Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty sản xuất - XNK Việt An

Lời mở đầu Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh , các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định tuỳ thuộc vào quy mô, lĩnh vực mà doanh nghiệp đó hoạt động . Lượng vốn này bao gồm : vốn cố định , vốn lưu động và các nguồn vốn chuyên dùng khác . Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là là phải huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc quản lý tài chính và chấp hành pháp luật của nhà nước . Khi nền kinh tế hàng hoá còn chưa phát huy hết chức năng

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty sản xuất - XNK Việt An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của nó , sản xuất kinh doanh còn manh mún thì vốn đã nắm giữ vai trò quyết định đến sự phát triển của doạnh nghiệp . Có thể nói rằng vốn là yếu tố quan trọng , quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp . Những điều mà các nhà quản lý và lãnh đạo thực sự quan tâm đó là vốn được đưa vào sử dụng như thế nào ? có hiệu quả hay không ? ngày nay, trong nền kinh tế thị trường kinh doanh là một hoạt động kiếm lời, tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Để đạt dược điều đó, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, trong đó quản lý vốn là một bộ phận quan trọng có ý nghĩa quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp. xuất phát từ nhận thức đó em nhận thấy tầm quan trọng sử dụng vốn và những kiến thức đã được học tại trường cùng với sự hướng dẫn của thầy Trần Mạnh Hùng và sự giúp đỡ của cán bộ phòng kế toán tài chính Công ty SX– XNK Việt An em chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty SX– XNK Việt An ”. Trong bài viết này em chỉ đề cập đến việc sử dụng vốn của Công ty SX– XNK Việt An nhằm đưa ra những giải pháp tối ưu nhất cho công ty. Do sự hạn chế về nhận thức nên bài viết này còn nhiều khiếm khuyết chính vì vậy, em rất mong được sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn để bài viết của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Bố cục bài viết gồm 3 phần. Phần I : Những vấn đề chung về vốn và vai chò của vốn trong sản xuất kinh doanh. Phần II : Thực trang công tác huy động vốn và quản lý vốn tại Công ty SX– XNK Việt An . Phần III : Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty SX– XNK Việt An Phần I Những vấn đề chung về vốn và vai TRò của vốn trong sản xuất kinh doanh. I . Khái niệm về vốn và vai trò của vốn trong sản xuất kinh doanh: 1.Khái niệm vốn: - Vốn được hiểu theo nghĩa hẹp : là tiềm lực về tài chính của mỗi cá nhân, mỗi Doanh Nghiệp , mỗi Quốc gia .Nếu hiểu theo nghĩa rộng : vốn bao gồm nguồn nhân lực , nguồn nhân tài , tiền bạc và cả quan hệ đã tích luỹ của mỗi cá nhân , mỗi Doanh Nghiệp , mỗi Quốc gia .Trong đó vốn tiền tệ có vai trò hết sức quan trọng , là điểm xuất phát được ừng ra để chuyển hoá thành các yếu tố của quá trình SXKD . - Ngày nay , trong nền kinh tế thị trường mọi vận hành kinh tế đều được tiền tệ hoá , do vậy phạm trù vốn được biểu hiện bằng giá trị vốn , được phản ánh bằng đồng tiền . Nó đại diện cho một lượng giá trị nhất định của tài sản . Vốn được biểu hiện dưới hai hình thái là giá trị và hiện vật . Tuy nhiên , nó luôn tồn tại ở những hình thái vật chất khác nhau. Chính sự khác nhau này sẽ quyết định đặc điểm chu chuyển vốn , mà đặc điểm chu chuyển vốn lại là căn cứ khoa học để xác định phương thức quản lý vốn . - Vốn gắn liền với hoạt động SXKD của Doanh Nghiệp , vì vậy mà vốn luôn vận động từ hình thái tiền tệ sang hình thái vật chất , từ đó cho thấy từ những tài sản được đưa vào kinh doanh thường xuyên vận động trong quá trình SXKD mới được gọi là vốn . - Vốn là một lượng hàng hoá đặc biệt , được trao đổi trên thị trường tài chính , khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hoặc do đặc điểm chu chuyển vốn cần có thêm vốn thì Doanh Nghiệp phải huy động vốn trên thỉ trường tài chính , bằng cách mua quyền sử dụng , quyền định đoạt trong một thời kỳ nhất định . Người bán quyền sử dụng , quyền định đoạt vốn thu được một khoản tiền gọi là lợi tức . Hiện nay , ở nước ta thị trường tài chính đang phát triển và hoàn thiện dần biểu hiện bằng hình thái thị trườngchứng khoán . Điều đó đã tạo điều kiện cho Doanh Nghiệp đa dạng hoá các kênh huy động vốn thay vì chỉ có huy động vốn tại ngân hàng trong và ngoài nước như trước đây . 2.Vai trò của vốn trong sản xuất kinh doanh: - Ngành dệt may nước ta là ngành có truyền thống lâu đời, là ngành gắn bó với đời sống nhân dân từ thành thị đến nông thôn, cung cấp hàng hoá tiêu dùng thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời còn là ngành xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số kim ngạch xuất khẩu, đứng thứ hai trong10 mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn. - Hơn nữa ngành dệt may Việt Nam còn có vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm, mang lại thu nhập cho người lao động, góp phần tạo sự ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội, đây là một vấn đề mà không phải ngành nào cũng làm được. Mặt khác, nước ta so với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới giá sinh hoạt thấp hơn do đó giá nhân công rẻ hơn giúp cho việc giảm giá thành sản phẩm, tạo sức mạnh cạnh tranh cho hàng hoá trên thị trường. ngành dệt may Việt Nam còn có một đội ngũ công nhân lành nghề, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh do đó ngành may công nghiệp Việt Nam đang là thị trường gia công hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. - Để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành và giải quyết được vấn đề trên thì ngành cần có một lượng vốn đáng kể. Vốn có vai trò rất quan trọng, trong việc phát triển của ngành vốn còn giải quyết được những nhu cầu bức xúc cho việc đầu tư vào TSCĐ, TSLĐ phục vụ cho hoạt động SXKD của ngành. Là một ngành may phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu và nhất là trong điều kiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường hiện nay, ngành rất cần có vốn để đầu tư, đổi mới máy móc và lắp đặt dây truyền công nghệ mới nhất. Nguồn vốn tự có của ngành dệt may Việt Nam có hạn, vì vậy sự hỗ trợ từ bên ngoài là rất cần thiết. Nhờ các nguồn vốn này mà ngành dệt may của nước ta bắt đầu hoà nhập vào thị trường ngành dệt may thế giới. - Nguồn vốn của ngành dệt may Việt Nam có thể huy động từ các nguồn sau đây: + Thứ nhất là nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp: Bao gồm vốn cố định, vốn lưu động, vốn xây dựng cơ bản do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (như chênh lệch giá, các khoản phải nộp ngân sách nhưng được ngân sách để lại, khấu hao cơ bản TSCĐ thuộc nguồn vốn ngân sách cấp được để lại cho Doanh Nghệp…), vốn được viện trợ, quyên tăng hoặc do tiếp quản từ chế độ cũ để lại. +) Thứ hai là nguồn vốn tự bổ xung: đây là nguồn vốn rất quan trọng cho sự phát triển của ngành. Nguồn vốn này được hình thành từ hai nguồn đó là trích khấu hao cơ bản và nguồn lợi nhuận còn lại bổ xung vào vốn kinh doanh. Ngoài ra ngành có thể bổ xung vốn hình thành từ chênh lệch giá không phải nộp vốn vay sau khi đã trả nợ và lãi suất tiền vay, việc tăng hay giảm nguồn vốn này tuỳ thuộc vào hoạt động kinh doanh và việc phân cấp quản lý của nhà nước đối với mỗi doanh nghiệp. +) Thứ ba là nguồn vốn vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng : vốn vay của ngân hàng có thể chia thành hai loại đó là vốn vay dài hạn và trung hạn (là các khoản vay mà ngành dệt may sử dụng vào đầu tư dài hạn cho TSCĐ, hình thức này có thời hạn sử dụng lâu dài và lãi xuất ưu đãi), tiếp theo là vốn ngắn hạn (là nguồn vốn mà chủ yếu đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động, sử dụng vốn này phải chịu sứ ép lớn về thời gian và lãi xuất). +) Thứ tư là nguồn vốn huy động thông qua liên doanh: gồm vốn cố dịnh, vốn lưu động của các Doanh Nghiệp tham gia liên doanh liên kết góp vốn doanh nghiệp. Hay nói cách khác nguồn vốn huy động thông qua liên doanh là hình thức đầu tư mà phía bên nước ngoài và phía bên Việt Nam cùng góp vốn thành lập Doanh Nghiệp thoe tỷ lệ đã thoả thuận . +) Thứ năm là nguồn vốn có được từ tiền trả trước của khách hàng. +) Thứ sáu là nguồn vốn trong dân: Đây là nguồn vốn nhàn rỗi của dân được hình thành từ nhiều nguồn như: từ sự tiết kiệm trong nước của đại bộ phận dân cư, tiền tiết kiệm của người đi lao động, đi công tác ở nước ngoài. nhưng do nước ta trình độ phát triển kinh tế còn thấp, thu nhập chưa cao nên tiết kiệm từ dân là còn rất hạn chế. - Hiện nay, phần lớn nguồn vốn mà các doanh nghiệp may xuất khẩu huy động được là nhờ vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng. II. Phân loại vốn: 1. Căn cứ vào cơ cấu vốn trong SXKD của Doanh Nghiệp, vốn dược chia thành hai loại: a. Vốn sản xuất: - Vốn sản xuất và giá trị của toàn bộ tư liệu sản xuất được Doanh Nghiệp sử dụng hợp lý và có kế hoạch vào việc sản xuất những sản phẩm theo kế hoạch. - Vốn sản xuất được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, tuỳ thuộc vào loại hình của Doanh Nghiệp. Nếu là Doanh Nghiệp nhà nước thì đại bộ phận vốn sản xuất được nhà nước cấp, còn các loại hình Doanh Nghiệp khác như Doanh Nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty liên doanh… vốn sản xuất được hình thành từ nhiều nguồn góp lại. - Xét theo hình thái vật chất, vốn sản xuất gồm hai yếu tố là tư liệu lao động và đối tựơng lao động. Hai yếu tố này giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở mọi đơn vị kinh tế. b. Vốn đầu tư: - Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, các cơ quan sản xuất kinh doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và huy động từ các nguồn đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực lớn hơn trong kinh doanh, trong xã hội, trong gia đình. - Đối với cơ sở kinh doanh bắt đầu thành lập,vốn đầu tư được dùng để xây dựng nhà xửơng, mua sắm trang thiết bị, mua sắm nguyên vật liệu, trả lương kỳ đầu. - Đối với cơ sở kinh doanh đang hoạt động, vốn đầu tư dùng để mua sắm thêm trang thiết bị, xây dựng nhà xưởng, tăng thêm vốn lưu động, sửa chữa mua sắm TSCĐ, hao mòn hưu hình và vô hình. - Như vây, quá trình sử dụng vốn đầu tư là nhằm duy trì tiềm lực sẵn có hoặc tạo ra tiềm lực mới lớn hơn trong quá trình SXKD, dịch vụ. 2. Căn cứ vào vai trò và đặc điểm chu chuyển giá trị vốn khi tham gia vào quá trình SXKD, của Doanh Nghiệp, vốn được chia thành hai loại: a. Vốn cố định: - Vốn cố định là một bộ phận của vốn SXKD, là khoản tiền ứng ra TSCĐ của Doanh Nghiệp. Vì vậy, quy mô của vốn cố định sẽ quyết định quy mô của TSCĐ. Song,đặc điểm vận động của TSCĐ lại quyết định đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định. b. Vốn lưu động: -Vốn lưu động là nguồn vốn để tiến hành hoạt động SXKD ngoài sức lao động và tư liệu lao động thì doanh nghiệp phải có đối tượng lao động đựơc biểu hiện dưới hình thái hiện vật gọi là tài sản lưu động. -TSLĐ là tài sản bằng tiền mặt,trong điều kiện nền kinh tế thị trường đòi hỏi Doanh nghiệp phải ứng trước một số tiền để đầu tư mua sắm các TSLĐ hay nói cách khác vốn lưu động là giá trị của TSLĐ, nó bao gồm các khoản phải thu , tiền mặt dự trữ của Doanh Nghiệp. 3.Căn cứ vào nguồn gốc hình thành , vốn được chia thành : a.Vốn chủ sở hữu : - vốn chủ sở hữu là số tiền của chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp. Vốn chủ sở hữu không phải cam kết thanh toán - Vốn chủ sở hữu bao gồm : +) Vốn góp: là vốn của các bên tham gia thành lập liên doanh đóng góp và sử dụng vào mục đích kinh doanh, số vốn này có thể bổ sung hay rút bớt trong quá trình kinh doanh . +) lãi chưa phân phối : là phần chênh lệch giữa một bên là toàn bộ doanh thu với một bên là chi phí kinh doanh, chi phí hoạt động, thu nhập bất thường . b. Vốn vay: - Vốn vay là số tiền mà Doanh Nghiệp đi vay, đi chiếm dụng của các đơn vị tổ chức, cá nhân .Do đó, Doanh Nghiệp có trách nhiệm phải trả. - Vốn vay được huy động từ các tổ chức tài chính như ngân hàng, phần vay dưới dạng tài trợ phát triển và phát hành trái phiếu, cổ phiếu của Doanh Nghiệp . 4. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng , vốn được chia thành: a) Vốn thường xuyên : - Vốn thường xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản vay dài hạn, là nguồn vốn có tính chất ổn định trong dài hạn mà Doanh Nghiệp có thể sử dụng . - Vốn thường xuyên dùng để đầu tư mua sắm TSCĐ và một bộ phận TSLĐ tối thiểu, thường xuyên, cần thiết cho hoạt động SXKD. b. Vốn tạm thời : - Vốn tạm thời là vốn có tính chất ngắn hạn , để đáp ứng nhu cầu có tính chất ngắn hạn , bất thường phát sinh trong hoạt động SXKD. - Vốn tạm thời bao gồm các khoản vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng. 5. Căn cứ vào phạm vi huy động , vốn có thể chia thành hai loại : a. Vốn bên trong Doanh Nghiệp : - Vốn bên trong Doanh Nghiệp là vốn có thể huy động từ bên trong Doanh Nghiệp . Bao gồm tiền khấu hao TSCĐ, lợi nhuận để lại , các khoản dự phòng, các khoản thu từ thanh lý nhượng bán TSCĐ . b. Vốn bên ngoài Doanh Nghiệp: - Vốn bên ngoài Doanh Nghiệp là nguồn vốn mà Doanh Nghiệp có thể huy động từ bên ngoài, bao gồm vốn vay ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, nợ người cung cấp và các khoản nợ khác . III. Vốn cố định : 1. khái niệm vốn cố định và tài sản cố định : a. Vốn cố định : - Vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định mà giá trị của nó luân chuyển dần dần trong nhiều chu kỳ sản xuất và kết thúc một vòng tuần hoàn khi kết thúc thời gian sử dụng. b. Tài sản cố định : - TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài khi tham gia vào quá trình SXKD, TSCĐbị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh. Khác với đối tượng lao động, TSCĐtham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng. - TSCĐphải thoả mãn các tiêu chuẩn sau : chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó, nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy, thời gian sử dụng phải trên một năm, có đủ tiêu chuẩn giá trị theo đúng quy định hiện hành là 10 triệu đồng . - Quy định về nguyên giá TSCĐDoanh Nghiệpđược xác định trong từng trường hợp cụ thể: +) TSCĐHH mua sắm: bao gồm giá mua (trừ triết khấu thương mại, giảm giá ), ccá khoản thuế (trừ thuế được hoàn lại ), các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chặy thử, chi phí chuyên gia, chi phí mặt bằng… +) TSCĐHH do đầu tư xây dựng cơ bản : nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng . +) TSCĐHH do mua trả chậm : nguyên giá được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. +) TSCĐHH tự xây dựng hoặc tự chế : trong trường hợp này mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của tài sản đó. Các chi phí không hợp lý không tính vào nguyên giá. +) TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi : nguyên giá được xác định theo giá trị hợp của TSCĐHH nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem troa đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. - Quy định về TSCĐVH , nguyên giá TSCĐVH được xác định trong từng trường hợp cụ thể như sau: +) Nguyên giá TSCĐVH là toàn bộ chi phí mà Doanh Nghiệp bỏ ra để có được TSCĐVH tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự kiến. +) Toàn bộ chi phíthực tế phat sinh liên quan đến giai đoạn triển khai được tập hợp vào chi phí SXKD trong kỳ và kết thúc giai đoạn triển khai phải được kết chuyển vào bên Nợ TK213’’TSCĐVH’’. +) Trong quá trình sử dụng tiến hành trích khấu hao TSCĐVH vào chi phí SXKD. +) Chi phí liên quan đến TSCĐVH phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu phải được ghi nhận vào chi phí SXKD trong kỳ. +) Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho Doanh Nghiệp gồm chi phí thành lập Doanh Nghiệp, chi phí đào tạo, chi phí quảng cáo…được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi pcí SXKD trong thời gian tối đa (khong quá 3 năm). +) Chi phí liên quan đến TSCĐVH được Doanh Nghiệp ghi nhận là chi phí để xác định kết quả hoạt động SXKD trong kỳ, trước đó không được tái ghi nhận vào nguyên giá TSCĐVH. các nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng được hình thành trong nội bộ Doanh Nghiệp không được ghi nhận là TSCĐVH. +)TSCĐVH được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ trong ‘‘sổ tài sản cố định’’. 2. Đặcđiểm TSCĐ và vốn cố định : a. Đặc điểm TSCĐ: - TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD, hình thái vật chất bên ngoài không thay đổi nhưng bị hao mòn dần. - Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn cả về giá trị và giá trị sử dụng. - Khi kết thúc một vòng tuần hoàn của TSCĐ là lúc chủ đầu tư thu hồi đủ số tiền khấu hao. - TSCĐ phải đảm bảo cả hai điều kiện : phải có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên và phải có thời gian sử dụng từ một năm trở lên. b. Vốn cố định có các đặc điểm sau: - Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ. - Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. - Vốn cố định được chuyển dịch từng phần ở mỗi chu kỳ sản xuất tạo nên giá thàng sản phẩm. 3. Phân loại TSCĐ: - TSCĐ trong Doanh Nghiệp có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư, công dụng và tình hình sử dụng khác nhau…để thuận tiện cho việc quản lý TSCĐ cần sắp xếp TSCĐ vào từng nhóm theo những tiêu chuẩn đặc trưng nhất định như theo quyền sở hữu, nguồn hình thành, hình thái biểu….Mỗi cách phân loại có tác dụng khác nhau đối với công tác quản lý. - Phân loại theo hình thái biểu hiện kết hợp tính chất đầu tư, toàn bộ TSCĐ trong sản xuất được chia thành: +) TSCĐHH : là những tài sản có hình thái vật chất do Doanh Nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động SXKD, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHHvà nó thoả mãn các tiêu chuẩn sau : chắc chắn thu được lợi nhuận trong tương lai, nguyên giá được xác định một cách đáng tin cậy, thời gian sử dụng trên một năm, có đủ tiêu chuẩn giá trị quy định. +) TSCĐVH : là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do Doanh Nghiệp nắm giữ, sử dụng trong hoạt động SXKD, cung cấp dịch vụ hoặc cho thuê phù hợp với tiêuchuẩn ghi nhận TSCĐVH và phải thảo mãn đồng thời các tiêu chuẩn như TSCĐDoanh Nghiệp. +) TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ mà Doanh Nghiệp đi thuê dài hạn và được bên cho thuê trao quyền quản lý và sử dụng trong hầu hết thời gian tuổi thọ của TSCĐ đó. - Phân loại TSCĐ theo kết cấu thì TSCĐ của Doanh Nghiệp được chia thành các loại: +) Nhà cửa vật kiến trúc: gồm những tài sản được hình thành sau quá trình thi công, xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, đường …phục vụ cho hoạt động SXKD. +) Máy móc thiết bị: gồm toàn bộ máy móc thiết bị dùng cho SXKD như dây truyền công nghệ thiết bị động lực, thiết bị công tác… +) Phương tiện , thiết bị vận tải , truyền dẫn: bao gồm phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không…và các thiết bị truyền dẫn. +) Thiết bị dụng cụ quản lý : gồm tất cả các thiết bị dụng cụ phục vụ cho công tác quản lý như máy vi tính, fax… +) Cây lâu năm, xúc vật làm việc và cho sản phẩm như trè, cao su, cà fe,bò, ngựa ,trâu, bò sữa… +) TSCĐphúc lợi: nhà ăn, sân bóng… - Phân loại TSCĐ theo thực trạng khai thác, sử dụng bao gồm các loại: +) TSCĐ đang dùng trong sản xuất chính và sản xuất phụ. +) TSCĐ đang dùng trong lưu thông. +) TSCĐ đang dùng không mang tính chất sản xuất. +) TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng. +) TSCĐchờ thanh lý, nhượng bán. +) TSCĐ là các tác phẩm nghệ thuật. - Ngoài ra ta còn có thể phân loại TSCĐ dựa trên mối tương quan giữa nhóm TSCĐ trong tổng giá trị của TSCĐ, có thể phân ra tương quangiá trị giữa TSCĐ sản xuất và TSCĐ phi sản xuất. Cách phân loại này giúp cho các Doanh Nghiệp quản lý tốt hơn TSCĐ của mình. - Vậy có thể nói phân loại TSCĐ có nhiều cách, mỗi loại tài sản lại có nhiều. Dovậy phân loại là rất cần thiết để thuận lợi cho việc quản lý TSCĐ tại Doanh Nghiệp được tốt hơn. 4. Hao mòn TSCĐ: - Hao mòn là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ, hay nói cách khác trong quá trình đầu tư và sử dụng dưới tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện làm việc cũng như tiến bộ kỹ thuật TSCĐ bị hao mòn. - TSCĐ dù có sử dụng hay không vẫn bị hao mòn dưới hai hình thức : +) Hao mòn hữu hình : là sự hao mòn vật lý, trong qủatình sử dụng do cọ sát , bị ăn mòn, bị hư hỏng từng phần và được coi là hao mòn cố định hữu hình. +) Hao mòn vô hình: là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra nhữg TSCĐ cùng loại có nhiều tính năng với năng suất cao hơn và chi phí ít hơn. Đây được coi là hao mòn cố định vô hình. 5. Khấu hao TSCĐ: - Khấu hao TSCĐ là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn của TSCĐ. - Về phương diện kinh tế, khấu hao cho phép Doanh Nghiệp phản ánh được giá trị thực của tài sản, đồng thời làm giảm lợi nhuận của Doanh Nghiệp . - Về phương diện tài chính, khấu hao là một phương tiện tài trợ, giúp cho Doanh Nghiệp thu được bộ phận giá trị đã mất của TSCĐ. - Về phương diện thuế, khấu hao là một khoản chi phí được trừ vào lợi tức chịu thuế, tức là được tính vào chi phí kinh doanh hợp lệ. - Về mặt quản lý, khấu hao là việc ghi nhận sự giảm sút của TSCĐ. - Khấu hao TSCĐ bao gồm hai bộ phận :khấu hao cơ bản và khấu hao sửa trữa lớn. Tương ứng với hai bộ phận khấu hao này là hai quỹ khấu hao : quỹ khấu hao cơ bản dùng để tái sản xuất toàn bộ TSCĐ, quỹ khaaus hao sửa chữa lớn dùng để sửa chữa lớn nhằm tái sản xuất từng bộ phận TSCĐ - Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao tuỳ thuộc vào quy định của nhà nước về chế độ quản lý tài chính đối với Doanh Nghiệp và yêu cầu quản lý của Doanh Nghiệp. Phương pháp tính khấu hao phải đảm bảo thu hồi vốn nhanh, đầy đủ và phù hợp với khả năng trang trải chi phí của Doanh Nghiệp. Trên thực tế hiện nay, phương pháp khấu hao đều theo thời gian đang được áp dụng phổ biến, nó có tác dụng thúc đẩy Doanh Nghiệp nâng cao năng suất lao động, tăng sản phẩm, hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, việc thu hồi vốn chậm, không theo kịp mức hao mòn thực tế… - Cách tính khấu hao theo phương pháp khấu hao đều theo thời gian: Mức KH NG TSCĐ Tỷ lệ KH NG TSCĐ Phải tính = Bình quân x Bình quân = BQ năm Phải tính Năm Số năm SD Mức KH phải tính Mức KH BQ năm = Bình quân tháng 12 Số KH Số KH đã Số KH của Số KH của Phải tính = tính trong + Những TSCĐ - Những TSCĐ Tháng này Tháng trước Tăng thêm Giảm đi - Với TSCĐ sau khi sửa chữa nâng cấp hòan thành thì khấu hao được tính theo công thức Mức khấu hao phải GTCL trước khi nâng cấp + GT nâng cấp = trích hàng tháng Số năm ước tính SD sau khi sửa chữa x 12 - Tính khấu hao theo sản lượng . Mức KH Sản lượng SP Mức KH bình quân Phải trích = hoàn thành x trên một đơn vị Trong tháng Trong tháng Sản lượng Trong đó: Mức KHBQ Tổng số KH phải trích trong thời gian SDTSC Đ trên một đơn = vị sản lượng Sản lượng tính theo công suất thiết kế của TSCĐ - Tính khấu hao theo nhóm TSCĐ tổng mức KHBQ năm = NG TSCĐ + TK mà : TK = fi x ti trong đó : fi là tỷ trọng giá trị của nhóm TSCĐ loại i ti là tỷ lệ khấu hao của nhóm TSCĐ loại i - Các phương pháp khấu hao nhanh + Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần MKi = GCi x TK Mà : TK = TĐ x HS Trong đó: MKi là mức khấu hao GCi là giá trị còn lại của TSCĐ loại i TK là tỷ lệ khấu hao TĐ là tỷ lệ khấu hao đầu kỳ HS là hệ số điều chỉnh + Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng Thứ tự năm SD còn lại TK = x 100 Tổng số thứ tự năm SD MK = NG TSCĐ x TK - TRên đây là các phương pháp tính khấu hao tuỳ thuộc vào đặc điểm và điều kiện mà các Doanh Nghiệp có thể lựa chọn cho mình phương pháp tính khâus hao phù hợp và có hiệu quả nhất. 6. Các biện pháp nâng cao và bảo toàn hiệu quả sử dụng vốn cố định: - Bảo toàn và nâng cao hiệu quả SDVCD thực chất là đảm bảo và duy trì một lượng vốn để khi kết thúc một vòng tuần hoàn bằng số vốn ban đầu hoặc mở rộng số vốn Doanh Nghiệp đã bỏ ra đầu tư TSCĐ đó . - Cơ sở để tiến hành quản lý VCĐ là khấu hao TSCĐ, kế hoạch này là một bộ phận của kế hoạch tài chính ở Doanh Nghiệp . Kế hoạch khấu hao TSCĐ phải xác định được tổng số tiền khấu hao cho toàn bộ TSCĐ và phân phối sử dụng quỹ khấu hao trong kỳ kế hoạch, do đó phải tính được tổng giá trị bình quân TSCĐ, càn tính khấu hao kết hợp với tỷ lệ khấu hao bình quân để tính được số tiền khấu hao kỳ kế hoạch phải xác định mức dự chi về sửa chữa lớn, mức vay sửa chữa lớn và phân phối quỹ khấu hao trong kỳ kế hoạch. - Trên cơ sở kế hoạch khấu hao TSCĐ, Doanh Nghiệp cần có những biện pháp hữu hiệu để quản lý VCĐ nhằm thúc đẩy việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nhất các TS CĐ hiện có ,phát huy đầy đủ hiệu quả của nó trong quá trình sử dụng. Muốn vậy phải quản lý tốt TSCĐ , quỹ khấu hao vầ chỉ tiêu sửa chữa lớn TSCĐ . - Nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ là tổng hợp của nhiều biện pháp kinh tế kỹ thuật bao gồm cả những biện pháp về quản lý và phát huy vai trò của tài chính đối với hoạt động kinh doanh nói chung và quản lý sử dụng VCĐ nói riêng . Do đó phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất của Doanh Nghiệp mà đề ra những phương pháp thích hợp. - Nội dung của bảo toàn gồm : +) Bảo toàn về mặt hiện vật : duy trì năng lực hoạt động TSCĐ đó . +) Bảo toàn về mặt giá trị : duy trì sức mua, vốn đầu tư tại thời điểm hiện tại so với thời điểm mua , đầu tư ban đầu. - Để việc bảo toàn VCĐ có hiệu quả ta cần tập trung vào các biện pháp chủ yếu sau : +) Đánh giá và đánh giá lại TSCĐ : tức là việc xác định lại giá trị của TSCĐ tại thời điểm nhất định, đánh giá đúng TSCĐ sẽ tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của VCĐ và quy mô vốn phải bảo toàn . Có 3 cách để đánh giá lại TSCĐ : đánh giá theo nguyên giá , đánh giá theo giá trị khôi phục, đánh giá theo giá trị còn lại . +) lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao thích hợp để tránh bị mất vốn hoặc bị hao mòn vô hình . Nguyên tắc chung là mức khấu hao phải phù hợp với hao mòn thực tế, nếu mức khấu hao thấp hơn hao mòn thực tế sẽ không phù hợp vì không thu hồi được đầy đủ VCĐ khi sử dụng hết thời gian sử dụng của TSCĐ . Còn mức khấu hao cao hơn hao mòn thực tế sẽ làm tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận của Doanh Nghiệp . +) Sửa chữa và xác định hiệu quả kinh tế của TSCĐ : vốn cố định sẽ không được bảo toàn nếu TSCĐ bị hư hỏng và bị thải hồi trước thời hạn phục vụ của nó, vì thế chi phi cho việc sửa chữa nhằm duy trì năng lực hoạt động bình thường của TSCĐ trong suốt thời kỳ phục vụ của nó cũng được coi là một biện pháp để bảo toàn VCĐ . Sửa chữa TSCĐ gồm hai loại sửa chữa lờn và sửa chữa thường xuyên . +) Chú trọng đổi mới trang thiết bị , phương pháp công nghệ sản xuất: áp dụng những trang thíêt bị hiện đại nâng cao hiệu quả sử dụng các TSCĐ hiện có , kịp thời thanh lý các TSCĐ không được dùng hoặc đã hư hỏng, không dự trữ quá mức các TSCĐ chưa cần dùng . Bên cạnh đó phải rà soát phân loại đánh giá toàn bộ VCĐ theo từng nhóm phân loại sắp xếp sao cho hợp lý và hiệu quả nhất . Doanh Nghiệp cần tổ chức những bộ phận hay những dây chuyền sản xuất bổ trợ để sử lý, hay tiêu chuẩn hoá nguyên vật liệu trước khi đưa vào sử dụng . Doanh Nghiệp cần tổ chức những dây chuyền , phân xường sản xuất phụ để tận dụng nguồn phế liệu của dây chuyền sản xuất chính . +) Trong điều kiện hiện nay thì việc tăng cường độ làm việc của TSCĐ là rất cần thiết mà mọi Doanh Nghiệp cần thực hiện như tăng thời gian hoạt động của trang thiết bị, tăng độ công xuất thiết bị, đồng thời cần tổ chức các dịch vụ công nghiệp để tận dụng công xuất thừa của máy móc thiết bị. +) Tiếp theo đó cần nói đến việc tăng cường công tác giám đốc đối với tình hình sử dụng TSCĐ, định kỳ kiểm kê năm trắc tình hình tăng giảm TSCĐ, phân cấp quản lý VCĐ làm sao cho mỗi cán bộ công nhân viên trong Doanh Nghiệp có ý thức trách nhiệm đối với công việc bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả. +) Hơn nữa cần cải thiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản nhưng cần phải đầu tư xây dụng cơ bản có chọn lọc và có định hướng, phải tập trung vào những dây chuyền công nghệ mềm rút ngắn thời gian xây dựng đẩy nhanh tiến độ bằng cách tập trung vốn. +) Bên cạnh việc cải thiện và tăng cường độ làm việc của TSCĐ cũng như sử dụng tốt VCĐ thì việc tăng cường yếu tố con người là rất cần thiết như đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ công nhân viên, hơn nữa phải nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý TSCĐ một cách khoa học và có hiệu quả nhất . + ) Phải tăng cừơng tham gia vào quá trình lao động xã hội, liên kết và hợp tác kinh doanh trong và ngoài nước . IV. Vốn lưu động : 1.KháiniệmVLĐ: -VLĐ : là vốn đầu tư vào TSLĐ của Doanh Nghiệp . Nó là số tền ứng trước về TSLĐ nhằm đảm bảo quá trình SXKD của Doanh Nghiệp được liên tục và thường xuyên . 2.Đặc điểm VLĐ : - VLĐ luôn chu chuyển không ngừng, luôn thay đổi hình thái biểu hịên. - VLĐ luân chuyển giá trị toàn bộ ngay một lần và hoàn thành một vòng tuần hoàn trong một chu kỳ SXKD. 3. Phân loại VLĐ : a) Phân loại VLĐ dựa vào vai trò của vốn trong sản xuất - VLĐ trong khâu dự trữ : +) Vốn NVL chính : là số tiền biểu hiện giá trị của các loại vật tư dự trữ cho hoạt động sản xuất và từ đod trong quá trình sản xuất nó tạo ra phần cứng của sản phẩm . +) Vốn NVL phụ : bao gồm nguyên nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu đóng gói . +) Vốn CCDC . +) Ngoài ra còn bao gồm cả vốn bán thành phẩm mua ngoài. - VLĐ trong khâu sản xuất gồm : +) Vốn sản phẩm đang chế tạo +) Vốn bán thành phẩm tự chế +) Vốn chi phí trả trước . +) VLĐ trong khâu lưu thông : các khoản đầu tư ngắn hạn và các khoản vốn trong thanh toán . b) Phân loại VLĐ dựa theo hình thái biểu hiện gồm : - Vốn vật tư hàng hoá : là các khoản VLĐ có hình thái biểu hiện cụ thể như NVL, vốn thành phẩm… - Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: +) Vốn bằng tiền gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng , tiền đang chuyển. +) Các khoản phải thu : chủ yếu là các khoản thu từ khách hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng nợ Doanh Nghiệp phát sinh trong quá trình bans hàng hoá, dịch vụ theo phương thức bán trước trả sau . - Vốn đầu tư tài chính ngắn hạn như: các loại chứng khoán ngắn hạn, các khoản chi trước, chi sự nghiệp… c) Phân loại VLĐ dựa vào nguồn hình thành : - Nguồn vốn chủ sở hữu. - Các khoản nợ phải trả như : nguồn vốn đi vay, các nguồn vốn trong thanh toán . 4. Các biện pháp bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ : - Trong Doanh Nghiệp , tăng nhanh tốc độ chu chuyển của VLĐ có ý nghĩa rất quan trọng sẽ tiết kiệm vốn để phục vụ quá trình tái sản xuất, hạ thấp giá thành hoặc phí lưu thông, tăng tích luỹ. Vì vậy, để đẩy nhanh quá trình luân chuyển của VLĐ, tăng vòng quay cua vốn Doanh Nghiệp cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ theo hướng sau: +) Hoàn thành kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tránh gây ứ đọng vật tư tồn kho dự trữ , hàng hoá ứ đọng ở kho thành phẩm vì nó sẽ làm tăng định mức dự trữ vật tư hàng hoá. +) Rút ngắn chu kỳ sản xuất bằng cách đưa kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất để nâng cao năng xuâts lao động , chu._.yên môn hoá sản xuất, tổ chức tốt quá trình lao động , tăng cường kỹ thuật sản xuất nhằm rút ngắn thời gian gián đoạn trong sản xuất . +) Phải giảm bớt định mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm. +) Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình bảo quản va sử dụng VLĐ ở một khâu của quá trình sản xuất. - Hơn nữa sử dụng hợp lý và tiết kiệm VLĐ cần phải quan tâm đến việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm tiền mặt và chứng khoán thanh toán . - Phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ cần phải gắn kiền với việc xác định mức độ bảo toàn vốn . Đối mặt với thị trường không chỉ dừng lại ở việc làm ra sản phẩm bán được mà mỗi Doanh Nghiệp còn cần phải rất quan tâm tới việc bán sản phẩm với giá nào để thu hồi đủ vốn, có lãi thực sự và không bị thâm hụt vốn khi quay lại chu kỳ sản xuất tiếp theo . Biện pháp trung nhất để bảo toàn VLĐ là khi có trượt giá tăng lên, Doanh Nghiệp cần phải kịp thời điều chỉnh tăng gía vật tư hàng hoá và các tài sản lưu động dự trữ, phù hợp với mặt bằng giá hiện tại để tính đủ các yếu tố đầu vào, điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm tới mức vừa được thị trường chấp nhận, vừa bù đắp đủ chi phí và có lãi . V. Các chỉ tiêu đánh gía hiệu quả sử dụng vốn trong Doanh Nghiệp : 1. Nguồn thông tin để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong Doanh Nghiệp : - nguồn thông tin để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong Doanh Nghiệp đó là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh . a) Bảng cân đối kế toán . - Khái niệm : bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của Doanh Nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định (cuối kỳ , cuối năm ) - Nội dung: bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể . Các chỉ tiêu được mã hoá để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu cũng như việc sử lý trên máy vi tính và được phản ánh theo số đầu năm, số cuối năm . - Kết cấu : bảng cân đối kế toán đươc kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý . Bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần ( có thể kết cấu theo kiêu hai bên hoặc một bên) : +) Phần “ tài sản ” : phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Doanh Nghiệp đến cuối kỳ hạch toán đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh . Các chỉ tiêu phản ánh trong phần “tài sản” được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản ở Doanh Nghiệp trong quá trình tái sản xuất . về mặt kinh tế :bên “tài sản” phản ánh giá trị tài sản theo kết cấu hiện có tại Doanh Nghiệp đến thơif điểm lập báo cáo như (TSCĐ, Vật liệu , hàng hoá…) tiền tệ (tiền mặt, tiền gửi…), các khoản đầu tư tài chính hoặc đưới hình thức nơ phải thu ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh ( thu mua , sản xuất, tiêu thụ…) . Trên cơ sở tổng số tài sản và kết cấu tài sản hiện có mà đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng vốn của Doanh Nghiệp . Về mặt pháp lý : Bên “tài sản ” phản ánh toàn bộ số tài sản hiện có đang thuộc quyền quản lý, quyền sử dụng của Doanh Nghiệp . +) Phần “nguồn vốn ” : phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của Doanh Nghiệp đến cuối kỳ hạch toán . Các chỉ tiêu ở phần “nguồn vốn” được sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị ( nguồn vốn của Doanh Nghiệp , vốn chủ sở hữu) , nguồn vốn đi vay , nguồn vốn chiếm dụng, tỉ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính của Doanh Nghiệp . về mặt kinh tế : phần “nguồn vốn” thể hiện quy mô, nội dung và thực trạng tài chính của Doanh Nghiệp . Về mặt pháp lý: phần “nguồn vốn” thể hiện trách nhiệm pháp lý của Doanh Nghiệp về số tài sản đang quản lý , sử dụng đối với nhà nước, với cấp trên, với nhà đầu tư , với cổ động , liên doanh… b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: - Khái niêm : báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của Doanh Nghiệp trong một thời kỳ nhất định và nó phản ánh nghĩa vụ của Doanh Nghiệp với ngân sách nhà nước về thuế và các khoản khác . - Kết cấu báo cáo gồm 3 phần: +) Phần I: lãi , lỗ : phản ánh các chỉ tiêu liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp , bao gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường . +) Phần II: tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản khác của Doanh Nghiệp . +) Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ , được hoàn lại, được giảm và thuế GTGT của hàng bán nội địa . - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập trên nguồn số liệu của : báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước, sổ kế toán trong kỳ từ các tài khoản loại 5 đến tài khoản loại 9 , sổ kế toán các tài khoản 133 và 333, sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được hoàn lại đựơc giảm . 2. Các chỉ tiêu đánh giá chung về tỷ lệ tài chính chủ yếu : a) chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán : Tổng số TSLĐ khả năng thanh toán hiện hành = Số nợ ngắn hạn Khả năng Tiền + chứng khoán NH + Khoản PT Thanh toán = nhanh Tổng nợ ngắn hạn Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ Vốn bằng tiền Hệ số thanh toán tức thời = Nợ đến hạn Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn phải thanh toán của Doanh Nghiệp . Nợ đến hạn bao gồm các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ dài hạn đã đến hạn phải thanh toán b)Nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn : - chỉ tiêu này dùng để đo lường phần góp vốn của các chủ sở hữu Doanh Nghiệp và có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính. Các chủ nợ nhìn vào số vốn chủ sở hữu để thể hiện mức độ tin cậy vào sự bảo đảm an toàn cho các món nợ. Mặt khác, huy động vốn thông qua vay nợ các chủ Doanh Nghiệp có thể nắm được quyền kiểm soát và điều hành Doanh Nghiệp . Ngoài ra , nếu Doanh Nghiệp thu được lợi nhuận từ bên vay lớn hơn số tiền lãi phải trả thì lợi nhuận dành cho các chủ Doanh Nghiệp sẽ tăng lên. - Nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn: Tổng nợ chỉ số mắc nợ chung = Tổng tài sản Khả năng Lợi nhuận trước thuế + lãi vay Thanh toán = Lãi vay Lãi vay Chỉ tiêu này cho biết mức lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng tháng như thế nào. c)Nhóm chỉ tiêu về khả năng họat động: - chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh của Doanh Nghiệp và được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Doanh thu tiêu thụ Vòng quay tiền = Tiền mặt và chứng khoán dễ chuyển nhượng Tỷ lệ này cho biết số vòng quay của tiền trong năm của Doanh Nghiệp Doanh thu tiêu thụ Vòng quay dự trữ = Hàng tồn kho Các khoản phải thu Kỳ thu tiền = x 360 Doanh thu tiêu thụ Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thu hồi vốn trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân Doanh thu tiêu thụ Hiệu suất SD tổng tài sản = Tổng tài sản d)Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lãi - Nhóm chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng quản lý vốn của Doanh Nghiệp . - Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu sau Lợi nhuận sau thuế chỉ số doanh lợi TTSP = Doanh lợi tiêu thụ Chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận sau thuế cho một đồng doanh thu Lợi nhuận sau thuế Doanh lợi vốn tự có = Vốn tự có Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn tự có LN trước thuế + lãi hoặc LNsau thuế Doanh lợi vốn = Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của một số đồng vốn đầu tư 3.Các chỉ tiêu cụ thể a)Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ - Vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn trong vốn kinh doanh, do đó nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ sẽ góp phần quyết định đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Doanh Nghiệp ,từ đó sẽ quyết định đến lợi nhuận của Doanh Nghiệp . Để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ có các chỉ tiêu sau. - Hiệu suất sử dụng VCĐ : chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ. Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng VCĐ = Số dư VCĐ bình quân - Hiệu suất sử dụng TSCĐ : chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ Hệ số hàm lượng VCĐ : chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng VCĐ Số dư VCĐ bình quân Hiệu suất hàm lượng VCĐ = Doanh thu thuần - Tỷ suất lợi nhuận VCĐ : chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế thu nhập. Tỷ suất Lợi nhuận trước hoặc sau thuế thu nhập Lợi nhuận = x 100% VCĐ Số dư VCĐ bình quân - Hệ số hao mòn TSCĐ : chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ và nó phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực của TSCĐ cũng như VCĐ ở thời điểm đánh giá. Hệ số Số KH lũy kế TSCĐ ở thời điểm đánh giá Hao mòn = TSCĐ Tổng nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá - Sức sản xuất của TSCĐ : chỉ tiêu này dùng để đánh giá trình độ quản lý và sử dụng TSCĐ . Sức sản Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Xuất của = TSCĐ Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ b) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ . - Sức sản xuất của VLĐ : chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ bình quân trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ Sức sản Tổng doanh thu thuần Xuất của = VLĐ Vốn lưu động bình quân - Sức sinh lời của VLĐ : chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VLĐ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản lượng doanh thu thuần hay lợi nhuận sau thuế Sức sinh Lợi nhuận thuần Lời của = VLĐ Vốn lưu động bình quân - thời gian một vòng luân chuyển : chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho VLĐ quay được một vòng. Thời gian Thời gian của kỳ phân tích Một vòng = Luân chuyển Số vòng quay của VLĐ trong kỳ Hệ số Vốn lưu động bình quân đảm nhiệm = VLĐ Tổng số doanh thu thuần Phần ii Thực trạng công tác huy động và quản lý vốn trong công ty SX – xNK Việt an i. Tổng quát về công ty sx – xNK Việt an 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty - Công ty SX – XNK Việt An thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1995 theo quyết định số 2000-QĐ/VB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và đã chính thức đi vào hoạt động được gần 9 năm. - Công ty SX – XNK Việt An có tên giao dịch là VAPRO MEXCO, là một doanh nghiệp nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lậo của Tổng công ty Hồ Tây – Ban tài chính Quản trị TW Đảng, công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước, điều lệ tổ chức va hoạt động của Tổng công ty Hồ Tây, các văn bản pháp quy khác của Nhà nước. - Công ty SX – XNK Việt An có trụ sở chính tại 239 – Tổ 01 A Đặng Tiền Đông, Đống Đa, Hà Nội, diện tích của công ty là 10.000m2. Lúc mới thành lập công ty mới chỉ có 120 máy móc thiết bị về may mặc các loại và 90 công nhân, tổng giá trị tài sản lúc bấy giờ là 3,5 tỷ đồng. Trải qua bao khó khăn thách thức vừa tiến hành sản xuất vừa xây dựng, hiện nay công ty SX – XNK Việt An đã có 372 máy móc chuyên dùng các loại và 351 cán bộ công nhân viên với tổng vốn kinh doanh đã lên đến 8,363 tỷ đồng. - Lúc mới thành lập, công ty có 2 ngành nghề kinh doanh chính là: + Sản xuất may mặc. + Kinh doanh xuất nhập khẩu. - Tuy nhiên từ năm 1999 thực hiện Chỉ thị 31 TC/TW ngày 30 tháng 9 năm 1998 của Ban Tài chính quản trị TW nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị thu hẹp và đã chủ yếu sâu vào hoạt động sản xuất may mặc. - Trong hoạt động sản xuất may mặc, công ty có 2 hình thức sản xuất là gia công may mặc và tự doanh. Các mặt hàng chủ yếu của công ty là áo Jăcket, quần áo dệt kim, quần áo thể thao được tiêu thụ trong và ngoài nước như EU, Hàn Quốc, Đài Loan. 2. Đặc điểm về tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của công ty a. Đặc điểm về tổ chức quản lý - Là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, công ty SX – XNK Việt An tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Theo mô hình này ban lãnh đạo công ty có thể nắm bắt tình hình thực tế sản xuất kinh doanh nhanh và chính xác. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty SX – XNK Việt An Giám đốc công ty P.Giám đốc phụ trách SX Phòng kỹ thuật Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài chính Phòng KH thị trường Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Chú thích: Mối tương quan giữa các bộ phận với nhau Mối liên quan trực tiếp từ cấp trên. - Đứng đầu là Giám đốc công ty: Điều hành và quản lý chung các hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật và Tổng công ty Hồ Tây. Tham mưu cho Giám đốc có Phó giám đốc phụ trách sản xuất, kế toán trưởng, hệ thống các phòng ban công ty. - Phó giám đốc phụ trách sản xuất có chức năng: là người giúp việc cho giám đốc, chỉ đạo điều hành sản xuất và chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình sản xuất của công ty. Các phòng ban chức năng gồm: Phòng kinh doanh, Phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức hành chính, phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch, phòng bảo vệ. Các phòng ban chức năng không trực tiếp chỉ đạo đến các phân xưởng, nhưng có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch sản xuất, quy trình quy phạm, các tiêu chuẩn và định mức kinh tế, kỹ thuật, các chế độ quản lý giúp giám đốc nắm rõ tình hình của công ty. - Phòng kỹ thuật có chức năng: chỉ đạo kỹ thuật sản xuất, chọn lựa kỹ thuật hợp lý cho mỗi quy trình, kiểm tra áp dụng kỹ thuật vào sản xuất có hợp lý hay không, thiết kế mẫu, xây dựng các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật, đề xuất các ý kiến để tiết kiệm nguyên vật liệu mà vẫn đảm bảo yêu cầu sản xuất. - Phòng kinh doanh có nhiệm vụ: ghi chép phản ánh và giám đốc mọi hoạt động của công ty thông qua các chỉ tiêu già tự của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trinhf sản xuất kinh doanh, để xuất các biện pháp cho lãnh đạo công ty có đường lối phát triển đúng đắn và hiệu quả cao nhất. - Phòng tổ chức hành chính: Là bộ phận tham mưu giúp giám đốc và Đảng uỷ thực hiện các chính sách, chế độ với cán bộ công nhân viên, tổ chức, xây dựng bộ máy quản lý, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động, xây dựng chế độ tiều lương, thưởng, các chế độ phúc lợi xã hội cho người lao động. - Phòng bảo vệ: Bảo vệ tài sản của công ty, thực hiện kiểm tra hành chính ra vào công ty đối với người cũng như hàng hoá, phòng chống bão lụt, trộm cắp, cháy nổ. b. Đặc điểm tổ chức sản xuất - Công ty SX – XNK Việt An là một doanh nghiệp công nghiệp chủ yếu gia công hàng may mặc theo quy trình công nghệ khép kín, liên tục trên một dây chuyền sản xuất bàn tự động bằng các máy móc chuyên dùng với một số lượng chủng loại sản phẩm tương đối lớn được chế biến từ nguyên liệu chính là vải, sản phẩm có thời gian chế tạo ngắn, được sản xuất hàng loạt theo mã hàng và có giá trị không cao. - Mô hình tổ chức sản xuất ở công ty SX – XNK Việt An Giám đốc công ty Phó Giám đốc phụ trách sản xuất Phân xưởng 2 Phân xưởng 1 - Quy trình công nghệ sản xuất: Đối tượng sản xuất chính là vải, từ vải được cắt và may thành các chủng loại mặt hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất mỗi mặt hàng có mức độ phức tạp khác nhau tuỳ thuộc vào số lượng, chi tiết của loại hàng đó. - Nói chung sản xuất ở công ty SX – XNK Việt An là quá trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau như cắt, chuyền may, là, đóng gói. Quy trình công nghệ sản xuất may mặc tại công ty: Nguyên vật liệu Trải vải phác Kcs kiểm tra trên Cắt May từng bộ phận 3. Đặc điểm công tác kế toán của công ty SX – XNK Việt An - Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm tổ chức quản lý ở trên, hiện nay công ty tiến hành tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập chung; phòng kế toán của công ty thực hiện toàn bộ công tác kế toán như: kiểm tra, phân tích, xử lý, hạch định theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh và được cập nhật hàng ngày vào máy. - Đứng đầu bộ máy kế toán hiện nay là kế toán trưởng (trưởng phòng Tài chính kế toán). Kế toán trưởng có nhiệm vụ tập hợp số liệu từ các bộ phận chi tiết, tính giá thành sản phẩm, đồng thời theo dõi, phản ánh tổng hợp số liệu tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ, tính toán, phân bố khấu hao TSCĐ hàng tháng cho các đối tượng chịu chi phí. - Kế toán công nợ, vốn bằng tiền: chịu trách nhiệm theo dõi các khoản công nợ phải thu, công nợ phải trả, các khoản thu chi bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản tạm ứng. - Kế toán tiền lương, vật tư và các khoản chi phí: chịu trách nhiện theo dõi các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương của các cán bộ công nhân viên trong công ty, thực hiện việc theo dõi, phản ánh và tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, nhập, xuất và tồn kho vật liệu, công cụ dụng cụ. Tính giá tự thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thu mua. tập hợp chi phí sản xuất. - Kế toán thành phẩm, doanh thu và thuế: chịu trách nhiệm theo dõi phản ánh và tổng hợp số liệu về tình hình xuất, nhập, tồn thành phẩm. Tình hình tiêu thụ thành phẩm và các khoản thuế ở công ty. - Thủ quỹ: quản lý quỹ tiền mặt, thực hiện thu, chi tiền mặt. Bộ máy kế toán của công ty tổ chức theo sơ đồ sau: Kế toán công nợ và vốn bằng tiền Kế toán tiền lương vật tư và các khoản chi phí Kế toán thành phẩm doanh thu và thuế Thủ quỹ Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Chú thích: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ cung cấp số liệu - Hình thức kế toán: Hiện nay công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung trên hệ thống phần mềm Fast 2002. - Kỳ kế toán: 3 tháng - Niên độ kế toán là tính theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01.01đến ngày 31/12. - Phần mềm kế toán Fast mà công ty áp dụng bắt đầu từ năm 2000. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. - Công ty nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp xác định giá trị hàng xuất kho trong kỳ theo phương pháp bình quân gia quyền. ii. thực trạng công tác huy động và quản lý vốn ở công ty 1. Thực trạng về công tác huy động vốn ở công ty - Để biết được thực trạng huy động vốn ở công ty ta dựa chủ yếu vào số liệu của bảng tổng kết tài sản và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua bảng cân đối kế toán của công ty. a. Bảng cân đối kế toán năm 1999 - 2000 Bảng biểu 1: Bảng cân đối kế toán Tài sản 1999 2000 A Tài sản lưu động 33.401.292.605 37.492.608.460 I Vốn bằng tiền 507.947.177 2.132.707.177 II Các khoản phải thu Đầu tư chứng khoán ngắn hạn Khoản nợ phải thu Khoản nợ khó đòi 13.668.920.616 14.685.520 14.685.521.207 1.239.509.551 19.629.614.894 12.098.700.242 III Hàng tồn kho 17.884.915.261 15.330.286.489 IV Tài sản lưu động 1.239.509.551 1.268.914.878 B Tài sản và đầu tư dài hạn Nguyên giá tài sản cố định Giá trị hao mòn kỳ kế Đầu tư tài chính dài hạn Chi phí XDCB dở dang 34.869.727.762 55.370.553.000 22.070.217.401 1.569.446163 36.840.411.211 61.650.937.471 23.603.737.885 84.942.438 1.011.845.937 Tổng tài sản 68.271.020.367 73.933.019.671 Nguồn vốn 1999 2000 A Nợ phải trả 51.615.927.544 48.869.861.686 I Nợ ngắn hạn 36.363.630.562 35.584.389.590 II Nợ khác 15.252.290.982 13.255.472.296 B Nguồn vốn chủ sở hữu 16.655.092.823 25.063.157.985 I Nguồn vốn kinh doanh Vốn ngân sách Vốn tự bổ xung 15.271.165.372 10.685.421.905 4.585.743.467 23.001.331.461 17.878.379.603 5.122.951.778 II Các quỹ 1.383.927.451 2.061.826.524 Quỹ đầu tư phát triển Quỹ dự phòng tài chính Quỹ khen thưởng phúc lợi 7.588.756. 1.374.042.195 2.296.500 45.000.000 1.996.262.831 20.563.693 Tổng nguồn vốn 68.271.020.367 73.933.019.621 - Thực tế có nhiều giải pháp khác nhau nhưng có những đặc điểm riêng mà công ty sử dụng cac giải pháp như tăng vốn tự có, tăng vốn ngắn hạn. - Dựa vào bảng tổng kết tài sản ta có bảng cơ cấu nguồn vốn. Bảng cơ cấu nguồn vốn: Bảng biểu 2: Bảng cơ cấu nguồn vốn Chỉ tiêu 1999 2000 So sánh 1. Vốn cố định 34.869.727.762 36.840.411.211 1.970.683.449 2. Vốn lưu động 33.401.292.650 37.492.608.460 4.090.315.755 Cộng 68.271.020.367 73.933.019.671 7.060.999.204 - Từ bảng cơ cấu nguồn vốn cho ta thấy. Tổng nguồn vốn năm 2000 tăng so với năm 1999 là 7.060.999.204đ. Trong đó: Vốn cố định tăng 1.970.683.449đ; còn vốn lưu động tăng 4.090.315.755đ. - Dựa vào bảng cơ cấu nguồn vốn ta có bảng cơ cấu nguồn hình thành c. Bảng cơ cấu nguồn hình thành Chỉ tiêu 1999 2000 A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ khác B. NVCSH I.Nguồn vốn kinh doanh II. Các quỹ 51.615.927.544 36.363.630.562 15.252.290.982 16.655.092.823 15.271.165.372 1.383.927.451 48.689.861.686 35.584.389.590 13.255.472.296 25.063.157.985 23.001.331.461 2.061.826.524 Cộng 68.271.020.367 73.933.019.621 - Vốn kinh doanh của công ty năm trước so với năm sau: + Năm 2000 so với năm 1999: 73.933.019.621 x 100% = 106% 68.271.020.367 - Để có được sự tăng trưởng về vốn kinh doanh công ty đã áp dụng các giải pháp sau: + Tăng vốn tự có tức là: Tăng nguồn vốn quỹ và tăng nguồn kinh phí. + Tăng nguồn vốn ngắn hạn: Thực chất tăng vốn ngắn hạn là tăng thêm các khoản nợ trong thời gian thường là một chu kỳ kinh doanh hay một năm. Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp cho việc giảm bớt những khó khưan về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. d. Bảng chỉ tiêu vốn đầu tư TSCĐ và vốn lưu động - Bảng dưới đây sẽ cho chúng ta biết tình hình huy động vốn đầu tư vào tài sản cố định và vốn lưu động ra sao: Bảng biểu 3: Chỉ tiêu vốn đầu tư TSCĐ và VLĐ Chỉ tiêu 1999 2000 - Vốn chủ sở hữu (1) - Tài sản cố định (2) 16.655.092.823 34.869.727.762 25.063.157.985 36.840.411.211 Tỷ lệ % (1) : (2) 50,38% 63,21% So sánh (1) – (2) -12.214.634.939 -11.777.253.226 - Qua bảng trên ta thấy qua 2 năm nguồn vốn chủ sở hữu thì tăng lên nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư vào tài sản cố định. 2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty a. Những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng tới tình hình quản lý và sử dụng vốn tại công ty - Một trong những nhiệm vụ quản trị của công tác quản lý sử dụng và vốn là tìm mọi biện pháp sao cho đồng vốn được sử dụng có hiệu quả nhất. - Hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở chỗ với một lượng vốn nhất định có lợi ích kinh tế đạt được là cao nhất, hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa kết quả và chi phí. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trước tiên ta phải nắm bắt được những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng tới tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty. - Tập thể ban lãnh đạo của công ty luôn xác định hiệu quả kinh doanh là lợi ích phải đảm bảo về mặt kinh tế và xã hội. Tuy nhiên việc đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế hay xã hội chỉ mang tính chất tương đối vì ngay một chỉ tiêu nào đó đã phản ánh cả hai mặt. Để tồn tại và phát triển được trong cơ chế thị trường hiện nay hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội được tập thể lãnh đạo coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu. b. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Bảng biểu 4: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Chỉ tiêu 1999 2000 So sánh % Chênh lệch 1. Tổng doanh thu 2. Doanh thu thuần 3. Lợi nhuận 4. Vốn SX bình quân 379.306.165.615 370.024.023.708 1.003.597.989 332.173.838.788 411.112.575.340 405.301.998.895 1.659.841.352 362.321.233.071 31.806.409.725 26.642.024.816 650.243.363 30.147.394.283 8 10 65 9 5. Sức sinh lợi của vốn 5 = 3 :4 0,003 0,00458 0,00115 52 6. Sức sản xuất của vốn 6 = 1 : 4 1,14 1,13 -0,01 1 7. Vòng quay của vốn 7 = 2 : 4 1,113 1,118 0,005 4 - Sức sinh lợi của vốn sản xuất kinh doanh: năm 2000 chỉ tiêu này là 0,00458. Tức là cứ một đồng vốn sản xuất bỏ ra thì công ty tạo ra được 0,00458 đồng lợi nhuận, tăng, tăng hơn so với năm 1999 là 0,0015 (lợi nhuận/1 đồng vốn) ứng với tỷ lệ tăng là 52%. Như vậy chỉ tiêu này của công ty có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, đây là dấu hiệu đáng mừng trong công tác quản lý và sử dụng vốn ở công ty. - Sức sản xuất của vốn kinh doanh: năm 2000 cứ một đồng vốn khi tham gia vào quá trình sản xuất thì tạo ra được 1,13 đồng doanh thu, giảm đi so với năm 1999 là 0,01 (đồng doanh thu / 1 đồng vốn). - Vòng quay của vốn sản xuất kinh doanh: Năm 2000 vốn của công ty quay được 1,118 vòng như vậy tăng lên 0,005 vòng so với năm 1999 ứng với tỷ lệ tăng là 4%. - Để đánh giá tình hình sử dụng và quản lý vốn tại công ty chúng ta sẽ đánh giá hiệu quả của từng loại vốn. c. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định - Đối với một doanh nghiệp sản xuất thì tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng thấp trong tổg vốn kinh doanh. TSCĐ có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp sản xuất. Vì nó chính là máy móc thiết bị quyết định cho chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản phẩm. - Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định một cách chính xác là một trong những việc làm quan trọng để tìm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chúng. Bảng biểu 5: Bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vôn cố định Chỉ tiêu 1999 2000 So sánh % Chênh lệch 1. Tổng doanh thu 2. Lợi nhuận 3. NGTSCĐ bình quân 379.306.165.615 103.597.989 55.370.553.000 411.112.575.340 1.659.841.352 61.650.937.471 31.806.409.725 650.243.363 6.280.384.471 8 65 64 5. Sức sinh lời của TSCĐ 5 =2 : 3 0,00265 0,0041 0,00145 55 6. Sức sản xuất của TSCĐ 6 = 1 : 3 1,0025 1,021 1,186 1,86 7. Sức hao phí TSCĐ 7 = 3 : 1 0,997 0,979 -0,017 -1,7 8. Hiệu quả sử dụng vốn CĐ - Theo ĐT = 1 : 4 - Theo lợi nhuận = 2 : 4 3,39 0,0089 3,408 0,014 0,018 0,005 0,5 50 4. Vốn cố định bình quân 34.869.727.762 36.840.411.211 1.970.683.449 8 - Sức sinh lợi của tài sản cố định: trong năm 1999 một đồng nguyên giá cố định đem lại 0,00245 đồng lợi nhuận, đến năm 2000 chỉ tiêu này của công ty là 0,0041 (đồng lợi nhuận / 1 đồng NGTSCĐ). Như vậy tăng hơn so với năm 1999 là 0,00415 (đồng lợi nhuận / NGTSCĐ) tỷ lệ này tăng là 55%. Điều này cho thấy để đạt được mức lợi nhuận của năm 2000 mà mức sinh lợi không đổi công ty cần sử dụng: 1.659.841.352 : 0,00245 = 262.355.279.169 (đồng NGTSCĐ) với thực tế sử dụng TSCĐ năm 2000 công ty đã tiết kiệm được: 262.355.279.169 – 61.650.937.471 = 200.704.341.698 (đồng) Mặc dù chỉ tiêu này của công ty không cao nhưng tốc độ tăng thì rất lớn. Nguyên nhân là do lợi nhuận của công ty tăng nhanh. - Sức sản xuất của TSCĐ: năm 2000 chỉ tiêu này của công ty đạt 1,021 nghĩa là cứ một đồng nguyên giá đem lại 1,021 đồng doanh thu. Chỉ tiêu này tăng hơn so với năm 1999 là 0,0186 (đồng doanh thu / đồng nguyên giá) với tỷ lệ tăng là 1,85%. Điều này cho thấy để đạt được mức doanh thu năm 2000 với mức sản xuất không đổi so với năm 1999 thì cần sử dụng: 411.112.575.340 : 1,0025 = 410.087.356.997 (NGTSCĐ) so với thực tế sử dụng năm 2000 công ty đã tiết kiệm được: 410.087.356.977 – 61.650.937.417 = 348.436.419.526 (đồng) - Sức hao phíTSCĐ: Năm 2000 chỉ tiêu này là 0,98 giảm đi 0,017 đồng với tỷ lệ giảm là 1,7%. Điều này có nghĩa là so với năm 1999 thì mỗi đồng doanh thu năm 2000 đã tiết kiệm được 0,017 đồng NGTSCĐ. - Hiệu quả sử dụng vốn cố định + Theo doanh thu: năm 2000 chỉ tiêu này là 3,408 (đồng doanh thu / đồng vốn cố định) tăng hơn so với năm 1999 là 0,018 (đồng doanh thu / đồng vốn cố định )với tỷ lệ tăng là 0,5%. Nếu mức doanh lợi vẫn không đổi so với năm 1999 thì để đạt được mức doanh thu năm 2000 công ty cần sử dụng: 411.112.575.340 : 3,39 = 121.272.146.117 (đồng vốn cố định) so với thực tế năm 2000 công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn cố định là: 121.272.146.117 – 36.840.411.211 = 85.431.734.906 (đồng) + Theo lợi nhuận: Hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện cụ thể qua kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh đó là lợi nhuận năm 2000, cứ một đồng vốn cố định tạo ra được 0,014 đồng lợi nhuận. Như vậy tăng hơn so với năm 1999 là 0,005 (đồng lợi nhuận / đồng vốn cố định) ứng với tỷ lệ tăng là 56%. - Nói chung hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong những năm gần đây cao hơn so với những năm trước, đó là dấu hiệu tốt đã giúp cho công ty đạt được mục tiêu ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. - Hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng trong những năm gần đây chính là kết quả của việc bổ xung sửa chữa TSCĐ đã được chú ý. Tuy vậy công ty vẫn cần đầu tư thêm, chú trọng hơn nữa tới việc đổi mới và nâng cấp TSCĐ, phải nhận thức rõ tầm quan trọng của khâu kỹ thuật đổi mới với chất lượng sản phẩm. Từ đó sẽ tạo ra uy tín tốt cho công ty trên thị trường trong và ngoài nước tạo điều kiện có cơ hội hợp tác sản xuất kinh doanh với nhiều đối tác khác. Điều này ảnh hưởng sâu sắc tới hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. d. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Vốn lưu động là một trong hai bộ phận tài sản tạo nên vốn kinh doanh đó là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong bảng cân đối tài sản của công ty tài sản lưu động thường chiếm trên 60% gồm các khoản tiền mặt, khoản phải thu và dự trữ. Điều đó chứng tỏ sử dụng hiệu quả vốn lưu động có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh của công ty. Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hậu quả của nhiều yếu tố chứ không phải chỉ do quản lý vốn lưu động. Nhưng cũng cần thấy rằng sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch định và kiểm soát một cách chặt chẽ các loại tài sản lưu động hầu như là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫu đến thất bại cuối cùng của họ. Bảng biểu 6: Bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu 1999 2000 So sánh % Chênh lệch 1. Tổng doanh thu 2. Lợi nhuận 3. Vốn lưu động bình quân 379.306.165.615 1003597989 1.239.509.551 411.112.575.340 1.659.841.352 1.628.914.887 31.806.409.725 650.243.363 29.405.337 8 65 11,7 4. Sức SX của vốn lưu động 4 = 1 : 3 3,060 3,086 0,026 3 5. Sức sinh lời của VLĐ 5 =2 : 3 0,00463 0,0068 0,00217 47 6. Xuất hao phí của TSLĐ 6 = 3 : 1 0,57 0,58 0,01 1,8 - Sức sản xuất của vốn lưu động: Năm 2000 chỉ tiêu này đạt 3,080 nghĩa là cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra thì đem l._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33864.doc
Tài liệu liên quan