Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Hà Nội

Lời mở đầu Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Ngân hàng thương mại đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng khác cho nền kinh tế quốc dân. Một trong những hoạt động kinh tế có sự phát triển mạnh mẽ là thương mại quốc tế ra đời và phát triển như ngày nay thì chúng ta không thể không nhắc tới vai trò của thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế có vai trò với hoạt động của một ngân hàng thương mại, nó hỗ trợ bổ xung các hoạt động khác của ngân hàng, tăng

doc39 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính thanh thoản, tăng khả năng cạnh tranh và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển ngày càng bền vững. Hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội trong thời gian qua đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế thủ đô và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sau thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Chi Nhánh Hà Nội và nghiên cứu tài liệu, do đánh giá được tầm quan trọng của hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hà nội” cho luận văn tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, thì bài luận văn của em chia làm ba chương: Chương 1: Tổng quan về thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Chương 2:Thực trạng hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Nội. Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ TTQT tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Nội. Chương 1 Tổng quan về thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại 1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm Ngân Hàng thương mại : NHTM là một doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng. Tổng tài sản có của NHTM luôn chiếm khối lượng lớn nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn vốn đến những người vay tiền để họ có cơ hội đầu tư sinh lợi và họ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho nền kinh tế. Tuy có rất nhiều quan niệm khác nhau về NHTM nhưng nhìn chung các ngân hàng đều thống nhất ở chỗ : Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, được phép nhận tiền uỷ thác với trách nhiệm hoàn trả được sử dụng tiền ký thác của công chúng để cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ tài chính khác. 1.1.2. Ngân hàng thương mại trong hoạt động thanh toán quốc tế. Như chúng ta đã biết hoạt động thương mại quốc tế rất cần đến sự hỗ trợ của các ngân hàng. Ngày nay, ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực quốc tế và hối đoái đem lại một sự trợ giúp cho khách hàng đồng thời hạn chế rủi ro cho họ. Trên thương trường quốc tế, sự vận động của hàng hoá và vốn luôn diễn ra nhịp nhàng, xuất phát từ việc quốc tế hoá nền kinh tế và sự liên kết với nhau bằng đồng tiền mạnh, trong lĩnh vực này ngân hàng giữ vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp bằng cách tạo ra cho chúng một sự giúp đỡ về kỹ thuật và tài chính. Hoạt động ngoại thương cần có sự can thiệp của ngân hàng, đòi hỏi kỹ thuật đặc thù về thương mại quốc tế, ví dụ như chuyển tiền, tín dụng kèm thư chứng từ…. Bằng cách bảo vệ quyền lợi của người bán đối với người mua. Trước xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong và ngoài nước, sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM đóng vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định sự phát triển cũng như vị thế của NHTM trên thị trường. Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế 1.1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động TTQT : Thanh toán quốc tế ra đời và phát triển trên nhu cầu của thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu nhưng nó thực sự phát triển kể từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời và từ đó đến nay đã trở thành một bộ phận không thể tách rời khỏi nền kinh tế thế giới. Sự chuyên môn hoá giữa các quốc gia và các khu vực dựa trên cơ sở lợi thế so sánh đã làm cho hàng hoá được sản xuất nhiều hơn, chi phí sản xuất ít hơn, chất lượng hàng hoá được nâng cao. Các quốc gia ngày càng có nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ làm cho quan hệ kinh tế, quốc tế được mở rộng. Hàng năm, một khối lượng lớn hàng hoá, dịch vụ được giao lưu trao đổi trên thế giới, tồn tại đồng thời có quan hệ mật thiết. Với quá trình trao đổi, giao lưu hàng hoá là sự lưu chuyển tiền tệ nhằm thanh toán cho các hàng hoá dịch vụ nhập khẩu. Bên cạnh đó, sự di chuyển các nguồn vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác phục vụ cho mục đích cấp tín dụng quốc tế,viện trợ, chuyển tiền kiều hối, và các mục đích phí mậu dịch khác…cũng kéo theo sự lưu chuyển tiền tệ nhằm thanh toán giữa các quốc gia khác nhau gọi là thanh toán quốc tế. Do đó phát triển thanh toán quốc tế là một đòi hỏi khách quan cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế. Yêu cầu đặt ra đối với thanh toán quốc tế là phải có những phương thức thanh toán mới, hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Ngày nay, với sự tác động mạnh mẽ của các thành tựu khoa học kỹ thuật, phương tiện thanh toán đã phát triển với nhiều loại tiền như: tiền chuyển khoản, tiền thanh toán điện tử, phương thức thanh toán được cải tiến với sự hỗ trợ của máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại. Thanh toán quốc tế trong thời đại công nghệ thông tin đã xoá bỏ khoảng cách về địa lý có thể thanh toán được ở mọi nơi, thực hiện theo thời gian thực, thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ. 1.1.3.2. Khái niệm thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế (International setlement) là việc thực hiện các nghĩa vụ về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động mậu dịch và phi mậu dịch giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với tổ chức cá nhân của nước khác, hoặc giữa một quốc gia với các tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước có liên quan. Thanh toán quốc tế thường gắn liền với việc trao đổi giữa đồng tiền của quốc gia này với đồng tiền của quốc gia khác. Khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế các bên tham gia phải đàm phán và thống nhất về tiền tệ sử dụng trong giao dịch. Đồng tiền được lựa chọn có thể là đồng tiền của một nước thứ ba, các bên phải lựa chọn phương tiện thanh toán cho phù hợp có thể là: séc, hối phiếu, lệnh phiếu, hay thẻ thanh toán… Lựa chọn phương thức thanh toán cũng là vấn đề các bên tham gia phải bàn bạc. Các phương thức thanh toán phổ biến trong thanh toán quốc tế hiện nay là: chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. 1.1.3.3. Vai trò hoạt động thanh toán quốc tế Đối với kinh tế đối ngoại. Thanh toán quốc tế là khâu kết thúc một giao dịch cuối cùng của quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ, là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu thụ thông qua việc chi trả lẫn nhau trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế giải quyết mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ, duy trì sản xuất được liên tục và đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá. Giúp cho các hoạt động ngoại thương thực hiện tốt chức năng của mình, gián tiếp mở rộng lưu thông hàng hoá nước ngoài, cải thiện cán cân thanh toán. Như thanh toán được thực hiện nhanh chóng chính xác, đúng luật sẽ giảm được thời gian chu chuyển vốn, thúc đẩy nhanh chóng tốc độ lưu chuyển hàng hoá, giảm thiểu được rủi ro do sự biến động của tỷ giá, tăng khả năng thanh toán… Đồng thời qua việc theo dõi hoạt động thanh toán quốc tế, nhà nước có thể biết được cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu và tình hình ngoại thương đang nhập siêu hay xuất siêu, trên cơ sở đó có những chính sách ngoại thương phù hợp với từng thời kỳ và chỉnh sửa những điểm bất hợp lý trong hệ thống pháp luật, chính sách có liên quan đến thanh toán quốc tế cho phù hợp. Đối với hoạt động kinh doanh. Thanh toán quốc tế giúp cho quy mô hoạt động các ngân hàng thu hút thêm nhiều khách hàng có nhu cầu thanh toán vượt ra khỏi biên giới của một nước, nâng cao uy tín cạnh tranh trên trường quốc tế. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển quan hệ đại lý, hoàn thiện và đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh như kinh doanh ngoại toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ bảo lãnh và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của nền kinh tế, tạo niềm tin cho khách hàng, trên cơ sở đó nâng cao uy tín của ngân hàng. Do đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế mà các ngân hàng thương mại đã đẩy mạnh được hoạt động tín dụng quốc tế, tài trợ xuất khẩu cũng như tăng cường được nguồn vốn huy động của khách hàng ký quỹ khi tham gia thanh toán quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế khai thác được nguồn vốn tài trợ của ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế đáp ứng được nhu cầu tín dụng trong nước. Thu được các khoản phí dịch vụ thanh toán như phí thanh toán L/C, nhờ thu, phí chuyển tiền kiều hối, phí bảo lãnh góp phần không nhỏ vào doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp có tham gia xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của hợp đồng ngoại thương khép lại một chu trình mua bán hàng hoá dịch vụ. Đây là một nghiệp vụ phức tạp, ẩn chứa nhiều rủi ro có thể xẩy ra do những nguyên nhân khách quan hoặc những yếu tố bất khả kháng. Do đó yêu cầu đặt ra cho thanh toán quốc tế là phải đảm bảo an toàn cho các hợp đồng xuất nhập khẩu, thu tiền hoặc nhận hàng đầy đủ, đúng hợp đồng tạo lợi nhuận trong kinh doanh. Qua hoạt động thanh toán quốc tế với các bạn hàng nước ngoài, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có điều kiện nắm bắt các thông tin về thị trường, hiểu biết các thông tin về đối tác. Trên cơ sở đó cân đối về tiềm lực đề ra các chiến lược kinh doanh thích hợp ngăn ngừa được rủi ro. 1.2. Điều kiện áp dụng trong thanh toán quốc tế. Do có sự cách biệt về địa lý giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, sự biến động về tỷ giá tiền tệ, lãi suất năng lực tài chính của các chủ thể tham gia các quan hệ thương mại quốc tế buộc họ phải đối phó với các rủi ro ảnh hưởng tới lợi ích của các bên. Từ đó các chủ thể phải quan tâm đến các điều kiện thanh toán để bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán quốc tế các điều kiện đó được xác định trong hợp đồng kinh doanh ngoại thương bao gồm : 1.2.1. Điều kiện về tiền tệ Mỗi quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng trong khi mục tiêu tiền tệ của người xuất khẩu và người nhập khẩu cũng khác nhau. Do vậy, trong hợp đồng ngoại thương điều khoản về tiền tệ luôn được các bên quan tâm. Điều kiện ngoại tệ là những điều kiện mà hai bên thoả thuận đưa ra bao gồm việc lựa chọn đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán cũng như quy định cách xử lý khi có sự biến động sức mua của các đồng tiền đó. Đồng tiền tính toán  là đồng tiền được sử dụng để thể hiện giá cả hàng hoá, dịch vụ và tính toán tổng giá trị hợp đồng mua bán ngoại thương. Đồng tiền thanh toán là đồng tiền được sử dụng để chi trả trong hợp đồng đó. Đồng tiền thanh toán cũng có thể là đồng tiền tính toán, nếu trong hợp đồng quy định tiền tệ tính toán và tiền tệ thanh toán cùng là một đồng tiền. Nguyên tắc lựa chọn đồng tiền : Có thể chọn đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc của nước nhập khẩu hay của một nước thứ ba, nhưng trên thực tế chủ yếu người ta sử dụng các đồng tiền có giá trị tương đối ổn định có khả năng tự do chuyển đổi, có giá trị trên thế giới như : USD, JPY, EURO… Tuy vậy cũng có trường hợp trong thanh toán mỗi bên đều muốn dùng đồng tiền nước mình để có thể nâng cao uy tín của nước mình trên thị trường thế giới, nhằm tránh được rủi ro ngoại tệ bất ngờ. Do vậy, việc lựa chọn đồng tiền là một nội dung quan trọng trong quá trình đàm phán. 1.2.2. Điều kiện về thời gian thanh toán Điều kiện thời gian thanh toán có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan chặt chẽ tới tốc độ luân chuyển vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái. Vì vậy, việc quy định thời hạn trả tiền phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các bên, đối tượng hàng hoá , mức ổn định của đồng tiền thanh toán, v...v… Có 3 cách thức thanh toán thường được áp dụng : Trả tiền trước khi giao hàng Trả tiền ngay khi giao hàng Trả tiền sau khi giao hàng 1.2.3. Điều kiện về địa điểm thanh toán Địa điểm thanh toán là nơi thực hiện nghĩa vụ thanh toán, có thể là nước xuất khẩu, nhập khẩu hay là nước thứ ba. Hầu hết các bên đều muốn địa điểm thanh toán là nước mình. Thông thường, địa điểm thanh toán ở đâu thì đồng tiền nước đó sẽ được chọn làm đồng tiền thanh toán. 1.2.4. Phương tiện thanh toán Phương tiện thanh toán và phương thức thanh toán là hai vấn đề cốt lõi nhất trong TTQT. Một trong những đặc thù của TTQT là sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật quốc tế như séc, hối phiếu và lệnh phiếu, thẻ thanh toán. Séc : là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng phục vụ mình trích từ tài khoản của mình để trả cho người cầm séc hoặc người được chỉ định một số tiền nhất định bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản. Hối phiếu : Là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu ngay lập tức hoặc vào một ngày nhất định phải trả một số tiền nhất định cho người cầm hối phiếu hay người được chỉ định. Đây là phương tiện được sử dụng nhiều nhất trong TTQT. Hối phiếu không chỉ là một phương tiện thanh toán mà còn là một công cụ tín dụng. Lệnh phiếu : Là một phiếu cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu phát hành ra hứa sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng được chỉ định trên lệnh phiếu đó. Trong TTQT lệnh phiếu ít được sử dụng vì nó cần có sự bảo lãnh của ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh toán. Thẻ thanh toán : Thẻ thanh toán là sản phẩm dịch vụ tương đối mới của ngân hàng. Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, thẻ thanh toán là một loại giấy tờ có giá trị đặc biệt được làm bằng chất dẻo tổng hợp, được nhà phát hành ấn định giá trị, dùng để chỉ trả tiền hàng hoá, dịch vụ hay để rút tiền mặt thông qua các máy móc đọc thẻ. 1.3. Các hình thức thanh toán quốc tế chủ yếu Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình nhận và trả tiền hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu.. Việc lựa chọn phương thức nào phu thuộc vào mục tiêu, khả năng tài chính và mối quan hệ giữa các bên. Có 3 phương thức thanh toán chủ yếu được sử dụng nhiều nhất hiện nay là : phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu và phương thức tín dụng chứng từ. 1.3.1. Phương thức thanh toán chuyển tiền ( Remittance/ Transfer) Phương thức thanh toán chuyển tiền là phương thức thanh toán quốc tế mà khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm, trong một thời hạn nhất định bằng phương thức chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng. Sơ đồ 1.1 : Quy trình ngiệp vụ thanh toán chuyển tiền (3) Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank) Ngân hàng trả tiền (Paying bank) (2) (4) (1) Người xuất khẩu (Beneficiary) Người nhập khẩu (Remitter) Trong đó: Người xuất khẩu chuyển hàng và giao bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu Người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hoá (hoặc bộ chứng từ hàng hoá), nếu thấy phù hợp yêu cầu theo thoả thuận đôi bên, lập thủ tục chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ mình. Ngân hàng chuyển tiền làm thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý (chi nhánh) ngân hàng trả tiền . Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền chi trả người thụ hưởng . Có 2 hình thức chuyển tiền: chuyển tiền bằng thư (Mail transfer-MT) và bằng điện chuyển tiền (Telegraphic transfer-TT). Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất về mặt thủ tục và thực hiện nhanh chóng. Phương thức này được thực hiện trực tiếp giữa người chuyển tiền và người nhận tiền, ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán theo uỷ nhiệm và hưởng hoa hồng. Vì vậy, khi áp dụng phương pháp này yêu cầu các bên phải có sự tín nhiệm cao. 1.3.2. Phương thức thanh toán nhờ thu (collection of payment) Nhờ thu là phương thức mà người bán (người xuất khẩu) sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, hoặc cung ứng dịch vụ tín dụng cho người mua (người nhập khẩu), uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu nước ngoài trên cơ sở hối phiếu do người xuất khẩu kí phát. Nhờ thu phiếu trơn (clean collection) Nhờ thu phiếu trơn là phương thức khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, người bán uỷ thác cho ngân hàng mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu chỉ căn cứ vào hối phiếu do nhà xuất khẩu lập ra. Các chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng cho người mua thông qua ngân hàng. Sơ đồ 2.1 : Qui trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu phiếu trơn (3) Ngân hàng thu tiền (Collecting bank) Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting bank) (6) (5) (2)222222) (7) (4) Người xuất khẩu (Drawer) (1) Hợp đồng Người nhập khẩu (Drawee) Trong đó: Người xuất khẩu giao hàng hoá, đồng thời chuyển giao chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu. Người xuất khẩu lập hối phiếu và giấy tờ nhờ thu, gửi tới ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ số tiền của người nhập khẩu. Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển hối phiếu sang ngân hàng phục vụ người nhập khẩu để nhờ thu. Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển hối phiếu đòi tiền tới người nhập khẩu. Người nhập khẩu thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển tiền thu được hoặc hối phiếu đã ký chấp nhận cho cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu. Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu. Phương thức nhờ thu phiếu trơn chỉ được áp dụng trong các trưòng hợp sau: Người bán và người thu tin cậy lẫn nhau hoặc có quan hệ liên doanh với nhau giữa công ty mẹ, công ty con hoặc công ty chi nhánh của nhau. Thanh toán về các dịch vụ có liên quan tới xuất nhập khẩu hàng hoá, vì việc thanh toán không cần kèm chứng từ. Phương thức thanh toán nhờ thu không áp dụng nhiều trong thanh toán mậu dịch, vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu. Việc nhận hàng của người mua tách rời khỏi khâu thanh toán. Người mua có thể nhận hàng mà không trả tiền hoặc trả tiền chậm. Đối với người mua cũng có điều bất lợi nếu hối phối đến sớm hơn chứng từ thì người mua phải trả tiền ngay mà chưa biết người bán có giao hàng đúng hợp đồng hay không. Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu uỷ nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu, không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi kèm theo, yêu cầu ngân hàng chỉ trao bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu sau khi họ đã thanh toán hoặc kí chấp nhận thanh toán. Sơ đồ 3.1 : Quy trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu kèm chứng từ Ngân hàng thu tiền (Collecting bank) Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting bank) (3) (7) (4) (5) (6) (8) (2) Người xuất khẩu (Drawer) Người nhập khẩu (Drawee) (1) Hợp đồng Trong đó: Người xuất khẩu giao hàng hoá cho người nhập khẩu theo điều kiện của hợp đồng . Người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo quy định và viết giấy tờ nhờ thu, gửi tới ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu. Ngân hàng nhận uỷ thác thu chuyển bộ chứng từ thanh toán và giấy nhờ thu sang ngân hàng phục vụ người nhập khẩu để nhờ thu tiền. Ngân hàng thu tiền báo cho người nhập khẩu và đề nghị họ thanh toán. Người nhập khẩu thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Ngân hàng trao toàn bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu để họ đi nhận hàng. Ngân hàng thu tiền chuyển số tiền thu được (hoặc tờ hối phiếu đã được ký chấp nhận) sang ngân hàng phục vụ người xuất khẩu . Ngân hàng thanh toán tiền hàng hoặc trao tờ hối phiếu đã được ký chấp nhận cho người xuất khẩu. Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ thường không dùng vận đơn theo lệnh để người mua phải trả tiền cho NH hay chấp nhận trả tiền thì mới được nhận hàng. Khi người mua trả tiền, ngân hàng ký hậu vận đơn, người mua mới nhận được hàng (đề phòng người mua nhận hàng không trả tiền hay kéo dài trả tiền). 1.3.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. (L/C). 1.3.3.1. Khái niệm: Tín dụng chứng từ là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của một khách hàng (người yêu cầu mở tín dụng) sẽ trả tiền cho người thứ ba hoặc trả cho bất kỳ người nào theo lệnh của người thứ ba (người thụ hưởng) hoặc sẽ trả, chấp nhận, chiết khấu hối phiếu do người thụ hưởng phát hành hoặc cho phép ngân hàng khác trả tiền chấp nhận hay chiết khấu hối phiếu đó, khi xuất trình đầy đủ các chứng từ đã quy định và mọi điều khoản điều kiện của thư tín dụng đã được thực hiện đầy đủ. Phương thức thanh toán TDCT là sự thoả thận, trong đó ngân hàng mở thư tín dụng (ngân hàng bên nước mua hàng) theo yêu cầu của người mua hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác người (người hưởng lợi, người bán hàng) hoặc chấp nhận hối phiếu người bán đã ký phát khi người bán xuất trình cho ngân hàng một số chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung, điều kiện đã ghi trong thư tín dụng.. 1.3.3.2. Nội dung của L/C Số hiệu của L/C: Mỗi L/C có số hiệu khác nhau, có tác dụng để trao đổi thư từ, điện tín liên quan đến việc thực hiện L/C. Số hiệu này còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán của L/C. Địa điểm và ngày mở L/C:Là nơi ngân hàng mở L/C việc cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. Ngày mở L/C là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C (ngày mà ngân hàng mở L/C chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của người nhập khẩu) Loại L/C: Điều khiển tính chất, nhiệm vụ quyền lợi của các bên tham gia (các loại L/C, L/C có thể huỷ ngang, không thể huỷ ngang, tuần hoàn ứng trước, giáp lưng, đối ứng, thanh toán dần). Tên điạ chỉ của những người có liên quan đến L/C. Số tiền của L/C: Vừa được ghi bằng chữ , được ghi bằng số và thống nhất với nhau, tên của đơn vị tiền tệ phải được rõ ràng. Thời hạn của L/C: thời hạn hiệu lực, thời hạn giao hàng. Các nội dung về hàng hoá: tên hàng, số lượng, quy cách phẩm chất, giá cả bao bì. Các nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá (FOB, CIF, CFR)… 1.3.3.3. Các loại thư tín dụng. Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C) Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C) Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C) Thư tín dụng không thể huỷ ngang miễn truy đòi (irrevocable without recourse L/C) Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C) Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause credit) Thư tín dụng tuần hoàn (Revoling L/C) Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C) Thư tín dụng đối ứng (Reciprocab L/C) Thư tín dụng dự phòng (Stand-by L/C) Thư tín dụng thanh toán dần dần (Deferred payment L/C) Tham gia vào phương thức thanh toán TDCT có các chủ thể sau: Người xuất khẩu, nhập khẩu, ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng thanh toán… Sơ đồ 4.1 : Quy trình nghiệp vụ thanh toán TDCT (7) (8) Ngân hàng chuyển Chứng từ (Remitting bank) Ngân hàng thu tiền (Collecting Bank) Người nhập khẩu (Drawee) Người xuất khẩu (Drawer) (9) (10) (2) (6) (5) (3) (1) (4) (hợp đồng) Trong đó : Trước hết người xuất khẩu và người nhập khẩu phải ký kết hợp đồng thương mại, lựa chọn điều khoản thanh toán là TDCT. (1). Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại, viết đơn đề nghị mở TDCT thư cho người xuất khẩu hưởng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình. (2). Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, nếu đáp ứng các yêu cầu, ngân hàng sẽ phát hành thư tín dụng và thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu để thông báo tới người thụ hưởng. (3). Ngân hàng thông báo khi nhận được thư tín dụng sẽ khẩn trương thông báo, chuyển giao thư tín dụng này cho người xuất khẩu. (4). Người xuất khẩu nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng đã mở tiến hành giao hàng theo điều kiện hợp đồng. (5). Sau khi đã hoàn thành việc giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán thư tín dụng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình đề nghị thanh toán. (6). Ngân hàng này chỉ định là ngân hàng thanh toán, tiến hành kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với các điều khoản trong thư tín dụng thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu. (7). Sau khi đã thanh toán ngân hàng chuyển bộ chứng từ sang ngân hàng phát hành và đòi tiền. (8). Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy đáp ứng các điều kiện của thư tín dụng thì hoàn tiền cho ngân hàng đã thanh toán. (9). Ngân hàng phát hành báo cho người nhập khẩu biết bộ chứng từ đã đến, đề nghị họ làm thủ tục thanh toán. (10). Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hành trả tiền (hoặc chấp nhận) ngân hàng sẽ trao chứng từ đó để họ đi nhận hàng. Trong trường hợp người nhập khẩu không thanh toán thì ngân hàng không trao bộ chứng từ đó cho họ. Thực tế khi các bên mua bán chưa có sự tín nhiệm nhau thì thanh toán L/C là phương thức phổ biến, được các bên than gia hợp đồng ngoại thương ưa chuộng vì nó bảo vệ quyền lợi bình đẳng cho các bên : Người mua, người bán và ngân hàng. Tuy nhiên chi phí sử dụng phương thức TDCT khá cao. Khách hàng thường phải trả các khoản phí : phí mở L/C, phí thông báo L/C, phí xác nhận. Ngoài ra để mở được L/C khách hàng phải chứng minh được năng lực tài chính của mình và có thể phải ký quỹ. Chương 2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Chi nhánh hà nội. 2.1. Khái quát về NHNo&PTNT chi nhánh Hà Nội 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. NHNo&PTNT chi nhánh Hà Nội (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 51-QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN Việt Nam). Chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Hà Nội (nay là NHNo&PTNT Hà Nội) trụ sở chính tại số 77 phố Lạc Trung Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đổi mới nông thôn ngoại thành Hà Nội. NHNo&PTNT Hà Nội đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho Nông nghiệp. Nhờ có những quyết sách táo bạo đổi mới nhận thức kiên quyết khắc phục điểm yếu nhất là thiếu vốn, thiếu tiền mặt, nhờ vậy chỉ sau hơn hai năm hoạt động từ năm 1990 trở đi NHNo&PTNT Hà Nội đã có đủ tiền mặt và nguồn vốn thoả mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng. Tháng 9 năm 1991, 7 Ngân hàng huyện thị: Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Ba Vì, Phú Thọ, Thị xã Sơn Tây được bàn giao về Vĩnh Phú và Hà Tây. Tiếp theo đó thực hiện mô hình hai cấp từ tháng 10/1995 NHNo&PTNT Hà nội đã bàn giao 5 Ngân hàng Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm về NHNo&PTNT Việt Nam. Lúc này NHNo&PTNT Hà Nội lại đứng trước một thử thách mới đó là mang tên Ngân hàng Nông nghiệp nhưng lại phục vụ các thành phần kinh tế không mang dáng dấp của sản xuất nông nghiệp ngay giữa nội đô Thành phố Hà Nội. Để đứng vững, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội đã chủ động mở rộng mạng lưới để huy động và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn nội thành. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý của NHNo&PTNT Hà Nội Chức năng Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao. Nhiệm vụ Huy động vốn Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng. Các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn. Tiếp nhận vốn tài trợ, tín thác, uỷ thác đầu tư từ Chính phủ cho các chương trình kinh tế - chính trị - xã hội tại Việt nam có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Được phép vay vốn các tổ chức tài chính. Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam huy động vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy định. Cho vay Cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Đồng tiền cho vay: nội tệ (VNĐ), ngoại tệ (USD) và các loại ngoại tệ khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Kinh doanh ngoại hối Huy động vay vốn, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu. Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng, các dịch vụ thu hộ, chi hộ. Kinh doanh các dịch vụ khác Cho vay tài trợ các chương trình, dự án vì mục tiêu nhân đạo, văn hoá xã hội. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mở thư tín dụng (L/C) cho khách hàng. Thực hiện nghiệp vụ cầm cố tài sản. Kinh doanh ngoại hối: Mua bán ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Kinh doanh bảo hiểm, tư vấn về kinh doanh tiền tệ. Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội bao gồm. Ban giám đốc: đứng đầu là giám đốc, tiếp theo đó là các phó giám đốc có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động kinh doanh, tiếp nữa là trưởng, phó các phòng ban có trách nhiệm trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh. Các phòng ban bao gồm: Phòng tổ chức cán bộ - đào tạo, Phòng hành chính, Phòng kế toán ngân quỹ, phòng thẩm định, phòng vi tính, phòng nguồn vốn KHTH, phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, phòng tín dụng, tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ, tổ tiếp thị, tổ nghiệp vụ thẻ. 2.1.3. Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội 2.1.3.1. Kết quả kinh doanh Bảng 1.2: Kết quả kinh doanh tại NHNo&PTNT HN Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 So sánh 05/04 Năm 2006 So sánh 06/05 ST % ST % Tổng thu nhập 844 1828 984 116,5 2552 724 39,6 Tổng chi phí 754 1718 964 127,8 2376 658 38,3 Lợi nhuận 89 110 21 23,5 176 66 60 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội 2006) Nhìn vào bảng tổng hợp trên, ta thấy năm 2006 NHNo&PTNT Hà Nội đã có những bức tăng trưởng đáng kể trong mọi lĩnh vực. Lợi nhuận đạt được cả năm 2006 là 176 tỷ, tăng 66 tỷ so với năm 2005 (tăng 60%). Có được kết quả như vậy là do NH đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác.. Sự tăng trưởng tích cực này thể hiện sự nhạy bén của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc thay đổi thích nghi với cơ chế thị trường trong và ngoài nước. 2.1.3.2. Hoạt động chủ yếu Huy động vốn Nguồn vốn tăng trưởng qua các năm là thành công và cũng là thế mạnh của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Nội. Từ 18 tỷ từ khi thành lập, đến 31/12/2006, nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội đạt:12.845 tỷ đồng (bao gồm cả ngoại tệ quy đổi), tăng 713 lần, bình quân tăng gần 38% mỗi năn, trong đó nguồn vốn ngoại tệ cũng chiếm tỷ trọng lớn, đến nay có thể đáp ứng các nh._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0046.doc
Tài liệu liên quan