Một số giải pháp nâng cao hoạt động quản lý chất lư¬ợng trong các công trình giao thông đư¬ờng bộ

lời mở đầu Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định đúng đắn vai trò chủ đạo của các Doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. Khác với cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây, tất cả máy móc thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào và vốn Nhà nước đều cấp cho các Doanh nghiệp Nhà nước để sản xuất, sau đó lại đảm nhiệm việc phân phối sản phẩm đầu ra, nếu làm ăn thua lỗ thì lại được Nhà nước bù lỗ không phải lo cả đầu vào và đầu ra, không phải chịu cạnh tranh t

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nâng cao hoạt động quản lý chất lư¬ợng trong các công trình giao thông đư¬ờng bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ phía thị trường. Do đó Doanh nghiệp rơi vào tình trạng thụ động không có ý thức vươn lên, nâng cao chất lượng công trình để cạnh tranh đối với các đối thủ khác trên thương trường. Họ chỉ biết sản xuất theo chỉ tiêu trên giao mà không biết sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Kiến thức về thị trừơng, về quản lý chất lượng và khả năng cạnh tranh, họ hầu như không biết đến Từ khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các Doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế khác nhau đều phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Con đường ngắn nhất, thiết thực nhất và hiệu quả nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các Doanh nghiệp là con đường nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng của mình để tồn tại và phát triển trên thương trường. Cụ thể đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông thì con đường đó là nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng trong các công trình giao thông. Hoạt động của công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào những năm qua đã đem lại những hiệu quả về sản xuất kinh doanh rất lớn ,đóng vai trò chủ đạo điều tiết về vốn , năng lực thiết bị ,lao động ... Giá trị sản lượng và lợi nhuận sản xuất kinh doanh của công ty năm sau cao hơn năm trước , với quá trình sản xuất và phát triển đó công ty không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ , đào tạo , nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên để từ đó nâng cao chất lượng các công trình làm tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Do đó trong những năm qua công ty đã Công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào đã liên tiếp nhận được nhiều bằng khen và các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước. Dưới tác động của tiến bộ khoa học - công nghệ, của nền kinh tế thị trường và của hội nhập với nền kinh tế thế giới, khoa học quản lý chất lượng ngày càng có sự phát triển nhanh và không ngừng và có tầm quan trọng rất lớn trong nền kinh tế quốc dân. Đồng thời trong quá trình thực tập tại công ty xây dựng công trình giao thông Việt - Lào em thấy được tầm quan trọng của quản lý chất lượng trong các công trình giao thông vì vậy em quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hoạt động quản lý chất lượng trong các công trình giao thông đường bộ”. Hy vọng với cách tiếp cận và xem xét các vấn đề dưới góc độ của một nhà quản lý chất lượng, đề tài sẽ góp phần vào việc tăng cường công tác quản lý chất lượng trong các công trình giao thông đường bộ của công ty và có ích đối với những ai quan tâm đến vấn đề này.Ngoài phần mở đầu, phần kết thúc và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu của em gồm ba phần: Phần I: Quá trình phát triển và những đặc điểm chủ yếu của công ty xây dựng công trình giao thông Việt-Lào. Phần II: Tình hình quản lý chất lượng trong các công trình giao thông. Phần III: Giải pháp nâng cao hoạt động quản lý chất lượng trong các công trình giao thông đường bộ. Do thời gian tìm hiểu, nghiên cứu còn ít, khả năng nhận thức còn hạn chế trong ngành xây dựng công trình giao thông về vấn đề quản lý chất lượng. Đây là vấn đề phức tạp, mới lạ và mang tính chuyên ngành cao nên em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận đợc sự đóng góp ý kiến của thấy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn cao. Em xin chân thành cảm ơn! Phần I: quá trình phát triển và những đặc điểm chủ yếu của công ty xây dựng công trình giao thông việt-lào I . quá trình ra đời và phát triển của công ty 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào là đơn vị thành viên của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8, hạch toán độc lập, tiền thân từ công trường 13 Bắc Lào là công trình thắng thầu quốc tế đầu tiên của ngành giao thông vận tải Việt Nam tại Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào, Công ty được thành lập theo quyết định số 1828/QĐ/TCTB-LĐ ngày 23/07/1997 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, số đăng ký kinh doanh 111889. Công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào là doanh nghiệp hoạt động trên hai nước Việt Lào, quá trình hình thành và phát triển luôn gắn liền với tình hữu nghị đặc biệt Việt Lào Công ty có trụ sở chính tại số 222 đường Nguyễn Trãi - Thượng Đình - Thanh Xuân - Hà Nội Tel : (00-84)04.8589325 Fax: 04.858940. Đại diện của công ty tại Vientiane : 14 PhonKheng Xayxetha. Tel/Fax: (00856)-21.451973 Email: vilaco@fpt.vn Công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào trưởng thành và phát triển từ các Dự án đấu thầu quốc tế .Được thành lập năm 1996 và quyết định hạch toán độc lập từ năm 1997 , Công ty đã tìm được cách đi thích hợp bằng nội lực, huy động vốn đầu tư thiết bị công nghệ đồng bộ , tăng sức cạnh tranh để được vươn lên thành một công ty mạnh trong ngành xây dựng cơ bản . Qua 6 năm trưởng thành và phát triển , Công ty đã có trên 100 đầu máy, thiết bị các loại như : máy ủi , máy san , máy xúc , máy lu các loại ; máy nghiền đá , máy xay bột đá , máy khoan , máy ép khí , máy trộn bê tông nhựa, trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn base. Với dây chuyền thiết bị hiện đại và đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề , công ty có đầy đủ năng lực thi công các công trình hiện đại trong nước và quốc tế. Các lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh Các lĩnh vực và nghành nghề kinh doanh chính. Công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào chuyên xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp, xây dựng các công trình thuỷ lợi, sân bay, quốc phòng , cảng biển đồng thời còn sản xuất cấu kiện bê tông xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng. Trong đó sản phẩm đặc thù mà công ty đặc biệt chú ý là xây dựng các công trình đường bộ có kèm theo cầu, cống nhỏ. Quyền và nghĩa vụ của công ty Công ty có quyền quản lý và sử dụng vốn, đất đai và các nguồn lực khác của Nhà nước giao theo quy định của pháp luật để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của mình. Công ty có quyền đầu tư, liên doanh, góp vốn với các chủ thể kinh tế theo luật định. Công ty có quyền chuyển nhượng, thay thế, cho thuê tài sản, đổi mới trang thiết bị, đặt chi nhánh, văn phòng đại diện… theo quy định của pháp luật. Công ty có quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ mà Nhà nước giao, có quyền tuyển dụng, thuê mướn lao động,… Công ty có quyền huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng không được lamf thay đổi hình thức sở hữu của Công ty, được sử dụng vốn và các quỹ phục vụ mục đích kinh doanh trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn, được sử dụng lợi nhuận còn lại sau khi đã làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Bên cạnh những quyền kể trên, Công ty có nghĩa vụ: +Quản lý hoạt động kinh doanh, đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề, xác định chiến lược phát triển đáp ứng yêu cầu thị trường. +Thực hiện các chỉ tiêu Nhà nước giao, bảo vệ tài nguyên và môi trường, báo cáo thống kê định kỳ,… +Nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước theo quy định của pháp luật. Các công trình mà công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào đã và đang thi công Để hoà nhập với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, Ban giám đốc công ty đã đổi mới phương thức lãnh đạo, đổi mới công tác tổ chức cán bộ, mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ được đào tạo chính quy, giỏi chuyên môn nghiệp vụ vào nhứng vị trí quan trọng trong công ty cũng như các dự án. Nhận rõ tầm quan trọng của công tác quản lý sản xuất kinh doanh cấp đội, công ty đã từng bước hoàn thiện quy chế giao khoán công trình cho đội, phân đội sản xuất để phát huy tính năng động sáng tạo, tự chủ trong sản xuất kinh doanh cảu cán bộ công nhân viên, gắn trách nhiệm, quyền lợi của đội trưởng, ban chỉ huy với kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Ngoài ra công ty còn đổi mới công tác quản lý từ công ty đến các đội sản xuất như: quản lý vốn, vật tư thiết bị, công tác hạch toán chứng từ, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với cách làm trên, tuy mới thành lập và phải đối đầu với nhiều thử thách khắc nghiệt của thị trường nhưng công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào đã xây dựng được đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ lành nghề, đủ năng lực tài chính, máy móc thiết bị hiện đại để có thể thi công các dự án trong nước và quốc tế. Đến nay nhiều dự án do công ty thi công được chủ đầu tư đánh giá cao về chất lượng, tiến độ, kỹ thuật, mỹ thuật. Đáng phấn khởi là tháng 6 năm 2000, công trình cảng đảo Phú Quý- Bình Thuận do công ty thi công đã được Bộ Giao thông vận tải cấp bằng khen công nhận: “ công trình đạt chất lượng cao nhất năm 1999” Bảng 1: Một số công trình điển hình mà công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào đã thi công STT Các công trình mà công ty thi công Địa điểm 1 Dự án cải tạo nâng cấp đường thành phố Vientiane (VTE 04) CHDCND Lào 2 Đường vành đai thành phố Vientiane Sikeurt Dong Dok CHDCND Lào 3 Dự án ADB 8 Xiêng khoảng CHDCND Lào 4 Đường 8 Lắc Sao CHDCND Lào 5 Dự án B4 Ninh Bình Việt Nam 6 Đường Tà Rụt La Lay Việt Nam 7 Cầu Ba Bến – Quảng trị Việt Nam 8 Đường nối quốc lộ 1A- Cảng Dung Quất Việt Nam 9 Đường xuyên á từ thành phố Hồ Chí Minh đi cửa khẩu Mộc Bài Campuchia Việt Nam 10 Cảng đảo Phú Quý – Bình Thuận Việt Nam 11 Đường tránh thành phố Huế Việt Nam 12 Dự án ADB3 Bình Định Việt Nam 13 Gói thầu 3 quốc lộ 37B Ninh Thuận Việt Nam 14 Kênh Chính Nam – Ninh Thuận Việt Nam 15 Quốc lộ 57 Bến Tre Việt Nam 16 Quốc lộ 54 Vĩnh long Việt Nam 17 Đường 18 B (Atapa đi cửa khẩu Việt Nam Việt Nam II những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng công trình Công ty xây dựng công trình giao thông Việt - Lào là tổ chức Doanh nghiệp Nhà nước theo hình thức Quốc doanh. Sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại Ngân hàng (kể cả tài khoản ở Ngân hàng ngoại thương), được sở hữu con dấu riêng. Tổng mức vốn kinh doanh tính đến 31/03/1997 là 33.185 tr.đ Trong đó: Vốn điều lệ =Vốn pháp định: 5.184 tr.đ. Trong đó : Vốn ngân sách: 5.184 tr.đ. Vốn tự bổ sung: 0 Vốn vay trong nước: 28.001 tr.đ Trong đó: Vốn cố định: 25.801 tr.đ Vốn lưu động: 2.200 tr.đ Vốn bảo toàn thuộc vốn ngân sách: 5.184 tr.đ Trong đó: Vốn cố định: 4.328 tr.đ Vốn lưu động: 865 tr.đ - Hình thức sở hữu vốn: Sở hữu vốn Nhà nước. - Về chế độ kế toán áp dụng tại Doanh nghiệp + Niên độ kế toán từ 01/01 đến 31/12/2000 + Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán : VNĐ. + Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ. + Phương pháp kế toán TSCĐ: Nguyên tắc đánh giá TSCĐ theo nguyên giá. Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo quyết định 166/19999 QĐ-BTC + Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp đánh giá: thực tế. Phương pháp xác định lại hàng tồn kho cuối kỳ: theo giá thực tế. - Đặc điểm về công nghệ: Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, vật liệu mới, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật mới trong xây lắp đã đem lại nhiều hiệu quả kinh tế - kỹ thuật, đảm bảo chất lượng tiến độ công trình, tiết kiệm chi phí xây dựng. Đồng thời công ty đã không ngừng đầu tư kinh phí đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân lành nghề có thể tiếp cận với kỹ thuật viên tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới . Những cố gắng kể trên của công ty đã giúp cho công ty liên tiếp thắng thầu được khá nhiều dự án lớn trong nước và quốc tế. - Đặc điểm về cơ sở vật chất và trang thiết bị của công ty: Tương đối hiện đại và đầy đủ không phải thuê ngoài đã tiết kiệm được chi phí thuê ngoài và tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động. Cơ cấu lao động hợp lý với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề và kinh nghiệm cao trong công việc kết hợp với điều kiện lao động hợp lý tạo thành một khối vững chắc đầy triển vọng. Đặc điểm về cơ cấu sản xuất và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 1.1 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức sản xuất * Về cơ cấu tổ chức sản xuất: Cơ cấu sản xuất của công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào bao gồm các đội sản xuất hạch toán độc lập, theo hình thức khoán sản phẩm. Bộ phận sản xuất chính của công ty là các đội sản xuất chuyên môn hoá trực tiếp thi công công trình. Công ty là cấp quản lý cao nhất đóng vai trò điều tiết hoạt động hoạt động của các đội sản xuất. Giữa các đội này cũng có sự độc lập nhưng cũng có sự bổ sung hỗ trợ lẫn nhau. Các đội sản xuất và các công trình trực thuộc: Hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu giao khoán được lãnh đạo công ty giao, quản lý mọi mặt ở đơn vị cấp đội sản xuất. Phối hợp với công ty xây dựng các phương án sản xuất cho phù hợp với đơn vị theo kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm công ty giao cho đội. Thực hiện công tác thống kê số liệu, báo cáo thanh quyết toán theo quy định thủ tục của công ty . Bảo đảm đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên Tổ chức phối hợp với công ty về chất lượng công trình khi thi công và trong thời gian sử dụng khai thác theo quy định. Tổ chức quản lý tốt, phát huy tính chủ động sáng tạo khi thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành các chỉ tiêu giao khoán của công ty, đảm bảo đời sống cho người lao động, giữ tín nhiệm với các đơn vị. Đảm bảo thực hiện đúng các tiến độ đã giao. Về hình thức tổ chức bộ phận sản xuất Tuỳ thuộc vào từng công trình, công ty chia công việc cho các đội xây dựng. Mỗi đội thực hiện một hay một số công việc trên các đoạn cầu, đường khác nhau như: đội chuyên dải nhựa, đội đào đất, đội xúc cát, đội lu… Về phương pháp tổ chức sản xuất Các công trình được tổ chức sản xuất theo phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền, từng đội chuyên môn hoá lần lượt làm các công việc theo đúng quy trình công nghệ thi công công trình. Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức sản xuất Đội trưởng Đội phó kế hoạch Đội phó kỹ thuật Đội phó kế toán Cán bộ KH phân đội1 Cán bộ KH phân đội 3 Cán bộ KH phân đội 2 Cán bộ KT phân đội 1 Cán bộ KT phân đội 2 CN phổ thông Kế toán hiện trường Cán bộ thực nghiệm CN kỹ thuật Lái xe lái máy Cán bộ KT phân đội 3 Cán bộ kế toán phân đội 1 Cán bộ kế toán phân đội 2 Cán bộ kế toán phân đội 3 Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức hiện trường Công ty tại Hà Nội Giám đốc Ban chỉ huy công trường Giám đốc điều hành Đội thi công đội trưởng, đội phó Phòng thí nghiệm Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ hoàn thiện Thuyết minh sơ đồ tổ chức hiện trường: Giám đốc Công ty sẽ chỉ đạo các phong ban của Công ty theo nhiệm vụ được giao trực tiếp kiểm tra giám sát giúp đỡ công trường trong việc thi công công trình. Mặt khác Giám đốc Công ty sẽ trực tiếp chỉ đạo đốc thúc giải quyết khó khăn vướng mắc trong quá trình thi công công trình như việc giải quyết vốn, con người, các mối quan hệ… để công trình thi công đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu. Ban chỉ huy công trường theo nhiệm vụ được giao trực tiếp chỉ đạo thi công tại hiện trường và quan hệ trực tiếp với bên A thông qua các cán bộ nghiệp vụ của ban chỉ huy công trường. Ban chỉ huy công trường trực tiếp chỉ đạo đến từng tổ sản xuất thông qua các đội trưởng để đảm bảo thi công công trình đúng tiến độ và chất lượng. Đội trưởng và ban chỉ huy đội thi công chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ đạo các tổ sản xuất để thi công công trình. Phòng thí nghiệm của công trường có trách nhiệm trực tiếp kiểm tra làm các mẫu thí nghiệm theo đúng quy trình quy phạm hiện hành. Phối hợp với tư vấn giám sát của bên A trong việc làm thí nghiệm để đảm bảo đúng yêu cầu của tư vấn giám sát. Các tổ sản xuất theo nhiệm vụ được phân công trực tiếp tiến hành sản xuất và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban chỉ huy đội. Mối quan hệ giữa trụ sở chính và việc quản lý ngoài hiện trường: Hàng tháng Công ty cử cán bộ trực tiếp đi kiểm tra việc thi công tại hiện trường, kịp thời đôn đốc nhắc nhở và giải quyết các công việc tồn tại nếu có. Hàng tháng trực tiếp giám đốc điều hành công trình phải báo cáo khối lượng thực hiện, tiến độ cho giám đốc Công ty để giám đốc nắm được tình hình cụ thể và có sự chỉ đạo kịp thời. Trách nhiệm và thẩm quyền sẽ được giao phó cho quản lý hiện trường: Văn phòng điều hành của Công ty tại hiện trường được uỷ quyền quan hệ trực tiếp với chủ công trình, kỹ sư tư vấn giám sát tại hiện trường, giải quyết mọi công việc trong quá trình thi công công trình. Giám đốc điều hành công trình được uỷ quyền của giám đốc công ty thay mặt giám đốc công ty ký kết các văn bản với tư vấn giám sát, chủ công trình, ký hợp đồng mua bán vật tư, vật liệu, thuê nhân công, thuê xe, máy nếu cần thiết và toàn quyền giải quyết các công việc liên quan đến việc thi công công trình. 1.2 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sơ đồ 3: sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy quản lý Giám đốc Phó giám đốc phụ trách công trình bên Lào Phó giám đốc phụ trách công trình bên Việt Nam Phòng KH-KT Phòng KT-TV Phòng TCCB-LĐ Phòng TB-VT Phòng HC-QT Đội CT1 Đội CT2 Đội Tiến Hải Đội CT4 Đội CT5 Đội CT6 Đội CT7 Đội CT8 Đội CT9 Công trình cảng Dung Quất Tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào năm 2003 là gần 500 người Bảng 2: Số lượng người lao động tại Công ty Các phòng ban Số người đội-công trường Số người 1. Ban giám đốc 03 1. Đội công trình 1 170 2. Phòng TCCB-LĐ 06 2. Đội công trình 2 23 3. Phòng kế hoạch kỹ thuật 08 3. Đội Tiến Hải 19 4. Phòng vật tư thiết bị 07 4. Đội công trình 4 91 5. Phòng kế toán tài vụ 08 5. Đội công trình 5 18 6. Phòng hành chính quản trị 11 6. Đội công trình 6 60 7. Đội công trình 7 18 8. Đội công trình 8 12 9. Đội công trình 9 26 Công trình Dung Quất 17 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phân: Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng gọn nhẹ, chuyên sâu, trong đó: Giám đốc Công ty : Là người có quyền lực cao nhất, là người đại diện pháp nhân của Công ty, được phép sử dụng con dấu riêng. Giám đốc Công ty là người ra quyết định chiến lược và chiến thuật cho Công ty, là người có quyền điều hành và phân cấp hoạt động kinh doanh của Công ty. Giám đốc Công ty có thể đề nghị Tổng giám đốc Công ty xem xét, quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể và sát nhập các đơn vị trực thuộc. Giám đốc Công ty có quyền uỷ quyền cho cấp dưới thay mình điều hành các hoạt động của Công ty trong thời gian giám đốc vắng mặt. Bộ máy giúp việc: Gồm văn phòng và các phòng ban chuyên môn có chức năng tham mưu giúp việc giám đốc trong quản lý điều hành công việc phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. - Phó Giám đốc công ty: Công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào có 2 phó giám đốc: một người phụ trách các công trình bên Lào, một người phụ trách các công trình tại Việt Nam. Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, được giám đốc uỷ quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc về phần việc được phân công. - Phòng tổ chức cán bộ lao động: + Tham mưu cho giám đốc về công tác cán bộ, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Doanh nghiệp, hướng dẫn áp dụng thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động. - Phòng hành chính - quản trị : Tham mưu cho giám đốc Công ty về công tác quản lý văn phòng, hội nghị, văn thư lưu trữ, con dấu. Quản lý và điều động xe con, trang bị văn phòng, công tác bảo vệ, quân sự và thông tin liên lạc. - Phòng vật tư thiết bị : Có chức năng nhiệm vụ lo cung ứng vật tư cần thiết cho quá trình thi công. Lập kế hoạch dự trữ vật tư thiết bị cho sản xuất để đảm bảo tiến độ thi công theo các hợp đồng đã ký kết. - Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ cung cấp thông tin kinh tế, quản lý toàn bộ công tác tài chính kế toán, quản lý vốn, thu hồi vốn, huy động vốn. Tập hợp các khoản chi phí sản xuất, đánh giá giá thành sản phẩm qua các giai đoạn theo quy trình, xác định kết quả kinh doanh, theo dõi tăng giảm tài sản và thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước về các khoản phải nộp. - Phòng kế hoạch kỹ thuật: Có trách nhiệm giúp đỡ giám đốc tiến hành và ký kết hợp đồng kinh tến dựa trên chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của Nhà nước tìm kiếm khai thác việc làm để từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tổ chức phân giao nhiệm vụ tới các đội sản xuất, kiểm tra kỹ thuật và chất lượng từng công việc, từng giai đoạn, từng hạng mục công trình, thanh quyết toán kịp thời, bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Tổ chức đấu thầu theo đúng trình tự quy chế đấu thầu của nhà nước ban hành, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất theo tháng, năm, quý để hoàn thành kế hoạch sản xuất, định kỳ làm báo cáo lên cấp trên. - Các đội xây dựng: Trực tiếp thực hiện thi công trình xây dựng theo dự toán thiết kế mỹ thuật đã có trong hợp đồng xây dựng công trình đảm bảo chất lượng tiến độ. Trong quá trình tổ chức thực hiện, triển khai các công việc, các phòng ban có trách nhiệm hỗ trợ lẫn nhau, cùng tham gia giải quyết công việc chung của Công ty có liên quan đến nhiệm vụ, chức năng mà phòng mình phụ trách. 1.3 Đặc điểm về sản phẩm xây dựng và ngành xây dựng công trình giao thông Đặc điểm sản phẩm xây dựng Sản phẩm của ngành xây dựng công trình giao thông là các sản phẩm phục vụ cho hoạt động giao thông của nền kinh tế, hoặc là các sản phẩm phục vụ cho các ngành sản xuất khác. Sản phẩm có kết cấu đa dạng, phức tạp, khó chế tạo, sửa chữa và yêu cầu chất lượng cao. Sản phẩm thường có quy mô lớn, đòi hỏi chi phí nhiều, thời gian thi công kéo dàivà thời gian sử dụng, khai thác cũng không ít. Sản phẩm là các công trình cố định tại nơi xây dựng, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và điều kiện chính trị- kinh tế, văn hoá- xã hội, an ninh quốc phòng cao. Đặc điểm của ngành xây dựng công trình giao thông: Sản xuất xây dựng nếu xét về phương diện kỹ thuật sản xuất là tổng hợp các yếu tố: vật liệu, kết cấu, kiến trúc và phương pháp thi công. Nét đặc thù của ngành xây dựng công trình giao thông khác với các ngành khác là ở chỗ: Sản xuất xây dựng thường mang tính đơn chiếc, chu ký sản xuất kéo dài và thường phải di chuyển địa điểm. Tổ chức sản xuất và quản lý xây dựng luôn bị biến đổi theo các giai đoạn của quá trình xây dựng và theo trình độ khoa học công nghệ xây dựng. Sản xuất xây dựng thực hiện ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên và điều kiện địa phương. Sản xuất xây dựng có công nghệ và tổ chức sản xuất phức tạp, khó áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hơn so với các ngành sản xuất khác. Đặc điểm về đội ngũ lao động của Công ty Dưới đây là khái quát về về tình hình lao động tiền lương tại Công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào năm 2003 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Cơ cấu lao động Stt Khoản mục đơn vị Năm 2003 1. CBCNV có mặt năm 2003 Người 440 1.1 Đại học và trên đại học Người 57 1.2 Cao đẳng Người 15 1.3 Trung cấp Người 29 1.4 Công nhân kỹ thuật Người 125 1.5 Công nhân phổ thông và LĐ khác Người 219 2. LĐBQ 6 tháng đầu năm 2003 Người 585 3. Tổng thu nhập Triệu đồng 4.603 4. Chi phí tiền lương/1000 đ slg Đồng 128 5. NSLSĐBQ/ 1 CBCNV Triệu đồng 61.64 6. TNBQ của CBCNV Đ/ng/th 1.311.396 6.1 Trong danh sách Đ/ng/th 1.381.657 6.2 HĐ ngắn hạn Đ/ng/th 1.098.189 7 Tổng chi phí BHLĐ Triệu đồng 143.09 8 Số vụ tai nạn lao động 0 9 đã gỉai quyết nghỉ chế độ Người 2 Công ty hiện có gần 500 lao động trong đó 50 người có trình độ đại học và trên đại học chiếm 10% tổng số lao động, 41 người có trình độ trung cấp và cao đẳng chiếm 8%, 300 công nhân kỹ thuật và công nhân phổ thông lành nghề với trình độ bậc 5 trở lên chiếm 60 %. Như vậy lao động có trình độ cao của Công ty chiếm 10%. Đây là nguồn nhân lực vô cùng quý giá được phân bố tương đối đồng đều và hợp lý từ các văn phòng Công ty đến các đơn vị sản xuất kinh doanh tạo ra sức mạnh tổng hợp. Với cơ cấu lao động này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đến năng lực cạnh tranh của Công ty cũng như có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình giao thông nói chung và chất lượng công trình giao thông đường bộ nói riêng. Đặc biệt ban Giám đốc Công ty đã đổi mới phương thức lãnh đạo, mạnh dạn đề bạt sử dụng cán bộ trẻ được đào tạo chính quy, giỏi chuyên môn nghiệp vụ vào những vị trí quan trọng trong Công ty, đưa phần mềm tin học quản lý vào các phòng ban nghiệp vụ, các ban điều hành dự án, các đội sản xuất. Tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đoàn kết một lòng vì sự phát triển của Công ty tạo thành một khối đoàn kết vững mạnh đầy triển vọng. Ngoài ra ưu điểm nổi bật trong công tác lao động trong ở các năm qua là đã quan tâm đến lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật được đào tạo chính quy qua các trường đại học chuyên ngành. Trong những năm gần đây việc thực hiện đào tạo và đào tạo lại được quan tâm sâu sắc và đạt được những kết quả to lớn, đã tổ chức được nhiều khoá đào tạo tại chức tại trường đại học Giao Thông Vận Tải với số học viên đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của của Tổng Công ty. Việc bố trí sắp xếp lao động hiện nay của Công ty tương đối hợp lý: bố trí cán bộ có cống hiến lâu năm, có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác, bố trí cán bộ có trình độ, năng lực phù hợp và đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giao phó, kết hợp chặt chẽ với lực lượng cán bộ được đào tạo đầy đủ có nhiều kinh nghiệm thực tiễn để nâng cao được hiệu quả của công tác cán bộ. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó vẫn còn tồn tại những mặt yếu điểm như: tuy số cán bộ có trình độ trung, cao cấp nhiều nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện nay, Công ty còn thiếu những chuyên gia đầu ngành giỏi về lĩnh vực quản lý kinh tế, giỏi về chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ. Trong những năm tới, Công ty cần quan tâm hơn nữa, có kế hoạch đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tuyển chọn và đào tạo kỹ sư gỉỏi, công nhân kỹ thuật lành nghề, như vậy mới có thể đảm đương tốt công việc được giao theo đúng chất lượng, kịp tiến độ. Tiền lương bình quân và thu nhập bình quân Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tại Công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào kể từ khi thành lập đến nay không ngừng tăng. Điều này phản ánh đời sống của người lao động phần nào được cải thiện, tình hình thu nhập của người lao động được khái quát qua bảng sau đây. Bảng 4: Tình hình thu nhập của người lao động Chỉ tiêu 1999 2000 % so với 1999 2001 % so với 2000 2002 % so với 2001 2003 % so với 2002 TNBQ 1.475 1.181 80 1.230 104 1.345 109 1.355 101 LĐ có việc TX 297 562 189 497 88 460 92 497 108 LĐ thiếu việc 2 1 50 1 100 0 0 0 0 Thu nhập bình quân giảm trong những năm đầu là do trong những năm đầu toàn bộ CBCNV đều hoạt động tại Lào, với đơn gía tiên lương cao hơn đơn giá tiền lương tại Việt Nam trên 30% làm cho tiền lương bình quân những năm sau đều cao hơn năm trước 4-9%. Trong khi đó, số cán bộ công nhân viên những năm gần đây được bố trí chủ yếu tại Việt Nam, nên các khoản phụ cấp có thấp hơn, do đó không thể tính tăng trưởng như theo hiện tại. Đặc điểm về máy móc thiết bị công nghệ Chất lượng của công trình phụ thuộc phần lớn vào chất lượng máy móc thiết bị, máy móc được sử dụng trong vận chuyển nguyên vật liệu, đào xúc đất, nghiền đá, rải nhựa đường, lu… Vì vậy trong nhiều năm qua, Công ty không ngừng đầu tư trang thiết bị máy móc đồng bộ, tìm cách thu hồi giá trị và dần thay thế các thiết bị lạc hậu để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của công ty. Tính đến cuối năm 2003, Công ty có hơn 100 đầu xe, máy, thiết bị các loại như: Máy ủi, máy san, máy lu, máy xúc, máy nghiền đá, máy khoan, máy ép khí, trạm trộn bê tông, trạm trộn base,… với tổng số vốn đầu tư là hơn 40 tỷ đồng. Hiện nay tất cả các máy móc thiết bị này đang được khai thác sử dụng, một phần đang ở Việt Nam, phần còn lại được huy động để phục vụ cho thi công các công trình bên Lào. Công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu là xây dựng các công trình giao thông như cầu, đường quốc lộ. Quá trình thi công xây dựng công trình chủ yếu thực hiện ở ngoài trời, do đó máy móc thiết bị của công ty có một số điểm khác biệt so với nhiều công ty khác. Nhiều máy móc thiết bị chuyên dùng để thi công công trình xây dựng đều đã lạc hậu từ 20-30 năm so với thiết bị đang được bán rộng rãi trên thị trường. Một số máy móc thiết bị không đủ công suất, chất lượng cũng khá cao, chính vì vậy việc cải tiến, nâng cấp máy móc thiết bị là điều kiện cần thiết của công ty trong lúc này. Xét về tình trạng thiết bị hiện nay thì khoảng 25% là mới, 65% đang sử dụng tốt và khoảng 10% ở dạng vừa sản xuất vừa sửa chữa thay thế, tuỳ theo yêu cầu sửa chữa của các công trình mà Công ty thuê thêm xe, máy phục vụ thi công Là một Công ty mới thành lập, tiếp nhận kỹ thuật và công nghệ thiết bị thi công từ đường 13 (Bắc Lào). Nhiều năm qua do khó khăn về tài chính, Công ty chưa có điều kiện nâng cấp thiết bị thi công. Trong năm 2003, được sự hỗ trợ của các cấp lãnh đạo tổng công ty đã phê duyệt 2 dự án đầu tư thiết bị mới của công ty với tổng giá trị đầu tư là:16.737 triệu đồng. Hiện nay công ty đã mua và đưa vào sử dụng: 10 ô tô các loại KAMAZ, 4 máy xúc KOTO và SOLAR, 2 máy lu HAMM, 1 máy ủi D6. Các thiết bị đều đã được Tổng công ty duyệt thầu đảm bảo chất lượng tốt, giá cả hợp lý, không có tiêu cực xảy ra. Song song với việc đầu tư thiết bị thi công, Công ty đã cử nhiều cán bộ công nhân viên đi học để nâng cao trình độ đáp ứng các công nghệ thi công hiện đại. Ngoài việc đầu tư máy móc thiết bị mới, Công ty đặc biệt quan tâm đến vấn đề nối mạng tin học nội bộ. Công ty đã cử người tham gia các khoá đào tạo do tổng công ty mở và đào tạo từ đầu tại công ty. Công ty đã và đang đầu tư và nâng cấp máy tính tại văn phòng và tất cả các đội, đưa phần mềm tin học quản lý vào các phòng ban nghiệp vụ, các ban điều hành dự án, các đội sản xuất. Riêng phần mềm nhân sự đã hoạt động ổn định, sẵn sàng kết nối với mạng của Tổng công ty. Mở các email tới đường 18B-Nam Lào, Vientiane và thành phố Hồ Chí Minh. Đặc điểm về nguyên vật liệu Để thực hiện một công trình giao thông đòi hỏi số lượng và chủng loại lớn nguyên vật liệu. Vì chi phí thực hiện một dự án rất lớn, nên Công ty luôn có kế hoạch thu mua, bảo quản, cung ứng nguyên vật liệu theo từng dự án để đảm bảo tiến độ thi công mà không bị ._.ứ đọng vốn, ít bị ảnh hưởng của biến động gía cả trên thị trường. Đối với các nguyên vật liệu thông thường như: đất, đá, sắt thép, xi măng…tuỳ theo từng công trình được tổ chức xây dựng tại địa phương nào thì khai thác ngay tại địa phương đó hoặc các địa phương lân cận. Tuy nhiên trong qúa trình thi công để đảm bảo chất lượng cho các công trình Công ty còn phải nhập khẩu một số loại nguyên vật liệu quý hoặc khó mua trên thị trường vật liệu xây dựng như: gối cầu, keo co giãn, cáp dưỡng cực… Bảng 5: Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty Danh mục nguyên vật liệu Nước sản xuất nguyên vật liệu trong nước + Đất, đá + Cát, sỏi + Thép, sắt + Xi măng +Vải địa, bấc thấm Khai thác tại nơi có công trình Khai thác tại nơi có công trình Việt Nam, liên doanh với nước ngoài… Việt Nam (Bút Sơn, Hoàng Thạch,…) Việt Nam 2, nguyên vật liệu nhập khẩu + Nhựa đường + RC 250 + Cáp, thép dưỡng cực + Keo co dãn + Gối cầu + Nhựa 60/70 Singapore Thái Lan ểc Thái Lan Singapore Nhật, Singapore Quy trình triển khai xây dựng một công trình giao thông tại công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào Sau khi nhận được công trình, Công ty sẽ tiến hành ký hợp đồng thi công với chủ đầu tư. Sau đó công ty sẽ giao nhiệm vụ thi công cho các đội dưới dạng hợp đồng giao nhận khoán. Đội sản xuất làm việc với chủ đầu tư, tư vấn giám sát để nhận bàn giao mặt bằng thi công, khảo sát thiết kế, lập bản vẽ thi công và tập kết máy móc thiết bị, nhân công đến công trường. Đồng thời đội sẽ cử cán bộ kỹ thuật khôi phục cọc mốc của tuyến đường, lên ga cắm cọc định dạng phạm vi thi công của đường. Quá trình thi công được tiến hành qua các bước sau: Sơ đồ 4: quy trình thi công công trình đường bộ Phát quang, đào bỏ đất hữu cơ, đất yếu nền đường Thi công nền đường Thi công các công trình thoát nước Thi công các lớp móng đường Thi công các lớp mặt đường Thi công hệ thống an toàn giao thông Giữa các bước thi công trên đều có sự kiểm tra chấp nhận của tư vấn giám sát thì mới được chuyển sang bước thi công hạng mục tiếp theo và làm hồ sơ thanh toán hạng mục vừa mới thi công xong. Làm hồ sơ hoàn công, thanh quyết toán công trình với chủ đầu tư, bàn giao công trình cho chủ đầu tư và đơn vị quản lý, khai thác. Công tác bảo hành công trình (thường là 6 tháng đến 1 năm). Phần II: tình hình quản lý chất lượng trong các công trình giao thông. Trước hết để tìm hiểu về lĩnh vực quản lý chất lượng ta phải hiểu được thế nào là quản lý chất lượng. Theo tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO 9000 cho rằng: quản lý chất lượng là một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng. Một số thuật ngữ trong quản lý chất lượng được hiểu như sau: Chính sách chất lượng: Toàn bộ ý đồ và định hướng về chất lượng do lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp chính thức công bố. Đây là lời tuyên bố về việc người cung cấp định đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, nên tổ chức thế nào và biện pháp để đạt được điều này. Hoạch định chất lượng: Các hoạt động nhằm thiết lập các mục tiêu và yêu cầu đối với chất lượng và để thực hiện các yếu tố của yêu tố của hệ thống chất lượng. Kiểm soát chất lượng: Các kỹ thuật và các hoạt động tác nghiệp được sử dụng để thực hiện các yêu cầu chất lượng. Đảm bảo chất lượng: Mọi hoạt động có kế hoạch và có hệ thống chất lượng được khẳng định để đem lại lòng tin thoả mãn các yêu cầu đối với chất lượng. Hệ thống chất lượng: Bao gồm cơ cấu tổ chức, thủ tục, quá trình và nguồn lực cần thiết để thực hiện công tác quản lý chất lượng. Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý chất lượng, tuy nhiên nhìn chung chúng có những đặc điểm giống nhau như: - Mục tiêu trực tiếp của quản lý chất lượng là đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng phù hợp với nhu cầu thi trường, với chi phí tối ưu. - Thực chất của quản lý chất lượng là tổng hợp các hoạt động của chức năng quản lý như: Hoạch định, tổ chức, kiểm soát, và điều hành. Hay nói cách khác quản lý chất lượng chính là chất lượng của quản lý. - Quản lý chất lượng là hệ thống các hoạt động, các biện pháp (hành chính, tổ chức , kinh tế, kỹ thuật, xã hội và tâm lý). Quản lý chất lượng là nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọi thành viên trong xã hội, trong doanh nghiệp, là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành nhưng phải được lãnh đạo cao nhất chỉ đạo. - Quản lý chất lượng được thực hiện trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ thiết kế, chế tạo đến sử dụng sản phẩm. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, người ta quan niệm quản lý chất lượng là kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Đến giai đoạn tiếp theo và đến những năm 50 của thế kỷ XX, phạm vi nội dung chức năng quản lý chất lượng được mở rộng hơn nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào giai đoạn sản xuất. Ngày nay quản lý chất lượng đã được mở rộng bao gồm cả quản lý chất lượng trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và quản lý . Quản lý chất lượng ngày nay phải hướng vào phục vụ khách hàng tốt nhất, phải tập trung vào nâng cao chất lượng của quá trình và của toàn bộ hệ thống. Đó chính là quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Managerment-TQM). Quản lý chất lượng không chỉ là bộ phận hữu cơ của quản lý kinh tế mà quan trọng hơn nó là bộ phận hợp thành của quản trị kinh doanh. Khi nền kinh tế và sản xuất, kinh doanh phát triển thì quản trị chất lượng càng đóng vai trò quan trọng và trở thành nhiệm vụ cơ bản, không thể thiếu được của doanh nghiệp và của xã hội. Tầm quan trọng của quản lý chất lượng, được quyết định bởi: Thứ nhất là vị trí của công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh. Bởi vì theo quan điểm hiện đại thì quản lý chất lượng chính là quản lý có chất lượng, là quản lý toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Thứ hai là tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm đối với phát triển kinh tế, đời sống của người dân và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình xây dựng các công trình giao thông, đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ tiết kiệm được lao động xã hội do sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên, sức lao động, công cụ lao động, tiền vốn... Nâng cao chất lượng có ý nghĩa tương tự như tăng sản lượng mà lại tiết kiệm được lao động. Trên ý nghĩa đó nâng cao chất lượng cũng có ý nghĩa là tăng năng suất. Nâng cao chất lượng của các công trình giao thông là tư liệu sản xuất có ý nghĩa quan trọng tới năng suất xã hội, thực hiện tiến bộ khoa học công nghệ, tiết kiệm. Nâng cao chất lượng trong các công trình giao thông là tư liệu tiêu dùng có quan hệ trực tiếp tới đời sống và sự tín nhiệm, lòng tin của các chủ đầu tư Thực trạng tình hình quản lý chất lượng các công trình giao thông. Các hệ thống chỉ tiêu để đánh giá chất lượng. Để đánh giá chất lượng công trình giao thông cần căn cứ vào các quy trình, quy phạm thi công, nghiệm thu hiện hành do Bộ giao thông vận tải và Bộ xây dựng ban hành. Tuỳ từng hạng mục công trình thi công mà có các chỉ tiêu đánh giá chất lượng khác nhau. Sau đây em xin được trình bày các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng đối với một quy trình cụ thể đó là quy trình thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô: Chỉ tiêu đối với cấp đá dăm. Cấp phối đá dăm là một hỗn hợp cốt liệu, sản phẩm của một dây chuyền công nghệ nghiền đá hoặc sỏi có cấu trúc thành phần hạt theo nguyên lý cấp phối chặt liên tục. Cấp phối đá dăm loại 1 có toàn bộ cốt liệu (kể các cỡ hạt nhỏ và hạt mịn) đều là sản phẩm nghiền từ đá sạch có cường độ theo quy định, mức độ bị bám đất bẩn không đáng kể, không lẫn đá phong hoá, không lẫn đất hữu cơ. Cấp phối đá dăm loại 2 có cốt liệu là đá khối nghiền hoặc sỏi cuội nghiền trong đó cỡ hạt nhỏ từ 2mm trở xuống có thể là khoáng vật tự nhiên không nghiền nhưng không vượt qúa 50% khối lượng đá dăm cấp phối. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng vật liệu của cấp phối đá dăm. a) Thành phần hạt Thành phần hạt (Thí nghiệm theo TCVN 4198 - 95) Kích cỡ lỗ sàng (mm) Tỷ lệ % lọt qua sàng ( bằng trọng lượng ) Dmax = 37.5mm Dmax = 25 mm Ghi chú 50 Eđh = 3500 daN/cm2 Vơí lớp trên Eđh = 2500 daN/cm2 37.5 100 25 72 – 100 100 12,5 38 – 69 50 – 85 4,75 26 – 55 35 – 65 2,00 19 – 43 25 – 50 0,475 9 – 24 15 – 30 0,075 2 - 10 15 b) Chỉ tiêu Los-Angeles (L-A) (thí nghiệm AASHTO T 96) Loại I Loại tầng mặt Móng trên Móng dưới Cấp caoA1 Ê 30 Không dùng Cấp cao A2 Ê35 Không dùng Loại II Cấp cao A1 Không dùng Ê35 Cấp cap A2 Ê35 Ê40 Cấp thấp B1 Ê40 Ê50 c) Chỉ tiêu Atterberg (thí nghiệm theo TCVN 4197 - 95) Giới hạn chảy WL Chỉ số dẻo Wn Cấp phối đá dăm loại I Không thí nghiệm được Không thí nghiệm được Cấp phối đá dăm loại II Không lớn hơn 25 Không lớn hơn 6 Hàm lượng sét - Chỉ tiêu ES (thí nghiệm theo ASTM 2419 – 79 ) Cấp phối đá dăm loại I > 35 Cấp phối đá dăm loại II > 30 Chỉ tiêu CBR ( thí nghiệm theo AASHTO T193 – 81 ) Loại I CBR ³ 100 với K = 0,98ngâm nước 04 ngày đêm Loại II CBR ³ 80 với K = 0,98 ngâm nước 04 ngày đêm Hàm lượng dẹt (thí nghiệm theo 22 - TCVN 57 - 84) Loại I Không quá 10 % Loại II Không quá 15 % Các loại đá trước khi dùng được kiểm tra các chỉ tiêu về cường độ, kích cỡ, thành phần hạt, độ sạch, và có chứng chỉ chất lượng kèm theo.Nếu đảm bảo yêu cầu và được sự chấp thuận của Người kỹ sư mới đưa vào sử dụng. Đá dăm: Có thành phần hạt nằm trong giới hạn theo TCVN 1770 - 86 + Có cường độ từ 600daN/cm2 + Hàm lượng hạt thoi dẹt( có chiều rộng hoặc dày Ê 1/3 chiều dài không vượt quá 35% theo khối lượng). + Hàm lượng hạt mềm chủ yếu là phong hoá Ê 10% + Hàm lượng hạt sét, bùn, bụiÊ 0.25% + Đá sử dụng phải đảm bảo sạch, không lẫn cỏ rác, lá cây. Các chỉ tiêu nghiệm thu kiểm tra đánh giá chất lượng. Kiểm tra độ chặt: Cứ 2000 m2 kiểm tra 3 điểm ngẫu nhiên theo phương pháp rót cát 22 TCN 13-79. Hệ số độ chặt K kiểm tra phải lớn hơn hoặc bằng K thiết kế Kiểm tra bề dày kết cấu kết hợp với việc đào hố kiểm tra độ chặt, sai số cho phép 5% bề dày thiết kế nhưng không vượt quá ±10mm đối với lớp móng dưới và không quá ±5mm đối với lớp móng trên. Cứ 200 m dài kiểm tra một mặt cắt ngang: Bề rộng sai số cho phép so với thiết kế ±cm Độ dốc ngang sai số cho phép ±0,5 % Cao độ cho phép ±10mm đối với lớp móng dưới, ±5mm đối với lớp móng trên. Độ bằng phẳng đo bằng thước dài 3m theo TCN 16-19, khe hở lớn nhất dưới thước không được vượt quá 10mm đối với lớp móng dưới và không quá 5mm đối với lớp móng trên. Cách thức quản lý chất lượng Trước kia, các chủ đầu tư và tư vấn giám sát thường dùng bộ tiêu chuẩn về chất lượng công trình giao thông đường bộ của Liên Xô cũ để quản lý chất lượng công trình. Ngày nay, do khoa học phát triển như vũ bão cũng đã ảnh hưởng đến cả lĩnh vực xây dựng công trình giao thông đường bộ. Các kỹ sư xây dựng công trình giao thông đường bộ qua quá trình tìm tòi nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm từ thực tế làm việc đã nhận thấy rằng bộ tiêu chuẩn của Liên Xô cũ đã không còn thích hợp và có nhiều lạc hậu so với công nghệ mới hiện đại ngày nay. Do đó các kỹ sư người Mỹ đã nghiên cứu thành công và đưa ra bộ tiêu chuẩn ASSTHO về quản lý chất lượng công trình giao thông đường bộ. Bộ tiêu chuẩn này có nhiều cải tiến và có ý nghĩa thực tiễn cao hơn bộ tiêu chuẩn cũ. Vì vậy, ngày nay hầu hết các nước đều dùng bộ tiêu chuẩn này làm cơ sở để lập các hồ sơ dự thầu và thi công các công trình giao thông đường bộ. Trong đó có Việt Nam, các kỹ sư xây dựng công trình giao thông đường bộ của Việt Nam đã dùng bộ tiêu chuẩn chất lượng này như một công cụ đắc lực trong việc tổ chức và thi công các công trình giao thông đường bộ. Như vậy, quản lý chất lượng trong các công trình giao thông đường bộ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong ngành xây dựng công trình giao thông. Bộ tiêu chuẩn mới mang trong mình những yếu tố tiên tiến của khoa học-kỹ thuật và đúc kết kinh nghiệm tốt nhất của thực tiễn. Hệ thống tiêu chuẩn này là kết quả từ các hoạt động khảo sát, nghiên cứu khoa học về các quy luật, nguyên lý hoạt động và các ghi chép, phân tích những kết quả tốt nhất trong thực tiễn. Tuy vậy, nhưng nó không phải chỉ là sự lặp lại một cách máy móc đề ra các giải pháp có hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn. Nhờ đó hệ thống tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ASSTHO về quản lý chất lượng công trình giao thông đường bộ của Mỹ là căn cứ khoa học và thực tế đảm bảo cho các hoạt động quản lý chất lượng trong các công trình giao thông đường bộ đạt kết quả tối ưu Cách thức quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng các công trình giao thông của Công ty xây dựng (bên B) nói chung và Công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào nói riêng. Doanh nghiệp xây dựng phải thực hiện các công việc sau: - Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, trong đó bộ phận giám sát chất lượng bao gồm những người có đủ năng lực theo quy định. - Báo cáo đầy đủ quy trình, phương án và kết quả tự kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện và sản phẩm xây dựng với chủ đầu tư (bên A) để kiểm tra và giám sát. - Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình. - Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công các công tác thi công xây lắp, giai đoạn xây lắp, chạy thử thiết bị, hạng mục công trình hoàn thành và công trình hoàn thành. - Chuẩn bị hồ sơ nghiệm thu theo quy định và đề nghị của chủ đầu tư (bên A) tổ chức nghiệm thu sản phẩm các công tác thi công xây lắp, giai đoạn xây lắp, chạy thử thiết bị, hạng mục công trình hoàn thành và công trình hoàn thành sau khi đã nghiệm thu nội bộ. - Báo cáo bên A về tiến độ, chất lượng, khối lượng thi công xây lắp Cách thức quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng các công trình giao thông của chủ đầu tư (bên A) Để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng, chủ đầu tư phải thực hiện các công việc sau: 2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị thi công: Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình. Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu của dự án. Bộ phận giám sát chất lượng bao gồm những người có đủ năng lực theo quy định. Kiểm tra điều kiện, năng lực xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng (thầu chính/ tổng thầu, thầu phụ). Kiểm tra nghiệm thu và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công 2.2.2 Giai đoạn thực hiện thi công xây lắp. - Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu nêu trong hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, quy trình và phương án tự kiểm tra chất lượng của doanh nghiệp xây dựng. - Kiểm tra sự phù hợp về thiết bị thi công và nhân lực của doanh nghiệp xây dựng được chọn với hồ sơ dự thầu. - Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng tại hiện trường thông qua chứng chỉ chất lượng của nơi sản xuất và kết quả thí nghiệm do các phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện. - Kiểm tra thiết bị công trình và thiết bị công nghệ trước khi lắp đặt trong công trình thông qua chứng chỉ chất lượng của nơi sản xuất thiết bị và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị do các tổ chức có tư cách pháp nhân được nhà nước quy định thực hiện. - Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động trong công trình và an toàn cho các công trình lân cận do doanh nghiệp xây dựng lập. - Kiểm tra chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng các công việc (xây lắp), từng bộ phận, giai đoạn xây lắp, từng hạng mục công trình và công trình để thực hiện nghiệm thu theo quy định tại điều 18 của quy định này. - Tổ chức kiểm định sản phẩm xây dựng khi cần thiết. Số lượng mẫu kiểm định này không được vượt quá 5% số lượng mẫu kiểm định phải thực hiện theo quy định của các tiêu chuẩn kỹ thuật và không ít hơn 3 mẫu. - Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công từng công việc, từng bộ phận, từng giai đoạn, từng hạng mục công trình và công trình đưa vào sử dụng. - Tập hợp kiểm tra và trình cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về chất lương công trình xây dựng hồ sơ, tài liệu nghiệm thu trước khi tổ chức nghiệm thu chuyển giai đoạn xây lắp, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình. - Lập báo cáo thường kỳ và định kỳ 6 tháng về chất lượng, khối lượng, tiến độ các công tác xây lắp. - Chủ trì phối hợp với các bên liên quan giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong thi công. - Khi phát hiện thiết bị thi công, nhân lực, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ không phù hợp hợp đồng giao nhận thầu thì được quyền: + Yêu cầu doanh nghiệp xây dựng phải sử dụng thiết bị thi công, nhân lực theo đúng cam kết đã nêu trong hợp đồng giao nhận thầu xây lắp + Không cho phép đưa vào sử dụng trong công trình nhữnh vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị không phù hợp tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách, không phù hợp với công nghệ, chưa qua kiểm tra, kiểm định. + Dừng thi công và lập biên bản khi bên B vi phạm các điều kiện đảm bảo chất lượng công trình, an toàn thi công xây lắp, vệ sinh môi trường. + Từ chối nghiệm thu các sản phẩm của công tác thi công xây lắp, các giai đoạn xây lắp, chạy thử thiết bị không đảm bảo chất lượng. Lý do từ chối phải thể hiện bằng văn bản. - Trước khi nghiệm thu những bộ phận, hạng mục công trình hoặc công trình, nếu phát hiện các dấu hiệu không đảm bảo chất lượng thì chủ đầu tư phải thuê tổ chức tư vấn kiểm định chất lượng đánh giá để làm cơ sở nghiệm thu. Quá trình quản lý chất lượng Doanh nghiệp là nơi tạo ra chất lượng, nơi đảm bảo và nâng cao chất lượng. Trong cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa, doanh nghiệp là khâu đóng vai trò quyết định đối với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng. Quản lý chất lượng của doanh nghiệp tồn tại như một hệ thống gồm nhiều bộ phận liên quan rất chặt chẽ với nhau. Các bộ phận của hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp bao gồm: Tổ chức của doanh nghiệp (ban lãnh đạo, các bộ phận hợp thành). Các chính sách chất lượng (các nguyên tắc, biện pháp). Các đầu vào của hệ thống. Hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp là tổ hợp các cơ cấu tổ chức, trách nhiệm, thủ tục, phương pháp và nguồn lực để thực hiện quá trình quản trị chất lượng. Nó là một hệ thống con trong hệ thống lớn – quản lý chất lượng của doanh nghiệp cũng là một hệ thống mở. Đảm bảo và nâng cao chất lượng là mục tiêu hàng đầu, mục tiêu cơ bản nhất, mục tiêu có tầm chiến lược của doanh nghiệp. Thực hiện được mục tiêu chất lượng sẽ tạo cơ sở vững chắc để thực hiện các mục tiêu khác của doanh nghiệp như: mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu ổn định và phát triển. Doanh nghiệp có các chức năng chủ yếu sau đây về quản lý chất lượng: + Lãnh đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra để đạt đến mục tiêu chất lượng. + Lập mục tiêu kế hoạch và nhiệm vụ chất lượng. + Xác định loại cơ cấu tối ưu cần phải có để đạt mục tiêu chất lượng. + Xác định loại cán bộ và trình độ cán bộ cần phải có để đảm bảo chất lượng. + Phân phối hoạt động giữa các phòng ban, doanh nghiệp. + Kiểm soát, kiểm tra chất lượng. Đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình giao thông là trách nhiệm của mỗi người, mỗi bộ phận hợp thành của doanh nghiệp, trong đó người lãnh đạo cao nhất-giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm tới 80%. 3.1 Quá trình khảo sát xây dựng 3.1.1 Các công trình phải được thực hiện khảo sát xây dựng tại địa điểm xây dựng công trình. 3.1.2 Khảo sát xây dựng phải được thực hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật về khảo sát và nhiệm vụ khảo sát do chủ đầu tư phê duyệt. Phương án kỹ thuật khảo sát phải phù hợp với từng giai đoạn thiết kế (thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thi công), đặc điểm công trình và phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng dự kiến xây dựng. Hồ sơ khảo sát phải được xác định đúng với vị trí xây dựng, phản ánh đúng hiện trạng mặt bằng xây dựng, địa hình tự nhiên, điạ chất công trình, điều kiện khí tượng thuỷ văn và môi trường, phù hợp với quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng phải được chủ đầu tư đánh giá, nghiệm thu, lập thành văn bản. 3.1.3 Tổ chức thực hiện khảo sát xây dựng có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quá trình khảo sát xây dựng đê đảm bảo chất lượng hồ sơ khảo sát xây dựng, độ chính xác và độ tin cậy của các số liệu phục vụ công tác thiết kế 3.1.4 Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng a) Nội dung chủ yếu của báo cáo khảo sát xây dựng bao gồm: - Cơ sở và phương pháp khảo sát - Tổng hợp phân tích số liệu, đánh giá kết quả khảo sát. - Kết luận về kết quả khảo sát và kiến nghị. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng phải đáp ứng được những yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát phù hợp với các bước thiết kế tương ứng, kiến nghị về việc xử lý nền móng công trình và việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường xung quanh để tổ chức tư vấn thiết kế, doanh nghiệp xây dựng và chủ đầu tư lưu ý khi thiết kế, xây dựng, sử dụng công trình. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành 6 bộ và phải được chủ đầu tư kiểm tra, nghiệm thu, là cơ sở pháp lý để thực hiện thiết kế 3.2.5 Chủ đầu tư xem xét, quyết định việc khảo sát bổ sung do tổ chức tư vấn thiết kế đề nghị. 3.2 Quá trình thiết kế xây dựng - Các công trình xây dựng phải được thiết kế thể hiện bằng bản vẽ theo quy định. - Công trình được thiết kế theo 3 bước: Thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. Đối với công trình đơn giản hoặc đã có thiết kế mẫu, xử lý nền móng không phức tạp thì chỉ thực hiện thiết kế hai bước: thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật- thi công. - Sản phẩm thiết kế phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, nhiệm vụ thiết kế và hợp đồng giao nhận thầu thiết kế. - Sản phẩm thiết kế phải được chủ đầu tư đánh giá nghiệm thu. - Các tổ chức tư vấn thiết kế không được chỉ định nơi sản xuất, cung ứng các loại vật liệu hay vật tư kỹ thuật. - Đồ án thiết kế chỉ được thực hiện khi chủ nhiệm thiết kế và các chủ trì thiêt kế có đủ năng lực theo quy định. - Tổ chức tư vấn thiết kế phải có hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm thiết kế để kiểm soát chất lượng sản phẩm thiết kế. - Tổ chức tư vấn lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công phải thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công. - Tổ chức tư vấn thiết kế công trình xây dựng chuyên ngành còn phải tuân thủ quy định về nội dung sản phẩm thiết kế công trình xây dựng chuyên ngành. - Tổ chức tư vấn thiết kế không được giao thầu lại toàn bộ hợp đồng hoặc phần chính của nội dung hợp đồng cho một tổ chức tư vấn thiết kế khác. 3.3 Quá trình đấu thầu. Có hai cách lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu hoặc đấu thầu. Sau khi đã có thiết kế kỹ thuật, chủ dự án tiến hành chọn nhà thầu để thi công dự án đáp ứng các yêu cầu kinh tế kỹ thuật của dự án. Đấu thầu thông qua hình thức mời thầu. Có hai hình thức đấu thầu là đấu thầu hai túi hồ sơ và đấu thầu một túi hồ sơ. Chủ dự án thành lập hội đồng chấm thầu để lựa chọn nhà thầu trên cơ sở các hồ sơ dự thầu. Nội dung chính của hồ sơ dự thầu là phương án, giải pháp kỹ thuật và phương án tài chính của dự án. Nhà thầu được chọn để trao hợp đồng thi công dự án là nhà thầu có giải pháp kỹ thuật tối ưu và có phương án tài chính hợp lý, thấp nhất, mà đáp ứng được tất cả các yêu cầu về chất lượng của dự án đề ra. Sau khi được lựa chọn, chủ dự án ký kết hợp đồng với đơn vị thi công để triển khai dự án theo đúng nội dung hồ sơ dự thầu đã trúng thầu. 3.4 Quá trình thi công. 3.4.1 Quá trình quản lý chất lượng thi công xây lắp của doanh nghiệp (bênB) Doanh nghiệp phải thực hiện các công việc sau: - Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu hợp đồng giao nhận thầu xây dựng trong đó bộ phận giám sát chất lượng bao gồm những người có đủ năng lực theo quy định. - Báo cáo đầy đủ quy trình, phương án và kết quả tự kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện và sản phẩm xây dựng với chủ đầu tư để kiểm tra và giám sát. - Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình. - Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công các công tác thi công xây lắp, giai đoạn xây lắp, chạy thử thiết bị, hạng mục công trình hoàn thành và công trình hoàn thành. - Chuẩn bị hồ sơ nghiệm thu theo quy định và đề nghị của chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu sản phẩm các công tác thi công xây lắp, giai đoạn xây lắp, chạy thử thiết bị, hạng mục công trình hoàn thành và công trình hoàn thành sau khi đã nghiệm thu nội bộ. - Báo cáo bên A về tiến độ, chất lượng, khối lượng thi công xây lăp. 3.4.2 Quá trình quản lý chất lượng thi công xây lắp của chủ đầu tư (bên A) Để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng chủ đầu tư phải thực hiện các công việc sau: Giai đoạn chuẩn bị thi công: - Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình - Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu của dự án. Bộ phận giám sát chất lượng bao gồm những người có năng lực theo quy định. - Kiểm tra điều kiện năng lực xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng. - Kiểm tra, nghiệm thu và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công. Giai đoạn thực hiện thi công xây lắp - Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu nêu trong hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, quy trình và phương án tự kiểm tra chất lượng của doanh nghiệp xây dựng. - Kiểm tra sự phù hợp về thiết bị thi công và nhân lực của doanh nghiệp xây dựng được chọn với hồ sơ dự thầu. - Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng tại hiện trường thông qua chứng chỉ chất lượng của nơi sản xuất và kết quả thí nghiệm do các phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện. - Kiểm tra thiết bị công trình và thiết bị công nghệ trước khi lắp đặt trong công trình thông qua chứng chỉ chất lượng của nơi sản xuất thiết bị và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị do các tổ chức có tư cách pháp nhân được nhà nước quy định thực hiện. - Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động cho công trình và an toàn cho các công trình lân cận. - Kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng các công việc, từng bộ phận, giai đoạn xây lắp, từng hạng mục công trình và công trình để thực hiện nghiệm thu. - Tổ chức kiểm định sản phẩm xây dựng khi cần thiết. - Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công từng công việc, từng bộ phận, từng giai đoạn, từng hạng mục công trình và công trình đưa vào sử dụng. - Tập hợp, kiểm tra trình cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, hồ sơ, tài liệu nghiệm thu trước khi tổ chức nghiệm thu. - Lập báo cáo thường kỳ và định kỳ 6 tháng về chất lượng, khối lượng và tiến độ các công tác xây lắp. - Chủ trì phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công. - Trước khi nghiệm thu những bộ phận, hạng mục công trình hoặc công trình, nếu phát hiện những dấu hiệu không đảm bảo chất lượng thì chủ đầu tư phải thuê tổ chức tư vấn kiểm định chất lượng đánh giá để làm cơ sở nghiệm thu. 3.5 Quá trình đánh giá nghiệm thu. Đại diện bên giao thầu, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát kỹ thuật và nhà thầu nghiệm thu kỹ thuật khối lượng ẩn khuất, kết cấu chịu lực, những bộ phận hay hạng mục công trình khi chuyển giao giai đoạn kỹ thuật thi công, lập đầy đủ thủ tục theo chế độ hiện hành về quản lý kỹ thuật. Đại diện bên giao thầu, tư vấn giám sát, nhà thầu tổ chức nghiệm thu khối lượng và chất lượng các hạng mục hoàn thành của công trình để thanh toán cho nhà thầu theo giá trúng thầu. Đối với khối lượng thi công xong nhưng không đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt hoặc chất lượng không đảm bảo, Ban quản lý dự án khước từ nghiệm thu hoặc nhà thầu phải phải phá đi làm lại và nhà thầu phải chịu các chi phí đó. Hồ sơ hoàn công toàn bộ công trình phải được lập xong khi chủ đầu tư nghiệm thu hoặc công trình hoàn thành và phải nộp đầy đủ 06 bộ hồ sơ hoàn công trước khi chủ đầu tư và nhà thầu ký biên bản bàn giao công trình hoàn thành. 3.6 Quá trình quản lý về vốn. Để quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án quản lý vốn và quản lý kỹ thuật dự án. Chủ đầu tư thanh toán cho đơn vị thi công bằng hình thức chuyển khoản.Đơn vị thi công được thanh toán qua các đợt thanh toán. Giá trị thanh toán của mỗi đợt trên cơ sở khối lượng công việc mà đơn vị thi công thực hiện được. Khối lượng công việc được thể hiện trên hồ sơ nghiệm thu chi tiết các hạng mục thi công của dự án. Hồ sơ nghiệm thu là văn bản xác nhận khối lượng công việc mà đơn vị thi công thực hiện hoàn thành về mặt khối lương, chất lượng, tiến độ của một hạng mục công việc nào đó. Sau khi kết thúc hợp đồng đưa dự án vào khai thác, chủ đầu tư giữ lại từ 20-40% giá trị của dự án (tuỳ theo từng dự án) để bảo hành công trình trong suất thời gian bảo hành công trình của nhà thầu. Ngoài nguồn vốn chính cho thi công dự án, chủ đầu tư dành ra một quỹ 5% giá trị dự án cho dự phòng các công việc phát sinh trong quá trình thi công 3.7 Quá trình quản lý nhân sự Sau khi khởi công xây dựng đơn vị thi công triển khai máy móc thiết bị nhân lực theo đúng như tinh thần hồ sơ dự thầu đã trúng thầu. Trong quá trình thực hiện dự án nếu như đơn vị thi công bố trí nhân lực không đáp ứng được các yêu cầu của dự án, không đúng như trong cam kết như trong hồ sơ dự thầu đã trúng thầu. Chủ đầu tư có quyền lập biên bản yêu cầu đơn vị thi công thực hiện đúng yêu cầu như trong hợp đồng đã nêu. Trong quá trình thi công, đơn vị thi công phải áp dụng triệt để các quy định về an toàn lao động. Tránh tình trạng tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra gây thiệt hại về người và của. Nếu phát hiện thấy sai sót về an toàn lao động, chủ đầu tư có quyền đình chỉ thi công hạng mục đó, yêu cầu đơn vị thi công có biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo an toàn trước khi thi công phần việc còn lại. II. Các yếu tố ảnh hưởng dến chất lượng công trình và hoạt động quản lý chất lượng. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình Giá dự thầu. Trong những năm qua, Công ty đã tính được giá dự thầu dựa trên cơ sở sau: Gdt=ồQi * DGj Trong đó j: Công việc thứ j của hạng mục công trình Qj: Khối lượng công việc xây lắp hạng mục công trình. DGj: Đơn giá tính cho một đơn vị công tác xây lắp hạng mục j Gdt: Giá dự thầu, được tính bằng công thức Gdt=ồ(VL, NC, M, C, LT) Với: chi phí nguyên vật liệuchính, phụ (VL), chi phí nhân công trực tiếp (NC), chi phí máy thi công (M).Ba ._.bằng sơn phản quang. Tại những vị trí thi công cống phải có người gác 24/24 giờ, phải có hàng rào xung quanh miệng hố đào, ban đêm phải có đèn báo hiệu. Thiết lập hệ thống hàng rào bằng các cọc sơn trắng đỏ xen kẽ có dăng dây và treo cờ tam giác cách vị trí thi công từ 0,5m đến 0,8m để ngăn cách phạm vi công địa thi công và phần đường xe chạy. Máy móc, vật liệu được nhà thầu tập kết gọn gàng vào đúng vị trí quy định. Tổ chức cung ứng vật tư, vật liệu ngày nào gọn ngày đó. Kết hợp với chính quyền địa phương trong công tác giữ gìn an ninh trật tự. Thường xuyên nhắc nhở, giáo giục lực lượng lái xe trên công trường chấp hành luật lệ giao thông nhất là tuân thủ sự điều hành giao thông của các đơn vị bạn đang thi công ở các đoạn khác. Nhà thầu phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Nhà nước cũng như chủ đầu tư về việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh và bảo vệ cảnh quan môi trường. Thu dọn, vệ sinh công trường được duy trì, thực hiện ngay sau khi hoàn thành từng hạng mục và khi kết thúc toàn bộ công việc. 2. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động Công nhân được trang bị đầy đủ dụng cụ lao động, bảo hộ lao động: giày, mũ, gang tay, khẩu trang, ủng, quần áo bảo hộ lao động... và được học an toàn lao động trước khi thi côn - Khi thi công cống: + Tiến hành đào hố móng đảm bảo độ dốc mái taluy 1/1 để tránh gây sụt lở hố đào. + Cán bộ an toàn của nhà thầu thường xuyên kiểm tra phát hiện các hiện tượng nứt sụt để xử lý ngay nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối. + Khi lắp đặt ống cống, để cống phải kiểm tra kỹ lưỡng cáp cẩu, phải có cán bộ chỉ huy để đảm bảo an toàn khi lắp đặt. - Khi thi công nền móng mặt đường: + Công nhân thủ công, lái xe máy được học an toàn giao thông, cách thức phối hợp để thi công giữa xe máy và thủ công trước khi thi công. + Bố trí người chỉ huy đổ vật liệu gọn gàng. + Các thiết bị thi công ban đêm phải có đầy đủ các đèn chiếu sáng để đảm bảo an toàn. + Trước khi thi công phải làm việc với các cơ quan địa phương quản lý các công trình ngầm để đảm bảo an toàn cho các công trình này. 3. Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường: Các loại xe chở vật liệu của nhà thầu phải dùng bạt che đậy cẩn thận tránh tình trạng rơi vãi vật liệu gây bụi bẩn ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Khi xe chạy trên các đoạn đường địa phương nhà thầu sẽ thường xuyên tưới nước, cho xe chạy với vận tốc trung bình để đảm bảo chống bụi. Đối với trạm trộn bê tông nhựa nhà thầu có thiết bị lọc khói và được đặt xa khu dân cư để tránh ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Thường xuyên phối hợp với cơ quan chức năng của tỉnh để kiểm tra mức độ ô nhiễm độc hại với môi trường xung quanh, nếu không đạt được mức độ cho phép thì dừng hoạt động để xử lý xong mới thi công tiếp. Các loại vật liệu thải phải được đổ đúng nơi quy định. Giáo dục thường xuyên cho cán bộ công nhân viên trong toàn công trường về ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn cảnh quan, môi trường của địa phương, không chặt phá bừa bãi cây cối, phá hại cảnh quan thiên nhiên của địa phương. IV Giải pháp nâng cao hoạt động quản lý chất lượng trong các công trình giao thông đường bộ. Xác định hợp lý giá dự thầu Trong nền kinh tế thị trường, Công ty không chỉ đơn thuần nhận các công trình mà Tổng công ty giao hoặc các công trình chỉ định thầu như thời bao cấp để tồn tại mà Công ty phải tự mình nghiên cứu tìm ra thị trường mới. Tuy nhiên, để thắng thầu dành được các công trình, Công ty phải cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ bằng các khác biệt, ưu thế vượt trội của mình. Mặt khác, các chủ đầu tư bao giờ cũng muấn tìm được nhà thầu có khả năng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của mình với chi phí nhỏ nhất. Do vậy họ thường mời nhiều Công ty xây dựng khác nhau tham gia đấu thầu. Việc Công ty có trúng được thầu hay không phụ thuộc rất lớn vào giá dự thầu mà Công ty đưa ra. Cạnh tranh về giá dự thầu là một phương thức cạnh tranh cổ điển tương đối có hiệu quả mà các nhà thầu đã và đang theo đuổi, khiến cho cường độ cạnh tranh về giá trong đấu thầu xây lắp càng trở nên gay gắt quyết liệt hơn. Bởi vậy, hoàn thiện công tác tính giá dự thầu của Công ty ngày càng trở nên cấp thiết hơn, đòi hỏi phải kịp thời giải quyết, đặc biệt khi số lượng các nhà thầu nước ngoài tham gia vào cạnh tranh ngày càng nhiều. Phương thức thực hiện: Phương pháp lập giá dự thầu: Giá dự thầu do Công ty tự lập dựa vào định mức dự toán xây lắp và đơn gía ca máy của Nhà nước, đơn giá nguyên vật liệu tại thời điểm lập hồ sơ của địa phương hay Uỷ ban vật giá Nhà nước,… nhằm đưa ra mức giá có sức cạnh tranh cao. Tuy nhiên, để giá dự thầu có sức cạnh tranh cao thì nó phải đảm bảo chất lượng cho công trình và phù hợp với gía xét thầu của chủ đầu tư. Giá xét thầu của chủ đầu tư chủ yếu được lập dựa vào gía dự toán xây lắp công trình trên các khôí lượng công tác xây lắp và định mức của Nhà nước. Căn cứ vào khối lượng chủ đầu tư cung cấp, nhân công, quy định về khấu hao,… Công ty tính được giá dự toán xây lắp dựa trên cơ sở sau: Gdt=ồQi * DGj Trong đó j: Công việc thứ j của hạng mục công trình Qj: Khối lượng công việc xây lắp hạng mục công trình. DGj: Đơn giá tính cho một đơn vị công tác xây lắp hạng mục j Gdt: Giá dự thầu, được tính bằng công thức Gdt=ồ(VL, NC, M, C, LT) Với: chi phí nguyên vật liệuchính, phụ (VL), chi phí nhân công trực tiếp (NC), chi phí máy thi công (M).Ba khoản chi phí này là chi phí trực tiếp xây dựng công trình: T=ồVL+ồNC+ồM Chi phí chung: C Thuế và lãi: LT Chủ đầu tư thường căn cứ vào dự toán xây lắp công trình do Nhà nước quy định, do vậy khi bóc giá Công ty phải căn cứ vào định mức quy định của Nhà nước, nhưng để đơn giá dự thầu có sức cạnh tranh thì phải phụ thuộc vào loại công trình (chủng loại xây lắp, địa điểm và thời gian xây dựng, tuỳ từng đố án thiết kế, từng hợp đồng). Không thể thống nhất cách tính giá cho các loại công trình mà chỉ áp dụng cách tính giá thống nhất cho các loai công việc sau đó tổng hợp lại thành giá dự thầu. Do tính chất quyết định của giá dự thầu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, công ty cần tập trung xem xét sửa đổi thích nghi để công tác lập giá đạt hiệu quả, nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu, đảm bảo thắng thầu. Sơ đồ 5: Các nhân tố ảnh hưởng đến giá dự thầu (gía dự toán xây lắp) Sự thay đổi gía cả vật liệu Sự thay đổi gía cước vân chuyển Sự thay đổi tiền lương Thuế và các quy định pháp lý Nhân tố khách quan Giá dự thầu xây lắp Nhân tố chủ quan Nguyên vật liệu Nhân công Chi phí máy Mức lãi mong muấn Như vậy, để giảm giá dự thầu, nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng, Công ty có thể chú trọng tới một số vấn đề sau: Giảm phần lãi trong chi tiêu thuế và lãi Điều chỉnh, xây dựng lại mức tiền lương cho nhân công trực tiếp quản lý và nâng cao năng suất sử dụng máy thi công, tránh tình trạng máy không làm việc Với cách xác định hợp lý giá dự thầu, khoa học, khả năng thắng thầu của Công ty trong đấu thầu trong nước cũng như đấu thầu quốc tế sẽ được tăng lên, tỷ lệ trượt thầu giảm xuống đáng kể. Khi đó hình ảnh cũng như uy tín của Công ty được khẳng định, năng lực cạnh tranh của Công ty được không ngừng tăng lên. Điều kiện thực hiện: Trước hết, để có thể hoàn thiện công tác tính giá dự thầu Công ty cần phải nắm lấy cơ hội tham gia vào việc đấu thầu. Công ty phải tiến hành các hoạt động như: Đẩy mạnh mối quan hệ bền chặt lâu dài với các nhà cung ứng đầu vào để báo gía kịp thời phù hợp với yêu cầu của hồ sơ dự thầu, nhằm đưa ra mức giá dự thầu thích hợp nhất. Khâu tổ chức làm giá dự thầu cần phải có các chuyên gia kinh tế, tài chính-vật giá. Hiện tại, Công ty chưa có đủ chuuyên gia về các lĩnh vực này. Khi tính giá dự thầu cho từng hạng mục công trình căn cứ vào đơn gía định mức của Nhà nước, cần phải xác định rõ khoảng cách địa lý từ nơi đặt công trình đến nơi cung cấp nguyên vật liệu, đây cũng là yếu tố tác động không nhỏ đến giá dự thầu. Đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng công trình. Máy móc thiết bị là một nhân không thể thiêú trong quá trình thi công các công trình xây dựng. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công trình. Máy móc thiết bị, công nghệ càng hiện đại thì chất lượng của các công trình thi công càng nâng cao, giảm bớt tỷ lệ sai hỏng. Hơn nữa, còn tiết kiệm một lượng lớn sức lao động. Do vậy, góp phần giảm chi phí, hạ giá thành các công trình, tăng năng lực cạnh tranh của Công ty. Công ty xây dựng công trình giao thông có hệ thống tương máy móc thiết bị tương đối lạc hậu nên việc đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty là một yêu cầu tất yếu cần nhanh chóng thực hiện. Vì Công ty thuộc sở hữu Nhà nước do đó nhiều máy móc thiết bị của Công ty được Tổng Công ty giao. Đối với những thiết bị này Công ty luôn phải có các biện pháp để bảo toàn cũng như khai thác tốt nhất Cách thức thực hiện: * Quản lý, bảo dưỡng các máy móc thiết bị hiện có. Công ty phải đưa ra các quyết định về việc giao trang thiết bị máy móc cho các đơn vị thành viên, các thợ vận hành. Phổ biến việc vận hành máy móc thiết bị bằng các văn bản cũng như quy chế quản lý và vận hành trang thiết bị máy móc đó đối với các đội sản xuất và những nhóm thợ trực tiếp vận hành các máy móc thiết bị được giao. Đồng thời với việc giao các thiết máy móc cho các đội sản xuất, Công ty phải luôn theo dõi, kiểm tra giám sát việc thực hiện quy chế, phát hiện và xử lý các trường hợp, thực hiện sai một cách kịp thời. Công ty cần xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu và làm các thủ tục, giấy tờ để đưa các thiết bị máy móc vào vận hành khai thác một cách nhanh chóng, tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị. Công ty cần thường xuyên nhắc nhở các đơn vị được giao máy móc thiết bị phải có chế độ bảo dưỡng máy móc theo định kỳ. Các đơn vị và cá nhân phải luôn có trách nhiệm với máy móc thiết bị được giao. Phải luôn coi các máy móc thiết bị này như của riêng mình để có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc” như thời bao cấp, dẫn đến việc máy móc thiết bị không được sửa chữa bảo vệ, làm giảm công suất máy móc thiết bị cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh toàn Công ty Cùng với việc giữ gìn bảo quản máy móc thiết bị thì các đơn vị và cá nhân được giao sử dụng vận hành máy phải thường xuyên báo cáo với người có trách nhiệm về tình hình hiện tại của máy móc để có các biện pháp sửa chữa, nâng cấp kịp thời nhằm tăng tuổi thọ, công suất của chúng. * Tăng cường đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới: Với xu thế hội nhập của cơ chế thị trường như hiện nay, Công ty đã có được những công trình có quy mô và giá trị lớn hơn rất nhiều trước kia, mà với công suất thi công của máy móc thiết bị hiện tại thì công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Vì vậy việc đầu tư mua sắm các loại máy móc thiết bị mới để dành ưu thế cạnh tranh về năng lực thi công khi thực hiện các công trình lớn là hết sức cần thiết, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của chủ đầu tư. Trong hoạt động đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới, Công ty cần quan tâm đến việc mua sắm các thiết bị công nghệ hiện đại, đảm bảo tính đồng bộ trong thi công như các loại máy uốn thép, máy vê chỏm cầu, các thiết bị đo lường chính xác,… Đối với các loại máy móc thiết bị không đòi hỏi trình độ công nghệ cao thì công ty có thể mua lại các máy móc thiết bị cũ, giá trị còn lại khoảng 70-80%, thí dụ như các loại máy trộn vữa, trạm trộn bê tông, máy đầm dùi,… với thiết bị cũ, Công ty vẫn đảm bảo được chất lượng công trình thi công, mặt khác lại có thể tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể cho đầu tư. * Trong việc lập dự toán chi phí máy. Do tính chất công việc xây dựng, máy móc thực hiện công trình thường công kềnh, khó di chuyển, các công trình thường trải dài trên mọi miền Tổ quốc và một tỷ lệ lớn trên đất nước ban Lào. Bởi vậy khi lập dự toán Công ty cần tiến hành khảo sát địa bàn, cân đối giữa việc sử dụng máy móc thiết bị của Công ty, đi thuê toàn bộ hay thuê theo ca máy, với mục tiêu là giảm đến mức tối đa chi phí máy, hạ thấp giá thành xây lắp. Khi có kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị Công ty phải tính toán phương án đầu tư có hiệu quả nhất trên cơ sở: Dự tính tổng số tiền sẽ thu được trong tương lai của các dự án khác nhau để lựa chọn. Máy móc thiết bị được tài trợ bằng quỹ đầu tư phát triển của Công ty nên tỷ suất được tính như sau: Icơ hội*Ilạmphát-1 R(%)= 1-q rủi ro Trong đó: Icơ hội: Hệ số lạm phát q: Xác suất xảy ra rủi ro Việc đổi mới mua sắm máy móc thiết bị mới giúp cho năng suất thi công tăng lên đáng kể so với các loại máy cũ, lạc hậu trước đây. Và trên cơ sở đó, hàng năm Công ty sẽ giảm được một lượng chi phí sửa chữa, bảo dưỡng đáng kể mà theo báo cáo của phòng vật tư thiết bị là vào khoảng 170 triệu đồng/năm. Ngoài ta, đổi mới máy móc thiết bị giúp nâng cao chất lượng các công trình giao thông từ đó giúp Công ty giảm được giá thành sản phẩm xây lắp, nâng cao được vị thế của mình trên thương trường. Tuy nhiên để có thể đầu tư mua sắm các loại máy móc thiết bị mới, đòi hỏi Công ty phải có những điều kiện sau: Công ty phải có đủ nguồn vốn thuộc quỹ đầu tư phát triển sản xuất đủ chi trả. Công ty cần trình kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị cho Tổng công ty xét duyệt để xin cấp kinh phí. Đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề có đủ năng lực tiếp cận sử dụng các loại máy móc thiết bị mới đó. Có những cán bộ am hiểu tình hình giá cả, chất lượng về các loại máy móc thiết bị đó, tránh mua nhầm những thiết bị quá cũ, lạc hậu được tân trang lại kỹ lưỡng, khó phát hiện. 3.Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, lao động. Nhân tố cơ bản, quan trọng, vừa là trung tâm, vừa là động lực của hoạt động kinh tế xã hội đó chính là con người. Muốn có một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn nghiệp cụ lành nghề, Công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCNV giúp họ tiếp cận với cách quản lý kinh tế hiện đại. Không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ là một yêu cầu tất yếu của cá nhân nói chung và toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào nói riêng trong hình thức mới. Với đặc trưng của ngành xây dựng công trình giao thông, trong lĩnh vực đấu thầu, việc đưa ra giá dự thầu có tính cạnh tranh, các giải pháp kỹ thuật hợp lý và biện pháp thi công thích hợp đòi hỏi các cán bộ phải có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, hiểu biết sâu, toàn diện về các lĩnh vực như các kiến thức về kinh tế, tài chính, kỹ thuật, lập pháp, môi trường, mỹ thuật,.. Ngoài ra đòi hỏi phải thành thạo ngoại ngữ, tin học, đặc biệt là tiếng Anh cũng như thuận tiện trong việc tìm, đọc, cập nhật tài liệu nước ngoài. Để đáp ứng tốt hơn các đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, đáp ứng các yêu cầu chất lượng công trình, Công ty cần đào tạo và tuyển thêm cán bộ về các lĩnh vực như kinh tế, luật pháp, tin học, đấu thầu, marketing, chất lượng,… Coi đây là giải pháp cần nhanh chóng được thực hiện, giải quyết. Tuỳ vào trình độ vốn có của cán bộ để lựa chọn chương trình và cách thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Khuyến khích các cán bộ đã có trình độ, bằng cấp tiếp tục nghiên cứu, tham gia đào tạo để có trình độ cao hơn, rộng hơn (cao học, thạc sĩ, tiến sĩ, văn bằng 2,..) về các chuyên ngành đã học hoặc chuyên ngành khác bổ trợ cho công việc. Trong thời gian đi học, người lao động được trẩ nguyên lương theo cấp bậc và được hỗ trợ một phần kinh phí. Tạo điều kiện cho các cán bộ giỏi đi học nước ngoài để bắt kịp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường xây dựng công trình giao thông và xu hệ thống và xu thế hội nhập. Đó là những con người có thể mang cái mới, sáng tạo nhưng cũng cần chú ý tới hiện tượng “chảy máu chất xám”. Cán bộ được cử đi học, sau khi tốt nghiệp không quay về làm việc phục vụ Công ty . Nên thường xuyên tổ chức các cuộc nói chuyện, hội thảo giưa các giảng viên, giáo sư tiến sĩ ở các trường đại học, viện nghiên cứu với cán bộ công nhân viên của Công ty ở những lĩnh vực cần thiết, với cách làm này, Công ty có thể chủ động trong lập thời gian biểu, kế hoạch nhân sự, đồng thời tiết kiệm cho Công ty một khoản chi phí đáng kể so với việc gửi cán bộ công nhân viên đi học. Nên thường xuyên tổ chức các cuộc trao đổi, giao lưu giữa các cán bộ thuộc các phòng ban trong Công ty. Đặc biệt cần có các buổi rút kinh nghiệm sau mỗi lần dự thầu, phân tích tìm ra các nguyên nhân tại sao thắng thầu hoặc trượt thầu nhằm nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh cho các lần dự thầu sau. Ngoài ra Công ty nên tổ chức định kỳ tại Công ty học tập nâng cao tay nghề, thi nâng bậc, học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của các cơ quan, đoàn thể cấp trên. Tổ chức học tập, tìm hiểu về chế độ chính sách, bộ luật lao động, chế độ tiền lương thưởng để người lao động nắm và hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ trong sản xuất kinh doanh, trong đời sống sinh hoạt. Công tác đào tạo giúp cho Công ty có đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ cao. Trong đấu thầu, từ việc tiếp thị đấu thầu đến việc lập hồ sơ dự thầu, bản vẽ thi công các cán bộ sẽ phát huy được sức mạnh của mình, hạn chế sai sót ngay từ đầu, nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian lập hồ sơ, tiết kiệm chi phí đấu thầu, tạo tâm lý thoải mái khi đấu thầu. Tạo điều kiện cho các công việc được phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, lựa chon phương pháp thi công hợp lý, khoa học, áp dụng cách tính giá linh hoạt,… đảm bảo thắng thầu, tăng năng lực cạnh tranh của Công ty. Bảng8: Dự kiến chất lượng CBCNV của Công ty sau đào tạo Chất lượng CBCNV Tỷ lệ (%) Đại học, trên đại học, cao đẳng 20% Trung học 25% Công nhân kỹ thuật 50% Công nhân phổ thông và lao động khác 5% Sau quá trình thực các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, Công ty sẽ có một nguồn nhân lực dồi dào về số lượng cũng như chất lượng, có kiến thức tay nghề vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp để thực hiện các công trình mà Công ty đảm nhiệm, đồng thời cũng tạo ra cho Công ty một đội ngũ lao động mới trong tương lai. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều kiện trực tiếp bảo đảm sự tồn tại và phát triển của Công ty. Thực hiện tốt chiến lược này, Công ty cần lưu ý tới một số vấn đề sau: chi phí cho đào tạo, bồi dưỡng cho mỗi cán bộ công nhân viên trong từng khoá học là một khoản không nhỏ. Do đó Công ty cần có kế hoạch về mặt tài chính tạo điều kiện cho giải pháp được thực hiện liên tục, có hiệu quả. Ngoài ra, do tính chất sản xuất và đặc điểm của sản phẩm xây dựng cũng như đặc điểm của ngành xây dựng công trình giao thông là có tính động cơ cao, nên Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian đào tạo. Vì vậy Công ty cần có quỹ thời gian mang tính luôn phiên chu kỳ cho từng cán bộ và tận dụng triệt để thời gian nhàn rỗi vào mùa mưa khi công trình không thể thi công. Sau khi cán bộ công nhân viên của Công ty đã được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ thì cần bố trí đúng người đúng việc tránh gây ra sự lãng phí nguồn nhân lực và kinh phí đào tạo bỏ ra. Đồng thời, với những cán bộ công nhân viên đã được đào tạo cần áp dụng một chế độ tiền lương, thưởng phạt phù hợp với trình độ, năng lực của họ. Để thực hiện được điều này, Công ty cần thực hiện theo đúng các quy định, chính sách hướng dẫn của Bộ GTVT, Nhà nước, cũng như khả năng tài chính của Công ty. 4. Một số kiến nghị với Nhà nước. Xây dựng công trình giao thông là một nghành đặc thù, sản phẩm xây dựng không lặp đi lặp lại ở các vị trí xây dựng có địa hình, địa chất giống hoặc khác nhau. Sản phẩm xây dựng công trình giao thông mang tính chất quyết định quy mô nguồn vốn đầu tư xây dựng. Hiện nay Công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào đã và đang thực hiện nhiều công trình có nguồn vốn đầu tư rất lớn, diện rộng mang tính xã hội, dân sinh, kinh tế, môi trường, lịch sử, văn hoá bảo tồn và bảo tàng rất cao ở cả Việt Nam và trên nước bạn Lào. Do vậy Nhà nước cần nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh hợp lý kinh phí tư vấn khảo sát thiết kế để có đủ kinh phí và có điều kiện tích luỹ, tái đầu tư, đào tạo nâng cao trình độ, mua sắm thiết bị nhằm nâng cao chất lượng các công trình giao thông. Nhà nước cần sớm hoàn thiện cơ chế chính sách trong việc quản lý xây dựng và trong đấu thầu xây dựng vẫn còn nhiều bất cập như hiện nay. Cần tạo ra một hành lang pháp lý rõ ràng trong việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Điều này đã làm giảm đáng kể tính cạnh tranh của các Công ty xây dựng và tạo nhiều kẽ hở cho nhiều hình thức cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí lớn cho nhà nước và cho xã hội. Các cơ quan chức năng như: Ngân hàng, tổ chức tín dụng, thuê tài chính,… Cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc tìm kiếm nguồn vốn kinh doanh, tăng cường sự hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Bộ giao thông vận tải (là đơn vị quản lý công ty) cần có các cơ chế quản lý thích hợp trong việc quy hoạch các công trình giao thông nhằm định hướng cho các doanh nghiệp xác định rõ thị trường của mình… Giữa hai chính phủ Việt-Lào nói chung, giữa hai bộ giao thông vận tải nói riêng cần tăng cườg mối quan hệ đoàn kết, hợp tác hữu nghị hơn nữa nhằm tạo cơ hội kinh doanh cho các đơn vị thành viên. 5. Một số kiến nghị với Công ty XDCTGT Việt Lào: Hiện nay, Công ty XDCTGT Việt- Lào đã nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc nâng cao hoạt động quản lý chất lượng trong các công trình giao thông nói chung và các công trình giao thông đường bộ nói riêng. Công ty đã và đang cố gắng quyết tâm xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 trong lĩnh vực “kinh doanh xuất nhập khẩu và quản lý chất lượng các công trình xây dựng”. Vậy bản thân em là một sinh viên chuyên ngành quản trị chất lượng, qua một thời gian thực tập tại Công ty em xin mạnh dạn đưa ra quy trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 như sau: Để đạt được chứng nhận ISO 9001:2000, ban Giám đốc công ty: Công bố chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và các cam kết chất lượng của mình. Công ty tiến hành đào tạo cơ bản nhận thức về ISO 9001:2000 trong toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty. Cử đại diện lãnh đạo theo điều 5.5.2 của tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và thành lập ban ISO gồm các Trưởng đơn vị và các cán bộ chất lượng ở đơn vị để nghiên cứu và xây dựng văn bản theo ISO 9001:2000. Đầu tư nhiều thời gian và có chế độ thưởng phạt cụ thể đối với việc thực hiện kế hoạch xây dựng ISO 9001:2000. Đào tạo các đánh giá viên nội bộ theo điều 8.2.2 của ISO 9001:2000 áp dụng thử rồi tổ chức đánh giá nội bộ và Ban Giám đốc họp xem xét lãnh đạo trên toàn bộ việc xây dựng, lập văn bản và thực hiện ISO 9001:2000, đánh giá đo lường và phân tích các mặt mạnh và mặt yếu để khắc phục. Tất cả các hoạt động xây dựng và lập văn bản luôn được sự hỗ trợ nhiệt tình của chuyên gia tư vấn. Em nghĩ rằng đạt chứng chỉ ISO 9001:2000 là giấy thông hành cho Công ty đi vào những thị trường mới, tăng lợi thế cạnh tranh, tạo được niềm tin với khách hàng, cải tiến một bước hoạt động lề lối làm việc của Công ty để đạt hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên để đạt được chứng chỉ ISO 9001:2000 công ty phải trải qua rất nhiều khó khăn đòi hỏi tất cả cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty XDCTGT Việt-Lào phải nỗ lực và cải tiến hơn nữa. Kết luận Công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào là một trong những đơn vị lớn mạnh của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8. Trong những năm gần đây Công ty đã mạnh dạn cải tiến hoạt động và chuyên môn nghiệp vụ của mình trước hết là về tổ chức bộ máy quản lý và phương pháp quản lý đặc biệt là trong quản lý chất lượng. Công ty đã nhận biết được chất lượng công trình đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của mình đối với chủ đầu tư. Đặc biệt là công tác quản lý chất lượng trong các công trình giao thông đường bộ. Chính vì vậy công ty đang ra sức phấn đấu chuẩn bị về mọi mặt để trong những năm tới sẽ xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000:2000. Đây là việc làm hết sức có ý nghĩa, nó giúp cho Công ty có nhận thức mới về phương pháp quản lý, có tác phong công nghiệp và làm việc theo luật. Với sự lãnh đạo sáng suất, năng động của ban giám đốc Công ty trong quản lý và điều hành cùng tinh thần làm việc nhiệt tình, hăng hái của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty trong những năm qua, Công ty xây dựng công trình giao thông Việt-Lào đã liên tiếp nhận được nhiều bằng khen và các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước. Và trong những năm tới nếu áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000:2000 Công ty sẽ còn tiến xa hơn nữa trong sự thành công của mình. Chuyên đề thực tập của em là kết quả của sự vận dụng tổng hợp kiến thức các môn học mà em đã tích luỹ được trong suất bốn năm ngồi trên ghế nhà trường Đại học KTQD HN cùng với quá trình thực tập và đào sâu nghiên cứu các tài liệu về công ty XDCTGT Việt Lào. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian, trình độ năng lực nên bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài viết của em có ý nghĩa thực tiễn cao. Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cán bộ công nhân viên trong Công ty xây dựng công trình giao thông Việt- Lào đặc biệt là trưởng phòng hành chính quản trị Đinh Ngọc Hồng cùng sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Vũ Anh Trọng đã giúp em hoàn thành bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn! Danh mục tài liệu tham khảo 1. PGS.PTS. Nguyễn Thiệp, PTS. Phan Công Nghĩa: Giáo trình thống kê chất lượng - NXB Thống kê. GS.TS Nguyễn Đình Phan: Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ chức - NXB giáo dục. Phó Đức Trù- Phạm Hồng: ISO 9000: 2000- NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội. PGS.TS Trần Chủng: Mối quan hệ giữa tiêu chuẩn hoá và chất lượng công trình- Tạp chí xây dựng số 5- 2000. Nguyễn Huy Côn: Môi trường xây dựng, thách thức và giải pháp- Tạp chí xây dựng số 5- 2001. KS. Nguyễn Quốc Hùng - Công ty TVTKĐB (TEDI): Đấu thầu giá thấp, một nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng công trình-Tạp chí GTVT. Kiểm soát. Nguyễn Xuân Giảng- Tổng giám đốc Tổng công ty TVTK GTVT (TEDI): Công tác tư vấn thiết kế và những vấn đề chủ yếu liên quan tới việc đảm bảo chất lượng công trình- Tạp chí GTVT. Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng – Nhà xuất bản xây dựng. Quy trình thi công nghiệm thu một số loại kết cấu mặt đường- Bộ giao thông vận tải. Hướng dẫn sử dụng chương trình thiết kế đường bộ theo TCVN của công ty Hài Hoà VN và công ty ViaNova-Na uy. Các báo cáo tổng kết hàng năm của Phòng kế toán tài vụ, phòng tổ chức lao động tiền lương, phòng kế hoạch kỹ thuật, phòng vật tư thiết bị- Công ty xây dựng công trình giao thông Việt – Lào. Mục lục Lời mở đầu 1 Phần I: quá trình phát triển và những đặc điểm chủ yếu của công ty xây dựng công trình giao thông việt lào. Quá trình ra đời và phát triển của Công ty. 3 Quá trình hình thành và phát triển. 3 Các lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh. 4 Các lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh chính. 4 Quyền và nghĩa vụ của công ty. 4 Các công trình mà Công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào đã và đang thi công. 5 Những đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng công trình. 7 Đặc điểm về cơ cấu sản xuất và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 8 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức sản xuất. 8 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 13 Đặc điểm về sản phẩm xây dựng và ngành xây dựng công trình giao thông 16 Đặc điểm về đội ngũ lao động của công ty. 17 Đặc điểm về máy móc thiết bị công nghệ 19 Đặc điểm về nguyên vật liệu 21 Quá trình triển khai xây dựng một công trình giao thông tại công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào. 22 Phần II: tình hình quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng các công trình giao thông. Thực trạng tình hình quản lý chất lượng các công trình giao thông. 24 Các hệ thống chỉ tiêu để đánh giá chất lượng. 26 Chỉ tiêu đối với cấp đá dăm 26 Chỉ tiêu đánh gía chất lượng vật liệu của cấp phối đá dăm. 27 Chỉ tiêu nghiệm thu kiểm tra đánh giá chất lượng. 28 Cách thức quản lý chất lượng 29 2.1 Cách thức quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng các công trình giao thông của công ty xây dựng (bên B) nói chung và công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào nói riêng. 30 Cách thức quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng các công trình giao thông của chủ đầu tư (bên A). 30 3. Quá trình quản lý chất lượng 32 Quá trình khảo sát xây dựng 33 Quá trình thiết kế xây dựng 34 Quá trình đấu thầu 35 Quá trình thi công 35 Quá trình đánh giá nghiệm thu 37 Quá trình quản lý về vốn 38 Quá trình quản lý nhân sự 38 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công trình và hoạt động quản lý chất lượng. 39 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình. 39 Giá dự thầu. 39 Tiến độ thi công. 42 Địa hình, địa chất của công trình. 43 Khí tượng thuỷ văn. 43 Đánh giá chung về chất lượng công trình giao thông. 44 2.1. Kết quả đạt được 44 2.2. Những vấn đề còn tồn tại. 46 Những khó khăn và thuận lợi chủ yếu 47 Khó khăn. 47 Thuận lợi. 48 Nguyên nhân của khó khăn. 49 Phần III: giải pháp nâng cao quản lý chất lượng trong các công trình giao thông đường bộ. Biện pháp thi công tổng thể 53 Yêu cầu chung. 53 Bố trí thi công. 53 Nguồn nguyên vật liệu. 53 Bố trí thiết bị thi công và nhân lực 54 Bố trí công trường. 54 Biện pháp tổ chức thi công chi tiết các hạng mục. 54 Công tác chuẩn bị hiện trường. 54 Biện pháp đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công các công trình đường bộ. 55 Biện pháp đảm bảo chất lượng trong thi công cống. 55 Biện pháp thi công nền đường. 59 Biện pháp đảm bảo chất lượng trong thi công móng đường đá dăm tiêu chuẩn. 63 Biện pháp đảm bảo chất lượng trong thi công mặt đường bê tông nhựa.64 Biện pháp đảm bảo giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 67 Biện pháp đảm bảo giao thông. 67 Biện pháp đảm bảo an toàn lao động 68 Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường. 68 Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản lý chất lượng trong các công trình giao thông đường bộ. 69 Xác định hợp lý giá dự thầu. 69 Đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng công trình 72 Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. 75 Một số kiến nghị đối với Nhà nước. 78 Một số kiến nghị với công ty Xây dựng công trình giao thông Việt Lào.79 Kết luận 81 Danh mục tài liệu tham khảo 83 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2362.doc