Một số giải pháp đẩy mạnh công tác cứu trợ đột xuất ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010

LỜI MỞ ĐẦU Phát huy truyền thống tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. CTXH nói chung và CTĐX xuất nói riêng cho những người chịu thiệt thòi, không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. CTĐX được xác định là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm dảm bảo tính cân đối giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Là một lĩnh vực của đời sống xã hội, CTĐX mang những đặc trưng cơ bản: tổng hợp c

doc65 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh công tác cứu trợ đột xuất ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính trị - kinh tế - xã hội - quốc phòng - an ninh; trực tiếp giúp đỡ hàng triệu người và gia đình mỗi khi gặp khó khăn hoạn nạn. Ở một đất nước mà hàng năm luôn phải hứng chịu hậu quả của nhiều đợt thiên tai, bão lũ, hạn hán; hàng triệu người rơi vào hoàn cảnh thiếu đói, mất người thân, mất tài sản, mất nhà ở, mất phương tiện sản xuất…thì CTĐX là một hoạt động không thể thiếu được. Để giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội cần đăc biệt có chính sách hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, cứu đói, giúp nhân dân sớm ổn định đời sống và sản xuất. Giai đoạn 2000 - 2005 là giai đoạn mà mỗi năm trung bình có từ 4 - 6 cơn bão lớn kèm theo mưa, lũ cộng với rất nhiều đợt hạn hán, sạt lở đất làm chết hàng trăm người, cuốn trôi tài sản và nhà ở của hàng nghìn gia đình gây cảnh thiếu đói ở nhiều vùng, địa phương. Trước tình hình đó, công tác CTĐX nhìn chung đã được tổ chức thực hiện tương đối tốt, đạt được nhiều thành tựu to lớn, song vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót cần phải tiếp tục được nghiên cứu và khắc phục trong thời gian tới. Giai đoạn tới, 2006 - 2010 là giai đoạn được dự báo là tình hình thời tiết sẽ có nhiều biến động bất thường, công tác cứu trợ cần phải được tổ chức kịp thời và hiệu quả hơn nữa. Do đó, Đề tài “Một số giải pháp đẩy mạnh công tác cứu trợ đột xuất ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010” xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, góp phần đẩy mạnh hơn nữa công tác CTĐX ở Việt Nam. Mặc dù đã được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các Thây cô giáo và cán bộ hướng dẫn thực tập nhưng do phạm vi hiểu biết còn hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy em rất mong nhận được những góp ý của các Thầy cô giáo để đề tài có thể hoàn thiện hơn. Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng phân tích các vấn đề thực trạng của chính sách xã hội, đặc biệt là chính sách CTĐX kết hợp với số liệu và thông tin của ngành Lao động - Thương binh - Xã hội. Đề tài được chia làm 3 chương: Chương I: Vai trò của CTXH đột xuất trong phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Chương II: Thực trạng và kết quả công tác CTXH đột xuất trong thời gian qua 2000 – 2005. Chương III: Phương hướng và một số giải pháp đẩy mạnh công tác CTXH đột xuất trong thời gian tới 2006 – 2010. Em xin chân thành cảm ơn ! CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA CỨU TRỢ XÃ HỘI ĐỘT XUẤT TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1. Cứu trợ xã hội Cứu trợ xã hội là một trong những hoạt động có từ lâu trong lịch sử nhân loại, thể hiện bản chất nhân đạo vốn có của con người trong việc xử lý các mối quan hệ xã hội. CTXH là một trong những nội dung cơ bản của chính sách xã hội. Vì vậy CTXH bao giờ cũng được đề cập tới, khi ít khi nhiều trong chính sách của hầu hết các quốc gia trong mọi thời đại. Sự phát triển phong phú của công tác CTXH là thước đo trình độ văn minh và tiến bộ của một chế độ xã hội. CTXH có nguồn gốc ngữ nghĩa từ 2 nhóm từ ghép là Cứu tế xã hội và Trợ giúp xã hội. * Cứu tế xã hội: Trong tiếng Hán, chữ tế có nghĩa là giúp, cứu tế xã hội là cứu giúp cho các thành viên trong xã hội khi họ gặp phải rủi ro hoặc bất hạnh nào đó mà cuộc sống bị đe doạ nghiêm trọng, nếu không có sự cứu tế thì họ và gia đình có thể bị nguy hại đến cuộc sống, có thể dẫn đến cái chết (chết đói, chết bệnh…). Cứu tế xã hội, vì vậy mang tính tức thời, tính “cấp cứu” nhằm giúp cho đối tượng tạm thời thoát khỏi tình cảnh hiểm nghèo. Cứu tế xã hội có thể bằng tiền hoặc hiện vật, trong nhiều trường hợp, cứu tế bằng hiện vật có ý nghĩa thiết thực hơn. Cứu tế xã hội chủ yếu giúp cho những đối tượng trong một hoàn cảnh nào đó không thể tự lo được cuộc sống cho bản thân và gia đình (trong một thời điểm hoặc một khoảng thời gian nào đó). Ví dụ, sự cứu giúp của xã hội cho những người già cô đơn không còn khả năng lao động, không có bất kỳ nguồn thu nhập nào để trang trải cuộc sống thường ngày. Hoặc những người bị thiên tai mất hết hoa màu, tài sản và các phương tiện sinh sống, cộng đồng và xã hội phải cứu tế cho họ ngay tại thời điểm đó, nếu không cuộc sống của họ sẽ bị đe doạ nghiêm trọng, họ có thể bị chết đói, chết khát hoặc chết vì dịch bệnh. Như vậy, cứu tế xã hội có thể hiểu là sự giúp đỡ nhất thời bằng tiền hoặc hiện vật cho những đối tượng gặp rủi ro, bất hạnh đột xuất hoặc không thể tự lo liệu được cuộc sống, nhằm giúp họ thoát ngay ra khỏi tình trạng nguy kịch, đời sống bị đe doạ nghiêm trọng. * Trợ giúp xã hội: Trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ thêm bằng tiền, hiện vật hoặc các điều kiện vật chất và tinh thần khác của cộng đồng và xã hội cho các đối tượng khi họ gặp phải khó khăn hoặc sa sút nào đó. Mặc dù họ vẫn cố gắng để tự lo liệu cuộc sống, nhưng nếu không có sự giúp đỡ thì cuộc sống của họ ngày càng trở nên khó khăn và dễ rơi vào cảnh bần cùng. Trợ giúp xã hội nhằm tạo cho đối tượng có cơ hội khắc phục và giảm bớt hậu quả rủi ro tự vươn lên đảm bảo cuộc sống của mình, sớm hoà nhập trở lại với đời sống chung của cộng đồng. Như vậy có thể nói, trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ của Nhà nước vừa có tính tức thời, vừa có tính lâu dài, mà lâu dài là chủ yếu, cho các thành viên của mình khi họ gặp phải rủi ro, bất hạnh nào đó trong cuộc sống. Trong thực tế, hầu hết các hoạt động của CTXH là hoạt động trợ giúp xã hội (về cả phạm vi và quy mô giúp đỡ). Chính vì vậy, nhiều khi trợ giúp xã hội được hiểu đồng nghĩa với CTXH. Tóm lại: - CTXH hiểu một cách tổng quát nhất là sự giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng và xã hội, bằng các biện pháp và hình thức khác nhau cho các thành viên của cộng đồng khi họ gặp phải những khó khăn, rủi ro hoặc bất hạnh trong cuộc sống do những nguyên nhân khác nhau. - CTXH là một trong những bộ phận hợp thành hệ thống chính sách xã hội của Nhà nước. Đó là những chế độ chính sách, biện pháp nhằm chăm sóc, cứu giúp những người, hoặc một bộ phận dân cư gặp rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống dẫn đến một phần hoặc toàn bộ sức lao động, hoặc mất một phần hoặc toàn bộ tài sản…có thêm điều kiện vượt qua khó khăn, tự mình đảm bảo cuộc sống, hoà nhập cộng đồng. CTXH gồm ba bộ phận công tác lớn: 1- CTTX: đối tượng chủ yếu là người già cô đơn, trẻ em mồ côi, trẻ em lang thang, người tàn tật. 2- CTĐX: đối tượng là những người gặp thiên tai, địch hoạ, gặp rủi ro trong cuộc sống, những người bị thiếu đói giáp hạt (chủ yếu là hậu quả của thiên tai). 3- Tổ chức cải hoá nhằm nâng đỡ tạo điều kiện cho những người lầm lỡ, không may sa vào các tệ nạn xã hội như: mại dâm, nghiện hút, xin ăn…trở lại cuộc sống bình thường. 2. Cứu trợ đột xuất và công tác cứu trợ đột xuất 2.1. Khái niêm Cứu trợ đột xuất là sự giúp đỡ các điều kiện sinh sống của Nhà nước, cộng đồng và xã hội cho những thành viên khi họ gặp phải những khó khăn và rủi ro bất ngờ như thiên tai, địch hoạ, hoả hạn, tại nạn…làm cuộc sống tạm thời bị đe doạ, nhằm giúp họ nhanh chóng khắc phục những khó khăn, rủi ro, ổn định cuộc sống và hoà nhập trở lại cộng đồng. CTĐX bao gồm các chính sách chế độ, biện pháp nhằm cứu giúp những thành viên trong cộng đồng mỗi khi gặp rủi ro bất hạnh trong cuộc sống, có thêm điều kiện vượt qua khó khăn sớm ổn định cuộc sống sản xuất. Công tác cứu trợ đột xuất: bao gồm tổng hợp tất cả các hoạt động liên quan đến CTĐX cho các đối tượng, từ khâu xây dựng chính sách, huy động nguồn lực đến khâu tổ chức thực hiện và đánh giá chính sách. Trong công tác CTĐX thì khâu huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện cứu trợ được coi là khâu có ý nghĩa quan trọng nhất, kết quả của nó có ý nghĩa quyết định đến thành công hay thất bại của công tác CTĐX. 2.2. Đối tượng của cứu trợ đột xuất. Đối tượng của CTĐX rất rộng, là tất cả mọi thành viên trong xã hội, không phân biệt vị thế và thành phần của họ. Nhưng những đối tượng này chỉ được trợ giúp khi họ gặp phải những rủi ro bất hạnh trong cuộc sống do những nguyên khác nhau, mà nếu không có sự CTĐX (tức thời) thì cuộc sống hiện tại của họ sẽ bị đe doạ nghiêm trọng. CTĐX thường áp dụng cho các đối tượng sau: - Những người bị thiên tai, hoả hoạn…làm mất một phần hoặc toàn bộ nhà ở, hoa màu, tài sản và các phương tiện sinh sống. - Những người bị thiếu lương thực trong thời kỳ giáp hạt, do sống ở những vùng điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc những người bị mất mùa đột xuất mà không có nguồn hỗ trợ nào khác, bị lâm vào cảnh thiếu đói. - Những người bị tai nạn chiến tranh hoặc tai nạn xã hội, tạm thời bị mất nguồn sinh sống… Như vậy, đối tượng của CTĐX có thể bao gồm cả nhưng người thuộc diện CTTX ở một số thời điểm hoặc một hoàn cảnh nào đó. Ngược lại, những đối tượng thuộc diện CTĐX, sau thời điểm xảy ra “rủi ro” quá lớn, họ không còn khả năng tự đảm bảo cuộc sống được nữa, khi đó họ có thể trở thành đối tượng của CTTX. Cách phân chia đối tượng của CTTX và CTĐX chỉ mang tính tương đối và CTTX và CTĐX chỉ nêu nên mục đích và phương thức giúp đỡ của xã hội cho những người gặp khó khăn, rủi ro bất hạnh mà thôi. 2.3. Nội dung của cứu trợ đột xuất Với cách hiểu về CTĐX như trên, có thể thấy CTĐX sẽ bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Cứu trợ về đời sống nhân dân (ăn, mặc, ở…) sau thiên tai. Công việc cứu trợ về đời sống cho nhân dân sau thiên tai là một trong những nội dung công việc khá quan trọng của CTĐX. Nó giữ vai trò trợ giúp về đời sống cho nhân dân vùng thiên tai (về cả vật chất và tinh thần), tạo điều kiện ban đầu để người dân có thể nhanh chóng ổn định lại cuộc sống, tiếp tục lao động, sản xuất. Cứu giúp nhân dân bị tai nạn ở những vùng xảy ra chiến tranh. Mặc dù chiến tranh đã lùi xa chúng ta hơn 30 năm nhưng công việc CTĐX cho nhân dân ở những vùng xảy ra chiến tranh vẫn luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, sẵn sàng mỗi khi có tình huống xảy ra. Đây là một hoạt động vô cùng quan trọng mà vai trò của nó chắc không ai có thể phủ nhận được, nó không những có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội mà còn có cả ý nghĩa về chính trị và an ninh - quốc phòng. Hỗ trợ khi có đói giáp hạt (phần lớn là do hậu quả thiên tai)… Trước đây trong thời kỳ chiến tranh, đói giáp hạt là một hiện tượng phổ biến, là hậu quả của nhiều biến cố (cả chiến tranh, cả thiên tai), chiếm đến phần lớn công việc của CTĐX. Từ khi chiến tranh kết thúc, đói giáp hạt là vẫn một hiện tượng tuy không còn phổ biến nhưng vẫn thường xuyên xảy ra một cách cục bộ ở nơi này hay nơi khác trên đất nước ta mà phần lớn là đói giáp hạt do hậu quả của thiên tai. Chính vì vậy hỗ trợ khi có đói giáp hạt vẫn là một nội dung công việc của CTĐX. 2.4. Nguyên tắc của cứu trợ đột xuất CTĐX cần coi trọng các nguyên tắc: 1- Nắm chắc tình hình, luôn có kế hoạch dự phòng sát với từng vùng, từng địa phương. 2- Việc cứu trợ phải nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chính sách đến tận tay người cần cứu trợ. 3- Cứu trợ tập trung vào những vùng tổn thất nặng, cứu trợ cho những người không có khả năng tự cứu mình, không bình quân dàn đều; cứu trợ để nâng đỡ vượt qua khó khăn, không cứu trợ để ỷ lại. 4- Là trách nhiệm của cả 3 phía: Nhà nước, cộng đồng xã hội và người cần cứu trợ, trong đó chú ý phát huy sức mạnh cộng đồng, cứu trợ kịp thời tại chỗ ngay sau khi có thiên tai… 2.5. Nguồn kinh phí và quá trình tổ chức thực hiện. Trước đây và thậm chí cho tới nay, nguồn kinh phí để thực hiện CTĐX phần lớn là từ ngân sách nhà nước và một phần là do sự đóng góp của cộng đồng và xã hội. Cụ thể: - Ngân sách nhà nước cân đối hàng năm; ngân sách tỉnh, huyện tự cân đối; - Do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ; - Trợ giúp của nước ngoài, tổ chức quốc tế hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua chính phủ, các đoàn thể xã hội. Trường hợp các nguồn kinh phí trên không đủ để thực hiện cứu trợ xuất thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Thủ tướng Chính phủ, xem xét quyết định. Trong tương lai, phần đóng góp, huy động từ cộng đồng và xã hội có xu hướng tăng lên nhằm giảm gắng nặng cho ngân sách nhà nước. Bởi vì càng ngày đời sống nhân dân càng được nâng lên; cộng thêm công tác tuyên truyền, vận động phát huy truyền thống lá tương thân tương ái, lành đùm lá rách của dân tộc được thực hiện tốt. Về quá trình tổ chức thực hiện, căn cứ theo những nguyên tắc của hoạt động cứu trơ, CTĐX là một công việc đòi hỏi nhanh chóng, kịp thời. Đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau; giữa các Bộ, ngành với nhau, thống nhất từ Trung ương tới các cấp cơ sở vùng bị thiệt hại. Theo đó, quá trình tổ chức thực hiện được tổ chức như sau: - Chính quyền cấp cơ sở nơi có thiên tai xảy ra căn cứ vào chỉ đạo cấp trên tiến hành xác định, lập danh sách đối tượng; kế hoạch và tình hình huy động nguồn lực trình cấp trên xem xét, giải quyết. - Theo báo cáo cấp cơ sở, cấp trên xem xét, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện. Cụ thể, về quá trình tổ chức thực hiện sẽ được trình bày rõ ở Chương II của Chuyên đề này. II. VAI TRÒ CỦA CỨU TRỢ XÃ HỘI ĐỘT XUẤT TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội ta. Nước ta là một nước xã hội chủ nghĩa. Tất cả mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước đều nhằm xây dựng một Nhà nước của dân, do dân và vì dân; tất của lợi ích thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể duy nhất. Mọi nỗ lực của Đảng đều nhằm mục đích sao cho nhân dân ngày càng có cuộc sống tốt hơn. Khi một bộ phận dân cư gặp khó khăn, hoạn nạn, Nhà nước tổ chức cứu giúp nhân đảm bảo công bằng xã hội. Đảng và Nhà nước ta luôn coi đó là trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của mình. Bởi vậy có thể nói, CTĐX chính là một hoạt động thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội ta. 2. Phù hợp với truyền thống của người Việt Nam. Người Việt Nam từ bao đời nay đã có truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách, là rách ít đùm lá rách nhiều”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”…cứu giúp nhau mỗi khi một hay một số thành viên của mình gặp khó khăn. Mỗi khi có thiên tai, địch hoạ xảy ra thì tất cả cộng đồng đều chung tay, góp sức giúp nhau khắc phục hậu quả, sớm ổn định sản đời sống và sản xuất. Và càng ngày thì truyền thống này càng được phát huy thể hiện những nghĩa cả cao đẹp và tình thần đoàn kết dân tộc của dân tộc ta. Điều này được thể hiện khá rõ qua những thành công của hàng loạt các chương trình như: tấm lòng vàng, quỹ từ thiện, ủng hộ đồng bào bão lụt… Bởi vậy, CTĐX là hoạt động vừa thể hiện truyền thống của người Việt Nam vừa là hoạt động nhằm phát huy những truyền thống này. Nhờ hoạt động cứu trợ này lòng tin, tính đoàn kết trong nhân dân ngày càng được tăng cường và củng cố. 3. Phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục hậu quả thiên tai Đúng như khái niệm về cứu trợ đột xuất đã trình bày ở trên, CTĐX là sự giúp đỡ các điều kiện sinh sống của Nhà nước, cộng đồng và xã hội cho những thành viên khi họ gặp phải những khó khăn và rủi ro bất ngờ như thiên tai, địch hoạ, hoả hạn, tại nạn…nhằm giúp họ nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống và hoà nhập trở lại cộng đồng. Khi thiên tai, địch hoạ chưa xảy ra, CTĐX giúp cho các đối tượng (cộng đồng) tăng khả năng phòng ngừa và đối phó với những hậu quả xấu do thiên tai, địch hoạ gây ra như: xây dựng hệ thống đê điều, kè cống, trồng rừng chắn gió, di dời dân đến nơi an toàn; khi thiên tai xảy ra, CTĐX giúp các đối tượng giảm nhẹ ảnh hưởng của chúng, thoát khỏi nơi nguy hiểm và khi thiên tai đã xảy ra rồi, CTĐX tham gia hỗ trợ các đối tượng, nhanh chóng ổn định lại cuộc sống, tái sản xuất trở lại và hoà nhập cộng đồng (trợ giúp tiền, gạo, lương thực - thực phẩm, quần áo, thuốc men, cây, con giống…). Chính vì vậy, phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục hậu quả thiên tai là một trong những vai trò hết sức quan trọng của CTĐX trong phát triển kinh tế - xã hội, giúp cộng đồng nhanh chóng vượt qua khó khăn trước mắt, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế. 4. Góp phần giảm bớt khó khăn trước mắt, chênh lệnh mức sống và xoá đói giảm nghèo. CTĐX là hoạt động nhằm vào những đối tượng khó khăn nhất trong những thời điểm nguy kịch nhất. CTĐX nhằm đáp ứng nhu cầu của những đối tượng này trong những lúc cần thiết nhất, góp phần giảm bớt khó khăn trước mắt (ngay tại thời điểm đó), nếu không có hoạt động này thì đời sống của những đối tượng này sẽ rơi vào tình trạng mà không ai có thể nói trước được. Qua được lúc khó khăn nhất cộng với sự nỗ lực của bản thân và sự trợ giúp của Nhà nước qua các Chương trình khác, nhân dân sẽ nhanh chóng khôi phục lại sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, giảm bớt chênh lệnh mức sống. Mặt khác, một thực tế là những người phải CTĐX phần lớn là những người nghèo - đối tượng yếu thế trong xã hội, không có hoặc rất ít khả năng phòng bị và đối phó với các điều kiện khách quan bất lợi. CTĐX giúp đỡ nhưng đối tượng này cũng tức là CTĐX đã phần nào thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội. Nó chỉ là phần nào vì xoá đói giảm nghèo là chương trình đòi hỏi thực hiện theo một quá trình lâu dài và bền bỉ với sự hỗ trợ và giúp đỡ từ nhiều phía cộng với nỗ lực của chính bản thân những người nghèo. 5. Góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Qua những vai trò quan trọng của công tác CTĐX đã nói ở trên thì rõ ràng là: thực hiện CTĐX là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm cứu giúp những đối tượng khó khăn, tạo cho họ những cơ hội ban đầu để có một cuộc sống tốt hơn, phát triển kinh tế gia đình. Mỗi “gia đình là tế bào xã hội”, kinh tế gia đình của các đối tượng này phát triển và giàu lên cũng tức là kinh tế đất nước phát triển và giàu lên. Mỗi cá nhân chỉ có thể phát triển được nếu họ có điều kiện sống, sản xuất tốt, không bị cản trở gì. Thực vậy, “người” có công đầu trong việc tạo cho cá nhân nhũng điều kiện này chính là CTĐX. Bởi vậy có thể nói, công tác CTĐX là hoạt động góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TÁC CỨU TRỢ XÃ HỘI ĐỘT XUẤT. CTĐX là một trong những mảng công tác quan trọng của hoạt động BTXH, cũng như trong hệ thống chính sách xã hội ở Việt Nam. BTXH cho những người chịu thiệt thòi trong cuộc sống luôn luôn được Đảng và nhà nước ta quan tâm. Coi đó là một nhiệm vụ quan trọng để ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, trước tình hình khó khăn của đất nước và nhân dân lao động, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất chú trọng tới công tác CTXH. Người coi nạn đói cũng như nạn dốt và nạn ngoại xâm là ba thứ giặc tệ hại nhất cần phải thanh toán và Bộ Cứu tế xã hội đã được thành lập phụ trách hoạt động CTXH (gồm cả CTĐX và CTTX). Từ đó cho tới nay, công tác CTXH đột xuất luôn được tổ chức thực hiện ngày càng rộng rãi. Hoạt động của nó luôn luôn được gắn chặt với hoạt động của các Bộ, ban ngành chuyên môn, đầu tiên là với Bộ Cứu tế xã hội và tiếp theo là Bộ Lao động và cuối cùng là Bộ LĐTBXH. CTĐX có hai giai đoạn là cứu trợ ban đầu (trong và sau khi xảy ra thiên tai phải tìm kiếm người, cưu mang những trường hợp không còn nhà ở, đói, rét, đảm bảo an toàn cuộc sống…) và cứu trợ giải quyết hậu quả sau các biến cố (hỗ trợ để giải quyết những hậu quả để lại sau thiên tai, địch hoạ, thông thường là cứu đói và hỗ trợ khôi phục sản xuất trở lại cho nhân dân những vùng có nạn đói và mất mùa do hậu quả của thiên tai, địch hoạ). Những năm trước năm 1975, CTĐX chủ yếu thực hiện hai nhiệm vụ là cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai và cứu trợ khắc phục hậu quả chiến tranh (địch hoạ). Nhưng từ năm 1975 đến nay, chiến tranh kết thúc, hoà bình lập lại, hoạt động CTĐX chủ yếu đi vào thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả thiên tai (bão, lũ, lụt, hạn hán…). Cụ thể quá trình hình thành và phát triển của công tác CTĐX được phân theo các giai đoạn lịch sử như sau: 1. Giai đoạn 1945 – 1964 Nhiệm vụ chủ yếu của CTĐX trong giai đoạn này là “cứu đói ở miền Bắc và kháng chiến ở miền Nam”(1)Hồ chí Minh toàn tập- nxb Sự thật, T. IV, tr . 65 . Chính phủ chỉ đạo nhiêm vụ CTXH cho các đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống và những người không may rơi vào hoàn cảnh thiếu đói do thiên tai bão lụt, mất mùa; trước hết tập trung giải quyết hậu quả 2 triệu người chết đói ở Bắc Bộ do chính sách bóc lột, vơ vét thóc gạo, nhổ lúa trồng đay của phát xít Nhật, kế đó lại bị lụt lớn, nạn đói càng tăng thêm, nhân dân càng khốn khó. Trước tình hình đó ngày 3/9/1945 theo đề nghị của Hồ Chủ Tịch, Chính phủ đã quyết định phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất cứu đói. Tiếp đó, ngày 28/9/1945 Hồ Chủ Tịch ra lời kêu gọi đồng bào toàn quốc ra sức cứu đói bằng hình thức “cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa. Đem gạo đó để cứu dân nghèo”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ và Hồ Chủ Tịch cả nước đã dấy lên phong trào nhường cơm sẻ áo, lập hũ gạo, lập tổ chức nghĩa thương tiết kiệm để cứu đói dân nghèo. Cùng với việc đó, Đảng và Nhà nước ta thực hiện một số chính sách xã hội để ổn định một phần đời sống nhân dân lao động. Thực tế, hàng chục hộ, gia đình nghèo đã được trợ giúp lương thực - thực phẩm, quần áo… và nạn đói được đẩy lùi. 2. Giai đoạn từ 1965 – 1975 Đây là giai đoạn miền Bắc bị tàn phá nặng nề của chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Hàng vạn dân, nhà cửa, ruộng nương tài sản bị huỷ hoại; đau thương tang tóc đè nặng, con mất cha, vợ mất chồng, côi cụt goá bụa…Thêm vào đó là ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, nhất là trận lụt năm 1971 ở các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng, gây nên cảnh mất mùa, đói kém. Nhiệm vụ của công tác CTĐX lúc này là tập trung chủ yếu giúp đồng bào nhân dân chịu ảnh hưởng của thiên tai đói kém; những vùng chịu ảnh hưởng của bom đạn Mỹ gây nên nhằm ổn định đời sống nhân dân; tiếp tục tăng gia sản xuất và chiến đấu chống chiến trang phá hoại bằng không quân của Mỹ, đồng thời vẫn chi viện tối đa sức người, sức của cho tiền tuyến lớn ở miền Nam. Thực hiện nhiệm vụ này Chính phủ đã ban hành Thông tư 08/NV ngày 29/4/1967 về việc cứu tế cho nạn nhân của thiên tai bão lụt. Nhìn chung, chính sách CTĐX trong thời kỳ này tập trung chủ yếu vào trợ cấp (cứu tế) cho những nạn nhân của thiên tai, bão lụt, mất mùa và những nạn nhân của chiến tranh. Mức trợ cấp xã hội ở cộng đồng trước những năm 1975 chủ yếu bằng thóc và quỹ được hình thành từ hợp tác xã nông nghiệp. Chính sách trợ cấp bằng hiện vật và tại chỗ của thời kỳ này có ý nghĩa quan trọng để bảo đảm cuộc sống cho các đối tượng xã hội ở hậu phương. Mặt khác nó cũng tác động rất lớn tới sự yên tâm và quyết tâm chiến đấu của lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong và dân công hoả tuyến trên chiến trường. 3. Giai đoạn từ 1976 – 1985 Đây là thời mà chiến tranh đã kết thúc nhưng hậu quả gần 30 năm mà nó để lại cho nước ta là vô cùng nặng nề. Thêm vào đó thiên bão lụt, mất mùa, kinh tế chậm phát triển dẫn đến hàng năm có tới gần 1 triệu người rơi vào hoàn cảnh thiếu đói gay gắt đặt gánh nặng nên vai những người làm công tác CTĐX. Về hình thức trợ cấp, thời kỳ này có thêm trợ cấp bằng tiền. Nguồn thực hiện cứu trợ chủ yếu bằng ngân sách nhà nước đồng thời rất chú trọng phát huy sức mạnh của cộng đồng, dựa vào truyền thống nhân ái và sức mạnh của quần chúng nhân dân. 4. Giai đoạn từ 1986 đến nay Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, rất nhiều vấn đề mới đã nảy sinh, công tác BTXH nói chung và CTĐX nói riêng cũng có sự đổi mới về nhận thức trong hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện. Nếu như giai đoạn 1945 - 1985 chính sách CTĐX chỉ tập trung vào trợ giúp, cứu tế nhằm mục tiêu ổn định đời sống cho các đối tượng, thì giai đoạn từ 1986 đến nay đã thực hiện đầy đủ cả hai chức năng: trợ giúp để ổn định và trợ giúp để tự lo, trong đó trợ giúp để tự lo có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Hệ thống chính sách đã có bước phát triển mới, nếu như trước năm 1986 chủ yếu là các văn bản đơn hành thì đến giai đoạn này đã mang tính hệ thống, toàn diện và đa dạng hơn. Chính sách về CTĐX đã được ban hành tại Quyết định số 185/1999/QĐ-TTg ngày 13/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 08/2000/QĐ-TTg ngày 17/01/2000 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 9/3/2000 của Chính phủ. Theo đó, chính sách CTĐX đã có hai lần thay đổi: Lần thư nhất: CTĐX cho cứu đói giáp hạt hoặc thiên tai bão lụt chủ yếu bằng hiện vật (gạo, quần áo, thuốc men…) với mức 5 kg/gạo/người/tháng, thời gian từ 1 đến 3 tháng. Từ năm 1996 do mức sống của nhân dân đã được nâng cao, nên mức CTĐX cũng được nâng lên từ 8-10 kg gạo/người/tháng; ngoài trợ cấp cứu đói còn có các khoản trợ cấp mai táng phí, chữa trị cho người bị thương nặng, hỗ trợ sửa lại nhà bị sập đổ hư hỏng, trôi mất. Lần thứ hai: mức CTĐX cho các đối tượng (trừ đối tượng là người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú) do Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố quyết định tuỳ mức độ thiệt hại và khả năng huy động nguồn lực chứ không quy định săn như trước nữa. Trong giai đoạn này cũng có hai sự thay đổi đáng kể trong cơ chế và chính sách. Đó là thực hiện cơ chế mở, tự quản, giao quyền chủ động cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định một số mức trợ cấp cụ thể cho phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của địa phương. Đến nay, công tác CTĐX do một số cơ quan: Bộ LĐTBXH, Uỷ ban mặt trận tổ quốc, Hội CTĐ, Uỷ ban phòng chống lụt bão Trung ương cùng phối hợp thực hiện. Trong đó, Bộ LĐTBXH là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về CTĐX. Nhiệm vụ chủ yếu là tập trung vào giúp các đối tượng khắc phục hậu quả thiên tai, cứu đói. IV. NHỮNG NHÂN TỔ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC CỨU TRỢ XÃ HỘI ĐỘT XUẤT. 1. Điều kiện tự nhiên Đối với nước ta, điều kiện tự nhiên là yếu tố có ảnh hưởng có ảnh hưởng rất lớn đến công tác CTĐX. Những điều kiện tự nhiên chủ yếu có ảnh hưởng đến công tác CTĐX bao gồm: Điều kiện về thời tiết khí hậu và điều kiện về địa hình. 1.1. Đặc điểm về thời tiết khí hậu Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thì mưa quá to, lũ lụt lớn; mùa khô thì khô quá mức, hạn hán kéo dài; hàng năm phải hứng chịu đến 70% số cơn bão của khu vực (trung bình từ 4 đến 6 cơn/năm). Đặc biệt trong những năm gần đây, thời tiết diễn biến có xu hướng khó lường một mặt do thay đổi khí hậu toàn cầu, mặt khác do rừng bị tàn phá nặng nề, môi trường sinh thái chuyển biến theo hướng xấu nên thiên tai xảy ra ngày càng nhiều hơn, với cường độ và mức độ tàn phá ngày càng lớn gây mất mát lớn về người và tài sản cũng như các công trình công cộng. Đối tượng phải CTĐX hàng năm rất lớn và đa dạng. Công tác CTĐX mặc dù luôn coi trọng khâu nắm tình hình để tổ chức thực hiện nhưng trước những diễn biến đó công tác CTĐX cũng gặp nhiều khó khăn và thường ở trong tình trạng bị động. 1.2. Đặc điểm về địa hình Nước ta với diện tích không lớn nhưng trải dài từ Bắc xuống Nam. Địa hình hẹp và tương đối phức tạp hàng năm đều có thiên tai xảy ra ở nhiểu địa phương, đặc biệt là ở khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và ĐBSCL gây thiệt hại nặng về người, tài sản, mùa màng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân và sự phát triển kinh tế của đất nước. Miền Bắc thì đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn thường xuyên bị ảnh hưởng của lũ quét, lũ ống và sạt lở đất. Miền Trung, địa hình nhỏ hẹp, đất đai cằn cỗi, là khu vực hàng năm phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão lũ và hạn hán. Miền Nam, đặc biệt là khu vực ĐBSCL địa hình thấp, thường xuyên bị mưa lũ, ngập úng, cơ sở hạ tầng phòng hộ thì yếu kém. Với điều kiện địa hình như vậy nên cộng tác cứu trợ mỗi khi triển khai thường gặp nhiều khó khăn, không chủ động, đáp ứng không kịp thời yêu cầu của nhân dân. Như vậy có thể nói đối với nước ta, điều kiện tự nhiên là nhân tố có tác động rất lớn tới công tác CTĐX - chủ yếu là tác động tiêu cực. Những tác động này đã và sẽ làm cho công tác CTĐX gặp nhiều khó khăn. Do đó mà trong thời gian tới Bộ LĐTBXH cũng như các cơ quan chức năng khác cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương để chủ động nắm tình hình và khuyến nghị với Chính phủ các chính sách về đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng, khắc phục những khó khăn về điều kiện địa hình; phát triển kinh tế cho các vùng có địa hình hiểm trở và phức tạp, tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động cứu trợ và tăng khả năng tự phòng chống thiên tai cho các địa phương này. 2. Các điều kiện về kinh tế - xã hội Cũng như những điều kiện về tự nhiên, các điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta cũng có những ảnh hưởng rất lớn đến công tác CTĐX. Nếu như điều kiện tự nhiên là những nhân tố có tác động khách quan thì điều kiện kinh tế - xã hội lại là những nhân tố có ảnh hưởng một cách chủ quan tới công tác CTĐX mà chúng ta hoàn toàn có thể điều tiết được chúng. Các điều kiện kinh tế - xã hội ở đây chủ yếu là: Điều kiện về cơ sở hạ tầng; quá trình đô thị hoá, phong tục tập quán; cơ chế, chính sách đầu tư; chính sách hỗ trợ sản xuất… 2.1. Cơ sở hạ tầng Trong những năm qua mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng rất nhiều tới vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo; nhiều Chương trình, dự án đã được xây dựng và thực hiện (Chương trình 133, 135…) bước đầu về cơ bản đã thu được những thành quả đáng kể, nhưng do nguồn vốn còn hạn chế, quá trình tổ chức thực hiện, quản lý còn chưa tốt cho nên tới nay cơ sở hạ tầng phần lớn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội. Do cơ sở hạ tầng chưa phát triển theo yêu cầu nên kinh tế nhiều vùng vẫn còn nghèo, khả năng tự ứng phó với các điều kiện tự nhiên không có. Do đó, khi thiên tai, địch hoạ xảy ra thì để lại những tổn thất rất nặng nề và công tác tổ chức di dời và cứu trợ gặp rất nhiêu khó khăn, ảnh hưởng đến kết quả của công tác cứu trợ. 2.2. Quá trình đô thị hoá Do yêu cầu của quá trình phát triển, CNH, HĐH và đô thị hoá là quá trình tất yếu diễn ra ở các quốc gia muốn tăng trưởng và phát triển. Trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta hiện nay, vấn đề đô thị hoá đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội bức xúc. Rõ ràng không ai có thể phủ nhận được lợi ích của quá trình quá trình CNH, HĐH. Nhờ có quá trình CNH, HĐH mà bộ mặt của nhiều vùng đã đổi thay từng giờ, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng, đi đôi với những lợi ích mà nó mang lại cũng có những._. mặt trái, đó là: quá trình CNH, HĐH tất yếu kéo theo quá trình đô thị hoá, đô thị hoá càng tăng thì đất đai cho sản xuất nông càng bị thu hẹp. Ở một quốc gia mà hơn 80% dân số sống dựa vào nông nghiệp thì đất đai cho sản xuất nông nghiệp là hết sức quan trọng – đất đai gắn liền với cuộc sống của người nông dân. Việc mất đất canh tác là một hẫng hụt lớn đối với người nông dân, nhất là đối với những gia đình từ nhiều đời nay đã gắn bó với ruộng đồng, với nghề nông. Trong khi họ lại chưa chuẩn bị gì để bước vào đời sống kinh tế đô thị, với các nghề phi nông nghiệp, đòi hỏi trình độ văn hoá, tay nghề và có thể cả vốn lớn. Đất đai bị thu hẹp làm cho những người nông dân (nghèo) chỉ còn được trông chờ vào một diện tích nhỏ sản xuất cho nên khi có thiên tai xảy ra thì những hộ gia đình của bộ phận dân cư này có nguy cơ mất trắng toàn bộ diện tích sản xuất càng cao dẫn đến nguy cơ thiếu đói (giáp hạt) càng lớn, Nhà nước, cộng động xã hội lại phải cứu trợ. Tuy nhiên những hiệu ứng xấu này cho tới nay vẫn được đánh giá là nhỏ hơn hiệu ứng tích cực mà nó tạo ra. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là chúng ta cứ kệ cho nó diễn ra một cách tự nhiên mà ngược lại chúng ta phải luôn có các biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất những hiệu ứng tiêu cực này. Như vậy có thể thấy, quá trình đô thị hoá là nhân tố tuy phần lớn có tác động tích cực đến công tác CTĐX. Công nghiệp hoá, hiên đại hoá và đô thị hoá làm cho kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng được đầu tư, cải tạo và nâng cấp; tăng khả năng tạo nguồn và tự phòng chống rủi ro cho nhân dân làm cho công tác CTĐX được dễ dàng và thuận lợi hơn nhưng mặt khác chúng ta cũng phải có biện pháp để dè chừng quá trình này không để nó diễn ra một cách tự phát. Tuy nó chỉ là những hiệu ứng tiêu cực nhỏ nhưng chỉ từng đó thôi cũng đã đủ để làm cho các nhà quản lý phải đau đầu. 2.3. Phong tục tập quán Nước ta đất trật, người đông; sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Người dân Việt Nam đã quen với thói quen sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Với phong tục, thói quen sản xuất như vậy lại trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, bất thường, cơ sở hạ tầng yếu kém nên khi xảy ra thiên tai thì người dân rất dễ có khả năng mất hết, mất trắng mùa màng và hoàn toàn có thể rơi vào tình trạng thiếu đói chứ chưa kể bình thường đã có nhiều người ở nhiều vùng, địa phương thường xuyên bị thiếu đói giáp hạt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, phong tục tập quán lạc hậu đang là yếu tố cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đồng thời làm tăng gánh nặng cho công tác cứu trợ. 2.4. Cơ chế, chính sách đầu tư Trong những năm qua với sự nỗ lực đầu tư của Chính phủ cho các xã nghèo, vùng nghèo, nhiều Chương trình phát triển kinh tế - xã hội đã được thực hiện (Chương trình 327, 135, 133,…) tình hình kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, cơ chế, chính sách đầu tư cho các vùng này còn nhiều hạn chế; so với khu vực thành thị, khu vực nông thôn vẫn chưa được đầu tư đúng mức để đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các vùng, chênh lệch mức sống còn lớn, khoảng cách giàu - nghèo có xu hướng gia tăng. Thêm vào đó là quá trình đầu tư chưa gắn với một quy hoạch hợp lý. Chính vì vậy, ở khu vực nông thôn, biên giới, hải đảo vẫn thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn, nghèo đói; nguy cơ đói giáp hạt, khả năng phòng chống với các diễn biến của thiên tai thấp. Những điều này cũng dẫn đến hậu quả là làm tăng gánh nặng cho công tác cứu trợ. 2.5. Chính sách hỗ trợ sản xuất Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gây gắt, cộng thêm điều kiện tự nhiên ngày càng khắc nghiệt, trong khi ở các nước phát triển Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông nghiệp, thập chí bảo hộ sản xuất nông nghiệp. Nhờ vậy mà người nông dân của họ ít phải đối mặt với khó khăn và có khả năng chịu đựng cao mỗi khi xảy ra khó khăn, công tác cứu trợ ít phải thực hiện. Còn ở nước ta một quốc gia đang phát triển - gần 80% dân số phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn thì Chính phủ lại chưa có được những chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thích đáng, thêm vào đó là những diễn biến phức tạp của điều kiện tự nhiên cho nên đời sống của nhân dân (nông thôn) rất khó khăn, hàng năm số người bị thiếu đói giáp hạt còn rất cao. Mỗi năm ngân sách nhà nước phải chi đến hàng nghìn tỷ đồng cho việc cứu trợ (đột xuất) cho những đối tượng này, làm tăng nguồn ngân sách cứu trợ, ảnh hưởng đến chất lượng cứu trợ. 2.6. Kinh tế thị trường đang trong giai đoạn chuyển đổi và những mặt trái của của nó. Từ khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì tình hình kinh tế, xã hội đã có nhiều biến đổi sâu rộng. Tuy gọi là nền kinh tế thị trường những thực chất vẫn là một nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, chưa hoàn thiện. Do đặc điểm này mà hầu hết các chính sách, cả chính sách kinh tế và chính sách xã hội đều mang một đặc điểm chung và thiếu tính thực tiễn và chưa đồng bộ. Kinh tế càng phát triển, sự phân hoá và cách biệt mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các địa phương, giữa các khu vực và ngành kinh tế, cũng như giữa các tầng lớp dân cư xã hội ngày một sâu sắc. Tình trạng “kẻ ăn không hết, người lần không ra” không phải không phổ biến trong bức tranh đời sống xã hội nước ta hiện nay. Phân hoá giàu nghèo có xu hướng làm tăng đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, dễ gặp rủi ro khi có những biến cố đột xuất như thiên tai, địch hoạ và cuối cùng là làm tăng số đối tượng CTĐX. Cùng với sự phân hoá và cách biệt mức sống giữa các tâng lớp dân cư, kinh tế thị trường cũng làm cho phong tục, tập quán, lối sống của người dân có nhiều thay đổi. Trước kia, người dân sống với nhau trong tình làng nghĩa xóm “tối lửa tắt đèn có nhau” thì ngày nay có lúc, có nơi mọi người đối xử vói nhau bằng những thái độ thờ ơ, độ lạnh nhạt,… Với những biểu hiện mặt trái hết sức tiêu biểu của kinh tế thị trường như vậy nên mỗi khi trong cộng đồng có một hoặc một số cá nhân không may rơi vào tình trạng khó khăn, bần cùng, cần giúp đỡ thì kết quả là họ không nhận được sự giúp đỡ gì hoặc nhận được nhưng sự giúp đỡ chỉ là qua loa, hình thức. Đây cũng chính là những cản trở đối với công tác CTĐX. Khi xảy ra những hiện tượng như trên, hoạt động cứu trợ sẽ không nhận được sử ủng hộ nhiệt tình từ phía cộng đồng, xã hội, CTĐX sẽ bị thiếu thốn cả về nhân lực và vật lực (nguồn kinh phí), hiệu quả công tác CTĐX sẽ bị hạn chế. Tóm lại: Qua phân tích ở trên có thể thấy công tác CTĐX chịu tác động của rất nhiều nhân tố, có nhân tố chủ quan, có nhân tố khách quan. Tất cả các nhân tố tác động tới công tác CTĐX nêu trên (cả nhân tố điều kiện tự nhiên và nhân tố kinh tế - xã hội) có nhân tố tác động tích cực, có nhân tố tác động tiêu cực nhưng nếu chúng ta biết điều hoà chúng thì hiệu quả mà nó đem lại sẽ rất lớn. Ngược lai, nếu không được điều hoà tốt thì nó sẽ gây những cản trở rất lớn đối với công tác CTĐX (ở tất cả các khâu). Trong những nhân tố đó thì điều kiện tự nhiên và vấn đề cơ sở hạ tầng có lẽ là những nhân tố tác động mạnh nhất công tác CTĐX. Sự tác động tổng hợp của những nhân tố này có xu hướng làm tăng số đối tượng và mức độ trầm trọng của đối tượng. Trong thời gian tới, dự báo điều kiện thời sẽ có nhiều biến động khó lường và nhân tố điều kiện tự nhiên vân sẽ là nhân tố có tác động mạnh và gây nhiều khó khăn cho công tác CTĐX. Bởi vậy cần có những biện pháp để theo sát, nắm chắc diễn biến của tình hình thời tiết từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục thích hợp, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Còn với nhân tố Cơ sở hạ tầng, tuy còn nhiều bất cập nhưng do yêu cầu của quá trình phát triển nên trong thời gian tới yếu tố này sẽ ngày càng được cải thiện tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động cứu trợ. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ CÔNG TÁC CỨU TRỢ ĐỘT XUẤT GIAI ĐOẠN 2000 - 2005 I. QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC CỨU TRỢ ĐỘT XUẤT Đảng ta xác định: CTXH là một trong những bộ phận hợp thành của hệ thống chính sách xã hội nhằm thực hiện chủ trương “tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội”(2) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia (3) Một số vấn đề về chính sách bảo đảm xã hội ở nước ta hiện nay – Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội . Đó là tổng hợp những giải pháp, biện pháp cho nhóm người yếu thế do các nguyên nhân như thiên tai, địch hoạ, bệnh tật, rủi ro, bất hạnh … để họ có thể vượt qua khó khăn, bảo đảm cuộc sống bình thường. Đây là một nhiệm vụ có tính cấp bách kể cả trước mắt và lâu dài, mặt khác cũng là một nhiệm vụ thường xuyên. CTĐX là một nội dung hoạt động của công tác CTXH ,và CTXH là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động BTXH cho những người chịu thiệt thòi, yếu thế trong xã hội. BTXH là một lĩnh vực rộng lớn của chính sách xã hội luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đảng ta xác định: BTXH là vấn đề bức thiết, liên quan đến cuộc sống của một bộ phận dân cư, gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta(3). BTXH cũng là nhằm vào phát triển con người. Phát triển con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đặt con người ở vị trí trung tâm, khơi dậy mọi tiềm năng cá nhân và cả cộng đồng dân tộc. Tăng trưởng kinh tế là cơ sở, tiền đề thực hiện chính sách xã hội. Ngược lại giải quyết tốt các vấn đề xã hội là điều kiện cơ bản, là yêu cầu không thể thiếu đối với mục tiêu phát triển kinh tế. Đối với bộ phận dân cư yếu thế, thiệt thòi cần phải có những chính sách xã hội thích hợp, hỗ trợ hoà nhập cộng đồng. Từ khi thực hiện cải cách nền kinh tế năm 1986 đến nay Đảng ta luôn coi trọng việc thực hiện và phát triển các hoạt động BTXH - ASXH. Trong Văn kiện Đại hội Đảng VI có viết: từng bước xây dựng chính sách BTXH xã hội chủ nghĩa đối với toàn dân, theo phương trâm Nhà nước và nhân dân cùng làm dân cùng làm, mở rộng và phát triển các công trình sự nghiệp BTXH tạo nhiều hệ thống và hình thức BTXH cho những người có công với cách mạng và những người gặp khó khăn. Phải thường xuyên nghiên cứu bổ sung chính sách, chế độ BTXH phù hợp với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Tiếp theo, trong Văn kiện Đại hội Đảng IX Đảng ta xác định: thực hiện chính sách xã hội bảo đảm an toàn cuộc sống cho mọi thành viên trong cộng đồng, bao gồm bảo hiểm lao động đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế, CTXH những người gặp rủi ro, bất hạnh. Chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hoá, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội. Từng bước hiện đại hoá công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng thuỷ văn và vật lý địa cầu; có kế hoạch và biện pháp tích cực chủ động phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn…thực hiện tốt công tác CTXH, công tác CTXH phải ngày càng kịp thời, thiết thực và hiệu quả hơn. Với những quan điểm và chủ trương nêu trên có thể thấy, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo tập trung phát triển chính sách CTXH (trong đó có CTĐX) nói riêng và hệ thống chính sách BTXH trong hệ thống chính sách xã hội nói chung theo các định hướng sau: Thứ nhất, gắn liền chủ trương phát triển kinh tế và phát triển xã hội, lấy kinh tế làm nền tảng để phát triển các chính sách xã hội. Từng bước tập trung ưu tiên nguồn lực giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Thứ hai, đẩy mạnh xã hội hoá công tác CTXH trong việc huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện các giải pháp. Trong bối cảnh có nhiều khó khăn về kinh tế, ưu tiên ngân sách cho đầu tư phát triển. Chủ trương xã hội hoá công tác cứu trợ là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Hướng chính sách là chỉ trợ cấp cho những đối tượng mà cộng đồng không giúp đỡ được thì Nhà nước mới trợ giúp. Thứ ba, phân cấp trong tổ chức thực hiện chính sách và các chương trình CTXH. CTĐX không phải là Nhà nước tổ chức đền bù tất cả những mất mát, thiệt hại do thiên tai, địch hoạ… gây ra, mà là sự hỗ trợ một phần cho đối tượng đang gặp khó khăn có điều kiện vươn lên. Với nguyên tắc: - Khó khăn nhiều giúp nhiều, khó khăn ít trợ giúp ít, lấy sự cưu mang đùm bọc cộng đồng là trước hết. - Tính chất của công tác CTXH đột xuất phải bảo đảm ba yếu tố cơ bản là: kịp thời, nhanh chóng và chính xác; không bỏ sót nhầm lẫn hoặc tràn lan. - Thực hiện cứu trợ từ cơ sở (xã, phường) thông qua bình xét để bảo đảm công bằng, đúng chế độ hiện hành. Quá trình thực hiện cần nhận thức đúng những nội dung sau: - Cộng đồng hỗ trợ có vai trò quan trọng nhất. Bởi vì sự hỗ trợ của nhân dân rất đa dạng, nhanh nhất, kịp thời nhất và thiết thực nhất: như nhân lực, vật lưc và kinh phí hoạt động này luôn gắn liền với tình làng, nghĩa xóm trong lúc hoạn nạn. - Ngân sách Trung ương trong mục bảo đảm xã hội và dự phòng phí được cân đối ở tỉnh và thành phố, ngoài ra còn có ngân sách Nhà nước dự phòng ở Trung ương chi hỗ trợ khi nhu cầu chế độ vượt quá khả năng của địa phương. II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC CỨU TRỢ XÃ HỘI ĐỘT XUẤT GIAI ĐOẠN 2000 - 2005. 1. Tình hình thiên tai và thiếu đói. 1.1. Tình hình thiên tai Việt Nam là một quốc gia hàng năm phải chịu ảnh hưởng bởi nhiều loại thiên tai khác nhau, nhưng thường xuyên nhất là lũ và bão. Trong những năm gần đây, thiên tai ở Việt Nam có xu hướng bất thường, diễn biến không theo quy luật, chỉ tính trong 6 năm từ 2000 - 2005 đã có trên 30 cơn bão lớn nhỏ đổ bộ vào nước ta. Nhiều năm có tới 7 - 8 cơn bão liên tiếp gây thiệt hại cho hàng chục tỉnh/thành phố. Thiên tai hàng năm đã cướp đi sinh mạng hàng trăm con người, phá huỷ hàng chục nghìn ngôi nhà và hàng triệu ha lúa, hoa màu các loại, thiệt hại về tài sản lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng, trong đó cộng đồng dân cư là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Năm 2000 thiên tai đã cướp làm chết 831 người, mất tích 9 người, bị thương 585 người và thiệt hại về tài sản gần 5 nghìn tỷ đồng, làm cho gần 1,2 triệu người thiếu đói cần cứu trợ; các khu vực bị thiệt hại nặng là Đông Bắc, Tây Bắc, Duyên hải miền Trung và ĐBSCL. Năm 2001 số người chết có giảm đi còn 663 người, mất tích 8, bị thương 334, thiệt hại về tài sản hơn 3 nghìn tỷ đồng và khoảng 1,1 triệu hộ thiếu đói cần cứu trợ; khu vực bị thiệt hại nặng là Đông Bắc, Duyên hải miền Trung và ĐBSCL. Năm 2002 số người chết là 552, mất tích 13, bị thương 372, thiệt hại về tài sản khoảng 2.304 tỷ, có 571.986 hộ lâm vào cảnh thiếu đói; khu vực bị thiệt hại nặng là Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và ĐBSCL. Năm 2003 số người chết là 332, mất tích 2, bị thương 420, thiệt hại về tài sản gần 2 nghìn tỷ đồng, làm hơn 22 nghìn hộ gia đình lâm vào cảnh thiếu đói; khu vực ảnh hưởng nặng là Đông Bắc, Tây Bắc, Duyên hải miền Trung và ĐBSCL. Năm 2004 những con số này lần lượt là 232, 38, 187, 900 và 261.512 hộ; cá khu vực bị ảnh hưởng nặng là miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Năm 2005 các con số này lần lượt là: người chết 361, thiệt hại về tài sản 5,6 nghìn tỷ và gần 1,5 triệu người thiếu đói; các khu vực bị ảnh hưởng nặng là Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Như vậy, trong 6 năm hầu như năm nào thiên tai diễn ra cũng ác liệt. Năm thiệt hại nhiều nhất (cả về người và tài sản) là năm 2005, sau đó là năm 2000 và năm 2001. Và những khu vực thường bị ảnh hưởng nặng là Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và ĐBSCL. Dưới đây là biểu tổng hợp tình hình thiệt hại thiên tai và cứu trợ đời sống dân sinh tại các địa phương từ năm 2000 - 2005 (Biểu 1). Biểu1: Tình hình thiệt hại do thiên tai (2000 - 2005) TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Thiệt hại về người 1.1 Người chết người 831 663 552 332 232 361 1.2 Mất tích người 9 8 13 2 38 27 1.3 Người bị thương người 585 334 372 420 187 261 2 Thiệt hại về tài sản, hoa màu 2.1 Nhà đổ, sập, trôi nhà 11.741 11.240 13.855 5.286 4.200 7.050 2.2 Nhà ngập nhà 1.190.218 734.358 387.394 256.493 240.000 2.3 Số hộ cần di dời chỗ ở hộ 67.094 2.4 Diện tích lúa, hoa màu ngập ha 561.019 123.502 188.673 221579 470.000 Trong đó: diện tích mất trắng ha 139.565 27.948 62.659 24380 108.000 2.5 Tổng thiệt hại tỷ đồng 4.998 3.008 2.304 1.825 900 5.607 Nguồn: Vụ BTXH, Bộ LĐTBXH 1.2. Tình hình thiếu đói Do hậu quả của thiên tai gây ra là mất mùa nhiều nơi dẫn đến dân thiếu đói, hết lương thực. Theo báo cáo của các địa phương hàng năm có khoảng 1 triệu đến 2 triệu lượt người thiếu đói cần cứu trợ dịp tết Nguyên đán, giáp hạt và thiên tai và trong vòng 6 năm từ 2000 đến 2005 đã có gần 7 triệu lượt người thiếu đói, những năm có số lượt người thiếu đói cao nhất là 2000 (1.234.065 lượt), 2001 (1.120.970 lượt người) và 2005 (1.480.974 lượt người). Trong đó chủ yếu là thiếu đói do giáp hạt. Chi tiết xem Biểu 2: Biểu 2: Tình hình thiếu đói do hậu quả của thiên tai (2000 - 2005) Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số lượt nhân khẩu thiếu đói lượt 1.234.065 1.120.970 923.425 1.123.550 964.242 1.480.974 Trong đó: - Hỗ trợ dịp tết nguyên đán - Giáp hạt - Ảnh hưởng lũ lụt lượt lượt lượt 165.302 859.096 210 167.579 247.744 705.646 276.085 432.015 215.322 223 614 287 273.208 544.445 219 73 770 637 Nguồn: Vụ BTXH, Bộ LĐTBXH Trên đây là những con số rất đáng báo động, đòi hỏi trong thời gian tới công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai cần phải được tăng cường, phải cung cấp cho người dân những thông tin để họ sớm có biện pháp đối phó, di dơi không bị rơi vào tình trạng thiếu đói. Hơn nữa phải đẩy mạnh thực hiện xoá đói giảm nghèo - xoá hộ đói, giảm hộ nghèo; giảm số hộ thiếu đói giáp hạt hàng năm. Do thiếu lương thực, đói đã dẫn đến những biểu hiện thiếu lành mạnh, bỏ sản xuất đi kiếm ăn trước mắt, bán đồ đạc, thậm chí bán cả nhà ở, bán lúa non; vay nặng lãi, trẻ em bỏ học, người ăn xin tăng nhiều ở các thành phố, thị xã; chăn nuôi kém phát triển, trật tự an ninh ở địa phương không tốt, hiện tượng trộm cắp vẫn thường xuyên xảy ra…và rất nhiều hiện tượng khác nữa. 2. Chính sách cứu trợ đột xuất và công tác chỉ đạo cứu trợ Để khắc phục thiệt hại thiên tai, ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất trở lại cho nhân dân các vùng xảy ra thiên tai, trong những năm quả Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến công tác CTĐX. Cụ thể là việc ban hành hệ thống văn bản như: Pháp lệnh phòng chống lụt bão, Nghị định 32/NĐ-CP về việc hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Phòng chống lụt bão và nhiều chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, gần đây nhất là Nghị định số 07/2000/NĐ-CP về một số chế độ chính sách CTXH, Nghị định 62/1999/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định 185/1999/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đối với vùng phân lũ, chậm lũ thuộc hệ thống Sông Hồng…Bên cạnh đó hàng năm mối khi có thiên tai bão lụt Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị, Quyết định về việc hỗ trợ kinh phí và chỉ đạo các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố tổ chức huy động nguồn lực cho CTĐX. Bộ LĐTBXH cũng ban hành nhiều văn bản hướng dẫn chính sách của Nhà nước và chỉ đạo, đôn đốc các địa phương thực hiện công tác cứu trợ, cứu hộ cho nhân dân. 2.1. Chính sách CTĐX hiện hành Theo Nghị định 07/2000/NĐ-CP thì đối tượng, chế độ cứu trợ, nguồn kinh phí và quá trình tổ chức thực hiện được quy định cụ thể như sau: 2.1.1. Về đối tượng Đối tượng của cứu trợ đột xuất (một lần) là những người hoặc hộ gia đình khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra, bao gồm: * Hộ gia đình - Gia đình có: người chết hoặc mất tích do hậu quả thiên tai hoặc tham gia cứu hộ, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân. - Gia đình có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng không có chỗ ở. Trường hợp gia đình sống trên tàu thuyền mà tàu, thuyền, bị vỡ, bị chìm hư hỏng nặng không có chỗ ở cũng được xem xét cứu trợ. - Gia đình mất phương tiện sản xuất chính làm cho gia đình lâm vào cảnh thiếu đói. * Về người - Người bị thương nặng do thiên tai hoặc tham gia cứu hộ, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân. - Hộ thiếu đói do giáp hạt, gia đình thuộc diện nghèo. - Người gặp phải rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng hoặc phải vào bệnh viện điều trị hoặc bị chết, gia đình không biết để chăm sóc hoặc mai táng. - Người lang thang xin ăn do Sở Công an phối hợp với Sở LĐTBXH và các cơ quan cấp tỉnh đưa vào các cơ sở BTXH trong thời gian tập trung chờ đưa về gia đình. 2.1.2. Về tiêu chí và chế độ cứu trợ đột xuất Mỗi nhóm đối tượng khác nhau được hưởng những chế độ cứu trợ khác nhau. - Đối với gia đình có: người chết hoặc mất tích do hậu quả thiên tai hoặc tham gia cứu hộ, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân được hưởng chế độ CTĐX một lần cho việc mai táng người chết hoặc trợ cấp một lần cho gia đình để lo hương khói, phúng viếng cho người mất tích. Trường hợp chính quyền địa phương hay đơn vị đứng ra mai táng cũng được thanh toán bằng mức trợ cấp cho gia đình. - Đối với gia đình có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hỏng không có chỗ ở; gia đình sống trên tàu thuyền mà tàu, thuyền, bị vỡ, chìm, bị hư hỏng nặng được hưởng chế độ CTĐX một lần cho việc dựng lại và sửa chữa nhà ở. - Đối với gia đình mất phương tiện sản xuất chính làm cho gia đình lâm vào cảnh thiếu đói; hộ thiếu đói do giáp hạt, gia đình thuộc diện nghèo được hỗ trợ cứu đói, thời gian từ 1-3 tháng. - Đối với người bị thương nặng do thiên tai hoặc tham gia cứu hộ, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân được hỗ trợ một phần chi phí điều trị. - Đối với người gặp phải rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng hoặc phải vào bệnh viện điều trị hoặc bị chết, gia đình không biết để chăm sóc hoặc mai táng được hỗ trợ một phần chi phí điều trị. Trường hợp bị chết, chính quyền địa phương hay đơn vị đứng ra mai táng thì cũng được thanh toán bằng mức trợ cấp cho gia đình như đã nêu ở phần trên. - Đối tượng là người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung phân loại được hỗ trợ 5.000 đồng/ngày trong thời gian không quá 15 ngày. Mức trợ cấp CTĐX với từng nhóm đối tượng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tuỳ theo mức độ thiệt hại, tình hình thiếu đói và khả năng huy động nguồn lực của từng địa phương. Tuy nhiên mức trợ cấp này không được thấp hơn mức quy định chung hiện hành của Nhà nước. Và mức quy định chung hiện hành này là: Về hỗ trợ cứu đói: - Mức 8 kg gạo/người/tháng, không phân biệt người lớn hay trẻ em, vùng miền núi hay vùng đồng bằng. - Thời gian: Thực hiện trợ cấp cứu đói được xác định từ ngày UBND tỉnh, thành phố ra quyết định trợ cấp cứu đói cho đến ngày có nguồn thu nhập bổ sung nhưng tối đa không quá 3 tháng. Khi điều tra có hộ vẫn còn ít nhiều lương thực dự trữ thì xác định thời điểm hết lương thực để trợ cấp cứu đói không giải quyết đồng loạt cùng một thời gian. Về hỗ trợ sau thiên tai: - Hỗ trợ cho nhưng người bị thương nặng từ 200.000đ - 400.000đ/người; - Hỗ trợ mai táng phí cho gia đình có người chết từ 800.000đ - 1000.000đ/người; - Hỗ trợ cho hộ quá nghèo bị mất nhà ở (nhà đổ, nhà trôi, nhà cháy) và tài sản phương tiện sản xuất (tàu, thuyền đánh cá…) từ 500.000đ - 1000.000đ/hộ. - Đối với hộ quá nghèo nhà ở bị hư hỏng nặng hoặc phải dịch chuyển chỗ ở đến nơi an toàn hỗ trợ từ 200.000đ - 400.000đ/hộ. Riêng đối với những vùng phân lũ, chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng, ngoài những khoản hỗ trợ trên còn được hỗ trợ kinh phí để di chuyển, mua sắm lều bạt, thuốc men và các đồ dùng thiết yếu, cụ thể: - Hỗ trợ kinh phí di chuyển, người, gia súc và vật dụng cần thiết từ 50.000đ - 100.000đ/hộ. - Hỗ trợ lều, bạt để dựng nơi ở tạm từ 100.000đ - 150.000đ/hộ. - Hỗ trợ kinh phí để giải quyết nước sinh hoạt từ 20.000đ - 25.000đ/hộ. - Hỗ trợ thuốc phòng, chữa trị bệnh cho người từ 15.000đ - 20.000đ/hộ. - Hỗ trợ lương thực cho hộ khó khăn từ 10 - 15 kg/người/tháng, trong thời gian từ 1 – 4 tháng, trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài 12 tháng. Ngoài ra, đối với những trường hợp khó khăn còn nhận được sự trợ giúp khác từ nguồn huy động cộng đồng, hợp tác quốc tế, Ngân sách nhà nước…như trợ giúp chăn màn, quần áo, sách vở, thuốc chữa bệnh…Tuỳ theo mức độ khó khăn của từng gia đình (nếu thuộc diện đói nghèo) có thể được xem xét và giúp đỡ một số điều kiện khác. Nhận xét về mức trợ cấp CTĐX: Qua nghiên cứu tình hình thiệt hại và sự biến động của giá cả thị trường ta thấy những quy định của chính sách này có mặt trái rất lớn, đó là tuy mức trợ cấp cứu trợ đã được quy định cụ thể nhưng nhìn chung mức trợ cấp như vậy còn quá thấp và chưa rõ ràng, còn phụ thuộc khá nhiều vào các quyết định của chính quyền địa phương. Việc quy định không cụ thể này nếu cộng với sự không nghiêm túc của chính quyền địa phương và sự giám sát không chặt chẽ của các ban, ngành chức năng thì có thể dẫn đến mức trợ cấp này không sẽ không đảm bảo yêu cầu của Chính phủ, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân bị nạn. 2.1.3. Về kinh phí thực hiện cứu trợ đột xuất Kinh phí thực hiện cứu trợ lấy từ là tổng kinh phí huy động, bao gồm: - Ngân sách nhà nước cân đối hàng năm, ngân sách tỉnh, huyện tự cân đối như đã nói ở Chương I. Theo Luật Ngân sách nhà nước và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Ngân sách nhà nước quy định sự hình thành nguồn ngân sách CTĐX như sau: “Dự toán chi ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương được bố trí khoản dự phòng từ 3% - 5% tổng số chi của ngân sách mỗi cấp để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh, nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán trong năm ngân sách”. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chính xử lý việc cứu trợ cho nhân dân bằng 2 nguồn: Đảm bảo xã hội và dự phòng phí đã được Nhà nước cân đối hàng năm và theo đúng quyết định của Chính phủ hướng dẫn ngành LĐTBXH và Tài chính. Chính phủ chỉ hỗ trợ khi nguồn ngân sách của địa phương không tự trang trải được. - Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ; - Trợ giúp của nước ngoài, tổ chức quốc tế hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua chính phủ, các đoàn thể xã hội. - Trường hợp các nguồn kinh phí trên không đủ để thực hiện CTĐX thì Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Thủ tướng Chính phủ, xem xét quyết định. Trong trường hợp này có thể Chính phủ sẽ trích thêm từ khoản dự phòng ngân sách đã được bố trí hàng năm khi lập dự toán ngân sách. 2.1.4. Về hình thức cứu trợ Khi có những biến cố đột xuất xảy ra, các cơ quan làm công tác cứu trợ thực hiện cứu trợ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng tiền hoặc hiện vật tuỳ theo tình hình thực tế. Trong thưc tế, cứu trợ bằng hiện vật là chủ yếu (quần áo, thuốc men, lương thực - thực phẩm, và một số vật dụng cần thiết khác…) và trong nhiều trường hợp thì cứu trợ bằng hiện vật thường có ý nghĩa hơn Công tác CTĐX thời hiện nay chủ yếu đi vào hỗ trợ đời sống dân sinh, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu trợ tức thời cho nên hình thức cứu trợ được sử dụng chủ yếu là bằng hiện vật, tiền huy động được cũng được sử dụng để mua gạo cứu tế và theo đúng ý nghĩa của CTĐX thì trong trường hợp này cứu trợ bằng hiện vật thường tỏ ra thiết thực hơn cho nhân dân vì những hiện vật này là những thứ có thể đáp ứng ngay cái thiếu thốn nhất của nhân dân mà không phải đi đâu trao đổi mua bán. Đồng thời việc cứu trợ bằng hiện vật cũng có ý nghĩa hạn chế những tiêu cực, thất thoát trong quá trình lưu chuyển bởi vì giá trị của những hàng hoá này thường không lớn, lại khó vận chuyển, cất dấu. Tiền đối với nhân dân lúc này cũng là rất cần thiết những có lẽ nó sẽ thích hợp hơn trong các trường hợp mà đời sống nhân dân đã bước đầu được ổn định, các cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng đặc biệt là Chợ đã được khôi phục, việc buôn bán trao đổi hàng hoá đã bắt đầu lưu thông. Qua nghiên cứu việc thực hiện cứu trợ nhiều năm cho thấy, để đáp ứng yêu cầu của công tác trong thời gian tới thì hình thức cứu trợ cũng không nên cứng nhắc mà phải tuỳ vào tình hình thực tế mà cứu trợ, tuỳ tình hình mà cứu trợ, cung cấp những thứ thiết thực và có ý nghĩa cao nhất cho người dân. 2.1.5. Về tổ chức thực hiện Ở nước ta hiện nay, Công tác CTĐX do nhiều cơ quan, tổ chức đảm nhận thực hiện như: Bộ LĐTBXH, Hội CTĐ, UBMTTQ và UBND, các ban ngành, đoàn thể địa phương nơi có thiên tai xảy ra. Trong đó: Bộ LĐTBXH là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác CTĐX; chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện. Đồng thời trong quá trình tổ chức thực hiện có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ như: Bộ Tài chính, Bộ giáo dục, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cơ chế tổ chức thực hiện: Khi thiên tai xảy ra, trên cở sở chỉ đạo của Chính phủ và báo cáo của các địa phương: 1. Uỷ ban phòng chống lụt bão Trung ương có trách nhiệm phối hợp với UBND các địa phương, lực lượng vũ trang đóng tại địa phương thực hiện công tác cứu hộ (cả về người và tài sản của nhân dân). Đồng thời căn cứ vào nguồn kinh phí mà Chính phủ hỗ trợ, nguồn kinh phí Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam huy động tổ chức đưa tiền, hàng cứu trợ đến tay nhân dân vùng bị thiệt hại. 2. Bộ Tài chính có trách nhiệm đảm bảo kinh phí cứu trợ. 3. UBMTTQ Việt Nam, Hội CTĐ Việt Nam tổ chức huy động (quyên góp) kinh phí (tiền, hàng) từ các cá nhân, tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước phục vụ cho công tác cứu trợ. Nguồn kinh phí sau khi huy động được sẽ được chuyển trực tiếp cho nhân dân vùng bị nạn, chính quyền các địa phương, Uỷ ban phòng chống lụt bão Trung ương, Bộ LĐTBXH tổ chức thực hiện cứu trợ. 4. Bộ LĐTBXH, ngoài việc quản lý chung, Bộ có trách nhiệm phối hợp cùng Uỷ ban Phòng chống lụt bão Trung ương, chính quyền các địa phương tổ chức thực hiện cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai về mặt dân sinh (bao gồm các hoạt động: cứu đói cho nhân dân, hỗ trợ xây lại, xây mới nhà cửa). 5. Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn việc phòng bệnh, khám bệnh chữa bệnh cho nhân dân, các đối tượng đang phải cứu trợ đột xuất. 6. Bộ Giáo dục – Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn việc tổ chức thực hiện học văn hoá; miễn, giảm học._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKH30.doc
  • docKH01.doc