Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty May 40

Mở đầu Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường, cùng với quá trình mở cửa hội nhập cùng thế giới đã tạo ra sự cạnh tranh về mọi mặt ngày càng gay gắt và quyết liệt. Sức ép của hàng nhập lậu, của người tiêu dùng, của hàng nước ngoài buộc các nhà kinh doanh cũng như các nhà quản lý phải hết sức coi trọng vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bản để quyết định đến sự thành bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn

doc86 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty May 40, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại và phát triển của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như sự tiến bộ hay tụt hậu của nền kinh tế nói chung. Công ty May 40 là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, thuộc sở công nghiệp Hà nội quản lý . Công ty thành lập từ năm 1955 với 30 đồng chí trong đoàn quân dụng thuộc Tổng cục hậu cần chuyển sang. Từ khi thành lập, Công ty tồn tại trong một thời gian dài của chế độ bao cấp cũ, với chế độ hạch toán tập trung, Nhà nước cấp nguyên liệu vật tư đầy đủ và bao tiêu toàn bộ sản phẩm sản xuất ra. Do vậy, trong giai đoạn này, công tác chất lượng sản phẩm không được chú trọng nhiều. Sản phẩm chỉ đạt được ở mức chấp nhận được nhưng vẫn tiêu thụ hết. Thêm vào đó, Công ty chỉ quan tâm đến năng suất lao động, số lượng sản phẩm sản xuất ra hơn là vấn đề nâng cao chất lượng. Sau hơn 30 năm tồn tại như vậy, khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn do việc thị trường các nước Đông âu tan rã, chất lượng kém không thể cạnh tranh được. Do đó, Ban Giám độc Công ty đã đề ra đường lối chiến lược phát triển cho Công ty nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng trong tình hình mới. Điều này thể hiện rất rõ qua việc Công ty phấn đấu áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 vào cuối năm 2000 và triết lí kinh doanh của Công ty như: “Để hội nhập tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, chất lượng là mục tiêu, mối quan tâm hàng đầu đối Công ty May 40. Để gìn giữ và phát triển mối quan hệ bạn hàng, Công ty May 40 cam kết chỉ cung cấp những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng của khách hàng”. Như vậy, vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty là một vấn đề vô cùng quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn. Vì những lý do trên tôi xin chọn đề tài: “Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty May 40” Chuyên đề gồm có 3 phần: Phần I: Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Phần II: Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm ở Công ty May 40. Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty May 40. Phần I : Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. I. Khái niệm, vai trò của chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp công nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường khi mà các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh với nhau trên mọi phương diện nhằm đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận thì vấn đề chất lượng sản phẩm ngày càng được các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm và sử dụng như là một thứ vũ khí chủ chốt để đánh bại các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Ngày càng có nhiều trường Đại học, Trung cấp... đưa vào giảng dậy, nghiên cứu về môn học chất lượng sản phẩm , có nhiều sách, báo viết về chất lượng sản phẩm đã cho thấy bước tiến quan trọng trong nhận thức của sinh viên cũng như của người tiêu dùng. I.1. Khái niệm và phân loại chất lượng sản phẩm. a> Khái niệm : Hiện nay, theo tài liệu của các nước trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng sản phẩm. Mỗi quan niệm đều có những căn cứ khoa học và thực tiễn khác nhau và có những đóng góp nhất định thúc đẩy khoa học quản trị chất lượng không ngừng phát triển và hoàn thiện. Tuỳ thuộc vào góc độ xem xét, quan niệm của mỗi nước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội và nhằm những mục tiêu khác nhau mà người ta đưa ra nhiều khái niệm về chất lượng sản phẩm khác nhau. Trước đây, các nước trong hệ thống XHCN nhận thức rằng: “chất lượng sản phẩm là tổng hợp những đặc tính kinh tế – kỹ thuật nội tại phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó đáp ứng những nhu cầu định trước cho nó trong những điều kiện xác định về kinh tế – kỹ thuật”. Về cơ bản quan điểm này phản ánh đúng bản chất của chất lượng. Ta có thể dễ dàng đánh giá được mức độ chất lượng sản phẩm đạt được, nhờ đó xác định rõ ràng những đặc tính và chỉ tiêu nào cần phải hoàn thiện. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm mới chỉ được xem xét một cách biệt lập, tách rời với thị trường, làm cho chất lượng sản phẩm không thực sự gắn với nhu cầu và sự biến động của nhu cầu trên thị trường với hiệu quả kinh tế và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Khiếm khuyết này xuất phát từ việc sản xuất theo kế hoạch, tiêu thụ theo kế hoạch của các nước XHCN. Sản phẩm sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường cho nên chất lượng sản phẩm không theo kịp nhu cầu thị trường nhưng vẫn tiêu thụ được. Hơn nữa, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nền kinh tế phát triển khép kín nên không có sự so sánh hay cạnh tranh về sản phẩm. Bước sang cơ chế thị trường, khi nhu cầu được coi là xuất phát điểm của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh (như một nhà kinh tế đã nói: sản xuất những gì mà người tiêu dùng cần chứ không sản xuất những gì mà ta có) thì định nghĩa trên không còn phù hợp nữa. Quan điểm về chất lượng phải được nhìn nhận một cách khách quan, năng động hơn. Tức là khi xem xét chất lượng sản phẩm phải gắn liền với nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường, với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Những quan niệm mới đó được gọi là quan niệm chất lượng sản phẩm hướng theo khách hàng. Lý thuyết này cho rằng: “ Chất lượng phụ thuộc vào cái nhìn đầu tiên của người sử dụng, vì vậy tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá chất lượng là khả năng thoả mãn những đòi hỏi, những yêu cầu của người sử dụng ”. Một số nhà kinh tế học phương Tây theo quan niệm này đã định nghĩa về chất lượng như sau: Feigenbaum: “ Chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính kỹ thuật, công nghệ và vận hành của sản phẩm, nhờ chúng mà sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm ”. Juran: “ Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với sử dụng, với công dụng ”. Phần lớn các chuyên gia về chất lượng trong nền kinh tế thị trường với chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với nhu cầu hay mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Các đặc điểm kinh tế – kỹ thuật phản ánh chất lượng sản phẩm khi chúng thoả mãn được những đòi hỏi của người tiêu dùng. Chỉ có những đặc tính đáp ứng được nhu cầu của hàng hoá mới là chất lượng sản phẩm. Mức độ đáp ứng nhu cầu là cơ sở để đánh giá trình độ chất lượng sản phẩm đạt được. Để phát huy mặt tích cực và khắc phục những hạn chế của các quan niệm trên, tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO) đã đưa ra khái niệm: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu hoặc tiềm ẩn”. ( Theo ISO 8402:1994 ) Dựa trên khái niệm này, Cục đo lường chất lượng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra khái niệm: “ Chất lượng sản phẩm của một sản phẩm nào đó là tổng hợp của tất cả các tính chất biểu thị giá trị sử dụng phù hợp với nhu cầu của xã hội trong những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định, đảm bảo các yêu cầu của người sử dụng nhưng cũng đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế và khả năng sản xuất của từng nước ”. (TCVN 5814 - 1994) Về thực chất, đây là khái niệm có sự kết hợp của những quan niệm trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Bởi vậy, các khái niệm trên đã được chấp nhận và sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, quan niệm chất lượng sản phẩm tiếp tục được phát triển, bổ sung hơn nữa. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhưng không phải theo đuổi chất lượng cao với bất cứ giá nào mà luôn có giới hạn về kinh tế – xã hội và công nghệ. Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm chắc các loại chất lượng sản phẩm. b> Phân loại chất lượng sản phẩm : - Chất lượng thiết kế: là giá trị thể hiện bằng các tiêu chuẩn chất lượng được phác thảo bằng các văn bản, bản vẽ. - Chất lượng tiêu chuẩn: là chất lượng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật của quốc gia, quốc tế, địa phương hoặc ngành. - Chất lượng thị trường: là chất lượng bảo đảm thoả mãn nhứng nhu cầu nhất định, mong đợi của người tiêu dùng. - Chất lượng thành phần: là chất lượng bảo đảm thoả mãn những nhu cầu mong đợi của một hoặc một số tầng lớp người nhất định. - Chất lượng phù hợp: là chất lượng phù hợp với ý thích, sở trường tâm lý người tiêu dùng. - Chất lượng tối ưu: là giá trị các thuộc tính của sản phẩm hàng hoá phù hợp với nhu cầu cuả xã hội nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. I.2. Vai trò của chất lượng sản phẩm Cơ chế thị trường tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển cuả các doanh nghiệp và nền kinh tế. Đồng thời, nó cũng đặt ra những thách thức đối với doanh nghiệp qua sự chi phối của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cạnh tranh. Nền kinh tế thị trường cho phép các doanh nghiệp tự do cạnh tranh với nhau trên mọi phương diện. Người tiêu dùng được tự do lựa chọn các sản phẩm theo yêu cầu, sở thích, khả năng mua của họ. Do đó, doanh nghiệp nào thu hút được khách hàng sử dụng sản phẩm của mình nhiều nhất thì doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và phát triển. Chính điều này đã tạo động lực to lớn buộc các doanh nghiệp ngày càng phải hoàn thiện để phục vụ khách hàng được tốt nhất. Đối với doanh nghiệp công nghiệp, chất lượng sản phẩm luôn luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chất lượng sản phẩm là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện chiến lược Marketing, mở rộng thị trường, tạo uy tín, danh tiếng cho sản phẩm cuả doanh nghiệp khẳng định vị trí của sản phẩm đó trên thị trường. Từ đó, người t iêu dùng sẽ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp và nếu có thể sẽ mở rộng thị trường ra nước ngoài. Hiệu quả kinh tế, sự thành công của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển sản xuất có năng suất cao, tiêu thụ với khối lượng lớn mà còn được tạo thành bởi sự tiết kiệm đặc biệt là tiết kiệm nguyên vật liệu, thiết bị và lao động trong quá trình sản xuất. Muốn làm được điều này, ta chỉ có thể thực hiện bằng cách luôn nâng cao chất lượng sản phẩm với mục tiêu “ làm đúng ngay từ đầu ” sẽ hạn chế được chi phí phải bỏ ra cho những phế phẩm. Việc làm này, không những đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp mà còn tác động tích cực đến nền kinh tế của đất nước thông qua việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm bớt những vấn đề về ô nhiễm môi trường. Nâng cao chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp đi sau tìm tòi nghiên cứu các tiến bộ khoa học – kỹ thuật và ứng dụng nó vào sản xuất – kinh doanh. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ nhằm giảm lao động sống, lao động quá khứ, tiết kiệm nguyên vật liệu và nâng cao năng lực sản xuất. Do vậy, giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm từ đó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh của mình là nâng cao lợi nhuận. Đây đồng thời cũng là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Khi doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao, có điều kiện đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động, tăng thu nhập cho họ, làm cho họ tin tưởng gắn bó với doanh nghiệp từ đó đóng góp hết sức mình vào công việc sản xuất – kinh doanh. Đối với nền kinh tế quốc dân. Việc tăng chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với việc người dân được tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng tốt hơn với tuổi thọ lâu dài hơn, góp phần làm giảm đầu tư chi phí cho sản xuất sản phẩm và hạn chế phế thải gây ô nhiễm môi trường. Riêng đối với ngành sản xuất những sản phẩm là tư liệu sản xuất, nếu chất lượng sản phẩm được tăng lên tức là nó đã góp phần đưa khoa học – kỹ thuật hiện đại và trang bị cho nền kinh tế quốc dân nhằm tăng năng suất lao động và kéo theo việc tăng chất lượng sản phẩm mà thiết bị đó sản xuất ra. Chất lượng sản phẩm không những làm tăng uy tín của nước ta trên thị trường quốc tế mà còn là cách để tăng cường nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất nước qua việc xuất khẩu sản phẩm đạt chất lượng cao ra nước ngoài. II. Đặc điểm và hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm II.1. Đặc điểm của chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là một phạm trù KT – XH, công nghệ tổng hợp. Nó luôn gắn bó chặt chẽ với những mong đợi của khách hàng và những xu hướng vận động của những mong đợi đó trên thị trường. Bởi vậy, chất lượng là một phạm trù có ý nghĩa tương đối, không phải là bất biến mà thường xuyên thay đổi theo thời gian và không gian. Chất lượng có thể cao trong thời điểm này nhưng sẽ không còn cao nữa đối với giai đoạn sau hoặc chất lượng cao ở thị trường này nhưng không cao đối với thị trường khác. Khi nói đến chất lượng, cần phân biệt rõ đặc tính chất lượng chủ quan và khách quan của sản phẩm. + Đặc tính khách quan thể hiện trong chất lượng tuân thủ thiết kế. Khi sản phẩm sản xuất ra có những đặc tính kinh tế – kỹ thuật càng gắn với tiêu chuẩn thiết kế thì chất lượng càng cao, được phản ánh thông qua tỷ lệ phế phẩm, sản phẩm hỏng, loại bỏ sản phẩm không đạt yêu cầu thiết kế. Loại chất lượng này phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất, đặc điểm và trình độ công nghệ, trình độ tổ chức quản lý , sản xuất của các doanh nghiệp. Loại chất lượng này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh về giá cả của sản phẩm. II.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm Khi nói đến chất lượng của một sản phẩm, ta cần phải xem xét thông qua các chỉ tiêu đặc trưng nội tại và bên ngoài sản phẩm thì mới khách quan và chính xác được. Mỗi sản phẩm được đặc trưng bởi các tính chất, đặc điểm là những đặc tính khách quan của sản phẩm thể hiện trong quá trình hình thành và sử dụng sản phẩm đó. Mỗi tính chất được biểu thị bởi các chỉ tiêu cơ, lý, hoá nhất định, có thể đo lường đánh giá được. Từ đó, ta so sánh giữa các sản phẩm với nhau trên cùng một tiêu chí để nhận ra sản phẩm nào đạt chất lượng cao hơn. Điều này cho chúng ta thấy quan điểm sai lầm khi cho rằng chất lượng sản phẩm là cái không thể đo lường, đánh giá được. Hệ thống chỉ tiêu đó bao gồm: - Chỉ tiêu chức năng, công dụng của sản phẩm: Đó chính là những đặc tính cơ bản của sản phẩm đưa lại những lợi ích nhất định về giá trị sử dụng, tính hữu ích của chúng đáp ứng được những đòi hỏi cần thiết của người tiêu dùng. - Chỉ tiêu tin cậy: đặc trưng cho thuộc tính của sản phẩm giữ được khả năng làm việc chính xác, tin tưởng trong một khoảng thời gian xác định. - Chỉ tiêu tuổi thọ: thể hiện thời gian tồn tại có ích của sản phẩm trong quá trình đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. - Chỉ tiêu lao động học: đặc trưng cho quan hệ giữa người và sản phẩm như các chỉ tiêu: vệ sinh, nhân chủng, sinh lý của con người có liên quan đến quá trình sản xuất và sinh hoạt. - Chỉ tiêu thẩm mỹ: đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức và sự hài hoà về kết cấu. - Chỉ tiêu công nghệ: đặc trưng cho quá trình chế tạo, đảm bảo tiết kiệm lớn nhất các chi phí. - Chỉ tiêu thống nhất hoá: đặc trưng cho mức độ sử dụng sản phẩm, các bộ phận được tiêu chuẩn hoá, thống nhất hoá và mức độ thống nhất với các sản phẩm khác. - Chỉ tiêu sinh thái: đặc trưng cho độ độc hại của sản phẩm tác động đến môi trường khi sử dụng. - Chỉ tiêu an toàn: đặc trưng cho tính đảm bảo an toàn về sức khoẻ cũng như tính mạng cuả người sản xuất và người tiêu dùng. - Chỉ tiêu chi phí, giá cả: đặc trưng cho hao phí xã hội cần thiết để tạo lên sản phẩm. Các chỉ tiêu này không tồn tại độc lập, tách rời mà còn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vai trò, ý nghĩa của từng chỉ tiêu rất khác nhau đối với những sản phẩm khác nhau. Mỗi loại sản phẩm cụ thể sẽ có những chỉ tiêu mang tính trội và quan trọng hơn những chỉ tiêu khác. Mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn và quyết định những chỉ tiêu quan trọng nhất, phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp để làm ra được những sản phẩm mang sắc thái riêng biệt, độc đáo khác với những sản phẩm đồng loại trên thị trường. Ngoài ra, để đánh giá, phân tích tình hình thực hiện chất lượng giữa các bộ phận, giữa các thời kỳ sản xuất ta còn có các chỉ tiêu so sánh như sau: - Tỉ lệ sai hỏng để phân tích tình hình sai hỏng trong sản xuất: + Dùng thước đo hiện vật để tính, ta có công thức: Trong đó, số sản phẩm hỏng bao gồm sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được. + Dùng thước đo giá trị để tính, ta có công thức: Trong đó, chi phí sản phẩm hỏng bao gồm chi phí về sản phẩm sửa chữa được và chi phí về sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Trên cơ sở tính toán về tỉ lệ sai hỏng đó ta có thể so sánh giữa ký này với kỳ trước, hoặc giữa năm nay với năm trước. Nếu tỉ lệ sai hỏng kỳ này so với kỳ trước mà nhỏ hơn tức là chất lượng kỳ này tốt hơn kỳ trước và ngược lại. - Dùng thứ hạng chất lượng sản phẩm : để so sánh thứ hạng chất lượng sản phẩm của kỳ này so với kỳ trước người ta căn cứ vào mặt công dụng, thẩm mỹ và các chỉ tiêu về mặt cơ, lý, hoá của sản phẩm. Nếu thứ hạng kém thì được bán với mức giá thấp, còn nếu thứ hạng cao thì sẽ bán được với giá cao. Để đánh giá thứ hạng chất lượng sản phẩm ta có thể sử dụng phương pháp giá đơn vị bình quân. Công thức tính như sau: Trong đó : P : Giá đơn vị bình quân. Pki : Giá đơn vị kỳ gốc của thứ hạng i. Qi : Số lượng sản phẩm sản xuất của thứ hạng i. Theo phương pháp này, ta tính giá đơn vị bình quân của kỳ phân tích và kỳ kế hoạch. Sau đó, so sánh giá đơn vị bình quân kỳ phân tích so với kỳ kế hoạch. Nếu giá đơn vị bình quân kỳ phân tích cao hơn kỳ kế hoạch ta kết luận doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch chất lượng sản phẩm và ngược lại. Để sản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó, doanh nghiệp phải xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm , phải đăng ký và được các cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm nhà nước ký duyệt. Tuỳ theo từng loại sản phẩm, từng điều kiện của doanh nghiệp mà xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sao cho đáp ứng được yêu cầu của nhà quản lý và người tiêu dùng. III. Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. III.1. Các nhân tố tác động đến chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng cuả nhiều nhân tố khác nhau. Có thể chia thành hai nhóm nhân tố chủ yếu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. a> Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. Nhu cầu thị trường: Nhu cầu là xuất phát điểm của quá trình quản lý chất lượng tạo động lực, định hướng cho cải tiến và hoàn thiện chất lượng sản phẩm. Cơ cấu tính chất, đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm có thể được đánh giá cao ở thị trường này nhưng lại không cao ở thị trường khác. Thông thường, khi mức sản phẩm xã hội còn thấp, các sản phẩm khan hiếm thì yêu cầu của người tiêu dùng chưa cao. Họ chưa quan tâm tới sản phẩm có chất lượng cao. Nhưng khi đời sống xã hội tăng lên thì đòi hỏi về chất lượng sản phẩm ngày càng cao, ngoài tính năng sử dụng còn yêu cầu cả tính năng thẩm mỹ, an toàn...Người ta sẵn sàng mua với giá cao để có được những sản phẩm ưng ý. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải sản xuất những sản phẩm có chất lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Để làm được việc này, doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiêm túc, thận trọng công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường, phân tích môi trường KT – XH, xác định chính xác nhận thức của khách hàng, thói quen, truyền thống, phong tục tập quán, lối sống văn hoá, mục đích sử dụng sản phẩm, khả năng thanh toán, ...nhằm đưa ra những sản phẩm phù hợp với từng loại thị trường; có như vậy doanh nghiệp mới đáp ứng được tốt nhất những yêu cầu, đòi hỏi của từng loại khách hàng. Lúc này việc nâng cao chất lượng sản phẩm mới đi đúng hướng. Trình độ tiến bộ khoa học – công nghệ :Trong thời đại ngày nay, sự tiến bộ khoa học – công nghệ có ảnh hưởng mạnh mẽ và quyết định đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm . Nhờ những thành tựu khoa học mà các sản phẩm có được độ bền cao hơn, chính xác hơn với những nguyên vật liệu rẻ hơn, tốt hơn. Từ đó, tiến tới ngày càng hoàn thiện sản phẩm đáp ứng gần như triệt để yêu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp công nghiệp có đặc trưng chủ yếu là sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị khác nhau để sản xuất ra sản phẩm, do vậy, khoa học – công nghệ có ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động và là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Cơ chế quản lý , chính sách : Khả năng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào cơ chế quản lý của mỗi nước. Cơ chế quản lý vừa là môi trường, vừa là điều kiện cần thiết tác động đến phương hướng, tốc độ cải tiến chất lượng sản phẩm. Thông qua cơ chế và các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi, kích thích: - Tính độc lập, tự chủ sáng tạo trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp. - Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư, thay đổi trang thiết bị công nghệ và hình thành môi trường thuận lợi cho huy động công nghệ mới, tiếp thu ứng dụng những phương pháp quản trị chất lượng hiện đại. - Tạo sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các doanh nghiệp, kiên quyết loại bỏ những doanh nghiệp chỉ muốn kiếm được lợi nhuận qua việc sản xuất hàng giả, hàng nhái. - Nhà nước còn tác động mạnh mẽ đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc công nhận sở hữu độc quyền các phát minh, cải tiến nhằm ngày càng hoàn thiện sản phẩm. - Nhà nước quy định các tiêu chuẩn về chất lượng tối thiểu mà các doanh nghiệp cần đạt được thông qua việc đăng ký chất lượng để sản xuất. Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên có thể làm thay đổi tính chất cơ, lý, hoá của sản phẩm qua. - Khí hậu, các tia bức xạ mặt trời có thể làm thay đổi màu sắc mùi vị của sản phẩm hay các loại nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm. - Mưa, gió, bão làm cho sản phẩm bị ngấm nước gây ố, mốc; độ ẩm cao, quá trình ôxy hoá mạnh gây ra gỉ sét, xám xỉn...làm biến đổi hoặc giảm chất lượng sản phẩm . - Vi sinh vật, côn trùng chủ yếu tác động vào quá trình lên men, độ tươi sống hay an toàn vệ sinh thực phẩm. Như vậy, các doanh nghiệp cần chú ý bảo quản sản phẩm của mình nhằm tránh mọi sự giảm giá trị sản phẩm do các điều kiện môi trường tự nhiên gây ra. Thông qua việc hiểu rõ tính chất cơ, lý, hoá của sản phẩm để phòng tránh và giữ gìn sản phẩm tốt hơn. Nhân tố kinh tế – xã hội : - Vấn đề về kinh tế của người tiêu dùng cũng như thói quen, tập quán sử dụng sản phẩm cũng ảnh hưởng mạnh đến chất lượng sản phẩm mà các nhà sản xuất phải cố gắng đáp ứng. Khi mà mức thu nhập của người dân được nâng cao dẫn đến số tiền dùng chi tiêu cho việc mua sắm sản phẩm phục vụ cho đời sống của họ cũng nâng cao. Họ sẵn sàng trả giá cao để có được sản phẩm tốt nhất. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, họ có thể bán sản phẩm với giá cao, với điều kiện đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của họ có nghĩa là chất lượng sản phẩm phải đảm bảo. - Về mặt xã hội: Đối với người tiêu dùng có độ tuổi khác nhau, trình độ nhận thức khác nhau, phong cách tiêu dùng sản phẩm khác nhau dễ gây ra trào lưu mua bán các loại sản phẩm khác nhau làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp. b> Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp. Lực lượng lao động trong doanh nghiệp : Đây là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Dù trình độ công nghệ có hiện đại đến đâu nhân tố con người vẫn được coi là nhân tố căn bản nhất tác động đến hoạt động quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi người lao động chính là người sử dụng máy móc thiết bị để sản xuất ra sản phẩm. Bên cạnh đó, có rất nhiều tác động, thao tác phức tạp đòi hỏi kỹ thuật khéo léo, tinh tế mà chỉ có con người mới có thể làm được. Hiện nay, rất nhiều nhà kinh tế đã đề ra phương hướng quản trị chất lượng dựa trên nguyên tắc coi trọng yếu tố con người. Trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật và sự phối hợp hành động giữa các thành viên trong doanh nghiệp tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Khả năng về công nghệ, máy móc thiết bị của doanh nghiệp : Đối với những doanh nghiệp công nghiệp, máy móc và công nghệ sản xuất luôn là một trong những yếu tố cơ bản có tác động mạnh mẽ nhất đến chất lượng sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp đã coi công nghệ là chìa khoá của sự phát triển. Quả đúng như vậy, trong thời đại ngày nay khi mà nền khoa học – kỹ thuật trên thế giới phát triển mạnh mẽ thì việc ứng dụng những thành tựu đó vào sản xuất đã làm cho sản phẩm có được độ chính xác hơn, bền hơn, đẹp hơn... Mức độ CLSP trong mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ hiện đại, tính đồng bộ của máy móc, tình hình bảo dưỡng. Với những doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất đồng loạt, có tính tự động hoá cao thì có khả năng rút giảm được lao động sống mà vẫn tăng năng suất lao động. Vật tư, nguyên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư, nguyên liệu của doanh nghiệp : Nguyên vật liệu là một yếu tố tham gia trực tiếp cấu thành thực thể của sản phẩm. Những đặc tính của nguyên liệu sẽ được đưa vào sản phẩm vì vậy chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Không thể có sản phẩm tốt từ nguyên vật liệu kém chất lượng. Ngoài ra, hệ thống cung ứng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Mỗi sản phẩm được hình thành từ nhiều loại chi tiết, nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau, do vậy việc cấp phát nguyên vật liệu từ kho xuống các đơn vị sản xuất một cách chính xác, kịp thời và đồng bộ là điều hết sức quan trọng tạo điều kiện thuận lợi, tận dụng có hiệu quả công suất của máy móc, thiết bị và thời gian lao động của công nhân, trên cơ sở đó nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp: Trình độ quản trị nói chung và trình độ quản trị chất lượng nói riêng là một trong những nhân tố cơ bản góp phần đẩy nhanh tốc độ cải tiến, hoàn thiện chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nếu nhận thức được rõ vai trò của chất lượng trong cuộc chiến cạnh tranh thì doanh nghiệp đó sẽ có đường lối, chiến lược kinh doanh quan tâm đến vấn đề chất lượng. Trên cơ sở đó, các cán bộ quản lý tạo ra sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa các khâu, các yếu tố của quá trình sản xuất nhằm mục đích cao nhất là hoàn thiện chất lượng sản phẩm. Trình độ của cán bộ quản trị sẽ ảnh hưởng đến khả năng xác định chính sách, mục tiêu chất lượng và cách thức tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch chất lượng. Cán bộ quản lý phải biết cách làm cho mọi công nhân hiểu được việc đảm bảo và nâng cao chất lượng không phải là riêng của bộ phận KCS hay của một tổ công nhân sản xuất mà nó phải là nhiệm vụ chung của toàn doanh nghiệp. Đồng thời, công tác quản lý chất lượng tác động mạnh mẽ đến công nhân sản xuất thông qua chế độ khen thưởng hay phạt hành chính để từ đó nâng cao ý thức lao động và tinh thần cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. III.2. Các biện pháp chủ yếu nâng cao chất lượng sản phẩm đối với các doanh nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất ở nước ta có một điểm yếu cơ bản đó là trang thiết bị máy móc lạc hậu, hư hỏng nhiều, lao động thủ công vẫn chiếm tỉ lệ cao. Điều này đã hạn chế sự phát triển sản xuất, làm giảm năng suất lao động cũng như không đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vì lẽ đó, các mặt hàng sản phẩm sản xuất tại Việt Nam rất khó tìm được chỗ đứng trên thị trường thế giới. Hơn nữa, nhờ thành tựu khoa học – kỹ thuật mà hàng hoá được sản xuất với hàm lượng kỹ thuật cao do các nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam tác động mạnh mẽ đến tâm lý người tiêu dùng theo hướng chất lượng cao và hiện đaị hơn. Giải pháp cơ bản nhưng đặc biệt quan trọng hiện nay là cần phải ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất để cải tạo toàn bộ nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Sản phẩm hàng hoá là kết quả của sự tác động của con người vào đối tượng lao động thông qua các công cụ lao động. Việc ứng dụng rộng rãi khoa học – kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất, vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ ... trực tiếp tạo điều kiện cho quá trình sản xuất có được các sản phẩm đạt chất lượng cao, hiện đại, phù hợp với xu thế tiêu dùng. Đây là một hướng đi đạt hiệu quả nhất và cũng tạo được chỗ đứng vững nhất trong cuộc chiến cạnh tranh. Để có thể ứng dụng thành công những tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất một cách có hiệu quả, các doanh nghiệp có thể tiến hành theo cách như sau: Thứ nhất: Tập trung huy động vốn tự có, vốn vay để từng bước mua sắm và đổi mới cơ sở vật chất của doanh nghiệp bao gồm: hệ thống dây chuyền sản xuất, công nghệ, hệ thống đo lường và kiểm tra chất lượng. Khi áp dụng biện pháp này, doanh nghiệp cần phải cẩn thận khi chọn mua các loại máy móc công nghệ tránh mua phải đồ lạc hậu, tiêu tốn nguyên liệu ... phải xem xét mối quan hệ vốn – công nghệ – tiêu thụ. Thứ hai: Trong điều kiện hạn chế về vốn, các doanh nghiệp có thể tập trung cải tiến chất lượng theo hướng động viên công nhân trong doanh nghiệp phát huy nội lực, chịu khó tìm tòi, học hỏi để có được những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng cường bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị, quản lý kỹ thuật để có thể sử dụng máy móc thiết bị được lâu dài. Thứ ba: Có chính sách, quy chế tuyển chọn, bồi dưỡng trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài. Đảm bảo điều kiện cho cán bộ khoa học yên tâm vào việc nghiên cứu, tổ chức tốt thông tin khoa học, đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ cho sản xuất, liên kết giữa khoa học và đào tạo với sản xuất kinh doanh. Phát huy ý thức, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân. Chất lượng sản phẩm làm ra chịu ảnh hưởng quyết định bởi trình độ tay nghề của người công nhân làm ra. Trong điều kiện ngày nay, khi nhiều doanh nghiệp đã thay đổi công nghệ sản xuât, hiện đại hoá trang thiết bị thì vấn đề đặt ra là người công nhân phải có trình độ, hiểu biết để sử dụng tốt các trang thiết bị mới. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần nâng cao ý thức của người lao động, giúp cho họ hiểu được vai trò của họ đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể, ban giám đốc cần đề ra các tiêu chuẩn cụ thể đối với việc tuyển chọn lực lượng công nhân đầu vào. Các công nhân phải thoả mãn yêu cầu của công việc sau một thời gian thử việc và phải đảm bảo sức khỏe. Để không ngừng nâng cao về tri thức, trình độ nghề nghiệp. Doanh nghiệp nên tuyển chọn những cán bộ quản lý , công nhân sản xuất trực tiếp đi đào tạo nâng cao tại các trường đại học, cao đẳng và trung học dạy nghề... theo từng đợt hợp lý không ảnh hưởng đến công tác, sản xuất. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề để lựa chọn người làm gương sáng tron._.g lao động và học tập để phát động phong trào thi đua, sản xuất trong toàn doanh nghiệp. Thực hiện tốt điều này không những làm cho chất lượng sản phẩm được bảo đảm, mà còn tạo ra năng suất lao động cao hơn giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định và từng bước mở rộng thị trường. Tăng cường quản lý các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý kỹ thuật. Đội ngũ cán bộ quản lý là bộ phận cấp cao trong doanh nghiệp. Vì vậy, họ phải là những người đi đầu trong các hoạt động, các phong trào hướng dẫn người lao động hiểu rõ từng việc làm cụ thể. Ban giám đốc phải nhận rõ vai trò của mình trong việc cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó, đề ra đường lối chiến lược, từng bước dìu dắt doanh nghiệp vươn lên. Bộ máy quản lý là yếu tố chủ yếu của quá trình kiểm tra và kiểm soát. Bộ máy quản lý tốt là bộ máy phải dựa vào lao động quản lý có kinh nghiệm, năng lực, có trách nhiệm đối với sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Phải biết cách huy động khả năng của công nhân vào quá trình cải tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp tác khoa học – kỹ thuật trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao khả năng công nghệ, trình độ quản lý và trình độ sản xuất. Cán bộ quản lý phải đi sâu, đi sát hiểu rõ nhu cầu, nguyện vọng của người công nhân và cố gắng đáp ứng càng đầy đủ càng tốt, phải có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Bộ máy quản lý phải làm cho mọi thành viên trong doanh nghiệp hiểu được vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm là nhiệm vụ chung của mọi phòng, ban cũng như của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường để định hướng chất lượng sản phẩm. Nhu cầu của con người là vô tận mà các doanh nghiệp dù cố gắng đến đâu cũng khó có thể chiều lòng được đòi hỏi của người tiêu dùng. Do vậy, ta nên đi sâu vào giải quyết một cách hài hoà nhất giữa những mong muốn của khách hàng với khả năng sản xuất có thể đáp ứng được của doanh nghiệp. Để làm tốt điều này, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường để phân đoạn thị trường, từng loại khách hàng có những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau để có thể phục vụ tận tình, chu đáo hơn. Các doanh nghiệp nên thành lập một phòng Marketing chuyên nghiên cứu về khách hàng, nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh ... để tìm ra các thông tin về sản phẩm mới, mức độ cạnh tranh ... để đưa ra các chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối và khuyếch trương. Đây là một trong những phòng ban tuy chỉ mới được coi trọng trong những năm gần đây nhưng nó đã cho thấy hiệu quả to lớn qua việc giải quyết tốt vấn đề phù hợp giữa giá cả, chất lượng và thị trường. IV. Quản trị chất lượng sản phẩm một lĩnh vực quan trọng để bảo đảm nâng cao chất lượng sản phẩm. IV.1. Bản chất và đặc điểm của quản trị chất lượng sản phẩm. Khoa học quản trị chất lượng được phát triển và hoàn thiện liên tục thể hiện ngày càng đầy đủ hơn bản chất tổng hợp, phức tạp của vấn đề chất lượng - Quan điểm phương Tây cho rằng: quản lý chất lượng là một hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong những tổ chức, trên một đơn vị kinh tế chịu trách nhiệm triển khai các thông số chất lượng thoả mãn hoàn toàn nhu cầu của người tiêu dùng. - Theo quan niệm của người Nhật: Quản lý chất lượng là hệ thống các biện pháp công nghệ sản xuất tạo điều kiện sản xuất kinh tế nhất những sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng với chi phí thấp nhất. Hiện nay, chúng ta có một số phương pháp quản trị chất lượng như: quản trị chất lượng đồng bộ (TQM), quản trị chất lượng rộng rãi toàn công ty (CWQM), quản trị chiến lược chất lượng (SQM) ... Mỗi phương pháp có những quan niệm khác nhau về cách thức quản trị. Chúng cũng có những ưu điểm khác nhau. Tuy nhiên, quan niệm chung nhất, khá toàn diện và được chấp nhận rộng rãi hiện nay do tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO) đưa ra như sau: “ Quản trị chất lượng là một tập hợp những hoạt động của chức năng quản trị chung nhằm xác định chính sách chất lượng mục đích, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng những phương tiện như lập kế hoạch, điều khiển chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng ”. Quản trị chất lượng phải được thực hiện thông qua một cơ chế nhất định bao gồm hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đặc trưng về kinh tế – kỹ thuật biểu thị mức độ thoả mãn nhu cầu thị trường, một hệ thống tổ chức điều khiển và hệ thống chính sách khuyến khích phát triển chất lượng. Chất lượng được duy trì đánh giá thông qua việc sử dụng các phương pháp thông kê trong quản trị chất lượng. Trước đây, trong các doanh nghiệp công nghiệp người ta thường coi công tác quản lý chất lượng sản phẩm là một chức năng riêng cuả phòng KCS, các cán bộ nhân viên của phòng này thường xuyên giám sát, thanh tra, kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm. Từ đó phân loại chất lượng, gạt bỏ những sản phẩm không phù hợp với yêu cầu. Đó là một quan niệm gây lãng phí vì nó làm cho doanh nghiệp đầu tư thời gian,nguyên vật liệu ... vào những sản phẩm hoặc dịch vụ mà không phải bao giờ cũng đảm bảo được. Việc làm này không loại bỏ tận gốc được sai lầm trong sản xuất, nó chỉ mang tính chất loại bỏ sản phẩm kém chất lượng. Do đó, quản trị chất lượng theo kiểu này không phục vụ nhiều cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Quản trị chất lượng hiện đại cho rằng vấn đề chất lượng sản phẩm được đặt ra và giải quyết trong phạm vi toàn bộ hệ thống bao gồm tất cả các khâu, các quá trình từ nghiên cứu thiết kế đến chế tạo và tiêu dùng sản phẩm. Quản trị chất lượng là một quá trình liên tục mang tính chất hệ thống thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa doanh nghiệp với môi trường bên ngoài. IV.2. Những yêu cầu chủ yếu trong quản lý chất lượng - Chất lượng phải thực sự trở thành mục tiêu hàng đầu có vai trò trung tâm trong hoạt động của các doanh nghiệp. Cần có sự cam kết, quyết tâm thực hiện của mọi thành viên trong doanh nghiệp, đặc biệt quan trọng là sự cam kết của giám đốc. - Coi chất lượng là nhận thức của khách hàng. Mức độ thoả mãn nhu cầu khách hàng chính là mức độ chất lượng đạt được. Khách hàng là người đánh giá, xác định mức độ chất lượng đạt được chứ không phải các nhà quản lý hay người sản xuất. - Tập trung vào yếu tố con người, con người là nhân tố cơ bản có ý nghĩa quyết định đến tạo ra và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Tất cả mọi người từ giám đốc, các cán bộ quản lý và người lao động đều có vai trò và trách nhiệm về chất lượng. Cần nâng cao về nhận thức tinh thần trách nhiệm, đào tạo tay nghề cho cán bộ , công nhân sản xuất. - Đảm bảo tính đồng bộ và toàn diện. Công tác quản lý chất lượng phải là kết quả của một hệ thống các giải pháp mang tính đồng bộ. Phải có sự phối hợp nhịp nhàng đầy trách nhiệm giữa các khâu, các bộ phận vì mục tiêu chất lượng. Tạo ra sự quyết tâm, nhất quán, thống nhất trong phương hướng chiến lược và phương châm hành động trong ban giám đốc. - Sử dụng vòng tròn chất lượng và các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng. - Quản lý chất lượng thực hiện bằng hành động và cần văn bản hoá các hoạt động có liên quan đến chất lượng. VI.3. Nội dung của công tác quản lý chất lượng VI.3.1 Thực hiện vòng tròn Deming(PDCA) Hình1. Vòng tròn Deming (PDCA) Theo phương pháp này, cán bộ quản lý thiết lập được vòng tròn Deming và kết thúc mỗi quá trình thực hiện chúng ta có thể ghi ra thành văn bản trong nội bộ doanh nghiệp, sau đó ta soát xét lại những tiêu chuẩn đã thực hiện được ở trên và áp dụng vòng tròn mới. Quá trình này được thực hiện lặp đi lặp lại thành một vòng tuần hoàn liên tục, nhờ đó làm cho chất lương các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện, cải tiến và đổi mới. Hoạch định chiến lược (P). Đây là giai đoạn đầu tiên của quản trị chất lượng. Hoạch định chất lượng chính xác, đầy đủ sẽ giúp định hướng tốt các hoạt động tiếp theo bởi vì tất cả chúng đều phụ thuộc vào các kế hoạch. Nếu kế hoạch ban đầu được xác định tốt thì sẽ cần ít các hoạt động phải điều chỉnh và các hoạt động sẽ được điều khiển một cách có hiệu quả hơn. Hoạch định chất lượng được coi là chức năng quan trọng nhất cần ưu tiên hàng đầu hiện nay. Hoạch định chất lượng là hoạt động xác định mục tiêu chất lượng sản phẩm. Hoạch định chất lượng cho phép xác định mục tiêu, phương hướng phát triển chất lượng cho toàn công ty theo một hướng thống nhất. Tạo điều kiện khai thác, sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực và tiềm năng trong dài hạn góp phần giảm chi phí cho chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới. Nội dung chủ yếu của hoạch định chất lượng bao gồm. - Xây dựng chương trình, chiến lược và chính sách chất lượng và kế hoạch hoá chất lượng. - Xác định vai trò của chất lượng trong chiến lược sản xuất. Cách tiếp cận được sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc tác nghiệp cần bổ sung cho chiến lược tổng quát của doanh nghiệp. - Xác định những yêu cầu chất lượng phải đạt tới ở từng giai đoạn nhất định, tức là phải xác định được sự thống nhất giữa thoả mãn nhu cầu thị trường với những điều kiện môi trường kinh doanh cụ thể nhất định với chi phí tối ưu. - Đề ra phương hướng, kế hoạch cụ thể để thực hiện được những mục tiêu chất lượng đề ra. - Cuối cùng là xác định kết quả dài hạn của những biện pháp thực hiện. Khi hình thành các kế hoạch chất lượng cần phải cân đối tính toán các nguồn lực như: lao động, nguyên vật liệu và nguồn tài chính cần thiết để thực hiện những mục tiêu, kế hoạch. Dự tính trước và đưa chúng vào thành một bộ phận không thể tách rời trong kế hoạch sản xuất – kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện . Tổ chức thực hiện có ý nghĩa quyết định đến việc biến các kế hoạch chất lượng thành hiện thực. Thực chất đây là quá trình triển khai thực hiện các chính sách, chiến lược và kế hoạch chất lượng thông qua các hoạt động, những kỹ thuật, phương tiện, phương pháp cụ thể nhằm bảo đảm CLSP theo đúng những yêu cầu kế hoạch đã đặt ra. Những bước sau đây cần được tiến hành theo trật tự nhằm đảm bảo rằng các kế hoạch sẽ được điều khiển một cách hợp lý. - Tạo sự nhận thức một cách đầy đủ về mục tiêu chất lượng và sự cần thiết, lợi ích của việc thực hiện các mục tiêu đó đối với những người có trách nhiệm. - Giải thích cho mọi người biết rõ, chính xác những nhiệm vụ, kế hoạch chất lượng cụ thể, cần thiết phải thực hiện cho từng giai đoạn. - Tổ chức những chương trình đào tạo và giáo dục, cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết đối với việc thực hiện kế hoạch. - Xâydựng, ban hành hệ thống tiêu chuẩn quy trình bắt buộc. - Cung cấp đầy đủ các nguồn lực ở những nơi, những lúc cần thiết, có những phương tiện kỹ thuật để kiểm soát chất lượng. Kiểm tra chất lượng. Để đảm bảo rằng các mục tiêu chất lượng dự kiến được thực hiện theo đúng yêu cầu, kế hoạch đặt ra trong quá trình tổ chức thực hiện, cần tiến hành các hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng. Đó là hoạt động theo dõi thu nhập, phát hiện và đánh giá những khuyết tật của sản phẩm. Mục đích của kiểm tra là tìm kiếm, phát hiện những nguyên nhân gây ra khuyết tật của sản phẩm và sự biến thiên của quá trình để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động này gồm: - Theo dõi tình hình thực hiện, tổ chức thu thập thông tin và các dữ kiện cần thiết về chất lượng thực hiện. - Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng và xác định mức độ chất lượng đạt được trong thực tế cuả doanh nghiệp. - So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện các sai lệch và đánh giá các sai lệch đó trên các phương diện kinh tế – kỹ thuật và xã hội. - Phân tích các thông tin nhằm tìm kiếm và phát hiện các nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện đi chệch so với kế hoạch đặt ra. Khi thực hiện kiểm tra các kết quả thực hiện kế hoạch cần phải đánh giá 2 vấn đề cơ bản sau: - Sự tuân thủ các mục tiêu kế hoạch và nhiệm vụ đã đề ra. Đó là việc tuân thủ các quy trình và kỷ luật công nghệ, duy trì và cải tiến các tiêu chuẩn tính khả thi và độ tin cậy trong việc thực hiện kế hoạch chất lượng. - Tính chính xác, hợp lý của bản thân các kế hoạch. Nếu mục tiêu không đạt được có nghĩa là một trong hai hoặc cả hai điều kiện trên không được thoả mãn. Cần thiết phải xác định rõ nguyên nhân để đưa ra những hoạt động điều chỉnh khác nhau cho thích hợp. Có nhiều phương pháp để kiểm tra CLSP như: phương pháp thử nghiệm, phương pháp cảm quan, phương pháp dùng thử, phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê. Hoạt động điều chỉnh và cải tiến. Hoạt động điều chỉnh nhằm làm cho các hoạt động của hệ thống doanh nghiệp có khả năng thực hiện đựơc những tiêu chuẩn chất lượng đề ra, đồng thời cũng là hoạt động đưa chất lượng sản phẩm thích ứng với tình hình mới nhằm giảm dần khoảng cách giữa những mong muốn của khách hàng và thực tế chất lượng đạt được, thoả mãn nhu cầu của khách hàng ở mức cao hơn. Các bước công việc chủ yếu là: - Xác định những đòi hỏi cụ thể về cải tiến chất lượng từ đó xây dựng các dự án cải tiến chất lượng. - Cung cấp các nguồn lực cần thiết như tài chính, kỹ thuật, lao động. - Động viên, đào tạo và khuyến khích các quá trình thực hiện dự án cải tạo chất lượng. Khi các chỉ tiêu không đạt được, cần phải phân tích tình hình nhằm xác định xem vấn đề thuộc về kế hoạch hay việc thực hiện kế hoạch để tìm ra nguyên nhân sai sót từ đó tiến hành các hoạt động điều chỉnh. Sửa lại những phế phẩm và phát hiện những sai sót trong thực hiện bằng việc làm thêm giờ đều là những hoạt động nhằm khắc phục hậu quả chứ không phải xoá bỏ nguyên nhân. Để phòng tránh các phế phẩm, ngay từ đầu phải tìm và loại bỏ những nguyên nhân từ khi chúng còn ở dạng tiềm tàng. Khi cần thiết có thể điều chỉnh mục tiêu chất lượng. Thực chất đó là quá trình cải tiến chất lượng cho phù hợp với điều kiện và môi trường kinh doanh mới của doanh nghiệp. Quá trình cải tiến thực hiện theo các hướng chủ yếu sau: - Thay đổi quá trình nhằm giảm khuyết tật. - Thực hiện công nghệ mới. - Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm. Yêu cầu đặt ra với cải tiến chất lượng là tiến hành cải tiến đặc điểm sản phẩm, đặc điểm quá trình nhằm làm giảm những sai sót, trục trặc trong thực hiện và giảm tỷ lệ khuyết tật của sản phẩm. VI.3.2. Quản trị chất lượng trong các khâu Quản trị chất lượng sản phẩm là một hoạt động sâu rộng bao trùm từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng thông qua công tác kiểm tra. Quản trị chất lượng trong khâu thiết kế: Đây là phân hệ đầu tiên trong quản trị chất lượng. Những thông số kinh tế – kỹ thuật thiết kế đã được phê chuẩn là tiêu chuẩn chất lượng quan trọng mà sản phẩm sản xuất ra phải tuân thủ. Chất lượng thiết kế sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng của mỗi một sản phẩm. Để thực hiện được mục tiêu đó, những nhiệm vụ quan trọng sau đây cần phải được tiến hành. - Tập hợp, tổ chức phối hợp giữa các nhà thiết kế, các nhà quản trị Marketing tài chính, cung ứng để thiết kế sản phẩm. Chuyển hoá những đặc điểm nhu cầu của khách hàng thành đặc điểm của sản phẩm. Thiết kế là quá trình nhằm đảm bảo thực hiện những đặc điểm sản phẩm đã được xác định để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Kết quả của thiết kế là các quá trình, đặc điểm sản phẩm, các bản đồ thiết kế và ích lợi của sản phẩm đó. - Đưa ra các phương án khác nhau về các đặc điểm sản phẩm có thể đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Có thể kết hợp từ nghiên cứu với cải tiến sản phẩm và để ra những sản phẩm mới. - Thử nghiệm và kiểm tra các phương án nhằm chọn ra phương án tối ưu - Quyết định những đặc điểm đã lựa chọn. Các đặc điểm cuả sản phẩm thiết kế phải đáp ứng được các yêu cầu sau: + Đáp ứng nhu cầu của khách hàng. + Thích hợp với khả năng. + Đảm bảo tính cạnh tranh. + Tối thiểu hoá chi phí. - Những chỉ tiêu chủ yếu cần kiểm tra là: + Trình độ chất lượng sản phẩm. + Chỉ tiêu tổng hợp về tài liệu thiết kế, công nghệ và chất lượng chi thức. + Hệ số khuyết tật của sản phẩm thử, chất lượng cho sản phẩm hàng loạt. Quản trị chất lượng trong khâu cung ứng: Mục tiêu của quản trị chất lượng trong khâu cung ứng nhằm đáp ứng đúng chủng loại, số lượng, thời gian, địa điểm và các đặc tính kinh tế – kỹ thuật cần thiết của nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành thường xuyên, liên tục với chi phí thấp nhất. Nó bao gồm các nội dung sau: - Lựa chọn người cung ứng có đủ khả năng đáp ứng những đòi hỏi về chất lượng vật tư, nguyên liệu. - Tạo lập hệ thống thông tin phản hồi chặt chẽ, thường xuyên, cập nhật. - Thoả thuận về việc đảm bảo chất lượng vật tư cung ứng. - Thoả thuận về phương pháp kiểm tra xác minh. - Xác định các phương pháp giao nhận. - Xác định rõ ràng, đầy đủ, thống nhất các điều khoản trong giải quyết những trục trặc khiếm khuyết. Quản trị chất lượng trong khâu sản xuất: Mục đích của quản trị chất lượng trong sản xuất là khai thác, huy động có hiệu quả các quá trình công nghệ thiết bị và con người đã lựa chọn để sản xuất sản phẩm có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế. Giai đoạn này cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau. - Cung ứng vật tư, nguyên liệu đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian, địa điểm. - Kiểm tra chất liệu vật tư, nguyên liệu đưa vào sản xuất. - Thiết lập và thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, thao tác thực hiện từng công việc. - Kiểm tra chất lượng các chi tiết từng bộ phận, bán thành phẩm sau từng công đoạn. Phát hiện sai sót, tìm nguyên nhân sai sót để loại bỏ. - Kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh. - Kiểm tra thường xuyên kỹ thuật công nghệ, duy trì, bảo dưỡng máy móc. - Đánh giá chung về chất lượng sản phẩm thông qua các thông số kỹ thuật, tỉ lệ sản phẩm sai hỏng.... Quản trị chất lượng trong và sau khi bán hàng: Mục tiêu của quản trị chất lượng trong giai đoạn này nhằm đảm bảo thoả mãn khách hàng nhanh nhất, thuận tiện nhất với chi phí thấp nhất, nhờ đó, tăng uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp. Ngoài mục tiêu trên, rất nhiều doanh nghiệp còn thu được lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ sau khi bán. Vì vậy, những năm gần đây công tác đảm bảo chất lượng trong giai đoạn này được các doanh nghiệp rất chú ý và mở rộng phạm vi và tính chất các hoạt động dịch vụ. Nhiệm vụ chủ yếu của quản trị chất lượng trong giai đoạn này là: - Tạo danh mục sản phẩm hợp lý. - Tổ chức mạng lưới đại lý phân phối, dịch vụ thuận lợi, nhanh chóng. - Thuyết minh, hướng dẫn đầy đủ các thuộc tính sử dụng, điều kiện sử dụng, quy phạm sử dụng sản phẩm. - Nghiên cứu, đề xuất những phương án bao gói vận chuyển bảo quản, bốc dỡ sản phẩm hợp lý nhằm tăng năng suất, hạ giá thành. - Tổ chức bảo hành. - Tổ chức dịch vụ kỹ thuật thích hợp sau khi bán hàng. VI.4. Vai trò của quản trị chất lượng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay quản trị chầt lưộng có vai trò rất quan trọng. Bởi vì quản trị chất lượng một mặt làm cho chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng và mặt khác nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là cơ sở để chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị trường tăng khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá cả, củng cố và tăng cường vị thế, uy tín trên thị trường. Quản trị chất lượng cho phép doanh nghiệp xác định đúng hướng sản phẩm cần cải tiến, thích hợp hơn với những mong đợi của khách hàng cả về tính hữu ích và giá cả. Để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ các doanh nghiệp có thể tập trung vào cải tiến công nghệ hoặc sử dụng công nghệ mới hiện đại hơn. Hướng đi này rất quan trọng nhưng gắn với chi phí ban đầu lớn và nếu quản lý việc đổi mới máy móc công nghệ không tốt sẽ gây ra lãng phí lớn. Mặt khác có thể nâng cao chất lượng trên cơ sở giảm chi phí hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm được tạo ra từ quá trình sản xuất. Các yếu tố lao động, công nghệ và con người kết hợp chặt chẽ với nhau theo những hình thức khác, tạo thành những sản phẩm, dịch vụ khác. Tăng cường công tác quản lý chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp xác định đầu tư đúng hướng, khai thác quản lý sử dụng công nghệ, con người có hiệu quả hơn. Đặc biệt yếu tố sáng tạo của con người trong việc cải tiến không ngừng chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đây là lý do vì sao quản trị chất lượng được đề cao trong những năm gần đây. Phần II. Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm ở Công ty May 40. I. Một số đặc điểm chủ yếu của công ty. I.1. Lịch sử hình thành và phát triển : Sau chiến thắng thực dân Pháp xâm lược năm 1954, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, còn miền Nam vẫn phải chiến đấu chống lại đế quốc Mỹ. Để phục vụ cho chiến trường, chi viện cho miền Nam và thực hiện nhiệm vụ giải phóng cho đất nước thống nhất tổ quốc. Năm 1955, theo quyết định của tổng cục hậu cần quân đội nhân dân Việt Nam, đoàn sản xuất quân dụng được chính thức ra đời gồm 30 đồng chí từ quân đội chuyển sang nhằm thực hiện nhiệm vụ chuyên sản xuất các đồ quân dụng như quần áo chiến sĩ, áo mưa, quân hàm, bạt che phao ... - Từ năm 1955 – 1960, trong giai đoạn này đoàn sản xuất quân dụng từ 30 người đã phát triển lên 280 ngươig với 80 máy đạp chân và 488 m2 nhà xưởng, chuyên sản xuất quần áo chiến sĩ và đồ dùng quân đội như áo mưa, balô, quân hàm ... - Từ năm 1961 – 1965, xí nghiệp may 40 chính thức được thành lập, hạch toán độc lập với 3 ngành sản xuất chính đó là ngành quân dụng, ngành da giày, ngành mũ và quân hàm. - Từ năm 1966 – 1975, đây là thời kỳ Đế quốc đánh phá các tỉnh miền Bắc để phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,Xí nghiệp may 40 quyết định sơ tán đi 5 nơi để đảm bảo an toàn cho cán bộ công nhân viên và máy móc thiết bị. Xí nghiệp gặp nhiều khó khắn do chỉ dùng máy đạp chân vì không có điện. Tuy vậy, ở giai đoạn này, nhà máy đã có 700 cán bộ công nhân viên, 250 máy may và sản xuất hơn 500 mặt hàng để phục vụ cho chiến trường. - Giai đoạn 1975 – 1990, cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kết thúc, Xí nghiệp may 40 được chuyển về địa điểm mới : Số 88 phố Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội và nằm trong cụm công nghiệp Thượng Đình. Lúc này, xí nghiệp đã xây dựng được 1200m2 nhà xưởng, hàng nghìn máy móc, thiết bị các loại tiến hành sản xuất may mặc phục vụ nhu cầu trong nước như quần áo Vét – Comple, áo măng tô ... và đã làm nhiều mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài như bộ quần áo bảo hộ lao động xuất sang Tiệp Khắc, bộ áo váy xuất sang Liên Xô hoặc áo măng tô, áo Jacket ... - Từ năm 1991 – 1994, trong giai đoạn này do tình hình chính trị thay đổi một loại các nước xã hội chủ nghĩa tan rã, trong đó có Liên Xô, Tiệp Khắc là thị trường chính của xí nghiệp. Do vậy xí nghiệp mất luôn bạn hàng này phải tìm bạn hàng mới, sản xuất sản phẩm mới. - Năm 1991, xí nghiệp vay ngân hàng 3 tỉ đồng để cải tạo nâng cấp nhà xưởng, xây dựng thêm các khu nhà mới, trang bị thêm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ để đáp ứng được đỏi hỏi mới của sản phẩm ngày càng cao hơn, tốt hơn, tạo ra cơ cấu sản phẩm mới, đa dạng về chủng loại, đạt chất lượng cao. - Ngày 10 – 11- 1992, theo công văn số 2715/QĐUB của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, đổi tên Xí nghiệp may X40 thành Xí nghiệp may 40 Hà Nội thuộc sở công nghiệp Hà Nội quản lý với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu. + Công nghiệp dệt thêu mà số 0115. + Công nghiệp may mặc mã số 0116. + Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức : hạch toán độc lập. - Ngày 4 – 5 – 1994, căn cứ theo quyết định 741/QĐUB của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, đổi tên Xí nghiệp may 40 thành Công ty May 40 với nhiệm vụ chuyên sản xuất mặt hàng may mặc trong và ngoài nước. Để thực hiện nhiệm vụ công ty đã đầu tư 10 tỷ đồng để trang bị thêm máy móc thiết bị hiện đại như máy 2 kim, may vắt sổ, máy bổ sợi, đặc biệt trang bị thêm một dàn máy giác vi tính. - Giai đoạn từ năm 1994 đến nay : công ty tiếp tục đầu tư thêm nhiều thiết bị hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời, công ty chú trọng tới công việc đào tạo tay nghề cho công nhân, hàng năm công ty đều tổ chức thi thợ giỏi, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên có năng lực đi hợc ở các trường trung cấp, đại học, để nâng cao trình độ quản lý , tay nghề cho cán bộ công nhân viên. - Sau 5 năm thực hiện đổi mới cơ chế, chính sách Công ty May 40 đã có cơ sở hạ tầng của một đơn vị công nghiệp tương đối hiện đại, thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Bước đầu, công ty đã có thị trường tương đối ổn định, đời sống của công nhân viên trong công ty ngày càng được cải thiện. Trong khoảng thời gian từ 1995 – 1999 là thời kỳ có nhiều biến động lớn về kinh tế cả trong nước, khu vực và trên thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng bất lợi đấn thành phố, dẫn đến sự giảm sút lượng hàng hóa xuất khẩu ở hầu hết các thị trường. Tuy nhiên, nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đại sát sao kịp thời của các cơ quan, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thành phố,Sở công nghiệp Hà Nội giúp đỡ. Tập thể cán bộ công nhân viên công ty đoàn kết nhất trí, chủ động khắc phục khó khăn nỗ lực phấn đấu trên các mặt hoạt động công tác đã vượt qua khó khăn thách thức với kết quả sau. Bảng 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 1995 – 1999 Giá trị SXCN Doanh thu Đầu tư Nộp ngân sách Giá trị kim ngạnh xuất khẩu Lao động Thu nhập bình quân/LĐ/tháng Tên chỉ tiêu Tỷđồng Tỷ đồng Tỷ đồng Triệu đồng 1000$ Người 1000 đồng Đơn vị 5,1 12 0,508 475,4 7000 1130 450 1995 9,012 17,155 1,546 654,9 8000 1200 560 1996 10,99 18,760 3,912 806,4 10000 1200 580 1997 13,65 38,2 1,559 997,85 12000 1.237 610 1998 15,71 66 6,7 1.102 12.448 1.243 700 1999 177 143 138 114 96/95 So sánh (%) 122 110 123 125 97/96 124 203 148 120 98/97 115 173 110 104 99/98 Có được kết quả trên là do những năm gần đây công ty đã công ty đã đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại trên thế giới với tổng giá trị đầu tư là 14,226 tỷ đồng như trên 1000 thiết bị may tiên tiến, trong đó có các thiết bị chuyên dùng điều khiển bằng vi diện tử, 2 trạm CAD thiết kế, giác mẫu kỹ thuật tự động điều khiển bằng vi tính của Pháp. Năm 1997 – 1998 – 1999, Công ty đã hoàn thành được dự án đầu tư nâng cấp thiết bị “ hiện đại hóa thiết bị cắt may, nâng cao chất lượng sản phẩm may xuất khẩu ”, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng sản xuất kinh doanh. Công ty đã ngày càng nâng cao được số lượng, chất lượng sản phẩm, đảm bảo được sự tín nhiệm của khách hàng, nhiều đơn hàng có giá trị cao như : Jacket 3 lớp, quần áo thể thao, trượt tuyết ... cung cấp cho ngững thị trường Anh, CHLB Đức, Nhiệt Canada và khối Bắc Âu ... được tăng cao về sản lượng. Trong 5 năm 1995 – 1999, công tác tiến bộ kỹ thuật luôn được công ty quan tâm chỉ đạo như đổi mới các quá trình công nghệ, đưa các đề tài khoa học công nghệ ứng dụng vào công nghệ sản xuất. Bên cạnh đó, công ty cũng kết hợp với chi cục đo lường Tiêu chuẩn chất lượng Hà Nội thực hiện đề tài : Nghiên cứu xây dựng và triển khai áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO – 9002 nhằm chuẩn hóa chất lượng sản phẩm may xuất khẩu để hội nhập cùng thị trường quốc tế. Trong công tác tổ chức chỉ đạo sản xuất : Sắp xếp bố trí lại các phòng ban, tổ chức lại các dây chuyền sản xuất, các phân xưởng có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của việc sản xuất và khách hàng. Vấn đề việc làm và đời sống của cán bộ công nhân viên rất được công ty chú trọng trong những năm qua. Từ năm 1995 – 1999 do tình hình sản xuất phát triển 5 năm qua, công ty đã tuyển thêm hơn 500 lao động gồm các kỹ sư, cử nhân kỹ thuật, kinh tế, công nhân kỹ thuật bậc cao, lao động phổ thông vào làm việc. Tập thể cán bộ công nhân viên đã có nhiều năng động, sáng tạo trong công tác tìm kiếm thị trường và nguồn hàng đảm bảo đầy đủ việc làm và thu nhập tăng vững chắc năm sau cao hơn năm trước, cụ thể : - Năm 1995, thu nhập bình quân/người/tháng : 450.000đ, năm 1999 thu nhập bình quân/người/tháng 700.000đ. Công ty cũng chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước với số tiền phải nộp ngày càng lớn thể hiện rõ sự đi lên về quy mô sản xuất. Các chỉ tiêu tài chính 1999 1998 1997 1996 1995 Mặc dù vậy, hiện nay công ty đang gặp một số khó khăn do chuyển hướng kinh doanh vừa gia công phục vụ xuất khẩu vừa hùn vốn tự sản xuất thiết kế sản phẩm riêng của công ty để bán cho thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó là sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ công nhân viên quyết tâm triển khai áp dụng thành công hệ thống cl ISO – 9002 vào cuối năm 2000. I.2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của công ty. I.2.1. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đặc điểm của sản phẩm. Lãnh đạo công ty nhận nhiệm vụ sản xuất các xp may mặc, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của sở công nghiệp Hà Nội với phương châm : đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu, do vậy công ty luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hoạt động sản xuất của công ty chủ yếu là gia công cho khách hàng để họ xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Khách hàng thiết kế trước hình dáng, kích thước, màu sắc. Nguyên vật liệu cũng được giao cho công ty đủ số lượng để sản xuất theo đơn đặt hàng. Trung bình mỗi đơn hàng từ 1000 – 2000 sản phẩm nhưng cũng có nhiều đơn hàng chỉ có vài trăm hoặc dưới 100 sản phẩm. Điều này gây khó khăn và tốn kém cho sản xuất cũng như công tác quản lý chất lượng sản phẩm do mẫu mã thay đổi thường xuyên, có những mẫu mã hàng công nhân làm chưa quen tay, chưa đẹp thì đã hết. Sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, nhiều kiểu dáng cầu kỳ, phức tạp. Có nhiều loại hàng do nhiều mảnh vải ghép lại phối tới 8 màu. Trong khi đó, công nhân còn bỡ ngỡ với nhiều kiểu dáng, màu sắc mới lạ. Do vậy công việc sản xuất gặp một số khó khăn do phải đào tạo nâng cao, hướng dẫn cụ thể cho từng mẫu mã hàng để công nhân sản xuất có thể hoàn thành tốt công việc của mình. Sản phẩm do công ty sản xuất là hàng xuất khẩu cho nên mỗi sản phẩm phải đảm bảo tuyệt đối các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng cũng như đóng gói sản phẩm phải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Một số sản phẩm chủ yếu của công ty như : - áo Jacket - Bộ quần áo trượt tuyết. - Bộ quần áo thể thao. - Bộ áo váy các loại. - áo sơ mi cao cấp. I.2.2. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ. Thị trường trong nước : Dân số nước ta hiện nay khoảng 80 triệu dân, nhu cầu về sản phẩm may mặc là thiết yếu đang ngày càng tăng lên. Mức sống của người dân được nâng cao, lối sống ăn mặc hiện đại đã du nhập vào nước ta. Điều này buộc các nhà sản ._.uyên phụ liệu nhập vào thiếu hoặc thừa, không đạt yêu cầu thì báo ngay cho phòng kế hoạch, phòng kế hoạch thông báo cho khách hàng về tình trạng của nguyên phụ liệu theo biểu mẫu đồng thời thưoưng lượng với khách hàng để : - Nếu khách hàng đồng ý tiếp tục cho sản xuất trên lô nguyên phụ liệu ( không đạt yêu cầu ) do họ đưa tới thì chuyển công theo. - Nếu khách hàng không đồng ý thì : + Hoàn trả họ số nguyên phụ liệu ấy. + Dùng số nguyên phụ liệu vào đợt hàng khác. + Chuyển công khác tới thay thế. 3- Nếu đạt yêu cầu, thủ kho hoặc công nhân xếp nguyên vật liệu vào kho. 4- Thủ kho nguyên liệu gửi số nguyên liệu đã nhập kho cho người lập bảng phối màu của phòng kỹ thuật ( tất cả số nguyên liệu vừa nhập kho ) ghi rõ ký hiệu mã hiện ở đầu vải : tên chương trình, mã hiệu, chất liệu vải, màu vải, đông thời gửi giấy báo khổ vải cho phòng kỹ thuật. Thủ kho phụ liệu gửi số phụ liệu ( theo bảng tổng hợp cấp phối màu ) của phòng kỹ thuật. Với mỗi loại phụ kiện cần ghi rõ : chương trình, màu vải, tên chất liệu. Trong quá trình lập bảng phối màu, cần kiểm tra, so sánh với quy trình, với bảng phối màu của khách hàng. Trường hợp phát hiện ra điểm không phù hợp cần gọi điện báo hoặc Fax cho khách hàng, thương lượng với khách hàng. - Nếu khách hàng đồng ý tiếp tục cho sản xuất trên số phụ liệu ( không đạt yêu cầu ) do họ đưa tới thì chuyển nguyên công tiếp theo, khách hàng ký ngay trên số nguyên, phụ liệu trong bảng. - Nếu khách hàng không đồng ý thì tuỳ từng chường hợp cụ thể : + Chờ số nguyên, phụ liệu khác. + Trả số vật tư đó. 5- Thủ kho có trách nhiệm bảo quản hàng hóa là nguyên, phụ liệu do khách hàng cung cấp. 6- Trước khi xuất kho cấp nguyên liệu cho phân xưởng cất cần căn cứ vào bảng phối màu của phòng kỹ thuật. Trường hợp không đảm bảo yêu cầu ( thiếu hoặc sai chủng loại ) cần báo ngay cho phòng kế hoạch thương lượng với khách hàng. - Chuyển thêm cho đủ. - Dừng việc cấp cho sản xuất xử lý sau. 7- Các phân xưởng sản xuất trên nguyên liệu so khách hàng cung cấp cũng cần tham gia vào việc kiểm tra nguyên phụ liệu trong quá trình sản xuất. Nếu có dấu hiệu không phù hợp cần báo ngay cho tổ trưởng để có cách giải quyết kịp thời. 8- Trong quá trình sản xuất, nhân viên KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm bán thành phẩm trong quá trình, kịp thời thông báo cho phòng kỹ thuật để báo cho khách hàng vì tình trạng của bán sản phẩm để : - Nếu sản phẩm không đạt yêu cầu mà khách hàng vẫn đồng ý tiếp tục cho sản xuất thì chuyển nguyên công tiếp theo. - Nếu khách hàng không đồng ý thì thương lượng để hoàn trả theo thoả thuận. Như vây, sau khi thực hiện một số biện pháp vừa đưa ra, công ty sẽ yên tâm về khâu đảm bảo nguyên phụ liệu : Chúng sẽ được cung cấp đầy đủ về số lượng, chất lượng, chủng loại cho các phân xưởng sản xuất kịp thời phục vụ nhu cầu sản xuất. Công tác bảo quản được quan tâm, chất lượng nguyên phụ liệu sẽ được bảo đảm cấp theo tiến độ sản xuất góp phần đảm bảo đứng thời gian giao hàng cho khách. Sử dụng nguyên phụ liệu hợp lý, tiết kiệm sẽ giúp cho giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tóm lại, thực tiễn được giải pháp này công ty có cơ sở để chủ động sản xuất, đưa ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, đúng thời hạn giao hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh trên thị trường. Để thực hiện được giải pháp này công ty cần có các điều kiện sau : - Thứ nhất, cần có nguồn vốn cần thiết để có thể đầu tư sửa kho tàng và có thể lấy từ quỹ đầu tư xây dựng cơ bản và tính voà chi phí giá thành. Nhưng phải tính toán sao cho chi phí phù hợp để tạo ra giá cả sản phẩm hợp lý với người tiêu dùng. - Thứ hai, đội ngũ thủ kho, cán bộ quản lý kho phải đào tạo vè chuyên môn nghiệp vụ và có tinh thần trách nhiệm cao. Đối với cán bộ kỹ thuật cần cố gắng định mức nguyên phụ liệu sản xuất sao cho hợp lý mà vẫn tiết kiệm. - Thứ ba, cần tạo lập mối quan hệ làm ăn tốt đẹp, bình đẳng đôi bên cũng có lợi với khách hàng. Điều này rất có lợi mỗi khi chúng ta gặp trục trặc về nguyên phụ liệu đặc chủng do khách hàng cung cấp, tránh để trường hợp khách hàng o ép, bắt chẹt không chịu cung cấp bổ sung nguyên phụ liệu nhưng vẫn bắt giao hàng đúng thời hạn. Nếu công ty không tạo lập được quan hệ tốt đẹp thì rất khó trong việc thương lượng với khách hàng để tìm ra giải pháp tối ưu. III. Giải pháp thứ ba : Kịp thời xử lý những máy móc không sử dụng và các loại máy không đảm bảo chất lượng sản phẩm vẫn tham gia sản xuất. Đồng thời tiếp tục đầu tư có trọng điểm nhiều loại máy móc thiết bị mới tiến tới hiận đại hóa hoàn toàn. Chúng ta công nhận vai trò quan trọng của nhân tố con người trong quản lý chất lượng là điều cần thiết, nhưng nếu chỉ dựa thuần túy vào sức người, vào sự nhiệt tình thôi thì chưa đủ để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh. Một công ty mà có máy móc, công nghệ sản xuất lạc hậu thì không thể có năng suất lao động cao chất lượng sản phẩm đảm bảo được. Từ đó không thể nào cạnh tranh được với những doanh nghiệp có trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật cao, sử dụng máy móc thiết bị hiện đại. Cùng với đà phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật các nhân tố máy móc, công nghệ ngày càng trở nên quan trọng giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. Việc áp dụng những thành tựu khoa học vào công việc sản xuất với những máy móc thiết bị hiện đại, phù hợp với điều kiện của công ty sẽ mang lại sức cạnh tranh to lớn cho công ty. Nhìn vào thực trạng của công ty May 40, tình hình máy móc thiết bị hoàn toàn chưa đáp ứng được yêu cầu cảu công việc sản xuất. Có nhiều loại máy may cũ cảu Liên Xô - Hungari .. vẫn được sử dụng đã gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Có một số mày thì hỏng từng bộ phận nhưng do không có phụ tùng thay thế hoặc để đáp ứng tiến độ sản xuất cán bộ kỹ thuật của công ty chỉ sửa chữa mang tính tạm thời. Điều này đương nhiên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Hoặc nếu có phụ tùng thay thế thì máy móc lại trở nên không đồng bộ, cọc cạch hay gặp hỏng hóc. Thậm chí công ty còn có một số máy móc đã hết khấu hao từ lâu nhưng vẫn duy trì sản xuất mà không có sự thay thế. Việc máy móc thiết bị của công ty là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ sản phẩm sai hỏng cao ( 33% ) được thể hiện khá rõ qua biểu đồ Paretô cảu năm 1998. Để cải thiện tình hình trên, ngay từ những năm 1992, công ty đã bắt đầu chú trọng đầu tư mạnh mẽ nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại của các nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Pháp .. với số tiền đầu tư vào khoảng hơn 2 tỷ đồng/năm. Song cho đến giai đoạn hiện nay, công ty vẫn cố gắng hoàn thành kế hoạch hiệnđại hóa toàn bộ thiết bị của công ty cho đến năm 2005, nhưng gặp khó khăn vì thiếu vốn đầu tư cũng như năng lực về kỹ thuật công nghệ của cán bộ trong công ty còn hạn chế. Do vậy, công ty chưa thể thay thế toàn bộ số máy móc cũ được, cũng như chưa thể đồng bộ hóa tất cả các thiết bị sản xuất. Đứng trước tình hình như vậy, theo tôi việc đầu tư vào máy moc thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại là một yêu cầu khách quan. Tuy nhiên, do điều kiện bị hạn chế về nguồn vốn đầu tư nên công ty cần phải giải quyết vấn đề trước mắt này theo hai hướng sau : - Thứ nhất, kịp thời xử lý những máy móc thiết bị không sử dụng được còn để ở kho cũng như các loại máy móc không đảm bảo chất lượng nhưng vẫn tham gia sản xuất . - Thứ hai, không nên đầu tư tràn lan hoặc quá tập trung vào một loại công nghệ sản xuất nào đó mà phải đầu tư có trọng điểm thay thế dần thiết bị cũ, lạc hậu tiến tới đồng bộ hóa và hiện đại hóa toàn bộ máy móc sản xuất trong công ty. Để làm được việc này, trước hết công ty cần kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ những máy móc thiết bị hiện đang được sử dụng sản xuất xem có còn đủ tiêu chuẩn sản xuất mà không làm giảm chất lượng sản phẩm hoặc hay gây trục trặc kỹ thuật trong khi sử dụng hay không? Sau đó, tổng kết số máy cũ hỏng, chờ thanh lý trong kho giao cho phòng kế hoạch - vật tư có trách nhiệm thnah lý theo phương thức đấu giá bán lẻ cho các doanh nghiệp công nghiệp, tư nhân với giá cả hợp lý. Số tiền này có thể hỗ trợ nguồn vốn cho công ty. Bảng 7. Số máy móc thiết bị hỏng hoặc chờ thanh lý ở trong kho của công ty. Tên thiết bị Ký hiệu Số lượng Tình trạng Máy một kim Juki Máy một kimBrother Máy hai kim Hung Máy hai kim Mishubishi MB Máy hai kim Mishubishi CD Máy hai kim Juki MB Máy hai kim Mipar MB Máy hai kim Mipar CD Máy hai kim Liên Xô CD Máy hai kim Minecva MB Máy hai kim Liên Xô Máy hai kim Pfaff Đức Máy vắt sổ Juki 2K5C Máy vắt sổ Juki 2K4C Máy vắt sổ Hung 2K5C DDL– 5550 DB2– B755 KAEV DN 260 DN 275 LH 515 DT – 2100 DT – 2200 1852 72207– 101 825 X5 MO 2316 MO 2514 508 M 6 3 15 2 4 1 1 3 5 12 4 2 1 2 3 Hỏng Hỏng Chờ thanh lý Hỏng Hỏng Hỏng Hỏng Hỏng Chờ thanh lý Chờ thanh lý Chờ thanh lý Chờ thanh lý Hỏng Hỏng Chờ thanh lý Công việc tiếp theo, giám đốc công ty cần chỉ đạo cán bộ kỹ thuật xem xét, kiểm tra, đánh giá tình hình chung toàn công ty xem bộ phận nào, khu vực nào cần đầu tư ngay, nơi nào có thể chậm lại. Do hạn chế về vốn nên công ty phải đầu tư lần lượt theo thứ tự : bắt đầu từ những khâu quan trọng và cần thiết nhất, tiếp theo đến những bộ phận còn lại. Tránh đầu tư tràn lan vừa không có khả năng, vừa không có hiệu quả gây lãng phí nguồn vốn đầu tư. Như việc, năm 1997 công ty đã đầu tư hơn 0,8 tỷ đồng cho hệ thống thiết kế giác mẫu vi tính tự động nhưng công ty gia công cho khách hàng là chủ yếu với mẫu mã do khách hàng đưa đến và công ty chỉ chủ động sáng tạo thiết kế một số mẫu mã áo sơ mi hay áo váy các loại. Do vậy, việc đầu tư này là không hợp lý, đem lại hiệu quả không cao. Hay việc, năm 1999 tổng số vốn đầu tư cho năm này là 6,6 tỷ đồng thì riêng hệ thống cắt trải vải tự động đã chiếm tới 3,7 tỷ đồng. Đây là hệ thống có độ hiện đại cao mà công ty là doanh nghiệp đã đi đầu ở khu vực nhập về do đó gặp rất nhiều khó khăn trong viẹc tiếp nhận và sử dụng. Năng suất của máy chưa được phát huy thêm vào đó hệ thống này chỉ là máy tĩnh còn việc pha ra các chi tiết khác nhau vẫn phải thực hiện bằng tay hay có nhiều loại vải cần tranhs sử dụng hệ thông cắt trên. Như vậy, có thể nói công ty dã đầu tư quá tay và không tìm hiểu kỹ về hệ thống này thay vì việc dàn trải đầu tư đồng đều cho các bộ phận khác. Hiện nay, năm phân xưởng may của công ty đã được đầu tư mới gần như hoàn toàn với các loại máy một kim hoặc hai kim của hãng Juki (Nhật Bản) thay thế cho nhiều máy của Liên Xô, Hungari. Vì vậy, đối với các phân xưởng may công ty nên chú trọng đầu tư bổ sung các loại máy phụ trợ cho công việc hoàn thiện sản phẩm như máy ép Mex, máy quay măng sét, máy bổ cơi, máy di bọ ... Với phân xưởng thêu thì đã nhiều năm nay công ty vẫn sử dụng 10 giàn máy thêu tự động của Đức. Tuy nhiên, trong tình hình mới với yêu cầu đa dạng hóa sản phẩm, các hình dáng, mẫu thêu rất phức tạp với nhiều mầu sắc sặc sỡ, yêu cầu kỹ thuật cao thì hệ thống máy thêu trên cần phải được hiện đại hóa một số máy có công nghệ thêu cao hơn, tiên tiến hơn mới có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Trong tình hình mới với đặc điểm là công ty sản xuất gia công xuất khẩu ra nước ngoài nên khách hàng yêu cầu ở khâu hoàn tất tương đối cao , vì vậy, công ty cần chú ý đến vấn đề bao gói sản phẩm với cái máy dán nhãn mác, máy đóng gói, máy là thành phẩm... Cùng với việc đầu tư các thiết bị hiện đại, công ty phải tổ chức bảo dưỡng, bảo quản và sửa chữa theo định kỳ. Đầu tư thoả đáng cho việc mua sắm thiết bị phụ tùng thay thế dự phòng để có thể sửa chữa hỏng hóc một cách kịp thời với chất lượng bảo đảm không để ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Bảo đảm thực hiện tốt các mắt xích tu sửa, bảo dưỡng thiết bị sao cho mọi thiết bị vận hành tốt, đảm bảo tiến độ sản xuất, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Song song với việc đầu tư máy móc thiết bị công ty cũng cần chú ý bố trí sắp xếp các dây chuyền, phân chia các công đoạn sao cho có sự phối hợp tốt nhất giữa người sản xuất và trang thiết bị máy móc, giữa các bộ phận và các khâu sản xuất. Trong quá trình đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ, ban lãnh đạo công ty cần phải chú ý chỉ đạo các cán bộ cấp dưới nghiên cứu các vấn đề: -Nghiên cứu thị trường. +Giá cả, kiểu dáng, chất lượng . +Phụ tùng thay thế dự phòng khi cần. +Các nhà cung cấp, có cung cấp bí quyết công nghệ cùng với trang thiết bị phù hợp hay không. -Nghiên cứu kĩ thuật. +Mô tả quy trình sản xuất sản phẩm bằng máy móc thiết bị mới. +Công suất của máy móc thiết bị đầu tư. +Công nghệ đi kèm, bao gồm: .Khả năng vận hành và quản lý công nghệ. .Sự phù hợp với điều kiện của công ty. .Rủi ro trong quá trình vận hành. +Hàng nhập về phải là loại hiện đại, tiên tiến tránh mua phải hàng thải hàng kém chất lượng của các nước công nghiệp phát triển. - Nghiên cứu toàn diện khía cạnh kinh tế – kỹ thuật. + Tính toán chi phí. + Tính toán lợi ích. + So sánh ra quyết định. Để có thể sử dụng và tận dụng được công suất của máy cũng như phát huy được khả năng hiện đại của máy, công ty cũng cần đầu tư thích đáng cho đội cán bộ kỹ thuật và đội ngũ công nhân sửa chữa, bảo toàn máy móc. Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ này có đủ điều kiện làm chủ các thiết bị hiện đại, tránh tình trạng non kém về chuyên môn mà làm hỏng thiết bị máy móc. Đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ là một quá trình lâu dài không thể tiến hành một cách ồ ạt, không tính toán được nhất là trong điều kiện của công ty hiện nay. Điều quan trọng là sau một thời gian nhất định, mọi mặt hoạt động của công ty phải có sự tiến bộ. Sản phẩm của công ty làm ra phải có chất lượng cao, ổn định, năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Từ đó, công ty có thể đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Kết quả cuối cùng, công ty phải đạt được là tiêu thụ nhiều sản phẩm, mở rộng thị trường nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh của công ty đối với thị trường trong nước cũng như nước ngoài và tăng lợi nhuận. Điều kiện quan trọng nhất cho giải pháp này là nguồn vốn để thực hiện. Để đầu tư máy móc thiết bị công nghệ đòi hỏi một lượng vốn rất lớn, đây là một vấn đề hết sưc khó khăn đối với tình hình của công ty hiện nay. Đặc biệt khi công ty đang phải bỏ ra một khoản chi phí lớn cho việc xây dựng và áp dụng theo hệ thống quản lý chất lượng ISO – 9002. Theo kế hoạch của công ty từ nay đến hết năm 2005 tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản sẽ là hơn 20 tỷ đồng. Trong đó có vốn tự có của công ty, vốn vay ngân hàng, vốn ngân sách cấp. Trước mắt, công ty cứ đầu tư có trọng điểm để tạo điều kiện huy động thêm các nguồn vốn khác. Điều kiện thứ hai là Nhà nước, Bộ công nghiệp, Tổng công ty dệt may Việt Nam phải tạo điều kiện hỗ trợ công ty trong việc giải quyết về vốn và giới thiệu các đối tác cung cấp máy móc thiết bị công nghệ, đối tác liên doanh tạo vốn. Chính phủ, các Bộ cũng như các ngành cần phải có biện pháp hỗ trợ công ty đầu tư như giảm thuế, miễn thuế, khoanh nợ, xoá nợ, cho vay ưu đãi để tạo điều kiện cho công ty có sức bật vươn lên trong thị trường . Sau đó, khi mà công ty làm ăn ổn định chính phủ có thể áp dụng chính sách bình đẳng như đối với các công ty khác. Điều kiện thứ ba và cũng rất quan trọng là công ty phải có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết về máy móc và thị trường máy móc công nghệ. Có một đội ngũ lao động có tay nghề cao, hiểu biết, có khả năng thích ứng với công nghệ mới và có kỷ luật chấp hành quy trình, thao tác công nghệ. Tránh tình trạng công ty không tiện dụng hết chức năng, công suất của máy móc công nghệ hay nhập công nghệ cũ, lỗi thời với giá cao. VI. Giải pháp thứ tư : Quyết tâm xây dựng và áp dụng thành công hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO – 9002 vào cuối năm 2000 trên cơ sở giáo dục đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kiến thức về ISO – 9002 cũng như nâng cao trình độ tay nghề. Một thực tế là sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta còn rất hạn chế, điều này chắc chắn sữ khó khăn trong quá trình hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hàng hóa của ta xuất khẩu sang thị trường nước ngoài còn ít. Điều này có nhiều lý do nhưng lý do chủ yếu nhất là sản phẩm của chúng ta chưa đạt được những yêu cầu về chất lượng mà các nước bạn đề ra. Vào 11/1993, Bộ thương mại nước ta đã phối hợp với một số tổ chức thương mại, tổ chức tiêu chuẩn quốc tế để thảo luận về ISO – 9000 tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Sau cuộc hội thảo có nhiều nhà kinh tế cho rằng : “ Nếu các doanh nghiệp Việt Nam, cứ tiếp tục thực hiện quản trị chất lượng chủ yếu bằng KCS ( kiểm tra chất lượng sản phẩm) thì chỉ trong vài năm tới sẽ gặp khó khăn lớn, trước hết là trong lĩnh vực xuất khẩu ”. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là trong tình hình hiện nay, khi mà chúng ta hội nhập cùng nền kinh tế thế giới, qua việc gia nhập ASEAN năm 1995. Chúng ta trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế ( WTO ) và sẽ là thành viên của khu mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA ) vào năm 2003. Trong khi đó, quan hệ ngoại thương thế giới đang và sẽ áp dụng rộng rãi hệ thống mua – bán tin cậy, tức là khi xuất nhập khẩu, chất lượng của hàng hóa sẽ dựa chủ yếu vào việc doanh nghiệp xuất khẩu có giấy chứng nhận chất lượng phù hợp với ISO – 9000 hay không. Hiện nay, nhiều khách hàng EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản ... đã đòi hỏi đơn vị bán hàng phải có chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO –9000 như một điều kiện để đặt hàgn hoặc cung ứng dịch vị. Rõ ràng, ISO – 9000 rất cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Công ty May 40 còn có phần cần thiết hơn các doanh nghiệp khác, bởi công ty hoạt động sản xuất chủ yếu là gia công may mặc xuất khẩu cho các khách hàng nước ngoài thì vấn đề cấp bách đặt ra với công ty hiện nay là cần phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện và áp dụng thành công hệ thống đảm bảo chất lượng ISO – 9000. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu Bộ ISO – 9000 là gì ? ISO là một tổ chức quốc tế về vấn đề tiêu chuẩn hóa, ra đời và hoạt động từ ngày 23/2/1947, có trụ sở chính đặt tại Geneve – Thụy Sĩ. Bộ ISO – 9000 là tập hợp, tổng kết và chuẩn hóa định hướng những thành tựu và kinh nghiệm quản trị chất lượng của nhiều nước, giúp cho việc quản trị doanh nghiệp, quản trị các định chế công ích một cánh hiệu quả hơn. Bộ ISO – 9000 được xây dựng nhằm mục đích đưa ra một mô hình được chấp nhận ở mức độ quốc tế về đảm bảo chất lượng và có thể được áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Bộ ISO – 9000 đề cập đến các lĩnh chủ yếu trong quản lý chất lượng như chính sách và chỉ đạo về chất lượng, nghiên cứu thị trường, thiết kế triển khai sản phẩm và quá trình cung ứng, kiểm soát quá trình, bao gói, phân phối, dịch vụ sau khi bán, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào tạo ... Bộ ISO – 9000 gồm có nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Công ty May 40 đã xem xét nghiên cứu và lựa chọn áp dụng hệ thống quản lý đảm bảo chất lượng ISO – 9002. Đó là hệ thống để đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất, lắp đặt và dịch vụ. Công ty May 40 đã nỗ lực phấn đấu để có thể nhận được chứng chỉ ISO –9002 vào cuối năm 2000. Khi đó công ty sẽ được nhiều lợi ích như : - Về đối ngoại : + Một hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả trở thành một phương tiện để kinh doanh trong môi trường cạnh tranh hiện nay. + Với một số loại sản phẩm ở những thị trường nhất định, việc được chứng nhận theo ISO – 9002 là một yêu cầu bắt buộc. - Về đối nội : + Việc áp dụng ISO – 9002 giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận nhờ sản xuất hợp lý hóa, tiết kiệm chi phí bảo trì, tái sửa chữa và giảm chi phí. + Cải tiến việc kiểm soát các quá trình chủ yếu từ đó góp phần thúc đẩy các hệ thống làm việc tốt. + Có khả năng xuất khẩu và trúng thầu dễ dàng đối với các khách hàng nước ngoài do đã tạo được một hệ thống tin cậy trong việc sản xuất kinh doanh với các bạn hàng. Việc áp dụng ISO –9002 đạt được nhiều lợi ích như vậy thì Công ty May 40 cần làm gì để có được chứng nhận ISO – 9002. Theo tôi, một trong những cách để đẩy nhanh tiến độ cũng như áp dụng thành công hệ thống đảm bảo chất lượng là cần phải giáo dục, đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kiến thức về ISO – 9002 cũng như nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân sản xuất. Đào tạo kiến thức chuyên môn về chất lượng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quản lý chất lượng, đây là một khâu có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo cho sự thành công của công ty khi xây dựng và áp dụng hệ thống ISO – 9002. Đúng như câu nói của Tiến sĩ người Nhật Bản Kaoro Ishikawa “ quản trị chất lượng bắt đầu từ đào tạo và kết thức cũng bằng đào tạo ”. Đào tạo các kiến thức có liên quan đến chất lượng sản phẩm và kiến thức về ISO – 9002 cho mọi thành viên trong công ty là việc cần làm đầu tiên. Bởi vì trong bộ tiêu chuẩn ISO – 9000 rất quan tâm tới vấn đề nay. Những người hiểu biết về ISO – 9000 còn rất ít. Trong thực tế cả về số lượng lẫn chất lượng đều chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của hệ thống ISO – 9002 về giáo dục, đào tạo. Để quản lý chất lượng cho hệ thống ISO – 9002 không phải chỉ có cán bộ trực tiếp làm công tác chất lượng mới cần hiểu biết đến mà tất cả mọi người trong công ty đều cần phải có sự hiểu biết nhấn định về chất lượng, quản lý chất lượng, hệ thống ISO – 9002. Trong thực tế, Công ty May 40 muốn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phải xây dựng tổ chức và triển khai những chương trình chi tiết cụ thể đối với ba nhóm đối tượng khác nhau là các cán bộ quản lý cao cấp của công ty, các cán bộ quản lý cấp trung gian và chức năng, người lao động và công nhân sản xuất trực tiếp. Đối với cán bộ quản lý cấp cao : bao gồm Giám đôc, Phó giám đôc phụ trách về chất lượng và các Phó giám đốc khác thì chương trình đào tạo sẽ tập trung vào nhưng vấn đề có tính chiến lược dài hạn như xây dựng chính sách chất lượng, các nguyên lý cơ bản của hệ thống ISO – 9002, các bước xây dựng tiến hành và yêu cầu thực hiện trong quá trình áp dụng hệ thống. Theo tôi, chương trình đào tạo cho cán bộ quản lý cấp cao cần thuê chuyên gia tư vấn trong vòng một tháng để đảm bảo hiệu quả của chương trình đào tạo. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung gian : bao gồm cán bộ phòng ban và các quản đốc phân xưởng trực tiếp chịu trách nhiệm về chất lượng hoạt động các bộ phận do mình phụ trách. Bộ phận này cần phải có các chương trình đào tạo cụ thể giới thiệu trực tiếp về những yêu cầu, tiêu chuẩn của bộ ISO – 9002 đề ra. Riêng đội ngũ kiểm tra, giám sát chất lượng cần đặc biệt quan tâm đến đào tạo những kiến thức liên quan đến các công cụ kỹ thuật kiểm tra chất lượng như các công cụ thống kê cơ bản dùng trong quản lý chất lượng và quá trình. Đội ngũ này cần được đào tạo và đào tạo lại những kiến thức cơ bản nhất về sử dụng các công cụ trong phân tích đánh giá theo dõi tình hình chất lượng sản phẩm, chất lượng quá trình. Nhiệm vụ của cán bộ quản lý cấp trung gian là thực hiện các kế hoạch chiến lược do quản trị cấp cao đề ra. Họ tập trung vào việc thiết kế và quá trình sản xuất sao cho phù hợp với đặc tính của thiết kế. Đồng thời luôn động viên, khuyến khích mọi người tham gia chương trình đào tạo. Theo tôi, vai trò của quản trị cấp trung gian rất lớn nên công ty cần cố gắng trong việc đầu tư cho bộ phận này và phải có chương trình đào tạo cụ thể. Để đảm bảo hiệu quả của việc áp dụng ISO –9002 thì cần hai tháng đào tạo kiến thức cơ bản về hệ thống quản lý do chuyên gia tư vấn hoặc lãnh đạo cấp cao giảng dậy. - Đối với công nhân sản xuất : Đội ngũ công nhân cần phải được tiếp cận trực tiếp tham gia quá trình quản lý chất lượng gọi chung là “ cùng tham gia giải quyết khó khăn ”. Việc công nhân viên tham gia vào giải quyết các vấn đề về chất lượng sẽ có vai trò tích cực, chẳng những nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn nâng cao tinh thần và sự thoả mãn, nâng cao kỹ năng làm việc từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động để ngày càng đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Đối với công tác đào tạo tay nghề cho công nhân sản xuất, bân lãnh đạo công ty cần phải coi đó như là một công việc hỗ trợ quan trọng bậc nhất trong quá trình đổi mới hệ thống quản lý chất lượng. Đào tạo lại, đào tạo mới, đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao ... và cứ thế công ty phải thường xuyên tiến hành dần dần. Đây là một công việc rất quan trọng nhưng cũng rất phức tạp không thể ngày một ngày hai mà giải quyết dứt điểm được, do đó cần phải tiến hành đều đặn liên tục. Công ty nên tổ chức các đợt đào tạo tại chỗ kết hợp lý thuyết với thực hành, hình thức tự học hoặc kèm cặp có hướng dẫn. Cần phải có sự kiểm tra để phân loại công nhân từ đó có hình thức đào tạo phù hợp. Với những công nhân còn yếu về kiến thức chuyên môn : tổ chức mở lớp nâng cao trình độ hiểu biết về chuyên môn ngành nghề, nắm vững quy trình công nghệ – kỹ thuật. Với công nhân tay nghề yếu, có thể tách ra khỏi sản xuất để đào tạo tập trung hoặc tổ chức kèm cặp. Tốt nhất là phân công các tổ trưởng, tổ phó kỹ thuật kết hợp cới công nhân bậc cao có kinh nghiệm hướng dẫn. Sau mỗi đợ đào tạo, công ty cũng cần có biện pháp kiểm tra, nếu vẫn chưa đạt yêu cầu thì vẫn phải cho đào tạo lại hoặc là phải có biện pháp cứng rắn hơn sao cho thoả đáng. Hiệu quả của giải pháp giáo dục đào tạo là giải pháp quan trọng bởi vì con người là yếu tố trọng tâm của quá trình sản xuất. Chất lượng sản phẩm và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào trình độ của người lao động và sự quản lý của cán bộ trong công ty . nhìn chung, trình độ công nhân viên cảu Công ty May 40 còn chưa cao, một số cán bộ quản lý vẫn còn quen với lề lối làm việc cũ, công nhân thì chưa có hoặc chưa thể hiện rõ nét tác phong công nghiệp, tính kỷ luật lao động cũng như tinh thần trách nhiệm chưa cao, chưa có niềm say mê với công việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Nếu công ty áp dụng biện pháp trên tất yếu sẽ khắc phục được các yếu kém của công nhân viên, đồng thời trình độ của cán bộ quản lý vươn lên một tầm cao mới, có hiệu quả hơn. Như vậy, chắc chắn chất lượng sản phẩm của công ty được đảm bảo và công ty sẽ có nhiều khả năng đạt được giấy chứng nhận ISO – 9002 vào cuối năm 2000. Để thực hiện được giải pháp này, công ty phải đáp ứng được những điều kiện sau : Điều kiện đầu tiên là khai thông được vấn đề này đối với ban lãnh đạo công ty. Trước hết, người giám đốc phải là người có quyết tâm cao nhất, phải coi trọng vấn đề chất lượng, chịu trách nhiệm đứng ra chỉ đạo việc xây dựng và công bố chính sách chất lượng cũng như việc tổ chức thực hiện chính sách chất lượng trong toàn công ty. Điều kiện thứ hai là đội ngũ cán bộ chủ chốt trong công ty phải được huy động vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng mục tiêu, tổ chức thực hiện công việc liên quan đến từng phòng ban, phân xưởng và giữ vai trò chủ chốt trong tổ chức thực hiện tại các đơn vị của mình. Điều kiện thứ ba, hết sức quan trọng đó là làm sao cho mọi người trong công ty đều được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao tay nghề để chủ động và tự giác thực hiện tốt phân việccủa mình, đặt lợi ích của mình trong lợi ích cảu tập thể, của công ty và tất cả đều được định hướng vào mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng, của thị trường. Điều kiện thứ tư là kinh phí : công ty phải cam kết hỗ trợ đầy đủ nguồn lực cả về vốn để người “ Đại diện lãnh đạo chất lượng ” của công ty có thể chỉ đạo thành công việc áp dụng ISO – 9002. Đồng thời, công ty cũng cần dành một khoản tiền nhất định hàng năm để phục vụ công tác nâng cao chất lượng sản phẩm. Số tiền này có thể tính từ lợi nhuận hoặc trích từ các quỹ của công ty. Chỉ khi có đủ kinh phí thì giải pháp này mới mang lại hiệu quả tối đa. Kết luận Trong điều kiện tự do buôn bán, tự do cạnh tranh của nước ta hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đã nhận thấy rõ vai trò của chất lượng sản phẩm đối với công việc sản xuất kinh doanh. Công ty May 40 cũng vậy, ban lãnh đạo công ty đã nhận định : “ Chất lượng sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu, là nhân tố quan trong để tồn tại và phát triển trong tình hình mới ”. Khoa học quản trị chất lượng đã và dang phát triển tới mức hoàn thiện. Các doanh nghiệp nước ta ngày càng đặc biệt quan tâm tới môn khoa học này. Điều này được thể hiện rõ khi có nhiều doanh nghiệp tổ chức cho cán bộ lãnh đạo của mình học tập chuyên ngành quản trị chất lượng tại các trường đại học và cao đẳng. Nhận thức về chất lượng của người tiêu dùng cũng được nâng cao và phổ biến qua các thông tin đại chúng như sách, báo, truyền hình ... Với bề dầy lịch sử 45 năm phát triển, Công ty May 40 bước sang cơ chế thị trường mới với muôn vàn khó khăn thử thách đã bước đầu đứng vững và có dấu hiệu tăng trưởng cao. Mục tiêu trước mắt của ban lãnh đạo công ty hiện nay là không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và chiếm lĩnh được thị phần trong nước. Dựa trên cơ sở lý luận khoa học quản lý kinh tế và phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm của công ty trong những năm qua, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm cho công ty. Đứng trên một góc độ nào đó, chúng tôi hy vọng những giải pháp này sẽ đem lại lợi ích và ý tưởng mới và góp phần đưa công ty vững bước phát triển trong tương lai. Trong quá trình hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Thảo cùng các cô chú cán bộ phòng kỹ thuật, phân xưởng may I và các bộ phận liên quan của Công ty May 40. Mặc dù người viết có nhiều có gắng nhưng do trình độ hiểu biết còn hạn chế nên đề tài còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo cũng như sự cảm thông của các thầy cô giáo. Tôi xin trân thành cám ơn ! Tài liệu tham khảo 1. Sổ tay về chính sách chất lượng của Công ty May 40. 2. Tập tài liệu soạn thảo nhằm đáp ứng yêu cầu của ISO – 9002. 3. Bảng báo cáo thành tích ( từ năm 1995 – 1999 ) của Công ty May 40. 4. Các tài liệu thống kê của phòng kỹ thuật và kế hoạch vật tư. 5. Giáo trình: Quản trị sản xuất và tác nghiệp. Khoa QTKDCN - XDCB. Trường ĐHKTQD. 6. Quản trị chất lượng. GS. Nguyễn Quang Toản. NXB Thống kê ( 1995 ). 7. Quản lý có hiệu quả theo phương pháp Deming. Nguyễn Trung Tính và Phạm Phương Hoa. NXB Thống kê ( 1996 ). 8. Đổi mới công tác quản lý chất lượng ở Việt Nam hiện nay. Nguyễn Mạnh Tuấn. NXB KHKT ( 1997 ). 9. Tạp chí công nghiệp ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0047.doc
Tài liệu liên quan