mô hình có cách tiếp cận khác nhau về yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách. Có thể tóm tắt khái quát thành bảng dưới đây: Bảng 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách Mô hình Yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách Mô hình hợp lý 1. Sự rõ ràng của mục tiêu chính sách; 2. Tính chính xác và nhất quán của kế hoạch 3. Sự rõ ràng và chi tiết trong phân công nhiệm vụ 4. Tiêu chuẩn phù hợp 5. Sự giám sát hợp lý Mô hình quản lý 1. Ngân sách 2. Cấu trúc tổ chức 3. Giao tiếp giữa các bên 4. Sự tham gia của mọi người 5. Thiết bị và công nghệ 6. Địa điểm phù hợp Mô hình phát triển tổ chức 1. Sự lãnh đạo hiệu quả 2. Động cơ của cơ quan thực hiện 3. Sự tham gia của mọi người 4. Xây dựng nhóm thực hiện 5. Tính đúng đắn của quyết định 135 Một số cách tiếp cận... Mỗi mô hình có ưu điểm khác nhau cho nên việc lựa chọn để sử dụng cần quan tâm đến một số lưu ý. Thứ nhất, việc lựa chọn mô hình nào cần phải dựa vào nội dung của chính sách. Với những chính sách có nội dung rõ ràng, cụ thể không có nhiều tranh luận thì mô hình hợp lý không phù hợp. Thứ hai, khi lựa chọn mô hình để nghiên cứu cần cĕn cứ vào bản chất của quá trình thực hiện chính sách. Nếu cơ quan thực hiện chính sách quyết định sự thành công của quá trình thực hiện chính sách thì mô hình nhận thức hoặc mô hình phát triển tổ chức là những sự lựa chọn phù hợp. Với những chính sách mà quá trình thực hiện chúng bị hạn chế do vấn đề chính trị và sự tương tác giữa trung ương và địa phương thì mô hình thư lại và mô hình chính trị sẽ rất phù hợp. Thông thường, ở các quốc gia phát triển, mô hình nhận thức, mô hình phát triển tổ chức, mô hình quản lý, mô hình hợp lý thường phù hợp hơn trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, mô hình thư lại, chính trị lại có khuynh hướng phù hợp hơn. Thứ ba, trong quá trình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách, nhà nghiên cứu có thể kết hợp nhiều mô hình với nhau. 5. KẾT LUẬN Mỗi mô hình nghiên cứu khác nhau đưa ra nhóm yếu tố khác nhau tác động đến thực hiện chính sách. Điều này phù hợp với đặc thù của hoạt động nghiên cứu khoa học là đa dạng, phong phú và cải tạo thực tiễn, nhất là trong khoa học chính sách công. Mô hình hợp lý nhất mạnh đến tính hợp lý trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách. Mô hình quản lý cho rằng các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách. Mô hình phát triển tổ chức nhấn mạnh đến sự lãnh đạo trong cơ quan thực hiện chính sách. Mô hình thư lại nhấn mạnh đến tính thứ bậc trong tổ chức và xem đây là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách. Mô hình chính trị cho rằng các yếu tố liên quan đến thoả hiệp về chính trị, sự thương lượng về quyền lực ảnh hưởng đến thực hiện chính sách. Cuối cùng, mô hình nhận thức cho rằng chủ thể thực hiện chính sách đóng vai trò quyết định nên hiểu biết, niềm tin, thái độ, động cơ và sự cam kết của họ là các yếu tổ ảnh hưởng đến thực hiện chính sách. Mô hình thư lại 1. Sự phân quyền hợp lý cho cấp cơ sở 2. Khả nĕng của cấp cơ sở 3. Vấn đề kiểm soát hành vi 4. Sự cam kết của cấp cơ sở Mô hình chính trị 1. Mức độ phức tạp trong liên đới hành động 2. Khả nĕng thương lượng trong quá trình thực hiện chính sách 3. Sự hài hoà giữa các nhà chính trị 4. Động cơ chính trị 5. Sự tối thiểu hoá áp lực chính trị Mô hình nhận thức 1. Mức độ thay đổi mà chính sách tạo ra. 2. Sự giao tiếp giữa chủ thể hoạch định và chủ thể thực thi (Mức độ giao tiếp giữa chủ thể thực hiện và chủ thể xây dựng chính sách) 3. Cơ hội học tập, tập huấn về chính sách trước khi thực hiện 4. Mức độ nhìn thấy hạn chế từ thực tế của chủ thể thực hiện chính sách (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 136 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hữu Hải 2016, Chính sách công: Những vấn đề cơ bản (tái bản lần thứ hai), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Ferman, B. 1990, When failure is success: im- plementation and Madisonian Government, In Palumbo DJ, Calista DJ, (eds). 3. Hupe, P. & Hill, M. 2007, Street-level bureau- cracy and public accountabilities, Public Ad- ministration Vol. 85, No. 2, tr. 279–299. 4. Khan, A., R., Khandaker, S. 2016, A Critical Insight into Policy Implementation and Imple- mentation Performance, Public Policy and Administration, Vol. 15, No 4, p. 538–548. 5. Lane, J., E. 2000, The Public Sector: Concepts, Models and Approaches, Sage, London. 6. Mazmanian, D., Sabatier, P., (eds) 1981, Ef- fective Policy Implementation, Lexington Books: Lexington, MA. 7. O’Tootle, L., J. 2000, Research on Policy Implementation: Assessment and Prospects, Journal of Public Administration Research and Theory, 10(2000):2, pp. 263-288. 8. Ramesh, G. 2008, Policy-Implementation Frame: A Revisit, South Asian Journal of Management; Jan-Mar 2008; 15, 1; ProQuest Central pg. 42. 9. Smith, T. 1973, The policy implementation process, Policy sciences, Vol. 4, No. 2, tr. 197-209. 10. Spillane, J., P. và ctg, 2002, Policy imple- mentation and cognition: Reframing and re- focusing implementation research, Review of Educational Research, Fall 2002, 72,3, Pro- Quest Central. 11. Wheat, D. 2010, What can system dynam- ics learning from the public policy imple- mentation literature?, Systems Research and Behavioral Science, 26, 425-442 (2010), DOI:10.1002/sres.1039.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_cach_tiep_can_ve_yeu_to_anh_huong_den_thuc_hien_chinh.pdf