Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam đến năm 2010

Lời mở đầu Hiện nay, xu thế hội nhập tự do hoá thương mại đang diễn ra mạnh mẽ trong mỗi khu vực và trên toàn thế giới. Cùng với xu thế đó, trong những năm gần đây, Việt Nam bằng những thành tựu phát triển kinh tế trong tiến trình đổi mới cũng đang tích cực hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới. Đó là sự tham gia của Việt Nam vào các khối ASEAN, APEC và tìm kiếm khả năng trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên theo quan điểm thị trường,

doc35 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam muốn hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, một yếu tố quan trọng là phải đưa ra được những sản phẩm có ưu thế cạnh tranh hay có lợi thế so sánh với các sản phẩm cùng loại của các nước khác. Việt Nam là một nước nông nghiệp có nhiều lợi thế và tiềm năng về đất đai, lao động và điều kiện sinh thái.. . cho phép phát triển sản xuất nhiều loại nông sản hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn. Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước, kinh tế nông nghiệp và nông thôn đã có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng với những nhịp độ cao, ổn định (bình quân 4-4,5%/năm), kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng 20%/năm, trong đó theo Tổng cục hải quan năm 1999 Việt Nam xuất khẩu 4.508.206 tấn gạo, đạt trị giá 1.025.090.479USD. Đây là những kết quả góp phần đáng kể trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH, HĐH, tạo chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế thuần nông tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hoá với tỷ suất hàng hoá ngày càng cao. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều bất cập cần phải được tập trung nghiên cứu giải quyết để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản hàng hoá trong đó có gạo xuất khẩu đồng thời tiết kiệm chi phí, hạ giá thành hàng hoá, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thực tế cho thấy, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức có tính cạnh tranh về sản xuất và xuất khẩu nông sản biểu hiện yếu kém trên một số mặt: chất lượng, khối lượng hàng nông sản, chưa tạo lập được thị trường tiêu thụ ổn định và thiếu bạn hàng lớn, giá cả thường xuyên biến động gây không ít khó khăn cho cả người sản xuất và người tiêu dùng, năng suất lao động nông nghiệp còn thấp, lao động trong nông nghiệp và nông thôn dư thừa nhiều, sức ép về công ăn việc làm là những vấn đề nhức nhối của xã hội. Với 80% dân số đang lao động và sinh sôngs dựa vào làm kinh tế nông nghiệp. Do vậy việc phát huy những lợi thế và tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu không chỉ là yêu cầu đối với sự nghiệp phát triển nền kinh tế nông nghiệp mà còn là vấn đề có tính chiến lược nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội hiện nay. Vậy giải pháp nào cần được đưa ra phù hợp, hiệu quả nhất để đáp ứng các yêu cầu trên. Đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam đến năm 2010” mà em sẽ trình bày sau đây cũng xuất phát từ vấn đề nêu trên. Nội dung đề tài gồm 3 phần: Phần I: Những vấn đề chung về thương mại quốc tế và tổ chức hoạt động xuất khẩu trong cơ chế thị trường. Phần II: Thực trạng sản xuất , xuất khẩu và khả năng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2010. Phần III: Những giải pháp nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam đến 2010. Thông qua việc tìm kiếm thông tin trên sách, báo chuyên ngành và các thống kê tổng hợp của các Bộ, ngành trực thuộc, các tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, trải qua phân tích, đánh giá và rút ra kết luận để tìm hướng giải quyết cho từng vấn đề nhỏ để từ đó đưa ra bài giải lớn cho cho bài toàn tổng hợp, em đã hoàn thành bài viết này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành tốt đề tài nhưng do kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được ý kiến đóng góp, phê bình của thầy để sau này khi viết đề tài luận văn thực tập tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! PhầnI Những vấn đề chung về thương mại quốc tế và tổ chức hoạt động xuất khẩu trong cơ chế thị trường I- Khái quát về hoạt động TMQT 1-Khái niệm chung về TMQT TMQT là sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ (hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) giữa các quốc gia thông qua mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá. TMQT có từ hàng ngàn năm nay, nó ra đời sớm nhất và ngày nay vẫn giữ vị trí trung tâm trong các hoạt động kinh tế quốc tế. TMQT bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Trên giác độ một quốc gia, đó chính là hoạt động ngoại thương. Nội dung của TMQT bao gồm: * Xuất và nhập khẩu hàng hoá hữu hình * Xuất và nhập khẩu hàng hoá vô hình * Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công * Tái xuất khẩu và chuyển khẩu * Xuất khẩu tại chỗ Với mỗi hình thức kể trên đều có những ưu và nhược điểm. Tuỳ từng điều kiện của mỗi quốc gia mà có sự lựa chọn hình thức giao dịch phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất cho nền KTQD. 2- Chức năng của TMQT TMQT có 2 chức năng sau: *TMQT làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước thông qua việc xuất và nhập khẩu nhằm đạt tới cơ cấu có lợi cho nền kinh tế trong nước. Chức năng này TMQT là lợi cho nền KTQD về mặt giá trị sử dụng. *TMQT góp phần nâng cao hiệu quả của nền KTQD, do việc mở rộng trao đổi mà khai thác triệt để lợi thế của nền kinh tế trong nước trên cơ sở phân công lao động quốc tế, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành. Các chức năng của TMQT có liên quan chặt chẽ với các nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phất triển của nó. Căn cứ vào các nhân tố này người ta phân biệt thương mại bù đắp và thương mại thay thế. Dù ở dưới những tên gọi nào thì TMQT vẫn mang chức năng kể trên. 3-Lợi thế của TMQT 3.1. Lợi thế tuyệt đối Theo quan niệm về lợi thế tuyệt đối do A.Smith phát hiện, một nước chỉ sản xuất một loại hàng hoá sử dụng tốt nhất các loại tài nghuyên của nó. Đây là cách giải thích đơn giản nhất về TMQT. Rõ ràng việc tiến hành trao đổi giữa các quốc gia phải tạo ra lợi ích cho cả hai bên. Nếu một quốc gia có lợi còn quốc gia khác bị thiệt thì họ sẽ từ chối tham gia vào TMQT. Tuy vậy lợi thế tuyệt đối chỉ giải thích được một phần nhỏ của thương mại là thương mại giữa các nước phát triển. Hiện nay TMQT diễn ra phần lớn giữa các nước phát triển với nhau, không thể giải tích bằng thuyết này được. Trong số những cố gắng để giải thích các cơ sở TMQT, lợi thế tuyệt đối chỉ là một trường hợp của lợi thế so sánh. 3.2. Lợi thế so sánh (lợi thế tương đối). Theo qui luật lợi thế so sánh do D.Ricacdo phát hiện, nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc khác trong việc sản xuất tất cả các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào TMQT để tạo ra lợi ích. Khi tham gia vào TMQT quốc gia đó sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng ít bất lợi nhất (đó là những hàng hoá có lợi thế tương đối) và nhập khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng bất lợi lớn nhất (đó là những hàng hoá không có lợi thế tương đối). Theo thuyết tương đối này mở ra quan hệ bình đẳng về kinh tế giữa các nước cho dù đó là quan hệ giữa nước giàu mạnh với nước nghèo, yếu hơn. Nó khẳng định thế mạnh ở trong mỗi quốc gia nếu quốc gia đó biết tận dụng và phát huy nó. Tuy vậy do dựa trên rất nhiều giả định mang tính lý thuyết, vì thế khi áp dụng vào thực tiễn thì thuyết này cũng gặp phải một số khó khăn. *Lợi thế tương đối xét dưới góc độ chi phí cơ hội Theo cách tiếp cận này, chi phí cơ hội của một hàng hoá là số lượng các hàng hoá khác phải cắt giảm đi để nhường lại đủ các nguồn tài nguyên sản xuất thêm đơn vị hàng hoá thứ nhất. Như vậy quốc gia nào có chi phí cơ hội thấp hơn trong việc sản xuất một loại hàng hoá thì họ có lợi thế tương đối trong việc sản xuất hàng hoá đó và không có lợi thế tương đối trong việc sản xuất hàng hoá thứ hai. Ngoài hai thuyết đưa ra ở trên còn có cách nhìn nhận về lợi thế tương đối của Heckscher-Ohlin và một số thuyết hiện đại về lĩnh vực đầu tư, về chu kỳ sống của sản phẩm. 3.3.Tác động của TMQT đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng ngoại thương nhanh và tăng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng sản xuất. Thị trường ngày càng được mở rộng và chuyển đổi hướng. Nếu trước đây chỉ chủ yếu buôn bán với Liên Xô và Đông Âu, chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất nhập khẩu thì hiện nay Việt Nam có quan hệ buôn bán với hơn 110 quốc gia trên thế giới. Việc chuyển hướng kịp thời đã tạo điều kiện mở rộng quy mô xuất nhập khẩu, lựa chọn bạn hàng phù hợp và giúp cho nền kinh tế tăng trưởng một cách liên tục. Từng bước xây dựng được một số mặt hàng có quy mô ngày càng lớn là: gạo, dầu khí, thuỷ sản, gia công may mặc.. . Tuy vậy hoạt động trên diễn ra với quy mô nhỏ bé, cán cân thanh toán thâm hụt gây ảnh hưởng đến tổng cơ cấu của nền kinh tế. Cơ cấu hàng hoá lạc hậu, chất lượng chưa cao, mặt hàng manh mún, sức cạnh tranh yếu. Thị trường bấp bênh, qua trung gian, thiếu những hợp đồng lớn và dài hạn. Nhìn tổng quát kết quả hoạt động ngoại thương (TMQT) của một nước được đánh giá qua cân đối thu chi ngoại tệ dưới hình thức “cán cân thanh toán xuất nhập khẩu”. Kết quả này sẽ làm tăng hoặc giảm thu nhập trong nước, do đó tác động trực tiếp đến tổng cầu của nền kinh tế. Khi cán cân thanh toán ở mức xuất siêu sẽ sẽ tăng nguồn ngoại tệ cho ngân sách và ngược lại nếu nhập siêu sẽ gây thâm hụt ngân sách. Như vậy cán cân thanh toán xuất nhập khẩu đã trực tiếp tăng hoặc giảm quỹ tiền tệ của một nước. Với nước ta hiện nay, đẩy mạnh xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu là vô cùng cần thiết và việc thực hiện mục tiêu trên đã và đang được cụ thể hoá và hoàn thiện qua chính sách khuyến khích, bảo hộ hợp lý để có thể thực hiện tốt mục tiêu này. II- Tổ chức hoạt động xuất khẩu trong cơ chế thị trường 1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền KTQD 1.1.Khái niệm Xuất khẩu là nguồn thu nhập chính của một quốc gia, mang tính chất quốc tế của một công ty. Đối tượng của hoạt động xuất khẩu là hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình (dịch vụ). Do xu hướng đa dạng hoá hình thức xuất nhập khẩu và đảm bảo tính năng động của cơ chế thị trường cũng như để bù đắp những thiếu hụt của nền nền kinh tế mà xuất nhập khẩu hiện nay tồn tại dưới nhiều phương thức như: hàng đổi hàng (barter), mua lại (buy back), bù trừ (off set). Các phương thức giao dịch này không những thoả mãn những yêu cầu trên mà nó còn cho phép các quốc gia huy động được nguồn lực có lợi thế so sánh của mình khi tham gia vào hoạt động TMQT và giải quyết hiệu quả một số vấn đề đồng thời khắc phục một số hạn chế như: khan hiếm ngoại tệ, tránh rủi ro trong thanh toán quốc tế và tranh thủ thực hiện Marketing quốc tế. Hoạt động xuất nhập khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với việc buôn bán trong nội địa vì vi phạm hoạt động lớn hơn chủ thể đa quốc tịch, đa văn hoá, đa ngôn ngữ và đa dạng về phong cách kinh doanh. Vì vậy khi tham gia vào hoạt động buôn bán giao dịch quốc tế, các bên không những phải tuân thủ luật quốc gia mà còn phải chấp hành các thông lệ, tập quán thương mại quốc tế. 1.2.Vai trò của xuất khẩu Đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, hoạt động xuất khẩu đóng một vai trò không thể thiếu trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của một nước. Hoạt động xuất khẩu phản ánh một hình thức của mối quan hệ xã hội và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của mỗi quốc gia. Xuất khẩu góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia thông qua những điểm sau: *Một là thông qua việc xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh, chúng ta sẽ có khả năng phát huy được lợi thế so sánh, sử dụng triệt để các nguồn lực, có điều kiện trao đổi kinh nghiệm cũng như tiếp cận được những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới, tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNH, HĐH đất nước. *Hai là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, từ đó kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội. *Ba là tăng tích luỹ ngoại tệ cho ngân sách nhà nước đồng thời cải thiện cán cân thanh toán xuất nhập khẩu và cán cân thương mại. *Bốn là xuất khẩu tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh. Nhờ cạnh tranh các doanh nghiệp phải tích cực đổi mới công nghệ, dây truyền sản xuất để có thể cho ra đời những sản phẩm, dịch vụ đạt chất lượng cao, tạo năng lực sản xuất mới. Cạnh tranh sẽ làm cho doanh nghiệp lớn mạnh, buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại phải phải thực sự năng dodọng, thực sự có tiềm lực, dày dạn trên thương trường và phải có hướng đi, có giải pháp rõ ràng, thích hợp. *Năm là tăng cường hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu, nâng cao uy tín và vị thế của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế. Khi hoạt động xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới nó sẽ góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. 2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường đều có một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh tạo ra những tiền đề và thuận lợi cho việc kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời cũng có thể có những tác động ngược lại. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp ngoại thương, môi trường kinh doanh lại càng quan trọng bởi KTQD chứa đựng yếu tố quốc tế đa chủ thể và mang những quốc tịch khác nhau. Dưới đây là những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu *Nhân tố kinh tế -xã hội Hiện nay nhà nước hủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế, buôn bán kinh doanh xuất nhập khẩu trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Một doanh nghiệp ngoại thương quốc doanh phải cạnh tranh với các đơn vị kinh doanh khác thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu phải quan tâm tới một số vấn đề kinh tế của nước nhập như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, thu nhập đầu người/năm, lạm phát bao nhiêu phần trăm GDP, tình trạng thất nghiệp, nợ nước ngoài, tỷ giá hối đoái biến động ra sao, tình trạng cán cân thương mại.. . Tất cả các nhân tố trên đều có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, khả năng thanh toán, khối lượng hàng hoá sẽ được tiêu thụ và có xảy ra rủi ro khi thanh toán không, mức độ là bao nhiêu.. . Căn cứ vào những thông số thực tế và dự đoán kể trên để doanh nghiệp có hướng sản xuất, xuất khẩu mặt hàng đáp ứng cầu về hàng hoá của bên đối tác đồng thời làm lợi cho doanh nghiệp, tăng nguồn ngân sách cho nhà nước. *Nhân tố pháp luật Đây là nhân tố môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp ngoại thương phải đặc biệt quan tâm. Do tính chất phức tạp của buôn bán quốc tế vì vậy bất cứ một hoạt động xuất khẩu nào doanh nghiệp trước đó cũng cần phải tiến hành tìm hiểu cụ thể và cam kết thực hiện đúng luật pháp của các quốc gia và thông lệ, tập quán TMQT. Đó là những quy định về điều kiện buôn bán, bảo vệ bằng phát minh sáng chế, sở hữu công nghệ, bản quyền hàng hoá. Đó là khai báo hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục mua bán quốc tế hàng hoá. Và một điều quan trọng nhất tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp là thuế xuất nhập khẩu. Xu thế mở cửa thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu đã tạo điều kiện cắt giảm thuế quan xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh về giá của hàng hoá khi lưu thông trên thị trường nước ngoài đồng thời với thuế suất nhập khẩu đánh vào các mặt hàng nằm trong diện đánh thuế nhập khẩu của Chính phủ vừa góp phần làm tăng thu cho ngân sách nhà nước vừa bảo vệ nền sản xuất non trẻ trong nước trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng nhập. Ngoài thuế quan, việc đặt ra hạn ngạch, tiêu chuẩn kỹ thuật.. . cùng góp phần vào việc kiểm soát tình hình xuất nhập khẩu. Như vậy luật pháp vô cùng quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu. Hiểu và vận dụng nó như thế nào để có lợi nhất cho doanh nghiệp, cho đất nước là việc của mỗi đơn vị, mỗi cá nhân tham gia hoạt động này. *Nhân tố công nghệ Hiện nay việc áp dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực đang rất được chú trọng bởi những lợi ích mà nó đang mang lại. Trong đó công nghệ thông tin và bưu chính viễn thông là những lĩnh vực đặc biệt cần thiết cho công tác xuất nhập khẩu. Chính vì vậy yếu tố công nghệ có tác động làm tăng hiệu quả trong công tác xuất nhập khẩu ở các doanh nghiệp. Nhờ sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông, các doanh nghiệp ngoại thương có thể liên hệ trực tiếp với khách hàng thông qua Internet, Fax, Telex, e.mail.. . giảm bớt chi phí đi lại. Hơn nữa các doanh nghiệp còn nắm bắt được những thông tin về thị trường nước ngoài bằng các phương tiện truyền thông hiện đại. Bên cạnh đó yếu tố công nghệ còn tác động tới quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu. Đây là khâu quan trọng để nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, tạo uy tín từ phía khách hàng tiêu dùng hàng hoá đó. Chất lượng hàng luôn là yêu cầu đặt ra để tìm hướng giải quyết trong các doanh nghiệp Việt Nam do thiếu công nghệ cần thiết. Khoa học công nghệ còn tác động tới lĩnh vực bảo quản vận tải hàng hoá, kỹ nghệ nghiệp vụ ngoại thương và các lĩnh vực khác liên quan tới hoạt động xuất khẩu. Khoa học công nghệ là khâu then chốt, quyết định tiêu chuẩn hàng hoá xuất khẩu. Điều đó cho phép doanh nghiệp có thể đưa hàng hoá ra nước ngoài được không? Liệu hàng hoá có tạo được chỗ đứng trên thị trường quốc tế hay không? Tất cả tuỳ thuộc vào khả năng đổi mới, áp dụng dây truyền công nghệ và sự đầu tư công nghệ đúng mức của doanh nghiệp. Ngoài 3 nhóm nhân tố nêu trên được cho là chủ yếu và có tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu, còn có môi trường chính trị, văn hoá, môi trường cạnh tranh, đặc biệt lưu ý đến môi trường văn hoá (ảnh hưởng đến hành vi, thái độ tiêu dùng của người dân). 3. Sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu Với nội dung này cũng không kỳ vọng liệt kê hết các chính sách, quy định của Nhà nước cũng như các số liệu cụ thể về thuế suất của từng loại mặt hàng mà ở đây chỉ xin đề cập đến những khía cạnh dễ thấy và có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh xuất khẩu mà Chính phủ là người đặt ra và quản lý nó. Thông thường người ta có thể sử dụng thuế quan và phi thuế quan để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu. Thuế quan là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng xuất khẩu. Việc đánh thế xuất khẩu làm hạ giá thấp tương đối, mức giá cả hàng hoá trong nước xuất khẩu có thể thấp hơn nếu nó được bán ở thị trường quốc tế, trực tiếp đưa lại những bất lợi cho khả năng sản xuất trong nước. Mục đích chủ yếu cả đánh thuế là nhằm điều tiết lượng hàng hoá xuất khẩu, điều tiết cung cầu hàng hoá trong nước và để hạn chế xuất khẩu những mặt hàng mà Nhà nước không khuyến khích. Tuỳ vào hoàn cảnh của mỗi quốc gia ở những giai đoạn khác nhau mà mức thuế có thể thay đổi cho phù hợp. Quota tức là hạn ngạch xuất nhập khẩu cũng được áp dụng như một công cụ phổ biến trong hàng rào phi thuế quan. Hạn ngạch được hiểu như quy định của Nàh nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hay nhập khẩu trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép (licence). Mục đích của Chính phủ khi sử dụng hạn ngạch xuất khẩu là nhằm quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả và điều chỉnh loại hàng xuất khẩu, bảo hộ nền sản xuất trong nước, bảo vệ tài nguyên, cải thiện cán cân thanh toán, thực hiện chính sách thị trường. Ngoài ra Chính phủ còn đưa ra những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng hàng hoá. Đây cũng là rào cản đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Chính phủ cần có những chính sách, biện pháp: +Duy trì tỷ giá hối đoái phù hợp. Kinh nghiệm của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thời gian qua là phải phá giá đồng tiền thường kỳ để đạt mức tỷ giá cân bằng trên thị trường và duy trì tỷ giá tương quan với chi phí và giá cả đang bị lạm phát ở trong nước. +Giảm thuế mang tính chất bảo hộ các ngành công nghiệp và tránh quy định hạn ngạch xuất khẩu. +Sử dụng những công cụ nâng đỡ hoạt động xuất khẩu như: trợ cấp trực tiếp hay vay vốn với lãi suất thấp, cung cấp công nghệ cho các nhà sản xuất trong nước, thực hiện “tín dụng viện trợ” để tạo điều kiện cho đối tác mua hàng của mình.. . Vai trò của Chính phủ luôn cần thiết trong việc điều tiết hoạt động kinh tế nói chung, kinh tế đối ngoại nói riêng trong đó có hoạt động xuất khẩu. Với phương châm “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và tổ chức thực hiện” ở Việt Nam thì vai trò của Chính phủ đối với hoạt động xuất khẩu càng thể hiện rõ. Phần II Thực trạng sản xuất mặt hàng gạo xuất khẩu và khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2010 I. Thực trạng về sản xuất lúa và chế biến gạo của Việt Nam 1.Sản xuất lúa Sản xuất lương thực là ngành sản xuất chính và quan trọng nhất của nước ta. Từ sau đại hội toàn quốc lần thứ VI năm 1986, nhất là sau khi có nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (4/1988) nền nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất lương thực nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Từ chỗ thiếu lương thực triền miên phải nhập khẩu bình quân hàng năm khoảng 0,5 triệu tấn gạo. Nhưng từ 1989 đến nay đã sản xuất đủ lương thực tiêu dùng trong nước và khối lượng xuất khẩu ngày càng tăng, đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo (năm 1997 đạt 3,62 triệu tấn). Sản lượng lương thực tăng bình quân 0,8-1,0 triệu tấn/năm, tăng khá ổn định và vững chắc trên cả ba mặt: năng suất, chất lượng, hiệu quả. Biểu 1: kết quả sản xuất lúa Năm Diện tích Năng suất Sản lượng 1000 ha % tăng Tạ/ha % tăng 1000 tấn % tăng 1990 5895,8 32,3 18996 1991 6027,7 2,24 31,9 -1,24 19225 1,2 1992 6302,7 4,56 31,1 -2,5 19622 2,06 1993 6475,4 2,14 33,3 7,07 21590 1,03 1994 6559,4 1,3 34,8 4,5 22837 5,78 1995 6598,6 0,6 35,65 2,44 23528 3,03 1996 6765,6 2,53 36,8 3,23 24630 4,68 1997 7020,7 3,77 37,6 2,17 26397 7,17 1998 7090,8 0,99 39 3,72 27651 4,75 1999 7337,4 3,4 39,7 2,4 29141 5,8 BQ 6526,1 2,33 34,8 2,38 22717 4,8 Xu hướng phát triển về sản xuất lương thực nói chung và lúa gạo nói riêng trong thời gian qua có những nét cơ bản sau: - Sản xuất lúa đã đi vào thế ổn định và phát triển theo hướng thâm canh, áp dụng các tiến bộ KHKT. Nhờ thế đã nâng cao được năng suất, chất lượng và tỷ suất hàng hoá. Điều này thể hiện diện tích trồng lúa, năng suất và sản lượng bình quân liên tục tăng qua các năm lần lượt 2,33% ; 2,38% và 4,8%. - Nhiều tiến bộ KHKT được ứng dụng, nhất là tiến bộ về giống lúa có năng suất, chất lượng cao như CR203, OM80-81, IR58, IR64 và các giống lai Trung Quốc. Từ đó có những thay đổi sâu sắc trong chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, hạn chế và tránh đươc những thiệt hại do thời tiết gây ra. - Hình thành các vùng sản xuất hàng xuất khẩu. Riêng đồng bằng sông Cửu Long sản lượng lúa bình quân 7%/năm tạo ra khối lượng hàng hoá lớn từ 5,5-6,2triệu tấn thóc và đồng bằng sông hồng sản lượng bình quân tăng 4%/năm, có khối lượng hàng hoá khoảng 11 triệu tấn thóc. - Cơ chế mới về lưu thông hàng hoá đã tạo ra sự thông thoáng về thị trường lương thực trên phạm vi cả nước. Tạo điều kiện gắn bó chặt chẽ hơn nữa giữa sản xuất và tiêu dùng. Đời sống của người nông dân và bộ mặt nông thôn ngày càng được cải thiện, nâng cao khối lượng xuất khẩu và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản. 2. Công nghệ chế biến lúa gạo Hiện nay tổng lượng bảo quản lương thực có 1857 ngàn tấn, hiệu suất sử dụng 57%, về thiết bị xay xát có 626 cơ sở quốc doanh có công suất 15-200 tấn lúa/ca và ahngf chục ngàn cơ sở xay sát tư nhân. tổng năng lực khai thác khoảng 15 triệu tấn gạo/năm, trong đó tư nhân chiếm 70%. Trừ một số nhà máy xay sát có công gnhệ hiện đại, thiết bị đồng bộ của Nhật và một số hệ máy 15-30tấn/ca có trang bị thêm thiết bị tách tấm, phân loại, đánh bóng phục vụ xuất khẩu. Số thiết bị còn lại có công nghệ lạc hậu, chi phí cao, chất lượng gạo thấp chỉ thích hợp cho việc xay sát phục vụ nội địa. Tình trạng lệch pha giữa sản xuất và yêu cầu chế biến gạo xuất khẩu trên thực tế chỉ đáp ứng được 30-35% năng lực chế biến gạo cho xuất khẩu. Bên cạnh đó tỷ lệ tổn thất ở các khâu: trong thu hoạch, trong vận chuyển, trong đạp (tuốt), trong phơi sấy, trong bảo quản và xay sát chế biến tổng số 12-15%. Sự tổn thất sau thu hoạch là rất lớn, kèm theo khả năng chế biến, bảo quản yếu kém bất cập đã làm giảm chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa gạo. II. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 1. Diễn biến tình hình thị trường gạo thế giới và tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam . 1.1. Diễn biến tình hình thị trường gạo thế giới Gạo là loại lương thực được sản xuất ra phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ là chủ yếu. Lượng gạo đưa ra buôn bán trên thị trường quốc tế trong vài thập kỷ qua chỉ dao động từ 3-5% lượng sản xuất của thế giới. Những năm gần đây, cùng với quá trình tự do hoá thương mại toàn cầu và khu vực, lượng gạo đưa ra buôn bán trao đổi có xu hướng ngày càng tăng. Những năm 91-92, lượng gạo đưa ra buôn bán trao đổi là 12-14 triệu tấn, đến năm 1995 tăng lên 21 triệu tấn, năm 98 là 23,6 triệu tấn và năm 1999 đạt 32,5 triệu tấn. Biểu 2: Cung cầu gạo trên thế giới Năm Diện tích (Tr.ha) Năng suất (Tấn/ha) Sản lượng Xuất khẩu (Tr.tấn) Tiêu dùng (Tr.tấn) Dự trữ (Tr.tấn) Thóc (Tr.tấn) Gạo (Tr.Tấn) 1991 146,6 3,55 520,5 352 12,2 347,4 59,1 1992 147,3 3,57 252,3 354,7 14,3 356,6 57,2 1993 146,4 3,6 526,8 355,6 14,9 357,7 55,1 1994 145 3,63 527 355,4 16,3 358,2 52,4 1995 147,4 3,67 540,3 364,6 20,9 366,6 50,3 1996 148 3,72 551,2 371,3 19,7 371,4 50,3 1997 149,8 3,76 563,8 380,4 18,7 379,6 51,1 1998 150,8 3,79 571,4 385,4 27,3 383,6 52,9 1999 149,2 3,8 567,5 382,2 22,5 386,6 48,6 (Nguồn: Bộ nông nghiệp Mỹ) Các nước xuất khẩu gạo lớn và thường xuyên hiện nay là: Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Mianma, Pakistan trong đó Thái Lan là nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo từ thập niên 80 đến nay với lượng xuất khẩu hàng năm từ 4-6 triêu tấn. Đứng thứ hai về xuất khẩu gạo hiện nay là Việt Nam với khối lượng xuất 3,6 triệu tấn năm 1997, 3,85 triệu tấn năm 1998 và năm 1999 đã xuất 4,5 triệu tấn. Mỹ là nước đứng thứ 3 thế giới với lượng xuất khẩu gạo hàng năm trên dưới 2 triệu tấn. Các nước khắc như Pakistan, Myanma.. . khối lượng xuất khẩu trên dưới 1 triệu tấn/năm. Ngoài ra một số nước tham gia không thường xuyên với số lượng xuất khẩu không ổn định như: ấn Độ năm 1995 xuất khẩu tới 4,2 triệu tấn, đến nay xấp xỉ 1,5 triệu tấn; Trung Quốc 1993-1994 xuất 1,3-1,4 triệu tấn, năm 1995 còn 0,52 triệu tấn, 1997 xuất 0,9 triệu tấn, với xu thế ổn định 0,5 triệu tấn (1998-1999). Thị trường nhập khẩu gạo chia làm hai khối với đặc tính sau: +Khối Trung Đông, Nam Mỹ, Châu á, Châu Phi nhập gạo với chất lượng thấp, sức mua yếu. +Khối Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Singapore là những thị trường yêu cầu gạo chất lượng cao và có sức mua lớn. Các nước và khu vực nhập khẩu gạo lớn và thường xuyên (Malaysia, Singapore, I-ran, I-rắc, Nhật, SNG, Bắc Triều Tiên, Trung Cận Đông, Đông Phi.. .), là những nước sử dụng gạo làm lương thực chính song do điều kiện sản xuất chi phí cao, hiệu quả thấp nên chỉ sản xuất ở mức nhất định, còn lại nhập khẩu. Một số nước nhập khẩu gạo không thường xuyên với khối lượng không ổn định, chủ yếu là nhập bổ xung nhằm bù đắp thiếu hụt do thiên tai như: Trung Quốc, Indonexia, Bănglađet.. . Do vai trò và vị trí lúa gạo đối với an ninh lương thực quốc gia nên đây được coi là một mặt hàng nhạy cảm. Vì vậy lúa gạo trao đổi trên thị trường thế giới không chỉ dưới các phương thức thương mại thông thường mà còn được trao đổi giữa Chính phủ các nức dưới hình thức viện trợ, cứu tế nhân đạo.. . Thị trường gạo rất phong phú về chủng loại với nhiều phẩm cấp khác nhau và được chào với nhiều loại giá. Thị hiếu tiêu dùng cũng phong phú, đa dạng do phẩm cấp gắn liền với nguồn gốc, xuất xứ của hàng hoá, do mùa vụ sản xuất, thời điểm tiêu thụ (các tháng, các ngày trong năm, ngay trong một ngày với các giờ khác nhau cũng có các mức giá khác nhau). 1.2.Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam Từ năm 1991 đến nay, xuất khẩu gạo Việt Nam tăng không ngừng, bình quân gần 11%/năm. Khối lượng xuất năm 1997 lên tới 3,5 triệu tấn, tăng gấp 2 lần so với năm 1995, năm 1999 xuất 4,5 triệu tấn, tăng hơn 2,5 lần so với năm 1995, đưa kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng hơn 16%/năm, từ 304,6 triệu USD (1991) lên 964 triệu USD (1997) và năm 1999 kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,025 tỷ USD, dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Biểu 3: Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam Năm Sản xuất lúa Xuất khẩu gạo Diện tích (1000ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000tấn) Khối lượng (triệu tấn) Kim ngạch (triệu USD) 1990 6027,7 31,9 19225 1,624 304,6 1991 6302,7 31,1 19622 1,032 234,5 1992 6475,4 33,3 21590 1,953 429 1993 6559,4 34,8 22837 1,722 379 1994 6598,6 35,65 23528 1,983 405,6 1995 6765,6 36,8 24630 1,988 550 1996 7020,7 37,6 26397 3,04 866 1997 7090,8 39 27651 3,54 964 1998 7362,4 39,6 29141,7 3,8 1031 1999 7500 41 31420 4,5 1025 (Nguồn: Vụ KH và quy hoạch-Bộ NN và PTNT - Tổng cục thống kê) Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Thời gian đầu, xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu phải thông qua trung gian nên thị trường không ổn định. Năm 1991 xuất gạo sang hơn 20 nước, năm 1993, 1994 xuất sang hơn 50 nước. Hiện nay gạo Việt Nam đã xuất sang hơn 80 nước trên khắp cả năm châu lục trong đó Châu á vẫn là thị trường lớn nhất. Bình quân giai đoạn 1991-1995 xuất khẩu gạo của Việt Nam ở khu vực Châu á chiếm 43,24%. Những năm gần đây, khối lượng xuất khẩu gạo sang Châu á ngày càng mạnh. Năm 1998 thị phần gạo Việt Nam ở thị trường Châu á lên tới gần 62%. Khu vực nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam là Châu Phi. Năm 1998, lượng gạo xuất sang thị trường này chiếm gần 28%. Những nước nhập khẩu gạo lớn của ta hiện nay là Indonexia, Trung Quốc, Philipin, Cuba, Iran, Peru.. . Ngày nay để tạo uy tín cho gạo xuất khẩu, Việt Nam đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng gạo và quan tâm tới thị hiếu khách hàng. Năm 1998, gạo chất lượng khá từ 5-10% tấm tăng 49,24%, loại gạo 25-30% tấm chiếm 31,6% lượng gạo xuất khẩu. Năm 1999, lượng gạo 5-10% tấm lên tới 58,01%, loại 25-30% tấm giảm còn 25,8%. Đây là những con số khả quan về nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. 2. Khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam Hiện nay cạnh tranh lớn nhất đối với gạo xuất khẩu nước ta trên thị trường thế giới là Thái Lan. Thái Lan là một nước có khối lượng gạo xuất khẩu lớn nhất và đang có nhiều lợi thế hơn nước ta trên nhiều mặt đặc biệt là về chất lượng, phẩm cấp, hơn nữa đã thiết lập được hệ thống thị trường khá ổn định. Theo các số liệu thống kê đã qua tính toán cho thấy chi phí cho việc sản._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35023.doc
Tài liệu liên quan