Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển kinh tế quận Cầu Giấy từ các xã - Thị trấn trong quá trình đô thị hoá

A. LỜI MỞ ĐẦU Phát triển kinh tế nhằm đưa tới cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn là mục tiêu phấn đấu của tất cả các vùng và quốc gia trên thế giới. Phát triển kinh tế là động cơ thúc đẩy quá trình đô thị hoá thực hiện nhanh và hiệu quả hơn. Tại quận Cầu Giấy quá trình đô thị hoá đã bắt đầu diễn ra ngay từ khi quận được thành lập từ những năm 1997 cho tới nay song quá trình đô thị hoá là quá trình diễn ra trong thời gian dài nên cho tới nay. Kinh tế trên địa bàn quận đã phát triển nhanh chóng tro

doc66 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển kinh tế quận Cầu Giấy từ các xã - Thị trấn trong quá trình đô thị hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng những năm qua và kết quả của nó là thu nhập của người dân và mức sống của dân cư cũng tăng lên nhanh chóng và ngày càng tốt hơn. Song cùng với quá trình phát triển kinh tế đó đã nảy sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết đặc biệt là phải đẩy mạnh phát triển kinh tế để rút ngắn thời gian của quá trình đô thị hoá trên địa bàn quận đồng thời đưa quận Cầu Giấy trở thành quận phát triển so với cả Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Căn cứ vào tình hình cụ thể của quận Cầu Giấy em xin nêu lên một số giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua chuyên đề tốt nghiệp có tên là: “ Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển kinh tế quận Cầu Giấy từ các xã - thị trấn trong quá trình đô thị hoá”. Trong chuyên đề có nêu lên những vấn đề về lý luận, thực trạng phát triển của địa phương và một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển kinh tế quận Cầu Giấy. Các nội dung đó sẽ được trình bày ở các chưong như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về đô thị hoá và phát triển kinh tế từ các xã - thị trấn thành quận nội thành. Chương 2. Thực trạng phát triển kinh tế quận Cầu Giấy trong quá trình đô thị hoá Chương 3. Phương hướng và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế trong quá trình đô thị hoá Trong mỗi chương đã trình bày theo đúng tên của chương song trong quá trình thực hiện còn những sai sót ngoài mong đợi của bản thân và cũng do hạn chế trong kiến thức mong các thầy, các cô thông cảm. Em xin chân thành cảm ơn tập thể Phòng Kinh tế - Kế hoạch - Quận uỷ Cầu Giấy đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại đây và cung cấp tài liệu để em có thể hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp này! Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo thân tình của Thầy giáo PGS.TS Phạm Văn Khôi để em có thể hoàn thành chuyên đề! Em xin chân thành cảm ơn! B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ HOÁ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ CÁC XÃ - THỊ TRẤN THÀNH QUẬN NỘI THÀNH 1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, ĐẶC TRƯNG ĐÔ THỊ HOÁ 1.1.1. Khái niệm, đặc trưng, phân loại đô thị 1.1.1.1. Khái niệm đô thị Chúng ta có rất nhiều cách định nghĩa về đô thị hoá và các định nghĩa đó đứng trên những quan điểm khác nhau và nó tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu của từng lĩnh vực, chúng ta có thể hiểu đô thị theo một số các sau và chúng có mối liên quan tới mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Một là, theo từ biển Bách khoa toàn thư Việt Nam thì đô thị là một không gian cư trú của cộng động người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp. Hai là, đô thị là nơi tập trung dân cư chủ yếu là là lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu đô thị hoá. Ba là, đô thị là nơi có mật độ dân cư cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng phát triển, là trung tâm văn hoá hay chính trị của các cấp, ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển của đất nước, tỉnh (thành phố), huyện (quận). Nói chung tất cả các khái niệm về đô thị chỉ mang tính chất tương đối do sự khác nhau về trình độ phát triển của kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên. Song chúng đều thống nhất trên hai tiêu chuẩn đê phân biệt đô thị và nông thôn đó là đô thị là những thành phố, thị xã, thị trấn có dân số trên 2000 người và trong đó trên 60% là sản xuất phi nông nghiệp. 1.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của đô thị 1/ Đô thị là nơi tập trung nhiều vấn đề và nó có tính chất toàn cầu: Vấn đề môi trường: cùng với tốc độ gia tăng nhanh chóng về công nghiệp hoá và đô thị hoá là tốc độ gia tăng phá vỡ môi trường sinh thái tại đô thị. Quá trình đô thị hoá càng nhanh thì tốc độ phá huỷ môi trường sinh thái càng nhanh, điều này gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường sống cho khu vực dân cư … vấn đề này đang đặt ra bài toán cho việc tính toán phát triển đô thị sao cho vừa nhanh vừa phải đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm, tất cả các đô thị đã và đang hình thành, phát triển hiện nay đều gặp phải vấn đề ô nhiễm môi trường mà thường ngày càng nặng nề hơn. Nguyên nhân chủ yếu của vấn nạn này đó laf khi tốc độ cnh nhanh thì lượng chất thải thải ra môi trờng càng lớn và trong điều kiện khi bắt đầu tiến hành đô thị hoá thì khả năng tào chính và kinh nghiệm còn hạn chế nên khó có thể tiến hành áp và thực hiện những chính sách về bảo vệ môi trường sinh thái hoặc có áp dụng cũng còn rất hạn chế. Vấn đề dân số cũng là vấn đề lớn cần phải giải quyết của quá trình đô thị hoá. Ở những khu vực đô thị hoá thì việc tăng dân số là không thể tránh khỏi. Việc tăng dân số này có nguồn gốc là tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học, song tại đô thị thì tăng dân số cơ học là chính. Quá trình đô thị hoá đã tạo ra sức hút mạnh mẽ đối với lực lượng lao động đông đảo từ các khu vực lân cận tới đây để sinh cơ lập nghiệp. Đô thị là một địa bàn hẹp nên với lượng dân cư đông đảo đã làm gia tăng thêm mật độ dân cư, mật độ dân cư do đó đã tăng nhanh chóng và có tác động xấu tới môi trường sinh thái và xã hội. Việc tăng dân số nhanh và mạnh như vậy vừa có những tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực, tiêu cực như trên đã trình bày. Yếu tố tích cực ở đây là nó thu hút nhiều lao động có trình độ chuyên môn hoặc có sức khoẻ tốt đáp ứng nhu cầu lao động cho quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. Vấn đề tổ chức không gian và môi trường sống: do dân số quá đông lại sống và sinh hoạt trên một địa bàn chật hẹp đã gây ra tình trạng mật độ dân cư quá đông khiến việc bố trí không gian xinh hoạt cho người dân và bố trí những địa điểm văn hoá, thể thao gặp nhiều khó khăn. 2/ Thành thị và nông thôn luôn có mối quan hệ và mối quan hệ này ngày càng trở nên quan trọng hơn: Quá trình đô thị hoá dù thực hiện theo hình thức đô thị phân tán hay tập trung đều gây ra những ảnh hưởng tới môi trường sinh thái song đo thị hoá phân tán thì vấn đề đó dó giảm hơn nhiều so với đô thị hoá tập trung và chúng ta có thể giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường nhanh chóng và hiệu quả hơn. Thành thị và nông thôn có mối quan hệ với nhau, mối quan hệ này tương đối khăng khít tuy rằng ở hai nơi có điều kiện sống và sinh hoạt khác nhau vì chủ yếu dân cư ở thành thị là từ khu vực nông thôn chuyển ra. Ở đầu quá trình đô thị hoá thì nông thôn là tiền đề về cơ sở vật chất kỹ thuật và điều kiện kinh tế cho quá trình phát triển đó, ngược lại trong quá trình đô thị hoá thì thành thị lại là điều kiện thúc đẩy nông thôn phát triển theo. Đặc biệt với quá trình đô thị hoá phân tán thì khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế và điều kiện sống tạo vùng nông thôn nhanh và mạnh hơn. 3/ Đô thị hoá mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Đó có nghĩa là đô thị hoá được hình thành theo quá trình lịch sử chứ không phải một chốc, một lát là có, nó là quá trình kế thừa những thành tựu của những thế hệ đi trước khai phá nên những điều kiện ban đầu cho quá trình phát triển của đô thị từ nông thôn lên. 4/ Đô thị so với nông thông thì có một số những đặc trưng riêng có, cụ thể đó là những đặc trưng sau: Dân cư đô thị có nhu cầu trao đổi, thông thương buôn bán do ở đây dó trình độ tập trung và chuyên môn hoá cao nên lượng sản phẩm làm ra ngày càng nhiều và chủ yếu cac sản phẩm đó là sản phẩm công nghiệp chứ không thể sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu nuôi sông con người. Nên người dân đô thị có nhu cầu trao đổi lương thực, thực phẩm với những nông dân hay những thương nhân. Bên cạnh đó tạo những đô thị còn có những thì đất, lao động, dịch vụ, thị trường tài chính ngân hàng… Số lượng vốn được đầu tư vào các ngành luôn cao hơn nhiều lần so với lượng vốn được đầu tư vào các ngành tại khu vực nông thôn, do đó, hạ tầng, kỹ thuật và điều kiện sống về vật chất ở đây cao hơn hẳn so với khu vực nông thôn. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng của đô thị như hệ thống đường giao thông, hệ thống bệnh viện và trạm y tế… tương đối hoàn thiện và đồng bộ do yêu cầu khách quan của quá trình đô thị hoá. Điều đó bắt nguồn từ yêu cầu khách quan của quá trình đô thị hoá, đó là điều kiện thúc đẩy quá trình đô thị hoá phát triển nhanh và mạnh. Đô thị có nền an ninh trật tự khó đảm bảo so với nông thôn song nó luôn được duy trì tốt. Tính không ổn định của nó là do đô thị là nơi tập trung của rất nhiều thành phần vởi đủ các tầng lớp dân cư và dân số ở đây chủ yếu là từ các nơi khác chuyển đến với phong tục tập quán khác nhau song lại chung mục đích là làm kinh tế nên có thể va chạm với nhau gây nên sự mất ổn định cho xã hội. Để duy trì sự ổn định cho đô thị chúng ta luôn phải bỏ ra một khoản chi phí của về vật chất và con người lớn hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn. 1.1.1.2. Phân loại đô thị Chúng ta có nhiều cách tiếp cận để tìm hiểu về khái niệm đô thị trên cơ sở đó chúng ta có nhiều cách đề phân laọi đô thị. Có thể chúng ta phân loại đô thị theo tiêu chí sau: Phân loại đô thị theo quy mô dân số. Phân loại theo tính chất hành chính. Phân loại theo chức năng hoạt động. Phân loại theo cơ cấu lao động. Phân loại theo mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Song chúng ta chủ yếu phân loại theo hai cách đó là phân loạ theo tính chất hành chính và phân loại theo quy mô dân số. Ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu cách phân loại theo quy mô dân số: Phân loại theo quy mô dân số thì có các loại đô thị sau: Đô thị loại 1: đô thị có quy mô rất lớn: là những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, giao lưư quốc tế có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế của cả nước; đây là đô thị có quy mô dân số trên 1triệu dân, mật độ dân cư là 15000người/km2. Lao động phi nông nghiệp chiếm trên 90%; cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng đồng bộ và hoàn thiện. Đô thị loại 2: đô thị có quy mô lớn là những trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, du lịch, giao lưu quốc tế, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ; dân số trên 35 vạn người, mật độ dân cư là 12000 người/km2, lao động phi nông nghiệp trên 90%, cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh và tiến tới hoàn thiện. Đô thị loại 3: đô thị có quy mô trung bình: là những trung tâm kinh tế - chính trị, văn hoá, nơi sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại; dân số từ 10 – 35 vạn người, mật độ dân số 10 000 người/km2; lao động phi nông nghiệp trên 80%; cơ sở kỹ thuật hạ tầng được đầu tư xây dựng từng phần. Đô thị loại 4: đô thị có quy mô trung bình nhỏ: là những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá hoặc là nơi chuyên sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp có vai trò thúc đẩy kinh tế của tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh. Dân số đô thị: 3- 10 vạn người, mật độ dân cư: 8 000người/km2; lao động phi nông nghiệp trên 70%, đã và đang đầu tư xây dựng kỹ thuật hạ tầng và các công trình công cộng từng phần. Đô thị loại 5: đô thị có quy mô nhỏ: là những trung tâm tổng hợp của huyện hay một vùng trong huyện có vai trò thúc đẩy kinh tế của vùng và có quy mô dân số dưới 3 vạn người, mật độ dân số 6000người/km2. Lao động phi nông nghiệp chiếm trên 60%. Bước đầu xây dựng một số công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng. 1.1.2. Khái niệm, đặc trưng và tính tất yếu của đô thị hoá 1.1.2.1. Khái niệm về đô thị hoá Trên quan điểm đô thị trên chúng ta có thể đưa ra khái niệm về đô thị hoá như sau: Trên quan điểm của một vùng: đô thị hoá là quá trình hình thành và phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị. Trên quan điểm của nền kinh tế quốc dân: đô thị hoá là quá trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố nguồn lực sản xuất, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị. Hay chúng ta có thể hiểu một cách nôm na, đô thị là chúng ta đã đạt được những chỉ tiêu để đánh giá là đô thị và những chỉ tiêu đó là những chỉ tiêu đã được các cơ quan có thẩm quyền dựa vào trình độ phát triển và văn minh đô thị để đề ra có sự tham khảo các chỉ tiêu của các quốc gia trên thế giới. Đô thị là những vùng có trình độ phát triển cao về kinh tế và xã hội. Còn quá trình đô thị hoá là quá trình chuyển đổi khu vực sản xuất nông nghiệp với những đặc trưng cơ bản về kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng nông thôn lên những đặc trưng kinh tế, xã hội theo kiểu đô thị, ở đấy sản xuất không còn mang nặng tính nông nghiệp nữa mà sản xuất công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu. Hay đây chính là thời kỳ quá độ từ nông thôn lên thành thị. Đô thị hoá là quá trình tất yếu trong qúa trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước và chúng ta càng đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá thì đời sống dân cư sẽ ngày càng tăng nhanh hay chất lượng cuộc sống của con người ngày một được nâng cao. Quá trình đô thị hoá là quá trình mang tính lịch sử song có sự tác động rất lớn của con người, con người tác động tích cực hay tiêu cực đều có ảnh hưởng lớn tới quá trình đô thị hoá. Khi chúng ta có cách thức tiến hành đô thị hoá phù hợp thì quá trình đô thị hoá sẽ được đẩy nhanh và như thế đô thị sẽ được hình thành nhanh chóng và cóp hiệu quả. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới và thực tế ở nước ta thì quá trình đô thị hoá được chia thành hai xu hướng khá rõ nét đó là đô thị hoá tập trung và đô thị hoá phân tán. Đô thị hoá tập trung là hình thức mà toàn bộ công nghiệp và dịch vụ công cộng được tập trung phát triển vào các thành phố lớn và xung quanh tạo nên thành phố công nghiệp, tạo nên sự đối lập lớn giữa thành thị và nông thôn. Xu hướng đô thị hoá này gây ra nhiều vấn đề mà các quá trình sau đó phải tiến hành khắc phục và giải quyết các vấn đề về môi trường sinh thái và vấn đề xã hội. Đô thị hoá phân tán hay còn gọi là quá trình hình thành đô thị vệ tinh, hình thức đô thị này đã giải quyết các vấn đề khó khăn và trở ngại của đô thị hoá tập trung. Đô thị hoá phân tán là hình thức hình thành các mạng lưới điểm dân cư có trình độ phát triển hợp lý giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Đô thị hoá phân tán đảm bảo tính cân bằng sinh thái, tạo điều kiện cho con người sống và làm việc tốt hơn. Quá trình đô thị hoá phân tán khi hoàn thành sẽ tạo ra sự biến đổi sâu sắc về kinh tế, văn hoá, xã hội và đặc biệt là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật. Chúng ta thấy rằng đô thị hoá tập trung sẽ có nhiều vấn đề xã hội đặt ra vì đó là quá trình dân cư tập trung quá đông vào một khu vực khhiến cho các vấn đề nảy sinh như: nhà ở, y tế, môi trường… khó có thể giải quyết được và quá trình đô thị hoá như thế này sẽ khiến quá trình đô thị hoá không bền vững và phải giải quyết những vấn đề nặng nề. Thực tế chững minh rằng, khi đô thị hoá phân tán sẽ phải mật nhiều thời gian hơn đô thị hoá tập trung song tính tổng thể nền kinh tế quốc dân thì nhanh hơn khi chúng ta phải tiến hành trên toàn bộ khu vực lãnh thổ của nước ta và khi hoàn thành đô thị hoá phân tán thì chúng ta không phải giải quyết những vấn đề xã hội sâu sắc như đô thị hoá tập trung. Ngày nay, quá trình đô thị hoá được tiến hành nhanh và có hiệu qủa hơn trước do tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại, đặc biệt ngày nay còn có sự tác động đắc lực của công nghệ thông tin vào quá trình đô thị hoá. Đây là những tiền đề cho phép chúng ta tiến hành đô thị hoá nhanh hơn và có hiệu quả hơn. Đô thị hoá tập trung sẽ được tiến hành nhanh và tương đối có hiệu quả nếu chỉ tính trong ngắn hạn vì chúng ta chỉ mất thời gian ngắn có thể hình thành các đô thị có trình độ phát triển cao, mà điển hình là ở các nước phát triển thì việc đô thị hoá tập trung là chủ yếu và ngày nay phải đối mặt với chênh lệch giữa thành thị và nông thôn đồng thời phải giải quyết vấn đề dân cư và xã hội. Dân cư ở các thành phố này tập trung rất đông, khiến các vấn đề xã hội này sinh ngày một lớn và để giải quyết phải bỏ ra một khoản chi phí khổng lồ. Tóm lại, chúng ta là một nước thực hiện đô thị hoá sau các nước trên thế giới nên cần phải xem xét các mô hình đô thị hoá trên thế giới đồng thời phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương mà chúng ta có thể áp dụng hình thức đô thị hoá phân tán hoặc kết hợp giữa hai hình thức đó. Song chúng ta vẫn tập trung ưu tiên cho phát triển đô thị theo hướng đô thị hoá phân tán hay còn gọi là phát triển đô thị vệ tinh bao quanh các đô thị lớn để giảm sức ép về xã hội cho các đô thị lớn. 1.1.2.2. Đặc điểm của đô thị hoá Đô thị hoá mang tính lịch sử và xã hội: ở đây đô thị hoá mang tính xã hội vì quá trình đô thị hoá là quá trình tăng lên nhanh chóng của dân cư và lao động mà chủ yếu là tăng dân số do biến động cơ học. Đi đôi với nó là các vấn đề xã hội nảy sinh đó là các vần đề về nhà ở, khu vực phục vụ sinh hoạt cộng đồng, giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao… qúa trình đô thị hoá phát triển từ thấp tới cao tức là quá trình đó trước hết là hình thành và phát triển những khu đô thị với quy mô nhỏ cùng trình độ thấp về các mặt đồng thời mang nặng tính nông thôn và dần dần thay đổi. Việc thay đổi này sớm hay muôn là do sự tác động của con người là chủ yếu. Trong quá trình hình thành và phát triển thì đô thị sẽ ngày càng hiện đại và có quy mô ngày càng lớn hơn. Quá trình đô thị hoá cần phải trải qua một thời gian, thời gian này ngắn hay dài là do nhiều yếu tố tác động, trong đó có cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Ở đây yếu tố khách quan là quan trọng song yếu tố chủ quan mới là yếu tố quyết định. Đô thị hoá gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội: chúng ta thấy rằng đỉêm khởi đầu của quá trình đô thị hoá là một khu dân cư có trình độ phát triển thấp và mang nặng tính sản xuất nông nghiệp, lối sống nông thôn và đích đến của quá trình đô thị hoá là một xã hội có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cùng lối sống kiểu thành thị song đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Tính chất đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc có thể có những nơi không thực hiện. Việc thay đổi về kinh tế - xã hội như thế trong một thời gian tương đối ngắn thì điều đó khẳng định tính gắn bó mật thiết giữa biến đổi về kinh tế - xã hội với quá trình đô thị hoá. Trong quá trình đô thị hoá thì trước hết hết thảy mọi người đều quan tâm tới việc phát triển kinh tế song để có thể phát triển được kinh tế thì chúng ta cần rất nhiều yếu tố phụ trợ cho nó, đó là cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, hệ thống đường giao thông… Đô thị hoá là quá trình tập trung dân số ở đô thị và hình thành nhanh chóng các điểm dân cư do yêu cầu của công nghiệp hoá và hiện đại hoá: vì như vậy mới có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động tại các nhà máy và các công trường . Đề tiến hành công nghiệp hoá và hiện đạo hoá từ nền nông nghiệp thì chúng ta phải cần nhiều lao động, lao động trong những ngành công nghiệp. Sau đó tới quá trình hiện đại hoá thì ngựơc lại là ngày càng sử dụng ít lao động và gần như không sử dụng lao động vào các công việc nặng nhọc, khi đó chúng ta sử dụng máy móc là chính. 1.1.2.3. Vai trò của đô thị hoá Trước hết chúng ta có thể nhận thấy vai trò của đô thị hoá là thúc đẩy tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá muốn thành công thì cần phải chuyển đổi căn bản cơ cấu kinh tế từ sx nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp với kỹ thuật cao, nâng cao trình độ lực lượng sản xuất. Quá trình đô thị hoá tạo điều kiện để tập trung dân cư với đa số là lao động có trình độ lao động cao như vậy vô hình dung nó đã mang lại một nguồn nhân lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá. Bên cạnh là khu vực tiến hành đô thị hoá còn được đầu tư về cơ sở hạ tầng và những điều kiện tiên quyết cho quá trình phát triển đô thị cùng với đó quá trình đô thị hoá sẽ biến những khởi điểm ban đầu đó thành những công trình kiến trúc theo đúng ý đồ phát triển đô thị của các nhà hoạch định. Đô thị hoá đặc biệt là đô thị hoá phân tán giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn trước mắt của xã hội như các tệ nạn xã hội: rượu chè, cờ bạc, ma tuý … Quá trình đô thị hoá bắt buộc mọi người phải tiến hành lao động mới có khả năng tìm kiếm và nâng cao thu nhập của bản thân và gia đình như vậy họ đã góp phần vào công tác chống những tệ nạn xã hội. Thứ hai, nhờ vào tình hình quá trình đô thị hoá mà chúng ta có khả năng giải quyết được những vấn đề về thu nhập và việc làm từ đó nâng cao được đời sống kinh tế và văn hoá cho người dân. Người đời có câu “Có thực mới vực được đạo” có ý nói rằng khi kinh tế phát triển, khi có đủ ăn thì con người mới nhớ tới đạo đức được, như vậy đô thị hoá đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và nân cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động nói riêng và toàn xã hội nói chung. Đồng thời chúng ta thực hiện việc đô thị hoá phân tán tạo điều kiện phát triển kinh tế không chỉ ở những đô thị lớn mà còn những đô thị phân tán, điều đó đã hạn chế việc di dân từ nông thôn ra thành thị. Nhờ đó giảm sức ép về các vấn đề xã hội cho các đô thị lớn. Mặt khác đô thị hoá phân tán còn tạo điều kiện để khôi phục các làng nghề, ngành nghề truyền thống kể cả những ngành nghề và làng nghề đã mai một, thực tế hiện nay ở nước ta đã chứng minh được điều này. Nâng cao thu nhập không chỉ cho người lao động mà còn nâng cao GDP cho toàn xã hội và thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá đất nước. Kết quả của quá trình đô thị hoá là mở rộng và phát triển đô thị đã đóng góp tỷ trọng lớn (40%) tổng thu nhập quốc dân và cho 36% ngân sách nhà nước. Có thể nói đô thị là nguồn thu chủ yêú cho nhà nước vì trong cơ cấu của chúng ta nguồn thu từ khu vực nông thôn rất nhỏ và nguồn thu đó chúng ta lại dùng phần lớn vào phát triển kinh tế và trợ cấp cho nông nghiệp. 1.1.2.4. Tính tất yếu của đô thị hoá Đối với nước ta có điểm xuất phát là nước nông nghiệp lạc hậu mang nặng tính truyền thống, tự cung, tự cấp đang dần chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và từng bước xây dựng điều kiện vật chất kỹ thuật hạ tầng Chủ nghĩa Cộng sản nên chúng ta phải tiến hành công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá là tất yếu khách quan đặc biệt là phải tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Để có thể thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thì có nhiều cách song chúng ta tiến hành đô thị hoá nông nghiệp, nông thôn là phương thức đi có hiệu quả cao. Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn liền với quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế của địa phương đó, vô hình dung đó cũng là kết quả hay mục tiêu cần đạt đến của quá trình đô thị hoá. Khi chúng ta thực hiện đô thị hoá thì cơ cấu kinh tế ở nông thôn thì tỷ trọng của ngành nông nghiệp có xu hướng và của công nghiệp sẽ tăng, việc tăng hay giảm nhanh hay chậm là tuỳ vào tốc độ đô thị hoá của địa phương đó kể cả nền nông nghiệp truyền thống cũng chuyển sang nền nông nghiệp hàng hoá và mọi cái chúng ta phải tuân thủ sự phát triển của nền kinh tế thị trường, chúng ta chỉ có thể tác động phần nào để đẩy nhanh hay hạn chế mà thôi. Trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thì chúng ta phải giải quyết hàng loạt những vấn đề ưu tiên phát triển ngành nào trước, chuyển dịch và bố trí lao động dôi dư ra làm sao, đầu tư cơ sở vật chất như thế nào… Theo quy luật duy vật biện chứng thì chúng ta phải làm biến đổi về mặt lượng tới thời điểm nào đó nó sẽ làm biến đổi về chất. Đối với nền kinh tế thì chúng ta phải tiến hành làm thay đổi theo hướng phát triển của lực lượng sản xuất thì tới giai đoạn đó nó sẽ làm thay đổi quan hệ sản xuất. Mà hiểu cụ thể đó là sự thay đổi trình độ sản xuất dẫn tới thay đổi tư duy và lối sống của người lao động nói riêng và dân cư nói chung. Và người quản lý có thể đề ra và thực hiện những định hướng, tạo điều kiện và khai thác những yếu tố tích cực. Nếu nhà quản lý có tư duy đúng thì có thể đưa ra những định hướng đúng và tạo đà phát triển nhanh, mạnh và hiệu quả, giúp quá trình đô thị hoá được diễn ra nhanh hơn, thành công hơn. Tất cả các nước trên thế giới đều tiến hành đô thị hoá và quá trình này đã chở thành tất yếu tố khách quan vì các yếu tố sau: Một là, về các vấn đề kinh tế: kinh tế là xương sống cho sự tồn tại và suy vong của đất nước và kinh tế là cấu trúc tổng thể của tất cả các ngành, lĩnh vực của xã hội, nó gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của các ngành đó. Các ngành cấu tạo nên nền kinh tế đó là các ngành: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, thương mại… trong từng giai đoạn thì các ngành nay đóng góp vào nền kinh tế là khác nhau và do đó nó quyết định tới tính chất của nền kinh tế. Các ngành này hình thành và phát triển sẽ thúc đẩy quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh hơn và ngược lại quá trình đô thị hoá lại thúc đẩy các ngành phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện và theo hướng ngày càng tích cực hơn. Hai là, về phát triển xã hội: quy mô dân số ngày càng tăng và đòi hỏi phải đáp ứng ngày càng tăng không chỉ vật chất mà còn về tinh thần. Như đòi hỏi nâng cao thu nhập, điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, các khu vui chơi giải trí… Những nhu cầu này vừa là động cơ vừa là động lực cho quá trình đô thị hoá phát triển nhanh chóng hơn và có hiệu quả cao hơn. Đặc biệt ngày nay so với những nước trong khu vực và trên thế giới thì điều kiện sống của chúng ta phải mất thời gian dài nữa mới có thể đạt được như họ bây giờ nên đó là yêu cầu đòi hỏi tất yếu phải thực hiện quá trình đô thị hoá, đồng thời cũng là đích đến của quá trình đô thị hoá. Ba là, về cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng: Con người luôn hướng và mong muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc với những điều kiện giao thông đi lại thuận tiện, giáo dục con người được tốt hơn…. điều kiện đó nảy sinh yêu cầu là phải tiến hành đô thị hoá, đô thị hoá sẽ biến những điều mà con người mong muốn thành hiện thực. Đô thị hoá tạo ra những tiền đề vật chất đó cũng làm cho tốc độ phát triển kinh tế được nhanh và hiệu quả hơn. Bốn là, quá trình phát triển kinh tế là chúng ta phát triển lực lượng sản xuất rồi tiến tới biến đổi quan hệ sản xuất. Trên thế giới đã chải qua nhiều hình thức quan hệ sản xuất và ở mỗi thời kỳ đó nó lại có những đặc trưng riêng, xã hội loại người trong thời kỳ nguyên thuỷ chủ yếu sống dựa vào tự nhiên đã dần thay đổi đến ngài mà chải quả hình thức phong kiến dồi đến tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa thì con người dần thay đổi từ dựa vào tự nhiên chuyển sang tự sản xuất để nuôi sống bản thân mình rồi đến tích luỹ để làm giàu. Đó là một quá trình lâu dài song là bước phát triển của con người. 1.1.2.5. Một số chỉ tiêu chí đánh giá trình độ đô thị hoá Đô thị hoá theo chiều sâu: Các chỉ tiêu định tính: Tổng thu nhập xã hội / đầu người Các chỉ tiêu đô thị/người: diện tích cây xanh; diện tích đường giao thông: diện tích các công trình công cộng… Cơ cấu các ngành trong tổng thu nhập toàn xã hội Trình độ dân trí Số máy điện thoại / 100 dân Tuổi thọ bình quân Số giường bệnh và số bác sỹ / 1000 dân Các chỉ tiêu định lượng: Chất lượng hạ tầng kỹ thuật Chất lượng hạ tầng xã hội Trình độ văn minh đô thị Kiến trúc đô thị Môi trường đô thị. Đô thị hoá theo chiều rộng: Các chỉ tiêu định tính: Tổng thu nhập xã hội / đầu người Tỷ lệ diện tích đất đô thị / diện tích đất tự nhiên Quy mô dân số đô thị Quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm xã hội (hoặc tổng giá trị sản xuất) Trình độ dân trí Số máy điện thoại / 100 dân Tuổi thọ bình quân Số giường bệnh và số bác sỹ / 1000 dân Các chỉ tiêu định lượng: Chất lượng hạ tầng kỹ thuật Chất lượng hạ tầng xã hội Trình độ văn minh đô thị 1.2. BẢN CHẤT CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.2.1. Bản chất của phát phát triển kinh tế Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của các quốc gia. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các quốc gia đang phát triển như nước ta hiện nay, nó là phương tiện giúp chúng ta đuổi kịp nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới. Để tìm hiểu được bản chất của phát triển nói chung và phát triển kinh tế nói riêng thì trước hết chúng ta phải xem xét tới tăng trưởng kinh tế. 1.2.1.1. Bản chất của tăng trưởng kinh tế Khái niệm về tăng trưởng kinh tế đã được các nhà kinh tế xây dựng từ rất lâu và ngày càng được hoàn thiện hơn. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng này thể hiện cả về quy mô và tốc độ, nếu quy mô phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít thì tốc tốc phản ánh sự gia tăng đó nhanh hay chậm. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng vật chất và giá trị song để có thể so sánh với các vùng và quốc gia khác đồng thời đảm bảo tính thống nhất thì chúng ta nên xem xét trên góc độ giá trị. Như vậy, bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Nếu trước đây chúng ta chỉ quan tâm tới tăng trưởng chung chung thì ngày nay chúng ta thiên về tăng trưởng bền vững đó là sự tăng trưởng ổn định trong dài hạn. 1.2.1.2. Bản chất của phát triển kinh tế Hiện nay đích đến của các nước trên thế giới không phải là đích quá quá trình tăng trưởng nữa mà là đích đến của quá trình phát triển. Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Nếu như tăng trưởng chỉ dừng lại ở mặt lượng thì phát triển đã chú trọng tới cả về mặt lượng và mặt chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Như vậy, phát triển kinh tế là một quá trình lâu dài và do nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Nội dung của phát triển kinh tế là: Một là, sự gia tăng tổng thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân đầu người. Đây là nội dung phản ánh sự tăng lên về mặt lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của mỗi quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển. Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản ánh mặt chất của nền kinh tế hay so sáng với trình độ phát triển giữa các vùng, nước trong khu vực và trên thế giới. Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng kinh tế hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà là biến đổi sâu sắc theo hướng ngày càng tốt hơn của đời sống người dân. Cuộc sống của con người được cho là tốt không chỉ dừng lại ở mặt vật chất mà nó còn bao gồm cả yếu ta tinh thần. Biểu hiện rõ nét của nội dung này chính là việc xoá đói giảm nghèo, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí ngày một nâng cao…. 1.2.1.3. Phát triển kinh tế bền vững Như trên chúng ta đã đề cập về vấn đề tăng trưởng và đã nêu lên rằng đòi hỏi của n._.ền kinh tế bây giờ không phải là tăng trưởng nữa mà là tăng trưởng bền vững. Trong phát triển cũng vậy, để cuộc sống của con người luôn được đảm bảo và thời gian sau tốt hơn thời gian trước thì chúng ta phải tiến hành thực hiện phát triển kinh tế bền vững. Việc phát triển của các nước trên thế giới vào thập niên 70,80 của thế kỷ 21 đã đặt ra nhiều vấn đề tiêu cực đó là những vấn đề về ô nhiễm môi trường sinh thái và nhiều mặt của xã hội nên đã đặt ra đòi hỏi phải phát triển kinh tế theo hướng phát triển bền vững. Trước đây chúng ta chỉ hiểu phát triển bền vững là việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống cho con người. Ngày nay, quan điểm phát triển bền vững được đề cập một cách đầy đủ hơn, bên cạnh yếu tố về môi trường tài nguyên thiên nhiên thì vấn đề về bảo vệ và phát huy môi trường xã hội được đặt ra với ý nghĩa quan trọng. Từ đó chúng ta có thể thấy được bản chất của phát triển bền vững: phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Từ đó chúng ta có thể đưa ra những tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là: sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công băng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống. Điều đó đã được Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2010: “ phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”, gắn sự phát triển kinh tế với giữ vững ổn định chính trị, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. 1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế Như bên trên chúng ta đã đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá về phát triển bền vững, những chỉ tiêu đó được đề cập cụ thể qua những chỉ tiêu cụ thể sau: 1.2.2.1. Đánh giá tăng trưởng kinh tế 1/ Tổng giá trị xản xuất GO: là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia trong thời kỳ nhất định thường là một năm. Chỉ tiêu này được tính theo hai cách sau: một là, dựa vào tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; hai là, tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng của sản phẩm và dịch vụ (VA). 2/ Tổng sản phẩm quốc nội: là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kì nhất định thường tính trong một năm. Chúng ta có ba cách tính đó là: tiếp cận từ sản xuất thì đó là giá trị gia tăng tính cho toàn bộ nền kinh tế; tiếp cận từ chi tiêu thì đó là tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình, chi tiêu của chính phủ, đầu tư tích lũy tài sản và chi tiêu thương mại quốc tế; tiếp cận từ thu nhập thì nó được xác định trên cơ sở các khoản hình thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu, bao gồm: thu nhập của người có sức lao động dưới hình thức tiền lương và tiền công, thu nhập của người cho thuê đất, thu nhập của người có tiền cho vay, thu nhập của người có vốn, khấu hao vốn cố định và thuế kinh doanh. 3/ Tổng sản phẩm quốc dân: đây là chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập của các công dân thuộc quốc gia mình. Cách tính đơn giản nhất là chúng ta có thể lấy tổng sản phẩm quốc nội trừ đi lượng tiền chuyển ra nước ngoài cộng với tổng lượng tiền người nước mình chuyển về nước. 4/ Thu nhập bình quân đầu người: chỉ tiêu này phản ánh tăng trưỏng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số của quốc gia mình. Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là những chỉ tiêu phản ánh quan trọng và là tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chun. Nếu chỉ tiêu này gia tăng liên tục với tốc độ ngày càng cao thì đó là dấu hiệu thể hiện sự tăng trưởng bền vững và nó còn được sử dụng trong so sánh mức sống của dân cư giữa các nước và vùng lãnh thổ với nhau. Lưu ý: để so sánh mức sống của dân cư các nước hay vùng lãnh thổ với nhau thì chúng ta phải quan tâm tới chỉ số giá cánh kéo của các quốc gia với nhau. Thường chúng ta quy về đơn vị chuẩn đó là lấy việc tiêu dùng ở Hoa Kỳ làm chuẩn. Trên đây mới chỉ là một số chỉ tiêu quan trọng và thường được sử dụng tại các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó để tính cụ thể và tuỳ vào điều kiện tự nhiên cũng như xã hội của mỗi nước chúng ta có thể áp dụng thêm một số chỉ tiêu khác nữa. 1.2.2.2. Đánh giá về cơ cấu kinh tế Nếu như các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế là những chỉ tiêu về mặt lượng thì nhữn chỉ tiêu đánh giá về cơ cấu kinh tế là những chỉ tiêu đánh giá về mặt chất của việc phát triển kinh tế. Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá về cơ cấu kinh tế của một quốc gia: 1/ Cơ cấu ngành kinh tế: nó là chỉ tiêu phản ánh cả định tính và định lượng đó hay cả về quy mô và trỷ trọng trong GDP của từng ngành, từng lĩnh vực và mức độ quan trọng của từng yếu tố đó trong hệ thống nền kinh tế quốc dân. Ở các nước phát triển thì trong tổng sản phẩm xã hội nông nghiệp chỉ đóng góp 1 – 7%, công nghiệp chiếm 20 – 30% còn lại dịch vụ. 2/ Cơ cấu vùng kinh tế: chúng ta xem xét tỷ trọng đóng góp vào nền kinh tế của khu vực nông thôn và thành thị. Tại những nước đang phát triển thì tỷ trọng của vùng nông thôn trong đóng góp vào tổng thu nhập xã hội là rất lớn còn thành thị thì rất ít song với việc thực hiện đô thị hoá thì dần dần khu vực nông nghiệp sẽ giảm tỷ trọng và thay vào đó là khu thành thị tăng nhanh chóng. Đô thị hoá là động lực thúc đẩy để đưa khu vực nông thôn ra khỏi tình trạng kém phát triển. 3/ Cơ cấu thành phần kinh tế: Đây là dạng cơ cấu phản ánh tính chất xã hội hoá về tư liệu sản xuất và tài sản của nền kinh tế. Dựa vào quan hệ sở hữu chúng ta có thể phân chia thành nhều thành phần kinh tế, đó là: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo và là định hướng phát triển kinh tế của đất nước Ngoài ra chúng ta còn một số chỉ tiêu đánh giá khác nữa đó là: cơ cấu khu vực thể chế, cơ cấu tái sản xuất, cơ cấu thương mại quốc tế… 1.2.2.3. Đánh giá sự phát triển xã hội Tiến bộ xã hội mà trung tâm là vấn đề phát triển con người được xem là tiêu thức đánh giá mục tiêu cuối cùng của phát triển. Sự phát triển đó được cem xét trên các khía cạnh sau: 1/ Một số chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người: nhu cầu mức sống vật chất, nhu cầu giáo dục, nhu cầu y tế - chăm sóc sức khỏe, nhu cầu việc làm. Trong đó nhu cầu vật chất là cơ bản đảm bảo sự sinh tồn và phát triển cho xã hội loài người. Các chỉ tiêu này có những chỉ tiêu cụ thể bên trong chúng nhưng ở đây chỉ xin nói lên chỉ tiêu tổng quát mà Liên hiệp quốc dùng đó là chỉ số HDI, đây là chỉ tiêu tổng quát của các chỉ tiêu trên, nó có các bộ phần hợp thành là tuổi thọ bình quân, mức thu nhập bình quân và tỷ lệ người biết chữ và đi học đúng độ tuổi. 2/ Chỉ tiêu nghèo đói và bất bình đẳng. Đây là chỉ tiêu phản ánh tình trạng thu nhập và chính sách phân phối thu nhập của toàn xã hội nhằm điều tiết thu nhập của toàn xã hội. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT T RIỂN KINH TẾ CỦA QUẬN CẦU GIẤY TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN CẦU GIẤY ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý của Quận Quận Cầu Giấy là một trong 9 quận nội thành hợp thành Thủ đô Hà đô Hà Nội. Cầu Giấy là quận chính thức đi vào hoạt động từ ngày 3/9/1997, tính tới nay là chưa tròn 10 năm song nó đã có quá trình phát triển rất mạnh mẽ và đã đạt được những thành tựu trong xây dựng và phát triển kinh tế. Địa bàn hành chính của Quận bao gồm các trị trấn và xã: Nghĩa Tân, Nghĩa Đô, Mai Dịch, Yên Hoà, Trung Hoà, Dịch Vọng của Huyện Từ Liêm. Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận là 1204,5 ha với dân số là 127 700 người (theo kết quả của cuộc điều tra dân số Quận đến ngày 31/12/1999). Các thị trấn và các xã này khi đó vẫn mang tính nông nghiệp, phát triển chưa mạnh mẽ song cho tới nay thì tất cả các thị trấn và các xã này đã trở thành các phường của một quận mới với trình độ phát triển cao. Quận Cầu Giấy có vị trí ở phía Tây của Thủ đô Hà Nội, nơi mà theo định hướng là phải phát triển của Thủ đô trong những năm tới. Quận Cầu Giấy cách trung tâm thành phố chừng 6km, phía Bắc giáp quận Tây Hồ, phía Nam giáp quận Đống Đa, phía đông giáp quận Ba Đình và phía tây tiếp giáp thị trị trấn Cầu diễn, huyện Từ Liêm. Trên địa bàn Quận tập trung nhiều trung tâm văn hoá và các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp – các trường dạy nghề và nhiều cơ quan, ban ngành lãnh đạo trung ương và địa phương. Đây là điều kiện cho công tác phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, bên cạnh đó là đội ngũ trí thức có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, là điều kiện phát triển kinh tế nhanh chóng nên chúng ta phải sử dụng sao cho hợp lý nhất để đem lại hiệu quả cao nhất. Quận Cầu Giấy nằm trên trục đường Quốc lộ 32 nối liền Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, có trục đường Láng – Hoà Lạc nối Hà nội với khu công nghệ cao Hoà Lạc, có trục đường Nam Thăng Long nối Hà Nội với sân bay Nội Bài. Như vậy Cầu Giấy có nhiều điều kiện phát triển kinh tế và giao lưu văn hoá –du lịch với các khu ven đô. Như vậy, với điều kiện về vị trí địa lý quận Cầu Giấy có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, trong đó phải kể tới là những điều kiện để phát triển ngành thương mại và dịch vụ cùng với phát triển công nghiệp. Song chủ yếu chúng ta tập trung vào phát triển dịch vụ thương mại và dần chuyển những nhà máy, xí nghiệp được xây dựng trước đây vào những khu công nghiệp tập trung phù hợp. 2.1.1.2. Điều kiện thời tiết khí hậu Cầu Giấy có vị trí thuộc vùng châu thổ sông Hồng với thời tiết khí hạu bốn mùa thuận tiện cho phát triển kinh tế cả về các lĩnh vực dịch vụ hay du lịch. Là vùng đồng bằng nền điều kiện về giao thông giao lưu kinh tế, văn hoá – xã hội với các khu vực khác là thuận tiện, nó là điều kiện co phát triển kinh tế - xã hội. Trong năm chia làm hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thì lượng nước tương đối lớn đây là điều kiện để thúc đẩy phát triển sản xuất cũng như làm trong lành môi trường đô thị song tại đây nó lại gây ra nhiều ảnh hưởng sấu hơn do đặc điểm kinh tế - xã hội chủ yếu phát triển dịch vụ cũng như công nghiệp. Nhưng hiện nay khi vào mùa khô trên cả nước thiếu điện phục vụ sản xuất nên nó có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và kinh doanh dịch vụ của quận. Khi cắt muốn sản xuất được thì chúng ta phải dùng máy phát điện điều đó làm tăng chi phi rất lớn ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống dân cư và thu nhập của không chỉ lao động mà còn cả doanh nghiệp và ngân sách nhà nước. Khí hậu thì có bốn tiết (mùa): Xuân, hạ, thu, đông. Mỗi một mùa lại có những điểm hạn chế và tích cực riêng có. Sự phia chia ra các mùa với đặc trưng thời tiết khí hậu như thế này ảnh hưởng tới kinh doanh rất lớn. Điều đó đòi hỏi kinh doanh phải thay đổi theo mùa sao cho phù hợp với đặc điểm thời tiết đó. Việc kinh doanh nhờ đó mà đa dạng và phong phú hơn rất nhiêu. Đặc biệt những dịch vụ kinh doanh quần áo thời trang, nhà hàng, giải khát… thì việc làm ăn phụ thuộc vào màu là tương đối rõ nét và nó đem lại thu nhập khá lớn cho nhà hàng cũng như lao động làm thuê. Chúng ta có thể lấy ví dụ từ nhà hàng kinh doanh giải khát bia hơi: bên cạnh kinh doanh bia chúng ta còn thầy rằng có rất nhiều dịch vụ đi kèm như đồ nhậu hay một số dịch vụ khác…. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế Đại hội Đảng bộ quận lần thứ nhất đã tập trung tìm hướng đi cho phát triển kinh tế của quận theo hưóng phát triển chuyển dịch theo cơ cấu: công nghiệp, tiểu thu công nghiệp, xây dựng – thương mại, dịch vụ - nông nghiệp. Khi đó nền kinh tế của quận mới có điểm xuất phát là từ sản xuất nông nghiệp truyền thống là chủ yếu nên trước mắt phải phát triển công nghiệp. Việc thực hiện giai đoạn này là điều kiện cho thực hiện việc cải thiện mức sống cho dân cư trên địa bàn và phát triển kinh tế của quận. Kinh tế quận Cầu Giấy phtá triển mạnh và khá toàn diện, vượt cao so với chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến quan trọng theo đúng định hướng của Đại hội II và đã chuyển sang cơ cấu: Dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Hiện nay, dịch vụ đã chiếm 83,33%, công nghiệp chiếm 16,4%; nông nghiệp chỉ còn chếm 0,27%. Chất lượng cơ cấu kinh tế đã được nâng lên trong lĩnh vực Dịch vụ và Công nghiệp theo hướng văn minh hơn, ứng dụng khoa học và công nghệ mới nhiều hơn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của giai đoạn 2001 – 2006 là 30% (so với Nghị quyết là 12,5 – 13,5%) Từ năm 2001 đến 2005, do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng và dưới sự chỉ đạo của thành phố, Đảng bộ và nhân dân Quận Cầu Giấy đã quyết tâm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng: Dịch vụ, Công nghiệp và Nông nghiệp. Với kết quả của ba năm công nghiệp hoá và hiện đại hoá trên địa bàn quận cơ cấu kinh tế của quận đã dần chuyển sang cơ cấu mới với công nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng lớn. Cùng với việc thu hồi đất để phát triển các khu đô thị và các trung tâm thương mại, văn hoá, các khu nhà cao tầng đã làm diện tích đất nông nghiệp giảm đi nhanh chóng và cùng với nó là tỷ trọng của ngành nông nghiệp đóng góp vào toàn nền kinh tế của quận đã giảm từ 3,75% (năm 2000) xuống còn 0,27%(năm 2006). Diện tích đất nông nghiệp ở thời điểm năm 1998 là 404,9ha trên tổng diện tích tự nhiên 1204,5ha song cho tới năm 2000 chỉ còn 362 ha, giảm 42,09ha (10,2%). Diện tích đất nông nghiệp vãn giảm mạnh vào những năm tiếp theo do theo quy hoạch phát triển toàn quận thì chúng tap phải lấy đất để tiến hành xây dựng một hệ thống các chung cư cao tầng nhằm mục đích giải quyết vấn đề nhà ở cho một bộ dân cư trên địa bàn thành phố và một bộ phận nhỏ những lao động từ địa phương khác tới. Tính tới năm 2005, diện tích đất nông nghiệp Quận chỉ còn lại 78 ha với giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 23 – 27 triệu đồng/ha và những diện tích này được chuyển sang trồng rau xang là chính và đến đây diện tích đất nông nghiệp được giữ nguyên tới nay. 2.1.2.2. Đặc điểm xã hội Về lao động : quận Cầu Giấy là quận mới thành lập nhưng quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ nên quy mô dân số và nguồn lực lao động luôn biến động không ngừng và nguồn nhân lực ở đây sẽ biến đổi theo hướng ngày càng nâng cao chất lượng lao động. Nguồn nhân lực vẫn tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng vẫn tiếp tục tập trung vào độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng lớn, về chất lượng thì lao động qua đào tạo sẽ tăng nhanh và đó là nguồn lao động tạo đà phát triển cho toàn xã hội. Tính tới năm 2000, dân số toàn quận là 132.500 người, đến năm 2004 là 149.500 người và đến nay là 168.700 người. như vậy, giai đoạn 2000 -2006 tăng 36.200 người, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm 4% trong khi đó tốc độ tăng dân số bình quân của cả nước chỉ khoảng 1,7% và đang trong xu hướng giảm. Dân số biến động theo thời kì đã được theo dõi và biểu hiện trên bảng số liệu sau. Bảng số liệu cũng cho ta thấ cấu trúc bên trong của nguồn lao động: Bảng 1: Dân số và lao động quận Cầu Giấy giai đoạn 2000 - 2006 Đơn vị: 1000 người Chỉ tiêu 2000 2004 2006 1. Dân số trung bình 132,5 149,5 168,7 2. Mật độ dân số trung bình (nghìn người/km2) 11,075 12,54 14,2 Số tăng tự nhiên Tỷ lệ tăng tự nhiên () Tỷ lệ tăng cơ học () 1,33 10,05 28 1,5 10,02 18,11 1,62 10,0 24 Lao động trong độ tuổi Tỷ lệ lao động trong độ tuổi () 72,72 54,8 80 57 84 49,79 Lực lượng lao động Tỷ lệ lượng lao động(%) 91,22 68,8 95 68 114,75 68,02 Dân số trong độ tuổi hoạt động kinh tế Tỷ lệ dân số trong độ tuổi hoạt động kinh tế (%) 56,63 42,7 67 47 81,03 48,03 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Qua bảng số liệu ta thấy rằng mật độ dân cư của quận là lớn và ngày càng tăng mạnh, đó là do tốc độ tăng dân số cơ học là chính trong khi diện tích của quận là không đổi. sự gia tăng như thế này tạo sức ép ngày càng lớn đối với công tác phát triển đô thị và giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh. Trong giai đoạn 2001 – 2006 hàng năm đã giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 lao động trong đó có 31 – 35% là lao động đã qua đào tạo. Về công tác văn hoá - thể dục thể thao: hoạt động văn hoá, thể dục thể thao ngày càng phong phú và đa dạng, phục vụ ngày càng có hiệu quả đời sống tinh thần của nhân dân cũng như có tác động tích cực trong đâu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn quận. 2.1.3. Những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tới phát triển kinh tế trong quá trình đô thị hoá Tất cả các yếu tố cả chủ quan và khách quan đều gây ra những ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực. Song mức độ tác động tiêu cực và tích cực cái nào lớn hơn nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động tích cực khác. Nhiệm vụ của chúng ta, những nhà quản lý là phải làm sao hạn chế những tác động tiêu cực và thúc đẩy những tác động tích cực. 2.1.3.1. Tác động tích cực Trong phát triển kinh tế thì điều kiện tự nhiên và con người là hai yêú tố tác động quan trọng nhất. Chúng có khả năng thúc đẩy hoặc kìm hãm tốc độ phát triển của quá trình đô thị hoá. Cụ thể điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có những tác động tích cực với đẩy mạnh phát triển kinh tế trong quá trình đô thị hoá như sau: Một là, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá do điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng đô thị được đầu tư xây dựng đồng bộ và tương đối hoàn thiện. Hai là, là một trong những quận nội thành nên là thị trường lớn giúp hoạt động thương mại – dịch vụ phát triển nhanh, mạnh từ đó rút ngắn được thời gian đô thị hoá. Quận Cầu Giấy có thể nói là nơi trung chuyển, trung gian nối liền giữa khu vực nội thành và ngoại thành, là nơi có thể hình thành các chợ đầu mối để cung cấ plương thực, thực phẩm tươi sống cho các quận nội thành và cũng có thể hình thành các trung tâm thương mại lớn để phục vụ nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm công nghiệp. Ba là, có đội ngũ lao động dồi dào và có trình độ lao động cao có thể phát triển kinh tế trí thức và hàm lượng chất xám cao, tăng giá trị gia tăng. Và luôn nhận những sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành chính quyền nên có điều kiện phát triển nguồn lao động tri thức nên ngày càng phát triển ngành công nghiệp hàm lượng chất xám cao. Bốn là, nguồn vốn phát triển kinh tế - xã hội dồi dào do có sự đóng góp to lớn của các đơn vị, công ty, các hộ kinh doanh và nhân dân trên địa bàn. Bên cạnh đó là nguồn thu từ các dự án xây dựng văn phòng cho thuê, căn hộ chung cư cao cấp… Đây là nơi tiếp nhận rất nhiều dự án đầu tư cho phát triển kinh tế, là thuận lợi lớn vì hầu như tất cả các địa phương khác đều phải tìm cách để huy động nguồn vốn để phát triển kinh tế. Năm là, hệ thống hạ tầng trên địa bàn mới được xây dựng nên là điều kiện tốt o quá trình phát triển kinh tế o hướng hiện đại. Đó là góp phần vào đẩy mạnh phát triển kinh tế hiện nay. Đồng thời nó đảm bảo tính đồng bộ với quy hoạch của tổng thể của Thành phố và của quận. 2.1.4.2. Tác động tiêu cực Bên cạnh những thuận lợi như trên, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận cũng gây ra một số hạn chế cho phát triển kinh tế của quận. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng đem lại những tác động tiêu cực đó là: Một là, diện tích tự nhiên trên đầu người thấp khó khăn trong công tác bố trí dân cư và các khu vui chơi giải tí. Đặc biệt là chúng ta khó khăn trong việc giải quyết nhà ở cho người dân. Điều này gây ra tình trạng giá đất của khu vực đô thị rất cao vượt quá tầm thu nhập của người lao động và là nguồn lợi lớn cho cho các gia đình, cá nhân có lịch sử nhiều đất của ông cha để lại trước khi thành lập quận cũng như trước khi bắt đầu quá trình đô thị hoá. Hai là, dân số tập trung quá đông, mật độ dân cư cao gây nhiều ảnh hưởng cho quá trình phát triển kinh tế. Ba là, tệ nạn xã hội còn xảy ra nhiều trên địa bàn khu dân cư. Các tệ nạn đó như: rượu chè, cờ bạc, ma tuý….. Những tệ nạn này nảy sinh và phát triển cùng quá trình đô thị hoá nếu không có chính sách phù hợp để tuyên truyền phòng chống và hạn chế những tác động này thì nó sẽ làm suy yếu xã hội mà trước hết là lối sống của con người bên trong đô thị. Bốn là, môi trường sinh thái bị ô nhiễm và đang trong quá trình khắc phục. Môi trường đất, nước, không khí đều bị ô nhiễm đặc biệt hệ thống ao hồ chịu tác động của qúa trình đô thị hoá nên bị ô nhiễm nặng và điển hình là sông Tô Lịch… môi trường sinh thái ở đây chính là một môi trường sống của con người, nó có tác động trực tiếp tới phát triển của bản thân con người và kinh tế - xã hội. Điều đó đòi hỏi chúng tai phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUẬN CẦU GIẤY TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ 2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế chung của quận Cầu Giấy Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của quận Cầu Giấy đã phát triển và chuyển dịch theo đúng định hướng mà các cấp, ngành đề ra và nó đã phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Trong đó, tính về nững bộ phận do quận quản lý thì dịch vụ chiếm 83,33%; công nghiệp chiếm 16,4%; nông nghiệp chiếm 0,27%. Như vậy nền kinh tế của quận Cầu Giấy đã chuyển dịch sang dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Hiện tại nông nghiệp của quận chỉ còn lại rất ít và có thể mất hoàn toàn trong tương lai vì tất cả những diện tích của nông nghiệp đã chuyển sang hoạt động của các ngành khác. Đây là hướng chuyển dich hợp lý và hoàn thiện trong tương lai Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và mạng lưới chợ được quan tâm phát triển, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút nhiều loại hình doanh nghiệp nên tốc độ gia tăng giá trị sản xuất ngành dịch vụ bình quân là 33,%/năm. Từ khi thành lập quận Cầu Giấy tới nay đã có rất nhiều dự án thi công xây dựng hạ tầng được triển khai và các dự án này mang tính quy hoạch nên nó có tính đồng bộ cao, là tiền đề cho phát triển kinh tế theo hướng hiện đại. Hệ thống hạ tầng của quận được quan tâm đầu tư từ hệ thống giao thông đô thị, hệ thống điện nước, giáo dục – đào tạo, các cơ sở y tế… Cùng chuyển mình với đất nước, cùng thực hiện đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các ngành sản xuất ngoài quốc doanh đã phát triển mạnh mẽ. Do đó, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng bình quân 19%/năm. Đây là tốc độ tăng manh, là tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nâng cao thu nhập của người lao động và xã hội. Bảng 2: Giá trị sản xuất các ngành trên địa bàn quận Cầu Giấy Đ ơn vị: Triệu đồng Năm Tổng GTSX Công nghiệp Dịch vụ Nông nghiệp 2000 1.062.523 755.268 293.029 14.226 2001 1.651.289 1.262.313 379.874 9.102 2002 2.136.795 1.563.455 564.807 8.533 2003 2.752.877 1.900.961 845.058 6.858 2004 3.212.224 2.165.296 1.041.797 5.131 2005 3.864.363 2.619.948 1.242.457 1.958 2006 4.745.299 3.086.299 1.658.680 320 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Qua bảng số liệu về tổng giá trị sản xuất trên địa bàn quận ta thấy rằng công nghiệp vẫn là ngành chiếm ưu thế song đây là toàn bộ giá trị sản xuất của các cấp, ngành quản lý chúng ta có thể thấy rằng dịch vụ và công nghiệp luôn là ngành dẫn đầu trong đóng góp và phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân và những người thuốc vùng lân cận có mối quan hệ kinh tế với quận Cầu Giấy. Sau 7 năm từ 2000 đến 2006, giá trị sản xuất đã tăng 1.062.523 triệu đồng lên 4.745.299triệu đồng như vậy tốc độ tăng bình quân hàng năm là 30%. Trong đó, công nghiệp, xây dựng tăng 755.268 triệu đồng (năm 2000) lên 3.086.299triệu đồng với tốc độ tăng bình quân là 28,14%. Ngành dịch vụ tăng 293.029 triệu đồng lên 1.658.680triệu đồng với tốc độ tăng bình quân là 33,5%. Ngành nông nghiệp giảm 14.479 triệu đồng đã giảm xuống chỉ còn 320 triệu đồng trong năm 2006. Những kết quả trên cho ta thấy kết quả sản xuất toàn quận ngày một gia tăng theo chiều hướng tốt, phù hợp với quá trình đô thị hoá. Cơ cầu kinh tế chuyển biến theo hướng ngày càng hoàn thiện và hiện đại. Cơ cấu kinh tế mới lấy dịch vụ làm trọng tâm và là ngành chủ đạo còn công nghiệp là ngành quan trọng song dần có thể giảm tỷ trọng của ngành công nghiệp và trong thời gian tới tiếp tục cơ cấu và điều chỉnh tại các nhà máy. Các nhà máy phải cải tạo hệ thống vệ sinh môi trường của mình và tiến tới là di chuyển những nhà máy không đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như những nhà mày ở những nơi đông dân cư vào các khu công nghiệp tập trung đã được thành phố phê duyệt. 2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành và nội bộ ngành 2.2.2.1. Về công nghiệp và xây dựng cơ bản Có tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất tăng trung bình 28,14%/năm tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2000 – 2006, số lượng các đơn vị sản xuất công nghiệp còn ít với quy mô nhỏ nên tổng gía trị sản xuất thấp. Ngành nghề tập trung chủ yếu là: sản xuất cơ khí, gia công chế biến lương thực, thực phẩm. Theo định hướng phát triển công nghiệp toàn thành phố thì tại quận công nghiệp không phải là ngành được ưu tiên phát triển vì quận Cầu Giấy là một trong những quận nội thành nên chúng ta không thể xây dựng các nhà máy có quy mô lớn. Chủ trương đã được Đảng và nhà nước phê duyệt đó là chuyển nền công nghiệp ra khỏi khu vực nội thành để tránh tình trạng ô nhiêm môi trường sống. Do đó, định hướng của chúng ta là phát triển dịch vụ là chính đặc biệt là những ngành dịch vụ có giá trị cao không ảnh hưởng tới môi trường sống của con người. Song chủ yếu ở đây xây dựng cơ bản là ngành chiếm vị trí quan trọng và đem lại thu nhập lớn nhất cho ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản, điều đó được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 3: Giá trị sản xuất trong ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản trên địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn 2000 – 2006 Đơn vị: triệu đồng Năm Tổng GT CN &XD Ngành công nghiệp Ngành xây dựng cơ bản DNNN DN ngoài quốc doanh DNNN DN ngoài quốc doanh 2000 755.268 446.415 74.258 219.060 15.535 2001 1.262.313 543.036 149.921 546.671 22.685 2002 1.563.455 619.360 202.850 686.245 55.000 2003 1.900.961 676.059 293.834 834.068 97.000 2004 2.165.296 718.152 360.387 892.757 194.000 2005 2.619.948 761.241 496.399 1.071.308 291.000 2006 3.086.299 810.325 705.362 1.150.482 420.130 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Trong giai đoạn 2003 -2006, công nghiệp vẫn phát triển theo hưóng tăng giá trị đóng góp vào tổng thu nhập xã hội của quận song tỷ trọng của nó trong toàn xã hội tăng chậm theo thời gian. Trên địa bàn quận xây dựng là ngành phát triển nhanh đặc biệt là khối tư nhân song tại khối tư nhân thì vẫn chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng giá trị của công nghiệp. Hàng năm khối ngành xây dựng cơ bản của tư nhân phát triển với tốc độ 79%, với việc thực hiện cổ phần hoá các công ty thuộc khối doanh nghiệp nhà nước thì giá trị của khối này đóng góp ngày càng lớn và dần trở thành ngành dẫn đầu trong ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản. Tới năm 2006, trong tổng giá trị mà công nghiệp và xây dựng cơ bản mang lại cho quận thì có tới hơn một nửa thuộc ngành xây dựng cơ bản, xây dựng ở đây phát triển co nguyên nhân chính đó là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng tại đây đang được đầu tư xây dựng mới. Trong ngành công nghiệp thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển mạnh mẽ, nếu như năm 2000 nó chỉ đóng góp có 74.258 triệu đồng tương ứng 9,8% trong tổng giá trị ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản, với thì với sự mở cửa trong chính sách phát triển kinh tế đến năm 2006 nó đã đóng góp 705.362 triệu đồng chiếm 22,8%. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh là đạt trên 40%, đây là tốc độ tăng trưởng rất cao. Trong những năm tới cùng với xu thế của thời đại và để biến đổi phù hợp với tốc độ đô thị hoá thì việc giảm tỷ trọng trong đóng góp của ngành công nghiệp sẽ xảy ra song trong một vài năm sắp tới thì công nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội như: lao động và việc làm, thu nhập và nâng cao mức sống cho người lao động và dân cư… Trong khối công nghiệp thì kinh tế tư nhân đóng góp vào phần lớn tổng thu nhập của khối ngoài quốc doanh vì điều kiện phát triển cũng như khả năng linh hoạt của thành phần kinh tế này trong thay đổi cách thức sản xuất và kinh doanh và thay đổi theo đúng xu thế của thị trường. 2.2.2.2. Về thương mại, dịch vụ Có tốc độ phát triển nhanh nhất, tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành dịch vụ khoảng trên 33.5%, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại và dịch vụ luôn tăng mạnh, tính tới năm 2002 số lượng các doanh nghiệp đã tăng gấp 6 lần so với năm 1997, chiếm 90% tổng số các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn quận. Cho tới nay nhờ có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, mạng lưới chợ được quan tâm đầu tư xây dựng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút được nhiều loại hình kinh doanh nên giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm tăng 33,5% (chỉ tiêu nghị quyết là 16 – 18%/năm). Theo báo cáo trình Hội đồng nhân dân quận thì tới cuối năm 2005 khi hoàn thành kế hoạch 5 năm lần 1 thì ngành dịch vụ đã trở thành ngành có đóng góp vượt trội so với các ngành khác và nó đã đóng góp 83,3% trong tổng hu nhập của toàn xã hội trên địa bàn quận. Những chỉ tiêu này là chúng ta chỉ xem xét trên những lĩnh vực mà do Quận quản lý. Dịch vụ là ngành có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của quận và trong ngành dịch vụ này thì ngành thương mại là ngành có vai trò quan trọng nhất đặc biệt là thương mại của khối ngoài quốc doanh. Với lợi thế của mình trong cạnh trang với những thành phần kinh tế nhà nước các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đã có bước phát triển nhanh. Hang năm tốc độ tăng trưởng của ngành luôn đạt từ 33 – 35%, đây là tốc độ phát triển rất nhanh và trong những năm tới ngành thương mại của khối ngoài quốc doanh vẫn có khả năng duy trì tốc độ phát triển này thậm chí có thể còn tăng thêm. Để có thể xem xét sự tăng trưởng của ngành dịch vụ chúng ta có thể theo dõi bảng số liệu dưới đây. Bảng 4. Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ, thương mại và vận tải trên địa bàn Quận Cầu Giấy trong giai đoạn 2000 – 2006 Đơn vị: triệu._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32087.doc
Tài liệu liên quan