Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An

LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài. Như chúng ta đã biết Việt Nam là một đất nước sản xuất nông nghiệp là chủ đạo từ xưa đến nay. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử gìn giữ đất nước, đánh tan mọi âm mưu của kẻ thù, dưới sự tàn phá của chiến tranh làm cho nền kinh tế bị kiệt quệ ,đời sống của người dân vô cùng khó khăn. Thế nhưng dưới sự chỉ đạo của đảng và nhà nước chúng ta đã cố gắng sản xuất. Sản xuất nông nghiệp chuyển từ sản xuất tiểu nông tự cung tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa.

doc73 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Từ một nước thiếu thốn phải nhập khẩu gạo thì hiện nay chúng ta đã trở thành một nước đứng thứ 2 về xuât khầu gạo và tham gia xuất khẩu một số mặt hàng khác như : Cà phê, Cao su, Chè, Tôm, Cá,…Tuy nhiên, phần lớn người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp thường không có trình độ và học vấn , họ thường sản xuất dựa vào kinh nghiệm cha truyền con nối và thủ công truyền thống chính vì vậy mà năng suất làm ra thấp và chất lượng kém. Ngoài ra sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và thời tiết chính vì vậy mà mức độ rủi ro rất cao. Bên cạnh đó sản xuất nông nghiệp có chu kỳ sản xuất dài và không chủ động do phụ thuộc vào tự nhiên cùng với sản phẩm nông nghiệp làm ra là những cơ thể sống rất khó bảo quản và chế biến để có thể để được lâu. Người dân chưa tiếp thu được những thành tựu khoa học vào sản xuất hoặc là áp dụng không đúng quy trình kỹ thuật, bên cạnh đó nhưng vướng mắc của người dân khi tham gia sản xuất nông nghiệp cần phải có một tổ chức đứng ra thu thập và tư vấn cho người dân. Chính vì những khó khăn trên mà đảng và nhà nước kết hợp với Bộ nông nghiệp và PTNT thành lập Trung tâm khuyến nông nhằm mục đích giúp đỡ, hỗ trợ người dân để giải quyết những vướng mắc trên nhằm đưa nền nông nghiệp phát triển đi lên đúng với ‎ý nghĩa mà nó mang lại cho đất nước. Đề tài nghiên cứu về khuyến nông ở Việt Nam nói chung và khuyến nông ở Tỉnh Nghệ An nói riêng nhằm nói lên tầm quan trọng và cần thiết của nó trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó khả năng đáp ứng nói lên tiềm lực về vốn, nhân lực cũng như sự quan tâm của Nhà Nước đối với lĩnh vực nông nghiệp và cách thức tổ chức thực hiện sao cho có hiệu quả. Khuyến nông là hình thức hỗ trợ và giúp đỡ người nông dân tiếp cận với khoa học và công nghệ mới đồng thời chỉ đạo cho bà con nông dân sản xuất nông nghiệp đúng quy trình kỹ thuật nhằm đem lại năng suất và hiệu quả cao. Qua nghiên cứu về vai trò cũng như hoạt động của công tác khuyến nông chính vì vậy mà em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An”. 2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của khuyến nông đối với phát triển nông nghiệp cũng như đối với nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó còn cho biết nhu cầu về khuyến nông để có biện pháp đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đó. Đề tài còn cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về công tác cũng như hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong mấy năm gần đây. Qua đó đánh giá được thực trạng khuyến nông tỉnh và có giải pháp thúc đẩy cho hoạt động khuyến nông phát triển trong những năm tới nhất là gắn kết người dân với nhà nước cũng như các tổ chức khác tạo nên một sự đoàn kết và hợp tác để cùng nhau đưa nền nông nghiệp của Tỉnh ngày càng phát triển. 3. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu các nội dung hoạt động của khuyến nông với thực trạng của công tác khuyến nông của Tỉnh. Nghiên cứu những mô hình và chương trình trong những năm gần đây. Nghiên cứu nhu cầu của tỉnh Nghệ An về các nội dung hoạt động của công tác khuyến nông trong những năm gần đây. Để từ đó có biện pháp nhằm tổ chức thực hiện tốt công tác khuyến nông trong những năm tới. Phạm vi không gian: Địa bàn tỉnh Nghệ An Phạm vi thời gian: năm năm từ 2002- 2006 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp duy vật biện chứng : Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu các hoạt động khuyến nông của tỉnh để từ đó thấy được nhu cầu của tỉnh và khả năng đáp ứng được nhu cầu đó trong các mối quan hệ tương tác với nhau để đánh giá được tính khách quan của vấn đề nghiên cứu. Phương pháp duy vật lịch sử : Phương pháp này giúp đề tài nghiên cứu quá trình phát triển của công tác khuyến nông trong giai đoạn gần đây từ đó có biện pháp nhằm tổ chức thực hiện và đáp ứng tốt nhu cầu khuyến nông trong những năm tới. Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp này được dùng trong việc thu thập các thông tin về kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, dân số và lao động. Các số liệu được thu thập phân tích theo các cách khác nhau. 5. Kết cấu và nội dung Lời nói đầu Chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác khuyến nông. Chương II: Thực trạng về công tác khuyến nông của tỉnh Nghệ An. Chương III: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An. Kết luận Tài liệu tham khảo Trong quá trình thực tập tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS.Trần Quốc Khánh đã giúp em hoàn thành tốt các giai đoạn của quá trình thực tập và chú Lương Tiến Khiêm trưởng phòng, các anh chị trong phòng Kế hoạch- Tài chính của Trung Tâm Khuyến Nông Quốc Gia đã giúp đỡ cho em rất nhiều về số liệu và kinh nghiệm thực tế để em hoàn thành tốt đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn thầy và các cán bộ làm việc tại Trung Tâm Khuyến Nông Quốc Gia . Đồng thời chuyên đề thực tập chắc là vẫn còn nhiều sai sót và chưa hoàn thiện em mong thầy cô và bạn đọc đóng góp ‎ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà nội, ngày 28 tháng 3 năm ‏2008 Sinh viên : Nguyễn Thị Thu Hiền. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG 1.1. Một số khái niệm về khuyến nông Khuyến nông là một thuật ngữ khó xác định chính xác vì nó được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau với mỗi tầng lớp nhân dân. Theo nghĩa cấu tạo Hán Việt : Khuyến nông là những hoạt động nhằm khuyến khích, giúp đỡ, tạo điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản ở nông thôn. Trên thế giới, từ “ Extension” được sử dụng lần đầu tiên ở nước Anh năm 1986 có nghĩa là: Mở rộng, triển khai”. “Extension” được phép với Agriculture extension” được dịch là khuyến nông. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO- Food anh Argiculture Oganization) đúc kết trên cơ sở hoạt động khuyến nông ở Việt Nam : Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp họ hiểu được những chủ trương , chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỷ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường để họ có khả năng tự giải quyết vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm thúc đẩy mạnh sản xuất , cải thiện đời sống, nâng cao dân trí và góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới. Như vậy Khuyến nông là cách giáo dục ngoài học đường cho nông dân, là quá trình vận động quảng bá, khuyến cáo kéo dài… theo nguyên tắc tự nguyện, không áp đặt mệnh lệnh, nó là quá trình tiếp thu tự giác và dần dần của nông dân. 1.2. Vai trò của công tác khuyến nông. 1.2.1.Khuyến nông là cầu nối giữa khoa học và công nghệ với sản xuất của nông dân và thị trường. Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, trong đó xây dựng hệ thống khuyến nông để giúp đỡ nông dân phát triển kinh tế. Đây là một dịch vụ công cho nên người dân được hưởng lợi một cách công bằng và phổ biến và chi phí do nhà nước bù lỗ. Trung tâm khuyến nông quốc gia thành lập với mục đích tiếp nhận các tiến bộ mới trong sản xuất nông nghiệp và các dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp đến tận mọi người dân. Thông qua các nội dụng hoạt động của nó để phổ biến tiến bộ và phương thức sản xuất mới đến tận người dân trong nước thông qua mạng lưới khuyến nông được xây dựng từ trung ương đến địa phương. Để có thể tiếp cận và cạnh tranh với các nước phát triển khác trên thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp chúng ta phải không ngừng đổi mới công nghệ và phương thức sản xuất bằng cách áp dụng thành tựu khoa học mới vào sản xuất và chọn giống nhằm tạo được chỗ đứng trên thị trường khu vực và thế giới. 1.2.2.Huy động các nguồn lực và cán bộ kỷ thuật tham gia vào phát triển nông nghiệp nông thôn. Khi tổ chức thực hiện các chương trình khuyến nông thì lúc đó các nguồn lực của địa phương được tận dụng và phát huy đồng thời các cán bộ khuyến nông được tập huấn đào tạo chuyên môn nhằm nâng cao trình độ của mình điều đó làm cho đội ngũ cán bộ khuyến nông ngày càng có trình độ để tiếp thu tiến bộ mới và phục vụ tốt cho người dân. Đây là một dịch vụ công với đối tượng được hưởng lợi là tầng lớp khá đông đảo là nông dân chính vì vậy mà lực lượng cán bộ được tập trung với số lượng lớn và đào tạo nhằm phân bổ điều khắp các vùng trong cả nước. Với chủ trương cải cách bộ máy hành chính hiện nay mục đích là đưa cán bộ khuyến nông xuống đến cơ sở để hướng dẫn người dân sản xuất. 1.2.3. Góp phần liên kết nông dân và thúc đẩy sự hợp tác lại với nhau. Khi một chương trình khuyến nông được thực hiện đòi hỏi phải có sự tham gia của người dân và cán bộ khuyến nông bởi vì một chương trình khuyến nông được tiến hành đều nhắm đến khách hàng cuối cùng là người dân. Khi người nông dân tham gia chương trình khuyến nông thì khi đó họ sẽ hiểu và trở nên gắn bó với nhau khi cùng làm chung một công việc nào đó. Nếu không có sự đoàn kết giữa người dân và cán bộ khuyến nông thì bất kỳ một dự án hay chương trình nghiên cứu nào cũng thất bại, chính vì vậy khuyến nông góp phần không nhỏ vào việc tạo ra sự đoàn kết người dân với nhau, giữa nhân dân với nhà nước. Chỉ có sự hợp tác một cách vui vẻ thì mới có thể làm tốt được mọi việc. 1.3.Quá trình hình thành khuyến nông 1.3.1. Quá trình phát triển khuyến nông Thế Giới Trên thế giới khuyến nông ra đời từ rất sớm và được phát triển mạnh mẽ đặc biệt là những nước có nền nông nghiệp hiện đại.Năm 1997 giáo sư Thụy Sỹ là Heirich Datalozzi thấy rằng muốn mở mang nền nông nghiệp giúp nông dân nghèo cải thiện đời sống thì phải đào tạo chính con em họ có trình độ học vấn và nắm được những tiến bộ , biết làm một công việc thành thạo như quay sợi bông, dệt vải, cày bừa… Năm 1979 trường Đại học nông nghiệp đầu tiên trên thế giới được thành lập ở Châu Âu có tên là Zarvas, năm 1979 thành lập trường Georgion tại Hungari và đây được coi là trường Đại học kiểu mẫu ở Châu Âu. Ngay sau đó các trường Đại học nông nghiệp được thành lập ở nhiều nước như Thụy Sỹ và các nước khác như ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Năm 1986, danh từ “Extension” với nghĩa “ Mở rộng, triển khai” được khai thác và sử dụng với một hệ thống giáo trình giảng dạy về nông nghiêp được trường Đại học Cambridge và Oxford soạn theo hướng mở đầu tiên. 1.3.2.Một số tổ chức khuyến nông trong khu vực. Khuyến nông Ấn Độ: Được hình thành từ những năm 1960 và tổ chức theo 5 cấp. Nhờ làm tốt công tác khuyến nông Ấn Độ đã có một nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ: mở đầu là cuộc cách mạng xanh” giải quyết được cơ bản về lương thực, sau đó làm thành công cuộc “ cách mạng trắng” là sản xuất sữa và đang là “cách mạng nâu” là phát triển chăn nuôi chủ yếu là trâu bò lấy thịt. Khuyến nông Thái Lan: năm 1967 chính phủ Thái Lan có quyết định thành lập tổ chức khuyến nông. Hoạt động khuyến nông tại đây rất mạnh mẽ và mạng lưới khuyến nông của Thái Lan có đến tận các làng xã. Con số CBKN lên tới 15.196 người. Khuyến nông Trung Quốc: hoạt động khuyến nông Trung Quốc đã có từ lâu : năm 133 trường Đại học Kim Lãng đã thành lập phân khu khuyến nông nhưng mãi đến năm 1970 Trung Quốc mới chính thức có t chức khuyến nông. Hiện nay Bộ nông nghiệp có Ủy ban khuyến nông quốc gia. 1.3.3. Thực trạng khuyến nông ở Việt Nam Cùng với sự phát triển của khuyến nông trên thế giới, khuyến nông Việt Nam được hình thành và phát triển tương đối sớm. Ở thời kỳ Tiền Lê, nhà nước Việt Nam lúc bấy giờ đã có những chính sách phát triển nông nghiệp để động viên tinh thần nhân dân tích cực tham gia sản xuất, hàng năm Lê Hoàn đã tự mình cày những luống cày đầu tiên của mỗi vụ sản xuất. Ở thời kỳ nhà Trần (1226), lập ra các chức quan để trông coi việc phát triển nông nghiệp như : Hà đê sứ, đồn điền sứ, khuyến nôg sứ,.. Cách mạng tháng 8 thành công, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương chinh sách phát triển nông nghiệp: cải cách ruộng đất, chia đất cho người dân, xây dựng hợp tác xã nông trường Đại học ra đời nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp lên mộ bước mới. Sau khi đất nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất (1975), cả nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội, cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ mới nhưng với cách tổ chức HTX nông nghiệp kiểu cũ trong thời gian dài chậm đổi mới, đời sống nhân dân không được cải thiện, không phù hợp với tình hình mới. Trước tình hình đó, Nhà nước Việt Nam phải có những chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể, đặc biệt ở một số địa phương đã hình thành tổ chức khuyến nông như các tỉnh; An Giang,Bắc Cạn… Đến tháng 7/1992 Bộ nông nghiệp thành lập Ban điều phối khuyến nông đến tháng 3/1993 tổ chức khuyến nông nhà nước Việt Nam được thành lập sau khi có nghị định 13/CP.Từ sau có nghị định 13/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ 瑗à Thông tư 02 ngày 28/3/1993 , tổ chức khuyến nông ở Việt Nam được thành lập.Khi mới thành lập ( 1993) Cục khuyến nông và khuyến lâm vừa làm nhiệm vụ khuyến nông vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về trồng trọt và chăn nuôi. Tháng 4/2002 Bộ NN&PTNT quyết định thành lập TTKN Trung ương trực thuộc Cục khuyến nông và Khuyến lâm, chuyên làm nhiệm vụ khuyến nông. Trước tình hình mới và nhu cầu mới của sản xuất, ngày 18/7/2003 Chính phủ ban hành nghị định 86/CP cho phép tách Cục khuyến nông và khuyến lâm thành hai đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT : TTKNQG chuyên làm nhiệm vụ sự nghiệp khuyến nông. Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của khuyến nông Việt Nam 1.3.4. Nội dung hoạt động. Hoạt động khuyến nông phải đáp ứng nhu cầu của người sản xuất và bám sát chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn của ngành. Cần tập trung và những nội dung sau đây. Thông qua các hoạt động của khuyến nông mới nắm rõ được nhu cầu của từng tỉnh trong từng lĩnh vực hoạt động qua đó các địa phương có biện pháp và chính sách hợp lý để có thể đáp ứng được nhu cầu khuyến nông một cách kịp thời và phù hợp với tình tình và khả năng của địa phương. 1.3.4.1. Thông tin và tuyên truyền. Nội dung chính của hoạt động thông tin tuyền truyền là: - Tuyên truyền pháp luật, chủ trương đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước, tiến bộ khoa học và công nghệ, thông tin thị trường và giá cả, phổ biến điển hình tiên tiến trong sản xuất, quản lý kinh doanh, phát triển nông nghiệp nông thôn. - Xuất bản, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng các phương tiện thông tin đại chúng , hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm và các hình thức thông tin tuyên truyền khác. - Công tác thông tin tuyên truyền phải bảo đảm nguyên tắc: đầy đủ, chính xác, kịp thời và hai chiều giữa người sản xuất với khuyến nông và các cơ quan khác có liên quan. Cần tăng cường nguồn kinh phí khuyến nông trung ương hỗ trợ công tác thông tin tuyên truyền ở địa phương để xây dựng và nâng cao chất lượng bản tin khuyến nông, kết nối mạng và trai đổi thông tin và bài giữa TTKNQG với các đơn vị khác. Tăng cường hơn nữa các hoạt động hội thi, hội chợ nông nghiệp gắn với các phiên chợ truyền thống của địa phương trên phạm vi toàn quốc. Sản phẩm chính của hoạt động thông tin , tuyên truyền là số lượng, chất lượng các thông tin, các bài viết trên tờ tin Khuyến nông Việt Nam, trang web khuyến nông,trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên các loại ấn phẩm, số lượng và chất lượng các hội chợ, hội thi, triển lãm. Đặc biệt là phát hành các quy trình kỷ thuật sản xuất nông nghiêp, hướng dẫn nông dân cách làm ăn thông qua băng đĩa hình, phim , ảnh,... 1.3.4.2. Bồi dưỡng tập huấn và đào tạo. Nội dung chính của hoạt động này: - Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề ( nghề nông, lâm, ngành nghề nông thôn và bảo quản chế biến sau thu hoạch) cho người sản xuất chế biến để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp. - Tăng cường năng lực thông qua đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người tham gia hoạt động khuyến nông các cấp, các vùng miền. - Xây dựng cải tiến giáo trình, tài liệu khuyến nông theo hướng hiện đại, phù hợp với những điều kiện cụ thể, bao gồm cả các tài liệu, các phương tiện nghe nhìn hỗ trợ công tác tập huấn , huấn luyện như băng đĩa hình, tiếng, phim, ảnh,... - Tăng cường tổ chức tham quan, khảo sát, học tập và trao đổi kinh nghiệm giữa các vùng miền trong cả nước và nước ngoài. Sản phẩm chính của hoạt động bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo là số lượng và chất lượng các lớp học được tổ chức, số lượng nông dân và cán bộ khuyến nông tham dự, số lượng và chất lượng các loại tài liệu, giáo trình để phục vụ công tác bồi dưỡng tập huấn và đào tạo để thiết thực góp phần nâng cao trình độ kỷ thuật꫊ kỹ năng sản xuất cho học viên. 1.3.4.3. Xây dựng mô hình trình diễn và chuyển giao công nghệ. Yêu cầu của xây dựng mô hình trình diễn là: - Mô hình phải đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với những điều kiện cụ thể của từng địa phương, trình độ của người sản xuất. Xây dựng mô hình trình diễn phải đi đôi với tổ chưc hội nghị đầu bờ nhằm thông tin đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật ra sản xuất, với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, của hội đồng tư vấn khuyến nông tỉnh. Nội dung chính của hoạt động xây dựng mô hình trình diễn và chuyển giao khoa học công nghệ. - Xây dựng mô hình trình diễn phục vụ công tác chuyển đổi cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang nuôi trồng cây con mới hiệu quả cao hơn, phát huy thế mạnh của từng vùng sinh thái. - Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn với việc tăng dần tỷ trọng dịch vụ, ngành nghề, chăn nuôi giảm dần tỷ trọng trồng trọt. Xây dựng các mô hình khuyến nông tổng hợp theo hướng liên kết trên một địa bàn và với khoảng thời gian nhất định( dự án khuyến nông). Xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm tăng nhanh hiệu quả, năng suất, của sản xuất nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. - Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn ra diện rộng. + Đối với khuyến nông trồng trọt: tập trung khuyến khích phát triển bền vững các mô hình về cây trồng mũi nhọn xuất khẩu và thay thế nhập khẩu ; các loại mô hình trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ nhằm tăng cao hiệu quả nhằm hạ giá thành sản xuất và không ngừng nâng cao thu nhập cho người nông dân đồng thời giữ vững an ninh lương thực quốc gia. Ưu tiên khuyến nông xóa đói giảm nghèo vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. + Đối với khuyến nông chăn nuôi: tập trung phát triển một số vật nuôi chủ lực phục vụ nội tiêu và xuất khẩu trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng sinh thái. Khuyến khích phát triển các mô hình chăn nuôi tập trung, quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa, nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi và hạ giá thành sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng tính cạnh tranh khi hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh công tác thú y để phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. + Đối với công tác khuyến lâm: khuyến khích phát triển các cây đặc sản rừng, cây rừng làm nguyên liệu và cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt chương trình khuyến lâm phải giúp thay đổi tập quán, tư duy nhận thức của người dân từ việc chỉ khai thác rừng thành bảo vệ rừng, sống nghề rừng. + Đối với khuyến công: ( bao gồm khuyến nông cơ giới hóa, bảo quản, chế biến nông , lâm và thủy sản và phát triển ngành nghề nông thôn): khuyến khích việc áp dụng cơ giới hóa và công nghệ vào nông nghiệp từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến nông lâm sản, khuyến khích phát triển làng nghề và HTX kiểu mới ở nông thôn nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm bớt tổn thất sau thu hoạch, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.Chương trình khuyến nông phát triển lúa lai: được đánh giá là một trong những chương trình khuyến nông thành công, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với quy trình kỹ thuật cao, công nghệ mới, trong khi đó trình độ nông dân Việt Nam còn rất thấp, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, nhưng biết đầu tư đúng mức, biết tổ chức hợp lý, có phương pháp khuyến nông đúng vẫn thành công. Từ chỗ nông dân chưa biết về kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa lai, đến nay nông dân đã làm chủ được quy trình kỹ thuật, năng suất bước đầu đạt từ 0,4 tấn/ha năm 1994 lên 2,5 tấn/ha năm 2001. - Chương trình phát triển ngô lai: Từ chỗ hàng năm phải nhập nội hạt giống ngô lai, đến nay Việt Nam đã tự túc được hoàn toàn hạt giống ngô lai, đưa diện tích ngô lai cả nước trên 75% ﶋổng diện tích ngô, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng ngô. - Chương trình chuyển đổi cơ cấu mùa vụ: Đến nay đã có trên 500.000 ha chuyển đổi cơ cấu mùa vụ theo chế độ canh tác mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao, có những nơi 1 ha có thể thu được 60 – 90 triệu đồng/năm. - Chương trình khuyến nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng trở thành mục tiêu chiến lược phát triển của nhà nước - Chương trình khuyến nông cải tạo đàn bò vàng – phát triển chăn nuôi bò sữa: Tạo sự thay đổi chất lượng và số lượng đàn bò Việt Nam, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, góp phần xoá đói, giảm nghèo là một trong những chương trình có hiệu quả và được nông dân hưởng ứng. Nâng trọng lượng bò cái từ 170 kg/con lên 220 – 250 kg/con, nâng cao năng suất sữa từ 400 – 500 kg lên 1200 kg/con/chu kỳ vắt sữa. - Chương trình nạc hoá đàn lợn: Đã thu hút trên 120.00 hộ tham gia ở 30 tỉnh, thành phố, tăng tỷ lệ nạc lên 45 – 47%, hình thành được vùng chăn nuôi tập trung. - Chương trình khuyến nông phát triển đàn gà thả vườn: Thay đổi cơ cấu đàn gà Việt Nam, đưa tổng đàn gà thả vườn Việt Nam lên trên 15 triệu con, chương trình này đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng vốn đầu tư ít, dễ áp dụng hệ số quay vòng vốn nhanh, là một trong những chương trình khuyến nông có tác dụng tích cực trong việc xoá đói giảm nghèo. - Chương trình khuyến nông phát triển cây mía đường: Chương trình nhằm nâng cao năng suất và tỉ lệ đường, bảo đảm yêu cầu nguyên liệu cho nhà máy đường. Đây là chương trình kinh tế - xã hội lớn, có hiệu quả. Diện tích trồng mía giống mới được nhanh chóng mở rộng đã góp phần ổn định vùng nguyên liệu cho nhà máy, tạo công ăn việc làm cho trên 600.000 lao động và ổn định đời sống cho 1,4 triệu người - Chương trình khuyến nông cây ăn quả: Tập trung phổ cập các giống mới, giống có chất lượng cao, giống đặc sản và kỹ thuật thâm canh mới, góp phần cải tạo vườn tạp, xây dựng vùng trồng cây ăn quả tập trung, chế biến để nâng cao giá trị. - Chương trình khuyến lâm: Xây dựng mô hình khoanh nuôi làm giàu rừng tự nhiên, rừng phòng hộ cát ven biển, rừng ngập mặn và đất phèn, mô hình trồng cây phân tán, trồng rừng nguyên liệu công nghiệp, rừng đặc sản. Chương trình khuyến lâm đã làm thay đổi nhận thức và cách làm của người dân miền Núi. Từ chỗ biết lợi dụng, khai thác rừng đến biết tổ chức sản xuất, kinh doanh, tái tạo rừng, bảo đảm lợi ích của người làm rừng và lợi ích chung của xã hội. 1.3.4.4. Tư vấn dịch vụ khuyến nông. Nội dung của tư vấn dịch vụ khuyến nông là: - Tư vấn , hỗ trợ chính sách phát, pháp luật về đất đai, thị trường khoa học công nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, quản ly kinh doanh về phát triển nông nghiệp. - Tư vấn , hỗ trợ việc khởi sự doanh nghiệp nhỏ và vừa lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp và ngành nghề nông thôn, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, tuyển dụng , đào tạo lao động, huy động vốn, xin ưu đãi đầu tư và các thủ tục hành chính khác, theo quy định của pháp luật, phù hoạch với quy hoạch phát triển nông nghiệp và ngành nghề nông thôn theo vùng, lãnh thổ địa phương... - Tư vấn,hỗ trợ phát triển , ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm sản và nghề muối. - Tư vấn, hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm sản và nghề muối. - Tư vấn, hỗ trợ quản lý , sử dụng nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường nông thôn. - Tư vấn , hỗ trợ đổi mới tổ chức, cải tiến hợp lý , hợp lý hóa sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, của tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. - Dịch vụ trong các lĩnh vực pháp luật , tập huấn và đào tạo, cung cấp thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường , giá cả, đầu tư, tín dụng, xây dựng dự án, cung ứng vật tư kỹ thuật, thiết bị và các hoạt động khác có liên quan đến nông nghiệp theo quy định của pháp luật. Trong thời gian tới cần khuyến khích phát triển dịch vụ- tư vấn khuyến nông. Trước mắt cần bồi dưỡng kiến thức về tư vấn dịch vụ cho cán bộ khuyến nông, chỉ đạo điểm tại một số trung tâm khuyến nông trước khi triển khai ra diện rộng. 1.3.4.5. Hợp tác quốc tế. Những năm gần đây quan hệ hợp tác quốc tế phát triển, nông nghiệp Việt Nam thu hút nhiều dự án đầu tư của nước ngoài, các chương trình dự án đều có sự tham gia đóng góp của nước ngoài như nhật Bản. Nước ta đang trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới. Quá trình này được đánh dấu bằng các sự kiện đáng nhớ như năm 1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN) và 3 năm sau trở thành thành viên của Tổ hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ( APEC). Cũng vào thời điểm đó, Việt Nan đã chuẩn bị tài liệu và tiến hành đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới ( WTO) và đến 7/1/2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO. Hiện nay nông nghiệp là một lĩnh vực được các nước khác quan tâm thông qua các dự án và chuyển giao kỹ thuật và công nghệ làm cho nền nông nghiệp nước ta trong những năm gần đây sản phẩm nông nghiệp ở nước ta đã có tên tuổi trên thị trường quốc tế như : cà phê. Tôm, cá, ca cao, cao su.... chính vì thế mà hợp tác quốc tế là một khía cạnh hết sức quan trọng và chiến lược trong quá trình phát triển nông nghiệp. 1.4. Nhu cầu về dịch vụ khuyến nông và khả năng đáp ứng của tổ chức khuyến nông. 1.4.1. Nhu cầu Hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng tổ chức thực hiện đã trải qua 4 kỳ kế hoạch 5 năm. Kế hoạch năm năm đầu là từ 1986- 1990 đã được nhân dân nhiệt tình ủng hộ, tuy nhiên những khó khăn tồn tại sau khi đất nước đổi mới cùng với sự kiệt quệ của nền kinh tế sau chiến tranh, cùng với thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp từ năm 1987,1990. Trong hai kế hoạch 5 năm tiếp theo như 1996-2000 và 2000- 2005 đã có chủ trương biện pháp, cơ chếm chính sách được bổ sung,hoàn thiện và nâng cao cơ bản đã hình thành hệ thống và đi vào vận hành ngày càng có hiệu quả. Việt Nam là một nước đang bị xếp vào trong nhóm các nước đang phát triển có thu nhập thấp các ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển . do đó nông nghiệp vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng trong suốt tiến trình hai mươi năm đổi mới, khi nền kinh tế đi vào tình trạng khủng hoảng trong cả nước thì vấn đề lương thực thực phẩm vẫn là quan trọng nhất chính vì vậy mà nông nghiệp vẫn là sự quan tâm hàng đầu của đảng và nhà nước. vào năm 1970 thì nông nghiệp chiếm 44,6% ( giá trị 45 tỷ đồng) , công nghiệp chiếm 40,3% và dịch vụ chiếm 13,1%. Tốc độ tăng trưởng của giai đoạn 1986- 1990 là 3,6 % và giai đoạn 1991-1995 là 6,1%. Giá trị nông nghiệp tăng từ 228 tỷ đồng năm 1986 lên 175.100 tỷ đồng năm 2005( chiếm 20,9%). Chính vì đó phát triển nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của đất nước ta, dù cho đất nước có phát triển đến đâu thì nhu cầu lương thực sẽ không hề giảm, khuyên nông ra đời đáp ứng nhu cầu đó Trong quá trình phát triển của nông nghiệp Việt Nam thì khuyến nông ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình đối với sự phát triển của nền nông nghiệp. công tác khuyến nông của nước ta còn mới mẻ thê nhưng chúng ta phải phát triển hệt hống khuyến nông vì vau trò của nó đối với sự phát triển của nền nông nghiệp. khuyến nông là cầu nối giữa khoa học- công nghệ- thị trường với sản xuất nông dân. Khoa học công nghệ xuất hiện từ trong thực tiễn sản xuất, do nông dân sang tạo không ngừng trong nghiên cứu khoa học . Với đặc trưng của nền nông nghiệp nước ta thì nếu chỉ dựa vào sức sản xuất của người nông dân thì cuộc sống của họ sẽ không thể phát triển lên được trong khi đó các nước khác như Mỹ, Anh,Pháp nền nông nghiệp của họ rất phát triển. sản phẩm họ làm ra có chất lượng cao và số lượng nhiều. do họ đã áp dụng đúng công thức sản xuất đồng thời có tiến bộ khoa học vào sản xuất. người nông dân chúng ta quanh năm chỉ” bán mặt cho đất bán lưng cho trời” thì làm sao có thể tiếp cận được những nền văn minh mới. Ngoài ra cũng do trình độ hạn chế họ không thể tiếp thu ngay được những cái mới đó. Chính vì vậý tổ chức khuyến nông ra đời nhằm giúp đỡ người dân trong quá trình sản xuất. chính vì vậy mà nhu cầu về các dịch vụ khuyến nông là rất lớn. trải dài đất nước ta từ bắc vào nam thì sản xuất nông nghiệp vẫn là sản xuất chính cho nên đảng và chính phủ cần quan tâm đúng mức đối với ngành này. Vậy để có thể đưa nông nghiệp phát triển đi lên thì nhu cầu về khuyến nông càng lớn. hiện nay hệ thống khuyến nông chưa có mạng lưới khuyến nông cấp cơ sở. khuyến nông cấp tỉnh đã được tổ chức trên cơ sở bổ sung nhiệm vụ , chia tách, sáp nhập từ nhiều cơ quan khác nhau lạo nên số cán bộ viên chức đông nhưng chất lượng chuyên môn chưa đảm bảo. Trạm khuyên nông huyện được tách từ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn . Do chưa phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ giữa các tổ chức nên nhiều nội dung hoạt động trùng lặp, phương pháp, nội dung hoạt động khuyến nông còn nhiều hạn chế và hiệu quả chưa cao cho nên nhu cầu về hệ thống tổ chức đồng bộ và có trình độ là cấp thiết . Có như vậy mới có cơ sở để triển khai và phát triển hệ thống khuyến nông. Các trung tâm khuyến nông đã được xây dựng thế nhưng các cán bộ khuyến nông với mạng lưới còn thưa thớt vẫn chưa có trình độ chuyên môn cao nên không phát huy được năng lực thực sự cũng như vai trò của khuyến nông. Hiện nay nhu cầu về thông tin tuyên truyền cũng như tập huấn hội thảo, chuyển giao tiến bộ kỷ thuật, tham quan , hội thảo có nhu cầu rất lớn, đáp ứng được các nhu cầu đó thì khuyến nông mới có thể phát triển lên được. Nghệ An là một trong những tỉnh có nền kinh tế còn kém phát triển, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là thủ công truyền thống máy móc còn chưa phổ biến chính. Người dân còn có sự đa dạng về dân tộc và phong tục tập quán rất khác nhau nên cũng gặp khó khăn lớn trong vấn đề phổ biến k._.iến thức và tuyên truyền những cái mới vào cuộc sống của người dân. Trong thời gian gần đây vấn đề cải thiện cuộc sống của người dân về mọi mặt đặt ra vấn đề lớn cho cán bộ tỉnh Nghệ An làm thế nào có thể đưa tỉnh phát triển đi lên. Nhu cầu là mong muốn có khả năng thực hiện , từ thực trạng của tỉnh cho ta thấy nhu cầu khuyến nông của tỉnh là thiết thực và cần thiết. 1.4.2. Khả năng Việt Nam là một nước nằm ở khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích tự nhiên là 329.240 km2. Dân số cả nước năm 2002 là 78,3 triệu, trong đó có gần 60 triệu sống ở nông thôn ( chiếm 75% dân số cả nước). Lực lượng lao động cả nước cả nước là 37,7 triệu . Do nền kinh tế chung của đất nươc đang còn phát triển kém so với các nước khác trong khu vực cho nên sự quan tâm cũng như đầu tư cho hoạt động của khuyến nông có phần hạn chế. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới cho nên mỗi vùng có một đặc trưng riêng về khí hậu, thời tiết và nó diễn ra hết sức phức tạp nhất là trong những năm qua. Mỗi vùng có một thế mạnh riêng làm cho các nội dung trong sản xuất nông nghiệp hết sức đa dạng bao gồm lúa, ngô, khoai, cà phê, ca cao, chè,… chính vì vậy mà khuyến nông cũng bao gồm nhiều chương trình và nội dung gắn liền với thực tiễn sản xuất của các loại đó. Chúng ta phải có khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công,.. chính vì vậý công tác khuyến nông đòi hỏi phải có sự quản lý đồng bộ từ trên xuống đồng thời chỉ đạo kịp thời từng thời điểm của sản xuất đóng góp vào sự phát triển của đất nước. những năm gần đây thì khuyến nông ngày càng củng cố đội ngũ cán bộ khuyến nông và đào tạo tập huấn cán bộ nhằm nâng cao khả năng đáp ưng nhu cầu hiện tại về kỷ thuật và trình độ để coa thể áp đụng thành công những tiến bộ khoa học của các nước khác. Thế nhưng để đạt được những thành công đó cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa người dân và cơ quan có thẩm quyền. Để xem xét khả năng đáp ứng nhu cầu khuyến nông chúng ta phải căn cứ vào nhiều vấn đề và cơ cở về tiềm năng. Nghệ An là một tỉnh có lực lượng lao động dồi dào với hệ thống cán bộ khuyến nông được ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn. Cùng với hệ thống tài nguyên thiên nhiên và đất đai đa dạng làm nền tảng cho sụ phát triển nông nghiệp cũng như khả năng đáp ứng được nhu cầu của công tác khuyến nông trong quá trình phát triển nông nghiệp. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG TỈNH NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 2.1. Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của Tỉnh Nghệ An. 2.1.1. Vị trí địa lý Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu).Tỉnh Nghệ An thuộc bắc trung bộ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, toạ độ địa lý từ 18o33'10" đến 19o24'43" vĩ độ Bắc và từ 103o52'53" đến 105o45'50" kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với đường biên dài 196,13 km. Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biên dài 92,6 km. Phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biên dài 419 km. Phía Đông giáp với biển Đông với bờ biển dài 82 km. Diện tích đất tự nhiên 1.648.729 ha. Dân số năm 2004: 3.003.000 người, mật độ dân số trung bình là 183 người/km2 Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố loại 2, 1 thị xã và 17 huyện: Thành phố Vinh; Thị xã Cửa Lò; 10 huyện miền núi: Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn; 7 huyện đồng bằng: Đô Lương, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu. Dân tộc: Việt (Kinh), Khơ Mú, Sán Dìu, Thái, H'Mông, Ơ Đu... Mật độ dân số trung bình: 184 người /km2 Tỉnh lỵ: Thành phố Vinh Huyện thị: Thị xã Cửa Lò và 17 huyện, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu,… 2.1.2. Khí hậu. Nghệ An là một tỉnh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có hệ thống sinh thái phong phú và đa dạng. Tuy nhiên chịu sự tác động của gió lào và Tây- Nam rất khô, còn mùa đông thì có gió mùa Đông- Bắc lạnh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sản xuất của người dân toàn tỉnh. Là vùng có nhiều đặc thù, phân dị rõ rệt trên toàn lãnh thổ và theo các mùa, nhiệt độ trung bình : 25,15o C, lượng mưa 1665mm, số ngày mưa bình quân trong năm là 166 ngày. Mùa đông ở tỉnh Nghệ An lạnh nhất khoảng 7oC là một tỉnh nằm trong khu vực miền trung chịu ảnh hưởng bởi thiên tai , lũ lụt nên nông nghiệp ở tỉnh có nhiều khó khăn và tổn thất hàng năm là rất lớn. Nghệ An sông Cả hàng năm bồi đắp một lượng phù sa giúp cho việc phát triển cây hao màu và lúa nước. Cùng với nó là hệ thống sông ngòi nhiều thuận tiện cho tưới tiêu nông nghiệp. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Sông ngòi. Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/km2. Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xieng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km (riêng trên đất Nghệ An có chiều dài là 361 km), diện tích lưu vực 27.200 km2 (riêng ở Nghệ An là 17.730 km2). Tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.109 m3 trong đó 14,4.109 là nước mặt. Nhìn chung nguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân. * Biển, bờ biển Hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40m trở vào nói chung đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn, đó là lợi thế cho việc phát triển nhành du lịch ở Nghệ An.Bờ biển Nghệ An có chiều dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát 2.1.3. Tài nguyên Tài nguyên đất. Nghệ An là một tỉnh có địa hình trải dài rộng trên 3 vùng : ven biển, đồng bằng, trung du và miền núi. Diện tích đất tự nhiên là 1.648.729 ha trong đó: Đất nông nghiệp : 195.944,4 ha Đất lâm nghiệp : 684.398,3 ha Đất chưa sử dụng : 693.116,46 ha Tài nguyên rừng và khoáng sản có ở hầu hết các tỉnh nhưng tập trung ở , Quỳ Hợp, Hưng nguyên,...bên cạnh đó còn có rừng quốc gia Phù Mát là một trong những khu rừng được bảo vệ ở cấp quốc gia với sự đa dạng về gỗ, thú quý, và những giá trị khác về thiên nhiên và du lịch, tạo nên một thiên nhiên hết sức phong phú. Mỗi làng quê của tỉnh đều có một nét văn hóa riêng hết sức đặc sắc cùng với làng nghề truyền thống của từng vùng tạo nên một lợi thế lớn trong phát triển kinh tế của tỉnh.Tổng diện tích đất tự nhiên là 1.648.729 ha, trong đó đất nông nghiệp là 207.100 ha, đất lâm nghiệp là 1.195.477 ha (trong đó đất có rừng là 745.557 ha, đất không có rừng là 490.165 ha). Tài nguyên rừng +Tổng diện tích rừng 745.557 ha, độ che phủ đạt 45,2% (số liệu 2004). +Trữ lượng gỗ có trên 52 triệu m3 gồm nhiều loại gỗ quý như pơmu, samu, lim, sấu, đinh hương, sến... +Tre, nứa, mét: có trên 1 tỷ cây; ước tính có khoảng 226 loài dược liệu và nhiều lâm sản quý. Tài nguyên biển Có trên 267 loài cá thuộc 91 họ, trong đó có 62 loài có giá trị kinh tế cao, có thể chia thành 2 nhóm sau: Nhóm gần bờ có 121 loài chiếm 45,32% (trong đó cá nổi có 20 loài bằng 7,5%, cá đáy và gần đáy 101 loài, tương ứng 37,82%). Nhóm xa bờ 146 loài chiếm 54,68% (trong đó cá nổi 39 loài bằng 14,61%, cá đáy và gần đáy 107 loài bằng 40,07%). Trữ lượng cá biển trên 80.000 tấn, trong đó cá xa bờ khoảng 50.000 tấn chiếm gần 62%, cho phép khai thác từ 30.000-35.000 tấn, có nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá chim; cá thu; cá hồng, nục...Có 20 loài tôm thuộc 8 giống và 6 họ trong đó có tôm he, tôm rảo, tôm bộp, tôm vàng, tôm sắt, tôm đất, tôm sú và tôm hùm. Trữ lượng 610 - 680 tấn, phân bố tại các bãi tôm chính như sau: Bãi tôm từ cửa Lạch Bạng đến Lạch Quèn (huyện Quỳnh Lưu): 250 - 300 tấn. Bãi tôm Diễn Châu: 360-380 tấn, trong đó tôm he từ 100-150 tấn. Tôm hùm là loại tôm có giá trị xuất khẩu cao, có trữ lượng từ 20-25 tấn, tập trung tại các vùng rạn đá ven các đảo và các vùng có đá ngầm trong vùng biển. Ngoài ra, tài nguyên biển Nghệ An còn có một số loại hải sản quý khác, đó là mực. Mực phân bố khắp vùng biển và có nhiều loài, nhưng qua thực tế khai thác một số loài có sản lượng cao là mực cơm, mực ống và mực nang. Tài nguyên động vật Phát hiện 342 loài thuộc 91 họ - 27 bộ gồm: Động vật có vú: 9 bộ - 24 họ - 78 loài .Lớp chim: 15 bộ - 47 họ - 202 loài .Lớp bò sát: 2 bộ - 14 họ - 41 loài .Lưỡng cư: 1 bộ - 6 họ - 21 loài Trong số 342 loài trên, có 48 loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Ngoài ra các lớp khác chưa có nghiên cứu cụ thể. Danh mục loài có trong sách đỏ là: báo lửa, báo gấm, báo hoa mai, hổ, voi, mang lớn, bò tót, sao la, công, trĩ sao, gà lôi... Tài nguyên thực vật Phát hiện 1.193 loài thuộc 163 họ - 537 chi. Trong đó: Hạt kín: 2 lá mầm 114 họ - 460 chi - 105 loài; 1 lá mầm 18 họ - 50 chi - 105 loài. Hạt trần: 4 họ - 6 chi - 10 loài Quyết thực vật: 19 họ - 21 chi - 34 loài. Trong đó có 4 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng .Các loài có trong sách đỏ bao gồm: Lim xanh, giáng hương, giổi, lát hoa... Tài nguyên khoáng sản Có 113 vùng mỏ lớn, nhỏ và 171 điểm quặng, nổi bật là: than, thiếc, bauxit, đá vôi, đá oplat, sét gạch ngói, sét xi măng và một số khoáng sản khác Khoáng sản nhiên liệu: Than mỡ ở mỏ than Khe Bố sản lượng khai thác hàng năm từ 30 - 40 ngàn tấn. Than nâu ở mỏ than Việt Thái (Nghĩa Đàn) và mỏ Đôn Phục (Con Cuông) với trữ lượng gần 1 triệu tấn. Khoáng sản kim loại: Kim loại đen: Sắt: ở Vân Trình (Nghi Lộc) và Võ Nguyên (Thanh Chương). Trữ lượng cả 2 mỏ hơn 1,8 triệu tấn với hàm lượng Fe = 41,53 - 67,05%. Manngan: ở Rú Thành (Hưng Nguyên) trữ lượng C1 là 91.735 tấn, C2 là 131.296 tấn. Kim loại màu quý hiếm: Thiếc: Tập trung ở vùng Quỳ Hợp và Quế Phong. Vùng Quỳ Hợp có 10 mỏ thiếc sa khoáng đã được điều tra với trữ lượng cấp C1+C2 là 33.678 tấn. Mỏ sa khoáng Na-Ca (Quế Phong) trữ lượng B + C1 + C2 loại SnO2 từ 367 đến 2027 g/m3 là 9760 tấn. Vàng được phát hiện ở nhiều nơi trong tỉnh gồm vàng sa khoáng, vàng gốc và vàng đã được điều tra ở nhiều mức độ khác nhau. Monazit ở huyện Quỳ Hợp trữ lượng C2 đạt gần 3 triệu tấn Khoáng sản phi kim: Barit có ở nhiều nơi, trong đó mỏ Sơn Thành trữ lượng cấp C1 là 55.623 tấn quặng, 35.029 tấn Barit, cấp C2 là 108.997 tấn quặng, 66.398 tấn barit .Kaolin: sét ở huyện Nghi Lộc trữ lượng cấp C2 là 6.982.812 tấn Đá vôi có trữ lượng lớn và chất lượng tốt, chủ yếu tập trung tại Phúc Sơn (Anh Sơn) và Hoàng Mai (Quỳnh Lưu) .Sét đã tìm thấy ở 4 mỏ lớn với tổng trữ lượng 9 triệu tấn. .Đá Marble và Granitte ở huyện Quỳ Hợp gồm nhiều loại và có màu sắc đẹp .Photphorits phân bô ỏ các núi đá vôi .Đa quý (rubi) có ở Quỳ Châu . Các loại tài nguyên khác: Nghệ An có trữ lượng một số loại khoáng sản khá lớn, bao gồm: Đá vôi trên 1 tỷ tấn (Quỳnh Lưu, Đô Lương, Anh Sơn,…).Đá xây dựng trên 1 tỷ m3 (Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Thanh Chương, Nghiã Đàn, Anh Sơn).Đất sét làm nguyên liệu xi măng 300 triệu tấn (Quỳnh Lưu, Đô Lương, Anh Sơn,…).Đá trắng 982 triệu tấn (Quỳ Hợp, Quỳ Châu).Đá bazan 260 triệu m3 (Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp).Đá đen trên 54 triệu m3 (Con Cuông, Đô Lương).Đá Granite 160 triệu tấn (Tân Kỳ).Sét làm gốm sứ cao cấp trên 300 triệu tấn (Nghi Lộc, Đô Lương, Yên Thành, Tân Kỳ).Than 5 triệu tấn (Tương Dương, Con Cuông).Than bùn trên 10 triệu tấn (Tân Kỳ, Yên Thành.Vàng sa khoáng ở thượng nguồn sông Hiếu, sông Lam (Quỳ㞁Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn). Đặc điểm lợi thế là các tài nguyên trên của Nghệ An tập trung thành những quần thể, nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ ở gần nhau, có chất lượng cao, gần đường giao thông nên rất thuận lợi cho sản xuất xi măng, gốm sứ, bột đá siêu mịn, gạch lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phân vi sinh v.v.. Nước khoáng: Được phát hiện ở huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương. Nước khoáng thuộc loại bicacbonat canxinatri có chứa CO2 tự do. Chất lượng tốt, được dùng giải khát và chữa bệnh. 2.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội. Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là những năm gần đây, kinh tế, xã hội của Nghệ An đã có những chuyển biến đáng kể. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá hơn. Cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực trong đó tỷ trọng nông nghiệp giảm và tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Bên cạnh đó đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, nếu như trước đây cuộc sống của họ chỉ là vấn đề ăn no và mặc ấm thì hiện nay phải là ăn ngon và mặc đẹp. Mọi người quan tâm đến lĩnh vực thứ ba đó là giải trí, các khu du lịch và giải trí khác ngày càng phát triển. Đồng thời văn hóa giáo dục càng được chú trọng, hiện nay các nét văn hóa dân tộc được khôi phục dần và lưu lại phổ biến cho người dân và thế hệ sau này. Những năm gần đây thì tầng lớp trẻ chính là tương lai của đất nước, nền giáo dục được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên , Nghệ An là một tỉnh khá phức tạp người dân còn khó khăn do số lượng dân tộc thiểu số rất nhiều nên gặp nhiều khó khăn trong việc phổ biến chính sách và phát triển kinh tế. Nghệ An có hệ thống giao thông gồm cả đường sắt, đường bộ , sông và đường biển. có tuyến đường sắt Thống Nhất Bắc Nam và đường sắt địa phương (NA), đường Hồ Chí Minh, quốc lộ. mạng lưới điện , nước và hệ thống đê điều ngày một được cải tạo và Giao thông vận tải Nghệ An là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Có mạng lưới giao thông phát triển và đa dạng, có đường bộ, đường sắt, đường sông, sân bay và cảng biển, được hình thánh và phân bố khá hợp lý theo các vùng dân cư và các trung tâm hành chính, kinh tế. Đường bộ: quốc lộ 7, quốc lộ 48, quốc lộ 46, quốc lộ 15 ngoài ra, còn có 132 km đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua các huyện miền núi trung du của tỉnh. Đường sắt: 124 km, trong đó có 94 km tuyến Bắc - Nam, có 7 ga, ga Vinh là ga chính. Đường không: có sân bay Vinh, các tuyến bay: Vinh - Đà Nẵng; Vinh - Tân Sơn Nhất (và ngược lại) Cảng biển: cảng Cửa Lò hiện nay có thể đón tàu 1,8 vạn tấn ra vào thuận lợi, làm đầu mối giao lưu quốc tế Cửa khẩu quốc tế: Nậm Cắn, Thanh Thuỷ, sắp tới sẽ mở thêm cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong). Dịch vụ bưu điện Về bưu chính - phát hành báo chí: Xây dựng, phát triển mới 11 bưu cục 3 gồm: Bưu cục đường 3-2, chợ Vinh, đại học Vinh, Nghĩa Thái, Tây Thành, Công Thành, Nghĩa An, Xuân Hoà, Nam Anh, Chợ Vạc. Toàn tỉnh có 120 bưu cục 3, 391/434 xã có báo trong ngày (90,09% tổng số xã) 100% số huyện mở dịch vụ EMS, 100% số huyện mở dịch vụ tiết kiệm bưu điện, chuyển tiền nhanh. Mở thêm dịch vụ khai giá, đang nghiên cứu mở thêm các dịch vụ phát thanh nội hạt. Mạng bưu chính có 122 bưu cục (1 bưu cục tỉnh, 18 bưu cục trung tâm huyện thị, 103 bưu cục khu vực); 51 kiốt và 336 đại lý; 376 điểm bưu điện văn hoá xã; 5 tuyến/ 460 km đường thư cấp II; 119 tuyến/ 3.981 km đường thư cấp III. Có 32 đầu xe ôtô phục vụ bưu chính và phát hành báo chí. Viễn thông - Tin học: Lắp đặt POP đạt 8 luồng cả đi, về cho dịch vụ 171. Xây lắp cáp quang đoạn Nam Đàn - Thanh Chương; Anh Sơn - Con Cuông. Đã lắp đặt và triển khai mạng điện thoại di động vùng CDMA vùng Vinh, Nghi Lộc, Cửa Lò, Nghĩa Đàn phát triển được 1.083 thuê bao, lắp đặt mạng DNN trên toàn tỉnh phát triển 26 thuê bao. Lắp đặt điểm nút Internet tại Vinh và hệ thống giao diện tổng đài 5.2 Mạng viễn thông: Có 105 tổng đài các loại đang hoạt động với tổng số 170 nghìn thuê bao, dung lượng tổng đài đạt 230 nghìn thuê bao. (Trong đó, tổng số thuê bao ở Nông thôn 103.557, thành phố, thị xã 66.443, đạt 5.7 máy / 100 dân, dự kiến năm 2005 đạt 6,2 máy/ 100 dân (MT 6 máy). Hiện nay, đang chuẩn bị lắp đặt và hoà mạng 2 host AXE và các tổng đài RLU trong dự án ODA. Toàn tỉnh có 416/456 xã, phường có máy điện thoại (92%); có 22 trạm thông tin di động Vinaphone (gồm: Cửa Lò; Nam Đàn; Kim Liên; Thanh Chương; Đô Lương; Anh Sơn; Nghi Lộc; Diễn Châu; Quỳnh Lưu; Hoàng Mai; Ngò; Nghĩa Đàn; Yên Thành và Vinh 4 Trạm); Tổng số trạm truyền dẫn là 121 trạm (71 trạm viba, 74 trạm có lắp đặt thiết bị quang cáp), tổng số chiều dài quang 722,66 km, thiết bị SDH 155: 64 đầu, SDH 622: 3 đầu. Có 2 vòng ring (Vòng 1: Vinh, Diễn Châu, Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn, Kim Liên, Hưng Nguyên, Vinh). Vòng 2: (Diễn Châu, Diễn Ngọc ....KCN Hoàng Mai .... Diễn Châu). Điện năng - Nguồn điện :Tỉnh Nghệ An nhận nguồn cung cấp điện, chủ yếu từ nhà máy thuỷ điện Hoà Bình cấp điện cho trạm 220 KV Hưng Đông bằng đường dây 220 KV, dây dẫn AC-300 dài 471 km. 7 trạm 110 KV được cấp điện chính từ trạm Hưng Đông và một phần trạm Thanh Hoá. + Thuỷ điện: Hiện nay, thuỷ điện Bản Cánh huyện Kỳ Sơn công suất 300 KW/h, điện áp 0,4/ 10 KV, cấp điện cho huyện Kỳ Sơn, kết hợp với lưới điện quốc gia qua đường dây 35 KV Cửa Rào - Kỳ Sơn - Hệ thống lưới điện :Hệ thống lưới điện chuyển tải 110 KV Nghệ An được cấp điện chính bởi 2 trạm 220 KV Hưng Đông và Thanh Hoá qua 264 km đường dây 110 KV và 7 trạm biến áp 110 KV/ 35/ 22/ 110 KV. - Hệ thống cung cấp điện qua lưới điện trung áp 35, 10, 22 và 6 KV: ĐDK - 35 KV: 1.106,77 km ĐDK - 22 KV: 749,48 km ĐDK - 6,10 KV: 1.206,75 km - Tình hình sử dụng điện năng: Đến nay, 19/ 19 huyện, thành, thị đã sử dụng điện lưới quốc gia.Tổng số xã, phường, thị xã, thị trấn có điện là 429/ 469, đạt tỷ lệ 91,47 %. Trong đó, số xã có điện: 394/ 434; số xã chưa có điện 40/ 434. Tỷ lệ xã có điện đạt 90,78 % tổng số xã. Số hộ sử dụng điện: Tổng số hộ sử dụng điện toàn tỉnh: 598.585/ 626.999 hộ, đạt tỷ lệ 95,47 % hộ có điện trong tổng số hộ. Trong đó, hộ dân nông thôn sử dụng điện: 511.756/ 540.161 hộ, đạt tỷ lệ 94,74 % hộ có điện trong tổng số hộ dân nông thôn. Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt Hiện tại nước cung cấp đủ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và nông nghiệp nhờ hệ thống sông ngòi, hồ, đập có ở Nghệ An nhiều và lượng mưa hàng năm tương đối cao so với cả nước. Riêng nước sinh hoạt cho đô thị và các khu công nghiệp đều có hệ thống Nhà máy nước phân bố đều trên toàn tỉnh đảm bảo. Nhà máy nước Vinh công suất 60.000 m3/ ngày đêm, hàng năm cung cấp gần 18,5 triệu m3 nước sạch cho vùng Vinh và phụ cận, đang chuẩn bị nâng công suất lên 80.000 m3/ ngày đêm. Ngoài 13 Nhà máy nước ở các thị xã và thị trấn đang hoạt động, đến năm 2007 sẽ nâng công suất Nhà máy nước Quỳnh Lưu và xây dựng thêm 5 Nhà máy nước ở các thị trấn Yên Thành, Nam Đàn, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn cùng với hệ thống nước sạch ở nông thôn đảm bảo cung cấp cho 85 – 90% số dân và 100% cơ sở sản xuất công nghiệp. Hệ thống y tế Hiện nay Nghệ An có 26 bệnh viện; 43 phòng khám đa khoa khu vực (trong đó có 1 trung tâm chăm sóc bà me trẻ em) và 469 trạm y tế xã, phường. Tổng số giường bệnh có 6.175 giường, trong đó bệnh viện tuyến tỉnh có 1.700 giường, tuyến huyện có 1.725 giường bệnh, phòng khám đa khoa khu vùc có 430 giường, trạm y tế xã - phường - thị trấn có 2320 giường... Tổng số cán bộ trong biên chế nhà nước đến 31/12/2003 là 6.218 người, trong đó có 1252 người có trình độ bậc bác sỹ trở lên. Hàng năm, các cơ sở y tế đã khám và điều trị cho trên 1,8 triệu lượt người, trong đó điều trị nội trú là 21,7 vạn người. Có 02 công ty đang hoạt động trong ngành dược, y tế: Công ty Cổ phần Dược phẩm và vật tư y tế; Công ty Vật tư thiết bị y tế và dược phẩm.Có 164 phòng khám tư nhân. - Hệ thống các bệnh viện, 6 bệnh viện tuyến tỉnh: Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An ,Bệnh viện Nhi tỉnh Nghệ An ,Bệnh viện Y học cổ truyền dân tộc Nghệ An ,Bệnh viện Lao Nghệ An ,Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nghệ An ,Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tỉnh Nghê An - Bệnh viện thuộc Bộ, Ngành: Bệnh viên Quân Khu 4, Bệnh viện Giao thông, Bệnh viện phong ,Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng tỉnh Nghệ An 11 trung tâm , trạm y tế thuộc tỉnh 1 bệnh viện Thành phố ( Vinh) 19 Trung tâm y tế huyện, thành, thị xã. 469 trạm y tế xã, phường, thị trấn 43 phòng khám đa khoa khu vực . Chỉ tiêu kinh tế: Tổng sản phẩm trong tỉnh theo giá so sánh 1994 Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 GDP trong tỉnh Tỷ đồng 7.654 8.524 9.386 10.282 11330 Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trong tỉnh theo giá so sánh 1994 Nguồn : Niên giám thống kê của Tỉnh Nghệ An 2007- Chi cục Thống kê tỉnh Nghệ An. Cơ cấu GDP trong ngành kinh tế Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 Công nghiệp và Xây dựng % 23,35 25,88 28,73 29,30  26,39 Nông - Lâm - nghiệp và Thuỷ sản % 41,01 37,95 36,92 34,41  33,09 Dịch vụ % 35,65 36,18 34,35 36,29  37,52 Niêm giám thống kê năm 2007 tỉnh Nghệ An – Biên soạn Chi cục Thống kê Nghệ An Bảng 2.2. : Cơ cấu GDP trong ngành kinh tế 2.2.1.Khái quát sự hình thành trung tâm khuyến nông tỉnh Nghệ An. Hoạt động khuyến nông trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã có từ lâu, với một nền nông nghiệp nước Văn Lang và nền văn minh lúa nước. hoạt động khuyến nông trở thành hệ thống từ năm 1993. ngày 11/9/1993 UBND tỉnh Nghệ An ban hành quyết định số 1862/QĐ.UB thành lập trung tâm khuyến nông Nghệ An trên cơ sở bổ sung nhiệm vụ cho trung tma khoa học nônng nghiệp và đổi tên thành Trung tâm khoa học và khuyến nông trực thuộc sở nông nghiệp. Ngày 20/2/1995 ,UBND tỉnh ban hành quyết định số 321/QĐ.UB về việc thành lập trung tâm khuyến lâm trên cơ sở Công ty giống lâm nghiệp. ngày 15/10/1998 UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 3771 QĐ về việc sát nhập 2 trung tâm: khuyến nông và khuyến lâm thành Trung tâm khuyến nông- khuyến lâm (KN-KL). Ngày 12/12/1994 UBND tỉnh Nghệ An ban hành quyết định số 1808 QĐ/UB về quyết định số 324 QĐ-UB-TCCQ ngày 16/01/1999 về thành lập và bổ sung chức năng nhiệm vụ của trung tâm khuyến ngư Nghệ An. Ngày 20/7/1995 UBND tỉnh ban hành quyết định số 2203/QĐ về việc thành lập Trạm khuyến nông cấp huyện bao gồm: khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư và đến năm 1998 toàn tỉnh có18/19 trạm khuyến nông huyện được thành lập trực thuộc UND huyện ( riêng Kỳ Sơn công tác khuyến nông Phòng nông nghiệp thực hiện). khuyến nông , khuyến lâm, khuyến ngư là tổ chức mới thành lập, thời gian hoạt động chưa nhiều, đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông chưa được đào tạo chuyên môn về nghiệp vụ, kinh nghiệm hoạt động khuyến nông còn nhiều hạn chế. Khuyến nông cấp tỉnh đã được tổ chức trên cơ sở bổ sung nhiệm vụ, chia tách, sáp nhập từ nhiều cơ quan khác nhau nên số lượng nhiều mà chuyên môn chưa đảm bảo. đó là những người hoạt động từ lĩnh vực khác không hiểu rõ vê nông nghiệp nay được bổ sung vào công tác tại một lĩnh vực mới. Chính vì vậy mà kết quả hoạt động khuyến nông trong những năm đầu còn thấp và nhiều hạn chế. Trong khi đó trạm khuyến nông của các huyện, thành thị được tách từ phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Do chưa phân biệt rõ chức năng và nhiệm vụ giữa các tổ chưucs nên nhiều nội dung hoạt động trùng lặp,phương pháp,nội dung hoạt động khuyến nông còn nhiều hạn chế và hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó đối tượng của khuyến nông là nông dân nhưng khuyến nông từ các doanh nghiệp, các câu lạc bộ, khuyến nông ngoài nhà nước còn chưa có, hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước mới có đến cấp huyện. khuyến nông cấp xã là cầu nối giữa khuyến nông nhà nước với nông dân chưa được thành lập. Như chung ta đã biết khuyến nông được quyết định thành lập căn cứ vào nhu cầu chứ không phải tự nó xây dựng nên. Các cán bộ trong khuyến nông là những người được điều từ các bộ phận làm trong bộ và sở nông nghiệp cho nên đội ngũ có đủ số lượng nhưng năng lực còn nhiều hạn chế. Tổ chức xây dựng mô hình cà phương pháp tuyên truyền, hướng dẫn các tiến bộ kỷ thuật cho nông dân vẫn theo cách cổ truyền, nặng về chỉ đạo từ trên xuống nên hạn chế đến kết quả. Hoạt động khuyến nông mới chỉ phục vụ tập trung cho sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày là chủ yếu, nhiều lĩnh vực khác như khuyến quản lý , khuyến công, thông tin thị trường, tiêu thụ sản phẩm... chưa làm được nhiều, một số chưa đủ năng lực để làm. Trung tâm khuyến nông của tỉnh với 42 người trong biên chế nhà nước được tổ chức thành 3 phòng chuyên môn chỉ mới được trang bị 2 bộ máy vi tính, 1 máy photo copy và 1 máy fax dùng cho đánh máy và in ấn tài liệu phục vụ công tác chung và 1 máy Ovevhead phục vụ cho báo cáo các đề tài khoa học để lại. Trang thiết bị cho làm việc của cán bộ còn thô sơ, máy vi tính do bộ phận đánh máy quản lý, sử dụng. Trung tâm khuyến ngư chỉ có 5 người chuyển từ sở thủy sản sang, chưa có phòng chuyên môn, được trang bị một máy tính, 1 máy poto, 1 máy fax, in ấn tài liệu. và một trạm thực nghiệm nuôi thịt tại xã Hưng Hòa TP Vinh. Các trạm khuyến nông huyện đang được thành lập là đơn vị sự nghiệp,phòng làm việc của Trạm bố trí trong UBND huyện chưa có trạm nào được trang bị máy tính. Đội ngũ cán bộ khuyến nông chủ yếu được hình thành từ các đơn vị khác nhau ( Nông hóa thổ nhưỡng, trung tâm khoa học nông nghiệp, công ty giống lâm nghiệp....) là những người hoạt động từ cơ quan có chức năng nhiệm vụ khác nhau về làm khuyến nông nhưng chưa được tập huấn đào tạo và đào tạo lại. Phần lớn kinh phí khuyến nông được tập trung cho xây dựng mô hình , một tỷ lệ ít trong đó thực hiện một số nội dung khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng và tập huấn cho cán bộ kỹ thuật và khuyến nông để triển khai chủ trương sản xuất trong các vụ sản xuất. Do nhiều lần chia tách và sát nhập, tồn tại của lịch sử nên đội ngũ cán bộ của trung tâm khuyến nông và khuyến lâm của tỉnh có bằng cấp học từ nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau. Để thực hiện tinh thần chỉ thị nêu trên của ban thường vụ tỉnh ủy và Quyết định số 49/2001/ UB.NN của UBND tỉnh, trung tâm khuyến nông và khuyến lâm thực hiện tinh giảm từ 42 người xuống 25 người ( tức giảm 40,5% biên chế). Đồng thời sát nhập Trạm dược liệu Mường Lống và đổi tên thành Trạm thực nghiệm và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp Mường Lống, Kỳ Sơn, về tổng số cán bộ công nhân viên đã có 58 người. Trong đó biên chế: 35 người, thu hút 4 người, tự trang trải 19 người. Trong đó: + thạc sỹ: 1 người, + đại học: 37 người, + trung,sơ cấp: 20 người Kết quả về việc nâng cao trình độ hiện nay gần 100% cán bộ làm công tác khuyến nông của trung tâm khuyến nông và khuyến lâm đều là kỹ sư tốt nghiệp trường đại học đào tạo kỹ thuật chuyên ngành hệ chính quy. Trong đó có một thạc sỹ và 4 kỹ sư đang học đào tạo thạc sỹ tập trung do trường Đại học nông nghiệp I và Đại học nông lâm Huế đào tạo. Để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo hướng chuyên sâu,đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của công tác khuyến nông khyến lâm theo tinh thần nghị định số 56 CP ngày 26/04/2005 của chính phủ về công tác khuyến nông và quyết định số 960/QĐ.UBND ngày21/03/2007 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của trung tâm khuyến nông khuyến lâm. Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng Kỹ thuật Phòng tổ chức – hành chính Phòng thông tin- huấn luyện Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng Kế hoạch –Tài vụ Trạm thực nghiệm Tổ dịch vụ vườn ươm Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy của trung tâm Khuyến nông Nghệ An. So với chỉ thị 05 Ct/TU thì tổ chức bộ máy được tổ chức theo hướng tăng cường công tác thông tin tuyên truyền- thành lập thêm phòng thông tin tuyên truyền- huấn luyện. tăng cường công tác tư vấn dịch vụ khuyến nông găn với đơn vị sự nghiệp có thu- thành lập thêm tổ dịch vụ- vườn ươm, tổ chức khảo nghiệm và đưa vào sản xuất một số giống cây ôn đớn phục vụ cho chuyển dịch cây trồng của vùng Mường Lống , Kỳ Sơn gắn với nhiệm vụ trạm thực ngiệm và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp tại địa phương. Về khuyến ngư: để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo tinh thần Quyết định 324 QĐ-UB-TCCQ ngày 16/01/1999 về bổ sung chức năng nhiệm vụ của trung tâm khuyến ngư. Năm 2004, trung tâm khuyến ngư được nhận đầy đủ 12 biên chế : đại học 8 người, cử nhân 3 người, trung cấp 1 người. Được tổ chức như sau: 1 giám đốc và 1 phó giám đốc. và có 2 phòng chuyên môn: Phòng kỹ thuật – thông tin tuyên truyền và Phòng kế hoach- tài vụ - tổ chức hành chính. Đến năm 2002 tất cả các huyện trong tỉnh đã thành lập đủ trạm khuyến nông trực thuộc UBND huyện với 127 người, trong đó có một thạc sỹ, 110 đại học và cao đẳng, và 16 trung cấp. Bình quân một trạm huyện có 5-7 người, nhiều nhất là 12 người. Thực hiện quyết định số 49/2001/QĐ. UB mạng lưới khuyến nông xã đã được thành lập. Đến nay, cả tỉnh có 475 xã, phường trong đó có 465 xã phường có sản xuất nông nghiệp được bố trí mỗi xã, phường một cán bộ khuyến nông. Trong đó nam: 424 người, đại học và cao đẳng có 55 người , dân tộc thiểu số có 86 người. Đội ngũ cán bộ này được lựa chọn ưu tiên trước cho những người đã có bằng cấp chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình với công việc khuyến nông. Trong tháng 2 năm 2006 và 2007 , Nghệ An là một tỉnh trong 40 tỉnh cả nước tham gia dự án nâng cao năng lực khuyến nông cơ cở với vốn vay ADB. Trong đó có tiểu hợp phần tăng cường năng lực khuyến nông cơ sở đã hỗ trợ phụ cấp cho cán bộ khuyến nông xã với mức 300.000 đồng/ tháng. Nghệ An thì 1005 cán bộ khuyến nông được hưởng phục cấp từ nguồn kinh phí này. + khuyến nông viên xóm bản Toàn tỉnh đã tuyên bố chọn bố trí 5.443 người làm khuyến nông viên thon bản. Đây là cầu nối cuối cùng trong quá trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chủ trương chính sách của đảng và nhà nước thông qua hệ thống khuyến nông tới người nông dân. Phụ cấp khuyến nông việc xóm bản được hỗ trợ theo tinh thần Quyết định số. Năm năm qua, Trung tâm khuyến nông khuyến lâm tỉnh đã tổ chức được 261 lớp tập huấn và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện, xã và thôn bản với 20.701 người tham gia. Trung tâm khuyến ngư tỉnh đã tổ chức được 135 lớp tập huấn với 4.060 lượt người tham gia. Ngân sách trung ương thông qua Trung tâm khuyến nông quốc gia và tiểu phần hợp dự án nâng cao năng lực khuyến nông cấp cơ sở đã cấp cho trung tâm khuyến nông khuyến lâm tỉnh là gần 600 triệu đồng mở 12 lớp tập huấn và đào tạo giảng viên chính TOT và tiểu giảng viên chính TOFT, trong đó có 50 giảng viên TOT được trung tâm khuyên nông quốc gia cấp chứng chỉ. 2.2.2. Thực trạng công tá._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33426.doc