Một số giải pháp hạn chế rủi ro hối đoái tại Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Thọ

Lời Mở Đầu Quốc tế hoá, toàn cầu hoá các hoạt động kinh doanh và hội nhập khu vực là một xu thế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới . Cùng với việc giảm bớt hàng loạt các rào cản giữa các quốc gia trên thế giới được thực hiện ở châu Âu, Châu á, Châu mỹ la Tinh, các thị trường đang trở lên nhất thể hoá và mang tính toàn cầu .Bối cảnh đó tạo ra nhiều cơ hội và thách thức, đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Cùng với sự mở rộng buôn bán và hội nhập kinh tế

doc54 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro hối đoái tại Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quốc tế đối với nhiều công ty thị trường trong nước ngày càng trở nên nhỏ bé .Mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường bên ngoài là một nhu cầu cấp thiết . Tuy nhiên kinh doanh quốc tế không giống như kinh doanh trong nước , các công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề công ty cổ phần dược phẩm Thiên Thảo không nằm ngoại lệ đó. Là một trong mười công ty đứng đầu trong nước về buôn bán,phân phối dược phẩm;công ty có nhiều đối tác ở nước ngoài,nên công ty cần đến ngoại tệ để giao dịch làm ăn. Trong kinh doanh công ty không tránh khỏi về rủi ro hối đoáI,nó tác động không nhỏ tới kết quả kinh doanh của công ty. Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần dược phẩm Thiên Thảo với sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo của công ty anh chị phòng kế toán tài vụ, đặc biệt là sự giúp đỡ của cô giáo thạc sỹ Trần Thị Thanh Tú em đã đi sâu nghiên cứu rủi ro hối đoái và ảnh hưởng của nó và đề xuất một số giải pháp hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Qua quá trình nghiên cứu, em đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp hạn chế rủi ro hối đoái tại công ty cổ phần dược phẩm Thiên Thảo. Luận văn được kết cấu làm ba chương: Chương I: Lý luận chung về rủi ro hối đoái và các giải pháp hạn chế rủi ro hối đoái. Chương II: Thực trạng công tác hạn chế rủi ro hối đoái tại công ty cô phần dược phẩm Thiên Thảo. Chương III: Một số giải pháp hạn chế rủi ro hối đoái tại công ty cổ phần dược phẩm Thiên Thảo. Tuy nhiên đây là một vấn đề tương đối phức tạp và còn mới mẻ, khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn . Chương 1: lý luận chung về rủi ro hối đoáI và các giảI pháp hạn chế rủi ro hối đoái. 1.1. Rủi ro hối đoái trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm Rủi ro hối đoái là rủi ro khi các nghiệp vụ tiền mặt tương lai của một công ty chịu cảnh hưởng bởi sự biến động tỷ giá. Hay rủi ro hối đoái còn là sự không chắc chắn về giá trị của một khoản thu nhập hay chi trả do sự biến động tỷ giá gây ra có thể làm tổn thất đến giá trị dự kiến của hợp đồng. Trong lĩnh vực ngoại thương các công ty xuất nhập khẩu thường xuyên phải đối diện với rủi ro hối đoái, đối với nhà nhập khẩu rủi ro hối đoái xảy ra khi ngoại tệ mà nhà nhập khẩu phải trả trong tương lai lên giá so với bản tệ, hay đối với nhà xuất khẩu rủi ro hối đoái xảy ra khi ngoại tệ nhà xuất khâủ sẽ nhận trong tương lai giảm giá so với bản tệ. Sự biến dộng về tỷ giá làm cho các hợp đồng xuất nhập khẩu trở lên không chắc chắn, mọi chuyện có thể trở nên tốt đẹp hơn cũng có thể trở nên tồi tệ hơn do có sự biến động của tỷ giá hối đoái, điều này dẫn đến làm đảo lộn hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Đứng trước vấn đề như vậy, Doanh nghiệp phải lựa chọn một trong hai quyết định hạn chế hay không hạn chế. Không hạn chế tức là Doanh nghiệp chấp nhận sự mạo hiểm sẽ kiếm được một khoản lãi nếu chênh lệch tỷ giá theo hướng có lợi cho Doanh nghiệp, ngược lại Doanh nghiệp phải gánh chịu một khoản lỗ còn gọi là thiệt hại do chênh lệch tỷ giá theo hương bất lợi cho Doanh nghiệp. Tuy nhiên Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn một sự chắc chắn đối với nghiệp vụ tiền mặt tương lai của mình bằng cách tìm mọi cách để hạn chế rủi ro hối đoái có thể gây ra cho Doanh nghiệp. Bằng cách bỏ tiền ra mua một sự chắc chắn mà đôi khi không bao giờ dùng đến.Tuy vậy sự chắc chắn dẫu sao vẫn hơn sự mạo hiểm nhất là đối với các Doanh nghiệp không mạnh lắm về nguồn lực tài chính. Hạn chế rủi ro hối đoái trong kinh doanh là một việc làm cần thiết nhưng hạn chế như thế nào cho nó hiệu quả thì không phải là một điều đơn giản, nó đòi hỏi sự am hiểu về kỹ thuật, kết hợp với sự khéo léo về nghệ thuật và nhạy cảm với môi trường kinh doanh, do đó cần phải nhận biết và dự đoán được mức độ rủi ro hối đoái đối với các nghiệp vụ tiền mặt tương lai từ đó có biện pháp phù hợp. *Đặc trưng của rủi ro hối đoái. Khi tham gia kinh doanh quốc tế Doanh nghiệp luôn phải đối diện với nhiều loại rủi ro nhưng có lẽ rủi ro hối đoái tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty kinh doanh quốc tế. Nét đặc trưng dễ nhận thấy nhất đó là dưới sự biến động của tỷ giá thì công ty nên lựa chọn nắm bắt cơ hội kinh doanh như thế nào. Nó có hai khả năng. Là nắm bắt lấy cơ hội kinh doanh, phòng tránh sự tác động của rủi ro hối đoái để đạt được mục tiêu kinh doanh theo kế hoạch, phương án đặt ra. Khả năng này cơ hội kinh doanh là nhiều mức hiệu quả mang lại có thể tỷ lệ thuận với mức độ tác động của rủi ro. Tức là công ty càng mở rộng phạm vi, lĩnh vực kinh doanh quốc tế của mình thì các nguồn phải trả, phải thu trong tương lai càng lớn hơn và mức độ đa dạng các đồng tiền càng tăng trong hoạt động thanh toán quốc tế của Doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu công ty chọn khả năng. Nắm bắt lấy cơ hội kinh doanh và đối diện với sự tác động của rủi ro hối đoái. Khả năng này cơ hội mang lại giữa sự mạo hiểm và thành công là ngang nhau công ty có thể đạt được thành công rất lớn nhưng khả năng này có mức rủi ro rất cao xét trong tổng rủi ro đối với cơ hội kinh doanh vì thế để nắm bắt được cơ hội kinh doanh an toàn thì nên thực hiện công tác hạn chế rủi ro hối đoái gây ra thì tốt hơn. Nhưng đôi khi nhà quản lý phải biết tận dụng cơ hội một cách triệt để vì kinh doanh nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng luôn bao giờ cũng gắn liền với sự rủi ro và mạo hiểm. Vì thế mà chúng ta phải biết tận dụng các nét đặc trưng của rủi ro hối đoái đưa ra quyết định phù hợp nhất do trong trường hợp không hạn chế cho một cơ hội kinh doanh lại tốt hơn so với hạn chế. Cho nên phải xét trên thành công của cơ hội mang lại và chi phí bỏ ra hoặc có thể bỏ qua cơ hội kinh doanh mang lại để đưa công ty tồn tại và phát triển . 1.1.2. Phân loại rủi ro hối đoái Dựa trên phạm vi ảnh hưởng,rủi ro hối đoái được phân loại thành : 1.1.2.1. Rủi ro nghiệp vụ Là sự không chắc chắn của các luồng tiền mặt phải trả, phải thu trong tương lai của Doanh nghiệp. 1.1.2.2. Rủi ro kinh tế Là sự thể hiện bất kỳ ảnh hưởng nào của sự giao động tỷ giá, đến luồng tiền mặt tương lai của công ty. 1.1.2.3. Rủi ro chuyển đổi Nó được xuất hiện khi một công ty đa quốc gia chuyển đổi các số liệu tài chính của nó sang mỗi chi nhánh theo đồng tiền trong nước của nó thành báo cáo tài chính tổng hợp. 1.2. Các giải pháp hạn chế rủi ro hối đoái của Doanh nghiệp 1.2.1. Quan điểm Trước khi Doanh nghiệp ra bất kỳ quyết định nào liên quan đến hạn chế rủi ro thì cần nhận diện từng rủi ro nghiệp vụ đối với một cơ sở tiền tệ của đồng tiền. Công ty có thể xác định rủi ro của nó bằng biệc xem xét tình trạng các hợp đồng đối với các khoản phải trả, phải thu trong tương lai.Chẳng hạn một hợp đồng có một khoản phải thu bằng USD nếu đồng USD lên giá so với VNĐ thì Doanh nghiệp thu được một khoản lãi. Mặt khác, một hợp đồng khác có một khoản phải trả bằng EUR nếu EUR lên giá so với Việt Nam đồng thì lại là một bất lợi cho Doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức ảnh hưởng tổng thể sẽ được bù trừ một phần, vì vậy để đạt được hiệu quả cao trong các hợp đồng và kết quả chung thì công ty có thể mong muốn hạn chế tình trạng tiền tệ thuần của nó để tránh những ảnh hưởng ngược chiều có thể dẫn tới kết quả của nó do sự biến động của giá trị tiền tệ. Để xác định rủi ro thuần về mỗi đồng tiền trong hợp đồng. Các đồng tiền thanh toán đối với kết quả thu được đạt giá trị cao nhất. Tuy nhiên không vì thế mà công ty phòng ngừa riêng biệt một hợp đồng để giảm rủi ro chung của cả công ty do phải gánh chịu một chi phí nghiệp vụ, vì vậy Doanh nghiệp phải nhận diện được mức độ rủi ro. Và lựa chọn đồng tiền phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán phù hợp vì tỷ giá hối đoái biến động theo thời gian và chịu tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau. Từ đó đưa ra quyết định có nên hạn chế, hay không hạn chế thì tốt hơn hạn chế bao nhiêu, hạn chế như thế nào, và mức độ chịu đựng rủi ro hối đoái của công ty mà có dự báo về tỷ giá hợp lý để thiết lập một mục tiêu lợi nhuận cao. Để hạn chế rủi ro hối đoái đạt kết quả tốt. Dưới đây xin đề cập rõ một số kỹ thuật hạn chế. 1.2.2. Một số kỹ thuật hạn chế rủi ro hối đoái 1.2.2.1.Hạn chế bằng hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng kỳ hạn là;trong suốt thời hạn hiệu lực của hợp đồng, thì gía trị của hợp đồng kỳ hạn không được tiến hành định giá lại,do đó không đặt ra yêu cầu phải bổ sung hay giảm khoản ký quỹ. Yêu cầu ký quỹ không có quy định bắt buộc với tất cả các hợp đồng kỳ hạn. Khi hợp đồng đến hạn ,các bên tham gia hợp đồng tiến hành thanh toán vói nhau theo giá đã thoả thuận ngay từ khi ký hợp đồng . Để hạn chế rủi ro tỷ giá hối đoái bằng hợp đồng kỳ hạn là thông qua hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn các đơn vị cố định tỷ giá mua hay bán ngoại tệ với ngân hàng, từ đó cố định khoản phải trả hay phải thu bằng nội tệ. Sử dụng hạn chế bằng hợp đồng kỳ hạn đối với khoản trả công ty phải mua hợp đồng có kỳ hạn khoản phải trả ghi bằng đồng tiền đó. Xét một ví dụ minh hoạ: Một công ty Mỹ cần 100.000 GPB sau 60 ngày để trả cho nhà xuất khẩu Anh . Giả xử tỷ giá kỳ hạn 60 ngày là 1,40 USD,tỷ giá giao ngay hiện tại là 1,35USD và tỷ giá giao ngay sau 60 ngày là 1,5 0 USD . Nếu công ty Mỹ không hạn chế : Số USD cần để mua 100.000 GPB hiện tại là : 1,35 x 100.000= 135000 USD Số USD cần để mua 100.000GPB sau 90 ngày là : 1.5 x 100.0000 = 150.000 USD Do đó công ty bị thiệt hại là ; 150.000- 135.000 =15.000 USD Nếu công ty Mỹ hạn chế bằng hợp đồng kỳ hạn thì số USD thực tế bỏ ra mua GBP là ; 1,40 x 100.000 =140.000 USD Công ty bị thiệt hại là : 150.000- 140.000 = 10.000 USD Như vậy công ty hạn chế nó sẽ được hưởng lợi so với việc không hạn chế là 5000 USD Hạn chế bằng hợp đồng kỳ hạn so với không hạn chế khoản phải thu. Xét ví dụ : Một công ty đức có khoản phải thu 10.000.000 EUR trong vòng 9 tháng . Tỷ giá giao ngay 1EUR =0.6773USD công ty sợ rằng EUR xuống giấ so với USD trong tương lai . Do dó , nó có thể bán 10.000.000 EUR theo hợp đồng kỳ hạn 9 Tháng với tỷ giá kỳ hạn 1EUR = 0,6700 USD . Trị giá khoản phải thu nếu không hạn chế là: 0.6773 x10.000.000 = 6.773.000USD Trị giá khoản phải thu nếu đối với công ty Đức là : 0,6700 x10.000.000 = 6.700.000 USD Khoản lãi do hạn chế của công ty Đức là : 6.773.000 - 6700.000 = 730.000 USD Hạn chế khoản phải thu là thoả thuận một hợp đồng kỳ hạn để bán một lượng ngoại tệ sẽ nhận được như là kết quả của khoản phải thu. 1.2.2.2. Hạn chế bằng hợp đồng tương lai Hạn chế bằng hợp đồng tương lai rất giống với hợp đồng kỳ hạn. Khi công ty mua hợp đồng tương lai hầu như đã hạn chế được hầu hết các rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên ,rủi ro tỷ giá không được triệt tiêu một cách hoàn toàn. Bởi vì khoản lãi từ tài khoản ký quỹ không phải lúc nào cũng đủ để bù đắp cho chênh lệch tỷ giá giao ngay một cách hoàn hảo. 1.2.2.3. Hạn chế thông qua thị trường tiền tệ Một hạn chế thông qua thị trường tiền tệ bao gồm việc sử dụng một tình trạng thị trường tiền tệ bù đắp một tình trạng khoản phải trả hoặc phải thu trong tương lai. Hạn chế thông qua thị trường tiền tệ đối với khoản phải thu là vay bằng đồng tiền ghi trên khoản phải thu, đổi nó thành tiền địa phương và đầu tư nó. Sau đó trả khoản vay bằng luồng tiền mặt và từ khoản phải thu với khoản phải trả là vay đồng nội tệ và đổi ra thành đồng tiền ghi trên khoản phải trả. Đầu tư số tiền này đến khi chúng được cần để trả khoản phải trả. Ngoài ra còn áp dụng IRP (Interest Rate Parity) đối với phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ. Xét ví dụ : Một công ty Mỹ cần trả 100.000 GBP sau 60 ngày . Lãi suất đầu tư chứng khoán là 0.5% tháng ở Anh . 1.00.000 Số tiền gửi để phòng ngừa = = 955,025 GBP 1+0,005 Khoản trả bằng GBP Giả sử tỷ giá giao ngay là : 1.40 USD thì 1.393.035 USD sẽ được đòi hỏi để mua chứng khoán ở Anh .sau 60 ngày chứng khoán sẽ hết hạn và tạo ra 100.000 GBP cho công ty Mỹ mà sau đó có thể được sử dụng để bù đắp khoản phải trả của nó bất luận tỷ giá USD / GBP có thay đổi như thế nào .Khi công ty Mỹ thích phòng ngừa khoản phải trả không cần số dư tiền mặt của nó có thể vay 1.393.035 USD từ một ngân hàng Mỹ và đổi số USD này lấy GBP để mua chứng khoán Anh . Bởi vì khoản đầu tư vào GBP sẽ bù đắp đuợc tình trạng phải trả trong tương lai , công ty Mỹ chỉ cần quan tâm dến số USD phải trả cho khoản tín dụng sau 30 ngày . Hạn chế thông qua thị trường tiền tệ công ty hạn chế khoản phải tả có thể tóm tắt như sau ; B1vay 1.393.035. USD từ ngân hàng Mỹ , lãi suất 0.7% tháng B2 Đổi 1.393035 USD ra GBP theo tỷ giá 1.40 USD được 995.025 GBP B3 Sử dụng số GBP đổi được để mua chứng khoán ở Anh với lãi suát 0,5% tháng . B4 ; trả khoản vay của ngân hàng Mỹ sau 30 ngày cộng lãi suất Số tiền vay = 1.393035+1393.035 x0.007 = 1.402.786,2USD. Hạn chế thông qua thị trường tiền tệ đối với khoản phải thu . Cũng tương tự như hạn chế khoản phải trả , công ty có một khoản phải thu trong tương lai . Một hạn chế đơn giản thông qua thị trường tiền tệ , công ty sẽ vay ngoại tệ thể hiện trên khoản phải thu trong tương lai và đầu tư vào dồng tiền trong nước. 1.2.2.4. Hạn chế bằng quyền chọn tiền tệ Các kỹ thuật hạn chế như hợp đồng kỳ hạn và thị trường tiền tệ có thể gây hại khi đồng tiền phải trả giảm giá hoặc đồng tiền phải thu tăng giá trong kỳ hạn chế. Như thế không hạn chế sẽ tốt hơn hạn chế bằng các kỹ thuật trên. Một kỹ thuật hạn chế giúp công ty tránh được sự thay đổi tỷ giá thuận chiều là quyền chọn tiền tệ. Tuy nhiên một công ty phải đánh giá được liệu những lợi thế của hạn chế bằng quyền chọn tiền tệ có đáng so với giá thành cho nó không? * Hạn chế khoản phải trả là một quyền chọn tiền tệ thể hiện đồng tiền và số lượng liên quan đến khoản phải trả. * Hạn chế khoản phải thu là mua quyền chọn bán tiền tệ thể hiện đồng tiền và số lượng liên quan đến khoản phải thu. 1.2.2.5. Hạn chế bằng Swap tiền tệ Nó liên quan đến hai công ty có nhu cầu dài hạn khác nhau. Phòng ngừa bằng Swap tiền tệ làm cho số lượng mua một đồng tiền luôn bằng số lượng bán một đồng tiền cho nên không bao giờ làm thay đổi trạng thái về ngoại tệ. Nếu có thay đổi trong tỷ giá giao ngay của các đồng tiền cũng không làm phát sinh khoản lỗ hay khoản lãi nào, do có giao dịch Swap. Nếu như đồng ngoại tệ lên giá, số ngoại tệ bị mất ở đầu bán giao dịch sẽ được bù đắp ở đầu mua của giao dịch tiếp theo. 1.2.2.6. Hạn chế bằng vay song song Một khoản vay song song bao gồm một sự chuyển đổi tiền tệ giữa hai tỷ giá với một cam kết đổi lại tiền tệ theo một tỷ giá nhất định tại một thời điểm trong tương lai. Nó thể hiện hai Swap tiền tệ, một Swap tại lúc khởi đầu hợp đồng vay và Swap kia tại ngày nhất định trong tương lai. Những hạn chế trên giúp công ty có thể loại trừ, nó tránh rủi ro nhưng có khi lại không thể loại trừ hoàn toàn rủi ro hối đoái. Do đó, để hạn chế, giảm bớt rủi ro hối đoái công ty nên sử dụng một số biện pháp hạn chế sau. 1.2.3. Các kỹ thuật hạn chế thay thế 1.2.3.1.Hạn chế chéo Là một phương pháp phổ biến nhằm giảm rủi ro nghiệp vụ khi đồng tiền không thể hạn chế được. Thực chất của hạn chế này là khi một công ty sợ đồng tiền phải trả tăng giá vào lúc đến hạn phải trả so với đồng nội tệ, nên nó sẽ tìm kiếm một đồng tiền khác có thể hạn chế được và có tương quan cao, so với đồng tiền phải trả. Nó sẽ thiết lập một hợp đồng kỳ hạn với đồng tiền này. Nếu hai đồng tiền có tương quan cao so với đồng nội tệ thì tỷ giá giữa hai đồng tiền này có thể phần nào ổn định theo thời gian. Sau khi mua hợp đồng kỳ hạn với đồng tiền đó, Công ty có thể đổi đồng tiền đó lấy đồng tiền phải trả. Nếu tương quan trên càng lớn thì chiến lược hạn chế chéo càng có hiệu quả sẽ làm cho công ty cách lý khỏi sự biến động tỷ giá. 1.2.3.2. Đa dạng hoá các đồng tiền Kỹ thuật hạn chế này áp dụng đối với các công ty liên quan đến xuất khẩu và nhập khẩu, có luồng tiền mặt vào nhiều hơn ra đối với mỗi ngoại tệ… Công ty sẽ bị thiệt hại khi đồng nội tệ tăng giá bởi vì một hoặc một số ngoại tệ thu vào sẽ đổi được ít nội tệ hơn. Nếu như chỉ có một nội tệ thì sẽ ảnh hưởng mạnh đến giá trị bằng nội tệ của luồng tiền vào. Nhưng khi có nhiều ngoại tệ trong luồng tiền vào của công ty thì ảnh hưởng đó sẽ không tác động lớn đến giá trị bằng nội tệ đối với tổng luồng tiền vào, vì mỗi đồng tiền chỉ thể hiện một phần nhỏ của tổng luồng tiền vào và vì thế đa dạng hoá đồng tiền để giảm rủi ro đối với đồng tiền vào. 1.2.4. Một số kỹ thuật hạn chế rủi ro hối đoái khác. 1.2.4.1. Tiến hành đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh và tiến hành hợp đồng nhập khẩu song song với hợp đồng xuất khẩu và ngược lại Bằng cách lấy lãi từ hợp đồng này bù đắp cho lỗ hợp đồng kia, rủi ro hối đoái sẽ được trung hoà. 1.2.4.2. Tạo lập và sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp rủi ro hối đoái Với phương pháp này công ty không cần phải có chiến lược hạn chế rủi ro hối đoái mà tiến hành tạo lập quỹ dự phòng. Quỹ này được hình thành từ lợi nhuận do chênh lệch tỷ giá. Khi tỷ giá biến động thuận lợi dùng để bù lỗ khi tỷ giá biến động bất lợi cho công ty. 1.2.4.3. áp dụng những điều khoản giá cả và thanh toán linh hoạt, có tính đến khả năng điều chỉnh trị giá hợp đồng nếu có sự biến động về tỷ giá gây ra 1.3. So sánh các kỹ thuật hạn chế rủi ro hối đoái: 1.3.1. So sánh các kỹ thuật hạn chế rủi ro hối đoái trong ngắn hạn Các công cụ hạn chế rủi ro hối đoái trên đều có những ưu và nhược điểm riêng của nó. Khi tỷ giá biến động ngược lại với dự đoán của nhà kinh doanh thì hoá ra không hạn chế rủi ro lại tốt hơn. Thực tế này đặt ra cho nhà quản lý hai vấn đề quan trọng cần giải quyết: * Có nên hạn chế ngừa rủi ro hối đoái hay không? Trường hợp nào nên hạn chế? Trường hợp nào không nên? * Hạn chế rủi ro hối đoái bằng công cụ nào? Hợp đồng kỳ hạn sử dụng thị trường tiền tệ, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi, hay công cụ nào khác. Để minh hoạ cho vấn đề này và hiểu rõ hơn về các công cụ hạn chế chúng ta xét ví dụ sau: Ngày 14/02/2008 công ty Lufthansa đã ký một hợp đồng với một công ty của Anh trị giá 2.000.000 GBP. Thanh toán bằng GBP. Sau 180 ngày tỷ giá giao ngay của GBP hiẹn tại 1,50 USD; tỷ giá kỳ hạn 180 ngày của GBP hiện tại là 1,47 USD. Lãi suất Anh Mỹ Lãi tiền gửi 180 ngày 4,5% 4,5% Lãi tiền vay 180 ngày 5,0% 5,0% Một quyền chọn mua GBP hết hạn sau 180 ngày cò giá trị thực thi là 1,48 USD và giá mua là 0,03 USD Một quyền chọn bán GBP hết hạn sau 180 ngày có giá trị thực thi là 1,49 USD và giá mua là 0,02 USD. Theo dự báo tỷ giá giao ngay tương lai sau 180 ngày của Lufthansa là: Kết quả có thể Xác xuất 1,43 USD 20% 1,46 USD 70% 1,52 USD 10% Công ty Lufthansa phải cân nhắc việc sử dụng 1 trong các công cụ để xác định giải pháp tốt nhất. Hạn chế bằng hợp đồng kỳ hạn. Mua GBP kỳ hạn 180 ngày. Số USD cần sau 180 ngày = khoản phải trả GBP x Tỷ giá kỳ hạn GBP 2.000.000 x 1,47 = 2.940.000 USD * Hạn chế thông qua thị trường tiền tệ: Vay USD đổi thành GBP, đầu tư GBP, hoàn trả khoản vay sau 180 ngày: Số GBP phải được đầu tư 2000.000 /(1+0,045 ) = 1.913.880 Số tiền bằng USD cần để đổi thành GBP để gửi: 1.913.880 x 1,50 = 2.870.820 USD Lãi suất và gốc của khoản vay USD sau 180 ngày: 2.870.820 x (1 + 0,05) = 3.014.436 USD * Hạn chế bằng quyền chọn mua: Mua một quyền chọn mua (tính toán dưới đây giả thiết rằng quyền chọn được thực thị vào ngày cần GBP hoặc không được thực thi) Giá thực tế thì 1,48 USD giá mua 0,03 USD). Tỷ giá giao ngay có thể sau 180 ngày Giá quyền chọn Thực thi quyền chọn Tổng giá phải trả cho 1 GBP Tổng giá phải trả cho 2.000.000 GBP Xác xuất 1,43 USD 0,03 USD Không 1,46 USD 2.920.000 USD 20% 1,46 USD 0,03 USD Không 1,49 USD 2.980.000 USD 70% 1,52 USD 0,03 USD Có 1,51 USD 3.020.000 USD 10% * Giữ nguyên không hạn chế: Mua 2.000.000 CBP trên thị trường giao ngay sau 180 ngày. Tỷ giá giao ngay dự tính sau 180 ngày Số USD cần để mau 2.000.000 GBP Xác xuất 1,43 USD 2.860.000 20% 1,46 USD 2.920.000 70% 1,52 USD 3.040.000 10% Mỗi giải pháp thay thế được phân tích để dự tính chi phí danh nghĩa bằng USD trả cho khoản phải trả ghi bằng GBP. Chi phí được biết chắc chắn đối với hạn chế bằng tỷ giá kỳ hạn và hạn chế qua thị trường tiền tệ. Tuy nhiên chi phí sử dụng quyền chọn mua hoặc giữ quyền không hạn chế tuỳ thuộc vào tỷ giá giao ngay sau 180 ngày. Hạn chế bằng hợp đồng kỳ hạn tốt hơn hạn chế thông qua thị trường tiền tệ bởi vì chi phí bằng USD ít hơn rõ ràng 2.940.000 USD so với 3.014.360 USD. Nếu so với việc hạn chế hợp đồng quyền chọn mua cho thấy có một cơ hội 80% là hạn chế bằng quyền chọn sẽ đắt hơn là hạn chế bằng kỳ hạn. Do đó trong trường hợp này hạn chế bằng hợp đồng kỳ hạn là tối ưu đối với quyết định phòng ngừa rủi ro hối đoái đối với một khoản phải trả. Tuy nhiên không hạn chế lại là giải pháp tối hơn cả vì có đến 90% xác xuất chi phí bằng USD ít hơn so với quyết định hạn chế bằng hợp đồng kỳ hạn. Như vậy, quyết định tốt nhất là không nên hạn chế. Nhưng nếu Lufthansan quyết định hạn chế rủi ro hối đoái thì nên sử dụng hợp đồng kỳ hạn do đôi khi có độ chênh lệch về dự báo tỷ giá. Mặt khác nó phải thường xuyên định kỳ đánh giá các quyết định trên cơ sở tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn, lãi suất… * Đối với khoản phải thu việc phân tích các kỹ thuật hạn chế cũng được tiến hành tương tự như việc phân tích các kỹ thuật hạn chế khoản phải trả từ đó công ty có quyết định han chế rủi ro hối đoái một cách tối ưu nhất. Mặc dù hợp đồng kỳ hạn cố định được giá trị các khoản chi trả, hay thu nhập bất luận sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường nhằm giúp công ty có thể có thể xác định chắc chắn hiệu quả kinh doanh nhưng nó vẫn chưa hoàn toàn thuận lợi cho công ty nếu tỷ giá biến động ngược lại với dự kiến. Chẳng hạn trong trường hợp đồng nhập khẩu, vì nhà nhập khẩu sợ rằng ngoại tệ sẽ lên giá trong tương lai so với nội tệ nên quyết định mua ngoại tệ có kỳ hạn để hạn chế rủi ro. Nếu khi đáo hạn ngoại tệ giảm giá điều này ảnh hưởng bất lợi cho công ty so với việc không hạn chế thì tốt hơn. Thay vì bị ràng buộc trong hợp đồng kỳ hạn, Công ty có thể mua ngoại tệ trên thị trường với giá thấp hơn. Và đối với hợp đồng nhập khẩu thì ngược lại do đó hợp đồng có kỳ hạn chưa phải là cách hạn chế tối ưu, song dẫu sao nó cũng giúp nhà quản lý yên tâm hơn trong sự đối diện với rủi ro hối đoái. Mặt khác khi sử dụng thị trường tiền tệ ngoài những ưu điểm nó mang lại cho công ty hạn chế rủi ro biến động tỷ giá hối đoái bằng hoạt động vay và cho vay. Song trong trường hợp khoản phải thu của công ty không chắc chắn hợp đồng dễ bị đổ bể thì việc hạn chế bằng công cụ thông qua thị trường tiền tệ rất nguy hiểm do khoản thu, không thu được mà khoản phải trả đến hạn vẫn phải trả. Do đó nhà xuất khẩu phải tiên liệu được trước khi ra quyết định hạn chế. Tuy nhiên công ty cũng phải xem xét đến công cụ khác như hạn chế rủi ro hối đoái bằng hợp đồng quyền chọn mua và quyền chọn bán. Đây là một công cụ hạn chế linh hoạt hơn so với hạn chế bằng hợp đồng kỳ hạn, thị trường tiền tệ vì nó phụ thuộc vào ý muốn của người mua hợp đồng có muốn thực thi hợp đồng hay không khi hợp đồng đáo hạn. Nếu có lợi người mua hợp đồng sẽ thực thi hợp đồng nếu bất lợi thì người mua hợp đồng quyền chọn có thể không thực thi hợp đồng và chịu mất phí quyền chọn để mua, bán ngoại tệ ngoài thị trường với tỷ giá có lợi. Công cụ này tuy linh hoạt song mức phí quyền khá cao có thể ảnh hưởng đến kết quả chung của Công ty theo chiều hướng bất lợi. Ngoài ra còn có thể áp dụng các công cụ khác như là hợp đồng tương lai phù hợp đối với các hợp đồng có quy mô nhỏ. Những công cụ hạn chế rủi ro hối đoái ngắn hạn trên đây có ưu và nhược điểm và nó còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như: tỷ lệ lãi suất, tỷ giá giao ngay trên thị trường… Từ đó nhà quản trị tài chính phải biết áp dụng linh hoạt, phân tích, so sánh các kỹ thuật để chọn ra một kỹ thuật tối ưu nhất. Nhưng cũng phải cân nhắc có nên hạn chế hay không hạn chế thì tốt hơn. Như ví dụ đề cập ở trên thì không hạn chế lại tốt hơn vì đôi khi bỏ tiền ra mua một sự chắc chắn mà kết quả lại không dùng đến nó. Cho nên nhà quản trị tài chính phải đưa ra một giải pháp hợp lý nhất cho mõi hợp đồng của mình để đảm bảo các khoản phải trả phải thu trong tương lai tránh được sự biến động (rủi ro) hối đoái gây nên. Trên đây là những công cụ hạn chế rủi ro hối đoái trong ngắn hạn nó chỉ phù hợp với các thương vụ trong thời gian ngắn hạn, còn dài hạn nó lại không mang lại hiệu quả mong muốn. Do đó khi áp dụng các kỹ thuật hạn chế rủi ro hối đoái trong dài hạn chúng ta phải xem xét nên lựa chọn kỹ thuật nào là tối ưu: được áp dụng cho hạn chế dài hạn như là bằng hợp đồng kỳ hạn dài hạn , Swap tiền tệ, hạn chế bằng vay song song, thu sớm trả trễ, hạn chế chéo, đa dạng hoá các đồng tiền. Các giải pháp này đòi hỏi gắn liền với chiến lược phát triển dài hạn của công ty kinh doanh quốc tế. 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro hối đoái của doanh nghiệp Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền này được biểu thị bằng một đồng tiền khác . Như vậy tỷ giá là một phạm trù chịu sự chi phối của qui luật cung cầu , qui luật giá cả … Về cơ bản các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái có thể chia làm hai loại sau ; 1.3.2.1. Những nhân tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái Nhìn trên góc độ vĩ mô , nền kinh tế của một nước ,có thể nói rằng nền kinh tế của một nứơc có tốc độ phát triển , tăng trưởng cao thì giá trị đồng tiền của nước đó ổn định ,sức mua đối nội và đối ngoại có xu hướng tăng đặc biệt là sức mua đối nội .Sự ổn định sức mua đối nội của một đồng tiền là kết quả của hàng loạt các nhân tố bên trong của nền kinh tế trong đó tốc độ phát triển của nền kinh tế là cái quyết định . Trong điều kiện của nền kinh tế mở việc tăng trưởng nền kinh tế chỉ có thể đạt được khi nó thực sự hướng ngoại .Nói đến kinh tế hướng ngoại là nói đến việc mở rộng và đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh quốc tế , là nói đến tăng kim nghạch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ . Việc hoạt động có hiệu quả hay không trong các hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu sẽ có tác động đến cán cân thương mại , cung cầu về ngoại tệ và tỷ giá hối đoái . Ngoài ảnh hưởng có tính hướng ngoại nói ttên có thể kể đến hàng loạt các tác dộng hối đoái khác của sự tăng trưởng đối với các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế liên quan đến tỷ giá hối đoái . Các yếu tố vĩ mô quan trọng phải kể đến là ; Tình hình ngân sách của chính phủ , thu nhập và niềm tin của quần chúng nhân dân vào đồng tiền quốc gia ....... *. Cán cân thanh toán. Cán cân thanh toán là bảng cân đối ghi lại các khoản thu nhập và chi trả của một quốc gia với nước ngoài phản ánh tất cả các luồng ngoại tệ vào và ra. Vì vậy, tình trạng cán cân thanh toán có ảnh hưởng rất lớn tới cung cầu ngoại tệ, trực tiếp tác động đến tỷ giá hối đoái. Cán cân thanh toán thặng dư thể hiện nguồn thu hay luồng ngoại tệ vào nhiều hơn ngoại tệ phải trả hay luồng ra.Nó sẽ là một điều kiện chắc chắn tăng cung ngoại tệ, hỗ trợ giá trị đồng nội tệ và tỷ giá hối đoái giữa nội tệ và ngoại tệ giảm đi. Ngược lại trong trường hợp cán cân thanh toán thiếu hụt dẫn tới cầu ngoại tệ để đáp ứng được chi trả tăng, tỷgiá giữa nội tệ và ngoại tệ sẽ chiụ sức ép tăng lên làm giảm giá trị đồng nội tệ. *. Lạm phát và sức mua. Đối với bất kỳ một nền kinh tế nào lạm phát cũng là một nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến sức mua của đồng tiền nước đó. Do mức lạm phát và các đối sách của chính phủ đối với lạm phát khác nhau đứng dưới góc độ sức mua của tiền tệ mỗi đồng tiền có mức biến thiên khác nhau về giá trị. Quan hệ về tỷ lệ lạm phát trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. GIả sử một nước A có mức lạm phát không thay đổi. Trong khi nước B có mức lạm phát 100% theo quy luật một giá và thuyết ngang giá mua thì nếu đầu năm tỷ giá giữa đồng tiền A và B là 1/1 thì cuối năm tỷ lệ sẽ giảm là 1/2 một đồng tiền nước A ăn hai đồng tiền nước B. GIả thuyết mức lạm phát của một nước không thay đổi thực tế là khong có cơ sở. Do vậy tỷ giá hối đoái sẽ tuỳ thuộc chủ yếu vào chênh lệch tỷ giá lạm phát hai nước. Có thể tính được mức chênh lệch và tác động nó đến tỷ giá như sau: Tỷ giá trước khi có ảnh hưởng lạm phát của đồng A và B là A = e*B Lạm phát nước A là Ia, lạm phát nước B là Ib (trong cùng một đơn vị thời gian). Sau lạm phát ta có: (1+Ia) *A = e*(1+Ib) *B 1A = e*(1+Ib) *B (1+Ia) A/B = e*(1+Ib) (1+Ia) Như vậy hệ số biến động của tỷ giá sẽ là tỷ số (1+Ib)(1+Ia). Thông thường nước nào có mức lạm phát lớn hơn thì sức mua nội địa của đồng tiền nước đó giảm thiểu hơn và đồng tiền đó sẽ giảm giá so với đồng tiền của nước kia. *. Lãi suất và lợi tức dự tính Trong điều kiện quản lý hối đoái tự do, lưu thông các luồng vốn giữa cá nước không bị cản trở thì lãi suất, hay nói cụ thể hơn là mức chênh lệch lãi suất gây ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. Nước nào có lãi suất ngắn hạn cao hơn sẽ thu hút trực tiếp các luồng vốn ngắn hạn vào, tăng cung ngoại hối và có tác động làm giảm tỷ giá hối đoái, ngược lại nước nào có lãi suất thấp nhu cầu chuyển ngoại hối ra nước ngoài đầu tư vào nước ngoài có lãi suất cao sẽ làm tăng cầu ngoại hối, gây tác động làm tăng tỷ giá hối đoái. Giả sử trong điều kiện lạm phát thay đổi, tỷ giá giữa đồng A và B là e =A/B Lãi xuất tiền gửi một năm đồng A là Ia và lãi suất tiền gửi đồng B là 1b/ Nếu người gửi tiền bằng đồng A. sau một năm sẽ được: A+A*Ia = A * (1+Ia) (1) Nếu đổi ra đồng B và gửi theo lãi suất nước B sẽ được: (a = b * e) B*e + B*e *Ib = B * e (1 +Ib) (2) Sau một năm mức tỷ giá cân bằng sẽ là : A = e = A*(1+Ia) B B*e(1+Ib) Như vậy nếu lãi suất Ib tăng lên, trong khi lãi suất Ia không đổi thì mức tỷ giá sẽ giảm đi, hay đồng B lên giá so với đồng A, và nếu lãi suất Ia tăng lên trongkhi lãi suất Ib không thay đổi thì tỷ giá e sẽ tăng lên, hay đồng A lên giá với đồng B. Trên thực tế, đôi khi chênh lệch lãi suất không phải lúc nào cũng gây tác động đến luồng luân chuyển của các đồng tiền và tỷ giá hối đoái. Yếu tố chính quyết định tới các quyết định đầu tư là tình hình ổn định kinh tế chính trị bất ổn thì việc đơn phương tăng lãi suất ngắn hạn của một quốc gia không thể khẳng định là sẽ thu hút được nhiều luồng ngoại hối mà đôi khi còn tạo ra nhu cầu chuyển ngoại hối ra để tránh ảnh h._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25779.doc
Tài liệu liên quan