Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Lời nói đầu Vốn là một nguồn lực không thể thiếu được trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các ngành, các doanh nghiệp và của cả đất nước nói chung. ở Việt Nam hiện nay vấn đề vốn đang là đòi hỏi cấp bách và lâu dài trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước đòi hỏi Nhà nước ta có những biện pháp và chính sách hợp lý, hiệu quả qua đó đóng vai trò quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Nằm trên vòng cung kinh tế đang phát triển năng động nhất thế giới, Châu á -

doc60 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thái Bình Dương, trong công cuộc đổi mới Việt Nam còn vấp phải nhiều khó khăn, trở ngại. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn, lạc hậu, trình độ đội ngũ cán bộ, lao động còn nhiều hạn chế, nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn còn thiếu rất nhiều. Đứng trước xu thế mở cửa hợp tác của thế giới để vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội theo định hướng của Đảng, chúng ta phải biết nắm bắt thời cơ đi tắt đón đầu, tận dụng khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước. Với chủ trương đề ra ở Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và được khẳng định lại ở Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX: "Vốn trong nước có ý nghĩa quyết định, vốn nước ngoài có ý nghĩa quan trọng, kết hợp tiềm năng sức mạnh bên trong với khả năng có thể tranh thủ bên ngoài". Những bằng cách nào để khơi thông, thu hút được nguồn lực trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh hiện nay? Câu hỏi được giải đáp bằng sự ra đời của các trung gian tài chính, đặc biệt là ngân hàng thương mại. Với vai trò tập trung vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế vào mục đích cho vay, đầu tư… đôi khi hoạt động ngân hàng còn làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn xã hội, cải biến dòng lưu chuyển và mục tiêu sử dụng vốn, góp phần giải quyết căn bản các mâu thuẫn về cung cầu tiền tệ. Tuy nhiên hiện nay, khả năng huy động vốn ở các ngân hàng thương mại nước ta còn có nhiều hạn chế do thiếu thốn về trang thiết bị, đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu công việc, và chưa đủ tạo được niềm tin để thu hút nguồn vốn từ nước ngoài. Do đó trong thời gian tới các ngân hàng thương mại cần đổi mới cơ cấu tổ chức và chính sách tăng khả năng huy động vốn. Là một sinh viên khoa Thương mại, qua quá trình học tập cộng với thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, em nhận thấy được tầm quan trọng của việc thu hút và sử dụng vốn trong toàn bộ nền kinh tế nói chung, trong hoạt động của mỗi ngân hàng thương mại nói riêng. Do vậy, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam" Bố cục chuyên đề của em gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về khả năng huy động vốn của Ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng huy động vốn ở Sở Giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chương III: Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn ở Sở Giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Do thời gian nghiên cứu lý luận và thực tiễn ngắn cộng với trình độ hiểu biết còn hạn chế, do đó, bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô và cô chú cán bộ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS. Nguyễn Thanh Phong cùng các cô chú công tác tại chi nhánh Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Chương I Lý luận chung về khả năng huy động vốn của Ngân hàng Thương mại 1.1. Vai trò của việc nâng cao khả năng huy động vốn ở Ngân hàng Thương mại 1.1.1. Vai trò của việc huy động vốn ở Ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Đối với nền kinh tế Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, vốn cũng là yếu tố không thể thiếu được. Như cây cần có nước, các cơ sở sản xuất kinh doanh muốn hoạt động phải có máy móc thiết bị, nhà xưởng đất đai, văn phòng, vận hành sản xuất. Bởi vậy nó luôn được các nhà đầu tư sản xuất và nhiều đối tượng tổ chức kinh tế quan tâm, trong phạm vi quốc gia, vốn không chỉ đóng vai trò như một yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi chủ thể kinh tế đơn lẻ mà còn ảnh hưởng tới quan hệ nhiều chiều, phức tạp giữa các chủ thể, do vậy ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt khi nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì vốn là cơ sở tiền đề, là điều kiện cần thiết không thể thiếu. Điều đó đã được chứng minh bằng thực tế đó là nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 7,2%/năm thì đòi hỏi một lượng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 50-60tỉ USD. Hơn nữa, để trở thành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2020 với thu nhập bình quân đầu người 500-600 USD thì nhu cầu về vốn không thể thiếu được. Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập AFTA và tiến tới gia nhập WTO, điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp thì lượng vốn để đảm bảo sản xuất kinh doanh lại càng cần thiết, điều này đòi hỏi các ngân hàng thương mại làm sao hoạt động kinh doanh, huy động vốn có hiệu quả nhất, đảm bảo khả năng cạnh tranh khi tự do hóa tài chính được thực hiện, vốn là yếu tố quan trọng mang yếu tố quyết định. Để thu hút được lượng vốn nói trên, chúng ta phải thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển nguồn vốn trong nước, đồng thời để đảm bảo tính tự chủ và khai thác hết tiềm năng trong nước thì việc huy động vốn trong nước là chủ yếu. Điều này được ghi rõ trong Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng: "trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước chủ trương huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển, trong đó vốn trong nước có ý nghĩa quyết định, vốn nước ngoài có ý nghĩa quan trọng, kết hợp sức mạnh bên trong vốn khả năng có thể tranh thủ bên ngoài". Vốn có thể được huy động bằng nhiều cách, nhưng chỉ có 3 khả năng chủ yếu là từ Ngân sách Nhà nước, thị trường chứng khoán và qua các tổ chức trung gian tài chính. ở nước ta hiện nay việc huy động vốn từ Ngân sách Nhà nước là rất hạn chế do mức động viên tài chính vào ngân sách Nhà nước chỉ ở mức 20-21% GDP còn lại khoảng 80% GDP được phân phối ở các thành phần kinh tế và khu vực. Hơn nữa gánh nặng trả nợ của ngân sách Nhà nước là rất lớn, do từ năm 1991 trở về trước để chi đầu tư và phát triển và chi đầu tư thường xuyên, Nhà nước đã phải đi vay không nhỏ, đến nay các khoản nợ đã đến hạn thanh toán, nếu không trả được sẽ dẫn đến nợ ngân sách Nhà nước ngày càng chồng chất, tất yếu sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội. Do vậy, trong những năm tới khả năng vốn ngân sách Nhà nước không thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kinh tế đặt ra. Mặt khác thị trường chứng khoán nước ta mới đi vào hoạt động, hàng hóa còn nghèo nàn. Hơn nữa sự biểu biết của dân chúng về thị trường chứng khoán còn rất hạn chế, hệ thống pháp luật của chúng ta còn chưa đầy đủ, đồng bộ. Vì thế mà việc phát huy tối đa việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán là rất khó khăn. Bởi vậy chỉ còn một kênh duy nhất là huy động vốn thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại. 1.1.1.2. Đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam là một nước đang phát triển, nhu cầu về vốn cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ngày càng lớn đòi hỏi các Ngân hàng thương mại phải phát triển đủ mạnh để thực hiện tốt vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế. Hiện nay, các Ngân hàng thương mại nước ta đang trong quá trình hiện đại hoá, phát triển các nghiệp vụ mới nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khi lộ trình gia nhập WTO đang đến gần. Để hiện đại hoá các Ngân hàng thương mại đã và đang tiến hành cơ cấu lại ngân hàng, đưa công nghệ tin học vào tất cả các khâu, các nghiệp vụ trong quá tình kinh doanh, thực hiện giao dịch 1 cửa, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới… đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác huy động vốn, đảm bảo hiện đại hoá ngân hàng, mặt khác các Ngân hàng thương mại cũng giống như các doanh nghiệp kinh doanh khác trên thị trường đó là việc đầu tư tiền của công sức nhằm mục đích thu lợi nhuận. Ngân hàng thương mại chỉ khác các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá ở chỗ đó là các doanh nghiệp đầu tư tiền của công sức trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá còn Ngân hàng thương mại đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh đặc biệt đó là kinh doanh tiền tệ, tín dụng. Vì vậy, xuất phát từ bản chất kinh tế mà việc huy động vốn của các NHTM là rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Nếu ta ví ngân hàng thương mại là 1 cơ thể sống thì vốn đối với ngân hàng thương mại là bộ xương sống, điều khiển cơ thể sống đó. Việc huy động vốn đối với ngân hàng thương mại có các vai trò đặc biệt quan trọng sau: Một là: Huy động vốn là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh. Cạnh tranh là sự ganh đua để giành lấy lợi thế từ khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt. Hiện nay nước ta có gần 60 Ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh với nước ngoài, 23 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và trên 800 quỹ tín dụng nhân dân… Lợi thế cạnh tranh cả Ngân hàng thương mại có thể được xem xét trên 4 khía cạnh. Sự linh hoạt (khả năng đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng) chất lượng sản phẩm/ dịch vụ; tốc độ phản ứng trên thị trường; chi phí (chi phí sản xuất kinh doanh của ngân hàng thấp hơn đối thủ cạnh tranh). Ngân hàng muốn đạt được các lợi thế này phải có 3 nguồn lực quan trọng: Nhân lực, vốn/huy động vốn, công nghệ, trong đó vốn/huy động vốn của Ngân hàng thương mại tham gia trực tiếp toàn bộ quá trình kinh doanh, phát triển lợi thế cạnh tranh, lợi nhuận của Ngân hàng thương mại. Hai là: vốn/huy động vốn là nguồn lực tạo ra lợi nhuận đối với Ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng cũng nhằm mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy, để có thể cung ứng sản phẩm dịch vụ một cách nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời cho khách hàng thì việc huy động vốn từ các nguồn vốn khác nhau để tăng số vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận là rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Ba là: Huy động vốn là nguồn lực để tạo nên sự an toàn và thị phần của Ngân hàng thương mại Trong những năm gần đây nước ta có bước tăng trưởng khá thì tốc độ tăng trưởng dư nợ của ngân hàng thường cao hơn tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn, hơn thế nữa các Ngân hàng thương mại kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đang phải đối mặt với đầy rẫy những rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất đầu tư vào các dự án khác nhau để có thể phân tán rủi ro và mở rộng thị trường là rất cần thiết. Bốn là: Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường: Ngân hàng vừa là chủ nợ vừa là con nợ do đặc điểm đi vay để cho vay của mình. Để đáp ứng nhu cầu chi trả cho các khoản đi vay đến hạn, ngoài dự trữ bắt buộc, ngân hàng còn đảm bảo khả năng thanh toán dưới dạng tiền mặt, tín phiếu kho bạc, các giấy tờ có giá khác hoặc tài sản. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng phải giữ được chữ tín của mình. Uy tín được thể hiện ở khả năng chi trả của ngân hàng khi đáo hạn, vốn khả dụng của ngân hàng càng cao thì khả năng chi trả càng lớn, nguồn vốn lớn sẽ giúp ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, cũng như quy mô hoạt động của ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường. Tiềm năng vốn là điều kiện đối với ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng đối với các thành phần kinh tế xét về cả quy mô lẫn khối lượng tín dụng, chủ động về tiền, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay có thể thấp hơn các ngân hàng khác, từ đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng, doanh số kinh doanh tăng, đây là điều kiện tiền đề làm tăng lợi nhuận của ngân hàng, tăng vốn tự có, tăng khả năng cạnh tranh giữ được chữ tín và nâng cao thanh thế của ngân hàng trên thị trường. 1.1.2. Vai trò của việc nâng cao khả năng huy động vốn Vốn là một yếu tố đầu vào không thể thiếu được đối với bất cứ một một ngành, một lĩnh vực nào trong nền kinh tế. Hàng năm các ngân hàng thương mại nước ta huy động được hàng ngàn tỷ đồng, mới chỉ đáp ứng được nhu cầu rất nhỏ vốn cho nền kinh tế và xã hội. Hơn thế nữa, nước ta mới bước vào nền kinh tế thị trường, đang tham gia hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, vấn đề cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt thì vốn lại càng trở nên quan trọng và cần thiết. Các ngân hàng thương mại nước ta chỉ mới thực hiện huy động vốn ở những thị trường truyền thống và bằng những phương pháp truyền thống, chứ chưa thật sự đi sâu khai thác ở những thị trường mới, và phương pháp mới. Việc nâng cao khả năng về huy động vốn đối với các ngân hàng thương mại có một vai trò hết sức quan trọng, bởi vì lượng vốn mà các ngân hàng thương mại huy động hàng năm mới chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ cho nền kinh tế và xã hội. Trong thời gian tới nước ta gia nhập WTO, mở cửa và hội nhập mạnh hơn nữa thì vốn sẽ là yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của các mặt hàng trong nước và sự phát triển của nước ta. 1.2. Nội dung của hoạt động huy động vốn ở ngân hàng thương mại 1.2.1. Phân loại vốn 1.2.1.1. Vốn tự có Ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt. Do đó, khi lập thành ngân hàng thì Ngân hàng thương mại phải có một số vốn nhất định theo quy định của pháp luật. Vốn tự có thường có tính ổn định cao, vốn tự có thường chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nhưng nó có một vị trí và ý nghĩa rất quan trọng đối với quy mô hoạt động kinh doanh và sức mạnh của ngân hàng khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn tự có của ngân hàng thương mại bao gồm: * Vốn điều lệ: là số mốt bắt buộc phải có ban đầu theo quy định của luật pháp để ngân hàng có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh, vốn điều lệ nó được hình thành từ các nguồn vốn khác nhau tuỳ thuộc vào loại hình hoạt động và kinh doanh của ngân hàng. * Vốn tích lũy: đây là nguồn vốn được hình thành trong quá tình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thông qua việc trích lập các quỹ. Hàng năm khi ngân hàng làm ăn có hiệu quả thì Ngân hàng thương mại trích lập một phần lợi nhuận thu được để bổ sung vào vốn tự có của ngân hàng thông qua việc lập quỹ. * Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: theo quy định của ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại phải trích 5% vốn trên lợi nhuận ròng thu được để lập ra quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Nguồn vốn mà Ngân hàng thương mại trích lập từ quỹ này là khá quan trọng, nó đảm bảo cho Ngân hàng thương mại hoạt động một cách nhạy bén, độc lập và phòng ngừa những rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Quỹ này được lập cho đến 50% vốn điều lệ thực có tại thời điểm trích lập quỹ. Ngoài ra còn có vốn tự có cơ bản khác như lợi nhuận không chia, giá trị tăng thểm do đánh giá lại tài sản, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. 1.2.1.2. Nguồn vốn phân theo thời gian * Vốn trung và dài hạn Vốn trung hạn (tiền gửi trung hạn) vốn dài hạn (tiền gửi không kỳ hạn) đóng một vai trò quyết định trong việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Theo nguyên lý chung, thị trường vốn là nơi cung ứng vốn dài hạn, nhưng những năm qua vai trò này lại chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng. Huy động vốn và cấp tín dụng là hai việc được tiến hành đồng thời và diễn ra liên tục trong hoạt động ngân hàng. Để đảm bảo an toàn, thông thường ở kỳ hạn nào phải dùng nguồn vốn có kỳ hạn tương ứng. Theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước, tín dụng trung hạn là các khoản cấp tín dụng có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng và dài hạn từ 60 tháng trở lên. Như vậy, chỉ có các nguồn vốn huy động có kỳ hạn tương tư mới có thể coi là vốn huy động trung và dài hạn (ở Mỹ một công cụ vay nợ là ngắn hạn nếu kỳ hạn thanh toán của nó là 1 năm hoặc ít hơn và dài hạn nếu kỳ hạn thanh toán của nó là 10 năm hoặc lâu hơn, công cụ vay nợ có kỳ hạn thanh toán giữa 1 năm và 10 năm được gọi là trung hạn). * Vốn ngắn hạn Vốn ngắn hạn hay còn gọi là tiền gửi ngắn hạn là các nguồn vốn vay nợ dưới 12 tháng. Nguồn vốn này tuy không đóng một vai trò quan trọng như nguồn vốn trung và dài hạn, nhưng đây là một nguồn vốn có thể đảm bảo một cách chớp nhoáng trong việc đầu tư và phát triển, phòng ngừa những rủi ro trong quá trường hoạt động của ngân hàng thương mại. 1.2.1.3. Vốn phân theo loại tiền Nguồn vốn phân theo loại tiền có hai loại là: nguồn nội tệ và nguồn ngoại tệ. * Nguồn nội tệ: đây là nguồn vốn mà Ngân hàng thương mại có thể huy động từ tất cả các nguồn vốn có thể huy động được trong nước. Nguồn vốn này có thể có được thông qua việc đi vay của các tổ chức kinh tế, dân cư trong nước. Nói tóm lại đây chính là tổng số nguồn vốn mà Ngân hàng thương mại có thể huy động được trong quá trình hoạt động để đảm bảo hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả thành công và phát triển của Ngân hàng thương mại. Sự thành công phát triển của ngân hàng được thể hiện bằng công thức: Thành công phát triển =ồvốn + Công nghệ (hợp lý) + môi trường thuận lợi * Nguồn ngoại tệ: Đây là nguồn vốn mà ngân hàng thương mại có thể huy động được từ các nguồn vốn của các tổ chức kinh tế, hay đi vay của các ngân hàng nước ngoài. Khi nước ta bước vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ kinh tế ngoài nước thì nguồn ngoại tệ này (EUR, USD…) đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đầu tư và thanh toán. 1.2.1.4. Nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế * Tiền gửi, tiền vay của các tổ chức tín dụng Các tổ chức tín dụng cũng có thể là các doanh nghiệp hay các tổ chức khác… Cũng đầu tư tiền của công sức trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ tín dụng hoặc kinh doanh khác, khi họ có một số lượng vốn nhàn rỗi có thể chưa sử dụng đến hoặc đang tồn đọng thì họ có thể gửi vào hệ thống các ngân hàng để họ hưởng chênh lệch bằng phần trăm trong tổng số tiền gửi của họ. Đây là một nguồn vốn rất lớn đối với ngân hàng thương mại. * Tiền gửi của các tổ chức kinh tế Nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế từ đó dẫn đến hàng ngày có hàng trăm doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế ra đời. Mặt khác do đòi hỏi khách quan mà các tổ chức kinh tế không thể giữ một lượng tiền mặt… nhất định để tham gia giao dịch, thanh toán trực tiếp được với các bạn hàng. Do đó các tổ chức kinh tế phải gửi tiền và thanh toán qua trung gian đó là hệ thống các Ngân hàng thương mại. Do đó mà đây là một lợi thế rất to lớn đối với các Ngân hàng thương mại trong việc huy động vốn. * Tiền gửi của dân cư Từ khi nước ta bước sang nền kinh tế thị trường định hướng theo chủ nghĩa xã hội, mọi người dân có cơ hội để làm giàu, và tự chủ về mặt kinh tế. Người dân cũng không thể giữ một lượng tiền mặt lớn trong nhà mình được. Hơn thế nữa để tránh những rủi ro khách quan xảy ra trong khi giữ tiền mặt trong nhà và họ muốn tăng lượng tiền mặt, tăng số vòng quay vốn của họ thông qua lãi xuất của ngân hàng thì họ có thể gửi vào hệ thống các Ngân hàng thương mại. Đây cũng là một kênh huy động không nhỏ của các Ngân hàng thương mại. Do đó, các Ngân hàng thương mại cần phải có những chính sách thích hợp để có thể thu hút được lượng tiền gửi tối đa của dân cư. 1.2.2. Một số hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại 1.2.2.1. Tính chất vận động của nguồn vốn huy động Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc chung đó là đi vay để cho vay để hưởng lãi suất chênh lệch. Do vậy, khi thực hiện huy động vốn, giữa các Ngân hàng thương mại và khách hàng hình thành lên một mối quan hệ kinh tế, tín dụng thông qua sự vận động của giá trị tiền gửi vốn mà các Ngân hàng thương mại được vận động trên cơ sở hoàn trả và có lãi. Quá trình vận động đó của nguồn vốn có thể được thể hiện ở ba giai đoạn như sau: * Giai đoạn 1: giai đoạn vốn được gửi vào ngân hàng, giai đoạn này giá trị của tài sản (tiền) được các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, dân cư gửi tiền vào ngân hàng và do đó ngân hàng sẽ là người đi vay (con nợ) và khách hàng là người cho vay (chủ nợ). * Giai đoạn 2: giai đoạn sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại Khi vốn được huy động thì các Ngân hàng thương mại được toàn quyền sử dụng nguồn vốn có được đó vào các mục đích đầu tư khác nhau những trên cơ sở an toàn, bảo toàn vốn và có lãi. ở giai đoạn này nguồn vốn tham gia trực tiếp vào quá tình kinh doanh của ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng đi vay tiền của ngân hàng trên cơ sở khách hàng có khả năng hoàn trả lại vốn gốc và lãi trong thời hạn vay. * Giai đoạn 3: giai đoạn hoàn trả Đây là giai đoạn cuối cùng, kết thúc một vòng tuần hoàn của nguồn vốn mà ngân hàng huy động. Sau khi nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động được từ các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và dân cư tham gia vào trong quá trình tuần hoàn của nguồn vốn (trở về hình thái tiền tệ). Và khi đến hạn hoàn trả cho khách hàng thì ngân hàng phải thanh toán đủ cả lãi và tiền gốc cho khách hàng mà mình huy động. Tóm lại sự vận động của nguồn vốn mà ngân hàng huy động được thể hiện qua sơ đồ sau: Nếu ta gọi số vốn mà ngân hàng huy động ở giai đoạn 1 là T1 Số vốn mà ngân hàng phải trả cho khách hàng (tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, dân cư) là T2 Và giai đoạn sử dụng vốn của ngân hàng là S thì sơ đồ là: T1 - S - T2 (T2 > T1) 1.2.2.2. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại Ta có thể chi vốn mà Ngân hàng thương mại huy động được thành hai hình thức huy động chính đó là: huy động truyền thống và huy động mại hiểm * Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi không xác định về thời gian, người gửi tiền có thể rút tiền ra vào bất cứ lúc nào. Đây là loại tiền gửi chủ yếu của các tổ chức kinh tế để nhằm mục đích thanh toán qua hệ thống ngân hàng chứ không nhằm mục đích hưởng lãi suất, ngân hàng thường trả lãi cho loại tiền gửi này rất thấp, đây là một lợi thế rất lớn của nguồn vốn huy động này. Để thu hút nguồn vốn này ngân hàng không ngừng cải tiến, đổi mới các hình thức dịch vụ phục vụ cho hoạt động này. Trong tiền gửi không kỳ hạn thì chia làm hai loại đó là: tiền gửi thanh toán đây là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào ngân hàng để nhằm mục đích giữ hội và thanh toán hộ và tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý. Đây là khoản tiền nhàn rỗi của khách hàng, họ gửi vào ngân hàng không mang tính chất để thanh toán mà nhằm mục đích an toàn của tài sản khi cần khách hàng có thể rút tiền vào bất cứ lúc nào để chi tiêu. Ví dụ như dịch vụ ATM… * Tiền gửi có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân vào trong ngân hàng khi khách hàng chưa có mục đích đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác, để nhằm mục đích thu tỷ lệ lãi suất trong số tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng, khách hàng chỉ được rút tiền khi đến hạn hoặc sử dụng trước nếu được sự đồng ý của ngân hàng nhưng bị phạt một khoản tiền hoặc lãi suất thấp hơn lãi suất thoả thuận. Ngân hàng được toàn quyền sử dụng tài sản của khách hàng để đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đặc điểm của nguồn huy động này là ngân hàng chủ động trong thanh toán lãi và gốc đối với khách hàng do kỳ hạn được rút tiền ấn định trước giữa khách hàng và ngân hàng do đó có thể giảm được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng của ngân hàng. Chi phí cho hoạt động huy động này của ngân hàng thường cao do lãi suất huy động cao nhưng nó có tính ổn định cao. * Tiền gửi của dân cư Loại tiền gửi này của dân cư vào ngân hàng nhằm mục đích an toàn và sinh lợi, tiền gửi của dân cư được chia làm 3 loại đó là: kỳ phiếu, trái phiếu và tiết kiệm. ị Trái phiếu: Trái phhiếu là một tên chung của cá giấy vay nợ dài hạn và trung hạn bao gồm: trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty nhưng ở đây ta chỉ xét trái phiếu chính phủ trên một số khía cạnh: Một trong những vấn đề cần xem xét trước khi phát hành là lựa chọn loại trái phiếu nào là phù hợp nhất trong điều kiện cụ thể của ngân hàng và tình hình trên thị trường. Việc lựa chọn trái phiếu là rất quan trọng vì nó liên quan đến chi phí lãi suất, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu. Trước khi phát hành, cần sở hữu rõ đặc điểm và ưu nhược điểm của mỗi loại trái phiếu, trái phiếu của chính phủ có một số loại sau: Một là: trái phiếu có lãi suất thay đổi Tuy gọi là lãi suất thay đổi nhưng thực ra loại này có lãi suất phụ thuộc vào một số nguồn lãi suất quan trọng khách. Chẳng hạn lãi suất LIBOK hoặc lãi suất cơ bản. Khi nào nên phát hành loại trái phiếu thả nổi? trong điều kiện có mức độ lạm phát khá cao và lãi suất thị trường không ổn định. Ngân hàng có thể khai thác tính ưu việt của các loại trái phiếu này. Do các biến động của lạm phát kéo theo sự giao động của lãi suất thực, các nhà đầu tư mong muốn được hưởng một lãi suất thoả đáng khi so sánh với lãi suất thị trường. Vì vậy một số người ưa thích lãi suất thị trường. Hai là: trái phiếu có lãi suất cố định Loại trái phiếu này được sử dụng nhiều nhất, lãi suất được ghi ngay trên mặt trái phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó. Như vậy cả ngân hàng và người giữ trái phiếu đều hiểu rõ mức độ lãi suất của khoản nợ trong suốt thời gian tồn tại. Để huy động vốn trên thị trường bằng trái phiếu phải tính đến độ hấp dẫn của trái phiếu. Tính hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố sau: - Lãi suất trái phiếu Lãi suất trái phiếu phải được đặt trong tương quan so sánh với lãi súât trên thị trường vốn, đặc biệt là phải tính đến sự cạnh tranh với trái phiếu của các ngân hàng khách và trái phiếu công ty. - Kỳ hạn trái phiếu: đây là yếu tố rất quan trọng không những đối với ngân hàng phát hành mà cả đối với đầu tư. Khi phát hành, ngân hàng cần căn cứ vào tình hình thị trường vốn và tâm lý dân cư mới có thể xác định kỳ hạn hợp lý. - Uy tín của doanh nghiệp (ngân hàng) Không phải ngân hàng nào cũng thu hút được công chúng mua trái phiếu vì nhà đầu tư phải đánh giá uy tín của ngân hàng thì mới quyết định mua hay không mua. Ba là: trái phiếu có thể thu hồi Ngân hàng lựa chọn một cách phát hành những trái phiếu có thể thu hồi, tức là ngân hàng có thể thu hồi vào thời gian nào đó, trái phiếu như vậy phải được quy định ngay khi phát hành để người mua trái phiếu được biết. Ngân hàng phải quy định rõ về thời hạn và giá cả khi ngân hàng chuộc lại trái phiếu. ị Kỳ phiếu: Kỳ phiếu cũng là một loại trái phiếu cố định của ngân hàng mà lãi suất được ghi ngay trên mặt của trái phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó ngân hàng phát hành kỳ phiếu có thể đem lại sự ổn định của nguồn vốn mà ngân hàng huy động được và có thể chủ động về thời gian thanh toán nợ đối với khách hàng, đây cũng là một hình thức huy động lớn chủ yếu đem lại một nguồn vốn lớn đối với các ngân hàng thương mai. Do đó, ngân hàng thương mại phải có những biện pháp và chính sách nhất định về lãi suất, thời hạn để có thể huy động tối đa nguồn vốn thông qua hình thức này. ị Tiết kiệm Hình thức gửi tiền tiết kiệm chủ yếu là của dân cư gửi vào ngân hàng nhằm mục đích an toàn và lãi suất dân cư gưỉ tiền tiết kiệm vào ngân hàng nhằm mục đích là lãi suất vì vậy mà lãi suất hết sức quan trọng đối với họ. Vì vậy, ngân hàng phải có một chính sách lãi suất thích hợp để huy động được lượng tài sản này. Vì nó chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng số vốn mà ngân hàng huy động. * Huy động khác ị Vay từ Ngân hàng trung ương Ngân hàng trung ương đóng vai trò là ngân hàng mẹ của các ngân hàng, Ngân hàng thương mại được quyền vay từ Ngân hàng Trung ương trong trường hợp thiếu hụt dự trữ, bù đắp phần thiếu hụt trong thanh toán, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong quá trình hoạt động kinh doanh. Ngân hàng thương mại phải bắt buộc vay của Ngân hàng Trung ương trong trường hợp lượng vốn huyđộng của dân cư, tổ chức kinh tế không đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh và thanh toán của Ngân hàng thương mại. Lãi suất mà Ngân hàng thương mại phải trả cho Ngân hàng Trung ương hoàn toàn phụ thuộc vào Ngân hàng Trung ương, lãi suất thấp khi Ngân hàng Trung ương thực hiện chính sách lới lỏng tiền tệ và lãi suất cao khi Ngân hàng Trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. ị Vay của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác: Đây là một hình thức huy động vốn rất quan trọng đối với các Ngân hàng Trung ương. Việc vay giữa các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác để nhằm giải quyết tình trạng thiếu và thừa vốn giữa ngân hàng và tổ chức kinh tế và các ngân hàng thương mại khác. ở Việt Nam theo chỉ thị số 07/CT-NH1 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì vốn giữa các ngân hàng và tổ chức tín dụng được tiến hành theo thoả thuận bằng hợ đồng tín dụng. Vốn cho vay được bảo đảm bằng hình thức thế chấp hay cầm cố tài sản của ngân hàng đi vay bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương, tiền gửi ngân hàng khác, các chứng từ có giá, ngân hàng có thể xin ngân hàng khác bảo lãnh để vay vốn của ngân hàng khác. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.3.1. Các nhân tố khách quan * Chính sách và luật pháp Nhà nước Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có ngân hàng đều chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chính sách và pháp luật của Nhà nước. Với hoạt động ngân hàng thì đó chính là luật của các tổ chức tài chính, tín dụng và hệ thống các quy định trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trức và hạn mức… trong sự ràng buộc về pháp luật, các nghĩa vụ huy động vốn thy đổi làm ảnh hưởng tới hiệu quả và chính sách huy động vốn của Ngân hàng thương mại. * Tình trạng nền kinh tế Tình trạng nền kinh tế cũng như nhân tố chính sách và pháp luật Nhà nước cũng đều là nhân tố vĩ mô. Nếu nền kinh tế phát triển, thu nhập của dân cư cao như Mỹ, Thụy Sĩ… thì sự giao dịch giữa khách hàng và ngân hàng là tương đối cao và ổn đinh, số vốn được huy động rất dồi dào còn đối với nền kinh tế mà chậm hoặc đang phát triển, thị trường không ổn định thì nguồn huy động hoặc giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng là kém và không ổn định bởi vì khách hàng chưa thật sự yên tâm vào ngân hàng do sự mất giá của đồng tiền. * Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng Ngân hàng cũng như mọi doanh nghiệp khác đang kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đều không tránh khỏi sự cạnh tranh, hiện nay nước ta đang bước vào nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh đó ngày càng gay gắt và khốc liệt. Nếu ngân hàng mà không cải tiến chất lượng dịch vụ, ấn định một mức lãi suất phù hợp trong từng thời gian và từng đối tượng khách hàng thì ngân hàng đó rất dễ bật ra khỏi vòng cạnh tranh, và bị phá sản. Như vậy sự cạnh tranh vừa là điều kiện, là nhân tố góp phần vào sự hoàn thiện của hệ thống ngân hàng, vừa là nhân tố thách thức đối với các ngân hàng. * Các yếu tố thuộc về tâm lý dân cư Tâm lý của dân cư cũng là một nhân tố khách quan và rất quan trọng ảnh hưởng đến việc huy động vốn của người dân. Yếu tố ảnh hưởng đó là tâm lý và thói quen của người dân. Nếu._. ngân hàng có một thái độ phục vụ chu đáo, nhiệt tình và có một chính sách lãi suất hợp lý, có một lượng dự trữ nội tệ và ngoại tệ đủ mạnh để khống chế những rủi ro của thị trường tài chính, tiền tệ thì khách hàng sẽ yên tâm khi gửi tiền vào ngân hàng. 1.3.2. Các nhân tố chủ quan * Chiến lược kinh doanh của ngân hàng Bất cứ một ngành nào đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh để định hướng cho sự hoạt động của ngành, để tránh những rủi ro, giảm chi phí trong quá trình hoạt động và ngân hàng cũng như vậy. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng có thể là chiến lược kinh doanh cụ thể, dài hạn và ngắn hạn. Thông qua sự định hướng như vậy thì ngân hàng có những chính sách và biện pháp nhất định để có thể mở rộng hay thu hẹp việc huy động vốn. Nếu ngân hàng có mục tiêu định hướng đúng đắn, chiến lược kinh doanh đúng đắn thì nguồn vốn và ngân hàng khai thác được sẽ đặt hiệu quả cả về mặt số lượng và chất lượng. * Trình độ công nghệ của ngân hàng Trình độ công nghệ của ngân hàng cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Nếu trình độ công nghệ của ngân hàng mà cao thì khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm và hài lòng vào ngân hàng mà mình lựa chọn. Trình đọ công nghệ của ngân hàng được phản ánh quan ba yếu tố sau: Một là: các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung ứng Hai là: cơ sở vật chất trang bị phục vụ cho hoạt động của ngân hàng Ba là: trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng. Đây là một yếu tố rất quan trọng giúp ngân hàng thành công trong việc cạnh tranh phi lãi suất trên thị trường. * Uy tín của ngân hàng Uy tín của ngân hàng là một tài sản vô hình rất quan trọng , là hình ảnh ấn tượng và lòng tin của ngân hàng trong lòng khách hàng. Sự tin tưởng của khách hàng vào ngân hàng sẽ giúp ngân hàng huy động vốn một cách ổn định hơn trong bất cứ hoàn cảnh và thời gian nào. * Mạng lưới phục vụ Ngoài việc quan tâm đến lãi suất thì khách hàng còn quan tam đến vấn đề thuận lợi trong việc giao dịch gửi và rút tiền vì vậy mà mạng lưới các chi nhánh của ngân hàng cũng là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc huy động vốn của ngân hàng. Nếu mạng lưới phục vụ nhiệt tình, rộng khắp và thuận lợi trong việc giao dịch đối với khách hàng thì khách hàng sẽ lựa chọn, còn nếu mạng lưới phục vụ mà không thuận tiện trong việc giao dịch thì khách hàng có cảm giác mất thời gian và không tạo được không khí vui vẻ giữa khách hàng và ngân hàng. Vì vậy mà việc mở chi nhánh ở đâu, địa điểm nào là hết sức quan trọng trong việc huy động vốn của ngân hàng. 1.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá khả năng huy động vốn ở ngân hàng thương mại 1.4.1. Chỉ tiêu về mức độ huy động vốn trung bình theo thời gian Với : n = số năm Yi (i=1,2,…,n) là các mức độ của dãy số thời kỳ 1.4.2. Chỉ tiêu lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối của vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu (+) và ngược lại mang dấu âm (-) * Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn * Lượng tăng (hoặc giảm) định gốc Di = Yi-1 1.4.3. Tốc độ huy động vốn Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của lượng vốn huy động được qua thời gian (thường được biểu hiện bằng %) * Tốc độ huy động vốn liên hoàn ti = Với TK = tốc độ phát triển vốn định gốc Yi = lượng vốn huy động được của thời gian i Y1 = lượng vốn huy động được đầu tiên của dãy số 1.4.4. Chỉ tiêu tốc độ tăng (hoặc giảm) của vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh mức độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng (+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu %). * Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn Với di = lượng tăng (hoặc giảm) liên hoàn của vốn huy động Yi-1 = lượng vốn huy động được ở kỳ góc liên hoàn * Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc Ai = Với Di = lượng vốn huy động tăng (hoặc giảm) định gốc Y1 = lượng vốn huy động được ở kỳ gốc cố định hay có thể tính Ai = Ti (%) - 100 1.4.5. Chỉ tiêu về khả năng huy động vốn ở thời gian (năm) (t + h) Ta đã biết tốc độ phát triển vốn trung bình được tính theo công thức: Với Y1 = lượng vốn huy động được đầu tiên của dãy số thời gian Yn = lượng vốn huy động được cuối cùng của dãy số thời gian Từ công thức trên ta có chỉ tiêu về khả năng huy động vốn ở thời gian (t+ h) Y(n+h) = Yn x Chỉ tiêu này được áp dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Chương II Thực trạng huy động vốn ở Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 2.1. Khái quát về thực trạng kinh doanh của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 2.1.1. Thực trạng sử dụng vốn Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là địa điểm giao dịch chủ yếu của ngân hàng này. Do vậy mà phần lớn số vốn huy động được qua Sở để nhằm mục đích sử dụng vào tín dụng (cho vay) để hưởng lợi nhuận chênh lệch giữa việc cho vay và huy động vốn. Bảng 2.1. Chỉ tiêu huy động và sử dụng vốn của Sở giao dịch I qua các năm Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu sử dụng vốn Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1.Cho vay ngắn hạn 564.800 938288 1.310.429 830.339 825.170 1.069.764 2.Cho vay trung, dài hạn thương mại 546.915 725964 1.813.109 2.080.802 1.955.707 1.681.642 3. Cho vay KHNN 2146.923 2490268 1.026498 1.012.176 728.528 644.344 4. Cho vay uỷ thác 409.989 356343 387.955 432.392 466.980 484.692 5. Cho vay tổ chức TD khác 9965 42899 381.097 39.120 6. Cho vay đồng tài trợ 380679 6400 304.738 934.905 1.018.240 1.399.621 Tổng vốn sử dụng 4.059.271 4560162 5.223.826 5.660.368 4.994.625 5.319.184 Nguồn: Phòng NVKD Nhìn vào các chỉ tiêu trên ta thấy được tình hình sử dụng vốn của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam và dư nợ của Sở như sau: Năm 1999, Sở giao dịch sử dụng vốn vào việc cho vay là 4.059.271 triệu đồng thì năm 2000 là 4.560.162 triệu đồng tức là đã tăng lên 500.891 triệu đồng tức là tăng 12,34%. Năm 2001 là 5.223.826 triệu đồng, tăng so với năm 2000 là 663.664 triệu đồng tức là tăng 14,55% và tăng so với năm 1999 là 1.164.555 triệu đồng tức là tăng 28,68%. Năm 2002, số vốn huy động được của sở được sử dụng vào tín dụng là 5.660.368 triệu đồng, tăng so với năm 2001 là 436.442 triệu đồng tức là tăng 8,35%, năm 2003 Sở giao dịch I- Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chỉ sử dụng vốn vào việc cho vay là 4994625 triệu đồng, giảm so với năm 2002 là 665743 triệu đồng tức đã giảm 11,76%. Năm 2004, Sở chỉ sử dụng được 5.319.184 triệu đồng vào việc cho vay tức là đã tăng 324.659 triệu đồng, tăng 6,49% nhưng so với năm 2002 thì chỉ tiêu này vẫn không đạt được tức là giảm, và giảm 341184 triệu đồng tức giảm 6,02%. Qua phân tích ở trên ta thấy việc sử dụng vốn của Sở vào tín dụng liên tục tăng qua các năm và trung bình tăng trên 10%. Trong việc sử dụng vốn vào tín dụng của sở cụ thể có: Một là: cho vay ngắn hạn Năm 1999, Sở giao dịch I- Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam sử dụng vốn trong tổng số vốn cho vay vào việc cho vay ngắn hạn là 564.800 triệu đồng thì đến năm 2000 chỉ tiêu này là 938.288 triệu đồng tức là tăng 373488 triệu đồng. Và năm 2001 do Sở có chính sách huy động vốn hợp lý và nhận thức ngày càng rõ ràng và đầy đủ vào việc cho vay ngắn hạn do vậy mà năm 2001 số tiền sử dụng vào việc cho vay ngăn hạn là 1.310.429 triệu đồng tức là tăng so với năm 2000 là 372.141 triệu đồng. Năm 2002 do Sở giao dịch I-Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam được Nhà nước chỉ định là ngân hàng phục vụ đầu tư cho Seagame 22 Do đó mà việc sử dụng vốn vào việc cho vay ngắn hạn có giảm đi, năm 2002 là 830.339 triệu đồng, giảm so với năm 2001 là 480.090 triệu đồng. Năm 2003, số vốn huy động của Sở được sử dụng vào cho vay ngắn hạn đã giảm đi 825.170 triệu đồng, nhưng đến năm 2004 việc sử dụng vốn vào việc cho vay, trong đó cho vay ngắn hạn của Sở cũng đã tăng lên rõ rệt, năm 2004 là 1.069.764 triệu đồng. Hai là: Cho vay trung - dài hạn Nguồn vốn huy động được sử Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được sử dụng vào việc cho vay trung và dài hạn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số tín dụng của Sở vì đây là một nguồn chiếm một tỷ trọng lợi nhuận tương đối lớn của Sở, cụ thể: Năm 1999, Sở sử dụng vốn vào cho vay trung và dài hạn là 546.915 triệu đồng thì đến năm 2000 con số này là 725.964 triệu đồng tức là tăng 179.049 triệu đồng, năm 2001 là 1.813.109 triệu đồng, tăng 1.087.145 triệu đồng so với năm 2000. Năm 2002, Sở có được sự nhận thức đầy đủ kịp thời vào lợi nhuận từ việc cho vay trung và dài hạn. Do vậy mà năm 2002 con số cho vay trung và dài hạn là 2.080.802 triệu đồng tức là tăng 269.693 triệu đồng, năm 2003, cho vay trung và dài hạn của Sở là 1995.707 triệu đồng, giảm so với năm 2002 là 125.095 triệu đồng, nhưng so với năm 2001 thì vẫn tăng là 142.598 triệu đồng. Năm 2004, Sở đã sử dụng một số vốn tương đối lớn vào việc cho vay nắn hạn do vậy mà năm 2004 cho vay trung và dài hạn của Sở chỉ đạt 1681.642 triệu đồng tức là giảm 274.065 triệu đồng so với năm 2003. Ba là, cho vay kế hoạch nhà nước Cho vay theo kế hoạch Nhà nước là khoản cho vay do Nhà nước chỉ định để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Cho vay theo kế hoạch Nhà nước cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn mà Sở giao dịch sử dụng vào tín dụng. Năm 1999 vốn của Sở được sử dụng vào cho vay kế hoạch nhà nước là 2146.923 triệu đồng thì đến năm 2000 là 2.490.268 triệu dồng, tăng 343.345 triệu đồng tức là tăng lên 1,16 lần hay 16%. Nhưng từ năm 2001 Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có kiến nghị với nhà nước và ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chuyển dịch đầu tư thì số vốn được sử dụng cho vay theo kế hoạch nhà nước được giảm dần, và năm 2001 con số này là 1.026.498 triệu đồng và giảm đi 1.463.770 triệu đồng, năm 2003 là 728.528 triệu đồng, giảm 283.648 triệu so với năm 2001 và đến năm 2004 vốn được sử dụng cho vay theo kế hoạch nhà nước chỉ còn 644.344 triệu đồng, giảm hơn 3 lần so với năm 1999. Bốn là: Cho vay đồng tài trợ Đây cũng là một khoản cho vay chiếm một tỉ trọng tương đối lớn trong tổng số vốn sử dụng vào mục đích tín dụng. Năm 1999, vốn được sử dụng vào mục đích cho vay đồng tài trợ là 380.679 triệu đồng thì đến năm 2002 là 934.905 triệu đồng, tăng 554.226 triệu đồng tức tăng 2,46 lần, và năm 2003 là 1.018.240 triệu đồng, tăng 83.335 triệu đồng so với năm 2002 và tăng 637.561 triệu đồng tức tăng 2,67 lần so với năm 1999, và theo thống kê tỉnh đến cuối năm 2004 vốn được sử dụng vào cho vay đồng tài trợ là 1.399.621 triệu đồng tăng 381.381 triệu đồng so với năm 2003, tức tăng 1,37 lần so với năm 2003. Năm là: cho vay uỷ thác ODA Cho vay Uỷ thác ODA là khoản cho vay hay trả tiền hộ các tổ chức kinh tế, tín dụng hay một nước khác, khoản cho vay này tương đối ổn định. Năm 1999 khoản cho vay này là 409.989 triệu đồng, năm 2000 là 356.343 triệu đồng và đến cuối năm 2004 là 184.692 triệu đồng. 2.2.2. Thực trạng kinh doanh các dịch vụ khác Với tôn chỉ phương châm hành động "Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu của ngân hàng, Sở giao dịch đã không ngừng đổi mới sản phẩm dịch vụ, nâng cao tiện ích để phục vụ khách hàng tốt nhất. Sở giao dịch đã cam kết cung cấp và phục vụ tốt nhất các dịch vụ khác như sau: * Dành cho cá nhân có: Một là: Bảo lãnh Nước ta bước vào nền kinh tế thị trường, hàng năm có hàng trăm, hàng ngàn các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp lớn và nhỏ được thành lập, và cùng với đó trong nền kinh tế thị trường thì hàng năm cũng có hàng trăm hàng ngàn doanh nghiệp bị phá sản hoặc làm ăn thua lỗ cần phải thế chấp hay phải bảo lãnh để tiếp tục hoạt động, chính vì vậy mà họ cần có một ngân hàng lớn, uy tín đủ mạnh để đứng ra bảo lãnh và Sở Giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một sự lựa chọn thích hợp. Nếu năm 1999 con số bảo lãnh là 305.872 triệu đồng thì đến năm 2000 là 457.062 triệu đồng, tăng lên 151.190 triệu dồng tức là tăng gấp gần 1,5 lần và năm 2001 là 463.358 triệu đồng, tăng gấp 1,51 lần so với năm 1999. Năm 2004 là 557.109 triệu đồng, tăng 251.237 triệu đồng tức là tăng gấp 1,82 lần so với năm 1999. Hai là: Chuyển tiền trong nước và quốc tế Ngày nay nước ta đang bước vào nền kinh tế thị trường, hội nhập và mở cửa chính vì vậy mà số người Việt Nam đi sang các nước trong khu vực và toàn thế giới qua các năm không ngừng được tăng lên, và để đảm bảo an toàn, nhanh chóng trong việc gửi tiền cho người thân ở trong và ngoài nước thì ngân hàng là một sự lựa chọn hàng đầu. Nếu năm 1999, số tiền mà Sở Giao dịch I chuyển từ Việt Nam sang các nước khác là 35.137 triệu đồng thì đến năm 2000 là 38.972 triệu đồng tức là tăng gấp 1,2 lần so với năm 1999, nhưng đến năm 2001 do có cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Mỹ do vậy mà trong năm 2001 số tiền giao dịch từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại có sự sụt giảm mạnh, năm 2001 chỉ đạt 7.250 triệu dồng, giảm so với năm 2000 là 31.722 triệu đồng, nhưng bước sang năm 2002 thì thị trường tài chính - tiền tệ đã được ổn định do vậy mà số tiền giao dịch qua Sở giao dịch I là 34.235 triệu đồng, năm 2003 chỉ đạt 2.573 triệu đồng, năm 2004 số tiền giao dịch qua Sở cũng chỉ đạt 3.972 triệu đồng. ở trong nước, người dân cũng lựa chọn ngân hàng để chuyển tiền cho người thân. Để tránh mất thời gian và để đảm bảo nhanh chóng, kịp thời và an toàn chính vì vậy mà số tiền chuyển trong nước cũng không những được tăng lên. Nếu năm 1999, số tiền giao dịch trong nước, giao dịch qua hệ thống các chi nhánh của Sở là 3.725 triệu đồng thì đến năm 2001 là 3.957 triệu đồng và tính đến cuối năm 2004 là 4.237 triệu đồng, tăng gấp 1,13 lần so với năm 1999. Ba là: ứng tiền mặt từ thẻ tín dụng, thẻ visa, mastercard Hiện nay do đòi hỏi của nền kinh tế thị trường mà người dân trong giành quá nhiều thời gian của mình trong việc mua sắm, hơn thế nữa hiện nay nước ta đang mở ra hệ thống rất đa dạng các loai hình siêu thị, mà người dân cũng không thể mang theo một lượng tiền quá nhiều để chi tiêu. Vì vậy mà họ chọn thanh toán qua hệ thống ngân hàng thông qua tín dụng, visa, thẻ mastercard. Nếu năm 1998 số tiền thanh toán qua thẻ tín dụng, visa, mastercard là 1.027 triệu đồng qua Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thì đến năm 2001 là 1.352 triệu đồng, năm 2003 là 1.789 triệu đồng và theo thống kê đến cuối năm 2004 của Sở giao dịch I là 1.952 triệu đồng… * Dành cho doanh nghiệp có: Một là: Dịch vụ thanh toán quốc tế: Bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập và mở cửa, các doanh nghiệp trong nước ngày càng có cơ hội để làm ăn với các doanh nghiệp khác trên thế giới và để đảm bảo an toàn, nhanh chóng và kịp thời trong thanh toán thì các doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước lựa chọn thanh toán qua ngân hàng. Nếu năm 1999 số tiền mà Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thanh toán cho các doanh nghiệp trong nước là 1.057.392 triệu đồng thì đến năm 2000 là 1.355.039 triệu đồng; năm 2001 do có khủng bố ở Mỹ do vậy mà số tiền thanh toán qua Sở Giao dịch I có giảm đi nhưng không đáng kể, và năm 2001 là 1.162.539 triệu đồng, và tính đến cuối năm 2004 là 1.732.233 triệu đồng, tăng 674.841 triệu đồng, tăng gấp 1,63 lần so với năm 1999. Hai là: Dịch vụ chi trả lương, cổ tức, phí hoa hồng, tiền bảo hiểm Hiện nay để đảm bảo nhanh chóng, an toàn và bảo mật lương của một số doanh nghiệp trong nước mà các doanh nghiệp đã lưa chọn ngân hàng là người thanh toán lương, cổ tức, phí hoa hồng hay tiền bảo hiểm cho các tổ chức, doanh nghiệp khác hay cá nhân. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì số tiền mà các doanh nghiệp thanh toán lương, cổ tức, phí hoa hồng… cũng ngày càng tăng lên. Nếu năm 1999 số tiền mà Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thanh toán hộ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế là 1.503.271 triệu đồng thì đến năm 2000 1.705.232 triệu đồng, tăng 201.961 triệu đồng. Năm 2001 là 1.693.213 triệu đồng, năm 2002 là 1.823.967 triệu đồng tăng 130.754 triệu đồng so với năm 2001 tức tăng 7,72% và đến năm 2004 là 2.069.355 triệu đồng, tăng 566.084 triệu đồng so với năm 1999 tức tăng 37,65%. Ba là: dịch vụ mua bán ngoại tệ giao ngay, hoán đổi, quyền chọn… Để có những đồng tiền phù hợp trong việc thanh toán của doanh nghiệp trong nước đối với doanh nghiệp nước ngoài thì các doanh nghiệp trong nước phải thực hiện việc đổi tiền trong nước thành đồng tiền mà các doanh nghiệp nước ngoài đòi hỏi có thể là USD, EUR… Trong những năm gần đây Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thực hiện việc chuyển đổi ngoại tệ cho các doanh nghiệp trong nước với số lượng tương đối lớn và ngày càng tăng lên. Nếu năm 1999 Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện việc mua bán, hoán đổi… Ngoại tệ với giá trị là 2.327.504 triệu đồng thì đến năm 2001 đã tăng lên đến 2.522.613 triệu đồng, tăng lên 195.109 triệu đồng, tức là tăng 1,08 lần hay 8,83%; năm 2003 Sở giao dịch I chỉ thực hiện việc mua bán ngoại tệ với số lượng là 2.025.105 triệu đồng, có giảm so với năm 1999 là 302.399 triệu đồ tức là giảm 1,15 lần hay 14,9% và so với năm 2001 giảm 497.508 triệu đồng, tức giảm 1,2 lần hay 24,5%, nhưng đến năm 2004 do cuộc khủng hoảng kinh tế ở khu vực đã được khắc phục, lạm phát đã ở mức bình thường do vậy năm 2004 Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thực hiện việc mua bán, trao đổi ngoại tệ ở mức bình thường là 2.437.505 triệu đồng, tuy có giảm so với năm 2001 là 85.108, nhưng sự giảm sút này là không đáng kể, và từ đây ta có thể thấy được thế mạnh và uy tín của Sở. 2.2. Thực trạng huy động vốn của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Hiện nay, nhu cầu vốn cho nền kinh tế là rất lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nói chung và của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên để đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn cho khách hàng và cho nền kinh tế đòi hỏi Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam phải khai thác hiệu quả nguồn vốn huy động tăng trưởng đang là yêu cầu bức thiết nhất hiện nay của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện nay trong điều kiện mà các kênh huy dộng khác trong nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều hình thức da dạng, người dân đang có nhiều sự lựa chọn đầu tư để mang lại lợi ích kinh tế cao nhất. Với vai trò là trung gian tài chính lớn của nền kinh tế, Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã và đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ tiện ích, đa dạng hoá các hình thức huy động để thu hút khách hàng và người dân gửi tiền vào ngân hàng. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh, nhu cầu vốn của khách hàng và nền kinh tế có xu hướng ngày càng tăng, là áp lực đòi hỏi Sở Giao dịch I phải có chiến lược huy động vốn dài hạn, với các kế hoạch triển khai cụ thể trong từng thời kỳ, phù hợp với diễn biến quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, đảm bảo tạo ra nguồn vốn huy động dạng, với khả năng chủ động cao trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng cao nhất các nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng - doanh nghiệp và nền kinh tế; nhu cầu về vốn cho phát triển các dự án thuộc các chương trình kinh tế lớn của đất nước nói chung và của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội nói riêng. Sau đây là tình hình huy động vốn của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong những năm gần đây (từ năm 1999 đến 2004). Nếu năm 1999 tổng nguồn vốn huy động của Sở Giao dịch I, đạt 3.193.859 triệu đồng tăng 2.649.519 triệu đồng tức tăng gấp 1,64 lần hay 64,17% và đến cuối năm 2001 tổng nguồn vốn huy động đạt được là 6.441.852 triệu dồng tăng 1.198.474 triệu đồng so với năm 2000, tức tăng gấp 1,22 lần hay 22,85% so với năm 2000. Năm 2002, tổng nguồn vốn huy động của Sở đạt được là 7.626.796 triệu đồng, tăng gấp 1,18 lần hay 18% so với năm 2001 và tăng gấp 2,38 lần so với năm 1999 hay tăng 138,80% so với năm 1999. Năm 2003, với một chiến lược huy động vốn linh hoạt và hợp lý của Sở Giao dịch I mà số vốn huy động của Sở vẫn tăng là đạt được 8.408.300 triệu đồng tăng so với cùng kỳ cuối năm 2003 là 781.504 triệu đồng, tăng gấp 1,10 lần hay 10,24% và đến cuối năm 2004 tổng số vốn mà Sở Giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã huy động được là 8.722.544 triệu đồng tăng so với cùng kỳ cuối năm 2003 là 314.244 triệu đồng tức là tăng gấp 1,03 lần hay tăng 3,73%. Qua sự phân tích ở trên ta thấy được sự nỗ lực và uy tín trong kinh doanh của Sở Giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trong 5 năm liên tục, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Sở đã được giữ vững ổn định, và ở mức khá cao, bình quân đạt trên 27,38%/năm. 2.2.1. Tiền gửi khách hàng Tiền gửi khách hàng là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp để nhằm mục đích giữ hộ hay để thanh toán hộ. Do Sở làm ăn có uy tín, nhiệt tình, trách nhiệm với chuyên môn cao mà số tiền gửi của khách cũng không ngừng được tăng lên trong những năm gần đây. Nếu năm 1999 tiền gửi của khách hàng là 589.927 triệu đồng thì đến năm 2000 là 1.484.995 triệu đồng, tăng 895.068 triệu đồng, tức là tăng gấp 2,5 lần hay 151% so với năm 1999 và đến cuối năm 2001 thì số tiền gửi của khách hàng đạt 1953.133 triệu đồng, tăng 1.468.138 triệu đồng, hay tăng gấp 1,31 lần hay 31,52% so với năm 2000. Năm 2002, số vốn mà Sở giao dịch I huy động được từ tiền gửi của khách hàng đạt 2338.372 triệu đồng, tăng gấp 1,2 lần so với năm 2001 hay tăng 19,72%, và đến cuối năm 2004 số vốn mà Sở huy động được từ khách hàng đạt được là 3.705.456 triệu đồng, tăng 933.756 triệu đồng so với năm 2003 tăng gấp 6,28 lần so với năm 1999 hay tăng 528,12%. Tiền gửi của khách hàng có thể là tiền gửi có kỳ hạn hoặc tiền gửi không kỳ hạn. * Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi của các khách hàng trong một thời gian nhất định, được thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng. Nếu năm 1999 tiền gửi có kỳ hạn mà ngân hàng huy động được là 328.252 triệu đồng thì đến cuối năm 2000 ngân hàng huy động được số tiền gửi có kỳ hạn là 106.293 triệu đồng, tăng 734.681 triệu đồng, tức là tăng gấp 3,23 lần hay 223,81% và đến năm 2002 số vốn huy động được từ tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng đạt được là 1.672.093 triệu đồng, tăng gấp 1,27 lần hay 26,67% so với năm 2001 và tính đến cuối năm 2004 tổng số vốn mà ngân hàng huy động được qua kênh tiền gửi có kỳ hạn là 2.685.478 triệu đồng tăng 470.188 triệu đồng so với năm 2003 và tăng gấp 8,18 lần hay 718% so với năm 1999. * Tiền gửi không kỳ hạn là tiền gửi của các khách hàng vào ngân hàng để nhằm mục đích an toàn và để ngân hàng chi trả hộ và khi khách hàng chưa có mục đích đầu tư nào khác. Đây cũng là một kênh huy động vốn tương đối lớn của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Nếu năm 1999 số vốn mà ngân hàng huy động được qua kênh tiền gửi không kỳ hạn là 261.675 triệu đồng thì đến năm 2000 là 422.061 triệu đồng, tăng 160.386 triệu đồng tức là tăng gấp 1,61 lần hay 61,29% và đến năm 2002 đạt 666.279 triệu đồng tăng 33247 triệu đồng so với năm 2001, tức là tăng gấp 1,05 lần hay 5,25%. Nhưng đến năm 2003, số vốn huy động được của Sở qua kênh tiền gửi không kỳ hạn của Sở chỉ dạt 556.410 triệu đồng, tức là giảm 109.869 triệu đồng hay giảm 1,2 lần so với năm 2002. Bước sang năm 2004, với sự nỗ lực, uy tín của Sở mà tính đến cuối năm 2004, nguồn vốn huy động được của Sở giao dịch I qua kênh tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng đạt được kỷ lục là 1.019.978 triệu đồng, tức là tăng gấp 1,83 lần hay 83,31% so với năm 2003. Bảng 2.2. Chỉ tiêu huy động tiền gửi khách hàng qua các năm Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu huy động vốn Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tiền gửi khách hàng 589.927 1.484.995 1.953.133 2.338.372 2.771.700 3.705.456 - Tiền gửi không kỳ hạn 261.675 422.061 633.032 666.279 556.410 1.019.978 - Tiền gửi có kỳ hạn 328.252 1.062.933 1.320.101 1.672.093 2.215.290 2.685.478 (Nguồn: Phòng NVKD) 2.2.2. Tiền gửi dân cư Tiền gửi của dân cư cũng là một kênh huy động vốn chủ yếu, không thể thiếu đối với bất cứ một ngân hàng nào, tuy lượng vốn mà Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam huy động được qua kênh này là nhỏ hơn kênh huy động tiền gửi của khách hàng. Tiền gửi của dân cư được huy động qua ba kênh chủ yếu là: * Tiết kiệm Đây là khoản tiền gửi của người dân vào ngân hàng khi dân cư chưa có mục đích đầu tư và để thu được chênh lệch qua kỳ hạn gửi tiền. Tiết kiệm của dân cư thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số tiền gửi của dân cư. Nếu năm 1999 Sở huy động được 1.564.184 triệu đồng qua kênh tiết kiệm của dân cư thì đến cuối năm 2000 là 1.916.384 triệu đồng, tăng 352.236 triệu đồng, tức là tăng 1,22 lần hay 22,5% so với năm 1999 và đến năm 2001 là 2.349.607 triệu đồng tăng gấp 1,22 lần hay 22,6% so với năm 2000. Năm 2002 do Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được chỉ định là ngân hàng đầu tư chính cho Seagame 22 do vậy mà Sở giao dịch lại càng quan tâm đến vấn đề huy dộng vốn ở tất cả các kênh, do vậy mà năm 2002 số vốn mà Sở giao dịch huy động được qua kênh tiết kiệm của dân cư là 2.508.236 triệu đồng tăng gấp 106 lần hay 6,75% so với năm 2001. Năm 2003, số vốn ngân hàng huy động được qua kênh này giảm, năm 2003 là 2.404.572 triệu đồng, giảm 103.664 triệu đồng và giảm đi 1,04 lần hay 4,3% so với năm 2002, bước sang năm 2004 do ngân hàng thực hiện các chính sách nhất định đối với dân cư khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, do vậy mà năm 2004 nguồn vốn huy động qua kênh tiết kiệm đã trở lại bình thường như cuối năm 2002 là 2.508.801 triệu đồng. * Kỳ phiếu: Đây cũng là hình thức huy động vốn chủ yếu đối với các ngân hàng, kỳ phiếu là một dạng giấy tờ có giá và thời hạn thanh toán của ngân hàng đối với dân cư được ghi trên mặt của tờ giấy có giá đó. Năm 1999 nguồn vốn mà ngân hàng huy động được qua kênh kỳ phiếu là 467.114 triệu đồng nhưng đến năm 2002 là 1.570.098 triệu đồng tăng 1103.871 triệu đồng, tức tăng 3,36 lần hay 236,3% và đến năm 2003 là 1.688.811 triệu đồng Bước sang năm 2004 do phải thanh toán kỳ phiếu đến hạn và phát hành kỳ phiếu mới mà trong năm 2004 nguồn vốn mà ngân hàng huy động được qua kênh kỳ phiếu chỉ đạt 461.017 triệu đồng. * Trái phiếu Trái phiếu cũng là một kênh huy động vốn lớn trong tổng số tiền gửi của dân cư. Nếu năm 1999 số vốn mà Sở huy động được qua kênh trái phiếu là 540.068 triệu đồng thì đến năm 2000 là 1.082.704 triệu đồng, tức tăng gấp 2 lần hay 100% so với năm 1999 và đến cuối năm 2004 thì số vốn mà Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam huy động được qua kênh phát hành trái phiếu là 2.047.270 triệu đồng, tăng gấp 1,9 lần hay 90,9% so với năm 2003 và tăng gấp 3,79 lần hay 279% so với năm 1999. Bảng 2.3. Chỉ tiêu tiền gửi dân cư qua các năm Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu huy động vốn Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tiền gửi dân cư 2.571.330 3.727.046 4.392.226 5.288.424 5.165.807 5.017.088 - Tiết kiệm 1.564.148 1.916.384 2.349.607 2.508.236 2.404.572 2.508.801 - Kỳ phiếu 467.114 727.958 903.629 1.670.985 1.688.811 461.017 - Trái phiếu 540.068 1.082.704 1.138.990 1.109.203 1.072.424 2047.270 (Nguồn: Phòng NVKD) 2.2.3. Các nguồn huy động khác Huy động khác của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bao gồm 2 nguồn huy động chính là huy động gửi 1 lần rút nhiều lần và gửi 1 nơi rút nhiều nơi. * Gửi một nơi rút nhiều nơi Gửi một nơi rút nhiều nơi là đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường, khi người dân ở xa nhà có thể là đi công tác hoặc đi du lịch… họ không thể mang theo quá nhiều tiền mặt trong người vì vậy họ gửi vào ngân hàng và họ chỉ cần làm thẻ, có thể là thẻ ATM, thẻ Master Card, Visa… là đủ. Nếu năm 1999 nguồn vốn mà Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam huy động qua kênh này là 20263 triệu đồng thì đến năm 2000 là 25723 triệu đồng, tăng 5460 triệu đồng, tức là tăng 26.94%, và đến năm 2001 là 78926 triệu đồng, tăng 53203 triệu đồng, tức là tăng gấp 3,06 lần hay206,86%. Năm 2002 do nước ta đăng cai Seagames 22 do đó mà số vốn mà Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam huy động được qua kênh này tăng đáng kể, năm 2002 là 103313 triệu đồng, tăng gấp 1,3 lần hay 30,89% so với năm 2001 và đến năm 2003 là 224512 triệu đồng, tăng 121200 triệu đồng, tức là tăng gấp 2,17 lần so với năm 2002. * Gửi một lần rút nhiều lần Gửi một lần rút nhiều lần cũng giống như gửi một nơi, rút nhiều nơi, khách hàng gửi tiền vào ngân hàng qua kênh này cũng nhằm để mục đích an toàn của đồng tiền và để chi tiêu thường xuyên khi đi mua sắm với khối lượng lớn tại các siêu thị hoặc đi du lịch… thông qua hệ thống các thẻ thanh toán như ATM, Master card, Visa… Nếu năm 1999 Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam huy động được qua kênh này là 12.340 triệu đồng thì đến năm 2001 là 17.567 triệu đồng, tăng 5.227 triệu đồng, tức là tăng gấp 1,42 lần hay 42,33% so với năm 1999, năm 2003, khách hàng gửi tiền vào kênh này tăng một cách đáng kể là 246.281 triệu đồng, tăng 228.714 triệu đồng tức là tăng 14 lần so với năm 2001, và đến cuối năm 2004 số vốn mà Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam huy động được qua kênh này là 275.476 triệu đồng, tăng 50.964 triệu đồng, tức là tăng gấp 1,20 lần hay 20% so với năm 2003. Bảng 2.4. Chỉ tiêu huy động khác qua các năm Đơn vị: Triệu đồng Huy động khác Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Gửi 1 nơi, rút nhiều nơi 20.263 25.723 78.926 103.313 224.512 - Gửi 1 lần, rút nhiều lần 12.340 5.614 17.567 - 246.218 275.476 (Nguồn: Phòng NVKD ) 2.3. Đánh giá về khả năng huy động vốn của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2.3.1. Đánh giá chung Bên cạnh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn, cùng với sự phát triển của các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh, Sở giao dịch đã có những chiến lược cạnh tranh ngày càng thích hợp trong việc mở rộng mạng lưới huy động vốn hợp lý (thành lập các phòng giao dịch mới, mở thêm các quĩ tiết kiệm tai hai quận Ba Đình và Đống Đa), thị phần huy động vố._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT1382.doc
Tài liệu liên quan