Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tư vấn quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư - Tư vấn & Xây dựng 289

Tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tư vấn quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư - Tư vấn & Xây dựng 289: LỜI MỞ ĐẦU Tư vấn là một trong những ngành nghề quan trọng, trong thời kỳ Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi thế phải tăng cường hoạt động tư vấn xây dựng nói chung và tư vấn quản lý nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa đối với các tổ chức tư vấn. Đặc biệt trong thời gian tới, nhu cầu về loại hình dịch vụ này đang có sự gia tăng nhanh chóng. Hoạt động tư vấn quản lý dự án ở nước ta chưa phát triển lắm nên trong khi thực hiện đang có nhiều vấn đề ph... Ebook Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tư vấn quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư - Tư vấn & Xây dựng 289

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tư vấn quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư - Tư vấn & Xây dựng 289, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át sinh. Vì đây là một vấn đề mới cần được nghiên cứu, nên khi được thực tập tại “Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289”. Em quyết định nghiên cứu về vấn đề hoạt động tư vấn quản lý, trong thời gian thực tập tại Công ty em nhận thấy hoạt động tư vấn quản lý dự án đang được Công ty quan tâm. Tuy nhiên vì chưa có kinh nghiệm nhiều trong hoạt động tư vấn quản lý dự án nên khi thực hiện Công ty đứng trước những khó khăn nhất định. Vì vậy việc tìm ra giải pháp nâng cao sức cạnh tranh và tăng cường hoạt động của các tổ chức tư vấn ở Việt Nam trong các dự án là hết sức cần thiết và cấp bách, xuất phát từ thực tế hiện nay và tình hình hoạt động của Công ty. Em đã quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tư vấn quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289” làm khoá luận thực tập của em. Em xin châm thành cảm ơn cô giáo Th.S. Ngô Thị Mỹ Hạnh và các Cô Chú trong Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 đã hưdẫn em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Khái niệm dịch vụ: Là những hoạt động có ích của con người tạo ra những “sản phẩm” dịch vụ không tồn tại dưới hình thái sản phẩm, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thoả mãn đầy đủ, kịp thời, thuận thiện và văn minh các nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội của con người. 1.1.Vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế Sự phát triển của các ngành dịch vụ trong những thập kỷ gần đây đã tạo nên một cơn sốt toàn cầu. Bản thân các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng trên 60% tổng thu nhập quốc gia tại những nước phát triển. Các ngành dịch vụ luôn đi đầu trong sự phát triển tổng thể tại các quốc gia. Chẳng hạn, dịch vụ chiếm 66% GDP của Argentina, chiếm 69% GDP của Mexico, chiếm 66%GDP của Nam Phi và khoảng 50% GDP của Thái Lan; thậm chí ở nhiều quốc gia, mức đóng góp tối thiểu của ngành dịch vụ cũng ở mức 45% GDP. Ngoài ra, sự tăng trưởng của ngành dịch vụ cũng góp phần đáng kể trong việc tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động tại các quốc gia. Bảng thống kê sau đây cho thấy sự ảnh hưởng của các ngành dịch vụ tại các quốc gia. Bảng 1.1.Vai trò của dịch vụ tại các quốc gia trên thế giới Quốc gia Đóng góp vào GDP(%) Sử dụng lực lượng lao động (%) Mỹ Canada Brazil Úc Nhật Kenya Áo Bỉ Đam Mạch Phần Lan Pháp Đức Hy Lạp Lcreland Ý Luxembourg Hà Lan Bồ Ban Nha Thuy Điển Vương quốc Anh 80 69 59 72 62 63 69 74 75 69 71 71 64 58 67 69 70 65 68 69 83 74 53 73 65 67 73 79 76 71 63 59 64 63 90 73 60 64 74 74 Nguồn tài liệu: Báo phát triển kinh tế tháng 12 năm 2007 Tại Mỹ, các ngành dịch vụ đóng góp trên 80% GDP. Trên 55% tiêu dùng cá nhân của người Mỹ đều chi vào các ngành dịch vụ (năm 2004) rất nhiều ngành dịch vụ của Mỹ hoạt động trên thị trường quốc tế do các công ty hay tập đoàn lớn chi phối, nhất là ở các ngành công nghệ cao hay các ngành mang tính chuyên nghiệp hoá tiên tiến. Tổng giá trị xuất khẩu các ngành dịch vụ của Mỹ phát triển từ 6 tỷ USD (năm 1960)lên 290 tỷ USD (năm 2004) và năm 2006 xuất khẩu dịch vụ là 340 USD. Trong đó, các công ty hay tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý đóng góp hơn một nửa giá trị từ các hoạt động trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, các công ty hay tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo có mặt trên 107 quốc gia và vùng lãnh thổ, khách hàng của họ mang tính toàn cầu. Không chỉ phát triển mạnh mẽ ở hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dịch vụ mà các hoạt động nhập khẩu của Mỹ cũng gia tăng đáng kể. Tổng giá trị nhập khẩu các sản phẩm ngành dịch vụ của Mỹ từ 241 tỷ USD (năm 2004) lên 301 tỷ (năm 2006). Theo đó, sức cạnh tranh trong thị trường các sản phẩm dịch vụ quốc tế cũng sôi động lên từng ngày một. Các quốc gia như Singapore, Hồng Kông, các nước Tây Âu đang đẩy nhanh việc phát triển các ngành ngân hàng, bảo hiểm, quảng cáo nhằm cạnh tranh và giành bớt thị phần của Mỹ. Ngành công nghiệp phần mềm của Mỹ cũng bị cạnh tranh khốc liệt bởi các quốc gia mới nổi lên như Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Châu Âu khác (Michael R Czinkota, 2004) 1.1.1.Vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế Việt Nam Dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng trên thế giới cũng như trong nền kinh tế Việt Nam. Các ngành dịch vụ có mối quan hệ và tác động tới tất cả các ngành kinh tế khác cũng như tới toàn bộ cuộc sống của con người. Ở Việt Nam, các ngành dịch vụ đã và đang phát triển đồng thời chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Điều này được thể hiện ở sự mở rộng các lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và phát triển của nền kinh tế - thương mại, bên cạnh những dịch vụ truyền thống như thương mại, vận tải, bưu chính, bảo hiểm….,các ngành dịch vụ mới đã hình thành và ngày càng phát triển, như tài chính, viễn thông, khoa học – công nghệ, quảng cáo, tư vấn đầu tư, pháp lý, kinh doanh….Sự phát triển đó đã thực sự đưa dịch vụ trở thành khu vực kinh tế quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước với tỷ trọng 38,1% trong GDP(2007). Vị trí và vai trò quan trọng của dịch vụ còn được thực hiện ở việc ngày còn có nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ hơn. Tuy nhiên, trong gần 10 năm qua, giá trị gia tăng của khu vực dịch vụ ở Việt Nam luôn tăng chậm hơn tốc độ tăng GDP, do vậy tỷ trọng đóng góp của khu vực dịch vụ trong GDP cũng giảm từ 44,06% (năm 1998) xuống còn 38,1% (năm 2005). Trong hai năm 2006 và 2007, tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong GDP chỉ chiếm 38,03% (năm 2006) và 38,1% (năm 2007). Lý do khu vực dịch vụ phát triển chậm hơn tốc độ tăng GDP là do trình độ phát triển kinh tế ở Việt Nam còn thấp, phần dịch vụ tự làm của các doanh nghiệp còn cao, một số ngành dịch vụ gắn với công nghệ cao còn sơ khai. Về mặt quản lý nhà nước, việc hoạch định chính sách và kế hoạch phát triển khu vực dịch vụ chưa được quan tâm đúng mức. 1.1.2. Vai trò của dịch vụ đối với sự phát triển của các doanh nghiệp Để việc khởi nghiệp cũng như phát triển sản xuất kinh doanh được thuận lợi, các doanh nghiệp thường sự dụng các dịch vụ phát triển kinh doanh, trong đó có dịch vụ tư vấn. Theo kết quả của một nghiên cứu do phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Dự án Việt Đức về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ(GTZ-SME Promotion projeet) và Chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Swisscontaet thực hiện, thị trường các dịch vụ phát triển kinh doanh của Việt Nam chỉ vào khoảng 27 triệu USD (số liệu 2004) với mức tăng trưởng hàng năm khoảng 10%. Thị trường dịch vụ tư vấn của Việt Nam được xem là ở giai đoạn “cất cánh” và còn hết sức mới mẻ với nhận thức từ cả hai phía cung - cầu đều chưa đầy đủ. Nhưng thực tế, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa có thói quen sự dụng dịch vụ tư vấn, thứ nhất là do ngại chi phí và thứ hai là do chưa nhận thức được lợi ích do dịch vụ tư vấn mang lại. Các chủ doanh nghiệp Việt Nam thường chủ quan và tin vào kinh nghiệm của mình hơn là lời khuyên của các nhà tư vấn. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài đã có thói quen sử dụng dịch vụ tư vấn và nhận thức được lợi ích do dịch vụ tư vấn mang lại. Các khách hàng này thường quan tâm đến dịch vụ tư vấn để phòng ngừa những rủi ro trong qúa trình tìm hiểu, đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là trong môi trường pháp lý có biến động của Việt Nam. Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập như hiện nay, việc sự dụng dịch vụ chuyên nghiệp từ bên ngoài đã dần dần trở thành xu hướng chung của doanh nghiệp. 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ Ngày nay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt. Trong bối cảnh đó để tồn tại và phát triển bền vững doanh nghiệp phải tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ cả trước, trong và sau khi bán hàng. Để thực hiện các dịch vụ trong sản xuất kinh doanh, người ta thường tổ chức các bộ phận thực hiện dịch dụ hoặc là các doanh nghiệp độc lập chuyên thực hiện các dịch vụ cho khách hàng. Dịch vụ được coi là thứ vũ khí sắc bén giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Việc thực hiện các hoạt động dịch vụ suy cho cùng hướng vào mục tiêu doanh lợi của doanh nghiệp. Bởi thế cần phải đánh giá, phân tích hiệu quả của các hoạt động dịch vụ. Đánh giá hiệu quả dịch vụ là rất phức tạp và nó có phần định lượg, song có phần không định lượng được. Do vậy, tuỳ theo đặc điểm của từng lĩnh vực dịch vụ và các hình thức dịch vụ khác nhau mà người ta áp dụng những chỉ tiêu thích hợp để đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ. Trong kinh doanh dịch vụ như sửa chữa, chuẩn bị cho vật tư sản xuất, vận tải, không thực hiện việc sản xuất sản phẩm như chúng ta thấy trong lĩnh vực sản xuất mà chỉ là cung cấp dịch vụ cho người khác để lấy tiền bằng cách sử dụng máy móc hoặc sức lao động của công nhân lành nghề. Do đặc trưng của hoạt động dịch vụ nên thực tế thường sử dụng các chỉ tiêu kinh tế đặc thù để đánh giá. Trong kinh doanh dịch vụ, chi phí trực tiếp là chi phí sử dụng máy móc thiết bị và công nhân. Còn chi phí gián tiếp là chi phí để cho mọi hoạt động khác trong kinh doanh như: Tiền thuế, chi phí quản lý, chi phí văn phòng, bảo hiểm, điện thoại… Tiền thu được trong dịch vụ phải bù đắp được các chi phí sau: Chi phí trực tiếp Chi phí gián tiếp Lợi nhuận hợp lý Thông thường chi phí cho một loại dịch vụ, người ta tính theo giờ và gọi là giá tính cho một giờ: Chi phí cho 1 Chi phí trực tiếp Lợi giờ dịch vụ = tính cho 1 giờ + nhuận Lợi nhuận trong một giờ được cộng vào để bù đắp chi phí gián tiếp và có lãi. Giá trị thực hiện dịch vụ được tính theo công thức: (1) Trong đó: Qi : Khối lượng dịch vụ loại i Gi : Giá dịch vụ loại i n : Số lượng các dịch vụ loại i Trong kinh doanh dịch vụ, để đánh giá chất lượng hoạt động, người ta còn dùng chỉ tiêu mức độ đáp ứng nhu cầu dịch vụ (Kd). Thực tế hiện nay chưa được áp dụng rộng rãi trong thương mại. Chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu dịch vụ được tính theo công thức: (2) Trong đó: : Khối lượng dịch vụ loại i mà doanh nghiệp thương mại thực hiện trong năm : Số lượng khách hàng được thực hiện dịch vụ loại i : Nhu cầu hàng năm về dịch vụ loại i : Số lượng khách hàng có nhu cầu dịch vụ loại i m : Số lượng các dịch vụ được các doanh nghiệp thương mại thực hiện Thông qua công thức (2) ta có thể xác định các chỉ tiêu đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về từng loại dịch vụ như vận tải, chuẩn bị hàng hoá cho tiêu dùng, cho thuê thiết bị… 1.3. Sơ lược về dịch vụ tư vấn quản lý dự án 1.3.1.Khái niệm về tư vấn quản lý dự án Theo nghĩa rộng: Tư vấn có nhiều dạng tư vấn đơn giản hay phức tạp và đề cập đến bất kỳ lĩnh vực hoạt động hay lợi ích nào của con người (của thể nhân và pháp nhân), trong đó có tư vấn về sức khoẻ, tâm lý, việc làm, bất động sản….đến tư vấn về pháp lý, kinh doanh, lập chính sách….bao gồm cả tư vấn nội bộ, phụ thuộc vào tư vấn bên ngoài, độc lập. Theo nghĩa hẹp: Tư vấn được dùng để chỉ việc tổ chức chuyên môn hoặc cá nhân chuyên gia “cung cấp dịch vụ cố vấn trên cơ sở hợp đồng cho khách hàng hoặc bán năng lực giải quyết vấn đề, hoặc tiến hành chuyển giao cho tổ chức khách hàng các thông tin, trí thức, giải pháp, kỹ năng đã được lựa chọn và sử lý – thích nghi hoá cho từng trường hợp. 1.3.2. Đặc trưng của tư vấn quản lý dự án Dự án là một đối tượng quản lý mang tính tổng thể. Khi bố trí các yếu tố sản xuất theo nhu cầu của dự án, cần phải dựa vào việc nâng cao hiệu quả chung thành mục tiêu để làm tốt về chất lượng, số lượng và kết cấu. Do hoàn cảnh bên ngoài là yếu tố luôn biến đổi nên việc quản lý và bố trí yếu tố sản xuất là công việc ở trạng thái động. Như dự án công trình xây dựng là quá trình thi công đối với một sản phẩm kiến trúc của doanh nghiệp thi công công trình và thành quả của nó, nó cũng chính là đối tượng sản xuất của doanh nghiệp thi công công trình. Nó có thể là công việc thi công của một dự án xây dựng, cũng có thể là công việc thi công của một công trình đơn lẻ hoặc một công trình đơn vị trong đó. Vì vậy, dự án công trình xây dựng có đặc trưng là: - Nó là nhiệm vụ thi công một dự án xây dựng hoặc một công trình đơn lẻ, công trình xây dựng ở đó. - Với tư cách là một tổng thể quản lý, nó coi doanh nghiệp thi công công trình là chủ thể quản lý dự án xây dựng. - Phạm vi của nhiện vụ này được quy định giới hạn trong hợp đồng nhận thầu công trình. Nhưng chỉ có việc thi công công trình đơn vị, công trình đơn lẻ và dự án xây dựng mới có thể gọi là dự án, bởi vì công trình đơn vị mới là sản phẩm của doanh nghiệp thi công công trình. Một phần là hạng mục công trình không phải là sản phẩm hoàn chỉnh thì không được gọi là dự án. 1.3.3.Vai trò tư vấn quản lý dự án Vai trò của nhà tư vấn được thể hiện rất rõ trong mỗi lĩnh vực tư vấn. Nhà tư vấn thường đồng thời là cố vấn chuyên môn, người hỗ trợ, người gợi ý, người phản biện, người huấn luyện, người dàn xếp, người thúc đẩy, người gỡ dối… Tác động tích cực không gì thay thế được của tư vấn thể hiện chính trong vai trò đa dạng này. Tuy vậy, vai trò của nhà tư vấn nó khác cơ bản với vai trò của chuyên gia thuần tuý, mặc dù nhất thiết phải là một chuyên gia trước khi có thể trở thành một nhà tư vấn. Với tư cách là một ngành dịch vụ chuyên môn, tư vấn có rất nhiều vai trò nổi bật trong nền kinh tế. 1.3.3.1.Vai trò ở cấp độ vi mô Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin: Là một trong những nhiệm vụ chính của nhà tư vấn. Đó là một vai trò cơ bản nhất và mang tính bắt buộc đối với tất cả các nhà tư vấn, các tổ chức tư vấn. Từ trước tới nay, các công ty tư vấn, các tổ chức luôn được coi là những “kho chứa” thông tin. Nhiều công ty thực sự đã có kinh nghiệm trong việc thu thập và sử lý thông tin. Có những công ty vấn coi mình là ngân hàng thông tin, chứa đựng và tập hợp rất nhiều loại thông tin khác nhau để có thể đáp ứng được những nhu cầu phong phú của khách hàng. Các nhà tư vấn trước khi tiếp xúc với khách hàng hoặc trước khi có đơn đặt hàng tư vấn đã phải tự mình thu thập, sưu tầm nhiều dạng thông tin khác nhau về tất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội, kể cả các thông tin “nhảy cảm” hoặc thông tin đa chiều, đặc biệt trong các lĩnh vực chuyên môn có ưu thế của nhà tư vấn thì họ phải là người luôn nắm bắt các thông tin mới nhất, cập nhật nhất. Có thể có những dung lượng thông tin, những chiều cạnh thông tin nhà tư vấn sử dụng được, có nghĩa là cung cấp cho phía khách hàng theo các đơn đặt hàng (hợp đồng), cũng có những lượng thông tin phải qua xử lý nhiều lần, được cán bố tư vấn trong tổ chức phân tích, kỹ lưỡng trước khi tư vấn cho khách hàng. Chẳng hạn trong lĩnh vực tư vấn lập dự án đầu tư, những lượng thông tin mà nhà tư vấn phải nắm bắt bao gồm: Các đạo luật về đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, các văn bản pháp quy, các quy trình của việc lập dự án, thông tin về các đối tác đầu tư trong tương lai…khi nhà đầu tư nước ngoài cần có thông tin về môi trường kinh doanh hay môi trường pháp lý thì sẽ được các nhà tư vấn cung cấp. Hoặc một doanh nghiệp muốn biết rõ đối thủ cạnh tranh của mình trên thương trường thì các nhà ở đây đóng vai trò là người cung cấp thông tin rất quan trong. Hỗ trợ quản lý: Hoạt động tư vấn nhằm phục vụ cho các cơ quan, các cá nhân đóng vai trò quản lý trong các đơn vị, các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế - xã hội khác nhau. Hiện nay, trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đã rất phức tạp, một doanh nghiệp luôn đòi hỏi có sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều bộ phận, từ khâu lập kế hoạch sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu, chuẩn bị nguồn nhân lực, chỉ đạo tác nghiệp, kiểm tra chất lượng…tới hoàn thiện sản phẩm (đặt kết quả cuối cùng). Nhiều vấn đề mới nảy sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh như kiểm tra, hạch toán, kiểm toán, nghiên cứu thị trường…đã làm cho công tác quản lý doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng trở nên phức tạp.Vì thế, các nhà quản lý doanh nghiệp không thể tự mình đưa ra các quyết định chính xác khi xuất hiện vấn đề phát sinh. Họ cần phải tìm đến các nhà tư vấn để tham khảo và tiếp thu những ý tưởng mang tính chất độc lập, khách quan hết sức đúng đắn và có tính thuyết phục cao trước khi ra quyết định. Thực tế đã chứng minh trong những trường hợp như vậy, chỉ có nhà tư vấn mới có khả năng về chuyên môn và đủ độ “tỉnh táo” để tư vấn giúp nhà quản lý doanh nghiệp ra quyết định chính xác. Các nhà tư vấn thường đóng vai trò cầu nối giữa nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Hoặc ngược lại, dựa trên các kết quả điều tra, khảo sát thực tế của các nhà tư vấn, các cơ quan nghiên cứu tiến hành các công trình khoa học của mình. Thông thường, các chuyên gia nghiên cứu chỉ đơn thuần là người phác thảo các ý tưởng khoa học, muốn các ý tưởng khoa học đó được ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống nhất thiết phải qua các khâu trung gian và vai trò của nhà tư vấn trở nên hết sức quan trọng. Đồng thời, nhà tư vấn cũng là người “gợi ý”, đề xuất, cung cấp thông tin, phản biện một khách quan các đề án, các chương trình nghiên cứu làm cho nó trở nên phù hợp, sát với thực tế cuộc sống và có khả năng ứng dụng cao. Trong xã hội hiện đại, những công trình nghiên cứu chỉ có thể thành công khi liên hệ chặt chẽ với công tác tư vấn. Những số liệu do nhà tư vấn thu thập được trong các cuộc điều tra, khảo sát sẽ phục vụ cho hàng loạt các mục đích nghiên cứu. Chúng có thể được sử dụng và dự báo hay nêu ra những quan điểm phát triển, xu hướng phát triển trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Đôi khi, các nhà tư vấn cũng có những công trình nghiên cứu chính thức hay thực hiện các hợp đồng nghiên cứu hỗ trợ các tổ chức, đơn vị nghiên cứu chuyên môn khác. Trong nhiều trường hợp, các trường đại học, các viện nghiên cứu cũng thông qua tư vấn và tryuền bá kết quả nghiên cứu của họ thông qua các dịch vụ tư vấn. 1.3.3.2. Vai trò ở cấp vĩ mô Tư vấn có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chiến lược phát triển: Nhà nước không thể tự mình lập ra một chiến lược phát triển kinh tế khi không có đội ngũ chuyên gia giỏi. Đội ngũ chuyên gia đó chính là các tổ chức tư vấn, cố vấn cho các đơn vị lãnh đạo. Khi xuất hiện khó khăn, phức tạp đối với các vấn đề phát triển kinh tế đất nước, tư vấn với tư cách là cung cấp các dịch vụ chuyên môn ngày càng có tầm quan trọng nhờ áp dụng các phương pháp tiếp cận phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, nhờ năng lực sẵn có của mình cộng với khả năng đáp ứng nhu cầu cao về chất lượng thông tin tư vấn, về chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức tư vấn. Nhà nước có thể tiến hành phát triển, cải cách nền kinh tế khi biết kết hợp nhiều nguồn lực, trong đó có những nguồn lực về “chất xám” các nhà tư vấn hoạch định chính sách. Như vậy, dịch vụ tư vấn đóng vai trò là những “mối dây” liên kết giữa chính phủ và những chính sách phát triển đất nước. Tư vấn là một trong những công cụ thực hiện các cơ chế, chính sách Nhà Nước: Tư vấn được xem là một trong những hoạt động có hiệu quả nhất trong việc thực thi các cơ chế, chính sách, chương trình của Nhà nước áp dụng đối với tất cả các ngành, lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Thực tế cho thấy, các cơ quan quản lý đã thuê các nhà tư vấn làm quản lý, hay là chuyên gia trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội, dự án quy hoạch, lập các chiến lược phát triển hay tổ chức triển khai các chương trình kinh tế. Có thể hiểu rằng Nhà nước chính là người đề ra các cơ chế, chính sách, còn các cá nhân là người thực hiện các cơ chế chính sách đó thông qua nhiều bước trung gian, trong đó có dịch vụ tư vấn. Hiện nay, vai trò của tư vấn trong các chính sách và thực thi các chương trình phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng nâng cao. Nhà tư vấn nhiều lúc cũng tham gia vào từng ngành, lĩnh vực củ thể như: giao thông vẩn tải, xây dựng…Trong các dự án kỹ thuật, các nhà tư vấn kỹ thuật không chỉ gánh trách nhiệm khảo sát và thiết kế hay tư vấn mà còn tham gia thực thi dự án với tư cách như là những kỹ sư, những người trong cuộc. Cải cách hành chính quốc gia: Như đã phân tích hai vai trò quan trọng trên của tư vấn, Chính phủ sẽ được hỗ trợ đắc lực từ các nhà tư vấn trong việc xây dựng cơ chế, chính sách và các chiến lược phát triển. Hay nói cách khác, nhờ các nhà tư vấn mà các cơ quan Chính phủ sẽ chỉ tập trung vào vai trò định hướng chính sách mà giảm đi gánh nặng bộ máy chuyên môn. Thực chất đó chính là một phần trong công cuộc cải cách hành chính mà cả nước đang tiến hành từ trên xuống hiện nay. Tư vấn đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ: Trong mấy thập niên gần đây, tư vấn đã là một trong những bước đi quan trọng đối với quá trình chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia, giữa các cuốc gia với nhau. Dịch vụ này ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển ngành công nghiệp và tăng khả năng đầu tư, nhất là đầu tư vào công nghệ, khoa học kỹ thuật. Nhiều chương trình, dự án, các nhà tư vấn đã tham gia với tư cách là cố vấn đối với các công ty hay Nhà nước. Trong trường hợp này, các nhà tư vấn chính là những kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, khả năng hiểu biết sâu, rộng về trình độ phát triển khoa học công nghệ trên thế giới và các đối tác của khách hàng của mình. Họ có thể giúp công ty hay Nhà nước lựa chọn công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật của các đối tác trong hay ngoài nước khi những đối tác thực hiện các dự án đầu tư và chuyển giao công nghệ. Các nhà tư vấn có thể đóng vai trò tư vấn độc lập, hay giữ vị trí trung gian đối với cả hai bên đối tác, cũng có khi nhà tư vấn là người của một bên do yêu cầu từ phía khách hàng đặt ra giúp họ thẩm định kỹ thuật, chất lượng sản phẩm công nghệ được chuyển cho mình. Trong thời gian qua, các nhà tư vấn quốc tế đã đặt được tiêu cao và uy tín cao trong công việc do khách hàng uỷ thác. Nhờ vậy mà các nhà tư vấn về chuyển giao kỹ thuật, công nghệ đóng vai trò rất quan trọng và thực sự cần thiết đối với các công ty hay Nhà nước khi tiến hành các dự án phát triển hay mở rộng sản xuất. 1.4. Sự cần thiết của hoạt động tư vấn quản lý dự án Trước hết, nó đánh giá về những đóng góp của tư vấn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội có thể nhìn nhận ở hai phía cạnh nổi bật, thứ nhất; Tư vấn là một ngành dịch vụ nên cùng với các ngành kinh tế khác tham gia cấu thành GDP thành phố. Với tư cách là một dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tư vấn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, thúc đẩy mạnh mẽ sử phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, qua đó gián tiếp đóng góp vào tốc độ tăng trưởng và tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế nói chung. Nhất là trong xu thế hội nhập những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động tư vấn sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Cách mạng khoa học và kỹ thuật trên thế giới phát triển ngày càng nhanh chóng, đem đến những thành tựu đột biến, làm cho lực lượng sản xuất trên thế giới phát triển như vũ bão, tạo ra những mối liên kết kinh tế giữa các nước ngày càng chặt chẽ, các nền kinh tế ngày càng tuỳ thuộc lẫn nhau, bất kể nền kinh tế lớn hay nhỏ. Qua trình toàn cầu hoá phát triển rất nhanh, nảy sinh nhiều vấn đề đòi hỏi sự tham gia của nhiều quốc gia mới giải quyết được. Hội nhập quốc tế trở thành một yêu cầu tất yếu. Nội dung cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế được các quốc gia đưa ra bàn hội nghị tập trung chủ yếu vào sự cam kết của các nước và vùng lãnh thổ về việc thực hiện chính sách kinh tế mở, đẩy mạnh trao đổi khoa học - công nghệ, thực hiện mở cửa thị trường ở bốn lĩnh vực: Mở cửa thị trường hàng hoá (giảm thuế quan, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan), mở cửa thị trường dịch vụ, mở cửa thị trường đầu tư và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tư vấn là một lĩnh vực dịch vụ, sẽ phải đối mặt với những thách thức khi thị trường dịch vụ mở cửa dần trong tiến trình hội nhập. Sức ép cạnh tranh đang ngày càng gia tăng khi Việt nam tham gia vào các liên kết kinh tế, thương mại trong khu vực và trên thế giới. Thời gian phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN đang đến gần. Đây là kinh tế nước ta. Nằm trong chi phói đó, hoạt động tư vấn chịu ảnh hưởng: Thứ nhất: Các doanh nghiệp thực sự bị thôi thúc phải sự dụng tư vấn để nâng cao khả nâng cao khả năng cạnh tranh và triệu quả trong môi trường kinh doanh biến động. Thứ hai: Bản thân các tổ chức, nhà tư vấn chịu sức ép phải nâng cao chất lượng dịch vụ của mình đáp ứng yêu cầu của cạnh tranh không chỉ trong nước mà cả trên thị trường quốc tế. Tổng hợp hai khía cạnh đó, cả cầu và cung tư vấn đứng trước cơ hội và thách thức lớn. Trở ngại lớn nhất hiện nay đối với sự tham gia của các nhà tư vấn trong nước đối với thị trường tư vấn quốc tế là thiếu các điều kiện và chậm tiếp xúc với kinh nghiệm của tư vấn nước ngoài, chủ yếu là do ít có cơ hội tham gia thị trường tư vấn quốc tế. Trong tiến trình hội nhập của tư vấn nước ta và Hà Nội với tư vấn quốc tế, vấn đề cần quan tâm hàng đầu về phía Nhà nước là xây dựng hệ thống chính sách, thể chế luật phát điều tiết quản lý hữu hiệu các hoạt động tư vấn của các tổ chức, nhà tư vấn trong và ngoài nước hành nghề trên lãnh thổ nước ta vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời làm cơ sở cho đàm phán quốc tế mở cửa thì trường cho lực lượng tư vấn Việt Nam vươn ra thì trường khu vực và thế giới. Trên cơ sở định hướng hội nhập quốc tế và chiến lược phát triển ngành, các doanh nghiệp tư vấn phải cụ thể hoá bằng chương trình hành động của mình. Trong đó; Tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp theo hướng tạo dựng các mũi nhọn đột phá trên cơ sở phát huy lợi thế sẵn có. Tăng cường liên kết giữa các tổ chức tư vấn trong nước trong các dự án quốc tế, tạo nên sức mạnh cạnh tranh với tư vấn nước ngoài. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ, chuyên gia tư vấn bậc cao, nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức kỷ thuất, phong cách làm việc hiện đại. Như vậy, để đảm bảo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, những loại hình tư vấn cần được tạo điều kiện khuyến khích phát triển chính là những lĩnh vực tư vấn hỗ trợ đắc lực cho các ngành kinh tế ưu tiên của thành phố. Có thể chỉ ra một số loại hình tư vấn cần phát triển bao gồm: tư vấn tài chính, ngân hàng, tư vấn công nghệ thông tin, tư vấn xây dựng quản lý đô thị, tư vấn môi trường, tư vấn chính sách, tư vấn quản lý kinh doanh… Có như vậy, ngành tư vấn mới thật sự đóng góp vào tăng giá trị sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và trong nội bộ từng ngành nói riêng, đặc biệt là góp phần tăng năng xuất sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố trong thời gian tới. CH ƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ – TƯ VẤN & XÂY DỰNG 289 TRONG THỜI GIAN TỚI 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 2.1.1. Thông tin chung về Công ty 2.1.1.1.Thông tin về Công ty Công ty được thành lập ngày 30/08/2001. Sau nhiều năm tháng hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, xây dựng và thương mại. Để phấn đấu cho công ty được lớn mạnh và ngày càng phát triển Ban lĩnh đạo công ty quyết định Xây dựng thành Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289. Tên công ty là: Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 Tên giao dịch là: 289 Construction and Consusltant Inuertment Joint Stock Company. Trụ sở chính là: Tổ 3- Phường Phùng Chí Kiên - Thị xã Bắc Kạn. Điện thoại: 0281280289 Fax: Số đăng ký kinh doanh: 13.03.000028 Mã số thuế: 4700145576 Vốn thiều lệ: 5.000.000.000 động Văn phòng tại Hà Nội là: 615 Kim Mã – Ba Đình - Hà Nội Điện thoại: 047538461 Fax: 047538461 Giám Đốc: Phạm Ngọc Tuân Văn phòng tại Lào Cai: 419 Kính Yên – Thành Phố - lào Cai Văn phòng tại Sơn La: Ngõ 5 đường Tô Hiệu - Phường Chiềng lề - Thị Xã Sơn La - Tỉnh Sơn La. Điện thoại: 022859105 Fax: Số đăng ký kinh doanh: 24.13.000038 Mã số thuế: 4700145576 – 001 Tài khoản giao dịch: 1007.2442.630.0 tại NHTM CP Quân đội – Hà Nội :431101.054005 tại NHNN và PT Nông Thôn Bắc HN :395.10000001588 tại NH Đầu tư và phát triển Bắc Kạn 2.1.1.2.Lĩnh vực kinh doanh - Tư vấn khảo sát, lập dự án quy hoạch, thiết kế các công trình xây dựng, công nghiệp dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, san nền, đường dây và trạm biến áp điện đến 35kv, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cơ điện lạnh (điều hoà không khí ), tư vấn chuyển giao công nghệ kỹ thuật. - Tư vấn giám sát các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, hệ thống cấp thoát nước, san nền, đường dây và trạm biến áp điện đến 35kv, hệ thống cơ điện lạnh. - Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi, hệ thống cấp thoát nước, san nền tạo mặt bằng, đường dây và trạm biến áp điện đến 35kv, lắp đặt hệ thống điều hoà không khí, điều hoà trung tâm. - Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. - Kinh doanh bất động sản. - Kinh doanh điện tự, điện lạnh, máy xây dựng. - Vận tải hàng hoá liên tỉnh. - Kinh doanh du lịch lữ hành. 2.1.1.3. Mục tiêu chiến lược kinh doanh Từ tình hình thực tế hiện nay, Công ty đã đưa ra mục tiêu chiến lược cụ thể như sau: - Tập trung phát triển tư vấn công trình xây dựng. - Thực hiện các dự án theo hình thức xây dựng với các dự án có quy mô vừa và nhỏ có vốn đầu tư nước ngoài hoạt vốn tư nhân trong nước. Trong đó tập trung thực hiện các công trình xây dựng kết hợp với các đơn vị thành viên (đơn vị xây lắp) trong tổng Công ty cùng thực hiện. - Đầu tư cơ sở vật chất về chiều sâu, đối với công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác sản xuất kinh doanh, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất vào sản xuất. Chuyển giao các ứng dụng phần mềm tiên tiến trong nước và thế giới, phát triển phần mềm do Công ty lập với trình độ cao hơn. - Thường xuyên nâng cao chất lượng công trình, coi chất lượng công trình là uy tín và danh dự của Công ty, là chìa khoá của mọi sử thành công. Vì vậy huy động tối đa mọi nguồn lực đảm bảo tốt công tác khảo sát hiện trường cũng như công tác thiết kế. - Có kế hoạch nâng cao trình độ chuyên môn của kỹ sư chính cũng như công nhân kỹ thuật, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý làm cho công ty phát triển một cách vững chắc. 2.1.2. Quá trình ra đời và phát triển của Công ty Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 là m._.ột doanh nghiệp được thành lập năm 2001 với định hướng kinh doanh đa sở hữu, đa ngành nghề, công ty có nhiều bước phát triển rõ ràng và tăng trưởng vững chắc. Với những công trình thi công lớn và các mô hình tổ chức quản lý hợp lý và tiên tiến, như đội ngũ cán bộ trẻ, năng động sáng tạo Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 đã và đang thi công nhiều công trình trọng điểm như xây dựng các công trình dân dụng, giao thông thuỷ lợi, lắp đặt đường dây, trạm điện 35kv, đào đắp đất đá, hạ tầng cơ sở - công nghiệp, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, xây dựng nhà máy thuỷ lợi đang sánh bước cùng các nhà đầu tư khác và từng ngày làm thay đổi diện mạo đất nước trong thời kỳ đổi mới, góp phần làm giàu cho đất nước. Đến nay, Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 đã có một lực lượng cán bộ nhân viên hơn 300 người, hoạt động trên 12 dự án dải khắp khu vực Miền Bắc với doanh số thu được là: Năm 2004: 3.775.178.216 đồng Năm 2005: 6.693.239.657 đồng Năm 2006: 8.591.513.881 đồng Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289 đã được khẳng định của nhà đầu tư, nhà thầu chuyên nghiệp, là chỗ dựa tin cậy cho các đối tác và cũng là một môi trường đào tạo các tài năng trẻ. 2.1.3. Đặc điển kinh tế - kỹ thuật của Công ty 2.1.3.1. Sản phẩm, Thị trường, Khách hàng * Sản phẩm - Sản phẩm của Công ty là sản phẩm trí tuệ cao cấp, mang hàm lượng chất xám cao. - Quá trình làm ra sản phẩn phải tuân theo trình tự thủ tục theo quy định của phát luật và các tiêu chuẩn của ngành. - Sản phẩm của Công ty có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội vì tham gia xây dựng nên những công trình góp phần thúc đẩy gắn kết kinh tế giữa các vùng trong cả nước, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế của mọi ngành nghề do vai trò to lớn của hệ thống giao thông vận tải. Do cũng thúc đẩy sự phát triển trình độ xã hội * Thị trường Công ty tập chung vào phát triển thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường miền bắc phát triển mạnh. Sản phẩm của Công ty có mặt ở hầu hết các tỉnh miền bắc đó là: Hà Nội, Lào Cai, Sơn La…ngoài ra Công ty đang ngày càng mở rộng thị trường ra các tỉnh; như Điện biên, Lai Châu, Hoà Bình, Ninh bình, Lạng Sơn…vv. *Khách hàng Khách hàng của Công ty là các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án từ cấp huyện, tỉnh, và các ban quản lý dự án trực thuộc Bộ, Trung ương. Các nhà thầu công trình xây dựng có các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 2.1.3.2.Công nghệ, cơ sở vật chất và trang thiết bị ở Công ty * Các thiết bị chuyên môn Công ty có cơ sở vật chất khá đầy đủ, tiện nghi, trang thiết bị được trang bị một cách đầy đủ, máy móc thiết bị hiện đại và luôn được bảo dưỡng kịp thời, thường xuyên. Công ty có đầy đủ các thiết bị chuyên môn như: máy đào, máy xúc, máy ủi, máy bơm nước, máy phát điện, máy khoan, máy cắt gạch,…..vv. * Các thiết bị phần mềm hỗ trợ Các thiết bị phần mềm đề hỗ trợ cho công việc thiết kế các công trình xây dựng như: Autocad14, Autocad2000, Photoshop, Coreldraw, Accurender, 3dstuio, Ecodail3, Nova, HS30, Topo, Sap2000, Staad III, Microjeep, Dự toán 97, Comjar, Microft Office…..vv. c. Lao động * Về trình động Tổng số cán bộ công nhân viên có 300 người trong đó có: Trình độ trên Đại học: 15 người Trình độ Đại học : 57 người Khác : 228 người Như vậy lực lượng lao động của Công ty rất đông đảo, do sản phẩm chất xám, yêu cầu về trí tuệ cao, nên chiếm tỉ lệ cao hơn so với cao đảng và trung cấp, công tác viên, công nhân, lái xe - máy, các đội công nhân chuyên nghiệp trực tiếp sản xuất. * Về giới tính Nam : 65 người chiếm 81,25% Nữ : 15 người chiếm 18,75% Lực lượng lao động trong Công ty chủ yếu là lao động Nam, điều này là do lao động trực tiếp trong Công ty chiến đa số mà chủ yếu là các kỹ sư, kiến trúc sư. * Về độ tuổi Nhìn chung nguồn lao động trực tiếp trong Công ty khá trẻ, chủ yếu ở độ tuổi 25 đến 30 tuổi chiếm hơn 80%. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn &Xây dựng 289 có đủ năng lực nhận và hoàn thành các dự án có quy mô vừa và nhỏ về thiết kế, đấu thầu hợp đồng kinh tế các dự án xây dựng, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, một số lĩnh vực khác đã được khách hàng trong và ngoài nước tín nghiệm, đánh giá cao. Như vậy, Công ty có một lực lượng lao động khá dồi dào về chất lượng và số lượng lại năng động, nhiệt tình, sang tạo với nhiều ngành nghề khác nhau, Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 có đủ năng lực nhận và hoàn thành các dự án có quy mô vừa và lớn về thiết kế, đấu thầu hợp đồng kinh tế các dự án xây dựng, lập báo cáo. 2.2. Quy định hiện hành về tư vấn quản lý dự án Qua nghiên cứu các văn bản: Luật xây dựng 2003. Nghị định 16/2005/NĐ – CP quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định 209/2004/NĐ – CP quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng. 2.2.1. Nhiệm vụ của chủ đầu tư và tổ chức tư vấn quản lý dư án trong trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án. Người quyết định đầu tư quyết định hình thức lựa chọn tư vấn quản lý dự án. Tổ chức tư vấn được lựa chọn phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Tổ chức tư vấn phải là tổ chức tư vấn độc lập. Trách nhiệm của chủ đầu tư tronh trường hợp thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án. a. Lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án đủ điều kiện năng lực phù hợp với dự án. b. Kỳ thanh toán cho nhà thầu theo yêu cầu của tư vấn quản lý dự án. c. Tạo mọi điều kiện cho hoạt động của tổ chức tư vấn quản lý dự án. d. Chịu trách nhiệm trước phát luật và bồi thường thiệt hại khi thông đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án hoặc nhà thầu làm thất thoát vốn đầu tư. Nhiệm vụ của tổ chức tư vấn quản lý dự án. a. Kiểm tra hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư phê duyệt. b. Lập hồ sơ mời thầu, tư vấn lựa chọn nhà thầu. c. Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công công trình nếu đủ điều kiện năng lực. d. Nghiên cứu, thanh toán, quyết toán các hợp đồng đã ký kết, tư vấn quản lý dự án phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và phát luật về tính chính xác, hợp lý của giá trị thanh toán. đ. Quản lý chất lượg, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của dự án. e.Nghiệm thu, bàn giao công trình. g. Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, lập báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng. Tùy điều kiện của dự án, chủ đầu tư có thể giao nhiệm vụ khác cho tư vấn quản lý dự án và phải được ghi cụ thể trong hợp đồng. Tổ chức tư vấn quản lý dự án phải trịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng. Phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong quá trình quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án phải chịu trách nhiệm về các hoạt động quản lý dự án tại công trường xây dựng. 2.2.2. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi làm tư vấn quản lý dự án. Năng lực của tổ chức tư vấn khi làm tư vấn quản lý dự án được phân thành hai hạng mục: a. Hạng 1: - Có Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 phù hợp với loại dự án. - Có tối thiểu 30 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 3 kỹ sư kinh tế. - Đã thực hiện ít nhất một dự án nhóm A hoặc hai dự án nhóm B. b. Hạng 2. - Có giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2 phù hợp với loại dự án. - Có tối thiểu 20 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 2 kỹ sư kinh tế. - Đã thực hiện ít nhất 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại. Phạm vi hoạt động: a. Hạng 1: Được quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C b. Hạng 2: Được quản lý dự án nhóm B và nhóm C. c. Các tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng được thực hiện quản lý dự án đối với các dự án chỉ yêu cầu báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. 2.2.3. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây dựng công trình. Năng lực của tổ chức giám sát công trình được phân thành hai hạng mục theo loại công trình như sau: a. Hạng 1: - Có ít nhất 20 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp. - Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất một công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I, hoặc hai công trình cấp II cùng loại. b. Hạng 2: - Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp. - Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II, hoặc 2 công trình cấp III cùng loại. Phạm vi hoạt động: a. Hạng 1: Được giám sát thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III, và IV cùng loại. b. Hạng 2: Được giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp II, III, và IV cùng loại. c. Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV loại. 2.2.4. Điều kiện, năng lực của tổ chức tư vấn khi lập dự án. Năng lực của tổ chức lập dự án được phân thành hai hạng theo loại dự án như sau: a. Hạng 1: Có ít nhất 2 người là kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án, trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 1 hoặc kế hạng 1 công trình cùng loại. b. Hạng 2: Có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư. Kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu dự án: Trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 2 hoặc chủ nhiệm, thiết kế hạng 2 công trình cùng loại. Phạm vi hoạt động a. Hang1: Được lập dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại. b. Hạng 2: Được lập dự án nhóm B, C cùng loại. c. Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng chỉ được lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật của công trình cùng loại. 2.2.5. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi khảo sát xây dựng. Năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng được phân thành hai hạng như sau: a. Hạng 1. - Có ít nhất 20 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát, trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 1. - Có đủ thiết bị phù hợp với từng loại khảo sát và phòng thí nghiệm hợp chuẩn. - Đã thực hiện ít nhất một nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc hai nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp II. b. Hạng 2: - Có ít nhất 10 người là kỹ sư phù hợp với nhiệm vụ của khảo sát, trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 2. - Có đủ thiết bị phù hợp với từng loại khảo sát. - Đã thực hiện ít nhất một nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp II hoặc hai nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp III. Phạm vi hoạt động. a. Hạng 1: Được thực hiện nhiệm vụ khảo sát cùng loại công trình cấp đặc biệt như cấp I, II, III, IV. b. Hạng 2: Được thực hiện nhiệm vụ khảo sát cùng loại công trình cấp II, III, IV. c. Đối với khảo sát địa hình, chỉ các tổ chức khảo sát hạng 1 và hạng 2 mới được thực hiện khảo sát địa hình các loại có quy mô. 2.2.6. Điều kiện năng lực của giám đốc tư vấn quản lý dự án. Năng lực giám đốc tư vấn quản lý dự án được phân thành hai hạng theo loại dự án. Giám đốc tư vấn quản lý dự án phải có trình độ đại học chuyên ngành xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây: a. Hạng 1: Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công tối thiểu 7 năm, đã là giám đốc hoặc phó giám đốc tư vấn quản lý dự án của một dự án nhóm A hoặc hai dự án nhóm B cùng loại, hoặc là chỉ huy trưởng công trường hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1. b. Hạng 2: Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 5 năm, đã là giám đốc hoặc là phó giám đốc tư vấn quản lý dự án của một dự án nhóm B hoặc hai dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2. c. Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm trong công tác lập dự án hoặc thiết kế hoặc thi công xây dựng tối thiểu 5 năm được giữ chức danh giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2. Trường hợp chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án thì giám đốc quản lý dự án phải có năng lực tương ứng với giám đốc quản lý dự án quy định tại khoản 1 điều này. Phạm vi hoạt động: a. Hạng 1: Được quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C. b. Hạng 2: Được quản lý dự án nhóm B, C. 2.3. Sự cần thiết để mở rộng hoạt động tư vấn 2.3.1. Sự cần thiết tăng cường hoạt động tư vấn quản lý dự án tại Việt Nam 2.3.1.1. Sự cần thiết tăng cường hoạt động tư vấn quản lý dự án tại Việt Nam Cùng với quá trình đổi mới và phát triển kinh kế xã hội của đất nước trong hơn thập kỳ qua, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các thành phố, thị xã, khu công nghiệp…Ngày càng được quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển. Đồng thời, hiệu quả của các dự án cũng như chất lượng công trình xây dựng ngày càng được đặt lên hàng đầu. Để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn chúng ta phải có sự thay đổi trong phương pháp quản lý dự án. Một phương thức quản lý dự án rất hiệu quả mà được tất cả các nước trên thế giới áp dụng đó là: Thuê tư vấn quản lý. Bởi thế, Việt Nam chuyển đổi các ban quản lý dự án thành các Công ty tư vấn quản lý dự án là rất cần thiết và phù hợp với xu thế hiện nay của thế giới. Như chúng ta đã biết, hiệu quả đầu tư và chất lượng công trình chủ yếu phụ thuộc vào công tác quản lý của chủ đầu tư. Cho nên vai trò của lý dự án đặc biệt quan trọng đòi hỏi quản lý phải có nghề. Trong thời gian qua có một sự thật làm chúng ta phải nhận thấy đó là hiện tượng thất thoát, lãng phí trong xây dựng kèm theo chất lượng công trình ngày càng đi xuống do ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập hoạt động không hiệu quả. Ban quản lý dự án bây giờ đã lỗi thời. Hơn nữa, khi đất nước ngày càng phát triển cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật càng có nhiều công trình hiện đại, phức tạp được xây dựng. Khi đó, ban quản lý dự án không đủ điều kiện và năng lực để đảm nhận, đòi hỏi trình độ quản lý dự án chuyên nghiệp. Điều này chỉ có các Công ty tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp làm được. Mặt khác, tư vấn quản lý dự án còn có một số vai trò khác đó là: Đảm bảo sự liên kết trong tất cả các hoạt động của dự án, phát triển và giải quyết nhanh chóng những vướng mắc, nảy sinh. Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp để giải quyết những sửa đổi, bất đồng thúc đẩy tiến trình dự án. Là cầu nối giữa chủ đầu tư và nhà thầu, là tổ chức độc lập đại diện cho chủ đầu tư từ giai đoạn chuẩn bị dự án, lập dự án, khảo sát thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ mời thầu, đấu thầu mua sắm thiết bị và xây lắp, quản lý thực hiện dự án cho đến nghiệm thu, bảo hành đưa vào sự dụng công trình… chủ đầu tư luôn luôn mong muốn công trình tốt nhất với chi phí đầu tư thấp nhất, nhà thầu cũng có mục đích tiết kiệm tối đa chi phí nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình thực hiện dự án, sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh không thể xác định trước được, do vậy thông qua tư vấn quản lý dự án; nắm vững và áp dụng công nghệ xây dựng và quản lý hiện đại, tiên tiến phù hợp với điều kiện về tự nhiên, môi trường, xã hội, dân sinh nhưng vẫn đảm bảo các tiêu chí kinh tế - kỹ thuật trước mắt cũng như tương lai theo yêu cầu của chủ đầu tư, cũng như theo các điều kiện ràng buộc của các nhà tài trợ, phù hợp với thông lệ quốc tế theo tổ chức tư vấn thế giới. Đảm bảo yêu cầu hiệu quả đầu tư kinh tế xã hội: Đảm bảo tiến độ, thời gian xây dựng và thực hiện dự án, tiết kiệm chi phí, tăng khả năng doanh lợi của dự án, cũng như bảo đảm dự án có chất lượng tốt nhất là nhiệm vụ và trách nhiệm của tư vấn quản lý dự án. Tăng cường ứng dụng thông tin khoa học, chuyển giao công nghệ mới; Quá trình sử dụng tư vấn quản lý dự án chính là quá trình chuyển giao công nghệ rất điển hình, đem lại hiệu quả cao cùng với các dự án xây dựng được thực thi trong thời gian qua, các nhà tư vấn đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu, áp dụng và chọn lọc các công nghệ, kỹ thuật xây dựng và thiết bị mới, tiên tiến hiện đại. Tư vấn quản lý dự án sẽ đóng vai trò tiên phong, cầu nối giúp chủ đầu tư, các nhà quản lý về đầu tư xây dựng nâng cao trình độ, năng lực quản lý cũng như cập nhật, tiếp cận và nắm bắt các thông tin khoa học, công nghệ mới nhất, từng bước áp dụng các hình thức quản lý dự án tiên tiến trên thế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam và đòi hỏi hội nhập khách quan với khu vực và thế giới, góp phần nâng cao chất lượng thực thi dự án. Như vậy, trong thời đại ngày nay thuê tư vấn quản lý dự án là một tất yếu khách quan. Thuê tư vấn quản lý dự án rất có lợi. Các nhà tư vấn có tính chuyên nghiệp cao, có tập thể cán bộ năng lực đảm bảo việc quản lý một dự án với nhiều giai đoạn khác nhau. Ngoài ra, khi chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án, quan hệ giữa hai bên sẽ là quan hệ hợp đồng kinh tế. Khi đó hai bên sẽ giám sát nhau và không bên nào có thể làm tuỳ tiện được. Lúc đó quyền hạn, nhiệm vụ rất rõ ràng và nhà tư vấn sẽ quản lý tốt hơn so với việc chủ đầu tư tự thành lập ban quản lý. 2.3.1.2. Sự cần thiết tăng cường hoạt động tư vấn quản lý dự án tại Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 Trong môi trường năng động, không gian mở và mức độ cạnh tranh các nguồn lực ngày càng hạn chế và khan hiến đang trở nên gay gắt hơn, do đó để tộn tại và đứng vững được Công ty không đổi mới và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ để phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, khu vực và thế giới, hiệu quả của các dự án cũng như chất lượng công trình xây dựng ngày càng được đặt lên hàng đầu. Để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn chúng ta phải có sử thay đổi trong phương pháp quản lý dự án. Một phương thức quản lý dự án rất hiệu quả mà được tất cả các nước trên thế giới áp dụng đó là: Thuê tư vấn quản lý dự án. Bởi thế, Việt Nam chuyển đổi các ban quản lý dự án thành các Công ty tư vấn quản lý dự án là rất cần thiết và phù hợp với xu thế hiện nay của thế giới. Do đó để đáp ứng được nhu cầu của đất nước trong thời đại mới của Công ty cũng phải không ngừng tăng cường hoạt động tư vấn quản lý dự án. Hơn nữa, là một Công ty tư vấn thiết kế và xây dựng với lợi thế về nguồn lực hiện có cũng như tiềm năng trong tương lai Công ty sẽ hoạt động hiệu quả trong lĩnh lực này. Như chúng ta đã biết, với đội ngũ lãnh đạo đoàn kết và vững mạnh, đội ngũ kỹ sư giỏi về chuyên môn, năng động và nhiệt tình lao động sáng tạo, Công ty Tư vấn thiết kế và xây dựng có đủ năng lực nhận và hoàn thành các dự án có quy mô vừa và lớn về thiết kế, đấu thầu hợp đồng kinh tế các dự án xây dựng, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, một số lĩnh vực khác đã được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm, đánh giá cao. Đây là điều kiện quan trọng để Công ty có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của tư vấn quản lý dự án. Như vậy, Công ty phải tăng cường hoạt động tư vấn quản lý dự án là một tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế phát triển của đát nước. Hiện nay, khi ban quản lý dự án đã lỗi thời không còn phù hợp nữa thì hình thức thuê tư vấn quản lý dự án sễ là rất phổ biến và được chính phủ, Nhà nước hết sức quan tâm. Chính vì vậy mà trong thời gian qua đã có rất nhiều các văn bản pháp luật, quy định về quản lý dự án cũng như hướng dẫn thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động tư vấn quản lý dự án. 2.4. Thực trạng hoạt động tư vấn quản lý dự án của Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 2.4.1.Thực trạng năng lực hoạt động tư vấn quản lý dự án 2.4.1.1. Nhân lực Yếu tố con người được Công ty coi trọng, luôn được bổ sung, đào tạo nâng cao nghiệp vụ một cách thường xuyên. Kế thừa và phát huy truyền thống đó, Công ty rất quan tân đến việc xây dựng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi và đội ngũ công nhân có tay nghề chưa cao, kỹ thuật chuyên sâu còn yếu kém: Hiện công ty có: Bảng 2.1.Nguồn nhân lực của Công ty STT Trình độ Tuổi TB Số người Chuyên môn, lĩnh vực nghiên cứu 1 Trên đại học 45 15 Kinh doanh xây dựng, kiến trúc 2 Đại học 30 57 Xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, mở địa chất, kiến trúc sư, cơ khí, xây lắp điện, máy xây dựng, kinh tế, tài chính, tin học. 3 Cao đẳng,trung cấp 28 37 Xây dựng, địa chất, đo đạt, xây lắp điện, điện dân dụng, kinh tế tài chính, công đoàn, máy xây dựng. 4 Công nhân, lái xe, máy 38 43 Có tay nghề bậc 5 trở lên, trung bình trên 10 năm kinh nghiệm. 5 Các đội công nhân chuyên nghiệp trực thiếp sản xuất 32 100 Xây dựng dân dụng, điện, khai thác vật liệu cát, đá, sỏi, mộc, hoàn thiện điện dân dụng, khảo sát địa hình, địa chất… 6 Cộng tác viên 48 48 Công tác từng lĩnh vực cụ thể. Nguồn phòng kế toán Với phương trâm hoạt động hiệu quả dựa trên đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình trong môi trường khoa học công nghệ cao. Công ty luôn chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ bằng cách tự đào tạo hoặc cử cán bộ tham gia các khoá, lớp đào tạo về quản lý cũng như áp dụng công nghệ cao vào công việc. Cùng với sự đào tạo về con người, Công ty cũng chú ý đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu công việc chất lượng cao và tiến độ nhanh nhất. 2.4.1.2.Phương tiện. Bên cạnh những yếu tố về nhân lực, tài chính, tổ chức quản lý… cơ sở vật chất thiết bị cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng lao động tư vấn xây dựng. Sản phẩm tư vấn được xuất phát từ kinh nghiệm, kiến thức của các chuyên gia tư vấn nhưng rất cần có sự hỗ trợ của các thiết bị để thực hiện công việc tư vấn của mình để hình thành sản phẩm hữu hình giúp khách hàng có thể nắm bắt và sử dụng được. Với các công ty tư vấn xây dựng, hoạt đông tư vấn chủ yếu là quá trình thu thập thông tin, tính toán giải pháp và thể hiện sản phẩm bằng các hồ sơ bản vẽ thiết kế, hoặc các văn bản hướng dẫn kèm theo. Do đó, yêu cầu về phương tiện làm việc của công ty tư vấn có tính công nghệ cao, đơn giản, tiện dụng và tinh tế. Văn phòng làm việc của công ty không cần có diện tích quá rộng xong ở địa điểm công ty và có mặt bằng bố trí khoa học, tiện dụng và tinh tế điều kiện tạo ấn tượng tốt với khách hàng và đối tác. Với đặc thù công việc sử dụng chất xám là yêu cầu nên hệ thống truyền thống, công nghệ thông tin hiện đại đóng góp quan trọng trong quá trình đào tạo nâng cao kiến thức, tác nghiệp của chuyên gia tư vấn. Ngoài các phương tiện tối thiểu như thiết bị văn phòng, phương tiện đi lại…Phương tiện làm việc chủ yếu của kỹ sư tư vấn là máy tính, thiết bị thí nghiệm, kiểm tra chuyên ngành, tài liệu kỹ thuật. Bởi thế, hiện nay tất cả quá trình tạo ra sản phẩm tư vấn đều được cán bộ thực hiện trên máy vi tính với các phần mềm chuyên dùng. Việc sử dụng máy vi tính vào quá trình tính toán và thực hiện hồ sơ thiết kế đã đem lại sự chính xác về nội dung, tốc độ cao về tiến độ và hình thức đẹp cho sản phẩm cuối cùng. Nhận thức được điều này, Công ty đã không ngừng đổi mới trang thiết bị, cơ sở vất chất nhằm nâng cao chất lượng lao động của mình.Công ty đã chuẩn bị trang thiết bị cho mỗi cán bộ một máy vi tính. Ngoài ra, Công ty còn tăng cường đầu tư các thiết bị tiên tiến nhất như máy vẽ, Scan….Đây là một cố gắng lớn của lãnh đạo Công ty nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lao động làm việc. Tất cả các trang thiết bị đều được Công ty chú trọng đầu tư nâng cấp, đổi mới thường xuyên để đạt chất lượng, công suất và hiệu quả trong công việc của Công ty. Hàng năm, ngoài kinh phí sửa chứa thường xuyên lên đến hàng trăm triệu đồng, Công ty thường để nguồn vốn tái đầu tư để đầu tư đổi mới trang thiết bị, đặc biệt là máy vi tính, công cụ chủ yếu của Công ty. Công ty có các thiết bị chuyên môn và các phần mềm hỗ trợ công tác tư vấn sau: DANH SÁCH MÁY MÓC THIẾT BỊ HIỆN CÓ CỦA CÔNG TY ** Máy đào, máy xúc. Bảng 2.2.Máy đào, máy xúc TT Thiết bị Số lượng Công suất Nước sản xuất Năm sản xuất Chất lượng 1 Máy đào Hitachi 02 (200cv)1,2m3 Nhật 1993 80% 2 Máy đào Komatsu PC300 01 (207cv)1,2m3 Nhật 1993 70% 3 Máy đào Komatsu PC200 01 (170cv)0,8m3 Nhật 1997 80% 4 Máy đào Kobelco Sko7 01 (107cv)0,8m3 Nhật 1987 70% 5 Máy đào Samsung bánh lốp 01 (150cv)0,5m3 Hàn Quốc 1997 80% 6 Máy rải thảm Hitachi 02 85cv Nhật 2000 80% Nguồn phòng kỹ thuật ** Máy Ủi, San, Cạp đất. Bảng 2.3. Máy ủi, San, Cạp đất TT Thiết bị Số lượng Công suất Nước sản xuất Năm sản xuất Chất lượng 1 Máy ủi Komatsu D85 01 (220cv) Nhật 1989 70% 2 Máy ủi DZ 170 02 (170cv) Nga 1990 70% 3 Máy ủi 130 01 (130cv) Nga 1987 65% 4 Máy san tự hành D 375 01 (180cv) Nhật 1980 70% 5 Máy cạp tự hành D257 02 (240cv)8m3 Nhật 1989 80% Nguồn phòng kỹ thuật ** Các thiết bị khác. B ảng 2.4. Các thiết bị khác của Công ty TT Thiết bị Số lượng Công suất Nước sản xuất Năm sản xuất Chất lượng 1 Máy bơm nước S 320 02 250m3/h Đức 1992 80% 2 Máy bơm nước nhỏ 07 6m3/h Trung Quốc 1998 85% 3 Máy phát điện DKC – 165PK 02 20KVA Nhật 1989 80% 4 Máy phát điện nhỏ 05 1,5KVA Trung Quốc 1999 85% 5 Máy hàn tự phát DIEZEN 03 15cv Nhật 1998 85% 6 Máy cắt uốn thép 03 Trung Quốc 1997 85% 7 Tời 04 bộ Việt Nam 2000 90% 8 Tó 3 chân 06 bộ Việt Nam 2000 90% 9 Hệ giáo Trần Phú 200 bộ Việt Nam 2000 90% 10 Hệ giáo chữ H,A 50 bộ Việt Nam 2000 90% 11 Cốt pha thép Đại Mỗ 1000m3 Việt Nam 2000 90% 12 Máy khoan bê tông BOS 04 1,1kw Đức 1996 90% 13 Máy cắt gạch Makista 02 0,75kw Nhật 1995 90% Nguồn tài liệu phòng kỹ thuật 2.4.1.3.Tài chính Là yếu tố mang tính quyết định đến tiến độ,chất lượng và hiệu quả của dự án. Một nền tài chính không chắc chắn đủ để áp ứng hoàn thành kế hoạch được Công ty huy động từ các nguồn : Vốn tự có, vốn vay, ký các hợp đồng tín dụng với các công ty tài chính, các ngân hàng… với tổng giá trị từ 5 đến 15 tỷ đồng. Trong hơn 7 năm hoạt động (từ năm 2001 đến tháng 7 năm 2007), Công ty TNHH Tư vấn thương mại và xây dựng 289 đã đặt được mức doanh thu đáng kể. Tổng doanh thu được thực hiện trong mấy năm gần đây: (số liệu được tính trên tổng sản lượng toàn công ty ) B ảng 2.5. Doanh thu của Công ty Đơn vị: triệu đồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 6 tháng đầu Năm 2007 Doanh số 3.775.178.216 6.693.239.657 8.591.513.881 5.494.246.440 Lợi nhuận (5%) 1.887.589.108 3.346.619.829 4.295.156.941 274.712.322 Nguồn phòng kế toán Từ tháng 6 năm 2007, để đáp ứng mục tiêu đưa công ty ngày càng lớn mạnh và phát triển, phù hợp với tình hình mới, Ban lĩnh đạo công ty đã quyết định xây dựng thành Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289. Tên giao dịch là 289 Construction and Consusltment, Joint Stock Company. Kế thừa những thành quả mà công ty TNHH Tư vấn thương mại & Xây dựng 289 đã đặt được, Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 đã có những bước phát triển vược bậc. Trong sáu tháng cuối năm 2007 sau khi chuyển sang hình thức Công ty Cổ phần, về mặt tài chính đặt mức doanh thu là 6.638.235.484 triệu VNĐ, tăng 20% so với 6 tháng đầu năm. Kết quả tài chính mà Công ty đạt được trong mấy năm hoạt động thể hiện cụ thể qua các bảng báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán qua các năm như sau: ** Kết quả tài chính năm 2005: Bảng 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005. Đơn vị:triệu đồng STT Chỉ Tiêu Số Tiền 1 Doanh thu 6.693.239.657 2 Giảm trừ doanh thu 25.146.979 3 Doanh thu 6.668.092.678 4 Giá vốn hàng bán 5.789.126.456 5 Lãi gộp 878.966.222 6 Chi phí quản lý kinh doanh 559.847.210 7 Lãi từ hoạt động kinh doanh 319.119.012 8 Lãi từ hoạt động tài chính 3.422.658 9 Lãi từ từ hoạt động khác 615.952 10 Lợi nhuận trước thuế 323.157.622 11 Thuế TNDN phải nộp 103.410.439 12 Lợi nhuận sau thuế 219.747.183 Nguồn Phòng kế toán Bảng 2.7.Cân đối kế toán 2005. Đơn vị: triệu đồng Tài Sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền A.Tài sản lưu động 2.265.116.753 A. Nợ phải trả I.Nợ ngắn hạn 894.547.763 I.Tiền 238.160.395 1.Vay ngắn hạn 480.000.000 1.Tiền mặt 97.308.788 2.Phải trả cho khách hàng 112.161.984 2.Tiền gửi ngân hàng 140.851.607 3.Thuế VAT 21.025.200 II.Các khoản phải thu 1.553.407.025 4.Thuế TNDN 103.410.439 1.Phải thu khách hàng 1.553.407.025 5.Phải trả CBCNV III.Hàng tồn kho 407.521.485 6.Người mua trả tiền trước 150.000.000 1.Nguyên vật liệu 250.359.461 7.Phải trả khác 27.950.140 2.Chi phí sản xuất kinh doanh 95.632.481 II. Nợ dài hạn 120.000.000 3.Thành phẩm hàng hoá tồn kho 61.529.543 IV.Tài sản lưu động khác 66.027.848 B.Nguồn vốn CSH 235.605.860 B.Tài sản cố định 985.036.870 1.Nguồn vốn kinh doanh 1.992.723.015 I.Tài sản cố định 798.974.468 2.Lãi chưa phân phối 219.747.183 1.Nguyên giá TSCĐ 746.823.575 3.Quỹ khen thưởng phúc lợi 23.135.662 2.Giá trị hao mòn luỹ kế 52.150.893 II.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 186.162.402 Tổng tài sản. 3.250.153.623 Tổng nguồn vốn 3.250.153.623 NguồnPhòng kế toán ** Kết quả tài chính năm 2006. Bảng 2.8. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006. Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Số tiền 1 Doanh thu 8.591.513.881 2 Giảm trừ doanh thu 36.036.002 3 Doanh thu thuần 8.555.477.879 4 Giá vốn hàng bán 7.965.265.391 5 Lãi gộp 1.115.225.805 6 Chi phí quản lý kinh doanh 615.512.544 7 Lãi từ hoạt động kinh doanh 499.713.261 8 Lãi từ hoạt động tài chính 4.059.213 9 Lãi từ hoạt động khác 973.354 10 Lợi nhuận trước thuế 504.745.828 11 Thế TNDN phải nộp 161.518.665 12 Lợi nhuận sau thuế 343.227.163 Nguồn phòng kế toán Bảng 2.9.Cân đối kế toán năm 2006 Đơn vị: Triệu đồng Tài Sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền A.Tài sản lưu động 2.589.868.994 A.Nợ phải trả 1.251.485.848 I.Nợ ngắn hạn 1.001.485.848 I.Tiền 265.495.111 1.Vay ngắn hạn 550.000.000 1.Tiền mặt 91.758.742 2.Phải trả cho khách hàng 156.979.545 2.Tiền gửi ngân hàng 173.376.369 3.Thuế VAT 32.987.638 II.Các khoản phải thu 1.737.971.593 4.Thuế TNDN 161.518.665 1.Phải thu khách hàng 1.737.971.593 5.Phải trả CBCNV III.Hàng tồn kho 451.815.659 6.Người mua trả tiền trước 100.000.000 1.Nguyên vật liệu 235.210.354 7.Phải trả khác 2.Chi phí sản xuất kinh doanh 129.689.702 II. Nợ dài hạn 250.000.000 3.Thành phẩm hàng hoá tồn kho 86.915.603 IV.Tài sản lưu động khác 134.586.631 B.Nguồn vốn CSH 2.869.389.786 B.Tài sản cố định 1.531.006.640 1.Nguồn vốn kinh doanh 2.501.598.393 I.Tài sản cố định 1.258.648.012 2.Lãi chưa phân phối 343.227.163 1.Nguyên giá TSCĐ 1.172.635.162 3.Quỹ khen thưởng phúc lợi 24.564.230 2.Giá ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11424.doc
Tài liệu liên quan