Một số giải pháp thu hút vốn trong Doanh nghiệp Việt Nam

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 4 1. Khái niệm về vốn. 4 2. Phân loại vốn. 5 3. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp. 6 3.1. Điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp. 6 3.2. Cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 7 3.3. Cơ sở cho việc mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. 7 4. Các phương thức huy động vốn. 8 4.1. Huy động vốn chủ sở hữu 8 4.1.1. Vốn góp ban đầu. 9 4.1.2. Nguồ

doc40 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp thu hút vốn trong Doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n vốn từ lợi nhuận không chia. 9 4.1.3. Phát hành cổ phiếu mới. 10 4.2. Huy động vốn nợ. 11 4.2.1. Tín dụng thương mại. 11 4.2.2. Tín dụng thuê mua. 11 4.2.3. Tín dụng ngân hàng. 12 4.2.4. Phát hành trái phiếu. 13 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 15 1. Thực trạng về vốn và các phương thức huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam. 15 1.1. Thực trạng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Việt Nam. 15 1.2. Thực trạng việc huy động từ vốn nợ của doanh nghiệp. 20 1.2.1. Thực trạng về tín dụng thương mại. 20 1.2.2. Thực trạng về tín dụng ngân hàng. 21 1.2.3. Thực trạng về Tín dụng thuê mua. 23 1.2.4. Huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu công ty. 25 2. Những thành tựu đạt được. 26 3. Những tồn tại và nguyên nhân. 28 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN 2020. 35 KẾT LUẬN 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 LỜI MỞ ĐẦU Một doanh nghiệp muốn thành lập, gây dựng và kinh doanh thì điều kiện cần đầu tiên là phải có vốn. Để tiếp tục phát triển, đứng vững và mở rộng quy mô, doanh nghiệp không những chỉ phải duy trì số vốn bỏ ra ban đầu mà còn phải huy động những khoản vốn bổ sung. Chính vì lẽ đó, huy động vốn luôn được coi là một trong những mối quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp. Thực hiện tốt huy động vốn là cũng đồng nghĩa với thành công trong xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý với chi phí thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cạnh tranh với các chủ thể kinh tế khác trên thương trường. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế đang diễn ra sôi động, môi trường kinh doanh ngày một trở nên khắc nghiệt hơn, các doanh nghiệp càng phải quan tâm hơn nữa đến huy động vốn. Bên cạnh các hình thức huy động truyền thống (xin cấp vốn ngân sách, vay các tổ chức tín dụng,…), thị trường chứng khoán ra đời đã và đang tạo ra một địa chỉ huy động vốn đầytiềm năng cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do trình độ phát triển của hệ thống tài chính còn chưa cao, cũng như một số hạn chế mang tính chủ quan khác, thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp trong nước hiện còn tồn tại nhiều bất cập cần sớm được giải quyết. Điển hình là tình trạng doanh nghiệp quá phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng – một nguồn vốn không dễ tiếp cận, trong khi đó lại bỏ qua hoặc ít để ý tới các nguồn huy động nhiều tiềm năng khác. Với vấn đề cấp thiết trên, em đã lựa chọn đề tài cho đề án của mình là : ”Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam” Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn, giúp em hoàn thành đề án này. CHƯƠNG 1: HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1. Khái niệm về vốn. Vốn là gì? Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được thành lập và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài chính đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Thực chất vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả các tài sản mà doanh nghiệp dùng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn của doanh nghiệp được phản ánh trong bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp. Qua đó ta thấy vốn đưa vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều hình thái vật chất khác nhau để từ đó tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trên thị trường. Lượng tiền mà doanh nghiệp thu về sau quá trình tiêu thụ phải bù đắp được chi phí bỏ ra ban đầu, đồng thời phải có lãi. Quá trình này phải diễn ra liên tục thì mới bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là một loại hàng hoá. Nó giống các hàng hoá khác ở chỗ có chủ sở hữu đích thực, song nó có đặc điểm là người sở hữu vốn có thể bán quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Chi phí của việc sử dụng vốn chính là lãi suất. Chính nhờ có sự tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng nên vốn có thể lưu chuyển trong đầu tư kinh doanh để sinh lợi. Dưới góc độ của doanh nghiệp, vốn là một trong những điều kiện vật chất cơ bản kết hợp với sức lao động và các yếu tố khác làm đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh. Sự tham gia của vốn không chỉ bó hẹp trong quá trình sản xuất vật chất riêng biệt mà trong toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất liên tục suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp, từ khi bắt đầu quá trình sản xuất đầu tiên đến chu kỳ sản xuất cuối cùng. Một cách thông dụng nhất, vốn được hiểu là các nguồn tiền tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn tiền (quỹ) này được hình thành dưới nhiều cách thức khác nhau và tại các thời điểm khác nhau. Giá trị nguồn vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Tùy từng loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể mà mỗi doanh nghiệp có các phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau. 2. Phân loại vốn. Nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Để có thể quản lý vốn một cách có hiệu quả, doanh nghiệp cần phải phân loại vốn. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và đặc điểm cụ thể mà mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại như theo nguồn hình thành, theo phương thức chu chuyển, theo thời gian huy động và sử dụng vốn... Tuỳ theo mỗi tiêu thức phân loại mà vốn của doanh nghiệp có các loại khác nhau: - Phân loại theo nguồn hình thành thì vốn của doanh nghiệp bao gồm 2 loại chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc về các chủ sở hữu của doanh nghiệp. Nếu chia nhỏ hơn thì vốn chủ sở hữu bao gồm các bộ phận như: vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, vốn do phát hành cổ phiếu mới... Còn nợ phải trả là phần vốn không thuộc sở hữu của các chủ sở hữu của doanh nghiệp, bao gồm các khoản vốn chiếm dụng và nợ vay. - Phân loại theo phương thức chu chuyển thì vốn của doanh nghiệp bao gồm 2 loại là vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là phần vốn dùng để đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Đây là các tài sản có thời gian sử dụng dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, thường có giá trị lớn. Còn vốn lưu động là phần vốn dùng để đầu tư vào tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tài sản lưu động là các tài sản có thời gian sử dụng ngắn, chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và thường có giá trị nhỏ. Cách thức phân loại này rất quan trọng bởi vì vốn lưu động và vốn cố định có hình thái tồn tại và vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất, do đó cần có các cơ chế quản lý khác nhau. - Phân loại theo thời gian thì vốn được chia thành vốn ngắn hạn và vốn dài hạn. Vốn ngắn hạn là vốn có thời hạn dưới 1 năm, còn vốn dài hạn là vốn có thời hạn từ 1 năm trở lên. Vốn chủ sở hữu được coi là vốn dài hạn. 3. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp. Vốn có vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp & tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong quản lý tài chính, các doanh nghiệp cần chú ý quản lý việc huy động & sự luân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng qua lại của các hình thái khác nhau của tài sản & hiệu quả tài chính. 3.1. Điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp. Vốn là điều kiện không thể thiếu để thành lập một doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, mỗi doanh nghiệp khi thành lập đều phải có một lượng vốn nhất định và phải lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định do Nhà nước quy định đối với lĩnh vực kinh doanh đó. Như vậy vốn lúc này có vai trò đảm bảo sự hình thành và tồn tại của doanh nghiệp trước pháp luật.Giá trị vốn ban đầu có thể ít hoặc nhiều tuỳ theo quy mô, ngành nghề, loại hình doanh nghiệp. Vốn pháp định ở Việt Nam chỉ quy định cho một số ngành nghề có liên quan đến tài chính như Chứng khoán, Bảo hiểm, Kinh doanh vàng và Kinh doanh tiền tệ. Đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác mà Nhà nước không quy định giá trị vốn ban đầu tối thiểu thì giá trị vốn khi thành lập có thể dao động từ hàng triệu đến hàng tỷ đồng tuỳ khả năng của người thành lập doanh nghiệp. 3.2. Cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn là điều kiện cơ bản và thiết yếu để tiến hành bất kỳ quá trình và loại hình sản xuất kinh doanh nào. Điều này thể hiện rõ trong hàm sản xuất cơ bản P= F(K, L, T), vốn (K) chính là 1 trong 3 yếu tố cơ bản của hàm sản xuất, bên cạnh các yếu tố lao động (L) và công nghệ (T). Hơn nữa, trong hàm sản xuất này thì vốn có thể coi là yếu tố quan trọng nhất bởi vì lao động và công nghệ có thể mua được khi có vốn.Sau khi thành lập, doanh nghiệp phải tiến hành sản xuất kinh doanh. Hoạt động thực tế hàng ngày đòi hỏi phải có tiền để chi tiêu, mua sắm nguyên vật liệu, máy móc; trả lương... Số tiền này không thể lấy ở đâu khác ngoài nguồn vốn của doanh nghiệp. Khi nguồn vốn tạm thời không đáp ứng đủ nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng khó khăn về ngân quỹ. Các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp tạm thời bị đình trệ, suy giảm. Nếu tình hình này không được khắc phục kịp thời, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng khó khăn tài chính triền mien, hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, tâm lý cán bộ công nhân viên hoang mang, mất uy tín với bạn hàng, chủ nợ và Ngân hàng. Những khó khăn này có thể nhanh chóng đưa công ty đến kết cục cuối cũng là phá sản, giải thể hoặc bị sát nhập với công ty khác. 3.3. Cơ sở cho việc mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. Vốn không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp mở rộng và phát triển. Trong quá trình phát triển của mình, doanh nghiệp luôn mong muốn mở rộng sản xuất kinh doanh, giữ vững và vươn lên trong thị trường. Để làm được điều đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, đầu tư, tái đầu tư, cải tiến máy móc, thiết bị, công nghệ, hệ thống phân phối sản phẩm... Kỷ nguyên của công nghệ và sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ càng tạo sức ép cho doanh nghiệp buộc phải liên tục làm mới mình, đổi mới không ngừng nếu không muốn giẫm chân tại chỗ hay bị tụt hậu. Để làm được tất cả những công việc đó doanh nghiệp không thể không cần đến nguồn vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là rất lớn. Nhiều doanh nghiệp do không có nguồn vốn bổ sung kịp thời, đủ lớn nên đã bị mất đi vị trí của mình trên thị trường. Vốn còn là nhân tố cực kỳ quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Vốn không những là cơ sở để doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng sản xuất, tăng cường mạng lưới phân phối mà còn có thể giúp doanh nghiệp vượt qua các đối thủ cạnh tranh hay hơn nữa là loại bỏ họ bằng các chính sách marketing hiệu quả (tăng cường quảng cáo, giảm giá, khuyến mại...) Như vậy, vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải nhận thức vấn đề này một cách rõ ràng, từ đó phải có một chính sách huy động vốn nhanh chóng, hiệu quả để có thể tồn tại và không ngừng phát triển trên thương trường. 4. Các phương thức huy động vốn. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn của các doanh nghiệp được đa dạng hoá. Tùy theo điều kiện phát triển của thị trường tài chính của một quốc gia, tùy theo loại hình của doanh nghiệp và các đặc điểm hoạt động kinh doanh cụ thể mà mỗi doanh nghiệp có thể có các phuơng thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau. Các hình thức huy động vốn chủ sở hữu chủ yếu là huy động từ: - Vốn góp ban đầu. - Lợi nhuận không chia. - Phát hành cổ phiếu mới. Các hình thức huy động nợ chủ yếu là huy động từ: - Tín dụng thương mại. - Tín dụng ngân hàng. - Tín dụng thuê mua. - Phát hành trái phiếu. 4.1. Huy động vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp bao gồm: phần vốn chủ doanh nghiệp bỏ vào đầu tư kinh doanh và phần hình thành từ kết quả trong hoạt động kinh doanh. Do vốn chủ sở hữu là vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp nên doanh nghiệp không có trách nhiệm phải trả vốn đó cho người khác. Số liệu về vốn chủ sở hữu giúp cho thấy trong số giá trị tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu được dùng để đảm bảo trả nợ. 4.1.1. Vốn góp ban đầu. Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ doanh nghiệp cũng phải có một số vốn ban đầu nhất định do cổ đông - chủ sở hữu góp. Khi nói đến nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức sở hữu của doanh nghiệp đó. Vì hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp. - Đối với doanh nghiệp Nhà nuớc, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà nước, chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước là Nhà nước. - Đối với các doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có một số vốn ban đầu cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp. Chẳng hạn đối với công ty cổ phần, vốn góp của các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định để hình thành công ty. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị cổ phần mà họ nắm giữ. - Trong các loại hình doanh nghiệp khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nguồn vốn cũng tương tụ như trên; tức là vốn có thể do chủ nhân bỏ ra, do các bên tham gia, các đối tác góp... 4.1.2. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia. Nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận không chia là một phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư.Quy mô vốn góp ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan Trọng, tuy nhiên, thông thường, số vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn. - Đối với doanh nghiệp Nhà nước thì việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ vào khả năng sinh lời của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách tái đầu tư của Nhà nước. - Đối với công ty cổ phần: khi công ty để lại một phần lợi nhuận vào tái đầu tư, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không được nhận tiền lãi cổ phần nhưng bù lại, họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty. Điều này một mặt, khuyến khích các cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài, nhưng mặt khác, dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong thời kỳ trước mắt do cổ đông chỉ nhận được một phần cổ tức nhỏ hơn. Vốn góp ban đầu và lợi nhuận không chia được gọi là hình thức tự tài trợ của doanh nghiệp. 4.1.3. Phát hành cổ phiếu mới. 4.1.3.1. Khái niệm Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích sở hữu hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với vốn của tổ chức phát hành. 4.1.3.2. Phân loại cổ phiếu. Doanh nghiệp có thể phát hành các loại cổ phiếu sau: - Cổ phiếu thường: là loại cổ phiếu được phát hành bằng nguồn lợi nhuận để lại hoặc các nguồn vốn chủ sở hữu hợp pháp khác của công ty cổ phần và không có sự ưu tiên đặc biệt nào trong việc chi trả cổ tức hay thanh lý tài sản khi công ty phá sản. - Cổ phiếu ưu đãi: là loại cổ phiếu được phát hành bằng nguồn lợi nhuận để lại hoặc các nguồn vốn chủ sở hữu hợp pháp khác của công ty cổ phần nhưng có sự ưu tiên đặc biệt trong việc chi trả cổ tức hay thanh lý tài sản khi công ty phá sản.Khi phát hành cổ phiếu ưu đãi, doanh nghiệp vừa tăng được vốn chủ sở hữu nhưng lại không bị san sẻ quyền lãnh đạo, việc phát hành vẫn hấp dẫn người đầu tư bởi tỷ lệ cổ tức được đảm bảo tương đối ổn định. Thông thường cổ phiếu ưu đãi chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong vốn cổ phần của công ty. 4.2. Huy động vốn nợ. 4.2.1. Tín dụng thương mại. Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hoá. Đến thời hạn đã thoả thuận doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho doanh nghiệp bán dưới hình thức tiền tệ. - Khi doanh nghiệp mua nguyên liệu, hàng hoá chưa phải trả tiền ngay là doanh nghiệp đã được các nhà cung cấp cho vay nên hình thức này còn được gọi là tín dụng của nhà cung cấp. - Để đảm bảo người mua chịu trả nợ khi đúng hạn, bên cạnh sự tin tưởng, người bán chịu còn đòi hỏi phải có một chứng cứ pháp lý, đó chính là tờ giấy chứng nhận quan hệ mua bán chịu nêu trên, tờ giấy chứng nhận này có thể do chủ nợ lập để đòi tiền, hoặc do con nợ lập để cam kết trả tiền, nó được gọi là thương phiếu. 4.2.2. Tín dụng thuê mua. Tín dụng thuê mua là một hình thức tài trợ tín dụng thông qua các loại tài sản, máy móc thiết bị. Nó có lịch sử khá lâu đời, song chỉ phát triển mạnh ở những nước có nền kinh tế phát triển. Đây là một hình tức tín dụng trung và dài hạn đặc biệt rất thông dụng trong việc tài trợ các doanh nhiệp. Ở nước ta hình thức tín dụng này mới được hình thành và phát triển.Quan hệ tín dụng thuê mua được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa người đi thuê tài sản và người cho thuê. Thỏa thuận thuê mua là một hợp đồng giữa hai hay nhiều bên, liên quan đến một hay nhiều tài sản. Người cho thuê sẽ chuyển giao tài sản cho người đi thuê trong một khoảng thời gian nhất định. Đổi lại người đi thuê phải trả một số tiền cho chủ tài sản tương ứng với quyền sử dụng. Có hai phương thức giao dịch chủ yếu là phương thức thuê vận hành (operating lease) & phương thức thuê tài chính (capital lease). a) Thuê vận hành Theo Điều 2 Quy chế tạm thời về hoạt động cho thuê vận hành của các công ty cho thuê tài chính ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho thuê vận hành (cho thuê hoạt động) là hình thức cho thuê tài sản, theo đó Bên thuê sử dụng tài sản cho thuê của Bên cho thuê trong một thời gian nhất định và sẽ trả lại tài sản đó cho Bên cho thuê khi kết thúc thời hạn thuê tài sản. Bên cho thuê giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê và nhận tiền cho thuê theo hợp đồng cho thuê. b) Thuê tài chính Theo Điều 1 Khoản 1 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP quy định: Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản hoặc tiếp tục thuê. 4.2.3. Tín dụng ngân hàng. 4.2.3.1. Khái niệm. Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng chủ yếu nhằm vào 3 mục đích: + Đầu tư vào Tài sản cố định: máy móc thiết bị, công trình nhà xưởng… + Bổ sung thêm vốn lưu động + Phục vụ các dự án 4.2.3.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng. Doanh nghiệp vay để đầu tư vào TSCĐ và phục vụ dự án: có thể vay Ngân hàng theo hình thức như cầm cố, thế chấp tài sản, thông qua bên thứ 3 để bảo lãnh cho mình hoặc vay dưới hình thức trả góp… + Đối với những Doanh nghiệp lớn, Doanh nghiệp có thể sử dụng uy tín của mình với Ngân hàng (Thanh toán nợ đúng hẹn, khách hàng thân quen) để vay tín chấp… + Đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi mà tài sản để thế chấp cầm cố chỉ có thể vay của Ngân hàng một lượng vốn nhỏ không đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì có thể nhờ uy tín của bên thứ 3 bảo lãnh, tham gia vào qũy bảo lãnh tín dụng Doanh nghiệp vừa và nhỏ… - Doanh nghiệp vay để bổ sung vốn lưu động: có thể vay Ngân hàng dưới hình thức như vay thấu chi, vay trực tiếp từng lần, cầm cố thế chấp tài sản, tín chấp (DN lớn), bảo lãnh… 4.2.4. Phát hành trái phiếu. 4.2.4.1. Khái niệm. Trái phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích đòi nợ hợp pháp của người sở hữu trái phiếu đối với tài sản của tổ chức phát hành. 4.2.4.2. Phân loại trái phiếu. Một doanh nghiệp có thể phát hành các loại trái phiếu sau: a) Trái phiếu có lãi suất cố định: Là loại trái phiếu mà doanh nghiệp phải trả một mức lãi suất cố định được quy định ngay từ thời điểm phát hành. b) Trái phiếu có lãi suất thả nổi: Là loại trái phiếu mà doanh nghiệp phải trả mức lãi suất thả nổi theo lãi suất thị trường hoặc theo điều chỉnh của doanh nghiệp. c) Trái phiếu có thể thu hồi: Là loại trái phiếu mà doanh nghiệp được phép thu hồi sớm hơn thời hạn. d) Trái phiếu có thể chuyển đổi: Là loại trái phiếu cho phép các trái chủ được quyền chuyển đổi sang một số lượng cổ phiếu thường xác định ở một giá xác định và trong một khoảng thời gian xác định. Đối với loại trái phiếu này chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành, cho phép công ty huy động vốn là vay nợ nhưng khi chuyển đổi trái phiếu thì nợ chuyển sang vốn điều lệ công ty giúp cho công ty có thể tái cấu trúc vốn để giảm nợ.Việc phát hành trái phiếu loại này có một số ưu điểm là chi phí sử dụng vốn thấp do trái phiếu chuyển đổi thường có lãi suất thấp hơn so với các trái phiếu thông thường có cùng độ rủi ro nhưng không có khả năng chuyển đổi; việc phát hành tương đối dễ dàng do đây là một công cụ đầu tư rất hấp dẫn. Tuy nhiên việc phát hành trái phiếu chuyển đổi có nhược điểm là doanh nghiệp khó kiểm soát được cấu trúc vốn khi đến thời hạn chuyển đổi do quyền lựa chọn thuộc về trái chủ. e) Trái phiếu kèm quyền mua cổ phiếu: Là loại trái phiếu cho phép trái chủ được quyền mua thêm một số lượng cổ phiếu thường ở mức giá xác định và trong khoảng thời gian xác định. f) Trái phiếu có tài sản đảm bảo: Là loại trái phiếu được bảo đảm bằng những tài sản của doanh nghiệp hoặc bằng tài sản của bên thứ ba. Những tài sản để bảo đảm cho các trái phiếu phát hành thường là bất động sản hoặc nhà xưởng hay máy móc thiết bị... Khi phát hành loại trái phiếu này, công ty hoặc bên thứ ba có trách nhiệm duy trì các tài sản đảm bảo trong tình trạng tốt nhất. Một tài sản có thể làm vật bảo đảm cho nhiều lần phát hành trái phiếu nhưng, tổng giá trị trái phiếu phát hành không được vượt quá giá trị của tài sản đảm bảo. g) Trái phiếu không có tài sản đảm bảo: Là loại trái phiếu không được bảo đảm cho việc thanh toán gốc và lãi trái phiếu bằng một tài sản cụ thể nào. Đây là loai trái phiếu được doanh nghiệp phát hành tương đối phổ biến. Loại trái phiếu này thường đi đôi với lãi suất huy động khá cao do độ rủi ro cho trái chủ cao. Thường chỉ những doanh nghiệp lớn, có uy tín mới có thể phát hành thành công các trái phiếu loại này. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1. Thực trạng về vốn và các phương thức huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam. 1.1. Thực trạng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục thống kê. Số doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2006 phân theo quy mô vốn và phân theo loại hình doanh nghiệp thì có đến 131318 doanh nghiệp được thành lập. Nguồn : Tổng cục thống kê Tổng số Phân theo quy mô vốn Dưới 0.5 tỉ đồng Từ 0,5 đến dưới 1 tỷ đồng Từ 1 đến dưới 5 tỷ đồng Từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng Từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng Từ 50 đến dưới 200 tỷ đồng Từ200 đến dưới 500 tỷ đồng Từ 500 tỷ đồng trở lên TỔNG SỐ 131318 15908 21809 64137 12487 11502 3835 1009 631 Doanh nghiệp Nhà nước 3706 31 25 319 365 1195 1064 407 300    Trung ương 1744 12 8 70 91 460 616 259 228    Địa phương 1962 19 17 249 274 735 448 148 72 DN ngoài Nhà nước 123392 15773 21693 63226 11630 8804 1848 299 119    Tập thể 6219 2780 952 1445 580 434 25 2 1    Tư nhân 37323 6787 9783 17822 1900 912 109 7 3    Công ty hợp danh 31 7 9 12 2 1    Công ty TNHH 63658 5207 8998 35922 7271 5120 974 132 34    Công ty cổ phần có vốn Nhà nước 1360 9 32 184 162 570 289 81 33    Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 14801 983 1919 7841 1715 1767 451 77 48 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 4220 104 91 592 492 1503 923 303 212    DN 100% vốn nước ngoài 3342 88 75 489 404 1232 715 215 124    DN liên doanh với nước ngoài 878 16 16 103 88 271 208 88 88 Bảng 1: DN phân theo quy mô vốn Trong đó doanh nghiệp Nhà nước chiếm 2.821% tổng vốn của doanh nghiệp cả nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 93.96%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3.213% tổng vốn các doanh nghiệp cả nước. Cơ cấu DN phân theo quy mô vốn . Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hang năm của các doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiêp: Cơ cấu % Nguồn : Tổng cục thống kê 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 TỔNG SỐ 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 DN Nhà nước 67.13 65.91 63.50 59.53 57.40 54.88 51.92 Trung ương 57.89 57.33 54.29 50.93 49.26 47.79 45.75 Địa phương 9.24 8.58 9.21 8.60 8.14 7.09 6.17 DN ngoài Nhà nước 9.86 11.99 14.97 18.48 21.50 24.98 28.16    Tập thể 0.79 0.69 0.70 0.69 0.65 0.62 0.59    Tư nhân 1.59 1.81 2.01 2.19 2.20 2.56 2.68  Công ty hợp danh 0.00 0.01 0.09 0.01 0.00 0.00  Công ty TNHH 4.46 5.51 7.38 8.90 10.40 11.35 11.92 DN CP có vốn Nhà nước 1.04 2.29 2.90 3.58 3.92 4.51 5.40    Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 1.98 1.69 1.98 3.02 4.34 5.95 7.58 DN có vốn Nước ngoài 23.02 22.10 21.53 21.99 21.09 20.14 19.92  DN 100% Vốn nước ngoài 8.40 9.01 9.76 10.27 11.07 11.40 11.95 DN liên doanh với nước ngoài 14.62 13.09 11.78 11.72 10.02 8.74 7.97 Bảng 2: DN phân theo loại hình doanh nghiệp Việc huy động vốn từ nguồn lợi nhuận không chia để lại thì còn khá khiêm tốn. Thực tế ở Việt Nam, do TTCK được thành lập rất muộn so với các nước, nên nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm và trình độ cao trong đầu tư, bên cạnh đó lại chủ yếu là các nhà đầu tư ngắn hạn. Nếu công ty cổ phần niêm yết không thanh toán cổ tức lập tức sẽ có sự phản ứng tức thời trên thị trường, giá cổ phiếu sẽ giảm. Bởi thông thường các nhà đầu tư cho rằng sự sụt giảm về lợi nhuận và cổ tức là dấu hiệu xấu cho thấy tương lai của công ty gặp nhiều khó khăn, khi đó đa số nhà môi giới đều khuyên khách hàng bán cổ phiếu đi. Vì thế, nguồn tài trợ từ nguồn lợi nhuận giữ lại của các công ty cổ phần hiện nay chưa được quan tâm xem xét đúng mức. Nếu xem xét trên TTCK Mỹ, các cổ phiếu như Microsoft từ trước đến nay không thanh toán cổ tức cho cổ đông, chỉ thanh toán vào năm 2003 với cổ tức năm (0,16 USD) tính đến 30.6.2003 vốn cổ phần thường của Microsoft là 35.344.000.000 USD, lợi nhuận giữ lại là 25.676.000.000 USD đạt 72,65% so với vốn cổ phiếu thường. Như vậy đây là một nguồn vốn không nhỏ nếu chúng ta biết cách phát huy nó một cách có hiệu quả. Huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu mới là một biện pháp đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Rất nhiều doanh nghiệp nhà nước trong tiến trình cổ phần hóa đã phát hành thêm cổ phiếu mới để thu hút vốn đầu từ từ bên ngoài. Các doanh nghiệp cổ phần khác cũng coi đây là một nguồn vốn vô cùng to lớn. Một số doanh nghiệp đã tăng được vốn chủ sở hữu lên đáng kể khi sử dụng biện pháp phát hành thêm cổ phiếu này. Điển hình nhất phải kể đến các ngân hàng thương mại cổ phần. Như Ngân hàng xuất nhập khẩu VN (Eximbank) đã phát hành thêm 400 tỷ đồng cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư chiến lược (8/2006). Đồng thời, hiện Eximbank vẫn trong thời gian tiến hành đàm phán để hoàn thành kế hoạch bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thực hiện kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 815 tỷ đồng lên 1.200 tỷ đồng vào cuối năm nay. Ngoài những loại cổ phiếu mới, nhiều công ty cũ rên sàn cũng phát hành thêm cổ phiếu như Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) phát hành thêm 10 triệu cổ phiếu (bằng 100 tỉ đồng mệnh giá), Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) chuẩn bị phát hành thêm 15,9 triệu cổ phiếu (159 tỉ đồng mệnh giá). Thị trường chứng khoán Việt Nam còn đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. Tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Khoảng một tháng gần đây, hàng loạt công ty nộp đơn lên Uỷ ban Chứng khoán nhà nước xin cấp phép niêm yết và phát hành thêm cổ phiếu. Ngoài yếu tố “chạy" ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trước thời điểm tháng 1/2007, sự phục hồi khả quan của thị trường chứng khoán (TTCK) cũng tạo sức hút đáng kể.Các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra chỉ tiêu: năm 2006 đưa tổng giá trị cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK đạt khoảng từ2-3% GDP. Con số này là khiêm tốn, vì theo đánh giá của Ủy ban chứng khoán Nhà nước thì năm 2005 quy mô thị trường giao dịch chứng khoán tăng với tốc độ lớn nhất trong 5 năm qua, 64% so với năm 2004. Giá trị thị trường của chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch tăng gấp 1,6 lần, tương đương 6,5% GDP năm 2005 (năm 2004 con số này là 3,9% GDP). Mặc dù vậy, kế hoạch phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 cũng chỉ đặt ra mục tiêu tổng giá trị vốn niêm yết trên thị trường chứng khoán đạt 10-15% GDP. Kế hoạch là một chuyện, còn thực tế lại diễn ra khác xa. theo ông Nguyễn Sơn (Phó trưởng ban phát triển thị trường, UBCK Nhà nước): kế hoạch năm 2006 đạt 3% GDP, nhưng ngay quý I năm 2006 đã đạt 6,5%. Đây là mức tăng trưởng nhanh, hiện đã có 299 DN đã đăng ký niêm yết. Theo đánh giá của các chuyên gia thì quy mô thị trương sẽ tăng mạnh trong 4 năm tới. Số lượng nhà đầu tư có khả năng tăng gấp 2-3 lần hiện nay (đạt khoảng 500.000 tài khoản) và có sự gia tăng nhanh nhóm NĐT chuyên nghiệp. Quy mô vốn của các công ty chứng khóan cũng sẽ tăng mạnh (bình quân khoảng 500 tỷ đồng/Công ty) và sẽ có sự phân hóa rõ rệt. Vẫn theo UBCK, đến năm 2010, cổ phiếu niêm yết có gía trị thị trường ít nhất bằng 60% GDP. 1.2. Thực trạng việc huy động từ vốn nợ của doanh nghiệp. 1.2.1. Thực trạng về tín dụng thương mại. Trong kinh doanh luôn tồn tại nhu cầu về vốn. Doanh nghiệp nào tìm được biện pháp có thể giải quyết hữu hiệu vấn đề vốn sẽ có thuận lợi lớn trong hoạt động kinh doanh của mình và dễ dàng chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh với đối thủ. Sự đòi hỏi về vốn ngày một tăng trong nền kinh tế thị trường chính là “cha đẻ” của hình thức bán chịu, một hoạt động được coi là “phao cứu sinh” giúp các doanh nghiệp vượt qua những ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24981.doc
Tài liệu liên quan