Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng Công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CAM KẾT Chuyên đề tốt nghiệp: “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh” là kết quả của quá trình làm việc nghiêm túc và khẩn trương của bản thân em với sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình Th.S. Hoàng Thu Hà, cùng những ý kiến đóng góp quý báu của tập thể cán bộ công nhân viên Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh Em xin cam đoan đây là sản phẩm do chính bả

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng Công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thân em viết ra, không sao chép bất cứ luận văn hay chuyên đề nào Hà Nội, tháng 5/2009 Sinh viên Dương Quốc Khánh MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1: Kết quả SXKD chung của Tổng công ty trong 2 năm 2007 và 2008 9 Bảng 1.2: Tình hình SXKD của các đơn vị thành viên trong năm 2008 10 Bảng 1.3: Quy mô vốn huy động cho đầu tư phát triển của công ty 11 Bảng 1.4: nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển của công ty 13 Bảng 1.5: Một số dự án của công ty trong thời gian qua 15 Bảng 1.6 : Tình hình sử dụng vốn đầu tư theo nội dung đầu tư 23 Bảng 1.7: Cơ cấu sử dụng vốn đầu tư phát triển của TCT Giai đoạn 2006-2008 24 Bảng 1.8: Một số chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh của công ty Giai đoạn 2006-2008 31 Bảng 1.9: Doanh thu của các đơn vị hạch toán độc lập của TCT Giai đoạn 2006-2008 33 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu 1.1: Quy mô vốn đầu tư phát triển của công ty trong giai đoạn 2006-2008 12 Biểu 1.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển của TCT trong giai đoạn 2006-2008 14 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT stt Ki hiệu Ý nghĩa 1 ĐT Đầu tư 2 ĐTPT Đầu tư phát triển 3 TCT Tổng công ty 4 SXKD Sản xuất kinh doanh 5 GPMB Giải phóng mặt bằng 6 CBCNV Cán bộ công nhân viên MỞ ĐẦU Nền kinh tế của Việt Nam ngày càng có những biến chuyển tích cực, tiêu chí hội nhập quốc tế không còn là vấn đề xa lạ. Đảng và Nhà nước đã, đang và sẽ tiếp tục chủ trương đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập cùng các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Những cơ hội thuận lợi đang mở ra trước mắt cho các doanh nghiệp Việt Nam về cả tiềm năng thị trường rộng lớn lẫn sự hợp tác đa phương diện. Tuy nhiên những thách thức không nhỏ cũng đồng thời xuất hiện. Sự nỗ lực của nền kinh tế trong nước mà chính xác là các thành phần kinh tế cần có một cách nhìn nhận và xác định mục tiêu, nhiệm vụ cho riêng mình để có thể tạo cho mình được sự cạnh tranh để tận dụng những ưu thế khi hội nhập mang lại. Mỗi một doanh nghiệp trong thời kỳ này, muốn khẳng định được vị trí của mình cũng như theo kịp guồng quay của cơ chế thị trường thì không những cần đổi mới cung cách làm việc mà còn có một điều kiện tiên quyết đó là: sản phẩm và dịch vụ của mình tung ra thị trường cần phát huy và thể hiện được tính ưu việt của nó. Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp bên cạnh những yếu tố khác thì cần có một chính sách đầu tư hợp lý trên nhiều khía cạnh. Đầu tư là một phạm trù khá phổ biến trong đời sống của chúng ta, nhưng nó lại đóng một vai trò rất quan trọng quyết định tới sự tồn tại, phát triển hay kém hiệu quả đi đến phá sản của mỗi doanh nghiệp. Vấn đề: Đầu tư đúng và đủ là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh nói riêng. Đứng ở vị trí là một sinh viên chuyên ngành Kinh tế Đầu tư_Trường Đại học Kinh tế quốc dân_Hà Nội, đang thực tập tại Tổng công ty em sẽ nghiên cứu về: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh Với thời gian thực tập ngắn, chuyên đề thực tập không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự quan tâm và giúp đỡ của cô: Th.s Hoàng Thu Hà để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Cô và các cô chú trong Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập và hoàn thành chuyên đề. Hà Nội ngày:07/05/2009 Dương Quốc Khánh CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN QUA Ở TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH 1.1. Giới thiệu tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty 1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Tháng 5/1993 hợp đồng liên doanh được ký kết giữa Công ty METECO Hà tĩnh và Công ty MIDICO 4 - Bộ Công nghiệp ( Bên Việt Nam) với Công ty WESTRALIAN SANDS L.t.d AUSTRALIA ( Bên nước ngoài) theo đó Công ty khoáng sản Titan AUSTRALIA- Hà Tĩnh (gọi tắt là AUSTINH) được thành lập Đầu năm 1996 thị trường tiêu thụ bị khủng hoảng, kéo theo đó là hàng loạt các mâu thuẫn phát sinh giữa các bên đối tác. Đến giữa năm 1996 phía AUSTRALIA đơn phương từ bỏ hợp đồng gây hiệu quả nghiêm trọng cho Công ty liên doanh. Do vậy ngày 1/6/1996 Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư đã ra quyết định 147/BKH - QLDA chấm dứt hoạt động của Công ty liên doanh. Ngày 6/8/1996 UBND tỉnh Hà tĩnh ra quyết định số 1150/QĐ/UB thành lập Công ty khai thác, chế biến và xuất khẩu Titan Hà tĩnh ( TEPEC Hà tĩnh ). Công ty hoạt động dưới sự lảnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước theo luật doanh nghiệp Nhà nước, theo nguyên tắc của doanh nghiệp nhà nước có giám đốc, bộ máy giúp việc và theo các qui định khác của pháp luật. Đến tháng 12/2000 UBND tỉnh chuyển giao nhiệm vụ khai thác chế biến Mangan và than đồng đỏ từ Công ty METECO cho Công ty KT, CB và XK titan Hà tĩnh và đổi tên thành Công ty khoáng sản và thương mại Hà tĩnh (Tên giao dịch MITRACO Hà tĩnh) thuộc UBND tỉnh Hà tĩnh. Quyết định thành lập số 2924/QĐ/UB/TCCQ ngày 26/12/2000 của UBND tỉnh Hà tĩnh. Công ty từng bước ổn định và phát triển vững chắc, mức độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước trên tất cả các chỉ tiêu đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận, nộp ngân sách và thu nhập người lao động. Để xứng đáng với qui mô phát triển và tốc độ phát triển ngày 18/4/2003 Công ty được Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 61-2003/QĐ -TTg về việc thành lập Tổng công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con. Tổng công ty Khoáng sản và thương mại Hà tĩnh hoạt động và sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. 1.1.1.2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của công ty Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty được quy định cụ thể trong điều lệ cuả công ty Khai thác, chế biến khoáng sản Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng Dịch vụ du lịch lữ hành trong và ngoài nước Kinh doanh siêu thị, thương mại tổng hợp Khai thác, kinh doanh thuỷ điện Nuôi trồng, chế biến nông sản thực phẩm, thức ăn gia súc Kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin Dịch vụ vận tải hàng hoá đường bộ Chế tạo, lắp đặt, sữa chữa máy móc thiết bị Nhập khẩu trang thiết bị, máy móc. Xuất khẩu lao động, đào tạo nghề Giám định hàng hoá, phân tích sản phẩm Dệt may xuất khẩu Quản lý, khai thác, dịch vụ cảng biển, logictic. Tàng trữ, chiết nạp gas, xăng dầu. Hiện tại đơn vị là doanh nghiệp có quy mô và tổ chức lớn nhất Tỉnh Hà Tĩnh và là một trong những doanh nghiệp lớn ở miền Trung, đang trên đà phát triển hướng tới thành lập tập đoàn kinh tế đa nghành vững mạnh. 1.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Cơ quan Tổng công ty: - Trụ sở TCT: Số 2. Đường Vũ Quang – TP Hà Tĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà tĩnh được thành lập và hoạt động theo mô hinh Công ty mẹ - Công ty con có Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc. Tổ chức bộ máy của Tổng công ty bao gồm: Hội đồng quản trị. Bộ máy giúp việc của Hội đồng quản trị: + Tổng giám đốc + Phó tổng giám đốc + Kế toán trưởng + Các phòng ban chuyên môn + Các Công ty con, xí nghiệp trực thuộc. Các phòng ban Công ty: Bao gồm 8 phòng Phòng tổ chức lao động tiền lương; Phòng tài chính - Kế toán ; Phòng kinh tế; Phòng kỷ thuật; Phòng mỏ; Phòng hành chính tổng hợp; Phòng phân tích và kiểm soát chất lương sản phẩm, Phòng phát triển dự án. Các đơn vị thành viên, công ty cổ phần và các đơn vị liên kết * 11 đơn vị thành viên 1. Xí nghiệp khai thác 2. Xí nghiệp Khoáng sản Kỳ Anh 3. Xí nghiệp Chế biến Zircon. 4. Xí nghiệp chế biến Titan Cẩm Xuyên 5. Xí nghiệp Cơ khí. 6. Công ty Chăn nuôi. 7. Công ty chế biến TĂGS Thiên Lộc 8. Công ty chế biến Rau quả. 9. Công ty Than 10. Công ty đầu tư XK lao động. 11. Công ty Việt – Lào. * 9 Công ty Cổ phần. 1. Công ty CP Khoáng sản Mangan 2. Công ty CP Thiên Ý. 3. Công ty CP Thương mại Mitraco. 4. Công ty CP Vận tải – xây dựng. 5. Công ty CP CNTT Lam Hồng. 6. Công ty CP May Hà Tĩnh. 7. Công ty CP Cảng Hà Tĩnh. 8. Công ty CP Gạch ngói Đồng Nai – Hà Tĩnh. 9. Công ty CP Vật liệu – XD Hà Tĩnh. * 6 Đơn vị liên kết: 1. Công ty CP Sắt Thạch Khê. 2. Công ty CP Gang Thép Hà Tĩnh 3. Công ty CP Vina Titan 4. Công ty CP Xăng dầu – dầu khí Vũng Áng. 5. Công ty CP Thuỷ điện Hương Sơn. 6. Công ty CP Asiacontrol. 1.1.2. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bảng 1.1: Kết quả SXKD chung của Tổng công ty trong 2 năm 2007 và 2008 Chỉ tiêu ĐVT TH 2007 KH 2008 TH 2008 TH/KH % SS 2007 % Doanh thu Tr.d 598.893 681.000 808.432 118,7 135 KNXK USD 13.665.668 10.000.000 17.196.444 172 125,8 NNS Tr.d 32.214 30.000 58.396 194,7 181,3 Lợi nhuận sau thuế Tr.d 35.068 25.000 32.948 131,8 94 Thu nhập người LĐ 1000 đ/ng/t 1.550 1.600 1,708 106,7 110,1 Nguồn: Phòng tài chính kế toán TCT Trong 2 năm 2007 và 2008 tổng công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn của nền kinh tế, nhất là trong năm 2008 khi nền kinh tế có nhiều bất ổn, lạm phát cao. Khi cả nước nói chung và Tổng công ty nói riêng đang phải thực hiện những gói phải pháp chống lạm phát thì tình hình kinh tế thế giới lại vào giai đoạn suy thoái, vì thế ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình SXKD của Tổng công ty. Hơn nữa, chính sách cấm xuất khẩu tinh quặng Ilmenite, diện tích mỏ thu hẹp, tài nguyên cạn kiệt cũng làm cho Tổng công ty gặp nhiều bất lợi. Nhưng vượt lên tất cả, tổng công ty đã có sự tăng trưởng cao trong 2 năm. Các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Doanh thu năm 2008 đạt 808.432 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2007. Nộp ngân sách 58.396 tỷ đồng, và là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất tỉnh. Thu nhập đầu người đạt 1,708 triệu đồng, tăng 10,1% so với năm 2007. Tuy vậy lợi nhuận sau thuế năm 2008 chỉ đạt 32.948 tỷ đồng, trong khi năm 2007 là 35.068 tỷ đồng. Bảng 1.2: Tình hình SXKD của các đơn vị thành viên trong năm 2008 Đơn vị: Triệu đồng Đơn vị Doanh thu Nộp NSNN LN trước thuế Lương Bình quân Công ty CP VLXD 20125.452 372 351 1.650 CTCP CNTT Lam Hồng 15254.785 291 740 1.800 CTCP KS Mangan 29474.145 2834 3856 1.694 CTCP Thiên Ý 9879.698 620 671 1.187 CTCP Thương mại 128455.885 1364 553 1.350 CTCP May 8215.565 444 4.8 0.750 CTCP VL & XL 15546.312 150 72.7 1.451 CTCP ASIA Control 2452.254 39 25.3 2.275 CT Việt - Lào 81520.7 (tại lào) 1852 3.000 Cảng Hà Tĩnh 82521.9 828 1.6 1.800 Nguồn: Phòng tài chính kế toán TCT Vượt lên những khó khăn, trong năm 2008 vừa qua, các đơn vị thành viên đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Doanh thu hầu hết đều tăng và tăng cao so với những năm trước. Nộp ngân sách luôn đạt mức cao so với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh. Lương bình quân ổn định và tăng đều theo các năm. Nhất là những đơn vị như: Công ty Việt-Lào, Cảng Hà Tĩnh hay CTCP Thương mại… 1.2. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của công ty trong giai đoạn 2004-2008 1.2.1. Tình hình huy động vốn phục vụ cho đầu tư phát triển 1.2.1.1. Quy mô huy động vốn đầu tư trong giai đoạn 2004-2008 Bảng 1.3: Quy mô vốn huy động cho đầu tư phát triển của công ty Đơn vị: tỷ đồng chỉ tiêu 2006 2007 2008 vốn huy động cho đầu tư phát triển 232.988 297.65 377.66 tốc độ tăng liên hoàn (%) 0.00 27.75 26.88 Tốc độ tăng định gốc (%) 0.00 27.75 62.09 Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty Quy mô huy động vốn cho đầu tư phát triển của công ty đã tăng liên tục trong các năm 2006-2008, với tốc độ tăng bình quân là 27%/ năm. Cụ thể, vốn huy động cho đầu tư phát triển của công ty năm 2007 là 297.65 tỷ đồng, cao hơn năm 2006 là 64 tỷ đồng, tương ứng với tốc dộ tăng là 27.75%. Tiếp tục đà tăng trưởng, sang năm 2008, vốn đầu tư phát triển của công ty đạt con số 377.66 tỷ đồng, tăng 26.88% so với năm 2007 và 62.09% so với năm 2006 tương ứng với mức tăng tuyệt đối là trên 80 tỷ đồng. Biểu 1.1: Quy mô vốn đầu tư phát triển của công ty trong giai đoạn 2006-2008 1.2.1.2. Cơ cấu vốn đầu tư huy động Nếu xét về mặt tỷ trọng thì cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.4: nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển của công ty Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng nguồn vốn số tuyệt đối 232.988 297.65 377.66 số tương đối(%) 100 100 100 Vốn nhà nước số tuyệt đối 165.89 204.75 250.50 số tương đối (%) 71.20 68.79 66.33 Vốn tự có số tuyệt đối 24.66 34.47 50.23 số tương đối (%) 10.58 11.58 13.30 Vốn khác số tuyệt đối 42.44 58.43 76.93 số tương đối (%) 18.21 19.63 20.37 Nguồn: phòng tài chính kế toán của công ty Vốn cho hoạt động đầu tư phát triển của công ty được huy động từ nhiều nguồn trong đó bao gồm: vốn nhà nước, vốn tự có ( lợi nhuận giữ lại và thanh lý tài sản), vốn khác ( vốn vay ngân hàng, …). Nhìn chung cho cả giai đoạn 2006-2008, vốn nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng cơ cấu nguồn vốn, mặc dù tỉ lệ nguồn vốn này đã giảm liên tục qua các năm về số tương đối nhưng vẫn tăng về số tuyệt đối. Cụ thể, nguồn vốn nhà nước qua các năm đã tăng từ mức 165.9 tỷ năm 2006 lên mức 204.75 tỷ năm 2007 và đạt cao nhất là 250.50 tỷ trong năm 2008. Điều này khiến vốn nhà nước chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, cụ thể, năm 2006 chiếm 71.72%, giảm xuống còn 68.79% năm 2007 và 66.33% năm 2008. Chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu nguồn vốn là vốn tự có của công ty, chỉ chiếm trên 10% tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, biểu hiện đáng chú ý là trong giai đoạn 2006-2008, nguồn vốn này đã tăng liên tục cả về số tuyệt đối và tương đối, tăng lên 11.58% so với mức 10.58% năm 2006 và tăng lên 13.3% năm 2008 về số tuyệt đối. Điều này thể hiện nỗ lực của công ty trong việc chủ động nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh đạt kết quả khả quan. Vốn khác chiếm tỉ trọng khoảng trên dưới 20% tổng nguồn vốn trong giai đoạn 2006-2008, đây là một tỉ trọng tương đối thấp so với các doanh nghiệp bình thường. Điều này có lợi thế là công ty ít bị phụ thuộc vào thị trường tài chính bên ngoài nhất là khi thị trường có nhiều bất ốn, lãi suất huy động dao động mạnh hay quá cao sẽ gây ra gánh nặng lãi suất làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy công ty còn ít quan tâm tới nguồn vốn này. Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển sẽ minh họa rõ hơn sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn của công ty. Tính chung cho cả giai đoạn, cơ cấu nguồn vốn của công ty đang có sự chuyển dịch theo hướng phù hợp: giảm dần tỉ trọng vốn nhà nước và tăng dần tỉ trọng vốn tự có và nguồn vốn khác. Biểu 1.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển của TCT trong giai đoạn 2006-2008 1.2.2. Tình hình đầu tư phân theo các dự án Trong những năm qua, Tổng công ty đã đầu tư vốn vào nhiều dự án. Một số dự án đã đi vào hoạt động và mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là bảng số liệu vốn đầu tư cho các dự án. Bảng 1.5: Một số dự án của công ty trong thời gian qua Đơn vị: tỷ đồng TT Tên dự án Tổng vốn đầu tư Vốn điều lệ Vốn TCT Tham gia Ghi chú 1 Trung tâm Thương mại HT 160 60 32,4 54% VĐL 2 Thủy điện Hương Sơn 535 161,7 48,5 30% VĐL 3 Cổ phần gang thép Hà Tĩnh 1.800 200 30 15% VĐL 4 Mở rộng Công ty May 18,4 10 5,1 51% VĐL 5 Dự án Gạch tuy nen Kỳ Tiến 46 20 10 50% VĐL 6 DA nghiền bột Thạch cao 19,2 19,2 7,6 40% TĐT 7 DA Tổng kho xăng dầu VA 261 100 15 15% VĐL 8 Công ty CP Vật liệu XD (đá KP) 20 12 7 60% VĐL 9 Công ty CP Vinatex Hồng Lĩnh 300 60 6 10% VĐL 10 Công ty CP Sắt Thạch Khê 8.000 2.400 576 24% VĐL Tổng cộng vốn đầu tư 11.159,6 3.042.9 730,6 Nguồn: phòng tài chính kế toán của TCT Một số thông tin về các dự án đang được triển khai * Dự án trung tâm thương mại – khách sạn Hà Tĩnh - Vốn đầu tư : 160 tỷ đồng. - Hình thức đầu tư: Liên doanh giữa Mitraco và BMC. - Đã thi công: +) Phần thô +) Trát cơ bản xong phía ngoài khối thấp tầng và cao tầng +) Thi công xong hệ thống các cầu thang bộ, hàng rào bảo vệ và mương thoát nước chính. - Đang thi công:+) Lắp đặt phần điện nước; phòng cháy chữa cháy; +) Lắp dựng khung cửa; trát tường bên trong. - Chưa thi công Lắp đặt hệ thống điện nước, thông hơi điều hoà, Phòng chống cháy, điện nhẹ viễn thông, Hệ thống cửa gỗ, cửa kính và vách kính, hệ thống nội thất Hệ thống cầu thang máy; Bể bơi, sân tennit, sân vườn, đường nội bộ ngoài nhà. Hệ thống cấp, thoát nước ngoài nhà *Dự án thành lập công ty cổ phần vật liệu và xây dựng Vốn đầu tư: 20 tỷ đồng. Vốn điều lệ: 12 tỉ đồng. - Công suất chế biến: 100 m3/h. Hình thành Công ty Cổ phần vật liệu & xây lắp với 5 đơn vị tham gia góp vốn: +) Mitraco: 60%, +) Công ty TNHH Đại Hiệp: 18,4% +) Cảng Hà Tĩnh: 10% +) Bà Nguyễn Thị Hương: 5% +) Bà Nguyễn Quỳnh Hương: 6,6%. - Tháng 4/2008 đã chạy thử thiết bị, sản phẩm đạt công suất và chất lượng theo thiết kế, chất lượng tốt. - Các khách hàng hiện nay : Thuỷ điện sông Trí, Cảng Hòn la, Vũng Áng, Kỳ Anh * Dự án xây dựng công ty cổ phần VLXD và phụ gia luyện kim - Vốn đầu tư: 15 tỷ đồng. - Công suất chế biến: 100 m3/h. - Hình thành Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng với 3 đơn vị tham gia góp vốn: +) Mitraco: 40%, +) TKV và TIC: 60% - Hiện nay đã làm xong thủ tục xin cấp mỏ đá, với diện tích là 50ha (cả khu chế biến) thuộc mỏ đá Khe chuối nằm ở phía Đông xã Xuân Lĩnh – Nghi Xuân. *Dự án thành lập công ty cổ phần gạch nói Đồng Nai – Hà Tĩnh - Vốn đầu tư : 46 tỉ đồng. - Phương án đầu tư: Thành lập Công ty Cổ phần gạch ngói Đồng Nai – Hà Tĩnh: Mitraco: 50%; Công ty Gạch ngói Đồng Nai: 25%; Tập đoàn CN Than – khoáng sản Việt Nam: 25%. - Công suất: 25 triệu viên QTC/năm. - Công nghệ sản xuất: Lò tuynel, có tráng men bảo vệ tăng tuổi thọ của sản phẩm. - Thiết bị chính: Nhập khẩu của Hàn Quốc. - Sản phẩm: Gạch ngói xây dựng các loại và nhiều sản phẩm trang cao cấp. - Hiện nay đang xây dựng nhà máy, dự kiến cuối quý I/2009 nhà máy đi vào hoạt động. *Dự án xây dựng công ty cổ phần may Hà Tĩnh Vốn đầu tư: 18,4 tỉ đồng. Vốn điều lệ tại thời điểm CPH Công ty May giai đoạn 1 là 4,5 tỷ đồng, sau khi hoàn thành nhà máy đưa vào hoạt động sẽ tăng vốn điều lệ lên. Mô hình sản xuất công nghiệp và đạt tiêu chuẩn SA8000. Qui mô giai đoạn 1: 8 chuyền may đồng bộ hoàn chỉnh, 511 lao động. - Thiết bị: Mới, hiện đại được nhập khẩu của các nước G7. - Sản phẩm: Quần âu, áo Jắc két, hàng thời trang và các sản phẩm may mặc khác. - Hiện nay các hạng mục XDCB chính cơ bản xong, hiện đang lắp đặt thiết bị và thi công các hạng mục phụ trợ. Dự kiến đến tháng 2/2009 hoàn thành xây dựng, lắp đặt thiết bị và đưa nhà máy đi vào sản xuất. * Dự án thành lập công ty cổ phần xăng dầu, dầu khí Vũng Áng - Mục tiêu dự án: Xây dựng Tổng kho xăng dầu cung cấp cho khu vực miền Trung, miền Bắc và xuất khẩu sang Lào - Tổng vốn đầu tư: 261 tỷ đồng - Vốn điều lệ: 100 tỷ đồng. - Công suất kho chứa: 60.000m3 - Tiến độ: Khởi công vào tháng 11/2007, dự kiến hoàn thành đầu tư vào cuối quý II/2008. Phương án thực hiện: Thành lập Công ty Cổ phần xăng dầu, dầu khí Vũng Áng. +) Mitraco: 15% +) Công ty TNHH một thành viên chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ: 25% +) Cảng Hà Tĩnh: 5% +) Công ty CP kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc: 25% +) Huy động từ CBCNV: 30% * Dự án xâu dựng nhà máy nghiền bột thạch cao tại Lào Vốn đầu tư cho dự án: 19,2 tỉ đồng. Công suất nhà máy: 30.000 tấn bột/năm. - Địa điểm xây dựng: Bản Tung - Huyện Xe bangfai - Tỉnh Khammouane – Lào, cách khu khai thác mỏ cung đường 3 km - Sản phẩm: Bột thạch cao xây dựng. Chất lượng sản phẩm: Phù hợp với quy định về thạch cao xây dựng Công nghệ: Nung sau nghiền, nung bằng than đá. Thiết bị: Nhập ngoại. Hiện nay đã chọn được đơn vị cung cấp thiết bị, hiện đang tiến hành xây dựng, dự kiến đầu quý I/2009 hoàn thành giai đoạn đầu tư, đưa nhà máy đi vào sản xuất. * Dự án thành lập công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh - Xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp I thuộc Khu Kinh Tế Vũng Áng - Diện tích xây dựng: 35 ha Mục tiêu đầu tư : - Đầu tư khu liên hợp luyện gang – luyện thép với sản phẩm cuối cùng là phôi thép cung cấp cho các nhà máy cán nóng thép xây dựng. - Sản xuất gang bằng công nghệ lò cao truyền thống, sản xuất thép bằng công nghệ lò thổi ô xy, phôi thép dạng đúc liên tục. - Tận dụng quặng sắt trong nước để sản xuất phôi thay thế nhập khẩu - Công suất 250.000 tấn/năm, mở rộng đến 500.000 tấn/năm - Sử dụng khoảng 40% quặng sắt mỏ nhỏ Hà Tĩnh trong phối liệu luyện thép, Sử dụng khoảng 50% quặng sắt mỏ Thạch Khê trong phối liệu khi mỏ Thạch Khê có sản phẩm - Vốn đầu tư: 1.000 tỷ đồng - Vốn điều lệ: 200 tỷ đồng - Cổ đông tham gia +) Tập đoàn Thép vạn lợi: 85% +) Mitraco: 12% +) Cty Cổ phần Mangan: 3% - Tiến độ triển khai dự án +) Đã khởi công xây dựng nhà máy ngày 16-6-2007 +) Đã san lấp mặt bằng xong +) Ký hợp đồng phần thiết kế lò cao với nhà cung cấp Trung Quốc +) Ký hợp đồng tín dụng với 3 ngân hàng : - Ngân hàng Phát triển - Vietcombank Hà Tĩnh - BIDV Hà Tĩnh * Dự án thành lập công ty cổ phần sắt Thạch Khê - Tổng công ty đóng góp 24% cổ phần tương đương 576 tỷ đồng với vốn điều lệ 2400 tỷ đồng - Mục tiêu đầu tư: +) Khai thác mỏ Sắt Thạch Khê phục vụ cho Nhà máy thép liên hợp công suất 4,5 triệu tấn/năm sẽ được xây dựng tại Cảng Vũng Áng +) Một phần quặng xuất khẩu đổi lấy than mỡ hoặc than cốc cho nhu cầu luyện kim trong nước +) Sản phẩm cuối cùng của dự án là quặng vê viên hoặc quặng thiêu kết *  Dự án xây dựng nhà máy Titan Pigment - Tổng vốn đầu tư 127 tỷ đồng - Đã nhận phê duyệt ĐTM tháng 12/2007 - Đang triển khai thẩm định dự án, để phê duyệt trước ngày 31/1/2008 - Đã làm thoả thuận thuê 48 ha đất tại KCN Vũng Áng I mở rộng Đang tiếp tục đàm phán với Đối tác trong nước và nước ngoài kêu gọi đầu tư vào dự án để thành lập công ty cổ phần HĐQT ra nghị quyết Mitraco tham gia ít nhất 15% 1.2 Tình hình đầu tư phân theo lĩnh vực đầu tư Không những đầu tư vào các dự án, trong những năm qua Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh cũng rất chú trọng đầu tư theo các lĩnh vực đầu tư. Và thực sự, việc đầu tư vào các lĩnh vực đầu tư đã mang lại hiệu quả cao, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của cả Tổng công ty. Dưới đây là bảng tình hình sử dụng vốn đầu tư theo nội dung đầu tư. Bảng 1.6 : Tình hình sử dụng vốn đầu tư theo nội dung đầu tư Đơn vị : triệu đổng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 so sánh 2007/2006 2008/2007 tuyệt đối tương đối(%) tuyệt đối tương đối(%) Đầu tư theo dự án đầu tư 223119 280356 352900 57237 25.65 72544 25.88 Đầu tư vào TSCĐ 5899 11899 17860 6000 101.71 5961 50.10 Đầu tư đào tạo người lao động 2500 3160 4200 660 26.40 1040 32.91 Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 1470 2235 2700 765 52.04 465 20.81 Đầu tư vào khoa học công nghệ 4807 9785 14870 4978 103.56 5085 51.97 Đầu tư nâng cao năng lực bộ máy quản lý 1800 2305 3100 505 28.06 795 34.49 Tổng vốn đầu tư phát triển 239595 309740 395630 70145 22.65 85890 27.73 Nguồn : Phòng kế toán tài chính tổng công ty. Tình hình vốn đầu tư phát triển theo nội dung đầu tư được trình bày cụ thể ở bảng trên. Cụ thể, ta thấy các nội dung đầu tư phát triển đều tăng qua các năm trong suốt giai đoạn 2006-2008. Đầu tư theo dự án đầu tư có tốc độ tăng đều đặn khoảng 25%/ năm với mức tăng tuyệt đối của năm 2007 so với năm 2006 là 57.2 tỷ và năm 2008 so với năm 2007 là 72.5 tỷ đồng. Tình hình đầu tư vào TSCĐ cũng cho thấy tốc độ tăng nhanh, cụ thể mức tăng tuyệt đối của năm 2007 so với năm 2006 là 6 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng hơn 100%. Bước sang năm 2008 mức tăng tuyệt đối tiếp tục được duy trì, nhưng mức tăng tương đối chỉ đạt 50% so với năm 2007. Điều này thể hiện nỗ lực của công ty trong việc bổ sung và đổi mới cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực tiếp tục được công ty quan tâm và coi trọng. Với mức đầu tư năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2006 là 2.5 tỳ kđồng, năm 2007 và năm lần lượt là 3.2 tỷ đồng và 4.2 tỷ đồng. Tương ứng với mức tăng tương đối trong hai năm 2007 và 2008 so với năm trước đó là 26.4% và 32.91%. nghĩa là qua thang thời gian trong giai đoạn 2006-2008 trên cơ sở so sánh lũy tiến. Đầu tư vào khoa học công nghệ cũng tăng đáng kể sau các năm. Năm 2008 là 14,780 tỷ đồng tăng 7,85 tỷ đồng so với năm 2006. và tăng 51,97% so với năm 2007. Đầu tư cho công tác tổ chức bộ máy quản lý và nâng cao năng lực cạnh tranh cũng không ngừng được gia tăng qua các năm. Thể hiện rõ những bước đi đúng đắn của Tổng công ty trong những năm vừa qua. Đó chính là những lý do để Tổng có những bước phát triển nhảy vọt trong những năm trở lại đây. Bảng số liệu dưới đây cho thấy rõ hơn tình hình sử dụng vốn đầu tư theo chiều ngang, hay chính là phân tích cơ cấu sử dụng vốn đầu tư. Bảng 1.7: Cơ cấu sử dụng vốn đầu tư phát triển của TCT Giai đoạn 2006-2008 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 cơ cấu (%) 2006 2007 2008 Đầu tư theo dự án đầu tư 223119 280356 352900 93.12 90.51 89.20 Đầu tư vào TSCĐ 5899 11899 17860 2.46 3.84 4.51 Đầu tư đào tạo người lao động 2500 3160 4200 1.04 1.02 1.06 Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 1470 2235 2700 0.61 0.72 0.68 Đầu tư vào khoa học công nghệ 4807 9785 14870 2.01 3.16 3.76 Đầu tư nâng cao năng lực bộ máy quản lý 1800 2305 3100 0.75 0.74 0.78 Tổng vốn đầu tư phát triển 239595 309740 395630 100 100 100 Nguồn : Phòng tài chính kế toán TCT Nhìn chung, đầu tư theo dự án đầu tư chiếm tỉ trọng vốn lớn nhất trong toàn bộ vốn cho hoạt động đầu tư phát triển. Điều này là hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện tại của công ty. Vì công ty đang tập trung triển khai nhiều dự án đầu tư cùng một lúc, nên nhu cầu vốn đầu tư cho dự án là rất lớn, để đảm bảo kịp tiến độ mà dự án đã đề ra. Vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư trong cả giai đoạn 2006-2008 đều chiếm tỉ trọng tương đối lớn trên 90% tổng vốn đầu tư. Trong khi đó vốn đầu tư vào các nội dung khác tuy có sự tăng tuyệt đối nhưng vẫn chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn trong tổng vốn đầu tư. Cụ thể, vốn dành cho hoạt động đầu tư vào TSC chỉ chiếm chưa đầy 5%, thậm chí chỉ đạt mức 2.46% vào năm 2006 tuy có tăng vào hai năm sau nhưng cũng chỉ đạt 4.51% vào năm 2008. Đầu tư cho khoa học công nghệ mặc dù cũng chiếm nhiều nguồn vốn của Tông công ty song cũng chỉ chiếm 2,01% tổng vốn đầu tư trong năm 2006 và năm 2008 là 3.76%. Khiêm tốn hơn, đầu tư vào nâng cao năng lực cạnh tranh Và cho bộ máy quản lý chỉ chiếm chưa đầy 1% mỗi lĩnh vực đầu tư trong tổng vốn đầu tư. Tóm lại, TCT đang tập trung nguồn lực để rót vào các dự án đầu tư đang trong giai đoạn triển khai thực hiện. Tuy nhiên, điều này cũng hàm chứa một vấn đề là công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư phát triển theo chiều rộng và theo chiều sâu để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh hiện có của công ty. 1.2.3.1. Đầu tư nâng cao năng lực của đội ngũ lao động Là một Tổng công ty mới hoạt động có thời gian chưa lâu nhưng số lao động của Tổng công ty rất đông. Số đông đã được đào tạo qua các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Công nhân kỹ thuật lành nghề và hàng ngàn công nhân được đào tạo quy trình công nghệ vận hành tại nhà máy. Trong những năm qua Tổng công ty đã chú trọng đầu tư công tác đào tạo cán bộ, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Trong những năm qua, Tổng công ty đã đào tạo nâng cao trình độ về quản lý, điều hành sản xuất, đào tạo công nhân kỹ thuật vận hành, sử dụng các thiết bị mới, hiện đại cho hàng ngàn cán bộ công nhân viên. Hàng năm, Tổng công ty cử nhiều đoàn cán bộ kỹ thuật, quản lý, công nhân lành nghề đi học ở các đơn vị trong và ngoài nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, ....hợp đồng với các trường công nhân kỹ thuật để mở các lớp đào tạo nghề cho công nhân, có chính sách khuyến khích cho CBCNV học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính sách tuyển dụng nhân tài. Không chỉ tập trung vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công ty còn quan tâm tới các chế độ chăm sóc sức khỏe của người lao động. Sức khoẻ là tài sản vô giá đối với mỗi con người. Để sống và làm việc hiệu quả, con người cần phải có một sức khoẻ tốt. Chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên tốt có nghĩa là có cơ hội hơn nữa để có thể hoàn thành tốt công việc, nâng câo năng suất. Xuất phát từ tầm quan trọng của sức khoẻ nên bên cạnh việc sản xuất kinh doanh, công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ nhân viên luôn được ban lãnh đạo Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh quan tâm một cách đặc biệt. Tổng công ty đã xây dựng một trạm xá với phòng khám chữa bệnh và phòng cấp cứu được trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Tiếp tục thực hiện việc khám chữa bệnh định kỳ cho cán bộ công nhân viên, nhằm giảm xuống mức tối thiểu những ảnh hưởng của bệnh nghề nghiệp, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên yên tâm sản xuất đó cũng là những yếu tố nâng cao năng suất lao động của toàn công ty nói chung. 1.2.3.2 Đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh. Tổng công ty có chính sách đầu tư là đẩy mạnh sản xuất, tránh lãng phí, tiết kiệm một cách triệt để nhằm ra sức giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường. Thực hiện việc triển khai hệ thống chất lượng ISO 14001:2004 với các đơn vị thành viên của Tổng công ty nhằm nâng cao uy tín sản phẩm của Tổng công ty trên thị trường trong nước và nước ngoài. Tổng công ty đang tập trung đầu tư nghiên cứu vào lĩnh vực phát triển hệ thống nguyên vật liệu mới thay thế các nguyên vật liệu cũ đảm bảo chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao, tiết kiệm được chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm. 1.2.3.3. Đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ Trong thời đại ngày nay, bất cứ ai cũng nhận thức được vai trò quyết định của thiết bị kỹ thuật và công nghệ trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên để thực hiện được vấn đề đó không phải là một bài toán giản đơn. chính vì vậy những năm qua Tổng Công ty đã có sự đầu tư đúng mức cho lĩnh vực này để tạo nên tốc độ tăng trưởn._.g khá và sự phát triển bền vững của mình. Có thể nói trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Tổng Công ty là con chim đầu đàn trong lĩnh vực công nghiệp hoá, đặc biệt là các đơn vị cơ khí. Để thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, đảm bảo cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thoã mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng và số lượng, Tổng công ty đã đặc biệt coi trọng công tác đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị hiện đại, đầu tư chiều sâu để chế biến các sản phẩm từ khoáng sản, tăng năng suất lao động, phát huy nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong những năm qua Tổng công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh đã đầu tư đưa công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại vào sản xuất. Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 và ISO 14001:2004, cải tiến công tác quản lý, tổ chức sản xuất, bố trí lao động theo hướng chuyên môn hoá trong sản suất, đa dạng hoá sản phẩm, kinh doanh tổng hợp, cải tiến quy trình công nghệ, ứng dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất, phát huy các sáng kiến kỹ thuật để hợp lý hoá sản phẩm và tăng năng suất lao động. Hiện nay thiết bị công nghệ Tổng công ty đang sử dụng thuộc loại hiện đại, tiên tiến của Úc, Nhật Bản, Mỹ và các nước công nghiệp phát triển của Châu âu như Tây Ban Nha, Italia, Hà Lan … phần lớn các thiết bị được sản xuất từ năm 1999 – 2000. Đặc biệt, Tổng công ty đã khánh thành nhà máy Zircon siêu mịn với công suất 6.000 tấn/ năm. Đây là nhà máy thứ 6 trên thế giới có công nghệ tiên tiến nhất hiện nay cùng một lúc có thể cho 3 loại sản phẩm zircon siêu mịn có cỡ hạt từ 1 – 45 mm. Tổng công ty còn có Phòng phân tích hoá nghiệm với nhiều máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại của Nhật Bản, Mỹ, các nước châu Âu và là máy móc hiện đại vào loại bậc nhất của Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu giám định chất lượng sản phẩm. Nhờ phòng phân tích này đã giám định chất lượng sản phẩm của Tổng công ty (cũng như các doanh nghiệp khác gửi tới). Qua đó khách hàng lớn như: Nhật Bản, Mỹ ... luôn tin tưởng kí các hợp đồng mua bán dài hạn với Tổng công ty. 1.2.3.4. Đầu tư cho công tác tổ chức bộ máy cán bộ quản lý Tổng công ty đã được cấp nhiều chứng chỉ về quản lý. Đó là: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 14001:2004 Hệ thống chứng chỉ VILAS Đây chính là một sự khẳng định mình trước cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Để các phòng ban chức năng thực hiện đúng theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 14001:2004, ISO 9001:2000 thì ngoài kế hoạch đào tạo cán bộ, đào tạo nâng cao, đào tạo lại, tuyển dụng thêm cán bộ nhằm nâng cao trình độ tay nghề, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên Tổng công ty còn phấn đấu đầu tư cho cơ sơ vật chất phục vụ công tác nghiệp vụ của bộ phận này. Tất cả các phòng ban chức năng đều được trang bị các máy vi tính, phòng thí nghiệm được đầu tư mua các thiết bị kỹ thuật tinh xảo chuyên dùng để phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Qua đó góp phần nâng cao tính trách nhiệm đối với chất lượng của các sản phẩm sản xuất của các xí nghiệp trong toàn Tổng công ty. Bên cạnh đó việc nâng cao năng lực cho bộ máy quản lý cũng đóng góp những điều kiện tích cực cho quá trình sản xuất kinh doanh. 1.2.3.5. Đầu tư vào tài sản cố định Đầu tư vào tài sản cố định bao gồm việc thay thế các tài sản cố định đã bị hư hỏng phải thanh lý, đầu tư mới theo chiều rộng nhằm làm gia tăng năng lực sản xuất của công ty và đầu tư vào tài sản cố định theo chiều sâu nhằm làm tăng thêm năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, đầu tư vào tài sản cố định bao gồm đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất trực tiếp, mua sắm các công cụ lao động, và mua sắm các phương tiện vận tải. Theo lĩnh vực đầu tư, đầu tư vào TSCĐ của công ty luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu đầu tư bởi công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất 1.3. Đánh giá công tác đầu tư phát triển của công ty trong giai đoạn 2004-2008 1.3.1. Kết quả đầu tư phát triển của công ty Với điểm xuất phát thấp, đồng vốn ban đầu ít ỏi, thiết bị cũ nát do Liên doanh AUSTINH để lại, mà chỉ sau gần 10 năm phát triển thành Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh với cơ cấu đa ngành, đa nghề, tốc độ tăng trưởng ngày càng nhanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả lượng và chất tạo sự tích luỹ về tài chính bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh bằng lợi nhuận ròng lớn. Đó là một quá trình phát triển rất đáng ghi nhận, nó được đúc kết từ bao công sức của cán bộ công nhân viên Tổng Công ty đặc biệt là ban lãnh đạo. Quá trình phát triển của Tổng Công ty qua 3 năm có thể cho chúng ta thấy Bảng 1.8: Một số chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh của công ty Giai đoạn 2006-2008 TT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 I  Các chỉ tiêu về SX SP Ilmenite Tấn 87,055.00 83,721.87 37,908.00 Zircon siêu mịn Tấn 1,424.00 3,290.00 1,918.05 SP Rutile Tấn 1,810.00 3,167.00 1,119.00 Than Tấn 4,383.00 714 - Mangan Tấn 29,753.00 30,243.70 14,505.00 Vàng Kg - - - Thạch cao Tấn 62,582.50 80,300.00 100,036.00 Bột thạch cao Tấn - - - Gạch không nung Tr.viên 1.98 1.38 0.95 Khai thác đá xây dựng M3 30,403.90 125,086.00 80,042.00 Rau quả đóng lọ Lọ 34,201.00 22,848.00 - May Xuất khẩu SP 136,028.00 195,189.00 150,390.00 Thức ăn gia súc Tấn 1,473.17 8,269.15 7,027.00 Lợn siêu nạc Tấn 507 1,029.00 674 Xuất khẩu lao động Người 511 783 259 II Các chỉ tiêu về tài chính Tổng doanh thu Tỷ đ 472.41 598.893 808.432 Kim ngạch xuất khẩu Tr.USD 15.05 13.665.668 17.196.444 Cơ cấu doanh thu KTCB Khoáng sản % 57.56 42.34 89.47 TM, KS-DL,DV khác % 42.44 57.66 114.53 Nộp Ngân sách Tỷ đ 22.11 32.05 58.396 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đ 62.63 35.068 32.948 Lương bình quân Tr.đ/t 1.3 1.55 1,708 Nguồn: Phòng TC-KT Tổng công ty Qua các số liệu thống kê 3 năm gần đây ở trên cho thấy Tổng Công ty phát triển không ngừng và lớn mạnh. Về mặt doanh thu, doanh thu của năm 2006 là 472.41 tỷ đồng, năm 2007 là 598.893 tỷ đồng, năm 2008 là 808.432 tỷ đồng. Ta thấy rằng doanh thu tăng đều, tăng mạnh qua các năm, năm 2007 tăng 26,7% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 35,05% so với năm 2007. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều bất ổn ( lạm phát rồi sau đó là giảm phát) như cuối năm 2007 cho đến hết năm 2008, nhiều dự án đã phải chấm dứt đầu tư hay là chậm tiến độ, sản phẩm làm tuy bán được với giá thành cao trên thị trường song các chi phí liên quan cũng tăng đáng kể…Vượt lên những khó khăn đó, Tổng công ty đã có những bước phát triển đúng đắn về chất lượng, mẫu mã, giá thành sản phẩm…cũng như các công tác khác như thị trường, các nguồn huy động vốn… Về lợi nhuận sau thuế, năm 2006 lợi nhuận của Tổng công ty là: 62.63 tỷ đồng đồng nhưng đến năm 2007 thì sụt giảm và chỉ còn 35.068 tỷ đồng (tức chỉ bằng 57,87% so với lợi nhuận năm 2006) và năm 2008 lợi nhuận của công ty là 32.948 tỷ đồng giảm 2.12 tỷ đồng so với năm 2007). Mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm do trữ lượng khoáng sản chính là Titan giảm đáng kể, mà Titan là sản phẩm mang về lợi nhuận nhiều nhất, nếu không muốn muốn nói là siêu lợi nhuận. Hơn nữa, lượng quặng Titan khai thác cũng hạn chế để giành nguyên liệu cho nhà máy Titan Pigment sắp được triển khai. Một lý do nữa là trong 2 năm vừa rồi do có nhiều dự án được triển khai nên công tác GPMB cũng vì thế mà nhiều hơn, chi phí cho công tác này tăng cao dẫn đến lợi nhuận giảm… Tốc độ tăng trưởng hàng năm cao, trung bình tăng 31%/năm và mở rộng sản xuất kinh doanh sang nhiều mặt hàng mới như: khai thác, chế biến mangan, than, vàng, kinh doanh thêm các mặt hàng, dịch vụ: xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng cao cấp, khách sạn du lịch, nhà hàng siêu thị, thủy điện, …. (chi tiết xin mời xem bảng kết quả của các dự án nói ở trên). Do hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nên Công ty đã bảo toàn và phát triển được vốn Nhà nước giao. Đến nay tổng số vốn Nhà nước tại Công ty là: 250.500.443.621 đồng Việt Nam (Hai trăm năm mươi tỷ, năm trăm triệu, bốn trăm bốn ba ngàn, sáu trăm hai mốt đồng Việt Nam). Trong những năm qua Công ty đã tạo được niềm tin và sự tín nhiệm cao của khách hàng, uy tín của Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh đã được khẳng định trên thị trường trong nước và ngoài nước, đặc biệt là thị trường Nhật và Mỹ đã tin tưởng rất cao các sản phẩm ilmenite, zircon của Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh. Đây là những mặt hàng chủ đạo của Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh có thị phần rất lớn và ổn định tại hai thị trường trên. Bảng 1.9: Doanh thu của các đơn vị hạch toán độc lập của TCT Giai đoạn 2006-2008 Đơn vị: Triệu đồng Đơn vị 2006 2007 2008 Công tyCPV.tải - XD 15067.809 17456.258 20125.452 CTCP CNTT L.Hồng 11123.21 13213.225 15254.785 CTCP KS Mangan 24239.203 26585.214 29474.145 CTCP Thiên ý 6100.31 7854.478 9879.698 CTCP Thương mại 113331.54 119852.236 128455.885 CTCP May 7023.137 6214.325 8215.565 CTCP VL - XL 10111.445 12744.163 15546.312 CTCP ASIA Control 885.442 1225.326 2452.254 CT Việt - Lào 66000 75500 81520.7 Cảng Hà Tĩnh 74821 78720 82521.9 Nguồn: Phòng tài chính Kế toán TCT Với các dự án đã đi vào hoạt động thì kết quả đầu tư theo các dự án đã thực sự có những biến chuyển tích cực. Thể hiện ở sự gia tăng các sản phẩm chủ lực của Tổng công ty như: Zircon siêu mịn và Rutile: Từ năm 2006 đến nay sản xuất cả hai loại sản phẩm này đều tăng, tuy nhiên tăng không đáng kể là do phụ thuộc vào quá trình khai thác và tuyển tách Ilmenite cũng như nhu cầu của thị trường. Việc đầu tư công nghệ tốt nhất cho nhà máy Zircon siêu mịn thực sự đã mang lại hiệu quả cao, sản phẩm làm ra đã được các thị trường khó tính như Nhật Bản, Chậu Âu…chấp nhận. Trong những năm qua, 2 sản phẩm này luôn mang lại lợi nhuận cao nhất cho Tổng công ty. + Than: Việc đầu tư dây chuyền công nghệ, nguồn nhân lực…cho công ty than, trong những năm 2006, 2007 và trước đó nữa, thực sự đã mang lại hiệu quả, đơn vị luôn làm ăn có lãi, làm lợi cho Tổng công ty nói chung và toàn thế cán bộ công nhân viên đơn vị nói riêng. Nhưng từ đầu năm 2008 đã ngừng khai thác than do cơ bản trữ lượng mỏ đã khai thác hết, chất lượng của than khai thác thấp không đáp ứng được yêu cầu của thị trường, do công nghệ sau nhiều năm khai thác đã lỗi thời, sản phẩm có chất lượng không được khách hang chấp nhận. Việc đầu tư để tìm những mỏ than mới và cái tiến công nghệ đang được Tổng công ty thực hiện song hiệu quả của dự án này theo em không còn được khả thi, nên dành vốn và các nguồn lực khác đầu tư vào những dự án mang lại hiệu quả cao hơn + Vàng: Trong những năm 2003-2005 Tổng công ty đã đầu tư dây chuyền khai thác cũng như một số lượng nhân công…để khai thác mỏ vàng nằm cách xa TP Hà Tĩnh, trong những năm đó dự án thực sự đã mang lại hiệu quả, lợi nhuận đưa lại cho Tổng công ty cũng tương đối lớn. Song 3 năm trở lại đây dự án đã ngừng khai thác vì trong quá trình khai thác gặp nhiều khó khăn và chi phí cho quá trình khai thác tương đối lớn. Thiết nghĩ Tổng công ty cho dừng không đầu tư vào dự án này là một quyết định đúng đắn khi mọi vấn đề liên quan đến dự án này đều không thuận lợi, từ vị trí địa lý, giao thông đi lại, đến các chi phí cho nhân công ăn ngủ tại chỗ trong khu khai thác, công nghệ tuyển vàng khá lạc hậu… + Thạch cao: Năm 2007 tăng với năm 2006, nhưng vẫn không đạt kế hoạch là 120.000 tấn năm 2006. Tuy nhiên, trong năm 2008 đạt 210.036 tấn, vượt gần gấp 2 lần so với năm 2007, nếu duy trì được tốc độ như trên thì việc thực hiện 300.000 tấn/năm 2010 là hoàn toàn có thể. Nguyên nhân là do nhu cầu về thị trường thạch cao ngày càng lớn , các mỏ thạch cao có trữ lượng lớn. Việc Tổng cho đầu tư vào dự án thạch cao tại Lào là một quyết định đầu tư hết sức đúng đắn, không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn mang lại một hiệu quả xã hội không nhỏ. Dự án thành lập và đi vào hoạt động đã giải quyết một lượng không nhỏ lao động tại đất nước Lào, đóng góp vào ngân sách nước bạn…Hơn nữa, trong những năm qua và nhất là thời gian tới, nhu cầu thạch cao sẽ không ngừng tăng, nhất là trong lĩnh vực trang trí nhà cửa. Hiện tại Tổng công ty đang cho đầu tư xây dựng nhà máy nghiền bột thạch cao tại Lào, dự án hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nữa. + Mangan: Sản phẩm Mangan duy trì được trên dưới 30.000 tấn/năm nhưng không đạt được kế hoạch là 45.000 tấn/năm. Nguyên nhân chủ yêu là do diện tích mỏ khai thác mangan đang ngày càng thu hẹp, một số mỏ đã ngừng khai thác do trữ lượng khai thác đã hết, ví dụ như xưởng khai thác mangan ở Phú Lộc. Việc Tổng công ty đầu tư một lượng lớn về máy móc thiết bị, nguồn nhân lực…cho công ty Mangan chưa thực sự mang lại hiệu quả tối ưu, vì trữ lượng mangan không lớn, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Trong thời gian tới Tổng công ty nên thanh lý một số dây chuyền công nghệ để tái đầu tư vào các dự án khác mang lại hiệu quả cao hơn. + Gạch không nung: Tổng công ty đã đầu tư một lượng vốn không nhỏ cho xí nghiệp gạch không nung. Khi sản phẩm làm ra, thực sự đã mang lại hiệu quả hết sức to lớn, hầu như các vỉa hè trên đường phố Hà Tĩnh đều lát bằng gạch của xí nghiệp gạch ngói không nung. Trong những năm qua, nhìn chung sản lượng sản xuất ra thì cũng có giảm so với kế hoạch đặt ra là 1,5 triệu viên/năm nhưng không đáng kể, nguyên nhân là do vẫn duy trì được thị trường và chất lượng sản phẩm. + Đá hộc: Với mức sản lượng khai thác biến động như trên, kế hoạch đến năm 2010 đạt 400.000 m3/năm là điều vô cùng khó khăn. Việc Tổng công ty đầu tư vào dự án này cũng đã gặp nhiều khó khăn do mỏ ở xa, quảng đường vận chuyển dài nên việc tiêu thụ sản phẩm cũng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều công ty tham gia khai thác đá nên gặp phải sự cạnh tranh. Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường xây dựng lớn nên việc tiêu thụ tương đối tốt. Nên dự án vẫn mang lại hiệu quả tương đối cho Tổng công ty. + Rau quả đóng lọ: Tư năm 2003 Tổng công ty đã đầu tư lượn vốn không nhỏ vào dự án sản xuất rau quả đóng lọ. Đây là bước đi chưa thực sự hợp lý của Tổng công ty, vì rất nhiều nguyên nhân, như: chưa xây dựng được nguồn cung cấp nguyên liệu đầy đủ, chưa tìm hiểu kĩ về như cầu thị trường cũng như việc maketting kém kỏi khi đã làm ra sản phẩm…chính vì những nguyên nhân lớn làm dự án dừng lại và sản xuất rau quả đóng lọ đã ngừng từ nửa cuối năm 2007. Có thể nói trong những dự án mà Tổng công ty đầu tư thì đây là dự án kém hiệu quả nhất, nếu không muốn nói là đã thua lỗ do phải nuôi một lượng không nhỏ nhân viên cũng như nông dân trồng nguyên liệu…trong khi sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Tổng công ty cần rút kinh nghiệm trước khi bỏ vốn đầu tư vào một dự án mà chưa thực sự nghiên cứu kĩ về nó. + May xuất khẩu: Việc Tổng công ty đầu tư vào ngành may mặc bằng cách mua lại công ty may xuất khẩu Thành Công đang trên đà phá sản, thực sự đã mang lại hiệu quả. Sau khi mua lại công ty may, Tổng đã đầu tư một lượng vốn không nhỏ để nhập dây chuyền công nghệ hiện đại, xây dựng nhà xưởng mới…và cuối cùng, tính đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2008 đã vượt xa kế hoạch của năm 2010 đặt ra. Lợi nhuận mang lại cho Tổng công ty là không nhỏ Nguyên nhân là do trong những thời gian qua, ngành may mặc trong nước đang phát triển đáng kể, nên rất thuận tiện cho ngành may mặc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đây thực sự là một bước đi đúng đắn của Tổng công ty trong lĩnh vực đầu tư phát triển. + Thức ăn gia súc: Dựa trên số liệu thực hiện được ở trên so với kế hoạch đặt ra là 32.000 tấn/năm2006 và 100.000 tấn/năm 2010 là điều không thể thực hiện được. Nguyên nhân là vì thị trường tiêu thụ chưa lớn, thu mua nguyên liệu đầu vào ngày càng nhiều khó khăn do tác động của nền kinh tế, nên các chi phí thu mua nguyên liệu tăng lên đáng kể. Tổng cần ty cần đầu tư nhiều hơn nữa vào dự án này, nhất là khâu maketting, nhằm tiêu thụ sản phẩm được nhiều hơn nữa, do sản phẩm phải cạnh tranh với nhiều loại đã có mặt trên thị trường lâu rồi. + Lợn siêu nạc: Việc đầu tư vào dự án chăn nuôi lợn siêu nạc gặp là một dự án đúng đắn và hợp lý trong bối cảnh thị trường hiện nay, song dự án vẫn gặp nhiều khó khăn nguyên nhân là trong thời gian qua do sự bùng phát của dịch lợn tai xanh nên hạn chế đầu tư, cũng do dịch lợn tai xanh đã tác động đáng kể đến hiệu quả của công tác chăn nuôi. Dịch lợn tai xanh là nguyên nhân chủ yếu làm cho hoạt động chăn nuôi không đạt được kế hoạch đặt ra của Tổng công ty. Trong thời gian tới nếu Tổng công ty nói chung và công ty lợn siêu nạc nói riêng tập trung đầu tư hiệu quả những vấn đề còn yếu thì dự án chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao cho toàn Tổng công ty. +Xuất khẩu lao động: hai năm 2006 và 2007 xuất khẩu lao động vượt kế hoạch đặt ra, và nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lao động như năm 2007 so với 2006 thì việc thực hiện xuất khẩu 1000 lao động/năm 2010 là hoàn toàn có thể. Nguyên nhân là do nhu cầu về xuất khẩu lao động đi các nước ở Việt Nam đang ngày càng nhiều. Nhu cầu thị trường lao động xuất khẩu nhiều kết hợp với uy tín của thương hiệu Mitraco hoàn toàn có thể giúp Công ty cổ phần xuất khẩu lao động hoàn toàn có thể đạt được kế hoạch đặt ra 1.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân Bên cạnh những kết quả rất đáng khích lệ, hoạt động đầu tư phát triển của công ty còn tồn tại một số hạn chế sau: 1.3.2.1. Những hạn chế còn tồn tại Huy động vốn còn hạn chế. Các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, không chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của mình như: việc huy động vốn, quản lý doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, công nợ, nghĩa vụ đối với người lao động ... mà trách nhiệm hoàn toàn thuộc về Tổng công ty, do đó mà quyền tự chủ của các đơn vị trực thuộc bị hạn chế. Vì thế hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị này, trong một số giai đoạn đã không thực sự mang lại hiệu quả tối ưu Quyền hạn, vai trò của Công ty về tài chính, về đầu tư, chính sách tiền lương vẫn còn nhiều vướng mắc, dẫn đến trong tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh thiếu năng động, chưa hoàn toàn thích ứng với cơ chế thị trường, chưa tạo điều kiện để các đơn vị trực thuộc phát triển. Một phần nguồn vốn của các dự án là từ nguồn đi vay, tuy được cam kết được cung cấp vốn đúng tiến độ và đủ song ở một số giai đoạn trong khi thực hiện dự án vẫn xảy ra tình trạng vốn không đủ, phải ngưng công việc để chờ vốn. Mặt khác, do khi thực hiện phải chia ra nhiều công đoạn, việc tập trung vốn là không dễ tạo ra một số ảnh hưởng đến việc huy động các nguồn lực khác, ảnh hưởng tới thời gian thực hiện dự án… Đầu tư cho Khoa học công nghệ chưa thỏa đáng. Trên thực tế hiện nay, không những là khách hàng mới mà các khác hàng truyền thống cũng đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao, giá thành thấp…vì thế đã tạo ra một áp lực rất lớn đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các trang thiết bị của các dự án được đầu tư khá kỹ càng, có những ưu thế vượt trội về tính năng, công suất, chất lượng, nhất là các dự án đang được triển khai… so với trong khu vực nhưng đối với khoa học công nghệ trên thế giới thì còn có phần lạc hậu, nhất là đối với các nước: Nhật, Đức, Tây Ban Nha, Pháp… là những khách hàng chủ yếu. Mặc dù trong nhiều năm qua Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh đã đầu tư nhiều cho khoa học công nghệ nhưng mà bên cạnh đó hiệu quả sử dụng các thiết bị chưa cao. Một số nhà máy vẫn còn chưa quan tâm tới hoạt động đổi mới công nghệ, các công nghệ hiện tại đang rất lạc hậu, không đáp ứng được đòi hỏi của thị trường từ đó đã làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Với xuất phát điểm thấp, vốn tự có so với các tập đoàn, Tổng công ty lớn trong nước còn ít và hiệu quả hoạt động chưa cao, công nghệ còn hạn chế. Do đó mà việc nâng cao trình độ công nghệ còn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quy trình sử dụng, quản lý, sữa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhất là đối với những máy móc thiết bị có công nghệ mới còn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Chế độ thưởng phạt trong vấn đề này chưa mang lại hiệu quả. Đầu tư mở rộng thị trường còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Công tác đầu tư thăm dò tìm kiếm thị trường là một việc vô cùng quan trọng khi tiến hành xây dựng dự án. Sự đỏi hỏi ngày càng cao của các khách hàng cũng như những thị trường khó tính thì bên cạnh những thị trường sẵn có cần có những thị trường mới và tiềm năng hơn nữa. Về công tác quảng cáo và dự báo nhu cầu thị trường Tổng công ty vẫn chưa thực hiện tốt. Bộ phận này không có sự tách biệt rõ ràng còn nhầm lẫn trong các phòng ban khác. Vì thế Tổng công ty nên có phòng Maketting và phòng thống kê riêng. Vì phòng maketting có nhiệm vụ đi nghiên cứu thị trường từ đó sẽ giúp Tổng công ty chủ động đưa ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh, dẫn đến mở rộng thị trường. Còn phòng thống kê riêng giúp cho Tổng công ty phân tích và dự báo nhu cầu thị trường nhằm phản ánh đúng thực trạng hoạt động của Tổng công ty từ đó giúp cho lãnh đạo Tổng công ty có những quyết định đứng đắn và kịp thời. Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh cũng đã chú trọng nhưng mà hiệu quả của công việc này chưa cao. Cán bộ về công tác thị trường chưa được đào tạo một cách chính quy. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế Một số cán bộ công nhân viên trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm tổ chức, quản lý điều hành sản xuất kinh doanh còn hạn chế, tư duy về kinh tế thị trường chưa nhạy bén, chưa thoát khỏi tư tưởng bao cấp, chưa chủ động sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, lực lượng công nhân kỹ thuật, lao động trực tiếp tay nghề chưa cao .... Năng suất lao động vẫn còn thấp, chưa khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ công nhân viên còn thấp. Tính chủ động trong tổ chức sản xuất còn hạn chế. Đầu tư cơ sở hạ tầng còn thấp. Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nhiều nhưng mà vẫn còn thấp, nhất là hệ thống nhà xưởng của công ty còn chưa được khang trang, đồng bộ, đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật, thiết kế và đặc biệt là chưa đáp ứng được trong việc tạo ra điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động, vì hệ thống chống nóng, chống ồn còn chưa được đầu tư đúng mức. Bởi lẽ, địa bàn của Tổng công ty là ở Hà Tĩnh, có điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất lao động của người lao động. Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là khai thác quặng. Điều này lại nên việc giao thông đi lại giữa các mỏ là rất quan trọng. giao thông nội mỏ đi lại khó khăn, hạn chế các phương tiện vận chuyển và việc vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm làm ảnh hưởng đến công tác điều hành sản xuất. Bên cạnh đó, việc giải phóng mặt bằng ngày càng phức tạp, diện tích đền bù nhiều, các mỏ khai thác ngày càng nghèo, thu hồi thấp, quặng biến đổi nhanh làm ảnh hưởng tới công nghệ tuyển quặng. Nhiều nhà máy các công cụ sản xuất vẫn còn thiếu và chưa hoàn thiện khiến việc khai thác gặp nhiều khó khăn, không tận dụng khai thác được. Hệ thống giao thông, bến đỗ, bốc dỡ vẫn còn chưa hoàn chỉnh Hạn chế trong tổ chức và quản lý hoạt động đầu tư Trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, độ nhạy bén và sự thích ứng chưa thật cao đối với cơ chế thị trường. Lãnh đạo một số đơn vị thành viên chưa chủ động trong công việc, còn ảnh hưởng khá nặng nề của tư tưởng bao cấp ,còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Hệ thống văn bản nội bộ ban hành nhiều, có lúc chồng chéo, có một số văn bản phát hành chưa kiểm soát được việc thực hiện. Công tác tham mưu của các phòng, ban chuyên môn còn cứng nhắc, chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn về nghiệp vụ, khi tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty Công tác quản lý hành chính, lao động chưa nghiêm, chưa bảo đảm tốt thời gian làm việc. Thực hành tiết kiệm một số mặt chưa tốt, còn gây lãng phí. Một số đồng chí cán bộ thiếu chủ động, thiếu sâu sát, chưa kịp thời xử lý dứt điểm các vấn đề phát sinh và các khó khăn trong quá trình SXKD. Việc giải thể Văn phòng đại diện Hà Nội và 2 chi nhánh xuất khẩu lao động tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh chậm, không bảo đảm thời gian theo Quyết định của HĐQT. Việc giải quyết, thảo gỡ các vướng mắc tại đơn vị chưa kịp thời, có khi còn gây khó khăn cho đơn vị, làm gián đoạn sản xuất. Công tác định mức KTKT không theo kịp tình hình sản xuất, sự điều chỉnh chưa nhạy bén, kịp thời, có khi chưa công bằng trong thanh toán tiền lương, chi phí, thưởng, phạt điện, dầu… Chưa theo dõi được quá trình thực hiện phân cấp quản lý tại các đơn vị dẫn đến nhiều chồng chéo, bất cập trong quản lý sản xuất, chưa chỉ đạo được các đơn vị xây dựng các định mức KTKT nội bộ, cho nên việc theo dõi chỉ dừng lại ở mức xí nghiệp, chưa sát đến từng đội sản xuất. Công tác kinh doanh, thị trường chưa xây dựng chiến lược kinh doanh cho từng loại hàng hoá, sản phẩm, việc hoạch định chiến lược thị trường, quảng bá thương hiệu còn lúng túng, thụ động trong công tác bán hàng… Công tác sữa chữa MMTB làm chưa tốt, còn xảy ra tình trạng lãng phí. Chi phí sửa chữa cao nhưng chất lượng sửa chữa lại thấp; Việc quản lý vật tư phụ tùng thu hồi để có thế tận dụng, thay mua mới chưa tốt, chưa có quy định cụ thể để thu hồi, phân loại, chưa có kế hoạch tái sử dụng hoặc thanh lý thu hồi vốn khi nhu cầu sử dụng giảm bớt do thu hẹp sản xuất. Tài nguyên mỏ ngày càng nghèo đi song việc cải tiến công nghệ chưa thực sự quyết liệt và mang lại hiệu quả cao, chậm tổng kết công nghệ tuyển quặng nghèo để có phương án tổ chức sản xuất hiệu quả. Công tác thăm dò, qui hoạch khai thác một số mỏ chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, giải quyết các thủ tục, hồ sơ cấp mỏ, thuê đất còn chậm; công tác GPMB có khi còn ách tắc, chậm như địa bàn xã Cẩm Hoà, Thạch Văn, cất bốc mồ mả tại Kỳ Khang. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác đôi lúc chưa chặt chẽ, phối hợp giữa các phòng ban chưa nhịp nhàng; trong kiểm tra, xử lý còn nể nang, nên để hàm lượng KVN vượt quy định kéo dài. Công tác Cổ phần hóa tiến hành còn chậm, nhận thức về Cổ phần hóa của CBCNV còn hạn chế, chỉ đạo thiếu quyết liệt, chậm tiến độ đề ra. Công tác chỉ đạo các phong trào thi đua yêu nước và lao động sáng tạo còn nặng về hình thức, vai trò của các Ban chỉ đạo còn mờ nhạt, chưa tạo được khí thế thi đua thực sự trong CBCNV. Việc giám sát đầu tư, giám sát kỹ thuật các công trình XDCB chưa thật chặt chẽ, có công trình thực hiện chậm tiến độ, nghiêm thu, quyết toán công trình chậm trễ. Công tác chỉ đạo, kiểm tra tại các đơn vị chưa thường xuyên, chưa xác định rõ và tập trung đúng mức các đơn vị, các khâu trọng tâm, trọng điểm. Hoạt động phân tích chỉ phục vụ nội bộ, chưa mở rộng được phạm vi phân tích, chưa có kế hoạch, chiến lược quảng cáo để phát triển dịch vụ ra bên ngoài. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ chưa ngang tầm với đòi hỏi của nhiệm vụ, một số làm việc thụ động kém hiệu quả. Việc cải tiển các hệ thống ISO không quyết liệt, chưa khâu nối được giữa các cá nhân, bộ phận để cải tiến. 1.3.2.2. Những nguyên nhân chung của các hạn chế trên là: Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát và giảm phát của nền kinh tế, chính sách hạn chế xuất khẩu khoáng sản và tăng thuế xuất khẩu khoáng sản của Nhà nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, đời sống CBCNV, vốn, lao động và tiến độ hoàn thành các dự án… - Hoạt động của Tổng Công ty nhiều nghành nghề, lĩnh vực đòi hỏi chuyển đổi nhanh, nên có khi còn lúng túng trong chỉ đạo, điều hành. - Trình độ, năng lực, kỹ năng của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, nhưng thiếu tinh thần, ý thức tự rèn luyện, học tập nâng cao, thiếu cán bộ giỏi, tâm huyết, đam mê trong công việc chuyên môn. - Định mức KTKT chưa được bổ sung, điều chỉnh kịp thời, đặc biệt đối với các đơn vị mới, đơn vị ngoài khối Ilmenite. - Công tác quản lý tài chính ở các đơn vị từ hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập chuyển biến chậm, đội ngũ kế toán đơn vị độc lập chưa tinh thông nghiệp vụ. - Một số lĩnh vực việc lập, phê duyệt kế hoạch làm chậm nên bị động trong quản lý, chỉ đạo, điều hành. - Đòi hỏi đền bù, GPMB của người dân vùng mỏ cao, vượt quy định Nhà nước, nhưng TCT cũng phải chấp nhận để có mặt bằng khai thác, triển khai các dự án và tạo việc làm cho lao động. - Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chưa thường xuyên, dĩ hoà vi quý, chưa cương quyết trong xử lý vi phạm. CHƯƠNG II : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH. 2.1. Định hướng phát triển của công ty đến năm 2010 Căn cứ vào tình hình hiện tại của công ty so sánh với quy mô của thị trường, tình hình phát triển kinh tế xã hội nói chung và sự phát triển của ngành khoáng sản nói riêng, công ty đã xây dựng một định hướng phát triển từ nay đến năm 2010, làm cơ sở cho việc lập các kế hoạch đầu tư phát triển của công ty. Một số điểm quan trọng trong định hướng phát triển của công ty từ nay đến năm 2010 : Cơ cấu lại vốn của các Công ty mẹ trong các doanh nghiệp thành viên, mở rộng lĩnh vực đầu tư vốn của Công ty mẹ. Nghiên cứu liên doanh, kiên kết với các Tổng Công ty, các Công ty trong địa bàn trong nước, phát huy lợi thế của Tổng Công ty, đồng thời mở rộng liên doanh liên kết đầu tư nước ngoài với các lĩnh vực nếu thấy có hiệu quả. Tiến hành đầu tư những dự án có tầm cỡ quốc gia. Thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh đa nghành nghề, chế biến sâu, đa dạng các sản phẩm khoáng sản để tăng hiệu quả kinh tế. Trong những năm từ 2003 - 2010 Công ty đầu tư xây dựng các dự án mới: nhà máy chế biến dioxyt titan, nhà máy gạch men cao cấp, nhà máy sản xuất que hàn, nhà máy luyện fero mangan, nhà máy gạch không nung, chế tác vàng, kinh doanh các mặt hàng và xây dựng trung tâm thương mại - khách sạn có tầm cỡ quốc tế, nhà máy sản xuất thạch cao tại Lào... thu hút thêm các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có nguồn lực phát triển tự nguyện tham gia làm các đơn vị thành viên để Tổng Công ty phát triển và có sức cạnh tranh lớn. Tiếp tục đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất tạo ra những sản phẩm để thâm nhập vào thị trường mới tạo nguồn thu ngoại tệ. Giữ vững, phát triển thị trường và khách hàng hiện có, mở các thị trường mới sang các nước phát._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21954.doc
Tài liệu liên quan