Một số kiến nghị & giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh tốc độ Tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Thiết bị chiếu sáng đô thị Hùng Cường

Lời mở đầu Tiêu thụ sản phẩm không phải là một vấn đề xa lạ đối với các doanh nghiệp sản xuất nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm. Nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, công tác tiêu thụ sản phẩm thực sự trở thành một chiến tuyến làm đau đầu các nhà kinh doanh. Làm thế nào để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Đó là cả một quá trình nghiên cứu, tìm tòi phân tích đánh giá tình hình mọi mặt của doanh nghiệp mình, tình hình thị trường, tình hì

doc42 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số kiến nghị & giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh tốc độ Tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Thiết bị chiếu sáng đô thị Hùng Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh của các đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế xã hội...kết hợp với sự quản lý sang suốt, linh hoạt nhạy bén của các nhà quản lý doanh nghiệp để vạch ra những hướng đi đúng đắn. Trả lời được câu hỏi trên và làm tốt những lời giải đáp đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã khẳng định được sự tồn tại và phát triển của mình. Ngược lại nếu không tìm ra lời giải đáp nghĩa là doanh nghiệp đang dần tự đào thải mình ra khỏi thị trường. Tuy nhiên để trả lời tốt câu hỏi đó trước hết mỗi doanh nghiệp phải nắm bắt được những lý luận cơ bản về công tác tiêu thụ sản phẩm. Xuất phát từ quan điểm này, trong thời gian được về thực tập ở Công ty Thiết bị chiếu sáng đô thị Hùng Cường, tôi đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty theo cách nhìn nhận của Quản trị doanh nghiệp thông qua đề tài "Những vấn đề cơ bản về tiêu thụ sản phẩm và một số kiến nghị và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Thiết bị chiếu sáng đô thị Hùng Cường". Nội dung của đề tài được trình bày thành 3 chương: Chương I : Những vấn đề lý luận chung về công tác tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất. Chương II : Phân tích tình hình và đánh giá chung tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Thiết bị chiếu sáng đô thị Hùng Cường. Chương III : Những giải pháp và kiến nghị chủ yếu để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Thiết bị chiếu sáng đô thị Hùng Cường. Với lượng kiến thức tích luý được còn ít ỏi, thời gian cũng như các điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên mặc dù rất cố gắng nhưng bài viết này vẫn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cô chú trong Phòng tài vụ của Công ty cũng như sự góp ý của các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. Chương I những vấn đề lý luận chung về công tác tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất 1-/ Khái niệm và ý nghĩa của việc tiêu thụ sản phẩm. 1.1-/ Khái niệm. Những năm gần đây nước ta từ nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, trong môi trường kinh tế này các mối quan hệ hàng hoá, tiền tệ ngày càng được mở rộng và phát triển. Với việc đa dạng hoá các thành phần kinh tế, nền sản xuất ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Các doanh nghiệp này cùng sản xuất hàng hoá, cùng tồn tại, cạnh tranh lẫn nhau và bình đẳng trước pháp luật. Vì vậy, nếu như trước đây các doanh nghiệp chỉ lo sản xuất đủ kế hoạch giao nộp cho Nhà nước thì ngày nay không chỉ có sản xuất mà vấn đề tiêu thụ sản phẩm còn trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình đơn vị bán xuất giao hàng hoá, sản phẩm cho đơn vị mua và dơn vị mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận việc thanh toán tiền hàng theo giá thoả thuận giữa đơn vị bán và đơn vị mua. Đứng trên giác độ luân chuyển vốn thì tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá vốn từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ, làm cho vốn trở lại hình thái ban đầu khi nó bước vào mỗi chu kỳ sản xuất. Thật vậy, quá trình tái sản xuất được bắt đầu từ những đồng vốn mà nhà sản xuất bỏ ra để mua các yếu tố đầu vào của sản xuất như: công cụ lao động, đối tượng lao động, sức lao động. Lúc này vốn bằng tiền được chuyển hoá thành vốn dưới hình thái vật chất. Vốn dưới hình thái vật chất được đưa vào quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm. Sản phẩm hàng hoá được tạo để đem đi tiêu thụ và kết quả quá trình tiêu thụ là doanh nghiệp sẽ thu được tiền về, lúc này đồng vốn của doanh nghiệp lại từ hình thái vật chất quay trở về hình thái ban đầu của nó: hình thái tiền tệ. Đến đây một chu kỳ sản xuất kết thúc vốn tiền tệ lại được sử dụng lặp lại theo đúng chu kỳ mà nó đã trải qua. Ta có thể đơn giản hoá quá trình tái sản xuất đó bằng sơ đồ sau: T- H SLĐ TLSX (CCLĐ + ĐTLĐ) ...SX.. . Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá thông qua hai hành vi: doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho khách hàng và khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho doanh nghiệp. 1.2-/ ý nghĩa. Ta đã biết rằng tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng kết thúc một chu kỳ sản xuất tiếp theo. Chỉ có thông qua tiêu thụ sản phẩm, đồng vốn của doanh nghiệp mới trở về với trạng thái ban đầu của nó. Với doanh thu bán hàng này của doanh nghiệp mới có thể trang trải các chi phí về nguyên vật liệu, về máy móc thiết bị nhà xưởng, trả tiền lương cho công nhân viên...có như vậy quá trình tái sản xuất kỳ sau mới tiếp tục. Nếu tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn doanh nghiệp sẽ không có đủ nguồn vốn phục vụ cho quá trình tái sản xuất, tất yếu sản xuất sẽ bị ngưng trệ. Không chỉ có tái sản xuất giản đơn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay mà các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới hoàn thiện quy trình sản xuất của mình, tăng cường đầu tư theo chiều sâu, mở rộng quy mô sản xuất theo hướng đi mới...muốn vậy nhất thiết phải có nhiều lợi nhuận. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm có lãi sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy tiêu thụ sản phẩm đã góp phần vào thực hiện tái sản xuất mở rộng. Tăng tiêu thụ sản phẩm sản phẩm có lãi làm tăng lợi nhuận và là điều kiện để tăng thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên, tăng thêm các hoạt động phúc lợi của doanh nghiệp nhằm cải thiện và nâng cao điều kiện làm việc, sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. Thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng kịp thời góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm các khoản chi phí bán hàng, chi phí kho tàng bảo quản....góp phần hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu công tác tiêu thụ sản phẩm chậm, yếu kém sẽ kéo dài chu kỳ sản xuất đồng vốn bị ứ đọng chậm luân chuyển và gây ra những thiệt hại lớn trong kinh doanh không thể lường trước được. Như C.Mác đã từng nói: “ ...Nếu ngay trong giai đoạn cuối cùng H’ - T’ hàng hoá bị chất đống không bán được sẽ làm nghẽn luồng lưu thông...”. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, sản xuất kinh doanh mà chỉ dựa vào vốn tự có thì không thể đủ để tiến hành sản xuất kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải vay vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Khi tiêu thụ sản phẩm có doanh thu các doanh nghiệp sẽ lập được quỹ trả nợ. Doanh nghiệp càng trả nợ được nhanh chóng thì càng giảm được số tiền lãi lại không phải chịu lãi suất vay quá hạn. Hơn nữa khi trả được nợ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ an toàn, doanh nghiệp có thêm uy tín trong thanh toán do đó các mối quan hệ tiếp theo của doanh nghiệp với ngân hàng và các bạn hàng sẽ được thuận lợi hơn. Thông qua tiêu thụ sản phẩm, có được doanh thu doanh nghiệp mới có thể thực hiện các khoản thu nộp nghĩa vụ cho Nhà nước như các loại thuế, phí, lệ phí...đây là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước để từ đó Nhà nước có thể triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của mình làm cho đất nước ngày càng chuyển biến mạnh mẽ theo kịp với thời đại. Cũng từ công tác tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp có thể năm được nhu cầu thị hiếu của khách hàng, tình hình cạnh tranh trên thị trường, vị trí của các đối thủ và vị trí của mình trên thị trường cũng như năm bắt được thị trường nào là chủ yếu, thị trường nào là thứ yếu, thị trường nào có tiềm năng cần khơi dậy...Từ đó mà hoạch định nên những kế hoạch đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Chẳng hạn như: đầu tư vào mở rộng mặt hàng nào cần nhanh chóng loại bỏ để chuyển sang hướng sản xuất kinh doanh mới. Qua tiêu thụ sản phẩm cũng là căn cứ để doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá về khối lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất ra một cách chính xác, cũng như đánh giá về trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh, tổ chức thanh toán...của đơn vị mình. Bởi vì tiêu thụ sản phẩm, có được doanh thu chứng tỏ doanh nghiệp đã tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt quy cách mẫu mã phù hợp thị hiếu tiêu dùng, giá cả phải chăng...được thị trường chấp nhận. Ngoài ra trong điều kiện “mở cửa” nền kinh tế hiện nay cùng với việc nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức ASEAN, tiêu thụ sản phẩm sẽ là chiếc cầu nối liên thị trường trong nước và thị trường quốc tế, thúc đẩy thương mại quốc tế ngày càng mạnh mẽ. Hơn thế nữa việc tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài sẽ làm cân bằng dần cán cân thương mại của nước ta hiện nay vốn đang nghiêng hẳn vào tình trạng nhập siêu, điều hoà tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất trong nước ngày càng phát triển. Tóm lại, thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ đem lại kết quả vô cùng to lớn. Tuy nhiên tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm, nhiều hay ít không phải do ý muốn chủ quan của doanh nghiệp mà được việc tiêu thụ sản phẩm diễn ra như thế nào còn chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau còn được nghiên cứu rõ. 1.3-/ Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm. Có thể nhận thấy rằng tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố sau. 1.3.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp. Có thể thấy rõ đặc điểm sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tiêu thụ sản phẩm trong ngành công nghiệp do sản xuất sản phẩm đa dạng, dựa trên trình độ kỹ thuật cao, việc sản xuất rất ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và thời vụ cho nên tiêu thụ sản phẩm được nhanh chóng, thường xuyên và liên tục trong ngành nông nghiệp thì sản xuất theo thời vụ cho nên tiêu thụ cũng theo thời vụ, tập trung chủ yếu vào mùa thu hoạch sản phẩm. Khác với hai ngành trên, trong ngành xây dựng cơ bản, với các đặc trưng sản xuất đơn chiếc theo kiểu đặt hàng thời gian thì không kéo dài nên việc tiêu thụ cũng chỉ là những sản phẩm cá thể và tuỳ thuộc vào từng công trình cụ thể. 1.3.2. Nhu cầu. Nhu cầu thị trường là một trong những vấn đề quan trọng. Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp phải đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm khác nhau trong mỗi loại sản phẩm đó lại phải chia ra nhiều chủng loại, kích cỡ, màu sắc, phẩm cấp mẫu mã khác nhau để đáp ứng các “cung bậc” nhu cầu cao thấp khác nhau. Khi đưa ra tiêu thụ không phải mặt hàng nào cũng như nhau mà có những mặt hàng tiêu thụ sản phẩm được nhiều do phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, giá cả hợp lý, chất lượng tốt, tìm đúng thị trường...Nhưng lại có những mặt hàng tiêu thụ được ít do không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Ngược lại có những mặt hàng chất lượng tốt, giá cả phải chăng nhưng còn không được ưa chuộng nữa nên tiêu thụ gặp khó khăn....Do dó, trên cơ sở nắm vững nhu cầu thị trường doanh nghiệp đưa ra một kết cấu phù hợp thì sẽ đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm. Ngược lại đưa ra thị trường những sản phẩm không hợp lý, không đúng với tâm lý tiêu dùng thì hàng hoá sẽ bị ứ đọng. Điều này cho thấy mỗi doanh nghiệp cần phải bám sát thị trường để định ra cho mình một kết cấu, khối lượng hàng thích hợp, đánh đúng vào tâm lý người tiêu dùng, đồng thời không ngừng nghiên cứu và tìm tòi, cho ra đời những sản phẩm mới ưu việt hơn thay thế cho những sản phẩm đã bi lỗi thời lạc hậu. 1.3.3. Chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy hay kìm hãm công tác tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm cũng là một vũ khí cạnh tranh sắc bén có thể dễ dàng đè bẹp các đối thủ. Chẳng vậy, trong các chương trình quảng cáo nhiều sản phẩm người ta đã đưa ra tiêu chuẩn “chất lượng như vàng”, “ chất lượng hàng đầu”, “ chất lượng tuyệt hảo”. Chất lượng sản phẩm tốt không chỉ thu hút khách hàng làm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ mà còn tạo cho doanh nghiệp nâng cao giá bán sản phẩm một cách hợp lý mà vẫn thu hút được khách hàng. Ngược lại, chất lượng sản phẩm thấp thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp khó khăn, nếu chất lượng sản phẩm quá thấp thì ngay cả khi giá bán rất rẻ vẫn không được người tiêu dùng chấp nhận. Đặc biệt trong ngành công nghiệp, nông nghiệp thực phẩm chế biến thuỷ sản..chất lượng sản phẩm có ý nghĩa rất lớn. Sản phẩm của các ngành này nếu được khai thác chế biến kịp thời đảm bảo tính chất tươi sống sẽ tăng được số lượng sản phẩm cao, hạ thấp số lượng sản phẩm thấp từ đó có thể tiêu thụ dễ dàng và nâng cao doanh thu bán hàng. Ngược lại nếu bị ôi thiu, héo úa sẽ làm tăng số lượng cấp thấp gây khó khăn cho tiêu thụ, giảm doanh thu có khi phải loại bỏ cả lô hàng đó không tiêu thụ được. Việc đảm bảo chất lượng lâu dài với phương châm “trước sau như một” còn có ý nghĩa là lòng tin của khách hàng đối với khách hàng. Nó như là một dây vô hình thắt chặt khách hàng với doanh nghiệp làm cho công tác tiêu thụ diễn ra thuận lợi. 1.3.4. Giá cả sản phẩm. Giá cả sản phẩm tác động rất lớn tới quá trình tiêu thụ sản phẩm về nguyên tắc, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá và giá cả xoay quanh giá trị của hàng hoá. Với cơ chế thị trường hiện nay, giá cả được hình thành tự phát triển trên thị trường theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán do đó doanh nghiệp có thể sử dụng giá cả như một công cụ sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Nếu doanh nghiệp đưa ra một mức giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận doanh nghiệp sẽ dễ dang tiêu thụ sản phẩm của mình. Ngược lại nếu định giá quá cao, người tiêu dùng không chấp nhận thì doanh nghiệp chỉ có thể ngồi nhình sản phẩm chất đống trong kho của mình mà thôi. Mặt khác, nếu xí nghiệp quản lý kinh doanh tốt, làm cho giá thành sản phẩm thấp, doanh nghiệp có thể bán hàng với giá thấp hơn mặt bằng giá cả của sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đây là một lợi thế trong cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút được cả khách hàng của đối thủ cạnh tranh, từ đó dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường. Đối với thị trường sức mua có hạn, trình độ tiêu thụ ở mức thấp thì giá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm. Với mức giá chỉ thấp hơn một chút đã có thể tạo ra một sức tiêu thụ lớn nhưng với mức giá chỉ nhích hơn đã có thể làm sức tiêu thụ giảm đi rất nhiều. Điều này dễ dàng nhận thấy ở các thị trường nông thôn miền núi nơi có mức thu nhập hay nói rộng hơn là thị trường của các nước chậm phát triển. Điều chứng minh rõ nét nhất là sự chiếm lĩnh của hàng Trung Quốc trên thị trường nước ta hiện nay. Giá cả của Trung Quốc rẻ hơn mẫu mã lại đẹp đã chiếm được cảm tình của những người dân với thu nhập thấp. Tóm lại, công tác tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Tiêu thụ sản phẩm sản phẩm tốt sẽ mang lại hiệu quả vô cùng to lớn, ngược lại công tác tiêu thụ sản phẩm kém sẽ mang lại hiệu quả xấu, có thể dẫn doanh nghiệp tới bờ phá sản. Chỉ trên cơ sở coi trọng và nhận thức đúng đắn vấn đề tiêu thụ sản phẩm mới có thể tổ chức được công tác tiêu thụ sản phẩm một cách khoa học, hiệu quả. Những năm đầu của thế kỷ đổi mới này là những năm đầy thử thách giúp cho các doanh nghiệp thực sự khẳng định mình. Trong những năm này, bức tranh toàn cảnh về tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp nước ta nổi bật lên hai mảng đối lập. Đó là những mảng rực rỡ của các doanh nghiệp tổ chức kinh doanh đang vươn lên mạnh mẽ. Bên cạnh đó là một mạng lưới của các doanh nghiệp làm ăn yếu kém, hàng hoá tồn đọng không bán được, thậm chí nhiều doanh nghiệp phải giải thể. Mảng này chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh với nếp làm ăn cũ, nay không thể trụ nổi với nếp làm ăn mới. Tuy không phải là doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ nhưng ở đây là một doanh nghiệp khá vững vàng và tự tin trong bước đi của mình đó là Công ty Thiết bị chiếu sáng đô thị Hùng Cường. Ta hãy tìm hiểu xem công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty này xem Công ty đã làm được gì, chưa làm được những gì xung quanh vấn đề tiêu thụ sản phẩm để từ đó có thể góp thêm tiếng nói của bản thân, giúp cho Công ty ngày càng ổn định và phát triển mạnh mẽ. Chương II Phân tích tình hình và đánh giá chung về công tác tiêu thụ sản phẩm Công ty Thiết bị chiếu sáng đô thị Hùng Cường I-/ Đặc điểm chung của Công ty Thiết bị chiếu sáng đô thị Hùng Cường. 1.1-/ Quá trình hình thành và phát triển. Trụ sở công ty: 306 Đê La Thành - Đống Đa - Hà Nội. Công ty Thiết bị chiếu sáng đô thị Hùng Cường là một Công ty sản xuất bàn ghế với quy trình công nghệ gần như khép kín từ việc chế tạo đến việc lắp ráp hoàn chỉnh. Hàng năm trung bình Công ty sản xuất và tiêu thụ hơn 10.000 bộ bàn ghế các loại. Trong lịch sử phát triển của mình Công ty đã trải qua nhiều thời kỳ khó khăn, trước đây Công ty chỉ lấy những sản phẩm của nơi khác về tiêu thụ, nhưng bây giờ doanh nghiệp mở rộng quy mô về sản xuất. Thành lập từ năm 1990 sao gần 10 năm hoạt động doanh nghiệp cũng gặp những khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Nhưng được sự quan tâm của Nhà nước, bạn bè cho vay vốn sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đã thoát khỏi thời kỳ khó khăn. Hiện nay để phù hợp với cơ chế thị trường Công ty không chỉ có nhiệm vụ sản xuất bàn ghế và còn có những nhiệm vụ quyền hạn mới. Đó là: - Sản xuất và lắp ráp bàn ghế các loại. - Kinh doanh tổng hợp. Một Công ty sản xuất đồ dùng thuộc loại hình sản xuất hàng loạt. Hiện nay Công ty có 60 người, nhân viên phục vụ gián tiếp của Công ty là 10 người, số lao động trực tiếp là 30 người;10 người chịu trách nhiệm Marketing. Đội ngũ cán bộ kinh tế, khoa học là 5 người. Quy mô vốn của Công ty năm 2000 là: tổng số vốn kinh doanh 1.949.002.041 đồng. Với diện tích mặt bằng hiện tại là 300m2, 3 phòng ban và 2 phân xưởng sản xuất Công ty đã gần như khép kín quy trình sản xuất bàn ghế. Hiện nay Công ty đang dự kiến một số dự án liên doanh với nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan....để mở rộng hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2-/ Đặc điểm tổ chức quản lý, quy trình công nghệ của Công ty Thiết bị chiếu sáng đô thị Hùng Cường. 1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất của Công ty. Cùng với quá trình phát triển, Công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của mình. Đến nay Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo hệ trực tuyến gồm 3 phòng ban, 2 phân xưởng: - Phòng kế toán. - Phân xưởng sản xuất. - Phòng kinh doanh - Tổng hợp. - Phân xưởng gia công. - Phòng bán hàng. Đứng đầu Công ty là Ban giám đốc. Tại các phòng ban đều có trưởng phòng và phó phòng phụ trách công tác hoạt động của phòng ban mình. Tại các phân xưởng có quản đốc và phó quản đốc chịu trách nhiệm quản lý, điều hành sản xuất trong phân xưởng. Bộ máy quản lý sản xuất của Công ty có thể biểu diễn bằng sử dụngơ đồ sau. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý sản xuất của Công ty Thiết bị chiếu sáng đô thị Hùng Cường Ban giám đốc Phòng kế toán Phòng kinh doanh tổng hợp Phòng bán hàng Phân xưởng sản xuất Phân xưởng gia công II-/ Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Thiết bị chiếu sáng đô thị Hùng Cường trong mấy năm qua. 2.1-/ Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở trong nước. ở nước ta hiện nay nhu cầu về đồ dùng ngày càng cao ở các thành phố lớn nhịp độ bàn ghế không thể bán kịp với “nhịp độ khẩn trương” của cuộc sống nên nó không phải đồ dùng chủ yếu. Nhưng còn ở các vùng nông thôn miền núi thì sao ? Nước ta là một trong những nước nghèo nhất thế giới, ở các vùng nông thôn và tỉnh lẻ điều đó lại càng thể hiện rõ. ở những vùng này đời sống còn thấp kém. Với đặc điểm nước ta hơn 75% là dân số sản xuất nông nghiệp cho thấy thị trường tiêu thụ bàn ghế nước ta là rất lớn. Đối với Công ty Thiết bị chiếu sáng đô thị Hùng Cường thị trường hiện nay của Công ty là hầu hết các tỉnh phía Bắc trong đó thị trường chủ yếu là Hà Nội. Một số các thị trường hiện nay đang tiêu thụ mạnh là Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình... Đối tượng chính sử dụng bàn ghế là các Công ty và một số người dân. Do đó việc tiêu thụ sản phẩm mang tính chất thời vụ tập trung chủ yếu vào chuẩn bị khai trương Công ty thanh lý các đồ dùng đã cũ. Trước đây việc tiêu thụ sản phẩm chỉ bó hẹp trong phạm vi đối tượng là hộ gia đình, trong khi mà các Công ty chưa phát triển mạnh. Ngày nay việc tiêu thụ theo đơn đặt hàng của mọi đối tượng và được rộng rãi trên thị trường phục vụ tiêu dùng cho mọi tầng lớp dân cư. Khách hàng mua bàn ghế có thể đến mua hàng trực tiếp tại cửa hàng của Công ty với số lượng tuỳ ý. Mọi phương thức thanh toán đều được Công ty chấp thuận theo sự thoả thuận giữa Công ty với khách hàng đã được ghi trong hợp đồng. Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm với sự cạnh tranh của các loại sản phẩm trên thị trường hiện nay bàn ghế Thiên Phong cũng đã phần nào chiếm lĩnh được trên thị trường. Chúng ta xem xét việc tiêu thụ của Công ty Thiết bị chiếu sáng đô thị Hùng Cường đã được kết quả gì và chưa được kết quả gì qua các năm. Ta xem tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các quý năm 1999 qua bảng sau: Biểu 1 - Tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các quý năm 1999 Tên sản phẩm ĐV Quý I Quý II Quý III Quý Iv Số lượng Giá bán (1000đ) Dthu tiêu thụ (1000đ) Số lượng Giá bán (1000đ) Dthu tiêu thụ (1000đ) Số lượng Giá bán (1000đ) Dthu tiêu thụ (1000đ) Số lượng Giá bán (1000đ) Dthu tiêu thụ (1000đ) 1. Bàn ghế hoàn chỉnh Bộ 20.000 1335000 2500 1628800 2300 1470500 3000 1954500 - Ghế xoay kiểu Đài Loan Cái 1300 650 845000 1100 600 660000 1300 625 812500 1700 645 1096500 - Bàn gỗ ép kiểu Malaysia Cái 700 750 490000 1400 692 968800 100 658 658000 1300 660 858000 2. Tủ kiểu Malaysia Cái 500 565 282500 548 565 309620 565 548 309620 579 585 338715 3. Tủ Thái Lan Cái 750 585 438750 759 600 455400 600 768 460800 645 752 485040 Cộng 2056250 2393820 2240920 2778255 Bảng trích từ số liệu Phòng Kế toán Tình hình tiêu thụ qua các quý của năm 1999 cho ta thấy số lượng bán ra qua các quý là khá cao, nhưng giá bán của các quý cũng chênh lệch khá nhiều về giá bán của bàn ghế hoàn chỉnh quý I ghế xoay kiểu Đài Loan là 650.000 đồng nhưng sang quý II thì giá bán lại giảm nhưng số lượng của quý II lại tăng hơn so với quý I. Về doanh thu qua các quý Quý I so với quý II . Quý II tăng 337.500 đồng còn Quý II so với quý III thì Quý III lại giảm 152.000 đồng. Quý III so với Quý IV: Quý IV tăng so với Quý III là 537.335 đồng. Nguyên nhân: do số lượng bán ra là không đồng đều vì số lượng của mỗi mặt hàng không đảm bảo được chất lượng sản phẩm mẫu mã của các sản phẩm đưa ra chưa đủ sức thuyết phục. Giá bán của sản phẩm còn cao so với các mặt hàng trên thị trường dẫn đến doanh thu của tiêu thụ sản phẩm không cao, việc tăng giảm giá cũng dẫn đến sự giảm sút đến số lượng tiêu thụ qua các quý. Về năm 1999 doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm là không cao cũng do nhiều nhân tố doanh thu cũng đạt được mức 9.469.245 đồng. Ta xem tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2000 có khá hơn không ở bảng 2. * Nhận xét về tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2000. Trong biểu này số lượng bàn ghế bằng 95,23% kế hoạch giảm 500 bàn ghế so với kế hoạch trong đó ghế xoay kiểu Đài Loan kế hoạch 6000, thực tế 6500 vượt 500 bộ đạt 108,33%, bàn gỗ ép kiểu Đài Loan kế hoạch năm 4500, thực tế 3500 giảm 1000 bộ bằng 77,77%. - Giá bình quân của một bộ bàn ghế xoay kiểu Đài Loan kế hoạch 792 đồng thực tế 800 đạt 101% giá bình quân bàn ghỗ ép kiểu Malaysia. Thực tế đạt 95,64% kế hoạch. Doanh thu các loại sản phẩm chỉ đạt 88,67% kế hoạch mức giảm so với kế hoạch 1.423.000 đồng. Riêng doanh thu sản phẩm bàn ghế hoàn chỉnh năm 2000 chỉ đạt 96,21% kế hoạch giảm 31.100 đồng do với kế hoạch. Qua kết quả trên cho thấy tình hình thực tế về công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm có thể thấy Công ty đã lập khá cao kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nhưng thực tế thực hiện lại giảm so với kế hoạch đặt ra làm cho kế hoạch không khả thi. Qua đó chứng tỏ rằng Công ty chưa thực sự coi trọng công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Xét về quá trình tiêu thụ sản phẩm thì việc không hoàn chỉnh kế hoạch tiêu thụ sản phẩm còn nhiều nguyên nhân như chất lượng sản phẩm, giá cả, thị trường... Biểu 2 - Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2000 Tên sản phẩm Đơn vị tính Số lượng tiêu thụ Giá bình quân sản phẩm (1000đ) Doanh thu tiêu thụ (1000đ) Kế hoạch Thực tế So sánh(%) Kế hoạch Thực tế So sánh(%) Kế hoạch Thực tế So sánh(%) 1. Bàn ghế hoàn chỉnh Bộ 10.500 10.000 95,23 792 800 101 8.211.000 7.900.000 96,21 - Ghế xoay kiểu Đài Loan Cái 6.000 6.500 108,33 800 825 103,12 4.800.000 5.632.500 111,71 - Bàn gỗ ép kiểu Malaysia Cái 4.500 3.500 77,77 758 725 95,64 3.411.000 2.537.500 74,39 2. Tủ kiểu Malaysia Cái 3.000 2.600 86,66 785 600 76,43 2.355.000 1.560.000 66,24 3. Tủ Thái Lan Cái 4.000 3.300 82,5 500 510 102 2.000.000 1.638.000 84,15 Tổng 12.566.000 11.143.000 88,67 Bảng trích từ số liệu Phòng Kế toán Vì vậy Công ty phải tìm kiếm bạn hàng thị trường đang còn có nhiều hạn chế việc thay đổi mẫu mã phải thường xuyên thay đổi. Phải tham khảo trước khi sản xuất ra thị trường, như vậy thì mới không làm cho kế hoạch đạt kết quả cao như mong muốn về việc không đạt kế hoạch giá bán bình quân lại cao, một loạt các nhân tố ảnh hưởng theo. 2.1.3. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Trong năm 2001 kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được lập như sau (xem biểu 1). Trong biểu 1, cột “sản phẩm” được lập chi tiết cho 3 loại sản phẩm là bàn ghế hoàn chỉnh, tủ kiểu Malaysia, tủ kiểu Thái Lan. Các kiểu bàn ghế được lập kế hoạch tiêu thụ chi tiết gồm: ghế xoay kiểu Đài Loan, bàn ghế ép kiểu Malaysia. Hai cột số lượng “tiêu thụ 2000” và “ doanh thu tiêu thụ 2000” được tổng hợp từ các báo cáo tài chính năm 2000 của Công ty. Cột số lượng “kế hoạch 2001” được căn cứ vào đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký và kết quả dự đoán nhu cầu thị trường năm kế hoạch. Số lượng tiêu thụ các sản phẩm được dự kiến dựa vào nhu cầu thị trường và tình hình tiêu thụ các năm trước vì các sản phẩm này sản xuất chủ yếu để lắp ráp thành bộ bàn ghế hoàn chỉnh nhưng số lượng lại bán được nhiều hơn. Cột “đơn giá kế hoạch” là giá do Công ty dự kiến căn cứ vào đơn giá bán sản phẩm cuối năm 2000 và tình hình biến động giá trên thị trường. Cột “doanh thu dự kiến 2001” bằng cách nhân số sản phẩm ở cột “ kế hoạch 2001” với số tương ứng ở cột “đơn giá kế hoạch”. Lưu ý: cột “doanh thu tiêu thụ 2000” và “doanh thu dự kiến năm 2001” không phản ánh toàn bộ doanh thu mà Công ty đã đạt được trong năm 2000 cũng như dự kiến năm 2001 bởi vì ngoài việc tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra Công ty còn kinh doanh một số mặt hàng khác. Trong khuôn khổ bài này em không xem xét toàn bộ các vấn đề đó mà chỉ xem xét đánh giá việc Công ty tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra do đó hai cột nói trên chỉ phản ánh phần doanh thu tiêu thụ sản xuất ra. biểu 3 - kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2001 Tên sản phẩm Số lượng Giá trị (1000đ) Đơn vị Tiêu thụ năm 98 Kế hoạch 99 So sánh (%) Chia ra các quý Dthu tiêu thụ Đơn giá KH Dthu dự kiến So sánh (%) Quý I Quý II Quỹ III Quý IV 1. Bàn ghế hoàn chỉnh Bộ 10.000 12500 12,5 3500 2500 2500 4000 8353262 9750000 116,72 - Ghế xoay kiểu Đài Loan Cái 6500 7500 115,38 1000 2000 2000 2000 5673412 800 6000000 105,75 - Bàn gỗ ép kiểu Malaysia Cái 3500 5000 142,85 2500 500 500 2000 2679850 750 3750000 139,93 2. Tủ kiểu Malaysia Cái 2600 3000 153,84 300 700 500 1500 2322431 800 2400000 103,34 3. Tủ kiểu Thái Lan Cái 3300 4000 121,2 1700 800 700 800 2876263 500 2000000 69,53 Cộng 13551956 14150000 104,4 Bảng: Trích từ số liệu Phòng Kế Toán năm 2001 Một phần cơ bản trong tổng số doanh thu của Công ty trong các biểu bảng cũng như lý luận sau này “ doanh thu tiêu thụ sản phẩm cũng chỉ có ý nghĩa như vậy. Trên đây là kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cả năm 2001 của Công ty còn các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng quý được lập đơn giản hơn vì trong các kế hoạch này không có sự so sánh thực tế cùng quý năm 2000 như kế hoạch cả năm (xem biểu 2). Biểu 4 - kế hoạch tiêu thụ sản phẩm quý I năm 2001 Tên sản phẩm Đơn vị tính Kế hoạch Chia ra các tháng Giá bán BQ 1 SP(1000đ) Doanh thu dự kiến (1000đ) Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 9.875.000 1.Bàn ghế hoàn chỉnh Bộ 3.500 80 1.000 1.700 800 800.000 - Ghế xoay-Đài Loan Cái 1.000 535 560 670 750 187.500 - Bàn gỗ ép-Malaysia Cái 1.500 265 440 1.030 800 240.000 2. Tủ kiểu Malaysia Cái 300 100 150 50 500 850.000 3. Tủ kiểu Thái Lan Cái 17 450 550 70 2.077.500 * Nhận xét về công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Có thể nói phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm sản phẩm của Công ty hiện nay là thích hợp với đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Kế hoạch được lập khá chi tiết theo thời gian (từng quý, tháng cũng như theo từng sản phẩm). Vấn đề đạt ra Công ty có thực sự coi trọng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hay không ? Nếu như công tác lập kế hoạch được thực sự coi trọng thì với phương pháp lập kế hoạch này thì sẽ thuận lợi rất nhiều cho Công ty trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Ngược lại nếu Công ty lập kế hoạch không sát thực tế thì dù kế hoạch không được coi trọng số liệu đưa vào không sát thực tế thì dù kế hoạch tiêu thụ sản phẩm có chi tiết đến đâu cũng khó khả thi điều này sẽ được đánh giá như sau: Xét về kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2001 của Công ty ta thấy doanh thu dự kiến của Công ty là 14.150.000 đồng tăng 5.980.044.000 đồng so với năm 2000, tỷ lệ tăng 10,44. * Nguyên nhân: do tất cả các sản phẩm đều được dự kiến tiêu thụ nhiều hơn, giá bán một số sản phẩm cũng được dự kiến tăng so với năm 2000 trong đó nguyên nhân chính là do dự kiến tăng tiêu thụ bàn ghế hoàn chỉnh. Trong năm 2001 doanh thu dự kiến tiêu thụ bàn ghế hoàn chỉnh là 9.750.000 đồng tăng 1.396.738.000 đồng so với năm 2000 tỷ lệ tăng là 11,67. Nếu so sánh tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2001 thì mức tăng này đạt 14,0 (1.396.738.000/ 9.750.000.000) sơ dĩ có sự tăng lên như vậy là do. * Về mặt số lượng: Công ty dự kiến tăng số lượng tiêu thụ tất cả các mặt hàng ghế xoay kiểu Đài Loan, tăng từ 6.500 năm 2000 lên 7.500 năm 2001 (kế hoạch 2001). Bàn gỗ ép kiểu Malaysia 3500 năm 2000 lên 5000 năm 2001. Việc dự kiến tăng số lượng bàn ghế có thể do số lượng bàn ghế tiêu thụ trong các hợp đồng đã ký tăng lên so với 2001 nếu đúng vậy thì đây là một biểu hiện đáng mừng cho Công ty. Số lượng bàn ghế dự kiến tiêu thụ tăng lên cũng có thể do Công ty dự đoán nhu cầu tiêu dùng tăng lên, trường hợp này._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0170.doc