Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thép sang thị trường Châu Âu của Công ty TNHH Thành Nam

Tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thép sang thị trường Châu Âu của Công ty TNHH Thành Nam: ... Ebook Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thép sang thị trường Châu Âu của Công ty TNHH Thành Nam

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thép sang thị trường Châu Âu của Công ty TNHH Thành Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n khoa TH¦¥NG M¹i chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp §Ò tµi: mét sè gi¶i ph¸p thóc ®Èy xuÊt khÈu thÐp sang thÞ tr­êng ch©u ©u cña c«ng ty tnhh thµnh nam Gi¸o viªn h­íng dÉn : pgs.ts nguyÔn duy bét Sinh viªn thùc hiÖn : ®Ëu thÞ ph­¬ng Líp : th­¬ng m¹i 46b MSSV : cq 463593 Hµ Néi – 2008 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài: Các quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào các giao dịch, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động văn hóa, khoa học kỹ thuật và xã hội của bản thân quốc gia mình. Sự khác biệt về địa lý, khí hậu, môi trường và trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật và nguồn nhân lực cũng như các yếu tố về xã hội học giữa các quốc gia đã làm cho lợi thế so sánh giữa các quốc gia không thể bằng nhau, nước này có lợi thế về mặt hàng này nhưng lại bất lợi về mặt hàng khác và nước khác thì ngược lại. Để có thể tồn tại và phát triển một cách thuận lợi, các quốc gia phải tiến hành trao đổi kinh tế và thương mại với nhau trên nguyên tắc mang cái mình có lợi thế trao đổi lấy cái mình chưa có lợi thế với các nước khác. Mặt khác việc đảy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chủ trương này đã được khẳng định trong nhiều văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam. Để thực hiện được chủ trương của Đảng cùng với việc góp phần đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất Nước, vì vậy vấn đề tìm ra giải pháp thúc đẩy xuất khẩu là cần thiết, đặc biệt trong nền kinh tế hội nhập như ngày nay. Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho nền kinh tế nói chung và ngành XNK thép nói riêng nhiều thuận lợi như: Thị trường mở rộng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cắt giảm thuế quan… Khi các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam chúng ta học hỏi được nhiều kinh nghiệm kinh doanh cũng như kinh nghiệm quản lý của họ. Nhưng bên cạnh đó, cũng có rất nhiều những khó khăn và bất cập như: Nhiều đối thủ cạnh mạnh, yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cao…. đối với các công ty trong nước khi xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài. Liên minh Châu Âu (EU) là một tổ chức khu vực lớn nhất thế giới hiện nay,có sự liên kết tương đối chặt chẽ và thống nhất .Được xếp trong ba siêu cường của thế giới bao gồm : Mỹ, Nhật, EU.Bởi vậy hiện nay EU được coi là một tổ chức có tiềm năng to lớn để hợp tác trên mọi lĩnh vực kinh tế. Khi chúng ta xuất khẩu sang thị trường EU vì vậy cần có giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nhằm năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty nói riêng và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội nói chung. Qua thời gian thực tập ở công ty, dưới sự hướng dẫn tận tình của nhân viên. Em thấy được sự cần thiết của việc đưa ra các giải pháp nhằm thúc đấy mặt hàng thép sang thị trường EU(một thị trường đầy tiềm năng) để năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, năng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế, nâng cao vị thế của công trên thị trường trong nước và thế ty ngày giới. Góp phần vào phát triển công ty ngày một vững mạnh. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Thông qua việc nghiên cứu mặt hàng, thị trường EU, trên cơ sở nguồn lực hiện có của công ty. Để đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thép sang thị trường đầy tiềm năng là EU. 3.Kết cấu chuyên đề. Ngoài phần lời mở đầu, phần kết luận, danh mục bảng biểu sơ đồ và hai phụ lục, chuyên đề bao gồm: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu thép Chương 2:Thực trạng xuất khẩu thép Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thép của công ty sang thị trường EU. CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THÉP 1. Những vấn đề chung về xuất khẩu 1.1 Khái niệm xuất khẩu Xuất khẩu là một bộ phận của nghiệp vụ ngoại thương, trong đó hàng hóa bán cho người nước ngoài nhằm thu ngoại tệ. Kinh doanh xuất khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của doanh nghiệp. 1.2. Vai trò của xuât khẩu và mục tiêu xuất khẩu Ngày 1-2/3/2006, Hội nghị thương mại toàn quốc đã diễn ra ở Hà Nội. Tại đây, vai trò của xuất khẩu tiếp tục được khẳng định là một động lực quan trọng nhất cho phát triển kinh tế trong 5 năm tới. Việt Nam đang mong muốn đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu và vươn lên xuất siêu Trong năm 2010 Ở giai đoạn chưa hội nhập thành tựu của xuất khẩu mang ý nghĩa nền tảng: Theo ông Alain Chevalier, Cố vấn cao cấp thương mại quốc tế, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam khá năng động trong những năm qua. Từ một nước nhập khẩu Việt Nam trở thành quốc gia đứng hàng đầu về xuất khẩu gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều... Kim ngạch xuất khẩu đạt 9,2 tỷ USD năm 1997 tăng lên hơn 26 tỷ USD năm 2004. Các chuyên gia kinh tế lý giải mức tăng trưởng kinh tế trung bình 7-8%/năm trong những năm qua ở Việt Nam có sự đóng góp quan trọng của xuất khẩu. Xuất khẩu tăng mạnh còn trực tiếp tiếp sức cho sản xuất trong nước tăng trưởng, mở rộng quy mô thị trường và tạo thêm nhiều việc làm mới. Hơn thế, thành tích xuất khẩu còn là lực đẩy mạnh mẽ, có tính quyết định góp phần đẩy nhanh tốc độ hội nhập của nền kinh tế nước ta. Trong 10 năm qua, Việt Nam đã tham gia các thể chế kinh tế khu vực và quốc tế như AFTA, APEC, ký Hiệp định thương mại với EU, Mỹ. Đó là những cơ sở quan trọng để Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới trong thời gian tới. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế hội nhập ngày càng được khẳng định đối với Việt Nam. Để tìm ra giải pháp chủ động mở rộng thị trường và làm sao đạt mức độ tăng trưởng cao vẫn luôn là mục tiêu lâu dài. Thực tế đặt ra yêu cầu tổng kết, đánh giá, nhận định chính xác về những mặt tích cực, cũng như chỉ ra yếu kém tồn tại trong hoạt động xuất khẩu. 1.2.1.Mục tiêu của hoạt đông xuất khẩu Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam 2001-2010 đã đề ra mục tiêu đến 2010 sẽ chấm dứt nhập siêu. Bộ Thương mại cho rằng, ngay từ năm 2006 phải kiểm soát nhập siêu ở mức 12% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá khoảng 4 - 4,5 tỷ USD. Muốn thế, cần tiếp tục thực hiện chủ trương hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng trong nước đã sản xuất được, đồng thời phải đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng có lợi thế so sánh và các loại mặt hàng đem lại nguồn lợi cao. Kế hoạch năm 2006, Bộ Thương mại dự kiến, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sẽ đạt 38,44 tỷ USD, tăng 18,5% so với năm 2005, xuất khẩu dịch vụ đạt 6,2 – 6,7 tỷ USD, tăng 10 – 12%. Trong đó, DN trong nước đóng góp 5,99 tỷ USD, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 22,45 tỷ USD. Hanoinet - Năm 2008, Bộ Công Thương đề ra chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 58,6 tỷ US, tăng 22% so với năm 2007. Trong đó nhóm mặt hàng nông lâm, thủy sản đạt kim ngạch XK trên 10,6 tỷ USD ( tăng 8,2% so với năm 2007), nhóm hàng khoảng sản gồm dầu thô và than đá đạt kim ngạch 9,7 tỷ USD, tăng 3,3%, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch XK 28 tỷ USD tăng 30,8%, nhóm hàng hóa khác đạt kim ngạch XK 10 tỷ USD, tăng 36,1% so với năm 2007. Theo đó, Việt Nam sẽ tập trung tăng sức sản xuất đối với các mặt hàng có thể mở rộng quy mô như: dệt may, giày dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ, đồ nhựa, xe đạp và phụ tùng, dây và cáp điện. Bên cạnh đó, chú ý gia tăng giá trị đối với các mặt hàng bị hạn chế mở rộng quy mô sản xuất như: thuỷ sản, gạo, cà phê, hạt điều… Điều chỉnh cơ cấu thị trường và tìm kiếm các thị trường mới cho các mặt hàng xuất khẩu như: dệt may cần mở rộng ở EU và Nhật Bản, giày dép tăng xuất khẩu vào Mỹ; tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm cơ khí, đóng tàu.  1.2.2. Những tồn tại và phương hướng giải quyết Theo đánh giá chung của các cơ quan hữu quan, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn ở dạng thô và lượng hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao mới chiếm khoảng 5% tổng lượng hàng xuất khẩu, như cà phê, lượng chế biến tinh mới đạt khoảng 2 ngàn tấn trong tổng số hơn 700 ngàn tấn xuất khẩu mỗi năm. Một thế yếu khác của hàng Việt Nam là thiếu thương hiệu, nhiều trường hợp phải dựa vào thương hiệu nước ngoài vì vậy bị thiệt hại không nhỏ về hiệu quả kinh tế. Ông Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch UBND tỉnh Đắc Lắc xác nhận, số lượng nông sản xuất khẩu của tỉnh tuy lớn nhưng kết quả thu về còn thấp do doanh nghiệp (DN) đầu tư vào công tác tiếp thị còn ít, chủ yếu xuất khẩu qua trung gian. Riêng cà phê, mỗi năm bị thiệt hại hàng trăm triệu USD do không thể xuất khẩu trực tiếp. Theo đánh giá của tổ chức tư vấn Masso Consulting, giá trị tạo ra trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng của hàng Việt Nam thấp, còn phụ thuộc vào “thân nhiệt” thị trường thế giới nên thường rơi vào thế bị động, nhất là đối với hàng nông sản. Đến nay, một số loại hàng xuất khẩu của ta khả năng cạnh tranh thấp do công nghệ sản xuất chậm được đổi mới, thiếu thương hiệu nổi tiếng. Từ đó, khả năng xuất khẩu của Việt Nam được coi là thiếu tính bền vững, giá trị gia tăng thấp và còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố giá cả trên thị trường thế giới cũng như điều kiện tự nhiên. Bên cạnh đó, đến nay, nhiều loại hàng của ta vẫn chưa tìm được chỗ đứng vững chắc trên các thị trường có sức mua hàng đầu thế giới là Hoa Kỳ và EU. Từ những thực tế trên, Chính phủ, Bộ Thương mại đã và đang tìm cách hỗ trợ DN, điều chỉnh hợp lý cơ cấu hàng xuất khẩu, Trước hết, DN được tiếp xúc các nguồn trợ giúp, được hỗ trợ về kinh phí và điều kiện kỹ thuật trong xúc tiến thương mại, vay vốn. Đặc biệt, những năm qua, hoạt động xét thưởng và trao giải thưởng xuất khẩu cho DN có thành tích đã thúc đẩy DN trong việc mở rộng xuất khẩu. Ngoài ra, mỗi địa phương còn áp dụng nhiều giải pháp để hỗ trợ DN gia tăng xuất khẩu trên cơ sở phù hợp hoàn cảnh riêng. Cụ thể, UBND tỉnh Đắc Lắc vẫn thường xuyên mời các tân đại sứ của ta sắp ra nước ngoài công tác về thăm để tìm hiểu thực tế, giới thiệu tiềm năng sản xuất, xuất khẩu của tỉnh với đối tác quốc tế trong nhiệm kỳ công tác. Trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, Chính phủ cũng sẽ luôn chỉ đạo sát sao, tiếp sức và giải quyết những vướng mắc, khó khăn của DN để hàng hóa Việt Nam nâng cao kim ngạch xuất khẩu, để xuất khẩu luôn là động lực của nền kinh tế. 1.3 Các hình thức xuất khẩu 1.3.1. Hình thức xuât khẩu trực tiếp 1.3.1.1. Khái niệm: Hình thức xuất khẩu trực tiếp là hình thức giao dịch trong đó người bán ( người sản xuất, người cung cấp) và người mua quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ , điện tín ) để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả, và các điều kiện giao dịch khác. 1.3.1.2. Ưu điểm của phương thức xuất ( nhập) khẩu trực tiếp: - Cho phép người xuất khẩu nắm bắt được nhu cầu thị trường về số lượng , chất lượng , giá cả để người bán thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường. - Gíup cho người bán không bị chia sẻ lợi nhuận. -Gíup cho xây dựng chiến lược tiếp thị quốc tế phù hợp. 1.3.1.2. Nhược điểm của phương thức xuất ( nhập ) khẩu trực tiếp: - Chi phí tiếp thị thị trường nước ngoài cao cho nên những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn ít thì nên xuất nhập khẩu ủy thác có lợi hơn. - Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp đòi hỏi có những cán bộ có nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi: giỏi về giao dịch đàm phán , am hiểu và có kinh nghiệm buôn bán quốc tế đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán quốc tế thông thạo, có như vậy mới đảm bảo được kinh doanh xuất ( nhập ) khẩu trực tiếp có hiệu quả. Đây vừa là yêu cầu đảm bảo hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp , vừa thể hiện điểm yếu của đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam khi tiếp cận với thị trường thế giới. 1.3.1.4 Cách thức tiến hành xuất (nnhập) khẩu trực tiếp: Để tiến tới ký kết hợp đồng mua, bán với nhau, bên bán ( bên xuất khẩu ) và bên mua ( bên nhập khẩu ) thường phải qua một quá trình giao dịch. Trong buôn bán quốc tế , những bước giao dịch chủ yếu thường diễn ra như sau: * Hỏi giá: về phương diện pháp luật thì đây là lời thỉnh cầu bước vào giao dịch. Nhưng xét về phương diện thương mại thì đây là việc người mua đề nghị người bán báo cho mình biết giá cả và điều kiện để mua hàng. Nội dung của hỏi giá có thể gồm : tên hàng , quy cách , phẩm chất , số lượng , thời gian giao hàng mong muốn. Gía cả mà người mua có thể người mua có thể trả cho mặt hàng đó thường được người mua giữ kín, nhưng để tránh mất thời gian hỏi đi hỏi lại người mua nêu rõ nhứng điều kiện mà mình mong muốn để làm cơ sở cho việc quy định giá : loại tiền , thể thức thanh toán, điều kiện cơ sở giao hàng…. * Phát giá: Luật pháp coi đây là lời đề nghị ký kết hợp đồng và như vậy phát giá có thể do người bán hoặc người mua đưa ra. Nhưng trong buôn bán thì phát giá là chào hàng, là việc người xuất khẩu thể hiện rõ ý định bán hàng của mình. Trong chào hàng người ta nêu rõ : tên hàng , quy cách phẩm chất, số lượng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng , thời hạn giao hàng , điều kiện thanh toán, bao bì, ký mã hiệu , thể thức giao nhận hàng….T rường hợp hai bên đã có quan hệ mua bán với nhau hoặc có điều kiện chung giao nhận hàng điều chỉnh thì chào hàng có khi chỉ nêu những nội dung cần thiết cho lần giao dịch đó như tên hàng , quy cách phẩm chất , số lượng giá thời hạn giao hàng. Trong mậu dịch quốc tế, người ta phân biệt hai loại chào hàng chính: - Chào hàng cố định: là việc chào bán một lô hàng nhất định cho một người mua , có nêu rõ thời gian mà người chào hàng bị ràng buộc trách nhiệm vào lời đề nghị của mình - Chào hàng tự do: cùng một lúc, với cùng một lô hàng, người ta có thể chào hàng tự do cho nhiều khách hàng. * Đặt hàng Lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người mua được đua ra dưới hình thức đặt hàng * Hoàn giá: Hoàn giá là mặc cả về giá cả hoặc về điều kiện giao hàng. Khi người nhận được chào hàng không chấp thuận chào hàng đó , mà đưa ra một đề nghị mới thì đề nghị mới này là trả giá. Khi có sự trả giá , chào hàng trước coi như hủy bỏ. Trong buôn bán quốc tế , mỗi lần giao dịch thường trải qua nhiều lần trả giá mới đi đến kết thúc. * Chấp nhận chấp nhận là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện của chào hàng ( hoặc đặt hàng) mà phía bên kia đưa ra. Khi đó hợp đông được giao kết . Một chấp nhận muốn có hiệu lực về mặt pháp luật , cần phải đảm bảo những điều kiện dưới đây: - phải được chính người nhận giá chấp nhận; - phải đồng ý hoàn toàn vô điều kiện mọi nội dung của chào hàng ( đặt hàng); - phải chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của chào hàng ; - chấp nhận phải được truyền đạt đến người phát ra đề nghị * Xác nhận Sau khi hai bên mua và bán , sau khi đă thống nhất thỏa thuận với nhau về điều kiện giao dịch, có khi được xác lập bằng văn bản. 1.3.2. Giao dịch qua trung gian 1.3.2.1. Khái niệm và phân loại : Giao dịch qua trung gian là hình thức mua bán quốc tế nhờ sự giúp đỡ của trung gian thứ ba. Người thứ ba này được hưởng một khoản tiền nhất định Giao dịch qua trung gian hiện còn chiếm khoảng 52% kim nghạch buôna bán thế giới. Người trung gian phổ biến trong giao dịch là môi giới và đại lý. * Đại lý: quan hệ giữa người ủy thác với đại lý là quan hệ hợp đồng đại lý, căn cứ vào phạm vi và quyền hạn được ủy thác , người ta phân ra ba loại đại lý: - Đại lý toàn quyền: là được phep thay mặt người ủy thác , làm mọi công việc mà người ủy thác làm. - Đại lý hoa hồng: là người được ủy thác tiến hành hoạt động với danh nghĩa của mình , nhưng với chi phí của người ủy thác, thù lao của người đại lý hao hồng là một khoản tiền hoa hồng do người đại lý và ủy thác thỏa thuận tùy theo khối lượng và tính chất của công việc được ủy thác. - Đại lý kinh tiêu: là người đại lý hoạt động với danh nghĩa và chi phí của mình ; thù lao của người này là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua * Môi giới : là loại thương nhân trung gian giữa người mua và người bán , được người bán và người mua ủy thác tiến hành bán hoặc mua hàng hóa hay dịch vụ . Khi tiến hành nghiệp vụ , người môi giới không được đứng tên của chính mình mà đứng tên người ủy thác, không chiếm hữu hàng hóa và không chịu trách nhiệm cá nhân trước người ủy thác về việc khách hàng không thực hiện hợp đồng. Người môi giới không tham gia vào hợp đồng , trừ trường hợp được ủy quyền. Quan hệ giữa người ủy thác và người môi giới dựa trên sự ủy thác từng lần , chứ không dựa vào hợp đồng dài hạn. Ưu điểm: Người trung gian thường hiểu biết rõ tình hình thị trường , pháp luật và tập quán địa phương , do đó , họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán và tránh bớt rủi ro cho người ủy thác Những người trung gian , nhất là các loại đại lý thường có cơ sở vật chất nhất định , do đó khi sử dụng họ , người ủy thác đỡ phải đầu tư trực tiếp ra nứơc ngoài Nhờ dịch vụ của trung gian trong việc lựa chọn phân loại , đóng gói , người ủy thác có thể giảm bớt chi phí vận tải Nhược điểm: Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu mất sự liên hệ trực tiếp với thị trường . Công ty cũng phải đáp ứng những yêu sách của đại lý hoặc môi giới. Lợi nhuận bị chia sẻ Trước sự phân tích ưu nhược điểm như vậy , người ta chỉ thường sử dụng trung gian trong những trường hợp cần thiết như : khi thâm nhập vào thị trường mới , khi mới đưa vào thị trường một mặt hàng mới , khi tập quán đòi hỏi hải bán hàng qua trung gian , khi mặt hàng đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt ví dụ như hàng tươi sống. 1.3.3 Phương thức buôn bán đồi lưu 1.3.3.1 Khái niệm: Buôn bán đối lưu (counter – trade ) là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa , trong đó xuất khẩu kết hợp chặ chẽ với nhập khẩu , người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về. Ở đây mục đích của xuất khẩu không phải để thu về một khoản ngoại tệ , mà nhằm thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương . Buôn bán đối lưu đã ra đời từ lâu trong lịch sử quan hệ hàng hóa - tiền tệ , trong đó sớm nhất là “ hàng đổi hàng “. 1.3.3.2 Các hình thức buôn bán đối lưu. * Hàng đổi hàng. Hai bên trao đổi với nhau những hàng hóa có giá trị tương đương , việc giao hàng diễn ra hầu như đồng thời. Trong nghiệp vụ hàng đổi hàng cổ điển , người ta không dùng tiền để thanh toán và chỉ có hai bên tham gia , còn ngày nay có thể dùng một phần tiền để thanh toán thương vụ và có thể ba đến bốn bên tham gia. Trao đổi bù trừ. Hai bên trao đổi hàng hóa với nhau trên cơ sở ghi giá trị hàng giao, đến cuối kỳ hạn, hai bên mới so sánh, đối chiếu giữa trị giá hàng giao với trị giá hàng nhận . Nếu saukhi bù trừ tiền hàng như thế mà còn số dư thì số tiền đó được giữ lại để chi trả theo yêu cầu của chủ nợ về nhứng khoản chi tiêu của bên chủ nợ tại nước bị nợ. Có nhiều loại trao đổi bù trừ như: Mua đối ứng: hai bên ký kết hợp đồng mua hàng của nhau , cân bằng tổng số tiền của từng hợp đồng . Hợp đồng mua thanh toán bằng hợp đồng bán. Bù trừ liên kết xuất khẩu với nhập khẩu bằng một hợp đồng : thực chất là hợp đồng đổi hàng Bù trừ trước : một bên giao hàng trước , sau một thời gian bên kia giao đối ứng. Nghiệp vụ mua lại : một bên cung cấp toàn bộ hoặc sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật sản xuất ( know-how) cho bên kia và cam kết mua lại sản phẩm do thiết bị hoặc know- how làm ra 1.3.4. Giao dịch tại hội chợ triển lãm. 1.3.4.1. Khái niệm về hội chợ triển lãm: Hội chợ là thị trường hoạt động định kỳ , được tổ chức vào một thời gian và ở vào một địa điểm cố định trong một thời hạn nhất định, tại đó người bán đem trưng bày hàng của mình và tiếp xúc với người mua để ký kết hợp đồng mua bán. 1.3.4.2 Tình tự tiến hành tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài : Khi nhận được lời mời của Ban tổ chức hội chợ ( triển lãm ) của nước ngoài , Phòng thương mại và Công nghiệp hoặc Trung tâm phát triển Ngoại thương nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tổ chức. Tiếp đó Phòng Thương Mại và Công nghiệp hoặc trung tâm Phát triển ngoại thương báo cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc các tổ chức kinh tế có thể tham dự để họ dự thảo kế hoạch tham gia hội chợ triển lãm 1.3.5. Hình thức gia công 1.3.5.1. Khái niệm Gia công hàng xuất khẩu là phương thức sản xuất hàng xuất khẩu . Trong đó, người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc , thiết bị , nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước . Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách . Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận lại tiền công. 1.3.5.2. Phâm loại gia công hàng hóa : * Hình thức nhận nguyên liệu gia công thành phẩm: Bên đạt gia công giao nguyên liệu hoăch bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian chế tạo sản xuất, sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Trong trường hợp này , trong thời gian chế tạo , quyền sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công. * Hình thức mua đứt bán đoạn : dựa vào hợp đồng mua bán hàng dài hạn với nước ngoài . Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất chế tạo , sẽ mua lại thành phẩm. Trong trường hợp này quyền sở hữu nguyên vật liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công. * Hình thức kết hợp : trong đó bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật liệu chính , còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên vật liệu phụ. Quan hệ giữa người đặt gia công và người thực hiện gia công đặt trên cơ sở hợp đồng gia công. 1.3.5.3 Uu nhược điểm của hình thức gia công xuất khẩu: * Ưu điểm - Thị trường tiêu thụ có sẵn, không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản phẩm xuất khẩu - Vốn đầu tư cho sản xuất ít - giải quyết công ăn việc làm cho người lao động - học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tạo mẫu mã bao bì Trong diều kiên kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp nghành may thấp chưa có mẫu mã , nhãn hiệu có uy tín riêng thì hình thức gia công xuất khẩu giúp cho nghành may mặc của Việt Nam đưa ngay ra thị trường thế giới , mang lại kim nghạch ngoại tệ cho đất nước. *Nhược điểm: - tính bị động cao: vì toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhận gia công phụ thuộc vào bên phía đặt gia công : phụ thuộc về thị trường , giá bán sản phẩm … cho nên với những doanh nghiệp sản xuất lớn , chất lượng sản phẩm tốt với hình thức gia công doanh nghiệp khó có điều kiện phát triển ra thị trường thế giới. - nhiều trường hợp doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng hình thức gia công để bán máy móc cho bên phía Việt Nam, sau một thời gian không có thị trường đặt gia công nữa , máy móc phải đắp chiếu gây lãng phí - Nhiều trường hợp bên đặt gia công đưa máy móc trang thiết bị cũ, lạc hậu về công nghệ sang Việt Nam dẫn tới công nhân làm nặng nhọc, môi trường bị ô nhiễm - Năng lực tiếp thị kém , nhiều doanh nghiệp bị bên phía đặt gia công lợi dụng quota phân bổ để đưa hàng vào thị trường ưu đãi - Có những trường hợp bên phía nước ngoài lợi dụng hình thức gia công để đưa các nhãn hiệu hàng hóa chưa đăng ký hoặc nhãn hiệu giả vào Việt Nam. - Quản lý định mức gia công và thanh lý các hợp đồng gia công không tốt sẽ là chỗ hở để đưa hàng hóa trốn thuế vào Việt Nam, gây khó khăn cho sản xuất và kinh doanh nội địa - Tình hình cạnh tranh trong gia công ở khu vực và nội địa ngày càng gay gắt làm cho giá gia công ngày càng sụt giảm , hậu quả : hiệu quả kinh doanh gia công thấp , thu nhập của công nhân gia công ngày càng giảm sút. 1.3.6 Hình thức kinh doanh tái xuất 1.3.6.1 Khái niệm: Tái xuất khẩu là hình thức thực hiện xuất khẩu trở lại sang nước khác, những hàng hóa đã mua ở nước ngoài nhưng chưa qua tái xuất ở nước tái xuất Mục đích của thực hiện giao dịch tái xuất khẩu là mua rẻ hàng hóa ở nước này bán đắt hàng hóa ở nước khác và thu số ngoại tệ lớn hơn số vốn bỏ ban đầu. Giao dịch này luôn thu hút ba nước tham gia : nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu. 1.3.6.2. Phân loại hoạt động tái xuất khẩu. * Hình thức kinh doanh chuyển khẩu: Theo luật thương mại ban hành ngày 14/06/2005 thì hình thức kinh doanh chuyển khẩu được hiểu như sau: Chuyển khẩu là mua hàng của một nước ( nước xuất khẩu ) để bán cho một nước khác ( nước nhập khẩu ) mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu từ Việt Nam. Hình thức chuyển khẩu bao gồm các dạng sau: Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua Việt Nam Hàng hóa được vận chuyển đến Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam mà đi luôn tới nước nhập khẩu. Hàng hóa được vận chuyển tới Việt Nam tạm thời đưa vào kho ngoại quan rồi mới vận chuyển tới nước nhập khẩu , không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại cảng Việt Nam, không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam Hình thức kinh doanh “ tạm nhập tái xuất”. Theo điều 29 của Luật Thương mại Việt Nam được Quốc hội thông qua tháng 6/2005 và theo điều 12 của Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 thì hình thức tạm nhập , tái xuất khẩu hàng hóa được hiểu là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam ,được coi là khu vực hải quan riêng của theo quy định của pháp luật , vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam. Còn tạm nhập tái nhập hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam , được coi là khu vực hải quan riêng theo suy định của pháp luật , có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó vào Việt Nam. 1.3.7. Hình thức Đấu thầu, Đấu giá quốc tế. 1.3.7.1. Đấu thầu: * Khái niệm Đấu thầu hàng hóa quốc tế ( international bilding ) là một phương thức hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hóa thông thường mời thầu ( gọi là bên mời thầu ) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu ( gọi là bên dự thầu ) thương nhân đáp ứng tốt nhất các do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng ( gọi là bên trúng thầu). Ngày nay trong buôn bán quốc tế những mặt hàng lớn ( như thiết bị toàn bộ ) những mặt hàng đặc biệt ( như thức ăn của tù nhân ), những mặt hàng tập hợp thành những chuỗi thiết bị v v. . .người ta thường dùng đến phương thức đấu thầu. Các loại đấu thầu Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế số lượng các bên dự thầu. Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu nhất định tham dự thầu. 1.3.7.2 Đấu thầu quốc tế * Khái niệm Đấu giá hàng hóa quốc tế ( international Aucticon ) là một phương thức hoạt động thương mại , được tổ chức ở một nơi nhất định tại đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai để chọn được người mua trả giá cao nhất. Trong đấu giá hàng hóa quốc tế , những mặt hàng được đem ra đấu giá thường là những mặt hàng khó tiêu chuẩn hóa . Và những trung tâm đấu giá quốc tế nổi tiếng . Về gia lông thú : New York, London… - Về len thô : Sydney , London, Colombia… - Về chè : calnetta, Nairobre, Colombia…. - Về hương liệu : London , Amsterdam… - Về rau quả : Amsterdam, Autuerp… * Các loại hình đấu giá + Đấu giá hàng hóa có thể chia làm hai loại hình chính : Loại hình trả giá lên: là hình thức bán đấu giá theo đó người trả giá theo đó người trả giá cao nhất so với so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng; Loại hình đặt giá xuống là hình thức đấu giá theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp . Trên thế giới gọi là đấu giá kiểu Hà Lan (Dutch auction) + Xét theo hàng hóa – đối tượng đấu giá : đấu giá cps thể chia thành hai loại hình: Đấu giá thương nghiệp trong đó hàng hóa được phân lô, phân loại, có thể được sơ chế , đại bộ phận người dự là nhà buôn . Đấu giá phi thương nghiệp , trong đó hàng hóa có sao bán vậy , đại bộ phận người dự là người tiêu dùng . Đấu giá này có thể nhằm mục đích như : thanh lý vật vô thừa nhận , giải quyết hàng tồn kho , thanh lý công ty phá sản. + Nguyên tắc đấu giá: Đấu giá được tiến hành theo nguyên tắc công khai , trung thực, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. 1.4 Hợp đồng xuất khẩu. 1.4.1. Khái niệm. Hợp đồng xuất khẩu là một phần của hợp đồng ngoại thương : là sự thỏa thuận của bên mua và bên bán giữa hai nước khác nhau , trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa và chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu cho bên mua và bên mua phải thanh toán tiền hàng. 1.4.2. Đặc điểm * Theo điều 1 Công ước Lahaye 1964 và điều 1 Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG). - Chủ thể ký kết hợp đồng là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau ; ( nếu các bên không có trụ sở thương mại thì sẽ dự vào nơi cư trú của họ , còn quốc tịch của bên không có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố nước ngoài trong hợp đồng mua bán ngoại thương ) - Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được chuyển từ nước này sang nước khác; - Chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể có thể được lập ở những nước khác nhau. * Ở Việt Nam, điều 80 Luật Thương mại được Quốc Hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/05/1997 quy định về hợp đồng ngoại thương như sau: “H ợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa thương nhân Việt Nam và một bên là thương nhân nước ngoài . Trong các văn bản quy chế khác của Bộ Thương Mại Việt Nam thì hợp đồng ngoại thương thường có ba đặc điểm sau: - Đặc điểm về hàng hóa : hàng hóa là đối tượng mua bán của hợp đồng , được chuyển ra khỏi đất nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng. - Đặc điểm về đồng tiền thanh toán : Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc đối với cả hai bên Đặc điểm về chủ thể của hợp đồng ( đặc điểm quan trọng nhất của hợp đồng XNK) . Chủ thể của hợp đồng ngoại thương là người mua và người bán phải có cơ sở kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau. 1.4.3. Bố cục của một hợp đồng ngoại thương. Thông thường một văn bản hợp đồng ngoại thương gồm có những nội dung như sau: 1.4.3.1 Phần mở đầu. a. Tiêu đề hợp đồng: thường là “Contract”, “sales Contract”; tuy nhiên cũng có những tên khác như “ Sales Confirmation “…. b. Số và ký hiệu hợp đồng : hợp đồng ngoại thường mang số và ký hiệu do bên hợp đồng cho, ví dụ : hợp đồng nhập khẩu do bên … c. Thời gian ký kết hợp đồng chính là ngày hợp đồng có đủ chữ ký của hai bên xuất nhập khẩu và được cho số , ký hiệu đầy đủ 1.4.3.2 Phần thông tin về chủ thể hợp đồng: Mỗi bên chủ thể hợp đồng phải được nêu đầy đủ các nội dung sau: a. Tên đơn vị : nêu cả đầy đủ tên và tên viết tắt (nếu có) b. Địa chỉ đơn vị : nêu đầy đủ số nhà , tên đường … c. Số các máy fax, telex , điện thoại và địa chỉ mail nếu có d. Số tài khoản và tên ngân hàng …. e. Người đại diện ký kết hợp đồng … 1.4.3.3 Phần nội dung hợp đồng ngoại thương - Phần mô tả hàng hóa - Mô tả chất lượng hàng hóa - Số lượng hoặc trọng lượng hàng tùy theo đơn vị tính toán - Ghi rõ đơn giá theo đ._.iều kiện thương mại lựa chọn và tổng số tiền thanh toán của hợp đồng - Thời hạn và địa điểm giao hàng , cần ghi rõ việc giao hàng từng phần và chuyển tải hàng hóa có được phép hay không - Phương thức thanh toán quốc tế lựa chọn - Quy cách đóng gói bao bì và ghi nhãn hiệu hàng hóa - Nội dung bảo hành hàng hóa ( nếu có) - N hững quy định về phạt và bồi thường trong trường hợp có một bên vi phạm hợp đồng - Bảo hiểm hàng hóa do bên nào mua và mua theo điều kiện nào ? nơi khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm - Ghi những quy định khác ngoài những điều khoản kể trên 1.4.3.4 Phần cuối cùng của hợp đồng ngoại thương. Thông thường hợp đồng ngoại thương sẽ bao gồm những nội dung như sau: - Hợp đồng được lập thành bao nhiêu bản? mỗi bên giữ mấy bản? - Hợp đồng thuộc hình thức nào ? văn bản viết tay, bản fax, telex…? - Ngôn ngữ hợp đồng sử dụng - Hợp đồng có hiệu lực từ khi nào? - Trường hợp có sự bổ sung hay sữa đổi hợp đồng thì phải làm thế nào? - Chữ ký ,tên , chức vụ người đại diện của mỗi bên . ( đối với bên Việt Nam , chữ ký phải được đánh dấu tròn mới có giá trị ) 2. Các hoạt động xuất khẩu của công ty 2.1. Nghiên cứu thị trường và bạn hàng Nghiên cứu tiếp cận thị trường để nhận biết sản phẩm , dịch vụ mà thị trường có nhu cầu. Nhận biết hàng hóa xuất khẩu cần tìm hiểu giá trị thương phẩm của hàng hóa , tình hình sản xuất mặt hàng , chu kỳ sống mà sản phẩm đang trải qua , tỷ suất ngoại tệ của mặt hàng kinh doanh. Doanh nghiệp phải hiểu rõ về điều kiện chính trị , thương mại, luật pháp, vận tải, tiền tệ. tập quán thị hiếu , ước tính được dung lượng thị trường và sự biến động giá cả của mặt hàng xuất khẩu ở thị trường nước ngoài.song song với việc nghiên cứu thị trường thì việc nghiên cứu bạn hàng cũng quan trọng không kém, bao gồm các hoạt động: tìm kiếm thông tin về bạn hàng, về sản phẩm, chất lượng sản phẩm , khả năng tài chính …. 2.2 Tạo nguồn hàng. Tạo nguồn và mua hàng có sự khác nhau nhưng lại gắn bó với nhau chặt chẽ về mục đích là tạo được nguồn hàng chắc chắn và ổn định, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Vì vậy nội dung chính của tạo nguồn và mua hàng bao gồm : - Nghiên cứu nhu cầu mặt hàng của khách hàng. - Nghiên cứu thị trường nguồn hàng - lựa chọn bạn hàng là khâu quyết định đối với sự chắc chắn và ổn đingj của nguồn hàng: thiết lập mối quan hệ truyền thống , trực tiếp , lâu dài - Thiết lập mối quan hệ kinh tế thương mại bằng hợp đồng kinh mua bán hàng hóa. - Kiểm tra hàng hóa và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. * Các hình thức tạo nguồn hàng - Mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng mua bán hàng hóa - Mua hàng không theo hợp đồng mua bán - Mua hàng qua đại lý - Nhận bán hàng ủy thác và bán hàng ký gửi - Liên doanh , liên kết tạo nguồn hàng - Gia công đặt hàng và bán nguyên liệu thu mua thành phẩm - Tự sản xuất , khai thác hàng hóa 2.3. Ký kết hợp đồng Trong nội dung cơ bản của hợp đồng xuất khẩu , hai bên phải thỏa thuận các vấn đề: - Nội dung công việc xuất khẩu - Bao bì đóng gói ký mã hiệu hàng hóa - Thời gian , phương tiện và địa điểm giao hàng , quyền sở hữu hàng hóa - Giám định hàng hóa - Sát trùng hàng hóa( nếu bên mua yêu cầu) - Điều kiện xếp dỡ hàng hóa và thưởng phạt - Những chứng từ cần thiết cho lô hàng xuất khẩu - Đồng tiền thanh toán, phương thức, hình thức và thời hạn thanh toán - Các trường hợp bất khả kháng - Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng - Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng - Các điều kiện khác - Hiệu lực của hợp đồng 2.4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu - Kiểm tra L/C do bên mua mở - Xin giấy phép xuất khẩu(nếu có) - Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu - Ủy thác bên thuê tàu - Kiểm nghiệm hàng hóa - Làm thủ tục hải quan - Giao hàng lên tàu - Mua bảo hiểm hàng hóa - Làm thủ tục thanh toán - Giải quyết khiếu nại (nếu có) 2.5. Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu và tiếp tục quá trình buôn bán Có thể sử dụng các chỉ tiêu tương tự như đánh giá nhập khẩu, cần phân tích hoạt động xuất khẩu theo từng mặt hàng, từng thị trường và từng khách hàng cụ thể để làm căn cứ đánh giá hoạt động xuất khẩu nói chung của doanh nghiệp. Cần làm rõ: - Về lượng hàng xuất khẩu tăng giảm so với kì trước và so với kế hoạch. - Giá trị kim ngạch đạt được của từng mặt hàng, từng thị trường , từng khách hàng, so với kì trước và kì kế hoạch. - Mức độ chiếm lĩnh thị trường đối với những mặt hàng, nhóm hàng quan trọng, tăng giảm và nguyên nhân - Các ý kiến phản hồi của khách hàng, của cơ quan quản lí về hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp - Uy tín của doanh nghiệp và triển vọng phát triển xuất khẩu - Các vướng mắt trong quá trình thực hiện, các ý kiến đề xuất với cơ quan chuyên môn và cơ quan quản lí 3. Khái quát thị trường thép 3.1 Đặc điểm của thị trường thép - Theo đối tượng mua bán trên thị trường, thị trường hàng hóa là một trong những bộ phận cấu thành thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy mức độ kinh doanh, doanh nghiệp chia các đối tượng tham gia thị trường ở phạm vi khái quát hay cụ thể thông qua công dụng của sản phẩm. Với cách phân loại này, thép là mặt hàng tư liệu sản xuất, là thị trường đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất. Cấu tạo của thép: “ Thép là hợp kim của sắt với cácbon và một số nguyên tố hợp kim chỉ định khác với hàm lượng nhất định trong đó nguyên tố sắt là chủ yếu, thông thường chiếm từ 97% đến 98%”. -Dựa vào mức độ quản lí của nhà nước, thép thuộc thị trường các mặt hàng nhạy cảm – đó là thị trường các mặt hàng dễ bị tác động bởi quan hệ cung cầu, giá và phản ứng nhanh nhạy với những biến động của môi trường kinh doanh như biến động của tình hình kinh tế trong nước và biến động của thế giới, sự thay đổi của luật pháp, chính sách và cở chế chính sách của chính phủ - Căn cứ vào nguồn gốc: Thép là mặt hàng công nghiệp thuộc thị trường hàng công nghiệp. Thị trường thép có tính chất tập trung theo vùng địa lý. Các khu công nghiệp, khu đông dân cư luôn được coi là khu vực thị trường trọng điểm của các nhà cung ứng sắt thép - Theo nơi sản xuất gồm thép nội- thép được sản xuất bởi các doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp liên doanh và thép ngoại- thép phải nhập khẩu Nguồn thép lưu thông trên thị trường có thể chia thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất là các loại thép vừa được sản xuất trong nước bao gồm : thép xây dựng, thép ống và thép mạ kẽm. Đây là nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong lưu thông(khoảng 59% khối lượng thép lưu thông trên thị trường) và đang có xu hướng giảm nhẹ. Thép sản xuất trong nước chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong trường hợp thép xây dựng và chiếm hơn 50% đối với hai loại thép còn lại. Nhóm thứ hai là các sản phẩm chỉ được sản xuất trong nước bao gồm các sản phẩm sau cán. Đây là những sản phẩm được sử dụng cho mục đích đặc biệt với khối lượng nhỏ, chiếm 2-3% khối lượng thép lưu thông trên thị trường và cũng đang có xu hướng giảm nhẹ. Nhóm thứ ba là các sản phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhập khẩu, bao gồm các loại thép đặc chủng như thép hình, thép tốt, thép lò xo, thép dây, thép tấm, thép lá cán nóng, thép lá cán nguội chiếm tỷ trọng gần 35 % tổng lượng thép lưu thông trên thị trường và có xu hướng tăng lên trong những năm qua. 3.2 Đặc điểm của thị trường EU EU là một thị trường tiềm năng, tạo ra nhiều cơ hội , nhưng cũng có nhiều khó khăn đặt ra trước mắt cho các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy khi tham gia xuất khẩu vào thị trường EU, doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức, không buôn bán theo kiểu bán lẻ, bán sỉ, mà phải thích ứng theo những tiêu chuẩn mà thị trường đòi hỏi và coi nhu cầu của thị trường là phần không thể thiếu  của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp phải tích cực tiếp cận thông tin, đúc rút kinh nghiệm từ những bài học trong ngành dệt may, cả trong nước và quốc tế, để tổ chức lại sản xuất, thích ứng với nhu cầu của thị trường. EU đã trải qua năm lần mở rộng được coi là những bước ngoặt lớn trong lịch sử hình thành và phát triển của mình. - Lần “mở rộng” thứ nhất: Sau hai lần để đơn và xin gia nhập EC và trải qua một loạt các cuộc thương lượng 22/1/1972. Hiệp ước Brussells đã được kí kết, theo đó, kể từ ngày 1/1/1973, EC chứng thức công nhận ba thành viên mới Anh, Irland và Đan Mạch. - Lần “mở rộng” thứ hai: Ngày 12/6/1975 Hy Lạp (mở đầu cho các nước Nam Âu) để đơn xin gia nhập EC và đến 1/1/1992 Hy Lạp mới chính thức được kết nạp thành thành viên thứ 10 của EC. - Lần “mở rộng” thứ ba ngày 23/8/1977 Bồ Đào Nha và 28/7/1978 Tây Ban Nha đệ đơn xin gia nhập EC vì các nước này có trình độ phát triển thấp hơn mức trung bình của cộng đồng nên qua quá trình xem xét, đàm phán kỹ lượng đến 1/1/1986, trải qua gần 10 năm bền bỉ chờ đợi, hai hiệp ước mới được ký kết tại Lisbon và Madrid, theo đó Bồ Đào Nhà và Tây Ban Nha trở thành thành viên thứ 11 và 12 của EC. - Lần “mở rộng” thứ tư ngày 01/1/1995, EU chính thức kết nạp thêm ba thành viên mới là Áo, Phần Lan và Thụy Điển. - Lần “mở rộng” thứ năm – Lần “mở” rộng lớn nhất trong lịch sử EU: có 10 nước được kết nạp trở thành thanh viên chính thức của EU vào ngày 1/5/2004. EU đã trở thành một “thực thể hùng mạnh” với tổng GDP năm 2003 là 11.048.982.000.000 USD, bằng 100,6% GDP của Mỹ và bằng 25,5% GDP của toàn thế giới. Kim ngạch xuất khẩu năm 2003 của EU là 2.859.399 tỷ USD gấp hơn 4 lần kim ngạch phát triển của Mỹ và bằng 39,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới; kim ngạch nhập khẩu là 3.533.595 tỷ USD gấp hơn 2 lần kim ngạch nhập khẩu của Mỹ và bằng 46% tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn thế giới. Với lần mở rộng thứ 5, EU trở thành một thị trường rộng lớn nhất thế giới, nhờ đó EU củng cố được vị trí quan trọng của mình trong WTO,IMF và OCED. Sau lần mở rộng này, EU tập trung vào việc thiết lập 3 vành đai kinh tế, trong đó các nước EC là hạt nhân; BFTA là vành đai thứ 2 và một số nước Đông Âu là vành đai thứ 3. EU hy vọng sẽ thống nhất được Châu Âu trên cơ sở thống nhất về kinh tế, với mục tiêu chiến lược cho đến năm 2010 là: + Xúc tiến những hình thức quản lý mới cho Châu Âu + Tạo ra một khu vực hòa bình, tự do, dân chủ và an ninh + Tạo ra một chương trình kinh tế- xã hội nói chung + Cải thiện chất lượng cuộc sống của mọi công dân, bảo vệ môi trường 3.3. Tình hình xuất khẩu thép trong nước. Ngày 4/9, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025. Theo đó, mục tiêu đến năm 2010 chúng ta sẽ xuất khẩu khoảng 0,5 triệu tấn gang thép các loại.Để đáp ứng tối đa nhu cầu thép của nền kinh tế Theo dự báo của Bộ Công Thương, nhu cầu thép thành phẩm của chúng ta năm 2010 là 11-12 triệu tấn; năm 2015 là 15-16 triệu tấn; năm 2025 khoảng 24-25 triệu tấn. Bản Quy hoạch nhấn mạnh, mục tiêu tổng thể của ngành thép Việt Nam là đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của nền kinh tế, tăng cường xuất khẩu. Mục tiêu cụ thể đối với sản xuất gang là đến năm 2010 đạt từ 1,5-1,9 triệu tấn; năm 2015 đạt 5,0- 5,8 triệu tấn, năm 2025 đạt từ 10-12 triệu tấn gang và sản phẩm hoàn nguyên. Đối với phôi thép, năm 2010 đạt 3,5 – 4,5 triệu tấn, năm 2015 đạt 6-8 triệu tấn và đến năm 2025 đạt từ 12 – 15 triệu tấn.Đặc biệt, sản xuất thép thành phẩm dự kiến sẽ đạt 6,3-6,5 triệu tấn vào năm 2010; 11 – 12 triệu tấn vào năm 2015; 19-22 triệu tấn vào năm 2025 (trong đó có 11-13 triệu tấn thép dẹt và 0,2 triệu tấn thép đặc biệt).Không chỉ sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước, bản Quy hoạch còn đề ra tham vọng xuất khẩu các sản phẩm gang thép. Tuy nhiên, mục tiêu xuất khẩu cũng khá “khiêm tốn”, khi dự kiến năm 2010 xuất khẩu từ 0,5- 0,7 triệu tấn gang thép các loại; 15 năm sau (2025), mục tiêu này cũng chỉ sản ởĐể thực hiện thành công các mục tiêu lớn nêu trên, bản Quy hoạch nhấn mạnh tới việc tập trung đầu tư 6 dự án lớn của ngành thép giai đoạn 2007 – 2015.Đó là liên hợp thép Hà Tĩnh (công suất dự kiến 4,5 triệu tấn/năm, dự kiến đi vào sản xuất năm 2011); liên hợp thép Dung Quất (công suất 5 triệu tấn/năm, bắt đầu giai đoạn 2 vào năm 2011); dự án nhà máy cán thép nóng, thép nguội, mạ kẽm chất lượng cao công suất 3 triệu tấn/năm do Posco (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư; dự án nhà máy thép cuộn, thép lá cán nóng chất lượng cao công suất 2 triệu tấn/năm do liên doanh ESSA của Ấn Độ phối hợp với một số công ty trong nước thực hiện; dự án mở rộng Công ty Gang thép Thái Nguyên; dự án liên hợp thép Lào Cai. Ngoài ra, bản Quy hoạch cũng nhấn mạnh tới việc phát triển phát triển sản xuất gang lò cao với quy mô vừa và nhỏ tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn với tổng công suất 1 triệu tấn/năm; phát triển và hoàn thành các dự án thép dẹt… mức 1,2-1,5 triệu tấn. Trong giai đoạn 2016-2025, sẽ tập trung sản xuất thép lò điện từ sản phẩm hoàn nguyên trực tiếp, quy mô 1,5 triệu tấn phôi thép dẹt hoặc 1,5 triệu tấn thép tấm cán nóng; nghiên cứu đầu tư một số dự án thép tấm, thép hình lớn công suất khoảng 1 triệu tấn/năm; đầu tư xây dựng nhà máy thép đặc biệt phục vụ chế tạo máy và quốc phòng với công suất 0,3-0,5 triệu tấn/năm. Theo đánh giá của bản Quy hoạch, nhu cầu vốn đầu tư cho ngành thép giai đoạn 2007-2025 lên tới 10-12 tỉ USD, trong đó giai đoạn 2007- 2015 cần khoảng 8 tỉ USD. Để có được nguồn vốn này, cần đa dạng hóa vốn đầu tư cho ngành thép, linh hoạt sử dụng vốn của các tổ chức tài chính, đồng thời đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thép. Bên cạnh giải pháp về vốn, bản Quy hoạch cũng đề cập tới 8 nhóm giải pháp quan trọng về hợp tác đầu tư, phát triển nguồn nguyên liệu; nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, v.v.., trong đó tập trung hợp tác với các đối tác nước ngoài trong sản xuất gang, phôi thép và thép dẹt có công suất lớn; hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình xuất. 3.4. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt động xuất khẩu . Tháng 1/2008 chúng ta đã kỷ niệm một năm gia nhập WTO, tổng kết lại cho thấy.Điều quan trọng nhất là chúng ta đã có thể đứng vững trong tư thế thành viên chính thức của sân chơi thương mại lớn nhất toàn cầu này.Thế giới tiếp tục có cách nhìn vào VN ngày càng tích cực hơn. Bạn bè tin cậy vào một VN như một điểm đến an toàn, tiếp tục đổi mới, ổn định về chính trị xã hội, kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất so với những năm trước, đời sống nhân dân càng được nâng cao. Sự ủng hộ hầu như đồng thuận VN làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thể hiện sự công nhận và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với vị thế mới của ta. Chúng ta đã tận dụng cơ hội mới để thu hút lượng đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục hơn 11 tỉ USD trong mười tháng qua, xuất khẩu cũng tăng đến mức cao nhất với 39 tỉ USD, lượng khách quốc tế vào du lịch và tìm hiểu cơ hội kinh doanh đầu tư ở VN tăng mạnh lên từng tuần, từng tháng.Đặc biệt về mặt tổ chức, chúng ta tiếp tục cải cách hành chính, quan trọng nhất là ta đã bỏ bớt đầu mối, sáp nhập một số bộ/ngành.Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay chúng ta đã và đang phải đối mặt nhiều với những khó khăn mới: giá dầu và nhiều nguyên liệu chiến lược ta phải nhập khẩu liên tục tăng, doanh nghiệp và hàng hóa Việt bắt đầu cạnh tranh khốc liệt với hàng nước ngoài ngay trên thị trường nội địa, người nông dân chỉ thu được phần lời nhỏ do giá một số nông sản tăng nhưng lại chấp nhận giá cả thiết bị, vật tư nông nghiệp cũng tăng đến chóng mặt, bão lũ triền miên…Hiện nay, VN trở thành thành viên chính thức của Nhóm các nước mới gia nhập (RAM), bám sát theo dõi hoạt động của các nhóm đồng lợi ích khác như Nhóm các nước xuất khẩu nông sản (CAINS), Nhóm G-20 của các nước đang phát triển có lợi ích thương mại gần như của VN, cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO… Tuy nhiên nếu so sánh với các nước gia nhập, chúng ta vẫn còn chậm trong việc tổ chức cơ chế chỉ đạo và các cơ chế khác trực tiếp liên quan đến thực thi cam kết WTO, nhất là cơ chế chỉ đạo đàm phán đa phương. Một điểm yếu cần thiết phải cải thiện cấp bách là thiếu một cơ chế phối kết hợp giữa các bộ/ngành, vẫn còn tình trạng khép kín, “vương quốc”, mạnh ai nấy làm… làm hạn chế tính chất đồng bộ, hạn chế kết quả hoạt động chung. Việc thực hiện cam kết thành viên WTO của chúng ta liên quan và tác động mạnh mẽ lên mọi mặt đời sống chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước, đến mọi mặt của đời sống nhân dân. Vì vậy, tốt nhất để thực hiện hiệu quả cao mỗi chủ trương, mỗi quyết định quan trọng của Chính phủ về công tác chỉ đạo, phối hợp trong thực thi cam kết WTO, các bộ/ngành nên ngồi lại với nhau, mổ xẻ vấn đề, cái gì cần có hành động gắn kết, cái gì cần phân công rạch ròi nhiệm vụ cho từng lĩnh vực để có từng chương trình tổng thể liên bộ/ngành, từng chương trình riêng biệt, đặc thù…Sẽ còn tồn tại những bất cập về cố vấn tham mưu cho công tác tổ chức chỉ đạo, cơ chế thực hiện cam kết, đào tạo nguồn nhân lực và có thể sẽ dẫn đến nhiều thua thiệt, rủi ro, không tận dụng được tối đa mọi cơ hội mới nếu vẫn duy trì cách làm hiện nay.Năm 2008 thực hiện lộ trình cam kết, chúng ta sẽ đối mặt với nhiều diễn biến có thể sẽ phức tạp khó lường, nếu chúng ta không chuẩn bị sẵn sàng ứng xử với những phát triển mới, nhất là đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và cả mỗi người dân là người tiêu dùng. Theo lộ trình đã định, ta sẽ phải tiếp tục cắt giảm với 493 dòng thuế nông nghiệp từ mức bình quân 39,27% xuống mức 35,54%. Đáng chú ý là các mặt hàng như hoa quả, chanh, muối, cam, cà phê, dầu thực vật, thực phẩm chế biến, đường mía, bánh kẹo, sản phẩm chế biến từ ca cao, rau quả, nước khoáng và đặc biệt là các sản phẩm rượu, bia, thuốc lá, xì gà đang có mức thuế nhập khẩu và bảo hộ cao (thuế 80-100%) bắt đầu thực hiện cắt giảm.  Một yếu tố khác để hàng Việt có thể vươn xa hơn, công tác xúc tiến kinh tế đối ngoại càng sớm huy động tổng lực các “binh chủng” tham gia càng tốt. Đặc biệt cần tạo điều kiện nhiều hơn cho các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực trực tiếp xúc tiến hoạt động kinh tế đối ngoại của họ, giúp họ tham gia mạnh hơn các hoạt động của các hiệp hội để nâng cao vai trò của loại hình này. Từ những thành tựu ấn tượng đã đạt được trong năm 2007, chúng ta có cơ sở khá vững chắc để có thể giảm bớt những tác động tiêu cực và thách thức để tận dụng được các cơ hội ngày càng to lớn hơn. 4. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu thép của công ty TNHH THÀNH NAM Gia nhập vào WTO, hoạt động xuất khẩu tăng mạnh , theo đó hoạt động xuất khẩu thép cũng tăng mạnh vì đây cũng là một nghành mũi nhọn của nước ta.Hoạt động xuất nhập khẩu luôn đem lại nhiều lợi nhuận , đặc biệt là đồng ngoại tệ. Ngoài ra tác dụng của nó lên mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, thông qua hoạt động xuất khẩu đem lại nguồn lợi cho đất nước nói chung, cho doanh nghiệp nói riêng . Tạo công ăn việc làm với thu nhập cao, là điều kiện rất tốt cho mình mở rộng mối quan hệ, hợp tác làm ăn lâu dài. Đó cũng là cơ hội rất tốt để học hỏi kinh nghiệm cúa bạn hàng, của đối tác. Mặt khác hoạt động xuất khẩu thép chưa phải là thế mạnh của chúng ta, chính vì vậy cần phải tiến hành thúc đẩy, nâng cao hiệu quả xuất khẩu thép. Đây cũng chính là điều kiện không thể thiếu để doanh nghiệp THÀNH NAM tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó thị trường EU là một thị trường có tiềm năng rất lớn, gồm 25 thành viên.Hoạt động xuất khẩu thép sang thị trường này là việc cần thiết , và thực hiện một cách có hiệu quả. Được ngồi chung mâm với các bậc anh chị , được ăn những thức ăn của anh chị ăn, nhưng chúng ta phải biết gắp thế nào cho hợp lý. ở đây thị trường EU là các bậc anh chị của chúng ta. Để thực hiện hoạt động xuất khẩu thép sang thị trường thép đạt hiệu quả cao. Cần nghiên cứu kỹ các điều kiện Incoterm, chính sách pháp luật của nước nhập khẩu, phong tục, tập quán, văn hóa…. 4.1 Vai trò của incoterm đối với hoạt động xuất khẩu. - Incoterm là một bộ quy tắc nhằm hệ thống hóa các tập quán thương mại được áp dụng phổ biến bởi các doanh nhân trên khắp thế giới. Các tập quán này đã xuất hiện và tồn tại trong quá trình phát triển của thương mại thế giới , nhưng trước đây chưa được biết đến theo một trật tư khoa học và logic. Incoterm ra đời là một sự tập hợp thành văn bản những gì được thực hiện kiểm nghiệm phổ biến trong thực tiễn , với mục đích giúp cho mọi doanh nghiệp ở khắp nơi trên thế giới có thể hiểu rõ và sử dụng một cách dễ dàng mà không cần mất nhiều thời gian để tìm hiểu tất cả các luật lệ , tập quán thương mại riêng biệt của các đối tác nước ngoài - Incoterm là một ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận và vận chuyển hàng hóa ngoại thương Thật vậy , tên gọi từng điều kiện của Incoterm được trình bày thật đơn giản nhưng vẫn nói lên đầy đủ ý nghĩa bản chất của điều kiện đó về nghĩa vụ giao nhận và vận tải hàng hóa của các bên tham gia trong hợp đồng ngoại thương . Ở mỗi điều kiện thuơng mại xác định mười nhóm nghĩa vụ cơ bản cho mỗi bên mua bán thực hiện . Đa số các nghĩa vụ có liên quan đến giao nhận , vận tải hàng hóa và các chứng từ có liên quan. - In coterm là điều kiện quan trọng để đẩy nhanh tốc độ đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương. Incoterm là tập hợp sự chuẩn mực thống nhất các tập quán thông dụng có liên quan đến nghĩa vụ của các bên trong mua bán quốc tế , cho nên khi xác định Incoterm nào hai bên áp dụng , mỗi bên có thể hình dung trong những nghĩa vụ cơ bản mà mình phải thực hiện , điều này giúp đẩy nhanh tốc độ giao dịch đàm phán và đơn giản hóa nội dung hợp đồng , mà vẫn đảm bảo tính chặt chẽ , đầy đủ mang tính pháp lý cao . Vai trò của Incoterm càng có ý nghĩa hơn đối với khu vực như EU , EFTA … ở đó phổ biến hình thức hợp đồng bằng miệng …hay ở Anh , Mỹ, các nước Bắc Mỹ .. những nơi đó “ luật trường hợp” vẫn là nền tảng cơ bản để soạn thảo và giải quyết tranh chấp trong ngoại thương. - Incoterm là cơ sở quan trọng để xác định giá cả mua bán hàng hóa Thật vậy , vì Incoterm quy định nghĩa vụ quan trọng nhất về giao nhận , vận tải hàng hóa ; về các chi phí cơ bản ; giá trị hàng hóa; thủ tục và thuế xuất khẩu , nhập khẩu ; chi phí vận tải , bảo hiểm hàng hóa ; thời điểm chuyển rủi ro hàng hóa từ người bán sang người mua ; thời điểm giao nhận hàng …, cho nên Incoterm được các bên thỏa thuận lựa chọn sẽ là một trong những sơ sở quan trọng nhất để xác định giá cả trong mua bán ngọai thương . Ví dụ bán giá gạo 5% tấn giá FOB Sài Gòn port sẽ khác với FOB Cần Thơ … - Incoterm là một căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện khiếu nại và giải quyết tranh chấp ( nêú có) giữa người mua và người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương. Nếu trong hợp đồng ngoại thương có dẫn chiếu loại Incoterm sử dụng ( 1980; 1990; 2000 ) thì khi có tranh chấp xảy ra , văn bản Incoterm và các tài liệu giải thích chuẩn mực về Incoterms , là những căn cứ quan trọng mang tính pháp lý giúp bên thực hiện và giải quyết khiếu nại hoặc kiện ra tòa án hoặc trọng tài . Các văn bản Incoterms trở thành các công cụ quan trọng giúp cho thương nhân ở các nước có ngôn ngữ khác nhau , luật lệ tập quán buôn bán khác nhau có thể nhanh chóng thỏa thuận mua bán hàng hóa , nhờ đó thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế , điều này đặc biệt có ý nghĩa khi tiến hành toàn cầu hóa về kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ và mang tính tất yếu khách quan như ngày nay. Thông qua hiểu biết về Incoterm doanh nghiệp lựa chọn điều kiện xuất khẩu và điều kiện bảo hiểm cho hàng hóa phù hợp đem lại hiệu quả cao. 4.2 Vai trò của cơ sở pháp lý, phong tục tập quán, môi trường văn hóa.. Trong nghiệp vụ mua bán ngoại thương hoạt động cơ bản là nghiên cứu, tìm hiểu luật pháp , phong tục tập quán, văn hóa của đối tác làm ăn bao gồm: những cơ chế quản lý xuất nhập khẩu , quyền kinh doanh của thương nhân trong và ngoài nước, các hàng rào thuế và phi thuế xuất nhập khẩu, thói quen làm việc của đối tác, văn hóa…. Những điều đó nhằm giúp cho doanh nghiệp chủ động trong giao dịch đàm phán với đối tác, nâng cao hiệu quả xuất khẩu thép của công ty TNHH THÀNH NAM. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THÉP Khái quát chung về công ty Công ty TNHH XNK Thành Nam là công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu các mặt hàng sắt, thép không gỉ(inox), các thiết bị an ninh….công ty TNHH XNK Thành Nam do ông Nguyễn Hùng Cường ( giám đốc công ty) đứng ra thành lập theo hình thức góp vốn vào tháng 15\7\2000 theo quyết định thành lập số 06013343 Tên giao dịch: THANH NAM IMPORT AND EXPORT COMPANY LIMITED Tên viêt tắt: THANH NAM IMP & EXP CO, LTD Đỉa chỉ Trụ sở: Phòng 806, CT5ĐN2, Khu đô thị mới Mỹ Đình II , Xã Mỹ Đình , Huyện Từ Liêm , Hà Nội Số diện thoại: 7870893/ 7870894 Số Fax: 7870892 Email: thanhnamcom@vnn.vn . Trẻ về tuổi đời và đầy nhiệt huyết. công ty TNHH XNK Thành Nam được thành lập sau một quá trình cân nhắc cẩn thận của một đội ngũ nhân sự có kinh nghiêm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.Khi mới thành lập vào 15/07/2000 công ty đặt trụ sở tại : 25 Bà Triệu- Hòan Kiếm – Hà Nội. Đến cuối tháng 10/2002 công ty chuyển về trụ sở mới ở phòng 806, CT5 ĐN2, Khu đô thị mới Mỹ Đình 2, Từ Liêm – Hà Nội, đó cũng chính là trụ sở hiện nay của công ty. Mới đầu công ty chỉ kinh doanh xuất nhập khẩu chủ yếu mặt hàng thép không gỉ (inox) các loại: dạng cuộn cán nguội. dạng tấm, thép ống, thép dẹt,… sau đó trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình công ty bổ sung kinh doanh thêm một số mặt hàng như các thiết bị an ninh; chuông cửa hình, tiếng. sản xuất gia công các loại sản phẩm kim khí, làm đại lý mua bán ký gửi, khai thác cho thuê kho bãi, dịch vụ vận tải hàng bốc xếp …Công ty bắt đầu đi vào hoạt đông với số vôn điều lệ là 5 tỷ. Trải qua gần 9 năm hình thành và phát triển công ty đã từng bước ổn đinh đi vào hoạt động có hiệu quả. Nếu như vào trước năm 2002 hoạt động của công ty còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả hoạt động còn kém do công ty mới thành lập , thiếu về cơ sở vật chất kĩ thuật, công ty đang đi tìm thị trường và bạn hàng thì sang 2006, đặc biệt là 2007 công ty đã có được thị trường XNK, tiêu thụ khá ổn định: Trung Quốc, Nhật, Châu Âu , Đài Loan , Hồng Công nội địa hay bạn hàng ổn định như : công ty cổ phần TM XNK Đại Gia, công ty Á Châu TBD. Với đội ngũ nhân sự ban đầu khi thành lập gồm 3 thành viên tốt nghiệp các trường chuyên ngành khối kinh tế như đại học Ngoại Thương, Kinh Tế Quốc Dân. Thì đến nay công ty đã có hơn 20 nhân sự có trình độ chuyên môn, thành thạo tiếng anh và năng động giúp cho công ty ngày càng phát triển hơn. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 2.1. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty * Phòng giám đốc - Quyết định chiến lược kinh doanh của từng thời kỳ của công ty - Ký kết các hợp đồng kinh tế với đối tác - Ra quyết định mang tính tổng quát của toàn công ty nhằm đảm bảo kịp thời trong nền kinh tế thị trường ( ví dụ như : điều chỉnh giá cả hàng hóa, giá nguyên vật liệu đầu vào cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh doanh ) - Tổ chức giám sát, quản lý, điều hành mọi hoạt động của công ty. * Phòng phó giám đốc - Công ty có hai phó giám đốc trợ giúp công việc cho giám đốc và có quyền quyết định như giam đốc khi được ủy quyền. - Hỗ trợ cho giám đốc khi đưa ra các quyết định, tham gia tổ chức các cuộc họp đồng thời tổ chức quản lý nhân sự về tuyển dụng, số lượng, tổ chức các cuộc phỏng vấn…. * Phòng kế hoạch Xây dựng kế hoạch sản xuất của công ty trong từng ngày, ca sản xuất, tháng sản xuất Đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch dặt ra trong sản xuất kinh doanh từ đó có chế độ khen thưởng thích đáng đối với cá nhân, tập thể. Xây dựng kế hoạch tiêu thụ cho từng loại sản phẩm của công ty để phân xuống cho các phòng. Đó là cơ sơ để các phòng ban thực hiện tốt kế hoạch , nhiệm vụ được giao. * Phòng thị trường Tổ chức nghiên cứu thị trường, khách hàng, nhu cầu của khách hàng để tư đó thõa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Giao dịch, xem xét và xử lý sơ bộ các đơn chào hàng của đối tác,sau đó gửi về phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Theo dõi và quản lý các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm nội địa Quản lý các kho thành phẩm và kiểm tra kỹ lưỡng các sản phẩm xuất ra thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài. * Phòng tổ chức hành chính Tổ chức quản lý sắp xếp, bố trí nhân lực phù hợp với khả năng và cơ cấu quản lý tổ chức trong toàn công ty Thực hiện kế hoạch lao động, kế hoạch tiền lương và tuyển dụng Thực hiện chính sách đối với lao động, xây dựng định mức lao động, xác định đơn giá tiền lương với sản phẩm hoặc theo cấp bậc công việc tùy tình hình của nhà máy * Phòng kế toán_hành chính Có nhiệm vụ theo dõi cá nghiệp vụ có liên quan đến công tác hạch toán, kế toán, kiểm tra, kiểm soát và thực hiện các chế độ quản lý, lập báo cáo kết quả kinh doanh theo định kỳ Chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính của công ty. Thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh theo quy định của nhà nước. Có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh chung cho công ty và phân bổ kế hoạch cho từng bộ phận, báo cáo lên lãnh đạo tình hình hoạt động của công ty từng tháng, từng quý, từng năm. Đồng thời đưa ra những biện pháp tháo gỡ khó khăn của công ty trên cơ sở phân tích số liệu thực tế * Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Thực hiên các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu: thưc hiện ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu, mở tờ khai Hải Quan (thông quan hải quan cho hàng hóa), tổ chức thuê phương tiện vận chuyển (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không..). Sắp xếp kế hoạch giao nhận hàng hóa sao cho phù hợp với kế hoạch sản xuất và với hợp đồng đã ký kết với đối tác Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo điều khoản ghi trong hợp đồng ( L/C , Back to Back L/C… Thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa nếu trong hợp đồng và điều kiện giao nhận hàng hóa có ghi …. Tổ chức giải quyết nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng.. Sau đây là cơ cấu tổ chức của công ty: Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu Phòng Kế hoạch Phòng Kế toán Phòng Tổ chức hành chính P. Thị trường trong nước P. Thị trường nước ngoài P. Quản lý kho Vĩnh Phúc Phòng Quản lý kho Hải Phòng Văn phòng đại diện tại Vĩnh Phúc Văn phòng đại diện tại Thái Nguyên 2.2. Chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn của công ty. 2.2.1 Chức năng: + Nhập khẩu inox, thiết bị an ninh từ thị trường nước ngoài như: Trung Quốc, Nhật, Hồng Công, Đài Loan… về phục vụ nhu cầu trong nước + Phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước Mua các sản phẩm._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc27894.doc