Một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện chiến lược Công ty TEC đến 2015

Lời nói đầu Qua báo cáo tổng quan trong những năm gần đây của các chuyên gia về phát triển kinh tế cho thấy rằng chỉ cung cấp tiền bạc hoặc kỹ thuật công nghệ, sẽ không đem lại sự phát triển cho doanh nghiệp. Yếu tố hạn chế trong hầu hết mọi trường hợp chính là thiếu thốn về chất lượng và sức mạnh của các nhà quản lý. Với mục đích làm cho Doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường, Ban điều hành công ty TEC phải đưa ra những chiến lược, hướng đi cụ thể để vừa giữ vững doanh thu, vừa có thể

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện chiến lược Công ty TEC đến 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trong những năm tiếp theo, làm đa dạng hoá nền kinh tế nhiều thành phần trong nước. Đang là sinh viên thực tập tại công ty TNHH Thiết bị viễn thông và chống sét (TEC), em nhận thấy Công Nghệ Thông Tin hiện là một lĩnh vực hết sức sôi động, có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đứng trước không ít thách thức. Đặc biệt là những chuyển biến, những thuận lợi, khó khăn của công ty khi đối đầu với TEC không chỉ có một Doanh nghiệp mà là rất nhiều, thậm chí hàng vài chục Doanh nghiệp cùng lĩnh vực đang chờ dịp là có thể chiếm lĩnh thị trường của đối thủ cạnh tranh. Thêm vào đó, sự phát triển ngày càng hiện đại của các dịch vụ viễn thông, tin học dẫn đến tình hình lạc hậu công nghệ không tránh khỏi do không thường xuyên đổi mới sàn phẩm của mình. Dựa vào tình hình thực tiễn, Em thấy việc phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh nhằm tìm ra giải pháp, phương hướng phát triển kinh doanh dịch vụ của công ty là thực sự cần thiết đối với nền kinh tế thị trường hiện nay. Đây cũng là lý do chính tại sao em chọn đề tài này. Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, nội dung luận văn được chia làm 3 chương: Chương I : Lý luận chung về chiến lược phát triển. Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty TEC tron g khoảng 2000-2004 và chiến lược phát triển của công ty đến năm 2015. Chương III: Một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện chiến lược phát triển của công ty TEC. Mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện được những mục tiêu đề ra, song do khả năng có hạn, nên trong quá trình tìm hiểu và phân tích đánh giá các lĩnh vực hoạt động hinh doanh của Công ty sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Với thái độ cầu thị, em mong muốn nhận được những lời góp ý quý báu của các thầy cô giáo, các anh chị làm việc tại Công ty TEC cũng như toàn thể những ai quan tâm tới đề tài này. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo, của ban giám đốc Công Ty TEC để em có thể hoàn thành tốt bài viết này. Em xin trân trọng cảm ơn! Chương I : Lý luận chung về chiến lược phát triển. 1. Chiến lược 1.1. Khái niệm chiến lược Khái niệm chiến lược lần đầu tiên được sử dụng trong lĩnh vực quân sự sau đó trong lĩnh vực chính trị. Từ những năm 1950-1960 của thế kỷ XX khái niệm chiến lược được sử dụng sang lĩnh vực kinh tế. "Chiến lược thường được hiểu là hướng và cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra mang tính toàn cục tổng thể và trong thời gian dài."; đi cùng với khái niệm chiến lược là chiến thuật, được hiểu là hướng và cách giải quyết nhiệm vụ mang tính từng mặt, từng thời điểm, từng khu vực nhằm thực hiện chiến lược đã đề ra. Chiến lược được xem là một công cụ nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của doanh nghiệp; đề ra,thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như trong tương lai. Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của thế giới ngày nay, rất khó dự báo đầy đủ và chính xác những biến động phức tạp về bối cảnh quốc tế và trong nước, nên căn cứ cho nghiên cứu chiến lược khó có thể hoàn hảo như mong muốn. Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc( UNIDO) cho rằng:" thông thường một chiến lược phát triển có thể được mô tả như bản phác thảo quá trình phát triển nhằm đạt được những mục tiêu đã định cho một thời kỳ từ 10- 20 năm ; nó hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách trong việc huy động và phân bổ các nguồn lực. Như vậy có thể nói chiến lược cung cấp một tầm nhìn của một quá trình phát triển mong muốn và sự nhất quán trong các biện pháp tiến hành. Chiến lược có thể là cơ sở cho các kế hoạch phát triển toàn diện ngắn hạn và trung hạn hoặc là một nhận thức tổng quát không bị ràng buộc bởi những người trong cuộc trong thời kỳ đó về những triển vọng, những thách thức và đáp ứng mong muốn". 1.2.Phân loại chiến lược 1.2.1.Phân loại chiến lược theo thời gian Theo cách hiểu của Trung tâm kinh tế quốc tế của Australia( CIE) thì chiến lược bao gồm chiến lược trung hạn, chiến lược dài hạn. Nội dung chiến lược phải xác định được điểm xuất phát và mục tiêu cuối cùng của một giai đoạn phát triển, phải xây dựng các thể chế và tận dụng yếu tố thị trường để đạt được mục tiêu phát triển trong đó nhấn mạnh chiến lược phải tính đến các khía cạnh vi mô và vĩ mô cũng như các khía cạnh chính trị xã hội của các mục tiêu phát triển và chỉ ra cần phải làm gì để đạt được các mục tiêu đề ra. Thông thường một chiến lược phát triển dài hạn có thể được mô tả như bản phác thảo quá trình phát triển nhằm đạt được những mục tiêu đã định cho một thời kỳ từ 10- 20 năm, nó hướng dẫn xã hội trong việc huy động và phân bổ nguồn lực. Như vậy có thể nói chiến lược dài hạn cung cấp một tầm nhìn của một quá trình phát triển và sự nhất quán trong các phương pháp tiến hành. Chiến lược dài hạn có thể là cơ sở cho các kế hoạch phát triển ngắn hạn và trung hạn. Còn chiến lược trung hạn đặt ra những mục tiêu, hướng đi của xã hội trong thời gian ngắn hơn, khoảng 5 năm. 1.2.2. Phân loại chiến lược theo nội dung Nếu dựa vào nội dung của từng chiến lược, có thể chia thành: chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược phát triển xã hội. - Trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là chiến lược phát triển kinh tế xã hội: Như trên đã nói, khái niệm chiến lược bắt nguồn từ thuật ngữ quân sự, thường hay đi liền với những từ như sách lược chung, mưu tính chung, bố trí hành động chung và đối lập với chiến thuật. Trên thực tế, nhìn từ góc độ quản lý, chiến lược là quyết sách toàn cục của một phạm vi không gian rộng lớn hơn, trong một thời gian dài hơn. Chiến lược phát triển chính là sự trù tính chủ thể đối với toàn cục phát triển của sự vật. Vậy: chiến lược phát triển kinh tế xã hội được căn cứ vào việc nhận thức các qui luật phát triển kinh tế xã hội khách quan, nhận thức các mối quan hệ nội tại trong quá trình phát triển, trên cơ sở điều kiện những kế sách chung, có tính toàn cục về sự phát triển kinh tế xã hội. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội là căn cứ cho việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm, nhằm mục đích đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội do nhà kinh tế học Trung Quốc Vu Quang Viễn nêu ra năm 1981. Ông là người khởi xướng và dẫn đầu trong việc nghiên cứu lý luận và nghiên cứu ứng dụng chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Tác phẩm " Chiến lược phát triển kinh tế xã hội" của ông được xuất bản năm 1982 và tái bản bổ sung năm 1983. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội có nguồn gốc từ chiến lược phát triển kinh tế. Kinh tế không thể phát triển cô lập được mà nó phải cùng phát triển với khoa học kỹ thuật, giáo dục, bảo vệ môi trường, định hướng dân số, văn hoá...Hiện nay ở Trung Quốc còn có những quan điểm khác nhau về tên gọi của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Những ý kiến nghi vấn cho rằng đời sống kinh tế là một bộ phận của toàn bộ đời sống kinh tế xã hội. Vu Quang Viễn cho rằng ý kiến đó có lý, song ông lập luận:"Nếu vì thế mà sửa chiến lược phát triển kinh tế xã hội thành chiến lược phát triển xã hội thì không nêu bật được vai trò phát triển kinh tế. Còn nếu thành chiến lược phát triển kinh tế thì vấn đề xã hội không được coi trọng đúng mức" Mặt khác, mức độ thoả mãn nhu cầu căn bản của người dân có thể được phản ánh qua chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất quốc dân bình quân đầu người, thu nhập quốc dân đầu người...Tuy nhiên, đời sống người dân không chỉ do trình độ kinh tế và văn hóa quyết định mà còn do chế độ xã hội, tức là phương thức sản xuất và phân phối của xã hội qui định. Vì vậy, việc nghiên cứu chiến lược không chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế mà còn phải bao gồm cả giáo dục, khoa học, văn hóa, bảo trợ xã hội... - Chiến lược phát triển kinh tế : Chiến lược phát triển kinh tế là khái niệm do nhà kinh tế học người Mỹ A.Hechman đưa ra. Tác phẩm " Chiến lược phát triển kinh tế " của ông được chính thức xuất bản 1958. Đây là tác phẩm đầu tiên trên thế giới mang tên là " Chiến lược phát triển kinh tế " Chiến lược phát triển kinh tế được hiểu là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển của đất nước trong một thời kỳ nhất định trong tương lai(10-15 năm hoặc 20 năm). Chiến lược phát triển kinh tế tập trung vào các mặt như tăng qui mô, tăng tốc độ, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế. Đối với của cải vật chất, trung tâm của phát triển kinh tế là tổng số lượng giá trị sản xuất, tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập quốc dân, hoặc tổng lượng bình quân đầu người như: thu nhập quốc dân bình quân hàng năm theo đầu người. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng là nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần, thoả mãn nhu cầu cho con người, nhưng mục đích này được ẩn chứa trong chiến lược phát triển kinh tế mà không biều hiện rõ rệt. Chiến lược phát triển kinh tế cũng phản ánh mục tiêu biến đổi chất lượng nền kinh tế, tức là sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất, kết cấu kỹ thuật. - Chiến lược phát triển xã hội: Chiến lược phát triển xã hội thoát thai từ chiến lược phát triển kinh tế. Chiến lược phát triển xã hội lấy việc phát triển con người làm chủ đề của nó, đưa vấn đề phát triển theo chiều sâu vào vị trí trung tâm của chiến lược. Việc phát triển con người không còn là mục tiêu ẩn chứa trong chiến lược phát triển kinh tế mà được thể hiện trực tiếp qua câu chữ, định hướng, chỉ tiêu và các bước tiến hành, hành động cụ thể. Bằng chiến lược phát triển xã hội " Sự phát triển của con người được thể hiện cụ thể và sinh động". Chiến lược phát triển xã hội lấy trình độ phát triển kinh tế làm điều kiện, tiền đề, bố trí sắp xếp những thành quả kinh tế được dùng vào nhu cầu phát triển của xã hội. Trong tái phân phối thu nhập quốc dân, qui định mục tiêu mức tiêu dùng phần thu nhập bình quân đầu người, qui định tỷ suất đầu vào về con người và của cải dành cho sự phát triển hoạt động sự nghiệp xã hội. Đồng thời đưa ra những quyết sách chiến lược to lớn về y tế, giáo dục, văn hóa, an ninh, các phúc lợi xã hội khác; Chiến lược phát triển trực tiếp đề xuất các quy hoạch cho vấn đề làm thế nào để thoả mãn được nhu cầu về các mặt vật chất, văn hoá tinh thần của toàn thể nhân dân. - Như vậy chiến lược phát triển xã hội có những đặc trưng khác với chiến lược phát triển kinh tế : Chiến lược phát triển xã hội lấy sự phát triển của con người làm chủ đề thì chiến lược phát triển kinh tế lấy quá trình tái sản xuất làm đối tượng nghiên cứu trực tiếp. Tính định hướng của chiến lược phát triển xã hội yếu hơn trong chiến lược phát triển kinh tế, điều đó gây nên những khó khăn trong việc hoạch định và thực hiện chiến lược. 1.3. Đặc điểm chủ yếu của chiến lược Qua những điều nêu ở trên có thể nhận thấy có ba đặc điểm chủ yếu của chiến lược phát triển của một công ty là: - Cho một tầm nhìn có thời hạn nói chung là từ 5-10 năm, trong khoảng thời gian đó, Công ty vừa phải tự khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường, vừa phải đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa hiệu quả kinh doanh. - Làm cơ sở cho những hoạch định (kế hoạch,chương trình,dự án) phát triển toàn diện, cụ thể trong tầm trung hạn và dài hạn. - Mang tính khách quan có căn cứ khoa học chứ không chỉ dựa vào mong muốn chủ quan của người trong cuộc. Nói tóm lại, chiến lược phát triển của một công ty được hiểu như một bản luận cứ có sơ sở khoa học xác định mục tiêu và đường hướng phát triển cơ bản của công ty trong khoảng thời gian 5-10 năm hoặc dài hơn, là căn cứ để hoạch định các chính sách và kế hoạch phát triển. Chiến lược xác định tầm nhìn của một quá trình phát triển mong muốn và sự nhất quán về con đường và các giải pháp cơ bản để thực hiện. Chiến lược là cơ sở cho xây dựng quy hoạch và các kế hoạch phát triển trung hạn và ngắn hạn. Trong quy trình kế hoạch hoá, chiến lược được coi như một định hướng của kế hoạch dài hạn. 2. Nội dung chủ yếu của một chiến lược phát triển Qua thực tế nghiên cứu và theo quan niệm của số đông các chuyên gia, chiến lược gia cho thấy nội dung cơ bản của chiến lược là tổ hợp của các yếu tố sau: 2.1.Các căn cứ của chiến lược - Trước hết đó là những kinh nghiệm lịch sử trong quá trình phát triển xã hội, trong quá trình phát triển công ty nhất là khoảng thời gian thực hiện chiến lược 5 năm liền kề với thời kỳ chiến lược mới. Đồng thời cũng cần nghiên cứu kinh nghiệm phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ cùng loại cũng như kinh nghiệm của các công ty trong khu vực, đặc biệt là những công ty có điều kiện tương tự như chúng ta để xác định xem công ty hiện đang đứng trước cơ hội khó khăn, thách thức gì. - Thứ hai chúng ta phải xác định được điểm xuất phát của quá trình kinh doanh tức là đánh giá thực trạng thời điểm mở đầu chiến lược, trả lời các câu hỏi : công ty đang ở giai đoạn nào và trình độ nào trong tiến trình phát triển và trong sự so sánh quốc tế. - Đánh giá dự báo các nguồn lực, lợi thế và môi trường phát triển trong thời kỳ chiến lược bao gồm các yếu tố như trình độ lao động, công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn vốn tài chính... - Đánh giá và dự báo bối cảnh trong nước, các điều kiện tác động bên ngoài, khả năng mở rộng sự hợp tác, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ. Từ các điều kiện nêu trên làm rõ các thuận lợi, thời cơ, khó khăn, thách thức đối với sự phát triển trong thời gian tới. Việc đánh giá đúng mức thực trạng nền kinh tế, thực trạng của công ty có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó không những cho phép xác định đúng đắn đích tối đa cần đạt được mà còn tạo lập căn cứ để định rõ có bao nhiêu cách đi tới đích và cách nào là tối ưu, hiệu quả nhất. Việc đánh giá thực trạng của công ty sai lệch có thể gây nên sự sai lệch trong việc xác định đích cần đạt tới qua thời kỳ chiến lược theo hai khuynh hướng: + Một là đánh giá quá thấp thực trạng đạt được của công ty sẽ gây nên những lãng phí to lớn cho nền kinh tế và vô hình làm chậm tiến trình đi lên của xã hội. Điều quan trọng khi nhận thức thực trạng ở mức thấp sẽ kéo theo sự nhận thức các qui luật nội tại của nền kinh tế một cách sai lệch, trong thực tế diễn ra theo hướng khác. Do đó công ty phát triển có thể theo đường vòng, lãng phí nguồn lực làm chạm quá trình phát triển. + Hai là đánh giá quá cao thực trạng phát triển: trong trường hợp này là người lập chiến lược ngộ nhận về trình độ cao hơn mức thực tế đạt được, dẫn đến những lạc quan không đáng có trong cách nhìn, trong tư tưởng và lập luận. Hậu quả tất yếu của khuynh hướng là xây dựng mục tiêu quá cao mà nền kinh tế không thể đạt tới, tính khả thi của chiến lược không có. Trong nhiều trường hợp, khi chiến lược không được thực hiện thành công sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng: công ty khủng hoảng, niềm tin của quần chúng bị giảm sút, tình hình công ty diễn ra phức tạp, mất ổn định. Trên thực tế cần phải tránh cả hai khuynh hướng đó. Thực trạng phát triển của công ty bao gồm: Tốc độ tăng trưởng của công ty. Mức độ đóng góp của công ty vào GDP của nền kinh tế quốc dân. Các dịch vụ mà công ty cung cấp. Khả năng khai thác trên thị trường. Khả năng cạnh tranh trên thị trường. Xem xét khả năng đầu tư phát triển trong tương lai. Để chiến lược thật sự mới mẻ, sáng tạo, đột phá, thiết thực, linh hoạt mềm dẻo thì từ hoạch định đến hành động không còn tách rời, phân cách, cần căn cứ và xuất phát từ những yếu tố chủ yếu sau đây: - Trước tiên chiến lược phát triển của công ty phải lấy từ thực tiễn cuộc sống và sự phát triển của công ty, nhận ra những vấn đề đang nổi bật và gay gắt đồng thời thực tiễn cũng chứa đựng những mô hình, kinh nghiệm cho phép giải quyết những vấn đề đó; đặc biệt cần lắng nghe những cảm nhận, mong muốn của khách hàng, từ đó đặt ra những mục tiêu cụ thể riêng cho mình để hoàn thành mục tiêu chung đó. - Từ sự phát triển chung của công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong nước và trên thế giới, nhận rõ những thành qủa văn minh của nhân loại, những xu thế tiến hoá và phát triển; những thách thức và cơ hội, những nguồn lực vật chất và tinh thần...Tất cả những cái đó đều tác động vào sự tồn tại và phát triển của công ty. - Từ tiềm năng dồi dào về con người, về cơ sở vật chất kỹ thuật và khả năng phát triển của công ty. Một chiến lược phát triển được coi là sản phẩm trí tuệ của toàn thể nhân viên của công ty phải đảm bảo được xây dựng dựa vào những cơ sở trên. Và nếu được như vậy thì đây là một chiến lược phát triển mang lại hiệu quả thực sự như công ty mong muốn. 2.2. Tại sao phải xây dựng chiến lựơc Thứ nhất chiến lược là phương tiện cung cấp cho chúng ta một tầm nhìn, khuôn khổ tổng quát cho việc thiết lập các quan hệ kinh doanh một cách chủ động có hiệu quả. Từ đó có những kế hoạch và bước đi cụ thể để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Thứ hai cần phải kể đến của chiến lược là : quá trình phát triển của mỗi công ty đều có những đặc thù khác nhau. Đây không phải là quá trình tự phát mà là một quá trình có định hướng trong một tầm nhìn bao quát, lâu dài để hướng tới mục tiêu đã chọn.Việc xây dựng chiến lược phát triển là một bước không thể thiếu. Thứ ba, trong quá trình phát triển nói chung chiến lược cần thiết cho việc huy động và phối hợp một cách tốt nhất các nguồn lực để đạt hiệu qủa cao nhất. Thứ tư, cơ chế thị trường có những hạn chế nhất là mặt định hướng mục tiêu và bảo đảm cân đối giữa mục tiêu công ty và mục tiều xã hội nên các công ty không thể lấy thị trường làm căn cứ ra các quyết định cho mục tiêu và phương hướng phát triển lâu dài. Để khắc phục những hạn chế đó, các công ty phải xác định mục tiêu, con đường phát triển mong muốn và tạo ra môi trường và các điều kiện tương ứng để thực hiện, tức là hoạch định chiến lược. Trong thực tế phát triển, một đơn vị kinh doanh luôn luôn có những yêu cầu cấp bách nảy sinh và đòi hỏi phải có cách giải quyết toàn diện và mang tính lâu dài. Chiến lược ra đời để thoả mãn những yêu cầu đó. 2.3. Các quan điểm cơ bản của chiến lược ( hệ quan điểm) Các quan điểm này vừa có ý nghĩa chỉ đạo xây dựng chiến lược vừa có những tư tưởng và linh hồn mà trong từng phần nội dung của chiến lược phải thể hiện và quán triệt. Hệ thống quan điểm thể hiện những nét khái quát, đặc trưng nhất và có tính nguyên tắc về mô hình và con đường phát triển của công ty hướng tới mục tiêu lâu dài. Quan điểm cơ bản là bộ khung, là hành lang cho việc xác định các mục tiêu của công ty cùng những giải pháp lớn. Các quan điểm cơ bản hình thành nên một hệ quan điểm. Hệ quan điểm phát triển thể hiện rõ mô hình phát triển cũng như cách thức để đạt được mục tiêu định hướng trong một thời kỳ nhất định, ở mỗi thời kỳ chiến lựơc khác nhau, hệ quan điểm cũng có những thay đổi nhất định cho phù hợp với tình hình và điều kiện mới. Tuy nhiên, tư tưởng chỉ đạo của chiến lược bao trùm nhất là do mục đích sản xuất kinh doanh dịch vụ của công ty và mang một đặc trưng nổi bật là chủ thể doanh nghiệp nhà nước. 2.4. Hệ thống mục tiêu chiến lược Đây là các mục tiêu gắn liền việc giải quyết các vấn đề cơ bản của công ty với các vấn đề xã hội như góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu, xoá đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách về Bưu chính- viễn thông với các nước trên thế giới... Những mục tiêu này phải thể hiện một cách tập trung những biến đổi quan trọng nhất về chất, những mốc phải đạt tới trên con đường phát triển của công ty. Những mục tiêu tổng quát của chiến lược phải chứa đựng nhiều mục tiêu cụ thể như đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, đạt doanh thu tăng gấp bao nhiêu lần so với các năm trước, những dịch vụ mới nào cần đưa vào khai thác, nâng cao chất lượng phục vụ ra sao...Ngoài ra phải có mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng... 2.5.Định hướng và các giải pháp chiến lược Nội dung này bao gồm giải pháp về cơ chế hoạt động của công ty, tức là những chính sách và thể chế quản lý để đạt được mục tiêu đã đề ra. Đây là những giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra động lực,huy động khai thác triệt để các nguồn lực trong và ngoài công ty. Không có các giải pháp này thì xem như chiến lược chỉ đơn thuần là những ý tưởng nguyện vọng, không mang tính khả thi. Các giải pháp chính là thể hiện tính đột phá của chiến lược nhằm vào những khâu khó khăn phức tạp. Chính sách và biện pháp bao gồm nhiều loại như: - Đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý - Các giải pháp về vốn, định hướng khai thác, huy động vốn, chính sách đối ngoại... - Các chính sách về nguồn nhân lực, đào tạo, thu nhập, bảo trợ xã hội và bảo trợ sức khoẻ. - Các chính sách về tổ chức bộ máy và cán bộ. - Chính sách về việc khai thác và sử dụng các dịch vụ mới. Chương II: thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tec trong những năm gần đây và chiến lược phát triển của công ty đến năm 2010. I. Giới thiệu sơ lược về công ty tec 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TEC Công ty TNHH thiết bị viễn thông và chống sét (Telecomunication Equipment & Lighting Protection Ltd.co) Tên viết tắt là TEC được thành lập vào tháng 8 năm 2000 theo giấy ĐKKD số 0102000982 của sở Khoa học và Đầu tư Hà Nội. Trụ sở chính của Công ty đóng tại 126 Thái Thịnh - Quận Đống Đa - Hà Nội. Tel&fax: 84-4-5372200, 5372205. Công ty thiết bị viễn thông và chống sét là một doanh nghiệp cổ phần với số vốn điều lệ là 2.100.000.000 (Hai tỷ một trăm triệu đồng chẵn). Khởi đầu với ba thành viên hội đồng quản trị và chín nhân viên, bước đầu hoạt động, Công ty vô cùng khó khăn để khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường. Để có được điều đó, toàn thể anh chị em trong công ty đã phải nỗ lực không ngừng mới có được sự tín nhiệm của khách hàng trong suốt quá trình phát triển của công ty. Bước đầu, Công ty chỉ chuyên buôn bán các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, nhà cung cấp chính là bưu điện Hà Nội nên mặt hàng chưa có sự đa dạng, bạn hàng của công ty chỉ là những mối nhỏ, lẻ và các đơn đặt hàng mới chỉ ở mức có thể cầm cự được trên thị trường. Đến năm 2001, TEC mở thêm các dịch vụ khác như mua bán ký gửi hàng hoá, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện tử của các hãng điện tử lớn như IBM, COMPAQ, MITAC, ACER, HEWLET, PACKARD, EPSON...nhằm thu hút khách hàng. Sau một thời gian, nhờ uy tín của công ty tăng lên, các bạn hàng dần tìm đến nhưng đó vẫn chưa phải là bến đỗ cuối của Công ty. Đến năm 2002, Công ty TEC chính thức ký kết với nhà sản xuất ERICO, một thương hiệu hàng đầu thế giới và có đại lý chính thức trên cả ba nước : Mỹ, Pháp, úc về thiết bị viễn thông và thiết bị chống sét. Đây có lẽ là một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của TEC với những hứa hẹn mới, những đơn đặt hàng lớn và rộng khắp trên cả nước về mặt hàng có nhiều tiềm năng nhất là thiết bị chống sét và thiết bị viễn thông thường đi kèm với các công trình lớn của cả một cơ quan. Đến nay, lĩnh vực hoạt động của công ty có phần mở rộng ra rất nhiều so với những ngày thành lập, Công ty không ngừng cải thiện mối quan hệ đối với đối tác. Với mong muốn cung cấp cho khách hàng các giải pháp thích hợp và các thiết bị tốt nhất, Công ty hợp tác với một số đối tác nước ngoài có uy tín cao trên thị trường thế giới như ERICO, IBM, COMPAQ, MITAC, ACER, HEWLET, PACKARD, EPSON.Nhờ đó, hệ thống khách hàng lớn thường xuyên của Công ty đã và đang không ngừng tăng lên, tiêu biểu là một số khách hàng chính của công ty: Công ty VTN Bưu điện thành phố Hà Nội Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh Bưu điện thành phố Hải Phòng Bưu điện tỉnh Bắc Cạn Bưu điện tỉnh Hà Giang Bưu điện tỉnh Lào Cai Bưu điện tỉnh Yên Bái Bưu điện tỉnh Thanh Hoá Bưu điện tỉnh Sơn La Bưu điện tỉnh Bắc Ninh Bưu điện tỉnh Lai Châu Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội Đại Học Bách Khoa Hà Nội Công ty CDS Công ty HIP Trung tâm năng suất Việt Nam Công ty thông tin di động VMS Công ty GPC Công ty thông tin quân đội Công ty ELCOM Công ty FPT Công ty máy tính Việt Nam Bộ công an Ngoài ra còn có rất nhiều bạn hàng là các công ty , cơ quan lớn nhỏ là các khách hàng thường xuyên trong dự án về :" Quản lí và chăm sóc khách hàng " của công ty TEC. Để đạt được những thành công như ngày hôm nay, công ty đã không ngừng cải tiến công nghệ cộng với đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty rất nỗ lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ cùng với công ty đứng vững đến ngày nay. Đội ngũ này luôn được bổ sung kiến thức và được nâng cao trình độ 2. Chức năng nhiệm vụ của công ty TEC. Công ty thiết bị viễn thông và chống sét - TEC hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật chuyển giao công nghệ viễn thông, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa các sản phẩm điện tử, tin học, đại lý kinh doanh thiết bị Bưu chính viễn thông; xây lắp các công trình Bưu chính viễn thông; dịch vụ lắp đặ các thiết bị chống sét, phòng cháy chữa cháy, chống đột nhập và máy nổ; buôn bán và lắp đặt các thiết bị âm thanh; buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng; đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá. Với mong muốn phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao này, công ty chủ trương đầu tư theo hai hướng chính: Hướng thứ nhất: Xây dựng đội ngũ có khả năng đánh giá, lựa chọn và tiến hành chuyển giao các Công nghệ Tin học, Viễn thông tiên tiến nhất, phù hợp với điều kiện nước ta. Để tiến hành xây dựng hình tượng của Công ty theo hướng này, Công ty đã thực hiện bằng những hình thức sau: Nghiên cứu các công nghệ tiên tiến của ngành tin học và viễn thông từ đó áp dụng vào việc chế tạo ra các sản phẩm mới Tổ chức các buổi hội thảo , đề mô và huấn luyện cho các công ty cá nhân có nhu cầu riêng về những công nghệ mới trong kỹ thuật Vô tuyến , điện thoại , máy tính .... Cử chuyên viên kỹ thuật tới các công ty , cơ quan bạn để giảng dạy hướng dẫn kỹ thuật khi có yêu cầu . Cử cán bộ đi học tập nghiệp vụ để nâng cao trình độ ở trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội ... Hiện nay chúng tôi đang có 2 kỹ sư đang học chương trình đào tạo thạc sĩ tại trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Thứ 7 hàng tuần đều có một buỏi học tập về kỹ thuật để nâng cao trình độ cho toàn bộ nhân viên của công ty Hướng thứ hai: Chọn lựa kỹ lưỡng, tiến tới hợp tác toàn diện với một số nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới. Họ là các nhà sản xuất tin học, mạng cục bộ nói chung hay các thiết bị viễn thông, chống sét nói riêng. Tất cả các đối tác đều là những hãng làm chủ các công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất được hầu hết khách hàng trên cả thế giới tin tưởng. Và trên tất cả, họ thực sự mong muốn và có đủ khả năng để hợp tác lâu dài với các khách hàng Việt Nam. Trọng tâm phát triển công ty là trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ viễn thông kỹ thuật cao, phân phối, lắp đặt các sản phẩm điện tử, các thiết bị chống sét, các sản phẩm phần cứng cũng như phần mềm của các hãng máy tính nổi tiếng trên thế giới. *Về lĩnh vực viễn thông, Công ty luôn hướng tới các sản phẩm có khuynh hướng phát triển lâu dài góp phần đẩy mạnh và phát triển lĩnh vực mạng viễn thông vừa và nhỏ tại Việt Nam. Chủ yếu Công ty đi sâu cung cấp các thiết bị gồm: Máy thu phát vi ba. Máy thu phát sóng ngắn. Tổng đài cơ quan. Nguồn, nắn, nạp cho tổng đài và vi ba. Pin mặt trời, ắc quy dùng cho thiết bị đầu cuối. Xây dựng công trình thông tin. Lắp đặt thiết bị chống sét. Lắp đặt thiết bị báo cháy, báo trộm. Ngoài ra, còn nhận sửa chữa, bảo hành, bảo trì các máy thu phát vi ba, nguồn nẵn nạp các loại. *Về lĩnh vực hoạt động tin học, Công ty luôn hướng tới các sản phẩm tin học có chất lượng hàng đầu thế giới như máy tính văn phòng PC, máy tính gia đình, máy tính cá nhân, notebook IBM, COMPAQ, MITAC, ACER, máy in của các hãng HEWLETT PACKARD, EPSON, CANON, máy vẽ của CALCOMP, thiết bị mạng và các thiết bị kết nối, lưu diện thông minh và các thiết bị bảo vệ mạng khác,... đến các khách hàng Dearler và Enduser, tất cả nhằm thiết lập hệ thống mạng lưới bán hàng và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. *Một mục tiêu khác không kém phần quan trọng của Công ty là thiết lập các hệ thống phân phối mạng viễn thông, điện tử, tư vấn chuyển giao công nghệ mạng máy tính từ mạng cục bộ đến các mạng diện rộng có quy mô lớn của các Bộ, Ban, Ngành, Cơ quan, Tổ chức trong nước cũng như Quốc Tế. Công ty Thiết Bị Viễn Thông và Chống Sét - TEC còn hoạt động mạnh trong lĩnh vực cung cấp, hướng dẫn sử dụng, bảo hành, bảo trì thiết bị chống sét, thiết bị báo cháy, báo trộm. 3. Hình thức tổ chức sản xuất của Công ty TEC Công ty Thiết Bị Viễn Thông và Chống sét hoạt động trong lĩnh vực tin học và thiết bị mạng. Công ty luôn hướng tới các sản phẩm tin học có chất lượng hàng đầu thế giới . Về phần tin học - mạng và thiết bị phục vụ giảng dạy: Công ty đã có những dự án cung cấp, lắp đặt các thiết bị cho những cơ quan như : Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội... Về việc cung cấp máy chủ SEVER, IBM, SWTCH, CISCO và thiết kế thi công lắp đặt toàn bộ mạng máy chủ, máy nhánh và các thiết bị bảo vệ mạng. Cung cấp toàn bộ phần mềm của hệ thống cho trường Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Xây dựng toàn bộ trang WEBS cho trường Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Xây dựng và bảo trì, nâng cấp phòng học tiếng của trường Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Về phần viễn thông và chống sét : Đây là một thế mạnh của Công ty TEC. Công ty có nhiều đối tác là công ty Điện báo điện thoại các tỉnh phía Bắc, Trung tâm viễn thông khu vực I, Bưu điện Hà Nội và các cơ quan trung ương Hà Nội. Công ty đã có những dự án lớn cung cấp và lắp đặt thiết bị chống sét cho hệ đường tín hiệu, đường nguồn, đường thuê bao, chống sét trực tiếp ... cho cơ quan và cá nhân như: Lắp đặt thiết bị chống sét cho đường tín hiệu tại trung tâm Viễn thông khu vực 1, cung cấp thiết bị chống sét cho công ty đầu tư và phát triển Công nghệ (FPT) , Lắp đặt kim thu sét trực tiếp cho Bộ Công An ; và các cá nhân khác... 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty TEC Với mong muốn cùng khách hàng ứng dụng kỹ thuật trong mọi lĩnh vực tin học , viễn thông , điện tử để hỗ trợ giải quyết các bài toán quản lí trong các ngành, các lĩnh vực chuyên môn , Công ty thiết bị viễn thông và chống sét -TEC quy tụ một đội ngũ chuyên gia trẻ có năng lực , cùng khách hàng xây dựng thẩm định và triển khai các giải pháp ứng dụng kỹ thuật một cách khả thi nhất , kinh tế nhất và tin cậy nhất. Đến nay, Công ty thiết bị viên thông và chống sét - TEC có trên 40 nhân viên ( Phần lớn là kỹ sư tin học , điện tử , viễn thông đã tốt nghiệp tại các trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội , Giao Thông Vận ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4069.doc
Tài liệu liên quan