Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Cảng Hải Phòng

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Cảng Hải Phòng: ... Ebook Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Cảng Hải Phòng

doc77 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Cảng Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Khi nói đến sản xuất kinh doanh thì cho dù là dưới hình thức kinh tế xã hội nào vấn đề được nêu ra trước tiên cũng là hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp, là thước đo cho thành công của doanh nghiệp. Lợi nhuận kinh doanh luôn là mục tiêu hàng đầu mà doanh nghiệp hướng tới. Để đạt được điều đó mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt, giá thành hợp lý, doanh nghiệp vẫn vững vàng trong cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, trong đó quản lý và sử dụng vốn là vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cơ chế bao cấp trước đây vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà Nước được nhà nước cấp phát vốn, đồng thời nhà nước cũng quản lý về giá cả, sản lượng theo chỉ tiêu kế hoạch lãi Nhà Nước thu- lỗ Nhà Nước bù, do vậy các doanh nghiệp Nhà Nước hầu như không quan tâm đến hiệu quả sử dụng của đồng vốn. Nhiều doanh nghiệp không bảo toàn và phát triển vốn được, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, tình trạng các doanh nghiệp Nhà Nước làm ăn thua lỗ xảy ra phổ biến trong lúc bấy giờ. Hiện nay đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với việc chuyển dịch cơ cấu quản lý kinh doanh đó là việc mở rộng quyền tự chủ, giao vốn cho các doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng theo hướng lời ăn, lỗ chịu. Bên cạnh đó nước ta đang đang trong quá trình hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp đang đối mặt với cạnh tranh gay gắt, mọi doanh nghiệp đều thấy rõ điều này, Nhà Nước và doanh nghiệp cùng bắt tay nhau hội nhập. Điều này tạo cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những doanh nghiệp năng động , sớm thích nghi với cơ chế thị trường đã sử dụng vốn có hiệu quả còn những doanh nghiệp khó khăn trong tình trạng sử dụng vốn có hiệu quả nguồn vốn. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không còn là khái niệm mới mẻ, nhưng nó luôn được đặt ra trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cảng Hải Phòng là mới chuyển từ doanh nghiệp Nhà Nước sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Hải Phòng hoạt động theo luật doanh nghiệp. Do mới chuyển đổi mô hình công ty nên Cảng Hải Phòng còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong đó là vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh , nhất là trong lĩnh vực kinh doanh đường biển không phải là vấn đề mới mẻ. Nó được hình thành và kéo dài xuyên suốt quá trình phát triển của ngành này. Sau thời gian thực tập tại Cảng em quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Cảng Hải Phòng”. 2. Nội dung của chuyên đề. - Kết cấu bài viết gồm 3 chương: Chương 1: cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ở Cảng Hải Phòng. Chương 3: một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Cảng Hải Phòng. 3. Mục tiêu nghiên cứu. - Làm rõ tình hình sử dụng vốn của Cảng Hải Phòng, từ đó tìm ra được những điểm còn hạn chế và đưa ra một số giải pháp để khắc phục những hạn chế đó. 4. Phạm vi nghiên cứu. - Do hạn chế về thời gian và tư liệu nên đề tài chỉ đề cập tới hiệu quả sử dụng vốn tại Cảng Hải Phòng 5. Đối tượng nghiên cứu. - Đề tài đi sâu vào nghiên cứu tình hình sử dụng vốn tại Cảng Hải Phòng trong những năm gần đây. 6. Phương pháp nghiên cứu. - Đề tài đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập dữ liệu: bao gồm cả số liệu sơ cấp và thứ cấp. Phương pháp phân tích dữ liệu: bao gồm các phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp chuyên gia. CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP. 1. Khái quát về vốn trong doanh nghiệp. 1.1. Khái niệm về vốn trong doanh nghiệp. - Có rất nhiều quan niệm khác nhau về vốn, đứng trên các giác độ khác nhau ta có các cách nhìn khác nhau về vốn. Sau đây là một số quan điểm về vốn của một số nhà kinh tế học. Theo quan điểm của Mark – nhìn nhận dưới giác độ của các yếu tố sản xuất thì Mark cho rằng: : “Vốn chính là tư bản, là giá trị mang lại thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất”. Tuy nhiên, Mark quan niệm chỉ có khu vực sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Đây là một hạn chế trong quan điểm của Mark. Còn theo Paul A. Samuelson, một đại diện tiêu biểu của học thuyết hiện đại cho rằng: “Vốn là các hàng hóa được sản xuất ra để phục vụ cho quá trình sản xuất mới, là đầu vào của hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp”. Còn theo D. begg tác giả của cuốn “kinh tế học” thì cho rằng vốn bao gồm vốn hiện vật và vốn tài chính. Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hóa, sản phẩm đã sản xuất ra để sản xuất các hàng hóa khác. Vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá của doanh nghiệp. Theo định nghĩa trên D.Begg đã đồng nhất vốn với tài sản của doanh nghiệp. Thực chất vốn là biểu hiện bằng tiền của tất cả tài sản mà doanh nghiệp dùng trong quá trình sản xuất. Một cách thông dụng nhất, Vốn được biểu hiện là giá trị của toàn bộ tài sản do Doanh nghiệp quản lý và sử dụng tại một thời điểm nhất định. Mỗi đồng vốn phải gắn liền với một chủ sỡ hữu nhất định. Tiền tệ là hình thái vốn ban đầu của Doanh nghiệp, nhưng chưa hẳn có tiền là có vốn. Tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn. Để biến thành vốn thì tiền phải đưa vào sản xuất kinh doanh với mục đích sinh lời. Như vậy: Vốn là lượng giá trị ứng trước của toàn bộ tài sản mà Doanh nghiệp kiểm soát để phục vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. 1.2. Phân loại vốn trong doanh nghiệp. Tùy theo tiêu thức khác nhau mà nguồn vốn trong doanh nghiệp được phân ra thành các loại khác nhau: a. Căn cứ theo nguồn hình thành của vốn: thì vốn trong doanh nghiệp bao gồm 2 loại chính là vốn chủ sở hữu và vốn huy động của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc về các chủ sở hữu của doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, chủ sở hữu là nhà nước, doanh nghiệp cổ phần thì chủ sở hữu là những người góp vốn...). Vốn pháp định: là số vốn tối thiểu mà doanh nghiệp cần có khi muốn hình thành doanh nghiệp và số vốn này được nhà nước quy định tùy theo từng loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhà nước thì số vốn này do nhà nước cấp. Vốn tự bổ sung: đây là số lợi nhuận chưa phân phối (lợi nhuận lưu trữ) và các khoản trích hàng năm của doanh nghiệp như các quỹ xí nghiệp (quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển…) Vốn chủ sở hữu khác: đây là loại vốn mà khối lượng của nó luôn thay đổi do đánh giá lại tài sản, do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, do được ngân sách nhà nước cấp kinh phí, do các đơn vị thành viên nộp kinh phí quản lý và vốn chuyên dùng cơ bản. Vốn huy động của doanh nghiệp: ngoài nguồn vốn sẵn có của doanh nghiệp còn có một loại vốn mà có một vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp đó là vốn huy động. Để có được những số vốn cần thiết cho các dự án phát triển của công ty hay những nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi một số vốn trong một thời gian ngắn nhất mà doanh nghiệp không đủ số vốn cần thiết khi đó đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự liên kết hay huy động vốn từ các nguồn vốn khác dưới nhiều hình thức khác nhau. Vốn vay: doanh nghiệp có thể vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cá nhân hay các đơn vị kinh tế độc lập để tạo lập và tăng thêm nguồn vốn cho mình. Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng là một nguồn vốn quân trọng đối với doanh nghiệp. Nguồn vốn này đáp ứng đúng thời điểm các khoản tín dụng ngắn hạn hoặc dài hạn tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Vốn huy động thông qua hình thức phát hành trái phiếu đây là hình thức quan trọng để sử dụng vào mục đích vay dài hạn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phát hành trái phiếu giúp cho doanh nghiệp có thể huy động được số vốn nhàn rỗi trong xã hội để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vốn liên doanh liên kết: doanh nghiệp có thể liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là hình thức huy động vốn quan trọng vì hoạt động tham gia góp vốn liên kết gắn liền với việc chuyển giao công nghệ giữa các bên tham gia giúp đổi mới sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Vốn tín dụng thương mại: tín dụng thương mại là các khoản mua chịu từ người cung cấp hoặc ứng trước của khách hàng mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng. Tín dụng thương mại luôn gắn với một lượng hàng hóa cụ thể, gắn với một hệ thống thanh toán cụ thể nên nó chịu tác động của hệ thống thanh toán, của chính sách tín dụng khác mà doanh nghiệp được hưởng. Đây là một phương thức tài trợ tiện lợi, linh hoạt trong kinh doanh và nó tạo ra khả năng mở rộng cơ hội hợp tác làm ăn của doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên các khoản tín dụng thương mại thường có thời hạn ngắn nhưng nếu doanh nghiệp biết cách quản lý một cách hiệu quả thì nó sẽ góp phần rất lớn vào nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Vốn tín dụng thu mua: trong hoạt động kinh doanh, tín dụng thuê mua là một phương thức giúp cho các doanh nghiệp thiếu vốn vẫn có tài sản cần thiết sử dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Đây là phương thức tài trợ thông qua hợp đồng thuê giữa người cho thuê và doanh nghiệp. Người thuê sử dụng tài sản và phải trả tiền thuê cho người cho thuê theo thời hạn mà hai bên đã thỏa thuận, người cho thuê là người sở hữu tài sản. Tín dụng thuê mua có 2 phương thức giao dịch chủ yếu là thuê tài chính và thuê vận hành. - Thuê vận hành là phương thức thuê ngắn hạn tài sản. Hình thức này có những đặc trưng sau: + Thời gian thuê ngắn so với toàn bộ thời gian tồn tại hữu ích của tài sản, điều kiện chấm dức hợp đồng chỉ cần báo trước trong thời gian ngắn. + Người thuê chỉ việc trả tiền theo thỏa thuận, người cho thuê tài sản phải đảm bảo toàn bộ chi phí vận hành của tài sản như phí bảo trì, bảo hiểm thuế tài sản… cùng với mọi rủi ro vô hình của tài sản. Hình thức này hoàn toàn phù hợp đối với hoạt động có tính chất thời vụ và nó đem lại cho bên thuê lợi thế là không phản ánh loại tài sản này vào sổ kế toán. - Thuê tài chính: là một phương thức tài trợ tín dụng thương mại trung và dài hạn theo hợp đồng. Theo phương thức này, người cho thuê thường mua tài sản, thiết bị của người cần thuê và đã thương lượng từ trước các điều kiện mua tài sản từ người cho thuê. Thuê tài chính có 2 loại đặc trưng sau: Thời hạn thuê tài sản của các bên phải chiếm phần lớn hữu ích của tài sản và hiện giá trị thuần của toàn bộ các khoản cho thuê phải đủ để bù đắp những chi phí mua tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng. Ngoài khoản tiền thuê phải trả cho bên cho thuê các loại chi phí bảo dưỡng, vận hành, phí bảo hiểm… cũng như các khoản rủi ro khác đối với tài sản phải do bên thuê chịu. b. Phân loại theo thời gian: thì nguồn vốn được chia thành vốn ngắn hạn và vốn dài hạn. Vốn ngắn hạn là vốn có thời hạn dưới 1 năm, vốn dài hạn là vốn có thời hạn từ 1 năm trở lên. c. Phân loại theo phương thức chu chuyển: thì vốn của doanh nghiệp được chia thành 2 loại là vốn cố định và vốn lưu động. - Vốn cố định: là biểu hiện thành tiền của tài sản cố định, đó chính là số vốn doanh nghiệp đầu tư mua sắm, trang bị cơ sở vật chất. Để là tài sản cố định phải đạt được 2 tiêu chuẩn. Một là, phải đạt được về mặt giá trị đến một mức độ nhất định. Hai là, thời gian sử dụng phải từ một năm trở lên. Với những tiêu chuẩn như vậy thì hoàn toàn bình thường với đặc điểm hình thái vật chất của tài sản cố định giữ nguyên trong thời gian dài. Tài sản cố định thường được sử dụng nhiều lần, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và chỉ tăng lên khi có sửa chữa hoặc mua sắm mới. Qua quá trình sử dụng, tài sản cố định hao mòn dần dưới 2 dạng là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn vô hình chủ yếu do tiến bộ công nghệ mới và năng suất lao động xã hội tăng lên quyết định. Hao mòn hữu hình phụ thuộc vào mức độ sử dụng khẩn trương tài sản cố định và các điều kiện ảnh hưởng tới độ bền lâu của tài sản cố định như chế độ quản lý sử dụng, bảo dưỡng, điều kiện môi trường… Những chỉ dẫn trên đưa ta tới một góc nhìn về đặc tính chuyển đổi thành tiền chậm chạp của tài sản cố định. Tuy thế, các tài sản cố định có giá trị cao có thể có giá trị thế chấp đối với ngân hàng khi vay vốn. Cơ cấu vốn cố định là tỷ lệ phần trăm của từng nhóm vốn cố định chiếm trong tổng số vốn cố định. Nghiên cứu cơ cấu vốn cố định có một ý nghĩa quan trọng là cho phép đánh giá việc đầu tư có đúng đắn hay không và cho phép xác định hướng đầu tư vốn cố định trong thời gian tới. Để đạt được ý nghĩa đúng đắn đó, khi nghiên cứu cơ cấu vốn cố định phải nghiên cứu trên hai giác độ: Nội dung cấu thành và mối quan hệ tỉ lệ trong mỗi bộ phận so với toàn bộ. Vấn đề cơ bản trong việc nghiên cứu này là xây dựng được một cơ cấu hợp lý phù hợp với trình độ pháy triển khoa học kỹ thuật, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất, trình độ quản lý, để các nguồn vốn được sử dụng hợp lý và có hiệu quả nhất. Cần lưu ý rằng quan hệ tỷ trọng trong cơ cấu vốn là chỉ tiêu động. Điều này đòi hỏi cán bộ quản lý phải không ngừng nghiên cứu tìm tòi để có được cơ cấu tối đa. Theo chế độ hiện hành Vốn cố định của doanh nghiệp được biểu hiện thành hình thái giá trị của các loại tài sản cố định sau đây đang dùng trong quá trình sản xuất: Nhà cửa được xây dựng cho các phân xưởng sản xuất và quản lý. Vật kiến trúc để phục vụ sản xuất và quản lý. Thiết bị động lực. Hệ thống truyền dẫn. Máy móc thiết bị sản xuất. Dụng cụ làm việc, đo lường, thí nghiệm. Thiết bị và phương tiện vận tải. Dụng cụ quản lý. Tài sản cố định khác dùng vào sản xuất công nghiệp. Trên cơ sở các hình thái giá trị của tài sản cố định như trên chỉ ra rõ ràng cơ cấu vốn cố định chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Quan tâm nhất là đặc điểm về kỹ thuật sản xuất của doanh nghiêpk, sự tiến bộ kỹ thuật, mức độ hoàn thiện của tổ chức sản xuất, điều kiện địa lý tự nhiên, sự phân bổ sản xuất. Vì vậy khi nghiên cứu để xây dựng và cải tiến cơ cấu vốn cố đinh hợp lý cần chú ý xem xét tác động ảnh hưởng của các nhân tố này. Trong kết quả của sự phân tích, đặc biệt chú ý tới mối quan hệ giữa các bộ phận Vốn cố định được biểu hiện bằng máy móc thiết bị và bộ phân Vốn cố định được biểu hiện nhà xưởng vật kiến trúc phục vụ sản xuất. - Vốn lưu động: là số vốn doanh nghiệp đầu tư để dự trữ vật tư, để chi phí cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chi phí cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Hoàn toàn khách quan không như vốn cố định, Vốn lưu động tham gia hoàn toàn vào quá trình sản xuất kinh doanh chuyển qua nhiều hình thái giá trị khác nhau như tiền tệ, đối tượng lao động, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và trở lại hình thái tiền tệ ban đầu sau khi tiêu thụ sản phẩm. Như vậy vốn lưu động chu chuyển nhanh hơn vốn cố định, quá trình vận động của Vốn lưu động thể hiện dưới hai hình thái : * Hình thái hiện vật: đó là toàn bộ nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm. * Hình thái giá trị: là toàn bộ giá trị bằng tiền của nguyên vật liệu, bán thành phẩm, giá trị tăng thêm do việc sử dụng lao động sống trong quá trình sản xuất và những chi phí bằng tiền trong lĩnh vực lưu thông. Sự lưu thông về mặt hiện vật và giá trị của Vốn lưu động ở các doanh nghiệp sản xuất có thể biểu diễn bằng công thức chung: T – H – SX – H' – T' Trong quá trình vận động, đầu tiên Vốn lưu động biểu hiện dưới hình thức tiền tệ và khi kết thúc cũng lại bằng hình thức tiền tệ. Một vòng khép kín đó gợi mở chúng ta thấy hàng hóa được mua vào để doanh nghiệp sản xuất sau đó đem bán ra, việc bán được hàng tức là được khách hàng chấp nhận và doanh nghiệp nhận được tiền doanh thu bán hàng và dịch vụ cuối cùng. Từ kết quả đó giúp chúng ta sáng tạo ra một cách thức quản lý vốn lưu động tối ưu và đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Xác định cơ cấu vốn lưu động hợp lý có ý nghĩa tích cực trong công tác sử dụng hiệu quả vốn lưu động. Nó đáp ứng yêu cầu vốn cho từng khâu, từng bộ phận, đảm bảo cho việc sử dụng tiết kiệm hợp lý Vốn lưu động. Trên cơ sở đó đáp ứng được phần nào yêu cầu của sản xuất kinh doanh trong điều kiện thiếu vốn cho sản xuất. Cơ cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa giá trị mỗi loại và nhóm đó so với toàn bộ giá trị Vốn lưu động. Tỷ lệ giữa mỗi loại và nhóm trong toàn bộ vốn lưu động chỉ hợp lý trong một thời gian nhất định, chỉ mang tính nhất thời. Vì vậy trong quản lý phải thường xuyên có những thay đổi kịp thời phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ. Để thuận lợi cho việc quản lý và xây dựng cơ cấu vốn như thế người ta thường có sự phân loại theo các quan điểm tiếp cận khác nhau. * Tiếp cận theo quá trình tuần hoàn và luân chuyển, Vốn lưu động chia thành 3 loại: + Vốn trong dự trữ: là bộ phận vốn dùng để mua nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, dự trữ… chuẩn bị đưa vào sản xuất. + Vốn trong sản xuất: là bộ phận trực tiếp phục vụ cho giai đoạn sản xuất như sản phẩm dở dang, chi phí phân bổ, bán thành phẩm, tự chế tự dùng. + Vốn trong lưu thông: là bộ phận trực tiếp phục vụ cho giai đoạn lưu thông như tiền mặt, thành phẩm. * Tiếp cận về mặt kế hoạch hóa, Vốn lưu động được chia thành Vốn lưu động không định mức và Vốn lưu động định mức. + Vốn lưu động định mức là số vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, nó bao gồm vốn dự trữ vật tư hàng hóa và vốn phi hàng hóa. + Vốn lưu động không định mức là số vốn lưu động có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh và trong sản xuất, dịch vụ phụ thuộc nhưng không đủ căn cứ để tính toán được. 1.3. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp. Vốn có vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư sản xuất kinh doanh. a. Điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp. Vốn là điều kiện không thể thiếu để thành lập doanh nghiệp. Về mặt nguyên tắc mỗi doanh nghiệp thành lập phải có một lượng vốn nhất định và phải lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định do nhà nước quy định đối với lĩnh vực kinh doanh đó. Như vậy có lúc này có vai trò đảm bảo sự hình thành và tồn tại của doanh nghiệp đó trước pháp luật. Giá trị vốn ban đầu có thể nhiều hoặc ít tùy theo quy mô, ngành nghề, loại hình doanh nghiệp. Vốn pháp định nhà nước chỉ quy định đối với các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực tài chính như Chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh tiền tệ… Còn các lĩnh vực khác không quy định cụ thể mức vốn cần thiết để thành lập doanh nghiệp. b. Cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn là điều kiện cơ bản và thiết yếu để tiến hành bất kỳ quá trình và loại hình sản xuất kinh doanh nào. Điều này thể hiện rõ trong hàm sản xuấn cơ bản P= F(K, L, T), vốn (K) chính là 1 trong 3 yếu tố cơ bản của hàm sản xuất, bên cạnh các yếu tố lao động (L) và công nghệ (T). Hơn nữa, trong hàm sản xuất này thì vốn có thể coi là yếu tố quan trọng nhất bởi vì lao động và công nghệ có thể mua được khi có vốn. Sau khi thành lập, doanh nghiệp phải tiến hành sản xuất kinh doanh. Hoạt động thực tế hàng ngày đòi hỏi phải có tiền để chi tiêu, mua sắm nguyên vật liệu, máy móc; trả lương... Số tiền này không thể lấy ở đâu khác ngoài nguồn vốn của doanh nghiệp. Khi nguồn vốn tạm thời không đáp ứng đủ nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng khó khăn về ngân quỹ. Các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp tạm thời bị đình trệ, suy giảm. Nếu tình hình này không được khắc phục kịp thời, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng khó khăn tài chính triền miên; hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn; tâm lý cán bộ công nhân viên hoang mang; mất uy tín với bạn hàng, chủ nợ và Ngân hàng. Những khó khăn này có thể nhanh chóng đưa công ty đến kết cục cuối cũng là phá sản, giải thể hoặc bị sát nhập với công ty khác. c. Cơ sở cho việc mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. Vốn không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp mở rộng và phát triển. Trong quá trình phát triển của mình, doanh nghiệp luôn mong muốn mở rộng sản xuất kinh doanh, giữ vững và vươn lên trong thị trường. Để làm được điều đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, đầu tư, tái đầu tư, cải tiến máy móc, thiết bị, công nghệ, hệ thống phân phối sản phẩm... Kỷ nguyên của công nghệ và sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ càng tạo sức ép cho doanh nghiệp; buộc phải liên tục làm mới mình, đổi mới không ngừng nếu không muốn giẫm chân tại chỗ hay bị tụt hậu. Để làm được tất cả những công việc đó doanh nghiệp không thể không cần đến nguồn vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là rất lớn. Nhiều doanh nghiệp do không có nguồn vốn bổ sung kịp thời, đủ lớn nên đã bị mất đi vị trí của mình trên thị trường. Vốn còn là nhân tố cực kỳ quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Vốn không những là cơ sở để doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng sản xuất, tăng cường mạng lưới phân phối mà còn có thể giúp doanh nghiệp vượt qua các đối thủ cạnh tranh hay hơn nữa là loại bỏ họ bằng các chính sách marketing hiệu quả (tăng cường quảng cáo, giảm giá, khuyến mại...). 2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. 2.1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn. Để hiểu rõ về hiệu quả sử dụng vốn trước hết ta nên tìm hiểu về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, vật lực, tài lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất. Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tại VN. Sản xuất kinh doanh của bất kì một doanh nghiệp nào cũng được biểu hiện dưới dạng mối quan hệ giữa vốn và lao động: Q = f (K, L) trong đó K là vốn, L là lao động. Như ta đã thấy ở trên kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với nguồn vốn, tài nguyên, công nghệ, lao động… vì vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì cần phải khai thác và sử dụng nguồn vốn 1 cách hợp lý. Vậy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời tối đa mà chi phí bỏ ra thấp nhất. Hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề phức tạp có liên quan tới tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh cho nên doanh nghiệp chỉ có thể nâng cao hiệu quả trên cơ sở sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải giải quyết được các vấn đề như: đảm bảo tiết kiệm, huy động thêm để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu đề ra trongq quá trình sử dụng vốn của mình. 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 2.2.1. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng tài sản: Hiệu quả sử dụng tổng tài sản = Doanh thu Tổng tài sản Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay của toàn bộ vốn, nó cho ta biết 1 đồng vốn khi đem ra sử dụng sẽ thu được bao nhiêu doanh thu. Chỉ tiêu doanh lợi trên tài sản (ROA): chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty. Là cơ sở chủ sở hữu đánh giá tác động đòn bảy tài chính và ra quyết định sử dụng vốn. Lợi nhuận sau thuế ROA = Tổng tài sản - Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE): chỉ tiêu này cho ta thấy kết quả của việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu. Lợi nhuận sau thuế ROE = Vốn chủ sở hữu 2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định. a. Các chỉ tiêu tổng hợp. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định: chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu quả sử dụng Vốn cố định = Doanh thu trong kỳ Số vốn cố định bình quân trong kỳ Trong đó: Số vốn cố định bình quân trong kỳ = Số vốn cố định đầu kỳ + Số vốn cố định cuối kỳ 2 Số vốn cố định đầu kỳ (cuối kỳ) = nguyên giá TSCD đầu kỳ (cuối kỳ) - khấu hao lũy kế đầu kỳ (cuối kỳ) Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định: chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn cố định trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Hàm lượng vốn cố định = Số vốn cố định bình quân trong kỳ Doanh thu trong kỳ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận trước thuế Số vốn cố định bình quân trong kỳ b. Một số chỉ tiêu phân tích. Hệ số hao mòn TSCĐ: phản ánh mức độ khao mòn TSCĐ trong doanh nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu. Hệ số hao mòn TSCĐ = Khấu hao lũy kế Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá Hiệu suất sử dụng TSCĐ: phản ánh 1 đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu trong kỳ Nguyên giá cố định bình quân trong kỳ 2.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Sức sinh lời của vốn lưu động: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động dùng trong sản xuất tạo ra mấy đồng lợi nhuận. Tổng lợi nhuận Sức sinh lời của vốn lưu động = Tổng vốn lưu động- Số vòng quay của vốn lưu động: chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động, nó phản ánh số vòng quay của vốn lưu động trong 1 năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Doanh thu thuần số vòng quay của vốn lưu động = Tổng vốn lưu động - Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần phải huy động bao nhiêu đồng vốn lưu động. Tổng vốn lưu động bình quân hệ số đảm nhiệm = vốn lưu động Tổng doanh thu thuần 2.3. Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn. Ở đây ta có thể sử dụng 2 phương pháp để phân tích tài chính tài chính cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đó là phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỉ lệ. 2.3.1. Phương pháp so sánh. - Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh. + Điều kiện so sánh được: Các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất. Để đảm bảo tính thống nhất người ta cần phải quan tâm tới phương diện được xem xét mức độ đồng nhất có thể chấp nhận được, độ chính xác cần phải có, thời gian phân tích được cho phép. + Kĩ thuật so sánh: So sánh bằng số tương đối: biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế. So sánh bằng số tuyệt đối: biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế. So sánh bằng số bình quân trung bình: biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế. So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô: được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu có liên quan, theo hướng quyết định quy mô chung. Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực hiện theo ba hình thức: So sánh theo chiều dọc: Là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của báo cáo kế toán - tài chính, nó còn gọi là phân tích theo chiều dọc (cùng cột của báo cáo). So sánh theo chiều ngang: Là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và chiều hướng biến động của kỳ trên báo cáo kế toán tài chính (cùng hàng trên báo cáo), nó còn gọi là phân tích theo chiều ngang. So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem trên mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét nhiều kỳ (từ 3 đến 5 năm hoặc lâu hơn) để cho ta thấy rõ xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu. 2.3.2. Phương pháp phân tích tỉ lệ. Phương pháp này dựa trên chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính. Về nguyên tắc phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu. 2.4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố cơ bản là vốn, lao động và kĩ thuật công nghệ. Cả 3 yếu tố này đều đóng vai trò quan trọng, song vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu. Bởi vì hiện nay đang có 1 nguồn lao động dồi dào, việc thiếu lao động chỉ xảy ra ở các ngành nghề đòi hỏi chuyên môn cao, nhưng vấn đề này sẽ được khắc phục trong thời gian ngắn nếu chúng ta có tiền để đào tạo hoặc đào tạo này. Vấn đề công nghệ cũng không gặp khó khăn phức tạp vì chúng ta có thể nhập chúng cùng kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên thế giới, nếu chúng ta có khả năng về vốn, ngoại tệ hoặc có thể tạo ra nguồn vốn, ngoại tệ. Như vậy yếu tố cơ bản của doanh nghiệp nước ta hiện nay là vốn và quản lý sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động kiếm lời và lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để đạt được lợi nhuận tối đa các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh trong đó sử dụng vốn là một bộ phận quan trọng, có ý nghĩa đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp phải có một chế độ bảo toàn vốn trước hết từ đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trước đây trong cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, doanh nghiệp coi nguồn vốn từ ngân sách Nhà Nước cấp cho nên doanh nghiệp không quan tâm đến hiệu quả, kinh doanh thua lỗ đã có Nhà Nước bù đắp, điều này gây ra tình trạng vô chủ trong quản lý và sử dụng vốn dẫn tới lãnh phí vốn, hiệu quả kinh tế thấp. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh. Nhà nước không tiếp tục bao cấp về vốn cho doanh nghiệp như trước đây. Để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp phải bảo toàn, giữ gìn số vốn Nhà Nước giao, tức là kinh doanh ít nhất cũng phải hòa vốn, bù đắp được số vốn đã bỏ ra để tái sản xuất giản đơn. Đồng thời doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi để tích lũy bổ sung vốn, là đòi hỏi với các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường doanh nghiệp luôn đề cao tính an toàn tài chính. Đây là vấn đề có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường doanh nghiệp đề cao tính an toàn tài chính. Đây là vấn đề có tính ảnh hưởng đến sự tồn tịa và phát triển của doanh nghiệp. Việc sử dụng hiệ._.u quả các nguồn vốn giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn tài trợ dễ dàng hơn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được bảo toàn, doanh nghiệp có đủ nguồn lực để khắc phục những khó khăn và rủi ro trong kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh. Đáp ứng yêu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm… doanh nghiệp phải có vốn trong khi đó vốn của doanh nghiệp chỉ có hạn vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng cao uy tín của sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người lao động… vì khi hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và mức sống của người lao động ngày càng cải thiện. Điều đó giúp cho năng suất lao động ngày càng được nâng cao, tạo cho sự phát triển của doanh nghiệp và các ngành khác có liên quan. Đồng thời nó cũng làm tăng khoản đóng góp cho Nhà Nước. Thông thường các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh như doanh thu, lợi nhuận với số vốn cố định, vốn lưu động để đạt được kết quả đó. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cao nhất khi bỏ vốn vào kinh doanh ít nhưng thu được kết quả cao nhất. Nâng coa hiệu quả sử dụng vốn tức là đi tìm biện pháp làm cho chi phí về vốn cho hiệu động sản xuất kinh doanh ít nhất mà đem lại kết quả cuối cùng cao nhất. Từ công thức: Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí Cho ta thấy: với một lượng doanh thu nhất định, chi phí càng nhỏ lợi nhuận càng lớn. Các biện pháp giảm chi phí tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phải dựa trên cơ sở phản ánh chính xác, đầy đủ các loại chi phí trong điều kiện nền kinh tế luôn biến động về giá. Do đó để đảm bảo kết quả kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra trong đó chi phí về vốn là chủ yếu. 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 2.5.1. Đối với doanh nghiệp nói chung. a. Nhân tố khách quan: Các chính sách vĩ mô: trên cơ sở pháp luật, các chính sách kinh tế tạo môi trường cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Bất kỳ một sự thay đổi trong chính sách này đều có tác động đáng kể đến doanh nghiệp. Đối với hiệu quả sử dụng vốn thì các quy định như thuế vốn, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp… đều có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: do tác động của nền kinh tế tăng trưởng chậm nên sức mua của thị trường giảm sút. Điều này làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ khó tiêu thụ hơn, làm giảm doanh thu và như thế sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Biến động của thị trường đầu vào và đầu ra: biến động thị trường đầu vào là những biến động về tư liệu lao động, là những thay đổi về máy móc thiết bị, công nghệ, lao động... biến động thị trường đầu ra là nhu cầu về sản phẩm của người tiêu dùng. Đối thủ cạnh tranh: sự phát triển của các đối thủ cạnh tranh trong cùng một ngành cũng ảnh hưởng đến doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Rủi ro: do những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp thường gặp phải những khó khăn nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ: nên sẽ làm giảm giá trị tài sản vật tư… Vì vậy nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để có những điều chỉnh kịp thời thì sẽ gây những khó khăn không nhỏ trong quá trình sản xuất kinh doanh. b. Nhân tố chủ quan: - Chu kỳ sản xuất kinh doanh: chu kỳ sản xuất kinh doanh gắn liền với hiệu quả sử dụng vốn. Nếu chu kỳ kinh doanh ngắn sẽ thu hồi vốn nhanh để thực hiện tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu chu kỳ dài doanh nghiệp sẽ có một gánh nặng là ứ đọng vốn và trả lãi các khoản vay hay các khoản phải trả. - Kỹ thuật sản xuất: Các đặc điểm riêng có về kĩ thuật tác động liên tục đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu kĩ thuật sản xuất đơn giản, doanh nghiệp dễ có điều kiện, máy móc, thiết bị nhưng lại phải luôn đối phó với các đối thủ cạnh tranh và với yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Do vậy doanh nghiệp dễ dàng tăng doanh thu, lợi nhuận trên vốn cố định nhưng khó giữ được chỉ tiêu này lâu dài. Nếu kĩ thuật sản xuất phức tạp, trình độ trang bị máy móc thiết bị cao, doanh nghiệp có lợi thế trong cạnh tranh, song đòi hỏi tay nghề công nhân, chất lượng nguyên vật liệu cao sẽ làm giảm lợi nhuận vốn cố định. - Đặc điểm về sản phẩm: sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựng chi phí và cũng chứa đựng doanh thu cho doanh nghiệp, qua đó quyết định lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu sản phẩm có vòng đời ngắn, tiêu thụ nhanh sẽ giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Hơn nữa những máy móc dùng cho quá trình sản xuất cũng có chi phí thấp, do vậy dễ có điều kiện đổi mới. Ngược lại, nếu sản phẩm có vòng đời dài, có giá trị lớn, được sản xuất trên day chuyền có giá trị lớn sẽ làm hạn chế khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp. Trình độ quản lý: trình độ quản lý của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để có hiệu quả cao thì bộ máy tổ chức quản lí, tổ chức sản xuất phải gọn nhẹ, trùng khớp nhịp nhàng với nhau, với mỗi phương thức sản xuất và loại hình sản xuất sẽ có những tác động khác nhau tới tiến độ sản xuất, phương pháp và quy định vận hành máy móc, số ca, số tổ sản xuất, số bộ phận phục vụ sản xuất... Mặt khác, đặc điểm của công tác hạch toán, kế toán nội bộ của doanh nghiệp có tác động không nhỏ tới sự phát triển của doanh nghiệp. Công tác kế toán góp phần đo lường hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Kế toán phải có nhiệm vụ phát hiện những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn và đề xuất những biện pháp giải quyết. - Trình độ đội ngũ lao động: nếu công nhân có trình độ cao đủ để thích ứng với trình độ công nghệ dây chuyền sản xuất thì các máy móc trong dây chuyền sẽ được sử dụng tốt hơn và năng suất chất lượng sẽ cao hơn. Song trình độ lao động phải được bố trí phù hợp thì sẽ đạt hiệu quả công việc cao. Để sử dụng tiềm năng lao động có hiệu quả cao nhất doanh nghiệp phải có một cơ chế khuyến khích vật chất cũng như trách nhiệm một cách công bằng. Ngược lại, nếu cơ chế khuyến khích không công bằng, quy định trách nhiệm không rõ ràng, dứt khoát sẽ làm cản trở mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2.5.2. Đối với Cảng Hải Phòng: a. Nhân tố khách quan. - Do tính chất đặc thù của Cảng Hải Phòng nên ngoài các nhân tố trên còn có 1 vài nhân tố ảnh hưởng đến Cảng Hải Phòng. Các chiến lược phát triển của tổng công ty hàng hải VN: Cảng Hải Phòng là công ty con của tổng công ty hàng hải VN. Tổng công ty có quyền quyết định điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ của Cảng, ảnh hưởng trực tiếp đến các chiến lược phát triển của Cảng Hải Phòng. Sự phát triển của các Cảng trong tổng công ty hàng hải: sự phát triển mạnh mẽ của các Cảng lân cận tác động trựcc tiếp đến doanh thu của Cảng Hải Phòng như Cảng Quảng Ninh, Cảng Đà Nẵng... Trọng tải của tàu cập bến tại Cảng: do Cảng Hải Phòng có bờ biển hẹp nên các tàu có trọng tải lớn không thể vào sâu để tiến hành bốc xếp hàng hóa được. Làm giảm doanh thu của Cảng. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ: trước sự phát triển như vũ bão của hệ thống khoa học công nghệ. Nếu Cảng không nắm bắt kịp thời để nâng cấp đổi mới hệ thống máy móc thiết bị tại Cảng. Nếu không Cảng sẽ gặp khó khăn từ sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác. B. Nhân tố chủ quan. Hệ thống máy móc thiết bị: đó là hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho bốc xếp hàng hóa. Do các hàng hóa được vận chuyển đều là các hàng hóa cồng kềnh nên phải dùng đến hệ thống cần trục, đế nâng để có thể chuyển hàng hóa từ tàu vào các container để chuyển đến nơi tiêu thụ hoặc đến các kho một cách nhanh chóng. Hệ thống công nghệ: Do hàng hóa ra vào Cảng rất lớn nên cần có 1 hệ thống công nghệ hiện đại để quản lý lượng hàng hóa ra vào Cảng, tránh thất thoát gây thiệt hại cho Cảng. Đội ngũ lao động lành nghề: Do công việc đặc thù nên đội ngũ lao động là một nhân tố tác động rất lớn tới hoạt động của Cảng. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CẢNG HẢI PHÒNG 1. Thực trạng nguồn lực tại Cảng Hải Phòng. 1.1. Hệ thống cơ sở vật chất thiết bị của Cảng. Là một doanh nghiệp lớn trực thuộc tổng công ty hàng hải Việt Nam nên Cảng Hải phòng có hệ thống cơ sở vật chất rộng lớn và đa dạng được phân bố theo các khu vực cụ thể. Các khu vực của Cảng Hải Phòng được phân bố theo lợi thế về cơ sở hạ tầng, giao thông đường sắt – đường bộ - đường thủy và được lắp đặt các thiết bị phù hợp với từng loại hàng hóa, đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu vận chuyển bằng nhiều phương tiện. - Hệ thống cầu bến: Toàn Cảng có 21 cầu tàu với tổng chiều dài 3.567 m, đảm bảo được an toàn với độ sâu trước bến từ 8,4 đến 8,7 m. Tên / Số hiệu Dài (mét) Sâu (mét) Loại Tàu / Hàng Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu: 11 cầu tàu 1.717 -8.4 BH, rời, bao, container Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ: 5 cầu tàu 848 -8.5 Bách hóa, container Bến, phao Vùng neo Hạ Long: 7 điểm neo -14 Bách hoá, container Bến nổi Bạch Đằng: 3 bến phao -5 Bách hoá, container Vịnh Lan Hạ: 3 bến phao -10 Bách hoá, hàng lỏng Khu chuyển tàu bến Gót: 2 điểm neo -7 Bách hoá, container - Sức chứa: Hệ thống kho bãi của Cảng Hải Phòng được xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng cao, được chia theo từng khu vực chuyên dùng phù hợp với điều kiện bảo quản xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa. Loại kho/bãi Số lượng Diện tích(m2) Ghi chú Kho CFS 2 6.498 Phục vụ khai thác hàng lẻ container Kho hàng bách hóa 10 30.052 Các loại hàng hóa ∑ 12 36.550 Bãi container 3 343.565 Bãi hàng bách hóa 20 141.545 ∑ 23 485.110 - Trang thiết bị : Cảng Hải Phòng có một hệ thống trang thiết bị khá hiện đại và đa dạng phần nào phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tại Cảng Loại / Kiểu Số lượng Sức nâng / Tải / Công suất Cần trục chân đế 31 5 - 40 T Cần cẩu nổi 02 10 - 85 T Cần trục bánh lốp 07 25 - 50 T Xe nâng hàng 46 3 - 20 T Cân điện tử 04 80 T Tàu lai dắt, hỗ trợ 08 510 - 3.200 CV Cần cẩu giàn (QC) 06 35.6 T Cần cẩu giàn bánh lốp (RTG) 12 35.6 T Trước sự phát triển mạnh mẽ của Cảng Hải Phòng trong mấy năm gần đây hệ thống cơ sở vật chất thiết bị tại Cảng chưa thể đáp ứng được nhu cầu của Cảng. Hiện tượng quá tải tại các cầu cảng bến bãi là hiện tượng phổ biến tại các cảng thuộc Cảng Hải Phòng. Cảng chính Hoàng Diệu chạy dài gần 2 km với 11 cầu tàu vốn là cảng hàng rời lớn nhất trong hệ thống cảng biển Hải Phòng từ đầu năm đến nay đang trong tình trạng ứ đọng hàng. Hiện cảng Hoàng Diệu phải cõng trên 210 nghin tấn hàng, trong khi sức chứa tối đa của nó chỉ có 160 nghìn tấn. Các kho bãi chật cứng phôi thép, thép tấm, máy móc thiết bị, xe chuyên dụng... Cảng container Chùa vẽ cũng khó tìm nổi khu vực trống để xếp hàng. Từ đầu năm đến nay cảng phải lưu bãi 14-15 nghìn TEU, vượt xa so với công suất thiết kế tối đa 12,5 nghìn TEU... Còn tại cảng Vật Cách từ đầu năm cảng đã phải ra quy định các tàu muốn vào cảng làm hàng thì đều phải đăng ký trước bởi bến cảng có năng lực xếp dỡ đạt 1,7 – 1,8 triệu tấn/ năm này đang bị dồn ứ các loại hàng nông sản, phân bón. Từ đầu năm tới nay, lượng hàng hóa thông qua cảng tăng 30% so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng quá tải trên chính là do lượng tàu tăng nhanh và lượng hàng hóa tăng đột biến. Nếu năm 2003 lượng hàng hóa qua Cảng Hải Phòng chỉ đạt 11,9 triệu tấn thì năm 2006 đã lên tới 16,5 triệu tấn và năm 2007 lượng hàng hóa tăng đột biến 24,1 triệu tấn (tăng 46%). Trước những tình trạng đó Cảng Hải Phòng đã triển khai nhiều dự án đầu tư trọng điểm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của sản lượng hàng hóa thông qua cảng. Tổng mức đầu tư trong 6 tháng đầu năm 2008 đã triển khai đạt 157,2 tỷ đồng tăng 40,2 % so với cùng kỳ năm trước. Các dự án chính bao gồm : đầu tư cơ sở hạ tầng 75,857 tỷ đồng ; đầu tư thiết bị : 79,120 tỷ đồng . Về đầu tư cơ sở hạ tầng tại cảng Đình Vũ : trong 6 tháng đầu năm đã hoàn thành việc thi công cầu tàu số 3 và tiếp tục thi công cầu tàu số 4. Hiện nay công tác san lấp mặt bằng sau bến 3 và 4 đang tiến hành đồng bộ cùng với việc thi công các hạng mục phụ trợ như trạm điện, giao thông trong cảng. Về công tác đầu tư trang thiết bị : đã hoàn thành và đưa vào khai thức 2 cần trục chân đế cho Cảng Đình Vũ, 01 cần trục bánh lốp 70 tấn, 15 xe vận tải và khung cầu tự động. 1.2. Hệ thống công nghệ thông tin của Cảng Hải Phòng. Có thể nói thế kỉ 21 đã và đang chứng kiến sự phát triển tột bậc của công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin tạo nên một cuộc cách mạng thực sự đối với mọi lĩnh vực đời sống khoa học xã hội. Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Nhận thấy được tầm quan trọng của hệ thống CNTT trong doanh nghiệp Cảng Hải Phòng trong những năm gần đây rất chú trọng tới đầu tư xây dựng và đổi mới hệ thống CNTT tại Cảng. Hiện nay Cảng đã có một hệ thống CNTT tương đối hiện đại đáp ứng phần nào nhu cầu phát triển của Cảng. Hệ thống CNTT tại Cảng bao gồm : Hệ thống mạng, thiết bị: Nối mạng xuyên suốt từ Văn phòng Cảng tới Phòng Khai thác, Các xí nghiệp xếp dỡ: Hoàng diệu, Vận tải Bạch Đằng, Vận tải thuỷ, Chùa Vẽ bằng hệ thống mạng cáp quang, cáp STP, cáp UTP, mạng không dây 54Mbps (wireless), cáp đồng với 9 máy chủ 315 máy trạm, thiết bị mạng Cisco. Hệ thống camera: 4 hệ thống lưu trữ và xử lý hình ảnh tại văn phòng Cảng, XNXD Hoàng Diệu, XNXD Chùa Vẽ, Phòng Quân sự bảo vệ, 22 máy camera loại quay quét lắp đặt trong phạm vi toàn cảng. Công nghệ và thiết bị : bao gồm trung tâm sử lý số liệu đó là một máy chủ song sinh với bộ sử lý HP External Storage, cùng với hệ thống máy tính và các trang thiết bị (06 máy chủ và 300 máy trạm, thiết bị mạng). Hệ thống phần mềm : + Hệ thống quản lý bến container Chùa Vẽ (CTMS). + Hệ thống thông tin quản lý (MIS-G1). + Hệ thống quản lý tài chính kế toán (MIS-G2). + Hệ thống quản lý nhân sự - tiền lương (MIS-G3). + Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI. + Hệ thống cấp phép, kiểm soát người và phương tiện ra vào cảng. + Hệ thống quản lý văn thư và điều hành qua mạng. Trong tiến trình hiện đại hóa Cảng thì việc đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin là rất cần thiết. Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2008 Cảng đã đầu tư 2,279 tỷ đồng vào công nghệ thông tin. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng đối với sự phát triển của Cảng. Đầu tư vào công nghệ thông tin sẽ giúp Cảng nâng cao được công tác quản lý trong Cảng, ngoài ra còn giúp ta có được những thông tin chính xác về thị trường, khách hàng... từ đó đưa ra những quyết định hợp lý phù hợp với sự phát triển của Cảng. 1.3. Thực trạng nguồn nhân lực tại Cảng Hải Phòng. Từ một lực lượng nhỏ bé từ khi mới thành lập đến nay Cảng Hải Phòng đã có 4.178 cán bộ công nhân viên trong đó 534 nhân viên quản lý. Về trình độ : 12 người có bằng thạc sỹ, 665 người có bằng đại học cao đẳng, 232 người có bằng trung cấp, còn lại phần lớn là có bằng sơ cấp, bằng nghề và chứng chỉ công nhân kỹ thuật. Bảng cơ cấu lao động của Cảng : Đơn vị :người, % Cán bộ công nhân kỹ thuật Số lượng Tỷ lệ Thạc sỹ 12 0,29 Đại học, cao đẳng 665 15,92 Trung cấp 232 5,55 Sơ cấp, nghề, chứng chỉ 3269 78,24 Đội ngũ công nhân tại Cảng vẫn còn hạn chế về trình độ số công nhân có bằng sơ cấp, bằng nghế và chứng chỉ kỹ thuật chiếm phần lớn (tới 78,24 % tổng số lao động). Do Cảng Hải Phòng được thành lập từ những năm đầu sau chiến tranh nên đội ngũ công nhân viên trình độ vẫn còn thấp, độ tuổi trung bình vẫn còn khá cao điều này tạo nên sự kém năng động, linh hoạt và sáng tạo. Tuy nhiên xác định được tầm quan trọng của nhân lực Cảng đã chú trọng hơn tới công tác phát triển đội ngũ lao động, số người có trình độ bằng đại học, cao đẳng chiếm 15,92 % đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy Cảng đã có những bước đầu tư đáng kể cho công tác đào tạo cán bộ. Hiện nay Cảng đã không ngừng khuyến khích công nhân viên học tập, trau dồi nghiệp vụ, nâng cao trình độ tay nghề, Cảng sẵn sàng tạo điều kiện cho đội ngũ quản lý học thêm văn bằng hai đại học hoặc cao đẳng. Cảng còn liên hệ với các trường đại học, cao đẳng tổ chức các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức quản lý kinh tế cũng như kiến thức về kỹ thuật cho cán bộ nhân viên mình. 1.4. Thực trạng nguồn vốn tại Cảng Hải Phòng. Nguồn lực tài chính là một nhân tố quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ việc mua sắm máy móc thiết bị, tài sản cố định, vật liệu cho sản xuất kinh doanh đến khi tạo ra sản phẩm theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình. Cảng Hải Phòng là doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty hàng hải Việt Nam. Hình thức hoạt động độc lập tự phát triển, tự hạch toán trang trải đảm bảo được lợi nhuận do tổng công ty giao. Nguồn lực tài chính tại Cảng ảnh hưởng lớn tới việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, tài sản cố định. Cảng đã không ngừn tăng cường công tác tài chính theo đúng chế độ quy định của nhà nước. Đây là sự đòi hỏi thường xuyên liên tục trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh hiện nay. Vấn đề vốn để đầu tư cho máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là vẫn đề lớn với Cảng, nó đảm bỏa yêu cầu kinh doanh đặt ra. Tình hình vốn chủ sở hữu tại Cảng năm 2007 Đơn vị : tỷ đồng. Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Vốn điều lệ 599,68 765,25 1.076,47 Vốn tự bổ sung 240,91 252,96 452,54 Vốn khác 67,39 78,55 89,25 Tổng 907,98 1.096,76 1.618,26 Theo dõi trên bảng ta thấy vốn điều lệ luôn đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Hải Phòng. Vốn điều lệ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn (luôn chiếm hơn 60% tổng nguồn vốn kinh doanh). Nguồn vốn tự bổ sung đã có những cải thiện đáng kể đặc biệt năm 2007 nguồn vốn tự bổ sung đã tăng 178,9% so với năm 2006. Đây là một tín hiệu đáng mừng với Cảng Hải Phòng cho thấy Cảng đã dần giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn vốn điều lệ (vốn do tổng công ty hàng hải Việt Nam cấp hàng năm). 2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Hải Phòng. Cảng Hải Phòng được hình thành từ năm 1876 với vị trí là cửa chính hướng ra biển của các tỉnh phía Bắc và cả nước. Trải qua hơn 130 năm xây dựng và phát triển, mặc dù gặp không ít những khó khăn thách thức, đến nay Cảng Hải Phòng đã và đang từng bước khẳng định vị thế của một thương cảng lớn có công nghệ xếp dỡ hiện đại, tiên tiến hàng đầu khu vực và trên thế giới. Năm 2007 Cảng Hải Phòng tiến hành chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên gọi tắt là Cảng Hải Phòng. Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh thực trạng sản xuất kinh doanh của Cảng Hải Phòng. Về lưu lượng hàng hóa thông qua Cảng : Đơn vị : triệu tấn, TEUs 2005 2006 2007 Tổng sản lượng 10,253 MT 11,151 MT 12,301 MT Nhập 4,088 MT 5,199 MT 6,218 MT Xuất 2,562 MT 2,825 MT 2,684 MT Nội địa 3,603 MT 3,127 MT 3,398MT * Container 398,000 TEUs 464,000 TEUs 683,689 TEUs Số tàu đến 1.675 2.056 2.452 (MT : triệu tấn, 1 TEUs= 0,0081303 triệu tấn). Tổng sản lượng= Nhập + xuất + nội địa. Nhìn vào bảng trên ta thấy được tổng lưu lượng hàng hóa thông qua cảng có xu hướng tăng lên rõ rệt. Năm 2008 (tổng lưu lượng hàng hóa là 13,800 MT) tổng lưu lượng hàng hóa tăng so với 2007 là 12,19% và năm 2006 là 23,76% cho thấy Cảng đang từng bước phát triển rất vững chắc, bên cạnh đó là số container hoạt động trong năm cũng có xu hướng tăng cao, sản lượng container năm 2008( sản lượng container là 790,000 TEUs) tăng gần gấp đôi so với năm 2006 (1,7 lần). Về hoạt động đầu tư phát triển : Trong những năm vừa qua Cảng Hải Phòng không ngừng đầu tư vào nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại, phù hợp với các phương thức vận tải và thương mại quốc tế. Hiện nay với gần 3.000 mét cầu tàu và các khu chuyển tải, trên 600.000 m2 bãi chứa hàng hiện đại và 51.000 m2 kho tiêu chuẩn, Cảng cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá của miền Bắc và khu vực Nam Trung Quốc, Bắc Lào.  Cảng Hải Phòng ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000 trong quản lý và khai thác Cảng biển, đánh dấu một sự thay đổi lớn về phương pháp điều hành quản lý sản xuất kinh doanh của Cảng và mang một ý nghĩa to lớn gắn liền với sự phát triển của Cảng. Trong năm 2007, Cảng Hải Phòng đã tiến hành nâng cấp cải tạo giai đoạn 2 (vốn ODA), đầu tư trang thiết bị và công nghệ thông tin với tổng kinh phí trên 300 tỷ đồng. Thực hiện hoàn thành đầu tư 165,214 tỷ đồng trong 10 tháng năm 2007 với nhiều dự án lớn: Dự  án khu chuyển tải Bến Gót – Lạch Huyện; Dự án Cảng Đình Vũ giai đoạn II; Đầu tư thêm 2 cần trục chân đế 40 tấn cho Cảng Đình Vũ, 2 cần trục bánh lốp 40 tấn cho Cảng Hoàng Diệu và Cảng Chùa Vẽ, 2 xe nâng container 42 tấn, 2 xà lan chở container (54 TEU), 1 tàu lai 800 CV, 6 xe xúc đào phục vụ xếp dỡ hàng rời và nhiều công cụ phục vụ xếp dỡ khác, bổ sung thêm hệ thống camera cho khu bãi mới của Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu và Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ. Trong năm 2008, cảng đã tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng (quan trọng nhất là dự án mở rộng bến container Chùa Vẽ, dự án đầu tư xây dựng cảng Đình Vũ) nhằm tăng cường năng lực cảng từ đó tăng sức cạnh tranh. Tổng mức đầu tư thực hiện năm 2008 đạt 253,1 tỷ đồng tăng 53,9% so với năm 2007. Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu của Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu và bến Cảng (Bộ luật ISPS), Cảng Hải Phòng đầu tư hệ thống camera giám sát chỉ đạo sản xuất toàn bộ khu vực Cảng Hải Phòng với tổng giá trị trên 1 tỷ VNĐ.  Về hoạt động khai thác Cảng. Ta có bảng báo cáo tổng kết hoạt động khai thác Cảng : Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 1. Tổng doanh thu từ hoạt động khai thác biển Tr.đồng 466,717 644,500 680,300 - Doanh thu từ hoạt động bốc xếp hàng hóa -  371,870 495,400 529,800 - Doanh thu từ khai thác kho bãi - 20,813 36,000 37,000 - Doanh thu khai thác cầu bến - 16,738 20,000 21,000 - Doanh thu khai thác tàu lai - 21,958 30,000 31,000 - Doanh thu từ hoạt động khác - 35,338 63,100 61,500 2. Lãi, lỗ hoạt động khai thác Cảng - 16,303 26,500 Nhìn vào bảng trên ta thấy được doanh thu từ hoạt động khai thác Cảng biển của Cảng Hải Phòng có những sự tăng trưởng đáng kể. Do sự đầu tư khá mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp cho hoạt động khai thác biển trở nên dễ dàng hơn và đạt được hiệu quả cao hơn. Đặc biệt nhờ có hệ thống công nghệ hiện đại đã giúp ích rất nhiều cho hoạt động bốc dỡ hàng hóa, tạo điều kiện cho sự nhảy vọt về doanh thu từ hoạt động bốc xếp (năm 2007 bằng 133,22% năm 2006). + Năm 2008 Tổng doanh thu của Cảng Hải Phòng đạt 858,9 tỷ đồng, tăng 24,3% so với năm 2007. Cảng hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn Cảng, đời sống người lao động được ổn định và cải thiện với mức thu nhập bình quân 5,04 triệu đồng/người/tháng. + Đồng thời, Cảng hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn Cảng, đời sống người lao động được ổn định và cải thiện với mức thu nhập bình quân 5,04 triệu đồng/người/tháng, tăng 17,2% so với thực hiện năm 2007. Cán bộ công nhân viên Cảng Hải Phòng tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bị bão lụt, các hoạt động xã hội, nhân đạo v.v... với tổng số tiền 887,780 triệu đồng.  Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh : Ta có bảng kết quả kinh doanh của Cảng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng vốn 907,98 1.096,76 1.618,26 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 437,974 468,674 669,464 Giá vốn hàng bán 404,751 413,223 599,904 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 33,223 55,451 69,56 Doanh thu hoạt động tài chính 39,46 18,825 23,317 Chi phí tài chính 3,983 2,979 35,06 Chi phí quản lý doanh nghiệp 31,742 39,165 35,664 Lợi nhuận thuần 36,857 32,131 22,156 Thu nhập khác 4,588 4,217 3,587 Chi phí khác 0,655 0,507 0,475 Lợi nhuận khác 3,933 3,71 0,292 Tổng lợi nhuận trước thuế 40,891 35,841 25,297 Nộp thuế TNDN 3,907 7,433 4,98 Lợi nhuận sau thuế TNDN 36,93 28,41 20,32 Doanh thu của Cảng có xu hướng tăng lên rõ rệt thể hiện sự cố gắng trong sản xuất kinh doanh của Cảng. Đặc biệt năm 2007 có sự tăng trưởng rất đáng khích lệ ( tăng gần gấp rưỡi năm 2006), tuy nhiên ta lại thấy rằng lợi nhuận sau thuế năm 2007 lại giảm đáng kể so với 2 năm trước, nguyên nhân chủ yếu là do khoản chi phí về tài chính năm 2007 tăng lên rất nhiều so với năm 2006. Nếu như trong năm 2006 chi phí này chỉ là 2,979 tỷ đồng thì năm 2007 khoản chi phí này lên tới tận 35,06 tỷ. Sở dĩ như vậy là do năm 2007 là một năm có nhiều thay đổi đối với Cảng, trong năm này Cảng mới quyết định chuyển từ công ty nhà nước sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với những thay đổi trong phương thức kinh doanh cùng với việc gia tăng trong khấu hao tính vào chi phí kinh doanh. Những tác động xấu từ môi trường bên ngoài cũng ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh của Cảng. Mặc dù gặp không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh nhưng hàng năm Cảng vẫn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Năm 2005 là 3,907 tỷ đồng, năm 2006 là 7,433 tỷ đồng và năm 2007 là 4,98 tỷ đồng. 3. Thực trạng sử dụng vốn của Cảng Hải Phòng. 3.1. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn cố định. 3.1.1. Cơ cấu tài sản cố định của Cảng Hải Phòng. - TSCĐ là hình thức biểu hiện bằng vật chất của Vốn cố định vì vậy việc đánh giá cơ cấu tài sản cố định có một ý nghĩa quan trọng đến việc đánh giá tình hình vốn cố định của doanh nghiệp. Bảng 1: Cơ cấu tài sản cố định của Cảng Hải Phòng. Đơn vị:tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 I. TSCĐ hữu hình 1.237,42 1.448,04 1.977,09 1. nhà cửa, vật kiến trúc 506,32 710.93 754,63 2. máy móc thiết bị 19,93 19,93 19,93 3. phương tiện vận tải, truyền dẫn 697,34 701,04 1.177,46 4. thiết bị, dụng cụ quản lý 13,48 15.83 24,76 5. TSCĐ hữu hình khác 0,35 0,31 0,31 II. TSCĐ vô hình 3,47 4,74 22,89 1. phần mềm máy vi tính 3,47 4,74 22,89 Tổng 1.240,89 1.452,78 1.999,98 ( nguồn: phòng tài chính – kế toán) Bảng 2: tỉ lệ % cơ cấu tài sản cố định của Cảng Hải Phòng. Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 I. TSCĐ hữu hình 1. nhà cửa, vật kiến trúc 40,8 48,94 37,73 2. máy móc thiết bị 1,61 1,37 1 3. phương tiện vận tải, truyền dẫn 56,2 48,26 58,87 4. thiết bị, dụng cụ quản lý 1,09 1,09 1,24 5. TSCĐ hữu hình khác 0,02 0,02 0,02 II. TSCĐ vô hình 1. phần mềm máy vi tính 0,28 0,32 1,14 Tổng 100 100 100 Qua bảng thống kê ở trên ta thấy được nhà cửa, vật kiến trúc và phương tiện truyền tải, thiết bị truyền dẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu TSCĐ của Cảng Hải Phòng. Năm 2006 nhà cửa, vật kiến trúc có sự tăng đột biến so với năm 2005 cụ thể giá trị đã tăng từ 506,32 tỷ đồng đến 710,93 tỷ đồng (tăng 1,4 lần). Năm 2007 giá trị nhà cửa, vật kiến trúc cũng có sự gia tăng nhưng tăng không đáng kể, tuy nhiên tỷ trọng nhà cửa và vật kiến trúc của năm 2007 lại có xu hướng giảm đáng kể từ 48,94% xuống 37,73% cho thấy xu hướng của Cảng là giảm thiểu lượng hàng hóa tồn trong kho mà tăng việc vận chuyển trực tiếp hàng hóa tới nơi tiêu thụ. Điều đó được thể hiện rất rõ ở giá trị của phương tiện vận tải và truyền dẫn tăng lên đáng kể ( năm 2007 giá trị tăng 1,7 lần so với năm 2006). Thiết bị, dụng cụ quản có sự xu hướng tăng lên nhưng không đáng kể trong khi đó phần mềm máy tính lại có sự gia tăng đáng kể ( từ 4,74 tỷ năm 2006 lên tới 22,89 tỷ năm 2007) cho thấy Cảng đã dần chú trọng hơn đến công tác quản lý hoạt động sản xuất thông qua các phần mềm quản lý điều đó góp phần tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng. 3.1.2. Khấu hao TSCĐ. - Trong quá trình sử dụng TSCĐ thì khấu hao là điều không thể tránh khỏi, do đó doanh nghiệp cần phải trích khoản vốn để bảo tồn và trùng tu TSCĐ này. Bảng 3: Khấu hao thực tế tại Cảng Hải Phòng. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nguyên giá TSCĐ 1.237,42 1.448,04 1.977,09 Khấu hao trong năm 111,14 118,36 162,4 Khấu hao lũy kế 874,76 985,9 1.147,32 Giá trị còn lại 362,66 462,14 829,77 ( nguồn: phòng tài chính – kế toán) Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy các khoản khấu hao trong năm có xu hướng tăng lên dù giá trị tăng lên không đáng kể nhưng nó cũng có những ảnh hưởng tới lợi nhuận. Cùng với đó là giá trị khấu hao lũy kế quá lớn luôn chiếm trên 50% tổng giá trị nguyên giá TSCĐ dù năm 2007 tỷ trọng của nó so với tổng nguyên giá TSCĐ đã giảm xuống còn 58,03% (năm 2005 là 70,69%) nhưng tỷ trọng này vẫn còn quá lớn gây tác động xấu tới hoạt động kinh doanh của Cảng. Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống máy móc thiết bị, hệ thống máy móc thiết bị luôn hoạt động thường xuyên để bốc vác, vận chuyển hàng hóa... do đó việc khấu hao lớn là không thể tránh khỏi nhưng Cảng cũng nên có những biện pháp hữu hiệu giảm thiểu hao mòn may móc thiết bị từ đó góp phần cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.2. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần có đối tượng lao động. Lượng tiền ứng trước để thỏa mãn nhu cầu về các đối tượng lao động gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.Biểu hiện dưới dạng hình thái vật chất của VLĐ là tài sản lưu động. Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tài sản lưu động được thể hiện dưới dạng tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho... Quản lý và sử dụng hợp lý tài sản lưu động có ảnh hưởng lớn đến mục tiêu của từng doanh nghiệp. Việc sử dụng hợp lý VLĐ góp phần không nhỏ đến._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21435.doc
Tài liệu liên quan