Một số giải pháp cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xi măng Bỉm Sơn trong thời gian tới

Tài liệu Một số giải pháp cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xi măng Bỉm Sơn trong thời gian tới: ... Ebook Một số giải pháp cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xi măng Bỉm Sơn trong thời gian tới

doc65 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xi măng Bỉm Sơn trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Xi măng là một ngành công nghiệp có tổng vốn đầu tư lớn, hiệu quả xã hội cao, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, phần lớn các quốc gia trên thế giới đang trên đà tăng trưởng mạnh, chính vì vậy nhu cầu xi măng cho đầu tư xây dựng rất cao. Theo đánh giá chung của thế giới thì lượng xi măng sản xuất ra con thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu cao cho xây dựng. Tuy nhiên sản xuất xi măng trong nước lại đang gặp phải khó khăn do sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong nước và hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài kể từ khi chúng ta tham gia ký kết hiệp ước về bãi bỏ thuế nhập khẩu và không hạn chế lượng nhập khẩu một số mặt hàng khi tham gia vào AFTA. Là thành viên trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam, công ty xi măng Bỉm Sơn để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì không còn cách nào khác là phải tự vươn lên khẳng định mình. Đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình là lựa chọn tất yếu để công ty có thể tồn tại và phát triển trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên trong quá trình đầu tư đó bên cạnh những thành tựu đạt được, còn tồn tại những hạn chế, bất cập cần khắc phục. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xi măng Bỉm Sơn trong nền kinh tế thị trường nên em đã lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp: “Một số giải pháp cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xi măng Bỉm Sơn trong thời gian tới.” Nội dung của đề tài gồm 2 chương: Chương 1: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty xi măng Bỉm Sơn Chương 2: Một số giải pháp cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xi măng Bỉm Sơn trong thời gian tới. Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Đinh Đào Ánh Thuỷ và các chú, các bác Phòng Kế toán thống kê tài chính - Công ty xi măng Bỉm Sơn đã giúp em hoàn thành khoá thực tập và bài viết này. Vì thời gian và trình độ hiểu biết có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, do đó em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG I THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XI MĂNG BỈM SƠN 1.Năng lực và tình hình sản xuất hiện tại 1.1.Năng lực sản xuất Công ty xi măng Bỉm Sơn (CTXMBS) là doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam (VNCC). Kể từ khi thành lập năm 1980 đến nay công ty đã tồn tại và phát triển được hơn 25 năm. Trong thời gian đó công ty đã liên tục đầu tư nhằm đổi mới công nghệ trang thiết bị để hoàn thành mục tiêu và kế hoạch đặt ra. Về năng lực sản suất hiện tại, Công ty xi măng Bỉm Sơn hiện đang duy trì hoạt động hai dây chuyền sản xuất chính. Cả hai dây chuyền này đều do Liên Xô giúp đỡ xây dựng, nhưng dây chuyền 2 được cải tạo xong và đã đi vào hoạt động. Công suất ban đầu của cả hai dây chuyền khi mới xây dựng là 1, 2 triệu tấn/ năm sản xuất xi măng theo công nghệ ướt, đây là công nghệ hiện đại nhất những năm 60, 70 ở hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ. Năm 2002N, được sự phê duyệt của chính phủ, CTXMBS đã tiến hành đầu tư cải tạo dây chuyền số 2, chuyển đổi phương pháp sản xuất từ công nghệ sản xuất xi măng theo phương pháp ướt sang phương pháp khô, lò nung số 2 đã được cắt ngắn từ 185m xuống còn 70m, nâng công suất lò nung số 2 từ 1.750 tấn clinker / ngày đêm lên 3.500 tấn clinker / ngày đêm. Nâng công suất dây chuyền 2 từ 0, 6 triệu tấn xi măng / năm lên 1, 2 triệu tấn/năm và nâng công suất toàn nhà máy từ 1, 2 triệu tấn/ năm lên 1, 8 triệu tấn /năm. Ngoài ra, công ty còn có 8 bể chứa phối liệu nghiền có dung tích 800 m3 một bể, 2 bể dự trữ có dung tích 8000 m3 một bể dùng để chứa phối liệu bùn sau khi đã được điều chỉnh thành phần hoá học. Bên cạnh việc cải tạo dây chuyền số 2, một loạt các trang thiết bị được làm mới và xây dựng lại đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như: Nhà nghiền nguyên liệu, xi lô đồng nhất bột liệu có sức chứa 15.000 tấn, tháp trao đổi nhiệt .... Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu xi măng ngày càng nâng cao, công ty đã và đang tiến hành đầu tư xây dựng dây chuyền mới, công suất 2 triệu tấn / năm với công suất là 5.500 tấn clinker / ngày đêm. Dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2008 và đi vào hoạt động cùng với dây chuyền số 2 trong khi đó vẫn duy trì hoạt động của dây chuyền số 1 theo phương pháp ướt có thể công suất của công ty có thể đạt từ 3,2- 3, 8 triệu tấn / năm. 1.2. Tình hình sản suất của công ty Xi măng Bỉm Sơn Công ty xi măng Bỉm Sơn hơn 25 năm qua luôn là đơn vị đi đầu trong việc phát huy nội lực, phấn đấu thực hiện vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh, đóng góp có hiệu quả về kinh tế xã hội cho đất nước. Đến nay đã đưa ra thị trường tiêu thụ trên 20 triệu tấn xi măng, góp phần bình ổn thị trường được phân công, kể cả những thời điểm thị trường xi măng căng thẳng. Với những thành tích đạt được công ty đã được Đảng và nhà nước trao tặng nhiều huân chương và phần thưởng cao quý. Dưới đây là bảng tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( 2002- 2005) Chỉ tiêu Đ.vị 2002 2003 2004 2005 Sản phẩm SX -TT Tấn 1.528.010 2.006.259 2.476.957 2.407.026 Tổng doanh thu Trđ 1.022.444 1.315.493 1.578.502 1.539.701 Giá vốn hàng bán Trđ 799.539 920.568 1.184.148 1.154.163 Lợi nhuận gộp Trđ 222.904 394.925 394.345 385.537 Doanh thu hoạt động tài chính Trđ 3.235 3.923 4.312 3.715 Chi phí tài chính -Trong đó lãi vay phải trả Trđ 3.004 3.004 78.304 28.080 47.088 40.511 36.521 4.492 Chi phí bán hàng Trđ 176.885 212.823 209.454 197.174 Chi phí quản lý doanh nghiệp Trđ 35.747 45.754 61.153 55.970 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD Trđ 10.502 61.965 80.970 99.586 Thu nhập khác Trđ 25.245 8.200 9.308 9.742 Chi phí khác Trđ 8.760 4.251 5.764 6.859 Lợi nhuận khác Trđ 16.485 3.949 3.543 2.883 Tổng lợi nhuận trước thuế Trđ 26.987 65.915 84.513 102.470 Thuế TNDN phải nộp Trđ 7.723 17.136 12.009 21.285 Lợi nhuận sau thuế Trđ 19.263 48.779 72.504 81.184 Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính năm 2002, 2003, 2004, 2005 Qua bảng số liệu trên, ta thấy sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong các năm 2002 – 2005 đều tăng. Năm 2003 lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ tăng so với năm 2002 một lượng tuyệt đối là 478.249 tấn, như vậy đã tăng 31,29%. Năm 2004 tăng 470.698 tấn và tăng 23,46% so với năm 2003. Trong năm 2005 lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ đạt 2.407.026 tấn lại giảm so với năm 2004 là 69.931tấn.Sự giảm sút này cho thấy trong thời gian từ năm 2003-2005 doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do trong năm 2002 công ty tiến cải tạo dây chuyền 2 nên sản lượng clinker sản xuất bị giảm đi một nửa. Vào cuối năm 2003, dây chuyền 2 đã qua cải tạo mới bắt đầu đi vào hoạt động từ đó công suất nhà máy mới ổn định dần. Chính điều này dẫn tới doanh thu bán hàng của công ty đều tăng qua các năm. Năm 2005 tổng doanh thu đạt được là 1.539.701 triệu đồng tăng 50,59% so với năm 2002, kết quả này cho thấy công ty đã có những bước tiến bộ vượt bậc, nhờ có sự đầu tư hợp lý, công ty xi măng Bỉm Sơn đã dần đổi mới và đi vào sản xuất kinh doanh ổn định. Qua bảng số liệu trên ta cũng nhận thấy một điều là công ty chưa quan tâm đến vấn đề thu nhập tài chính. Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty tăng rất ítQ, năm 2002 là 2.235 triệu đồng đến năm 2005 chỉ là 2.715 triệu đồng tăng 480 triệu đồng. Trong khi đó chi phí cho hoạt động tài chính lại quá lớn mà chiếm tỉ trọng cao trong chi phí hoạt động tài chính là lãi vay phải trả. Năm 2004 lãi vay phải trả lên tới 40.511 triệu đồng, nguyên nhân là do công ty phải trả lãi cho ngân hàng cho hoạt động vay vốn đầu tư cải tạo dây chuyền số 2. Trong khi đó chi phí bán hàng qua các năm không đều nhau, năm 2003 tăng 35.938 triệu đồng so với năm 2002 đạt tỉ lệ là 20,3%. Nhưng đến năm 2004 chi phí bán hàng giảm 2% so với năm 2003 và đến năm 2005 chỉ còn là 197.174 triệu đồng giảm 6% so với năm 2004. Chi phí bán hàng giảm đã tiết kiệm cho công ty một khoản tiền không nhỏ mà vẫn có thể làm tốt công tác bán hàng mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Không những thế chi phí cho công tác quản lý doanh nghiệp cũng giảm, năm 2005 chỉ có 55.970 triệu đồng tiết kiệm được 5.183 triệu đồng so với năm 2004. Có được kết quả như vậy là do công ty đã tổ chức hoạt động quản lý doanh nghiệp, đề ra được những chính sách đúng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Điều này rất có lợi cho công ty vì nó tạo ra sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong cùng ngành. Chính vì vậy lợi nhuận trước thuế của công ty tăng rất cao trong các năm. Năm 2002 chỉ đạt 26.987 triệu đồng nhưng đến năm 2003 đã đạt 69.915 triệu đồng tăng 159,06%. Năm 2004, lợi nhuận tăng 14.598 triệu đồng so với năm 2003 tăng 20,8%. Năm 2005 đạt 102.470 triệu đồng tăng 17.957triệu đồng tăng tương đối so với năm 2004 là 21,24%. Nhìn chung tổng lợi nhuận trước thuế của CTXMBS qua các năm đều tăng tuy nhiên tốc độ tăng của năm sau so với năm trước lại giảm. Sự giảm sút này là do công ty đã hoàn thành xong việc đầu tư cải tạo dây chuyền số 2 và có sự điều chỉnh của ban lãnh đạo công ty nhằm cung cấp ra thị trường một lượng xi măng ổn định để có thể ổn định sản xuất giữ vững thị phần của công ty trong thời gian tới khi công ty bắt đầu tiến hành xây dựng dây chuyền mới với dự kiến đến năm 2008 sẽ đi vào hoạt động. 2.Tình hình tiêu thụ sản phẩm Nhà máy xi măng Bỉm Sơn chính thức đi vào hoạt động từ năm 1982. Sản phẩm chính của công ty là xi măng PCB30 và PCB40, ngoài ra công ty còn cung cấp cho thị trường hàng loạt sản phẩm như clinker, xi măng bao, rời.... Sản phẩm của công ty đã có mặt trên mọi miền Tổ quốc, được người tiêu dùng trong cả nước biết đến. Nhưng từ khi đất nước ta mở cửa, nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc, ngành công nghiệp xi măng cũng có nhiều đổi mới, ngày càng phát triển hơn, nhiều nhà máy xi măng mới với công nghệ tiên tiến ra đời. CTXMBS đã và đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ với các đối thủ cạnh tranh trong nước (là các doanh nghiệp thành viên trong VNCC l, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài với công nghệ hiện đại) mà còn với các nước trong khu vực. Bảng 2: Tình hình cung cấp xi măng giai đoạn 98- 2002 Đơn vị: Triệu tấn Năm 1998 1999 2000 2001 2002 XM tổng công ty 5,56 5,47 6,46 7,24 9,3 XM lò đứng và trạm nghiền 2,37 2,94 3,79 3,89 4,46 XM liên doanh 1,92 2,6 3,66 5,25 6,23 XM nhập khẩu 0,05 XM Bỉm Sơn 1,2 1,1 1,3 1,28 1,528 Nguồn: Phòng kế hoạch công ty Xi măng Bỉm Sơn Qua bảng số liệu trên cho thấy, nguồn cung cấp xi măng cho thị trường Việt Nam rất phong phú, ngoài các nhà máy thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam ( TCTXMVN) còn có sự tham gia mạnh mẽ của các công ty liên doanh, xi măng lò đứng và các cơ sở nghiền. Tuy nhiên qua bảng số liệu ta cũng nhận thấy một điều, mặc dù bị sức ép cạnh tranh trên thị trường từ các nguồn xi măng khác nhau nhưng VNCC vẫn chiếm tới 40-50% thị phần tiêu thụ. Trong đó CTXMBS cũng đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả mà toàn ngành xi măng trong nước đạt được. Tính toán thị phần của CTXMBS trong toàn Tổng công ty và so với nhu cầu cả nước ta được bảng số liệu sau: Bảng 3: Thị phần công ty xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 1998-2002 Năm 1998 1999 2000 2001 2002 XM Bỉm Sơn 1,2 1,1 1,3 1,28 1,528 Thị phần trong toàn tổng công ty 21,6% 20,1% 19,6% 17,3% 16,4% Thị phần so với nhu cầu thị trường 12,01% 10,00% 9,35% 7,81% 7,96% Qua bảng số liệu trên ta thấy từ năm 1998 đến năm 2002 thị phần của CTXMBS trong toàn tổng công ty có xu hướng giảm sút. Năm 1998 đạt 21,6% nhưng đến năm 1999 chỉ còn 20,1% từ các năm 2000 trở đi giảm dần và đến năm 2002 chỉ chiếm 16,4% giảm 5,2% so với năm 1998. Lượng sản phẩm cung cấp và tiêu thụ ra thị trường cũng giảm thông qua thị phần của công ty cung ứng trên thị trường. Năm 1998, thị phần của công ty trên thị trường đạt 12,01% nhưng đến năm 2002 chỉ còn chiếm 7,96%. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do trong giai đoạn này công ty đang tiến hành hoạt động cải tạo nhà máy vì vậy phải cho dừng hoạt động của lò nung số 2 chính vì vậy lượng xi măng cung cấp trên thị trường bị giảm sút. Mặt khác, đây cũng là thời kì khó khăn của công ty, bên cạnh hoạt động cải tạo nhà máy, công ty còn đứng trước sức ép cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.Trước sức ép cạnh tranh và nhu cầu tiêu thụ xi măng tăng cao, VNCC đã phân vùng địa bàn tiêu thụ của các nhà máy xi măng thuộc Tổng công ty, do vậy thị trường XMBS không còn phân bố rộng như trước mà chỉ thu hẹp ở một số địa bàn được phân công. Hiện tại, sản phẩm của công ty xi măng Bỉm Sơn được tiêu thụ thông qua các kênh sau: - Bán trực tiếp tại nhà máy, bán thông qua mạng lưới chi nhánh, đại lý của công ty đặt tại các địa bàn phân công như Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu. Với ưu thế có mạng lưới tiêu thụ lâu năm, đội ngũ nhân viên bán hàng có kinh nghiệm cùng với những chính sách bán hàng linh hoạt nên đây là kênh tiêu thụ lớn nhất chiếm tới 70-80% sản lượng tiêu thụ của công ty. Hiện nay công ty đang có 8 chi nhánh bán hàng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu. Ngoài ra công ty còn cung cấp xi măng cho nước bạn Lào. - Bán qua các công ty kinh doanh xi măng hoặc tổng đại lý bao tiêu tại các địa bàn: Công ty vật tư kỹ thuật xi măng phụ trách địa bàn Hà Nội, Lào Cai, Phú Thọ; Công ty kinh doanh Thạch cao xi măng phụ trách địa bàn Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; Công ty Xi măng vật liệu xây dựng Đà Nẵng phụ trách địa bàn Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, Phú yên..... Kênh tiêu thụ thông qua các công ty kinh doanh xi măng chiếm từ 20-30% sản lượng tiêu thụ của công ty xi măng Bỉm Sơn. Việc tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ, trong những năm qua công ty xi măng Bỉm Sơn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổng công ty giao, đưa sản phẩm tiêu thụ tới tận tay người sử dụng. Tình hình tiêu thụ của công ty được thể hiện ở bảng sau. Bảng 4: Tiêu thụ xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 1998-2002 Đơn vị: nghìn tấn TT Địa bàn tiêu thụ 1998 1999 2000 2001 2002 A Xi măng I Miền bắc 1036 925 1042 1030 1234 1 Hà nội 96,126 102,73 72,111 27,294 52,286 2 Thái bình 19,363 20,147 17,59 38,096 37,65 3 Hà tây 103,22 56,755 40,832 42,736 138,73 4 Nam định 143,52 121,78 127,13 167,81 170,155 5 Ninh bình 81,395 75,187 76,327 86,016 108,56 6 Thanh hoá 337,65 370,56 455,84 397,95 354,9 7 Nghệ an 115,38 68,972 148,01 142,19 179,456 8 Hà tĩnhH 98,083 76,197 77,01 115,35 146,319 9 Các tỉnh Tây Bắc 41,562 32,757 25,98 13,005 46,616 Tỷ lệ so với cả miền bắc 21,9% 18,7% 17% 13,4% 13% II Miền trung 133,7 160,46 220,21 190,01 192,72 1 Quảng bình 20,3 36,22 29,46 34,02 25,81 2 Quảng trị 34,124 32,563 48,904 48,773 51,610 3 Thừa thiên huế 56,711 61,621 85,838 70,256 71,299 4 Các tỉnh duyên hải nam trung bộ và tây nguyên 22,553 27,245 37,780 22,512 39,122 5 Xuất đi Lào 0 2,726 18,236 14,459 4,877 Tỷ lệ so với cả miền trung 7% 7,6% 8,1% 6,3% 5,6% B Clinker 49,514 33,266 129,91 64,438 100,59 1 Trạm nghiền Quảng Bình 6,215 34,642 52,598 41.446 2 Trạm nghiền liên doanh Quảng ngãi 27,769 3 Các đơn vị khác 49,514 27,05 95,27 22,992 20,222 Nguồn: Phòng kế hoạch công ty xi măng Bỉm Sơn Qua số liệu trên cho thấy, sản lương xi măng tiêu thụ của công ty xi măng Bỉm Sơn ở hầu hết các địa bàn đều tăng qua các năm. Tuy nhiên ở một số địa bàn như: Hà Nội, các tỉnh Tây Bắc lại giảm mạnh. Trong khi đó ở một số các tỉnh Hà Tây, Nam Định, Nghệ An, Quảng Bình... sản lượng tiêu thụ vẫn tăng mạnh. Điều này cho thấy thị trường chính mang tính truyền thống của công ty chủ yếu vẫn tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ. Tuy nhiên đây cũng là vùng tập trung khá nhiều nhà máy xi măng, chỉ riêng từ Nghệ an tới Hà nam ngoài xi măng Bỉm Sơn còn có thêm 3 nhà máy xi măng lò quay với tổng công suất 4, 95 triệu tấn/ năm cùng 10 nhà máy xi măng lò đứng với tổng công suất 0, 7 triệu tấn năm, chính vì vậy tính chất cạnh tranh tại những thị trường này rất quyết liệt. Ngoài ra, xi măng Bỉm Sơn còn được tiêu thụ tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh thuộc Tây bắc, Nam trung bộ, một số tỉnh khu vực Tây Nguyên. Để nâng cao sức cạnh tranh của đơn vị CTXMBS đã và đang đầu tư cải tiến kỹ thuật và quản lý chất lượng. Hiện tại công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO9001§ -2000. Sản phẩm của công ty đã đóng góp đáng kể cho sự nghiệp kiến thiết đất nước và đã có mặt ở những công trình trọng điểm của đất nước và được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1996 đến nay. 3.Thực trạng công nghệ và thiết bị 3.1. Về công nghệ: Nhà máy xi măng Bỉm Sơn được Liên Xô cung cấp thiết bị công nghệ sản xuất theo phương pháp ướt ở thế hệ thập kỷ 60, 70 đạt trình độ tiên tiến trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ. Theo thiết kế ban đầu nhà máy xi măng được xây dựng với công suất ban đầu là 1, 2 triệu tấn xi măng/ năm. Từ khi đi vào hoạt động cho đến đầu năm 2003 hoàn thành cải tạo dây chuyền số 2, công ty vẫn duy trì hoạt động sản xuất xi măng theo phương pháp ướt. Tuy nhiên cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, phương pháp ướt đã trở nên lạc hậu. Nhược điểm của phương pháp ướt là: + Tốn nhiều nhiên liệu (Than) để làm bay hơi nước + Mặt bằng sản xuất phải có diện tích lớn, thiết bị cồng kềnh + Nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nhiều Chính vì vậy đầu năm 2002, công ty đã tiến hành cải tạo dây chuyền số 2 chuyển đổi phương pháp sản xuất từ ướt sang khô, nhằm nâng cao năng lực sản suất của công ty để đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Hiện tại công ty đang duy trì việc sản xuất xi măng theo cả hai phương pháp: phương pháp ướt (dây chuyền 1d) và phương pháp khô (dây chuyền 2 đã qua cải tạod). Tiến tới cuối năm 2008 nhà máy mới công suất 2 triệu tấn sản phẩm /năm, công nghệ sản xuất xi măng theo phương pháp khô, hiện đại đi vào hoạt động, sẽ hoàn thành việc chuyển đổi phương pháp sản xuất, hiện đại hoá toàn công ty, theo xu hướng chung của toàn thế giới. 3.2. Về máy móc: Dự án nhà máy xi măng Bỉm Sơn được Liên Xô cung cấp các thiết bị có trình độ cơ khí hoá, hiện đại hoá, tiên tiến nhất lúc bấy giờ. Song do quá trình thi công xây dựng nhiều phần tự động hoá, cơ khí hoá không làm việc vì vậy nhiều bước công đoạn phải do công nhân trực tiếp vận hành. Mặt khác, năng lực thiết bị đã được khai thác hơn 25 năm, phụ tùng thay thế chủ yếu trong nước chế tạo nên thiết bị xuống cấp trầm trọng, công đoạn chính trong dây chuyền đó là lò nung chưa đạt công suất thiết kế. Bảng 5: Công suất thiết bị chính 5 năm 2001-2005 Đơn vị: Tấn/h Tên thiết bị Công suất thiết kế Thực hiện các năm 2001 2002 2003 2004 2005 Đập đá 450 464 465 470 480 478 Đập sét 250 267 262 255 269 277 Nghiền nguyên liệu 145 140 142 146 141 149 Lò nung 72 68 67 68 69 70 Nghiền XM 65 68 65 72 80 81 Đóng bao 80 77 78 80 81 82 Nguồn: Phòng điều hành sản xuất Phần lớn máy móc của công ty phục vụ cho sản xuất tính đến năm 2002 đều trong tình trạng lạc hậu, công suất kém. Sau khi cải tạo dây chuyền 2 xong, CTXMBS đã tiến hành cho đầu tư mới rất nhiều máy móc thiết bị, tận dụng có sửa chữa một số công đoạn trong quá trình sản xuất xi măng. 4.Tình hình đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Xi măng Bỉm Sơn trong thời gian qua. Xi măng là một ngành công nghiệp có nhu cầu vốn đầu tư lớn, hiệu quả xã hội cao, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Ngành công nghiệp xi măng ngoài việc thoả mãn nhu cầu trong xây dựng còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển liên ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Với mục tiêu thoả mãn nhu cầu xi măng trong nước, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định số 164/QĐ - TTg ngày 18 - 11- 2002 phê duyệt “ Quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp Xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Các định hướng trong kế hoạch đầu tư phát triển đến giai đoạn 2010 đã thể hiện rõ quan điểm đầu tư, với mục tiêu tập trung cho các dự án có đủ điều kiện để phát triển bền vững, lựa chọn công nghệ kỹ thuật tiên tiến, quy mô đầu tư hợp lý, tận dụng và phát huy cao độ nội lực và nguồn vốn trong nước. Ưu tiên mở rộng nâng cấp các nhà máy hiện có để tận dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, rút ngắn thời gian thi công, nhanh chóng nâng cao sản lượng, giảm chi phí đầu tư và giá thành sản phẩm, tạo ra khả năng cạnh tranh cho ngành xi măng khi tham gia hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước, công ty xi măng Bỉm Sơn đã sớm nhận thấy vai trò đầu tư phát triển trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm xi măng. Do vậy hoạt động đầu tư được ban lãnh đạo công ty cho tiến hành từ rất sớm. Từ việc đầu tư vào tăng năng suất ở hai lò nung chính, đến việc đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị nhằm hiện đại hoá nhà máy, đến việc đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ, chăm lo nguồn nhân lực cho cả công ty ... Đây cũng chính là những hoạt động của công ty nhằm tiến hành nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt trên thị trường hiện nay. 4.1.Vốn và nguồn vốn Công ty Xi măng Bỉm Sơn là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam vì vậy nguồn vốn kinh doanh của công ty từ trước tới nay chủ yếu là do ngân sách cấp và nguồn tự bổ sung của đơn vị. Tổng kết sự tăng giảm nguồn vốn kinh doanh qua các năm như sau: Bảng 6: Tình hình tăng giảm Nguồn vốn kinh doanh qua các năm Đơn vị: tỷ đồng Năm 2002 2003 2004 2005 Nguồn vốn kinh doanh Số đầu kỳ 252,372 276,859 284,973 320,702 Tăng trong kỳ 30,254 8,948 103,844 Giảm trong kỳ 5,767 0,834 12,22 Sè cuèi kú 276,859 284,973 376,597 381,641 L­îng t¨ng tuyÖt ®èi sè cuèi kú 8,114 91,624 5,044 L­îng t¨ng t­¬ng ®èi sè cuèi kú(%) 2,93 32 1,33 Ng©n s¸ch cÊp Sè ®Çu kú 138,154 138,164 146,319 114,702 T¨ng trong kú 0,067 8,948 6,301 Gi¶m trong kú 0,057 0,793 11 Sè cuèi kú 138,164 146,319 141,621 100,702 Nguồn: Phòng Kế toán công ty xi măng Bỉm Sơn Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn kinh doanh của công ty đều tăng qua các năm từ 2002 đến năm 2005. Tuy nhiên sự gia tăng của nguồn vốn kinh doanh không lớn giữa năm trước và năm sau. Cuối năm 2002, nguồn vốn kinh doanh chỉ đạt 276, 859 tỷ đồng nhưng đến năm 2003 chỉ là 284, 973 tỷ đồng tăng 8, 114 tỷ đồng so với năm 2002 tăng 2,93%.Năm 2004 là 376, 597 tỷ đồng tăng 32% so với năm 2003. Đến cuối năm 2005 tỷ lệ này chỉ đạt 1,33%. Số liệu này cho thấy, trong những năm qua số vốn kinh doanh của công ty được bổ sung rất hạn chế. Nó cũng thể hiện nên mặt còn yếu kém trong công tác huy động vốn tại công ty. Nguồn ngân sách cấp giảm xuống rõ rệt. Cuối năm 2002, ngân sách cấp là 138, 164 tỷ đồng, nhưng bắt đầu từ 2004 đến này nguồn vốn này có sự giảm sút. So với năm 2002, nguồn ngân sách bổ sung cho công ty năm 2005 giảm 37, 462 tỷ đồng giảm 37,5%. Đây cũng là chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhằm cắt giảm ngân sách, thực hiện cổ phần hoá các công ty thành viên trong VNCC. Trong giai đoạn hiện nayT, khi nền kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị trường thì nguồn vốn ngân sách cấp chỉ còn đóng vai trò định hướng, hỗ trợ phát triển. Ngoài ra, nguồn vốn của công ty còn được huy động qua hoạt động đầu tư tài chính: Đầu tư vào các cổ phiếu và trái phiếu ngắn hạn, dài hạn nhưng nguồn này cũng không lớn lắm chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh của công ty. Dưới đây là bảng số liệu cơ cấu vốn đầu tư tại công ty xi măng Bỉm Sơn trong thời gian qua. Bảng 7: Cơ cấu vốn đầu tư của công ty Xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2002-2005 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Tổng VĐT 230,338 100 168,797 100 374,49 100 495,068 100 Xây lắp 96,375 41,8 46,36 27,4 78,695 21 120,731 24,3 Thiết bị 102,64 46,5 84,81 50,2 187,69 50,1 199,554 40,2 CP khác 31,9 13,8 37,58 22,4 108,364 28,9 175,783 35,4 Nguồn: Phòng kế hoạch Ban quản lý dự án. Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng vốn đầu tư của CTXMBS trong giai đoạn này có nhiều biến động. Năm 2002 đạt 203, 338 tỷ đồng nhưng đến năm 2003 chỉ sử dụng có 168, 797 tỷ đồng. Nguyên nhân là do năm 2003 dự án cải tạo dây chuyền 2 đã hoàn thành và đi vào sử dụng. Chính vì vậy nên số vốn đầu tư giảm đi. Đến năm 2004, tổng vốn đầu tư lại tăng cao, cao nhất là năm 2005 lên tới 495, 068 tỷ đồng. Đây cũng chính là thời kỳ công ty chuẩn bị thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy mới do đó tổng số vốn đầu tư tăng cao. Cơ cấu vốn đầu tư trong các năm 2002-2005 của công ty xi măng Bỉm Sơn cho thấy vốn đầu tư cho thiết bị chiếm chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các năm. Năm 2002, vốn đầu tư cho thiết bị chiếm 46,5% trong tổng vốn đầu tư. Đến năm 2003, vốn đầu tư cho thiết bị là 84, 81 tỷ đồng có giảm so với năm 2002 là 102, 64 tỷ đồng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao 50,2 % trong tổng số vốn đầu tư năm 2003. Năm 2004, tỷ lệ đầu tư cho thiết bị là 50,1% đến năm 2005 tỷ lệ này giảm xuống 40,2% so với tổng vốn đầu tư cùng năm đó. Tuy nhiên vốn đầu tư cho thiết bị của năm sau cho năm trước vẫn tăng. Điều này chứng tỏ, công ty rất chú trọng vào đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc công nghệ để hiện đại hoá nhà máy, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thương trường. Vốn cho xây lắp trong thời kỳ này của công ty chủ yếu là để xây dựng các hạng mục công trình nhằm phục vụ cho sản xuất như: Xây dựng mới kho chứa sét, nhà nghiền nguyên liệu, tháp trao đổi nhiệt,.... Chi phí khác chủ yếu là chi cho công tác giải phóng mặt bằng, cho thẩm tra dự án, đào tạo công nhân kỹ thuật,... Qua phân tích số liệu về nguồn vốn và cơ cấu vốn của công ty xi măng Bỉm Sơn trong thời gian qua còn tồn tại rất nhiều bất cập. Tình hình huy động và sử dụng vốn còn yếu còn phụ thuộc nhiều vào chỉ tiêu ngân sách. Chính vì vậy, trong thời gian tới công ty cần tiến hành nhanh chóng việc cổ phần hoá nhằm huy động tối đa nguồn vốn trong nước. Việc cổ phần hoá này giúp cho công ty xi măng Bỉm Sơn chủ động hơn trong việc huy động các nguồn vốn vì thế cũng tạo ra tính linh hoạt hơn cho những kế hoạch sử dụng vốn đầu tư nhằm phát triển và hiện đại hoá nhà máy. 4.2.Nội dung đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty xi măng Bỉm Sơn trong thời gian qua. Trong thời gian qua CTXMBS đã có sự quan tâm rất lớn đến hoạt động đầu tư cho các nội dung nâng cao chất lượng sản phẩm, tài sản cố định, nguồn nhân lực... vì đây là những yếu tố cơ bản góp phần tạo nên sức cạnh tranh của công ty trên thị trường. Điều này thể hiện qua tình hình phân bổ vốn đầu tư cho các nội dung trên qua các năm gần đây nh­ sau: Bảng 8: Tình hình phân bổ vốn đầu tư theo từng nội dung đầu tư Đơn vị: Tỷ đồng Nội dung đầu tư 2002 2003 2004 2005 2002-2005 Tỷ lệ (%) Nâng cao chất lượng sản phẩm 63,87 41,7 71,43 84,54 259,54 20,4 TSCĐ 146,35 100,26 268,62 367,18 881,41 69,75 Nguồn nhân lực 15,5 19,27 20,713 24,294 78,87 6,21 Maketing 6,598 8,574 15,462 20,496 51,12 4,03 Tổng vốn đầu tư 230,338 168,797 374,49 495,068 1.268,6 100 Nguồn: Phòng kế toán thống kê tài chính Qua bảng số liệu trên thể hiện rằng thời gian qua công ty đã có sự quan tâm đồng đều tới các nội dung của hoạt động đầu tư. Trong giai đoạn hiện nay, khi CTXMBS đang trong giai đoạn đầu tư cải tạo hiện đại hoá nhà máy, thì cơ cấu này được xem là hợp lý, cần phải có rất nhiều vốn để mua sắm máy móc thiết bị và xây dựng nhà xưởng. Do đó vốn đầu tư cho nội dung đầu tư vào tài sản cố định chiếm tới 69,75% trong cả giai đoạn 2002-2005. Tuy nhiên, để công ty có thể tăng năng lực cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường thì cần phải điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư hợp lý hơn. Vì cơ cấu đầu tư hiện tại chỉ có thể duy trì trong giai đoạn hiện tại, khi công ty đang trong quá trình hiện đại hoá. Vốn đầu tư cho hoạt động Marketing và cho nguồn nhân lực chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn đầu tư là 4,03% và 6,21%. Vì vậy trong thời gian tới cần hợp lý hoá hơn về cơ cấu đầu tư. Hiện tại công ty có 2 loại sản phẩm: Xi măng và clinker, nhưng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ chủ yếu vẫn là xi măng PCB40, PCB30. Chính vì vậy để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh cho những sản phẩm này cần phải tăng cường vốn đầu tư hơn nữa cho hoạt động Marketing và đầu tư cho nguồn nhân lực, mặt khác cũng cần coi trọng công tác đầu tư cho hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra thế mạnh cạnh tranh trên thương trường, cần thay thế những máy móc, công nghệ cũ của công ty để có thể đưa ra thị trường một sản phẩm hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Dưới đây là tình hình đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty ở từng nội dung đầu tư cụ thể: 4.2.1.Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là một nhân tố hết sức quan trọng để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Có thể nói nó là yếu tố hàng đầu để thắng thế trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. Chất lượng sản phẩm đảm bảo, đạt tiêu chuẩn quy định thì khách hàng sẽ ưa chuộng hơn và vị thế của doanh nghiệp cũng được củng cố và mở rộng. Nhờ thế mà doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng sản xuất, tạo điều kiện cải tiến, đổi mới sản phẩm và vì vậy lại đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.Trong thời gian qua, để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm công ty xi măng Bỉm Sơn đã tiến hành đầu tư chiều sâu, cải tiến máy móc thiết bị, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm, thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn TCVN 9001- 2000 nhằm đưa sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng ngày một rộng rãi hơn. Công ty xi măng Bỉm Sơn nhận thức rằng chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định đến sự sống còn của công ty. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002-1994 đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho công ty như: Tạo nền móng cho sản phẩm có chất lượng vì khi áp dụng hệ thống này phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn chất lượng đã quy định, tăng năng suất và hạ giá thành, tăng uy tín của ._.sản phẩm trên thương trường. Công ty cũng khẳng định giữ uy tín với khách hàng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng là trách nhiệm, là nét đẹp văn hoá trong kinh doanh. CTXMBS đã có truyền thống quan tâm đến chất lượng sản phẩm, luôn luôn cung cấp cho khách hàng sản phẩm xi măng phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam. Công ty đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9002-1994 từ năm 2000. Năm 2003 công ty đã được chứng nhận chuyển đổi sang ISO 9001-2000. Hiện tại công ty đang sản xuất xi măng PCB30, PCB40 theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6260: 1997, tuỳ theo chất lượng clinker, xi măng pooclăng và phụ gia, tổng lượng các phụ gia khoáng (không kể thạch cao k) trong xi măng pooclăng hỗn hợp, tính theo khối lượng xi măng, không quá 40%. Trong đó phụ gia đầy không lớn hơn 20%, phụ gia công nghệ không lớn hơn 1%. Như vậy, nếu chất lượng Clinker đảm bảo và ổn định thì có thể pha phụ gia lên tới trên 20% và giảm được giá thành đáng kể vì giá phụ gia tương đối rẻ. CTXMBS đang tiến hành kết hợp với viện khoa học công nghệ vật liệu xây dựng nhằm tìm kiếm các nguồn phụ gia gầnC, nghiên cứu, thí nghiệm sản xuất thử, tiến tới sản xuất công nghiệp để nâng cao chất lượng xi măng mà vẫn đảm bảo ổn định và hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, hàng năm công ty đều trích một phần kinh phí rất lớn cho công tác nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng clinker, ổn định chất lượng xi măng và tìm ra những phụ gia, nguyên liệu mới nhằm thay thế nguồn nguyên nhiên liệu cho sản xuất xi măng đang cạn kiệt dần. Trong năm 2005, toàn công ty đã có 76 sáng kiến và đề tài khoa học được duyệt, với 396 lượt người tham gia, giá trị làm lợi 2.386.125.841 đồng. Chất lượng sản phẩm được nâng cao đây chính là một yếu tố thúc đẩy sự thành công của công ty trong tương lai. Tuy nhiên trong thời gian tới công ty cần quan tâm hơn nữa cho hoạt động này thì mới có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường xi măng đang hoạt động sôi nổi như hiện nay. Bên cạnh công tác duy trì quản lý chất lượng sản phẩm, công ty còn tiến hành đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Hai hoạt động đầu tư cơ bản phải kể đến là: Đầu tư cải tạo dây chuyền 2 và dự án xây dựng nhà máy mới. Dự án cải tạo hiện đại hoá dây chuyền số 2D Đây cũng được coi là giải pháp quan trọng có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển công ty trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới. Xi măng Bỉm Sơn là cơ sở sản xuất xi măng cuối cùng sản xuất theo phương pháp ướt được đầu tư xây dựng ở nước ta, công nghệ sản xuất lạc hậu, thiết bị cồng kềnh, tiêu hao vật chất lớn, năng suất và chất lượng chưa cao. Chính vì vậy, đến năm 2001 công ty chính thức thực hiện công việc cải tạo hiện đại hoá dây chuyền số 2. Mục tiêu của dự án là: Chuyển đổi công nghệ sản xuất từ phương pháp ướt sang phương pháp khô, hiện đại hoá, cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng công suất dây chuyền số 2 từ 1.750 tấn clinker / ngày đêm lên 3.500 tấn clinker / ngày đêm. Công suất dây chuyền số 2 được nâng lên từ 0, 6 triệu tấn/năm lên 1, 2 triệu tấn/năm. Tổng mức đầu tư của dự án này là 75, 5 triệu USD. Trong đó , mọi công đoạn cho sản xuất xi măng đều được tận dụng, phục hồi và đầu tư mới. Công nghệ sản suất, thiết bị sử dụng cho dây chuyền cải tạo vào loại tiên tiến trên thế giới hiện nay, được chế tạo từ các nước G7 với các chỉ tiêu kinh tế tốt. Bảng 9: Nội dung cải tạo của một số công trình phục vụ sản xuất xi măng stt Tên công trình Nội dung cải tạo 1 Kho chứa sét Trang bị máy đồng nhất sét hiện đạiT, đảm bảo hệ số đồng nhất sét trong kho là 10:1 2 Nhà nghiền nguyên liệu Trang bị máy nghiền nguyên liệu kiểu đứng do hãng Losseche Đức chế tạo, công suất lớn, Đảm bảo sảm phẩm nghiền đạt độ mịn 12-14% trên sàng 009 3 Lò nung số 2 Hệ thống truyền động của lò được trang bị mới, các trạm dầu được cải tạo. Nhiệt độ lò được giám sát chặt chẽ bằng hệ thống Scaner. 4 Hệ thống xử lý khí thải Xây dựng tháp điều hoà khí thảiX, hệ thống lọc bụi tĩnh điện, lắp đặt ống khói mới, Đảm bảo nồng độ bụi thải đạt <50mg/m3 tiêu chuẩn 5 Máy nghiền than Cải tạo máy nghiền than với máy phân ly tĩnh hiện có thành máy nghiền than có máy phân ly động hiệu suất cao.Trang bị máy lọc bụi than đảm bảo tiêu chuẩn. 6 Máy nghiền xi măng Cải tạo máy nghiền nguyên liệu số 2 thành máy nghiền xi măng số 4, hoạt động theo chu trình kín có phân ly động, hiệu suất cao, có hệ thống xử lý khí thải tốt. Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty xi măng Bỉm Sơn Qua bảng trên ta thấy, việc đầu tư cải tạo, chuyển đổi công nghệ đã mang lại hiệu quả lớn cho công ty Xi măng Bỉm Sơn. Không những làm giảm các định mức tiêu hao vật tư, tiết kiệm chi phí sản xuất mà hơn hết là tạo ra sản phẩm mới có chất lượng cao. Tăng sức cạnh tranh trên thương trường. Bằng việc cải tạo, hiện đại hoá một số máy móc thiết bị nhằm nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm xi măng, đảm bảo sản xuất xi măng theo đúng tiêu chuẩn. Đầu tư dây chuyền mới: Mục tiêu đầu tư là nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xi măng trong và ngoài nước. Nhanh chóng đưa ngành xi măng thành một ngành công nghiệp mạnh, có công nghệ sản xuất hiện đại, đủ sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Đây là hoạt động đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty xi măng Bỉm sơn bằng cách đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm xi măng, để đưa ra thị trường sản phẩm xi măng mác PCB40 chất lượng cao. Quan điểm phát triển của dự án này là: Phát triển công nghiệp xi măng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, sản phẩm có sức cạnh tranh ngày càng cao trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái,... Công nghệ được sử dụng trong dự án này là công nghệ tiên tiến của thế giới, tự động hoá ở mức cao, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tối đa nguyên nhiên liệu, điện năng, đảm bảo các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trườngtheo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Đa dạng hoá các sản phẩm xi măng, phổ cập sản xuất xi măng mác PCB40 chất lượng cao. Dự án cũng đề ra các chỉ tiêu phải đạt được như mức tiêu hao nhiên liệu, nguyên liệu, điện năng (< 95 KWh/tấn xi măng), nhiệt năng (750Kcal/kg clinker), nồng độ khí thải, cường độ tiếng ồn, mức độ tự động hoá, tỷ lệ chế tạo thiết bị trong nước, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và cạnh tranh được với xi măng các nước trong khu vực và thế giới. Dự án đầu tư dây chuyền mớiD, công suất 2 triệu tấn xi măng / năm, với lò nung công suất 5.500 tấn clinker / ngày đêm không những đã chuyển đổi hoàn toàn công nghệ sản xuất xi măng của công ty từ phương pháp ướt sang phương pháp khô, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra sức cạnh tranh cho công ty trên thị trường. Dưới đây là quy mô đầu tư của dự án nhà máy mới 2 triệu tấn cho việc hiện đại hoá máy móc thiết bịD, nhà xưởng với các công đoạn chính như sau: - Công đoạn đập đá vôi: 01 trạm đập đá vôi kiểu Impact tại mỏ với công suất tới 1400T/h. 01 hệ thống băng tải năng suất 1.400T/h vận chuyển đá vôi về kho trong nhà máy. 01 kho tròn 45.000 tấn có thiết bị đánh đống1.400t/h và thiết bị rút đống là 750T/h. - Công đoạn đập sét: 01 trạm đập sét mới 250T/h. 01 kho chứa sét mới có sức chứa lên 15.000 tấn và các thiết bị kho đi cùng. - Công đoạn tiếp nhận, vận chuyển và gia công phụ gia thạch cao, than: Đầu tư mới thiết bị dải năng suất 200T/h, thiết bị rút năng suất 150T/h và mở rộng kho than thô hiện có để đạt sức chứa là 12.000 tấn. - Công đoạn nghiền liệu: 01 xưởng nghiền liệu kiểu máy nghiền đứng có năng suất 450T/h. - Công đoạn silô đồng nhất và cấp liệu lò: 01 si lô đồng nhất 25.000 tấn cùng hệ thống cấp liệu lò năng suất 350-380T/h. - Công đoạn lò nung: 01 lò quay 3 bệ với năng suất 5.500 tấn clinker /ngày và máy làm lạnh clinker đồng bộ kiểu ghi kết hợp hiện đại. - Công đoạn tồn trữ và phân phối clinker: 02 si lô có sức chứa 2x40.000tấn. - Công đoạn nghiền than: 01 xưởng nghiền than dùng máy nghiền con lăn kiểu đứng, có công suất 40T/h. - Công đoạn nghiền xi măng: 01 xưởng nghiền xi măng có hai hệ thống máy nghiền bi 1 cấp với năng suất mỗi máy là 125T/h. - Công đoạn đóng bao và xuất xi măng: 02 si lô xi măng, sức chứa 2x15.000 tấn và các thiết bị si lô đi kèm. Thêm 4 máy đóng bao mới và các thiết bị đi cùng có năng suất 100 T /h. 12 đầu xuất xi măng lên ôtô và 01 thiết bị xuất bao kiểu di động cho tàu hoả, năng suất 100-120T/h. 4.2.2.Đầu tư vào TSCĐ Trong những năm vừa qua, đầu tư vào tài sản cố định cũng là một nội dung được quan tâm hết sức đặc biệt tại công ty xi măng Bỉm Sơn. Hoạt động đầu tư vào tài sản cố định của CTSMBS trong thời gian vừa qua chủ yếu tập trung cho việc xây dựng các hạng mục công trình như: Hệ thống nhà xưởng, hệ thống kho bãi và một số hạng mục công trình cần thiết phục vụ cho sản xuất. Các hoạt động xây lắp này đều nằm trong dự án cải tạo dây chuyền 2 và dự án xây dựng nhà máy mới. Các hạng mục, công trình được đầu tư xây dựng mới bao gồm: Trạm đập, tuyến vận chuyển và kho tồn trữ đá vôi Trạm đập, tuyến vận chuyển và kho tồn trữ đá sét Hệ thống nghiền liệu, si lô đồng nhất và cấp liệu lò Hệ thống lò nung, vận chuyển và tồn trữ clinker Hệ thống nghiền than và cung cấp than mịn Hệ thống nghiền xi măng và si lô chứa xi măng Hệ thống xuất nhập hàng tại cảng Lèn ... Hoạt động đầu tư TSCĐ của công ty trong thời gian qua chủ yếu là nhằm xây dựng nhà xưởng, cải tạo và xây mới hệ thống kho bãi tạo điều kiện thuận lợi cho việc cất giữ và bảo quản xi măng, cũng như hệ thống kho bãi cho việc tồn trữ các nguyên vật liệu dùng cho sản xuất. Hàng năm, công ty đều bỏ ra một số vốn rất lớn cho đầu tư tài sản cố định kể cả vô hình và hữu hình. Dưới đây là bảng tổng kết tăng tài sản cố định của công ty thời gian qua. Bảng 10: Tài sản cố định tăng trong giai đoạn 2002-2005 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tổng mức tăng TSCĐ hữu hình TSCĐ vô hình 2002 30,264 25,722 4,542 2003 1.016,193 1013,805 2.388 2004 23,706 21,876 1,83 2005 20,729 19,22 1,508 Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2002, 2003, 2004, 2005 Qua số liệu trên ta thấy vốn đầu tư cho tài sản cố định của công ty thông qua số tăng trong kỳ của tài sản hữu hình, chủ yếu là cho tài sản cố định hữu hình như nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải chiếm tới hơn 90% tổng mức vốn đầu tư cho tài sản cố định của công ty, chủ yếu là do mua sắm mới, đầu tư xây dựng cơ bản ngoài ra còn tăng do bàn giao lại. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trong thời gian qua chủ yếu là xây dựng hệ thống công trình nhà xưởng phục vụ cho sản xuất. Trong khi đó, tài sản vô hình lại được đầu tư với mức vốn rất nhỏ, chỉ chiếm dưới 10% tổng mức vốn của công ty. Tuy nhiên tình hình tăng tài sản cố định giữa các năm cũng không đều nhau. Trong năm 2003, mức tăng tài sản cố định là lớn nhất lên tới 1.016, 193 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư chủ yếu là để chi dùng cho hoạt động mua sắm máy móc thiết bị hoàn thành việc cải tạo dây chuyền 2 của công ty. Qua đây ta cũng nhận thấy một điều, CTXMBS đang từng bước đầu tư hiện đại hoá các trang thiết bị, máy móc trong quá trình sản xuất xi măng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên mức độ đầu tư còn thấp và tiến độ đầu tư còn chậm, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đổi mới nhanh của công ty. Đầu tư vào tài sản vô hình còn thấp điều này cũng đúng với thực tế phát triển của công ty. Vì chuyển dần từ phương pháp sản xuất xi măng ướt, công nghệ máy móc cồng kềnh, lạc hậu sang phương pháp khô tiên tiến. Chính vì vậy đòi hỏi sự đầu tư lớn cho đổi mới máy móc thiết bị, đây là những đòi hỏi cấp bách nên cần có sự ưu tiên lên trước hết. Nếu có được hệ thống máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận từ đó lại có thể đầu tư ngược trở lại tài sản vô hình. Công ty cũng cần hiểu rằng, tài sản vô hình có vài trò quan trọng góp phần tạo ra uy tín chất lượng cho sản phẩm. Chính vì vậy trong tương lai cần có được sự quan tâm thích đáng hơn. 4.2.3.Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Do lịch sử để lại, lực lượng lao động của công ty xi măng Bỉm Sơn quá đông lại vừa thừa, vừa thiếu. Thừa số lao động sức khoẻ yếu, trình độ thấp, tuổi cao, thiếu số lao động trẻ trình độ cao để phục vụ cho nhu cầu cải tạo hiện đại hoá. Hiện tại số lao động hiện có mặt của công ty là: 2831 người. Lao động theo trình độ bao gồm: - Đại học và trên đại học : 320 người - Cao đẳng và trung cấp : 330 người - Công nhân kỹ thuật : 1561 người - Lao động không nghề : 228 người Nhận thức được tầm quan trọng do nguồn nhân lực mang lại trong thời gian qua công ty đã chủ động quan tâm đầu tư cho đội ngũ lao động. Từ năm 1978 đến năm 1980, nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động để có thể vận hành các thiết bị chính, nhà máy đã cử 177 cán bộ, công nhân đi thực tập tay nghề tại Liên Xô với thời gian từ 6- 9 tháng. Trong thời gian qua, công ty đã xây dựng quy hoạch chiến lược về đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm cả công tác đào tạo, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động... Trong những năm qua, công ty đã xây dựng chiến lược về đào tạo bồi dưỡng cán bộ và công nhân lành nghề. Qua thực tế sản xuất kinh doanh, tuyển chọn người đi đào tạo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với khả năng sở trường. Kết hợp nhiều hình thức đào tạo, như: Đào tạo dài hạn, đào tạo chính quy, tập trung, đào tạo tại chức, đào tạo trong nước và nước ngoài. Bảng 11: Tình hình vốn đầu tư cho công tác đào tạo công nhân, cán bộ kỹ thuật của công ty xi măng Bỉm Sơn trong giai đoạn 2002-2005 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2002 2003 2004 2005 Tổng vốn đầu tư 230,338 168,797 374,49 495,068 Vốn cho công tác đào tạo 1,5 4,27 3,7 4,2 Tỷ lệ (%) 0,738 2,529 0,988 0,915 Nguồn: Phòng tổ chức - lao động công ty xi măng Bỉm Sơn Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong những năm qua công ty xi măng Bỉm Sơn đã chủ động quan tâm đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực để trẻ hoá đội ngũ lao động của công ty. Nguồn vốn đầu tư này chủ yếu được chi cho hoạt động đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật của công ty tại trường công nhân xi măng ở Hải Phòng, ngoài ra nguồn vốn này còn dành để tài trợ cho con em của những công nhân, cán bộ đang học tại các trường đại học về những chuyên ngành mà công ty còn thiếu để sau này tình nguyện về làm việc tại côngty. Tuy nhiên tỷ lệ vốn đầu tư cho công tác đào tạo còn thấp. Năm 2002 chỉ đạt 0,738% so tổng vốn đầu tư toàn công ty. Trong năm 2003, tỷ lệ này cao nhất lên tới 2,529%, nhưng những năm sau tỷ lệ vốn đầu tư cho công tác đào tạo giảm dần. Mặc dù vậy tỉ lệ này rất lớn so với một công ty thành viên trực thuộc VNCC như công ty xi măng Bỉm Sơn. Tuy nhiên trong thời gian tới công ty cần quan tâm hơn nữa cho công tác đào tạo vì dự án nhà máy mới khởi công vào quý 4/2006 và sẽ hoàn thành vào cuối năm 2008, đây là dự án xây dựng một dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp khô, công nghệ, máy móc hiện đại do đó đòi hỏi công nhân vận hành và cán bộ kỹ thuật phải có tay nghề cao thì dây chuyền đi vào hoạt động mới có hiệu quả, đạt năng suất chất lượng. Đi đôi với công tác đào tạo, việc sử dụng cán bộ và nguồn nhân lực, bố trí đúng người đúng việc, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng người cũng được cán bộ lãnh đạo công ty chú trọng thực hiện. Công tác trẻ hoá đội ngũ công nhân viên của nhà máy được tiến hành thông qua: -Tuyển chọn con những cán bộ công nhân viên tình nguyện nghỉ hưu sớm.... gửi đi đào tạo tại trường công nhân kỹ thuật của tổng công ty tại Hải Phòng. -Tài trợ cho con cán bộ, công nhân viên đang học đại học những ngành mà công ty đang thiếu tình nguyện về công ty công tác sau khi tốt nghiệp. -Tuyển bổ sung một số kỹ sư trẻ những ngành mà công ty đang cần. Ngoài ra công ty quan tâm đến việc tổ chức nâng cao điều kiện làm việc cho người lao động, chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Vì khi người lao động có điều kiện làm việc tốt họ mới yên tâm làm việc, phát huy hết khả năng của mình trong công việc giúp doanh nghiệp hoạt động trôi chảy. CTXMBS đã tiến hành nhiều dự án liên quan tới việc cải tạo môi trường làm việc cho người lao động: Dự án cải tạo dây chuyền số 2, xây dựng dây chuyền mới... tạo điều kiện cho người lao động phát huy hết khả năng làm việc của mình. CTXMBS xác định: “ Việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, tạo môi trường để người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, đồng thời thu hút nhân tài là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp”. Chính vì vậy, công ty đã tiến hành một số biện pháp sau: -Giữ bình quân thu nhập trên 2.500.000đ/người /tháng. Với mức tiền lương ổn định sẽ khiến người lao động ổn định cuộc sống yên tâm sản xuất kinh doanh. Thực hiện đổi mới công tác tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo tiền lương trả đúng người, đúng việc, khuyến khích người lao động tích cực làm việc. Đối với từng đối tượng lao động khác nhau mà xây dựng chính sách tiền lương khác nhau. Điều này tạo điều kiện cho người lao động phát huy hết khả năng làm việc để tăng thu nhập cho bản thân. -Sắp xếp, tổ chức lại sản xuất kinh doanh, giảm số lượng lao động thừa sức khoẻ yếu, trình độ kém. Nâng cao chất lượng lao động toàn công ty. Bên cạnh đó, công ty còn tổ chức tốt đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên như tổ chức phong trào văn hoá văn nghệ – thể dục thể thao, thăm quan du lịch trong và ngoài nước... Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đây cũng chính là cách để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường chính vì vậy công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực cần phải được quan tâm đúng mực hơn nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà công ty Xi măng Bỉm Sơn đang trong quá trình đổi mới. 4.2.4.Đầu tư cho hoạt động Marketing Nhận thức vai trò quan trọng của công tác tiếp thị bán hàng, trong thời gian qua CTXMBS đã có những chủ trương đúng đắn và đã đề ra những kế hoạch cụ thể tiến hành công tác đầu tư cho hoạt động Marketing của công ty. Mục tiêu của đầu tư vào hoạt động Marketing ở CTXMBS là việc thực hiện giữ vững thị trường hiện có, mở rộng thị trường, tăng thị phần ở những vùng kinh doanh có hiệu quả cao. Hiện tại, công ty đang sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm xi măng PCB30, PCB40 bao, rời và clinker. Sản xuất xi măng của công ty có thuận lợi là trong giai đoạn này nền kinh tế của đất nước đang tăng trưởng ổn định, dẫn đến nhu cầu xi măng trong nước sẽ có mức tăng cao từ 15- 20%/ năm. Mặt khác, thị trường chính của xi măng Bỉm Sơn lại nằm trong khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh về đầu tư xây dựng (Thanh hoáT, Ninh bình, Nam định, Hà tây, Sơn la...) nên nhu cầu xây dựng trong khu vực này sẽ cao hơn các khu vực khác. Sản phẩm Xi măng của CTXMBS được đánh giá là chất lượng tốt, tuy nhiên khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty còn kém, do đó hoạt động đầu tư cho công tác tiếp thị bán hàng rất được ban lãnh đạo công ty quan tâm thực hiện. Dưới đây là bảng số liệu về tình hình cấp vốn cho hoạt động Marketing của công ty trong giai đoạn vừa qua. Bảng 12: Vốn đầu tư cho hoạt động Marketing của công ty xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2002-2005 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2002 2003 2004 2005 2002-2005 Tổng VĐT 230,338 168,797 374,490 495,068 1268,693 VĐT cho hoạt động Marketing 6,598 8,574 15,462 20,496 51,130 Tỷ lệ (%) 2,86% 5,08% 4,13% 4,14% 4,03% Nguồn: Phòng kế hoạch công ty xi măng Bỉm Sơn Từ bảng số liệu trên ta thấy, trong thời gian qua, CTXMBS đã đầu tư cho hoạt động Marketing với số vốn đầu tư là 51, 13 tỷ đồng chiếm 4,03% tổng vốn đầu tư chung cho toàn công ty. Số vốn đầu tư cho hoạt động Marketing qua các năm đều không ngừng tăng. Năm 2002 số vốn đầu tư này chỉ mới đạt 2,886% so với tổng vốn đầu tư, nhưng đến năm 2003 đã chiếm tới 5,08% trong tổng vốn đầu tư. Điều này chứng tỏ lãnh đạo công ty đã quan tâm hơn đến công tác tiếp thị, bán hàng nhằm tăng trưởng thị phần của công ty. Năm 2004, Vốn đầu tư cho hoạt động này tăng gần gấp đôi so với năm trước lên tới 15, 462 tỷ đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng liên hoàn giữa các năm lại không đều nhau. Qua bảng trên tính toán được, năm 2003 tốc độ tăng liên hoàn so với 2002 là 19,54%, nhưng đến năm 2004 lại đạt 80,33% so với năm 2003. Năm 2005 lại chỉ tăng so với năm 2004 là 14,2%. Khối lượng vốn đầu tư cấp cho hoạt động Marketing so với tổng vốn đầu tư trong các năm không đều nhau, điều này cũng cho thấy sự chưa hợp lý trong công tác sử dụng vốn ở công ty. Và phần lớn, số vốn đầu tư này chỉ được chi dùng cho công tác bán hàng và giới thiệu, quảng cáo sản phẩm của công ty. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần có sự đầu tư tốt hơn nữa cho hoạt động Marketing của mình, để có thể mở rộng hệ thống này nhằm hoạt động có hiệu quả hơn. Đầu tư cho hoạt động Marketing của CTXMBS được tiến hành thông qua một số biện pháp sau: -Xây dựng đội ngũ tiếp thị có đủ trình độ khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường và nhu cầu khách hàng. Công ty đã xây dựng kế hoạch về chính sách khách hàng, có hình thức khuyến khích khách hàng truyền thống, khách hàng mới và khách hàng mua với khối lượng sản phẩm lớn. Để bán được hàng, công ty đã có chỉ đạo tới tận các chi nhánh của mình, thực hiện các chính sách như: Bán hàng trả chậm, khuyến mại, hoa hồng đại lý, thực hiện chiến khấu thanh toán,.... -Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo. Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền quảng cáo của công ty chủ yếu chỉ trên các báo, tạp chí, các áp phích, quảng cáo trên truyền hình và ở các hội chợ rất ít còn quảng cáo trên mạng internet hầu như không có. Tuy nhiên trong tương lai, công ty cần đầu tư hơn cho những hình thức quảng cáo này nhằm quảng bá tốt hơn, rộng hơn nữa hình ảnh của công ty. Ngoài ra công ty còn cho tiến hành hoạt động điều tra, nghiên cứu nhu cầu xi măng trong và ngoài nước, thực hiện quản lý giám sát nguồn hàng để đảm bảo cung cấp xi măng đúng, đủ, đảm bảo cả về chất lượng và số lượng theo yêu cầu của khách hàng. Mặc dù công ty đã có sự quan tâm và đầu tư khá lớn cho hoạt động này tuy nhiên cũng có nhiều yếu điểm và chưa hợp lýM, như: Chưa thật sự thống nhất các đơn vị tiêu thụ, vì hiện nay ngoài bán hàng trực tiếp tại công ty và tại các chi nhánh, công ty còn tiêu thụ thông qua các công ty vật tư kinh doanh vật liệu xây dựng, phương thức quảng cáo kém linh hoạt... . Tuy nhiên nhờ có hoạt động Marketing đều đặn mà đến nay Xi măng mang nhãn hiệu “CON VOI” đã nổi tiếng trên thị trường miền Bắc, miền Trung và có mặt cả bên nước bạn Lào. Xi măng Bỉm Sơn đã tạo ra được một chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng trong cả nước, là sự lựa chọn tin cậy cho những công trình... 5.Kết quả và hạn chế trong hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh tại công ty Xi măng Bỉm Sơn trong thời gian qua. 5.1. Kết quả đầu tư Kết quả hoạt động đầu tư của công ty xi măng Bỉm Sơn trong thời gian qua được thể hiện ở khối lượng vốn đầu tư thực hiện và tài sản cố định huy động được trong kỳ. Ta có bảng số liệu sau: Bảng 13: Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động đầu tư của công ty Xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2002-2005 Đơn vị: Triệu đồng Năm 2002 2003 2004 2005 Khối lượng VĐT thực hiện 230.338 168.797 347.49 495.068 Giá trị TSCĐ huy động 112.251 147.698 201.754 259.247 Hệ số huy động TSCĐ (%) 40,73% 87,5% 58,06% 52,36% Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2002-2005 công ty xi măng Bỉm Sơn Hệ số huy động tài sản cố định phản ánh kết quả cuối cùng trong số vốn đầu tư đã được thực hiện, hệ số này càng lớn càng tốt. Qua bảng số liệu trên ta thấy khối lượng vốn đầu tư thực hiện qua các năm đều tăng lên. Đặc biệt tăng nhanh trong 2 năm 2004, 2005. Điều này chứng tỏ trong thời gian vừa qua công ty Xi măng Bỉm Sơn ngày càng chú trọng hơn cho công tác đầu tư, tăng năng lực sản xuất. Tuy nhiên giá trị tài sản cố định huy động trong các năm so với vốn đầu tư thực hiện lại không tăng giữa năm sau và năm trước. Năm 2002, hệ số huy động tài sản cố định chỉ đạt 40,73% do trong năm này công ty đang thực hiện cải tạo dây chuyền số 2, chính vì vậy nhiều hạng mục công trình phải dừng hoạt động trong 1 thời gian để hoàn thành cải tạo, nên giá trị huy động tài sản trong thời gian này không cao chỉ đạt 112.251 triệu đồng. Năm 2003, hệ số huy động tài sản cố định cao nhất, khi dây chuyền 2 đã xong cải tạo và được huy động vào sản xuất, chỉ tiêu này lên tới 85,7% so với tổng vốn đầu tư thực hiện. Trong năm 2004 và 2005 hệ số huy động tài sản cố định lại giảm do trong thời kỳ này công ty đang trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy mới vì vậy vốn đầu tư thực hiện phải chuyển sang năm sau trong khi đó giá trị tài sản cố định huy động lại không tăng. Qua bảng số liệu trên, chứng tỏ CTXMBS đã dần khắc phục hiện tượng đầu tư tràn lan, ngày càng thực hiện tốt việc đầu tư đúng trọng tâm trọng điểm. Vốn đầu tư đã được sử dụng tốt hơn. 5.2.Hiệu quả hoạt động đầu tư tại công ty xi măng Bỉm Sơn thời gian qua. Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty xi măng Bỉm Sơn trong thời gian qua thông qua một số chỉ tiêu sau: a/ Thị phần, chất lượng và giá cả sản phẩm Để đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty chúng ta phải xem xét hiệu quả thông qua việc so sánh thị phần sản phẩm xi măng so với các đối thủ cạnh tranh và với toàn ngành. Vì CTXMBS là một đơn vị thành viên trực thuộc VNCC, chính vì vậy đối thủ cạnh tranh của xi măng Bỉm Sơn chủ yếu là các xi măng liên doanh trong nước với nước ngoài (NhưN: Xi măng Nghi Sơn, xi măng ChinFon, xi măng Sao Mai..), các đơn vị sản xuất xi măng ở các địa phương, xi măng lò đứng không thuộc tổng công ty (xi măng Ninh Bìnhx, xi măng Đô Lương...) và xi măng ngoại nhập chứ không phải là các đơn vị sản xuất xi măng trong cùng Tổng công ty xi măng Việt Nam. Bảng 14: Thị phần của công ty xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2002-2005 Đơn vị: % Năm 2002 2003 2004 2005 XMBS (Tr.tấn) 1,528 2,006 2,476 2,407 Đối thủ cạnh tranh (Tr.tấn) 10,59 11,76 12,53 15,59 Toàn ngành xi măng (Tr.tấn) 19,99 22,6 25,7 29,9 Tốc độ tăng liên hoàn 31,28 23,42 -2,78 Thị phần so với đối thủ cạnh tranh 14,43 17,05 19,68 15,44 Thị phần trong toàn ngành 7,64 8,87 9,63 8,05 Nguồn: Phòng kế hoạch công ty xi măng Bỉm Sơn Qua bảng số liệu trên ta thấy, thị phần của công ty xi măng Bỉm Sơn qua các năm đều tăng so với các đối thủ cạnh tranh cũng nhưng so với toàn ngành xi măng trong cả nước. Tuy nhiên tỷ lệ tăng rất khiêm tốn. Năm 2002, chỉ đạt 14,43% so với các đối thủ cạnh tranh, và 7,64% so với toàn ngành. Từ năm 2003- 2004 tỷ lệ này có tăng lên nhưng không lớn lắm, cao nhất là năm 2004 thị phần của XMBS so với toàn ngành xi măng là 9,63% và so với các đối thủ cạnh tranh khác là 19,68%. Tuy nhiên, đến năm 2005, thị phần của xi măng Bỉm Sơn lại giảm sút nguyên nhân là sản lượng tiêu thụ của công ty bị giảm theo xu hướng chung của thị trường xi măng do thời tiết không thuận lợi cho hoạt động xây dựng. Qua số liệu trên cho thấy, thị phần của XMBS ngày càng tăng mặc dù chỉ với một tỷ lệ nhỏ, nhưng chứng tỏ hoạt động đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trong thời gian qua đã đạt hiệu quả đáng kể. Tận dụng điểm mạnh của sản phẩm là có chất lượng tốt, đội ngũ tiếp thị lâu năm, có kinh nghiệm, đồng thời trong thời gian qua công ty còn tiến hành hàng loạt các hoạt động đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ.... đã làm cho thị phần của công ty tăng lên. Bên cạnh đó, nếu so sánh với các đối thủ cạnh tranh, như Nghi Sơn, Bút Sơn, Chinfon... mới xây dựng trong những năm gần đây, thì công ty xi măng Bỉm Sơn còn có thuận lợi là đã có sẵn địa bàn tiêu thụ, có những khách hàng truyền thống lâu năm, giá cả xi măng và clinker bán ra của công ty lại rẻ hơn rất nhiều so với nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng trên thị trường (giá bán ra là 620.000đg/tấn xi măng thấp hơn rất nhiều so với giá cả thị trường là 720.000đ-760.000đ/tấn xi măng) nguyên nhân là nhờ có sự đổi mới dây chuyền sản xuất dẫn đến tiết kiệm được nguyên nhiên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất và tận dụng được lợi thế trong vận chuyển và tiêu thụ. Bên cạnh việc tăng trưởng của thị phần, thì giá cả chính là yếu tố giúp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Điều này chứng tỏ công cuộc đầu tư của công ty thời gian qua đã mang lại hiệu quả, làm tăng sức cạnh tranh của công ty trên thị trường. b/Doanh thu, lợi nhuận của công ty xi măng Bỉm Sơn Hoạt động đầu tư của công ty đã đạt được những hiệu quả nhất định trong đó phải kể đến sự tăng doanh thu và lợi nhuận trong những năm qua. Bảng 17: Doanh thu, lợi nhuận của CTXMBS trong giai đoạn 2002-2005 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2002 2003 2004 2005 Doanh thu 1.022 1.315 1.578 1.539 Tốc độ tăng liên hoàn 0,2867 0,2 -0,025 Lợi nhuận 26,987 65,915 84,513 102,470 Tốc độ tăng liên hoàn 1,4425 0,2822 0,2125 Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong thời gian qua, doanh thu và lợi nhuận của CTXMBS đều tăng điều này chứng tỏ hoạt động đầu tư ở công ty thời gian qua đã có hiệu quả đáng kể, tuy nhiên tốc độ tăng liên hoàn của năm sau so với năm trước lại giảm. Tốc độ tăng liên hoàn của doanh thu năm 2003 so với năm 2002 cao nhất đạt 0, 2867. Nhưng đến năm 2005 lại giảm ( -0,025) so với năm 2004. Tốc độ tăng liên hoàn của Lợi nhuận cũng giảm dần qua các năm. Năm 2003 là 1, 4425 so với năm 2002 tuy nhiên tốc độ này giảm xuống chỉ đạt 0, 2125 của năm 2005 so với năm 2004. Có thể lý giải cho sự giảm sút này của cả doanh thu và lợi nhuận là do công ty đang trong quá trình cải tạo, hiện đại hoá, chính vì vậy có sự điều chỉnh ở mức sản lượng sản suất và tiêu thụ xi măng trong tương lai một cách hợp lý hơn phù hợp với khả năng cung cấp xi măng theo những điều kiện hiện có của công ty, phù hợp với khả năng công suất của máy móc và thiết bị để tiến tới ổn định lượng xi măng cung cấp ra thị trường. c/ Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Bảng 18: Tình hình nộp ngân sách của công ty xi măng Bỉm Sơn Năm 2002 2003 2004 2005 Nộp ngân sách (Triệu đồng T) 38509 75729 89020 98200 Lượng tăng tuyệt đối (triệu ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0017.doc
Tài liệu liên quan