Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của trung tâm kinh doanh thương mại dịch vụ mía đường 1

Lời mở đầu Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến quan trọng,chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, đã đặt các nghành ,các doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh gay gắt, bên cạnh đó là các biến động khoa học ,công nghệ,kinh tế ,chính trị , mang đến cho doanh nghiệp những cơ hội, nhưng cũng đặt các doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh ngày càng biến động, phức tạp và nhiều rủi ro thách thức. Vì vậy kinh doanh trong cơ chế thị trườn

doc94 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của trung tâm kinh doanh thương mại dịch vụ mía đường 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức năng động ,nhạy bén, linh hoạt trước sự biến động của môi trường để khai thác ,tận dụng các cơ hội và hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ giữa các chính sách ,chiến lược,kế hoạch ,đồng thời phải quản lí được mọi hoạt động như mua ,bán ,dự trữ, lao động ,vốn chi phí ,điều chỉnh hoạt động kinh doanh linh hoạt thích ứng với mọi biến động của thị trường ,trong mối quan hệ kinh tế đa dạng và phức tạp .Trung tâm kinh doanh thương mại dịch vụ mía đường I là một đơn vị tiêu biểu cho loại hình doanh nghiệp thương mại nhỏ ở Việt Nam ,hiện nay,đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như sự canh tranh ,sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh, trong khi đó vốn kinh doanh thiếu phải vay lãi xuất cao, để lỡ nhiều cơ hội kinh doanh, điều đó đặt ra cho không chỉ trung tâm mà các doanh nghiệp thương mại hiện nay ở Việt Nam làm như thế nào để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình ,nâng cao hiệu quả và mở rộng thị trường kinh doanh. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này ,trong thời gian thực tập tại trung tâm em xin chọn đề tài "Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của trung tâm kinh doanh thương mại dịch vụ mía đường I " làm đề tài nghiên cứu . Phụ lục Lời mở đầu Chương I: Cơ sở lí luận về hoạt động kinh doanh I-Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường . 1-Doanh nghiệp thương mại và chức năng của nó . 2- Các loại hình doanh nghiệp thương mại . 3-Các yêu cầu và mục đích của doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường . II- Nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh thương mại : 1-Hoạt động nghiên cứu thị trường. 2- Huy động và sử dụng hợp lí các nguồn đưa vào kinh doanh . 3- Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ . 4- Quản trị vốn, chi phí và nhân sự trong kinh doanh . III-Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại : 1-Các yếu tố khách quan . 2- Các yếu tố chủ quan . 3-Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của trung tâm kinh doanh thương mại dịch vụ mía đường : I-Lịch sử hình thành và phát triển của trung tâm 1-Lịch sử hình thành và phát triển của trung tâm . 2-Chức năng hoạt động của trung tâm . 3-Nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm 4-Chế độ hoạt động tài chính 5-Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh của trung tâm . 6-Mối quan hệ của trung tâm với các đơn vị khác . II- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của trung tâm : 1-Đặc điểm mặt hàng kinh doanh . 2-Đặc điểm thị trường kinh doanh . III-Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của trung tâm : 1-Các nhân tố khách quan . 2-Các nhân tố chủ quan . IV-Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của trung tâm . 1-Hoạt động nghiên cứu thị trường . 2-Hoạt động mua hàng . 3-Hoạt động bán hàng . 4-Chi phí kinh doanh . 5-Hoạt động dự trữ . 6-Khách hàng . 7-Đối thủ cạnh tranh. 8- kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm V-Nhận xét hoạt động kinh doanh của trung tâm : 1-ưu điểm . 2-Nhược điểm . 3-Nguyên nhân . Chương III: I-Phương hướng và mục tiêu kinh doanh của trung tâm trong thời gian tới II- Các giải pháp . III-Điều kiện và tiền đề để thực hiện các giải pháp . IV-Một số kiến nghị . Chương I. Lý luận về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại I. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường. 1. Doanh nghiệp thương mại và chức năng của nó. Sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá sản xuất đã làm tăng thêm lực lượng sản xuất xã hội, nảy sinh nền sản xuất hàng hóa. Quá trình sản xuất bao gồm: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Chuyên môn hoá đã tạo sự cần thiết phải trao đổi sản phẩm giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Sự trao đổi này bắt đầu với tính chất ngẫu nhiên, hiên vật, dần dần phát triển mở rộng cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá, khi tiền tệ ra đời làm cho quá trình trao đổi sản phẩm mang hình thái mới là lưu thông hàng hoá với các hoạt động mua và bán. Quá trình lưu thông hàng hoá tất yếu đòi hỏi một sự hao phí lao động xã hội nhất định trong quan hệ trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng, lao động đó là cần thiết và có ích cho xã hội, nhằm chuyển đổi hình thái giá trị từ H-T và lĩnh vực lao động đó cũng đòi hỏi được chuyên môn hoá cao, lao động trong lĩnh vực lưu thông nhằm giúp đỡ cho các nhà sản xuất khỏi việc phân phối, trao đổi để tập trung chuyên môn hoá cao hơn, nâng coa năng suất và hiệu quả lao động do yêu cầu khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh, ngành lưu thông hàng hoá- ngành thương mại dịch vụ ra đời. Trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá có một loại người chuyên dùng tiền tổ chức mua hàng hoá từ nơi này sang bán ở nơi khác người ta gọi là những nhà buôn ( thương nhân ), những người hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá chuyên nghiệp, đó là người kinh doanh thương mại. Giữa các nhà kinh doanh thương mại và nhà sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tuân theo những quy định nhất định, mối quan hệ này thể hiện thông qua hoạt động của các doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế hàng hóa. Như vậy doanh nghiệp thương mại là một đơn vị kinh doanh được thành lập với mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá bao gồm đầu tư tiền của, công sức và tài năng… vào lĩnh vực mua bán hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường nhằm kiếm lợi nhuận. * Chức năng của doanh nghiệp thương mại : Giống như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp thương mại cũng là một đơn vị kinh doanh được thành lập hợp pháp thực hiện các hoạt động kinh doanh để thu lợi nhuận, tuy nhiên doanh nghiệp thương mại hoạt động trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá vì vậy chức năng của doanh nghiệp thương mại có những điểm khác so với các doanh nghiệp khác, nó là tiêu thức để phân biệt doanh nghiệp thương mại với các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp xây dựng. Doanh nghiệp thương mại có những chức năng cơ bản sau : Thứ nhất là chức năng lưu chuyển hàng hóa trong nền kinh tế nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của xã hội về các loại hàng hoá và dịch vụ. Để thực hiện tốt chức năng này doanh nghiệp thương mại phải nghiên cứu, nắm vững các nhu cầu thị trường trên cơ sở đó tìm kiếm nguồn hàng và tổ chức lưu thông hàng hoá một cách hợp lý, có hiệu quả, bên cạnh đó các doanh nghiệp thương mại còn phải thiết lập và mở rộng các quan hệ giao dịch thương mại, đảm bảo phân phối hàng hóa hợp lý vào các kênh và thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng . Thứ hai là thực hiện chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông, thực hiện chức năng này doanh nghiệp thương mại phải tham gia hoàn thiện sản phẩm như phân loại, đóng gói, chọn lọc, sơ chế, lắp ráp, ghép đồng bộ, vận chuyển, tiếp nhận, bảo quản. Với chức năng này, hàng hoá qua doanh nghiệp được duy trì và tăng thêm gía trị sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng, đồng thời nâng cao khả năng thâm nhập thị trường của hàng hoá kinh doanh. Thứ ba là tham gia vào tổ chức sản xuất : doanh nghiệp thương mại là hậu cần cho sản xuất, phục vụ tiêu dùng, đại diện cho các đơn vị tiêu dùng quan hệ với các doanh nghiệp sản xuất để đặt hàng, ký kết hợp đồng do đó pahỉ là người am hiểu nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng để hướng dẫn sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường về số lượng, chất lượng, cơ cấu, giá cả, kịp thời gian. Doanh nghiệp thương mại đại diện cho người sản xuất quan hệ với người tiêu dùng, thực hiện chức năng này doanh nghiệp thương mại kkhông chỉ đơn thuần là lưu thông hàng hoá mà phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu khách hàng giúp người sản xuất chiếm lĩnh thị trường đồng thưòi tham gia giới thiệu quảng cáo sản phẩm giúp cho người sản xuất mở rộng thị trường. Doanh nghiệp thương mại là trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng, các doanh nghiệp đảm bảo sự cân đối cung cầu hàng hoá, tổ chức sự vận động hợp lý của sản phẩm hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp thương mại là trung tâm thông tin về thị trường, qua hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại góp phần phân bố lại sản xuất xã hội, hình thành các ngành nghề mới. * Nhiệm vụ của doanh nghiệp thương mại : Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp đều có nhiệm vụ chung sau đây : - Hoạt động kinh doanh phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường, thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, giải quyết thoả đáng quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh và chủ thể khác theo nguyên tắc bình đẳng và có lợi. - Bảo toàn, tăng tưởng vốn và mở rộng quy mô kinh doanh, chăm lo đời sống của người lao động trong doanh nghiệp, tạo đủ việc làm, tăng thêm thu nhập, thực hiện phân phối cong bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi. - Tuân thủ các quy định cảu nhà nước về môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh và trật tự xã hội, chấp hành các quy định về chế độ hạch toán kế toán, kiểm toán, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước. Bên cạnh nhiệm vụ chung giống như doanh nghiệp khác, doanh nghiệp thương mại còn có nhiệm vụ cụ thể sau : - Đẩy mạnh tốc độ chu chuyển của sản phẩm trong nền kinh tế quốc dân, tổ chức tốt công tác thu mua, phân phối và giảm bớt các khâu trung gian, giảm chi phí kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đặc biệt là chi phí lưu thông. - Phải thoả mãn kịp thời, đầy đủ và thuận lợi các nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng, tạo nguồn thu mua có chất lượng tốt, ổn định, giá cả phải chăng. - Đẩy mạnh các hoạt động tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông và phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại đó là các hoạt động phục vụ cho hoạt động mua bán, dự trữ, bảo quản nhằm đảm bảo thuận tiện cho khách hàng. - Không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý và mở rộng mạng lưới kinh doanh trên thị trường trọng điểm và thị trường tiềm năng. 2. Các loại hình doanh nghiệp thương mại. Trong nền kinh tế thị trường, các loại hình doanh nghệp thương mại rất phong phú, tuy nhiên căn cứ vào tính chất các mặt hàng kinh doanh, doanh nghiệp thương mại được chia thành 3 loại chính đó là : - Doanh nghiệp kinh doanh chuyên môn hoá: là loại hình doanh nghiệp chỉ kinh doanh một hoặc một số mặt hàng có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất và loại hình kinh doanh này có đặc điểm với cùng một mặt hàng có công dụng như nhau nhưng có nhiều nhãn hiệu, kiểu dáng, mẫu mã, nhiều hãng sản xuất khác nhau cho phép khách hàng so sánh, lựa chọn hàng phù hợp với yêu cầu của mình. Với loại hình doanh nghiệp này, trình độ chuyên môn hoá ngày càng được nâng cao, có thể tổ chức tốt các nghiệp vụ trong khâu mua, bán, bảo quản và tổ chức cá hoạt động dịch vụ phục vụ theo yêu cầu, doanh nghiệp còn có thể nắm bắt được thông tin về thị trường, giá cả tốt hơn. Tuy nhiên với hình thức kinh doanh này, mức độ rủi ro cao đặc biệt khi nhu cầu đột ngột giảm hoặc có hàng hoá thay thế. Để kinh doanh chuyên môn hoá đòi hỏi tổ chức kinh doanh ở nơi có nhu cầu lớn, ổn định. - Loại hình doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp : là các doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng có công dụng, trạng thái, tính chất khác nhau, với loại doanh nghiệp này mức độ rủi ro ít hơn bởi vì khi có biến động trong nhu cầu của mặt hàng này thì vẫn còn doanh thu từ mặt hàng khác, tốc độ lưu chuyển vốn kinh doanh nhanh, tuy nhiên trình độ chuyên môn hoá không sâu, trong điều kiện cạnh tranh khó thắng được đối thủ, kinh doanh nhỏ nên không kiếm được lợi nhuận siêu ngạch, đòi hỏi nguồn vốn kinh doanh lớn, hệ thống mạng lưới kinh doanh phải bố trí ở những nơi nhu cầu nhỏ lẻ. - Loại hình kinh doanh đa dạng hoá : là loại hình doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, nhiều lĩnh vực nhằm tận dụng lao động, cơ sở vật chất và phân tán rủi ro. Tuy nhiên với hình thức này đòi hỏi vốn lớn, người quản lý phải là người giỏi, nắm được bí quyết trong sản xuất, phân phối, bán hàng để có khả năng cạnh tranh. 3. Yêu cầu và mục đích của doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường. - Đặc trưng của nền kinh tế thị trường : + Trong nền kinh tế thị trường mọi hoạt động kinh doanh đều phải dựa vào thị trường, điều đó phát huy tính chủ động, sáng tạo của các doanh nghiệp và tăng được khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước sự thay đổi của thị trường. + Hàng hoá ngày càng phong phú và đa dạng hơn và cạnh tranh trở nên khốc liệt không những chỉ giữa người bán với người mua mà còn cạnh tranh giữa người mua với người bán, người mua với người mua. + Trong cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp đều nằm trong mối quan hệ đa dạng và phức tạp. - Yêu cầu với doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường: + Doanh nghiệp thương mại thực hiện chức năng lưu thông, thực hiện chu trình T- H – T’ vì vậy điều trước tiên khi tham gia vào thị trường doanh nghiệp phải có vốn. + Phải thực hiện hành vi mua, bán, mục đích của doanh nghiệp thương mại là mua hàng để bán kiếm lợi nhuận vì vậy đồi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng và tìm nguồn hàng để đáp ứng. + Không chỉ đối với doanh nghiệp thương mại mà còn với các doanh nghiệp nói chung để có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường đòi hỏi sau mỗi chu kỳ kinh doanh phải bảo toàn và phát triển vốn. - Mục đích của doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường : Chúng ta biết rằng kinh doanh là hoạt động đầu tư tiền của, sức lao động vào một lĩnh vực nào đó nhằm kiếm lợi nhuận, đó là mục tiêu chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu cuối cùng đó thì bất cứ doanh nghiệp nào trên thị trường cũng phải đối mặt với cạnh tranh, giành vị thế và không ngừng mở rộng thị trường, thu hút khách hàng, mở rộng quy mô kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, phục vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng qua đó giành phần chiếm lĩnh những khu vực thị trường chính có thể tìm kiếm vị trí đứng đầu để mục đích cuối cùng là thu được lợi nhuận lớn nhất, cho nên trong những giai đoạn khác nhau, tình hình thị trường cung cầu có biến động khác nhau có thể là thuận lợi hoặc khó khăn cho các doanh nghiệp . Để duy trì, mở rỏọng kinh doanh phải xác định mục tiêu của mình trên cơ sở có thể không phải là lợi nhuận mà chấp nhận lỗ để duy trì kinh doanh khi thị trường có biến động bất lợi. Vì vậy việc lựa chọn mục tiêu thường xếp theo hình tháp để xác định mục tiêu quan trọng nhất, mục tiêu phải thực hiện trước tiên ở từng giai đoạn, nhìn chung mỗi doanh nhgiệp thường tập trung vào 3 mục tiêu cơ bản đó là : + Lợi nhuận : Cơ chế thị trường cho phép các doanh nghiệp tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh và tự chủ trong kinh doanh tức là lấy thu bù chi đảm bảo lợi nhuận, nhà nước không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của họ. Khác với nền kinh tế tập trung trước đây nhà nước can thiệp quá sâu vào kinh doanh từ khâu kế hoạch cho đến kinh doanh cái gì, cho ai và như thế nào, lãi nộp nhà nước cho nên các doanh nghiệp không quan tâm đến lợi nhuận, sang cơ chế thị trường lợi nhuận đóng vai trò quan trọng, là nguồn động lực tích cực của kinh doanh, là mục tiêu cơ bản, lâu dài, là đích mà mọi doanh nghiệp đều đang hướng tới. + Thế lực : đây chính là mục tiêu thứ hai mà các doanh nghiệp hướng tới, sở dĩ mục tiêu này quan trọng bởi vì trong nền kinh tế thị trường số lượng doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh nhiều với mặt hàng phong phú, cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa người bán với nhau mà giữa người mua với người mua, giữa người mua với người bán. Để đạt được lợi nhuận thì đòi hỏi phải thắng trong cạnh tranh, phải thu hút được ngày càng nhiều khách hàng, không ngừng tăng doanh số bán và các hoạt động dịch vụ phục vụ, không ngừng mở rộng quy mô và phát triển thị trường, tăng thị phàn của doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo cho mình được thế mạnh về khả năng thu hút khách, về vốn kinh doanh, về nhân lực… + An toàn : đây cũng là mục tiêu mà các doanh nghiệp quan tâm nhiều trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay bởi vì kinh doanh trong cơ chế thị trường phải chấp nhận rủi ro, khả năng không bán được hàng thường xảy ra, doanh nghiệp có thể gặp may trong thương vụ này nhưng có thể phải đối mặt với rủi ro không thể lường trước được do sự biến động của môi trường kinh doanh trong đó có những yếu tố doanh nghiệp dự đoán được nhưng có những yếu tố mà doanh nghiệp không dự đoán được. Chính vì vậy trong kinh doanh khi quyết định hay lựa chọn một phương án nào các doanh nghiệp luôn đặt ra tiêu chuẩn mức độ an toàn, với mục đích này các doanh nghiệp cần phải đa dạng hoá trong kinh doanh hay dành chi phí bảo hiểm phù hợp. - Tầm quan trọng của thị trường đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại : Thị trường là một phạm trù kinh tế hàng hoá, đứng trên những góc độ khác nhau người ta mô tả thị trường khác nhau. Đối với doanh nghiệp có thể hiểu thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là quá trình trong đó người mua và người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng, thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán bằng tiền trong thời gian và khong gian nhất định. Đứng dưới giác độ thị trường của một doanh nghiệp thương mại có thể mô tả thị trường gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, thị trường đầu vào là các nguồn cung ứng hàng còn thị trường đầu ra là các khách hàng ở những nơi khác nhau. Thị trường đầu ra có liên quan trực tiếp đến mục tiêu của doanh nghiệp, bất cứ một yếu tố nhỏ nào của thị trường này đều ảnh hưởng đến khả năng thành công hay thất bại trong kinh doanh. Đặc điểm và tính chất của thị trường đầu ra là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định, tổ chức thực hiện các chiến lược, sách lược công cụ điều khiển trong kinh doanh. Đối với một doanh nghiệp, thị trường luôn ở vị trí trung tâm, thị trường có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến từng hoạt động của doanh nghiệp vì thị trường là mục tiêu của người kinh doanh cũng là môi trường của hoạt động kinh doanh hàng hoá: + Thị trường là yếu tố quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp vì hoạt động kinh doanh diễn ra trên thị trường, thông qua hoạt động này các doanh nghiệp đạt được mục tiêu chính của mình là tìm kiếm lợi nhuận, thị trường càng mở rộng thì quy mô kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn, khả năng kiếm được lợi nhuận càng nhiều, ngược lại thị trường kinh doanh nhỏ thì quy mô kinh doanh cuả doanh nghiệp không thể lớn được, doanh nghiệp sẽ không có cơ hội phát triển kinh doanh. + Thị trường phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì thị trường diẽn ra các hoạt động kinh doanh ở đó người bán, người mua, người trung gian gặp nhau để trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Chính vì vậy mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều thể hiện trên thị trường, qua thị trương nó sẽ phản ánh được tốc độ phát triển, quy mô kinh doanh và mức độ chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. + Thị trường còn đóng vai trò điều tiết hoạt động kinh doanh, qua yếu tố cung, cầu và giá cả nó làm hàng hóa vận động hợp lý hơn đi từ nơi hàng hóa nhiều đến nơi hàng hoá ít, từ nơi giá thấp đến nơi giá cao… + Thị trường là nơi kiểm tra, đánh giá các chương trình kế hoạch, quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì qua hoạt động trên thị trường mới thấy được những điểm đúng đắn, hợp lý đồng thời cũng biểu hiện những điểm bất cập trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. ii. nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh thương mại. Nội dung chủ yếu của hoạt động kinh doanh thương mại bao gồm một loạt các hoạt động phục vụ cho hoạt động kinh doanh như nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức các hoạt động nghiệp vụ, huy động nguồn lực phục vụ cho kinh doanh và quản lý các yếu tố về vốn, chi phí. 1. Nghiên cứu thị trường. Nền kinh tế thị trường không ngừng phát huy tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp mà còn tăng khả năng thích ứng trước sự thay đổi của thị trường, nếu như trước kia các doanh nghiệp kinh doanh theo kế hoạch của nhà nước thì bây giờ mọi hoạt động kinh doanh đều xuất phát từ thị trường, thị trường đầy bí ẩn và không ngừng thay đổi. Do vậy để kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp phải nghiên cưú thị trường. Nghiên cứu thị trường là quá trình tìm kiếm khách quan và có hệ thống cùng với sự phân tích thu tạp thông tin cần thiết để giải quyết các vấn đề cơ bản của kinh doanh. Bởi vậy nghiên cứu thị trường giúp nhà kiinh doanh có thể đạt được hiệu quả cao và thực hiện được các mục đích của mình, đó cũng là khâu mở đầu cho hoạt động kinh doanh, quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Cơ chế thị trường làm cho hàng hoá phong phú, cung luôn có xu hướng lớn hơn cầu, bán hàng ngày càng khó khăn, mức độ rủi ro cao, các doanh nghiệp muốn thành công thì phải thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng, mọi hoạt động kinh doanh đều hướng vào khách hàng. Nghiên cứu nhu cầu thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm được thông tin về loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh, dung lượng, yêu cầu về quy cách, chất lượng, mẫu mã… hiểu rõ thị hiếu, phong tục tập quán tiêu dùng ở mỗi nhóm và mỗi khu vực, tìm hiểu thông tin về đối thủ cạnh tranh, thể hiện : - Thứ hạng phẩm cấp chất lượng nào phù hợp với nhu cầu thị trường của doanh nghiệp. - Đâu là mục tiêu của doanh nghiệp, sản phẩm xương sống của doanh nghiệp, khách hàng nào? khu vực? nhu cầu hiện tại và tương lai của hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh và các mặt hàng khác doanh nghiệp đang quan tâm. - Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của hàng hoá doanh nghiệp kinh doanh, ưu và nhược điểm của đối thủ cạnh tranh. - Nguồn hàng nào thì phù hợp với nhu cầu của khách, phân phối như thế nào cho hợp lý và nên cạnh tranh bằng hình thức nào ? Đó là toàn bộ thông tin cơ bản và cần thiết mà một doanh nghiệp phải nghiên cứu để phục vụ cho quá trình ra quyết định đúng đắn, tối ưu nhất. Để nắm bắt được những thông tin đó doanh nghiệp phải coi công tác nghiên cứu thị trường là một hoạt động không kém phần quan trọng như hoạt động quản lý, nghiệp vụ bởi vì công tác nghiên cứu thị trường không trực tiếp tham gia vào các hoạt động trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như mua, bán… nhưng kết quả của nó ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên đây chưa phải là một giải pháp có thể giải quyết được mọi vấn đề của doanh nghiệp nhưng nó vốn là một hoạt động không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Công tác nghiên cứu thị trường được tiến hành một cách khoa học sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được : - Lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và lựa chọn sản phẩm kinh doanh cũng như các chính sách duy trì, cải tiến hay phát triển sản phẩm. - Nhu cầu hiện tại, tương lai và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường, xác định được mục tiêu của doanh nghiệp. - Tìm được nguồn hàng, các đối tác và bạn hàng kinh doanh, lựa chọn kênh phân phối và các biện pháp xúc tiến phù hợp. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường và đánh giá khả năng tiềm lực của mình, doanh nghiệp lựa chọn hình thức kinh doanh, mặt hàng, thị trường và người cung cấp. 2. Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn đưa vào kinh doanh. Kinh doanh tức là đầu tư tiền của, sức lực vào một lĩnh vực nào đó nhằm kiếm lời, yêu cầu đối với doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh là phải có các nguồn lực bao gồm nguồn lực về tài chính và con người. Các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy động đưa vào kinh doanh bao gồm vốn vô hình như sự nổi tiếng về nhãn hiệu, uy tín, kinh nghiệm và trình độ của cán bộ công nhân viên. Đây là nguồn quan trọng nhưng việc tích luỹ đòi hỏi thời gian lâu dài, nguồn này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và mở rộng quan hệ với bạn hàng, khách hàng và đơn vị có liên quan. Nguồn vốn hữu hình bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Tài sản cố định bao gồm toàn bộ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh như văn phòng, cửa hàng, hệ thống kho, các trang thiết bị, phương tiện vận chuyển…nguồn này góp phần tạo nên sức mạnh, uy thế của doanh nghiệp và giúp cho hoạt động kinh doanh thuận lợi. Tài sản lưu động bao gồm vật liệu đóng gói, bao bì, nhiên liệu, dụng cụ và các khoản tiền mặt, ngân phiếu, tiền nhờ thu… Trong một doanh nghiệp kinh doanh, vốn là vấn đề quan trọng và được quan tâm nhiều nhất. Không có vốn hoặc quá ít vốn doanh nghiệp không thể kinh doanh có hiệu quả được. Vốn lớn giúp doanh nghiệp thanh toán cho người cung cấp đúng hẹn, tránh nợ đọng tràn lan, tạo dựng niềm tin và củng cố các quan hệ với đơn vị nguồn hàng, doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức trả tiền trước để có được nguồn hàng ổn định nhất là khi nhu cầu thị trường căng hoặc có thể áp dụng hình thức thanh toán chậm với khách hàng để duy trì thu hút thêm khách. Ngoài ra còn khắc phục hiện tượng dự trữ quá ít hoặc không có dự trữ, tránh tình trạng không đủ đáp ứng nhu cầu khách . Bên cạnh yếu tố vốn kinh doanh thì yếu tố con người cũng góp phần không nhỏ trong kinh doanh. Nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động vào kinh doanh là quý tuy nhiên nguồn vốn thì có hạn nhất là trong điều kiện huy động vốn khó khăn. Sử dụng và khai thác nguồn vốn này có hiệu quả phụ thuộc vào tài năng, kinh nghiệm và trình độ quản lý, bộ máy điều hành của doanh nghiệp hay nói tóm lại đó là nhờ vào yếu tố con người. Đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp là phần cơ bản quan trọng, nếu bộ phận này thực hiện tốt chức năng của mình doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được, ngược lại nó chỉ có tác dụng hình thức thì hoạt động của doanh nghiệp không thể có hiệu quả được. 3. Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ. Các hoạt động nghiệp vụ của doanh nghiệp thương mại bao gồm công tác tạo nguồn, dự trữ, phân phối, bán hàng và thực hiện các hoạt động dịch vụ. *Doanh nghiệp thương mại thực hiện nhiệm vụ cung ứng cho sản xuất, tiêu dùng những hàng hoá cần thiết, phù hợp nhu cầu. Để hoàn thành nhiệm vụ đó thì doanh nghiệp phải tổ chức công tác tạo nguồn. Công tác tạo nguồn là toàn bộ những hoạt động nghiệp vụ nhằm tạo ra nguồn hàng có khối lượng và cơ cấu thích hợp với nhu cầu. Thông qua việc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp xác định được nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ, xác định được các nguồn hàng, khả năng cung ứng của họ, tổ chức ký kết hợp đồng, đặt hàng, mua từ nguồn hàng trôi nổi trên thị trường, nguồn hàng do liên doanh liên kết với đơn vị sản xuất để khai thác, chế biến, nguồn hàng tự tổ chức sản xuất, nhận đại lý, ký gửi. Để nắm vững thị trương nguồn hàng, hạn chế bị động trong lựa chọn đối tác giao dịch, các doanh nghiệp phải nghiên cứu khả năng cung ứng của từng loại hàng hoá. Đó là xác định số lượng, nhà cung ứng trong và ngoài nước, khả năng cung ứng của các nhà cung cấp trong hiện tại và tương lai. Khi nghiên cứu về nhà cung cấp doanh nghiệp phải tìm hiểu về tình hình sản xuất kinh doanh, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh để thấy được khả năng cung cấp lâu dài, thường xuyên, liên kết kinh doanh và đặt mua, nghiên cứu về vốn, kỹ thuật, uy tín của nhà cung cấp. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải tìm xem nguồn nào thoả mãn được các yêu cầu . Nguồn hàng đó phù hợp về mặt số lượng nghĩa là nó có thể đáp ứng đúng số lượng hàng hoá mà công ty cần theo yêu cầu, đáp ứng theo yêu cầu về chất lượng, kịp thời gian, đảm bảo hiệu quả cao. Ngoài ra nó còn phải thoả mãn các điều kiện khác của doanh nghiệp như phù hợp với điều kiện vận chuyển, giao nhận, thanh toán… Mục đích của công tác tạo nguồn mua hàng là để bán hàng ,mua là tiền đề cơ sở của hoạt động bán, để thực hiện mục tiêu kinh doanh đó là lợi nhuận vì vậy mua hàng có ý nghĩa rất lớn khi mua hàng doanh nghiệp cấn phải chú ý : -Phải hiểu rõ thị trường và thương mại, khi mua phải tuân thủ các quy luật của lưu thông : +Mua của người chán bán cho người cần . +Mua nơi giá thấp, bán nơi giá cao . +Mua tận gốc bán tận ngọn . -Khi mua hàng phải lập kế hoạch thu mua có cơ sở khoa học : +Mua phải bán được và có lợi nhuận . +Cơ cấu thu mua phải phù hợp với nhu cầu . +Phải xác định được khối lượng mặt hàng chủ lực . +Số lượng mua theo kế hoach phải lớn hơn hoặc bằng số lượng bán ra theo kế hoạch (Khối lượng lớn hoưn ở mức có giới hạn ) -Doanh nghiệp phải nắm bắt được thông tin kịp thời ,lựa chọn cơ hội mua hàng tốt nhất * Hoạt động dự trữ : Doanh nghiệp thương mại làm nhiệm vụ lưu thông hàng hoá, trong quá trình vận động đưa hàng từ sản xuất đến tiêu dùng thường xuyên có một bộ phận hàng hoá đang trên đường vận chuyển, ở các kho của doanh nghiệp thương mại hoặc được giữ lại chờ tiêu dùng, bộ phận hàng hoá này gọi là dự trữ. Mục đích của dự trữ ở doanh nghiệp thương mại là để đảm bảo bán hàng diễn ra liên tục, đều đặn, sẵn sàng phục vụ khách hàng ngay khi có nhu cầu, tạo dựng niềm tin, uy tín với khách hàng, tạo điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh. Thông thường ở doanh nghiệp thương mại có 2 loại dự trữ là dự trữ thường xuyên và dự trữ bảo hiểm. Dự trữ thường xuyên là lượng dự trữ chủ yếu nhằm thoả mãn thường xuyên, đều đặn nhu cầu của khách hàng. Dự trữ bảo hiểm là bộ phận dự trữ đề phòng khi có trường hợp công tác thu mua tạo nguồn không theo đúng kế hoạch về thời gian, số lượng, chủng loại để đáp ứng nhu cầu. Ngoài ra với doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng có tính thời vụ về sản xuất, lưu thông, tiêu dùng thì có bộ phận dự trữ thời vụ. Dự trữ đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dự trữ không đủ mức cần thiết có nguy cơ làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, mặt khác dự trữ quá nhièu dẫn đén tình trạng ứ đọng hàng hoá, vốn chậm lưu chuyển. Vì vậy việc xác định đúng đắn mức dự trữ có ý nghĩa lớn, cho phép giảm các chi phí về bảo quản hàng hoá, giảm hao hụt, mất mát, bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động thường xuyên, liên tục, thực hiện được các mục tiêu đã đề ra, tránh dự trữ quá nhiều. Khi tiến hành xác định mức dự trữ doanh nghiệp cần phải xác định được đại lượng tối đa, tối thiểu căn cứ trên cơ sở tính toán các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua, bán trong kỳ. Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách đều đặn , kịp thời , tránh tình trạng thiếu hàng ,không đáp ưngd được yêu cầu của khách hàng trong kinh doanh dự trữ phait tuân theo nguyên tắc : +Hàng hoá dự trữ cần phải kiểm tra dều đăn , định kỳ , kịp thời bổ sung hàng hoá khi dựu trữ ở mức giới hạn thấp nhất +Phải sắp xếp hàng hoá theo nguyê._.n tắc dễ thấy dễ lấy dễ kiểm tra. +Phải sứp xếp hàng hoá theo nhóm khác nhau . +Quy định mức dự trữ thấp nhất và cao nhất * Tổ chức phân phối và bán hàng : Bán hàng là khâu quan trọng mấu chốt, là nghiệp vụ kinh doanh cơ bản, trực tiếp thực hiện chức năng lưu thông phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân và thực hiện mục tieu kinh doanh củ doanh nghiệp đó là lợi nhuận. Đồng thời bán hàng là hoạt động nghiệp vụ quan trọng chi phối các hoạt động nghiệp vụ khác như tạo nguồn, dự trữ, dịch vụ… Bán hàng là sự chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá từ H- T nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng về một giá trị dụng nhất định. Đứng dưới giác độ nghệ thuật, người ta xem bán hàng là một quá trình tại đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo nhu cầu và đáp ứng ước muốn của họ trê cơ sở thoả mãn quyền và lợi ích của cả hai bên. Mở rộng hoạt động kinh doanh phụ thuộc lớn vào tốc độ bán hàng nhanh hay chậm, hàng hoá bán được đồng nghĩa với việc doanh nghiệp còn tồn tại và phát triển, ngược lại doanh nghiệp sẽ không thực hiện được mục tiêu của mình điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sẽ mất dần vị thế trên thị trường. Đối với kinh doanh thương mại hoạt động bán hàng tổ chức tốt có thể làm tăng tiền bán ra và chỉ thông qua bán hàng cho người tiêu dùng giá trị của sản phẩm dịch vụ mới được thực hiện do đó mới có điều kiện thực hiện mục đích của doanh nghiệp. Bán hàng chỉ là một phương pháp giao tiếp trong kinh doanh cho phép các thượng vụ phù hợp với yêu cầu của khách trong quá trình mua bán. Người bán hàng có thể đáp ứng yêu cầu của người mua và quan sát phản ứng của họ, một nhân viên bán hàng thành cong phải là người có kinh nghiệm đánh giá khách hàng và có thê điều chỉnh nội dung thực hiện bán cho phù hợp với yêu cầu của người mua. Mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp thương mại bao gồm các cửa hàng và hệ thống đại lý được bố trí rộng và thuận tiện đề phục vụ khách hàng, tuy nhiên khi xây dựng mạng lưới kinh doanh doanh nghiệp cần phải bố trí phù hợp với quá trình vận động của hàng hoá từ nguồn hàng đến nơi tiêu dùng, mạng lưới cửa hàng phải được bố trí ở những nơi đông dân cư, những địa điểm thuận lợi cho mua bán, phải tính đến hiệu quả của từng điểm bán cũng như của toàn bộ doanh nghiệp, tránh sự diệt trừ lẫn nhau. Đối với hoạt động bán hàng doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc: + Khối lượng mặt hàng và chất lượng hàng hoá phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. + Tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ trong quá trình bán. + áp dụng phương pháp bán và quy trình bán hoàn thiện đảm bảo năng suất lao động, chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng không ngừng nâng cao, vì vậy đối với nhân viên bán hàng phải chọn những người tinh thông về nghiệp vụ hàng hoá, có khả năng tuyên truyền giới thiệu, phải biết sử dụng các phương tiện, dụng cụ trong quá trình phục vụ khách tạo không khí vui vẻ thực sự có thể nắm bắt được tâm lý khách hàng và đáp ứng thoả đáng nhu cầu. + Làm tốt công tác quảng cáo, kết hợp quảng cáo với bán hàng làm cho hoạt động quảng cáo phát huy tác dụng thúc đẩy bán hàng. Đối với doanh nghiệp thương mại hoạt động trong lĩnh vực phân phối và lưu thông phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt vì vậy phải tuân thủ nguyên tắc: + Kinh doanh những hàng hoá dịch vụ có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. + Phải lôi cuốn khách hàng rồi mới nghĩ đến cạnh tranh. + Khi làm lợi cho mình phải chú ý đến lợi ích của khách hàng. + Tìm kiếm và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. + Nhận thức và nắm bắt cho được nhu cầu của thị trường để đáp ứng đầy đủ. Tuỳ thuộc vào quy mô kinh doanh, đặc điểm, tính chất, đièu kiện vận chuyển doanh nghiệp thương mại có thể tổ chức bán hàng thông qua các kênh khác nhau như tổ chức bán trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua mạng lưới bán lẻ, bán qua trung gian hay môi giới. Phân phối hàng hóa thực chất là quá trình chuyển hàng hoá vào các kênh bán hàng một cách hợp lý, góp phần giảm chi phí lưu thông, đáp ứng tối đa yêu cầu của thị trường đảm bảo lợi nhuận và uy tín với khách. Đối với hoạt động phân phối hàng hoá để đem lại kết quả cao doanh nghiệp cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: + Nguyên tắc hiệu quả kinh tế thể hiện qua doanh thu và chi phí làm sao đạt được lợi nhuận cao nhất. + Nguyên tắc đồng bộ liên tục: Khi phân phối hàng hoá phải tính đến nhiều yếu tố như giá mua, chi phí vận chuyển, bảo quản... + Nguyên tắc ưu tiên: Trong trường hợp có sự mất cân đối cục bộ mà doanh nghiệp không thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm thì cần phải cân nhắc lựa chọn phương án tốt nhất. 4. Quản trị vốn, chi phí, nhân sự trong kinh doanh. Quản trị doanh nghiệp thương mại phải chú ý đến quản trị vốn, chi phí và nhân sự, đây là yếu tố ảnh hưởng đén kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với sự ra đời, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, qua vốn kinh doanh cho phép biết được tièm lực của doanh nghiệp, vốn kinh doanh quyết định quy mô kinh doanh, mặt hàng kinh doanh. Vốn của doanh nghiệp thương mại là thể hiện bằng tiền của tì sản lưu động, tài sản cố định. Quản tri vốn kinh doanh thực chất là thực hiện sử dụng vốn tong kinh doanh và theo dõi được kết quả sử dụng vốn lãi hay lỗ qua đó đưa ra biện pháp khắc phục. Bất kỳ doanh nghiệp nào dù hoạt động trong phạm vi lớn hay nhỏ đều quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn . Vì vậy quản lý tốt vốn kinh doanh nhằm tăng vòng quay vốn nhanh tạo ra sự linh hoạt trong kinh doanh. Vốn kinh doanh có vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp tuy nhiên nó chỉ phát huy tác dụng khi được bảo toàn và tăng lên sau mỗi chu kỳ kinh doanh, sử dụng nó một cách đúng hướng, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả vì vậy quản lý vốn là cần thiết. Để quản trị vốn tốt doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá tình hình sử dụng vốn như : việc phân bổ vốn đã hợp lý chưa, cơ cấu vốn, xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá hiệu quả sử dụng vốn qua các chỉ tiêu: sức sản xuất của vốn, sức sinh lợi của vốn, tốc độ luân chuyển vốn, thời gian một vòng lưu chuyển. Khả năng sinh lời của vốn qua dánh giá các chỉ tiêu đưa ra kết luận và đề ra biện pháp khắc phục. - Chi phí kinh doanh bao gồm chi mua hàng và chi phí lưu thông, chi phí kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp , bởi vì: lợi nhuận = doanh thu - chi phí. Do đó chi phí cao làm lợi nhuận giảm. Đối với các doanh nghiệp, chi phí giữ vai trò quan trọng vì vậy phải quản trị chi phí, quản trị chi phí là phải có kế hoạch chi, phải theo dõi và tính toán đúng đắn các khoản chi, tiết kiệm chi phí, chi phải đúng mục đích, đúng kế hoạch và đúng hướng, chi phải có thu, chi để tạo ra các khoản thu, chi tiêu tiết kiệm tránh những khoản có tính chất phô trương, hình thức và hạn chế những khoản thiệt hại làm tăng chi phí kinh doanh. Doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá và giám sát chặt các khoản chi. Để quản trị chi phí lưu thông được thuận lợi, doanh nghiệp phải lập kế hoạch chi phí lưu thông và xác định được tổng số tiền chi phí lưu thông và tỷ lệ chi phí lưu thông đúng đắn, chính xác, phù hợp với tình hình kinh doanh cũng như mặt hàng kinh doanh, đề ra được các biện pháp tiết kiệm chị phí lưu thông, khắc phục tình trạng chi tiêu lãng phí. Doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá tình hình chi tiêu: Mức độ hoàn thành = S cplt thực tế x 100% kế hoạch chi phí lưu thông S cplt kế hoạch Mức tiết kiệm hay = S số tiền - S số tiền vượt chi cplt cplt thực tế cplt kế hoạch Phạm vi hạ thấp = tỉ lệ cplt thực tế - tỉ lệ cplt kế hoạch hay tiết kiệm cplt - Quản tri nhân lực : Nói đến sản xuất kih doanh trước hết phải nói đến vấn đề con người vì con người ở đây quyết định toàn bộ những vấn đề kinh doanh. Có thể nói mọi quyền lực vật chất cũng như cơ hội kinh doanh chỉ ở dạng tiềm năng và để biến tiềm năng đó thành hiện thực thì phải có yếu tố con người. Vì vậy sử dụng con người đúng đắn thì sẽ thành công và ngược lại. Quản trị nhân sự là sự lựa chọn, bố trí, sắp xếp, phân công công việc phù hợp với nghiệp vụ của từng người, quản trị nhân sự là lĩnh vực liên quan đến con người “ dụng nhân như dụng mộc” nhưng con người có suy nghĩ, có tình cảm, có lý trí do đó đây là một vấn đề khó khăn. iii. các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp : Thông thường người ta phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thành các yếub tố chủ quan và các yếu tố khách quan các yếu tố chủ quan là các yếu tố thuộc bản thân doanh nghiệp ,doanh nghiệp có thể kiểm soát hoặc điều chỉnh được nó,các yếu tố khách quan là các yếu tố mà doanh nghiệp không thể điều chỉnh và kiểm soát được. 1-Các nhân tố khách quan :Là các nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được nó tác động liên tục đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo những xu hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải thường xuyên nắm bắt được các nhân tố này, xu hướng hoạt động và sự tác động của các nhân tố đó lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố khách quan bao gồm các yếu tố chính trị, luật pháp, văn hoá, xã hội, công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và quan hệ kinh tế, đây là những yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được đồng thời nó có tác động chung đến tất cả các doanh nghiệp trên thị trường. Nghiên cứu những yếu tố này doanh nghiệp không nhằm để điều khiển nó theo ý kiến của mình mà tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của mình. - Yếu tố chính trị và luật pháp : Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và luật pháp tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực iện mục tieue của doanh nghiệp. ổn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh, thay đổi về chính trị có thể gây ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác. Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng gian lận,buôn lậu ... Mức độ ổn định về chính trị và luật pháp của một quốc gia cho phép doanhnghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro, của môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của của nó đến doanh nghiệp như thế nào, vì vậy nghiên cứu các yếu tố chính trị và luật pháp là yeu cầu không thể thiếu được khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường. -Yếu tố kinh tế : Có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập mở rộng thị trường, nghhành hàng này nhưng lại hạn chế sự phát triển cuả nghành hàng khác. Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến sức mua, sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng hay xu hướng phát triển của các ngành hàng , cac syếu tố kinh tế bao gồm : + Hoạt động ngoại thương : Xu hướng đóng mở của nền kinh tế cóảnh hưởng các cơ hội phát triển của doanh nghiệp ,các điều kiện canh tranh ,khả năng sử dụng ưu thê quốc gia về công nghệ, nguồn vốn . + Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập, tích luỹ , tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm đầu tư ... +Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ảnh hưởng dến vị trí vai trò và xu hướng phát triển của các ngành kinh tế kéo theo sự thay đổi chiều hướng phát triển của doanh nghiệp . + Tôc độ tăng trưởng kinh tế : Thể hiện xu hướng phát triển chung của nền kinh tế liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của mỗi doanh nghiệp . -Các yếu tố văn hoá xã hội : Có ảnh hưởng lớn tới khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ,là yếu tố hình thành tâm lí, thị hiếu của người tiêu dùng . Thông qua yếu tố này cho phép các doanh nghiệp hiểu biết ở mức độ khác nhau về đối tượng phục vụ qua đó lưạ chọn các phương thức kinh doanh cho phù hợp . Thu nhập có ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại sản phẩm và chất lượng đáp ứng, nghề nghiệp tầng lớp xã hội tác động đến quan điểm và cách thức ứng xử trên thị trường , các yếu tố về dân tộc ,nền văn hoá phản ánh quan điểm và cách thức sử dụng sản phẩm , điều đó vừa yêu cầu đáp ứng tình riêng biệt vừa tạo cơ hội đa dạng hoá khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp . -Yếu tố kỹ thuật công nghệ : ảnh hưởng đến yêu cầu đổi mới công nghệ trong thiết bị khả năng sản xuất sản phẩm với chất lượng khác nhau, Năng suất lao động và khả năng cạnh tranh, lựa chọn và cung cấp công nghệ . -Điều kiện tự nhiên và cơ sở ha tầng : Các yếu tố điều kiện tự nhieen như khí hậu ,thời tiết ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất kinh doanh trong khu vực , hoặc ảnh hưởng đến hoạt động dự trữ , bảo quản hàng hoá. Đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật ,các điều kiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh một mặt tạo cơ sở cho kinh doanh thuận lợi khi khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh tế, mặt khác nó cũng có thể gây hạn chếkhả năng đầu tư, phát triển kinh doanh đặc biệt với doanh nghiệp thương mại trong quá trình vận chuyển, bảo quản, phân phối… -Yếu tố khách hàng : Khách hàng là những người có nhu cầu và khả năng thanh toán về hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh . Khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Khách hàng có nhu cầu rất phong phú và khác nhau tuỳ theo từng lứa tuổi, giới tính mức thu nhập, tập quán …Mỗi nhóm khách hàng có một đặc trưng riêng phản ánh quá trình mua sắm của họ. Do đó doanh nghiệp phải có chính sách đáp ứng nhu cầu từng nhóm cho phù hợp. -Đối thủ canh tranh : Bao gồm các nhà sản xuất, kinh doanh cùng sản phẩm của doanh nghiệp hoặc kinh doanh sản phẩm có khả năng thay thế. Đối thủ canh tranh có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, doanh nghiệp có cạnh tranh được thì mới vó khả năng tồn tại ngược lại sẽ bị đẩy lùi ra khỏi thị trường , Cạnh tranh giúp doanh nghiệp có thể nâng cao hoạt động của mình phục vụ khách hàng tốt hơn ,nâng cao được tính năng động nhưng luôn trong tình trạng bị đẩy lùi. -Người cung ứng : Đó là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước mà cung cấp hàng hoá cho doanh nghiệp, người cung ứng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cua doanh nghiệp không phải nhỏ ,điều đó thể hiện trong việc thực hiện hợp đồng cung ứng, độ tin cậy về chất lượng hàng hoá, giá cả, thời gian, điạ điểm theo yêu cầu … 2-Các yếu tố chủ quan : Là toàn bộ các yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát ở mức độ nào đó và sử dụng để khai thác các cơ hội kinh doanh. Tiềm năng phản ánh thực lực cuả doanh nghiệp trên thị trường, đánh giá đúng tiềm năng cho phép doanh nghiệp xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn đồng thời tận dụng được các cơ hội kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Các yếu tố thuộc tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm : Sức mạnh về tài chính, tiềm năng về con người, tài sản vô hình, trình độ tổ chức quản lí, trình độ trang thiết bị công nghệ, cơ sở hạ tầng, sự đúng đắn của các mục tiêu kinh doanh và khả năng kiểm soát trong quá trình thực hiện mục tiêu . +Sức mạnh về tài chính thể hiện trên tổng nguồn vốn (bao gồm vốn chủ sở hữu,vốn huy động) mad doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng quản lí có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh. Sức mạnh tài chính thể hiện ở khả năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn, các tỉ lệ về khả năng sinh lời của doanh nghiệp … +Tiềm năng về con người : Thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm có khả năng đáp ứng cao yêu cầu của doanh nghiệp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp trung thành luôn hướng về doanh nghiệp có khả năng chuyên môn hoá cao, lao động giỏi có khả năng đoàn kết, năng động biết tận dụng và khai thác các cơ hội kinh doanh … +Tiềm lực vô hình : Là các yếu tố tạo nên thế lực của doanh nghiệp trên thị trường, tiềm lực vô hình thể hiện ở khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn, chấp nhận và ra quyết định mua hàng của khách hàng.Trong mối quan hệ thương mại yếu tố tiềm lực vô hình đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác mua hàng, tạo nguồn cũng như khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng, mở rộng thị trường kinh doanh …Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp có thể là hình ảnh uy tín của doanh nghiệp trên thị trường hay mức độ nổi tiếng cuả nhãn hiệu, hay khả năng giao tiếp và uy tín của người lãnh đạo trong các mối quan hệ xã hội … + Vị trí địa lí , cơ sở vật chất của doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp thu hút sự chú ý cuả khách hàng, thuận tiện cho cung cấp thu mua hay thực hiện các hoạt động dự trữ. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp thể hiện nguồn tài sản cố đinh mà doanh nghiệp huy động vào kinh doanh bao gồm văn phòng nhà xưởng, các thiết bị chuyên dùng … Điều đó thể hiện thế manh của doanh nghiệp , quy mô kinh doanh cũng như lợi thế trong kinh doanh … 3-Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại : Đối với doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức quản lí kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh phải có hiệu quả .Hiệu quả kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng và phát triển kinh tế, đối với doanh nghiệp hiệu quả kinh tế chính là lợi nhuận thu được trên cơ sở không ngừng mở rộng sản xuất, tăng uy tín và thế lực của doanh nghiệp trên thương trường … Hiệu quả kinh doanh cuả doanh nghiệp thương mại là vấn đề phức tạp có quan hệ đến toàn bộ các yếu tố của quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả kinh doanh khi sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả, khi dánh giá hiệu quả kinh doanh chúng ta có thể sử dụng các chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối để biết mức độ tăng giảm cuả hiệu quả kinh doanh. Ttrong kinh doanh lợi nhuận là chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp được xác định bằng cách lấy kết quả thu được trừ đi chi phí bỏ ra : Hiêụ quả kinh doanh = Kết quả thu đươc- chi phí bỏ ra Theo cách tính này mới chi phản ánh được mặt lượng của hiệu quả kinh doanh mà chưa xác đinh được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh . Có thể sử dụng các chỉ tiêu chung đánh giá hiệu quả kinh doanh : Hiệu quả kinh doanh = Doanh thu /Chi phí Hoặc : Hiệu quả kinh doanh = Chi phí kinh doanh /Doanh thu . Chương II Lí luận về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại I-Lịch sử hình thành và phát triển của trung tâm kinh doanh thương mại và dịch vụ mía đường 1 . 1-Lịch sử hình thành trung tâm: Trung tâm kinh doanh thương mạI và dịch vụ mía đường 1 là một đơn vị trực thuộc tổng công ty mía đường 1 Việt nam được thành lập và hoạt động theo : -Nghị quyết số 808 /HĐBTngày 20/11/1997 của hội đồng quản trị tổng công ty mía đường 1 -Theo quyết định số 561/1998/-MĐI/TCCB ngày 30 tháng năm 1998 của tổng công ty mía đường I . -Giấy phép đăng kí kinh doanh số :310437. -Trụ sở chính 5B –PHố MINH KHAI –QUậN HAI BATRƯNG –Hà NộI. -Cơ quan sáng lập :Tổng công ty mía đường I -Trung tâm mở tàI khoản riêng tạI ngân hàng công thương việt nam số 30110047. Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm gắn liền với sự phát triển của tổng công ty mía đường I .Tiền thân của TCTMĐI là liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp mía đường I (phía bắc )và đổi thành tổng công ty mía đường I theo quyết định số 337 TCNN-PTNT ngày 29 tháng 12 năm 1995 của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn . Tổng công ty MĐI là một doanh nghiệp nhà nước quản lí theo mô hình tổng công ty mạnh, có hội đồng quản trị và bên dưới có các ban .Tổng công ty quản lí 12 đơn vị thành viên trong đó có 11 công ty là hạch toán độc lập,trực tiếp tổ chức sản xuất đường từ mía đường và các sản phẩm sau đường từ phế phẩm và có một trung tâm kinh doanh thương mạI là đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng công ty . Tổng công ty mía đường I được nhà nước giao nhiệm vụ quản lí liên nghành mía đường phía bắc. Được thành lập chính thức và hoạt động riêng từ năm 1995 nhưng Tổng công ty đã đạt được kết quả đáng kể và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần cùng Tổng công ty MĐII đạt được mục tiêu 1triệu tấn đường năm 2000 như nghị quyết đạI hội đảng VIII đã đề ra . Kết quả sản xuất ,tiêu thụ đường qua các năm từ 1999 đến 0năm 2000 (Theo báo cáo 5 năm thực hiện chương trình mía đường ) Trong những năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh đường có nhiều biến độ, lượng cung đang vượt cầu, giá giảm, nhiều nhà máy làm ăn thua lỗ, lượng hàng tồn kho động lạI nhiều ,khả năng tổ chức tiêu thụ sản phẩm của các nhà máy bị đình trệ, nhiều khu vực nguyên liệu mía đường bị phá bỏ, đồng thời thực hiện chương trình mía đường của chính phủ tiến độ xây dựng và mở rộng các nhà máy tăng nhanh cả về quy mô sản xuất, vốn đầu tư, máy móc thiết bị,và chủng loạI sản phẩm .So với năm 1994 cả nước có diện tích mía đường là 350000 ha tăng 200000 ha,(134%) năng suất bình quân tăng là 50,8 t/ha tăng 21%, sản lượng mía cây tăng 183% và cho đến năm 2000 đã có 44 nhà máy đường hoạt động . Trong khi giá đường giảm mạnh năm 1998 đường trắng loạI 1 bán khoảng 5800đ/kg thì giữa năm 1999 xuống còn 3200 –3500 đ/kg (giảm 45%). Giá đường của thế giới khá thấp so với giá thành trong nước, mặc dù nhà nước có chính sách bảo hộ cho nghành đường nhưng hàng nhập lậu nhiều gây ảnh hưởng lớn cho các nhà máy sản xuất . Đứng trước tình hình đó cuối năm 1998 Tổng công ty mía đường I quyết định thành lập trung tâm kinh doanh thương mạI mía đường I nhằm thực hiện công tác hậu cần cung cấp vật tư thiết bị, máy móc cho các nhà máy, các đơn vị thành viên phục vụ cho đổi mới công nghệ ,phục vụ cho sản xuất nhằm hạ giá thành sản xuất nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới và tham gia giúp đỡ các đơn vị tiêu thụ sản phẩm đường và sau đường . Trung tâm được thành lập trên cơ sở sát nhập phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và bộ phận kinh doanh dịch vụ .Tên tiếng anh là CTST-VINASUGAR . 2_Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm : Trung tâm kinh doanh thương mại và dịch vụ mía đường 1 là một đơn vị kinh doanh vì vậy có đầy đủ chức năng và nhiệm vụ kinh doanh như một doanh nghiệp thương mạI . a-chức năng của trung tâm: -Tổ chức và quản lí hoạt động kinh doanh ,đây là một chức năng quan trọng của bất cứ một doanh nghiệp nào trong cơ chế thị trường hiện nay ,vì vậy để tồn tạI và phát triển các doanh nghiệp phảI không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức cho gọn nhẹ ,linh hoạt và cảI tiến cấc hoạt động nghiệp vụ nhằm thực hiện đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng -thực hiện khâu lưu chuyển hàng hoá từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, thực hiện giá trị hàng hoá trong khâu lưu thông ,bảo đảm giảm chi phí ,đáp ứng yêu cầu của sản xuất ,kinh doanh ,tiêu dùng . Tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông ,hoàn thiện sản phẩm ,tổ chức thực hiện các nghiệp vụ phân loạI ,đóng gói phù hợp với nhu cầu tiêu dùng ,vận chuyển đến tận nơI theo yêu cầu của khách hàng . -GiảI quyết tốt mối quan hệ giữa trung tâm với các đơn vị thành viên ,với cơ quan cấp trên ,các cơ quan quản lí như : cục thuế ,ngân hàng ,đồng thời không ngừng mở rộng quan hệ với các nhà máy sản xuất để tạo nguồn hàng, củng cố mối quan hệ với khách hàng ,tạo lập thêm nhiều mối quan hệ để mở rộng thị trường ,tạo bầu không khí thân thiện ,bình đẳng giữa cán bộ công nhân viên trong trung tâm Đây là những vấn đề mà bất kỳ một doanh nghiệp , một đơn vị kinh doanh nào muốn thành công thì cần phảI có sự quan tâm đúng mức nhằm tận dụng những cơ hội kinh doanh ,nắm bắt thông tin, tạo sự đoàn kết cùng thức hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. -Tổ chức thực hiện kinh doanh vật tư ,máy móc ,trang thiết bị vật tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên ,các nhà máy sản xuất đường và các sản phẩm sau đường . -Kinh doanh các sản phẩm từ đường và sau đường của các đơn vị thuộc tổng công ty và của các nhà máy sản xuất đường nằm ngoàI sự quản lí của tổng công ty . -Kinh doanh bán buôn bán lẻ các loạI mặt hàng của nghành . -Tổ chức kinh doanh xuất nhập các mặt hàng và thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh . -Thực hiện các hoạt động dịch vụ như tư vấn kỹ thuật ,chuyển giao công nghệ, sửa chữa ,bảo dưỡng , dịch vụ tư vấn thiết kế ,lắp đặt các thiết bị trong nghành . b-Nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm : -Tổ chức để thực hiện các phương án kinh doanh thương mạI ,dịch vụ ,tổ chức kí kết và thực hiện các hợp đồng trong và ngoàI nước theo sự phân cấp và uỷ quyền của tổng công ty . -Thực hiện nhiệm vụ bảo đảm công tác hậu cần cho sản xuất và tiêu dùng cho các nhà máy sản xuất như máy móc ,vật liệu ,hương liệu ....,đồng thời tổ chức lưu thông chuyển đưa hàng hoá (các sản phẩm đường và sau đường )phục vụ cho nhu cầu của đời sống xã hội một cách tốt nhất . -Tổ chức sắp xếp phân công ,sử dụng hợp lí cán bộ công nhân viên của trung tâm, thực hiện nghiêm túc kỷ luật lao động ,các chế độ chính sách có liên quan đến người lao động để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh . -Tự hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh thực hiện theo nguyên tắc lấy thu bù chi , đảm bảo cá lãI .Thực hiện pháp lệnh về kế toán thông kê ,các quy chế tàI chính đã được tổng công ty phê duyệt . -Thực hiện đầy đủ các các quy định quản lí kỹ thuật ,bảo đảm chất lượng hàng hoá ,an toàn lao động ,đạt hiệu quả kinh doanh . --Xây dựng cơ cấu tổ chức kinh doanh thích hợp ,trình tổng công ty phê duyệt, nghiên cứu quy chế quản lí nội bộ của trung tâm theo phân cấp . -Tổ chức cung ứng các yếu tố đầu vào ,thực hiện kinh doanh trong và ngoàI nước thông qua các hợp đồng ,đạI lí tiêu thụ ,hợp đồng xuất nhập khẩu . Đối với hoạt động tàI chính trung trung tâm phảI thực hiện : -Tự trang trảI hạch toán về chi phí . -tự lo lương và các chế độ bảo hiểm khác đối với người lao động . -Tự trang trảI các chi phí khác cho hoạt động kinh doanh . Trung tâm phảI tuân thủ các quy định của nhà nước : -Trung tâm phảI cư người có trình độ về kế toán tàI chính để mở sổ sách việc hạch toán đúng đủ theo pháp lệnh tàI chính kế toán thống kê ,có thủ quỹ theo dõi . -Hàng tháng trung tâm phảI quyết kết quả kinh doanh ,trích nộp các khoản nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước và tổng công ty . - Các chứng từ ,hoá đơn mua và bán thực hiện theo đúng hướng dẫn của bộ tàI chính thi hành ngày 1/8/1998. -Hàng quý ,hàng năm ,phảI lập các báo cáo tàI chính theo quy định của nhà nước -Huy động vốn đầu tư từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật để đáp ứng yêu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có hiệu quả . 3-Chế độ tài chính : Trung tâm kinh doanh thương mại và dịch vụ mía đường 1 là đơn vị hạch toán phụ thuộc có quyền và nghĩa vụ dân sự ,được chủ động và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình ,được sử dụng con dấu và tàI khoản riêng tạI ngân hàng theo quy định của pháp luật . Trung tâm hoạt động theo phương thức tự cân đối ,tự trang trãI chi phí được tổng công ty hỗ trợ vốn cấp ban đầu để phục vụ cho mục đích kinh doanh và phảI có trách nhiệm phát triển vốn được giao từ kết quả hoạt động kinh doanh của mình . Trung tâm xây dựng kế hoạch tàI chính trên cơ sở xây dưng phương án kinh doanh năm , quý ,có nhiệm vụ bảo vệ kế hoạch kinh doanh trước tổng công ty .Các hợp đồng kinh tế lớn cũng phảI xây dựng các phương án tàI chính để có kế hoạch vốn và thực hiện huy động vốn đảm bảo cho kế hoạch kinh doanh . Trung tâm phảI báo sổ về tổng công ty ,hạch toán đến kết quả cuối cùng,hàng tháng thực hiện hạch toán trên cơ sơ các chứng từ gốc và lập hệ thống sổ sách kế toán ,lên bảng cân đối phát sinh hàng tháng ,các báo cáo tàI chính theo quy định gửi về phòng tàI vụ . Hạch toán của trung tâm bao gồm : +doanh thu là toàn bộ các khoản doanh thu từ hoạt động kinh doanh thương mạI dịch vụ và các khoản khác như tiền thanh lí tàI sản ,từ hoạt động tàI chính ... +Chi phí ;bao gồm giá vốn ,lương ,bảo hiểm ,chi phí giao dịch và các khoản khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của trung tâm . +Nộp các khoản cho ngân sách nhà nước và cho tổng công ty . 4-Cơ cấu tổ chức bộ máy của trung tâm : Trung tâm kinh doanh thương mại và dịch vụ mía đường 1 là một đơn vị tiêu biểu cho loạI hình doanh nghiệp nhỏ với bộ máy tổ chức gọn nhẹ ,phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ đề ra tạo lập năng lực và chất lượng hoạt động thúc dẩy kinh donh phát triển ,tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế Trung tâm mới được thành lập vì vậy mô hình tổ chức còn đơn giản.Bộ máy hoạt động của trung tâm được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng ,đây là mô hình mà giám dốc của trung tâm được sự giúp sức của các bộ phận tham mưu ,các lãnh đạo chức năng để dưa ra các quyết định,tuy nhiên giám đốc trung tâm vẫn phảI chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và toàn quyền quyết định trong phạm vi trung tâm và lệnh vẫn được truyền theo trực tuyến Bộ máy quản lí của trung tâm Giám đốc trung tâm phó giám đốc bộ phận tàI chính bộ phận kinh doanh bộ phận hành chính mạng lưới kho cửa hàng bán lẻ Bộ máy trung tâm gồm 1 giám đốc ,hai phó giám đốc ,bao gồm các bộ phận chức năng :bộ phận kinh doanh ,bộ phận tàI chính ,bộ phận hành chính ,mạng lưới kho và các cửa hàng bán lẻ . Chức năng của các phòng ban : 1) Giám đốc trung tâm do tổng giám đốc bổ nhiệm ,miễn nhiệm ,khen thưởng và kỷ luật sau khi đã thông qua hội đồng quản trị tổng công ty .Giám đốc trung tâm có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch dàI hạn ,ngắn hạn ,kế hoạch khách hàng ,các phương án kinh doanh xuất nhâp khẩu ,kinh doanh dịch vụ,khai thác tốt các nguồn được giao ,các hợp đồng kinh tế với các đơn vị theo sự phân công phê duyệt của tổng công ty và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ,tổng hợp có hiệu quả các phương án kinh doanh ,các kế hoạch đã được tổng công ty phê duyệt . Giám đốc trung tâm có nhiệm vụ xây dựng biên chế lao động và được phép sắp xếp đIều hành quản lí mọi hoat động của trung tâm trên cơ sở pháp luật ,quy chế đIều hành của nhà nước và đIều lệ hoạt động của trung tâm cùng với sự chỉ đạo hoạt động cụ thể của tổng giám đốc. 2)-Phó giám đốc trung tâm giúp việc cho giám đốc ,đượch giám đốc phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác ,chịu trách nhiệm trước giám đốc trung tâm và chịu trách nhiệm trước tổng công ty và pháp luật về lĩnh vực được giao . Phó giám đốc do tổng giám đốc tổng công ty bổ nhiệm._.thêm các hình thức quảng cáo ,xúc tiến củng cố vị thế của trung tâm và mở rộng thị trường kinh doanh 4-Các biện pháp giảm chi phí kinh doanh : Trong hoạt độngkd thương mại chi phí kinh doanh bao gồm chi mua hàng ,chi phí thu mua ,vận chuyển bảo quản ,chi phí quản lí hành chính trong đó chi phí mua la fkhoản chi lớn nhất đôí với trung tâm vì vậy lựa chọn mua hàng đối tác mua phải đảm bảo hàng mua bán đựoc trên thị trường cùng một loại hàng hoá phải chọn hàng có chất lượng tốt với chi phí thấp nhất đòi hoie trung tâm phải có biện pháp khai thác nguồn hang tốt hơn . -Các biện pháp giảm chi phí vận chuyển thu mua : +Tăng cường nghiên cứu các nguồn cung cấp lựa chọn nguồn hàng rẻ chất lượng đảm bảo ,quãng đường vận chuỷen ngắn tổ chức mua nguồn tập trung để giảm các chi phí cho kí kết giao dịch nên kí kết hợp đồng dài hạn để có nguồn bảo đảm ổn định. +Tổ chức bộ máy kinh doanmh và mậng lưới bán hàng có qui mô phù hợp với số lượng hàng hoá lưu chuyển . +Tăng cường quản lý và sử dụng tối đa cơ sở vạt chất ,kỹ thuật ,tài sản ,và thế mạnh của trung tâm trong mua hàng +Chủ đọng tiến hành các hoạt động dịch vụ ,tổ chức tốt cong tác bốc dỡ hàng hoá ở hai tuyến vận chuyển ,hợp tác chặt chẽ với các đơn vị kho vận,sử dụng các phươnh tiện vận chuyển tiên tiến ,thuẹc hiện hình thức mua thẳng bán thẳng có dự trữ hợp lý nhằm giảm chi phí bốc dỡ ,thuê phương tiện nhiều lần lựa chọn đúng đắn phương tiện vận chuyển phù hợp với khối lượng hàng càan vận chuyển, tránh lãng phí ,nếu vận chuyển khối lượng hàng lớn liên tục có thể ký hợp đồng vận chuyển theo thời gian -các biện pháp giảm chí bảo quản thu mua: +áp dụng tiến bộ công nghệ mới trong bảo quản hàng hoá ,thưòng xuyên kiểm tra và đầu tư thêm các dụng cụ ,công cụ ,vật liệu kê lót ,chống ẩm ,chống côn trùng gặm nhấm . +Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ kỹ thuật của cán bộ nhân viên làm công tác kho . +Kiểm tra chặt chẽ số lượng ,chất lượng hàng hoá xuất nhập kho có sự phân loại bảo quản thích hợp . +Xây dựng định mức hao hụt và quản lý chặt chẽ các khâu ,cácyếu tố có liên quan đến hao hụt tự nhiên . +Lựa chọn kho và các trang thiết bị kho phù hợp với đặc điểm tính chất của từng loại hàng hoá kinh doanh -Các biện pháp giẩm chi phí quản lý hành chính chi phí quản lý hành chính là khoản chi cần thiết cho quá trình kinh doanh như chi lương cho cán bộ nhân viên ,chi phí giao dịch tiếp khách chi phí quảng cáo ,xúc tiến giới thiệu hàng hoá ,chi nộp cấp trên.Chúng ta biết rằng hiện nay chi phí hoạt đọng quản lý hành chính của trung tâm còn cao nguyên nhân là chi lương ,nộp cấp trên,chi phí giao dịch tiếp khách cao vì vậy trung tâm cần phải: +Tận dụng khai thác một cách hiệu quả nguồn nhân lực hiẹn có ở trung tâm có thể mở rộng thêm kinh doanh thực hiện thêm các hình thức dịch vụ tạo thêm việc và tăng doanh thu nâng cao hiệu quả kinh doanh . +Cải tiến bộ máy quản lí phù hợp với quy mô tiình phát triển của trung tâm ,giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết áp dụng tiến bộ trong quản lí . +Tổ chức bộ máy quản lí phải được tiến hành nhịp nhàng thông suốt đều đặn giữa các khâu ,kí kết hợp đồng mua hàng ,thanh toán ,dữ trữ và bán hàng bảo đảm sự thông suốt giữa các khâu . +Có thể xin tách khỏi tổng công ty thành đơn vị độc lập để giảm bớt chi phải nộp cho quản lí cấp trên . +Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ,vă phòng giao dịch phục vụ cho việc giao dịch đàm phán tiếp khách giảm bớt các khoản chi phải thuê ngoài . 5-Các biện pháp phát triển kênh bán hàng : Để tăng cường hoạt động bán hàng mở rộng kinh doanh đòi hỏi trung tâm phải mở rộng mạng lưới bán hàng ,bên cạnh việc tăng cường các cửa hàng trên thị trường thì một hình thức khác đó là sử dụng trung gian như môi giới ,đại lí ,người bán lẻ đặc biệt là đại lí là người trung gian cần thiết nó tạo điều kiện cho công tác quảng cáo bán hàng mở rộng thị trưòng và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong tất cả hình thức đại lí thì đại lí có hợp đồng là hình thức mà trung tâm nên chú trọng hơn ,đay là hình thức đại lí họ kí két hợp đồng bán hàng và hưởng hoa hồng họ bán hàng cho trung tâm trong điều kiện không mua hàng phát triển hình thức đại lí này giúp trung tâm có khả năng mở rộng bánhàng trực tiếp đén khách hàng khu vực thị trường mà trung tâm chưa đủ khả năng khai thác giúp trung tâm giảm chi phí như chi phí phục vụ bán chi cho việc xây dựng cửa hàng ,đầu tư thêm trang thiết bị nhân công trong điều kiện hạn chế về vốn để đầu tư mua sắm . Tuy nhiên không thể kí kết hợp đồng tràn lan được mà phải có sự lựa chọn điều này căn cứ vào thỉtuường kinh doanh vào uy tín kinh nghiệm tổ chức quản lí của họ trên thị trường . Để tăng cường các đại lí trung tâm có thể áp dụng cac biện pháp khuyến khích như cho hưởng mức hoa hông cao hơn đối thủ cạnh tranh nâng cao dư nợ hàng tháng ,vận chuyển hàng hoá đến tận nơi ngoài ra để tăng doanh số bán trung tâm cần phải quan tâm đến người bán lẻ vì họ là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng ,người tiêu dùng ,thu hút đượccảm tình và động viên đội ngũ này làm việc là việc làm có ý nghĩa quan trọng họ sã là đội ngũ tiếp thị ,giới thiệu quảng cáo và vận động người tiêu dùng mua hàng đồng thời họ sẽ là người cung cấp thông tin cho trung tâm về đánh giá ,về sự biến đổi trong nhu cầu của khách ,lí do hàng bán nhanh hay bị ứ đọng để trung tâm có biện pháp lịp thời . 6-Các biện nâng cao hiệu quả hoạt động dự trữ : Trong kinh doanh dự trữ hàng hoá là yêu cầu cần thiết mức dự trữ hợp lí có một ý nghiã rất lớn ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu về thời gian có ích và chi phí của đơn vị nói chung ,dự trữ không hợp lí có thể mất khách hàng và làm tăng chi phí bán hàng của trung tâm vì vậy để thực hiện tốt công tác dự trữ trung tâm có thể phải : +Xác định nhu cầu hàng hoá lượng đặt hàng và nhập về trong kế hoạch kinh doanh trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu ,xác định lượng tồn kho và khả năng khai thác nguồn . +Mở rộng và phát triển các kênh bán hàng để giảm dự trữ ở kho mà tăng lượng hàng hoá ở các điểm bán đại lí . +Đầu tư xây dựng mạng lưới kho tàng trang thiết bị bảo quản hàng hoá ,giảm chi phí hao hụt mất mát kém phẩm chất hàng hoá . +Thường xuyên kiểm tra ,xem xét lượng dự trữ . +Khi xác định dự trữ phải xác định địa điểm đặt dự trữ ở kho hay ở các cửa hàng đại lí. +Danh mục các loại hàng hoá dự trữ ,khách hàng khối lượng của từng loại +Với trường hợp hàng hoá bị ứ động trung tâm nên năng động trong việc tìm kiếm nhu cầu để giảm dự trữ chuyển sang kinh doanh dự trữ mặt hàng khác . +Nên kinh doanh theo phương thức mua thẳng chuyển thẳng cho khách hàng chỉ dự trữ mức hợp lí để tránh hàng hoá trong kho quá nhiều giảm được các chi phí xuất nhập . +Công tác dự trữ tồn kho phải được chỉ đạo chặt chẽ linh hoạt vừa bảo đảm nhu cầu cung ứng cho khách hàng vừa hạn chế tồn đọng hàng quá mức cần thiết +Mặt hàng đường có tính chất thời vụ trong cả sản xuất và tiêu dàng chịu ảnh hưởng của các yếu tố cần thiết các ngày lễ hội lớn ngày tết hội hè …Chính vì vấy trung tâm cần phải có kế hoach dự trữ hợp lí đàu tư vốn dự trữ trong những ngày thời vụ để phục vụ cho kinh doanh trong cả năm . 7-Tạo lập nền văn hoá doanh nghiệp : Một doanh nghiệp tồn tại trên thị trường một mặt nó chịu tác động của các yếu tố khách quan một phần còn do chủ quan của nó sự thành công trong kinh doanh chỉ đến khi doanh nghiệp phối hợp tốt nhất các yếu tố bên trong và bên ngoaì để tạo sự phối hợp nhịp nhàng giải quyết tốt các mối quan hệ bên trong của trung tâm nhằm tạo dựng nèen vă hoá doanh nghiệp mà trong đó mọi người hiểu biết lẫn nhau ,hiểu được nhiệm vụ mục tiêu chung của doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp trở thành một cộng đồng thống nhất làm việc trên tinh thần hợp tác tin cậy gắn bó thân thiện quy tụ được sức mạnh của mọi người ,mọi bộ phận đoàn kết quyết tâm vì mục tiêu chung góp phần đưa đến những thành công của trung tâm . Văn hoá doanh nghiệp có thể là toàn bộ giá trị tinh thần mang đặc trưng riêng của trung tâm tác động tới tình cảm lí trí và hành vi của các thành viên ,văn hoá doanh nghiệp bao gồm nhiều bộ phận hợp thành như các nghi lễ những chuẩn mực chung triết lí kinh doanh của trung tâm . Để xây dựng được nền văn hoa doanh nghiệp ở trung tâm thì tất cả các thành viên và đặc biệt là thái độ ,cách ứng xử và giao tiếp đối với cán bộ cấp dưới sẽ ảnh hưởng tới tinh thần thái độ lao độngcủa mỗi thành viên và longf trung thành đối voí trung tâm nếu trung tâm tạo được bầu không khí tích cực các nhân viên sẽ hào hứng hơn ,phấn đấu để đạt được mục tiêu nhiệm vụ được giao .Vì vậy người lãnh đạo phải là người tài giỏi có đủ sức đủ tài để tạo ra hệ thống giá trị sáng lập nền văn hoá trung tâm họ phải là người gương mẫu và thực hiện nghiêm túc những tập tục thói quen những chuẩn mực chung của trung tâm . Văn hoá doanh nghiệp có thể điều chỉnh hành vi của nhân viên kinh doanh nó là các chuẩn mực đánh gia smọi hành vi cuả các thành viên biểu dương những hàng vi tốt và hạn chế những hành vi xxấu từ đó các thành viên biết nên làm gì và không nên làm gì ,văn hoa doanh nghiệp còn bao hàm cả nhiệm vụ của mỗi thành viên đối với trung tâm và đối với xã hội .Vì vậy xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp đòi hỏi phải giáo dục văn hoá đạo đức cho mỗi thành viên nâng cao tri thức ,sự hiểu biết đạo đức thẩm mĩ đồng thời phải dựa trên văn hoá xã hội. Văn hoá doanh nghiệp có tính bền vững ổn định nó định hướng cho hoạt động của trung tâm thống nhất mọi thành viên văn hoá doanh nghiệp càng mạnh thì việc đưa chỉ thị mệnh lệnh hướng dẫn càng giảm đi ,quá trình xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp đồi hỏi thời gian dài noa giống như xây dựng nguồn lực vô hình vì vậy đòi hỏi có sự tổng kết thực hiện kinh doanh biểu dương hành vi tốt để mọi nguời làm theo tạo ra một tập tục thói quen không thay đổi . 8-Biện pháp đẩy mạnh cạnh tranh : Thương trường là chiến trường các doanh nghiệp tham gia vào thị trường thì không tránh khỏi cạnh tranh trung tâm là doanh nghiệp kinh doanh mới được thành lập đang còng nhiều khó khăn nhưng cũng không tránh khỏi sự canh tranh với các đối thủ cả trong nước và nước ngoài ,đối thủ cạnh tranh nước ngoài là những nước xuất khẩu đường ,đối thủ canh tranh trong nước là các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần như quốc doanh tư nhân ,liên doanh , đại lí nhà buôn . Doanh nghiệp tham gia vào thị trường phải tìm cách đánh gục đối thủ canh tranh để gìanh phần thắng lới chiếm lĩnh thi trường muốn vậy trung tâm cần phải : -Xác định được đối thủ cạnh tranh của mình là ai đó là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đường các sản phẩm sau đường và các sản phẩm có khả năng thay thế . -Xác định được số lượng được đối thủ cạnh tranh trên thị trường trọng điểm mà trung tâm đang kinh doanh . -xác định được trạng thái cạnh tranh trên thị trường mà doanh nghiệp kinh doanh xem đó là trạng thái thị trường cạnh tranh thuần tuý, cạnh tranh hỗn tạp hay là cạnh tranh độc quyền trên cơ sở đó để có chiến lược ,kế hoạch cạnh tranh phù hợp . -Phải nghiên cứu điều kiện chung về cạnh tranh trên thị trường ,các quan điểm khuyến khích hay hạn chế cạnh tranh ,vai trò và khả năng của chính phủ trong việc điều khiển cạnh tranh ,các quy định về cạnh tranh và ảnh hưởng cúa nó đến hoạt động kinh doanh tạo ra cơ hội hay là thách thức đối vơí kinh doanh của trung tâm, từ đó đưa ra các giải pháp và khai thác các cơ hội kinh doanh . -Phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, xác định được quy mô,thị phần ,tiềm lực kỹ thuật công nghệ ,tiềm lực tài chính, khả năng tổ chức quản lý của họ.sau khi nghiên cứu phân tích xác định vị thế của trung tâm so với đối thủ cạnh tranh, từ đó rút ra điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh trạnh so với trung tâm để chủ động tấn công giành thắng lợi. -Khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh phải đảm bảo bí mật ,để tìm kiếm thông tin chính xác III-Điều kiện để thực hiện các giải pháp : Nói đến kinh doanh thì phải nói đến không chỉ cơ sở vật chất ,vốn mà còn bao gồm con người, có thể nói rằng vật chất là điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh doanh còn con người là điều kiện đủ, đây là hai yếu tố cơ bản mà bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tham gia vào kinh doanh thì phải đảm bảo các yếu tố này, bên canh đó còn cần có sự hỗ trợ và giúp đỡ cuả nhà nước . 1-Điều kiện về cơ sở vật chất: Các điều kiện về cơ sở vật chất gồm văn phòng, giao dịch hệ thống các của hàng, hệ thống kho tàng, trang thiết bị khác .Cơ sở vật chất giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của trung tâm biểu hiện thế lực và vị trí của trung tâm trên thị trường đồng thời là các yếu tố cần phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của trung tâm, như nghiên cứu thị trường cần các thiết bị công cụ phục vụ cho thu thập xử lí,phân tích, lựa chọn như điện thoại máy tính mạng internet …Trong công tác tạo nguồn mua hàng đòi hỏi phải có phương tiện vận chuyển ,xếp dỡ hệ thống kho để tiếp nhận, bảo quản, đối với công tác bán hàng đòi hỏi có mạng lưới các cửa hàng văn phòng giao dịch, phương tiện phục vụ cho quảng cáo, dịch vụ khách hàng . Cơ sở vật chất rất quan trọng tuy nhiên với điều kiện thực tế ở trung tâm cơ sở vật chất còn nghèo hạn chế để thực hiện được các biện pháp trên đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức đén việc đầu tư mở rôngj tăng cường thêm cơ sở vật chất và vốn kinh doanh đặc biệt đối với trung tâm thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại nên vốn lưu động đóng vai trò cực kì cần thiết vì vậy trung tâm cần phải : +Đầu tư xây dựng thêm hệ thống kho bãi để chứa đựng, bảo quản và dự trữ hàng hoá mua về, tăng cường thêm các thiết bị máy móc trong kho như máy hút độ ẩm ,các kệ, giá kê lót để giữ gìn hàng hoá trong kho, giảm hao hụt, mất mát tránh thiệt hại do côn trùng gặm nhâm . +Đầu tư mua sắm các thiết bịvận chuyển ,bốc dỡ tiếp nhận các thiết bị cần thiết để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất như các kỹ thuật phương tiện chuyên dùng, máy kiểm tra chất lượng, các thiết dụng cụ cân đong đo đếm để kiểm tra khối lượng hàng xuất nhập, mua các phương tiện vận chuyển và các phương tiện chuyên chở phù hợp để vận chuyển hàng hoá vào kho hay đến địa điểm theo yêu cầu của khách nhanh,giảm chi phí vận chuyển . +Trang bị thêm các phương tiện phục vụ cho nghiên cứu thị trường khai thác nguồn hàng. Để tạo một hệ thống cung cấp thông tin tốt nhất, nhanh chính xác, phục vụ cho công tác mua hàng ,bán hàng ,phục vụ tốt nhu cầu của khách như máy tính telex, fax, internet ….Bên cạnh đó cũng nên sữa chữa bảo toàn những phương tiện sẵn có để giảm chi phí, tạo cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh . +Nâng cấp sữa chữa, mở rộng văn phòng giao dịch các cửa hàng bán lẻ, trang bị tốt các phương tiện nghe nhìn phục vụ khách hàng . 2-Vốn kinh doanh : Đứng trước thử thách lớn, cạnh tranh ngày càng khốc liệt trung tâm phải tìm mọi cách để khẳng định mình để gìanh được uy tín tạo thế lực trong kinh doanh.Vốn là yếu tố quan trọng ,hiện nay vốn kinh doanh của trung tâm là quá ít đặc biệt là vốn lưu động, khi yêu cầu mở rộng kinh doanh đang trở nên bức thiết để đảm bảo vốn cho kinh doanh đòi hỏi trung tâm phải có biện pháp thích hợp khắc phục điểm yếu này.Vì vậy trung tâm cần phải duy trì tốt nề nếp và quan hệ tốt với các ngân hàng với các đơn vị nguồn hàng ,bạn hàng theo sát sự phát triển của thị trừơng tài chính và các hình thức cho vay vốn để tranh thủ khai thác thêm nguồn vốn mới cho trung tâm, do đó để tạo nguồn vốn cho mình trung tâm có thể : +Trích từ lợi nhuận của trung tâm đây là nguồn quan trọng vì nguồn vốn này sẽ chủ động hơn tăng cường nội lực, giảm chi phí về lãi vay so với nguồn vốn vay . +Vốn vay ngân hàng, đây là phương pháp tạo vốn chủ yếu đối với mọi doanh nghiệp, vay tín dụng ngân hàng có lợi thế là có thể vay được lượng vốn và đảm bảo nguồn thanh toán trong trường hợp cần thiết, tuy nhiên lãi suất tín dụng còn cao ,thủ tục vay phức tạp vì vậy phải cân nhắc kỹ khi quyết định vay . +Sử dụng vốn chiếm dụng đây là nguồn vốn không chính thức nó chỉ mang tính tạm thời ,nguồn này có thể từ các quỹ của trung tâm ,từ tiền lương cán bộ nhân viên từ nguồn của khách hàng đặt tiền trước ,hay của các đơn vị nguồn hàng mà trung tâm mua theo phương thức trả chậm, đây là nguồn quan trọng giúp cho trung tâm trong những thời điểm hoạt động kinh doanh sôi động không đủ vốn cho hoạt động kinh doanh. +Trung tâm có thể huy đông nguồn vốn từ cá nhân của cán bộ công nhân viên,trung tâm vay vốn của nhân viên trong trung tâm có lợi hơn của ngân hàng về thời điểm cần vay vốn, thời gian trả lãi và mức lãi suất .Huy động vốn trong cán bộ nhân viên đây là giải pháp mà nhiều doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng bởi vì đây là hình thức mà cho phép cán bộ nhân viên tham gia quản lí kinh doanh, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi íchcủa họ ,kinh doanh có lãi họ được trả lãi cao, ngược lại kinh doanh lỗ lợi ích của họ bị giảm đi vì vấy họ sẽ lao động hết mình cùng toàn thể trung tâm phấn đâú hoàn thành mục tiêu đề ra . +Nguồn vốn ngân sách đây là nguồn vốn bị hạn chế . -Để khai thác nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh tốt trung tâm cần phải : +Củng cố và xây dựng tốt mối quan hệ với ngân hàng bằng việc thanh toán nhah chóng theo đúng thời hạn . +Hạch toạn chi tiết về hoạt động kinh doanh, tính toán hiệu quả sử dụng vốn trong từng khâu kinh doanh để có chiến lược đầu tư vốn hợp lí. +Tạo chữ tín trong quan hệ giao dịch nhờ đó trung tâm se xtạo thuận lợi hơn trong quan hệ kinh doanh . 3-Điều kiện về con người Có thể nói con người giữ vai trí quan trọng trong cuộc sống ,không ngừng đưa xã hội phát triển hơn bởi vì con ngưòi chính là trung tâm của mọi hoạt động vì vậy điều kiện để đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp nói chung,. phụ thuộc vào con ngưòi phụ thuộc tài năng ,sự quyết đoán và thông minh nhạy bén của ngưòi quản lý,sự nỗ lực ,sự nhiệt tình ,kinh nghiệm ,sự đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau của cán bộ nhân viên trung tâm .Đối với các yếu tố về nguồn lực vật chất (bao gồm văn phòng ,cửa hàng ,trang thiết bị ,vốn lưu động…) chỉ là điều kiện cần thiết ,nếu không có các điều kiện đó thì không thể kinh doanh, tuy nhiên nếu không có con người thì không thể đạt được kết quả mong muốn ,chỉ với điều kiện con người và tài năng của họ trong khai thác và sử dụng các nguồn lực mới là yêú tố quyết định vì vậy nói đến kinh doanh là phải nói đến con người và phải nhận thức được vai trò quan trọng của con người . Trước tiên nói đến kinh doanh là phải nói đến tầm quan trọng của nhà quản trị. Theo mức độ tham gia quản trị doanh nghiệp mỗi cán bộ có vị trí và nhiệm vụ khác nhau ,cán bộ quản trị cấp cao có vai trò quyết định tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp qua sự đúng đắn của chiến lược kinh doanh. Cán bộ cấp trung gian làm tham mưu thừa hành những chức năng nhiệm vụ cơ bản của doanh nghiệp ,cán bộ quản trị cấp thấp thực hiện các hoạt động tác nghiệp cụ thể. Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản trị giữ vai trò quan trọng nối liền các yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp thành một khối thống nhất ,họ đồng thời là người trực tiếp trong khâu nhận thức và vận đụng các quy luật ,khai thác cơ hội đưa ra quyết định kinh doanh .Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt vai trò của người quản lý càng trở nên quan trọng hơn ,nó không chỉ yêu cầu các tố chất về bản lĩnh chính trị năng lực tổ chức thực hiện và phẩm chất đaọ đức mà còn đòi hỏi người quản lý phải thông minh ,năng động ,nhạy bén ,tâm huyết với nghề nghiệp .Bên cạnh những kỹ năng giao tiếp trên bàn đàm phán người quản trị cần phải có những kỹ năng giao tiếp xã hội ,những nghi lễ ,hiểu biết những phong tục tập quán và tâm lý cuả con ngưòi ở từng nơI, đặc biệt là thị trường kinh doanh của trung tâm ,người quản trị còn phải có khả năng nhìn xa trông rộng ,định hướng đúng đắn cân nhắc mặt lợi mặt hại để tránh rủi ro , thiệt hại có thể xảy ra nhưng phải quyết đoán đưa ra quyết định nhanh chóng . Để có thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường mà môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi luôn tạo ra những cơ hội và thách thức các nhà quản trị cũng cần phải kiểm soát môi trường đang thay đổi đó để đón bắt cơ hội, hạn chế nguy cơ,vì vậy đối với các nhà quản trị phải liên tục học hỏi, trau rồi kiến thức cho bản thân mình tạo quan hệ tốt hơn với cán bộ nhân viên, các mối quan hệ với bạn hàng, khách hàng và các cơ quan chức năng có liên quan như cơ quan thuế ,ngân hàng ... Đối với nhân viên kinh doanh đây là thành phần trực tiếp tham gia kinh doanh do đó họ là người trực tiếp tạo ra lợi , mang lại kết quả cho trung tâm trong thời gian qua, để đáp ứng yêu cầu mà thị trường đặt ra trung tâm đã tiến hành đào tạo ,tuyển dụng, đội ngũ nhân viên kinh doanh trẻ ,năng động.Tuy nhiên để có đội ngũ nhân viên kinh doanh giỏi có kiến thức phong phú về hàng hoá và các chính sách chế độ quy định của rnhà nước có sự năng động ,nhạy bén sáng tạo, khả năng giao tiếp tốt đòi hỏi trung tâm phải : +Thường xuyên tạo điều kiện cho họ tham gia vào các lớp học chuyên môn sâu, các lớp ngắn dài hạn thường xuyên bồi dưỡng kiến thức thị trường ,pháp luật,kinh nghiệm kinh doanh thông qua trao đổi hội nghị,hội họp … +Trung tâm nên thực hiện kí kết hợp đồng ngắn hạn để tạo điều kiện cho họ rèn luyện ,tu bổ và phấn đấu hết khả năng, hoàn thành nhiệm qua đó lựa chọn được những người thực sự giỏi nhiệt tình năng động trong công việc, phù hợp với đòi hỏi thực tế của cơ chế thị trường ,đối với nhân viên mới tuyển dụng phải đưa đi đào tạo qua một chương trình nghiệp vụ phù hợp với vị trí tuyển dụng . +Để nhân viên ở trung tâm hoàn thành tốt nhiệm cần phaỉ có chế độ chính sách thoả đáng đối với họ, động viên giúp đỡ họ hoàn thành công việc, ngoài ra cần phải thường xuyên đánh giá tìm ra điểm mạnh ,điểm yếu để phát huy và khắc phục . + Trung tâm cần có chế độ đãi ngộ, nhân viên tốt hơn để kích thích họ phấn đấu thực hiện nhiệm vụ nhiệt tình, do đó phải xây dựng chế độ phân phối hợp lí, công bằng ,đòi hỏi phải chú ý hơn nữa đến việc đào tạo văn hoá tư tưởng của cán bộ nhân viên để mọi người hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm đối với trung tâm điều đó thúc đẩy họ tham gia vào hoạt động kinh doanh tốt hơn. IV-Một số kiến nghị : 1_Kiến nghị với nhà nước : Ngày nay mọi hoạt động kinh tế đều có vai trò tác động của nhà nước, chẳng hạn chính sách thuế ,lãi suất làm thay đổi lợi nhuận của các doanh nghiệp tác động đến tiết kiệm và đầu tư ,vai trò này còn đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam ,vấn đề đặt ra làm sao tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh có hiệu quả, hướng dẫn điều chỉnh doanh nghiệp hoạt động lành mạnh để giải quyết được vấn đề đó cần phải tiếp tục đổi mơí và hoàn thiện cơ chế quản lí vĩ mô đối với doanh nghiệp thương mạI, tạo lập môi trường kinh doanh tự do ,bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật, đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất cho hoạt động thương mại . -Hệ thống ngân hàng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn và đưa ra tỉ lệ lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp, phục vụ mở rộng kinh doanh bởi vì hiện nay, cả doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất đều trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh ,hạn chế khả năng mở rộng kinh doanh, để lỡ nhiều cơ hội kinh, tài sản thế chấp ,về các thủ tục vay mượn tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong kinh doanh . -Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lí đồng bộ và ổn định quản lí chặt chẽ hoạt động kinh doanh, chống buôn lậu ,gian lận thương mại tạo sự công bằng trong cạnh tranh.Sẽ rất khó cho các doanh nghiệp khi môi trường pháp lí chưa đủ, thiếu đồng bộ, thường xuyên thay đổ,i chưa minh bạch, đang còn gian lận nhiều làm cho nhiều doanh nghiệp thua lỗ gặp khó khăn do yếu tố khách quan là chính mà không phải do nổ lực chủ quan của doanh nghiệp . -Nhà nước cần phải xác định mức thuế hợp lí cho các doanh nghiệp mới thành lập hoặc trong tình trạng khó khăn để hỗ trợ họ phát triển kinh doanh . -Nhà nước phải từng bước hoàn thiện môi trường kinh doanh,tạo sự ổn định thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh thông qua việc nâng cao hiệu lực của cơ chế quản lí và bộ máy quản lí của nhà nước các cấp ,xây dựng cơ chế bổ sung vốn lưu động trên cơ sở hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp . -Nhà nước cần phải tăng cường hơn nữa việc xây dựng cơ sở hạ tầng tiên tiến, phục vụ cho hoạt động thương mại ,dịch vụ phát triển như hệ thống cửa hàng chợ siêu thị trung tâm thương mại ,trung tâm phân phối ,trung tâm thông tin quảng cáo ,hệ thống kho tàng ,hệ thống đường xá ,để tạo ra một môi truờng kinh tế sôi động cho các doanh nghiệp hoạt động . -Nhà nước cần phải tăng cường đầu tư phát triển hệ thống thông tin liên lạc như hệ thống bưu điện, mạng lưới điện ,xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển hệ thống địên thoại ,internet,phụcvụ cho yêu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp . -Nhà nước cần phải thành lập các trung tâm xúc tiến thương mạI, nhằm cung cấp thường xuyên các thông tin về thị trường trong và ngoài nước với đầy đủ các yếu tố cung, cầu, giá cả, cạnh tranh ,tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành mía đường hoạt động có hiệu qủa hơn, bởi vì hiện nay tình hình kinh doanh doanh ngành đường mía đang biến động khá phức tạp ,giá cả lên xuống thất thường ,vì vậy khâu tổ chức cung cấp thông tin thị trường là cần thiết chiếmvị trí quan trọng trong khả năng thành công hay thất bại của các doanh nghiệp .Hiện nay vấn đề thông tin ở nước ta đang trong tình trạng thiếu thông tin ,độ chính xác chưa cao .Vì vậy nhà nước cũng như các bộ nghành có liên quan cần đặc biệt chú trọng đến công tác nghiên cứu khảo sát ,dự báo tình hình thị trường trong và ngoài nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có kế hoạch ,chiến lược thích hợp cũng như có thể thăm dò tìm kiếm các cơ hội kinh doanh . _Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới ,có cơ hội giới thiệu hàng hoá với khách hàng nước ngoài thông qua các chính sách đối ngoạI, như mở rộng các quan hệ song phương ,đa phương ,các hiệp định thương mại ,các tổ chức hiệp hội trong khu vực cũng như trên thế giới vì vậy nhà nước cần phải tăng cường mở rộng các mối quan hệ đối ngoại với các nước theo hướng tăng cường thương mại . -Để hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đường mía nhà nước cần có chinh sách bảo hộ hợp lí hơn để tránh tình trạng hàng trong nước không cạnh tranh được với hàng nhập lậu làm cho nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đường mía kinh doanh không có lãi thậm chí bị lỗ ,đinh trệ sản xuất kinh doanh gây nên nhiều hậu quả như doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ lao động thất nghiệp ,nông dân phá vùng mía nguyên liệu thát thu lớn như năm 1999,năm 2000 để cho nghành này có thể đứng vững trên thị trường ,trợ giúp cho họ đủ khả năng đổi mới có khả năng cạnh tranh với giá đường trên thế giới . 2-Một số kiến nghị với cấp chủ quản (Tổng Công TY Mia Đường I): Là một đơn vị trực thuộc TCTMĐI trung tâm kinh doanh dịch vụ mía đường I trực tiếp chịu sự quản lí và điều hành của TCT ,hoạt động theo nguyên tắc tự hạch toán kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ ,các pháp lệnh kế toán thống kê ,quy chế tài chính được TCT giao phó ,vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh . Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của trung tâm phát huy hết khả năng trong các quan hệ bán hàng nguồn hàng, phục vụ cho kinh doanh trong nội địa và xuất nhập khẩu. Hỗ trợ thêm vốn kinh doanh cho trung tâm ,đặc biệt là vốn lưu động, để phục vụ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh theo yêu cầu và dịch vụ mà TCT giao phó TCT có thể hỗ trợ đứng ra bảo lãnh giúp trung tâm vay thêm vốn kinh doanh từ các ngân hàng cho đầu tư hỗ trợ kinh doanh . Đề nghị TCT miễn nộp kinh phí quản trong 1 đến 2 năm đầu để giảm chi phí kinh doanh sử dụng chi phí đó chỉnh đốn lại cơ cấu tổ chức của trung tâm . Đề nghị TCT đầu tư thêm cơ sở hạ tầng tài sản cố định để phát triển kinh doanh Kết luận Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ mới đạt được hiệu quả kinh doanh để tồn tại và phát triển. Cơ chế thị trường hiện nay có những đòi hỏi khắt khe về quản lý kinh doanh , nên muốn mở rộng và phát triển kinh doanh việc đầu tiên các doanh nghiệp Nhà nước phải lo là làm sao cạnh tranh được với các thành phần kinh tế khác để bán được hàng hoá . Đối với doanh nghiệp thương mại hoạt động trong khâu lưu thông vấn đề đẩy mạnh hoạt động kinh doanh có ý nghĩa to lớn quyết định quy mô của doanh nghiệp . Trung tâm mới thành lập nên phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng trung tâm đã biết vận dụng sự giúp đỡ của Tổng công ty, huy động sức mạnh của toàn thể cán bộ công nhân viên để phát triển kinh doanh. Hoạt động kinh doanh của trung tâm đã không ngừng mở rộng và phát triển về mọi mặt, từ một đơn vị làm ăn thua lỗ, vốn phần lớn là đi vay và chiếm dụng, đến nay trung tâm đã đạt được kết quả kinh doanh đáng kể, tốc độ phát triển nhanh, đầu tư xây dượng được cơ sỏ vật chất, đã có vốn chủ sở hữu bổ sung vào vốn lưu động, qua đó phần nào chúng ta thấy được sự nỗ lực và cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên của Trung tâm. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay cạnh tranh trở thành vấn đề sống còn với các doanh nghiệp, để thích nghi với nền kinh tế thị trường Trung tâm cần phải khắc phục một số khâu chưa hợp lý, mục tiêu là phát triển thành một doanh nghiệp lớn, phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh không chỉ trên địa bàn Hà nội. Với sự phát triển liên tục như hiện nay có thể tin tưởng rằng Trung tâm kinh doanh thương mại dịch vụ Mía đường I sẽ đứng vững vàng và khẳng định mình trên thị trường. Trong thời gian thực tập ở Trung tâm em đã tìm hiểu và nắm bắt được phần nào hoạt động kinh doanh của trung tâm, vì vậy em xin góp một số ý kiến về giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của trung tâm trong thời gian tới hy vọng trung tâm sẽ nhanh chóng trở thành một doanh nghiệp kinh doanh có quy mô lớn, hiệu quả cao. Do trình độ hiểu biết và thời gian thực tập ở trung tâm còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô hơn nữa để hoàn thiện chuyên đề của mình. Cuối cùng em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy PGS-PTS Nguyễn Thừa Lộc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên toàn Trung tâm kinh doanh thương mại dịch vụ Mía đường I đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24007.doc
Tài liệu liên quan