Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ giảm nghèo “Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP” tại tỉnh Lào Cai

Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ giảm nghèo “Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP” tại tỉnh Lào Cai: ... Ebook Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ giảm nghèo “Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP” tại tỉnh Lào Cai

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ giảm nghèo “Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP” tại tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BC-UBND Báo cáo - Ủy ban nhân dân ĐBKK Đặc biệt khó khăn FDI Vốn đầu tư trực tiếp GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐND Hội đồng nhân dân KH Kế hoạch MTQG Mặt trận quốc gia NQ Nghị quyết NQ-CP Nghị quyết – Chính phủ NSTW Ngân sách trung ương NSNN Ngân sách nhà nước ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức QĐ-TTg Quyết định – Thủ tướng chính phủ Sở Lao động - TBXH Sở Lao động - Thương binh xã hội Sở Nông nghiệp và PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Thành tựu xoá đói giảm nghèo trong những năm qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, đặc biệt là ở những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đến cuối năm 2006, cả nước có 61 huyện (gồm 797 xã và thị trấn) thuộc 20 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách và dành nhiều nguồn lực để ưu tiên phát triển vùng này, nhưng mức độ chuyển biến còn chậm, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 3,5 lần bình quân cả nước. Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do các huyện này đều nằm ở vùng núi, địa hình chia cắt, diện tích tự nhiên rộng, nhưng diện tích đất canh tác ít; điều kiện thời tiết không thuận lợi, thường xuyên xảy ra lũ quét, lũ ống; dân số gồm 2,4 triệu người, trong đó trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, sống phân tán, thu nhập thấp (bình quân 2,5 triệu đồng/người/năm) chủ yếu từ nông nghiệp nhưng trình độ sản xuất còn lạc hậu; cơ sở hạ tầng vừa thiếu, vừa kém; thu ngân sách trên địa bàn mỗi huyện bình quân 3 tỷ đồng/năm. Các nguồn hỗ trợ của Nhà nước còn phân tán, thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp, chưa hỗ trợ đúng mức cho phát triển sản xuất; đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu và thiếu cán bộ khoa học, kỹ thuật; chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước ở một bộ phận cán bộ và dân cư còn nặng nên đã hạn chế phát huy nội lực và sự nỗ lực vươn lên. Để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo, tại phiên họp ngày 18 tháng 11 năm 2008, Chính phủ đã thảo luận và quyết nghị về việc triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện thuộc 20 tỉnh có số hộ nghèo trên 50% (gọi tắt là Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo) và ngày 27/12/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Tỉnh Lào Cai được duyệt 03 huyện (Si Ma Cai 13 xã, Bắc Hà 21 xã, Mường Khương 16 xã). Những huyện nghèo có vị trí quan trọng, đặc biệt là an ninh quốc phòng. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội các huyện nghèo (Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững) của Đảng và Chính Phủ là quyết định rất đúng đắn, kịp thời, mang tầm chiến lược nhằm đưa các huyện nghèo phát triển tương xứng với vị trí và vai trò của nó. Bắt đầu từ năm 2009, Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo được triển khai. Sau một năm thực hiện Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo cả nước nói chung và của tỉnh Lào Cai nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên do hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của chương trình chưa cao, chưa đạt được ở mức độ mong muốn. Với mong muốn có thể góp phần vào việc giải quyết vấn đề nêu trên, em chọn Đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ giảm nghèo “Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP” tại tỉnh Lào Cai” làm chuyên đề tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu: Phân tích việc triển khai Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo của tỉnh Lào Cai, đánh giá những mặt thành công và hạn chế của chương trình, tìm hiểu nguyên nhân của chúng qua đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ giảm nghèo “Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP” tại tỉnh Lào Cai. 3. Đối tượng: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ giảm nghèo “Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP” cho các huyện nghèo. 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu: Sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ giảm nghèo “Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP” được thực hiện trên 61 huyện nghèo trên cả nước, song do thời gian nghiên cứu có hạn và trong khuôn khổ của một chuyên đề tốt nghiệp em chỉ tiến hành tập trung nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ giảm nghèo “Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP” tại 3 huyện nghèo ở tỉnh Lào Cai. 5. Câu hỏi nghiên cứu: Tình hình sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ giảm nghèo “Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP” tại 3 huyện nghèo tại tỉnh Lào Cai như thế nào? Việc sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ giảm nghèo “Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP” tại 3 huyện nghèo tại tỉnh Lào Cai có hiệu quả hay không? Tìm ra nguyên nhân? Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cao sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ giảm nghèo “Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP” tại 3 huyện nghèo ở tỉnh Lào Cai? 6. Phương pháp nghiên cứu: 6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp nhằm hệ thống hóa các khái niệm và các vấn đề lý luận liên quan đến chuyên đề. 6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra khảo sát, lấy ý kiến của các chuyên gia, trao đổi, quan sát, phỏng vấn sâu, tổng kết kinh nghiệm. 7. Bố cục của chuyên đề: Mở đầu Chương 1: Lý luận chung về vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ giảm nghèo “Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP”. Chương 2: Thực trạng về vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ giảm nghèo “Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP” tại tỉnh Lào Cai. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ giảm nghèo “Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP” tại tỉnh Lào Cai. Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO CỦA “NGHỊ QUYẾT 30a/2008/NQ-CP” 1.1. Khái niệm vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư 1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư Trên thực tế, chúng ta có rất nhiều cách để định nghĩa về vốn đầu tư. Nhưng theo cách hiểu thông thường nhất của xã hội thì chúng ta có thể định nghĩa một cách ngắn gọn về vốn đầu tư. Vốn đầu tư được coi là tiền tích lũy của xã hội, của các đơn vị sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Vốn đầu tư là tiền tiết kiệm của nhân dân và vốn huy động từ các nguồn khác nhau như liên doanh, liên kết hoặc tài trợ của nước ngoài nhằm để: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định làm duy trì hoạt động của các cơ sở vật chất hiện có giúp đổi mới và bổ sung các cơ sở vật chất cho nền kinh tế, cho các ngành hoặc các cơ sở kinh doanh dịch vụ, cũng như thực hiện các chi phí cần thiết tạo điều kiện cho sự bắt đầu hoạt động của các cơ sở vật chất kĩ thuật mới được bổ sung hoặc mới được đổi mới. Theo định nghĩa ở trên thì vốn đầu tư được phân chia làm hai loại: vốn trong nước và vốn nước ngoài. Nguồn vốn trong nước thì được hình thành từ vốn của chính phủ hay vốn ngân sách nhà nước, vốn của các doanh nghiệp quốc doanh và vốn của tư nhân, dân cư. Vốn ngân sách nhà nước gồm: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Vốn ngân sách được hình thành từ vốn tích lũy của nền kinh tế: chủ yếu là các khoản thu thuế, ngoài ra còn các khoản thu phí và lệ phí có tính chất thuế. Và được nhà nước duy trì trong kế hoạch ngân sách để cấp cho đợn vị thực hiện các công trình, dự án và đề án thuộc kế hoạch nhà nước. Vốn của các doanh nghiệp quốc doanh: được hình thành từ lợi nhuận để lại của các doanh nghiệp để bổ sung cho vốn kinh doanh. Nguồn vốn này luôn có tác dụng trực tiếp nhất và vai trò cực kỳ to lớn đối với tốc độ tăng trưởng hàng năm của tổng sản phẩm trong nước. Đây chính là nguồn vốn của các chính sách kinh tế và chúng được thực hiện trong các giai đoạn tiếp theo. Vốn của tư nhân và hộ gia đình: thì hiện nay đang dần tăng lên và không ngừng phát triển. Trong xu hướng khuyến khích đầu tư trong nước và cổ phần hóa những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ thì nguồn vốn đầu tư từ khu vực này ngày càng lớn về quy mô và tỷ trọng so với vốn đầu tư của khu vực nhà nước. Vốn của tư nhân và hộ gia đình thì có thể có từ kinh doanh, thừa kế, bán tài sản, trúng vé xổ số hay là thu nhập của các hộ gia đình và từ nhiều nguồn khác nữa... Còn vốn đầu tư nước ngoài: là vốn của các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào trong nước dưới các hình thức đầu tư gián tiếp hoặc đầu tư trực tiếp. Vốn đầu tư gián tiếp: là vốn của các chính phủ, các tổ chức quốc tế như gồm có viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi với lãi suất thấp và thời hạn dài, kể cả vay theo hình thức thông thường. Một hình thức phổ biến của đầu tư gián tiếp tồn tại dưới hình thức ODA - viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển. ODA là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức (chính quyền nhà nước hay địa phương) của một nước hoặc một tổ chức quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội của các nước này. Các tổ chức viện trợ đa phương gồm các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, Cộng đồng châu Âu, các tổ chức phi Chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế. Các tổ chức song viện trợ song phương thường là các Chính phủ các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Pháp... ODA có vai trò to lớn và tác dụng mạnh, nhanh đối với việc giải quyết dứt điểm các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của nước nhận đầu tư. Vai trò của vốn đầu tư gián tiếp được thể hiện ở những thành tựu phát triển kinh tế của Trung Quốc, Hàn Quốc, những năm sau giải phóng và Việt nam những năm chống Mỹ cứu nước Thông qua nguồn vốn ODA thì cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội của nước đó tăng nhanh, trình độ dân trí, năng lực người lao động nâng cao. Tuy nhiên, khi tiếp nhận vốn đầu tư gián tiếp thường gắn với việc trả giá bằng chính trị và việc nợ nần chồng chất nếu chúng ta không sử dụng có hiệu quả vốn vay và thực hiện nghiêm ngặt chế đội trả nợ vay. Việc vay dài hạn lãi suất thấp, sử dụng vốn hiệu quả thì việc trả nợ không quá là khó khăn bởi vì có thời gian hoạt động đủ lớn để thu hồi vốn tiếp tục đầu tư. Vốn đầu tư trực tiếp (FDI): là vốn của các doanh nghiệp và các nhân nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lí hoặc tham gia quản lí quá trình sử dụng và thu hồi vốn bỏ ra. Vốn này thường không đủ lớn để giải quyết dứt điểm từng vấn đề kinh tế xã hội của nước nhận đầu tư. Tuy nhiên, với vốn đầu tư trực tiếp, nước nhận đầu tư không phải lo trả nợ, lại có thể dễ dàng có được công nghệ (do người đầu tư đem vào góp vốn sử dụng), trong đó có cả công nghệ bị cấm xuất khẩu theo con đường ngoại thương, vì lí do cạnh tranh hay cấm vận nước nhận đầu tư; học tập kinh nghiệm quản lí, tác phong làm việc theo lối công nghiệp của nước ngoài, gián tiếp có chỗ đứng trên thị trường thế giới; nhanh chóng được thế giứoi biết đến thông qua quan hệ làm ăn với nhà đầu tư. Nước nhận đầu tư trực tiếp phải chia sẻ lợi ích kinh tế do đầu tư đem lại với người đầu tư theo mức độ góp vốn của họ. Vì vậy, có quan điểm cho rằng đầu tư trực tiếp sẽ làm cạn kiệt tài nguyên của nước nhận đầu tư. Ngoài ra việc tiếp nhận FDI sẽ làm các nước nhận đầu tư tăng ngân sách nhà nước thông qua việc đánh thuế vào các công ty nước ngoài. Tuy nhiên nếu việc không có kế hoạch hay quy hoạch cho việc đầu tư một cách khoa hoc thì sẽ dẫn tới những hậu quả nhất định. Ví dụ như là việc đầu tư tràn lan sẽ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường dẫn tới dịch bệnh xảy ra, ảnh hương tới người dân lao động và mọi người xung quanh. 1.1.2. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn: Hiệu quả của bất kì hoạt động kinh doanh nào cũng đều thể hiện ở mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh doanh thì bằng kết quả đầu ra chia cho chi phí đầu vào. Về mặt định lượng, thì hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế xã hội sẽ được biểu hiện bằng mối tương quan giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào. Nếu kết quả đầu ra lớn hơn rất nhiều lần so với chi phí đầu vào thì hiệu quả càng cao. Hiệu quả càng cao tức nghĩa hoạt động đầu tư và sử dụng vốn hợp lý và đúng đắn. Về mặt định tính, thì hiệu quả kinh tế cao được thể hiện sự cố gắng nỗ lực của các người thực hiện chương trình, dự án và trình độ quản lí ở mỗi khâu, mỗi cấp của hệ thống quản lý gắn liền với việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế cùng với những yêu cầu và mục tiêu chính trị - xã hội. Chính vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ giảm nghèo (NQ 30a) là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn trong đó, nguồn vốn chính là từ ngân sách nhà nước nhằm giải quyết được vấn đề về xã hội là giảm nghèo nhanh và bền vững với chi phí thấp nhất. Hiệu quả sử dụng vốn của NQ 30a là việc sử dụng vốn của một dự án nhà nước, nó là vấn đề phức tạp và có liên quan đến nhiều vấn đề trong quá trình sản xuất. Do đó, muốn đạt được hiệu quả tốt thì phải tiết kiệm, huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả nhất. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của NQ 30a thì chúng ta có thể dùng các chỉ tiêu như là chỉ tiêu tỷ lệ nguồn vốn thực hiện đầu tư phát triển trên nguồn vốn phát triển cấp ứng của NQ 30a, tỷ lệ khối lượng và kinh phí thực hiện trên khối kế hoạch của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của NQ 30a... Các chỉ tiêu này chỉ là định lượng thôi. Và từ việc định lượng này mà ta có thể đánh giá việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không? Từ đó đưa ra được nguyên nhân của việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không. Cuối cùng đưa ra các giải pháp, kiến nghị để nhằm nâng cao hiệu quả sử vốn đầu tư. 1.1.3. Nguồn vốn đầu tư và các chính sách chủ yếu của NQ 30a 1.1.3.1. Nguồn vốn đầu tư của NQ 30a Vốn đầu tư cho thực hiện NQ 30a được huy động từ các nguồn sau: Nguồn vốn ngân sách nhà nước gồm có cả vốn của chính phủ và các tổ chức quốc tế tài trợ, vốn vay tín dụng ngân hàng, vốn huy động từ các tổ chức và cộng đồng dân cư. Việc sử dụng được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ủy ban dân tộc và miền núi, và các bộ, ban, ngành có liên quan, có giải pháp cân đối các nguồn vốn, bố trí theo kế hoạch, hàng năm trình chính phủ quyết định để đầu tư theo các dự án thực hiện Nghị quyết. 1.1.3.2. Các chính sách chủ yếu của NQ 30a 1.1.3.2.1. Chính sách hỗ trợ sản xuất: Nhà nước sẽ bố trí kinh phí cho rà soát, xây dựng quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng huyện, xã, nhất là nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thường xuyên bị thiên tai. Đối với vùng đất còn có khả năng khai hoang, phục hóa hoặc tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ 10 tr.đ/ha khai hoang, 5 tr.đ/ha phục hóa và 10 tr.đ/ha ruộng bậc thang. Nhà nước còn hỗ trợ một lần toàn bộ kinh phí mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi giống câu trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, ưu tiên hỗ trợ giống lúa lai, ngô lai. Riêng đối với các hộ nghèo phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thì được hỗ trợ 100% vắc xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm đối với gia súc, gia cầm, hỗ trợ tiền để mua giống nuôi tròng thủy sản. Hỗ trợ công nghệ, khoa học kĩ thuật và dịch vụ để thúc đẩy phát triển sản xuất trên địa bàn. 1.1.3.2.2. Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất Các hộ gia đình nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng như rừng đặc thù, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên... được hưởng tiền khoán chăm sóc và bảo vệ rừng là 200 nghìn đồng/ha/năm. Đối với các hộ gia đình được giao rừng sản xuất và giao đất để trồng rừng sản xuất theo quy định thì được hưởng toàn bộ sản phẩm trên diện tích rừng sản xuất được giao và trồng và được hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất từ 2 - 5 tr.đ/ha. Còn đối với hộ nghèo được khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất ngoài được hưởng quyền lợi ở trên còn được hỗ trợ 15kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực (không quá 7 năm) và hỗ trợ 5 tr.đ/ha/hộ để tận dụng tạo đất sản xuất lương thực trong khu vực diện tích rừng nhận khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng và đất được giao để trồng rừng sản xuất. Các chính sách này là các chính sách hỗ trợ để giúp người dân có thể chăm soc, bảo vệ rừng và có thể giao đất, giao rừng để trồng rừng sản xuất nuôi sống bản thân và gia đình. 1.1.3.2.3. Chính sách hỗ trợ tín dụng Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất vạy tại ngân hàng thương mại nhà nước để trồng rừng sản xuất, để phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở sản xuất chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản đối với cơ sở chế biến nông, lâm, thỷ đặc sản trên địa bàn các huyện nghèo. Ngoài ra đối với hộ mà không có điều kiện chăn nuôi mà có nhu cầu phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tạo thu nhập được vay vốn tối đa 5 tr.đ/ hộ với lãi suất 0% (một lần). 1.1.3.2.4. Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo Nhà nước hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo ở các huyện nghèo. Xây nhà cho hộ nghèo khi các hộ nghèo không có nhà ở. Đối với mỗi huyện nghèo thì số lượng hỗ trợ nhà ở sẽ khác nhau. Ngoài vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thì nhiều doanh nghiệp đã ủng hộ giúp đỡ hộ nghèo bằng tiền hoặc vật liệu xây dựng và thêm sự ủng hộ ngày công của bà con, dòng họ. Hầu hết các nhà ở hỗ trợ này có diện tích từ 30m2 đến 40m2 có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu ba cứng là nền cứng, khung cứng và mái cứng. Tuổi thọ của nhà từ 10 dến 20 năm trở lên. Một số ít nhà có diện tích là 24m2 đến 28m2. 1.1.3.2.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực: đào tạo và xuất khẩu lao động Nhà nước đầu tư kinh phí để bồi dưỡng cán bộ cơ sở xã, bản, làng, phum để nâng cao trình độ tổ chức chỉ đạo, quản lí sản xuất, quản lí hành chính và khả năng quản lí sử dụng các nguồn tín dụng nông thôn phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Các cháu học sinh trong vùng các xã đặc biệt khó khăn đến trường học được cấp sách giáo khoa, văn phòng phẩm và miễn học phí. Các xã đặc biệt khó khăn thuộc phạm vi chương trình chọn mỗi xã một số hộ sản xuất giỏi để đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ làm công tác khuyến nông, khuyến lâm tại địa phương và được hưởng trợ cấp từ kinh phí khuyến nông, khuyến lâm. Nhà nước hỗ trợ kinh phí để mở lớp dạy nghề cho con em đồng bào dân tộc nhằm khai thác tiềm năng tại chỗ, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Hiện nay nhà nước đã tăng cường dạy nghề gắn với tạo việc làm đầu tư xây dựng cho mỗi huyện một cơ sở dạy nghề tổng hợp được các chính sách ưu đãi, có nhà ở nội trú cho sinh viên, học sinh để tổ chức dạy nghề tại chỗ cho lao động nông thôn về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, ngành nghề phi nông nghiệp, dạy nghề tập trung để đưa ra lao động nông thôn đi làm việc tại các daonh nghiệp và xuất khẩu lao động đi sang các tỉnh, thành phố khác hay sang các nước khác như Trung Quốc, Lào, Campuchia... Chính sách xuất khẩu lao động gồm hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng văn hóa, đào tạo định hướng... để lao động các huyện nghèo tham gia xuất khẩu lao động, phấn đấu mỗi năm đưa khoảng 7.500 - 8.000 lao động ở các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài trung bình 10 lao động/xã. 1.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của NQ 30a 1.2.1. Tỷ lệ nguồn vốn thực hiện đầu tư phát triển trên nguồn vốn phát triển cấp ứng của NQ 30a Công thức: Tỷ lệ (%) = nguồn vốn giải ngân của từng huyện trong chia cho nguồn vốn đầu tư phát triển cấp ứng của huyện trong NQ 30a tại tỉnh Lào Cai nhân với 100. Ta có: Nếu tỷ lệ này bằng 100% thì tức nghĩa vốn đã được giải ngân hết và hiệu quả. Nếu tỷ lệ này từ 50% đến gần 100% thì tức nghĩa vốn đã được giải ngân nhưng giải ngân chưa hết. Tỷ lệ càng gần 100% thì càng hiệu quả. Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 50% thì tức nghĩa vốn chưa được giải ngân hết và việc giải ngân còn chậm trễ và kém hiệu quả. Nếu tỷ lệ này bằng 0% thì tức nghĩa là nguồn vốn chưa được giải ngân và không hiệu quả. 1.2.2. Tỷ lệ khối lượng và kinh phí thực hiện trên khối kế hoạch của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của NQ 30a Công thức: Tỷ lệ (%) = khối lượng kết quả thực hiện/ khối lượng kế hoạch được giao của chương trình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo NQ 30a tại tỉnh Lào Cai. Tỷ lệ (%) = kinh phí kết quả thực hiện/ kinh phí kế hoạch được giao của chương trình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo NQ 30a tại tỉnh Lào Cai. Cả hai tỷ lệ trên sẽ cho ta thấy tình hình sử dụng vốn của ba huyện cho từng chương trình trong chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp. Sử dụng vốn có hoàn thành chỉ tiêu không, khối lượng giao ra có hoàn thành không, vốn thực hiện như thế nào có hiệu quả không? 1.2.3. Tỷ lệ (%) số nhà đã triển khai trên nhu cầu nhà ở và số nhà đã hoàn thành trên số nhà đã triển khai của chính sách hỗ trợ nhà ở của NQ 30a Tỷ lệ (%) = tổng số nhà đã triển khai/ nhu cầu nhà ở của mỗi tỉnh. Tỷ lệ (%) = tổng số nhà đã hoàn thành/ tổng số nhà đã triển khai ở mỗi tỉnh và mỗi huyện thuộc tỉnh Lào Cai. Cả hai tỷ lệ trên sẽ cho ta thấy tình hình sử dụng vốn vào việc hỗ trợ nhà ở như thế nào. So sánh được các tỉnh với nhau, các huyện với nhau để đưa ra quyết định. 1.2.4. Tỷ lệ vốn và khối lượng thực hiện trên kế hoạch đề ra của chính sách hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ rừng và trồng rừng theo NQ 30a Công thức: Tỷ lệ (%) = vốn thực hiện/ vốn kế hoạch của việc trồng rừng hoặc bảo vệ rừng tại Lào Cai. Tỷ lệ (%) = khối lượng thực hiện/ khối lượng kế hoạch của việc trồng rừng hoặc bảo vệ rừng tại Lào Cai. Cả hai tỷ lệ trên sẽ cho ta thấy tình hình sử dụng vốn vào việc trồng rừng và bảo vệ rừng. Xem việc sử dụng vốn như thế nào? Hiệu quả hay không hiệu quả? 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả vốn đầu tư Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả vốn đầu tư. Vốn đầu tư có hiệu quả hay không hiệu quả cũng là do các nhân tố này tác động đến. Do đó các nhân tố này tồn tại dọc theo suốt thời gian của quá trình đầu tư khi có chủ trương đầu tư ngay trong quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng và đặc biệt là cả quá trình khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư được hoàn thành. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là các chính sách kinh tế, công tác tổ chức quản lý đầu tư và xây dựng, tổ chức khai thác và sử dụng các đối tượng đầu tư. 1.3.1. Các chính sách kinh tế Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Chính sách kinh tế bao gồm một số loại chủ yếu, đó là: chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách điều tiết hoạt động kinh tế, chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách phát triển kinh tế. Các chính sách làm công cụ điều tiét vĩ mô hoặc vi mô như: chính sách tài khóa (công cụ chủ yếu là chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ), chính sách tiền tệ (công cụ là chính sách lãi suất và mức cung ứng tiền), chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách khấu hao... và các chính sách phát triển kinh tế như: chính sách công nghiệp, chính sách thương mại, chính sách đầu tư... Các chính sách kinh tế trên tác động đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp. Các chính sách kinh tế tác động vào lĩnh vực đầu tư, góp phần tạo ra một cơ cấu đầu tư nhất định, là cơ sở để hình thành một cơ cấu hợp lý hay không, cũng như tác động làm giảm hoặc tăng thất thoát vốn đầu tư, theo đó mà vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả hoặc kém hiệu quả. Nếu các chính sách kinh tế được xác định phù hợp có hệ thống, đồng bộ và nhất quán thì sự nghiệp công nghiệp hóa sẽ thắng lợi, vốn đầu tư mang lại hiệu quả sử dụng cao. Như vậy, việc sử dụng vốn sẽ đem lại hiệu quả cao tránh việc lãng phí vốn, sử dụng vốn bừa bãi hoặc là bị thất thoát vốn. Đối với NQ 30a (chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo) thì các chính sách kinh tế được sử dụng gồm chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp; chính sách hỗ trợ thông qua khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất; chính sách hỗ trợ tín dụng; chính sách hỗ trợ nhà ở; chính sách đào tạo nghề, xuất khẩu lao động. Các chính sách này chủ yếu là các chính sách hỗ trợ và phát triển kinh tế. Nếu các chính sách này phù hợp và phát huy hiệu quả thì tức nghĩa là việc sử dụng nguồn vốn cho NQ 30a sẽ hiệu quả, còn nếu không thì sẽ không hiệu quả, không đúng quy trình thực hiện. 1.3.2. Công tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng Mỗi dự án, mỗi chương trình của chính phủ đều có một ban quản lý dự án để chỉ đạo thực hiện chương trình hoặc dự án đó. Ban quản lý dự án là đầu mối phối hợp hoạt động của các Bộ ngành địa phương về huy động, bố trí, sử dụng các nguồn vốn, lồng ghép các chương trình dự án, thực hiện giải pháp chính sách, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chương trình. Chính vì vậy, ban quản lý dự án chính sẽ thực hiện công tác tổ chức quản lý đầu tư và xây dựng. Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều nội dung nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư do nhà nước quản lý, chống thất thoát lãng phí. Bảo đảm xây dựng dự án theo quy hoạch xây dựng yêu cầu bền vững mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợplý, bảo hành công trình xây dựng. Việc tổ chức quản lý chặt chẽ theo đúng trình tự xây dựng cơ bản đối với các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước và vốn do doanh nghiệp nhà nước. Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư xây dựng nhằm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Nhóm nhân tố này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, trước hết là tác động đến việc tạo ra kết quả đầu tư (các đối tượng trong đầu tư hoàn thành) và tác động đến chi phí đầu tư. Chất lượng của công tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng nói trên sẽ tạo điều kiện cho việc tiết kiệm hay thất thoát lãng phí vốn đầu tư, cũng tạo điều kiện cho các kết quả đầu tư tăng hay giảm về mặt khối lượng và mang lại nhiều hay ít các lợi ích kinh tế - xã hội khi khai thác sử dụng các kết quả đầu tư này. Do những thiếu sót trong công tác quản lý đầu._. tư xây dựng đã làm cho vốn đầu tư bị thất thoát lãng phí. Một số đối tượng đầu tư hoàn thành mang lại hiệu quả sử dụng không như mong muốn làm cho số vốn đầu tư sử dụng kém hiệu quả. Trong NQ 30a, Chính phủ cũng dã thành lập một ban quản lý dự án để chỉ đạo “Chương trình xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững ở 62 huyện nghèo”. Ban quản lý dự án này sẽ tổ chức quản lý đầu tư, xây dựng. Việc tổ chức quản lý đầu tư và xây dựng tốt sẽ giúp tránh lãng phí thất thoát kinh phí của dự án, giúp cho việc sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả, khoa học. 1.3.3. Tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư Tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư là nhân tố tác động đến việc sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hay không, có tốt hay không. Tổ chức khai tác các đối tượng đầu tư hoàn thành sẽ mang lại một khối lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ nhất định. So sánh khối lượng hàng hóa, dịch vụ này với nhu cầu hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế sẽ xác định lợi ích kinh tế của vốn đầu tư. Đây là một trong hai nhân tố cấu thành hiệu quả vốn đầu tư. Tổ chức khai thác các đối tượng đầu tư có kết quả tốt hay không lại phụ thuộc vào nhiều nhân tố: do tác động của việc chọn mô hình chiến lược kinh tế và tác động của công tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng các nhân tố này tùy theo mức độ đúng đắn, thích hợp của chúng mà tác động tích cực hay tiêu cực đến kết quả khai thác các đối tượng đầu tư hoàn thành. Vì vậy việc chọn các đối tượng đầu tư rất quan trọng và là một yếu tố không thể thiếu trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Trong Nghị quyết 30A thì chủ đầu tư là trưởng ban chỉ đạo chương trình. Trưởng ban phải lựa chọn các đối tượng đầu tư thích hợp có đủ tiềm lực và năng lực để đảm nhận được việc thực hiện tốt việc sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả. Tóm lại có rất nhiều nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài ba nhân tố trên thì còn có các nhân tố khác như nguồn nhân lực, các diều kiện khác... Mặc dù nó không tác động trực tiếp nhưng ảnh hưởng một phần không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. 1.4. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư về việc giảm nghèo nhanh và bền vững (NQ 30a) 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP đều thuộc vùng dân tộc và miền núi, vùng cao, biên giới ở khu vực Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên với gần 3 triệu người sinh sống, trong đó 96% là đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là có các dân tộc ít người cần phải bảo tồn như Brâu, Si La, Pu Péo, La Hủ, Khơ Mú, Clao... gồm có 885 xã, thị trấn: 839 xã và 46 thị trấn nhưng có tới 672 xã đặc biệt khó khăn chiếm 76% tổng số xã, thị trấn và 395 thôn đặc biệt khó khăn. Ở đây địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp, độ dốc tương đối lớn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hay xảy ra thiên tai trong khi có diện tích đất tự nhiên thì nhiều, rộng, còn diện tích đất canh tác nông nghiệp thì rất ít chiếm tỷ lệ dưới 10%, tỷ lệ đói nghèo hiện nay còn rất cao trong đó tập trung chủ yếu là dân tộc thiểu số. Trong khi đó Lào Cai là một trong những tỉnh vùng cao biên giới và là một tỉnh biên giới trọng điểm gồm có 8 huyện và 1 thành phố với 164 xã, phường, thị trấn, trong đó có 26 xã phường biên giới, 146 xã phường thuộc vùng khó khăn theo Quyết định 30/2007.QĐ.TTg, có 95 xã đặc biệt khó khăn theo Chương trình 135 giai đoạn II. Diện tích đất tự nhiên 635.708 ha, dân số năm 2008 trên 600 nghìn người (số liệu điều tra công bố thang 01/4/2009). Toàn tỉnh có tất cả 25 dân tộc, trong đó dân tộc ít người chiếm 64,1%. Kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây có mức phát triển khá, một số thế mạnh của địa phương đã và đang được khai thác, phát huy tích cực. Tăng trưởng GDP hàng năm khoảng trên 12%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực (Nông, lâm nghiệp chiếm 34,15%; Công nghiệp - xây dựng 31,41%; Dịch vụ chiếm 34,44%). Thu ngân sách trên địa bàn 2 năm 2007-2008 liên tục đạt trên 1.400 tỷ đồng/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 ước đạt 8 triệu đồng. Tuy vậy Lào Cai vẫn là một trong những tỉnh nghèo của Việt Nam, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Theo tiêu chí quy định tại Quyết định 170/2005/QĐ-TTg, năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 43,01%, đến cuối năm 2008 tỷ lệ này giảm xuống còn 23,43% tương ứng 30.073 hộ nghèo. Theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của chính phủ, tỉnh Lào Cai còn 3 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 50% (theo số liệu điều tra năm 2006) đó là: Si Ma Cai, Bắc Hà và Mường Khương với tổng số 50 xã, thị trấn. Chính vì những lí do trên chúng ta phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Nghị quyết 30a, đặc biệt là hiệu quả sử dụng vốn tại Lào Cai. Tránh việc thất thoát vốn và sử dụng vốn không có hiệu quả dẫn tới việc chưa xóa đói giảm nghèo mà vốn đã hết. Tóm lại, Lào Cai đang đứng trước những cơ hội và thử thách mới, tỉnh Lào Cai cần giải quyết những khó khăn và sử dụng lợi thế so sánh của mình, bổ sung những hạn chế, đẩy nhanh tăng cường hòa nhập kinh tế, hòa nhập vào xu thế chung của đất nước. Để làm được điều này thì không chỉ ban lãnh đạo cùng các cán bộ mà còn phải có sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của người dân tỉnh Lào Cai. Ngoài ra còn cần sự ủng hộ giúp đỡ của các tổ chức, người dân của các tỉnh khác và các nước bạn bè để góp phần đẩy nhanh việc xóa đói giảm nghèo đưa tỉnh Lào Cai thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân cải thiện có cuộc sống ấm no và hạnh phúc. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO “NGHỊ QUYẾT 30A/2008/NQ-CP” TẠI TỈNH LÀO CAI 2.1. Thực trạng về nền kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới nằm ở chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, có toạ độ địa lý là 22º09’ đến 22º52’ vĩ Bắc, 103º31’ đến 104º28’ kinh đông. Thành phố Lào Cai cách Hà Nội 296km theo đường sắt và 345km đường ôtô, được tái lập tháng 10 năm 1991 (tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn), từ 01/01/2004 (sau khi tách huyện Than Uyên sang tỉnh Lai Châu) diện tích tự nhiên của tỉnh Lào Cai là: 6.357,08km2 trong đó diện tích đất dốc trên 25º chiếm 84% toàn tỉnh. Địa giới của tỉnh Lào Cai như sau: Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc. Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái. Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang . Phía Tây giáp Lai Châu. Lào Cai có 203km đường biên giới với tỉnh Vân Nam Trung Quốc, trong đó có 144km là đường sông, suối và 59km đường bộ, đất liền. Vùng biên giới có 26 xã, phường thuộc 5 huyện, thị xã (tổng số 110 thôn, bản giáp biên giới), Lào Cai có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng và quan hệ kinh tế đối ngoại. Lào Cai có 3 cửa khẩu Quốc tế, còn lại là cửa khẩu Quốc gia (Mường Khương, Bát Xát). 2.1.1.2. Địa hình Lào Cai nằm trong lưu vực của 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Chảy, có nhiều dãy núi cao nên địa hình bị chia cắt mạnh, độ cao thay đổi từ 80m tới trên 3.000m so với mực nước biển. Điển hình là dãy núi Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143m, Lang Lung cao 2.913m, Tả Giàng Phình cao 2.850m. Độ cao thấp nhất trong tỉnh là 80m - 90m. Điều kiện địa hình dốc, chia cắt mạnh ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp, việc xây dựng các vùng chuyên canh với quy mô lớn, tập trung bị hạn chế. Nhưng mặt khác, do sự phân tầng theo độ cao của địa hình rất đa dạng cho nên Lào Cai có khả năng bố trí được một cơ cấu cây trồng phong phú, từ tập đoàn cây trồng nhiệt đới đến ôn đới với nhiều loại cây trồng khác nhau: cây hoa màu, lương thực, cây công nghiệp, đặc sản (thảo quả, trẩu, quế...), cây ăn quả (táo, lê, cam, quýt...) đặc biệt là cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu (sâm, đỗ trọng, thục địa, tam thất...), cây gỗ quý (pơ mu, sa mu). 2.1.1.3. Thời tiết, khí hậu Lào Cai là nơi có nhiều vùng khí hậu, trong đó có 2 vùng đặc trưng: nhiệt đới và ôn đới. Lào Cai có 7 kiểu và 12 loại khí hậu phân thành 10 kiểu sinh khí hậu và 43 khoanh vi khí hậu. Có 3 vành đai sinh khí hậu cơ bản và 2 mùa tương đối rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9. Vùng cao nhiệt độ trung bình hàng năm từ 15ºC đến 20ºC. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 80%, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800mm đến 2.000mm (ở mức cao nhất Việt Nam). Vùng thấp nhiệt độ trung bình từ 23ºC đến 29ºC, lượng mưa trung bình từ 1.400mm đến 1.700mm. 2.1.1.4. Đặc điểm đất đai Toàn tỉnh có 1 0 nhóm và 30 loại đất chính. Phần lớn diện tích có tầng đất canh tác khá dày, hàm lượng chất dinh dưỡng khá và ít bị chua, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau; nhưng do điều kiện địa hình phức tạp nên nguồn tài nguyên đất vẫn chưa được khai thác, sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả. Trong tổng diện tích 635.708ha của tỉnh diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm 11,2%; diện tích đất có rừng chiếm 35%; đất chuyên dụng chiếm 1,63%; đất ở chỉ chiếm có 0,5%; trong khi đó đất chưa sử dụng và sông suối núi đá chiếm tới 51,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. 2.1.1.5. Nguồn nước thuỷ văn Lào Cai có mạng lưới sông suối chằng chịt, địa hình cao, dốc, lắm thác ghềnh, lưu lượng hàng năm thay đổi thất thường, bao gồm 3 hệ thống sông sau đây: sông Hồng, sông Chảy và sông Nậm Mu. Nguồn nước mặt hàng năm ở Lào Cai khoảng 9,5 tỷ m3, là nguồn nước tưới quan trọng cho lúa, hoa màu và phục vụ cho nhu cầu của nhiều ngành kinh tế quốc dân. Tài nguyên nước ngầm có trữ lượng khoảng 30 triệu m3, chất lượng nước tốt, ít bị nhiễm khuẩn. 2.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản Lào Cai là một trong các tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất Việt Nam với 35 loại khoáng sản khác nhau và có trên 150 điểm mỏ có giá trị công nghiệp, trong đó có nhiều loại khoáng sản quý có chất lượng cao, trữ lượng lớn hàng đầu Việt Nam như: Apatit (2,5 tỷ tấn), đồng (42 triệu tấn), sắt (150 triệu tấn), graphít, nguyên liệu cho sản xuất gốm, sứ, thuỷ tinh... là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng. 2.1.1.7. Tài nguyên rừng Tỉnh Lào Cai có nguồn tài nguyên rừng phong phú, đa dạng là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản. Tổng trữ lượng tài nguyên rừng toàn tỉnh là: - Về gỗ: 17.244.265 m3 - Về vầu, tre, nứa: 207.512.300 cây tre, vầu các loại. Trong đó gỗ rừng tự nhiên là 16.876.006m3; gỗ rừng trồng là 368.259 m3. Diện tích quy hoạch cho đất lâm nghiệp là 517.542 ha chiếm hơn 80% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó: - Đất có rừng là 224.932 ha chiếm 35% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh (gồm: rừng tự nhiên là 183.651 ha và rừng trồng 41.281 ha) - Đất chưa có rừng là 292.610 ha, chiếm 46% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Với vốn rừng như trên chỉ tiêu về mặt diện tích rừng bình quân đầu người của tỉnh Lào Cai là 0,45 ha/người. 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 2.1.2.1. Kinh tế Sau 19 năm kể từ ngày tái lập tỉnh (01/10/1991) nhân dân tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều thành tựu về xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Giá trị tổng sản phẩm ngành thương mại - dịch vụ năm 2009 đạt 2.710,9 tỷ đồng; dự kiến năm 2010 đạt 3.300 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2009, gấp 2,4 lần so với năm 2006 và gấp 1,4 lần so với mục tiêu đến năm 2010 (mục tiêu đề án). Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 ước đạt trên 24%/năm, gấp 1,5 lần mục tiêu đề án. Tỷ trọng thương mại - dịch vụ chiếm 38% GDP toàn tỉnh, đạt 100% mục tiêu đề án. Tổng mức lưu chuyển bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội tỉnh Lào Cai năm 2009 đạt 4.457 tỷ đồng; dự kiến 2010 đạt 5.000 tỷ đồng, tăng 1,6 lần so với mục tiêu đề án. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 28,4% gấp 1,9 lần mục tiêu đề án. GDP tăng trưởng qua các năm đều đạt từ 7,5% trở lên, riêng từ năm 2006 đến nay GDP đạt từ 10% đến 13%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Năm 2004 con số này là nông lâm nghiệp chiếm 34%, công nghiệp - xây dựng 25%, dịch vụ 40%. Đến năm 2009 con số này là nông lâm nghiệp chiếm 27,9%, công nghiệp - xây dựng chiếm 34,2%, dịch vụ chiếm 37,9%. Năm 2009 GDP đạt 12%, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm còn 20,43%, đã có 4200 hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm. 2.1.2.2. Dân số và lực lượng lao động Dân số Lào Cai năm 2009 là 613.075 người, chủ yếu là sống ở nông thôn chiếm 78,8% tổng dân số, hàng năm có giảm nhưng giảm không đáng kể: năm 2006 là 81,1%, năm 2007 là 81% và năm 2008 là 79,9%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,9% cao hơn mức trung bình của cả nước nhưng nó phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh khi đang tỉnh đang thiếu rất nhiều lao động trong quá trình hội nhập kinh tế. Tỉnh Lào Cai có 27 dân tộc anh em sinh sống: dân tộc kinh chiếm 35,91%, dân tộc thiểu số chiếm 64,09% trong đó: người H’Mông 21,21%, người Tày 15,84%, người Dao 14,05%, người Giàng 4,7%, Nùng 4,4% còn lại là các dân tộc khác, có những dân tộc đặc biệt ít người: La Chí, Bố Y, Sán Chay, Hà Nhì, Phù Lá, Xa Phó.... Chính vì vậy mà bản sắc dân tộc của tỉnh Lào Cai rất đa dạng và phong phú. Bảng 1: Bảng số liệu dân số tỉnh Lào Cai qua các năm 2006 - 2009 Đơn vị 2006 2007 2008 2009 Tổng dân số Người 580.432 593.600 602.158 613.075 Thành thị Người 105.638 112.784 121.034 129.952 Tỷ lệ % 18.2 19 20,1 21,2 Nông thôn Người 447.794 480.816 481.124 483.123 Tỷ lệ % 81,8 81 79,9 78,8 Nguồn niên giám thống kê năm 2009 Nguồn lao động: năm 2009 số người trong độ tuổi lao động là 385.158 người, trong đó số lao động tham gia trong nền kinh tế quốc dân là 345.118 người (chiếm 96,4% số người trong độ tuổi lao động), tỷ lệ số lao động được đào tạo là 22,5%. 2.1.2.3. Đơn vị hành chính Lào Cai gồm có 1 thành phố (thành phố Lào Cai) và 8 huyện (Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai, Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng) với 164 xã, phường, thị trấn trong đó có 125 xã vùng cao, 26 xã biên giới. Tỉnh Lào Cai được chia làm 3 khu vực: Khu vực 1: là các xã có điều kiện phát triển kinh tế xã hội thuận lợi, chủ yếu là các xã ở vùng thấp gần trung tâm các huyện, thị xã, giao thông và các dịch vụ xã hội thuận lợi (gồm 16 xã, chiếm 9,2% trong tổng số xã). Khu vực 2: là các xã có điều kiện phát triển kinh tế xã hội khó khăn, phần lớn các xã này nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại còn tương đối khó khăn, các dịch vụ xã hội cơ bản đã được đáp ứng tương đối tốt (gồm 40 xã, chiếm 24,5% trong tổng số xã). Khu vực 3: là các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, các xã ở vùng sâu, vùng biên giới xa cách trung tâm huyện, thị xã, địa hình bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại còn rất nhiều khó khăn, các dịch vụ xã hội còn hạn chế (gồm 108 xã, chiếm 66,3% trong tổng số xã). 2.1.3. Đánh giá chung về nền kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai 2.1.3.1. Thuận lợi Trong xu thế hội nhập quốc tế, là tỉnh biên giới nhưng Lào Cai lại có đường sắt, đường sông, đường bộ nối với Hà Nội và cảng biển Hải Phòng do vậy vị trí địa lý của tỉnh rất thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc và các địa phương khác của Việt Nam. Diện tích đất đai rộng và tương đối tốt, đặc biệt là rừng và đất rừng, đất đồng cỏ... cùng với khí hậu và địa hình đa dạng hình thành nhiều vùng tự nhiên khác nhau tạo điều kiện cho việc nuôi trồng những cây con đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao như: các loại rau, hoa chất lượng cao (Sa Pa), cây ăn quả ôn đới (nho, đào, lê, mận...), chè vùng cao (Mường Khương, Bắc Hà)... để có thể phát triển thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến. Vườn Quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) với hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú (có trên 2.000 loài thực vật, trên 400 loài chim, thú, bò sát và rất nhiều loài động thực vật quý hiếm, còn có kho tàng quỹ gen thực vật quý chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm của Việt Nam), phát triển trồng các loại cây dược liệu, cây gỗ quý như pơmu, lát hoa... tạo điều kiện phát triển ngành lâm nghiệp. Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản, trữ lượng và số lượng lớn, có điều kiện phát triển mạnh công nghiệp khai thác và vật liệu xây dựng như: khai thác và chế biến cao lanh (thành phố Lào Cai), xây dựng khu công nghiệp tập trung, phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng (apatit, quặng sắt, đồng...) sản xuất hoá chất... Công tác đào tạo cán bộ cơ sở và công tác luân chuyển cán bộ (đưa cán bộ về cơ sở) đặc biệt là đưa cán bộ về các xã đặc biệt khó khăn được thực hiện tương đối tốt tạo ra một nguồn lực dồi dào cho cơ sở góp phần phát triển kinh tế xã hội. 2.1.3.2. Những khó khăn Do đặc điểm địa hình phức tạp, núi cao, đồi dốc, khí hậu, thời tiết không thuận hoà... gây khó khăn trong xây dựng cơ sở hạ tầng, cho sản xuất và lưu thông, tiêu thụ hàng hoá. Dân cư thưa thớt, đời sống kinh tế thu nhập quá thấp, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao, đời sống văn hoá thiếu thốn... đầu tư, tích luỹ để tái sản xuất mở rộng thấp vì vây rất khó khăn trong việc áp dụng khoa học công nghệ, đầu tư chiều sâu. Kết cấu hạ tầng quá thấp kém, do không có khả năng xây dựng, vốn đầu tư của nhà nước rất hạn hẹp, địa hình lại phức tạp nên rất khó cho việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Đồng bào các dân tộc còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, nhất là tư tưởng nặng nề của nền sản xuất tự cung, tự cấp của nền kinh tế tự nhiên. Bộ máy chính quyền địa phương có nơi còn chưa phát huy hết khả năng, trình độ cán bộ xã rất thấp, có cán bộ còn chưa học hết THCS nên công tác đào tạo để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ này rất khó khăn. Qua thực tế trên, ta có thể kết luận rằng muốn đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội các xã ĐBKK (huyện nghèo) đòi hỏi phải có sự nỗ lực vượt bậc của đồng bào các dân tộc vùng cao, sự giúp đỡ, hỗ trợ tạo điều kiện của Nhà nước và các tổ chức bên ngoài để khai thác tốt, sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng tạo sức mạnh tổng hợp để phát huy mọi nguồn lực, thực hiện phương châm chiến lược “miền núi vì cả nước, cả nước vì miền núi”. Đánh giá tổng quát: Từ khi tái lập tỉnh Lào Cai từ tháng 10/1991 đến nay, thực hiện các Nghị quyết Đại hội của Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã đạt được thành tích quan trọng trên nhiều mặt. Kinh tế từng bước ổn định và phát triển; văn hoá, xã hội có những bước tiến bộ mới, công tác xóa đói giảm nghèo có nhiều kết quả to lớn, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; an ninh quốc phòng được tăng cường; hệ thống chính trị ngày càng được củng cố vững chắc, niền tin của nhân dân các dân tộc với Đảng, Nhà nước, với chế độ ngày một nâng cao. Tuy có tỷ lệ phát triển đáng kể, nhưng mới chỉ là bước đầu, điểm xuất phát thấp về kinh tế - xã hội của tỉnh, nhịp độ tăng trưởng GDP còn chậm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh. Tỷ lệ hộ đói nghèo cao, Lào Cai còn là một trong những tỉnh nghèo so với cả nước. Lĩnh vực văn hoá, xã hội còn nhiều yếu kém. Dân trí, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiềt thấp kém, lạc hậu, thiếu đói, thiếu nước sinh hoạt …, cơ sở vật chất còn quá nghèo nàn, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, năng xuất lao động thấp ... Hệ thống chính cán bộ ở cơ sở còn nhiều hạn chế, năng lực quản lý điều hành yếu, di dịch cư tự do, phức tạp xã hội trong một số bộ phận đồng bào trong tỉnh vẫn còn xẩy ra. Từ những nhìn nhận đánh giá, tỉnh đã đưa ra các quyết định vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo (vùng khó khăn) là một trong những chương trình mục tiêu của tỉnh cũng như của Đảng và Nhà nước. Nhằm đưa tỉnh Lào Cai thoát khỏi là một tỉnh nghèo, trở thành tỉnh phát triển ở biên giới phía Bắc Tổ quốc đóng góp sứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. 2.2. Thực trạng sử dụng vốn về việc hỗ trợ giảm nghèo của Nghị Quyết 30a tại tỉnh Lào Cai 2.2.1. Công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai Nghị quyết 30a Thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo trong cả nước. Ngay từ đầu tháng 2/2009, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành các văn bản chỉ đạo, đồng thời thường xuyên chỉ đạo đôn đốc sát sao các cấp, các ngành tập trung lực lượng phối hợp tổ chức triển khai việc xây dựng đề án của các huyện. - Đã thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết do đồng chí Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Lao động – TBXH là phó ban thường trực, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT và Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư làm phó ban. Lãnh đạo của 12 ngành và Chủ tịch UBND 3 huyện là thành viên. Thành lập 4 tổ công tác của cấp tỉnh do lãnh đạo của các Sở trong Ban chỉ đạo làm tổ trưởng, thành viên của mỗi tổ là cán bộ chuyên môn của 10 ngành có liên quan, trong đó: 3 tổ trực tiếp xuống hướng dẫn, cùng với huyện khảo sát, tính toán xác định nhu cầu tại cơ sở xã, thôn bản, cùng với huyện thống nhất các định mức, phương pháp lập, xây dựng Đề án; 01 tổ tổng hợp, thẩm định các Đề án báo cáo tỉnh và Trung ương. Đầu tháng 2/2009 UBND tỉnh ban hành kế hoạch về triển khai thực hiện Nghị quyết 30a trên địa bàn tỉnh, trong đó qui định về bố trí lực lượng, qui trình, tiến độ xây dựng, phê duyệt Đề án của các huyện; qui định rõ trách nhiệm của các ngành là hướng dẫn, giúp đỡ và phối hợp với huyện xây dựng và triển khai thực hiện Đề án; các huyện có nhiệm vụ trực tiếp xây dựng Đề án để trình tỉnh phê duyệt và là chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện Đề án được duyệt. UBND tỉnh và các ngành của tỉnh đã trực tiếp quán triệt Nghị quyết 30a, Quyết định 167 đến Chủ tịch, Bí thư các xã tại Hội nghị các Chương trình hướng về cơ sở do UBND tỉnh tổ chức đầu tháng 3/2009. - Ở 3 huyện đều thành lập Ban chỉ đạo do Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, Trưởng phòng Tài chính kế hoạch làm phó ban thường trực, đồng thời thành lập các tổ công tác giúp xã. Trong tháng 2 và đầu tháng 3/2009 các huyện đều đã tổ chức quán triệt tinh thần, nội dung của Nghị quyết và những yêu cầu nhiệm vụ cho các ban ngành ở huyện và các xã trên địa bàn, đồng thời phối hợp với các tổ công tác của tỉnh đã xuống cùng với huyện khảo sát thực trạng, tính toán xác định nhu cầu tại địa bàn cơ sở thôn, xã, tổ chức họp phổ biến, quán triệt, bình xét, lấy ý kiến nhân dân. - Về tiến độ xây dựng, phê duyệt Đề án: Trong tháng 3/2009 Tổ công tác của Liên Bộ được phân công theo dõi tỉnh Lào Cai (do Bộ Giao thông Vận tải làm tổ trưởng) đã lên trực tiếp làm việc với UBND tỉnh để hướng dẫn, góp ý, thẩm định để hoàn thiện phê duyệt Đề án của 3 huyện. Đến ngày 31/3/2009 tỉnh đã gửi dự thảo Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009-2020 của 3 huyện xin ý kiến thẩm định của các Bộ ngành Trung ương theo qui định (gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Lao động – TBXH, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Uỷ ban Dân tộc). Sau khi được Liên Bộ thẩm định và Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo, UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt Đề án của 3 huyện tại các Quyết định: 1143, 1144, 1145/QĐ-UBND ngày 05/5/2009. Sau khi các Đề án được phê duyệt, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các huyện khẩn trương triển khai thực hiện các nguồn vốn được Trung ương bố trí và nguồn vốn ủng hộ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị. Đồng thời tổ chức triển khai xây dựng các cơ chế chính sách của tỉnh để triển khai Nghị quyết và các Đề án đã được phê duyệt. Trong đó, đã ban hành quyết định số 3123/QĐ-UBND ngày 05/10/2009 về việc quy định cụ thể về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo NQ 30a trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Triển khai xây dựng qui định về quản lý sử dụng nguồn ủng hộ của các tổ chức, cá nhân hỗ trợ thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững của 3 huyện nghèo,... 2.2.2. Tình hình bố trí các nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn 03 huyện nghèo năm 2009 tại tỉnh Lào Cai Ngân sách Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với ba huyện nghèo tại tỉnh Lào Cai. Ba huyện nghèo của tỉnh Lào Cai gồm có huyện Bắc Hà, huyện Mường Khương và huyện Si Ma Cai. Tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước đối với ba huyện nghèo tại tỉnh Lào Cai theo các chương trình, dự án là 446.580 triệu đồng. Trong đó: - Vốn cân đối ngân sách Trung ương: 16.298 triệu đồng. - Vốn chương trình MTQG, hỗ trợ có mục tiêu từ NSTW: 315.350 triệu đồng (bao gồm 76,8 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển theo Nghị quyết 30a). - Vốn nước ngoài (ODA): 32.643 triệu đồng. - Vốn trái phiếu Chính phủ: 82.289 triệu đồng. Các nguồn vốn trên được UBND tỉnh Lào Cai phân bổ cho 03 huyện thực hiện các chương trình, dự án, cụ thể như sau: Huyện Bắc Hà Huyện Bắc Hà là một trong những huyện nghèo nhất thuộc tỉnh Lào Cai. Huyện rộng 686,78 km2, có 68 nghìn nhân khẩu của 14 sắc tộc, trong đó dân tộc H'Mông chiếm khoảng trên 50% dân số trong toàn huyện. Các dân tộc khác còn lại là Kinh, Dao tuyển (Mán đen), Tày, Nùng, Phù Lá, Hoa… Huyện còn là nơi còn lưu giữ đậm đà bản sắc văn hoá của các dân tộc. Bên cạnh đó huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa như đền thờ gia quốc công Vũ Công Mật, dinh thự cổ Hoàng A Tưởng, di chứng thành cổ Trung Đô, các làng nghề dệt thổ cẩm, nấu rượu ngô đặc sản, rèn đúc của đồng bào Mông Bản Phố, làng văn hóa Mông Tả Văn Chư, chợ trâu Lùng Phìn, chợ ngựa, chợ văn hóa Bắc Hà, chợ Cốc Ly, Bản Liền... hấp dẫn du khách. Văn hóa ẩm thực địa phương rất đa dạng, đặc sắc như: lợn cắp nách, gà thả đồi rừng, thịt lợn hun khói, thịt trâu sấy, thắng cố ngựa, trâu, dê, mèn mén, xôi 7 màu, bánh dày, rượu ngô... Huyện đang tập trung khai thác thế mạnh hai loại hình du lịch chính là sinh thái và văn hóa. Đây là hướng đi đúng đã có hiệu quả rõ rệt và sẽ phát triển tốt trong những năm tới. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi như trên thì việc đầu tư vào huyện Bắc Hà với tổng kinh phí lớn nhất trong ba huyện là 185.924 triệu đồng sẽ giúp huyện phát triển nhanh đồng thời giúp giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện. Trong đó: - Vốn cân đối ngân sách Trung ương: 6.657 triệu đồng. - Vốn chương trình MTQG, hỗ trợ có mục tiêu từ NSTW: 117.051 triệu đồng. - Vốn nước ngoài (ODA): 9.603 triệu đồng. - Vốn trái phiếu Chính phủ: 52.609 triệu đồng. Huyện Mường Khương Huyện Mường Khương là một trong những huyện vùng núi cao thuộc tỉnh Lào Cai cách thành phố Lào Cai 55 km về phía Đông Bắc.. Độ cao bình quân của huyện so với mực nước biển là 950 m. Đỉnh núi cao nhất trên địa bàn Mường Khương cao tới 1.609 m. Toàn huyện rộng 552,26 km2. Mường Khương có dân số là 48 nghìn người bao gồm 14 dân tộc khác nhau. Người H'Mông là dân tộc đa số trong huyện (chiếm 41,8% tổng nhân khẩu). Kinh tế Mường Khương chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp. Các nông, lâm sản nổi tiếng là mận, lê, cây thuốc, thảo quả, chè, đậu tương... Việc đầu tư vào huyện Mường Khương với tổng kinh phí 158.014 triệu đồng chủ yếu là để huyện phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp nhẹ. giúp huyện giảm nghèo nhanh và phát triển bền vững. Trong đó: + Vốn cân đối ngân sách Trung ương: 2.610 triệu đồng + Vốn chương trình MTQG, hỗ trợ có mục tiêu từ NSTW: 127.852 triệu đồng + Vốn nước ngoài (ODA): 11.892 triệu đồng + Vốn trái phiếu Chính phủ: 15.660 triệu đồng Huyện Si Ma Cai Huyện Si Ma Cai là một huyện biên giới phía Bắc thuộc tỉnh Lào Cai, được tái lập vào năm 2000. Si Ma Cai nằm ở phần Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai chừng 95 km. Si Ma Cai giáp với huyện Mã Quan (châu tự trị dân tộc Choang, Miêu Văn Sơn, Vân Nam, Trung Quốc) ở phía Bắc, huyện Bắc Hà (Lào Cai) ở phía Nam, huyện Mường Khương (Lào Cai) ở phía Tây và huyện Sín Mần (Hà Giang) ở phía Đông. Si Ma Cai rộng 23.454 ha và có 26.753 dân (năm 2004) bao gồm 11 dân tộc trong đó chủ yếu là người Mông (chiếm 82,52%), Nùng (chiếm 12,25%), La Chí (chiếm 0,75%), Thu Lao (chiếm 3,98%), Phù Lá (chiếm 0,09%), Kinh (chiếm 0,28%). Toàn huyện có 4.298,4 ha đất lâm nghiệp, chiếm 18,37% diện tích đất tự nhiên. Theo đánh giá chung là huyện có rừng chiếm tỷ lệ thấp, tài nguyên rừng nghèo, trữ lượng thấp Về khoáng sản: hiện đang khai thác quặng chì ở xã Bản Mế nhưng trữ lượng không lớn, năm 2004 đạt 550 tấn. Việc khai thác và bán quặng thô sang Trung Quốc cũng là vấn đề cần xem xét và phụ thuộc lớn vào chính sách của Nhà nước. Tiềm năng du lịch: với lợi thế về điều kiện khí hậu trong lành, núi cao hùng vĩ đa sắc tộc nên bước đầu hình thành các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Tổng kinh phí đầu tư cho huyện để phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh và bền vững là 102.642 triệu đồng, thấp nhất trong ba huyện do huyện Si Ma Cai là huyện mới thành lập năm 2001, điều kiện thì không bằng hai huyện còn lại. Trong đó: + Vốn cân đối ngân sách Trung ương: 7.031 triệu đồng. + Vốn chương trình MTQG, hỗ trợ có mục tiêu từ NSTW: 70.447 triệu đồng. + Vốn nước ngoài (ODA): 11.144 triệu đồng. + Vốn trái phiếu Chính phủ: 14.020 triệu đồng. Các nguồn vốn trên chưa tính vốn sự nghiệp phân bổ qua ngân sách địa phương và chi thường xuyên của 3 huyện. Đến nay, các nguồn vốn trên được các huyện triển khai thực hiện, khối lượng đạt trên 80% khối lượng, dự ước đến đầu năm 2010 vốn thực hiện đạt 100% KH giao trong năm 2009. 2.2.3. Kết quả thực hiện các chính sách theo Nghị quyết 30a 2.2.3.1. Việc triển khai thực hiện nguồn vốn đầu tư phát triển Trong năm 2009 thì tổng nguồn vốn được Trung ương cấp là 76,8 tỷ đồng cho ba huyện tại tỉnh Lào Cai. Trong đó gồm: nguồn vốn đầu tư phát triển cấp ứng là 75 tỷ đồng (25 tỷ đồng/huyện) và nguồn vốn đầu tư 6 xã II theo cơ chế Chương trình 135: 1.800 t._.ện cho cộng đồng nhân dân các dân tộc trong khu vực tham gia giám sát; phải có các chỉ số đánh giá giám định chất lượng, công tác báo cáo, thống kê kịp thời và đầy đủ, cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực báo cáo. Gắn trách nhiệm cụ thể của các cấp quản lý với hiệu quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. Để công tác kiểm tra giám sát có hiệu quả cao hơn, các cấp quản lý cần xây dựng cho mình hệ thống giám sát theo hướng sau: Xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu làm cơ sở so sánh đánh giá hàng năm và khi kết thúc chương trình. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát và đánh giá đồng bộ, phù hợp với cả bốn cấp: trung ương, tỉnh, huyện và xã. Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá bao gồm cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, định kỳ đánh giá, trách nhiệm các bên... Đổi mới quy trình phân bổ kế hoạch vốn: không giao 100% vốn ngay từ đầu như hiện nay mà sẽ chia thành nhiều đợt chuyển vốn. Trước khi chuyển vốn đợt sau phải có báo cáo kết quả thực hiện đợt trước, khi cần thiết phải kiểm tra, đánh giá trước khi chuyển vốn. Gắn kết quả thực hiện với việc thanh toán vốn đầu tư. Thực hiện dân chủ công khai xuyên suốt quá trình đầu tư xây dựng ở xã: công khai mức vốn đầu tư của Nhà nước cho nhân dân biết, nhân dân trong xã chủ động bàn bạc về việc đóng góp tham gia xây dựng các công trình của xã. Nâng cao năng lực Ban giám sát xã, các tổ chức đoàn thể thực hiện theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng; Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 7/7/2003 của Chính phủ ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở; Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hưóng dẫn một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. Vận hành Chương trình đúng nguyên tắc sẽ khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng và quản lý công trình, tạo ra phong trào lao động sản xuất sôi nổi nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo ở các huyện nghèo nói riêng đây chính là mục tiêu cần hướng tới của Chương trình. 3.2.8. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội Nhằm xoá đói giảm nghèo bền vững cho các xã đặc biệt khó khăn (ba huyện nghèo) nói riêng, trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung. Triển khai đồng bộ các chương trình, dự án trên địa bàn trong đó có các chương trình trọng tâm hướng về cơ sở của tỉnh đã đề ra. Vận dụng cơ chế chính sách: Tiếp tục thực hiện và vận dụng đổi mới các chính sách như: Chính sách đất đai; Chính sách đầu tư, tín dụng; Chính sách phát triển nguồn nhân lực; Chính sách thuế; Chính sách hỗ trợ huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động; Chính sách ưu đãi đối với giáo viên, học sinh; Chính sách ưu đãi về y tế; Chính sách khuyến công, thu hút đầu tư phát triển, xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm; Chính sách chuyển giao công nghệ, nghiên cứu phát triển các loại cây trồng, vật nuôi .... 3.2.9. Phân công chỉ đạo Chương trình Tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát và kiểm tra thường xuyên của các Ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện đối với cấp dưới đặc biệt là cơ sơ theo quy định và phân công cụ thể. Cũng như hoạt động giám sát của HĐND các cấp, các tổ chức đoàn thể, nhất là hoạt động tích cực cuả Ban giám sát xã và các cơ quan, đơn vị, tổ chức được phân công giúp đỡ các huyện, các xã. KẾT LUẬN Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, cũng như các nước trong khu vực, Việt Nam đang nỗ lực vươn lên hòa chung vào tiến trình phát triển, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng một nền kinh tế mở hướng ra bên ngoài. Đảng ta xác định muốn đi lên thành một nước có nền kinh tế phát triển thì trước hết phải đảm bảo điều kiện về đời sống kinh tế - xã hội của người dân, phải đảm bảo phát triển cân đối cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ, phát triển cần phải dựa trên cơ sở đồng đều và một nền tảng vững chắc. Dựa trên quan diểm này, Đảng và Nhà nước ta đã tích cực chú trọng tới việc phát triển và cải thiện đời sống kinh tế - xã hội của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc miền núi, tạo điều kiện phát triển miền núi thông qua hỗ trợ, khuyến khích đầu tư ở các vùng này. Lào Cai là một trong những tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, trong những năm qua, được sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, cung với nỗ lực của chính mình, Lào Cai đã thực hiện tốt công cuộc cải cách kinh tế, tăng cường đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, quá trình phát triển hệ thống các giải pháp đẩy mạnh đầu tư nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được và giải quyết các khó khăn bất cập còn tồn tại. Để làm được điều đó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu một cách nghiêm túc và đó cũng chính là vấn đề mà đề tài quan tâm. Qua một năm thực hiện Nghị quyết 30a lồng gộp với các chương trình, dự án khác trên địa bàn các xã, huyện đặc biệt khó khăn, đến nay tỉnh Lào Cai đã đạt được hơn 70% các mục tiêu kế hoạch đặt ra, trong đó mục tiêu giảm tỷ lệ hộ đói nghèo đã cơ bản hoàn thành. Được các cấp, các ngành, nhân dân toàn tỉnh đồng tâm ủng hộ, Nghị quyết đã đạt được những kết quả to lớn. Nghị quyết mang lại hiệu quả thiết thực, giúp hco đồng bào vùng cao thay đổi nhận thức, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi tập quán canh tác cũ, đặc biệt khối lượng sản phẩm nông sản, thực phẩm làm ra ngày càng nhiều và lưu thông thuận lợi góp phần rất lớn vào việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong vùng. Những kết quả trên đây đã làm thay đổi nhanh và cơ bản diện mạo của nông thôn vùng dân tộc và miền núi trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những kết quả ban đầu, do năng lực, trình độ dân trí của đồng bào cũng còn nhiều hạn chế nên nhiều công trình tuy đã hoàn thành nhưng còn nhiều bất cập, đặc biệt là các công trình giao thông do kinh phí hạn hẹp nên mới đầu tư chủ yếu là phần mở nền, phần thoát nước trên tuyến... sau mùa mưa là không sử dụng được do sạt lở, mất cống thoát nước. Một số công trình cấp nước sinh họa do đường ống chôn lấp không đảm bảo, quản lý vận hành ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của Nghị quyết. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Nghị quyết 30A, tỉnh Lào Cai cần phải xây dựng một hệ thống cơ chế, chính sách đặc thù và các giải pháp tương đối đồng bộ nhằm xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển kinh tế xã hội vững dân tộc và miền núi, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách phát triển kinh tế giữa các vùng miền, xây dựng nông thôn mới. Một lần nữa, em xin cảm ơn TS. Vũ Thị Tuyết Mai, cùng các thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tế phát triển và các cô chú trong phòng Kinh tế ngành - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về ”Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo” 2. Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ V/v hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. 3. Quyết định số 70/2009/QĐ.TTg ngày 27/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã và chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút tri thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc 61 huyện nghèo. 4. Quyết định số 71/2009/QĐ.TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020”. 5. Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng. 6. Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 7/7/2003 của Chính phủ ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở. 7. Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hưóng dẫn một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. 8. Quyết định: 1143, 1144, 1145/QĐ-UBND ngày 05/5/2009 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt Đề án của 3 huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương. 9. Quyết định số 3123/QĐ-UBND ngày 5/10/2009 của UBND tỉnh Lào Cai V/v quy định cụ thể về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo NQ30a trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 10. Quyết định số 715/QĐ-UBND ngày 27/3/2009 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2009 - 2010. 11. Quyết định số 37/2009/QĐ-UBND ngày 26/11/2009 của UBND tỉnh Lào Cai về tiêu chuẩn, chính sách ưu đãi, cơ cấu tổ chức đối với cán bộ luân chuyển, tăng cường và thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật đến công tác tại các xã thuộc 3 huyện Bắc Hà, Mương Khương, Si Ma Cai 12. Báo cáo sơ kết 01 năm thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và định hướng trong năm 2010 13. Niên giám thống kê năm 2010, nhà xuất bản giáo dục 14. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ nghèo về nhà ở theo quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ 15. Báo cáo số 266/BC-UBND ngày 04/12/2009 của UBND tỉnh Lào Cai về ”Sơ kết 01 năm kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo” 16. Báo cáo của Bộ Tài chính đánh giá kết quả bố trí kinh phí, hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. 17. Báo cáo ngày 17/12/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về ”Sơ kết 01 năm thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2009 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo” 18. Báo cáo ngày 17/12/2009 của Uỷ ban Dân tộc tình hình 01 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2009 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo. 19. Báo cáo ngày 16/12/2009 của Bộ Xây dựng kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ và kết quả thực hiện việc quy hoạch, xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7. 20. Báo cáo ngày 16/12/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tài chính về đánh giá kết quả hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính, bố trí vốn năm 2009, kế hoạch năm 2010 để thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2009 của chính phủ. MỤC LỤC Danh môc ch÷ viÕt t¾t Danh môc b¶ng biÓu DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Bảng số liệu dân số tỉnh Lào Cai qua các năm 2006 - 2009 19 Bảng 2: Bảng tỷ lệ (%) khối lượng và kinh phí thực hiện trên kế hoạch đề ra của một số chương trình thuộc chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp 37 Bảng 3: Bảng tỷ lệ (%) số nhà triển khai trên nhu cầu nhà ở và tỷ lệ (%)nhà ở hoàn thành trên nhà đã triển khai thuộc chính sách hỗ trợ nhà ở. 38 Bảng 4:Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo năm 2009 39 Bảng 5: Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ rừng và thông rừng theo Nghị quyết 30a 40 Phụ lục 1: BIỂU TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ 25 TỶ ĐỒNG/HUYỆN NGUỒN VỐN NGHỊ QUYẾT 30a TT Danh mục công trình Địa điểm xây dựng Quy mô xây dựng Tổng dự toán, khái toán Vốn giao TH năm 2009 Kết quả tiến độ thực hiện TỔNG SỐ 239,713 75,000 A HUYỆN BẮC HÀ 73962 25,000 I Thủy lợi (KMNĐ+ T.lợi nhỏ) 51 ha 5,883 1,950 1 Thuỷ lợi Làng Bom Xã Cốc Ly 20ha 900 350 Đã khởi công 2 Thủy lợi thôn Chỉu Cái Xã Na Hối 9 ha 3 km kênh 1,154 450 Đã khởi công 3 Thuỷ lợi thôn Nậm Tông Xã Nậm Lúc 6 ha 1,2 km kênh 508 250 Đã khởi công 4 Thuỷ lợi Bản Phố 2A + 2B Xã Bản Phố 10 ha 0,8 km kênh 1,200 330 Đã khởi công 5 Thuỷ lợi thôn Nậm Hành Xã Bản Cái 5 ha 0,8 km kênh 1,521 240 Đã khởi công 6 Thuỷ lợi Tà Chải Xã Tà Chải 11 ha 1,5 km kênh 600 330 Đã khởi công II Cấp nước sinh hoạt tập trung 2,493 1,420 1 CNSH thôn Nà Pà (Lang Pàm) Xã Cốc Ly 20 hộ 20km 468 200 Đang thi công 2 CNSH thôn Lao Phú Sáng Xã Hoàng Thu Phố 38 hộ 2,2 km 611 400 Đang thi công 3 CNSH thôn Bản Lắp Xã Nậm Đét 40 hộ đầu mối + tuyến ống 785 420 Đang thi công 4 CNSH thôn Nậm Tông Xã Nậm Lúc 13 hộ/1 Trường Đ.mối + tuyến ống 629 400 Đang thi công III Cấp điện dân sinh + sản xuất 8 danh mục 67 hộ 5,793 1,500 Đang thi công 1 Cấp điện thôn Nậm Mòn Hạ Xã Nậm Mòn 37 hộ, 0,7km 35; 2km 0,4; 1 tr 2,293 800 Đang thi công 2 Cấp điện thôn Làng Chù Xã Thải Giàng Phố 32 hộ, 0,5km 35; 2km 0,4; 1 tr 3,500 700 Chuẩn bị khởi công IV C«ng tr×nh ®êng giao th«ng 41km + 3 cầu, ngầm 65,503 13,150 1 Cồ Dề Chải - Bản Ngồ Hạ Xã Nậm Mòn 4,2 km 4,200 1,250 Chuẩn bị khởi công 2 Nậm Bó - Làng Mông Xã Nậm Đét 1,5km 1,500 500 Chuẩn bị khởi công 3 San Sả Hồ - Nậm Thố Xã Thải Giàng Phố 2km; 2 thôn 5,435 650 Chuẩn bị khởi công 4 Đường vào thôn Lao Phú Sáng Xã Hoàng Thu Phố 3 km 6,729 900 Đang thi công 5 UBND - Nà Mò (Lùng Sui - Si Ma Cai) Xã Lùng Cải 5 km 3,700 1,500 Chuẩn bị khởi công 6 Đường ĐT 160 - thôn Bản Cái Xã Nậm Lúc 7km TĐ mở mới 4 km 12,000 1,700 Chuẩn bị khởi công 7 Ly Chư Phìn - Tống Thượng (Xã Nậm Đét) Xã Na Hối 3km 7,231 1,000 Đang thi công 8 Đường vào thôn Hấu Dào Xã Bản Phố 1km 2,294 450 Đang thi công 9 Nậm Hán - Nậm Hán 2 - Na ản Xã Cốc Ly 2km 2,000 650 Đang thi công 10 Đường Làng mới- Nậm Càng Xã Nậm Khánh 3,5 km 3,500 450 Chuẩn bị khởi công 11 Đường Sản Chư Ván - Ngải Thầu Xã Thải Giàng Phố 7 km 10,766 2,100 Đang thi công 12 Đường ĐT 153 - Ngải Phóng Chồ Xã Thải Giàng Phố Rải CP 2 km; Thoát nước 1,000 400 Đang thi công 13 Đường Khe Thượng - Nậm Lòn Xã Cốc Lầu Rải CP 3 km; Thoát nước 1,500 500 Chuẩn bị khởi công 14 Cầu Sân Bay Xã Thải Giàng Phố Cầu bản 10m + 100 đường BT 1,698 400 Chuẩn bị khởi công 15 Ngầm Bản Lắp Hạ Xã Nậm Đét L=15 m 750 400 Chuẩn bị khởi công 16 NgÇm trµn SÝn Ch¶i - Lïng Ph×nh Xã Lùng Phình L=20 m 1,200 300 Chuẩn bị khởi công V Công trình giáo dục 24 phòng 1,680 1,680 Chuẩn bị khởi công a Nhà công vụ giáo viên 16 1,120 1,120 Chuẩn bị khởi công 1 Trường Mầm Non Bảo Nhai Bảo Tân 1 2 phòng mẫu định hình 140 140 Đang thi công 2 Phân hiệu MN Bảo Nhai Bảo Nhai 2 phòng mẫu định hình 140 140 Chuẩn bị khởi công 3 Tiểu học Bảo Nhai B Trung Đô 2 phòng mẫu định hình 140 140 Chuẩn bị khởi công 4 MN Cốc Lầu Minh Hà 2 phòng mẫu định hình 140 140 Chuẩn bị khởi công 5 Tiểu học Cốc Lầu Hà Tiên 4 phòng mẫu định hình 280 280 Đang thi công 6 MG Tả Củ Tỷ Sảng Mào Phố 4 phòng mẫu định hình 280 280 Chuẩn bị khởi công b Nhà ở học sinh bán trú 8 phòng 560 560 Chuẩn bị khởi công 1 Tiểu học Tả Củ Tỷ Sảng Mào Phố 5 phòng mẫu định hình 280 280 Chuẩn bị khởi công 2 Tiểu học Nậm Mòn Cồ Dề Chải 6 phòng mẫu định hình 280 280 Chuẩn bị khởi công VI TT Dạy nghề huyện Bắc Hà 17,000 2,000 1 TT Dạy nghề huyện Bắc Hà Thị trấn DT 29000m2 17,000 2,000 Đã khởi công VII Công trình y tế 6,857 3,300 1 Trạm y tế Bản Cái Xã Bản Cái Mẫu định hình 2,175 1,100 Đã khởi công 2 Trạm y tế xã Lùng Cải Xã Lùng Cải Mẫu định hình 2,182 1,100 Đã khởi công 3 Trạm y tế xã Nậm Khánh Nậm Khánh Mẫu định hình 2,500 1,100 Đã khởi công B HUYỆN SI MA CAI 95,401 25,000 I Thuỷ lợi 28,501 6,440 1 Thuỷ lợi Tả Cán Hồ-Sán Chải Liên xã 116 ha+Nước SH 137 hộ+2 trung tâm xã 20,000 3,000 Đã khởi công 2 Thuỷ lợi Sảng Nàng Cảng 1 Lử Thẩn 20 ha 2,400 950 3 Thuỷ lợi Sẻ Nàng Cảng 2 xã Lử Thẩn Lử Thẩn 20 ha 1,781 750 Đã khởi công 4 Thuỷ lợi Hố Sáo Chải Th.Ch.Phìn 18 ha 2,160 870 Đang hoàn thiện 5 Thuỷ lợi thôn Sỉn Chù Nàn Sín 18 ha 2,160 870 Đang hoàn thiện II Cấp nước sinh hoạt 1,000 450 Nâng cấp cấp nước SH trung tâm cụm xã Sín Chéng 75 hộ 1,000 450 Đã khởi công III Cấp điện 151 hộ 4,500 2,000 1 Cấp điện thôn Sín Chải Si Ma Cai 2,2 km35;1,8 km0,4;01 tr, 35 hộ 1,900 900 Đang hoàn thiện 2 Cấp điện thôn Cán Cấu Cán Cấu 2,1 km35;4km0,4;1 tr; 116 hộ 2,600 1,100 Đang hoàn thiện IV Giao thông 38,200 12,510 1 Đường vào trường PTDT nội trú (LM) Si Ma Cai 0,7 km 2,400 950 Đã khởi công 2 Đường Hoàng Thu Phố B ( LM) Mản Thẩn 3 km, mặt BT 9,000 2,800 Đã khởi công 3 Đ.Sảng Chải 2-Dào Dền Sán -SC5(LM) Nàn Sán 4 km 6,800 2,100 Đã khởi công 4 Đường Bản Kha - Phìn Chư 3 (LM) Nàn Sín 7 km, mở nền, rải mặt 7,000 1,200 Đã khởi công 5 Đường Sán Chá - Khuấn Púng (LM) Th.Ch.Phìn 3 km, mở nền, rải mặt 3,000 1,050 Đã khởi công 6 Đường Km 3 ( SMC-Bến Mảng) đi Na Cáng Si Ma Cai RM CP 1,8 km 900 400 Đã khởi công 7 Đường Km53 TL 153-Tả Cán Hồ Sán Chải RM CP 3,2 km 1,600 700 Đã khởi công 8 Đường UBND xã - Mù Tráng phìn Cán Cấu RM CP 4,6 km 2,300 920 Đã khởi công 9 Đường UBND xã - Nà Mổ Cái Lùng Sui RM CP 1,5 km 800 400 Đã khởi công 10 Đường Km49 TL 153-Sẻ Lử Thẩn Lử Thẩn RM CP 1 km 550 280 Đã khởi công 11 Đường Say Sáng Phìn - Mào Seo Cấu Mản Thẩn RM CP 1 km 550 280 Chuẩn bị khởi công 12 Đường vào thôn Sỉn Chù Nàn Sín RM CP 1,3 km 700 350 Đã khởi công 13 Đường vào thôn Cốc Dế Bản Mế RM CP 2,6 km 1,500 600 Đã khởi công 14 Đường vào thôn Hồ Sáo Chải Q.Th.Sán RM CP 2 km 1,100 480 Đã khởi công V Công trình giáo dục 9p+14 gian 3,700 2,100 1 Phòng học+Nhà chức năng trường MN Chính Chư Phìn Lử Thẩn 2 P + 1 gian ( TKĐH) 700 350 Đã khởi công 2 Phòng học + Nhà ở giáo viên trường MN Ta Pa Chải Lùng Sui 2 P + 1 gian ( TKĐH) 700 350 Đã khởi công 3 Phòng học + Nhà ở giáo viên trường MN số 2 Nàng Cảng Si Ma Cai 3 P + 1 gian ( TKĐH) 900 450 Đã khởi công 4 Nhà ở học sinh trường THPT số 1 Si Ma Cai 5 gian 350 300 Đã khởi công 5 Nhà ở giáo viên trường THPT số 2 Sín Chéng 5 gian ( TKĐH) 350 300 Đã khởi công 6 Phòng học + Nhà ở giáo viên trường MN Na Cảng Si Ma Cai 2 P + 1 gian ( TKĐH) 700 350 Đã khởi công VI Trung tâm dạy nghề 17,000 500 TT Dạy nghề huyện Si Ma Cai Si Ma Cai Diện tích : 10,000 m2 17,000 500 Chuẩn bị khởi công VII Y tế 2,500 1,000 Trạm y tế xã Bản Mế Bản Mế TKĐH 2,500 1,000 Đã khởi công C HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG 70350 25,000 I Thuỷ lợi 13750 5,950 1 Thuỷ lợi Ngam A - Nhân Giống xã MK Xã Mường Khương 15ha 1650 700 Đã khởi công 2 Thuỷ lợi Ngải Phóng Chồ xã Cao Sơn Xã Cao Sơn 25ha 2750 1,100 Đã khởi công 3 Sửa chữa đập Thịnh ổi xã Bản Sen Xã Bản Sen 30ha 600 500 Đã khởi công 4 Thuỷ lợi Na Cạp xã Thanh Bình Xã Thanh Bình 30ha 3200 1,350 Chuẩn bị khởi công 5 Thuỷ lợi Pờ Hồ xã Thanh Bình Xã Thanh Bình 30ha 2800 1,150 Đã khởi công 6 Mương tiêu thoátt lũ Thền Pả xã Pha Long Xã Pha Long 25ha 2750 1,150 Chuẩn bị khởi công II Cấp nước sinh hoạt 8960 4,300 1 CNSH TT xã Pha Long Xã Pha Long 150hộ+Đồn BP+02 trường học+01phòng khám ĐKKV 6000 2,400 Đã khởi công 2 CNSH thôn Gốc Gạo xã Lùng Vai Xã Lùng Vai 70 hộ 840 550 Đã khởi công 3 CNSH thôn Pạc Tà xã Tả Gia Khâu Xã Tả Gia Khâu 60hộ (Sắp xếp dân cư) 720 500 Đã khởi công 4 CNSH thôn Tả Thền A xã Thanh Bình Xã Thanh Bình 40 hộ 500 350 Đã khởi công 5 CNSH Na Lốc 4 xã Bản Lầu Xã Bản Lầu 80 hộ 900 500 Đã khởi công III Cấp điện 175 hộ 8500 3,700 1 Cấp điện S Pả 9,10,11 xã MK Xã Mường Khương 1km35, 5km 0,4 3000 1,200 Đã khởi công 2 Cấp điện thôn Dê Chú Thàng xã Tung Chung Phố Xã Tung Chung Phố 4km35, 5km 0,5 2500 1,000 Đã khởi công 3 Cấp điện thôn Tung Chung phố Xã Tung Chung Phố 0,5km35, 2km 0,6 1200 700 Đã khởi công 4 Cấp điện thôn Séo Tủng xã Tung Chung Phố Xã Tung Chung Phố 1,5km35, 1,5km 0,4 1800 800 Đã khởi công IV Đường giao thông 17,7km 19000 7,700 1 Đường QL 4 - Dê Chú Thàng Xã Mường Khương 7km 7000 2,800 Chuẩn bị khởi công 2 Đường Sảng Chải - đường ra biên giới Xã Mường Khương 1km bê tông 1000 500 Chuẩn bị khởi công 3 Đường QL 4 gốc vải - sau NHCS nối đường Hà Giang Xã Mường Khương 1,2km bê tông 2000 800 Chuẩn bị khởi công 4 Đường QL 4 sau XH nước - Ban QLDA rừng phòng hộ Xã Mường Khương 1,5km bê tông 2000 800 Chuẩn bị khởi công 5 Đường nối tiếp sau chợ MK - đoạn tránh QL 4 Xã Mường Khương 1km bê tông 1000 400 Chuẩn bị khởi công 6 Đường Nậm Chảy - Mốc 130 đoạn nối tiếp km1+500 đến thôn Xí Giáng Phìn, Lao Chải Xã Nậm Chảy 6km cấp phối 6000 2,400 Chuẩn bị khởi công V Trường học 28 phòng 5140 2,850 1 Trường THCS xã MK nhà hiệu bộ Xã Mường Khương 6 phòng 2100 850 Đã khởi công 2 Nhà ở học sinh bán trú trường THCS Xã Dìn Chin 05 phòng hs bán trú; 06 phòng ở giáo viên 770 700 Đã khởi công 3 Trường THCS xã Tả Gia Khâu (nhà ở học sinh + nhà ở giáo viên) Xã Tả Gia Khâu 6 phòng hs bán trú; 06 phòng ở giáo viên 770 700 Đã khởi công 4 MB Trường PTTH TTCS Cao Sơn Xã Cao Sơn 1500 600 Đã khởi công VI Trung tâm dạy nghề 15000 500 1 Trung tâm dạy nghề Xã Mường Khương 10.000m2 15000 500 Đã khởi công PHỤ LỤC SỐ 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SX NÔNG NGHIỆPTHEO NGHỊ QUYẾT 30A STT Tên chương trình KH giao(Theo QĐ 993; 3789) Kết quả thực hiện Ghi chú Khối lượng (ha) Kinh phí( Tr.đ) Khối lượng (ha) Kinh phí( Tr.đ) 1 Hỗ trợ sản xuất tăng vụ 870 579.8 705.2 522.5 Bắc Hà 130 121 70 63.7 Si Ma Cai 270 140 165.2 140 Mường Khương 470 318.8 470 318.8 2 Hỗ trợ trồng chè chất lượng cao 90 414 92.5 425.5 Bắc Hà 30 138 15 69 Si Ma Cai Mường Khương 60 276 77.5 356.5 3 Hỗ trợ thâm canh chè 350 350 350 350 Bắc Hà 100 100 100 100 Si Ma Cai Mường Khương 250 250 250 250 4 Hỗ trợ trồng cây thuốc lá 150 267 217.9 527.75 Bắc Hà Si Ma Cai 50 108 50 108 Mường Khương 100 159 167.9 419.75 5 Hỗ trợ công chăm sóc trâu bò(con) 138 69 53 26.5 Bắc Hà Si Ma Cai 81 40.5 Mường Khương 57 28.5 53 26.5 6 Chuyển đất ruộng sang trồng thuỷ sản 5 25 4.8 24 Bắc Hà Si Ma Cai Mường Khương 5 25 4.8 24 TỔNG CỘNG 1704.8 1876.25 PHỤ LỤC SỐ 3 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHĂM SÓC, BẢO VỆ RỪNG VÀ TRỒNG RỪNG THEO NQ30a TT Đơn vị cơ sở thực hiện Bảo vệ rừng Trồng rừng sản xuất Kế hoạch giao theo vốn 30a và vốn 661 Thực hiện Thực hiện Khối lượng (ha) Vốn (tr.đồng) Khối lượng (ha) Vốn (tr. đồng) Khối lượng (ha) Vốn (tr. đồng) Vốn 661 Vốn 30a Vốn 661 Vốn 30a Vốn 661 Vốn 30a Tổng 31897.2 3498.7 5225.135 30767.2 914.7 3232.635 1130 2584 1992.5 1 Huyện Bắc Hà 13954.3 1173.5 2327.105 13524.3 292 1467.105 430 881.5 860 2 Huyện Si Ma Cai 4542.6 727 734 4342.6 317 334 200 410 400 3 Huyện M.Khương 13400.3 1598.2 2164.03 12900.3 305.7 1434.53 500 1292.5 732.5 PHỤ LỤC SỐ 4 CHI TIẾT PHÂN BỔ, SỬ DỤNG KINH PHÍ ỦNG HỘ NĂM 2009 VÀ NHU CẦU NĂM 2010 CHO 3 HUYỆN NGHÈO ĐVT: Triệu đồng TT Danh mục đầu tư Địa điểm Thời gian KC-HT Quy mô xây dựng Dự toán, khái toán Kinh phí hỗ trợ năm 2009 theo QĐ số 2121/QĐ-UBND Tiến độ thực hiện theo Quyết định số 2121/QĐ-UBND Dự kiến nhu cầu kinh phí hỗ trợ năm 2010 Ghi chú I Huyện Si Ma Cai 10,190 5,000 9,730 1 Hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở Toàn huyện 2009 272 hộ 5,440 980 Hỗ trợ cho 242 nhà, kinh phí 871,2 triệu đồng 2 Hỗ trợ xây dựng lò thuốc lá Các xã: Sín Chéng, Bản Mế, Thào Chư Phìn) 2009 50 lò 1,000 600 Khởi công được 50 lò, hoàn thành 40 lò 3 Nhà công vụ Trường THCS xã Thào Chư Phìn Thôn Thào Chư Phìn 2009 7 phòng 700 793 Đã khởi công 4 Nhà công vụ trường THCS xã Nàn Sín xã Nàn Sín 2009 06 gian 700 778 Đã khởi công 5 Nhà nội trú dân nuôi Trường tiểu học xã Thào Chư Phìn Thôn Thào Chư Phìn 2009 5 phòng 600 310 Đã khởi công 6 Nhà ở nội trú dân nuôi Trường THCS xã Lử Thẩn Thôn Làng Cảng 2009 5 phòng 600 351 Đã khởi công 7 Nhà ở nội trú dân nuôi Trường THCS xã Mản Thẩn Thôn Sín Chù 2009 4 phòng 500 251 Đã khởi công 8 Nhà nội trú dân nuôi trường THCS thôn Lùng Sán Xã Lùng Sui 2009 05 phòng 650 296 Đã khởi công 9 Nhà ở giáo viên+Bán trú trường THCS Xã Si Ma Cai 2009 08 phòng 650 641 Đang lập BCKTKT 10 Hỗ trợ trang thiết bị 6 trạm y tế của 6 xã 6 xã 2010 600 600 11 Hỗ trợ trang thiết bị cho 33 nhà văn hoá thôn bản 2010 660 660 12 Hỗ trợ làm nhà bán trú học sinh, nhà ở giáo viên xã Si Ma Cai, Sán Chải, Lùng Sui, Lử Thẩn, bản Mế, Quan Thần Sán, Cán Cấu 2010 4,210 4,210 13 Hỗ trợ chuyển đối giống trâu, bò 2010 4,260 4,260 II Huyện Mường Khương 18,540 6,000 12,530 1 Hỗ trợ xây lò sấy thuốc lá 4 xã: Mường Khương, Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố 2009 150 lò 3,000 1,800 Hoàn thành 150 lò, giải ngân 1,8 tỷ đồng 2,400 2 Hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở Toàn huyện 2009 556 hộ 11,120 2,002 Hỗ trợ cho 287 nhà, kinh phí 1.033,2 triệu đồng 3 Phòng chức năng Trường THCS Bản Xen, Xã Bản Xen 2009 4 phòng 1,100 550 Đã khởi công 500 Trường Mầm Non xã Lùng Vai Xã Lùng Vai 2009-2010 5 phòng 1,200 728 Đang hoàn thiện hồ sơ để khởi công 500 4 Nhà bán trú Trường THCS Tả Thàng xã Tả Thàng 2009 10 phòng 700 700 Đã khởi công 150 5 San tạo mặt bằng Trường THCS xã Mường Khương xã Mường Khương 2009 5000m2 1,200 Đang hoàn thiện hồ sơ để khởi công 6 Hỗ trợ làm nhà 11 hộ hồi cư chưa có nhà ở xã La Pan Tẩn và xã Thanh Bình 2009 11 hộ 220 220 Đang hoàn thiện hồ sơ để khởi công 7 Hỗ trợ xây dựng lò sấy thuốc lá 200 lò 4,000 2,400 8 Hỗ trợ trang thiết bị nhà văn hoá thôn bản 16 nhà 320 320 9 Hỗ trợ trang thiết bị trung tâm dạy nghề huyện (bàn ghế, máy vi tính, máy chiếu, thiết bị dạy học) 1,360 560 10 H.trợ thang thiết bị Trạm y tế xã 6 trạm 600 600 11 Xây nhà bán trú học sinh 30 phòng 2,100 2,100 12 Xây nhà văn hoá thôn bản 20 nhà 1,200 1,200 13 Hỗ trợ xoá nhà tạm cho hộ cận nghèo 50 hộ 1,000 600 14 Hỗ trợ xây nhà chức năng trường tiểu học, THCS xã Tung Chung phố, Bản Lầu 18 phòng 1,200 1,200 III Huyện Bắc Hà 59,890 9,000 12,800 1 Hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở Toàn huyện 2009 756 hộ 15,120 2,722 Hỗ trợ cho 459 nhà, kinh phí 1.652 tr.đồng Vốn 2009 do Tổng Công ty thép hỗ trợ 2 Trường THCS thôn Bản Phố 2A xã Bản Phố 2009-2010 8 phòng+ ngoại thất 2,500 1,218 Đang thi công 3 Trường tiểu học Bảo Nhai A xã Bảo Nhai 2009-2010 9 phòng+ ngoại thất 2,850 1,060 Đang thi công 4 Nhà ở bán trú dân nuôi xã Bản Cái 2009 11 phòng 770 430 Đang hoàn thiện hồ sơ để khởi công 340 5 Nhà ở bán trú dân nuôi xã Nậm Đét 2009-2010 10 phòng 700 380 Đang hoàn thiện hồ sơ để khởi công 320 6 Nhà ở bán trú dân nuôi xã Nậm Lúc 2009-2010 10 phòng 700 380 Đang hoàn thiện hồ sơ để khởi công 320 7 Nhà ở bán trú dân nuôi xã Cốc Lầu 2009-2010 13 phòng 910 490 Đang hoàn thiện hồ sơ để khởi công 420 8 Nhà ở bán trú dân nuôi Xã Tả Củ Tỷ 2009-2010 12 phòng 840 450 Đang hoàn thiện hồ sơ để khởi công 390 9 Nhà ở bán trú dân nuôi xã Lùng Cải 2009-2010 10 phòng 700 380 Đang hoàn thiện hồ sơ để khởi công 320 10 Nhà ở bán trú dân nuôi xã Tả Van Chư 2009-2010 10 phòng 700 370 Đang hoàn thiện hồ sơ để khởi công 330 11 Nhà ở bán trú dân nuôi xã Bản Già 2009-2010 11 phòng 770 430 Đang hoàn thiện hồ sơ để khởi công 340 12 Nhà ở bán trú dân nuôi xã Nậm Khánh 2009-2010 08 phòng 560 320 Đang hoàn thiện hồ sơ để khởi công 240 13 Nhà ở bán trú dân nuôi xã Bản Liền 2009-2010 10 phòng 700 370 Đang hoàn thiện hồ sơ để khởi công 330 14 Nhà ở bán trú dân nuôi xã Tà Chải 2010 4 phòng 280 280 15 Nhà ở bán trú dân nuôi xã Hoàng Thu Phố 2010 12phòng 840 840 16 Nhà ở bán trú dân nuôi xã Lầu Thí Ngài 2010 5phòng 350 350 17 Nhà ở bán trú dân nuôi xã Lùng Cải 2010 10phòng 700 700 18 Nhà ở bán trú dân nuôi xã Thải Giàng Phố 2010 20phòng 1,400 1,400 19 Nhà ở bán trú dân nuôi xã Bản Liền 2010 10phòng 700 700 20 Nhà ở bán trú dân nuôi xã Nậm Khánh 2010 5phòng 350 350 21 Nhà ở bán trú dân nuôi xã Nậm Mòn 2010 20phòng 1,400 1,400 22 Nhà ở bán trú dân nuôi xã Cốc Ly 2010 9phòng 630 630 23 H.trợ đầu tư xây dựng trạm y tế xã Bản Phố 2010 2,500 1,000 24 Htrợ đầu tư xây dựng trạm y tế xã Na Hối 2010 2,500 1,000 25 Hỗ trợ trang thiết bị nhà văn hoá thôn bản 20 xã 2010 40 nhà 800 800 Cộng: 88,620 20,000 35,060 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31224.doc