Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Xuất khẩu của Công ty thương mại & dịch vụ số 1

Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Xuất khẩu của Công ty thương mại & dịch vụ số 1: ... Ebook Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Xuất khẩu của Công ty thương mại & dịch vụ số 1

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Xuất khẩu của Công ty thương mại & dịch vụ số 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Các nước trển thế giới đã tăng cường thiết lập quan hệ ngoại giao để tạo ra một môi trường hợp tác, ổn định cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và toàn thế giới. Hoạt động xuất khẩu là một trong những cách thức cơ bản để một quốc gia, một doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên hiện nay bên cạnh môi trường hợp tác và ổn định thì tình hình cạnh tranh trên thị trường thế giới diễn ra một cách gay gắt. Để hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt, các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu bên cạnh việc tận dụng các yếu tố lợi từ môi trường bên ngoài, phải khai thác triệt để, sử dụng tiết kiệm các nguồn lực của doanh nghiệp. Nói một cách khác là doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả xuất khẩu của mình. Công ty thương mại và dịch vụ số 1 là công ty kinh doanh có các mặt hàng dệt may hoạt động chủ yếu của công ty là xuất khẩu các mặt hàng này. Trong thời gian vừa qua, công ty không ngừng đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu qủa xuất khẩu của công ty mình. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn và tồn tại chưa giải quyết được. Trong thời gian thực tập ở công ty em thấy đây là một vấn đề cấp thiết nhất của công ty hiện nay. Vì vậy mà em quyết định chọn đề taìi. "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty thương mại và dịch vụ số 1" 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chuyên đề này đề cập đến hiệu quả quản lý kinh doanh xuất khẩu của công ty thương mại và dịch vụ số 1 trong thời gian vừa qua. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả xuất khẩu của Công ty trong thời gian vừa qua. Chuyên đề sẽ đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới. 4. Kết cấu của chuyên đề Chuyên đề này bao gồm 3 chương Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu Chương II: Thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty thương mại dịch vụ số 1 Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty thương mại và dịch vụ số 1. Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu I 1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động xuất khẩu 1.1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động đưa các hang hóa và dịch vụ từ quốc gia sang quốc gia khác. Dưới giác độ kinh doanh là việc bán các hang hóa và dịch vụ ra nước ngoài. Hoạt động xuất khẩu có thể được thực hiện bằng cách bán hàng trực tiếp của một công ty cho các khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài thông qua đại diện bán hàng, đại lý phân phối của công ty, cũng có thể bán hàng thông qua trung gian như đại lý xuất khẩu và đại lý vận tải. Trong thời điểm hiện nay khi mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra một cách mạnh mẽ thì hoạt động xuất khẩu diễn ra ngày một sôi nổi hơn. Lý do khiến cho các doanh nghiệp tăng cường hoạt động xuất khẩu là vì xuất khẩu sẽ giúp cho công ty mở rộng được thị trường tiêu thụ, tăng doanh số bán, tiếp thu được kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, khai thác được tính hiệu quả theo quy mô, tăng chuyển dịch cán cân thanh toán hướng có lợi cho đất nước. 1.2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu - Phạm vi hoạt động: hoạt động xuất khẩu có phạm vi rộng hơn các hoạt động kinh doanh nội địa. Phạm vi của hoạt động xuất khẩu ít nhất phải từ hai nước trở lên. Đây là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên nét đặc trưng của hoạt động xuất khẩu như sự khác biệt về quốc tịch các chủ thể tham gia, chọn lựa tác dụng, các yếu tố rủi ro. - Chủ thể tham gia: Các chủ thể tham gia hoạt động phải có ít nhất 2 chủ thể có quốc tịch khác nhau. Điều này tạo nên sự khác biệt trong phương thức đàm phán và ký kết hợp đồng. - Đồng tiền thanh toán: Hoạt động xuất khẩu tạo nên sự xuất hiện của nhiều đồng tiền khác nhau có thể sử dụng trong thanh toán. Đó là đồng tiền của nước xuất khẩu, của nước nhập khẩu, đồng tiền quốc tế. Điều này làm cho phương thức thanh toán trong hoạt động xuất khẩu trở nên phong phú, đa dạng và phức tạp hơn. - Ngôn ngữ sử dụng hợp đồng. Nếu cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu mà ngôn ngữ không phổ biến thì trong hợp đồng phải sử dụng ngôn ngữ quốc tế hay ngôn ngữ dùng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Luật áp dụng: Trong hoạt động xuất hiện một ba luật điều chỉnh đó là: Luật của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, các điều ước quốc tế. 2. Các hình thức xuất khẩu 2.1. Xuất khẩu trực tiếp. Xuất khẩu trực tiếp là hình thức mà một doanh nghiệp bán trực tiếp sản phẩm của mình cho khách hàng ở thị trường nước ngoài thông qua các tổ chức do doanh nghiệp lập ta. Hình thức này được áp dụng khi doanh nghiệp đã đủ mạnh để thành lập các tổ chức bán hàng riêng. Và kiểm soát toàn bộ nhà phân phối của doanh nghiệp. Hình thức này có ưu điểm là doanh nghiệp chủ động tìm kiếm, thâm nhập và khai thức thị trường nước ngoài, vì vậy doanh nghiệp có thể lựa chọn các mặt hàng xuất khẩu phù hợp với đòi hỏi của từng thị trường. Mặt khác doanh nghiệp có thể cắt giảm được chi phí xuất khẩu do không phải thuê các tổ chức trung gian xuất khẩu hàng hoá cho mình. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng trước một lượng vốn lớn để thu mua hoặc sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, doanh nghiệp có thể gặp nhiều rủi ro do không am hiểu sâu sắc thị trường xuất khẩu và xác định sai thị trường mục tiêu. 2.2. Xuất khẩu gián tiếp. Xuất khẩu gián tiếp là hình thức mà doanh nghiệp bán sản phaảm của mình chi người trung gian và người trung gian sẽ bán các sản phẩm này cho khách hàng ở thị trường nước ngoài. Hình thức này có ưu điểm là doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều cho việc tìm hiểu và nghiên cứu thị trường nước ngoài, doanh nghiệp còn có thể chia sẽ rủi ro trong hoạt động xuất khẩu cho các tổ chức trung gian. Tuy nhiên hình thức này có nhược điểm là doanh nghiệp không chủ động trung hoạt động xuất khẩu, mọi thông tin về thị trường đều phụ thuộc vào các tổ chức trung gian, xử lý chậm trước những biến động của thị trường. Hơn nữa doanh nghiệp phải tăng thêm các chi phí chi cho các tổ chức trung gian. Vì không trực tiếp tham gia liên lạc với khách hàng nước ngoài. 2.3 Xuất khẩu ửy thác. Đây là hình thưc mà đơn vị có hàng xuất khẩu đóng vai trò là trung gian xuất khẩu (bên nhận uỷ thác) làm thay cho các đơn vị sản xuất (bên uỷ thác) những thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng và được hưởng phần trăm theo giá trị hàng xuất khẩu đã được thoả thuận . Xuất khẩu uỷ thức được áp dụng khi mà đơn vị sản xuất không được phép hoặc không có điều kiện để tham gia xuất khẩu. Trong hình thức xuất khẩu uỷ thức, quan hệ giữa người mua và người bán được thông qua người thứ ba mà thường là các nhà môi giới và đại lý. Hình thức này 16 ưu điểm là doanh nghiệp có hàng xuất khẩu không phải bỏ vốn ra để mua hàng hoá, hạn chế thấp nhất mức rủi ro trung kinh doanh mà vận nhận được thông tin và xử lý kịp thời các thông tin từ thị trường nước ngoài. 2.4. Xuất khẩu theo nghị định thư: Xuất khẩu theo nghị định thức là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ tiêu nhà nước giao cho về một hoặc một số hàng hoá nhất định. Cho chính phủ nước ngoài trên cơ sở nghị định thứ lý kết giữa hai chính phủ. Hình thức này đảm bảo cho các doanh nghiệp được thanh toán tiền hàng một cách chắc chắn, cho phép doanh nghiệp giảm chi phí trong công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng 2.5. Xuất khẩu tại chỗ Xuất khẩu tại chỗ là việc doanh nghiệp cung cấp các hàng hoá và dịch vụ cho các đoàn ngoại giao, cho các khách du lịch quốc tế. Đặc điểm của hình thức xuất khẩu tại chỗ là hàng hoá và dịch vụ chưa vượt qua lãnh thổ quốc gia nhưng ý nghĩa của nó giống như hàng hoá đã đựơc xuất khẩu. Ưu điểm của hình thức này. 2.6. Các phương thưc xuất khẩu khác. * Phương thức tạm nhập tái xuất: Là hình thức xuất trở lại nước ngoài những hàng hoá trước đây đã nhập khẩu. Hàng hoá đi từ nước tái xuất sang đến nước nhập khẩu mà không qua chế biến. Tiền hàng được nước tái xuất thu của nước nhập khẩu và thanh toán cho nước xuất khẩu. * Xuất khẩu thông qua hội trợ triển lãm: Hội trợ triển lãm là thị trường hoạt động định kỳ được tổ chức vào một thời điểm nhất định. Tại đó người xuất khẩu có thể trưng bày hàng há và các thành tựu về kinh tế , ký thuậtm khoa học… Nhằm mục địch quảng cáo mở rộng khả năng tiêu thụ. Từ đó, các chủ thể kinh doanh có thể tiếp xúc, giao dịch với nhau và ký hợp đồng mua bán. * Xuất khẩu theo phương thức đấu giá Quốc tế. Là hình thức bán hàng xuất khẩu đặc biệt được tổ chức công khai tại một địa điểm nhất định, tại đó sau khi xem xét hàng hoá những người mua được tự do trả giá. Cuối cùng hàng hoá sẽ được cho người trả giá cao nhất. Trên thực tế những hàng được đem đấu giá thường là những mặt hàng có tiêu chuẩn như: hoa quả, hương liệu… *Xuất khẩu theo phương thức đấu thầu Quốc tế. Là phương thức bán hàng đặc biệt, trong đó người nhập khẩu công bố trước về điều kiệm mua hàng và người xuất khẩu báo giá mình muốn bán. Người nhập khẩu sẽ chọn hàng và người xuất khẩu nào bán giá rẻ nhất và có các điều kiện phù hợp hơn cả. Người nhập khẩu là người thầu, người xuất báo giá, khai mạc lựa chọn khách hàng và giá ký hợp đồng. * Xiất khẩu thông qua sở giao dịch hàng hoá Sở giao dịch hàng hoá là một thị trường đặc biệt, tại đó người ta mua bán các loại hàng hoá có khối lượng lớn, có tính đồng loạt, có phẩm chất có thể thay thế cho nhau. Trước hết khách hàng uỷ nhiệm cán bộ và nộp tiền bảo đảm ban đầu cho khách hàng, khách hàng ký vào phần cuống cho người môi giới đồng thời giữ lại hợp đồng, đến hết hạn khách hàng trao lại hợp đồng cho người môi giới này thanh toán ở phòng thanh toán bù trừ. Ở trên là những phương thức xuất khẩu áp dụng hiện nay trên thị trường thế giới. Ở nước ta hiện nay mới chỉ vận dụng các phương thức xuất nhập khẩu theo nghị định thư: tạm nhập tái xuất… II. Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp 1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh doanh 1.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp luôn theo đuổi mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, ngoài việc doanh nghiệp phải tận dụng hiệu quả các nguồn lực đó. Nay nói khác đi là doanh nghiệp phải đạt hiệu quả trong kinh doanh. Như vậy hiệu quả kinh doanh sẽ là yếu tố cơ bản nhất quyết định đến việc hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải hiểu được hiệu quả kinh doanh là gì, làm gì để đạt được hiệu quả kinh doanh. Trong quá trình phát triển kinh tế, hiệu quả kinh doanh đã được chú ý từ rất sớm. Đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh nhưng tựu trung lại thì có bốn quan niệm cơ bản sau: Quan điểm thứ nhất cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là kết quả thu được trong hoạt động kinh doanh Nội dung của quan điểm này đã đồng nhất hiệu quả kinh doanh với kết quả kinh doanh mà cụ thể đó là doanh thu. Nhược điểm: Quan điểm này không đề cập đến chi phí kinh doanh, sẽ không thể so sánh hiệu quả kinh doanh một cách chính xác. Vì một doanh nghiệp có doanh thu lớn nhưng có khi vẫn đang chịu thua lỗ. Còn doanh nghiệp khác doanh thu ít hơn nhưng vẫn có lợi nhuận cao. Quan điểm thứ hai cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí. Ưu điểm: Quan điểm này khi nói về hiệu quả kinh doanh đã đề cập đến mối liên hệ giữa kết quả và chi phí bỏ ra. Nhược điểm: Tuy nhiên chỉ mới đề cập đến kết quả và chi phí bổ sung chưa đề cập tới kết quả và chi phí cho cả một qúa trình. Quan điểm thứ ba cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh giữa kết quả thun được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Ưu điểm: Quan điểm này phản ánh được mối liên hệ bản chất của hiệu quả kinh doanh vì nó gắn kết được kết quả với chi phí bỏ ra. Coi hiệu quả là sự phản ánh trình độ sử dụng các chi phí Nhược điểm: Tuy nhiên ở đây mới chỉ đề cập tới kết quả và chi phí cuối cùng bỏ ra trong một giai đoạn. Nó chưa phản ánh được sự vận động của kết quả và chi phí trong một quá trình của giai đoạn. Quan điểm thứ tư cho rằng: Hiệu quả kinh doanh phải thể hiện được mối liên hệ giữa sự vận động của kết quả với chi phí vận động của chi phí tạo ra kết quả đó. Ưu điểm: Đây có thể nói là một quan điểm toàn diện nhất về hiệu quả kinh doanh. Quan điểm này đã đề cập và so sánh tốc độ vận động của hai yếu tố là kết quả và chi phí kinh doanh. Mối liên hệ này thể hiện trình độ sử dụng hợp lý các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp. Có thể nói rằng các quan điểm trên đề cập đến các khía cạnh khác nhau của hiệu quả kinh doanh. Mối quan điểm có ưu điểm và nhược điểm riêng.Tuy nhiên xét một cách hoàn diện, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp để thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế - xã hội với chi phí thấp nhất. Khi xem xét đến hiệu quả kinh doanh cần phải chú ý tới hiệu quả ở mặt định tính cũng như mặt định lượng. Về mặt định tính hiệu quả kinh doanh thể hiện sự tận dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất, phương thức quản lý thích hợp, thể hiện trong việc đáp ứng các mục tiêu của chính doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế xã hội. Về mặt định lượng thể hiện giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hai mặt định tính và định lượng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không được tách rời nhau khi xem xét đến hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả về lượng phải gắn với các mục tiêu kinh tế xã hội. Hiệu quả về lượng phải gắn với các mục tiêu kinh tế xã hội. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận của mình mà phải chú ý tới các tác động của doanh nghiệp tới các yếu tố kinh tế xã hội. Doanh nghiệp không vì mục tiêu của mình mà đành đổi tất cả, kể cả vi phạm đến các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội. Hiệu quả kinh doanh phải được xem xét trong một thời gian dài. Sự phát triển của thời kỳ này phải làm tiêu đề cho sự phát triển của thời kỳ tiếp theo, không được làm cản trở hoặc làm suy giảm sự phát triển của thời kỳ sau. Chẳng hạn như doanh nghiệp khi khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nguyên liệu phải tiết kiệm tránh bừa bãi, lãng phí. Tuy nhiên, việc sử dụng tiết kiệm các yếu tố này không có nghĩa là cắt giảm các chi phi cần thiết để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như đầu tư cho đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên. 1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh Qua các quan điểm về hiệu quả kinh doanh ta nhận thấy bản chất hiệu quả kinh doanh thể hiện khá rõ nét trên hai mặt định lượng và định tính. Về mặt định tính đó là việc sử dụng hợp lý các nguồn lực sản xuất của các doanh nghiệp phương thức tổ chức và quản lý thích hợp để đáp ứng các mục tiêu không chỉ cho doanh nghiệp mà còn vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung. Về mặt định lượng thể hiện mối quan giữa kết quả và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để tạo ra kết quả đó. Thể hiện mối quan hệ của sự vận động giữa kết quả và chi phí. Khi đề cập đến hiệu quả kinh doanh chúng ta nói về mối liên hệ so sánh giữa kết quả và chi phí của doanh nghiệp để tạo ra kết quả đó. Như vậy, để có thể hiểu rõ về hiệu quả kinh doanh ta đi phân tích rõ hơn về chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của tất cả các khoản chi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị, chi phí bán hàng, quản lý, marketing, chi phí lưu thông vận chuyển hang hóa. Chi phí kinh doanh được biểu thị bằng một số chỉ tiêu:Tổng chi phí kinh doanh, chi phí sản xuất chi phí ngoài sản xuất như chi cho lưu thông hang hóa, nộp thuế, mua bảo hiểm khi xem xét hiệu quả kinh doanh người ta thường dùng các chỉ tiêu như tổng chi phí sản xuất, tổng vốn kinh doanh, vốn cố định vốn lưu động. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ những thành quả thu được sau một quá trình kinh doanh và được xã hội thừa nhận. Kết quả kinh doanh được biểu thị bằng một số chỉ tiêu:Giá trị tổng sản lượng, giá trị sản lượng hang hóa, doanh thu, giá trị sản phẩm thuần túy, giá trị sản phẩm thặng dư. 2. Phân loại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Dưới sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, hiệu quả kinh doanh được xem xét dưới nhiều giác độ và hình thành nên nhiều loại hiệu quả kinh doanh. Để quản lý và nâng cao hiệu quả kinh doanh thuận lợi người ta tiến hành phân chia các loại hiệu quả kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau. - Căn cứ vào phương pháp hiệu quả: Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối. Hiệu quả tuyệt đối: tổng kết quả - tổng chi phí = tổng phí Hiệu quả tuyệt đối phản ánh hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng phương án, thời kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả tương đối H1 =  hoặc H2 =  Hiệu quả tương đối nói lên mối liên hệ giữa kết quả với chi phí qua đó đánh giá trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp. Hiệu quả tương đối cho nên bỏ ra một đồng chi phí thì thu được từ đó mấy đồng kết quả hoặc ngược lại một đồng kết quả có được là do bao nhiêu đồng chi phí tạo nên. - Căn cứ vào thời gian mang lại hiệu quả: Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài. - Căn cứ vào đối tượng xem xét hiệu quả: Hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp. - Căn cứ vào khía cạnh khác nhau của hiệu quả Hiệu quả tài chính. Biểu hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chỉ về mặt kinh tế mà doanh nghiệp đó đạt được. Hiệu quả kinh tế xã hội: Không chỉ biểu hiện kết quả về mặt kinh tế mà doanh nghiệp đạt được mà còn tính đến các hiệu quả mà doanh nghiệp tạo ra cho xã hội như vệ sinh môi trường, khoa học kỹ thuật tiên tiến, ổn định công ăn việc làm. - Căn cứ vào phạm vi tính toán Hiệu quả kinh doanh tổng hợp: Đây là hiệu quả xét cho toàn bộ doanh nghiệp, hoặc một lĩnh vực nào đó của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh bộ phận: Đây là hiệu quả xét cho từng bộ phận hoặc yếu tố sản xuất của doanh nghiệp. 3. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp 3.1. Khái niệm Hiệu quả kinh doanh là điều mà bất kỳ công ty nào cũng mong muốn đạt được. Đối với mỗi một doanh nghiệp, do những nét đặc trưng của mình mà hiệu quả kinh doanh thể hiện rõ nét ở những lĩnh vực chủ yếu của doanh nghiệp. Đối với một công ty thương mại, hoạt động chủ yếu là xuất khẩu thì hiệu quả kinh doanh của công ty chính là đề cập đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Như vậy, xét một cách chung nhất hiệu quả kinh doanh xuất khẩu phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, trình độ quản lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thể hiện mối liên hệ giữa kết quả và chi phí tạo ra kết quả đó của doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu Từ cách hiểu trên đây cho thấy hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là một đại lượng so sánh giữa chi phí và kết quả bỏ ra trong lĩnh vực xuất khẩu. Hiệu quả kinh doanh sản xuất =  3.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 3.2.1. Chỉ tiêu lợi nhuận xuất khẩu Chỉ tiêu lợi nhuận xuất khẩu là một chỉ tiêu tổng hợp. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả chung của toàn công ty trong lĩnh vực xuất khẩu. Lợi nhuận xuất khẩu càng lớn thì hiệu quả kinh doanh của công ty càng cao chỉ tiêu này được tính theo công thức. LNxk = DTxk - CF x K Trong đó DTxk là doanh thu bán hàng hóa xuất khẩu CFxk bao gồm giá mua gốc hang hóa tại các cơ sở trực tiếp sản xuất, chi phí vận chuyển và lưu thông hang hóa, thứ xuất nhập khẩu hang hóa. Chỉ tiêu lợi nhuận xuất khẩu mặc dù phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp những vẫn có điểm hạn chế. Bởi vì chưa phản ánh được mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận, hiệu quả sử dụng chi phí bỏ ra. Để thực hiện mối quan hệ này người ta sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. 3.2.2. Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu. - Mức doanh lợi trên doanh số bán P'1 = x 100% Trong đó P'1: Mức doanh lợi của doanh số bán hàng xuất khẩu trong kỳ P: Lợi nhuận xuất khẩu thực hiện trong kỳ DS: Doanh số bán hàng xuất khẩu trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh số bán hàng có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này giúp cho doanh nghiệp tìm được thị trường mặt hàng có hiệu quả nhất. - Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh P'2 = x 100% P'2 Mức doanh lợi của vốn kinh doanh xuất khẩu trong kỳ VKD: Tổng vốn kinh doanh trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Một đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp - Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh P'3 = x 100% P'3 Mức doanh lợi xuất khẩu của chi phí kinh doanh trong kỳ CFKD: Tổng chi phí kinh doanh xuất khẩu trong kỳ Chi phí này bao gồm chi phí vận chuyển, thu mua hàng hóa, bảo hiểm. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Một đồng chi phí kinh doanh mang lại bao đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 3.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn - Hiệu quả sử dụng vốn cố định Vốn cố định là vốn đầu tư vào tài sản cố định. Tài sản này được dùng trong một thời gian dài, thường đầu tư một lần ở thời kỳ bắt đầu hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đây là yếu tố cơ bản để duy trì hoạt động kinh doanh của công ty Sức sản xuất VCĐ =  Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định ra bao nhiêu đồng doanh thu chỉ tiêu này càng cao phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Sức sinh lời của VCĐ =  Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng bộ lợi nhuận. - Hiệu quả sử dụng vốn Vốn lưu động là vốn đầu tư vào tài sản lưu động. Vốn này nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất, giáo dục được diễn ra một cách liên tục. Đối với một công ty xuất khẩu thì đây là vốn bỏ ra định kỳ để thu mua hang hóa và thanh toán, cho các cơ sở sản xuất hiệu quả sử dụng vốn lưu động được biểu hiện thông qua một số chỉ tiêu. sản xuất của VLĐ =  Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu tổng doanh thu Sức sinh lời của VLĐ =  Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thời gian quay một vòng VLĐ =  Là một chỉ tiêu rất quan trọng. Thể hiện quá trình thu hồi vốn diễn ra nhanh hay chậm. Nếu thời gian quay một vòng VLĐ càng ngắn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. 3.2.4. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động - Năng suất lao động bình quân W1 Chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ - Mức sinh lời bình quân của lao động W2 = Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đóng góp của mỗi lao động vào lãi của doanh nghiệp 3.2.5 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đồng nội tệ. Trong hoạt động xuất khẩu còn một chỉ tiêu hết sức đặc trưng là tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu =  Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí xuất khẩu bằng nội tệ thì thu được bao đồng doanh thu bằng ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu. Chỉ tiêu này càng cao, càng thể hiện khả năng thu hút nguồn ngoại tệ doanh nghiệp, phản ánh khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp khi phải thanh toán bằng ngoại tệ. 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu Hiệu quả xuất khẩu cũng giống như hiệu quả kinh doanh nói chung, chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc môi trường bên trong, bên ngoài của công ty, các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, các yếu tố thuộc môi trường vi mô. ở đây ta sẽ xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu nói riêng, đó là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và chi phí xuất khẩu của công ty. Chúng ta nên chú ý rằng các yếu tố này có thể đồng thời tác động lên doanh thu, chi phí của doanh nghiệp. Đó là các yếu tố như giá cả, tỷ giá hối đoái, thuế, hạn ngạch xuất khẩu. Giá cả hàng hóa: Đến với một công ty thương mại thì giá c ả hang hóa vừa là giá mua hang hóa vừa là giá bán hàng hóa. Công ty phải tiến hành thu mua hang hóa tại các cơ sở ở trong nước, nếu mua được với giá rẻ thì chi phí của công ty sẽ thấp, còn ngược lại mua đòi giá cao thì chi phí của công ty sẽ tăng lên. Do đó công ty cần phải tìm ra các đối tác trong nước có hang hóa chất lượng cao và giá cả hợp lý khi công ty xuất khẩu hang hóa thì giá bán hang hóa sẽ tác động tới doanh thu của công ty. Nếu hang hóa bán được với giá cao thì doanh thu sẽ cao còn ngược lại doanh thu sẽ thấp. Do đó, muốn doanh thu xuất khẩu tăng thì công ty phải tìm được thị trường phù hợp, có thu nhập cao và có sức tiêu thụ lớn. * Tỷ giá hối đoái Đây cũng là một trong yếu tố quan trọng tác động doanh thu và chi phí xuất khẩu của doanh nghiệp. Tỷ giá hối đoái biến động sẽ thúc đẩy hoặc hạn chế hoạt động xuất khẩu của công ty. Đồng thời sẽ tác động tăng hoặc giảm doanh thu của doanh nghiệp. Tuy nhiên tỷ giá hối đoái là yếu tố mà công ty không thể kiểm soát, vì vậy mà Nhà nước cần đưa ra chính sách tỷ giá hối đoái nhằm thúc đẩy và tăng hiệu quả xuất khẩu của các công ty tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế * Hạn ngạch xuất khẩu Hạn ngạch xuất khẩu được hiểu là giá trị giới hạn một mặt hàng nào đó mà một nước được phép xuất khẩu sang một thị trường nào đó. Hạn ngạch sẽ không tác động đến hoạt động xuất khẩu của công ty nên như giá trị mặt hàng trong nước mà công ty xuất khẩu luôn nhỏ hơn hạn ngạch xuất khẩu. Nhưng ngược lại, sẽ tác động mạnh mẽ tới khối lượng hang hóa xuất khẩu của công ty khi mà trong nước có rất nhiều công ty sản xuất mặt hàng mà công ty xuất khẩu. Điều này sẽ dẫn tới công ty phải chia sẻ hạn ngạch với công ty khác, khối lượng xuất khẩu của công ty sẽ giảm đi và như vậy doanh thu của công ty sẽ giảm đi tương ứng. Thuế tác động trực tiếp đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận xuất khẩu của doanh nghiệp, Có các loại thuế như thuế xuất nhập khẩu hàng hóa, thuế VAT,thuế phải nộp ngân sách Nhà nước. Công ty nên chọn những mặt hàng trong diện khuyến khích xuất khẩu nhằm hạn chế tối đa các loại thuế phải nộp, tăng cường lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác ta thấy khi thuế xuất nhập khẩu sẽ làm cho giá hang hóa xuất khẩu tăng lên, điều này sẽ tạo ra bất lợi đối với doanh nghiệp vào cạnh tranh bằng giá. 3.4. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Khi tham gia hoạt động mọi doanh nghiệp luôn cố gắng nâng cao hiệu quả kinh doanh trên từng lĩnh vực hoặc từng vụ buôn bán mà doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên tăng hiệu quả kinh doanh bằng cách nào lại đưa ra nhiều lời giải đáp khác nhau theo các tính hiệu quả kinh doanh, ta thấy có 3 cách chính để doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả kinh doanh của mình. Con đường cơ bản nhất là tăng doanh thu của doanh nghiệp. Để thực hiện điều này công ty phải tìm cách tiêu thụ hàng hóa ngày càng nhiều, hoặc là cải tiến chất lượng sản phẩm để khách hàng mua nhiều hơn, hoặc là tăng giá bán trên từng đơn vị sản phẩm. Điều này lại dẫn tới một điều rằng làm thế nào để tăng tiêu thụ hang hóa. Làm được điều này thông qua các biện pháp marketing làm cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm, và mong muốn có được sản phẩm của công ty. - Cách thức thứ hai đó là giảm chi phí, con đường này cũng hiệu quả không kém con đường tăng doanh thu. Giảm chi phí sẽ giúp công ty bán hàng hóa với giá rẻ hơn. Như vậy sẽ tiêu thụ hang hóa nhiều hơn. Hoặc nếu vẫn bán mức giá cũ thì phần chênh lệch giữa chi phí và giá bán tăng lên công ty sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. - Cách thứ ba đó là đều do doanh thu và chi phí tăng… Nhưng tốc độ tăng doanh thu lớn hơn chi phí, điều này sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty, điều này sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty. Nhưng để thực hiện điều này. Buộc doanh nghiệp phải sử dụng một cách tiết kiệm, tránh lãng phí các nguồn lực. 3.5. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu đối với các công ty Việt Nam - Đối với hiệu quả kinh doanh nói chung của công ty Việc xuất khẩu đạt được hiệu quả cao sẽ giúp cho công ty tăng doanh số và lợi nhuận của mình. Đối với công ty thương mại, hoạt động xuất khẩu là nhiệm vụ then chốt và đóng góp phần lớn vào doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu sẽ tạo một nguồn vốn lớn bổ sung cho công ty qua từng năm. Khi hoạt động xuất khẩu được tăng cường thì thị trường tiêu thụ của công ty được mở rộng, công ty sẽ thoát khỏi sự phụ thuộc vào thị trường nội địa. Thay vào đó công ty sẽ thiết lập các đại lý của mình ở nước ngoài, chủ động tham gia kinh doanh quốc tế. Công ty sẽ chịu đựng được sức ép thị trường nội địa khi mà thị trường này ngày càng bị chia nhỏ ra. Bằng cách đẩy mạnh tiêu thụ ở thị trường nước ngoài. Hơn nữa việc kinh doanh xuất khẩu đạt hiệu quả không những tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn tăng kinh nghiệm, kiến thức cán bộ công nhân viên tham gia hoạt động xuất khẩu. Đây là lợi nhuận vô hình giúp công ty duy trì và củng cố hoạt động xuất khẩu trong tương lai. - Đối với hiệu quả kinh tế xã hội + Xuất khẩu sẽ mang thu về cho đất nước một nguồn vốn lớn. Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế. Công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Đất nước chúng ta đang rất cần các nguồn vốn từ nước ngoài nhằm phục vụ cho quá trình này như mua các thiết bị máy móc, loại bớt công nghệ cũ, lạc hậu bổ sung thêm công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp với đất nước hiện nay. Hơn nữa do nước ta trình độ phát triển kinh tế còn ở mức thấp, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của chúng ta hầu như chưa có. Vì vậy lượng vốn cần cho phát triển kinh tế ngoài việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thì hoạt động xuất khẩu vẫn đang là hoạt động chủ yếu nhằm mong nguồn vốn về cho đất nước. + Xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Hoạt động xuất khẩu phát triển mạnh đã thu hút và tạo ra thu nhập cho nhiều người lao động. Góp phần nâng cao đời sống của người lao động. Hơn nữa hoạt động xuất khẩu đã tạo ra một nguồn vốn lớn để nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân. + Xuất khẩu giúp duy trì, ủng hộ, thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Khi xuất khẩu phát triển ở mức cao sẽ tạo ra nhiều mối quan hệ kinh tế quốc tế. Như trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, bảo hiểm quốc tế, cao hơn nữa dẫn đến các hiệp định thương mại song phương và đa phương. CHƯƠNG II Thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất khẩu ở công ty thương mại và dịch vụ số 1 I. Tổng quan về Công ty dịch vụ thương mại số 1 1. Giới thiệu chung về Công ty Dịch vụ Thương mại số 1 - Tên giao dịch chính thức của Công ty là: Công ty Dịch vụ Thương mại số 1 (TRASCO). - Tên giao dịch quốc tế là Service Trade Company No1. - Địa chỉ giao dịch chính thức của Công ty là: Số 20 đường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. - Điện thoại: 04.8621228 - 04.8623915 - Fax: 04.8624620 - Email: TRASCO@FPT.VN - Giám đốc Công ty: Đỗ Văn Châu - Loại hình sở hữu: C._.ông ty Dịch vụ Thương mại số 1 là đơn vị kinh tế quốc doanh, đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam do Hội đồng quản trị Tổng Công ty quyết định thành lập nhằm thực hiện nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh theo sự phân cấp của Tổng Công ty và theo quy định của pháp luật. - Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dệt may Việt Nam (VINAMEX) 2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty. Công ty Dịch vụ Thương mại số 1 ra đời ngày 26 - 9 - 1995 sau khi được Tổng Công ty Dệt may Việt Nam thành lập, là đơn vị hành chính phụ thuộc Tổng Công ty. Văn phòng của Công ty đặt tại số 20 đường Lĩnh Nam - quận Hai Bà Trưng - Tp Hà Nội. Công ty Dịch vụ Thương mại số 1 có tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch và hoạt động trên cơ sở điều lệ của Tổng Công ty, điều lệ riêng của Công ty và những quy định của Tổng giám đốc Công ty. Công ty Dịch vụ Thương mại số 1 là Công ty thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân mà Nhà nước quy định loại hình doanh nghiệp này. Công ty được hình thành từ việc sát nhập 4 đơn vị: - Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ dệt. - Tổng kho Dệt Đức Giang. - Xí nghiệp Dệt kim thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam. - Xí nghiệp sản xuất và Dịch vụ Thương mại may thuộc liên hiệp sản xuất xuất nhập khẩu May. Đây là đơn vị có hoàn cảnh ra đời giống nhau vào những năm đầu của thập kỷ 90 nhằm thu hút số cán bộ thừa thuộc các cơ quan văn phòng Liên hiệp các xí nghiệp Dệt và Liên Hiệp thuộc các xí nghiệp May. Khi sát nhập, tổng số vốn của 4 đơn vị cộng lại lên tới gần 15 tỷ đồng và có tất cả 703 lao động cùng với khu nhà làm việc trên diện tích 5000m2, khu kho cùng nhà xưởng gần 2000m2 tại Đức Giang và nhà xưởng cùng văn phòng làm gần 1000m2 tại Trương Định. Sau khi thành lập, Công ty tiến hành sắp xếp tổ chức lại bộ máy từ 4 đơn vị cũ và hình thành cơ cấu tổ chức bộ máy mới bao gồm 4 phòng nghiệp vụ, 4 xí nghiệp, 3 cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, 1 nhà nghỉ. Sau 4 tháng hoạt động (ngày 1 - 1 - 1996) đã xuất hiện dấu hiệu tổ chức của Công ty không ổn định. Lại có sự chia tách mới. Cuộc chia tách này kéo dài suốt hơn 2 năm kể từ tháng 5 - 1996 đến 30 - 10 - 1998. Ngày 15 - 5 - 1997, Xí nghiệp may Hà Nội được chuyển về Công ty Dệt vải công nghiệp. Ngày 18 - 8 - 1997, Xí nghiệp May Hồ Gươm tách ra hạch toán độc lập. Ngày 20 - 4 - 1998, Xí nghiệp May Thời trang Trương Định sát nhập với xí nghiệp May Hồ Gươm. Ngày 30 - 10 - 1998 chuyển xí nghiệp Dệt kim về Viện Kinh tế Kỹ thuật Dệt may. Cuối cùng thì Công ty chỉ còn lại xí nghiệp sản xuất và dịch vụ dệt trước đây ở lại và thêm một số lao động của Tổng kho Dệt Đức Giang. Sau đó Công ty quyết định đổi tên thành Công ty Dịch vụ Thương mại số 1. Tổng số vốn của Công ty sau khi bàn giao chỉ còn là 6,65 tỷ đồng, trong đó có 4,285 tỷ đồng là vốn lao động và lao động có tất cả là 85 người. Từ một Công ty hoạt động trên cả hai lĩnh vực: sản xuất và dịch vụ, sau khi bàn giao hết các đơn vị sản xuất Công ty chỉ còn hoạt động thương mại thuần tuý. Để thích ứng với nhiệm vụ này, Công ty đã tiếp tục sắp xếp lại bộ máy tổ chức của Công ty thành: 4 phòng nghiệp vụ chức năng; 5 cửa hàng và trung tâm bán buôn, bán lẻ các sản phẩm dệt may; 1 nhà nghỉ với 20 phòng khép kín đầy đủ tiện nghi. 3. Nhiệm vụ và mục tiêu kinh doanh của Công ty * Công ty Dịch vụ Thương mại số 1 được thành lập theo quyết định số 10/QĐ-HĐQT ban hành ngày 26 - 9 - 1995, tại điều hai, quyết định đã chỉ rõ những nhiệm vụ của Công ty Dịch vụ thương mại số 1 như sau: - Sản suất kinh doanh các mặt hàng Dệt may và các mặt hàng khác theo quy định của Tổng giám đốc. - Tổ chức dịch vụ du lịch, dịch vụ khách sạn, dịch vụ vận chuyển. - Tổ chức đại lý tiêu thụ sản phẩm hàng hoá vật tư cho các đơn vị trong và ngoài Công ty, bao gồm các doanh nghiệp, Công ty nước ngoài. Tổng kết quá trình hoạt động của Công ty trong thời gian vừa qua. Hoạt động chủ yếu của Công ty là kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm: - Hàng dệt may gồm: các chủng loại sơ, sợi, vải, hàng may mặc dệt kim, chỉ khâu, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm. - Hàng công nghệ thực phẩm, nông lâm hải sản, thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng khác. - Vật tư, nguyên phụ liêu, hoá chất thiết bị phụ tùng ngành dệt may, vật liệu điện, điện tử, bao bì giấy xi măng. 4. Cơ cấu tổ chức của Công ty - Công ty gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. - Các phòng ban: + Phòng tài chính kế toán + Phòng tổ chức hành chính + Phòng kinh doanh nội địa + Phòng nhập khẩu + Phòng xuất khẩu + Phòng sản xuất kinh doanh nguyên phụ liệu - Các cửa hàng: + Trung tâm thương mại dệt may III + Trung tâm thời trang 61 - 63 Cầu Gỗ - Nhà nghỉ Hoa Lan Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Gi¸m ®èc Phã Gi¸m ®èc Phã Gi¸m ®èc Phßng tæ chøc hµnh chÝnh Trung t©m thêi trang 61-63 Nhµ nghØ Hoa Lan Phßng TCKT Phßng XK Phßng NK TT dÖt may III Phßng SXKD NPL Phßng KD néi ®Þa Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Cụ thể: chức năng của các phòng ban như sau: - Giám đốc Công ty: là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm về hoạt động của Công ty trước Tổng giám đốc và pháp luật, là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty. - Phó giám đốc: là người giúp giám đốc điều hành hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về các nhiệm vụ được giao. - Trưởng phòng kế toán tài chính: hoặc kế toán trưởng giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác tài chính, kê toán thống kê, quyết toán của Công ty, có quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. - Các trưởng phó phòng chuyên môn nghiệp vụ: có chức năng tham mưu giúp giám đốc trong quản lý điều hành công việc và chịu trách nhiệm về sự tham mưu đó. - Trưởng các cửa hàng trực thuộc được Giám đốc Công ty phân cấp và uỷ quyền điều hành công tác sản xuất kinh doanh theo quy chế của Công ty. - Phòng Kinh doanh nội địa: có nhiệm vụ kinh doanh hàng nội địa các mặt hàng vải sợi, hàng may mặc sẵn, sợi dệt kim, tuyn len… với các phương thức bán buôn, bản lẻ tại các cửa hàng, siêu thị. - Phòng xuất khẩu: xuất khẩu 75% là các mặt hàng may mặc: khăn, chỉ may còn lại 25% là cà phê. - Phòng nhập khẩu kinh doanh nhập khẩu bông sợi, tơ sợi, kinh doanh nguồn sợi chính cho khách hàng truyền thông. - Nhà nghỉ Hoa Lan: Nhà nghỉ có chức năng kinh doanh dịch vụ khách sạn và nhà nghỉ vừa mở thêm dịch vụ phục vụ đám cưới, phục vụ học sinh học nghề, ngoài ra còn thực hiện chức năng phục vụ cơm giữa cho cán bộ giữa ca. - Phòng hành chính: với chức năng chính là quản lý con người, giải quyết chế độ chính sách, quản lý tài sản của Công ty, phục vụ cho công tác kinh doanh đồng thời quản lý một phần kinh doanh, đó là thuê mặt bằng và kinh doanh vải Mex. - Phòng tài chính kế toán: Đây là phòng có chức năng quan trọng. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, phòng đã phân công rõ ràng từng cán bộ trong từng lĩnh vực, theo dõi kiểm tra định kỳ hàng tháng hoạt động kinh doanh của các phòng, các cửa hàng. Đồng thời , theo dõi sát các khế ước vay ngân hàng để trả nợ kịp thời và thanh toán cho người bán đúng hạn. Đối với khách nợ Công ty, phòng phải cập nhật hàng tuần, thông báo những khách hàng nợ đến hạn, để các phòng có trách nhiệm thu kịp thời, thường xuyên định kỳ đối chiếu công nợ với những đơn vị có quan hệ kinh doanh lớn, quản lý tốt tiền hàng và nợ. - Trung tâm thương mại dệt may III: Thực hiện việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm dệt may, cung cấp sợi cho các đơn vị sản xuất để nhận vải dệt thoi, vải dệt kim theo mẫu thiết kế của Công ty để tiêu thụ , thực hiện việc hạch toán kinh doanh theo hình thức báo sổ. - Trung tâm thời trang 61 - 63 Cầu Gỗ: Thực hiện hoạt động kinh doanh bán buôn và bán lẻ các mặt hàng thơì trang, quan hệ với các bạn hàng để khai thác nguồn hàng. 5. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu tác động hiệu quả kinh doanh 5.1. Khả năng tài chính Năm 1996 khi mới sáp nhập, vốn của công ty do 4 đơn vị thành viên hợp thành là 15 tỷ đồng. Vốn của công ty được xác định gồm có: + Vốn của Tổng công ty giao tại thời điểm thành lập công ty + Vốn được Tổng công ty đầu tư bổ sung + Phần lợi nhuận hình thành sau thuế được để lại và hình thành các quỹ xí nghiệp. Là năm đầu tiên đi vào hoạt động nên công ty còn gặp nhiều khó khăn. Do chưa được tổng công ty chính thức giao vốn nên công ty chưa đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. Khi đó vốn lưu động của công ty là 5 tỷ. Tài sản cố định là 9,967 tỷ đồng. Năm 1997 công ty đã thiết lập quan hệ với ngân hàng Việt Nam, được Ngân hàng tạo điều kiện cho vay theo các phương án kinh doanh. Năm 1997, mức dư nợ là 5 tỷ đồng. Trong quá trình thực hiện, công ty đã trả nợ đúng khế ước và trước hạn. Do vậy năm 1998 công ty được ngân hàng chấp nhận cho vay gấp 2 lần. Đến năm 1999, sau khi đã bàn giao hết các xí nghiệp sản xuất như xí nghiệp may Hà Nội, xí nghiệp may hồ gươm, xí nghiệp may thời trang Trương Định, xí nghiệp dệt kim thì tổng số vốn của công ty chỉ còn 6,650 tỷ đồng. Trong đó vốn lưu động là 4,825 tỷ đồng. Nguồn vốn của công ty được cấp quá ít nên vốn kinh doanh của công ty phần lớn là phải vay ngân hàng và cán bộ công nhân viên. Năm 2001 công ty đã phải trả lãi vay trên 1 tỷ đồng. Từ tháng 10 - 2001 tổng số vốn kinh doanh của công ty là 14,108 tỷ đồng. Trong đó vốn cố định là 3,265 tỷ đồng, còn vốn lưu động là 10,843 tỷ đồng. Khả năng quay vòng vốn về kinh tế của công ty Dịch vụ thương mại số 1 tương đối cao. - Mức kế hoạch đề ra: 5 vòng - Mức thực tế đạt được: 6 vòng 5.2. Cơ sở vật chất Trụ sở chính của công ty dịch vụ Thương mại số 1 là tại số 20 đường Lĩnh Nam quận Hoàng Mai được xây dựng là cách đây 10 năm. Nó bao gồm một khu nhà hành chính 3 tầng, nhà nghỉ Hoa Lan, nhà ăn và phòng nghiệp vụ III. Khu nđất của công ty rộng trên 1000m2 vì thế, sau khu nhà (2 tầng gồm các gian chứa hóa chất, chứa bông, sợi) công ty cho thuê khu đất trống làm bãi đỗ xe và nhà kho. Các phòng ban trong công ty đều được trang bị đầy đủ tiện nghi từ điện thoại, máy vi tính, máy in…. Nhìn chung cơ sở vật chất của công ty khá tốt và đầy đủ. 5.3. Nguồn nhân lực Trong mỗi doanh nghiệp thì cán bộ là nhân tố hết sức quan trọng trong việc quyết định thành bại của doanh nghiệp đó. Sau nhiều lần có sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức thì từ năm 1999 đến tháng 9 -2001, tổng số lao động của công ty là 85 người. Số lao động năm 1999 giảm so với năm 1998 là do chuyển xí nghiệp dệt kim về viện kinh tế kỹ thuật dệt may. Riêng đến quý IV năm 2001, thành lập phòng nghiệp vụ III nên tổng số lao động tăng lên 96 người trong đó bao gồm: 1tiên sỹ, 38 người trình độ đại học, 48 người có trình độ trung cấp, 17 nhân viên. Lãnh đạo công ty rất quan tâm tới việc đào tạo để nâng cao trình độ học vấn và giáo dục tư tưởng đào tạo và phẩm chất chính trị cho cán bộ công nhân viên. Năm 2001, công ty đã cử cán bộ tham gia các lớp học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn như lớp công nghệ sợi, công nghệ thông tin, pháp luật, lao động tiền lương, lý luận chính trị cao cấp… Đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên theo h ọc tại chức ngoại ngữ. Cử cán bộ trong diện quy hoạch đi học lớp đào tạo giám đốc bồi dưỡng ngắn ngày ở nước ngoài. Tóm lại, mục tiêu cơ bản của công ty là sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực để đạt được thành công. II. Thực trạng hiệu quả xuất khẩu của công ty thương mại và dịch vụ số 1. 1. Tình hình xuất khẩu của công ty trong thời gian vừa qua 1.1 Kim ngạch XNK hàng hoá của công ty (2001- 2004) Công tác xuất nhập khẩu là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Công ty. Trong thời gian vừa qua Công ty không ngừng thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hoá và coi đây là một nhiệm vụ quan trọng. Trong những năm đầu tham gia xuất khẩu Công ty gặp phải một số khó khăn do chưa có các đại lý tiêu thụ hàng hoá, chưa tìm hiểu kỹ được các thị trường. Sau một số năm tham gia hoạt động xuất khẩu, Công ty đã xuất khẩu sang rất nhiều thị trường và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Bảng 2.1. Kim ngạch XNK của công ty(2001-2004) Đơn vị: USD,% Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Tốc độ tăng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng 02/01 03/02 04/03 Xuất khẩu 1076292 21,45 1391769 23,86 1735282 25,12 2024025 22,13 29,31 24,68 16,63 Nhập khẩu 3939891 78,55 4439413 76,14 5170283 74,88 7120600 77,87 12,68 16,46 37,42 Tổng 5016183 100 5831182 100 6905565 100 9144625 100 16,24 18,42 32,42 Nguồn: Phòng kế toán công ty TRASCO Qua số liệu trên trong bảng 2.1 nhận thấy rằng quy mô xuất khẩu và nhập khẩu của công ty tăng trưởng mạnh trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2004. Giá trị về xuất jgẩy 2001 kim ngạch xuất khẩu ở mức 1 triệu USD thì đến năm 2004 giá trị kim ngạch xuất khẩu đã đạt đến 2 triệu USD.Quy mô xuất khẩu không chỉ tăng tuyệt đối mà còn tăng cả về số lượng tương đối. Mức tăng trưởng quy mô xuất khẩu hàng năm đều ở mức tăng cao trên 15%, trong đó phải kể đến sự tăng trưởng đột biến quy mô xuất khẩu vào năm 2002. Giá trị xuất khẩu năm 2002 tăng 29,31% so với giá trị xuất khẩu năm 2001 về nhập khẩu trong năm 2001 giá trị kim ngạch nhập khẩu ở mức 4 triệu USD thì năm 2004 đã là 7 triệu USD. Tăng tuyệt đối 3 triệu USD. Xét về số tương đối, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cũng tăng mạnh qua các năm. Năm 2002 giá trị kim ngạch nhập khẩu tăng 12,68% so với năm 2001. Năm 2004 giá trị kim ngạch nhập khẩu đã tăng ở mức 37,42% so với năm 2003 Do xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng nên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty hàng năm cũng tăng qua các năm. Về số tuyệt đối, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2001 chỉ ở mức 5 triệu USD thì đến năm 2004 đã đạt 9 triệu USD. Về số tương đối, tốc độc tăng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2002 là 16,24% tiếp đến năm 2003 đã tăng lên tới 18,42% và đến năm 2004 đạt tới 32,42% sự tăng trưởng của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thể hiện mức độ hoạt động xuất nhập khẩu của công ty ngày càng tăng. Công ty đang có những bước chuyển mình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Đối với một Công ty tham gia hoạt động xuất khẩu không chỉ phải cung cấp nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường mà còn phải xác định cơ cấu mặt hàng hợp lý xem đâu là mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp nhằm mang lại doanh thu cao. Bảng 2.2. Cơ cấu mặt hàng XK(2001-2004) Đơn vị: USD,% Năm Mặt hàng 2001 2002 2003 2004 Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng I)May mặc 586416 54,48 697992 50,15 842136 48,53 962136 43,65 1,jacket và áo khoác các loại 234566 21,79 279198 20,06 336854 19,41 384854 17,46 2,Sơ mi các loại 146604 13,62 174498 12,53 210535 12,13 240534 10,91 3,Quần áo các loại 117283 10,89 139598 10,03 168427 9,76 192427 8,73 4,Quần áo các loại khác 87963 8,48 104698 7,53 126320 7,28 144321 6,55 II,Hàng dệt kim 107653 10 159781 11,48 210096 12,10 261296 11,85 III,áo len 67283 6,25 99863 7,17 131310 7,56 158009 7,17 IV,Sợi 53826 5 79890 5,74 105048 6,05 125048 5,67 V,Vải 40371 3,75 59917 4,3 78787 4,54 98286 4,46 VI,Cà phê 203614 18,91 271487 19,5 339356 19,55 542969 24,63 VII, Quế 17129 1,59 22839 1,64 28549 1,64 45679 2,07 Tổng 1076292 100 1391769 100 1735282 100 2204025 100 Nguồn: Phòng XK công ty TRASCO Nhìn vào bảng ta thấy rằng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty khá đa dạng. Các mặt hàng xuất khẩu bao gồm các mặt hàng dệt may như quần, áo, sợi, vải đến các mặt hàng khác. Điều này sẽ làm cho Công ty đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường, tạo tiền đề mở rộng thị trường trong những năm tới. Hiện nay Công ty có hai mặt hàng chủ lực là hàng may mặc và cà phê. Trong đó hàng may mặc chiếm trên dưới 50% kim ngạch xuất khẩu, cà phê chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu. Như vậy hai mặt hàng này chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu. Hàng năm hai mặt hàng này mang về cho Công ty số lượng ngoại tệ lớn. Năm 2004 hàng may mặc thu được 962136 USD, cà phê 542969 USD. Đóng góp một phần lớn vào doanh thu của doanh nghiệp. 1.3 Thị trường xuất khẩu Tìm kiếm và lựa chọn thị trường để xuất khẩu hàng hoá luôn là một vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm và coi đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh tiêu thụ của Công ty. Bảng 2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu (2001 - 2004) Đơn vị: USD,% Năm Thị trường 2001 2002 2003 2004 Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng I, Châu âu 805621 74,85 1058141 76,03 1343870 77,44 1564028 79,96 Đức 267753 24,88 393753 28,29 544801 31,39 653761 29,66 Thuỵ sĩ 14419 1,34 18700 1,34 25600 1,47 57676 2,62 Uccraina 460010 42,74 571586 41,07 690470 39,79 759517 34,46 Bungary 0 0 4320 0,31 6870 0,39 8640 0,39 Bỉ 34754 3,23 38229 2,75 42051 2,42 46256 2,1 Hà lan 28685 2,66 31553 2,27 34078 1,96 38178 1,73 II,Châu á 270671 25,15 333628 23,97 391412 22,56 617581 29,04 Hồng kông 26427 2,45 29069 2,09 31975 1,84 35172 1,59 Singapore 86940 8,08 91287 6,56 95851 5,52 105436 4,78 ấn độ 17129 1,59 22839 1,64 28549 1,64 45679 2,07 Nga 140175 13,02 190433 13,68 235037 13,54 453710 20,58 Tổng 1076292 100 1391769 100 1735282 100 2204025 100 Nguồn: Phòng XK công ty TRASCO Nhìn vào bảng ta thấy rằng: + Thị trường xuất khẩu của Công ty cũng rất đa dạng và rộng lớn: Bao gồm các nước ở Châu Âu (Đức, Thuỵ Sĩ, Ucraina, Bungary, Bỉ, Hà Lan), ở Châu a (Hồng Kông, Singapore, ấn Độ, Nga). Trong đó Đức, Ucraina, Nga là thị trường lớn nhất và tăng trưởng mạnh qua các năm. Năm 2001 xuất khẩu vào thị trường úc là 42,74%. Đức 24,88%, Nga 13,02%. Năm 2004 xuất khẩu vào thị trường úc là 34,46%. Đức là 29,66%, Nga 20,58%. Như vậy 3 thị trường này chiếm trên 70%, tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường. Thị trường xuất khẩu gồm châu á và Châu Âu là chủ yếu. Trong đó Châu Âu chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều đó cho thấy Châu Âu đang là thị trường trọng điểm và rộng lớn, đây sẽ là thị trường mà Công ty vẫn tăng cường các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu trong tương lai. Việc xuất khẩu sang nhiều thị trường giúp Công ty có thị trường đa dạng và rộng lớn. Điều này sẽ làm cơ sở để doanh thu của Công ty tăng mạnh qua các năm. Hơn nữa, do có một thị trường rộng lớn nên Công ty có thể hạn chế mức rủi ro trong hoạt động kinh doanh bằng cách di chuyển các nguồn hàng từ thị trường khó tiêu thụ, lợi nhuận thấp sang thị trường có sức tiêu thụ lớn, lợi nhuận cao. 2. Thực trạng hiệu quả xuất khẩu của Công ty. Lợi nhuận luôn là mục đích kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Vì vậy công ty tham gia hoạt động xuất khẩu cũng vì một mục tiêu là lợi nhuận xuất khẩu. Trong thời gian vừa qua lợi nhuận xuất khẩu của công ty tăng liên tục về số tuyệt đối. Tuy nhiên để phân tích và đánh giá chính xác hơn về hiệu quả chung nhất về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty, ta còn phải đi sâu nghiên cứu các chỉ tiêu tương đối như tốc độ tăng giảm lợi nhuận 2.1 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả xuất khẩu 2.1.1 Về lợi nhuận xuất khẩu Bảng 2.4: Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2001 20002 2003 2004 Tốc độ 02/02 03/02 04/03 Doanh thu xuất khẩu (Trđ) 16.75,86 21781,18 27.533,86 34.786,12 29,98 26,41 26,34 Chi phí sản xuất (trđ) 14.867,86 19.771,18 23,708,86 30786,12 32,98 19,91 29,85 Lợi nhuận xuất khẩu 1890 2010 3825 4000 6,35 90,30 4,57 TSLN/DT 0,113 0,092 0,139 0,115 -18,58 51,08 17,26 TSLN/CHI PHí 0,127 0,102 0,161 0,130 -19,68 57,84 19,25 Nguồn:Phòng kế toán công ty TRASCO Bảng 2.4 cho thấy rằng lợi nhuận xuất khẩu của công ty đều tăng qua các năm. về số tuyệt đối, lợi nhuận xuất khẩu năm 2004 là 4000 triệu đồng tăng 2110 triệu đồng so với năm 2001. Về số tương đối, tốc độ tăng trưởng các năm 2002 và 2004 lần lượt là 6,35% và 4,57%. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm 2003 là 90,3% đây là mức tăng trưởng đột biến. Để giải thích sự tăng trưởng này, các cán bộ trong phòng xuất nhập khẩu cho rằng thị trường thế giới đã dần đi vào ổn định sau sự kiện 11/9 và do công tác xuất khẩu được coi là nhiệm vụ then chốt nhằm thúc đẩy phát triển mọi mặt của toàn công ty. Như vậy có thể nói lợi nhuận xuất khẩu của Công ty có xu hướng taăg qua các năm. Tuy nhiên lợi nhuận xuất khẩu cao chưa phản ánh đầu đủ hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty. Vì để đạt được lợi nhuận cao công ty phải bỏ ra chi phí cao. Do đó, ta cần xem xét lợi nhuận trong mối tương quan với doanh thu và chi phí bỏ ra để tạo ta lợi nhuận đó. Đó chính là vệc xem xét các tỷ xuất lợi nhuận. 2.1.2 Về tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu + Tỷ xuất lợi nhuận theo doanh thu Tỷ xuất lợi nhuận theo doanh thu cho biết trong một đồng doanh thu có nhiều đồng lợi nhuận. Từ bảng 2.4 nhận thấy tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu của công ry biến đổi không đều trong thời gian vừa qua. Năm 2002 tỷ suất lợi nhuận tăng trưởng âm ở mức -18,58%, thì năm 2003 tốc độ tăng rất cao là 51,08%. Tuy nhiên xét về số tuyệt đối thì trong thời gian năm 2001 - 2004 một đồng doanh thu có trung bình 0,1 đồng lợi nhuận. Đây là kết quả rất khả quan, đảm bảo ch công ty tiếp tục duy trì các hoạt động xuất khẩu của mình trong thời gian tới. +Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí. Chỉ tiêu này phản ánh khi công ty bỏ ra một đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2004, tốc độ tăng của chi tiêu này biến đổi rất lớn. Năm 2002 tốc độ tăng của chi tiêu lợi nhuận theo chi phí là -19,68% sang năm 2004 tốc độ tăng là 57,84% và đến năm 2004 lại giảm xuống còn 19,25%. Mặc dù tốc độ tăng của lợi nhuận theo chi phí biến đổi như vậy nhưng hàng năm công ty khi bỏ ra một đồng chi phí luôn mang lại hơn 0,1đồng lợi nhuận. Đây là một kết quả rất tốt, thể hiện việc công ty sử dụng chi phí cho xuất khẩu một cách hợp lý. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng bỏ ra kinh doanh xuất khẩu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng ta thấy rằng. chỉ tiêu này biến đổi không đều qua các năm Năm 2001, một đồng chi phí tạo ra được 0,127 đồng lợi nhuận trong khi đó năm 2002 là 0,102 đồng lợi nhuận giảm 19,68% so với năm 2001. Tiếp đó năm 2003 tăng 57,84% so với năm 2002, nhưng năm 2004 lại giảm 19,25%. Sở dĩ như vậy là do tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Năm 2002 mặc dù lợi nhuận tăng 6,35% so với năm 2001 nhưng chi phí năm 2002 bỏ ra tăng 32,98% so với chi phí năm 2001 nhưng chi phí năm 2002 bỏ ra tăng 32,9% so với chi phí năm 2001 Điều này cho thấy rằng hoạt động xuất khẩu muốn có hiệu quả không những phải tăng doanh thu mà phải biết biết tiết kiệm chi phí xuất khẩu một cách hợp lý. 2.1.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong xuất khẩu. Để đánh giá cụ thể và chi tiết hiệu quả kinh doanh xuất khẩu ngoài việc phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận của doanh nghiệp, ta đi phân tích hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố cài mà tạo nên sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Mà cụ thể ở đây ta sẽ đi phân tích hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động. Đối với một công ty thương mại, vốn lưu động thường được dùng vào việc thu mua các hang hóa bại các cơ sở sản xuất rạo nguồn hàng ổn định cho xuất khẩu, hoặc là thu mua và bán các nguyên liệu đầu vào cho các cơ sở sản xuất.Vốn lưu động giúp công ty duy trì hoạt động kinh doanh thường xuyên và liên tục. Bảng 2. 5: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong xuất khẩu(2001-2004) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Tốc độ 02/01 03/03 04/03 1. DTXK 16.757,86 2178,18 27.533,86 34786,12 29,98 26,41 26,34 2. CPXK 1.890 2010 3825 4000 6,35 90,30 4,57 3. VLĐbq 6839,94 7834,95 9.027,49 9326,04 14,54 15,22 3,3 4. Sức sản xuất của VLĐ 2,45 2,78 3,05 3,73 13,47 9,7 22,9 5. Số vòng quay của VLĐ 2,45 2,78 3,05 3,73 13,47 9,7 22,9 6. Thời gian hoàn thành 146,94 129,49 118 96,5 11,64 8,5 18,22 7. Sức sinh lời của VCĐ 2/3 0,276 0,256 0,423 0,429 7,24 65,23 1,42 Nguồn:Phòng kế toán công ty TRASCO - Nhìn vào bảng ta thấy rằng vốn lưu động bình quân của công ty tăng liên tục từ năm 2001 đến năm 2004. Mà cụ thể là năm 2002 so với năm 2001 tăng 14,54%, năm 2003 tăng so với năm 2002 là 15,22%. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty ngày càng được mở rộng và tăng trưởng mạnh. Không những vốn lưu động bình quân tăng về số lượng tuyệt đối mà hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng tăng qua hàng năm. Thể hiện thông qua một số chỉ tiêu. + Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Trong thời kỳ 2001 - 2004 sức sản xuất vốn lưu động của công ty tăng liên tục từ một đồng vốn lưu động tạo ra được 2,45 đồng doanh thu năm 2001, lên tới 3,73 đồng trong năm 2004. Tương ứng với điều này là tốc độ tăng năm 2002 so với năm 2001 là 13,47%; năm 2004 so với năm 2003 là 22,9%. Việc tăng sức sản xuất lưu động đã tiết kiệm một cách hiệu quả. Nếu giữ nguyên sức sản xuất của vốn lưu động năm 2001 là 2,45 để tạo ra doanh thu năm 2002 là 21781, 18 cần vốn lưu động năm 2002 là 21781,18/2,45 = 8890,27 triệu đồng. Nhưng trên thực tế, năm 2002 công ty chỉ cần dùng 7834,95 triệu đồng vốn lưu động, như vậy đã tiết kiệm được 8890,27 - 7834,95 = 1055,32 triệu đồng. Như vậy năm 2002 đã sử dụng tiết kiệm 1055,32 triệu đồng vốn lưu đồng động so với năm 2001. Với cách tính tương tự ta lần lượt tính được vốn lưu động năm 2003 tiết kiệm được so với năm 2002 là 877,26 triệu đồng, năm 2004 so với năm 2003 là 2079,24 triệu đồng. Như vậy vốn lao động đã được Công ty sử dụng tiết kiệm, hiệu quả trong thời gian vừa qua. + Chỉ tiêu sức sinh lời của vốn lưu động. Chỉ tiêu này nói lên rằng 1 đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Do việc sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả do vậy mà không những một đồng vốn lưu động bỏ ra theo được ngày càng nhiều đồng doanh thu mà còn thu được ngày càng nhiều đồng lợi nhuận. Nhìn vào bảng ta thấy, sức sinh lời của vốn lưu động có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2001 một đồng vốn lưu động tạo ra được 0,276 đồng lợi nhuận, mặc dù đến năm 2002 chỉ tạo ra được 0,256 đồng lợi nhuận tương ứng giảm 7,24%, nhưng năm 2003 và năm 2004 tăng lần lượt là 0,423 và 0,429. Đặc biệt năm 2003 tăng 65,23% so với năm 2002. Qua đây ta thấy rằng sự đóng góp của vốn lưu động vào lợi nhuận của công ty ngày càng lớn, đây là điều công ty cần duy trì và phát huy. Do việc sử dụng vốn lưu động ngày càng có hiệu quả, nên để tạo ra một đồng doanh thu thì cần ngày càng ít vốn lưu động hơn. Điều này được thể hiện rất rõ qua chỉ tiêu suất hao phí vốn lưu động. + Chỉ tiêu suất hao phí vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn lưu động để tạo ra 1 đồng doanh thu. Với ý nghĩa như vậy, giá trị của chỉ tiêu này càng nhỏ thì việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả. Từ năm 2001 - 2004 suất hao phí vốn lưu động của công ty giảm liên tục. Năm 2001 phải cần tới 0,408 đồng vốn lưu động mới tạo ra một đồng doanh thu, thì đến năm 2004 chỉ cần 0,268 đồng vốn lưu động để tạo ra một đồng doanh thu, năm 2003 so với năm 2002 giảm 8,63%. Đặc biệt năm 2004 giảm tới 18,29 vốn lưu động trong việc tạo ra một đồng doanh thu. 2.1.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định. Vốn cố định, là vốn đầu tư vào tài sản cố định. Đó là các trang thiết bị làm việc của cán bộ công nhân viên, các máy móc thiết bị. Đối với một công ty thương mại thì chủ yếu là đầu tư vào xây dựng các cơ sở đại lý ở các nơi tiêu thụ và các trang thiết bị phục vụ cho làm việc và vận chuyển hang hóa. Bảng 2. 6: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định(2001-2004) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2001 20002 2003 2004 Tốc độ 02/02 03/02 04/03 1. Doanh thu xuất khẩu 16.757,86 21781,18 27.533,86 34.786,12 29,98 26,41 26,34 2. LN xuất khẩu 1890 2010 3825 4000 6,35 90,3 4,57 3.VCĐ bình quân 5375,58 5496,11 3397,15 4762,17 2,25 38,29 49,18 4. Sức sản xuất của VCĐ 3,12 3,96 8,11 7,305 26,92 104,79 -99 5. Sức sinh lời của VCĐ 0,352 0,366 1,126 0,839 3,97 207 -25,48 6. Suất hao phí VCĐ 0,321 0,252 0,123 0,136 -21,49 -21,49 10,57 Nguồn: Phòng kế toán công ty TRASCO Qua bảng trên ta thấy rằng vốn cố định của công ty đầu tư biến đổi không đều qua các năm. Năm 2002 vốn cố định là 5496,11 triệu, thì năm 2003 giảm xuống chỉ còn 3397,25 triệu, đến năm 2004 lại tăng lên 4762, 17 triệu đồng, năm 2004 tăng 40,18% so với năm 2003. Tuy nhiên chỉ dựa vào sự thay đổi của tổng vốn cố định thì chưa phản ánh chính xác hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Ta cần phải căn cứ vào các chỉ tiêu sức sản xuất và sức sinh lời của vốn cố định, xem xét một đồng vốn cố định tạo ra được bao đồng lợi nhuận, bao nhiêu đồng doanh thu. + Về chỉ tiêu sức sản xuất vốn lưu động Ta thấy trong giai đoạn 2001 - 2004 sức sản xuất vốn cố định của công ty có xu hướng tăng. Năm 2001, một đồng vốn cố định tạo ra được 3,12 đồng doanh thu, năm 2001 là 3,96 đồng doanh thu, đến năm 2003 một đồng vốn cố định đã tạo ra được 8,11 đồng doanh thu. Nếu giữ nguyên sức sản xuất vốn cố định năm 2001 là 3,10 đồng thì để tạo ra 21.781,18 đồng doanh thu của năm 2002, cần 6981 triệu vốn cố định, nhưng năm 2002 trực thực tế chỉ dùng 549% triệu vốn cố định, như vậy đã tiết kiệm được 1485 triệu đồng. Bằng cách tính tương tự ta thấy năm 2003 công ty đặt tiết kiệm so với năm 2002 được 3555 triệu đồng. Mặc dù vốn cố định biến đổi tăng giảm thất thường, nhưng sức sản xuất của vốn lưu động của công ty vẫn tăng là do tốc độ tăng doanh thu xuất khẩu của công ty rất cao trong giai đoạn 2001 - 2004 + Về chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn cố định Hiệu quả sử dụng vốn cố định không chỉ thể hiện qua chỉ tiêu sức sản xuất của vốn cố định mà còn thể hiện qua việc một đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong giai đoạn 2001 - 2004 vốn cố định một đồng vốn cố định của công ty tạo ra ngày càng nhiều đồng lợi nhuận. Năm 2001 một đồng vốn cố định tạo ra được 0,352 đồng lợi nhuận, đến năm 2002 tạo ra được 0,366 đồng lợi nhuận tăng 3,97% so với năm._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0436.doc
Tài liệu liên quan